Giáo trình Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020 - Phạm Tất Đạt

pdf 18 trang huongle 2180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020 - Phạm Tất Đạt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghien_cuu_hien_trang_va_du_bao_su_thay_doi_moi_t.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020 - Phạm Tất Đạt

  1. Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020 Phạm Tất Đạt Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Luận văn ThS ngành: Khoa học môi trường; Mã số: 60 85 02 Người hướng dẫn: TS. Vũ Văn Mạnh Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường, không khí, xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí, môi trường nước, sự tác dộng do sự phát triển kinh tế xã hội tới môi trường không khí, môi trường nước. Dự báo sự thay đổi chất lượng môi trường không khí do hoạt động không khí, hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ. Đề xuất các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trên đại bàn huyện. Keywords: Khoa học môi trường; Bảo vệ môi trường; Đại từ Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km với tổng diện tích tự nhiên là 57.415,7 ha, chiếm 16,26% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Trên địa bàn huyện, nguồn tài nguyên, đất, nước, khoáng sản phong phú và đa dạng, có khu du lịch Hồ Núi Cốc huyền thoại, huyện có nhiều thuận lợi trong phát triển kinh tế, trong những năm gần đây tốc độ phát triển kinh tế của huyện luôn ở mức độ cao. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là vấn đề gia tăng ô nhiễm, suy giảm chất lượng môi trường đất, nước, không khí, đa dạng sinh học; gây tác động trực tiếp đến đời sống nhân dân và sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện. Theo kết quả quan trắc hiện trạng môi trường trên địa bàn huyện và số liệu từ nhiều dự án, đề tài nghiên cứu cho thấy không khí ở nhiều điểm tại các vùng khai thác khoáng sản đã bị ô nhiễm do bụi, khí SO2; Nguồn nước sông Công và các phụ lưu của Sông Công
  2. trên địa bàn huyện đã bị ô nhiễm rõ rệt do chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng, dầu mỡ, vi sinh; nước ngầm ở một số vùng dân cư đã có biểu hiện ô nhiễm chất hữu cơ, dinh dưỡng, kim loại nặng, vi sinh. Ô nhiễm môi trường đã và đang là thách thức cho phát triển bền vững của huyện. Có thể nói không do dự rằng phát triển bền vững và bảo vệ môi trường sinh thái là một trong những mối quan tâm hàng đầu có tính chất sống còn của nhân loại ngày nay. Làm thế nào để kết hợp hài hoà giữa môi trường và phát triển, giữa con người và thiên nhiên, giữa hiện tại và tương lai. Đó là mối quan tâm của các Quốc gia trên thế giới cũng như của Chính phủ Việt Nam và của toàn xã hội. Huyện Đại Từ cũng không nằm ngoài xu thế đó. Hiện nay huyện đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đồng thời phát triển theo xu hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhiều ngành kinh tế mới xuất hiện, quy hoạch phát triển KT-XH của huyện đến năm 2020 đã được xây dựng và phê duyệt với tốc độ phát triển kinh tế được đẩy cao. Nhưng một vấn đề cũng được đặt ra, thách thức sự nghiệp phát triển kinh tế của huyện trong giai đoạn mới, đó là phải đảm bảo phát triển kinh tế trong sự phát triển bền vững môi trường. Thực tế cho thấy cần thiết phải có các nghiên cứu những biến động môi trường tự nhiên do tác động của các nhân tố hoạt động kinh tế - xã hội, đồng thời dự báo biến động môi trường tự nhiên do thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH đến năm 2020, làm cơ sở khoa học cho việc xây dựng quy hoạch bảo vệ môi trường và phát triển bền vững nền kinh tế huyện Đại Từ. Kết quả cuối cùng của việc nghiên cứu là tìm những giải pháp khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đồng thời hạn chế tác động tiêu cực do hoạt động sản xuất của con người đến môi trường tự nhiên. Xuất phát từ thực tiễn trên, tác giả thực hiện đề tài “Nghiên cứu hiện trạng và dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước huyện Đại Từ đến năm 2020” với mục đích nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường không khí và nước trên địa bàn huyện Đại Từ, mối quan hệ giữa sự biến đổi chất lượng môi trường với quá trình phát triển kinh tế xã hội, dự báo sự thay đổi môi trường không khí và nước do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020 và trên cơ sở đó đề xuất những chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài Mục tiêu nghiên cứu Làm rõ ảnh hưởng của phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện Đại Từ tới chất lượng môi trường nước và không khí trên địa bàn huyện. Dự báo sự thay đổi môi trường không khí và môi trường nước do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020 và đề xuất, kiến nghị một số giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện.
  3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước mặt, không khí; Xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái môi trường không khí, môi trường nước; sự tác động do phát triển kinh tế xã hội tới môi trường không khí, môi trường nước. - Dự báo sự thay đổi chất lượng môi trường nước và không khí do hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 trên địa bàn huyện Đại Từ. - Đề xuất các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện. 3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài * Ý nghĩa khoa học: Đưa ra những dẫn liệu khoa học góp phần làm sáng tỏ mối quan hệ giữa sự phát triển kinh tế xã hội và môi trường và định hướng cho việc phát triển bền vững trên địa bàn huyện Đại Từ. Kết quả nghiên cứu của luận văn làm sáng tỏ bức tranh về hiện trạng và diễn biến, dự báo biến động môi trường nước và không khí huyện Đại Từ do các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện. * Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đưa ra những căn cứ khoa học cho địa phương và thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế xã hội huyện Đại Từ đảm bảo sự phát triển bền vững. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn liên quan 1.1.1. Cơ sở lý luận Phát triển kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường là vấn đề sống còn của cả nhân loại. Môi trường có vị trí quan trọng trong quá trình tồn tại và phát triển của con người. Môi trường là tập hợp tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống và sản xuất của con người. “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên” [25]. Phát triển kinh tế xã hội là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội, nâng cao chất lượng văn hoá. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống, là quy luật chung của mọi thời đại, mọi quốc gia. Để đạt được mục tiêu
  4. của sự phát triển, con người phải tiến hành các hoạt động phát triển bao gồm: các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài, trung, ngắn hạn và các dự án cụ thể [65]. Giữa môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường. 1.1.2. Cơ sở thực tiễn Mối quan hệ giữa phát triển KT-XH và môi trường đã được minh chứng qua các nghiên cứu thực tế ở Việt nam. Các hoạt động phát triển KT-XH gây ra những hậu quả nặng nề đối với môi trường, các báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia từ năm 2002 đến nay đã làm rõ các vấn đề suy thoái môi trường nước, môi trường không khí, suy giảm đa dạng sinh học, Để bảo vệ môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội, Quốc hội đã thông qua Luật bảo vệ môi trường (năm 1993 và 2005), Chính phủ đã ban hành nhiều quy định về bảo vệ môi trường: Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam; Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 đã nhấn mạnh quan điểm Chiến lược Bảo vệ môi trường là bộ phận cấu thành không thể tách rời của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, là cơ sở quan trọng bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Phát triển kinh tế phải kết hợp chặt chẽ, hài hòa với phát triển xã hội và bảo vệ môi trường. Đầu tư bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững [31]. Kèm theo Quyết định 256/2003/QĐ-TTg là danh mục 36 chương trình, kế hoạch, đề án và dự án ưu tiên cấp quốc gia về bảo vệ môi trường; Quyết định số 328/2005/QĐ-TTg ngày 12/12/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010, kèm theo Quyết định này là danh mục 19 nội dung, chương trình, đề án, dự án ưu tiên để thực hiện kế hoạch quốc gia kiểm soát ô nhiễm môi trường đến năm 2010 [33]. 1.2. Tổng quan về phát triển kinh tế - xã hội và vấn đề môi trƣờng 1.2. 1. Việt Nam Mặc dù Nhà nước Việt Nam luôn quan tâm và coi trọng việc bảo vệ môi trường nhưng do yếu kém về lực lượng, quá tập trung vào phát triển kinh tế, nhất là tăng trường GDP, ít chú ý tới hệ thống thiên nhiên nên hiện tượng khai thác quá mức và sử dụng lãng phí tài nguyên, gây suy thoái môi trường, làm mất cân bằng các hệ sinh thái diễn ra phổ biến, một số cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, bệnh viện, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Quá trình đô thị hoá tăng lên nhanh chóng kéo theo sự khai thác quá mức nguồn nước ngầm, ô nhiễm nguồn nước mặt, không khí và ứ đọng chất thải rắn. Đặc biệt
  5. các khu vực giàu sinh học, rừng, môi trường biển và ven biển chưa được chú ý bảo vệ, đang bị khai thác quá mức [6]. Những tổn thất về tài nguyên và suy thoái môi trường Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội thể hiện tập trung ở các mặt sau đây: - Rừng bị khai thác và phá hoại nghiêm trọng - Đất bị bào mòn rửa trôi, thoái hoá và hang mạc hoá - Sự suy giảm về đa dạng sinh học - Sự suy giảm và ô nhiễm nguồn nước. - Ô nhiễm không khí. 1.2.2. Thái Nguyên Hoạt động phát triển KT - XH của các ngành trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên với tốc độ ngày càng gia tăng sẽ làm gia tăng nhanh các chất ô nhiễm gây tác động xấu đến môi trường, ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân. Nước thải từ các khu dân cư, khách sạn (chứa nồng độ cao các chất hữu cơ, dinh dưỡng, vi sinh ), nước thải các cơ sở sản xuất công nghiệp (chứa các chất hữu cơ, kim loại nặng, các hoá chất độc hại, dầu mỡ ), nông nghiệp - thuỷ sản (chứa các chất hữu cơ, hoá chất bảo vệ thực vật ), chất thải y tế từ các cơ sở khám chữa bệnh (chứa nồng độ cao chất hữu cơ, bệnh phẩm, vi trùng ) đã và sẽ gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, phát tán bệnh dịch và tác hại đến hệ sinh thái nước. Khí thải (chứa các chất ô nhiễm như bụi, CO, SO2, NOx, HF và tiếng ồn) từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và khai thác khoáng sản đang và sẽ gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và gây ô nhiễm không khí xung quanh. Chất thải rắn nhiễm các chất độc hại như hoá chất, dầu mỡ từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, hoạt động giao thông thuỷ là nguồn gây ô nhiễm nước mặt, nước ngầm, đất đai nếu không được xử lý triệt để. Chất thải rắn sinh hoạt không những gây mất mỹ quan, nguồn phát sinh bệnh dịch mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành kinh tế khác (như du lịch, thuỷ sản, cấp nước). Hoạt động sản xuất lâm nghiệp, giao thông thuỷ có khả năng làm thay đổi các hệ sinh thái tự nhiên, giảm diện tích rừng tự nhiên, bãi bồi ven sông, gia tăng xói mòn, sạt lở đất, suy giảm đa dạng sinh học và ô nhiễm môi trường. Việc huy động các nguồn lực đặc biệt là các nguồn tài nguyên thiên nhiên như đất, nước, khoáng sản, cho đầu tư phát triển sẽ tăng lên nhiều so với các năm trước. Theo tính toán của các chuyên gia môi trường, cứ tăng 1% GDP thì chất lượng môi trường giảm đi 2%.
  6. 1.3. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ 1.3.1. Dân số Toàn huyện có 31 xã thị trấn (trong đó có 11 xã ATK, 11 xã được hưởng chương trình 135) với tổng dân số đến tháng 12/2010 là 160.827 người, số hộ là 44.587 hộ. Trong giai đoạn 2005 - 2010, biến động dân số trên địa bàn huyện không lớn, do điều kiện kinh tế còn khó khăn nên hàng năm đã có sự di cư khỏi địa phương đi lao động ở các khu vực phát triển hơn dẫn đến dân số giảm. 1.3.2.2. Hiện trạng phát triển kinh tế Thời kỳ 2002 - 2010 mặc dù nền kinh tế của huyện còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất thường làm ảnh hưởng lớn đến sản xuất, nhưng kinh tế vẫn đạt tốc độ tăng trưởng cao và tương đối ổn định, giá trị sản xuất (giá CĐ) tăng bình quân 15,75%/năm, tăng từ 526,9 tỷ đồng năm 2002 lên 1.466,74 tỷ đồng năm 2010, trong đó tăng trưởng mạnh nhất là ngành công nghiệp xây dựng tăng bình quân 24,11%/năm, thương mại dịch vụ tăng 18,94%/năm, nông lâm thuỷ sản tăng bình quân 6,55%/năm. 1.4. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ đến năm 2020 1. Giai đoạn 2011 - 2015 - Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất phấn đấu đạt 16,13%/năm, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 21,35%/năm, nông lâm thuỷ sản tăng 4,6%/năm, thương mại - dịch vụ tăng 16,18%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2015 đạt 23,31 triệu đồng/người/năm. - Cơ cấu kinh tế năm 2015: Công nghiệp xây dựng chiếm 42,71%, thương mại dịch vụ chiếm 35,1%, nông lâm thuỷ sản chiếm 22,19%. - Phát triển xã hội đến năm 2015: 80% số trường học đạt chuẩn quốc gia; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 2% trở lên; giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,15%o; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống 13,5%; trên 75% gia đình đạt gia đình văn hoá, 30% xóm bản văn hoá, 90% cơ quan văn hoá và 8 xã đạt chuẩn nông thôn mới [38, 56]. 2. Giai đoạn 2016 - 2020 - Tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất phấn đấu đạt 14,04%/năm, trong đó công nghiệp xây dựng tăng 16%/năm, nông lâm thuỷ sản tăng 4,2%/năm, thương mại dịch vụ tăng 14,5%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 45,57 triệu đồng/người/năm. - Cơ cấu kinh tế năm 2020: Công nghiệp xây dựng chiếm 48,86%, thương mại dịch vụ chiếm 37,32%, nông lâm thuỷ sản chiếm 13,81%.
  7. - Phát triển xã hội đến năm 2020: Trên 95% số trường chuẩn quốc gia; 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hàng năm 1,5% trở lên; giảm tỷ suất sinh thô hàng năm 0,15‰; giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 10%; gia đình văn hóa đạt 80%, trên 60% làng văn hóa, 95% cơ quan văn hóa; 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới [38]. CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu Môi trường nước mặt, không khí và hoạt động phát triển KH-XH trên địa bàn huyện Đại Từ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Giới hạn nội dung nghiên cứu: những hoạt động sản xuất trong khía cạnh tác động đến môi trường không khí và nước mặt ở mức độ tổng quát nhất thông qua những thông số đặc trưng của môi trường nước mặt và không khí. Để xây dựng luận văn, tác giả đã thu thập, hệ thống hoá và xử lý toàn bộ những số liệu hiện có liên quan đến đề tài luận văn từ năm 2005 cho đến nay; tài liệu về MTTN từ năm 2005 đến nay. Giới hạn phạm vi không gian nghiên cứu của luận văn: Bao gồm khu vực địa bàn huyện Đại Từ (gồm 31 xã và thị trấn) và các vùng lân cận. 2.3. Các nội dung nghiên cứu Xác định cơ cở lý luận và thực tiễn của mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội và môi trường. Điều kiện tự nhiên, hiện trạng và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Đại Từ. Các nguồn ô nhiễm, tải lượng và nguyên nhân tác động đến môi trường nước mặt và không khí huyện Đại Từ. Đánh giá hiện trạng, diễn biến môi trường nước mặt và không khí huyện Đại Từ. Dự báo diễn biến chất lượng nước mặt, chất lượng không khí dựa trên quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện Đại Từ đến năm 2020. Đề xuất kiến nghị một số giải pháp bảo vệ môi trường nước và không khí huyện Đại Từ, đảm bảo phát triển bền vững trên địa bàn huyện. 2.4. Các phƣơng pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp thống kê, phân tích tổng hợp 2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa
  8. 2.4.3. Phương pháp tính tải lượng ô nhiễm 2.4.4. Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm 2.4.5. Phương pháp xây dựng bản đồ và hệ thông tin địa lý (GIS) 2.4.6. Phương pháp theo mô hình DPSIR (D, Driving force; P, Pressure; S, State; I, Impact; R, Response) 2.4.7. Phương pháp "hồi cứu quá khứ - dự báo tương lai" CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Hiện trạng và diễn biễn môi trƣờng nƣớc mặt huyện Đại Từ 3.1.1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc mặt 3.1.1.1. Các tác động do yêu tố tự nhiên 3.1.1.2. Các tác động do phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Hoạt động phát triển kinh tế - xã hội đã tác động lớn tới chất lượng môi trường nói chung và nguồn nước mặt nói riêng. - Nước thải công nghiệp: Thế mạnh trong khu vực là khai thác khoáng sản (khai thác than, thiếc, cát sỏi, ), tuy nhiên với công nghệ khai thác lạc hậu, đã gây thất thoát tài nguyên và ô nhiễm môi trường. Hoạt động khai thác hàng năm thải vào nguồn nước mặt hàng trăm nghìn m3 nước thải với đặc trưng ô nhiễm kim loại, chất rắn lơ lửng, độ màu, sunfua, ; hàng chục triệu tấn chất thải rắn, chiếm dụng hàng trăm ha đất, gây tác động lớn tới chất lượng nước mặt trên địa bàn. Ước tính lưu lượng nước thải của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn huyện là gần 700.000 m3/tháng. - Nước thải sinh hoạt: với tổng dân số gần 161 nghìn người, trong đó dân số đô thị chiếm 4,45 %, với dân số ngày càng tăng, đặc biệt tại khu vực đô thị, trong khi hạ tầng kỹ thuật chưa phát triển tương ứng đã làm gia tăng vấn đề ô nhiễm do nước thải sinh hoạt. Ước tính lưu lượng nước thải hàng ngày trên địa bàn huyện là trên 16.000 m3/ngày, trong đó nước thải sinh hoạt tại khu vực đô thị chiếm hơn 10%. - Nước thải y tế: theo thống kê đến hết năm 2010, huyện Đại Từ có 33 cơ sở y tế với 282 giường bệnh, lưu lượng nước thải y tế ước tính là 160 m3/ngày. - Hoạt động nông nghiệp: Lượng nước hồi quy cùng với nước mưa rửa trôi mang theo vào nước khá nhiều các loại hợp chất như các chất khoáng, mùn hữu cơ, kim loại, dinh dưỡng và nhất là hoá chất bảo vệ thực vật các loại.
  9. Hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm: với 16.892 con trâu, 1728 con bò, 65.310 con lợn và 872.666 gà, vịt, hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm đã phát sinh một lượng lớn nước thải, chất thải rắn nhưng hầu hết các biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn từ các chuồng trại chăn nuôi đều không được thực hiện và thải thẳng xuống các nguồn nước mặt. - Chất thải rắn: Trên địa bàn huyện chưa có hệ thống thu gom rác thải, xử lý và thoát nước, cộng thêm sự rửa trôi bề mặt của nước mưa trở thành nguồn ô nhiễm rất lớn và rất phức tạp đến môi trường, đặc biệt là tới nguồn nước mặt. Cùng với công nghiệp hóa và đô thị hóa, khối lượng chất thải rắn phát sinh ngày càng gia tăng, bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp và rác thải bệnh viện. Phần lớn lượng rác thải trên không được xử lý và đổ bừa bãi ra sông, hồ, ao trong khu vực. - Hoạt động du lịch: Khu du lịch Hồ Núi Cốc (chủ yếu trên địa bàn xã Tân Thái, huyện Đại Từ) tập trung một lượng lớn du khách đến tham quan và nghỉ ngơi hàng năm. Với 450.000 lượt khách du lịch mỗi năm, các hoạt động sinh hoạt, dịch vụ, thương mại, khách sạn nhà hàng đã phát sinh một lượng lớn nước thải, chất thải rắn sinh hoạt. Công tác bảo vệ môi trường khu du lịch chưa được quan tâm, lượng chất thải sinh hoạt phát sinh (nước thải, chất thải rắn, ) không được thu gom mà đổ thẳng ra hồ, là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước hồ. 3.1.2. Ƣớc tính tải lƣợng các nguồn gây ô nhiễm nƣớc mặt Bảng 3.7. Tải lượng ô nhiễm đổ vào sông suối trên địa bàn Thải lƣợng (kg/ngày) STT Nguồn thải BOD TN TP 1 Sinh hoạt 2894,89 514,65 154,39 2 Cơ sở 806,77 38,67 11,31 3 Chăn nuôi 855,87 504,28 41,42 4 Vùng đô thị 840,75 156,42 19,55 5 Vùng nông nghiệp 457,06 1409,27 228,53 6 Rừng 194,77 111,29 1,95 Tổng 6050,11 2734,59 457,15 Mức đóng góp tải lượng ô nhiễm lớn nhất tại nguồn phát sinh là từ hoạt động chăn nuôi (chăn thả) và sinh hoạt trên địa bàn huyện. Tuy vậy, với hiện trạng đô thị hoá còn thấp, khả năng làm sạch cao nên tải lượng ô nhiễm (BOD) đổ ra sông suối thì mức đóng
  10. góp từ hoạt động sinh hoạt và các cơ sở (cở sở sản xuất, khách sạn, bệnh viện, ) là lớn nhất; với ô nhiễm nitơ, phôtpho thì tỷ lệ đóng góp từ hoạt động nông nghiệp, sinh hoạt, chăn nuôi là lớn nhất. 3.1.3. Chất lƣợng các nguồn nƣớc mặt trên địa bàn huyện Đại Từ 3.1.3.1. Chất lƣợng nƣớc các sông, suối thuộc lƣu vực Sông Công trên địa bàn huyện - Hầu hết các sông, suối trên lưu vực và các nguồn nước đổ vào Hồ Núi Cốc không đáp ứng được tiêu chuẩn cho phép của QCVN 08:2008/BTNMT cột A1 và A2 (phục vụ cho cấp nước sinh hoạt). - Các tác nhân gây ô nhiễm chính là ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng, ô nhiễm vi sinh. Nguyên nhân gây ô nhiễm là do tiếp nhận các nguồn thải từ các hoạt động dân sinh trong lưu vực (nông nghiệp, sinh hoạt trên địa bàn huyện Đại Từ), trên Sông Công, suối Kẻn hoạt động khai thác cát sỏi lòng sông diễn ra rất mạnh. Ngoài ra, các hoạt động dịch vụ tại khu du lịch Hồ Núi Cốc đã thải nước thải trức tiếp ra hồ mà không được xử lý. - Diễn biến mức độ ô nhiễm theo thời gian có xu hướng tăng do gia tăng các nguồn thải từ các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. 3.1.3.3. Chất lượng nước hồ Núi Cốc - Chất lượng nước hồ Núi Cốc còn khá tốt, phần lớn các thông số ô nhiễm đáp ứng được QCVN 08:2008/BTMT cột A1, A2, chất lượng nước hồ có biểu hiện nhẹ về ô nhiễm hữu cơ. So với các hồ tĩnh như hồ Tây Hà Nội, chất lượng nước hồ Núi Cốc tốt hơn rất nhiều (theo Lê Trình và CTV). - Theo không gian hồ, mức độ ô nhiễm giảm dần về phía hạ lưu hồ. Tại khu vực thượng lưu, nơi tiếp nhận các nguồn nước cấp, tiếp nhận trực tiếp nước thải chất lượng nước hồ là xấu nhất. - Theo thời gian từ 2008 đến 2010, biến động chất lượng nước hồ không lớn và không có xu hướng rõ rệt, một số chỉ tiêu ô nhiễm hữu cơ vượt hơn 1 lần so với QCVN 08:2008/BTNMT cột A2. So sánh với kết quả quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Thái Nguyên thực hiện quan trắc trên hồ từ 2004 đến 2007 cho thấy mức độ ô nhiễm nước hồ có biểu hiện tăng nhẹ. Sự gia tăng ô nhiễm nước hồ theo nghiên cứu là phù hợp do gia tăng các nguồn thải trên lưu vực hồ trong khi chưa có các giải pháp thích hợp để xử lý, giảm thiểu các nguồn ô nhiễm. - Theo phân tầng: với độ sâu của hồ không lớn, trung bình từ 10 đến 12 m, theo độ sâu chất lượng nước biến đổi không lớn nhưng có xu hướng chất lượng nước giảm theo độ sâu, đặc biệt là biểu hiện về ô nhiễm hữu cơ, chất dinh dưỡng. So với hồ có độ sâu lớn như hồ Hòa Bình, sự biến đổi về nhiệt độ, DO và BOD là rất rõ rệt giữa tầng mặt và tầng đáy (TS. Nguyễn Kiên Dũng), đối với hồ Núi Cốc, do độ sâu không lớn nên sự thay đổi của các thông số này theo phân tầng là không đáng kể.
  11. 3.2. Hiện trạng và diễn biễn môi trƣờng không khí huyện Đại Từ 3.2.1. Các nguồn gây ô nhiễm không khí trên địa bàn huyện a/ Hoạt động công nghiệp b/ Hoạt động giao thông vận tải c/ Hoạt động xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật d/ Sinh hoạt của nhân dân 3.2.2. Diễn biến ô nhiễm - Ô nhiễm môi trường không khí tại khu vực đô thị và các khu vực khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng Ô nhiễm bụi: do tập trung nhiều hoạt động công nghiệp, giao thông nên đã bị ô nhiễm bụi, nhiều khu vực mức độ ô nhiễm là rất lớn, như tại khu vực mỏ than Núi Hồng (xã Yên Lãng), khu vực mỏ than Làng Cẩm (xã Phục Linh), hàm lượng bụi lơ lửng vượt QCVN 05:2008/BTNMT trên 5 lần; các khu vực khác hàm lượng bụi vượt từ trên 01 lần đến gần 03 lần. 2 1,5 1 0,5 0 Yên Phúc TT Đại Hà Phục Hồ Núi An Lãng Lương Từ Thượng Linh Cốc Khánh 2008 2009 2010 QCVN – Hình 3.26. Hàm lượng bụi lơ lửng cao nhất tại một số khu vực trên địa bàn huyện từ 2008 đến 2010 Ô nhiễm các khí SO2, CO, NO2, Pb: kết quả quan trắc các khí ô nhiễm này trong các năm đều cho giá trị nhỏ hơn so với quy chuẩn cho phép. Tại các khu vực chưa có biểu hiện ô nhiễm của các khí độc hại. - Môi trường không khí khu vực nông thôn: môi trường không khí các khu vực nông thôn trên địa bàn huyện còn tốt, kết quả quan trắc hàng năm tại các khu vực này cho giá trị rất thấp, nhỏ hơn nhiều lần so với quy chuẩn giới hạn cho phép. 3.3. Dự báo sự thay đổi chất lƣợng môi trƣờng nƣớc và không khí huyện Đại Từ do hoạt động phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020
  12. 3.3.1. Sự thay đổi môi trƣờng nƣớc 3.3.1.1. Dự báo gia tăng tăng tải lƣợng chất ô nhiễm Bảng 3.11. Dự báo tải lượng ô nhiễm đổ vào sông suối trên địa bàn Nguồn thải Tải lƣợng Vùng Sinh Chăn Vùng đô Tổng (kg/ngày) Cơ sở nông Rừng hoạt nuôi thị nghiệp 2010 2894,89 806,77 855,87 840,75 457,06 194,77 6050,11 BOD 2015 5287,68 1216,82 1612,38 1008,9 446,02 233,72 9805,53 2020 5502,58 1804,8 1879,92 1513,35 425,12 280,47 11406,24 2010 514,65 38,67 504,29 156,42 1409,27 111,29 2734,57 TN 2015 940,03 52,2 987,28 187,704 1392,38 133,55 3693,14 2020 978,24 78,6 1171,52 225,2448 1366,42 160,26 3980,28 2010 154,39 11,31 41,42 19,55 228,53 1,95 457,15 TP 2015 282,01 18,6 77,07 23,46 216,4 2,34 619,88 2020 293,47 26,7 89,88 28,152 198,68 2,81 939,69 3.3.1.1. Dự báo chất lƣợng nƣớc mặt trên địa bàn huyện đến năm 2020 Với tải lượng ô nhiễm phát sinh trên địa bàn huyện so với năm 2010 tăng 1,6 lần vào năm 2015 và 1,9 lần vào năm 2020, nếu không có biện pháp kiểm soát các nguồn ô nhiễm này, dự báo mức độ ô nhiễm trong các nguồn nước mặt sẽ tăng tỷ lệ thuận cũng với sự gia tăng các nguồn thải. 3.3.2. Sự thay đổi môi trƣờng không khí 3.3.2.1. Dự báo gia tăng tải lƣợng các chất gây ô nhiễm môi trƣờng không khí Gia tăng khí thải công nghiệp Gia tăng khí thải giao thông Gia tăng bụi, khí thải từ hoạt động xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật 3.3.2.2. Dự báo sự thay đổi chất lƣợng môi trƣờng không khí trên địa bàn huyện
  13. Với sự gia tăng các nguồn thải từ các hoạt động công nghiệp, xây dựng, dự báo đến năm 2015, 2020 tại nhiều khu vực trên địa bàn huyện Đại Từ chất lượng môi trường không khí sẽ bị suy giảm rõ rệt, đặc biệt là ô nhiễm bụi, SO2, NO2 tại các khu vực khai thác khoáng sản, khu vực nhà máy xi măng Quán Triều, công ty nhiệt điện An Khánh (xã Yên Lãng, xã Hà Thượng, xã An Khánh, xã Cù Vân), hàm lượng bụi vượt QCVN 05:2009/BTNMT từ 1 đến 12 lần; hàm lượng SO2, NO2 vượt trên 02 lần nếu không có những giải pháp để kiểm soát, giảm thiểu các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí. 3.4. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng nƣớc và không khí huyện Đại Từ 3.4.1. Phƣơng pháp tiếp cận (i) Phương pháp tiếp cận bằng các quy định: Phương pháp nhằm đẩy mạnh các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm tại nguồn ô nhiễm bằng việc buộc các nguồn ô nhiễm tuân thủ quy định và yêu cầu thông qua sức mạnh của luật pháp. Các quy định và yêu cầu mà các nguồn ô nhiễm phải tuân thủ được coi là “mệnh lệnh” trong hệ thống pháp lý. Các cơ quan quản lý giám sát và điều tra tình trạng tuân thủ của các nguồn ô nhiễm và áp dụng hình phạt đối với những cơ sở vi phạm. (ii) Phương pháp tiếp cận bằng kinh tế: Phương pháp tiếp cận này nhằm thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua hỗ trợ/hình phạt kinh tế hoặc tài chính. Có nhiều biện pháp khác nhau để khuyến khích ví dụ: thu phí, đền bù tác hại môi trường, cung cấp vốn vay ưu đãi, ưu đãi thuế, ưu đãi sử dụng đất (iii) Phương pháp tiếp cận bằng cải tiến công nghệ: Phương pháp tiếp cận này nhằm khuyến khích hành vi tự nguyện của các nguồn ô nhiễm trong việc giới thiệu và áp dụng các biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm thông qua những biện pháp khác nhau. Hỗ trợ sản xuất sạch hơn và hệ thống quản lý môi trường và khen thưởng thành tích tốt là ví dụ về khuyến khích dành cho các biện pháp tự nguyện của các nguồn ô nhiễm. (iv) Phương pháp tiếp cận bằng nâng cao nhận thức: Phương pháp tiếp cận này nhằm thúc đẩy các biện pháp bảo vệ môi trường thông qua nâng cao nhận thức về môi trường của chủ nguồn gây ô nhiễm và của người dân. Phương pháp tiếp cận này bao gồm việc đánh giá hiệu quả hoạt động môi trường của các nguồn ô nhiễm, công bố thông tin quản lý môi trường. (v) Phương pháp tiếp cận bằng phát triển cơ sở hạ tầng:
  14. Phương pháp tiếp cận này nhằm phát triển các hệ thống quản lý chất, giảm thiểu thải lượng ô nhiễm từ các nguồn thải ra môi trường. 3.4.2. Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trƣờng 3.4.2.1. Bảo vệ môi trƣờng bằng các quy định a. Kiểm soát ô nhiễm môi trường các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp b. Kiểm soát các cơ sở hoạt động dịch vụ du lịch (i) Điều tra, thống kê toàn bộ hoạt động dịch vụ, du lịch trong khu vực và đánh giá thực trạng xử lý chất thải của các cơ sở kinh doanh (ii) Đẩy mạnh công tác cấp phép khai thác nước mặt, nước ngầm và cấp phép xả nước thải vào nguồn nước đối với các đơn vị. (iii) Thực hiện thu các khoản phí bảo vệ môi trường đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ. (iv) Tăng cường công tác thanh kiểm tra và xử lý các hành vi xả thải trên địa bàn. 3.4.2.2. Bảo vệ môi trƣờng bằng công cụ kinh tế - Thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải. Có thể áp dụng hình thức thu phí qua nước sử dụng đầu vào hoặc đo lượng thải trực tiếp đầu ra. - Thu phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn. - Xử phạt bằng tiền đối với các hành vi xả thải không qua xử lý. 3.4.2.3. Bảo vệ môi trƣờng bằng nâng cao nhận thức (i) Tuyên truyền cho nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện: - Thu gom vỏ chai lọ hoá chất bảo vệ thực vật sau khi sử dụng. - Sử dụng phân an toàn trong bón ruộng. - Tự nguyện tham gia thu gom rác theo mạng lưới trung chuyển để đưa đi xử lý. - Thực hành tiết kiệm nước trong sinh hoạt Hình thức tuyên truyền thông qua phương tiện thông tin đại chúng như loa đài, đài truyền hình, tờ rơi áp phích, thông qua các đoàn hội như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc (ii) Tuyên truyền cho khách du lịch
  15. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch hồ Núi Cốc cũng cần phải là các nhân tố tuyên truyền tích cực tới du khách thông qua các quy định, nội quy của đơn vị mình trong công tác bảo vệ môi trường (iii) Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho những người làm công tác quản lý khu du lịch, rừng phòng hộ hồ Núi Cốc. Hình thức tuyên tuyền cho các đối tượng này chủ yếu là các hình thức hội thảo, tập huấn, tài liệu chuyên ngành. Thiết lập kênh thông tin tố cáo các hành vi xâm hại môi trường và tuyên dương những cá nhân tập thể có thành tích trong bảo vệ môi trường trên địa bàn huyên. 3.4.2.4. Bảo vệ môi trƣờng bằng phát triển cơ sở hạ tầng a. Quy hoạch phát triển các ngành trên địa bàn huyện b. Cải thiện cơ sở hạ tầng thu gom xử lý chất thải các khu dân cư (i) Thiết lập mạng lưới các điểm trung chuyển rác thải rắn cấp 1 tại mỗi xã trên địa bàn và trạm trung chuyển cấp 2 (mỗi trạm phục vụ trung chuyển cho khoảng 3-5 xã) tại các địa phương. Rác từ các điểm trung chuyển sẽ tiếp tục đưa đi chôn lấp tại bãi rác Bình Thuận và một số bãi rác nhỏ tại xã Phú Xuyên, xã Yên Lãng, huyện Đại Từ. (ii) Đầu tư nâng cao năng lực thu gom rác thải ở các xã: (iii) Nâng cấp hệ thống thoát nước ở các khu dân cư: c. Xây dựng hạ tầng thu gom và xử lý chất thải đô thị (i) Xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập trung thị trấn Đại Từ: (ii) Xây dựng hệ thống thu gom chất thải đô thị - Tăng cường năng lực thu gom cho hợp tác xã môi trường của thị trấn bằng các trang thiết bị như xe đẩy, đồ bảo hộ lao động. - Vận hành đúng quy trình thiết kế của bãi rác đã xây dựng tại Bình Thuận - Xây dựng hệ thống xử lý nước rác tại bãi rác của huyện. d. Cải thiện cơ sở hạ tầng quản lý chất thải y tế d. Quản lý chất thải chăn nuôi (i) Trước mắt áp dụng các biện pháp đơn giản để hạn chế mức độ phát thải của chất thải chăn nuôi như tận dụng làm phân bón hữu cơ trong canh tác. (ii) Xây dựng các mô hình xử lý chất thải của các cơ sở chăn nuôi tập trung, tái sử dụng chất thải chăn nuôi để sinh khí biogas làm nhiên liệu, thu gom xử lý phân chuồng làm phân bón trong hoạt động canh tác.
  16. e. Xây dựng hệ thống xử lý chất thải cho khu du lịch hồ Núi Cốc Nước thải sau khi xử lý phải đạt tiêu chuẩn loại A phù hợp với quy định trong QCVN 14: 2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt. 3.4.2.5. Các biện pháp tổng hợp bảo vệ môi trƣờng a. Nâng cao năng lực quản lý môi trường - Tăng cường năng lực nhân lực và cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật cho các phòng Tài nguyên và Môi trường của huyện. - Phân cấp quản lý bảo vệ môi trường đến cấp xã, thị trấn. b. Đẩy mạnh hoạt động quan trắc chất lượng môi trường c. Các biện pháp khác Bảo vệ và khôi phục rừng, chống xói mòn, rửa trôi đất dốc, tạo được hệ thống giữ nước mặt và bổ sung được nước ngầm. Tạo nguồn phân bón sinh học, phân hữu cơ và các biện pháp canh tác hợp lý để tăng cường khả năng làm giàu dinh dưỡng cho đất, nhất là đối với những vùng đất bạc màu và vùng đất có nguy cơ thoái hóa. Áp dụng các mô hình canh tác trên đất dốc để hạn chế xói mòn, rửa trôi làm giảm khả năng canh tác của đất. Tăng cường diện tích rừng phòng hộ với các loại cây bản địa phù hợp tạo chất lượng rừng tốt nhằm chống xói mòn bề mặt. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. KẾT LUẬN 1.1. Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Nguyên. Trong thời gian qua, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện luôn ở mức khá cao so bình quân chung cả tỉnh, mức sống của người dân từng bước được nâng cao. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển kinh tế - xã hội, quá trình hiện đại hoá, công nghiệp hoá, gia tăng dân số, là sự gia tăng các loại chất thải gây ô nhiễm môi trường, khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên, làm suy giảm chất lượng môi trường, gây tác động xấu đến sức khoẻ nhân dân, ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của huyện. 1.2. Nguồn gây ô nhiễm nước mặt lớn nhất trên địa bàn huyện là từ hoạt động sinh hoạt và các cơ sở sản xuất; nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí lớn nhất là từ hoạt động khai thác khoáng sản và hoạt động xây dựng. 1.3. Chất lượng môi trường nước mặt các sông suối trên địa bàn huyện đã bị ô nhiễm rõ rệt tại một số khu vực, đặc biệt là các đoạn chảy qua khu vực thị trấn Đại Từ,
  17. khu vực khai thác khoáng sản. Các suối tiếp nhận nước thải đã bị ô nhiễm nghiêm trọng do hầu hết các nguồn thải không được xử lý đáp ứng được TCVN, QCVN. 1.4. Môi trường không khí xung quanh các khu thị trấn Đại Từ, khu vực khai thác khoáng sản đã bị ô nhiễm bụi, có khu vực hàm lượng bụi vượt QCVN gần 05 lần, đã gây ra những tác động lớn tới sức khoẻ nhân dân khu vực. 1.5. Theo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện đến năm 2020, dự báo mức độ ô nhiễm trong nguồn nước mặt tăng lên trên 02 lần so với hiện nay; nhiều khu vực, hàm lượng chất gây ô nhiễm môi trường không khí vượt QCVN trên 10 lần như tại các khu vực khai thác khoáng sản, khu vực nhà máy xi măng Quán Triều, công ty nhiệt điện An Khánh (xã Yên Lãng, xã Hà Thượng, xã An Khánh, xã Cù Vân). 1.6. Các giải pháp để bảo vệ môi trường phát triển bền vững trên địa bàn huyện được đề xuất theo các phương diện thể chế, kinh tế, công nghệ, hạ tầng, nhận thức của con người. Nội dung các giải pháp đã bám sát vào thực trạng phát triển kinh tế xã hội, hiện trạng môi trường, các nguyên nhân gây ô nhiễm và các dự báo về thay đổi môi trường trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, hướng tới nhiều đối tượng, có sự gắn kết giữa vấn đề môi trường và kinh tế xã hội đảm bảo tính hợp lý và khả thi. 2. KIẾN NGHỊ Để bảo vệ môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững trên địa bàn huyện Đại Từ, tác giả xin có một số kiến nghị sau: - Lập và trình thẩm định báo các đánh giá môi trường chiến lược đối với Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn huyện Đại Từ đến năm 2020; Quy hoạch bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện Đại Từ đến năm 2020 để làm cơ sở, căn cứ cho công tác quản lý bảo vệ môi trường trên địa bàn. - Nâng cao năng lực, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường tại địa bàn huyện. - Tăng cường công tác thanh tra kiểm tra việc thực hiện Luật bảo vệ môi trường, Luật quản lý Tài nguyên nước, Luật khoáng sản. - Tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường. - Những tồn tại và hướng phát triển tiếp theo của đề tài: Đề tài mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng quát những biến đổi của môi trường tự nhiên trong mối quan hệ tác động qua lại với các hoạt động KT-XH, kết quả nghiên cứu và kiến nghị của luận văn nhằm xác định những giải pháp góp phần bảo vệ môi trường huyện Đại Từ. Tuy nhiên việc khắc phục và ngăn chặn suy thoái môi trường cần có giải pháp kỹ thuật cụ thể. Luận văn kiến nghị cần có những nghiên cứu tiếp theo tập trung vào từng yếu tố môi trường, cụ thể là: Nghiên cứu hiện trạng ô nhiễm các nguồn nước, hiện trạng và các giải pháp bảo vệ
  18. môi trường nước, trong đó có thể sử dụng mô hình toán học để tìm ra quy luật biến đổi môi trường nước do tác động của các hoạt động KT-XH gây ra, từ đó xác định các giải pháp cụ thể để bảo vệ và sử dụng nguồn nước có hiệu quả nhất; tương tự là đối với vấn đề ô nhiễm môi trường không khí. References