Giáo trình Bảo tồn đa dạng Sinh học - Chương 4 đến Chương 6

pdf 79 trang huongle 1800
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Bảo tồn đa dạng Sinh học - Chương 4 đến Chương 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_chuong_4_den_chuong_6.pdf

Nội dung text: Giáo trình Bảo tồn đa dạng Sinh học - Chương 4 đến Chương 6

  1. Chương 4. BẢO TỒN Ở CẤP QUẦN XÃ Bảo tồn các quần xã sinh vật nguyên vẹn là cách bảo tồn có hiệu quả nhất toàn bộ tính đa dạng sinh học. Có 3 cách bảo tồn quần xã sinh vật, đó là xây dựng các khu bảo tồn, thực hiện các biện pháp bên ngoài các khu bảo tồn và phục hồi các quần xã sinh vật tại các nơi cư trú bị suy thoái. 4.1. Các khu bảo tồn Một trong những bước đi cơ bản quan trọng nhất trong việc bảo tồn các quần xã sinh vật là chính thức thành lập các khu bảo tồn. Có nhiều định nghĩa về các khu bảo tồn, theo IUCN, một khu bảo tồn là: một vùng đất và/hay biển được thiết kế đặc biệt để bảo vệ và duy trì đa dạng sinh học và các nguồn tài nguyên thiên nhiên và văn hóa, được quản lý qua luật pháp hay các biện pháp hữu hiệu khác. Theo Công ước về Đa dạng sinh học (CBD) thì khu bảo tồn là: một vùng địa lý xác định, được chỉ định hay kiểm soát và quản lý để đạt được những mục tiêu bảo tồn cụ thể. Định nghĩa này được thừa nhận bởi 188 nước và rõ ràng là rất có trọng lượng, tuy nhiên so với định nghĩa của IUCN thì ít có giá trị hơn do không đề cập đến lĩnh vực văn hóa của các khu bảo tồn. Còn theo Chương trình con người và sinh quyển của UNESCO thì khu bảo tồn sinh quyển là: một vùng đất trên cạn, vùng ven biển hay trên biển được công nhận trên bình diện quốc tế trong việc xúc tiến và biểu hiện mối quan hệ cân bằng giữa con người và thiên nhiên. Theo Hiệp định về Bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên thiên nhiên Đông Nam Á, Vườn Quốc gia là: khu vực tự nhiên rộng lớn đủ để các hệ sinh thái tự điều chỉnh và khu vực này về căn bản chưa bị con người chiếm cứ hay khai thác. (Stuart Chape, Mark Spalding et al., 2008). Có thể thành lập các khu bảo tồn theo nhiều cách, song có hai phương thức phổ biến nhất, đó là thông qua nhà nước (thường ở cấp trung ương, nhưng đôi khi có thể ở cấp khu vực hay địa phương) và các tổ chức bảo tồn hay cá nhân mua lại các khu đất đó. Các khu bảo tồn còn được hình thành bởi các cộng đồng truyền thống vì họ muốn giữ gìn lối sống của họ. Chính phủ ở nhiều nơi đã thừa nhận quyền sở hữu của các cộng đồng này đối với đất đai. Một khi vùng đất đã được bảo vệ thì cần phải có những quyết định cho phép con người được tác động lên đó ở mức độ nào. IUCN (International Union for the Conservation of Nature and Natural Resources) đã xây dựng một hệ thống phân loại các khu bảo tồn, trong đó định rõ các mức độ sử dụng từ nhỏ đến lớn. (N. Dudley, 2008). 68
  2. Phân hạng của IUCN và WCPA (World Conservation Protected Areas) về các khu bảo tồn và các mục tiêu quản lý như sau: I. Khu bảo vệ nghiêm ngặt (Strict protection) Ia. Khu bảo tồn thiên nhiên nghiêm ngặt (Strict Nature Reserve): các vùng bảo vệ chủ yếu dùng cho mục đích nghiên cứu khoa học và quan trắc; Ib. Khu hoang dã (Wilderness Area): là các vùng rộng lớn, ít bị biến đổi, được bảo vệ và quản lý để bảo tồn các đặc điểm tự nhiên hoang dã; II. Các vườn Quốc gia (National Park): bảo tồn các hệ sinh thái và giải trí; III. Bảo tồn các công trình tự nhiên (Natural Monument): bảo tồn các địa điểm tự nhiên, văn hóa nỗi bật, có giá trị; IV. Các khu quản lý loài và sinh cảnh (Habitat/Species Management Area): quản lý nơi ở và loài thông qua các hoạt động chủ động; V. Bảo vệ cảnh quan trên đất liền và trên biển: (Protected Landscape/seascape): các khu bảo vệ cảnh quan trên đất liền, vùng ven bờ hay trên biển có giá trị thẩm mỹ, văn hóa và sinh thái; VI. Quản lý tài nguyên khu bảo vệ (Managed Resources Protected Area): các khu bảo vệ được quản lý chủ yếu cho việc sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên. (N. Dudley, 2008) Mục tiêu quản lý tổng hợp đối với từng hạng mục được tổng kết như ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Các mục tiêu quản lý trong các khu bảo tồn Các mục tiêu quản lý Ia Ib II III IV V VI Nghiên cứu khoa học 1 3 2 2 2 2 3 Bảo vệ thiên nhiên hoang dã 2 1 2 3 3 - 2 Bảo tồn da dạng di truyền và loài 1 2 1 1 1 2 1 Duy trì các dịch vụ môi trường 2 1 1 - 1 2 1 Các đặc điểm văn hoá, thiên nhiên đặc trưng - - 2 1 3 1 3 Du lịch và giải trí - 2 1 1 3 1 3 Giáo dục - - 2 2 2 2 3 Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên - 3 3 - 2 2 1 Duy trì các thuộc tính văn hoá, truyền thống - - - - - 1 2 Chú thích: 1. Mục tiêu hàng đầu; 2. Mục tiêu thứ yếu; 3. Mục tiêu có thể áp dụng; - không áp dụng. 69
  3. 4.1.1. Các khu bảo tồn hiện có Khái niệm và thực tiễn của việc thiết lập các vùng tự nhiên và bán tự nhiên thành các khu bảo vệ riêng biệt hoặc hạn chế sử dụng, đã có từ rất lâu (bảng 4.2.). Bảng 4.2. Một số cột mốc lịch sử của việc hình thành các khu bảo tồn Thế giới Thời gian Sự kiện 10.000 BC Do nông nghiệp chuyển đổi mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, các cộng đồng địa phương nhận ra được những “vùng thiêng liêng đặc biệt” và bảo vệ chúng khỏi sự sử dụng của con người. 252 BC Hoàng đế Asoka ở Ấn Độ hình thành một khu bảo vệ các loài thú, chim, cá và rừng, có thể coi đây là khu bảo vệ tài nguyên đầu tiên của chính phủ. 1865 Yosemite (California) được quốc Hội Hoa kỳ thành lập, thực sự là mô hình đầu tiên cấp quốc gia về các khu bảo tồn. Yellowstone (1872) Vườn Quốc gia đầu tiên. 1882 El Chico National Park được thành lập, Vườn quốc gia đầu tiên ở Châu Mỹ La tinh. 1925 Angkor Wat, (Cambodia) Vườn quốc gia đầu tiên ở Châu Á. 1948 IUCN được thành lập, là công cụ thúc đẩy việc bảo tồn trên Thế giới. 1961 WWF được thành lập, là tổ chức phi chính phủ, tập hợp các hỗ trợ cho bảo tồn, đặc biệt từ quảng đại quần chúng 1968 Chương trình Con người và Sinh quyển của UNESCO, thiết lập các khu dự trữ sinh học (năm 2007 có 529 khu trong 105 nước, diện tích hơn 5 triệu km2.) 1971 Công ước RAMSAR được thông qua, (năm 2007 có 1.708 điểm, thuộc 157 nước thành viên, chiếm hơn 1,5 triệu km2) 1972 Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu về Môi trường và Phát triển ở Stockholm, Thụy Điển, dẫn đến việc thành lập UNEP. 1982 Đại hội Các Vườn Quốc gia Thế giới lần thứ 3 tại Bali, Indonesia. Nhấn mạnh tầm quan trọng của các khu bảo tồn là nhân tố thiết yếu trong kế hoạch phát triển quốc gia. Mục tiêu là mỗi biome trên Thế giới phải được bảo tồn 10%. 1987 Tương lai chung của chúng ta (báo cáo Bruntland) báo cáo của ủy ban Liên hiệp Quốc về Phát triển bền vững. Kêu gọi sử dụng 12% diện tích đất cho bảo tồn và ủng hộ các hành động toàn cầu cho bảo tồn đa dạng sinh học. 1991 Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) được thành lập. 1992 Hội nghị Thượng đỉnh Toàn cầu, ở Rio de Janeiro, Brazil. Xuất bản Lịch trình 21 và chuẩn y CBD và Công ước khung về biến đổi khí hậu. 2002 Hội nghị Thượng đỉnh toàn cầu về Phát triển bền vững ở Johannesburg, Nam Phi. 2003 Hội nghị về Các Vườn Quốc gia Thế giới lần thứ V tại Durban, Nam Phi. Tập trung vào lợi ích bên ngoài các khu bảo tồn, nhấn mạnh lại về tầm quan trọng của các khu bảo tồn cho phát triển bền vững 70
  4. Do dân số tiếp tục tăng trưởng và tác động của chúng ta vào các nguồn tài nguyên trên Trái đất ngày càng tăng, không gian sống của chúng ta ngày càng giảm và tài nguyên thì suy thoái. Do vậy, việc bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng được nhận thức đầy đủ. Các khu bảo tồn cận đại đầu tiên được thôi thúc thực hiện bắt nguồn từ những tác động sinh thái rất rõ rệt của chế độ xâm chiếm và thuộc địa phương tây lên châu Phi, châu Mỹ, châu Á, châu Úc và hàng loạt các đảo ở dại dương. Các khu bảo tồn được thiết lập để bảo vệ phần còn sót lại của các hệ sinh thái bản địa đang biến dần thành nông trại, ruộng vườn và thành phố. Vườn Quốc gia Yellowstone được coi là vườn quốc gia chính thức đầu tiên được hình thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1872 khi tổng thống Mỹ, Ulysses Grant chỉ định 800.000 ha ở vùng đông bắc Wyoming làm Vườn Quốc gia để bảo tồn và thoát ra khỏi việc định cư hay chiếm hữu. Đến cuối năm 2005, WCPA đã thống kê hơn 114.000 khu bảo tồn, chiếm hơn 19 triệu km2 hay 12,9% diện tích bề mặt Trái đất. Rõ ràng là bảo tồn thiên nhiên đã trở thành một trong những nỗ lực quan trọng nhất của loài người trên hành tinh. Vẫn còn sự chênh lệch đáng kể giữa các khu bảo tồn trên cạn và trên biển. Chỉ có 0,5% các vùng biển Thế giới với diện tích khoảng 1,7 triệu km2 nằm trong các khu bảo tồn. Trong số 191 Quốc gia có khu bảo tồn, 36 quốc gia có khu bảo tồn chiếm 10 - 20% diện tích đất đai, 24 Quốc gia có diện tích các khu bảo tồn lớn hơn 20% diện tích lãnh thổ (Stuart Chape, Mark Spalding et al., 2008). Bảng 4.3. Số lượng và diện tích các khu bảo tồn trên Thế giới đến năm 2005 Hạng Số lượng Tỷ lệ theo số Diện tích Tỷ lệ theo diện lượng (1.000 km2) tích Ia 5.549 4,6 1.048 5,5 Ib 1.371 1,3 1.015.512 5,4 II 4.022 3,8 4.413.142 23,6 III 19.813 19,4 275.432 1,5 IV 27.466 27,1 3.022.515 16,1 V 8.495 6,4 1.056.008 5,6 VI 4.276 4,0 4.377.091 23,3 Chưa phân hạng 43.304 33,4 3.569.820 19,0 Tổng 114.296 100,00 19.381 12,90% (Stuart Chape, Mark Spalding et al., 2008) 71
  5. Đến năm 2010, có trên 148.000 khu bảo tồn trên toàn Thế giới, chiếm 13% diện tích bề mặt Trái đất. Tuy vậy, các khu bảo tồn biển vẫn chỉ chiếm khoảng 7% diện tích nước vùng ven bờ (vùng nước mở rộng ra đến 12 hải lý) và 1,4% diện tích các đại dương. Mục tiêu mới về quy mô của các khu bảo tồn toàn cầu được thiết đặt từ các chính phủ trong Nghị định thư Nayoga, được đàm phán vào tháng 10 năm 2010. Nhiệm vụ là đến năm 2020, có khoảng 17% diện tích đất và nước nội địa cùng với khoảng 10% vùng ven bờ và đại dương là những vùng đặc biệt quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học và các dịch vụ sinh thái (UNEP, 2011). Các khu bảo tồn nghiêm ngặt (Ia và Ib) chiếm t lệ nhỏ, trong khi đó phân hạng II theo IUCN là các Vườn Quốc gia, mặc dù có số lượng không nhiều nhưng diện tích của các vườn rất lớn, phản ảnh một thực tế là các Vườn Quốc gia có xu hướng chứa đựng một vùng địa lý rộng lớn. Ngược lại, ở phân hạng III và một phần của phân hạng IV, có nhiều khu bảo tồn có kích thước nhỏ (hình 4.1.). Ia Ib II III Diện tích IV Số lượng V Phân hạng của IUCN của hạng Phân VI Không phân hạng 0% 5% 10% 15% 20% 25% 30% 35% Hình 4.1. Các khu bảo tồn Thế giới theo IUCN 4.1.2. Các khu bảo tồn cộng đồng Các khu bảo tồn cộng đồng có thể được định nghĩa là "hệ sinh thái tự nhiên và biến đổi bao gồm đa dạng sinh học có ý nghĩa quan trọng, các dịch vụ sinh thái và các giá trị văn hóa” được các cộng đồng bản địa và địa phương liên quan, tự nguyện bảo tồn thông qua các luật tục, phương tiện hữu hiệu khác. Những sáng kiến này rất khác nhau về xuất xứ, mục đích và hình thức, nhưng có ba đặc điểm cần thiết để xác định: . Cộng đồng bản địa và địa phương có liên quan đều có liên quan về các hệ sinh thái nhất định - Nó thường có ý nghĩa quan trọng về văn hóa hay sinh kế; . Quyết định quản lý tự nguyện và nỗ lực của cộng đồng có hiệu quả trong việc bảo tồn môi trường sống, các loài sinh vật, các dịch vụ sinh thái, cùng với các giá trị văn hóa - mặc dù mục tiêu quy định của việc thực hành quản lý có thể không liên quan đến bảo tồn; 72
  6. . Cộng đồng bản địa và địa phương là những người nắm giữ quyền lực trong việc đưa ra quyết định và thực hiện các quyết định trong việc quản lý các hệ sinh thái. Ví dụ về các khu bảo tồn cộng đồng bao gồm: các địa điểm thiêng liêng ví dụ như rừng Kaya ở Đông Phi; quản lý cộng đồng đồng cỏ và rừng, như ở nhiều nơi trên Thế giới; nghề cá khu vực cộng đồng, chẳng hạn như nghề cá rạn san hô do cộng đồng quản lý phổ biến phần lớn miền nam Thái Bình Dương, Các khu vực bảo tồn của cộng đồng có thể phục vụ nhiều chức năng quan trọng, như kho lưu trữ của các thành phần quan trọng của đa dạng sinh học, các hành lang bảo tồn liên kết các khu bảo tồn và cũng như các địa điểm có tầm quan trọng về văn hóa và kinh tế cho người dân địa phương. Các khu bảo tồn này có thể cung cấp các bài học có giá trị trong quản trị có sự tham gia của quan chức trong các khu bảo tồn, cung cấp các ví dụ về các hệ thống pháp lý nhiều cấp của việc bảo tồn, tích hợp các luật tục với luật định và thường được xây dựng trên hệ thống kiến thức sinh thái tinh vi, những yếu tố có tiềm năng ứng dụng rộng lớn hơn. Tuy nhiên, các khu bảo tồn này phải đối mặt với những thách thức quan trọng để tiếp tục tồn tại và tăng trưởng. Mặc dù có một lịch sử lâu đời, ở nhiều nơi trên Thế giới, các khu vực bảo tồn cộng đồng đang nhanh chóng bị suy thoái, do "phát triển" không thích hợp và "giáo dục" mới đang làm mất đi những hệ thống kiến thức đã từng quản lý các khu bảo tồn. Điều này càng trầm trọng hơn bởi xu hướng thực dân hay hệ thống chính trị tập trung làm suy yếu các thể chế truyền thống bằng giảm đi nhiều trách nhiệm và quyền hạn của cộng đồng. Thiếu công nhận chính thức thường cản trở những nỗ lực của cộng đồng để duy trì các khu bảo tồn, và ở những nơi chương trình khuyến khích được đưa ra, chúng thường thiếu nguồn nhân lực và vật lực. Thay đổi xã hội nhanh chóng có thể làm cho cộng đồng tự cảm thấy gắn bó ít hơn với các giá trị của khu bảo tồn, và có thể ưa thích chuyển đổi chúng thành một vài sử dụng thương mại. Thay đổi xã hội cũng thường dẫn đến sự phân hóa và bất bình đẳng ngày càng tăng trong cộng đồng, làm cho việc quản lý bền vững các khu bảo tồn cộng đồng, càng khó khăn hơn. 4.1.3. Tính hiệu quả của các khu bảo tồn Nếu như các khu bảo tồn chỉ chiếm một t lệ nhỏ trên Trái đất thì hiệu quả bảo tồn các loài của Thế giới được đến đâu? Các ví dụ sau đây sẽ minh họa hiệu quả tiềm tàng của các khu bảo tồn Ě Chính phủ Indonesia có kế hoạch bảo vệ các quần thể của những loài chim và linh trưởng bản địa trong hệ thống các Vườn quốc gia và khu bảo tồn của nước này. Mục tiêu nói trên sẽ đạt được nhờ vào việc tăng diện tích các khu bảo tồn từ 3,5% lên 10% so với tổng diện tích đất đai của cả nước. Ě Tại hầu hết các quốc gia nhiệt đới lớn vùng châu Phi, đa số quần thể của các loài chim bản địa là nằm trong các khu bảo tồn. Ví dụ Zaia có trên 1000 loài chim, 73
  7. thì 89% số loài xuất hiện trong các khu bảo tồn với diện tích chỉ chiếm 3,9% tổng diện tích đất đai của cả nước. Ě Một ví dụ điển hình về vai trò của các khu bảo tồn nhỏ đó là Vườn quốc gia Santa Rosa ở vùng Tây bắc Costa Rica. Vườn này chỉ chiếm 0,2 diện tích của Costa Rica song nó đã chứa tới 55% số lượng các quần thể của 135 loài bướm đêm của nước này. Những ví dụ trên đã cho thấy rõ rằng những khu bảo tồn được lựa chọn cẩn thận thì có thể nuôi dưỡng và che chở cho rất nhiều, nếu không nói là hầu hết, các loài của một quốc gia. 4.1.4. Những giá trị và lợi ích của các khu bảo tồn Ngoài việc góp phần cụ thể vào bảo tồn đa dạng sinh học, các khu bảo tồn còn có một số giá trị và lợi ích khác. Khái niệm về Tổng giá trị kinh tế (TEV) đã được sử dụng rộng rãi để chuyên đổi tất cả giá trị và lợi ích của các khu bảo tồn thành dạng kinh tế dễ hiểu (hình 4.2.). Tổng giá trị kinh tế TEV Giá trị sử dụng Giá trị không sử dụng Sử dụng Sử dụng Giá trị Giá trị Giá trị trực tiếp gián tiếp lựa chọn tồn tại kế thừa Hình 4.2. Các thành phần cơ bản của tổng giá trị kinh tế Mặc dù vậy, để có thể đánh giá lợi ích của các khu bảo tồn dưới dạng kinh tế, thì vẫn còn tồn tại một số vấn đề do có nhiều giá trị khó đánh giá về mặt kinh tế. Các tiếp cận đánh giá cũng cần xem xét khi đánh giá lợi ích các khu bảo tồn. Những sai khác về của cải vật chất giữa các cộng đồng và giữa các quốc gia khác nhau, nên trong khi đánh giá có thể dẫn đến những sai lệch. Các khu bảo tồn có thể là công ăn việc làm duy nhất ở một số vùng hoặc là nguồn cung cấp chất đốt, chất đạm trong bửa ăn hàng ngày của người dân địa phương. Chuyển các giá trị này thành đô la trên thị trường thì có vẻ rất nhỏ, nhưng mất mát các lợi ích này có thể là thảm họa cho người dân. 74
  8. USD/ha 7000 6000 5000 Nguyên trạng 4000 Chuyển đổi 3000 2000 1000 0 Đất ngập nước Rừng nhiệt đới Rừng ngập mặn Rừng nhiệt đới Canada Camerun Thailand Campuchia Hình 4.3. So sánh TEV của việc chuyển đổi mục đích sử dụng ở một số vùng trên Thế giới (Millennium Ecosystem Assessment, 2005) 4.1.4.1. Các giá trị sử dụng và lợi ích trực tiếp . Giải trí du lịch: đôi khi thường được biểu hiện đơn giản bằng khoản thu lệ phí của các khu bảo tồn. Thật ra, quan trọng hơn đó là sự kết hợp ảnh hưởng kinh tế của du lịch khu bảo tồn và kinh tế vùng bao gồm các chi phí di chuyển, ăn ở và các khoản chi tiêu khác. Các giá trị như thế cũng có thể được xem xét dưới dạng công ăn việc làm cho người dân địa phương. . Các sản phẩm thu hoạch: tùy thuộc vào mục tiêu quản lý, thông thường có thể cho phép khai thác bền vững và thu hoạch một số tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo tồn. Ví dụ như trong phân hạng V và VI của IUCN về các khu bảo tồn. Các hoạt động trong các khu bảo tồn này bao gồm chăn thả gia súc, câu cá, săn bắn, sử dụng các sản phẩm phi gỗ, khai thác nước ngọt và các nguồn gene. . Khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo: một vài hoạt động khai thác các nguồn tài nguyên không tái tạo trong các khu bảo tồn, điển hình là dầu mỏ và khoáng sản. Nhìn chung hoạt động này trái với khái niệm “bảo tồn và duy trì” gắn liền với định nghĩa về các khu bảo tồn. Có một số trường hợp mà quá trình khai thác có những tác động hạn chế và vật liệu khai thác có thể là không cần thiết đối với mục tiêu và chức năng của khu bảo tồn. Trong trường hợp như thế, lý lẽ về lợi ích kinh tế của quá trình khai thác có thể biện minh cho hoạt động này. 75
  9. . Nghiên cứu khoa học: các khu bảo tồn thường mang đến những cơ hội tốt nhất để hiểu rõ và giải thích các quá trình sinh thái tự nhiên. Cung cấp các cơ sở dữ liệu tự nhiên để đối chứng với những thay đổi trong các hệ thống môi trường tự nhiên, một vấn đề ngày càng nghiêm trọng trong thời kỳ thay đổi môi trường toàn cầu chưa từng thấy. 4.1.4.2. Giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lựa chọn . Ảnh hưởng khí hậu: các khu bảo tồn có vai trò trong việc duy trì khí hậu, bao gồm cả lượng mưa. Các khu bảo tồn cũng là những điểm rộng rãi, có vai trò trong quan trọng trong việc giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, với vai trò bể chứa carbon. . Cấp nước và chống xói mòn: các khu bảo tồn có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực, bảo đảm việc cung cấp nước cho cộng đồng kế cận và ổn định đất dốc. Sự hiện diện của hệ thực vật tự nhiên, đặc biệt rừng và các vùng đất ngập nước, giảm thiểu được dòng chảy và có vai trò trong điều tiết lũ lụt. Các dịch vụ này bảo đảm cho việc cấp nước đối với các vùng phụ cận, giảm thiểu lũ lụt trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. . Bảo vệ vùng bờ: bảo vệ các sinh cảnh như rừng ngập mặn, đụn cát, các rạn san hô rộng lớn vai trò trong việc bảo vệ vùng bờ. Duy trì hệ thống rừng ngập mặn có ý nghĩa rất lớn trong việc giảm thiểu tác động của sóng thần, như đã minh chứng trong đợt sóng thần năm 2004 ở Đông Nam Á. . Các ảnh hưởng sinh thái khác: các khu bảo tồn có những lợi ích rõ ràng cho các vùng đất và nước kế cận các khu bảo tồn. Đặc biệt đối với các quần xã sinh vật biển. Tình trạng xuống cấp của đại dương và sự suy thoái của nhiều ngư trường đã tạo nên một nhu cầu cấp thiết cho việc quản lý hiệu quả hơn đối với đa dạng sinh học biển, các quần thể khai thác và sự hưng thịnh chung của biển cả. Việc thiết lập các khu bảo tồn biển rất cần thiết trong việc quản lý bền vững nghề cá thông qua việc bảo vệ các nơi ở nhạy cảm và các loài, nguồn cung cấp mẫu chuẩn và hổ trợ nguồn lợi. Ví dụ một mạng lưới 5 khu bảo vệ nằm ở Đảo Quốc Saint Lucia (phía đông vùng biển Caribe, Đại Tây Dương), đã gia tăng nghề cá thủ công lên đến 49-90% ở khu vực rộng lớn cận kề, chủ yếu là câu cá. . Tại Tazania, săn bắn trộm và săn bắt voi không kiểm soát ở Vườn Quốc gia Tarangire đã làm gia tăng cây gỗ trong Vườn. Điều đó đã làm gia tăng số lượng ruồi tse-tse và thiệt hại vật nuôi của người dân địa phương. Bảo vệ voi có thể nâng cao năng suất công nghiệp vật nuôi! . Tài nguyên di truyền: các khu bảo tồn có vai trò là các khu bảo tồn tại chỗ các vật liệu di truyền, đó là các giống cây trồng vật nuôi hoang dại của bao đời người nông dân và là nguồn dược liệu. Mặc dù khó để tính toán được toàn bộ, nhưng các khu bảo tồn rất quan trọng trong việc duy trì tài nguyên lương thực và cung cấp các vị thuốc. Ví dụ như vào đầu những năm 1990, Viện Ung thư 76
  10. Hoa Kỳ đã xác định 3.000 loài thực vật có khả năng phòng chống bệnh ung thư, 70% các loài này ở rừng mưa nhiệt đới, được bảo vệ tốt trong những khu bảo tồn. 4.1.4.3. Những giá trị không thể thấy được WCPA đã định nghĩa về giá trị không thể thấy được “là những gì làm phong phú trí tuệ, tâm lý, cảm xúc, tinh thần, văn hóa, sự sáng tạo về cách sống và sự thịnh vượng của loài người”. Những giá trị như thế là nền tảng cho việc nhận thức và bảo tồn các nơi chốn đặc biệt của nhiều nền văn hóa khác nhau qua hàng thiên niên k . Các giá trị không thấy được của các khu bảo tồn là: . Giá trị giải trí: các đặc điểm của các khu bảo tồn tương tác với con người qua việc cải thiện, phục hồi hoặc tạo ra những kích thích và rèn luyện tâm trí và thân thể. . Giá trị tinh thần: là những đặc điểm của các khu bảo tồn truyền cảm hứng cho con người gắn liền đến việc tôn kính sự thiêng liêng của tự nhiên. . Giá trị văn hóa: các đặc tính có thể là xác thực hoặc không rõ ràng mà nhiều nhóm người, các tôn giáo, các cộng đồng truyền thống gán cho các khu bảo tồn, hoặc là các hệ thống giá trị đáp ứng các nhu cầu của con người để hiểu biết và kết nối với căn nguyên của môi trường và những phần còn lại của tự nhiên. . Giá trị nghệ thuật: các đặc điểm tự nhiên kích thích trí tưởng tượng, sự sáng tạo của con người. . Giá trị thẩm mỹ: nhận thức về ý nghĩa của sự hài hòa, vẻ đẹp và sự sâu thẳm của thiên nhiên. . Giá trị giáo dục: các đặc điểm tự nhiên làm sáng tỏ mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, mở rộng ra là mối quan hệ giữa con người với nhau, nhờ vậy tạo ra sự tôn trọng và hiểu biết. . Giá trị hòa bình: bao gồm chức năng của các khu bảo tồn trong việc cổ vũ ổn đinh và hòa bình trong khu vực, thông qua việc quản lý hợp tác quốc tế giữa các vùng biên giới trên đất liền hay trên biển. Đó là không gian của các nền văn hóa khác nhau vì sự phát triển và hiểu biết giữa các cộng đồng bản địa và xã hội hiện đại cũng như giữa các nền văn hóa riêng biệt và sự hòa bình giữa xã hội và tự nhiên. Biên giới của các khu bảo tồn có vai trò trong việc giải quyết hòa bình những xung đột giữa một số quốc gia trong thập niên qua. Nhận thức tầm quan trọng bề biên giới của các khu bảo tồn, WCPA đã đưa ra các hướng dẫn dựa vào các kinh nghiệm của các nhà quản lý trên khắp Thế giới. . Giá trị chữa bệnh: mối liên hệ giữa con người và thiên nhiên trong các khu bảo tồn tạo ra khả năng chữa bệnh và tăng cường sự khỏe mạnh cả về thân thể và tâm lý. (Stuart Chape, Mark Spalding et al., 2008) 77
  11. 4.1.5. Những tồn tại của các khu bảo tồn Mặc dù đã có những hiệu quả nhất định, các khu bảo tồn hiện nay trên Thế giới vẫn còn một số hạn chế như sau: Hầu hết các khu bảo tồn có diện tích nhỏ, khó để duy trì sự sống còn của các quần thể động vật có xương sống kích thước lớn. Để hạn chế điều đó, có thể xây dựng các hành lang để liên kết các khu bảo tồn với nhau. Tuy vậy, trong thực tế chỉ có một số ít khu bảo tồn có các hành lang liên kết, còn phần lớn vẫn chưa thực hiện được do vấn đề này vẫn còn nhiều tranh cải. Các khu bảo tồn có xu hướng nghiêng về các vùng đất có giá trị kinh tế thấp, ít có sự tranh chấp về việc sử dụng đất và các đơn vị hành chánh. Kết quả là các khu bảo tồn này không đại diện đầy đủ cho các hệ thực vật tự nhiên hay sự xuất hiện của loài. Trong thực tế nhiều khu bảo tồn hoạt động rất ít hay hầu như không hoạt động (các “khu bảo tồn giấy”). Mạng lưới bảo tồn hiện có được hình thành theo nguyên tắt hơi tĩnh, không đáp ứng được với những sự thay đổi về vùng phân bố của loài do sự thay đổi khí hậu. Sự thay đổi khí hậu là nguyên nhân gây ra sự thay đổi vùng phân bố của loài, điển hình là sự mở rộng dọc theo phạm vi ranh giới vùng này và thu hẹp ở các vùng khác. Tuy nhiên, khi các khu bảo tồn trở thành các vùng biệt lập về hệ thực vật tự nhiên do môi trường biến đổi, thường cách biệt với các khu vực khác bởi một khoảng cách tương đối xa, thì khả năng di chuyển của loài trở nên càng hạn chế. 4.2. Thiết lập các ưu tiên cho việc bảo vệ Do nguồn kinh phí có hạn, cần thiết phải thiết lập được các ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học và quan trọng nhất là bảo tồn loài. Câu hỏi được đặt ra ở đây là làm sao để có thể giảm thiểu sự mất mát của các loài với một nguồn tài chính và sức lực có hạn. Những câu hỏi có mối quan hệ tương tác lẫn nhau mà các nhà hoạch định công tác bảo tồn cần phải làm sáng tỏ là: cần phải bảo vệ cái gì, bảo vệ ở đâu và bảo vệ như thế nào. Có thể dùng 3 tiêu chí sau để lập ra các ưu tiên cho bảo tồn loài và quần xã. Ě Tính đặc biệt: một quần xã được ưu tiên bảo vệ cao hơn nếu ở đó là nơi sinh sống chủ yếu của nhiều loài đặc hữu quí hiếm so với quần xã chỉ gồm các loài phổ biến. Một loài thường có giá trị bảo tồn nhiều hơn nếu có tính độc nhất về phân loại học, tức loài duy nhất của giống hay họ, so với loài là thành viên của một giống có nhiều loài. Ě Tính nguy cấp: một loài đang có nguy cơ tuyệt chủng sẽ được quan tâm nhiều hơn so với những loài không bị đe dọa tuyệt chủng. Những quần xã sinh học mà đang bị đe dọa và sắp sửa bị tiêu diệt cũng cần được ưu tiên bảo vệ. Ě Tính hữu dụng: những loài đã có giá trị kinh tế hoặc tiềm năng đối với con người sẽ được ưu tiên bảo vệ nhiều hơn so với các loài không có giá trị rõ ràng. 78
  12. Loài rồng đất Komodo ở Indonesia là ví dụ về loài được ưu tiên bảo vệ theo cả 3 tiêu chí trên: nó là loài thằn lằn lớn nhất trên Thế giới (tính đặc biệt); chỉ xuất hiện trên một vài đảo nhỏ của một quốc gia đang phát triển nhanh (tính nguy cấp) và nó có tiềm năng lớn cho du khách cũng như là mối quan tâm lớn của các nhà khoa học (tính hữu dụng) (Richard B. Primack, 1995). Hình 4.4. Rồng đất Komodo 4.2.1. Các phương pháp tiếp cận về loài Có thể thành lập các khu bảo tồn để bảo vệ những loài độc nhất vô nhị. Nhiều khu vườn Quốc gia đã được hình thành để bảo vệ những loài thú lớn đẹp đẽ là những loài thu hút sự quan tâm của công chúng, có giá trị biểu trưng và tính quyết định cho du lịch sinh thái. Trong quá trình bảo vệ các loài này, toàn bộ các quần xã của hàng ngàn loài khác cũng được bảo vệ. Xác định và chỉ ra được những loài cần ưu tiên nhất là bước đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch bảo tồn cho từng loài. Chương trình Hành động do U ban về sự Sinh tồn của các loài thuộc IUCN gồm khoảng 2.000 nhà khoa học, tập hợp trong 80 nhóm chuyên gia khác nhau để đánh giá và khuyến nghị bảo tồn cho các loài thú, chim, động vật không xương sống, bò sát, cá và thực vật. Có một nhóm đã xây dựng Chương trình hành động cho các loài Linh trưởng ở Châu Á, trong đó đã xếp loại ưu tiên cho 64 loài dựa vào mức độ đe dọa, tính đặc hữu về phân loại học và mối liên quan tới các loài linh trưởng khác đang có nguy cơ tuyệt diệt. 4.2.2. Phương pháp tiếp cận quần xã và hệ sinh thái Một số người quan tâm đến bảo tồn đã cho rằng nên tập trung vào bảo tồn các quần xã hoặc các hệ sinh thái hơn là chỉ bảo tồn loài. Bảo tồn các quần xã có thể sẽ 79
  13. bảo vệ được một số lượng lớn hơn các loài, trong khi đó việc cứu hộ các loài cụ thể nào đó lại thường không đơn giản, tốn kém và ít hiệu quả. Việc hình thành các khu bảo tồn mới cần phải đảm bảo được càng nhiều đại diện của các loại quần xã sinh học càng tốt. Định ra được những khu vực nào trên Thế giới đã được bảo vệ thỏa đáng và những khu vực nào cần khẩn trương bổ sung bảo tồn là một việc có tính quyết định trong phong trào bảo tồn Thế giới. 4.2.2.1. Phân tích khiếm khuyết Một cách nhằm xác định tính hiệu quả của các chương trình bảo tồn quần xã và các hệ sinh thái là so sánh các ưu tiên về đa dạng sinh học với các khu bảo tồn đã có hoặc sắp thành lập. Sự so sánh này có thể sẽ xác định được những lỗ hổng trong bảo tồn đa dạng sinh học bằng cách thành lập các khu bảo tồn mới. Ở qui mô quốc gia, đa dạng sinh học được bảo vệ có hiệu quả nhất bằng cách bảo đảm rằng tất cả các dạng hệ sinh thái chủ yếu đều nằm trong các khu bảo tồn. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) là bước phát triển mới nhất trong kỹ thuật phân tích các khuyếm khuyết thông qua việc sử dụng máy tính để tích hợp các dữ liệu về môi trường tự nhiên với các thông tin về sự phân bố của loài. Phân tích bằng GIS có thể chỉ ra được những khu vực nguy cấp cần được đưa vào các vườn quốc gia hay các khu bảo tồn và cần tránh triển khai các dự án phát triển tại đây. Địa hình và thảm thực vật Sự phân bố của các loài quí hiếm, đặc hữu Diện tích các khu bảo vệ Bản đồ cuối cùng làm rõ những khu vực cần bảo vệ nhiều hơn Hình 4.5. GIS tích hợp nhiều dữ liệu khác nhau được biểu diễn trên bản đồ 80
  14. GIS bao gồm việc lưu trữ, hiển thị và tập hợp nhiều loại dữ liệu bản đồ, ví dụ các kiểu thảm thực vật, khí hậu, thổ nhưỡng, địa hình, địa chất, thủy văn và sự phân bố của loài. Kỹ thuật này có thể giúp thể hiện mối tương quan giữa các thành phần vô sinh và hữu sinh của cảnh quan, giúp qui hoạch các vườn quốc gia nơi có tính đa dạng về hệ sinh thái, và thậm chí còn có thể đề xuất các địa điểm để tìm kiếm các loài qui hiếm. Không ảnh và viễn thám là những nguồn dữ liệu bổ trợ cho việc phân tích GIS. 4.2.2.2. Các trung tâm đa dạng sinh học Để có thể đưa ra các ưu tiên cho việc bảo tồn, IUCN, Trung tâm quan trắc bảo tồn Thế giới (WCMC) và các tổ chức khác đã cố gắng xác định các khu vực then chốt có tính đa dạng sinh học và có tính đặc hữu cao trên Thế giới đang đứng trước sự đe dọa bị tuyệt chủng loài và hủy hoại nơi cư trú: những nơi được gọi là điểm nóng phải được bảo tồn. 1) Các điểm nóng đa dạng sinh học Là những vùng đang bị đe doạ và chứa một t lệ cao đa dạng sinh học trên Thế giới. Hơn ½ loài đặc hữu trên Trái đất chỉ chiếm một diện tích khoảng 16% diện tích bề mặt Trái đất. Các vùng này cần phải được bảo tồn ngay để chống lại việc mất mát của các loài do tuyệt chủng. Nếu chúng ta không thành công trong việc bảo tồn một phần nhỏ diện tích của Trái đất này, chúng ta sẽ mất đi hơn ½ di sản thiên nhiên của chúng ta. Biodiversity Hotspots Hình 4.6. Các điểm nóng đa dạng sinh học trên Thế giới 81
  15. . Mục tiêu của khái niệm điểm nóng là những nơi bị đe dọa lớn nhất tới số loài lớn nhất và cho phép những nhà bảo tồn tập trung những nổ lực về chi phí hiệu quả ở đó. Năm 1988, Norman Myers đưa ra Khái niệm điểm nóng khi xác định 10 khu vực rừng nhiệt đới có độ đặc hữu cao về thực vật cũng như có mức độ mất mát nơi ở. . Năm 1989, Tổ chức Bảo tồn Thế giới đã chấp nhận khái niệm điểm nóng của Mayers. . Năm 1999 danh sách điểm nóng trên toàn Thế giới lên 25 điểm. . Đến nay đã có 34 điểm nóng đa dạng sinh học chiếm 15,7% diện tích bề mặt Trái đất. . 86% nơi cư trú ở các điểm nóng bị phá hủy. . Chỉ 2,3% diện tích nguyên thủy còn sót lại trong các điểm nóng. . Hơn 50% các loài thực vật trên toàn Thế giới và 42% các loài động vật có xương sống ở cạn đặc hữu có mặt tại 34 điểm nóng. Có hai nhân tố được xem xét để chỉ định điểm nóng. Điểm nóng là những vùng chứa đựng một số lớn các loài đặc hữu và đồng thời bị tác động một cách đáng kể các hoạt động con người. Tính đặc hữu là tiêu chí đầu tiên để xác định điểm nóng. CI (Conservation International) đã lấy tổng số loài thực vật đặc hữu như là chỉ thị cho tính đặc hữu nói chung. Để là một điểm nóng, một vùng phải có 1.500 loài cây đặc hữu (0,5% số loài thực vật toàn cầu). Sự có mặt của thực vật nguyên sinh là cơ sở để đánh giá tác động con người trong một vùng; để là một điểm nóng, một vùng phải bị mất đi hơn 70% môi trường sống nguyên thu của nó. Các điểm nóng chỉ chiếm khoảng 1/8 diện tích bề mặt Trái đất nhưng lại chứa đến 1/5 dân số của Thế giới. Việc gia tăng dân số nhanh trong các điểm nóng góp phần tới sự suy thoái điểm nóng do việc du nhập của những loài ngoại lai, việc buôn bán bất hợp pháp những loài bị đe dọa, nền nông nghiệp đốt nương làm rẫy, khai mỏ, xây dựng đường cao tốc, đập nước và tràn dầu. Mười một điểm nóng đã mất ít nhất 90% cây cỏ tự nhiên nguyên thu và ba trong số đó đã mất 95%. Có một số nhân tố quan trọng để việc xác định tình trạng ưu tiên của một điểm nóng. Các nhân tố quan trọng nhất để xem xét là số của những loài thực vật và động vật tìm thấy trong điểm nóng và không có ở nơi nào khác trên Thế giới; mức độ của sự mất mát nơi ở và số loài thực vật và động vật đặc hữu trên đơn vị diện tích. Lấy tất cả những nhân tố này để tính toán, thì vùng Madagascar và những hòn đảo ở Ấn Độ Dương, Philippines, Sundaland, Atlantic Forest và vùng Caribbean được coi như những nơi nóng nhất của các điểm nóng (Bảng 4.4.). Nói cách khác, đa dạng 82
  16. sinh học độc nhất của năm điểm nóng này bị mất đi và có nguy cơ cao của việc mất nó nếu không có hoạt động bảo tồn có hiệu quả và tức thời. Bảng 4.4. Các điểm nóng nhất về đa dạng sinh học trên Thế giới Các điểm nóng Thực vật Động vật có Thực vật đặc ĐVCX đặc % hệ thực đặc hữu xương đặc hữu /100 hữu /100 vật còn lại hữu km2 km2 Madagascar & Indian 9.704 771 16.4 1.3 9.9 Ocean Islands Philippines 5.832 518 64.7 5.7 3.0 Sundaland 15.000 701 12.0 0.6 7.8 Atlantic Forest 8.000 654 8.7 0.6 7.5 Caribbean 7.000 779 23.5 2.6 11.3 Indo-Burma 7.000 528 7.0 0.5 4.9 Western Ghats & Sri 2.180 355 17.5 2.9 6.8 Lanka Eastern Arc 1.500 121 75.0 6.1 6.7 Mountains & Coastal Forests 2) Các đơn vị đại đa dạng sinh học Một cách tiếp cận có giá trị khác là các đơn vị đại đa dạng sinh học (Megadiversity). Theo cách tiếp cận này, những quyền tập trung ưu tiên vào đa dạng sinh học được hiểu theo nghĩa một đơn vị chính trị hơn là một thuật ngữ sinh thái. Điều này công nhận một số ít đơn vị (17 nước) là trung tâm có độ đa dạng sinh học cao (Hình 4.7.). 17 nước này chiếm 2/3 nguồn tài nguyên sinh học trên Trái đất trong đó có hơn 80% loài thực vật bị đe dọa trên toàn Thế giới. Những nước này cũng là những nước có tầm quan trọng về đa dạng văn hoá. Phương pháp dựa trên quốc gia này nhằm nâng cao ý thức quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học trong các quốc gia có đa dạng sinh học cao, có nhiều loài độc nhất. Khái niệm này bổ sung vào các điểm nóng đa dạng sinh học và các khu hoang dã có đa dạng sinh học cao để đạt được mức độ đáng kể về việc bảo tồn các nguồn tài nguyên sinh học của Thế giới. Khái niệm các đơn vị đại đa dạng sinh học lần đầu tiên được đề xuất vào năm 1988 và được UNEP-WCMC ủng hộ. Các đơn vị đại đa dạng sinh học dựa trên bốn cơ sở: 83
  17. 1. Đa dạng sinh học của mỗi quốc gia và là cực kỳ quan trọng cho sự sống còn của quốc gia đó, và phải được coi là một thành phần cơ bản của bất kỳ chiến lược phát triển quốc gia hoặc khu vực; 2. Đa dạng sinh học không phân bố đều trên hành tinh của chúng ta, và một số nước, đặc biệt là ở vùng nhiệt đới, là nơi tập trung nhiều đa dạng sinh học hơn những nơi khác; 3. Một số các quốc gia giàu nhất và đa dạng nhất cũng có các hệ sinh thái đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất; 4. Để đạt được tác động tối đa với nguồn lực hạn chế, chúng ta phải tập trung rất nhiều (nhưng không duy nhất) vào các quốc gia giàu có sự đa dạng và đặc hữu và bị đe dọa nghiêm trọng nhất, đầu tư trong các nước đó sẽ góp phần đáng kể đối với bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu. Tiêu chí cơ bản của các đơn vị đại đa dạng sinh học là tính đặc hữu, đầu tiên là ở cấp độ loài và sau đó ở các mức phân loại cao hơn, chẳng hạn như giống và họ. Để hội đủ điều kiện là một đơn vị đại đa dạng sinh học, một quốc gia phải có ít nhất 5.000 loài thực vật đặc hữu của Thế giới. 1 Autralia 5 RDC 9 Madagascar 14 Nam Phi 2 Brazil 6 Ecuador 10 Malaysia 15 Tân Guinea 3 China 7 India 11 Mexico 16 United Nations of America 4 Colombia 8 Indonesia 12 Perou 17 Venezuela 13 Philippines Hình 4.7. Các đơn vị đại đa dạng sinh học Thế giới 84
  18. 3) Các khu hoang dã Các khu hoang dã lớn cũng là một ưu tiên quan trọng cho công tác bảo tồn. Các khu hoang dã là những vùng đất lớn trên 1 triệu ha, có ít nhất 70% hệ thực vật nguyên thu còn lại, mật độ dân cư thấp, ít hơn 5 người/km2 và có rất ít tác động của con người. Các khu hoang dã nhiều khả năng không phát triển trong tương lai có lẽ sẽ là những nơi duy nhất còn lại trên Trái đất mà các quá trình tiến hoá tự nhiên có thể tiếp tục xảy ra. Các khu hoang dã này có thể duy trì để làm các khu đối chứng cho thấy các khu tự nhiên sẽ như thế nào nếu không có tác động của con người. Conservation International (CI) đã bước đầu xác định 24 khu hoang dã, chiếm 44% diện tích Trái đất nhưng chỉ chứa 3% dân số Thế giới (Mittermeier et al. 2003). CÁC KHU HOANG DÃ THẾ GiỚI Hình 4.8. Các khu hoang dã Thế giới Các khu hoang dã là: Kho chứa của đa dạng sinh học và các lưu vực quan trọng. Là những khu đối chứng để đánh giá mức độ quản lý ở các điểm nóng bị phá hu . Có vai trò quan trọng trong việc ổn định khí hậu. Là những nơi cuối cùng trên Thế giới mà người dân bản địa có thể duy trì lối sống truyền thống của họ. Có những giá trị về văn hoá, thẩm mỹ và tinh thần. 85
  19. * Các khu hoang dã có tính đa dạng sinh học cao (High-Biodiversity Wilderness Areas, HBWAs) Năm 2003, CI đã xác định 5 khu trong số 24 khu hoang dã Thế giới, có tính đa dạng sinh học cao và chúng được xác định là các điểm ưu tiên bảo tồn. Các khu hoang dã này chiếm khoảng 6,1% diện tích bề mặt Trái đất với diện tích 8.981.000 km2. Khu vực Amazon: một khu hoang dã gồm có rừng mưa, đồng cỏ và núi, nhưng có rất ít người, chạy qua miền nam của Guyana, miền nam của Venezuela, miền bắc Brazil, Colombia, Ecuador, Peru và Bolivia New Guinea: Hòn đảo Guinea có những vùng rộng lớn không bị xâm nhập trong khu vực châu Á Thái bình Dương, mặc dầu có bị ảnh hưởng bởi nạn chặt phá rừng, khai khoáng và chương trình di dân. Một nửa phía đông của hòn đảo này là quốc gia độc lập Papua New Ghine, nửa phía tây của hòn đảo là một bang của Indonesia. Các cánh rừng ở Congo, vùng Trung Phi Các hoang mạc ở Bắc Mỹ Các hoang mạc và khu rừng ở Nam Phi Tiêu chí hàng đầu của các khu hoang dã có tính đa dạng sinh học cao là tính đặc hữu (ít nhất là 0,5% của thực vật của Thế giới). Các khu hoang dã có tính đa dạng sinh học cao chiếm giữ 17% tổng số của thực vật có mạch toàn cầu, và 8% trong tổng số của động vật có xương sống trên cạn toàn cầu là đặc hữu, trong khi tất cả 24 khu vực hoang dã chỉ chiếm t lệ không đáng kể là 18% và 10% tương ứng. Hình 4.9. Các khu hoang dã có tính đa dạng sinh học cao 86
  20. Sai khác giữa điểm nóng và khu hoang dã có đa dạng sinh học cao Các điểm nóng đa dạng sinh học chủ yếu chứa đựng các hệ sinh thái bị khai thác quá mức và chia cắt nặng nề; Các vùng hoang dã có đa dạng sinh học cao là những khu vực có kích thước lớn, còn nguyên sơ và có mật độ dân số thấp; Điểm nóng là những nơi cần có những hành động cấp thiết để ngăn chặn sự tuyệt chủng; Các khu hoang dã là những vùng còn có nhiều cơ hội để triển khai các hoạt động tiên phong về bảo tồn. 4.3. Các thỏa thuận Quốc tế 4.3.1. Công ước về Đa dạng Sinh học Công ước đa dạng sinh học (CBD) được ký kết năm 1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Rio de Janeiro bởi 150 nước và có hiệu lực kể từ tháng 12 năm 1992. Đây là cam kết quốc tế đầu tiên giữa các chính phủ trong việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học trên Trái đất. Đến tháng 01 năm 2004 đã có 188 nước ký vào công ước, trong đó Mỹ là một trong số những nước ký sau cùng. Công ước về Đa dạng Sinh học có ba mục tiêu: bảo vệ đa dạng sinh học; sử dụng bền vững đa dạng sinh học; phân phối công bằng lợi nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài hoang dã và các loài thuần dưỡng. Hai mục đích đầu không phức tạp, mục đích thứ ba chấp nhận rằng các nước đang phát triển phải được nhận sự đền bù hợp lý cho việc sử dụng các loài được thu thập từ vùng lãnh thổ nước họ. Nước Mỹ đã không phê chuẩn Công ước này vì lý do lo sợ ngành công nghệ sinh học khổng lồ của họ sẽ bị hạn chế. Khi ký vào công ước, các nước thành viên đã đồng ý thực hiện nhiều biện pháp khác nhau để bảo tồn đa dạng sinh học. Các biện pháp đó là: 1. Xây dựng kế hoạch quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học 2. Xác định các hệ sinh thái, các loài và các nguồn gene quan trọng để bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học 3. Quan trắc đa dạng sinh học và các nhân tố có thể tác động đến đa dạng sinh học 4. Thiết lập hệ thống các khu bảo tồn 5. Quản lý tài nguyên sinh học để đảm bảo cho việc bảo tồn và sử dụng bền vững 6. Phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái 7. Thiết lập hệ thống bảo tồn chuyển chỗ 4.3.2. Công ước Ramsar Công ước Ramsar được ký kết vào ngày 2 tháng 2 năm 1971 tại thành phố Ramsar, Iran. Công ước Ramsar, là một hiệp ước quốc tế về bảo tồn và sử dụng khôn ngoan các vùng đất ngập nước. Khi tham gia, mỗi bên ký kết có nghĩa vụ chỉ định ít 87
  21. nhất một điểm đất ngập nước để đưa vào Danh mục các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (thường được gọi là "Điểm Ramsar"). Mục tiêu chính của nghĩa vụ này là "để phát triển và duy trì một mạng lưới quốc tế các vùng đất ngập nước quan trọng đối với việc bảo tồn đa dạng sinh học toàn cầu và duy trì sự sống con người thông qua việc duy trì các thành phần, các quá trình và lợi ích hay dịch vụ của các hệ sinh thái đất ngập nước". Hiện có 160 Bên ký kết Công ước Ramsar, với 1.970 điểm, chiếm diện tích là 190.737.829 ha. Công ước này sử dụng một định nghĩa rộng rãi của vùng đất ngập nước bao gồm các hồ, sông, đầm lầy, đồng cỏ và vùng đất than bùn ướt, các đảo, cửa sông, vùng đồng bằng và bãi triều, các khu vực gần bờ biển, rừng ngập mặn và rạn san hô, và các điểm nhân tạo như ao cá, ruộng lúa, hồ chứa, và ruộng muối. Các điểm lựa chọn bởi các bên ký kết bằng cách tham chiếu các tiêu chí xác định các vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế. Các điểm phải đáp ứng một hoặc nhiều trong 9 tiêu chí sau đây: Đại diện quý hiếm hoặc độc đáo của một loại đất ngập nước tự nhiên hoặc bán tự nhiên. Hỗ trợ các loài có nguy cơ tuyệt chủng, hoặc cực kỳ nguy cấp hoặc dễ bị tổn thương hay các quần xã sinh thái bị đe dọa. Hỗ trợ các quần thể động, thực vật quan trọng cho việc duy trì sự đa dạng sinh học của một khu vực địa sinh học cụ thể. Hỗ trợ các loài động, thực vật ở giai đoạn quan trọng trong chu kỳ sống của chúng, hoặc cung cấp nơi trú ẩn trong điều kiện bất lợi. Thường xuyên hỗ trợ cho 20.000 hoặc nhiều hơn cá thể chim nước. Thường xuyên hỗ trợ 1% cá thể trong một quần thể của một loài hoặc phân loài chim nước. Hỗ trợ một t lệ đáng kể của các họ, loài, phân loài cá bản địa, hoặc chu kỳ sống, tương tác loài hoặc quần thể là đại diện lợi ích hoặc các giá trị của đất ngập nước và do đó góp phần bảo vệ đa dạng sinh học toàn cầu. Là một nguồn thức ăn quan trọng cho các loài cá, là bãi đẻ, nơi nuôi dưỡng hoặc là đường di cư mà các loài cá trong vùng đất ngập nước hoặc ở nơi khác, phụ thuộc. Thường xuyên hỗ trợ 1% cá thể trong một quần thể của một loài hoặc phân loài động vật, không phải là chim, phụ thuộc đất ngập nước. 4.3.3. Công ước bảo vệ các di sản văn hoá và thiên nhiên Thế giới Có liên quan đến UNESCO, IUCN và Hội đồng quốc tế về địa danh và di sản. Công ước này đã nhận được sự ủng hộ cực kỳ rộng rãi. Với sự tham gia của 109 nước, công ước này được coi là một trong số những công ước về bảo tồn được tham gia đông đảo nhất. Mục tiêu của công ước này là để bảo vệ các vùng thiên nhiên có ý nghĩa quốc tế thông qua chương trình Địa danh Di sản Thế giới. Công ước này ưu việt ở chỗ 88
  22. nó thừa nhận rằng cộng đồng quốc tế có nghĩa vụ hỗ trợ về tài chánh cho những nơi này. 4.3.4. Chương trình con người và sinh quyển Năm 1971, chương trình con người và sinh quyển của UNESCO (Man And Biosphere, MAB) đã xây dựng mạng lưới quốc tế về các khu bảo tồn sinh quyển. Chương trình Con người và Sinh quyển nhằm cố gắng đưa các hoạt động của con người, các hoạt động nghiên cứu và bảo vệ môi trường vào cùng một địa điểm. Các khu bảo tồn sinh quyển được thiết kế thành những mô hình chứng minh sự tương ứng giữa bảo tồn và phát triển bền vững vì quyền lợi của người dân địa phương. Tới năm 1994, đã có tất cả 312 khu bảo tồn sinh quyển được ra đời tại hơn 70 nước, chiếm tổng cộng khoảng 1,7 triệu km2. (Stuart Chape, Mark Spalding et al., 2008) Hình 4.10. Các vùng trong Khu bảo tồn sinh quyển 4.4. Thiết kế các khu bảo tồn Các nhà sinh học bảo tồn đã thận trọng trong việc đưa ra các hướng dẫn chung và đơn giản trong việc thiết kế các khu bảo tồn bởi vì mọi tình huống bảo tồn đều đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt. Những câu hỏi then chốt mà các nhà bảo tồn cố gắng giải quyết là: Một khu bảo tồn cần rộng đến mức nào để bảo tồn được loài? Tạo ra một khu bảo tồn lớn tốt hơn hay tạo ra nhiều khu bảo tồn nhỏ tốt hơn? Cần phải bảo vệ trong khu bảo tồn bao nhiêu cá thể của một loài nguy cấp là đủ để ngăn cho loài đó khỏi bị tuyệt diệt? Hình dạng hợp lý nhất cho một khu bảo tồn thiên nhiên là hình gì? 89
  23. Khi một số khu bảo tồn được hình thành, chúng nên nằm gần nhau hay xa nhau, và chúng nên biệt lập với nhau hay là nên liên hệ với nhau qua những đường hành lang? 4.4.1. Kích thước của khu bảo tồn Các nhà bảo tồn đã tranh luận là liệu sự giàu có về loài sẽ đạt được giá trị cực đại trong một khu bảo tồn thiên nhiên rộng lớn hay trong tập hợp các khu bảo tồn nhỏ có tổng kích thước tương ứng? Trong các tài liệu, vấn đề trên được gọi là “cuộc tranh luận SLOSS” (Single Large Or Several Small). Ví dụ nên thành lập một khu bảo tồn có diện tích 10.000 ha hay là nên thành lập bốn khu bảo tồn với diện tích 2.500 ha mỗi khu? Những người theo quan điểm khu bảo tồn lớn cho rằng chỉ có những khu bảo tồn lớn mới có thể chứa đủ số lượng các loài có kích thước lớn, có phạm vi hoạt động rộng và mật độ thấp (ví dụ các loài thú ăn thịt) để duy trì quần thể của chúng lâu dài. Đồng thời một khu bảo tồn lớn cũng sẽ giảm bớt được hiệu ứng vùng biên, chứa đựng nhiều loài hơn và có tính đa dạng nơi cư trú hơn. Những người cực đoan theo quan điểm này còn cho rằng không nên duy trì các khu bảo tồn nhỏ bởi vì các khu này không có khả năng hỗ trợ lâu dài cho các quần thể, do đó giá trị của chúng cho các mục đích bảo tồn là rất ít. Ngược lại với quan điểm trên, các nhà bảo tồn khác cho rằng các khu bảo tồn nhỏ được lựa chọn tốt có khả năng chứa đựng nhiều kiểu hệ sinh thái cũng như quần thể của các loài quí hiếm hơn là một khu vực rộng lớn có diện tích tương đương. Đồng thời việc tạo ra nhiều khu bảo tồn, dẫu cho chúng có diện tích nhỏ đi nữa, cũng sẽ tránh cho quần thể khỏi bị hủy diệt toàn bộ khi xảy ra sự cố như dịch bệnh, cháy rừng, hay sự xâm nhập của các loài ngoại lai. Ngoài ra các khu bảo tồn nhỏ nằm gần các khu dân cư sẽ là những trung tâm nghiên cứu và giáo dục lý tưởng về bảo tồn thiên nhiên. Cho đến nay, sự thống nhất về kích thước khu bảo tồn có vẻ thiên về chiến lược là tuỳ thuộc vào nhóm loài cần được bảo tồn cũng như điều kiện khoa học. Điều được thừa nhận là những khu bảo tồn lớn sẽ có khả năng hơn những khu bảo tồn nhỏ trong việc gìn giữ các loài khác nhau bởi vì nó có thể chứa đựng nhiều kiểu hệ sinh thái và những quần thể kích thước lớn. Tuy nhiên, những khu bảo tồn nhỏ nếu được quản lý tốt thì cũng có giá trị, đặc biệt trong trường hợp bảo tồn các loài cây, các loài động vật không xương sống và những loài động vật có xương sống nhỏ. Trên thực tế, ít có khả năng lựa chọn nào khác ngoài việc chấp nhận phải bảo tồn các loài trong những khu bảo tồn nhỏ bởi vì xung quanh các khu bảo tồn nhỏ không còn thừa đất để sử dụng vào mục đích bảo tồn. 4.4.2. Sinh thái học cảnh quan Sinh thái học cảnh quan nghiên cứu các kiểu nơi cư trú ở qui mô vùng và ảnh hưởng của chúng đến sự phân bố của loài và các quá trình sinh thái. Theo định nghĩa 90
  24. của Forman và Godron (1986), cảnh quan là một vùng mà tại đó một nhóm các hệ sinh thái được lặp lại theo cùng một kiểu hình. Sinh thái học cảnh quan có tầm quan trọng trong việc bảo vệ tính đa dạng sinh học vì nhiều loài không chỉ sống trong giới hạn của một nơi cư trú mà chúng còn di chuyển giữa các nơi cư trú hoặc là sống tại vùng giáp ranh giữa hai nơi cư trú. Đối với các loài này, loại hình của các kiểu nơi cư trú trên qui mô vùng là đặc biệt quan trọng. Sự tồn tại và mật độ của nhiều loài có thể bị ảnh hưởng bởi kích thước của nơi cư trú và mức độ liên kết của chúng. Các cảnh quan có thể được liên kết với nhau thông qua các hành lang. Các hành lang có thể là tự nhiên hoặc là kết quả của các nhiễu động của con người đối với đất nền canh tác (ví dụ như một dãi đất còn lại không bị cày xới giữa hai cánh đồng). Cấu trúc của hành lang có thể rất hẹp như các hàng rào, rộng hơn như hàng cây chắn gió, hoặc là các hệ thực vật ven sông. Có 5 loại hành lang: Hành lang môi trường (environmental corridors): là kết quả của hệ thực vật phản ứng với môi trường như là hệ thực vật ven sông, theo loại đất hay theo cấu tạo địa chất. Dải quanh co của hệ thực vật ven sông chạy song song các dòng suối là ví dụ điển hình cho loại hành lang này. Hành lang sót lại (remnant corridors): là sản phẩm rõ nét nhất của việc nhiễu loạn vùng ven. Các dải thực vật ở các vùng dốc, vách đá, hoặc vùng đất ướt là phần thừa lại khi đất được khai hoang cho sản xuất nông nghiệp hay các mục đích khác. Kích thước và hình dáng của hầu hết các hành lang sót lại rất khác nhau. Các hành lang sót lại thường chứa các tập hợp cuối cùng của các loài thực, động vật bản địa. Hành lang trồng (introduced corridors): hầu hết loại hành lang này được trồng từ thế k XIV đến thế k XIX. Trong các vùng cảnh quan nông nghiệp, loại hành lang kiểu này trở nên nơi cư trú quan trọng cho nhiều loài động vật hoang dã. Hành lang xáo động (disturbance corridors): được hình thành do hoạt động của việc quản lý đất, làm xáo động hệ thực vật trong một đường hay một dải đất. Kiểu hành lang này được tạo ra để duy trì hệ thực vật trong một giai đoạn diễn thế mong muốn. Chúng có thể đủ rộng để thiết lập một hàng rào đối với một số loài động vật hoang dã, tách quần thể thành 2 quần thể biến thái. Hành lang này thường là nơi cư trú quan trọng đối với các loài bản địa đòi hỏi nơi cư trú ở giai đoạn diễn thế sớm. Hành lang tái sinh (regene rated corridors): là kết quả của sự tái phát triển của thực vật ở dải đất bị xáo động. Tái phát triển có thể là sản phẩm của diễn thế tự nhiên hay do nuôi trồng. Kích thước và hình dáng của hành lang này phụ thuộc vào dải đất đã bị xáo động trước đó. Thực vật ở hành lang loại này phổ biến là các loài cỏ dại trong các giai đoạn đầu của quá trình diễn thế. * Một số nguyên lý thường được áp dụng khi thiết kế và bảo tồn hành lang: 91
  25. Hành lang liên tục tốt hơn so với hành lang bị cắt đoạn: các hành lang tạo ra sự thuận tiện cho sự di chuyển của động vật qua các vùng cảnh quan. Những ngắt quãng trong hành lang sẽ làm cản trở việc di chuyển của động vật, đặc biệt đối với những loài sống ở bên trong hành lang. Khả năng của cá thể khi vượt qua các ngắt đoạn trong hành lang phụ thuộc vào mức độ chịu đựng của chúng đối với các điều kiện biên, phụ thuộc vào đặc tính di chuyển và phát tán. Hàng lang rộng thì tốt hơn hành lang hẹp: hành lang rộng giảm thiểu được những hiệu ứng biên đối với cá thể và quần thể khi di chuyển trong đường biên. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, các hành lang rộng quá cũng có thể gây hại cho động vật do chúng phải tốn nhiều thời gian khi vượt qua đường biên và điều đó có thể gia tăng t lệ tử vong nói chung. Nên duy trì và phục hồi các liên kết tự nhiên: Duy trì các mối liên kết tự nhiên giữa các vùng sinh cảnh là cần thiết dể duy trì tính đa dạng loài và năng lực của quần thể. Ngăn chặn sự cắt đoạn các hành lang tự nhiên ít tốn kém hơn là phục hồi chúng. Các liên kết nhân tạo nên có nghiên cứu kỹ càng: các quần thể của một loài sống biệt lập nhau trong thời gian dài thường phát triển các các thích ứng di truyền đặc biệt đối với môi trường sống của chúng. Việc kết nối các quần thể như thế lại với nhau có thể làm mất đi những thích ứng đó. Hai hay nhiều các hành lang kết nối giữa hai vùng biệt lập thì tốt hơn là một hành lang: nếu có nhiều hành lang cho động vật di chuyển từ một vùng này đến vùng khác thì chúng sẽ dễ dàng thực hiện cuộc hành trình. Động vật có thể không nhận ra hành lang như là đường dẫn đến đích, chúng chỉ nhận ra đó như là một nơi cư trú liên tục và khi ở trong hành lang, sự di chuyển của chúng bị giới hạn theo đường thẳng. Thường thì tình cờ chúng đi từ đầu này tới đầu kia và càng nhiều cơ hội như vậy thì việc di chuyển của chúng sẽ dễ xảy ra hơn. 4.4.3. Giảm thiểu các tác động của vùng biên và những tác động gây chia cắt Nói chung mọi người đều nhất trí rằng cần thiết kế các khu bảo tồn thế nào để giảm thiểu những nguy hại do hiệu ứng vùng biên. Những khu bảo tồn có hình tròn sẽ có t lệ vùng biên nhỏ nhất, và vùng trung tâm của một khu bảo tồn như thế sẽ cách xa biên hơn là so với các khu bảo tồn có hình dạng khác. Những khu bảo tồn có hình chữ nhật và dài là có nhiều biên nhất và mọi điểm trong khu bảo tồn đều gần với biên. Áp 92
  26. dụng những lập luận như trên đối với các khu bảo tồn có dạng tứ giác thì sẽ thấy với cùng diện tích, một khu bảo tồn hình vuông sẽ tốt hơn một khu bảo tồn hình chữ nhật. Tuy vậy, hầu hết các khu bảo tồn đều có hình dạng không đều vì thông thường các khu đất có được là do hoàn cảnh nhiều hơn là do những tính toán về hình học. Nên tránh được càng nhiều càng tốt những chia cắt trong nội bộ các khu bảo tồn do làm đường, canh tác, đốn gỗ và các hoạt động khác của con người bởi vì sự chia cắt như vậy gây ra rất nhiều tác động xấu đến loài và quần thể. Hiện đã có những chiến lược nhằm gắn kết các khu bảo tồn nhỏ lại thành những khu bảo tồn lớn. Các khu bảo tồn thường hay gắn liền với các khu vực được quản lý để khai thác, ví dụ như rừng khai thác gỗ, đất chăn thả hay đất canh tác. Bất cứ nơi nào có thể đều nên có trọn vẹn một hệ sinh thái trong các khu bảo tồn, ví dụ như một lưu vực sông, hồ hay một dãy núi, bởi vì hệ sinh thái là đơn vị quản lý thích hợp nhất. Một bộ phận của hệ sinh thái bị hủy hoại do không được bảo vệ sẽ đe dọa đến sức sống của toàn bộ hệ sinh thái. 4.5. Quản lý các khu bảo tồn Một khi đã được thành lập một cách hợp pháp thì khu bảo tồn phải được quản lý một cách có hiệu quả nhằm duy trì đa dạng sinh học. Thế giới đã có rất nhiều những “vườn quốc gia giấy” được thiết lập bởi những qui định của chính phủ nhưng lại không được quản lý một cách có hiệu quả trên thực tế. Ở một số nước, con người đã không ngần ngại triển khai sản xuất nông nghiệp, chặt phá hay khai khoáng ở một số khu bảo tồn. Một thực tế nữa là việc quản lý tốt nhất đôi khi lại không cần phải có hoạt động gì vì các hoạt động quản lý có lúc không hiệu quả hoặc thậm chí có hại. Việc các nhà quản lý vườn quá sốt sắng trong việc dọn dẹp, thu gom cây cối bị đổ và phát quang bờ bụi để cải tiến bộ mặt cảnh quan của vườn có thể vô tình làm mất những nơi làm tổ, nguồn thức ăn của cả một tập hợp sinh vật ăn gỗ mục, và nơi cư trú về mùa đông quan trọng của một số loài nhất định. 4.5.1. Quản lý nơi cư trú Một khu bảo tồn nhiều khi phải được quản lý rất nghiêm ngặt để bảo đảm gìn giữ các nơi cư trú nguyên thủy. Nhiều loài chỉ xuất hiện ở một nơi cư trú hoặc vào một giai đoạn diễn thế nhất định nào đó. Trong các vườn quốc gia nhỏ, có thể không có đầy đủ các giai đoạn của quá trình diễn thế và nhiều loài có thể bị mất đi vì chính lý do này. Các nhà quản lý vườn Quốc gia đôi khi cần phải chủ động quản lý những địa điểm nhằm bảo đảm cho tất cả các giai đoạn của diễn thế đều xảy ra tại đây. Cách phổ biến thường làm là thỉnh thoảng gây cháy cục bộ, có kiểm soát tại những khu vực đồng cỏ, cây bụi và những cánh rừng để khởi động lại quá trình diễn thế. 93
  27. Quản lý nguồn lợi thủy sản ở các vùng đất ngập nước là một vấn đề cực kỳ quan trọng. Việc duy trì các vùng đất ngập nước là cần thiết để bảo tồn quần thể các loài chim nước, cá, lưỡng cư, thực vật thủy sinh và nhiều loài khác. Khi quản lý các vườn cần cố gắng bảo tồn và duy trì các nguồn vật chất quan trọng mà nhiều loài phải phụ thuộc vào. Nếu như không thể giữ các nguồn này nguyên vẹn thì cần phải cố gắng xây dựng lại chúng. 4.5.2. Con người và việc quản lý vườn Quốc gia Con người đã là một bộ phận của tất cả các hệ sinh thái trên Thế giới từ hàng ngàn năm nay, và việc loại bỏ con người ra khỏi các khu bảo tồn thiên nhiên có thể sẽ dẫn đến những hậu quả lớn. Tuy nhiên, việc đưa người địa phương ra khỏi các khu bảo tồn có thể lại là sự lựa chọn duy nhất khi mà tài nguyên thiên nhiên đang bị khai thác tới mức sự toàn vẹn của các quần xã sinh vật đang bị đe dọa. Trong bất kỳ một kế hoạch quản lý khu bảo tồn nào thì việc sử dụng khu bảo tồn của người dân địa phương và du khách cần phải là nội dung trung tâm, kể cả ở quốc gia phát triển lẫn quốc gia đang phát triển. Những người dân từ ngàn đời nay đã sử dụng các sản phẩm trong khu bảo tồn, nay đột nhiên không được phép vào trong đó nữa sẽ phải chịu đựng sự mất đi quyền được tiếp cận các nguồn tài nguyên cơ bản cần cho sự sinh tồn của họ. Vì thế hiển nhiên họ sẽ giận dữ và những người dân trong hoàn cảnh như vậy sẽ không thể là người ủng hộ mạnh mẽ cho công tác bảo tồn. Nhiều khu bảo tồn phát triển hay bị hủy hoại là tuỳ thuộc vào mức độ ủng hộ khai thác hay thù địch của những người sử dụng các khu vực này. Nếu nhân dân địa phương quán triệt được mục đích của khu bảo tồn và nếu mọi người đều nhất trí với các mục tiêu và quy định của các khu bảo tồn thì các cộng đồng sẽ được giữ lại trong vườn như bình thường. Trường hợp lý tưởng nhất là những người dân địa phương tham gia vào quy hoạch và quản lý khu bảo tồn, được đào tạo và tuyển vào làm trong ban quản lý và được hưởng lợi từ việc bảo tồn đa dạng sinh học cũng như hoạt động bảo vệ trong khu bảo tồn. Ngược lại, nếu quan hệ giữa dân địa phương và chính phủ vốn đã không tốt và không tin nhau, hoặc nếu mục đích của khu bảo tồn không được giải thích thỏa đáng thì dân địa phương có thể không chấp nhận việc thành lập cũng như tuân thủ các quy định của vườn. Trong trường hợp này, người dân địa phương sẽ gây xung đột với những người trong ban quản lý của vườn. 4.6. Bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn Khoảng 90% đất đai trên Trái đất là nằm ngoài diện tích các khu bảo tồn. Đa phần các đất đai nằm ngoài các khu bảo tồn vẫn chưa bị con người sử dụng triệt để và vẫn là nơi sinh sống nguyên thủy của sinh giới. Do phần lớn diện tích đất đai ở hầu hết các nước là không thuộc khu bảo tồn nên rất nhiều loài quý hiếm vẫn xuất hiện bên ngoài các khu bảo tồn. 94
  28. Mối nguy hiểm của việc chỉ dựa vào các vườn hay các khu bảo tồn là chiến lược này có thể tạo nên một tâm lý “vây hãm” tức là các loài hay quần xã nằm trong vườn thì được bảo vệ nghiêm ngặt trong khi chúng lại bị khai thác tự do phía ngoài khu bảo tồn. Tuy nhiên, nếu các khu vực nằm xung quanh vườn bị suy thoái thì đa dạng sinh học bên trong vườn cũng sẽ bị suy giảm trong đó sự mất loài sẽ diễn ra nghiêm trọng nhất là trong các vườn có diện tích nhỏ. Sự suy giảm này xảy ra vì nhiều loài cần phải di chuyển ra khỏi ranh giới các khu vườn để kiếm thức ăn và các vật chất cần thiết khác mà trong vườn không có nhưng đã không thực hiện được. 4.7. Sinh thái học phục hồi (Restoration Ecology) Một cơ hội quan trọng cho các nhà sinh thái bảo tồn là được tham gia vào việc khôi phục các hệ sinh thái đã bị hủy hoại hay suy thoái. Việc sửa chữa lại những hệ sinh thái đã bị hủy hoại là một tiềm năng lớn để mở rộng hệ thống các khu bảo tồn hiện có. Sinh thái học phục hồi được định nghĩa là “một quá trình biến đổi có chủ định tại một địa điểm để xây dựng một hệ sinh thái rõ ràng, có tính lịch sử và tính bản địa. Mục đích của quá trình này là bắt chước về cấu trúc, chức năng, sự đa dạng và biến động của hệ sinh thái đã được định rõ”. Các hệ sinh thái có thể bị hủy hoại bởi các hiện tượng tự nhiên, song nói chung chúng đều có thể phục hồi sinh khối gốc cũng như cấu trúc quần xã của mình, thậm chí phục hồi được cả thành phần loài sau một quá trình diễn thế. Tuy nhiên, một vài hệ sinh thái bị con người hủy hoại nghiêm trọng tới mức khả năng phục hồi là rất nhỏ. Sự phục hồi không thể xảy ra khi mà các tác nhân gây hại vẫn còn tồn tại đối với hệ sinh thái đó. Sự phục hồi cũng sẽ là không tưởng nếu như rất nhiều loài nguyên thủy đã bị tiêu diệt trên một vùng rộng lớn vì lúc đó sẽ không có nguồn để tái lập quần thể. Ngoài ra, sự phục hồi khó có thể xảy ra được khi môi trường tự nhiên đã bị biến đổi tới mức các loài nguyên thủy không thể sống sót được tại địa điểm đó. Có 4 cách tiếp cận chính nhằm khôi phục các quần xã sinh vật và các hệ sinh thái. . Không hành động vì phục hồi là quá tốn kém, vì những nổ lực phục hồi trước đây đều thất bại hoặc kinh nghiệm đã cho thấy hệ sinh thái sẽ tự phục hồi . Khôi phục lại thành phần loài và cấu trúc nguyên thủy của khu vực bằng một chương trình tái nhập loài một cách tích cực, đặc biệt là bằng cách trồng và gieo lại các loài cây nguyên thủy. . Cải tạo lại nhằm phục hồi ít nhất một số chức năng của hệ sinh thái và một số loài cây nguyên thủy, ví dụ thay thế các khu rừng đã bị tàn phá bằng các thảm cây trồng. . Thay thế một hệ sinh thái đã bị phá hủy bằng một hệ sinh thái khác có năng suất hơn, ví dụ, thay thế một cánh rừng kiệt quệ bằng một đồng cỏ tươi tốt. 95
  29. Để có tính thiết thực, sinh thái học phục hồi cũng cần phải quan tâm đến tốc độ phục hồi, chi phí và độ tin cậy của kết quả và khả năng tồn tại của quần xã cuối cùng khi không còn hay còn rất ít sự hỗ trợ. Sinh thái học phục hồi rất có giá trị đối với Sinh thái học bởi vì nó thử nghiệm sự hiểu biết của chúng ta đối với các quần xã sinh vật thông qua việc kiểm chứng kết quả sắp xếp lại cấu trúc thành phần của chúng. Sinh thái học phục hồi sẽ đem lại cơ hội kết nối các quần xã sinh vật lại với nhau theo những cách thức khác nhau, cơ hội quan sát xem chúng hoạt động như thế nào và cơ hội thử nghiệm các ý tưởng ở quy mô lớn mà thông thường khó có thể thực hiện được. Sinh thái học phục hồi sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo tồn các quần xã sinh học nếu như các vùng đất suy thoái và các quần xã thủy sinh có thể được phục hồi để có lại cấu trúc loài nguyên thủy và được đưa vào hệ thống các khu bảo tồn đã có. Do các khu vực đã bị suy thoái thường là không còn năng suất và ít có giá trị kinh tế nên các chính phủ có thể cũng mong muốn phục hồi lại chúng và nâng cao năng suất cũng như giá trị bảo tồn của chúng. Sinh thái học phục hồi gần như chắc chắn sẽ là một trong những lĩnh vực phát triển chính của sinh học bảo tồn. Tuy nhiên các nhà sinh học bảo tồn trong lĩnh vực này cần thận trọng để đảm bảo rằng các nổ lực phục hồi là chính đáng chứ không phải chỉ là nhằm che đậy cho các hoạt động phi môi trường của các tập đoàn, các công ty công nghiệp. 96
  30. Tóm tắt nội dung chương 4 Việc thành lập các khu bảo tồn để bảo vệ nơi ở là một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để bảo tồn đa dạng sinh học. Đến năm 2010, có trên 148.000 khu bảo tồn trên toàn Thế giới, chiếm 13% diện tích bề mặt Trái đất. Tuy vậy, các khu bảo tồn biển chỉ chiếm khoảng 7% diện tích nước vùng ven bờ (vùng nước mở rộng ra đến 12 hải lý) và 1,4% diện tích các đại dương. Ngoài việc góp phần cụ thể vào bảo tồn đa dạng sinh học, các khu bảo tồn còn có một số giá trị và lợi ích khác. Mặc dù đã có những hiệu quả nhất định, các khu bảo tồn vẫn còn một số bất cập. Cần thiết phải thiết lập được các ưu tiên cho bảo tồn đa dạng sinh học và quan trọng nhất là bảo tồn loài. Các tiêu chí để lập ra các ưu tiên cho bảo tồn loài và quần xã là tính đặc biệt, tính nguy cấp và tính hữu dụng. Định ra được những khu vực nào trên Thế giới đã được bảo vệ thỏa đáng và những khu vực nào cần khẩn trương bổ sung bảo tồn là một việc có tính quyết định trong phong trào bảo tồn Thế giới Các nhà sinh học bảo tồn đã xác định 34 điểm nóng đa dạng sinh học dựa vào các loài đặc hữu và % nơi ở còn sót lại. 17 đơn vị đại đa dạng sinh học cũng đã được xác định. Để có thể so sánh các tác động của con người đối với thiên nhiên như thế nào, các khu hoang dã cũng đã được đề xuất. Có thể xem đây là những nơi cuối cùng trên Thế giới mà người dân bản địa có thể duy trì lối sống truyền thống của họ. Đã có các công ước quốc tế nhằm công nhận các giá trị về sinh thái, văn hóa, khoa học và bảo đảm giữa bảo tồn và phát triển bền vững vì quyền lợi của người dân địa phương. Các nguyên tắc về bảo tồn đa dạng sinh học cần phải được cân nhắc và xem xét trong việc thiết kế các khu bảo tồn. Nhìn chung các khu bảo tồn càng rộng càng tốt và nên tránh các các chia cắt do các hoạt động của con người. Các khu bảo tồn thường xuyên phải được quản lý để duy trì tính đa dạng sinh học của chúng do các điều kiện nguyên thủy của chúng có thể bị thay đổi bởi các hoạt động của con người. Đa phần các đất đai nằm ngoài các khu bảo tồn vẫn chưa bị con người sử dụng triệt để và vẫn là nơi sinh sống nguyên thủy của sinh giới, nếu các khu vực nằm xung quanh vườn bị suy thoái thì đa dạng sinh học bên trong vườn cũng sẽ bị suy giảm. Sinh thái học phục hồi sẽ đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc bảo tồn các quần xã sinh học và sẽ là một trong những lĩnh vực phát triển chính của sinh học bảo tồn. Có 4 cách tiếp cận chính nhằm khôi phục các quần xã sinh vật và các hệ sinh thái đã bị suy thoái. 97
  31. Câu hỏi ôn tập chương 4 1. Các phân hạng của IUCN và WCPA về các khu bảo vệ. 2. Giá trị của các khu bảo tồn. 3. Tính hiệu quả của các khu bảo tồn. 4. Các tồn tại của các khu bảo tồn. 5. Các tiêu chí để thiết lập các ưu tiên cho việc bảo tồn loài và quần xã. 6. Các phương pháp tiếp cận để thiết lập các ưu tiên cho bảo tồn. 7. Mục tiêu của khái niệm điểm nóng đa dạng sinh học là gì? 8. Để chỉ định cho một điểm nóng, một vùng cần phải có bao nhiêu loài thực vật đặc hữu và bao nhiêu % môi trường sống nguyên thu bị mất đi? 9. Hai nhân tố để xác định điểm nóng sinh học là gì? 10. Các tiêu chí để xác định điểm nóng nhất là gì ? 11. Các đơn vị đại đa dạng sinh học là gì? 12. Hãy nêu tên 3 đơn vị đại đa dạng sinh học ở vùng Đông Nam Á. 13. Các khu hoang dã (wilderness areas) là gì? 14. Các tiêu chí cụ thể của một khu hoang dã là gì? 15. Sai khác giữa điểm nóng và khu hoang dã có đa dạng sinh học cao là gì? 16. Kể tên 3 Công ước quốc tế quan trọng về bảo tồn nơi cư trú. 17. Những câu hỏi then chốt mà các nhà bảo tồn cố gắng giải quyết trong việc thiết kế các khu bảo tồn là gì? 18. Vì sao cần có một khu bảo tồn có kích thước lớn? 19. Vì sao cần có nhiều khu bảo tồn có kích thước nhỏ? 20. Sinh thái học cảnh quan là gì? 21. Kể tên các loại hành lang trong liên kết cảnh quan. 22. Hãy nêu tên các nguyên lý thường được áp dụng khi thiết kế các hành lang cảnh quan. 23. Để có thể giảm thiểu các tác động vùng biên và những tác động gây chia cắt thì cần thiết kế khu bảo tồn như thế nào? 24. Các mối đe dọa đối với các vườn Quốc gia là gì? 25. Các tiếp cận chính để phục hồi các quần xã sinh vật và các hệ sinh thái. 26. Vì sao cần phải bảo tồn bên ngoài các khu bảo tồn? 27. Vai trò của sinh thái học phục hồi. 98
  32. Tài liệu tham khảo 1. Stuart Chape, Mark Spalding, et al. (2008). The World's Protected Areas: Status, Values and Prospects in the 21 st Century, University of California Press, Berkeley USA. 2. N. Dudley, Ed. ( 2008). Guidelines for Applying Protected Area Management Categories, IUCN, Gland, Switzerland. 3. UNEP (2011). Keeping Track of Our Changing Environment: From Rio to Rio+20 (1992-2012). Division of Early Warning and Assessment (DEWA), United Nations Environment Programme (UNEP), Nairobi 4. Millennium Ecosystem Assessment (2005). Ecosystems and Human Well-being: Biodiversity Synthesis, World Resources Institute, Washington, DC. 5. Richard B. Primack (1995). A Primer of Conservation Biology, Sunderland, Massachusetts U.S.A. 99
  33. Chương 5. BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 5.1. Phát triển bền vững và bảo tồn Phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu đầu tiên của cả phát triển kinh tế và quản lý tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra cũng là mục tiêu cho quy hoạch phát triển và quy hoạch quản lý tài nguyên, nó cũng là mục tiêu của các tiến trình và các phương pháp thực hiện. Phát triển bền vững đòi hỏi nỗ lực của cả các chương trình ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, quy hoạch và quản lý bền vững cần phải tập trung cao độ cho các mục tiêu dài hạn. Phát triển bền vững là sự phát triển mà trong đó các giá trị kinh tế, môi trường và xã hội luôn luôn tương tác với nhau trong quá trình quy hoạch; phân bố lợi nhuận công bằng giữa các tầng lớp trong xã hội và khẳng định các cơ hội cho sự phát triển kế tiếp, duy trì một cách liên tục cho các thế hệ mai sau. Nếu phát triển kinh tế hay quản lý tài nguyên được coi là bền vững, thì sự đánh giá các kế hoạch hành động lựa chọn cần phải được thông qua sự tương tác các giá trị xã hội, kinh tế và môi trường. Thách thức lớn nhất của chúng ta là xác định sự cân bằng tối ưu giữa ba giá trị này. Sự tương tác của ba giá trị này khác với sự bền vững của các chiến lược quản lý tài nguyên hoặc là phát triển kinh tế riêng biệt. Phát triển bền vững đòi hỏi sự công bằng. Bền vững được đặc trưng bởi sự phân phối quyền lợi và các cơ hội một cách công bằng giữa các tầng lớp xã hội, giới và các thế hệ. Khi sự bền vững được xác định về các hệ giá trị tương tác và tính công bằng giữa các thế hệ, nó trở nên bền vững hơn bao gồm các vấn đề sự trao quyền, đạo đức cũng như các vấn đề kinh tế và môi trường. Không có những đòi hỏi định trước cho việc đạt được sự bền vững mà điều cốt yếu là sự tương tác giữa các giá trị xã hội và người dân địa phương trong phát triển kinh tế và quy hoạch tài nguyên thiên nhiên. Quản lý bền vững đòi hỏi không được để suy giảm tổng các vốn môi trường, vốn tài nguyên con người, hay vốn mà con người tạo ra đảm bảo cho các thế hệ tương lai. Đó là sự đáp ứng tổng số vốn đại diện cho ba hệ giá trị mà nó phải được duy trì liên tục cho thế hệ mai sau. Trong nhiều hội nghị quốc tế đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc bảo vệ các khu bảo tồn với việc đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương. Từ ý tưởng đó đưa đến khái niệm về mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển, làm sao phát triển được nền kinh tế xã hội trong khi vẫn có thể giữ gìn, bảo vệ được thiên nhiên. Bảo tồn là để liên kết được việc bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên đặc thù với những nhu cầu phát triển có thể chấp nhận được của một bộ phận dân cư mà cuộc sống của họ phụ thuộc vào việc khai thác tài nguyên đó. 100
  34. 5.2. Các xã hội truyền thống và sự đa dạng sinh học 5.2.1. Cộng đồng bản địa và đa dạng sinh học 5.2.1.1. Khái niệm về cộng đồng bản địa Những người bản địa (indigeneous peoples) hoặc "những người đầu tiên" là cư dân gốc hoặc lâu đời nhất còn sống sót của một vùng, những người sống trong một xứ sở truyền thống trong nhiều thế k " (Stuart Chape, Mark Spalding et al., 2008). Cộng đồng bản địa, còn được gọi là bộ lạc (tribal), thổ dân (aboriginal), dân tộc thiểu số (national minorities), được xác định bằng một số tiêu chí. Người bản địa có thể có tất cả hoặc một số các tiêu chí sau đây: a) là hậu duệ của những cư dân nguyên thủy của một vùng lãnh thổ đã được chiếm cứ; (b) "Những con người sinh thái" trồng trọt đa canh hay luân canh, chăn thả gia súc, săn bắn và hái lượm, đánh cá, và/hoặc sản xuất thủ công mỹ nghệ thông qua một chiến lược đa dụng tài nguyên thiên nhiên; (c) hoạt động sản xuất theo hình thức sản xuất nông thôn quy mô nhỏ, thặng dư ít và có nhu cầu năng lượng thấp; (d) không có các tổ chức chính trị tập trung, tổ chức cuộc sống ở mức độ cộng đồng và các quyết định được đưa ra trên cơ sở đồng thuận; (e) cùng chung các giá trị tôn giáo, đạo đức, tín ngưỡng, y phục và các đặc điểm khác cũng như mối liên hệ với một vùng lãnh thổ riêng biệt; (f) có một thế giới quan khác nhau, bao gồm một quan điểm phi vật chất và án phạt đối với đất đai và các nguồn tài nguyên thiên nhiên dựa trên một biểu tượng trao đổi với Thế giới tự nhiên; (g) bị khuất phục bởi một nền văn hóa và xã hội văn minh; và (h) bao gồm các cá nhân tự nhận là người bản địa (Claudia Sobrevila, 2008). Theo Ngân hàng Thế giới (WB) thuật ngữ "Người bản địa" được sử dụng trong một ý nghĩa chung để chỉ một nhóm riêng biệt, dễ bị tổn thương, xã hội, và văn hóa có các đặc điểm sau ở các mức độ khác nhau: tự xác định là thành viên của một nhóm văn hóa bản địa riêng biệt và những nhóm người khác công nhận sự riêng biệt này; gắn bó với một vùng địa lý riêng biệt hay vùng đất của tổ tiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong các vùng đó; có phong tục, văn hóa, kinh tế, xã hội, hoặc tổ chức chính trị khác biệt với nền văn hóa, kinh tế, xã hội, của nền văn hóa và xã hội cai trị; có ngôn ngữ bản địa, thường khác với ngôn ngữ chính thức của quốc gia hoặc khu vực. Cộng đồng bản địa truyền thống sống ở 75 trong số 184 nước của Thế giới và hầu như là cư dân của các khu sinh học chính trên Trái đất. Hầu hết các cộng đồng này sống trong các vùng hoang vu hẻo lánh và tập quán sinh hoạt của dựa vào việc sử dụng các 101
  35. hệ sinh thái và các nguồn tài nguyên địa phương. Số lượng thực tế của người dân bản địa còn sót lại ngày nay còn là một vấn đề chưa được xác định rõ. Năm 1997, người ta ước tính khoảng từ 200 đến 600 triệu người bản địa, trong số 5,5 t người sống trên Trái đất. Dù chỉ chiếm khoảng 5 đến 10% dân số của Thế giới, các nhóm bản địa góp phần đến 90 đến 95% đa dạng văn hóa Thế giới. Phần lớn nơi sống của những người bản địa rất dễ bị tổn thương hoặc bị đe dọa từ sự phát triển và các vùng này đặc trưng bởi mức độ đa dạng sinh học cao, do đó, rất có ý nghĩa trong việc bảo tồn toàn cầu. Thông thường, đất đai của các nhóm người bản địa thường bị chiếm cứ bởi những người khác để khai hoang mở đất, và dân số của họ bị giảm sút bởi bạo lực và bệnh tật. Sự công nhận các cộng đồng bản địa ngày càng được cũng cố do vai trò đặc biệt của người dân bản địa liên quan đến việc quản lý các vùng biển và đất đai. Sự liên quan đến người bản địa trong việc bảo tồn và quản lý các khu bảo tồn đã có được nhiều thành tựu, nhưng cũng có nhiều chỉ trích, trong phạm vi chính sách và thực tiễn. 5.2.1.2. Vai trò của các cộng đồng bản địa trong bảo tồn đa dạng sinh học Ngày càng có nhiều nước và quốc tế công nhận các quyền của các dân tộc bản địa, và thực hiện việc bảo tồn đa dạng sinh học sẽ không thành công nếu không có sự hỗ trợ của cộng đồng địa phương và bản địa, việc phủ nhận các quyền về tài nguyên của họ thì sẽ loại bỏ sự động cơ để bảo tồn các nguồn tài nguyên này. Tuy vậy, các quyền của người bản địa còn chưa đảm bảo, người dân bản địa ngày càng tích cực trên phạm vi Thế giới, đấu tranh cho quyền đất đai và tự quyết, và bảo vệ môi trường. Đã có lúc, các vấn đề về quyền và trách nhiệm trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, cũng như các vấn đề về quyền thông tin và tham gia vào quá trình ra quyết định, đã được giải quyết quốc tế. Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về Chính phủ và Phát triển, Nguyên tắc 22: "người bản địa và cộng đồng của họ và các cộng đồng địa phương khác, có một vai trò quan trọng trong quản lý môi trường và phát triển bởi vì kiến thức và tập quán truyền thống của họ. Các quốc gia nên công nhận và hỗ trợ chính đáng danh tính, văn hóa và lợi ích của họ, và để cho cộng đồng bản địa tham gia một cách có hiệu quả trong việc đạt được phát triển bền vững”. Điều 8 của Công ước Đa dạng sinh học nêu rằng: " tôn trọng, giữ gìn và duy trì kiến thức, đổi mới và thực tiễn của các cộng đồng bản địa và địa phương, thể hiện qua lối sống truyền thống có liên quan đến bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học và khuyến khích việc chia sẻ công bằng lợi ích phát sinh từ việc sử dụng kiến thức, đổi mới và thực tiễn của cộng đồng bản địa”. Tri thức truyền thống và sự thông thái của người dân bản địa có thể giúp chúng ta phát triển các mối quan hệ bền vững hơn giữa con người và nguồn tài nguyên. Nó cũng có thể giúp chúng ta hiểu rằng sự đa dạng văn hóa phục vụ như là một hình thức bảo hiểm, có thể mở rộng năng lực của loài người chúng ta đối với thay đổi. 102
  36. Như đã lưu ý, các cộng đồng bản địa là những người quản lý quan trọng của khu bảo tồn. Đồng quản lý các khu bảo tồn đã được chứng minh là một phương tiện hiệu quả của việc tôn trọng các quyền của người dân bản địa cũng như đạt được kết quả bảo tồn. Đối với chủ sở hữu bản địa, đồng quản lý có thể bao gồm kinh phí cho các dự án cộng đồng, thu nhập từ du lịch, kiểm soát của các điểm văn hóa, và hỗ trợ cho hoạt động quản lý tài nguyên truyền thống. Tham gia quản lý các khu bảo tồn đã đạt được, và có thể tiếp tục để đạt được, cho cả người dân tộc bản địa và cho bảo tồn. Các xã hội truyền thống sử dụng các phương pháp thủy lợi cổ điển và gieo trồng tổ hợp các cây trồng đảm bảo đầy đủ khả năng để nuôi dưỡng một quần thể loài người tương đối lớn mà không gây tác động có hại gì đáng kể đối với môi trường và các quần thể sinh học ở xung quanh. Cơ cấu thành phần loài động, thực vật hiện nay cũng như mật độ tương đối của chúng trong nhiều quần xã sinh học phản ảnh lịch sử tác động do hoạt động của con người trong quá khứ tại các vùng này, như việc săn bắt có chọn lọc đối với một số loài thú, loài cá nhất định và việc gieo trồng một số các loài thực vật có ích. Nhiều xã hội truyền thống có những nguyên tắc đạo đức bảo tồn rất hiệu quả, những nguyên tắc này rất tinh tế và khó mô tả được một cách rõ ràng. Các nguyên tắc này có vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn và phát triển tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học. Các nguyên tắc này ăn sâu vào tiềm thức và cách cư xử của người dân trong cuộc sống hàng ngày, bao gồm tất các các lĩnh vực của đời sống như: Ě Nông nghiệp: sản xuất lương thực, thực phẩm, cất giữ và chế biến thức ăn, thu lượm, sử dụng, chăn nuôi, Ě Sức khoẻ: các loại cây thuốc hoang dại, cách chữa bệnh cho người và gia súc, Ě Quản lý tài nguyên thiên nhiên: săn bắt chim thú, bảo vệ các nguồn sông suối, Ě Tổ chức quản lý: hệ thống tổ chức cộng đồng, luật lệ truyền thống bản làng, Một ví dụ được minh chứng đầy đủ là quan niệm bảo tồn của người da đỏ Tukano ở phía Tây Bắc Brazin. Người Tukano sống bằng một loại cây ăn củ và cá sông; họ có một đức tin mạnh mẽ và tập quán cấm chặt, phá rừng ở hai bên bờ thượng nguồn sông Rio Negro, nơi mà họ ý thức được rằng đó là nơi quan trọng để duy trì nguồn cá. Người Tukano tin rằng các khu rừng này thuộc về cá và con người không được chặt phá. Họ cũng tích cực tạo ra những nơi trú ngụ cho cá và chỉ cho phép đánh cá trong một khoảng ít hơn 40% diện tích bề mặt của sông. Người dân địa phương cũng có thể quản lý môi trường của họ để duy trì đa dạng sinh học, như đã được chứng minh bằng các hệ sinh thái nông nghiệp và rừng của người da đỏ Huastec tại vùng Đông Bắc nước Mỹ. Cùng với việc duy trì cố định các ruộng làm nông nghiệp, người Huastec duy trì các khu rừng được quản lý - trên các 103
  37. khu vực đất dốc, dọc theo các con sông và ở những vùng khác xấu hay không phù hợp với sản xuất nông nghiệp tập trung. Các khu rừng này chứa đựng hơn 300 loài thực vật, từ đó con người có thể có được thực phẩm, gỗ, và các sản phẩm cần thiết khác. Thành phần loài trong rừng cũng bị thay đổi để phù hợp với nhu cầu của con người bằng cách trồng thêm những loài có ích và loại bỏ dần, có chọn lọc các loài không phục vụ nhiều cho lợi ích của người dân. Các nguồn tài nguyên rừng này cung cấp cho những gia đình người Huastec lương thực phụ trợ trong thời gian mùa màng bị thất bát. 5.2.2. Người dân địa phương và chính quyền Tại các nước đang phát triển, người dân địa phương thường khai thác các sản phẩm mà họ cần - kể cả thực phẩm, nhiên liệu và các nguyên liệu xây dựng - từ môi trường xung quanh. Thiếu những sản phẩm này, một số dân địa phương có thể không thể sống được. Khi các vườn quốc gia mới được thành lập hoặc khi người ta tăng cường kiểm soát trong khu giáp ranh vùng đệm của các khu vườn quốc gia, dân cư có thể bị cấm không cho tiếp cận tới các nguồn tài nguyên mà họ vẫn thường sử dụng và thậm chí đôi khi họ đã từng bảo vệ. Việc không quan tâm đến quyền lợi cũng như tập quán của người dân địa phương khi thành lập các khu bảo tồn thường làm cho người dân địa phương phản ứng nóng nảy, đôi khi có thái độ thù địch vì quyền lợi trước đây của họ bỗng dưng bị tước đoạt. Để có thể tồn tại, họ sẽ phá bỏ hàng rào của khu bảo tồn và sẵn sàng chiến đấu, đụng độ với các cán bộ của khu bảo tồn. Một hậu quả nữa là việc thành lập vườn quốc gia thường biến những người dân địa phương trở thành những người săn bắt trộm, mặc dù họ không hề thay đổi bản chất hay phong cách sống so với trước kia. Tồi tệ hơn, nếu như người dân địa phương bỗng cảm thấy vườn quốc gia và các nguồn tài nguyên không bao giờ thuộc về họ nữa mà là sở hữu của chính phủ thì họ sẽ tranh thủ khai thác một cách không thương tiếc các nguồn tài nguyên của vườn quốc gia. Một ví dụ điển hình của những cuộc xung đột này xuất hiện năm 1989 khi những thành viên nóng nảy của bộ tộc Bodo tại Assam, ấn Độ đã giết chết 12 nhân viên của Vườn Quốc gia Manas và chiếm lĩnh khu vực vườn để làm nơi canh tác và săn bắt. Tại các nước đang phát triển, thường không thể phân tách rạch ròi ranh giới giữa các khu đất cho phép dân sử dụng để khai thác các nguồn tài nguyên và địa phận các khu vườn quốc gia được bảo vệ nghiêm ngặt. Nhiều nơi có quy chế cho phép nhân dân được vào các khu bảo vệ theo một lịch trình quy định để khai thác có định mức những sản phẩm tự nhiên trong đó. Thông qua những thỏa hiệp như vậy, các nhu cầu kinh tế của dân địa phương được đặt nằm trong kế hoạch quản lý bảo tồn của các vườn quốc gia để vừa làm lợi cho dân địa phương và cả cho khu bảo vệ. Các thỏa hiệp này được gọi là các dự án kết hợp bảo tồn - phát triển và ngày càng được coi như là chiến lược bảo tồn tốt nhất. 104
  38. Người dân sở tại đôi khi còn đi đầu trong việc bảo vệ đa dạng sinh học khỏi sự phá hủy của những người từ những nơi khác đến. Việc phá hủy các khu rừng do các hoạt động khai thác gỗ đa phần gặp phải sự phản đối của những người bản địa. Tại Borneo, người Penan một nhóm thổ dân chuyên sống theo kiểu săn bắt - hái lượm đã thu hút sự chú ý của toàn Thế giới bởi việc họ phong tỏa lối đi dùng cho khai thác gỗ xuyên sâu vào khu rừng truyền thống của họ. Trao quyền hành cho những người dân ở đây để họ có được cơ sở pháp lý chính thức về sở hữu đất đai truyền thống như là một phần quan trọng trong những cố gắng để thành lập những khu bảo vệ do chính quyền ở cấp địa phương quản lý tại các nước đang phát triển. 5.2.3. Đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa Suy thoái tài nguyên thiên nhiên và mất đa dạng sinh học không chỉ đơn thuần là do nhu cầu phát triển kinh tế, hay do áp lực dân số ngày càng tăng lên mà còn là vấn đề rất phức tạp liên quan đến lối sống của con người, phong tục tập quán, thái độ hành vi của từng cá nhân, của cộng đồng, dân tộc. Hay nói cách khác là truyền thống văn hoá. Truyền thống văn hoá được hình thành trong quá trình lịch sử lâu dài, qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được hình thành dưới nhiều dạng khác nhau, được truyền từ đời này sang đời khác qua trí nhớ, qua thực tiễn sản xuất và thực hành xã hội. Trong mối quan hệ giữa văn hoá với tài nguyên thiên nhiên, bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc thể hiện ở thế ứng xử của dân tộc ấy. Mỗi tộc người có một nền văn hoá riêng và quan niệm riêng về tài nguyên thiên nhiên; trong cách ứng xử cũng được thể hiện một cách khác nhau. Vì vậy, đa dạng sinh học và đa dạng văn hóa thường liên quan với nhau. Những khu vực nhiệt đới rừng thiêng nước độc trên Thế giới, nơi tập trung cao mật độ các loài cũng thường là những nơi con người có sự phong phú đa dạng nhất về ngôn ngữ và văn hóa. Những sự tách biệt về địa lý do núi, sông thường thuận lợi cho nhiều loài phát triển và cũng thuận lợi cho sự khác biệt giữa các nền văn hóa nhân loại. Sự đa dạng văn hóa tìm thấy được ở những nơi như Trung Phi, Amazon, New Ghine và Đông Nam Á đại diện cho một trong những di sản văn hóa của xã hội loài người, cung cấp cái nhìn toàn diện cho triết học, tôn giáo học, âm nhạc, nghệ thuật, quản lý tài nguyên và tâm lý học. Việc bảo vệ những nền văn hóa truyền thống đó trong môi trường tự nhiên của nó sẽ tạo cơ hội để đạt được cả hai mục đích: bảo vệ đa dạng sinh học và duy trì đa dạng văn hóa. Đa dạng văn hóa gắn bó chặt chẽ với đa dạng gene của nhiều loại cây trồng. Đặc biệt ở khu vực miền núi, những nền văn hóa bị cách biệt bởi nhân tố địa lý, cho phép phát triển nhiều giống cây bản địa; những cây trồng này thích ứng với khí hậu, đất và các loài sâu hại địa phương và rất phù hợp với khẩu vị của dân cư ở đây. Những quỹ gene của các cây này có một ý nghĩa to lớn cho nền nông nghiệp hiện đại trên toàn cầu bởi vì chúng chứa đựng những tiềm năng cho việc cải thiện những giống cây trồng mới. 105
  39. 5.2.4. Một số nguyên lý áp dụng ở các khu bảo tồn và dân địa phương Nguyên lý 1. Dân địa phương có những mối liên kết lâu đời với thiên nhiên và có sự hiểu biết sâu rộng về thiên nhiên. Người dân bản địa truyền thống thường góp phần quan trọng vào việc duy trì nhiều hệ sinh thái nhạy cảm trên Trái đất thông qua việc sử dụng bền vững tài nguyên theo truyền thống và nền văn hoá dựa vào sự tôn trọng thiên nhiên. Do vậy, sẽ không có những xung đột gắn liền với mục tiêu của khu vực bảo tồn và sự hiện diện của những người bản địa truyền thống trong và ngoài phạm vi khu vực. Hơn nữa, họ sẽ nhận thấy sự đúng đắn và công bằng của các bên tham gia trong việc phát triển và thực thi các chiến lược bảo tồn ảnh hưởng đến đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên khác của họ và đặc biệt trong việc thiết lập và quản lý các khu bảo vệ. Nguyên lý 2. Những thoả thuận giữa các tổ chức bảo tồn (gồm các cơ quan quản lý khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống) đối với việc thành lập và quản lý khu bảo vệ sẽ dựa vào việc tôn trọng đầy đủ đối với quyền lợi của người dân bản địa truyền thống trong việc sử dụng truyền thống và bền vững đất đai, lãnh thổ, nguồn nước, vùng bờ và các nguồn tài nguyên khác của họ. Đồng thời, các thoả thuận như thế cũng sẽ thừa nhận trách nhiệm của dân bản địa họ trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, tính thống nhất sinh thái và các nguồn tài nguyên thiên nhiên chứa trong các khu bảo vệ đó. Nguyên lý 3. Các nguyên tắc của sự phân quyền, sự tham gia, sự minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ được đề cập đến trong tất cả các nội dung đi đôi với lợi ích hai bên của khu bảo vệ và dân bản địa truyền thống. Nguyên lý 4. Dân bản địa truyền thống được phân chia đầy đủ và công bằng các lợi ích với khu bảo tồn dựa vào sự công nhận các quyền hạn của các đối tác hợp pháp. Nguyên lý 5. Quyền hạn của dân bản địa truyền thống trong mối liên hệ với khu bảo vệ thường chịu trách nhiệm quốc tế do nhiều vùng đất, lãnh thổ, nguồn nước, vùng ven biển và các tài nguyên khác mà họ sở hữu hay sử dụng vượt qua biên giới nhiều quốc gia. 5.2.5. Một số nghiên cứu điển hình Việc sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên là rất quan trọng đối với sự sống còn của các cộng đồng bản địa truyền thống. Trong vòng 15 năm qua, các cộng đồng truyền thống là những người đóng vai trò quan trọng trong việc sở hữu và quản lý các vùng cảnh quan tương đối ít bị xáo động. IUCN 2000 đã nêu ra 11 nghiên cứu điển hình (WCPAs, 2000) được trình bày sau đây để minh họa các kinh nghiệm trên Thế giới trong vấn đề quản lý tài nguyên thiên nhiên trong các khu bảo vệ chồng lên vùng đất đai hay lãnh thổ của các cộng đồng bản địa. Đó là: Vườn Quốc gia Kaa -Iya del Gran Chaco (KIGC, Bolivia) Khu bảo tồn sinh học biển Cayos Miskitos và Fraja Costera (RBMCM, Nicaragua) Vườn Quốc gia Sarstoon-Tomash (SINP, Belize) 106
  40. Vườn Quốc gia Wood Buffalo (WBNP, Canada) Khu bảo vệ Lapponian (LAPP, Thuỵ Điển) Vườn Quốc Gia Simen Moutain (SMNP, Ethiopia) Vườn Quốc gia Sagarmatha (SNP, Nepal) Vườn Quốc gia Doi Inthanon (DINP, Thailand) Khu bảo tồn thiên nhiên Xishuangbanna (XNR, Trung Quốc) Khu dự trữ tài nguyên Kytalyk (KRR, Nga) Vườn Quốc gia Kakadu (KNP, Úc). (WCPAs, 2000) Các nghiên cứu điển hình này được chọn sau khi xem xét các thông tin về mối tương tác giữa cộng đồng bản địa và vườn quốc gia hay chính quyền địa phương có trách nhiệm quản lý khu bảo vệ trong mỗi quốc gia. Hầu hết các trường hợp được đưa ra ở đây đều có sự hợp tác quản lý, hay ở những nơi mà luật pháp hay các cơ chế chính thức được thiết lập để xúc tiến việc cùng quản lý. Tuy vậy, một ít trong các trường hợp mô tả tình trạng mà ở đấy mối liên hệ giữa cộng đồng truyền thống và nhà chức trách bảo tồn không được suông sẻ với những tác động tiêu cực trong việc thực hiện bảo tồn. 5.2.5.1. Các đặc điểm chung Các điểm được chọn rất đa dạng về nơi ở, từ các vùng ven viển và biển đến các vùng núi cao 5.000 m, từ vùng bắc cực đến môi trường nhiệt đới. Tổng diện tích các địa điểm 151.010 km2, trong đó lớn nhất là WBNP với 44.800 km2 và nhỏ nhất là SMNP 136 km2. Tất cả các địa điểm đều có độ đa dạng cao và quan trọng về mặt sinh thái với khu hệ động thực vật cần bảo tồn như hổ, báo tuyết, cáo Simen, các loài rùa biển, nhiều loài chim và cá. Một số điểm là bãi đẻ của các loài hoang dã hay bán hoang dã có giá trị kinh tế như tuần lộc, bò bison, tôm sú, tôm hùm. Mục tiêu bảo vệ của các địa điểm này cũng khác nhau, từ các khu bảo vệ nghiêm ngặt (hạng I, II, III theo IUCN) đến các khu bảo tồn ở các mức độ sử dụng bền vững cho phép (hạng IV đến VI theo IUCN). Tuổi của các khu này cũng khác, được thành lập từ rất sớm như LAPP năm 1909 hay trẻ nhất là KIGC được hình thành năm 1995. Có hơn 32 cộng đồng truyền thống cùng với các nhóm dân thiểu số sống trong hay gần khu bảo vệ. Tổng số người cư ngụ (bao gồm cả nhân viên bảo vệ) thay đổi từ không đến 25.000 (RBMCM). Mật độ dân số thay đổi từ 0,3 người/km2 đến 73,5 người/km2. Tất cả các điểm bảo vệ trong các nghiên cứu điển hình đều cho phép dân bản địa truyền thống sử dụng bền vững tài nguyên ở các mức độ khác nhau. Săn bắt và đánh cá là hoạt động thường gặp, ngoài ra ở đây còn có trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp. Du lịch cho đến nay là hoạt động kinh tế nổi bật trong SNP và quan trong trong các địa điểm khác, săn bắt tôm hùm cũng là hoạt động kinh tế nổi trội ở RBMCM. 5.2.5.2. Các hoạt động liên quan đến quản lý Các tiếp cận quản lý trong các nghiên cứu điển hình gồm 3 loại: 107
  41. Đồng quản lý không hạn chế: có sự tham gia toàn diện của cộng đồng truyền thống trong các chương trình quản lý thuộc các địa điểm KIGC, RBMCM, KRR và KNP. Sự tham gia bao gồm tất cả mọi mặt của tiến trình quản lý bao gồm kế hoạch và thực hiện các qui hoạch và hoạt động quản lý. Đặc biệt dân bản địa truyền thống trở thành bộ phận trong hội đồng quản lý hay các tổ chức tương tự. Thường là các thành viên của cộng đồng địa phương có trách nhiệm thực hiện các biện pháp quản lý đặc thù. Đồng quản lý có hạn chế: cộng đồng truyền thống tham gia có giới hạn trong hoạt động quản lý (WBNP, LAPP và SNP). Trong trường hợp này, vấn đề hợp tác quản lý giới hạn trong một số hoạt động như nuôi Tuần Lộc ở LAPP, quản lý các đàn bò hoang Bison (WBNP) và du lịch (SNP). Trong XNR, sự tham gia của cộng đồng truyền thống trong qui hoạch và quản lý khu bảo vệ phụ thuộc vào việc dàn xếp của nhân viên trong khu bảo vệ và cộng đồng địa phương. Tuy vậy, không có luật lệ hay các cơ chế hợp pháp để bảo đảm cho điều đó, tiếp tục đươc hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thiện chí của nhân viên quản lý. Không có sự tham gia quản lý: đây là tiếp cận ưu thế ở SMNP và DINP. Hầu hết các quyết định quản lý đươc đưa ra bởi các nhà cầm quyền trong khu bảo vệ ở văn phòng trung tâm, nằm ở thủ đô. 5.2.5.3. Các xung đột chính Quyền sở hữu đất và biển trong khu bảo tồn là nhân tố tạo ra hầu hết các khó khăn giữa cộng đồng bản địa và cơ quan bảo vệ. Ngay cả ở những trường hợp mà ở đó có sự hiểu biết và liên lạc giữa hai bên (ví dụ như ở KIBC, RBMCM và KNP) thì vẫn còn nhiều vấn đề chưa được giải quyết. Trong RBMCM một bộ luật về quyền sở hữu đất đai của dân bản địa truyền thống sắp sửa được quốc hội Nicaragua thông qua. Tình trạng sở hữu đất còn khó giải quyết hơn ở những nơi có mật độ dân số đông và khu bảo vệ là nơi nhận dòng người di cư từ các vùng lân cận do chiến tranh, hỗn loạn hay do nguồn tài nguyên đã bị suy giảm nghiêm trọng. Khai thác các nguồn tài nguyên đất và biển là nhân tố quan trọng thứ hai phát sinh xung đột giữa cộng đồng bản địa và cơ quan bảo vệ. Vấn đề này đã được giải quyết trong một số khu vực, đặc biệt trong những nơi mà cộng đồng địa phương được yêu cầu để thực hiện vai trò quan trọng trong việc phát triển và thực hiện các hoạt động quản lý đặc thù. Trong XNR, vấn đề này đã được giải quyết một phần nhờ quyết định của chính quyền quản lý cho phép dân bản địa truyền thống tiến hành một số hoạt động sử dụng tài nguyên trong khu bảo vệ như hái nhặt các loại cây thuốc. Ngược lại, việc sử dụng tài nguyên của một số nhóm người bản địa vẫn còn xem là không chấp nhận và có những tác động tiêu cực cho việc bảo tồn lâu dài các nguồn tài nguyên trong khu bảo vệ như ở SMNP và DINP. Một nguồn xung đột khác là sự nhượng đất cho các công ty thương mại để khai thác tài nguyên đất và biển (dầu khí, rừng, tôm cá, ) trong khu bảo vệ hay khu vực 108
  42. chung quanh khu bảo vệ. Trong KNP, vị trí của khu vực hợp đồng khai thác khoáng sản gây ra những cuộc tranh cãi về vị trí của nó nằm trong Di sản Thế giới. Trong RBMBM, chính quyền địa phương đã thất bại trong việc kiểm soát việc khai thác các nguồn tài nguyên biển do các công ty thương mại trong khu bảo tồn và việc chặt phá các khu rừng bao quanh nó gây ra những thiệt hại cho cộng đồng bản địa. 5.2.5.4. Các bài học rút ra và các thách thức 1. Ở những nơi mà cộng đồng bản địa tham gia quản lý từ những giai đoạn đầu của việc qui hoạch thì ở đó có những lợi ích cho cả cộng đồng bản địa và chính quyền quản lý. 2. Cộng đồng bản địa tham gia càng rộng rãi trong tất cả các khía cạnh của quản lý thì càng ít khả năng nảy sinh xung đột 3. Ở những khu vực có một số loại hình cùng quản lý, thì thách thức là làm thế nào để cũng cố và mở rộng cơ chế hợp tác. Ở những nơi mà cộng đồng truyền thống chưa có sự tham gia thì thách thức là làm thế nào để có được điều đó. Cộng đồng truyền thống đang có những mối tương tác tích cực với các khu bảo vệ trong toàn Thế giới. Các trường hợp điển hình được trình bày chỉ là những ví dụ nhỏ về các mối tương tác đó, mô tả hiện trạng đang xảy ra trong các môi trường khác nhau từ biển cho đến các vùng núi cao trên mặt đất. Các nghiên cứu điển hình này liên quan đến phong tục, tập quán và việc sử dụng khác nhau của các cộng đồng bản địa truyền thống, hầu hết các cộng đồng cùng phát triển trong sự hài hoà với môi trường tự nhiên. 5.3. Những nỗ lực quốc tế trong công tác bảo tồn và phát triển bền vững 5.3.1. Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu Bảo vệ môi trường là sứ mệnh của mỗi quốc gia và cũng là của toàn Thế giới. Mặc dù những nguồn tài nguyên chính và các hệ sinh thái vẫn tiếp tục bị phá hủy, những bước tiến dài đáng kể đã được thực hiện để tiến tới việc quản lý môi trường tốt trên quy mô toàn cầu. Một trong những dấu ấn lịch sử của tiến trình này là Hội nghị Thượng đỉnh kéo dài 12 ngày vào tháng 6 năm 1992 tại Rio de Janeiro, Brazin. Nó chính thức được biết đến như Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển (UNCED), tham dự có 178 nước với hơn 100 nguyên thủ quốc gia, cùng với những người đứng đầu tổ chức Liên Hiệp Quốc và các tổ chức phi chính phủ và bảo tồn khác. Mục đích của hội nghị là thảo luận bàn bạc tìm kiếm giải pháp cùng nhau phối hợp chặt chẽ để bảo vệ môi trường cùng với việc phát triển hiệu quả nền kinh tế tại những nước còn nghèo. Hội nghị đã rất thành công trong việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc khủng hoảng môi trường và đặt nó như là trọng tâm của những mối quan tâm của Thế giới hiện nay. Một nét giá trị của hội nghị là sự liên hệ rõ ràng giữa bảo vệ môi trường và nhu cầu xoá đói giảm nghèo cho Thế giới thứ ba thông qua việc trợ giúp nhiều hơn về tài chính từ những nước giàu mạnh. 109
  43. Các thành viên của hội nghị đã bàn bạc đi đến thoả thuận ký kết năm văn bản chính và khởi xướng thực hiện nhiều dự án mới. Bên cạnh những kết quả đạt được đặc biệt đó, thành công chính của hội nghị là quyết tâm của các thành viên trong việc phối hợp vì các mục đích phát triển bền vững trong tương lai. Tuyên bố Rio: Tuyên bố nêu rõ những nguyên tắc chỉ dẫn cho các nước giàu mạnh cũng như các nước nghèo về môi trường và phát triển. Quyền lợi của các dân tộc được sử dụng các nguồn tài nguyên của họ phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội được thừa nhận đầy đủ khi các hoạt động đó không làm tổn hại đến môi trường tại đó hay ở bất kỳ một nơi nào khác. Tuyên bố khẳng định nguyên tắc ''người gây ô nhiễm phải trả tiền", thể theo nguyên tắc này một công ty nào hay một chính phủ nào gây ra thiệt hại, hay hủy hoại môi trường phải có trách nhiệm trả tiền đền bù và sửa chữa thiệt hại. Công ước về Thay đổi Khí hậu: sự thoả thuận này đòi hỏi các nước công nghiệp phải giảm thiểu các chất gây ô nhiễm như cacbon ôxit và các khí nhà kính khác do họ gây ra và phải thường xuyên làm báo cáo về kết quả của tiến trình này. Trong khi các giới hạn ô nhiễm chưa được xác định, công ước nêu rõ: các khí nhà kính phải được duy trì ổn định ở mức không làm ảnh hưởng đến khí hậu trên Trái đất. Công ước về Đa dạng Sinh học: công ước đa dạng sinh học (CBD) được ký kết năm 1992 tại Hội nghị Thượng đỉnh ở Rio de Janeiro bởi 150 nước và có hiệu lực kể từ tháng 12 năm 1993. Đây là cam kết quốc tế đầu tiên giữa các chính phủ trong việc bảo vệ tài nguyên đa dạng sinh học trên Trái đất. Đến tháng 01 năm 2004 đã có 188 nước ký vào công ước, trong đó Mỹ là một trong số những nước ký sau cùng. Công ước về Đa dạng Sinh học có ba mục tiêu: bảo vệ đa dạng sinh học; sử dụng bền vững đa dạng sinh học; phân phối công bằng lợi nhuận của các sản phẩm mới lấy từ các loài hoang dã và các loài thuần dưỡng. Tuyên bố về Các nguyên tắc đối với Rừng. Sự nhất trí đạt được về công tác quản lý rừng đã gặp nhiều khó khăn vì những sự khác biệt sâu sắc về quan điểm giữa các nước ôn đới và nhiệt đới, các nước giàu và các nước nghèo. Cuối cùng đã đưa ra lời kêu gọi về quản lý rừng theo hướng bền vững mà không có một khuyến cáo nào kèm theo. Lịch trình 21. Tài liệu 800 trang này là một cố gắng mới để trình bày một cơ cấu toàn diện về những chính sách cần thiết cho sự phát triển theo chiều hướng bảo vệ môi trường. Lịch trình 21 chỉ ra sự liên kết giữa môi trường và các vấn đề khác vốn vẫn thường được đưa ra cân nhắc một cách tách biệt như quyền lợi của trẻ em, sự nghèo khó, vấn đề phụ nữ, chuyển giao công nghệ, Các kế hoạch hoạt động được vạch ra để giải quyết các vấn đề về khí quyển, suy thoái đất, hoang mạc hóa, phát triển các vùng núi, nông nghiệp và phát triển nông thôn, việc phá rừng, đất ngập nước, môi trường, thủy vực, và vấn đề ô nhiễm. Các cơ chế về tài chính, tổ chức, công nghệ và pháp luật để thực hiện những hoạt động này cũng được mô tả trong Lịch trình 21. 110
  44. 5.3.2. Tài trợ quốc tế và phát triển bền vững Càng ngày nhóm các nước phát triển ý thức được rằng nếu họ muốn bảo vệ đa dạng sinh học tại các nước đang phát triển giàu có về số loài nhưng lại rất nghèo về khả năng tài chính thì họ cần phải cung cấp tài chính. Các cơ quan của nước Mỹ là một trong những nguồn tài trợ tài chính lớn nhất. Những sự giúp đỡ của các tổ chức này rất đáng kể. Trong năm 1991, có tất cả 1.410 dự án tại 102 các nước đang phát triển được nhận trợ giúp của các tổ chức, cơ quan của Mỹ, tổng số tiền đầu tư lên đến 105 triệu đô la. Mặc dù quỹ sử dụng cho bảo tồn ở những nước đang phát triển được tăng một cách đáng kể nhưng số tiền chi trả vẫn chưa đủ để bảo vệ những căn nhà lớn của sự đa dạng sinh học rất cần thiết cho tương lai phát triển lâu dài của xã hội loài người. So sánh với hàng t đô la được cung cấp cho những dự án lớn của các dự án khoa học của nước Mỹ như Dự án hệ gene loài người và Chương trình không gian, thì khoản tiền 105 triệu đô la một năm cho bảo vệ đa dạng sinh học vẫn còn rất kiêm tốn. Một nguồn quỹ mới cho công tác bảo tồn và các hoạt động về môi trường tại các nước đang phát triển là Quỹ Môi trường Toàn cầu (Global Environmental Facility), được thành lập năm 1991 do Ngân hàng Thế giới cùng với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) và Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc (UNEP). Hầu hết các quỹ vòng đầu cho chương trình đã được chấp nhận và các dự án tương ứng, được thông qua vào thời điểm Hội nghị thượng đỉnh 1992. Một cơ chế ngày càng trở nên quan trọng được dùng để đảm bảo sự hỗ trợ an toàn dài hạn cho các hoạt động bảo tồn tại các nước đang phát triển là Quỹ Môi trường Quốc gia (National Environmental Fund). NEF thường được thiết lập với ban quản lý bao gồm đại diện của chính phủ, các tổ chức bảo tồn và các cơ quan tài trợ. Các NEF được thành lập tại trên 20 nước với nguồn vốn hỗ trợ của chính phủ Mỹ và các tổ chức khác như Ngân hàng Thế giới và Quỹ Bảo tồn Các loài Hoang dã Thế giới. Một ý tưởng mới là các nước phát triển trả nợ thiên nhiên của mình bằng các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học. Tất cả các nước đang phát triển nợ các cơ quan tài chính quốc tế khoảng 1,3 ngàn t đô la, số này chiếm khoảng 44% tổng thu nhập quốc dân của họ. Trong cơ cấu trả nợ này, các ngân hàng thương mại là chủ nợ của họ sẽ bán lại những khoản nợ này với giá cực kỳ ưu đãi trong thị trường thương mại quốc tế vì hy vọng thu được nợ về là rất mong manh. Các tổ chức bảo tồn quốc tế mua lại những khoản nợ này từ ngân hàng. Sau đó khoản nợ sẽ được bãi bỏ cho các nước đang phát triển với điều kiện các nước này hàng năm phải bỏ ra một khoản tiền bằng tiền nội địa của họ để tài trợ cho các hoạt động bảo tồn như việc cấp đất, quản lý các vườn quốc gia và giáo dục quần chúng. Trong một cơ chế trao đổi nợ khác là các chính phủ của những nước phát triển là chủ nợ trực tiếp của các nước đang phát triển có thể quyết định cắt giảm phần nào các khoản nợ nếu như nước đang phát triển đồng ý sẽ đóng góp vào quỹ môi trường quốc gia hay cho các hoạt động bảo tồn một khoản tiền nhất định. 111