Giáo trình Quản lý chất thải rắn công nghiệp

pdf 28 trang huongle 2730
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý chất thải rắn công nghiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quan_ly_chat_thai_ran_cong_nghiep.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quản lý chất thải rắn công nghiệp

  1. Quản lý chất thải rắn công nghiệp I. GIỚI THIỆU CHUNG Quá trình chuyển đổi cơ cấu công nghiệp nhanh chóng hiện tại ở Việt Nam không tương ứng với những chú trọng về những vấn đề môi trường, mà là một tất yếu gây ra do sự phát triển công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa đất nước đã gây ra nhiều vấn đề về môi trường. Khu vực TPHCM chịu thiệt hại do nhiều suy thoái môi trường do các ngành công nghiệp gây ra và một trong những vấn đề chính là vấn đề về chất thải công nghiệp rắn. Nói chung, ở Việt Nam chính sách và quản lí môi trường vẫn còn chưa chặt chẽ, và đặc biệt vào lúc này là trường hợp cho quản lí chất thải rắn công nghiệp ở Việt Nam nói chung và khu vực TPHCM nói riêng. Một vài tổ chức có liên quan đến hệ thống quản lí chất thải công nghiệp, nhưng hệ thống quản lí còn nhiều rối rắm. Cho đến nay, vẫn không có một hệ thống rõ ràng về việc xử lí chất thải rắn công nghiệp, và vào lúc này chính phủ không thể thu thập và xử lí chúng một cách hiệu quả và triệt để. Nghĩa là những nguy hiểm đang đe dọa môi trường, phần lớn chất thải công nghiệp là chất thải công nghiệp độc hại. Vì vậy, rõ ràng là rất cần thiết phải có một hệ thống quản lí chất lượng môi trường tốt hơn, đặc biệt là hệ thống quản lí chất thải rắn và chất thải nguy hại. Tổ chức quản lí chất thải rắn công nghiệp sẽ cần đến một mạng lưới tổ chức, với những nhiệm vụ và trách nhiệm rõ ràng, như là các dụng cụ và phương tiện tốt hơn để vận hành hệ thống. Những điều kiện tiên quyết quan trọng nhất là sự tham gia của những nhân vật có liên quan và kế hoạch - thời gian để thực hiện kế hoạch có hiệu quả và hiệu suất cao. II. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CHÍNH ĐẶT TRỌNG TÂM CHO CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ II.1. Vấn đề về chất thải rắn công nghiệp tại TPHCM năm 2001
  2. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Quá trình công nghiệp hóa tại TPHCM đã gia tăng rất nhanh vào những năm gần đây và nó được định hướng gia tăng nhanh hơn nữa trong 10 năm tới. TPHCM là thành phố dẫn đầu cho sự nghiệp phát triển kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, bên cạnh việc phát triển kinh tế này là vấn đề gia tăng ô nhiễm công nghiệp bao gồm cả chất thải công nghiệp. Hiện nay có rất ít các nhà máy, xí nghiệp áp dụng các công nghệ xử lý, tái sử dụng hay giảm thiểu chất thải. Hơn nữa, hiện nay một số xí nghiệp có chức năng xử lý chất thải lại không hoạt động như xí nghiệp làm phân compost - TPHCM làm cho tất cả các loại chất thải rắn và chất thải nguy hại (gồm chất thải công nghiệp và sinh hoạt) đều được đem chôn tại hai bãi chôn lấp chính của thành phố. Hoạt động này đã làm ảnh hưởng đáng kể đến môi trường (như ô nhiễm nước ngầm, ô nhiễm không khí, mùi ), và hiện nay hàng loạt những ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đã xảy ra thông qua việc chôn lấp các loại chất thải không hợp vệ sinh và không được phân loại hợp lý. Ngoài ra, sức chứa của hai bãi chôn lấp này cũng rất hạn chế. Do vậy, giảm thiểu chất thải, tái sử dụng, xử lý và xây dựng các bãi chôn lấp chất thải rắn công nghiệp và chất thải rắn công nghiệp nguy hại là những nhu cầu cấp bách. Thành phố cần một chiến lược thích hợp để quản lý chất thải rắn công nghiệp trong thời gian tới để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam gồm TPHCM và 3 tỉnh (Đồng Nai, Bình Dương và Vũng Tàu) và một phần của 2 tỉnh (Lâm Đồng và Long An), là khu vực phát triển kinh tế mạnh nhất trong cả nước hiện nay. Đây là những vùng có đặc điểm về môi trường tương tự như ở TPHCM. Khi phát triển chiến lược quản lý môi trường cho TPHCM cần phải lưu ý đến những vấn đề về quản lý chất thải rắn công nghiệp ở các tỉnh lân cận. Hiện nay, TPHCM có khoảng gần 30.000 xí nghiệp công nghiệp qui mô vừa và nhỏ và trên 800 nhà máy lớn (gồm cả 17 nhà máy trong phạm vi khu
  3. Quản lý chất thải rắn công nghiệp công nghiệp và khu chế xuất). Do TPHCM chưa hề có một đơn vị xử lý chất thải công nghiệp nào, nên toàn bộ chất thải rắn và nước thải công nghiệp đều được xả thải bừa bãi vào các kênh rạch, hệ thống thoát nước đô thị, được chôn lấp trong các bãi chôn lấp không đúng qui cách hoặc chôn lấp bất hợp pháp. Sau đây là một vài số liệu về hiện trạng chất thải như tổng lượng chất thải và lượng chất thải nguy hại, phần trăm tồn trữ, xử lý, thải bỏ Theo Hiện Trạng Môi Trường Thành Phố Hồ Chí Minh (2000) dự tính tổng lượng chất thải rắn tại TPHCM là: • 4.900 tấn chất thải rắn sinh hoạt/ngày, • 260 tấn chất thải rắn công nghiệp/ngày (gồm 25 tấn chất thải rắn công nghiệp nguy hại/ngày) và • Khoảng 11 tấn chất thải bệnh viện/ngày. Số liệu về chất thải rắn công nghiệp nguy hại và chất thải rắn công nghiệp như trên không chính xác do chúng không được thu gom từ những hệ thống riêng biệt, do đó các số liệu này có nhiều hạn chế. Bảng1:Tóm tắt tổng tải trọng chất thải rắn công nghiệp TP.HCM (2000) STT Nguồn chất thải rắn công nghiệp Tải trọng ô nhiễm (tấn/năm) 1 Khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung 62.700 2 Các nhà máy lớn nằm riêng lẻ 58.800 3 Các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ 456.200 4 Chất thải bệnh viện 1.500 Tổng số 579.200
  4. Quản lý chất thải rắn công nghiệp (Nguồn: báo cáo “tình trạng phát thải chất thải công nghiệp ở TPHCM và các khu công nghiệp lân cận”- được thực hiện bởi Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Môi Trường, tháng 2/2000. ) Cần củng cố hiệu quả quản lý chất thải công nghiệp và hệ thống các luật lệ, qui định liên quan sao cho có tính khả thi, có hiệu lực, rõ ràng và hữu ích. Nhìn chung, các qui định về môi trường hiện nay quá tổng quát, chung chung do đó chúng không có hiệu lực mạnh với ngành công nghiệp. Quan trọng hơn nữa, sức mạnh của các qui định này bị hạn chế do thiếu hụt nguồn tài chính để giám sát việc quản lý chất thải. Hiện nay có rất nhiều xí nghiệp hoạt động trong tình trạng lợi nhuận thấp và do vậy phải hạn chế tối đa chi phí. Do đó, họ không thể đáp ứng được các giải pháp công nghệ cao để đạt được các qui định về môi trường, và thiếu hụt ngay cả những qui định ép buộc, cưỡng chế họ thực hiện. II.2. Dự báo về các vấn đề môi trường chính tại TP.HCM trong 10-20 năm tới Như đã trình bày, sự phát triển công nghiệp dự đoán sẽ gia tăng đáng kể ở hầu hết mọi lĩnh vực trong 10-20 năm tới. Hình 1 trình bày dự tính sự gia tăng tổng lượng chất thải trong điều kiện phát triển ở mức trung bình. Hình 1 – Tổng tải trọng chất thải công nghiệp theo dự tính năm 2010 và 2020
  5. Quản lý chất thải rắn công nghiệp ( Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đới và bảo vệ môi trường) Một số lưu ý khi dự tính tổng tải trọng chất thải (ở hình 1): • Tổng tải trọng ô nhiễm của chất thải công nghiệp từ các khu công nghiệp tập trung vào năm 2010 được tính căn cứ trên toàn bộ diện tích khu vực (của từng khu công nghiệp) đang được sử dụng. • Vì không có các số liệu dự tính cho năm 2020, do đó tốc độ tăng chất thải rắn công nghiệp được tính tương đương với tốc độ tăng trưởng công nghiệp (khoảng 14%/năm). • Lượng chất thải công nghiệp lẫn trong chất thải sinh hoạt vào khoảng 5-6%. Bảng 2: Tóm tắt dự tính tổng lượng chất thải công nghiệp tại TPHCM năm 2010 và 2020 Nguồn chất thải công nghiệp Tải trọng ô nhiễm (tấn/năm) Năm 2010 Năm 2020 1 Khu chế xuất và khu công nghiệp tập trung 640.000 1.700.000 2 Các nhà máy lớn nằm riêng lẻ 150.000 400.000 3 Các loại hình công nghiệp vừa và nhỏ 1.200.000 3.000.000 4 Chất thải bệnh viện 3.700 10.000 Tổng số 1.993.700 5.110.000 (Nguồn: Báo cáo “tình trạng phát thải chất thải công nghiệp ở TPHCM và các khu công nghiệp lân cận”- được thực hiện bởi Viện Kỹ Thuật Nhiệt Đới và Bảo Vệ Môi Trường, tháng 2/2000) II.3 Mục đích của chiến lược quản lý chất lượng môi trường đối với chất thải công nghiệp
  6. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Các mục đích chính 1. Quản lý chất thải công nghiệp nguy • Thành lập kế hoạch chi tiết để quản lý chất thải nguy hại. hại công nghiệp trên địa bàn TPHCM và các tỉnh lân cận và xây dựng địa điểm để chôn lấp chất thải nguy hại vào năm 2005. • Bảo đảm 100% các xí nghiệp có cam kết về quản lý chất thải nguy hại vào năm 2005. • Thống kê hiện trạng của các hợp chất hữu cơ bền (POPs) và đề ra chiến lược giảm thiểu khả năng phát tán POPs ra môi trường. 2. Chất thải rắn từ các loại hình công • Ap dụng chương trình quản lý chất thải vào từng loại hình nghiệp vừa và nhỏ công nghiệp (dưới hình thức tiền xử lý, tái sử dụng, công nghệ sạch ) và bảo đảm100% xí nghiệp có cam kết về thải bỏ chất thải công nghiệp vào năm 2005. 3. Chất thải rắn ở các loại hình công nghiệp • Ap dụng chương trình quản lý chất thải (dưới hình thức lớn nằm ngoài KCX, tiền xử lý, tái sử dụng, công nghệ sạch ) và bảo đảm100% KCN xí nghiệp có cam kết về thải bỏ chất thải công nghiệp vào năm 2005. 4. Chất thải rắn từ KCX, KCN • Đến cuối năm 2003, xây dựng hoàn chỉnh hệ thống quản lý chất thải công nghiệp ở từng KCN/KCX, kế hoạch bao gồm thu gom, tái sử dụng và thải bỏ chất thải công nghiệp. ™ Những nguyên tắc chung của chiến lược quản lý chất thải Nguyên tắc chung của một chiến lược quản lý chất thải là ưu tiên các biện pháp giảm thiểu chất thải sau đó là các biện pháp. Trong những trường hợp này, lợi nhuận thu được tăng lên trên từng tấn chất thải được giảm thiểu thông qua việc giảm chi phí vận chuyển, giảm chi phí xử lý và giảm tác động đến môi trường của chất thải.
  7. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Do đó ưu tiên đầu tiên là giảm thiểu chất thải, sau đó đến tái sử dụng hoặc tái chế chất thải, sau đó là xử lý hoặc chôn lấp. III. HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG THU GOM VÀ TÁI CHẾ CTRCN TẠI TP.HCM III.1. Hoạt động thu gom chất thải rắn công nghiệp Các hoạt động liên quan đến tái chế, tái sử dụng CTR thường gắn liền với quy trình thu gom vận chuyển rác ngay từ đầu nguồn thải cho đến tận các bãi rác. CTRCN từ nguồn thải là các xí nghiệp công nghiệp, sau khi được phân loại bởi chủ nguồn thải, được các đơn vị thu gom chất thải chuyển đến trạm trung chuyển hoặc được đưa thẳng đến bãi chôn lấp. Từ trạm trung chuyển, chất thải được phân loại lại lần thứ hai do đội ngũ thu nhặt ve chai phế liệu. Sau đó, được đưa đến bãi chôn lấp hoặc đem đi thiêu đốt. Những vật liệu phế phẩm có giá trị tái chế như giấy, nhôm, nhựa, được bán cho các vựa ve chai hoặc bán thẳng cho các cơ sở tái chế sản xuất hàng tiêu dùng. Trong hệ thống quản lý rác, hoạt động thu hồi phế liệu từ rác xảy ra ở các công đoạn sau : • Chất thải tại nguồn được thu hồi bởi chủ các doanh nghiệp, người dân hoặc một số người nhặt rác. • Chất thải được thu hồi song song với quá trình thu gom. Hiện nay hầu các xe thu gom (xe đẩy tay) đều trang bị các bao chứa phế liệu bên hông xe để thực hiện quá trình thu hồi này. Thu hồi tại bãi chôn lấp rác bởi đội ngũ những người nhặt rác III.2. Hoạt động tái chế chất thải Các hoạt động chất thải thường diễn ra như sau : o Đối với CTR không nguy hại ¾ Tuần hoàn trực tiếp : các hộp, chai lọ thủy tinh nguyên sẽ được súc rữa sạch và bán lại cho các hãng sản xuất nước tương để tái
  8. Quản lý chất thải rắn công nghiệp sử dụng chai, giấy vụn sạch có thể bán lại cho các cửa hàng dùng để gói đồ, ¾ Thu hồi vật liệu : giấy, kim loại, nhựa các loại, thủy tinh vụn, vải, sợi, Phần lớn giấy vụn được bán cho các cơ sở tái chế giấy để sản xuất giấy cuộn vàng, giấy vệ sinh, giấy vàng mã, phế liệu nhôm sẽ được bán lại cho các cơ sở nấu nhôm để sản xuất nguyên liệu nhôm bán thành phẩm, bao bì nylon, nhựa phế liệu được các cơ sở tái chế thu gom để sản xuất các sản phẩm thứ cấp o Đối với CTNH Nhiều phế thải nguy hiểm nhưng trong đó vẫn còn có những thành phần có thể thu hồi hay tái sử dụng được. Những chất này có thể là : axit hay kiềm, dung môi, dầu, kim loại nặng, kim loại quý, dung dịch ăn mòn. Một số loại phế thải hạ cấp từ quá trình này song lại có thể sử dụng cho một quá trìng khác. Như phế thải axit từ một số cơ sở công nghiệp có thể sử dụng như một nguồn nguyên liệu ban đầu cho một đối tượng khác, dầu hay dung môi thải có thể sử dụng làm nhiên liệu đốt, dung môi có thể thu hồi bằng cách chưng cất, các nhà máy sơn cũng có thể thu hồi đồng dạng oxyt hay hydroxyt từ dung dịch ăn mòn đồng, thu hồi các loại kim loại quý như bạc từ phế thải ngành ảnh, hay vàng từ công nghệ mạ. Các hoạt động thu hồi và tái chế chất thải tại TPHCM rất phát triển. Có rất nhiều các cơ sở sản xuất gia công tổ chức thu mua phế liệu, phế phẩm công nghiệp liên quan để làm nguyên liệu sản xuất. Đối với doanh nghiệp Nhà Nước như xí nghiệp phân tổng hợp Hóc Môn cũng tổ chức thu mua CTR có hàm lượng hữu cơ cao để chế biến thành phân Compost. Tuy nhiên, từ năm 1987 đến nay không hoạt động nữa do không có thiết bị thay thế. Ngoài ra, các cơ sở tư nhân cũng tự tổ chức thu gom tái chế CTR theo hình thức thủ công nghiệp và sản xuất thứ phẩm. Các ngành nghề đặc trưng của các cơ sở tái chế
  9. Quản lý chất thải rắn công nghiệp này chủ yếu tập trung vào tái chế nhựa, tái chế giấy, tái chế kim loại (sắt, nhôm). Các cơ sở tái chế phế liệu tại TPHCM nằm tải rác cả ở khu vực nội thành lẫn ngoại thành với đủ mọi ngành nghề khác nhau. Các cơ sở tái chế trong nội thành thường có quy mô sản xuất nhỏ và chủ yếu làm bằng thủ công để tránh ảnh hưởng đến môi trường và dân cư xung quanh. Những cơ sở này thường kết hợp với những cơ sở khác để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh. Điển hình là các cơ sở tái chế nhôm, sắt, thường thu mua phế liệu rồi sản xuất ra các sản phẩm bán thành phẩm (phôi nhôm, phôi sắt) và đem bán lại cho các cơ sở khác để sản xuất ra các sản phẩm cuối cùng. Các cơ sở tái chế chất thải ở ngoại thành thì thường có xu hướng sản xuất ra các sản phẩm hoàn thiện hơn nhưng ít quan tâm đến môi trường do vị trí cơ sở thường nằm xa khu dân cư, chưa vào khu quản lý tập trung cụ thể nên chưa có sự quản lý chặt chẽ, thậm chí một số cơ sở còn chưa có giấy phép kinh doanh. Chất thải phát sinh của các cơ sở đều chưa trang bị thiết bị xử lý hoặc nếu có thì thiết bị cũng chưa hoàn chỉnh, đôi lúc không hoạt động và cho thải thẳng vào môi trường xung quanh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường và sức khoẻ của công nhân và dân cư xung quanh. Ngoài ra các cơ sở còn sản xuất đại trà xen kẽ giữa các ngành nghề với nhau nên gây khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc quản lý chất thải. Hiện nay, trong hệ thống quản lý CTR của thành phố chưa đề cập đến lĩnh vực tái chế này, và xem đó là một hoạt động kinh tế hoàn toàn độc lập vì nó nằm trong một lĩnh vực tư nhân năng động. Nhà nước vẫn chưa có hướng đầu tư và quản lý vào lĩnh vực này. Vì vậy, những phương pháp tái chế vẫn còn rất lạc hậu, hiệu suất không cao, điều kiện vệ sinh môi trường không được bảo đảm. IV. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TÁI CHẾ CHO TỪNG NGHÀNH CÔNG NGHIỆP
  10. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp đang thật sự là một mối đe dọa lớn đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng vì lượng thải ngày càng tăng và đặc biệt là các chất thải nguy hại ngày càng phong phú về cả số lượng và chủng loại. IV.1. Một số ngành công nghiệp chính phát sinh chất thải nguy hại Nhóm công nghiệp sợi-dệt-nhuộm: thuốc nhuộm trực tiếp, thuốc nhuộm phân tán, thuốc nhuộm sunfua, thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm hoạt tính, một số hóa chất sử dụng trong các đơn nhuộm như NaCl, Na2SO4, Sandoclean PC-tẩy dầu, Cotoclarin KD, Securon, Invalin, Univadin, các chất tẩy trắng như: Blancophor, Mikephor, Tinopal,Whitex chúng có thể chuyển hóa giữa các dạng tồn tại khác nhau trong môi trường và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con gnười khi tiếp xúc phải. Ngành công nghiệp hóa chất: là nhóm ngành thải ra nhiều chất độc hại do sự dụng các hóa chất trong qui trình công nghệ, gây ô nhiễm môi trường đáng kể. Đó là các hóa chất còn dư thừa trong các quá trình lắng-lọc, cặn bã hóa chất, chai lọ vỡ, bùn cặn, bao bì Ngành công nghiệp điện tử: thải ra môi trường các chất độc hại như các chất trong dung dịch mạ, các chất bán dẫn và nhiều hợp kim khác. Công nghiệp sản xuất giày da: chất nguy hại thải ra môi trường chủ yếu là các hóa chất sử dụng trong quá trình xử lý da như lưu huỳnh, Cr³+. Công nghiệp sản xuất sơn: chất thải rắn độc hại chủ yếu sản sinh ra trong quá trình sau sản xuất như các chất rắn ở đường cống. Công nghiệp thực phẩm, đồ hộp, thuốc lá: Trong nhóm ngành này có các ngành công nghiệp chủ yếu sau đây: _ Công nghiệp sản xuất bia _ Sản xuất và chế biến đồ hộp _ Sản xuất bánh kẹo _ Sản xuất và chế biến thuốc lá Rác thải nguy hại trong ngành công nghiệp này thải ra môi trường chủ yếu là men, bã, chất hữu cơ, vải sợi thuốc lá khi phân hủy là môi trường truyền bệnh cho con người nhất là trong những ngày thời tiết nóng ẩm, thúc đẩy phát
  11. Quản lý chất thải rắn công nghiệp sinh các lọai bệnh về đường ruột và tăng khả năng lây nhiễm và lan truyền chúng. Công nhiệp sản xuất văn hóa phẩm: gồm các nhà máy in, cơ sở sản xuất văn phòng phẩm, mỹ phẩm, các hãng và cơ sở in tráng phim ảnh Chất thải rắn độc hại sinh ra từ nguồn này chủ yếu là các phim nhựa tráng hỏng, các loại giấy ảnh cùng với nước thải chứa một tỉ lệ tương đối lớn các chất độc hại như hydroquynol, các thuốc ảnh và thuốc màu khác được lẫn vào trong pha rắn. Công nghiệp luyện kim: trong ngành công nghiệp luyện kim, công nghiệp mạ có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước bởi các hóa chất và các kim loại nặng tương đối lớn, từ đó chúng tác động đến các chất lơ lửng trong cống rãnh và chất thải rắn độc hại thường phát sinh trong quá trình vệ sinh môi trường khu vực nhà máy (moi móc cống rãnh). IV.2. Một số nhóm ngành công nghiệp tiêu biểu khác Ngành sản xuất thủy tinh: rác chủ yếu là các mảnh vỡ thủy tinh, các chai lọ phế phẩm, bao bì Ngành giấy và bột giấy: rác thường là giấy vụn, bột giấy Ngành chế biến gỗ: chất thải rắn bao gồm gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào Ngành cơ khí-luyện kim: chất thải chủ yếu là các kim loại phế thải, vụn sắt, sắt thép phế liệu, phôi sắt vụn, xỉ kim loại Nhựa-Plastic: nhựa phế phẩm, bao bì nylon Cao su: mủ cao su thải bỏ, cao su phế phẩm, bao bì Chỉ có một số thành phần trong chất thải của các nhóm ngành công nghiệp nêu trên là có thể tái chế, tái sử dụng được; phần chất thải không có giá trị tái chế được đưa đi chôn lấp đối với chất thải không nguy hại hoặc thiêu đốt đối với chết thải nguy hại. IV.3. Đánh giá chung về khả năng tái sinh, tái sử dụng chất thải của một số ngành công nghiệp tiêu biểu
  12. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Ngành may mặc, dệt nhuộm: vải vụn do có giá trị thấp, đòi hỏi một khối lượng lớn và qui trình tái chế phức tạp nên ít được vận dụng, chỉ một phần được sử dụng lại cho mục đích khác như làm giẻ lau nhà, đan thành tấm chà chân; xơ sợi phế phẩm được dùng để nhồi vào thú bông, tận dụng làm đệm Khả năng tái sử dụng ở ngành này nhìn chung là thấp do đa số các thành phần chất thải này bị đổ bỏ chung với rác sinh hoạt. Mặt khác, trên thực tế các ngành này không có xu hướng tái chế tại chỗ mà thường đổ bỏ họac bán với giá rẻ cả một số lượng lớn. Do chất thải loại này trên thị trường sử dụng không nhiều và giá thành sản phẩm tương đối rẻ nên có ít cơ sở tái sử dụng và chủ yếu chỉ làm bằng thủ công. Ngành chế biến thực phẩm: bao bì bằng giấy, nhựa bán lại cho các cơ sở tái chế giấy, tái chế nhựa, cón thành phấn chủ yếu là chất thải hữu cơ thì thích hợp làm phân bón và thức ăn gia súc. Tuy nhiên do khả năng thu gom và quản lý chưa thích hợp nên phần lớn lượng rác này được đưa đến các bãi chôn lấp hoặc bị thải bỏ bừa bãi. Hơn nữa, các hạn chế trong việc chế biến thành phân compost như đòi hỏi chất thải phải được loại bỏ khỏi tạp chất, quỹ đất hạn hẹp của thành phố, sự ô nhiễm môi trường xung quanh cũng hạn chế khả năng tái sử dụng loại chất thải này. Ngành sản xuất thủy tinh: chai lọ thủy tinh phế phẩm, mảnh vỡ thủy tinh được tái sản xuất tại nhà máy hoặc được các cơ sở tái chế thu gom gần như toàn bộ. Ngành giấy và bột giấy: giấy vụn, bột giấy, các loại giấy phế phẩm thường được tái chế ngay tại nhà máy. Phần bột giấy lẫn trong nước thải được tuần hoàn trong quá trình sản xuất. Tuy nhiên trên thực tế, do công nghệ sản xuất và thiết bị xử lý của một số nhà máy quá lạc hậu nên có một lượng lớn bột giấy lẫn trong nước thải và bị đổ bỏ chung với nước thải. Đây là nguồn ô nhiễm chính trong nghành công nghiệp này. Ngành sản xuất gỗ: gỗ vụn, mạt cưa, dăm bào được tận dụng lại làm chất đốt. Ngành cơ khí-luyện kim: kim loại phế thải, vụn sắt được tái chế ngay trong nhà máy. CÁc phế thải có lẫn nhiều tạp chất được bán cho các cơ sở
  13. Quản lý chất thải rắn công nghiệp tái chế khác bên ngòai nhà máy hoặc đổ bỏ. Xỉ được bán với giá rẻ hoặc dùng san lấp mặt bằng. Ngành sản xuất nhựa – plastic : hầu như tất cả các loại nhựa phế phẩm, bao bì nylon, ống nước PVA, đều được tái sử dụng hoặc tái chế thành hững sản phẩm khác ngay tại nhà máy hoặc được bán cho các cơ sở tái chế khác ngoài nhà máy . Ngành sản xuất hóa chất : thường chỉ có bao bì, chai lọ phế thải là có thể được tận dụng để tái chế thành những sản phẩm khác. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các hóa chất, dung môi có thể tái sinh, tận dụng lại trong sản xuất. Bảng 6: Đánh giá tỉ lệ % khả năng tái chế chất thải của từng ngành sản xuất công nghiệp STT Ngành công nghiệp % Khả năng tái chế 1 Chế biến thực phẩm 60 - 80% 2 Dệt nhuộm, may mặc 80 – 90% 3 Thủy tinh 100% 4 Giấy và bột giấy 100% 5 Gỗ 80 – 95% 6 Cơ khí 90 – 100% 7 Hóa chất – Xi mạ 30% 8 Luyện kim 70 – 90% 9 Nhựa – plastic 100% 10 Điện tử 50 – 80% (Nguồn: Viện kỹ thuật nhiệt đớI và bảo vệ môi trường, trung tâm kỹ thuật nhiệt đớI) Nhận xét :
  14. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Từ các số liệu trên cho thấy tỷ lệ % rác thải công nghiệp có khả năng tái chế là khá cao. Khả năng tái chế CTR của các ngành công nghiệp giấy, thủy tinh, nhựa gần như là 100%. Một số ngành khác như chế biến thực phẩm, dệt nhuộm may mặc cũng có khả năng tái chế chất thải tương đối cao, tuy nhiên trên thực tế chất thải của những ngành này được tái chế không đáng kể. Tỷ lệ % rác thải công nghiệp đã và đang được tái chế chỉ chiếm khoảng 20% tổng lượng rác công nghiệp hiện nay (bao gồm cả CTNH). Các thành phần chất thải được tái chế phổ biến chủ yếu tập trung vào một số ngành nghề tiêu biểu như giấy, nhựa, thủy tinh, kim loại V. KHÁI QUÁT VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG TÁI CHẾ-TÁI SỬ DỤNG CHẤT THẢI Các chất thải phát sinh trong quy trình sản xuất có thể tái sử dụng hoặc tái chế ở ngay tại nguồn (ngay tại nhà máy hay ngay tại phân xưởng nhà máy) cũng như ở xa nguồn. Tái sử dụng có nghĩa là sử dụng lại chất thải phát sinh trực tiếp, phục vụ cho mục đích ban đầu của vật liệu hoặc sử dụng cho một vai trò mới, mà không cần có bất cứ cải tiến nào lớn đối với chất thải ra trước khi chất đó được đưa vào sử dụng lại . Tái chế là hoạt động thu hồi lại từ chất thải các thành phần có thể sử dụng để chế biến thành những sản phẩm mới sử dụng lại cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất. Các vật liệu chất thải được “tái chế” cần phải có một số dạng xử lý quan trọng về lý, hóa, sinh. Bao gồm : Tái sinh sản phẩm chuyển hóa hóa học : chủ yếu dùng phương pháp đốt để thành các sản phẩm khí đốt, hơi nóng và các hợp chất hữu cơ. Tái sinh sản phẩm chuyển hóa sinh học : chủ yếu thông qua quá trình lên men, phân hủy chuyển hóa sinh học để thu hồi các sản phẩm như phân bón, khí mêtan, các loại cồn và nhiều hợp chất hữu cơ khác.
  15. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Tái sinh năng lượng từ các sản phẩm chuyển hóa : từ các sản phẩm chuyển hóa bằng quá trình hóa học, sinh học có thể tái sinh năng lượng bằng quá trình đốt tạo thành hơi nước và phát điện. Cũng có thể coi hoạt động tái chế như hoạt động tái sinh chất thải thông qua các hoạt động thu gom vật liệu có thể tái chế từ dòng rác thải, xử lý trung gian và sử dụng vật liệu này để tái sản xuất các sản phẩm mới hợac các sản phẩm khác và các hoạt động khôi phục năng lượng từ rác thải. VI. TỔNG QUAN VỀ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CTRCN VÀ CTNH HƯỚNG VỀ KHẢ NĂNG THU HỒI VI.1. Giải pháp hóa học và hóa lý nhằm tái sinh CTNH Hiện nay có rất nhiều phương pháp tái sinh, tái chế chất thải. Các phương pháp này có thể áp dụng các quá trìng hóa lý hay hóa học để thu hồi hay làm gia tăng nồng độ của thành phần gây ô nhiễm nhằm phục vụ cho qúa trình tái sinh, tái chế tiếp theo. Một số phương pháp bao gồm : Hấp thụ bằng than hoạt tính : được dùng để loại bỏ các thành phần vô cơ và chủ yếu là các chất hữu cơ trong khí thải và nước thải. Đây là quá trình tích lũy chất ô nhiễm lên bề mặt chất rắn (than hoạt tính). Qua trình này thường mang tính thuận nghịch, vì vậy sau khi đã hết khả năng hấp thụ có thể tái sinh chất hấp thụ và thu hồi các chất ô nhiễm. Trao đổi ion : là quá trình dùng nhựa để trao đổi ion để loại các ion dương (cation) và các ion âm (anion) trong nước thải. Quá trình này cũng là quá trình thuận nghịch được sử dụng để thu hồi kim loại nặng (là kim loại quý) hoặc làm tăng nồng độ của kim loại trong nước để tăng hiệu quả thu hồi kim loại nặng tiếp theo. Chưng cất : được áp dụng rộng rãi trong công nghiệp hoá chất như thu hồi dung môi từ dung môi thải. Đây là quá trình tách chất dễ bay hơi ra khỏi chất ít bay hơi hơn bằng quá trình bay hơi và ngưng tụ. Điện phân : dựa trên phản ứng ôxyhóa-khử trên bề mặt điện cực nhằm thu hồi các kim loại trong chất thải. Kỹ thuật này được sử dụng để thu
  16. Quản lý chất thải rắn công nghiệp hồi đồng, niken, kẽm, bạc, vàng và các kim loại khác có trong nước thải của các xí nghiệp xi mạ, gia công kim loại. 1. Trích ly bằng chất lỏng : dựa trên khả năng hòa tan của chất ô nhiễm trong chất thải và dung môi được sử dụng làm chất trích ly để loại bỏ và thu hồi chất hữu cơ . 2. Tách bằng màng : đây là quá trìng đóng vai trò quan trọng trong việc loại thành phần gây ô nhiễm ra khỏi nước thải để tái sử dụng chúng. Quá trìng dựa trên kích thước phân tử của chất ô nhiễm và đặc tính tích điện của phân tử. Các quá trình được sử dụng là thẩm thấu ngược, siêu lọc, điện thẩm tách. 3. Hấp thụ khí/hơi : dựa trên tính bay hơi của chất hữu cơ trong nước thải để tách chúng ra khỏi nước thải. Quá trìng được thực hiện bằng cách cho dòng khí hoặc hơi đi qua nước thải, nhờ quá trình này, các thành phần ô nhiễm (chủ yếu là các chất hữu cơ) sẽ khuếch tán vào dòng khí (hay hơi) sau đó chúng sẽ được thu hồi nhờ các quá trình ngưng tụ hay hấp thụ. VI.2. Giải pháp sinh học – hướng để sản xuất phân Compost Phân trộn (Compost) là một vật liệu giống như đất mùn được ra do quá trình ổn định sinh học hiếu khí các vật chất hữu cơ có trong chất thải rắn. Việc chế biến thành phân trộn đạt hiệu quả cao nhất khi dòng chất thải không chứa các vật liệu vô cơ. Phương pháp này thường được áp dụng để xử lý rác sinh hoạt có trong thành phần thảI của rác thảI Công nghiệp từ khu vực văn phòng, nhà ăn hoặc căn tin, có thành phần các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học chiếm từ 85 – 90% tổng khối lượng rác. Để cho quá trình sinh học diễn ra có hiệu quả, cần phải có những điều kiện sau đây : - Kích thước mẫu phải nhỏ (< 5cm); - Các điều kiện hiếu khí cần phải được duy trì bằng cách xới đảo trộn liên tục khối rác ủ hoặc không thông khí cưỡng bức cho nó; - Cần phải có sự hiện diện của hơi ẩm ở mức vừa đủ nhưng không được dư thừa (50 – 60%);
  17. Quản lý chất thải rắn công nghiệp - Cần phải có sự hiện diện của các vi sinh vật thích nghi với môi trường với số lượng vừa đủ; - Tỷ số C/N phải nằm trong khoảng từ 20/1 đến 25/1. Quá trình phân hủy sinh học là quá trình tỏa nhiệt và việc chế biến phân trộn cần được duy trì ở nhiệt độ 55 – 600C trong suốt giai đoạn diễn ra quá trình phân rã. Khoảng nhiệt độ này là hiệu quả trong việc phá hủy các mầm bệnh. Chu trình chế biến phân Compost vào khoảng 20 – 25 ngày. Trong chu trình đó, giai đoạn phân đoạn tan rã tối thiểu phải đạt 10 – 15 ngày. Một trong những trở ngại chính của việc chế biến rác thành phân Compost là việc phát sinh ra các mùi hôi thối. Việc duy trì các điều kiện hiếu khí và một thời gian lưu thích hợp sẽ giúp giảm thiểu các vấn đề về mùi hôi. Compost là loại phân hữu ích cho đất nông nghiệp. Nó sẽ : cải thiện cấu trúc đất, tăng cường khả năng giữ ẩm của đất, giảm bớt việc thẩm lậu (ngấm) nitơ hòa tan xuống các tầng đất bên dưới, và tăng khả năng đệm cho đất. Việc chế biến phân Compost là một trong những hướng tiến triển nhanh nhất của việc quản lý chất thải rắn thống nhất ở Mỹ và một số nước. Theo EPA, việc tái sinh chế chất thải rắn bằng cách chế biến thành phân Compost là không đáng kể vào năm 1988. Vào năm 1990, EPA đã ước định rằng 2% chất thải rắn của Mỹ đã được chế biến thành phân Compost, và đến năm 1995, tỉ lệ đó là 7% .Năm 1994, trên 3000 cơ sở chế biến phân Compost đã được đưa vào hoạt động ở Mỹ. Về bản chất, đây là quá trình phân hủy các thành phần hữu cơ trong rác thải có sự tham gia của các vi sinh vật trong điều kiện môi trường thích hợp (nhiệt độ, độ ẩm, không khí, ) để tạo thành phân bón hữu cơ. Việc ủ rác thành phân hữu cơ có ưu điểm nổi bật là tái sử dụng rác thải, giảm đáng kể khối lượng rác đưa đi chôn lấp. Loại phân vi sinh sản xuất theo công nghệ ủ rác không có những tác dụng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng một cách an toàn về mặt sinh thái mà còn có tác dụng cải tạo đất. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là công nghệ xử lý khá tốn kém, đòi hỏi chi phí đầu tư
  18. Quản lý chất thải rắn công nghiệp cao, công nhân vận hành có trình độ chuyên môn cao và chỉ thích hợp với các loại rác thải có thành phần hữu cơ cao (trên 80%). Công nghệ này được phân chia thành 2 loại : Ủ hiếu khí : công nghệ ủ hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí trong điều kiện được cung cấp ôxi đầy đủ. Các vi sinh vật tham gia vào quá trình này thường có sẵn trong thành phần rác thô, chúng thực hiện quá trình ôxi hóa các chất hữu cơ trong rác thành những CO2 và nước. Thường chỉ sau 2 ngày ủ, nhiệt độ khối ủ tăng lên đến khoảng 450C và sau 6 – 7 ngày thì đạt 70 – 750C. Nhiệt độ này chỉ đạt được với điều kiện duy trì không khí và độ ẩm tối ưu cho vi sinh vật. Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá nhanh, chỉ sau 2 – 4 tuần thì rác phân hủy hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhiệt độ tăng cao. Bên cạnh có mùi hôi cũng được khử nhờ quá trình ủ hiếu khí. Độ ẩm được duy trì tối ưu ở 50 – 60%. Phương pháp này được áp dụng trước đây tại nhà máy phân rác Hóc Môn – TPHCM, nhà máy phân rác Cầu Diễn – Hà Nội. Ủ yếm khí : quá trình phân hủy các chất hữu cơ trong rác thải diễn ra nhờ sự hoạt động của các vi sinh vật kỵ khí. So với ủ hiếu khí thì công nghệ có một số mặt hạn chế như sau : thời gian lâu (4 – 12 tháng), các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp, các khí mêtan, sunfurhydro gây mùi hôi thối khó chịu tuy nhiên đây là biện pháp có tính kinh tế (đầu tư thấp), có thể kết hợp tốt với các loại phân khác như phân hầm cầu, phân gia súc, than bùn để cho phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao. Lượng khí sinh học (biogas) sinh ra trong quá trình ủ có thể thu hồi dùng làm nhiên liệu. Công nghệ ủ rác yếm khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu qui mô nhỏ). Nhà máy phân rác Buôn Ma Thuột cũng đã áp dụng công nghệ xử lý này.
  19. Quản lý chất thải rắn công nghiệp VI.3. Giải pháp thiêu đốt CTRCN và CTCNNH nhằm thu hồi nhiệt Phương pháp đốt thiêu hủy thường được áp dụng để xử lý các loại rác thải có nhiều thành phần dễ cháy bằng cách đốt đến nhiệt độ trên 10000C bằng nhiên liệu gas hoặc dầu trong lò đốt chuyên dụng. Ưu điểm của phương pháp này là khả năng tiêu hủy tốt đối với nhiều loại rác thải, có thể đốt cháy cả kim loại, thủy tinh, nhựa, cao su, một số chất thải dạng lỏng và bán rắn ,thể tích rác có thể giảm từ 75 – 95%, thích hợp cho những khu vực không có điều kiện về mặt bằng chôn lấp rác, hạn chế tối đa vấn đề ô nhiễm do nước rác, có hiệu quả cao đối với các chất thải có chứa vi trùng dễ lây nhiễm và các chất độc hại. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điển này là chi phí đầu tư cao, vận hành, việc thiết kế lò đốt rất phức tạp liên quan đến nhiệt độ của lò. Lò đốt phải vận hành ổn định ở nhiệt độ 1000 – 12000C. Nếu nhiệt độ thấp hơn thì các chất hữu cơ khó phân hủy sẽ không cháy hết gây ra ô nhiễm môi trường, đặc biệt là vấn đề phát thải các hợp chất dioxin trong quá trình thiêu đốt các thành phần nhựa. Phần đốt các lò đốt hiện đại được thiết kế nhằm mục đích thu hồi lại năng lượng và kết chặt chẽ với nguyên tác kiểm soát ô nhiễm không khí. Chất thải được đưa vào buồng thứ nhất, ở đó nó được đốt cháy trong điều kiện không có đủ ôxy cho việc hoàn tất quá trình cháy. Khí sinh ra do quá trình cháy với thành phần chủ yếu là monoxít carbon (CO) được chuyển qua buồng thứ 2, ở đó một lượng thừa không khí được thổi vào, hoàn tất việc cháy. Nguyên liệu bổ sung cũng có thể được đòi hỏi để duy trì nhiệt độ cháy thích hợp. Sau khi phần lớn rác thải được cháy hết dòng hơi nóng được chuyển qua nồi hơi tận dụng nhiệt của chất thải để sản xuất ra hơi nước. Tro được dập tắt bằng nước và được thải bỏ ở bãi chôn lấp rác. Hơi nước có thể được sử dụng trực tiếp hoặc có thể được biến đổi thành điện năng mới được bổ sung thêm một máy phát điện turbine. Ngăn ngừa và giảm thiểu việc phóng thích dioxin (một sản phẩm được tạo ra từ sự đốt cháy các phế phẩm plastic đã được chlorine hóa) có thể được thực hiện việc giảm thành phần plastic
  20. Quản lý chất thải rắn công nghiệp trong chất thải đem đốt hoặc sử dụng thiết bị kiểm soát ô nhiễm không khí thích hợp. VII. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC QUẢN LÝ CTRCN TẠI TP.HCM VII.1. Quản lý chất thải công nghiệp nguy hại Thu gom, vận chuyển và đặc biệt là đốt chất thải nguy hại rất đắt tiền. Cần phải có chiến lược giảm thiểu chất thải tại các công ty và tái sử dụng chất thải khi đó chi phí xử lý chất thải và các tác động môi trường sẽ giảm. Các biện pháp bao gồm: • Tận dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu chất thải. • Thu hồi, tái chế và tái sử dụng chất thải • Xử lý, chôn lấp và biến đổi chất thải nguy hại thành chất thải không nguy hại • Chôn lấp hợp vệ sinh (ở bãi chôn lấp riêng biệt). Ngoài ra, giai đoạn trước xử lý/chôn lấp, cần củng cố kỹ thuật phân loại và tồn trữ tại các nhà máy nhằm giảm thiểu các tác động đến môi trường. Do đó, biện pháp quản lý chất thải được đề nghị như sau: • Tất cả các nguồn thải và khối lượng chất thải phải được xác định chính xác. Mỗi xí nghiệp phải lập một danh sách các nguồn thải nguy hại và các đặc tính của chúng. Chất thải nguy hại có thể được phân loại dựa vào hệ thống phân loại của Việt Nam với các đặc điểm sau: • Tính dễ cháy - hầu hết là các chất bay hơi và các dung dịch lỏng dễ cháy, chất khí • Tính ăn mòn: acid, base • Tính hoạt động: cyanide, sulfide • Tính độc : các hợp chất độc. • Các xí nghiệp cần phải đặt mục tiêu là giảm thiểu cả số lượng chất thải lẫn thành phần độc hại trong chất thải. Biện pháp giảm thiểu chất thải cần phải được thực hiện như sau: • Không sản xuất chất thải nguy hại (không dùng nguyên liệu, hoá chất
  21. Quản lý chất thải rắn công nghiệp độc). • Nếu nguyên liệu và hóa chất độc cần cho công nghệ sản xuất, khi đó sử dụng với lượng nhỏ nhất (chỉ ở các công đoạn đặc biệt cần). • Tái chế nguyên liệu nếu có thể (ví dụ sử dụng lại chất thải cho một công đoạn nào khác trong xí nghiệp). • Nếu nguyên liệu và hóa chất độc cần cho công nghệ sản xuất và không thể tái chế chúng, khi đó biến đổi chúng thành những hợp chất không độc (ví dụ trung hòa chất thải acid bằng kiềm, sử dụng các hợp chất hoạt động mạnh để oxi hóa hợp chất hữu cơ). • Trong trường hợp không thể biến đổi chúng thành chất thải không nguy hại, khi đó cẩn thận tồn trữ và xử lý chúng. • Có những trường hợp chất thải là những hoá chất có giá trị cần cho nhiều công nghệ sản xuất khác nhau. Do đó cần phải có những hệ thống tái chế chất thải trong từng xí nghiệp và giữa các xí nghiệp liên quan. • SKHCN&MT và Sở CN phải chịu trách nhiệm để xây dựng các kế hoạch/chương trình chi tiết để nghiên cứu thị trường chất thải và khuyến khích các xí nghiệp trao đổi chất thải. • Mỗi xí nghiệp cần phải xây dựng kế hoạch chi tiết quản lý chất thải nguy hại, trong đó đề cập đến sự giúp đỡ của thành phố về việc tìm ra thị trường tái sử dụng sản phẩm của họ. • Thu gom và vận chuyển chất thải nguy hại từ từng xí nghiệp hoặc KCN cần phải được hoạch định tốt và phải tuân thủ nghiêm ngặt các qui định về kỹ thuật và độ an toàn. Chất thải công nghiệp nguy hại phải được phân loại ngay tại điểm xả và vận chuyển riêng từng loại chất thải tùy vào đặc tính của chúng. Cần phải lưu ý một lần nữa là phải phân loại các chất thải không đồng nhất và giữa chất thải nguy hại và không nguy hại. • Một khi nguồn chất thải nguy hại được xác định và đã tận dụng mọi phương cách để giảm thiểu hoặc tái sử dụng chất thải, xí nghiệp phải có biện pháp kiểm soát chất thải nghiêm ngặt. Tùy thuộc vào mức ô
  22. Quản lý chất thải rắn công nghiệp nhiễm (chất lượng và số lượng) để quyết định việc đóng cửa xí nghiệp hay đổi mới công nghệ. VII.2. Quản lý CTRCN ở các loạI hình công nghiệp vừa và nhỏ Hiện nay, thành phố có khoảng trên 28.,000 doanh nghiệp qui mô vừa và nhỏ nằm ngoài các KCN tập trung, các XNVN này đa phần đều nằm xen lẫn vào các khu vực đô thị của thành phố và đây là vần đề khó khăn nhất mà thành phố đang phải đương đầu. Thực tế cho thấy chỉ có một phần nhỏ các chất thải rắn công nghiệp là được tuần hoàn và tái sử dụng bên trong và bên ngoài các xí nghiệp này. Còn lại hầu hết các chất thải rắn công nghiệp từ các XNVN được trộn lẫn với chất thải sinh hoạt (rác) và được chở đi đổ bỏ tại các bãi rác thành phố. Một thực tế tệ hại hơn cũng được ghi nhận: các chất thải công nghiệp từ các XNVN đôi khi được đổ trực tiếp xuống các kênh rạch hay các bãi đất trống gây ra một tình trạng ô nhiễm khá nặng nề cho môi trường, tình trạng mất vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị khá nặng nề cũng như đe doạ chất lượng các nguồn nước mặt và nước ngầm. Hơn nữa, có một phần đáng kể các chất thải được xem như là nguy hại chứa trong thành phần các chất thải rắn công nghiệp từ các XNVN, và điều này có thể mang lại một mối đe dọa trực tiếp cho sức khỏe cộng đồng. Vấn đề thậm chí còn nghiêm trọng hơn nếu chúng ta xem xét đến lượng chất thải được tạo ra hàng ngày từ các XNVN, vào thời điểm hiện nay là khối lượng lớn nhất nếu chúng ta so sánh với các chất thải tương tự tạo ra từ các xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn (nằm ngoài các KCN tập trung) và từ các KCN – KCX tập trung. Việc di dời, đóng cửa hay thay đổi, đổi mới công nghệ sản xuất tại các XNVN trong một số trường hợp là không thực tế. Một chiến lược hợp lý cho việc quản lý chất thải công nghiệp từ các XNVN là vấn đề cấp bách cần thiết. Bảng 3: Tải lượng CTRCN từ các cơ sở quy mô vừa và nhỏ ở TPHCM
  23. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Thứ tự Ngành công nghiệp Số lượng các cơ Tải lượng ô sở đã khảo sát nhiễm 1 Chế biến thực phẩm 42 2.637,4 2 Dệt nhuộm 16 55,9 3 May mặc, in vải 18 249,7 4 Da 4 183,6 5 Thủy tinh 22 447,0 6 Giấy và bột giấy 29 264,4 7 Gỗ 16 499,4 8 Cơ khí 75 535,7 9 Luyện kim 21 160,8 10 Hóa chất 5 102,3 11 Nhựa 110 441,7 12 Xi mạ 7 42,6 Tổng cộng 365 5.620,5 (Nguồn: Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý CTRCN, CTRNH tạI TP.HCM –luận án cao học- Nguyễn Xuân Trường-2000) VII.3.Quản lý CTRCN ở các loại hình công nghiệp qui mô lớn nằm ngoài các KCN-KCX Chiến lược này được phát triển với đối tượng chính là nhằm vào các xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn nằm ngoài các KCN-KCX tập trung. Việc giải quyết các vấn đề về chất thải rắn từ các lọai hình công nghiệp lớn nằm ngoài KCN-KCX, mục đích chính cũng tương tự như với chất thải rắn của lọai hình công nghiệp vừa và nhỏ. Do đó, ở mục này chỉ đề cập đến những đặc điểm đặc biệt liên quan đến tính chất thực tế tại các xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn. Bảng 4: Tải lượng CTRCN từ các nhà máy quy mô lớn ở TPHCM
  24. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Thứ tự Ngành công nghiệp Tải lượng ô nhiễm Số lượng các cơ (tấn/ năm) sở đã khảo sát 1 Chế biến thực phẩm 8.648,7 31 2 Dệt nhuôcm, may mặc, da 2.467,4 28 3 Vật liệu xây dựng 3.466,2 5 4 Giấy và bot giấy 2.662,0 17 5 Gỗ 764,2 14 6 Cơ khí 17.585,2 44 7 Hóa chất 718,2 4 8 Nhựa, cao su 547,1 20 9 Dầu khí 325,4 4 10 Các ngành khác 2.398,9 24 Tổng cộng 39.583,3 291 (Nguồn: Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý CTRCN, CTRNH tạI TP.HCM –luận án cao học- Nguyễn Xuân Trường-2000) Giải pháp này áp dụng phù hợp cho các xí nghiệp công nghiệp qui mô lớn: - Thu gom và vận chuyển: Chất thải công nghiệp thường được phân loại tại điểm xả và được vận chuyển riêng tùy từng lọai và tùy đặc tính của chất thải. - Thực hiện tốt việc phân lọai chất thải tại điểm xả, đặc biệt phân lọai chất thải nguy hại từ hỗn hợp chất thải rắn. Bảo đảm mỗi loại chất thải được thu gom riêng biệt trong từng container. - Phân loại tại điểm xả: Tất cả các nguyên liệu không độc và có thể bán, được xem như là chất thải công nghiệp sẽ được phân thành từng loại như giấy (báo, tạp chí và những dạng chất thải giấy khác), kim loại (sắt, các kim
  25. Quản lý chất thải rắn công nghiệp loại không phải sắt như vỏ đồ hộp), thủy tinh (chai lọ, thủy tinh vụn), nhựa, quần áo, gỗ, rác thực phẩm - Các nguồn thải khác cũng nên được phân loại, trước khi thải ra ngoài, thành những dạng như sau: chất thải nguy hại (ngoại trừ những chất dễ cháy), chất dễ cháy và chất không cháy. - Xây dựng một địa điểm để xử lý sơ bộ chất thải. Địa điểm này được sử dụng để: thu gom, trung chuyển, xử lý sơ bộ như phân loại, điều biến (thay đổi tính chất) sơ bộ Khi xây dựng địa điểm này cần phải tuân thủ tất cả các yêu cầu về kỹ thuật và quản lý; đặc biệt phải chú trọng bảo đảm điều kiện môi trường của khu vực xung quanh và tạo một điều kiện thuận lợi nhất để vận chuyển chất thải từ xí nghiệp đến bãi chôn lấp hoặc thị trường chất thải. - Áp dụng các phương pháp thích hợp để tiền xử lý chất thải tại địa điểm xử lý, một số biện pháp được đề nghị như sau: + Phương pháp đốt: đây là phương pháp có khả năng ứng dụng rất cao để xử lý một số loại chất thải tại địa điểm xử lý chất thải trong phạm vi xí nghiệp: thực phẩm, giấy và một số loại chất thải không độc có khả năng cháy khác. Một số loại lò đốt thông dụng và đơn giản được sử dụng cho mục đích này: lò đốt stocker và lò đốt fluidising bed. + Xử lý chất thải không có khả năng đốt: trong một số trường hợp, có thể xử lý sơ bộ chất thải nguy hại không có khả năng đốt và những nguyên liệu độc, biến đổi chúng thành dạng ít độc hơn, sạch hơn, thích hợp hơn cho chôn lấp hoặc xử lý tiếp theo tại khu xử lý chung của thành phố. Phương pháp này rất phù hợp cho một số loại chất thải công nghiệp hóa chất. Một số quá trình công nghệ đơn giản hoàn toàn có thể áp dụng trong phạm vi khu xử lý của xí nghiệp là: trung hòa (bằng hóa chất), ổn định, làm ráo nước, phân hủy sơ bộ.
  26. Quản lý chất thải rắn công nghiệp + Nhìn chung, trong phạm vi xí nghiệp, kiến nghị không xử lý chất thải nguy hại và độc hại ngoại trừ việc cẩn thận phân loại và vận chuyển ra khỏi xí nghiệp. VII.4. Quản lý chất thải rắn công nghiệp ở cá Khu Công nghiệp và Khu Chế xuất (KCN – KCX) Bảng 5: Các Khu Công Nghiệp, Khu Chế Xuất & Khu Công Nghệ Cao STT Tên khu công nghiệp Diện tích (ha) 1 Bình Chiểu 27 2 Tân Tạo 442 3 Vĩnh Lộc 207 4 Hiệp Phước 332 5 Tân Bình 133 6 Tân Thới Hiệp 215 7 Lê Minh Xuân 100 8 Tây Bắc Củ Chi 216 9 Cát Lái 127 10 Phong Phú 163 11 KCX Tân Thuận 300 12 KCX Linh Trung 1 62 13 KCX Linh Trung 2 62 14 KCN cao 320 (Nguồn: Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý CTRCN, CTRNH tạI TP.HCM –luận án cao học- Nguyễn Xuân Trường-2000) Kiến nghị những tuyến đường thích hợp nhất cho các phương tiện thu gom chất thải, hoàn thiện kế hoạch thu gom chất thải là nhiệm vụ của mỗi xí nghiệp trong KCN. Hơn nữa, mỗi KCN (ban quản lý) phải thành lập những con đường và kế hoạch tương tự cho toàn bộ KCN.
  27. Quản lý chất thải rắn công nghiệp - Chất thải công nghiệp được phân loại tại nguồn và được thu gom trong các container riêng biệt tại địa điểm gọi là “điểm tập kết rác” của xí nghiệp. Điểm này dùng để chứa rác thu gom và là trạm trung chuyển. - Các xe tải hoặc các xe chở rác khác sẽ chở các container rác đã được tập kết tại đây đến trạm xử lý sơ bộ của KCN. Trạm này được xây dựng với chức năng sau: + “Xử lý” chất thải: sau khi phân loại, các chất thải cần xử lý được đốt bằng lò đốt. Có thể áp dụng các biện pháp xử lý đơn giản khác như đã trình bày ở các phần trước. + Tái sử dụng chất thải: xây dựng một diện tích để chứa loại chất thải này. Phân loại chất thải để tái xử lý trước khi vận chuyển ra khỏi KCN đến thị trường chất thải. Dạng chất thải có thể tái sử dụng trong phạm vi KCN có thể được thỏa thuận giữa các nhà máy. + Trạm trung chuyển: Chất thải được phân lọai trước khi đưa ra khỏi nhà máy đến các khu xử lý chung của thành phố (như đã trình bày ở các phần trước). Khu vực xử lý sơ bộ chất thải của các KCN nên được hoàn thành trễ nhất vào năm 2005. - Chất thải nguy hại được phân loại và thu gom riêng và được đăng ký với công ty môi trường đô thị để được xử lý ở khu xử lý chất thải nguy hại của thành phố
  28. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Xuân Trường-Nghiên cứu một số biện pháp thích hợp nhằm quản lý CTRCN, CTRNH tạI TP.HCM –luận án cao học- 2000. 2. Nguyễn Thị Minh HảI –Nghiên cứu đề xuất các giảI pháp để quản lý thống nhất các hoạt động tái chế CTRCN trên địa bàn TP.HCM –luận văn thac sĩ – 2004. 3. GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng – quản lý môi trường đô thị và khu công nghiệp, nhà xuất bản xây dựng, 2000. 4. PGS.TS. Nguyễn Đức Khiển – quản lý chất thảI nguy hai, Nhà xuất bản xây dựng, 2003. 5. Tài liệu thu thập từ Viện kỹ thuật nhiệt đớI và Bảo vệ môi trường, trung tâm kỹ thuật nhiệt đớI, Tp.HCM 6. Một số website