Giáo trình Nghiên cứu môi trường - Chương 4: Các hệ thống sản xuất

pdf 69 trang huongle 3960
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nghiên cứu môi trường - Chương 4: Các hệ thống sản xuất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nghien_cuu_moi_truong_chuong_4_cac_he_thong_san_x.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nghiên cứu môi trường - Chương 4: Các hệ thống sản xuất

  1. II Giáo trình nghiên cứu môi trường Các hệ thống sản xuất
  2. Chương 4 Các hệ thống sản xuất 4.1. Giới thiệu chung Các hệ thống sản xuất - gọi tắt là các hệ sản xuất (HSX) - là một kiểu hệ thống sinh thái nhân văn đặc biệt, nơi mà con người sử dựng tài nguyên, năng lượng, thông qua hoạt động quản lý, tổ chức và khoa học công nghệ để sản xuất ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu xã hội; kèm theo đó là quá trình gây ô nhiễm và suy thoái môi trường. HSX là kiểu hệ thống mang tính nhân tạo vì sự can thiệp của con người là điều kiện cần và rất quan trọng. Đây cũng là kiểu hệ thống phổ biến trong xã hội, là nơi tập trung cao độ nhất những vấn đề về môi trường và phát triển. Về mặt quy mô, HSX có thể ở quy mô trang trại/ xí nghiệp hay quy mô vùng sản xuất/ doanh nghiệp thuộc các ngành kinh tế - xã hội: công nghiệp, vận tải, nông nghiệp, thủy sản, du lịch. . . Trong các HSX, các yếu tố tự nhiên, nhân tạo và xã hội hòa quện và tương tác chặt chẽ. Về bản chất, chúng là các hệ thống mở. Xét về mặt tái phân bố sức lao động và tài nguyên, các hệ thống tái định cư cũng là một dạng hệ sản xuất tiềm năng. Áp dụng tiếp cận hệ thống vào phân tích các HSX là dạng ứng dụng rộng rãi nhất trong thực tiễn của tiếp cận hệ thống. Về lĩnh vực này, các công trình nghiên cứu của Gharajedaghi (2005) và Senge (2003) là những khai phá. Thực tiễn sống động vẫn dành một vùng đất còn hoang vu cho những phát kiến mới về áp dụng tiếp cận hệ thống vào các hệ sản xuất. 117
  3. 4.2. Những đặc tính của các hệ sản xuất • Tính ì Một hệ sản xuất khi đã đạt được những thành công nhất định (nhờ đổi mới công nghệ, quản lý và chớp thời cơ), thường có xu hướng duy trì phương cách hoạt động đã giúp họ gặt hái những thành công đó. Các nhà quản lý hệ thống sản xuất dễ chuyển từ vị trí tích cực thay đổi ban đầu sang vị trí bảo thủ ở giai đoạn tiếp theo. Khuynh hướng này dẫn đến một sự thực là có hàng loạt doanh nghiệp trở nên phá sản hoặc bị lệ thuộc vào các doanh nghiệp khác. Trên quan điểm hệ thống, thì đây cũng chính là thời cơ thuận lợi cho những doanh nghiệp mới với những cách thức làm ăn mới có thể chiếm lĩnh thế thượng phong trên thị trường. Một hệ sản xuất muốn liên tục phát triển cần có chiến lược liên tục phát hiện và thắng được sức ì của chính mình. Phương cách sản xuất đem lại thành công ở giai đoạn này có thể sẽ là trở ngại và gây sụp đổ hệ thống ở giai đoạn sau. Nói cách khác, trong bối cảnh thị trường cạnh tranh đầy biến động, khoa học công nghệ luôn đổi mới, chính khả năng thích nghi mới là đặc tính quý báu nhất của truyền thống một hệ sản xuất. Tính ì của một hệ không nhất thiết là tính ì của tất cả các tổ phần của hệ, nó có thể là tính chất của một số yếu tố có tầm ảnh hưởng trong hệ. Thường các tính chất đó gắn với những yếu tố đã có lịch sử, đã có danh tiếng. Ví dụ một đội bóng gồm toàn ngôi sao chưa chắc đã là một đội bóng giành chiến thắng. Một tổ chức giỏi chưa chắc đã giỏi hơn nếu nhận thêm nhiều cá nhân giỏi. Hệ thống chú ý đến sự tương hợp giữa các thành tố hơn bản thân thành tố. • Tính đồng thuận trên cơ sở đa chiều Mỗi một HSX bao gồm các thành viên hoặc nhóm người có quyền lựa chọn không chỉ mục tiêu mà cả phương tiện để thực hiện mục tiêu đó. Quyền lựa chọn là đặc tính có chủ định của hệ trung. 118
  4. Để thực hiện quyền lựa chọn, hệ thống cần được gắn kết bằng thông tin để tiến tới sự đồng thuận giữa các yếu tố cấu thành hệ thống. Chính sự đồng thuận sẽ tạo điều kiện cho các HSX tự tổ chức để đạt tới một sự ổn định mới. Sự đồng thuận của một HSX là kết quả của sự tương tác đa chiều. Bản chất của bất cứ hệ thống mở nào cũng là đa chiều. Mỗi HSX có những chiều riêng, tuy nhiên điểm chung nhất của bất cứ HSX nào cũng có 5 chiều sau: - Kinh tế: bao gồm sản xuất và phân phối các sản phẩm của hệ, tạo ra lợi nhuận cho thành viên. - Khoa học: tạo ra và truyền bá các thông tin, kiến thức về sản xuất và cạnh tranh. - Thẩm mỹ: tạo ra và truyền bá cái đẹp, cái hợp lý, tính hấp dẫn của các sản phẩm và lối sống. - Đạo lý: xây dựng và thể chế hóa các giá trị, chuẩn mực xã hội liên quan đến việc điều chỉnh và duy trì các quan hệ giữa các thành viên của hệ thống. - Chính trị: tạo ra, thực thi và củng cố quyền lực và trách nhiệm trong hệ. Theo Gharajedaghi (2005), 5 chiều này không đứng riêng rẽ, độc lập m0à tương tác chặt chẽ để lạo ra một đặc trưng chung của HSX, do chính là đặc trưng văn hóa của hệ thống. Chiều thứ nhất (kinh tê) chủ yếu tạo ra các giá trị văn hóa vật thể. Các giá là văn hoá lạo ra "luật lệ văn hóa" - do chính là một loại mã di truyền của các hệ sản xuất. Nhờ mã di truyền này mà các HSX nói riêng và các hệ xã hội nói chung có thể tái lập sự ổn định, nhân bản và tiến hóa. Cũng cần chú ý rằng, nếu sự đồng thuận là biểu hiện của "luật lệ văn hóa" trong HSX, thì chính trong sự đồng thuận cũng luôn luôn chứa đựng các xung đột và nhiễu loạn, và chính đồng thuận 119
  5. cũng là một trạng thái ổn định tạm thời trong không gian pha của hệ. • Tính mở Các HSX là những hệ thống mở điển hình, chúng cần đầu vào là nguyên liệu, năng lượng, thông tin khoa học công nghệ, thông tin thị trường. . . và cũng phụ thuộc nhiều vào đầu ra trong tiêu thụ sản phẩm và xử lý chất thải. Vì thế để nghiên cứu các HSX, cần phải đặt chúng trong bối cảnh tương tác với môi trường xung quanh hệ. Xem xét tính mở phụ thuộc vào việc xác định ranh giới của hệ thống. Đây là một việc khó khăn vì ranh giới thực của HSX không bao giờ trùng với ranh giới địa lý của chúng. Đó thường là ranh giới mờ và mềm. Bên trong ranh giới hệ là các thành tố có thể kiểm soát được, bên ngoài ranh giới là những thành tố có thể kiểm soát đến chừng mực nào đó và những thành tố mà hệ thống không thể kiểm soát được. Khả năng quản trị hệ thống là biến các thành tố không thể kiểm soát được thành các thành tố có thể ảnh hưởng được hoặc có thể chịu đựng được. Tập hợp các thành tố bên ngoài này tạo ra một khu vực có thể giao dịch được, còn gọi là môi trường giao dịch của HSX [12]. Chính môi trường giao dịch tạo ra kho hành vi ứng xử của một hệ thống mở có chủ định. Quản trị hệ thống không chỉ là quản trị các cấu trúc và tương tác nội tại của hệ, mà còn quản trị được môi trường giao dịch, tức là quản trị thông qua việc gây ảnh hưởng tới những yếu tố không thể kiểm soát được. • Tính đa dạng về chức năng, cấu trúc và tương tác nội tại Một HSX có thể đa dạng về chức năng, cấu trúc và tương tác. Một hệ có thể có nhiều chức năng khác nhau: chính hay phụ, công khai hay tiềm ẩn. Sự đa dạng chức năng của hệ dựa trên sự đa dạng cấu trúc (ví dụ không thể có các đầm nuôi tôm sú nước lợ hoàn toàn giống nhau về diện tích, độ sâu, chế độ và khí hậu, chất lượng 120
  6. nước, chất lượng con giống, chất lượng thức ăn, đặc điểm vùng đất xây dựng đầm. . .). Cuối cùng, tính đa dạng tương tác trong nội bộ hệ công có vai trò rất quan trọng. Do tính đa dạng này mà từ những điều kiện ban đầu như nhau có thể dẫn tới những kết quả khác nhau, hoặc những con đường khác nhau có thể dẫn đến những kết quả giống nhau. Bởi vì không phải là các điều kiện ban đấu, mà chính mối tương tác mới tạo ra các trạng thái của hệ thống. Quản trị tương tác là một luật vực khó khăn. Điều đó dẫn đến một động thái “kỳ dị" của HSX là nhiều khi với những đầu tư và quản trị "tốt" lại dẫn đến kết cục xấu, không như mong đợi. Gharajedaghi (2005) gọi đây là "tính phản trực cảm" của hệ thống. Để dễ hiểu hơn, có thể gọi tính chất này là tính "tạo ra các kết quả ngược - đó là tính chất được gây ra bởi tính nhiễu loạn hệ thống. Tính nhiễu loạn có một số dạng thể hiện sau đây: - Một số tương tác trong hệ có thể trật tự theo không gian nhưng lại vô trật tự theo thời gian (ví dụ sự bành trướng của cây trinh nữ đầm lầy - một loài thực vật lạ xâm nhập vào Việt Nam - liên quan đến các vùng đất ẩm và bán ngập, nhưng không bị khống chế theo mùa vụ trong năm). - Một số tương tác có thể trật tự theo thời gian, nhưng lại vô trật tự về không gian (ví dụ điển hình là sự bùng phát các dịch bệnh theo mùa như bệnh cúm gia cầm). - Một số tương tác khác mang tính gồ ghề: biến động cả về phân bố không gian và thời gian. Tính đa dạng về chức năng, cấu trúc và tương tác nội tại của các HSX yêu cầu những cách nhìn mới về HSX, đó là: - Bất cứ sự biến đổi nào về cấu trúc và tương tác nội tại của hệ cũng sẽ góp phần thay đổi chính bản chất các tương tác nội tại này. Rằng mỗi vụ sản xuất giống như những trận đánh chỉ xảy ra một 121
  7. lần, những trận đánh sau không bao giờ giống những trận đánh trước. Vì thế sự phát triển bền vững phải đi liền với sự đổi mới liên tục. - Chiều thời gian trong tiến hóa hệ thống không phải là thời gian theo lịch, mà là thời gian tính theo nhịp điệu, chu kỳ của các biến đổi trong hệ. - Các ứng xử của hệ thống quyết định ứng xử của từng bộ phận cấu thành hệ thống. Vì thế mà giải pháp quản trị hệ thống được chọn lựa thường là giải pháp có sự đồng thuận của nhiều người tham gia chứ chưa hẳn đó là giải pháp đúng nhất, tốt nhất. Vì thế, cái gọi là "giải pháp hợp lý" chỉ là những giải pháp phù hợp với trật tự hiện hành của hệ thống. Các giải pháp "đi trước thời đại" gắn với những tám nhìn chiến lược có ít cơ may được thực hiện. • Tính đa dạng quan hệ giữa các hệ thống trong môi trường giao dịch Trong môi trường của một HSX thường luôn luôn có những HSX khác. Các HSX này thực hành những cách thức quan hệ khác nhau, gây biến đổi các hệ liên quan. Nhận diện các quan hệ này góp phần quản trị "môi trường giao dịch". - Quan hệ ký sinh Quan hệ ký sinh xảy ra khi một hệ thống, để tồn tại, phải khai thác, chiếm đoạt năng lượng, vật chất và thông tin từ một hệ khác. Hệ hưởng lợi có tên là hệ ký sinh, hệ bị ký sinh được gọi là hệ vật chủ. Hệ ký sinh hoạt động và phát triền mạnh sẽ làm hệ vật chủ nhanh chóng suy thoái, nhiễu loạn và sụp đổ. Các hệ thống đánh bắt tự nhiên, khai thác tự nhiên (kể cả khai thác thủy sản, khoáng sản. . . ) đều là những hệ ký sinh. Việc sử dụng các biện pháp khai thác thủy sản có tính hủy diệt phản ánh hệ thống vật chủ đang suy thoái trầm trọng. Một hệ thống liên tục xuất khẩu nhiễu loạn sang hệ thống khác (ví dụ xả thải, tai biến) cũng là 122
  8. một dạng của hệ ký sinh. Đây là tương tác không bền vững. - Quan hệ hợp tác Các hệ thống hợp tác cùng có lợi trong trao đổi năng lượng, vật chất, thông tin để cùng tồn tại và phát triền mà không gây hại cho nhau. Ví dụ, một hệ thống khu bảo tồn thiên nhiên và hệ thống du lịch sinh thái tại khu bảo tồn. hệ thống rừng ngập mặn và hệ thống cửa sông. Đây là tương tác bền vững song phương. - Quan hệ trú ẩn Những hệ thống có tính đa dạng thấp thường có tính đàn hồi (khả năng tự hồi phục khi bị tác động) thấp, tính nhạy cảm cao. Để tồn tại, chúng phải ẩn náu dưới sự bảo vệ của các hệ thống khác. Các hệ thống có chức năng bảo vệ thường là các barie sinh thái như rừng ngập mặn, thủy vực cung cấp nước nuôi trồng, hoặc các barie nhân tạo như hệ thống đê bao, hệ thống kiểm dịch và diệt tạp, công ty con và công ty mẹ . . . Tương tác trú ẩn có thể gọi là tương tác chuyên hóa vì hệ trú ẩn chỉ thích ứng với một kiểu điều kiện tồn tại đặc biệt. Khi điều kiện thay đổi, hệ trú ẩn dễ bị sụp đổ. - Quan hệ cạnh tranh Các HSX phụ thuộc vào nhau theo nghĩa là chất lượng của hệ này phụ thuộc (và tạo ra) chất lượng của hệ kia, sự tồn tại của cả hai phụ thuộc vào nhau, thông qua cạnh tranh lành mạnh. Cạnh tranh là phương tiện và điều kiện cho các HSX ngày càng hoàn thiện. - Quan hệ xung đột Các hệ thống trong lĩnh vực kinh tế - xã hội cùng có quyền sử dụng một loại tài nguyên - môi trường cho những mục tiêu khác nhau là những thành phần tham gia vào xung đột. Xung đột tiềm tàng giữa nuôi trồng thủy sản, đô thị, giao thông thủy, du lịch. . . 123
  9. trong việc sử dụng chung Vịnh Hạ Long có thể minh họa cho tương tác này. 4.3. Nguyên lý hiện tại trong phân tích diễn thế hệ thống sản xuất Tái lập lại dãy diễn thế của một kiểu (loại) hệ thống giúp cho nhà nghiên cứu khả năng dự báo biến động của các HSX. Bởi vì "những cái gì đã từng xảy ra trong quá khứ, rất có thể sẽ cũng xảy ra trong tương lai". Tuy nhiên, có một trở ngại là thời gian quan sát của nhà nghiên cứu thường quá ngắn ngủi so với cuộc đời của một hệ thống. Nhà nghiên cứu có thể tháo gỡ khó khăn này bằng cách ứng dụng nguyên lý hiện tại: "hiện tại trao cho chúng ta chiếc chìa khoá để hiểu quá khứ”. Áp dụng nguyên lý này, nhà nghiên cứu cần làm rõ trạng thái hiện tại của các hệ thống cùng kiểu và sắp xếp các hệ thống đó thành một dãy theo một chiều nhất định (ví dụ theo chiều từ trạng thái cực thịnh qua trạng thái suy thoái đến trạng thái bị suy thoái hoàn toàn, hoặc ngược lại). Tìm hiểu nguyên nhân tạo ra mỗi trạng thái. Mỗi một trạng thái có thể là quá khứ (hoặc là tương lai) của một trạng thái liền kề. Dãy trạng thái này cho thấy một hình ảnh xấp xỉ của dãy diễn thế hệ thống. Kết hợp với phương pháp đánh giá hồi cố để dựng lại lịch sử của hệ thống đang nghiên cứu qua phân tích thư tịch lưu trữ và phỏng vấn người cao tuổi sống lâu tại địa phương, có thể cho phép làm sáng tỏ lịch sử diễn thế của một kiểu hệ thống trong vùng nghiên cứu. Trong một hệ thống đã biến đổi sang trạng thái khác, vẫn có thể còn lưu giữ những di tích sót lại của trạng thái trước (ví dụ một khóm rừng ngập mặn còn sót lại trong vùng nuôi trồng thủy sản, một doi cát còn sót lại khi bãi biển đã bị xói lở hết, một khu nhà xưởng bị bỏ hoang. . . ). Những di tích này được gọi là các "di sản 124
  10. của quá khứ" giúp cho nhà nghiên cứu tìm hiểu về trạng thái trước của một hệ sản xuất. Đặt thêm chiều thời gian của các trạng thái hệ thống trong một diễn thế, có thể xây dựng lại đường biến động của hệ thống trong không gian pha. 4.4. Phân loại tài nguyên của các hệ sản xuất Chúng ta quan niệm "tài nguyên" là những thứ (như nguyên liệu, năng lượng, thông tin, cảnh quan. . .) mà chúng ta có thể khai thác từ môi trường để phục vụ cho đời sống của xã hội. Chúng ta chia tài nguyên thành nhiều loại theo dạng vật chất của chúng (ví dụ tài nguyên khoáng sản, tài nguyên năng lượng, tài nguyên du lịch sinh thái. . .) hoặc theo khả năng bảo tồn của chúng (tài nguyên tái tạo, tài nguyên không tái tạo. . .). Các cách phân loại này là kết quả của tư duy phân tích. Đó là sai lầm chết người mở đầu cho một chuỗi tác động xấu khó đảo ngược do con người gây ra cho thiên nhiên. Tiếp cận hệ thống không quan niệm tài nguyên một cách đơn giản như vậy. Cái mà chúng ta gọi là "tài nguyên", cần phải chia làm 3 nhóm có chức năng khác nhau: • Nhóm thứ nhất tham gia vào cấu trúc của hệ thống mà nếu bị khai thác, hệ thống sẽ sụp đổ. Ví dụ các vỉa than đá tham gia cấu tạo nên khối núi có khu di tích Yên Tử sẽ không thể coi là "mỏ" than; các hòn đảo đá vôi trên vịnh Hạ Long không thể coi là khoáng sản đá vôi, cát trên bãi tắm biển không nên coi là vật liệu xây dựng . . . Những "tài nguyên" có vai trò tương tự không phải là tài nguyên, mà được gọi là vốn cố định của hệ thống hoặc tài nguyên cấu trúc của hệ thống. • Nhóm thứ hai được dùng để nuôi dưỡng, vận hành, đảm bảo chức năng của hệ thống, đảm bảo an toàn sinh thái, nếu bị khai thác, hệ thống sẽ bị nhiễu loạn dẫn đến sụp đổ. Ví dụ, 125
  11. theo tổ chức Nông - Lương thế giới, từ 60% đến 75% tổng lượng tài nguyên nước của một vùng lãnh thổ không được khai thác và sử dụng mà phải để nuôi dưỡng hệ sinh thái, đảm bảo cân bằng và an toàn sinh thái. Khoảng 43% - 45% diện tích tự nhiên của lãnh thổ phải dành cho việc bảo vệ rừng v.v. . . Những loại "tài nguyên" này được gọi là vốn lưu động hoặc tài nguyên vận hành của hệ thống, là loại tài nguyên mà con người không thể khai thác nếu không muốn hệ thống suy thoái và sụp đổ. • Nhóm thứ ba là loại tài nguyên dư thừa, tạo ra đầu ra của hệ thống. Đây chính là loại tài nguyên mà con người có thể khai thác bền vững, còn được gọi là tài nguyên năng suất của hệ thống. Ví dụ lượng thủy sản có thể đánh bắt hàng năm, lượng nước ngầm có thể bơm hút bền vững mỗi ngày . . . Việc sử dụng hợp lý tài nguyên là nhằm vào loại đầu ra này. Rõ ràng loại tài nguyên có thể khai thác được là khá nhỏ bé so với cái gọi là “tài nguyên”, theo nghĩa thông thường mà chúng ta quan niệm. Đối với mỗi hệ sản xuất, khai thác tài nguyên năng suất là khai thác bền vững, khai thác tài nguyên vận hành sẽ làm suy thoái hệ thống, khai thác tài nguyên cấu trúc sẽ làm sụp đổ hệ thống. 4.5. Nghiên cứu trường hợp 1 - hệ thống chăn thả gia súc có sừng ở khu vực sa van khô hạn Ninh Thuận 4.5.1. Đại cương về chăn thả gia súc có sừng ở vùng sa van Ninh Thuận Ninh Thuận nằm ở Cực Nam Trung Bộ. Trong số 335.227 ha diện tích đất tự nhiên, đã có 16.254 ha núi đá và 85.889 ha savan khô hạn hiện còn bỏ hoang vì thiếu nước. Khu vực savan khô hạn Ninh Thuận được hình thành do hai hướng: hướng chủ đạo là do suy thoái thảm thực vật rừng để hình thành cảnh quan trảng cỏ, cây 126
  12. bụi xen đất trống, hướng thứ yếu là sự phục hồi của trảng cỏ và cây bụi trên các vùng đất nông nghiệp đã bỏ hoang từ lâu. Savan khô hạn theo nghĩa khoa học, là vùng đất khô nóng phần lớn thời gian trong năm, mùa mưa rất ngắn với lượng mưa khoảng 600 - 1.200 mm/ năm. Lượng mưa ít hơn lương bốc hơi khiến cho quá trình phong hóa hóa học và quá trình tạo đất diễn ra rất chậm. Hoạt động phong hóa vật lý và thổi mòn mạnh đã tạo ra những cảnh quan bán hoang mạc rất đặc trưng. Thảm thực vật ưu thế là các loại cây thân cỏ cây bụi chịu hạn thưa thốt với một số loài thân gỗ rụng lá hàng năm. 36.000 ha trong tổng diện tích khu vực savan khô hạn hiện nay đã được sử dụng cho chăn thả tự do gia súc có sừng. Tuy có mang lại một số hiệu quả kinh tế, nhưng hoạt động chăn thả tự do với đàn gia súc quá đông (trên 150.000 con năm 2003) đã tàn phá vùng chăn thả, gây xói mòn, trống trọc và trơ sỏi đá một vùng savan vốn đã thưa thớt màu xanh. Để giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo, trong cơ cấu đầu tư vốn phát triển chăn nuôi đại gia súc chiếm một tỷ lệ đáng kể ở nhiều vùng mà điều kiện canh tác gặp nhiều khó khăn do đất xấu, thiếu nước và chăn nuôi mới chỉ ở mức độ thô sơ, tự nhiên dựa vào chăn thả ở các đồng cỏ tự nhiên là chính. Chăn nuôi bò, dê, cừu đã và đang góp phần đem lại một bộ mặt mới cho nông thôn Ninh Thuận với sự gia tăng tổng đàn đều đặn hàng năm trên 15%. 4.5.2. Phân tích cấu trúc hệ thống của hệ sinh thái chăn thả gia súc có sừng ở Ninh Thuận Chăn thả GSCS (gia súc có sừng) là một hệ sản xuất có cấu trúc đa phân hệ và quan hệ dòng giữa các phân hệ mang những đặc thù riêng biệt. Ranh giới giữa hệ chăn thả GSCS với các hệ sinh thái nhân văn khác tương đối rõ ràng, với quan hệ đầu vào - đầu ra rất đặc trưng. Tính ổn định của hệ sinh thái chăn thả GSCS (từ đây 127
  13. trở đi gọi tắt là hệ chăn thả) phụ thuộc vào mối quan hệ với các hệ khác, cũng như vào động lực của các dòng vật chất - năng lượng và thông tin nội tại của hệ. Phân tích cấu trúc hệ thống của một hệ sinh thái là phương pháp hữu hiệu để đánh giá tính bền vững của một hệ thống sản xuất. Mô hình cấu trúc hệ thống của hệ chăn thả Ninh Thuận được trình bày theo mô hình hộp trắng. • Phân hệ vật nuôi Nhóm GSCS được chăn thả ở Ninh Thuận chủ yếu gồm bò, đê, cừu và trâu, trong đó chiếm tỷ lệ cao là bò và dê. Giống bò phổ biến ở Ninh Thuận là bò vàng (còn gọi là bò cỏ), có tầm vóc thấp, thể trọng nhỏ. Năm 1994 - 1995, tỉnh đầu tư cho mua hơn 20 con bò đực giống lai Sind. Năm 1995 - 1998 đang thực hiện dự án "Cải tạo và nâng trọng lượng gióng bò vàng Ninh Thuận". Đến năm 1997 đã có 10/ 868 con bò lai Zebu (Sind đỏ và Brahman). Giống dê chủ yếu của địa phương là dê bách thảo (dê ăn trăm thứ cỏ) và một ít (4%) là dê cỏ. Từ năm 1994 tỉnh đã nhập một số 128
  14. tinh đóng viên giống dê sữa để lai. Cừu là đàn duy nhất ở Việt Nam, thích hợp với vùng khí hậu khô hạn. Năm 2003 đàn cừu ở Ninh Thuận có khoảng 7.000 con. Việc nhập các giồng bò và dê nước ngoài vào cải tạo đàn gia súc Ninh Thuận đòi hỏi những giải quyết đồng bộ về chăm sóc, thức ăn và làm quen với khí hậu. • Phân hệ cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng của chăn nuôi GSCS là chuồng trại và bãi chăn. Trừ chuồng dê cừu, còn lại trại bò được xây dựng sơ sài, đa phần không có mái che, chỉ quây bằng cọc và dây thép, ẩm thấp và lầy lội (người chăn nuôi cần cho bò dẫm trên phân cho ngấu để dễ bán phân). Các trại chăn nuôi đều không có nguồn thức ăn chủ động (trừ trại dê của công ty Nguồn Sống). Còn lại đều chăn thả tự nhiên, nhiều trường hợp phải di trú đàn bò đi xa hàng chục tìm và thay đổi chỗ chăn thả liên tục theo kiểu du mục. • Phân hệ quản lý - kỹ thuật Hoạt động chăn thả GSCS ở Ninh Thuận có lịch sử lâu đời và những kinh nghiệm chăn nuôi ở vùng khô hạn được tích lũy tự nhiên trong nhân dân. Sự hình thành các trại chăn nuôi tập trung trong tỉnh xảy ra một cách tự phát bằng cách tích lũy dần dần gia súc, theo hai hướng. - Tăng đàn gia súc và quy mô chăn thả do tích lũy của một hộ chủ trại. - Tăng đàn gia súc bằng cách gom góp của nhiều chủ, ủy thác cho một hộ đứng ra chăn nuôi (góp vốn hoặc góp gia súc). Vốn cho hoạt động chăn thả chủ yếu do chủ trại tích lũy và huy động trong dân (chủ yếu từ họ hàng), vốn vay của ngân hàng không đáng kể (chỉ khoảng 0,5%). Khoản đóng góp cho ngân sách 129
  15. chưa có quy định thống nhất. Phần lớn các chủ chăn nuôi (dù đàn gia súc hàng ngàn con) không phải đóng góp gì. Ngay cả bò đực giống (Sind) do tỉnh mua về cũng chủ yếu là trợ giá đáng kể. Một vài xã ví dụ Tân Mỹ, Nhị Hà có thu lệ phí chăn thả 5000đ/ con bò và 2000đ/ con dê, cừu trong 1 năm. Tuy nhiên nhiều chủ trại nói rằng họ thường đóng góp "tuỳ tâm" cho địa phương phục vụ cho công ích từ một vài trăm ngàn đến 1 triệu/ năm. Những khoản đóng góp này không đáng kể và không được coi là nguồn thu ngân sách. Kỹ thuật chăn nuôi theo kinh nghiệm cha truyền con nối. Một số chủ trại mới kinh doanh chủ yếu thuê người chăn giúp. Việc lai tạo chủ yếm theo hình thức cho bò đực giống ghép dôi tự do trong đàn. Tóm lại, những vấn đề công nghệ và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến hãy còn xa lạ với đại bộ phận trại chăn nuôi trong tỉnh. • Phân hệ đồng cỏ (thức ăn) Thực ra Ninh Thuận không có đồng cỏ đúng nghĩa (tức là thảo nguyên). Vùng đất chăn thả dược gồm 39.920 ha trong đó có khoảng 3000 ha là ruộng lúa một vụ (trồng lúa vào mùa mưa, chăn nuôi vào mùa hạn), còn trên 36.920 ha là các trảng cây bụi xen cỏ và sỏi đá hoặc cỏ dưới lán rừng, thiếu nước, không thể hoặc rất khó cải tạo thành đất trồng trọt. Phần lớn diện tích chăn thả của tỉnh chỉ có cỏ mọc trong mùa mưa (cỡ 4 tháng/ năng với tốc độ che phủ khác nhau nhưng hầu như ít có vùng chăn thả nào độ che phủ của thực vật chiếm 100% diện tích ngay cả trong mùa mưa. Vào mùa khô, nhất là cuối mùa khô, trừ những diện tích dưới tán rừng trên đất dốc ở Ninh Sơn và Ninh Phước, những vùng chăn thả khác hầu như trơ trụi hoàn toàn, khiến cho đàn gia súc gầy ốm, chết đói nhiều. Đa phần diện tích chăn thả không có nguồn nước cho gia súc uống. Điều đó đặc biệt căng thẳng trong mùa khô. Nhiều chủ trại 130
  16. đào ao hoặc giếng lấy nước cho gia súc uống 1 lần/ ngày khi đàn gia súc về lại chuồng. • Phân hệ dịch vụ tiêu thụ và thú y Tỉnh chưa có một cơ sở liêu thụ sản phẩm chăn nuôi mang tính ổn định và công nghiệp. Sản phẩm chăn nuôi được tiêu thụ qua trung gian một số chủ trại bỏ vốn thu gom gia súc, vỗ béo. Sản phẩm chăn nuôi gồm hai loại: - Con giống: xuất sang các tỉnh bạn. - Thịt: tiêu thụ phần lớn ở thành phố Hồ Chí Minh. Lâm Đồng, Nha Trang. Nhu cầu tiêu thụ tại chỗ trong tỉnh không nhiều. Cơ sở tiêu thụ khó khăn, không thuận lợi và bị người mua ép giá nên các chủ nuôi (nhất là các hộ nuôi ít, trên vùng cao) chỉ bán bò khi bò già hoặc gãy chân, nhiều hộ muốn bán cũng không biết bán cho ai, thường là tích lũy gia súc trong đàn và chịu rủi ro khi gia súc thiếu ăn hoặc bùng phát dịch bệnh (chết đói, gày ốm, chết dịch). Đồng vốn khó quay vòng. Chi Cục Thú Y có 2 phòng: Phòng Dịch Tễ và Phòng Kiểm Soát Giết Mổ. Tuy nhiên trong tỉnh còn hàng trăm nhân viên thú y cơ sở, họ chính là các chủ trại chăn nuôi hoặc người trong gia đình chủ trại đã được đào tạo và có tay nghề. Họ thường chủ động mua thuốc tiêm phòng cho gia súc của mình và của láng giềng. Tuy nhiên, rất nhiều trường hợp gia súc đã không được tiêm phòng đủ liều và vào thời gian hợp lý. Trong tỉnh có nhiều đại lý thuốc tư nhân cùng hoạt động đồng thời với các đại lý thuốc của chi cục. Các đại lý tư nhân kiểm soát phần lớn đủ trường thuốc thú y trong toàn tỉnh (năm 1998). Nhiều đàn gia súc chăn thả trong rừng, sống như thú hoang dại (rất nhiều chủ trại không biết chính xác số gia súc của mình). Vì 131
  17. vậy khi có dịch bệnh, không thể kiểm soát được. Tính toán theo chỉ số Downjone sinh thái EDI (năm 1998) được giá trị EDI = 66, nằm trong vùng "có vấn đề", xấp xỉ ngưỡng tai biến (Nguyễn Đình Hoè và Trần Phong, 1998 [4]). Lý do chính của vị thế thấp của hệ chăn thả gia súc có sừng ở Ninh Thuận là do đàn gia súc quá đông, vượt quá khả năng tải của đồng cỏ tự nhiên, trong khi những đầu tư cho các phân hệ khác lại quá thấp. 4.6. Nghiên cứu trường hợp 2 - hệ thống nuôi thủy sản mặn lợ Nghĩa Hưng, Nam Định (năm 2002) 4.6.1. Đại cương về nuôi thủy sản mặn rợ, Nghĩa Hưng, Nam Định • Sự phát triển nghề nuôi thủy sản mặn - lợ ven biển Nghĩa Hưng Nghĩa Hưng là huyện đồng bằng hạ lưu sông - ven biển đang bồi tụ mở rộng về phía biển. Nằm kẹp giữa hai đoạn hạ lưu sông Ninh Cơ và sông Đáy, mỗi năm huyện Nghĩa Hưng bồi ra phía biển chừng 100 - 120m. Cứ khoảng 28 - 30 năm huyện lại xay dựng một đê biển mới cách đê cũ chừng 1km để có thêm 1 xã mới. Xã Nam Điền nằm giữa đê 1958 và đê 1986, là xã gần biển nhất và giàu tiềm năng nuôi trồng thủy sản nhất huyện. Được nuôi dưỡng bởi phù sa hai con sông Ninh Cơ và Đáy, tiếp giáp với biển mở, lại có hệ thống rừng ngập mặn được trồng mới và bảo vệ chiếm 1800ha (sẽ phát triển và duy trì đến mức 2000ha), Nghĩa Hưng là một trong 2 huyện có nền kinh tế nuôi trồng thủy sản mặn lợ đáng kể nhất của Nam Định. Nghề nuôi thuỷ sản mặn lợ mới xuất hiện 6 - 7 năm, đến năm 2002, Nghĩa Hưng đã có 1915 ha nuôi thủy sản mặn nợ, trong đó diện tích nuôi đầm là 1.465ha, nuôi ngao ngoài bãi triều là 450ha. Ngoài ra còn bãi ngao giống rộng 300ha ở Tây Nam Điền đã được 132
  18. huyện cắm cọc đỉnh vị Theo phòng Nông Nghiệp, Nghĩa Hưng thì sản lượng nuôi thuỷ sản của Nghĩa Hưng 2 năm qua như sau. Bảng 9. Sản lượng nuôi thủy sản mặn lợ Nghĩa Hưng Tên sản phẩm 2001 2002 Tôm 200 tấn 400 tấn Cua 300 tấn 300 tấn Ngao 1800 tấn 2000 tấn Nguồn: Phòng Nông nghiệp Nghĩa Hưng, 2002 Nuôi thủy sản lợ, mặn tập trung chủ yếu ở 2 khu vực ven biển của xã Nam Điền: - Đông Nam Điền: khoảng 570 ha nuôi trong đê - Tây Nam Điền: - Đầm nuôi ngoài đê: 400 ha - Nuôi ngao biển : 450 ha - Đầm trong đê khoảng 200 ha Hình thức nuôi là quảng canh cải tiến (quảng canh, nhưng chủ động con giống và một phần thức ăn công nghiệp, đầu tư cho diệt tạp và thuốc chữa bệnh ít). Mật độ thả thường dưới 5 con tôm giống/ 1 m2, một vài diện tích của trại tôm thuộc Trung tâm thuỷ sản huyện thả dày hơn, có thể đến 15 con tôm/ 1 m2. Mật độ cua rất thưa, cao nhất là 0,5 con/ m2, đôi khi thưa đến 0,2 con/ 1 m2. Huyện thử nghiệm khoảng 20 ha nuôi tôm công nghiệp ở Đông Nam Điền. Các vùng nuôi khác đang được cải tạo đường cấp thoát nước, cống. Đường giao thông chính là đường đê (đã rải đá) và đường công tác nội bộ chất lượng kém (lầy thụt, dễ sạt lở). • Các vấn đề tài nguyên - môi trường liên quan đến nghề nuôi thủy sản mặn/ lợ ở Nghĩa Hưng Trong số 1915 ha nuôi thủy sản- mặn/ lợ, đã có đến 4 vùng sinh thái khác nhau 133
  19. 1. Vùng trong đê, không phải sống chung với cây lúa: Đông Nam Điền, 570 ha. 2. Vùng trong đê, chung sống với lúa: Tây Nam Điền, 200ha. 3. Vùng ngoài đê, chung sống với rừng ngập mặn: Tây Nam Điền, 400 ha. 4. Vùng bãi biển, nuôi ngao: 450 ha. - Vùng 1 là vùng nuôi thủy sản tập trung, dễ quy hoạch, tiếp cận biển nên có nhiều tiềm năng phát triển mô hình nuôi công nghiệp (hiện đang quy hoạch 20 ha). - Vùng 2 xuất hiện mâu thuẫn giữa lúa và thủy sản. Vừa chịu ảnh hưởng của hóa chất bảo vệ thực vật (BVTV), vừa không thể lấy nước biển trực tiếp vào đầm, vùng 2 đã xuất hiện nhiều rủi ro (thua lỗ) và khó quy hoạch trong nuôi thuỷ sản. - Vùng 3 có nhiều điều kiện tốt về cấp nước cho đầm, nhưng đầm nuôi có nhiều rủi ro vỡ đê bao do bão và triều cường, cũng như bị đe doạ bởi hoá chất BVTV dùng để bảo vệ rừng ngập mặn mới trồng. - Vùng 4 có tiềm năng nuôi ngao, nhưng đang diễn ra mâu thuẫn tranh chấp diện tích nuôi vì đây là vùng đang bồi. Với lịch sử nuôi thủy sản mặn lợ mới 6 - 7 năm, hình thức nuôi chủ yếu là quảng canh cải tiến. Trừ các hộ nuôi ngoài đê Tây Nam Điền có đầm rộng vốn lớn, các hộ nuôi trong đê thường có diện tích đầm hẹp vốn ít. Những vấn đề tài nguyên môi trường chủ yếu đã ghi nhận được là: - Chủ đầm hạn chế tối đa chi phí diệt tạp và cải tạo đầm. Để tránh bốc phèn, các đầm trong đê đều rất nông, có đầm độ sâu chỉ đạt 0,30 - 0,40 m nước. Giữa vụ xuân hè và thu đông không có thời gian đủ dài để phơi và làm vệ sinh đầm. - Mặc dù có đường nước cấp và tiêu, nhưng không có trang 134
  20. trại nào có hồ chuẩn bị nước và hồ xử lý nước thải. Ngay cả trong quy hoạch nuôi công nghiệp cũng chưa chú ý đúng mức đến hai hồ chuẩn bị và xử lý nước. Vì thế bệnh dịch thường xuất hiện, nhất là bệnh đen mang và đốm trắng. Năm 1999 đã xuất hiện vụ dịch tôm chết hàng loạt Nhiều đầm lấy nước bị ô nhiễm dầu. - Đường giao thông và đường công tác đã có nhưng chất lượng không cao, điện cấp chưa đủ (mới được 20% yêu cầu). - Thời gian sử dụng đất là 5 năm, quá ngắn với nghé nuôi thuỷ sản khiến chủ đầm không chịu đầu tư lớn. - Ngoài khoản đóng góp dưới dạng thu sản (= thuê đất) tuỳ vị trí mà biến đổi từ 200.000đ/ ha/ năm đến l.000.000đ/ hai năm, địa phương không chính thức thu thêm khoản nào, vì thế vốn đầu tư của huyện cũng ít, chủ yếu chờ từ kế hoạch đầu tư của tỉnh và Bộ Thuỷ Sản. Tuy nhiên, nghề nuôi thủy sản mặn lợ cũng đã giải quyết công ăn việc làm cho khoảng 4.000 - 5.000 lao động làm thuê người địa phương với mức thù lao (không kể ăn) từ 4 đến 8,4 triệu đồng/ năm cho 1 lao động làm thuê, lỗ - chủ chịu, lãi - chủ thưởng thêm. Đây là một trong những đóng góp tích cực của nghề nuôi thủy sản mâm lợ cho việc xóa đói giảm nghèo của Nghĩa Hưng (ước tính tiền trả công cho lao động làm thuê trung bình khoảng 25 - 30 tỷ đồng mỗi năm). - Do nuôi trồng thủy sản là nghề sống được, nên những tranh chấp bãi nuôi ngao, mâu thuẫn giữa nuôi thủy sản mặn/ lợ và trồng lúa đã xuất hiện và có xu hướng ngày càng căng thẳng trong cộng đồng. 4.6.2. Phân tích hệ thống trang trại nuôi thủy sản mặn lợ Nghĩa Hưng Phương pháp phân tích hệ thống được sử dụng nhằm phân tích, xác định và tìm hiểu các tổ phần trong hệ thống trang trại nuôi thủy sản ven biển, từ đó xác định, xây đựng các chỉ thị đơn, chỉ thị 135
  21. tổng hợp để đánh giá mức độ bền vững của toàn bộ hệ thống. Dựa trên ý tưởng về mô hình quả trứng của hệ thống môi trường và Thước đo bền vững BS do IUCN đề xuất (1996), hệ thống môi trường của trang trại nuôi thủy sản cũng gồm 2 phân hệ là phân hệ sinh thái tự nhiên và phân hệ xã hội - nhân văn trong đó, mỗi phân hệ của hệ thống bao gồm 5 vấn đề cất lõi sau: • Phân hệ sinh thái tự nhiên: + Nước cấp cho nuôi trồng: là nước đã được xử lý để đảm bảo các điều kiện cần thiết (độ mặn, độ pa, làm sạch, tạo màu (tảo) ) cho nuôi trồng. + Nước thải: là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nước biển ven bờ, ảnh hưởng đến khả năng nuôi trồng của ngư trại. + Chất lượng nước biển: là yếu tố quyết định đến khả năng nuôi trồng của ngư trại. Ở vùng cửa sông, nước biển thường có hàm lượng chất hữu cơ cao, có độ đục lớn và thường chịu tác động của chất thải từ hoạt động nông nghiệp cũng như hoạt động nuôi thủy sản ven biển. + Độ an toàn của đầm nuôi: phản ánh sự an toàn của đầm nuôi, kinh nghiệm, kỹ thuật của người làm trong trang trại trước những tác động bất lợi của lũ nhiên (mưa bão, hạn hán, triều cường ). + Độ sạch của môi trường đầm nuôi. • Phân hệ xã hội nhân văn + Trình độ, kỹ thuật nuôi trồng: hoạt động nuôi tôm cần có kiến thức về khoa học - công nghệ, kỹ thuật và kinh nghiệm về thị trường thật vững chắc. Bên cạnh đó, đầm nuôi là một hệ thống sản xuất nhạy cảm và mỏng manh, do đó trình độ và kỹ thuật nuôi trồng là yếu tố cơ bản đa báo sự thành công của trang trại nuôi thủy sản. + Lợi ích kinh tế: ngư trại thành công hay không là lợi ích 136
  22. kinh tế mà trang trại tạo được cho xã hội. + Tiến bộ xã hội: phản ánh tính nhân văn và chất lượng cuộc sống của đời sống kinh tế trang trại. + Quyền sở hữu/ sử dụng tài nguyên: là cơ sở của phát triển bền vững vì nó tạo điều kiện cho chủ trang trại đầu tư theo chiều sâu và ổn định, mặt khác tài nguyên có người quản lý và bảo vệ. + Việc làm và thu nhập của người làm công: phản ánh sự quan tâm của chủ trang trại tới nhân công lao động, phản ánh năng lực làm việc của nhân công và phản ánh cả sự cố gắng của nhân công lao động vào sự phát triển của trang trại. 4.6.3. Xác lập chỉ số bền vững ngư trại nuôi thủy sản mặn lợ vùng cửa sông châu thổ theo biểu đồ BS Trên cơ sở xác định được các vấn đề cất lõi trong phân tích hệ thống, các chỉ thị đơn để đánh giá mức độ bền vững của hệ thống được xây dựng theo 2 mảng: phúc lợi sinh thái và phúc lợi xã hội - nhân văn. Mỗi mảng bao gồm 5 chỉ thị đơn có trọng số bằng nhau (C = 20) nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa phúc lợi sinh thái và phúc lợi xã hội - nhân văn trong đánh giá mức độ bền vững bằng thước đo bền vững BS. Giá trị của mảng được tính theo công thức sau: Trong đó: + ASIB: Giá trị của mảng phức lợi sinh thái + ASIH: Giá trị của mảng phúc lợi XH - NV + Ci: Trọng số của chỉ thị đơn thứ i (đều = 20) + ASIEi: Giá trị của chỉ thị đơn thứ i của mảng phúc lợi sinh thái + ASIHi: Giá trị cửa chỉ thị đơn thứ i của mảng 137
  23. XH-NV Mỗi chỉ thị đơn được tính bằng phương trình sau: trong đó: tthực: giá trị đạt được thực tế của chỉ thị i tmin: giá trị thấp nhất của chỉ thị i tmax: giá là kỳ vọng của chỉ thị i • Các chỉ thỉ đơn trong mảng phúc lợi sinh thái - ASIE Các chỉ thị đơn trong mảng phúc lợi sinh thái được xác lập như sau: ASIEI: Tỷ lệ giữa diện tích hồ dùng cho chuẩn bị nước (nhằm ổn định độ mặn theo yêu cầu, làm sạch, diệt tạp, quản trị pH tạo màu (chờ tảo phát triển) ). Diện tích phù hợp (tmax) cho hồ chuẩn bị nước là 1/3 diện tích hồ nuôi (theo kinh nghiệm của các trại nuôi tôm). Trong đó S là diện tích hồ nuôi tính bằng ha. ASIE2: Tỷ lệ diện tích hồ thu gom và xử lý nước thải. Tỷ lệ tối ưu là 10% diện tích hồ nuôi. Với tmin = 0, ta có ASIE3: Nguồn nước biển cung cấp cho đám nuôi - Chất lượng tốt, không bị ô nhiễm: ASIE3 = 1 - Chất lượng có vấn đề phải xử lý: ASIE3 = 0,5 138
  24. ASIE4: Khả năng đầm nuôi bị tàn phá do sóng biển khi triều cường và bão. - Không thể bị phá (độ an toàn cao): ASIE4 = 1 - Có thể bị phá ASIE4 = 0,5 ASIE5: Tỷ lệ chi phí xử lý môi trường hồ nuôi (chuẩn bị nước, diệt tạp, chữa bệnh ) phản ánh chất lượng môi trường vùng nuôi, so với tổng chi phí sản xuất. Theo kinh nghiệm của các nhà sản xuất, chi phí xử lý môi trường hồ tôm cao nhất có thể chấp nhận là 50% chi phí sản xuất; tmax = 0,5 được gọi là chi phí hoà vốn. • Chỉ thị đơn trong mảng phúc lợi xã hội - nhân văn Mảng phúc lợi xã hội - nhân văn bao gồm 5 chỉ thị đơn sau: ASIHI: Trình độ kỹ thuật nuôi trồng, được đo bằng số năm kinh nghiệm nuôi tôm của người phụ trách kỹ thuật của trang trại (nhiều trường hợp, chính chủ trại phụ trách kỹ thuật). ASIH2: Tỷ suất hàng hóa, phản ánh hiệu quả kinh tế của trang trại. Tỷ suất hàng hóa là tỷ số tiền lãi trên tổng chi phí (vốn lưu động ), tỷ suất kỳ vọng (tmax ) là 0,75. Nếu tthực >0,75 thì ASIH2 = 1 (max). Nếu lỗ ASIH2 = 0 (min) ASIH3: Tỷ lệ con em của những người làm và chủ trại trong độ tuổi đến trường (6 ÷ 15 tuổi) được đi học. Chỉ thị này phản ánh phúc lợi 139
  25. xã hội của kinh tế trang trại được dầu tư cho giáo dục - sự đầu tư nhạy cảm nhất đối với những thành công về kinh tế, phản ánh tiến bộ xã hội. ASIH4: Thời gian sử dụng đất ngư trại, quyết định sự đầu tư lâu dài cho trang trại. ASIH5: Tỷ lệ mức lương tháng trung bình của người làm công trong ngư trại (nhục) với mức lương tháng cao nhất trong vùng (tmax). Chỉ thị này phản ảnh tính công bằng trong phân phối sản phẩm xã hội. (mức lương cao nhất cho 1 lao động là 700.000đ ở Nghĩa Hưng). 4.6.4. Đánh giá mức độ bền vững của các trang trại nuôi thủy sản mặn lợ vùng Nghĩa Hưng, Nam Định trên biểu đồ BS 9 ngư trại đã được lựa chọn ngẫu nhiên để tính toán, gồm 3 nhóm: trong đê Đông Nam Điền, không có diện tích trồng lúa (3 trại), trong đê Tây Nam Điền, có diện tích trồng lúa (3 trại), ngoài đê Tây Nam Điền (3 trại). Kết quả tính toán các chỉ số ASIE và ASIH được thể hiện trong bảng 10 và bảng 11 sau đây: 140
  26. Bảng 10. Kết quả tính toán ASIE các ngư trại nuôi thủy sản ở Nghĩa Hưng năm 2001 - 2002 TT Tên chủ ngư trại ASIE1 ASIE2 ASIE3 ASIE4 ASIE5 ASIE 1 Hoàng Minh 0,60 0,00 0,50 1,00 0,90 60 2 Đoàn Ngọc Nhiêu 0,00 0,00 0,50 0,50 0,80 36 3 Trần Quốc Đàm 0,00 0,00 0,50 1,00 0,45 39 4 Hà Mạnh Khuê 0,00 0,00 0,50 0,50 1,00 40 5 Nguyễn Văn Vuông 0,00 0,00 0,50 0,50 1,00 40 6 Nguyễn Văn Điền 0,00 0,00 0,50 0,50 1,00 40 7 Phạm Minh Hương 0,00 0'00 1,00 0,50 0,90 48 8 Bùi Duy Lực 0,00 0,00 0,50 0,50 0,80 36 9 Nguyễn Văn Tương 0,00 0,00 0,50 0,50 0,80 36 Bảng 11. Kết quả tính toán ASIH các ngư trại nuôi thủy sản ở Nghĩa Hưng năm 2001 - 2002 TT Tên chủ ngư trại ASIH1~ASIH2 ASIH3 ASIH4 ASIH5 ASIH 1 Hoàng Minh 1,00 1,00 1,00 0,50 0,70 84 2 Đoàn Ngọc Nhiêu 0,50 0,20 1,00 0,50 0,40 52 3 Tràn Quốc Đàm 1,00 1,00 1,00 0,50 0,45 79 4 Hà Mạnh Khuê 0,50 0,65 1,00 0,60 1,00 75 5 Nguyễn Văn Vuông 0,25 0,00 1,00 0,50 1,00 55 6 Nguyễn Văn Điền 0,25 0,55 1,00 0,50 1,00 66 7 Phạm Minh Hương 0,25 0,00 1,00 0,50 1,00 55 8 Bùi Duy Lực 0,50 1,00 1,00 1,00 0,70 84 9 Nguyễn Văn Tương 0,25 0,00 1,00 0,50 1,00 55 Ghi chú: 1 - 3: Trại trong đê, Đông Nam Điền 141
  27. 4 - 6: Trại trong đê, Tây Nam Điền 7 - 9: Trại ngoài đê, Tây Nam Điền Đưa các giá trị phúc lợi sinh thái - ASIE và phúc lợi xã hội - nhân văn - ASIH lên biểu đồ BS để xác định mức độ bền vững của các ngư trại nuôi vọng sản ở Nghĩa Hưng dựa vào vị trí của ngư trại trên biểu đổ. • Nhận xét chung: Qua biểu đồ BS, kết quả đánh giá mức độ bền vững của các ngư trại như sau: - Không có ngư trại được nghiên cứu nào đạt mức "bền vững” Có 11,1 % ngư trại được nghiên cứu (1 ngư trại) nằm ở ranh giới phân loại giữa mức "khá bền vững" và "trung bình". Có đến 88,9% 142
  28. số ngư trại được nghiên cứu nằm ở mức "trung bình" và "kém bền vững". - Hầu hết các ngư trại được nghiên cứu đều có chỉ số ASIH lớn hơn nhiều so với chỉ số ASIE, điều đó phản ánh tính mất cân đối giữa các tiêu chí sinh thái và tiêu chí xã hội - nhân văn trong phát triển các ngư trại ở Nghĩa Hưng. 4.7. Nghiên cứu trường hợp 3 - Tính trồi của hệ thống tài nguyên môi trường và quản lý hệ thống trong phòng trừ sâu hại Một hệ thống có những tính chất mà các yếu tố cấu tạo nên hệ thống không có. Đó là tính trồi của hệ thống. Con người và xã hội dựa nhiều vào tính trồi của các hệ thống tài nguyên môi trường nhưng lại thường chỉ để ý đến các yếu tố riêng biệt của hệ thống mà ít chú ý đến tính toàn vẹn của hệ thống. Đó là nguyên nhân sâu sắc nhất của suy thoái môi trường. 4.7.1. Tầm quan trọng của tính trồi hệ thống tài nguyên môi trường Không thể tưởng tượng nổi nếu trong cuộc sống hàng ngày, các hệ thống lại không có tính trồi của chúng. Chúng ta sẽ xoay xở ra sao nếu một chiếc ô tô không thể chạy được, nó đứng ì như chính các chi tiết tạo ra ô tô và bốc lên toàn mùi xăng; một nồi lẩu không hề thơm ngon chút nào: chúng toàn vị tanh của cá sống và vị mặn của muối. Các hệ thống từ đơn giản như một ly chè trái cây, đến phức tạp như một lưu vực sông, đều tạo nên một đặc điểm và đều vận hành một chức năng mà toàn bộ các yếu tố tạo nên hệ thống đều không có được. Đó là tính trồi hệ thống. Chúng ta sử dụng tính trồi của vô cùng nhiều hệ thống hàng ngày, quen đến mức không mấy khi suy nghĩ rằng tính chất đó tại sao mà có. Hệ thống là một tập hợp các yếu tố quan hệ với nhau một cách nhân quả, có nghĩa là các yếu tố phải gắn bó với nhau để thực hiện 143
  29. một chức năng nào đó. Vấn đề là ở chỗ, cùng một yếu tố có thể đồng thời tham gia vào nhiều hệ thống khác nhau để thực hiện nhiều chức năng khác nhau. Một thềm đá san hô vừa thực hiện chức năng cản sóng để bảo vệ bờ biển (thuộc hệ thống cân bằng động lực đường bờ), vừa là nơi cư trú của các động vật sống bám (thuộc hệ thống sinh thái vùng bờ), lại vừa thực hiện chức năng trao đổi vật chất với môi trường trong một hệ thống thứ ba. Trong xã hội cũng vậy, một con người cùng lúc tham gia những hệ thống xã hội rất khác nhau: gia đình, lớp học hội đồng quản trị doanh nghiệp, hội cựu chiến binh Tính đa chức năng của một yếu tố trong hệ thống dẫn đến lý thuyết đóng vai trong phân tích hệ thống. Cùng một yếu tố, nhưng ở hệ thống X nó có vai trò rất phụ, trong khi ở hệ thống Y nó lại có vai trò cực kỳ quan trọng. Chính vì hệ thống là một cấu trúc khó nhận biết nên con người buộc phải chia nhỏ hệ thống để nhận thức, giống như để nghiên cứu một cơ thể sống, người ta nghiên cứu riêng hệ thần kinh, hệ tuần hoàn, cơ, xương Vấn đề là ở chỗ khi đã chia nhỏ hệ thống ra để phân tích, chúng ta lại thường quên tổng hợp các yếu tố riêng rẽ thành hệ thống toàn vẹn ban đầu. Đây chính là cội nguồn của mọi sự suy thoái và xung đột trong nhiều lĩnh vực, kể cả lĩnh vực quản trị môi trường và phát triển. 4.7.2. Coi trọng yếu tố riêng rẻ hơn toàn bộ hệ thống Có lẽ đây là hướng cực đoan nhất khi các nhà quản lý và chuyên viên kỹ thuật được chuyên môn hóa đến mức áp đặt cái nhìn lệch lạc về hệ thống tài nguyên môi trường. Trường hợp các vịnh biển nước sâu (kiểu như vịnh Văn Phong tỉnh Khánh Hòa chẳng hạn) là một ví dụ rõ ràng nhất. Đây là một kiểu địa hệ ven bờ. Các yếu tố như vực nước, địa hình đáy và ven bờ, dân cư quanh bờ vịnh, thế giới thủy sinh vật, vai trò không gian mở đã hợp sức 144
  30. để tạo ra loại địa hệ này. Tuy nhiên các nhà vận tải biển chỉ coi nó như một vị trí đấy tiềm năng để xây dựng cảng nước sâu. Nhà thủy sản xây dựng chương trình nuôi trồng phát triển nguồn lợi. Nhà máy xi măng coi san hô trong vịnh là nguồn nguyên liệu dồi dào và đã nhiều lần xung đột với những người sống bằng nghề khai thác cá rạn. Ngành Du lịch, ngược lại, coi vịnh biển xinh đẹp này là cơ sở du lịch biển đầy hứa hẹn, trong khi ngành Văn hoá đang đệ trình Chính phủ ra quyết định xác nhận đây là thắng cảnh quốc gia Xung đột môi trường vì thế nảy sinh và ngành nào kiếm được giấy phép trước sẽ là ngành có lợi thế. Những ví dụ như thế có thể gặp rất nhiều. Dẫn đến những quyết định khai thác và sử dụng tài nguyên không hiệu quả, dẫn đến xung đột, suy thoái tài nguyên môi trường và những chi phí vô cùng lớn cho việc hoàn phục môi trường. 4.7.3. Tai biến của hệ thống: Sự phá vỡ tính trồi Các hệ thống bị khai thác quá ngưỡng an toàn, hoặc thay đổi cấu trúc sẽ biến thành một hệ thống khác với những chức năng khác, và chính chức năng mới này nhiều trường hợp đã đặt con người và xã hội trước những thách thức khó vượt qua. Với quan niệm các tảng đá mồ côi nằm ở chân hay trên sườn dốc là những khối đá có thể "tận thu” làm đá chẻ, cơ quan quản lý và các thợ chẻ đá quên rằng các tảng đá này là một yếu tố tạo ra sự ổn định của cảnh quan, là tài nguyên du lịch Kết quả là trượt lở đất xảy ra, xuất hiện cảnh quan nham nhở xấu xí sau khi tảng đá mồ côi được biến thành vài trăm viên đá chẻ giá 1.500 đ/ 1 viên. Những tai biến hệ thống cũng xảy ra tương tự trong trường hợp khai thác cát vùng cửa sông làm biến động luồng lạch, khai thác đá san hô sống, bơm hút nước ngầm quá khả năng tự phục hồi, san lấp thuỷ vực để xây dựng và nhiều trường hợp khác. Khi một (số) yếu tố của hệ thống được lấy đi, hoặc bị làm suy 145
  31. giảm đi, hệ thống có thể trở thành mất ổn định và có thể biến thành hệ thống có tính trồi khác không có lợi cho con người. 4.7.4. Quản lý hệ thống trong môi trường và phát triển Quản trị môi trường và phát triển là một quá trình dựa trên Tiếp cận Hệ thống. Đó là quá trình đánh giá, phân tích để làm rõ cấu trúc chức năng, tính trồi cũng như các tính chất khác, và đặc biệt phải xác định được ngưỡng an toàn của hệ thống tài nguyên - môi trường. Từ đó cho phép mức độ khai thác các yếu tố của hệ thống (tài nguyên) một cách bền vững, xác định các sự cố hệ thống và các hệ thống tương lai do biến đổi hệ thống đang khai thác biến thành - cái gọi là xác định diễn thế hệ thống. Nhiều nơi đã tàn phá rừng ngập mặn để nuôi tôm vì không hiểu rõ được vai trò của chúng trong các hệ sinh thái đất ngập nước. Giống cá mòi đã biến mất trên toàn vùng biển Việt Nam do khai thác quá khả năng tái sinh. Nhiều loài nhuyễn thể 2 mảnh vỏ trở nên độc hại vì có nhiều nơi chúng đơn giản được coi là máy lọc nước có chức năng làm sạch các chất ô nhiễm Hiểu sai vai trò của một yếu tố trong hệ thống cũng là động lực làm gia tăng tính tai biến của hệ thống. Nghiên cứu điển hình về ứng dụng quản trị hệ thống trong phòng trừ sâu hại là một ví dụ điển hình minh chứng cho luận điểm này (Lewis, 1997) [17]. 4.7.5. Nghiên cứu trường hợp: Duy trì tính trồi của hệ thống ruộng cây trồng trong phòng trừ sâu hại Cuộc cách mạng xanh đã tạo ra một nền nông nghiệp hàng hoá, nhưng kèm theo đó là cuộc đối đầu chưa có điểm dừng với sâu bệnh, trong đó sâu hại là một đối thủ cứng đầu. Lượng hóa chất bảo vệ thực vật được sử dụng tràn lan, một mặt làm tăng tính độc hại của nông sản, mặt khác góp phần tạo ra các chủng sâu hại kháng thuốc. Chi phí phòng trừ sâu hại không ngừng tăng cùng với sự gia tăng cũng không ngừng chi phí bảo vệ sức khoẻ của con người khi 146
  32. sử dụng các loại nông sản có dư lượng hóa chất bảo vệ thực vật. Lý do chính là các biện pháp phòng trừ sâu hại hiện nay, từ biện pháp phòng trừ sinh học, biện pháp công nghệ sinh học, biện pháp hoá học cho đến biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp (IPM) đều là những biện pháp chữa bệnh. Các biện pháp này hướng vào tiêu diệt sâu hại chứ không nhằm vào việc tạo ra một cơ chế tự điều chỉnh của hệ thống ruộng cây trồng. Tính trồi của một hệ thống ruộng cây trồng khoẻ mạnh và cân bằng thể hiện ở cơ chế tự điều chỉnh, cho một lượng sản phẩm phong phú với số lượng hợp lý, không biến sâu thành sâu hại. Tính trồi này là kết quả của một nguyên tắc mới - nguyên tắc của quản lý hệ thống - trong phòng trừ dịch hại "các yếu tố của một hệ sinh thái ruộng, cây trồng luôn tương tác với nhau thông qua một mạng phản hồi để duy trì mối cân bằng bên trong ranh giới kiểm soát chức năng của hệ thống, dù rằng ranh giới này luôn biến động". • Tiếp cận Hệ thống trong phòng trừ sâu hại Có bốn ván đề nảy sinh đi kèm các thuốc trừ sâu truyền thống, đó là dư lượng chất độc, sâu kháng thuốc, sâu hại thứ sinh (thứ cấp) và sự hồi phục của sâu hại. Ba vấn đề sau là kết quả cơ bản của sự can thiệp, vốn bị tác động ngược của hệ sinh thái làm cho vô dụng hoặc giảm hiệu quả. Vì thế việc sử dụng các thuốc trừ sâu ít độc hại, ví dụ chế phẩm sinh học, hoặc thả lan tràn các thiên địch, dù có tác dụng trong việc giảm ô nhiễm môi trường, vẫn chưa nhắm đúng vào sự yếu kém về mặt sinh thái học của các tiếp cận kiểm soát sâu hại truyền thống. Các công cụ này, hoặc là hóa học, sinh học hay vật lý cũng chỉ là mở rộng các tiếp cận truyền thống và càng làm chúng ta phải đối mặt với tự nhiên. Mặt khác, điều đó cũng có nghĩa là kích động sự phát triển và sử dụng các sản phẩm có tính hủy diệt cao hơn bởi vì chúng "làm việc" tốt hơn các vật liệu có tác động từ từ. 147
  33. Vấn đề cơ bản của chiến lược phòng trừ sâu hại có tính hệ thống là phải sử dụng mạng phản hồi trong hệ thống ở mức độ toàn hệ thống, có nghĩa là, tiếp cận cần nhắm vào việc khởi động các nguồn lực tiềm tàng bên trong hệ sinh thái hướng tới việc kiểm soát các quần thể sâu bệnh trong ngưỡng có thể chấp nhận hơn là hướng tới việc tiêu diệt chúng. Tuy nhiên, các giải pháp này phải đáp ứng nhu cầu sản xuất và cũng phải có chi phí hợp lý. Có thể phát triển tiếp cận hệ thống này theo 3 tuyến: 1) quản lý hệ sinh thái, 2) thuộc tính mùa vụ, 3) chữa chạy nhưng ít gây hủy hoại. • Quản lý hệ sinh thái Hiểu và quản lý một hệ sinh thái nông nghiệp là cơ sở của tất cả chiến lược canh tác, kể cả quản lý dịch hại. Cơ sở này thường là nạn nhân của các tiếp cận sản xuất chỉ quan tâm đến năng suất. Do các kênh tài trợ và chính trị, các nhóm khoa học thường tập trung nghiên cứu ở các khu vực địa lý thuận lợi. Vì thế các cơ sở thông tin liên quan đến một vụ sản xuất riêng biệt, như là một yếu tố của một hệ sinh thái canh tác, thường rất hạn hẹp. Ví dụ, các chuyên gia về bông luôn tập trung làm việc với các chuyên gia về bông khác. Tuy nhiên, cả bông lẫn các ngành sản xuất cây trồng khác đang không ngừng tăng lên trong cùng một diện tích và đôi khi trên cùng một thửa ruộng. Các mùa vụ chia sẻ chung nhiều loại sâu bệnh và thiên địch. Vì thế quản lý dịch hại trên một loại cây trồng đều ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp lên các loại cây trồng khác. Tái định hướng việc quản lý dịch hại là cần thiết nhằm phối hợp quanh năm các công việc liên quan đến đất, cỏ dại, cây trồng, nước và các kỹ thuật canh tác phối hợp, cũng như để xem xét tác động của các kỹ thuật này lên giới động thực vật, trạng thái dinh dưỡng và tính cân bằng của hệ sinh thái. Những nghiên cứu gần đây cho thấy sự tái định hướng này cho kết quả rất khả quan. Vai trò của lớp phủ thực vật trong giai 148
  34. đoạn thu hoạch là rất quan trọng, chúng là chỗ trú ẩn của thiên địch, để ổn định mối cân bằng với dịch hại và luân chuyển mối cân bằng này sang vụ mới. Cây tử đinh hương và các loài rau khác trong cánh đồng bông ở Đông - Nam Hoa Kỳ là nơi trú ẩn rất tốt trong mùa Đông - Xuân của các côn trùng ăn thịt và ký sinh đối với sâu hại bông. Bọn sâu xanh sống trên cây tử đinh hương là vật chủ mùa Đông - Xuân của bọn ký sinh Cotesia marginiiventris có khả năng kiểm soát sự bùng phát nhóm sâu đo ở cây bông. Mặt khác, khi cánh đồng được bỏ hoang vào mùa đông, các nhóm thiên địch cũng không thể hoạt động cho đến khi vụ gieo trồng bắt đầu. Phối hợp giữa lớp phủ thực vật trồng sau thu hoạch với việc "cày bảo tồn" (không cày lật phơi ải) có rất nhiều cái lợi: giảm xói mòn đất, tăng vật chất hữu cơ, tăng tính giữ ẩm của đất, lưu trữ lại các chất dinh dưỡng, kiểm soát cỏ dại, tăng cường khả năng kiểm soát dịch hại tự nhiên. Các biện pháp phòng ngừa khác bao gồm: xen vụ, tránh đơn canh diện rộng, để lại các dải đất không canh tác, trồng trên bờ ruộng các loại cây làm chỗ trú ẩn quanh năm của thiên địch . . . cũng có tác dụng phòng ngừa bùng phát dịch hại. Việc trồng tử đinh hương và/ hoặc một số loài cỏ dại dọc theo bờ ruộng và các diện tích không canh tác khác cũng tạo ra chỗ trú ngụ cho thiên địch và tạo ra sự cân bằng giữa thiên địch và sâu hại trong thời gian trồng trọt. Ví dụ, loài cỏ đuôi ngựa là những nơi trú ẩn của rệp cây và các thiên địch của chúng. Thực tế là côn trùng khoái các cây này hơn là cây bông. Các số liệu điều tra cho thấy các loại cây này có vai trò như một loại cò mồi để nhử rệp cây tránh xa cây bông. Thực tế cho thấy rệp cây sẽ lập tức tấn công vào bông nếu không có những cây khác làm vật chủ ở bờ ruộng do hoạt động chặt trắng. Ở Ninh Thuận, người trồng nho đã trồng đu đủ để dẫn dụ rệp nho. Một loài hoa dẫn dụ xén tóc ăn hại cây sapôchê (hồng xiêm) cũng đã được người làm vườn ở Huế sử dụng. • Thuộc tính mùa vụ 149
  35. Xem xét các loài cây trồng như là những yếu tố hoạt động của mối tương tác đa diện (mối tương tác dinh dưỡng đa chiều) là vấn đề cốt lõi của tiếp cận hệ thống toàn diện của kiểm soát dịch hại. Những phát hiện mới đây về mối tương tác dinh dưỡng ba chiều giữa cây trồng - động vật ăn thực vật - động vật ăn thịt/ ký sinh cho thấy mối gắn kết chặt chẽ giữa các yếu tố này và minh hoạ cho tầm quan trọng của tương tác dinh dưỡng đa chiều có lợi như thế nào cho chiến lược kiểm soát dịch hại bền vững và hiệu quả. Đã từ rất lâu, người ta biết rõ thực vật có các độc tố và có các hoá chất khác nhằm ngăn cản nhóm côn trùng ăn thực vật. Một số loại cây phòng vệ trước nhóm côn trùng ăn thực vật bằng cách tiết ra các chất bay hơi hấp dẫn nhóm côn trùng ăn thịt và ký sinh, rồi chính các nhóm này sẽ tấn công lại nhóm côn trùng ăn thực vật. Ví dụ cây bông vải khi bị sâu xanh gặm sẽ tiết ra chất terpenoids hấp dẫn bọn côn trùng ký sinh C. marginiventris. Cơ chế này minh họa cho việc cây trồng có khả năng giải phóng các chất bay hơi chỉ khi bị bọn côn trùng ăn thực vật đánh chén, và chúng tiết ra các chất dẫn dụ bay hơi trên toàn bộ cây. Một số loài bông vải hoang dại có khả năng tiết chất dẫn dụ thiên địch cao hơn 10 lần so với các loài cây bông vải gieo trồng. Cây trồng có thể cung ứng thức ăn cho một số loài thiên địch nhất định. Mật hoa chẳng hạn, cung cấp thức ăn cho một số côn trùng ký sinh như C.marginiventris, Microplitis croceipes, Cardiochiles nigriceps. . . những loài này có khả năng kiểm soát các nhóm sâu hại bông như sâu bông, rệp cây. Tuy nhiên mật hoa cũng là thức ăn của một số loài sâu hại, ví dụ sâu bướm. Một số giống cây bông vải được trồng lại không có loại mật hoa có chức năng như vậy. Rõ ràng chúng ta cần có nhiều thông tin hơn để xây dựng một chiến lược kiểm soát dịch hại hợp lý (Lewis, 1997) [17]. Cà chua và khoai tây có khả năng tiết chất kiểm soát protease trên toàn cây (các chất này có khả năng can thiệp vào quá trình tiêu 150
  36. hóa và hành vi ăn uống của côn trùng) khi lá của chúng bị sâu bướm gặm, các chất này tiết ra liên tục ở quả. Hệ thống này chắc hẳn đã được tự nhiên chọn lọc và chắc chắn là bền vững nhất. Một hệ thống thể hiện chức năng phòng vệ ở quả nhưng chỉ thể hiện khi lá bị côn trùng gặm. tạo ra sự bảo vệ cực đại cho quả. Chiến lược này đồng thời cung cấp tài nguyên "vật chủ/ mồi" cho phép có sự tham gia của khối liên minh vật ký sinh/ vật ăn thịt. Chúng ta cần phải quan sát và nghiên cứu các hệ thống tự nhiên khi phát triển các chiến lược sử dụng các biến đổi đen, như đen tạo ra các chất độc của vi khuẩn Bacilusthuringensis (Bt). Ví dụ các giống bông vải được biến đổi đen để có khả năng sản xuất ra độc tố Bt được trồng khắp nơi. Kỹ thuật này làm cho toàn bộ cây bông liên tục nhả ra độc tố Bt. • Chữa bệnh (diệt dịch): biện pháp sau cùng Liệu pháp diệt sâu hại có vai trò quan trọng trong chiến lược quản lý dịch hại trên cơ sở sinh thái, nhưng cần coi đó là hành động sau cùng chứ không phải đầu tiên. Nguyên tắc cơ bản là kiểm soát số sâu hại trong ngưỡng chấp nhận được với tác động gây nhiễu loạn sinh thái càng ít càng tốt. Các sản phẩm tổng hợp, sản phẩm tự nhiên, sinh vật sống đều có tác dụng chữa bệnh (diệt hại). Tuy là sản phẩm tự nhiên hoặc không độc nhưng không có nghĩa là chúng ít làm xáo trộn sinh thái hơn các sản phẩm tổng hợp. Vấn đề quan trọng hơn là chúng cần phải hoạt động càng hoà hợp càng tốt với các sức đề kháng nội tại của hệ thống. Giá trị bán các chất diệt côn trùng sinh học hàng năm ở Mỹ khoảng 110 triệu USD, trong đó Bt là chính (90 triệu USD). Nhìn chung, vi sinh vật hoạt động chậm hơn. nên ngành công nghiệp tập trung vào sản xuất hóa chất hoặc các chủng vi sinh “Hạ gục nhanh, tiêu diệt gọn" là chính. "Hạ gục nhanh" có thể cho các hiệu quả tức thì, nhưng cũng tiêu diệt luôn cả nguồn lực của các ký sinh trùng (có lợi) điều đó làm cho thế hệ sâu hại sau không bị cản trở và vấn đề sâu hại lại xuất hiện. 151
  37. Chúng ta cần nhớ - mục tiêu chính của chúng ta trong quản lý dịch hại không phải là tiêu diệt sâu hại mà làm sao số lượng của chúng nằm trong ngưỡng chấp nhận được. Vai trò của chữa trị không thể thay thế cho hệ thống tự nhiên, mà chỉ thực sự có vai trò tích cực khi hệ tự nhiên bị mất cân bằng tạm thời. Tiếp cận hệ thống đem lại nguồn lợi ngày càng lớn cho cả hệ thống canh tác lẫn xã hội. Phương pháp này tính toán tất cả các tác động lên các tài nguyên thiên nhiên như động vật và thực vật, chất lượng và đa dạng cảnh quan, sự bảo tồn năng lượng và các tài nguyên không tái tạo. Các nguồn lợi lâu dài của xã hội như việc làm, sức khoẻ cộng đồng, phúc lợi của các cá nhân gắn liền với nông nghiệp. Một thử nghiệm ở vùng Nagele Hà Lan liên tục 15 năm từ 1979 - 1994 về áp dụng tiếp cận hệ thống cho thấy thuốc trừ sâu giảm trên 90%, phân bón nhân tạo được thay bằng phân hữu cơ và nông sản phụ sau vụ thu hoạch, côn trùng, cỏ dại, dịch hại giảm do việc kiểm soát tự nhiên bởi thiên địch, do các biến thể cây trồng có sức cạnh tranh cao với cỏ dại hoặc kháng sâu bệnh . . . Thu hoạch có thấp đi một chút nhưng bù lại, chi phí dùng để mua phân bón và thuốc trừ sâu cũng giảm đi (Lewis, 1997) [17]. Như vậy, để phòng trừ dịch hại bền vững, cần phải đảm bảo được tính trồi của một hệ sinh thái ruộng cây trồng lành mạnh, thông qua quá trình tự điều chỉnh của mạng phản hồi trong hệ thống. 4.8. Nghiên cứu trường hợp 4 - Ứng dụng Tiếp cận Hệ thống để xác lập các tiêu chí môi trường cho điểm tái định cư bền vững 4.8.1. Giới thiệu chung Tái định cư - TĐC là việc lập một nơi ở, một quần cư mới cho một nhóm hộ gia đình hoặc một cộng đồng vì những lý do rất khác nhau. Với mục tiêu quản lý, người ta thường chia TĐC làm hai loại: 152
  38. TĐC tự phát được tạo ra do các dòng di dân tự do, và TĐC theo kế hoạch. Loại TĐC thứ hai phổ biến hơn, nhằm: a) Bố trí lại dân- cư vì các lý do ổn định kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, hoặc tránh các địa điểm thiên tai, sự cố môi trường; b) Nhà nước thu hồi đất đai để phát triển cơ sở hạ tầng. Riêng vì lý do (b) trên đây, theo Ngân hàng Thế giới, mỗi thập kỷ qua trên toàn cầu lại có khoảng 100 triệu người phải TĐC; ở nước ta, mỗi năm có khoảng 40 - 50 dự án TĐC tới số lượng hộ dân phải di chuyển trung bình là 100 ngàn hộ. Tổng kết sự thành bại của nhiều dự án TĐC trên toàn cầu (dĩ nhiên đại bộ phận là ở các nước đang phát triển), tổ chức Nông - Lương Thế giới (FAO) đã nhận ra một quy luật: "Đánh giá môi trường đóng vai trò chủ chết trong việc xác định tính khả thi của một mô hình TĐC", và "việc lập kế hoạch TĐC sơ sài làm cho con người dễ bị tấn công bởi hàng loạt hiểm họa như ngập lụt, bệnh tật. nghèo đói . .”. Chính vì thế, FAO đã công bố tài liệu chỉ nam cho dự án cái định cư ở vùng nhiệt đới ẩm" (Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, 1991 ). Tuy nhiên nội dung các tiêu chí môi trường của Chỉ nam chỉ tập trung vào thiên tai ở điểm TĐC và những kiểm kê tài nguyên thiên nhiên. Đó cũng là các tiêu chí định tính, có giá trị lược duyệt. Trên thực tế bản "Chỉ nam . . ." của FAO vẫn chưa hề được ứng dụng đầy đủ cho các dự án TĐC trong nước, nhất là các dự án do cấp tỉnh và huyện quản lý và thực hiện. Trên thực tế, việc lựa chọn điểm TĐC trong nước mới chỉ tập trung vào các tiêu chí kinh tế - kỹ thuật, xã hội và an ninh quốc phòng. Các tiêu chí môi trường hầu như không được đề cập, làm cho không ít dự án TĐC không thực sự thành công. Có nhiều lý do khác nhau của thực tế này, nhưng quan trọng hơn cả là các hướng dẫn môi trường cho dự án TĐC, hoặc thiếu, hoặc quá rườm rà và định tính khiến cho việc đáp ứng các đòi hỏi này trong khâu lập dự án thường bị bỏ qua hoặc được làm chiếu lệ. Trên thực tế, trừ các 153
  39. dự án TĐC có vay vốn hay tài trợ quốc tế (vốn của WB hay ADB) đòi hỏi phải lập báo cáo Đánh giá tác động môi trường (ĐTM) nghiêm ngặt, các dự án TĐC từ nguồn tài chính trong nước thường bỏ qua hoặc làm chiếu lệ khâu xây dựng và thẩm định báo cáo ĐTM, nhất là các dự án cấp tỉnh trở xuống. Thực tế trên đòi hỏi phải lựa chọn, tinh giảm các tiêu chí môi trường sao cho, một mặt đảm bảo tính an toàn về môi trường của điểm TĐC được chọn, mặt khác dê áp dụng, dễ thẩm định và kiểm soát bởi các chuyên gia xây dựng và thẩm định dự án. "Không quá phức tạp để tránh bị bỏ qua" - đây chính là nguyên tắc tối thiểu, tuy thực dụng nhưng không hề kém hiệu quả trong thực tế lựa chọn và xây dựng các điểm TĐC. 4.8.2. Các tiêu chí môi trường cần cho một điểm TĐC bền vững • Phân tích hệ thống môi trường cho một điểm TĐC Ứng dụng tiếp cận hệ thống trong nghiên cứu môi trường cho phép các nhà quản lý có cái nhìn toàn diện và linh động trong việc lựa chọn một điểm TĐC. Ở đây, các yếu tố kinh tế - kỹ thuật và xã hội không được đề cập vì trên thực tế chúng đã được các dự án TĐC tính toán khá cặn kẽ, vấn đề còn lại là các tham số môi trường. - Xác định hàng bậc cha hệ thống: Nếu coi các yếu tố môi trường là một hệ thống, thì hệ thống toàn diện của một điểm TĐC là thượng hệ của hệ thống môi trường. Trong thượng hệ này, các hệ thống môi trường, kinh tế - kỹ thuật và xã hội - nhân văn là các hệ thống tương đối độc lập và tương tác với nhau theo quy tắc nhân - quả. Hệ thống môi trường tạo điều kiện và cung ứng các dịch vụ môi trường cho hai hệ thống còn lại và cũng chịu ảnh hưởng của hai hệ thống này để có thể trở nên tết hơn hay xấu đi. Mục tiêu của thượng hệ có ý nghĩa quyết định đối với vai trò của mỗi hệ thống 154
  40. trong thượng hệ. Ví dụ một điểm TĐC dọc biên giới hay hải đảo có mục tiêu chính là đảm an ninh quốc phòng, thì vai trò của hệ thống xã hội - nhân văn thường lớn hơn vai trò của hai hệ thống còn lại. Nếu TĐC nhằm phát triển đô thị hay vùng kinh tế mới, thì vai trò của hệ thống kinh tế - kỹ thuật lại được đặt lên hàng đầu. Ở đây, chúng ta thấy rõ ý nghĩa của nguyên tắc tối thiểu đã nhắc tới trong mục 1 . Có lẽ chỉ tại những điểm du lịch, nghỉ dưỡng hoặc khu bảo tồn, vai trò của hệ thống môi trường mới thực sự nổi trội và nguyên tắc tối thiểu mới cần bổ sung thêm. - Xác định chức năng cấu trúc của hệ thống môi trường tại điểm TĐC: Hệ thống môi trường của một điểm TĐC có 2 chức năng cơ bản: ¾ Chức năng thứ nhất: Cung ứng một nơi ở an toàn. Đây là chức năng quan trọng nhất. Các vùng đất thường chứa các hiểm hoạ tiềm ẩn (còn gọi là tai biến tiềm ẩn). Những hiểm họa này có thể do thiên nhiên hoặc con người tạo ra. Đối với một đất nước đông dân như nước ta, các vùng dân cư tập trung đã định hình, thậm chí từ lâu đời, thường là các vùng lạc địa (đất lành). Những vùng đất thưa dân có nhiều diện tích thuận lợi để thiết lập các điểm TĐC thường là những vùng đất "có vấn đề", nhiều khi việc giải quyết các "vấn đề" lại nằm ngoài năng lực của dựa án TĐC, đòi hỏi dự án phải được trợ giúp bằng các nguồn lực từ bên ngoài dự án. Nếu sự trợ giúp không hiện thực và không đủ mức, tốt nhất là hủy bỏ dựa án để chọn một điểm TĐC khác an toàn hơn. Chức năng chính của hệ thống môi trường được đo bằng các tham số sau đây - mỗi tham số là một chiều xác định không gian tôn tại và biến đổi của hệ thống: 1) Không xảy ra thiên tai: lũ quét, trượt lở, xói lở, lún sụt, lũ lụt hàng năm, sét đánh (trên 3 làm năm). 155
  41. 2) Không có dị thường phóng xạ tự nhiên cao hơn tiêu chuẩn môi trường: đây là phóng xạ tạo ra do đất đá có chứa các khoáng vật xạ. Tiêu chuẩn tạm thời của Việt Nam (1983) là cường độ phóng xạ nhỏ hơn 0,1 Rem/ năm. 3) Không nằm trong các hệ sinh thái tự nhiên nguy hiểm: các ổ dịch địa phương hình thành tại các hệ sinh thái độc hại (sán lá phổi, sán máng, sốt vàng, dịch hạch. . . ) hoặc điểm TĐC có chế độ vi khí hậu độc hại đến mức phát sinh bệnh tật 4) Không còn sót bom mìn hay chất độc hóa học từ thời chiến tranh chưa được làm sạch. 5) Không nằm trong hành lang bảo vệ của các đường điện cao thế có điện thế từ 35 KV trở lên. 6) Có khoảng cách an toàn tới các trung tâm phát xả ô nhiễm nghiêm trọng: nghĩa địa đang hoạt động (nhất là nghĩa địa nằm ở phía đầu nguồn nước), bãi chôn lấp phế thải (kể cả chất thải nguy hại và bãi rác sinh hoạt) đang hoạt động, trong phạm vi xả thải trên tiêu chuẩn môi trường của khí thải nhà máy, trong phạm vi xả nước thải chưa được xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường của hầm mỏ hay các xí nghiệp công nghiệp, khoảng cách không an toàn đến các kho xăng dầu, kho hóa chất, bom đạn, . . . ¾ Chức năng thứ hai: Cung cấp các dịch vụ môi trường tối thiểu. Dịch vụ môi trường có thể được cải thiện nhờ đầu tư, vì thế tuy có vai trò quan trọng, nhưng khả năng sẵn có của một điểm TĐC chỉ mang ý nghĩa thứ yếu nếu so với các chức năng thứ nhất. Dịch vụ môi trường tối thiểu được đo bằng ba tham số sau: 1) Khả năng cung cấp nước sạch cho sinh hoạt của cộng đồng TĐC: có thể là nước tại chỗ (nước mặt, nước ngầm, nước mưa) hoặc nước đường ống dẫn từ ngoài phạm vi điểm TĐC về Tiêu chuẩn cấp nước cho địa bàn nông thôn của Việt Nam hiện nay là 60 lít/ nguồn ngày, đến 2010 là 80 lít/ người/ ngày 156
  42. 2) Đủ diện tích để xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải (khi cần thiết). 3) Đủ diện tích để xây dựng tuyến thu gom và xử lý rác sinh hoạt. Bãi chôn lấp rác sinh hoạt cần phải đủ để chôn lấp rác liên tục trong 20 - 25 năm. Cần tính diện tích dự phòng lập bãi rác mới khi bãi rác cũ đã đầy. Việc tính toán dịch vụ môi trường của điểm TĐC cần phải được quy hoạch dài hạn, có tính đến khả năng tăng dân số tự nhiên và tầng cơ học sau khi dự án TĐC hoàn tất. Chỉ số độ đo dịch vụ môi trường (tối thiểu) ESM (Environmental Service Measure), được đề xuất lần đầu đề quy hoạch điểm TĐC sau khi 6 tiêu chí an toàn sinh thái đã được đảm bảo. Trong số Cl = C2 + C3 = 2 vì Nước Sạch và vệ sinh môi trường là hai mảng tương đương nhau. Các chỉ thị đơn Ii được tính bằng phương trình tương quan Trong đó: Ii thực là giá trị do dược của tham số Ii tại điểm TĐC. ƒ It: khả năng cung cấp nước sạch, trọng số Cl = 2,0, với It min = 5 lít/ người/ ngày ƒ I1 max > 85 lít/ người/ ngày (theo chỉ tiêu của chương trình Nước sạch và Vệ sinh môi trường Quốc gia đến 2010) ƒ I2 : diện tích dành cho xây dựng hệ thống thu gom (và xử lý 157
  43. nước thải, với trọng số C3 = 1,0 I2 min = 0 I2 max được xác định theo quy mô dân số của điểm TĐC I3 diện tích dành cho xây dựng hệ thống thu gom và chôn lấp chất thải sinh hoạt. trọng số C3 = 1,0 I3 min = 0 I3 max được xác định theo quy mô dân số của điểm TĐC ESM có giá trị biến thiên từ 0,0 (điểm TĐC không có dịch vụ môi trường) đến 1,0 (dịch vụ môi trường đạt giá. trị max) ƒ Tra cứu các tiêu chí môi trường Hệ thống môi trường của một điểm TĐC bền vững, như đã phân tích ở mục 2.1, bao gồm hai phân hệ: Phân hệ an toàn sinh thái gồm 6 tham số (3 tham số môi trường tự nhiên, 3 tham số môi trường nhân tạo) và Phân hệ dịch vụ môi trường tối thiểu (3 tham số). Bảng sau đây nhằm hướng dẫn cách thẩm đình môi trường để lựa chọn điểm TĐC bền vững. Bảng 12. Tra cứu các tiêu chi môi trường của điểm TĐC TT Tên tham số của điểm TĐCHiện trạng Cách xử lý Có khả năng xảy ra lũ quét Chọn vị trí TĐC khác. trượt lở, xói lở, lún, sụt, lũ lụt Có 1 hàng năm, sét đánh trên 3 lần/ năm? Không có Tiếp tục xem xét tham số 2. Có dị thương phóng xạ tự Chọn vị trí TĐC khác. nhiên cao hơn tiêu chuẩn môi Có 2 trường? Không có Tiếp tục xem xét tham số 3. 158
  44. 3 Điểm TĐC có nằm trong hệ Chọn vị trí TĐC khác. Có sinh thái độc hại? Không có Tiếp tục xem xét tham số 4 Tại điểm TĐC, còn sót bom Tháo gỡ, làm sạch, nếu không thể 4 mìn chất độc hoá học thời Có thì phải chọn vị trí khác. chiến tranh? Không có Tiếp tục xem xét tham số 5. Nằm trong hành lang bảovê Chọn vị trí TĐC khác. an toàn của đường điện cao Có 5 thế ≥ 35KV? Không có Tiếp tục xem xét tham số 6 Điểm TĐC có khoảng cách Xử lý ô nhiễm, nếu không thể thì 6 không an toàn đến các trung phải chọn vị trí TĐC khác. tâm phát xả ô nhiễm nghiêm Không an toàn trọng? An toàn Tính toán ESM. Khả năng cấp nước sạch Tính toán ESM; ESM=0: Tìm vị 7 trí khác; 0≤ESM ≤0,5: Cần đầu tư lớn cho dịch vụ môi trường; 0,5<ESM ≤0,7: Có thể chấp nhân Tính các giá điểm TĐC, cần đầu tư cho dịch Khả năng xây dựng hệ thống trị: li thực vụ môi trường; 0,7< ESM ≤ 0,9: thu gom và xử lý nước thải. 8 Điểm TĐC tốt; 0,9< ESM: Điểm li max TĐC kỳ vọng. li min Khả năng xây dựng hệ thống 9 thu gom và chôn lấp chất thải sinh hoạt. 4.8.3. Nghiên cứu trường hợp: một số điểm TĐC ở Quảng Nam và Thái Nguyên Tái định cư là lĩnh vực bức xúc, đang thu hút nhiều nguồn lực 159
  45. của Quảng Nam. Những lý do chủ yếu là: tái định cư cho các cộng đồng chịu ảnh hưởng của hiện tượng sạt lở và lũ lụt ven các hệ thống sông Thu Bồn và Vu Gia; định cư một bộ phận đồng bào miền núi có chỗ ở chưa ổn định ra dọc tuyến xa lộ Hồ Chí Mình; tái định cư kèm theo giải phóng mặt bằng phục vụ cho phát triển cơ sở hạ tầng, chỉnh trang đô thị và xây dựng các khu công nghiệp tập trung. Số hộ cần TĐC trong tỉnh, tính đến năm 2003 là gần 19 ngàn hộ với dân số xấp xỉ 100 ngàn người. Trong những năm tới, 36 xã dọc tuyến xa lộ Hồ Chí Minh và các tuyến dường nhánh ở miền núi phía Tây Quảng Nam năm trong diện phải cung cấp các điểm TĐC mới. 3 điểm TĐC cho dân vùng sạt lở ở huyện Đại Lộc và 2 điểm TĐC mới dọc xa lộ Hồ Chí Minh ở huyện Đông Giang đã hoàn tất và được lựa chọn để nghiên cứu. Huyện Đại Từ - Thái Nguyên có 3 xã nằm trong diện giải phóng mặt bằng cho dự án khai thác mỏ đa kim. Dự kiến mỏ sẽ bắt đầu hoạt động từ 2007. Hơn 1400 hộ với khoảng 7000 nhân khẩu sẽ phải tái định cư. Có 5 điểm TĐC mới đã được dự kiến để lựa chọn, đây cũng là đối tượng được nghiên cứu. Mô tả tóm tắt đặc điểm môi trường của 10 điểm TĐC thuộc 2 tỉnh Quảng Nam và Thái Nguyên được trình bày trong bảng sau (tên của điểm TĐC được viết tát vì những lý do nhạy cảm). Bảng 13. Ví dụ về một số điểm TĐC ờ Quảng Nam và Thái Nguyên TT Tên điểm Đặc điểm nổi bật về môi trường Đánh giá và kiến TĐC nghị 160
  46. PT - xã - Điểm TĐC dân vùng sạt lở ven sông Điểm TĐC đạt các Đại Vu Gia, đảm bảo đủ 6 tiêu chí an toàn yêu cầu về môi Quang, sinh thái, đủ diện tích để xây dựng các trường. Nước sinh Đại Lộc, công trình vệ sinh môi trường. Điểm hoạt là một khó Quảng TĐC xây dựng trên nền đất đá kém khăn khó đáp ứng Nam. thấm, vào mùa khô thường thiếu nước Nếu không có dự sinh hoạt. Khả năng dẫn nước đường án cấp nước trong ống không khả thi vì xa nguồn cấp. tương lai, quy mô Nước giếng đào chất lượng đảm bảo dân số của điểm nhưng khả năng cung cấp hiện nay chỉ TĐC sẽ không thể khoảng 50 lít/người/ngày. mở rộng đủ đáp ứng cho nhu cầu gia tăng dân số tự nhiên và cơ học. 2 SC - xã Có vấn đề về an toàn sinh thái: nằm Điểm TĐC không Đại Lãnh, dưới trường điện cao thế 110 KV, nằm đạt yêu cầu Đại Lộc, sát dưới nghĩa địa đang hoạt động của Quảng địa phương (nghĩa địa phía trên sườn Nam dốc, cao hơn điểm TĐC). AT - xã Đảm bảo 6 tiêu chí an toàn sinh thái. Giải toả một số Đại Minh, Đủ nước sinh hoạt (nước giếng) đủ công trình, nhà cửa, Đại Lộc, diện tích xây dựng hệ thống thu gom và đất vườn đã giao Quảng và chôn lấp chất thải sinh hoạt. Quy cho dân để quy Nam. hoạch không có diện tích xây dựng hệ hoạch hệ thống thống thu gom và xử lý nước thải. nước thải (việc này rất khó khăn với I1 =1,0. cấp xã vì đất đã I2=0. giao hết cho dân I3=1,0. xây dựng nhà gì. ESM=0,75. 161
  47. 4 Bắc PR - Điểm TĐC nằm dưới sườn dốc có Điểm TĐC không Đông nguy cơ trượt lở cao. Khoảng 25% mặt đạt yêu cầu Giang. bằng xây dựng là đất bở vụn san lấp sông suối. Nguy cơ lũ ống vào mùa Quảng mưa. Nam. AS - Đảm bảo 6 tiêu chí an toàn sinh thái và Điểm TĐC có ESM Đông mặt bằng cho xây dựng các hệ thống đạt yêu cầu. Việc Giang, vệ sinh môi trường. Nước sính hoạt xử lý nước cũng rất Quảng dồi dào về lượng nhưng là nước cứng khó khăn cần có Nam. thước đá vôi) gây nguy cơ phát triển điều tra xây dựng bướu cổ và một số bệnh đường tiêu hệ thống cấp nước hoá. an toàn từ ngoài vùng. Đòi hỏi này I1=0,50 (không đảm bảo chất lượng). rất ít khả thi vì quá I2=I3=1,0. tốn kém. ESM=0,75. 6 LC - Đại Điểm dự kiến TĐC nằm sát trên hầm Điểm dự kiến TĐC Từ. Thái lò khai thác than đá. Nguồn nước không đạt yêu cầu Nguyên. giếng rất hạn chế do thất thoát theo hầm lò. Nguy cơ lún sụt lan toả từ hầm lò. 7 KTT - Ô nhiễm đất và nước nghiêm trọng do Điểm dự kiến TĐC Đại Từ, ảnh hưởng của vỏ phong hoá có hàm không đạt yêu cầu Thái lượng kim loại nặng cao. Vi khí hậu Nguyên. lạnh ẩm trong mùa đông gây bệnh hô hấp và khớp 8 LC - Đại Điểm TĐC là vùng san lấp hạ lưu một Điểm dự kiến TĐC Từ, Thái dòng suối. Nguy cơ lũ vả xói lở. không đạt yêu cầu Nguyên. 9 SC2 - Đại Điểm TĐC là vạt phù sa nằm ở bờ lở Điểm dự kiến TĐC Từ, của sông Công. Nguy cơ xói lở và lụt. không đạt yêu cầu Thái Nguyên. 162
  48. 10 BT - Đại Điểm TĐC xem ghép trong khu dân cư Điểm TĐC lý Từ, Thái cũ, đảm bảo 6 tiêu chí an toàn sinh tưởng, có thể đưa Nguyên. thái. Nước giếng phong phú vì điểm vào xây dựng. TĐC nằm trên thềm phù sa cổ, dư diện tích xây dựng các công trình vệ sinh môi trường. ESM=1,0. Nhận xét: Căn cứ vào các tiêu chí môi trường đã chọn, trong số 10 điểm TĐC nghiên cứu, có: ƒ 1 điểm (BT - Đại Từ - Thái Nguyên) đạt yêu cầu kỳ vọng về môi trường. ƒ 3 điểm (PT, AT, AS - Quảng Nam) cần đầu tư nâng cấp khả năng dịch vụ môi trường. Hai trong số ba điểm này (AS và PT) rất khó cải thiện chất lượng và khối lượng nguồn nước sinh hoạt. ƒ 6 điểm còn lại không đạt yêu cầu về an toàn sinh thái cần di chuyển. 4.9. Nghiên cứu trường hợp 5 - Tính gồ ghề của hệ thống và ứng dụng 4.9.1. Khái niệm về cấu trúc gồ ghề và thứ nguyên thập phân Các vật thể Euclit đều có một số chiều nhất định và là số nguyên. Ví dụ đoạn thẳng, đường thẳng là một chiều (thứ nguyên D = 1, D là viết tắt của chữ Dimension, mặt phẳng là 2 chiều (D = 2), các vật thể có thêm chiều dày sẽ có 3 chiều (D = 3). Nếu khảo sát thêm chiều thời gian để nghiên cứu vật thể không gian, chúng ta có D = 4 .v.v. . . Tuy nhiên trên thực tế, có những đối tượng có thứ nguyên thập phân. 163
  49. - Bụi Canto: lấy một đoạn thẳng [O, l], bỏ đi 1/3 ở giữa sẽ cho 2 đoạn ngắn. Mỗi đoạn ngắn lại tiếp tục bỏ đi 1/3 ở giữa, ta có 4 đoạn. Tiếp tục vô hạn số lần bỏ đi 1/3 như vậy, ta sẽ có vô hạn số đoạn ngắn. Mỗi đoạn ngắn này được gọi là một hạt bụi Canto và tập hợp các hạt bụi Canto sẽ cho một đám bụi Canto. Dù số vi đoạn thẳng (bụi Canto) có tăng bao nhiêu, chúng vẫn không vượt quá kích thước đoạn thẳng [0,1]. Tính bằng phương pháp toán học, chúng ta có thứ nguyên của bụi Canto là 0,6309 . . . có nghĩa là 0 l), nhưng nhỏ hơn thứ nguyên mặt phẳng (D < 2). Tính toán cho thấy đường cong Koch có thứ nguyên D = 1,2618 là thứ nguyên lẻ. - Bọt biển Menger: chọn một khối lập phương có các cạnh bằng 1. Chia mỗi cạnh thành 3 phần, chúng ta sẽ có mỗi mặt khối lập phương sẽ có 9 hình vuông. Khoét lấy khối lập phương nhỏ ở giữa mỗi mặt và ghép vào bên cạnh của khối lập phương. Mỗi ô vuông trong số 8 ô còn lại cùng làm theo cách như vậy để có mỗi mặt gồm 9 hình vuông nhỏ, rồi khoét ô vuông nhỏ để ghép vào cạnh. . . Quá trình này làm tăng vô hạn các khối lập phương nhỏ, tổng thể tích của chúng vẫn bằng khối lập phương ban đầu nhưng diện tích bề mặt sẽ tăng lên vô hạn. Cuối cùng, ta được một khối 164
  50. dạng bọt biển, có tên là bọt biển Menger (lấy theo tên nhà toán học nghĩ ra mô hình này). Thứ nguyên của bọt biển Menger sẽ nằm trong khoảng 2 < D < 3. Người ta tính được D ≈ 2,7. Vào thập niên 1990, nhà toán học người Pháp có tên là Benoit Mandelbrot gọi các cấu trúc có thứ nguyên thập phân là cấu trúc Fractal, nghĩa là cấu trúc gồ ghề [21]. Trên thực tế, các hệ thống Fractal là phổ biến, các hệ thống có thứ nguyên là số nguyên chỉ là những trường hợp đặc biệt. Đường bờ biển khúc khuỷu, hình răng cưa của lá dương xỉ, của đỉnh các dãy núi in trên nền trời . . . là mô phỏng đường cong Koch. Lá phổi của con người với thể tích khoảng 6 lít nhưng lại có diện tích xấp xỉ bằng một sân quần vợt, hình dạng của các bức tường cách âm xù xì; bề mặt nối đỉnh của toàn bộ cây cối trong một khu rừng. . . là mô phỏng bọt biển Menger. Như vậy, cấu trúc Fractal nằm giữa thế giới hỗn loạn không kiểm soát được và thế giới trật tự cứng nhắc của hình học Euclit. 4.9.2. Hệ thống Fractal Mở rộng khái niệm Fractal vào các hệ thống, chúng ta cũng sẽ có các hệ thống n chiều với n không phải là số nguyên. Đó là các hệ thống gồ ghề. Nói cách khác, bất cứ hệ thống nào có nhiễu loạn phải được coi là một hệ thống Fractal. Sự lồi lõm của đường bờ biển, tiếng ồn trong đường dây thông tin, sự lên xuống của giá cả. . . là những biểu hiện của các hệ thống gồ ghề đã được xác định từ thời Mandelbrot [13, 21]. Có điều là chưa có phương pháp xác định chính xác thứ nguyên của một hệ thống Fractal n chiều trong hệ sản xuất. Cấu trúc gồ ghề với thứ nguyên thập phân gắn rất chặt với sự nhiễu loạn. Thứ nguyên thập phân giữ vai trò tương tự như entropy trong hệ thống vì chính chúng tạo ra các hành vi lệch chuẩn của hệ thống. Chúng làm rối loạn các vòng lặp phản hồi, làm nhiễu động 165
  51. các chu kỳ. Nhưng cũng chính nhờ đó mà thiên nhiên và xã hội mới trở nên đa dạng. Một hệ thống cân bằng bởi lẽ không chỉ các hành vi không lệch chuẩn là có chu kỳ và ổn định, mà chính những hành vi lệch chuẩn cũng có quy luật riêng, tất nhiên, đó là quy luật khó nhận ra trong một không gian "hoàn hảo” Euclit, trong phương cách tư duy tĩnh và/ hoặc đơn ngành. Hệ thống kinh doanh của Tổng công ty Khánh Việt (Khatoco) thuộc tỉnh Khánh Hòa theo mô hình công ty mẹ - công ty con, cho ta hình ảnh một hệ thống gồ ghề nhiều thứ nguyên. Doanh nghiệp này có 12 đơn vị kinh tế phụ thuộc và 5 đơn vị kinh tế độc lập, kinh doanh đa ngành: dệt - may, giấy carton, giấy viết, vở học sinh, in bao bì, thuốc lá khách sạn, du lịch, cơ khí, chăn nuôi đà điểu, cá sấu . . . Nếu coi mỗi lĩnh vực kinh doanh là một chiều của hệ thống Khatoco, và coi lĩnh vực kinh doanh đạt hiệu quả nhất theo kỳ vọng có thứ nguyên = 1,0 thì trong trường hợp kỳ vọng, Khaloco có thứ nguyên D = 17,0. Tuy nhiên mức độ đầu tư và hiệu quả kinh doanh của một số lĩnh vực không bao giờ đạt mức như một số lĩnh vực khác khiến cho thứ nguyên của hệ thống là thứ nguyên thập phân. Cấu trúc Fractal trong lĩnh vực kinh doanh đa chiều của Khatoco khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty khá vững, không bao giờ cùng lúc xảy ra thua lỗ ở toàn bộ 17 lĩnh vực. Đa dạng sinh học và biến động của chúng trong một khu bảo tồn thiên nhiên, quy mô và năng lực bảo vệ môi trường của các ngành trong một tỉnh; sự tham gia bảo vệ môi trường của các đoàn thể chính trị tại một địa phương, nhận thức về môi trường của mỗi người trong cộng đồng, độ khoẻ mạnh của các rạn san hô tại một vùng biển v.v. . . đều cho các hình ảnh về sự gồ ghề của hệ thống. Độ gồ ghề của đường bờ biển giúp cho triệt tiêu năng lượng sóng vỗ bờ. Tính đa dạng loài trong một khu bảo tồn thiên nhiên góp phần tạo ra xích thức ăn hoàn hảo hơn và khu bảo tồn có tính đàn hồi cao hơn trước biến động môi trường. Sự đa dạng hóa các 166
  52. lĩnh vực kinh doanh khiến doanh nghiệp không bị phá sản. Việc phân quyền quản lý môi trường cho các cấp địa phương (tỉnh, huyện, xã) làm cho môi trường được quản lý tốt hơn là việc tập trung nhiệm vụ vào cơ quan cấp tỉnh/ thành phố như thời gian trước đây. Nhận thức về môi trường khác nhau của các cá nhân tạo điều kiện cho các sáng kiến, giải pháp độc đáo của mỗi cộng đồng v.v . . Câu hỏi thảo luận chương 4 1. Tại sao nói các hệ thống sản xuất là nơi tập trung cao độ các vấn đề về môi trường và phát triển cần phải được ưu tiên nghiên cứu ? Ngoài 5 đặc tính của hệ sản xuất, còn có thể tìm thêm những đặc tính nào khác không? 2. Có ý kiên cho rằng, trong một hệ sản xuất, có IX tốt, nhưng nếu có thêm 10X tốt nữa thì hệ thông sẽ tốt hơn và bền vững hơn. Hãy bình luận ý kiến này. 3. Hãy sử dụng tiếp cận hệ thống để phân tích một hệ sản xuất khác chưa được nghiên cứu trong chương 4, ví dụ một làng nghề một điểm du lịch, một vườn quốc gia mà bạn quen biết. 167
  53. Kết luận chung • Môi trường là một hệ thống mở, đa thành phần. Với sự xuất hiện của con người, bản chất của hệ thống môi trường trở thành hệ thống sinh thái nhân văn. Đó là một hệ thống đa diện, đa giá trị, mềm và có tính thích ứng. • Phát triển hay suy thoái là xu thế biến động của hệ thống môi trường. Vì vậy, tiếp cận hệ thống là phương pháp toàn diện giúp cho các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý môi trường và phát triển cộng đồng có thể xem xét các vấn đề môi trường theo quan điểm động, tiến hóa, trong mối quan hệ tương hỗ với các thành tố khác cùng thời hay khác thời gian với thành tố đang xét theo logic "nguyên nhân - kết quả". • Trong các hệ nhân tạo, các vấn đề môi trường và phát triển ít nhiều đều có thể điều khiển được theo hướng tốt lên hay xấu đi. Dĩ nhiên điều này phụ thuộc vào rất nhiều điều kiện, nhưng trước hết phụ thuộc vào kỹ năng phân tích và điều khiển hệ thống của các nhà quản lý. Phân tích hệ thống giúp cho nhà quản lý có thể dự báo ở các mức độ khác nhau về sự biến đổi của hệ thống môi trường dưới tác dụng của một đầu vào nào đấy. Đồng thời cũng giúp cho nhà quản lý tìm kiếm, phát hiện và sử dụng các tài nguyên có sẵn trong bẹ (vốn dự trữ của hệ thống), vì mục tiêu cải thiện chất lượng của hệ thống. Đây là cách "làm việc lớn mà không tôn kém", rất phù hợp với các chương trình xóa đói giảm nghèo và phát triển cộng đồng. • Trong lĩnh vực quản lý môi trường và phát triển cộng đồng, 168
  54. các tiếp cận xã hội học và tự nhiên học không thề tách rời các yếu tố cấu trúc các chức năng của hệ thống tương tác với nhau, tạo ra những tính chất mới mà chỉ hệ thống mới có. Việc hiểu cặn kẽ và quản trị toàn diện một hệ thống môi trường và phát triển là điều không thể, vì nhiễu loạn tất định mang nhiều yếu tố ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Một biến đổi rất nhỏ thuận xu thế có thể gây ra những biến động lớn, thậm chí sụp đổ hệ thống. Chỉ khi vấn đề nảy sinh chúng ta mới nhận ra. Tuy nhiên, chúng ta có thể ít nhiều kiểm soát được một phần các nhiễu loạn. Đây là những nhiễu loạn có thể ảnh hưởng được. 17 công cụ phân tích có thể sử dựng cho mục tiêu này, trong đó, có những gợi ý để tránh 10 phản đề cốt yếu của tiếp cận hệ thống. • Tiếp cận Hệ thống cho đến nay chưa phải là một hệ phương pháp hoàn hảo. Về cơ bản, đó là một cách tư duy, nhìn nhận sự vật với con mắt tổng thể, biến động liên tục trong mối tương tác không ngừng giữa các tổ phần cấu trúc nội tại của hệ thống và giữa hệ thống với môi trường của nó. Tiếp cận Hệ thống là một lĩnh vực đang phát triển mạnh. • Điểm khiếm khuyết nhất của Tiếp cận Hệ thống tại thời điểm hiện nay là chưa thể lý giải được các vấn đề nhiễu loạn hệ thống, các vấn đề về quan hệ tương cầu giữa các yếu tố cấu trúc tạo nên hệ thống, về sự điều khiển không bằng lực hay bằng năng lượng, về sự có mặt của các vật chất tối và năng lượng đen trong hệ thống Giải quyết tốt các vấn đề "Bên ngoài khoa học” này cho phép sự phát triển nhảy vọt của Tiếp cận Hệ thống trong tương lai. 169
  55. Tài liệu tham khảo [1] Phan Dũng, 1996. Về hệ thống và tính ì hệ thống. Trung tâm sáng tạo KHKT, ĐHQG TP. Hồ Chí Minh. [2]. Nguyễn Ngọc Giao, 1998. Những điều kỳ thú về các hình thái hỗn loạn. Chaos. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội. [3]. Nguyễn Đình Hoè, Nguyễn Thị Loan, 1998. Đánh giá nhanh môi trường và dự án. Sở KHCN và MT Ninh Thuận xuất bản, Phan Rang. [4]. Nguyễn Đình Hoè, Trần Phong, 1998. Một số vấn đề môi trường bức xúc trong lĩnh vực chăn thả gia súc có sừng và sử dụng tài nguyên nước ở Ninh Thuận. Báo cáo tổng kết nhiệm vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường, SỞ KHCN và MT Ninh Thuận. [5]. Nguyễn Đình Hòe, 1999. Các hệ thống sinh thái nhân văn nhạy cảm trong phát triển. Tạp chí Bảo vệ Môi Trường No 4. [6]. Nguyễn Đình Hòe, 2005. Tiếp cận Hệ thống và kiến tạo chỉ số trong quản lý môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển. Kỷ yếu Hội thảo toàn quốc Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thuỷ sản. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 212-217. [7] . Sổ tay huấn luyện viên về kỹ năng quản lý phát triển cộng đồng. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội, 1996. [8]. Brink, B. T., 1991. The AMOEBA approach as a useful tool for establishing sustainable development. In "In search of indicators of sustainable development" Kluwer Acad. Publ. London. U.K. 170
  56. [9]. Clayton, A. M. H. and N. J. Radcliffe, 1997. Sustaillability - A systems approacll. Eanhscan, London, U.K. [10] Dickinson, G. and K. Murphy, 1998. Ecosystems. Routledge, London, U.K. [11] Economopoulos, A. P., 1993. Systems Allalysis in Environmental Management. In “Assessment of Sources in Air, Water and Land Ponution”. WHO, Geneva. [12]. Gharajedaghi, J, 1999. Tư duy hệ thống – Quản lý hỗn độn và phức hợp. Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2005. [13]. Gleick, J. 1991. La théorie du chaos. Flammarion, Pans, France. [14]. Haaf W. T., Bikker H. and Adriaanse D.J., 2002. Fundamentals of Business Engineering and Management A systems approach to people and organisations. Delft University Press, The Netherlands. [15]. Heylighen F., 1998. Basic Concepts of tlle Systems Approach. Principia Cybemetica Web: [16]. IUCN, 1996. Assessing Progress towards Sustainability. Methods and Field Experience. [17]. Lewis W. J. et al. 1997. A total system approach to sustainable pest management. Proc. Nath. Acad. Sci. USA. Voi99, pp. 12243 - 12248. [18]. Rosnay J. D., 1979. The macroscope: a new world scientific system. Harper & Row, Publishers, New York, NY, USA. [19]. Senge, PM. Nguyên tắc thứ 5: Tư duy hệ thống. Nhà xuất bản Trẻ, TP Hồ Chí Minh, 2003. [20]. Trzyna, T.C. (Ed.) 1995. A Sustainable World. California Inst., Earthscan publ., USA. 171
  57. [21]. Trinh Xuan Thuan. 2001. Le Chaos et l’harmonie. Libraine Arthem Fayard, Paris, France. 172
  58. Phụ lục Thuật ngữ hệ thống Sau đây là các thuật ngữ cơ bản sử dụng trong phân tích hệ thống: • Cân bằng (equilibrium). Là trạng thái ổn định, trạng thái tĩnh của hệ. Một hệ thống đạt trạng thái cân bằng nếu các dòng vào bằng dòng ra, do đó vốn của hệ không thay đổi dù rằng nội dung vốn liên tục thay đổi. • Cấu trúc (structure). Một bộ gồm vốn, dòng, mạng và tính ì (lính chậm trễ) quyết định sự gắn kết nội tại của hệ. Cấu trúc hệ xác định dãy các khả năng ứng xử của hệ. Tuy nhiên thuật ngữ cấu trúc thường được dùng để chỉ các yếu tố vĩnh cửu (permanent) hoặc được điều chỉnh chậm hoặc không thường xuyên (các yếu tố khá ổn định). • Chu kỳ trạng thái (state cycle). Một dãy trọn vẹn các trạng thái có thể có của hệ thống. • Chuyển pha (phase transition). Đối với hệ vật lý là sự chuyển trạng thái đi kèm với sự tương tác đồng thời ở tất cả các tỉ lệ. • Chuyển tiếp (transition). Là sự thay đổi về chất trong hành vi hệ thống tại một số giá trị tới hạn của các thông số kiểm soát. • Dòng (flow). Là sự chuyển giao vốn (nguồn dự trữ) giữa các bộ phận của hệ. • Đa phương diện (multi - factionality). Khả năng một yếu tố 173
  59. trong hệ thống vừa có chức năng kích động (gây biến đổi trong các yếu tố khác) vừa có chức năng bị động (bị các yếu tố khác gây biến đổi). • Đầu ra (output). Dòng thoát ra khỏi hệ, thường đã bị biến dạng dưới một kiểu nào đó. • Đầu vào (input). Dòng vào của hệ, sẽ bị biến đổi trong hệ theo một cách thức nào đó. • Điểm cuối (sink). Điểm cuối cùng của động trong hệ thống. • Điểm tới hạn (bifurcation point hoặc critical point). Trong quá trình tiếp cận tới giá trị tới hạn (critical value) của một tham số kiểm soát (control parameter), một hệ thống vật lý có thể ứng xử theo cách rất ổn định. Điểm tới hạn là điểm mà các giá trị (thêm vào) dù nhỏ nhất cũng sẽ làm thay đổi cơ bản hành vi của hệ. Điểm tới hạn còn được gọi là điểm phân nhánh. • Entropy. Đại lượng đo nhiễu loạn trong một hệ thống hoá lý. Không thể xác định được entropy của hệ thống môi trường và phát triển, nhưng một số dạng nhiễu loạn nhân sinh có thể nhận diện được • Fractal. Cấu trúc gồ ghề, có thứ nguyên lẻ. • Hành vi (behaviour): là kiểu hoạt động của một hệ thống theo thời gian. Mỗi hệ thống có một kho lưu trữ hành vi. • Hệ thống. Một tập hợp các yếu tố liên kết với nhau, tạo ra cấu trúc có thứ bậc, tính trồi, tính lan toả và tính kiểm soát. Một số hệ thống là loại có tính động lực, thích ứng, có mục tiêu, tự điều chỉnh (tự bảo vệ) hoặc tiến hóa. Phụ hệ là một hệ thống con trong hệ, thượng hệ là một hệ thống lớn trong đó hệ đang xét là một hệ con. • Không gian pha (phase space). Một hệ thống có thể được 174
  60. biểu diễn như một điểm tại một thời điểm bất kỳ trong một không gian tồn tại của nó được gọi là không gian pha, các trục của không gian là các tham số kiểm soát và tọa độ của hệ là giá trị hiện tại của hệ. • Kịch bản (scenario). Khái quát về kết quả kỳ vọng tùy thuộc vào điều kiện xuất phát và hành vi của hệ thống. • Lan tỏa (communication). Là đặc tính chuyển giao thông tin, trong trường hợp các hệ xã hội thì là chuyển giao ý nghĩa (meaning). • Mặt phẳng Poincaré. Mặt phẳng toạ độ vuông góc 2 chiều được lựa chọn trong số n chiều dùng để khảo sát quỹ đạo của hệ thống. • Mặt phẳng SAM. Mặt phẳng biểu diễn hiện trạng các tham số đặc trưng của một hệ thống dưới dạng các hình quạt trong một hình tròn có bán kính bằng giá trị kỳ vọng của mỗi tham số. Còn được gọi là biểu đồ SAM. • Mô hình (model). Một kiến trúc nhận thức dùng để mô tả. • Môi trường (environment). Là những thứ nằm ngoài ranh giới của hệ thống. • Mạng phản hồi (feedback loop): Chuỗi lặp lại các quan hệ nhan quả ở mạng phản hồi tiêu cực, những thay đổi giảm dần, ở mạng tích cực, các thay đổi tăng dần theo hướng lan truyền. Mạng phản hồi tiêu cực có xu thế kiểm soát sự tăng trưởng, hạn chế tăng trưởng. Mạng tích cực khuếch đại tăng trưởng. • Ngưỡng (threshold). Là điểm có sự thay đổi về chất trong hành vi của một yếu tố trong hệ thống hay của cả hệ thống. Vai trò của ngưỡng xuất hiện vì một số lí do. Ví dụ có thể xuất hiện như là chức năng của nhiều cản trở độc lập, từng cản trở có thể không hoạt động trong phạm vi phong toả của 175
  61. các cản trở khác, mà hoạt động bên ngoài phạm vi ấy. Ngưỡng cũng xuất hiện trong các hệ rối loạn, khi các hệ có các đối hành vi ổn định và các đối hành vi không ổn định. • Học thuyết tai hoạ (catastrophe theory) là học thuyết cho rằng có những đột biến (đối lập với học thuyết chủ trương biến đổi dần dần) đôi khi cũng được sử dụng để mô tả những sự kiện xảy ra khi hệ sụp đổ hoặc biến dạng ghê gớm tại một số điểm đặc biệt. • Nguồn (source). Điểm xuất phát của dòng trong hệ thống. • Nhiễu loạn (chaos). - Hành vi lệch chuẩn của hệ thống. Có nhiễu loạn tiến hóa và nhiễu loạn suy thoái. Có nhiễu loạn quản trị được, có nhiễu loạn ngoài khả năng quản trị của con người. Không dự báo chính xác được nhiễu loạn. - Là khoa học của các quá trình chứ không phải của các trạng thái, là khoa học của cái sắp hình thành chứ không phải của cái đã xác lập Chaos xóa bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học chuyên ngành, kể cả tự nhiên và xã hội. • Phi tuyến (non - linearity). Quan hệ không lẽ lệ giữa các giá trị nguyên nhân và kết quả, nói cách khác thì tổng hợp kết quả của việc thay đổi hai hay nhiều tham số kiểm soát không phải là tông của những kết quả xảy ra ở trong từng biến đổi riêng biệt. • Quá đích (overshoot). Vượt qua giá trị kỳ vọng. Điều này xảy ra khi làm chậm quá trình phản hồi, hoặc quá trình phản hồi không đủ (không tương hợp), làm cho hệ không thể tự điều chỉnh một cách tương hợp. Đây cũng là chức năng của tốc độ biến đổi hệ, ví dụ, sự chậm trê phản hồi có thể không gây ra vấn đề gì ở tốc độ biến đổi chậm, nhưng lại gây ra vấn đề khi 176
  62. tốc độ biến đổi nhanh. • Ranh giới (boundary). Là đường phân chia cụ thể hay trừu tượng giữa hệ thống và môi trường xung quanh nó. • Sụp đổ (collapse). Là sự suy thoái không kiểm soát được của một hệ thống, thường xảy ra khi có hệ quả phản hồi kích động làm xói mòn ranh giới của hệ, hoặc khi có một sự kiện xâm lấn vào các ngưỡng của hệ. • Sự ghép nối (connectivity). Là đặc tính của các cấu trúc có chức năng chuyển giao tác động trong hệ thống • Sự trễ phản ứng (delay, time lag) là thời gian giữa nguyên nhân và kết quả. Một số yếu tố của một số hệ thống phản xạ chậm hơn các yếu tố khác. • Tài nguyên (resources). Phần vốn của hệ có thể tiếp cận được: có thể sử dụng bởi hệ thống hoặc có thể mang ra khỏi hệ như là một dạng đầu ra. • Thông tin (information). Là thứ giúp cho hệ giảm tính bất định. Về mặt kỹ thuật, thông tin được đo lường dựa vào số lượng các lựa chọn nhị nguyên (binary choices) cần thiết để xác định duy nhất một sự kiện. Khái niệm thông tin trong hệ nhân văn phức tạp hơn. • Tham số hóa (parameterisation). Tổ hợp các hiện tượng tỉ lệ nhỏ (phạm vi nhỏ) với mạng phản hồi để tạo ra một mô hình bằng cách lấy trị trung bình của một dãy các kết quả. • Thứ bậc (hierachy). Cấu trúc hữu hiệu được xác định bởi tính trồi, theo đặc trưng của các cấu trúc ấy mà các hệ thống được thiết lập, cũng như góp phần thiết lập các hệ thống khác lớn hơn hay nhỏ hơn. • Trạng thái (state). Trạng thái của hệ thống là tập hợp tất cả các đặc trưng quan trọng của hệ thống ở một thời gian bất kỳ. 177
  63. Ở hệ bất biến, trạng thái của hệ là không thay đổi. Ở hệ động lực, trạng thái của hệ thay đổi liên tục. Khi mô hình hóa hệ thống, cẩn sử dụng các phương trình để mô tả bằng cách nào mà một hệ biến thành một hệ khác, và bằng cách nào mà hệ biến đổi theo thời gian. • Tuyến tính (linearity). Là quan hệ bậc 1 giữa nguyên nhân và kết quả, trong quan hệ này, kết quả của sự thay đổi hai hay nhiều tham số kiểm soát cùng lúc là tổng các kết quả thay đổi của riêng lừng tham số độc lập. Một số quan hệ phi tuyến (non - linearity) có thể được biểu diễn xấp xỉ với quan hệ tuyến tính, tuy nhiên nhiều hệ phi tuyến phức tạp thì không thể và không nên biểu diễn bằng mô hình tuyến tính. • Tính ổn định (stability). Khả năng của hệ thống chống lại nhiễu loạn. Hệ ổn định có entropy không đổi hoặc giảm dần đến 0. • Tính bất trắc (ergodicity). Một hệ bất trắc là một hệ, về nguyên tắc có thể chuyển từ bất cứ trạng thái cho trước sang bất cứ một trạng thái khác trong thời gian nhất định. Hệ bất trắc là hệ không thể dự báo trạng thái của nó. • Tính ì (attractor) Tính ì là sự ổn định của một trạng thái giúp hệ thống tách khỏi các trạng thái khác. Khi ở trong trạng thái ì, một hệ thống có xu thế duy trì nguyên trạng cho đến khi có một tác động bên ngoài đủ mạnh hoặc một biến đổi bên trong đủ mạnh để chuyển hệ thống ra khỏi trạng thái ì ban đầu. Lực ì có thể rất mạnh hoặc rất yếu. Một hệ thống có thể vận hành qua một loạt trạng thái lần lượt vượt qua từng trạng thái một (mỗi trạng thái ì đòi hỏi hệ phải dừng một khoảng thời gian). Một hệ biến đổi qua một chu kỳ tương đối đơn giản, thông qua cùng một diễn thế gồm nhiều trạng thái một cách liên tục, được gọi là hệ có chu kỳ hạn chế, hoặc hệ ì có chu kỳ. Hệ được gọi là ì kì 178
  64. dị (strange attractor) nếu hệ có trạng thái tương đối ổn định, nhưng lại tạo ra các chu kỳ không ổn định. Một hệ ì kỳ dị sẽ có một quỹ đạo phân đoạn (fractal trajectory). • Tính trồi (emergence). Là tính chất của hệ thống nhưng các tổ phần riêng biệt của hệ không có. • Vốn (stock). Là kho dự trữ hoặc khối lượng vật chất, năng lượng hoặc thông tin (còn gọi là nguồn dự trữ trong hệ) giúp cho hệ tồn tại và biến đổi. • Vùng rộng (hyper-region). Vùng có khoảng tác động lớn. • Xói mòn (erosion). Là sự suy thoái nguồn tài nguyên cung cấp cho hệ. Điều này có thể xảy ra bên trong mạng phản hồi kích động, có nghĩa là tự thân sự xói mòn lại tạo ra một sự xói mòn tương lai. • Xuyên suốt (throughout). Dòng năng lượng, vật chất hay thông tin từ nguồn, vượt qua sự nhào nặn của hệ thống, đạt đến điểm cuối của hệ. 179
  65. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB: Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank). APRS: Đánh giá và quy hoạch phát triển bền vững nông thôn (Assessing and Planning Ruralsustainabiltty). ARS: Đánh giá tính bền vững nông thôn (Assessing Rural Suslainability). ASI: Chỉ số bền vững nuôi trồng thủy sản (Aquaculture Sustainability lndex). BS: Thước đo tính bền vững (Barometer of Sustainability). CMI: Chỉ số nhiêu loạn quản lý của hệ thống (Chaos Management lndex). CP: Các vấn đề tổ hợp (Composite Problems). CPM: Độ đo nghèo tiềm năng (Capacity Poverty Measure). D: Thứ nguyên, chiều (Dimension). EDI: Chỉ số Downione Sinh thái (Ecological Downione lndex}. ESM: Độ đo dịch vụ môi trường (Environmental Selvice Measure). GDI: Chỉ số phát triển giới (Gender Development lndex). GSCS: Gia súc có sừng. HDI: Chỉ số phát triển nhân văn (Human Developmenl lndex). HPI: Chỉ số nghèo nhân văn (Human Poverty lndex). IPM: Quản lý dịch hại tổng hợp (lntegrated Pest Management). IUCN: Tổ chức Bảo tổn thiên nhiên Quốc tế (lntemational 180
  66. Union for Conservation of Nature). LFA: Tiếp cận khung logic (Logical Framework Approach). LSI: Chỉ số phát triển bền vững địa phương (Local Sustainability lndex). NBBLK: Phương pháp phân tích Nhận, Biết, Bàn, Làm, Kiểm tra. PA: Tháp hành động (Pyramid of Action). PARS: Quy hoạch hành động nhằm phát triển bền vững nông thôn (Planning Actions for Rura/ Sustainability). PRA: Đánh giá nhanh có sự tham gia (Participatory RapidAppraisal) SA&P: Phân tích hệ thống và quy hoạch (System Ananysis and Planning). SAM: Biểu đồ đánh giá bền vững (Sustainability Assessment Mapping). SMART: Phương pháp phân tích Cụ thể (Specirc), Định lượng (Measurable), Đạt được (Achieve), Hiện thực (Realistic) và Thời gian (Time bound). SN: Thương thuyết chiến lược (Strategic Negotiation). SWOT: Phương pháp phân tích Thế mạnh (Strength), Điểm yếu (Weakness), Cơ hội (Oppotunity) và Đe dọa (Threat). TĐC: Tái định cư. UNDP: Chương trình phát triển Liên hợp quốc (United Nation Development Program). WB: Ngân hàng Thế giới (World Bank). 181
  67. MỤC LỤC Trang Giới thiệu chung 2 Chương 1: Đại Cương về hệ thống 9 1.1. Định nghĩa 9 1.2. Các đặc tính và chức năng của hệ thống 9 1.3. Xác định hệ thống 14 1.4. Mô hình hóa các hệ thống 15 1.5. Tiến hóa và thích ứng của hệ thống 18 1.6. Các ngưỡng của hệ thống và hệ sinh thái toàn cầu 23 1.7. Tính ổn định của hệ thống 25 1.8. Rủi ro của hệ thống 27 1.9. Phi tuyến và điểm tới hạn 28 1.10. Không gian pha và chuyển pha 29 1.11. Tính mềm mại của hệ thống 32 1.12. Các mức độ bền vững của các hệ thống kinh tế xã hội 33 Chương 2: Đại Cương về tiếp cận hệ thống 36 2.1. Giới thiệu chung 36 2.2. Các hướng tiếp cận hệ thống 41 Chương 3: Công cụ tiếp cận hệ thống ứng dụng trong nghiên cứu môi trường và phát triển 58 3.1. Giới thiệu Chung 58 3.2. Thước đo tính bền vững (BS) 59 3.3. Phân tích hệ thống và quy hoạch 62 3.4. Tháp hành động 64 3.5. Đánh giá và quy hoạch phát triển bền vững nông thôn 65 3.6. Thương thuyết chiến lược 69 3.7. Biểu đồ SAM 70 3.8. Biểu đồ Downjone sinh thái EDI 74 3.9. Kiến tạo chỉ số 76 3.10. Phương pháp xác định ưu tiên và trọng số ưu tiên 82 3.11. Phân tích khung logic - LFA 85 3.12. Phân tích SWOT 90 3.13. Phân tích SMART 92 3.14. Phân tích NBBLK 93 3.15. Quan sát hệ thống 94 3.16. Xác định nhiễu loạn hệ thống 100 3.17. Tránh 10 phản đề thường gặp của tư duy hệ thống 105 Chương 4: Các hệ thống sản xuất 117 4.1. Giới thiệu chung 117 182
  68. 4.2. Những đặc tính của các hệ sản xuất 118 4.3. Nguyên lý hiện tại trong phân tích diễn thế hệ thống sản xuất 124 4.4. Phân loại tài nguyên của các hệ sản xuất 125 4.5. Nghiên cứu trường hợp 1 - hệ thống chăn thả gia súc có sừng ở khu vực sa van khô hạn Ninh Thuận 126 4.6. Nghiên cứu trường hợp 2 - hệ thống nuôi thủy sản mặn lợ Nghĩa Hưng, Nam Định (năm 2002) 132 4.7. Nghiên cứu trường hợp 3 - Tính trồi của hệ thống tài nguyên môi trường và quản lý hệ thống trong phòng trừ sâu hại 143 4.8. Nghiên cứu trường hợp 4 - Ứng dụng Tiếp cận Hệ thống để xác lập các tiêu chí môi trường cho điểm tái định cư bền vững 152 4.9. Nghiên cứu trường hợp 5 - Tính gồ ghề của hệ thống và ứng dụng 163 Kết luận chung 168 Tài liệu tham khảo 170 Phụ lục thuật ngữ hệ thống 173 183