Giáo trình Quản lý môi trường con đường kinh tế để dẫn đến nền kinh tế sinh thái

doc 387 trang huongle 3830
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quản lý môi trường con đường kinh tế để dẫn đến nền kinh tế sinh thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_quan_ly_moi_truong_con_duong_kinh_te_de_dan_den_n.doc

Nội dung text: Giáo trình Quản lý môi trường con đường kinh tế để dẫn đến nền kinh tế sinh thái

  1. ‘. . . . . . . o0o . . . . . . . . QUẢN LÝ MÔI trường Con đường kinh tế để dẫn đến nền kinh tế sinh thái Giáo sư MANFRED SCHREINER Trường Ðại học Fulda, CHLB Ðức Nhà xuất bản GABLER
  2. QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Quyển sách giáo khoa này giới thiệu cơ sở cho sự chỉ đạo doanh nghiệp định hướng theo môi trường. Nội dung được cô đọng trong 22 chương, mỗi chương là một bài khoá hoàn chỉnh dùng cho giảng dạy và học tập. Từng vấn đề trong mỗi Chương đều có nêu lên những gợi ý và được giải thích bằng các hình ảnh, ví dụ cụ thể; mỗi bài khoá đều có câu hỏi, bài tập và tài liệu tham khảo. Trong lần xuất bản thứ 4 này đặc biệt có đưa thêm vào nội dung mới của Luật Kinh tế chu trình. Ðề tài “Nghiệp vụ quản lý môi trường - Hệ thống kiểm toán - Kiểm toán sinh thái“ đã thay cho Chương “Nguyên lý chính sách môi trường xí nghiệp“ mà nó đã tồn tại trước đây. Trong lần tái bản này có nhấn mạnh đến sự phát triển mới trong lĩnh vực “Kinh tế Vật tư, Kinh tế Gia công, Ngạch kế toán định hướng theo môi trường và Cân đối sinh thái“ . Tác giả, Giáo sư Tiến sĩ Schreiner, giảng dạy các môn: Kế toán, Quản lý môi trường, Chính sách môi trường và Cơ sở kỹ thuật môi trường tại Trường Ðại học Fulda, Cộng hoà Liên bang Ðức Nhà xuất bản
  3. Chương I Kinh tế và sinh thái Những đặc điểm của hệ thống kinh tế Những đặc điểm của kinh tế sinh thái Kinh tế Sinh thái Sự tương quan của các hệ thống Kinh tế hoá sinh thái Sinh thái hoá kinh tế Mâu thuẫn Hoà hợp 1.1. Kinh tế trong sự mâu thuẫn với Sinh thái Vấn đề cư xử với tài nguyên thiên nhiên là: không khí, nước, đất, nguyên liệu, phong cảnh, cây và súc vật ngày càng trở nên cấp bách hơn. Không có ngày nào trôi qua mà không có tin tức về sự ô nhiễm môi trường và hậu quả của nó. Một trong những nguyên nhân của nó mà chúng ta đã biết và đồng thời nó còn là một vấn đề môi trường, đó là cách thức của sự hoạt động kinh tế, của dân số thế giới ngày càng tăng trưởng nhanh chóng. Sự chuyển hoá về mặt kinh tế các trí thức khoa học tự nhiên và sư phát triển kỹ thuật trong thời gian gần đây của nhân loại đã dẫn đến một trạng thái mà các nước công nghiệp Phương tây tìm cách miêu tả và định lượng dưới khái niệm “Tiêu chuẩn đời sống cao“. Ðại lượng đo của nó là tổng sản phẩm xã hội và sự tăng tiến của nó là châm ngôn của hành động trong một xã hội với sự tăng trưởng liên tục. Trong quá khứ thì điều đó được phép và là chính đáng và nó đáp ứng quan điểm giá trị của phần lớn dân chúng. Sự phê phán từ lâu của khoa học đối với đại lượng đó ngày càng có thêm ý nghĩa trong đời sống chính trị và xã hội. Nguyên nhân của sự phê phán đó là sự dần dần nhìn nhận thấy giới hạn của sự tăng trưởng, đó là: sự khan hiếm về nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng rõ nét hơn, sự đe dọa đến sự tồn sinh qua sự ô nhiễm thiên nhiên ngày càng cố ý hơn. Cuộc đấu tranh của con người chống lại sự đe dọa của thiên nhiên trước đây thì bây giờ ngược lại, đó là sự đe dọa thiên nhiên từ con người. Do việc không tôn trọng các mối liên quan về sinh thái trong việc ứng dụng các điều kiện khoa học tự nhiên và khoa học kỹ thuật để làm kinh tế cho nên nó đang có nguy cơ bị mất nền móng mà bản thân nó đang được xây dựng trên đó. Song song với điều đó là sự thay đổi trong quan điểm giá trị. Quan điểm cơ bản này thay đổi nhanh chóng và hình ảnh chung của nó mang tính đa nguyên hơn. Thêm vào đó là quan niệm mới về mục tiêu mà chúng không tuân thủ theo quan điểm xã hội mà nó đã được ngự trị trong nhiều thập niên mà người ta thường gọi là „Hữu“ và „Tả“. Quan điểm cơ bản này mới thoát ra khỏi sự xếp đặt giữa các vị trí „Tự do, Cá nhân“ và „ XHCN, Tập thể“. Song quan điểm cơ bản này còn thiếu những đề suất cụ thể và khả dĩ để nó có thể trở thành “Một xã hội được lựa trọn để thay thế“. Có nhiều cái hiện tại mà nó được đánh giá cao ở góc độ vật chất, sẽ được đánh dấu
  4. hỏi. Những cái đó, mà trong trường hợp cụ thể của một xã hội được lựa chọn thay thế, cũng không thể bỏ qua được. Ðại lượng tổng sản phẩm xã hội, là thước đo cho tiêu chuẩn cuộc sống, sẽ được thay thế bằng đại lượng „Chất lượng cuộc sống“. Trong trường hợp đó thì thành quả của công nghệ hiện đại và của kinh tế dành cho phần lớn dân chúng vẫn giữ được giá trị của nó, mặc dù phải tương đối hóa nó và đưa nó vào các chỉ số trong lĩnh vực tự nhiên và môi trường xã hội, cái mà cho đến nay nó vẫn bị bỏ qua. Ðứng trước vấn đề này đã có sự sẵn sàng ngày càng cao cho một sự thay đổi. Giữa việc nhận biết của sự định hướng mới cần thiết trong tổng thể nền kinh tế và hành động của từng ngành kinh tế, còn có sự trái ngược nhau đáng kể. Ðặc biệt là hiện tượng “Hiệu ứng bên ngoài“ và “Vấn đề tài sản tập thể“ đang ngăn cản một sự chuyển biến nhanh những nhận thức về sinh thái trong hoạt động kinh tế, khi mà một nền kinh tế hài hòa với môi trường chủ yếu vẫn làm thiệt hại đến mục tiêu lợi nhuận. Hệ thống sinh thái và hệ thống kinh tế không mang tính trung hòa với nhau mà trong thời gian qua đã trở thành sự mâu thuẫn mang tính tồn sinh của cả hai hệ thống và nó đã trở thành đối tượng bàn luận của cả xã hội. Sự giảm mâu thuẫn về mục tiêu và kể cả việc tìm kiếm những mục tiêu hài hòa giữa hai hệ thống đó đang là đối tượng và sự nhận thức của nhiều cố gắng trong chính giới, trong nghiên cứu, trong kinh tế và trong giảng dạy. Hệ thống Kinh tế Hệ thống Văn hoá-Xã hội Hệ thống chính trị Hệ thống Kỹ thuật Hệ thống Sinh thái Luật pháp Sự chuyển hoá giá trị Sự làm ô nhiễm làm ô nhiễm Sự chuyển hoá kỹ thuật
  5. Hình 1.1: Các mối liên quan hệ thống 1.2. Khái niệm cơ bản mang tính lý thuyết hệ thống 1.2.1. Ðặc điểm của hệ thống kinh tế Một hệ thống được cấu thành bởi các cấu tử và các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Các cấu tử trong hệ thống kinh tế là: yếu tố sản xuất, cán bộ công nhân viên, phương tiện sản xuất (nhà xưởng, máy móc, v.v.) và vật liệu. Trong hệ thống đó còn có các mối quan hệ: mối quan hệ làm việc, mối quan hệ dòng chảy vật tư, mối quan hệ thông tin, mối quan hệ lãnh đạo, các mối quan hệ khác v.v. Ngoài ra còn có mối quan hệ giữa các hệ thống với nhau và mối quan hệ với hệ thống bên ngoài. Hệ thống kinh tế có mối quan hệ ra bên ngoài (là hệ thống ngỏ), ví dụ như: có quan hệ với thị trường mua sắm, với thị trường cung tiêu. Giới hạn của hệ thống là tại đó, nơi mà mối quan hệ của nó ít nhất. Từ tầm nhìn mang tính định hướng theo hệ thống thì doanh nghiệp là „Một hệ thống mang tính: ngỏ, động, xã hội và kỹ thuật“. Hệ thống xung quanh của kinh tế doanh nghiệp là khối lượng tất cả các hệ thống khác. Song, chỉ tính các đối tượng quan trọng mà từ đó để „Nhận Ðầu vào và đẩy Ðầu ra“ cho nó. Một hệ thống xung quanh (bao quanh) quan trọng là môi trường tự nhiên. Từ hệ thống này, tài nguyên dưới dạng là nguyên liệu và năng lượng được tiếp nhận và môi trường cũng là nơi để tiếp nhận lại Ðầu ra không được mong muốn có. Một vài đặc tính của hệ thống là: - Năng động: là mức độ cho sự thay đổi, - Ðịnh thức: là sự thể hiện số lượng các phản ứng có thể có được. - Ðịnh hướng mục tiêu: là các hành động trong hệ thống được hướng về mục tiêu, - Phức hợp: là mức độ chỉ mối quan hệ và sự phụ thuộc của hệ thống, - Sự cân bằng: là mối tương quan của sự ổn định và của sự không ổn định. Ðó là khả năng để trở lại sự cân bằng sau khi có sự cố. - Sự thích ứng: là khả năng phản ứng đến sự thay đổi các thông số. Hệ thống xung quanh
  6. Hệ thống xung quanh E11 E12 E32 E31 E13 E41 E22 E21 E23 Hình 1.2.1: Thành phần và mối quan hệ trong hệ thống Hệ thống kinh tế lớn lên, co lại, phân ly, biến mất, đều chịu sự bài trí của con người (hệ thống nhân tạo), nhưng nó cũng có sự ảnh hưởng mang tính độc lập. Hệ thống kinh tế là:
  7. - Ðộng: Các quá trình hoạt động trong hệ thống được gọi là động năng nội tại . Nó tác động đến một sự thay đổi liên tục của cấu trúc hệ thống. Cũng tương tự như vậy, có sự tồn tại động năng ngoại vi với hệ thống môi trường. Sự thay đổi được tạo nên từ nội tại quá trình thích ứng của hệ thống kinh tế cũng như ngược lại, từ sự thay đổi của hệ thống kinh tế đến hệ thống xung quanh. Ví dụ: * Sự thay đổi trong hệ thống doanh nghiệp: Các sự thay đổi độc lập trong hệ thống mục tiêu như: đầu tư, nâng cao sản xuất, sự thay đổi trong nhân sự, sự thay đổi về phương pháp mới, sự thay đổi về bài trí sản phẩm và về công nghệ phù hợp với môi trường. * Sự thay đổi trong hệ thống do bên ngoài gây nên: Thích ứng sản xuất theo sự thay đổi về nhu cầu đầu tư trên cơ sở tiến bộ kỹ thuật, sự thay đổi về sản phẩm và phương pháp trên cơ sở yêu cầu của luật pháp. * Sự thay đổi trong môi trường xung quanh xuất phát từ doanh nghiệp: Quảng cáo về sự thay đổi nhu cầu như: sự phát xạ đã dẫn đến làm ô nhiễm môi trường và dẫn đến sự sa sút khả năng tái tạo của thiên nhiên. - Hướng mục tiêu: Hệ thống có mục đích của hệ thống mà từ đó xác định mục tiêu của hệ thống. Mục tiêu được dẫn dắt từ mục đích của hệ thống kinh tế (ví dụ: đáp ứng nhu cầu, sinh lợi), ví dụ như: mục tiêu sinh lợi, tỷ lệ thị trường, mục tiêu doanh thu, giữ được khả năng cạnh tranh. Hệ thống kinh tế được định nghĩa bởi hướng mục tiêu. Sự quyết định về mục tiêu chịu sự chi phối của tính động năng nội tại và ngoại vi. - Tính bó buộc Ðặc điểm của hệ thống kinh tế là nó có ít điều kiện và cơ hội để phản ứng. Nói một cách khác là: sự phản ứng của hệ thống đến sự thay đổi có thể phong phú, đa dạng nhưng bị giới hạn bởi độ chính xác của sự dự báo. Ví dụ: Ðứng ở góc độ chuyển động thì tàu hỏa là một hệ thống rất bó buộc. Nó có thể chuyển động về phía trước hay chạy dật lùi. Chuyển động ngang thì bị chặn bởi đường ray. Xe ôtô có độ bó buộc thấp, bởi lẽ ngoài việc chuyển động được về phía trước, phía sau, nó còn chuyển động sang trái, sang phải được. Máy bay thì lại có thêm độ tự do, đó là nó có thể thay đổi độ bay cao ( ở đây không nói đến khả năng bay dật lùi). - Phức hợp Hệ thống kinh tế rất phức hợp bởi lẽ một số lượng các thành phần khác nhau trong hệ thống liên kết với nhau rất phong phú, nhưng lại có mối quan hệ đối chọi và ảnh hưởng lẫn nhau. - Có sự linh hoạt nhiều hay ít Với khái niệm linh hoạt là để chỉ khả năng của doanh nghiệp thích ứng với sự thay đổi về các điều kiện của hệ thống xung quanh mà không phải thay đổi cấu trúc bên trong của doanh nghiệp. Sự linh hoạt của hệ thống kinh tế điều chỉnh và cho thấy sự phụ thuộc tức thời vào nhiều yếu tố bài trí khác nhau; ví dụ như: sản xuất thiết bị hay tăng cường sản xuất; cơ cấu tổ chức (nhất là sự bài trí lãnh đạo), chất lượng của hệ thống thông tin. Mục tiêu của việc bài trí tổ chức là đảm bảo cho doanh nghiệp có độ linh hoạt cao. - Có sự ổn định nhiều hay ít (không ổn định) Với khái niệm ổn định là để chỉ đặc tính của hệ thống, mặc dù có sự cố nhưng vẫn có khả năng trở lại trạng thái cân bằng mới cho các mối quan hệ của hệ thống và như vậy, nó đảm bảo được sự sống còn của hệ thống. 1.2.2. Ðặc điểm của hệ thống sinh thái Hệ thống sinh thái có những đặc tính giống như hệ thống kinh tế, đó là có sự phong phú về các yếu tố sống động và không sống động của tự nhiên trong một mối quan hệ cực kỳ phức hợp. Một mặt thì chỉ cần có một sự cố nhỏ trong mối quan hệ là có thể phá vỡ tiểu hệ thống sinh thái (rất mất ổn định). Nhưng mặt khác, tùy thuộc vào điều kiện bên ngoài, nó lại lập lại sự cân bằng mới với thời gian thích nghi khác nhau. Liệu rằng điều đó có đáp ứng được quan điểm mục tiêu của con người hay không thì đó là chuyện khác. Hệ thống sinh thái cũng có khả năng xử lý các yếu tố gây ảnh hưởng và thiết lập lại sự cân bằng trước đây (khả năng tái tạo tự nhiên).
  8. Hình 1.2.2. Chu trình sinh học Các định luật quan trọng là: định luật tiến hóa (sự phát triển tự nhiên đến hình thái sống cao hơn), định luật lựa chọn (sự đào thải tự nhiên), định luật về sự sống, định lý về Entropie. Theo định lý số 2 của lý thuyết nhiệt động học thì: từ năng lượng hữu ích để trở về Entropie thì theo đó, năng lượng hướng về một trạng thái là sự phân tán đều trong không gian với một sự tập trung thấp. Từ đó dẫn đến luận điểm về sự xụp đổ, về cái chết, và về sự hủy diệt hệ thống. Ðiều đó đối chọi với quan điểm của sự sống là: tất cả các sinh vật sống cho thấy là „Hình thái và chức năng của nó được bảo tồn thông qua sự trao đổi năng lượng và trao đổi vật chất với môi trường của nó“. Sự tiến hóa và sự phong phú của các hình thái sống của vùng sinh thái là một bằng chứng để nói rằng: định lý Entropie không đúng đối với hệ thống sống. Theo đó thì dưới tác động của ánh sáng mặt trời, các chu trình tự nhiên liên tục đạt được trạng thái cân bằng mới và tuân thủ theo định luật tiến hóa và định luật đào thải tự nhiên để đạt được hình thái sống cao hơn. Hình 1.2.2. thể hiện các yếu tố và mối quan hệ quan trọng đó của chu trình tự nhiên. Câu hỏi quyết định ở đây là: xã hội con người giao phó chức năng gì cho môi trường tự nhiên? Từ đó sẽ dẫn dắt các mục tiêu được đặt ra đối với môi trường và các mục tiêu đó chắc chắn là mâu thuẫn với mục tiêu kinh tế. Ðó là điều mà ngày nay chúng ta đang nói: sự ô nhiễm môi trường, sự hủy diệt môi trường. 1.2.3. Về mối tương quan giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái Về đặc tính thì kinh tế và sinh thái là hai hệ thống họ hàng gần gũi nhau. Cả hai đều là các hệ thống vĩ đại, rất phức hợp và trong đó nó có sự phụ thuộc mà rất khó có thể nhìn thấu suốt được. Cả hai hệ thống đều có định luật riêng và cả hai đều khó có thể điều hành trực tiếp được. Sự cân bằng kinh tế cũng rất tế nhị và dễ đổ vỡ và nó cũng không khác gì hơn sự cân bằng sinh thái. Hệ thống đó có xu thế tự dao động và có khả năng bùng nổ (siêu lạm phát) hay gục đổ (suy thoái, đói kém). Nói tóm lại: kinh tế trong thực chất thì nó không có gì khác là một hệ thống sinh thái riêng của nó. Hệ thống đó có hàng triệu, hàng triệu con người và những con người đó được chuyên môn hóa cao và những hoạt động của họ phụ thuộc vào nhau bởi nhiều cách (Bonus, Holger, Tự nhiên, quyển 12/81). Mỗi một doanh nghiệp có chân trong ba hệ thống môi trường của nó, đó là: hệ thống xã hội, hệ thống kỹ thuật, hệ thống kinh tế. Ðã đến lúc mà doanh nghiệp phải lưu ý đến hệ thống sinh thái và đưa doanh nghiệp vào tổng hệ thống tự nhiên như đã đưa nó vào siêu hệ thống xã hội và kinh tế (Rohn, W. Vượt qua sự đe dọa môi trường, T. 96f). Mối quan hệ trao đổi của vật chất/ năng lượng và thông tin giữa hệ thống kinh tế xí nghiệp và hệ thống xung quanh không chỉ có tác động đến việc đạt được chủ đích của hệ thống . Chủ đích của hệ thống sẽ không được khuyến khích bởi hiệu ứng ngoại vi bất lợi (ví dụ như sự phát xạ). Chính trong sự giải thích về hành động có hiệu nghiệm đối với môi trường của doanh nghiệp cho thấy là qua bản thân đầu vào và đầu ra của nó đã tự làm thay đổi bản thân hệ thống doanh nghiệp và hệ thống xung quanh của nó như nhau. Khả năng khai thác và khả năng tiếp nhận của môi trường tự nhiện là có hạn. Hiện nay, song song với điều nêu ở trên là sự đòi hỏi đến môi trường cho hai chủ đích trên để có sự tận dụng cạnh tranh. Ví dụ cho nó được nêu ở đây là: khai thác sử dụng nước để làm nước uống và làm nước tiêu dùng cũng như để nuôi cá và mặt khác để làm phương tiện vận tải và làm môi trường để tiếp nhận nước thải; sử dụng phong cảnh để nghỉ ngơi, để làm kinh tế nông nghiệp và trồng rừng và làm nơi chôn lấp phế thải, làm kho chứa chất lỏng và chất không phát xạ; không khí để thở và là môi trường để tiếp nhận sự phát xạ. Doanh nghiệp lấy đầu vào của mình từ môi trường tự nhiên xung quanh, chuyển hóa bằng sự liên kết các yếu tố sản xuất để có đầu ra hợp ý (sản phẩm theo chủ đích của doanh nghiệp) và đầu ra không hợp ý (phế liệu, sự phát xạ). Qua đó, cả một loạt các quá trình chuyển hóa vật tư và năng lượng đã được thực hiện. Cuối cùng là sau khi sử dụng thì từ một đầu ra hợp lý đã trở thành sự dư thừa của tiêu dùng.
  9. Ơ một giới hạn mức độ nhất định, có thể giảm đi lượng dư thừa sản xuất và hàng tiêu dùng hay là lại đưa nó trở lại dòng chảy vật tư và năng lượng. Hệ thống Sinh thái Nguồn tài nguyên Môi trường tiếp nhận các loại thiên nhiên dư thừa của sản xuất và tiêu dùng Hệ thống Xã hội và Kinh tế Thiên nhiên là đầu vào Ðầu ra không mong muốn có Các yếu tố đầu vào khác Ðầu ra mong muốn có Hình 1.2.3/1 Mối quan hệ giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái. Mục tiêu sinh thái có thể mâu thuẫn hay không mâu thuẫn với mục tiêu kinh tế. Ðiều có thể có được là mục tiêu trung lập. Ví dụ về sự mâu thuẫn về mục tiêu là tất cả các mục tiêu của các quá trình mà người ta cho là nó làm „Ô nhiễm môi trường“. Mục tiêu hài hòa (không mâu thuẫn) ngày càng được biết đến. Ví dụ về sự hài hòa của mục tiêu kinh tế như „Giảm phí tổn bằng cách giảm chi phí“. Như vậy nó hài hòa với mục tiêu sinh thái
  10. ở là chỗ „Giữ gìn tài nguyên thiên nhiên“. Giảm phí tổn bằng cách tránh được phế thải và tái tận dụng, tăng tối đa doanh thu thông qua các sản phẩm không có tác hại cho môi trường. Nhiệm vụ chủ yếu của nền kinh tế định hướng theo sinh thái bao hàm hai hướng công việc chính là:
  11. Dư thừa Dư thừa Dư thừa Than, Dầu mỏ Khí đốt than dầu lửa Năng lượng CO2 SO2 xỉ, phế thảiCO Năng hữu cơ NO lượng Hoá chất Xỉ, tro phế liệu
  12. Tia xạ Năng lượng Tái sinh Nhiệt năng lương thực vải, sợi sản phẩm kim loại, giấy v.v Phế thải gia đình Nhiệt năng Nước thải, phế thải Các sản phẩm quang hợp Khoáng vật Tàng trữ phế thải ủ phân bùn,v.v Các sản phẩm Nông nghiệp Nhiên liệu hoá thạch
  13. Xử lý nhiệt Xử lý phế thải Các sản phẩm Nông nghiệp Chế biến vật liêu Chuyển hoá năng lượng Người sử dụng cuối cùng
  14. Hình 1.2.3 2: Dòng chảy vật liệu và năng lượng
  15. - Giảm thiểu hay giới hạn mâu thuẫn mục tiêu hiện đang còn tồn tại thông qua việc thích ứng mục tiêu kinh tế và cách thức hoạt động của nó vào nhu cầu sinh thái, đồng thời gây ảnh hưởng và tác động vào lĩnh vực sinh thái; ví dụ như: sử dụng các biện pháp nhằm tăng khả năng tái tạo tự nhiên. - Phát hiện và khuyến khích mục tiêu hòa hợp bằng công nghệ mới, bằng thực hiện việc đầu tư phù hợp với môi trường và bằng việc làm tốt hơn nữa sự chuyển giao công nghệ và trí thức, bằng sự tăng cường hệ thống chỉ đạo nền kinh tế thị trường (giá cả là chỉ số cho sự khan hiếm, kể cả cho sản phẩm là môi trường). 1.3. Sinh thái hóa kinh tế Tất cả tiền đề lý thuyết và thực tiễn về sự bài trí quá trình kinh tế một cách phù hợp với môi trường đều được thâu tóm dưới tiêu đề sinh thái hoá kinh tế. Dưới đó là tất cả mọi sự cố gắng về mặt tổng thể nền kinh tế, về các tiền đề kinh tế vĩ mô và kinh tế vi mô. Hiện nay các tiêu đề thực tiễn chủ yếu đi vào lĩnh vực kỹ thuật của đối tượng kinh tế. Cùng với nó là vấn đề công nghệ phù hợp với môi trường, chuyển giao trí thức và chuyển giao công nghệ, công nghệ tối thiểu, v.v. Sinh thái hoá kinh tế Nhà nước là người ban hành Luật Nhà nước là thể chế chính trị Nhà nước là chủ thể king tế -Thăm dò, khuyến khích nghiên cứu -Cơ quan môi trường -Chuyển giao kiến thức công nghệ -Trao nghĩa vụ -Bảo chứng -Giao nộp Ðiều kiện khung Mẫu mực Giác ngộ
  16. Kinh tế tư nhân Hộ tiêuthụ tư nhân Sự ảnh hưởng của hành vi mua Tín hiệu thị trường Hành vi mua thay đổi Hình 1.3: Xuất phát của sự sinh thái hóa kinh tế Ðể thực hiện được chiến lược cải thiện môi trường thì cần có chính sách về các chỉ tiêu môi trường thông qua văn bản pháp qui và các hướng dẫn kỹ thuật.Chính sách môi trường và luật pháp môi trường là những biện pháp nằm trong nội dung „Sinh thái hóa kinh tế“. Sự chuyển biến trong ý thức giác ngộ về môi trường của tất cả những người tham gia vào quá trình kinh tế cũng như sự phát triển và đưa vào ứng dụng công nghệ và phương pháp sản xuất mới là điều kiện tiên quyết để thực hiện chiến lược về môi trường. Cuối cùng là bên cạnh các tầng lớp xã hội còn có sự quan tâm đến môi trường của Nhà nước. Trong chức năng hoạt động chính trị của mình, Nhà nước có tác động đến các doanh nghiệp để họ có chính sách tiếp thị nhằm khai thác tiềm năng nhu cầu khách hàng định hướng theo môi trường. 1.4. Kinh tế hóa sinh thái Dưới khái niệm „Hệ thống sinh thái“, người ta hiểu đó là cả một hệ thống các quan hệ đan xen với nhau của các cấu tử trong hệ thống tự nhiên. Như vậy người ta cũng có thể tổng hợp được các nội dung của nó lại và cho nó một khái niệm khác, đó là „Làm kinh tế môi trường“ hay „Học thuyết kinh tế môi trường“. (Alfred Endres: Kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên thiên nhiên). Kinh tế sinh thái Làm kinh tế môi trường thông qua Kinh tế hoá chính sách môi trường Bài trí môi trường thông qua Kinh tế nguyên liệu Kinh tế Nông lâm Kinh tế hàng không Kinh tế thuỷ Kinh tế phong cảnh Phân tích Phí tổn
  17. Hữu ích Cân đối năng lượng Ðánh giá hiệu suất Công cụ kinh tế thị trường Tăng cường các quá trình tự nhiên Tao nên thêm những quá trình tự nhiên Tạo nên qua trình tự nhiên hoàn toàn mới Hình 1.4. Xuất phát điểm của kinh tế hóa sinh thái Cũng có cách giải quyết vấn đề này một cách khác, song vấn đề ở đây là có sự trợ lực của các công cụ và biện pháp để có sự quan tâm nhiều hơn nữa đến quan điểm mục tiêu sinh thái, cái mà để nó hướng theo các tri thức kinh tế. Giá trị của các nguyên tắc kinh tế đối với chính sách môi trường , đối với sự khan hiếm về phương tiện, sự lưu ý đến mối tương quan phí tổn và lợi ích cũng như đến tình huống sinh thái. Ðiều đó nó có giá trị ở góc độ của sự lựa chọn các công cụ khác nhau và của sự tương quan hóa các yêu cầu của chính sách môi trường cũng như của quan điểm mục tiêu. Sự giới thiệu này có thể được gọi dưới tiêu đề „Kinh tế hóa chính sách môi trường“. Còn có cách giới thiệu nữa là „Kinh tế hóa sinh thái“. Ta hiểu đó là một số chức năng của hệ thống sinh thái được tăng cường một cách nhân tạo. Ðiều này có thể xẩy ra với ý đồ kinh tế hay không có ý đồ kinh tế. Như vậy thì mục tiêu của các biện pháp đó có thể là tạo ra được những „Không gian tự do“ cho các hoạt động kinh tế mà có sự ảnh hưởng đến môi trường. Dưới đó ta có thể hiểu là tất cả các biện pháp nhằm tăng cường khả năng hấp thụ và tái tạo của thiên nhiên, (ví dụ như để tiếp nhận sự phát xạ hay để khai thác nguồn nước) và qua đó có thể giữ nguyên được hiện trạng hay nâng cao khả năng của nó. Tổng quan lại dưới góc độ kinh tế là việc sử dụng có mục tiêu hệ thống thiên nhiên mà vẫn giữ được hay có sự cải thiện được hệ thống sinh thái. Ví dụ: * Tất cả sự tác động vào hệ thống thiên nhiên là nhằm để cải thiện nguồn nước. Việc đó không phải chỉ là việc tu bổ, sửa chữa cho việc xâm thực của con người, mà nó còn là một sự „Trợ giúp“ đối với thiên nhiên. * Các biện pháp làm giầu dưỡng khí cho nước mặt ( ví dụ như làm thác nhân tạo, tăng nhanh dòng chảy, v.v.). * Bản thân việc nuôi hay cấy gien cũng tạo ra được những đặc tính mới và nó cũng được hiểu là „Kinh tế hóa sinh thái“. Ơ góc độ lý thuyết khoa học và lịch sử thì cũng cần phải nêu lên lý thuyết sản xuất và lý thuyết giá trị của ngành nông học là: chỉ duy có sức mạnh (năng lượng) bên ngoài của thiên nhiên mới là nền tảng của quá trình tạo nên giá trị. „ Chìa khóa của lý thuyết sản xuất nằm ở trong tư duy, đó là: các phương tiện kinh tế phải được vận dụng sao cho thiên nhiên sẵn lòng sản sinh và cung cấp kết quả của nó. Kinh tế hóa tự nhiên sẽ trở thành một quá trình tổ chức của sản xuất“ (Immler, Tự nhiên, T. 318). 1.5. Trên con đường hòa giải giữa kinh tế và sinh thái
  18. Không phải chỉ có trên cơ sở các hoạt động mang tính pháp lý và đường lối của Nhà nước, mà hiện nay ta đã nhìn thấy sự chuyển biến cơ bản về quan điểm của lãnh đạo doanh nghiệp về vấn đề bảo vệ môi trường. Sau giai đoạn ra các luật lệ thì bây giờ đến lúc tăng cường việc thực hiện luật pháp. Ðiều đó đã mang lại cho doanh nghiệp những yêu cầu mới trong quá trình ra quyết định. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải lưu ý nhiều hơn đến mục tiêu môi trường từ những motip nội tại: Bảo vệ môi trường là một cấu thành của hệ thống mục tiêu, là cơ hội về thị trường cho sản phẩm phù hợp với môi trường, là sự giảm phí tổn bằng phương pháp phù hợp với môi trường, là giảm trách nhiệm bồi thường, là các lý do về danh tiếng v.v. Thực chất thì ý kiến của công luận rõ ràng là có khác nhau về mức độ của sự lưu ý đến lợi ích môi trường. Một điều hiện nay có thể nhận định được là: chủ yếu các doanh nghiệp đang ở trạng thái thụ động; nó mang tính chất đối phó trong chính sách môi trường của mình (là việc phải thực hiện các qui định), chủ yếu là trong chính sách công nghệ. Cho đến nay vẫn còn thiếu một phương án quản lý khép kín cho lãnh đạo doanh nghiệp phù hợp với môi trường để làm cơ sở lâu dài cho chiến lược doanh nghiệp và chiến lược tiếp thị. Qui chế Liên minh Châu Âu về Hệ thống quản lý môi trường đã cho một phương án quản lý theo tiêu chuẩn cho sự quản lý doanh nghiệp phù hợp với môi trường. Với việc chuyển hóa Qui chế của Liên minh Châu Âu thành Luật của Quốc gia trong năm 1995 thì trong tương lai sẽ có sự chuyển biến mạnh mẽ và tích cực của các doanh nghiệp theo hướng môi trường. Ðối với luận điểm „Giới hạn của sự tăng trưởng“ thì có luận điểm „Tăng trưởng của giới hạn“. Một điều cơ bản là: một sự tăng trưởng sản xuất hàng hóa với một sự đòi hỏi đến môi trường không tăng lên hay có sự giảm đi là một điều có thể nghĩ đến được. Khai phá tài nguyên mới, thay thế các yếu tố môi trường khan hiếm, giảm việc sử dụng vật liệu và năng lượng, tối đa hóa chu trình vật liệu và năng lượng và tránh được sự ô nhiễm môi trường. Ðó là những vấn đề kỹ thuật và kinh tế. Ðể giải đáp các vấn đề đó thì có thể chấp nhận được luận điểm „Tăng trưởng của giới hạn“. Nhiệm vụ của chính sách môi trường trong tương lai phải là sự hiện đại hóa mang tính sinh thái nền kinh tế quốc dân, là sự hòa giải giữa kinh tế và sinh thái; bởi lẽ, có giải pháp thay thế cho xã hội công nghiệp, song không có giải pháp thay thế cho môi trường“ (Huber, Josef, Kẻ vô tội của sinh thái, T.10).
  19. Câu hỏi ôn tập Chương I 1. Nêu những yếu tố tiêu biểu, đặc trưng của hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái. 2. Nêu những mối quan hệ tiêu biểu giữa các yếu tố trong hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái. 3. Hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái cho thấy những đặc tính gì? 4. Nêu ví dụ về quá trình sụp đổ và quá trình bung ra trong hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái. 5. Nêu ví dụ về quá trình động trong hệ thống „Xí nghiệp“ và từ đó hình thành sự thay đổi ( thích ứng) trong hệ thống xung quanh, đặc biệt là trong hệ thống xung quanh tự nhiên. 6. Nêu ví dụ về quá trình động trong „Hệ thống tự nhiên“ và từ đó hình thành sự thay đổi (thích ứng) trong hệ thống kinh tế. 7. Về cơ bản thì hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái có thể xử sự với nhau như thế nào? Nêu một vài ví dụ. 8. Nêu một số ví dụ về „Kinh tế hóa sinh thái“ và bạn thấy có những khả năng gì? 9. Hãy nêu ví dụ về“ Sinh thái hóa kinh tế“ và bạn thấy có những khả năng gì? 10. Hãy bình luận quan điểm chính trị chung về „Sự hòa giải giữa sinh thái và kinh tế“. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  20. Tài liệu tham khảo 1. Endres, Alfred „Kinh tế môi trường và kinh tế nguồn tài nguyên“. Darmstadt, 1985 2.de Haas, Jan- Pelgrom. Quản lý- Triết học trong sự căng thẳng giữa sinh thái và kinh tế. Bergisch Gladbach/ Kửln 1989 3. Hempfling, Reinhold. Phân tích mạo hiểm là công cụ để đánh giá sự nguy hại đến môi trường và đến con người qua hóa chất môi trường. 1992 4. Hopfenbeck, Waldemar.Quản lý và tiếp thị định hướng theo môi trường. Landsberg/ Lech1990 5. Immler, Hans. Thiên nhiên trong lý thuyết kinh tế. Opladen 1985 6. Immler, Hans. Từ giá trị của thiên nhiên. Opladen 1989 7. Kichgeorg, Manfred. Hành vi doanh nghiệp định hướng theo sinh thái. Wiesbaden 1990 8. Leipert, Christian.Hậu quả phí tổn về sinh thái của nền kinh tế Mỹnchen 1992 9. Oberholz, Andreas. Lãnh đạo doanh nghiệp định hướng theo môi trường. Frankfurt/Main 1990 10. Pfriem, Reinhard. Chính sách doanh nghiệp trong triển vọng xã hội và sinh thái. Marburg 1995 11. Simonis, Ernst Udo. Sự chuyển biến cơ cấu của nền kinh tế và sự giải phóng cho môi trường. Trong Steger Ulrich:sổ tay BVMT, Mỹnchen1992 12. Strebel, Heinz. Môi trường và kinh tế xí nghiệp, Môi trường tự nhiên là đối tượng Mỹnchen 1992 13. Tiebler, Petra. Xu hướng môi trường trong hành vi tiêu dùng. Mỹnchen 1992 10. Ulrich, Hans Bern, Doanh nghiệp là một hệ thống xã hội và sản xuất. Bern, Stuttgart 1970 15. Wagner, Gert Rainer.Doanh nghiệp và môi trường sinh thái. Mỹnchen 1990 Chương II Môi trường là yếu tố sản xuất
  21. Hệ thống kinh tế Hệ thống sinh thái Tự trang trải phí tổn về môi trường Có xuất hiên hiệu ứng ngoại vi Môi trường là tài sản tự do Sự khan hiếm định xuất Môi trường là tài sản tập thể Sự khan hiếm tích tụ Ðầu vào thiên nhiên Ðầu ra không mong muốn có Hay là Hay là Là môi trường lấy đi Là môi trường trở lại
  22. 2.1. Môi trường trong thuyết kinh điển về sản xuất và phí tổn Lý thuyết sản xuất và phí tổn nghiên cứu sự phối hợp các yếu tố sản xuất. Trong thuyết kinh điển của hệ thống Gutenberg thì chỉ phân biệt các yếu tố cơ bản là: lao động, phương tiện sản xuất và vật liệu. Những suy nghĩ cận đại có đưa thêm các yếu tố khác nữa vào, như: yếu tố công tác tư nhân và yếu tố công tác công cộng, yếu tố thông tin, v.v. Môi trường tự nhiên trong hệ thống yếu tố của Gutenberg chỉ được lưu ý trong chức năng là người cung cấp tài nguyên thiên nhiên, ví dụ như trong vai trò của yếu tố „Vật liệu“. Trong định nghĩa về đặc điểm của một yếu tố sản xuất thì Gutenberg đã nêu là „Không thể thiếu được trong việc tạo nên thành tựu“. Ðiều đó đúng với môi trường ở nội dung là nơi khai thác nguyên liệu và năng lượng và đúng cả ở nội dung môi trường là nơi tiếp nhận lại các loại phế thải ở các dạng cứng, lỏng, khí và tia phóng xạ cũng như tiếng ồn. Nguyên nhân của sự không lưu ý đến “Môi trường là một yếu tố sản xuất“ chủ yếu là ở chỗ, đã coi môi trường tự nhiên là một sản phẩm tự do. Với quan điểm là: không phải lưu ý đến yếu tố sản xuất, nếu như nó không phải là khan hiếm- có nghĩa là nó không có giá trị kinh tế và việc khai thác và việc sử dụng nó không gây nên phí tổn cho nền kinh tế xí nghiệp.Vì lẽ đó nên môi trường đã không được đưa vào lý thuyết sản xuất và lý thuyết phí tổn. Bây giờ thì sự đòi hỏi đến môi trường ngày càng tăng và môi trường đã trở thành một ngành kinh tế với sự phí tổn đáng kể. Sự khiếm khuyết trong lý thuyết kinh điển ngày càng được bộc lộ rõ nét. Tuy vậy, vấn đề này có thể xử lý được từng phần mà chưa cần đến sự thay đổi về lý thuyết, bởi vì sự đòi hỏi đến môi trường được thể hiện bằng việc gia tăng giá cả của các yếu tố sản xuất là „Phương tiện sản xuất“ và là „Vật liệu“. Ngay bản thân giá cả của yếu tố sản xuất „Lao động“ cũng có thể chứng minh một cách gián tiếp là hiệu ứng „Môi trường“. Ví dụ như: vì lý do ô nhiễm không khí cho nên số người ốm đau tăng và sự đòi hỏi của môi trường được thể hiện bằng việc tăng phí tổn trong quĩ lương. Ơ đây còn có hiệu ứng ngoại vi được phát sinh. Ðó là việc: người không gây ra sự ô nhiễm không khí cũng phải gánh chịu sự tăng phí tổn trong lương. Hiệu ứng này cũng có giá trị đối với các yếu tố sản xuất khác, bởi lẽ ở đó cũng có hiệu ứng ngoại vi tác động đến. Giá cả tăng là do các điều kiện môi trường đã đụng chạm đến tất cả những người có nhu cầu về“ Ðầu vào“ và nó không phụ thuộc vào mức độ và thể thức của sự đòi hỏi đến môi trường mà do các yếu tố Ðầu vào mang lại. Hiệu ứng ngoại vi càng lớn thì yêu cầu đòi hỏi của môi trường là một yếu tố sản xuất quyết toán được càng tăng, hay nó đi vào sự thay đổi về yếu tố giá cả trong từng ngành kinh tế một lại ít đi. Ðiều này có giá trị ở mức độ tối thiểu là: phí tổn ngoại vi của sự đòi hỏi môi trường sẽ được thực hiện theo nguyên tắc „Cùng gánh chịu chung“ và nó được phân bổ cho các đối tượng có liên quan. Có một điều không làm được, đó là phí tổn ngoại vi của chủ thể kinh tế gây tác động môi trường được phân bổ cho chủ thể kinh tế khác mà từ đó nó dẫn đến sự thay đổi về kết cấu phí tổn. Ðứng trên bình diện tổng thể của nền kinh tế thì các sản phẩm quan trọng của môi trường đối với sản xuất đã từ lâu không còn là sản phẩm tự do nữa. Xong, để nó là một ngành kinh tế thì điều đó còn thiếu đặc tính về phí tổn. Chỉ một khi phí tổn cho yêu sách của môi trường được phân bổ theo nguyên tắc „Ai gây nên, người đó chịu“ một cách công bằng thì nó mới đem lại sự thay đổi về tư duy trong lý thuyết sản xuất và phí tổn. Ðiều đó sẽ được thực hiện một phần bằng sự thay đổi yếu tố giá cả cho các yếu tố cơ bản kinh điển. Ngoài ra, cần phải coi môi trường là một yếu tố sản xuất và đưa nó vào lý thuyết sản xuất và phí tổn. Khác với tất cả các mô hình về lý thuyết sản xuất và giá trị, thiên nhiên đã được coi là một yếu tố sản xuất trong ngành nông nghiệp ở thế kỷ 18. Hans Immler đã dẫn dắt trong sách của mình như sau: “ Ðó là một phát minh về lý thuyết kinh tế và kinh tế chính trị của nhà canh nông mà đặc biệt là của Quesnays. Trong phương án của họ về kinh tế, họ đã nhìn nhận thấy thiên nhiên là một sức sản xuất. Họ đã khẳng định rằng: * Thứ nhất là sức sản xuất của thiên nhiên chính là sức mạnh vật lý và vật chất. * Thứ hai là một sự tận dụng có hệ thống và kinh tế sức sản xuất của thiên nhiên đã cho tiền đề để hình thành về lý thuyết sản xuất. * Thứ ba là sự suy nghĩ về sự bảo tồn và chăm sóc các điều kiện sản xuất thiên nhiên. Tất cả các điều đó đã chứng minh cho lý thuyết cơ bản về tái sản xuất vật chất. Nói một cách chặt chẽ theo quan điểm của nhà nông thì chỉ có ngoại cảnh tự nhiên mới có thể „Sản sinh ra giá trị mới“; ngắn gọn mà nói là: „Thiên nhiên sản xuất và con người hỗ trợ vào“. Chìa khóa cho lý thuyết sản xuất nằm trong sự suy nghĩ là: phải sử dụng tất cả các phương tiện kinh tế, sao cho thiên nhiên sẵn sàng sản xuất và cung ứng sản phẩm. Kinh tế hóa thiên nhiên sẽ trở thành quá trình tổ chức của sản phẩm“ (Immler, Tự nhiên trong lý thuyết kinh tế, trang 318).
  23. 2.2. Môi trường là Ðầu vào Việc tiếp nhận các sản phẩm quang hợp và khoáng vật của môi trường thiên nhiên với chủ đích cho sự chuyển hóa trong quá trình kinh tế được giới thiệu trong hệ đầu vào kinh điển là vật liệu và phương tiện sản xuất. Thế nhưng sự đòi hỏi của môi trường đến yếu tố giá cả được lưu ý đến mức độ nào thì cuối cùng cũng đành bỏ ngỏ. Song, có thể mạn phép cho rằng: xu hướng là tuỳ thuộc vào phí tổn trong khai thác và nó được coi là mốc thang để tính giá cả chứ không phải là sự dự toán về sự khan hiếm hay thực chất nó là sự đòi hỏi của môi trường. Việc sử dụng môi trường cho đến nay chủ yếu vẫn không mất tiền (không phí tổn). Chỉ có điều là phí tổn cho việc khai thác ngày càng tăng do đã mất sự dồi dào về nguồn dự trữ; phí tổn cao lên do sự điều chỉnh đền bù và phần nhiều do các yêu cầu trách nhiệm của các biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn hay giảm thiệt hại. Ngoài ra, phí tổn cho đòi hỏi của môi trường là đất, là phong cảnh, là không khí, là nước để tiếp nhận phế thải của sản xuất và tiêu dùng. Tất cả các cái đó đã đội yêu cầu lên và với nó là phí tổn. Ví dụ cho nó như: * Tăng yêu cầu xử lý phế thải rắn (phế thải đặc biệt, kỹ thuật chôn lấp), * Tăng yêu cầu về xử lý nước thải (thêm mốc lọc, khử, lệ phí nước) * Tăng yêu cầu trong việc lọc khí thoát và chống ồn. Tuy vậy, trong khai thác yếu tố đầu vào và trong việc tận dụng môi trường là nơi chốn tiếp nhận các loại phế thải vẫn chưa đưa vào sổ sách kế toán được bởi lẽ còn có sự vênh giữa từng vùng lãnh thổ và thậm chí giữa các quốc gia. 2.3. Môi trường là nơi tiếp nhận Ðầu ra Trong mục 2.2 đã nêu lên chức năng của môi trường là „Người cung cấp yếu tố đầu vào“, là các phương tiện sản xuất và vật liệu, thì đồng thời môi trường cũng làm nhiệm vụ là nơi tiếp nhận đầu ra. Trong bảng cân đối về nguyên liệu và năng lượng của quá trình sản xuất trong xí nghiệp thì phế liệu và chất phát xạ độc hại là đầu ra. Theo nhận thức về đối tượng của học thuyết kinh tế xí nghiệp thì sự quan sát này trước tiên đi thẳng vào danh mục đầu ra không mong muốn có. Ðó là: phế thải ở thể cứng, thể lỏng và thể khí; là tia phóng xạ, là tiếng ồn, là sự tỏa nhiệt và sự chấn động. Những cái đó đi liền với việc tạo ra sản phẩm cũng như với sự tái tạo giá trị. Trong khi những đầu ra được mong muốn có có thị trường và nó cho doanh thu thì những đầu ra không mong muốn có lại phải trả lại cho môi trường tự nhiên. Môi trường là nơi tiếp nhận cho đầu ra không mong muốn Liên kết Biến đổi Thị trường là nơi tiếp nhận cho đầu ra mong muốn có -Hiệu suất tư nhân -Hiệu suất Nhà nước -Thông tin Các yếu tố cơ bản:
  24. -Lao động -Phương tiện làm việc -Vật liệu Có mất phí tổn Là người cung cấp Vật dư thừa trong tiêu dùng Phế liệu sản xuất Hình 2.3/1: Môi trường là nơi tiếp nhận Sự quan sát trên phải được mở rộng dưới góc độ sinh thái. Ngay bản thân việc sử dụng hay tiêu dùng đầu ra được mong muốn có cũng tạo nên yêu cầu đối với môi trường, song cái đó cho đến nay phần lớn tuột khỏi sự quan sát của kinh tế xí nghiệp, bởi lẽ nó nằm trong phạm trù của người tiêu dùng. Ngày nay nhà sản xuất đã dần dần thức tỉnh về trách nhiệm của mình đối với yêu sách của môi trường trong giai đoạn tiêu dùng và sau tiêu dùng. Thực chất ra thì giai đoạn tiêu dùng chỉ là thời gian lưu lại tạm thời cho đến lúc mà đầu ra được mong muốn có trở thành đầu ra không được mong muốn có. Chính trong lĩnh vực này lại thể hiện sự khiếm khuyết lớn nhất trong việc đưa môi trường là một yếu tố sản xuất với ý nghĩa là „Không thể thiếu được trong việc tạo nên sản phẩm“. Ðối với đầu ra không được mong muốn có tại ngay trong khâu sản xuất và phân phối thì môi trường đã trở thành nơi tiếp nhận cần thiết, nhưng nó ngày càng khan hiếm hơn và bản thân đầu ra đó cũng trở thành một sản phẩm mà chi phí của nó cũng đáng kể (khâu giải quyết phế liệu, khâu tẩy rửa nước thải). Yêu sách của môi trường đối với đầu ra được mong muốn có ở đây chưa được lưu ý đến và nó chưa được phân bổ về phí tổn. Ví dụ: * Phế thải bao gói trong lĩnh vực tiêu dùng gia đình. * Sự phát xạ tất cả các loại (dung môi, thuốc xịt ), mà do sử dụng hàng tiêu dùng gây nên. * Tất cả các loại vật dụng được thải ra từ lĩnh vực tiêu dùng dân dụng (từ tủ lạnh đến ô-tô). Yêu sách của môi trường bao hàm các lĩnh vực cảnh quản, không khí, đất, nước, sinh vật (trực tiếp và gián tiếp). Ơ đây có chiều hướng cho thấy là có sự thay đổi về điều kiện bảo hiểm trên cơ sở luật pháp và sự chịu trách nhiệm. Môi trường là người cung ứng cho năng lực tiếp nhận
  25. Liên kết Biến đổi Thị trường là nơi tiếp nhận cho đầu ra được mong muốn có -Hiệu suất tư nhân -Hiệu suất nhà nước -Thông tin Các yếu tố cơ bản: -Lao động -Phương tiện làm việc -Vật liệu -Không khí, nước, đất -Sự tái tạo tự nhiên -Thới tiết -Phong cảnh Có mất phí tổn Không mất phí tổn Là người cung cấp Cho vật liệu dư thừa trong tiêu dùng Sản phẩm
  26. Hình 2.3/2: Ðặc tính đầu vào của môi trường là yếu tố sản xuất.
  27. 2.4. Tính đặc trưng của yếu tố sản xuất là môi trường * Môi trường là “Sản phẩm tự do” ở góc độ kinh tế xí nghiệp thì môi trường được coi là một sản phẩm tự do, nếu như việc sử dụng nó không mất phí tổn. Ðiều đó cũng có giá trị, nếu như nó gây nên phí tổn chung cho nền kinh tế và để điều chỉnh thiệt hại đó, nó được điều tiết qua thuế và các lệ phí và như vậy, phí tổn được phân bổ lại cho các đối tượng chịu thuế và lệ phí. Thế nhưng, như trong mục 2.2 đã giải trình, giá cả của các yếu tố kinh điển cơ bản tăng lên với sự khan hiếm của yếu tố môi trường, thì đó là kết quả của quá trình phân bổ phí tổn. Nguyên nhân của nó là phí tổn cần thiết để bảo vệ môi trường, như: lệ phí, sự tác động phí tổn theo yêu cầu và phí tổn cho sự mạo hiểm ngày càng tăng. * Môi trường là Sản phẩm tập thể Một thực tế là đại bộ phận sản phẩm môi trường là sản phẩm tập thể. Ðiều đó đã dẫn đến việc: sản phẩm đó không chia bôi được và cũng không bán đi được. Người ta có thể tự nguyện tham gia để tạo ra nó. Bởi lẽ, người nào cũng có thể sử dụng sản phẩm công cộng đó được, về nguyên tắc không cấm đoán, do đó người ta đả sử dụng nó tùy ý mà không cần phải đóng góp về phí tổn. Cũng vì thế cho nên nó không có sự yêu cầu và vì vậy nó cũng không có thị trường. * Ðặc tính Ðầu vào Môi trường để là nơi tiếp nhận Ðầu ra (mà không mong muốn có)là ở chỗ: sử dụng môi trường để tiếp nhận đầu ra không mong muốn có thì trong lý thuyết sản xuất nó đã đặt ra vấn đề của yếu tố đầu vào giống như việc sử dụng môi trường để tiếp nhận nguyên liệu hữu cơ và vô cơ và các yêu cầu về đất, nước, không khí, và cảnh quan cho sản xuất. Song, cái đó là một tiềm năng có hạn và như vậy, nó là một sản phẩm khan hiếm mà cho đến nay người ta đã bỏ qua điều đó. Bên cạnh thực tế là nó không gây nên phí tổn cho một ngành kinh tế nào, cho nên người ta đã không nhìn nhận được đặc tính đầu vào của môi trường là nơi tiếp nhận không thể bỏ qua được đối với phế thải của sản xuất và tiêu dùng. * Môi trường là yếu tố tiêu dùng và là yếu tố tiềm năng? Yếu tố tiêu dùng của môi trường bị mất đi đặc tính là một sản phẩm độc lập với quá trình chuyển hóa của nó. Yếu tố tiềm năng của môi trường sẽ mất đi giá trị từ thời điểm nó được chuẩn bị và qua quy trình thời gian. Sự đòi hỏi về môi trường chỉ có trong sản xuất hay trong tiêu dùng và có khả năng tránh né được từng phần, nếu như đầu vào tuy có tác hại cho môi trường, song bằng các biện pháp thích hợp (như tái sinh, chuyển hóa) các yếu tố tác hại đó không bị thất thoát ra môi trường tự nhiên. Sự phân loại môi trường là yếu tố sản xuất như vậy cũng còn phải kiểm định lại và phân hóa lại. Phân tích tài nguyên thiên nhiên theo góc độ tiềm năng thì người ta đã đến một kết luận là: có nhiều tiêu chuẩn cho yếu tố tiềm năng đã đạt được (không phân chia được, không vận động, có giới hạn, sử dụng thay thế được). * Sự khan hiếm định xuất và sự khan hiếm tích tụ: một vấn đề tiêu biểu của việc coi môi trường là một yếu tố sản xuất (kể cả khía cạnh là nơi cung cấp đầu vào và cả khía cạnh là nơi tiếp nhận đầu ra) là có nhiều hình thái khác nhau về sự khan hiếm. Nguyên liệu tái tạo được (như cây và con) cho thấy sự khan hiếm về định xuất. Ðiều đó có nghĩa là: nhu cầu đòi hỏi về mặt môi trường được coi là có vấn đề, một khi định xuất khai thác thường xuyên vượt định mức tái tạo. Ðiều đó cũng có giá trị đối với môi trường là nơi thu nhận lại đầu ra không mong muốn có, ví dụ: đất, không khí và nước chỉ có khả năng hấp thụ nhất định về một số loại ô nhiễm. Nếu như định xuất ô nhiễm không bị vượt giới hạn thì nó vẫn chưa bị ô nhiễm vĩnh cửu, mặc dù có sự ô nhiễm môi trường. Trong trường hợp đó thì môi trường vẫn là yếu tố sản xuất không thể bỏ qua được và nó không gây nên phí tổn gì cho nền kinh tế chung hay cho từng đơn vị kinh tế lẻ. Chỉ một khi sự ô nhiễm vượt quá ngưỡng định suất khai thác hay định suất tiếp nhận, có nghĩa là vượt quá khả năng tái tạo và hấp thụ của môi trường tự nhiên, thì nó mới gây nên sự phí tổn về sự khan hiếm. Ví dụ như: khai thác gỗ trong rừng, chất thải hữu cơ trong nước và đất, đánh bắt cá, săn bắn v.v. Khác với sự khan hiếm định suất là sự đòi hỏi đối với môi trường mà trong đó, sự tái tạo tự nhiên chỉ có thể thực hiên được trong một khoảng thời gian rất dài và cũng có khi là không thực hiện được. Trong sự khan hiếm tích tụ thì sự đòi hỏi của môi trường có khác và về bản chất của nó là một quá trình không tái tạo lại được. Ví dụ ở đây là việc khai thác nguyên liệu khoáng vật và nguyên liệu quanh hợp (kim loại, dầu mỏ, than). Khi trả lại tự nhiên những chất thải thì trong đó có chất độc hại như: kim loại nặng, tia xạ, chất FCK v.v. 2.5. Cơ sở khối lượng và giá trị của yếu tố sản xuất là môi truờng Việc đưa môi trường là yếu tố sản xuất độc lập vào khuôn khổ của lý thuyết sản xuất và phí tổn cần thiết phải có sự xem xét tách bạch và tổng hợp về tính phụ thuộc của nó. Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến: - Hệ số phế thải: là khối lượng phế thải về nguyên liệu trên một đơn vị sản phẩm, trong đó phân loại ra phế thải theo đặc tính nguy hiểm của nó đối với môi trường.
  28. - Ðịnh suất tái sinh: là khối lượng phế thải tính trên một đơn vị sản phẩm có thể tái sinh được. Ở đây có lưu ý đến sự ô nhiễm môi trường do việc tái sinh tự gây nên. - Ðịnh suất chuyển hóa: là khối lượng phế thải gây ô nhiễm môi trường mà qua xử lý thì về mặt sinh thái không có vấn đề gì nữa, hoặc chỉ còn có ít chất độc hại mà có thể chuyển hóa được. - Hệ số phát xạ: là khối lượng phế thải sau khi đã tái tạo và chuyển hoá còn dư lại; nó được phân định theo thể loại ô nhiễm môi trường. Những mối liên quan được nêu lên ở đây là cơ sở cho sự liên kết của ô nhiễm môi trường qua phế thải và sự phát xạ tương ứng. Ðây là vấn đề cần được nghiên cứu kỹ. Cơ sở khối lượng của việc tiêu phí môi trường qua sự phát xạ có thể nằm trong vấn đề: - Nhu cầu chôn lấp chất thải rắn, - Khối lượng khí thải, - Thoát khí hay thoát nước thải với độ ô nhiễm khác nhau, - Tỏa nhiệt, thoát nhiệt, - v.v. Những đại lượng nêu lên ở trên cho thấy các thể loại và mức độ của cơ sở khối lượng. Nó được định mức trên một đơn vị sản phẩm. Như vậy, nó là cơ sở để tính phí tổn cho nhu cầu đối với môi trường cho đầu ra của sản xuất. Sự quan sát này không chỉ dành riêng cho quá trình sản xuất và phân phối sản phẩm mà nó còn bao hàm cả quá trình sử dụng mà có liên quan đến đòi hỏi về môi trường. Yếu tố sản xuất là môi trường sẽ ảnh hưởng đến quyết định của từng đơn vị kinh tế riêng lẻ, một khi nó liên quan đến phí tổn của doanh nghiệp trên cơ sở đòi hỏi của môi trường về khối lượng phế thải. Qui định về phí tổn cho yêu cầu của môi trường hiện nay đang gặp phải giới hạn eo hẹp. Việc thực hiện nguyên tắc „Ai gây nên thì người đó chịu“- là điều kiện cơ bản, đã bị thất bại, không phải là vì nó quá khó khăn về nguyên lý (do thiếu kiến thức về mối tương quan nguyên nhân- tác dụng, về vấn đề phân loại, hay về vấn đề đánh giá v.v.) mà là nó bị chống đối về mặt chính trị. Có thể cần phải nghiên cứu tính hữu hiệu của giá cả thị trường cho các yếu tố cơ bản mà nó có tính đến đòi hỏi của môi trường và đồng thời, với một giá trị như thế nào để có thể thoả mãn được sự đòi hỏi của môi trường. Về vấn đề này thì cho đến nay chưa thấy có nghiên cứu về mặt lý thuyết. Tiền đề của quy định về phí tổn cho sự đòi hỏi về môi trường có thể là: - Qui nộp (nó sẽ dẫn đến mục „Lệ phí“, ví dụ như qui nộp về nước thải), - Hoạt động theo chứng chỉ môi trường, - Kế toán sinh thái làm cơ sở cho việc đánh thuế, - Luật về sự Chịu trách nhiệm khi có tổn thất về môi trường. Hình 2.4/1 Sự khan hiếm định suất
  29. Hình 2.4/2 Sự khan hiếm tích tụ
  30. CÂU HỎI ÔN TẬP Chương II 1. Hãy nêu nguyên nhân về sự „không lưu ý“ đến môi trường trong lý thuyết kinh điển về sản xuất và chi phí. 2. Hãy miêu tả các khả năng nhằm lưu ý đến các đòi hỏi của môi trường trong lý thuyết về sản xuất và chi phí. 3. Hãy miêu tả các tiêu đề chủ yếu của lý thuyết sản xuất mang tính trọng nông. 4. Hiểu khái niệm „môi trường“ là một yếu tố đầu vào như thế nào? 5. Hãy phân biệt khái niệm đầu ra được mong muốn có và không được mong muốn có“ trong quá trình sản xuất của xí nghiệp và miêu tả loại đòi hỏi của môi trường mà nó được hình thành từ đó. 6. Hãy nêu những ví dụ về đòi hỏi của môi trường mà nó được hình thành từ những „đầu ra được mong muốn“. 7. Hãy thể hiện môi trường là yếu tố sản xuất dưới góc độ của sự khan hiếm. Hãy phân biệt các thể loại khan hiếm khác nhau. 8. Bạn thấy những khả năng cưỡng chế chi phí nào cho các đòi hỏi của môi trường? 9. Những vấn đề gì nảy sinh trong việc đánh giá, một khi coi môi trường là yếu tố sản xuất? 10. Bạn hãy thể hiện quan điểm về luận điểm „việc cưỡng chế chi phí“ cho đòi hỏi về môi trường đã làm thừa việc lưu ý một cách phân lập của yếu tố sản xuất là môi trường trong lý thuyết sản xuất và lý thuyết chi phí. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  31. Tài liệu tham khảo: 1. Beckenbach, F. Sự thách thức về sinh thái đối với lý thuyết kinh tế. Marburg 1991 2. Binswagner,H.C./ Misch,J. Cơ sở lý luận của kinh tế môi trường và kinh tế tài nguyên. Stuttgart 1992 3. Hỹpen, R. Về lý thuyết kinh tế của tái sinh 4. Immler, Hanz. Tự nhiên trong lý thuyết kinh điển. Opladen 1985 5. Immler, Hanz. Từ giá trị của tự nhiên. Gieòen 1986 6. Kuschlanski, Georg. Ðánh giá kinh tế của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Gieòen 1986 7. Leipert, Christiane.Hậu quả phí tổn về sinh thái của nền kinh tế Mỹnchen 1992 8. Simonis, Ernst Udo. Sự chuyển biến cấu trúc của kinh tế và sự giải phóng ô nhiễm của môi trường trong sổ tay BVMT. Mỹnchen 1992 9. Strebel, Heinz. Môi trường và kinh tế xí nghiệp. Berlin 1980 10. Strebel, Heinz.Sản xuất và bảo vệ môi trường trong Steger, Ulrich “sổ tay BVMT“. Mỹnchen 1992 11. Wicke, Lutz. Kinh tế môi trường. Mỹnchen 1989 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  32. Chương ii Bảo vệ môi trường và mục tiêu của doanh nghiệp Những mục tiêu doanh nghiệp Những mục tiêu Kinh tế Những mục tiêu môi trường Trung hoà Mâu thuẫn Hoà hợp Bảo vệ môi trường là cơ hội Mục tiêu định hướng đầu ra Ðặt mục tiêu không đồng nhất Bảo vệ môi trường là định hạn Mục tiêu định hướng đầu vào Ðặt mục tiêu độc lập
  33. 3.1. Vấn đề mục tiêu cơ bản của kinh tế xí nghiệp Về cơ bản, các hoạt động kinh tế xí nghiệp được thực hiện theo những mục tiêu nhất định. Ðiều đó không loại trừ là trong phạm vi kinh tế xí nghiệp có những mục tiêu cạnh tranh, có sự thay đổi về mục tiêu, có mục tiêu không được dẫn chứng v.v. Dưới khái niệm “Mục tiêu“ người ta hiểu chung là “Một trạng thái được mong muốn có“. Trạng thái đó có định tính cụ thể hay ít nhất cũng diễn đạt được một cách định lượng. Sự bàn luận về mục tiêu kinh tế xí nghiệp thì chí ít nó cũng đã già cỗi như học thuyết về kinh tế xí nghiệp và có lẽ nó chẳng bao giờ chấm dứt. Về điểm này thì không thể có được sự miêu tả mang tính giá trị chung cho mục tiêu. Ngay bản thân mục tiêu là “Sự bảo tồn cho doanh nghiệp“ cũng không thể có được sự đòi hỏi về tính giá trị chun (ví dụ như: doanh nghiệp được lập nên cho một thời gian nhất định thôi hay cho nhiệm vụ của xí nghiệp). Từ vô số những mục tiêu và chùm mục tiêu có thể có được của hệ thống doanh nghiệp thì có thể nêu lên một số mục tiêu chủ yếu, nhưng phần nhiều nó lại là mục tiêu thứ yếu mà nó có căn cứ để tin vào giả định đó được. “Xong, kết quả nghiên cứu về mục tiêu cho thấy là rất khó có thể kiểm định thực tế được giả định về mục tiêu doanh nghiệp“. Nếu đưa vào sự bàn luận mục tiêu về khái niệm “Giới hạn“ hay “Hạn định“ thì lúc đó ta có cả một loạt các “Cục diện- Hạn định“ có thể trao đổi thay thế với nhau được. Ví dụ: * Ðiểm xuất phát: Mục tiêu: là lợi nhuận Hạn định: mở rộng phần thị trường lên một số phần trăm nhất định. * Thay thế mục tiêu và hạn định: Mục tiêu: là mở rộng phần thị trường Hạn định: là mức lợi nhuận tối thiểu hay * Ðiểm xuất phát: Mục tiêu: là giảm sự phát xạ Hạn định: là giới hạn phí tổn cho một số lượng nhất định * Thay thế mục tiêu và hạn định: Mục tiêu: là giảm phí tổn Hạn định: là giới hạn sự phát xạ. Trong hệ thống kinh tế thị trường có hai mục tiêu cũng như 2 hạn định, mà trong trường hợp của một mục tiêu cao hơn được đặt ra là: „Giữ vững doanh nghiệp“ hay „Ðảm bảo khả năng cạnh tranh“ mà cần phải bảo tồn; trong đó, cần nêu bật việc duy trì vững khả năng thanh toán. Duy trì vững khả năng thanh toán đòi hỏi phải có doanh lợi lâu dài. Trong hệ thống mục tiêu truyền thống của doanh nghiệp thì người ta nói chủ yếu đến mục tiêu lợi nhuận. 3.2.1. Chỉ tiêu mục tiêu không đồng nhất Các bình diện mục tiêu Ðảm bảo chỗ làm việc Bảo vệ môi trường
  34. Phân phối thu nhập công bằng Quyền lực và thể diện Các mục tiêu Giữ được khả năng cạnh tranh Bình diên mục tiêu kinh tế Doanh lợi Khả năng thanh toán Mục tiêu xã hội Mục tiêu công xuất Bảo vệ môi trường Bình diên mục tiêu Phương diên về mặt mục tiêu kinh tế Lợi nhuận Vốn Thu nhập Phí tổn Cơ hội thu nhập thông qua BVMT Giảm bớt phí tổn thông qua BVMT
  35. Sự đạt được hay sự duy trì được chất lượng môi trường ở một mức độ nhất định thì trước tiên đó là mục tiêu được đặt ra cho toàn thể xã hội. Mục tiêu đó là nhiệm vụ của đường lối môi trường. ở góc độ tổng thể của nền kinh tế là: tạo điều kiện để có thể đạt được mục tiêu đó. Hình 3.1: Bảo vệ môi trường trên ba bình diện trong hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp
  36. Phải hình thành các biện pháp theo chế độ và theo chính sách kỹ thuật để đạt được mục tiêu chung của xã hội một cách hữu hiệu. Về mặt này thì có cảm giác là “Bảo vệ môi trường“ trong hệ thống mục tiêu của từng ngành kinh tế chỉ là một bó những nội dung chỉ tiêu không thống nhất hay là những hạn mức (xem 3.1). Tín hiệu của xã hội đến được tới từng đơn vị kinh tế hoặc giả: - Là các hạn mức dưới hình thức các yêu cầu pháp lý từ cấp chính quyền hay từ quan điểm giá trị của xã hội mà điều đó buộc các đơn vị kinh tế phải thích ứng, hay: - Là các tín hiệu giá cả của thị trường tạo hàng và của thị trương bán hàng. Việc xử lý tín hiệu giá cả trước tiên không gây nên vấn đề gì cho mỗi đơn vị kinh tế. Một điều cơ bản là không có vấn đề gì đáng kể là cơ chế nào đã đưa đến tín hiệu giá cả thay đổi. Sự quan sát về cách điều khiển doanh nghiệp mang tính thụ động này sẽ mất hiệu lực, một khi hiệu lực mang tính chủ động chiếm lĩnh vị trí. Ðể có được một sự đi trước về các thay đổi cần thiết thì cần có kiến thức về cơ chế hình thành giá cả mà do sinh thái gây nên. Vì lý do công nghệ, kinh tế và xã hội của điều kiện time-lags trong việc thích ứng vào các điều kiện thay đổi thì sự cần thiết có tính chất cơ bản về một sự đi trước của sự thay đổi trong tương lai cũng có giá trị đối với các mục tiêu khác nhau và các hạn định khác nhau. Một sách lược doanh nghiệp chủ động thay thế cho một sách lược thụ động sẽ tạo ra tiềm năng hứa hẹn thắng lợi. Tuy vậy, những sự thay đổi số liệu về mặt pháp lý và về mặt công luận thường cần có một thời gian để thích nghi (là thời gian chuyển tiếp).
  37. Bảo vệ môi trường Xí nghiệp Ðặt mục tiêu không đồng nhất Ðặt mục tiêu độc lập Ðiều kiện khung về mặt xã hội Tín hiệu thị trường Luật lệ, trách nhiệm Quan điểm giá trị xã hội Từ thị trường tiêu thụ Từ thị trường cung cấp Bước đi trước của Môtip không đồng nhất Môtip Kinh tế Môtip độc lập với sự khích lệ thứ yếu
  38. Hình 3.2.1: Mô tip về bảo vệ môi trường là mục tiêu của doanh nghiệp 3.2.2. Ðặt mục tiêu độc lập Bảo vệ môi trường là mục tiêu độc lập được hình thành hoặc là: - Từ sự hình thành giá cả mang tính kinh tế hay - Một mặt từ sự đi trước do sách lược doanh nghiệp tạo nên đối với sự thay đổi các mặt của xã hội (luật pháp, qui chế, quan điểm giá trị) và mặt khác là từ thị trường quan trọng của doanh nghiệp. Trong trường hợp thứ hai thì sự khích lệ thứ yếu trong khi xác định mục tiêu sinh thái rõ ràng là có nguồn gốc kinh tế. Trong những thập kỷ vừa qua thì việc giữ gìn nền tảng cuộc sống tự nhiên càng ngày càng được coi là nhiệm vụ độc lập của các đơn vị kinh tế. Sự xử thế, cái mà nó cho phép có làm kinh tế được tốt hơn, được giới thiệu là mục tiêu chủ đạo hay còn được gọi là châm ngôn hành động. Ðiều đó có sự đòi hỏi là định suất khai thác và định suất thải hồi không làm trở ngại quá đáng đến quá trình tái tạo tự nhiên (xem chương 2). Một tín hiệu rõ ràng cho việc đó là sự tham gia tự nguyện vào một Hệ thống cộng đồng trong quản lý môi trường và việc kiểm toán môi trường doanh nghiệp (xem chương 4). 3.2.3. Cục diện mục tiêu cơ bản Xuất phát từ hệ thống mục tiêu mà trong đó không chỉ vẻn vẹn có nội dung về mục tiêu bảo vệ môi trường thì việc đưa mục tiêu bảo vệ môi trường vào với các mục tiêu hiện có về cơ bản là: * Một sự hài hòa, * Một sự mâu thuẫn, * Một sự trung lập. Mục tiêu hài hòa Một khi giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái còn có sự hài hòa thì về nguyên tắc động cơ chủ yếu và động cơ thứ yếu có thể đảm bảo với nhau được và như vậy có thể đưa việc đặt mục tiêu chủ yếu mà do sinh thái tạo nên. Song nó chỉ tìm thấy lối vào hệ thống mục tiêu đó bởi vì nó hòa hợp được với việc đạt được mục tiêu kinh tế. Ðể đạt được phần mục tiêu là “Giảm phí tổn“, ví dụ như giảm việc sử dụng vật tư (trên cơ sở của sự phân tích giá trị) thì trong trường hợp đó mục tiêu sinh thái là “giữ gìn tài nguyên“ cũng đạt được. Sự chỉ dẫn và đại lượng điều khiển tính hướng theo môi trường như: Khối lượng phế thải trên một đơn vị sản phẩm, khối lượng vật liệu sử dụng trên một đơn vị sản phẩm hay định xuất chuyển đổi sẽ được thay đổi một cách tích cực. Song, thực tế sản xuất trong những năm vừa qua cho thấy là những gợi ý để đến được các quá trình quyết định mà nó được hình thành thông qua sự bàn luận về sinh thái thì về cơ bản nó đã thể hiện một cách sâu sắc những vấn đề kinh tế xí nghiệp. Ðiều đó cũng đúng với một loạt chu trình tái tạo, ví dụ như đối với nước, với năng lượng và với phế thải. Những chu trình tái tạo đó đang được thực hiện. Vì lẽ đó cho nên thường hay nói đến mục tiêu môi trường, cái mà có thể sử dụng được khá tốt để tự giới thiệu về doanh nghiệp. Mục tiêu không hài hòa : Nếu như giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái không có được sự hài hòa thì sự liên kết về việc đặt mục tiêu định hướng môi trường vào hệ thống mục tiêu của doanh nghiệp sẽ có một chất lượng riêng của nó. Quá trình hình thành mục tiêu sẽ bỏ qua sự phân tích kinh tế khi việc đặt mục tiêu của nó thuần túy là dựa trên cơ sở kinh tế. Mục tiêu môi trường có thể cạnh tranh với việc đặt mục tiêu kinh tế (ví dụ: giữ được chỗ làm, phân bố thu nhập công bằng). Việc thực hiện mục tiêu môi trường sẽ được nhận biết bằng các hạn định trong mục tiêu kinh tế. Không giữ được doanh nghiệp thì sẽ không giữ được chỗ làm việc hay sẽ rơi vào mối tương quan “Phương tiện- Chủ đích“. Mục tiêu bảo vệ môi trường (BVMT) sẽ rơi vào bình diện của mối tương quan “Phương tiện- Chủ đích“ trong mục tiêu cao là: “Sự đảm bảo cho khả năng cạnh tranh“. Căn cứ vào mục tiêu cao nêu ở trên thì mục tiêu
  39. BVMT có đặc trưng ở mức trung bình. Mục tiêu BVMT là phần của chùm mục tiêu và nó được nẩy sinh ra từ sự phản ứng thời sự đến các mục tiêu không nhất thể, hay nó thể hiện là các mục tiêu độc lập, Còn có điều nữa cũng cần nêu là: mục tiêu không đồng nhất mà lúc đầu được thể hiện là các hạn định của các mục tiêu kinh tế thì không nhất thiết phải nằm trong sự mâu thuẫn với mục tiêu bảo vệ môi trường. Những qui định mà ban đầu được coi là trở ngại hay là gánh nặng thì sau khi có các biện pháp thích ứng đã cho thấy chính nó là một sự gợi ý cho một sự thay đổi có lợi về kinh tế. Ví dụ cho điều đó có thể tìm thấy được tại hãng “Winter Georg, doanh nghiệp có ý thức về môi trường“. Tại đó, trong 28 danh điểm đã có một lô những biện pháp được đặc biệt lưu ý là “ Việc thực hiện mục tiêu BVMT với mục tiêu kinh tế là giảm phí tổn“, hai cái đó hòa hợp với nhau. Mục tiêu trung lập : Một sự trùng lập giữa mục tiêu kinh tế và mục tiêu sinh thái là trường hợp về lý thuyết có thể xẩy ra. Trong trường hợp như vậy thì việc thực hiện được mục tiêu sinh thái không làm trở ngại đến việc đạt được các mục tiêu kinh tế. 3.3. Những mục tiêu bảo vệ môi trường xí nghiệp 3.31. Phạm trù mục tiêu cơ bản Về cơ bản, có thể phân định được mục tiêu đầu vào và mục tiêu đầu ra. Mục tiêu dựa vào đầu vào nêu lên vấn đề giữ gìn nguồn tài nguyên là nguyên liệu và năng lượng. Mục tiêu dựa vào đầu ra thì trước hết liên quan đến đầu ra không mong muốn có. Tại đó trước tiên là câu hỏi về giữ gìn môi trường tiếp nhận đầu ra không muốn có. Tại điểm này thì trong thời gian hai thập kỷ vừa qua đã cho ra trên 8000 Luật lệ và Qui chế và nó đã cho một bộ công cụ dày cộp để điều tiết. Nổi bật lên hàng đầu là sự tác động đến môi trường qua sản xuất: chủ yếu đó là sự phát xạ của quá trình sản xuất. Mới đây thì mục tiêu dựa vào đầu ra ở đầu ra được mong muốn có (sản phẩm là sự phát xạ) càng ngày càng được quan tâm đến. Không phải chỉ có sự thay đổi quan trọng trong Luật về bảo chứng (chịu trách nhiệm về sự nguy hiểm thay thế cho sự chịu trách nhiệm về sự có lỗi) đã buộc phải đưa việc sử dụng và tiêu dùng sản phẩm vào đặc thù của thứ bậc kinh tế và người tiêu dùng cuối cùng, mà nó còn là do sự thay đổi về việc bảo quản giá trị và sự yêu cầu bắt buộc của luật pháp. Việc sử dụng và tiêu dùng sản phẩm cũng gây nên “Ðầu ra không muốn có“ dưới hình thức của sự phát xạ (kể cả tiếng ồn) và các chất phế thải rắn và phế thải lỏng. Cuối cùng là mọi sản phẩm sớm muộn cũng trở thành phế thải. Trong một lô các ví dụ thì ở đây xin đơn cử một số: Bảo vệ môi trường Xí nghiệp Mục tiêu định hướng đầu vào Mục tiêu định hướng đầu ra Tránh được Giảm bớt Tránh được Giảm bớt Chuyển hoá
  40. Sử dụng Từ bỏ không có thay thế Sự thay thế
  41. Hình 3.31: Mục tiêu bảo vệ môi trường xí nghiệp - Chất dung môi trong nhiều sản phẩm, trước hết là sơn và mầu. - FCKW là khí xịt và chất làm mát, - Cadmium là thành phần của mầu, - Bao bì, - Chì trong xăng. Bởi lẽ, giữa đầu vào và đầu ra có mối quan hệ khăng khít với nhau( nguyên liệu và công cụ phục vụ sản xuất là đầu vào phải được mua sắm để cuối cùng có đầu ra) cho nên việc đặt mục tiêu định hướng đầu vào có tác dụng ngược lại tới mục tiêu định hướng đầu vào. Sự phụ thuộc ngược lại cũng được tồn tại. 3.3.2. Cụ thể hóa mục tiêu vật chất định hướng đầu vào Mục tiêu vật chất định hướng đầu vào được chú trọng đến việc tránh được hay giảm thiểu việc sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng. Tránh được có nghĩa là từ bỏ hoàn toàn loại yếu tố sản xuất đó. Ðiều đó có thể thực hiện được thông qua: * Sự thay thế toàn bộ hay qua việc * Ðình chỉ sản xuất sản phẩm có liên quan. Thỉnh thoảng cũng có trường hợp là : * Sự từ bỏ không thay thế là điều có thể được hay đó là sự cần thiết. “Cũng có những công nghệ và sản phẩm mà tại đó chất độc hại phát sinh chỉ bởi vì muốn tạo nên được những đặc tính đó mà nó có thể bỏ qua được. Những đặc tính đó chỉ đạt được thông qua những chất độc hại. Ví dụ như sử dụng PCB trong công nghiệp“ (Strebel, Môi trường và kinh tế xí nghiệp). Một số ví dụ khác như: trong thiết bị ngành may mặc, việc sử dụng chất rũ mềm (trong máy giặt), Cadmium trong màu và đồ chơi cho trẻ em. Trong việc cụ thể hóa hay trong việc xác định số lượng mục tiêu thì cần phải lưu ý đến một loạt những yếu tố ảnh hưởng. Ðiều đó đặc biệt cần lưu ý trong việc xây dựng trật tự ưu tiên và câu hỏi là: mục tiêu nào trước tiên mong muốn đạt được. Cần chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng sau đây: * Sự khan hiếm về mặt sinh thái đối với chất đó hay đối với năng lượng, * Sự ô nhiễm môi trường ( chất độc, đặc điểm phát xạ) qua việc sử dụng vật liệu hay năng lượng ở góc độ tác động của nó trong quá trình sản xuất, * Sự ô nhiễm môi trường qua việc sử dụng vật liệu đó trong quá trình tiêu dùng sản phẩm sau này, * Ðiều kiện thay thế về mặt kỹ thuật và kinh tế, * Các khả năng biến thể về công nghệ và sản phẩm. 3.3.3. Cụ thể hóa mục tiêu vật chất đối với đầu ra không mong muốn có Nổi bật lên hàng đầu ở đây là: * Bên cạnh dầu ra là việc tránh được và giảm thiểu đầu ra không mong muốn có. * Cần thay đổi về chất lượng để các bước xử lý sau có thể đạt được những mục tiêu trọng yếu là “Tránh được“ hay “Giảm thiểu“ hay để có thể * Tận dụng lại được. Từ đó, từ đầu ra không mong muốn có, lại trở thành đầu vào mới ( nguyên liệu thứ cấp, tái sinh). Việc đặt mục tiêu “Giảm bớt đầu ra không mong muốn có“ cũng có thể đạt được bằng việc đặt mục tiêu “Tăng tối đa khối lượng tái sinh“. Ðối tượng của nó là chất phế thải răn, phế thải lỏng, phế thải thể khí và sự tỏa nhiệt. Trước đó là mục tiêu “Tăng tối đa việc chuyển hóa vật liệu“ bởi lẽ, chỉ sau quá trình chuyển hóa mới đến quá trình tái sinh.
  42. Mục tiêu vật chất trong mối liên quan với đầu ra không mong muốn có được dẫn dắt từ các Qui chế và Qui định mà trọng tâm của nó là các bộ Luật: về Chống nhiễm xạ (BImSchG), về Nước dùng (WHG), về Phế thải và về Kinh tế chu trình đã mở ra khả năng tái tận dụng nhiệt năng. Về nguyên tắc thì phế liệu đồng nhất của sản xuất công nghiệp thích hợp tốt cho việc tái sinh hơn là phế liệu dân dụng không đồng nhất. Nhưng điều kiện cơ bản là phải giữ được thể loại và chủng loại tại hiện trường. Là một điều lý tưởng, nếu phế liệu được tái sử dụng trong phạm vi nội bộ xí nghiệp. 3.3.4. Cụ thể hóa mục tiêu vật chất đối với đầu ra mong muốn có Nếu chuyển đổi vấn đề đầu ra không mong muốn có sang đầu ra mong muốn có thì có thể dẫn dắt yêu cầu của nó là việc thanh giảm đầu ra mong muốn có. Ðiều này nghe lúc đầu có vẻ mâu thuẫn với mọi suy nghĩ của tiếp thị. Ơ đây không bàn đến vấn đề là liệu “Có những sản phẩm không cần thiết“ và như vậy thì có thể tránh được (xem chương 16,17). Sự cố gắng là ở chỗ: giảm đến mức tối đa việc sử dụng vật tư và năng lượng cho sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chức năng của sản phẩm và đồng thời đó là một sự tránh được phế thải sau này. Thông qua Ðiều 22 Luật về Kinh tế chu trình thì vấn đề này có một quy mô mới: đó là sự qui định về trách nhiệm đối với sản phẩm. Theo đó là: (1) Ai phát triển, sản xuất, xử lý, chế biến hay phân phối sản phẩm thì người đó chịu trách nhiệm đối với sản phẩm. Ðể thực hiện trách nhiệm đối với sản phẩm thì sản phẩm đó phải được thể hiện, sao cho trong sản xuất và trong tiêu dùng nó thì sự hình thành phế liệu từ đó được giảm đi; việc tái sử dụng và tiêu hủy sản phẩm đó không làm ảnh hưởng đến môi trường; phế thải của sản phẩm đó sau khi sử dụng được bảo tồn. (2) Sự chịu trách nhiệm về sản phẩm đặc biệt bao hàm: 1. Việc phát triển sản xuất và đưa vào lưu thông sản phẩm, mà sản phẩm đó sử dụng được nhiều lần; về kỹ thuật nó có tuổi thọ lâu dài và sau khi sử dụng, nó có sự thích hợp cho việc tái tận dụng một cách đúng qui định và không gây nên tác hại cho môi trường cũng như việc tiêu hủy nó phù hợp với môi trường, 2. được sử dụng ưu tiên từ phế thải tái tạo 3. được đánh dấu là sản phẩm có chất độc hại, 4. có chỉ dẫn về khả năng: trả lại, tái sử dụng và tái tận dụng. 5. tiếp nhận lại sản phẩm và phế liệu của sản phẩm sau khi đã sử dụng cũng như việc tái tận dụng hay tiêu hủy nó. Sự thể hiện là sản phẩm phù hợp với môi trường ( xem chương 17) bao gồm: cá đặc tính sản phẩm trong mọi giai đoạn sử dụng từ mua sắm đến sản xuất và phân phối ( vận chuyển, đóng gói) cho đến khi sử dụng và tiêu dùng, cũng như xử lý sau khi đã hoàn thành chức năng sản phẩm (giải quyết, tái sinh). 3.3.5 Mục tiêu bảo vệ môi trường theo Qui chế ệko- Audi Theo Phụ lục 1 của Qui chế Oko-Audit thì sự tham gia vào kiểm toán môi trường (xem chương 4) được xác định trên mọi cấp của doanh nghiệp là „Mục tiêu phải phù hợp với đường lối môi trường và được diễn đạt sao cho thấy có trách nhiệm cải tiến liên tục công tác bảo vệ môi trường xí nghiệp và coi đó là công việc thường xuyên và ở bất kỳ nơi nào mà nó có thể có được trong thực tế; công việc đó được định hướng và có chỉ tiêu về thời gian“. ISO 10000 đã ấn định: “ Công tác tổ chức phải được ấn định tại mọi cấp và cho tất cả các cấp chức năng có trách nhiệm trong phạm vi cơ cấu tổ chức của nó, trong việc đặt mục tiêu và các mục tiêu đó có được một sự tương ứng, có chứng cớ, có tính đặc thù và giữ vững được nó. Trong việc xác định và kiểm định việc đặt mục tiêu của nó thì tổ chức phải lưu ý đến: các yêu cầu phù hợp và hợp pháp; ở giác độ môi trường quan trọng, về sự lựa chọn kỹ thuật, về các yêu cầu về tài chính, về kỹ thuật sản xuất và về công việc cũng như về quan điểm của các giới có quan tâm“. 3.4. Bảo vệ môi trường là hạn định của mục tiêu lợi nhuận Các biện pháp nhằm tránh được sự ô nhiễm môi trường đối với các đơn vị kinh tế được thể hiện là một sự tốn kém tăng lên và lâu dài hay là một sự giảm doanh lợi thì việc thực hiện nó chỉ còn chông chờ vào việc lãnh đạo doanh nghiệp có mục tiêu kinh tế meta là “giữ gìn môi trường“, hay thông qua chính sách về trách nhiệm của Nhà nước để hình thành các mục tiêu lợi nhuận xa lạ. Không kể trường hợp vi phạm luật pháp (sự không tôn trọng luật pháp với sự sẵn sàng chấp nhận sự trừng phạt) thì mục tiêu có thể được diễn đạt là “Sự trì hoãn về các biện pháp bảo vệ môi trường“
  43. Một giải pháp thay thế cho nó nằm ở quá trình tránh né mà nó không nhất thiết là phải phù hợp hơn với môi trường. Như vậy, có thể áp dụng các biện pháp, mà các biện pháp đó ít có trong lĩnh vực qui phạm, hay là nó có thể tận dụng được kẽ hở trong luật pháp. Cụ thể thì quá trình tránh né nấp ở dưới dạng chuyển địa điểm, ở sự thay thế nguyên liệu- năng lượng và công nghệ, cũng như qua quá trình chuyển hóa. Bên cạnh đó còn có sự lẩn tránh bằng việc chuyển giao về hình thức mục tiêu vật chất mang đặc tính sinh thái sang người thứ ba. “Ðó chỉ là một điều nói lên là: các biện pháp của kinh tế phế thải không được làm cho môi trường về tổng thể của nó bị ô nhiễm nặng nề hơn nữa, so với sự ô nhiễm mà phế liệu đó có thể gây nên“ ( Strebel, Môi trường và kinh tế xí nghiệp, T. 85). Những ví dụ: * Về chuyển đổi địa điểm: - Trong phạm vi quốc gia: tận dụng các qui định pháp lý khác nhau của từng vùng hay sự vận dụng luật pháp. - Trong phạm vi quốc tế: tận dụng sự khác nhau rất lớn về mặt ra luật pháp. * Về sự thay thế vật liệu- năng lượng và phương pháp công nghệ: - Thiêu đốt hay vứt bỏ xuống biển để thay thế cho phương pháp công nghệ xử lý đắt đỏ ở trên bờ. * Quá trình chuyển hóa: - Hóa lỏng chất thải rắn và như vậy từ vấn đề chất thải rắn đã trở thành vấn đề nước thải; nếu như việc xử lý chất thải rắn có những qui định ngặt nghèo hơn hay với lệ phí cao hơn so với việc xử lý nước thải thì việc hoàn thành mục tiêu lợi nhuận có thể được lẩn tránh dưới hình thái của sự phát xạ khác. Ðiều đó cũng có giá trị cho trường hợp ngược lại. Hậu quả của lệ phí nước thải ( xem Luật về Nước thải và lệ phí nước) có thể là việc làm cứng hóa phế thải lỏng vì điều đó rẻ hơn. - Thiêu đốt phế thải rắn hay phế thải lỏng thì trước tiên là nó dẫn đến một sự cải thiện cho xí nghiệp ở góc độ giải quyết phế thải hay nước thải. Song, việc đó đồng thời lại gây nên vấn đề phát xạ (nhưng việc đó lại không tạo nên một gánh nặng về phí tổn cho sự phát xạ vì phát xạ không mất lệ phí) và có thể còn có vấn đề phế thải dưới hình thái bụi lọc (xem chương 9-10). 3.5. Bảo vệ môi trường là cơ hội để cải thiện kết quả của xí nghiệp Việc đưa các mục tiêu về môi trường vào hệ thống mục tiêu doanh nghiệp ngày càng được cho đó là một cơ hội để cải thiện khả năng đạt được các mục tiêu kinh tế. Ðiều đó được thể hiện ở hai bình diện: *Cải thiện doanh thu thông qua: - Thị trường mới, - Sản phẩm mới. *Giảm bớt phí tổn thông qua việc tiết kiệm: - Vật tư (khối lượng ít hơn, giá cả thuận hơn), - Phụ liệu, - Qui trình thao tác, - Phế liệu và phát xạ, nội dung này đạt được thông qua: + Chu trình, + Sự thay thế, + Phương pháp và công nghệ mới. Ví dụ: - Tẩy rửa nước thông qua lọc nước thải trong chu trình công nghệ, - Chuyển đổi việc cung cấp năng lượng từ dầu mỏ sang khí đốt, - Chế biến nguyên liệu không bị hao hụt, - Sử dụng lốp xe cũ để tiết kiệm năng lượng trong sản xuất xi măng, - Có thiết bị tái tạo nhiệt,
  44. - Có phương pháp tẩy rửa khác mà nó không tiêu hao nước và không có nước thải, - Có thiết bị đầu nối nhiệt- lực với phế liệu của bộ phận chế biến gỗ. Tính năng thời gian của sự quan sát có ý nghĩa lớn: bên cạnh biện pháp ngắn hạn với tác dụng tăng trưởng doanh thu và giảm phí tổn thì các biện pháp trung hạn và dài hạn cần phải được chú ý đén biện pháp bảo vệ môi trường và nó cho thấy là sự hữu hiệu của các biện pháp đó nằm trong kế hoạch dài hạn. Cũng cần phân biệt giữa hàng tiêu dùng, sản phẩm đầu tư và lĩnh vực phục vụ. Vấn đề môi trường càng ngày càng được quốc tế hóa và nó đã đạt đến sự cạnh tranh để chiếm ưu thế giữa các nhà sản xuất. CHLB Ðức, với trên 40% tỉ lệ thị trường thế giới, đã trở thành quốc gia xuất khẩu hàng đầu về công nghệ bảo vệ môi trường. Sự thay đổi về quan điểm giá trị trong người tiêu dùng đã dẫn đến thị trường mới về “Sản phẩm phù hợp môi trường“. Về lâu về dài có thể có sự phủ định về quan điểm giá trị, điều đó sẽ có ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  45. Câu hỏi ôn tập Chương III 1. Dưới khái niệm “Hệ thống mục tiêu“ thì người ta hiểu là cái gì? 2. Giới hạn trong hệ thống mục tiêu là cái gì? 3. Hãy nêu ví dụ về mối tương quan “Mục tiêu- phương tiện“. 4. Hãy nêu ví dụ về mối quan hệ trao đổi của mục tiêu và giới hạn 5. Hãy nêu ví dụ về mối quan hệ trao đổi của mối tương quan mục tiêu - phương tiện. 6. Hãy phát triển hệ thống mục tiêu cho việc học tập của bạn. Trong đó bạn cần chú ý đến giới hạn và mối tương quan Mục tiêu- phương tiện. 7. Hãy phân biệt những mục tiêu không đồng nhất và mục tiêu tự quyết. 8. Hãy nêu ví dụ về tín hiệu thị trường do sinh thái tạo nên. 9. Bạn biết gì về sự thay đổi về giá cả do sinh thái tạo nên trong các yếu tố cơ bản? 10. Hãy nêu ví dụ về “Cơ hội thị trường“ của các sản phẩm có thiện chí với môi trường. 11. Hãy nêu sự lý giải đồng tình và sự lý giải không đồng tình về sự lãnh đạo doanh nghiệp chủ động và sự lãnh đạo doanh nghiệp mang tính chất phản ứng. 12. Bạn biết gì về mục tiêu hài hòa giữa hệ thống kinh tế và hệ thống sinh thái? 13. Làm thế nào để tăng cường hay tìm thấy được mục tiêu hài hòa 10. Bạn biết những mục tiêu không hài hòa nào giữa sinh thái và kinh tế? 15. Làm thế nào để giảm bớt hay tránh được mục tiêu không hài hòa? 16. Hãy cho quan điểm về luận điểm: “Trong hệ thống kinh tế thị trường thì về lâu về dài việc bảo vệ môi trường nó phải tự điều chỉnh“ 17. Theo ý của bạn thì phải làm gì để mau chóng đạt được một tương quan “Sản xuất- tiêu thụ“ một cách mà môi trường chấp nhận được? . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
  46. Tài liệu tham khảo: 1. Liên minh châu Âu, qui chế số 1836/93 ngày 29.06.1993 của Hội đồng về sự tham gia tự nghuyện của các doanh nghiệp vào hệ thống cộng đồng về quản lý môi trường và về sự khảo nghiệm môi trường xí nghiệp. 2. Dyllich, Th. Quản lý mối quan hệ môi trường. Wiesbaden 1989 3. Hopfenbeck, Waldemar. Học thuyết kinh tế xí nghiệp và quản lý tổng quan. Landsberg 1995 4. Hopfenbeck, Waldemar.Quản lý và tiếp thị định hướng theo môi trường. Landsberg 1994 5.Kreikebaum. H. Bảo vệ định hướng liên kết, Một sự thử thách đối với quản lý cách tâm. Wiesbaden 1990 6. Raffee, Hanz/ Fửrster, Friedrich/ Fritz, Wolfgang. Bảo vệ môi trường trong hệ thống mục tiêu doanh nghiệp. Mỹnchen 1992 7. Rosenstiel, Lutz. Lớp lãnh đạo trẻ và môi trường. Mỹnchen 1992 8. Seidel, Eberhard/ Menn, Heiner. Kinh tế xí nghiệp định hướng theo sinh thái. Stuttgart 1988 9. Strebel, Heinz. Môi trường định hướng kinh tế xí nghiệp. Mỹnchen 1992 10. Wicke/ Haasis/ Schlafhausen/ Schulz. Sản xuất và bảo vệ môi trường. Mỹnchen 1992 12. Winter, Georg. Doanh nhgiệp có ý thức môi trường. Mỹnchen 1993 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Chương IV HỆ THỐNG QUẢN LÝ môi trường (UMS) Tiêu chuẩn hoá Diễn đạt chính sách môi trường Ðịnh nghĩa mục tiêu môi trường Cài đặt, thiết lập công tác quản lý môi trường Thực hiên các biện pháp môi trường Kiểm toán quản lý môi trường Cấp chứng chỉ
  47. Dẫn chứng hệ thống Kiểm tra chức năng
  48. 4.1. Cơ sở của hệ thống quản lý môi trường xí nghiệp 4.1.1. Những giai đọan phát triển của hệ thống quản lý môi trường xí nghiệp Lọai trừ một số ngoại lệ ít ỏi thì mãi đến đầu những năm 1980 học thuyết kinh tế xí nghiệp mới quan tâm triệt để đến vấn đề bảo vệ môi trường. Trong thời gian đó mới bắt đầu cài đặt tiền đề về hệ thống quản lý môi trường vào thực tế xí nghiệp. Vào lúc đầu thì các doanh nghiệp nhỏ đã tìm cách đưa phương án tổng thể về bảo vệ môi trường vào sự nhận thức của một số sách lược bảo vệ môi trường. Ngày nay thì chủ yếu là các hãng lớn trình diễn trước công luận về các hoạt động về bảo vệ môi trường của mình. “Tiếp thị sinh thái“ với từng sản phẩm phù hợp môi trường. Lúc đầu “Tiếp thi sinh thái“ đứng ở trung tâm điểm với từng sản phẩm mang đặc tính môi trường với ý đồ là: thích ứng với cách cư sử có sự thay đổi của người tiêu dùng, đi trước vào thị trường mới được hình thành và tạo nên tiềm năng về thị trường mới. Quảng cáo trích dẫn cho từng sản phẩm hài hòa với môi trường. “Nàng tiên xanh“ được coi là biểu tượng cho giai đoạn bảo vệ môi trường của xí nghiệp (xem chương 16,17). * Bảo vệ môi trường về mặt sản xuất: Song song với sự kiện trên là việc ban hành luật pháp về môi trường một cách rộng rãi với “Làn sóng thứ nhất“ vào giữa những năm 1970 và “Làn sóng thứ hai“ giữa những năm 1980. Ðứng hàng đầu là sự tác động đến môi trường về mặt sản xuất, chủ yếu là vấn đề phát xạ mà nó được hình thành trong mối liên quan đến các quá trình sản xuất. Từ đó hình thành các nhiệm vụ quản lý và nội dung hàng đầu của nó là vấn đề kỹ thuật và pháp lý. Có thể coi người ủy nhiệm viên của xí nghiệp về phế thải, về bảo vệ vùng nước và về chống nhiễm xạ là “Người tiền bối của hệ thống quản lý môi trường“ (xem chương 7). Sau đó không lâu thì người ta nhận thức được là: về sinh thái thì chỉ có tiền đề tổng thể mới có ý nghĩa. Và như vậy “Hiệu ứng ngoại vi“ của Pigon vào những năm 1920 đã trở thành trọng tâm của việc bàn luận. Với công cụ „Cân đối sinh thái“, người ta đã tìm cách tổng hợp và đánh giá sự tác động đến môi trường từ những hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. * Bảo vệ môi trường là chức năng toàn diện của xí nghiệp (chức năng xuyên suốt).
  49. Về chính sách môi trừơng thì ngày nay chúng ta đang ở “Làn sóng thứ ba“. Nó đã đưa tiền đề tổng thể của bảo vệ môi trường xí nghiệp lên hàng đầu. Qui chế về Bao bì và các Qui chế về việc “Tiếp nhận lại“ theo Luật “Kinh tế chu trình“ (KrWG) với nội dung trong Ðiều 22 là: “Trách nhiệm đối với sản phẩm trong toàn bộ chu trình của sản phẩm đã bước vào chu trình kinh tế với ý nghĩa của một sự phát trỉên vững vàng. Việc thiết lập hệ thống quản lý môi trường- (HTQLMT= UMS) là một chức năng xuyên suốt doanh nghiệp- ngày càng được coi là một điều bắt buộc. Kiểm toán môi trường là một yếu tố quan trọng của hệ thống quản lý này. “Qui chế số 1836/93 của Hội đồng Liên minh Châu Âu về sự tham gia tự nguyện của các doanh công- thương vào hệ thống cộng đồng về quản lý môi trường và kiểm toán môi trường“, được gọi ngắn gọn là “Qui chế Kiểm toán sinh thái“ là một sự thể hiện cho điều đó. 4.1.2. Khái niệm cơ bản Việc sử dụng khái niệm trong mối liên quan với Qui chế EU có phần bị lúng túng và phần nào đó không đáp ứng được việc sử dụng khái niệm thông lệ. “Kiểm toán“ được dịch từ chữ “Audit“ thì trong thông lệ nó được đặt ngang hàng với một“ Sự nghiên cứu có hệ thống độc lập và có thể chế“. Ðiều đó có giá trị đối với các lĩnh vực kinh điển của ngành kiểm toán (ví dụ như: kiểm toán kinh tế và kiểm toán thuế) cũng như trong lĩnh vực của quản lý chất lượng. Ðối với nó thì ở đây Qui chế EU số 1836/93 lại sử dụng khái niệm “Phản biện môi trường“ và “Phương pháp chứng chỉ“ Chữ “Audit“ ( kiểm toán) cũng được nhìn nhận với khái niệm “Xem xét lại“ và coi đó là việc dịch đồng nghĩa. Nếu thêm vào đó là “Xem xét lại nội bộ“ thì khái niệm đó đáp ứng được khá đầy đủ Qui chế EU với cái tên gọi “Kiểm toán môi trường xí nghiệp“. Theo Ðiều 2 của Qui chế thì khái niệm này được định nghĩa như sau: “ là một công cụ quản lý mà công cụ đó bao hàm sự đánh giá một cách có hệ thống, có chứng cứ, một cách thường xuyên và khách quan công tác tổ chức và quản lý các qui trình nhằm bảo vệ môi trường“. Trong mối liên quan với Qui chế EU thì tiến trình đó được gọi là “Audit“. Với sự định nghĩa về khái niệm “Kiểm toán viên xí nghiệp“ được dẫn giải: “ là một người hay một nhóm người mà họ thuộc đội ngũ của doanh nghiệp hay cũng có thể họ không thuộc doanh nghiệp đó“. Việc sử dụng thông thường khái niệm “Kiểm toán viên xí nghiệp“ được hạn chế là người hay là cơ quan ngoài doanh nghiệp. Ðể hoàn hảo sự lộn xộn đó, người ta đã sử dụng thêm khái niệm kiểm toán trong qui chế. Với khái niệm “Kiểm toán môi trường“ là để chỉ“ sự nghiên cứu các quan điểm về vấn đề môi trường, về tác động và về bảo vệ môi trường xí nghiệp. Cuối cùng toàn bộ Qui chế được đặt với khái niệm Qui chế “ệko- Audit“.
  50. 4.1.3. Qui chế EU số 1836/93 (Qui chế ệko-Audit) Qui chế EU ngày 29.07.1993 đã được vận dụng là luật quốc gia ở Ðức vào năm 1995. Cốt lõi của qui chế này là sự kiểm toán thường xuyên công tác quản lý bảo vệ môi trường xí nghiệp thông qua phản biện viên được phép và việc đăng ký cũng như thông báo lời tuyên bố về quyền được sử dụng mang tính chất hành nghề dấu hiệu môi trường châu Âu. Dấu hiệu đó không được sử dụng riêng cho việc quảng cáo,sản phẩm chỉ đướcử dụng cho việc quảng cáo và gây uy tín chung chung. Sự tham gia vào hệ thống là tự nguyện, xong nhìn chung cũng phải tính đến sự “ép buộc của thì trường“ thông qua khách hàng và người cung ứng. Mục tiêu của qui chế là sự khuyến khích về tinh thần , về sự tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp và về việc xây dựng một hệ thống nhằm đánh giá và cải tiến liên tục công tác bảo vệ môi trường xí nghiệp. Những biện pháp cần thiết để tham gia vào hệ thống là: 1. Xác định về đường lối môi trường (chính sách môi trường xí nghiệp) mà đường lối đó còn vượt xa hơn là việc chỉ có giữ gìn luật pháp hiện hành về môi trường và nó còn bao hàm cả sự cải tiến liên tục cách cư sử với môi trường, 2. Thực hiện việc kiểm toán môi trường lần thứ nhất. 3. Xác định về chương trình về môi trường một cách cụ thể, 4. Xây dựng một hệ thống quản lý về môi trường, 5. Ðánh giá thường xuyên công tác bảo vệ môi trường thông qua việc kiểm toán môi trường, 6. Xây dựng bản tuyên cáo về môi trường để công bố, 7. Kiểm định công tác bảo vệ môi trường và sự nhất thống với Qui chế EU thông qua phản biện viên hợp lệ và trung lập. 4.10. Tiêu chuẩn hóa là cơ sở quản lý Yêu cầu của Qui chế EU, thì về cơ bản mỗi doanh nghiệp có thể vận dụng theo quan điểm của riêng mình. Sự định hướng theo các tiêu chuẩn quốc gia hay quốc tế đã được công nhận sẽ cho một sự đảm bảo nhất định về việc tham gia vào hệ thống. Ðiều 12, câu 1 của Qui chế nói: “Doanh nghiệp mà vận dụng các tiêu chuẩn của từng nước một, của châu Âu hay của quốc tế cho hệ thống quản lý môi trường và nhận được sự xác nhận là họ đã đáp ứng các tiêu chuẩn đó thì nó có giá trị tương ứng với các yêu cầu trong Qui chế EU. Tiêu chuẩn Britisch standard “specification for Enviromnental Management systems“ (BS7750) có một ý nghĩa trọng tâm. Tiêu chuẩn này có ở Anh quốc từ 1992 và được coi là tiêu chuẩn đầu tiên cho hệ thống quản lý môi trường. Trên cơ sở kinh nghiệm từ công tác quản lý chất lượng cho nên việc vận dụng tương tự DIN ISO 9000 ff cũng được xem xét đến. Hiện nay một tiêu chuẩn mới nữa dưới ký hiệu DIN ISO 10000 ff đang còn được bàn luận đến. DIN 9000 ff cho nhiều doanh nghiệp biết cách thức tiến hành bởi vì nhiều doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn đó và vì thế đã quen với hệ thống quản lý được tiêu chuẩn hóa. Sau đây sẽ giới thiệu ở thể cô đọng những yếu tố quan trọng nhất theo DIN ISO 9001: 1. Trách nhiệm của lãnh đạo: Lãnh đạo doanh nghiệp diễn đạt chính sách môi trường của họ. 2. Hệ thống quản lý môi trường: Thiết lập một hệ thống quản lý môi trường có tư liệu (sổ tay môi trường). 3. Thông tin liên lạc với bạn hàng (kiểm toán ủy thác): Không có sự tiếp nhận ủy thác nào mà lại không có sự kiểm toán là để xem ủy thác đó có phù hợp với chính sách môi trường đã được tuyên bố không. 4. Chỉ đạo tạo dáng thiết kế: Cradle to grave BVMT được lưu ý trong phát triển và trong thiết kế sản phẩm. 5. Chỉ đạo tư liệu và dữ liệu: Có sự đảm bảo cho kiểm toán và cho phép phân phối tư liệu; có sự thời sự hóa liên tục. 6. Sự cung cấp:
  51. Tất cả các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp phải đáp ứng được các yêu sách của môi trường. 7. Chỉ đạo sản phẩm mà khách hàng mang tới: Những sản phẩm mà do khách hàng mang tới phải có sự điều chỉnh. 8. Ký hiệu và khả năng lần ra nguồn gốc của sản phẩm: Sản phẩm và nguyến liệu thừa phải có khả năng bất kỳ lúc nào cũng xác định được sự đồng nhất của nó. 9. Ðiều khiển quá trình: Nhằm đảm bảo được sự khống chế các điều kiện của tiến trình nên các bước của quá trình phải được lên kế hoạch và phải được dẫn chứng. 10. Kiểm toán: Sự đảm bảo các yêu cầu môi trường sẽ được xác định thông qua các phương tiện và phương pháp kiểm tra đã được ấn định trước. 11. Giám sát phương tiện kiểm toán: Tất cả các phương tiện kiểm toán (ví dụ như dụng cụ đo) phải được kiểm định, hiệu chỉnh và bảo dưỡng theo chu kỳ. 12. Qui tắc kiểm toán: Kennxeichmusg weisen den Erfullungsgral von produkteu and proxessen aus 13. Ðiều hành sản phẩm khuuyết tật, thiết bị và quá trình: Sản phẩm, thiết bị và quá trình mà không đảm bảo được yếu cầu môi trường thì cần được bảo vệ nó trước việc sử dụng và lắp ráp một cách bừa bãi. Cần có những hệ thống báo động cấp cứu và hệ thống báo động sớm. 10. Biện pháp hiệu đính và phòng ngừa: Ngăn chặn việc tái phạm các khuyết tật. 15. Thao tác bảo quản kho, đóng gói, bảo vệ và gửi hàng: Chỉ dẫn phương pháp và chỉ dẫn thao tác, có thông tin quan trọng cho cán bộ công nhân viên và khách hàng. 16. Ðiều hành sự ghi chép về môi trường: Phương pháp về lưu trữ và bảo vệ việc lấy dữ liệu và về sự ghi chép cá vấn đề về môi trường quan trọng được ấn định. 17. Kiểm toán nội bộ về môi trường: Ðịnh kỳ kiểm tra tính hiệu lực của hệ thống quản lý môi trường. 18. Huấn luyện đào tạo: Nhu cầu đào tạo được xác định một cách có hệ thống; Xác định việc đào tạo và nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên. 19. Dịch vụ khách hàng (Bảo trì, bảo dưỡng): Tôn trọng khía cạnh môi trường trong dịch vụ khách hàng. Huấn luyện cho khách hàng về sự chào hàng phù hợp với môi trường. 20. Phương pháp thống kê: ấn định phương pháp về kiểm toán sinh thái
  52. 4.2. áp dụng hệ thống quản lý môi trường 4.2.1. Thích ứng hệ thống quản lý đã có sẵn Ðể đảm bảo được mục tiêu bảo vệ môi trường (xem chương 3) thì hệ thống quản lý phải hướng vào phạm trù mục tiêu. Về cơ bản thì mỗi một doanh nghiệp có một hệ thống quản lý. Sự khẳng định đó bản thân nó vẫn có hiệu lực, nếu như nó có thể không được chứng minh theo một cách nào. Chỉ riêng một loạt các qui định pháp lý đã cho thấy sự tồn tại tối thiểu là các „giải pháp ốc đảo“ các yếu tố chứng minh được của một hệ thống quản lý (hợp đồng làm việc, sự miêu tả biên chế, trách nhiệm giám thị và giám sát, sự ghi chép trong phạm vi trách nhhiệm, theo dõi sổ sách kế toán ). Bên cạnh mức độ của tư liệu thì mức độ của sự phối hợp theo hướng mục tiêu của từng yếu tố đối với nhau là thước đo cho sự đánh giá về chất lượng của hệ thống quản lý. Cái mới là lần đầu tiên có sự tiêu chuẩn hóa ở góc độ bình diện quốc gia và trên quốc gia cho việc trang bị hệ thống như vậy. Sự tiêu chuẩn hóa cho đến giờ được hình thành từ trước đây của học thuyết quản lý kinh tế xí nghiệp (ví dụ như: Management by results, by objectives, by exeption v.v.). Cũng còn mới là sự tác dụng của các hệ thống quản lý này còn được các nhà phản biện hợp pháp kiểm toán và xác nhận theo các qui định chắc chắn. Ðiều đó thì cho đến nay người ta chỉ biết đến trong việc kiểm toán các hội- đoàn, mà ở đó bên cạnh sự đúng đắn của chứng từ còn có việc thẩm định về sự đúng đắn của công tác chỉ đạo doanh nghiệp. Phần A trong phụ lục 1 của Qui chế EU bao hàm các yêu cầu về chính sách môi trường, về mục tiêu môi trường và về chương trình môi trường. Phần B là những yếu tố cơ bản của hệ thống quản lý môi trường. Phần C và phần D bàn luận đến các quan điểm cần xử lý, ví dụ như làm kinh tế năng lượng, làm kinh tế phế thải và làm kinh tế nước cũng như “thực tế quản lý tốt“. Các yếu tố của một hệ thống quản lý theo phụ lục 1: 1. Chính sách môi trường, mục tiêu môi trường, chương trình môi trường. 2. Tổ chức và nhân sự 3. Tác động vào môi trường 4. Kiểm tra cơ sở và kiểm tra tiến trình 5. Quản lý môi trường - tư liệu 6. Kiểm toán xí nghiệp về môi trường Trước hết ở đây cần nêu lên chính sách môi trường và mục tiêu môi trường. Hai yếu tố này hình thành cơ sở cho việc tạo lập định hướng môi trường của doanh nghiệp. Trong việc giới thiệu hai phạm vi nêu ở trên thì cần lưu ý đến các yếu cầu dưới hình thái của 11 điều ứng xử tốt của công tác quản lý. Quản lý tốt - ứng xử tốt 1. Trách nhiệm giác ngộ về môi trường ở cán bộ công nhân viên, ở tất cả các bình diện được khuyến khích, 2. Ðánh giá được trước sự tác động đến môi trường của từng công việc mới, của từng sản phẩm mới và của từng phương pháp mới, 3. Tác động của các hoạt động hiện nay vào vùng lân cận sẽ được đánh giá và được giám sát. Tất cả các tác động quan trọng của những hoạt động đó đến môi trường nhìn chung sẽ được kiểm toán. 4. Các biện pháp cần thiết sẽ đựoc huy động để tránh khỏi hay để giải quyết sự ô nhiễm môi trường. Nếu ở đâu đó mà không có khả năng khắc phục điều đó thì giảm sự phát xạ, giảm đến mức tối đa phế thải và giữ gìn nguồn tài nguyên. ở đây cần lưu ý đến khả năng công nghệ hợp với môi trường. 5. Các biện pháp cần thiết sẽ được huy động để tránh khỏi sự phát xạ gây nên tai nạn do vật liệu hay do năng lượng, 6. Các phương pháp để kiểm tra sự phù hợp với chính sách môi trường được qui định và được vận dụng. Nếu như phương pháp đó đòi hỏi phải được đo đạc và thử nghiệm thì phải lo toan việc ghi chép và thời sự hóa kết quả, 7. Xác định các phương pháp và các biện pháp cho các trường hợp mà ở đó doanh nghiệp không đảm bảo được chính sách môi trường hay không đảm bảo được mục tiêu môi trường. Những phương pháp và biện pháp đó phải luôn luôn ở trình độ cao nhất,
  53. 8. Cùng với cấp chính quyền hữu trách xây dựng các phương pháp đặc biệt và giữ nó ở trình độ cao nhất để cố gắng giữ được mức độ tác động thấp nhất của sự lan truyền độc hại, 9. Công luận nhận được tất cả các thông tin cần thiết để biết về tác động môi trường do hoạt động của doanh nghiệp gây nên; ngoài ra, cần có sự đối thoại với công luận, 10. Khách hàng được tư vấn dưới góc độ môi trường về mối liên quan trong việc thao tác sử dụng và bảo quản cuối cùng sản phẩm của doanh nghiệp, 11. Cần có các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho đối tác của doanh nghiệp làm việc trong phạm vi xí nghiệp áp dụng được các tiêu chuẩn môi trường được yêu cầu, (Trích dẫn từ qui chế liên minh châu Âu (EWG) số 1836/93 của hội đồng EU.) 4.2.2. Mô hình tiến trình theo Qui chế Nếu như hệ thống quản lý môi trường được hình thành đó của doanh nghiệp muốn được chứng chỉ để có tác dụng đối với bên ngoài thì hệ thống đó phải tuân thủ các chỉ tiêu của Qui chế EU. Theo đó thì chính sách môi trường của doanh nghiệp được xác định bằng văn bản. Bước kế tiếp là thực hiện việc kiểm toán môi trường. Trong đó là việc nghiên cứu đầu tiên về tác động môi trường mà nó xuất hiện từ doanh nghiệp cũng như các tiêu chuẩn đạt được của công tác bảo về môi trường xí nghiệp. Từ đó hình thành các mục tiêu môi trường và chương trình môi trường với việc ấn định các biện pháp cụ thể thiết lập một hệ thống quản lý môi trường: Trong đó là để sự ấn định về kết cấu tổ chức, về sự chịu trách nhiệm, về cách ứng xử về thể thức, về tiến trình và về phương tiện. Tư liệu của hệ thống được thể hiện một cách hợp lý dưới hình thức một quyển “Cẩm nang tổ chức“ và “Chỉ dẫn về phương pháp và thao tác“. Sự hiệu nghiệm của hệ thống được thẩm tra và dẫn giải thường xuyên qua việc “Kiểm toán xí nghiệp về môi trường“.
  54. Chính sách môi trường Kiểm toán môi trường Tuyên cáo về môi trường Kiểm toán từ bên trong Ðăng ký Công báo Chương trình môi trường Mục tiêu môi trường Kiểm toán môi trường xí nghiệp Hệ thống quản lý môi trường
  55. Hình 4.2.2: Mô hình tiến trình của hệ thống theo Qui chế EU Kết quả của việc kiểm toán xí nghiệp về môi trường một mặt nó dẫn đến việc tiếp tục quá trình của công tác cải tiến liên tục nhiệm vụ bảo vệ môi trường xí nghiệp thông qua những mục tiêu môi trường mới và được mở rộng và từ đó là các chương trình môi trường mới; Mặt khác, những nội dung kết quả của việc kiểm toán sẽ được chỉ dẫn dưới hình thức của một thông báo về môi trường. Nó là đối tượng của sự chứng chỉ thông qua phản biện viên độc lập. Sau việc chứng chỉ là việc đăng ký vào bản danh sách và tiếp theo là sự công bố. Doanh nghiệp có thể sử dụng biểu tượng môi trường đã có để quảng cáo chung chung trong quan hệ làm ăn. Ðặc biệt là đối với khách hàng và nhà cung ứng thì điều đó nó cho dẫn chứng là doanh nghiệp đã có hệ thống quản lý môi trường hữu hiệu. 4.2.3. Ðiều kiện khung pháp lý và ệko- Andit Sự vận dụng Qui chế EU 1836/93 không giải phóng cho doanh nghiệp khỏi việc phải giữ đúng pháp lý quốc gia. Ðiều 1(3) đặc biệt chỉ rõ là những gì đang tồn tại “ các qui định pháp lý của cộng đồng hay của từng quốc gia hoặc các tiêu chuẩn kỹ thuật cho việc kiểm tra môi trường cũng như các nghĩa vụ của doanh nghiệp từ qui định pháp lý này và từ các tiêu chuẩn này “ sẽ không bị hệ thống chung của cộng đồng đụng chạm đến. Căn cứ vào “điều khoản loại trừ“ này thì phải đưa các yêu cầu pháp lý hiện hành của nhà nước vào các qua trình xây dựng và quá trình tiến trình của hệ thống quản lý môi trường. Ví dụ để giải thích nội dung đó là sự phù hợp của các yêu cầu về pháp lý trong công tác tổ chức xí nghiệp. Luật pháp hành chính, mà ở đây, đặc biệt là việc giữ gìn không khí theo luật chống nhiễm xạ (BImSchG), đã đề ra một loạt các trách nhiệm trong việc thể hiện tổ chức xí nghiệp. Ðiều 52a BImSchG đặc biệt có ý nghĩa trong mối liên quan với các hình thức tổ chức doanh nghiệp và nhân sự về việc sử dụng các thiết bị phải xin phép. Ơ đây thì người chịu trách nhiệm của doanh nghiệp về việc đảm bảo trách nhiệm vận hành phải báo cho nhà chức trách biết là: “ bằng cách nào để biết được là việc bảo vệ trước sự tác động tai hại đến môi trường được lưu ý bởi các qui định và chỉ dẫn trong khi sử dụng“. Như vậy là có sự yêu cầu về mặt tổ chức của công tác bảo vệ môi trường mà không có sự định nghĩa cụ thể về mức độ. Tại điểm này thì có sự ăn khớp giữa những yêu cầu cơ bản của qui chế với yêu cầu pháp lí của điều 52a BImSchG. Bên cạnh những trách nhiệm trong điều 52a BimSchG, trong luật hành chính còn tồn tại những yêu cầu khác đặc trưng về tổ chức. Những yêu cầu đó mang tính đặc trưng về nhiệm vụ và thông tin trong doanh nghiệp mà nó phải được thể chế hóa. Luật chống nhiễm xạ BImSchG (Ðiều 53 đến 58), Luật nguồn nước WHG ( Ðiều 21a đến 21g) và luật phế thải AbfG (Ðiều 11a đến 11f) bao hàm các nguyên tắc về việc tiến cử uỷ nghiệm viên xí nghiệp về chống nhiễm xạ, về bảo vệ nguồn nước và về phế thải; Qui chế sự cố đã giao trách nhiệm cho người có thiết bị việc tiến cử uỷ nhiệm viên về sự cố. Người uỷ nhiệm viên đó được biên chế về trách nhiệm trong phạm vi chức năng tư vấn của doanh nghiệp. Biên chế đó cũng phải được lưu ý đến trong quá trình xây dựng tổ chức cũng như trong quá trình qui trình. Các yêu cầu của luật môi trường quốc gia đến với biên chế đó thông qua qui chế EMAS (xem chương 7). 4.3. ý nghĩa về kinh tế xí nghiệp của Qui chế EU 4.3.1 Tổng quát Việc một hệ thống quản lý xí nghiệp chịu sự giám định ngoại vi thì về cơ bản đó là một hình thức. Bản chất của nó là sự thay đổi tích cực trong sự tác động qua lại giữa doanh nghiệp và môi trường tự nhiên nhằm giảm bớt sự tác động đến môi trường của doanh nghiệp. Bởi vì sự tham gia vào hệ thống cộng đồng thông thường khá tốn kém cho nên bên cạnh khía cạnh sinh thái thì cũng cần phải xem xét khía cạnh kinh tế của nó. Kể cả ở góc độ sinh thái cũng như ở góc độ kinh tế thì với việc tham gia vào hệ thống cộng đồng đã nẩy sinh ra những tác dụng trực tiếp và dễ thấy cũng như những chuỗi tác dụng cực kỳ phức hợp. Như vậy, ở góc độ kinh tế sẽ thấy được đối tượng dễ dàng nhưng phí tổn có thể tổng hợp được cho việc ứng dụng hệ thống, kể cả các phí tổn về tư vấn và kiểm toán. Ðối với các phí tổn thì về lâu dài sẽ đạt được sự bù đắp từ sự tăng doanh thu thông qua sự cải tiến của hệ thống quản lý. Giá trị thu được từ việc giảm bớt sự mạo hiểm và từ lợi thế về thị trường mang tính chiến lược thì rất khó có thể ước tính được. Ưu thế kinh tế trên khía cạnh tác động đến môi trường một cách tổng thể như: hiệu ứng thời tiết, sự khan hiếm về nguyên liệu và năng lượng thì hiện nay chưa xác định được ( xem chương 18,19). ở góc độ sinh thái thì sự giảm bớt phát xạ hay giảm bớt sự khai thác nguồn thiên nhiên có thể nắm bắt được tương đối dễ dàng qua các đơn vị tính vật lý, ví dụ như từ cột cân đối “vật liệu và năng lượng“ trong phạm
  56. vi của “sự cân đối sinh thái“ mà nó được ứng dụng. Hiện nay ansatzweise mới đo lường được tác dụng chủ yếu về sinh thái kadinal. Nếu như phải đánh giá được cả tác dụng thứ yếu hay toàn bộ chuỗi tác dụng, trong đó kể cả hiệu ứng tổng thể và hiệu ứng phối hợp phức hợp, thì ta phải chịu vừa lòng với mô hình trìu tượng hóa rất mạnh. Một phần lớn các quyết định của chúng ta sẽ được đưa ra theo những hiểu biết tốt nhất trên cơ sở của sự cân nhắc là “có lẽ tốt hơn“ và “có lẽ xấu hơn“. Trong sự suy nghĩ như vậy thì ở đây sẽ giải thích ngắn gọn một vài khía cạnh, điều mà nó có thể nói lên được cho sự tham gia vào hệ thống cộng đồng, kể cả từ những lý do kinh tế. 4.3.2. ệko- Audit là sự cưỡng bách nhằm ưu hóa tổ chức Những kinh nghiệm có được từ hệ thống quản lý chất lượng cũng như tính ưu việt về kinh tế qua việc áp dụng hệ thống quản lý môi trường xí nghiệp ( nó có trước từ lâu so với qui chế EU và cũng chẳng có sự tiêu chuẩn hóa và chứng chỉ hóa) đã cho thấy là ở nhiều trường hợp những tiềm năng kết quả khá lớn có được thông qua việc tiết kiệm phí tổn và tăng doanh thu đã không nhận biết được. Mãi đến khi định hướng một cách triệt để đến một mục tiêu mới thì mới phát hiện được ra tiềm năng đó. Mục tiêu của một sự kiểm toán và của một sự chứng chỉ có trước mắt và các tiêu chuẩn thuần thục là sự hỗ trợ cho việc vận dụng đã làm cho sự kiểm toán sinh thái trở thành một sự cưỡng bách lành mạnh của một sự cải tiến tổ chức mà lẽ ra nó đã phải có từ lâu. Ðối với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa thì đây là lần thử nghiệm đầu tiên áp dụng một hệ thống quản lý được khép kín. Thực ra thì đó là việc rất cơ bản của công tác kiểm toán, đó là sự nhận biết được và tận dụng được tiềm năng thành công về mặt kinh tế. Từ góc độ đó thì không cần đến sự định hướng môi trường. Sự nhận thức từ học thuyết tổ chức lại cho thấy là: Công tác tổ chức có xu thế của một sự sơ cứng lại và nó luôn luôn cản trở đến sự kích thích cho quá trình thích ứng mục tiêu. Trong việc định hướng theo môi trường người ta đã nhìn thấy một sự kích thích đặc biệt. Việc bảo vệ môi trường chiếm vị trí hàng đầu trong thang thứ bậc của trật tự ưu tiên xã hội. Xuất phát từ đó có thể cho là: Có sự nhất trí lớn giữa các mục tiêu, mà lẽ ra nó rất mâu thuẫn với nhau bởi các nhóm có sự quan tâm khác nhau trong phạm vi của một hệ thống doanh nghiệp. 4.3.3. Cải tiến ngạch kế toán Với sự tham gia vào hệ thống cộng đồng thì sự cưỡng chế về thể hiện sự tác dụng đến môi trường cũng tăng. Sự tác động đến môi trường được thể hiện qua việc nắm bắt được dòng chảy nguyên liệu và năng lượng. Ngoài ra, vì các lý do về kinh tế chỉ cần đề cập đến các cải tiến về môi trường mà những cải tiến đó có thể thực hiện được về mặt kinh tế và nó không làm nguy hại đến sự tồn tại của doanh nghiệp. Vì thế cho nên, trước tiên là chỉ huy động các biện pháp mà các biện pháp đó có thể tính toán được. Song, điều đó đòi hỏi từ kế toán doanh nghiệp là có sẵn thông tin thích hợp về phí tổn và doanh thu. Như vậy thì nhự sự tham gia vào việc “Kiểm toán sinh thái“ cũng đem theo sự giám định có phê phán của ngạch kế toán. Một điều đang được trông đợi là sự tìm kiếm có chủ đích về “cost drivers“ sẽ mang lại một sự kích thích cho ngành kế toán chi phí và kết quả. Một điều dễ chứng minh là ngành kế toán chi phí bị sơ cứng, trong nhiều trường hợp nó không còn phù hợp mà nó còn tạo ra những thông tin sai lệch. Có cả một loạt những lý do để nói lên là: tại sao và chính lại là các sản phẩm và quá trình phù hợp với môi trường thường được tính một cách sai lệch là “quá đắt“. 4.3.4. Kiểm toán và tiếp thị Theo điều 10 Qui chế EU thì sự tham gia thành công vào hệ thống cộng đồng có quyền sử dụng mang tính công luận lời tuyên bố về sự tham gia cùng với một phù hiệu. Lời và hình vẽ được ấn định chính xác trong phụ lục 4 của bản qui chế.