Giáo trình Mô phỏng dòng tách bờ (RIP current) khu vực bãi biển phía nam Nhơn Lý, Bình Định bằng mô hình toán- Đặng Đình Khá

pdf 9 trang huongle 3390
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Mô phỏng dòng tách bờ (RIP current) khu vực bãi biển phía nam Nhơn Lý, Bình Định bằng mô hình toán- Đặng Đình Khá", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_phong_dong_tach_bo_rip_current_khu_vuc_bai_bie.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô phỏng dòng tách bờ (RIP current) khu vực bãi biển phía nam Nhơn Lý, Bình Định bằng mô hình toán- Đặng Đình Khá

  1. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 130-138 Mô phỏng dòng tách bờ (RIP current) khu vực bãi biển phía nam Nhơn Lý, Bình Định bằng mô hình toán Đặng Đình Khá1,2,*, Nguyễn Thọ Sáo1,2, Trần Ngọc Anh1, 1Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 2Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 08 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 16 tháng 12 năm 2016 Tóm tắt: Dòng tách bờ (rip current) là một dòng nước mạnh chảy từ bờ hướng ra biển (có thể thẳng góc hoặc hợp một góc với đường bờ), được xem là một trong những mối nguy hiểm hàng đầu ở các bãi tắm tại Việt Nam và trên thế giới. Mỗi năm, dòng rip đã lấy đi sinh mạng của nhiều người tắm biển. Hiện nay, có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau để xác định và dự báo dòng tách bờ tại các bãi biển. Bài báo này sẽ trình bày khả năng ứng dụng mô hình toán MIKE 21FM để xác định và dự báo dòng tách bờ (DTB) tại các bãi biển và xây dựng sơ đồ dòng tách bờ cho bãi biển phía nam Nhơn Lý, Quy Nhơn, Bình Định. Từ khóa: Dòng tách bờ, rip current, MIKE 21FM, Nhơn Lý. 1. Mở đầu * nhân, cơ chế hình thành và dự báo được DTB như: nghiên cứu trong phòng thí nghiệm được Trong những năm qua, dòng tách bờ (rip Bowen and Inman thực hiện vào năm 1969 [2], current) trên các bãi tắm ven biển đang được thả vật thể trôi và dùng máy quay phim ghi lại quan tâm với nhiều nghiên cứu [1 - 4]. Tuy sự chuyển động để nhận diện dòng tách bờ nhiên, nghiên cứu dòng tách bờ (DTB) vẫn là (Horikawa và Sasaki, 1972) [3], sử dụng ảnh công việc phức tạp, khó khăn và tốn kém do viễn thám (Lê Đình Mầu, 2012) [4], mô hình bản chất vật lý của hiện tượng. Sự hình thành toán để mô phỏng quá trình hình thành dòng của DTB chủ yếu phụ thuộc vào các đặc trưng tách bờ (Sorensen et al,1998) [5]. Trong các sóng và địa hình đáy đới sát bờ. Trong tự nhiên, phương pháp đó thì mô hình toán đang được sử sóng biển chứa nhiều yếu tố ngẫu nhiên, do đó rộng rãi [1, 5] do sự phát triển của công nghệ DTB cũng mang tính chất ngẫu nhiên và biến máy tính và có khả năng dự báo sự hình thành động lớn trong quá trình hình thành. Mặt khác, dòng tách bờ trong các điều kiện khác nhau. Ở sự tồn tại và hành vi của DTB còn phụ thuộc Việt Nam, phương pháp sử dụng mô hình toán chặt chẽ vào các yếu tố thủy động lực khác như đã được sử dụng trong nghiên cứu dòng rip tại dòng chảy, gió, Do đó, đã có nhiều cách tiếp bãi biển Nha Trang (Lê Đình Mầu, 2012), và cận khác nhau nhằm xác định được nguyên Nguyễn Kỳ Phùng (2012) [1, 4]. Tuy nhiên các ___ kết quả này chưa đủ chi tiết và ứng dụng còn * hạn chế. Bài báo này trình bày khả năng ứng Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-945237885 Email: dangdinhkha@hus.edu.vn dụng mô hình toán để mô phỏng dòng tách bờ 130
  2. Đ.Đ. Khá và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 130-138 131 và ứng dựng cho khu vực bãi biển Nhơn Lý tỉnh chiếm tần suất là 25.65%, 32,26% và 21,32% Bình Định. (bảng 1). Đây sẽ là cơ sở để chọn các điều kiện tính toán cho các kịch bản khác nhau khi xây dựng sơ đồ dự báo dòng tách bờ. 2. Khảo sát thu thập số liệu Để có đủ nguồn số liệu để sử dụng cho việc mô phỏng quá trình hình thành dòng tách bờ khu Bãi biển phía nam Nhơn Lý, Quy Nhơn, vực bãi biển Nhơn Lý, Bình Định nghiên cứu đã Bình Định là 1 bãi biển có độ dốc thoai thoải, bờ tiến hành thu thập nhiều nguồn dữ liệu khác cát trắng và khuất gió do được bao bọc bởi 2 nhau như nguồn số liệu sóng ngoài khơi của mỏm núi nhô ra biển là núi Hòn Dựng (xã Cát Trung tâm dự báo khí tượng quy mô vừa Châu Tiến) đến núi Cấm (xã Nhơn Lý), đây sẽ là điều Âu (ECMWF) và nguồn số liệu sóng ven bờ, chế kiện thuận lợi để bãi biển Nhơn Lý trở thành bãi độ dòng chảy, mực nước, địa hình,khu vực bãi biển đẹp thu hút nhiều du khách. Chính độ dốc biển Nhơn Lý từ số liệu khảo sát đo đạc thực địa của bãi biển nhỏ nên tiểm ẩn nhiều nguy cơ hình do Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi thành dòng tách bờ được hình thành do địa hình trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà đới sát bờ và đặc trưng của sóng. Nội đo đạc tháng 4 năm 2016 [6]. Theo số liệu thông kê từ năm 1979 đến 2015 Kết quả đo đạc số liệu sóng bằng AWAC (European Centre for Mesoscale Weather vùng biển Nhơn Lý, Quy Nhơn, Bình Định từ Forecast - ECMWF) tần suất xuất hiện sóng theo ngày 17/4/2016 đến 24/4/2016 cho thấy độ cao độ cao sóng, ta thấy tại khu vực bãi biển Nhơn sóng trung bình khoảng 0.5 m, độ cao sóng lớn Lý độ cao sóng chủ yếu nằm trong khoảng từ 0.5 nhất tại vị trí thả máy là 1.09m vào lúc 10h01’ đến 1.0 m chiếm 51.02%, độ cao sóng từ 1.0 đến ngày 21/4/2016 (hình 1), hướng sóng chủ đạo 1.5m chiếm 24.47%. Hướng sóng tại khu vực Đông Bắc (hình 2). nghiên cứu chủ yếu gồm 3 hướng chính là hướng Đông Bắc (NE), Đông (E), Đông Nam (SE) Bảng 1. Bảng tần suất sóng tại khu vực dự án (ECMWF) Độ cao sóng(m) N NE E SE S SW W NW Tổng /Hướng 0.0 - 0.5 0.17 0.98 3.16 2.81 1.28 0.52 0.16 0.07 9.13 0.5 - 1.0 0.65 5.62 17.98 15.19 5.26 5.47 0.67 0.18 51.02 1.0 - 1.5 0.54 7.90 9.28 3.14 0.12 3.08 0.34 0.06 24.47 1.5 - 2.0 0.31 6.13 1.58 0.13 0.02 0.49 0.13 0.04 8.83 2.0 - 2.5 0.35 3.06 0.16 0.03 0.01 0.06 0.05 0.03 3.73 2.5 - 3.0 0.31 1.32 0.07 0.01 0.01 0.01 0.01 0.01 1.75 3.0 - 3.5 0.18 0.46 0.03 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.68 3.5 - 5.5 0.19 0.18 0.01 0.00 0.00 0.00 0.01 0.01 0.40 >= 5.5 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.01 Tổng 2.69 25.65 32.26 21.32 6.69 9.64 1.36 0.40 100.00
  3. 132 Đ.Đ. Khá và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 130-138 Hình 1. Độ cao sóng trong thời kỳ đo đạc Hình 2. Hoa sóng trong thời kỳ đo đạc từ ngày 17/4/2016 đến 24/4/2016. từ ngày 17/4/2016 đến 24/4/2016. V Trong đó phần địa hình được đo đạc bổ sung tư vấn XDCN và Đô thị Việt Nam đo đạc năm trên toàn vịnh Nhơn Lý (hình 3), với vùng phía 2015 [7], các mảnh bản đồ hải đồ tại khu vực nam của bãi biển Nhơn Lý được đo chi tiết với này cũng được sử dụng để phục vụ nghiên cứu. mật độ trung bình 1 điểm đo sâu/20m (hình 4). Các số liệu địa hình này sau đó được quy chuẩn Số liệu đo đạc được thực hiện từ độ sâu -3m đến về hệ cao độ Quốc gia để xây dựng miền tính -20m nhằm phục vụ ráp nối và đồng bộ với bản cho mô hình thủy động lực. đồ khảo sát địa hình tỷ lệ 1/500 được Công ty CP Hình 3. Các tuyến đo địa hình khu vực vịnh Nhơn Lý, Bình Định (tháng 4/2016).
  4. Đ.Đ. Khá và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 130-138 133 a) b) Hình 4. Miền tính toán khu vực nghiên cứu. 3. Xây dựng mô hình toán lưới tính là 7 - 20m nhằm thể hiện chính xác nhất địa hình và các địa vật (hình 5b). Để có bước tranh tổng thể về chế độ thủy - Các điều kiện của mô hình động lực khu vực vịnh Nhơn Lý, nghiên cứu đã + Số liệu sóng ngoài khơi nhận được từ số tiến hành sử dụng mô hình thủy động lực 2 liệu sóng tái phân tích toàn cầu (ECMWF) được chiều MIKE 21FM với hai mô đun HD và SW sử dụng để làm biên đầu vào cho mô hình phía do Viện Thủy lực Đan Mạch xây dựng để tính biển Đông. toán chế độ thủy động lực cho vùng nghiên cứu. Mô hình MIKE 21FM là bộ mô hình có tính ổn + Số liệu mực nước thủy triều (thiên văn) dự định và độ tin cậy cao đã được sử dụng trong tính được sử dụng làm điều kiện biên mực nước nhiều nghiên cứu gần đây [1, 4, 8]. Dựa trên các cho mô hình. nguồn số liệu thu thập được, nghiên cứu đã tiến Để khẳng định tính đúng đắn của mô hình đã hành xây dựng miền tính toán 2 chiều cho khu xây dựng, đã tiến hành hiệu chỉnh mô hình theo vực vịnh Nhơn Lý. chuỗi số liệu đo đạc. Số liệu mực nước thực đo - Miền tính toán trong thời kỳ khảo sát từ ngày 17/4/2016 đến ngày 24/4/2016 được sử dụng để hiệu chỉnh mô hình. Miền tính toán được xác định bao gồm toàn Kết quả hiệu chỉnh mô hình trong thời đoạn từ vịnh từ núi Hòn Dựng (xã Cát Tiến) đến núi Cấm ngày 17 đến 24 tháng 4 năm 2016 được thể hiện (xã Nhơn Lý). Lưới phần tử hữu hạn được sử trên hình 6, kết quả so sánh giữa đường quá trình dụng để rời rạc hóa miền tính thành 28278 phần mực nước thực đo và tính toán cho thấy các giá trị tử với 14492 (hình 5a). Lưới tính toán thay đổi tính toán và thực đo khá phù hợp cả về giá trị và được xây dựng theo mức độ mịn dần sao cho có pha triều. Sai số đỉnh pha lớn nhất là 19cm, sai số thể phản ánh tốt nhất các điều kiện xung quanh quá trình đánh giá theo chỉ tiêu Nash với mức độ khu vực nghiên cứu chi tiết. Vùng ngoài khơi (độ phù hợp là 85%. Qua đó ta thấy, bộ mô hình tính sâu 20 - 30m) lưới tính toán có kích thước 100 - đã xây dựng ổn định và chính xác trong việc mô 300m, khu vực gần bờ ở độ sâu 10 - 20m có kích phỏng các quá trình thủy động lực khu vực nghiên thước ô lưới là 40 - 60m, khu vực sát bờ và nằm cứu và có đủ tin cậy để mô phỏng các kịch bản trong vùng nghiên cứu được chia ở kích thước tính toán tiếp theo.
  5. 134 Đ.Đ. Khá và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 130-138 Hình 5. So sánh giữa giá trị mực nước tính toán và thực đo từ ngày 17 - 24/4/2016. 4. Kết quả mô phỏng DTB theo các kịch bản Kịch bản hướng sóng Đông Bắc Kết quả tính toán cho thấy dòng tách bờ xuất Xây dựng kịch bản tính toán hiện ở cả 3 khu vực, (hình 8 -10), Các dòng tách Căn cứ trên các phân tích về điều kiện về bờ này có vận tốc dao động trong khoảng từ 30 - thủy hải văn (thủy triều và sóng) khu vực nghiên 60cm/s, chiều rộng nằm trong khoảng 20m, cứu, khu vực vịnh Nhơn Lý là khu vực vịnh hẹp, hướng ra ngoài khơi 40 - 20m. không có sự gia nhập của các sông/suối hay sự có mặt của các lạch triều nên sự biến thiên mực nước theo không gian không đáng kể, do vậy chế độ thủy động lực tại khu vực vịnh Nhơn Lý chịu ảnh hưởng chủ yếu của sóng và thủy triều nên các số liệu sóng và thủy triều được đưa vào làm biên cho mô hình để tính toán các kịch bản. Các kịch bản tính toán nhằm xác định sự có/không xuất hiện DTB dựa trên các kịch bản về sóng (hướng sóng, độ cao sóng), và do trong khu vực nghiên cứu không có các tài liệu quan trắc dài hạn nên sẽ sử dụng sóng ngoài khơi tại Hình 6. Phân vùng phân tích DTB khu phía nam biên của miền tính đã xây dựng ở trên tại tọa độ bãi biển Nhơn Lý, Bình Định. 13.875o, 109.625o trích xuất từ cơ sở dữ liệu sóng tái phân tích toàn cầu (ECMWF) để tính toán chế độ sóng cho vùng nghiên cứu. Theo số liệu thống kê về sóng (1979 - 2015) các hướng sóng chính tác động đến khu vực nghiên cứu gồm có: sóng Đông Bắc (NE - 25.65%), sóng Đông (E - 32.26%) và sóng Đông Nam (SE - 21.32%), sóng Bắc (N - 2.7%). Độ cao sóng tại biên được lấy theo kịch bản bất lợi (Hs = 2m). Nhằm chi tiết hoá kết quả tính toán, khu vực phía nam bãi biển Nhơn Lý với bãi tắm kéo dài ≈ 2.5km được chia làm 3 khu vực từ Bắc xuống Hình 7. Trường dòng chảy sát bờ, vùng I Nam (I, II, III) như hình 7. theo sóng hướng Đông Bắc.
  6. Đ.Đ. Khá và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 130-138 135 Hình 8. Trường dòng chảy sát bờ, vùng II theo sóng hướng Đông Bắc. c) Hình 10. Trường dòng chảy sát bờ khu vực phía nam bãi biển Nhơn Lý theo sóng hướng Đông. Đối với hướng sóng Đông, tại khu vực I (hình 11a) hình thành những xoáy cục bộ có hướng dòng chảy đi lên phía Bắc với vận tốc khoảng 32cm/s và từ đó hình thành hai DTB có vận tốc khoảng 28cm/s, độ rộng mỗi DTB Hình 9. Trường dòng chảy sát bờ, vùng III khoảng 25m, hướng ra khơi khoảng 80m. theo sóng hướng Đông Bắc. Tại khu vực II, dòng chảy khá nhỏ, chỉ khoảng 12 - 20cm/s và DTB hình thành không rõ Kịch bản sóng hướng Đông rệt, DTB có vận tốc khoảng 10cm/s độ rộng khoảng 25m (hình 11b). Dòng chảy tại khu vực III có giá trị rất nhỏ chỉ khoảng 7 - 10cm/s tuy nhiên lại có ba DTB có vận tốc khoảng 10 -12 cm/s, độ rộng DTB khoảng 20m (hình 11c). Kịch bản sóng hướng Đông Nam a) b) a)
  7. 136 Đ.Đ. Khá và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 130-138 b) b) c) Hình 11. Trường dòng chảy sát bờ khu vực phía nam bãi biển Nhơn Lý theo sóng hướng Đông Nam. c) Hình 12. Trường dòng chảy sát bờ khu vực phía nam Dòng chảy tại Khu vực I theo hướng sóng bãi biển Nhơn Lý theo sóng hướng Bắc. Đông Nam là khá nhỏ, khoảng 12cm/s, hướng dỏng chảy từ Nam lên Bắc và không hình thành Trong trường hợp sóng có hướng Bắc, tại DTB (hình 12a). Khu vực I hình thành dòng chảy ven bờ khá mạnh với tốc độ dòng chảy khoảng 40 - 70cm/s Dòng chảy tại Khu vực II theo hướng sóng có hướng từ Bắc xuống Nam tuy nhiên không Đông Nam là khá nhỏ, khoảng 10cm/s, hướng hình thành DTB (hình 13a). dỏng chảy từ Nam lên Bắc và không hình thành DTB (hình 12b). Tại Khu vực II, dòng chảy nhìn chung vẫn hướng từ Bắc xuống Nam với tốc độ khoảng 32 Tại Khu vực III, dòng chảy sát bở rất nhỏ, cm/s và hình thành DTB với vận tốc khoảng chỉ hình thành DTB với vận tốc rất nhỏ khoảng 10cm/s có hướng từ Nam lên Bắc (hình 12c). 20cm/s, độ rộng DTB khoảng 40m (hình 13b). Tại Khu vực III xuất hiện dòng chảy ven bờ Kịch bản sóng hướng Bắc từ mỏm núi Cấm chảy vào phía trong bãi tắm, dòng chảy này gặp dòng chảy từ phía Bắc đi xuống tạo ra dòng chảy hướng ra khơi với vận tốc dòng chảy khoảng 40cm/s (hình 13c). Kết quả tính toán cho thấy, DTB tại Khu vực phía nam bãi biển Nhơn Lý chủ yếu hình thành theo hướng sóng Đông Bắc và hướng sóng Đông tại cả 3 khu vực, và tại Khu vực III trong có dòng tách bờ với cả 4 hướng sóng (N, NE, E, SE). a)
  8. Đ.Đ. Khá và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 130-138 137 Đông Bắc và Đông xuất hiện nhiều dòng tách bờ hơn sóng hướng Đông Nam và Bắc. Dựa trên kết quả mô phỏng bằng mô hình toán theo các kịch bản khác nhau, nghiên cứu đã tiến hành thành lập bản đồ vị trí dòng tách bờ cho khu vực phía nam bãi biển Nhơn Lý. Bản đồ này có ý nghĩa quan trọng để các nhà quản lý xây dựng mạng lưới cảnh báo và phòng chống tai nạn trong công tác cứu hộ cứu nạn trên khu vực bãi tắm. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Kỳ Phùng, Ngô Nam Thịnh, Trần Tuấn Hoàng, Nghiên cứu tính toán dòng Rip (Rip current) khu vực Nha Trang, Tạp chí Khoa học Hình 13. Bản đồ vị trí dòng tách bờ Thủy lợi số 12/2012. khu vực phía nam bãi biển Nhơn Lý, Bình Định. [2] Bowen, A.J. and Inman, D.I., 1969. Rip Tổng hợp các kết quả đánh giá về khả năng Currents. 2. Laboratory and Field Observation. xuất hiện DTB có tiềm năng gây nguy hiểm đến Joural of Geophysical Research 74: 5,479-5,490. người tắm biển tại khu vực phía nam bãi biển [3] Horikawa, K. and Sasaki, T., 1972. Field Nhơn Lý được trình bày trong bản đồ vị trí observation of nearshore current system. Coastal dòng tách bờ (hình 14), trong đó khu vực có Engineering, Chapter 34, p. 635-651. màu đỏ là khu vực có khả năng xuất hiện lớn [4] Báo cáo tổng hợp, Điều tra đánh giá hiện tượng với dòng chảy mạnh, còn khu vực màu vàng là dòng Rip (Rip current) tại các bãi tắm Khánh khu vực ít có khả năng xuất hiện hơn và nếu Hòa, xác định nguyên nhân và đề xuất giải pháp xuất hiện DTB thì vận tốc dòng chảy chỉ phòng tránh, TS. Lê Đình Mầu chủ trì, 2012. khoảng 10 - 15cm/s. [5] Sorensen, O.R., Schaffer, H.A., Madsen, P.A., 1998. Surf zone dynamics simulated by a Boussinesq type model. III. Wave-induced 5. Kết luận horizontal nearshore circulation. Coastal Engineering 33 (1998) 155-176. Kết quả tính toán cho thấy khả năng sử dụng mô hình MIKE 21FM với hai mô đun HD và [6] Báo cáo kháo sát thực địa “Khảo sát thực địa SW đã mô phỏng chi tiết về sự hình thành dòng vùng biển Nhơn Lý, Quy Nhơn, Bình Định”, tách bờ tại khu vực bãi biển phía nam bãi biển Trung tâm Động lực học Thủy khí Môi trường, Nhơn Lý, Bình Định. Mô hình đã cho thấy Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, tháng 4 những khu vực có thể xuất hiện dòng tách bờ, năm 2016. cường độ và hướng dòng tách bờ một cách trực [7] Báo cáo Thuyết minh TK BVTC Hạ tầng kỹ quan, có tính khoa học. thuật dự án Quần thể sân Golf, resort, Biệt thự nghỉ dưỡng cao cấp Nhơn Lý, Công ty CP tư vấn Nghiên cứu đã ứng dụng mô hình toán để XDCN và Đô thị Việt Nam 2015. mô phỏng lại sự hình thành dòng tách bờ theo 4 kịch bản với các chế độ sóng khác nhau tại khu [8] Điều tra, đánh giá xâm thực cho bãi tắm Cửa vực phía nam bãi biển Nhơn Lý, Bình Định. Ứng Tùng tỉnh Quảng Trị. Dự án chuyển giao Công với mỗi chế độ sóng khác nhau thì sự hình thành nghệ giữa Trường Đại học Khoa học Tự nhiên và dòng tách bờ khác nhau. Trong đó sóng hướng Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Quảng Trị, 2010.
  9. 138 Đ.Đ. Khá và nnk. / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3S (2016) 130-138 Simulate the Rip Currents in the South Coast of Nhon Ly, Binh Dinh Using Hydrodynamic Models Dang Dinh Kha1,2, Nguyen Tho Sao1,2, Tran Ngoc Anh1 1Faculty of Hydrology Meteorology and Oceanography, VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 2Center for Environmental Fluid Dynamics, VNU University of Science, 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam Abstract: Rip currents, the powerful water currents that move directly away from the shore (flows out at a right angle to the beach), are considered as one of the leading hazardous at beachs in Vietnam and in the word. It is responsible for the huge number of deaths from drowning every year. Currently, various approaches are applied to simulate and predict the rip currents. This study aims to employ MIKE 21FM hydrodynamic models to simulate and predict the rip currents as well as to develop the warning layout for the south coast of Nhon Ly, Quy Nhon, Binh Dinh. Keywords: Rip current, MIKE 21FM, Nhon Ly.