Giáo trình Kĩ thuật nuôi và trị bệnh cho bò
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kĩ thuật nuôi và trị bệnh cho bò", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_ki_thuat_nuoi_va_tri_benh_cho_bo.pdf
Nội dung text: Giáo trình Kĩ thuật nuôi và trị bệnh cho bò
- SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT TỈNH QUẢNG TRỊ o0o TÀI LIỆU ĐÀO TẠO NGHỀ KỸ THUẬT NUÔI VÀ TRỊ BỆNH CHO BÒ (Dùng cho trình độ dưới 3 tháng ) Đơn vị biên soạn: Trường Trung học Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Năm 2012
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ GIỐNG TRÂU BÒ PHỔ BIẾN Ở VIỆT NAM Mục tiêu: Học xong bài này học này người học có khả năng - Hiểu được đặc điểm một số giống trâu, bò phổ biến ở nước ta và sức sản xuất của chúng. - Thực hiện việc chọn lọc các giống trâu, bò phù hợp theo hướng sản xuất. A. Nội dung I. Giới thiệu một số giống bò 1.1. Bò vàng Việt Nam Bò vàng Việt Nam phân bố rộng ở nhiều vùng trong cả nước và thường được gọi theo tên địa phương như bò Thanh Hóa, bò Nghệ An, bò Lạng sơn, bò Phú Yên .Mặc dù có sự khác nhau nhất định về một vài đặc điểm màu lông và thể vóc nhưng chưa có cơ sở nào để khẳng định đó là những giống bò khác nhau, cho nên có thể gọi chung các giống bò nội của ta là bò vàng Việt Nam. Bò nội thường lông màu vàng,vàng nhạt hay vàng cánh dán và không có thiên hướng sản xuất rõ rệt. Ngoại hình bò vàng cân xứng. Đầu con cái thanh, sừng ngắn, con đực đầu to, sừng dài và chĩa về phía trước, mạch máu và gân mặt nổi rõ. Mắt tinh lanh lợi. Cổ con cái thanh, con đực to, yếm kéo dài từ hầu đến xương ức. Da có nhiều nếp nhăn. U vai con đực cao, con cái không có. Lưng và hông thẳng, hơi rộng. Bắp thịt nở nang. Mông hơi xuôi, hẹp và ngắn. Ngực phát triển tốt, sâu nhưng hơi lép. Bụng to tròn nhưng không sệ. Bốn chân thanh, cứng cáp, hai chân trước thẳng, hai chân sau đi thường chạm khoeo. 2
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Bò nội có nhược điểm là tầm vóc nhỏ. Khối lượng sơ sinh 14 -15 kg, lúc trưởng thành con cái nặng 160 - 200 kg, con đực nặng 250 - 280 kg. Tuổi phối giống lần đầu khoảng 20 - 24 tháng. Tỷ lệ đẻ hàng năm khoảng 50 - 80%. Khả năng cho sữa thấp, khoảng 2 kg/ngày trong thời gian 4- 5 tháng (chỉ đủ cho con bú). Năng suất thịt không cao, tỷ lệ thịt xẻ 40 - 44 %. Bò vàng có khả năng làm việc dẻo dai ở những chân đất nhẹ, có tốc độ đi khá nhanh. Bò vàng có ưu điểm là chịu đựng kham khổ tốt, có khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi với nhiều vùng khí hậu trong nước. Bò vàng Việt Nam 1.2. Bò lai Sind Bò lai Sind là kết quả tạp giao giữa bò Redsindhi hoặc bò Sahiwal với bò vàng Việt Nam. Tỷ lệ máu của bò lai Sind thay đổi rất lớn giữa các cá thể và do đó mà ngoại hình và sức sản xuất cũng thay đổi tương ứng. Ngoại hình của bò lai Sind trung gian giữa bò Sind và bò vàng Việt Nam: đầu hẹp, trán gồ, tai to cụp xuống. Rốn và yếm rốn phát triển: yếm kéo dài từ hầu đến rốn, nhiều nếp nhăn. U vai nổi rõ. Âm hộ có nhiều nếp nhăn. Lưng ngắn, 3
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị ngực sâu, mông dốc. Bầu vú khá phát triển. Đuôi dài, chót đuôi thường không có xương . Màu lông của bò lai Sind thường là vàng hoặc vàng sẫm, một số ít con có khoang trắng. Thể vóc của bò lai Sind lớn hơn bò vàng: khối lượng sơ sinh 17- 19 kg, trưởng thành 250 - 350 kg đối với con cái, 400- 450 kg đối với con đực. Có thể phối giống lần đầu lúc 18- 24 tháng tuổi, khoảng cách lứa đẻ 15 tháng, năng suất sữa 1200 - 1400 kg/240 – 270 ngày. Tỷ lệ mỡ sữa 5 – 5,5 %. Tỷ lệ thịt xẻ 48 - 49%. Có thể dùng làm nền để lai với bò đực chuyên thịt thành bò lai hướng thịt. So với bò vàng Việt Nam, bò lai Sind có: - Khối lượng trưởng thành cao hơn 50 -70 kg/1 con. - Năng suất sữa cao hơn 2,5 lần. - Tỷ lệ thịt xẻ cao hơn 12 – 13 %. - Khả năng cày kéo cao hơn 1,5 lần. Bò lai Sind thích nghi rộng rãi ở mọi miền đất nước. Trong những năm qua, chương trình quốc gia Sind hóa đàn bò trong cả nước đã nâng tỷ lệ bò lai Sind lên trên 30% tổng đàn bò của cả nước. Bò lai Sind chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh cao, thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm. 4
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Bò lai Sind 1.3. Bò Sind ( Redsindhi ) Bò Sind là một giống bò có nguồn gốc từ vùng Sindhi (Pakistan). Đây là một giống bò kiêm dụng thịt - sữa – lao tác thường được nuôi theo phương thức chăn thả tự do. Bò có màu lông cánh gián, nâu thẫm, thân hình ngắn, chân cao, mình lép. Bò đực có u vai rất cao, đầu to, trán gồ, rộng, sừng ngắn, cổ ngắn, vạm vỡ. Bò cái đầu và cổ nhỏ hơn, ngực sâu không nở, phần sau phát triển hơn phần trước, vú phát triển, núm vú to dài, tĩnh mạch vú nổi rõ. Bò đực cũng như bò cái, hai tai to rũ xuống. Có yếm và nếp da dưới rốn rất phát triển. Có nhiều nếp gấp ở yếm và nếp nhăn ở âm hộ. Khi trưởng thành, bò đực có khối lượng 450 – 500kg, bò cái 300 – 389kg . Sản lượng sữa trung bình 1559 kg/ 274 ngày (dao động từ 1400 -2100 kg/270 - 290 ngày). Việt Nam đã nhập bò Redsindhi từ năm 1923 với số lượng 80 con. Đến năm 1985 – 1987 nhập tiếp 179 con, số bò này được nuôi tại nông trường hữu nghị 5
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Việt Nam – Mông Cổ và trung tâm tinh đông lạnh Moncada Ba Vì – Hà Nội để tham gia cải tiến đàn bò Việt Nam. Ở Quảng Trị từ năm 1995 đến nay, giống bò này được đưa vào lai cải tạo cải tiến giống bò địa phương chứng tỏ khả năng thích nghi tốt với đặc điểm khí hậu của vùng và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Bò Sind (Red Sindhi) 1.4. Bò Sahiwal Là giống bò u của Pakistan, bò có màu lông đỏ vàng hay vàng thẫm, kết cấu ngoại hình tương tự như bò như bò RedSindhi nhưng bầu vú phát triển hơn, u vai ở con đực thể hiện rỏ hơn. Khi trưởng thành bò cái có khối lượng 360 – 380kg, bò đực 470- 500kg. Sản lượng sữa khoảng 2100 – 2300 kg/ chu kỳ 9 tháng. Tỷ lệ mỡ sữa 5- 5,5 %. Cũng giống như bò RedSindhi, bò Sahiwal được nhiều nước nhiệt đới dùng để cải tạo các giống bò địa phương hoặc lai với các bò chuyên sữa để tạo bò sữa nhiệt đới. Năm 1987, Việt Nam nhập 21 bò Sahiwal trong đó có 5 bò đực giống từ Pakistan về nuôi tại trung tâm tinh đông lạnh Moncada và nông trường bò giống miền trung để tham gia cải tiến đàn bò nội. 6
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Bò Sahiwal 1.5. Bò Brahman Là giống bò thịt nhiệt đới gồm 2 dòng Brahman đỏ và Brahman trắng. Đặc điểm ngoại hình gần giống bò Sind nhưng tầm vóc lớn hơn. Trọng lượng trưởng thành bò đực là 680 – 900 kg, bò cái 450 – 600 kg. Tỷ lệ thịt xẻ 52 – 58%. Hiện nay trên địa bàn Quảng Trị nhiều hộ nông dân đã sử dụng tinh đông lạnh của giống này để phối với bò vàng. Giống bò này phù hợp cho những vùng có điều kiện chăn nuôi bò theo hướng thâm canh sẽ đem lại lợi nhuận hơn và cho chất lượng thịt cao hơn. Bò Brahman 7
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị II. Giới thiệu giống trâu Trâu Việt Nam thuộc nhóm trâu đầm lầy. Về cơ bản trâu nội thuộc về một giống, nhưng tùy theo điều kiện nuôi dưỡng của từng nơi mà trâu được phân hóa thành hai loại hình và quen được gọi theo tầm vóc là trâu ngố (to) và trâu gié (nhỏ hơn). Tuy nhiên sự phân biệt này cũng không có ranh giới cụ thể. Trâu có ngoại hình vạm vỡ. Đầu hơi bé, trán và sống mũi thẳng, có con hơi võng, tai mọc ngang; sừng dài dẹt, hình cánh cung, hướng về phía sau và hơi vểnh lên trên. Cổ con đực to tròn, con cái nhỏ và hẹp không có yếm. Lưng thẳng, mông xuôi, ngực nở. Đuôi dài đến khoeo, tận cùng có chòm lông. Đa số có lông da màu đen xám. Tầm vóc biến động từ 350 – 500 kg ở nhóm trâu Ngố và 250 – 350 kg ở nhóm trâu Gié. Tỷ lệ thịt xẻ 48%. Khả năng sinh sản nói chung không cao. Động dục biểu hiện không rỏ và mang tính mùa vụ. Thông thường trâu cái đẻ 3 năm 2 lứa.Trâu Việt Nam có khả năng lao tác tốt, khả năng làm việc ở những chân đất nặng hay lầy thụt. Trâu chịu đựng kham khổ tốt, khả năng chống bệnh tật cao, thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm. Con trâu gắn bó mật thiết với đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người nông dân Việt Nam. Từ xưa tới nay chăn nuôi trâu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất nông nghiệp và đời sống, được sử dụng chủ yếu làm sức kéo và cung cấp phân bón hữu cơ cho ngành trồng trọt. Hiện nay ở Quảng Trị có gần 30.000 con trâu, chủ yếu là giống trâu địa phương, sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm gần 1.500 tấn. Trong thời gian qua công tác giống trâu chưa được quan tâm đúng mức, trâu không được chọn lọc và giao phối cận huyết là chủ yếu dẫn đến đàn trâu đã thoái hóa về giống, tầm vóc bị suy giảm, sinh trưởng phát triển chậm. Bên cạnh đó, số lượng trâu Quảng Trị giảm dần qua các năm do đồng cỏ bị thu hẹp, thời gian quay vòng và tái đàn dài, công tác cơ giới hóa trong khâu làm đất ngày càng tăng. 8
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị III. Chọn trâu bò theo các hướng sản xuất Chọn lựa trâu bò phù hợp với mục đích sản xuất là một khâu quan trọng trong quy trình chăn nuôi trâu, bò, ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và hiệu quả kinh tế. 3.1. Chọn trâu, bò đực làm giống Trâu, bò đực giống có ý nghĩa rất to lớn trong việc hoàn thiện đàn và giống. Thường người ta đánh giá và chọn lọc trâu, bò đực dựa trên ba mặt: nguồn gốc, cá thể và đời sau. Đực giống phải có sức khỏe tốt, mang các đặc trưng của phẩm giống và thể hình phải phù hợp với hướng sản xuất của nó. Đực giống tốt có sức sinh trưởng nhanh, khối lượng lớn, cân đối. Bộ xương chắc chắn, phát triển tốt. Các khớp chắc chắn và cử động dứt khoát. Cơ bắp phát triển, đường sống lưng bằng phẳng, ngực rộng và sâu, lưng và hông rộng, mông to các chân cân đối, lông trơn và bóng mượt. Bộ phận sinh dục phát triển bình thường, hai hòn cà cân đối (nếu sa xuống là do dây chằng yếu chứng tỏ bò đực sức khỏe yếu). Tính dục mạnh mẽ, tỷ lệ thụ thai trên đàn bò cái cao. 3.2. Chọn bò cái làm giống - Thế nào là một con bò cái sinh sản tốt? Một con bò cái sinh sản tốt phải đạt các yêu cầu sau: - Bò có khả năng sinh sản tốt tức là đẻ sớm và khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn. + Đẻ sớm: tức là bò cái đẻ lứa đầu trung bình ở khoảng từ 27 – 30 tháng tuổi ( bò động dục lần đầu ở khoảng 18 – 21 tháng tuổi). + Khoảng cách giữa hai lứa đẻ ngắn: tốt nhất là bò cái đẻ năm một, tức là cứ 12 -14 tháng đẻ một con bê. 9
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị + Căn cứ vào khả năng sinh sản của con mẹ để chọn: thông thường bò mẹ sinh sản tốt thì con của chúng cũng sinh sản tốt, do vậy nên chọn con của những con bò cái sinh sản tốt. Ngoại hình thể hiện là một con bò cái sinh sản tốt, cụ thể là: - Nhìn chung con vật dáng thanh nhẹ, da mỏng, lông thưa, thuần tính, hiền lành, các phần đầu, cổ, thân và vai kết hợp hài hòa. - Đầu thanh nhẹ, mõm rộng mũi to, hàm răng đều đặn, trắng bóng, cổ dài vừa phải và thanh, da cổ có nhiều nếp nhăn. - Ngực sâu, rộng, xương sườn mở rộng, cong về phía sau, bụng to nhưng không sệ, bốn chân thẳng và mảnh, móng khít, mông nở, ít dốc. - Bầu vú phát triển về phía sau, 4 núm vú đều, dài vừa phải, không có vú kẹ, da vú mỏng, đàn hồi, tĩnh mạch vú nổi rõ, phân nhánh ngoằn nghoèo. Ngoại hình bò cái sinh sản 3.3. Chọn bò nuôi thịt Sức sản xuất thịt phụ thuộc nhiều vào đặc điểm của giống, điều kiện nuôi dưỡng và độ béo. Chọn những con khỏe mạnh, phát triển bình thường và đạt được một khối lượng nhất định theo quy định của từng giống. Bò hướng thịt có thân hình vạm vỡ, chắc chắn, vai rộng, ngực rộng, sâu. Lưng hông, mông phẳng và rộng, bụng 10
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị thon tròn, phần trước và phần sau đều phát triển. Bốn chân thanh ngắn, cân đối, lông mềm mượt. Tùy theo điều kiện của từng nơi để bà con có thể lựa chọn con giống nuôi cho phù hợp. Những nơi có nguồn thức ăn phong phú, có khả năng nuôi thâm canh và tiếp cận được với thị trường tiêu thụ thì có thể dùng các giống bò lai nhóm Zêbu. Những nơi không có điều kiện đầu tư, chăn nuôi theo lối tận dụng thì bà con sử dụng giống bò vàng Việt Nam. B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi - Trình bày đặc điểm ngoại hình, thể chất của các giống trâu, bò nội và nhập nội đang được nuôi ở nước ta. - Hãy nêu cách chọn trâu bò đực giống; trâu bò cái sinh sản; trâu, bò hướng thịt. 2. Bài thực hành Thực hành nhận biết đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, bò cái sinh sản, bò hướng thịt + Mục đích: - Nhận biết được đặc điểm ngoại hình, thể chất các bò đực giống, bò cái sinh sản, bò hướng thịt. - Thực hiện được việc chọn bò đực giống làm giống thông qua đặc điểm ngoại hình, thể chất. + Nội dung - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, bò cái sinh sản, bò thịt của giống bò vàng Việt Nam qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống. - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, bò cái sinh sản, bò thịt của giống bò lai Sind qua mô hình, tranh ảnh, băng hình và trên con vật sống - Đặc điểm ngoại hình, thể chất bò đực giống, bò cái sinh sản, bò thịt của giống bò Sind qua mô hình, tranh ảnh, băng hình. + Nguồn lực: - Tranh ảnh, mô hình về các giống bò vàng Việt Nam, bò Sind và lai Sind. - Bò đực giống, bò cái, bò thịt bò vàng Việt Nam và bò Lai sind. - Băng hình về đặc điểm ngoại hình, thể chất giống bò vàng Việt Nam, Sind và bò Lai sind. 11
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị - Máy vi tính xách tay, Projecter. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: Thực hiện được việc xác định đặc điểm về ngoại hình, thể chất của bò đực, bò sinh sản, bò thịt giống bò vàng Việt Nam, bò lai Sind và bò Sind theo yêu cầu kỹ thuật. 12
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị CHƯƠNG II: NUÔI TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG Bài 1: NUÔI DƯỠNG TRÂU BÒ ĐỰC GIỐNG Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng - Trình bày được nôi dung về nuôi dưỡng trâu bò đực giống. - Thực hiện được việc nuôi dưỡng trâu bò đực giống đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Định tiêu chuẩn ăn + Căn cứ vào trọng lượng định tiêu chuẩn duy trì. + Căn cứ vào mức độ phối giống định tiêu chuẩn ăn sản xuất: phối nặng (tuần nhảy 3 lần, 1 lần nhảy 2 lượt cách nhau 5 – 10 phút hoặc tuần 6 lần), phối trung bình (2 – 3 lần/tuần) và nghỉ phối. Cách tính cụ thể như sau: - Nhu cầu năng lượng và protein Nhu cầu năng lượng nghỉ phối bằng trọng lượng cơ thể nhân với 0,8 – 1,2 ĐVTA chia cho 100, nhu cầu chất đạm là 100 gam/ĐVTĂ. Nhu cầu năng lượng cho phối trung bình bằng trọng lượng cơ thể nhân với 0,9 - 1,3 ĐVTĂ chia cho 100, nhu cầu chất đạm tiêu hóa 125 gam/ ĐVTĂ. Nhu cầu năng lượng cho phối nặng bằng trọng lượng cơ thể nhân với 1 - 1,4 ĐVTĂ chia cho 100, nhu cầu chất đạm tiêu hóa 140 - 145 gam/ ĐVTĂ. Bò đực tơ hoặc bò gầy mỗi ngày tăng thêm 0,5 – 1 ĐVTĂ. Nếu mỗi ngày bò đực lao tác 2 – 3 giờ thì phải cho ăn thêm 0,5 - 1 ĐVTĂ. - Nhu cầu khoáng và vitamin Nhu cầu về khoáng và vitamin cho trâu bò như sau: Canxi từ 7 – 8 g/ĐVTA, phospho từ 4 – 5 g /ĐVTA, muối ăn từ 10 – 15g/100kg thể trọng. 13
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Nhu cầu về vitamin: vitamin A: (được tính thông qua caroten, 1mg caroten tương đương 500 UI vitamin A) cần 80 – 100mg caroten/100kg thể trọng; vitamin E: 40 – 50mg, vitamin D: 1200 – 1800UI/100kg thể trọng. - Tính trọng lượng của trâu, bò đực giống theo phương pháp đo kích thước các chiều: vòng ngực, dài thân chéo (dùng thước dây). Trọng lượng trâu, bò được tính theo công thức: P = VN x VN x DTC x 90 (bò) P = VN x VN x DTC x 88,4 (trâu) Trong đó: - P là trọng lượng con vật, đơn vị tính Kg. - VN chu vi vòng ngực, đơn vị tính mét. - DTC Dài thân chéo, đơn vị tính mét. Công thức trên được dùng để tính trọng lượng của trâu, bò với sai số 5%, với trâu chỉ áp dụng cho trâu từ 2 tuổi trở lên. 2. Xác định khẩu phần ăn Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Trị có hai hình thức phối giống cho bò: - Thụ tinh nhân tạo bằng tinh cọng rạ, tinh được cung cấp bởi trung tâm bò giống quốc gia. - Nhảy trực tiếp. Ở đây xin đề cập nuôi dưỡng bò đực lai nhóm Zêbu dùng để nhảy trực tiếp. Khẩu phần ăn cho bò đực giống cần được phối hợp từ nhiều loại thức ăn khác nhau để đảm bảo tính ngon miệng. Cần sử dụng các loại thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dung tích nhỏ đảm bảo cho bụng đực giống thon gọn. Cho đực giống ăn các loại thức ăn có chất lượng tốt. Vào mùa phối giống nên tăng khẩu phần ăn từ 10 – 20% so với lúc bình thường. Cần bổ sung thêm thức ăn giàu protein động vật (trứng, bột cá, xác mắm ) và vitamin A, E (có 14
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị trong bí đỏ, mầm thóc, đậu mọc mầm). Bổ sung nitơ phiprotein như bánh đa dinh dưỡng, rơm ủ urê. Khẩu phần ăn của trâu, bò đực giống có thể phối hợp như sau: - Mùa đông: Thức ăn thô (cỏ khô) chiếm 25 – 40%, thức ăn nhiều nước và củ quả 20 – 30%, thức ăn tinh 40 – 45%. - Mùa hè: Cỏ tươi xanh 35 – 45%, cỏ khô 15 – 20%, thức ăn tinh 35 – 45%. Tham khảo một số khẩu phần: * Khẩu phần bò đực giống có trọng lượng 300kg Cỏ tươi: 15kg Rơm khô: 3kg Thóc mầm: 1,2kg Khoai lang củ (hoặc sắn củ, mít, bí đỏ): 4kg Khô dầu lạc: 0,5kg Muối ăn: 60g * Bò đực giống có trọng lượng 550 – 600kg Cỏ tươi: 24kg Rơm khô: 3kg Thóc mầm: 1,2kg Cám gạo: 4,5kg Khô dầu lạc: 1kg Muối ăn 100g hoặc xác mắm 0,5kg Chú ý: - Nếu chăn thả thì trừ mỗi giờ chăn thả 3kg thức ăn xanh trong khẩu phần. - Chia nhỏ khẩu phần ăn thành nhiều bữa (ít nhất là 3 bữa). - Vào thời kỳ phối giống bổ sung thêm vào khẩu phần đực giống 2 – 3 quả trứng gà tươi, 1kg thức ăn tinh. 15
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 3. Cho ăn Chế độ ăn uống có thể áp dụng cho bò đực giống là cho ăn 3 lần/ngày. Nguyên tắc là không cho ăn lẫn lộn các loại thức ăn mà phải cho ăn theo trình tự: tinh-thô xanh-thô khô. - Buổi sáng: Thời gian lúc 9 giờ sau khi phối giống. Cho ăn 1/2 lượng thức ăn tinh, 1 phần củ quả, 2 - 3kg cỏ khô. - Buổi trưa: Thời gian 11 giờ 30, cho ăn cỏ tươi (về mùa hè) hoặc thức ăn ủ xanh (về mùa đông) và phần củ quả còn lại. - Buổi chiều: lúc 17h00 - 17h30, cho ăn lượng thức ăn tinh và phần cỏ khô còn lại. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi. 1. Trình bày nhu cầu năng lượng, chất đạm, vitamin và chất khoáng đối với bò đực giống theo trọng lượng cơ thể. 2. Các loại thức ăn và mức sử dụng trong khẩu phần ăn của bò đực giống. * Bài tập thực hành Phối hợp khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống + Mục đích: - Xác định được khẩu phần duy trì và khẩu phần sản xuất cho trâu, bò đực giống. - Thực hiện được việc xác định khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. + Nội dung: Xác định khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống: - Bước 1: Xác định tiêu chuẩn ăn cho trâu, bò đực giống trên cơ sở nhu cầu dinh dưỡng theo trọng lượng cơ thể và mức độ giao phối của đực giống. - Bước 2: Xác định tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần cho trâu bò, đực giống. Đối với mùa đông, thức ăn thô xanh chiếm 25 – 40%; thức ăn củ quả 20 – 30%; thức ăn tinh 40 – 45%. Mùa hè cỏ tươi xanh 35- 45%; cỏ khô 15 – 20% và thức ăn tinh 35 – 45%. 16
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị - Bước 3: Phối hợp thử khẩu phần ăn cho con vật trên cơ sở các loại thức ăn hiện có theo tiêu chuẩn và tỷ lệ các loại thức ăn trong khẩu phần. - Bước 4: Cho ăn và điều chỉnh khẩu phần ăn cho trâu, bò đực giống. + Nguồn lực: - Các loại thức ăn cho trâu, bò đực giống. - Bảng nhu cầu dinh dưỡng gia súc, gia cầm. - Bảng giá trị dinh dưỡng các loại thức ăn cho trâu, bò. - Cân bàn, Máy tính tay. Bài 2: CHĂM SÓC TRÂU, BÒ ĐỰC GIỐNG Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng: - Trình bày được những kiến thức về chăm sóc trâu bò đực giống. - Thực hiện được việc chăm sóc trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật A. Nội dung I. Vận động Vận động hợp lý sẽ nâng cao khả năng phối giống và phẩm chất tinh dịch, tăng cường quá trình tiêu hoá, hấp thu thức ăn, hệ xương, hệ cơ chắc khoẻ, các hình thức vận động cưỡng bức được sử dụng phổ biến như sau: 1.1. Vận động kết hợp chăn thả Thông thường người ta thiết kế bãi chăn thả, trâu bò đực giống cách xa chuồng khoảng 1 – 1,5km. Buổi sáng dồn đuổi đực giống đến bãi chăn thả, nên dồn đực giống đi nhanh, không nên để đực giống la cà, ăn cỏ dọc đường sẽ làm giảm tác dụng vận động. 1.2. Vận động kết hợp lao tác nhẹ Hàng ngày có thể sử dụng trâu bò đực giống kéo xe vận chuyển thức ăn, bừa nhẹ thời gian làm việc khoảng 2 -3 giờ. Như vậy vừa sử dụng được sức lao tác tốt của đực giống đồng thời khai thác tốt tác dụng của vận động đối với đực giống. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, sẽ có tác dụng ngược lại. 17
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị II. Tắm chải Mùa hè phải tiến hành thường xuyên, mùa đông tranh thủ ngày nắng để tắm và chải thường xuyên. Tác dụng của tắm chải: Là làm cho da sạch kích thích thần kinh ngoại biên phát triển, tăng cường trao đổi chất kịp thời phát hiện một số bệnh ngoài da, người công nhân dễ làm quen với trâu bò, thuận tiện khi cho ăn uống và lấy tinh. - Cách chải: + Chải từ phải sang trái, từ trước đến sau, từ trên xuống dưới, cái nọ tiếp cái kia, chải đều toàn thân. Đầu tiên dùng bàn chải cứng quét sạch đất, phân bám dính vào mình. Tiếp theo tay trái cầm bàn chải sắt, tay phải dùng bàn chải lông chải lại một đến hai lượt, theo chiều thuận và nghịch của lông. Đất bẩn ở chân móng dùng nước dội, rửa tốt nhất nên xoa chải ngoài chuồng, mỗi ngày nên xoa chải ít nhất một lần vào buổi sáng sau khi bò đực giống vận động. III. Sử dụng và quản lý trâu bò đực giống 3.1. Sử dụng trâu bò đực giống 3.1.1. Tuổi đưa vào sử dụng Trâu bò bắt đầu đưa vào phối giống và khai thác tinh khi đã thành thục về tính và khối lượng cơ thể của nó phải đạt 2/3 khối lượng cơ thể lúc trưởng thành. Tuổi đưa vào sử dụng của trâu, bò có sự khác nhau. - Ở bò khoảng 18 – 24 tháng tuổi. - Ở trâu khoảng 30 – 36 tháng tuổi. 3.1.2. Chế độ sử dụng - Bò đực 18 – 24 tháng tuổi, trâu 30 – 36 tháng tuổi mỗi tuần phối giống khoảng 3 lần. - Bò đực từ 3 đến 7 tuổi có thể tùy từng điều kiện mà có chế độ sử dụng lấy tinh thích hợp. Kinh nghiệm cho biết trong điều kiện chăm sóc và nuôi dưỡng 18
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị tốt mỗi tuần khai thác 6 lần (mỗi ngày 1 lần) trong thời gian dài không ảnh hưởng xấu đến chất lượng tinh dịch và sức khỏe trâu bò đực giống. - Bò đực sử dụng không quá 7 tuổi, trâu không quá 9 tuổi. 3.1.3. Sử dụng trâu bò đực giống Thông thường có hai hình thức sử dụng trâu bò đực giống trong phối giống trực tiếp: - Nhảy phối tự do Trâu bò đực giống và trâu bò cái được nuôi nhốt chung với tỷ lệ 2-3 đực/1 đàn cái (50-80 con). Khi trâu bò cái động dục thì trâu bò đực tự phát hiện và nhảy phối một cách tự do, không có sự kiểm soát, quản lý hoặc điều khiển của con người. Ưu điểm của phương pháp này là tỷ lệ phối giống và sinh sản cao. Nhược điểm của phương pháp này là: + Làm cho sức lực của trâu bò đực giống tiêu hao nhiều do chế độ phối giống tuỳ tiện. + Dễ lây lan bệnh tật trong đàn. + Không quản lý, theo dõi được công tác giống. + Hơn nữa, khi các đực giống được nuôi nhốt chung với đàn thì chúng hay đánh nhau làm ảnh hưởng đến đàn gia súc và người chăn nuôi, gây khó khăn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc và quản lý. - Nhảy phối có hướng dẫn Trâu, bò đực và trâu, bò cái được nuôi nhốt riêng, khi con cái động dục thì mới đưa con đực đến cho nhảy phối. Ưu điểm: Phương pháp này khắc phục được những nhược điểm của phương pháp nhảy phối tự do. Nhược điểm: tỷ lệ phát hiện động dục và phối giống sẽ thấp hơn do có sự tham gia của con người trong quá trình này. 3.2. Quản lý trâu bò đực giống Việc kiểm tra sức khỏe cho đực giống được tiến hành theo các bước sau: - Kiểm tra khối lượng cơ thể hàng tháng để kịp thời điều chỉnh khẩu phần ăn nhằm cho đực giống không được quá gầy hoặc quá béo. - Thực hiện vệ sinh phòng bệnh, tiêm phòng và diệt ký sinh trùng ngoài da. - Kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và đặc biệt là cơ quan sinh dục. * Mắt Kiểm tra kết mạc, giác mạc để phát hiện mắt bị viêm, bị tổn thương hoặc bị ký sinh trùng để kịp thời điều trị cho con vật. * Răng và hàm 19
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Răng phải cắm sát vào lợi. Không nên sử dụng những bò đực có xương hàm nhô ra hoặc thụt vào quá mức. Cần chú ý trạng thái các lỗ mũi, hơi thở có mùi có thể là dấu hiệu có vấn đề về đường hô hấp. * Hệ thống cơ-xương Kiểm tra khớp xương, hệ thống cơ để phát hiện các bệnh về xương, khớp, cơ ảnh hưởng tới vận động và nhảy giá của trâu, bò đực giống. * Hình dáng của chân và bàn chân Kiểm tra chân và bàn chân trâu bò đực giống để phát hiện những khuyết tật hoặc tổn thương ảnh hưởng tới khả năng vận động, giao phối hoặc nhảy giá. Cần chú ý các trường hợp sau: Kết cấu chi sau: a) Bình thường; b) Khoeo chân sau cong hình lưỡi liềm; c) chân sau thẳng đứng cột nhà; d) chân sưng Kết cấu chi sau: a) bình thường; b) chân vòng kiềng; c) khoeo chân sau gần chạm nhau + Cả 2 móng không đối xứng về kích cỡ và hình dáng . + Móng ngắn, mòn ở đầu móng, thường gặp ở những con cẳng chân sau thẳng đứng cột nhà (Hình). + Các móng dài, hẹp với gót chân nông, con vật chân yếu (Hình) và đôi khi tạo nên móng hình kéo. 20
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Góc cườm giữa cẳng chân trước và cẳng chân sau với móng: a) bình thường; b) cườm chân yếu; c) quá thẳng đứng * Kiểm tra dáng đi Kiểm tra dáng đi lại của trâu, bò đực từ hai bên và từ phía sau để phát hiện bệnh ở chân của bò. Bình thường, khi đi lại, bò đực cần đặt chân bàn chân sau trùng vào dấu bàn chân trước và hàng dấu chân phải thẳng khi đi tự do ngoài trời. Khi nhìn từ phía sau con bò đực, những cẳng chân phải thẳng từ trên xuống dưới và không quá vòng kiềng (Hình). Hiện tượng bước chân sau dài hơn hoặc ngắn hơn bước chân trước có liên quan đến năng lực giao phối của bò đực. * Kiểm tra dương vật và bao qui đầu + Sờ khám toàn bộ túi bọc dương vật và bao qui đầu của trâu, bò đực giống xem có bình thường không. Chú ý những bất bình thường về độ sâu túi bọc dương vật, độ dày dây rốn và hiện tượng lộn bít tất của bao qui đầu. Những hiện tượng này có thể cản trở việc giao phối hoặc làm cho bò đực có thể bị thương. Bao qui đầu bình thường Bao qui đầu lộn bít tất * Kiểm tra bìu dái Sờ khám cẩn thận bìu dái và những bộ phận sinh dục bên trong cơ thể bằng cách đứng sau bò đực đã được cố định cẩn thận. - Kiểm tra bao dịch hoàn Dùng cảm giác của da tay sờ nhẹ vào bao dịch hoàn con vật để cảm giác độ to, nhỏ, cứng, mềm, nóng, lạnh và phản ứng đau vùng dịch hoàn để phát hiện bệnh ở dịch hoàn con vật. - Kiểm tra những cơ quan sinh dục bên trong Khám qua trực tràng có thể phát hiện một số trường hợp bất bình thường 21
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị như: - Viêm tinh nang; - Có khối u; - Đường sinh dục nhỏ bé một cách bất thường hoặc thiếu một bộ phận.Bò sẽ cảm thấy đau khi sờ khám những bộ phận không bình thường, đặc biệt là do viêm. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1, Trình bày mục đích và phương pháp vận động cho trâu, bò đực giống. 2, Trình bày mục đích và phương pháp tắm chải cho trâu, bò đực giống. 3, Trình bày tuổi, chế độ và phương pháp sử dụng trâu, bò đực giống. 4, Trình bày ý nghĩa, và phương pháp của việc kiểm tra sức khỏe trâu, bò đực giống. * Bài tập thực hành Thực hành kiểm tra sức khỏe cho bò đực giống + Mục đích: - Thực hiện được việc kiểm tra sức khỏe cho trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. - Bảo đảm an toàn cho người và gia súc khi tiến hành kiểm tra sức khỏe cho con vât. + Nội dung: - Kiểm tra khối lượng của con vật, bằng phương pháp đo các chiều. - Kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và đặc biệt là cơ quan sinh dục bằng phương pháp chẩn đoán lâm sàng. * Kiểm tra mắt * Kiểm tra răng, hàm. * Kiểm tra chân. * Kiểm tra cơ quan sinh dục + Nguồn lực: -Tranh ảnh, mô hình,băng hình phương pháp kiểm tra mắt, răng, hàm, chân, và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống. - Trại chăn nuôi trâu, bò đực giống. - Dụng cụ thú y. - Máy tính tay, máy vi tính xách tay. + Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện được việc kiểm tra mắt, răng, hàm, chân và cơ quan sinh dục trâu, bò đực giống đúng kỹ thuật. 22
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị CHƯƠNG III: NUÔI TRÂU, BÒ CÁI SINH SẢN Bài 1: NUÔI DƯỠNG TRÂU, BÒ CÁI SINH SẢN Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng - Trình bày được nội dung về nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản. - Thực hiện được việc về nuôi dưỡng trâu, bò cái sinh sản đúng kỹ thuật. A. Nội dung I. Xác định nhu cầu dinh dưỡng - Nhu cầu năng lượng Nhu cầu duy trì: Phụ thuộc vào khối lượng cơ thể (0,8 - 1 ĐVTĂ/100 kg thể trọng). Nhu cầu nuôi thai: Từ tháng chửa thứ 5 trở đi tăng thêm 0,2 - 0,3 ĐVTĂ/100kg thể trọng trâu, bò mẹ. - Nhu cầu về prôtêin được xác định dựa trên nhu cầu cho duy trì, tăng trọng và cho sinh sản. Nhu cầu về protein tiêu hoá thời kỳ có chửa kỳ 2 cao hơn so với chửa kỳ 1, cụ thể như sau: Nhu cầu về protein tiêu hoá giai đoạn chửa kỳ I: 80 - 90g/ĐVTĂ, Chửa kỳ II: 90 - 100g protein tiêu hoá /ĐVTĂ. - Nhu cầu về vitamin: Nhu cầu về vitamin A: cần 60 – 80mg caroten, vitamin E: 20 – 40mg, vitamin D: 500 – 1000UI/100kg thể trọng. - Nhu cầu về khoáng: 7 – 8g Canxi, 4 – 5g phospho và 10 – 15g muối ăn/ĐVTĂ. II. Xác định khẩu phần ăn Khẩu phần ăn được phối hợp từ các loại thức ăn, có thể căn cứ vào thành phần dinh dưỡng của chúng và nhu cầu của con vật. Khi phối hợp khẩu phần cho 23
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị bò cái cần chú ý đến sự phát triển của thai. Thời kỳ đầu nên lấy thức ăn thô xanh là chủ yếu, về cuối nên tăng thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao. Mùa hè có cỏ tốt thì nên cho chăn thả, không nhất thiết phải bổ sung thức ăn. Cần đặc biệt chú ý đến giai đoạn 2 – 3 tháng trước khi đẻ để đảm bảo cho bò sinh bê với khối lượng sơ sinh cao.Sau khi đẻ quá trình trao đổi chất tăng lên nhiều, do đó thức ăn phải đảm bảo chất lượng tốt. + Nếu nuôi nhốt, mỗi ngày cho ăn 25 – 30 kg cỏ, 3 tháng chửa cuối cho ăn 30 – 35 kg cỏ, đồng thời bổ sung thêm khoảng 1- 2 kg thức ăn tinh (ngô, cám, ), 30 – 40 g bột xương, 30 – 40 g muối ăn. + Nếu nuôi chăn thả cần lưu ý đến chất lượng đồng cỏ. Bò chửa không nên cho ăn ở những đồng xa, có địa hình phức tạp, giai đoạn chửa cuối nên nuôi nhốt tại chuồng để tránh sẩy thai. + 15 – 20 ngày đầu sau khi đẻ cho bò mẹ ăn cháo (1,0 – 1,5kg thức ăn tinh/con/ngày) và 25 – 30g muối ăn, 30 – 40 g bột xương, có đủ cỏ non xanh ăn tại chuồng. + Những ngày sau, trong suốt thời gian nuôi con, một ngày cho bò mẹ ăn 30kg cỏ tươi, 2 – 3kg rơm ủ, 1 – 2kg cám hoặc thức ăn hỗn hợp để bò mẹ phục hồi sức khỏe, nhanh động dục lại để phối giống. Công thức phối hợp thức ăn tinh cho bò sinh sản Loại thức ăn Công thức 1 (%) Công thức 2 (%) Bột sắn 50 35 Cám gạo 25 38 Bột ngô (hoặc bột gạo) 15 20 Khô dầu 8 5 Muối ăn 1 1 Bột xương 1 1 24
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị III. Cho ăn 3.1. Cho ăn theo phương thức chăn thả Trâu bò cái sinh sản được nuôi theo phương thức chăn thả, lượng thức ăn chủ yếu là thức ăn xanh trên đồng cỏ hoặc nơi gò đồi, bờ ruộng, ven đê, lượng thức ăn thô xanh chiếm 85-95 % trong khẩu phần. Mùa hè các trâu bò cái mang thai giai đoạn I chỉ cần chăn thả 6 – 8 giờ ngoài bãi chăn, giai đoạn chửa kỳ II và mùa đông thời gian chăn thả 4 - 6 giờ trên đồng cỏ để phù hợp với sinh lý sinh sản của trâu, bò. Để nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn thức ăn tinh thường cho ăn vào lúc khi trâu bò ở tại chuồng, đảm bảo cho uống nước đầy đủ để trâu bò không bị thiếu nước khi chăn thả trên đồng cỏ. Chăn nuôi theo phương pháp chăn thả cần xác định được nguồn thức ăn xanh cho trâu bò ăn hợp lý, thường cho ăn theo khu vực và luân phiên trên bãi chăn để tận dụng nguồn thức ăn xanh đồng thời có thời gian để cỏ được tái sinh. 3.2. Cho ăn theo phương thức nhốt chuồng Hình thức chăn nuôi nhốt chuồng thường áp dụng trong chăn nuôi nông hộ, hoặc chăn nuôi thâm canh hay những nơi không có bãi chăn thả. Để đảm bảo nuôi dưỡng tốt cần cho trâu bò cái sinh sản ăn đúng giờ quy đinh, thức ăn tinh cho ăn theo lịch trình chăn nuôi, buổi sáng cho ăn vào lúc 8-9 h, buổi chiều từ 3-4 giờ, thức ăn thô xanh cho ăn sau thức ăn tinh. Thực hiện việc cho ăn: Cho ăn thức ăn tinh trước, thức ăn thô xanh cho ăn sau, cuối cùng cho uống nước. Chửa kỳ II thai sinh trưởng nhanh, chèn lấn khoang bụng, cần giảm thức ăn xanh và tăng tỷ lệ thức ăn tinh, do vậy cấu trúc khẩu phần ăn cho phù hợp. - Chửa kỳ II cần chia thức ăn cho trâu bò ăn nhiều bữa - Lựa chọn thức ăn có giá trị dinh dưỡng cao, dễ tiêu hoá, dung tích bé. - Rút các loại thức ăn thô, tăng thêm tỷ lệ thức ăn tinh trong khẩu phần. 25
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị - Chú ý không được cho ăn thức ăn ôi, thối mốc, ngừng cho ăn urê hoặc thức ăn xanh trước khi đẻ từ 10 – 15 ngày. . B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1. Nêu nhu cầu năng lượng và nhu cầu chất đạm cho trâu bò cái. 2. Xây dựng khẩu phần ăn cho trâu, bò cái. 3. Trình bày kỹ thuật chăn nuôi trâu bò cái theo phương thức chăn thả và nhốt chuồng. * Bài tập thực hành Ủ rơm bằng đạm u rê Rơm là loại thức ăn thô rất nghèo dinh dưỡng (2 -3% protein) thành phần dinh dưỡng chủ yếu là xơ (31-33%) và tỷ lệ tiêu hóa thấp. Nhưng nếu được chế biến thì lại trở thành thức ăn có giá trị cho trâu, bò đặc biệt khi mùa đông thiếu thức ăn xanh. * Nguyên liệu để ủ: Rơm khô = 100kg Đạm urê = 2,5 kg Vôi đã tôi = 0,5kg Muối ăn = 0,5kg Nước sạch = 70 – 80 lít * Chuẩn bị dụng cụ để ủ: Cân đồng hồ, Chậu to, Xô đựng nước, Ô doa. Túi nilong hoặc bao tải dứa lành và dây buộc miệng túi. Mảnh nilong để phủ kín rơm đã chế biến, nếu ủ rơm nhiều trên sân gạch, hoặc trên nền nhà kho, nền chuồng sạch không đọng nước được. * Kỹ thuật ủ: Bước 1: Rải rơm lên bạt, hoặc lên sân gạch, sân betông dày khoảng 15 – 20cm. Bước 2: Tưới nước đã hòa urê + vôi + muối đảo rơm thật đều cho rơm thấm đều, nếu không rơm vẫn còn khô. Bước 3: Lần lượt như vậy trải rơm lại tưới khi nào hết nguyên liệu thì cho vào bao tải buộc kín miệng lại cất vào chỗ khô ráo. 26
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị * Cách cho ăn: Sau khi ủ 10-15 ngày thì lấy ra cho trâu, bò ăn. Lấy ra xong, còn lại phải buộc hoặc đậy kín lại Rơm ủ đảm bảo chất lượng phải có màu vàng đậm, không có mùi mốc, rơm ẩm, mềm. Có thể trộn lẫn với cỏ xanh cho dễ ăn, cho vào máng ăn hoặc chỗ sạch. Bài 2: CHĂM SÓC TRÂU, BÒ CÁI SINH SẢN Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng - Trình bày được những kiến thức có liên quan tới chăm sóc trâu, bò cái sinh sản. - Thực hiện được việc chăm sóc trâu, bò cái sinh sản đúng kỹ thuật. A. Nội dung I. Chăm sóc trâu, bò cái chờ phối 1.1. Vệ sinh chuồng trại 1.1.1.Vệ sinh chuồng nuôi Chuồng trại cho trâu bò cái sinh sản cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát về mùa hè. Hàng ngày thực hiện vệ sinh chuồng trại, quét dọn máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân chơi đến khu vực xung quanh, thu dọn phân, chất thải để xử lý. 1.1.2. Vệ sinh môi trường Khu vực chuồng trại được quét vôi tường và khu vực xung quanh, phun thuốc phòng các bệnh ký sinh trùng và hóa chất để tẩy uế khu vực chuồng trại. Sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý mùi phân, nước tiểu để không bị ô nhiễm môi trường. 27
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 1.2. Phát hiện động dục và xác định thời điểm phối giống thích hợp Phát hiện động dục và xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp để nâng cao tỷ lệ thụ thai là công việc hết sức quan trọng của người chăn nuôi. * Nhận biết biểu hiện động dục Để phát hiện bò cái động dục: Thả bò ra bãi chăn hoặc một khoảng trống để quan sát các dấu hiệu động dục. Tốt nhất là quan sát vào sáng sớm và chiều tối. Có thể quan sát thấy các dấu hiệu động dục sau đây: - Âm hộ sưng và ẩm ướt, niêm mạc đường sinh dục xung huyết. - Từ âm hộ chảy ra dịch trong suốt, khó đứt, có thể thấy dịch 1-2 ngày trước khi động dục thực sự. - Lông ở gốc đuôi xù lên và ướt do bò đực liếm và nhảy. Những biến đổi về hành vi của bò cái có thể thấy khi nó động dục: - Bồn chồn, mẫn cảm, hay chú ý đến sự xuất hiện của người hay của gia súc khác. - Nếu quan sát vào ban đêm thấy gia súc ở tư thế đứng trong khi những con khác nằm. - Nhảy lên những con khác nhưng chưa chịu đực. - Đứng yên khi có một gia súc khác nhảy lên (chịu đực). - Thích gần những con khác, nhất là con đực - Ăn kém và sản lượng sữa có thể giảm. * Thông thường ở các giai đoạn khác nhau thì mức độ biểu hiện động dục của trâu, bò cái cũng có sự khác nhau, có thể phân 3 giai đoạn như sau: * Giai đoạn 1 (trước động dục): Niêm dịch chảy ra ngoài âm đạo trong suốt, loãng có thể kéo dài, gần điểm chịu đực dịch chảy ra càng nhiều tới 20-30 ml, độ keo dính cũng tăng lên, màu sắc thay đổi từ trắng sang đục và đục lờ đờ. Âm hộ dần dần có hiện tượng sưng, màu hồng nhạt. Thời gian kéo dài ở giai đoạn này đối với bò khoảng 6 – 10h, ở trâu giao động dài hơn, trung bình là 16-24h. Giai đoạn 2 (động dục): Niêm dịch trắng đục, độ keo dính tăng lên, số lượng nhiều (40 – 50 ml), cuối giai đoạn niêm dịch vẩn đục, độ keo dính hơn nên thường đứt đoạn. Âm hộ, âm đạo màu hồng đỏ, cuối giai đoạn giảm dần, tử cung mở lúc đầu mở ít, sau đó mở rộng. Ở bò giai đoạn này kéo dài 7 – 28
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 12h, trâu từ 6 – 35h. Giai đoạn 3 (sau động dục): Kể từ khi kết thúc chịu đực đến khi trứng rụng, các biểu hiện động dục giảm, trâu bò trở lại trạng thái bình thường. Sau khi hết chịu đực 6 – 10h (bò) trứng có thể rụng, ở trâu biến động từ 3 đến 38h. Các biểu hiện động dục ở trâu không mạnh bằng ở bò khoảng 80% trâu động dục thầm lặng khó phát hiện. *Xác định thời điểm phối giống thích hợp Để xác định chính xác thời điểm phối tinh thích hợp cần quan sát và theo dõi kỹ khi trâu, bò cái động dục. Thời điểm phối giống thích hợp là khi trâu bò có phản xạ chịu phối, phối tinh vào khoảng thời gian từ giữa giai đoạn chịu đực đến 6 giờ sau khi kết thúc chịu đực, để quá thời điểm này là muộn và không thu được tỷ lệ thụ thai cao. Trong thực tế sản xuất, việc theo dõi như trên không dễ dàng, vì vậy người ta thường áp dụng một quy tắc Sáng- Chiều: quan sát các dấu hiệu động dục 2 lần trong một ngày, nếu thấy bò cái động dục vào buổi sáng thì phối vào lúc chiều tối, còn nếu thấy động dục vào chiều tối thì phối vào sáng sớm ngày hôm sau. Có thể tiến hành phối tinh lặp lại 12 giờ sau lần phối thứ nhất. II. Chăm sóc trâu, bò cái mang thai 2.1. Vệ sinh chuồng trại Chuồng trại cho trâu bò cái mang thai cần được vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo thoáng mát về mùa hè. Hàng ngày thực hiện vệ sinh chuồng trại, quét dọn máng ăn, máng uống, nền chuồng, sân chơi đến khu vực xung quang, thu dọn phân, chất thải để xử lý, bổ sung chất độn chuồng lúc sắp đẻ và khi nuôi bê nghé, lưu ý không làm trâu bò sợ hãi. Khu vực chuồng trại được quét vôi và phun thuốc phòng các bệnh ký sinh trùng và hóa chất để tẩy uế. Sử dụng các chế phẩm sinh học xử lý mùi phân, nước tiểu để không bị ô nhiễm môi trường. Trước khi đẻ 7 ngày cần 29
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị chuyển trâu, bò cái sang chuồng đẻ đã được tiêu độc (dùng nước vôi 20%). 2.2. Vệ sinh thân thể Thực hiện chăm sóc thông qua các công việc tắm chải là công việc rất cần thiết với trâu, bò cái thời kỳ mang thai. Thông qua tắm chải có tác dụng vệ sinh toàn bộ cơ thể, phòng và chống được các bệnh ngoài da, tắm nắng có tác dụng tăng cường tổng hợp vitamin D, điều hòa hấp thu canxi và phospho trong cơ thể, phòng chống các bệnh bại liệt trước và sau khi đẻ Trâu bò sinh sản phải được chải thường xuyên, chải làm cho lông mượt, da sạch, loại trừ ve, rận, ký sinh, tăng cường hệ tuần hoàn của máu. Trước khi vào chuồng đẻ trâu, bò cần được tắm chải sạch sẽ. 2.3. Đỡ đẻ cho trâu, bò * Nhận biết biểu hiện trước khi đẻ ở trâu, bò Khi gần đến ngày đẻ biểu hiện rõ nhất là bụng sệ xuống, kèm theo có biểu hiện sụt mông. Âm hộ sưng và có niêm dịch chảy ra. Bầu vú căng, con cao sản có thể có sữa đầu chảy ra, đuôi thường cong lên. Trâu,bò hay có hiện tượng tìm chỗ rộng rãi hay chỗ kín đáo để đứng nhằm tránh những con khác. Bò có hiện tượng đứng nằm không yên, kèm theo phạn xạ rặn đẻ, càng gần lúc đẻ thì tần số rặn càng tăng, con vật hay đi tiểu vặt, lưng luôn luôn cong ở tư thế rặn. Quá trình rặn đẻ có thể kéo dài 30 phút đến 1 giờ, thường sau khi vỡ ối thì thai được đẩy ra. *Thực hiện việc đỡ đẻ cho trâu, bò Chuẩn bị dụng cụ đỡ đẻ, buồng đẻ và cũi bê nghé. Dùng cỏ khô sạch lót nền dày 3-5 cm. Để trâu bò ở ngoài, dùng nước sạch pha thuốc tím 0,1% rửa sạch toàn bộ phần thân sau của trâu, bò. Sau đó lau khô và sát trùng bằng dung dịch crezin 1%. Dùng bông cồn sát trùng bộ phận sinh dục bên ngoài. Sau đó cho trâu, bò vào buồng đẻ đã có chuẩn bị sẵn, có cỏ và nước uống đây đủ. 30
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Khi trâu, bò đẻ cần để bò yên tĩnh, tránh người và bò khác qua lại. Khi trâu, bò cái bắt đầu rặn đẻ người đỡ đẻ có thể cho tay vào đường sinh dục kiểm tra chiều hướng tư thế của thai. Thai trong tư thế bình thường thì để cho gia súc mẹ tự đẻ. Nếu thai trong tư thế không bình thường thì nên sửa sớm như đẩy thai, xoay thai về tư thế chiều hướng bình thường để cho gia súc mẹ sinh đẻ được dễ dàng hơn. Khi đầu thai đã lọt ra ngoài mép âm môn mà còn bị phủ màng ối thì phải xé rách màng ối và lau sạch nước nhờn dính ở mũi thai để cho thai dễ thở. Ngay sau khi bê, nghé vừa đẻ ra, nhanh chóng dùng tay móc sạch nhớt ở miệng và hai lỗ mũi để tránh cho bê ngạt thở. Dùng rơm hay bao tải sạch lau qua nhớt bẩn. Bóc móng cho bê, nghé. Nếu thấy bê có triệu chứng bị ngạt thở thì phải làm hô hấp nhân tạo cho bê, nghé. Để cho con mẹ liếm sạch bê con. Trường hợp trâu, bò mẹ liếm chưa sạch hoặc không liếm thì dùng khăn lau sạch. Cho bê, nghé bú trực tiếp sữa đầu của chính mẹ nó càng sớm càng tốt, chậm nhất là 1 giờ sau khi đẻ. Nếu bê không tự bú được mới vắt sữa đầu cho bú bằng bình có núm vú cao su. Trường hợp trâu, bò mẹ không cho sữa đầu thì cho bê sơ sinh uống sữa đầu nhân tạo hay uống sữa đầu của con mẹ khác mới đẻ gần đó nhất. Trước khi cắt dây rốn, phải vuốt sạch máu ở dây rốn cho về phía bụng bê con. Sát trùng dây rốn cẩn thận bằng dung dịch cồn i-ốt 5%. Dùng kéo đã sát trùng cắt rốn cách thành bụng chừng 8-10cm và sát trùng chỗ cắt rốn bằng cồn i-ốt 5%. Trâu, bò mẹ sau khi đẻ do mất nhiều nước nên phải cho uống nước muối hay chính nước ối của nó. Hai ba giờ sau cho ăn cháo loãng. Rửa sạch phần thân sau của bò mẹ bằng nước sạch có pha thuốc tím 0,1% hay dùng crezin 1%. Kiểm tra sữa đầu, nếu sữa tốt thì cho bê bú. Thường sau khi đẻ 4-6 giờ thì nhau thai ra hết. Nếu quá 12 giờ mà nhau 31
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị không ra thì phải can thiệp. Trong vòng 2 - 5 ngày sau khi đẻ cần theo dõi tình hình sức khoẻ để phát hiện các tai biến và các biện pháp can thiệp kịp thời. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1. Trình bày nội dung công việc vệ sinh chuồng trại và vệ sinh môi trường trong công tác chăm sóc trâu bò cái sinh sản. 2. Trình bày kỹ thuật phát hiện động dục và cách xác định thời điểm dẫn tinh thích hợp cho trâu bò cái. 3. Trình bày biểu hiện sắp đẻ và kỹ thuật đỡ đẻ cho trâu bò. * Bài thực hành Kiểm tra phát hiện động dục và xác định thời điểm phối giống thích hợp ở bò 1. Mục tiêu - Hiểu được các biểu hiện động dục của trâu, bò; trâu, bò đang động dục ở giai đoạn nào, phối giống vào thời điểm nào của quá trình động dục là tốt nhất. - Phát hiện chính xác các biểu hiện động dục của trâu, bò, xác định được các giai đoạn của quá trình động dục, thời gian động dục của trâu bò, và đưa ra được chính xác thời gian phối giống thích hợp để đạt hiệu quả thụ thai cao nhất. - Khi tiếp cận phải cẩn thận, nhẹ nhàng, khi quan sát phải tỉ mỉ chính xác không được bỏ qua bất kỳ một biểu hiện nhỏ nào của trâu, bò. 2. Thực hành 2.1. Điều kiện thực hiện 2.1.1. Địa điểm thực hành Địa điểm thực hành phải bằng phẳng, có nơi cột buộc đề phòng gia súc sợ hãi nơi đông người, tốt nhất là nơi bãi chăn thả hoặc sân chơi. 2.1.2. Thiết bị: Chủ yếu quan sát bằng mắt. 2.1.3. Chuẩn bị gia súc Chuẩn bị từ 3 - 5 trâu, bò cái đang động dục ở các giai đoạn động dục 32
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị khác nhau, 1 bò đực giống làm đực thí tình. 2.2. Trình tự thực hiện 2.2.1. Kiểm tra dụng cụ, gia súc xem đã đúng yêu cầu của bài thực hành chưa; trâu bò phải được tắm rửa sạch. 2.2.2. Trình tự công việc chính và yêu cầu kỹ thuật STT Tên công việc Thiết bị dụng cụ Yêu cầu kỹ thuật Đòi hỏi phải quan sát tỉ mỉ, Dùng mắt thường để quan sát không được bỏ qua bất kỳ một 1 Quan sát các biểu hiện động dục của sự thay đổi nhỏ nào trên gia trâu, bò. súc. Dùng con đực để phát hiện con Con đực phải được huấn luyện 2 Dùng đực thí tình cái động dục. kỹ, có tính hăng. 2.2.3. Hướng dẫn chi tiết thực hiện các công việc Tên công việc Hướng dẫn - Nếu thấy con vật có biểu hiện băn khoăn, ngơ ngác, hay đi lại, 1. Quan sát bằng dựng đuôi, lách đầu, kêu rống, muốn nhảy lên con khác, ăn ít, có thể mắt thường con vật bắt đầu động dục. - Quan sát tổng - Nếu thấy con cái ít ăn hoặc không ăn, đứng cho con khác nhảy lên thể con vật lưng chứng tỏ con vật biểu hiện động dục. - Nếu thấy mép âm hộ hơi sưng hé mở, niêm dịch trong suốt loãng, như vậy con vật bắt đầu động dục chưa nên phối cho con vật. - Quan sát cơ - Nếu thấy niêm dịch trong, đặc dính có thể kéo thành sợi, đây là quan sinh dục của điểm cho phối tốt nhất để có tỷ lệ thụ thai cao. con vật - Nếu thấy âm hộ thâm không sưng, niêm dịch đặc hơi đục, ít kéo dài, đôi khi có lẫn máu, lúc này là thời điểm rụng trứng tuy nhiên nếu phối cho con vật vào thời điểm này là muộn, tỷ lệ thụ thai thấp. - Nếu con vật không cho con đực nhảy lên lưng, chưa thể phối 2. Dùng đực thí giống. tình - Nếu con vật cho con đực nhảy lên lưng, đứng yên có biểu hiện chịu đực, có thể phối giống. 33
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 3. Các dạng sai hỏng và cách phòng ngừa STT Hiện tượng Nguyên nhân Cách phòng ngừa - Quan sát thật kỹ các - Quan sát không cẩn thận, Không quan sát được biểu hiện của con vật, qua loa. 1 các biểu hiện động dục đặc biệt là vùng sinh - Do con vật động dục thầm của con vật. dục. lặng. - Dùng đực thí tình. - Quan sát thật kỹ các Không xác định được - Do quan sát không chuẩn, biểu hiện của con vật, 2 thời điểm phối giống không khẳng định được thời đặc biệt là vùng sinh cho con vật điểm phối tinh thích hợp. dục. - Dùng đực thí tình. 34
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị CHƯƠNG IV: NUÔI TRÂU, BÒ THỊT Bài 1: XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN CHĂN NUÔI TRÂU, BÒ THỊT Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng - Trình bày được nội dung về xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò thịt - Thực hiện được việc xác định điều kiện chăn nuôi trâu, bò thịt theo yêu cầu kỹ thuật. A. Nội dung I. Xác định chuồng trại Khi thiết kế và xây dựng chuồng trại cho trâu, bò phải đảm bảo được những yêu cầu sau: - Tạo cho trâu, bò được an toàn, thoải mái, dễ chịu khi ăn uống, nghỉ ngơi, di chuyển. - Tạo sự an toàn và thân thiện cho người nuôi trong việc quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng. - Tạo ra được tiểu khí hậu tốt, hạn chế tối đa những tác động xấu của thời tiết, khí hậu đến cơ thể gia súc. - Đảm bảo thuận lợi cho công tác thú y và vệ sinh môi trường. - Càng đơn giản càng tốt nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng, nhưng phải sử dụng được lâu dài và ổn định. 1.1. Xác định vị trí chuồng nuôi - Chuồng phải được xây dựng trên nền đất cao ráo, dễ thoát nước, không bị ngập nước khi trời mưa, lũ. - Ở nông thôn, khi xây dựng chuồng nuôi trâu, bò cần chú ý cách nhà khoảng 20-30 m nhằm đảm bảo vệ sinh khu vực nhà ở, tránh mùi hôi thối và ruồi muỗi làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người. - Chuồng được xây dựng ở nơi dễ quan sát, dễ thăm nom, thuận lợi cho việc cho ăn, chăm sóc. Nhất là khi trâu, bò đẻ hoặc ốm. - Chuồng được xây dựng ở nơi có đủ nguồn nước cho trâu, bò uống và vệ sinh chuồng trại. 35
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 1.2. Xác định hướng chuồng nuôi Mục tiêu chính của chuồng trại là bảo vệ gia súc khộng bị tác động xấu của điều kiện thời tiết, khí hậu. Vì vậy mà khi xây dựng chuồng nuôi trâu, bò cần chú ý hướng chuồng phù hợp để tránh mưa tạt, gió hắt, lùa, mùa hè phỉa thoáng mát, mùa đông ấm áp. 1.3. Xác định kiểu chuồng nuôi Kiểu chuồng nuôi phải phù hợp với dạng địa hình cụ thể, nhưng phải đảm bảo được yêu cầu về độ dốc thoát nước và nền chuồng không cho phép nước chảy từ ô chuồng này sang ô chuồng bên cạnh. Kiểu chuồng bò nông hộ Trong điều kiện chăn nuôi trâu, bò nông hộ với quy mô nhỏ, kiểu chuồng nuôi có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh (số lượng, diện tích đất, điều kiện thời tiết, khí hậu, vốn đầu tư ). Chuồng có thể làm đơn giản, nhưng phải đảm bảo được nguyên tắc cơ bản về xây dựng và vệ sinh thú y. Do vậy để phù hợp với chăn nuôi nông hộ theo quy mô nhỏ, thì kiểu chuồng một dãy là thích hợp nhất vì có thể tận dụng, tiết kiệm được nguyên liệu, dễ chọn vị trí. II. Xác định dụng cụ chăn nuôi 2.1. Máng ăn - Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ, chuồng nuôi trâu, bò cần phải có máng ăn để đảm bảo vệ sinh. - Máng ăn nên xây bằng gạch, láng xi măng. - Không xây máng ăn quá sâu, dễ gây tồn đọng thức ăn và khó vệ sinh. 36
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị - Các góc của máng ăn phải lượn tròn và trơn nhẵn, đáy máng phải dốc và có lỗ thoát nước ở cuối để thuận tiện cho việc rửa máng. - Thành máng phía trong phải thấp hơn thành máng ngoài để thức ăn không rơi vãi ra lối đi. 2.2. Máng uống - Tốt nhất dùng máng uống tự động để cung cấp đủ nước theo yêu cầu của trâu, bò. Nếu không có máng uống tự động thì có thể làm máng uống bán tự động như sau: - Nước từ tháp chứa được dẫn tới một bể nhỏ được xây ở đầu chuồng nuôi, đầu ống dẫn có lắp một tự động mở nước. Từ bể này có hệ thống ống dẫn tới các máng uống ở các ô chuồng. Khi trâu, bò uống nước, mực nước trong máng hạ xuống nên phao mở ra, nước từ tháp chảy vào bể cho đến khi đầy thì phao tự đóng lại. - Máng uống nên cố định ở độ cao 0,8m từ mặt đất và giữ cho chúng có cùng mực nước với bể chứa nước. 2.3. Hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải - Hệ thống xử lý chất thải phải được thiết kế cẩn thận ngay từ đầu để tránh ô nhiễm môi trường, vì lượng phân, nước tiểu, nước rửa chuồng hàng ngày thải ra rất nhiều. - Cần có hệ thống cống rãnh thoát nước hợp lý để cho nước bẩn chảy thoát ra ngoài khỏi nền chuồng một cách dễ dàng. - Rãnh thoát nước bẩn làm dọc theo chuồng và tập trung vào hố chứa. - Phân từ hố chứa được tập trung thành từng đợt đẻ ủ trước khi đi bón ruộng. - Hố phân chứa phân phải cách chuồng nuôi ít nhất là 5 mét và cách giếng nước ít nhất là 100 mét. - Hố chứa phân và nước thải phải trát kín để phân và nước thải không thấm ra ngoài đất, mạch nước ngầm, đồng thời không cho nước mưa chảy vào hố phân. - Trong điều kiện chăn nuôi nông hộ quy mô nhỏ cần bố trí hố ủ phân phù hợp để tận dụng toàn bộ phân và cỏ ăn thừa cũng như chất độn chuồng đưa vào hố ủ phân nhằm tăng khối lượng phân bón ruộng, tăng thu nhập cho người chăn nuôi nhưng vẫn đảm bảo vệ sinh thú y. - Nếu có điều kiện, tốt nhất là xây bể biogas để sản xuất khí phục vụ 37
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị đun nấu, đảm bảo vệ sinh môi trường trong chăn nuôi. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi: 1. Cho biết những yêu cầu cần thiết khi xây dựng chuồng nuôi gia súc. 2. Vị trí chuồng nuôi gia súc nên được bố trí bố trí như thế nào để đảm bảo kỹ thuật? 3. Cho biết hướng chuồng nuôi thích hợp đối với gia súc. 4. Nêu một số kiểu chuồng nuôi gia súc và cho biết kiểu nào thích hợp điều kiện của gia đình anh (chị)? 5. Trình bày một số dụng cụ chăn nuôi trâu, bò liên quan đến hệ thống chuồng trại. 6. Hệ thống vệ sinh và xử lý chất thải đối với chuồng trại được thiết kế, xây dựng như thế nào? * Ghi nhớ: Các kiểu chuồng nuôi gia súc nói chung và trâu, bò nói riêng rất đa dạng và phong phú, tùy theo điều kiện hiện có, tùy theo quy mô, phương thức chăn nuôi, cấp độ quản lý mà chuẩn bị thiết kế xây dựng. Đặc biệt đối với các gia đình nông hộ cần chú ý tận dụng những vật tư hiện có, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế mà bố trí cho hợp lý nhằm đáp ứng mục đích trong công tác chăn nuôi. Đây là chăn nuôi trâu, bò thịt nên cần chú ý bố trí chuồng trại thoáng mát, gần nơi chăn thả, nhưng vẫn đảm bảo khâu chăm sóc, bảo vệ. 38
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Bài 2. XÁC ĐỊNH THỨC ĂN CHO TRÂU, BÒ THỊT Mục tiêu: Học xong bài học này, người học có khả năng - Trình bày được việc xác định thức ăn cho trâu, bò thịt. - Xác định được thức ăn cho trâu, bò thịt theo yêu cầu kỹ thuật. A. NÔI DUNG Thức ăn cho trâu, bò thịt nói chung không cầu kỳ và khó tìm như đối với lợn, gia cầm, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng như năng lượng, protein, muối, khoáng bò mới sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất thịt cao. I. Thức ăn thô, xanh Thức ăn thô xanh bao gồm các loại cỏ trồng và cỏ tự nhiên cho trâu, bò ăn dưới dạng thu cắt hay chăn thả. Cỏ xanh là loại thức ăn ngon và phù hợp với sịnh lý tiêu hóa của trâu, bò Thành phần dinh dưỡng của cỏ xanh khá cân đối và tỷ lệ tiêu hóa khá cao. Cỏ xanh là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho trâu, bò từ đường trong thân cây, xơ. Ở nước ta mùa cỏ kéo dài khoảng 180-190 ngày và có thể tận thu các nguồn cỏ tự nhiên làm thức ăn cho trâu, bò. Tuy nhiên việc trồng cỏ rất quan trọng vì nó đảm bảo chủ động nguồn thức ăn xanh hay dữ trữ để ổn định quanh năm. Do vậy mà ở nông thôn, người dân đã có kế hoạch phơi rơm, cỏ khô chất thành đống hoặc bảo quản trong kho để trâu, bò có đủ thức ăn trong vụ đông. 1.1. Cỏ tự nhiên Cỏ tự nhiên chủ yếu là các giống cỏ hòa thảo bản địa, có khả năng thích nghi cao với điều kiện tự nhiên tại chỗ. Tuy năng suất không cao, nhiều lúc, nhiều nơi rất thấp và biến động lớn theo mùa, song cỏ ở bãi chăn vẫn là một nguồn thức 39
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị ăn quan trọng cho chăn nuôi gia súc nhai lại cần được quan tâm để tận thu tốt. Cỏ tự nhiên có thể được sử dụng cho trâu bò ăn ngay trên đồng bãi hoặc thu cắt về nhà. Cỏ tự nhiên có tính ngon miệng cao đối với gia súc ăn cỏ. Giá trị dinh dưỡng có sự biến động lớn, hàm lượng protein thô trung bình 12% VCK. 1.2. Các loại cỏ trồng Trong điều kiện bãi chăn ngày càng bị thu hẹp, năng suất và chất lượng cỏ trên bãi chăn ngày càng thấp, để phát triển chăn nuôi gia súc nhai lại theo hướng thâm canh hàng hóa thì phải nghỉ đến trồng cỏ cao sản. Trồng cỏ cao sản bảo đảm chủ động có nguồn thức ăn thô xanh chất lượng và ổn định quanh năm cho gia súc. Tùy điều kiện cụ thể ở từng vùng mà chọn tổ hợp các giống cỏ thích hợp. 1.2.1. Cỏ voi Cỏ voi thuộc họ hòa thảo, thân đứng, có nhiều đốt, rậm lá, sinh trưởng nhanh, năng suất chất xanh có thể biến động từ 100 – 300 tấn/năm. Cỏ voi, đặc biệt cỏ non và lá có tính ngon miệng cao đối với gia súc. Giá trị dinh dưỡng có sự biến động lớn, đặc biệt là hàm lượng protein (biến động từ 9,5 – 19,7% VCK). Chu kỳ kinh tế của cỏ voi là 3 – 4 năm. 1.2.2. Cỏ Ghinê Cỏ Ghinê còn gọi là cỏ Sả, là loại cây hoà thảo, moc thành bụi như bụi Sả. Cỏ có tính ngon miệng và giá trị dinh dưỡng cao, không bị giảm chất lượng nhanh như cỏ Voi. Cỏ Ghinê có nhiều đặc tính quý: sinh trưởng mạnh, năng suất cao, khả năng chịu hạn, chịu nóng và chịu bóng cây tốt, dễ trồng. Trồng thâm canh có thể cho năng suất tương đương cỏ Voi: mỗi năm thu hoạch 8-10 lứa và trên một ha có thể đạt 100-200 tấn. Hàm lượng protein thô biến động từ 6 - 25% tuỳ thuộc vào tuổi thu hoạch và lượng ni tơ bón. Cỏ có thể thu hoạch quanh năm nếu chủ động nước tưới. Sau 4-5 năm mới phải trồng lại. 1.2.3. Cỏ VA - 06 Cỏ VA – 06 có năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm có hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều nước, khẩu vị ngọt, là thức ăn tốt nhất cho các loại 40
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị gia súc ăn cỏ. Cỏ VA – 06 có hàm lượng protein cao hơn nhiều giống cỏ hòa thảo đang phổ biến ở nước ta, hàm lượng protein thô trung bình 12,87%. Cỏ VA – 06 có tốc độ sinh trưởng nhanh, tái sinh mạnh, quanh năm. Năng suất trung bình đạt 50 – 70 tấn/ha/lần cắt. Năng suất chất xanh có thể đạt 500 tấn/ha/năm. Khả năng lưu gốc khá lâu 6 – 7 năm, hàng năm có thể thu hoạch được 8 – 10 vụ. Cỏ VA – 06 vừa có thể làm thức ăn tươi, làm thức ăn ủ chua, thức ăn dạng thô. 1.3. Rơm Rơm rạ là nguồn thức ăn dự trữ chủ yếu và phổ biến nhất của gia súc nhai lại ở nước ta. Vùng miền trung có thể gieo được 2 vụ lúa/năm nên có thể thu được 2 vụ rơm rạ. Nếu thu hoạch vào mùa nắng thì thuận lợi cho việc phơi rơm, lưu giữ, bảo quản rơm cho trâu, bò. Thu hoạch vào mùa mưa việc phơi rơm gặp nhiều khó khăn, rơm dễ bị mốc, chất lượng giảm. Rơm là loại thức ăn chủ yếu được bà con sử dụng cho trâu bò vào thời điểm khan hiếm cỏ hoặc không thể chăn thả ra đồng bãi (rét đậm, rét hại ). Giá trị dinh dưỡng và giá trị làm thức ăn của rơm rạ đối với trâu, bò thấp. Để nâng cao giá trị làm thức ăn, giá trị dinh dưỡng và tỷ lệ tiêu hóa của rơm rạ chúng ta cần có phương pháp chế biến và xử lý thích hợp. Trong chăn nuôi trâu, bò thịt, nếu kiềm hóa rơm bằng nước vôi, hoặc ủ rơm với urê, rỉ đường, giá trị dinh dưỡng của rơm sẽ được nâng lên. 1.4. Thân lá lạc Quảng Trị là một tỉnh thuần nông, lạc là cây trồng khá phổ biến trên địa bàn tỉnh. Một sào lạc có thể thu được 300 – 400kg thân cây lạc. Đây là nguồn thức ăn lớn có giá trị cho vật nuôi. Thân lá lạc có thể bảo quản và dự trữ cho gia súc bằng phương pháp phơi khô, trộn với rơm khô và chất thành cây cho gia súc ăn vào lúc thiếu thức ăn xanh rất có giá trị. Một số vùng bà con nông dân đã áp dụng phương pháp phơi thật khô, nghiền thật nhỏ và trộn với thân cây chuối, cỏ cho gia súc ăn thêm hoặc để làm bánh đa dinh dưỡng. Thân lá lạc rất dễ bị mốc, vì vậy khi sử dụng cho gia súc phải cẩn thận kiểm tra trước khi cho ăn. Không nên cho trâu bò 41
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị ăn đơn điệu thân lá lạc mà nên cho ăn cùng với các loại thức ăn khác. 1.5. Thức ăn ủ xanh Thức ăn ủ xanh là thức ăn dự trữ chiến lược để nuôi dưỡng trâu, bò trong mùa thiếu cỏ xanh. Nguyên liệu ủ xanh có thể là các loại cỏ trồng như cỏ voi, cây ngô bắp non, ngô dày Khi ủ xanh (còn gọi là ủ chua hay ủ ướp) thức ăn được bảo quản lâu dài, tổn thất chất dinh dưỡng ít. Thực chất của việc ủ xanh thức ăn là xếp chặt thức ăn thô xanh vào hố kín không có không khí. Thức ăn ủ xanh có chất lượng tốt, không cần phải xử lý trước khi cho ăn và có thể cho ăn tới 5-7 kg/100 kg thể trọng. Nói chung, dùng loại thức ăn này không cần hạn chế về khối lượng, nhưng cũng không nên chỉ cho ăn đơn độc, mà cần bổ sung thêm các loại thức ăn khác. II. Thức ăn tinh 2.1. Xác định thức ăn hạt ngũ cốc và phụ phẩm * Thức ăn tinh bao gồm các loại hạt ngũ cốc và bột của chúng (ngô, gạo ), khô dầu, thức ăn tinh hỗn hợp. Đặc điểm chung của thức ăn tinh là hàm lượng nước và xơ đều thấp, chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như đạm, chất bột đường, chất béo, các chất khoáng và vitamin, tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên do đặc điểm sinh lý tiêu hóa của trâu, bò mà ta cần chú ý là thức ăn tinh chỉ dùng để bổ sung dinh dưỡng khi thức ăn thô xanh không đáp ứng đủ. Do vậy mà không nên cho trâu, bò ăn quá nhiều để tránh ảnh hưởng xấu đến tiêu hóa chất xơ, một đặc điểm chủ yếu về tiêu hóa sinh học của loài nhai lại. * Các loại phụ phẩm - Rỉ mật: là một phụ phẩm của ngành sản xuất đường, thành phần chính của nó là đường, nên trong chăn nuôi có thể dùng làm thức ăn bổ sung cung cấp năng lượng cho loài nhai lại. Có thể bổ sung bằng cách cho ăn trực tiếp cùng với thức ăn thô hay bổ sung dưới dạng bánh dinh dưỡng tổng hợp cùng với urê và khoáng. Tuy nhiên, không nên cho trâu, bò ăn quá nhiều (chỉ dưới 42
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị 2kg/con/ngày) và nên cho ăn rãi đều để không ảnh hưởng đến hoạt động sinh lý của hệ vi sinh vật trong dạ cỏ. - Cám gạo: là phụ phẩm xay xát gạo, có mùi thơm, vị ngọt, trâu, bò thích ăn. Cám gạo là thức ăn cung cấp năng lượng và đạm. Dùng cám gạo bổ sung cho khẩu phần xơ thô sẽ có tác dụng bổ sung dinh dưỡng và kích thích tiêu hóa xơ. - Bã sắn: Là phụ phẩm của quá trình chế biến tinh bột sắn từ củ sắn. Hiện nay, các tỉnh khu vực miền trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huê) đã có nhà máy chế biến tinh bột sắn đi vào hoạt động. Kết quả khảo sát cho thấy bình quân 1 nhà máy có thể sản xuất từ 100 – 150 tấn bã sắn/ngày đêm. Bã sắn tươi có vị hơi chua, nên gia súc nhai lại thích ăn song lưu ý rằng trong bã sắn có chứa Cyanglucside (HCN) vì vậy cần phải xử lý (ủ chua yếm khí ). Để tăng hiệu quả khi sử dụng nên bổ sung thêm urê, bã đậu nành, bột cá hoặc các nguồn giàu protein khác. Mỗi ngày có thể cho trâu, bò ăn khoảng 8 - 10kg/con/ngày.Ở Quảng Trị, đa số bà con cắt lát phơi khô rồi nghiền bột hoặc dùng bã sắn khô bổ sung cho bò hoặc để làm nguyên liệu phối chế thức ăn tinh hỗn hợp. 2.2. Xác định thức ăn củ, quả Các loại củ và quả có thể làm thức ăn cho trâu, bò bao gồm: khoai lang, củ cải, bí đỏ, cà rốt, mít , trong đó mít là thức ăn sẵn có trên địa bàn thường được bà con sử dụng cho trâu, bò. Các loại củ, quả nói chung chứa hàm lượng nước cao(70-90%). Trong chất khô của củ, quả chứa nhiều đường dễ tiêu hóa. Trong củ, quả cũng có chứa nhiều vitamin C, vitamin A. Khi cho ăn quá nhiều củ quả sẽ ảnh hưởng không tốt cho quá trình lên men trong dạ cỏ. Do vậy khi cho ăn nên thận trọng, không nên cho ăn nhiều cùng một lúc. 2.3. Thức tinh hỗn hợp Trong chăn nuôi bò, tùy theo mục đích chăn nuôi và các điều kiện cụ thể của khẩu phần cơ sở có thể cần phải cho bò ăn thêm thức ăn tinh để thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cao của con vật. Tuy nhiên, nếu ta cho chúng ăn từng loại 43
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị thức ăn tinh riêng biệt thì không bao giờ đảm bảo sự cân bằng dinh dưỡng. Chính vì vậy cần phối hợp các loại thức ăn theo các tỷ lệ nhất định sao cho hỗn hợp tạo ra có hàm lượng dinh dưỡng cân đối, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng. Thực tế trên thị trường có nhiều loại thức ăn tinh hỗn hợp do nhiều hãng sản xuất ra. Nhìn chung các loại thức ăn này có chất lượng tốt. Tuy nhiên, các loại thức ăn này thường đắt và nếu dùng nhiều sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi. Mặt khác, mua thức ăn hỗn hợp bán sẵn thì chúng ta không thể tận dụng được một cách hiệu quả các loại phụ phẩm hay các nguồn thức ăn nguyên liệu như bột sắn, cám gạo, tấm, bột ngô sẵn có trong mỗi gia đình. Yêu cầu của thức ăn hỗn hợp : - Cần có từ ba nguyên liệu trở lên, tuy nhiên càng có nhiều loại thức ăn trong thành phần càng tốt. - Sử dụng tối đa các loại thức ăn sẵn có của mỗi gia đình hay địa phương. - Thức ăn tinh hỗn hợp phải rẻ, dễ sử dụng và dể bảo quản. III. Xác định thức ăn bổ sung 3.1. Urê Đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy việc sử dụng urê làm thức ăn bổ sung cho trâu, bò đã mang lại hiệu quả cao khi khẩu phần nghèo protein, giàu xơ. Tuy nhiên khi sử dụng urê cần chú tuân theo các nguyên tắc sau: - Chỉ sử dụng urê khi khẩu phần thiếu đạm với lượng dùng được tính toán cẩn thận - Phải cung cấp đầy đủ các chất dễ lên men (bột, đường, cỏ xanh) để tạo điều kiện tốt cho vi sinh vật dạ cỏ hoạt động - Trước khi cho trâu, bò ăn, phải có thời gian làm quen bằng cách hàng ngày cho ăn từng ít một và thời gian làm quen kéo dài từ 5 đến 10 ngày. - Chỉ sử dụng urê cho gia súc trưởng thành, không dùng cho gia súc non, vì dạ cỏ của chúng chưa phát triển hoàn chỉnh - Phải cho ăn urê làm nhiều bữa trong ngày, mỗi lần một ít. Nên trộn đều với các thức ăn khác để cho ăn được nhiều. - Tuyệt đối không được hòa vào nước cho trâu, bò uống. Sử dụng urê cho gia súc nhai lại như là “con dao hai lưỡi” vì vậy bà con cần chú ý tới liều lượng và phương pháp bổ sung. Liều lượng urê bổ sung cho trâu, 44
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị bò từ 2 - 3%trong thức ăn tinh hoặc 20 – 25g urê/100kg thể trọng. Phương pháp bổ sung có thể đa dạng song phải đảm bảo nguyên tắc “từ từ”. Các phương pháp phổ biến hiện nay là sử dụng urê để xử lý các loại phụ phẩm giàu xơ (rơm rạ, thân cây ngô già), hoặc tưới dung dịch urê vào các loại thức ăn này theo tỷ lệ thích hợp, hoặc có thể trộn vào thức ăn tinh cho gia súc ăn, hoặc chế biến dạng bánh liếm urê, rỉ mật 3.2. Khoáng và Vitamin Các chất khoáng rất quan trọng đối với trâu, bò, đặc biệt là Ca và P và một số vitamin như A,D,E Các loại vitamin được bổ sung cùng với khoáng. Có thể bổ sung các chất khác bằng hai cách: - Trộn các chất khoáng với nhau theo tỷ lệ nhất định gọi là premix khoáng (có bán ở các cửa hàng thức ăn chăn nuôi), Sau đó dùng hỗn hợp khoáng này trộn và các loại thức ăn tinh, với tỷ lệ 0,2- 0,3 % hoặc bổ sung vào khẩu phần hàng ngày với lượng 10 - 40g cho mỗi con. - Trộn các thành phần khoáng với nhau và các chất độn (đất sét, xi măng ). Sau đó hỗn hợp được đóng thành bánh, làm khô gọi là đá liếm. Đá liếm này được đặt trong chuồng nuôi để bò liếm tự do. IV. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1. Trình bày các loại thức ăn thô xanh sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò. 2. Trình bày thức ăn ủ xanh sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò. 3. Trình bày các loại thức ăn tinh sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò. 4. Trình bày các loại thức ăn củ, quả sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò 5. Trình bày thức ăn hỗn hợp tinh sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò. 6. Trình bày các loại thức ăn bổ sung sử dụng trong chăn nuôi trâu, bò. * Bài tập thực hành: Kỹ thuật trồng cỏ voi Trước đây nguồn thức ăn xanh trong chăn nuôi rất dồi dào, song ngày nay do điều kiện canh tác, dân số tăng sinh, chăn nuôi phát triển, nên nguồn thức tự nhiên ngày càng bị cạn kiệt. Do vậy để đáp ứng nhu cầu thức ăn xanh trong chăn nuôi nói chung và trâu, bò nói riêng là điều hết sức cần thiết. 45
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Trong một số giống cỏ hòa thảo, cỏ voi là một trong những loại cỏ thông thường được sử dụng nhiều nhất trong chăn nuôi trâu, bò hiện nay. Vì vậy chúng tôi xin giới thiệu về kỹ thuật trồng loại cây thức ăn này: Bước 1. Chọn thời vụ gieo trồng: Trồng trong mùa mưa, nhưng tốt nhất là đầu mùa mưa. Bước 2. Chuẩn bị đất: Cày đất ở độ sâu 20-25cm, bừa và cày ải 2 lần để làm cho đất tơi, vơ cỏ dại và san phẳng mặt đấtt trồng. Rạch hàng sâu 15-20cm theo hướng đông tây, khoảng cách hàng 50-8-cm. Bước 3. Chuẩn bị phân bón: Đầu tư cho 1ha cỏ trồng: - Phân hữu cơ hoai mục: 15-20 tấn - Lân supe: 400-500 kg - Kaly clorua: 150-200kg. - Đạm urê: 400-500 kg. Các loại phân hữu cơ, phân lân dùng bón lót theo hàng; phân đạm và kaly được chia đều cho mỗi lần thu hoạch trong năm và bón thúc. Bước 4. Chuẩn bị giống: Sử dụng loại thân giống có độ tuổi 80-100 ngày và được chặt vát thành hom có độ dài 50-60cm/hom. Mỗi hom có từ 3-5 mắt mầm. Tốt nhất lấy hom bánh tẻ. Sử dụng 5-6 tấn / ha. Bước 5. Trồng: Đất sau khi rạch hàng và bón phân đầy đủ theo quy định, đặt hom theo long rãnh, đặt hom này gối lên nửa hom kia nối tiếp nhau, sau đó dùng cuốc lấp đất kín hom một lớp khoảng 3-5cm và đảm bảo mặt đất phẳng sau khi lấp hom giống. Bước 6. Chăm sóc: Sau khi trồng 10-15 ngày, tiến hành kiểm tra tỷ lệ nẩy mầm (mầm nhô lên mặt đất). Trồng dặm những hom chết và làm cỏ phá váng (tránh không động tới thân hom giống đã trồng). Dùng cuốc làm cỏ dại 2-3 lần trước khi lên cao phủ kín đất trồng. Dùng 100kg urê/ha bón thúc khi cỏ ở giai đoạn 25-30 ngày tuổi. Sau mỗi lần thu hoạch, chăm sóc, làm cỏ một lần và bón phân thúc đạm khi cỏ tái sinh lá mới( sau khi thu hoạch khoảng 15-20 ngày). 46
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Thu cắt cỏ Bước 7: Thu hoạch Thảm cỏ được thu hoạch khi cỏ đạt 70-80 ngày tuổi (cây có thân cứng), không thu cắt non lứa đầu. Các lứa tái sinh thu hoạch khi thảm cỏ có độ cao 80-120cm. Tùy theo mùa mưa hay mùa khô. Độ cao cắt gốc để lại khoảng 5cm. Dùng liềm hoặc dao sắc thu hoạch toàn bộ không để lại cây mầm để thảm cỏ tái sinh đều. Bài 4: NUÔI DƯỠNG TRÂU, BÒ THỊT Mục tiêu: Học xong bài học này người học có khả năng - Trình bày được những kiến thức có liên quan tới việc nuôi dưỡng trâu, bò thịt. - Thực hiện được việc nuôi trâu, bò thịt đúng kỹ thuật. A. Nội dung 1. Nuôi bê thời kỳ bú sữa Giai đoạn này bắt đầu từ sau khi sinh đến 3 – 4 tháng tuổi. Trong điều kiện sản xuất, giai đoạn này thường kéo dài đến 5 – 6 tháng tuổi. Độ dài của giai đoạn này phụ thuộc vào sự phát triển hoàn chỉnh của dạ cỏ đối với tiêu hóa thức ăn thực vật. Cần chú ý phải bổ sung thêm thức ăn thô, thức ăn tinh trong giai đoạn này để kích thích dạ cỏ phát triển tốt. Tập cho bê ăn cỏ khô từ tháng thứ hai, cỏ tươi và củ quả từ tháng thứ tư sau đấy bê có thể ăn tự do các loại thức ăn. Từ 3 – 6 tháng tuổi, khẩu phần hàng ngày của bê từ 5 – 10kg cỏ tươi và 0,2 – 0,4kg thức ăn tinh hỗn hợp. Nên cai sữa bê vào khoảng 6 tháng tuổi. Nuôi dưỡng tốt bê cai sữa, lúc 6 tháng tuổi sẽ đạt 100kg trở lên. Bê được tập ăn sớm 47
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị thức ăn xanh thô và được ăn đầy đủ, bê sẽ dễ nuôi và sinh trưởng phát triển tốt giai đoạn sau. 2. Giai đoạn nuôi thịt Giai đoạn này bắt đầu từ sau cai sữa đến 21 – 24 tháng tuổi. Tập cho bê ăn thức ăn xanh thô sớm khi còn đang bú sữa mẹ sẽ tạo điều kiện cho việc sử dụng thức ăn trong giai đoạn nuôi thịt. Sau cai sữa, bê, nghé hoàn toàn phụ thuộc vào thức ăn được cung cấp. Thời gian đầu, cần cho bê nghé ăn một lượng thức ăn tinh khoảng 0,6 – 1 kg/con/ngày đảm bảo cho bê, nghé sinh trưởng bình thường. Thức ăn xanh được cung cấp đủ hoặc chăn thả tự do. Những nơi có bãi chăn tốt trong mùa mưa, bê, nghé có thể ăn đủ thức ăn xanh ngoài bải chăn, mùa khô chú ý bổ sung thêm thức ăn tại chuồng như rơm, cỏ khô, thân cây ngô non để mỗi bê nghé ăn được 8 – 12 kg thức ăn xanh thô/con/ngày. Sau 12 tháng tuổi, bê, nghé, có thể được nuôi hoàn toàn bằng thức ăn xanh thô hoặc chỉ chăn thả tùy theo trạng thái thảm cỏ ngoài bãi chăn. Đảm bảo cho bê, nghé ở tuổi này được ăn được khoãng 18 – 20 kg thức ăn xanh thô/ con/ngày và thức ăn tinh 0,4 – 0,5kg/con/ngày. Thường bò chỉ gặm cỏ tươi ngoài bãi chăn mỗi ngày khoảng 10kg. Như vậy phải luôn có đủ cỏ tươi cho ăn tại chuồng mới có thể đảm bảo đủ tiêu chuẩn ăn hàng ngày. Lượng cỏ gặm ngoài đồng trong mùa đông không đáng kể. Do đó, chuẩn bị thức ăn tại chuồng là chủ yếu.Trường hợp thiếu cỏ tươi có thể dùng cỏ khô, rơm rạ, củ quả thay thế. 1kg cỏ khô bằng 4 – 5 kg cỏ tươi. 1kg rơm ủ urê, 1kg củ quả bằng 2kg cỏ tươi. Thành phần thức ăn tinh hỗn hợp có thể được phối hợp: Bột sắn 65%, bột ngô 25%, bột cá 5%, urê 3%, muối 1%, bột xương 1%. Thức ăn tinh và củ quả cho ăn mỗi ngày 2 lần trước khi cho ăn cỏ tươi. Cỏ khô, rơm khô luôn có trong máng để bò ăn tự do. 48
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt, bê, nghé phải được tắm chải, vận động thường xuyên, hàng ngày. Khẩu phần thức ăn của bê nuôi lớn Khẩu phần Khối lượng T.Ă tinh hỗn Cỏ tươi Cỏ khô Củ quả hợp 100 10 - 1 0,4 125 10 1,0 2 - 150 15 1,0 2 - 175 16 1,5 2 - 200 20 1,5 2 - 225 25 1,5 2 - 250 25 2 2 - 275 25 2 2 1 300 25 2 4 1 320 30 2 4 1 3. Vỗ béo Mục đích của vỗ béo là nâng cao chất lượng thịt bò, tăng tỷ lệ thịt xẻ, thịt tinh. Bò mới đưa vào vỗ béo cần khoảng 2 tuần để nuôi thích nghi với môi trường mới. Bò được nghỉ ngơi, có đủ nước uống và cho ăn cỏ tự do có chất lượng cao. Thời gian vỗ béo phụ thuộc vào độ béo và thị hiếu người tiêu dùng. Thông thường thời gian vỗ béo là 60 – 90 ngày. Đối tượng: + Bò được vỗ béo ở giai đoạn cuối của nuôi bò thịt. + Bò sinh sản, các loại bò khác trước khi đào thải được qua một giai đoạn nuôi để lấy thịt. Các hình thức sử dụng thức ăn để vỗ béo - Vỗ béo bằng thức ăn xanh 49
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Hình thức này được thực hiện trong mùa vụ nhiều cỏ xanh. Có 2 cách vỗ béo bằng thức ăn xanh: + Vỗ béo trên đồng cỏ: Bê được chăn thả hoàn toàn trên đồng cỏ, được sử dụng một lượng lớn thức ăn trên đồng cỏ. + Vỗ béo tại chuồng: Áp dụng đối với những nơi không có đồng cỏ chăn thả nhưng lại có điều kiện để thâm canh đồng cỏ thu cắt với năng suất cao. Cỏ được thu cắt về cho ăn tại chuồng kết hợp cùng với thức ăn tinh. - Vỗ béo bằng thức ăn tinh Do yêu cầu thâm canh sản xuất bò thịt, hiện nay trên thế giới người ta đã tiến hành vỗ béo trâu bò bằng khẩu phần dựa trên thức ăn tinh là chủ yếu gồm các loại hạt cốc và họ đậu, các hỗn hợp thức ăn có thành phần đặc biệt, đồng thời đảm bảo lượng xơ thích hợp cần cho hoạt động tiêu hóa được bình thường. Kỹ thuật nuôi vỗ béo bò thịt Quảng Trị là một tỉnh thuần nông, chăn nuôi bò là một thế mạnh đang được phát triển. Nhưng hiện nay các vùng đất dùng cho chăn thả thường là đất trống đồi núi trọc và đất ven rừng. Trồng rừng và chăn nuôi đang còn mâu thuẫn với nhau. Nếu chăn nuôi theo lối tận dụng thì tốc độ sinh trưởng phát triển sẽ bị hạn chế, năng suất sản lượng chăn nuôi ngày càng thấp. Hiện nay, một số lượng trâu bò đưa vào giết thịt là nguồn loại thải từ các hướng sản xuất khác nhau. Để nâng cao chất lượng và khối lượng thịt cần phải vỗ béo các loại trâu bò này. * Một số vấn đề kỹ thuật - Chọn bò vỗ béo Bò vỗ béo đem lại hiệu quả kinh tế cao là những bò đã trưởng thành có bộ khung cơ thể càng lớn càng tốt. Chọn bò gầy có thể mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Bò đực phát triển nhanh hơn bò cái, giống bò lai phát triển nhanh hơn giống bò địa phương. Không nên chọn bò đang có chửa và bò mẹ đang nuôi con, bò đang có bệnh, bò quá già. - Tẩy triệt để nội ngoại ký sinh trùng . 50
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị - Cần có thời gian tập ăn và tăng dần lượng thức ăn tinh khi bắt đầu vỗ béo. - Phối hợp khẩu phần thức ăn tinh cho bò. Có nhiều loại khẩu phần có thể sử dụng để vỗ béo bò nhưng thực tế điều kiện hiện nay ở tỉnh Quảng Trị thì khẩu phần dự kiến sau là tiện ích và có hiệu quả nhất, bao gồm: bột sắn, cám gạo, bột ngô và một số thức ăn giàu đạm, urê. Khẩu phần hỗn hợp cho bò vỗ béo ĐVT: % Loại thức ăn Công thức 1 Công thức 2 Công thức 3 Bột sắn 85 65 45 Bột ngô 0 25 50 Cám gạo 0 0 0 Bột cá hoặc khô dầu 10 5 0 Urê 3 3 3 Muối 1 1 1 Bột xương 1 1 1 - Việc cân đo số lượng thành phần các nguyên liệu thức ăn là rất quan trọng, đặc biệt đối với 3% urê có trong khẩu phần vì nếu urê vượt quá giới hạn đó có thể gây ngộ độc cho bò, khi trộn phải trộn cho đều. - Để bò có tốc độ lớn nhanh thì lượng thức ăn tinh hỗn hợp được ăn vào hàng ngày tăng từ 2,2 đến 2,5 % trọng lượng cơ thể bò. - Cung cấp thức ăn xanh có chất lượng cao (ít thân, nhiều lá) hàng ngày cho bò. Cung cấp tùy theo trọng lượng của bò cũng như tùy theo mức đầu tư. Cung cấp 10- 15 kg thức ăn xanh/ bò/ngày và 3 – 4kg thức ăn tinh (tùy theo trọng lượng của bò). - Cho ăn thức ăn thô (cỏ, rơm rạ) trước, thức ăn tinh sau. Mỗi ngày cho ăn 4 lần. Tốt nhất là nuôi nhốt tại chuồng. Thức ăn thừa phải bỏ đi vì để lâu sẽ bị lên men và chua gây rối loạn tiêu hóa cho bò. 51
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị - Có nhiều bò con lúc đầu không quen thức ăn tinh thì phải tập dần bằng cách trộn với cỏ cho ăn. Lưu ý: + Phải thường xuyên có nước uống tại chuồng cho bò uống. + Thời gian vỗ béo không nên kéo dài, tốt nhất chỉ vỗ béo trong vòng không quá 2 tháng. B. Câu hỏi và bài tập thực hành * Câu hỏi 1. Trình bày phương pháp nuôi dưỡng bê nghé trong thời kỳ bú sữa. 2. Trình bày phương pháp nuôi dưỡng bê trong giai đoạn nuôi thịt. 3. Trình bày phương pháp vỗ béo trâu, bò thịt. * Bài tập thực hành Ủ chua cỏ xanh hoặc cây ngô, rơm tươi, lá mía, cỏ xanh cho trâu, bò Thời tiết, khí hậu có ảnh hưởng rất lớn trực tiếp đến khả năng sinh trưởng , phát triển của cây trồng nói chung. Cây cỏ làm thức ăn chăn nuôi nói riêng, cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất chất lượng. Thường là mùa xuân, hè cây có năng suất cao, gia súc không ăn hết, đến mùa thu, đông, cỏ chậm phát triển dẫn đến sự thiếu hụt thức ăn xanh. Đồng thời do tác động của thời tiết khắc nghiệt, gia súc vừa chịu rét vừa thiếu đói về thức ăn nên dẫn đến gầy yếu mẫn cảm với bệnh tật, hay “bị đổ ngã” hàng loạt, làm thất thiệt cho người chăn nuôi. Cho nên bằng phương pháp ủ chua, để giành thức ăn cho mùa đông, là phương pháp dễ làm và hiệu quả nhất. * Nguyên liệu: - Rơm tươi hoặc thân lá ngô sau thu bắp hoặc cỏ tươi: 100kg - Cám gạo, bột ngô, hoặc bột sắn: 3-5kg. - Muối ăn 0,5kg. - Rỉ mật 4 -6 kg ( nếu có). * Hố ủ: Mỗi hố ủ, chuẩn bị một túi nilong dầy và dây buộc bằng cao su (cắt bằng xăm xe hỏng), túi mua tại các cửa hàng, bán theo kg, khổ rộng 1,2m – 1,5m. Có nhiều cách tạo một hố ủ, việc ứng dụng loại hố ủ nào tùy thuộc và điều kiện cụ thể của từng gia đình, như: Hố ủ xây bằng gạch, xi măng, cát rất tốt, song giá thành cao, loại hình này có thể áp dụng cho các hộ nông dân có điều kiện. Hố ủ phải đạt các tiêu chuẩn sau: Hố ủ đào xuống đất nửa nổi, nửa chìm: Là loại hố ủ có 52
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị thể áp dụng rộng rãi trong các hộ nông dân. Tạo hố ủ kiểu này lên lưu ý đến các vật liệu dùng làm đệm lót (tốt nhất là nên dùng túi nilong, vải mưa cũ, bạt dứa ) tránh nước ngấm vào nguyên liệu gây thối, mốc. Kích thước hố ủ thường đào hố tròn, đường kính 1-1.1m, sâu khoảng 0.8-1m, xung quanh tôn đất cao thêm 40 cm. Như vậy, sẽ ủ được 300- 400kg nguyên liệu. Nên đào hố rộng bằng độ rộng của túi nilong cho vừa khít, không có khoảng cách giữa túi và thành hố, để khi đưa nguyên liệu vào nén sẽ không bị rách túi. * Phương pháp ủ: Được tiến hành theo các bước sau: Bước 1: Cắt thái làm dập thức ăn trước khi ủ, có độ dài 5-10 cm thì chất lượng ủ mới cao. Có thể dùng dao để băm thái đối với hộ gia đình nhỏ, ủ số lượng ít. Còn những trang trại lớn, có qui mô đàn gia súc và nhu cầu số lượng ủ lớn thì phải có máy thái công suất lớn. Cắt, thái làm dập thức ăn trước khi ủ Bước 2: Cho cỏ hoặc nguyên liệu đã băm thái vào một hố 1,5m2 dẫm nén thật chặt (chú ý dầm nén kỹ ở xung quanh hố) sau đó tiếp 1 lớp khác. Cứ như vậy cho đến khi đầy hố và cao hơn thành hố 30cm, đầm nén lần cuối rồi buộc túm đầu túi nilong. Cho nguyên liệu vào hố ủ, đầm nén. Sau đó phủ một lớp nilon hoặc1lớp rơm mỏng, rồi lấp đất lên trên hình mai rùa dày 20 – 30 cm. Hố ủ phải thoát nước không để nước mưa thấm vào cỏ ủ. Nếu ủ ở hố ủ được xây bằng gạch hoặc tận dụng chuồng lợn bỏ trống, thì phải có lớp nilong lót đáy và xung quanh thành hố, để đảm bảo kín không có không khí vào. Đầm nén thật chặt, đặc biệt là các góc. 53
- Sở Nông nghiệp và PTNT Quảng Trị Sau đó phủ một lượt túi nilong hay bạt dứa (phải chèn thật chặt bốn xung quanh mép tường). Lấp một lớp đất nên mặt hố dày 20-30cm. Hoặc có thể dùng bao tải dứa đóng đất vào đó rồi xếp lên mặt hố ủ (Xếp càng dày càng tốt) Phương pháp cho ăn: + Thức ăn ủ có chất lượng phải đảm bảo tiêu chuẩn sau: Mầu sắc: Mầu vàng rơm Mùi vị : Mùi thơm có vị chua đặc trưng. Đảm bảo quy trình ủ chua tốt thời gian dự trữ cỏ kéo dài từ 6-8 tháng. Sau khi ủ 2 -3 tháng có thể lấy thức ăn ủ cho trâu ăn. Khi lấy cỏ bắt đầu từ góc hố, lấy xong lại vùi kín để tránh nước mưa và ánh nắng Hố cỏ ủ phải lấy thường xuyên hàng ngày cho đến hết, không nên bỏ ngắt quãng một thời gian vì không khí sẽ làm hỏng cỏ. Đối với trâu: Có thể cho ăn 60% khẩu phần ăn hàng ngày Lưu ý: Khi dùng cỏ tươi để ủ thì nên để quá lứa một chút mới thu cắt, lúc đó hàm lượng nước trong cỏ không còn nhiều mới tốt hoặc phơi tái. Một số giống cỏ có lượng nước nhiều cũng không ủ được như cỏ lông para. Hàm lượng nước trong cây cỏ, cây ngô còn 70% là tốt nhất. Ủ bằng cây ngô tươi chỉ sử dụng được một phần ngọn từ bắp trở lên, với ngô ăn hạt chắc, còn với ngô nếp thì sau khi thu bắp chưa già sử dụng được cả thân cây, chỉ bỏ phần gốc già. 54