Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 3: Hiệu quả kinh tế đầu tư

pdf 111 trang huongle 6290
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 3: Hiệu quả kinh tế đầu tư", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_kinh_te_xay_dung_chuong_3_hieu_qua_kinh_te_dau_tu.pdf

Nội dung text: Giáo trình Kinh tế xây dựng - Chương 3: Hiệu quả kinh tế đầu tư

  1. Chương 3 HIỆU QUẢ KINH TẾ ĐẦU TƯ Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 1
  2. Khái niệm đầu tư o Đầu tư là hoạt động sử dụng tiền vốn, tài nguyên trong một thời gian tương đối dài nhằm thu về lợi nhuân và lợi ích kinh tế xã hội. o Đặc điểm của hoạt động đầu tư: Có vốn: tiền hoặc tài nguyên ( gọi chung là nguồn lực) Thời gian tương đối dài Lợi ích: tài chính và KTXH. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 2
  3. Phân loại đầu tư o Theo cách tiếp nhận, quản lý và sử dụng vốn đầu tư, có hai loại đầu tư sau: Đầu tư gián tiếp Đầu tư trực tiếp Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 3
  4. Phân loại đầu tư Đầu tư gián tiếp o Đầu tư gián tiếp là đầu tư mà người có vốn và người sử dụng vốn không phải là một chủ thể. VD: Đầu tư chứng khoán ODA Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 4
  5. Phân loại đầu tư Đầu tư trực tiếp o Đầu tư trực tiếp là đầu tư mà người có vốn và người sử dụng vốn là một chủ thể. o Người đầu tư có thể là: Doanh nghiệp nhà nước Công ty cổ phần Công ty TNHH Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 5
  6. Phân loại đầu tư Đầu tư trực tiếp (tt) o Đầu tư trực tiếp bằng vốn của nước ngoài có ba hình thức: Hợp tác kinh doanh: Không tạo pháp nhân mới, ràng buộc bởi hợp đồng hợp tác kinh doanh. Công ty liên doanh: có tư cách pháp nhân theo pháp luật VN; tỷ lệ phân chia lợi ích và chia sẻ rủi ro theo tỷ lệ góp vốn và thỏa thuận của hai bên; đối tác phía VN không thấp hơn 30% vốn pháp định. Công ty 100% vốn nước ngoài: có tư cách pháp nhân theo pháp luật VN Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 6
  7. Phân loại đầu tư Đầu tư trực tiếp (tt)- Phân loại o Theo mục đích sử dụng Đầu tư xây dựng Đầu tư thay thế Đầu tư hợp lý hóa dây chuyền công nghệ Đầu tư mở rộng Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 7
  8. Phân loại đầu tư Đầu tư trực tiếp (tt)- Phân loại o Theo thời gian sử dụng: Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn o Theo số lần đầu tư: Đầu tư thành lập ( ban đầu) Đầu tư thường xuyên Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 8
  9. Hiệu quả kinh tế đầu tư Khái niệm o Hiệu quả kinh tế đầu tư là hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư (là đánh giá các mục tiêu của dự án đầu tư) o Hiệu quả của dự án đầu tư được đánh giá trên hai mặt: định tính và định lượng Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 9
  10. Hiệu quả kinh tế đầu tư Tiêu chuẩn đánh giá- Định tính o Hiệu quả kinh tế: Khả năng sinh lời o Hiệu quả kỹ thuật: Nâng cao trình độ, đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ o Hiệu quả xã hội: nâng cao phúc lợi xã hội, giảm thất nghiệp, bảo vệ môi trường Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 10
  11. Hiệu quả kinh tế đầu tư Tiêu chuẩn đánh giá- Định tính (tt) o Hiệu quả theo quan điểm lợi ích của doanh nghiệp và quan điểm quốc gia o Hiệu quả từ các dự án và các lĩnh vực liên quan ngoài dự án o Hiệu quả trước mắt và lâu dài o Hiệu quả trực tiếp từ dự án và hiệu quả gián tiếp kéo theo Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 11
  12. Hiệu quả kinh tế đầu tư Tiêu chuẩn đánh giá- Định lượng o Hiệu quả được biểu hiện thông qua một vài chỉ tiêu về kinh tế, kỹ thuật và xã hội. o Một vài chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp: Mức chi phí sản xuất Lợi nhuận Thời gian hoàn vốn Hiệu số/ tỷ số thu chi Suất thu lợi nội tại  Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 12
  13. Hiệu quả kinh tế đầu tư Các quan điểm đánh giá o Dự án đầu tư được đánh giá theo các góc độ: Lợi ích của doanh nghiệp (Chủ đầu tư) Lợi ích của địa phương nơi đặt dự án Lợi ích quốc gia Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 13
  14. Hiệu quả kinh tế đầu tư Nguyên tắc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư o Các bước tính toán so sánh dự án Xác định các dự án có thể đưa vào so sánh Xác định thời kỳ tính toán so sánh dự án Xác định chỉ tiêu kinh tế -kỹ thuật-xã hội làm chuẩn so sánh Tiến hành đánh giá so sánh các dự án để chọn dự án tối ưu Phân tích rủi ro dự án được chọn Quyết định dự án Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 14
  15. Hiệu quả kinh tế đầu tư Nguyên tắc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư o Dự án loại trừ và dự án độc lập Dự án loại trừ nhau là dự án mà một khi trong đó ta đã chọn một dự án nào đó thì dự án còn lại phải bỏ đi. Dự án độc lập là dự án mà việc chọn nó không liên quan đến việc loại trừ các dự án khác. Khi xem xát các dự án độc lập, chủ yếu xem xét sự đáng giá của DA; còn khi xem xét các dự án loại trừ nhau, ta lựa chọn trong các dự án đáng giá một DA tốt nhất. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 15
  16. Hiệu quả kinh tế đầu tư Nguyên tắc đánh giá hiệu quả dự án đầu tư o Xác định thời kỳ tính toán so sánh dự án , có hai dạng: Thời kỳ tồn tại xác định rõ ràng. Thời kỳ tồn tại chưa xác định rõ Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 16
  17. Giá trị theo thời gian của đồng tiền Lãi tức o Lãi tức là biểu hiện giá trị gia tăng theo thời gian của tiền tệ xác định bằng hiệu số tổng vốn tích luỹ được (kể cả vốn gốc và lãi) và số vốn gốc ban đầu, (Lãi tức) = (Tổng vốn tích lũy) - (Vốn đầu tư ban đầu) Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 17
  18. Giá trị theo thời gian của đồng tiền Lãi suất o Là mức lãi tức trong một đơn vị thời gian ( năm/ quý/tháng) của một đơn vị tiền tệ o Ý nghĩa lãi suất: Đối với người cho vay: LS chính là suất thu lợi Đối với người đi vay: Hiệu quả đầu tư phải cao hơn LS đi vay Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 18
  19. Giá trị theo thời gian của đồng tiền Giá trị tương đương o Đồng tiền thay đổi theo thời gian dưới tác dụng của lãi suất. VD: Hôm nay đi vay 1 đồng với mức lãi suất 15%/ năm, sau 1 năm phải trả 1,15 đồng Như vậy, có thể nói rằng 1 đồng năm nay tương đương với 1,15 đồng sau 1 năm với mức lãi suất 15%/ năm o Khái niệm giá trị tương đương giúp ta có thể quy đổi các khoản tiền xuất hiện vào các thời điểm khác nhau trên trục thời gian về cùng một thời điểm để làm các phép so sánh. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 19
  20. Giá trị theo thời gian của đồng tiền Lãi tức đơn o Lãi tức đơn là lãi tức chỉ tính theo số vốn gốc mà không tính đến lãi tức sinh thêm của các khoản lãi các thời đoạn trước Ld V.i.n  V - số vốn gốc cho vay (hay đầu tư);  i - lãi suất đơn;  n - số thời đoạn tính lãi tức. o Như vậy số tiền V ở năm hiện tại và số tiền (V + Ld) ở năm thứ n là có giá trị tương đương. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 20
  21. Giá trị theo thời gian của đồng tiền Lãi tức ghép o Lãi tức ghép là hình thức lãi tức mà sau mỗi thời đoạn tiền lãi được nhập vào vốn gốc để tính lãi cho thời đoạn tiếp theo n Lg V (1 r) V  V - số vốn gốc cho vay (hay đầu tư);  r - lãi suất ghép;  n - số thời đoạn tính lãi tức. o Như vậy số tiền V ở năm hiện tại và số tiền (V + Lg) ở năm thứ n là có giá trị tương đương. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 21
  22. Giá trị theo thời gian của đồng tiền Quan hệ giữa lãi suất kỳ hạn ngắn-dài o Gọi r1 (i1) là lãi suất ghép (đơn) tính theo kỳ hạn ngắn o Gọi r2 (i2) là lãi suất ghép (đơn) tính theo kỳ hạn dài o Trong kỳ hạn dài có m kỳ hạn ngắn. o Ta có: i2=m.i1 m r2=(1+r1) -1 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 22
  23. Giá trị theo thời gian của đồng tiền o Trong thực tế, trường hợp lãi kép thường hay được dùng hơn lãi đơn, vì: Chủ nợ không muốn thu tiền lẻ tẻ hàng tháng, năm mà muốn để hết thời hạn mới thu về về một khoản thu lớn hơn. Còn phía con nợ, nếu sản xuất kinh doanh có lời thì vẫn muốn lại khoản tiền lãi đáng ra phải trả hàng tháng, năm để tăng thêm vốn, mở rộng sản xuất kinh doanh. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 23
  24. Dòng tiền tệ Khái niệm o Tất cả các dự án đầu tư đều phải bỏ ra một lượng chi phí nhất định nhằm thu được lợi ích trong tương lai. o Các khoản thu nhập và các khoản chi phí của dự án xuất hiện ở những năm khác nhau của đời dự án, tạo thành dòng tiền tệ của dự án. o Dòng tiền tệ của dự án là hình thức biểu hiện các khoản thu chi tiền mặt hàng năm trong đời dự án. Dòng tiền tệ ròng (thu hồi thuần) được xác định bởi công thức sau: Dòng tiền tệ ròng = Khoản thu tiền mặt – Khoản chi tiền mặt Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 24
  25. Dòng tiền tệ Biểu đồ dòng tiền tệ o Để đơn giản trong việc tính toán đầu tư, giá trị tiền mặt phát sinh trong năm thường được tính về thời điểm cuối năm. o Biểu đồ dòng tiền tệ là một đồ thị biểu diễn các trị số thu và chi theo các thời đoạn, các trị số thu(+) được biểu diễn bằng các mũi tên lên phía trên, các trị số chi(-) được biểu diễn bằng các mũi tên chỉ xuống dưới. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 25
  26. Dòng tiền tệ Biểu đồ dòng tiền tệ o Biểu đồ dòng tiền tệ là một công cụ quan trọng để phân tích hiệu quả của dự án đầu tư. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 26
  27. Dòng tiền tệ Các ký hiệu o P - Giá trị tiền tệ ở thời điểm đầu, thời điểm hiện tại của dự án. o F - Giá trị tiền tệ ở thời điểm cuối, thời điểm tương lai của dự án. o A - Là giá trị đều đặn đặt ở cuối các thời đoạn 1,2 3 của một chuỗi các giá trị tiền tệ có trị số đều đặn bằng nhau. o n: số thời đoạn (tháng, quý, năm) o r: lãi suất được biểu thị theo % luôn được hiểu là lãi suất ghép. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 27
  28. Dòng tiền tệ Các ký hiệu (tt) o Trong phân tích kinh tế của dự án đầu tư lãi suất r này được dùng để quy đổi tương đương giá trị tiền tệ ở mốc thời gian này sang mốc thời gian khác, khi đó nó thường được gọi là lãi suất chiết khấu (Discount rate). o Lãi suất chiết khấu biểu thị sự giảm giá của tiền tệ theo thời gian. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 28
  29. Dòng tiền tệ Ví dụ 1 o Một công ty xây dựng A cần mua một máy đào nhãn hiệu X. Có hai đơn vị chào giá với cam kết thanh toán như sau: ĐV 1: Ngay giao hàng, công ty A thanh toán 70 triệu, 5 năm tiếp theo mỗi năm thanh toán 50 triệu ĐV 2: Công ty A thanh toán hàng năm trong 8 đợt tính từ thời điểm giao hàng, mỗi năm 40 triệu. o Hỏi: công ty A nên chọn mua hàng từ đơn vị nào, biết r = 10% ? Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 29
  30. Dòng tiền tệ Ví dụ 2 o Một công ty xây dựng A cần mua một máy đào có giá niêm yết trên thị trường là 205 triệu. Đơn vị cung cấp X đồng ý bán trả góp với hai phương án sau:  PA 1: Công ty A thanh toán 80 triệu lúc đầu, số còn lại thanh toán đều trong 4 năm tiếp theo  PA 2: Công ty A thanh toán hàng năm trong 7 đợt tính từ thời điểm nhận hàng. o (1)Tính số tiền công ty A phải trả cho mỗi lần thanh toán ở mỗi phương án nếu mức lãi suất trả góp là 12%. o (2)Đơn vị cung cấp Y đề nghị bán máy cùng chủng loại trên cho công ty A, cho trả góp trong theo 5 đợt thanh toán hàng năm với số tiền thanh toán mỗi đợt là 50 tr. Hỏi: công ty A nên chọn mua từ đơn vị nào? Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 30
  31. Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o (1) Biết P tìm F: F= P(F/P, r, n) F P(1 r)n Ý nghĩa: Nếu đầu tư P đồng trong n năm thì đến kỳ hạn sẽ lũy tích được là F đồng o (2) Biết F tìm P: P= F(P/F, r, n) 1 P F (1 r)n Ý nghĩa: Muốn có F đồng năm thứ n trong tương lai thì ngay từ năm đầu phải bỏ vốn là P đồng. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 31
  32. Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o (3) Biết A tìm F: F= A(F/A, r, n) (1 r) n 1 F A r Ý nghĩa: Nếu hàng năm đầu tư A đồng đều đặn trong năm thì cuối năm thứ n sẽ luỹ tích được F đồng Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 32
  33. Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o (4) Biết F tìm A: A= F(A/F, r, n) r A F (1 r)n 1 Ý nghĩa: Muốn có F đồng ở năm thứ n trong tương lai thì hàng năm phải đầu tư đều đặn là A đồng. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 33
  34. Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o (5) Biết A tìm P: P= A(P/A, r, n) (1 r)n 1 P A r(1 r)n Ý nghĩa: Nếu hàng năm có khả năng trả nợ đều đặn là A đồng trong n năm thì số vốn được vay năm đầu sẽ là P o (6) Biết P tìm A: A= P(A/P, r, n) r(1 r)n A P (1 r)n 1 Ý nghĩa: Nếu năm đầu vay vốn là P đồng trong thời hạn n năm thì hàng năm phải trả đều đặn cả lãi lẫn gốc là A Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 34
  35. Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương o Các khoản tiền thường không giống nhau, thời điểm xuất hiện không theo quy luật o Để tính giá trị hiện tại hoặc giá trị tương lai của một dòng tiền bất kỳ ta tính riêng cho từng khoản rồi cộng lại Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 35
  36. Dòng tiền tệ Quy đổi giá trị tương đương-Tổng hợp Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 36
  37. Dòng tiền tệ Ví dụ 3-1 o Cho: A=10 tỷ. Tính Pt=0 và Ft=9 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 37
  38. Dòng tiền tệ Ví dụ 3-2 o Cho: A=10 tỷ. Tính Pt=0 và Ft=9 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 38
  39. Dòng tiền tệ Ví dụ 3-3 o Cho: A=10 tỷ. Tính Pt=0 và Ft=9 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 39
  40. Dòng tiền tệ Ví dụ 3-4 o Cho: A0=10 tỷ, A1= 4 tỷ, A2=3 tỷ. Tính Pt=0 và Ft=9 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 40
  41. Dòng tiền tệ Lãi suất chiết khấu o Dòng tiền tệ của các dự án đầu tư được chiết khấu hoặc tích lũy để tính các giá trị tương đương. o Những giá trị tương đương này phụ thuộc không chỉ vào qui mô dòng tiền tệ, vào khoảng thời gian tính toán mà còn phụ thuộc vào mức lãi suất. o Cũng như giá cả, lãi suất cũng ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả tính toán và phân tích. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 41
  42. Dòng tiền tệ Lãi suất chiết khấu o Các nhân tố ảnh hưởng đến mức lãi suất tính toán: Khả năng và phương pháp huy động vốn Mức lãi suất tối thiểu ở các công ty Thuế suất Lợi nhuận bình quân của công ty Tỷ lệ lạm phát Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 42
  43. Dòng tiền tệ Lãi suất chiết khấu o Lãi suất dùng để tính chiết khấu dòng tiền phải tương đương với hoặc bằng lãi suất thực tế của các vốn vay dài hạn trên thị trường vốn hoặc lãi suất (chi phí về vốn) trả bởi người vay. o Tỷ lệ chiết khấu phải phản ảnh một cách cơ bản chi phí cơ hội của vốn tương ứng với lợi nhuận mà một nhà đầu tư (nhà cung cấp tài chính) có thể có được với một lượng vốn như vậy nếu như đầu tư ở chỗ khác, giả định là các rủi ro tài chính là tương tự cho cả hai phương án đầu tư. o Nói một cách khác tỷ lãi suất chiết khấu phải là tỷ suất lợi nhuận tối thiểu, dưới tỷ suất này một nhà doanh nghiệp sẽ cho rằng không có lợi gì cho việc đầu tư. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 43
  44. Phân tích tài chính DA đầu tư Ý nghĩa của phân tích tài chính DA ĐT o Phân tích tài chính dư án đứng trên quan điểm lợi ích của chủ đầu lư lấy mục tiêu tối đa lợi nhuận kết hợp với an toàn kinh doanh là chính, giúp ta làm rõ một số vấn đề như:  Dự án đầu tư nào đó có hiệu quả hay không có hiệu quả về kinh tế (có đáng giá không)?Hiệu quả đến mức độ nào?  Đầu tư ở qui mô nào là hợp lý nhất?  Nên chọn những dự án nào?  Mức độ an toàn của hoạt động đầu tư.  Thông qua kết quả phân tích tài chính, chủ đầu tư có thể lựa chọn để ra quyết định đầu tư sao cho có lợi nhất theo một chỉ tiêu nào đó (được thiết lập từ mục tiêu đầu tư) trong những điều kiện ràng buộc nhất định. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 44
  45. Phân tích tài chính DA đầu tư Nội dung của phân tích tài chính DA ĐT o Phân tích tài chính của dự án đầu tư gồm các phần phân tích sau: Phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư theo chỉ tiêu tĩnh và chỉ tiêu động; Phân tích độ an toàn về tài chính của dự án đầu tư: xác định độ an toàn về nguồn vốn, điểm hoà vốn, khả năng trả nợ và độ nhậy của dự án nhằm xác định mức độ an toàn kinh doanh của dự án. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 45
  46. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh o Các chỉ tiêu tĩnh là các chỉ tiêu:  Tính cho một giai đoạn, thường là 1 năm của dự án;  Không kể tới sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian;  Không xét đến sự biến động của đồng tiền ở các khoảng thời gian khác nhau do ảnh hưởng của lạm phát hay khả năng sinh lời của tiền. o Các chỉ tiêu này có thể chấp thuận trong điều kiện một tương lai ổn định của dự án, thường được dùng để tính toán, so sánh, nghiên cứu giai đoạn tiền khả thi hay các dự án có quy mô nhỏ, bao gồm các chỉ tiêu sau : Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 46
  47. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh o Chỉ tiêu tĩnh gồm: Chỉ tiêu chi phí cho một đơn vị sản phẩm Chỉ tiêu lợi nhuận cho một đơn vị sản phẩm Chỉ tiêu mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư Chỉ tiêu thu hồi vốn Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 47
  48. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Chi phí ĐVSP o Phương án tốt nhất là phương án có chi phí sản xuất nhỏ nhất cho một đơn vị sản phẩm. o Chỉ tiêu này chỉ dùng so sánh các phương án có giá bán sản phẩm như nhau. 1 V.r Cd Cn min N 2 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 48
  49. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Chi phí ĐVSP o Trong đó :  N – năng suất năm của phương án  V – vốn đầu tư cho phương án để mua sắm, tạo dựng TSCĐ  r – suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được  Cn – chi phí sản xuất hàng năm, bao gồm các chi phí bất biến (khấu hao, chi phí quản lý,) và chi phí khả biến (vật liệu, nhân công, năng lượng, ) không gồm chi phí trả lãi vay.  V/2: Mức ứ đọng vốn trung bình phải trả lãi hàng năm khi áp dụng phương pháp khấu hao cơ bản tuyến tính và giả định rằng tiền khấu hao sẽ được đem trả nợ ngay sau khi khấu hao và giá trị thu hồi thanh lý tài sản là không đáng kể Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 49
  50. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm CT tĩnh- Chi phí ĐVSP- Ví dụ 4-1 o So sánh hai phương án theo chỉ tiêu chi phí : STTCác khoản mục ĐV PA1 PA2 1 Vốn đầu tư Tỷ VNĐ 60 50 2 Niên hạn sử dụng năm 8 7 3 Giá trị thanh lý Tỷ VNĐ 3 1 4 Lãi suất % 20 20 5 Mức sản xuất ĐVSP 500 500 6 Chi phí nguyên liệu Tỷ VNĐ 3,0 3,0 7 Chi phí nhiên liệu Tỷ VNĐ 1,0 2,0 8 Chi phí nhân công Tỷ VNĐ 1,5 2,0 9 Chi phí cố định khác Tỷ VNĐ 1,5 1,5 10 Chi phí biến đổi khác Tỷ VNĐ 0,5 0,5 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 50
  51. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm CT tĩnh- Chi phí ĐVSP- Ví dụ 4-2 o So sánh hai phương án theo chỉ tiêu chi phí : STTCác khoản mục ĐV PA1 PA2 1 Vốn đầu tư Tỷ VNĐ 60 50 2 Niên hạn sử dụng năm 8 7 3 Giá trị thanh lý Tỷ VNĐ 3 1 4 Lãi suất % 20 20 5 Mức sản xuất ĐVSP 500 450 6 Chi phí nguyên liệu Tỷ VNĐ 3,0 2,8 7 Chi phí nhiên liệu Tỷ VNĐ 1,0 2,0 8 Chi phí nhân công Tỷ VNĐ 1,5 2,0 9 Chi phí cố định khác Tỷ VNĐ 1,5 1,5 10 Chi phí biến đổi khác Tỷ VNĐ 0,5 0,5 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 51
  52. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Chi phí ĐVSP o Ưu điểm: Phương pháp này đơn giản, ít chịu ảnh hưởng của qui luật cung cầu của thị trường đầu ra của sản phẩm hơn so với khi dùng chỉ tiêu lợi nhuận. Phương pháp này thường dùng để so sánh các phương án chỉ khác nhau về chi phí còn giá cả thì giống nhau. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 52
  53. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Chi phí ĐVSP o Nhược điểm:  Do tính toán cho 1 năm đại diện nên không phản ánh được sự biến động của chỉ tiêu theo thời gian, khó phản ảnh tình hình trượt giá theo thời gian. Phương án này không phản ánh giá trị sản lượng(doanh thu) của dự án, kết quả tính ra không được so với một ngưỡng hiệu quả cho phép, chỉ cho kết quả trùng với phương pháp dùng chỉ tiêu lợi nhuận khi giá cả sản phẩm của các phương án giống nhau. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 53
  54. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Chỉ tiêu này phản ánh mục tiêu cơ bản của kinh doanh nhưng chưa phản ánh mức lợi nhuận thu được tính cho một đồng vốn và chịu ảnh hưởng của quy luật cung cầu. o Theo phương pháp này phương án tốt nhất là phương án có chỉ tiêu lợi nhuận lớn nhất. Ld = Gd – Cd max Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 54
  55. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Trong đó: Ld – lợi nhuận tính cho một đơn vị sản phẩm Gd – giá bán một đơn vị sản phẩm Cd – chi phí sản xuất (giá thành) của một đơn vị sản phẩm Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 55
  56. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Ưu điểm: đơn giản, có tính đến nhân tố sản lượng. o Nhược điểm:  Không phản ánh được sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm;  Khó phản ánh được hiện tượng trượt giá;  Kết quả tính toán chưa được so sánh với hiệu quả đề ra.  Chỉ tiêu lợi nhuận cũng chưa gắn liền với một số chỉ tiêu khác nhất là chỉ tiêu vốn đầu tư. Khi chỉ tiêu vốn đầu tư của các phương án khác nhau thì việc sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận để so sánh không chính xác. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 56
  57. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Ưu điểm: đơn giản, có tính đến nhân tố sản lượng. o Nhược điểm:  Không phản ánh được sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm;  Khó phản ánh được hiện tượng trượt giá;  Kết quả tính toán chưa được so sánh với hiệu quả đề ra.  Chỉ tiêu lợi nhuận cũng chưa gắn liền với một số chỉ tiêu khác nhất là chỉ tiêu vốn đầu tư. Khi chỉ tiêu vốn đầu tư của các phương án khác nhau thì việc sử dụng chỉ tiêu lợi nhuận để so sánh không chính xác. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 57
  58. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP dùng nhóm chỉ tiêu tĩnh- Lợi nhuận ĐVSP o Áp dụng: Phương pháp này chỉ nên dùng cho trường hợp so sánh các phương án có vốn đầu tư lớn như nhau với thời hạn khai thác vận hành ngắn hoặc trung bình. Khi dùng chỉ tiêu chi phí và lợi nhuận để so sánh có thể tính cho năm đại diện hay ước tính trung bình cho cả đời dự án nếu có thể được. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 58
  59. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư o Chỉ tiêu: L D r V V m 0 2 o Trong đó: D – mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư  L – lợi nhuận hàng năm (đã trừ thuế) cộng với tiền lãi cho vốn vay để đầu tư (nếu đầu tư bằng vốn vay). Trị số lợi nhuận có thể tính cho một năm đại diện hay ước lượng trung bình cho cả đời dự án (nếu có thể được) Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 59
  60. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư o Trong đó: (tt)  Vo – vốn đầu tư cho loại tài sản cố định ít hao mòn(như nhà xưởng) và vốn lưu động dùng cho quá trình khai thác dự án  Vm – vốn đầu tư cho loại TSCĐ hao mòn nhanh (như máy móc  thiết bị). Vm/2: mức vốn trung bình bị sử dụng vì trường hợp áp dụng khấu hao tuyến tính thì sau khi khấu hao số tiền được dùng vào việc khác hay trả nợ.  r – mức doanh lợi tối thiểu chấp nhận được o Trị số Vo, Vm có thể bị trừ đi giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản ở cuối đời tài sản nếu trị số này lớn đáng kể. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 60
  61. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Mức doanh lợi của đồng vốn đầu tư o Ưu điểm:  Tính toán đơn giản, mức doanh lợi được thể thiện theo số tương đối, phản ánh được mục đích cuối cùng của kinh doanh, có thể so với ngưỡng hiệu quả để chọn phương án . o Nhược điểm:  Không phản ánh được sự thay đổi của các chỉ tiêu qua các năm  Không phản ánh tình hình trượt giá qua các năm, không cho kết quả chính xác khi các phương án so sánh có tuổi thọ khác nhau và khi các chỉ tiêu thay đổi nhiều theo thời gian. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 61
  62. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Chỉ tiêu thu hồi vốn o Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận năm: V T min l L o Trong đó: n V – vốn đầu tư của phương án. (có trừ đi giá trị thu hồi khi thanh lý) Ln – lợi nhuận ròng thu được hàng năm tính cho năm đại diện hay ước lượng trung bình. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 62
  63. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Chỉ tiêu thu hồi vốn o Thời gian thu hồi vốn nhờ lợi nhuận và khấu hao: V Tlk min Ln Kn o Trong đó: Kn - khấu hao cơ bản hàng năm Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 63
  64. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Chỉ tiêu thu hồi vốn o Các chỉ tiêu Tl và Tlk biểu hiện mức an toàn tài chính của kinh doanh, nhưng không được sử dụng một mình, vì mục tiêu chính của kinh doanh vẫn là lợi nhuận. o Các chỉ tiêu Tl và Tlk ở đây được tìm ra từ các chỉ tiêu tĩnh, ngoài ra các chỉ tiêu này còn có thể xác định bằng các chỉ tiêu động Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 64
  65. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP CT tĩnh- Chỉ tiêu thu hồi vốn o Ưu điểm:  Tính toán tương đối đơn giản, thường dùng cho khâu lập dự án tiền khả thi, phù hợp với các dự án nhỏ và ngắn hạn.  Phù hợp cho trường hợp chủ đầu tư muốn thu hồi vốn nhanh, để tránh rủi ro của thị trường. o Nhược điểm:  Không phản ánh sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, khó tính được nhân tố trượt giá  Chú trọng đến nhân tố rủi ro ít chú ý đến tiêu chuẩn mức doanh lợi. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 65
  66. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động o Phương pháp phân tích dùng nhóm chỉ tiêu động là có tính đến giá trị theo thời gian của các chỉ tiêu chí phí và lợi ích trong khoảng thời gian xem xét các phương án, được xét cho trường hợp thị trường vốn hoàn hảo. o Một trị trường vốn hoàn hảo được đặc trưng bởi các điểm sau:  Nhu cầu về vốn luôn được thỏa mãn và không bị ràng buộc hạn chế nào  Lãi suất phải trả khi đi vay vốn và lãi suất nhận được khi cho vay vốn phải bằng nhau.  Thông tin về thị trường vốn được bảo đảm thông suốt cho mọi người tham gia kinh doanh. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 66
  67. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động o Các chỉ tiêu động thường dùng: Phương pháp hiện giá thu hồi ròng (hiện giá ròng – Net Present Value) Phương pháp suất thu lợi nội tại (Internal Rate of Return) Phương pháp thời gian hoàn vốn (Payback Method) Phương pháp tính chỉ số lợi ích / chi phí (Benifit/ Cost) Phương pháp điểm hoà vốn (BEP) Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 67
  68. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Để xác định giá trị NPV, ta dùng kỹ thuật chiết khấu để tính tổng hiện giá các khoản thu hồi ròng từng năm trong tương lai của một dự án. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 68
  69. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Trong đó:  Bt – khoản thu ở năm thứ t  Ct – khoản chi ở năm thứ t  D – giá trị thanh lý khi hết đời dự án  n – tuổi thọ của phương án  r – lãi suất chiết khấu (%)  Io – vốn bỏ ra ban đầu Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 69
  70. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Các khoản thu bao gồm: Doanh thu bán hàng ở năm thứ t, Giá trị thu hồi do thanh lý tài sản khi hết tuổi thọ hay khi kết thúc thời gian tồn tại của dự án, Vốn lưu động bỏ ra ban đầu và phải thu lại ở cuối đời dự án. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 70
  71. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Các khoản chi bao gồm: Chi phí để đầu tư để mua sắm hay xây dựng TSCĐ (máy móc, nhà xưởng) ở thời điểm đầu và các thời điểm t cũng như khoản vốn lưu động tối thiểu bỏ ra ban đầu để khai thác dự án, Chi phí vận hành khai thác hàng năm (không kể khấu hao cơ bản, bao gồm: nguyên nhiên liệu, bán thành phẩm, điện, chi phí sử dụng máy, nhân công, chi phí quản lý, thuế, ) Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 71
  72. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Các bài toáncơ bản: Đánh giá hiệu quả của dự án So sánh lựa chọn phương án đầu tư: . Các phương án có cùng thời gian khai thác . Các phương án không cùng thời gian khai thác Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 72
  73. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Bài toán đánh giá hiệu quả của dự án Dự án đáng giá nếu NPV > 0 o Ví dụ 5-1: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 200 tỷ VNĐ, thời gian hoạt động n=8 năm. Giá trị thanh lý tài sản là 4 tỷ VNĐ. Biết mức hoàn vốn dự kiến các năm như sau: Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 MHV 35 45 55 50 70 65 45 40 Dự áncó đáng giá để đầu tư không nếu suất chiết khấu r=13% Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 73
  74. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Ví dụ 5-2: Công ty xây dựng X có ý định đầu tư một loại máy để mở rộng sản xuất, dự kiến các số liệu như sau: Vốn đầu tư mua máy 3500 Triệu VNĐ Doanh thu dự kiến hàng năm 2500 Triệu VNĐ Chi phí vận hành dự kiến hàng năm 600 Triệu VNĐ Giá trị thu hồi khi thanh lý 600 Triệu VNĐ Tuổi thọ máy 5 Năm Vốn tự có 1000 VNĐ Vốn vay 2500 VNĐ Lãi vay 18% Thuế thu nhập doanh nghiệp 28%  Biết: Vốn vay gốc được chia đều thành 4 đợt trả và lãi được trả vào mỗicuối năm trong 4 năm đầu tiên.  Công ty có nên đầu tư mua máy hay không nếu r= 14%. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 74
  75. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Bài toán lựa chọn so sánh phương án đầu tư: TH1- Các Dự án có cùng thời gian khai thác: Dự án được chọn nếu NPV > 0 và NPV max. TH2- Các Dự án có thời gian khai thác khác nhau: . Tái đầu tư mỗi dự án để chúng có cùng thời gian khai thác n=BSCNN( n1, n2, ) . Dự án được chọn nếu NPV > 0 và NPV(n) max. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 75
  76. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Ví dụ 5-3: Lựa chọn PA kinh doanh theo chỉ tiêu NPV biết r=18%. Nội dung Đơn vị PA1 PA2 PA3 Vốn đầu tư dự kiến Tỷ đồng 150 160 170 Thời gian hoạt động Năm 6 6 6 Giá trị thanh lý tài sản Tỷ đồng 5 7 9 Mức hoàn vốn dự kiến Năm 1 Tỷ đồng 45 30 40 Năm 2 Tỷ đồng 45 30 40 Năm 3 Tỷ đồng 55 60 55 Năm 4 Tỷ đồng 55 60 55 Năm 5 Tỷ đồng 50 60 60 Năm 6 Tỷ đồng 40 40 60 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 76
  77. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Ví dụ 5-4: Lựa chọn PA kinh doanh theo chỉ tiêu NPV biết r=18%. Nội dung Đơn vị PA 1 PA 2 PA 3 Vốn đầu tư dự kiến Tỷ đồng 150 160 180 Thời gian hoạt động Năm 5 6 7 Giá trị thanh lý tài sản Tỷ đồng 5 7 9 Mức hoàn vốn dự kiến Năm 1 Tỷ đồng 45 30 40 Năm 2 Tỷ đồng 45 30 40 Năm 3 Tỷ đồng 55 60 55 Năm 4 Tỷ đồng 55 60 55 Năm 5 Tỷ đồng 50 60 60 Năm 6 Tỷ đồng 40 60 Năm 7 Tỷ đồng 40 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 77
  78. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Ưu điểm:  Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, tính đến giá trị của tiền tệ theo thời gian, tính toán có bao trùm cả đời dự án.  Có tính đến trượt giá và lạm phát thông qua việc điều chỉnh các chỉ tiêu Bt và Ct và điều chỉnh trị số của r.  Có tính đến nhân tố rủi ro tùy theo mức độ tăng trị số suất thu lợi tối thiểu r  Có thể so sánh các phương án có vốn khác nhau với điều kiện lãi suất đi vay bằng lãi suất cho vay một cách gần đúng Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 78
  79. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Net Present Value (NPV) o Nhược điểm:  Chỉ đảm bảo chính xác trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, trong đó coi lãi suất cho vay, lãi suất đi vay và suất thu lợi tối thiểu r là như nhau, điều này không phù hợp với thực tế.  Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án.  Kết quả lựa chọn phương án phụ thuộc rất vào độ lớn của trị số suất thu lợi tối thiểu r và việc xác định trị số r gặp nhiều khó khăn.  Hiệu quả thể hiện dưới dạng trị số tuyệt đối, không được thể hiện dưới dạng tỷ số và chưa được so sánh với một ngưỡng hiệu quả có trị số khác 0.  Các phương án yêu cầu vốn đầu tư ít và ngắn hạn thường có lợi thế hơn. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 79
  80. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Suất thu lợi (RR: Rate of Return) được hiểu là tỷ số giữa tiền lời thu được trong một thời đoạn so với vốn đầu tư ở đâu thời đoạn, biểu thị bằng phần trăm. o Tiêu chuẩn đáng giá của một dự án đầu tư dựa trên chỉ số RR là : khi suất thu lợi của một dự án đầu tư nào đó không nhỏ hơn “suất thu lợi tối thiểu chấp nhận được”-(Minimum Attractive Rate of Return, ký hiệu MARR) thì dự án đó được gọi là đáng giá về mặt kinh tế. o Như vậy tiêu chuẩn để chấp nhận hay gạt bỏ một dự án khi phân tích theo suất thu lợi là giá trị MARR. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 80
  81. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Suất thu lợi nội tại là mức thu lợi trung bình của đồng vốn đầu tư tính theo các kết số còn lại của vốn đầu tư ở đầu các thời đoạn (năm) của dòng tiền tệ, do nội tại của phương án mà suy ra o Giả thiết: các khoản thu được trong quá trình khai thác dự án đều được đem đầu tư lại ngay lập tức cho dự án với suất thu lợi bằng chính IRR của dự án đang cần tìm. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 81
  82. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Về mặt toán học IRR là một mức lãi suất đặc biệt mà khi ta dùng nó làm hệ số chiết tính để qui đổi dòng tiền tệ của phương án thì giá trị hiện tại của thu nhập sẽ cân bằng với giá trị hiện tại của chi phí, nghĩa là NPV=0. o Ngoài ra trị số IRR cũng làm cho giá trị thường niên của phương án bằng không, tức là: Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 82
  83. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Tính IRR bằng cách nội suy như sau:  Bước 1: Chọn r1 bất kỳ và tính NPV(r1)  Bước 2: Chọn r2 và tính NPV(r2) . Nếu NPV(r1) > 0 chọn r2 > r1 . Nếu NPV (r1)<0 chọn r2 < r1 . Tính NPV(r2) theo nguyên tắc tam giác đồng dạng  Bước 3: Tính r3 . Nếu NPV(r3) xấp xỉ bằng 0 thì IRR = r3 . Nếu NPV(r3) chưa tiến về 0 thì tiến hành tương tự như bước 2 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 83
  84. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Ví dụ 6-1: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 200 tỷ VNĐ, thời gian hoạt động n=8 năm. Giá trị thanh lý tài sản là 4 tỷ VNĐ. Biết mức hoàn vốn dự kiến các năm như sau: Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 MHV 35 45 55 50 70 65 45 40 Tính IRR của dự án đầu tư trên. Nếu suất sinh lợi mong muốn là 20%, công ty có nên đầu tư không? Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 84
  85. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Bài toán so sánh dự án loại bỏ nhau  Bước 1 :Xác định thời kỳ phân tích của dự án (quy đổi các dự án về cùng thời điểm tính toán và cùng thời gian hoạt động với giả thiết là thị trường vốn hoàn hảo)  Bước 2: Tính suất thu lợi nội tại của dự án chênh lệch IRRCL (hay dự án bổ sung);  Bước 3: . Nếu IRRCL>IRRTC, chọn dự án có vốn đầu tư lớn (chi phí lớn) . Nếu IRRCL< IRRTC, chọn dự án có vốn đầu tư nhỏ (chi phí nhỏ). Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 85
  86. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Ví dụ 6-2: Lựa chọn PA KD theo chỉ tiêu IRR của hai phương án có tính chất loại trừ nhau như sau, biết IRRTC=18% Nội dung Đơn vị PA1 PA2 Vốn đầu tư dự kiến Tỷ đồng 80 90 Thời gian hoạt động Năm 4 4 Giá trị thanh lý tài sản Tỷ đồng 1 1,5 Mức hoàn vốn dự kiến Năm 1 Tỷ đồng 25 25 Năm 2 Tỷ đồng 25 30 Năm 3 Tỷ đồng 30 30 Năm 4 Tỷ đồng 30 35 Năm 5 Tỷ đồng 20 25 Năm 6 Tỷ đồng 20 20 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 86
  87. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Ví dụ 6-3: Lựa chọn PA KD theo chỉ tiêu IRR của hai phương án có tính chất loại trừ nhau như sau, biết IRRTC=18% Nội dung Đơn vị PA1 PA2 Vốn đầu tư dự kiến Tỷ đồng 80 130 Thời gian hoạt động Năm 3 4 Giá trị thanh lý tài sản Tỷ đồng 2 3 Mức hoàn vốn dự kiến Năm 1 Tỷ đồng 45 40 Năm 2 Tỷ đồng 45 40 Năm 3 Tỷ đồng 60 60 Năm 4 Tỷ đồng 60 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 87
  88. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Ưu điểm:  Có tính đến sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, tính toán cho cả đời dự án.  Hiệu quả được biểu diễn dưới dạng số tương đối và có so với một trị số hiệu quả tiêu chuẩn.  Trị số IRR được xác định từ nội bộ phương án một cách khách quan và do đó tránh được việc xác định trị số của suất thu lợi tối thiểu r để quy các chỉ tiêu về cùng một thời điểm so sánh như khi tính chỉ tiêu NPV.  Có thể tính đến nhân tố trượt giá và lạm phát bằng cách thay đổi các chỉ tiêu của dòng tiền tệ thu chi qua các năm và suất thu lợi r Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 88
  89. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Nhược điểm:  Cho kết quả chính xác trong điều kiện thị trường vốn là hoàn hảo, một điều kiện khó đảm bảo trong thực tế Khó ước lượng chính xác các chỉ tiêu cho cả đời dự án Phương pháp này nâng đỡ các dự án cần ít vốn đầu tư, ngắn hạn có mức doanh lợi của đồng vốn cao so với các dự án tuy cần nhiều vốn, dài hạn, có mức doanh lợi của đồng vốn thấp nhưng hiệu số thu chi (theo số tuyệt đối) cao nếu chỉ dựa vào các chỉ tiêu IRR một cách đơn thuần. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 89
  90. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động - Internal Rate of Return (IRR) o Nhược điểm:  Phương pháp này đã giả định các kết số đầu tư của dòng tiền tệ được đầu tư lại ngay vào phương án đang xét với suất thu lợi bằng chính IRR đang cần tìm. Điều này sẽ không phù hợp với thực tế nếu trị số IRR tìm ra quá lớn, vì nó đã giả định rằng suất thu lợi khi tái đầu tư cũng đạt mức quá lớn đó.  Việc tính toán IRR tương đối phức tạp, nhất là với dòng tiền tệ đổi dấu nhiều lần.  Nói rằng so sánh theo chỉ tiêu IRR nhưng thực chất vẫn phải ưu tiên lựa chọn phương án theo chỉ tiêu NPV trong trường hợp so sánh theo hiệu quả của gia số đầu tư. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 90
  91. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Quy tắc thời gian hoàn vốn đã được sử dụng rộng rãi trong việc quyết định đầu tư do dễ sử dụng và khuyến khích các dự án có thời gian hoàn vốn nhanh. o Quy tắc này đã trở thành tiêu chuẩn phổ biến trong việc lựa chọn đầu tư kinh doanh. o Ở hình thức đơn giản, thời gian hoàn vốn là khoảng thời gian cần thiết từ khi dự án đi vào hoạt động đến khi thu hồi ròng đủ bù đắp cho chi phí ban đầu bỏ ra để đầu tư cho dự án với mức lãi suất chiết khấu r% nào đó. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 91
  92. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Thời gian hoàn vốn PP được tính theo điều kiện PP (B C ) P I t t 0 0  (1 r)t o Trong đó: t 1 Bt – khoản thu ở năm thứ t Ct – khoản chi ở năm thứ t r – lãi suất chiết khấu (%) Io – vốn bỏ ra ban đầu Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 92
  93. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Thời gian hoàn vốn PP được bằng bằng cách nội suy như sau: Tìm giá trị t=i sao cho: P(i) 0 Nội suy tìm PP sao cho P(PP)=0 bằng quy tắc tam giác đồng dạng, lúc này i<PP<i+1. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 93
  94. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Ví dụ 7-1: Một dự án có vốn đầu tư ban đầu là 200 tỷ VNĐ, thời gian hoạt động n=8 năm. Giá trị thanh lý tài sản là Di=0. Biết mức hoàn vốn dự kiến các năm như sau: Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 MHV 35 45 55 50 70 65 45 40 Tìm thời gian hoàn vốn PP biết suất sinh lợi là r=20% Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 94
  95. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Ưu điểm Dễ xác định Độ tin cậy tương đối cao. Do thời gian hoàn vốn là những năm đầu khai thác, mức độ bất trắc ít hơn, các số liệu dự báo những năm đầu có độ tin cậy cao hơn các năm sau. Giúp các nhà đầu tư thấy được đến bao giờ thì vốn có thể được thu về đủ, trên quan niệm hiện giá, do đó họ có thể sơ bộ quyết định có nên đầu tư hay không. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 95
  96. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Thời gian hoàn vốn (PP) o Nhược điểm: Không cho biết thu nhập to lớn sau khi hoàn vốn Phụ thuộc vào mức lãi suất chiết khấu r: trị số r càng lớn thì thời gian hoàn vốn càng kéo dài. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 96
  97. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Một số dự án có thể phát triển ở các quy mô khác nhau. Khi quy mô phát triển thì chi phí lớn lên và lợi ích cũng tăng lên. Ví dự nhà máy thuỷ điện có thể lựa chọn các mức công suất lắp máy khác nhau. o Phương pháp phân tích Lợi ích - Chi phí (Benefit – Cost Ratio, ký hiệu B/C hay BCR) có thể sử dụng cho các trường hợp cần lựa chọn quy mô của dự án đầu tư. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 97
  98. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Thông thường chi phí lớn nhất nằm ở thời gian xây dựng (vốn đầu tư xây dựng chính là chi phí ban đầu), sau đó chủ yếu chỉ có chi phí vận hành và bảo dưỡng. Còn lợi ích tăng dần theo thời gian cho đến một giá trị lớn nhất nào đó. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 98
  99. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Phương pháp tính tỷ số B/C: Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 99
  100. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Ví dụ 8-1: Cho một dự án đầu tư có các số liệu như sau, Hãy tính chỉ tiêu B/C.  Vốn đầu tư :200 triệu  Chi phí vận hành hàng năm:44 triệu  Doanh thu hàng năm:100 triệu  Giá trị thu hồi khi thanh lý tài sản:40 triệu  Tuổi thọ của dự án:5 năm  Suất thu lợi : 18% Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 100
  101. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Ưu điểm:  Có tính đến biến động của các chỉ tiêu tính toán theo thời gian cho cả đời dự án.  Có thể tính đến nhân tố trượt giá  Hiệu quả được tính theo số tương đối nên được đánh giá chính xác hơn so với nguồn chi phí đã bỏ ra. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 101
  102. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Chỉ tiêu tỷ số thu chi (B/C) o Nhược điểm:  Chỉ đảm bảo tính chính xác trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo  Khó dự báo chính xác các chỉ tiêu tính toán cho cả đời dự án  Việc xác định trị số suất thu lợi tối thiểu gặp nhiều khó khăn.  Nói rằng so sánh theo tỷ số thu chi nhưng về thực chất vẫn phải ưu tiên lựa chọn phương án theo NPV. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 102
  103. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Các chỉ tiêu PP, NPV, IRR, BCR cho ta biết hiệu quả đầu tư trong nhiều năm, trong cả thời hạn đầu tư. Để dánh giá hiệu quả tài chính trong một năm (một thời đoạn), ta dựa vào chỉ tiêu điểm hòa vốn. o Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra. Nói cách khác, điểm hoà vốn là giao điểm của đường biểu diễn doanh thu và đường biểu diễn chi phí. o Từ doanh thu tại điểm hoà vốn ta suy ra sản lượng tại điểm hoà vốn. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 103
  104. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Doanh thu = Giá bán * Sản lượng Hàm doanh thu y1 = a*x o Chi phí = Định phí + Biến phí * Sản lượng Hàm chi phí y2 =c+ b*x Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 104
  105. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Định phí (chi phí cố định) là những khoản chi phí không thay đổi theo sản lượng. Thông thường gồm:  Tiền thuê nhà đất theo hợp đồng  Khấu hao nhà xưởng thiết bị  Khoản lương cố định  Phần cố định trong chi phí quản lý hành chính o Biến phí là những khoản chi tỷ lệ với doanh thu (sản lượng), thông thường gồm:  Nguyên vật liệu, năng lượng, vật tư kỹ thuật  Khoản lương biến đổi theo sản lượng  - Phần biến đổi trong chi phí quản lý hành chính Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 105
  106. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Xác định điểm hòa vốn: Sản lượng hoà vốn được tính theo ràng buộc: Lợi nhuận (P) = Doanh thu (I) – Chi phí (TC) = 0 o Trong đó :  P: lợi nhuận (Profit);  I : doanh thu (Income); I = UP * N  UP: giá bán đơn vị (price per unit)  N: sản lượng (number of units sold)  TC: tổng chi phí (Total Cost). TC = FC + VC * N  FC: định phí (Fixed Cost)  VC: biến phí : (Variable Cost) Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 106
  107. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Xác định điểm hòa vốn: Sản lượng hoà vốn được tính theo ràng buộc: Lợi nhuận (P) = Doanh thu (I) – Chi phí (TC) = 0 P = I – TC = 0 P= UP . N- FC + VC . N =0 Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 107
  108. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Trong đó : P: lợi nhuận (Profit); I : doanh thu (Income); I = UP . N UP: giá bán đơn vị (price per unit) N: sản lượng (number of units sold) TC: tổng chi phí (Total Cost). TC = FC + VC . N FC: định phí (Fixed Cost) VC: biến phí : (Variable Cost) Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 108
  109. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Ứng với sản lượng hoà vốn Nb ta có : UP.Nb = FC + VC.Nb o Sản lượng hoà vốn Nb được tính : FC N b UP VC o Doanh thu tại điểm hoà vốn là : UP.FC I UP.N b b UP VC Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 109
  110. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Mức họat động (tỷ lệ) hòa vốn lời lỗ α1=OA/OB=Doanh thu hòa vốn/Tổng doanh thu α1=Ox1/OX=Sản lượng hòa vốn/Tổng sản lượng Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 110
  111. Phân tích hiệu quả tài chính DA đầu tư PP chỉ tiêu động – Phân tích điểm hoà vốn BEP o Ví dụ 9-1: Cho một DA với các số liệu như sau: Nội dung Đơn vị Giá trị Vốn đầu tư, năm 0 Triệu 500 Giá bán đơn vị Triệu 15 Chi phí biến đổi đơn vị Triệu 6 Chi phí cố định năm Triệu 80 Vòng đời tài sản Năm 5 Khấu hao đều hàng năm Triệu 100 Thuế suất doanh nghiệp % 25 o Xác định điểm hòa vốn theo (1) lợi nhuận kế toán và (2) giá trị tiền tệ, với suất sinh lời r=20%/ năm. Chương 3- Hiệu quả kinh tế đầu tư 111