Giáo trình Nhu cầu cơ bản của con người và sự liên quan với điều dưỡng

pdf 334 trang huongle 6040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Nhu cầu cơ bản của con người và sự liên quan với điều dưỡng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_nhu_cau_co_ban_cua_con_nguoi_va_su_lien_quan_voi.pdf

Nội dung text: Giáo trình Nhu cầu cơ bản của con người và sự liên quan với điều dưỡng

  1. Điều dưỡng cơ bản
  2. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN NHU CẦU CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI VÀ SỰ LIÊN QUAN VỚI ĐIỀU DƯỠNG 1. KHáI NIệM Ðối tượng của điều dưỡng là con người bao gồm người khỏe và người có bệnh tật. Con người được tạo ra bởi các yếu tố thể chất, tinh thần và xã hội. Các nhu cầu cần thiết để duy trì các yếu tố tạo ra con người gọi là nhu cầu cơ bản hay còn gọi là các nhu cầu để tồn tại và phát triển của con người. Người ta cho rằng: mỗi một cá thể ở một phương diện nào đó giống tất cả mọi người, ở một phương diện khác chỉ giống một số người và có những phương diện không giống ai cả. Như vậy, con người vừa có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất nên việc chăm sóc phải xuất phát từ nhu cầu và sở thích của từng cá nhân sao cho phù hợp với từng đối tượng. Tuy nhiên, khi một nhu cầu thiết yếu được thỏa mãn, con người chuyển sang một nhu cầu khác ở mức cao hơn. Bảng phân loại của "Maslow" phản ánh được thứ bậc của các nhu cầu, và có thể được sắp xếp như sau: - Những nhu cầu về thể chất. - Những nhu cầu về an toàn an ninh. - Những nhu cầu thuộc về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương). - Những nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng. - Những nhu cầu về sự tự hoạt động bao gồm sự tự hoàn thiện, lòng ao ước muốn hiểu biết cùng với những nhu cầu về thẩm mỹ.
  3. Sức khỏe Những nhu cầu ở mức độ thấp luôn tồn tại, cho đến khi những nhu cầu đã được thỏa mãn con người có khả năng chuyển sang những nhu cấu khác ở mức độ cao hơn. Khi một người (người bệnh) đòi hỏi có nhu cầu cao hơn, việc ấy chứng tỏ họ có sự khỏe khoắn trong tâm hồn và thể chất. Hệ thống thứ bậc của các nhu cầu rất hữu ích để làm nền tảng trong việc nhận định về sức chịu đựng của người bệnh, những giới hạn VÀ NHU CẦU ÐÒI HỎI SỰ CAN THIỆP VỀ ÐIỀU DƯỠNG. 2. NHU CầU CủA CON NGƯờI. Nhu cầu cơ bản của con người phân cấp theo Maslow: MỨC Nhu cầu về sự tự hoàn thiện CAO Nhu cầu về sự kính mến và lòng tự trọng Nhu cầu về quyền sở hữu và tình cảm (được yêu thương). MỨC Nhu cầu về an toàn và an ninh THẤP Nhu cầu về thể chất và sinh lý Hình 1. Bậc thang nhu cầu của MASLOW (trang 16) 2.1 Nhu cầu về thể chất và sinh lý là nền tảng của hệ thống phân cấp nhu cầu, và được ưu tiên hàng đầu. Nhu cầu thể chất bao gồm: oxy, thức ăn, nước uống, bài tiết, vận động, ngủ, nghỉ ngơi Các nhu cầu này cấn được đáp ứng tối thiểu để duy trì sự sống. Ðáp ứng nhu cầu thể chất là một phần quan trọng trong kế hoạch chăm sóc cho trẻ em, người già, người có khuyết tật và người ốm. Bởi vì, những nhóm người này cần sự hỗ trợ để đáp ứng nhu cầu cho chính họ. 2.2 Nhu cầu an toàn và được bảo vệ được xếp ưu tiên sau nhu cầu thể chất bao hàm cả an toàn về tính mạng và an toàn về tinh thần. An toàn về tính mạng nghĩa là bảo vệ cho người ta tránh được các
  4. Sức khỏe nguy cơ đe dọa cuộc sống và an toàn về tinh thần là tránh được mọi sự sợ hãi, lo lắng. Người bệnh khi vào bệnh viện có sự đòi hỏi rất cao về nhu cầu an toàn và bảo vệ vì cuộc sống, tính mạng của họ phụ thuộc vào cán bộ y tế. Ðể giúp bảo vệ người bệnh khỏi bị nguy hiểm, người điều dưỡng phải biết rõ tính chất, đặc điểm của bệnh nhân và nhận biết rõ bất kỳ những tai biến nào có thể xảy đến cho bệnh nhân, và nếu có biến chứng xảy ra, người điều dưỡng có thể xử trí một cách thông minh. 2.3 Nhu cầu tình cảm và quan hệ: mọi người đều có nhu cầu tình cảm quan hệ bạn bè, hàng xóm, gia đình và xã hội. Các nhu cầu này được xếp vào nhu cầu ở mức cao. Nó bao hàm sự trao - nhận tình cảm và cảm giác là thành viên của gia đình, đoàn thể, xã hội Người không được đáp ứng về tình cảm, không có mối quan hệ bạn bè, xã hội có cảm giác buồn tẻ và cô lập. Người điều dưỡng cần xem xét nhu cầu này của bệnh nhân khi lập kế hoạch chăm sóc. 2.4 Nhu cầu được tôn trọng: Sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập. Khi sự tôn trọng không được đáp ứng người ta tin rằng họ không được người khác chấp nhận nên sinh ra cảm giác cô độc và tự ty. Ðiều dưỡng đáp ứng nhu cầu này của người bệnh bằng thái độ thân mật, niềm nở và chú ý lắng nghe ý kiến của người bệnh. 2.5 Nhu cầu tự hoàn thiện: là mức cao nhất trong hệ thống phân loại nhu cầu của Maslow và Maslow đánh giá rằng chỉ 1% dân số trưởng thành đã từng đạt đến mức độ tự hoàn thiện. Nhu cầu tự hoàn thiện diễn ra trong suốt đời, nó chỉ xuất hiện khi các nhu cầu dưới nó được đáp ứng trong những chừng mực nhất định. Các nhu cầu cơ bản càng được đáp ứng thì càng tạo ra động lực sáng tạo và tự hoàn thiện ở mỗi cá thể. Người điều dưỡng cần biết đánh giá đúng những nhu cầu, kinh nghiệm, kiến thức và thẩm mỹ của người bệnh để từ đó có sự quan tâm và lập kế hoạch chăm SÓC THÍCH HỢP. 3. Sự LI? QUAN GIữA NHU CầU Và NGUY? TắC ÐIềU Dưỡng. 3.1 Nguyên tắc điều dưỡng xuất phát từ việc đáp ứng nhu cầu người bệnh. Người khỏe mạnh tự đáp ứng được các nhu cầu của họ. Khi bị bệnh tật, ốm yếu người bệnh không tự đáp ứng được nhu
  5. Sức khỏe cầu hàng ngày cho chính mình nên cần sự hỗ trợ của người điều dưỡng. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân dẫn đến sự ra đời của ngành y tế và cán bộ y tế. 3.2 Nhu cầu của con người vừa có tính đồng nhất vừa có tính duy nhất nên điều dưỡng cần có kế hoạch chăm sóc riêng biệt cho từng bệnh nhân. Nhu cầu con người tuy cơ bản giống nhau nhưng mức độ và tầm quan trọng đối với từng nhu cầu ở từng người có khác nhau. Hơn nữa, trong cùng một con người nhu cầu này có thể mạnh hơn nhu cầu khác và thay đổi mức ưu tiên theo từng giai đoạn của cuộc sống, người điều dưỡng cần nhận biết được các nhu cầu ưu tiên của người bệnh để lập kế hoạch chăm sóc thích hợp. 3.3 Nhu cầu giống nhau nhưng cách đáp ứng có thể khác nhau để thích hợp với từng cá thể. Việc chăm sóc người bệnh cần hướng tới từng cá thể, tùy từng trường hợp từng hoàn cảnh sao cho phù hợp. 3.4 Sự tham gia của người bệnh vào quá trình chăm sóc: Chăm sóc xuất phát từ nhu cầu của người bệnh, thông thường người bệnh hiểu rõ nhu cầu của họ, trừ trường hợp bệnh nhân hôn mê, tâm thần nên khi lập kế hoạch chăm sóc điều dưỡng cần tham khảo ý kiến bệnh nhân và gia đình bệnh nhân để tạo cho họ tham gia tích cực vào quá trình điều trị, chăm sóc, phục hồi sức khỏe cho chính họ. 3.5 Ðiều dưỡng cần tạo ra môi trường chăm sóc thích hợp để người bệnh được thoải mái, mau chóng lành bệnh hoặc nếu chết thì CHẾT ÐƯỢC THANH THẢN, NHẸ NHÀNG. 4. NHU CầU cơ BảN CủA NGƯờI BệNH Và CHăM SóC. Theo Virginia Henderson trong cuốn các nguyên tắc điều dưỡng cơ bản (CSCB) thì thành phần của CSCB gồm 14 yếu tố: 1. Ðáp ứng các nhu cầu về hô hấp 2. Giúp đỡ bệnh nhân về ăn, uống và dinh dưỡng 3. Giúp đỡ bệnh nhân trong sự bài tiết
  6. Sức khỏe 4. Giúp đỡ bệnh nhân về tư thế, vận động và tập luyện. 5. Ðáp ứng nhu cầu ngủ và nghỉ ngơi. 6. Giúp bệnh nhân mặc và thay quần áo. 7. Giúp bệnh nhân duy trì thân nhiệt. 8. Giúp bệnh nhân vệ sinh cá nhân hàng ngày. 9. Giúp bệnh nhân tránh được các nguy hiểm trong khi nằm viện. 10. Giúp bệnh nhân trong sự giao tiếp. 11. Giúp bệnh nhân thoái mái về tinh thần, tự do tín ngưỡng. 12. Giúp bệnh nhân lao động, làm một việc gì đó để tránh mặc cảm là người vô dụng. 13. Giúp bệnh nhân trong các hoạt động vui chơi, giải trí. 14. Giúp bệnh nhân có kiến thức về y học. 5. KếT LUậN Nhu cầu cơ bản của bệnh nhân và các nguyên tắc cơ bản của việc chăm sóc, cơ bản giống nhau, nhưng không bao giờ có hai bệnh nhân có nhu cầu hoàn toàn giống nhau cá. Do đó, kế hoạch chăm sóc được xây dựng riêng biệt tùy theo tuổi tác, giới tính, cá tính, hoàn cảnh văn hóa xã hội và khả năng thể chất và tinh thần của người bệnh. Kế hoạch này còn bị ảnh hưởng bởi tình trạng bệnh lý sốt, nhiễm khuẩn, mất nước hay suy nhược Kế hoạch được thảo ra để đem lại sự chăm sóc đồng nhất và liên tục, nhưng nó cần thay đổi tùy theo sự thích ứng với nhu cầu của người bệnh. Ðiều quan trọng và cần nhấn mạnh là trong lúc cung cấp sự chăm sóc điều dưỡng cơ bản, người điều dưỡng chuyên nghiệp sẽ có dịp nghe người bệnh và gia đình họ, để nhận định nhu cầu của người bệnh và để xây dựng mối liên hệ nhân sự bổ ích cần thiết cho việc điều dường bệnh nhân một cách hữu hiệu nhất.
  7. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN QUY TRÌNH ĐIỀU DƯỠNG 1. ÐịNH NGHĩA Quy trình điều dưỡng là một loạt các hoạt động theo kế hoạch đã được định trước trực tiếp hướng tới một kết quả riêng biệt. Nhằm ngăn ngừa, giảm bớt, hạn chế những khó khăn của bệnh nhân và thỏa mãn CÁC NHU CẦU CỦA NGƯỜI BỆNH TRONG MỌI HOÀN CẢNH. 2. BốN BUớC CủA QUY TRìNH ÐIềU DUỡNG Bước 1: Nhận định. Bước 2: Yêu cầu (Lập kế hoạch chăm sóc). Bước 3: Thực hiện. Bước 4: Ðánh giá. 2.1. Nhận định (đánh giá ban đầu). - Người điều dưỡng tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân. - Thu thập thông tin, dữ kiện về tình trạng bệnh, sức khỏe hiện tại, nhu cầu để đưa ra chẩn đoán. Muốn làm được như vậy người điều dưỡng cần phải: 2.1.1 Phỏng vấn bệnh nhân, người nhà: - Nói chuyện, giao tiếp với bệnh nhân. - Hỏi bệnh là một nghệ thuật đòi hỏi người điều dưỡng phải có kiến thức, khả năng phán đoán, sự khéo léo tế nhị, có kinh nghiệm và nhạy bén. - Nguyên tắc khi hỏi bệnh nhân:
  8. Sức khỏe + Ðặt câu hỏi, lắng nghe bệnh nhân (nghe nhiều hơn hỏi bệnh). + Quan sát nét mặt, thái độ, cử chỉ, điệu bộ (Sử dụng tất cả các giác quan để quan sát). + Lưu ý các đề nghị, yêu cầu của người bệnh (nhu cầu). - Dựa vào người nhà bệnh nhân (nếu bệnh nhân hôn mê, trẻ nhỏ, tâm thần). - Dựa vào chẩn đoán của bác sĩ (ở phòng khám cáp cứu, khoa điều trị). 2.1.2 Khám thực thể. - Tùy thuộc vào tình trạng, thể chất, tâm hồn của người bệnh trong và sau khi thực hiện kế hoạch chăm sóc. - Khám thực thể nhằm xác định chức năng về thể chất của người bệnh (tình trạng bệnh). • Người điều dưỡng sử dụng 4 giác quan: + Nhìn sự biểu lộ trên nét mặt. Nhìn: Tư thế nằm trên giường Màu sắc da, vết thương. Kiểu thở, mức độ tỉnh táo Quan sát tình trạng vệ sinh cá nhân + Nghe: Giọng nói, tiếng thở, lời phàn nàn + Sờ: Ðếm mạch Cảm giác nhiệt độ của da Sự đàn hồi của da
  9. Sức khỏe (Véo da) tìm dấu hiệu mất nước Da ẩm ướt, nhớp nháp, vã mồ hôi Da khô + Mùi nước tiểu Ngửi: Mùi phân Mùi dịch dẫn lưu Mùi hơi thở ra Ðánh giá tình trạng toàn thân bệnh nhân từ đầu đến chân. Sau khi phỏng vấn thu thập thông tin, theo dõi khám thực thể, dựa vào sự vận dụng kiến thức giải phẫu sinh lý, triệu chứng, bệnh học, điều dưỡng tổng hợp, phân tích đưa ra chẩn đoán điều dưỡng (Chẩn đoán chăm sóc). 2.1.3 Chẩn đoán điều dưỡng. - Giai đoạn nhận định kết thúc bằng chẩn đoán điều dưỡng. - So sánh sự khác nhau giữa chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị điếu dưỡng. Chẩn đoán điều trị Chẩn đoán điều dưỡng Mô tả một quá trình bệnh riêng - Mô tả sự phản ứng đối với một biệt mà nó cũng giống nhau đối bệnh của bệnh nhân mà nó khác với tất cả bệnh nhân nhau ở mỗi người. - Hướng tới xác định bệnh - Hướng tới một cá nhân người bệnh - Duy trì không thay đổi trong suốt thời gian ốm - Thay đổi khi phản ứng của bệnh nhân thay đổi
  10. Sức khỏe - Bổ sung cho chẩn đoán chăm bệnh nhân thay đổi. sóc - Bổ sung cho chẩn đoán điều trị - Chỉ dẫn hành động chăm sóc độc lập - Chỉ dẫn việc điều trị mà người y tá có thể tiến hành. Chẩn đoán điều dưỡng và chẩn đoán điều trị liên quan và bổ sung cho nhau. 2.2. Yêu cầu chăm sóc (lập kế hoạch chăm sóc) 2.2.1. Xác định vấn đề ưu tiên: - Ðe dọa tính mạng người bệnh (cấp cứu, khó thở, điện giật ). - ẢNH HƯỜNG đến sự an toàn của người bệnh. 2.2.2 Xác định mục tiêu hành động: - Mục tiêu phải tập trung vào bệnh nhân - Mục tiêu phải trình bày chính xác. - Nhất thiết phải dùng động từ chỉ hành động. 2.2.3 Lựa chọn hành động chăm sóc. - Hành động chăm sóc phải phối hợp với chỉ định điều trị. - Hành động chăm sóc phải phù hợp với chế độ chính sách của bệnh viện (Bảo hiểm y tế). - Hành động chăm sóc phải truyền đạt tới bệnh nhân. 2.2.4 Viết kế hoạch chăm sóc. - Viết kế hoạch chăm sóc có tính chất bắt buộc người điều dưỡng phải xem xét lại kế hoạch theo từng thời kỳ để đảm bảo thực hiện những gì đề ra có đúng mục tiêu hay không?
  11. Sức khỏe - Nó minh họa cho sự chăm sóc toàn diện từ lúc vào cho đến khi ra viện. - Khi viết kế hoạch chăm sóc phải đặt câu hỏi: Cái gì? Tại SAO? LÀM NHƯ THẾ NÀO? Ở ÐÂU? Ai làm? Làm khi nào? - Viết đơn giản dễ hiểu cho tất cả các nhân viên khác. + Ngày, tháng + Viết đúng động từ hành động Thí dụ: Ðo lượng nước tiểu Chườm lạnh Ðo nhiệt độ, mạch, huyết áp Thay đổi tư thế + Nội dung của y lệnh chăm sóc: Hoạt động gì? Thực hiện như thế nào? + Trong thời gian nào? Thí dụ: 3 giờ/1ần; 15 phút/1lần; sáng, chiều + Người điều dưỡng viết y lệnh và người điều dưỡng thực hiện phải ký tên Kết luận: Viết kế hoạch chăm sóc có tác dụng: - Giám sát các hành động của nhân viên. - Truyền đạt tới nhân viên khác về tình hình bệnh nhân. - Tiết kiệm thời gian.
  12. Sức khỏe - Nhân viên biết việc phải làm. - Nâng cao hiệu quả chăm sóc. 2.3 Thực hiện kế hoạch chăm sóc - Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc phối hợp với nhân viên y tế khác, với bệnh nhân, với người nhà bệnh nhân. - Khi thực hiện kế hoạch chăm sóc người điều dưỡng luôn luôn nhận định bệnh nhân kể cả sự phản hồi của việc chăm sóc. + Thực hiện các mệnh lệnh điều trị của bác sĩ (tiêm, uống, thay băng ) + Thực hiện các kế hoạch liên quan đến nhu cầu của người bệnh. + Kế hoạch chăm sóc phải theo dõi hàng ngày, giờ + Phải phù hợp với phương tiện, trang thiết bị hiện có và nhân lực của khoa. - Hành động chăm sóc phải được thực hiện với trách nhiệm cao và mỗi điều dưỡng viên phải chịu trách nhiệm về công tác của mình làm. - Trong quá trình thực hiện kế hoạch chăm sóc thấy có gì bất thường phải báo ngay bác sĩ để phối hợp điều trị và chăm sóc tất hơn. 2.4 Ðánh giá. - Kế hoạch chăm sóc là phương tiện đánh giá sự hoàn thành các mục tiêu đề ra. - Kết quả của kế hoạch chăm sóc là ở chỗ tình trạng bệnh nhân khá hơn. - Lập được kế hoạch chăm sóc, thực hiện mà không có sự đánh giá sẽ không thể nâng cao được chất lượng chăm sóc. - Có đánh giá mới biết được mức độ tốt, chưa tốt để có kế hoạch thay đổi cho phù hợp những ngày, giờ sau.
  13. Sức khỏe Khoa KẾ HOẠCH CHĂM sóc Phòng Giường Họ tên bệnh nhân: Chẩn đoán: Tuổi: Ngày Nhận Kế hoạch chăm Thực Ký Ðánh giá tháng định sóc hiện tên
  14. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN KHỬ KHUẨN VÀ TIỆT KHUẨN 1. sơ đồ quy trình khử khuẩn, tiệt khuẩn dụng cụ Kho dụng vô khuẩn, Bệnh nhân Buồng cọ cụ vô dụng cụ Buồng vô Buồng tiệt rửa dụng khuẩn, sạch tại Buồng khuẩn khuẩn cụ dụng cụ khoa bệnh sạch phòng 2. Tẩy uế Ðịnh nghĩa: Là quá trình xứ lý cho các vật dụng vệ sinh trở nên an toàn hơn (sạch hơn) trước khi cọ rửa. Quy trình tẩy uế: - Ðeo găng tay bảo hộ. - Tráng các vật dụng bằng nước lạnh. - Ngâm các vật dụng trong dung dịch tẩy chlorin trong 10 phút. - Lấy các vật dụng ra và tráng ngay bằng nước lạnh để tránh sự ăn mòn dụng cụ. - Cọ rửa, làm vệ sinh theo thường quy. 3. Cọ rửa Ðịnh nghĩa: Là quá trình cơ học để loại bỏ máu/dịch cơ thể hay các vật thể lạ (như bụi, đất) ra khỏi bề mặt vật dụng hoặc da. Quy trình: - Tẩy uế. 1
  15. Sức khỏe - Cọ rửa dưới vòi nước chảy: + Với vật dụng kim loại hoặc bề mặt vật dụng: dùng bàn chải và nước xà phòng đánh cọ sau đó rửa nước sạch. + Lòng ống thông: dùng que thông và nước xà phòng thông thụt hoặc dùng bơm phụt. + Găng tay cao su: dùng tay vò với nước xà phòng. + Ðồ gỗ, sàn nhà, tường, bề ngoài các thùng nhựa DÙNG BÀN CHẢI, XÀ PHÒNG. 4. SáT KHUẩN Ðịnh nghĩa: Là sự tiêu diệt hay kiềm chế sự phát triển của các vi sinh vật trên da hay các tổ chức khác của cơ thể. 4.1. Nhân viên cần sát khuẩn khi: - Có sự nhiễm bẩn các chất xuất tiết hoặc dịch máu. - Khi có sự tiếp xúc với người bệnh, người được làm dịch vụ y tế hoặc khi làm một thủ thuật có khả năng lây nhiễm, hoặc khi tiếp xúc với đồ vật hay tài sản của người đó. Quy trình: - Lau rửa các vùng tiếp xúc nhất là đôi bàn tay bằng xà phòng và nước sạch trong 1 phút theo kỹ thuật quy định. - Lau lại bằng gạc tẩm cồn rồi để khô. 4.2. Sát khuẩn cho bệnh nhân: 4.2.1 Sát khuẩn da: được thực hiện trước khi tiêm chọc, lấy máu hoặc sát khuẩn vùng da xung quanh vết thương khì thay băng Quy trình: - Dùng cồn 70? lau cọ da trong vòng 10 giây. 2
  16. Sức khỏe - Ðể tự khô da trong 30 giây. Nếu da bẩn thì trước khi sát khuẩn phải cọ rửa bằng xà phòng và nước trước rồi để khô sau đó mới tiến hành sát khuẩn. 4.2.2 Sát khuẩn màng nhầy niêm mạc: dùng chất sát khuẩn tan trong nước như Iodophors (Betadine) hoặc chlorexidin gluconat. Không bao giờ được dùng cồn vì có thể gây bỏng và kích thích niêm mạc, màng nhầy dẫn đến tình trạng tạo điều kiện cho sự phát triển của các vi sinh vật. 5. VÔ KHUẩN Và Kỹ THUậT VÔ KHUẩN. Là làm giảm hoặc loại bỏ một số lượng lớn các vi sinh vật ở trên bề mặt của cơ thể sống (da và tế bào) và các vật dụng (dụng cụ TIỂU PHẪU, PHẪU THUẬT). 6. KHử KHUẩN. Ðịnh nghĩa: Là sự loại bỏ hầu hết các vi sinh vật gây bệnh ra khỏi các vật dụng trừ nha bào. Khử khuẩn có thể phân chia 3 mức độ: thấp (khử khuẩn dụng cụ tiếp xúc với các chất thải như bô, vịt, ống nhổ, túi đựng dịch dẫn lưu, sàn), trung bình (dụng cụ tiếp xúc với người bệnh: ống nghe, nhiệt kế, mặt bàn, bát đĩa ), cao (ống soi mềm, ống soi thanh quản, ống nội khí quản, đèn soi thanh quản, ống thông dạ dày tá tràng ). Khử khuẩn ở mức độ cao được thông qua việc đun sôi hoặc sử dụng các hóa chất để loại trừ tất cả các vi sinh vật trừ một số vi khuẩn có nha bào. Quy trình khử khuẩn: 6.1. Khử khuẩn bằng luộc sôi: - Rửa sạch các dụng cụ. - Ðặt dụng cụ vào nồi luộc, đổ nước vào nồi sao cho ngập hết các dụng cụ. Nên luộc cùng một loại dụng cụ. - Ðun sôi trong 20 phút (tính từ khi bắt đầu sôi). 3
  17. Sức khỏe - Nếu nước đang sôi mà cho thêm dụng cụ vào thì phải tính lại thời gian kể từ khi nước bắt đầu sôi lại. - Dùng kẹp vô khuẩn để lấy dụng cụ ra để vào trong hộp đã được tiệt khuẩn. 6.2. Khử khuẩn bằng hóa chất: là dùng dung dịch sát khuẩn, có thể được áp dụng khi cần xử lý nhanh các dụng cụ hoặc khi dụng cụ không chịu đựng được sức nóng hoặc khi không có nhiên liệu để đun sôi. - Tẩy uế và cọ rửa đúng quy trình. - Ngâm vào dung dịch khử khuẩn trong thời gian theo hướng dẫn sử dụng. - Tráng sạch bằng nước chín. - Ðể khô trong không khí. - Ðem dùng ngay hoặc bảo quản trong hộp vô khuẩn có nắp kín (1 TUẦN). 7. TIệT KHUẩN Ðịnh nghĩa: Là loại trừ tuyệt đối tất cả các vi sinh vật kể cả các vi khuẩn có nha bào ra khỏi dụng cụ. Quy trình: 7.1. Tiệt khuẩn bằng sức nóng: - Cọ rửa sạch các dụng cụ trước khi tiệt khuẩn. - Tháo rời các bộ phận của dụng cụ càng tốt để có thể đảm bảo sự xâm nhập tốt nhất của hơi nóng (với những dụng cụ có nòng nhỏ như kim tiêm thì phải thông nòng bằng nước cất trước khi cho dụng cụ vào nồi hấp). 4
  18. Sức khỏe - Tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn về vận hành và bảo dưỡng nồi hấp, lò sấy. 7.1.1. Tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm: là hấp dụng cụ dưới áp suất, đây là phương pháp tốt nhất cho tiệt khuẩn dụng cụ. Dụng cụ cao su hấp ở nhiệt độ 120? C, áp suất 106 kPa trong 20 phút nếu không đóng gói và 30 phút nếu đóng gói. Dụng cụ khác và đồ vải trong gói: 135? C trong 20 phút hoặc 120? C trong 30 phút. Quá trình tiệt khuẩn trong nồi hấp gồm 4 giai đoạn: - Giai đoạn 1: Tạo áp lực chân không sơ bộ. - Giai đoạn 2: Tiệt khuẩn bằng hơi nóng ẩm. - Giai đoạn 3: Sấy khô trong chân không 5 phút. - Giai đoạn 4: Cân bằng áp suất (đưa không khí vào nồi hấp qua bộ lọc vi khuẩn). 1.2 Tiệt khuẩn bằng hơi nóng khô: Phương pháp này đòi hỏi thời gian dài hơn và nhiệt độ cao hơn cho nên chỉ phù hợp với loại dụng cụ thủy tinh và dụng cụ kim loại cùn. Thời gian và nhiệt độ được tính từ khi nhiệt độ bắt đầu đạt yêu cầu: 180? C trong 30 phút 170? C trong 60 phút 160? C trong 120 phút. 7.2. Tiệt khuẩn bằng hóa chất: Hiện nay sản phẩm có chất lượng cao có uy tín trên thế giới đó là dung dịch CIDEX. CIDEX (Glutredehyde 2%). Quy trình tiệt khuẩn giống như trình bày ở khử khuẩn nhưng thời gian kéo dài hơn nhiều (10 giờ). 5
  19. Sức khỏe Thực hiện từng bước của quy trình xử lý thật tỉ mỉ và LIÊN TỤC THEO TÓM TẮT. 8. BảO QUảN. - Dụng cụ sau khi khử khuẩn tiệt khuẩn không đóng gói phải dùng ngay. - Dụng cụ được đóng gói găng, đồ vải, quần áo có thể bảo quản được 1 tuần với điều kiện gói được đặt ở nơi khô ráo, không có bụi, không đụng chạm vào. - Dụng cụ được đóng kín trong túi nylon có thể để được 1 tháng. - Kho đựng dụng cụ phải được giữ mát, khô ráo, kín không bụi bặm. Kết luận: Khử khuẩn và tiệt khuẩn là các biện pháp ngăn ngừa nhiễm khuẩn cho người bệnh và nhân viên y tế trong quá trình khám và điều trị mỗi cán bộ y tế phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về khử khuẩn và tiệt KHUẨN Sự nhiễm khuẩn 6
  20. Sức khỏe * Bộ gói vô khuẩn có thể bảo quản được một tuần, những đồ không đóng gói phái được bảo quản ở hộp vô khuẩn hay khử khuẩn và có nắp đậy kín. 7
  21. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN VỆ SINH ĐÔI TAY, MANG VÀ THÁO KHẨU TRANG 1. Vệ SINH ÐÔI TAY 1.1 Mục đích: Rửa tay trong các cơ sở khám chữa bệnh là một thao tác kỹ thuật cơ bản mà người điều dưỡng phải thực hiện trước khi tiến hành bất kỳ thao tác kỹ thuật y tế nào. Rửa tay đúng kỹ thuật nhằm mục đích loại trừ vi khuẩn tối đa tránh nhiễm khuẩn chéo. 1.2 Phương tiện: - Vòi cung cấp nước sạch ấm. + Có thể dùng nước máy. + Có thể dùng nước chứa trong thùng có vòi nước. + Tốt nhất dùng nước đã qua lọc vi khuẩn hoặc nước đun sôi để nguội. - Xà phòng sát khuẩn hoặc dung dịch rửa tay như: Chlorhexidin, Iodophor - Bàn chải cọ tay: Dùng bàn chải đã khử khuẩn (hấp hoặc ngâm dung dịch sát khuẩn) - Khăn lau tay vô khuẩn. 1.3 Nguyên tắc rửa tay. - Tháo bỏ đồ trang sức ở tay: nhẫn, vòng, đồng hồ, v.v - Mặc trang phục, đeo khẩu trang, đội mũ. 1
  22. Sức khỏe - Trình tự rửa tay. Bàn tay rửa trước, cẳng tay rửa sau, trong bàn tay thì ngón tay rửa trước, lòng và mu bàn tay rửa sau. 1.4 Tiến hành rửa tay nội khoa: 1.4.1 Rửa tay thường quy: Tiến hành trước và sau khi chăm sóc cho mỗi bệnh nhân, chuẩn bị các dụng cụ y tế thông thường. Không đòi hỏi vô khuẩn cao. Có 7 bước tiến hành, từ bước 1 đến bước 4 mỗi bước tiến hành 10 lần (trừ bước 5,6,7): 1. Dùng 2 lòng bàn tay có xà phòng hoặc dung dịch rửa tay xoa và xát vào nhau. 2. Dùng bàn tay này xoa và xát vào mu bàn tay kia và cọ các ngón tay mặt mu và mặt lòng của ngón tay. 3. Dùng bàn tay và ngón tay của bàn tay này cuốn quanh từng ngón tay lần lượt từ kẽ thứ nhất đến kẽ thứ tư và bàn tay phải trước bàn tay trái sau. 4. Dùng đầu ngón tay miết vào kẽ rãnh giữa các ngón tay và bàn tay phải trước bàn tay trái sau. 5. Xả nước cho hết xà phòng. 6. Lau khô tay bằng khăn sạch 7. Ngâm tay vào dung dịch sát khuẩn (trong trường hợp sau chăm sóc bệnh nhân nhiễm khuẩn). 1.4.2 Rửa tay trước khi tiến hành hành thủ thuật: Tiêm, thay băng, đặt các ống thông, v.v 1. Tiến hành như rửa tay thường quy (trừ bước 6 và 7). 2. Dùng bàn chải vô khuẩn với xà phòng chải rửa tay theo trình tự móng tay, ngón tay thước, rồi bàn tay và sau cùng là cẳng tay. 3. Xả nước cho hết xà phòng. 2
  23. Sức khỏe 4. Lau tay khô bằng khăn vô khuẩn. 5. Ngâm tay vào dung dịch sát khuẩn (trong 5 phút). 6. Ði găng nếu cần. HÌNH 3: CÁCH RỬA TAY (TRANG 35) 2. MANG Và THáO KHẩU TRANG 2.l Mục đích Dùng như một cái lọc tránh lây bệnh theo đường hô hấp. 2.2 Kỹ thuật tiến hành (1) Rửa tay sạch. (2) Lấy khẩu trang, mở ra. (3) Cột dây phía sau đầu và cổ. Chú ý: Không được kéo khẩu trang xuống cổ khi không cần dùng. Mang quá 2 giờ liền nên thay khẩu trang khác vì hơi thở làm ẩm khẩu trang. Khi cần mở khẩu trang chỉ nên tiếp xúc với dây cột. 3
  24. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN TIẾP ĐÓN BỆNH NHÂN NHẬP VIỆN, CHUYỂN VIỆN, XUẤT VIỆN 1. tiếp đón bệnh nhân nhập viện 1.1 Mục đích Bệnh nhân vào viện thường có trạng thái lo âu, sợ hãi vì vậy điều quan trọng là người điều dưỡng phải tiếp đón bệnh nhân nhiệt tình lịch sự, thông cảm với nỗi lo âu của bệnh nhân làm cho bệnh nhân mới đến cảm thấy dễ chịu, gây ấn tượng ban đầu tốt đẹp cho bệnh nhân. 1.2 Các thủ tục hành chính khi bệnh nhân vào viện: 1.2.1 Trường hợp cấp cứu: - Chuyển ngay vào phòng cấp cứu, ghi họ tên, tuổi, địa chỉ bệnh nhân, cơ quan và gia đình, ngày giờ, lý do đến phòng khám, ghi lại tên địa chỉ người đưa bệnh nhân đến, phương tiện vận chuyển và tình trạng bệnh nhân. - Kiểm kê lại tài sản của bệnh nhân để bần giao lại cho người nhà hoặc khoa phòng tiếp nhận bệnh nhân. 1.2.2 Trường hợp bình thường: Khi bệnh nhân vào viện cần có: - Giấy giới thiệu của cơ quan y tế tuyến dưới. - Giấy chứng nhận miễn, trừ viện phí. - Lập hồ sơ cho bệnh nhân (cần ghi rõ và đủ các mục ở phần đầu bệnh lịch): Tên tuổi, quê quán, lý do vào viện - Biên nhận tài sản bệnh nhân đã giữ lại. 1
  25. Sức khỏe 1.3 Quy trình nhập viện: 1.3.1 Tiếp đón bệnh nhân tại phòng khám a) Chuẩn bị phòng đợi - Phòng phải sạch đẹp, gọn gàng yên tĩnh. - Ðầy đủ ghế cho bệnh nhân ngồi chờ. - Có tranh ảnh, áp phích cho bệnh nhân xem, đọc trong thời gian chờ - Phát phiếu vào khám theo thứ tự b) Chuẩn bị phòng khám - Sắp xếp phòng khám gọn gàng sạch sẽ đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông. - Chuẩn bị bình phong, giường khám bệnh, bàn ghế. - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ cho bác sĩ khám bệnh: Dụng cụ tổng quát: ống nghe, đèn, búa phản xạ, nhiệt kế, huyết áp kế. Dụng cụ khám chuyên khoa. - Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ thủ tục hành chính (hồ sơ bệnh án, sổ theo dõi bệnh nhân ra vào bệnh viện, giấy xét nghiệm ). c) Tiếp đón bệnh nhân *Tiếp xúc với bệnh nhân - Chào hỏi bệnh nhân, tự giới thiệu mình với bệnh nhân, gọi tên bệnh nhân một cách thích hợp theo tập quán. Ðối với bệnh nhân lớn tuổi không được gọi tên không mà phải gọi cả tên và thứ bậc theo tuổi (bác, ông ). Cách ứng xử và cách nói của điều dưỡng viên sẽ gây ấn tượng rất lớn cho bệnh nhân. - Hướng dẫn các thủ tục cần thiết trước khi vào khám bệnh. 2
  26. Sức khỏe - Sắp xếp chỗ ngồi cho bệnh nhân ở phòng đợi, mời bệnh nhân vào khám theo thứ tự. Lưu ý: ưu tiên bệnh nhân cấp cứu, bệnh nhân nặng, người già, trẻ em. * Nhận định bệnh nhân - Khai thác tiền sử bằng cách phỏng vấn bệnh nhân hoặc thân nhân về thời gian mắc bệnh, bệnh sử hiện tại và bệnh sử trước kia. - Quan sát bệnh nhân: sử dụng các giác quan: Nhìn, sờ, nghe, ngửi. * Ðo các dấu hiệu sinh tồn (nếu là bệnh nhân cấp cứu, điều dưỡng viên phải chủ động xử trí trước khi mời bác sĩ). Ví dụ: Bệnh nhân khó thở cho nằm đầu cao. Bệnh nhân tim tái cho thở oxy. Bệnh nhân hôn mê cho nằm đầu ngửa tối đa nghiêng về một bên. * Mời bác sĩ khám và cho hướng xử trí: - Hỗ trợ thầy thuốc khám bệnh - Thực hiện tốt các kỹ thuật chuyên mon theo yêu cầu * Trường hợp bệnh nhân không phải nằm viện: - Ðiều dưỡng nhắc nhở bệnh nhân thực hiện nghiêm chỉnh y lệnh điều trị của thầy thuốc. - Hướng dẫn bệnh nhân biết cách chăm sóc sức khỏe và phòng các bệnh khác. * Trường hợp bệnh nhân vào viện: - Làm thủ tục cho bệnh nhân nhập viện. - Hướng dẫn bệnh nhân vệ sinh cá nhân, giúp bệnh nhân thay quần áo nếu họ không tự làm được. 3
  27. Sức khỏe Ðưa bệnh nhân vào khoa điều trị, trường hợp bệnh nhân không đi được dùng cáng hoặc xe lăn chuyển bệnh nhân. 1.3.2 Tiếp nhận bệnh nhân vào khoa: a) Chuẩn bị dụng cụ và các phương tiện: Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện cần thiết về thủ tục hành chính và dụng cụ chuyên môn như: - Bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân. - Phiếu theo dõi bệnh nhân. - Các dụng cụ: huyết áp kế, ống nghe. - Giường, quần áo, chăn màn. - Các dụng cụ khác như: phích nước, ca, cốc, bát, thìa, bô, bình đái. b) Nhận bàn giao: - Bệnh nhân, tình trạng bệnh nhân. - Hồ sơ bệnh án. c) Dẫn bệnh nhân vào buồng bệnh: Giới thiệu giường bệnh nhân và giúp bệnh nhân nghỉ ngơi, an toàn khi vào nằm điều trị, phổ biến nội quy bệnh viện, giới thiệu các nơi để bệnh nhân tiếp xúc khi cần. - Xếp giường nằm cho bệnh nhân. - Nếu bệnh nhân nằm ở phòng riêng đóng cửa phòng hoặc kéo bình phong cho kín đáo. - Cung cấp các dụng cụ cá nhân (nếu cần) nâng thành giường lên đảm bảo an toàn cho bệnh nhận (nếu có). d) Nhận định quan sát bệnh nhân: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở, cân, đo cho bệnh nhân. 4
  28. Sức khỏe Tình trạng chung của bệnh nhân (đặc biệt là bệnh nhân trẻ em). - Bệnh nhân tỉnh táo lơ mơ hay li bì. - Tình trạng da: da xanh hay nhợt nhạt, bầm tím, da khô có lở loét, nhiễm khuẩn. Tình trạng khó thở, kiểu thở. - Ho khan hay có đờm, tính chất, màu sắc số lượng đờm. - Ðau: cảm giác, vị trí đau, tính chất đau: âm ỉ, dữ dội. - Có rối loạn ngôn ngữ không. - Khả năng nghe: (điếc) - Nhìn (mù lòa, cận thị). - Các bộ phận giả (răng giả, mắt giả, hậu môn nhân tạo ) - Nghe những than phiền của bệnh nhân. c) Giải thích hướng dẫn cho bệnh nhân và thân nhân: + Cách sử dụng các phương tiện của khoa: bật tắt công tắc điện, quạt, ti vi đài (nếu có), nhà tắm, nhà vệ sinh + Thông báo cho bệnh nhân và thân nhân chấp hành nghiêm chỉnh nội quy khoa phòng. - Giờ khám bệnh. - Thường quy đi buồng. - Giờ vào thăm. - Giữ gìn vệ sinh trật tự buồng bệnh, không hút thuốc lá, không gây ồn ào trong buồng bệnh, bỏ các đồ thải vào nơi quy định. 5
  29. Sức khỏe g) Ghi vào hồ sơ bệnh nhân ngày giờ vào viện: Ghi chép các thông số theo dõi và phiếu theo dõi. li) Báo cáo với điều dưỡng trưởng và bác sĩ: sau khi hoàn thành các thủ tục tiếp nhận bệnh nhân vào khoa và các dấu hiệu bất thường của bệnh nhân (nếu có). i) Trợ giúp bác sĩ khám bệnh và làm các xét nghiệm cần thiết k) Thực hiện tốt các y lệnh điều trị. 2. CHUYểN BệNH NHÂN 2.1 Mục đích: Trong thời gian nằm điều trị tại bệnh viện do tính chất và quá trình diễn biến của bệnh tật. Khi bác sĩ ra quyết định bệnh nhân có thể được chuyển từ phòng này sang phòng khác, khoa này sang khoa khác hoặc viện này sang viện khác. Bệnh nhân có thể lo lắng khi bác sĩ yêu cầu chuyển, do đó điều dưỡng viên nên giải thích cho bệnh nhân hiểu được sự di chuyển này sẽ giúp cho bệnh nhân nhận được sự chăm sóc và điều trị tốt hơn. 2.2 Các thủ tục cần thiết của việc chuyển khoa, chuyển viện. 2.2.1 Chuyển khoa phòng: - Ðiều dưỡng viên phải liên hệ với khoa phòng mới để bố trí thời gian chuyển bệnh nhân đến. - Báo cho y vụ biết để làm mọi thủ tục chuyển bệnh nhân và chuẩn bị phương tiện vận chuyển nếu cần. - Giải thích cho bệnh nhân và gia đình lý do chuyển và ngày giờ chuyển. - Khi đưa bệnh nhân đến khoa phòng mới phải bàn giao đầy đủ hồ sơ bệnh án. Phản ánh những đặc điểm về tư tưởng và sinh hoạt của 6
  30. Sức khỏe bệnh nhân để khoa phòng mới tiếp tục quản lý. Ðưa bệnh nhân tới tận giường bệnh rồi mới trở về. 2.2.2. Chuyển viện: Ðiều dường viên phải liên hệ với bệnh viện mới để bố trí thời gian chuyển bệnh nhân đến. Nếu là bệnh nhân cấp cứu thì phải gọi điện thoại báo trước. Báo cho y vụ biết để làm mọi thủ tục chuyển bệnh nhân và chuẩn bị phương tiện vận chuyển. Chuẩn bị giấy tờ chuyên môn: tóm tắt bệnh án và các tài liệu điều trị (X quang, xét nghiệm, v.v ). Báo cho bệnh nhân biết ngày giờ chuyển viện, giải thích rõ lý do để bệnh nhân yên tâm, đồng thời báo cho gia đình họ biết. Bàn giao lại cho bệnh nhân đồ dùng tư trang của họ gửi. - Khi chuyển điều dưỡng viên phải đi cùng với bệnh nhân và có chuẩn bị sẵn phương tiện xử trí khi đi đường (hộp thuốc cấp cứu ). - Khi đến nơi điều dưỡng viên phải bàn giao đầy đủ giấy tờ và phản ánh những đặc điểm về tư tưởng và sinh hoạt của bệnh nhân để cơ sở điều trị mới tiếp tục quản lý. Ðưa bệnh nhân tới phòng khoa, ký nhận bàn giao xong mới về. 2.3 Quy trình chuyển bệnh nhân. 2.3.1 Các phương pháp đặt cáng: a) Song song. - Song song gần: Cáng sát với thành giường - Song song xa: Cáng cách giường bệnh nhân 1 mét. b) Vuông góc: Chân cáng vuông góc với đầu bệnh nhân. c) Nối tiếp: đầu cáng nối tiếp với chân giường. 2.3.2 Chuyên khoa, phòng, viện: a) Giúp bệnh nhân: thu dọn tư trang cá nhân để chuyển đi. 7
  31. Sức khỏe b) Chuyển bệnh nhân đến: khoa mới viện mới cùng với tư trang cá nhân bằng phương pháp vận chuyển an toàn và thích hợp (dìu, cáng, xe đẩy,ô tô ). Hình 5: Vận chuyển bệnh nhân an toàn (trang 42) c) Bàn giao bệnh nhân với nhân gian khoa mới, viện mới: - Tình trạng bệnh nhân, các thủ tục hành chính chuyên môn, tư trang của bệnh nhân. - Ký nhận bàn giao với điều dưỡng của khoa mới, viện mới. d) Trở về khoa mình báo cáo với điều dưỡng trưởng: - Bệnh nhân đã chuyển đến khoa mới an toàn. - Ngày, giờ chuyển. - TÌNH TRẠNG BỆNH NHÂN KHI DI CHUYỂN. 3. BệNH NHÂN RA VIệN: Khi ốm đau bệnh nhân chỉ nằm viện trong một thời gian ngắn. Bệnh nhân ra viện thường vẫn còn yếu, mệt, bệnh tật có khả năng còn tái phát. Khi bệnh nhân về nhà là giai đoạn hồi phục sức khỏe, giai đoạn này sẽ dài hơn. Lúc này điều dưỡng viên vẫn phải nhiệt tình nhã nhặn và có trách nhiệm hướng dẫn tuyên truyền giáo dục sức khỏe để người bệnh có khả năng chăm sóc bản thân họ tại nhà và nâng cao sức khỏe. 3.1 Các thủ tục cần thiết của việc xuất viện: - Phải tập trung đầy đủ hồ sơ bệnh án. Có ghi rõ ngày, giờ ra viện và kết quả điều trị. - Chuyển hồ sơ bệnh nhân lên phòng y vụ để làm thủ tục ra viện. - Báo cho gia đình hoặc cơ quan bệnh nhân biết để đón bệnh nhân và thanh toán viện phí. 8
  32. Sức khỏe - Dặn dò bệnh nhân những điều cần lưu ý về điều trị phòng bệnh để duy trì kết quả điều trị. Nếu bệnh nhân có khám lại theo định kỳ thì phải báo rõ ngày giờ đến khám lại, giải quyết các thắc mắc của bệnh nhân nếu có. - Giải thích cho bệnh nhân biết rõ kết quả điều trị, cách điều trị tiếp theo tại nhà, hướng dẫn cách ăn uống nâng cao thể trạng, chuẩn bị giấy tờ, báo cho gia đình biết trước để đón, thông báo cho bệnh nhân và thân nhân biết về tình hình ra viện, ngày giờ ra viện và thủ tục hành chính. 3.2. Chuẩn bị dụng cụ: Các phương tiện vận chuyển thích hợp. 3.3 Kỹ thuật tiến hành: a) Giúp cho bệnh nhân thu gọn tư trang cá nhân và trả lại đồ dùng cho khoa - Thanh toán viện phí. - Giúp bệnh nhân thay, mặc quần áo, trả lại quần áo cho viện (đối với trẻ em, người già, tàn tật). b) Kiểm tra: xem bệnh nhân đã nhận được giấy ra viện, y lệnh của bác sĩ để thực hiện tại nhà, giấy hẹn của bác sĩ hay khoa phòng. c) Hướng dẫn giáo dục sức khỏe: khuyên bảo bệnh nhân về chế độ ăn uống, tập luyện. d) Giúp bệnh nhân: ra khỏi phòng lên xe chào tạm biệt và chúc sức khỏe bệnh nhân. Hình 6: Tiễn bệnh nhân ra xe và chào tạm biệt (trang 44) e) Trở lại khoa thu dọn vải trải giường cho vào túi đựng đồ bẩn g) Thông báo cho hộ lý biết bệnh nhân đã ra viện để vệ sinh buồng bệnh. 9
  33. Sức khỏe h) Báo cáo cho điều dưỡng trưởng biết đã hoàn thành nhiệm vụ cho bệnh nhân ra viện. 10
  34. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN HỒ SƠ BỆNH NHÂN VÀ CÁCH GHI CHÉP Hồ sơ bệnh nhân là các giấy tờ có liên quan đến quá trình điều trị của người bệnh tại một cơ sở y tế trong một thời gian, mỗi loại có nội dung và tầm quan trọng riêng của nó. Hồ sơ được ghi chép đầy đủ, chính xác, có hệ thống sẽ giúp cho công tác chẩn đoán, điều trị phòng bệnh, nghiên cứu khoa học và đào tạo đạt kết quả cao, nó cũng giúp cho việc đánh giá chất lượng về điều trị, tinh thần trách nhiệm và khả năng của cán bộ. Vì vậy mỗi nhân viên y tế cần phải hiểu và thực hiện tốt VIỆC SỬ DỤNG VÀ GHI CHÉP HỒ SƠ. 1. MụC ÐíCH Và NGUY? TắC CHUNG. 1.1 Mục đích: Phục vụ cho chẩn đoán: phân biệt, nguyên nhân, quyết định. - Theo dõi diễn biến của bệnh nhân và dự đoán các biến chứng. - Theo dõi quá trình điều trị được liên tục nhằm rút kinh nghiệm bổ sung điều chỉnh về phương pháp điều trị và phòng bệnh. - Giúp việc thống kê, nghiên cứu khoa học và công tác huấn luyện - Ðánh giá chất lượng điều trị, tinh thần trách nhiệm, khả năng của cán bộ. - Theo dõi về hành chính và pháp lý. 1.2. Nguyên tắc chung: Tất cả hồ sơ cần ghi rõ ràng, chữ viết dễ đọc, dễ xem. Mỗi bệnh viện có thể có những quy định riêng nhưng đều phải tuân theo những nguyên tắc chung. 1
  35. Sức khỏe 1.2.1. Nguyên tắc sử dụng và ghi chép hồ sơ - Tất cả các tiêu đề trong hồ sơ bệnh nhân phải được ghi chép chính xác, hoàn chỉnh (họ tên bệnh nhân, địa chỉ, khoa điều trị). - Chỉ ghi vào hồ sơ những công việc điều trị chăm sóc thuốc men do chính mình thực hiện. Chỉ sao chép những chỉ định dùng thuốc và điều trị của bác sĩ khi đã được ghi vào hồ sơ bệnh nhân. - Tất cá các thông số theo dõi phải được ghi vào phiếu theo dõi bệnh nhân hàng ngày, mô tả tình trạng bệnh nhân càng cụ thể càng tốt. Không ghi những câu văn chung chung (bình thường, không có gì phàn nàn ). Cần có những nhận xét, so sánh về sự tiến triển cửa bệnh nhân sáng, chiều trong ngày. Bệnh nhân nặng, bệnh nhân sau mổ cần có phiếu theo dõi đặc biệt liên tục suốt 24 giờ. - Chỉ dùng ký hiệu chữ viết tắt phổ thông khi thật cần thiết. - Bệnh nhân từ chối sự chăm sóc cần ghi rõ lý do từ chối. Bệnh nhân mổ hay làm các thủ thuật phải có giấy cam đoan của bệnh nhân hoặc thân nhân, có chữ ký ghi rõ họ tên và địa chỉ. 1.2.2. Nguyên tắc bảo quản hồ sơ. - Trong trường hợp phải sao chép lại hồ sơ (do bị hỏng, rách) phải dán kèm bản gốc vào cuối hồ sơ để đảm bảo tính hợp pháp. - Hồ sơ bệnh nhân phải được bảo quản chu đáo, không để lẫn lộn, thất lạc, không được cho bệnh nhân tự xem hồ sơ và biết các điều bí mật chuyên môn. - Khi bệnh nhân xuất viện, hồ sơ bệnh nhân phải được hoàn chỉnh đầy đủ và gửi về phòng kế hoạch tổng hợp của bệnh viện để lưu TRỮ. 2. GIớI THIệU cáC LOạI GIấY Tờ, Hồ SƠ BệNH NHÂN Và CáCH GHI CHéP ÐIềU DUỡNG. 2.1. Các loại hồ sơ giấy tờ: 2
  36. Sức khỏe - Bệnh án - Bảng theo dõi bệnh nhân. - Mẫu bảng kế hoạch chăm sóc. - Các loại phiếu theo dõi khác. 2.2. Cách theo dõi và ghi chép: 2.2.1. Bệnh án. Bệnh án là hồ sơ chuyên môn chủ yếu của bệnh nhân qua đó thầy thuốc qua đó thầy thuốc có thể hiểu được về hoàn cảnh gia đình, tình hình tư tưởng, bệnh tật, quá trình phòng bệnh, chữa bệnh, sự diễn biến bệnh tình của bệnh nhân. Bệnh án gồm hai phần chính sau: a) Phần hành chính: Họ tên tuổi bệnh nhân, giới tính, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi ở, địa chỉ cơ quan, họ tên người thân và địa chỉ khi cần liên lạc, số hồ sơ. b) Phần chuyên môn: Bác sĩ ghi chép. 2.2.2. Bảng theo dõi mạch nhiệt độ: Dùng kết hợp với bảng theo dõi chăm sóc bệnh nhân hoặc kế hoạch chăm sóc. a) Thủ tục hành chính. Ðiều dưỡng viên khi tiếp nhận bệnh nhân vào viện, mỗi bệnh án kèm theo một bảng theo dõi mạch nhiệt, người điều dưỡng phải ghi đầy đủ vào các phần. Bệnh viện, khoa, phòng, giường, họ tên bệnh nhân, tuổi, giới, chẩn đoán. b) Cách ghi và kẻ trên bảng: - Ghi rõ: ngày, tháng, sáng, chiều - Mạch: Dùng ký hiệu dấu chấm màu đỏ (.) trên biểu đồ, đường nối dao động giữa 2 lần đo mạch dùng bút màu đỏ. 3
  37. Sức khỏe - Nhiệt độ: Dùng ký hiệu dấu chấm màu xanh (.) trên biểu đồ, đường nối dao động giữa 2 lần đo nhiệt độ dùng bút màu xanh. - Nhịp thở, huyết áp: dùng bút màu xanh ghi các chỉ số vào biểu đồ. - Các theo dõi khác: ghi vào sáu dòng trống dưới biểu đồ mạch, nhiệt tùy theo y lệnh theo dõi và tính chất bệnh nhân và ghi rõ thêm. - Ðiều dưỡng viên ký tên sau khi đã thực hiện đầy đủ các mục trên. - Không khoanh tròn cột mạch, nhiệt độ. * Lưu ý: Ngoài những thông số theo dõi trong bảng, trong những trường hợp cần thiết, điều dưỡng viên theo dõi bệnh nhân phải mô tả vào bệnh án những dấu hiệu, triệu chứng, những diễn biến bất thường hoặc làm rõ thêm các thông số đã ghi trong bảng. 2.2.3. Phiếu theo dõi và chăm sóc bệnh nhân. - Dùng cho tất cả các bệnh nhân nằm viện (trừ bệnh nhân hộ lý cấp I, II). - Ghi đủ và rõ vào các phần: Bệnh viện, khoa, phòng, giường, họ tên bệnh nhân, tuổi, giới, chẩn đoán. - Khi chăm sóc bệnh nhân phải ghi ngày giờ rõ ràng. - Ghi tất cả các diễn biến bất thường của bệnh nhân trong ngày (24 giờ) - Ghi rõ cách xử trí và chăm sóc sau mỗi diễn biến xảy ra. - Sau khi chăm sóc bệnh nhân phải ghi tên người thực hiện. 2.2.4. Bảng kế hoạch chăm sóc bệnh nhân (Dùng cho bệnh hộ lý cấp I, II). - Ghi rõ, đầy đủ vào các mục: Bệnh viện, khoa, phòng, giường, họ tên bệnh nhân, tuổi, giới, chẩn đoán. - Cột ngày giờ: ghi giờ, ngày rõ ràng 4
  38. Sức khỏe - Cột nhận định tình trạng bệnh nhân: Ghi rõ tình trạng bệnh nhân thay đổi trong ngày. - Cột kế hoạch chăm sóc: Người điều dưỡng lập ra kế hoạch thực hiện trên bệnh nhân dựa vào nhận định ban đầu, lập kế hoạch theo thứ tự ưu tiên (Nặng trước nhẹ sau). - Cột thực hiện kế hoạch: Ghi lại tất cả hành động chăm sóc và xử trí của người điều dưỡng đối với bệnh nhân. - Cột đánh giá. Ghi lại tình trạng bệnh tại thời điểm đánh giá, có phù hợp với kế hoạch và mục tiêu chăm sóc không. Nếu kết quả chưa tốt phải xem lại kế hoạch và mục tiêu chăm sóc bệnh nhân. 3. BảO QUảN Hồ SƠ BệNH NHÂN 3.1. Tất cả hồ sơ bệnh nhân phải được bảo quản chu đáo. 3.2. Trong thời gian bệnh nhân điều trị, hồ sơ bệnh nhân phải được giữ gìn cẩn thận sạch sẽ, đầy đủ, sắp xếp theo thứ tự không để thất lạc, nhầm lẫn, phải dán lại theo quy định và được để trong một cặp hồ sơ riêng có ghi rõ: họ tên, tuổi bệnh nhân, số giường, buồng khoa. 3.3. Không để bệnh nhân tự xem hồ sơ của bản thân và của người khác. 3.4. Phải giữ bí mật về tình hình bệnh tật và những điều có tính cách riêng tư của bệnh nhân. 3.5. Sau khi làm xong thủ tục xuất viện phải giữ đầy đủ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân về phòng kế hoạch tổng hợp để lưu trữ. Bệnh viện: Phòng: Khoa: GIƯỜNG: BảNG THEO DõI MạCH, NHIệT Ðộ 5
  39. Sức khỏe Họ tên bệnh nhân: Tuổi: Giới: Chẩn đoán: Ngày, tháng Mạch/phút Nhiệt ToC 160 41o 140 40o 120 39o 100 38o 80 37o 60 36o 40 35o Nhịp thở Lần/phút Huyết áp mmHg 6
  40. Sức khỏe Tên điều dưỡng viên Bệnh viện: Phòng: Khoa: GIƯỜNG: Phiếu theo dõi và chăm sóc bệnh nhân Họ tên bệnh nhân: Tuổi: Giới: Chẩn đoán: Ngày Diễn biến Xử trí, chăm Người thực giờ sóc hiện Dành cho điều dưỡng ghi Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân Bệnh viện: 7
  41. Sức khỏe Khoa: Phòng: Bệnh nhân: Tuổi: Chẩn đoán: Ngày Nhận Kế hoạch Thực Tên Ðánh giá tình trạng giờ định và mục hiện kế người bệnh nhân ( so với tình tiêu chăm hoạch thực mục tiêu và yêu trạng sóc hiện cầu chăm sóc) bệnh nhân 8
  42. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN TRỢ GIÚP THẦY THUỐC KHÁM BỆNH 1. ÐạI Cương 1.1 Tầm quan trọng: Chuẩn bị bệnh nhân, dụng cụ chu đáo, đầy đủ và đặt bệnh nhân ở các tư thế thích hợp để bác sĩ khám bệnh là công việc rất cần thiết của người điều dưỡng. Giúp cho việc khám xét thuận lợi và nhanh gọn, qua đó bác sĩ chẩn đoán bệnh được chính xác. 1.2. Chuẩn bị trước khi trợ giúp thầy thuốc khám bệnh. 1.2.1. Chuẩn bị phòng khám bệnh. - Dọn dẹp phòng, giường bệnh gọn gàng, sạch sẽ. - Nhiệt độ trong phòng đủ ấm, tránh gió lùa. - Chuẩn bị một màn chắn khi cần khám đặc biệt, như khi khám ám đạo, ruột thắng - Vải trắng phủ giường khám, bàn dể dụng cụ và các đồ dùng cần thiết khác. - Ghế dùng cho bác sĩ và bệnh nhân. 1.2.2. Chuẩn bị dụng cụ. - Có đầy đủ hồ sơ, bệnh án, giấy xét nghiệm, giấy khám chuyên khoa và các kết quả đã xét nghiệm. - Khay dụng cụ khám gồm có: cồn, bông, tăm bông, ống nghe, búa phản xạ, kìm, đè lưỡi. - Ngoài ra còn có: huyết áp kế, thước dây, đèn pin, găng cao su, các dụng cụ đề sơ bộ thử albumin niệu, glucose niệu (gồm có: đèn cồn, 1
  43. Sức khỏe bao diêm, lọ đựng dung dịch acid acetic, lọ đựng dung dịch Felinh A và B, vài ống hút, vài ống nghiệm, lọ đựng vaselin). Tất cả các dụng cụ này đều được để và sắp xếp gọn gàng thứ tự trên bàn. 1.2.3. CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN. - ở phòng khám người y tá phải hướng dẫn các điều cần thiết trước khi bệnh nhân vào khám bệnh, phải sắp xếp chỗ ngồi cho bệnh nhân ở phòng đợi và mời vào khám bệnh theo thứ tự, chú ý ưu tiên những bệnh cấp cứu, bệnh nặng, người già và trẻ em. - ở bệnh phòng đến giờ khám bệnh ổn định bệnh nhân, nằm tại giường, trật tự yên lặng, cởi sẵn khuy ÁO, THẮT LƯNG. - Y tá chuẩn bị có thứ tự hồ sơ bệnh án và khay đựng dụng cụ khám bệnh của từng bệnh nhân và báo cáo tình hình diễn biến của bệnh. - Giúp bác sĩ một số việc cần thiết trong khi khám bệnh. - Ghi y lệnh, giấy xét nghiệm. - Sau khi khám, giúp bệnh nhân trở lại tư thế nằm bình thường, thu dọn dụng cụ gọn gàng, sạch sẽ, đưa phiếu xét nghiệm và bệnh phẩm đi xét nghiệm kịp thời. Cần tiệt khuẩn lại các dụng cụ tránh lây NHIỄM CHO BỆNH NHÂN KHÁC. 2. cáC Tư THế 2.1. Tư thế nằm ngửa thẳng (Hình 7) Hình 7: Nằm ngửa thẳng (trang 56) Bệnh nhân nằm ngửa thẳng, hai chân hơi dạng ra, đầu gối hơi co lại để giúp thư giãn ở bụng. ĐẶT GỐI MỎNG DƯỚI ÐẦU BỆNH NHÂN. áp dụng: khám tổng quát 2.2. Tư thế nằm ngửa chống chân. 2
  44. Sức khỏe Hình 8. Nằm ngửa chống chân.(trang 57) Tư thế này tương tự như tư thế nằm ngửa thẳng nhưng hai đầu gối bệnh nhân chùng lại, chụm vào nhau, hai bàn chân đặt thẳng trên mặt giường, (H.8) áp dụng khám ngực, bụng. 2.3. Tư thế Fowler (H.9) (Fowlers) Hình 9. Tư thế Fowler (trang 57) Tư thế nửa nằm nửa ngồi được gọi là tư thế Fowler. Ðầu GIƯỜNG ÐƯỢC NÂNG CAO 1 GÓC 45O ÐẦU GỐI HƠI CHÙNG. áp dụng: bệnh nhân khó thở. 2.4. Tư thế chổng mông (H.10). Hình 10. Tư thế chổng mông. (trang 58) Hai đầu gối quỳ xuống giường, ngực tỳ vào gối, đầu nghiêng vé một bên và áp má lên gối. Trọng lượng của cơ thể chủ yếu được hỗ trợ bởi hai đầu gối, phần ngực đùi và cẳng vuông góc với nhau. Tư thế này áp dụng khám: trực tràng, âm đạo. 2.5. Tư thế nằm chống chân và hơi dạng (H.11). Hình 11. Nằm ngửa, chống chân hơi dạng (trang 58) Ðặt bệnh nhân nằm ngửa, hai chân dạng ra, đầu gối gập lại. Tư thế này được sử dụng để khám bàng quang, âm đạo và tầng sinh môn. Nếu bệnh nhân nằm ớ bàn khám, chân bệnh nhân đặt ở giá để chân. 2.6. Tư thế năm sấp (H. 12) Hình 12. Tư thế nằm sấp. (trang 59) 3
  45. Sức khỏe Ðặt bệnh nhân nằm sấp, 2 tay co lại và để lên phía đầu, đầu bệnh nhân nghiêng về một bên. Tư thế này áp dụng cho khám gáy, lưng, cột sống. 2.7. Tư thế nằm nghiêng trái (H.13). Hình 13. Tư thế nằm nghiêng trái. (trang 59) Ðặt bệnh nhân nghiêng về phía bên trái, hông bệnh nhân gần về phía thành giường hơn là phần vai, đầu gối gập lại. áp dụng: khám hậu môn 2.8. Tư thế đứng (H. 14). Hình 14. Tư thế đứng (trang 60) - Bệnh nhân đứng thẳng 2 tay buông dọc theo thân người. - ÁP DỤNG: khám chỉnh hình và thần kinh 2.9. Tư thế ngồi. BỆNH NHÂN NGỒI TRÊN GHẾ. áp dụng: Khám tim phổi, tai mũi, họng, răng hàm mặt 2.9.1. GIữ bệnh nhân trẻ em. - Khám tai (H. 15) Hình 15. Tư thế ngồi (trang 60) Người điều dưỡng bế trẻ ngồi trên lòng + Tai trẻ quay ra ngoài + Một tay quàng qua thân giữ trẻ, một tay giữ đầu - Khám mũi họng (H.16). 4
  46. Sức khỏe Hình 16. Khám tai mũi họng (trang 60) Người điều dưỡng bế trẻ ngồi trên lòng, lưng trẻ quay vào lòng. + Một tay quàng qua thân trẻ + Một tay giữ đầu trẻ, lấy hai chân mình kẹp hai chân TRẺ LẠI 3. Quy TRìNH Kỹ THUậT TRợ GIúP THầY THUốC KHáM BệNH 3.1. Chuẩn bị dụng cụ (H.17). Hình 17. Chuẩn bị dụng cụ (trang 61) - HỒ SƠ BỆNH NHÂN ống nghe, huyết áp, nhiệt kế, đồng hồ bấm giây Búa phản xạ, đè lưỡi đèn soi Vải đắp khăn bông, bình phong nếu cần Dầu nhờn Một số dụng cụ khám chuyên khoa nếu cần Bô chậu, ống nhổ Khay đựng dụng cụ bẩn 3.2. Chuẩn bị bệnh nhân. Giải thích thông báo cho bệnh nhân và thân nhân biết trước khi khám bệnh. Hướng dẫn cho bệnh nhân đi đại tiểu tiện trước khi khám bệnh (Giúp bác sĩ khám vùng hố chậu dễ dàng hơn và bệnh nhân cũng cảm thấy dễ chịu) 3.3. Kỹ thuật tiến hành 5
  47. Sức khỏe Hình 18. Trợ giúp bác sĩ khám bệnh. (trang 62) - Rửa tay - Yêu cầu thân nhân của bệnh nhân ra khỏi phòng (Trừ bệnh nhân trẻ em) - Kiểm tra ánh sáng trong phòng nếu cần khép cửa, kéo bình phong xung quanh giường bệnh cho kín đáo. Ðiều chỉnh giường ở mức độ thích hợp. - Mang hộp dụng cụ thăm khám vào buồng bệnh và để vào nơi quy định. - Ðặt bệnh nhân ở tư thế thích hợp theo yêu cầu của bác sĩ, giúp bệnh nhân nới rộng quần áo bộc lộ nhanh vùng cơ thể khi bác sĩ cần khám. Phủ vải đắp hay chăn lên người bệnh khi cần thiết. - Lấy bệnh phẩm theo yêu cầu của bác sĩ. - Khi bác sĩ khám xong, điều dưỡng giúp bệnh nhân trở lại tư thế thích hợp. - Ghi ngày giờ thăm khám, tình trạng bệnh nhân và những y lệnh điều trị - Thu dọn dụng cụ, mang về nơi quy định, rửa tay. - Ghi phiếu xét nghiệm gửi bệnh phẩm đi xét nghiệm nếu có. • Báo cáo điều dường trưởng về tình trạng bệnh nhân (những trường hợp đặc biệt). • Hình 19. Khám vùng chân bệnh nhân. (trang 63) 6
  48. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN CHĂM SÓC BỆNH NHAN GIAI ĐOẠN CUỐI, HẤP HỐI VÀ BỆNH NHÂN TỬ VONG 1. Mở ÐầU 1.1. Một số bệnh nhân khi vào các cơ sở y tế trong tình trạng ốm yếu có thể ở giai đoạn cuối của cuộc đời vì đôi khi cái chết xảy ra bất thình lình. Trách nhiệm đầu tiên của người điều dưỡng là tạo sự thoải mái cho người bệnh tới mức có thể đáp ứng những nhu cầu về mặt cảm xúc của bệnh nhân và thân nhân Vấn đề quan trọng cần nhớ là chăm sóc bệnh nhân ở giai đoạn cuối cùng quan trọng như chăm sóc bệnh nhân đang hồi phục. Vì như vậy là giúp cho bệnh nhân ở giai đoạn cuối cuộc đời được thanh thản trước cái chết. Sự chết là rất đáng sợ, ở giai đoạn cuối cuộc đời bệnh nhân thường cảm thấy rất cô đơn tuyệt vọng, do vậy người điều dưỡng phải luôn luôn có mặt bên cạnh bệnh nhân để an ủi và giúp đỡ bệnh nhân. Khi bác sĩ xác nhận bệnh nhân đã chết, ngoài việc đáp ứng yêu cầu của bệnh nhân và thân nhân theo phong tục tập quán, tôn giáo riêng, người điều dưỡng cần phải thực hiện các công việc cần làm khi bệnh nhân tử vong. 1.2. Trước khi bệnh nhân chết có nhiều diễn biến, thay đổi khác nhau theo 5 giai đoạn sau đây: Hình 20. Giai đoạn cuối của cuộc đời bệnh nhân. (trang 65) 1.2.1. Sự từ chối: 1
  49. Sức khỏe Giai đoạn này bệnh nhân không chấp nhận cái chết, họ nghĩ điều này không xảy ra với họ mà nó xảy ra với người khác. Ðây là phản ứng đầu tiên của bệnh nhân. 1.2.2. Sự tức giận: Giai đoạn tức giận được thể hiện bằng nhiều cách, bệnh nhân có thể được biểu lộ bằng sự giận dữ với nhân viên bệnh viện hoặc người nhà vì một lý do nào đó. Ðây là sự phản ứng bình thường vì họ đang phản ứng với sự mất mát mà họ thấy từ trước. 1.2.3. Sự mặc cả. Ðây là giai đoạn người bệnh tìm cách mặc cả để có một kết quả khác, sự mặc cả này có liên quan đến tội lỗi, bệnh nhân sẽ yêu cầu gọi thầy cúng, mục sư 1.2.4. Sự buồn rầu: Giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu đau đầu vì cái chết sắp xảy ra đối với mình, về những năm tháng mình không còn được sống nữa. Bệnh nhân bắt đầu kề về những cảm nghĩ từ đáy lòng và mong muốn có sự lắng nghe của những người điều dưỡng và của thân nhân. 1.2.5. Sự chấp nhận: Ðây là giai đoạn tuyệt vọng, bệnh nhân đã đi đến sự chấp nhận cái chết. Sự giao tiếp với bệnh nhân thường khó khăn, một số bệnh nhân trở nên trầm lặng, một số bệnh nhân trở nên nói nhiều. Ðối với người hấp hối họ cần gặp người thân trong gia đình để nói lên nguyện vọng của mình trước khi chết "ví dự' những lời trăng chối, di chúc, bố TRÍ TANG LỄ. 2. CHĂM SóC BệNH NHÂN ở GIAI ÐOạN CUốI. 2.1. Những nguyên tắc chăm sóc bệnh nhân: 2
  50. Sức khỏe - Chuyển bệnh nhân đến phòng riêng, tránh gây ồn ào, tiện cho việc chăm sóc, không ảnh hưởng tới bệnh nhân khác. - Giúp đỡ bệnh nhân về mặt tâm lý, sinh lý và tinh thần. - Làm giảm đau và các triệu chứng khác hơn là tác động đến việc cứu chữa ở giai đoạn cuối của bệnh tật (H.21). Hình 21. Thăm hỏi động viên bệnh nhân (trang 67) - Tận tình chăm sóc cứu chữa bệnh nhân đến phút cuối cùng (H.22). Hình 22. Tận tình chăm sóc (trang 67) - Ðảm bảo cho bệnh nhân và thân nhân không bị đơn độc trong cơn khủng hoảng. 2.2. Ðáp ứng những nhu cầu cho bệnh nhân: 2.2.1. Ðáp ứng nhu cầu cá nhân: Mặc dù bệnh nhân đang đi tới cái chết, người điều dưỡng vẫn phải thể hiện sự bình tĩnh, cảm thông và giành nhiều thời gian để tiếp tục chăm sóc bệnh nhân theo thường quy như: Tắm, lau người, vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân. 2.2.2. Ðáp ứng nhu cầu về tư thế cho bệnh nhân: Bệnh nhân hầu hết thích nằm ngửa, kê gối dưới đầu, dưới khoeo chân để cho bệnh nhân được thoải mái (H.23) Hình 23. Kê gối cho bệnh nhân nằm thoải mái (trang 67) 2.2.3. Ðáp ứng nhu cầu giao tiếp. Ðối với những bệnh nhân vẫn còn tỉnh táo, điều dưỡng viên luôn luôn ở bệnh cạnh an ủi bệnh nhân. Không nói những điều liên quan đến bệnh tật của bệnh nhân để bệnh nhân nghe thấy, vì sự nghe của bệnh nhân là một trong những giác quan cuối cùng trước khi chết. 3
  51. Sức khỏe 2.2.4. Ðáp ứng nhu cầu về thị giác. Phòng của bệnh nhân đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí bởi vì khi sắp chết sự nhìn nhận của bệnh nhân sẽ tan dần đi, một căn phòng tối om làm cho bệnh nhân sợ hãi. 2.2.5. Ðáp ứng nhu cầu về dinh dưỡng: Bệnh nhân cần thiết ăn lỏng, mềm, số lượng ít, ăn làm nhiều bữa trong ngày, nếu bệnh nhân không ăn được cho bệnh nhân ăn bằng ống thông hoặc truyền dịch. 2.2.6. Ðáp ứng nhu cầu vệ sinh răng miệng. Bệnh nhân cần được chăm sóc răng miệng, đặc biệt miệng bệnh nhân có thể bị khô vì bệnh nhân thở qua đường miệng. Trong trường hợp này điều dưỡng có thể bôi mỡ glycerin vào môi bệnh nhân (bệnh nhân tiết nhiều đờm dãi phải hút đờm dãi cho bệnh nhân), nếu bệnh nhân có răng giả, điều dưỡng viên tháo răng giả ra làm vệ sinh xong lại lắp lại cho bệnh nhân (H.24). Hình 24. Tháo răng giả làm vệ sinh (trang 68) 2.2.7. Ðáp ứng nhu cầu về bài tiết: - Bệnh nhân ở giai đoạn cuối có thể ỉa đái dầm dề, không tự chủ, nhiệm vụ của điều dưỡng là luôn giữ cho cơ thể bệnh nhân và giường bệnh được sạch sẽ - Thay ga trải giường bất cứ lúc nào thấy cần thiết giúp cho bệnh nhân được sạch sẽ, dễ chịu. 2.2.8. Ðáp ứng nhu cầu về oxy liệu pháp: Có thể cho bệnh nhân thở oxy qua dường mũi hoặc miệng khi cần thiết (Chú ý làm vệ sinh mũi tạo cho bệnh nhân dễ thở). 2.2.9. Ðáp ứng nhu cầu về tinh thần: 4
  52. Sức khỏe Tôn trọng và đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của bệnh nhân tuân theo tôn giáo và những yêu cầu tại thời điểm bệnh nhân chết (nếu có thể được). 2.3. Ðối với thân nhân. Mọi nhân viên nên tôn trọng và đáp ứng những nhu cầu về mặt tình cảm của thân nhân khi họ đến thăm (trong điều kiện cho phép). - Khi có người nhà bệnh nhân điều dưỡng viên không được ngừng các công việc của mình trong việc chăm sóc bệnh nhân. - Mọi công việc được thực hiện một cách nhẹ nhàng, nhanh gọn có hiệu quả. - Không được chờ đợi đến khi gia đình bệnh nhân ra về mới chăm sóc, tránh người nhà nghĩ rằng bệnh nhân sắp chết nên diều dưỡng viên thờ ơ với bệnh nhân. - Gia đình bệnh nhân có thể hỏi rất nhiều điều và điều dưỡng viên có thể trả lời những vấn đề trong phạm vi được phép. - Trong khi chăm sóc bệnh nhân đôi khi điều dưỡng viên phải yêu cầu gia đình bệnh nhân ra ngoài, thông báo và giải thích cho thân nhân về việc mình cần làm. Những người nhà đến và ở lâu với bệnh nhân, điều dưỡng viên có thể hướng dẫn dần giúp đỡ họ về nơi ăn ở, các điều kiện sinh hoạt Khi tiếp cận với gia đình bệnh nhân, điều dưỡng viên luôn luôn nhẹ nhàng, lịch sự, nhã nhặn và cảm thông với họ. 3. NHậN BIếT DấU HIệU DẫN ÐếN Sụ CHếT. Sự chết đến bằng nhiều cách khác nhau. Nó có thể xảy ra bất thình lình, bệnh nhân tưởng chừng như đang hồi phục hoặc có thể xảy ra sau một thời gian dài mà trong giai đoạn đó những chức năng của cơ thể bị suy sụp. Sau đây là những dấu hiệu dẫn đến cái chết: 5
  53. Sức khỏe 3.1. Sự lưu thông của máu giảm, khi sờ tay vào chân bệnh nhân cảm giác rất lạnh, mặt bệnh nhân nhợt nhạt. 3.2. Bệnh nhân có thể vã mồ hôi đầm đìa mặc dù cơ thể lạnh. 3.3. Bệnh nhân giảm trương lực cơ, cơ thể trở nên ủ rũ, thiếu sinh lực, quai hàm trễ ra, miệng bệnh nhân lệch, mũi vẹo, nói khó, nuốt khó dần dần mất phản xạ. 3.4. Mắt đờ dại không phản xạ khi đưa tay ngang qua mắt bệnh nhân (đồng tử giãn). 3.5. Sự thở chậm đi và khó thở hơn. Họng bị ứ đọng đờm, chất nhầy. Khi thở có thể gây ra âm thanh gọi là "tiếng nấc hấp hối". 3.6. Mạch bệnh nhân nhanh, nhỏ, rối loạn, khó bắt. 3.7. Trước lúc bệnh nhân ngừng thở, mạch sẽ mờ dần đi, lúc này không sờ thấy mạch bệnh nhân nữa. 3.8. Khi bệnh nhân sắp chết, điều dưỡng luôn có mặt bên cạnh bệnh nhân, phát hiện kịp thời các dấu hiệu và sự thay đổi về tình trạng của bệnh nhân. Báo cáo ngay cho điều dưỡng trưởng và bác sĩ biết mặc dù ở giai đoạn này điều dưỡng không thể làm được nhiều cho bệnh nhân nhưng sự có mặt thường xuyên sẽ là nguồn an ủi lớn đối với bệnh NHÂN VÀ THÂN NHÂN. 4. THựC HI? CáC VIệC CầN LàM KHI BệNH NHÂN Tử VONG. Khi bác sĩ xác định bệnh nhân đã chết, ngoài việc đáp ứng các nhu cầu của thân nhân người chết. Ðiều dưỡng viên chuẩn bị phương tiện để thực hiện các công việc cần làm tiếp khi bệnh nhân tử vong. 4.1. Chuẩn bị phương tiện. - Bình phong - Kìm Kocher, kéo - Khay quả đậu, bông thấm nước, bông gạc. - Băng dính, băng cuộn. 6
  54. Sức khỏe - Quần áo sạch, khăn bông. - Vải phủ, túi đựng đồ bẩn - Phiếu bệnh nhân, hồ sơ bệnh án. - Cáng hoặc xe đẩy. 4.2. Các bước tiến hành. 4.2.1. Yêu cầu thân nhân ra khỏi phòng, che bình phong (cho kín đáo, khỏi ảnh hưởng tới bệnh nhân khác). 4.2.2. Rút các ống thông, ống dẫn lưu, tháo nẹp bột, tháo băng cũ, thay băng mới, tháo các đồ trang sức trên người bệnh nhân (nếu có). 4.2.3. Ðặt bệnh nhân nhẹ nhàng ở tư thế nằm ngửa, ngay ngắn. 4.2.4. Vuốt mắt, khép miệng bệnh nhân (H.25). Hình 25. Vuốt mắt bệnh nhân.(trang 71) 4.2.5. Lấy bông không thấm nước nút các lỗ tự nhiên (2 lỗ tai, 2 lỗ mũi) 4.2.6. Cởi bỏ áo cũ, lau rửa sạch sẽ thi thể, mặc quần áo mới cho bệnh nhân (H.26). Hình 26. Mặc quần áo cho bệnh nhân (trang 72) 4.2.7. Ðể cánh tay bệnh nhân dọc theo cạnh sườn, lòng bàn tay úp lên bụng, buộc 2 ngón tay cái lại với nhau, để 2 chân duỗi thẳng, buộc 2 ngón cái lại với nhau. 4.2.8. Ðặt nhẹ nhàng thi thể bệnh nhân lên cáng, hoặc xe đẩy phủ vải lên toàn thân, gài phiếu bệnh nhân lên ngực, bên ngoài vải phủ. 4.2.9. Khiêng cáng hoặc xe đẩy ra khỏi phòng đóng cửa phòng lại, đưa thi thể bệnh nhân xuống nhà xác (lưu ý khi chuyển phải nhẹ nhàng). 7
  55. Sức khỏe 4.2.10. Trở về phòng thu dọn đồ vải bẩn gửi xuống nhà giặt, báo cho hộ lý tẩy uế buồng bệnh. 4.2.11. Ghi chép ngày giờ bệnh nhân chết. Cần lưu ý trường hợp thân nhân không có mặt khi bệnh nhân chết, các tài sản của bệnh nhân phải được thu thập lại lập biên bản và có sự chứng kiến của đại diện bệnh nhân trong khoa, nếu bệnh nhân gửi tài sản ở phòng tiếp đón phải kiểm tra lại, khi thân nhân đến giao trả lại cho họ. 8
  56. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN CHUẨN BỊ GIƯỜNG BỆNH VÀ THAY VẢI TRẢI GIƯỜNG 1. TầM QUAN TRọNG Bệnh nhân thường có nhiều thời gian trên giường bệnh. Giường bệnh là nơi nghỉ ngơi, khám bệnh và điều trị, sinh hoạt của bệnh nhân. Một số bệnh nhân không có khả năng ra khỏi giường nên việc nuôi dưỡng, tắm hay đại tiểu tiện có thể gây loét ép. Do đó việc chuẩn bị giường là hết sức quan trọng. Chuẩn bị giường cẩn thận, chu đáo là tạo sự THOẢI MÁI CHO BỆNH NHÂN. 2. GIớI THIệU CáC LOạI GIƯờNG Về PHƯƠNG TI? CƠ HọC. 2.1. Giường thông thường: (H.27) Hình 27 Giường bệnh thông thường (trang 75) Giường được cấu tạo đơn giản, gọn, dễ di chuyển, dễ tẩy uế. Thường dùng giường khung làm bằng sắt, ống rỗng, phía đầu giường có bậc nâng cao thấp, chân có bánh xe bọc cao su. Giát giường bằng gỗ, gồm hai phần: 1/3 ở phía đầu giường, 2/3 ở phía cuối giường. Kích thước của giường: - Chiều dài: từ 1,8m đến 2m. - Chiều rộng; từ 0,8m đến 1,0m. - Chiều cao: 0,6m 2.2. Giường hiện đại: Giường làm bằng inoc, ống rỗng, chân có bánh xe bọc cao su để tiện di chuyển. Giường có nhiều tính năng, tác dụng, giát giường bằng lò 1
  57. Sức khỏe xo, hai bên giường có thành chắn để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Giường có nút ấn hoặc tay quay để điều chỉnh mức cao thấp khác nhau và cố định giường. Giường có 4 cọc ở 4 góc giường dùng để treo chai dịch truyền hay mắc màn (khi cần thiết) (H.28). Hình 28. Giường vạn năng (trang 75) 2.3. Các phương tiện kèm theo: - Ðệm và vỏ đệm, đệm phải phẳng, nhẵn, nhẹ xốp, vỏ bọc đệm phải làm bằng vải bền, dễ tẩy uế. Hình 29. Trải vải giường.(trang 76) - Vải trải giường: Kích thước 3,0m x 2,0m - Tấm nylon: 2m x 0,8m - Vải lót: 2m x 0,8m - Chăn, vỏ chăn và khăn khoác. - Gối và vỏ gối. - MÀN. 3. PHÂN LOạI GIƯờNG. Có hai loại 3.1. Giường trống: Gồm có: 3.1.1. Giường kín: là giường được chuẩn bị sau khi đã làm vệ sinh khoa phòng. Giường được trải kín (giường đợi bệnh nhân) (H.30). Hình 30. Giường trống đón bệnh nhân. (trang 76) 3.1.2. Giường mở: Giường nội khoa: là giường đã chuẩn bị xong, chăn được gấp làm 3 nếp về phía cuối giường (H.31). 2
  58. Sức khỏe Hình 31. Giường mở đón bệnh nhân nội khoa (trang 77) Giường ngoại khoa: là giường đã chuẩn bị xong, chăn được gấp làm 3 nếp theo chiều dọc của giường (H.32). Hình 32. Giường mở đón bệnh nhân ngoại khoa (trang 77) 3.2. Giường có bệnh nhân: (nội khoa hay ngoại khoa) Bệnh nhân nằm nghỉ hoàn toàn trên giường đã được đắp chăn. Các phần vải còn lại 2 bên được dắt xuống dưới đệm. (H.33 và 34). Hình 33. Giường có bệnh nhân.(trang 78) Hình 34. Giường có bệnh nhân.(trang 78) 4. NGUY? TắC CHUẩN Bị GIUờNG. 4.1. Những quy định chung: - Không được sử dụng mảnh vải bị rách. - Không được sử dụng vải trải giường cho mục đích khác. - Kiểm tra đồ vải trước khi thay (vì bệnh nhân có thể để tiền, vàng, hoặc các đồ có giá trị khác ở trong gối hay dưới vải). 4.2. Nguyên tắc đảm bảo vệ sinh: - Không được rũ tung vải trải giường (rũ vải sẽ làm lây lan mầm bệnh cho mọi người trong buồng bệnh và ngay cả cho bản thân mình). - Không được vứt đồ vải bẩn dưới sàn nhà, phải bỏ vào túi đựng vải bẩn. Túi đựng đồ vải bẩn phải để ở xa buồng bệnh. 4.3. Nguyên tắc đảm bảo kỹ thuật. - Giường phải trải phẳng, căng và được dắt kỹ dưới đệm. 3
  59. Sức khỏe - Không được để bệnh nhân nằm trực tiếp lên vải nylon (vải sơn) - phải có vải lót lên trên. - Giường có đệm thì phải có vải trải, nylon và vải lót. - Trải giường phải trải xong một bên rồi mới được sang bên KIA (TRÁNH ÐI LẠI LÀM MẤT THỜI GIAN VÀ CÔNG SỨC). 5. Kỹ THUậT TRảI GIƯờNG. 5.1. Chuẩn bị giường kín (giường đợi bệnh nhân). 5.1.1. Mục đích: - Ðể giường được sạch sẽ, tiện nghi và sẵn sàng đón bệnh nhân. - Ðể bệnh phòng được gọn gàng đẹp mắt. 5.1.2. Quy trình kỹ thuật. a) Chuẩn bị đụng cụ: - Ðiều dưỡng rửa tay trước khi chuẩn bị dụng cụ. - Vải trải giường, gấp theo chiều đọc, mặt trái ra ngoài. - Vải nylon (vải sơn) gấp theo chiều ngang. - Vải lót: (phủ trên vải nylon) gấp như vải nylon. - Chăn và vỏ chăn: Gấp theo chiều dọc. - Gối và vỏ gối - Màn. b) Kỹ thuật. - Ðể ghế hoặc xe đẩy cạnh giường, điều chỉnh giường, đệm ngay ngắn, cao thấp vừa phải (nếu giường có bánh xe thì chốt lại). - Sắp xếp các đồ vải đã chuẩn bị theo thứ tự sử dụng để lên ghế hoặc xe đẩy. 4
  60. Sức khỏe - Vải trải lên 1/4 phía đầu giường, sau đó trải đều lên mặt đệm, đường giữa của vải nằm theo dọc giữa của giường. Giắt chặt vải phía đầu giường và cuối giường. - Cách gấp góc: Gấp vải bọc lấy đầu đệm và cuối đệm. Gấp góc vải trải giường ở phía đầu giường như gấp góc bánh chưng. Ði về phía cuối giường gấp góc như phía đầu giường. Hình 35. Gấp góc ga giường (trang 80) Nhét phần vải thừa ở giữa giường xuống đệm (lưu ý kéo căng và nhét sâu). Hình 36. Nhét phần vải thừa xuống đệm. (trang 80) Hình 37. Trải vải nylon vào 1/3 giữa giường (trang 81) - Trải vải nylon vào 1/3 giữa giường, trải vải lót lên trên vải nylon, nhét một bên vải xuống dưới. - Ði vòng về phía cuối giường, sang bên kia giường và tiến hành gấp góc phía đầu giường và cuối giường như phía bên kia. - Kéo căng vải và nhét sâu phần vải thừa ở giữa giường xuống dưới đệm. - Cách trải chăn: Lồng vỏ chăn (lưu ý các góc của vỏ chăn nằm ngang ở góc chăn) Trải đầu chăn bằng đầu đệm phía đầu giường. Dắt phần chăn còn lại phía cuối giường xuống dưới đệm. Mép chăn ở 2 bên giường buông thõng. 5
  61. Sức khỏe - Lồng vỏ gối và xếp gối lên đầu giường (lưu ý các góc của vỏ nằm ở góc gối) - Xếp đặt ghế, tủ đầu giường gọn gàng. BảNG KIểM Quy trình Có Không 1. Chuẩn bị dụng cụ - Rửa tay - Chuẩn bị đồ vải đầy đủ gấp đúng quy cách - Sắp xếp đồ vải theo thứ tự 2. Quy trình kỹ thuật 2.1. Ðiều chỉnh giường, đệm 2.2. Ðể đồ vải trên ghế hoặc xe đẩy 2.3. Cách trải - Vải trải - Vải nylon - Vải lót 2.4. Cách gấp góc và dắt vải 2.5. cách trải chăn 2.6. Luồn gối và xếp gối 2.7. Xếp đặt ghế - tủ đầu giường 5.2. Chuẩn bị giường mở. 6
  62. Sức khỏe 5.2.1. Giường nội khoa: là giường đã chuẩn bị sẵn, chăn được gấp làm 3 nếp về phía cuối giường tạo điều kiện cho bệnh nhân dễ đắp chăn khi cần thiết. Quy trình kỹ thuật a) Chuẩn bị dụng cụ: Giống như trải giường kín. b) Kỹ thuật: + Các bước tiến hành giống như trải giường kín. + Chăn được gấp làm 3 nếp xuống phía cuối giường. 5.2.2. Giường ngoại khoa: a) Chuẩn bị dụng cụ: Giống như trải giường kín nhưng tấm vải nylon và lót phải to, dài để phủ kín giường. Thêm: - Khay quả đậu - Gạc 4-5 miếng - Khăn lau miệng. B) QUY TRÌNH KỸ THUẬT. BảNG KIểM Quy trình Có Không 1. Chuẩn bị dụng cụ - Rửa tay - Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ để trải giường mở, gấp đúng quy cách giường nội khoa giường ngoại 7
  63. Sức khỏe khoa. - Sắp xếp đồ vải theo thứ tự. 2. Quy trình kỹ thuật 2.1. Như trải giường kín 2.2. Gấp chăn theo kiểu giường nội khoa 2.3. Gấp chăn theo kiểu giường ngoại khoa 2.4. Sắp xếp lại buồng bệnh Cách trải giống như trải giường kín (vải phủ nilon và vải lót phủ kín giường) Gập phần còn lại của chăn ở phía cuối giường ngược lên trên. Chăn được gấp làm 3 nếp về một bên giường. Theo chiều dọc của giường Ði vòng sang phía bên kia để dắt nếp chăn còn lại xuống đệm. Ðặt khay quả đậu, gạc, khăn lau miệng lên tủ đầu giường. Sắp đặt ghế, tủ giường gọn gàng. 5.3. Thay vải trải giường có bệnh nhân nằm. Không phải tất cả bệnh nhân đều tự ra khỏi giường. Những bệnh nhân nằm liệt giường không thể dậy được, thời gian thay vải trải giường cho bệnh nhân tùy theo quy định của mỗi bệnh viện. Tuy nhiên nếu đồ vải trên giường bị bẩn, ướt thì phải thay ngay. 5.3.1. Mục đích: Ðể chỗ nằm của bệnh nhân được sạch và tiện nghi. Ðể ngăn ngừa loét ép. 8
  64. Sức khỏe 5.3.2. Một số chỉ dẫn khi thay vải trải giường cho bệnh nhân. Ðảm bảo an toàn cho bệnh nhân: (đặc biệt là những bệnh nhân khó thở phải duy trì tư thế Fowler, bệnh nhân sau mổ gãy xương đùi, liệt, xuất huyết não, vỡ xương chậu cần chuyển bệnh nhân sang một bên nhẹ nhàng, thích hợp tùy theo tình trạng bệnh nhân). 5.3.3. Quy trinh kỹ thuật: Có 2 cách: Chỉ thay những đồ vải bẩn. Thay hết đồ vải. a) Chuẩn bị bệnh nhân: Giải thích, hướng dẫn cho bệnh nhân và thân nhân trước khi tiến hành. b) Chuẩn bị dụng cụ: (cho trường hợp thay thế hết đồ vải) - Vải trải - Vải nylon - Vải lót: tùy bệnh nhân nội khoa hay ngoại khoa mà chuẩn bị cho thích hợp. - Chăn - Vải khoác - Gối và vỏ gối - Túi đựng đồ bẩn. c) Kỹ thuật tiến hành. - Ðể đồ vải lên ghế hoặc xe đẩy theo thứ tự sử dụng. - Ðóng cửa tránh gió lùa (mùa rét chuẩn bị lò sưởi nếu có) 9
  65. Sức khỏe - Kéo nới chăn: Trường hợp bệnh nhân có thể ngồi dậy được, điều dưỡng viên giúp bệnh nhân mặc quần áo và ra khỏi giường (kỹ thuật thay như trải giường mở). - Bệnh nhân yếu không ra khỏi giường được cần có người phụ giúp bệnh nhân nằm nghiêng hoặc ngửa về một bên giường - bỏ chăn sang ghế, đắp cho bệnh nhân một vải khoác. Người phụ đứng về phía bệnh nhân, giữ cho bệnh nhân khỏi ngã. (Nếu không có người phụ lấy dụng cụ, thanh gỗ hoặc sắt chắn thành giường để phòng bệnh nhân ngã). - Tháo vải bẩn ở 1/2 giường, nhét sát dưới lưng bệnh nhân. - Ðặt vải trải giường, đường giữa của vải nằm dọc theo dọc giữa của giường, kéo thẳng nhét 2 đầu vải bọc lấy đệm, nửa bên kia cuộn lại nhét dưới lưng bệnh nhân. - Trải vải nylon và vải lót vào giữa giường, cuộn một nửa nhét dưới lưng bệnh nhân (đối với bệnh nhân nội khoa). Trải vải nylon và vải lót khắp mặt đệm (đối với bệnh nhân, ngoại khoa). - Nhét sâu phần vải còn lại xuống dưới đệm. - Giúp bệnh nhân nằm về phía giường vừa trải xong. - Sang bên kia giường tháo phần vải bẩn cho vào túi đựng đồ bẩn. - Kéo thẳng vải trải bọc hai đầu đệm. - Gấp góc như trải giường kín. - Kéo thẳng vải trải, vải nylon và vải lót, nhét sâu dưới đệm. - Giúp bệnh nhân nằm lại giữa giường (ở tư thế thích hợp), đắp chăn cho bệnh nhân, nhét mép chăn xuống dưới đệm (không nên kéo căng để bệnh nhân có thể trở mình và co duỗi chân khi cần). - Thay vỏ gối (như trải giường kín). - Sắp xếp ghế - tủ đầu giường cho ngăn nắp, gọn gàng, mang vải bẩn xuống nhà giặt. 10
  66. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN CÁC TƯ THẾ NGHỈ NGƠI TRỊ LIỆU THÔNG THƯỜNG 1. Ðại cương Trong điều trị có một số bệnh đòi hỏi người bệnh có một tư thế nằm đặc biệt. Mỗi tư thế này có những chỉ định rõ ràng nhằm tạo điều kiện thoải mái cho người bệnh, tránh được biến chứng; mặt khác còn giúp cho công tác chẩn đoán và điều trị, chăm SÓC NGƯỜI BỆNH ÐẠT KẾT QUẢ TỐT. 2. CáC TU THế NGHỉ NGƠI TRị LIệU THÔNG THƯờNG. * Chuẩn bị người bệnh: Giải thích và hướng dẫn cho bệnh nhân biết trước khi tiến hành đặt bệnh nhân vào tư thế đúng. * Chuẩn bị dụng cụ: - Gối đủ loại: gối cứng, gối mềm, gối hình trụ. - Vòng đệm chống loét các loại (vòng cao su bơm hơi, vòng bông) 2.1. Tư thế nằm ngửa thẳng: 2.1.1. Trường hợp áp dụng: Tư thế trị liệu sau ngất, sốc, chóng mặt, xuất huyết nhẹ. 2.1.2. Trường hợp không áp dụng: bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nôn (sợ chất nôn lạc đường). 2.1.3. Tiến hành Ðặt bệnh nhân nằm thẳng lưng, đầu không có gối, chân duỗi thẳng, bàn chân vuông góc với cẳng chân (H.39) Hình 39. Tư thể nằm ngửa thắng. (trang 87) 2.2. Tư thế nằm ngửa đầu thấp nghiêng về một bên. 1
  67. Sức khỏe 2.2.1. Trường hợp áp dụng + Sau xuất huyết đề phòng ngất, sốc. + Sau chọc ống sống + Lao đốt sống cổ. + Kéo duỗi trong trường hợp gãy xương đùi. 2.2.2. Trường hợp không áp dụng: bệnh nhân hôn mê, bệnh nhân nôn (sợ chất nôn lạc đường) 2.2.3. Tiến hành: Ðặt bệnh nhân nằm thẳng trên giường, đầu không gối, chân giường phía chân bệnh nhân được kê cao tùy theo chỉ định. Cũng có thể kê gối dưới vai bệnh nhân và kê cao 2 cẳng chân bệnh nhân bằng một gối to. (H.40) Hình 40. Tư thế nằm ngửa thẳng đầu thấp. (trang 88) 2.3. Tư thế nằm ngửa đầu hơi cao. 2.3.1. Trường hợp áp dụng: + Bệnh đường hô hấp - bệnh tim + Thời kỳ dưỡng bệnh, người già. 2.3.2. Trường hợp không áp dụng: + Bệnh nhân có rối loạn về nuốt. + Bệnh nhân ho khó khăn. + Bệnh nhân hôn mê, sau gây mê 2.3.3. Tiến hành: Nâng đầu lên, cho bệnh nhân nằm ngửa kê gối dưới đầu và vai bệnh nhân. Chân hơi co, dưới khoeo chân kê một gối tròn, dài. Trường 2
  68. Sức khỏe hợp bệnh nhân nằm lâu nên lót một vòng đệm chống loét dưới mông (H.41). Hình 41. Tư thế nằm ngửa cao đầu (trang 89) 2.4. Tư thế nửa nằm - nửa ngồi (Fowler) 2.4.1. Trường hợp áp dụng: + Sau một số phẫu thuật ở bụng + Bệnh đường hô hấp, bệnh tim 2.4.2. Trường hợp không áp dụng: như đã nói ở mục 2.3.2 2.4.3. Tiến hành: - Một người phụ nâng bệnh nhân ngồi dậy. - Nâng cao phía đầu giường lên từ 40o - 50o. - Ðể gối lên phía đầu, đỡ bệnh nhân nằm nhẹ nhàng ngả đầu lên gối. - Lót vòng đệm cao su dưới mông bệnh nhân (nếu cần) - Ðặt ruột gối cứng ở phía cuối giường cho bệnh nhân tỳ chân lên để bàn chân khỏi đổ về tư thế xấu. Hình 42. Tư thế Fowler (trang 89) * Chú ý: Trường hợp bệnh nhân bị bệnh tim nặng hoặc hen suyễn bệnh nhân ngủ ở tư thế ngồi, dùng gối chồng lên bàn con đặt trên giường để bệnh nhân đặt tay và dựa ngực vào gối cho thoải mái (H.42). 2.5. Tư thế nằm sấp (H.43) 2.5.1. Trường hợp áp dụng: + Loét ép vùng lưng, vùng cụt. + Chướng hơi ở bụng. 3
  69. Sức khỏe 2.5.2. Tiến hành: Ðiều dưỡng đứng ở một bên giường, đặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên giường đối diện, tay bệnh nhân để sát lưng, 2 chân bệnh nhân bắt chéo nhau. - Ðiều dưỡng viên đặt 1 tay ở bả vai, 1 tay ở mông bệnh nhân. - Lật nghiêng bệnh nhân về phía mình và nhẹ nhàng đặt bệnh nhân nằm sấp đầu nghiêng về một bên, một bên mặt đặt lên gối mềm để 2 tay bệnh nhân đặt lên gối phía đầu. (Nếu bệnh nhân nặng cần có thêm một người phụ). Hình 43. Tư thế nằm sấp (trang 90) 2.6. Tư thế nằm nghiêng sang phải hoặc sang trái 2.6.1. Trường hợp áp dụng + Nghỉ ngơi + Bệnh nhân viêm màng phổi (nghiêng về phisa viêm, mổ thận, mổ phần cuối đại tràng) 2.6.2. Tiến hành - Ðiều dưỡng đứng ở một bên giường - Ðặt bệnh nhân nằm ngửa sát bên giường đối diện - Ðiều dưỡng đặt một tay ở vai - một tay ở mông bệnh nhân. - Lật bệnh nhân nghiêng về phía mình, đầu có thể gối hoặc không, chân trên co nhiều chân dưới co hoặc duỗi thẳng (hai chân không được đè lên nhau (H.44) Hình 44. Tư thế nằm nghiêng. (trang 91) 3. GIúP BệNH NHÂN NGồI DậY 3.1. Mục đích: 4
  70. Sức khỏe - Giúp cho máu lưu thông và điều hòa trong cơ thể. - Ngăn ngừa các biến chứng như viêm phổi, tắc mạch, biến dạng cơ thể, loét ép. - Tạo sự thoải mái cho bệnh nhân, giúp bệnh nhân chóng bình phục, nhất là những bệnh nhân sau mổ, bệnh nhân nặng nằm lâu lần đầu tiên ngồi dậy. 3.2. Quy trình kỹ thuật: Thông báo và hướng dẫn cho bệnh nhân biết để cùng cộng tác. - Giúp bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa về một bên giường. - Ðiều chỉnh giường ngay ngắn - cao ở mức độ vừa phải - kiểm tra lại các chốt khóa bánh xe (nếu có). Hướng dẫn bệnh nhân để 2 tay ở 2 bên, lòng bàn tay tỳ vào mặt giường (bệnh nhân có thể sử dụng 2 tay đẩy người lên cộng tác với điều dưỡng viên khi ngồi dậy). - Ðiều dưỡng viên ở một bên giường phía bệnh nhân nằm, mặt hướng về phía đầu giường. - Ðối với bệnh nhân không cộng tác được thì điều dưỡng viên luồn một tay dưới bả vai và sâu dưới lưng bệnh nhân, tay kia tỳ bàn tay trên mặt giường (để giữ thăng bằng) (H.45) Hình 45. Ðỡ bệnh nhân nằm lui lên. (trang 92) Hình 46. Tay điều dưỡng viên và tay bệnh nhân nắm vào nhau (trang 92) - Trường hợp bệnh nhân có thể cộng tác được, tay điều dưỡng viên và tay bệnh nhân bám vào mặt sau cánh tay của nhau. Khuỷu tay điều dưỡng tỳ xuống mặt giường khi nâng bệnh nhân, bàn tay kia của bệnh nhân úp xuống mặt giường hợp đồng động tác đẩy người lên (H.46) 5
  71. Sức khỏe - Chọn thế đứng thoải mái chân gần sát giường bệnh nhân, chân trước cách chân sau khoảng 1 bước (thế đứng như vậy giúp cho việc giữ thăng bằng và không bị vặn người). - Ðỡ bệnh nhân ngồi dậy bằng cách chùng đầu gối lại, hướng về phía trước để trọng lượng dồn vào chân sau đồng thời bệnh nhân đẩy tay ngồi dậy (chân để như vậy giúp thăng bằng vận động nhẹ nhàng. Ðiều dưỡng dùng trọng lượng của cơ thể mình để đỡ bệnh nhân) (H.47). Hình 47. Ðỡ bệnh nhân ngồi dậy trên giường (trang 93) - Một tay điều dưỡng để dưới khoeo chân một tay đỡ vai, xoay nhẹ nhàng bệnh nhân và cho bệnh nhân thõng 2 chân xuống (H.48 và H49) Hình 48. Quay nghiêng (trang 93) Hình 49. Ðỡ bệnh nhân ngồi dậy (trang 93) - Quan sát sắc mặt, đếm mạch, hỏi bệnh nhân có chóng mặt không, nếu mạch trên 100 lần/1 phút ở bệnh nhân là người LỚN THÌ CHO BỆNH NHÂN NẰM XUỐNG. 4. DI CHUYểN BệNh NIIÂN Từ giườNG RA GHế Trước khi tiến hành kỹ thuật này, người điều dưỡng phải chuẩn bị ghế tựa (hay xe đẩy có bánh xe), ghế cao vừa phải, tiện lợi, thoải mái cho người bệnh ngồi. Bệnh nhân cần phải được mặc quần áo đầy đủ, có giầy hoặc dép (những thứ này phải được mang, mặc trong khi bệnh nhân ngồi ở giường). 4.1. Quy trình kỹ thuật. 1- Thông báo giải thích cho bệnh nhân - Ðể ghế bên cạnh giường, lưng ghế hướng về phía cuối giường. Nếu bệnh nhân chỉ đi được một chân thì để ghế cạnh chân đó. - Nếu ghế có bánh xe (xe lăn) thì khóa bánh xe lại để xe khỏi di động. 6
  72. Sức khỏe 2- Hạ thấp giường tới mức có thể và kiểm tra chốt khóa bánh xe (nếu có). Nếu giường không hạ thấp được, bệnh nhân không thể với chân xuống nền nhà thì phải chuẩn bị bục để chân, để bệnh nhân bước xuống dễ dàng. 3- Ðiều dưỡng đứng dạng chân đối mặt với bệnh nhân, chân trước chân sau, chùng gối và hông (thế đứng như vậy làm cho vững vàng giữ thăng bằng khi cử động và người không bị vặn). 4- Ðiều dưỡng viên đặt 2 tay vào 2 bên thắt lưng bệnh nhân, 2 tay bệnh nhân lên vai điều dưỡng viên, điều dưỡng hơi nhún mình xuống để đưa bệnh nhân ra khỏi giường. Xoay người lại, đầu gối của điều dưỡng tỳ vào đầu gối bệnh nhân để bệnh nhân khỏi ngã. (hình 48). 5- Giúp bệnh nhân hạ thấp người, ngồi xuống ghế ngay ngắn đúng tư thế. Chẹn gối vùng thắt lưng và gáy cho bệnh nhân. 6- Trường hợp bệnh nhân không đi được: cho bệnh nhân phương tiện giải trí sách báo khi ngồi. Trường hợp bệnh nhân đi được, điều dưỡng dìu bệnh nhân đi lại (tay trái điều dưỡng xốc nách trái bệnh nhân, tay phải luồn qua lưng đỡ hông dìu bệnh nhân đi). Sau khi đi xong đưa bệnh nhân về giường, đặt bệnh nhân nằm đúng tư thế. 7- Quan sát tình trạng bệnh nhân. Chuyển bệnh nhân từ ghế lên giường thì làm động tác ngược lại Quy trình Có Không 1. Giải thích thông báo cho bệnh nhân 2. Ðể ghế cạnh giường, khóa bánh xe nếu cần. 3. Hạ thấp giường 4. Ðiều dưỡng đứng dạng chân đối mặt với bệnh nhân 7
  73. Sức khỏe 5. Ðiều dưỡng đặt 2 tay vào 2 bên thắt lưng bệnh nhân, 2 tay bệnh nhân đặt lên 2 vai điều dưỡng giúp bệnh nhân đứng dậy. 6. Ðiều dưỡng giúp bệnh nhân ngồi xuống ghế ngay ngắn. 7. bệnh nhân đi được, điều dưỡng giúp bệnh nhân đi lại. Ðặt bệnh nhân về giường đúng tư thế. Quan sát tình trạng bệnh nhân. 8
  74. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN CHĂM SÓC HÀNG NGÀY VÀ VỆ SINH CHO BỆNH NHÂN 1. ÐạI Cương Khi con người bị đau ốm, sức đề kháng của cơ thể đối với ngoại cảnh cũng như đối với các loại vi khuẩn sẽ giảm đi. Nếu vệ sinh thân thể kém, vi khuẩn sẽ thâm nhập vào cơ thể qua da, niêm mạc, gây ảnh hưởng không tốt đến việc điều trị bệnh. Vì vậy cần phải giữ vệ sinh cho bệnh nhân thật tốt để góp phần vào việc phòng bệnh, tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra đồng thời rút ngắn thời gian điều trị. Người điều dưỡng phải biết và giúp đỡ bệnh nhân làm vệ sinh thân thể được tốt. Công tác vệ sinh cho bệnh nhân gồm có: săn sóc răng miệng, gội đầu, tắm rửa, vệ sinh hậu môn - sinh dục, giữ sạch sẽ chân tay. 2. những kỹ thuật chăm sóc, vệ sinh cho bệnh nhân 2.1. Chăm sóc răng miệng. 2.1.1. Mục đích: - Giữ răng miệng luôn sạch để phòng nhiễm khuẩn răng miệng. - Chống nhiễm khuẩn TRONG TRƯỜNG HỢP CÓ TỔN THƯƠNG Ở miệng. - Giúp bệnh nhân thoải mái, dễ chịu, ăn ngon. 2.1.2. Chăm sóc thông thường: Áp dụng cho những bệnh nhân tỉnh táo nhưng không đi lại được. a) Chuẩn bị bệnh nhân: - Làm công tác tư tưởng, giải thích cho bệnh nhân rõ. 1
  75. Sức khỏe - Ðỡ BỆNH NHÂN ngồi dậy, bỏ chân xuống giường hoặc cho nằm đầu cao, mặt nghiêng về phía điều dưỡng viên. - Choàng khăn bông qua cổ bệnh nhân. - Ðặt khay quả đậu dưới má bệnh nhân (Ðể hứng nước chảy ra) b) Chuẩn bị dụng cụ: - Bàn chải đánh răng (bàn chải mềm). - Kem đánh răng. - Khăn mặt. - Cốc nước xúc miệng. - Khay quả đậu. c) Tiến hành: Trong khi săn sóc răng miệng nên giáo dục vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân. - Làm ướt bàn chải và bôi kem. - Ðưa nước và bàn chải cho bệnh nhân. - Hướng dẫn bệnh nhân tự đánh răng: Chải hàm trên. hàm dưới, mặt ngoài rồi đến mặt trong (Hàm trên từ trên xuống, hàm dưới từ dưới lên). - Cho bệnh nhân xúc miệng thật sạch. - Lau miệng và cho bệnh nhân nằm lại thoải mái. - Rửa sạch bàn chải, để bàn chải, khay quả đậu lên khay sạch. 2.1.3. Chăm sóc đặc biệt: Áp dụng đối với bệnh nhân nặng, mê man, sốt CAO, TỔN THƯƠNG Ở MIỆNG: GÃY XƯƠNG HÀM, VẾT THƯƠNG Ở miệng. 2
  76. Sức khỏe Nên quan sát tinh trạng răng miệng để chuẩn bị bệnh nhân và dụng cụ. Bệnh nhân có răng giờ nên tháo ra và làm vệ sinh hàm răng gid riêng. a) Chuẩn bị bệnh nhân: - Thông tin và giải thích cho bệnh nhân hoặc người nhà bệnh nhân. - Ðặt bệnh nhân nằm, mặt nghiêng về một bên. - Quàng khăn qua cổ, đặt khay quả đậu một bên má bệnh nhân. Nếu lưỡi đóng trắng, bôi glycerin và nước chanh 15 phút trước khi săn sóc. Môi khô nứt nẻ, xoa glycerin hoặc vaselin 15 phút trước khi làm. b) Chuẩn bị dụng cụ - Cốc đựng dung dịch sát khuẩn để xúc miệng. Có thể dùng: Na tri clorur 9%o, oxy già tùy nồng độ; dung dịch bicarbonat 2%o; dung dịch borate de soude 2%o. - Cốc nước chanh và dung dịch glycerin (2 phần bằng nhau để bôi môi miệng) - Gạc, bông cầu, tăm bông. - Kẹp - Ðè lưỡi. - ỐNG BƠM HÚT NẾU BỆNH NHÂN KHÔNG HỚP ÐƯỢC NƯỚC. - Ống hút. - Khăn mặt. - Khay quả đậu hứng nước chảy ra. - Vaselin, glycerin. 3
  77. Sức khỏe - Túi giấy đựng bông bẩn. c) Tiến hành: - Dùng kẹp gắp bông hoặc dùng tăm bông nhúng dung dịch sát khuẩn chà rửa hai hàm răng. Dùng đè lưỡi mở rộng miệng bệnh nhân để rửa cho dễ. - Rửa nhiều lần để miệng được sạch. - Bệnh nhân tỉnh táo, sau khi chà rửa răng, đưa nước cho bệnh nhân xúc miệng. Bệnh nhân không xúc nhổ được, dùng ống bơm hút, bơm rửa cho sạch (bơm nước vào mặt trong má). Nếu bệnh nhân mê man không nên xúc miệng, chỉ dùng bông vừa ướt để rửa răng bệnh nhân. - Lau khô miệng bệnh nhân - Dùng tăm bông thấm glycerin và nước cốt chanh bôi trơn lưỡi, phía trong má và môi. - Ðặt bệnh nhân nằm lại thoải mái. d) Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ: - Rửa dụng cụ bằng xà phòng và nước sạch, lau khô, trả về chỗ cũ. e. Gửi hấp những dụng cụ cần tiệt khuẩn. e) Ghi hồ sơ: - Ngày giờ săn sóc răng miệng. - Dung dịch đã dùng. - Tình trạng răng miệng của bệnh nhân. - Phản ứng của bệnh nhân (nếu có). - Trường hợp có vết THƯƠNG Ở miệng nên áp dụng vô khuẩn. - Tên điều dưỡng viên thực hiện. 4
  78. Sức khỏe 2.2. Rửa mặt: 2.2.1. Mục đích: Rửa mặt cho bệnh nhân làm sạch mắt, mũi, tai, cổ, gáy cho bệnh nhân giúp họ thấy thoải mái, dễ chịu. 2.2.2. Chuẩn bị: - Chậu nước sạch, ấm - Khăn mặt - Xà phòng - Dạo cạo râu nếu bệnh nhân nam có nhu cầu cạo râu. - Bông để lấy gỉ mũi cho bệnh nhân có nhiều gỉ cứng. - Glycerin để tẩm vào bông. 2.2.3. Tiến hành: - Mang dụng cụ đến giường bệnh nhân - Báo cho bệnh nhân việc sắp làm và hỏi nhu cầu của bệnh nhân. Hỏi thăm bệnh nhân, động viên, an ủi để biết được ý muốn của bệnh nhân. - Vò khăn mặt và cuốn vào 4 ngón tay. - Lau mắt cho bệnh nhân từ góc trong ra. - Vò SẠCH LẠI khăn cuốn vào tay. - Lau mặt: từ trán, 2 má, quanh miệng, cằm, cổ, gáy. - Vò LẠI KHĂN lau mặt một lần nữa cho sạch (Nếu bệnh nhân cần cạo râu, phải quan sát và hỏi ý kiến bệnh nhân quyết định giúp bệnh nhân cạo râu). - Lau ẩm vùng có râu, xoa xà phòng, làm mềm da và chân râu. - Cạo râu cho bệnh nhân. 5
  79. Sức khỏe + Lắp dao cạo chắc chắn. + Tay trái căng da bệnh nhân, tránh làm nhăn da bệnh nhân vì dao cạo có thể làm xước da mặt của bệnh nhân. + Tay phải cầm dao cạo nhẹ nhàng, lần lượt cạo hai bên má, cằm, phần dưới mũi, cạo theo chiều mọc của râu. Thường thì cạo râu trước khi rửa mặt. + Vò khăn ẩm lau sạch bọt xà phòng cho bệnh nhân. - Vò sạch khăn và phơi khô. 2.3. Chải đầu và gội đầu. 2.3.1 Mục đích - Chải và gội đầu nhằm mục đích làm sạch tóc và da đầu bệnh nhân để phòng chống các bệnh về tóc và da đầu đồng thời còn kích thích tuần hoàn ở ÐẦU. - Giúp bệnh nhân dễ chịu, thoải mái. Gội đầu tại giường được tiến hành khi bệnh nhân nằm lâu tại chỗ không tự gội được. Không được gội đầu cho những bệnh nhân đang trong tình trạng nặng, bệnh nhân sốt cao. 2.3.2. Chải đầu a) Chuẩn bị: Khăn bông to, lược, cồn 50o. b) Tiến hành. * Bệnh nhân ngồi được: - Ðỡ bệnh nhân ngồi dậy, điều dưỡng quàng khăn lên vai bệnh nhân. - Ðiều dưỡng đứng bên cạnh để chải cho bệnh nhân, cần chải từng nắm tóc nhỏ một và chải từ đầu tóc và chân tóc để tránh co kéo tóc quá nhiều gây đau đớn cho người bệnh. - Nếu tóc rối nhiều nên xoa cồn 50o cho dễ chải. 6
  80. Sức khỏe - Sau khi chải nếu tóc dài nên tết đuôi sam, vừa gọn, thoáng, vừa tránh đè lên tóc khi nằm. * Bệnh nhân không ngồi dậy được: - Ðể bệnh nhân nằm nghiêng lưng quay về phía điều dưỡng. - Trên gối trải một khăn bông to - Rẽ tóc ra hai bên thành hai mái. - Dùng tay trái nắm gọn và chắc mái phía trên tay phải trải từ đầu tóc đến chân tóc. - Sau đó cho bệnh nhân trở mình để chải mái bên kia. - Sau khi chải lấy khăn bông ra, sắp xếp gối đệm ngay ngắn, thu lượm tóc rụng quấn gọn lại bỏ vào sọt rác và thu gọn dụng cụ. 2.3.3. Gội đầu: a) Chuẩn bị dụng cụ: - Chậu nước ấm. - Ca múc nước. - Xà phòng, chanh. - Khăn bông nhỏ. - Khăn bông to: 2 chiếc. Có thể chuẩn bị máy sấy để làm khô tóc. - Kim băng. - Máng chữ U CÓ BỌC nylon để dẫn nước chảy xuống thùng đựng nước bẩn. - Vỏ ÁO GỐI nylon hoặc mảnh nylon. 7
  81. Sức khỏe - Hai viên bông. - Túi giấy. - Lược chải tóc: lược thưa, lược mau. - Thùng đựng nước bẩn. b) Tiến hành: - Báo cho bệnh nhân biết việc sắp làm. - Mang dụng cụ đến giường bệnh nhân. - Luồn áo gối nylon vào gối, hoặc phủ nylon lên gối, giường bệnh nhân. - Cho bệnh nhân nằm chéo trên giường đầu thấp hơn vai. - Choàng một khăn bông Ở cổ, ngực và một khăn che vai và lưng bệnh nhân. - Nhét bông vào hai lỗ tai bệnh nhân. - Chải tóc. - Ðặt máng chữ U DƯỚI ÐẦU bệnh nhân, đầu dưới của máng đặt gọn vào thùng đựng nước bẩn. - Ðổ NƯỚC ẤM ướt đều tóc, xoa xà phòng. - Chà sát khắp da đầu và tóc bông những đầu ngón tay, nhưng tránh làm sây xát da đầu bệnh nhân. - Dội nước lên tóc nhiều lần cho sạch. - Xoa nước chanh lên tóe rồi dội nước lại cho sạch. - Lấy khăn nhỏ lau mặt cho bệnh nhân, bỏ bông ở hai lỗ tai ra. - Kéo khăn quàng ở LƯNG, VAI, lau tóc cho bệnh nhân hoặc dùng máy sấy, sấy tóc cho khô. 8
  82. Sức khỏe - Chải tóc bệnh nhân. - Tháo máng cho vào thùng. - Cho bệnh nhân nằm hoặc ngồi thoải mái. - Sắp xếp lại giường, tủ đầu giường gọn gàng. - Thu dọn dụng cụ. c) Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ: - Rửa sạch tất cả dụng cụ, lau khô và mang về chỗ cũ. - Dụng cụ là cao su, nylon, phải phơi ở chỗ mát. d) Ghi hồ sơ: - Ngày giờ thực hiện. - Tình trạng bệnh nhân, những quan sát về tóc, da đầu của bệnh nhân. - Tên người thực hiện e) Những điểm cần lưu ý: Khi gội đầu cho bệnh nhân cần phải: - Tránh cho bệnh nhân bị nhiễm lạnh. - Tránh nước xà phòng vào tai, mắt bệnh nhân. - Trường hợp đầu bệnh nhân có vết thương nên đắp gạc có chất trơn lên rồi gội, trước khi săn sóc bệnh nhân. - Hàng ngày phải chải tóc cho bệnh nhân (nếu bệnh nhân tóc dài, phải tết tóc cho bệnh nhân). 2.4. Tắm cho bệnh nhân tại giường. 2.4.1. Mục đích: 9
  83. Sức khỏe Tắm cho bệnh nhân tại giường nhằm mục đích: - Giữ da sạch sẽ, ngăn ngừa và giúp sự bài tiết của da được dễ dàng. - Ðem lại sự thoải mái cho bệnh nhân. Tắm tại giường được áp dụng trong trường hợp bệnh nhân không tự làm được như: bệnh nhân bị gãy xương, bệnh nhân liệt, mê man, nặng, bệnh nhân sau phẫu thuật. 2.4.2. Chuẩn bị bệnh nhân: - Báo và giải thích cho bệnh nhân biết việc sắp làm. - Giúp đỡ, hướng dẫn bệnh nhân những điều cần thiết, cho bệnh nhân đi đại tiểu tiện. 2.4.3 Chuẩn bị dụng cụ: - Bấm móng tay. - Chậu nước ấm. - Hai khăn bông to. - Khăn bông nhỏ. - Bột talc - cồn. - Quần áo sạch. - Xà phòng. - Khăn đắp. - Bình phong. - Vải trải giường, áo gối sạch. - Thùng đựng đồ bẩn. 10
  84. Sức khỏe - Bô DẸT. 2.4.4. Tiến hành: - Ðem dụng cụ đến giường bệnh nhân. - Dùng bình phong che kín giường bệnh nhân. - Ðóng cửa sổ, tắt quạt (nếu có). - Phủ khăn đắp lên người bệnh nhân. - Cởi quần áo bệnh nhân cho vào thùng đựng đồ bẩn. - Kéo khăn đắp, để lộ tay. - Trải khăn bông to dưới cẳng tay đến nách, dùng khăn lau từ cổ tay đến nách bằng nước, xà phòng, lau lại bằng nước sạch rồi lau khô. Tắm hai tay như nhau: Ðộng tác tắm phải dứt khoát, hạn chế nước nhỏ xuống giường. - Lót khăn bông, đặt chậu nước lên trên gần sát bệnh nhân, cho hai bàn tay bệnh nhân vào chậu nước rửa sạch lau khô. Có thể thay nước mỗi khi nước bẩn. - Kéo khăn đắp để lộ ngực, bụng. Tắm ngực và bụng. Lau khô, phủ khăn đắp lên che kín. - Ðặt khăn bông từ cẳng chân đến bẹn. Tắm cẳng chân, đùi. Lau khô. - Lau rửa vùng hậu môn - sinh dục (xem thêm bài rửa âm hộ - âm đạo). - Mang chậu và xà phòng xuống cuối giường, cho bệnh nhân nhúng chân vào chậu nước, dùng xà phòng rửa sạch, lau khô. - Thay nước sạch. - Cho bệnh nhân nằm nghiêng hoặc sấp, lót khăn dài theo lưng. Tắm lưng từ thắt lưng trở lên. Tắm mông từ thắt lưng trở xuống. Sau đó lau khô. 11
  85. Sức khỏe - Dùng cồn, bột talc xoa bóp vùng lưng và mông trước, sau đó đến các vùng khác. Cách xoa bóp: xoa nhẹ, ấn sâu xuống các bắp cơ, chú ý các ụ xương. - Cho bệnh nhân nằm ngửa lại, mặc quần áo. - Thay khăn trải giường (nếu cần) - Sắp xếp lại ghế, giường, tủ đầu giường ngay ngắn, sạch sẽ. 2.4.5. Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ: - Ðồ VẢI GỬI ÐI giặt. - Rửa dụng cụ bằng xà phòng và nước. Lau khô. Trả về chỗ cũ. 2.4.6. Ghi hồ sơ: - Ngày giờ tắm. - Tình trạng bệnh nhân. - Tên người thực hiện. 12
  86. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN CÁCH LẤY BỆNH PHẨM LÀM XÉT NGHIỆM 1. đại cương Trong việc thăm khám, chữa bệnh, ngoài việc khai thác các dấu hiệu lâm sàng do thầy thuốc làm, còn phải làm các xét nghiệm. Vì các kết quả xét nghiệm giúp cho thầy thuốc chẩn đoán và theo dõi bệnh được chíng xác, khách quan, giúp cho việc điều trị đạt kết quả tốt. Do đó việc lấy bệnh phẩm làm xét nghiệm rất quan trọng. Người điều dưỡng phải chuẩn bị và tiến hành lấy bệnh phẩm đúng kỹ thuật. 2. kỹ thuật 2.1. Cách lấy máu để làm xét nghiệm: Có rất nhiều xét nghiệm về máu như xét nghiệm sinh hóa, tế bào, vi khuẩn Có hai cách: lấy máu tĩnh mạch và mao mạch. 2.1.1 Lấy máu tĩnh mạch: a) Chuẩn bị dụng cụ: - Vô khuẩn + Bơm tiêm (Tùy số lượng máu làm xét nghiệm) + Kim tiêm - Những dụng cụ khác + Bông tẩm cồn. + Lọ hoặc ống nghiệm dán nhãn tên, tuổi của bệnh nhân, số giường, khoa phòng. Có chất chống đông hay không tùy loại xét nghiệm. 1
  87. Sức khỏe + Dây ga rô. + Khay quả đậu có nước. + Túi giấy. + Gối nhỏ bọc nylon. b) Chuẩn bị bệnh nhân: - Báo và giải thích cho bệnh nhân biết rõ về mục đích, việc làm (nếu bệnh nhân tỉnh), bệnh nhi và bệnh nhân hôn mê phải giải thích cho người nhà bệnh nhân. - Tay bệnh nhân phải sạch, nếu bẩn thì trước khi lấy máu phải rửa tay bệnh nhân bằng xà phòng. c) Tiến hành: - Cho bệnh nhân nằm thoải mái trên giường, nếu là trẻ nhỏ phải có người giữ để trề khỏi giãy giụa. - Chọn tĩnh mạch thích hợp thường lấy máu ở nếp gấp khuỷu tay (hệ thống M tĩnh mạch), đặt gối ở dưới chỗ định lấy máu, trẻ nhỏ thường lấy ở tĩnh mạch thóp, tĩnh mạch cổ, tĩnh mạch thái dương, tĩnh mạch thấy rõ mà không di chuyển. - Lắp kim vào bơm tiêm và kiểm tra xem kim có thông không. - Buộc gây ga rô cách chỗ tiêm 5cm về phía trên. - Sát khuẩn da thật kỹ và để khô. - Ðưa kim vào tĩnh mạch, mở dây ga rô (nếu thử máu về sinh hóa). - Kéo lui nòng nhẹ nhàng và rút đủ số máu cần thiết tránh tạo bọt khí. - Tháo dây ga rô, rút kim ra, ấn nhẹ bông nơi tiêm, bảo bệnh nhân gấp tay lại. - Tháo kim ra, bơm máu nhẹ nhàng vào ống nghiệm, đậy nút lại. 2
  88. Sức khỏe + Ðặt bơm tiêm chếch với thành ống nghiệm một góc 45o. + Bơm từ từ máu theo thành ống để tránh làm vỡ hồng cầu. - Gửi bệnh phẩm và giấy xét nghiệm đến phòng xét nghiệm. d) Thu dọn và bảo quản dụng cụ - Rửa bơm tiêm, kim tiêm với nước xà phòng thật sạch. - Lau khô và gửi đi tiệt khuẩn. e) Ghi hồ sơ: - Ngày giờ lấy máu. - SỐ LƯỢNG máu. - Loại xét nghiệm. - Tên người thực hiện. g) Những điểm cần 1ưu ý: - Chuẩn bị bệnh nhân cẩn thận trước khi lấy máu. - Bơm, kim tiêm phải thật khô và vô khuẩn. - Trường hợp cấy máu nên lấy trước khi dùng kháng sinh. 1.2.2 Lấy MÁU MAO MẠCH: áp dụng trong: - Tìm ký sinh trùng sốt rét, lấy máu khi bệnh. nhân lên cơn sốt. - Tìm ấu trùng giun chỉ: lấy máu lúc 12giờ trưa hoặc 24 giờ đêm. a) Chuẩn bị dụng cụ: - 5 phiến kính thật sạch và khô, lựa 1 phiến kính có cạnh nhẵn đế làm kính kéo. 3
  89. Sức khỏe - Kim vô khuẩn hoặc lan xét (lancett). - Bông tẩm eồn. - Bông khô. - Bút chì, túi giấy. b) Chuẩn bị bệnh nhân: giống như phần lấy máu tĩnh mạch. c) Tiến hành: - Lau sạch đầu ngón tay, thường là ngón áp út hay dái tai, bằng tẩm cồn (Ngón tay này ít sử dụng đến). - Ðiều đường viên dùng ngón cái và ngón trỏ bóp chặt đầu ngón tay nhân (tránh máu bị lan rộng). - Dùng kim đám một bên đầu ngón tay với động tác nhanh. Vết chích vừa phải để máu trào lên thành giọt nhỏ khi bóp nhẹ. - Lau bỏ giọt máu đầu. - Lấy giọt máu thứ hai lên giữa kính, đặt cạnh kính chéo cho tiếp xúc với giọt máu một góc 30. Ðợi máu phán tán qua kính 1 và 2. - Ðẩy kính kéo lên phía trước với động tác đều và nhanh để có làn máu mỏng, đều đặn, không dừng lại khi làn máu còn ngắn vì các tế bào chồng lên nhau. - Lau khô ngón tay lần nữa, bóp nhẹ để có giọt máu lớn và tròn, để làm giọt máu đặc. - Cầm hai cạnh của kính phía đuôi làn máu, chấm đầu kia phiến kính vào đỉnh giọt máu. ÚP MẶT KÍNH có máu xuống phía dưới không cho kính chạm vào đầu ngón tay. - Dùng góc cạnh của kính trộn giọt máu theo chuyển động tròn đường kính làm để tránh tan sợi fibrin, tránh che khuất ký sinh trùng. - Ngừng động tác ngoáy ở trung tâm lớp máu tạo giọt máu có viền mỏng. 4
  90. Sức khỏe - Ghi tên bệnh nhân, số giường lên kính. - Ðể khô gói lại, gửi phòng xét nghiệm. d) Ghi hô sơ. - Ngày giờ lấy máu. - Tên người lấy. e) Những điểm cần lưu ý. Ðừng làm giọt máu quá đặc vì khi khô sẽ bị nứt và tróc khỏi kính. Giọt máu đặc vừa phải là khi giọt máu còn ướt, đặt kính lên tờ báo nhìn thấy chữ in. - Làn máu mỏng phải thật mỏng không có sọc và loang - Các viền của làn máu mỏng phải nằm trên kính. 2.2 Cách lấy đờm, phần, mủ để xét nghiệm: 2.2.1 Chuẩn bị dụng cụ: - Khay vô khuẩn có phủ khăn vô khuẩn. + Bơm tiêm, kim tiêm. + Tăm bông. + Kẹp. - Dụng cụ khác: + Lọ nhỏ hấp hoặc luộc sạch. + Phiến kính hoặc ống nghiệm vô khuẩn. + Ðèn cồn. + Khay quả đậu. 5
  91. Sức khỏe Phải vô khuẩn khi thử về vi khuẩn. 2.2.2 Tiến hành: a) Ðờm: Lấy đờm để tìm vi khuẩn. - ÁP DỤNG: trong những bệnh về hô hấp. - Kỹ thuật: + Cho bệnh nhân đánh răng, xúc miệng làm bớt tạp khuẩn trong miệng và họng: + Bảo bệnh nhân ho mạnh, khạc đờm vào vật chứa. + Dùng que lấy một chút đờm, cho vào ống tiệt khuẩn, đậy kín lại. Lấy chỗ có đờm chứ không phải nước bọt. + Có thể dùng tăm bông vô khuẩn quệt vào niêm mạc miệng họng rồi phết lên phiến kính hoặc để cả tăm bông vào ống nghiệm tiệt khuẩn gửi lên phòng xét nghiệm. (Trường hợp bệnh nhân ít đờm, hoặc không khạc được đờm). b) Phân: - Lấy phân nhằm mục đích: + Thử nghiệm sinh hóa: máu, sắc tố mật, mỡ. + Tìm vi khuẩn và ký sinh trùng đường ruột. - Áp dụng: Trong những bệnh về tiêu hóa và những cơ quan liên quan như gan, tụy - Kỹ thuật: + Cho bệnh nhân đi tiểu, hứng nước tiểu riêng. Trường hợp cấy vi khuẩn dùng khay quả đậu to tiệt khuẩn và phải rửa hậu môn trước. + Cho bệnh nhân đi ngoài vào bô dẹt (không lẫn nước tiểu). 6
  92. Sức khỏe + Dùng que lấy phân (10-15g) ngay chỗ giữa bãi phân đều hoặc nghi ngờ, cho phân vào lọ đậy kín lại. Lấy phân nơi có đờm, máu, mủ trong bệnh lỵ amib. - Chú ý: + Ðối với amib: khi trời lạnh phải giữ lọ phân ấm, gửi lên ngay phòng xét nghiệm. + Dùng tăm bông cho vào hậu môn ngoáy rồi phết lên kính nếu cần tìm giun kim, trứng giun. - Những điểm cần lưu ý: + Trường hợp tìm máu trong phân, bệnh nhân phải kiêng ăn thịt nạc hoặc không uống thuốc có chất sắt, bismuth trong vòng 48 giờ. Lưu ý không nhầm lẫn máu từ bộ phận sinh dục. + Không lấy phân lẫn với nước tiểu. c) Mủ - Mục đích: Tìm các vi khuẩn gây mủ để trị bệnh. Làm kháng sinh đồ. - ÁP DỤNG trong các vết thương có mủ như áp xe vỡ hoặc chưa vỡ, lỗ rò - Kỹ thuật: Vết thương hở: - Phương pháp phết lên kính: + Mở vết thương. + Dùng tăm bông vô khuẩn lấy ít mủ, phết lên giữa phiến kính, để khô, đặt một phiến kính khác lên trên. Ðể khô tự nhiên hoặc hơ lên lửa nhưng không hơ nóng quá làm hỏng bệnh phẩm. + Dán nhãn vào mẫu, gửi ngay lên phòng xét nghiệm: 7
  93. Sức khỏe + Rửa và băng vết thương lại. Phương pháp bỏ vào ống nghiệm: + Mở nắp ống nghiệm, hơ miệng ống nghiệm trên lửa (đèn cồn). + Dùng bơm tiêm hút mủ cho vào ống hoặc điều dưỡng dùng tăm bông lấy mủ cho vào ống nghiệm. Bẻ bỏ đầu que đã cầm ở tay. + Hơ miệng ống lại lần thứ hai, đốt viên bông đút ống rồi đậy lại. Trường hợp ổ mủ chưa vỡ: Sát khuẩn da của bọc mủ, đâm kim vào hút mủ, bơm mủ vào ống nghiệm hoặc phết lên phiến kính. Trường hợp mủ ít: đậy đầu kim, giữ nguyên bơm tiêm, gửi ngay lên phòng xét nghiệm. Việc đâm kirn vào bọc mủ do bác sĩ thực hiện. + Rửa tất cả các dụng cụ vòi nước và xà phòng thật sạch, lau khô rồi gửi đi tiệt khuẩn. e) Ghi hồ sơ - Ngày giờ lấy bệnh phẩm. - Chất thử. - Loại thuốc đã sử dụng (nếu có). - Tên điều dưỡng viên thực hiện. 2.3 Cách lấy nước tiểu xét nghiệm: 2.3.1 Chuẩn bị dụng cụ: - 1 khay thông tiểu như trong bài thông tiểu. - ỐNG NGHIỆM vô khuẩn nếu thử nghiệm vế vi khuẩn. - Bình chứa nước tiểu có vạch đo thể tích. - Ðèn cồn. - Vải cao su (tấm nylon). 8
  94. Sức khỏe - Bình phong. 2.3.2 Tiến hành: Có nhiều cách: a) Kiểm tra nước tiểu về số lượng, màu sắc trong 4 giờ: Khoảng 8h sáng cho bệnh nhân đi tiểu để lấy hết nước ở bàng quang, xong đổ nước tiểu ấy đi, lấy bình nước tiểu sạch, ghi tên bệnh nhân, số giường. Cho bệnh nhân chứa tất cả các nước tiểu ngày hôm đó trong bình. Ðến 8h sáng hôm sau báo bệnh nhân đi tiểu lần cuối vào bình. Sau đó đo số lượng nước tiểu 24 giờ. Ghi vào hô sơ. - Cần dặn bệnh nhân hứng nước tiểu mỗi khi đi tiểu. - Blnh nước tiểu đậy kín để chỗ mát. - Tránh cho nước tiểu phân hủy, dùng các dung dịch: + Cho thymol trong rượu 1% 1ml/100ml nước tiểu. + 1 giọt phenol trong 30ml nước tiểu. b) Kiểm tra tế bào và ký sinh trùng. - Rửa bộ phận sinh dục ngoài bằng xà phòng nước hoặc thuốc sát khuẩn và nước chín. - Bệnh nhân đi tiểu, bỏ phần nước tiểu đầu. Lấy phần giữa cho vào ống nghiệm. Nên lấy vào buổi sớm. - Gửi ngay lên phòng xét nghiệm: để tránh amoniac trong nước tiểu trở thành kiềm làm hủy hoại tế bào. c) Tìm vi khuẩn: Nữ: thông tiểu, thủ thuật phải được thực hiện đúng kỹ thuật để đảm bảo vô khuẩn tuyệt đối. Nam: 9
  95. Sức khỏe + Sát khuẩn quy đầu, đầu niệu đạo, rửa lại bằng nước vô khuẩn. + Bỏ nước tiểu đầu, lấy phần giữa. + Cho nước tiểu vào ống nghiệm vô khuẩn. Nhớ hơ miệng ống nghiệm trước và sau khi lấy nước tiểu trên ngọn lửa đèn cồn. - Trẻ em gái sơ sinh: + Rửa kỹ bộ phận sinh dục. + Ðắp lên âm hộ một lớp bông thấm nước vô khuẩn. + Sau khi trẻ tiểu xong, vắt bông lấy nước tiểu. - Trẻ em trai: + Rửa bộ phận sinh dục ngoài. + Ðể dương vật trẻ vào ống nghiệm vô khuẩn, cố định bằng băng dính. d) Lấy nước tiểu theo giờ. Tùy theo chỉ định, thường áp dụng cho bệnh nhân đái tháo đường. Có thể lấy nước tiểu từ 6-12h; 12-18h; 18-24h; 24-6h. Lấy tất cả nước tiểu bệnh nhân đi tiểu hoặc: - Từ trước bữa ăn sáng đến bữa ăn trưa. - Từ trước bữa ăn trưa đến trước bữa ăn tối. - Từ trước bữa ăn tối đến 24h. - Từ 24h đến trước bữa ăn sáng. Chứa nước tiểu trong một bình riêng lắc đều, lấy 50ml nước tiểu gửi ngay lên phòng xét nghiệm. 10
  96. Sức khỏe Lấy nước tiểu 1 giờ hoặc 2 giờ trong trường hợp: - Bệnh nhân bị nhiễm acid. - Bệnh nhân hôn mê (Tìm đường và aceton) Lưu ý: - Lấy nước tiểu trước khi ăn. - Lấy nước tiểu khi tiêm Insulin. 2.3.3 Dọn dẹp và bảo quản dụng cụ: - Rửa sạch tất cả dụng cụ với xà phòng và nước. - Lau khô và gửi đi tiệt khuẩn. 2.3.4 Ghi hổ sơ: - Ngày giờ lấy bệnh phẩm. - Loại xét nghiệm. - Tên điều dưỡng viên thực hiện 11
  97. Sức khỏe ĐIỀU DƯỠNG CƠ BẢN CHUẨN BỊ BỆNH NHÂN LÀM XÉT NGHIỆM CẬN LÂM SÀNG Mục tiêu học tập Sau khi học, học sinh có khả năng: 1. Trình bày được tầm quan trọng của công tác chuẩn bi bệnh nhân trước khi làm xét nghiệm cận lâm sàng. 2. Chuẩn bị bệnh nhân đúng theo yêu cầu của từng loại xét nghiệm cận lâm sàng. 1. ĐẠI CƯƠNG Ngày nay có một số xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt như siêu âm, X QUANG, NỘI SOI, điện tâm đồ, điện não đồ được dùng rất phổ biến trong bệnh viện. Các xét nghiệm trên rất có giá trị trong chẩn đoán và điều trị vì qua các xét nghiệm đó mà xác định rõ được vị trí, kích thước, độ nông sâu của tổn thương, khối u hoặc việc điều trị đã tiến triển tới đâu. Ðể có được kết quả chính xác người điều dưỡng cần phải giải thích, hướng dẫn, động viên để bệnh nhân yên tâm và hợp tác làm xét nghiệm. Sau đây là một số công việc người điều dưỡng cần chuẩn bị cho bệnh nhân trước khi làm các xét nghiệm trên. 2. CHUẨN BỊ CHO BỆNH NH?N LÀM XÉT NGHIỆM: Gồm có cụ thể cho từng loại xét nghiệm sau: 2.1 Chuẩn bị bệnh nhân CHIẾU CHỤP X quang. 2.1.1 Mục đích: 1
  98. Sức khỏe Chẩn đoán X QUANG LÀ PHƯƠNG PHÁP DÙNG QUANG TUYẾN X để phát hiện những hình ảnh mang dấu hiệu bất thường trên màn huỳnh quang hay trên phim của một số cơ quan trong cơ thể người - giúp cho việc chẩn đoán bệnh. Trong kỹ thuật X QUANG muốn đạt được kết quả về chẩn đoán - chúng ta phải chuẩn bị cho bệnh nhân đơn giản hoặc chuẩn bị kỹ càng qua nhiều giờ hoặc nhiều ngày trước khi thực hiện. 2.1.2 Kỹ thuật: Có HAI kỹ thuật a) Chiếu, chụp thẳng qua cơ quan không chuẩn bị. b) Chiếu, chụp một cơ quan sau khi bệnh nhân được tiêm thuốc, uống thuốc, bơm thuốc cản quang vào cơ quan đó (mạch não đồ, UIV, chụp mật qua da - uống barite, chụp hệ thống thiêu hóa ). Họ CẦN hiểu biết những tác nhân làm ảnh hưởng đến kết quả của hình ảnh tấm phim – làm nhầm lẫn sai lệch trong chẩn đoán: - Vật cản có trên người bệnh: + Kim loại, đá quý, đồ trang sức. + Thức ăn trong dạ dày. + Các khối phân cứng trong đại tràng. - Các hóa chất, các thuốc dùng: + Các thuốc bôi lên da (da liễu), các thuốc màu. + Các thuốc cản quang như Bismuth. 2.1.3 Các nguyên tắc chung: Giải thích phương pháp LÀM X quang cho bệnh nhân. Ðể bệnh nhân có sự cộng tác tốt trong khi tiến hành kỹ thuật. - Ðã đăng ký lịch cụ THỂ (NGOÀI GIỜ) VỚI PHÒNG X quang. 2