Giáo trình Cho người bệnh uống thuốc

pdf 8 trang huongle 6530
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Cho người bệnh uống thuốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_cho_nguoi_benh_uong_thuoc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Cho người bệnh uống thuốc

  1. CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC MỤC TIÊU 1. Nêu được chỉ định, chống chỉ định cho người bệnh uống thuốc. 2. Trình bày được những điều cần biết khi cho người bệnh uống một số thuốc đặc biệt. 3. Trình bày được những điểm cần lưu ý khi cho người bệnh uống thuốc. 4. Trình bày được qui trình kỹ thuật cho người bệnh uống thuốc.
  2. 1. CHỈ ĐỊNH, CHỐNG CHỈ ĐỊNH • 1.1. Chỉ định • Uống thuốc áp dụng cho mọi người bệnh có thể uống được mà không bị dịch dạ dày phá huỷ. • 1.2. Chống chỉ định • - Người bệnh mất phản xạ nuốt. • - Người bệnh bị nôn liên tục. • - Người bệnh bị tổn thương nặng ở miệng và thực quản. • - Người bệnh mất trí. • - Người bệnh cố ý không uống thuốc.
  3. 2. NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý • - Phải thực hiện đúng 3 kiểm tra 5 đối chiếu để đảm bảo đưa thuốc: đúng người bệnh, đúng thuốc, đúng liều lượng thuốc theo chỉ định, đúng đường đưa thuốc và đúng thời gian đưa thuốc vào cơ thể người bệnh theo chỉ định của bác sỹ (5 đúng). • - Thuốc trợ tim (Digitalis ) phải đếm mạch trước khi cho người bệnh uống. • - Khi cho người bệnh uống aspirin phải uống lúc no (sau khi ăn). • - Thuốc hạ huyết áp Adalat khi dùng: Ngậm dưới lưỡi, phải nằm tại giường. • - Thuốc Corticoit uống vào 6-7 giờ sáng (uống sau khi ăn). • - Trường hợp phát thuốc nhầm cho người bệnh phải thành thật báo cáo cho thầy thuốc biết để xử lí kịp thời. • - Trường hợp trẻ nhỏ không tự uống được thuốc thì phải hòa tan thuốc thành dạng nước. • - Theo dõi tác dụng của thuốc, phản ứng của thuốc (nếu có). • - Ghi vào hồ sơ người bệnh những thuốc do chính tay mình cho người bệnh uống.
  4. 3. QUY TRÌNH KỸ THUẬT • 3.1. Chuẩn bị người bệnh. • - Xem hồ sơ bệnh án để thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu. • - Giải thích để người bệnh yên tâm. • - Dặn người bệnh những điều cần thiết. • 3.2. Chuẩn bị người điều dưỡng. • - Điều dưỡng có đủ mũ, áo, khẩu trang. • - Rửa tay thường quy. • 3.3. Chuẩn bị dụng cụ và thuốc. • 3.3.1. Chuẩn bị dụng cụ. • - Khay chữ nhật sạch, cốc đựng thuốc. • - Bình đựng nước, cốc uống nước. • - Dụng cụ đo lường: Cốc có chia độ, thìa cà phê, ống đếm giọt. • - Gạc sạch, ống hút. • - Phiếu công khai thuốc, túi giấy hay khay quả đậu.
  5. 3.3.2. CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC VIÊN. • - Thực hiện 3 kiểm tra, 5 đối chiếu trong suốt quá trình lấy thuốc. • - Đổ thuốc vào cốc dùng thìa đếm đủ số lượng thuốc theo y lệnh không được dùng tay để bốc thuốc. • - Đưa thuốc và nước cho người bệnh uống (giám sát người bệnh uống thuốc). • - Trẻ nhỏ khi uống thuốc phải: nghiền nhỏ thuốc, hòa tan với nước và dùng thìa cho uống. • - Lau miệng cho người bệnh, giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái.
  6. 3.3.3. CÁCH LẤY VÀ CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC NƯỚC. • - Cầm chai (lọ) thuốc, lắc cho đều. • - Rót thuốc vào cốc (không để miệng chai thuốc chạm vào miệng cốc). • Lau miệng chai thuốc bằng gạc sạch, bỏ gạc vào khay quả đậu hoặc túi đựng đồ bẩn. • - Đậy nắp chai thuốc lại, để về chỗ cũ. • - Người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao. • - Đưa thuốc cho người bệnh uống, tráng lại bằng nước chín cho người bệnh uống hết. • - Cho người bệnh uống nước, lau miệng giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái.
  7. 3.3.4. CHO NGƯỜI BỆNH UỐNG THUỐC GIỌT • - Người bệnh ngồi hoặc nằm đầu cao • - Lấy thuốc vào ống đếm giọt theo chỉ định, nhỏ vào góc hàm, vừa nhỏ vừa đếm giọt • - Cho người bệnh uống nước. • - Lau miệng cho người bệnh, giúp người bệnh nằm lại tư thế thoải mái.
  8. 4.3.4. THU DỌN DỤNG CỤ – GHI HỒ SƠ. • - Trả phiếu thuốc về chỗ quy định. • - Rửa sạch dụng cụ. • - Ghi vào hồ sơ: • + Tên thuốc • + Số lượng thuốc • + Cách cho uống • + Phản ứng của thuốc (nếu có). • + Những trường hợp không thực hiện cho người bệnh uống thuốc được như: Người bệnh vắng mặt, từ chối không uống, người bệnh nôn • + Ký và ghi rõ họ tên người thực hiện thuốc cho người bệnh.