Giáo trình Biện pháp tăng cường tính tương tác tích cực trong dạy học thực hành kỹ thuật

doc 9 trang huongle 3290
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Biện pháp tăng cường tính tương tác tích cực trong dạy học thực hành kỹ thuật", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_bien_phap_tang_cuong_tinh_tuong_tac_tich_cuc_tron.doc

Nội dung text: Giáo trình Biện pháp tăng cường tính tương tác tích cực trong dạy học thực hành kỹ thuật

  1. Nguyễn Cẩm Thanh và Nguyễn Văn Khôi JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci. 2012, Vol. 57, No. 4, pp. 48-56 BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG TÍNH TƯƠNG TÁC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC THỰC HÀNH KỸ THUẬT Nguyễn Cẩm Thanh, Nguyễn Văn Khôi Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. MỞ ĐẦU Trong quá trình dạy học thực hành kỹ thuật (THKT) dù được thực hiện theo quan điểm dạy học nào thì cũng đều có quá trình tương tác giữa ba nhân tố là người học, người dạy và môi trường dạy học. Nhưng việc quan tâm tới các cặp tương tác (sự tác động qua lại giữa các nhân tố nói trên) để tương tác được diễn ra theo chủ định thì chưa được xem xét đúng mức, chưa có những biện pháp cụ thể để tương tác tích cực, hướng đến việc nâng cao chất lượng của quá trình dạy học. Xem xét chức năng, nhiệm vụ của dạy học THKT với dạy học lý thuyết kỹ thuật luôn bổ sung, thống nhất với nhau, thay đổi và kế thừa nhau trong đào tạo nghề kỹ thuật. Dạy học THKT cần quan tâm đến cả hai loại hình hoạt động: thực hành trí tuệ và thực hành vật chất. Hình thức tổ chức dạy học THKT thông qua các hoạt động tương tác giữa ba nhân tố chính trong hệ dạy học là người học, người dạy và môi trường dạy học. Trong đó môi trường dạy học chỉ xem xét ở phạm vi trong lớp học nó chứa đựng cả nội dung dạy học. Như vậy, môi trường là một trong những tác nhân chủ yếu của quá trình dạy học. Các hoạt động tương tác cần tích cực nhờ vào các biện pháp cụ thể như: chẩn đoán về người học; đưa người học vào làm việc trong môi trường tri thức; tạo khung kiến thức cơ bản đối với nhu cầu người học; khuyến khích người học độc lập học tập; đảm bảo cho người học khả năng tiếp cận công cụ; phát triển kỹ năng thảo luận; người dạy chú ý tác động vào vùng phát triển gần của người học. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Khái niệm a) Dạy học thực hành kỹ thuật Thực hành là: "Làm để cho thành sự thực; bắt tay vào việc áp dụng thực sự lý thuyết đã học" [7, tr711]. Trong dạy học kỹ thuật, thực hành được hiểu là: "Thực hành là hoạt động của học sinh nhằm vận dụng những hiểu biết kỹ thuật và rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo cần thiết" [4, tr12]. Hoạt động thực hành có hai dạng cụ thể trong mối quan hệ tương hỗ: hoạt động thực hành trí tuệ; hoạt động thực hành vật chất. Dạy thực hành kỹ thuật là một quá trình giáo dục và giáo dưỡng được tổ chức có kế hoạch cho việc học tập và lao động. Quá trình dạy học thực hành cùng với quá trình dạy học lý thuyết và hoạt động ngoài giờ, tạo thành một thể thống nhất trong đào tạo. Việc phân chia tương đối quá trình dạy học trong đào tạo như vậy là dựa vào chức năng, nhiệm vụ của dạy lý thuyết và dạy thực hành. Chúng được bổ sung, thống nhất với nhau, thay đổi và kế thừa nhau. Hiện nay Việt Nam đang có xu hướng thực hiện thống nhất quá trình dạy học lý thuyết chuyên môn kỹ thuật với quá trình dạy học thực 48
  2. Nguyễn Cẩm Thanh và Nguyễn Văn Khôi hành kỹ thuật (tích hợp lý thuyết với thực hành). Hình thức đào tạo theo Môdul và MES (Module Employable Skylls) đang triển khai thực hiện giữa dạy lý thuyết và dạy thực hành gắn bó chặt chẽ với nhau. Tuy nhiên, sự khác nhau về mục tiêu trong phương pháp lĩnh hội, nhận thức đối với các tri thức lý thuyết và các kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp vẫn tồn tại khách quan trong quá trình dạy học kỹ thuật. Thực tế từ trước đến nay, đa số người dạy nhìn nhận việc dạy học THKT chỉ tồn tại ở góc độ hoạt động thực hành vật chất. Nhưng ngày nay khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh mẽ đã làm xuất hiện những hoạt động khó tách bạch giữa hoạt động thực hành vật chất và hoạt động thực hành trí tuệ; vì vậy dạy học thực hành kỹ thuật cần được xem xét nhiều đến hoạt động thực hành trí tuệ và mối liên hệ giữa hai loại hình hoạt động này. b) Dạy học tương tác tích cực Xem xét vai trò, mối liên hệ qua lại giữa ba nhân tố: người học, người dạy, môi trường: - Người học (học sinh/sinh viên) cần xác định là người tích cực, chủ động dùng tất cả năng lực cá nhân để lĩnh hội và tự điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng và thái độ mới. Người học giữ vai trò tác nhân chính quyết định chất lượng của quá trình đào tạo. Như vậy, người học cần có hoạt động học theo đúng bản chất của nó. Hoạt động học chính là hoạt động hướng vào sự tái tạo lại tri thức ở người học, tiếp thu những tri thức lý luận, khoa học, hình thành kỹ năng, kỹ xảo, việc tiếp thu cả những tri thức của chính bản thân hoạt động học. Hoạt động học muốn đạt kết quả cao, người học phải biết cách học, phương pháp học, nghĩa là phải có những tri thức về chính bản thân hoạt động học. Để có được hoạt động học thì trước hết ở người học phải có động cơ, mục đích, hứng thú học tập từ đó hình thành các hành động học tập. Hành động học ở đây được hiểu là hành động thao tác trí tuệ, vật chất, nhằm chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, kỹ xảo. Các hành động học điển hình, cơ bản đó là: hành động phân tích, tổng hợp, so sánh, liên hệ, khái quát hóa, hành động mô hình hoá, hành động cụ thể hoá (nhằm vận dụng giúp người học hiểu được rõ nhất bản chất của vấn đề, giải quyết những vấn đề trong mối liên hệ cụ thể từng lĩnh vực). - Người dạy dùng kiến thức, kinh nghiệm của mình hướng dẫn người học. “Người dạy chỉ cho người học cái đích phải đạt, giúp đỡ, làm cho người học hứng thú học và đưa họ tới đích. Chức năng chính của người dạy là giúp đỡ người học chiếm lĩnh các tri thức, hình thành kỹ năng và kỹ xảo. Người dạy phục vụ người học” [8, tr18]. - Môi trường dạy học rất đa dạng và phong phú, bao gồm môi trường bên trong (tiềm năng, giá trị, cảm xúc ), môi trường bên ngoài (thầy, bạn, gia đình, xã hội, không gian thời gian ). Như vậy "Môi trường là toàn bộ các yếu tố và các điều kiện bao quanh, ảnh hưởng, chi phối đến người dạy, người học" [9, tr118]. Do vậy, môi trường đã trở thành một trong những tác nhân của quá trình dạy học. Đặc điểm của quá trình dạy học tương tác tích cực - Người học được đặt vào vị trí trung tâm của quá tình dạy học, tính tích cực nhận thức của chủ thể (người học) phải được khơi dậy, duy trì trong suốt quá trình học tập. Nó được biểu hiện ở sự hứng thú (tập trung chú ý, khắc phục khó khăn và sự cố gắng cao về hoạt động trí tuệ và hành động vật chất ); ở sự chuyển yêu cầu thành nhu cầu và ham muốn, thành động cơ mục đích học tập, ở sự chủ động tham gia giải quyết 49
  3. Nguyễn Cẩm Thanh và Nguyễn Văn Khôi các nhiệm vụ học tập của mỗi người học. Tự học, nhờ sự giúp đỡ ở người dạy, thông qua tài liệu, học hỏi bạn bè. - Xảy ra sự tương tác nhiều chiều giữa các nhân tố cơ bản thuộc hệ thống dạy học (người dạy, người học, nội dung học tập ) thông qua các hình thức trao đổi, thảo luận, làm việc với tài liệu học tập, tự kiến tạo kiến thức nghĩa là ở đây có sự kết hợp nhiều phương pháp dạy học khác nhau (diễn giảng, đàm thoại, trực quan, thí nghiệm - thực hành, tình huống, giải quyết vấn đề ). Vậy, có thể hiểu việc dạy học theo quan điểm dạy học tương tác tích cực là: Dạy học tương tác tích cực là quá trình dạy học có quá trình tương tác nhiều chiều giữa ba nhân tố chủ đạo gồm thầy, trò và môi trường dạy học, trong đó trò là trung tâm được khơi dậy tính tích cực, thầy là người tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ trò thực hiện nhiệm vụ học tập, môi trường đóng vai trò ảnh hưởng, thích nghi đến thầy và trò. Dạy học tương tác tích cực nhằm cải tiến quá trình dạy học theo hướng nâng cao chất lượng dạy học thông qua cách dạy của người dạy (làm cho cách dạy phù hợp với cách học), tạo hứng thú và trách nhiệm học tập của người học. Do đó cũng cần quan tâm nhiều về cách học của người học. Sự tương tác có cấu trúc cơ bản gồm: tác động, phản ứng của các chủ thể tham gia tương tác. Sự tương tác là tích cực khi cách thức tác động và phản ứng này tạo nên sự chủ động, tự giác, tích cực của các chủ thể tham gia: cả người dạy và người học trong một môi trường phù hợp. Như vậy, dạy học tương tác tích cực đặc biệt làm gia tăng giá trị các mối quan hệ tác động qua lại tồn tại giữa người dạy, người học và môi trường trong quá trình dạy học. Sự tham gia đa dạng của ba tác nhân này là nguồn của các mối quan hệ năng động giữa chúng, là yếu tố đặc trưng nhất của dạy học tương tác tích cực. c) Môi trường trong dạy học tương tác tích cực Môi trường không phải là một yếu tố tĩnh, bất động mà phải là một nhân tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học, nó không chỉ ảnh hưởng đến người dạy, người học, điều quan trọng là nó làm thay đổi người học, người dạy nhằm đảm bảo sự thích nghi của người dạy, người học với môi trường và ngược lại chính người dạy, người học cũng làm thay đổi môi trường [9, tr118]. Thực tiễn rất khó để khai thác tất các các yếu tố của môi trường nói chung, bởi nhìn nhận môi trường một cách toàn diện cho thấy môi trường rất rộng và phong phú. Vì vậy, ở bài viết này chỉ có thể xem xét môi trường dạy học trong lớp học, nhận thấy có hai yếu tố chính của sự tương tác là hoạt động dạy tương ứng hoạt động học, sẽ kéo theo sự thay đổi các yếu tố khác thuộc cấu trúc hoạt động dạy học, tạo nên chất lượng mới cho cả hệ dạy học. Hoạt động dạy và hoạt động học phải dựa vào nội dung dạy học. Thực chất nội dung dạy học là thành phần đã được đúc kết, rút ra từ những "kinh nghiệm" xã hội qua việc hệ thống hóa, khái quát hóa thành "văn hóa". Vì vậy: nội dung dạy học là một bộ phận thuộc môi trường dạy học [2, tr35]. Người dạy tổ chức hoạt động dạy sẽ có dự liệu trước về điều kiện môi trường cho phù hợp (xắp xếp bàn ghế, chuẩn bị tài liệu học tập, phương tiện trực quan, phương tiện thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy - học ) với nội dung học tập. Trong quá trình dạy - 50
  4. Nguyễn Cẩm Thanh và Nguyễn Văn Khôi học người dạy có thể tác động, điều chỉnh môi trường theo nội dung học tập, nhịp độ học tập (thay đổi bầu không khí lớp học, cung cấp thêm tư liệu dạy học cần thiết, kích thích tính tò mò ). Như vậy, có thể hiểu môi trường trong dạy học tương tác tích cực như sau: Môi trường dạy học là nhân tố thuộc cấu trúc hoạt động dạy học, nó không chỉ ảnh hưởng đến người dạy, người học, mà điều quan trọng là làm thay đổi người học, người dạy nhằm đảm bảo sự thích nghi của người học, người dạy với môi trường và ngược lại chính người dạy, người học cũng làm môi trường thay đổi. 2.2 Các cặp tương tác trong dạy học thực hành kỹ thuật Công cụ để thực hiện tương tác có thể là ngôn ngữ, thái độ, cử chỉ, cách ứng xử, ký hiệu, chữ viết Nội dung tương tác là các vấn đề thuộc nhiệm vụ học tập. Mục đích tương tác rõ ràng, được tổ chức và phân công trách nhiệm, đặc biệt diễn ra nhiều chiều, mỗi thành viên tham gia phải tích cực. Các cặp tương tác gồm: - Người dạy người học - Người học bạn học - Người học bản thân người học - Môi trường dạy học người học - Môi trường dạy học người dạy. a) Người dạy người học, đây là cặp tương tác phổ biến nhất vốn luôn tồn tại trong quá trình dạy học. Nhưng mức độ được quan tâm như thế nào để tương tác tích cực thì cần phải làm rõ, cụ thể trong từng hoạt động dạy tương ứng với hoạt động học. Ban đầu việc tác động của người dạy đến người học bằng nhiều biện pháp (gây hứng thú, đặt ra yêu cầu, nhiệm vụ thực hiện, câu hỏi, tạo tình huống, ). Người học bằng phương pháp học của mình, tổng hợp các hành động học, phản hồi đến người dạy những thông tin thể hiện qua ngôn ngữ, bằng bình luận, các câu hỏi hoặc thể hiện dưới dạng phi ngôn ngữ như thái độ, cử chỉ hay cách ứng xử, Khi đó, người dạy phản ứng bằng cách cung cấp cho người học những thông tin hỗ trợ, trả lời hoặc gợi ý các câu trả lời cho các câu hỏi do người học đặt ra, điều chỉnh PPDH cho phù hợp, động viên kịp thời người học lựa chọn một phương pháp học khác, đường hướng nghiên cứu mới. Như vậy người dạy tác động, người học phản hồi và ngược lại người học phản hồi và người dạy phản ứng, trong môi trường mà cả hai đều có thể chấp nhận được. b) Người học bạn học, với cặp tương tác này trong dạy học truyền thống và nhất là dạy học lý thuyết ít có điều kiện xảy ra. Vậy để cho cặp tương tác này xuất hiện, người dạy cần phải tạo môi trường thích ứng giúp tương tác xuất hiện và khuyến khích phát triển thông qua việc cho phép người học trao đổi, tranh luận xung quanh vấn đề đang học tập, tình huống, câu hỏi tại sao, vì sao mà người dạy đưa ra hoặc do được nảy sinh trong học tập. Đặc biệt trong dạy học THKT được tổ chức học tập theo cặp, nhóm thì điều này rất thuận lợi để người học tương tác với người học một cách cởi mở. c) Người học bản thân người học, tương tác này khó có thể nhìn thấy, đánh giá được, bởi nó diễn ra bên trong trí não người học. Tương tác này xuất hiện khi người học thực sự tích cực. Ngay cả khi người học chỉ ngồi "lặng lẽ", bề ngoài có vẻ thụ 51
  5. Nguyễn Cẩm Thanh và Nguyễn Văn Khôi động. Nhưng thực tế, người học tích cực lúc đó đang tập trung hết sự chú ý của mình để theo dõi bài học, suy nghĩ nội dung, mối liên hệ giữa chúng, có giải đáp trong óc mình những vấn đề nảy sinh, đưa ra những thắc mắc (cho bản thân tự trả lời hoặc hỏi các bạn, hỏi thầy giáo ) về nội dung bài học nói cách khác tư duy của người học đang hoạt động tích cực. d) Môi trường dạy học người học, vai trò của môi trường dạy học thực sự quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng học tập của người học. Môi trường dạy học làm cho người học phải thay đổi để hòa nhịp và thích nghi, nó tác động trực tiếp đến người học qua đủ 5 giác quan dưới rất nhiều hình thức (bầu không khí học, trang thiết bị dạy học, tư liệu )[8]. Trong dạy học THKT nếu môi trường dạy học không có các thiết bị dạy thì không thể tiến hành hoạt động dạy - học. Các thiết bị kỹ thuật hiện đại, máy móc, phần mềm chương trình không những có tác động lớn đến người học mà còn như là những người thầy vô hình ẩn trong đó. Ngày nay do khoa học kỹ thuật, công nghệ phát triển mạnh nên đã xuất hiện các loại hình thiết bị dạy học có khả năng tương tác mạnh với người học, các phần mềm dạy học tương tác rất đa dạng phong phú. Việc tác động ngược trở lại của người học với môi trường làm thay đổi môi trường (thay đổi bầu không khí, thay đổi vị trí thiết bị, thay đổi góc nhìn vào đối tượng nghiên cứu ) là do các tình huống nảy sinh, động cơ ham muốn chinh phục, khám phá, Với cặp tương tác này mang tính ẩn ngầm và thường diễn ra ở bên trong mỗi người học nên khó kiểm soát. e) Môi trường dạy học người dạy, ở cặp tương tác này thực chất là môi trường tương tác đến người học thông qua người dạy, nhưng thực tế lại ít được người dạy quan tâm khai thác, do đó trở nên mờ nhạt. Vì vậy, trước đây, môi trường chưa được phát huy đúng chức năng trong quan hệ với các yếu tố khác của hệ dạy học, đặc biệt là với yếu tố học. Môi trường có thể ảnh hưởng tới phương pháp học của người học và phương pháp sư phạm của người dạy. Môi trường có tạo điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi đến cả người học và người dạy, khi đó người học và người dạy phản ứng bằng cách sàng lọc những ảnh hưởng có lợi của môi trường hoặc điều chỉnh các ảnh hưởng bất lợi của môi trường để người dạy và người học có thể thích nghi. 2.3 Một số biện pháp tăng khả năng tương tác tích cực trong dạy học thực hành kỹ thuật Trong bất kỳ quá trình dạy học nào cũng tồn tại sự tương tác giữa ba nhân tố: người dạy, người học và môi trường dạy học [5]. Nhưng các tương tác tích cực được diễn ra vào thời điểm nào của quá trình dạy học, với thầy giáo, bạn học hay môi trường dạy học, định hướng của tương tác chưa được quan tâm thích đáng. Hay nói cách khác là tương tác chưa thể hiện được tính tích cực. Vậy, để các tương tác tích cực thì cần có một số biện pháp sau: a) Chẩn đoán về người học, điều quan trọng ở đây là phải chuẩn đoán trình độ phát triển của người học. Thông qua việc tìm hiểu người học xem họ đã có được mức độ kiến thức đến đâu, điều này thực hiện theo việc đo lường để phát hiện, bằng câu hỏi trắc nghiệm, chủ yếu tập trung vào tìm hiểu khả năng độc lập thực hiện nhiệm vụ cụ thể, giải quyết bài tập, thực hiện công việc, Đặc biệt quan tâm đến cái đang hình thành và phát triển ở người học. Vì vậy, phải hướng đến vùng phát triển gần. Nghĩa là, khi làm rõ khả năng của người học trong tình huống có sự hợp tác, sẽ xác định được các chức năng tâm lý đang chín muồi mà trong thời gian gần nhất sẽ đạt tới trình độ hiện tại [5]. 52
  6. Nguyễn Cẩm Thanh và Nguyễn Văn Khôi b) Đưa người học vào làm việc trong môi trường có nguồn tri thức, ở đó người học đạt được những hiểu biết cần thiết theo mục tiêu dạy học. Trong môi trường đó có sự trợ giúp của người dạy, bạn học. Phải đặc biệt quan tâm đến sự giúp đỡ thường xuyên của người dạy và hợp tác với bạn học. Ví dụ: Việc nghiên cứu, tìm hiểu và nhận biết kết cấu kỹ thuật của piston, trên vật thật là các loại piston của động cơ đốt trong. Người dạy đưa ra cho người học các tình huống có thể xảy ra, liên quan đến quá trình làm việc chuyển động tịnh tiến của piston (bó kẹt, tiếng gõ ). Vậy giải pháp để khác phục là gì, dẫn đến sẽ cần có vật liệu chế tạo, hình dạng và kết cấu cho phù hợp Vậy môi trường tri thức ở đây chính là các khái niệm kỹ thuật, nhiệm vụ, cấu tạo, điều kiện làm việc của piston trên lý thuyết đã học, cần biết vận dụng vào thực tiễn. Người dạy có thể trợ giúp bằng cách gợi ý để người học nhớ lại kiến thức lý thuyết đã học, giúp người học phân tích áp dụng với các tình huống thực tế. Người học có thể thảo luận, hợp tác với bạn học để rút ra những nhận định về các đặc điểm cấu tạo của piston. Trên có sở đó sẽ giúp việc thực hiện tháo và lắp đúng đáp ứng theo yêu cầu kỹ thuật. c) Tạo khung kiến thức cơ bản đối với nhu cầu người học (cách thức, phương pháp khai thác, sử dụng công cụ). Khuyến khích người học độc lập tìm kiếm các giải pháp, độc lập thử thách chính mình, tự mình vượt qua khó khăn, nhưng sẵn sàng đón nhận sự trợ giúp khi bế tắc. Ví dụ: Trong thực hành lắp bánh răng cam với bánh răng trục khuỷu của động cơ đốt trong 4 kỳ - 4 xylanh thẳng hàng, dùng xupáp treo. Nếu trên bánh răng không có dấu hoặc bị mất dấu thì cần lắp thế nào? Khung kiến thức cơ bản được tạo ra là việc thực hiện các bước cân cam cho động cơ. Người dạy cho người học trao đổi với nhau, tự lực suy nghĩ đưa ra các phương án thực hiện. Trong đó người dạy có thể giúp đỡ người học qua các gợi ý (tìm hiểu xem vị trí xilanh số 1, xác định cam hút, cam xả), giúp người học xác định từng bước thực hiện. d) Phát triển tư duy cho người học bằng phương pháp học qua nghiên cứu, chiến lược phân tích, giải quyết vấn đề, sử dụng công cụ, Ví dụ: Thực tế người học chỉ được học và thực hành điều chỉnh khe hở nhiệt của xupáp trên những động cơ đốt trong truyền thống. Nhưng nếu đặt người học vào tình huống phải thực hiện việc điều chỉnh khe hở nhiệt cho động cơ đốt trong đời mới có ứng dụng công nghệ tự động điều chỉnh xupáp hút, xả (trên động cơ của hãng TOYOTA gọi là công nghệ VVT-i, Honda gọi là công nghệ i-VTEC, Mitsubishi gọi là công nghệ MIVEC, Nissan gọi là công nghệ VVEL ). Trong thực tiễn hiện nay, những động cơ trên ôtô có ứng dụng các công nghệ kể trên rất phổ biến. Vậy đòi hỏi người học vẫn phải biết cách điều chỉnh khe hở nhiệt, để thực hiện được rõ ràng người dạy cần phải cung cấp tài liệu cơ bản về cấu tạo nguyên lý, giúp người học nhận ra đặc điểm cấu tạo khác gì với công nghệ cũ, những thành phần nào của cơ cấu được lược bỏ (chẳng hạn không có đũa đẩy, không có đai ốc hãm và vít điều chỉnh khe hở nhiệt ), khác biệt được thể hiện chỗ nào (đuôi xupáp có dùng cốc trượt úp vào) Qua kiến thức lý thuyết về nguyên lý phối khí người học đưa ra phương án giải quyết cho phù hợp, người dạy trợ giúp, điều chỉnh, định hướng cho người học. e) Phát triển kỹ năng thảo luận theo nhóm nhỏ cho người học bằng cách người dạy phải đưa ra mục tiêu, yêu cầu, lập kế hoạch, tổ chức, đặc biệt chủ đề (nội dung) thảo luận, đánh giá (kết luận) kết quả thảo luận. 53
  7. Nguyễn Cẩm Thanh và Nguyễn Văn Khôi Ví dụ: Cho người học thảo luận về vấn đề tìm các nguyên nhân, cách khác phục bộ chế hòa khí K88 luôn cho hòa khí đậm? Người dạy đưa ra mục tiêu là phải tìm được các nguyên nhân, đưa ra phương án sửa chữa phù hợp, yêu cầu người học nghiên cứu bộ chế hòa khí K88 theo trình tự khoa học, có thể kẻ bảng liệt kê, lên kế hoạch có thời gian rõ ràng, bầu ra nhóm trưởng, thư ký ghi các ý kiến thảo luận và cuối cùng là viết tổng hợp báo cáo. Cho các nhóm đổi chéo nhau để nhận xét kết quả. g) Mọi sự trợ giúp của người dạy cần chú ý là phải tác động vào vùng phát triển gần trong lộ trình phát triển của người học. Thông qua hoạt động tư duy kỹ thuật người học phát triển dần từng bước. Bởi vậy các biện pháp dạy của người dạy cũng phải thay đổi cho phù hợp với từng bậc thang của sự phát triển. Theo lý thuyết của Vưgốtxki thì trình độ ban đầu của người học tương ứng với “vùng phát triển hiện tại”. Trình độ này cho phép người học có thể thu được những kiến thức gần gũi nhất với kiến thức cũ để đạt được trình độ mới cao hơn. Vưgôtxki gọi đó là “vùng phát triển gần nhất”. Khi người học đạt tới vùng phát triển gần nhất nghĩa là đang ở “vùng phát triển hiện tại” nhưng ở trình độ mới cao hơn. Sau đó người dạy lại tiếp tục tổ chức và giúp đỡ người học đưa người học tới “vùng phát triển gần nhất” mới để sau đó nó lại trở về “vùng phát triển hiện tại”. Cứ tiếp tục như vậy sự phát triển của học sinh đi từ nấc thang này đến nấc thang khác cao hơn [5]. III. KẾT LUẬN Các cặp tương tác trong dạy học THKT luôn tồn tại trong quá trình dạy học THKT, đan xen vào nhau và làm cho các nhân tố thuộc quá trình dạy học luôn luôn vận động và biến đổi. Sự tham gia tương tác giữa hai nhân tố bao giờ cũng bị ảnh hưởng bởi nhân tố còn lại. Đặc biệt với với nhân tố môi trường không chỉ ảnh hưởng đến người dạy, người học, mà điều quan trọng là làm thay đổi người học, người dạy nhằm đảm bảo sự thích nghi của người học, người dạy với môi trường và ngược lại chính người dạy, người học cũng làm môi trường thay đổi. Để dạy học THKT theo quan điểm dạy học tương tác tích cực người dạy cần biết tổ chức dạy học thông qua các hoạt động tương tác, vận dụng và khai thác các biện pháp tăng khả năng tương tác tích cực trên đây. Tuy nhiên, người dạy cần nghiên cứu kỹ nội dung kiến thức THKT phải dạy, để từ đó xác định hoạt động dạy học cụ thể được đặt vào cặp tương tác nào là chủ đạo thì phù hợp, vận dụng biện pháp tương tác tích cực nào sẽ đem lại hiệu quả cao nhất. Như vậy quá trình dạy học theo quan điểm dạy học tương tác tích cực chắc chắn sẽ nâng cao chất lượng dạy học THKT. 54
  8. Nguyễn Cẩm Thanh và Nguyễn Văn Khôi TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Phạm Văn Công (2011), Một số cách tiếp cận dạy học trong sư phạm tương tác, Tạp chí Dạy và học ngày nay, số (5/2011), Hà Nội. [2]. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2006), Biện pháp hoàn thiện kĩ năng tự học môn Giáo dục học cho sinh viên Đại học Sư phạm theo quan điểm sư phạm học tương tác, Luận án tiến sỹ Giáo dục học, ĐHSP Hà Nội. [3]. Nguyễn Văn Khôi, Nguyễn Thị Thu Hà (1999), Vận dụng quan điểm, tích cực hoạt động học tập của học sinh như thế nào, Trường ĐHSP Hà Nội, Thông báo khoa học (6/1999). [4]. Nguyễn Văn Khôi (2001), Một số vấn đề cơ bản về lý luận dạy học thực hành kỹ thuật, NXB Giáo dục, Hà Nội. [5]. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. [6]. Nguyễn Cẩm Thanh (2006), Dạy học thực hành kỹ thuật theo định hướng "dạy học tích cực và tương tác", Tạp chí khoa học Đại học sư phạm Hà Nội, số (3/2006), Hà Nội. [7]. Hùng Thắng (chủ biên) (1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Thống kê, Hà Nội. [8]. Nguyễn Quang Thuấn (dịch) (2000), Jean-Marc Denommé et Madeleine Roy: Tiến tới một phương pháp sư phạm tương tác, NXB Thanh niên, Hà Nội. [9]. Thái Duy Tuyên (2007), Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. TÓM TẮT BẰNG TIẾNG VIỆT Hình thức tổ chức dạy học thực hành kỹ thuật thông qua các hoạt động tương tác, giữa ba nhân tố chính trong hệ dạy học là người học, người dạy và môi trường dạy học. Đặc biệt với với nhân tố môi trường có chứa đựng nội dung dạy học, không chỉ ảnh hưởng đến người dạy, người học, mà điều quan trọng là làm thay đổi người học, người dạy nhằm đảm bảo sự thích nghi của người học, người dạy với môi trường và ngược lại chính người dạy, người học cũng làm môi trường thay đổi. Để các cặp tương tác diễn ra tích cực, người dạy cần biết khai thác, vận dụng các biện pháp cụ thể như: chẩn đoán về người học, đưa người học vào làm việc trong môi trường tri thức, tạo khung kiến thức cơ bản đối với nhu cầu người học, khuyến khích người học độc lập học tập, đảm bảo cho người học khả năng tiếp cận công cụ, phát triển kỹ năng thảo luận, người dạy chú ý tác động vào vùng phát triển gần của người học. 55
  9. Nguyễn Cẩm Thanh và Nguyễn Văn Khôi ABSTRACT METHODS IN STRENGTHENING ACTIVE INTERACTION IN TECHNICAL PRACTICE TEACHING The form of technical practice teaching via interaction activities, among 3 main factors in teaching system are learner, teacher and teaching environment. Especially, environment factor that contains teaching content not only has effects on teachers, learners but what also is important is to change learners, teachers in order to ensure the adaption of learners and teachers to environment and vice verse, that is learners and teachers who also make environment changed. So as interaction couple to be active, learners need to know how to exploit, apply specific methods such as: recognize learners, bring learners to work in knowledgeable environment, create primary knowledge scale for learner’s demands, encourage learners to study independently, ensure that learners be able to approach tools, develop discussion skills; Educators pay attention to impact on near development area of learners. 56