Giáo trình Học phần điều tra xã hội học - Chương 4: Phương pháp thu thập thông tin

pdf 90 trang huongle 3510
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Học phần điều tra xã hội học - Chương 4: Phương pháp thu thập thông tin", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_hoc_phan_dieu_tra_xa_hoi_hoc_chuong_4_phuong_phap.pdf

Nội dung text: Giáo trình Học phần điều tra xã hội học - Chương 4: Phương pháp thu thập thông tin

  1. Chương IV PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN I II III PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN QUAN SÁT PHÂN TÍCH TƯ LIỆU
  2. I. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN Qua điện thoại PHỎNG VẤN Trực diện Anket
  3. 1. Phương pháp Anket 1.1 Những vấn đề chung 1.2 Phân phát bảng hỏi 1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trả lời
  4. 1.1. Những vấn đề chung Khái niệm Ưu điểm Hạn chế
  5. Khái niệm Là phương pháp phỏng vấn mà người hỏi vắng mặt, chỉ có sự tiếp xúc thông qua bảng hỏi, người trả lời tự điền câu trả lời vào bảng hỏi.
  6. Ưu điểm  Dễ tổ chức  Nhanh chóng  Tiết kiệm chi phí  Đảm bảo tính khuyết danh  Câu trả lời mang tính khách quan hơn
  7. Hạn chế  Đòi hỏi đối tượng có trình độ nhất định  Tỷ lệ thất thoát phiếu điều tra cao  Yêu cầu chặt chẽ về bảng hỏi  Không kiểm soát được đối tượng trả lời
  8. 1.2. Phân phát bảng hỏi Theo cách phân phát Theo địa điểm phân phát Theo số lần phân phát
  9. * Theo cách phân phát  Phân phát tại chỗ  Phát hẹn ngày thu  Gửi qua bưu điện  Đăng báo
  10. * Theo địa điểm phân phát  Phân phát tại nơi ở  Phân phát tại nơi làm việc, học tập  Phân phát ở các tổ chức xã hội, đoàn thể  Phân phát theo cử toạ có cùng mục đích
  11. * Theo số lần phân phát  Phát một lần  Phát nhiều lần
  12. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ trả lời  Hình thức bảng hỏi  Phương pháp phân phát  Khuyến khích đối tượng trả lời  Những thỉnh cầu cá nhân  Sự tài trợ
  13. * Giải pháp nhằm tăng số trả lời Tạo điều kiện dễ dàng đối với người trả lời  Gửi thư nhắc  Khuyến khích vật chất, động viên tài chính  Nêu rõ mục đích chính của nghiên cứu  Giấu tên và giữ kín thông tin
  14. I. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN Qua điện thoại PHỎNG VẤN Trực diện Anket
  15. 2. Phương pháp phỏng vấn trực diện 2.1 Những vấn đề chung 2.2 Quá trình phỏng vấn 2.3 Để trở thành một người phỏng vấn tốt.
  16. 2.1. Những vấn đề chung 2.1.1. Khái niệm chung về phỏng vấn trực diện 2.1.2. Các loại phỏng vấn trực diện
  17. 2.1.1. Khái niệm chung về phỏng vấn trực diện Khái niệm Tính chất Ưu điểm Hạn chế
  18. Khái niệm Là phương pháp phỏng vấn miệng, còn gọi là ‘’cuộc nói chuyện riêng’’ hay ‘’trò chuyện có chủ đích’’, theo đó người phỏng vấn và đối tượng tiếp xúc trực tiếp với nhau để hỏi và trả lời theo một chủ đề đã định trước.
  19. Tính chất  Tính một chiều  Tính quy định  Tính giả định  Tính phi hậu quả
  20. Ưu điểm  Tạo ra những điều kiện đặc biệt để hiểu đối tượng sâu sắc hơn.  Đồng thời kết hợp việc phỏng vấn với việc quan sát.  Có thể phát hiện những sai sót và uốn nắn kịp thời.  Có thể mở rộng nội dung điều tra. Tỷ lệ trả lời cao.
  21. Hạn chế  Tốn kém hơn so với phương pháp anket.  Tổ chức thu thập thông tin khó khăn hơn.  Câu trả lời có thể bị ảnh hưởng bởi thiên kiến của điều tra viên.  Ít tính khuyết danh.
  22. 2.1. Những vấn đề chung 2.1.1. Khái niệm chung về phỏng vấn trực diện 2.1.2. Các loại phỏng vấn trực diện
  23. 2.1.2. Các loại phỏng vấn trực diện CÁC LOẠI PHỎNG VẤN TRỰC DIỆN Theo trình tự nội dung Theo đối tượng PV tiêu PV tự PV bán PV PV PV cá PV chuẩn do tiêu định sâu nhân nhóm chuẩn hướng (tập thể)
  24. * Phỏng vấn tiêu chuẩn Là cuộc phỏng vấn diễn ra theo trình tự với nội dung đã được vạch sẵn (bảng hỏi). Người phỏng vấn không được thay đổi trình tự các câu hỏi, không có quyền đưa thêm câu hỏi bổ sung hoặc gợi ý thêm các phương án trả lời đã có sẵn trong bảng hỏi.
  25. * Phỏng vấn tiêu chuẩn • Ưu điểm: số liệu thu thập được có thể so sánh với nhau, có thể dễ dàng tổng hợp, phù hợp để kiểm định một giả thiết nào đó. • Nhược điểm: cuộc nói chuyện cứng nhắc, không nhẹ nhàng, trôi chảy; không khai thác được nhiều khía cạnh khác vì các câu hỏi đã được cố định.
  26. * Phỏng vấn phi tiêu chuẩn Là cuộc phỏng vấn thường không có sẵn bảng hỏi hoặc các câu hỏi. Việc phỏng vấn sẽ tùy vào tình huống, đối tượng cũng như nội dung để điều tra viên đưa ra các câu hỏi phù hợp. Có 2 loại: - PV tự do - PV sâu
  27. * Phỏng vấn tự do Là cuộc phỏng vấn không có những câu hỏi đã định và không theo kế hoạch đã định trước, chỉ đưa ra đề tài, người phỏng vấn hoàn toàn tự do tiến hành như một cuộc nói chuyện tự do.
  28. * Phỏng vấn tự do • Ưu điểm: người trả lời được tự do giãi bày theo theo tư tưởng, ngôn ngữ của họ, người phỏng vấn chủ động thực hiện mục đích của mình, không bị gò bó. • Nhược điểm: khó khăn về phía ĐTV, phải có trình độ cao, có khả năng giao tiếp tốt, biết duy trì dẫn dắt câu chuyện, biết cách giữ họ ở chủ đề mình mong muốn.
  29. * Phỏng vấn sâu Khác với phỏng vấn tự do ở chỗ là ngoài những đề tài nói chuyện chung người ta còn đặt ra trước một số câu hỏi hoặc vấn đề chuyên sâu nhất định.
  30. * Phỏng vấn sâu • Ưu điểm: giống như phỏng vấn tự do, đối tượng được thoải mái trả lời và điều tra viên cũng chủ động đặt câu hỏi tuỳ tình huống của cuộc phỏng vấn. • Nhược điểm: đòi hỏi ĐTV có trình độ chuyên môn cao, có khả năng giao tiếp, hiểu tâm lý; thông tin thu thập do điều tra viên ghi lại không thể hiện hết những gì đối tượng muốn diễn tả.
  31. * Phỏng vấn bán tiêu chuẩn Là hình thức trung gian giữa phỏng vấn tiêu chuẩn và phỏng vấn phi tiêu chuẩn. Cụ thể: các câu hỏi quyết định được tiêu chuẩn hoá, còn các câu hỏi khác thì có thể tuỳ tình hình thực tế.
  32. * Phỏng vấn định hướng Là phỏng vấn tập trung vào một mục tiêu. Khi đó đặt mục đích nghiên cứu rõ ràng, những ý kiến nêu ra nhằm vào mục đích rất cụ thể.
  33. * Theo đối tượng + Phỏng vấn cá nhân: là việc phỏng vấn từng người riêng lẻ. Có thể sử dụng tất cả các loại phỏng vấn tiêu chuẩn, bán tiêu chuẩn, tự do, phỏng vấn sâu, phỏng vấn định hướng. + Phỏng vấn nhóm: cùng một lúc nói chuyện với một nhóm người. Người nghiên cứu đóng vai trò là điều hoà viên điều khiển cuộc thảo luận. Thường áp dụng phỏng vấn tiêu chuẩn và phỏng vấn tự do.
  34. 2. Phương pháp phỏng vấn trực diện 2.1 Những vấn đề chung 2.2 Quá trình phỏng vấn 2.3 Để trở thành một người phỏng vấn tốt.
  35. 2.2. Quá trình phỏng vấn a. Nội dung phỏng vấn b. Người trả lời c. Khung cảnh phỏng vấn d. Người phỏng vấn
  36. Quá trình phỏng vấn NGƯỜI NỘI DUNG NGƯỜI PHỎNG VẤN PHỎNG TRẢ LỜI VẤN KHUNG CẢNH PHỎNG VẤN
  37. a. Nội dung phỏng vấn Biểu hiện bằng câu hỏi hoặc bảng hỏi.
  38. b. Người trả lời Cần quan tâm tư duy của người trả lời:  Thành kiến với công tác phỏng vấn  Xu hướng yêu cầu giữ bí mật về người trả lời  Xu hướng muốn được chấp nhận, ghi nhận ý kiến của mình
  39. Quá trình trả lời Hiểu câu hỏi Tìm thông tin liên quan Đánh giá thông tin Tìm và đưa ra câu trả lời Source: Tourangeau 1984 Cognitive Aspects of Survey Methodology - CASM
  40. c. Khung cảnh phỏng vấn  Tuỳ thuộc vào nội dung phỏng vấn mà tìm khung cảnh thích hợp.  Cố gắng không phỏng vấn với sự có mặt của người thứ ba.
  41. d. Người phỏng vấn Đặc điểm của người phỏng vấn Tốc độ phỏng vấn Ghi chép
  42. * Đặc điểm của người phỏng vấn  Nhân cách, phẩm chất  Giới tính và tuổi  Dáng vẻ bề ngoài
  43. Những điều nên tránh ("3 không") • không được biểu thị ý kiến, thái độ cá nhân của riêng mình về đề tài phỏng vấn trước và trong phỏng vấn. • không được bình luận về câu trả lời và việc lựa chọn câu trả lời của người được phỏng vấn. • không được mách nước hay tạo tranh luận trong phỏng vấn.
  44. Những điều nên làm ("5 biết") • biết nói • biết nghe • biết im lặng • biết quan sát • biết kiên nhẫn
  45. * Tốc độ phỏng vấn Có thể được quy định trong bảng câu hỏi. Việc quy định này căn cứ vào đề tài của cuộc trao đổi, độ dài của cuộc phỏng vấn, địa điểm và tình huống tiến hành phỏng vấn.
  46. * Ghi chép Tùy thuộc vào các loại pv, ghi chép gồm:  Ghi chép những câu trả lời đã được mã hoá  Ghi chép từng lời, tốc ký  Ghi chép theo trí nhớ sau phỏng vấn  Ghi âm
  47. 2. Phương pháp phỏng vấn trực diện 2.1 Những vấn đề chung 2.2 Quá trình phỏng vấn 2.3 Để trở thành một người phỏng vấn tốt.
  48. 2.3. Để trở thành người phỏng vấn tốt Thực hiện 5 nguyên tắc:  Hiểu cuộc phỏng vấn.  Tạo mọi cơ hội để hoàn thành cuộc phỏng vấn.  Thực hành phỏng vấn.  Giảm tối thiểu ảnh hưởng của tính cách cá nhân.  Nhạy cảm.
  49. I. PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN Qua điện thoại PHỎNG VẤN Trực diện Anket
  50. 3. Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại 3.1 Những vấn đề chung 3.2 Trình tự các bước phỏng vấn qua điện thoại
  51. 3.1. Những vấn đề chung Khái niệm Ưu điểm Hạn chế
  52. Khái niệm Là phỏng vấn miệng với cá nhân, nhưng người phỏng vấn và người được phỏng vấn không gặp mặt trực tiếp mà thông qua điện thoại.
  53. Ưu điểm  Tiết kiệm chi phí  Tiết kiệm thời gian  Khách quan
  54. Hạn chế  chỉ thực hiện được với các đối tượng có điện thoại  khó khăn trong việc lựa chọn số điện thoại  giảm hứng thú khi phỏng vấn  khó có thể thực hiện gợi ý hay hỗ trợ thêm bằng quan sát  nội dung thu thập ít, hiếm khi thu được thông tin sâu.
  55. 3. Phương pháp phỏng vấn qua điện thoại 3.1 Những vấn đề chung 3.2 Trình tự các bước phỏng vấn qua điện thoại
  56. 3.2. Trình tự các bước phỏng vấn qua điện thoại  Lập danh sách những người được hỏi ý kiến  Chuẩn bị nội dung ấn định cho cuộc phỏng vấn  Tiến hành đàm thoại
  57. Chương II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN I II III PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN QUAN SÁT PHÂN TÍCH TƯ LiỆU
  58. II. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 1 Những vấn đề chung 2 Các loại quan sát 3 Các bước tiến hành việc quan sát
  59. 1. Những vấn đề chung Khái niệm Ưu điểm Hạn chế Mục đích
  60. Khái niệm Là phương pháp thu thập thông tin về đối tượng nghiên cứu thông qua tri giác có kiểm soát các sự kiện, hành vi, nhân tố có liên quan đến đối tượng nghiên cứu.
  61. Ưu điểm  thông tin có đặc tính mô tả, cụ thể, khách quan, chân thực.  trực tiếp ghi lại những thay đổi khác nhau của đối tượng ở các thời điểm khác nhau.  ít gây phản ứng từ phía đối tượng hơn các phương pháp khác.  trong một số trường hợp, chỉ có thể thu thập thông tin bằng phương pháp quan sát.
  62. Hạn chế  đòi hỏi nhiều công sức và chi phí.  không kiểm soát được các yếu tố ngẫu nhiên ảnh hưởng đến kết quả quan sát.  một số nội dung trong nghiên cứu không thể thực hiện được bằng phương pháp quan sát.  thông tin thu thập được bằng quan sát mang tính chủ quan và khó định lượng.  nhiều trường hợp người quan sát không được sự đồng tình của đối tượng khi tiến hành quan sát.  giảm tính khuyết danh của đối tượng.
  63. Mục đích  nghiên cứu dự định thăm dò khi chưa có khái niệm rõ ràng về vấn đề nghiên cứu.  kiểm tra thông tin bằng các phương pháp khác.  được thực hiện trên quy mô nghiên cứu nhỏ không dùng kết quả để phân tích, mà chủ yếu là nghiên cứu trường hợp, phân tích định tính.
  64. II. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 1 Những vấn đề chung 2 Các loại quan sát 3 Các bước tiến hành việc quan sát
  65. 2. Các loại quan sát QUAN SÁT Theo tính chất Theo thời gian Theo hình thức Theo địa điểm tham gia QS có QS QS QS có QS tiêu QS QS QS tại tham dự không ngẫu hệ thống chuẩn không trong hiện tham dự nhiên tiêu phòng trường chuẩn thí nghiệm
  66. Quan sát có tham dự Người quan sát trực tiếp tham gia vào quá trình hoạt động của đối tượng quan sát. Ưu điểm: Có thể thu thập thông tin một cách toàn diện, tránh được các ấn tượng tức thời, ngẫu nhiên. Nhược điểm: - Có thể làm mất lòng tin của những người khác, mất tính khách quan của việc thu thập thông tin. - Chủ quan, bỏ qua những diễn biến mới
  67. Các loại quan sát có tham dự Quan sát Quan sát Quan sát tham dự Quan sát tham dự tích trung lập thông thường "kín" cực Người quan Người quan Người tham Người quan sát đóng vai sát tham dự dự công khai sát đóng vai trò tích cực nhưng không quan sát như một tham gia tranh để cho người nhưng đóng người bình luận, đưa đẩy bị quan sát vai trò là thường trong câu chuyện biết sự có người ngoài tập thể (nêu câu hỏi, mặt của mình cuộc gợi ý )
  68. Quan sát không tham dự Người quan sát hoàn toàn đứng ngoài, không can thiệp vào quá trình xảy ra, không đặt câu hỏi nào. Ưu điểm: khắc phục nhược điểm của phương pháp trên; có thể thu được thông tin chi tiết về hoạt động của đối tượng mà không gián đoạn quá trình diễn tiến. Nhược điểm: khả năng khái quát hoá thấp, kết quả thu được bị hạn chế bởi kỹ thuật và kinh nghiệm của người quan sát. Mặt khác, lý giải không phải lúc nào cũng chính xác.
  69. 2. Các loại quan sát QUAN SÁT Theo tính chất Theo thời gian Theo hình thức Theo địa điểm tham gia QS có QS QS QS có QS tiêu QS QS QS tại tham dự không ngẫu hệ thống chuẩn không trong hiện tham dự nhiên tiêu phòng trường chuẩn thí nghiệm
  70. Quan sát ngẫu nhiên Là sự quan sát không được định trước và không tiến hành cố định vào một thời điểm cụ thể. Ưu điểm: đảm bảo tính chất khách quan của thông tin nhận được. Nhược điểm: có thể phản ánh không đúng bản chất của hiện tượng
  71. Quan sát có hệ thống Việc quan sát được đặc trưng bằng tính thường xuyên (có thể quan sát hàng ngày, tuần, tháng) và tính lặp lại.
  72. 2. Các loại quan sát QUAN SÁT Theo tính chất Theo thời gian Theo hình thức Theo địa điểm tham gia QS có QS QS QS có QS tiêu QS QS QS tại tham dự không ngẫu hệ thống chuẩn không trong hiện tham dự nhiên tiêu phòng trường chuẩn thí nghiệm
  73. Quan sát tiêu chuẩn Là hình thức quan sát trong đó những yếu tố cần quan sát được vạch ra sẵn trong chương trình, được tiêu chuẩn hoá dưới dạng những bảng, phiếu, những biên bản quan sát.
  74. Quan sát không tiêu chuẩn Là hình thức quan sát trong đó không xác định được trước những yếu tố nào của quá trình nghiên cứu hoặc tình huống sẽ quan sát (chỉ có bản thân đối tượng nghiên cứu trực tiếp là được xác định từ trước). Việc quan sát không có kế hoạch chặt chẽ.
  75. 2. Các loại quan sát QUAN SÁT Theo tính chất Theo thời gian Theo hình thức Theo địa điểm tham gia QS có QS QS QS có QS tiêu QS QS QS tại tham dự không ngẫu hệ thống chuẩn không trong hiện tham dự nhiên tiêu phòng trường chuẩn thí nghiệm
  76. Quan sát tại hiện trường Là quan sát thực trạng của hiện tượng, cuộc sống. Đây là hình thức quan sát phổ biến nhất.
  77. Quan sát trong phòng thí nghiệm Là quan sát trong đó những điều kiện của môi trường xung quanh và tình huống quan sát được quy định sẵn (tình huống được hình thành một cách nhân tạo, kể cả việc sử dụng rộng rãi các kỹ thuật bổ trợ; thiết bị điện ảnh,máy ảnh, máy ghi âm )
  78. II. PHƯƠNG PHÁP QUAN SÁT 1 Những vấn đề chung 2 Các loại quan sát 3 Các bước tiến hành việc quan sát
  79. 3. Các bước tiến hành việc quan sát  Xác định khách thể và đối tượng quan sát, tình huống và điều kiện hoạt động của khách thể.  Xác định cách thức tiếp cận đối tượng, thời gian và địa điểm dành cho việc quan sát.  Lựa chọn phương thức quan sát.  Chuẩn bị các tài liệu và thiết bị kỹ thuật.  Tiến hành quan sát, thu thập thông tin.  Kiểm tra.
  80. Chương II PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN I II III PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP PHƯƠNG PHÁP PHỎNG VẤN QUAN SÁT PHÂN TÍCH TƯ LiỆU
  81. III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TƯ LIỆU 1 Những vấn đề chung về phân tích tư liệu 2 Phân loại 3 Các phương pháp phân tích tư liệu
  82. 1. Những vấn đề chung về phân tích tư liệu 1.1. Khái niệm 1.2. Yêu cầu 1.3. Ưu điểm 1.4. Hạn chế
  83. Khái niệm Là phương pháp thu thập thông tin dựa trên phân tích nội dung những tài liệu đã có sẵn.
  84. Yêu cầu Lựa chọn tài liệu phải căn cứ vào nội dung, và phạm vi nghiên cứu. Xác định tài liệu là bản chính, bản sao hay dị bản. Có thái độ phê phán đối với tài liệu (tên tài liệu, hoàn cảnh ra đời, độ tin cậy, ảnh hưởng xã hội của tài liệu, giá trị sử dụng ).
  85. Ưu điểm Tiết kiệm được thời gian, công sức, kinh phí, nhân lực. Thu được thông tin đa dạng, nhiều mặt; giúp nhà nghiên cứu tìm hiểu những đối tượng trong quá khứ, hiện tại.
  86. Hạn chế Tài liệu ít được phân chia theo tiêu chí mong muốn. Thông tin dễ bị ảnh hưởng bởi quan điểm, tư tưởng của tác giả. Tổng hợp thông tin rất khó, nhiều tài liệu bảo mật cản trở việc nghiên cứu,
  87. III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TƯ LIỆU 1 Những vấn đề chung về phân tích tư liệu 2 Phân loại 3 Các phương pháp phân tích tư liệu
  88. 2. Phân loại  Phương tiện để đọc  Phương tiện nghe  Phương tiện nhìn
  89. III. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TƯ LIỆU 1 Những vấn đề chung về phân tích tư liệu 2 Phân loại 3 Các phương pháp phân tích tư liệu
  90. 3. Các phương pháp phân tích tư liệu  Phương pháp định tính Phân tích, lý giải tìm ra nguyên nhân  Phương pháp định lượng Phân tích quy mô, cơ cấu, mối quan hệ, . → cùng nhằm một mục tiêu là thu thập được những thông tin trung thực đáng tin cậy.