Giáo trình Quá trình phát triển giáo dục một số nước ở Khu vực Châu Âu và Châu Mỹ

pdf 77 trang huongle 2680
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quá trình phát triển giáo dục một số nước ở Khu vực Châu Âu và Châu Mỹ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdftai_lieu_qua_trinh_phat_trien_giao_duc_mot_so_nuoc_o_khu_vuc.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quá trình phát triển giáo dục một số nước ở Khu vực Châu Âu và Châu Mỹ

  1. Chương IiI QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 152 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  2. A. GIÁO DỤC ANH I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC Ở NƯỚC ANH Vương quốc Anh là gồm 4 nước: Anh, Wales, Scotland và Bắc Ai Len. Wales, Scotland và Bắc Ireland có Chính phủ và cơ quan lập pháp riêng. Anh quản lý trực tiếp tất cả các vấn đề bởi Chính phủ và quốc hội Vương quốc Anh. Trong các hiệp ước của Vương quốc Anh, thì Wales, Scotland và Bắc Ai len được áp dụng một số điều Luật Giáo dục đặc biệt riêng cho quốc gia với sự cân nhắc về quyền dân tộc. Tài liệu này chỉ đề cập đến giáo dục Anh. Anh là một nước có nền lịch sử giáo dục lâu đời. Hệ thống giáo dục Anh đã có từ hàng trăm năm nay và là cái nôi của nền giáo dục hiện đại trên thế giới. Các trường đại học danh tiếng như Oxford và Cambridge đã hoạt động hơn 800 năm nay. Cho đến đầu thế kỷ thứ 19, giáo dục luôn gắn kết chặt chẽ với nhà thờ. Trường học được điều hành bởi các tổ chức tôn giáo và tôn giáo đã có những ảnh hưởng sâu đậm đến sự phát triển giáo dục. Mục đích của giáo dục chính quy vào thời điểm đó là đào tạo những học sinh ưu tú cho sự nghiệp trong nhà thờ và trong Chính phủ. Cuộc Cách mạng công nghiệp đầu thế kỷ 19 đã có những ảnh hưởng sâu sắc đến các điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa ở Anh cũng như ở các quốc gia Châu Âu khác. Một số tổ chức đã kêu gọi việc hình thành hệ thống giáo dục quốc gia và phổ cập giáo dục tiểu học nhằm tránh việc giai cấp công nhân ngày càng yếu kém đi. Tuy nhiên, điều này đã gặp sự phản đối của nhiều người. Tầng lớp thượng lưu của xã hội không tán thành cho sự phát triển văn hóa cho giai cấp lao động. Trẻ em ở những gia đình lao động nghèo không muốn bỏ việc kiếm tiền để dành thời gian cho giáo dục. Nhà thờ lo ngại việc mất ảnh hưởng khi trẻ em được giáo dục tại các cơ sở công lập thay vì đến các cơ sở của nhà thờ. Việc hình thành hệ thống giáo dục quốc gia đã bị trì hoãn vì những lý do liên quan đến kinh tế, xã hội, tôn giáo cho đến khi Luật 1870 “Forster Act” ra đời. Luật 1870 được ban hành đã thiết lập hệ thống giáo dục quốc gia lần đầu tiên tại Anh. Quốc hội chấp nhận hai hệ thống giáo dục gồm các trường công do Chính phủ tổ chức và các trường tư do nhà thờ và các tổ chức từ thiện tổ chức. Luật này quy định việc hình thành các trường tiểu học quốc gia dành cho trẻ từ 5 đến 13 tuổi và nền giáo dục tiểu học là trách nhiệm của chính quyền. Việc giảng dạy giáo lý và các lễ nghi tôn giáo không còn mang tính bắt buộc trong chương trình học, ngoại trừ ở các trường tôn giáo. Giáo dục bắt buộc và hoàn toàn miễn phí bắt đầu có hiệu lực sau khi Luật 1891 được thông qua. Độ tuổi giáo dục bắt buộc tăng dần trong những luật tiếp theo. Các trường trung học ở giai đoạn này vẫn chủ yếu do giáo hội tổ chức. Những trường nội trú với học phí rất cao và trường “grammar” là những trường cổ điển dành cho tầng lớp thượng lưu với mục đích đào tạo ra những thành phần ưu tú, những nhà lãnh đạo trong mọi lĩnh vực. Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 153
  3. Năm 1899, Hội đồng Giáo dục cấp Trung ương được thành lập nhằm thiết lập hệ thống giáo dục quốc gia từ tiểu học đến trung học. Hệ thống gồm hai hình thức giáo dục là học thuật và học nghề. Giáo dục quốc gia gồm tiểu học và trung học đã thuộc trách nhiệm của chính quyền thay cho giáo hội. Trong lịch sử của hệ thống giáo dục Anh, việc kiểm soát hoạt động điều hành trường học và cấp vốn cho các trường thay đổi, phụ thuộc vào Đảng cầm quyền cấp quốc gia và cấp địa phương. Những luật được thực thi trong vòng 65 năm qua: - Luật Giáo dục và Kĩ năng 2008 - Luật Giáo dục và Thanh tra 2006 - Luật Giáo dục 2005 - Luật Giáo dục 2002 - Luật Cơ cấu tổ chức và Chuẩn trường học 1998 - Luật Giáo dục 1996 - Luật Giáo dục 1992 - Luật Cải cách giáo dục 1988 - Luật Giáo dục 1973 - Luật Giáo dục 1944 II. CƠ CẤU QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở ANH Ở Anh, Quốc hội có quyền lực tối cao trong việc ban hành các điều luật trong Hiến pháp. Luật ban hành khung pháp lý cho các cơ quan chức năng quản lý điều hành hệ thống giáo dục. Đối với cấp tiểu học và phổ thông, Bộ Trẻ em, Trường học và Gia đình chịu trách nhiệm về chính sách giáo dục cho học sinh đến năm 19 tuổi, trong đó có chính sách giáo dục và bảo vệ trẻ. Các cơ quan quản lý địa phương có trách nhiệmphân bổ ngồn vốn, quản lý chiến lược tổng thể, trao quyền hoạt động giáo dục và dịch vụ cho trẻ em trong vùng bao gồm: phân bổ số chỗ học trong mỗi trường; cung cấp phương tiện đi lại tới trường; tổ chức hỗ trợ cho những em có nhu cầu giáo dục đặc biệt; hỗ trợ phúc lợi cho học sinh; và tổ chức hình thức giáo dục cho học sinh bị đuổi học. Bộ Kinh doanh, Sáng kiến, Đại học và Kỹ năng quy định khung pháp lý cho bậc đại học và cao đẳng. Cơ quan về tài chính cấp vốn và hỗ trợ kỹ thuật cho các trường đại học. Cơ quan kiểm định chất lượng giáo dục chịu trách nhiệm kiểm định và báo cáo kết quả kiểm định cho Bộ Kinh doanh, Sáng kiến, Đại học và Kỹ năng. Báo cáo của cơ quan này có ý nghĩa quan trọng trong việc cấp vốn của các trường vào năm sau. 154 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  4. Sơ đồ dưới đây chỉ ra cấu trúc của hệ thống giáo dục hiện nay ở Anh. Sơ đồ cơ cấu quản lý giáo dục ở Anh III KHÁI QUÁT HỆ THỐNG GIÁO DỤC ANH Giáo dục ở Anh là bắt buộc và miễn phí đối với tất cả trẻ em từ 5 đến 16 tuổi. Học sinh có thể chọn học ở trường công, trường tư, hoặc học tại nhà. Khoảng 94% trẻ em học tại các trường công và khoảng 6% học sinh học tại các trường tư hoặc học tại nhà. Trường công phải thu nhận mọi học sinh và được Chính phủ tài trợ kinh phí hoạt động thông qua sự điều hành của cơ quan quản lý giáo dục địa phương. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn vài trường chuyên biệt “grammar school” chỉ chọn những học sinh có kết quả học tập xuất sắc vào trường. Các trường công giảng dạy theo chương trình học quốc gia và tiến hành các kỳ thi/kiểm tra trên toàn quốc. Các trường chịu sự thanh tra của Văn phòng về các chuẩn trong giáo dục, dịch vụ và kỹ năng cho trẻ (Ofsted) nhằm đảm bảo hoạt động giảng dạy của trường đạt chất lượng cao và xứng đáng với sự đầu tư về tài chính. Các loại hình trường khác nhau được điều hành theo những cách khác nhau, tiến hành những chính sách khác nhau và đáp ứng những nhu cầu Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 155
  5. giáo dục khác nhau. Bộ chuẩn trường học và Khung luật 1998 xác định 4 nhóm trường công lập chính: Trường cộng đồng được quỹ tư nhân cấp tiền, được địa phương tình nguyện quản lý và được khu vực tình nguyện hỗ trợ. 1. Giáo dục Mầm non và dự bị tiểu học Trong những năm qua, Chính phủ đã đặt ra mục tiêu mở rộng và xây dựng hệ thống giáo dục mầm non và chăm sóc trẻ em công lập, hợp tác với các đơn vị tư nhân và tự nguyện. Đối với trẻ từ 3 tháng đến 3 năm tuổi, chương trình giáo dục chủ yếu là do đơn vị tư nhân và tự nguyện cung cấp và cha mẹ học sinh trả phí. Với trẻ từ 3 đến 5 tuổi, có các lớp học trong những trường mẫu giáo công lập và các lớp mẫu giáo trong trường tiểu học cũng như trong các cơ sở tư thục và tự nguyện. Đã có chương trình giảng dạy ngoài giờ miễn phí cho trẻ 3 và 4 tuổi ở Anh. Những trẻ được hưởng giáo dục miễn phí có thể tham gia 5 buổi học 2 tiếng rưỡi/tuần trong 38 tuần/năm. Nói chung, phần lớn những trẻ 3 và 4 tuổi đều tham gia một chương trình học nhất định, trước khi đi học chương trình bắt buộc. Nhiều trẻ em bắt đầu đi học mẫu giáo từ 3 hoặc 4 tuổi. Ở Anh, kể từ sau Luật Giáo dục 2002, giai đoạn nền tảng trong giáo dục đã được chính thức ban hành. Điều này mang lại quyền lợi cho trẻ em, từ 3 tuổi đến cuối lớp tiếp nhận các em mới vào trường (thường là 5 tuổi) trong chương trình giảng dạy công lập. Theo Luật, trẻ em trong giai đoạn này sẽ được giảng dạy hướng tới “những mục đích học tập đầu đời”, bao gồm 6 nội dung chính (nhân cách, phát triển về mặt xã hội và tình cảm, giao tiếp, ngôn ngữ và chữ viết; toán học, kiến thức và hiểu biết về thế giới, phát triển về thể chất; phát triển sự sáng tạo. Bảng dưới đây tổng kết cấu trúc của hệ thống giáo dục cùng với các giai đoạn khác nhau. 2. Giáo dục Tiểu học Giáo dục bắt buộc bắt đầu từ 5 tuổi. Học sinh tiểu học từ lớp 1 đến lớp 6 học các môn học bắt buộc gồm tiếng Anh, toán, khoa học và những môn nền tảng như lịch sử, địa lý, nhạc, nghệ thuật và giáo dục thể chất. Học sinh tiểu học sẽ học từ năm nhất lên đến năm thứ sáu mà không phải qua một kỳ thi nào. Học sinh được chú trọng vào việc học bằng cách tự khám phá hơn là học thuộc lòng. Lớp 1 và 2 được gọi là “infants”, lớp 3 đến lớp 6 được gọi là “juniors”. 3. Giáo dục Trung học Sau 6 năm ở bậc tiểu học, học sinh thường chuyển sang trường phổ thông ở độ tuổi 11. Chương trình giáo dục trung học gồm 5 năm và còn gọi là bậc. Ở lớp 7, 8, 9, học sinh học chương trình chung, vào lớp 10 (bậc 4), học sinh bắt đầu học để chuẩn bị cho một loạt các kỳ thi được gọi là chứng chỉ tốt nghiệp phổ thông trung học (GCSE). Cuối bậc 5, học sinh vào lứa tuổi 16 trải qua kỳ kiểm tra GCSE gồm 9 hoặc 10 môn học, 4 trong số đó là các môn tự chọn. 156 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  6. Chứng chỉ này đánh giá quá trình học tập của học sinh phổ thông trung học và ảnh hưởng trực tiếp đến sự lựa chọn các khoá học tiếp theo của học sinh tại Anh quốc. Chứng chỉ GCSE có thang điểm từ A là cao nhất đến G là thấp nhất. Sơ đồ hệ thống giáo dục Anh 4. Trường bậc 6 - Từ 16 đến 18 tuổi Sau khi hoàn thành giáo dục bắt buộc và hoàn thành kỳ thi GCSE ở độ tuổi 16, học sinh có thể hợp pháp rời trường và bắt đầu đi làm. Tuy nhiên, hầu hết học sinh tiếp tục học thêm 2 năm nữa trong những chương trình huấn luyện tại các trường kỹ thuật; hoặc trường nghề; hoặc tiếp tục để chuẩn bị vào trường đại học, để lấy chứng chỉ A (A levels). Năm thứ nhất được gọi là “Bậc 6 cấp thấp”; năm thứ hai gọi là “Bậc 6 cấp cao”. Những kỳ thi A-levels được thi vào cuối mỗi năm 1 và năm 2. Kết quả 2 năm sẽ là điểm A-levels. Theo thường lệ, các trường đại học chọn sinh viên thi A-levels với 3 hoặc 4 môn học tại các trường đào tạo chuyên biệt. Điểm A-levels càng cao, sinh viên càng có cơ hội vào các trường đại học hàng đầu. 5. Giáo dục Đại học Thông thường chương trình đại học ở Anh và xứ Wales khoảng 3 năm, (các ngành Y, Dược và Kiến trúc có thời lượng lớn hơn). Ở Scotland, chương trình đại học là 4 năm. Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 157
  7. Một số trường đại học có chương trình cử nhân rút gọn 2 năm. Mỗi năm học thường được chia thành 2 đến 3 học kỳ. Sinh viên sẽ nhận được bằng Cử nhân về các môn khoa học xã hội (BA) cho các ngành như ngôn ngữ, nghệ thuật, khoa học xã hội; Cử nhân Khoa học (BSC) cho các bộ môn khoa học và Cử nhân Kỹ thuật (BEng) cho các ngành liên quan đến kỹ thuật và công nghệ. Chỉ tiêu đầu vào các trường đại học dành cho sinh viên quốc tế bao gồm tiếng Anh (IELTS 6.0) và A-levels hoặc một năm Dự bị đại học. Học sau đại học là bước kế tiếp của bậc đại học. Có hơn 20.000 khoá đào tạo sau đại học ở Anh quốc về rất nhiều chuyên ngành khác nhau, các khoá học thường có thời gian ngắn, từ chín tháng đến hai năm. Các chương trình thạc sỹ nghiên cứu triết lý (Mphil), thạc sỹ khoa học xã hội (MA) và khoa học nghiên cứu (MSc) có thể kéo dài từ 1 đến 3 năm. Khoá tiến sỹ là một chương trình nghiên cứu từ 3 năm trở lên. Với sinh viên quốc tế, hầu hết những chương trình thạc sĩ hay tiến sĩ đều yêu cầu họ có bằng đại học được công nhận và Anh ngữ thông thạo (trình độ IELTS 6.5). 6. Các chương trình giáo dục khác Nếu không học GCSE hoặc chứng chỉ A, học sinh có thể học các khóa dạy nghề. Đây cũng có thể là một con đường để vào đại học. Hầu hết các khóa dạy nghề là cho học sinh trên 16 tuổi, được dạy tại các trường cao đẳng công lập. Các trường cao đẳng (FE), của cả hệ thống công lập và tư thục, dạy nhiều chương trình đa dạng bao gồm các khóa Anh ngữ, các khóa lấy chứng chỉ GCSE, chứng chỉ A hoặc các văn bằng tương đương, các khóa hướng nghiệp, các khóa dự bị và một số khóa đại học. Sau khi học xong chứng chỉ A, học sinh có thể nộp đơn vào các trường đại học qua hệ thống tuyển sinh UCAS. IV. NHỮNG CẢI CÁCH QUAN TRỌNG TRONG GIÁO DỤC 1. Phát triển giáo dục toàn diện ở mỗi đứa trẻ (Luật Giáo dục 1944) Trong lịch sử giáo dục của Anh đầu thế kỷ 20, Luật Giáo dục 1944 (còn được biết đến là Butler Act) có giá trị ảnh hưởng quan trọng nhất đến hệ thống giáo dục và nó thay thế tất cả các luật trước đó. Chính phủ nhận ra rằng giáo dục là vấn đề quan trọng của mỗi cá nhân và của quốc gia. Nếu giáo dục mong muốn nuôi dưỡng tinh thần, trí tuệ và thể chất tốt cho cộng đồng, nó phải nuôi dưỡng tinh thần, trí tuệ và thể chất của mỗi cá nhân. Trẻ em phải là trung tâm cho mọi hoạt động giáo dục. Giáo dục không chỉ liên quan đến học thuật mà phải liên quan đến sự phát triển toàn diện của từng đứa trẻ với sự nuôi dưỡng đầy đủ về tinh thần, đạo đức, trí tuệ và thể chất. Khái niêm này được sự đồng thuận của tất cả các tầng lớp xã hội và các đảng đối lập. Trong lịch sử giáo dục Anh, những giá trị tôn giáo, tâm linh được xem là quan trọng tối cao. Một lần nữa, Luật 1944 nhấn mạnh việc rèn luyện tâm linh, thực hiện các lễ nghi tôn giáo và cầu nguyện chung của tất cả học sinh trước khi bắt đầu ngày học ở trường (sau này, vấn đề này bị chỉ trích là không phù hợp với những người không có niềm tin vào tôn giáo). Giáo dục chính 158 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  8. quy được miễn phí cho tất cả trẻ em và các cơ quan quản lý giáo dục địa phương phải đảm bảo đáp ứng nhu cầu học tập của bất cứ ai. Luật 1944 cũng đã quy định việc phát triển những giá trị tinh thần, đạo đức, văn hóa ở trẻ em. Để giúp trẻ em phát triển thể chất tốt, Chính phủ hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục rèn luyện thể chất, hỗ trợ mở rộng cơ hội và điều kiện cho trẻ em và thanh niên tham gia các môn thể thao. Trường học phải đảm bảo việc học sinh trong trường có chế độ ăn uống dinh dưỡng, an toàn và hợp lý. Luật 1944 quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý giáo dục địa phương trong việc đáp ứng những nhu cầu xã hội và phúc lợi, hướng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Trẻ em phải được đảm bảo có cơ hội tốt nhất để phát huy hết năng lực bản thân. Các nhà giáo dục phải hiểu những đặc điểm riêng biệt của mỗi cá nhân cũng như những trở ngại thành công của mỗi đứa trẻ. Nhiệm vụ của các cơ quan quản lý là phải cung cấp tất cả các công cụ hỗ trợ cần thiết vì sự thành công của học sinh. Luật 1944 đã thực sự mang lại ý nghĩa lịch sử quan trọng trong việc phát triển giáo dục ở Anh. Tuy nhiên, Luật này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và hệ thống giáo dục được tiếp tục cải cách ở những luật tiếp theo. 2. Loại bỏ chính sách tuyển chọn học sinh (năm 1965) Để có được hệ thống giáo dục như ngày nay, Chính phủ Anh quốc đã vượt qua được tính bảo thủ đặc trưng để quyết tâm cải tổ hệ thống giáo dục. Ở những năm 1945, hệ thống giáo dục ở Anh được phân chia thành ba hệ thống và đi theo chính sách tuyển lựa từ rất sớm. Khoảng năm 11 tuổi, tất cả trẻ em Anh đều phải trải qua một kỳ thi vào cuối bậc tiểu học để phân loại trình độ học sinh. Những học sinh nào qua được kỳ thi này mới được vào học các trường trung học chuyên biệt gọi là “Grammar School”. Học sinh ở những trường chuyên biệt này được xem là có năng lực và hầu hết được chọn vào các trường đại học danh tiếng sau khi tốt nghiệp. Những học sinh nào không qua được kỳ thi phân loại này, phải đi học những trường gọi là “secondary modern” có trình độ thấp hơn nhiều, hoặc phải học ở trường kỹ thuật. Kỳ thi ở năm 11 tuổi đã quyết định phần lớn tương lai học tập và nghề nghiệp của đứa trẻ. So với trường chuyên biệt, trường “secondary modern” và trường kỹ thuật ít nhận được sự quan tâm của Chính phủ hơn, ít được đầu tư về nguồn lực hơn và ít có đội ngũ giáo viên có năng lực hơn. Tâm lý học sinh thi trượt và phải học ở những trường secondary và trường kỹ thuật được đánh giá là “nhụt chí”. Sự phân loại trình độ học sinh và mức độ ưu tiên đầu tư giữa trường chuyên biệt “grammar school” và “secondary modern” ở Anh trong giai đoạn này khá giống với sự chênh lệch từng tồn tại giữa các trường công lập và trường bán công Việt Nam trong những năm trước đây. Không có một vấn đề nào khó khăn và gây nhiều tranh cãi bằng vấn đề làm sao tổ chức được một hệ thống giáo dục có thể đáp ứng được nhu cầu của tất cả mọi trẻ em, giàu cũng như nghèo, thông minh cũng như không thông minh, phát triển sớm cũng như Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 159
  9. chậm. Ðòi hỏi chung cho hầu hết mọi cải cách trong hệ thống giáo dục là làm sao đào tạo ra những công dân, những nhà lãnh đạo để có thể đóng góp tốt nhất cho sự phát triển xã hội. Kiểu hệ thống phân loại này được xem là chỉ ưu tiên cho học sinh xuất sắc, cho tầng lớp “thượng lưu, quý tộc”, gây lãng phí rất lớn về nguồn nhân lực tiềm tàng và là nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng trong xã hội. Trong nhiều năm, giáo dục là một trong những điểm chính phân biệt hai Đảng Bảo thủ và Lao động. Trong lúc Đảng Lao động kiên quyết chống việc tuyển chọn học sinh và chủ trương một nền giáo dục bình đẳng dựa vào hệ thống các trường trung học tổng hợp thì Đảng Bảo thủ vẫn chủ trương phải lựa chọn học sinh xuất sắc để đào tạo ở các trường chuyên biệt. Năm 1965, Đảng Lao động đã quyết tâm cải tổ hệ thống giáo dục của đất nước và giáo dục Anh đã chuyển sang một hệ thống giáo dục không tuyển chọn, hủy bỏ những trường trung học “secondary modern” và thành lập hệ thống những trường trung học tổng hợp. Như vậy, những trường trung học tổng hợp phải nhận tất cả học sinh không phân biệt năng lực hay thành phần xã hội. Khi chuyển từ hệ thống giáo dục tuyển lựa và phân loại học sinh từ sớm sang hệ thống giáo dục không tuyển lựa, các nhà lãnh đạo Anh hy vọng rằng sẽ loại bỏ được một trong những bất cập của giáo dục Anh về bất bình đẳng và chênh lệch trình độ giữa học sinh các trường. 3. Những cải cách dưới thời Tony Blair (1997-2007) Ở nước Anh, trong hai thập kỷ vừa qua, đã có những báo cáo và yêu cầu phải cải cách giáo dục do những mối quan ngại về chuẩn kiến thức cũng như chất lượng học tập của học sinh ngày càng thấp. Một vài báo cáo đã phê bình các trường vì các chuẩn thấp và ngày càng yếu kém. Nhiều người cũng xem kết quả hoạt động yếu kém của nền kinh tế so với các quốc gia khác, là do lực lượng lao động được đào tạo kém và thiếu kỹ năng cần thiết. Trong suốt một thập kỷ cầm quyền lãnh đạo từ 1997 - 2007, Thủ tướng Tony Blair đã nỗ lực trong công tác cải thiện chất lượng giáo dục tại các trường học ở Anh. Cải cách được tiến hành trên diện rộng với việc xây dựng tài liệu cấp quốc gia, đào tạo nhân lực theo tầng bậc, sử dụng hệ thống về trách nhiệm giải trình để đưa ra những kết quả và thanh tra trường học để đảm bảo rằng việc áp dụng những hoạt động đổi mới có hiệu quả hơn. Chính phủ xây dựng chương trình đào tạo giáo viên và tổ chức chương trình quan hệ công chúng toàn quốc để đánh giá cao sự nghiệp giảng dạy và triển vọng của giáo viên. Anh đã thu hút nhiều giáo viên trẻ tài năng bằng mức lương 7.000 bảng Anh (tương đương 14.000 đô la Mỹ) cho những giáo viên đã tốt nghiệp chương trình đào tạo giảng dạy một năm. Chất lượng giáo dục được đánh giá qua kết quả các bài kiểm tra và các nhà giám sát giáo dục của Chính phủ trực tiếp xuống giám sát và tìm ra nguyên nhân dẫn đến chất lượng bài kiểm tra kém của học sinh. Những trường có thành tích yếu kém cũng được kiểm tra kỹ, đóng cửa một số trường hoạt động kém hiệu quả, xây dựng lại từ đầu 160 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  10. một số trường. Chuyên gia giám sát giáo dục đi rà soát chất lượng giáo dục của từng trường học ít nhất ba năm một lần, kiểm tra môi trường giảng dạy, năng lực của đội ngũ lãnh đạo trường học và đưa ra những gợi ý cần phải sửa đổi. Tài liệu tham khảo [1] EURYDICE (undated) Overview of education systems in England, Wales and Northern Ireland, EURYDICE at NFER, at cfm?file_uuid=585D09DA-C299-53CD-AD5E-0BC73ACB905F&siteName=nfer retrieved on 9th May 2009. [2] Eurydice (2001) Date at home, The Financing of Schools in England, Wales and Northern Ireland, At NFER, 2001, available at the NFER Website: Eurydice/pdfs/The%20financing%20of%20schools.pdf, retrieved on 9th May 2009. [3] Hannaway Jane, Marilyn Murphy Jodie Reed (2004) Leave No City Behind, England/ United States Dialogue on Urban Education Reform, The Urban Institute, Education Policy Centre & Temple University, Centre for Research in Human Development and Education. [4] House of Commons (2008) Preparing to deliver the 14–19 education reforms in England, Thirty–ninth Report of Session, 2007–08, Report, together with formal minutes, oral and written evidence, Ordered by The House of Commons, to be printed 23 June 2008, Committee of Public Accounts. [4] Higham Rob, David Hopkins And Elpida Ahtaridou (2007) Improving School Leadership: Country Background Report for England, OECD: Paris [5] Jaekyung Lee (2001) School Reform Initiatives as Balancing Acts: Policy Variation and Educational Convergence among Japan, Korea, England and the United States, Education Policy Analysis Archives, Volume 9, Number 13, April 2001. [6] Training and Development Agency for Schools, retrieved 9th May, 2009. Nguồn internet: History of education in England, available at: governments_from_1979_to_1997, retrieved on 10th May 2009. retrieved on 9th May 2009. Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 161
  11. B. GIÁO DỤC PHÁP THAY ĐỔI TRIẾT LÝ GIÁO DỤC I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA NỀN GIÁO DỤC PHÁP Cộng hòa Pháp là quốc gia có diện tích lớn thứ hai Châu Âu với dân số khoảng trên 65 triệu người(41). Về mặt hành chính, nước Pháp được chia làm 26 vùng (42), 100 khu vực, 341 quận, 4.232 tổng và 36.680 xã /phường, trong đó chỉ có các cấp vùng, tỉnh và xã/phường là có chính quyền do dân bầu. Từ thế kỷ 17, Pháp đã trở thành một cường quốc và tiến hành xâm chiếm thuộc địa ở hầu hết các châu lục trên thế giới. Vì vậy, văn hóa Pháp nói chung và giáo dục Pháp nói riêng có những ảnh hưởng nhất định đến các quốc gia từng là thuộc địa của Pháp. Tiếng Pháp đến nay vẫn là một trong những ngôn ngữ phổ biến nhất trên thế giới. Nền giáo dục Pháp đã phát triển từ rất sớm. Ngay từ những năm 1880, luật sư Jules Ferry, lúc đó là Bộ trưởng Bộ Giáo dục (43), đã xây dựng hệ thống trường học của nền cộng hòa cơ bản duy trì đến hiện nay. Theo đó, tất cả trẻ em dưới 15 tuổi, bất kể nam hay nữ, đều phải đến trường và được hưởng giáo dục miễn phí. Nước Pháp là một trong những nước có mức chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục cao nhất trong khối các nước công nghiệp phát triển (OECD) (44). Ngân sách giáo dục cao hơn tất cả các khu vực hành chính khác. Hầu hết các trường do Nhà nước trực tiếp quản lý, kể cả phần lớn các trường tư cũng được Nhà nước trợ cấp và điều hành. Giáo viên có trình độ chuyên môn cao và đặc trưng chung của các trường là rất đề cao học vấn, chú trọng truyền đạt kiến thức và dạy để học sinh vượt qua các kỳ thi. Đặc tính không liên quan đến tôn giáo là một trong những nền tảng được quy định trong Hiến pháp nước Pháp, bởi nó được sử dụng như một công cụ cho sự gắn kết và hòa hợp xã hội; theo đó, các trường công ở Pháp không giảng dạy về tôn giáo. Trước những năm 1960, giáo dục Pháp về cơ bản được tổ chức như một hệ thống 41. Số liệu tháng 6 năm 2009 42. Trong 26 vùng có 22 vùng thuộc chính quốc và 4 vùng không thuộc chính quốc. 43. Bộ Giáo dục thời điểm đó có tên là Bộ Giảng huấn quốc gia (Ministry of National Instruction). 44. Tổ chức hợp tác phát triển kinh tế gồm 30 nước phát triển là: Áo, Úc, Bỉ, Canada, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hi Lạp, Hungari, Iceland, Ireland, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, New Zealand, Na Uy, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Slovakia, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Hoa Kỳ và Vương Quốc Anh.s 162 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  12. kép với một bên là các trường tiểu học, bao gồm những cơ sở giáo dục được gọi là cơ sở giáo dục sau tiểu học (enseignement primaire supérieur) cùng với giáo dục hướng nghiệp và một bên là giáo dục trung học và giáo dục đại học. Sau một loạt các cải cách, hệ thống này đã được định hình và thống nhất lại hoàn toàn, theo đó hệ thống giáo dục phổ thông được sắp xếp thống nhất từ tiểu học lên trung học và đại học và duy trì đến hiện nay. Kể từ năm 1967, Pháp qui định giáo dục miễn phí và bắt buộc đối với trẻ từ 6 đến 16 tuổi. Trường học dành cho cả học sinh nam và nữ học chung. Pháp cũng đã được ghi nhận là có thành tích vượt trội trong phát triển Giáo dục Mầm non từ những năm 1970 vì hầu hết trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi đều được đi học mẫu giáo. Tại các trường học ở chính quốc, biên chế năm học do Bộ Giáo dục quốc gia thống nhất quy định, theo đó một năm học thường bắt đầu từ đầu tháng 9 và kết thúc vào đầu tháng 7 năm sau, khoảng trước ngày Quốc khánh nước Pháp 14 tháng 7. Tại các trường tiểu học và trung học, chương trình giảng dạy và sách giáo khoa cũng được Bộ Giáo dục quốc gia thống nhất quy định, ngoại trừ một số học phần chuyên biệt do học sinh tự chọn. Những ý kiến chỉ trích gần đây, đặc biệt là ý kiến của các nhà giáo dục Anh, Mỹ thường có quan điểm giáo dục thực dụng, nhấn mạnh rằng giáo dục Pháp quá từ chương, áp đặt, quá chú trọng vào việc truyền đạt kiến thức mà bỏ qua việc phát triển các kỹ năng phân tích hay xây dựng nhân cách cho trẻ. Chương trình học quá rộng và áp lực kiểm tra thi cử đối với học sinh quá nhiều. Học sinh có nhiều áp lực từ phía giáo viên cũng như bài tập ở nhà. Ngoài ra, ít có hoạt động nhóm trong học tập, học sinh được dạy là phải tự chịu trách nhiệm về bản thân và giáo viên không giữ vai trò chính trong việc chăm lo đời sống cho học sinh. Một điều cũng đáng quan tâm là hệ thống giáo dục đang bỏ quên nhiều trẻ trong các khu vực xa xôi, những nơi có sự tập trung đông các dân tộc thiểu số với nhu cầu cần có sự gắn kết chặt chẽ hơn giữa giáo dục với thế giới việc làm. Nhìn chung, với một nền giáo dục sớm phát triển nhưng vẫn còn tồn tài nhiều vấn đề về triết lý giáo dục, nước Pháp đang có những điều chỉnh về giáo dục trong thế kỷ 21 cho phù hợp với nền kinh tế tri thức và sự tiến bộ về khoa học công nghệ. II. QUẢN LÝ GIÁO DỤC Ở PHÁP 1. Phân cấp quản lý Hệ thống quản lý giáo dục của Pháp có tính tập trung rất cao. Chính quyền Trung ương nắm giữ quyền lực cơ bản trong việc xây dựng, triển khai chính sách giáo dục và chương trình giáo dục quốc gia. Chính quyền Trung ương cũng chịu trách nhiệm tuyển Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 163
  13. dụng, đào tạo và trả lương cho giáo viên. Cơ quan giáo dục Trung ương là Bộ Giáo dục quốc gia. Bộ trưởng Bộ Giáo dục quốc gia là một trong những người có vị trí cao nhất trong nội các Chính phủ. Các vùng được phân chia thành các khu vực giáo dục (académies), mỗi khu vực giáo dục gồm một hoặc vài tỉnh/thành phố(45). Lãnh thổ Pháp được chia thành 35 khu vực giáo dục, 26 khu vực trong số đó nằm ở đại lục Pháp và 9 khu vực nằm ở các lãnh thổ ngoài đại lục. Các khu vực giáo dục cũng phụ trách các trường của Pháp thuộc khu vực đó đóng ở nước ngoài. Ví dụ, Trường Trung học Pháp Charles de Gaulle ở London (Anh) lại thuộc quyền quản lý của khu vực giáo dục Lille (Pháp). Việc sắp xếp các khu vực giáo dục theo vùng địa lý nhưng lại không tương ứng với các đơn vị chính quyền thường xuyên gây ra các mâu thuẫn giữa các cơ quan quản lý giáo dục của khu vực với các cấp chính quyền địa phương. Nhà nước cung cấp 2/3 tổng kinh phí cho hệ thống giáo dục, chủ yếu là để trả lương cho giáo viên, ngoài ra chi cho các hình thức hỗ trợ tài chính khác nhau như cấp học bổng cho học sinh, trợ cấp vào năm học mới Luật Phân quyền năm 1982 và năm 1983 đã nâng cao đáng kể vai trò đối với giáo dục của các cấp chính quyền địa phương do dân bầu, tức là các hội đồng vùng, khu vực và xã/phường. Hiện tại, những đơn vị này đóng góp khoảng 20% chi phí cho giáo dục. Mỗi cấp chính quyền địa phương chịu trách nhiệm về một bậc trong hệ thống giáo dục. Xã/phường chịu trách nhiệm về việc xây dựng, cung cấp trang thiết bị và duy trì các trường tiểu học và mẫu giáo cũng như trả lương cho nhân viên không trực tiếp giảng dạy. Các khu vực chịu trách nhiệm về việc xây dựng, cung cấp trang thiết bị và duy trì các trường trung học cơ sở và hỗ trợ tài chính cho việc đi lại đến trường. Các vùng có trách nhiệm tương tự như trên với các trường trung học phổ thông và tham gia lập kế hoạch cho hoạt động giáo dục như kế hoạch đào tạo của vùng, xúc tiến các chương trình đầu tư. Trách nhiệm về quản lý hoạt động hàng ngày tại các trường được giao cho Hiệu trưởng. Chức danh của họ khác nhau tùy theo từng loại hình trường: Hiệu trưởng trường tiểu học là Directeur, Hiệu trưởng trường trung học cơ sở gọi là Principal và Hiệu trưởng trường trung học phổ thông gọi là Proviseur. Hiệu trưởng có thể hoặc không tham gia giảng dạy, tùy thuộc vào sự bố trí ở địa phương. Họ ngày càng thiên về vai trò là người quản lý nhiều hơn. Hiệu trưởng thực ra không có trách nhiệm về việc chỉ định đội ngũ nhân viên, mặc dù đang bắt đầu có những thay đổi về điều này. 45. Khái niệm khu vực giáo dục ở Pháp khác với khái niệm khu vực hành chính. Nước Pháp có 35 khu vực giáo dục trong khi có 100 khu vực hành chính, cho nên mỗi khu vực giáo dục gồm một hay vài khu vực hành chính. 164 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  14. Cấp chính quyền địa phương Trường Hội đồng xã phường/Mairie Trường tiểu học (bao gồm trường mẫu giáo) Hội đồng tỉnh/Conseil Général Trường trung học cơ sở Hội đồng vùng/Conseil Régional Trường trung học phổ thông Phân cấp trách nhiệm hỗ trợ tài chính cho Giáo dục phổ thông của các cấp chính quyền địa phương 2. Các Hội đồng trong trường học Tất cả các trường đều có Hội đồng trường, gồm các cán bộ quản lý, đại diện giáo viên, cha mẹ học sinh (đối với trường trung học có thêm đại diện học sinh). Ở trường mẫu giáo, Hội đồng này được gọi là Hội đồng nhà trường (Conseil d’école), trong khi ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông nó được gọi là Hội đồng quản lý (Conseil d’administration). Hội đồng trường có quyền giới hạn nhưng giữ vai trò cố vấn rất quan trọng. Hội đồng họp 3 lần trong một năm. Vai trò của Hội đồng trường ở trường trung học cơ sở và trung học phổ thông quan trọng hơn so với ở trường mẫu giáo. Hội đồng này thông qua ngân sách của trường, các nội quy và quy chế, các quy trình kỷ luật và chi phí của một số dịch vụ nhất định. Chủ tịch Hội đồng trường là Hiệu trưởng. Đại diện cha mẹ học sinh được bầu ra hàng năm thông qua bỏ phiếu kín trong số những cha mẹ có học sinh theo học ở trường. Ở trường trung học còn có Hội đồng lớp để giải quyết các vấn đề liên quan đến học hành, đặc biệt là việc định hướng học tập cho từng học sinh và xét việc học sinh ở lại lớp. Cả học sinh và cha mẹ học sinh đều có đại diện trong hội đồng này. Ngoài ra ở trường trung học còn có Hội đồng kỷ luật, giải quyết các trường hợp vi phạm kỷ luật nghiêm trọng, liên quan đến việc cho nghỉ học tạm thời hay vĩnh viễn với một học sinh nào đó. Cả học sinh và cha mẹ học sinh đều có đại diện trong hội đồng này. 3. Quản lý giải quyết khiếu nại trong giáo dục ở Pháp Ở Pháp, có một hệ thống về khiếu nại chính thức dành cho tất cả cha mẹ học sinh theo cơ chế trung gian hòa giải. Quy trình được áp dụng tùy theo mức độ, phụ thuộc vào bản chất của khiếu nại và bậc học của học sinh. Các cấp sẽ bao gồm Hiệu trưởng, Thanh tra giáo dục, cán bộ trung gian hòa giải về giáo dục. Nếu khiếu nại liên quan tới một quyết định do cơ quan giáo dục của tỉnh, vùng hoặc quốc gia ban hành thì khiếu Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 165
  15. nại sẽ chuyển tới cán bộ trung gian hòa giải cấp tương đương. Mặc dù quyết định của người hòa giải không gắn với cơ quan quản lý giáo dục nhưng những tư vấn của họ nói chung sẽ được chấp thuận và làm theo. Ngoài việc sử dụng cơ chế trung gian hòa giải để giải quyết khiếu nại nêu trên, cũng có các biện pháp về pháp lý thông qua tòa án. III. CƠ CẤU HỆ THỐNG GIÁO DỤC PHÁP 1. Nhà trẻ Mỗi địa phương đều có nhà trẻ cho trẻ em dưới 3 tuổi. Nhà trẻ thường do chính quyền xã/phường quản lý; một số nhà trẻ được quản lý bởi các tổ chức phi lợi nhuận được cấp phép, một số là các hộ gia đình nhận giữ trẻ tại nhà. Ở nhiều địa phương, trẻ chỉ có thể được nhận vào các nhà trẻ nếu cả hai bố mẹ đều đang đi làm bởi vì số lượng hạn chế. Mức độ dịch vụ trong các nhà trẻ rất khác nhau, một số nhà trẻ nhận trông trẻ cả ngày, nhưng nhiều nhà trẻ chỉ trông trẻ nửa ngày. Phần lớn chi phí đã được bao cấp bởi chính quyền xã/phường; phụ huynh phải đóng một khoản tiền nhỏ cho các dịch vụ của nhà trẻ; mức đóng góp của phụ huynh tùy thuộc vào mức thu nhập của họ. 2 Giáo dục Tiểu học Trường mầm non: Trường mầm non thường gắn liền với trường tiểu học ở địa phương, một vài địa phương có thể phối hợp với nhau để xây dựng trường mầm non riêng. Học sinh được nhập học vào trường theo địa bàn tuyển sinh qui định theo vùng địa lý. Học sinh ngoài địa bàn tuyển sinh đòi hỏi phải có giấy phép chấp nhận của chính quyền địa phương. Việc nhập học cho học sinh được tổ chức thông qua chính quyền xã/phường và sau đó thông qua trường. Quy trình này gọi là quy trình ghi danh vào trường mầm non (Inscription à l’école maternelle). Trường tiểu học: Pháp có 60.000 trường tiểu học, cung cấp giáo dục chính qui cho học sinh học bậc tiểu học trong 5 năm. Trẻ theo học trường tiểu học từ năm lên 6 tuổi. Trẻ nhỏ tuổi hơn cũng có thể được nhập học nếu nhà trường xét thấy có khả năng theo học và nếu trường còn chỗ. Trẻ được học các kĩ năng cơ bản trong 3 năm đầu tiên (gồm lớp dự bị - CP và các lớp sơ cấp 1, 2 - CE 1, 2), sau đó học giai đoạn tiếp theo (các lớp trung cấp 1, 2 - CM 1, 2) cho đến khi kết thúc bậc tiểu học. Như vậy không có tên gọi các lớp 1, 2, 3, 4, 5 như hầu hết các nước trên thế giới. Phần lớn các trường học trong 4 ngày, nghỉ ngày thứ tư. Từ năm 2008, học sinh tiểu học không phải đi học vào sáng thứ bảy, trước đó đây là nét rất đặc trưng của giáo dục Pháp so với các nước phương Tây. Giống như trường mầm non, học sinh nhập học vào các trường theo địa bàn tuyển sinh quy định theo vùng địa lý. Cha mẹ nếu muốn cho con học ở một trường khác không thuộc địa bàn tuyển sinh này phải có lý do chính đáng và được chính quyền địa phương 166 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  16. cả nơi đi và nơi đến chấp thuận nếu xét thấy bố hoặc mẹ hoặc cả hai bố mẹ đi làm ở ngoài địa bàn và gặp khó khăn trong việc đưa đón con. Chính quyền địa phương cũng có trách nhiệm đồng ý cho trẻ sang học ở địa bàn khác nếu trẻ có nhu cầu được chăm sóc y tế thường xuyên mà nhu cầu này chỉ có thể đáp ứng được ở địa bàn khác, hoặc nếu anh, chị, em của trẻ trong cùng năm học đang theo học ở trường của địa bàn đó. Sơ đồ hệ thống giáo dục phổ thông của Pháp 3. Giáo dục Trung học Giáo dục Trung học được chia thành hai giai đoạn liên tiếp thường gọi là các chu kỳ. Chu kỳ đầu tương đương đương với trung học cơ sở (học ở trường collège), chu kỳ thứ hai tương đương với trung học phổ thông (học ở trường Lycée). Có một số điểm đáng lưu ý về hệ thống trường học ở Pháp khác với hầu hết các nước trên thế giới. Thứ nhất, tên gọi lớp học giảm dần khi càng lên cao; cụ thể thứ tự và tên gọi các lớp là đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ, đệ tam, đệ nhị, đệ nhất và lớp cuối cấp (46) (tương đương với các lớp 6, 46. Do ảnh hưởng của giáo dục Pháp, trước năm 1975 ở miền Nam nước ta có cách gọi các lớp giống như của Pháp. Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 167
  17. 7, 8, 9, 10, 11, 12). Thứ hai, bậc trung học phổ thông đã được phân ban theo chuyên ngành, do vậy tùy vào chuyên ngành, học sinh sẽ lấy bằng tú tài khoa học (Bac S), bằng tú tài văn chương (Bac L), hay bằng tú tài đại cương (Bac G) (47). Cách thức này giúp học sinh định hướng rõ ràng cho bậc đại học hoặc có đủ kỹ năng đi làm việc sau khi tốt nghiệp tú tài nếu không có năng lực về học vấn. Học sinh không phải lúc nào cũng có quyền tự do lựa chọn loại hình trường trung học hay chuyên ngành cho mình. Khi kết thúc năm cuối cùng của trường trung học cơ sở, hội đồng lớp sẽ tiến hành đánh giá khả năng, năng khiếu và động cơ học tập của học sinh. Báo cáo này sẽ đề xuất về loại hình giáo dục trung học phổ thông mà họ cho là phù hợp nhất với trẻ. Mong muốn của phụ huynh học sinh được xem xét trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Nếu không có sự thống nhất giữa hội đồng lớp và mong muốn của phụ huynh học sinh, Hiệu trưởng nhà trường là người đưa ra quyết định cuối cùng. Đại đa số học sinh theo học tại các trường công dưới sự giám sát của Bộ Giáo dục quốc gia. Tuy vậy, có khoảng 100.000 học sinh thuộc các dạng khuyết tật học ở những trường chuyên biệt dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế và 200.000 học sinh theo học ở các trường trung học nông nghiệp (các khoá đào tạo kĩ thuật và dạy nghề). Ngoài ra, khoảng 300.000 học sinh khác từ 16 tuổi trở lên trải qua các lớp học việc (thông qua các hợp đồng lao động). Kể từ cuộc cải cách năm 1987, hình thức học việc như vậy có thể trang bị cho học sinh các loại bằng nghề khác nhau (48). Trường tư cũng được đặt dưới sự quản lý một phần của Bộ Giáo dục quốc gia. Các trường tư của Pháp tiếp nhận khoảng 15% học sinh tiểu học và 20% học sinh ở bậc trung học. Tỷ lệ này luôn ổn định trong các thập kỷ qua. Phần lớn các trường tư là trường Thiên chúa giáo. Các trường này ký hợp đồng với Nhà nước để chịu trách nhiệm về lương cho cán bộ nhân viên ngoài các khoản khác do Nhà nước hỗ trợ, cho nên học phí được thu ở mức độ vừa phải so với chuẩn của hầu hết các nước khác. Đối với các trường tư không có các hợp đồng như vậy (tiếp nhận khoảng 50.000 học sinh), người học phải đóng học phí rất cao, ngang với các nước châu Âu khác. Gần đây, trường tư đã trở nên phổ biến hơn và tình trạng cầu vượt quá cung được thấy ở nhiều khu vực thành phố của Pháp, đặc biệt đáng chú ý ở Paris và các khu vực phía Nam, nơi tập trung các trường trung học phổ thông tư thục tốt nhất. Trường tư có cùng chương trình học như trường công và cũng phải chịu các qui định thanh tra của Chính phủ như trường công. 47. Du học sinh các nước như Việt Nam khi làm hồ sơ học đại học tại Pháp thường khai là có bằng tú tài đại cương - Bac G 48. Do dân số Pháp phát triển tương đối ổn định nên các con số này cũng duy trì tương đối ổn định qua các năm học. 168 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  18. Giáo viên ở trường tư không nhất thiết phải có trình độ như trình độ yêu cầu đối với giáo viên trường công, tuy nhiên, chuẩn giảng dạy không được thấp quá. Song song với hệ thống trường học thông thường còn có các chương trình lớp đặc biệt hoặc lớp ghép thường được lồng ghép vào các trường tiểu học và trường trung học. Những chương trình như vậy bao gồm các lớp có chức năng như cầu nối đưa trẻ khuyết tật trở lại với hệ thống trường học thông thường (CLIS) và các lớp ghép giữa giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp (SEGPA) được thiết kế dành cho các thanh thiếu niên gặp khó khăn trong học tập do các vấn đề về tâm lý, tình cảm hoặc hành vi ứng xử và cho những học sinh chậm tiếp thu. Ở các trường giáo dục đặc biệt dưới sự hỗ trợ của Bộ Y tế cũng có các chương trình như vậy. Mục đích của nó là giúp số học sinh này (chiếm khoảng 5% số học sinh trong mỗi nhóm lứa tuổi) đạt được mức độ kĩ năng tối thiểu, tức là được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn (CAP) theo đó sẽ được vào học các chương trình đào tạo kỹ năng nghề đặc biệt. 3.1. Trường trung học cơ sở Từ 11 đến 15 tuổi trẻ học ở trường trung học cơ sở (collège) gồm 4 lớp: đệ lục (lớp nhập môn), đệ ngũ và đệ tứ (các lớp trung), đệ tam (lớp định hướng). Kể từ năm 1975, chỉ có duy nhất một loại hình trường trung học cơ sở đại trà dành cho tất cả học sinh thuộc mọi khả năng bất kể kết quả học tập đạt được ở mức độ nào. Chương trình giáo dục trung học cơ sở gồm các môn: tiếng Pháp, toán, vật lý, hóa học, lịch sử - địa lí, giáo dục công dân, khoa học sự sống và trái đất, kĩ thuật, nghệ thuật tạo hình, nhạc và thể dục thể thao. Hiện nay, lớp đệ tam (năm cuối cấp trung học cơ sở) là thời điểm đầu tiên mà học sinh được lựa chọn một số môn mà các em muốn học và định hướng chương trình mà các em muốn theo. Riêng với môn ngoại ngữ, các em đã phải chọn một ngoại ngữ ngay từ lớp đệ lục và một ngoại ngữ nữa trong lớp đệ tứ. Kết thúc bậc học trung học cơ sở, học sinh phải tham gia một kỳ thi toàn quốc để được cấp “Bằng tốt nghiệp chu kỳ đầu - BEPC” (49). Phụ huynh thường mong muốn gửi con mình đến trường trong địa bàn tuyển sinh, mặc dù họ có thể gửi con mình đến trường ngoài địa bàn nếu vẫn còn chỗ và kèm theo đơn xin học vào trường ngoài địa bàn. Đơn này sau đó sẽ được xem xét bởi cán bộ địa phương với quyết định cuối cùng thuộc về Cơ quan quản lý giáo dục sau khi xem xét về số lượng và các lý do thỏa đáng. 3.2. Trường trung học phổ thông Từ 16 đến 18 tuổi trẻ học ở trường trung học phổ thông (THPT). Sau lớp đệ tam, các 51. Tương đương với bằng tốt nghiệp THCS ở Việt Nam Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 169
  19. em tiếp tục chuyển lên học hoặc là ở trường THPT đại cương và công nghệ gồm các lớp đệ nhị, đệ nhất và lớp cuối cấp hoặc là trường THPT nghề. Những học sinh mong muốn tiếp tục học đại học sẽ theo học trường THPT đại cương và công nghệ và thường tốt nghiệp ở tuổi 18. Khối đào tạo đại cương gồm 3 ngành: Kinh tế và xã hội (toán, khoa học kinh tế và xã hội, ngôn ngữ), Văn học (văn chương cơ bản, văn chương và ngôn ngữ, văn chương và nghệ thuật, văn chương và toán học) và Khoa học (toán, lí, hoá, khoa học sự sống và trái đất, kĩ thuật công nghiệp). Khối đào tạo công nghệ gồm 8 ngành: Khoa học kĩ thuật thực hành, Khoa học kĩ thuật công nghiệp, Khoa học kĩ thuật quản lí, Khoa học kĩ thuật y tế và xã hội, Kĩ thuật nhạc và múa, Ngành khách sạn, Khoa học kĩ thuật nông học và sinh vật và Khoa học kĩ thuật môi trường. Những học sinh này sẽ được cấp bằng tú tài theo chuyên ngành mà theo đó chúng có thể học lên đại học, học được cấp bằng cao đẳng kỹ thuật (Brevet de Technicien Supérieur - BTS) hoặc bằng kỹ nghệ (Diplôme de Métiers d’Art - DMA). Còn những học sinh muốn đi làm ngay sau khi ra trường sẽ học trường THPT nghề. Những học sinh học lấy Chứng chỉ khả năng chuyên môn (CAP) hoặc Chứng chỉ nghề (BEP) sẽ chỉ học trong 2 năm (từ 15 đến 17 tuổi, tương đương với lớp đệ nhị và đệ nhất). Những học sinh này nếu tiếp tục học hai năm nữa sẽ lấy Bằng tú tài nghề (BP). Như vậy, khác với ngạch THPT đại cương và công nghệ, học sinh học ở ngạch này sẽ thường lấy bằng tú tài ở tuổi 19. Kể từ năm 1985, những học sinh sau khi lấy bằng tú tài nghề có thể học lên bậc đại học trong khuôn khổ đào tạo nghề. Ngoài ra, còn có các trung tâm học việc gọi là Trung tâm đào tạo nghề (CFA), mặc dù không thuộc hệ thống trường trung học nhưng cũng là một phần của giáo dục phổ thông. Chính phủ đang nỗ lực để cải thiện vị thế của trường THPT nghề và tăng số lượng học sinh học việc. Đây là một phần của chiến lược giảm tỷ lệ thất nghiệp trong thanh niên và bổ sung sự thiếu hụt lao động trong một số ngành. Chiến lược này đang tạo ra sự hiệu quả nhất định khi số học sinh theo học nghề ngày càng tăng. Một số trường trung học đã được đổi tên thành Trường trung học nghề (Lycée de Metiers) để thể hiện vị trí nâng cao của chúng, thể hiện mong muốn của Chính phủ về tính linh hoạt hơn trong hệ thống trường trung học phổ thông và để tạo nhiều cơ hội đào tạo và đào tạo lại cho người lớn. Kết thúc bậc học THPT, học sinh phải tham gia một kỳ thi tú tài toàn quốc để được cấp bằng tú tài, một điều kiện tiên quyết để học lên cao đẳng hoặc đại học. 170 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  20. 4. Giáo dục Đại học Giáo dục Đại học của Pháp gồm chương trình cử nhân 3 năm, chương trình thạc sỹ 2 năm và chương trình tiến sỹ 3 năm. Có 2 loại bằng thạc sỹ: Thạc sĩ nghiên cứu dành cho những người hướng vào mục đích nghiên cứu giảng dạy và Thạc sĩ chuyên ngành dành cho những người muốn học chuyên sâu hơn để làm việc trong các chuyên ngành khác nhau. Kết quả của kỳ thi tú tài là cơ sở để xét tuyển sinh đại học, cho nên học sinh Pháp không phải qua kỳ thi tuyển sinh đại học. Đối với sinh viên quốc tế, việc tuyển sinh thông qua kỳ thi kiểm tra tiếng Pháp và xét duyệt hồ sơ. Các trường công lập được Nhà nước hỗ trợ tiền học phí cho sinh viên nên mức học phí chỉ vào khoảng từ 200 đến 400 euro một năm. Các trường tư thục có học phí thường từ 4.000 euro trở lên một năm. Không giống như hệ thống trường đại học ở hầu hết các nước phương Tây, Giáo dục Đại học của Pháp có một hệ thống kép gồm các trường đại học và các trường lớn (Grandes Ecoles). Hệ thống các trường đại học gồm hai loại: Các trường tổng hợp và các học viện kỹ thuật. Các học viện kỹ thuật gồm: Các viện đại học chuyên nghiệp (Instituts Universitaires Professionnalisés), các viện đại học công nghệ (Instituts Universitaires de Technologique), các trường đào tạo khoa học ứng dụng (Instituts Nationnaux des Sciences Appliquées), các trường cấp bằng kỹ thuật cao cấp (Brevet de Technicien Supérieur). Hệ thống các trường lớn là nét rất đặc trưng của Giáo dục Đại học ở Pháp. Đây là các trường chuyên ngành tuyển đầu vào rất giới hạn so với các trường đại học khác và đào tạo ra đội ngũ trí thức chất lượng cao cho Nhà nước. Ở các trường này, sinh viên phải học hai năm dự bị và sau đó phải vượt qua một kỳ thi rất cạnh tranh. Nếu không vượt qua kỳ thi, sinh viên phải chuyển sang học năm ba tại các trường đại học tổng hợp hoặc học viện kỹ thuật để lấy bằng cử nhân. Sinh viên tốt nghiệp trường lớn có bằng cấp giá trị hơn cả bằng Thạc sĩ ở các đại học khác. Hệ thống các trường này bao gồm: Các trường kỹ sư (Écoles d’Ingénieur), các trường quản lý (Écoles de Gestion), các trường sư phạm (Ecole Normale Supérieure), các trường hành chính quốc gia (Ecole Nationale d’Administration), các viện nghiên cứu chính trị (Institut d’Études Politiques), các trường thú y quốc gia (Ecoles Nationales Vétérinaires) Các sinh viên Pháp theo học tại các trường sư phạm và các trường hành chính quốc gia được trả lương và đương nhiên họ phải có trách nhiệm phục vụ theo phân công của Nhà nước sau khi ra trường. Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 171
  21. Hệ thống Giáo dục Đại học của Pháp 172 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  22. IV. HỆ THỐNG ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC PHÁP Hệ thống đánh giá của giáo dục Pháp sử dụng cách tính điểm theo thang điểm 20. Về lý thuyết điểm 20 là điểm cao nhất và điểm 0 là điểm thấp nhất, nhưng trong thực tế hiếm khi người học đạt thấp hơn điểm 6 và cao hơn điểm 16. Dựa vào thang điểm trên người học được đánh giá (thể hiện trong bảng điểm) như sau: + Trên 10 là đỗ (đậu) + Từ 10 đến 11 là đạt yêu cầu + Từ 12 đến 13 là tốt + Từ 14 đến 15 là rất tốt + Từ 16 đến 17 là xuất sắc + Từ 18 đến 19 là khá hoàn hảo + 20 là hoàn hảo Hệ thống giáo dục Pháp rất coi trọng việc thi cử và cấp bằng; các kỳ thi được tổ chức rất nghiêm ngặt. Hiện nay vẫn tồn tại kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở (Bằng tốt nghiệp chu kỳ đầu) và kỳ thi tú tài quốc gia. Tỷ lệ học sinh đỗ tú tài thường không cao. Học sinh đỗ tú tài gần như chắc chắn được tuyển vào cao đẳng hoặc đại học. Chính vì điều này mà áp lực đối với học sinh trung học là rất lớn, đòi hỏi học sinh phải nỗ lực rất nhiều để vượt qua các kỳ thi cuối cấp. V. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ NGƯỜI HỌC 1. Hỗ trợ học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt Tất cả trẻ trong một địa phương học cùng một trường trung học cơ sở trước khi chia ra các trường trung học phổ thông khác nhau. Vì vậy, trường trung học cơ sở phải đối mặt với nhiệm vụ là phải làm sao cung cấp cùng một chuẩn giáo dục cho mọi học sinh, trong khi đầu vào của trẻ có thể ở các mức độ khác nhau do kết quả của thành tích đạt được ở bậc tiểu học khác nhau. Các trường trung học cơ sở hiện có thêm nhiều nguồn lực để phân bổ ít nhất 2 giờ một tuần trong lớp đệ lục và đệ ngũ nhằm giúp học sinh chậm tiếp thu đạt trình độ yêu cầu. Từ năm học 2000 - 2001 đã có những khoá học phụ đạo cùng với chương trình giám sát cá nhân (TPE) được tổ chức cho học sinh lớp đệ nhất ngạch phổ thông đại cương và công nghệ (năm gần cuối cấp) nhằm phát triển khả năng học tập độc lập của đối tượng học sinh này. Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 173
  23. Để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, Pháp đã xây dựng một chính sách phân biệt nhưng mang tính tích cực, tức là phân bổ kinh phí bổ sung cho các trường trong “khu vực giáo dục ưu tiên” (ZEP), nơi mà môi trường văn hoá và xã hội không thuận lợi khiến việc giáo dục học sinh hết sức khó khăn - 18% học sinh tiểu học và 21% học sinh trung học cơ sở đang học các khu vực giáo dục ưu tiên này. Pháp cũng có nguồn chi phí hỗ trợ dành cho học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt. Sự hỗ trợ này có thể dựa trên từng cá nhân hay nhóm học sinh trong các trường thông thường hay trong các cơ sở giáo dục đặc biệt. Trong các trường thông thường hoặc trong các nhóm lớp chuyên biệt trong nhà trường, các giáo viên chuyên biệt được chỉ định cùng với việc sử dụng các trang thiết bị phù hợp để hướng dẫn từng cá nhân học sinh có nhu cầu giáo dục đặc biệt (bao gồm cả trẻ có vấn đề về hành vi ứng xử). 2. Hỗ trợ tại trường cho trẻ nhập cư Những học sinh mới đến Pháp không đủ trình độ về tiếng Pháp hoặc có khó khăn về học tập hàng ngày được hỗ trợ học các lớp chuyên sâu tiếng Pháp như một ngôn ngữ thứ hai trong một giai đoạn nhất định để có thể theo học các môn ở trường và để hoà nhập xã hội. Việc dạy các lớp này nằm ngoài chương trình dạy tiếng Pháp như một ngoại ngữ. Lúc đầu, thời lượng học tiếng Pháp rất nhiều và sau đó sẽ giảm dần để đưa vào các môn học khác giống như lớp bình thường. Mục đích của chương trình này là giúp học sinh nhập cư hoà nhập càng sớm càng tốt, sau một năm học hoặc nhiều nhất là sau hai năm trong trường hợp học sinh đến Pháp vào giữa năm học, hoặc khi mới đến Pháp, học sinh này thể hiện kết quả học thấp khó được nhận vào giai đoạn cuối của trường tiểu học (các lớp trung đẳng) hoặc trường trung học. Ngoài ra còn có các lớp dành cho học sinh chưa bao giờ học tiếng Pháp được tổ chức ở các trường trung học, đặc biệt là trung học phổ thông nghề, cũng như trường trung học cơ sở, để học sinh trước tiên nắm được ngôn ngữ nói và sau đó là các kiến thức cơ bản về đọc viết tiếng Pháp. Tuy nhiên, học sinh vẫn tham gia các lớp học bình thường mà kiến thức về tiếng Pháp không phải là yếu tố xem xét chính mà là các môn giáo dục thể chất, âm nhạc, nghệ thuật tạo hình Đối với các trường tổ chức các lớp học tiếng Pháp ban đầu nêu trên, họ phải có ít nhất 15 học sinh/lớp mới mở lớp. Nếu chỉ với vài học sinh, Nhà nước phải có trách nhiệm chi trả tăng giờ cho những giáo viên dạy riêng về ngôn ngữ cho đối tượng học sinh này. 3. Hỗ trợ cho gia đình khó khăn và học sinh xuất sắc Với những gia đình khó khăn, Nhà nước có các hình thức trợ cấp khác nhau thông qua chính quyền địa phương. Khoản trợ cấp cơ bản giúp “quay trở lại trường học” được gọi là Allocation Rentrée Scolaire. Đây là khoản tiền trợ cấp vào đầu mỗi năm học, 174 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  24. nhằm giúp giải quyết các nhu cầu khi bắt đầu năm học mới, ví dụ, quần áo, văn phòng phẩm. Khoản tiền này chi trả cho học sinh trong độ tuổi từ 6 đến 18 đang đi học, hoặc tham gia các lớp học việc. Các khoản trợ cấp xã hội ở cả trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông dành cho con em các gia đình gặp khó khăn về chi phí học hành, bao gồm các bữa ăn tại trường, trang thiết bị và đi lại. Tiêu chí để được hỗ trợ sẽ do Hiệu trưởng nhà trường quyết định sau khi được hội đồng trường xem xét. Chính quyền xã và tỉnh đôi khi hỗ trợ các khoản tài chính linh động như hỗ trợ đi lại dành cho những học sinh sống ở xã, phường đó. Với những khoản hỗ trợ chung, chính quyền địa phương sẽ có văn bản gửi các gia đình hoặc gửi cho các trường để thông báo lại cho cha mẹ học sinh. Khoản hỗ trợ dành cho học sinh trường trung học cơ sở được gọi là Bourses de Collège. Tiêu chí lựa chọn tùy theo số trẻ và số người lớn trong gia đình. Mức trợ cấp nói chung là ít. Có 3 mức trợ cấp, phụ thuộc vào mức thu nhập và hoàn cảnh gia đình. Khoản hỗ trợ dành cho học sinh trường trung học phổ thông được gọi là Bourses de Lycée. Có 5 khoản trợ cấp dành cho học sinh theo học trường trung học phổ thông, vào lúc bắt đầu vào trường hoặc trong những giai đoạn khác nhau trong quá trình học tập của các em. Những khoản trợ cấp này cũng áp dụng cho những em học tập tại các trung tâm học việc (CFA), với điều kiện là các em đó được coi là học sinh chính thức đang theo học. Những khoản hỗ trợ theo thành tích học tập ở trường trung học phổ thông được gọi là Bourses au mérite. Khoản này do Cơ quan quản lý giáo dục trao nhưng yêu cầu ban đầu phải gửi lên nhà trường. Việc tiếp tục cấp khoản hỗ trợ này tùy theo tiến bộ và thành tích học tập xứng đáng. Khoản hỗ trợ giúp thích nghi dành cho học sinh khuyết tật được gọi là Bourse d’enseignement d’adaptation. Đây là những khoản dành cho học sinh tiểu học và trung học cơ sở, những em bị khuyết tật hoặc có các vấn đề nghiêm trọng khác về tâm lý hay thể chất. Những khoản này nhằm hỗ trợ chi phí, giúp khắc phục khó khăn liên quan đến việc thích nghi với môi trường học tập. Nếu học sinh bị mất khả năng tới 50% và không thể theo học tại trường hòa nhập bình thường, gia đình em đó sẽ được hưởng khoản trợ cấp giáo dục đặc biệt. VI. NHỮNG CẢI CÁCH CHÍNH GẦN ĐÂY 1. Cải cách hệ thống trường học năm 1975 Cuộc cải cách chính trong hệ thống giáo dục của Pháp là cải cách năm 1975 với hệ thống trường trung học thống nhất và toàn diện nối tiếp sau 5 năm giáo dục tiểu học phổ cập. Ý tưởng về hệ thống trường trung học thống nhất là nhằm tạo ra nền tảng chung Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 175
  25. cho việc phổ cập chu kỳ đầu của giáo dục trung học (THCS) cho đến khi học sinh hoàn thành “Bằng tốt nghiệp chu kỳ đầu”. Hai năm đầu THCS (đệ lục và đệ ngũ) tạm gọi là “chu kỳ quan sát” giống nhau cho tất cả mọi đối tượng học sinh. Tuy nhiên, 2 năm cuối (đệ tứ và đệ tam) được xem là “chu kỳ định hướng”, phân biệt giữa một hướng thiên về đại cương và một hướng thiên về hướng nghiệp. Sự xác định được đưa ra trong khuôn khổ khung định hướng sau lớp đệ ngũ, tức là khi học sinh khoảng 13 tuổi, như là bước ngoặt đầu tiên trong việc sắp xếp, phân loại học sinh trong hệ thống giáo dục ở Pháp. Sự lựa chọn dựa trên thành tích học tập của học sinh trong 2 năm đầu trung học và gần đây còn dựa trên cả sự lựa chọn của cha mẹ học sinh trong trường hợp họ từ chối một sự “định hướng kém”. Chu kỳ thứ hai của giáo dục trung học được kết hợp lại trong một trường trung học phổ thông đại cương và công nghệ (LEGT). Cách kết hợp như vậy nhằm nâng cao vị thế của giáo dục kỹ thuật. Mảng kỹ thuật và mảng đại cương học chung trong một năm học đầu (lớp đệ nhị), sau đó chia ra theo chuyên ngành. Sau 3 năm, học sinh của mảng đại cương sẽ lấy bằng tú tài đại cương, học sinh của mảng kỹ thuật sẽ lấy bằng tú tài công nghệ. Trong khi mục tiêu của bằng tú tài nghề phổ thông (học ở trường THPT nghề) là giúp những học sinh ra trường có thể tham gia ngay vào thị trường lao động, mặc dù một số em cũng đủ sức học đại học thì mục đích chính của việc đưa ra bằng tú tài công nghệ (học ở trường THPT đại cương và công nghệ) là nhằm chuẩn bị cho học sinh tốt nghiệp phổ thông có thể lấy những văn bằng kỹ thuật tương đương đại học ở các khoa kỹ thuật cao cấp (STS) hoặc viện đại học công nghệ (IUT). Tất cả các loại bằng tú tài đều được cấp sau khi học sinh qua một kỳ thi tú tài tập trung trên toàn quốc. 2. Xu hướng phân quyền phân cấp Cùng với xu hướng phân cấp trong hệ thống chính quyền, chủ trương phân cấp, phân quyền trong giáo dục cũng được thể hiện rất rõ trong những thập niên gần đây. Sự phân cấp này đã tạo ra hệ thống giáo dục linh hoạt hơn và đa dạng hơn so với hệ thống quá cứng nhắc trước đây. Các cấp chính quyền địa phương và các cơ quan khác dưới sự quản lý của Bộ Giáo dục quốc gia hiện nay đã được trao quyền nhiều hơn trong quản trị trường học. Các vấn đề giờ đây không chỉ còn được quyết định tại Paris hoặc do các văn phòng thuộc Bộ quyết định. Hàng năm, các cơ quan quản lý giáo dục của 35 khu vực giáo dục nhận được từ Chính phủ một ngân khoản chung cho từng mục chi, số tiền đó sẽ được phân bổ tới các đơn vị giáo dục. Bên cạnh việc chịu trách nhiệm về hoạt động giáo dục tại các trường phổ thông, các Giám đốc cơ quan quản lý giáo dục của khu vực còn là “Hiệu trưởng trên danh nghĩa” của các trường đại học trong khu vực đó và là người quản lý hợp đồng giữa những trường tư thục với Nhà nước. Kể từ năm 1999, Giám đốc cơ quan quản lý giáo dục của khu vực đã được phân 176 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  26. quyền quản lý giáo viên, theo đó họ có thêm trách nhiệm mới và quan trọng là phân công các vị trí công tác, nâng chức và luân chuyển giáo viên giữa các trường trong phạm vi khu vực giáo dục của họ. Từ năm 2001, ngành giáo dục có các kế hoạch nhằm hỗ trợ chuyên môn cho những giáo viên ở tiểu học và trung học mới vào nghề cũng như có hoạt động đào tạo tại chức cho những giáo viên này. Thông tư mới giao trách nhiệm cho các cơ quan quản lý giáo dục của các khu vực giáo dục về việc tổ chức các chương trình đào tạo này. Ở cấp địa phương, sự phân quyền cũng trao cho cấp quản lý thấp nhất. Hiệu trưởng các trường hiện nay có nhiều quyền tự do và linh hoạt hơn trong công tác điều hành. Trường THPT và THCS (không có trường tiểu học) đã trở thành các chủ thể pháp lý với quyền tự chủ về tài chính. Các trường này cũng dần dần có được quyền tự chủ về giáo dục nhiều hơn, thể hiện ở chỗ, mỗi trường đưa ra một “dự án cấp cơ sở”, trong đó vạch ra cách thức thực hiện các mục tiêu và chương trình học quốc gia; điều này cho phép các trường điều chỉnh các môn học phù hợp hơn với đối tượng học sinh của mình, qua đó, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của các em. 3. Các cải cách khác Một nỗ lực mang tính đột phá vào năm 1985 là việc đào tạo và cấp văn bằng được được gọi là “bằng tú tài nghề” (BP) trong các trường THPT nghề, tạo điều kiện cho học sinh có bằng này có thể tiếp tục học lên đến bậc đại học (trước đó chỉ học sinh học ở trường THPT đại cương và công nghệ mới được cấp bằng tú tài). Một mặt, ý tưởng về việc mở ra những cơ hội để có được bằng nghề ở bậc đại học là nhằm giúp học sinh vượt qua định kiến xấu về các loại hình đào tạo nghề, theo đó từ cuối những năm 1980, học sinh vừa có thể lấy bằng tù tài nghề (BP), Bằng kỹ thuật viên cao cấp (BTS) vừa có thể học lấy các bằng đại học trong khuôn khổ học nghề. Mặt khác, cải cách hệ thống đào tạo nghề và hướng nghiệp là nhằm giải quyết tâm lý lựa chọn miễn cưỡng vào mảng học nghề, lần này, không phải bằng việc giới hạn các lựa chọn nghề nghiệp cơ bản của học sinh mà là mở ra cơ hội cho những học sinh thực sự có tài năng về nghề. Luật năm 1987 và năm 1992 đã đưa hình thức đào tạo học việc thành một hướng để có thể lấy bằng tốt nghiệp nghề phổ thông, bằng tú tài nghề và thậm chí là các văn bằng cao hơn, với trọng tâm về nghề cụ thể hơn. Vì vậy, việc học việc, từng bị bó hẹp vào một số nghề thủ công, nay đã mở rộng ra nhiều nghề chuyên môn hơn để người học có thể lựa chọn. Những cải cách từ năm học 1989 - 1990 đã chia giáo dục mầm non và tiểu học thành ba chu kỳ. Chu kỳ đầu gồm 2 hoặc 3 năm giáo dục mầm non, chu kỳ thứ hai gồm 1 năm giáo dục mầm non và 2 năm đầu của giáo dục tiểu học và chu kỳ cuối gồm 3 năm cuối của giáo dục tiểu học. Căn cứ trên cách phân chia này, đã có những điều Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 177
  27. chỉnh về môn học; theo đó trẻ có thể được chuyển sang học chu kỳ kế tiếp trước thời hạn 3 năm của chu kỳ hoặc kéo dài thêm một chu kỳ nào đó tùy theo khả năng học tập của trẻ. Sự phát triển của ngành giáo dục đã liên tục mở ra những cánh cửa từ trung học cơ sở đến trung học phổ thông cho đại bộ phận học sinh ở Pháp. Điều đó đã tạo điều kiện cho nhiều nhóm đối tượng học sinh, đặc biệt là các em có hoàn cảnh khó khăn, đạt đến các mức độ của giáo dục và đào tạo mà trước kia các em không được tiếp cận. Tuy nhiên, sự dân chủ hóa này lại đang tạo ra một thách thức cho Nhà nước là phải làm sao đảm bảo giáo dục chung và cơ hội học tập như nhau cho tất cả thanh niên, học sinh, không kể hoàn cảnh. Những cải cách gần đây chú trọng nâng cao trình độ, địa vị và thu nhập của giáo viên. Phần lớn giáo viên là công chức Nhà nước được đào tạo ở các trường sư phạm với trình độ đại học. Từ năm 1991, Nhà nước đã thành lập các trường đại học chuyên ngành sư phạm với mục đích là đào tạo giáo viên tiểu học và giáo viên trung học có tay nghề cao. Từ năm học 2005 - 2006, Chính phủ đã đưa ra chuẩn 7 kỹ năng/năng lực cơ bản mà học sinh tiểu học và trung học phải đạt được sau khi tốt nghiệp. Các kỹ năng/năng lực đó là: + Nắm vững tiếng Pháp; + Có khả năng sử dụng một sinh ngữ (ngoại ngữ) khác; + Nắm được kiến thức cơ bản về toán, khoa học và công nghệ; + Quen với những kỹ năng thông thường về công nghệ thông tin; + Có kiến thức cơ bản về khoa học nhân văn; + Có tinh thần trách nhiệm công dân và xã hội; + Có tinh thần tự chủ và sáng tạo. Những kỹ năng và năng lực trên được cho là cần thiết cho trẻ để thành công trong học tập cũng như giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Chính phủ đã thành lập một ủy ban kiểm tra cũng như cơ chế đánh giá để theo dõi sự tiến bộ của học sinh trên toàn quốc đối với 7 kỹ năng/năng lực này. Kỳ thi đánh giá thứ nhất tổ chức vào cuối lớp sơ cấp 1 (CE 1 - tương đương lớp 2 ở Việt Nam) tập trung chủ yếu ở các kỹ năng đọc viết, kỳ thi thứ hai tổ chức vào cuối bậc tiểu học tập trung ở các kỹ năng tính toán cơ bản và kỳ thi thứ ba tổ chức vào cuối bậc THCS (kết hợp trong kỳ thi tốt nghiệp THCS) kiểm tra tất cả 7 kỹ năng/năng lực. Bộ Giáo dục quốc gia còn phát hành quyển hướng dẫn các chuẩn để học sinh, phụ huynh và giáo viên nắm được mức độ tiến bộ về các năng 178 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  28. lực này. Đây là lần đầu tiên kể từ Luật Jules Ferry năm 1882, Nhà nước đã cụ thể hóa gì trẻ phải học ở trường. VII. PHỤ LỤC: Như đã trình bày trong phần đầu, nước Pháp có một nền giáo dục sớm phát triển nhưng vẫn đang tồn tại rất nhiều bất cập trong hệ thống giáo dục, đặc biệt là các vấn đề về nội dung và phương pháp giảng dạy, hệ thống thi cử đánh giá, giáo dục nhân cách cho trẻ trong nền kinh tế tri thức, xu hướng toàn cầu hóa và sự phát triển công nghệ thông tin. Đây cũng chính là các vấn đề được các nhà giáo dục Việt Nam hết sức quan tâm trong bối cảnh hiện nay. Nhân dịp khai giảng năm học 2007 - 2008, Tổng thống Pháp Nilolas Sakozy đã viết một bức thư dài gởi các nhà giáo dục để nêu ra các vấn đề và giải pháp đối với thực trạng giáo dục nước Pháp. Nội dung của bức thư phản ánh những xu hướng cải cách gần đây và gợi mở những cải cách mạnh mẽ hơn nữa đối với giáo dục trong thế kỷ 21. Do những nội dung được nêu ra rất thuyết phục, rất gần gũi với các vấn đề chung của thời đại, bức thư sau đó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Chúng tôi xin trích giới thiệu một số đoạn tiêu biểu trong bức thư này để bạn đọc tham khảo. “Thưa các vị, Nhân dịp khai trường đầu tiên từ khi được bầu làm Tổng thống, cho phép tôi được trao đổi với các vị về tương lai của con em chúng ta. Tôi rất muốn được nói với các vị về tương lai con em chúng ta. Tương lai của các em đang nằm trong tay của mỗi người trong số các vị, những người có trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn, bảo vệ tâm hồn và tình cảm chưa phát triển toàn diện, chưa được chín chắn, còn đang hình thành, còn mỏng manh, yếu ớt và dễ bị tổn thương của trẻ. Các vị có trách nhiệm giúp đỡ trẻ phát triển khả năng trí tuệ, tình cảm đạo đức, thể lực từ lúc trẻ còn thơ bé cho đến lúc trưởng thành. Đây là một trong những trách nhiệm nặng nề nhất nhưng cũng là trách nhiệm đẹp đẽ và vinh quang nhất. Giúp cho trí tuệ và tình cảm phát triển và tìm thấy đường đi thì còn gì cao cả và đẹp đẽ hơn? Nhưng cũng có gì khó khăn hơn thế? Bởi bên cạnh niềm tự hào được thấy trẻ lớn lên, tính cách và suy luận của trẻ tự khẳng định, bên cạnh niềm hạnh phúc được truyền cho trẻ những gì mỗi chúng ta cho là quý giá nhất trong chúng ta, luôn tồn tại sự e ngại rằng chúng ta kìm hãm một tài năng, sợ đà phát triển bị chặn đứng, sợ chúng ta quá dễ dãi hoặc quá nghiêm khắc, sợ không hiểu những suy nghĩ thầm kín của trẻ, những điều trẻ thể hiện và cả những điều trẻ có khả năng thực hiện. Một sự đảo chiều đáng buồn Giáo dục là sự dung hòa giữa hai hoạt động trái ngược nhau: Một là, giúp mỗi đứa trẻ tìm thấy con đường riêng của các em và hai là, khắc sâu vào tâm trí các em Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 179
  29. những gì mà chính bản thân chúng ta tin là lẽ phải, thật và đẹp. Người lớn khi đối xử với một đứa trẻ đang lớn cần lưu ý: Không được bóp nghẹt tính cách của trẻ mà phải nỗ lực giáo dục. Mỗi một đứa trẻ, mỗi một thiếu niên đều là những cá nhân thực sự, các em cũng có tính cách riêng, suy nghĩ riêng, cảm nhận riêng. Các em phải có quyền giãi bày những suy nghĩ hay cảm giác đó. Nhưng chúng cũng phải học hỏi thêm. Nhiều năm nay, giáo dục đã bỏ qua cá tính của trẻ. Tất cả trẻ em đều phải chui vào một khuôn mẫu duy nhất, phải học những thứ giống nhau, tại cùng thời điểm, bằng phương pháp giống nhau. Kiến thức đã được đặt lên trên hết thảy. Cách giáo dục kiểu này cũng có tầm vóc của nó. Đòi hỏi và khắt khe khiến học sinh tiến lên, hướng học sinh vượt quá niềm mong đợi của chính bản thân chúng dù bản thân các em có muốn hay không. Yêu cầu và tính chất khắt khe của nền giáo dục này đã biến nó thành một nhân tố mạnh mẽ của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, nhiều đứa trẻ phải chịu đựng nó và cảm thấy chính bản thân mình bị loại khỏi những lợi ích của nền giáo dục này. Điều này không phải vì các em không có tài năng hay không có khả năng học, không có khả năng hiểu biết mà vì sự cảm nhận của các em, trí thông minh hay tính cách của các em không phù hợp với khuôn khổ duy nhất mà chúng ta áp đặt cho mọi trẻ em. Như một kiểu phản ứng, từ vài thập kỉ nay, chính tính cách của trẻ mới được xem là trung tâm của nền giáo dục thay vì kiến thức. Coi trọng hơn những gì đặc biệt trong một đứa trẻ, những gì có thể giúp trẻ thể hiện cá nhân, tính cách tâm lý của các em là cần thiết và đáng được hoan nghênh. Điều quan trọng là giúp trẻ thể hiện phần tốt đẹp nhất, điểm mạnh của các em và sửa đổi những điểm yếu. Nhưng nếu chúng ta coi trọng quá mức những điều này, quá sợ hãi rằng có thể cản trở trẻ phát triển tính cách và chỉ còn nhìn thấy giáo dục qua lăng kính tâm lý, chúng ta sẽ lại rơi vào một thái cực khác. Thái cực không truyền đạt đầy đủ kiến thức. Trong quá khứ, giáo dục tập trung quá nhiều vào văn hóa mà không mấy chú trọng vào yếu tố tự nhiên. Nhưng ngày nay có lẽ giáo dục lại chú ý quá nhiều đến yếu tố tự nhiên và không chú tâm đầy đủ vào văn hóa. Xưa kia, chúng ta quá đề cao việc truyền đạt tri thức và những giá trị của nó. Còn ngày nay, ngược lại, chúng ta lại không coi trọng nó đúng mức. Kết quả là, quyền hạn của giáo viên bị suy yếu. Quyền hạn của các bậc cha mẹ và trường học cũng vậy. Văn hóa chung được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời ngày càng phong phú hơn đã bị lung lay đến mức chúng ta khó giao tiếp với nhau hơn, khó hiểu nhau hơn. Thất bại học đường đã đến mức không thể chấp nhận được. Sự bất bình đẳng về mặt tri thức và văn hóa đã gia tăng khi khắp nơi trên thế giới, xã hội kiến thức áp đặt lôgic, tiêu chí và đòi hỏi của nó. Cơ hội thăng tiến trong xã hội bị thu nhỏ lại đối với những đứa trẻ trong những gia 180 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  30. đình không có điều kiện học những gì mà trong trường học không dạy chúng. Tuy nhiên, sẽ là vô nghĩa nếu chúng ta tìm cách khơi gợi lại thời hoàng kim chưa bao giờ tồn tại của giáo dục, văn hóa và tri thức. Mỗi giai đoạn có những chờ đợi của riêng nó. Chúng ta sẽ không tái tạo trường học của nền Cộng hòa thứ Ba hay những ngôi trường thời cha mẹ chúng ta hoặc như của chính chúng ta. Điều chúng ta cần làm là vượt qua thách thức của nền kinh tế tri thức và của cuộc cách mạnh thông tin. Điều chúng ta cần làm là xây dựng những nguyên lý của nền giáo dục thế kỷ 21, những nguyên lý không thể làm hài lòng nguyên lý của ngày hôm qua và lại càng không phải của ngày hôm kia. Chúng ta muốn con cái chúng ta trở thành những người như thế nào? - Những người đàn ông, những người đàn bà tự do, luôn muốn tìm hiểu cái đẹp và sự vĩ đại, có tấm lòng nhân hậu, mạnh mẽ, biết yêu và nghĩ cho chính bản thân mình nhưng cũng mở lòng với tất cả mọi người, học được một nghề và có thể tự nuôi sống bản thân. Vai trò của chúng ta không phải là giúp trẻ mãi mãi chỉ là trẻ, hay thậm chí trở thành những đứa trẻ cao lớn, mà phải giúp chúng trở thành người lớn, trở thành những công dân. Tất cả chúng ta đều là những nhà giáo dục. Các em có tài làm được những điều mà các em tưởng là xa vời Giáo dục là công việc khó, để đến đích, thường phải bắt đầu lại từ đầu, không bao giờ được nản lòng, không bao giờ được ngần ngại yêu cầu. Mỗi một đứa trẻ đều có một khả năng tiềm ẩn chỉ cần được khám phá. Mỗi đứa trẻ đều có một trí thông minh riêng chỉ cần được phát triển. Chúng ta phải tìm. Chúng ta phải hiểu được khả năng và trí thông minh ấy. Cũng như đòi hỏi với trẻ, nhà giáo dục cũng phải có đòi hỏi với chính bản thân mình. Mục đích không phải là vạch ra một lượng tri thức tối thiểu chúng ta bắt trẻ phải lĩnh hội được, cũng không phải nhấn chìm trẻ dưới dòng chảy của nguồn thông tin quá nhiều đến nỗi chúng không thể tiếp thu được thông tin nào. Mục đích của chúng ta là phải cố gắng truyền đạt cho mỗi đứa trẻ một lượng kiến thức tối đa chúng có thể tiếp thu trong lúc khuyến khích tối đa các em có được khát khao học tập, ham muốn hiểu biết, mở rộng tâm hồn và hiểu về giá trị của sự nỗ lực. Sự tự tin chính là động lực chính của phương pháp giáo dục này. Làm cho mỗi trẻ em, mỗi thiếu niên của đất nước chúng ta khám phá ra rằng các em có tài làm được những gì mà trước đây các em cứ tưởng rất xa với với mình, theo tôi đó là triết lý của sự chuyển đổi cơ bản của hệ thống giáo dục của chúng ta. Tôi muốn con em chúng ta học được phép lịch sự Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 181
  31. Hãy thưởng khi trẻ làm điều tốt, phạt khi trẻ làm điều sai trái, dạy trẻ biết ngưỡng mộ lẽ phải, cái đẹp, sự vĩ đại, sự thật và sự sâu sắc và ghét cái xấu, sự sai trái, sự thù địch, nhỏ nhen dối trá, nông cạn và sự tầm thường: Nhà giáo dục phải phục vụ trẻ - người mà nhà giáo dục có trách nhiệm chăm lo, đồng thời thể hiện một cách tốt nhất với chúng tình yêu và sự tôn trọng. Chính sự tôn trọng phải là nền tảng cho mọi nền giáo dục. Thầy giáo tôn trọng học sinh, cha mẹ tôn trọng con cái, học sinh tôn trọng thầy giáo, con cái tôn trọng cha mẹ, tôn trọng người khác và tôn trọng chính bản thân mình, đó chính là điều mà giáo dục cần phải đem đến. Nếu như trong xã hội của chúng ta không còn nhiều sự tôn trọng thì tôi tin chắc rằng, đó là một vấn đề của giáo dục. Tôi muốn khôi phục nền giáo dục của sự tôn trọng. Tôi muốn con em chúng ta học được phép lịch sự, có đầu óc rộng mở và có lòng khoan dung, làm được những điều đó tức là chúng đang tôn trọng người khác và chính bản thân mình. Đưa bài giảng ra cánh đồng, bờ biển Nền giáo dục của chúng ta phải trở nên ít thụ động hơn, ít cứng nhắc hơn. Nó cũng phải giảm bớt mức độ nhấn mạnh thái quá vào học thuyết, lý thuyết và các ý tưởng trừu tượng, điều sẽ khiến trí thông minh không thể phát huy. Chúng ta cần dành nhiều chỗ hơn cho việc quan sát, thử nghiệm, miêu tả và thực hành. Tôi tin rằng, bằng cách này, chúng ta sẽ làm cho trường học trở thành nơi thú vị hơn với nhiều trẻ em hơn và giảm tỷ lệ lưu ban trong các trường. Điều này đúng với lĩnh vực khoa học cũng như các lĩnh vực nhân văn và nghệ thuật. Để kiến thức trở nên sống động hơn, cụ thể hơn, phải mở thế giới của giáo dục sang những thế giới khác - của văn hóa, nghệ thuật, nghiên cứu, công nghệ và đương nhiên, thế giới kinh doanh, nơi mà phần lớn con em chúng ta sẽ sống khi trưởng thành. Không nên hạn chế con em chúng ta trong phạm vi lớp học của chúng. Từ rất sớm, chúng phải được đến nhà hát, viện bảo tàng, thư viện, phòng thí nghiệm và xưởng sản xuất. Từ rất sớm, chúng phải được tiếp xúc với vẻ đẹp của thiên nhiên và khám phá những điều bí ẩn của nó. Các bài học vật lý, địa chất, sinh vật, địa lý, lịch sử và cả thơ văn thường có tác động và ý nghĩa lớn hơn khi được giảng dạy trong rừng, trên cánh đồng, trên núi hay bên những bờ biển. Con em chúng ta phải được dạy cách xem những kiệt tác của các nghệ sĩ cũng như của tự nhiên. Và chúng ta không được phép ngần ngại để chúng tiếp xúc với những tác phẩm vĩ đại của trí tuệ nhân loại và với những người giữ cho các tác phẩm này sống mãi. Điều này đúng với mọi trẻ em, mọi thiếu niên, bất kể xuất thân, hoàn cảnh xã hội, bất kể các em học phổ thông hay học nghề. Sở dĩ như vậy là bởi đối lập những gì thuộc về chân tay và trí óc cũng là một khiếm khuyết trong hệ thống giáo dục truyền 182 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  32. thống của chúng ta. Phải loại bỏ sự phân biệt ngớ ngẩn sao cho học nghề cũng được thừa nhận như các ngành học chất lượng cao. Còn một sự phân biệt nữa mà chúng ta phải vượt qua: Phân biệt giữa hoạt động thể chất và hoạt động trí não. Giáo dục là một sự tổng hòa. Nó phải bao gồm cả lý thuyết lẫn thực hành, cả hoạt động trí não lẫn hoạt động thể chất, cả hoạt động nghệ thuật lẫn thể thao. Có quá ít thời gian được dành cho thể thao. Trẻ em cần nổi trội hơn người. Nhưng thể thao cũng dạy cho ta cách tôn trọng những người khác, tôn trọng luật chơi, lòng trung thành và cách đạt được thành tích tốt nhất. Tôi tin vào giá trị giáo dục của thể thao. Không những thể thao cần có chỗ đứng quan trọng lớn hơn trong trường học, mà thế giới của thể thao và giáo dục cần được mở ra để hòa quyện với nhau nhiều hơn nữa, sao cho có mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các cơ sở thể thao và cơ sở giáo dục, có sự hợp tác giữa các vận động viên và giáo viên vì lợi ích của con em chúng ta. Trả lại khoảng thời gian sống Xin đừng hiểu lầm ý tôi, tôi không có ý muốn làm nặng thêm chương trình giảng dạy vốn đã quá nặng. Tôi không có ý muốn thêm môn học vào danh sách vốn đã quá dài. Ngược lại, theo suy nghĩ của tôi, mục tiêu của chúng ta là phải trả lại cho trẻ em khoảng thời gian để sống, để thở, để hấp thụ những gì chúng được dạy. Chúng ta cần xác lập lại tính liên tục trong hệ thống giáo dục. Đương nhiên việc này đòi hỏi phải rà soát lại cách chúng ta tổ chức năm học và chương trình giảng dạy, điều đã trở nên cần thiết sau hàng thập kỷ khi trường học phải đối mặt với một khối lượng ngày càng tăng những yêu cầu trái ngược nhau, đối mặt với sự căng thẳng và kỳ vọng ngày càng lớn, khiến cho sự gắn kết xã hội trở nên mong manh hơn. Chúng ta cần khôi phục lại tính liên tục trong mỗi môn học cũng như giữa các môn học với nhau, gắn với những kỳ vọng xã hội và một lần nữa, tìm ra nguyên tắc chỉ đạo cho giáo dục, tìm lại cho giáo dục một kim chỉ nam, xác định cho nó những nguyên tắc, mục đích và tiêu chí đơn giản. Đây là điều đầu tiên chúng ta phải làm. Đồng thời, chúng ta cần nâng cao yêu cầu, không phải về số lượng mà về chất lượng. Phụ huynh: Nhà giáo dục đầu tiên Khi nói đến “tất cả các nhà giáo dục”, tôi muốn nói rằng mục tiêu này sẽ không thể đạt được chỉ với sự giúp sức của các giáo viên hay chỉ với sự giúp sức của các phụ huynh. Mọi người phải cùng nhau thực hiện. Để thành công, tất cả các vị phải làm việc cùng nhau. Đối với những người cha, người mẹ, giáo viên, quan tòa, cảnh sát, nhà giáo dục và tất cả những ai tiếp xúc với trẻ em trong môi trường thể thao, nghệ thuật và đoàn thể, lợi ích của trẻ em phải được đặt lên trên mọi đánh giá khác. Sự tin tưởng, hợp tác, trao đổi, tinh thần trách nhiệm phải được ưu tiên. Mỗi người phải vượt qua những định kiến để hoàn thành bổn phận của mình: đó là chuẩn bị hành trang để trẻ em trở thành người lớn. Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 183
  33. Hỡi các bậc phụ huynh, các vị chính là những nhà giáo dục đầu tiên. Tôi biết là vai trò này khó khăn đến mức nào khi tình trạng thất nghiệp đe dọa, trong các gia đình có bố dượng hay mẹ kế hay các gia đình nhận con nuôi, hay khi người cha hay người mẹ phải một mình nuôi dạy con cái. Tôi biết cuộc sống có thể nặng nề đến mức nào. Tôi muốn nói với các vị rằng, các vị sẽ được giúp đỡ, rằng các vị sẽ nhận được sự trợ giúp bất kỳ khi nào các vị cần đến nó để giáo dục con cái mình từ khi chúng còn nhỏ và rằng đối với tôi, chính sách đối với gia đình nằm trong chính sách giáo dục. Tôi muốn nói với các vị rằng, trong 5 năm tới, quyền được gửi con ở nhà trẻ hay mẫu giáo đối với tôi là những ưu tiên và tôi bảo đảm rằng không một trẻ em nào bị bỏ mặc khi kết thúc buổi học, nhờ đó các vị có thể hoàn thành ngày làm việc mà không phải lo lắng về việc con mình không được ai trông nom. Từ giờ trở đi, bài tập sẽ được làm tại trường, có thầy cô giám sát và đối với các học sinh giỏi đến từ những gia đình có thu nhập thấp nhất - những gia đình không có khả năng chọn trường cho con, những trường nội trú chất lượng cao sẽ được xây dựng. Các vị sẽ được trợ giúp hoàn thành nhiệm vụ của mình. Nhưng các vị cũng có bổn phận đối với con cái mình. Các vị phải là một tấm gương. Các vị có trách nhiệm phải bảo đảm rằng con cái mình được đến trường, làm chúng thấm nhuần ý thức tôn trọng pháp luật và sự lịch thiệp và kiểm tra bài tập của chúng. Nếu các vị không để chúng được đến trường, nếu các vị bỏ mặc chúng thì việc các vị bị xã hội lên án, trách nhiệm của các vị bị nghi vấn và những hình thức trợ giúp dành cho các vị bị cắt bỏ là điều hoàn toàn bình thường. Nâng cao địa vị nghề giáo Hỡi các thày, cô giáo, các vị cũng xứng đáng nhận được sự tôn trọng. Các vị đóng vai trò chính yếu. Các vị thường đã học tập trong một thời gian dài. Các vị phải thể hiện trí thông minh, lòng kiên nhẫn, tâm lý và năng lực. Tôi biết nghề nghiệp cao quý của giáo viên đòi hỏi cao đến mức nào, nó bắt buộc các vị phải hy sinh lớn lao đến mức nào, nó khó khăn và đôi khi bạc bẽo ra sao khi nạn bạo lực đã xâm nhập vào trường học. Tôi rằng, địa vị xã hội và sức mạnh của các vị bị kém đi khi mà sứ mệnh của các vị trở nên gian nan và điều kiện làm việc của các vị trở nên khắc nghiệt hơn. Đất nước nợ các vị lòng biết ơn lớn hơn, triển vọng sự nghiệp tốt hơn, một mức sống cao hơn và những điều kiện làm việc tốt hơn. Trước đây, giáo viên có một vị trí được thừa nhận trong xã hội vì nền Cộng hòa tự hào về các trường học của mình, về những người mà nó giao phó trách nhiệm trong các trường học đó. Các giáo viên tiểu học và trung học đã tự hào về nghề nghiệp của mình, tự hào được phụng sự nền Cộng hòa, phục sự ý tưởng nào đó về con người và về sự tiến bộ. Chúng ta phải khơi lại lòng tự hào đó. Trong trường học của ngày mai, các vị sẽ được trả lương cao hơn, được tôn trọng hơn và trái với chủ nghĩa bình quyền đã ngự 184 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  34. trị quá lâu, các vị sẽ kiếm được nhiều tiền hơn, sẽ thăng tiến nhanh hơn nếu các vị lựa chọn làm việc nhiều hơn và dành nhiều cố gắng hơn cho công việc của mình. Tôi muốn việc nâng cao địa vị nghề giáo trở thành một trong những ưu tiên trong nhiệm kỳ 5 năm của mình, bởi nó là điều không thể khác được trong việc cải cách trường học và cải tổ nền giáo dục của chúng ta. Nhưng hỡi các thày cô giáo, cũng giống như các phụ huynh, các vị cần phải là tấm gương. Hành vi, cách ứng xử, sự tỉ mỉ, tinh thần công bằng và tận tụy của các vị phải thật mẫu mực. Các vị cũng phải làm gương bằng năng lực thể hiện quyền lực nhà giáo, bằng sự quan tâm thưởng phạt đúng người, đúng tội. Ưu tiên cho chất lượng thay vì số lượng Trong hệ thống trường học mà tôi rất muốn được thấy, trong đó ưu tiên được dành cho chất lượng hơn là số lượng, nơi mà thời khóa biểu sẽ nhẹ hơn, nơi mà việc sử dụng các nguồn lực sẽ hiệu quả hơn bởi vì quyền tự chủ sẽ cho phép các trường quản lý theo nhu cầu, sẽ có ít giáo viên hơn. Nhưng đây sẽ là hệ quả của công cuộc cải cách trường học, chứ không phải là mục tiêu của công cuộc này. Và tôi cam kết rằng, những nguồn lực được giải phóng nhờ đó sẽ được tái đầu tư vào giáo dục và nâng cao vị thế của nghề dạy học. Mục tiêu là hiệu quả hơn, chứ không phải phân chia đồng đều và điều này không chỉ nhằm đạt được một mục tiêu kinh tế, không chỉ để sao cho ngày mai nền kinh tế của chúng ta có một lực lượng lao động có trình độ và lành nghề, mà có thể cao hơn tất cả, mục tiêu là bảo đảm sao cho con em chúng ta có thể đề cao những giá trị của nền văn minh để từ đó một ý tưởng nào đó về nền văn minh sẽ tiếp tục thấm nhuần trong chúng. Thưa tất cả các vị, tôi biết các vị đang cân nhắc tầm quan trọng của thách thức mà chúng ta phải vượt qua. Tất cả các vị phải hiểu rằng cuộc Cách mạng tri thức đang diễn ra ngay trước mắt chúng ta không cho phép chúng ta có nhiều thời gian hơn để ngẫm nghĩ xem từ “giáo dục” thực sự có nghĩa là gì. Một vài người trong số các vị nhận thức rõ rằng, xét đến xã hội khắc nghiệt của ngày hôm nay và sự lo lắng phải đối mặt với một tương lai ngày càng tỏ ra là một mối đe dọa, thế giới cần đến một cuộc Phục Hưng mới, điều chỉ có thể có được nhờ giáo dục. Chính chúng ta là người cầm lên sợi chỉ chạy xuyên suốt từ chủ nghĩa nhân đạo của thời kỳ Phục Hưng, qua thời kỳ Khai Sáng, đến thời đại của Jules Ferry. Đã đến lúc phải cải tổ. Tôi kêu gọi các vị hãy tham gia. Chúng ta sẽ cùng nhau thực hiện. Chúng ta đã quá chậm trễ rồi”. Tài liệu tham khảo [1] Eicher Jean-Claude and Thierry Chevailler (2002) National summary tables on the reforms of the training and conditions of service of teachers in lower secondary Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 185
  35. education – France, EURYDICE, Brussels. [2] EURYDICE (2003-2004) Integrating Immigrant Children into Schools in Europe, Country Report: France, Brussels. [3] EURYDICE (2009) National summary sheets on education system in Europe and ongoing reforms - France, EURYDICE, Brussels. [4] France Embassy in the U.S.A. (2001) Images de la France (SIG), Embassy of France in the U.S. - 12 June 2001, retrieved on 4th June 2009. [5] Hildegard Brauns and Susanne Steinmann (1997) Educational Reform in France, West-Germany, the United Kingdom and Hungary: Updating the CASMIN Educational Classification, Arbeitsbereich I / Nr. 21, Mannheim 1997. [6] Ouardani Aziza (2001) Approaches to the evaluation of schools which provide compulsory education: The situation in France, EURYDICE, Evaluation of Schools providing Compulsory Education in Europe: Country Reports, Brussels. Các nguồn Internet [1] tham khảo ngày 15/6/2009. [2] tham khảo ngày 15/6/2009. [3] tham khảo ngày 15/6/2009. [4] tham khảo ngày 20/6/2009. [5] tham khảo ngày 20/6/2009. [6] tham khảo ngày 20/6/2009. [7] tham khảo ngày 20/6/2009. 186 Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ
  36. C. GIÁO DỤC PHẦN LAN HƯỚNG ĐẾN GIÁO DỤC TOÀN DIỆN VÀ BÌNH ĐẲNG I. SƠ LƯỢC QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC PHẦN LAN Nước Cộng hòa Phần Lan là quốc gia nằm ở khu vực Bắc Âu, có diện tích lớn thứ 8 nhưng có mật độ dân số thưa thớt nhất châu Âu, khoảng 5,8 triệu người (50). Ngôn ngữ chính của phần lớn dân số là tiếng Phần Lan và Thụy Điển. Phần Lan từng là một phần của Thụy Điển và từ năm 1809 là khu vực tự trị thuộc đế quốc Nga. Đến năm 1917, Phần Lan chính thức trở thành quốc gia độc lập (51). Theo các nghiên cứu hiện nay về các chỉ số quân sự, chính trị, kinh tế, xã hội, Phần Lan được đánh giá là quốc gia ổn định thứ 2 trên thế giới. Phần Lan là một trong những quốc gia hàng đầu về chăm sóc y tế, chế tạo công nghệ cao, mức tăng trưởng GDP và bảo vệ nhân quyền. Với những điều kiện trên, không ngạc nhiên khi nền giáo dục hiện đại của Phần Lan luôn được xếp vào nhóm hàng đầu thế giới. Theo chương trình đánh giá sinh viên quốc tế (PISA), năm 2000, học sinh Phần Lan đứng đầu tuyệt đối về kỹ năng đọc hiểu và trong nhóm đứng đầu về toán và khoa học tự nhiên. Năm 2003, Phần Lan đứng đầu tuyệt đối về đọc hiểu và toán; cùng Nhật đứng đầu về khoa học tự nhiên; đứng thứ 2 sau Hàn Quốc về giải quyết tình huống. Năm 2006, học sinh Phần Lan lại vượt lên các quốc gia trong Khối Hợp tác Phát triển Kinh tế (OECD) gồm 57 quốc gia để đứng đầu trong cuộc điều tra giáo dục PISA. Về giáo dục Đại học, Phần Lan được diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) xếp dẫn đầu thế giới về số lượng tuyển sinh và chất lượng, xếp thứ hai về toán và giáo dục khoa học. Ngoài thành tích đứng đầu các bảng xếp hạng, có một số đánh giá trong báo cáo của OECD đã gây được sự chú ý đặc biệt của các chuyên gia giáo dục thế giới và là những tiêu chí rất khó vượt qua đối với các nước. -Thứ nhất, trong tất cả các môn thi, sự chênh lệch trình độ giữa các sinh viên Phần Lan (giữa học sinh kém nhất và học sinh giỏi nhất) là nhỏ nhất so với các nước OECD. Nói cách khác, trình độ học sinh Phần Lan đồng đều nhất. 50. Số liệu tháng 6 năm 2009. 51. Sau khi tuyên bố độc lập, Phần Lan trải qua một cuộc nội chiến, các cuộc chiến tranh với Liên Xô và Phát xít Đức, là quốc gia trung lập trong Chiến tranh lạnh. Phần Lan gia nhập Liên hợp quốc năm 1955, gia nhập tổ chức hợp tác phát triển kinh tế năm 1969 và Liên hiệp châu Âu vào năm 1995. Chương III - QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC CỦA MỘT SỐ NƯỚC Ở KHU VỰC CHÂU ÂU VÀ CHÂU MỸ 187