Đồ án Trụ sở Ngân hàng Kiên Long Hải Phòng - Đào Hữu Chinh

pdf 230 trang huongle 2880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đồ án Trụ sở Ngân hàng Kiên Long Hải Phòng - Đào Hữu Chinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfdo_an_tru_so_ngan_hang_kien_long_hai_phong_dao_huu_chinh.pdf

Nội dung text: Đồ án Trụ sở Ngân hàng Kiên Long Hải Phòng - Đào Hữu Chinh

  1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD LỜI NÓI ĐẦU Đồ án tốt nghiệp là công trình tổng hợp tất cả kiến thức thu nhận được trong suốt quá trình học tập của mỗi sinh viên dưới mái trường Đại Học. Đây cũng là sản phẩm đầu tay của mỗi sinh viên trước khi rời ghế nhà trường để đi vào công tác thực tế. Giai đoạn làm đồ án tốt nghiệp là sự tiếp tục quá trình học tập bằng các phương pháp khác nhau ở mức độ cao hơn, qua đó chúng em có dịp hệ thống hóa kiến thức, tổng quát lại những kiến thức đã học, những vấn đề hiện đại và thiết thực của khoa học kỹ thuật, nhằm giúp chúng em đánh giá các giải pháp kỹ thuật thích hợp. Đồ án tốt nghiệp là công trình tự lực của mỗi sinh viên, nhưng vai trò của các thầy cô giáo trong việc hoàn thành đồ án này là hết sức to lớn. Với sự đồng ý của khoa xây dựng và sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo em đã hoàn thành đề tài “TRỤ SỞ NGÂN HÀNG KIÊN LONG HẢI PHÒNG”. Sau cùng em nhận thức được rằng: mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng vì kiến thức còn non kém, kinh nghiệm ít ỏi và thời gian hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô và các bạn, để em có thể hoàn thiện hơn kiến thức của mình. Em xin chân thành cảm ơn! Kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe! SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 1
  2. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD LỜI CẢM ƠN Sau bốn năm học được sự giảng dạy rất nhiệt tình của tất cả các thầy cô giáo dưới mái trường Đại học DL Hải Phòng,bây giờ sẽ là lúc em phải đem những kiến thức mà các thây cô đã trang bị cho em khi còn ngồi trên ghế nhà trường để phục vụ cho đất nước. Trước khi rời xa mái trường này em xin chân thành cảm ơn tất cả các thây cô giáo đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản để làm hành trang cho em có thể vững bước trên những chặng đường mà em sẽ phải đi qua sau này. Em xin kính gửi đến các thây cô trong khoa xây dựng nói chung và tổ môn xây dựng dân dụng và công nghiệp nói riêng lòng biết ơn sâu sắc nhất! Em xin chân thành cảm ơn: Cô giáo: Th.s Nguyễn Thị Nhung Thầy giáo : T.s Đoàn Văn Duẩn Thầy giáo: K.s Trần Trọng Bính đã dẫn dắt và chỉ bảo cho em trong suốt quá trình làm đồ án tốt nghiệp. Bên cạnh sự giúp đỡ của thầy cô là sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè và những người thân đã góp phần giúp em trong quá trình thực hiện đồ án cũng như trong suốt quá trình học tập. Hải phòng, ngày 28 tháng 06 năm 2013 Sinh viên Đào Hữu Chinh SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 2
  3. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD CHƢƠNG 1:KIẾN TRÚC 1.1. Giới thiệu về công trình 1.1.1.Chức năng và nhiệm vụ của công trình - Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương trong những năm gần đây đã trở thành một trong những khu vực có nền kinh tế năng động và phát triển vượt bậc với mức tăng trưởng bình quân hàng năm từ 6 8% chiếm một tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế thế giới. Điều này thể hiện rõ nét qua việc điều chỉnh chính sách về kinh tế cũng như chính trị của các nước Phương Tây nhằm tăng cường sự có mặt của mình trong khu vực Châu Á và cuộc đấu tranh để giành lấy thị phần trong thị trường năng động này đang diễn ra một cách gay gắt. - Cùng với sự phát triển vượt bật của các nước trong khu vực, nền kinh tế Việt Nam cũng có những chuyển biến rất đáng kể. Đi đôi với chính sách đổi mới, chính sách mở cửa thì việc tái thiết và xây dựng cơ sở hạ tầng là rất cần thiết. Mặt khác với xu thế phát triển của thời đại thì việc thay thế các công trình thấp tầng bằng các công trình cao tầng là việc làm rất cần thiết để giải quyết vấn đề đất đai cũng như thay đổi cảnh quan đô thị cho phù hợp với tầm vóc của một thành phố lớn. - Nằm tại vị trí trọng điểm, Hải Phòng là trung tâm kinh tế văn hóa chính trị của quốc gia, là địa điểm tập trung các đầu mối giao thong, Hải Phòng đã trở thành nơi tập trung đầu tư của nước ngoài. Hàng loạt các khu công nghiệp, khu kinh tế mọc lên, cùng với điều kiện sống ngày càng phát triển - Với quỹ đất ngày càng hạn hẹp như hiện nay, việc lựa chọn hình thức xây dựng các trụ sở làm việc cũng được cân nhắc và lựa chọn kỹ càng sao cho đáp ứng được nhu cầu làm việc đa dạng của thành phố, tiết kiệm đất và đáp ứng được yêu cầu thẩm mỹ, phù hợp với tầm vóc của thủ đô cả nước. Trong hoàn cảnh đó, việc lựa chọn xây dựng một cao ốc văn phòng là một giải pháp thiết thực bởi vì nó có những ưu điểm sau: - Tiết kiệm đất xây dựng: Đây là động lực chủ yếu của việc phát triển kiến trúc cao tầng của thành phố, ngoài việc mở rộng thích đáng ranh giới đô thị, xây dựng nhà cao tầng là một giải pháp trên một diện tích có hạn, có thể xây dựng nhà cửa nhiều hơn và tốt hơn. - Có lợi cho công tác sản xuất và sử dụng: Một chung cư cao tầng khiến cho công tác và sinh hoạt của con người được không gian hóa, khiến cho sự liên hệ theo chiều ngang và theo chiều đứng được kết hợp lại với nhau, rút ngắn diện tích tương hỗ, tiết kiệm thời gian, nâng cao hiệu suất và làm tiện lợi cho việc sử dụng. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 3
  4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD - Tạo điều kiện cho việc phát triển kiến trúc đa chức năng: Để giải quyết các mâu thuẫn giữa công tác cư trú và sinh hoạt của con người trong sự phát triển của đô thị đã xuất hiện các yêu cầu đáp ứng mọi loại sử dụng trong một công trình kiến trúc độc nhất. - Làm phong phú thêm bộ mặt đô thị: Việc bố trí các kiến trúc cao tầng có số tầng khác nhau và hình thức khác nhau có thể tạo được những hình dáng đẹp cho thành phố. Những tòa nhà cao tầng có thể đưa đến những không gian tự do của mặt đất nhiều hơn, phía dưới có thể làm sân bãi nghỉ ngơi công cộng hoặc trồng cây cối tạo nên cảnh đẹp cho đô thị. - Từ đó việc dự án xây dựng trụ sở ngân hàng TMCP Kiên Long chi nhánh Hải Phòng được ra đời . Là một tòa nhà 8 tầng – 1 tầng hầm, công trình là một điểm nhấn nâng cao vẻ mỹ quan thành phố, thúc đẩy thành phố phát triển theo hướng hiện đại 1.1.2 . Đặc điểm, quy mô công trình 1.1.2.1. Quy mô công trình 1)Nhà làm việc chính: Diện tích đất: 2109,4 m2 Diện tích xây dựng: 813.4 m2 Số tầng: 1 tầng hầm và 8 tầng nổi. Diện tích sàn xây dựng: Khoảng 790 m2 2)Nhà thường trực và máy ATM Diện tích: 40m2 Số tầng: 01 3)Công trình phụ trợ và kỹ thuật hạ tầng đồng bộ. Sân đường: 1296 m2 Hàng rào : 184,4 m 1.1.2.2. Vị trí xây dựng công trình - Số 275-Tô Hiệu-Lê Chân-Hải Phòng. - Phía Tây Bắc: Giáp công ty TNHH Hải Yến gồm các mốc 1,2 có chiều dài 57,67 (m). - Phía Đông Bắc: Giáp khu đất của công ty TNHH Hải Yến gồm các mốc 2,3 có chiều dài là 32,12(m). - Phía Đông Nam: Giáp khu dân cư và mương thoát nước gồm các mốc 3,4,5,6,7,8 có tổng chiều dài là 61,88 (m). Phía tây nam: Giáp hè đường Tô Hiệu gồm các mốc 8,1 có chiều dài 37,72 (m). SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 4
  5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 1.2. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội 1.2.1. Điều kiện địa hình - Khu đất dự kiến xây dựng trụ sở Chi Nhánh Kiên Long Hải Phòng có tổng diện tích 2109,4 m2. Mặt bằng xây dựng rộng rãi và có tường rào bao quanh. Đây là khu vực nằm trong quy hoạch của Thành phố, gần với trung tâm, có đường giao thông thuận tiện và là khu vực đặt trụ sở của nhiều cơ quan tổ chức kinh tế. 1.2.2. Điều kiện địa chất thủy văn 1.2.2.1.Điều kiện địa chất Kết quả khảo sát địa chất của khu vực lân cận như sau: + Lớp 1: Đất lấp, bề dày lớp mỏng, trung bình 2,6m, thành phần không đồng nhất. + Lớp 2: Bùn sét, xám đen lẫn hữu cơ phân hủy, trạng thái chảy, bề dày trung bình 9 m. + Lớp 3: Sét màu xám, xám đen, xám nâu, trạng thái chảy – dẻo chảy, bề dày trung bình là 21,2m + Lớp 4: Sét màu xám vàng, nâu vàng, trạng thái dẻo cứng, bề dày trung bình 3,4m + Lớp 5: Cát hạt mịn, màu xám vàng bề dày trung bình 18,15m. Trạng thái chặt vừa đến chặt + Lớp 6: Cát hạt trung, thô lẫn sỏi sạn. Bề dày chưa xác định trong phạm vi khảo sát. Kết cấu chặt đến rất chặt 1.2.2.2. Điều kiện thủy văn công trình - Nước dưới đất tồn tại gần mặt đất (0,7 m) do vậy nước dưới đất có khả năng ảnh hưởng khi mở móng công trình. 1.2.3.Khí tượng Công trình nằm trên đường Tô Hiệu quận Lê Chân, môi trường tốt, khí hậu trong lành, thoáng đãng. Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình năm : 23-25oC + Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất (tháng 1): 4-16oC Mưa: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, nhiều nhất từ tháng 7 đến tháng 9, lượng mưa trung bình năm là 1.670 mm. Gió: Mùa hè gió Đông Nam là chủ đạo,mùa đông gió Đông Bắc là chủ đạo. Độ ẩm : Cao nhất tháng 1 với chỉ số 98%. Nắng: Số giờ nắng trung bình là 1.640 giờ / năm. Bão : Xuất hiện nhiều nhất vào tháng 7 và 9, cấp gió từ 8-10, có khi tới cấp 12. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 5
  6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 1.2.4. Điều kiện xã hội Hải Phòng là thành phố cảng, trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, dịch vụ, du lịch của vùng Duyên hải Bắc bộ; cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và cả nước; đồng thời là một đô thị có vị trí quốc phòng trọng yếu; một trong các cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm qua, kinh tế - xã hội của thành phố có bước phát triển khá toàn diện, phát huy tốt nội lực, tập trung cao mọi nguồn lực để xây dựng và phát triển đô thị. Tình hình kinh tế - xã hội thành phố Hải Phòng trong những năm qua ổn định và phát triển với mức tăng trưởng kinh tế khá cao, gấp trên 1,5 lần so với mức tăng trưởng bình quân chung của cả nước, năm sau cao hơn năm trước. Hệ thống cảng trên địa bàn – một lợi thế của thành phố không ngừng được đầu tư, mở rộng đã phát huy tốt năng lực sản xuất, sản lượng hàng qua cảng năm 2012 dự kiến đạt trên 20 triệu tấn, năm 2013 sẽ cơ bản khai thác hết công suất thiết kế là khoảng 25-27 triệu tấn hàng. Bộ mặt đô thị có nhiều đổi mới, đang hình thành dáng vóc của một đô thị ngày càng khang trang, hiện đại với nhiều công trình hạ tầng kỹ thuật lớn cho nền kinh tế hiện đại như giao thông, hệ thống cảng biển, thông tin liên lạc, điện lực, đã và đang được hoàn thành đưa vào sử dụng phát huy hiệu quả; cùng với đó là tốc độ phát triển nhanh về nhà ở, phát triển các khu đô thị mới, các trung tâm thương mại hiện đại, các trung tâm du lịch – dịch vụ Đặc biệt là một loạt các công trình hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa quan trọng đối với thành phố và đất nước như: các dự án đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, cầu Đình Vũ – Cát Hải, Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng tại Lạch Huyện, nâng cấp sân bay Cát Bi thành sân bay quốc tế – đủ điều kiện là dự bị cho sân bay Nội Bài, Cầu Rào 2, Cầu Khuể Khu kinh tế Đình Vũ – Cát Hải, Khu đô thị hiện đại và khu công nghiệp công nghệ cao 1.200 ha tại Bắc Sông Cấm của Singapore, dự án công nghệ cao của tập đoàn General Electrics (GE) – Mỹ, dự án công nghệ cao quy mô lớn của Tập đoàn Hồng Hải (Đài Loan) đã và sẽ tạo cho Hải Phòng nhiều thời cơ, thuận lợi mới cho bước phát triển ở tầm cao mới. Nhìn chung môi trường xã hội rất thuận lợi và phù hợp với chức năng của Ngân hàng, việc đầu tư xây dựng Ngân Hàng Ngoại thương Hải Phòng chắc chắn sẽ góp phần nâng cao hơn nữa giá trị không gian văn hoá xã hội khu vực. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 6
  7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 1.3.Giải pháp kiến trúc 1.3.1. Mặt bằng công trình 1) Tầng hầm: - Làm gara ôtô, phòng bảo vệ, phòng nghỉ lái xe, bể nước sinh hoạt, bể nước phòng cháy. - Cầu thang máy, cầu thang bộ và kho chung chuyển tiền lên tầng 1 và tầng 2 - Cầu thang máy và các cầu thang bộ lên tầng 8 - Các phòng kỹ thuật: phòng điều khiển điều hoà không khí, phòng kỹ thuật (máy bơm nước ), buồng chứa rác 2) Mặt bằng tầng 1: - Các phòng làm việc: Không gian giao dịch khoảng 30 người, Phòng Kinh doanh dịch vụ, Phòng Ngân quỹ, Kho tiền, thường trực, lễ tân. Tuy nhiên, có thể bố trí thêm 1 phòng hoặc khu vực tiếp khách hàng đặc biệt (VIP) tại tầng này khi đến giao dịch. - Thang máy gồm có: 01 Thang chuyển tiền (1000 Kg) 02 Thang chở người (11 người trên thang) - Khu WC, buồng đổ rác. - Kho tiền - Phòng ATM. 3) Mặt bằng tầng 2: - Phòng làm việc của phó giám đốc, phòng Vi tính, phòng Kế toán - Không gian giao dịch 238 m2 - Kho tiền : - Khu WC - Giao thông: 1 thang bộ+2 thang máy 4) Mặt bằng tầng 3: - Phòng phó giám đốc, phòng thanh toán xuất nhập khẩu - Phòng quản lý rủi ro - Phòng kế toán - Phòng quan hệ khách hàng - Khu WC 5) Mặt bằng tầng 4: - Phòng phó giám đốc: phòng làm việc + họp nhỏ - Phòng thanh toán quốc tế, phòng khách hàng đặc biệt 6) Mặt bằng tầng 5: - Phòng giám đốc: phòng làm việc + họp nhỏ + thư ký + phòng chờ SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 7
  8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD - Phòng tiếp khách quốc tế - Phòng Hành chính 7) Mặt bằng tầng 6,7: - Không gian làm việc - WC - Thang máy, thang bộ 8) Mặt bằng tầng 8: - Phòng hội thảo: 200 chỗ - Kho, phòng chờ - Thư viện , truyền thống - Khu WC 1.3.2 Giải pháp mặt đứng - Mặt đứng trụ sở 8 tầng nhìn ra đường Tô Hiệu rộng 22,5 m - 3 tầng dưới được ốp Granite màu đỏ rubi hoặc đá granite màu nâu hồng. - Các tầng có phong cách kiến trúc thống nhất hiện đại tạo thành toà nhà uy nghi vững trãi, bề thế, hiện đại và sang trọng. - Hai mặt bên tổ hợp màu kính tạo thành công trình. - Trên sảnh ra vào cửa tầng 1 gắn logo con rồng xanh của Kienlongbank Hải Phòng, trên mái nhà là chữ Kienlongbank có gắn đèn nháy hoặc đèn khí quang uốn theo chữ để quảng cáo. 1.3.3. Giải pháp mặt cắt Chiều cao các tầng: + Tầng hầm: 3.0 m (Phần sâu dưới đất là 1m, phần nổi là 2 m) + Tầng 1, 2: 4.2 m + Tầng 3 trở lên: 3.6 m Chiều cao toàn nhà: 36.8 m Các tầng đều làm trần kỹ thuật có chiều cao thông thuỷ 2,7 m cách âm, cách nhiệt, chống nước, chống cháy. 1.3.4. Các giải pháp kỹ thuật khác 1.3.4.1. Cấp thoát nước - Giải pháp cấp thoát nước: thấy rõ tầm quan trọng của cấp thoát nước đối với công trình cao tầng, nhà thiết kế đã đặc biệt chú trọng đến hệ thống này. Các thiết bị vệ sinh phục vụ cấp thoát nước rất hiện đại lại trang trọng. Khu vệ sinh tập trung tầng trên tầng vừa tiết kiệm diện tích xây dựng, vừa tiết kiệm đường ống, tránh gẫy khúc gây tắc đường ống thoát. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 8
  9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD - Mặt bằng khu vệ sinh bố trí hợp lý, tiện lợi, làm cho người sử dụng cảm thấy thoải máy. Hệ thống làm sạch cục bộ trước khi thải được lắp đặt với thiết bị hợp lý. Độ dốc thoát nước mưa là 2% phù hợp với điều kiện khí hậu mưa nhiều, nóng ẩm ở Việt Nam. Nguồn cung cấp nước lấy từ mạng lưới cấp nước thành phố đạt tiêu chuẩn sạch vệ sinh. Dùng 3 máy bơm cấp nước (1 máy dự trữ). Máy bơm hoạt động theo chế độ tự động đóng ngắt đưa nước lên dự trữ trên bể chứa nước có dung tích 112,5m3 đủ dùng cho sinh hoạt và có thể dùng vào việc chữa cháy khi cần thiết. 1.3.4.2. Mạng lưới thông tin liên lạc -Sử dụng hệ thống điện thoại hữu tuyến bằng dây dẫn vào các phòng làm việc. 1.3.4.3.Thông gió và chiếu sáng - Chiếu sáng tự nhiên: Công trình lấy ánh sáng tự nhiên qua các ô cửa kính lớn, do các văn phòng làm việc đều được bố trí quanh nhà nên lấy ánh sáng tự nhiên rất tốt. - Chiếu sáng nhân tạo: Hệ thống chiếu sáng nhân tạo luôn phải được đảm bảo 24/24, nhất là hệ thống hành lang và cầu thang vì hai hệ thống này gần như nằm ở trung tâm ngôi nhà. - Hệ thống thông gió: Vì công trình có sử dụng tầng ngầm nên hệ thống thông gió luôn phải được đảm bảo . Công trình sử dụng hệ thống điều hoà trung tâm, ở mổi tầng đều có phòng điều khiển riêng. 1.3.4.4. Cấp điện - Nguồn điện được cung cấp cho công trình phần lớn là từ trạm cấp điện của nhà máy thông qua trạm biến thế riêng. Ngoài ra cần phải chuẩn bị một máy phát điện riêng cho công trình phòng khi điện lưới có sự cố. Điện cấp cho công trình chủ yếu để chiếu sáng, điều hòa không khí và dùng cho máy vi tính. 1.3.4.5. Hệ thống chống sét Xác suất bị sét đánh của nhà cao tầng tăng lên theo căn bậc hai của chiều cao nhà nên cần có hệ thống chống sét đối với công trình. Thiết bị chống sét trên mái nhà được nối với dây dẫn có thể lợi dụng thép trong bê tông để làm dây dẫn xuống dưới. 1.3.4.6. Hệ thống phòng cháy, chữa cháy Dùng hệ thống cứu hỏa cục bộ gồm các bình hóa chất chữa cháy bố trí thuận lợi tại các điểm nút giao thông của hành lang và cầu thang. Ngoài ra còn bố trí hệ thống các đường ống phun nước cứu hỏa tại các cầu thang bộ ở mỗi tầng. 1.3.4.7.Vệ sinh môi trường Để giữ vệ sinh môi trường, giải quyết tình trạng ứ đọng nước, đảm bảo sự trong sạch cho khu vực thì khi thiết kế công trình phải thiết kế hệ thống thoát nước xung quanh công trình. Ngoài ra trong khu vực còn phải trồng cây xanh để tạo cảnh quan và bảo vệ môi trường xung quanh. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 9
  10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 1.3.4.8. Sân vườn, đường nội bộ Đường nội bộ được xây dựng gồm: đường ô tô và đường đi lại cho người. Sân được lót đanh bê tông, có bố trí các cây xanh nhằm tạo thẩm mỹ và sự trong lành cho môi trường. Do khu đất xây dựng chật hẹp nên không thể bố trí đường bộ xung quanh công trình, tuy nhiên phía Bắc và phía Nam đều có đường phố chạy sát công trình nên yêu cầu về phòng hỏa vẫn được đảm bảo. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 10
  11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD CHƢƠNG 2 : LỰA CHỌN GIẢI PHÁP KẾT CẤU 2.1. Sơ bộ phƣơng án kết cấu 2.1.1. Phân tích các dạng kết cấu khung Các hệ kết cấu BTCT toàn khối được sử dụng phổ biến trong các nhà cao tầng bao gồm: hệ kết cấu khung, hệ kết cấu tường chịu lực, hệ khung vách hỗn hợp, hệ kết cấu hình ống và hệ kết cấu hình hộp. Việc lựa chọn hệ kết cấu dạng này hay dạng khác phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của công trình, công năng sử dụng, chiều cao của ngôi nhà và độ lớn của tải trọng ngang (động đất, gió). 2.1.1.1. Hệ khung chịu lực - Hệ này được tạo thành từ các thanh đứng (cột) và ngang (dầm) liên kết cứng tại chỗ giao nhau giữa chúng (nút). Các khung phẳng lại liên kết với nhau qua các thanh ngang tạo thành khối khung không gian có mặt bằng vuông, chữ nhật, tròn, đa giác - Dầm: Do lực dọc ở dầm không lớn nên việc tính toán khung được ưu tiên cho tính chịu uốn. - Cột: Đa số cột của khung cứng là tương đối dễ uốn. Chúng tiếp nhận lực dọc và momen uốn lớn. Mô men phụ phát sinh do chuyển vị của cột theo phương vuông góc mặt phẳng khung. Khi chịu uốn ngang trong các cột phát sinh những momen phụ do lực dọc. - Dưới tác động của tải trọng ngang và đứng, khung chịu lực được nhờ khả năng chịu cắt và uốn của các thanh. Ngoài khả năng chịu tải riêng biệt của các cấu kiện thanh, độ cứng của liên kết tại các nút khung có một ý nghĩa hết sức quan trọng. Chuyển vị ngang của một khung cứng bao gồm hai thành phần: chuyển vị ngang do uốn khung như một thanh consol thẳng đứng (20%) và chuyển vị ngang do uốn các thanh thành phần (chiếm khoảng 80% trong đó 65% do biến dạng của dầm và 15% do biến dạng cột). Xét về tổng thể, biến dạng ngang của khung cứng thuộc biến dạng cắt. Hệ này được sử dụng rất phổ biến với các ưu điểm: - Biện pháp thi công đơn giản, phù hợp với mọi trình độ thi công - Hệ này phù hợp với các công trình có tỷ lệ chiều cao trên bề rộng mặt bằng chân nhỏ hơn 4 . Nếu tỷ lệ lớn hơn có thể gây nhổ , đặc biệt là các cột góc . Khi thiết kế các kết cấu dùng hệ khung cần lưu ý: - Khi thiết kế không đúng, nếu xảy ra động đất hệ này thường bị sập hoàn toàn, thường từ các liên kết dầm và cột do đây là nơi tập trung ứng suất. - Do độ cứng của kết cấu loại này thường không lớn nên những công trình nhiều tầng có thể có biến dạng ngang lớn, do vậy cần lưu ý khoảng cách khe kháng chấn. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 11
  12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD - Hệ kết cấu khung có khả năng tạo không gian lớn, linh hoạt, sơ đồ làm việc rõ ràng nhưng độ cứng ngang kém, kém hiệu quả khi chiều cao công trình lớn. Để tăng độ cứng theo phương ngang của khung, có thể bố trí thêm các thanh xiên tại một số nhịp trên suốt chiều cao của nó. Phần kết cấu dạng dàn được tạo thành sẽ làm việc như một vách cứng thẳng đứng. Nếu thiết kế thêm các hệ dàn ngang (ở tầng trên cùng và một số tầng trung gian) liên kết các bộ phận khung còn lại với kết cấu dàn đứng thì hiệu quả chịu tải của hệ có thể tăng thêm khoảng 30%.Dưới tác động của tải trọng ngang, các dàn ngang sẽ đóng vai trò phân phối lực dọc giữa các khung cột, cản trở chuyển vị xoay của hệ và giảm momen uốn ở phần dưới khung. Hình 2.1. Nhà có hệ khung chịu lực - Các loại hệ khung chịu lực: + Hệ khung không gian: Với hệ kết cấu loại này cột được bố trí theo 2 phương theo suốt chiều ngang và dọc của nhà. Hệ này có nhược điểm là tất cả các cột đều chịu uốn theo 2 phương, các cột biên có thể bị nhổ, hạn chế trong việc bố trí mặt bằng. Hệ này thường dùng trong các kết cấu có chiều cao thấp hoặc trung bình. + Hệ khung chu vi: Với hệ kết cấu loại này, lực ngang do các cột biên chịu, các cột trong dùng để truyền lực thẳng đứng. Hệ này cho phép tăng khoảng cách cột, bố trí SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 12
  13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD kiến trúc linh hoạt, có trường hợp giảm chi phí xây dựng. Các cột góc có thể bị nhổ, để hạn chế có thể bố trí mặt bằng dạng tròn. + Hệ khung lắp ghép: Hệ này có ưu điểm xây lắp nhanh, giảm chi phí ván khuôn, có thể áp dụng công nghiệp hoá, chất lượng các cấu kiện có độ tin cậy cao không bị ảnh hưởng của thời tiết. Nhược điểm của hệ này khó đảm bảo độ dẻo và tính liên tục của liên kết. Thường dùng cho các công trình dưới 20 tầng. + Hệ khung bê tông ứng suất trước: Hệ kết cấu loại này có độ cứng lớn nên cho phép xây dựng được các công trình có nhịp lớn và thanh mảnh cao. Tuy vậy cấu kiện dễ bị mỏi và phá hoại dòn do luôn phải chịu lực căng trước. + Hệ khung tường chèn: Với hệ khung tường chèn , độ cứng của nhà tăng lên rất lớn, độ dẻo của kết cấu giảm. Khi động đất tường chèn gây bất lợi cho kết cấu. Nếu bố trí tường không liên tục trên các tầng dẫn đến phân phối trọng lượng không đều và sẽ làm tăng lực động đất tại các tầng đó. Do tường chèn có độ cứng không đồng nhất với hệ khung nên sẽ dao động độc lập, vì vậy tường chèn dễ tách ra và sập đổ. Cần có biện pháp neo giữ các tường chèn khi thiết kế. 2.1.1.2. Hệ vách chịu lực - Hệ vách cứng chịu lực gồm tường trong và tường ngoài vừa chịu tải trọng đứng và ngang, đồng thời là tường bao ngăn của các phòng. Hệ này loại được vấn đề tập trung ứng suất tại các liên kết dầm cột. Các vách có khả năng chịu uốn tốt, đối với vách có độ mảnh lớn thì độ dẻo lớn, giảm chấn tốt. Đối với vách dày khả năng chịu lực rất cao và chịu tải động đất tốt. Tải trọng ngang tác dụng lên công trình được truyền qua các vách cứng chịu lực thông qua hệ bản sàn tuyệt đối cứng trong mặt phẳng của chúng. Các vách cứng làm việc như dầm consol có chiều cao tiết diện lớn. Khả năng chịu tải của vách cứng phụ thuộc phần lớn vào hình dạng tiết diện ngang. Ngoài ra vách cứng thường bị giảm yếu do có các lỗ cửa. Số lượng, kích thước, vị trí các lỗ cửa này trên chiều cao vách cứng ảnh hưởng đến sự làm việc của nó. Các vách liên kết với nhau hình chữ U, L để tăng khả năng kháng uốn và kháng xoắn. - Ưu điểm: + Loại bỏ được hiện tượng tập trung ứng suất tại các liên kết dầm cột . + Có độ cứng kháng xoắn lớn. + Thích hợp cho các công trình cần phải phân chia các khoảng không gian bên trong nhà và cao đến 20 tầng. - Nhược điểm: + Bố trí mặt bằng kém linh hoạt, tuy nhiên dùng hệ kết cấu hỗn hợp để loại bỏ hạn chế này. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 13
  14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD + Tải trọng ngang phân phối vào vách nên khi một vách nào đó bị hỏng thì xác xuất công trình bị sập đổ sẽ cao hơn, móng các vách phải làm việc nặng hơn. 2.1.1.3. Hệ lõi chịu lực - Hệ kết cấu vách cứng có thể liên kết với nhau thành các hệ không gian khép kín gọi là lõi. Đặc điểm quan trọng của loại kết cấu này là khả năng chịu lực ngang và khả năng chống xoắn rất tốt. Lõi có dạng vỏ hộp rỗng, tiết diện kín hoặc hở, nó là bộ phận nhận toàn bộ tải trọng đứng và ngang tác động lên công trình và truyền xuống nền đất. Phần không gian bên trong lõi bố trí các thiết bị vận chuyển theo phương đứng (thang máy, cầu thang ) các đường ống kỹ thuật (cấp thoát nước, điện ) - Hình dạng, số lượng, cách bố trí các lõi cứng chịu lực trong mặt bằng nhà rất đa dạng: + Nhà lõi tròn, vuông, chữ nhật, tam giác (kín hoặc hở). + Nhà có một lõi hoặc nhiều lõi. + Lõi nằm trong nhà, theo chu vi nhà hoặc ngoài nhà. - Lõi cứng có thể xem như một dầm consol lớn thẳng đứng. Trong lõi sẽ phát sinh ra các ứng suất do uốn , cắt và xoắn tương tự thành hộp kín. Phản ứng của lõi cứng khi chịu tải trọng ngang phụ thuộc vào hình dáng, độ cứng và mức độ đồng nhất của nó cũng như hướng tác dụng động lực. Dọc theo chiều cao lõi có nhiều lỗ cửa, kích thước các lỗ cửa quyết định tính chất biến dạng tổng thể của lõi. 2.1.1.4. Hệ hộp chịu lực - Hệ kết cấu này được dùng cho các công trình có chiều cao lớn và cực lớn (trên 40 tầng). Hiện này các nhà cao tầng nhất trên thế giới dùng giải pháp kết cấu này. Hệ hộp chịu lực, các bản sàn được gối vào các kết cấu chịu tải nằm trong mặt phẳng tường ngoài mà không cần các gối trung gian khác bên trong. Có nhiều giải pháp kết cấu khác nhau cho các bức tường chịu tải ngoài của vỏ hộp: + Giải pháp lưới ô vuông tạo thành từ các cột đặt ở khoảng cách bé với dầm ngang có chiều cao lớn. + Giải pháp lưới không gian với các thanh chéo. Các thanh chéo làm tăng độ cứng ngang và độ cứng chống xoắn của công trình, cũng như khắc phục tính dễ biến dạng của các dầm ngang. 2.1.1.5. Các hệ kết cấu hỗn hợp 1. Hệ khung vách chịu lực Tùy thuộc vào khả năng chịu tải trọng ngang của khung mà hệ kết cấu hồn hợp này có hai sơ đồ sau: - Sơ đồ giằng: Trong sơ đồ này các khung không có khả năng chịu tải trọng ngang mà chỉ chịu một phần tải trọng thẳng đứng tương ứng với diện tích truyền tải trên sàn SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 14
  15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD đến khung, toàn bộ tải trọng ngang do các vách chịu. Các liên kết giữa cột và dầm là khớp hoặc độ cứng ngang của các khung là không đáng kể so với độ cứng ngang của các vách chịu lực. Sơ đồ giằng có các ưu điểm sau: việc thiết kế và thi công các nút khung đơn giản, thi công khung nhanh, các cột chủ yếu chịu nén. - Sơ đồ khung giằng: Trong sơ đồ này các kết cấu khung được thiết kế để cùng tham gia chịu tải trọng đứng và ngang cùng với các vách chịu lực. Cột liên kết cứng với dầm và độ cứng ngang của các khung so với độ cứng ngang của các vách chịu lực không thể bỏ qua. Dưới tác động của tải trọng ngang các khung cứng làm việc như một dầm conson thẳng đứng chịu cắt có biến dạng cắt chiếm ưu thế với đường biến dạng có dạng lõm về phía tải trọng tác dụng, trong khi đó các vách chịu lực làm việc như một thanh conson đứng chịu uốn có biến dạng uốn chiếm ưu thế với đường biến dạng có dạng lồi về phía tải tọng tác dụng. Sự kết hợp của hai hệ kết cấu có dạng biến dạng hoàn toàn khác nhau này sẽ tạo ra các lực tương tác làm thay đổi các biểu đồ mômen uốn và lực cắt ở cả khung cứng lẫn vách chịu lực. - Hệ khung vách chịu lực: Kết hợp ưu điểm của cả hai loại kết cấu vách cứng và khung. Hệ này tận dụng ưu thế chịu tải trọng ngang tốt của lõi cứng để giảm tiết diện các cột đồng thời với việc bố trí các cột bên ngoài sẽ giúp việc bố trí kiến trúc được linh hoạt. Hệ kết cấu vách cứng thường được tạo ra tại khu vực cầu thang bộ, cầu thang máy, khu vệ sinh chung hoặc các tường biên là các khu vực có các tường liên tục nhiều tầng. Hệ kết cấu khung được bố trí tại các khu vực còn lại của ngôi nhà. Hai hệ kết cấu khung và vách liên kết với nhau thông qua hệ thống kết cấu sàn. Với trường hợp này hệ sàn liền khối có ý nghĩa rất lớn. Hệ thống vách chiếm vai trò chủ yếu chịu lực ngang, hệ khung chủ yếu chịu tải trọng đứng. Chính điều này tạo điều kiện để tối ưu hoá các cấu kiện, giảm bớt kích thước cột và dầm đáp ứng yêu cầu không gian kiến trúc. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 15
  16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Hình 2.2. Sơ đồ giằng và khung giằng Kết cấu khung vách cứng là tổ hợp của hai hệ kết cấu: kết cấu khung và kết cấu vách cứng. Tận dụng ưu việt của mỗi loại, vừa có thể cung cấp một không gian sử dụng tương đối lớn đối với bố trí mặt bằng kiến trúc lại có tính năng chống lực ngang tốt. Biến dạng của kết cấu khung vách là biến dạng uốn cắt. Biến dạng của kết cấu khung là dạng cắt, biến dạng tương đối của các tầng bên trên nhỏ, bên dưới lớn. Biến dạng của vách cứng là biến dạng uốn cong, biến dạng tương đối của các tầng bên trên lớn, bên dưới nhỏ. Đối với kết cấu khung vách do điều tiết biến dạng của hai loại kết cấu cùng làm việc tạo thành biến dạng uốn cắt, từ đó giảm tỷ lệ chuyển vị tương đối giữa các tầng của kết cấu và tỷ lệ chuyển vị của đỉnh điểm, làm tăng độ cứng bên của kết cấu. Tải trọng ngang, chủ yếu do vách cứng đảm nhiệm.Từ đặc điểm chịu lực có thể thấy: độ cứng bên của vách cứng lớn hơn nhiều so với độ cứng bên của khung trong kết cấu khung vách dưới tác động của tải trọng ngang. Nói chung vách cứng đảm nhận 80%, vì vậy lực cắt của tầng mà kết cấu khung phân phối dưới tác động của tải trọng ngang, được phân bố đều theo chiều cao, mômen uốn cột dầm các tầng tương đối bằng nhau, có lợi cho việc giảm kích thước dầm cột thuận lợi cho thi công. - Kết cấu khung - vách có khả năng chống động đất tương đối tốt. Nhà nhiều tầng nên tránh dùng kết cấu thuần khung, dùng kết cấu khung - vách có lợi đối với việc hạn chế chuyển vị ngang, giảm nội lực dầm cột của khung, tiết kiệm vật liệu.Trong bố trí mặt bằng vách cứng nên phân bố đều, độ cứng các mảng tường nên tương đương. Vách cứng nên bố trí trong mặt phẳng trục dầm cột, vách cứng dọc và ngang liền nhau nên nối liền nhau thành hình chữ L,T để tăng độ cứng và khả năng chống xoắn. Lỗ trên vách cứng nên bố trí ở phần giữa tiết diện, vách cứng nên chạy suốt toàn chiều cao công trình, chiều dày của vách giảm dần dọc chiều cao, tránh thay đổi chiều dày SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 16
  17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD đột ngột làm độ cứng cũng thay đổi đột ngột. Nếu tầng trên và dưới đều mở lỗ, vị trí trên dưới nên chỉnh đều, tránh bị lệch. - Dầm cột trong kết cấu khung - vách phải đạt được cột "khoẻ" dầm "yếu", không cho phép cột xuất hiện khớp dẻo và phá hoại cắt. 2. Hệ khung lõi chịu lực - Hệ kết cấu khung lõi được tạo thành từ sự kết hợp hệ thống khung, lõi cứng. Hệ này tận dụng được các ưu điểm của mỗi loại, vừa cung cấp không gian lớn, dễ bố trí mặt bằng kiến trúc, có tính năng chống lực ngang tốt. Lõi cứng có thể bố trí độc lập hoặc lợi dụng lõi thang máy, thang bộ - Biến dạng của kết cấu khung có dạng cắt, biến dạng tương đối của các tầng trên nhỏ, còn biến dạng của lõi có dạng uốn, biến dạng của các tầng trên nhỏ tầng dưới lớn. Vì vậy hệ kết cấu này làm việc dạng uốn cắt làm giảm tỷ lệ chuyển vị tương đối giữa các tầng, chịu tải ngang tốt. - Tải trọng ngang chủ yếu do lõi chịu. Lực cắt của tầng mà kết cấu khung được phân phối dưới tác động của tải trọng ngang phân phối tương đối đồng đều theo chiều cao, momen uốn của cột dầm tầng tương đối bằng nhau, thuận lợi cho việc giảm kích thước dầm cột. 3. Hệ khung hộp chịu lực - Ở hệ kết cấu hỗn hợp này, để giảm bớt nhịp bản sàn, hệ kết cấu khung được bố trí trong lòng hộp. Độ cứng ngang của khung trong lòng hộp thường rất bé so với độ cứng ngang của hộp bên ngoài, nên hệ khung được bố trí chủ yếu để chịu tải trọng đứng từ sàn còn toàn bộ tải trọng ngang do hộp chịu. Với sơ đồ chịu lực này, dưới tác động của tải trọng ngang vỏ hộp bị biến dạng sẽ gây ra các chuyển vị dọc khác nhau giữa các cột bên trong và vỏ hộp bên ngoài. Sự chêch lệch chuyển vị dọc này sẽ làm cho các vách ngăn bị nứt và gây hư hỏng các liên kết. Để tránh hiện tượng này cần thiết kế thêm các dàn ngang ở cao trình mái và tại một số các cao trình khác trên chiều cao công trình. Các dàn cứng ngang sẽ làm tăng hiệu quả chịu lực ngang của hệ kết cấu hỗn hợp này. 4. Hệ hộp - vách chịu lực - Ở hệ kết cấu hỗn hợp này, các vách chịu lực được bố trí trong lòng hộp, cùng tham gia chịu tải ngang và đứng với hộp bên ngoài. Hệ có các sơ đồ sau: hộp - vách ngang chịu tải, hộp - vách dọc chịu tải, hộp - vách ngang và dọc chịu tải, hệ hộp nhiều ngăn. 5. Hệ hộp - lõi chịu lực - Hệ này còn có tên gọi “ống trong ống”, hộp ngoài và lõi bên trong cùng tham gia chịu tải trọng đứng và ngang. Các bản sàn liên kết hai bộ phận chịu lực này lại và chúng sẽ làm việc như một hệ duy nhất khi tải trọng ngang xuất hiện. Tính chất phản ứng của hệ ống trong ống khi chịu tải trọng ngang tương tự như hệ khung giằng. Phần SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 17
  18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD hộp ngoài chịu phần lớn tải trọng ngang ở phía trên nhà, phần lõi cứng lại chịu phần lớn tải trọng ngang ở phía dưới nhà. 6. Hệ vách - lõi chịu lực - Hệ này phần lõi chịu lực bố trí bên trong nhà còn các vách cứng bố trí bên ngoài vừa làm nhiệm vụ phân chia không gian vừa làm nhiệm vụ chịu tải. Ngoài các hệ cơ bản trên , thực tế còn gặp các hệ tạo thành từ ba hoặc bốn hệ cơ bản như hệ hộp - khung - lõi chịu lực, hệ hộp - khung - vách chịu lực. Hình 2.3. Hệ lõi chịu lực Kết luận : Từ sự phân tích những ưu điểm, nhược điểm, và phạm vi ứng dụng của từng loại kết cấu chịu lực ở phần 1, ta quyết định sử dụng hệ kết cấu khung-vách cho công trình. 2.1.1.6. Lựa chọn sơ đồ tính 1) Khái niệm Sơ đồ tính của công trình là hình ảnh đơn giản hoá mà vẫn đảm bảo phản ánh sát với sự làm việc thực tế của công trình. 2) Phân tích Có 2 sơ đồ tính được sử dụng phổ biến là sơ đồ khung phẳng và sơ đồ khung không gian.Tuỳ thuộc vào đặc điểm của từng công trình mà ta đưa nó về một sơ đồ tính phù hợp nhất. Sau đây ta sẽ đi vào phân tích cụ thể từng loại khung. a) Sơ đồ tính khung phẳng Kết cấu phẳng là: khi tất cả các cấu kiện của công trình đều nằm trong mặt và tải trọng chỉ tác dụng trong mặt phẳng đó hoặc một số công trình là kết cấu không gian nhưng sự làm việc của công trình chủ yếu là phẳng. Ưu điểm : Hệ khung phẳng dễ tính, dễ kiểm tra và kiểm soát kết quả. Nhược điểm : - Chưa phản ánh xác thực sự làm việc của công trình thể hiện ở các điểm sau. - Các khung phẳng bị tách riêng biệt ra trong khi đó công trình thực thì các khung phẳng này được liên kết với nhau nhờ các thanh giằng,dầm,dầm cầu trục,sàn ,xà gồ tường,tấm tường SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 18
  19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD - Khung không chịu tác dụng của tải trọng ngoài mặt phẳng khung trong khi công trình thực thì trường hợp tải có thể theo mọi phương. - Khi một cấu kiện nào đó trong khung có chuyển vị cưỡng bức thì nó không truyền ảnh hưởng sang cho khung lân cận được mà trong thực tế có sự truyền lực giữa các khung lân cận. Có thể đưa công trình về sơ đồ khung phẳng khi - Khi tỉ lệ L/B > 2 thì nên tính theo sơ đồ khung phẳng vì độ cứng của công trình theo phương L lớn hơn phương B rất nhiều. - Các khung nằm trong một mặt phẳng ,khung chỉ chịu uốn trong một mặt phẳng khung là chủ yếu. - Số bước khung trong công trình là nhiều - Độ cứng của công trình theo hai phương chênh lệch nhau nhiều. - Quy mô,kết cấu của công trình nhỏ,không phức tạp mức độ quan trọng của công trình không cao. b)Sơ đồ tính khung không gian Kết cấu không gian: Nếu các cấu kiện của công trình không nằm trong cùng một mặt phẳng hoặc tải trọng tác dụng ngoài mặt phẳng. Ưu điểm : - Mô hình hoá sát thực sự làm việc của kết cấu so với công trình thực. - Có thể tính đầy đủ các thành phần nội lực trong khung dưới tác dụng của các tải trọng. - Kết quả tính toán có thể đáng tin cậy,đảm bảo điều kiện về kĩ thuật và kinh tế. - Không cần phải dồn tải trọng vào cho các khung. Nhược điểm : - Khối lượng tính toán lớn,phức tạp, khó kiểm tra và kiểm soát kết quả. Có thể đưa công trình về sơ đồ khung không gian khi - Khi tỉ lệ L/B < 2 thì nên tính theo sơ đồ khung không gian vì độ cứng của công trình theo hai phương gần như nhau. - Khi công trình phức tạp,các khung thành phần không cùng nằm trong một mặt phẳng. - Chịu tác dụng của nhiều loại tải trọng với các phương khác nhau. - Khi công trình có nhiều lõi cứng,vách cứng. Kết luận : Qua sự phân tích các khung ở trên em tiến hành lựa chọn sơ đồ tính theo khung không gian để mô hình hoá sát nhất với sự làm việc của công trình thực. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 19
  20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 2.1.2 . Phân tích lựa chọn phương án sàn 2.1.2.1. Ứng dụng các hệ sàn trong kết cấu nhà nhiều tầng - Trong kết cấu nhà nhiều tầng, sàn là hệ kết cấu nằm ngang, toàn bộ hệ kết cấu sàn được đặt lên kết cấu chịu tải trọng thẳng đứng như cột, vách, lõi cứng. Bộ phận chính cấu tạo nên sàn là bản, bản sàn thông thường là ô hình chữ nhật. Kết cấu sàn hình thành những đĩa cứng ngang. Chúng gia cường và liên kết các kết cấu chịu lực thẳng đứng của công trình đảm bảo cho nó làm việc như một kết cấu hoàn chỉnh dưới tác dụng của tải trọng ngoài. Sàn tiếp nhận tải trọng thẳng đứng rồi truyền vào các kết cấu khung, vách, lõi. Sàn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc phân phối tải trọng ngang vào các kết cấu khung, vách, lõi. - Hình dạng và những kết cấu chịu lực của công trình quyết định tổ hợp các cấu kiện của sàn. Việc lựa chọn đúng đắn các kết cấu sàn có ý nghĩa rất lớn, vì rằng các kết cấu này quyết định sơ đồ truyền tải trọng gió, tải trọng thẳng đứng và chúng ảnh hưởng đến việc chọn hệ chịu lực. Chọn hệ kết cấu sàn chủ yếu do chiều cao của tầng, nhịp nhà và điều kiện thi công quyết định. - Hệ kết cấu sàn ứng dụng trong kết cấu nhà nhiều tầng rất đa dạng, theo sơ đồ kết cấu có thể phân ra các dạng trong [5] như sau: 2.1.2.2. Sàn có dầm (sàn sườn) - Kết cấu sàn phổ biến là hệ dầm sàn đổ bê tông tại chỗ. Dầm được cấu tạo thành hai loại: dầm chính đi qua các cột theo hai phương; dầm phụ chủ yếu làm nhiệm vụ đỡ tường và ngăn chia các ô sàn có diện tích lớn. Trong các trường hợp này bản sàn có chiều dày bé, thường từ 12 cm đến 20 cm. - Hệ sàn có dầm là hình thức kết cấu thường dùng nhiều, phạm vi ứng dụng rộng rãi đối với công trình có khẩu độ nhỏ và vừa (như chung cư, trụ sở làm việc ) biện pháp thi công là hệ sàn, dầm đổ bê tông tại chỗ. - Tuy nhiên hệ kết cấu sàn dầm này không thuận lợi đối với công trình có khẩu độ lớn; có các khoảng không gian rộng, yêu cầu khoảng cách giữa các cột lớn (nhà ga, siêu thị, trung tâm thương mại ). Vì rằng việc áp dụng hệ dầm sàn này đối với kết cấu nhịp lớn, sẽ làm tăng chiều cao của dầm vượt nhịp, làm giảm không gian sử dụng của công trình, làm cản trở việc lắp đặt các hệ thống thiết bị kỹ thuật, làm tăng chiều cao tầng dẫn đến việc tăng chiều cao chung của công trình; như vậy giá thành công trình tăng thêm. Thích hợp với nhịp sàn từ 4 - 8m. Trong sơ đồ sàn có dầm có thể chia ra: - Sàn sườn toàn khối có bản dầm (sàn làm việc một phương) SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 20
  21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Hình 2.4. Sàn sườn toàn khối có bản dầm + Đặc điểm: Bản được gối lên dầm phụ, dầm phụ được gối lên dầm chính, dầm chính gối lên l2 cột và tường. Vì 2 ( l2 : nhịp dài của bản; l1 : nhịp ngắn của bản ), nên thứ tự l1 truyền lực sẽ là bản truyền tải trọng cho dầm phụ, dầm phụ truyền tải cho dầm chính, dầm chính truyền tải xuống cột và cột truyền tải xuống móng. Trong loại sàn này bản thường mỏng (chiều dày từ 6 cm - 10 cm , có thể dễ dàng tính toán sơ bộ từ tải trọng) và cạnh ngắn l1 của bản dao động trong khoảng 2m đến 4m. Tuy vậy độ cứng trong mặt phẳng của sàn (với vai trò của vách cứng nằm ngang) lại lớn nhờ bản được liên kết toàn khối với hệ dầm trực giao. Nhịp dầm phụ lấy từ 4m đến 6m với chiều cao tiết 11 diện: HLPhô . Nhịp của dầm chính bằng bê tông cốt thép thường có thể Dµm12 20 nhÞp 11 lấy trong khoảng 5m đến 8m với chiều cao tiết diện: HLChÝnh . Chiều Dµm8 15 nhÞp rộng b của tiết diện dầm: bHdµm0.3 0.5 dµm . + Ưu điểm: kết cấu đơn giản. + Nhược điểm: với kết cấu nhịp lớn, chiều cao dầm tăng, do đó chiều cao công trình cũng tăng làm tăng chi phí xây dựng. Khó bố trí các đường ống hệ thống kỹ thuật trong nhà. + Thích hợp với nhịp sàn từ 4 - 8m. - Sàn sườn toàn khối có bản kê bốn cạnh (sàn làm việc hai phương) Hình 2.5. Sàn sườn toàn khối có bản kê bốn cạnh SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 21
  22. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD + Đặc điểm: l Bản có tỷ số: 2 2 , thông thường tỷ số dao động trong l1 khoảng 1 đến 1.5 . Kích thước ô bản vào khoảng 4m đến 8m ; chiều dày của bản 11 hl. Cột đỡ trực tiếp hệ dầm; biên của sàn cũng là dầm và cột. Chiều bn¶140 50 cao tiết diện dầm phụ nhỏ hơn chiều cao tiết diện dầm chính. + Ưu điểm: kết cấu có tính kinh tế nhất đối với nhịp sàn và tải trọng trung bình. + Nhược điểm: với kết cấu nhịp lớn, chiều cao dầm tăng, chiều cao toàn công trình tăng, làm tăng chi phí xây dựng. Khó bố trí đường ống hệ thống kỹ thuật trong nhà. + Thích hợp với kết cấu nhịp 9m. - Sàn dày sườn (sàn ô cờ) Hình 2.6. Sàn dày sườn + Đặc điểm: Khi lưới cột lớn, khoảng cách cột có thể đạt tới 8m đến 10m, phải bố trí thêm nhiều dầm phụ với khoảng cách từ 1m đến 2m, chiều cao dầm chính có thể giảm bớt (với bề rộng đủ để chịu cắt), đôi khi chiều cao dầm chính và dầm phụ bằng nhau. Sàn ô cờ thi công phức tạp nhưng giảm được chiều cao kết cấu. + Ưu điểm: khả năng vượt nhịp lớn, giảm nhẹ trọng lượng toàn kết cấu. + Nhược điểm: thi công phức tạp, chậm, khó lắp đặt cốt thép, chiều cao dầm cũng tăng khi nhịp sàn lớn. + Thích hợp với sàn nhịp 9 - 14m SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 22
  23. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD - Sàn nhiều sườn Hình 2.7. Sàn nhiều sườn một phương Hình 2.8. Sàn nhiều sườn một phương với dầm bẹt + Đặc điểm: Thường dùng cho hệ sàn có khẩu độ lớn như: sàn mái vượt khẩu độ, mà chiều cao tầng hạn chế, sàn khu vực góc của kết cấu chịu lực dạng ống. Khoảng cách các sườn từ 0.9 m đến 1.5 m, hay dùng 1.2 m. Dùng sàn nhiều sườn bê tông thông thường. + Ưu điểm: nhịp sàn lớn, trọng lượng toàn kết cấu giảm đáng kể. + Nhược điểm: thi công phức tạp, tốn cốt pha, chậm. + Thích hợp với hệ lưới cột chữ nhật có nhịp dầm bé và nhịp sàn lớn, nhịp sàn từ 8- 12m; đối với sàn một phương có dầm bẹt, thích hợp với nhịp sàn 10m. - Sàn Panen (lắp ghép) Sàn được modun hóa trong xưởng chế tạo và dùng công nghệ thi công hiện đại để lắp ghép tại công trình. Hình 2.9. Sàn Panen (lắp ghép) SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 23
  24. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 1. Sàn phẳng Hình 2.10. Sàn phẳng - Đặc điểm: + Sàn nấm là sàn không dầm, bản sàn tựa trực tiếp lên cột. Dùng sàn nấm sẽ giảm được chiều cao kết cấu, việc làm ván khuôn đơn giản và dễ dàng bố trí cốt thép. Sàn nấm có mặt dưới phẳng nên việc chiếu sáng và thông gió tốt, thoát nhiệt tốt hơn sàn có dầm. Ngoài ra việc ngăn chia các phòng trên mặt sàn linh hoạt và rất thích hợp với các tường ngăn di động. + Khi chịu tải trọng thẳng đứng, bản sàn có thể bị phá hoại về cắt theo kiểu bị cột đâm thủng. Để tăng cường khả năng chịu cắt, có thể bố trí mũ cột hoặc bản đầu cột có chiều dày lớn hơn. Hình 2.11. Sàn có mũ cột - Bản có chiều dày lớn trên đầu cột còn có tác dụng tăng cường khả năng chịu mômen vì tiết diện sát đầu cột, mômen uốn trong bản đạt giá trị lớn nhất. Chiều rộng thích hợp với sàn nấm thường là 4m đến 8m đối với bêtông cốt thép thường, khi nhịp của bản từ 7m trở lên nên có cốt thép ứng lực trước để giảm chiều dày bản và giảm độ võng. - Ưu điểm: thi công nhanh, giảm chiều cao toàn bộ kết cấu, hạn chế khả năng chọc thủng trong sàn. - Nhược điểm: biến dạng trong sàn lớn, kết cấu bản đầu cột làm khó cho việc cấu tạo mỹ thuật. Việc sử dụng hệ sàn phẳng trong kết cấu nhà nhiều tầng làm giảm đáng kể độ cứng ngang của kết cấu. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 24
  25. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 3. Sàn phẳng có dầm bẹt Hình 2.12. Sàn phẳng có dầm bẹt Hình 2.13. Sàn nhiều sườn một phương dầm bẹt - Đặc điểm: Với các kết cấu nhịp lớn, có thể nối các mũ cột của sàn phẳng thành các băng (dải) liên tục, gọi là sàn dải - bản, hay còn gọi là sàn phẳng có dầm bẹt. Dầm có chiều cao tiết diện thấp, bề rộng dầm lớn hơn nhiều so với chiều cao dầm. Dầm được bố trí một phương hay hai phương tùy thuộc vào hệ lưới cột đỡ bản. - Ưu điểm: tiết kiệm vật liệu, tăng được số tầng, tạo được không gian lớn với kết cấu thanh mảnh, trần phẳng, không cần làm thêm trần treo che kết cấu; giải quyết cơ bản vướng mắc giữa yêu cầu công năng sử dụng trong thiết kế kiến trúc và giải pháp kết cấu phù hợp. Tuy nhiên khi dùng hệ kết cấu này, điều quan trọng là tìm bề rộng phù hợp của dầm bẹt nhằm thỏa mãn sự làm việc đồng thời của dầm và sàn, nhằm hạn chế độ võng của sàn. Cần xét ảnh hưởng của hệ sàn có dầm bẹt đến độ cứng ngang của công trình, đặc biệt là trong kết cấu nhà nhiều tầng. - Thích hợp với nhịp sàn 9m, nhịp dầm 15m Kết luận : Từ sự phân tích trên ta chọn phương án sàn phẳng loại sàn toàn khối có bản kê bốn cạnh SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 25
  26. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 2.1.3. Kích thước sơ bộ của kết cấu (cột, dầm, vách, sàn) và vật liệu 2.1.3.1. Vật liệu - Bê tông : B25 có Rb = 14.5 Mpa - Cốt Thép: + Cốt thép chịu lực trong cột, lõi dùng thép AII có Rs = 280 Mpa. + Cốt thép chịu lực trong dầm, thang dùng thép AII có Rs = 280 Mpa. + Cốt đai dùng thép AI có Rs = 210 Mpa. 2.1.3.2. Xác định kích thước sàn Chọn chiều dày bản sàn theo công thức: D hl. b m Trong đó: l: là cạnh ngắn của ô bản. l= 7.5m D = 0,8 1,4 phụ thuộc vào tải trọng. Chọn D= 0.9 m = 30 35 với bản loại dầm. m = 40 45 với bản kê bốn cạnh. Chọn m= 40 Để thoả mãn điều kiện chọc thủng và khả năng chịu lực chọn chiều dày sàn tương đối lớn hb = 0.9 x 750/40 = 16.875 cm, vậy chọn hb = 18 cm. 2.1.3.3. Chọn kích thước dầm Kích thước tiết diện dầm được xác định sơ bộ qua công thức: Dầm chính : hd=(1/8÷1/12)ld Dầm phụ : hd=(1/12÷1/20)ld Dầm consol: hd=(1/5÷1/7)ld Các dầm chính, phụ và dầm consol của công trình được thể hiện trên bản vẽ mặt bằng kết cấu. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 26
  27. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Hình 2.14. Mặt bằng kết cấu tầng điển hình 2.1.3.4. Chọn sơ bộ kích thước tiết diện cột Tiết diện cột được chọn sơ bộ theo công thức: kNt . Ao Rb Trong đó: - Rb: cường độ chịu nén của bêtông. Với bêtông có cấp bền nén B25 thì Rb = 1450(T/m2) - kt: hệ số xét đến ảnh hưởng khác như mômen uốn, hàm lượng cốt thép, độ mảnh của cột. kt =1.2 1.5 đối với cột chịu nén lệch tâm. - N: lực nén được tính toán gần đúng như sau: N = mS.q.FS Trong đó: mS: số sàn phía trên tiết diện đang xét. FS: diện tích mặt sàn truyền tải trọng lên cột đang xét. q: tải trọng tương đương tính trên mỗi mét vuông mặt sàn. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 27
  28. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Bảng 2.1 : Sơ bộ kích thƣớc cột ms Fs(m2) q(T/m2) N(T) k A(tính,cm2) b(cm) h(cm) A(chọn) 0.8 405 3351.72 9 56.25 1.2 70 70 4900 1.2 607.5 5027.59 Chọn tiết diện cột : - Tầng hầm – tầng 4chọn tiết dện : 70x70 cm ms Fs(m2) q(T/m2) N(T) k A(tính,cm2) b(cm) h(cm) A(chọn) 0.8 225 1862.07 5 56.25 1.2 50 50 2500 1.2 337.5 2793.1 Chọn tiết diện cột : - Tầng 5 trở nên : chọn tiết dện 50x50 cm 2.1.3.5. Chọn sơ bộ tiết diện vách Chiều dày thành vách t chọn theo các điều kiện sau: 150mm 150mm t 1 . .H 210 180mm 20 Chọn chiều dày vách ngoài, vách trong là 300 mm 2.2. Tính toán tải trọng 2.2.1.Tĩnh tải Tĩnh tải bao gồm trọng lượng bản thân kết cấu như cột, dầm, sàn và tải trọng do tường, vách kính đặt trên công trình. Khi xác định tĩnh tải, tải trọng bản thân của các phần tử cột và dầm sẽ được ETABS 9.7 tự động cộng vào khi khai báo hệ số trọng lượng bản thân.Tĩnh tải bản thân phụ thuộc vào cấu tạo các lớp sàn cho trong bảng sau: SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 28
  29. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 2.2.1.1. Tĩnh tải sàn Cấu tạo các loại sàn: 1) Sàn phòng làm việc Bảng 2.2 : Tĩnh tải sàn phòng làm việc T.L.Riªng (T/m3) Dµy ( m ) HÖ sèvượt tải n Gi¸ trÞ (T/m2) G¹ch l¸t dµy 20 2.00 0.020 1.10 0.044 L¸ng v÷a 2.00 0.020 1.10 0.044 Sµn bª t«ng cèt thÐp 2.50 1.10 0 V÷a tr¸t trÇn 2.00 0.015 1.10 0.033 TrÇn 0.036 tæng céng 0.157 2) Sảnh hành lang Bảng 2.3 : Tĩnh tải sàn hành lang T.L.Riªng (T/m3) Dµy ( m ) HÖ sèvượt tải n Gi¸ trÞ (T/m2) G¹ch l¸t dµy 20 2.00 0.020 1.10 0.044 L¸ng v÷a 2.00 0.020 1.10 0.044 Sµn bª t«ng cèt thÐp 2.50 1.10 0 V÷a tr¸t trÇn 2.00 0.015 1.10 0.033 TrÇn 0.036 tæng céng 0.157 3) Phòng họp Bảng 2.4 : Tĩnh tải sàn phòng họp T.L.Riªng (Tt/m3) Dµy ( m ) HÖ sèvượt tải n Gi¸ trÞ (Tt/m2) G¹ch l¸t dµy 20 2.00 0.020 1.10 0.044 L¸ng v÷a 2.00 0.020 1.10 0.044 Sµn bª t«ng cèt thÐp 2.50 1.10 0 V÷a tr¸t trÇn 2.00 0.015 1.10 0.033 TrÇn 0.036 tæng céng 0.157 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 29
  30. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 4) Mái Bảng 2.5 : Tĩnh tải mái T.L.Riªng (Tt/m3) Dµy ( m ) HÖ sèvượt tải n Gi¸ trÞ ( T/m2) G¹ch l¸ nem 2 líp 2.00 0.020 1.10 0.044 G¹ch chèng nãng 1.50 0.020 1.10 0.033 Bª t«ng chèng thÊm 2.20 0.040 1.10 0.097 Sµn bª t«ng cèt thÐp 2.50 1.10 0.000 V÷a tr¸t trÇn 2.00 0.015 1.20 0.036 TrÇn 0.036 tæng céng 0.246 2.2.1.2. Tĩnh tải tường Bảng 2.6 : Tĩnh tải tường TÇng T.L.Riªng ( T/m3) Dµy ( m ) C.cao (m) HÖ sèvượt tải nGi¸ trÞ ( T/m) G¹ch 1.8 0.22 3.6 1.1 1.59 1 vµ 2 V÷a tr¸t 1.8 0.04 3.6 1.3 0.34 Tæng 1.93 G¹ch 1.8 0.22 3 1.1 1.31 V÷a tr¸t 1.8 0.04 3 1.3 0.28 Tæng 1.59 G¹ch 1.8 0.11 3 1.1 0.65 V÷a tr¸t 1.8 0.04 3 1.3 0.28 Tæng 0.93 §iÓn h×nh G¹ch 1.8 0.22 3.9 1.1 1.7 V÷a tr¸t 1.8 0.04 3.9 1.3 0.37 Tæng 2.07 G¹ch 1.8 0.11 3.9 1.1 0.85 V÷a tr¸t 1.8 0.04 3.9 1.3 0.37 Tæng 1.22 2.2.2. Hoạt tải sàn, mái Bảng 2.7 : Hoạt tải qtc(T) n qtt M¸i 0,075 1,3 0,098 Phßng lµm viÖc,CÇu thang,Hành lang 0,3 1,2 0,36 Phßng vÖ sinh 0.2 1.2 0.24 Phßng häp 0,5 1,2 0,6 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 30
  31. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 2.2.3. Tải trọng gió Tải trọng gió được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2737-95. Công trình có chiều cao H=34.5m<40,0m do đó công trình không cần tính toán đến thành phần động của tải trọng gió. Thành phần gió tĩnh. Giá trị tiêu chuẩn thành phần tĩnh của tải trọng gió xác định theo công thức: Wtc = Wo.h.K.C (kG/m) Giá trị tính toán thành phần tĩnh của tải trọng gió xác định theo công thức: Wtt = n.Wo.h.K.C (kG/m). Trong đó: -Wo: giá trị áp lực gió lấy theo bản đồ phân vùng. Công trình xây dựng tại Thành Phố Hải Phòng , thuộc vùng IV.B có Wo= 155(kG/m2). -C: hệ số khí động, xác định bằng cách tra bảng 6. Phía đón gió : C= +0,8. Phía khuất gió: C= -0,6. -K: hệ số tính đến sự thay đổi của áp lực gió theo độ cao(tra bảng). -n: hệ số độ tin cậy của tải trọng gió lấy bằng 1,2. - h: chiều cao tác dụng(m). *Quan niệm truyền tải trọng gió tĩnh: -Đưa tải trọng gió tĩnh phân bố trên bề mặt tường xây về thành tải phân bố tác dụng lên các dầm khung -Riêng đối với vách tải trọng gió được khai báo là tải trọng phân bố đều. Giá trị tải trọng phân bố đều này được tính bằng giá trị trung bình cộng của các giá trị tải trọng gió ở mức sàn tầng trên với giá trị tải trọng gió ở mức sàn tầng dưới. Bảng 2.8 : Tải trọng phía đón gió Sàn tầng n h(m) Wo(T/m2) c k Wtt(T/m) 1 1.2 3.25 0.155 +0.8 0.85 0.411 2 1.2 4.2 0.155 +0.8 0.97 0.606 3 1.2 3.9 0.155 +0.8 1.04 0.604 4 1.2 3.6 0.155 +0.8 1.09 0.584 5 1.2 3.6 0.155 +0.8 1.13 0.605 6 1.2 3.6 0.155 +0.8 1.16 0.621 7 1.2 3.6 0.155 +0.8 1.19 0.637 8 1.2 3.6 0.155 +0.8 1.22 0.654 Tầng mái 1.2 2.25 0.155 +0.8 1.24 0.415 Bảng 2.9 : Tải trọng phía khuất gió SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 31
  32. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Sàn tầng n h(m) Wo(T/m2) c k Wtt(T/m) 1 1.2 3.25 0.155 -0.6 0.85 0.308 2 1.2 4.2 0.155 -0.6 0.97 0.455 3 1.2 3.9 0.155 -0.6 1.04 0.453 4 1.2 3.6 0.155 -0.6 1.09 0.438 5 1.2 3.6 0.155 -0.6 1.13 0.454 6 1.2 3.6 0.155 -0.6 1.16 0.466 7 1.2 3.6 0.155 -0.6 1.19 0.478 8 1.2 3.6 0.155 -0.6 1.22 0.491 Tầng mái 1.2 2.25 0.155 -0.6 1.24 0.311 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 32
  33. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD CHƢƠNG 3:TÍNH TOÁN SÀN 3.1.Số liệu tính toán 3.1.1.Vật liệu sử dụng 2 2 - Bêtông cấp độ bền B25 có: Rb = 145 kG/cm , Rbt =10,5 kG/cm (Bảng 13 – TCXDVN 356). 2 - Cốt thép nhóm AI có: Rs = Rsc = 2250 kG/cm (Bảng 21 – TCXDVN 356). 2 AII có: Rs = Rsc = 2800 kG/cm 3.1.2.Xác định sơ đồ tính Bảng 3.1: Thống kê kích thước các ô sàn STT Sàn Kích thước (LxB) L/B Sơ đồ tính 1 Phòng làm việc 1 7.43x7.37 1.01 Sơ khớp dẻo 2 Phòng làm việc 2 7.28x4.65 1.57 Sơ khớp dẻo 3 Phòng làm việc 3 7.43x3.88 1.91 Sơ khớp dẻo 4 Phòng làm việc 4 5.74x4.44 1.29 Sơ khớp dẻo 5 WC 6.62x5.8 1.14 Sơ đồ đàn hồi 6 Hành lang 7.28x2.53 2.88 Sơ khớp dẻo 7 Mái 3.76x3.67 1.02 Sơ đồ đàn hồi Hình 3.1:Mặt bằng sàn tầng điển hình SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 33
  34. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD - Do sàn được đổ toàn khối với dầm nên liên kết ô sàn với dầm là liên kết cứng. - Ta dùng sơ đồ khớp dẻo để tính cho các ô sàn phòng và hành lang, các ô sàn vệ sinh được tính theo sơ đồ đàn hồi 3.2.Xác định nội lực và tính toán cốt thép 3.2.1.Sàn phòng làm việc Dựa vào mặt bằng kết cấu ta tính toán cho ô sàn phòng làm việc 1 - Nhịp tính toán lt2 = 7,43 m , lt1 = 7,37m lt2/lt1= 7,43/7,37=1,01 bản làm việc theo 2 phương - Sơ đồ tính: Hình 3.3 -Tải trọng tác dụng lên ô bản Bảng 3.2 TT T.L.Riªng ( T/m3) Dµy ( m ) HÖ sèvượt tải n Gi¸ trÞ ( T/m2) G¹ch l¸t 2.00 0.020 1.10 0.044 L¸ng v÷a 2.00 0.020 1.10 0.044 Sµn BT 2.50 0.180 1.10 0.495 V÷a tr¸t trÇn 2.00 0.015 1.10 0.033 TrÇn 0.036 tæng céng 0.652 HT 0.3 1.20 0.36 TT+HT 0.652 + 0.36 1.012 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 34
  35. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD - Xác định nội lực Do lượng thép tiết kiệm được khi bố trí cốt thép chịu mômen dương đặt không đều (vùng giữa bản đặt dày, phạm vi các dải biên đặt thưa gấp đôi so với vùng giữa) là nhỏ. Mặt khác để thuận lợi cho thi công lắp dựng, ta chọn phương án đặt thép chịu mômen dương đều theo mỗi phương. Công thức tính nội lực bản kê bốn cạnh theo sơ đồ dẻo q. l2 .(3 l l ) t1 t 2 t 1 (2M M M ). l (2 M M M ). l 12 1A 1 B 1 t 2 2 A 2 B 2 t 1 Với lt2/lt1=1,01 ta chọn tỉ số nội lực giữa các tiết diện: M M M M M 2 0,99 ; A1 1,395 A2 1,38 B1 1,395 B2 1,38 M1 M1 M1 M1 M1 Thay vào ta có công thức trên ta có: 1012.7,372 .(3.7,43 7,37) (2MMMM 2.1,395 ).7,43 (2.0,99 2.1,38 ).7,37 12 1 1 1 1 => 68344,42 = 70.52M1 => M1 = 969,15 kG.m M2 = 959,46 kG.m MA1 = 1352 kG.m MA2 = 1337,43 kG.m MB1 = 1352 kG.m MB2 = 1337,43kG.m -Tính cốt thép sàn + Bề dày sàn 180 mm. + Chọn a0 = 2 cm , h0 = 18-2 = 16cm. + Tính cho 1m dài b = 100cm. Với bê tông cấp độ bền B25, nhóm cốt thép chịu kéo là AII, b2 =1 => R =0,595; R =0,418 +Cốt thép chịu mô men dương theo phương cạnh ngắn M1 = 969,15 M1 969,15.100 mR220,026 0,418. Rbo bh 145 100 16 = 0,5 (1 + 12m ) = 0,5 (1 + 1 2.0,026 ) = 0,987 M1 969,15.100 2 As = 2,19 (cm ) Rhso2800 0,987 16 2,19 % = .100% 0,137%> min% = 0,05% => t/m 100 16 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 35
  36. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD + Cốt thép chịu mô men âm theo phương cạnh ngắn MA1 = 1352KGm M1 1352.100 mR220,036 0,418. Rbo bh 145 100 16 = 0,5 (1 + 12m ) = 0,5 (1 + 1 2.0,036 ) = 0,98 M 1352.100 As = 1 3,08 (cm2) Rhso2800 0,98 16 3.08 % = .100% 0,308% > min% = 0,05% 100 10 +Cốt thép chịu mô men dương theo phương cạnh dài M2 = 959,46kG.m M1 959,46.100 mR220,0258 0,418. Rbo bh 145 100 16 = 0,5 (1 + 12m ) = 0,5 (1 + 1 2.0,0258 ) = 0,987 M1 959,46.100 2 As = 3,38 (cm ) Rhso2800 0,987 16 3.38 % = .100% 0,338% > min% = 0,05% 100 10 + Cốt thép chịu mô men âm theo phương cạnh dài MA2 = 1337,43 kG.m M1 1337,43.100 mR220,036 0,418. Rbo bh 145 100 16 = 0,5 (1 + ) = 0,5 (1 + 1 2.0,036 ) = 0,982 M 1337,43.100 As = 1 3.04 (mm2) Rhso2800 0,982 16 1,52 % = .100% 0,152%> min% = 0,05% 100 10 3.2.2.Tính cốt thép cho ô sàn vệ sinh Tính toán thép sàn khu vệ sinh theo sơ đồ đàn hồi 1)Kích thước ô bản. 4 phía của ô sàn đều liên kết cứng với dầm nên nhịp tính toán lấy đọan mép dầm: Nhịp tính toán của sàn l2 = 6,62 m , l1 = 5,8 m SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 36
  37. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 2)Tải trọng tác dụng Bảng 3.3.Tải trọng tác dụng lên sàn vệ sinh TT T.L.Riªng (T/m3) Dµy ( m ) HÖ sèvượt tải n Gi¸ trÞ ( T/m2) G¹ch l¸t 2.00 0.020 1.10 0.044 L¸ng v÷a 2.00 0.020 1.10 0.044 Sµn BTT 2.50 0.180 1.10 0.495 V÷a tr¸t trÇn 2.00 0.015 1.10 0.033 TrÇn 0.036 tæng céng 0.652 HT 0.200 1.20 0.240 Bảng 3.4.Tải trọng tƣờng tác dụng lên sàn vệ sinh G¹ch 1.8 0.11 3.42 1.1 0.74 T•êng V÷a tr¸t 1.8 0.04 3.42 1.3 0.32 Tæng 1.06 Tổng chiều dài tường nhà vệ sinh trên sàn : 8,48m Quy tĩnh tải tường về tải trọng phân bố đều tác dụng lên sàn : q = 0,234 t/m2 Tổng tải trọng tác dụng lên sàn : qtt 0,652 0,24 0,234 1,126 (T / m 2 ) Do l2/l1 = 6,62/5,8 = 1,14 < 2 nên tính bản kê bốn cạnh Sơ đồ tính Hình 3.6 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 37
  38. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD M1 1 ql 1 l 2 M2 2 ql 1 l 2 Với : , trong đó 1,,, 2 1 2 tra bảng phụ lục 16 sách bê tong cốt thép MAI 1 ql 1 l 2 MAII 2 ql 1 l 2 Tra bảng phụ lục 16 ta được : 1 0,02 2 0,015 1 0,0461 2 0,0349 M1 1 ql 1 l 2 0,02.1126.6,62.5,8 864,67 kG . m M ql l0,015.1126.6,62.5,8 648,5 kG . m Vậy : 2 2 1 2 MAI 1 ql 1 l 2 0,0461.1126.6,62.5,8 1993,08 kG . m MAII 2 ql 1 l 2 0,0349.1126.6,62.5,8 1508,86 kG . m -Tính cốt thép sàn + Bề dày sàn 18 cm. + Chọn a0 = 2 cm , h0 = 18-2 = 16cm. + Tính cho 1m dài b = 100cm. Với bê tông cấp độ bền B25, nhóm cốt thép chịu kéo là AI, b2 =1 => R =0,595; R =0,418 +Cốt thép chịu mô men dương theo phương cạnh ngắn M1 = 864,67kG.m M1 864,67.100 mR220,023 0,418. Rbo bh 145 100 16 = 0,5 (1 + 12m ) = 0,5 (1 + 1 2.0,023 ) = 0,977 M1 864,67.100 2 As = 1,78 (cm ) Rhso2800 0,977 16 2,46 % = .100% 0,15375% > min% = 0,05% 100 16 + Cốt thép chịu mô men âm theo phương cạnh ngắn MAI = 1993,08 kG.m M1 1993,08.100 mR220,054 0,418. Rbo bh 145 100 16 = 0,5 (1 + ) = 0,5 (1 + 1 2.0,054 ) = 0,944 M1 1993,08.100 2 As = 4,71(cm ) Rhso2250 0,944 16 4,71 % = .100% 0,294%> min% = 0,05% 100 16 +Cốt thép chịu mô men dương theo phương cạnh dài M2 = 648,5kG.m M1 648,5.100 mR220,0175 0,418. Rbo bh 145 100 16 = 0,5 (1 + ) = 0,5 (1 + ) = 0,99 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 38
  39. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD M1 648,5.100 2 As = 1,462 (cm ) Rhso2800 0,99 16 1,462 % = .100% 0,09% > min% = 0,05% 100 16 + Cốt thép chịu mô men âm theo phương cạnh dài MAII = 1508,86kG.m M1 1508,86.100 mR220,041 0,418. Rbo bh 145 100 16 = 0,5 (1 + 12m ) = 0,5 (1 + 1 2.0,041) = 0,979 M1 1508,86.100 2 As = 3,44 (cm ) Rhso2800 0,979 16 3,44 % = .100% 0,215%> min% = 0,05% 100 16 3.2.3.Chọn, bố trí cốt thép 3.2.3.1.Cốt thép sàn phòng làm việc 1) Cốt thép chịu mô men dương Chọn thép 10a180 ,có As= 4,36 (cm2) 4,36 Kiểm tra hàm lượng cốt thép = .100% 0,2725% min 100 16 2) Cốt thép chịu mô men âm Chọn thép 10a180 ,có As= 4,36 (cm2) Kiểm tra hàm lượng cốt thép = min 3.2.3.2.Cốt thép sàn vệ sinh 1) Cốt thép chịu mô men dương Chọn thép 12a180 ,có As= 6,28 (cm2) 6,28 Kiểm tra hàm lượng cốt thép = .100% 0,3925% min 100 16 2) Cốt thép chịu mô men âm Chọn thép 12a180 ,có As= 6,28 (cm2) Kiểm tra hàm lượng cốt thép = min SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 39
  40. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD CHƢƠNG 4:TÍNH TOÁN DẦM 4.1.Cơ sở tính toán 4.1.1.Tổ hợp nội lực: -Lấy kết quả tổ hợp nội lực để tính. -Tại mỗi tiết diện có hai giá trị Mmax ,Mmin. -Cốt thép chịu momen âm dùng Mmin để tính. -Cốt thép chịu momen dương dùng Mmax để tính. 4.1.2.Vật liệu: Theo TCXDVN 356 : 2005 (Bảng 13 đối với bê tông và bảng 21 đối với cốt thép): - Bêtông cấp độ bền B25 có: 2 + Rb = 145 kG/cm 2 + Rbt = 10,5 kG/cm - Cốt thép đai nhóm AI có: 2 + Rs = Rsc = 2250 kG/cm 2 + Rsw = 1750 kG/cm - Cốt thép dọc nhóm AII có: 2 + Rs = Rsc = 2800 kG/cm - Các hệ số tính theo sơ đồ đàn hồi với cốt thép nhóm AII (Theo bảng E.2– TCXDVN 356 : 2005): + αR = 0,418 + ξR = 0,595 4.1.3.Tính toán cốt thép dọc: 4.1.3.1.Với tiết diện chịu mômen âm: Cánh nằm trong vùng chịu kéo nên ta tính toán với tiết diện chữ nhật bxh đặt cốt đơn. - Giả thiết trước chiều dày của lớp bêtông bảo vệ a M - Tính m 2 Rb .b.h0 + Nếu m R : thì tính 0,5.1 1 2. m Diện tích cốt thép yêu cầu: TT M 2 AS (cm ) RS . .h0 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 40
  41. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD +Nếu m R : thì tăng kích thước tiết diện hoặc tăng cấp độ bền nén của bêtông hoặc đặt cốt kép. 4.1.3.2.Với tiết diện chịu mômen dương Cánh nằm trong vùng chịu nén nên ta tính toán với tiết diện chữ T. ' Bề rộng cánh b f dùng để tính toán lấy từ điều kiện: bề rộng mỗi bên cánh, tính ' từ mép bụng dầm không được lớn hơn 1/6 nhịp cấu kiện và lấy b f không lớn hơn 1/2 khoảng cách thông thuỷ của các sườn dọc. Hình 4.1 : Trục trung hòa đi qua cánh Hình 4.1 : Trục trung hòa đi qua sườn Xác định vị trí trục trung hoà: ' ' Mf = Rb. . h f .(h0 – 0,5. h f ) Trong đó: : bề rộng cánh chữ T. : chiều cao cánh. Mf: giá trị mômen ứng với trường hợp trục trung hoà đi qua mép dưới của cánh. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 41
  42. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD a.Nếu M Mf thì trục trung hoà qua cánh, việc tính toán như đối với tiết diện ' chữ nhật b f xh. b.Nếu M > Mf thì trục trung hoà qua sườn. ' ' ' M Rb .(b f b).h f .(h0 0,5.h f ) Tính m 2 Rb .b.h0 + Nếu m R : thì từ m tra phụ lục ta được Diện tích cốt thép yêu cầu: TT Rb ' ' 2 AS .b.h0 (b f b).h f (cm ) RS +Nếu m R : thì ta tính với trường hợp tiết diện chữ T đặt cốt kép. *Kiểm tra hàm lượng cốt thép. AS min t max . (6.34) bho Hợp lí: 0,8% t 1,5%.Thông thường với dầm lấy =0,15%. Đối với nhà cao tầng = 5%. 4.1.4.Tính toán cốt thép ngang: 4.1.4.1.Kiểm tra khả năng chịu ứng suất nén chính của bụng dầm: Điều kiện: Q 0,3. 1. b1.Rb .b.h0 Trong đó: 1 : Hệ số xét đến ảnh hưởng của cốt đai đặt vuông góc với trục cấu kiện. Ta có: = 1+5. . w ES ASW Với = ; = E b b.s b1 : Hệ số xét đến khả năng phân phối lại nội lực của các loại bêtông khác nhau. Ta có b1 1 .Rb Khi điều kiện trên không thoả mãn thì cần tăng kích thước tiết diện hoặc tăng cấp độ bền của bêtông. 4.1.4.2.Tính toán cường độ của tiết diện nghiêng theo lực cắt: Ta sẽ tính toán cốt đai khi không đặt cốt xiên. Ta có điều kiện cường độ trên tiết M diện nghiêng như sau: Q Q Q = b (q q ).c b SW c SW 1 2 Trong đó: Mb = b2.(1+ f + n).Rbt.b.h0 c: chiều dài hình chiếu của mặt cắt nghiêng trên trục cấu kiện. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 42
  43. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD q1: tải trọng thường xuyên liên tục trên dầm. qSW: khả năng chịu cắt của cốt đai. Khi tính toán người ta xác định qsw như sau: 2 2 Qb1 Qmax Qb1 + Khi Qmax trong đó Qb1 = 2 M b .q1 thì qsw 0,6 4.M b 2 M b Qb1 (Qmax Qb1 ) + Khi Qb1 Qmax thì qsw h0 h0 M b Qmax Qb1 Trong cả hai trường hợp trên, qsw không được lấy nhỏ hơn 2.h0 M b Qmax Qb1 + Khi Qmax Qb1 thì qsw h0 h0 Qb min + Nếu tính được qsw thì tính lại: 2.h0 2 2 Qmax b2 Qmax b2 Qmax qsw .q1 .q1 2.h0 b3 2.h0 b3 2.h0 4.1.5.Bố trí cốt thép: -Cốt thép dầm sau khi tính ra được bố trí tuân theo các yêu cầu cấu tạo của cấu kiện chịu uốn. -Việc cắt, uốn, neo cốt thép cũng tuân theo các yêu cầu cấu tạo như qui định. -Khi hàm lượng cốt thép t < min . Lấy As = .bho. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 43
  44. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Hình 4.2 : Sơ đồ khung trục 4 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 44
  45. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 4.2.Thiết kế thép dầm B22 4.2.1.Thông số tính toán 4.2.1.1Kích thước hình học Tiết diện dầm: h = 70 cm, b = 40 cm. Nhịp dầm: L = 750 cm 4.2.1.2.Nội lực thiết kế Nội lực dầm được xuất ra và tổ hợp như bảng dưới đây. Trên cơ sở bảng tổ hợp nội lực, ta chọn cặp nội lực nguy hiểm nhất tại từng tiết diện để tính toán thép. Bảng 4.1 : Nôi lực dầm B7 tầng 11 Tiết diện I-I (đầu dầm) II-II (giữa dầm) III-III (cuối dầm) M+ (T.m) 20,59 M- (T.m) -31,94 -32,22 Q (T) -25,68 5,21 24,03 4.2.2.Thiết kế cốt thép 4.2.2.1.Tính toán cốt thép dọc 1)Tiết diện chịu mômen âm Giả thiết khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu lực tới mép dầm: a=4cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 = h - a = 70 - 4 = 66cm Tính cốt thép tiết diện I-I M=3194000 kGcm M 3194000 0,126 - Ta có: m 2 2 Rb bh0 145 40 66 m R = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2m 0,932 -Diện tích tiết diện ngang của cốt thép chịu kéo: M 3194000 2 AS 18,54 cm Rhs 0 0,932 2800 66 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: Axs 100 18,54 %x 100 0.7%min 0,15% bxh0 40 x 66 Chọn thép :4 25có As=19,63cm2. Tính cốt thép tiết diện III-III M=3222000 kGcm SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 45
  46. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD M 3222000 0,128 - Ta có: m 2 2 Rb bh0 145 40 66 m R = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2m 0,931 -Diện tích tiết diện ngang của cốt thép chịu kéo: M 3222000 2 AS 18,73 cm Rhs 0 0,931 2800 66 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: Axs 100 18,73 %x 100 0.7%min 0,15% bxh0 40 x 66 Chọn thép :4 25có As=19,63 cm2. 2)Tiết diện chịu mômen dương Dùng: M = 2059000 kG.cm Giả thiết lớp đệm a = 4 cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 = h – a = 70 – 4 = 66 cm Bản sàn nằm trong vùng chịu nén, tham gia chịu lực với dầm, tính toán theo tiết diện chữ T. Độ vươn của cánh sf (tính từ mép sườn) không vượt quá trị số bé nhất trong các trị số sau: + 1/2 khoản cách 2 mép dầm:(750-40) 0.5=355cm + 1/6 ld. =1/6 750=125cm + 6hf =6 18=108cm khi hf > 0,1 h Chọn sf = 108 cm. Chiều rộng cánh đưa vào tính toán là: bf b d 2 s f 40 2 108 256 cm Mf = Rb.bf .hf .( h0-hf/2) =145 256 18 (66 - 18/2)=38085120kGcm M = 2059000kG.cm Mf = 31403520kG.cm => trục trung hoà đi qua cánh, lúc này tính toán theo trường hợp tiết diện chữ nhật b=bf =256cm ; h=70 ; h0 = 66 mm M 2059000 0,013 m 2 2 Rb. bf . h0 145 256 66 m R = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2 m = 0,99 -Diện tích cốt thép chịu kéo M 2059000 As = 11,25 cm2 Rhs 0 0,99 2800 66 Kiểm tra hàm lượng cốt thép Axs 100 11,25 %x 100 = 0,43% > min 0,15% bxh0 40 x 66 Chọn thép :3 22 có As =11,4 cm2. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 46
  47. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 4.2.2.2.Tính toán cốt thép đai Lực cắt tính toán: Qmax = 25,68 T + Qbminb3 . R bt . b . h o 0,6.10,5.40.66 =16632 (kG) + 0,3.wb11 . .Rb . b . ho 0,3.1.1.145.40.66 = 114840 (kG) > Qmax Ta có : Qb min cần tính toán cốt đai Tính Mb theo công thức: 2 Mb= b2 ( 1+ f + n) Rbt.b.h 0 f = 0 – Tiết diện chữ nhật. n = 0 – Vì không có lực dọc. b2 = 2- Đối với bêtông nặng. => Mb=2Rbt.b.ho 2 =2.10,5.40.66 = 3659040 kG.cm - Chọn cốt đai 8, 2 nhánh, n = 2, asw = 0,503 cm2 - Khoảng cách giữa các cốt đai lấy giá trị nhỏ nhất trong 3 giá trị : 4Mb 4.3659040.1750 2 0,503 + stt = .Rsw . n . a 39,07 (cm) Q22 max sw 25680 + sct (50(cm),h/3=23cm) .(1n ). R bh2 1,5.1.10,5 40 562 + smax = b40 bt 84,43 (cm) Q 23400 Vậy ta chọn s = 200mm - lực cắt mà cốt đai chịu được phân bố trên 1 đơn vị chiều dài Rsw. n . asw 1750.2.0,503 qsw = 88,025(kG / cm ) s 20 Qumin=2. Mb. qsw 2. 3659040.88,025 =35893,6 kG >Qmax => Không cần phải tính cốt xiên. * Kết luận : Vậy ta chọn đai 8a100 trên đoạn đầu dầm và 8a200 trên đoạn giữa dầm. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 47
  48. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Bố trí cốt thép như hình vẽ : Hình 4.3 4.3.Thiết kế thép dầm B23 4.3.1.Thông số tính toán 4.3.1.1Kích thước hình học Tiết diện dầm: h = 70 cm, b = 40 cm. Nhịp dầm: L = 750 cm 4.3.1.2.Nội lực thiết kế Nội lực dầm được xuất ra và tổ hợp như bảng dưới đây. Trên cơ sở bảng tổ hợp nội lực, ta chọn cặp nội lực nguy hiểm nhất tại từng tiết diện để tính toán thép. Bảng 4.2 : Nôi lực dầm B23 Tiết diện I-I (đầu dầm) II-II (giữa dầm) III-III (cuối dầm) M+ (T.m) 30.68 M- (T.m) -35.84 -42.24 Q (T) -29.68 8.25 29.65 4.3.2.Thiết kế cốt thép 4.3.2.1.Tính toán cốt thép dọc 1)Tiết diện chịu mômen âm Giả thiết khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu lực tới mép dầm: a=4cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 = h - a = 70 - 4 = 66cm SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 48
  49. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Tính cốt thép tiết diện I-I M=3584000 kGcm M 3584000 0,14 - Ta có: m 2 2 Rb bh0 145 40 66 m R = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2m 0,924 -Diện tích tiết diện ngang của cốt thép chịu kéo: M 3584000 2 AS 20,99 cm Rhs 0 0,924 2800 66 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: Axs 100 20,99 %x 100 0.8%min 0,15% bxh0 40 x 66 Chọn thép :5 25có As=24,54 cm2. Tính cốt thép tiết diện III-III M=4224000 kGcm M 4224000 0,17 - Ta có: m 2 2 Rb bh0 145 40 66 = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2m 0,906 -Diện tích tiết diện ngang của cốt thép chịu kéo: M 4224000 2 AS 25,23 cm Rhs 0 0,906 2800 66 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: Axs 100 25,23 %x 100 0.96%min 0,15% bxh0 40 x 66 Chọn thép :6 25có As=29,45 cm2. 2)Tiết diện chịu mômen dương Dùng: M = 3068000 kG.cm Giả thiết lớp đệm a = 4 cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 = h – a = 70 – 4 = 66 cm Bản sàn nằm trong vùng chịu nén, tham gia chịu lực với dầm, tính toán theo tiết diện chữ T. Độ vươn của cánh sf (tính từ mép sườn) không vượt quá trị số bé nhất trong các trị số sau: + 1/2 khoản cách 2 mép dầm:(750-40) 0.5=355cm + 1/6 ld. =1/6 750=125cm + 6hf =6 18=108cm khi hf > 0,1 h SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 49
  50. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Chọn sf = 108 cm. Chiều rộng cánh đưa vào tính toán là: bf b d 2 s f 40 2 108 256 cm Mf = Rb.bf .hf .( h0-hf/2) =145 256 18 (66 - 18/2)=38085120kGcm M = 3068000kG.cm Mf = 31403520kG.cm => trục trung hoà đi qua cánh, lúc này tính toán theo trường hợp tiết diện chữ nhật b=bf =256cm ; h=70 ; h0 = 66 mm M 3068000 0,019 m 2 2 Rb. bf . h0 145 256 66 m R = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2 m = 0,99 -Diện tích cốt thép chịu kéo M 3068000 As = 16,77 cm2 Rhs 0 0,99 2800 66 Kiểm tra hàm lượng cốt thép Axs 100 16,77 %x 100 = 0,635% > min 0,15% bxh0 40 x 66 Chọn thép :2 22+2 25 có As =17,42 cm2. 4.3.2.2.Tính toán cốt thép đai Lực cắt tính toán: Qmax = 29,68 T + Qbminb3 . R bt . b . h o 0,6.10,5.40.66 =16632 (kG) + 0,3.wb11 . .Rb . b . ho 0,3.1.1.145.40.66 = 114840 (kG) > Qmax Ta có : Qb min cần tính toán cốt đai Tính Mb theo công thức: 2 Mb= b2 ( 1+ f + n) Rbt.b.h 0 f = 0 – Tiết diện chữ nhật. n = 0 – Vì không có lực dọc. b2 = 2- Đối với bêtông nặng. => Mb=2Rbt.b.ho 2 =2.10,5.40.66 = 3659040 kG.cm - Chọn cốt đai 8, 2 nhánh, n = 2, asw = 0,503 cm2 - Khoảng cách giữa các cốt đai lấy giá trị nhỏ nhất trong 3 giá trị : 4Mb 4.3659040.1750 2 0,503 + stt = .Rsw . n . a 29,25(cm) Q22 max sw 29680 + sct (50(cm),h/3=23cm) SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 50
  51. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD .(1n ). R bh2 1,5.1.10,5 40 562 + smax = b40 bt 84,43 (cm) Q 23400 Vậy ta chọn s = 200mm - lực cắt mà cốt đai chịu được phân bố trên 1 đơn vị chiều dài Rsw. n . asw 1750.2.0,503 qsw = 88,025(kG / cm ) s 20 Qumin=2. Mb. qsw 2. 3659040.88,025 =35893,6 kG >Qmax => Không cần phải tính cốt xiên. * Kết luận : Vậy ta chọn đai 8a100 trên đoạn đầu dầm và 8a200 trên đoạn giữa dầm. Bố trí cốt thép như hình vẽ : Hình 4.4 4.4.Thiết kế thép dầm B24 4.4.1.Thông số tính toán 4.4.1.1Kích thước hình học Tiết diện dầm: h = 70 cm, b = 40 cm. Nhịp dầm: L = 750 cm 4.4.1.2.Nội lực thiết kế Nội lực dầm được xuất ra và tổ hợp như bảng dưới đây. Trên cơ sở bảng tổ hợp nội lực, ta chọn cặp nội lực nguy hiểm nhất tại từng tiết diện để tính toán thép. Bảng 4.3 : Nôi lực dầm B24 Tiết diện I-I (đầu dầm) II-II (giữa dầm) III-III (cuối dầm) M+ (T.m) 19,75 M- (T.m) -31,8 -32,04 Q (T) -22,29 1,33 25,25 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 51
  52. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 4.4.2.Thiết kế cốt thép 4.4.2.1.Tính toán cốt thép dọc 1)Tiết diện chịu mômen âm Giả thiết khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu lực tới mép dầm: a=4cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 = h - a = 70 - 4 = 66cm Tính cốt thép tiết diện I-I M=3180000 kGcm M 3180000 0,126 - Ta có: m 2 2 Rb bh0 145 40 66 m R = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2m 0,932 -Diện tích tiết diện ngang của cốt thép chịu kéo: M 3180000 2 AS 18,46 cm Rhs 0 0,932 2800 66 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: Axs 100 18,46 %x 100 0.7%min 0,15% bxh0 40 x 66 Chọn thép :4 25có As=19,63 cm2. Tính cốt thép tiết diện III-III M=3204000 kGcm M 3204000 0,127 - Ta có: m 2 2 Rb bh0 145 40 66 = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2m 0,932 -Diện tích tiết diện ngang của cốt thép chịu kéo: M 3204000 2 AS 18,6 cm Rhs 0 0,932 2800 66 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: Axs 100 18,6 %x 100 0.7%min 0,15% bxh0 40 x 66 Chọn thép :4 25có As=19,63 cm2. 2)Tiết diện chịu mômen dương Dùng: M = 1975000 kG.cm Giả thiết lớp đệm a = 4 cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 = h – a = 70 – 4 = 66 cm SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 52
  53. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Bản sàn nằm trong vùng chịu nén, tham gia chịu lực với dầm, tính toán theo tiết diện chữ T. Độ vươn của cánh sf (tính từ mép sườn) không vượt quá trị số bé nhất trong các trị số sau: + 1/2 khoản cách 2 mép dầm:(750-40) 0.5=355cm + 1/6 ld. =1/6 750=125cm + 6hf =6 18=108cm khi hf > 0,1 h Chọn sf = 108 cm. Chiều rộng cánh đưa vào tính toán là: bf b d 2 s f 40 2 108 256 cm Mf = Rb.bf .hf .( h0-hf/2) =145 256 18 (66 - 18/2)=38085120kGcm M = 1975000kG.cm Mf = 31403520kG.cm => trục trung hoà đi qua cánh, lúc này tính toán theo trường hợp tiết diện chữ nhật b=bf =256cm ; h=70 ; h0 = 66 mm M 1975000 0,012 m 2 2 Rb. bf . h0 145 256 66 m R = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2 m = 0,99 -Diện tích cốt thép chịu kéo M 1975000 As = 10,8 cm2 Rhs 0 0,99 2800 66 Kiểm tra hàm lượng cốt thép Axs 100 10,8 %x 100 = 0,45% > min 0,15% bxh0 40 x 66 Chọn thép :3 22 có As =11,4 cm2. 4.4.2.2.Tính toán cốt thép đai Lực cắt tính toán: Qmax = 25,25 T + Qbminb3 . R bt . b . h o 0,6.10,5.40.66 =16632 (kG) + 0,3.wb11 . .Rb . b . ho 0,3.1.1.145.40.66 = 114840 (kG) > Qmax Ta có : Qb min cần tính toán cốt đai Tính Mb theo công thức: 2 Mb= b2 ( 1+ f + n) Rbt.b.h 0 f = 0 – Tiết diện chữ nhật. n = 0 – Vì không có lực dọc. b2 = 2- Đối với bêtông nặng. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 53
  54. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD => Mb=2Rbt.b.ho 2 =2.10,5.40.66 = 3659040 kG.cm - Chọn cốt đai 8, 2 nhánh, n = 2, asw = 0,503 cm2 - Khoảng cách giữa các cốt đai lấy giá trị nhỏ nhất trong 3 giá trị : 4Mb 4.3659040.1750 2 0,503 + stt = .Rswn . . a 40,4 (cm) Q22 max sw 25250 + sct (50(cm),h/3=23cm) .(1n ). R bh2 1,5.1.10,5 40 562 + smax = b40 bt 84,43 (cm) Q 23400 Vậy ta chọn s = 200mm - lực cắt mà cốt đai chịu được phân bố trên 1 đơn vị chiều dài Rsw. n . asw 1750.2.0,503 qsw = 88,025(kG / cm ) s 20 Qumin=2. Mb. qsw 2. 3659040.88,025 =35893,6 KG >Qmax => Không cần phải tính cốt xiên. * Kết luận : Vậy ta chọn đai 8a100 trên đoạn đầu dầm và 8a200 trên đoạn giữa dầm. Bố trí cốt thép như hình vẽ : Hình 4.5 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 54
  55. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 4.5.Tính toán cốt treo - Tính cốt treo cho dầm B23 Ở tại vị trí dầm phụ kê lên dầm chính cần có cốt treo để tăng cường khả năng chịu lực. Lực tập trung do dầm phụ truyền vào được xác định trên biểu đồ lực cắt dầm, chính bằng bước nhảy của lực cắt tại điểm đặt lực tập trung trên dầm B23 Hình 4.6 2 Tải trọng sàn phòng làm việc và sàn hành lang tác dụng vào dầm phụ: qs=1,012 T/m Tải trọng sàn phòng làm việc truyền vào dầm. 1,012.3,72 q q L/ 2 1,88 T / m ph s n 2 3,72 ta có β = ln/2ld = 0,26 2.7,1 k = 1 - 2β2 + β3 = 1 – 2.0,262 + 0,263 = 0,88 qđ có qph = k.qph = 0,88.1,88 = 1,65 T/m Tải trọng sàn hành lang truyền vào dầm. 1,012.3,15 q q L/ 2 1,59 T / m hl s n 2 3,15 ta có β = ln/2ld = 0,22 2.7,1 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 55
  56. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD k = 1 - 2β2 + β3 = 1 – 2.0,222 + 0,223 = 0,91 qđ có qph = k.qph = 0,91.1,59 = 1,45 T/m Tải trọng do tường truyền vào : qt 1,59 T / m Trọng lượng bản thân của dầm phụ là : q bt = 1,1.0,22.0,4.2,5 = 0,242 T/m Vậy lực tập trung dầm phụ tác dụng lên dầm chính là : P = (1,65+1,45+1,59+0,242).7,1 = 35,017 T Diện tích cốt treo cần thiết là : P 35,017.1000 Asw20 cm 2 Rsw 1750 Dùng đai 10, n = 2, asw = 0,785 Số lượng cốt treo là A 20 m sw 12,7=> Chọn mỗi bên của dầm phụ là 7 cốt treo. n. asw 2 0,785 Coi lực cắt xuất phát từ đáy dầm phụ nghiêng 1 góc 450 so với phương thẳng đứng. Vậy lấy mỗi bên 7 đai đặt trong khoảng h1: h1 = 700 - 400 = 300 Mỗi đai cách nhau 50mm 4.5.Thiết kế thép dầm tầng mái (B112) 4.5.1Thông số tính toán 4.5.1.1.Kích thước hình học Tiết diện dầm: h = 120 cm, b = 40 cm. Nhịp dầm: L = 2250 cm 4.5.1.2.Nội lực thiết kế Bảng 4.4 : Nôi lực dầm B112 Tiết diện I-I (đầu dầm) II-II (giữa dầm) III-III (cuối dầm) M+ (T.m) 76,51 M- (T.m) -38,78 -39,56 Q (T) -31,38 -2,22 29,26 4.5.2Thiết kế cốt thép 4.5.2.1.Tính toán cốt thép dọc 1)Tiết diện chịu mômen âm Giả thiết khoảng cách từ trọng tâm cốt thép chịu lực tới mép dầm: a=4cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 = h - a = 120 - 4 = 116cm Tính cốt thép tiết diện I-I M=3878000 kGcm SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 56
  57. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD M 3878000 0,05 - Ta có: m 2 2 Rb bh0 145 40 116 m R = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2m 0,974 -Diện tích tiết diện ngang của cốt thép chịu kéo: M 3878000 2 AS 12,26 cm Rhs 0 0,974 2800 116 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: Axs 100 12,26 %x 100 0.26%min 0,15% bxh0 40 x 116 Chọn thép :3 25có As=14,73 cm2. Tính cốt thép tiết diện III-III M=3956000 kGcm M 3956000 0,05 - Ta có: m 2 2 Rb bh0 145 40 116 = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2m 0,974 -Diện tích tiết diện ngang của cốt thép chịu kéo: M 3956000 2 AS 12,5 cm Rhs 0 0,974 2800 116 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: Axs 100 12,5 %x 100 0.27%min 0,15% bxh0 40 x 116 Chọn thép :3 25có As=14,73 cm2. 2)Tiết diện chịu mômen dương Dùng: M = 7651000 kG.cm Giả thiết lớp đệm a = 4 cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 = h – a = 120 – 4 = 116 cm Bản sàn nằm trong vùng chịu nén, tham gia chịu lực với dầm, tính toán theo tiết diện chữ T. Độ vươn của cánh sf (tính từ mép sườn) không vượt quá trị số bé nhất trong các trị số sau: + 1/2 khoản cách 2 mép dầm:(2250-30) 0.5=1110cm + 1/6 ld. =1/6 2250=375cm + 6hf =6 18=108cm khi hf > 0,1 h Chọn sf = 108 cm. Chiều rộng cánh đưa vào tính toán là: SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 57
  58. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD bf b d 2 s f 40 2 108 256 cm Mf = Rb.bf .hf .( h0-hf/2) =145 256 18 (116 - 18/2)=71493120kGcm M = 7651000kG.cm Mf = 71493120kG.cm => trục trung hoà đi qua cánh, lúc này tính toán theo trường hợp tiết diện chữ nhật b=bf =256cm ; h=120cm ; h0 = 116cm M 7651000 0,015 m 2 2 Rb. bf . h0 145 256 116 m R = 0,418 => Tính 0,5. 1 1 2 m = 0,99 -Diện tích cốt thép chịu kéo M 7651000 As = 23,8 cm2 Rhs 0 0,99 2800 116 Kiểm tra hàm lượng cốt thép Axs 100 23,8 %x 100 = 0,5% > min 0,15% bxh0 40 x 116 Chọn thép :5 25 có As =24,54 cm2. 4.5.2.2.Tính toán cốt thép đai Lực cắt tính toán: Qmax = 31,38 T + Qbminb3 . R bt . b . h o 0,6.10,5.40.116 =29232 (kG) + 0,3.wb11 . .Rb . b . ho 0,3.1.1.145.40.116 = 201840 (kG) > Qmax Ta có : Qb min cần tính toán cốt đai Tính Mb theo công thức: 2 Mb= b2 ( 1+ f + n) Rbt.b.h 0 f = 0 – Tiết diện chữ nhật. n = 0 – Vì không có lực dọc. b2 = 2- Đối với bêtông nặng. => Mb=2Rbt.b.ho 2 =2.10,5.40.116 = 11303040 kG.cm - Chọn cốt đai 8, 2 nhánh, n = 2, asw = 0,503 cm2 - Khoảng cách giữa các cốt đai lấy giá trị nhỏ nhất trong 3 giá trị : 4Mb 4.11303040.1750 2 0,503 + stt = .Rswn . . a 80,8 (cm) Q22 max sw 31380 + sct (50(cm),h/3=23cm) SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 58
  59. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD .(1n ). R bh2 1,5.1.10,5 40 1162 + smax = b40 bt 270 (cm) Q 31380 Vậy ta chọn s = 200mm - lực cắt mà cốt đai chịu được phân bố trên 1 đơn vị chiều dài Rsw. n . asw 1750.2.0,503 qsw = 88,025(kG / cm ) s 20 Qumin=2. Mb. qsw 2. 11303040.88,025 =63085,7 KG >Qmax => Không cần phải tính cốt xiên. * Kết luận : Vậy ta chọn đai 8a100 trên đoạn đầu dầm và 8a200 trên đoạn giữa dầm. Bố trí cốt thép như hình vẽ : Hình 4.7 4.5.2.3Tính toán cốt treo *) Tính cốt treo cho dầm B112 Ở tại vị trí dầm phụ kê lên dầm chính cần có cốt treo để tăng cường khả năng chịu lực. Lực tập trung do dầm phụ truyền vào được xác định trên biểu đồ lực cắt dầm, chính bằng bước nhảy của lực cắt tại điểm đặt lực tập trung trên dầm B112. Để tính toán cốt treo thiên về an toàn ta chọn dầm phụ truyền tải trọng tập trung lớn nhất vào dầm chính để tính sau đó chọn cốt treo cho các dầm phụ khác. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 59
  60. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Hình 4.8 Bảng 4.5 : Tải trọng sàn mái T.L.Riªng (T/m3) Dµy ( m ) HÖ sè an toµn n Gi¸ trÞ (T/m2) G¹ch l¸ 2.00 0.020 1.10 0.044 G¹ch chèng nãng 1.50 0.020 1.10 0.033 BT chèng thÊm 2.20 0.040 1.10 0.097 Sµn bª t«ng cèt thÐp 2.50 0.180 1.10 0.495 V÷a tr¸t trÇn 2.00 0.015 1.20 0.036 TrÇn 0.036 tæng céng 0.741 0.075 1.30 0.098 TT+0,9HT 0.741 + 0.098 0.839 Do Ld/Ln = 3,58/3,49 = 1,03< 2 nền tải trọng sàn được truyền về dầm dưới dạng tải trọng tam giác 2 Tải trọng mái truyền vào dầm phụ: qs 0,839 T / m 0,839.3,49 q q l/ 2 1,46 T / m tg s n 2 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 60
  61. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 5 5.1,46 q q. 0,913 T / m qd tg 88 Trọng lượng bản thân của dầm phụ là : q bt = 1,1.0,22.0,6.2,5 = 0,363 T/m Vậy lực tập trung dầm phụ tác dụng lên dầm chính là : P = ( 0,913 + 0,363).3,49 = 4,45 T Diện tích cốt treo cần thiết là : P 4,45.1000 Asw2.54 cm 2 Rsw 1750 Dùng đai 8, n = 2, asw = 0,503 Số lượng cốt treo là A 2,54 m sw 2,5=> Chọn mỗi bên của dầm phụ là 3 cốt treo. n. asw 2 0,503 Coi lực cắt xuất phát từ đáy dầm phụ nghiêng 1 góc 450 so với phương thẳng đứng. Vậy lấy mỗi bên 3 đai đặt trong khoảng h1: h1 = 1200 - 600 = 600 Mỗi đai đặt cách nhau 10cm. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 61
  62. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD CHƢƠNG 5:TÍNH TOÁN CỘT 5.1.Cơ sở tính toán 5.1.1.Vật liệu sử dụng Theo TCXDVN 356 : 2005 (Bảng 13 đối với bê tông và bảng 21 đối với cốt thép): - Bêtông cấp độ bền B25 có: 2 + Rb = 145 kG/cm 2 + Rbt = 10,5 kG/cm 2 + Eb = 300000 kG/cm - Cốt thép đai nhóm AI có: 2 + Rs = Rsc = 2250 kG/cm 2 + Rsw = 1750 kG/cm 2 + Es = 2100000 kG/cm . - Cốt thép dọc nhóm AII có: 2 + Rs = Rsc = 2800 kG/cm 2 + Es = 2100000 kG/cm . - Các hệ số tính theo sơ đồ đàn hồi với cốt thép nhóm AII (Theo bảng E.2 – TCXDVN 356 : 2005): + αR = 0,418 + ξR = 0,595 5.1.2.Nguyên tắc tính toán: 5.1.2.1.Tính toán cốt thép dọc: Vì sơ đồ tính là mô hình khung không gian nên cột bị uốn lệch tâm xiên, tồn tại mômen theo cả hai phương X và Y. Cột chịu uốn lệch tâm xiên được thiết kế theo tài liệu của GS. TS. Nguyễn Đình Cống biên soạn theo TCXDVN 356 : 2005. Xét tiết diện có các cạnh Cx, Cy eax Âiãøm âàût taíi Mx eay Cy My Cx Hình 5.1 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 62
  63. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD C Điều kiện để áp dụng phương pháp này là: 0,5 x 2 ; cốt thép được đặt theo C y chu vi, phân bố đều hoặc mật độ cốt thép trên cạnh b có thể lớn hơn. Tiết diện chịu lực nén N, mômen uốn Mx, My, độ lệch tâm ngẫu nhiên eax, eay. Sau khi xét uốn dọc theo 2 phương, tính được hệ số x, y. Mômen đã gia tăng Mx1; My1. Mx1 = x.Mx; My1 = y.My Tuỳ theo tương quan giữa giá trị Mx1, My1 với các kích thước các cạnh mà đưa về một trong hai mô hình tính toán (theo phương x hoặc y). Điều kiện và kí hiệu theo bảng sau: Bảng 5.1 Mô hình Theo phương X Theo phương Y Điều kiện M M M M x1 y1 y1 x1 Cx C y C y Cx Kí hiệu h = Cx; b = Cy h = Cy; b = Cx M1 = Mx1; M2 = My1 M1 = My1; M2 = Mx1 ea = eax + 0,2.eay ea = eay + 0,2.eax Giả thiết chiều dày lớp đệm a, tính h0 = h-a; Z = h-2.a chuẩn bị các số liệu Rb, Rs, Rsc, R như đối với trường hợp nén lệch tâm phẳng. Tiến hành tính toán theo trường hợp đặt cốt thép đối xứng: N x1 = Rb .b Xác định hệ số chuyển đổi m0. 0,6.x1 Khi x1 h0 thì m0 1 h0 Khi x1 h0 thì m0 = 0,4. Tính mômen tương đương (đổi nén lệch tâm xiên ra nén lệch tâm phẳng). h M M m .M . 1 0 2 b M Độ lệch tâm e . Với kết cấu siêu tĩnh e0 = max(e1,ea) 1 N h e = e0 + - a 2 lox Tính toán độ mảnh theo hai phương x ; y ix SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 63
  64. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD max( x ; y ) Dựa vào độ lệch tâm e0 và giá trị nén giá trị x1 để phân biệt các trường hợp tính toán. e a)Trường hợp 1: Nén lệch tâm rất bé khi 0 0,30 tính toán gần như nén h0 đúng tâm. Hệ số ảnh hưởng độ lệch tâm e : 1 e (0.5 ).(2 ) Hệ số uốn dọc phụ thêm khi xét nén đúng tâm: (1 ). e 0,3 Khi ≤ 14 lấy = 1; khi 14 R.h0 tính toán theo trường hợp h0 nén lệch tâm bé. 1 R Xác định chiều cao vùng nén: x R 2 .h0 1 50. 0 e Trong đó: 0 0 h Diện tích toàn bộ cốt thép Ast: x N.e R bx(h ) b 0 2 Ast k.RSC .Z Trong đó: k = 0,4 là hệ số xét đến trường hợp cốt thép đặt toàn bộ. c)Trường hợp 3: khi đồng thời x1 ≤ R.h0 tính toán theo trường hợp nén lệch tâm lớn. Diện tích toàn bộ cốt thép Ast: SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 64
  65. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD N.(e 0,5x1 h0 ) Ast k.RS .Z Trong đó: k = 0,4 là hệ số xét đến trường hợp cốt thép đặt toàn bộ. Khi tính được cốt thép, tính tỷ lệ cốt thép: A st bh0 Kiển tra điều kiện: min max l Trong đó: lấy theo độ mảnh 0 cho theo bảng sau (theo TCXDVN 356-2005): min r Bảng 5.2 l 0 83 r (%) 0,05 0,1 0,2 0,25 max : khi cần hạn chế việc sử dụng quánhiều thép người ta lấy max =3%. Để đảm bảo sự làm việc chung giữa thép và bêtông thường lấy =6%. 5.1.2.2.Kiểm tra cột theo khả năng chịu cắt: Lực cắt lớn nhất lấy từ bảng tổ hợp nội lực. Kiểm tra điều kiện : Qmax<0,6.Rbt.b.h0 thì bê tông đủ khả năng chịu cắt nên cốt đai đặt theo cấu tạo. 5mm . 0,25dmax. u 15dmin. u 10dmin-trong đoạn nối buột cốt thép. 5.1.2.3.Bố trí cốt thép cột. Sau khi tính toán được cốt thép, ta tiến hành chọn thép và bổ trí.Việc bố trí thép cột tuân theo các yêu cầu cấu tạo cốt thép của cấu kiện chịu nén. Những cột có hàm lượng cốt thép bé t < min hoặc âm thì đặt thép theo cấu tạo, thoả mãn điều kiện: Asomin . bh . SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 65
  66. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 5.2.Thiết kế thép cho cột tầng điển hình Tiến hành thiết kế thép cho cột giữa C10 tầng hầm Kích thước tiết diện cột theo 2 phương: Cx = 70 cm ; Cy = 70 cm. Tỉ số giữa 2 cạnh là: SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 66
  67. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD C 70 0,5x 1 2 Cy 70 Vậy thỏa mãn điều kiện áp dụng phương pháp quy đổi nén lệch tâm xiên về lệch tâm phẳng tương đương. Nội lực tính toán cốt thép dọc gồm: Bảng 5.3:Bảng các cặp nội lực cột C10 (tầng hầm) Cặp nội lực |Mx |(T.m) |My |(T.m) N (T) THCBII Nmax,Mxmax,Mytư 3,42 0,58 -683,6 5.2.1.Tính toán cốt thép dọc Chiều dài tính toán của cột: l0x = l0y = 0,7 × 3,3 = 2,31 m = 231 cm. Độ mảnh của cột: l0x 231 xy 3,3 8 Cx 70 xy1. Vậy Mx1 M x 3,42 T.m và My1 M y 0,58T.m x y3,3 17 min 0,05% 02 min 0,1% Độ lệch tâm tĩnh học: M 3,42 ex 0,005 m 1x N 683,6 M 0,58 ey 0,00085 m 1y N 683,6 Độ lệch tâm ngẫu nhiên: H C 330 70 e ; x ; 0,55; 2,33 e 2,5 cm 0,025 m ax600 30 600 30 ax HC 330 70 e ; y ; 0,55; 2,33 e 2,5 cm 0,025 m ay600 30 600 30 ax Độ lệch tâm ban đầu: e0x max(e 1x ; e ax ) max(0,005; 0,025) 0,025 m e0y max(e 1y ,e ay ) max(0,00085; 0,025) 0,025 m *)Mô hình tính toán M 3,42 M 0,58 x1 4,89> y1 0,81 Cx 0,7 Cy 0,7 Do vậy tính theo phương x. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 67
  68. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD h Cxy 70 cm, b C 70 cm M1 M x1 3,42 T.m M2 M y1 0,58 T.m *)Tính toán cốt thép dọc Giả thiết chiều dày lớp đệm: a = 5 cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 h a 70 5 65 cm. Za h 2 a 70 2 5 60 cm. Xác định sơ bộ chiều cao vùng nén: N 683,6 103 x10 67,35 cm >h 65 cm Rb b 145 70 định hệ số chuyển đổi mômen: m0 0,4 Giá trị mômen tương đương quy đổi từ nén lệch tâm xiên về nén lệch tâm phẳng: h 70 M M m M 3,42 0,4 0,58 3,652 T.m 1 0 2 b 70 Độ lệch tâm: ea e ay 0,2e ax 0,025 0,2.0,025 0,03 m M 3,652 e 0,0053 m 0,53 cm 1 N 683,6 e0 max(e 1 ,e a ) 0,03m. e e0 0,5 h a 3 0,5 70 5 33 cm Chiều cao giới hạn vùng nén: R0h 0,595 65 38,675 cm x1 67,35 cm R h 0 => nén lệch tâm bé e00 / h 3 / 65 0,046 0,3 3,3 14 lấy 1 (1 ) 1 e 0.3 11 1,077 e (0,5 )(2 ) (0,5 0,046)(2 0,046) Diện tích cốt thép Ast: e.N Rb bh A e st RR sc b 1,077.683,6.103 145.70.70 1 9,7cm2 2800 145 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 68
  69. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Ast 9,7 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: 00,1% t .100 0,21% max 6% bh0 70.65 Nội lực tính toán cốt thép dọc gồm: Bảng 5.4:Bảng các cặp nội lực cột C10 (tầng hầm) Cặp nội lực |Mx |(T.m) |My |(T.m) N (T) THCBI Mxmax,Mytư,Ntư 3,42 0,19 -523,2 Do cặp nội lực Mxmax,Mytư,Ntư đều có giá trị nhỏ hơn hoặc bằng cặp nội lực Nmax,Mxtư,Mytư nên thép tính ra sẽ nhỏ hơn, vậy ta không cần tính theo cặp Mxmax,Mytư,Ntư. Nội lực tính toán cốt thép dọc gồm: Bảng 5.5:Bảng các cặp nội lực cột C10 (tầng hầm) Cặp nội lực |Mx |(T.m) |My |(T.m) N (T) THCBI Mymax,Mxtư,Ntư 0,25 2,79 -525,5 Vì bố trí thép cột đều theo chu vi, trong khi cặp nội lực Mymax,Mxtư,Ntư, gồm các giá trị đều nhỏ hơn các giá trị của cặp nội lực Nmax,Mxtư,Mytư nên ta không cần tính cho cặp Mymax,Mxtư,Ntư. Do tiết diện cột hơi nhỏ nên lượng thép tính toán ra nhỏ. Vì vậy ta giảm tiết diện cột: bxh = 65x65cm và tính toán lại với cặp Nmax,Mxtư,Mytư Chiều dài tính toán của cột: l0x = l0y = 0,7 × 3,3 = 2,31 m = 231 cm. Độ mảnh của cột: l0x 231 xy 3,55 8 Cx 65 xy1. Vậy Mx1 M x 3,42 T.m và My1 M y 0,58T.m x y3,55 17 min 0,05% 02 min 0,1% Độ lệch tâm tĩnh học: M 3,42 ex 0,005 m 1x N 683,6 M 0,58 ey 0,00085 m 1y N 683,6 Độ lệch tâm ngẫu nhiên: SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 69
  70. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD H C 330 65 e ; x ; 0,55; 2,17 e 2,5 cm 0,025 m ax600 30 600 30 ax HC 330 65 e ; y ; 0,55; 2,17 e 2,5 cm 0,025 m ay600 30 600 30 ax Độ lệch tâm ban đầu: e0x max(e 1x ; e ax ) max(0,005; 0,025) 0,025 m e0y max(e 1y ,e ay ) max(0,00085; 0,025) 0,025 m *)Mô hình tính toán M 3,42 M 0,58 x1 5,26 > y1 0,89 Cx 0,65 Cy 0,65 Do vậy tính theo phương x. h Cxy 65 cm, b C 65 cm M1 M x1 3,42 T.m M2 M y1 0,58 T.m *)Tính toán cốt thép dọc Giả thiết chiều dày lớp đệm: a = 5 cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 h a 65 5 60 cm. Za h 2 a 65 2 5 55 cm. Xác định sơ bộ chiều cao vùng nén: N 683,6 103 x10 72,53 cm >h 65 cm Rb b 145 65 định hệ số chuyển đổi mômen: m0 0,4 Giá trị mômen tương đương quy đổi từ nén lệch tâm xiên về nén lệch tâm phẳng: h 65 M M m M 3,42 0,4 0,58 3,652 T.m 1 0 2 b 65 Độ lệch tâm: ea e ay 0,2e ax 0,025 0,2.0,025 0,03 m M 3,652 e 0,0053 m 0,53 cm 1 N 683,6 e0 max(e 1 ,e a ) 0,03m. e e0 0,5 h a 3 0,5 65 5 30,5 cm Chiều cao giới hạn vùng nén: R0h 0,595 60 35,7 cm x1 67,35 cm R h 0 => nén lệch tâm bé SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 70
  71. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD e00 / h 3 / 60 0,05 0,3 3,55 14 lấy 1 (1 ) 1 e 0.3 11 1,084 e (0,5 )(2 ) (0,5 0,05)(2 0,05) Diện tích cốt thép Ast: e.N Rb bh A e st RR sc b 1,084.683,6.103 145.65.65 1 48,36cm2 2800 145 Ast 48,36 Kiểm tra hàm lượng cốt thép: 00,1% t .100 1,24% max 6% bh0 65.60 2  Chọn 16Φ22 => As= 60,82cm => µ = Ach/b.ho= 60,82.100/65.60 = 1,56% Bố trí thép đều chu vi như hình vẽ. Hình 5.2 SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 71
  72. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 5.2.2.Tính toán cốt thép đai Cốt đai dùng 8s200, thoả mãn điều kiện > 0,25× max = 0,25 × 20 = 5 mm và thoả mãn điều kiện thiết kế kháng chấn ( 8 mm). Khoảng cách giữa các cốt đai thoả mãn s 15 × min = 15 × 20 = 300 mm. Trong đoạn nối buộc cốt thép dọc, chọn cốt đai 8s100 Trong đó: max, min là đường kính cốt thép dọc lớn nhất và nhỏ nhất trong cột 5.3.Kết quả tính toán thép cho toàn bộ khung trục 4 Khi tính toán thép cho cột khung trục 4 ta được kết quả như bảng trên, tuy nhiên khi bố trí thép cho cột biên ta bố trí toàn bộ cốt thép từ trên xuống dưới đều là 16Φ22 giống cột tầng 8. Còn cột giữa bố trí bình thường. Hình 5.3: Bố trí cốt thép cột biên Hình 5.4: Bố trí cốt thép cột giữa SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 72
  73. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD CHƢƠNG 6: CẦU THANG BỘ 6.1.Số liệu tính toán cầu thang 6.1.1.Vật liệu sử dụng - Bêtông cấp độ bền B25 có: 2 + Rb = 145 kG/cm 2 + Rbt = 10,5 kG/cm - Cốt thép bản sàn và chiếu nghỉ nhóm AI có: 2 + Rs = Rsc = 2250 kG/cm 2 + Rsw = 1750 kG/cm - Cốt thép dọc cho dầm thang nhóm AII có: 2 + Rs = Rsc = 2800 kG/cm 6.1.2.Cấu tạo cầu thang 6.1.2.1.Kích thước các bộ phận Bản thang chọn sơ bộ dày 10 mm cho cả bản chéo và bản chiếu nghỉ. Kích thước bậc thang tầng trệt là 150 × 300 0,15 Độ nghiêng cầu thang: tg = 0,5 α 26.7 0 =>cos = 0,894 0,3 6.1.2.2.Sơ đồ kết cấu Hình 6.1: Mặt bằng kết cấu thang bộ SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 73
  74. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 6.1.3.Tải trọng tác dụng 1- Tĩnh tải Bảng 6.1: Tĩnh tải các lớp bản nghiêng Các lớp cấu Chiều (kG/m)3 gtc(kG/m2) n gtt(kG/m2) tạo dày Mặt bậc đá xẻ 0.01 2000 20 1,1 22 Vữa lót 0.02 1800 36 1,3 46,8 Bậc xây gạch 0.1 1800 180 1,1 198 Bản BTCT 0.12 2500 300 1,1 330 Vữa trát trần 0,015 1800 27 1.3 35,1 Tổng tải trọng 631,9 Bảng 6.2: Tĩnh tải các lớp chiếu nghỉ Các lớp cấu tạo Chiề (kG/m) gtc(kG/m2 n gtt(kG/m2 u dày 3 ) ) Mặt sàn lát đá 0.01 2000 20 1,1 22 xẻ Vữa lót 0.02 1800 36 1,3 46,8 Sàn BTCT 0.12 2500 300 1,1 330 Vữa trát trần 0.015 1800 27 1,3 35,1 Tổng tải trọng 433,9 2- Hoạt tải - Hoạt tải tiêu chuẩn lấy đối với cầu thang là 300 kG/m2. Hệ số vượt tải 1,2 - Hoạt tải tính toán là: p = 360 ( kG/m 2 ) 3- Tổng tải trọng tính toán - Bản thang nghiêng: q = g1 + p = 631,9+ 360 = 991,9 ( kG/ m ) - Bản sàn chiếu nghỉ: q = g2 + p = 433,9 + 360 = 739,9 ( kG/ m ) 6.2.Tính toán bản thang(B1) 6.2.1.Xác định sơ đồ tính và tải trọng a. Xác định kích thước của bản chiều rộng sàn thang: l01=1,25m 0 Chiều dài sàn thang : l02=3,9/cos 28 = 4,42m SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 74
  75. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Xét tỉ số: l02/l01 = 4,42/1,25 = 3,536 => bản loại dầm. Xem bản thang làm việc theo phương cạnh ngắn => sơ đồ tính là dầm 2 đầu ngàm. b. Tải trọng tác dụng lên bản thang - Tải trọng tác dụng lên bản thang được chia thành 2 thành phần: Vuông góc với bản thang và song song với bản thang - Tải trọng tác dụng lên bản thang theo phương vuông góc với bản thang gây ra mô men uốn trong bản là: 0 0 2 q1 = q x cos 28 = 991,9 x cos 28 = 876 Kg/ m 0 Thành phần q2=qsin = 991,9.sin28 = 466 Kg/ m .Song song với bản thang gây ra lực nén cho bản thang . Vì bê tông chịu nén tốt, mặt khác giá trị q2 nhỏ hơn nhiều so với q1 nên trong tính toán không kể đến thành phần gây lực nén mà coi bản thang là cấu kiện chịu uốn phẳng q2 q1 q Hình 6.2: Sơ đồ tính bản thang SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 75
  76. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 6.2.2.TÝnh to¸n néi lùc vµ cèt thÐp. Tính toán thép chịu mômen dương. 2 2 876.1,25.4,29 Mmax=q1.l /24= 839,6kG . m. 24 Chọc a0 = 2 cm h0 = hb- a0 = 12 – 2 = 10 cm. M 839,6.100 m 220,046 0,5(1 1 2.0,139) 0,98 Rb b. h0 145.125.10 M 839,6.100 2 As = 3,06cm . .Rs . h0 0,98.2800.10 3,06 Kiểm tra hàm lượng cốt thép. = .100% 0,245%> 0,05% . 125.10 min 2 Chọn thép 9 10 => a = 150 có As=7,07cm . Cốt thép đặt theo phương cạnh ngắn chọn theo cấu tạo: chọn 6a150 có As=1,88 cm2 (thoả mãn điều kiện không ít hơn 56 trong một mét và không nhỏ hơn 50% diện tích cốt thép chịu mômen âm tính toán). Tính toán thép chịu mômen âm. 2 2 876.1,25.4,29 Mmax=q1.l /12= 1679,4kG . m. 12 Chọc a0 = 2 cm h0 = hb- a0 = 12 – 2 = 10 cm. M 1679,4.100 m 220,093 0,5(1 1 2.0,139) 0,95 Rb b. h0 145.125.10 M 1679,4.100 2 As = 6,3cm . .Rs . h0 0,95.2800.10 6,3 Kiểm tra hàm lượng cốt thép. = .100% 0,504%> . 125.10 2 Chọn thép 9 10 => a = 150 có As=7,07cm . Cốt thép đặt theo phương cạnh ngắn chọn theo cấu tạo: chọn có As=1,88 cm2 (thoả mãn điều kiện không ít hơn trong một mét và không nhỏ hơn 50% diện tích cốt thép chịu mômen âm tính toán). Cốt thép phân bố: Ở phía trên, cốt phân bố được đặt vuông góc với cốt thép chịu mômen âm. Ở phía dưới cốt thép phân bố được đặt vuông góc với cốt chịu mômen dương. Cốt thép được chọn là 6a200 để thuận lợi khi bố trí cốt thép bản nghiêng với bản chiếu nghỉ, và thoả mãn điều kiện cấu tạo, điều kiện không nhỏ hơn 20 % diện tích cốt thép chịu lực tính toán khi 2l1 < l2 < 3l1. SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 76
  77. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 6.3.Tính toán bản chiếu nghỉ (CN) 6.3.1.Xác định sơ đồ tính và nội lực a. Xác định kích thước chiếu nghỉ Nhịp tính toán của ô chiếu nghỉ: l 1,5m 01 l02 2,67m Tỉ số kích thước theo 2 phương là: l 2,67 r02 1,78 2 l01 1,5 Vậy bản làm việc theo 2 phương . b. Sơ đồ tính Hình 6.3: Sơ đồ tính bản chiếu nghỉ c. Nội lực Do các ô bản có kích thước, nếu lượng thép tiết kiệm được khi bố trí cốt thép chịu mômen dương đặt không đều (vùng giữa bản đặt dày, phạm vi các dải biên đặt thưa gấp đôi so với vùng giữa) là nhỏ. Mặt khác để thuận lợi cho thi công lắp dựng, ta chọn phương án đặt thép chịu mômen dương đều theo mỗi phương. Công thức tính nội lực bản kê bốn cạnh theo sơ đồ dẻo q. l2 .(3 l l ) 01 02 01 (2M M M ). l (2 M M M ). l 12 1ABAB 1 1 02 2 2 2 01 Với l02/l01 = 1,78 Ta chọn tỉ số nội lực giữa các tiết diện : M M M M M 2 0,41; A1 1 A2 0,61 B1 1 B2 0,61 M1 M1 M1 M1 M1 Thay vào ta có : SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 77
  78. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 739,9.1,52 .(3.2,67 1,5) (2MMMM 2 ).2,67 (2.0,41 2.0,61 ).1,5 12 1 1 1 1 => 903 = 13,74M1 => M1 = 65,72 kG.m M2 = 26,3 kG.m MA1 = 65,72 kG.m MA2 = 40 kG.m MB1 = 65,72 kG.m MB2 = 40 kG.m 6.3.2.Tính cốt thép + Bề dày sàn 120 mm. + Chọn a0 = 2 cm , h0 = 12-2 = 10cm. + Tính cho 1m dài b = 100cm. Với bê tông cấp độ bền B25, nhóm cốt thép chịu kéo là AI, b2 =1 => R =0,595; R =0,418 +Cốt thép chịu mô men dương theo phương cạnh ngắn M1 = 65,72 kGm M1 65,72.100 mR220,005 0,418. Rbo bh 145 100 10 = 0,5 (1 + 12m ) = 0,5 (1 + 1 2.0,005 ) = 0,99 M1 65,72.100 2 As = 0,3(cm ) Rhso2250 0,99 10 0,3 % = .100% 0,03% < min% = 0,05% 100 10 Chọn thép theo cấu tạo 6a150 ,có As= 1,88 (cm2) 1,88 Kiểm tra hàm lượng cốt thép = .100% 0,188% min 100 10 + Cốt thép chịu mô men âm theo phương cạnh ngắn MI = 65,72 kGm = 0,5 (1 + ) = 0,5 (1 + ) = 0,99 2 As = (cm ) % = < min% = 0,05% SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 78
  79. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Chọn thép theo cấu tạo 6a150 ,có As= 1,88 (cm2) 1,88 Kiểm tra hàm lượng cốt thép = .100% 0,188% min 100 10 +Cốt thép chịu mô men dương theo phương cạnh dài M2 = 26,3kGm M1 26,3.100 mR220,002 0,418. Rbo bh 145 100 10 = 0,5 (1 + 12m ) = 0,5 (1 + 1 2.0,002 ) = 0,99 M1 26,3.100 2 As = 0,12 (cm ) Rhso2250 0,99 10 0,12 % = .100% 0,012%< min% = 0,05% 100 10 Chọn thép theo cấu tạo 6a150 ,có As= 1,88 (cm2) Kiểm tra hàm lượng cốt thép = min +Cốt thép chịu mô men dương theo phương cạnh dài MII = 40kGm M1 40.100 mR220,003 0,418. Rbo bh 145 100 10 = 0,5 (1 + ) = 0,5 (1 + ) = 0,99 M1 40.100 2 As = 0,2 (cm ) Rhso2250 0,99 10 0,2 % = .100% 0,02% < min% = 0,05% 100 10 Chọn thép theo cấu tạo 6a150 ,có As= 1,88 (cm2) Kiểm tra hàm lượng cốt thép = min 6.4.Tính toán dầm chiếu nghỉ (DCN) Tiết diện dầm: b × h = 22 × 40 cm. Nhịp tính toán của dầm là: lo = 2,89 m (Khoảng cách giữa 2 trục tường kê dầm). 6.4.1.Sơ đồ tính và tải trọng 6.4.1.1.Xác định tải trọng -Trọng lượng bản thân dầm: gd b d h d n bt 0,22.0,4.1,1 2500 242 kG / m SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 79
  80. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD -Tải trọng do bản chiếu nghỉ truyền vào dưới dạng hình thang ta quy về tải trọng phân bố đều : l 1,5 q g1 793,9. 595,425kGm ht cn 22 qcn q ht k595,425.0,865 515 kGm k 1 22 3 1 2.0,28 2 0,28 3 0,865 L1 1,5 0,5. 0,5. 0,28 L2 2,67 -Tổng tải trọng phân bố trên dầm: q gd g cn 242 595,25 837,25 kG / m 6.4.1.2.Sơ đồ tính Sơ đồ tính của dầm thang Dcn là dầm có một dầu ngàm một đầu khớp Hình 6.4: Sơ đồ tính dầm chiếu nghỉ 6.4.2.Tính toán nội lực và cốt thép cho dầm 6.4.2.1.Nội lực trong dầm Hình 6.5: Biểu đồ mô mem dầm chiếu nghỉ (tm) SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 80
  81. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD Hình 6.6: Biểu đồ lực cắt dầm chiếu nghỉ (t) Mômen và lực cắt lớn nhất trong dầm: ql22 837,25.2,89 M 874,1kG.m max 88 5ql 5.837,25.2,89 Q 1512,3kG max 88 6.4.2.2.Tính toán cốt thép Giả thiết a0 = 3 cm. Chiều cao làm việc của tiết diện: h0 = hd – a0 = 40 – 3 = 37 cm. a) Tính cốt dọc: Mmax = 87410 kG.cm Mmax 87410 220,02R 0,418 Rb0 b h 145 22 37 0,5 (1 1 2m ) 0,5 (1 1 2 0,02) 0,99 Mmax 87410 2 As 0,85 cm Rs0 h 0,99 2800 37 As 0,85 100 100 0,1 %min 0,5% b h0 22 37 2 Chọn thép theo cấu tạo 2 20có As = 6,28 cm . Hàm lượng cốt thép: As 6,28 100 100 0,77 %min 0.5% b h0 22 37 b) Tính cốt đai: Khả năng chịu lực cắt của của bê tông khi không có cốt đai là: (1 ) R b h 2 Q b4 n bt 0 0b C Trong đó: SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 81
  82. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP KSXD 2 + Rbt = 10.5 kG/cm : là cường độ tính toán về kéo của bê tông. + φb4: là hệ số phụ thuộc loại bê tông (với bê tông nặng: φb4 = 1,5). + φn: là hệ số xét đến ảnh hưởng của lực dọc. Do N = 0 nên φn = 0. + C: là hình chiếu của tiết diện nghiêng lên phương trục dầm. Lấy gần đúng C = 2 × h0 = 2 × 37 = 74 cm. 1,5 1 10,5 22 372 Q 6410,25 kG 0b 74 Theo TCXDVN 356 : 2005 quy đinh, khi Q < Qb0 thì không cần tính cốt đai. Lực cắt lớn nhất trong dầm DL1 là Qmax = 1320 kG < 6410,25 nên riêng bê tông đủ khả năng chịu cắt và cấu kiện không cần tính cốt đai. Chọn đặt cốt đai theo cấu tạo 6s150 (thoả mãn điều kiện với dầm cao ≤ 450, khoảng cách giữa các đai: s ≤ h/2 = 400/2 = 200 mm và s ≤ 150 mm). Do có nhịp nhỏ nên cốt đai được đặt suốt chiều dài của dầm. Hình 6.7: Bố trí cốt thép dầm chiếu nghỉ 6.5.Tính toán dầm chiếu tới Tiết diện dầm: b × h = 22 × 40 cm. Nhịp tính toán của dầm là: lo = 2,89m. 6.5.1.Sơ đồ tính và tải trọng 6.5.1.1.Xác định tải trọng -Trọng lượng bản thân dầm: gd b d h d n bt 0,22.0,4.1,1 2500 242 kG / m -Tải trọng do sàn hành lang truyền vào dưới dạng hình thang ta quy về tải trọng phân bố đều : SVTH : ĐÀO HỮU CHINH -LỚP: XD1202D 82