Giáo trình Chăm sóc người bệnh suy hô hấp cấp
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Chăm sóc người bệnh suy hô hấp cấp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_cham_soc_nguoi_benh_suy_ho_hap_cap.pdf
Nội dung text: Giáo trình Chăm sóc người bệnh suy hô hấp cấp
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y CHĂM SÓC NGƯỜI BỆNH SUY HÔ HẤP CẤP MỤC TIÊU CHUNG 1. Trình bày được các biểu hiện lâm sàng và các nguyên nhân cơ bản của suy hô hấp cấp. 2. Trình bày được nhận định và chẩn đoán điều dưỡng trong chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp. 3. Trình bày được kế hoạch chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp BÀI GiẢNG ĐiỀU DƯỠNG HỒI SỨC CẤP CỨU - ĐÀO TẠO CỬ NHÂN ĐiỀU DƯỠNG – GiẢNG VIÊN: THẠC SĨ BS NGUYỄN PHÚC HỌC – PHÓ TRƯỞNG KHOA Y / ĐẠI HỌC DUY TÂN (DTU) 1
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y I.Định nghĩa Suy hô hấp cấp tính (ARF : acute respiratory failure) : - Không còn khả năng trao đổi khí máu đáp ứng nhu cầu chuyển hóa cơ thể. - PaO2 50 mmHg Đặc điểm - PaO2, PaCO2, pH là "chià khoá" để Δ SHHC; chỉ số PaO2 bình thường có thể tính theo công thức liên quan tuổi: PaO2 =109 - (0.43 x tuổi). - Khí máu trong SHHC không đúng hoàn toàn nhưng có thể dùng đê chẩn đoán xác định khi pO2 50 mmHg nếu nồng độ bicarbonate bình thường. - Thuật ngữ hô hấp = respiration, chỉ sự trao đổi khí ở mức tế bào - Thuật ngữ thông khí = ventilation, chỉ sự vận chuyển khí vào ra phổi. 2
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y II. Nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh 2.1 Nguyên nhân – do: - Tổn thương đường hô hấp trên (phù thanh quản, viêm thanh khí quản, viêm nắp thanh thiệt, chấn thương ) - Tổn thương nhu mô phổi và đường hô hấp dưới (viêm phổi, cơn hen phế quản, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xẹp phổi, phù phổi cấp, tắc mạch phổi). - Tổn thương thành ngực và màng phổi (tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, gãy xương sườn, mảng sường di động) - Bệnh l{ thần kinh cơ (hội chứng Guillan Barré, bệnh nhược cơ, tổn thương tủy sống) - Do ức chế hoạt động của trung tâm hô hấp (thuốc ngủ, viêm não, tai biến mạch não, chấn thương sọ não) 3
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 2.2 Cơ chế bệnh sinh •Giảm thông khí do giảm hoạt động của cơ hô hấp hoặc trung tâm bị ức chế hoặc hậu quả là tăng CO2 và thiếu Oxy. •Tắc nghẽn đường hô hấp dẫn đến giảm thông khí và giảm trao đổi khi. •Rối loạn trao đổi khí tại phổi do tổn thương của màng phế nang mao mạch hoặc do các phế nang ngập nước hoặc bị xẹp, hậu quả là làm giảm oxy máu. •Giảm oxy trong khí thở vào (giảm oxy máu), tăng sản xuất CO2 (dẫn đến tăng CO2 máu). 4
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y III. Triệu chứng lâm sàng và diễn biến 3.1 Triệu chứng lâm sàng Tiêu chuẩn LS chung - Thường phải dùng các dấu hiệu lâm sàng để lượng đinh trong tình trạng cấp (vì có thể tình trạng khí máu chậm thay đổi tương ứng hoặc sai sót), đó là: - Khó thở 10 25 - Xanh tím, Hb khử > 5g%; - SaO2 < 85%; khác shock là đầu chi vẫn nóng, (thiếu máu thì ít xanh và đỏ tía khi tăng PaCO2). - Nhịp tim nhanh, HA giao động, ngưng tim khi thiếu Oxy nặng - Giãy giụa, lờ đờ, hôn mê do thiếu oxy não - Gắng thở cơ ngực, bụng hay liệt gian sườn, hoành, liệt màn hầu hay tràn khí màng phổi, viêm phổi 5
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y CÁC GIAI ĐOẠN CỦA SUY HÔ HẤP CẤP 6
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y PHÂN LOẠI THỰC TẾ - CHIA 2 LOẠI Loại SHH nặng - Xanh tím ++ - Vã mồ hôi + - Khó thở ++ - Tăng HA + Không tụt HA và RL { thức, Điều trị thuốc là chủ yếu Loại SHH nguy kịch - Khó thở, tím tái, vã mồ hôi nặng hơn - Tụt HA, trụy mạch + - Rối loạn { thức + - Giãy duạ, lờ đờ +++ - Hôn mê +++ Phải can thiệp ngay bằng thủ thuật, cùng với thuốc 7
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 3.2 Các xét nghiệm cần thiết Khí máu động mạch: đánh giá mức độ thiếu oxy (PaO2 < 60 mmHg) và thay đổi thán khí (PaCO2) trong máu, giúp đánh giá mức độ và theo dõi tiến triển của suy hô hấp. X quang phổi: rất có { nghĩa trong chẩn đoán nguyên nhân, tuy nhiên cần ổn định tình trạng bệnh nhân trước khi đưa bệnh nhân đi chụp phim. Các xét nghiệm khác: điện tim, xét nghiệm máu cơ bản và một số xét nghiệm khác tùy theo từng trường hợp. 8
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y IV.Xử trí cấp cứu Mục tiêu: 1. Đảm bảo thông thoáng đường thở, không ứ đọng đờm dãi. 2. Kiểm soát tốt thông khí và đảm bảo oxy hóa máu. 3. Theo dõi sát các diễn biến của suy hô hấp, phát hiện và xử trí kịp thời các diễn biến xấu. 4. Nhanh chóng xử trí cấp cứu nguyên nhân bệnh lý. Biện pháp: 1. Đặt người bệnh ở tư thế thích hợp cho dễ chịu và đỡ khó thở: thường đặt ở tư thế nằm đầu cao hoặc ngồi. 2. Thở oxy: hầu hết các bệnh nhân suy hô hấp cấp đều cần thở oxy. Tùy theo mức độ suy hô hấp và tình trạng lâm sàng, cho bệnh nhân thở oxy qua gọng kính mũi, qua mặt nạ thường, mặt nạ có túi. 3. Can thiệp hỗ trợ hô hấp trong các trường hợp suy hô hấp nặng hoặc nguy kịch (bóp bóng qua mặt nạ, đặt nội khí quản, mở khí quản, thở máy không xâm nhập hoặc thở máy xâm nhập ) 4. Một số biện pháp điều trị khác: dẫn lưu tư thế, hút hầu họng. 5. Điều trị theo nguyên nhân: thuốc giãn phế quản, thuốc lợi tiểu, chọc dẫn lưu màng phổi 9
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y V. Quy trình điều dưỡng 5.1.Nhận định Nhìn: Tím tái của niêm mạc, môi, miệng, mũi và móng chân, tay; và da tái mét. Có thể quan sát cách bệnh nhân ngáp và sử dụng phụ kiệncơ bắp để thở. BN có thể xuất hiện rất hồi hộp, lo âu, trầm cảm, hôn mê, kích động, hoặc lẫn lộn. Ngoài ra, BN thường biểu hiện thở nhanh, đó là dấu hiệu suy hô hấp sắp xảy ra. Sờ: Sờ nắn có thể thấy da lạnh và ngực không đối xứng, cho thấy có tràn khí màng phổi , Rung thanh giảm do hơn một phế quản tắc nghẽn hoặc tràn dịch màng phổi Nghe: Gõ tăng công hưởng đặc biệt là ở những bệnh nhân COPD. Nếu kết quả suy hô hấp cấp do xẹp phổi hoặc viêm phổi, gõ thường tạo ra một âm thanh đục và giảm 10
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5.2.Chẩn đoán điều dưỡng Thường chẩn đoán ở bệnh nhân suy hô hấp cấp về: - Tắc nghẽn đường thở ~ co thắt khí phế quản, tăng tiết đờm dãi. - Trao đổi khí kém ~ tổn thương phổi hoặc xẹp phế nang, tỷ lệ thông khí/tưới máu kém. - Động tác thở kém hiệu quả ~ giảm vận động của thành ngực. - Rối loạn { thức ~ giảm oxy máu - Lo lắng, mệt mỏi, sợ hãi ~ thiếu oxy, thiếu hiểu biết về bệnh tật. 11
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5.3. Lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch chăm sóc Mục tiêu: Xử trí và chăm sóc tập trung vào 4 vấn đề căn bản: Cải thiện oxy và thông khí; Điều trị bệnh l{ nguyên nhân; Giảm lo lắng; Phòng và xử trí các biến chứng. Can thiệp: Cải thiện oxy và thông khí Kiểm soát đường thở thông thoáng: Thở oxy Cải thiện thông khí Đặt NKQ và thở máy Chuẩn bị trước khi di chuyển người bệnh 12
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Điều trị bệnh lý nguyên nhân Điều trị triệt để và đặc hiệu là khác nhau và tùy thuộc nguyên nhân: Khó thở thanh quản Phù phổi cấp huyết động Cơn hen phế quản Xẹp phổi Tràn khí màng phổi Giảm lo lắng ~ Giúp người bệnh hợp tác tốt hơn và giảm nhu cầu oxy Môi trường yên tĩnh, thái độ quan tâm Nhân viên y tế có mặt thường xuyên, giải thích ngắn, gọn, rõ là cực kz quan trọng Cho liều nhỏ an thần giải lo âu chỉ tác dụng tốt nếu thông báo và giải thích trước với người bệnh hiểu Phòng và xử trí các biến chứng Hít vào phổi Các biến chứng liên quan thuốc an thần, thuốc gây mê Các biến chứng liên quan thở máy. Thăm mỗi 2 giờ để ngăn ngừa sự cố da, cầm máu, và hút các chất tiết phổi. 13
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5.4. Lượng giá Triển vọng và các tiêu chí mong muốn: Đạt được tình trạng oxy máu và thông khí trở lại bình thường (PaO2 > 60 mmHg; PaCo2 35 – 45 mmHg) & ổn định các dấu hiệu sống khác Cải thiện và hồi phục các rối loạn sinh l{ bệnh, nguyên nhân gây suy hô hấp (tắc nghẽn phế quản, phù phổi, xẹp phổi) Không có biến chứng (hít vào phổi, xẹp phổi ) Dinh dưỡng đủ, ngăn được nhiễm trùng Bệnh nhân bình tĩnh và hợp tác. 14
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Tài liệu tham khảo chính 1. Vũ Văn Đính. Suy Hô Hấp Cấp. HSCC.T1; NXB Y-Học 1999; 31-41 2. PFS.TS Nguyễn Đạt Anh. Điều dưỡng hồi sức cấp cứu (dùng cho đào tạo cử nhân điều dưỡng) Mã số D.34.Z.04 (2011). Nhà xuất bản giáo dục Việt nam. 3. NCP Nursing Care Plan for Acute Respiratory Failure. thought.blogspot.com/2011/03/ncp-nursing-care-plan-for- acute_18.html 4. H199 ( rar) phần mềm H199. Nguyễn Phúc Học, giáo trình điện tử, tổng hợp > 1000 bệnh l{ nội, ngoại, sản, nhi, hồi sức cấp cứu & các chuyên khoa. 2007- 2015. 5. Các giáo trình về Bệnh học, Dược hoc & bài giảng trên interrnet 15
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ 1. Chọn câu sai ~ các nguyên nhân thường gây suy hô hấp cấp gồm: A. Giảm thông khí do giảm hoạt động của cơ hô hấp hoặc trung tâm hô hấp bị ức chế. B. Tắc nghẽn đường hô hấp C. Tăng trao đổi khí ở phổi D. Giảm oxy trong khí thở vào, tăng sản xuất CO2 2. Chọn câu sai ~ các nguyên nhân thường gây suy hô hấp cấp gồm A. Phù thanh quản, viêm thanh khí quản B. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. C. Phù phổi cấp D. Tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, mảng sường di động 3. Các { nào sau đây là sai đối với chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp: A. Cần giữ cho đường thở thông thoáng B. Thở oxy để duy trì PaO2 > 60mmHg và SaO2 > 92-95% C. Nên đặt bệnh nhân ở tư thế nằm đầu cao D. Tránh dùng thuốc giãn phế quản 4. Các { nào sau đây là sai đối với chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp: A. Cần giữ cho đường thở thông thoáng B. Thở oxy để duy trì PaO2 > 60mmHg và SaO2 > 92-95% C. Hướng dẫn bệnh nhân thở nhanh nông D. Cải thiện thông khí bằng dùng thuốc giãn phế quản 16
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y 5. Suy hô hấp có mấy loại? A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại 6. Liều cao trong liệu pháp oxi khi điều trị suy hô hấp là bao nhiêu? A. 3-7 L B. 5-10 L C. 5-12 L D. 7-14 L 7. Chẩn đoán nguyên nhân suy hô hấp cấp dựa vào: A. Thăm khám lâm sàng cẩn thận B. Chụp X quang phổi C. Làm khí máu động mạch D. Tất cả các { trên 8. Để chẩn đoán mức độ suy hô hấp cấp nặng thì chỉ số nào sau đây là đúng? A. Glasgow 15 ,Mạch 100-120 ,Nhịp thở 25-30 ,Nói Câu dài. B. Huyết áp Tăng PH 7.35-7.45 PaO2 > 60 PaC02 45-55 C. Nhịp thở 30-40 ,nói:Câu ngắn, tím :++,vật vã mồ hôi:++,HA;Tăng D.Mạch >140, nhịp thở:>40 hoặc <10, tím: ++, HA: Tăng 17
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Để chẩn đoán mức độ suy hô hấp cấp nặng thì chỉ số nào sau đây là đúng? Glasgow 15 ,Mạch 100-120 ,Nhịp thở 25-30 ,Nói Câu dài. Huyết áp Tăng PH 7.35-7.45 PaO2 > 60 PaC02 45-55 Nhịp thở 30-40 ,nói:Câu ngắn, tím :++,vật vã mồ hôi:++,HA;Tăng D.Mạch >140, nhịp thở:>40 hoặc 120 lần/ phút, nhịp thở >30 lần/ phút, SpO2 <90%. Chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất: Suy hô hấp nặng Suy hô hấp nguy kịch Suy hô hấp nhẹ Viêm phổi 18
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Suy hô hấp nguy kịch khi có một trong những dấu hiệu sau, ngoại trừ: Thở chậm (<10 lần/ phút) hoặc ngừng thở Nhịp tim chậm (<60 lần/ phút) Hôn mê, tím toàn thân Tăng huyết áp Khó thở nhanh trong suy hô hấp thường là: <16 lần/ phút 16─20 lần/ phút 20─25 lần/ phút 25─40 lần/ phút Mục tiêu xử trí cấp cấp suy hô hấp bao gồm, ngoại trừ: Đảm bảo thông thoáng đường thở, không ứ đọng đờm dãi Kiểm soát tốt thông khí và đảm bảo oxy hóa máu Từ từ xử trí bệnh lí nguyên nhân sau khi người bệnh đã ổn định Theo dõi, phát hiện và xử trí kịp thời các diễn biến xấu Tư thế thích hợp cho người bệnh suy hô hấp khi bị khó thở là: Nằm đầu cao Nằm đầu thấp Nằm đầu bằng Nằm nghiêng người 19
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Người bệnh suy hô hấp mạn tính do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nên: Thở oxy lưu lượng thấp 1─3 lít/ phút qua gọng kính Thở oxy lưu lượng thấp 5─7 lít/ phút qua gọng kính Thở oxy lưu lượng thấp 1─3 lít/ phút qua mask Thở oxy lưu lượng thấp 5─7 lít/ phút qua gọng kính Các phương pháp cải thiện thông khí bao gồm, ngoại trừ: Thuốc giãn phế quản, vỗ rung Thuốc lợi tiểu, an thần Dẫn lưu tư thế, hút đờm dãi Hướng dẫn người bệnh thở chậm và sâu Những dấu hiệu cho thấy người bệnh đạt được tình trạng oxy máu và thông khí trở lại bình thường bao gồm, ngoại trừ: PaO2 92─95% PaCO2 35─45mmHg Dấu hiệu sống ổn định Cách đề phòng sặc phổi ở suy hô hấp trong trào ngược dịch vị là: Nằm đầu cao, nghiêng đầu, dùng thuốc vệ niêm mạc dạ dày Nằm đầu thấp, nghiêng đầu, dùng thuốc vệ niêm mạc dạ dày Nằm đầu cao, nghiêng đầu, hút dịch dạ dày Nằm đầu thấp 20
- BỘ GIÁO DỤC – Đ À O T Ạ O TRƯỜNG ĐẠI HỌC DUY TÂN - K H O A Y Trình bày được các nguyên nhân thường gây suy hô hấp cấp Giảm thông khí do giảm hoạt động của cơ hô hấp hoặc trung tâm hô hấp bị ức chế. Tắc nghẽn đường hô hấp Rối loạn trao đổi khí ở phổi Giảm oxy trong khí thở vào, tăng sản xuất CO2 Trình bày được các nguyên nhân thường gây suy hô hấp cấp Phù thanh quản, viêm thanh khí quản Viêm phổi, cơn hen phế quản, đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Phù phổi cấp Tràn khí màng phổi, tràn dịch màng phổi, mảng sường di động Các { nào sau đây là đúng đối với chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp: Cần giữ cho đường thở thông thoáng Thở oxy để duy trì PaO2 > 60mmHg và SaO2 > 92-95% Nên đặt bệnh nhân ngồi hoặc tư thế nằm đầu cao Cải thiện thông khí bằng dùng thuốc giãn phế quản Các { nào sau đây là đúng đối với chăm sóc bệnh nhân suy hô hấp cấp: Cần giữ cho đường thở thông thoáng Thở oxy để duy trì PaO2 > 60mmHg và SaO2 > 92-95% Hướng dẫn bệnh nhân thở nhanh nông Cải thiện thông khí bằng dùng thuốc giãn phế quản Nghiêng đầu, hút dịch dạ dày 21