Giáo trình Một số loại thuốc bảo vệ thực vật và cách sử dụng

pdf 30 trang huongle 2340
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Một số loại thuốc bảo vệ thực vật và cách sử dụng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_mot_so_loai_thuoc_bao_ve_thuc_vat_va_cach_su_dung.pdf

Nội dung text: Giáo trình Một số loại thuốc bảo vệ thực vật và cách sử dụng

  1. Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn sơn la Trung tâm khuyến nông Một số loại thuốc bảo vệ thực vật và cách sử dụng Tủ sách câu lạc bộ khuyến nông
  2. Mục lục Phần thứ nhất - HIểU BIếT CHUNG Về THUốC BảO Vệ THựC VậT 4 1. Thuốc bảo vệ thực vật là gì? 4 2. Các dạng thuốc bảo vệ thực vật 4 3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật 4 Kỹ THUậT DùNG THUốC BảO Vệ THựC VậT 5 1. Dùng đúng thuốc 5 2. Dùng đúng lúc 5 3. Dùng đúng liều l−ợng và nồng độ 5 4. Dùng đúng cách 5 Phần thứ hai - CáC LOạI THUốC BảO Vệ THựC VậT 7 I - NHóM THUốC TRừ SÂU 7 1. Padan 95 SP, 4G, 10G 7 2. BaSSa 50 EC 7 3. Basudin 5G, 10G: 7 4. Bi58, 40EC, 50EC 8 5. Dipterex: 90WP: 90SP 9 6. Fastac 5EC 9 7. Furadan 3G, 5G: 9 8. Sumicidin 10EC, 20EC 10 9. Trebon 10EC 10 10. Applaud 10WP 11 11. Sherpa 5EC, 10EC, 25EC 11 12. Vibam 5H 12 13. Sumi-alpha 5EC 12 14. Danitol 10EC 13 15. Vibasu 10H 13 16. Caltex: D - C Tron Plus dầu phun trừ sâu 14 17. Vibaba 50ND 15 2
  3. II - NHóM THUốC TRừ BệNH 16 1. Kasai 21.2 WP 16 2. Kasumin 2L 16 3. Kasuran 45 + 2 WP và 45 + 5WP 16 4. Validacin 3SC, 5SC 17 5. Zineb 80WP 17 6. Fujione 40EC 18 7. Hinôsan: 30EC, 40EC, 50EC 18 8. Viben C 50BTN 18 9. Topsin M 50WP, 70WP 19 10. Sasa 20WP 19 III - Thuốc trừ cỏ 20 1. Butanil 55EC 20 2. Echo 60EC 20 3. Michelle 32ND 21 4. RiFit 300EC, 500EC, 2CT 21 5. Sofit 300EC, 50EC, 2CT 21 6. Ally 20DF 22 7. Almix 20WP 22 8. Roundup 480SC 23 iv - Thuốc trừ chuột 24 1. Fokeba 1%, 5%, 20% 24 2. Klerát 24 3. Fokeba 25 V - THUốC KíCH THíCH SINH TRUởNG 26 1. Atonik 26 2. Lục diệp tố 26 3 - Thuốc MĐ95 - HT 28 4 - Thiên hải ngọc: Quả - 101 28 5 - Komix BFC - 20 IS 29 6 - Agriconik 29 3
  4. Phần thứ nhất HIểU BIếT CHUNG Về THUốC BảO Vệ THựC VậT 1. Thuốc bảo vệ thực vật là gì? Thuốc bảo vệ thực vật là những hợp chất độc có nguồn gốc từ tự nhiên hoặc qua tổng hợp hóa học, dùng để phòng và trừ sinh vật gây hại cây trồng, bảo quản các sản phẩm nông nghiệp và dùng để kích thích sinh tr−ởng cây trồng. 2. Các dạng thuốc bảo vệ thực vật Thuốc bảo vệ thực vật có nhiều dạng khác nhau sau: Đ−ợc viết tắt bằng các chữ cái - Thuốc sữa còn gọi là thuốc nhũ dầu (viết tắt là EC hay ND) - Thuốc bột thấm n−ớc còn gọi là bột hòa n−ớc (WP hay BTN) - Thuốc phun bột (DP) - Thuốc dạng hạt (CT, GR hoặc H) - Thuốc dung dịch (SL hoặc DD) - Thuốc bột tan trong n−ớc (SP) - Thuốc phun mù nóng (HN) - Thuốc phun mù lạnh (KN) Ngoài các dạng thuốc trên còn có dạng: Thuốc nhão, thuốc bột thô (bột rắc) thuốc bột và hạt tan trong n−ớc, thuốc dịch huyền phù. 3. Các loại thuốc bảo vệ thực vật Có hàng ngàn loại khác nhau và đ−ợc chia thành từng nhóm tuỳ theo công dụng của chúng bao gồm các loại sau: - Thuốc trừ sâu: Dùng để trừ sâu hại cây và nông sản trong kho - Thuốc trừ bệnh: Dùng để trừ các sinh vật (nấm, vi khuẩn) gây bệnh cho cây, bệnh hại nông sản trong kho. - Thuốc diệt cỏ, nhện, ốc sên - Thuốc điều hòa sinh tr−ởng cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật là con dao 2 l−ỡi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là cần thiết nh−ng phải dựa trên cơ sở khoa học và các nguyên tắc sinh thái và kinh tế nên chỉ dùng thuốc bảo vệ thực vật khi thật sự cần thiết. Chỉ sử dụng thuốc khi sâu, bệnh hại đã tới ng−ỡng phòng trừ. Trong khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật bà con nông dân cần l−u ý: - Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đ−ợc phép sử dụng và tập trung sử dụng các loại thuốc có độc tố nhỏ. 4
  5. - Cần đọc kỹ h−ớng dẫn sử dụng trên các nhãn mác của từng loại thuốc và sử dụng theo đúng phần h−ớng dẫn. - Chú ý: Thời gian cách ly (thời gian từ khi sử dụng thuốc đến khi sử dụng sản phẩm). Kỹ THUậT DùNG THUốC BảO Vệ THựC VậT Muốn dùng thuốc bảo vệ thực vật đạt hiệu quả cao phải biết dùng thuốc theo 4 nguyên tắc sau đây: 1. Dùng đúng thuốc Căn cứ vào đối t−ợng sinh vật hại cần diệt trừ và cây trồng hoặc nông sản cần đ−ợc bảo vệ để chọn loại thuốc và dạng thuốc nhằm đạt hiệu quả kinh tế, an toàn cho cây trồng, nông sản, các loại sinh vật có ích, môi tr−ờng sống, ng−ời và vật nuôi. Th−ờng xuyên thay đổi loại thuốc nhằm hạn chế tính kháng thuốc của sinh vật hại. 2. Dùng đúng lúc Dùng thuốc khi dịch hại mới chớm phát còn ch−a phát triển ra diện rộng và dễ mẫn cảm với thuốc thì hiệu quả diệt trừ hoặc phòng trừ của thuốc cao, chi phí cho việc sử dụng thuốc giảm. Không phun thuốc khi trời quá nắng, nóng hoặc khi trời rét, phun thuốc vào đầu buổi sáng và cuối giờ chiều khi trời râm mát. Đối với cây trồng vào thời kỳ nở hoa thì phun thuốc vào buổi chiều. 3. Dùng đúng liều l−ợng và nồng độ Đọc kỹ h−ớng dẫn dùng thuốc tính toán thật đúng l−ợng thuốc cần pha. Cần phun hết l−ợng thuốc đã tính toán trên thửa ruộng định pha. Nếu dùng thuốc với liều l−ợng cao hơn sẽ không làm tăng hiệu quả của thuốc. Ng−ợc lại sẽ gây lãng phí tiền bạc, làm tăng nguy cơ gây hại cho các sinh vật có ích, cho cây trồng, cho con ng−ời. 4. Dùng đúng cách Thuốc bảo vệ thực vật đ−ợc bán ở các cửa hàng có nhiều dạng khác nhau có những dạng phải hòa loãng với n−ớc để phun lên cây, lên mặt đất, có những dạng phải phun thẳng lên cây. Với những thuốc cần hòa với n−ớc thì cần làm sao cho thuốc hoà thật đều trong n−ớc. Khi đổ thuốc và n−ớc vào bình thì phải đặt phễu ở miệng bình lọc hết rác r−ởi lẫn trong n−ớc. Chỉ dùng các thuốc hỗn hợp với nhau khi có sự chỉ dẫn rõ ràng, phải phun thuốc bám đều trên các bộ phận của cây bị sâu phá. Nếu phun dải thuốc phải đọc kỹ bản h−ớng dẫn xem sau khi phun có phải xới cho thuốc trộn vào lớp đất mặt hay không? phun dải ở ruộng lúa n−ớc thì phải tháo n−ớc ở ruộng tr−ớc khi phun hay không? Sau khi phun bao lâu lại phải cho n−ớc vào ruộng v.v với các loài sâu, bệnh cần phun thuốc nhiêu lần trong 1 vụ. 5
  6. *Những chú ý khi sử dụng thuốc - Sử dụng ph−ơng tiện bảo vệ cá nhân thích hợp theo yêu cầu bắt buộc ghi ở trên nhãn. - Không đ−ợc ăn, uống và hút thuốc trong khi đang tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật - Cấm đặt vòi phun bị tắc lên miệng để thổi mà phải thông vòi phun bằng n−ớc và que mềm. - Khi phun thuốc phải di chuyển theo tốc độ đều, bơm đều tay và không đ−ợc di chuyển ng−ợc chiều gió. + Các biện pháp an toàn khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật: - Đọc kỹ nhãn thuốc và cần đ−ợc h−ớng dẫn tr−ớc khi sử dụng. - Pha thuốc đúng nông độ và phải mang các ph−ơng tiện phòng hộ lao động đúng nh− h−ớng dẫn. Không để trẻ em và vật nuôi đến gần khu vực có thuốc. Bao gói, chai lọ đựng thuốc phải đốt hoặc chôn sâu xuống đất. - Không chứa thuốc trong dụng cụ đựng n−ớc uống, tuyệt đối không dùng dụng cụ đã đựng thuốc để chứa l−ơng thực, thực phẩm và n−ớc uống. - Không dùng các dụng cụ dải thuốc bị rò rỉ hoặc bị h− hỏng để phun thuốc. - Không phun thuốc bột và n−ớc ng−ợc chiều gió. - Thuốc bám dính vào quần áo phải thay ngay. Nếu thuốc bám dính vào cơ thể phải nhanh chóng rửa sạch vết thuốc. - Tuyệt đối không đ−ợc để trẻ em tiếp xúc với thuốc - Không đ−ợc làm nhiễm bẩn môi tr−ờng khi dùng thuốc - Sau khi tiếp xúc với thuốc phải thay quần áo và tắm rửa sạch sẽ rồi mới đ−ợc ăn uống, hút thuốc. - Tr−ờng hợp bị trúng độc thuốc phải đ−ợc đ−a ngay đến y tế và đem theo nhãn thuốc để bác sĩ quyết định cách cứu chữa kịp thời. 6
  7. Phần thứ hai CáC LOạI THUốC BảO Vệ THựC VậT Giới thiệu thuốc bảo vệ thực vật nông dân Sơn La th−ờng dùng trong những năm qua để giúp bà con lựa chọn loại thuốc thích hợp khi sử dụng. I - NHóM THUốC TRừ SÂU 1. Padan 95 SP, 4G, 10G Độc tính: - Thuộc nhóm thuốc độc trung bình với ng−ời và gia súc, độc với ong mật, cá và rất độc đối với tằm ăn lá dâu. - Thời gian cách ly: 14 ngày thuốc không tồn tại lâu trong môi tr−ờng, an toàn đối với cây trồng. - Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Padan là thuốc nội hấp có tác động vị độc mạnh và cả tiếp xúc. Thuốc diệt đ−ợc trứng, sâu non và tr−ởng thành của nhiều loại sâu hại, tác động của thuốc đến sâu hại thể hiện nhanh, thời gian có hiệu lực trừ sâu có thể kéo dài 5 - 7 ngày. L−ợng dùng: - Padan 4G dùng bón vào ruộng lúa trừ sâu đục thân l−ợng dùng 20 - 30 kg/ha, Padan 95 SP đ−ợc pha với n−ớc với l−ợng 1kg/ha để trừ các loại sâu hại lúa. 2. BaSSa 50 EC Độc tính: - Thuộc nhóm độc trung bình đối với ng−ời, gia súc, gia cầm, độc trung bình đối với ong mật và cá - Thời gian cách ly trên cà, d−a chuột là 3 ngày, trên lúa 7 ngày, trên chè là 21 ngày. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. - Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Là thuốc trừ sâu tiếp xúc chuyên dùng để trừ các loài côn trùng chích hút. L−ợng dùng: - 1,5 - 2,5 lít/ha, pha mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 30 – 40cc, thuốc phun mỗi sào 2 bình. 3. Basudin 5G, 10G: Độc tính: - Thuộc nhóm độc trung bình đối với ng−ời và gia súc. Độc đối với ong mật, cá và các thiên địch. 7
  8. - Thời gian cách ly trên rau và cây ăn quả là 2 - 3 tuần, trên cà rốt là 2 tháng, ở liều l−ợng thông dụng thuốc không tồn lâu trong môi tr−ờng. - Độ an toàn đối với cây: Dùng thuốc Basudin 5G hoặc 10G bón vào đất hoặc rắc vào loa kèn ngô để trừ sâu thì cần thận trọng. Không dùng v−ợt quá liều l−ợng quy định và nếu bón vào đất, còn cần l−u ý không để hạt giống tiếp xúc trực tiếp với thuốc. - Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Tác động tiếp xúc, vì độc mạnh có tác động thấm sâu và phần nào có tác động xông hơi. Trừ đ−ợc rất nhiều loài sâu, sâu chích hút nhựa cây, sâu sống trong đất. Bón vào đất, thuốc có hiệu lực trừ sâu kéo dài 5 - 6 tuần. - Thuốc Basudin 5G hoặc 10G ở dạng hạt, đ−ợc dùng rắc đều lên mặt đất rồi bừa nhẹ cho thuốc trộn vào lớp đất mặt (sâu 3 - 5 cm) sau đó cày rạch hoặc bổ hốc gieo hạt (ngô, đậu đỗ v.v ). Thuốc trừ đ−ợc các loài sâu xám, dế, kiến, sùng hại mầm cây và cây con. Thuốc cũng đ−ợc dùng rải đều vào ruộng lúa và lúc b−ớm sâu đục thân ra rộ để phòng trừ sâu đục thân lúa. L−ợng dùng: - Thuốc Basudin 10G th−ờng đ−ợc dùng rải vào đất với l−ợng 15 - 20 kg/ha, một sào Bắc Bộ rải 0,5 - 0,7 kg. - Thuốc Basudin 5G thì l−ợng dùng tăng lên gấp đôi. 4. Bi58, 40EC, 50EC Độc tính: - Thuộc nhóm độc trung bình đối với ng−ời, gia súc, gia cầm, độc đối với ong mật khi ong tiếp xúc trực tiếp với thuốc, sau khi phun lên cây thuốc nhanh chóng bị hấp thụ vào bên trong lá nên khi lá đã khô thì ít nguy hại đối với ong mật. Độc đối với cá, ít độc đối với tằm. - Thời gian cách ly trên rau là 10 ngày, khoai tây, lúa ngô và cây ăn quả là 14 ngày. Thuốc không l−u tồn trong môi tr−ờng. - Độ an toàn đối với cây: Dùng đúng liều l−ợng quy định Bi 58 không gây hại cây trồng. - Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Bi58 có tác động tiếp xúc và nội hấp, vị độc. Đ−ợc hoà với n−ớc phun lên cây để trừ rệp, rày, bọ trĩ, ruồi đục lá, bọ xít, nhện đỏ hại lúa, ngô, đậu đỗ, thuốc lá, chè, dâu tằm, cây ăn quả.v.v L−ợng dùng: - Bi58, 50EC đ−ợc dùng với l−ợng 1 - 2 lít/ha để phun trừ các loại sâu chích hút nhựa trên cây lúa và hoa màu. Pha mỗi bình bơm tay đeo vai 20 – 40cc thuốc, 1 sào Bắc Bộ phun 2 bình. Chú ý: - Không đựng Bi58 trong các bình kim loại, để lâu thuốc có thể ăn mòn bình, gây rò rỉ. 8
  9. 5. Dipterex: 90WP: 90SP - Thuộc nhóm t−ơng đối độc với ng−ời, gia súc, độc đối với cá chép - Thời gian cách ly 7 ngày, thuốc Dipterex mau bị phân huỷ trong môi tr−ờng. - Dipterex có tác động vị độc cao ngoài ra còn có tác động tiếp xúc xông hơi và thấm sâu, hiệu lực trừ sâu t−ơng đối nhanh, dùng để trừ nhiều loại sâu hại lúa. - L−ợng dùng: Dipterex 90WP hoặc 90SP th−ờng đ−ợc dùng với l−ợng 1 - 1,5kg/ha để phun trừ sâu, pha mỗi bình bơm 8 lít với 20 - 30g Dipterex 90WP, mỗi sào phun 2 bình. 6. Fastac 5EC - Thuộc nhóm độc trung bình đối với ng−ời và gia súc ít độc đối với gia cầm, ong mật, cá, côn trùng có ích. - Thời gian cách ly là 1 - 2 tuần. Thuốc không l−u tồn dài trong môi tr−ờng. - Độ an toàn với cây: Dùng đúng liều l−ợng quy định Fastac an toàn với cây. - Fastac là loại thuốc trừ sâu tiếp xúc và vị độc. Thuốc tác động đến sâu hại nhanh, đ−ợc dùng để trừ nhiều loài sâu hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau. L−ợng dùng: - 0,15 - 0,4 lít/ha. Mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 3 - 7,5cc thuốc mỗi sào phun 2 bình, với những loài sâu khó trừ hơn nh− sâu xanh hại bông và đậu đỗ, sâu tơ hại cải, cần nâng cao nồng độ sử dụng 12cc/bình 8 lít hoặc cũng có thể vẫn giữ liều l−ợng pha 7,5cc/bình nh−ng nâng cao số bình lên 3 bình/sào. - Trên cây lâu năm (cam, quýt, cây ăn quả) pha Fastac 5EC với nồng độ 2-6cc/10 lít n−ớc rồi phun −ớt đều 2 mặt. 7. Furadan 3G, 5G: - Thuộc nhóm rất độc đối với ng−ời, gia súc, gia cầm, cá. Dạng thuốc này dùng để bón vào đất nên không độc đối với ong mật. - Furadan không l−u tồn lâu dài trong môi tr−ờng. - Độ an toàn đối với cây: Dùng đúng liều l−ợng quy định Furadan an toàn với cây. - Tác động đến sâu hại và cách sử dụng Furadan là loại thuốc nội hấp, có tác động vị độc, tiếp xúc. - Furadan 3G và 5G đ−ợc dùng rắc vào đất để trừ các loài sâu hại sống trong đất (sâu xám, dế, kiến, sùng trắng và cả tuyến trùng hại cây). Bón vào ruộng lúa, thuốc trừ đ−ợc sâu đục thân lúa, rầy, bọ trĩ, sâu năn, ruồi đục lá. - Do có tính độc cao đối với ng−ời và gia súc nên Furadan thuộc nhóm thuốc bảo vệ thực vật hạn chế sử dụng ở Việt Nam. - Không đ−ợc dùng cho rau màu (ngô, khoai, sắn) cây d−ợc liệu. - Chỉ đ−ợc dùng trên lúa tr−ớc khi trỗ, trong khu vực không nuôi tôm cá. - Chỉ đ−ợc dùng để xử lý đất cho cây ăn quả, cây lâm nghiệp, v−ờn −ơm, cây cảnh. 9
  10. L−ợng dùng: - Để trừ tuyến trùng và sâu hại lúa ở thời kỳ tr−ớc trỗ, rải đều trên mặt ruộng một sào 0,54 - 0,72 kg. Furadan 3G mỗi công ruộng Nam Bộ 1,5 - 2,0 kg Furadan 3G khi rải thuốc phải giữ mực n−ớc sâu 5 - 7cm ít nhất 5 - 7 ngày liên tục sau đó mới tháo n−ớc hoặc cho n−ớc vào ruộng. Để trừ sâu hại cây trồng cạn sống trong đất, dùng 1 kg Furadan 3G cho 1 sào, 3 kg Furadan 3G cho 1 công ruộng Nam Bộ, rải vào đất tr−ớc khi bừa xới lần cuối 5 - 7 ngày tr−ớc khi gieo cấy. Nếu dùng thuốc Furadan 5G thì l−ợng thuốc dùng giảm đi. Ruộng lúa 0,32 - 0,43 kg/sào. 8. Sumicidin 10EC, 20EC - Thuộc nhóm độc trung bình đối với ng−ời, gia súc, ít độc đối với gia cầm, độc đối với ong mật và cá. - Thời gian cách ly trên rau và bắp cải là 14 ngày, trên ngũ cốc, khoai tây, cây ăn quả, thuốc không l−u tồn trong môi tr−ờng. - Độ an toàn với cây: Sumicidin an toàn với cây, tuy nhiên khi dùng với liều l−ợng cao hơn liều l−ợng h−ớng dẫn, thuốc có thể gây hại cho cây con (v−ờn −ơm) và những mầm, chồi non. L−ợng dùng: - Sumicidin đ−ợc dùng với l−ợng 0,4 - 1,0 lít/ha để trừ sâu tơ, sâu khoang, rệp, các sâu ăn lá khác hại cải và các loại rau. Mỗi bình bơm pha 8 lít n−ớc với 8 – 20cc thuốc Sumicidin mỗi sào phun 2 bình. - Để trừ sâu bông (sâu xanh, sâu loang, bọ xít, rầy, rệp ) phải pha thuốc với liều đậm hơn: 20 – 30 cc/bình bơm. - Sumicidin 10EC còn đ−ợc pha với n−ớc ở nồng độ 4 – 8 cc/10 lít n−ớc rồi phun cho −ớt đều các lá để trừ rệp, rệp sáp, sâu ăn lá hại cây ăn quả. - Nếu dùng Sumicidin 20EC thì l−ợng thuốc dùng phải giảm độ một nửa. 9. Trebon 10EC - Thuộc nhóm ít độc đối với ng−ời, gia súc gia cầm, cá, ong mật. - Thời gian cách ly trên rau, đậu là 7 ngày, trên lúa và cây ăn quả là 2 tuần. - Độ an toàn đối với cây: Trebon dùng ở liều l−ợng khuyến cáo không gây hại cho cây trồng. - Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Có tác động tiếp xúc và vị độc. Hiệu lực trừ sâu có thể kéo dài tới 1 - 2 tuần. Thuốc có tác dụng diệt đ−ợc nhiều loài sâu chích hút nhựa cây, nhiều loài sâu ăn lá hại lúa, ngô, rau, đậu. L−ợng dùng: - Trebon 10EC đ−ợc pha trong mỗi bình 15 - 20 cc thuốc với 8 lít n−ớc, mỗi sào phun 2 bình, để trừ các loài rầy, sâu cuốn lá, sâu gai, ruồi đục lá. - Để trừ sâu tơ, sâu khoang, sâu keo, rệp hại rau, sâu xanh, sâu đục quả, bọ xít pha mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 15 - 30 cc Trebon 10EC. Số bình phun cho mỗi sào là 2. Cùng pha với liều l−ợng 15- 30 cc thuốc với 8 lít n−ớc cho mỗi bình phun nh−ng tăng số bình 10
  11. phun lên 2,5 bình/sào để phun trừ rệp, sâu ăn lá, sâu đục thân hại ngô, rệp, bọ xít, sâu cuốn lá, sâu xanh. Trebon 10EC còn đ−ợc pha với n−ớc ở nồng độ 7,5 – 15cc/10 lít n−ớc để phun trên chè trừ rầy, bọ xít muỗi, phun trừ rệp, bọ xít hại cây ăn quả. 10. Applaud 10WP - Thuộc nhóm t−ơng đối độc đối với ng−ời, gia cầm, gia súc, ong mật, tằm và nhiều loài sâu có ích. ở liều l−ợng th−ờng dùng, Applaud ít độc đối với cá. - Thời gian cách ly trên cây lúa, rau, đậu, chè là một tuần, trên cam quýt thời gian là 2 tuần. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. - Độ an toàn đối với cây: ở liều l−ợng th−ờng dùng Applaud an toàn với cây trồng. - Tác động đến sâu hại và cách sử dụng: Thuốc có tác động tiếp xúc (xâm nhập qua da côn trùng) vị độc (sâu ăn vào bị chết) và phần nào có tác động l−u dẫn (nội hấp) - Dùng chủ yếu để trừ các loài sâu chích hút nhựa cây: rày xanh đuôi đen, rày nâu hại lúa, bọ phấn hại cà chua, rệp vảy, cây ăn quả và cà phê, nhện đỏ hại chè. - Thuốc tác động đến ấu trùng (rầy cám) bằng cách ngăn cản không cho chúng lột xác. Sau khi phun thuốc ấu trùng vẫn sống và ngừng ăn, vài ngày sau khi lột xác chúng mới chết. Thuốc không diệt đ−ợc rầy, rệp, nhện đỏ tr−ởng thành nh−ng khiến cho chúng đẻ ít trứng và trứng đẻ ra không nở đ−ợc. Trời càng lạnh tác động của thuốc càng thể hiện chậm. Nh−ng hiệu lực trừ rầy, bọ phấn hiệu lực trừ sâu có thể kéo dài khoảng 3 - 4 tuần. L−ợng dùng: - 1,0 - 1,5 kg/ha tuỳ loài côn trùng, pha mỗi bình bơm tay 8 lít n−ớc với 20 - 30g thuốc và mỗi sào phun 2 bình. Với cây lâu năm (cây ăn quả ) pha theo liều l−ợng trên rồi phun cho −ớt đều lá. 11. Sherpa 5EC, 10EC, 25EC - Thuộc nhóm độc trung bình đối với ng−ời và gia súc. Độc đối với ong mật, t−ơng đối ít độc đối với gia cầm. ở liều l−ợng thông dụng trừ sâu dùng trên đồng ruộng, thuốc t−ơng đối ít độc đối với cá. - Thời gian cách ly trên hành là 21 ngày, trên cải bắp là 14 ngày. - Độ an toàn đối với cây: Sherpa dùng đúng l−ợng khuyến cáo không gây hại cây trồng. - Tác động đến sâu hại cách sử dụng và l−ợng dùng: Có tác động tiếp xúc, vị độc và cả gây ngán đối với sâu hại. Thuốc còn diệt đ−ợc cả trứng sâu. Sherpa đ−ợc dùng để trừ rất nhiều loài sâu hại trên rất nhiều cây trồng khác nhau. Liều l−ợng: - Thuốc Sherpa 5EC đ−ợc dùng phổ biến hiện nay để trừ các sâu hại ở liều l−ợng nh− sau: Để trừ các sâu ăn lá: Sâu khoang và sâu xanh hại đậu sâu b−ớm trắng hại rau cải. Pha mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 7,5 - 15cc thuốc, với liều l−ợng này thuốc cũng trừ đ−ợc sâu phao, sâu cắn gié hại lúa. Đối với sâu tơ hại cải hại các loại rau, đậu đỗ phải dùng 11
  12. với l−ợng cao hơn, mỗi bình bơm phải dùng từ 20 - 24cc thuốc pha với 8 lít n−ớc và phun 2 bình cho một sào. Với những liều l−ợng nêu trên, Sherpa 5EC, còn trừ đ−ợc nhiều loài rầy, bọ phấn, bọ xít, sâu đục lá và đục quả bọ cánh cứng (bọ đầu dài) hại rau, cây công nghiệp, hoa màu (đậu đỗ, khoai tây cây ăn quả) 12. Vibam 5H - Đặc điểm: Vibam 5H là thuốc trừ sâu hỗn hợp dạng hạt màu nâu nhạt mùi hôi chứa 2% BPMC (Bassa) và 3% Dimethoate (Bi58) - Vibam 5H có tác động tiếp xúc, nội hấp và vị độc dùng để trừ sâu đục thân lúa, sâu đục ngọn bắp, mía và các loại sâu trong đất ở các v−ờn cây ăn trái, rau đậu, cà phê. - Vibam 5H: Đ−ợc sản xuất d−ới dạng hạt hàm l−ợng thấp nên ít độc đối với môi tr−ờng và không ảnh h−ởng đến các loại thiên địch. - Thời gian cách ly từ 14 - 21 ngày. Cách dùng: - Trên lúa để trừ các loại sâu đục thân lúa rải đều trên ruộng 25 - 30kg/ha. Khi rải giữ n−ớc trong ruộng từ 3 - 5cm ít nhất từ 3 - 5 ngày sau khi rải. Trên mía phòng trừ sâu đục ngọn rắc lên ngọn hoặc nách lá từ 5 - 10 hạt thuốc vào các ngày 30, 45, 60 sau khi gieo trồng. V−ờn cây ăn trái, rau đậu cà phê, phòng trừ các loại côn trùng trong đất nh− sâu xám, sùng trắng, dế, kiến xử lý với l−ợng 30 kg/ha xới đất lên rải theo hàng hoặc chung quanh gốc, sau đó lấp lại t−ới n−ớc bình th−ờng. Chú ý: Nh− các loại thuốc dạng hạt khác - Không rải thuốc trên ruộng lúa bị khô hạn hoặc quá ngập n−ớc. - Giữ thuốc trong bao bì kín, để nơi khô ráo thoáng mát, không để thuốc trực tiếp d−ới ánh sáng mặt trời. 13. Sumi-alpha 5EC - Thuộc nhóm độc trung bình đối với ng−ời và gia súc ở liều l−ợng phun trên ruộng, thuốc t−ơng đối ít độc với ong mật nếu ong không tiếp xúc trực tiếp với thuốc. - Sumi - alpha không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. - Độ an toàn với cây: Thuốc an toàn với các loại cây trồng, tác động đến sâu hại, cách sử dụng và l−ợng dùng có tác động tiếp xúc vị độc, xua đuổi và gây ngán. Sâu bị trúng độc rất nhanh hiệu lực của thuốc có thể kéo dài 5 ngày. - Sumi - alpha 5EC đ−ợc dùng với l−ợng 0,3 - 0,75 lít/ha để phun trừ sâu tơ, sâu khoang, bọ nhảy, rệp hại rau, trừ bọ trĩ, rệp, sâu cuốn lá, sâu đục quả hại đậu đỗ, trừ các loài sâu hại bông, thuốc lá (sâu xanh, sâu ăn tạp, rầy) mỗi bình bơm pha 6 - 12cc thuốc với 8 lít n−ớc, một sào Bắc Bộ phun 2 bình. - Thuốc đ−ợc dùng với nồng độ 1 - 1,25 cc/10 lít n−ớc rồi phun −ớt đều hai mặt lá của toàn bộ tán lá chè để trừ rầy xanh, bọ xít, muỗi và các loài sâu ăn lá. Trên cây ăn quả Sumi - alpha đ−ợc pha ở nồng độ 2 – 4 cc/10 lít n−ớc rồi phun −ớt đều các lá để trừ rệp sáp, sâu vẽ bùa, ruồi đục quả. 12
  13. 14. Danitol 10EC - Thuộc nhóm độc trung bình đối với ng−ời, gia súc, cá, ong mật, t−ơng đối độc đối với gia cầm. - Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. - Độ an toàn đối với cây: Sử dụng theo liều l−ợng quy định Danitol an toàn với cây trồng. - Tác động đến sâu, nhện và cách sử dụng: Danitol là loại thuốc vừa có tác dụng trừ đ−ợc nhiều loại nhện đỏ hại cây (chè, bông, cam chanh, cây ăn quả) vừa trừ đ−ợc nhiều loài sâu hại cây (rệp, rệp vảy, bọ trĩ, rầy, bọ phấn, sâu xanh, sâu khoang hại rau, bông vải, thuốc lá, cây ăn quả, bọ xít muỗi hại chè ) - Thuốc có tác động tiếp xúc, vị độc, thấm sâu, vừa gây độc làm cho nhện và côn trùng bị chết nhanh chóng, vừa có tác dụng xua đuổi côn trùng và nhện, vừa làm giảm khả năng đẻ trứng của chúng, hiệu lực của thuốc có thể kéo dài 3 - 4 tuần. L−ợng dùng: - Danitol 10EC đ−ợc dùng pha với n−ớc, với l−ợng 0,75 lít/ha để phun trừ sâu, pha mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 15 – 30 cc thuốc Danitol 10EC mỗi sào phun hai bình. 15. Vibasu 10H - Đặc điểm: Vibasu là thuốc trừ sâu thuộc nhóm lân hữu cơ có tác động tiếp xúc, vị độc, xông hơi và thấm sâu. - Vibasu 10H dạng hạt màu trắng xám, mùi tỏi nồng chứa 10% hoạt chất, dùng để phòng trừ sâu đục thân, sâu năn (muỗi lá hành) trên lúa, sâu đục thân, sâu đục ngọn mía. - Thuốc còn đ−ợc dùng bón vào đất trừ các loại sâu xám, sùng trắng, dế, kiến tr−ớc khi gieo trồng. - Thuốc độc trung bình đến ít độc (nhóm độc II và III) cho ng−ời, gia súc đối với cá và ong mật. LD50 dạng kỹ thuật qua đ−ờng miệng chuột 1.250mg/kg. - Thời gian cách ly là 14 ngày với lúa, 21 ngày với cây ăn quả và cây công nghiệp. Cách dùng: - Trên lúa: Rải đều khi b−ớm xuất hiện 15 - 20kg/ha chân ruộng phải có n−ớc và giữ n−ớc trong ruộng 5 - 7 ngày sau khi rải. - Trên các cây trồng cạn rải đều tr−ớc khi cày bừa lần cuối hoặc rải theo hàng sâu trong đất từ 3 - 5 cm khoảng 25 - 30kg/ha. Trên ngô, mía để trừ sâu đục thân rắc 7 - 10 hạt thuốc trên ngọn hoặc nách lá khi thấy b−ớm xuất hiện, có thể rắc 2 - 3 lần trong vụ cách nhau 15 ngày. Chú ý: - Không rải thuốc Vibasu 10H khi ruộng quá khô hạn hoặc ngập n−ớc. - Giữ thuốc trong bao bì kín, để nơi khô ráo, thoáng mát không để thuốc trực tiếp d−ới ánh sáng mặt trời. 13
  14. 16. Caltex: D - C Tron Plus dầu phun trừ sâu - Dầu phun cho nông nghiệp: Dầu phun gốc dầu mỏ, chất l−ợng hảo hạng, dạng nhũ ''phổ tác động hẹp'', đ−ợc pha chế đặc biệt để kiểm soát dịch hại trên cam quýt và các cây trồng khác, thay thế cho thuốc trừ sâu hóa học phổ rộng. - Phạm vi ứng dụng: Đ−ợc sử dụng trong ch−ơng trình quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) để kiểm soát các dịch hại sau: - Cam quýt: sâu vẽ bùa, rầy chổng cánh, nhện đỏ, vàng, nhện trắng, rệp sáp, rầy mềm, bọ phấn. - Sản phẩm đang đ−ợc tiến hành đăng ký sử dụng cho các đối t−ợng trên cam quýt nh− bọ trĩ và những dịch hại quan trọng khác. - Táo: Nhện đỏ, rệp các loại, nhện 2 chấm, bệnh s−ơng mai. - Hoa hồng: Nhện các loại, bệnh đốm đen, bệnh s−ơng mai, bọ trĩ. - Tiết kiệm chi phí: Các thử nghiệm trên đồng ruộng cho thấy dầu phun mang lại hiệu quả kinh tế hơn hẳn thuốc sát trùng hóa học trong phòng trừ dịch hại. - Không kháng thuốc: Ph−ơng pháp phòng trừ dựa trên cơ chế làm ngạt và thay đổi tập tính, mà không gây kháng thuốc nh− với nhiều loại thuốc trừ sâu hóa học. - Giảm thiểu thiệt hại trên cây trồng ở mức thấp nhất khi theo đúng h−ớng dẫn sử dụng đã đ−ợc xác nhận qua thử nghiệm. - Không làm hại thiên địch ảnh h−ởng không đáng kể với những côn trùng và nhện có ích, duy trì sự gia tăng quần thể của chúng. - An toàn hơn cho sức khỏe và nông sản, độ độc không đáng kể ng−ời phun chỉ cần bảo hộ tối thiểu (khẩu trang và áo trùm bảo hộ), nông sản t−ơi sạch và an toàn hơn. - An toàn cho môi tr−ờng: Dầu ốc tinh lọc cao và sử dụng ở nồng độ thấp nên d− l−ợng thuốc sẽ đ−ợc phân huỷ nhanh d−ới tác động của ánh sáng và vi sinh. - Hiệu quả kinh tế : Có thể kiểm soát đồng thời nhiều dịch hại nhờ đó giảm chi phí phun thuốc. - Cách pha: Cho l−ợng n−ớc cần thiết vào thùng hỗn hợp tr−ớc khi thêm D - C - Tron Plus vào. - Khi dùng hỗn hợp với các thuốc khác, thì phải trộn đều thuốc đó trong n−ớc tr−ớc, thêm D - C - Tron Plus vào sau cùng. - Để tránh phân ly dầu, cần khuấy đều liên tục, thùng hỗn hợp, hay ít nhất 10 - 15 phút. Cách phun: - Phun −ớt đều các bề mặt quả, lá nhánh con và cành để đảm bảo đủ l−ợng dầu dìm chết dịch hại hoặc thay đổi tập tính của chúng. Dầu chảy từ lá cây xuống đất có tác dụng bổ sung mà không phải là dầu hao phí. - Không phun khi nhiệt độ bóng râm v−ợt quá 350C - Không phun trong điều kiện nhiều gió, vì gió tạt sẽ kéo dầu qua cây khác, không đủ làm −ớt toàn bộ cây. - Không phun khi đất khô hay cây đang bị hạn. 14
  15. 17. Vibaba 50ND - Đặc điểm Vibaba 50ND là thuốc trừ sâu hỗn hợp dạng nhũ dầu, màu vàng, mùi hôi chứa 20% BPMC (Vibasa) và 30% Diazinon (Vibasu). - Vibaba 50ND có tác động tiếp xúc, xông hơi, thấm sâu và vị độc phòng trừ hữu hiệu sâu đục thân, sâu cuốn lá, sâu đục trái các loài rầy, rệp sáp, bọ trĩ, nhện hại lúa rau mầu, mía, bông vải, thuốc lá, trà, cà phê, cây ăn trái. - Thời gian cách ly là 14 ngày L−ợng dùng: - Lúa, rau: Liều đùng 1,2 - 1,5 lít/ha. - Cây ăn trái: Liều dùng từ 1 - 2 lít/ha. - Mía, bắp, đậu, bông vải, thuốc lá, cà phê, trà: Liều l−ợng dùng 1,5 - 2 lít/ha. * Chú ý: - Phun −ớt đều cây trồng l−ợng n−ớc phun từ 400 - 500 lít/ha tuỳ loại cây trồng. 15
  16. II - NHóM THUốC TRừ BệNH 1. Kasai 21.2 WP Kasai là một loại thuốc trừ nấm hỗn hợp Độc tính: ít độc đối với ng−ời, gia súc, gia cầm, cá, thời gian cách ly là 3 tuần. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Độ an toàn đối với cây: Dùng theo liều l−ợng khuyến cáo, thuốc không hại cho cây. - Tác động đến nấm bệnh và cách sử dụng: Là loại thuốc nội hấp vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng trừ bệnh hiệu lực t−ơng đối dài. Thuốc đ−ợc dùng chủ yếu để phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, ngoài ra còn dùng để trừ một số bệnh khác nh− đốm lá cà chua, đốm lá đậu v.v L−ợng dùng: - Kasai 21.2 WP đ−ợc dùng trị bệnh đạo ôn hại lúa với l−ợng dùng 1,0 - 1,5 kg/ha. 2. Kasumin 2L Độc tính: - ít độc đối với ng−ời, gia súc, gia cầm, ong mật và cá. - Thời gian cách ly: trên lúa là 2 tuần, trên cây ăn quả từ 2 - 3 tuần. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Độ an toàn đối với cây: - Kasumin an toàn đối với cây. Tác động đến nấm bệnh và cách sử dụng: - Là thuốc nội hấp trừ nấm và vi khuẩn gây bệnh, có tác dụng phòng và trị bệnh. Sau khi phun lên cây, thuốc nhanh chóng hấp thụ vào trong mô nên ít bị m−a rửa trôi. - Có tác dụng trừ bệnh đạo ôn hại lúa, bệnh thối lá cà chua, bệnh đốm lá vi khuẩn hại đậu, đỗ, cải và ớt. - L−ợng dùng: - 1,5 - 2 kg/ha. - Để trừ bệnh đốm lá vi khuẩn trên đậu đỗ dùng với l−ợng 2 - 3 kg/ha, mỗi bình bơm pha 8 lít n−ớc với 40 - 60cc thuốc, mỗi sào phun 2 bình. 3. Kasuran 45 + 2 WP và 45 + 5WP Là thuốc trừ nấm hỗn hợp Độc tính: - ít độc đối với ng−ời, gia súc, gia cầm, ong mật, nh−ng t−ơng đối độc đối với cá. - Thời gian cách ly: Trên rau là 1 tuần, trên lúa là 10 ngày, trên hành là 2 tuần, trên chè là 4 tuần. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. 16
  17. Độ độc an toàn đối với cây: Dùng đúng liều khuyến cáo thuốc không gây hại cho cây trồng. Tác động đến nấm bệnh và cách sử dụng: Là thuốc trừ nấm nội hấp, có tác dụng phòng và trị bệnh dùng để phòng trừ nhiều loại bệnh trên nhiều giống cây trồng nh−: Bệnh đạo ôn, bệnh bạc lá, bệnh đốm nâu, đốm vòng, đốm vi khuẩn, mốc s−ơng hại cà chua, bệnh thối vi khuẩn hại bắp cải và hành tỏi, các bệnh phấn trắng, ghẻ hại d−a hấu và hoa hồng, các bệnh phồng lá, thối búp vi khuẩn, chấm xám thán th− hại chè, bệnh loét vi khuẩn hại cam, chanh.v. v L−ợng dùng: Kasuran 45 + 2 WP dùng với l−ợng 2 - 3 kg/ha để phòng trừ các bệnh nêu trên. Mỗi bình bơm pha 8 lít n−ớc với 40 - 60 g thuốc mỗi sào Bắc Bộ phun 2 bình. 4. Validacin 3SC, 5SC Độc tính:ít độc đối với ng−ời, gia súc, gia cầm, cá, ong mật, tằm. Thời gian cách ly 2 tuần. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Độ an toàn đối với cây: Validacin an toàn đối với cây. Tác động đến nấm và cách sử dụng: Là loại thuốc trừ nấm nội hấp, có tác dụng trị bệnh, chuyên dùng để trị bệnh khô vằn hại lúa, các bệnh lở cổ rễ cây con (khoai tây, thuốc lá ) bệnh mốc hồng hại cây cao su. L−ợng dùng: - Trên lúa và giai đoạn làm đòng, phun khi chớm cho bệnh với liều l−ợng lít/ha pha mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 20cc Validacin 5 lít mỗi sào Bắc Bộ phun 2 bình, để trừ các bệnh mốc đen khoai tây, cháy bẹ gừng, thối cổ rễ rau diếp, rau cải, lạc, chết ẻo cà chua, d−a leo, pha thuốc Validacin 51ít với n−ớc theo tỷ lệ 10 - 50 cc/ 10 lít n−ớc phun −ớt đẫm gốc cây. - Thuốc Validacin 5 lít còn đ−ợc pha ở nồng độ 100 - 200 cc thuốc/10 lít n−ớc để phun trừ nấm hồng hại cao su. 5. Zineb 80WP Độc tính: ít độc đối với ng−ời và gia súc, ong mật, độc đối với cá, dính vào da thuốc có thể gây mẩn ngứa. Thời gian cách ly đối với rau đậu là 4 tuần, đối với rau ăn củ, hành là 3 tuần, thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Độ an toàn đối với cây:Dùng theo liều l−ợng khuyến cáo, Zineb không gây hại cây. Tác động đến nấm bệnh và cách sử dụng: Là thuốc trừ nấm tiếp xúc có tác dụng phòng bệnh cần phun thuốc sớm khi bệnh chớm xuất hiện. Thuốc có tác dụng đối với nhiều loại nấm hại gây bệnh trên nhiều loại cây trồng: Mốc s−ơng, đốm lá hại cà chua, khoai tây, bệnh đốm tím hại hành, đốm mắt cua hại thuốc lá, phồng lá, chấm xám hại chè, đốm đen, đốm nâu loét sẹo hại cam quýt v.v L−ợng dùng: Pha mỗi bình bơm 20 - 40g Zineb 80WP với 8 lít n−ớc mỗi sào Bắc Bộ phun 2 bình. Có thể pha Zineb 80WP với n−ớc theo nồng độ 1/200 (1 kg thuốc trong 200 lít n−ớc ) phun vào đất sau 7 - 10 ngày gieo hạt thuốc lá để phòng bệnh chết gục cây con. 17
  18. 6. Fujione 40EC Độc tính: ít độc đối với ng−ời, gia súc, gia cầm, ong mật, tằm, độc đối với cá. Thời gian cách ly là 14 ngày thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Độ an toàn đối với cây: Fujione nói chung an toàn đối với cây trồng, có tr−ờng hợp thuốc làm tăng khả năng chịu rét của lúa. Nh−ng có thể gây hại đối với một số giống bầu bí, d−a chuột. Tác dụng đến nấm bệnh và cách sử dụng: Là loại thuốc trừ nấm nội hấp, vừa có tác dụng phòng bệnh vừa có tác dụng trị bệnh. Fujione đ−ợc dùng chủ yếu để trừ bệnh đạo ôn. Ngoài ra còn đ−ợc khuyến cáo dùng trừ bệnh dịch muội hại cà chua và một số bệnh khác. Khi phun Fujione lên ruộng lúa n−ớc để phòng trừ bệnh đạo ôn thuốc còn có khả năng ức chế sinh tr−ởng của rầy nâu (rầy cám) ngăn cản chúng phát triển thành dịch. L−ợng dùng: Để trừ bệnh đạo ôn hại lúa, mỗi bình bơm tay pha 8 lít n−ớc với 20 - 40 cc thuốc, mỗi sào Bắc Bộ phun 2 bình ở thời kỳ lúa đẻ, khi tỷ lệ lá bị bệnh từ 3 - 5% thì cần phun ngay thời kỳ lúa trỗ cần phun tr−ớc trỗ 5 - 7 ngày. 7. Hinôsan: 30EC, 40EC, 50EC Độc tính: Trung bình đối với ng−ời và gia súc. Độc đối với gia cầm, cá, t−ơng đối ít độc đối với ong mật. Thời gian cách ly là 3 tuần thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Độ an toàn đối với cây: Hinôsan an toàn với cây trồng khi dùng đúng liều khuyến cáo. Tác động đến nấm bệnh và cách sử dụng: Là thuốc nội hấp có tác dụng phòng và trị bệnh, Hinôsan đ−ợc dùng chủ yếu để phòng trừ bệnh đạo ôn hại lúa. Trên mặt lá thuốc ngăn cản bào tử nấm bệnh nẩy mầm và xâm nhập vào bên trong mô cây trồng. Bên trong mô thuốc ức chế sinh tr−ởng của sợi nấm và ngăn cản sợi nấm tạo bào tử mới. L−ợng dùng: Hinôsan 40EC đ−ợc dùng với l−ợng 1,5 - 2 kg/ha để trừ bệnh đạo ôn hại lúa mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 30 - 40 cc Hinôsan 40EC mỗi sào phun 2 bình. 8. Viben C 50BTN Viben C là thuốc trừ nấm nội hấp - l−u dẫn. Thuốc vừa có tác dụng phòng ngừa vừa có tác dụng chữa trị hữu hiệu các loại nấm hại cây trồng, đồng thời còn có tác dụng hỗ trợ sinh tr−ởng cây trồng và có công hiệu chống các bệnh vi khuẩn, có thể dùng Viben C phòng trừ hữu hiệu các bệnh đốm lá, cháy lá, mốc lá, phồng lá, thán th−, s−ơng mai, gỉ sắt, thối hoa, đốm quả, sẹo loét, thối núm quả, thối nhũn quả, thui chồi, chết rạp, thối rễ trên cây l−ơng thực, cây thực phẩm, cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại cây hoa cảnh. Đặc biệt rất công hiệu trong phòng trừ các bệnh vàng lá lúa và lem lép hạt lúa. - L−ợng dùng: Trên lúa 1,5 - 2 kg/ha. 18
  19. 9. Topsin M 50WP, 70WP Độc tính: ít độc đối với ng−ời, gia súc, gia cầm, cá, ong mật. Thời gian cách ly trên lúa, đỗ t−ơng, nho, cây ăn quả khác là 14 ngày, trên rau, khoai tây, lạc, chè, là 7 ngày. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Độ an toàn đối với cây: Topsin M an toàn đối với cây trồng. Tác động đến nấm bệnh và cách sử dụng:Là loại thuốc nội hấp vừa có tác dụng phòng bệnh, vừa có tác dụng trừ bệnh. Hiệu lực trừ nấm t−ơng đối dài ngày. Thuốc có tác dụng trừ đ−ợc nhiều loại nấm bệnh trên nhiều giống cây trồng khác nhau. L−ợng dùng: Pha mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 10 - 20 g thuốc mỗi sào phun 2 bình để trừ các bệnh trên các cây trồng sau: - Lạc: Bệnh đốm lá, mốc xám. - Đậu t−ơng: Bệnh thán th−, đốm nâu, đốm tím. - Cải bẹ: Bệnh hạch nấm, đốm lá. - Cà chua: Bệnh mốc xám, thối thân, héo rũ. - Các bệnh nấm hạch (cải bắp) thối xám (hành) mốc xám (d−a chuột) thán th− (d−a hấu).v.v - Trên nho pha mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 20 - 40 g thuốc * Chú ý: Nếu sử dụng TốpSin 70 WP thì liều l−ợng phải giảm bớt. 10. Sasa 20WP Độc tính: Độ độc thấp hoặc thực tế không độc. Thời gian cách ly: Tối thiểu là 7 ngày. Độ an toàn đối với cây: An toàn với cây trồng. Là loại thuốc nông d−ợc đặc trị bệnh bạc lá lúa do vi khuẩn gây nên, thuốc có tính nội hấp hiệu quả phòng trừ cao, hiệu lực phòng trừ kéo dài từ 10 - 21 ngày sau phun. L−ợng dùng: 1,2 - 1,5 kg/ha (phun 2 lần) Thời gian phun thuốc tốt nhất là phun thuốc vào thời kỳ cây lúa mới bắt đầu phát bệnh. Nếu bệnh nhẹ phun 1 lần, tr−ờng hợp bệnh nặng phải phun 2 lần, lần 2 cách lần 1 từ 7 - 10 ngày. 19
  20. III - Thuốc trừ cỏ 1. Butanil 55EC Butanil là thuốc trừ cỏ hỗn hợp 27,5% Butachlor và 27,5% Propanil Độc tính: ít độc với ng−ời và gia súc, độc đối với cá không độc đối với ong. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Tác động đến cỏ dại và cách sử dụng: Butanil là loại thuốc trừ cỏ vừa có tác dụng diệt cỏ ở giai đoạn nảy mầm, vừa có tác dụng diệt cỏ đã mọc khi tiếp xúc với thực vật khác nhau, ngoại trừ cây lúa. Do vậy Butanil chỉ đ−ợc dùng trừ cỏ cho lúa cấy, lúa xạ để trừ những cỏ hàng niên một và 2 lá mầm, cỏ cói lái nh−: cỏ lồng vực, cỏ đuôi phụng (cỏ chỉ), cỏ chát, cỏ lác mỡ, rau ớt (mác bao) cỏ bồng bồng (cỏ xù bông) khi phun thuốc phải rút hết n−ớc trong ruộng, phun sao cho thuốc bám đều khắp lá cỏ, hai ba ngày sau mới cho n−ớc vào ruộng. Tr−ớc và sau khi phun Butanil 1 tuần, tuyệt đối không đ−ợc dùng bất cứ loại thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm nào thuộc nhóm lẫn hữu cơ hay cacbamat để phun trừ sâu bệnh trên ruộng lúa. Bình phun thuốc Butanil cũng phải đ−ợc rửa sạch sẽ tr−ớc khi phun, không còn l−u lại trong bình cặn d− thừa của các thuốc trừ sâu, trừ nấm lẫn hữu cơ và cacbamat. Và ng−ợc lại sau khi đã dùng bình bơm để phun thuốc trừ cỏ Butanil, phải rửa bình bơm thật sạch, thật kỹ, tr−ớc khi dùng để phun các thuốc trừ sâu bệnh cho cây trồng. Nếu không nghiêm túc tuân thủ các điều này thì lúa sẽ bị cháy toàn bộ, cây trồng khác cũng có thể bị cháy lá. L−ợng dùng: Sau cấy hoặc sạ 7 - 12 ngày phun Butanil 55EC trên ruộng với l−ợng 2,0 - 2,5 lít/ha. Mỗi bình bơm pha 8 lít n−ớc với 40 - 50 cc thuốc Butanil 55EC, mỗi sào Bắc Bộ phun 2 bình, mỗi công ruộng Nam Bộ phun 5 bình. Nếu phun muộn hơn (10 - 12 ngày) sau cấy hoặc sau sạ phải nâng cao liều l−ợng sử dụng lên 3 lít/ha 60 cc/bình 8 lít. 2. Echo 60EC Tên thông dụng: Butachlor Độc tính: ít độc đối với ng−ời và gia súc, gia cầm. Độc đối với cá. Hầu nh− không độc đối với ong mật. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Tác động đến cỏ dại và cách sử dụng: Echo là thuốc trừ cỏ nội hấp có tác dụng chọn lọc, đ−ợc dùng để trừ cỏ cho lúa vào thời kỳ cỏ ch−a hoặc sắp mọc. Thuốc xâm nhập vào thân mầm và rễ cỏ, có hiệu lực trừ đ−ợc nhiều loài cỏ dại trên ruộng lúa: cỏ lồng vực, đuôi phụng (Cỏ chỉ), cỏ bồng bồng (xù bông) cỏ bợ, rau ớt, nhọ nồi (cỏ mực), cỏ năn, cỏ chác (lác mỡ) cỏ lác rận Thuốc đ−ợc dùng cho lúa gieo thẳng sau khi sạ 1 - 4 ngày. Trong thành phần của thuốc còn có một l−ợng nhất định chất an toàn, khiến cho thuốc không gây hại cho cây lúa ở thời kỳ lúa mới mọc. Khi phun thuốc giữ n−ớc ở ruộng xâm xắp (1 - 3cm) sau 3 - 5 ngày sau phun có thể cho n−ớc vào ruộng. L−ợng dùng: Echo 60EC đ−ợc dùng pha với n−ớc với l−ợng 1,0 - 1,2 lít/ha. Mỗi bình bơm pha 25 - 30 cc thuốc Echo 60EC với 8 lít n−ớc, môi sào phun 1,5 bình, mỗi công ruộng phun 4 bình. 20
  21. 3. Michelle 32ND Michelle có tên khác là Echo Thuốc đ−ợc dùng với l−ợng 3 - 4 lít/ha phun trừ cỏ cho lúa cấy (phun tr−ớc cấy 3 ngày hoặc sau cấy 3 ngày), lúa sạ phun tr−ớc sạ 3 ngày hoặc sau sạ 5 - 7 ngày. Mỗi bình bơm pha 8 lít n−ớc với 75 - 100cc thuốc, mỗi công ruộng Nam Bộ phun 4 bình, mỗi sào Bắc Bộ phun 1,5 bình. 4. RiFit 300EC, 500EC, 2CT Tên thông dụng: Pretilachlor Độc tính: ít độc với ng−ời, gia súc, gia cầm, nh−ng độc với cá, ong mật. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Tác động đến cỏ dại và cách sử dụng: Rifit là loại thuốc trừ cỏ nội hấp có tác động chọn lọc. Thuốc xâm nhập vào mầm hạt cỏ và diệt đ−ợc nhiều loài cỏ một và hai lá mầm: cỏ lồng vực, cỏ chỉ (đuôi phụng) cỏ mần trầu, cỏ lác, cỏ năn, cỏ chát, cỏ mực (nhọ nồi) cỏ rau ớt, cỏ thân đỏ Thuốc đ−ợc dùng tr−ớc khi cỏ mọc hoặc ngay khi cỏ mới nhú mọc ở ruộng lúa cấy. Thời gian sử dụng đạt hiệu quả cao nhất là trong khoảng thời gian 5 ngày đầu sau khi cấy. Không dùng Rifit trừ cỏ cho lúa sạ vì thuốc có thể gây độc cho cây lúa ở thời kỳ mới mọc. Khi phun xong, phải giữ n−ớc ở ruộng lúa ít nhất trong 2 ngày, sau đó có thể cho n−ớc vào hoặc rút n−ớc ra tuỳ theo tập quán canh tác. L−ợng dùng: Rifit 500EC đ−ợc dùng với l−ợng 0,75 - 1,5 lít/ha. Pha mỗi bình bơm 8 lít n−ớc với 18 - 36 cc thuốc Rifit 500EC, mỗi sào Bắc Bộ phun 1,5 bình, mỗi công ruộng Nam Bộ phun 4 bình. 5. Sofit 300EC, 50EC, 2CT Tên thông dụng: Pretilachlor Sofit và Rifit cùng có một hoạt chất là Pretilachlor nên độc tính của chúng nh− sau: Tuy nhiên trong Sofit có pha trộn thêm một chất an toàn khiến cho hoạt chất Pretilachlor một mặt vẫn giữ đ−ợc hoạt tính trừ cỏ cao, mặt khác gia tăng đ−ợc tính an toàn với cây lúa. Do vậy Sofit đ−ợc dùng chủ yếu để trừ cỏ cho lúa gieo thẳng. Vì dùng Sofit trừ cỏ cho lúa gieo thẳng sẽ đảm bảo an toàn hơn là dùng Rifit. Để đảm bảo đạt đ−ợc hiệu quả trừ cỏ cao, cần thực hiện những điều sau đây: - Đất phải đ−ợc cày bừa kỹ, bằng phẳng, đủ ẩm không còn cỏ dại tr−ớc khi sạ. - Sau khi phun thuốc chậm nhất là 5 - 7 ngày phải cho n−ớc vào ruộng, sau đó điều chỉnh n−ớc theo tập quán canh tác. - Chú ý: Tránh những cơn m−a lớn ngay sau khi phun thuốc. Sau phun thuốc ít nhất 6 giờ, thuốc mới thấm đ−ợc vào đất và mới không bị mất tác dụng do m−a lớn. - Những nơi có tập quán sạ ngầm thì sau khi rút n−ớc cần phun Sofit càng sớm càng tốt, khi cỏ mới ch−a quá 1 - 5 lá. L−ợng dùng: Thuốc Sofit 300EC đ−ợc dùng với l−ợng 1,0 - 1,2 lít/ha, mỗi bình bơm pha 8 lít n−ớc với 25 - 33 cc Sofit 300EC, mỗi sào Bắc Bộ phun 1,5 bình, mỗi công ruộng phun 4 bình. 21
  22. 6. Ally 20DF Vì Ally tiêu diệt các loại cỏ lá rộng khó trừ nhất, thuốc xâm nhập qua lá và di chuyển khắp cây cỏ đến tận gốc rễ, thân ngầm. Diệt cỏ triệt để từ ngọn đến gốc, chặn đứng sự tái sinh và phát tán của cỏ dại. Vì Ally đem đến hiệu quả cao với liều l−ợng sử dụng cực thấp: 2 - 3 g/1000m2, giảm nhẹ chi phí trừ cỏ thuận lợi trong việc sử dụng và vận chuyển thuốc. Vì chỉ cần phun 1 lần cho suốt cả vụ lúa. Đỡ công phun đi phun lại nhiều lần, tiết kiệm đ−ợc tiền bạc và công lao động cho gia đình. Vì Ally không gây hại cho cây lúa, Ally đ−ợc chế tạo với thành phần phụ gia đặc biệt khiến thuốc diệt cỏ hữu hiệu nh−ng lại không ảnh h−ởng đến sự phát triển lúa. Nhờ vậy Ally đã nhận đ−ợc giải th−ởng quốc gia về kỹ thuật của Hoa Kỳ. H−ớng dẫn sử dụng: Ally 20DF là loại thuốc trừ cỏ hậu nảy mầm, có tác động chọn lọc và l−u dẫn, đ−ợc sử dụng để trừ cỏ lá rộng trên ruộng lúa. Loại cỏ Liều l−ợng sử dụng thuốc Thời điểm phun Nhóm lá rộng Sử dụng 20 - 30g/ha 20 - 30 ngày sau Cỏ vẩy óc, cỏ 1 gói 1,5g cho 2 sào ruộng 2 x 500m2 ở Trung Bộ khi cấy vừng, rau bợ, rau 1,5 - 2 gói 1,5g cho 2 sào ruộng 2 x 500m2 ở mác bao, cỏ xà Trung Bộ hoặc sạ bông, rau m−ơng, cỏ cứt lợn 1,5 - 2 gói 1,5g cho 1 công ruộng 1000 m2 ở Nam Bộ (gieo thẳng) L−ợng n−ớc phun: 320 - 400l/ha hoặc 4 - 5 bình phun 8 lít cho 1000m2 + Chú ý: Ruộng lúa cần đủ ẩm lúc phun thuốc. Nếu mực n−ớc ruộng cao thì tháo n−ớc trong ruộng ra để mức n−ớc ruộng còn xăm xắp. Vài ngày sau đó có thể đ−a n−ớc vào ruộng lại bình th−ờng. Sau khi bị ngộ độc thuốc, cỏ bắt đầu ngừng sinh tr−ởng và không còn hút phân bón của lúa nữa, cỏ sẽ vàng úa và từ từ chết lụi tàn khoảng 3 - 5 ngày sau đó. 7. Almix 20WP Almix 20WP là thuốc trừ cỏ mới, có tính chọn lọc cao, đ−ợc phát triển trên cơ sở phối hợp 2 loại thuốc trừ cỏ Ally và Classic. Với đặc điểm 2 trong 1, Almix trừ cỏ mạnh hơn và triệt để hơn đối với hầu hết các loại cỏ thuộc nhóm chác lác và lá rộng nh− rau bợ, cỏ cháo, cỏ chác lác hến, lác rận, cỏ năng, cỏ vẩy ốc, cỏ xà bông, rau mác bao, rau m−ơng. Với đặc tính l−u dẫn Almix có tác dụng diệt cỏ từ từ nh−ng triệt để từ gốc đến ngọn. Vì vậy chỉ cần 1 lần phun cho suốt cả vụ lúa. Chỉ cần sử dụng 2 - 3 gam thuốc cho 1 công ruộng 1000m2 t−ơng đ−ơng. - 1,5 - 2 gói nhỏ cho 1 công 1000m2 ruộng ở Nam Bộ 22
  23. - 1,5 - 2 gói nhỏ cho 2 sào (2 x 500m2) ở Trung Bộ, - 1 gói nhỏ cho 2 sào (2 x 360m2) ở Bắc Bộ Đối với lúa sạ phun thuốc vào thời điểm 20 - 28 ngày sau khi sạ. Đối với lúa cấy phun thuốc vào thời điểm 10 - 25 ngày sau khi cấy. L−u ý khi sử dụng: Nên giữ mực n−ớc ruộng xâm xấp khi phun thuốc. Ba ngày sau khi phun thuốc nên đ−a thêm n−ớc vào ruộng trở lại. L−ợng n−ớc phun từ 320 - 400 lít n−ớc thuốc đã pha để phun cho 1 ha. Không phun thuốc Almix cho ruộng lúa nếp. Đối với mạ sân phun khoảng 20 - 30 ngày sau khi cấy 8. Roundup 480SC Độc tính: ít độc với ng−ời, gia súc, gia cầm, ong mật. T−ơng đối độc với cá. Thuốc không l−u tồn lâu trong môi tr−ờng. Tác động đến cỏ dại và cách sử dụng: Roundup là loại thuốc trừ cỏ nội hấp, xâm nhập vào lá thực vật, không có tác động chọn lọc, có khả năng diệt trừ rất nhiều loại cỏ một và hai lá mầm, hàng niên và đa niên. - Thuốc Roundup đ−ợc dùng phun trừ cỏ trên đất ruộng chuẩn bị gieo trồng các cây hàng năm đậu, đỗ, bông, rau, lúa v.v Tr−ờng hợp này phải phun thuốc lên cỏ dại rồi sau đó 7 - 10 ngày mới làm đất để gieo hạt. - Trên các v−ờn cây lâu năm nh− cà phê, cao su, điều, cọ, cây ăn quả. Roundup đ−ợc dùng vào đầu vụ m−a, khi cỏ đang sinh tr−ởng mạnh, khi phun, tránh để các giọt thuốc bám vào lá cây trồng. Nếu có những cỏ khó trừ nh−: Cỏ tranh, cần phun lúc cỏ mới đạt khoảng 40 - 50cm. - Thuốc Roundup còn đ−ợc dùng trừ cỏ trên các đất không canh tác: Đ−ờng sắt, ven đ−ờng giao thông, xung quanh các công x−ởng v.v L−ợng dùng: Roundup 480SC đ−ợc dùng với l−ợng 3 - 5 lít/ha (mỗi bình bơm pha 60 - 100 cc thuốc với 8 lít n−ớc, phun mỗi sào Bắc Bộ 2 bình, mỗi công ruộng Nam Bộ 5 bình). 23
  24. iv - Thuốc trừ chuột 1. Fokeba 1%, 5%, 20% Độc tính: Rất độc đối với ng−ời và các động vật khác. Tác động đến chuột và cách sử dụng: Vào trong cơ thể Fokeba tác động đến thần kinh chuột, làm cho con vật rãy rụa và chết trong vòng 2 - 9 giờ. Những con chuột nào ăn với l−ợng bả ít, ch−a đủ liều gây chết, chuột bị ngộ độc nhẹ và từ đó sẽ lảng tránh không khi nào ăn thứ bả đó. Đặc điểm này gọi là tính nhát bả của chuột. Chuẩn bị mồi cho chuột: cơm, cơm rang, cá cua, thức ăn thừa, hạt ngũ cốc. v.v Mấy ngày đầu đặt mồi nhử cho chuột ăn quen (ch−a trộn thuốc) vài ngày sau khi chuột đã ăn mồi quen thì chuẩn bị bả để diệt chuột, bả là một phần thuốc Fokeba 20% trộn với 20 phân loại mồi mà chuột đã quen ăn, dùng đũa để trộn. Không trộn bằng tay, chiều tối, nhốt hết gia cầm, gia súc rồi đem bả đặt vào những nơi chuột hay đi lại, vào cửa hang chuột. Sớm hôm sau đi thu hết bả. Nếu là bả khô (thóc, ngô, lạc trộn với thuốc) thì cất bả đi để tối đặt tiếp. Nếu là bả −ớt (cua, cá t−ơi) thì khi bả bị chua, thuốc sẽ phản ứng với bả và bốc ra khí có mùi tanh rất độc với ng−ời. Tr−ờng hợp này phải thu gom sạch sẽ đem chôn sâu (ít nhất 50cm) xa nhà, xa nguồn n−ớc ăn. Tiếp theo phải thu gom tất cả những xác chuột chết và đem chôn, không để gia cầm, gia súc ăn xác chuột chết. Chó mèo bị chết ăn phải xác chuột chết, thì cũng phải đem chôn xa nhà ở, xa nguồn n−ớc. Sau đợt đánh bả, khi nào thấy chuột hoạt động trở lại thì thay đổi loại mồi và lại tiếp tục đánh bả. Fokeba là loại thuốc bị hạn chế sử dụng ở Việt Nam. Cần tuân thủ những quy định trong việc sử dụng những loại thuốc nằm trong danh mục những loại thuốc bảo vệ thực vật bị hạn chế sử dụng. 2. Klerát Độc tính: Rất độc đối với ng−ời và động vật. Tuy nhiên do tác động của thuốc đến cơ thể, thể hiện chậm nên nếu lỡ nuốt phải viên thuốc Klerat (do trẻ em nghịch và ăn phải v.v ) thì nội trong ngày hôm đó đ−a đến bệnh viện cấp cứu rửa ruột và điều trị bằng Vitamin K liên tục trong nhiều ngày thì nạn nhân sẽ lại hồi phục đ−ợc. Tác động đến chuột và cách sử dụng. - Klerat có những đặc điểm cơ bản khác với Fokeba. - Fokeba tác động đến chuột rất mạnh làm cho chuột chết rất nhanh, nh−ng con nào chỉ ăn một l−ợng mồi nhỏ thì bị ngộ độc nhẹ, con chuột đó sẽ sống sót, trở thành nhát bả, không bao giờ ăn lại thứ bả đó nữa. Mặt khác những con chuột ăn bả nhiều, th−ờng rẫy rụa tr−ớc khi chết, khiến cho những con ch−a ăn bả hoảng sợ bỏ trốn đi nơi khác. Do vậy dùng các thuốc chuột chứa Zn phos phide nh− Fokeba để đánh bả th−ờng chỉ diệt đ−ợc 50 - 60% số chuột có ở nơi đó. Chỉ vài tháng sau chúng lại sinh sôi nảy nở và lại phá phách nh− cũ. - Klerat cũng rất độc với chuột, nh−ng chuột ăn phải bả Klerat sẽ bị suy yếu từ từ và phải 3 - 4 ngày sau mới chết. Những con nào ch−a ăn bả, không cảm thấy có điều gì đe doạ nên tiếp tục ăn. Tại một thôn, ấp nếu nhất loạt cùng dùng Klerat đánh bả chuột, đánh cả trong nhà ngoài v−ờn thì sau một đợt đánh kéo dài khoảng 10 - 14 ngày, phải hàng năm sau mới lại thấy xuất hiện chuột ở trong thôn ấp, do chuột ở nơi khác di chuyển tới. 24
  25. - Chuột bị trúng độc Klerat sẽ bị xuất huyết nội tạng ứ máu ở phổi, th−ờng bò ra nơi thoáng đãng để thở tr−ớc khi chết. Do vậy việc thu nhặt xác chuột chết th−ờng dễ hơn. Cách sử dụng Klerat diệt chuột ở nông thôn - Thời gian thích hợp nhất để đánh bả là vào thời điểm chuẩn bị xuống giống, gieo mạ. ở miền Bắc thời gian đánh bả thích hợp vào vụ đông xuân. - Phải vận động tổ chức cho toàn xóm, thôn cũng nhất loạt đánh bả trong cùng một ngày. - Phải tiến hành đánh bả ở khắp nơi có chuột sinh sống trong nhà ở, trong v−ờn, ruộng đồng, kho tàng, gò đất hoang hoá v.v - Tr−ớc khi đánh bả, làm vệ sinh nhà cửa, dọn sạch những thức ăn thừa v−ơng vãi trong nhà, trong v−ờn, đậy điệm l−ơng thực, thực phẩm, không để cho chuột dễ dàng ăn đ−ợc, ở trong nhà đặt các viên Klerat vào cửa hang, trên con đ−ờng đi lại, d−ới chân các gốc cây ăn quả mà chuột th−ờng leo trèo kiếm ăn. Trung bình mỗi ha v−ờn dùng hết 1,5 kg Klerat. Ngoài ruộng đặt các viên Klerat tr−ớc cửa hang và trên đ−ờng đi lại của chuột, cách 10m đặt 1 viên trung bình 0,5 kg/ha. - Cứ chiều tối đặt thuốc sớm hôm sau lại đi thu lại những viên thuốc mà chuột ch−a ăn để tối lại đặt tiếp. Liên tục nh− vậy trong khoảng 10 - 14 ngày khi nào chuột không ăn nữa mới thôi. - Liên tục ngày nào cũng thu nhặt xác chuột để đem chôn, những gia súc gia cầm ăn phải những chuột bị chết nếu phát hiện đ−ợc (con vật mệt mỏi biếng ăn) có thể tiêm Vitamin K liều cao trong ngày theo h−ớng dẫn của y tế để cứu chữa. Nếu không kịp cứu chữa, chúng bị chết, thì phải đem chôn. - Đặc biệt quan tâm đến trẻ em, không để chúng nghịch, cầm những viên Klerat. Nếu lỡ ăn phải, cần cấp cứu tiêm Vitamin K nh− đã nêu trên. 3. Fokeba 1 túi 2 gam trộn với 1 phần mồi nh− cám, bột, gạo, bắp cua, cào cào. Cách đặt mồi: - 3 ngày đầu đặt mồi không có thuốc - Ngày thứ t− đặt mồi có thuốc vào chỗ cũ - Sáng hôm sau đem xác chuột và mồi còn thừa chôn xuống đất. - Đặt tiếp mồi có thuốc trong 4 - 5 đêm liên tục sẽ bớt chuột - Nghỉ 5 ngày rồi tiếp tục đặt mồi thuốc nếu thấy có chuột trở lại. *Chú ý: Thuốc rất độc, phải cẩn thận khi tiếp xúc với thuốc, tr−ờng hợp bị ngộ độc đ−a ngay bệnh nhân đến ngay bệnh viện để rửa ruột, cho thở d−ỡng khí và tiếp máu nếu cần. 25
  26. V - THUốC KíCH THíCH SINH TRUởNG 1. Atonik Độc tính: Các hoạt chất chứa trong Atonik có hàm l−ợng rất thấp 0,3 - 0,9% nên thuốc ít độc với ng−ời, gia súc, gia cầm, cá. Tác động đến cây trồng và cách sử dụng: Atonik là loại thuốc rất dễ hấp thụ vào trong cây, dễ dịch chuyển trong cây. Thuốc kích thích hạt giống nảy mầm, kích thích sự ra rễ, sự sinh tr−ởng và sự kết trái của cây. Ngoài ra Atonik còn kích thích sự phát triển của vi sinh vật đất, làm gia tăng độ màu mỡ của đất. Atonik đ−ợc sử dụng theo các cách sau đây: - Pha 1CC thuốc trong 2 lít n−ớc, ngâm hạt giống (cà chua, d−a chuột, d−a hấu.v.v ) vào n−ớc thuốc trong 8 giờ rồi vớt ra gieo. Thuốc sẽ làm cho hạt mọc nhanh và đều. Nếu trồng bằng cành (cây cảnh ) có thể pha 1cc thuốc Atonik trong 4 lít n−ớc, nhúng cành vào n−ớc thuốc 5 - 10 phút rồi đem ra trồng, cành sẽ mau ra rễ. - Atonik đ−ợc pha loãng (1cc thuốc trong 4 lít n−ớc) phun −ớt đều cây con, cách 5 - 10 ngày phun một lần, sẽ làm cho cây mọc khoẻ, ra rễ nhiều (cà chua, d−a chuột, d−a hấu, khoai tây, ớt, thuốc lá ). - Pha Atonik ở nồng độ 1 : 1000 (1cc trong 1 lít n−ớc) phun lên mạ (tr−ớc khi nhổ cấy 2 ngày) lên lá (ở giai đoạn làm đòng), lên bông (tr−ớc khi lúa trỗ) để làm cho cây lúa sinh tr−ởng nhanh, tạo ra bông mảy, chóng chín. Cũng ở nồng độ này, phun cho đậu (đậu t−ơng, đậu các loại) lạc, vào lúc ra nụ hoa cũng làm cho cây sinh tr−ởng tốt hạt mảy và năng suất tăng. - Atonik ở nồng độ 1 : 1000 - 1 : 2000 còn đ−ợc dùng phun thuốc cho cây ăn quả sẽ làm tăng năng suất và phẩm chất của quả. 2. Lục diệp tố - Thuốc tăng tr−ởng cây trồng, hiệu quả cao và có lợi ích, nhiều tác dụng. - Lục diệp tố: Là sản phẩm của x−ởng thực nghiệm khoa học kỹ thuật, Viện bảo vệ thực vật - Bộ nông nghiệp - công nghiệp thực phẩm và x−ởng thực nghiệm khoa học kỹ thuật Việt Hoa sản xuất. - Thành phần gồm có: N, P, K các nguyên tố vi l−ợng, chất hữu cơ và chất kích thích kích thích sự sinh tr−ởng phát dục của cây trồng, làm tăng chất l−ợng sản phẩm dùng kỹ thuật tiên tiến tinh chế hóa hợp tạo thành. - Lục diệp tố có tác dụng cung cấp dinh d−ỡng cho cây, điều hòa cơ năng sinh lý, kích thích cây trồng sinh tr−ởng nhanh, là một loại thuốc mới phun lên mặt lá cây trồng cho hiệu quả cao có nhiều tác dụng và phạm vi sử dụng rộng rãi. Không độc, không mùi, dễ tan trong n−ớc, sử dụng thuận tiện có thể bảo tồn trên bốn năm vẫn không mất hiệu quả. Công năng: - Sử dụng sản phẩm này có thể làm tăng hàm l−ợng diệp lục tố, nâng cao hiệu suất quang hợp, làm tăng khả năng hấp thụ phân bón trong đất của bộ rễ, nâng cao hiệu suất sử dụng phân bón và khả năng vận chuyển dinh d−ỡng, đẩy mạnh sự hoạt động của men trao đổi trong cây và cân bằng cơ năng sinh lý cây trồng. Phun lục diệp tố lên mặt lá, 26
  27. sau khi cây hấp thụ có hiệu quả rõ rệt trong việc xúc tiến ra rễ, nẩy mầm, sinh tr−ởng phát dục, ra hoa kết quả, tăng khả năng chống hạn và chống rét, tăng khả năng sinh tr−ởng và phát triển của cây làm nông sản chín sớm, cải thiện phẩm chất và tăng năng suất cây trồng. Đối với cây trồng bị ảnh h−ởng của hạn, rét, gió, ngập lụt và sâu bệnh, thuốc có thể giúp cho cây trồng nhanh chóng hồi phục sinh tr−ởng bình th−ờng, có công dụng ''cải tử hồi sinh''. Phạm vi sử dụng: thuốc có phạm vi sử dụng rất rộng rãi có thể phun lên mặt lá cho tất cả các loại cây trồng và có thể phun tất cả các giai đoạn sinh tr−ởng của cây đều có thể thu đ−ợc hiệu quả tăng sản tốt: lúa, ngô, lúa mì, mía, rau, d−a, cây ăn quả (cam, quýt, b−ởi, nhãn, vải, soài, nho, mận, đào, lê, chuối, dứa ) chè, dâu, thuốc lá, đậu đỗ, khoai, đay, bông, lạc cây con trong v−ờn −ơm. Liều l−ợng dùng: Mỗi lọ chứa 10ml, nồng độ sử dụng là 1/5000 - 1/6000 nghĩa là mỗi lọ pha với 50 lít - 60 lít n−ớc có thể phun cho diện tích là 720m2, 2 sào. Hiệu quả sử dụng: - Các loại cây trồng đ−ợc phun lục diệp tố đều thu đ−ợc hiệu quả tăng sản rõ rệt. Nh− lúa, ngô, lúa mì tăng năng suất 10 - 12%, mía tăng 15 - 20%, cây ăn quả tăng 25 - 35%, các loại rau tăng 30 - 50%, d−a tăng 20 - 30%, chè, dâu tăng 25 - 35%, khoai tăng 15 - 20%, hồ tiêu, cà phê tăng 10 - 15%, lạc tăng 15 - 18%, đay, bông tăng 12 - 15%. - Sử dụng lục diệp tố là một loại đầu t− ít nh−ng hiệu quả nhanh, hiệu ích tăng sản cao, nên đẩy mạnh sử dụng trên diện rộng trong sản xuất nông nghiệp. - Đối với cây trồng trong một vụ một lần có hiệu quả tăng sản nhất định nh−ng phun nhiều lần tăng sản càng rõ rệt. Những điều cần chú ý: 1. Lục diệp tố sau khi pha chế đúng nồng độ có thể hỗn hợp với các loại thuốc nông d−ợc có tính acid trong sử dụng kết hợp với trừ sâu bệnh. 2. Nếu trời râm mát có thể phun suốt ngày, nếu trời nắng nóng nên phun vào buổi chiều. 3. Cây đang nở hoa nên phun vào buổi chiều để tránh ảnh h−ởng đến thụ phấn . 4. Lục diệp tố sử dụng với nồng độ quá cao có tác dụng ức chế đối với cây trồng, mỗi bình hòa với n−ớc không d−ới 30 lít. 5. Hiệu lực của lục diệp tố có thể duy trì 15 ngày nếu phun liên tục nhiều lần nên cách 12 - 15 ngày 1 lần. 6. Lục diệp tố có tác dụng dinh d−ỡng đối với cây trồng, nh−ng không dùng để thay thế phân bón. Nó đ−ợc phát huy tác dụng d−ới điều kiện phân bón bình th−ờng. 7. Cất giữ với thời gian dài, lục diệp tố có kết tủa màu nâu đen, nh−ng sau khi lắc lọ thuốc có thể tan trong n−ớc, không ảnh h−ởng tới hiệu quả của thuốc. 8. Khi dùng lục diệp, sau khi hoà với n−ớc thêm vào 150 - 200g urê để phun, hiệu quả càng tăng. 27
  28. 3 - Thuốc MĐ95 - HT Tăng tr−ởng hoa trái dùng cho hoa: hồng, cúc, phong lan, th−ợc d−ợc, cẩm ch−ớng, trái cam quýt, chanh, b−ởi, nhãn, vải, táo, đào, mận, cà chua, ớt, lúa, ngô. + Thành phần: - Chất cơ bản - Vi l−ợng - Axít amin, chất kích thích sinh tr−ởng + Tác dụng: - Thúc đẩy nhanh quả trình phát triển của cây trồng - Cây sớm ra hoa, nở hoa nhiều, kết nhiều trái - Tăng kích th−ớc trái, trái đẹp mã, hiệu quả kinh tế cao - Lúa trỗ sớm, trỗ thoát, bông dài, nhiều hạt - Rút ngắn thời gian sinh tr−ởng cho mạ - Kích thích bộ rễ phát triển mạnh, giúp cây quang hợp tốt hơn + Cách dùng: - Hoà một gói 5 gam với 8 - 10 lít n−ớc - Bao có 5 gói pha với 40 - 50 lít n−ớc - Phun s−ơng −ớt đều lên vào thân cây vào các thời kỳ: • Cây bắt đầu ra hoa và khi đang có quả non. • Lúc bắt đầu trỗ hoặc đang ngậm sữa. • Mạ gieo đ−ợc 5 ngày. + Chú ý: - Riêng phun cho mạ hòa loãng gấp 1,5 lần so với bình th−ờng (1 gói 5 gam pha với 12 - 15 lít n−ớc) - Dùng bình bơm có áp lực vừa phải, phun s−ơng. - Tránh phun vào lúc nắng to, tr−ớc hoặc sau khi m−a. - Phun vào chiều mát là tốt nhất. - 1 vài giờ sau khi phun lá cây lật ng−ợc, chỉ ít lâu sau sẽ trở lại bình th−ờng. 4 - Thiên hải ngọc: Quả - 101 + Công dụng: - Dùng cho các cây ăn trái nh−: nho, xoài, nhãn, măng cụt, chôm chôm, táo, cam, cà phê, tiêu. - Dùng cho các cây họ đậu, bắp, cà chua, bầu, bí, m−ớp, d−a hấu, đậu phộng. 28
  29. - Tăng khả năng đậu trái, trái to, đẹp. + Nồng độ: - Một gói nhỏ hòa tan vào 8 - 10 lít n−ớc xịt cho 250 m2 - Một bao có 10 gói nhỏ xịt đều cho 2500m2 + Cách dùng: - Phun s−ơng đều lên bông và trái non. - Phun 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 5 ngày. + Thành phần: Cu, Zn, Mn, Ne, P2O5, K2O Năng suất thu hái cao hơn. 5 - Komix BFC - 20 IS + Công dụng: - Tăng c−ờng d−ỡng chất cho cây trồng. - Giúp cây trồng tăng sức đề kháng các bệnh hại. - Khắc phục hiện t−ợng nghẹt rễ và vàng lá trên lúa. - Ngâm hạt giống làm tăng tý lệ nẩy mầm, mầm mọc khoẻ. - Tăng năng suất và phẩm chất nông sản. + Thành phần: - N 3,5% Cu: 100 PPm - P2O5 7% Zn: 200 PPm - K2O 2,3% Mg: 800 PPmn Mn: 100 PPmn + Cách dùng: - Phun 3 - 4 nắp/bình 8 lít n−ớc, phun đều lên 2 mặt lá vào lúc trời mát, 10 - 12 ngày/lần - Sử dụng 1 chai (125ml) cho 2 sào Bắc Bộ/lần phun. + L−u ý: - Lắc đều tr−ớc khi sử dụng. - Không độc hại cho ng−ời và vật nuôi. 6 - Agriconik - Agriconik là loại phân vi l−ợng đặc hiệu, rất thích hợp với cây trồng mới nhất của Cộng hoà liên bang Đức, đã đ−ợc sử dụng rộng rãi ở Châu Âu, úc Châu và các n−ớc vùng Nam Châu á đặc biệt Thái Lan - một trong những n−ớc hàng đầu thế giới về sản xuất nông nghiệp và xuất khẩu gạo. 29
  30. - Agriconik có tác dụng làm tăng khả năng ra rễ, tăng khả năng sinh tr−ởng cũng nh− ra hoa đậu quả của cây, tăng năng suất và chất l−ợng nông sản. - Agriconik tăng sức đề kháng đối với sâu bệnh, khô vằn, đạo ôn và bệnh nghẹn đòng. - Agriconik biểu hiện rõ trên đất bạc màu, phèn, mặn, khô hạn - Agriconik có hiệu lực đối với hầu hết các loại cây trồng, kể từ giai đoạn nẩy mầm cho đến lúc thu hoạch. - Agriconik giúp chi phí vật t− phân bón có thể giảm bình quân từ 15 - 30% so với đối chứng. - Agriconik không gây độc hại cho ng−ời và gia súc, không gây ô nhiễm môi tr−ờng. + Cách dùng: Agriconik * Lúa: - Thời kỳ dùng thuốc: Ngâm hạt, bón đợt 1 khi lúa đẻ nhánh, bón đợt 2 khi lúa làm đòng, bón đợt 3 khi lúa trổ bông hoàn toàn, khi lúa bị bệnh thì bón ngay. - Cách pha thuốc: 1 gói pha với 100 lít n−ớc, 1 gói pha với 8 lít n−ớc. - Cách dùng: Ngâm hạt 20 - 24 giờ tr−ớc khi ủ, phun đều lên lá. - Tác dụng: Lúa phát triển tốt đẻ nhiều nhánh, tăng sức đề kháng của lúa đối với sâu bệnh, tránh đ−ợc bệnh vàng lá khô vằn, đạo ôn và nghẹn đòng, tăng năng suất 25 - 30%. - Liều l−ợng dùng: Pha 10 - 20 gói với 500 lít n−ớc phun cho 10.000 m2 * Rau cải: - Thời kỳ dùng thuốc: phun sau khi trồng. - Cách pha thuốc: Một gói pha với 8 lít n−ớc. - Cách dùng: Phun 2 lần cách nhau 7 ngày. - Liều l−ợng dùng: Pha 20 - 25 gói với 600 - 800 lít n−ớc phun cho 10.000 m2 * Chè: - Thời kỳ dùng thuốc: V−ờn −ơm. - Cách pha thuốc: 1 gói pha với 24 lít n−ớc. - Cách dùng: 7 ngày phun s−ơng 1 lần vào chiều chiều - Liều l−ợng dùng: Pha 20 - 25 gói với 600 - 800 lít n−ớc phun cho 10.000m2 30