Giáo trình Phương pháp luận đo lường giá trị tài nguyên nước tưới - Đào Văn Khiêm

pdf 8 trang huongle 2300
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Phương pháp luận đo lường giá trị tài nguyên nước tưới - Đào Văn Khiêm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_phuong_phap_luan_do_luong_gia_tri_tai_nguyen_nuoc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Phương pháp luận đo lường giá trị tài nguyên nước tưới - Đào Văn Khiêm

  1. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ TÀI NGUYÊN NƯỚC TƯỚI Đào Văn Khiêm Khoa Kinh tế - Đại học Thuỷ lợi Tóm tắt: Đo lường giá trị kinh tế của tài nguyên nước là một trong những mối quan tâm đặc biệt của các chuyên gia kinh tế tài nguyên nước khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên, ở Việt nam, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách đầy đủ tương xứng với tầm quan trọng của bài toán này trong việc trợ giúp công tác phát triển và quản lý tài nguyên nước. Nội dung bài báo đề cập tới cơ sở khoa học của các thước đo lợi ích của nước, phân tích và lựa chọn mô hình tính toán giá trị kinh tế của nước, và ứng dụng thực tế của mô hình tại Hệ thống tưới Núi cốc, tỉnh Thái nguyên. Tác giả cũng đã thực hiện so sánh các kết quả của một số mô hình đánh giá giá trị của nước khác nhau để minh hoạ cho kết quả tính toán cho thấy ưu thế của phương pháp mô hình quy hoạch phi tuyến. Trong Tuyên bố Dublin (Ireland, 1992) tài nguyên nước có giá trị kinh tế và phải được coi là một hàng hoá kinh tế. Tuy nhiên, “giá trị kinh tế” (gọi tắt là giá trị) không phải là một khái niệm đơn giản, đặc biệt trong các ứng dụng tính toán kinh tế tài nguyên nước ở nước ta, cụ thể là, đại lượng này hầu như chưa được đề cập tới trong hầu hết các đề tài nghiên cứu khoa học của các chuyên gia ngành nước của chúng ta. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tới các kết quả khoa học cũng như ứng dụng lớn của ngành nước, ví dụ như lĩnh vực quy hoạch tài nguyên nước. Mục tiêu của bài viết này nhằm giới thiệu một trong số những thước đo giá trị như vậy, cụ thể là ý muốn thanh toán (WTP) dựa vào đường cầu Marshall và ứng dụng của nó trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tưới cho lúa tại một số hệ thống nước ở Việt nam. 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐO LƯỜNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC Trong đại đa số các dự án tài nguyên nước, các nhà phân tích Lợi ích – Chi phí của chúng ta thường tính Bt ,Ct (Lợi ích năm t và Chi phí năm t) một cách đơn giản thái quá: Bt  pk qk , trong đó pk , qk là giá và khối lượng sản phẩm thứ k tại năm thứ t (công thức tính Ct cũng tương tự cho các đầu vào của dự án). Công thức trên chỉ dùng được cho những dự án nhỏ lẻ vì một lý do đơn giản là nếu quy mô của dự án chiếm một tỷ phần đáng kể của thị trường thì pk pk (qk ) , tức là giá và khối lượng sản phẩm có quan hệ với nhau, và quan hệ này chính là quan hệ cầu của thị trường. Việc bỏ qua quan hệ này, chưa kể tới một số hàng hoá (hoặc tài nguyên) không có giá cả thị trường vì các “thất bại thị trường” cho nên việc tính toán còn phức tạp hơn nhiều, dẫn tới việc phân tích Lợi ích – Chi phí không còn chính xác, mặc dù còn chưa xét đến những biến động trong tỷ lệ chiết khấu.
  2. Vì vậy, từ lâu các nhà kinh tế khắp nơi trên toàn thế giới đã không coi trọng phương pháp phân tích Lợi ích – Chi phí này nữa, và thực sự đã tiến hành nhiều nghiên cứu để đổi mới phương pháp này về bản chất. Một trong những thay đổi là: để lựa chọn một thước đo về giá trị của nước, chúng ta cần phải xem xét một số điểm cơ bản của lý thuyết đo lường giá trị tài nguyên – môi trường nói chung và giá trị tài nguyên nước nói riêng. Trước hết chúng ta nhắc lại khái niệm ý muốn thanh toán (WTP) và ý muốn chấp nhận đền bù (WAC). Theo định nghĩa WTP là khối lượng lợi ích tối đa (thường tính qua tiền) mà cá nhân muốn bỏ ra để có được một loại hàng hoá nào đó, ví dụ như các sử dụng nước (nước tưới, nước sinh hoạt, nước công nghiệp, ); còn WAC là khối lượng lợi ích tối thiểu mà cá nhân sẽ yêu cầu để từ bỏ sử dụng một hàng hoá nào đó. Về nguyên tắc, WTP và WAC là không trùng nhau, WTP bị phụ thuộc vào thu nhập còn WAC thì không. WTP và WAC có thể được phân loại theo kiểu tác động vật lý như (i) tác động trực tiếp lên con người (sức khoẻ, hương vị, tầm nhìn, sắc đẹp); (ii) tác động lên hệ sinh thái (năng suất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, đa dạng sinh thái, ); (iii) tác động lên các hệ vô sinh (huỷ hoại nguyên vật liệu, đất trồng, chi phí sản xuất, thời tiết, khí hậu, ), và kiểu tác động kinh tế như: (i) các tác động làm thay đổi thu nhập, cung, cầu, và giá cả hàng hoá đối với người tiêu dùng; và (ii) các tác động tới các hàng hoá không được mua bán một cách bình thường qua hệ thống thị trường (nước tưới, nước sinh hoạt, phòng chống ô nhiễm nước, ) Theo mô hình kinh tế vi mô, chúng ta có bài toán tối ưu sau: max u u(x,r, d) với các ràng buộc : f (y,r,d) 0, ràng buộc hàm sản xuất s  y  x 0 , ràng buộc cung - cầu r r *, ràng buộc về tài nguyên trong đó u là lợi ích cá nhân, x là véc tơ hàng hoá (hoặc tài nguyên) do cá nhân tiêu dùng, y là véc tơ hàng hoá (hoặc tài nguyên) do xí nghiệp sản xuất, s là véc tơ hàng hoá (hoặc tài nguyên) sẵn có, r là véc tơ hàng công cộng, d là véc tơ giá trị mà cá nhân nhận được do giảm chất thải từ các xí nghiệp. Sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange để phân tích bài toán trên, chúng ta nhận được một số kết luận như sau: ngoài những điều kiện bậc nhất về các chi phí và lợi ích cận biên như các hàng hoá thị trường thường phải thoả mãn, ta còn có được kết quả: (i) nhân tử Lagrange là giá bóng của r * _ tức là ta có thể tính được giá của việc hạn chế tài nguyên – môi trường, và (ii) các quan hệ hàm số giữa WTP cận biên và WAC cận biên của các luồng hàng hoá (hoặc tài nguyên) và khối lượng hàng hoá được cung cấp. Nói một cách khác, thông qua phân tích toán học, chúng ta có thể thấy, về nguyên tắc, chúng ta có thể tính toán được giá trị kinh tế của những hàng hoá (hoặc tài nguyên – môi trường), kể cả những hàng hoá (hoặc tài nguyên) không xuất hiện trên các thị trường trao đổi truyền thống. 2. THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC
  3. Như trên đã nói, về nguyên tắc, mô hình toán học của bài toán tối ưu lợi ích điển hình của kinh tế học vi mô cho thấy hoàn toàn có thể xác định được giá (chính xác hơn là giá bóng _ là giá, mặc dù không quan sát được trên thị trường, phản ánh hành vi của thị trường theo một cách thức tương tự như giá thị trường) và các quan hệ đo lường lợi ích kinh tế. Tuy nhiên, trong thực hành vẫn còn một số vấn đề cần lựa chọn, cân nhắc. Vấn đề thứ nhất ở đây là nên sử dụng đường cầu Marshall hay đường cầu Hicks để tính WTP và WAC? Vấn đề là ở chỗ, nếu sử dụng đường cầu Marshall, chúng ta có thể đưa ra một lời giải thích tương đối dễ hiểu về lợi ích và biến đổi lợi ích, được thể hiện bằng các phần diện tích nằm bên dưới đường cầu Marshall và trên đường chi phí cận biên của thị trường này. Tuy nhiên, lô gíc toán học cho thấy, điều nói trên chỉ đúng khi thay đổi trong thu nhập là tương đối nhỏ. Tức là, thước đo lợi ích theo hàm cầu Marshall, tuy có nhiều ưu điểm, nhưng về bản chất, không tương thích với một thước đo lợi ích như WTP và WAC chẳng hạn. Đường cầu Hicks lại có đủ ưu thế để giải quyết vấn đề lô gíc nói trên, tuy nhiên, việc tính toán hàm cầu Hicks, tuy đã có nhiều tiến bộ, nhưng vẫn nằm ngoài khả năng của nhiều chuyên gia kinh tế tài nguyên – môi trường. Vào năm 1976, Willig đã đưa ra bài báo nổi tiếng biện hộ cho việc sử dụng đường cầu Marshall như một xấp xỉ cho thước đo lợi ích trong những điều kiện biến động thu nhập là nhỏ. Theo Willig, trong tình huống điển hình, biến động thu nhập lên tới 20% thì sai số trong tính toán lợi ích dựa vào đường cầu Marshall vẫn không ảnh hưởng lớn đến các kết quả tính toán giá trị của tài nguyên – môi trường thực tế. Vấn đề thứ hai là vấn đề số liệu dùng cho tính toán giá trị. Đối với việc tính toán giá trị của hàng hoá (hoặc tài nguyên), nói chung chúng ta cần phải có được các số liệu về khối lượng cũng như về giá cả của các hàng hoá đó và các hàng hoá có liên quan. Có một số số liệu có thể quan sát được trên thị trường như các hàng hoá (hoặc tài nguyên) được trao đổi trên các thị trường cạnh tranh. Trong điều kiện này, tính cạnh tranh làm cho các thông tin này không bị “bóp méo” và hoàn toàn có thể xử lý bởi các công cụ của khoa học thống kê một cách đáng tin cậy. Tuy nhiên, đối với các hàng hoá liên quan đến vấn đề tài nguyên – môi trường thì tình hình không phải như vậy, vì khi này có nhiều thất bại thị trường, cho nên tính cạnh tranh bị phá huỷ, dẫn tới việc các số liệu cần thiết cho tính toán giá trị trở nên không thể quan sát thấy một cách khách quan qua các giao dịch thị trường. Một trong những giải pháp cho vấn đề này là phương pháp CVM, là phương pháp lấy thông tin, số liệu cần thiết về hành vi thị trường thông qua phương pháp điều tra, xét hỏi. Tuy nhiên, để đạt được độ chính xác cần thiết, việc áp dụng phương pháp này đòi hỏi phải có những hiểu biết sâu sắc và khả năng thực hành có kinh nghiệm, nếu không chúng ta sẽ nhận được những kết quả phản tác dụng. Để minh hoạ cho việc áp dụng phương pháp tính toán giá trị nói trên, chúng tôi sẽ trình bày một ví dụ ứng dụng mà chúng tôi đã thực hiện cho hệ thống Quản lý và Khai thác Công trình Thuỷ lợi Núi Cốc thuộc tình Thái nguyên. Đây là một hệ
  4. thống tự chảy chủ yếu phục vụ dịch vụ tưới cho lúa, do vậy giá trị chính là giá trị của dịch vụ tưới lúa. Để tính giá trị của nước tưới cho lúa, chúng tôi đã lựa chọn thước đo lợi ích WTP dựa vào đường cầu Marshall đối với tưới, vì điều kiện Willig nói chung được thoả mãn. Hơn nữa, chúng tôi có đối chiếu với một số kết quả tính toán giá trị khác trong cùng một điều kiện số liệu để đưa ra những so sánh cần thiết. 3. ĐO LƯỜNG GIÁ TRị KINH TẾ CỦA NƯỚC TƯỚI TẠI HỆ THỐNG NÚI CỐC – THÁI NGUYÊN a. Mô hình hoá. Hệ thống Núi cốc hiện đang phụ trách 4 khu tưới: Kênh chính, Kênh giữa, Kênh Đông, và Kênh Tây. Ngoài ra, hệ thống còn có thể phục vụ cung cấp nước tưới bổ sung cho Hiệp hoà - Bắc giang, và phục vụ một số hoạt động kinh tế khác như cung cấp nước sinh hoạt, chăn nuôi thuỷ sản, sản xuất điện năng, góp phần phòng lũ, phụ vụ du lịch, . Tuy nhiên, trong khoảng thời gian gần đây, nhiệm vụ chủ yếu của Núi cốc là tưới, để minh hoạ phương pháp tính toán WTP, mô hình của của chúng tôi cũng sẽ chủ yếu tập trung vào tính toán WTP của tưới. Mặt khác, vì tính toán giá trị của nước tưới có tầm quan trọng lớn nhất (vì tưới được xem như ngành lãng phí nước nhất) và cũng là loại tính toán khó nhất (vì không có thị trường) trong số các sử dụng nước khác nhau, cho nên có thể coi tính toán giá trị tưới là điển hình cho các tính toán giá trị khác của nước. Nước sinh hoạt cũng có một vai trò tương tự, nhưng vì phạm vi bài viết có hạn, cho nên chúng tôi sẽ trình bày mô hình tính toán giá trị nước sinh hoạt trong một dịp khác. b. Tính cầu nước tưới. Theo định nghĩa, cầu tưới là quan hệ giữa lượng dịch vụ tưới và giá kinh tế của dịch vụ tưới và một số biến số khác như giá của các hàng hoá (hoặc tài nguyên) có liên quan. Tuy nhiên, vì đặc tính khó thay thế của mình nên cầu nước tưới chủ yếu chỉ phụ thuộc vào giá của chính nó mà thôi. Tức là chúng ta có quan hệ hàm số qw d( pw ) trong đó qw là lượng nước tưới, pw là giá kinh tế của nước tưới, và d là hàm cầu. Để xác định được quan hệ này, trước hết cần phải chỉ ra dạng hàm của d . Các nhà kinh tế tưới thường chọn dạng của d là đa thức hoặc hàm mũ. Với đa thức, chỉ có đa thức bậc nhất (cầu tuyến tính) là thích hợp hơn cả, vì như chúng ta sẽ rõ sau này, hàm lợi ích tương ứng với hàm cầu này phải thoả mãn điều kiện tăng chậm dần, mà chỉ đa thức bậc hai (tích phân của cầu d ) mới đáp ứng được. Ngoài ra chúng ta có thể chọn d là hàm mũ, và hàm e-mũ là phù hợp cho điều này. Vì vậy trong mô hình này, chúng tôi đã lựa chọn ra hai dạng hàm cầu d để kiểm tra: hàm bậc hai và hàm e-mũ. Tuy nhiên có thể có nhận xét rằng hàm e-mũ là phi tuyến nên gợi ý cho chúng ta rằng hàm này sẽ có khả năng xấp xỉ đường cầu tưới một cách chính xác hơn một đường cầu tuyến tính, và nhận xét này sẽ được khẳng định thông qua kết quả tính toán cụ thể của mô hình sau này. Mặt khác, chúng ta cần phải xét tới các tiếp cận để xây dựng đường cầu tưới. Có hai tiếp cận tiêu biểu như sau:
  5. - Xây dựng cầu thông qua hàm sản xuất: trước hết chúng ta cần xây dựng hàm sản xuất y f (qw ) , trong đó y là sản lượng lúa. Quan hệ hàm sản xuất cho biết ứng với một khối lượng nước tưới, ta có một mức sản lượng tương ứng là y . Từ quan hệ này, giải một bài toán tối ưu lợi nhuận của người nông dân, chúng ta sẽ nhận được một hàm cầu bậc nhất. Hàm cầu này còn có tên gọi là hàm cầu dẫn xuất của tưới vì cầu của tưới được rút ra không phải một cách trực tiếp mà gián tiếp thông quan hàm sản xuất. - Xây dựng cầu tưới trực tiếp bằng phương pháp kinh tế lượng: Tuy việc xây dựng cầu thông qua hàm sản xuất là một tiếp cận truyền thống của các nhà kinh tế tưới, nhưng trong thời gian gần đây, do sự hiểu biết về bản chất cầu tưới ngày càng gia tăng, các nhà kinh tế tưới đã đề xuất xây dựng cầu tưới một cách trực tiếp hơn thông qua phương pháp kinh tế lượng (econometrics). Bản chất của phương pháp này là dựa trực tiếp vào các quan sát (qw , pw ) (lượng nước tưới, giá nước tưới) tại các vị trí đặc biệt: ví dụ như khi hoàn toàn không có nước, giá nước tưới khi đó sẽ dễ xác định hơn (khoảng 20-23% sản lượng), hoặc khi có đủ nước (6500 m3/ha) thì giá kinh tế của tưới sẽ xấp xỉ bằng không vì người nông dân không cần thêm nước tưới nữa. Sau khi đã có những quan sát này, ta có thể sử dụng phương pháp kinh tế lượng để tiến hành hồi quy. Tuy nhiên, để gia tăng khả năng bảo đảm của kết quả, ta cần sử dụng các biện pháp hồi quy tổng quát hơn, ví dụ như Bình phương tối thiểu tổng quát (GLS _ General Least Square), để giải quyết vấn đề đến sự vi phạm giả thiết phương sai cố định của Bình phương tối thiểu nguyên thuỷ (OLS _ Original Least Square). Ngoài ra cũng cần sử dụng hồi quy này để lưu ý tới độ co dãn rất thấp của d ln qw cầu tưới ( ed 0,12), vì tưới là dịch vụ khó có thể thay thế bởi một đầu d ln pw vào sản xuất nào khác. Chúng tôi đã thử nghiệm nhiều phương án tương ứng với các trường hợp đã nói ở trên. Một số kết quả điển hình thu được là: Cầu tưới tuyến tính pw aqw b Khu tưới Vụ Hệ số a Hệ số b Kênh Chính Đông – Xuân -42,462 233,330 Hè – Thu -116,672 894,872 Kênh Giữa Đông – Xuân -55,902 511,109 Hè – Thu -107,070 1461,530 Kênh Tây Đông – Xuân -37,577 302,136 Hè – Thu -73,379 562,820 Kênh Đông Đông – Xuân -55,906 381,197 Hè – Thu -43,512 466,667
  6. Cầu tưới phi tuyến pw a exp( qw / b) Khu tưới Vụ Hệ số a Hệ số b Kênh Chính Đông – Xuân 282,0 0,639 Hè – Thu 304,0 0,639 Kênh Giữa Đông – Xuân 376,0 1,040 Hè – Thu 364,9 1,330 Kênh Tây Đông – Xuân 339,0 0,923 Hè – Thu 365,0 1,140 Kênh Đông Đông – Xuân 352,9 0,778 Hè – Thu 345,0 1,050 c. Chạy mô hình Sau khi tính được đường cầu tưới, tại mỗi khu tưới, ứng với từng vụ, chúng ta còn cần phải tính thêm đường chi phí cận biên của tưới. Tuy nhiên, đây không phải là một khó khăn, và để cho đơn giản mô hình, chúng tôi không đề cập tới chi phí cận biên trong tính toán này, và bài toán của chúng ta sẽ liên quan tới thu nhập thô của tưới thay vì lợi nhuận ròng. Như vậy, chúng ta đã coi mỗi khu tưới như một thị trường dịch vụ tưới riêng biệt. Tuy nhiên, các quan hệ cân bằng nước cho thấy, khối lượng nước tưới tại từng thị trường riêng biệt này đều bị phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, chúng ta cần xác định tình trạng tối ưu của toàn bộ hệ thống thay vì tối ưu cục bộ. Nếu ký hiệu q là wk khối lượng nước tưới tại khu vực thứ k, ta có thể viết bài toán dưới dạng sau: maxTB TBk , trong đó TBk là WTP tại khu tưới thứ k. tuỳ thuộc vào các ràng buộc cân bằng nước, ràng buộc hồ chứa, ràng buộc công suất kênh mương, Ở đây, chúng ta cần lưu ý công thức tính WTP tại khu tưới k được thiết lập bởi diện tích nằm bên dưới đường cầu ròng Marshall của nước tại khu tưới k, như sau: q wk TB d(q)dq , trong đó d(q) là đường cầu tưới tại khu k. k 0 Trong trường hợp d(q) là tuyến tính, TBk là hàm bậc hai, và chúng ta cần giải một bài toán quy hoạch bậc hai, ngược lại nếu d(q) có dạng e-mũ, TBk nhìn chung cũng là một hàm e-mũ, và chúng ta sẽ có một bài toán phi tuyến _ tổng của các hàm e-mũ. Sử dụng một phần mềm tính toán tối ưu bất kỳ (như GAMS, LINGO, thậm chí cả EXEL), chúng ta hoàn toàn có thể dễ dàng nhận được kết quả bằng số. d. So sánh kết quả Chúng tôi đã thực hiện một số phương án khác nhau trong việc tính toán kiểm tra thước đo giá trị đối với Hệ thống Núi cốc nhằm so sánh các tiếp cận đo lường giá trị khác nhau. Phương pháp thứ nhất là phương pháp truyền thống; phương pháp thứ hai là CVM, nhằm đánh giá giá trị nước tưới thông qua điều tra phỏng vấn một số chuyên gia và các nhà quản lý của hệ thống; phương
  7. pháp thứ ba là tính toán giá trị nước tưới thông qua hàm cầu tuyến tính, và phương pháp thứ tư là tính toán giá trị nước tưới bằng cầu phi tuyến (e-mũ). Kết quả của các phương pháp trên cho thấy: - Phương pháp truyền thống đánh giá quá cao các lợi ích của nước tưới - Phương pháp CVM cho thấy giá trị nước tưới của Núi cốc là vào khoảng trên 2 tỷ VND/năm - Phương pháp sử dụng cầu tuyến tính cho kết quả vào khoảng 5,6 tỷ VND/năm - Phương pháp sử dụng cầu e-mũ cho kết quả là 2,4 tỷ VND/năm Đối chiếu các kết quả trên, chúng ta thấy phương pháp CVM và phương pháp tính giá trị sử dụng cầu phi tuyến e-mũ đưa ra giá trị phù hợp với điều kiện của hệ thống Quản lý và Khai thác Núi cốc. 3. KẾT LUẬN Phương pháp luận tính toán giá trị kinh tế của tài nguyên nói chung và nước tưới nói riêng phản ánh được nhiều thuộc tính kinh tế của tài nguyên – môi trường, giúp cho các nhà quản lý hiểu biết sâu sắc về các kiến thức tài nguyên – môi trường. Mặt khác, phương pháp luận này cùng với các công cụ tính toán hiện đại hoàn toàn có thể giúp cho việc thực hành một cách có hiệu quả trong việc đánh giá giá trị thực tế của tài nguyên – môi trường tại các vị trí cụ thể. Vì mục đích của bài viết này chỉ là giới thiệu một phương pháp luận tính toán và khả năng áp dụng thực tế của tiếp cận đo lường giá trị của tài nguyên – môi trường, cho nên tác giả chỉ dừng lại ở các tính toán cho một mục tiêu sử dụng nước _ là sử dụng nước tưới cho lúa. Tuy nhiên, trong thực tế, tiếp cận nói trên có thể mở rộng cho bất kỳ sử dụng nước nào, và cho cả các hệ thống nhiều sử dụng nước phức tạp khác nhau. Việc áp dụng cho trường hợp đa-sử dụng sẽ được trình bày trong một bài viết khác. Tài liệu tham khảo Anderson, G.D. & Bishop, R.C. 1986. The valuation problem. In: D.W. Bromley (ed.). Natural Resource Economics: Policy problems and contemporary analysis. Boston: Kluwer-Nijhoff Publishing. [Recent Economic Thought Series]. Colby, B.G. 1989. Estimating the value of water in alternative uses. Natural Resources Journal. Delft Hydraulics. 1994. Framework of analysis for river basin management. Delft, the Netherlands: Delft Hydraulics' River Basin Management Group. Easter, K.W. & Hearne, R. 1995. Water markets and decentralized water resources management: International problems and opportunities. Water Resources Bulletin, 31(1):9-20. Easter, K.W.; Rosegrant, M.W.; & Dinar, A. 1998. Markets for water: Potential and performance. Boston: Kluwer Academic Press. [Natural resource management and policy, 15]. Freeman III, A.M. 1986. The valuation problem: Comment 1. In: D.W. Bromley (ed.). Natural Resource Economics: Policy problems and contemporary analysis. Boston: Kluwer Nijhoff Publishing. [Recent Economic Thought Series]. Gibbons, D.C. 1986. The economic value of water. Washington, D.C.: Resources for the Future. Hoekstra, A.Y.; Savenije, H.H.G.; & Chapagain, A.K. 2000. Water value flows: A case study on the Zambezi
  8. basin. Delft, the Netherlands: International Institute for Infrastructural, Hydraulic and Environmental Enginering (IHE). [Value of Water Research Report Series, 2]. James, L.D. & Lee, R.R. 1971. Economics of water resources planning. New York: McGraw-Hill Book Company. [McGraw-Hill series in water resources and environmental engineering]. Just, R.E.; Hueth, D.L.; & Schmitz, A. 1982. Applied welfare economics and public policy. Englewood Cliffs, N.J.: Prentice-Hall. Khiem, Dao Van. Modeling demand curve for irrigation water in Dinhhoa Distric, Thai nguyên. Tap chi Nong nghiep, 11/ 2001. Khiem, Dao Van. Water Valuation. Report in AIT, Bangkoc. 12/2002. Khiem, Dao Van. Báo cáo đề tài cấp bộ “tính toán chi phí một mét khối nước cho các hệ thống thuỷ lợi”, Hà nội, tháng 04 năm 2006. Kindler, J. & Russell, C.S. 1984. Modeling water demands. London: Academic Press. Postle, M.G.; Berry, N.; & Westcott, R. 1997. The economics of low flow rivers. In: M. Kay; T. Franks; & L. Smith (eds.). Water: economics, management and demand. London: E & FN Spon. Young, R.A. 1996. Measuring economic benefits for water investments and policies. Washington, D.C.: The World Bank. [World Bank Technical Paper, 338]. Young, R.A. & Gray, S.L. 1985. Input-output models, economic surplus, and the evaluation of state or regional water plans. Water Resources Research, 21(12):1819-1823. Young, R.A. & Haveman, R.H. 1985. Economics of water resources: A survey. In: A.V. Kneese & J.L. Abstract: Measuring economic values of variuos water uses is one of the most important concerns of water resources economists all over the world. However, this issue is still studied not enough being deserving to the its role in supporting decision- making processes in water resources setor. This paper addresses the theoretical basis of the value measures of the water, and analyses and chooses models to estimate water values in the Nui coc irrigation system in Thainguyen province. The author also compares the results of the estimations of several available models showing the advantages of the nolinear programming model.