Giáo trình Cơ sở dữ liệu - Chương 2: Cơ sở dữ liệu suy diễn

pdf 24 trang huongle 1960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Cơ sở dữ liệu - Chương 2: Cơ sở dữ liệu suy diễn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_co_so_du_lieu_chuong_2_co_so_du_lieu_suy_dien.pdf

Nội dung text: Giáo trình Cơ sở dữ liệu - Chương 2: Cơ sở dữ liệu suy diễn

  1. CHƯƠNG II CƠ SỞ DỮ LIỆU SUY DIỄN 2.1. Giới thiệu chung - Khái niệm về CSDL suy diễn được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến theo hướng phát triển các kết quả mà Green đã đạt được vào năm 1969 về các hệ thống câu hỏi - trả lời . - Xuất phát từ quan điểm lý thuyết, các CSDL suy diễn có thể được coi như các chương trình logic với sự khái quát hoá khái niệm về CSDL quan hệ. Đó là cách tiếp cận của Brodie và Manola vào năm 1989, của Codd vào năm 1970, của Da te vào năm 1986, của Gardarin và Valdurier vào năm 1989 và của Ullman vào năm 1984. - Lập trình logic là mảng công việc trước tiên khi chứng minh định lý cơ học. Sự thật thì việc chứng minh định lý đã tạo nên cơ sở cho hầu hết hệ thống lập trình logic hiện nay. Tư tưởng cơ bản của lập trình logic là sử dụng logic toán học như ngôn ngữ lập trình. Điều này được đề cập trong tài liệu của Kowaski năm 1970, và được Colmerauer đưa vào thực hành năm 1975 trong các cài đặt ngôn ngữ lập trình logic đầu tiên, tức là ngôn ngữ PROLOG (PROgramming LOGIC). Nhờ sự hình thức hoá, Kowalski đã xem xét tập con của các logic bậc một, gọi là logic mệnh đề Hom. Một câu hay một mệnh đề theo logic có thể có nhiều điều kiện đúng nhưng chỉ có một hay không có kết luận đúng. ~ Đối với nhu cầu thực hành CSDL suy diễn xử lý các câu không phức tạp như các câu trong hệ thống lập trình logic. Số các luật, tức là số các câu với các điều kiện không trống trong CSDL suy diễn nhỏ hơn số các sự kiện, tức các câu với điều kiện rỗng. -Một khía cạnh khác nhau nữa giữa CSDL suy diễn và lập trình logic là các hệ thống lập trình logic nhấn mạnh các chức năng, trong khi CSDL suy diễn nhấn mạnh tính hiệu quả. Cơ chế suy diễn dùng trong CSDL suy diễn để tính toán trả lời không được tổng quát như trong lập trình logic. - Ngoài việc dùng logic để diễn tả các câu CSDL, người ta còn dùng logic để diễn tả những câu hỏi và các điều kiện toàn vẹn. 2.2- Cơ sở dữ liệu suy diễn 2.2.1. Mô hình cơ sở dữ liệu suy diễn Mô hình dữ liệu gồm: + Kí pháp toán học để mô tả hình thức dữ liệu và các quan hệ, và + Kỹ thuật để xử lý dữ liệu như trả lời các câu hỏi, kiểm tra điều kiện toàn vẹn.
  2. Ngôn ngữ bậc một được dùng như kí pháp toán học để mô tả dữ liệu trong mô hình CSDL suy diễn và dữ liệu được xử lý trong các mô hình như vậy nhờ việc đánh giá công thức logic. Tiếp cận của logic bậc một như nền tảng lý thuyết của các hệ thống CSDL suy diễn. Tuy nhiên để dễ biểu diễn hình thức các khái niệm về CSDL suy diễn, ta thường dùng phép toán vị từ, tức logic vị từ bậc nhất. Logic vị từ bậc nhất là ngôn ngữ hình thức dùng để thể hiện quan hệ giữa các đối tượng và để suy diễn ra quan hệ mới. Định nghĩa 1: Mỗi một hằng số, một biến số hay một hàm số áp lên các tâm là một hạng thức (term) Hàm n ngôi f(x1 ,x2, , xn) ; xi | i = 1 ,2, , n là một hạng thức thì f(x1, x2 , , xn) là một term. Định nghĩa 2: Công thức nguyên tố(công thức nhỏ nhân là kết quả của việc ứng dụng một vị từ trên các tham số của term dưới dạng P(t1, t2, ,tn). Nếu P là vị từ có n ngôi và ti 1 i=l,2, ,n là một hạng thức(tenn). Định nghĩa 3: (Literal) Dãy các công thức nguyên tố hay phủ định của công thức nguyên tố đã được phân tách qua các liên kết logic ( ∧,,,,,, ∨ → ↔ ¬ ∀ ∃) thì công thức đó được thiết lập đúng đắn. (i): Một công thức nguyên tố là công thức thiết lập đúng đắn. (ii): F, G là Công thức thiết lập đúng đắn => F ^ G, F v G, F → G, F ↔ G, F , G cũng là các công thức thiết lập đúng đắn. (iii): Nếu F là Công thức thiết lập đúng đắn, mà x là một biến tự do trong F => (∀ x)F và ( ∃ x)F cũng là các công thức thiết lập đúng đắn (∀ x, ∃ x trong F ). Ví dụ 1 : Cho quan hệ R(A1, A2, , An) với n bậc ( tức n thuộc tính) => là một vị từ n ngôi. Nếu ra (r bộ của R) => (r.Al, r.A2, ., r.An ) => R(A1, A2, , An) nhận giá trị đúng. Nếu r∉R (r bộ của R) => gán (r.Al, r.A2,. . ., lan ) => Rau, A2, , An) nhận giá trị sai. Định nghĩa 4: Câu(clause) Công thức có dạng P1^p2^ ^Pn → Q1^Q2^ ^Qn Trong đó: Pi và Qj (i, j =1,2, ,n) là các Literal dương Trong hệ thống logic, Literal dương có dạng nguyên tố, nhỏ nhất, trái với Literal âm là phủ định của nguyên tố. Định nghĩa 5: Câu Hom (Hom clause) là câu có dạng P1^p2^ ^Pn → Q1
  3. Định nghĩa 6: CSDL suy diễn tổng quát (General deductive database) CSDL suy diễn tổng quát, hay CSDL tổng quát, hay CSDL suy diễn được xác định như cặp (D,L), trong đó D là tập hữu hạn của các câu CSDL và L là ngôn ngữ bậc một. Giả sử L có ít nhất hai ký hiệu, một là ký hiệu hằng số và một ký kiệu vị từ. + Một CSDL xác định (hay CSDL chuẩn) là CSDL suy diễn(d,L) mà D chỉ chứa các câu xác định(câu chuẩn). + Một CSDL quan hệ là CSDL suy diễn (D,L) mà D chỉ chứa các sự kiện xác định. Vậy CSDL quan hệ là một dạng đặc biệt của CSDL tổng quát, hay chuẩn, hay xác định Còn một CSDL xác định là dạng đặc biệt của CSDL chuẩn hay tổng quát. 2.2.2. Lý thuyết mô hình đối với cơ sở dữ liệu quan hệ 2.2.2.1. Nhìn nhận cơ sở dữ liệu theo quan điểm 1ogic Một CSDL có thể được nhìn nhận dưới quan điểm của logic như sau: • Lý thuyết bậc một, hay • Diễn giải của lý thuyết bậc một Theo quan điểm diễn giải, các câu hỏi và các điều kiện toàn vẹn là công thức dùng để đánh giá việc sử dụng định nghĩa ngữ nghĩa. Còn theo quan điểm lý thuyết, các câu hỏi được coi như các định lý có thể chứng minh được hay công thức hiển nhiên theo lý thuyết này. Hai tiếp cận này được tham chiếu đến như quan điểm lý thuuyết mô hình, hay quan điểm cấu trúc quan hệ, và quan điểm lý thuyết chứng minh. Hai quan điểm trên đã được hình thức hoá thành khái niệm tương ứng của cơ sở dữ liệu thông thường và CSDL suy diễn. Tư tưởng đằng sau quan điểm lý thuyết chứng minh của CSDL(D,L) là (i) Xây dựng một lý thuyết T, gọi là lý thuyết chứng minh của (D,L), bằng cách dùng các câu D và ngôn ngữ L, và (ii) Trả lời các câu hỏi trong CSDL. 2.2.2.2. Nhìn lại cơ sở dữ liệu quan hệ Ở đây ta xét lớp các CSDL quan hệ, tức là các sự kiện làm nền dựa trên nền của các sự kiện, với các ngôn ngữ không chứa bất kỳ kí hiệu hàm nào. Các giả thiết được đặt ra trên lớp của các CSDL quan hệ để đánh giá các câu hỏi: 1) Giả thiết về thế giới đóng(CWA Close World Assumption): Khẳng định rằng các thông tin không đúng trong CSDL được coi là sai, tức là
  4. R(al,a2, ,an) coi là đúng chỉ khi sự kiện R(al,a2, ,an) không xuất hiện trong CSDL. Ví dụ: Có CSDL sau: Hoc_sinh(Xuân) Sinh_vien(Đông) Nghiên_cưu(Đông) Thich(Xuân, Toán) Như vậy theo CWA thì bộ ¬ Thich(Đông, Toán) được giả sử là đúng, tức Đông không thích Toán. 2) Giả thiết về tên duy nhất (UNA Unique Na me Assumption): Khẳng định các hằng số của các tên khác nhau được coi là khác nhau. Theo ví dụ trên có thể nói rằng hai hằng số Xuân và Đông gán tên duy nhất cho hai sinh viên khác nhau. 3) Giả thiết về bao đóng của miền (DCA Domain Closure Assumption): Cho rằng không có các hằng số ngoài các hằng số trong ngôn ngữ của CSDL. Theo ví dụ trên có thể nói rằng Triết không phải là hằng đúng. Cho CSDL quan hệ (D,L), D có một vài hạn chế L không chứa kí hiệu hàm nào. Vậy CSDL này có thể được coi là diễn giải của lý thuyết bậc mới gồm có ngôn ngữ L và các biến của L , như đã được sắp đặt trên miền trong diễn giải này. Việc đánh giá công thức Logic trong diễn giải này dựa trên : R(al ,a2, . . . ,an) đúng chỉ khi R(al ,a2, . . . ,an) ∈D Các tiên đề của ngôn ngữ T: Theo quan điểm lý thuyết chứng minh của CSDL quan hệ thu được bằng cách xây dựng lý thuyết T trong ngôn ngữ L. T1 . Xác nhận: Đối với mỗi sự kiện R(al,a2, ,an) ∈ D => R(al ,a2, ,an) được xác định. T2. Các tiên đề đầy đủ: Với mỗi kí hiệu quan hệ R, 1 1 1 2 2 2 m m nếu R(a1 , a2 , ,an ), R(a1 , a2 , , an ), , R(al , a2=, ., an ) kí hiệu cho các sự kiện của R thì tiên đề đầy đủ đối với R là: 1 1 1 ∀ x1, ∀ x2, ., ∀ xn R(al, a2, ,an)→(x1= a1 ^ x2 = a2 ^ ^ xn = an )V 2 2 2 m m (x1 = a1 ^ x2 = a2 ^ ^ xn = an ) V. . V (x1 = a1 ^ x2 = a2 ^ ^ xn= m an ) T3. Các tiên đề về tên duy nhất: Nếu a1, a2, , ap là tất cả những kí hiệu hằng số của L thì (a1 ≠ a2), (a1 ≠ a3), . . . . , (a1 ≠ ap ), (a2 ≠ a3), (a2 ≠ a4), . . . , (ap-l ≠ ap ) T4. Các tiên đề về bao đóng của miền: Nếu a1, a2, , ap là các kí hiệu hằng
  5. số của L thì: ∀ x((x=a1) v (x=a2) v. . . .v (x=ap)) T5. Các tiên đề tương đương: 1. ∀ x(x=x) 2. ∀ x∀ y((x=y) → (y=x)) 3. ∀ x∀ y∀ z ((x=y) ^ (y:z) → (x=z)) 4. ∀ x1, ∀ x1 , , ∀ xn(P(x1, x2 , , xn ^ (x1=yl ) ^ (x2=y2) ^ ^ (xn=yn) → (yl, y2, , yn)) 2.2.3. Nhìn nhận cơ sở dữ liệu suy diễn Ở đây chỉ nhìn nhận lý thuyết chứng minh áp dụng cho CSDL suy diễn. Ngôn ngữ L của CSDL (D, L) được xây dựng chỉ bằng các kí hiệu xuất hiện trong D, và người ta có thể dùng bất kì ngữ nghĩa thủ tục nào trong ngữ cảnh của chương trình logic như công cụ để tìm các câu trả lời bằng cách suy diễn từ lý thuyết chứng minh T, lý thuyết T đảm bảo ngữ nghĩa của D nhất trí với ngữ nghĩa của T. Liên quan đến CSDL suy diễn, người ta đưa ra Comp(D) như là lý thuyết chứng minh của CSDL (D, Li và dùng cách giải SLDNF để tìm câu trả lời cho câu hỏi. Giả sử (D, L)i là CSDL chuẩn. Như trong trường hợp của CSDL quan hệ, quan điểm lý thuyết chứng minh của D đạt được bằng cách xây dựng một lý thuyết T trong ngôn ngữ L. Các tiên đề lý thuyết của T như sau: 1) Các tiên đề về đầy đủ : Tiên đề có được do hoàn thiện mỗi kí hiệu vị từ của L, tương ứng với các câu trong D. 2) Tiên đề về duy nhất của tên và về tính tương đương: các tiên đề về lý thuyết tương đương là tuỳ theo các kí hiệu hằng số, hàm số và vị từ của L. 3) Tiên đề về bao đóng của miền : Nếu a1, a2, , ap là tất cả những phần tử của L và fl, f2, ,fq là các kí hiệu hàm số của L, thì tiên đề về bao đóng của miền, theo Lloyd năm 1987, Mancarella năm 1988 như sau: ∀ x((x=al) v (x=ap) v ( ∃ x1, ∃ x2, , ∃ xm(x = fl(xl, x2, , xm))) v v ∃ yl, ∃ y2,. , ∃ yn( x = fq(yl, Y2, ., yn)))) 2.2.4. Các giao tác trên cơ sở dữ liệu suy diễn Định nghĩa l: Giao tác (Transaction) Một giao tác trong CSDL suy diễn là một một xâu hữu hạn của các phép toán, hay các hành động bổ sung, toại bỏ hay cập nhật các câu. Vì một CSDL suy diễn được xem như tập các câu, tức là theo quan điểm lý thuyết mô hình, không một phép loại bỏ hay cập nhật nào được phép thực hiện trên sự kiện. Các sự kiện là ngầm có trong CSDL.
  6. Định nghĩa 2: Khẳng định (Commit) Một giao tác được gọi là được khẳng định tốt nếu toàn bộ xâu các phép toán tạo nên kết quả tốt của giao tác. Lý do chính của việc không đảm bảo hoàn thành tết một giao tác là sự vi phạm điều kiện toàn vẹn khi thực hiện các phép toán trong giao tác, hay hư hỏng hệ thống, tính toán vô hạn. 2.3. CSDL dựa trên 1ogic Trong phần này ta đi nghiên cứu CSDL dựa trên Logic mà cụ thể là chương trình DATALOG. DATALOG là một ngôn ngữ phi thủ tục dựa trên logic vị từ bậc nhất. Người ta sử dụng để mô tả thông tin cần thiết không theo cách lấy thông tin trong các thủ tục bình thường mà dựa trên logic (ngôn ngữ DATALOG). 2.3.1. Cú pháp + Ký hiệu : + vị từ so sánh : e (Biến) so sánh với (giá trị) θ = { , =, =, } + cách biểu diễn các luật(clause - Ru le) Q ← Pl, P2, tin Dấu "," Ù AND (^) Dấu ";" Ù OR (v) Dấu “←” : Kéo theo Pi : là các tiên đề, giả thiết, đích con, vị từ Q : là kết luận hay là sự kiện + Nếu n = 0 : Q ← ≈ Các sự kiện của CSDL cài đặt. + Nếu P ← Pl , P2, . . . Pn thì P là luật đệ quy ( hay vị từ ở trong thân và đầu luật) 2.3.2. Ngữ nghĩa Là tập tất cả các sự kiện được suy diễn ra từ chương trình DATALOG. Ví dụ: (r1) Chamẹ(x,y) ← Bố(x,y) (r2) Chamẹ(x,y) ← mẹ(x,y) (r3) Ôngbà(x,y) ← Chamẹ(x,z) , Chamẹ(z,y)
  7. (r4) Bố(x,y) ← (r7) : Tổtiên(x,y) ← Chamẹ(x,z) , Tổtiên(z,y) (r5) Mẹ(x,y) ← (r6) : Tổtiên(x,y) , Chamẹ(x,y) 2.3.3. Cấu trúc cơ bản CSDL DATALOG gồm hai loại quan hệ: • Các quan hệ cơ sở được lưu trữ trong CSDL, có dạng như người ta thấy. Người ta còn gọi cơ sở này là CSDL mở rộng EDB (Extended Database). • Các quan hệ suy diễn không cần lưu trong CSDL. Chúng được dùng như quan hệ tạm thời, chứa các kết quả trung gian khi trả lời câu hỏi. Các quan hệ này được gọi là CSDL theo mục đích IDB (Intentional Database). Mỗi quan hệ có tên và số cột. Khác với đại số quan hệ, các thuộc tính của mỗi quan hệ trong DATALOG không mạng tên hiện rõ. Thay vì có tên, mỗi thuộc tính căn cứ vào giá trị của nó. Các chương trình DATALOG có một tập hữu hạn các luật tác động đến các quan hệ cơ bản và quan hệ suy diễn. ~ Trước khi đưa ra định nghĩa hình thức ta xét ví dụ sau: + Có luật về ngân hàng như sau: Ca(y,X) ← Gửitiền("Hà Nội", X, Y, Z), Z>1200 Luật này gồm quan hệ cơ sở là "Gỉntiền", quan hệ suy diễn là "Ca". Luật này rút ra các cặp của tất cả các khách hàng có tài khoản tại chi nhánh "Hà Nội" và có số dư lớn hơn 1200. + Luật trên có thể viết được dưới dạng biểu thức tính toán tương đương trên miền xác định và kết quả được bổ sung vào quan hệ suy diễn mới "Ca" { | ∃ W, Z (W, X, Y, Z) ∈Gửitiền ^ W= "Hà Nội" ^ Z>1200} Từ đó ta đi đến một số công thức sau: 1) Các luật được xây dựng trên các Literal có dạng sau: P(Al , A2, ,An), trong đó: P là tên của quan hệ cơ sở hay quan hệ suy diễn. Mỗi Ai (i= 1, 2 , . . . ,n) là hằng số hay tên biến . 2) Một luật trong DATALOG có dạng: P(Xl, X2, , Xn) ← Ql(x11, X12, ,X1,m1), Q2(X21, X22, . . . ,X2,m2) , , Qr(Xr1, Xr2, . . . ,Xr,mi) , e Trong đó: + P là tên của quan hệ suy diễn + Mỗi Qi là tên của quan hệ cơ sở hay quan hệ suy diễn + e là biểu thức vị từ số học đối với các biến xuất hiện trong P và tất cả các Qi (mỗi biến xuất hiện trong P cũng xuất hiện trong Qi nào đó).
  8. Literal P(Xl , X2 , , Xn) gọi là đầu của luật, phần còn lại gọi là thân của luật. Để hiểu chính xác cách thức diễn giải một luật trong Datalog, người ta xác định khái niệm thay thế luật và hiện trạng của luật. Định nghĩa 7: Thay thế luật (Rule Substitution) Việc thay thế luật được áp dụng cho một luật là việc thay mỗi biến trong luật bằng một biến hay một hằng. Tức là, nêu một biến xuất hiện nhiều lần trong một luật thì phải thay nó bằng cùng một biến hay cùng một hằng số. Ví dụ: Thay thế đối với luật nêu trong ví dụ trên, biến Z được thay bằng W và các biến kia được thay bằng hằng số. Ca("Mỗ", 123) ← Gmtiên("Hà Nội", 123, "Mỗ", W), W>1200 Tuy nhiên, nếu thay X bằng hằng số 123 và 333 thì không được Ca("Mỗ", 123) ← Gmtiên("Hà Nội", 333, "Mỗ", W), W>1200 => sai Định nghĩa 8: Hiện trạng của luật (Rule instantiation) Hiện trạng của luật là việc thay thế hợp lệ các biến bằng các hằng số. Một thay thế đúng cho người ta một hiện trạng của luật. Ví dụ: Ca("Mỗ", 123) ← Gửitiên("Hà Nội", 123, "Mỗ", 1500), 1500>1200 Đối với luật cụ thể có thể có nhiều hiện trạng hợp lệ. Để xem Datalog diễn giải luật ra sao, người ta xét một hiện trạng của luật: P(Xl, X2, , Xn) ← Q1(x11, X12, ,X1,mi), Q2(X21, X22, ,X2,m2), , Qr(xr1 , Xr2, . . . ,Xr,mi), e P đúng nếu các biểu thức: Q1 (C11 ,C12 , ,C1 ,m1)^Q2(C21,C22, ,C2,m2)^ . . . ^Q1(Cr1, Cr2, ,Cr,mi) ^ e Có giá tư đúng, Literal Qi(Ci1, Ci2, . . . ,Ci,mi) là đúng nếu n_bộ (Ci1, Ci2, ,Ci,mi) có mặt trong quan hệ Qi Ví dụ: Đối với luật: Ca(y,X) ← Gửintiền("Hà Nội", X, Y, Z), Z>1200 Ca(Y, X) là đúng khi có hằng số Cl thoả mãn điều kiện sau: Cl>1200 n_bộ("Hà Nội", 123, "Mỗ", Cl) có trong quan hệ ”gửitiên”. Định nghĩa 9: Hệ quản trị CSDL suy diễn (Deductive DBMS) Hệ quản trị CSDL cho phép suy diễn các n_bộ của vị từ theo mục đích bằng bằng cách sử dụng các luật logic. Các chức năng của hệ quản trị CSDL suy diễn được mô tả như sau:
  9. CSDL suy diễn được xây dựng dựa trên các quan hệ cơ sở và quan hệ suy diễn. Hệ quản trị CSDL này được gọi là suy diễn bởi lẽ nó cho phép suy ra các thông tin từ các dữ liệu đã lưu trữ theo cơ chế suy diễn logic. Các thông tin là các vị từ theo mục đích, các thông tin này có được khi người ta tương tác với vị từ theo mục đích hoặc cập nhật vị từ cơ sở. Định nghĩa 10: Câu hỏi Datalog (Datalog Quay) Một câu hỏi trong CSDL suy diễn gồm có: Một chương trình Datalog, tức là một tập hữu hạn, có thể rỗng của các luật. Một Literal đơn có dạng P(x1, x2, ,xn)? Trong đó xi (I = 1, 2 , ,n) là hằng số hoặc tên biến. Việc khai thác câu hỏi trước tiên là tính chương trình Datalog, nếu có. Tiếp theo P(xl, x2, , xn) được đánh giá. Thủ tục này tương tự như lựa chọn trong quan hệ P theo ràng buộc phù hợp. Ví dụ 1 : Tìm tất cả các n_bộ của quan hệ vay tại chi nhánh Hà Nội. Khi đó ta có: Vay("Hà Nội",X, Y, Z) Câu hỏi này không có chương trình Datalog. Ví dụ 2: Tính tập các khách hàng của chi nhánh "Hà Nội" có tài khoản mà số dư trên 1200. Chương trình Datalog chỉ có một luật đơn. C(Y) ← Guitien("Hà Nội", X, Y, Z), Z>1200 Câu C(Y)? là thừa; vì nó chỉ nhằm xác định quan hệ cần thể hiện. Để loại trừ hiện tượng thừa, người ta có thể dùng kí pháp ngắn gọn, nếu không sợ bị lẫn lộn, nhầm lẫn. Nếu bấy giờ cho câu P(x1, x2, . . , xn) và yêu cầu chương trình Datalog bao hàm một luật đơn phân biệt là: Hỏi(x1, x2 , . . . ,xn) ← . . . . . Trong đó xi (i=l , 2, . . . ,n) là tên biến. Điều này hiểu rằng người ta có câu: Hỏi(x1, x2, . . . ,xn)?
  10. Câu này là một phần của câu hỏi. Do vậy, câu hỏi sau là tương đương với câu hỏi trên là: Hỏi(Y) ← Guitien("Hà Nội", X, Y, Z), Z>1200 2.3.4. Cấu trúc của câu hỏi Để trình bày cấu trúc của câu hỏi người ta sử dụng đồ thị luật Định nghĩa 11: Đồ thị luật (Ru le Gianh) Một đồ thị luật đối với câu hỏi q là đồ thị có hướng mà: • Các nút của đồ thị ứng với tập các kí hiệu Literal có mặt trong các luật của q. • Cung của đồ thị ứng với quan hệ trước giữa Literal trong thân của luật và Literal có mặt trong đầu của luật đó. Do vậy đồ thị sẽ có cung ai ~ aj Nếu luật này có mặt trong câu hỏi: ai ← aj Chú ý: Việc xây dựng này không tính đến tập các biến và các hằng số có mặt trong các luật đa dạng của câu hỏi này. Thông tin duy nhất người ta dùng là tập các kí hiệu Literal và quan hệ của chúng theo các luật đa dạng. Ví dụ 1 : Xét câu hỏi : pl(x Y, Z) ← ql(x, Y), q2(x, Z), q3(y, Z) p2(A, B) ← p1(A, B), q4(B, A) Hỏi(B) ← p2(A, B), p3(B, A) Đồ thị ứng với câu hỏi này là: Đồ thị trên là đồ thị không có chu trình thường được gọi là câu hỏi không đệ quy Ví dụ 2: Xét câu hỏi:
  11. p1(A, B, C) ← q1(A, B), P2(B, C) p2(x, Y) ← q2(x), pi(x, Y, Z) HỎI(A, B) ← p1(A, B, C), p2(B, C) Đồ thị ứng với câu hỏi này là: Đồ thị này là đồ thị có chu trình thường được gọi là câu hỏi đệ quy. Kết luận: + Việc xây dựng cấu trúc của câu hỏi cho phép chúng ta dễ dàng trong việc đánh giá câu hỏi. + Giữa câu hỏi đệ quy và câu hỏi không đệ quy cũng có nhiều khác nhau ở khía cạnh loại hình câu hỏi trên CSDL. Thực tế cho thấy việc đánh giá câu hỏi đệ quy phức tạp hơn đánh giá câu hỏi thường. 2.3.5. So sánh DATALOG với đại số quan hệ Về mặt cơ bản ngôn ngữ Datalog với các câu hỏi không đệ quy được xem như tương đương với đại số quan hệ về khả năng thể hiện. Với các câu hỏi đệ quy cho phép người ta một công cụ mạnh hơn các ngôn ngữ quan quan hệ. Điều này ngôn ngữ Datalog cho phép hỏi các câu hỏi không được phép trong đại số quan hệ. (1) Phép hợp : là tập các luật có cùng đầu luật Hái(Xl, X2, ,Xn) ← rl(xl, X2, ,Xn) Hỏi(Y1 , Y2 , ,Yn) ← r2(y 1 , Y2 , ,Yn) Ví dụ l: (ri) Chamẹ(x,y) ← Bố(x,y) (r2) Chamẹ(x,y) ← mẹ(x,y) Ví dụ 2:Tìm tên của các khách hàng tại chi nhánh "Hà Nội", làm như sau: Hỏi(Y) ← Vay("Hà Nội", X, Y, Z) Hỏi(B) ← Gửi tiền("Hà Nội", A, B, C) Chú ý: hai luật thể hiện phép hợp là tách biệt (2) Phép chọn : ứng với một luật mà thân luật có một vị từ so sánh -> biểu thức chọn. Phép chọn chọn các n-bộ trong quan hệ r được viết dưới dạng câu hỏi:
  12. r(x1, x2 , . . . , xn)? Trong đó : xi (i= 1 , 2 , . . ,n) là tên biến hay một hằng số. Ví dụ 1 : Chamẹ(x,y) ← Chamẹ(x,y) , y= Dũng điều này ≈ σy= 'Dũng'(chamẹ(x,y)) ( phép chọn với điều kiện là y= 'Dũng' ) Ví dụ 2: Chọn (tìm kiếm) tên của những khách hàng vay quá 1000? Hỏi(Y) ← Vay("Hà Nội", X, Y, Z), Z >1000 (3) Phép chiếu : là phép toán ứng với một số luật mà có một số biến ở thân luật mà không xuất hiện trong đầu luật. Cha(x) = KQ(x) ← Chamẹ(x,y) , y = Dũng (4) Phép kết nối : là phép ứng với luật mà có biến chung ở các vị từ của thân luật. Phép kết nối hai quan hệ r1 và r2 được viết dưới dạng Datalog như sau: Hỏi(X1, X2 , . . . ,Xn, Y1 , Y2 , . . , Ym) ← r1 (X1 , X2 , . . . ,Xn) , r2(Y1 , Y2 , . . , Ym) Trong đó: Xi, Yj | i=l,2, ,n và j=l,2, ,m là các tên biến phân biệt nhau. Ví dụ 1 : (r3) ôngbà(x,y) ← Chamẹ(x,z) , Chamẹ(z,y) (5) Khả năng đệ quy: Ví dụ 1 : như (r7) (r4) Bố(x,y) ← (r7) : Tổtiên(x,y) ← Chamẹ(x,z) , Tổtiên(z,y) Ví dụ 2: Giả sử có lược đồ quan hệ: Quản lý(tên nhân công, tên người quản lý) Lược đồ thể hiện mối quan hệ người quản lý và nhân công. Giả sử "Quản lý" là một quan hệ theo mô hình trên. Tên nhân công Tên người quản lý Mỗ Mễ Hoa Mỗ Mai Mỗ Lan Mỗ Chén Hoa Tích Hoa Yêu cầu : 1 ) Tìm tên của những người làm việc trực tiếp dưới quyền của
  13. ông Mở, tức phụ thuộc mức 1 , viết như sau: Hỏi(X) ← Quản lý(X, "Mỗ") 2) Để tìm tên của những người làm việc trực tiếp dưới quyền của người do ông Mỗ quản lý, tức phục thuộc mức 2 vào ông Mỗ, Viết như sau: Hỏi(X) ← Quản lý(X, Y), Quản lý(Y, "Mỗ") Như vậy, người ta không thể thể hiện yêu cầu trên người phụ thuộc bậc n vào ông Mà trong đại số quan hệ được. Dĩ nhiên câu hỏi tìm tên của nhân công làm việc dưới quyền của ông Mở, trực tiếp hay gián tiếp, không thể tạo được bằng đại số quan hệ hay bằng Datalog với các câu hỏi không đệ quy. Nguyên nhân là do người ta không biết ông Mở quản lý đến mức nào. Tuy nhiên người có thể tạo câu hỏi này trong Datalog dưới dạng câu hỏi đệ quy như sau: e(X) ← Quản lý(X, "Mỗ") e(X) ← Quản lý(X, Y), e(Y) Hỏi(X) ←e(X) Chú ý: a) Cách 1: Đối với những câu hỏi đệ quy người ta cũng có thể chuyển về câu hỏi không đệ quy bằng cách sử dụng ngôn ngữ tựa Pascal với một số lần hữu hạn các bước lặp Việc lặp được thể hiện qua câu lệnh Repeat. Điều kiện trong câu Until sẽ kiểm tra về tập hợp, như tính bằng nhau, bao nhau hay rỗng. Trong câu Until các quan hệ suy diễn được coi như các tập. Do vậy câu hỏi đệ quy trên có thể được viết lại như sau: e'(x) ← Quản lý(x, "Mỗ") Repeat e(x) ← e ' (X) e'(x) ← Quản lý(x, Y), e(y) Until e = e' Mô tả: - Luật đầu tiên tiền nhân công mà ông Mở trực tiếp quản lý. Khi hoàn thành các luật trong vòng Repeat được đánh giá. - Tại mỗi lần lặp, mức tiếp theo của nhân công được tiến và được bổ sung vào tập e. Thủ tục này kết thúc khi tập e = e' (Khi không còn nhân công mới có thể được bổ sung vào e.). Mặt khác, do tập những người quản lý là hữu hạn. Cách thực hiện: Theo dõi chu trình với các dữ liệu trong bảng khi chạy.
  14. e ' = { Hoa, Lan, Mai } e = { Hoa, Lan, Mai } e' = {Hoa, Lan, Mai, Chén, Tích} e = {Hoa, Lan, Mai, Chén, Tích} Cách 2: Ngoài cách làm như trên người ta có thể có cách làm khác mà vẫn đạt được kết quả như trên: m(x, Y) ← Quản lý(x, Y) m(x, Y) ← Quản lý(x, Z), m(z, Y) Hỏi(X) ← m(X, "Mỗ") So sánh giữa cách 1 và cách 2: Cách l: Tìm ra các nhân công của ông Mỗ. Cách này cho phép tìm nhanh hơn. Cách 2: Tìm tất cả quan hệ nhân công - người quản lý rồi chọn.ra các cặp có tên người quản lý là Mỗ b) Khác với câu hỏi không đệ quy, người ta có nhiều chiến lược đánh giá câu hỏi đệ quy như chiến lược đánh giá từ dưới - lên. Để đánh giá câu hỏi đệ quy e được gọi là đánh giá thô. Tuy nó đơn giản những không mấy hiệu quả trong số các chiến lược dưới - lên. Sự không hiệu quả là do khi người ta sử dụng luật đệ quy, tập e trước đó đã được sử dụng trong tính toán. Để hiệu quả hơn, người ta dùng đánh giá nửa thô. Dưới đây chỉ các nhân công vừa được bổ sung trong lần lặp trước mới được luật xét đến. Cách 11: i:=0 ei (X) ← Quản lý(x, "Mỗ") Repeat ← e (X) ~ ei (X) ei + l(x) ← Quản lý(x, Y), ei (Y) Until ei ← e Cách 21: i:=0 mi (X, Y) ~ Quản lý(x, Y) Repeat m (X, Y) ← mi (X, Y) mi+ l(x, Y) ← Quản lý(X, Z), mi (Z, Y)
  15. i: = i +l Until mi ⊆ m Hỏi(X) ← Quản lý(X, "Mỗ") Lưu ý: Dù đã có phương pháp đánh giá tết hơn đánh giá thô, người ta vẫn không đạt được hiệu quả như trong câu hỏi cho cùng kết quả trước đó. Cũng có nhiều kĩ thuật đảm bảo làm tinh kĩ thuật nửa thô. 2.3.6. Các hệ cơ sở dữ liệu chuyên gia Qua phần trên, người ta thấy rằng các luật dựa trên logic có thể tích hợp được vào CSDL quan hệ. Các luật như vậy bắt đầu từ các sự kiện trong các n bộ của các bảng quan hệ. Các hệ chuyên gia dùng ý này để thực hiện hơn nữa các hoạt động có điều khiển. Định nghĩa: Hệ thống CSDL chuyên gia (Expert Database System) Một hệ thống CSDL chuyên gia bao gồm các luật có dạng "nếu có tập các n bộ nào đó trong CSDL, thì một thủ tục đặc biệt được khai thác ". Thủ tục này có thể cập nhật CSDL; và câu lệnh IF của các luật khác có thể đúng và thủ tục khác được thực hiện. . . Như vậy CSDL loại này gọi là CSDL năng động. Cấu trúc của hệ thống CSDL chuyên gia tương tự như cấu trúc của hệ chuyên gia trong trí tuệ nhân tạo. Khác nhau chính giữa hai loại hình này là việc sử dụng CSDL hoặc sử dụng bộ nhớ trong, hay bộ nhớ ảo. Theo dạng chuẩn, một hệ thống CSDL chuyên gia gồm CSDL chuẩn và hệ chuyên gia chuẩn. Hệ chuyên gia hỏi bằng ngôn ngữ của CSDL, chẳng hạn như ngôn ngữ SQL và đợi trả lời từ phía CSDL. 2.4. Một số vấn đề khác Ngoài cách tiếp cận về CSDL suy diễn như trên, người ta còn quan tâm đến một số vấn đề về CSDL suy diễn sau: - Thứ nhất là: những đặc trưng của quá trình xử lý câu hỏi. Cần thiết mô tả chi tiết hơn về lựa chọn các chiến lược đánh giá câu hỏi đối với CSDL xác định và các đích xác định. Mặt khác việc xử lý câu hỏi trong môi trường song song cũng được quan tâm. - Thứ hai là: các nghiên cứu hệ thống về các khía cạnh của điều kiện toàn vẹn. Cần có sự phân loại chi tiết tuỳ theo bản chất của ràng buộc, cách thể hiện của ràng buộc trong công thức logic, và các quan điểm khác nhau về thoả mãn và về kiểm tra toàn vẹn trong CSDL suy diễn. Bên cạnh đó cần có các phương pháp quản lý điều kiện toàn vẹn trong CSDL suy diễn. -
  16. - Thứ ba là: mẫu hình của hệ thống CSDL suy diễn. Đó là một số kiến trúc có thể chấp nhận được đối với hệ thống CSDL suy diễn. Khi đã chấp nhận một số kiến trúc nào đó, CSDL suy diễn mẫu sẽ được phát triển trước khi dùng bộ diễn giải Prolog. - Thứ tư là: các CSDL suy diễn song song. Việc giới thiệu một vài kiến trúc song song của CSDL suy diễn gồm các thuật toán mô tả chi tiết quá trình xử lý câu hỏi. Các câu hỏi được coi là xác định và CSDL suy diễn được xác định tách biệt, tự do về chức năng. Việc đánh giá song song đối với các điều kiện toàn vẹn cũng là quan trọng. - Thứ năm là: việc hình thức hoá các chức nắng gộp lớn và các dữ liệu toàn vẹn. Trong các phần trước điều kiện toàn vẹn chỉ là tĩnh và không gộp lớn, dùng cho CSDL chuẩn. Khi phát trên CSDL, các điều kiện toàn vẹn cũng được làm phù hợp. Người ta hình thức hoá các chức năng gộp lớn, các điều kiện toàn vẹn và các ràng buộc trên giao tác. Các nội dung trình bày trên mới chỉ là các hướng sẽ phát triển, làm chi tiết thêm.
  17. CHƯƠNG III CƠ SỞ DỮ LIỆU HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG Các CSDL quan hệ, theo các bảng chiếm tỷ lệ cao, khoảng 70%, trên thị trường phần mềm ứng dụng. Các dữ liệu được xử lý thuộc loại số, ký tự. Còn lại các dữ liệu phức tạp như văn bản, đổ hoạ, bản đồ, hình ảnh, dữ liệu nhiều chiều và các dữ liệu động như chương trình, mô phỏng quá trình trong CAD, văn phòng học, hệ chuyên gia thì người ta không chỉ dùng CSDL quan hệ mà giải quyết được. Mô hình đối tượng hay mô hình hướng đối tượng rất đa dạng. Nó gồm những mạng ngữ nghĩa và các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. Chúng cho phép mô hình hoá những đối tượng phức tạp có được trong các thủ tục xử lý. Dù có nhiều ngôn ngữ hướng đối tượng, đa số CSDL đối tượng dựa trên C++, lựa chọn này do tính hiệu quả và thông dụng của C++. Các CSDL đối tượng kể ra gồm Ontons năm 1990, Versant năm 1991, Object Store năm 1991 và CSDL Objectivity năm 1990. Thực tế cho thấy CSDL đối tượng có các ưu điểm: - Cho phép xét các liên kết đối tượng dưới dạng các phép lưu trữ với các đối tượng - Các đối tượng dùng chung giữa nhiều người sử dụng - Khả năng phát triển kho tri thức bằng cách thêm các đối tượng mới và các phép xử lý kèm theo - Phát triển hệ quản trị CSDL dựa trên việc xử lý các đối tượng phức tạp, giao diện chương trình, đối tượng động và trừu tượng. 3.1. Nguyên tắc của các mô hình hướng đối tượng 3.1.1 Mô hình hóa các đối tượng + Đối tượng(object): Là tập hợp các phần tử của các dữ liệu có cấu trúc, tham chiếu duy nhất qua tên. Ví dụ: Có thể lấy ví dụ minh hoạ về đối tượng như: một con người. Người có các dữ liệu mô tả chi tiết về họ tên và thông tin về con cái, là con người khác. Đối tượng là một máy bay, gồm các thông số bay, tổ lái, kĩ thuật. Để thể hiện các đối tượng, người ta dùng cách viết như trong ngôn ngữ C++, trong đó một nhóm các thuộc tính được xác định sau tên của đối tượng được đặt trong dấu ngoặc nhọn; các thuộc tính tách nhau bằng dấu phẩy.
  18. Ví dụ : Người 1 {Họ: Nguyễn, Tên: Tèo, Tuổi:25, Địa chỉ: Hà Nội } Một đối tượng có thể đơn giản hoặc gộp của tên và một giá trị, như số nguyên N1 { Giá trị:25 } , tuy vậy chúng có thể phức tạp và chứa cả các đối tượng khác, như máy bay có 2 mồm, 4 cách,. . . Để làm việc được với đối tượng cần phải biết thêm một số khái niệm sau: - Tên của đối tượng - Sự tham chiếu chung. + Định tên của đối tượng Mỗi đối tượng có một tên. Hai đối tượng tuy có cùng giá trị nhưng có hai tên khác nhau sẽ được xem như hai đối tượng khác nhau. Một đối tượng có thể thay đổi giá trị, nhưng không thể đổi tên. Định nghĩa : Định tên đối tượng( Object Identifier) Tham chiếu một cách duy nhất gắn với đối tượng từ khi tạo ra nó, cho phép chỉ định đối tượng. Trong CSDL HĐT, tên đối tượng xác định đối tượng, tên khác nhau chỉ các đối tượng khác nhau. Nhìn lại dữ liệu quan hệ, mỗi n-bộ xác định qua giá trị của n-bộ, nay dùng tên, cho phép xác định không chỉ giá trị, mà còn tính chất của đối tượng, dùng để phân biệt logic và vật lý với các đối tượng khác. Hai đối tượng là trùng nhau (O1 ≡ O2) nếu chúng trùng tên. - Hai đối tượng là bằng nhau (O1 = O2) khi chúng có cùng giá trị ; Do vậy nếu O1 ≡ O2 thì O1= O2, ngược lại không đúng. +Tham chiếu chung Tên của đối tượng là phương tiện thuận lợi cho việc mô hình hoá các đối tượng phức tạp. Cụ thể một đối tượng có thể tham chiếu đến đối tượng khác. ~ Ví dụ: Đối tượng Người tham chiếu đến đối tượng Xe mà họ sở hữu. Tuy nhiên có thể nhiều người chung chiếc xe đó. Người 1 { Tên : Tèo , Xe : X1 } NGƯỜI2{TÊN: Tâm, Xe: X1 } + Thuộc tính(attribute) Tính chất của đối tượng được gán tên; cho phép tương ứng với một giá trị hay một tham chiếu đến đối tượng khác. 3.1.2 Phương pháp Mô hình đối tượng đã thể hiện cấu trúc anh, cho phép mô hình hoá các đối tượng và các liên kết giữa các đối tượng. Mặt khác mô hình đối tượng còn thể
  19. hiện khía cạnh động, cho phép quản lý cấu trúc của các đối tượng theo chức năng, còn được gọi là phương pháp. Định nghĩa: Thủ tục đặc trưng bởi tên đầu thủ tục, các tham số gọi và tham số trả về dùng để áp lên một đối tượng có tên. 3.1.3. Lớp (Class) Lớp là khuôn mẫu cho phép xác định tập các tính chất của đối tượng, như các thuộc tính và các phương pháp, và tạo nên các đối tượng mang các tính chất đó. Thí dụ: Xác định lớp Người và Xe (cú pháp được chọn để mô tả lớp là cú pháp của ngôn ngữ C++), người ta dùng ký pháp * để tham chiếu đến loại dữ liệu khác. Có hai phương pháp gắn với đối tượng Người là Già-đi,cho phép tăng tuổi hàng năm cho mỗi đối tượng người và cho kết quả là tuổi mới nhận, và Lái cho biết việc thay đổi xe liên quan đến đối tượng Class Người{ String họ; String tên; Int tuổi; Xe * ôm; Int Già đã); Vòm Lái (Xe); Class Xe{ String số; Chế tạo *Mác; String Loại; Máy *Môtơ; } ; 3.1.4- Các liên kết thừa kế giữa các lớp +Tổng quát hoá Liên kết phân cấp giữa các lớp cho phép xác định những đối tượng của lớp trên là tổng quát hơn các đối tượng của lớp dưới. Lớp thấp gọi là lớp con. Lớp trên gọi là lớp cha. +Thừa kế (Inheritance) Việc chuyển tự động các tính chất của một lớp, cho các lớp con. Tất cả các phần tử của lớp con là phần tử của lớp cha thì chúng kế thừa các tính chất của lớp cha.Mặc dù được thừa kế các tính chất từ lớp cha, lớp con còn
  20. có các tính chất khác như các phương pháp và thuộc tính bổ sung. Ví dụ: Lớp người có hai lớp con là : Người có việc và người thất việc Class Có việc: Người{ Char Nghề [12]; Thành phố Nơi_làm; Double Lương; Double Thưởng; Vòm Làm-việc(); }; 3.1.5. Lược đồ lớp Mô tả một CSDL hướng đối tượng gồm các lớp, các thuộc tính và các phương pháp, cũng như các liên kết tổng quát hoá giữa các lớp 3.2- Tính bền vững của các đối tượng 3.2.1- Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng Những khái niệm trên đây mới cho phép mô hình hoá các đối tượng. Một khái niệm về CSDL được bổ sung trong phần này là tính bền vững. Để đánh giá một hệ quản trị CSDL đối tượng, trước hết hệ thống phải có các chức năng của một hệ quản trị CSDL. Ngoài ra nó còn đảm bảo một số tính chất như dưới đây. +Tính bền vững của các đối tượng: Các đối tượng cần nằm chắc chắn trên phương tiện nhớ như đ a từ, khi được một chương trình tạo ra. Đối tượng bền vững: là đối tượng được lưu giữ trong CSDL, có thời gian tồn tại dài hơn thời gian của chương trình tạo ra đối tượng đó. Đối tượng tạm thời: là đối tượng được lưu trong bộ nhớ trong; do vậy thời hạn tồn tại của nó không quá thời hạn của chương trình tạo ra đối tượng đó. +Tính khai thác tương tranh: CSDL đối tượng cho phép các giao tác dùng chung. Việc khoá giao tác, khoá dữ liệu cần hạn chế để đảm bảo tính tương hợp về dữ liệu. + Tính tin cậy của đối tượng Những đối tượng có thể khôi phục lại khi có sai sót xảy ra. Các giao tác cần chia nhỏ để đảm bảo hoặc chúng được thực hiện hoàn toàn, hoặc không thực hiện tí gì + Tính tiện lợi tra cứu
  21. Người ta yêu cầu tìm được các đối tượng theo giá trị của thuộc tính đối tượng. Do vậy cần quản lý tận giá trị thuộc tính, các kết quả của phương pháp, các liên hệ giữa các đối tượng. + Chức năng khác Phân bố các đối tượng Những mô hình về các giao tác Những thế hệ của các đối tượng 3.2.2. Quản lý tính bền vững Một mô hình CSDL đối tượng cho phép xác định các loại dữ liệu của đối tượng. Trong môi trường lập trình, các đối tượng cần được xây dựng và bị huỷ bỏ trong bộ nhớ nhờ các chức năng đặc biệt, gọi là bộ tạo dạng và bộ huỷ bỏ. + Tạo dựng đối tượng: chức năng gắn với một lớp cho pphép tạo nên và khởi động một đối tượng trong bộ nhớ. + Huỷ bỏ đối tượng: chức năng gắn với một lớp cho phép huỷ một đối tượng ra khỏi bộ nhớ. Vấn đề đặt ra trong CSDL hướng đối tượng là đảm bảo tính bền vững của các đối tượng trên (ra theo cách có thể tận lại được nó. Một giải pháp thường dùng để bảo vệ các đối tượng trên đ a gồm việc đặt tên mỗi đối tượng bền vững và trang bị một chức năng cho phép một đối tượng đã trên đ a là bền vững. + Thừa kế tính bền vững: Kỹ thuật cho phép xác định chất lượng của đối tượng là bền vững do thừa kế từ lớp gốc, khiến cho các đối tượng được kích hoạt hay ngừng hoạt động. + Tính bền vững do tham chiếu Kỹ thuật cho phép xác chất lượng bền vững của đối tượng nhờ từ khoá, tức gốc của bền vững, hoặc nhờ việc nó được đối tượng bền vững khác tham chiếu đến.
  22. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Huân. Một số kỹ thuật xử lý song song trong cơ sở dữ liệu phân tán Tạp chí KH&CN - Đại học Thái Nguyên, số 4/2004. 2. Nguyễn Văn Huân. Xây dựng bài toán cấp phát và ứng dụng trong cơ sở dữ liệu phân tán. Hội nghị khoa học - Khoa CNTT ĐHTN, 14/12/2004. 3. M. Temer ôzsu, Patrick Valduriez. Nguyên lý các hệ cơ sở dữ liệu phân tán. NXB Thống kê, 2000. 4. Nguyễn Bá Tường. Nhập môn Cơ sở dữ liệu phân tán. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2005. 5. Đỗ Trung Tuấn. Cơ sở dữ liệu. NXB Giáo dục 1998. 6. Vũ Đức Thi. Cơ sở dữ liệu - kiến thức và thực hành. NXB Thống kê, 1997. 7. Lê Tiến Vương. Nhập môn cơ sở dữ liệu quan hệ. NXB Khoa học và kỹ thuật, 1997. 8 . Phùng K im hoàng. Kiến thức thiết y ấu về mạng m áy tính. NXB Đ à Năng, 2000 9. David W.Embly. Object Database Development - concepts and Principles. NXB Addision Wesley Long man, lúc., 1997.
  23. MỤC LỤC Lời nói đầu 2 CHƯƠNG I: CƠ SỞ DỮ LIỆU PHÂN TÁN 3 1.1. Hệ CSDL phân tán 3 1.1.2. Các đặc điểm chính của cơ sở dữ liệu phân tán 4 1.1.3. Mục đích của việc sử dụng cơ sở dữ liệu phân tán 6 1.1.4. Kiến trúc cơ bản của CSDL phân tán 7 1.1 5. Hệ quản trị CSDL phân tán 8 1.2. Kiến trúc hệ quản trị Cơ sở dữ liệu phân tán 9 1.2.1. Các hệ kháchlđại lý 9 1 2.2. Các hệ phân tán ngang hàng 10 1.3.Thiết kế cơ sở dữ liệu phân tán 10 1.3.1- Các chiến lược thiết kế 10 l.3.2.Các vấn đề thiết kế 11 1.3.3. Phân mảnh ngang 13 1.3.4. Phân mảnh dọc 26 1.3.5 - Phân mảnh hỗn hợp 36 1.3.6 - Cấp phát 37 l.4-Xử lý Vấn tin (quay processor) 41 1.4.1- Bài toán xử lý vấn tin 41 1.4.2- Phân rã vấn tin 45 1.4.3. Cục bộ hóa dữ liệu phân tán 52 1.4.4- Tối ưu hoá vấn tin phân tán 58 1.5. Quản lý giao dịch 60 1.5.1. Giao dịch (Transaction) 60 1.5.2. Tính khả tuần tự của các lịch biểu và việc sử dụng chúng 64 1.5.3. Các kỹ thuật điều khiển tương tranh bằng khóa 66 1.5.4. Mô hình khóa cơ bản 68 1.5.5. Mô hình khóa đọc và khóa ghi 71 1.5.6. Thuật toán điêu khiến tương tranh bằng nhãn thời gian 73 CHƯƠNG II: CƠ SỞ DỮ LIỆU SUY DIỄN 76 2.1. Giới thiệu chung 76 2.2- Cơ sở dữ liệu suy diễn 76 2.2.1. Mô hình cơ sở dữ liệu suy diễn 76 2.2.2. Lý thuyết mô hình đối với cơ sở dữ liệu quan hệ 78 2.2.3. Nhìn nhận cơ sở dữ liệu suy diễn 80 2.3. CSDL dựa trên 1ogic 81 2.3.1. Cú pháp 81 2.3.2. Ngữ nghĩa 81 2.3.3. Cấu trúc cơ bản 82 2.3.4. Cấu trúc của câu hỏi 85 2.3.5. So sánh DATALOG với đại số quan hệ 86 2.3.6. Các hệ cơ sở dữ liệu chuyên gia 90 2.4. Một số vấn đề khác 90 CHƯƠNG III: CƠ SỞ DỮ LIỆU HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG 92 3.1. Nguyên tắc của các mô hình hướng đối tượng 92 3.1.1 Mô hình hóa các đối tượng 92 3.1.2 Phương pháp 93 3.1.3. Lớp (Class) 94 3.1.4- Các liên kết thừa kế giữa các lớp 94 3.1.5. Lược đồ lớp 95 3.2- Tính bền vững của các đối tượng 95
  24. 3.2.1- Cơ sở dữ liệu hướng đối tượng 95 3.2.2. Quản lý tính bền vững 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97