Giáo trình Kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng một số máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hoá sản xuất ngô

doc 120 trang huongle 5070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng một số máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hoá sản xuất ngô", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_ky_thuat_su_dung_va_bao_duong_mot_so_may_moc_thie.doc

Nội dung text: Giáo trình Kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng một số máy móc thiết bị phục vụ cơ giới hoá sản xuất ngô

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA KỸ THUẬT SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ CƠ GIỚI HOÁ SẢN XUẤT NGÔ HÀ NỘI – 2012 1
  2. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA  KỸ THUẬT SỬ DỤNG VÀ BẢO DƯỠNG MỘT SỐ MÁY MÓC THIẾT BỊ PHỤC VỤ CƠ GIỚI HOÁ SẢN XUẤT NGÔ Biên soạn: TS. Nguyễn Sỹ Hiệt Viện Cơ điện nông nghiệp & Công nghệ sau thu hoạch Hà Nội 2012 MỤC LỤC  LỜI NÓI ĐẦU 2
  3. NỘI DUNG Trang Phần thứ 1 TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NGÔ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NGÔ Ở NƯỚC TA 1 Tình hình cơ giới hóa sản xuất ngô ở nước ta 1.1. Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất ngô 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở nước ta 1.3. Thực trạng cơ giới hóa sản xuất ở các vùng trồng ngô nước ta 1.3.1. Cơ cấu mùa vụ sản xuất ngô ở nước ta 1.3.2. Các phương thức sản xuất ngô 1.3.3. Các yếu tố liên quan đến cơ giới hóa sản xuất ngô 1.3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ngô qua các thời kỳ 1.3.3.2. Đất trồng và các vùng trồng ngô theo miền sinh thái NN Việt Nam 1.3.3.2. Thời tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ngô và mùa vụ sản xuất 1.4. Hướng phát triển ứng dụng các loại máy trong sản xuất ngô ở nước ta 2 Câu hỏi trao đổi, thảo luận 3 Những gợi ý về phương pháp lập kế hoạch bài giảng Phần thứ 2 CÁC LOẠI MÁY LÀM ĐẤT TRỒNG NGÔ, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 1 Kỹ thuật làm đất đối với các vùng sản xuất ngô 2 Máy làm đất 2.1. Các loại cày- đặc tính kỹ thuật và phạm vi ứng dụng của các loại cày 2.1.1.4.Một số cày lưỡi diệp liên hợp với nguồn động lực máy kéo 2 bánh và và 4 bánh 2.1.2. Cày đĩa (Cày chảo) 2.1.2.1. Cấu tạo 2.1.2.2. Nguyên lý làm việc 2.1.2.3. Hướng dẫn sử dụng 2.1.2.4. Một số loại cày chảo và phạm vi ứng dụng lực kéo 1,4 tấn, công suất 2.2. Máy phay đất 2.2.1. Nhiệm vụ và so sánh phay với cày và bừa 2.2.2. Cấu tạo phay đất 2.2.3. Nguyên lý làm việc 2.2.4. Hướng dẫn sử dụng máy phay đất 2.2.5. Phương pháp di động của liên hợp máy làm việc trên đồng 2.2.6. Một số phay đất liên hợp với nguồn động lực máy kéo 2 bánh và 4 bánh 2.2.6.1. Phay đi theo máy kéo 2 bánh 2.2.6.2. Phay đi theo máy kéo 4 bánh 3 Bảo dưỡng, sữa chữa các máy làm đất 3.1. Bảo dưỡng máy trước khi đưa máy xuống đồng làm việc 3
  4. 3.1.1. Bảo dưỡng nguồn động lực 3.1.2. Bảo dưỡng phần máy công tác 3.2. Bảo dưỡng máy khi kết thúc mùa vụ 4 Một số hư hỏng thông thường của máy kéo tay làm việc cày, phay đất 5 An toàn lao động khi sử dụng các liên hợp máy làm đất 5.1. Quy tắc an toàn trong sử dụng máy làm đất với kéo tay 2 bánh 5.2. Những biện pháp an toàn trong sử dụng liên hợp máy làm đất 4 bánh 5.2.1.Quy tắc và yêu cầu an toàn chung đối với máy làm đất 5.2.2.Các biện pháp an toàn chung sử dụng liên hợp máy làm đất 6 Thực hành trao đổi thảo luận và gợi ý phương pháp lập kế hoạch bài giảng 6.1. Thực hành 6.2.Câu hỏi trao đổi, thảo luận Phần thứ 3 MÁY GIEO HẠT, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 1 Phân loại chung về máy gieo hạt 2 Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật, nông học chung đối với máy gieo hạt 2.1. Nhiệm vụ 2.2. Yêu cầu kỹ thuật 3 Cấu tạo chung của máy gieo 4 Giới thiệu máy gieo ngô điển hình 4.1. Máy gieo ngô đẩy tay 4.1.1. Cấu tạo 4.1.2.Nguyên lý hoạt động 4.1.3. Hướng dẫn sử dụng 4.1.4. Các sự cố thường gặp trong khi làm việc và cách điều chỉnh 4.2. Máy gieo ngô khí động 4.2.1. Cấu tạo 4.2.2. Nguyên lý hoạt động 4.2.3. Hướng dẫn sử dụng 4.2.4. Tổ chức lao động gieo hạt trên đồng 5 Đặc tính kỹ thuật của các máy gieo hiện đang được sử dụng trong nước 5.1.Giới thiệu máy gieo MG - 4 5.2. Phạm vi ứng dụng của các máy gieo 6 Bảo dưỡng, sữa chữa máy gieo hạt 6.1. Bảo dưỡng máy trước khi đưa xuống đồng làm việc 6.2. Bảo dưỡng máy gieo hạt sau ca làm việc 6.3. Bảo dưỡng máy gieo và nguồn động lực khi kết thúc mùa vụ 7 An toàn lao động khi sử dụng các máy gieo 8 Thực hành trao đổi thảo luận và gợi ý phương pháp lập kế hoạch bài giảng 4
  5. 8.1.Thực hành 8.2. Câu hỏi trao đổi, thảo luận Phần thứ 4 MÁY CHĂM SÓC NGÔ, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 1 Công việc chăm sóc cây ngô 2 Máy chăm sóc giữa hàng 2.1. Lưỡi xới - bộ phận làm việc chính của máy chăm sóc 2.2. Máy xới chăm sóc giữa hàng 2.2.1.Cấu tạo máy xới thông thường 2.2.2. Cấu tạo máy xới kết hợp bón phân 2.2.3. Nguyên lý làm việc 2.2.4. Hướng dẫn sử dụng 2.3. Một số máy xới và phạm vi ứng dụng 3 Bảo dưỡng, sữa chữa máy chăm sóc giữa hàng 3.1. Bảo dưỡng máy trước khi đưa xuống đồng làm việc 3.2. Bảo dưỡng máy chăm sóc sau ca làm việc 3.3. Bảo dưỡng chăm sóc và nguồn động lực khi kết thúc mùa vụ 4 An toàn lao động khi sử dụng máy chăm sóc giữa hàng 5 Máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh cho ngô 5.1.Yêu cầu kỹ thuật nông học phun thuốc bảo vệ cây trồng 5.2. Phân loại máy phun thuốc 6 Bình phun thuốc phòng trừ sâu bơm tay 6.1. Bình phun thuốc trừ sâu kiểu nén khí 6.2. Bình phun thuốc trừ sâu kiểu nén dung dịch thuốc (lắc tay) 7 Máy phun thuốc trừ sâu dùng động cơ 7.1.Cấu tạo 7.2. Nguyên lý hoạt động 7.3. Hướng dẫn sử dụng 7.4. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục đối với máy phun thuốc trừ sâu 8 Bảo dưỡng, sữa chữa máy phun thuốc trừ sâu 8.1. Bảo dưỡng máy trước khi sử dụng 8.2. Bảo dưỡng, làm sạch máy sau khi phun thuốc 8.3. Bảo dưỡng, bảo quản máy khi không sử dụng 9 An toàn lao động khi sử dụng máy phun thuốc trừ sâu bệnh cho ngô 10 Thực hành trao đổi thảo luận và gợi ý phương pháp lập kế hoạch bài giảng 10.1 Thực hành 5
  6. 10.2. Câu hỏi trao đổi, thảo luận 10. 3. Những gợi ý về phương pháp lập kế hoạch bài giảng Phần thứ 5 MÁY THU HOẠCH NGÔ, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG 1 Các phương pháp thu hoạch ngô bằng máy 2 Các loại công cụ, máy đập, tẽ hạt ngô 2.1. Công cụ tẽ hạt ngô 2.2. Máy tẽ hạt ngô 2.3. Máy bóc bẹ tẽ hạt BBTH-2,5 2.4 Máy đập tẽ hạt ngô đã bóc bẹ (Máy tẽ ngô TN- 4) 3 Các loại máy liên hợp thu hoạch ngô 3.1. Máy liên hợp thu hoạch ngô (bẻ bắp) 3.2. Máy thu hoạch ngô bắp THB – 3 3.2.1. Cấu tạo chung của máy 3.2.2. Nguyên lý làm việc của máy 3.2.3. Hướng dẫn sử dụng 3.3. Máy thu hoạch ngô liên hoàn (thu hoạch hạt) 4 Bảo dưỡng, sữa chữa các máy thu hoạch ngô 4.1. Bảo dưỡng, sữa chữa máy đập tẽ hạt 4.1.1. Bảo dưỡng máy trước khi sử dụn 4.1.2. Bảo dưỡng, bảo quản máy khi không sử dụng 4.1.3. Những điểm cần chú ý khi sử dụng máy đập tẽ hạt ngô 4.1.4. Những hư hỏng thường gặp và cách khắc phục đối với máy đập tẽ hạt 4.2. Bảo dưỡng, sữa chữa máy liên hợp thu hoạch ngô 4.2.1. Bảo dưỡng máy trước khi đưa máy xuống đồng làm việc 4.2.2. Bảo dưỡng, bảo quản liên hợp máy khi kết thúc mùa vụ thu hoạch 4.2.3. Những sự cố thường gặp và cách sử lý khi sử dụng máy liên hợp thu hoạch ngô 4.2.4. Những điểm cần chú ý khi sử dụng máy làm việc trên đồng ruộng 4.2.4. Một số phương pháp kiểm tra, điều chỉnh chủ yếu đối với máy liên hợp thu hoạch ngô. 5 An toàn lao động khi sử dụng máy thu hoạch ngô 5.1. An toàn lao động khi sử dụng máy đập tẽ hạt ngô 6 Thực hành trao đổi thảo luận và gợi ý phương pháp lập kế hoạch bài giảng 6
  7. 6.1. Thực hành 6.2. Câu hỏi trao đổi, thảo luận 6.3. Những gợi ý về phương pháp lập kế hoạch bài giảng TAI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 TÀI LIỆU TẬP HUẤN KHUYẾN NÔNG Về kỹ thuật sử dụng và bảo dưỡng máy móc thiết bị phục vụ CGH sản xuất ngô A. Mục đích, yêu cầu 1. Mục đích 7
  8. Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của một số loại máy móc thiết bị CGH sản xuất ngô. Trên cơ sở đó học viên nắm vững được quy trình vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa những hư hỏng thông thường xảy ra trong quá trình làm việc của các loại máy nói trên. Nắm được phương pháp tổ chức đào tạo, hướng dẫn cho nông dân ở địa phương mình biết cách sử dụng, bảo dưỡng một số loại máy, thiết bị CGH phục vụ sản xuất ngô. 2. Yêu cầu - Hiểu rõ được tầm quan trọng của việc cơ giới hoá các khâu sản xuất ngô. - Nắm vững được những kiến thức cơ bản về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các bộ phận làm việc chính và các chi tiết quan trọng trong một số loại máy móc thiết bị CGH phục vụ sản xuất đối với cây ngô. - Thực hiện đúng các thao tác trong quá trình sử dụng máy, đồng thời phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố hỏng hóc thường gặp trong quá trình làm việc của các loại máy. - Thực hiện đúng quy trình chăm sóc, bảo dưỡng máy móc thiết bị trước, trong khi đưa máy ra đồng làm việc và sau khi kết thúc mùa vụ. - Chuẩn bị ruộng, chuẩn bị hạt ngô giống, phân bón, vật tư khác tổ chức lao động hợp lý thực hiện đúng các phương pháp chuyển động máy nhằm đảm bảo chỉ tiêu yêu cầu nông học, tiết kiệm thời gian, giảm chi phí đầu tư giống và công lao động nâng cao năng suất làm việc, mang lại hiệu quả sản xuất. - Thực hiện an toàn lao động, phòng tránh được các tai nạn có thể xảy ra trong quá trình vận hành bảo dưỡng và sửa chữa máy, đảm bảo an toàn tuyệt đối với người và máy móc thiết bị trong quá trình làm việc. - Sau khoá tập huấn học viên phải nắm được phương pháp lập kế hoạch bài giảng, tổ chức tập huấn hướng dẫn cho bà con nông dân ở địa phương biết cách sử dụng bảo dưỡng một số loại máy móc thiết bị CGH phục vụ sản xuất ngô. B. Đối tượng tập huấn Học viên là Cán bộ Khuyến nông, cộng tác viên khuyến nông cơ sở và các đối tượng khác. C. Thời gian khoá tập huấn Từ 5 ngày đến 7 ngày, với tổng thời lượng khoảng 56 tiết. - Lý thuyết: 40 tiết. - Thực hành: 16 tiết. Phần thứ 1 TÌNH HÌNH CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NGÔ VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CƠ GIỚI HÓA SẢN XUẤT NGÔ Ở NƯỚC TA 8
  9.  Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện:1/2 ngày (Lý thuyết 3 tiết, thảo luận 1 tiết)  Yêu cầu đối với học viên sau khi học: - Nắm được tình hình cơ giới hóa sản xuất ngô ở nước ta hiện nay - Nắm được các yêu cầu chung về vấn đề cơ giới hóa trong sản xuất ngô - Biết được xu hướng phát triển ứng dụng máy trong sản xuất ngô 1. Tình hình cơ giới hóa sản xuất ngô ở nước ta 1.1. Vai trò của cơ giới hóa trong sản xuất ngô - Cơ giới hóa sản xuất các khâu từ làm đất đến thu hoạch đóng đóng vai trò quan trọng trong trong sản xuất ngô là yếu tố nhằm góp phần giải phóng sức lao động và giảm chi phí sản xuất, thất thoát sau thu hoạch cho nông dân, nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. - Cơ giới hóa trong sản xuất ngô là tất yếu, phù hợp với nhu cầu phát triển và quá trình CNH, HÐH đất nước. Một trong những chính sách nhằm đẩy nhanh tiến trình cơ giới hóa nông nghiệp là hỗ trợ lãi suất cho nông dân khi đầu tư mua máy móc phục vụ nông nghiệp. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, trong đó có sản xuất ngô tạo ra sản phẩm hàng hóa có chất lượng cao được xem là giải pháp nâng cao mức thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân. 1.2. Tình hình sản xuất ngô ở nước ta Ngô là cây lương thực đứng thứ hai sau lúa ở nước ta, được trồng ở mọi miền đất nước, từ miền núi đến đồng bằng với diện tích 1.170.900 ha. Trước đây, sản xuất ngô ở Việt Nam còn nhỏ lẻ và phân tán, chủ yếu là tự cung tự cấp theo nhu cầu của hộ nông dân. Tại một số vùng miền núi do khó khăn về sản xuất lúa nước nên nông dân phải trồng ngô làm lương thực thay gạo. Ngành sản xuất ngô nước ta thực sự có những bước tiến nhảy vọt từ đầu những năm 1990 đến nay, do việc tạo được các giống ngô lai và mở rộng diện tích trồng ngô lai trong sản xuất, kết hợp với việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác. Từ năm 2006, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam tăng đột biến. Tốc độ tăng trưởng diện tích, năng suất và sản lượng ngô của Việt Nam cao hơn nhiều lần của thế giới, lợi nhuận thu được từ trồng ngô cao hơn hẳn các loại cây trồng khác. Năm 2008, diện tích trồng ngô của cả nước (trong đó 90% diện tích là ngô lai) đạt 1.126.000 ha, tổng sản lượng trên 4.531.200 tấn. Năm 2009, diện tích đạt 1.170.900 ha, tổng sản lượng lên tới trên 5.031000 tấn, cao nhất từ trước tới nay. Các giống ngô lai của Việt Nam bước 9
  10. đầu cũng đã xuất bán sang các nước Bangladesh, Cam-pu-chia, Lào, Quảng Tây -Trung Quốc, Pakistan, Indonesia, Ấn Độ (Theo Viện nghiên cứu ngô) Diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam từ năm 1961 - 2009 Diện tíchNăng suấtSản lượng Năm (1000 ha) (tấn/ha) (1000 tấn) 1961 300,0 1,00 300,0 1980 360,0 1,10 400,0 1990 432,0 1,55 671,0 1995 557,0 2,11 1177,0 2000 730,2 2,75 2005,9 2003 912,7 3,44 3136,3 2004 991,1 3,46 3430,9 2005 1052,6 3,60 3787,1 2006 1033,1 3,73 3854,5 2007 1067,9 3,85 4107,5 2008 1.126,0 4,02 4.531,.2 2009 1.170,9 4,30 5.031,0 Hình 1.1. Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng ngô Việt Nam 10
  11. Hình 1.2: Cây ngô 1.3. Thực trạng cơ giới hóa sản xuất ở các vùng trồng ngô nước ta Căn cứ vào các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, tập quán canh tác, mùa vụ, cây ngô được gieo trồng tại nhiều vùng trong cả nước. Trong quy trình sản xuất ngô các công việc lao động thủ công dần dần được thay thế bằng các loại máy móc có năng suất và hiệu quả kinh tế cao. - Hiện nay tại các vùng sản xuất ngô phần lớn công đoạn làm đất đã được cơ giới hóa, với việc sử dụng các loại máy cày, máy bừa, máy phay làm nhỏ đất trước khi gieo. Công đoạn tiếp theo là rạch hàng, kết hợp bón phân và gieo hạt. Trước đây các công việc này thực hiện chủ yếu làm thủ công, tốn nhiều công sức lao động và chi phí cao. Ngày nay công việc này đã được cơ giới hóa ở một số vùng có diện tích trồng ngô lớn, sử dụng loại máy gieo kết hợp với bón phân và vùi lấp hạt có năng suất cao. Công việc chăm sóc giữa hàng cũng từng bước sử dụng các loại máy kéo 2 bánh công suất trên 8hp thay thế dần sức kéo trâu bò. 1.3.1. Cơ cấu mùa vụ sản xuất ngô ở nước ta Mùa vụ là 1 yếu tố khá quan trọng tuy nhiên tùy điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn thời vụ trồng ngô cho thích hợp. Ngô trồng luân canh với lúa thường được trồng ở những nơi mà nguồn nước tưới không đủ cung cấp cho việc trồng lúa theo sơ đồ ngô xuân – lúa mùa – ngô đông hoặc ngô xuân – lúa mùa. Đối với ngô Đông - Xuân gieo từ tháng 15/11- 15/12 trên đất phù sa được bồi hàng năm hoặc đất màu. 11
  12. Vụ Đông: Gieo ngay sau khi thu hoạch lúa mùa và kết thúc trước 20 tháng 9. Đối với ngô Vụ Xuân: gieo trồng những giống lai đơn có năng suất cao - Ngô Xuân trồng từ 25 tháng 1 đến 28 tháng 2 trên đất chuyên màu, đất mạ xuân. - Trà sớm gieo 25/1 – 15/2 với các giống trung ngày. - Trà muộn từ 15/2 – 28/2 với các giống ngắn ngày. Đối với ngô vụ Hè-Thu trồng từ đầu tháng 6 đến giữa tháng 7 chủ yếu trồng để sản suất giống cung cấp cho vụ Thu-Đông, vụ Đông và Đông-Xuân năm sau. 1.3.2. Các phương thức sản xuất ngô 1) Sản xuất ngô theo phương thức thủ công: Phương thức này vẫn tồn tại từ xa xưa cho đến nay.Trước đây hầu hết các khâu trong sản xuất ngô thực hiện thủ công bằng sức người và sức trâu bò, ngày nay một số khâu làm đất, chăm sóc và thu hoạch đã được thực hiện bằng máy. Mức độ cơ giới hóa đạt trên 60% trong tổng các công việc ở nhiều vùng sản xuất ngô. Riêng tại những nơi vùng cao miền núi lao động thủ công quy mô nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao. 2) Sản xuất ngô theo phương thức cơ giới hóa bằng máy: Là phương thức hiện đại, có năng suất lao động và hiệu quả kinh tế cao, giải phóng nhiều sức lao động thủ công. Chủ động và giải quyết nhanh mùa vụ, nâng cao cao năng suất cây trồng và giảm được tổn thất. Để đưa cơ giới hóa vào sản xuất ngô với mức độ cao, trước tiên cần phải quy hoạch lại đồng ruộng theo quy mô tập trung,tạo ra vùng sản xuấtchuyên canh. Tuybnhieen trước mắt vẫn có thể áp dụng cơ giới hóa từng phần công việc. 1.3.3. Các yếu tố liên quan đến cơ giới hóa sản xuất ngô 1.3.3.1. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cây ngô qua các thời kỳ Các giống ngô ở Việt Nam có những đặc điểm như chiều cao cây, thời gian sinh trưởng, chống chịu sâu bệnh và thích ứng với điều kiện ngoại cảnh khác nhau. Song cây ngô đều có những dặc điểm chung về hình thái, giải phẫu. Thời gian sinh trưởng của cây ngô dài, ngắn khác nhau phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.Trung bình thời gian sinh trưởng từ khi gieo đến khi chín là 90-160 ngày. Sự phát triển của cây ngô chia ra làm 2 giai đoạn: - Giai đoạn sinh trưởng dinh dưỡng: Từ khi gieo đến khi xuất hiện nhị cái - Giai đoạn sinh trưởng sinh thực: Bắt đầu với việc thụ tinh của hoa cái cho đến khi hạt chín hoàn toàn. 12
  13. Thời gian sinh trưởng phát triển của cây ngô, song có thể chia ra các thời kỳ sau: Thời kỳ nảy mầm, thời kỳ 3 - 6 lá, thời kỳ 8 - 10 lá, thời kỳ xoáy nõn, thời kỳ nở hoa và thời kỳ chín 1.3.3.2. Đất trồng và các vùng trồng ngô theo miền sinh thái nông nghiệp Việt Nam Hiện nay, căn cứ vào các điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đất đai, tập quán canh tác, mùa vụ, cây ngô được gieo trồng tại 8 vùng chính theo các vùng sinh thái nông nghiệp trong cả nước. Một số tính chất của đất trồng có khả năng trồng ngô ở Việt Nam được phân thành các nhóm sau: a) Nhóm đất cát b) Nhóm đất phù sa: - Đất phù sa hệ thống sông Hồng; - Đất phù sa hệ thống sông MêKông; - Đất phù sa hệ thống sông khác; c) Nhóm đất xám bạc màu: - Đất xám bạc màu trên phù sa cổ; - Đất xám bạc màu glây trên phù sa cổ; - Đất xám bạc màu phát triển trên sản phẩm phong hóa đá macma axit và đá cát. d) Nhóm đất đen nhiệt đới e) Nhóm đất đỏ vàng (Đất Feralit) - Đất nâu tím trên đá macma bazơ và trung tính; - Đất nâu đỏ trên đá macma bazơ và trung tính; - Đất nâu vàng trên đá macma bazơ và trung tính. * Các vùng trồng ngô theo miền sinh thái nông nghiệp Việt Nam Căn cứ vào cả quỹ đất và điều kiện phát triển cho cây ngô, Việt nam được chia thành 8 vùng trồng ngô chính: - Vùng ngô đồng bằng Bắc bộ; - Vùng ngô Việt Bắc và Đông Bắc Bắc bộ; - Vùng ngô Tây Bắc Bắc bộ; - Vùng ngô Bắc Trung Bộ; - Vùng ngô Duyên hải Nam Trung Bộ; - Vùng ngô Tây Nguyên; - Vùng ngô Đông Nam Bộ; - Vùng ngô đồng bằng sông Cửu Long. 13
  14. 1.3.3.2. Thời tiết ảnh hưởng đến sự phát triển của cây ngô và mùa vụ sản xuất 1. Vùng ngô đồng bằng Bắc bộ: Hằng năm từ tháng 7- 9 hay có bão đổ bộ gây mưa lớn và nghập lụt và chịu ảnh hưởng của 20-21 đợt gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ thấp vào đầu vụ đông và cuối vụ mùa có thể xuống 6-8 0C (tháng 11) là một hạn chế đáng kể đối với cây trồng nói chung và ngô nói riêng. Hạn hán trong những tháng cuối vụ đông xuân và khoảng đến giữa vụ mùa hay gây giảm năng suất cây trồng. Sương muối và thời tiết nồm có khi gây tác hại và tạo điều kiện cho sâu bệnh hại ngô. 2. Đất trồng ngô vùng Việt Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Mùa đông khắc nghiệt, khô hạn sương muối, giá rét. Vùng ven biển hay chịu ảnh hưởng của bảo nước dâng. Khó khăn lớn nhất hạn chế sản xuất và tăng vụ ngô là nhiệt độ thấp, mùa đông đến sớm từ tháng 11 và kéo dài đến giữa tháng 4, nhiệt độ của vùng núi cao nhiều khi xuống 5-7 0C, nhiều địa phương có sương muối, thậm chí có tuyết và băng giá làm chết hoặc hư hại nặng hàng loạt cây trồng. 3. Vùng ngô Tây Bắc Bắc bộ; - Thiếu nước trong mùa khô - Gió Tây khô nóng - Gió lốc, mưa đá - Rửa trôi và xói mòn mạnh - Động đất. 4. Vùng ngô Bắc Trung Bộ; Khí hậu vùng này thường diễn biến phức tạp, các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh thường bị bão và lũ lụt vào cuối tháng 8 và tháng 9, các tỉnh phía Nam đèo Ngang thường có bão lũ lụt từ tháng 9 đến cuối tháng 10. Toàn vùng đều chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng, gió mùa Đông Bắc yếu dần từ Bắc vào Nam. Trong vụ đông xuân thường có 15-20 đợt gió mùa Đông Bắc có ảnh hưởng đến an toàn của ngô non mới gieo. Trong vụ ngô Thu bức xạ quang hợp thấp (3-4 kcal/cm2/tháng). Nhiệt độ thấp do gió mùa Đông Bắc, mưa lớn kéo dài gây ảnh hưởng đến quá trình làm hạt và gây lụt giảm năng suất. Số ngày có gió Tây khô nóng nhiều PET lớn gây hạn hán, sương muối và thời tiết nóng ẩm tạo điều kiện sâu bệnh hại ngô. 5. Vùng ngô Duyên hải Nam Trung Bộ: Bão uy hiếp mạnh, gió Tây khô nóng, hạn hán và lũ lụt thường xảy ra nghiêm trọng. 6. Vùng ngô Tây Nguyên; Thiếu nước trong mùa khô 14
  15. 7.Vùng ngô Đông Nam Bộ; Vùng có điều kiện khí hậu thuận lợi cho trồng ngô, lượng mưa 1500-2000mm/năm, nhiệt độ trung bình 23-24oC và ít khi xuống dưới 200C, số giờ nắng nhiều. Vụ đông xuân nằm gọn trong mùa khô, từ tháng 12 trở đi lượng mưa rất ít. Lượng nước thiếu hụt trong thời kỳ này khoảng 100-120 mm/tháng. Nếu giải quyết được thì năng suất sẽ cao và ổn định do điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sưh sinh trưởng và phát triển của cây ngô. 8. Vùng ngô đồng bằng sông Cửu Long. Nhiệt độ bình quân luôn luôn cao hơn 20 0C, ánh sáng dồi dào, lượng mưa khá cao phân bố tương đối đều, mùa khô lượng mưa tuy thấp nhưng vẫn có thể trồng ngô đạt năng suất cao nếu có tưới nước bổ sung vào các thời điểm bị hạn. Vụ đông xuân nằm gọn trong mùa khô, từ tháng 12 trở đi lượng mưa rất ít. Lượng nước thiếu hụt trong thời kỳ này khoảng 100-120 mm/tháng. Nếu giải quyết được thì năng suất sẽ cao và ổn định do điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển của cây ngô. Vụ Hè thu thường bị hạn trong tháng 7, 8 và mưa lớn gây nghập lụt kết hợp với lũ sông. 1.4. Hướng phát triển ứng dụng các loại máy trong sản xuất ngô ở nước ta Tùy từng vùng, từng địa phương sẽ có những hướng phát triển riêng phụ thuộc vào điều kiện đồng ruộng, thuỷ lợi Ở các vùng chuyên canh sản xuất ngô, hoặc nhũng nơi có diện tích trồng ngô lớn nên phát triển cơ giới hóa theo hướng đồng bộ. Trên cơ sở của yêu cầu nông học đối với sản xuất ngô và căn cứ vào điều kiện khí hậu, đất canh tác của từng vùng, từng địa phương mà ta lựa chọn và sử dụng các loại máy thực hiện các công việc cho phù hợp. Để việc lựa chọn và ứng dụng phù hợp, có hiệu quả các loại máy trong quy trình sản xuất cần quan tâm tới các tiêu chí cơ bản sau: + Đồng ruộng phải đảm bảo yêu cầu cho giới hoá, có kích thước lô thửa lớn, hệ thống giao thông nội đồng thuận lợi, hệ thống thuỷ nông tưới tiêu nước thuận tiện và chủ động. + Kích thước, trọng lượng, tính năng tác dụng, năng suất, kết cấu của công cụ, máy móc thiết bị yêu cầu phù hợp điều kiện đồng đất canh tác. 15
  16. 2. Câu hỏi trao đổi, thảo luận 1. Anh (Chị) cho biết một số đặc điểm về đất trồng, quy mô sản xuất và phương thức canh tác ở địa phương mình ?Để cơ giới hóa vào được sản xuất, công việc trước tiên cần phải làm gỉ ? Khâu nào trong sản xuất cần được cơ giới hóa nhất ? những thiết bị, máy móc nào để cơ giới hóa các khâu sản xuất ngô ? 2. Anh (Chị) hãy cho biết nhu cầu về loại máy móc phục vụ sản xuất ở địa phương mình, liên hệ thực tế ? 3. Những gợi ý về phương pháp lập kế hoạch bài giảng Thời T Nội dung lượng Phương pháp giảng Phương tiện T giảng hỗ trợ (phút) 1 Lý thuyết: 250 - Tình hình sản xuất ngô trong và ngoài nước - Thuyết trình bằng Powerpoint - Điểm qua tình hình cơ - Phim video minh họa - Máy chiếu 1. 190 giói hóa sản xuất ngô ở - Trao đổi, thảo luận nhóm nước ta - Trả lời câu hỏi - Đất trồng ngô và yêu cầu kỹ thuật nông học - Thuyết trình bằng Powerpoint Chuyên đề về cơ giới - Phim video minh họa - Máy chiếu 2. 90 hoa sản xuất ngô - Trao đổi, thảo luận nhóm - Trả lời câu hỏi 16
  17. Phần thứ 2 CÁC LOẠI MÁY LÀM ĐẤT TRỒNG NGÔ, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện: 1 ngày (Lý thuyết 5 tiết, thảo luận,thực hành 3 tiết) Yêu cầu đối với học viên sau khi học - Nhận diện được một số loại máy móc thiết bị sử dụng trong khâu làm đất trồng ngô được sử dụng trong nước. - Biết phạm vi ứng dụng của từng loại máy trong sản xuất. - Nắm được các quy tắc chung về việc sử dụng từng loại máy. - Biết điều chỉnh khắc phục các hư hỏng thông thường trong qúa trình vận hành. - Biết lựa chọn loại máy làm đất sử dụng phù hợp với điều kiện của địa phương mình. - Thực hiện các yêu cầu về an toàn trong sử dụng, vận hành các loại máy. 1. Kỹ thuật làm đất đối với các vùng sản xuất ngô Kỹ thuật trồng ngô trên đất luân canh với lúa: Cày sâu để lấy đất lên luống tránh bị ngập úng khi gặp mưa to, mặt luống rộng 100- 110cm đối với luống trồng 2 hàng; mặt luống rộng 40cm đối với luống trồng 1 hàng. Kỹ thuật trồng ngô luân canh với cây mầu hoặc xen canh: Do hệ thống rễ của cây ngô mọc nhiều và ăn sâu, thường có nhiều rễ chân nom nên đất cần được cày sâu từ 15÷20 cm, bừa xới lại cho hòn đất có kích cở 4÷5 cm là vừa. Thông thường đối với đất trồng ngô nên cày bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng, xốp. Vùng đất bãi ven sông: Đất cày sâu từ 15÷20 cm, bừa xới lại cho hòn đất có kích cở 4÷5 cm là vừa. Thông thường đối với đất trồng ngô nên cày bừa 2 lần để cho đất tơi, thoáng, xốp. Kỹ thuật trồng ngô trên đất dốc: Trên đất dốc có lẫn sỏi đá có thể dùng cuốc, để rẫy cỏ rồi sau đó cuốc đất trồng ngô.Trên đất ruộng bậc thang hay sườn đồi có độ dốc vừa phải hay thung lũng, nông dân có thể dùng cày để làm đất, cày sâu 15÷20 cm, làm 2 lần đất nhỏ tơi xốp, nhặt sạch cỏ. Sau khi làm xong đất, có thể dùng cày hoặc cuốc để rạch hàng với độ sâu 7÷10cm, khoảng cách giữa các hàng là 70cm; cây cách cây đối với các giống dài ngày là 30cm và đối với các giống ngắn ngày là 25cm. Với đất dốc hoặc có nhiều sỏi đá thì có thể cuốc 17
  18. hốc để trồng ngô, khoảng cách giữa các hốc khoảng 70cm, cuốc đến đâu thì gieo ngay đến đó. Có thể bón phân trực tiếp vào hốc, rãnh, lấp đất rồi mới tra hạt và lấp đất bề mặt dày 3÷5cm. Ở những bãi dốc có thể không cần làm đất, chỉ vơ sạch cỏ dại, chờ có mưa, ẩm đất tiến hành chọc lỗ gieo hạt. Kỹ thuật trồng ngô trên đất ướt hoặc ngô bầu: Sau khi thu hoạch lúa mùa sớm, tiến hành tháo cạn nước và cày lên luống 1,1m, rãnh luống 0,3m. Trên luống tạo 2 hàng ngô, hàng cách hàng 70cm, cây cách cây 30cm. Trồng ngô đông trên đất hai lúa nhất thiết phải làm bầu. * Yêu cầu kỹ thuật nông học của công việc làm đất trồng ngô Trong quy trình trồng trọt, cày đất là một nguyên công đầu tiên nhằm: Giảm độ chặt của đất, diệt cỏ dại, sâu bệnh và gốc cây vụ trước, tăng độ thoáng, độ phì cho đất. Yêu cầu kỹ thuật nông học đối với cày là: - Cày xới và lật đất tốt, đạt độ sâu đồng đều nhất định phù hợp với yêu cầu nông học từng loại cây trồng. - Tiêu diệt cỏ dại bằng cách vùi lấp triệt để lớp cỏ rạ hoặc cắt đứt lớp rễ cỏ. - Làm tơi vỡ lớp đất cày, tạo độ hổng và khả năng giữ nước cho đất. Tuỳ thuộc vào loại đất cày có thể tạo ra độ hổng ở tầng đất sâu nhằm giữ nước. - Sau khi cày, mặt ruộng phải bằng phẳng, lớp đất không bị lỏi, rãnh luống không có sống trâu. - Cắt nhỏ và chôn vùi rác trên đồng để tăng độ phì nhiêu cho đất (đối với cày lật) Trên cơ sở đảm bảo tốt nhất các yêu cầu nông học, tiêu thụ năng lượng đạt mức thấp nhất. Ngô có bộ rễ chùm rất phát triển, có thể lan rộng với bán kính trên 0,5m và ăn sâu trên 1m đến 2m. Do vậy, đất trồng ngô cần đựợc cày sâu, bừa kỹ, sạch cỏ dại. Khi làm việc, máy cày phải chuyển động ổn định. Lực cản riêng của cày phải nhỏ và máy phải thuận tiện trong việc sử dụng và chăm sóc. 2. Máy làm đất Làm đất là sự tác động của công cụ vào đất, làm cho đất giảm độ chặt, tơi xốp,tạo ra nhiều lỗ hổng ở tầng đất sâu, dễ thấm chứa nước, tạo điều kiện thuận lợi cây trồng dễ hút nước, không khí, các chất dinh dưỡng và các chất khoáng trong quá trình sinh trưởng và phát triển. Để thực hiện nhiệm vụ này các máy làm đất đóng vai trò quan trọng, đó là các loại máy cày, máy bừa, máy phay hiện trong sản xuất nông nghiệp có nhiều loại khác nhau. 18
  19. Máy cày bừa, phay là công cụ làm đất do máy kéo kéo, có chức năng cắt đất, nâng, lật thỏi đất, vùi lấp cỏ rạ và làm tơi đất một phần để trồng trọt. Căn cứ theo bộ phận làm việc chia ra: cày lưỡi diệp và cày chảo. Căn cứ theo cách liên kết với nguồn động lực có các loại cày treo, cày móc và cày nửa treo. Cày treo là cày mà toàn bộ trọng lượng được treo sau máy kéo nhờ cơ cấu treo và nâng hạ bằng hệ thống thủy lực của máy kéo chuyển trạng thái làm việc hay vận chuyển. Cày móc chỉ liên kết với máy kéo tại một điểm móc kéo. Ở thế vận chuyển, cày này được nâng phần trước lên, còn phần sau vẫn tựa trên các bánh xe của cày. Ở phía Bắc phổ biến dùng cày lưỡi diệp (cày trụ) và cày chảo (đĩa) ở phía Nam. Hiện nay ở nước ta chủ yếu dùng phổ biến các loại cày treo. Theo phân loại cày có các loại sau: - Theo nguồn động lực Cày dùng súc vật kéo. Cày liên hợp với động lực máy kéo (móc, treo, nửa treo). - Theo bộ phận làm việc: Cày lưỡi diệp: là loại cày lật đất phổ biến và lâu đời nhất. Cày xới sâu: không lật đất, sử dụng trong qui trình làm đất tối thiểu. Cày đĩa: có công dụng tương tự cày lưỡi diệp. - Theo nhiệm vụ: Cày thông dụng: Làm đất canh tác thông thường như lúa, ngô, Cày chuyên dùng: Làm đất khai hoang, cải tạo đồng ruộng, - Theo độ sâu cày: Cày xới sâu: Thường đạt độ sâu trên 40cm theo phương pháp không lật là chính. Cày trung bình: Độ sâu từ 18 - 30 cm. Cày nông: Thường làm việc ở độ sâu 10-14 cm để ngả rạ hoặc cày trước lúc gieo. 2.1. Các loại cày- đặc tính kỹ thuật và phạm vi ứng dụng của các loại cày 2.1.1. Cày lưỡi diệp 2.1.1.1. Cấu tạo cày lưỡi diệp Cày lưỡi diệp có hai loại: Cày treo và cày móc. Cày treo gọn nhẹ, có thể làm việc với vận tốc cao, quay vòng hẹp, hơn nữa cấu tạo ít chi tiết so với cày móc. Tuy nhiên cày treo có những nhược điểm: Chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chuyển động của máy kéo theo 19
  20. mặt đồng làm làm cho độ cày sâu không đều; máy kéo phải có hệ thống nâng hạ cày. Cấu tạo chung của cày lưỡi diệp gồm có các bộ phận chính: khung cày, dao cày, thân cày, bánh tựa đồng (Hình 2.1). - Khung cày là những thanh thép định hình được hàn ghép lại với nhau tạo thành khung, trên đó lắp các bộ phận làm việc của cày. Khung cày treo có kết cấu đơn giản hơn khung cày móc. Phía trước khung cày lắp chốt móc kéo hoặc các bộ phận để nối với cơ cấu treo của máy kéo. - Dao cày: Thông dụng hiện nay là dao đĩa. Dao cày đi trước thân cày chính, cắt đất theo mặt thẳng đứng tạo thành luống cày, làm cho thỏi đất lật gọn, không vướng vào cỏ rác, không kéo vỡ đất xuống đáy luống. Thường chỉ lắp dao cày cho thân cày sau cùng khi cày ruộng khô để bánh máy kéo đi vào đáy luống bằng phẳng. Thân cày: Là bộ phận làm việc chủ yếu của cày lưỡi diệp. Thân cày có nhiệm vụ cắt đất đáy luống, nâng thỏi đất lên, đồng thời lật chuyển sang bên . Trong quá trình đó đất bị biến dạng, và tơi vỡ ra. Thân cày gồm có lưỡi cày, diệp cày và trụ cày. 1 6 5 Hình 2.1. Cày lưỡi diệp 1- Khung cày, 2- Trụ cày, 3- Diệp cày, 2 4-Lưỡi cày, 5- Bánh tựa đồng, 6- Cơ cấu treo 3 4 Lưỡi cày cắt đất và tách đất khỏi đáy luống, đưa lên diệp. Lưỡi cày có dạng hình thang, được chế tạo bằng thép tốt. Phía dưới lưỡi cày có phần kim loại dự trữ dùng để đàn ra khi lưỡi cày bị mòn. Diệp cày tiếp nhận đất từ lưỡi cày, nâng dần lên, tách đất sang bên và lật đất xuống đáy luống. Trụ cày để gá lắp lưỡi, diệp và thanh tựa đồng. Trụ cày liên kết với khung bằng các bulông và ngàm. Khi cày làm việc, thanh tựa đồng miết lên thành luống chống lại hiện tượng xoay cày. 20
  21. Bánh tựa đồng có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lượng giữ thăng bằng cho cày và để giới hạn độ sâu cày (khi cày ruộng khô). Ở cày treo có một bánh tựa đồng, ở cày móc có hai hoặc ba bánh tựa. Khi làm việc bánh tựa đồng tựa lăn trên mặt đồng và cố định vị trí với khung cày bằng một trục vít có tay quay điều chỉnh. 2.1.1.2. Nguyên lý hoạt động Sau khi đã lái máy kéo xuống đồng, người lái xác định vị trí đường cày đầu tiên cần thực hiện. Sau đó người lái bắt đầu thực hiện các thao tác sau: ngắt ly hợp, gài số, đóng ly hợp, tăng ga và hạ dàn cày. Lưỡi cày băyts đầu ăn sâu vào đất với độ sâu a đã được điều chỉnh trước khi việc. Lưỡi cày có kết cấu hình nêm 3 chiều nên có tác dụng đồng thời cắt thỏi đất với kích thước (a x b)(độ sâu cày x bề rộng lưỡi cắt đất), nâng thỏi đất và lật úp sang bên phải đường cày. 2.1.1.3. Hướng dẫn sử dụng Đối với cày 2 trụ: liên kết với các máy kéo Bông Sen- 12 hay máy Trung quốc có công suất tương đương, có thêm một cơ cấu điều chỉnh độ thăng bằng dọc của cày gồm các chi tiết 2,3,4 ( hình 2.2) 1).Kiểm tra điều chỉnh cày trước khi sử dụng: Các bộ phận làm việc như trụ lưỡi diệp phải ở tình trạng tốt. Các cơ cấu điều chỉnh nông sâu, điều chỉnh bề rộng xá cày, nâng hạ cày làm việc nhẹ, linh hoạt, vững chắc. - Cày được đặt lên mặt mặt nền bằng phẳng điều chỉnh cho các lưỡi nằm trên mặt phẳng, chiều cao từ mũi lưỡi cày đến mặt phẳng khung bằng nhau. Hình 2.2. Cơ cấu điều chỉnh cày 2 trụ - Kiểm tra sự liên kết vững chắc toàn bộ cày. Sự lắp ráp giữa cày với máy kéo. - Điều chỉnh độ cày sâu ổn định bằng bu lông 5 ( hình2.2) - Điều chỉnh độ thăng bằng của cày đảm bảo độ sâu đồng đều giữa hai lưỡi cày bằng cách thay đổi chiều dài L (hình 3.2). Thực tế sử dụng cho thấy đối với cày ở tình trạng kỹ thuật tốt, điều chỉnh đúng, số truyền và số vòng quay của động cơ hợp lý được biểu hiện ở hiện tượng là khi bỏ hai tay máy kéo vẫn đi thẳng từ đầu đến cuối đường cày hoặc số lần điều khiển tay lái là ít nhất. 21
  22. Hình 2.3. Cày 2 lưỡi liên hợp với máy kéo 2 bánh Bông Sen Đối với cày liên hợp với máy kéo 4 bánh, trước khi chính thức làm việc cần phải điều chỉnh cày. Điều chỉnh cày được thực hiện nhờ các phép điều chỉnh của cơ cấu treo máy kéo 4 bánh (hình 2.4 và hình 2.5). Khi cày làm việc liên hợp với máy kéo 4 bánh, bánh xe phía bên phải của máy kéo phải đi dưới đường cày khi cày như hình 2.4 và hình 2.5. l 0,5b(n 1) L 0,5b(B c) ; từ đó suy ra L = l và B b(n 1) c Trong đó: L - Khoảng cách từ vách đường cày đến đường tâm trục máy kéo; B - Khoảng cách tâm hai bánh chủ động; b - Chiều rộng làm việc của lưỡi cày (b chiều rộng xá cày); n - Số lượng lưỡi cày; c –Chiều rộng bánh lốp sau máy kéo. 2). Kiểm tra sự làm việc ổn định vỉa cày ở ngoài đồng ruộng - Sau đường cắt vạt (còn gọi là chia luống) tiến hành chỉnh lại cày về độ sâu và sự ổn định ngang (bề rộng làm việc). - Nếu có hiện tượng đầu máy di chuyển về bên phải nghĩa là hướng lực kéo không đi qua vết trọng tâm của cày, phải điều chỉnh lại độ ổn định ngang. Việc điều chỉnh được 22
  23. thực hiện bằng cách điều chỉnh dộ dài tay đòn trên cơ cấu điều chỉnh sang bên trái của tấm dẻ quạt . Nếu đầu máy kéo có xu hướng lệch trái phải thao tác tay đòn ngược lại. - Khi vận hành máy trên đồng hạn chế quay vòng gấp trên ruộng (quay tại chỗ) khi cày. Không để cày ở vị trí làm việc khi quay vòng (vừa quay vòng đầu bờ vừa cày lật đất). Hình 2.4. Điều chỉnh bề rộng đường cày trước khi làm việc a=h I I Hình 2.5. Sơ đồ điều chỉnh độ sâu cày trước khi làm việc 2.1.1.4. Một số cày lưỡi diệp liên hợp với nguồn động lực máy kéo 2 bánh và 4 bánh Một số mẫu cày đã ứng dụng trong sản xuất dưới đây: 1) Cày xá nhỏ CT- 6 -25: Cày có xá cày 25 cm, thuộc loại xá nhỏ. * Đặc điểm kết cấu: 23
  24. Kết cấu khung cày có dạng hình tam giác vuông, với đường huyền là thanh chịu lực kéo dài thêm ra phía sau (ngoài phạm vi hình tam giác) và ba thanh dọc theo hướng cạnh đứng làm bằng thép định hình. Các trụ cày là loại hàn bằng thép, bắt cách đều vào thanh chịu lực. Diệp cày có mặt cong dạng đất thuộc. Cày có hai bánh đỡ, một ở phía trước, một ở khoảng giữa cày để hạn chế độ sâu cày và bảo đảm độ ổn định của cày khi làm việc. Cày liên hợp với máy kéo cỡ lực kéo 1,4 tấn (công suất 45-80 mã lực) như MTZ50/80; Steyer-768, MF-265 Hình 2.6. Cày xá nhỏ CT-6-25 * Phạm vi ứng dụng: Cày CT- 6-25 làm việc trên ruộng khô và ruộng nước phù hợp với đất trồng lúa và mầu ở nước ta. Do xá cày nhỏ, thỏi đất xới lên có kích thước nhỏ nên đất dễ tơi, chóng ải, mặt đồng bằng phẳng hơn, giảm được số lượt bừa làm nhỏ đất. Loại cày này đã sử dụng khá rộng rãi trên các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và đã đạt hiệu quả cao. 2) Cày xá nhỏ CT-4-20: Cày có bề rộng xá cày là 20 cm, thuộc loại xá nhỏ. Hình 2.7. Cày xá nhỏ CT-4-20 * Đặc điểm kết cấu: Khung cày có dạng tương tự như cày CT- 6-25, nhưng gọn nhẹ hơn, chỉ có 2 thanh dọc và thanh chịu lực không kéo dài thêm ra phía sau. Cày có 2 bánh đỡ, một ở trước 24
  25. khung cày và một ở gần cuối khung cày, giúp cho cày làm việc ổn định và điều chỉnh độ sâu cày. * Phạm vi ứng dụng: Tương tự như cày CT- 6 -25, dùng để cày ải và cày nước trên đất thuộc. Do cày và liên hợp máy nhỏ nhẹ nên có thể phát huy hiệu quả tốt trên các thửa ruộng kích thước bé hơn. Do xá cày nhỏ hơn (20 cm) nên thỏi đất bé hơn, dễ làm nhỏ hơn. Cày liên hợp với máy kéo cỡ công suất 22-30 mã lực (như Kubota L- 245/295 của Nhật Bản). 3).Cày lưỡi diệp 2 thân C-2-20 Cày C- 2-20 do doanh nghiệp Cơ khí nông nghiệp Cựu chiến binh 502, ứng Hòa, Hà Tây sản xuất, là loại cày lưỡi diệp 2 thân. Cày có kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, dễ tháo lắp, có khả năng liên hợp dễ dàng, thuận tiện với máy kéo hai bánh như BS-12 và các loại máy kéo tương tự theo kiểu móc. Liên hợp máy làm việc được ở ruộng khô và ruộng nước thích hợp với những ruộng đất cát pha, đất thịt nói chung và có diện tích lô thửa trung bình. Cày có khung bình hành cho phép cày tự lựa độ sâu và bánh đỡ cày chống cày bị mút xuống sâu. Cày C-2-20 liên hợp với máy kéo 2 bánh, người điều khiển ngồi trên ghế lắp với cày hoặc với máy kéo nhỏ 4 bánh Hình 2.8. Cày lưỡi diệp C-2-20 Liên hợp máy thực hiện chuyển hướng bằng tay bóp chuyển hướng của máy kéo (khi quay vòng gấp) hoặc bằng bàn đạp bánh lái của cày (khi không cần quay vòng gấp). Nâng cày quay đầu bờ thuận lợi. Cày làm việc ổn định, chất lượng làm đất tốt, đáy luống sau khi cày bằng phẳng. Hiện nay một số nơi đang sử dụng máy kéo nhỏ, công suất động cơ 6-8 mã lực và lắp cày 1 lưỡi. 25
  26. Hình 2.9. Máy cày tay CNH-81 Máy cày tay BS 8 2.1.2. Cày đĩa ( Cày chảo) Cày đĩa ứng dụng ở cả 2 miền Nam Bắc nước ta, thích hợp với đất có độ ẩm vừa phải, có độ cày sâu 12-15 cm, thích hợp cho đất phèn, mặn, đất nhẹ và trung bình có độ ẩm vừa phải. Nếu đất quá khô, hoặc nặng thì cày có năng suất và chất lượng làm đất thấp, cày nông và đất kém tơi. Nếu đất có độ ẩm quá cao, đất thường dính vào chảo cày làm tăng lực cản lăn và giảm khả năng cắt đất của chảo. Cày đĩa lật đất không hoàn thiện bằng cày trụ nên đáy luống kém bằng phẳng hơn. Theo kết cấu có thể phân cày đĩa có trụ độc lập và cày chảo có các đĩa lắp trên một trục chung (cày đĩa đồng trục). 2.1.2.1. Cấu tạo Hình 2.10. Cày chảo 1- Khung cày; 2- Trụ chảo; 3- Chảo cày; 4-Thanh gạt; 5- bánh sau 26
  27. Cày chảo có hai loại: cày móc và cày treo. Hiện nay chủ yếu sử dụng loại cày treo. Các bộ phận chính của cày chảo gồm có: khung cày, trục lắp các chảo cày, các chảo cày, bánh đuôi, cơ cấu treo và một số bộ phận phụ trợ khác như các dao gạt đất dính trong chảo, cơ cấu điều khiển bánh sau, - Khung của cày chảo treo tương tự như của cày lưỡi diệp. Phía trước khung có các bộ phận để nối với cơ cấu treo của máy kéo. Phía cuối khung liên kết với bánh sau, được giảm chấn và điều chỉnh độ sâu bởi lò xo - đai ốc. - Trục của các chảo cày liên kết với khung bằng hai ổ đỡ con lăn côn. Các chảo cày lắp cứng trên trục và định vị khoảng cách với nhau bởi các bích nối. - Chảo cày có nhiệm vụ như của lưỡi và diệp của cày lưỡi diệp. Chảo cày có dạng hình chỏm cầu, thường được chế tạo bằng thép tốt hoặc bằng gang chất lượng cao. Tuỳ loại cày mà chảo có đường kính lớn hoặc nhỏ. Đường kính mép cạnh ngoài của chảo (đến cạnh sắc) trong khoảng từ 400 ÷ 900 mm. Khi làm việc mặt phẳng đi qua cạnh sắc của chảo đặt lệch so với mặt phẳng thẳng đứng dọc theo phương tiến của máy một góc . Góc gọi là góc tiến của cày, thường =15÷43o . - Bánh sau của cày chảo được đặt xiên so với mặt phẳng thẳng đứng dọc theo hướng tiến của cày. Bánh sau có nhiệm vụ chống xoay cày, như thanh tựa đồng ở cày lưỡi diệp. - Các thanh gạt được bắt chặt với khung và có một phần rà sát với mặt cong trong lòng các chảo cày. Khi chảo cày quay bị dính đất thì các thanh gạt sẽ gạt đất để chảo làm việc tốt hơn. 2.1.2.2. Nguyên lý làm việc: Tương tự như đối với cày lưỡi diệp. - Quá trình làm việc của cày chảo cũng giống như cày lưỡi diệp: cắt, nâng tách, lật lớp đất. Song ở đây, chảo cày vừa quay vừa tịnh tiến để làm tất cả công việc trên.Cạnh sắc ở mép ngoài của chảo cắt đất trượt lên lòng chảo, nâng cao sau đó hất sang bên. Trong quá trình đó đất biến dạng, tơi vỡ nhiều hơn so với cày lưỡi diệp. Góc tiến càng tăng thì độ tơi vỡ đất càng lớn.Tuy nhiên, góc chỉ nằm trong một khoảng nhất định. Ở cày chảo, cạnh sắc không chỉ cắt đất ở đáy luống (thay cho lưỡi cày) mà còn cả ở thành luống (thay cho dao cày) thành những cung cong nối tiếp. Do kết cấu của bộ phận làm việc là chảo nên cày này làm việc tốt trên đất nhiều cỏ rác, nhiều bùn hay trên đất nhẹ. Lực cản kéo của cày chảo nhỏ hơn cày lưỡi khi cùng độ sâu, bề rộng và tốc độ cày trên cùng loại đất. 27
  28. Tuy nhiên, những yếu điểm chính của loại cày này là không làm việc tốt trên đất cứng, đất có nhiều đá, rễ cây. Khi tăng góc tiến sẽ làm tăng độ sâu cày và tăng lực cản lớn. Mặt khác, đáy luống không bằng phẳng như ở cày lưỡi diệp, làm ảnh hưởng đến sự phát triển bộ rễ cây ngô. Quá trình lật không hoàn toàn và phụ thuộc góc tiến . 2.1.2.3. Hướng dẫn sử dụng - Chuẩn bị máy: trước khi đưa máy đi làm việc cần kiểm tra bôi trơn của các ổ đỡ trục của chảo cày đã đảm bảo đầy đủ chưa, kiểm tra sự làm kín của các ổ đỡ để tránh nước, bùn đất lọt vào ổ đỡ. Kiểm tra các mối liên kết bằng bu lông đai ốc đã chặt chẽ chưa. Nếu bulông đai ốc nào bị hỏng ren phải thay thế mới và xiết chặt. - Kiểm tra điều chỉnh các vị trí góc của chảo. - Vận hành máy trên đồng tương tự như đối với cày lưỡi diệp. - Phương pháp di chuyển liên hợp máy như đối với cày lưỡi diệp. 2.1.2.4. Một số loại cày chảo và phạm vi ứng dụng Ở nước ta làm đất bằng cày đĩa phổ biến có các loại sau: 1) Cày chảo Đồng Tâm CDT 7C- 83 * Đặc tính kỹ thuật: (Bảng 2.1.) * Đặc điểm kết cấu: Cày có 7 chảo gắn trên một ống thép, 2 đầu ống gối trên 2 ổ lăn côn, ở giữa là trục thép cố định. Kết cấu này đảm bảo độ đồng tâm, nên tháo lắp dễ dàng. Trong ống chứa 3 lít dầu, do đó 2 ổ lăn côn luôn ngập trong dầu và không phải bơm dầu hằng ngày. Ổ lăn có vòng chắn dầu làm kín và một vòng phớt nỉ chắn bụi. * Phạm vi ứng dụng: Cày chảo CDT7- 83 dùng để cày đất thuộc, có độ lật đất và độ lấp cỏ rạ tốt. Liên hợp với máy kéo bánh hơi cỡ lực kéo 1,4 tấn, công suất 50- 80hp. Có khả năng cày sát bờ mà không làm mất ổn định lái. * Điều chỉnh cày: Góc đặt chảo 40 0 hoặc 450 điều chỉnh được bằng cách chuyển vị trí chốt ở thanh kéo trái của máy kéo. Đất cứng để ở góc 400 và đất mềm đặt góc 450. * Độ cày sâu: Nhấc đĩa lái lên độ cao bằng độ sâu muốn có so với mép dưới của chảo thứ nhất. Trước tiên cày cho đến khi đĩa lái chạm đất, đạt độ sâu muốn có của chảo thứ nhất. Sau đó chỉnh độ sâu chảo thứ 7 bằng cách thay đổi chiều dài thanh kéo giữa của máy kéo để cho chảo thứ 7 ăn vào đất cùng độ sâu như chảo thứ nhất. Sau khi cày luống đầu tiên, lặp lại thao tác trên. 28
  29. Xoay đai ốc điều chỉnh lò xo nén để đĩa luôn lăn sát vào thành luống cày, bảo đảm cho luống cày thẳng.Mặt phẳng đĩa lái thường lệch 100 về phía phải theo hướng máy kéo. Dao gạt đất thường đặt cách chảo 3÷5cm. Điều chỉnh khe hở này nhờ các lỗ ôvan trên thanh thép góc bắt dao. Bảng 2.1.đặc tính kỹ thuật của một số cày chảo TT Đặc tính kỹ Loại cày thuật Chảo đồng trục Chảo trụ độc lập OFFSET CĐT- 1 Mã hiệu CC-5-25 DP-75 CC-3A CC-2D CC-2-8 20 chảo 7-83 CKNNCCB CK Massey Cơ khí -502 Công ty Máy kéo- máy 2 Nơi chế tạo Đông Ferguso AGiang ỨngHòa, nông nghiệp, Hà Tây Tâm n Pháp Hà Tây Kích thước 2500 2800 1600 1060 bao 2500 1300 3 2200 1600 730 480 Dài x rộng x 500 1250 1100 600 cao,mm 1210 Khoảng cách giữa 4 220 250 500 680 Các chảo, mm Đường kính 5 560 660 455 660 455 455 410 chảo, mm 6 Số chảo, cái 10 2 7 5 3 3 2 2 Bề rộng làm 7 220 140 100 750 60 40 40 việc, mm Độ cày sâu 8 trung bình, 8÷10 10÷15 12÷13 15 15 15 15 cm Năng suất 0,7÷0, 9 trung bình, 1 0,8 0,5 0,18 0,13 0,1 8 ha/h Khối lượng 10 320 680 150 135 78 75 toàn bộ kg 11 Liên hợp với Bánh hơi cỡ lực kéo 1,4 tấn Bông Bông Bông máy kéo (MTZ50/80; Steyer-768; MF-265 ) Sen 20 Sen 12 Sen 8 2) Cày chảo nặng DP-75C Cày chảo MF kiểu DP-75C liên hợp với máy kéo MF-265 hoặc các máy kéo cỡ lực kéo 1,4 tấn, công suất cỡ 45-80 hp do hãng Massey Ferguson (Pháp) sản xuất và nhập vào Việt Nam cùng với máy kéo MF. 29
  30. * Đặc tính kỹ thuật (Bảng 2.1) * Đặc điểm kết cấu: Cày gồm khung cày với các thanh giằng; trên khung lắp các trụ cày, khung bánh lái và khung treo. Trụ cày lắp vào khung cày bằng các bulông. Mặt lắp ghép của trụ cày có 8 lỗ để điều chỉnh góc đặt chảo và bề rộng làm việc của cày. Phía dưới trụ có nắp chụp xoay của chảo lắp trên ổ đỡ bi côn. Chảo lắp với nắp chụp bằng 5 bulông. Toàn bộ chảo, ổ đĩa lắp vào trụ cày bằng các bulông và 2 rãnh tựa cho phép điều chỉnh góc cắt của chảo. Trên trụ còn có cánh gạt đất và vành bảo vệ ổ đỡ. Bánh lái đường kính 600mm có cạnh sắc, có cánh gạt đất. Bánh lái lắp vào khung bánh lái. Khung này lại lắp vào khung cày bằng một giá điều chỉnh độ sâu. Góc đặt bánh lái điều chỉnh được nhờ cơ cấu tay đòn và vít điều chỉnh. Phía trước có bánh đỡ để điều chỉnh độ cày sâu bằng một vít điều chỉnh. * Điều chỉnh cày: Độ sâu cày điều chỉnh bằng độ cao thấp của bánh đỡ và bánh lái bằng tay quay các vít điều chỉnh. Bề rộng làm việc và góc nghiêng đặt chảo điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí trụ cày trên khung nhờ các lỗ điều chỉnh. Góc đặt chảo có thể điều chỉnh đươc với các góc 400, 450,500. Góc cắt của chảo điều chỉnh bằng cách thay đổi vị trí ổ đỡ lắp lắp chảo vào trụ cày ở hai khe rãnh, tương ứng với hai góc cắt. Góc bánh lái điều chỉnh bằng cách vặn vít điều chỉnh. Tùy theo khoảng cách giữa hai bánh sau của máy kéo để điều chỉnh vị trí khung treo bằng cách dịch chuyển nó theo chiều ngang trên khung. Có 3 vị trí tương ứng với 3 khoảng cách giữa 2 bánh sau máy kéo là 1800, 1500 và 1400mm. * Phạm vi ứng dụng: Dùng để cày các loại đất trung bình và tương đối nặng, có độ ẩm thích hợp. Để làm đất có lực cản riêng lớn, do cày có kết cấu bền và chảo cày lớn, có thể điều chỉnh được góc đặt chảo và góc cắt đất. Một số điểm cần chú ý: * Phải điều chỉnh cho cày thật nằm ngang, bề rộng làm việc của chảo thứ nhất không được lớn hơn 250mm (bề rộng làm việc tối đa của cày 750mm). Khoảng cách của chảo nên bằng khoảng 680 mm, tương ứng với khoảng cách từ chảo thứ nhất đến thanh ngang khung là 310 mm. 30
  31. * Tùy theo yêu cầu nông học, loại đất, độ ẩm mà điều chỉnh độ cày sâu, góc đặt chảo, góc cắt. Đối với đất khô, cứng nên đặt góc cắt nhỏ (chảo ở vị trí gần thẳng đứng). Đối với đất có độ ẩm vừa, tơi nên đặt góc cắt lớn (chảo nằm ngửa hơn). * Giữ mặt chảo thật sạch, cạnh sắc. Làm sạch và tra dầu mỡ sau mỗi ngày làm việc. 3) Cày 3 chảo CC-3A liên hợp với máy kéo 4 bánh BS-20 * Đặc tính kỹ thuật: (bảng 2.1) * Đặc điểm kết cấu: (hình 2.4) Hình 2.11. Máy kéo BS 20 lắp cày chảo 3 lưỡi CC-3A Cày 3 chảo CC-3A do Công ty máy kéo và máy nông nghiệp thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp (Bộ Công nghiệp) sản xuất là loại cày 3 chảo, mỗi chảo cày bắt trên một trụ riêng biệt. Cày có kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, dễ tháo lắp. Nó có khả năng liên hợp dễ dàng, thuận tiện với máy kéo 4 bánh ký hiệu BS-20 và các loại máy kéo tương tự nhờ cơ cấu treo 3 điểm, nâng hạ bằng hệ thống thủy lực máy kéo. * Phạm vi ứng dụng: Liên hợp máy làm việc được ở trên ruộng khô và ruộng nước, trên mặt ruộng có nhiều gốc rạ và cỏ dại, thích hợp với những ruộng đất cát pha, đất thịt nói chung và có diện tích lô thửa tương đối lớn. So với cày lưỡi diệp, loại cày chảo có đáy luống kém bằng phẳng hơn. Lực cản kéo của cày chảo nhỏ hơn lực cản kéo của cày diệp 3lưỡi có cùng bề rộng làm việc và cùng độ sâu, vì vậy mà liên hợp máy tiết kiệm nhiên liệu hơn khi cày bằng cày diệp. * Điều chỉnh cày: Điều chỉnh độ cày sâu bằng vít bánh ở bánh đuôi và cơ cấu treo của máy kéo. 4) Cày 2 chảo CC-2D liên hợp với máy kéo 2 bánh Bông Sen BS-12 * Đặc tính kỹ thuật: (Bảng 2.1). * Đặc điểm kết cấu: 31
  32. Cày 2 chảo CC-2D, mỗi chảo cày bắt trên một trụ riêng biệt. Cày có kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, dễ tháo lắp. Nó có khả năng liên hợp dễ dàng, thuận tiện với máy kéo hai bánh mã hiệu BS-12 và các loại máy kéo tương tự theo kiểu móc. . Điều chỉnh độ cày sâu bằng vít điều chỉnh ở bánh đuôi và vít điều chỉnh ở khung cày. So với cày lưỡi diệp, loại cày chảo có đáy luống kém bằng phẳng. Lực cản kéo của cày chảo nhỏ hơn lực cản kéo của cày lưỡi diệp 2 lưỡi có cùng bề rộng làm việc và cùng độ cày sâu, vì vậy mà liên hợp máy tiết kiệm nhiên liệu hơn khi cày bằng cày lưỡi diệp. * Phạm vi ứng dụng: Liên hợp máy làm việc được ở ruộng khô trồng mầu như ngô, đâu cây và ruộng nước, trên mặt ruộng có nhiều gốc rạ và cỏ dại, thích hợp với những ruộng đất cát pha và đất thịt nhẹ có diện tích lô thửa tương đối nhỏ. * Một số điểm cần chú ý khi sử dụng: Trước khi lắp cày 2 chảo vào máy kéo, cần kiểm tra xem các chi tiết có đầy đủ không. Đặc biệt lưu ý các chốt chẻ, vòng đệm lò xo, vòng đệm phẳng. Kiểm tra, siết chặt tất cả các mối ghép ren, bu lông, đai ốc. Hình 2.12. Máy kéo 2 bánh lắp cày 2 chảo CC- 2D 5) Cày chảo CC-5-25 * Đặc tính kỹ thuật: (Bảng 2.1) * Đặc điểm kỹ thuật (Hình 2.13): Loại cày chảo có trụ độc lập. Kết cấu khung cày có dạng gần như cày CT- 6-25 tức là có dạng hình tam giác vuông, với đường huyền là thanh chịu lực kéo dài thêm ra phía sau một ít và ba thanh dọc theo hướng cạnh đứng làm bằng thép định hình. Các trụ cày là loại hàn bằng thép, bắt cách đều vào thanh chịu lực. Cày có 2 tấm trượt, một ở phía trước và một ở đuôi cày để hạn chế độ sâu và tạo ổn định cho cày trên ruộng nước lầy nền yếu. 32
  33. Cày làm việc ở thế bơi của hệ thống thủy lực máy kéo. Có thể dịch chuyển các trụ trên khung để diều chỉnh bề rộng làm việc, điều chỉnh góc nghiêng của chảo. Hình 2.13.Cày chảo CC-5-25 *Phạm vi sử dụng: Cày có khối lượng nhỏ, sử dụng thích hợp trên đất ruộng đất trồng màu như ngô, đậu và làm ải vụ đông xuân. 2.2. Máy phay đất 2.2.1. Nhiệm vụ và so sánh phay với cày và bừa Để làm đất, ngoài phương pháp cày, bừa như hiện nay, phay đất cũng được dùng phổ biến bởi vì phương pháp làm đất này có nhiều ưu điểm nổi bật. Hiện nay ở nước ta đã có một số cơ sở chế tạo được máy phay cho ruộng khô, ruộng nước với bề rộng làm việc là 0,6 mét, 0,8 mét; 1,6 hay 2,2 mét. Nhưng phần lớn máy phay đất vẫn được nhập từ nước ngoài như Nhật, Hàn Quốc, Bulgaria Điểm khác biệt trong nguyên lý làm việc của phay với cày hoặc bừa là bộ phận làm việc (lưỡi phay) làm việc chủ động cắt đất với vận tốc lớn hơn vận tốc di chuyển của liên hợp máy. Nhiệm vụ của phay là phá vỡ kết cấu đất, làm tơi xốp lớp đất canh tác để tăng độ thoáng độ phì cho đất. Ngoài ra, phay còn khả năng đánh tơi, trộn đều các lớp đất, phân, phá huỷ gốc cây dại và băm nát các sản phẩm còn lại của chu trình gieo trồng vụ trước một cách nhanh chóng. Phải nói rằng, độ tơi xốp của đất làm bằng phay lớn hơn nhiều so với cày hoặc bừa khi cùng một lượt đi qua. Đó chính là yếu tố rút gọn thời gian và giảm số lần liên hợp máy di chuyển trên mặt đồng, nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình cơ giới hoá khâu làm đất. 33
  34. Máy phay đất gọn nhẹ hơn, chi phí tổng cộng cho một đơn vị làm đất khi phay nhỏ hơn so với các phương pháp khác. Ngoài ra mặt đồng sau khi phay bằng phẳng hơn, có thể làm đất bằng phay trên lô thửa hẹp (vì bán kính quay vòng liên hơp máy phay nhỏ hơn khi cùng sử dụng một loại máy kéo). Những nhược điểm chính của làm đất bằng phay là: Chi phí công suất cho việc quay trống hoặc trục phay lớn. Máy phay đòi hỏi công nghệ chế tạo phức tạp, chính xác và đắt tiền hơn cày và bừa. Kỹ thuật sử dụng cũng đòi hỏi cao hơn. Phay không có khả năng lật đất hoàn toàn như cày do đó khó phơi ải. Khi tăng độ sâu phay thì công suất tiêu hao cho liên hợp máy tăng nhanh, do đó độ sâu phay bị hạn chế. Nguồn động lực liên hợp với máy phay phải có trục thu công suất và bộ phận điều khiển kèm theo. Tuy vậy, thực tiễn đã cho thấy phay dần dần thay thế cho cày, bừa trên ruộng màu , hoặc lồng ruộng cấy lúa nước. 2.2.2. Cấu tạo phay đất Máy phay đất thường có các bộ phận chính sau: - Trống phay - có trục phay trên đó được lắp các lưỡi phay. - Khung và các tấm che chắn, bộ phận treo với máy kéo. - Hệ thống truyền lực để truyền mômen quay từ trục thu công suất của máy kéo đến trục phay. - Bộ phận giới hạn độ sâu. - Ly hợp an toàn. 3 2 1 7 6 5 4 Hình 2.14. Máy phay đất 1-Hộp số; 2- Trục phay; 3- Lưỡi phay; 4- Tấm che; 5- Khung ; 6- Cơ cấu treo; 7- Đĩa phay 34
  35. Lưỡi phay là chi tiết làm việc nặng nề nhất, chịu tác dụng mài mòn mãnh liệt của đất khi cắt. Lưỡi phay có nhiều loại: Lưỡi dao thẳng, lưỡi dao cong, lưỡi dạng máng nhọn, lưỡi dạng xoắn. Do đó, lưỡi phay thường chế tạo bằng thép tốt và được tôi cạnh sắc. Hình dáng, kích thước lưỡi phay phụ thuộc vào tính năng của máy phay cũng như tính chất đất đai, yêu cầu kỹ thuật nông học. Phay có cỡ bề rộng làm việc khác nhau tùy thuộc vào năng suất thiết kế và nguồn động lực loại máy kéo sử dụng. Các lưỡi phay (hình 2.15) có thể lắp trực tiếp lên trục hoặc trên các đĩa trên trục. Lưỡi có thể lắp hướng tâm, tiếp tuyến nhưng phải đảm bảo việc phân ly đất ra ngoài, không quấn cỏ rác khi làm việc và đảm bảo độ sâu phay tối đa cho từng loại máy phay. Ngoài ra, khi phay đi qua để lại mặt đồng bằng phẳng, cần bố trí chiều cong ngang của các lưỡi phay hợp lý, không tạo rãnh hoặc thành luống cũng như đất đã phay không lấp lên phần đất xắp được phay của lượt đi sau. Hình 2.15. Hình dạng một loại lưỡi phay Để điều chỉnh độ sâu phay thường dùng bộ phận thuyền trượt gắn hai bên máy phay (với ruộng ướt) và các bánh xe (với ruộng khô) thông qua các lỗ bắt bu lông hoặc trục vít điều chỉnh. Trên khung, ngoài gá lắp trục phay, các bộ phận truyền lực, bộ phận treo, còn có các tấm che chắn phía trước, phía sau để tăng sự va đập tơi vỡ của đất khi lưỡi cắt hất lên. Ở một số máy phay, phía sau còn kết cấu một hàng răng chắn va đập phụ và san mặt đồng (phay khô). Các máy phay có bề rộng làm việc lớn thường được kết cấu thêm cụm ly hợp ma sát trượt bảo vệ an toàn cho phay ở trước hộp giảm tốc (phay ruộng nước) hoặc ngay trên trục phay (phay ruộng khô). Khi lực cản quay trống phay quá lớn, mô men quay từ động cơ truyền đến sẽ bị trượt nhờ ly hợp ma sát này. Khi phay đi qua chướng ngại vật, hoặc giảm tải, phay lại làm việc bình thường. 35
  36. Hệ thống truyền lực Với các loại máy phay cho máy kéo lớn, phay nhận mô men quay từ trục thu công suất của máy kéo. Khi cho phay làm việc người lái gài trục tru công suất.Từ trục thu công suất mômen truyền đến phay qua bộ truyền động các đăng, tiếp đến cặp bánh răng côn lắp trên phay, từ bánh răng côn thứ cấp truyền động được chuyền cho trục trống phay qua các bánh răng trụ thẳng. Với máy phay nhỏ hệ thống truyền lực của phay sẽ nhận mômen từ bánh răng trích công suất trên hộp số (thông thường là bánh răng sơ cấp của hộp số). Bánh răng này sẽ quay với tốc độ nhất định ở mỗi chế độ làm việc của động cơ, bánh răng này luôn quay khi ta không ngắt ly hợp chính, do vậy trên máy phay có lắp một ly hợp riêng để ngắt truyền động cho phay khi liên hợp máy di chuyển trên đường. Từ trục của ly hợp phay, truyền động được truyền đến trống phay qua một bộ tuyền động xích. Bộ truyền động xích được đặt trong hộp kín và được bôi trơn bằn dầu nhờn. Trống phay: Bộ phận làm việc chính của phay là trống phay, gồm các lưỡi phay lắp trên trục phay theo quy luật nhất định. Mỗi loại phay sử dụng một hay một số loại lưỡi phay, lưỡi có các dạng như sau: - Lưỡi phay thẳng dùng để phay đất cát, khô, nhẹ; - Lưỡi phay cong to và nhỏ bản dùng để phay đất trung bình, ẩm ướt, nhiều cỏ; - Lưỡi phay dạng móng dùng để phay đất cứng, lẫn nhiều đá sỏi; - Lưỡi phay xoắn lắp trên máy phay nhỏ dùng để phay đất ruộng nước. Lưỡi phay có thể lắp trực tiếp trên trục hoặc lắp trên đĩa theo một quy luật nhất định và phải đảm bảo yêu cầu sau: - Nếu là lưỡi phay cong thì có thể lắp chia thành hai nửa trống có chiều cong ngược nhau hoặc lắp các lưỡi cong trái chiều xen kẽ nhau; - Các lưỡi phay lắp trên trục theo quy luật đường ren vít với một hay nhiều đầu ren; - Với lưỡi phay cong thì nên lắp 2 lưỡi phay ngoài cùng có chiều cong quay vào phía trong để luống đất phay gọn. Khung, tấm che máy và hệ thống điều chỉnh độ phay sâu: Phay có tấm che hệ thống truyền lực và che trống phay để đất không bắn lên trên khi làm việc. Tùy theo loại máy phay có thể lắp bánh xe hoặc thanh trượt để đỡ phay trong quá trình làm việc. Bánh xe được điều chỉnh nhờ vít nâng hạ, có thể thay đổi độ phay sâu, thanh trượt là thanh thép uốn cong, có một đầu bắt khớp bản lề với khung, đầu còn lại có thể thay đổi vị trí liên kết với khung để thay đổi độ sâu phay. Thanh trượt thích hợp với loại phay đất ruộng nước. 36
  37. 2.2.3. Nguyên lý làm việc Phay được liên hợp với nguồn động lực máy kéo, nhận truyền động từ hộp số (với máy kéo tay 2 bánh) hoặc từ trục thu công suất của máy kéo 4 bánh. Đối với máy phay liên hợp với máy kéo 2 bánh, khi cho phay làm việc, ta kéo tay gạt ly hợp phanh vào vị trí “ngắt”, gạt tay gạt phay sang trái, đóng từ từ tay gạt ly hợp - phanh, trục phay sẽ quay và làm cho lưỡi phay gắn trên trục có quỹ đạo chuyển động đặc trưng là đường “trokhoit” cắt từng lát đất khi máy kéo di chuyển về phía trước. Đối với phay liên hợp với máy kéo 4 bánh, trục phay nhận truyền động từ trục thu công suất của máy kéo, do đó khi làm việc ta gài trục thu công suất, trục phay sẽ quay và lưỡi phay quay cùng trục, cắt đất thành lát mỏng và làm tơi. Khi lưỡi phay chém vào đất, do có phản lực của đất tác động lên lưỡi phay với các thành phần lực đẩy máy tiến về trước và thành phần lực đẩy phay lên phía trên, do đó lực cản riêng của máy nhỏ và máy phay có xu hướng nổi lên mặt đồng khi làm việc. 2.2.4. Hướng dẫn sử dụng máy phay đất 1) Chuẩn bị máy - kiểm tra kỹ thuật đối với máy phay đất (với máy kéo2 bánh) Bước1:Trước khi làm việc: Kiểm ta sự đầy đủ dầu bôi trơn ở hộp số dẫn động phay.Phay ở vị trí thăng bằng, lưỡi tỳ lên mặt nền.Nới lỏng bulông thăm dầu hộp dẫn động và bu lông thăm dầu ở hộp số. Nếu thấy dầu chảy ra ít như vậy là bôi trơn không đủ.Phải nạp thêm dầu vào hộp dẫn động và hộp số.Sau đó siết chặt các chi tiết trên. - Đặt tay gài phay ở số (0)- vị trí phay không làm việc. Dùng tay để quay trục phay nhằm kiểm tra độ căng của xích đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật chưa. - Điều chỉnh độ căng của xích phay: trục phay quay đều, êm, không có hiện tượng lúc nặng lúc nhẹ, không nghe thấy va đập ở hộp xích như vậy là xích và bánh răng ở tình trạng kỹ thuật tốt. Nếu quay trục phay thấy có hiện tượng “ hẫng” và có tiếng va đập giữa xích với hộp phay, hoặc giữa xích với bánh răng, cần phải chỉnh lại xích cho đúng kỹ thuật (xích bị chùng), cách kiểm tra tương tự như kiểm tra xích xe đạp với áp vá và vành đĩa. Sau khi điều chỉnh xong phải kiểm tra lại cho đến khi quay đều tay và thấy êm, không có hiện tượng va đập hoặc giật cục. - Kiểm tra sự liên kết giữa phay với máy kéo các cụm chi tiết của phay, lưỡi phay với giá bắt lưỡi phay. Nếu có hiện tượng không bình thường, không đảm bảo kỹ thuật phải sửa chữa ngay.Chỉ cho phép phay làm việc khi máy ở tình trạng vững chắc, ổn định. Bước 2. Kiểm tra phay ở chế độ chạy không tải (chạy không). Phay được kê vững chắc, các lưỡi phay cách mặt nền 10 cm. Cho máy kéo làm việc ở số vòng quay thấp 37
  38. (600-800v/ph). Cho phay làm việc ở chế độ chạy không không tải, quan sát toàn bộ phay và lắng nghe tiếng gõ (va đập và rung động) chú ý hộp số, hộp truyền dẫn động và sự làm việc của trục phay. Nếu thấy phay làm việc bình thường, tăng dần số vòng quay của động cơ máy kéo nghĩa là đưa máy phay đất về chế độ làm việc gần với thực tế. Yêu cầu phay rung đều, trục phay quay ổn định, không có tiếng va đập tại hộp dẫn động và hộp số. Nếu nghe thấy tiếng va đập không bình thường phải dừng máy (giảm số vòng quay của động cơ hoặc cắt truyền động từ máy kéo đến hộp số), xác định nguyên nhân và thực hiện các giải pháp kỹ thuật để loại trừ những hiện tượng hư hỏng trên. Căn cứ vào yêu cầu nông học đối với cây trồng mà bố trí lắp lưỡi phay cho phù hợp. Có 3 cách lắp lưỡi phay xoắn. Trong sử dụng, tùy theo yêu cầu canh tác và điều kiện đồng ruộng mà lựa chọn tốc độ của máy kéo và tốc độ của trục phay cho phù hợp (tốc độ máy kéo càng nhỏ, số vòng quay trục phay càng lớn thì đất được phay càng tơi xốp). 2) Chú ý khi sử dụng: - Sau một vụ làm đất khô ( khoảng 20-30 mẫu) cần kiểm tra sự ăn khớp giữa xích và cặp bánh răng tại hộp dẫn động. Khi làm việc nghe tiếng va đập kim loại giữa xích với với vỏ hộp xích, tiếng va đập giật mạnh ở vùng trên và dưới hộp xích phải ngừng máy, xả hết dầu ở hộp dẫn động, tháo vỏ hộp che xích để kiểm tra vết ăn khớp giữa xích và cặp bánh răng. Nếu thấy mòn phải thay ngay. Biểu hiện của sự hao mòn là xích khi trùng khi căng, xích không ‘ôm’ khít răng của bánh răng, xích ‘trèo’ lên đỉnh răng v.v - Quan sát phay khi làm việc nếu thấy có hiện tượng phay giật, rung không đều, hoặc phay lúc bên phải bị nâng lên, lúc bên trái bị nâng lên chứng tỏ việc lắp lưỡi phay có sai sót. Có thể là các lưỡi phay không nằm trên một chiều xoắn, nghĩa là có lưỡi phay đã lắp ngược chiều quay. Phải đổi lại chiều lắp lưỡi phay. - Khi phay trên ruộng đất pha cát, đất có độ ẩm cao (mặt đất ướt, hoặc ruộng se mặt nhưng đất khi nắm chặt trong tay bị biến dạng, phay ở ruộng nước cần phải lắp thêm bánh bám hoặc thay bánh lốp của máy kéo bằng bánh bám để tăng độ bám và cho máy làm việc ổn định không bị trượt). 3) Sơ đồ lắp dao phay (hình 2.16): Phay đất liên hợp với máy kéo hai bánh có ba cánh lắp dao theo yêu cầu nông học. - Làm đất phẳng mặt ruộng sau khi phay: 38
  39. - Làm đất tạo thành luống sau khi phay: - Làm đất tạo thành rãnh sau khi phay: Hình 2.16. Sơ đồ lắp dao phay 2.2.5. Phương pháp di động của liên hợp máy làm việc trên đồng Khi làm việc trên đồng ruộng, các liên hợp máy (LHM) kéo có thể di chuyển theo những phương pháp khác nhau. Trong mỗi trường hợp cụ thể, việc chọn phương pháp di chuyển rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp việc giảm thời gian chạy không và quay đầu bờ, tăng năng suất LHM, đảm bảo những yêu cầu nông học. Các phương pháp di chuyển của LHMvà các dạng quay đầu bờ có liên quan với nhau. 1). Phương pháp 1 - Ưu điểm: đơn giản dễ nhớ - Nhược điểm: Các đường phay đầu tiên LHM phải quay vòng dạng nút, nếu chia lô cắt vạt không hợp lý đường chạy không tương đối dài. - Phạm vi áp dụng: Thửa ruộng có bề rộng 20 – 30 m. Hình 2.17. Phương pháp 1 39
  40. 2) Phương pháp 2 Hình 2.18. Phương pháp 2 3) Phương pháp 3 - Áp dụng cho LHM phay, cày + Ưu điểm: Phương pháp này LHM quay đầu vạt dễ dàng, không phải quay kiểu hình nút. Do đó, khoảng cách chứa đầu vạt giảm xuống, LHM quay vòng đều cả hai bên làm cho các bộ phận di động, chuyển hướng mòn đều, LHM chuyển động ổn định, thao tác dễ, mặt ruộng sau khi phay tương đối phẳng. + Nhược điểm: Phương pháp này khá phức tạp, khó nhớ, đòi hỏi người sử dụng phải linh hoạt, tay nghề vững. - Phương pháp này áp dụng cho thửa ruộng có bề rộng >30 m Hình 2.19. Phương pháp 3 40
  41. 4) Phương pháp 4 - Có thể áp dụng cho LHM phay, cày + Ưu điểm: Phương pháp này LHM quay đầu vạt dễ dàng, không phải quay kiểu hình nút. Do đó, khoảng cách chứa đầu vạt giảm xuống, LHM quay vòng đều cả hai bên làm cho các bộ phận di động, chuyển hướng mòn đều, LHM chuyển động ổn định, thao tác dễ, mặt ruộng sau khi phay tương đối phẳng. + Nhược điểm: Phương pháp này khá phức tạp, khó nhớ, đòi hỏi người sử dụng phải linh hoạt, tay nghề vững. 5) Phương pháp cày 5 - Có thể áp dụng cho LHM phay, cày + Ưu điểm: Phương pháp này năng suất phay cao, không phải quay vòng dạng hình quả lê, mặt đồng sau khi phay khá bằng phẳng. + Nhược điểm: Phương pháp này chỉ nên áp dụng với thửa ruộng hình vuông, diện tích lớn. 1 2 3 4 Hàn 1 g 2 Hình 2.20. Phương pháp 4 tiê u Hàng Hình 2.21. Phương pháp 5 tiêu 41
  42. 2.2.6. Một số phay đất liên hợp với nguồn động lực máy kéo 2 bánh và 4 bánh 2.2.6.1. Phay đi theo máy kéo 2 bánh 1) Đặc tính kỹ thuật của phay Bảng 2.2. Đặc tính kỹ thuật của một số phay đất liên hợp với máy kéo hai bánh Đặc tính Kiểu Phay dao cong (máy kéo hai bánh) kỹ thuật Ký hiệu máy kéo BS - 8 BS - 10 BS - 12 BS -15 Nơi sản xuất Công ty Máy kéo - máy nông nghiệp Hà Tây Bề rộng làm việc, (cm) 40 50 60 80 Số lượng dao (cái) 10 14 18 24 Năng suất (sào/h) 3,8 5,8 7,7 10,6 2) Phạm vi ứng dụng của phay với máy kéo 2 bánh Phay máy kéo hai bánh rất thích hợp cho việc làm nhỏ đất sau cày ở ruộng khô, đất thịt nhẹ, trung bình và đất cát pha, cũng có thể phay trực tiếp không cần cày. 2.2.6.2. Phay đi theo máy kéo 4 bánh 1). Đặc điểm kỹ thuật của một số phay đất liên hợp với máy kéo 4 bánh (Bảng 2.2). 2) Phạm vi sử dụng: - Phay PB -1,2 thích hợp cho việc làm đất ngô trên đất 2 vụ lúa một màu - Phay PĐ -1,6 và PĐ -2,0 thích hợp cho việc làm đất trồng cây vụ đông như: khoai tây, ngô Hình 2.22. Phay đất liên hợp với nguồn động lực máy kéo 2 bánh và 4 bánh 42
  43. Bảng 2.3. Đặc tính kỹ thuật của một số phay đất liên hợp với máy kéo bốni bánh Kiểu dao Đặc tính kỹ thuật Phay dao cong Phay dao chữ L Ký hiệu phay PB - 1,2 PĐ -1,6 PĐ -2,0 Kích thước bao (m) 0,8 1,6 1,0 0,8 2,0 0,9 2,4 1,2 1,2 Khối lượng (kg) 260 380 480 Đường kính trống phay (mm) 500 480 480 Bề rộng làm việc (m) 1,2 1,6 2,0 Vòng quay trống phay (vg/ph) 220 190/220 Máy kéo liên hợp BS- 20 MTZ- 50 MTZ- 80 Hình 2.23. Phay đất liên hợp với máy kéo 4 bánh cỡ trung 3. Bảo dưỡng, sữa chữa các máy làm đất 3.1. Bảo dưỡng máy trước khi đưa máy xuống đồng làm việc 3.1.1. Bảo dưỡng nguồn động lực Bảo dưỡng nguồn động lực là máy kéo 2 bánh và 4 bánh liên hợp với máy công tác theo các tiêu chuẩn và quy cách chung về bảo dưỡng máy động lực. 3.1.2. Bảo dưỡng phần máy công tác 43
  44. - Công việc này chủ yếu dành cho việc bảo dưỡng phay đất - là bộ phận làm việc chủ động có hộp số và truyền động xích. Căn cứu vào đặc điểm kết cấu của phay để ta tra dầu mỡ bôi trơn các gối đỡ trục, các chốt quay, xích truyền động. - Cần kiểm tra các lưỡi dao có bị sứt mẻ hay không và xiết chặt bulong bắt dao với đĩa phay (hoặc trục phay). Bôi mỡ lên bề mặt làm việc dao phayđể chống rỉ sét. 3.2. Bảo dưỡng máy khi kết thúc mùa vụ Bảo dưỡng máy khi kết thúc mùa vụ là công việc cần phải thực hiện để bảo quản máy sau khi mùa vụ kết thúc. Thứ tự công việc tiến hành: - Rửa sạch liên hợp máy bằng nước, loại trừ hết bùn đất, rơm rạ, cỏ dại mắc vào các bộ phận máy (cày, phay) - Các bu lông đai ốc liên kết nối các bộ phận và chi tiết máy tra dầu chống rỉ sét để bảo quản. Đối với phay đất cũng thực hiện như vậy và kiểm tra lau dầu mỡ truyền động xích, hộp số. - Cất giữ các máy ở nơi kho ráo, tránh mưa nắng lâu ngày gây han rỉ; - Làm sạch, lau khô phần máy động lực (động cơ và các bộ phận của máy kéo); - Sau đó kiểm tra và bảo dưỡng kỹ thuật máy kéo 2 bánh với thứ tự sau: 1. Bộ lọc gió Kiểm tra và bảo quản máy. Rửa sạch bộ lọc gió bằng dầu rửa trước khi đổ dầu lại tới mức đã định. 2. Nhớt: Dùng nhớt loại có phẩm chất tốt (CB hoặc CC) đổ đầy đến mức đã định. Đừng để nước trộn lẫn vào . 3. Dầu: Dùng dầu diezen, cẩn thận đừng để nước lẫn vào. 4. Nước làm mát máy: Đổ nước vào đầy. Không được dùng nước bẩn, nhất là nước có cát, luôn kiểm tra nút và ví để chắc chăn là đã được xiết chặt. 5. Máy và nhớt: Kiểm tra mức nhớt trong bộ số chính, hộp xích quay và các bộ phận khác. Nếu nhớt thắng cặn, dùng nhớt 90 đổ vào lại. Nhớt cho cần điều khiển là nhớt 30 hoặc 20. Việc này giữ cho máy ở trong tình trạng tốt. Lấy nắp đậy hộp xích phụ ra để bôi mỡ vào cứ 50 giờ bôi một lần. 6. Thay nhớt máy (hộp số chính và hộp quay): Cứ 100 giờ hoặc 200 giờ phải thay nhớt máy. Khi thay nhớt máy, lấy nút chặn nhớt ra khỏi hộp số và hộp quay để cho nhớt chảy hết ra ngoài. Nhớ thay nhớt máy khi máy còn nóng, nhớt máy ở thể lỏng. Tình trạng này làm cho nhớt máy chảy ra ngoài dễ dàng cùng với cặn dơ. Khi đổ nhớt vào lại, dùng nhớt 90. 44
  45. Hình 2.1. Các công việc kiểm tra bảo dưỡng kỹ tuật máy công tác và máy kéo 4. Một số hư hỏng thông thường của máy kéo tay làm việc cày, phay đất Bảng 2.4.Một số hư hỏng thông thường của máy kéo tay Hư Nguyên nhân Biện pháp khắc phục hỏng - Sai lệch vị trí tương ứng giữa cần điều khiển số - Điều chỉnh lại vị trí tương ứng Gài số và nỉa gài số. giữa cần điều khiển và nỉa gài số. khó - Nỉa gài số bị cong. - Tháo, sửa lại phần gài số. khăn - Các bánh răng bị mòn, sứt, rỗ. - Thay các bánh răng. - Ly hợp chưa ly khai hoàn toàn. - Điều chỉnh lại ly hợp. Vỡ - Ly khai ly hợp chưa hoàn toàn khi gài số. - Thay bánh răng bị vỡ. bánh - Bánh răng bị quá mòn. - Thay bánh răng bị mòn. răng - Đường tâm trục các bánh răng ăn khớp không - Kiểm tra việc lắp đặt các trục hộp số song song. bánh răng. Bộ - Các ổ bi bị mòn. - Thay các ổ bi. phận - Các bánh răng bị mòn, sứt, rỗ. - Thay các bánh răng. truyền - Thiếu dầu bôi trơn. - Đổ thêm dầu bôi tr ơn. lực bị kêu, - Dầu bôi trơn bị loãng, biến chất. - Thay dầu bôi trơn. vỡ. - Xích, đĩa xích quá mòn. - Thay xích, đĩa xích. Số - Bánh răng ăn khớp mòn quá, trục mòn quá. - Thay bánh răng, trục bị mòn. đang - Răng mòn không đều trên bề rộng bánh răng. - Thay bánh răng. gài tự - Trục nỉa và nỉa gài số bị cong, biến dạng. - Sửa lại trục và nỉa gài bị cong, động nếu cần thay thế. nhảy - Lò xo định vị và bi định vị trên trục nỉa bị yếu 45
  46. sang và mòn. - Thay lò xo và viên bi. số khác - Các đĩa ma sát bị dính dầu mỡ. - Rửa đĩa ma sát. - Các đĩa ma sát quá mòn. - Thay đĩa ma sát. Ly hợp - Khe hở giữa đầu cần bẩy và ổ bi ly khai quá - Điều chỉnh lại khe hở. bị nhỏ. trượt - Thay lò xo. - Lò xo ly hợp yếu. - Điều chỉnh lại hành trình tự do - Hành trình tự do của cần điều khiển ly hợp nhỏ. của cần điều khiển. Ly hợp - Khe hở giữa đầu cần bẩy và ổ bi ly khai quá - Điều chỉnh lại khe hở. ly khai lớn. - Điều chỉnh lại hành trình tự do không - Hành trình tự do của cần điều khiển ly hợp quá của cần điều khiển. hoàn lớn. toàn Cháy ổ - Không có khe hở giữa đầu cần bẩy và ổ bi ly - Thay ổ bi, điều chỉnh lại khe hở. bi ly khai. khai - Thiếu mỡ bôi trơn. - Thay ổ bi, tra mỡ bôi trơn. Hướng - Gẫy lò xo chuyển hướng. - Thay lò xo. tiến - Độ mòn hai lốp chủ động chênh lệch nhau - Thay lốp bị mòn. của nhiều. - Thay lưỡi phay bị mòn. máy - Lưỡi phay mòn không đều. kéo tự - Kiểm tra điều chỉnh lại áp suất động - Áp suất hai lốp chủ động chênh lệch nhaunhiều. hai lốp. thay - Ổ đỡ trục bánh đuôi bị kẹt. - Tháo, khắc phục hiện tượng kẹt. đổi - Tra thêm dầu mỡ. Ổ bi ly - Thiếu mỡ bôi trơn. hợp - Điều chỉnh lại độ căng đai - Dây đai truyền quá căng. nóng truyền. Dây - Dây đai bị căng quá. - Điều chỉnh lại độ căng dây đai. đai - Dây đai không đúng quy cách. - Lắp dây đai đúng quy cách. chóng - Hai bánh đai (puly) không đồng tâm. - Điều chỉnh lại độ đồng tâm. giãn, - Dây đai truyền bị dính dầu mỡ. - Làm sạch dầu mỡ trên dây đai. hỏng - Rãnh của bánh đai bị mòn, biến dạng. - Thay bánh đai. Dây - Dây đai bị trùng quá. - Điều chỉnh lại độ căng dây đai. đai bị - Dây đai bị dính dầu mỡ. - Làm sạch dầu mỡ trên dây đai. trượt - Rãnh bánh đai bị quá mòn. - Thay bánh đai. - Cam điều khiển má phanh bị mòn, kẹt. - Tháo, làm sạch hoặc thay cam bị Phanh - Má phanh bị mòn. mòn. không - Thay má phanh. ăn - Hành trình tự do của cần điều khiển ly hợp quá lớn. - Điều chỉnh lại hành trình tự do. 46
  47. 5. An toàn lao động khi sử dụng các liên hợp máy làm đất 5.1. Quy tắc an toàn trong sử dụng máy làm đất với kéo tay 2 bánh - Phải thường xuyên kiểm tra siết chặt các mối ghép quan trọng như bulông giá đỡ máy, bulông bánh chủ động, bulông hãm lưỡi phay - Khi máy làm việc tại chỗ và khi kéo máy tĩnh tại phải để máy ở vị trí nằm ngang và kê chèn cẩn thận. Phải thường xuyên kiểm tra, điều chỉnh các bộ phận, chi tiết quan trọng của động cơ và phần truyền lực; đảm bảo hoạt động đúng theo yêu cầu kỹ thuật. - Khi muốn gài số để di chuyển máy phải kiểm tra cần điều khiển ly hợp, cần điều khiển số phay ở vị trí ly khai. - Đóng ly hợp phải từ từ, dứt khoát, tránh nhả mạnh, gây hao mòn hư hỏng các đĩa ma sát và không an toàn. - Khi khởi hành, không được đồng thời vừa đóng ly hợp vừa bóp tay điều khiển ly hợp chuyển hướng. - Khi gài số nếu khó khăn thì phải tìm nguyên nhân, khắc phục; tránh gài mạnh, gài ép gây hư hỏng. - Không được di chuyển máy tốc độ cao trên đường trơn, xấu. - Khi máy xuống dốc có độ dốc lớn thì thao tác điều khiển chuyển hướng phải ngược lại khi đi trên đường bằng. - Khi máy xuống dốc không được đi số O, phải đi ở số thấp, tốc độ thấp. - Khi máy xuống dốc không được đồng thời bóp hai tay ly hợp chuyển hướng. - Không được cho máy vượt dốc cao. - Không vòng gấp khi chuyển hướng. Không được chuyển hướng ở tốc độ cao. - Khi di chuyển bằng bánh đuôi có ghế ngồi, chỉ được sử dụng từ số 1 - 3. - Khi di chuyển bằng bánh đuôi có ghế ngồi không nên sử dụng phanh. - Khi di chuyển bằng bánh đuôi phải ly khai trục phay. - Không được chuyển hướng trong khi lưỡi phay còn đang ăn sâu trong đất. - Khi phay, phải chú ý cho máy làm việc ở số truyền và tốc độ trục phay thích hợp với điều kiện đất đai, lực cản. - Khi muốn gỡ bỏ cỏ rạ bám vào trục phay, nhất thiết phải ly khai trục phay. 47
  48. - Khi muốn thay đổi số phay, nhất thiết phải dừng máy. - Khi máy làm việc với bánh sắt, bánh lồng không được di chuyển trên đường cứng. - Khi máy đỗ ở trên dốc phải phanh hãm và kê chèn cẩn thận (hạn chế đỗ trên dốc). - Không được tháo lắp đai truyền trong lúc động cơ đang làm việc. - Khi phay đất phải thường xuyên kiểm tra, siết chặt các đai ốc hãm lưỡi phay. - Khi máy di chuyển ban đêm phải có hệ thống chiếu sáng tốt. - Không được cho máy đi qua những cầu tạm, cầu nhỏ hoặc đường hẹp. 5.2. Những biện pháp an toàn trong sử dụng liên hợp máy làm đất 4 bánh 5.2.1.Quy tắc và yêu cầu an toàn chung đối với máy làm đất Người lái máy kéo phải nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh những quy tắc và yêu cầu chug về an toàn lao động trong khi làm việc với liên hợp máy. - Chỉ liên hợp máy canh tác với loại máy kéo phù hợp theo yêu cầu của nhà chế tạo; - Khi treo máy canh tác, cấm chui vào gầm máy để sửa chữa hoặc điều chỉnh; - Khi nghỉ giải lao, không để máy canh tác ở vị trí nâng, không được ngồi dưới máy đang ở vị trí nâng để đề phòng máy canh tác không định vị chắc; - Khi đang làm việc,cấm người đứng hoặc ngồi trên dàn móc của máy kéo hay máy nông nghiệp, các máy đang ở tư thế treo, đồng thời cũng không được đứng bên ngoài buồng lái; - Khi ngồi trong buồng lái, trong khi động cơ đang làm việc và gài hệ thống thủy lực phải tránh va chạm vào các cần điều khiển hệ thống thủy lực; - Khi thay lưỡi cày, thân cày, các lưỡi xới, xiết chặt các bu lông-đai ốc chỉ được làm khi động cơ đã tắt máy, tháo chốt móc nối máy nông nghiệp khỏi máy kéo; - Làm sạch đất bám bẩn, các thân cây mắc trên các bề mặt thân cày, lưỡi cày, lưỡi xới, lưỡi phay và các bộ phận khác trên các khoảnh đất quay vòng đầu bờ; - Khi thời thiết khô ráo, có gió người lái máy kéo phải đeo kính bảo hộ; - Khi liên hợp máy quay vòng, các bộ phận làm việc đều phải chuyển sang thế vận chuyển (trừ những máy có chức năng làm việc ở đầu bờ theo nhà sản xuất quy định). 5.2.2.Các biện pháp an toàn chung sử dụng liên hợp máy làm đất 1/ Nguy cơ không an toàn khi sử dụng liên hợp máy cày Máy kéo bánh hơi là loại máy hai bánh, bốn bánh đêu có thể liên hợp với máy cày để cày ruộng như cày trụ lưỡi diệp hoặc cày chảo. 48
  49. - Khi lắp cày vào cơ cấu treo của máy kéo dễ làm đổ cày, kẹt hoặc va chạm vào chân tay gây thương tích cho người đứng dưới để lắp các chốt vào cơ cấu treo máy kéo nếu phối hợp giữa người điều khiển máy kéo và người lắp không tốt. - Dễ bị lật, đổ máy nếu di chuyển trên đường qua dốc, quá nghiêng hoặc quay vòng gấp ở tốc độ cao. - Cày bị lắc ngang quá lớn khi di chuyển trên đường cũng như khi làm việc trên đồng gây va chạm và làm hỏng máy. - Cày va chạm với mặt đường khi nâng cày thấp và di chuyển trên đường mấp mô. - Tiếng ồn của máy kéo gây ù tai căng thẳng thần kinh; - Cường độ làm việc của người lao động cao, thời gian làm việc quá dài, trong điều kiện nắng nóng dễ gây mệt mỏi, 2/Các biện pháp an toàn sử dụng liên hợp máy cày - Khi lắp cày với máy kéo: + Cày được để chắc chắn (dùng bánh xe tựa làm điểm tựa) trên mặt bằng ở vị trí thuận lợi sao cho việc di chuyển liên hợp máy dễ dàng thuận tiện; + Khi tiến, lùi máy kéo để lắp cơ cấu treo với cày, người điều khiển máy kéo phải tuân thủ hiệu lệnh của người dưới, điều khiển máy nhẹ nhàng tiến, lùi để các khớp nối cầu của cần kéo dọc bên dưới của hệ thống treo có thể lắp vào các chốt ở bộ phận treo của cày; + Phải hãm chặt các chốt treo sau khi lắp cày bằng các chốt chẻ. - Sau khi lắp cày, đưa cả liên hợp máy vào nền phẳng hạ cày xuống mặt sân, tiến hành kiểm tra kỹ thuật, điều chỉnh cày: + Các chi tiết của cày phải được bảo đảm độ bền, đúng kích thước và hình dáng, đặc biệt là những bộ phận làm việc, nếu không đảm bảo phải sửa chữa hoặc thay thế; + Kiểm tra sự lắp ghép các chi tiết, các bộ phận của cày. - Khi lắp lại vị trí bánh sau của máy kéo bánh hơi (để đảm bảo chất lượng làm việc của cày), phải hạ cày xuống mặt nền, máy kéo phải được chèn, kê kích đảm bảo chắc chắn mới tháo và lắp lại từng bánh. - Điều chỉnh xích căng để đảm bảo bề rộng làm việc của thân cày để tránh sự dao động lắc lư qua lại quá mức của cày (khi quay vòng và vận chuyển) và điều chỉnh các thanh dọc của khung cày song song với hướng chuyển động của liên hợp máy. - Xiết chặt các mối nối ghép, định vị và bôi trơn các ổ đỡ. 49
  50. - Khi thay đổi lưỡi cày hoặc diệp cày, phải kê các miếng lót vào dưới khung cày hoặc các miếng gỗ vào thân trước và thân sau của cày; - Khi ở thế vận chuyển: + Điều chỉnh thanh kéo dọc để đảm bảo khoảng sáng phía dưới thân cày đầu tiên (khoảng cách từ mũi thân cày đến mặt đất) không nhỏ hơn 250 mm. + Điều chỉnh chiều dài của các xích giới hạn sao cho các đầu mút của các cần kéo dọc ở phía dưới có khoảng cách lắc lư sang cả hai bên không lớn hơn 20 mm. - Khi làm việc: + Những xích giới hạn cày phải được nới lỏng; + Khi treo cày lên máy kéo 4 bánh, phải bảo đảm chiều dài thanh giằng phía trái không đổi. - Khi đang cày không được làm việc gì khác (chăm sóc, sửa chữa) trên máy kéo. - Hạn chế quay vòng gấp ở cuối đường cày để tránh gây tai nạn. - Khi phải vượt bờ nên tìm nơi có độ dốc thấp nhất, phải nâng cày lên và di chuyển từ từ (giảm ga và vào số thấp: số 1 hoặc số 2) để đảm bảo an toàn cho người và máy. Máy kéo bốn bánh liên hợp với cày, nếu là cày treo cần chú ý điều chỉnh cơ cấu nâng hạ để tương ứng với khoảng cách giữa hai bánh sau, nếu là cày móc cần kiểm tra hướng lực kéo phải đi qua vết trọng tâm của cày và cơ cấu móc ở đuôi máy kéo. 3/ Nguy cơ mất an toàn khi sử dụng phay đất Khi sử dụng phay đất, ngoài những nguy cơ mất an toàn như khi sử dụng máy cày còn có một số nguy cơ khác như: - Lưỡi phay bị văng do tuột hoặc mất bu lông đai ốc bắt lưỡi phay; - Đất đá văng ra sau do tấm chắn sau phay nâng quá cao hoặc hỏng; - Gẫy trục các đăng do tuột chốt, nâng phay quá cao khi phay vẫn quay, 4/Các biện pháp an toàn khi sư dụng liên hợp phay Để bảo đảm an toàn khi sử dụng liên hợp phay cũng như liên hợp các máy làm đất khác, trước hết người sử dụng phải tuân thủ đầy đủ các quy định, hướng dẫn sử dụng của nhà sản suất, các biện pháp đảm bảo an toàn đối với máy kéo, ngoài ra khi sử dụng cần chú ý: - Các lưỡi phay phải lắp đúng chiều, hướng lưỡi theo quy định, phù hợp với từng điều kiện làm đất cụ thể; - Kiểm ta đảm bảo sự đúng, đủ của các bộ phận che chắn an toàn, bộ phận che lưỡi phay và phương pháp an toàn phải đảm bảo đúng theo giới thiệu của nhà chế tạo; 50
  51. - Đảm bảo chắc chắn phía sau và bên cạnh phay có tấm chắn bằng vật liệu phù hợp; - Riêng ở máy kéo hai bánh khi lắp cụm phay cần lắp thêm tấm chắn (loại mềm) để đề phòng đất văng vào người lái máy; Thiết bị kèm theo máy phải đúng của nhà chế tạo, không được thiếu hoặc hư hỏng; - Kiểm tra các bộ phận che chắn, dọn các vật xung quanh trước khi khởi động; - Sử dụng các tín hiệu để báo động trước khi vận hành máy, làm việc ở tốc độ an toàn ở mọi điều kiện; - Khi làm việc không được để người đi theo sau máy phay; - Không được nâng phay quá cao khi lùi máy và dàn phay vẫn quay. Hạn chế lùi trừ trường hợp bắt buộc; Thông thường, mỗi phay có lắp cơ cấu khống chế bộ phận hoạt động của phay đất (khi lùi dàn phay không quay) để đảm bảo an toàn khi phay đất. - Ngắt truyền động cho phay, dừng tắt máy và rút chìa khóa điện trước khi rời máy vì bất kể lý do gì; - Để liên hợp máy ở vị trí thận lợi, chắc chắn trước khi rời máy kéo; - Không được: + Sử dụng máy nếu chưa được huấn luyện; + Không sử dụng máy nếu chưa hiểu đầy đủ và thực hành với các cơ cấu điều khiển; + Sử dụng máy khi chưa được bảo dưỡng; + Sử dụng máy nếu các bộ phận che chắn bị thiếu hoặc hư hỏng; + Vận hành máy khi có người đứng gần máy; + Làm việc bảo dưỡng hoặc đến gần các bộ phận quay khi động cơ đang làm việc; + Làm sạch máy, trừ khi đã tắt động cơ máy kéo; + Thử phanh ở nền đất quá cứng so với khả năng của máy; + Điều khiển máy khi ở các vị trí khác vị trí ngồi của người điều khiển; 6. Thực hành trao đổi thảo luận và gợi ý phương pháp lập kế hoạch bài giảng 6.1. Thực hành Thực hành được tổ chức thực hiện tại cơ sở đào tạo, kết hợp dã ngoại thăm địa bàn ứng dụng máy (nếu điều kiện thuận lợi). - Giới thiệu về cấu tạo, nguyên lý hoạt động trực tiếp trên các loại máy làm đất: cày lưỡi diệp, cày chảo, phay đất. - Hướng dẫn các học viên thực hiện lắp ráp và điều chỉnh các bộ phận làm việc chính yếu của các loại máy làm đất. 51
  52. - Hướng dẫn các học viên kỹ thuật sử dụng, thực tập vận hành các loại máy trên. 6. 2. Câu hỏi trao đổi, thảo luận 1/ Anh (Chị) cho biết ở gia đình và địa phương mình hiện nay thường sử dụng loại máy nào trong làm đất trồng ngô? Trong các loại máy được giới thiệu ứng dụng trong quy trình sản xuất ngô, anh (chị) thấy loại nào là phù hợp với địa phương mình? 2/ Tại sao phải kiểm tra, điều chỉnh tình trạng kỹ thuật của của các máy trước khi làm việc ? Ví dụ: Điều chỉnh cày phải thực hiện như thế nào? 3/ Anh (Chị) cho biết công việc bảo dưỡng liên hợp máy làm đất khi kết thúc mùa vụ làm những gì? 4/ Anh (Chị) liên hệ thực tế với điều kiện địa phương và có định hướng gì trong việc áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất ngô? 6.3 . Những gợi ý về phương pháp lập kế hoạch bài giảng Thời T Nội dung lượng Phương pháp giảng Phương tiện T giảng hỗ trợ (phút) 1 Lý thuyết: 300 Giới thiệu cấu tạo, - Thuyết trình bằng Powerpoint - Máy chiếu nguyên lý làm việc, - Phim video minh họa - Sơ đồ cấu phạm vi ứng dụng và - Trao đổi, thảo luận nhóm tạo chung 1. 120 hướng dẫn sử dụng liên - Trả lời câu hỏi - Mẫu máy hợp máycàylưỡi diệp, cày chảo, phay. Chăm sóc bảo dưỡng, - Thuyết trình bằng Powerpoint - Máy chiếu bảo quản và sữa chữa - Phim video minh họa - Sơ đồ cấu 2. 90 nhỏ cày lưỡi diêp,cày - Trao đổi, thảo luận nhóm tạo chung chảo và phay - Trả lời câu hỏi - Mẫu máy - Thuyết trình bằng Powerpoint - Máy chiếu An toàn sử dụng các - Phim video minh họa - Sơ đồ cấu 3. liên hợp máy trong sản 90 - Trao đổi, thảo luận nhóm tạo chung xuất - Trả lời câu hỏi - Mẫu máy 2 Thực hành 180 Cấu tạo, nguyên lý làm việc,phạm vi ứng dụng Giảng minh họa, chỉ dẫn trên mẫu 1. và hướng dẫn sử dụng 120 - Mẫu máy máy liên hợp máycày lưỡi diệp, cày chảo, phay. Chăm sóc bảo dưỡng, bảo quản và sữa chữa Giảng minh họa, chỉ dẫn trên mẫu 2. 60 - Mẫu máy nhỏ cày lưỡi diêp,cày máy chảo và phay 52
  53. Phần thứ 3 MÁY GIEO HẠT, PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG Thời gian thực hiện: Thời gian thực hiện: 1 ngày (Lý thuyết 6 tiết, thảo luận, thực hành 2 tiết)  Yêu cầu đối với học viên sau khi học - Biết máy gieo và phạm vi ứng dụng của loại máy gieo trong sản xuất. - Biết vận hành sử dụng máy gieo. - Biết điều chỉnh khắc phục các hư hỏng thông thường trong qúa trình vận hành. - Biết các phương pháp kiểm tra, điều chỉnh chủ yếu các bộ phận làm việc của gieo. - Biết lựa chọn các loại gieo ngô phù hợp với điều kiện của địa phương mình. 1. Phân loại chung về máy gieo hạt Trong sản xuất nông nghiệp có nhiều loại cây trồng khác nhau, do vậy cần có các loại máy gieo khác nhau đáp ứng yêu cầu của đối tượng gieo. Chúng được phân loại: 1) Theo phương pháp gieo: Có các loại máy gieo hàng, hàng hẹp, gieo dải, gieo hốc, gieo ngắt quãng và gieo vãi. 2) Theo công dụng: Có các nhóm máy gieo ngũ cốc, gieo cỏ, gieo hạt kết hợp bón phân và các nhóm máy đặc biệt khác. 3) Theo hình thức sử dụng động lực và cách thức liên kết: + Máy gieo hạt dùng sức kéo trâu bò, ngựa + Máy gieo hạt dùng sức người đẩy tay; + Máy gieo hạt sử dụng nguồn động lực máy kéo 2 hoặc 4 bánh, được liên kết theo kiểu móc hoặc treo. 4) Phân loại máy theo kiểu bộ phận gieo: + Máy gieo hạt trục cuốn; + Máy gieo hạt dạng đĩa; + Máy gieo hạt chân không; + Máy gieo hạt kết hợp bón phân 2. Nhiệm vụ và yêu cầu kỹ thuật, nông học chung đối với máy gieo hạt 2.1. Nhiệm vụ: Máy gieo hạt nói chung có nhiệm vụ gieo hạt trên đồng với những cách thức sau (tùy theo loại hạt): 53
  54. - Vãi đều trên mặt ruộng, không lấp hoặc chỉ lấp sơ. - Gieo đều thành hàng (rộng, hẹp, chữ thập, dải), lấp kín hạt, nén hay không nén đất. - Gieo thành cụm (mỗi cụm 1, 2 hoặc 3 hạt) lấp và nén đất và hạt khít chặt nhau. Để thực hiện việc gieo hạt, máy gieo có nhiệm vụ: - Để gieo vãi máy có nhiệm vụ vung hạt đều trên đồng và cào đất lấp sơ. - Để gieo hàng máy có nhiệm vụ ra hạt, xẻ rãnh, đưa hạt xuống rãnh, lấp đất, nén hoặc không nén. - Để gieo hốc ngoài những nhiệm vụ ở máy gieo hàng, máy còn có nhiệm vụ chụm một số hạt gieo xuống rãnh, nếu là gieo theo ô vuông máy còn có thêm trang bị để gieo các cụm thẳng hàng ngang. 2.2. Yêu cầu kỹ thuật - Máy gieo cần gieo được nhiều loại hạt khác nhau, cả về tính chất bề mặt, hình dạng và kích thước với định mức theo yêu cầu. - Máy gieo đảm bảo gieo đều trên diện tích gieo. Đảm bảo số lượng hạt trên mỗi hàng, một hốc, mỗi đơn vị diện tích gieo đều nhau. Độ sai lệch cho phép so với định mức không quá 3%; độ sai lệch giữa các hàng và các bộ phận gieo 3%. - Bộ phận rạch hàng phải rạch hàng đến độ sâu theo yêu cầu, hướng hạt tới đáy rãnh đã nén chặt và độ sâu đồng đều, lấp hạt kín bằng đất tơi, nhỏ với độ dày theo yêu cầu. Độ sai lệch về độ sâu có sai số cho phép không quá 1 cm. Mặt ruộng sau khi khi gieo phải phẳng, độ cao mấp mô của đất không vượt quá 2÷3 cm. - Máy gieo phải đảm bảo gieo hạt với bề rộng giữa các hàng đúng quy định. Độ sai lệch cho phép không quá 1 cm. - Máy gieo kết hợp bón phân phải rãi được từ 25÷200 kg/ha (phân vô cơ). Độ sai lệch 10%. - Máy gieo không được làm hỏng hạt và mầm hạt, có hệ thống điều chỉnh cơ học, để điều chỉnh lượng hạt gieo, độ sâu lấp hạt. Máy phải làm việc chắc chắn, an toàn, sử dụng và chăm sóc thuận tiện và hiệu quả kinh tế cao. Đối với cây ngô ở mỗi vùng, mỗi giống cần áp dụng khoảng cách gieo hợp lý, để tận dụng tối đa dinh dưỡng đất và thời gian chiếu sáng, cũng như cường độ chiếu sáng nhằm đạt năng suất cao nhất. Đáp ứng yêu cầu của cơ giới hóa các khâu sản xuất tiếp theo. Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của từng giống ngô để xác định mật độ gieo và khoảng cách phân bố hạt. 54
  55. 3. Cấu tạo chung của máy gieo Cấu tạo chung của một máy gieo gồm có các bộ phận chính sau: thùng chứa hạt, bộ phận rạch hàng, bộ phận gieo hạt, bộ phận lấp hạt, hệ thống truyền động, cần rạch tiêu, bộ phận nâng hạ, ly hợp, bộ phận vận chuyển và khung máy và các bộ phận phụ trợ khác. Dưới đây là cấu tạo của một số bộ phận chính của máy gieo: 1) Bộ phận gieo Là bộ phận làm việc chính, quyết định chất lượng gieo (độ gieo đều, gieo đúng định lượng, an toàn hạt). Có nhiều kiểu bộ phận gieo phù hợp với từng đặc điểm và yêu cầu gieo của các loại hạt khác nhau, dưới đây là một số kiểu bộ phận gieo: Bộ phận gieo kiểu trục cuốn Cấu tạo gồm có thân hộp gieo và phần làm việc là trục cuốn. Trục cuốn 6 có cạnh khế, khi trục quay những cạnh khế sẽ gạt hạt ra ống dẫn. Để điều chỉnh lượng hạt ra, bên phải có ống chắn, che bớt phần trục tiếp xúc với hạt hoặc điều chỉnh tốc độ quay của trục cuốn. Trục cuốn có thể quay theo hai chiều khác nhau: - Gieo cuốn hạt dưới: dùng gieo các loại hạt ngũ cốc, hạt rau và các loại hạt nhỏ khác. - Gieo cuốn hạt trên: dùng để gieo các loại hạt lớn như lạc, đậu cove giảm sự chà sát lên vỏ hạt gây tổn thương. Bộ phận gieo kiểu khí động Bộ phận làm việc chính là đĩa gieo, khi máy hoạt động, đĩa gieo quay, đồng thời quạt hút hết không khí trong đĩa ra, tạo ra chân không trong buồng đĩa. Hạt từ thùng chứa hạt được bộ phận cấp hạt đưa tới đĩa. Do có sự chênh lệch áp suất môi trường và chân không nên hạt bị gắn chặt vào các lỗ hút hạt, mỗi lỗ một hạt và chuyển động quay cùng với đĩa đưa tới vị trí con lăn, con lăn bị bịt kín trong lỗ hút hạt nên hạt không bị hút nữa và rơi xuống ống dẫn hạt Để điều chỉnh lượng hạt gieo bằng cách thay đổi số lỗ trên đĩa gieo hoặc vận tốc đĩa gieo. Bộ phận gieo náy thích hợp cho các loại hạt như ngô, đậu, lạc Bộ phận gieo kiểu đĩa quay Đĩa quay những hạt nằm trong rãnh được đi vào dưới nắp, những hạt ngoài rãnh bị lưỡi gạt lại. Khi hạt đi đến lỗ của vòng đáy bị lưỡi ấn ấn rơi xuống đất. Điều chỉnh lượng hạt gieo bằng cách thay đổi tốc độ quay của đĩa hoặc thay đổi đĩa có rãnh phù hợp với kích thước hạt. Bộ phận gieo kiểu rung 55
  56. Khi làm việc, trục cam nhận truyền động từ bánh xe máy gieo sẽ làm các thanh truyền rung lắc, tạo rung động làm cho hạt từ thùng chứa rơi vào ống dẫn hạt. Thay đổi lượng hạt gieo bằng cách thay đổi kích thước miệng ống rung và độ nghiêng của ống rung. - Bộ phận gieo hạt này có ưu điểm đảm bảo an toàn hạt gieo, do đó gieo các loại hạt có vỏ mỏng, dễ bị xây xát như lạc, vừng Ngoài ra còn có loại bộ phận gieo kiểu bàn chải, bộ phận gieo kiểu gầu múc Để phù hợp với đặc điểm và yêu cầu đối với gieo hạt ngô, trong sản xuất ngô sử dụng phổ biến bộ phận gieo dạng đĩa và khí động. 2). Bộ phận rạch hàng Bộ phận rạch hàng có nhiệm vụ rạch rãnh tới độ sâu quy định để hạt rơi vào đó. Bộ phận rạch hàng chia làm hai loại: rạch hàng kiểu đĩa quay và rạch hàng kiểu lưỡi hình nêm tịnh tiến. * Bộ phận rạch hàng kiểu đĩa quay - Bao gồm hai đĩa được lắp đối xứng nhau qua một mặt phẳng và tạo góc nghiêng với nhau 11÷230. Khi làm việc đĩa sẽ quay do tiếp xúc với đất, rạch đất và ép đất sang hai bên tạo thành rãnh. Hạt từ ống dẫn hạt rơi xuống rãnh và sau khi đĩa đi khỏi, đất ở hai bên thành rãnh rơi xuống vùi lấp hạt. Để cạo đất bám bên trong của đĩa, giữa hai đĩa có lắp thêm thanh gạt đất. Dưới sức ép của lò xo đĩa rạch rãnh duy trì độ sâu tạo rãnh tương ứng và phù hợp với yêu cầu. - Để điều chỉnh độ rạch sâu ta chỉ việc điều chỉnh sức nén của lò so. - Ưu điểm: rạch rãnh sâu, đều, không dính đất nên được sử dụng phổ biến. Đối với đất lẫn nhiều sỏi đá không sử dụng được, giá thành chế tạo cao. Hình 3.1: Bộ phận rạch hàng kiểu đĩa quay * Bộ phận rạch hàng kiểu lưỡi rạch tịnh tiến (Hình 3.2b) Sử dụng phổ biến: bộ phận rạch hàng loại dao cong có tấm tựa và không có tấm tựa. - Bộ phận làm việc chính là dao rạch. Khi làm việc dao rạch chuyển động tịnh tiến trên mặt ruộng, sẽ ép đất sang hai bên thành rãnh. Phía sau dao rạch có không gian để lắp 56
  57. ống dẫn hạt, đảm bảo hạt rơi xuống rãnh đều đặn. Sau khi dao rạch tiến về phía trước, đất tơi nhỏ rơi từ hai bên thành rãnh xuống vùi lấp hạt. - Điều chỉnh độ rạch sâu bằng cách thay đổi khoảng cách giữa cạnh sắc của dao rạch với bánh xe máy gieo hạt theo phương thẳng đứng. - Ưu điểm: Cấu tạo gọn nhẹ, làm việc chắc chắn. dùng để gieo hạt trong điều kiện đất canh tác khác nhau, kể cả đất có lẫn sỏi đá. - Nhược điểm: hay bị dính đất nên không sử dụng để gieo khi đất quá ẩm ướt, có độ kết dính cao, nén đất dưới rãnh kém nên hay tạo thành những sống đất cao. Hình 3.2: Một số lưỡi rạch hàng của máy gieo hạt 3) Ống dẫn hạt (hình 3.3) Ống dẫn hạt có nhiệm vụ dẫn hạt từ bộ phận gieo xuống rãnh đã rạch sẵn. Yêu cầu đối với ống dẫn: Phải đảm bảo mềm, dẻo, không làm vướng hạt, trọng lượng nhỏ, giá thành thấp và không thay đổi hình dạng khi nhiệt độ thay đổi (ống nhựa). Ống dẫn có các loại sau: - Loại dải xoắn có trong các máy gieo lúa. Loại này rung động tốt,co dãn tốt, nhược điểm là khó sữa chữa. - Loại ống cao su gấp nếp: Loại này kém rung hơn hơn so với loại dải xoắn. Ưu điểm không bị phân hóa học làm hỏng nên thường dùng làm ống dẫn phân hóa học. - Loại phễu chồng lên nhau: rung kém hơn loại dải xoắn. Hỏng dễ sữa chữa bằng cách thay phễu khác, dùng làm ống dẫn phân hóa học ở các máy gieo kết hợp. 57
  58. Ngoài ra có các loại ống cao su, ống tôn, ống lồng, những loại này không đảm bảo yêu cầu nên ít dùng. Hình 3.3: Các kiểu, dạng ống dẫn hạt, phân hóa học 4) Bộ phận lấp hạt - Nhiệm vụ: lấp hạt đã gieo với độ dày theo yêu cầu nhằm giữ ẩm cho hạt và tránh bị chim, chuột phá hoại. - Các phương pháp lấp hạt: Nếu loại hạt không cần nén đất thì dùng xích lấp hạt. Nếu loại hạt cần nén đất phía trên thì dùng bánh xe lấp đất hoặc thanh gạt đàn hồi. 5) Hệ thống truyền động * Nhiệm vụ: Truyền động từ bánh xe máy gieo tới trục bộ phận gieo, hệ thống nâng hạ lưỡi rạch hàng và ngắt truyền động của trục bộ phận gieo khi máy quay vòng đầu bờ. * Cấu tạo: Gồm hệ thống truyền động bánh răng và truyền động xích để đảm bảo có thể thay đổi được tỷ số truyền cho trục của bộ phận gieo nhằm đảm bảo định mức gieo của máy theo yêu cầu nông học.Trên hệ thống truyền lực phải có ly hợp riêng để ngắt truyền động khi máy quay vòng đầu bờ hay di chuyển địa bàn làm việc. 6) Cần rạch tiêu Dùng để rạch đường tiêu làm đường chuẩn giứp cho người lái điều khiển máy đi đúng đường, đúng khoảng cách quy định cho đường làm việc kế tiếp. 4. Giới thiệu máy gieo ngô điển hình 4.1. Máy gieo ngô đẩy tay Máy dùng để gieo hạt ngô, đậu đỗ, lạc , gieo một hàng, dùng sức người đẩy để thực hiện công việc gieo. 58
  59. 4.1.1. Cấu tạo: Máy gieo ngô đẩy tay có cấu tạo đơn giản, bao gồm các bộ phận chính sau: thùng chứa hạt 1, bộ phận gieo hạt dạng đĩa 2 (đĩa bố trí đứng hoặc nằm ngang), mũi rạch hàng 3, xích vùi lấp hạt 4, bánh xe di chuyển 5, truyền động đĩa gieo 6 và khung máy 7 (hình 3.4). 1 7 2 6 3 5 4 5 Hình 3.4. Máy gieo ngô đẩy tay Hình 3.5: Cấu tạo đĩa gieo ngô máy đẩy tay 59
  60. 4.1.2.Nguyên lý hoạt động Khi gieo hạt, người cầm cần đẩy máy tiến về phía trước, mũi rạch hàng ăn sâu vào lớp đất với độ sâu 7÷10 cm và tạo thành rãnh; bánh xe 5 phía trước vừa là bánh xe di chuyển của máy đồng thời là bánh chủ động truyền chuyển động cho đĩa gieo thông qua cặp truyền động đai thang (hoặc xích). Trên đĩa gieo có các vấu múc, múc hạt thả xuống rãnh. Cơ cấu vùi lấp hạt 4 có kết cấu dạng dải dải xích, có tác dụng kéo đất vùi lấp hạt. Bánh xe phía sau vừa là bánh tựa để di chuyển, đồng thời có tác dụng nén đất. Số lượng vấu múc hạt trên đĩa được nhà chế tạo tính theo tốc độ di chuyển của bánh xe chủ động, với việc lựa chọn tỷ số truyền phù hợp đối với từng loại hạt gieo để khoảng cách gieo đạt yêu cầu nông học đối với ngô hoặc các loại hạt khác. Hình 3.6. Kiểm tra các bộ phận của máy gieo trước khi làm việc 4.1.3. Hướng dẫn sử dụng: Trước khi gieo cần: - Chọn đĩa gieo có số vấu múc trên đĩa dùng để gieo ngô, lắp đĩa vào trục gieo; - Chọn cặp bánh đai (hoặc đĩa xích – đối với loại dùng xích) có tỷ số truyền dành cho gieo ngô; - Lắp và kiểm tra độ căng của truyền động đai (xích); - Xiết chặt các bu lông đai ốc. 4.1.4. Các sự cố thường gặp trong khi làm việc và cách điều chỉnh Trong qua trình gieo hạt, có khả năng sảy ra một số trường hợp sau: - Đĩa gieo bị rời khỏi trục gieo. Nguyên nhân ốc định vị đĩa gieo trên trục bị lỏng và rơi ra ngoài. Thay ốc mới và định vị lại đĩa gieo. 60
  61. - Gieo không đều, nguyên nhân: + xích (dây đai) truyền động bị trùng, cần kiểm tra căng lại xích (dây đai). + Có dị vật kẹt vào vấu múc hạt, kiểm tra và loại bỏ dị vật. 4.2. Máy gieo ngô khí động Là loại máy gieo dùng để gieo hạt có yêu cầu khoảng cách các hạt gieo đồng đều như ngô, đậu, lac Máy áp dụng nguyên lý bộ phận gieo hạt kiểu khí động. 4.2.1. Cấu tạo (Hình 3.7) - Bộ phận rạch hàng - Bộ phận gieo hạt - Bộ phận tạo chân không - Bộ phận vùi lấp hạt - Bộ phận truyền động - Nguồn động lực: máy kéo 2 bánh hoặc 4 bánh - Các bộ phận hỗ trợ khác. 4.2.2. Nguyên lý hoạt động 7 8 9 3 1 2 6 5 4 Hình 3.7: Sơ đồ cấu tạo máy gieo khí động 1- Bánh xe dẫn động và lấp hạt; 2-. Xích truyền động đĩa gieo; 3- Đĩa gieo; 4- Lưỡi rạch hàng; 5- Cần nén lưỡi rạch; 6- Thanh treo; 7- Quạt tạo áp suất; 8- Ống dẫn áp suất thấp tới buồng gieo bên trái; 9- Thùng đựng hạt. 61
  62. Nguyên lý hoạt động của máy gieo khí động: Quạt 7 tạo ra áp suất 500 - 800 mm H2O, tuỳ kích thước hạt mà người ta khống chế áp suất này. Ống dẫn 8 được nối từ quạt tới buồng bên trái của buồng gieo, tức là nối từ rãnh hình móng ngựa của buồng gieo. Đĩa gieo 3 áp sát vào buồng gieo và được dẫn động bởi xích truyền 2 từ bánh xe lấp hạt 1. Khi máy gieo hoạt động, các hạt bám vào các lỗ đĩa gieo, nhờ chênh lệch áp suất giữa phía trái và phải của đĩa gieo. Đĩa gieo quay được nhờ được dẫn động từ bánh xe lấp hạt chuyển hạt ra khỏi rãnh hình móng ngựa. Khi ra khỏi rãnh này, hạt không còn bị tác động của áp suất thấp bên trái nên không còn bám được vào lỗ của đĩa gieo sẽ rơi xuống rãnh đã rạch. Bánh xe lấp hạt đi phía sau sẽ nén đất để vùi lấp hạt lại. Các thanh nối 6 và lò xo 5 giúp cho lưỡi rạch làm việc ổn định, đảm bảo được độ sâu đã định. 4.2.3. Hướng dẫn sử dụng Máy gieo khí động có thể được liên hợp với nguồn lực máy kéo 2 bánh hoặc 4 bánh. Trong trường hợp liên hợp với máy kéo 2 bánh, số cụm gieo hạt là 2, gieo thành hai hàng. Còn khi liên hợp với máy kéo 4 bánh , số cụm gieo có thể được tăng lên 4- 6 hàng tùy theo việc cỡ công suất máy kéo sử dụng. Trước khi đưa máy ra đồng làm việc, cần phải kiểm tra sự hoạt động của các bộ phận có bình thường không theo thứ tự sau: - Chuẩn bị máy: Trước khi đưa máy vào làm việc cần tiến hành kiểm tra, vận hành, thử và điều chỉnh các thông số kỹ thuật đối với gieo hạt ngô. + Kiểm tra các đường ống chân không có bị hở hoặc bị tắc không; + Kiểm tra đĩa gieo hạt và các lỗ của đĩa có bị bịt kín không; + Kiểm tra độ kín của của buồng chân không; + Kiểm tra tỷ số truyền của xích truyền động và độ căng của xích truyền động đĩa gieo đã phù hợp chưa, nếu chưa đúng phải thay đĩa xích khác và căng lại. - Liên kết máy gieo với máy kéo nhờ cơ cấu treo và nhận truyền động từ trục thu công suất của máy kéo thông qua các đăng. Trước khi chạy thử liên hợp máy cần phải được kiểm tra sự kết nối đã đảo bảo kỹ thuật chưa. + Chạy không tải (chưa cấp hạt) để xem xét các bộ phận làm việc chính là cơ cấu gieo hat, hệ thống quạt và đường ống chân không có chạy ổn định không. + Sau khi đã kiểm tra cho chạy gieo thử với đường chạy dài 4-5 mét, sau đó dừng máy để kiểm tra độ đồng đều các hàng gieo và khoảng cách gieo đã đảm bảo yêu cầu nông học chưa.Nếu chưa đạt, cần kiểm tra và điều chỉnh lại chế độ làm việc cho phù hợp. 62
  63. Liên hợp máy gieo khi làm việc cần phải đảm bảo yêu cầu nông học về khoảng cách giữa các hàng với nhau. Vì vậy trong quá trình làm việc người lái phải quan sát và điều khiển máy đi đúng đường đã vạch dấu trên mặt đồng. Khoảng cách đường vạch dấu được xác định như sau (Hình 3.9): Hình 3.8. Máy gieo MG - 6 liên kết với máy kéo KUBOTA L 200 X 0,5a 0,5B m P g X 0,5 B a m P g (2.1) Trong đó: Xp - là độ dài khoảng vạch dấu phía bên phải m - Khoảng cách giữa hai hàng gieo a - Khoảng cách giữa hai bánh lái trên mặt đồng Tương tự ta tính khoảng cách vạch dấu phía bên trái liên hợp máy là: X 0,5 B a m T g (2.2) XT - là độ dài khoảng vạch dấu phía bên trái Từ công thức (2.1) và (2.2) ta thấy rằng độ dài khoảng cách vạch dấu phía bên trái và bên phải khác nhau. Sự khác nhau của độ dài này là do ta căn đường chạy của liên hợp máy hướng bánh lái phải chạy trùng đường vạch dấu trên mặt đồng. Giá trị tuyệt đối của sự sai khác trên là a. Để hai bên vạch dấu đều có độ hài bằng nhau, ta chọn mốc căn đường chạy không phải là bánh bên phải mà là nắp của thùng nhiên liệu trên đầu máy kéo (nắp này nằm ở vị trí giữa trên đường tâm trục máy kéo). Độ dài khoảng cách vạch dấu của hai bên bằng nhau sẽ là: X X 0,5B m T P g (2.3) 63
  64. X m T vm vm a XP m Bg m Hình 3.9. Sơ đồ xác định khoảng cách cần rạch tiêu 4.2.4. Tổ chức lao động gieo hạt trên đồng - Chuẩn bị ruộng: Ruộng trước khi gieo cần được làm nhỏ đất đạt yêu cầu đối với gieo ngô, mặt ruộng bằng phẳng - Vận hành máy trên đồng đối với khâu gieo hạt, ngoài những kỹ năng sử dụng nguồn động lực máy kéo, người lái cần phải luôn luôn quan sát điều khiển lái máy đi theo đúng đường vạch tiêu để đảm bảo hàng gieo hạt thẳng. Việc này có ảnh hưởng đến các công đoạn sau của quy trình sản xuất: 1- công đoạn chăm sóc giữa hàng bằng liên hợp máy chăm sóc kết hợp với bón phân; 2- công đoạn thu hoạch bằng liên hợp máy thu bắp. - Phương pháp chuyển động liên hợp máy (hình 3.10) Hình 3.10. Phương pháp di chuyển của liên hợp máy khi gieo 64