Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 9: Thức ăn và sản xuất thức ăn trong nuôi trồng thủy sản

pdf 84 trang huongle 3140
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 9: Thức ăn và sản xuất thức ăn trong nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_dinh_duong_va_thuc_an_thuy_san_chuong_9_thuc_an_v.pdf

Nội dung text: Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn thủy sản - Chương 9: Thức ăn và sản xuất thức ăn trong nuôi trồng thủy sản

  1. DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN THUỶ SẢN CHƯƠNG 9 THỨC ĂN VÀ SẢN XUẤT THỨC ĂN TRONG NTTS
  2. NỘI DUNG 1. KHÁI NIỆM 2. THỨC ĂN TỰ NHIÊN 3. THỨC ĂN NHÂN TẠO 4. SẢN XUẤT THỨC ĂN 5. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN 6. BẢO QUẢN THỨC ĂN
  3. 1. Khái niệm Thức ăn là một vật liệu có thể ăn được nhằm cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể Chất dinh dưỡng là một nguyên tố hay một tập hợp chất hóa học mà có thể giữ được sự sinh trưởng, sinh sản một cách bình thường hoặc duy trì sự sống nói chung (Pond, 1995)
  4. Wohlbien (1997): Tất cả những gì mà ĐV ăn vào hoặc có thể ăn vào được mà có tác dụng tích cực đối với quá trình trao đổi chất thì gọi là thức ăn. Thức ăn là những sản phẩm của thực vật, động vật, khoáng vật và các chất tổng hợp khác mà động vật có thể ăn, tiêu hóa, hấp thu để duy trì sự sống, phát triển và tạo ra sản phẩm.
  5. Trong NTTS, có thể phân thức ăn thành hai nhóm: Thức ăn tự nhiên Thức ăn nhân tạo
  6. 2. Thức ăn tự nhiên  Thức ăn tự nhiên đóng vai trò rất quan trọng, quyết định sự thành công trong ương nuôi nhiều loài ĐVTS, đặc biệt là ở giai đoạn ấu trùng.  Thức ăn tự nhiên gồm: Thực vật phù du (Phytoplankton) Động vật phù du (Zooplankton) Vi khuẩn Ấu trùng khác  Các đối tượng chủ yếu đang được quan tâm nghiên cứu: vi tảo, luân trùng, Artemia, trùng chỉ vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao
  7. Thành phần dinh dưỡng của một số zooplankton nước biển và nước ngọt (Hepher, 1988) Zooplankton Thành phần dinh dưỡng (% VCK VCK CP EE Tro GE kcal/kg Rotifier 11,2 64,3 20,3 6,2 4866 Artemia 11,0 61,3 19,5 10,1 5835 Cladocera 9,8 56,5 19,3 7,7 4800 Malacostraca 24,6 49,9 20,3 19,6 5537 Ostracoda 35,0 41,5 - - 5683 Copepoda 10,3 52,3 7,1 1,7 5445
  8. Các thức ăn tự nhiên có trong ao hồ NTTS: Tảo đơn bào: Là những tế báo độc lập Có khả năng quang hợp Sinh sản rất nhanh Cung cấp chất DD cho giáp xác, ĐV thân mềm Tảo đa bào: Gồm các tế bào liên kết với nhau thành chuỗi Có khả năng quang hợp Nguồn cung cấp chất DD cho ĐV thủy sinh Ảnh hưởng đến chất lượng nước trong ao hồ
  9. Lab – Lab: tổ hợp gồm: Tảo đáy Động thực vật thủy sinh Vi khuẩn đáy ao, hồ Lu mut: tổ hợp gồm chủ yếu là tảo xanh đa bào kết hợp với các tảo và ĐV thủy sinh khác Vi khuẩn và nấm: phát triển nhanh, sống trong mùn bã ở đáy thủy vực
  10. Động vật phù du: những ĐV có kích thước rất nhỏ sống trong nước. Gồm: Luân trùng (rotifers) Artemia Các ĐVPD khác: Copepod, Daphnia và moina, Nematode, ấu trùng bánh xe ĐVPD + TVPD = Sinh vật phù du (Plankton) Các ĐV ăn bùn đất và mùn bã hữu cơ: gồm các ấu trùng của một số loài côn trùng sống dưới nước (ấu trùng muỗi )
  11. 3. Thức ăn nhân tạo  Là những thức ăn do con người làm ra dưới các dạng: Khô (dry feed) Ướt (wet feed) Viên (pellet feed)  Các điều cần biết khi sản xuất thức ăn: Nhu cầu dinh dưỡng của đối tượng nuôi Thành phần dinh dưỡng của các nguyên liệu Chất lượng nguyên liệu (TLTH, độc tố, kháng DD) Giá thành nguyên liệu Khả năng sẵn có hoặc khả năng cung ứng nguyên liệu
  12. 3.1. Các nguyên liệu sử dụng trong sản xuất thức ăn thủy sản Nhóm TĂ giàu protein: bột cá, bột tôm, bột đậu nành Nhóm TĂ giàu năng lượng: cám, tấm, bột mì Nhóm TĂ bổ sung: gồm chất bổ sung dinh dưỡng và bổ sung phi dinh dưỡng.
  13. 3.1.1. Thức ăn giàu protein  Thức ăn giàu protein nguồn gốc thực vật Chủ yếu gồm những hạt có dầu như đậu nành, đậu phộng (lạc), hạt bông vải và các phụ phẩm của chúng Đặc điểm: ít tinh bột, protein & lipid cao, có thể có chất kháng dinh dưỡng, không cân đối các axit amin thiếu lysin và methionin tiêu hóa thấp Hiện có nhiều nghiên cứu sử dụng trong thức ăn thuỷ sản với mục đích thay thế nguồn protein bột cá, nhằm giảm giá thành thức ăn.
  14. Thành phần dinh dưỡng một số TA giàu protein có nguồn gốc thực vật (%) VCK CP Mỡ Xơ Hạt đậu nành 85-91 45-50 16-21 7-12 Hạt lạc 94-96 28-35 43-48 2-4 Khô dầu đậu nành 87-90 26-50 1-20 3-19 Khô dầu lạc 88-90 35-38 8-10 3-10
  15.  Thức ăn giàu protein nguồn gốc động vật TĂ protein động vật được ĐVTS sử dụng hiệu quả hơn nguồn protein thực vật. Nguồn: Bột cá, bột đầu tôm, bột huyết, bột mực, bột nhuyễn thể ., trong đó bột cá là nguồn protein thích hợp nhất cho tất cả các loài tôm cá nuôi. Đặc điểm: protein cao (>40%), lipid cao, cân đối các axit amin, ít xơ (trừ bột đầu tôm, bột nhuyễn thể), TLTH cao, độ ngon miệng cao, giá thành đắt, có nhiều biến động
  16. Thành phần hóa học (%) của một số loại bột cá Nguồn bột cá Protein Lipid Khoáng Xơ Ẩm độ Cá Anchovy 65 9 16 - 10 Cá trích 72.7 9.1 10.1 - 8.1 Cá mòi 62.6 10.1 19.2 0.7 8.1 Cá trắng 65 5 20 - 10 Bột cá Peru 66.9 0.67 15.2 0.13 8.7 Bột cá Kiên giang 59.2 8.24 24.5 0.12 8.2
  17. Thành phần hoá học (%) một số nguồn protein động vật Nguồn DM CP EE CF Ash Bột thịt 94 50.9 9.7 2.4 29.2 Bột lông vũ 93 83.3 5.4 1.2 2.9 Bột đầu tôm 88 39.5 3.2 12.8 27.2 Bột máu 93 93 1.4 1.1 7.1 Bột nhuyễn 92 34.8 2.1 11.6 44.66 thể
  18. D:\NGÔ HỮU TOÀN\GIẢNG DẠY\GIANG DAY\Movies chuyen mon\Nuoi Giun.DAT
  19. 3.1.2. Thức ăn giàu năng lượng Gồm các thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm Đặc điểm: nhiều tinh bột, xơ cao, lipid thấp (2-5%) trừ cám (10-15%), nghèo Ca, protein thấp (<20%), acid amin không cân đối; Đối tượng nuôi ăn thiên về động vật: lượng tinh bột không sử dụng quá 20% trong khẩu phần. Hạn chế sử dụng bột bắp, cám gạo làm thức ăn cho tôm (do xơ quá cao).
  20. Thành phần dinh dưỡng một số thức ăn giàu năng lượng (%) VCK CP Mỡ Xơ Hạt ngô 85-89 8-13 3-6 Hạt thóc 85-89 8-10 - 15-20 Cám gạo 85-89 11-13 10-15 8-9 Bã bia, bổng rượu 24-30 17-28 4-8 13-19
  21. 3.1.3. Thức ăn bổ sung Gồm: TĂ bổ sung DD và bổ sung phi DD:  Thức ăn bổ sung dinh dưỡng: thức ăn bổ sung vitamin, vi khoáng, axit amin tổng hợp, enzyme Thường sản xuất dưới dạng premix chứa hoạt chất và chất mang: - Hoạt chất có thể là axit amin, vitamin, vi lượng - Chất mang: + Hoạt chất là vitamin, axit amin : chất mang là trấu hay cám mì nghiền mịn. + Hoạt chất là vi khoáng: chất mang là bột đá. Khối lượng riêng và kích thước của hoạt chất - chất mang phải tương đương nhau, thời gian bảo quản tương đồng và không phá hoại nhau.
  22. Thức ăn bổ sung phi dinh dưỡng: Gồm chất chống oxy hoá, chất tạo mầu, tạo mùi, chất hấp phụ mycotoxin, enzyme, chất dẫn dụ, chất kết dính : - Chất chống oxy hoá: thường sử dụng Ethoxyquin (1,2 dihydro-6 cthoxy-2,2,4 trimethyl quinoline) với liều 150ppm; BHT (Butylated hydroxy toluene) với liều 200ppm, BHA (Butylated hydroxy anisole) với liều 200ppm.
  23. - Chất chống nấm: potassium sorbate, polypropilene glycol, aluminiumsilicat, Mycofix-plus ngăn ngừa sự phát triển của một số nấm mốc sản sinh mycotoxin. - Sắc chất: cá không thể sinh tổng hợp được các sắc tố cung cấp từ thức ăn. Sắc tố có nhiều trong thức ăn tự nhiên như rong, tảo, rau cỏ xanh. Sắc tố tổng hợp thường chiết rút từ các nguồn này
  24. - Chất dẫn dụ: glycine, alanine, glutamate, betain có tác dụng hấp dẫn tôm, cá. Các chất này có trong bột tôm, bột cá, bột mực, bột các loài nhuyễn thể Có thể trộn vào thức ăn: 1-5%. - Chất kết dính: làm cho thức ăn bền trong nước. Chất kết dính thường dùng là tinh bột ngũ cốc, tinh bột sắn có thể dùng 5% trong hỗn hợp thức ăn viên. Các chất kết dính dùng nhiều là alginate, gelatin, chitosan, bentonite, CMC (carboxyl methyl cellulose).
  25. 3.1.4. Thức ăn xanh Đặc điểm: nhiều nước, nhiều xơ, vitamin, axit béo thiết yếu Yếu tố ảnh hưởng giá trị dinh dưỡng: giống, thời điểm thu hoạch, đất đai Chú ý khi sử dụng: khó dự trữ, có độc tố, xơ cao => tỷ lệ sử dụng không cao trong KP
  26. Thành phần dinh dưỡng một số thức ăn xanh (%) VCK CP Mỡ Xơ Rau muống 8,4 22,6 8,3 16,7 Thân lá khoai lang 10,6 19,3 2,3 16,4 Thân lá lạc 25,4 12,6 4,2 28,7 Cỏ voi 15,8 12,7 2,5 32,9 Lá sắn 27,5 25,0 5,5 20
  27. BÀI TIỂU LUẬN Khuynh hướng nghiên cứu và sử dụng thức ăn bổ sung cho ĐVTS trên thế giới và ở Việt Nam
  28. 3.2. Lựa chọn nguyên liệu 3.2.1. Căn cứ lựa chọn: Thành phần dinh dưỡng Giá trị năng lượng Khả năng tiêu hóa Khả năng tạo viên Cân đối khẩu phần So sánh giá thành (dựa vào protein, mỡ, carbohydrate)
  29. Ví dụ: Chọn loại bột cá nào? Bột cá A: 72,9%CP, 7.000 đ/kg Bột cá B: 55,5%CP, 5.500đ/kg Giải: Giá thành 1kg protein của bột cá A: 7000đ : 72,9% = 9600đ Giá thành 1kg protein của bột cá B: 5500đ : 55,5% = 9900đ KL: Chọn bột cá A vì giá thành rẻ hơn
  30. 3.2.2. Một số chú ý khi lựa chọn nguyên liệu  Nguồn năng lượng: Chú ý hàm lượng xơ: - Xơ nhiều làm giảm sự ngon miệng và TLTH thức ăn, - Ảnh hưởng đến độ kết dính của viên thức ăn. - Các nguồn nguyên liệu có hàm lượng xơ cao không nên sử dụng làm thức ăn cho tôm.
  31. Nguồn protein: - Để giảm giá thành và cân đối acid amin thiết yếu cần phối chế thức ăn từ nhiều nguồn protein. - Mức độ thay thế nguồn protein bột cá bằng protein động vật khác hoặc protein thực vật không nên quá 50% và cần bổ sung acid amin tổng hợp, các acid béo thiết yếu, premix khoáng, vitamin.
  32. Độc tố Nguyên liệu có nguồn gốc thực vật thường có độc tố hoặc chất kháng dinh dưỡng -> cần xử lý trước khi phối chế thức ăn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất ảnh hưởng của các chất này đến sinh trưởng, sức khỏe và cả chất lượng của sản phẩm nuôi sau này.
  33. Biến đổi thành phần hóa học Chất lượng nguyên liệu biến động theo khu vực, mùa, kỹ thuật chế biến và bảo quản. Do đó, cần phân tích lại thành phần hóa học của nguyên liệu trước khi phối chế thức ăn.
  34. Tương tác giữa các chất dinh dưỡng: Có 4 kiểu tương tác giữa các chất DD có trong TĂ: - Vi lượng với các chất khác: Cá ăn thức ăn thiếu vitamin B1 nhưng có hàm lượng carbohydrat cao thì tỉ lệ chết cao hơn là cá ăn thức ăn thiếu vitamin B1 nhưng có hàm lượng lipid cao. - Khoáng với khoáng: nhu cầu Mg phụ thuộc vào Ca, P
  35. - Vitamin với khoáng: khả năng hấp thu khoáng hạn chế nếu thiếu D. Thiếu C ảnh hưởng đến sự hấp thu Fe. - Vitamin với vitamin: Dấu hiện bệnh lý thể hiện nhanh và trầm trọng hơn nếu thức ăn thiếu cả B12 và folic acid
  36.  Độ ngon của thức ăn: - Ảnh hưởng đến cường độ ăn, khả năng tiết dịch tiêu hóa. - Thức ăn mới ngon hơn thức ăn củ, tinh ngon hơn thô, thô xanh ngon hơn khô, thức ăn đạm ngon hơn thức ăn năng lượng, đạm động vật ngon hơn đạm thực vật, thức ăn càng nhiều khoáng càng kém ngon
  37. 3.3. Xử lý nguyên liệu sản xuất TĂ Khái niệm: Xử lý nguyên liệu là công đoạn cần tác động vào nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất thức ăn. Mục đích xử lý: - Làm cho nguyên liệu ở trạng thái mà ta có thể lấy được giá trị dinh dưỡng mức cao nhất - Sử dụng thức ăn có hiệu quả nhất
  38. Yêu cầu trong quá trình xử lý: - Loại bỏ/hạn chế tối đa/vô hiệu hóa các chất kháng dinh dưỡng/độc tố có trong nguyên liệu - Độ ẩm của nguyên liệu ≤ 10% - Kích thước nguyên liệu phối trộn thích hợp với đối tượng nuôi - Tăng mùi vị, TLTH - Không phá vỡ cấu trúc nguyên liệu trong quá trình gia nhiệt/kiềm hóa làm giảm giá trị DD của thức ăn
  39. Các phương pháp xử lý nguyên liệu - Ngâm trong nước: áp dụng chủ yếu cho các nguyên liệu từ thực vật để khử chất độc/kháng DD. Ngâm 6-24 giờ ở to phòng - Gia nhiệt: + Xử lý nhiệt ẩm: luộc, hấp + Xử lý nhiệt khô: phơi, rang, sấy. - Chiết xuất trong dung môi hữu cơ - Xử lý bằng hóa chất
  40. 4. Sản xuất thức ăn hỗn hợp • Định nghĩa TAHH là một hỗn hợp gồm có từ 2 nguyên liệu trở lên, đã qua chế biến, phối hợp với nhau theo công thức của nhà chế tạo • Phân loại + Theo loại: - TAHH hoàn chỉnh - TAHH bổ sung + Theo dạng: sơ đồ
  41. THỨC ĂN HỖN HỢP KHÔ KHÔNG KHÔ BỘT RỜI VIÊN ẨM ƯỚT Không ép đùn VIÊN NỔI Không tạo hình Dạng bánh, thỏi VIÊN CHÌM MẢNH, HẠT ÉP ĐÙN
  42. Yêu cầu của TĂHH cho NTTS: - Đáp ứng nhu cầu DD của đối tượng nuôi - Khả năng hấp thu tốt, giá trị DD cao - Không có vết rạn nứt trên bề mặt - Không tan rã khi ngâm vào nước trong một thời gian nhất định (6 giờ đối với TĂ nuôi tôm, vài giờ đối với TĂ cho cá)  Các công đoạn trong quá trình sx thức ăn:
  43. NGUYÊN LIỆU Các công ↓ đoạn sản ĐỊNH LƯỢNG xuất TAHH ↓ XAY/NGHIỀN/SÀNG ↓ TRỘN ↓ TẠO VIÊN ↓ HẤP ↓ SẤY KHÔ, LÀM NGUỘI  PHUN PHỤ GIA ↓ BẺ VỤN ↓ CÂN, ĐÓNG BAO, BẢO QUẢN
  44. NGÔ ÉP ĐÙN ĐỖ TƯƠNG ÉP ĐÙN
  45. 4.1. Sản xuất TĂ quy mô nhỏ 4.1.1. Đặc điểm: Áp dụng ở quy mô nông hộ hay trang trại Sản xuất với một lượng TĂ vừa phải đủ sử dụng chủ yếu cho trang trại trong một thời gian ngắn. Tận dụng tối đa nguyên liệu tại chỗ Các trang thiết bị đơn giản, rẻ tiền Chủ động thức ăn tại chỗ với giá thành hạ
  46. 4.1.2. Quy trình sản xuất TĂ quy mô nhỏ Quy trình sx thức ăn gồm 4 bước: Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu - Tìm hiểu các nguồn nguyên liệu có thể - Điều tra thực trạng về nguyên liệu đó (nơi cung cấp, khả năng cung cấp, tính ổn định nguyên liệu trong năm, giá cả - So sánh, lựa chọn nguyên liệu cần dùng
  47. Bước 2: Tính công thức phối trộn - Xác định thành phần hóa học của các nguyên liệu (phân tích/tra bảng) - Nhu cầu DD của đối tượng nuôi - Tính toán các công thức phối trộn TĂHH có thể (tính tay hoặc máy vi tính) - So sánh các phương án về DD và giá thành - Quyết định chọn công thức phối hợp
  48.  Bước 3: Chuẩn bị trang thiết bị sản xuất - Cân các loại - Sàng với kích thước khác nhau (2a=0,5mm; 2a=425µm) - Dụng cụ/máy trộn (5-10kg/lần) - Cối xay (xay thịt/cà phê/bột) - Dụng cụ hấp (nồi hấp, vĩ hấp) - Dụng cụ sấy (lò sấy hoặc tủ sấy) - Dụng cụ chứa đựng, bao gói - Bảo quản (kho chứa, vật liệu chống ẩm)
  49. Bước 4: Phối trộn thức ăn - Cân các nguyên liệu theo công thức TĂ - Xay/nghiền - Sàng - Trộn: Trộn bằng tay ít nhất 5’ các nguyên liệu khối lượng nhiều với nhau; trộn các nguyên liệu khối lượng nhỏ với lipid. Sau đó trộn tất cả lại với nhau ít nhất là 5’ nữa cho đến khi đều - Nấu hồ tinh bột/bột mì/chất kết dính đến khi có hồ dạng sền sệt
  50. - Để nguội hồ và trộn đều với TĂHH (5’) tạo thành hỗn hợp đặc quánh - Ép bằng cối xay thịt/cà phê tạo thành các sợi thức ăn. Đường kính sợi phụ thuộc vào kích thước của đối tượng nuôi Khối lượng cá (g) Đường kính lỗ (mm) ≤ 0,35 1 2-5 2 5-12 3 12-20 5 20-30 7
  51. - Cắt thành viên: dài ngắn theo đối tượng nuôi: Khối lượng cá g Chiều dài viên mm 5-12 2-3 12-20 3-5 20-30 5-7 - Hấp: Đặt viên lên vĩ và đưa vào nồi hấp Đun sôi nước (mực nước 5-8cm) trong vòng 5’, không đun quá lâu
  52. - Để nguội - Sấy ở 50-60oC trong 6-12giờ, không nên phơi dưới ánh nắng mặt trời. - Để nguội 30-60 phút - Đóng gói - Bảo quản nơi khô ráo
  53. 4.2. Sản xuất thức ăn quy mô lớn 4.2.1. Đặc điểm Áp dụng ở quy mô công nghiệp, nhà máy Sản xuất với một lượng TĂ lớn phân phối trên địa bàn rộng cho các đối tượng nuôi và kích cỡ khác nhau. Sử dụng nguyên liệu địa phương và nhập nội Đầy đủ trang thiết bị phù hợp với quy mô SX thức ăn theo kế hoạch/đơn đặt hàng Cạnh tranh giữa các nhà máy sx thức ăn
  54. 4.2.2. Quy trình sản xuất TĂ quy mô lớn Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu - Tìm hiểu các nguồn nguyên liệu có thể - Điều tra thực trạng về nguyên liệu đó (nơi cung cấp, khả năng cung cấp, tính ổn định nguyên liệu trong năm, giá cả - Các nguồn nguyên liệu nhập nội - So sánh, lựa chọn nguyên liệu cần dùng, - Hợp đồng sản xuất, bao tiêu sản phẩm/ mua bán
  55. Bước 2: Tính công thức phối trộn - Xác định thành phần hóa học của các nguyên liệu (phân tích mẫu) - Nhu cầu DD của các đối tượng nuôi - Tính toán các công thức phối trộn TĂHH thông qua các phần mềm vi tính) - So sánh các phương án về DD và giá thành và của các nhà máy khác - Quyết định chọn công thức phối hợp đảm bảo tính cạnh tranh.
  56. Bước 3: Chuẩn bị trang thiết bị s.xuất - Các trang thiết bị và nhà máy được lắp đặt theo thiết kế phù hợp với mục tiêu và quy mô sản xuất. - Tuân theo quy trình sản xuất (GMP: Good Manufacturing Practices) và quy phạm vệ sinh (SSOP: Sanitation Standard Operating Procedures) - Áp dụng HACCP trong SX TĂHH (Hazard Analysis Critical Control Point)
  57. Fig. 1 Hammer Mill MÁY NGHIỀN BÚA
  58. MÁY TRỘN NGANG (Continuous ribbon mixer) MÁY TRỘN ĐỨNG
  59. MÁY ÉP VIÊN
  60. KHUÔN VIÊN
  61. LÀM NGUỘI • Vertical cooler dryer
  62. • Horizontal cooler dryer
  63. Bước 4: Công đoạn sản xuất Tương tự như sx thức ăn quy mô nhỏ nhưng được chuyên môn hóa và cơ khí hóa ở các khâu sản xuất.
  64. NGUYÊN LIỆU Các công ↓ đoạn sản ĐỊNH LƯỢNG xuất TAHH ↓ XAY/NGHIỀN/SÀNG ↓ TRỘN ↓ TẠO VIÊN ↓ HẤP ↓ SẤY KHÔ, LÀM NGUỘI  PHUN PHỤ GIA ↓ BẺ VỤN ↓ CÂN, ĐÓNG BAO, BẢO QUẢN
  65. 4.3. TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG CỦA TACN * Độ ẩm: hàm ẩm của TACN (dạng khô) rất quan trọng vì hàm ẩm của thức ăn có quan hệ đến sự phát triền của vi sinh vật → ảnh hưởng đến thời hạn sử dụng. Hàm ẩm thức Độ ẩm không Hậu quả ãn (%) khí (RH%) 0 - 8 0 - 30 Không có hoạt động sinh học 9 -14 30 –70 Nhiễm côn trùng khi RH>60% 14 - 20 70 -90 Nhiễm côn trùng và mốc 20 - 25 90 – 95 Mốc và vi khuẩn >25 >95 vi khuẩn tãng
  66. * Kích thước: Kích thước tùy thuộc vào loài và giai đoạn sinh trưởng của tôm cá. Rô phi Cá da trơn Kich cỡ/tuổi Kích cỡ viên Kích cỡ (g) Kích cỡ viên (mm) Fry 1-24 giờ Dạng nước 0,02 – 0,25 0,4 – 0,8 Fry 2-10 ngày 500 µm 0,25 – 1,50 0,8 – 1,4 Fry 10-30 ngày 500 –1000 µm 1,50 – 5,00 1,4 – 2,8 Juvenile 500 –1500 µm 5,0 – 20,0 2,8 – 4,0 1 –30 g 1 – 2mm 20 – 120 g 2 mm 125 – 250 g 3 mm >250 g 4 mm
  67. * Cảm quan: màu, mùi, vị * Tiêu chuẩn dinh dưỡng: Tùy thuộc vào đối tượng nuôi và giai đoạn sinh trưởng, phát triển + GE, DE hoặc ME: MJ hay Mcal/kg TA + CP, P/E, acid amin thiết yếu + EE, n-3, n-6, EFA + Chất khoáng (Ca, P ) + Vitamin (A, D, E, K, C )
  68. CÔNG NGHỆ THỨC ĂN HH BW : 1 mg Kích cỡ viên TĂ 1 kg Kích cỡ viên TĂ > 6 mm Tính ổn định trong nước, độ ngon, kết cấu, tính dễ vụn, tính mịn, nồng độ DD, độ nổi, độ gelatin, bọc mỡ
  69. 5. KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂHH 5.1. Kiểm tra chất lượng thức ăn: Nguyên liệu thô: - Trạng thái vật lý (pp cảm quan) - Múc độ nhiễm khuẩn (kiểm tra VSV) - Xác định thành phần hóa học - Khả năng gây bệnh do VK, nấm, độc tố
  70. Quy trình sản xuất và quy phạm vệ sinh - Kiểm tra theo GMP - Kiểm tra theo SSOP Kiểm tra sản phẩm - Chất lượng sản phẩm - Nhãn mác tuân theo quy định pháp luật của Nhà nước ban hành
  71. 5.2. Quy định pháp luật đối với TAHH • TAHH là một loại hàng hóa → phải tuân thủ những quy định pháp luật của loại hàng hóa này, những quy định này phải được thể hiện trên nhãn hàng. • Những quy định về chất lượng gồm: - Hàm ẩm: đối với hỗn hợp khô hàm ẩm ≤ 14%.
  72. - Hàm lượng tối thiểu chất dinh dưỡng (đối với protein, axit amin, chất béo, Ca, P ) và hàm lượng tối đa các chất dinh dưỡng (đối với các chất dinh dưỡng gây ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng và hiệu suất sử dụng thức ăn của động vật như tro, cát sạn, chất xơ. - Các chỉ tiêu vệ sinh an toàn: vi sinh vật gây bệnh và nấm mốc độc hại (như aflatoxin ), các hóa chất độc hại (như kim loại nặng Pb, Hg, Cd ), các thuốc (như kháng sinh, hormone ).
  73. 5.3. Quy định về nhãn mác: + Tên thương phẩm, đối tượng sử dụng, + Các phân tích đảm bảo (guaranteed analysis: hàm lượng tối đa và hàm lượng tối thiểu một số chất dinh dưỡng), + Các nguyên liệu trong hỗn hợp (chỉ ghi tên nguyên liệu không cần khối lượng hay tỷ lệ),
  74. + Hướng dẫn sử dụng, thời hạn sử dụng, + Tên và địa chỉ nhà sản xuất, + Khối lượng tịnh. + Đối với những hỗn hợp có bổ sung thuốc, một số nước bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng chữ “có sử dụng thuốc”- tiếng Anh: MEDIATED)
  75. 6. BẢO QUẢN THỨC ĂN 6.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng TĂ trong quá trình bảo quản  Độ ẩm của TĂ: >10% ->VK, nấm dễ phát triển -> giảm chất lượng TĂ  Độ ẩm của môi trường: >65% ->VK, nấm dễ phát triển -> cần khống chế độ ẩm trong kho bảo quản  Nhiệt độ môi trường: quá cao->giảm chất lượng TĂ
  76. Oxy môi trường: kích thích sự oxy hóa các chất DD trong TĂ -> mùi hôi, nấm, VK phát triển Quá trình oxy hóa Lipid trong thời gian bảo quản gây mùi và tạo ra peroxit làm giảm chất lượng TĂ do kết hợp với Protein, vitamin Cộn trùng: phát triển tốt ở 26-37oC -> sinh VK, nấm từ phân của côn trùng Nấm mốc: giảm nhanh chóng chất lượng TĂ, mất màu, có mùi hôi và có thể tạo ra độc tố gây chết vật nuôi
  77. 6.2. Cách bảo quản trong kho bãi Đối với nguyên liệu và TĂ khô: - Khô, sạch, thoáng mát, an toàn - Tuân theo quy định về nhãn mác trên bao bì đối với các TĂ bảo quản trong kho - Kê cao cách đất 12-15cm, 6 bao/chồng - Xếp thứ tự theo từng lô sx và xếp lô sx trước ra gần cửa kho so với các lô sau - Không bảo quản quá 3 tháng từ ngày sx - Không giẫm đạp lên các bao TĂ
  78. Đối với TĂ dạng ướt hoặc ẩm - Duy trì nhiệt độ trong kho <10oC - Bảo quản lạnh đông đối với cá tươi - Dầu, mỡ, vitamin đựng trong chai, lọ sẫm màu và giữ trong kho lạnh
  79. XIN CÁM ƠN
  80. ÔN TẬP 1. LÝ THUYẾT  Trao đổi và chuyển hóa Protein, Lipid, Carbohydrat, Vitamin và khoáng trong cơ thể ĐVTS.  Acid amin và vai trò của chúng trong DD ĐVTS  Acid béo  Năng lượng, sự chuyển hóa, tích lũy và sử dụng năng lượng  Nhu cầu các chất DD và năng lượng  Khẩu phần, tiêu chuẩn ăn, nguyên tắc phối hợp, FCR, lượng cho ăn, tỷ lệ cho ăn, số lần cho ăn/ngày và cách cho ăn  Thành phần, phương pháp và phân loại thức ăn  Thức ăn nhân tạo, lựa chọn và xử lý nguyên liệu.  Sản xuất và bảo quản thức ăn
  81. 2. BÀI TẬP  Xác định giá trị các chất DD trong thức ăn  Tỷ lệ tiêu hóa các chất DD (VCK, OM, CP, EE, CF, Ash)  BV, P/E (E/P), PER  Xác định các giá trị năng lượng (cal, J)  Chuyển hóa năng lượng (GE, DE, ME, NE )  Phối hợp khẩu phần (công thức TĂHH): hai nguyên liệu, ba nguyên liệu trở lên, nhiều nguyên liệu và biến số (lập bảng)  Giá thành/kg thức ăn  Lượng thức ăn sử dụng  FCR, Lựa chọn thức ăn (hỗn hợp, nguyên liệu)
  82. THỰC HÀNH 1. Các phương pháp phân tích thành phần dinh dưỡng của thức ăn và các trang thiết bị phân tích ở phòng thí nghiệm 2. Quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp và dây chuyền sản xuất. 3. Lựa chọn nguyên liệu và phối hợp khẩu phần (thay đổi về nguyên liệu và tiêu chuẩn ăn) 4. Sản xuất thức ăn tươi sống (video) 5. Cemina: Trình bày các chuyên đề:
  83. Những nghiên cứu về tiêu hóa và hấp thu các chất dinh dưỡng của ĐVTS Những nghiên cứu về protein và acid amin hiện nay trong dinh dưỡng thủy sản trên thế giới và ở nước ta. Những nghiên cứu về lipid và acid béo hiện nay trong dinh dưỡng thủy sản trên thế giới và ở nước ta. Thức ăn công nghiệp trong nuôi trồng thủy sản