Đồ án Tìm hiểu chuẩn ieee 802.15.4 và các ứng dụng - Bùi Thị Bích Thu

pdf 62 trang huongle 2520
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Tìm hiểu chuẩn ieee 802.15.4 và các ứng dụng - Bùi Thị Bích Thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_tim_hieu_chuan_ieee_802_15_4_va_cac_ung_dung_bui_thi_b.pdf

Nội dung text: Đồ án Tìm hiểu chuẩn ieee 802.15.4 và các ứng dụng - Bùi Thị Bích Thu

  1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG o0o TÌM HIỂU CHUẨN IEEE 802.15.4 VÀ CÁC ỨNG DỤNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Sinh viên thực hiên: BÙI THỊ BÍCH THU Giáo viên hƣớng dẫn: Ths. Nguyễn Trọng Thể Mã số sinh viên: 110856
  2. 2 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án này, trƣớc hết em xin gửi lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo, cô giáo Khoa công nghệ thông tin trƣờng Đại Học dân lập Hải Phòng, những ngƣời đã giảng dậy và tạo điều kiện cho em trong quá trình học tập và nghiên cứu tại trƣờng. Những kiến thức mà em đã nhận đƣợc sẽ là hành trang giúp chúng em vững bƣớc trong tƣơng lai. Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới thầy giáo Nguyễn Trọng Thể, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian em nghiên cứu và hoàn thành đồ án này. Em cũng xin cảm ơn gia đình và ban bè đã hết lòng hƣớng dẫn, chỉ bảo và luôn tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em trong suốt thời gian vừa qua. Mặc dù em đã cố gắng hoàn thành đồ án này trong phạm vi khả năng có thể. Tuy nhiên không tránh khỏi những điều thiếu sót. Em rất mong nhận đƣợc sự cảm thông và tận tình chỉ bảo của quý thầy cô và toàn thể các bạn Hải Phòng, ngày tháng năm 2011
  3. 3 MỤC LỤC MỤC LỤC 3 DANH MỤC HÌNH VẼ 5 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 6 LỜI NÓI ĐẦU 7 CHƢƠNG 1: MẠNG CẢM NHẬN KHÔNG DÂY 8 1.1. Tổng quan về mạng cảm nhận không dây 8 1.1.1. Khái niệm 8 1.1.2. Node cảm biến 8 1.1.3. Đặc điểm của cấu trúc mạng cảm biến 8 1.2. Ƣu, nhƣợc điểm và ứng dụng của mạng cảm nhận không dây 9 1.2.1. Ƣu điểm 9 1.2.2. Những thách thức, trở ngại 9 1.2.3. Ứng dụng của mạng cảm nhận không dây 10 1.2.4 Sự khác nhau giữa WSN và mạng truyền thống 10 Kết luận 11 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ZIGBEE/IEEE 802.15.4 12 2.1. Khái niệm 12 2.2. Đặc điểm 12 2.3. Ƣu điểm của ZigBee/IEEE 802.15.4 với Bluetooth/IEEE 802.15.1 13 2.4. Mạng ZigBee/ IEEE 802.15.4 LR-WPAN 14 2.4.1. Thành phần của mạng LR-WPAN 14 2.4.2. Kiến trúc liên kết mạng 14 2.4.3. Cấu trúc liên kết mạng hình sao (Star) 15 2.4.4. Cấu trúc liên kết mạng mắt lƣới (mesh) 16 2.4.5. Cấu trúc liên kết mạng hình cây (cluster-tree) 17 CHƢƠNG 3: CHUẨN ZIGBEE/IEEE 802.15.4 19 3.1. Mô hình giao thức của ZigBee/IEEE 802.15.4 19 3.2 Tầng vật lý ZigBee/IEEE 802.15.4 20 3.2.1 Mô hình điều chế tín hiệu của tầng vật lý. 21 3.2.1.1 Điều chế tín hiệu của tầng PHY tại dải số 2.4 GHz 21 3.2.1.2 Điều chế tín hiệu của tầng PHY tại dải tần 868/915MHz 24 3.2.2 Các thông số kỹ thuật trọng tầng vật lý của IEEE 802.15.4 26 3.2.2.1 Chỉ số ED (energy detection) 26 3.2.2.2Chỉ số chất lƣợng đƣờng truyền (LQI) 27 3.2.2.3Chỉ số đánh giá kênh truyền (CCA) 27 3.2.3 Định dạng khung tin PPDU. 27 3.3 Tầng điều khiển dữ liệu ZigBee/IEEE 802.15.4 MAC 28 3.3.1 Cấu trúc siêu khung. 28 3.3.1.1 Khung CAP 30 3.3.1.2 Khung CFP 30
  4. 4 3.3.1.3 Khoảng cách giữa hai khung (IFS) 31 3.3.2 Thuật toán tránh xung đột đa truy cập sử dụng cảm biến sóng mang CSMA-CA. 31 3.3.3 Các mô hình truyền dữ liệu. 34 3.3.4 Phát thông tin báo hiệu beacon 37 3.3.5 Quản lý và phân phối khe thời gian đảm bảo GTS. 37 3.3.6 Định dạng khung tin MAC. 39 3.4 Tầng mạng của ZigBee/IEEE802.15.4 40 3.4.1 Dịch vụ mạng 40 3.4.2 Dịch vụ bảo mật 41 3.5 Tầng ứng dụng của ZigBee/IEEE 802.15.4 43 CHƢƠNG 4: CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN CỦA ZigBee/IEEE 802.15.4 44 4.1 Thuật toán định tuyến theo yêu cầu AODV (Ad hoc On Demand Distance Vector) 44 4.2 Thuật toán hình cây 47 4.2.1 Thuật tóan hình cây đơn nhánh 47 4.2.2 Thuật toán hình cây đa nhánh. 50 4.3 Giới thiệu về chƣơng trình mô phỏng OPNET 56 KẾT LUẬN 61 TÀI LIỆU THAM KHẢO 62
  5. 5 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Cấu trúc liên kết mạng 15 Hình 2.2 Cấu trúc mạng hình sao 15 Hình 2.3 Cấu trúc mạng mesh 16 Hình 2.4 Cấu trúc mạng hình cây 17 Hình 3.1 Mô hình giao thức của ZigBee 19 Hình 3.2 Băng tần hệ thống của ZigBee 21 Hình 3.3 Sơ đồ điều chế 22 Hình 3.4 Pha của sóng mang 24 Hình 3.5 Sơ đồ điều chế 25 Hình 3.6 Cấu trúc siêu khung 32 Hình 3.7 Sơ đồ khoảng cách hai khung IFS 32 Hình 3.8 Lƣu đồ thuật toán 32 Hình 3.9 Liên lạc trong mạng không hỗ trợ beacon 34 Hình 3.10 liên lạc trong mạng có hỗ trợ beacon. 35 Hình 3.11 Kết nối trong mạng hỗ trợ beacon 36 Hình 3.12 Kết nối trong mạng không hỗ trợ phát beacon 36 Hình 3.13 K hung tin mã hóa tầng MAC 41 Hình 3.14 Khung tin mã hóa tầng mạng 42 Hình 4.1 Định dạng tuyến đƣờng trong giao thức AODV 46 Hình 4.3 Thiết lập kết nối giữa CH và nốt thành viên 49 Hình 4.4 Quá trình hình thành nhánh nhiều bậc 49 Hình 4.5 Gán địa chỉ nhóm trực tiếp 51 Hình 4.6 Gán địa chỉ nhóm qua nốt trung gian 52 Hình 4.10 Mô phỏng Zigbee với thƣ viện từ OPNET. 57 Hình 4.11 Mô tả giao thức trong Zigbee. 58 Hình 4.12 Mô phỏng Zigbee với thƣ viện từ OPNET. 59
  6. 6 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT PHY Physical Tầng vật lí MAC Medial Access control Tầng điều kiển dữ liệu PPDU PHY protocol data unit Khối thu phát dữ liệu tầng vật lí PAN coordinator Điều phối mạng RFD Reduced function device Thiết bị chức năng giảm FFD Full function device Thiết bị có chức năng đầy đủ O – QPSK Offset – Quadrature Phrase Shift Keying Khóa dịch pha góc 1/4 CSMA/CA Carrier Senre Multiple Access Collision A voidance Thuật toán tránh xung đột đa truy cập sử dụng cảm biến sóng mang. AODV Ad hoc On Demand Distance Vector Thuật toán tìm đường theo yêu cầu trong mạng
  7. 7 LỜI NÓI ĐẦU Hàng ngày chúng ta đều thấy những ví dụ mới về cách thức mà công nghệ thông tin và viễn thông (ICT) tác động làm thay đổi cuộc sống của con ngƣời trên thế giới. Từ mức độ này hay mức độ khác, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã lan rộng đến mọi ngõ ngách trên toàn cầu. Trong mạng viễn thông ngày này, con ngƣời đang quản lý, trao đổi, giao tiếp tranh luận, “làm chính trị”, mua bán và thử nghiệm – nghĩa là thực hiện tất cả các loại hình hoạt động bằng cách thức mà chỉ có ICT mới có thể làm đƣợc. Mạng viễn thông đã tạo ra một cầu nối liên kết loài ngƣời trên khắp hành tinh của chúng ta, và đang mở rộng không ngừng, đầy hứa hẹn, hy vọng và không một chút bí ẩn. Tuy vậy, trong một dải băng tần eo hẹp vẫn còn tồn đọng nhiều thách thức nếu muốn đạt đƣợc đầy đủ tiềm năng đó. Các nhà khoa học trên thế giới đã nghĩ đến việc sử dụng các băng tần cao hơn, nhƣng việc này đang vấp phải nhiều trở ngại vì công nghệ điện tử và chế tạo chƣa theo kịp. Vì vậy một giải pháp cấp bách đƣợc đƣa ra là sử dụng chung kênh tần số, mặc dù vẫn còn nhiều vấn đề phát sinh, ví dụ nhƣ là can nhiễu lẫn nhau giữa các thiết bị cùng tần số, hay là vấn đề xung đột giữa các thiết bị Một trong những công nghệ mới hiện đang đƣợc ứng dụng trong các mạng liên lạc đã đạt đƣợc hiệu quả là công nghệ ZigBee. Công nghệ ZigBee là công nghệ đƣợc áp dụng cho các hệ thống điều khiển và cảm biến có tốc độ truyền tin thấp nhƣng chu kỳ hoạt động dài. Công nghệ ZigBee hoạt động ở dải tần 868/915 MHz và 2,4 GHz, với các ƣu điểm là độ trễ truyền tin thấp, tiêu hao ít năng lƣợng, giá thành thấp, ít lỗi, dễ mở rộng, khả năng tƣơng thích cao. Trong luận văn này, em muốn trình bày các khảo cứu của em về công nghệ ZigBee và mô phỏng thuật toán định tuyến của ZigBee để có thể hiểu rõ hơn về công nghệ này. Hy vọng thông qua các vấn đề đƣợc đề cập trong bản đồ án này, bạn đọc sẽ có đƣợc sự đánh giá và hiểu biết sâu sắc hơn về công nghệ ZigBee/IEEE 802.15.4 và vai trò cũng nhƣ tiềm năng của nó trong cuộc sống.
  8. 8 CHƢƠNG 1: MẠNG CẢM NHẬN KHÔNG DÂY 1.1. Tổng quan về mạng cảm nhận không dây 1.1.1. Khái niệm Mạng cảm nhận không dây(WSN) có thể hiểu đơn giản là mạng liên kết các node với nhau bằng kết nối sóng vô tuyến ( RF connection) trong đó các node mạng thƣờng là các thiết bị đơn giản, nhỏ gọn, giá thành thấp và có số lƣợng lớn, đƣợc phân bố một cách không có hệ thống ( non-topology) trên một diện tích rộng ( phạm vi hoạt động rộng), sử dụng nguông năng lƣợng hạn chế ( pin), có thời gian hoạt động lâu dài( vài tháng đén vài năm) và có thể hoạt động trong môi trƣờng khắc nhiệt ( chất độc, ô nhiễm, nhiệt độ ). 1.1.2. Node cảm biến Một node cảm biến đƣợc cấu tạo bởi 3 thành phần cơ bản sau: vi điều khiển, sensor, bộ phát radio. Ngoài ra, còn có các cổng kết nối máy tính. Vi điều khiển: Bao gồm CPU, bộ nhớ ROM, RAM, bộ phận chuyển đổi tín hiệu tƣơng tự thành tín hiệu số và ngƣợc lại. Sensor: Chức năng cảm nhận thế giới bên ngoài, sau đó chuyển dữ liệu qua bộ phận chuyển đổi để xử lí. Bộ phát radio: Bởi vì node cảm biến là thành phần quan trọng nhất trong WSN, do vậy việc thiết kế các node cảm biến sao cho có thể tiết kiệm đƣợc tối đa nguồn năng lƣợng là vấn đề quan trọng hàng đầu. 1.1.3. Đặc điểm của cấu trúc mạng cảm biến Đặc điểm của mạng cảm biến là bao gồm một số lƣợng lớn các node cảm biến, các node cảm biến có giới hạn và giàng buộc về tài nguyên đặc biệt là năng lƣợng rất khắt khe. Do đó, cấu trúc mạng mới có đặc điểm rất khác với các mạng truyền thống. Sau đây ta sẽ phân tích một số đặc điểm nổi bật trong các mạng cảm biến nhƣ sau: Khả năng chịu lỗi
  9. 9 Khả năng mở rộng Ràng buộc phần cứng Môi trƣờng hoạt động Phƣơng tiện truyền dẫn Cấu hình mạng cảm biến 1.2. Ưu, nhược điểm và ứng dụng của mạng cảm nhận không dây 1.2.1. Ƣu điểm Mạng không dây không dùng cáp cho các kết nối, thay vào đó, chúng sử dụng sóng radio, cũng tƣơng tự nhƣ điện thoại không dây. Ƣu thế của mạng không dây là khả năng di động va sự tự do, ngƣời dùng không bị hạn chế về không gian và vị trị kết nối. Những ƣu điểm của mạng không dây bao gồm: Khả năng di động và sự tự do – cho phép kết nối từ bất kì đâu. Không bị hạn chế về không gian và vị trí kết nối. Dễ lắp đặt và triển khai. Không cần mua cáp. Tiết kiệm thời gian lắp đặt cáp. Dẽ dàng mở rộng 1.2.2. Những thách thức, trở ngại Để WSNs thực sự trở nên rộng khắp trong các ứng dụng, một số thách thức và trở ngại cần phải vƣợt qua Lƣu trữ dữ liệu Vấn đề về năng lƣợng Khả năng chịu nỗi Định vị Khả năng mở rộng
  10. 10 An ninh 1.2.3. Ứng dụng của mạng cảm nhận không dây WSN bao gồm các node cảm biến nhỏ gọn, thích ứng đƣợc môi trƣờng khắc nghiệt. Những node cảm biến này, cảm nhận môi trƣờng xung quanh, sau đó gửi những thông tin thu đƣợc đến trung tâm xử lí theo ứng dụng. Các node không những có thể liên lạc với các node xung quanh nó, mà còn có thể xử lí theo ứng dụng. Các node không những có thể liên lạc đƣợc với các node xug quanh nó, mà còn có thể xử lí dữ liệu trƣớc khi gửi đến các node khác. WSN cung cấp rất nhiều những ứng dụng hữu ích ở nhiều lĩnh vực trong cuộc sống. Ứng dụng quân sự an ninh và thiên nhiên Ứng dụng trong giám sát xe cộ và các thông tin liên quan Ứng dụng cho việc điều khiển các tiết bị trong nhà Ứng dụng các tòa nhà tự động Ứng dụng trong quá trình quản lí tự động trong công nghiệp Ứng dụng trong y học 1.2.4 Sự khác nhau giữa WSN và mạng truyền thống Qua phân tích và tìm hiểu ta có thể thấy đƣợc sự khác biệt cơ bản của WSN và mạng truyền thống nhƣ sau. Số lƣợng các nút cảm biến trong một mạng cảm biến lớn hơn nhiều lần so với những nút cảm biến ad-hoc Các nút cảm biến thƣờng đƣợc triển khai với mật độ dày hơn Những nút cảm biến dễ hỏng, ngừng hoạt động. Topo mạng cảm biến thay đổi rất thƣờng xuyên. Mạng cảm biến chủ yếu sử dụng truyền thống quảng bá (broadcast) trong khi mà đa số các mạng ad hoc là điểm - điểm (point- to- point) Những nút cảm biến có giới hạn về năng lƣợng, khả năng tính toán và bộ nhớ.
  11. 11 Những nút cảm biến có thể định doanh toàn cầu(global ID). Truyền năng lƣợng qua các phƣơng tiện không dây. Chia sẻ nhiệm vụ giữa các node lân cận Kết luận Trong chƣơng này chúng ta đã tìm hiểu tổng quan về mạng cảm nhận không dây, cấu trúc và các ứng dụng của nó đã cho thấy sự phát triển của mạng cảm biến và tầm quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Với sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học công nghệ thì lĩnh vực mạng cảm biến sẽ có nhiều ứng dụng mới.
  12. 12 CHƢƠNG 2: KHÁI QUÁT VỀ ZIGBEE/IEEE 802.15.4 2.1. Khái niệm Cái tên ZigBee đƣợc xuất phát từ cách mà các con ong mật truyền những thông tin quan trọng với các thành viên khác trong tổ ong. Đó là kiểu liên lạc “Zig-Zag” của loài ong “honeyBee”. Và nguyên lý ZigBee đƣợc hình thành từ việc ghép hai chữ cái đầu với nhau. Việc công nghệ này ra đời chính là sự giải quyết cho vấn đề các thiết bị tách rời có thể làm việc cùng nhau để giải quyết một vấn đề nào đó. 2.2. Đặc điểm Đặc điểm của công nghệ ZigBee là tốc độ truyền tin thấp, tiêu hao ít năng lƣợng, chi phí thấp, và là giao thức mạng không dây hƣớng tới các ứng dụng điều khiển từ xa và tự động hóa.Tổ chức IEEE 802.15.4 bắt đầu làm việc với chuẩn tốc độ thấp đƣợc một thời gian ngắn thì tiểu ban về ZigBee và tổ chức IEEE quyết định sát nhập và lấy tên ZigBee đặt cho công nghệ mới này. Mục tiêu của công nghệ ZigBee là nhắm tới việc truyền tin với mức tiêu hao năng lƣợng nhỏ và công suất thấp cho những thiết bị chỉ có thời gian sống từ vài tháng đến vài năm mà không yêu cầu cao về tốc độ truyền tin nhƣ Bluetooth. Một điều nổi bật là ZigBee có thể dùng đƣợc trong các mạng mắt lƣới (mesh network) rộng hơn là sử dụng công nghệ Bluetooth. Các thiết bị không dây sử dụng công nghệ ZigBee có thể dễ dàng truyền tin trong khoảng cách 10-75m tùy thuộc và môi trƣờng truyền và mức công suất phát đƣợc yêu cầu với mỗi ứng dụng, Tốc độ dữ liệu là 250kbps ở dải tần 2.4GHz (toàn cầu), 40kbps ở dải tần 915MHz (Mỹ+Nhật) và 20kbps ở dải tần 868MHz(Châu Âu). Các nhóm nghiên cứu Zigbee và tổ chức IEEE đã làm việc cùng nhau để chỉ rõ toàn bộ các khối giao thức của công nghệ này. IEEE 802.15.4 tập trung nghiên cứu vào 2 tầng thấp của giao thức (tầng vật lý và tầng liên kết dữ liệu). Zigbee còn thiết lập cơ sở cho những tầng cao hơn trong giao thức (từ tầng mạng đến tầng ứng dụng) về bảo mật, dữ liệu, chuẩn phát triển để đảm bảo chắc chắn rằng các khách hang dù mua sản phẩm từ các hãng sản xuất khác nhau nhƣng vẫn theo một chuẩn riêng để làm việc cùng nhau đƣợc mà không tƣơng tác lẫn nhau.
  13. 13 Hiện nay thì IEEE 802.15.4 tập trung vào các chi tiết kỹ thuật của tầng vật lý PHY và tầng điều khiển truy cập MAC ứng với mỗi loại mạng khác nhau (mạng hình sao, mạng hình cây, mạng mắt lƣới). Các phƣơng pháp định tuyến đƣợc thiết kế sao cho năng lƣợng đƣợc bảo toàn và độ trễ trong truyền tin là ở mức thấp nhất có thể bằng cách dùng các khe thời gian bảo đảm (GTSs_guaranteed time slots). Tính năng nổi bật chỉ có ở tầng mạng Zigbee là giảm thiểu đƣợc sự hỏng hóc dẫn đến gián đoạn kết nối tại một nút mạng trong mạng mesh. Nhiệm vụ đặc trƣng của tầng PHY gồm có phát hiện chất lƣợng của đƣờng truyền (LQI) và năng lƣợng truyền (ED), đánh giá kênh truyền (CCA), giúp nâng cao khả năng chung sống với các loại mạng không dây khác. 2.3. Ưu điểm của ZigBee/IEEE 802.15.4 với Bluetooth/IEEE 802.15.1 Zigbee cũng tƣơng tự nhƣ Bluetooth nhƣng đơn giản hơn, Zigbee có tốc độ truyền dữ liệu thấp hơn, tiết kiểm năng lƣợng hơn. Một nốt mạng trong mạng Zigbee có khả năng hoạt động từ 6 tháng đến 2 năm chỉ với nguồn là hai ácqui AA. Phạm vi hoạt động của Zigbee là 10-75m trong khi của Bluetooth chỉ là 10m (trong trƣờng hợp không có khuếch đại). Zigbee xếp sau Bluetooth về tốc độ truyền dữ liệu. Tốc độ truyền của Zigbee là 250kbps tại 2.4GHz, 40kbps tại 915MHz và 20kbps tại 868MHz trong khi tốc độ này của Bluetooth là 1Mbps. Zigbee sử dụng cấu hình chủ-tớ cơ bản phù hợp với mạng hình sao tĩnh trong đó các thiết bị giao tiếp với nhau thông qua các gói tin nhỏ. Loại mạng này cho phép tối đa tới 254 nút mạng. Giao thức Bluetooth phức tạp hơn bởi loại giao thức này hƣớng tới truyền file, hình ảnh, thoại trong các mạng ad hoc (ad hoc là một loại mạng đặc trƣng cho việc tổ chức tự do, tính chất của nó là bị hạn chế về không gian và thời gian). Các thiết bị Bluetooth có thể hỗ trợ mạng scatternet là tập hợp của nhiều mạng piconet không đồng bộ. Nó chỉ cho phép tối đa là 8 nút slave trong một mạng chủ- tớ cơ bản.
  14. 14 Nút mạng sử dụng Zigbee vận hành tốn ít năng lƣợng, nó có thể gửi và nhận các gói tin trong khoảng 15msec trong khi thiết bị Bluetooth chỉ có thể làm việc này trong 3sec. 2.4. Mạng ZigBee/ IEEE 802.15.4 LR-WPAN Đặc điểm chính của chuẩn này là tính mềm dẻo, tiêu hao ít năng lƣợng, chi phí nhỏ, và tốc độ truyền dữ liệu thấp trong khoảng không gian nhỏ, thuận tiện khi áp dụng trong các khu vực nhƣ nhà riêng, văn phòng 2.4.1. Thành phần của mạng LR-WPAN Một hệ thống ZigBee/IEEE802.15.4 gồm nhiều phần tạo nên. Phần cơ bản nhất tạo nên một mạng là thiết bị có tên là FFD (full-function device), thiết bị này đảm nhận tất cả các chức năng trong mạng và hoạt động nhƣ một bộ điều phối mạng PAN, ngoài ra còn có một số thiết bị đảm nhận một số chức năng hạn chế có tên là RFD (reduced-function device). Một mạng tối thiểu phải có 1 thiết bị FFD, thiết bị này hoạt động nhƣ một bộ điều phối mạng PAN. FFD có thể hoạt động trong ba trạng thái : là điều phối viên của toàn mạng PAN (personal area network), hay là điều phối viên của một mạng con, hoặc đơn giản chỉ là một thành viên trong mạng. RFD đƣợc dùng cho các ứng dụng đơn giản, không yêu cầu gửi lựợng lớn dữ liệu. Một FFD có thể làm việc với nhiều RFD hay nhiều FFD, trong khi một RFD chỉ có thể làm việc với một FFD. 2.4.2. Kiến trúc liên kết mạng Hiện nay Zigbee và tổ chức chuẩn IEEE đã đƣa ra một số cấu trúc liên kết mạng cho công nghệ Zigbee. Các node mạng trong một mạng Zigbee có thể liên kết với nhau theo cấ u trúc mạng hình sao (star) cấu trúc mạng hình lƣới( Mesh) cấu trúc bó cụm hình cây. Sự đa rạng về cấu trúc mạng này cho phép công nghệ Zigbee đƣợc ứng dụng một cách rộng rãi. Hình 1 cho ta thấy ba loại mạng mà ZigBee cung cấp: tôpô sao, tôpô mắt lƣới, tôpô cây.
  15. 15 Hình 2.1 Cấu trúc liên kết mạng 2.4.3. Cấu trúc liên kết mạng hình sao (Star) Hình 2.2 Cấu trúc mạng hình sao
  16. 16 Đối với loại mạng này, một kết nối đƣợc thành lập bởi các thiết bị với một thiết bị điều khiển trung tâm điều khiển đƣợc gọi là bộ điều phối mạng PAN. Sau khi FFD đƣợc kích hoạt lần đầu tiên nó có thể tạo nên một mạng độc lập và trở thành một bộ điều phối mạng PAN. Mỗi mạng hình sao đều phải có một chỉ số nhận dạng cá nhân của riêng mình đƣợc gọi là PAN ID(PAN identifier), nó cho phép mạng này có thể hoạt động một cách độc lập. Khi đó cả FFD và RFD đều có thể kết nối tới bộ điều phối mạng PAN. Tất cả mạng nằm trong tầm phủ sóng đều phải có một PAN duy nhất,các nốt trong mạng PAN phải kết nối với (PAN coordinator) bộ điều phối mạng PAN. 2.4.4. Cấu trúc liên kết mạng mắt lƣới (mesh) Hình 2.3 Cấu trúc mạng mesh Kiểu cấu trúc mạng này cũng có một bộ điều phối mạng PAN (PAN coordinator). Thực chất đây là kết hợp của 2 kiểu cấu trúc mạng hình sao và mạng ngang hàng, ở cấu trúc mạng này thì một thiết bị A có thể tạo kết nối với bất kỳ thiết nào khác miễn là thiết bị đó nằm trong phạm vi phủ sóng của thiết bị A. Các ứng dụng của cấu trúc này có thể áp dụng trong đo lƣờng và điều khiển, mạng cảm biến không dây, theo dõi cảnh báo và kiểm kê (cảnh báo cháy rừng .).
  17. 17 2.4.5. Cấu trúc liên kết mạng hình cây (cluster-tree) Hình 2.4 Cấu trúc mạng hình cây Cấu trúc này là một dạng đặc biệt của cấu trúc mắt lƣới, trong đó đa số thiết bị là FFDvà một RFD có thể kết nối vào mạng hình cây nhƣ một nốt rời rạc ở điểm cuối của nhánh cây. Bất kỳ một FFD nào cũng có thể hoạt động nhƣ là một coordinator và cung cấp tín hiệu đồng bộ cho các thiết bị và các coordinator khác vì thế mà cấu trúc mạng kiểu này có qui mô phủ sóng và khả năng mở rộng cao.Trong loại cấu hình này mặc dù có thể có nhiều coordinator nhƣng chỉ có duy nhất một bộ điều phối mạng PAN (PAN coordinator). Bộ điều phối mạng PAN coordinator này tạo ra nhóm đầu tiên cách tự bầu ra ngƣời lãnh đạo cho mạng của mình, và gán cho ngƣời lãnh đạo đó một chỉ số nhận dạng cá nhân đặc biệt gọi là là CID-0 bằng cách tự thành lập CLH (cluster head) bằng CID-0 (cluster identifier), nó chọn một PAN identifier rỗi và phát khung tin quảng bá nhận dạng tới các thiết bị lân cận. Thiết bị nào nhận đƣợc khung tin này có thể yêu cầu kết nối vào mạng với CLH. Nếu bộ điều phối mạng PAN (PAN coordinator) đồng ý cho thiết bị đó kết nối thì nó sẽ ghi tên thiết bị đó vào danh sách. Cứ thế thiết bị mới kết nối này lại trở thành CLH của nhánh cây mới và bắt đầu phát
  18. 18 quảng bá định kỳ để các thiết bị khác có thể kết nối vào mạng. Từ đó có thể hình thành đƣợc các CLH1,CLH2, (nhƣ hình 1.4 ).
  19. 19 CHƢƠNG 3: CHUẨN ZIGBEE/IEEE 802.15.4 3.1. Mô hình giao thức của ZigBee/IEEE 802.15.4 ZigBee/IEEE 802.15.4 là công nghệ mới phát triển đƣợc khoảng gần một năm trở lại đây. Công nghệ này xây dựng và phát triển các tầng ứng dụng và tầng mạng trên nền tảng là hai tầng PHY và MAC theo chuẩn IEEE 802.15.4, chính vì thế nên nó thừa hƣởng đƣợc ƣu điểm của chuẩn IEEE802.15.4. Đó là tính tin cậy, đơn giản, tiêu hao ít năng lƣợng và khả năng thích ứng cao với các môi trƣờng mạng. Dựa vào mô hình nhƣ hình2.1, các nhà sản xuất khác nhau có thể chế tạo ra các sản phẩm khác nhau mà vẫn có thể làm việc tƣơng thích cùng với nhau. Hình 3.1 Mô hình giao thức của ZigBee
  20. 20 3.2 Tầng vật lý ZigBee/IEEE 802.15.4 Tầng vật lý (PHY) cung cấp hai dịch vụ là dịch vụ dữ liệu PHY và dịch vụ quản lý PHY, hai dịch vụ này có giao diện với dịch vụ quản lý tầng vật lý PLME (physical layer management). Dịch vụ dữ liệu PHY điều khiển việc thu và phát của khối dữ liệu PPDU (PHY protocol data unit) thông qua kênh sóng vô tuyến vật lý. Các tính năng của tầng PHY là sự kích hoạt hoặc giảm kích hoạt của bộ phận nhận sóng, phát hiện năng lƣợng, chọn kênh, chỉ số đƣờng truyền, giải phóng kênh truyền, thu và phát các gói dữ liệu qua môi trƣờng truyền. Chuẩn IEEE 802.15.4 định nghĩa ba dải tần số khác nhau theo khuyến nghị của Châu Âu , Nhật Bản, Mỹ. PHY( Băng Tốc Độ Chíp Điều Tốc Độ Tốc Độ Ký Tự Ký MHz) Tần(MHz) (kchips/s) Chế Bít (ksymbol/s) Tự (kb/s) 868 868-868.6 300 BPSK 20 20 Nhị Phân 915 902-928 600 BPSK 40 40 Nhị Phân 2450 2400- 2000 O- 250 62.5 Hệ 16 2486.5 QPSK Bảng 3.1 Băng tần và tốc độ dữ liệu. Có tất cả 27 kênh truyền trên các dải tần số khác nhau đƣợc mô tả nhƣ bảng dƣới đây.
  21. 21 Tần số trung tâm Số lƣợng kênh Kênh Tần số kênh trung (MHz) (N) tâm (MHz) 868 1 0 868.3 915 10 1-10 906+2(k-1) 2405 16 11-16 2405+5(k-11) Bảng3.2 Kênh truyền và tần số Hình 3.2 Băng tần hệ thống của ZigBee 3.2.1 Mô hình điều chế tín hiệu của tầng vật lý. 3.2.1.1 Điều chế tín hiệu của tầng PHY tại dải số 2.4 GHz Tốc độ truyền dữ liệu của PHY 2405MHz có thể đạt tới 250 kb/s
  22. 22  Sơ đồ điều chế Việc điều chế từ bít dữ liệu nhị phân sang dạng tín hiệu trong dải tần 2,4GHz đƣợc mô tả theo sơ đồ dƣới đây. Một chuỗi số nhị phân “0000b” đƣợc biến đổi sang chuỗi dải tần cơ sở với định dạng xung. Hình 3.3 Sơ đồ điều chế  Bộ chuyển bit thành ký tự : Theo nhƣ sơ đồ trên thì đây là bƣớc đầu tiên để mã hóa tất cả dữ liệu trong PPDU từ mã nhị phân sang dạng ký tự. Mỗi byte đƣợc chia thành ký tự và ký tự có nghĩa nhỏ nhất đƣợc phát đầu tiên. Đối với trƣờng đa byte thì byte có nghĩa nhỏ nhất đƣợc phát đầu tiên ngoại trừ trƣờng hợp trƣờng byte đó liên quan đến bảo mật thì trong trƣờng đó byte có nghĩa lớn nhất sẽ đƣợc phát trƣớc.  Bộ chuyển ký tự thành chip: Theo nhƣ sơ đồ thì đây là bƣớc thứ hai trong quá trình mã hóa. Mỗi ký tự dữ liệu đƣợc sắp xếp trong một chuỗi giả ngẫu nhiên (Pseudo-random) 32-chip. Chuỗi chip này đƣợc truyền đi với tốc độ 2Mchip/s với chip có nghĩa nhỏ nhất (c0) đƣợc truyền trƣớc mọi ký tự.
  23. 23 Ký Tự Dữ Liệu Giá Trị Chíp (Hệ Thập (c0 c1 c30 c31) Phân) 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 2 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0 3 0 0 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 4 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 1 1 5 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 1 1 0 0 6 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 1 0 0 1 7 1 0 0 1 1 1 0 0 0 0 1 1 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 1 0 1 1 1 0 1 1 0 1 8 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 9 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 10 0 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 11 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 12 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 13 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1 0 0 1 0 0 1 14 1 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 1 1 0 0 15 1 1 0 0 1 0 0 1 0 1 1 0 0 0 0 0 0 1 1 1 0 1 1 1 1 0 1 1 1 0 0 0 Bảng 3.3 Sơ đồ biến đổi symbol to chip  Bộ điều chế O-QPSK : Phƣơng pháp điều chế đƣợc dùng ở đây là phƣơng pháp điều chế khóa dịch pha góc ¼ có chọn gốc dịch pha ban đầu O-QPSK (Offset-Quadrature Phase Shift Keying) tƣơng đƣơng với phƣơng pháp điều chế khóa dịch pha tối thiểu MSK (Minimum Shift Keying). QPSK là phƣơng pháp hiệu quả đối với dải tần hạn chế. Mỗi phần tử tín hiệu biễu diễn cho 2 bit. Bằng việc sử dụng độ dịch offset trong O- QPSK, thay đổi pha trong tín hiệu tổng hợp tối đa là 90 , cũng trong trƣờng hợp này mà dùng QPSK thì độ lệch pha tối đa là 180 .
  24. 24 Hình 3.4 Pha của sóng mang Nhƣ vậy O-QPSK cung cấp một phƣơng pháp tốt hơn QPSK khi kênh truyền có các thành phần không tuyến tính. Biểu thức sau đây chỉ ra cách mà O-QPSK có thể diễn đạt: Việc sử dụng dạng xung nửa sin để khử đi những biến thiên biên độ.Công thức sau mô tả dạng xung nửa sin. 3.2.1.2 Điều chế tín hiệu của tầng PHY tại dải tần 868/915MHz Tốc độ truyền dữ liệu của ZigBee/IEEE802.15.4 PHY tại băng tần 868 MHz có thể đạt tới 20kb/s, và có thể đạt tới 40 kb/s ở băng tần 915MHz.
  25. 25  Sơ đồ điều chế Hình 3.5 Sơ đồ điều chế  Bộ mã hóa vi phân Mã hóa vi phân hay còn gọi là mã hóa trƣớc. Khi cho tín hiệu nhị phân vào bộ mã hóa này thì bit có giá trị 0 sẽ đƣợc chuyển tiếp, có nghĩa là số đƣợc tách là số 1 nếu số liền trƣớc nó là số 0 và ngƣợc lại. Nếu một số đƣợc tách xung sai, lỗi này sẽ có xu hƣớng lan truyền đi , và để loại trừ việc này thì Lender đã đề nghị việc mã hóa trƣớc số các dữ liệu. Có nghĩ là nếu chuỗi số dữ liệu thô là Rn thì ta sẽ phát đi chuỗi số En theo qui tắc:  Bộ ánh xạ bit thành chip.
  26. 26 Mỗi bít đầu vào có thể ánh xạ sang chuỗi giả ngẫu nhiên (PN) 15-chip theo nhƣ bảng dƣới đây. Trong khoảng thời gian mỗi symbol thì ký tự có đƣợc truyền đầu tiên, ký tự 14c đƣợc chuyển sau cùng. Bít Đầu Vào Giá Trị Chíp (c0 c1 c 14) 0 1 1 1 1 0 1 0 1 1 0 0 1 0 0 0 1 0 0 0 0 1 0 1 0 0 1 1 0 1 1 1 Bảng 3.4 Biến đổi bit to chip  Bộ điều chế khóa dịch pha nhị phân BPSK Chuỗi chip đƣợc điều chế trên sóng mang sử dụng phƣơng pháp điều chế BPSK có dạng xung là xung cosin nâng (raised cosine). Tốc độ chip là 300kchip/s trong dải tần 868 MHz và đạt đƣợc 600 kchip/s trong dải tần 915MHz.Công Thức sau mô tả dạng xung này : 3.2.2 Các thông số kỹ thuật trọng tầng vật lý của IEEE 802.15.4 3.2.2.1 Chỉ số ED (energy detection) Chỉ số ED đo đạc đƣợc bởi bộ thu ED. Chỉ số này sẽ đƣợc tầng mạng sử dụng nhƣ là một bƣớc trong thuật toán chọn kênh. ED là kết quả của sự ƣớc lƣợng công suất
  27. 27 năng lƣợng của tín hiệu nhận đƣợc trong băng thông của kênh trong IEEE 802.15.4. Nó không có vai trò trong việc giải mã hay nhận dạng tín hiệu truyền trong kênh này. Thời gian phát hiện và xửlý ED tƣơng đƣơng khoảng thời gian 8 symbol. Kết quả phát hiện năng lƣợng sẽ đƣợc thông báo bằng 8 bit số nguyên trong khoảng từ 0x00 tới 0xff. Giá trị nhỏ nhất của ED (=0) khi mà công suất nhận đƣợc ít hơn mức +10dB so với lý thuyết. Độ lớn của khoảng công suất nhận đƣợc để hiển thị chỉ số ED tối thiểu là 40dB và sai số là ± 6dB . 3.2.2.2Chỉ số chất lƣợng đƣờng truyền (LQI) Chỉ số chất lƣợng đừong truyền LQI là đặc trƣng chất lƣợng gói tin nhận đƣợc. Số đo này có thể bổ sung vào ED thu đƣợc, đánh giá tỷ số tín trên tạp SNR, hoặc một sự kết hợp của những phƣơng pháp này. Giá trị kết quả LQI đƣợc giao cho tầng mạng và tâng ứng dụng xử lý. 3.2.2.3Chỉ số đánh giá kênh truyền (CCA) CCA đƣợc sử dụng để xem xem khi nào một kênh truyền đƣợc coi là rỗi hay bận. Có ba phƣơng pháp để thực hiện việc kiểm tra này: CCA 1 : “Năng lƣợng vƣợt ngƣỡng”. CCA sẽ thông báo kênh truyền bận trong khi dò ra bất kỳ năng lƣợng nào vƣợt ngƣỡng ED. CCA 2 : “Cảm biến sóng mang”. CCA thông báo kênh truyền bận chỉ khi nhận ra tín hiệu có đặc tính trải phổ và điều chế của IEEE802.15.4. Tín hiệu này có thể thấp hoặc cao hơn ngƣỡng ED. CCA 3 : “Cảm biến sóng mang kết hợp với năng lƣợng vựơt ngƣỡng”. CCA sẽ báo kênh truyền bận chỉ khi dò ra tín hiệu có đặc tính trải phổ và điều chế của IEEE 802.15.4 với năng lƣợng vƣợt ngƣỡng ED. 3.2.3 Định dạng khung tin PPDU. Mỗi khung tin PPDU bao gồm các trƣờng thông tin. SHR (synchronization header) : đồng bộ thiết bị thu và chốt chuỗi bit PHR (PHY header): chứa thông tin độ dài khung PHY payload: chứa khung tin của tầng MAC
  28. 28 3.3 Tầng điều khiển dữ liệu ZigBee/IEEE 802.15.4 MAC Tầng điều khiển môi trƣờng truy cập MAC (media access control) cung cấp 2 dịch vụ là dịch vụ dữ liệu MAC và quản lý MAC, nó có giao diện với điểm truy cập dịch vụ của thực thể quản lý tầng MAC (MLMESAP). Dịch vụ dữ liệu MAC có nhiệm vụ quản lý việc thu phát của khối MPDU (giao thức dữ liệu MAC) thông qua dịch vụ dữ liệu PHY. Nhiệm vụ của tầng MAC là quản lý việc phát thông tin báo hiệu beacon, định dạng khung tin để truyền đi trong mạng, điều khiển truy nhập kênh, quản lý khe thời gian GTS, điều khiển kết nối và giải phóng kết nối, phát khung Ack. 3.3.1 Cấu trúc siêu khung. LR-WPAN cho phép sử dụng theo nhu cầu cấu trúc siêu khung. Định dạng của siêu khung đƣợc định rõ bởi PAN coordinator. Mỗi siêu khung đƣợc giới hạn bởi từng mạng và đƣợc chia thành 16 khe nhƣ nhau. Cột mốc báo hiệu dò đƣờng beacon đƣợc gửi đi trong khe đầu tiên của mỗi siêu khung. Nếu một PAN coordinator không muốn sử dụng siêu khung thì nó phải dừng việc phát mốc beacon. Mốc này có nhiệm đồng bộ các thiết bị đính kèm, nhận dạng PAN và chứa nội dung mô tả cấu trúc của siêu khung.
  29. 29 Siêu khung có 2 phần “hoạt động” và “nghỉ”. Trong trạng thái “nghỉ” thì PAN coordinator không giao tiếp với các thiết bị trong mạng PAN, và làm việc ở mode công suất thấp. Phần “hoạt động” gồm 2 giai đoạn: giai đoạn tranh chấp truy cập (CAP) và giai đoạn tranh chấp tự do(CFP), giai đoạn tranh chấp trong mạng chính là khoảng thời gian tranh chấp giữa các trạm để có cơ hội dùng một kênh truyền hoặc tài nguyên trên mạng). Bất kỳ thiết bị nào muốn liên lạc trong thời gian CAP đều phải cạnh tranh với các thiết bị khác bằng cách sử dụng kỹ thuật CSMA-CA. Ngƣợc lại CFD gồm có các GTSs, các khe thời gian GTS này thƣờng xuất hiện ở cuối của siêu khung tích cực mà siêu khung này đƣợc bắt đầu ở khe sát ngay sau CAP. PAN cooridinator có thể định vị đƣợc bảy trong số các GTSs, và mỗi một GTS chiếm nhiều hơn một khe thời gian. Khoảng thời gian tồn tại của các phần khác nhau của siêu khung đƣợc định nghĩa bởi giá trị của macBeaconOrder và macSuperFrameOrder. macBeaconOrder mô tả khoảng thời gian mà bộ điều phối coordinator truyền khung báo hiệu tìm đƣờng. Khoảng thời gian giữa hai mốc beacon BI(beacon interval) có quan hệ tới
  30. 30 macBeaconOrder (BO) theo biểu thức sau: BI = aBaseSuperFrameDuration* 2 BOsymbol, với 0 ≤ BO ≤ 14. Lƣu ý rằng siêu khung đƣợc bỏ qua nếu BO=15. Giá trị của macSuperFrameOrder cho biết độ dài của phần tích cực của siêu khung. Khoảng thời gian siêu khung_SD (superframe duration) có quan hệ macSuperFrameOrder_SO theo biểu thức sau: SD=aBaseSuperFrameDuration* 2 SOsymbol. Nếu SO=15 thì siêu khung vẫn có thể ở phần “nghỉ” sau mốc beacon của khung. Phần tích cực của mỗi siêu khung đƣợc chia thành 3 phần CAP,CFP và beacon. Mốc beacon đƣợc phát vào đầu ở khe số 0 mà không cần sử dụng CSMA. 3.3.1.1 Khung CAP CAP đƣợc phát ngay sau mốc beacon và kết thúc trƣớc khi phát CFP. Nếu độ dài của phần CFP = 0 thì CAP sẽ kết thúc tại cuối của siêu khung. CAP sẽ có tối thiểu aMinCAPLength symbols trừ trƣờng hợp phần không gian thêm vào đƣợc dùng để điều chỉnh việc tăng độ dài của khung beacon để vẫn có thể duy trì đƣợc GTS và điều chỉnh linh động tăng hay giảm kích thƣớc của CFP. Tất cả các khung tin ngoại trừ khung Ack và các khung dữ liệu phát ngay sau khung Ack trong lệnh yêu cầu, mà chúng đƣợc phát trong CAP sẽ sử dụng thuật toán CSMA-CA để truy nhập kênh. Một thiết bị phát trong khoảng thời gian phần CAP kết thúc sẽ khoảng thời gian IFS trƣớc khi hết phần CAP. Nếu không thể kết thúc đƣợc thì thiết bị này sẽ trì hoãn việc phát cho đến khi CAP của khung tiếp theo đựợc phát. Khung chứa lệnh điều khiển MAC sẽ đƣợc phát trong phần CAP. 3.3.1.2 Khung CFP Phần CFP sẽ đƣợc phát ngay sau phần CAP và kết thúc trƣớc khi phát beacon của khung kế tiếp. Nếu bất kỳ một GTSs nào đƣợc cấp phát bởi bộ điều phối mạng PAN, chúng sẽ đƣợc đặt bên trong phần CFP và lấp đầy một loạt các khe liền nhau. Bởi vậy nên kích thƣớc của phần CFP sẽ do tổng độ dài các khe GTSs này quyết định. CFP không sử dụng thuật toán CSMA-CA để truy nhập kênh. Một thiết bị phát trong CFP sẽ kết thúc trong khoảng một IFS trƣớc khi kết thúc GTS.
  31. 31 3.3.1.3 Khoảng cách giữa hai khung (IFS) Khoảng thời gian IFS là thời gian cần thiết để tầng PHY xử lý một gói tin nhận đƣợc. Khung tin đƣợc truyền theo chù kỳ IFS, trong đó độ dài của chu kỳ IFS phụ thuộc vào kích thƣớc của khung vừa đƣợc truyền đi. Khung có độ dài phụ thuộc vào aMaxSIFSFrameSize sẽ tuân theo chu kỳ SIFS (là khoảng thời gian tối thiểu aMinSIFSPeriod symbols), và các khung có độ dài lớn hơn aMaxSIFSFrameSize sẽ tuân theo chu kỳ LIFS(là khoảng thời gian tối thiểu aMinLIFSPeriod symbols). Hình 3.7 Khoảng cách giữa hai khung IFS 3.3.2 Thuật toán tránh xung đột đa truy cập sử dụng cảm biến sóng mang CSMA-CA. CSMA/CA (Carrier Sense Multiple Access-Collision Avoidance). Phƣơng pháp tránh xung đột đa truy cập nhờ vào cảm biến sóng. Thực chất đây là phƣơng pháp truy cập mạng dùng cho chuẩn mạng không dây IEEE 802.15.4. Các thiết bị trong mạng (các nốt mạng) sẽ liên tục lắng nghe tín hiệu thông báo trƣớc khi truyền. Đa truy cập (multiple access) chỉ ra rằng nhiều thiết bị có thể cùng kết nối và chia sẻ tài nguyên của một mạng (ở đây là mạng không dây). Tất cả các thiết bi đều có quyền truy cập nhƣ nhau khi đƣờng truyền rỗi. Ngay cả khi thiết bị tìm cách nhận biết mạng đang sử dụng hay không, vẫn có khả năng là có hai trạm tìm cách truy cập mạng đồng thời. Trên các mạng lớn, thời gian truyền từ đầu cáp nầy đến đầu kia là đủ để một trạm có thể truy cập đến cáp đó ngay cả khi có một trạm khác vừa truy cập đến. Nó tránh xung đột bằng cách là mỗi nốt sẽ phát tín hiệu về yêu cầu truyền trƣớc rồi mới truyền thật sự.
  32. 32 Hình 3.8 Lưu đồ thuật toán
  33. 33 Thuật toán truy nhập kênh CSMA-CA đƣợc sử dụng trứớc khi phát dữ liệu hoặc trƣớc khi phát khung tin MAC trong phần CAP. Thuật toán này sẽ không sử dụng để phát khung tin thông báo beacon, khung tin Ack, hoặc là khung tin dữ liệu trong phần CFP. Nếu bản tin báo hiệu đựơc sử dụng trong mạng PAN thì thuật toán CSMA-CA gán khe thời gian đƣợc dùng, ngựợc lại thuật toán CSMA-CA không gán khe thời gian sẽ đựợc sử dụng. Tuy nhiên trong cả hai trƣờng hợp thuật toán đều đƣợc bổ xung bằng cách sử dụng khối thời gian backoff bằng với thời gian của tham số aUnitBackoffPeriod. Trong thuật toán truy nhập kênh CSMA-CA gán khe thời gian, biên của khoảng thời gian backoff của mỗi thiết bị trong mạng PAN đƣợc sắp thẳng hàng với biên của khe siêu khung của thiết bị điều phối mạng PAN. Trong thuật tóan này, mỗi lần thiết bị muốn truyền dữ liệu trong CAP thì nó phải xác định biên thời gian backoff kế tiếp. Trong thuật toán CSMA-CA không gán khe thời gian thì khoảng thời gian backoff của một thiết bị trong mạng không cần phải đồng bộ với khoảng thời gian backoff của thiết bị khác. Mỗi thiết bị chứa 3 biến số:NB, BW, BE. Trong đó NB là số lần mà thuật toán này bị yêu cầu rút lại trong khi đang cố gắng truyền. Giá trị ban đầu của nó là 0 trƣớc khi truyền. Biến CW là độ dài cửa sổ tranh chấp, nó cho biết khoảng thời gian cần thiết để làm sạch kênh truyền trƣớc khi phát, giá trị ban đầu của nó là 2 trƣớc khi cố gắng phát và quay trở lại 2 khi kênh truy nhập bị bận. Biến số CW chỉ sử dụng cho thuật toán gán khe thời gian CSMA-CA. Biến số BE (backoff_exponent) cho biết một thiết bị phải chờ bao lâu để có thể truy nhập vào một kênh. Cho dù bộ thu của thiết bị làm việc trong suốt khoảng thời gian CAP của thuật tóan nhƣng nó vẫn bỏ qua bất kỳ khung tin nào nhận đựơc trong khoảng thời gian này. Trong thuật toán CSMA-CA gán khe thời gian, NB, CW, BE đƣợc thiết lập trƣớc, biên của khoảng thời gian backoff kế tiếp cũng đƣợc xác định trƣớc. Trong thuật toán CSMA-CA không gán khe thời gian thì NB và BE đƣợc thiết lập trƣớc (bƣớc 1). Tầng MAC sẽ trễ ngẫu nhiên trong phạm vi 0 đến 2*BE -1(bƣớc2) sau đó yêu cầu tầng PHY thực hiện đánh giá truy kênh truy nhập xem là rỗi hay bận.(bứớc3). Nếu kênh truyền bận(bƣớc4), tầng MAC sẽ tăng NB và BE lên 1, nhƣng cũng luôn đảm bảo rằng giá trị này nhỏ hơn aMaxBE. Trong CSMA-CA gán khe thời gian thì việc truyền khung tin, Ack phải đƣợc thực hiện trƣớc khi kết thúc phần CAP trong siêu khung, nếu không sẽ phải chờ đến CAP của siêu khung kế tiếp, trong thuật toán
  34. 34 này thì CW có thể cũng reset lại thành giá trị 2. Nếu giá trị của NB nhỏ hơn hoặc bằng giá trị tham số macMaxCSMABackoffs, thì sẽ quay lại bứớc2 đồng thời thông báo lỗi truy nhập kênh. Nếu kênh truyền là rỗi (bƣớc5) , trong CSMA-CA gán khe thời gian, tầng MAC phải giảm CW đi 1. nếu CW ≠ 0 quay trở lại bƣớc 3. Nếu CW=0 thì thôgn báo truy nhập kênh thành công. Còn trong CSMA-CA không gán khe thời gian thì tầng MAC bắt đầu phát ngay nếu kênh truyền rỗi. 3.3.3 Các mô hình truyền dữ liệu. Dựa trên cấu trúc mạng WPAN thì ta có thể phân ra làm ba kiểu, ba mô hình truyền dữ liệu: từ thiết bị điều phối mạng PAN coordinator tới thiết bị thƣờng, từ thiết bị thƣờng tới thiết bị điều phối mạng PAN coordinator, và giữa các thiết bị cùng loại. Nhƣng nhìn chung thì mỗi cơ chế truyền đều phụ thuộc vào việc là kiểu mạng đó có hỗ trợ việc phát thông tin thông báo beacon hay không. Khi một thiết bị muốn truyền dữ liệu trong một mạng không hỗ trợ việc phát beacon, khi đó thì nó chỉ đơn giản là truyền khung dữ liệu tới thiết bị điều phối bằng cách sử dụng thuật toán không gán khe thời gian. Thiết bị điều phối Coordinator trả lời bằng khung Ack nhƣ hình 3.9 . Hình 3.9Liên lạc trong mạng không hỗ trợ beacon
  35. 35 Khi một thiết bị muốn truyền dữ liệu tới thiết bị điều phối trong mạng có hỗ trợ beacon. Lúc đầu nó sẽ chờ báo hiệu beacon của mạng. Khi thiết bị nhận đƣợc báo hiệu beacon, nó sẽ sử dụng tín hiệu này để đồng bộ các siêu khung. Đồng thời, nó cũng phát dữ liệu sử dụng phƣơng pháp CSMA-CA gán khe thời gian và kết thúc quá trình truyền tin bằng khung tin xác nhận Ack. Hình 3.10 liên lạc trong mạng có hỗ trợ beacon. Các ứng dụng truyền dữ liệu đƣợc điều khiển hoàn toàn bởi các thiết bị trong mạng PAN hơn là đƣợc điều khiển bởi thiết bị điều phối mạng. Chính khả năng này cung cấp tính năng bảo toàn năng lƣợng trong mạng ZigBee. Khi thiết bị điều phối muốn truyền dữ liệu đến một thiết bị khác trong loại mạng có hỗ trợ phát beacon, khi đó nó sẽ chỉ thị trong thông tin báo hiệu beacon là đang truyền dữ liệu. Các thiết bị trong mạng luôn luôn lắng nghe các thông tin báo hiệu beacon một cách định kỳ, khi phát hiện ra có dữ liệu liên quan tới nó đang đựợc truyền, nó sẽ phát lệnh yêu cầu dữ liệu này, công việc này sử dụng slotted CSMA-CA. Công việc này đƣợc mô tả bằng hình2.11 , trong hình này thì khung tin Ack của thiết bị điều phối cho biết rằng gói tin đã đƣợc truyền thành công, việc truyền gói tin sử dụng kỹ thuật gán khe thời gian CSMA-CA, khung Ack thiết bị thƣờng trả lời là nhận gói tin thành công. Vào lúc nhận khung tin Ack từ thiết bị thƣờng thì bản tin sẽ đƣợc xóa khỏi danh sách bản tin trong thông tin báo hiệu beacon.
  36. 36 Hình 3.11 Kết nối trong mạng hỗ trợ beacon Trong trƣờng hợp mạng không hỗ trợ phát beacon (hình2.8)thiết bị điều phối muốn truyền dữ liệu tới các thiết bị khác, nó sẽ phải lƣu trữ dữ liệu để cho thiết bị liên quan có thể yêu cầu và tiếp xúc với dữ liệu đó. Thiết bị có thể tiếp xúc đƣợc với dữ liệu liên quan đến nó bằng cách phát đi lệnh yêu cầu dữ liệu tới thiết bị điều phối, sử dụng thuật toán không gán khe thời CSMA-CA. Nếu dữ liệu đang đƣợc truyền, thì thiết bị điều phối sẽ phát khung tin bằng cách sử dụng thuật toán không gán khe thời gian CSMA-CA, nếu dữ liệu không đƣợc truyền thì thiết bị điều phối sẽ phát đi khung tin không có nội dung để chỉ ra rằng dữ liệu không đƣợc phát. Hình 3.12 kết nối trong mạng không hỗ trợ phát beacon
  37. 37 Nói chung trong mạng mắt lƣới, tất cả các thiết bị đều bình đẳng và có khả năng kết nối đến bất kỳ thiết bị nào trong mạng miễn là thiết bị đó nằm trong bán kính phủ sóng của nó. Có hai cách để thực hiện việc kết nối. Cách thứ nhất là nốt trong mạng liên tục lắng nghe và phát dữ liệu của nó đi bằng cách sử dụng thuật tóan không gán khe thời gian CSMA-CA. Cách thứ hai là các nốt tự đồng bộ với các nốt khác để có thể tiết kiệm đựơc năng lƣợng. 3.3.4 Phát thông tin báo hiệu beacon Một thiết bị FFD hoạt động trong chế độ không phát thông tin báo hiệu hoặc có thể phát thông tin báo hiệu giống nhƣ là thiết bị điều phối mạng. Một thiết bị FFD không phải là thiết bị điều phối mạng PAN có thể bắt đầu phát thông tin báo hiệu beacon chỉ khi nó kết nối với thiết bị điều phối PAN. Các tham số macBeaconOrder và macSuperFrameOrder cho biết khoảng thời gian giữa hai thông tin báo hiệu và khoảng thời gian của phần hoạt động và phần nghỉ. Thời gian phát bào hiệu liền trƣớc đƣợc ghi lại trong tham số macBeaconTxTime và đƣợc tính toán để giá trị của tham số này giống nhƣ giá trị trong khung thông tin báo hiệu beacon. 3.3.5 Quản lý và phân phối khe thời gian đảm bảo GTS. Khe thời gian đảm bảo GTS cho phép một thiết bị có thể hoạt động trong một kênh truyền bên trong một phần của siêu khung dành riêng cho thiết bị đó. Một thiết bị chỉ có thể chiếm và sử dụng một khe thời gian khi mà thiết bị đó liên quan đến thông tin báo hiệu beacon hiện thời lúc đó. Thiết bị điều phối mạng PAN có thể chiếm hữu khe thời gian GTS và sử dụng khe thời gian này để liên lạc với các thiết bị khác trong mạng. Một khe thời gian đơn có thể kéo dài hơn thời gian của siêu khung. Thiết bị điều phối mạng PAN có thể chiếm hữu tới bảy khe thời gian GTS cùng một lúc miễn là nó có đủ thẩm quyền trong siêu khung. Một khe thời gian có thể đƣợc chiếm hữu trƣớc khi sử dụng nếu có sự yêu cầu của thiết bị điều phối mạng PAN. Tất cả các khe thời gian GTS đều đƣợc đặt liền nhau ở cuối của siêu khung sau phần CAP, và hoạt động theo cơ chế FCFS (first-come-first- serve) đến trƣớc dùng trứơc. Mỗi khe thời gian GTS có thể đựợc giải phóng nếu không có yêu cầu nào, và một khe thời gian GTS có thể đƣợc giải phóng vào bất kỳ lúc nào khi thiết bị chiếm hữu nó không dùng nữa Chỉ duy nhất thiết bị điều phối PAN mới có quyền quản ly khe thời gian. Để quản ly mỗi khe thời gian đảm bảo, thiết bị
  38. 38 điều phối có thể lƣu trữ khe bắt đầu, độ dài, phƣơng hƣớng (thu hay phát) và địa chỉ thiết bị kết nối. Chỉ duy nhất thiết bị điều phối PAN mới có quyền quản ly khe thời gian. Để quản ly mỗi khe thời gian đảm bảo, thiết bị điều phối có thể lƣu trữ khe bắt đầu, độ dài, phƣơng hƣớng (thu hay phát) và địa chỉ thiết bị kết nối. Mỗi thiết bị trong mạng có thể yêu cầu một khe thời gian phát hay một khe thời gian thu. Để chiếm hữu đƣợc một khe thời gian thì thiết bị đó phải lƣu trữ thông tin khe bắt đầu, độ dài và phƣơng hƣớng. Nếu một thiết bị đựơc cấp phát một khe thời gian GTS thu, nó sẽ có toàn quyền sử dụng trọn vẹn khe thời gian đó để nhận dữ liệu. Tƣơng tự nhƣ vậy thiết bị điều phối mạng PAN cũng có thể có toàn quyền sử dụng trọn vẹn khe thời gian đó để nhận đữ liệu khi có một thiết bị khác chiếm khe thời gian phát. Một thiết bị yêu cầu chiếm hữu khe thời gian mới thông qua lệnh yêu cầu GTS với các tính chất (độ dài, thu hay phát?, ) thiết lập theo yêu cầu ứng dụng. Để xác nhận lệnh này thì thiết bị điều phối sẽ gửi một khung tin Ack. Sau khi phát khung tin Ack thì thiết bị điều phối sẽ kiểm tra khả năng hiện thời của siêu khung dựa trên độ dài của phần CAP và độ dài khe thời gian GTS đƣợc yêu cầu. Siêu khung sẽ sẵn sàng nếu độ dài khe thời gian GTS không làm giảm độ dài của phần CAP đi quá độ dài nhỏ nhất của CAP đƣợc qui đinh trong tham số aMinCAPLength. Thiết bị điều phối mạng PAN thực hiện quyết định của nó bên trong siêu khung aGTSDescPersistenceTime. Trong khi xác nhận gói tin Ack từ thiết bị điều phối thì thiết bị này vẫn tiếp tục theo dõi thông tin báo hiệu và chờ siêu khung aGTSDescPersistenceTime. Khi thiết bị điều phối quyết định xem xem nó có sẵn sàng cho yêu cầu GTS không, nó sẽ phát đi mô tả về GTS với chi tiết yêu cầu và đoạn ngắn địa chỉ của thiết bị yêu cầu. Nó sẽ chỉ ra độ dài và khe GTS đầu tiên trong siêu khung rồi thông báo cho tầng trên về việc cấp phát khe GTS mới này. Nếu sau khi kiểm tra mà thấy khả năng của siêu khung là không đủ để cấp phát theo yêu cầu về GTS, thì khe đầu tiên sẽ đƣợc đánh số 0 tới độ dài khe GTS lớn nhất có thể cung cấp đƣợc hiện thời. Những mô tả về GTS sẽ đựơc giữ trong khung tin báo hiệu beacon cho aGTSPersistenceTime. Trong khi xác nhận khung tin báo hiệu beacon, thiết bị sẽ xử ly và thông báo lên tầng trên. Tƣợng tự nhƣ khi yêu cầu cấp phát GTS, một thiết bị cho biết nó yêu cầu đƣợc giải phóng sự chiếm hữu GTS thông qua lệnh yêu cầu giải phóng với các thông số của GTS đang tồn tại. Sau đó thì khe thời gian này sẽ đƣợc tự do. Thiết bị điều phối PAN
  39. 39 phải đảm bảo rằng không có khoảng trống náo xuất hiện trong CFP khi giải phóng khe thời gian GTS, độ dài maximum CAP nhờ thế mà đƣợc tăng lên (độ tăng đúng bằng độ dài của khe thời gian đựoc giải phóng). Thực thể quản lý tầng MAC (MLME) của thiết bị điều phối mạng PAN có nhiệm vụ phát hiện khi một thiết bị dừng sử dụng khe thời gian GTS. Công việc đó thực hiện bằng nguyên tắc sau. Đối với khe GTS phát, MLME sẽ công nhận một khe thời gian GTS đƣợc giải phóng nếu khung dữ liệu không đƣợc nhận trong tối thiểu 2*n siêu khung. Đối với khe GTS thu, MLME sẽ công nhận thiết bị không còn sử dụng GTS nữa nếu khung tin xác nhận Ack không đƣợc nhận trong tối thiểu 2*n siêu khung. 3.3.6 Định dạng khung tin MAC. Mỗi khung bao gồm các thành phần sau: Đầu khung MHR(MAC header): gồm các trƣờng thông tin về điều khiển khung tin, số chuỗi, và trƣờng địa chỉ Tải trọng khung (MAC payload) : chứa các thông tin chi tiết về kiểu khung. Khung tin của bản tin xác nhận Ack không có phần này. Cuối khung MFR(MAC footer) chứa chuỗi kiểm tra khung FCS (frame check sequence)
  40. 40 Bảng 3.6 Định dạng khung MAC 3.4 Tầng mạng của ZigBee/IEEE802.15.4 3.4.1 Dịch vụ mạng Tầng vật lý trong mô hình của giao thức ZigBee đƣợc xây dựng trên nền của tầng điều khiển dữ liệu, nhờ những đặc điểm của tầng MAC mà tầng vật lý có thể kéo dài việc đƣa tin, có thể mở rộng đƣợc qui mô mạng dễ dàng, một mạng có thể hoạt động cùng các mạng khác hoặc riêng biệt. Tầng vật lý phải đảm nhận các chức năng nhƣ là: Thiết lập một mạng mới. Tham gia làm thành viên của một mạng đang hoạt hoặc là tách ra khỏi mạng khi đang là thành viên của một mạng nào đó. Cấu hình thiết bị mới nhƣ hệ thống yêu cầu, gán địa chỉ cho thiết bị mới tham gia vào mạng. Đồng bộ hóa các thiết bị trong mạng để có thể truyền tin mà không bị tranh chấp, nó thực hiện đồng bộ hóa này bằng gói tin thông báo beacon. Bảo mật: gán các thông tin bảo mật vào gói tin và gửi xuống tầng dƣới Định tuyến, giúp gói tin có thể đến đƣợc đúng đích mong muốn. Có thể nói rằng thuật toán của ZigBee là thuật toán định tuyến phân cấp sử dụng bảng định tuyến phân cấp tối ƣu đƣợc áp dụng từng trƣờng hợp thích hợp.
  41. 41 3.4.2 Dịch vụ bảo mật Khi khung tin tầng MAC cần đƣợc bảo mật, thì ZigBee sử dụng dịch vụ bảo mật của tầng MAC để bảo vệ các khung lệnh MAC, các thông tin báo hiệu beacon, và các khung tin xác nhận Ack. Đối với các bản tin chỉ phải chuyển qua một bƣớc nhảy đơn, tức là truyền trực tiếp từ nốt mạng này đến nốt mạng lân cận của nó, thì ZigBee chỉ cần sử dụng khung tin bảo mật MAC để mã hóa bảo vệ thông tin. Nhƣng đối với các bản tin phải chuyển gián tiếp qua nhiều nốt mạng mới tới đƣợc đích thì nó cần phải nhờ vào tầng mạng để làm công việc bảo mật này. Tầng điều khiển dữ liệu MAC sử dụng thuật tóan AES (chuẩn mã hóa cao cấp). Nói chung thì tầng MAC là một quá trình mã hóa, nhƣng công việc thiết lập các khóa key, chỉ ra mức độ bảo mật, và điều khiển quá trình mã hóa thì lại thuộc về các tầng trên. Khi tầng MAC phát hoặc nhận một khung tin nào đó đƣợc bảo mật, đầu tiên nó sẽ kiểm tra địa chỉ đích hoặc nguồn của khung tin đó, tìm ra cái khóa kết hợp với địa chỉ đích hoặc địa chỉ nguồn, sau đó sử dụng cái khóa này để xử lý khung tin theo qui trình bảo mật mà cái khóa đó qui định. Mỗi khóa key đƣợc kết hợp với một qui trình bảo mật đơn lẻ. Ở đầu mỗi khung tin của MAC luôn có 1 bit để chỉ rõ khung tin này có đƣợc bảo mật hay không. Khi phát một khung tin, mà khung tin này yêu cầu cần đƣợc bảo toàn nguyên vẹn. Khi đó phần đầu khung và phần tải trọng khung MAC sẽ tính toán cân nhắc để tạo ra một trƣờng mã hóa tin nguyên vẹn (MIC- Message Integrity) phù hợp, MIC gồm khoảng 4,8 hoặc 16 octets. MIC sẽ đƣợc gán thêm vào bên phải phần tải trọng của MAC. Hình 3.13 K hung tin mã hóa tầng MAC Khi khung tin phát đi đòi hỏi phải có độ tin cậy cao, thì biện pháp đƣợc sử dụng để mã hóa thông tin là số chuỗi và số khung sẽ đƣợc gán thêm vào bên trái phần tải trọng
  42. 42 khung tin MAC. Trong khi nhận gói tin, nếu phát hiện thấy MIC thì lập tức nó sẽ kiểm tra xem khung tin nào bị mã hóa để giải mã. Cứ mỗi khi có một bản tin gửi đi thì thiết bị phát sẽ tăng số đếm khung lên và thiết bị nhận sẽ theo dõi căn cứ vào số này. Nhờ vậy nếu nhƣ có một bản tin nào có số đếm khung tin đã bị nhận dạng một lần thì thiết bị nhận sẽ bật cờ báo lỗi bảo mật. Bộ mã hóa của tầng MAC dựa trên ba trạng thái của hệ thống. Để bảo đảm tính nguyên vẹn: Mã hóa sử dụng AES với bộ đếm CTR Để bảo đảm tính tinh cậy : Mã hóa sử dụng AES với chuỗi khối mã CBC- MAC Để đảm bảo tính tin cậy cũng nhƣ nguyên vẹn của bản tin thì kết hợp cả hai trạng thái CTR và CBC-MAC trên thành trạng thái CCM. Tầng mạng cũng sử dụng chuẩn mã hóa AES. Tuy nhiên khác với tầng điều khiển dữ liệu MAC, bộ mã hóa của tầng mạng làm việc dựa trên trạng thái CCM* của hệ thống. Trạng thái này thực chất là sự cải biên từ CCM của tầng MAC, nó thêm vào chuẩn mã hóa này các chức năng là chỉ mã hóa tính tin cậy và chỉ mã hóa tính nguyên vẹn. Sử dụng CCM* giúp làm đơn giản hóa quá trình mã hóa dữ liệu của tầng mạng, các chuỗi mã hóa này có thể dùng lại khóa key của chuỗi mã hóa khác. Nhƣ vậy thì khóa key này không hoàn toàn còn là ranh giới của các chuỗi mã hóa nữa. Khi tầng mạng phát hoặc nhận một gói tin đƣợc mã hóa theo qui ƣớc bởi nhà cung cấp dịch vụ, nó sẽ kiểm tra địa chỉ nguồn hoặc đích của khung tin để tìm ra khóa key liên quan tới địa chỉ đó, sau đó sẽ áp dụng bộ mã hóa này giải mã hoặc mã hóa cho khung tin. Tƣơng tự nhƣ quá trình mã hóa tầng MAC, việc điều khiển quá trình mã hóa này đƣợc thực hiện bởi các tầng cao hơn, các số đếm khung và MIC cũng đƣợc thêm vào để mã hóa khung tin. Hình 3.14 Khung tin mã hóa tầng mạng
  43. 43 3.5 Tầng ứng dụng của ZigBee/IEEE 802.15.4 Lớp ứng dụng của ZigBee/IEEE802.15.4 thực chất gồm các ba tầng nhƣ hình vẽ trên, các tầng này tƣơng ứng với các tầng phiên, trình diễn và ứng dụng trong mô hình3.1 OSI 7 tầng. Trong ZigBee/IEEE 802.15.4 thì chức năng của tầng Application Framework là: Dò tìm ra xem có nốt hoặc thiết bị nào khác đang hoạt động trong vùng phủ sóng của thiết bị đang hoạt động hay không. Duy trì kết nối, chuyển tiếp thông tin giữa các nốt mạng. Chức năng của tầng Application Profiles là:Xác định vai trò của các thiết bị trong mạng. (thiết bị điều phối mạng, hay thiết bị đầu cuối, FFD hay RFD .) Thiết lập hoặc trả lời yêu cầu kết nối. Thành lập các mối quan hệ giữa các thiết bị mạng. Chức năng của tầng Application là thực hiện các chức năng do nhà sản xuất qui trình định (giao diện ) để bổ sung thêm vào các chức năng do ZigBee qui định.
  44. 44 CHƢƠNG 4: CÁC THUẬT TOÁN ĐỊNH TUYẾN CỦA ZigBee/IEEE 802.15.4 Trong ZigBee/ IEEE802.15.4 sử dụng thuật toán chọn đƣờng có phân cấp nhờ xét các phƣơng án tối ƣu. Khởi điểm của thuật tóan định tuyến này chính là thuật toán miền công cộng đã đƣợc nghiên cứu rất kỹ có tên là AODV (Ad hoc On Demand Distance Vector) dùng cho những mạng có tính chất tự tổ chức và thuật toán hình cây của Motorola. 4.1 Thuật toán định tuyến theo yêu cầu AODV (Ad hoc On Demand Distance Vector) AODV (Ad hoc On Demand Distance Vector) đơn thuần chỉ là thuật toán tìm đƣờng theo yêu cầu trong mạng ad hoc (một mạng tự tổ chức). Có thể hiểu nhƣ sau, những nốt trong mạng khi mà không nằm trong tuyến đƣờng truyền tin thì không duy trì thông tin nào về tuyến đƣờng truyền và cũng không tham gia vào quá trình định tuyến theo chu kỳ. Nói kỹ hơn nữa, một nốt mạng không có chức năng tự định tuyến và lƣu trữ tuyến đƣờng tói một nốt mạng khác cho đến khi cả hai nốt mạng trên liên lạc với nhau, trừ trƣờng hợp những nốt mạng cũ đề nghị dich vụ nhƣ là một trạm chuyển tiếp để giữ liên lạc giữa hai nốt mạng khác. Mục đích đầu tiên của thuật toán là chỉ phát quảng bá các gói tin dò đƣờng khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu, việc làm này để phân biệt giữa việc quản lý liên lạc cục bộ với việc bảo quản giao thức liên lạc chung và để phát quảng bá thông tin về sự thay đổi trong liên kết cục bộ tới những nốt di động lân cận (là những nốt cần thông tin để cập nhật). Khi một nốt nguồn cần để kết nối tới nốt khác, mà nốt nguồn không chứa thông tin về thông tin tuyến đƣờng tới nốt đó, nhƣ vậy một quá trình tìm đƣờng đƣợc thiết lập. Để thiết lập quá trình tìm đƣờng này thì mỗi nốt mạng đều lƣu hai bộ đếm độc lập: sequence number và broadcast id. Để bắt đầu quá trình tìm đƣờng, nốt nguồn sẽ khởi tạo một gói tin tìm đƣờng (RREQ) và phát quảng bá gói tin này tới tất cả các nốt mạng lân cận, gói tin RREQ này chứa các thông tin về địa chỉ nguồn (source addr), số chuỗi nguồn (source sequence number), số id quảng bá (broadcast id), địa chỉ đích (dest addr), số chuỗi đích (dest sequence number), số đếm bƣớc truyền (hop cnt).
  45. 45 Bởi mỗi khi nốt mạng nguồn phát ra một gói tìn RREQ mới thì số id quảng bá sẽ tăng lên, nên trong mỗi gói tin RREQ thì cặp địa chỉ nguồn và số id quảng bá luôn luôn là duy nhất. Khi nốt mạng trung gian nhận đƣợc một gói tin RREQ mới, nó sẽ đem so sánh địa chỉ nguồn và số id quảng bá với gói tin RREQ trƣớc đó, nếu giống nhau nốt mạng trung gian này sẽ tự động xóa RREQ dƣ thừa này và dừng việc phát gói tin này lại. Nhƣng nếu so sánh thấy khác nhau thí nốt mạng này sẽ tự động tăng số đếm bƣớc truyền (hop cnt) lện và tiếp tục phát quảng bá gói tin RREQ này tới các nốt lân cận để tiếp tục quá trình tìm đƣờng. Trong mỗi một nốt mạng đều lƣu trữ các thông tin về địa chỉ IP đích, địa chỉ IP nguồn, số id quảng bá, số chuỗi nốt nguồn, và thời gian thời gian hạn định cho phép gói tin mang thông tin xác nhận đƣợc gửi trả lại nơi phát Khi gói tin RREQ đƣợc truyền trên mạng từ nguồn tới đích, nó sẽ tự động thiết lập con đƣờng ngựơc lại từ các nốt mạng này quay trở lại nốt nguồn. Để thiết lập tuyến đƣờng ngƣợc chiều, mỗi nốt phải lƣu giữ bảng địa chỉ của các nốt bên cạnh mà nó sao chép đƣợc trong gói tin RREQ đầu tiên. Tuyến đƣờng ngƣợc chiều đƣợc lƣu giữ trong thời gian tối thiểu để gói tin RREQ này vƣợt qua mạng và trở về nơi xuất phát ban đầu. Khi RREQ tới một nốt nào đấy mà có thể nốt mạng này là đích đến của nó, hoặc nốt này nằm trên tƣyến đƣờng truyền từ nguồn tới đích, nốt nhận tin này đầu tiên sẽ kiểm tra xem gói tin RREQ vừa nhận qua kết nối hai chiều. Nếu nốt mạng này chƣa phải là nốt mạng đích nhƣng có lƣu giữ tuyến đƣờng tới nốt đích, khi đó nó sẽ quyết định xem xem tuyến đƣờng này có chính xác không bằng cách so sánh số chuỗi nguồn chứa bên trong gói tin RREQ này với số chuỗi nguồn trong bảng định tuyến của nốt mạng đó. Nếu số chuỗi đích của RREQ lớn hơn số chuỗi đích trong các nốt trung gian, thì nốt trung gian đó không không nằm trên tuyến đừơng truyến ứng với gói tin RREQ này. Nếu tuyến đƣờng này có số chuỗi đích lớn hơn hoặc bằng với số chuỗi đích trong RREQ nhƣng có số bƣớc truyền nhỏ hơn, thì nó có thể phát một gói tin RREP (route reply packet) trở lại nốt mạng đã phát RREQ cho nó. Một gói tin RREP gồm có các trƣờng thông tin sau: trƣờng địa chỉ nguồn, trƣờng địa chỉ đích, số chuỗi đích, số đếm bƣớc truyền và thời gian sống. Khi mà gói tin RREP quay trở lại đựơc nốt nguồn, các nốt mạng dọc theo tuyến đƣờng của RREP sẽ thiết lập con chỏ hƣớng tới nốt mạng RREP vừa đến, cập nhật thông tin timeout (timeout là khoảng thời gian mà một
  46. 46 nốt không còn hoạt động nữa và nằm trong trạng thái chờ) của nó cho bảng định tuyến đƣờng tới nguồn và đích, đồng thời sao lƣu lại số chuỗi đích cuối của nốt đích cần tới. Những nốt mạng nằm dọc theo tuyến đƣờng xác định bởi RREP sẽ “chết” sau khi hết thời gian yêu cầu đinh tuyến và con chỏ đảo bị xóa khi chúng không còn nằm trên tuyến đƣờng truyền từ nguồn tới đích. Thời gian “chết” này phụ thuộc vào kích cỡ của mạng. Hình 4.1 Định dạng tuyến đường trong giao thức AODV Nốt nguồn có thể phát dữ liệu ngay khi nó nhận đƣợc gói tin RREP đầu tiên, đồng thời cũng luôn cập nhật thông tin về tuyến đừơng nếu phát hiện ra tuyến đƣờng tối ƣu hơn. Mỗi bảng định tuyến gồm các trƣờng thông tin sau: trƣờng thông tin về đích đến, bƣớc truyền kế tiếp, số bƣớc truyền, số chuỗi đích, nút lân cận tích cực thuộc tu yến đƣờng, thời gian chết cho nhập liệu vào bảng định tuyến. Để duy trì đƣờng truyền, mỗi nốt mạng luôn phải có địa chỉ của các nốt mạng tích cực lân cận (một nốt mạng đƣợc coi là tích cực nếu nó có chức năng khởi phát hoặc chuyển tiếp tối thiểu một gói tin đến đích trong thời gian cho phép). Khi mà bƣớc truyền kế tiếp nằm trong tuyến đƣờng từ nguồn tới đích này không thực hiện đựơc (tức là thông tin yêu cầu không đƣợc nhận trong một khoảng thời gian nào đó, thông tin yêu cầu này đảm bảo rằng chỉ có những nốt mạng nào liên lạc hai chiều mới đƣợc coi là nốt mạng lân cận). Quá trình này cứ tiếp diễn đến khi tất cả các nốt nguồn tích cực đƣợc thông báo. Nhờ vào việc nhận những thông báo về gián đoạn đƣờng truyền,
  47. 47 mà các nốt nguồn có thể khởi động lại quá trình tìm đƣờng nếu chúng vẫn cần một tuyến đƣờng tới đích cũ. Nếu nốt nguồn lựa chọn việc xây dựng lại tuyến đƣờng mới từ nguồn tới đích, nó cần phải phân phát một gói tin RREQ mới với sô chuỗi đích mới lớn hơn số chuỗi đích cũ. 4.2 Thuật toán hình cây Giao thức hình cây là giao thức của tầng mạng và tầng datalink, giao thức này sử dụng gói tin “trạng thái kết nối” để định dạng một mạng hình cây đơn, cũng nhƣ một mạng hình cây mở rộng. Loại mạng này cơ bản là một loại mạng có tính chất tự tổ chức và tự hỗ trợ để hạn chế lỗi mạng một mức độ lỗi cho phép, đặc biệt hơn do đây là một loại mạng có tính chất tự tổ chức nên nó cũng có thể tự sửa chữa khi gặp sự cố ở một nốt mạng nào đó. Các nốt mạng chọn một nốt làm gốc cây và tạo các nhánh cây một cách tự do. Sau đó cách nhánh cây tự phát triển kết nối tới những nhánh cây khác nhờ vào thiết bị gốc (DD- Designated Deviece). 4.2.1 Thuật tóan hình cây đơn nhánh Quá trình hình thành nhánh cây bắt đầu bằng việc chọn gốc cây. Sau khi một nốt gốc đƣợc chọn, nó sẽ mở rộng kết nối với các nốt khác để tạo thành một nhóm. Sau khi một nốt đƣợc kích hoạt nó sẽ dò tìm HELLO message từ các nốt khác (HELLO message tƣơng tự nhƣ beacon trong tầng MAC theo chuẩn IEEE 802.15.4). Nếu trong một thời gian nhất định nào đó nó không nhận đƣợc bất kỳ một HELLO message nào, thì nốt này sẽ tự trở thành nốt gốc và lại gửi HELLO message tới các nốt lân cận. Nốt gốc mới này sẽ chờ gói tin yêu cầu kết nối từ các nốt lân cận trong một khoảng thời gian nào đó, nếu nó vẫn không nhận đựơc bất kỳ yêu cầu kết nối nào từ các nốt lân cận thì nó sẽ trở lại thành một nốt bình thƣờng và lại tiếp tục dò tìm HELLO_MESSAGE. Nốt gốc cũng có thể đƣợc chọn lựa dựa trên tham số của mỗi nốt mạng (ví dụ nhƣ phạm vi truyền, công suốt, vị trí, khả năng tính toán ).
  48. 48 Hình 4.2 Quá trình chọn nốt gốc (CH) Sau khi trở thành nốt gốc, nó sẽ phát quảng bá gói tin HELLO_MESSAGE theo chu kỳ, gói tin HELLO_MESSAGE này gồm một phần địa chỉ MAC và địa chỉ ID của nốt gốc. Những nốt mạng nhận đựợc gói tin này sẽ gửi trả lời lại bằng gói tin yêu cầu kết nối (REQ) tới nốt gốc (nơi vừa phát đi). Khi nốt gốc nhận đựợc gói tin yêu cầu kết nối, nó sẽ ngay lập tức gửi trả lại gói tin vừa đƣa ra yêu cầu bằng một gói tin khác CONNECTION_RESPONSE., gói tin này chứa địa chỉ ID cho nốt thành viên (nốt B), địa chỉ ID này do nốt gốc qui định. Để xác nhận thông tin thì nốt thành viên B này sẽ gửi lại nốt gốc gói tin Ack. Quá trình trao đổi tin này đựoc mô tả qua hình3.3
  49. 49 Hình 4.3 Thiết lập kết nối giữa CH và nốt thành viên Nếu tất cả các nốt đều ở trong phạm vi phủ song của nốt gốc thì kiến trúc mạng là kiến trúc hình sao, tất cả các nốt thành viên sẽ liên lạc trực tiếp với nốt gốc qua một bƣớc truyền (onehop). Một nhánh có thể phát triển thành cấu trúc mạng liên lạc qua nhiều bƣớc truyền (multihop). Hình 4.4 Quá trình hình thành nhánh nhiều bậc
  50. 50 Tất nhiên nốt gốc chỉ có thể quản lý đƣợc một số hữu hạn các nốt, và các nhánh của mạng cũng chỉ có thể vƣơn tới những khoảng cách hạn chế chính vị thế mà có lúc nốt mạng cũng cần phải từ chối kết nối của những nốt mới. Việc từ chối này đƣợc thực hiện nhờ vào việc chỉ định một ID đặc biệt cho nốt này. Bảng danh sách các nốt lân cận và tuyến đƣờng luôn luôn đƣợc cập nhật mới thông qua gói tin HELLO_MESSAGE. Trong một thời gian nhất định, nếu vì một lý do nào đó mà một nốt không đựợc cập nhật các thông tin trên thì nó sẽ bị loại bỏ. Tất nhiên trong một mạng có tính chất tự do, tự tổ chức nhƣ loại mạng này thì không thể tránh khỏi việc một nốt mạng thuộc nhánh này lại nhận đựợc gói tin HELLO_MESSAGE của nhánh khác. Vậy trong trƣờng hợp này nốt mạng này sẽ tự động thêm địa chỉ ID của nhánh mới này (CID) vào danh sách các nốt lân cận và gửi nó tới nốt gốc (CH) thông qua gói tin báo cáo tình trạng đƣờng truyền, để từ đó nốt gốc (CH) có thể biết đƣợc nhánh mạng nào tranh chấp để xử lý. Bản tin báo cáo tình trạng kết nối cũng chứa danh sách ID nốt lân cận của nốt đó, điều này giúp cho nốt gốc biết đựợc trọn vẹn cấu trúc mạng để có thể đƣa ra cấu trúc tối ƣu. Khi cấu trúc mạng cần thay đổi, nốt gốc (CH) sẽ phát đi bản tin cập nhật tới các nốt thành viên. Nốt thành viện nào nhận đựợc bản tin cập nhật này lập tức thay đổi các thông tin về nốt gốc nhƣ trong bản tin này, đồng thời cũng tiếp tục gửi đến các nốt ở cấp thấp hơn trong nhánh cây tại thời điểm đó. Khi một nốt thành viên có vấn đề, không thể kết nối đƣợc thì nốt gốc phải định dạng lại tuyến đƣờng. Thông qua bản tin báo cáo tình trạng đƣờng truyền đƣợc gửi theo chu kỳ thì nốt gốc có thể biết đƣợc vấn đề của nốt mạng đó. Nhƣng khi nốt gốc gặp phải vấn đề trong liên lạc thì việc phát bản tin HELLO_MESSAGE theo chu kỳ sẽ bị gián đoạn, khi đó các nốt thành viên sẽ mất đi nốt gốc, và nhánh đó sẽ phải tự định dạng lại từ đầu theo cách tƣơng tự nhƣ quá trình định dạng nhánh cây 4.2.2 Thuật toán hình cây đa nhánh. Để tạo định dạng lên loại mạng này thì cần phải sử dụng thiết bị gốc (DD). Thiết bị này có trách nhiệm gán địa chỉ ID nhóm (địa chỉ này là duy nhất) cho các nốt gốc(CH). Địa chỉ ID nhóm này kết hợp với địa chỉ ID nốt (là địa chỉ NID mà nốt gốc gán cho các nốt thành viên trong nhánh của mình) tạo ra địa chỉ logic và đựợc sử dụng trong các gói tin tìm đƣờng. Một vai trò quan trọng nữa của thiết bị gốc DD là tính
  51. 51 toán quãng đƣờng ngắn nhất từ nhánh mạng tới DD và thông báo nó tới tất cả các nốt mạng. Hình 4.5 Gán địa chỉ nhóm trực tiếp Khi thiết bị gốc DD tham gia vào mạng, nó sẽ hoạt động nhƣ một nốt gốc của nhánh số 0 (CID 0) và bắt đầu phát quảng bá HELLO_MESSAGE tới các nốt lân cận. Nếu một nốt gốc (CH) nhận đƣợc bản tin này, nó sẽ gửi bản tin yêu cầu kết nối tới DD để tham gia vào CID 0, sau đó nốt gốc này sẽ yêu cầu DD gán cho nó một ID nhánh (CID). Nhƣ vậy thì nốt gốc này có hai địa chỉ logic, một là thành viên của CID 0, thứ hai là địa chỉ của nốt gốc. Khi nốt gốc tạo ra một nhánh mới, (một CID mới), nó sẽ thông báo đến các nốt thành viên của nó bằng bản tin HELLO_MESSAGE.
  52. 52 Hình 4.6 Gán địa chỉ nhóm qua nốt trung gian Khi một thành viên nhận đựợc bản tin HELLO_MESSAGE từ thiết bị DD, nó sẽ thêm địa chỉ ID của CID 0 vào danh sách thành viên rồi thông báo cho nốt gốc. Nốt gốc đựợc thông báo này sẽ chọn nốt thành viên này nhƣ là một nốt trung gian giữa nó với nốt gốc của nó, rồi gửi bản tin yêu cầu kết nối mạng tới các nốt thành viên để thiết lập kết nối với thiết bị DD. Nốt trung gian này yêu cầu một kết nối và tham gia vào thành viên của nhóm số 0. Sau đó nó sẽ gửi bản tin yêu cầu CID tới thiết bị DD. Đến khi nhận đựợc đáp ứng CID, nốt trung gian này gửi bản tin đáp ứng liên kết mạng này tới nốt CH, bản tin này chứa các thông tin về địa chỉ ID nhánh mới cho nốt gốc CH. Sau khi nốt gốc có đựợc CID mới, thì cách thành viên trong nhánh của nốt gốc cũng sẽ nhận đựợc thông qua HELLO_MESSAGE
  53. 53 Hình 4.7 Gán địa chỉ nhóm qua nốt gốc Hình 4.8 Gán địa chỉ nhóm qua nốt gốc và nốt trung gian
  54. 54 Trong mạng này thì việc tự tổ chức mạng là một tính chất khá mạnh mẽ, và mềm dẻo. Cứ nhánh mạng liền trƣớc sẽ có nhiệm vụ gán CID cho nhánh mạng sau. Quá trình này đƣợc mô tả rõ nét hơn ở hình 4.5,4.6,4.7,4.8. Mỗi một nốt thành viên của nhánh phải ghi lại thông tin về nhánh gốc và các nhánh con của nó, hoặc cả ID của nốt trung gian nếu có. Thiết bị gốc phải có trách nhiệm lƣu giữ toàn bộ thông tin về cấu trúc cây mạng của các nhánh. Cũng giống nhƣ các nốt thành viên của nhánh thì các nốt gốc CH cũng là thành viên của thiết bị gốc và nhƣ vậy chúng cũng phải có trách nhiệm thông báo tình trạng đƣờng truyền đến DD. Để thực hiện thì nốt gốc phải gửi định kỳ bản tin thông báo tình trạng đƣờng truyền trong mạng tới DD, bản tin này chứa danh sách CID lân cận. DD sau khi xử lý thông tin sẽ tính toán, chọn lựa ra đƣờng truyền tối ƣu nhất rồi thông báo định kỳ tới các nhánh của nó thông qua bản tin cập nhật. Nhƣ trên ta có thể thấy vai trò của thiết bị gốc này là rất quan trọng, chính vì thế luôn cần có những thiết bị gốc dự phòng (BDD) sẵn sang thay thế thiết bị chính khi gặp sự cố. Hình 4.9 mô tả việc liên lạc trong nhánh. Các nốt trung gian vừa liên kết các nhánh mạng, vừa chuyển tiếp các gói tin giữa các nhánh mạng. Khi nốt trung gian nhận đựợc một gói tin, nó sẽ kiểm tra địa chỉ đích của gói tin đó, sau đó sẽ chuyển tới địa chỉ đích của nó nếu địa chỉ đích nằm trong nhánh này hoặc là chuyển tiếp tới nốt trung gian tiếp theo của nhánh liền kề nếu địa chỉ đích không nằm trong nhánh của nó.
  55. 55 Hình 4.9 Mạng cây đa nhánh và các nốt trung gian Chỉ duy nhất thiết bị gốc mới có thể gửi bản tin tới tất cả các nốt trong mạng, bản tin này đựợc chuyển dọc theo tuyến đƣờng của các nhánh. Các nốt trung gian thì chuyển tiếp các gói tin quảng bá từ nhánh gốc đến các nhánh con.
  56. 56 4.3 Giới thiệu về chương trình mô phỏng OPNET OPNET là chƣơng trình mô phỏng mạng WSN tốt và kể từ phiên bản 14.5 trờ đi thì OPNET có hỗ trợ thƣ viẹn ZigBee. Kể từ phiên bản 14.5 trở đi, OPNET có sẵn thƣ viện cho giao tiếp mạng Zigbee (phiên bản trƣớc đó không có thƣ viện này). Thƣ viện này viết cho 4 lớp, gồm lớp vật lý – physical, lớp điều khiển truy cập kênh truyền – medium access control, lớp mạng – network, và lớp ứng dụng – application. Đặc tính của thƣ viện này bao gồm liệt kê từ tài liệu của OPNET Bảng 4.1 Các thuộc tính của thƣ viện Zigbee của OPNET.
  57. 57 Hình 4.10 Mô phỏng Zigbee với thư viện từ OPNET. Rất đáng tiếc là thƣ viện chỉ hỗ trợ chế độ hoạt động non – beacon – enable, có nghĩa là các điểm nút chỉ có thể truyền theo kiểu unslot – CSMA/CA. Tuy nhiên chƣơng trình này cung cấp cái nhìn tốt về cơ chế vạch đƣờng đi (routing) của Zigbee.
  58. 58 Hình 4.11 Mô tả giao thức trong Zigbee.
  59. 59 Hình 4.12 Mô phỏng Zigbee với thư viện từ OPNET. Rất đáng tiếc là thƣ viện chỉ hỗ trợ chế độ hoạt động non – beacon – enable, có nghĩa là các điểm nút chỉ có thể truyền theo kiểu unslot – CSMA/CA. Tuy nhiên chƣơng trình này cung cấp cái nhìn tốt về cơ chế vạch đƣờng đi (routing) của Zigbee.
  60. 60 Hình 4.13 Mô tả nút mạng định tuyến của ZigBee trong OPNET.
  61. 61 Kết luận Sau thời gian làm đồ án tốt nghiệp dƣới sự hƣớng dẫn tận tình của thầy giáo Th.s Nguyễn Trọng Thể, đến nay em đã hoàn thành đồ án của mình. Đồ án tìm hiểu chung về mạng máy tính, mạng cảm nhân không dây WSN, tìm hiểu chuẩn IEEE 802.15.4/ZigBee, tìm hiểu thuật toán định tuyến AODV. Bƣớc đầu em đã cài đặt thành công chƣơng trình mô phỏng OPNET. Mạng cảm nhận không dây gồm số lƣợng lớn các thiết bị có khả năng cảm nhận và truyền thông không dây. Thông thƣờng các nút mạng này hạn chế về tài nguyên phần cứng nhƣ khả năng xử lí thấp, giải thông bé, tín hiệu yếu và hoạt động dƣới tần số chia sẻ. Việc xác định chuẩn 802.15.4 có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định không gian ứng dụng, thiêt kế mạng cảm nhận không dây. Thông qua đó ứng dụng cụ thể trong y tế cho mạng cảm nhận không dây. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Th.S Nguyễn Trọng Thể, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ em trong cả quá trình làm đồ án. Em xin chân thành cảm ơn !
  62. 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Wireless Sensor Network design and implement. 2. Nael Abu-Ghazaleh, kyoung- Don Kang, and Ke Liu. “Towards resilient geographic orwarding in wireless sensor networks”. 3. 4. Wireless Sersor Network lan F and mehment C Vuran 2001