Giáo trình Mô tả kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi trung ương - Chu Anh Văn

pdf 5 trang huongle 7280
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Mô tả kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi trung ương - Chu Anh Văn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mo_ta_kien_thuc_va_thuc_hanh_cham_soc_dinh_duong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Mô tả kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi trung ương - Chu Anh Văn

  1. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Mô tả kiến thức và thực hành chăm sóc dinh dưỡng của điều dưỡng viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương Chu Anh Văn1, Trần Minh Điển1, Nguyễn Thanh Hương2 Mục tiêu: Mô tả kiến thức và thực trạng thực hành chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên các khoa lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung ương. Đối tượng và phương pháp: nghiên cứu mô tả 199 Điều dưỡng viên tại 11 khoa lâm sàng. Sử dụng bộ câu hỏi kiến thức của Điều dưỡng viên về dinh dưỡng, chế độ ăn cơ bản theo nhóm tuổi, nhiệm vụ của Điều dưỡng viên về thực hành dinh dưỡng cho bệnh nhi. Kết quả: Chỉ có 25,6% Điều dưỡng viên hiểu biết đầy đủ về số nhu cầu chăm sóc cơ bản của người bệnh. Hầu hết các Điều dưỡng viên nắm được nhu cầu số bữa ăn cho trẻ theo nhóm tuổi (77%), hiểu biết về nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ theo nhóm tuổi chỉ có 32,2%. Công tác chăm sóc của Điều dưỡng viên về dinh dưỡng còn chưa đầy đủ: cân đo người bệnh (78,9%), Điều dưỡng viên nhắc đến, báo xuất ăn (37,2%), tư vấn sức khỏe (85,9%), nhắc nhở người bệnh thực hiện chế độ ăn trong suốt quá trình điều trị (60,3%). Kết luận: Nhận thức và kiến thức về dinh dưỡng cho người bệnh của Điều dưỡng viên chủ yếu là nhu cầu số bữa ăn cho trẻ theo nhóm tuổi. Công tác thực hành dinh dưỡng (cân đo, báo ăn, tư vấn, nhắc nhở thực hiện chế độ ăn) cho người bệnh còn chưa cao. Từ khóa: Bệnh viện Nhi Trung ương, điều dưỡng viên, dinh dưỡng người bệnh. Knowledge and practice in nutritional care of nurces at National hospital of Pediatries Chu Anh Văn1, Trần Minh Điển1, Nguyễn Thanh Hương2 Objective: To describe knowledge and practice in nutritional care of nurses at National Hospital of Pediatrics. Subjects and methods: descriptive study of 199 nurses in 11 clinical departments by using a questionnaire to get information on nursing knowledge about nutrition, basic diet by age group, performance of nursing practice for pediatric nutrition. Results: Only 25.6 % of nurses have full understanding of the basic nutrition of patients. Most nurses understand the number of meals needed for children by age group (77%), and those nurses who have the knowledge of the energy needs of the child by age group account for only 32.2%. The nursing nutritional care of is not adequately known by nurses: knowing about patients weighing (78.9 %), requesting food portions (37.2%), providing health counseling (85.9%), reminding patients with adherence to diet during treatment (60.3%). Conclusions: Awareness and knowledge of nurses about nutrition for patients mainly focuses on the needs of meal quantity for children by age group. Nutritional practices (weighing, requesting food portions, counseling, remind diet adherence) for patients are not effectively conducted. Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2014, Số 30 (30) 11 ● Ngày nhận bài: 21.11.2013 ● Ngày phản biện: 27.11.2013 ● Ngày chỉnh sửa: 5.12.2013 ● Ngày được chấp nhận đăng: 15.12.2013
  2. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Keywords: National Hospital of Pediatrics, nurses , patient nutrition . Tác giả: 1. Bệnh viện Nhi Trung ương 2. Trường Đại học Y tế Công cộng 1. Đặt vấn đề 2. Phương pháp nghiên cứu Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng trong sự Đối tượng nghiên cứu: Toàn bộ ĐDV trực tiếp phát triển toàn diện của con người đặc biệt là trẻ em làm công tác chăm sóc người bệnh tại 11 khoa lâm khi mà cơ thể đang ở giai đoạn tăng trưởng, phát sàng của bệnh viện. triển mạnh. Tình trạng dinh dưỡng và bệnh tật có Tiêu chuẩn loại trừ: Những đối tượng từ chối mối quan hệ mật thiết. Bệnh tật là một trong những tham gia nghiên cứu. nguyên nhân trực tiếp gây suy dinh dưỡng và ngược Thời gian nghiên cứu: Từ 01/02 đến 31/05/2013 lại tình trạng suy dinh dưỡng lại làm tăng tỷ lệ mắc tại 11 khoa lâm sàng của Bệnh viện Nhi Trung bệnh, kéo dài ngày điều trị, tăng tỷ lệ biến chứng ương. và tử vong. Với người bệnh nặng mối quan hệ này càng trở nên quan trọng hơn lúc nào hết. Suy dinh Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang. dưỡng chiếm 54% nguyên nhân gây tử vong có kèm Cỡ mẫu phỏng vấn ĐDV: Tổng số 199 ĐDV đủ theo các bệnh về hô hấp, tiêu hóa [5,8,9] tiêu chuẩn đã tham gia vào nghiên cứu. Tại các bệnh viện, Điều dưỡng viên (ĐDV) được Công cụ: Bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế đánh giá là lực lượng chính trực tiếp chăm sóc người sẵn. Phỏng vấn ĐDV: kiến thức của ĐDV về dinh bệnh, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hồi dưỡng, suy dinh dưỡng trẻ em, chế độ ăn cơ bản phục của người bệnh. Theo quy định tại thông tư số theo nhóm tuổi, nhiệm vụ của ĐDV về thực hành 07/2011/TT- BYT của Bộ Y tế ngày 26 tháng 01 năm dinh dưỡng cho bệnh nhi. 2011 về hướng dẫn công tác điều dưỡng và chăm sóc Nội dung bộ câu hỏi dựa theo các tài liệu dinh người bệnh trong bệnh viện thì việc chăm sóc, theo dưỡng đang được thực hiện tại Bệnh viện Nhi Trung dõi người bệnh là nhiệm vụ của bệnh viện. Các hoạt ương [3,9,4,5]. động chăm sóc điều dưỡng, theo dõi là do ĐDV, hộ Số liệu được nhập và làm sạch trên phần mềm sinh viên thực hiện và chịu trách nhiệm [5,9]. Epidata 3.1, sau đó phân tích trên phần mềm SPSS Bệnh viện Nhi Trung ương là nơi thành lập 16.0 Phòng Điều dưỡng đầu tiên trên cả nước, áp dụng mô hình tiên tiến chăm sóc điều dưỡng của Thụy 3. Kết quả Điển từ những năm 80 của thế kỷ trước. Công tác điều dưỡng của Bệnh viện Nhi Trung ương luôn Bảng 1. Đặc điểm nhóm ĐDV nghiên cứu được đánh giá cao trong chăm sóc và hồi phục người bệnh trên nhiều lĩnh vực, tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đánh giá cụ thể chức năng, nhiệm vụ của người điều dưỡng về chăm sóc dinh dưỡng. Câu hỏi đặt ra là ĐDV tại Bệnh viện Nhi Trung ương đã hiểu biết và thực hành chăm sóc dinh dưỡng cơ bản cho bệnh nhi ra sao? Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu với mục tiêu: "Mô tả kiến thức và thực trạng thực hành chăm sóc dinh dưỡng của Điều dưỡng viên các khoa lâm sàng Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2013". 12 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2014, Số 30 (30)
  3. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Nhận xét: Phần lớn các ĐDV trẻ dưới 34 tuổi Bảng 4. Nhận định người bệnh về tình trạng bệnh (60,3%), là nữ (91,0%), trình độ trung cấp (80,4%), khi đi buồng thâm niên công tác dưới 10 năm (60,8%). Bảng 2. Hiểu biết của ĐDV về nhu cầu chăm sóc dinh dưỡng Bảng 5. Thực hành về chăm sóc dinh dưỡng Nhận xét: Chỉ có 25,6% ĐDV hiểu biết đầy đủ về 14 nhu cầu chăm sóc cơ bản của người bệnh. Còn 33,7% ĐDV không biết đến Quy định chăm sóc điều dưỡng theo thông tư 07 năm 2011 của BYT. Bảng 3. Hiểu biết về nhu cầu năng lượng và số bữa ăn của trẻ Nhận xét: Hầu hết các ĐDV nắm được nhu cầu số bữa ăn cho trẻ theo nhóm tuổi (77%), tuy nhiên hiểu biết về nhu cầu năng lượng trong ngày của trẻ theo nhóm tuổi chỉ có 32,2%. Nhận xét: Nhận định của ĐDV về dinh dưỡng người bệnh còn bỏ sót nhiều hơn so với các nhận định khác. Nhận định về dinh dưỡng chỉ chiếm 65,3% trong khi nhận định về y lệnh thuốc, xét nghiệm lại là trên 86%. Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2014, Số 30 (30) 13
  4. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Nhận xét: Công tác chăm sóc của ĐDV về dinh (85,9%), nhắc nhở người bệnh thực hiện chế độ ăn dưỡng còn chưa đầy đủ: cân đo người bệnh chỉ có trong suốt quá trình điều trị (60,3%). Kết quả này 78,9% ĐDV nhắc đến, báo xuất ăn (37,2%), tư vấn thấp hơn kết quả nghiên cứu của Dương Thị Bình sức khỏe (85,9%), nhắc nhở người bệnh thực hiện Minh, tỷ lệ ĐDV giải thích về dinh dưỡng đạt chế độ ăn trong suốt quá trình điều trị (60,3%). 90,7%. Nhưng kết quả nghiên cứu này cao hơn so với nghiên cứu Bùi Thị Bích Ngà năm 2011 tại bệnh 4. Bàn luận viện Y học cổ truyền Trung ương (55,3%) [6]. Tuy Trong nghiên cứu chỉ có 25,6% ĐDV hiểu biết nhiên, tỷ lệ này tương đối thấp so với nghiên cứu đầy đủ về số nhu cầu chăm sóc cơ bản của người của Nguyễn Thị Bình Minh (2008) tại khoa Hồi sức bệnh, và còn có 33,7% ĐDV không biết đến Quy cấp cứu bệnh viện tỉnh Ninh Bình (99,1%). Lý giải định chăm sóc điều dưỡng theo Thông tư 07 BYT. điều này có lẽ do nghiên cứu của chúng tôi tiến hành đánh giá ở tất cả các khoa lâm sàng thông Tỷ lệ này là chưa cao, khi ĐDV chưa nắm được hết thường trong bệnh viện, nghiên cứu của Nguyễn các nhiệm vụ của chính họ thì việc đảm bảo công Thị Bình Minh chỉ tiến hành ở khoa Hồi sức cấp việc chăm sóc về dinh dưỡng còn hạn chế. Tuy vậy cứu, đây là khoa người bệnh đa số rất nặng cần có khi thảo luận nhóm thì ĐDV cho rằng dù có hay sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt của ĐDV [2]. không là nhiệm vụ của họ thì họ vẫn làm. Thực tế nghiên cứu cho thấy nhóm kiến thức khẳng định Chế độ ăn và hỗ trợ người bệnh ăn uống đóng chăm sóc dinh dưỡng là nhiệm vụ ĐDV nắm được một phần quan trọng của quá trình điều trị cho người cao hơn so với các nhóm kiến thức còn lại. Điều này bệnh đặc biệt ở trẻ nhỏ - cơ thể đang phát triển. Chế cũng hoàn toàn phù hợp bởi hàng năm BVNTW đều độ ăn còn góp phần quyết định quá trình điều trị cho cập nhật, phổ biến chính sách, chỉ đạo của Nhà trẻ bệnh nhất là trẻ bị suy dinh dưỡng. Chính vì vậy, nước, ngành Y tế trong chăm sóc sức khỏe trẻ em vai trò của ĐDV trong chăm sóc dinh dưỡng là hết đến toàn bộ nhân viên trong Bệnh viện [1,5] sức cần thiết. Chăm sóc dinh dưỡng và hỗ trợ trẻ bệnh ăn uống của ĐDV cần lồng nghép các hoạt Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ĐDV có kiến động: đi buồng nhận định tình trạng dinh dưỡng của thức đạt về nhu cầu năng lượng (số kcal/ngày) theo trẻ, chăm sóc khi trẻ mới vào viện, trong quá trình lứa tuổi là thấp (32,2%). Qua thảo luận nhóm ĐDV điều trị, vấn đề xây dựng chế độ ăn, cho trẻ ăn qua chúng tôi cũng nhận thấy một số khó khăn. Theo ống thông và ghi chép hồ sơ chăm sóc. họ, tài liệu hướng dẫn về chế độ ăn cơ bản cho trẻ tại bệnh viện đưa ra những con số rất cụ thể về nhu Qua nghiên cứu bằng phỏng vấn 199 Điều cầu năng lượng cho trẻ trong một ngày. Những con dưỡng viên BVNTW về công tác dinh dưỡng cho số là vậy nhưng khó có thể nhớ hết, ngay kể cả người bệnh, chúng tôi nhận thấy: chuyên khoa dinh dưỡng chưa hẳn lúc nào cũng Các ĐDV nắm được nhu cầu số bữa ăn cho trẻ nhớ chính xác. Theo họ ước lượng một ngày ăn bao theo nhóm tuổi (77%), tuy nhiên hiểu biết về nhu nhiêu sữa, cơm, thịt sẽ dễ nhớ hơn rất nhiều. Hầu cầu năng lượng trong ngày của trẻ theo nhóm tuổi hết ĐDV đều thấy dễ nhất là nhớ số bữa ăn trong chỉ có 32,2%. ngày của trẻ theo lứa tuổi, điều mà họ có thể định Công tác thực hành dinh dưỡng (cân đo, báo ăn, lượng được. tư vấn, nhắc nhở thực hiện chế độ ăn) cho người Tỷ lệ ĐDV biết về nhu cầu năng lượng trong bệnh chưa cao so với các công tác khác (nhận định ngày cho trẻ theo lứa tuổi là thấp nhưng ĐDV biết tốt bệnh, thực hiện y lệnh thuốc, xét nghiệm ). về số bữa ăn trong ngày cho trẻ là tương đối cao, Tóm lại điều dưỡng viên cần chủ động tích cực hầu hết đều trên 80%. Trong hướng dẫn chế độ ăn học tập nâng cao kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng, cho trẻ tại BVNTW, số bữa ăn cho trẻ theo lứa tuổi nhận thức được đúng tầm quan trọng của dinh cũng tương đồng với số bữa ăn của trẻ nói chung dưỡng. Bên cạnh chăm sóc dinh dưỡng đặc thù cho nên tỷ lệ này khá phù hợp. các khoa, điều dưỡng viên cũng phải nắm được kiến Công tác chăm sóc của ĐDV về dinh dưỡng còn thức về dinh dưỡng cơ bản cho trẻ. Đặc biệt chú chưa đầy đủ: cân đo người bệnh chỉ có 78,9% ĐDV trọng thực hiện đúng quy chế chuyên môn, trong nhắc đến, báo xuất ăn (37,2%), tư vấn sức khỏe công tác dinh dưỡng của điều dưỡng viên. 14 Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2014, Số 30 (30)
  5. | TỔNG QUAN & NGHIÊN CỨU | Tài liệu tham khảo ngày 26 tháng 01 năm 2011. 6. Bùi Thị Bích Ngà (2011), Thực trạng công tác chăm sóc 1. Bệnh viện Nhi Trung ương (2012), Báo cáo tổng kết bệnh của điều dưỡng qua nhận xét của người bệnh điều trị nội trú viện năm 2012. tại bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương năm 2011, Luận 2. Bệnh viện Nhi Trung ương (2007), Tài liệu hướng dẫn chế văn thạc sỹ Quản lý bệnh viện, Đại học Y tế Công cộng. độ ăn tại bệnh viện Nhi Trung ương. 7. Nguyễn Thị Bình Minh và Lê Thị Lan (2009), Đánh giá 3. Bộ môn dinh dưỡng và an toàn thực phẩm- Đại học Y Hà thực trạng công tác chăm sóc người bệnh toàn diện tại khoa Nội (2000), Hướng dẫn thực hành dinh dưỡng ở cộng đồng, Hồi sức cấp cứu Bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Bình, năm Nhà xuất bản Y học. 2008, Kỷ yếu Hội nghị nghiên cứu khoa học điều dưỡng Nhi khoa toàn quốc lần thứ 5. 4. Bộ môn Nhi- Trường đại học Y Hà Nội (2009), Bài giảng nhi khoa, tập 1, Nhà xuất bản Y học. 8. Nam Nguyên (2011), Một số thực tế về sức khỏe trẻ em. 5. Bộ Y tế (2011), Hướng dẫn công tác điều dưỡng về chăm 9. WHO, Bộ Y tế Việt Nam và Unicef (2010), Hướng dẫn sóc người bệnh trong bệnh viện, Thông tư 07/2011/TT-BYT xử trí lồng ghép các bệnh thường gặp ở trẻ em. Tạp chí Y tế Công cộng, 1.2014, Số 30 (30) 15