Giáo trình Quy hoạch phát triển nông nghiệp - Chương 4+5 - Vũ Thị Bình
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quy hoạch phát triển nông nghiệp - Chương 4+5 - Vũ Thị Bình", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- giao_trinh_quy_hoach_phat_trien_nong_nghiep_chuong_45_vu_thi.pdf
Nội dung text: Giáo trình Quy hoạch phát triển nông nghiệp - Chương 4+5 - Vũ Thị Bình
- Chương IV KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP 1. GIỚI THIỆU CÁC KỸ THUẬT BẢO TỒN ĐẤT VÀ NƯỚC 1.1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC BẢO TỒN ĐẤT VÀ NƯỚC 1.1.1. Tính cấp bách của việc chống xói mòn bảo vệ đất Xói mòn là một hiện tượng tự nhiên ảnh hưởng đến đất đai và gián tiếp đến sức sản xuất của một địa điểm, đặc biệt là trên đất dốc. Sự thành lập của lớp dết mặt, nơi chứa đựng các quá khứ, tiềm năng và tương của con người, diễn ra rất chậm cả đến hàng trăm năm do quá trình phong hoá của lớp đá mẹ. Tuy nhiên, hàng tấn đất mặt dễ dàng bị xói mòn trôi ra sông, ra biển trong một thời gian ngắn nếu con người không biết giữ gìn quan tâm đến sự sử dụng đất của mình. Cho nên bảo tồn dết để kiểm soát sự xói mòn cần được quan tâm vì: Xói mòn diễn ra trên hầu hết các vùng đất dốc. Đất càng dốc khả năng xói mòn càng mạnh, xói mòn phụ thuộc vào chế độ mưa và các hoạt động sử dụng đất của con người. Xói mòn đang là nhân tố quan trọng nhất làm suy thoái tài nguyên đất, làm hoang hoá các vùng đất dốc nhiệt đới, làm đói nghèo đời sống của người dân ở nhiều vùng trên thế giới. Xói mòn càng mạnh thì khả năng phục hồi của đất và tài nguyên sinh vật càng khó khăn, vật liệu bào mòn làm cạn hồ tích nước, gây lũ lụt hạn hán. Chống xói mòn để bảo vệ vốn đất là một trong những nhiệm vụ cấp bách nhất và là sự tồn tại lâu bền của con người trên hành tinh. 1.1.1. 1.1.2. Tính cấp bách của việc bảo tồn nước Nước là một tài nguyên quan trọng cho cuộc sống của con người trên quả đất. Tuy nhiên nước cũng là một tai hoạ cho chúng ta nếu quá thừa hay quá thiếu vì nó sẽ là những nguyên nhân gây ra các thiên tai như lũ lụt và hạn hán. Xét đến tài nguyên nước chúng ta nên quan tâm đến số lượng, sựđiều hoà phân phối theo thời gian và chất lượng của nó. Khi xã hội loài người phát triển như cầu về nước càng tăng lên vì: Nhu cầu nước của con người ngày càng tăng lên đó là nhu cầu nước tưới cho trồng trọt, nước cho chăn nuôi, nước cho công nghiệp và nước cho sinh hoạt hàng ngày. • Nguồn nước đang ngày càng khan hiếm và mất ổn định dẫn đến hoang hoá đất đai, lũ lụt, hạn hán • Nguồn nước đang bị ô nhiễm (ô nhiễm hữu cơ, chất độc hoá học ) Sự sử dụng đất đai bị chi phối bởi lưu vực nước của các hệ thống sông ngòi và càng ngày người ta càng nhận thấy rõ mối quan hệ chặt chẽ của thượng lưu, hạ lưu một con sông và vùng biển cận duyên của một khu vực.
- 1.2. MỘT SỐNGUYÊN TẮC CHÍNH CỦA VIỆC PHÒNG CHỐNG XÓI MÒN ĐẤT 1.2.1. Phân loại xói mòn đất Đất bị xói mòn do nhiều yếu tố và đó cũng là cơ sở để phân thành các loại xói mòn khác nhau như sau: Xói mòn do gió: gió làm khô và rời rạc các phần tử đất, cát và bị gió thổi đi đến nơi khác. Xói mòn do trọng lực: Đất di chuyển do chính trọng lượng của nó, có thể là đất bị trôi theo khe, rãnh, cũng có thể do lở đất đá. Xói mòn do nước: đây là loại xói mòn do sự công phá của giọt mưa đối với lớp đất mặt và sức công phá, cuốn trôi của dòng chảy đây là loại xói mòn nguy hiểm cho vùng đất dốc khi không có lớp phủ thực vật, gây ra các hiện tượng xói mặt, xói rãnh, xói khe
- 1.2.2. Các yếu tố chi phối đến xói mòn đất 1.2.2.1. Khí hậu Quan hệ giữa điều kiện khí hậu với tình hình xói mòn đất hết sức mật thiết và phức tạp. Ví dụở nơi có độ ẩm cao do mưa nhiều dễ gây ra xói mòn. Nhưng ởđâu có điều kiện khí hậu thuận lợi thì cây, cỏ sinh trưởng tết và như vậy sẽ làm hạn chế xói mòn. Ngược lại ở nơi khô hạn, lượng mưa ít, cây cỏ khô cằn thì khả năng ngăn cản lực công phá của giọt mưa kém dễ xói mòn. Nơi có gió mạnh làm tăng cường tốc độ rơi của giọt mưa và dễ gây xói mòn. Trong các yếu tố khí hậu thì lượng mưa ảnh hưởng trực tiếp đến xói mòn mạnh nhất, nó thể hiện qua sự phân bố mưa theo mùa trong năm và cường độ mưa. Khi cường độ mưa càng lớn thì sức gõ của hạt mưa xuống mặt đất càng mạnh và làm tăng dòng nước mặt, độ xốp của đất giảm, sức thấm nước của đất giảm và làm tăng khả năng xói mòn đất. 1.2.2.2. Địa hình Địa hình là cơ sở của xói mòn đất là điều kiện gây ra dòng chảy, làm cho thế năng của nước trên mặt đất biến thành động năng. Những yếu tố địa hình làm ảnh hưởng tới xói mòn đất là: độ dốc, chiều dài dốc và hình dạng mặt dốc. • Đất càng dốc, sườn dốc càng dài thì xói mòn càng mạnh. • Ngoài ra hướng dốc khác nhau thì điều kiện tiểu khí hậu cũng khác nhau vì điều kiện chiếu sáng, nhiệt độ, ẩm độ, chế độ gió khác nhau ảnh hưởng đến sinh trưởng, độ che phủ của thực vật và gián tiếp ảnh hưởng đến xói mòn. 1.2.2.3. Địa chất và đất Đất là đối tượng của xói mòn, sự phong hoá trên mỗi loại đá mẹ khác nhau sẽ hình thành các loại đất với các tính chất khác nhau, và như vậy tính chất và cường độ xói mòn ở mỗi loại đất là không giống nhau. • Hình thức xếp lớp của đá mẹ cũng ảnh hưởng tới xói mòn Thành phần cơ giới của đất có ảnh hưởng rất lớn chế độ nước của đất và xói mòn; đất cát có sức thấm nước tết nhưng kết cấu rời rạc nên sức đề kháng với xói mòn kém, còn đất sét có sức liên kết lớn nên sức đề kháng xói mòn mạnh nhưng thường bí chặt khó thấm nước dễ tạo ra dòng chảy bề mặt mạnh gây xói khe Độ xốp của đất nói lên số lượng lỗ hổng trong đất nhiều hay ít do đó nó ảnh hưởng lớn tới tốc độ thấm nước và sức chứa nước của đất và như vậy có ảnh hưởng đến xói mòn. Tính chất hoá học của đất ảnh hưởng tới xói mòn đất: chẳng hạn hàm lượng chất hữu cơ cao sẽ thúc đẩy sự thấm nước vào đất; các con Ca+, Mg có ảnh hưởng tốt đến cấu tượng đất.
- • Lượng ion Na+ làm gia tăng nước chảy bề mặt làm xói mòn đất. 1.2.2.4. Thảm thực bì Thảm thực bì sẽ ngăn cản tết chống lại xói mòn đất: tán lá ngăn cản lực xung kích của giọt mưa, làm tăng lượng nước thấm vào đất, hạn chế dòng chảy bề mặt mặt khác bộ rễ thực vật làm thành mạng lưới dày đặc trong đất có tác dụng giữ đất, làm tăng độ xốp của đất, làm tăng khả năng giữ nước của đất. 1.2.2.5. Các hoạt động sử dụng và quản lý đất của con người. Nhịp độ tăng trưởng trong cả hai mặt dân số và phát triển kinh tế xã hội trong nhiều thập kỷ qua đã làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt là tài nguyên đất. Con người với các hoạt động sử dụng và quản lý đất khác nhau đã góp phần gây ra xói mòn đất và xói mòn đất đóng vai trò chủ yếu trong việc làm suy thoái đất. Các hoạt động sử dụng và quản lý đất dẫn đến xói mòn đất như sau: Khai thác rừng không hợp lý Phá rừng làm nương rẫy. Canh tác nông nghiệp không bền vững Lửa rừng Chăn thả gia súc quá mức Xây dựng đường, cầu cống, nhà cửa, đường điện ở vùng đồi núi không hợp lý. Khai thác khoáng sản không hợp lý • Trồng rừng quy mô lớn nhưng không chú ý đến hỗn loài và chọn loại cây trồng hợp lý. 1.2.3. Sử dụng các biện pháp kỹ thuật để kiểm soát xói mòn 1.2.3.1. Biện pháp cơ học và quản lý để kiểm soát xói mòn Xây dựng các hệ thống tiêu nước Xây dựng bờ tường đá Xây dựng các bậc thang để canh tác Kè đá trên bề mặt dốc 1.2.3.2. Biện pháp dùng thảm thực vật để kiểm soát xói mòn Xây dựng một thảm thực vật bảo vệ, Xây dựng đai cây xanh phòng hộ
- 1.2.3.3. Các biện pháp chống xói mòn truyền thống để kiểm soát xói mòn Làm đất và canh tác theo đường đồng mức Luân canh, xen canh hoa màu Che tủ mặt đất, làm đất hạn chế. 1.2.4. Một số nguyên tắc chính để bảo tồn đất và nước Bảo tồn đất và nước là một công việc cần thiết và hết sức cấp bách hiện nay nhằm sử dụng đất bền vững, do vậy cần phải tuân thủ một số nguyên tắc sau: Sức sản xuất của đất bị mất đi thì quan trọng hơn nhiều so với chính lớp đất bị bào mòn mất đi. Do vậy, bảo vệ đất phải là một sự phối hợp các chiến thuật phát triển nông nghiệp tổng thể có trọng tâm cải thiện kỹ thuật làm sức sản xuất gia tăng. Thông thường, các kỹ thuật bảo vệ đất chống xói mòn được thiết kế và triển khai trước một bước đối với kỹ thuật cải thiện năng suất cây trồng để chống xói mòn đất. Tuy nhiên cả hai đều quan hệ tương hỗ với nhau và phải được triển khai đồng bộ và phối hợp. Xói mòn là kết quả của việc sử dụng đất như thế nào và chính nó không là nguyên nhân chính trực tiếp của sự thoái hoá đất. Sự thoái hoá của đất phải được ngăn chặn trước khi xảy ra, hơn là phát triển một phương án cứu chữa. Đất đã được nghiên cứu quá nhiều bởi các chương trình và dự án bảo vệ đất chống xói mòn trong khi đó nông dân là người sử dụng đất lại ít tìm hiểu vấn đề này. Do vậy, một dự án có mục tiêu bảo tồn đất và nước, giải quyết sự thoái hoá của đất phải dùng biện pháp triển khai "từ dưới lên", lấy nền tảng từ các hiểu biết của nông dân và nông trại tại chỗ như là một hệ thống tổng thể để xem xét sự sử dụng đất. Trái lại biện pháp áp đặt "từ trên xuống" thường chỉ chú trọng giải quyết các triệu chứng của xói mòn đất qua việc phân chia đất thành các bậc thềm để canh tác xen băng hay các kỹ thuật khác chỉ thành công nhất định do sự tác động của các tổ chức bên ngoài hệ thống. Ở các vùng đồi núi cao, năng suất cây trồng bị giảm sút nhiều do thiếu hay thừa nước, hơn là đất bị xói mòn mất đi. Do vậy cần quan tâm hơn việc quản lý nguồn nước mưa, nhất là các kỹ thuật bảo tồn nước hơn là chỉ chú tâm vào bảo tồn đất. Kết quả là, các kỹ thuật canh tác như cây bừa, tủ lớp mặt có tiềm năng và ý nghĩa cao hơn so với các biện pháp cơ giới để bảo vệ đất và nước chống xói mòn. Các nỗ lực bảo vệ đất và nước sẽ thành công hơn khi được áp dụng một cách lâu dài hơn là chỉ áp dụng trong các hoạt động ngắn hạn theo từng dự án nước cố định. Nông hộ và trang trại cụ thể là trọng tâm cho các chương trình bảo vệ đất và nước. Nông dân cần được thuyết phục bởi các lợi ích trước mắt, kết quả của các thay đổi canh tác. Điều quan trọng là phải giải quyết ngay các nhu cầu cấp thiết của nông
- dân qua việc giới thiệu các kỹ thuật canh tác sản xuất mang cả lợi ích kinh tế nhanh lẫn có ý nghĩa phòng hộ lâu dài. 1.3. MỘT SỐ KỸ THUẬT BẢO TỒN ĐẤT VÀ NƯỚC CÓ THỂ ÁP DỤNG TRONG TRANG TRẠI NÔNG LÂM KẾT HỢP 1.3.1. Canh tác theo đường đồng mức 1.3.1.1. Đặc điểm Canh tác theo đường đồng mức trên đất dốc là để giảm sự xói mòn đất và lượng nước chảy bề mặt. Đường đồng mức là đường tưởng tượng nối các điểm cùng cao độ với nhau trên một mặt dốc và nó thường trực giao với đường nước chảy xuống. Thông thường để hạn chế xói mòn người ta trồng các loại cây bụi hay xây dựng các rào chắn dọc theo các đường đồng mức của mặt dốc. Trồng trọt theo đường đồng mức bao gồm việc xây dựng bẫy đất, bậc thang hay mô đất đồng mức, hay trồng các hàng cây đồng mức, làm đất, cày bừa theo đường đồng mức là kỹ thuật đang được khuyến khích phát triển ở vùng Đông nam Á để mang lại sự bền vững cho các nông trại ở vùng cao. Có nhiều cách phối hợp hoa màu với nhau, với gia súc và cây rừng trên cùng một diện tích canh tác theo đường đồng mức. Hệ thống SALT đã được phát triển và áp dụng tại Philippin là một dẫn chứng về canh tác theo đường đồng mức. 1.3.1.2. Lợi ích Giảm xói mòn và nước chảy bề mặt. Giảm sự mất mát chất dinh dưỡng 1.3.1.3. Giới hạn • Đo đạc và định hướng các đường đồng mức sai sẽ khiến cho đất bị xói mòn mạnh hơn. Đòi hỏi lao động cho chăm sóc và giữ gìn. Cần các kỹ năng chuyên môn để xác định các đường đồng mức. 1.3.1.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học tự nhiên:
- -Cải thiện năng suất cây trồng và điều kiện đất là các điểm thuyết phục. -Giữ nước cho các mương tiêu nước sẽ làm gia tăng độ thấm nước vào đất và sản xuất hoa màu. • Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội -Nhiều nơi xây dựng các công trình quy mô trên đất dốc không được luật pháp cho phép, nên trong trường hợp đó canh tác theo đường đồng mức sẽ là một kỹ thuật phù hợp để thay thế. -Một số vùng nông dân có tập quán canh tác lên xuống theo dốc vì dễ thao tác các công cụ và sử dụng trâu bò hay máy cơ khí để làm đất. 1.3.2. Canh tác theo bậc thang 1.3.2.1. Đặc điểm Canh tác theo bậc thang là một kỹ thuật canh tác bảo vệ đất, thường được sử dụng trên đất dốc, sườn núi để giữ nước và kiểm soát chống xói mòn. Chúng được xây dựng bằng cách đào và đắp đất tạo nên các bậc thềm giống như bậc thang đi lên xuống. Cấu tạo này giúp nước thấm từ từ vào đất. Các hệ thống bậc thang có thể được củng cố bằng các mô đất hay các hàng đá xếp ở mép mỗi bậc thang, cũng có thể trồng cỏở giữa 2 bậc thang kế tiếp nhau hoặc trồng thêm cỏ và cây bụi thấp ở mép bậc thang. Hệ thống này rất phổ biến để trồng lúa và các loại hoa màu khác ở vùng cao. 1.3.2.2. Lợi ích • Kiểm soát hiệu quả xói mòn đất. Các vật liệu bào mòn được giữ lại ởđáy các mương tiêu nước được đào dọc theo bậc thang. Giảm chiều dài dốc. Cứ mỗi 2 - 3m chiều dài dốc lại được biến đổi thành bậc thang. Do vậy vận tốc nước chảy xuống sẽ giảm. • Cải thiện được độ phì của đất lâu dài. 1.3.2.3. Các giới hạn • Có tác động lớn đầu tiên đến đất nên sẽ làm giảm năng suất ít ra là trong 2 - 3 năm đầu. Cần lao động và vốn nhiều để xây dựng và bảo trì bậc thang.
- Cần có kỹ năng xây dựng và bảo trì bậc thang. Bậc thang cải thiện với mặt dốc cách khoảng chiếm nhiều đất canh tác.
- 1.3.2.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học và tự nhiên: Không thích hợp cho các loại đất cạn và dễ lở. Không thích hợp để trồng khoai tây vì các bậc thang sẽ bị úng nước. -Loại bậc thềm cải tạo với các bờ dốc ở giữa hai bậc thang chỉ áp dụng nơi mưa ít. • Yếu tố dân sinh kinh tế và xã hội -Ở vài nơi nông dân không chấp nhận kỹ thuật này vì thiếu lao động và thu nhập của họ thấp. -Thiếu sự an toàn về quyền canh tác trên đất là một nhân tố khiến các kỹ thuật canh tác bảo vệ lâu dài như hệ thống bậc thang không được nông dân chấp nhận. -Trên các loại đất nghèo, hệ thống bậc thang cho tỉ lệ thu hồi vốn và lợi nhuận tháp so với kinh phí đầu tư ban đầu. 1.3.3. Hoa màu che phủ đất 1.3.3.1. Đặc điểm Người ta trồng các loại hoa màu phủ đất để bảo vệ đất giảm xói mòn và để cải tạo đất nhờ vào lượng phân xanh của chúng (cày vùi các loại thân lá còn xanh hay các phẩm vật dư thừa hoa màu canh tác). Các loài thực vật này thường là các loại có đời sống ngắn (ít hơn 2 năm) và được trồng ngoài đất đồng ruộng hay dưới tán các cây trong giai đoạn bỏ hoá. Các loài hoa màu phủ đất này cũng được trồng xen hay trồng sau khi gieo trồng phân loài các loài cây lấy hạt như ngô hay được trồng một lần vào chu kỳ canh tác hoa màu. Kỹ thuật trồng hoa màu phủ đất thường được áp dụng ở Việt Nam và các nước khác ở vùng châu Á để loại trừ cỏ dại dưới rừng cao su hay dừa và nhằm mục đích cung cấp thức ăn cho gia súc. Hoa màu phủ đất còn được trồng trong các hệ thống bỏ hoá để cải tạo độ phì của đất nhanh chóng và rút ngắn được giai đoạn bỏ hoá. Phần lớn các loại hoa màu che phủ đất để làm lớp che phủ và tạo phân xanh. Thí dụ như Sắn dây dại (Pueraria tokinensis) Đậu bướm (Clitoria tematea)
- Đậu xanh (Vigna radiata) Cỏ kudzu (Pueraria phaseoloides) Đậu triều (Cajanus cajan) Cốt khí (Tephrosia candida) Điền thanh (Sesbania sp.) 1.3.3.2. Lợi ích Cải thiện độ phì và lý hoá tính của đất Giảm xói mòn và thất thoát nước Cản trở cỏ dại phát triển Giảm dùng phân hoá học và thuốc diệt cỏ. Cung cấp lương thực cho người và cỏ nuôi gia súc. Tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất. Giúp giữ độ ẩm của đất và bảo vệ đất khỏi bị khô hạn. Một vài hoa màu phủ đất có thể cho thu nhập. 1.3.3.3. Các giới hạn Có thể cạnh tranh nước và chất dinh dưỡng với cây lâu năm Có thể phát triển thành cỏ dại. Có thể làm nơi trú ẩn cho sâu bệnh hại. • Một vài loài có thể tiết ra các chất hoá học cản trở gây trồng cho các loài hoa màu tiếp sau. • Chuột và rắn có thể trú ẩn trong lớp che phủ đất. 1.3.3.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học tự nhiên -Không thể áp dụng ở những nơi đất quá dốc. -Góp phần và cải tạo độ phì của đất -Một vài loại hoa màu che phủ ra hoa kết quả rất nhiều do đó rất khó kiểm soát; trong khi các loài khác lại không ra hạt đều đặn và tết do các điều kiện khí hậu của nơi trồng. • Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội -Làm giảm dùng thuốc diệt cỏ và lao động làm cỏ.
- - Nông dân có đất thuộc diện chỉ sử dụng đất đai ngắn hạn sẽ không thích chấp nhận kỹ thuật này -Hoa màu che phủ tạo nên thu nhập ngắn hạn thấp. -Hoa màu che phủ thường không sản xuất các lợi ích thiết yếu (như lương thực, hạt giống v.v ) -Nhiều loại hoa màu che phủ rất thích hợp cho gia súc ăn. Chúng là nguồn cung cấp cỏ tươi hữu hiệu cho trâu bò, gia súc khác nhưng rất khó bảo vệ với nơi có tập quán thả rông gia súc để kiếm cỏăn. 1.3.4. Luân canh hoa màu 1.3.4.1. Đặc điểm Căn cứ vào việc áp dụng một cách phổ biến của nông dân, luân canh hoa màu được đánh giá là một kỹ thuật bảo vệ đất và nước quan trọng nhất ở vùng Đông Nam Á. Rất nhiều loại hoa màu được canh tác liên tiếp nhau, loài này kế loài kia, trên cùng một diện tích. Sự bố trí canh tác này thay đổi theo thời gian, nhưng tất cả đều được xây dựng để: cải tạo lý hoá tính và tình trạng màu mỡ của đất canh tác. Mỗi loại hoa màu đòi hỏi một cách khác nhau về đặc điểm đất đai nơi mà nó được canh tác. Mặt khác, mỗi loại lại phải để lại vài lợi ích cho đất như các phế phẩm còn lại hay có vài ảnh hưởng tích cực cho kết cấu của đất. Một hệ thống luân canh tốt sẽ quan tâm đến các đặc điểm này của từng loại hoa màu được trồng - cái gì mất đi và được trả lại cho đất - làm sao cho tổng thể thay đổi sẽ có một ảnh hưởng cải thiện đất nói chung. Trong các hệ thống nông lâm kết hợp, thành phần cây lâu năm có thể được biến đổi sau một thời gian dài, thường không dưới một năm. Kỹ thuật nông lâm kết hợp cần một phương án lâu dài để áp dụng luân canh, triển khai một loạt nhiều loại hoa màu, mỗi thứđược bố trí thống nhất trong một chu kỳ canh tác. Một kiểu canh tác luân canh thường thấy là lúa -đậu xanh - ngô -đậu ma hay các loại dậu khác. Một vài loại hoa màu được trồng như bộ đậu làm gia tăng đạm của đất, như đậu xanh (Vigna sinensis) được trồng với lúa (oriza sativa), để cung cấp đạm trở lại cho dết mà đã bị lúa hấp thu Tương tự đậu ma (cowpea: Vigna radiata) với khả năng định đạm và ảnh hưởng tốt đối với đất của nó, thường được trồng sau cây ngô (Zea mays) là một cây hấp thụ nhiều đạm từ đất.
- 1.3.4.2. Lợi ích Rất hiệu quả để cải thiện độ phì của đất Giảm sự thất thoát chất dinh dưỡng. Giúp giữ năng suất của hoa màu Làm đa dạng các loài canh tác. Giúp kiểm soát sâu bệnh hại. 1.3.4.3. Các giới hạn Có thể khó khăn nơi nguồn nguyên liệu sản xuất nghèo nàn. Ít được áp dụng cho những cây hoa màu lâu năm. • Đôi khi đòi hỏi người nông dân phải trồng những loại cây không hợp với sở thích của họ. 1.3.4.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học tự nhiên -Trong khi một vài yếu tố dinh dưỡng vẫn còn đòi hỏi bón thêm, luân canh vẫn tiếp tục sử dụng loại này để cốđịnh sức sản xuất của việc canh tác. - Luân canh hoa màu có thể được xây dựng để phát huy hiệu quả tốt của nó trên đất nghèo kiệt. • Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội Có thể tăng thu nhập lâu dài, nhưng có thể cho thu nhập thấp trước mắt. Có thể cung cấp bữa ăn thay đổi cho người. -Chính sách đất đai không rõ ràng sẽ làm nản lòng người áp dụng các kỹ thuật canh tác bảo vệđất. -Có thểđòi hỏi lao động cao - một khó khăn nơi có sự tâm canh theo mùa.
- 1.3.5. Trồng cỏ theo băng 1.3.5.1. Đặc điểm Trồng cỏ theo đường đồng mức sẽ tạo ra trướng ngại để làm giảm xói mòn và nước chảy bề mặt. Nó thúc đẩy tạo ra các bậc thang tự nhiên trên đất đồi dốc ngay cảở năm thứ nhất, vì đất bị bào mòn được giữ lại phía trước các rào cản này. Cỏ có thể được trồng dọc theo đáy và sườn của đê để cố định đất và để ngăn ngừa xói mòn ở phần dốc trên cao. Cỏ cũng thường được trồng ở mô đất đắp ven bậc thang để cố định giảm xói mòn và ổn định bậc thang. Cỏ được cắt tỉa định kỳ (sau 2 - 4 tháng) để ngăn chúng ra hoa, che bóng hay phát triển ra vùng đất canh tác giữa 2 băng cỏ. Do vậy kỹ thuật trồng các băng cỏ chống xói mòn là rất thích hợp cho nông dân có hệ thống nuôi gia súc tại chỗ và cắt cỏ cho chúng ăn. Cỏ cũng có thểđược sử dụng làm vật liệu tủ gốc cho các loại hoa màu. Trên đất đồi dốc, hạt cỏ, cành hoặc bụi cỏ được trồng thành hàng đôi dọc theo đường đồng mức với khoảng cách là 50cm. Trồng trên bờđê mật độ của cỏ dầy hơn, còn ở trên mép bậc thang cỏ được trồng theo hình nanh sấu có khoảng cách 30cm x 20cm. Các loài cỏ thường dùng để cản xói mòn là cỏ Setana (Setaria ancaps), cỏ ruzi (Brachiaria ruziiensis), cỏ voi (Pennisetum purpureum), NB21 cỏ vơi lai, sả (Cymbopogon citratus), và cỏ Vetiver (Vetivena zizannoides). 1.3.5.2. Lợi ích Hạn chế xói mòn đất và nước chảy bề mặt. Cung cấp cỏ cho gia súc. Cỏ được dùng vật liệu tủ.
- 1.3.5.3. Các giới hạn Cần công lao động để chăm sóc các băng cỏ. Dùng vật liệu cỏ để tủ bề mặt có thể tạo nên cỏ dại phát triển. Trồng cỏ cạnh tranh diện tích đất dành để trồng cây lương thực. 1.3.5.4. Điều kiện áp dụng * Các yếu tố sinh học tự nhiên -Không được áp dụng trên đất quá dốc hay các vùng đất có mưa kéo dài. -Cỏ không thể sống ở các vùng khô hạn. * Các yếu tố dân sinh kinh tế xã hội s -Nông dân có thể không có đủ thời gian để quản lý thâm canh cỏ nên dễ để thành cỏ dại. -Trong các hệ thống truyền thống nông dân có tập quán thả rông gia súc, nên họ sẽ không chấp nhận hệ thống chăn nuôi một chỗ và cắt cỏđem về. -Nông dân sợ khu trồng cỏ một số loài gậm nhấm sẽ trú ẩn và phá hoại hoa màu lương thực kế cận -Nguồn giống cỏ để trong không sẵn cho một số nơi ở vùng cao. -Nếu nông dân không nuôi gia súc, họ không quan tâm đến kỹ thuật này. 1.3.6. Trồng cây xanh thành các băng theo đường đồng mức 1.3.6.1. Đặc điểm Các băng cây xanh là kỹ thuật trồng đơn giản để giảm xói mòn trên đất dốc. Các loại cây hay bụi cố định đạm, cỏ, cây ăn quả, hay các loại hoa màu như dứa, chuối được trồng theo đường đồng mức. Rất nhiều loài cây và hoa màu được đưa vào trồng thêm trong băng để tăng thêm thu nhập và đa dạng sản phẩm của nông trại. Các băng sẽ giảm dòng chảy của nước mưa và giữ đất lại để dần dần tạo thành các bậc thang tự nhiên. Chúng cũng cải thiện độ phì của đất và sức sản xuất hoa màu các đường đồng mức trên đất dốc là các kỹ thuật canh tác phổ biến tại Việt Nam, Philippin, Indonesia và Thái Lan và hiện nay chúng đang được phát triển thêm ở các nước khác
- 1.3.6.2. Lợi ích Hạn chế xói mòn. Cải thiện độ phì và độẩm đất. Cung cấp sinh khối làm phân xanh. Tạo bóng che thích hợp cho cây khác. Nguồn thức ăn cho gia súc, củi và các vật liệu khác Cải thiện được cấu tạo và độ thấm nước của đất. Cung cấp vật liệu tủ bề mặt đất. 1.3.6.3. Các giới hạn Mất một phần đất canh tác do trồng các băng cây đồng mức (ít nhất là 10% đất canh tác bị mất). Băng cây cạnh tranh với hoa màu trồng trong băng giữa về ánh sáng, dinh dưỡng và nước. Cắt xén rễ và tỉa lá và cành nhánh có thể hạn chế sự cạnh tranh. • Các loài cây trên các băng có thể là nơi ký gởi và phát triển của sâu bệnh hại. -Sự giữ nước hiệu quả các lượng nước mưa lớn có thể gây cho đất ngập úng và lở nhất là ở các triền dốc. 1.3.6.4. Điều kiện áp dụng * Các yếu tố sinh học tự nhiên -Nhiệt độ cao hay thấp quá có thể làm hư hại các băng đã trồng. -Rất khó khăn để trồng các băng đồng mức trên đất dốc (> 50%). -Phần lớn các cây bộ đậu cố định đạm đều không thích ứng phát triển trên đất a xít. * Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội Thiếu hạt giống của cây trồng làm băng. Thiếu tiền để mua hạt giống cần thiết. Thiếu thời gian và lao động để xây dựng các băng cây đồng mức. -Không có chủ quyền hay sử dụng đất lâu dài -Nông dân sợ các băng cây không sản xuất lương thực, thực phẩm -Nông dân nghĩ rằng các băng sẽ cạnh tranh mạnh đến hoa màu và là cây chủ cho dịch bệnh. -Nông dân canh tác theo lối truyền thống sử dụng phương pháp và dụng cụ đơn giản để làm việc, họ không thích băng cây và canh tác theo đồng mức vì bất tiện
- 1.3.7. Đai đổi hướng chảy theo đường đồng mức 1.3.7.1. Đặc điểm Các đai đổi hướng nước chảy được đào dọc theo các đường đồng mức ngang qua đồi với mục đích thu lượng nước chảy trên bề mặt đất và chuyển hướng nước chảy về các hướng nhất định. Các đai đổi hướng này xây dựng đất chính để bảo vệ đất và nước ở vùng đất đồi dốc. Các kênh và đê này được đào và đắp theo nhiều khoảng cách khác nhau tuỳ theo độ dốc của đất; độ dốc càng lớn, thì khoảng cách càng gần. Kích thước của đai và kênh là rộng im ở mặt đai, rộng 0,5m ởđáy kênh và sâu 0,5m. 1.3.7.2. Lợi ích • Bảo vệ đất canh tác khỏi bịảnh hưởng của nước tràn chảy từ đồi núi cao xuống. Kiểm soát xói mòn theo khe lở Làm giảm lại ảnh hưởng bào mòn của nước chảy bề mặt. 1.3.7.3. Các giới hạn Nếu không được xây dựng đúng và phù hợp, các đai và kênh có thể bị nước chảy tràn qua để vào đất canh tác nhất là khi có mưa lớn. Cần hỗ trợ thêm cho đai đổi hướng bằng cách xây dựng như hố giữ nước, ngăn giữ đất • Cần bảo trì và chăm sóc nạo vét liên tục. 1.3.7.4. Các điều kiện áp dụng * Yếu tố sinh học tự nhiên -Để hiệu quả, đai và kênh phải được xây dựng theo đúng các đường đồng mức chính xác. Nông dân phải biết dùng khung chữ A hay ống nước thăng bằng để xác định các đường chính xác này. * Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội Một phần đất canh tác bị mất để dành xây dựng các đai và kênh.
- -Đổ nước vào đường nước chảy ở nông trại kế cận có thể gây ra một tranh chấp về mặt xã hội.
- 1.3.8. Rào cản cơ giới 1.3.8.1. Đặc điểm Các rào cản cơ giới xây dựng trên mặt đất dốc để hạn chế tốc độ nước chảy trên bề mặt và giữ đất bị bào mòn bởi hiện tượng xói mòn bề mặt. Các kiến tạo này có thể được làm bằng gỗ hay đá; theo thời gian, chúng có thể tạo thành hàng rào cản cây sống. Ở Philippin và Papua New Guinea các rào cản được làm bằng khúc gỗ và cành nhánh xếp dọc theo đường đồng mức của đất đồi dốc. Thường người ta đóng các cọc gỗ để giữ chúng lại. Phía trên của rào cản cỏ và các vật liệu hữu cơ khác được xếp dọc theo để giữ đất bị cuốn trôi theo dòng nước. Khoảng cánh của giải đất giữa hai rào cản thay đổi tuỳ theo độ dốc của đất, nhưng thường chỉ biến động từ 4 đến 8m. Các loại hoa màu như ngô, khoai lang và thuốc lá được trồng trên các giải đất ở giữa. 1.3.8.2. Lợi ích Giảm lượng nước chảy tràn bề mặt Giữ các phẩm vật bào mòn lại. • Nếu bảo vệ thích hợp có thể phát triển thành các bậc thang trong một thời gian. • Cho phép nông dân canh tác trên đất dốc nơi mà thường không thích hợp để canh tác.
- 1.3.8.3. Các giới hạn Các rào cản bằng gỗ không bền do bị mục trong vòng 2 đến 5 năm. Xây dựng rào cản đòi hỏi công lao động. 1.3.8.4. Điều kiện áp dụng * Yếu tố sinh học tự nhiên -Để được nông dân chấp nhận nếu đất có độ dốc trung bình ít hữu hiệu để canh tác hoa màu. * Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội -Đôi khi nông dân không có đủ lao động để làm rào cản. Nông dân chỉ chấp nhận làm rào cản để trồng loài hoa màu có giá trị kinh tế cao như trường hợp thuốc lá ở Philippin. 1.3.9. Bờ tường đá Ở những vùng đất có nhiều đá, bờ tường đá là thích hợp. Dọc theo đường đồng mức và phía trên hàng đám cây bụi đồng mức, cắt ngang mặt dốc làm bề mặt để đặt và giữ chặt các hòn đá lên nhau. Nếu có đủ đá, chất bờ tường đá cao ngang với điểm giữa của hai đường đồng mức. Trồng cây bụi đa dụng ởđáy của bờ tường đá chúng sẽ cố định và giữ chắc bờ tường cũng như sẽ cung cấp lá cây cho gia súc. Điều kiện áp dụng: Nơi có đá lẫn vào đất, nông dân kết hợp dọn đái xếp trên đường đồng mức Đầu tư lao động để xây dựng ban đầu khá lớn. 1.3.10. Các bẫy đất 1.3.10.1. Đặc điểm Các bẫy đất là các kiến tạo để giữ đất bị bào mòn từ đầu nguồn lại. Các kiểu thông thường nhất là hố và hào giữ nước được thiết kế trong lòng các kênh đổi hướng hay đường tiêu nước. Một hố nước làm giảm tốc độ của dòng chảy và giúp các phần tử đất bị bào mòn lắng lại tại chỗ Kích thước của hố tích nước tuỳ thuộc vào tầm cỡ của đường nước chảy và các kênh tiêu cần được bảo vệ. Các rào cản chặn đất có thể được làm bằng cọc thân,
- cành của cây đỗ mai (Gliricidia sepium), tre, đá tảng, lóng gỗ hay các vật liệu có sẵn tại địa phương. Hào là những hố giữ nước lớn và dài dọc theo mô cản để bổ sung thêm cho các kiến tạo khác Một hào thường có kích thước chừng im dài 0,5m; rộng 0,8m sâu và bố trí nằm phía trên một mô đất đồng mức chừng 1m đến 2m. Mục đích của các kiến tạo bẫy đất là giữ đất và giữ nước lại thời gian ngắn để tăng khả năng thấm nước. Đất giữ lại trên các hố và hào nước được nạo vét thường xuyên và chuyển đến đồng ruộng bên cạnh. 1.3.10.2. Lợi ích Ngăn chặn sự phát triển và mở sâu rộng các khe xói. Tạo điều kiện tết để các vật liệu bị bào mòn giàu chất dinh dưỡng lắng đọng lại. Giảm tốc độ nước chảy ở các khe xói mòn và đường nước chảy. Nơi đất lắng tụ có thể canh tác hoa màu. 1.3.10.3. Các giới hạn Đòi hỏi nạo vét thường xuyên để tránh nước tràn vào bờ trong các trận mưa lớn. Các đập chắn đòi hỏi bảo trì và sửa chữa thường xuyên. 1.3.10.4. Điều kiện áp dụng • Yếu tố sinh học tự nhiên -Vật liệu để xây dựng các bẫy đất có thể không có sẵn tại địa phương. -Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội. -Cần sửa chữa các hư hại của đập chắn và phải nạo vét hố tích nước thường xuyên. -Các bẫy đất được xây dựng riêng lẻ không có các hỗ trợ bảo vệ khác sẽ không hiệu qua.
- 1.3.11. Tích chứa nước ở vùng cao 1.3.11.1. Đặc điểm Nguồn nước tưới cho canh tác nông nghiệp ở vùng cao có thể được tăng cường bằng cách xây dựng các hồ tích nước nhỏ ởđất canh tác để lưu giữ nước mưa. Xây dựng các hồ chứa nước nhỏ sẽ hiệu quả nếu được phối hợp với các yếu tố như: Lưu vực nước nơi hứng nước mưa và tạo nước chảy tràn bề mặt, các hồ tích nước hứng nước mưa và nước chảy bề mặt, và khu vực canh tác cần tưới nước trong kiểu đê thẳng mùa khô. Lưu vực nước phải có diện tích đủ lớn để gom nước vào hồ tích nước. Số lượng nước tích được tuỳ thuộc vào tính chất và diện tích của vùng lưu vực nước và chế độ mưa của vùng. Ở các nơi có lượng mưa biến động từ 1200 đến 1500mm/năm, một diện tích lưu vực nước canh tác theo hệ thống ruộng bậc thang rộng 0,2 đến 0,5 ha là đủ cho một lượng nước khoảng 1000m3 tích trong hồ chứa nước biến động từ 0,6 đến 1,0 ha là đủ để tạo ra một thể tích nước như trên. Đối với các nơi khô hạn có lượng mưa hàng năm thấp hơn, sự tích chứa nước vẫn tiến hành được với điều kiện khu vực lưu vực nước phải có diện tích lớn hơn. Địa điểm để xây dựng các hồ tích nước nhỏ có thểở chỗ cao hay ở vùng đất thấp, thung lũng nơi có thể lợi dụng lượng nước chảy thiên nhiên. Các nơi thuộc nước chảy của cộng đồng nên quản lý thích hợp để chia xẻ lợi ích cho tất cả thành viên. Nếu chọn lựa nơi có các mạch nước chảy quanh năm càng tết để có nước tưới quanh năm. Nên chọn ở những nơi có độ dốc với các đồi dốc biến động từ 2 đến 18% là thích hợp nhất. 1.3.11.2. Lợi ích Để cải thiện được sự sản xuất lương thực, thực phẩm. Thúc đẩy sự cân bằng bảo tồn sinh thái. Đầu tư thấp trên mỗi diện tích canh tác có thu nhập cao. Hạn chế tác hại của khô hạn Giúp dẫn nước tưới bằng trọng lượng
- Phần lớn xây dựng và quản lý cá thể nên tránh được các tranh chấp xã hội.
- 1.3.11.3. Các giới hạn Đòi hỏi lao động nhiều để xây dựng. Khả năng thất thoát nguồn nước do bốc hơi và rò rỉ (tuỳ theo loại đất). Các loài thực vật thuỷ sinh và bèo nổi có thể xâm nhiễm hồ tích nước. • Không thể kiểm soát lượng nước chảy tràn trong các trận mưa lớn có thể gây hư hại cho hồ và đê tích nước. • Thiết kế và xây dựng kém dẫn đến xói mòn và lụt. 1.3.11.4. Điều kiện áp dụng * Yếu tố sinh học tự nhiên -Các loại đất không giữ được nước và có độ thấm thoát cao cần được tráng đáy hồ bằng giấy plastic hay sét nặng. * Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội -Nông dân có thể không ưng thuận để dành một diện tích đất làm hồ chứa nước. -Chính sách sử dụng đất đai có ảnh hưởng quyết định của nông dân -Không có đủ lao động. -Vốn vay hay vốn của nông trại có thể không sẵn có -Đòi hỏi các kiến thức và kỹ năng để xây dựng và quản lý hồ và hệ thống thuỷ lợi nhỏ. 1.3.12. Canh tác nương rẫy không đất 1.3.12.1. Đặc điểm Đây là kiểu canh tác quảng canh rất phổ biến ở các nước Đông Nam á, đặc biệt là để canh tác lúa nương và khoai sọ, hệ canh tác lấy cây sắn là cơ bản. Nó còn được gọi là kiểu canh tác du canh, phát chọc lỗ bỏ hạt. Tuy nhiên phần lớn là sau khi phát để khô rồi đất và chọc lỗ, bỏ hạt, còn phương thức canh tác nương rẫy không đất có nhiều ưu điểm hơn đất (nông dân ở Papua New Guinea sau khi chặt phát cây thì không đất mà dọn xếp theo đường đồng mức, sau đó chọc lỗ và bỏ hạt một cách đơn giản).
- 1.3.12.2. Lợi ích • Sử dụng các chất dinh dưỡng chứa trong sinh khối của thảm thực vật. Kiểm soát cỏ dại trong 3 tháng đầu và hoa màu mọc nhanh giữ được độ ẩm của đất. Đây là một phương pháp đơn giản để chuyển hoá đất rừng thành đất canh tác. • Lớp thực vật không đất che phủ đất ngăn cản lực xung kích của giọt mưa tăng lượng nước thấm vào đất hạn chế dòng chảy mặt. Phối hợp để canh tác hoa màu có của Không gây khả năng cháy rừng. 1.3.12.3. Các giới hạn • Dễ làm xói mòn đất và thất thoát dinh dưỡng của hệ sinh thái. • Chỉ có thể dùng khi làm đất có giới hạn hay canh tác không cần làm đất, nhất là khi lớp phủ thực vật nhiều. 1.3.12.4. Điều kiện áp dụng * Yếu tố sinh học tự nhiên -Không thể trồng hoa màu dày tối đa do đất dốc khó canh tác * Yếu tố dân sinh kinh tế xã hội -Cần nhiều công lao động để phát rừng -Chỉ phù hợp nơi có dân số ít -Không áp dụng được nếu thời gian bỏ hoá ngắn hơn 10 năm và đất chưa phục hồi và còn bị xâm nhiễm bởi cỏ dại. -Yếu tố tâm lý của nông dân vẫn tin tưởng rằng đất sẽ cải thiện được độ phì của đất. Ngoài các kỹ thuật trên còn có thể áp dụng các kỹ thuật đơn giản khác như: Sử dụng phân hữu cơ. Kỹ thuật làm đất tối thiểu (như cuốc hố, trọc lỗ để tra hạt, trồng cây Kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm trong chuồng Các kỹ thuật này đơn giản và cũng có thể áp dụng trong trang trại nông lâm kết hợp góp phần sử dụng đất bền vững.
- 1.4. KỸ THUẬT LÀM THƯỚC CHỮ A VÀ XÁC ĐỊNH ĐƯỜNG ĐỒNG MỨC BẰNG THƯỚC CHỮ A 1.4.1. Cách làm một khung chữ A Khung chữ A là một dụng cụ tự làm, đơn giản cho nông dân ít có điều kiện hiểu biết và trang thiết bịđo đạc đắt tiền để xác định các đường đồng mức. Bất kì một nông dân cá thể nào cũng có thể tự làm khung chữ A bằng các vật liệu có sẵn tại địa phương. Để làm một khung chữ A, cần dùng các vật liệu và thực hiện các bước sau: 1. Dùng các vật liệu: - 3 cây tre hay gỗ có đường kính 3 - 4 râm (2 thanh phải có chiều dài 2,1m và thanh còn lại dài 1,2m). -Dây bền, chắc để buộc hay đóng đinh -Một viên đó bằng nắm tay hay bất kỳ vật nào nặng tương tự. Buộc hay đóng đinh 2 thanh dài ở 1 đầu cách phân cuối chừng 10 cái. Phải đảm bảo chúng được buộc chắc chúng vào nhau tạo thành chân của một khung chữ A. nên tạo các khấc ở tại nơi tiếp xúc để cho 2 thanh cây không được lên nhau. Kéo hai chân và buộc chắc với thanh cây ngắn hơn còn lại để tạo thần khung chữ A. Buộc hay đóng đinh chắc thanh ngang (khoảng kiếm từ mỗi đầu thanh làm chân) vào điểm giữa của mỗi chân chữ A. Thanh ngang sẽ đỡ và giữ cho chân của khung và sẽ dùng để hướng dẫn trong công việc xác định mặt ngang của vị trí. 4. Cột một đầu sợi dây vào đỉnh của khung. 5. Đầu dây còn lại được buộc vào một viên gạch, đá làm dây dọi, viên đá phải đủ nặng để khi cân bằng nó sẽ không bị lay động bởi gió. Vị trí của viên đó phải ở dưới thanh ngang khoảng 20cm. 1.4.2. Cân bằng khung chữ A 1. Tìm một bề mặt đất có mặt bằng hộp lý và đặc khung chữ A ở vị trí ngay thẳng. đánh dấu 2 vị trí nơi các chân (A và Bị của khung chạm mặt đất (hình 1). Sau đó đánh dấu thanh ngang nơi dây dọi cắt qua. 2. Đổi ngược vị trí của các chân khung chữ A sao cho chân A tiếp xúc mặt đất ở điểm đã đánh dâu B và ngược lại. Một lần nữa, đánh dấu lại thanh ngang nơi dây dọi
- cắt qua. Nếu 2 điểm làm dấu chồng lên nhau, điều đó có nghĩa là đã tìm ra điểm giữa của thanh ngang và rằng khung chữ A đã được đặt trên mặt đất bằng. Nếu 2 điểm làm dấu cách nhau, đánh dấu điểm cân bằng ở giữa 2 dấu trên (xem hình 2). 3. Để chính xác, di chuyển 1 chân vòng quanh cho đến khi dây dọi cắt qua lại ởđiểm giữa Đánh dấu vị trí của chân tại vị trí này và hoán chuyển chân của khung, nếu dây dọi vẫn cắt qua cùng điểm thì điểm cân bằng khung chữ A đã được xác định.
- 1.4.3. Xác định đường đồng mức Cắt cỏ mọc cao và dời các chướng ngại vật giúp chúng ta đi lại dễ dàng, hai người thực hiện công việc này là nhanh và dễ làm, một người dùng khung chữ A trong khi người kia đánh dấu vị trí của đường đồng mức. Bắt đầu từđiểm cao nhất của đất canh tác, dẫn các cọc đầu tiên ở rìa khu vực và đặt vị trí của khung chữ A ở gần sát và ngay ở trên cọc Điều chỉnh chân phải của khung chữ A sao cho dây dọi đi ngang qua điểm giữa của than ngang (điều này có nghĩa là chúng ta đã xác định được đường đồng mức). Đánh dấu điểm này bằng cách đóng một cọc khác ngay ở sát trên chân phải khung chữ A. Di chuyển khung chữ A sang bên phải bằng cách đặt chân trái của khung chữ A ở vị trí chân phải của khung ở lần cân bằng trước. Điều chỉnh lại khung để khung cân bằng, 1 lần nữa đánh dấu vị trí chân phải bằng 1 cọc Tiếp tục làm cho đến ranh giới đối diện của khu vực. Lập lại các bước 2 - 4 cho đến khi chúng ta vạch được đường đúng mức đến chân của đồi dốc. Khoảng cách thẳng đứng giữa các đường đồng mức nên là 1,5 m (khoảng cách sẽ thay đổi tuỳ theo độ dốc của đồi) mà chúng ta có thể xác định dễ dàng nhưở hình 3 bằng tầm vóc của một người cao 1,6 m. Sau khi các đường đồng mức đã được xác định, nên điều chỉnh một vài cọc mốc để tạo nên đường cong hợp lý, thẩm mỹ cho đường đồng mức tránh ảnh hưởng của thế đất bất đều. Để thực hiện, đơn giản chỉ dịch lại các cọc lệch quá xa đường đồng mức.
- 1.5. KỸ THUẬT CANH TÁC NÔNG LÂM KẾT HỢP TRÊN ĐẤT DỐC Tàn phá rừng, xói mòn đất và kỹ thuật trồng không thích hợp là ba nguyên nhân chính yếu gây ra sản lượng thấp trong canh tác nông lâm đưa lại tình trạng nghèo đói triền miên ở vùng cao. Kỹ thuật nông lâm kết hợp đang ngày càng trở nên một trong các kỹ thuật bền vững cho một nền sản xuất cung cấp lương thực đầy đủ và tạo thêm thu nhập cho vùng này SALT-3 là một kỹ thuật nông lâm kết hợp trên đất đồi núi mà sau đây là cách thức để xây dựng nó: Bước 1: Tạo dựng vườn ươm nông lâm Bảo đảm cung cấp đầy đủ vật liệu gây trồng cho trang trại nông lâm bằng cách xây dựng vườn ươm tại chỗ. Một vườn ươm có kích thước 5m x 10m có thểđáp ứng đủ nhu cầu về vật liệu gây trồng cho 2 ha đất. Hãy xây dựng vườn ươm ở nơi thuận tiện cho việc đi lại với các khu sản xuất như: luống đặt bầu, nơi cấy cây con, luống gieo hạt v.v Các thiết bị cơ bản cần có là vòi tưới phun, xẻng, thuổng, cuốc, mai bóng cây, cào v.v Bước 2: Chăm sóc nuôi dưỡng cây con Để cây con sinh trưởng tốt và có tỉ lệ sống cao sau khi trồng, phải tạo cây con khoẻ mạnh và chất lượng cao. -Gieo hạt: Phần lớn các hạt cây của lâm nghiệp thường có vỏ cứng khó nảy mầm nên cần xử lý trước bằng biện pháp cơ học hay nước nóng Trở ngại thông thường cần được quan tâm khi hạt nảy mầm là bệnh rạp cây hay bệnh lở cổ rễ và côn trùng ăn lá cây Do vậy phải khử trùng đất trước khi gieo hạt để tránh bệnh rạp. Chỉ dùng thuốc sát trùng khi cần. Luống gieo hạt và luống cây, cây con phải được giữẩm thường xuyên, phải tủ bề mặt liếp và che bóng cho cây con * Cấy cây con: Cắt xén rễ các loài cây được trồng theo cách trồng cây con rễ trần (Nhạc ngựa, Tếch ). Không để cỏ dại cạnh tranh với cây cấy. Bón phân được tiến hành song song với tưới nước trong thời gian cách xa thời điểm xuất cây đi trồng. Hoà tan phân hỗn hợp (14 - 14 - 14 hay 15 - 15 - 15 ) với nước theo một tỷ lệ 10g cho một lít nước. Huấn luyện cây con cứng cáp từ từ bằng cách để cây con chịu đựng với các điều kiện khó khăn tương tự nơi trồng. Nên việc thực hiện điều này từ 3 - 6 tháng trước khi trồng cây. Cây con đủ tiêu chuẩn xuất vườn phải có khả năng chịu đựng tốt, tán phát triển tết và hệ rễ phát triển dày với nhiều rễ lông hút mịn. Bước 3: Trồng cây lương thực và hoa màu trên nửa phần dưới của nông trại Nên trồng cây hằng năm ở các băng thứ nhất và thứ hai. Băng là giải đất rộng từ 4 - 5m chạy theo đường đồng mức. Tuỳ theo điều kiện hoàn cảnh của nông trại, chọn
- trồng các loài cây lâu năm như Chanh, Cà phê, Ca cao, Chuối, Tiêu ở tất cả các băng thứ 3. Sau đó, trồng xen với chúng các loài cây ăn quả lâu năm như: Chôm chôm, Sầu riêng, Dâu da, ổi, Nhãn, Vải, Na, Cam, Quýt, Hồng xiêm, Quất hồng bì theo các khoảng cách thích hợp. Càng trồng sớm cây lương thực hoa màu, sẽ càng được nhanh chóng thoả mãn các nhu cầu thiết thực theo các bước của SALT -Để trồng cây hoa màu hàng năm. Bước 4: Chuẩn bị địa điểm trồng cây gỗ lâu năm Chọn địa điểm trồng cây rừng ở nửa phần trên cao của trang trại nông lâm, dành phần dưới thấp cho canh tác hoa màu được hưởng các lợi ích phát sinh ra từảnh hưởng của cây gỗ như: Chất dinh dưỡng, độ ẩm được bảo vệ. Ở những nơi đất quá dốc và bị xói mòn mạnh, phải chú ý tránh thúc đẩy xói mòn do khai quang khu vực. Có thể xử lý thực bì từng phần hay toàn diện sao cho phù hợp với điều kiện của thực tế, tránh đất thực bì. Bước 5: Phân lô và cự ly trồng cây gỗ nhằm đạt 3 mục tiêu như cải tạo đất, cung cấp chất đất sản xuất gỗ xây dựng có thể sử dụng khoảng cách cây trồng gần băng kỹ thuật trồng cây với mật độ lớn trong các lô trồng rừng nhỏ. Bước 6: Trồng cây Việc này tiến hành càng sớm càng tết với các tỉnh phía bắc nên trồng vào vụ Xuân hoặc Thu còn ở các tỉnh phía Nam nên tiến hành từ đầu mùa mưa đến giữa mùa mưa để cây trồng có thể sống được trong mùa khô kế tiếp. Nên trồng cây theo đường đồng mức mặc dù điều này không bó buộc chặt chẽ. Lưu ý không làm vỡ bầu đất khi đặt cây con trồng. Mặt bầu phải hơi thấp hơn hoặc bằng với miệng hố trồng. Đất phải được lấp vào hố và được nén chặt quanh cây con. Để giúp cây con hồi phục tại đất thoái hoá, nên bón lót từ 50 đến lòng phân hỗn hợp (14-14-14) trộn với phân me (46-0-0) theo tỷ lệ 50:50. Nên tủ gốc để đảm bảo cây con hồi sức nhanh. Bước 7: Trồng xen cây và hoa màu Các loài cây hoa màu và cây thu hoạch nhanh và trung bình được xen trong phần đất trồng cây lâm nghiệp trong 2 năm đầu. Các loài cây thu hoạch lâu dài như tiêu đen và mây song có thể được trồng từ năm thứ hai Có thể nuôi thêm gia cầm như : ngỗng, gà tây, vịt và gà cũng như các loại gia súc nhỏ như dê, cừu dưới tán cây trồng lâm nghiệp trong những năm kế tiếp. Để quản lý đất hiệu quả, luân canh trồng cây ngắn ngày bằng các loài cây bộ đậu với các loài cây không phải bộ đậu trong từng khu vực canh tác. Bước 8: Cải thiện quần thụ cây rừng
- Ngoài chăm sóc, làm cỏ quanh gốc cây định kỳ và chặt tu bổ để cải thiện quần thụ trồng phải tỉa các cá thể dị dạng và trồng dặm lại những nơi trống nếu cảm thấy cây trồng dặm có thể phát triển theo kịp. Tuy nhiên, trồng dặm là một công việc mất thì giờ và tốn kém nên chỉ thực hiện khi cần giữ mật độ cao cho rừng cây. Công tác này nên làm khi tỷ lệ cây chết của quần thụ cao hơn 30%, trồng dặm cũng phải tuân thủ thời vụ và kỹ thuật như khi trồng chính. Bước 9: Thu hoạch sản phẩm nông lâm thường xuyên Định kỳ thu hoạch sản phẩm để làm vệ sinh cho trang trại nông lâm kết hợp. Tất cả sản phẩm có ích và dùng được trong nông trại đều được thu hoạch, chế biến và tiếp thị. Với lâm nghiệp, lá cây làm thức ăn gia súc, gỗ chất đất và gỗ tròn lấy ra từ tỉa thưa là các sản phẩm thu hoạch bắt đầu từ năm thứ hai. Phải tỉa thưa làng trồng thường xuyên cho đến khi rừng cây đạt đến mật độ đòi hỏi sau cùng 2. CÁC KỸ THUẬT ÁP DỤNG TRONG TRANG TRẠI NHỎ NÔNG LÂM KẾT HỢP 2.1. KHÁI NIỆM VỀ TRANG TRẠI Trang trại là một hình thức tổ chức kinh tế cơ sở của nền sản xuất xã hội dựa trên cơ sở hợp tác và phân công lao động xã hội bao gồm một số người lao động nhất định được chủ trang trại tổ chức và trang bị tư liệu sản xuất để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế quốc doanh phù hợp với yêu cầu của sử dụng đất và lao động theo các quy định của nhà nước.Về mặt xã hội, trang trại là một tổ chức cơ sở của xã hội trong đó có các quan hệ xã hội đan xen nhau, quan hệ giữa các thành viên của hộ trang trại, quan hệ giữa chủ trang trại và lao động thuê ngoài. Về mặt môi trường có thể hiểu như sau: trang trại là một không gian sinh thái trong đó diễn ra các quan hệ sinh thái đa dạng. Không gian sinh thái trang trại có quan hệ chặt chẽ và ảnh hưởng qua lại trực tiếp với hệ sinh thái của vùng, môi trường bao quanh trang trại là môi trường vật lí đó là khí hậu, đất, địa hình, nước, thực vật, cơ sở hạ tầng, đó là môi trường văn hoá xã hội, đó là môi trường chính sách thể chế. Quy mô của một trang trại có thể thay đổi tuỳ theo diện tích sản xuất của nó và nguồn lao động được huy động để sản xuất cũng như mục đích sản xuất như trang trại kinh tế lớn, trắng vừa và nhỏ của gia đình, trang trại để sản xuất theo hướng hàng hoá, sản xuất tự cung tự cấp hay cả hai. Đặc biệt ở các vùng cao thì các trang trại nhỏ là rất phổ biến và cần thiết vì các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, và chế biến nông sản ở đây đã góp phần cung cấp việc làm, lương thực, thực phẩm và thu nhập cho các hộ nông dân 2.2. QUẢN LÝ TRANG TRẠI NLKH 2.2.1. Quản lý các nguồn tài nguyên trong trang trại NLKH
- Một trang trại là một hệ thống canh tác đa dạng và tổng hợp để sử dụng đất theo một mục đích nào đó. Norman đã định nghĩa một hệ thống là: "bất kì một tập hợp gồm các phần tử hay thành phần mà khi hoạt động chúng quan hệ ràng buộc với nhau". Do vậy một hệ thống trang trại NLKH được xem như là một sự dàn xếp chi ly của đất, nước, tài nguyên, hoa màu, vật nuôi, công lao động và các tài nguyên khác trong một môi trường do chủ hộ quản trị theo các kinh nghiệm, khả năng và kỹ thuật có sẵn. 2.2.1.1. Quản lý tài nguyên đất Đất là tài nguyên thiết yếu để sản xuất trong nông nghiệp. Để có thể xây dựng và quản lý một trang trại sản xuất bền vững chủ trang trại cần quan tâm: -Các đặc điểm của đất: Do các trang trịa ở vùng cao thường bịảnh hưởng bởi cách canh tác nương rẫy, đất đai ởđây thường thoái hoá, nghèo và thiếu các kỹ thuật bảo tồn thích hợp nên năng xuất cây trồng và vật nuôi thấp. Địa hình và địa mạo của đất trang trại chi phối đến sự sản xuất của trang trại đặc biệt ở vùng cao như độ dốc, hướng phơi, vùng tụ thuỷ, sườn dông v.v. Quan tâm đến các đặc điểm này sẽảnh hưởng trực tiếp đến các sản xuất trong trang trại nhằm hạn chế hiện tượng xói mòn đất đai. 2.2.1.2. Quản lý nguồn tài nguyên nước -Khí hậu: Bao gồm nhiều yếu tố nhưng ở vùng nhiệt đới yếu tố mà trang trại cần quan tâm hơn hết là vũ lượng và sự phân bố mưa trong năm vì đa số các trang trại NLKH đều dựa vào nước trời để canh tác. Chế độ mưa phần nào đã xác định loại hoa màu cũng như thời gian canh tác -Nguồn nước: là yếu tố quan trọng để sản xuất nên chủ trang trại cần: • Tận dụng triệt để các điều kiện thuận lợi về nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt. • Có phương hướng sử dụng một cách hợp lý và tiết kiệm. Xây dựng các công trình thuỷ lợi đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm chi phí xây dựng, lợi dụng triệt để tài nguyên bảo vệ đất. • Chú ý bảo vệ các nguồn nước không bì độc hại. 2.2.1.3. Quản lý tài nguyên sinh học -Hoa màu: Một trang trại NLKH bao gồm 2 loại hoa màu chính là cây nông nghiệp ngắn ngày và cây lâu năm kể cả cây rừng. Các trang trại này hiện nay có năng suất kém so với các trang trại ở đồng bằng do loại hoa màu, kỹ thuật canh tác còn thấp, đầu tư ít và có khuynh hướng sản xuất tự cung cấp. Tuy nhiên, chúng lại mang tính đa dạng, bảo tồn cao, và sản xuất kết hợp với nhau giữa các thành phần. -Vật nuôi: Là thành phần đóng góp cho thu nhập của trang trại ở vùng cao, nhất là
- trong mùa khô, là điều hoà sự lao động và thu nhập của trang trại NLKH ở vùng khí hậu gió mùa. Hơn nữa, vật nuôi cũng đóng góp đáng kể cho trồng trọt qua việc cung cấp phân hữu cơ cho canh tác bền vững. -Sâu bệnh, côn trùng và cỏ dại: là các thành phần sinh học mà chủ trang trại phải xem xét do không thể tránh khỏi sự xuất hiện của các sinh vật có hại này trong canh tác. Do hệ canh tác ở vùng cao đa dạng hơn nên bảo vệ thực vật ởđây ít phức tạp như ở vùng đồng bằng canh tác tham canh. Các kỹ thuật bảo vệ thực vật bằng biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại tổng hợp (IPM) thường được các chủ trang trại quan tâm do nó dễ phù hợp với điều kiện tại chỗ. 2.2.1.4. Quản lý tài nguyên con người Tài nguyên con người thường được phân chia làm 2 loại căn cứ vào các yếu tố nội tại hay ngoại vi. Các yếu tố từ bên ngoài (ngoại vi): Là các yếu tố mà chủ trang trại không thể kiểm soát chúng được thí dụ như cấu trúc của làng, xóm, cộng đồng, các phong tục tập quán. Cây trồng và vật nuôi được sản xuất trong trang trại có thể bịảnh hưởng bởi các yếu tố này mà chủ trang trại không thể can thiệp được như vài loại vật nuôi thiêng liêng ở một số tôn giáo. Ngoài ra ảnh hưởng của các luồng đào tạo, quê hương nôi trưởng thành, các nguồn hỗ trợ từ bên ngoài, v.v.v. cũng chi phối đến quyết định và hành động của người canh tác. Ví dụ tín dụng hỗ trợ làm thay đổi hàng loạt về loại và quy mô sản xuất của một thành phần canh tác nào đó trong trang trại. Các yếu tố bên trong (nội vi): Đây là những yếu tố nằm dưới sự kiểm soát của chủ trang trại gồm: đất đai, lao động và vốn liếng. Quyết định về diện tích sẽ canh tác, sự dụng lực lượng lao động phù hợp cho cả năm, và nguồn vốn để sản xuất là những điểm mà chủ trang trại phải dự kiến và quản lý 2.2.2. Quản trị trang trại Nông lâm kết hợp Đối tượng chính của kỹ thuật NLKH là các trang trại nhỏ và vừa ở vùng sâu vùng xa Do vậy, tìm hiểu tình trạng hiện tại và môi trường sinh sống của các trang trại là quan trọng để hỗ trợ các kỹ thuật NLKH đồng thời khuyến cáo chủ trang trại có các quyết định phù hợp để sản xuất bền vững. Một nông trại nhỏ và vừa có các đặc điểm thường thấy sau: Nông trại trước hết là nhà hơn là nơi kinh doanh. Các quyết định để sản xuất loài gì và như thế nào bị chi phối bởi các suy nghĩ của các thành viên đang sống trong trang trại. Lưu ý là nông hộ nhỏ thường sản xuất để thoả mãn nhu cầu cho gia đình trước khi chuyển thành sản xuất hàng hoá. Nông hộ nhỏ có khuynh hướng tiêu thụ các nông sản mà họ sản xuất nên loài cây trồng vật nuôi được chọn lựa theo sở thích của họ. -Lao động trong gia đình là chín hơn là thuê mướn lao động bên ngoài -Thị trường của các sản phẩm không rõ ràng, nhập liệu để sản xuất bấp bênh, thời
- tiết khí hậu bất thường, và năng suất và thu nhập kém đã gia tăng mức độ rủi ro trong sản xuất ở trang trại nhỏ và vừa. -Tài nguyên của các trang trại nhỏ bị hạn chế. Vốn hạn chế, quyền sử dụng đất không rõ ràng và các dịch vụ khuyến nông, thị trường, giao thông liên lạc không đầy đủđã làm cho sản xuất ởđây trở nên rất kém và tụt hậu. -Tuy nhiên sản xuất ở trang trại nhỏ rất đa dạng vì Sản xuất đủ loại để tự cung cấp Giảm các rủi ro Điều hoà thu nhập, và Tận dụng tối đa công lao động của gia đình Do thiếu tài nguyên, vốn sản xuất ít, giá cả nông sản thấp, sự sản xuất trong các trang trại nhỏ và vừa thường ở mức thấp hay trung bình. Lao động thường theo thời vụ vì có nhiều công việc trong canh tác. Quản trị trang trại kém do thời gian bị giới hạn. Kết quả này đã chỉ rõ sự phức tạp của các trang trại nhỏ và vừa. Tại đây, sự sản xuất hoa màu không thể được xét riêng lẻ mà phải tìm hiểu mối liên hệ với các thành phần khác trong hệ thống. Ngay cả sản xuất cây nông nghiệp ngắn ngày cũng phức tạp vì trồng nhiều loài xen với nhau. Tóm lại cần nghiên cứu các trang trại này dưới góc độ hệ thống vì chỉ giới thiệu cho họ một kỹ thuật tân tiến như giống lai có năng suất cao là không đủ mà còn xét đến các yếu tố khác như phẩm chất sản phẩm, vốn liếng, phân bón, thuốc sâu bệnh, thị trường, giá cả Trang trại là nơi cung cấp lao động, kỹ thuật, tiền bạc và các tài nguyên khác trong hệ thống sử dụng đất để sản xuất. Khi được quy thành tiền, giá trị của sự tiêu thụ trong nông hộ cung cấp các thông tin về sự sinh sống của cộng đồng và khi phân tích ở mức độ cộng đồng, người ta có thể nhận xét mức độ của cộng đồng chi tiêu hay dành dụm. Kinh tế của một trang trại bao gồm thu nhập, cũng như các tài sản và các khoản nợ. Mô tả sơ lược về kinh tế trang trại bao gồm một tiến trình xác định sức lao động, hàng hoá và thu nhập chia sẻ bởi một nhóm người sống trong cùng một gia đình và xác định các tài nguyên đầy đủ liên hệ đến các nhu cầu của họ. So với các vấn đề khác, mô tả này là một bảng cân đối giữa chỉ tiêu và thu nhập của mỗi thành viên trong nông hộ kèm theo giới tính để phân tích đặc điểm của từng đầu tư về sự quyết đặt, đóng góp, ảnh hưởng và chi tiêu. Một bản sơ lược về trang trại có thể được phát triển nhờ vào sự sử dụng của 3 công cụ đơn giản: Kiểm kê nông hộ (bảng cân đối), tình trạng thu nhập ròng của nông hộ và ngân sách của nông hộ. Tất cả thành viên của nông hộ đều phải tham gia trong quá trình sử dụng các công cụ trên nhằm đảm bảo rằng tất cả công cụ trên đảm bảo rằng tất cả các suy nghĩ của họ đều được ghi nhận và có cùng quyết định. Trước khi bắt đầu dùng các công cụ trên, xác định mỗi thành viên của nông hộ bằng con số, tuổi và
- giới tính. Ngoài ra, cũng phải xác định sử dụng lao động của tất cả thành viên nông hộ ai làm gì, khi nào, ởđâu? chịu trách nhiệm gì? Bảng 3. Thí dụ về bản kiểm kê trang trại Thí dụ: Kiểm kê nông hộ (bản cân đối) Tài sản Tài sản nông trại
- Bảng 4: Thí dụ về bản thu chi của trang trại Thí dụ: Thu nhập hàng năm của trang trại nhiều mục đích: Thu nhập từ hoa màu/giaSố súcGiá 1- Nó giúp gia đình so sánh chi tiêu của họ đối với lượng đơn Tổng số thu nhập, 2 - Giúp họ thảo luận và đồng ý khoản Thu nhập khác: vị 1. Trái cây nào hay hoạt động nào họ sẽ chi tiêu và 3 - Giúp Thí- Khoai dụ: (cân(số c ủđố) i thu 200 chi) Ngân 5 sách 1.000hàng họ lập nên giới hạn (trên cơ sở tháng hay năm) để -Đu đủ (số 1.000 2 2.000 chi tiêu trong gia đình. Cho các nhà phát triển nông nquămả) c ủa nông hộ: thôn, thông tin này có thể rất ích lợi để xác định ai 2. Rau màu là người cần được hô trợ một kỹ thuật cá biệt nào Tình- Ngô tr cảạing (kg) thu nh 1.000ập hàng 4 n ăm củ 4.000a trang -Đỗ ngọt (kg) 1.000 7 7.000 đó (cho một lượng lao động cố định nào đó) và khả trại 3. Vật nuôi năng của nông hộ đầu tư vào các hoạt động mới Công- Bán dêcụ này diễn 1tả ngu 1000ồn và tổng 1.000 số thu với các giả định may rủi của chúng Tổng số: 15.000 nhập của nông hộ. Đó là một dụng cụ rất 1. Mời toàn thành viên của gia đình liệt kê các hữu ích cho nông hộ để phân biệt tầm quan khoản chi tiêu của họ từ thu nhập. trọng của các hoạt động tạo thu nhập cho họ. 2. Liệt kê chi tiêu bình quân hàng tháng. 1. Liệt kê các thu nhập do bán hoa màu và 3. Nhân với 12 tháng để tính được chi tiêu hàng năm của mỗi khoản. vật nuôi quanh năm: 4. Cộng tổng số các chi tiêu hàng năm của mỗi -Số lượng của sản phẩm tính bằng đơn vị khoản chi để có được tổng chi tiêu hàng năm cái, con hay khô cho từng thứ. của nông hộ. Số Giá Tổng -Ước lượng giá hiện thời của từng sản phẩm. sô 2. Liệt kê các ngulượồngn thu đơnhnậ p khác 3. Điền thêm vào các vkhoị ản thu nhập từ 1. Bánnông củ itr (siạiế vàt) các 500 ngu ồn 10khác đ 5.000óng góp vào 2. Gỡ tiền, hàng 10 50 4.000 3. Làmtổng thuê thu nhập c ủa nông h ộ. Để tính500 thu nhập (ngày)thu ầ n, các chi phí cho m ỗi ngu ồn thu nhập Tổngph sảối: đượ c trừđ i. Đây là chi phí9.500 để s ả n xuất (như phân bón, hạt giống, thức ăn gia súc ). Cân đối thu chi của nông hộ Ngân sách hàng năm của nông hộ dùng cho
- 2.2.3. Kỹ thuật quản lý trang trại giúp tăng cường bảo vệđất và nước Cần quan tâm đến các kỹ thuật sau: Áp dụng các kỹ thuật luân canh tết như luân canh cây lương thực với các hoa màu họ đậu. Nên trồng xen cho vụ canh tác thứ hai. Gieo các loại hoa màu thứ 2 khi loại thứ nhất còn đang phát triển, tránh làm đất them. Trồng xen như trên giúp bảo vệ đất nhờ một lớp che phủ tiếm sau vụ thu hoạch đầu. Luôn luôn canh tác và trồng hoa màu dọc theo đường đồng mức để nước chảy qua các công trình phòng hộ tốt như các bờ tường đá hay đai cây bụi sống ở băng cây đồng mức. Sử dụng toàn bộ chất hữu cơ có sẵn để bón cho đất. Chất hữu cơ giúp cải thiện cấu tượng đất, làm đất tơi xốp hơn và tăng khả năng giữẩm của đất. Không nên đốt các bã cây sau thu hoạch dọn vệ sinh đồng ruộng. Dùng các sản phẩm thân cành nhánh của cây và hoa màu để tạo các rào cản cơ giới giảm xói mòn. Đa dạng hoá cây trồng ở nông trại về cấu trúc và chức năng để phòng hộ đất giảm xói mòn. Chú ý đến cây lâu năm trong trang trại đặc biệt ở các điểm nhạy cảm của đất trang trại. Bảo vệ rừng ở phần cao nhất của nông trại. Các khu rừng này vừa phòng hộ vừa cung cấp gỗ củi và các sản phẩm có ích khác nhằm tăng thu nhập cho nông trại 8. Bảo vệ đất trong giai đoạn bỏ hoá. Sử dụng các chất liệu che phủ mặt đất để bảo vệ đất khỏi phơi ra nắng gắt, bị bào mòn do gió và các trận mưa lớn 9. Nuôi gia súc trong chuồng hay buộc tại chỗ. Chăn thả tự do có thể là một trong những nguyên nhân chính gây ra xói mòn ở vùng cao. Nuôi gia súc trong chuồng để tận dụng nguồn phân cải tạo đất đai. 2.2.4. Kiểm soát lửa rừng trong trang trại Nông lâm kết hợp Lửa là một tai hoạ chính trong suốt mùa khô ở các rừng mới trồng, đặc biệt là các nơi tiếp giáp với các vùng có cỏ tranh, cỏ Mỹ. Sự hiện diện của cỏ khô và các loài cây che phủở rừng trồng trong suất mùa khô làm tăng nguy cơ cháy. Hơn nữa do bất cẩn, một mẩu thuốc lá cháy dở vất bừa bãi cũng dễ gây cháy ở những vùng trên. Để giảm nhiều nhất khả năng gây cháy trong rừng trồng, cần điều phối cỏ khô và các loài cây che phủ trong canh tác. Các biện pháp kiểm soát lửa trong trong trang trại nông lâm kết hợp nhỏ có thể là: 1. Đai ngăn lửa tự nhiên: là các băng không có thực vật tự nhiên để ngăn lửa cháy lan. thí dụ sông, suối, kênh đào, và đường xá là các đường ngăn lửa tự nhiên hiệu quả. Xử lý sạch hay làm giảm thực bì quanh các đai cản lửa trong mùa khô cũng làm tăng khả năng phòng lửa của chúng. 2. Đường cản lửa: là các băng xử lý sạch thảm cây rộng khoảng 10m tạo nên ranh giới của rừng trồng. Có thể dùng cày để tạo nên các băng cản lửa này hoặc dùng biện
- pháp đất trước các thực bì, bồi khô nằm trên băng vào đầu mùa khô. 3. Đốt lửa chặn đầu: để loại trừ các bồi khô và thực bì tránh lửa có thể cháy đến Nếu một đám cháy được phát hiện đủ sớm và gió chuyển hướng thổi đến nơi cháy thì nên tạo các đám lửa cháy lan từ ngoài đến điểm cháy để loại trừ khả năng phát triển rộng của lửa nhờđó ngọn lửa có thể được ngăn cháy lan đến rừng. Đất sửa chặn đầu ở phần cao của một sườn dốc trên ngọn lửa chính để cháy lan lên phía trên.
- 2.2.5. Quản lý dịch bệnh tổng hợp trong trang trại Nông lâm kết hợp (IPM) Quản lý dịch bệnh tổng hợp (Integrated Pest Management) là một lĩnh vực khoa học hướng về sinh thái một biện pháp quản lý quần thể loài dùng phương pháp phối hợp tất cả các biện pháp phòng trừ thành một hệ thống quản lý sâu hại. Trong thực tế IPM là một chiến lược có nhiều chiến thuật nhưng trong những chiến thuật đó khuyến khích lợi dụng các nhân tố phòng trừ tự nhiên, lúc cần thiết mới dùng phương pháp phòng trừ nhân tạo. IPM cần phải chú ý: • Phải phòng trừ sâu hại trên nguyên tắc sinh thái học Không nên tiêu diệt hết sâu hại mà chỉ làm cho số lượng sâu hại duy trì ở mức không gây tổn thất cho kinh tế. • Phải coi trọng nhân tố khống chế tự nhiên, đặc biệt chú ý đến khống chế tự nhiên của các thiên địch, ít hoặc không dùng thuốc hoá học. Như vậy phòng trừ sinh học là một bộ phận quan trọng trong IPM và khi thực hiện IPM cho trang trại nông lâm kết hợp cần phải xem xét quyết định các biện pháp phòng trừ theo thứ tựưu tiên như: • Xác định loài sinh vật gây hại có cần thiết phòng trừ không và quyết định biện pháp phòng trừ. • Tăng cường biện pháp phòng trừ sinh học Coi trọng các biện pháp nông lâm nghiệp chọn các loài cây trồng xen bố trí khoảng cách giữa các loài, tăng tính đa dạng sinh học trong trang trại nông lâm kết hợp • Chọn lọc các loại thuốc hoá học có thể phòng trừ sâu bệnh (ví dụ các chế phẩm sinh học, vi sinh ức chế côn trùng) Xác định ngưỡng gây hại của sâu bệnh. Tính toán các chi phí và lợi ích để xác định hiệu quả kinh tế.
- 2.3. KỸ THUẬT GÂY TRỒNG CÁC LOÀI CÂY TRONG TRANG TRẠI NHỎ NÔNG LÂM KẾT HỢP 2.3.1. Xây dựng và quản lý vườn ươm cây cho trang trại và cộng đồng Khó khăn trong cung cấp hạt giống và chi phí hạt giống ngày càng cao khiến cho cần phải tìm các cách khác nhau làm tăng tỷ lệ sống còn và sinh trưởng của cây con. Vườn ươm đưa lại sự kiểm soát cần có về độ ẩm, ánh sáng, đất và các yếu tố khác, do đó cho phép sản xuất với tỷ lệ cao cây con khoẻ mạnh và cứng cáp. Sau đây là một số bước công việc để xây dựng một vườn ươm thành công. * Chọn địa điểm tốt cho vươn ươm: Địa điểm lý tưởng là một nơi gần nhà (Do vậy, vườn ươm thường được kiểm tra, chăm sóc tốt), đất tốt gần nguồn nước hữu hiệu, không bị che bóng và không bị đọng nước. Nên tránh chọn địa điểm vườn ươm gần nơi đang sản xuất cây cùng loài để khỏi lây lan bệnh tật và côn trùng. Bố trí các luống, các khu vực ươm cây Xây dựng các cơ sở tại vườn ươm Chuẩn bị luống gieo hạt, luống cấy cây. Nếu cần nhiều cây con cho trồng rừng làm chất đốt hay làm gỗ, sản xuất cây con rễ trần và trồng rừng bằng phương pháp cây con rễ trần sẽ dễ dàng hơn và rẻ tiền hơn so với các biện pháp và phương pháp trồng rừng khác. Kỹ thuật này thích hợp nhất đối với các loài cây con khoẻ, chịu đựng tốt, có rễ cọc khoẻ như Nhạc ngựa hay Phi lao. Vận chuyển và trồng cây con rễ trần đơn giản hơn so với cây con nuôi dưỡng trong bầu tạo sẵn. Hạt giống các loài có tỷ lệ nảy mầm hay có xuất xứ không rõ ràng nên, tết hơn, gieo trong luống hay hộc gieo, khay gieo sau đó cấy cây mạ vào bầu đất tạo sẵn, nếu cần. Luống gieo hạt Làm tơi đất và tạo luống nổi có chiều rộng vừa đủ để làm cỏ mà không cần dẫm lên mặt luống. • Trộn thêm phân chuồng và cát, nên trộn đều. Cát cần cho đất thoát nước tết hơn và giúp rễ cây con phát triển sâu. • Làm bằng mặt luống Dùng dao hay cây nhọn để tạo các rãnh cạn gieo hạt. • Gieo hạt (có xử lý nếu cần) theo các rãnh phải để đủ khoảng trống cho cây con sinh trưởng nếu được nuôi thành cây con rễ trần tại luống. Nếu cây con còn ở dạng mạ ra bầu hay luống, có thể gieo hạt dày hơn. • Tủ rãnh gieo mỏng bằng đất không dày quá bề dày của hạt gieo Rải đều tro trên khắp mặt tiếp để phòng ngừa kiến và ốc sên ăn cây mới nảy mầm.
- Tưới nước cho luống gieo Tránh làm hạt gieo bị cuốn trôi bởi các trận mưa lớn bằng cánh phủ nên mặt luống các mảnh ngon mỏng, cách mặt luống 5-10 cm.
- Hộp gieo hạt Dùng hộp để gieo hạt trong trường hợp hạt nhỏ như hạt Bạch đàn và Phi lao Nó là một hộp gỗ hay chậu có đục lỗ nhỏởđáy được kê cao cho dễ thoát nước. Chuẩn bị hỗn hợp gieo gồm các phần đều nhau đất mặt, cát và phân chuồng. Nếu được nên sàng hỗn hợp qua rây lỗ mịn và phải đập vỡ các cục đất lớn. Cho vào đáy hộp một lớp sỏi và đá nhỏ trước khi đổ hỗn hợp vào hộp. Rót nước sôi vào hộp và hỗn hợp đất để khử trùng tránh bệnh rạp cây và các loại bệnh cây khác. Nhiều loại cây con ăn quả thông thường được nuôi trong bầu để tạo gốc cho ghép mắt hay ghép ngọn. Phải chuẩn bị bầu đất cho cây con khi hạt giống bắt đầu nẩy mắn như chọn vỏ bầu, đục lỗ, đổ hỗn hợp vào đến mép của túi, xếp túi bầu ngay thẳng và sát nhau trên liếp đặt bầu. kích thước túi bầu chất dẻo nhỏ (kích thước 10cm x 15cm) dành cho cây con lâm nghiệp và các loại cây con sẽ được nuôi dưỡng trong vườn ươm từ 4 đến 6 tháng. Đối với cây con được nuôi lâu hơn 6 tháng trong vườn ươm hay các loại cây ăn quả được sản xuất làm gốc ghép, nên sử dụng các túi bầu lớn ( 1 5cm x 20cm) và bền hơn. Vỏ bầu làm ống tre cũng thường được dùng bằng cách cưa đôi ống tre theo chiều dài và đục lỗở vách ngăn giữa hai lóng tre cho thông nước. Hai mảnh ống tre sẽ được ghép và cột để tạo thành bầu để cấy cây mạ. Lợi điểm của bầu ống tre là tháo vỏ bầu khi trồng cây và dừng lại được. Một loại vỏ bầu không đáy làm bằng các lon thiếc cũng được sử dụng bằng cách nén đất ởđáy lon tạo đáy sau đó cho hỗn hợp ruột bầu vào. Vỏ bầu lá chuối và một số lá cây khác cũng được dùng để tạo bầu đất nuôi cây con, nhưng phải thay thế thường xuyên vì chúng dễ bị mục. * Cấy cây mạ vào túi bầu: Cây con đủ tiêu chuẩn để cấy vào túi bầu riêng lẻ khi đã phát triển ít nhất hai lá thật. Phải tưới nước cho cây cấy và bầu đất trước khi cấy cây sau đó hai giờ sẽ cấy cây con. Dùng một que nhọn gọi là que cấy để khoan một lỗ nhỏ trong bầu đất. Cấy cây mạ cho một bầu đất, chú ý giữ cẩn thận hệ rễ của cây mạ thẳng và không bị tổn thương khi cấy. Nên cấy ngay lập tức sau khi cây mạ được nhổ ra khỏi liếp gieo. Cuối cùng dùng ngón tay ấn nhẹ quanh gốc cây cấy đểđảm bảo cây con dược cấy ổn định. * Chăm sóc cây con trong vườn ươm bằng các biện pháp kỹ thuật sau tưới nước vừa đủ, làm cỏ phá váng khi cần thiết, xén tỉa rễ cây con hay đảo bầu và sau cùng làm cứng cáp cây con một thời gian trước khi đem ra trồng bằng giảm lượng nước và phân bón.
- 2.3.2. Kỹ thuật trồng cây bản địa, đa dụng trong trang trại nhỏ nông lâm kết hợp • Bố trí vị trí trồng Tuỳ đặc điểm đất của trang trại mà bố trí vị trí trồng cây gỗđa tác dụng, có thể chúng được bố trí trồng ở phần đỉnh đồi hay những sườn quá dốc, cũng có thể trồng thành các hàng ranh cây, hành rào xanh với mục đích phòng hộ là chính cũng có khi được trồng rải rác với mục đích là che bóng và cải tạo đất, cũng có thể trồng thành từng khu với mục đích sản xuất gỗ, củi. Ở các tỉnh miền Bắc các cây bản địa đa tác dụng được chọn trồng. Ở phần đỉnh đồi như Lát hoa, Mỡ, Trám, Sấu, với mật độ 1000 -1500 cây/ha còn ở phần chân được trồng các loài cây như Trám, Tai chua, Dọc, Tre luồng. Ở các tỉnh miền Trung và miền Nam phần đỉnh đồi thường được trồng các loài cây như Bời Lời đỏ, Tếch, long não, sến, mật, giỏi. Các cây trồng làm hàng rào xanh thường được bố trí trồng với mật độ dày từ 2 -3 hàng cây, các băng xanh thường cách nhau từ 5 - 10 m, các cây thường được sử dụng là các cây thuộc họ đậu như Keo dậu, keo lá năm, Keo tai tượng, Cốt khí, Đậu triều, keo lá phượng. • Chọn loại cây trồng Phải căn cứ vào mục đích kinh doanh đó là sản xuất hay phòng hộ hay kết hợp che bóng, cải tạo đất cùng điều kiện sinh thái nơi trồng để chọn loài cây trồng. Tuy nhiên còn một vấn đề quan trọng nữa là trong trang trại NLKH còn bố trí trồng nhiều loài cây công nghiệp, cây thân thảo, do đó khi chọn cây thân gỗđa tác dụng cần phải chú ý đến khả năng trồng xen này. Nếu loài cây được chọn trồng để chắn gió, cần có hệ rễăn sâu, có tán lá phù hợp với yêu cầu chắn gió, dễ tái sinh, không rụng lá về mùa có gió hại, không cạnh tranh với cây trồng xen và có khả năng tận dụng các sản phẩm ngoài gỗ để tăng thu nhập cho người dân. Nếu loài cây được chọn làm hàng rào xanh trên đất dốc, làm hàng ranh cho nông trại phải có đặc điểm mọc nhanh có khả năng tái sinh chồi tốt, có khả năng chịu hạn, cải tạo đất, cho nhiều giá trị sử dụng. Ởđây các loài cây được chọn thường là cây họ đậu như Keo dậu, Keo lá tràm, Keo tai tượng. Các loài cây bản địa thường được trồng tập trung trên đỉnh đồi và rải rác trên sườn dốc với mục tiêu phòng hộ kết hợp với tận thu các sản phẩm ngoài gỗ như Trám, sấu, Dọc,Tai chua, Mỡ, Giẻ, long não, Sến mật, Giới, vì các loài cây này có tán lá rộng, bộ rễ sinh trưởng mạnh, ngoài sản phẩm gỗ củi còn cho nhựa, lá, hoa • Xác định thời vụ trồng Tuân thủ thời vụ trồng rừng, tuy nhiên mức độ nghiêm ngặt còn tuỳ thuộc vào đặc tính vi sinh vật học của từng loài cây và vật liệu trồng (cây con, hạt, hom ), ở các tỉnh phía Bắc nên trồng vào vụ Xuân và vụ Thu, nơi có ảnh hưởng gió tây khô nóng nên trồng vào vụ Thu, các tỉnh phía Nam nên trồng vào mùa mưa. Tuy nhiên trong kỹ thuật
- nông lâm kết hợp, cần chú ý sự phối hợp cây thân gỗ với cây ngắn ngày là rất mềm dẻo, tuỳđiều kiện tự nhiên và đặc điểm các loài cây trồng phối hợp, có thể cùng trồng một thời vụ, cũng có thể trồng kế tiếp sau một vụ hay vài vụ. Ở các tỉnh miền Bắc cây Quế được trồng sau khi trồng các loài cây che bóng l vụ. Cây che bóng có thể là Sắn, keo dậu, đậu triều, hoặc cốt khí, loài cây sến mật được trồng sau khi trồng cây tạo bóng là các loại keo hoặc cốt khí, đậu triều 1 năm • Xác định mật độ trồng Khi xác định mật độ trồng cần xem xét đến mục đích trồng các loài này trong trang trại NLKH và đặc điểm đất trồng. Nếu mục đích là phòng hộ và đất xấu thì nên trồng dày, nếu là trồng che bóng, hay thực hiện Taungya thì mật độ nên thưa, hơn nữa còn tuỳ thuộc vào việc trồng thuần loài hay hỗn loài, phương thức hỗn loài ở các nông trại của nông dân miền Bắc Việt Nam các loài cây thân gỗđa tác dụng được trồng ở phần đỉnh đồi với mật độ khá dày vì thế chỉ nên trồng cây ngắn ngày trong 1 - 3 năm đầu. Tuy nhiên tuỳ mục đích kinh doanh nếu mục tiêu chính là nguyên liệu giấy với các loài cây như Thông, Mỡ, Keo, Bồ đề thì mật độ 1500 - 2500 cây/ha. Nếu với mục tiêu gỗ lớn thì mật độ thưa hơn như loài cây Sến mật, Lát hoa, Tếch, mật độ từ 800 1500 cây/ha và như vậy khả năng trồng xen cây ngắn ngày (lúa nương, ngô, đậu, dong riềng, sả ) có thể kéo dài 5 -6 năm. Nếu với mục tiêu phòng hộ và tận thu sản phẩm ngoài gỗ, các cây bản địa đa tác dụng được trồng rải rác trên đất nông trại, như các loài Trám, Sấu Dọc, Tai chua xen với cây ăn quả và cây công nghiệp mật độ xác định chỉ 200 - 300 cây/ha và như vậy sẽ tạo ra được hệ thống nhiều tầng tán. Nhân giống vô tính cây ăn quả Trong vườn ươm NLKH nông dân có thể nhân giống vô tính cho cây ăn quả bằng nhiều cách khác nhau. Mục đích của nhân giống vô tính là tạo ra một lượng cây con có phẩm tính di truyền tương đương với một cây có phẩm tính tốt gọi là cây đầu dòng. Nhân giống vô tính cây ăn quả hay cây rừng tuỳ thuộc vào sự phong phú có sẵn của vật liệu ghép tháp của các cây có phẩm tính tết và vào khả năng phát triển giữ được các phẩm tính này sau khi ghép hay tháp Có nhiều kỹ thuật nhân giống vô tính như sau: 1 . Tách chồi non cho chuối và dứa
- 2. Tách gốc chuối 3. Giâm cành và rễ cây rừng và cây ăn quả 4. Chiết cây áp dụng cho các loại cây như chanh, cam, xoài, ổi, bưởi, vải, quýt và nhiều loại cây rừng khác. 5 . Ghép nhánh: dùng cho các loài cam, chanh bưởi, quýt, vải, ổi, xoài, 6. Ghép mắt hình chữnhật hay hình thuẫn được áp dụng cho nhiều loại cây ăn quả
- 6. Ghép mắt hình chữ nhật hay hình thuẫn được áp dụng cho nhiều loại cây ăn quả 2.4. KỸ THUẬT HẠN CHẾ CẠNH TRANH CỦA HOA MÀU TRONG TRỒNG XEN THEO BĂNG TRONG TRANG TRẠI NLKH Khuyết điểm của trồng xen theo băng là sự cạnh tranh giữa cây/bụi và hoa màu lương thực về ánh sáng, không gian sinh trưởng, nước, và khoáng dinh dưỡng. +) Các biện pháp làm giảm cạnh tranh về ánh sáng -Thiết kế hàng trồng, canh tác theo hướng Đông - Tây để tránh cây trồng che bóng trên hoa màu. Sử dụng loài cây gỗ, cây bụi có đặc tính tự rụng cành nhánh sau những kì tỉa cành thường xuyên (ví dụ: Keo dậu, và loài keo dậu chịu đất acít). Sử dụng các loài cây gỗ/cây bụi có tán nhỏ và ít cành nhánh cản ánh sáng như,(Cassia spectabilis, Sesbania grandiflora- so đũa, Moringa olelfera- chùm ngây) Sử dụng các loài cây gỗ/cây bụi có tán thưa cho phép ánh sáng xuyên qua hay các loài rụng lá theo mùa (sống rắn, Anh đào giả, Lõi thọ)
- -Sử dụng các loài cây gỗ/cây bụi có thể chịu được bóng che trong giai đoạn đầu. -Canh tác các loài hoa màu không che bóng rộp nhiều ảnh hưởng xấu đối với sinh trưởng của cây mới trồng. -Chọn hoa màu trồng không phải là loài dây leo. +) Biện pháp làm giảm cạnh tranh về nước và dưỡng chất -Sử dụng loài cây gỗ/bụi và hoa màu mà vật rụng của chúng có lợi cho đất (dễ phân huỷ, lá chứa nhiều chất dinh dưỡng) như Albizzia lebbek, A. lebbeckoides, Alnus spp, Cassia siamea. -Dùng các loài cây gỗ/bụi và hoa màu có thể cố định được đạm tự do (Leucaena spp, Albizzia spp, Alnus spp). -Trồng các loài cây gỗ/bụi có hệ rễăn sâu hơn rễ các loài hoa màu nhờ vậy chúng có thể hấp thu nước và dưỡng chất ở tầng đất sâu hơn (Calliandra calothyrsus, Cassia siamea, Pithecellobium dulce, Flemingia macrophyllal).
- -Tránh trồng các loại hoa màu (như mía, sắn) làm kiệt đất -Áp dụng biện pháp luân canh. +) Biện pháp làm giảm sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng Trồng các loại cây đa dụng (ví dụ vừa làm thức ăn gia súc vừa cung cấp củi đốt). Trồng phối hợp cây gỗ và cây bụi để sản xuất thêm lương thực (Cajanus cajan:đậu triều, Sesbania grandiflora: so đũa, Spondlas purpurea). -Chọn khoảng cách thích hợp để trồng các hàng cây gỗ/bụi tạo khoảng sống đầy đủ cho cây hoa màu (ít nhất 5m). -Cắt rễ ngang của cây trồng quá phát triển cạnh tranh vào vùng đất canh tác hoa màu bằng cày hay dùng xẻng xén rễ. 2.5. KỸ THUẬT CẤT TỈA MÉ NHÁNH CÂY +) Mục đích của tỉa nhánh -Cắt bỏ các nhánh cây và bộ phận khác của cây không cần thiết. -Tạo và giữ hình dạng mong muốn của cây. -Tái sinh lại cho cây đã già (đối với các loài có khả năng tái sinh chồi gốc). -Tạo điều kiện cho không khí và ánh sáng xâm nhập xuyên qua tán cây. -Thúc đẩy cây ra hoa và cải thiện chất lượng của quả hạt.
- -Giúp đỡ thực hiện các kỹ thuật canh tác (tưới phun, thu hoạch, kiểm tra cây). -Cải tạo cấu trúc của cây nhằm gia tăng sức chịu đựng của cây đối với gió bão. +) Thời điểm thích hợp để tỉa cành - Sau mùa thu hoạch -đối với cây cho quả hạt. -Trước mùa mưa, cắt tỉa nhẹ hay mé nhánh nên tiến hành. -2 - 3 tháng trước mùa mưa tới, để tái sinh mới lại. -Khi cây bị nhiễm bệnh, phải tỉa bỏ cành nhánh và bộ phận bị nhiễm. +) Các kỹ thuật chính trong cắt tỉa mé nhánh 2.6. KỸ THUẬT CHĂN NUÔI Vật nuôi trong các trang trại NLKH đóng góp lớn cho sự bền vững của hệ thống vì nó cung cấp nguồn thu nhập điều hoà cho trang trại đặc biệt vào thời kì giáp hạt và nguồn phân hữu cơ để phục hồi lại đất đai. Ngoài ra, thành phần vật nuôi còn tận dụng hết các nguồn nguyên liệu sẵn có trong hệ thống để nâng cao sức sản xuất của đất đai. Trong kỹ thuật NLKH quyết định dựa thành phần vật nuôi là điểm quan trọng hơn cả.
- Chăn nuôi trong trang trại NLKH là một hoạt động sản xuất có quan hệ tương hỗ với các hoạt động khác để cho sức sản xuất của trang trại được phát huy tối đa cả về khía cạnh điều kiện tự nhiên lẫn lao động trong trang trại. Ngoài các kỹ thuật chăn nuôi cơ bản cho vật nuôi các loại, kỹ thuật NLKH còn bổ sung thêm một số kỹ thuật chăn nuôi phối hợp có tiềm năng như sau: Kỹ thuật ép gia súc ăn để vỗ béo Ép gia súc ăn để vỗ béo trước khi đem bán thịt chúng từ 60 đến 90 ngày là một kỹ thuật được nông dân nhiều nơi áp dụng. Thành phần thức ăn thêm sẽ làm tăng trọng gia súc do tỉ lệ hoán chuyển thức ăn cao và làm chất lượng thịt tốt hơn. 1. Dùng khoảng 20 kg lá tươi cây keo dậu các loại (Leaucaena glauca, L. leucocephala hay L. diversifolia) băm nhỏ và lấy các xơ ra khỏi hỗn hợp. 2. Giã hỗn hợp trong cối 3. Trộn thêm 1 - 2 kg cám nhuyễn, 15 - 19 lít nước sạch và 0,1kg muối sau đó trộn đều. Hỗn hợp trên được ép cho gia súc ăn bằng 1 một ống tre như hình trên từ 1 đến 2 lần trong một ngày. Bên cạnh đó cũng cung cấp đầy đủ bánh liếm và nước uống cho gia súc nhai lại tại chuồng. Kinh nghiệm của nông dân - chủ triết gia súc nên được cho ăn 6 lần một ngày trong đó có 3 lần ép ăn xen kẽ là có kết quả nhất. Đối với gia súc kém ăn kỹ thuật này cũng được áp dụng với thành phần như sau: lá keo dậu xay nhuyễn (15-20kg) + nước (15 lít) + muối (0,1 kg) hay bột khoai mài (15-20kg) + nước (15 lít) + muối (0,1kg) hay cám (2-3kg) + nước (15 lít) + muối (0,1kg). Lưu ý: khi cho gia súc ăn phải giữ chúng ở vị trí đứng bình thường, đầu gia súc phải ngang bằng với lưng nếu sai vị thế gia súc bịăn có thể bị tổn thương hay chết.
- Trị bệnh thông thường cho gia súc bằng dược thảo Giá cả các loại thuốc trị bệnh cho gia súc ngày càng cao và đi lại khó khăn từ nông thôn đến nơi mua thuốc chữa trị là các vấn đề của nông dân đang chăn nuôi. Tuy vậy, các loài dược thảo có thể tìm thấy khắp nơi tại nông thôn nên có thể sử dụng chúng để bổ sung cho các loại thuốc thú y làm giảm chi phí chăm sóc và chữa từ các bệnh thông thường ở gia súc. Bảng 5: Các loài dược thảo có có công dụng để chữa từ các bệnh thông thường ở gia súc.
- Chương V ÁP DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP 1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰ THAM GIA 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰ THAM GIA 1.1.1. Tại sao những hoạt động nghiên cứu và khuyến nông quy ước chưa mang lại hiệu quảở vùng cao? Hệ thống nghiên cứu và khuyến nông quy ước hoạt động tốt ở vùng thấp, nơi mà các tiếp cận về nhập lượng và dịch vụ hỗ trợ tương đối dễ dàng và kỹ thuật "trọn gói" rất thích hợp với các điều kiện đồng nhất, nguồn lực dồi dào. Nhưng ngược lại, do các điều kiện phức tạp và nguồn lực rất giới hạn ở vùng cao, hệ thống nghiên cứu và phát triển quy ước ít có hiệu quả vì các nguyên nhân sau đây: Không chú ý đến kiến thức và nguồn lực tại địa phương Quá tập trung vào việc nghiên cứu ở các trạm với các điều kiện lý tưởng. • Nghiên cứu đặc trưng chỉ chú trọng nhiều vào một loại hàng hóa, trái ngược với hệ thống có tương tác. Quên các khu vực canh tác nhờ nước trời. Quên các ảnh hưởng của sinh thái (đặc biệt là hệ sinh thái) Có thành kiến về giới Ưu tiên tập trung cho việc sản xuất theo thị trường. Các kỹ thuật khuyến nông chưa thích hợp. Các phương pháp khuyến nông nghèo nàn (ví dụ như quá "hình thức", thời gian bố trí không phù hợp, nhân viên khuyến nông không quen thuộc với các điều kiện và ngôn ngữ địa phương. 1.1.2. Nguyên tắc phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia Người dân tham gia các hoạt động nghiên cứu và khuyến nông (còn được gọi là "phát triển kỹ thuật có sự tham gia") kết hợp kiến thức và năng lực nghiên cứu của cộng đồng địa phương với việc nghiên cứu và phát triển của các tổ chức trong quá trình học hỏi hai chiều. Nó liên quan đến việc xác định, tạo dựng, kiểm tra và thích nghi cho các kỹ thuật mới và để giúp đỡ giải quyết các vấn đề của địa phương. Mục đích cuối cùng là nhằm tăng cường kinh nghiệm và năng lực quản lý kỹ thuật của dân và cộng đồng địa phương, do đó, người dân đóng vai trò chủ chốt trong toàn bộ quá trình. Chữ “P” trong PTD cũng có thể hiểu là "lấy con người làm trung tâm" trong các chiến lược
- và quá trình phát triển. Các nguyên tắc chính thực hiện phát triển kỹ thuật có sự tham gia Quan tâm tới nhu cầu của người nông dân, kiến thức bản địa, các nguồn tài nguyên hiện có và mạng lưới của cộng đồng Tạo điều kiện để phát triển các nguồn lực trên. Tăng cường liên kết để hiểu những đặc điểm chính với/và những thay đổi trong hệ sinh thái nông nghiệp. Hỗ trợ nông dân và các tổ chức của họ để tăng cường sự nhận thức, tự tin, kiến thức và kỹ năng của họ. Đồng thời khuyến khích họ tiếp tục tham gia tiến trình nghiên cứu và khuyến nông sau khi chấm dứt các hỗ trợ từ bên ngoài. Bảo đảm cho nông dân và những người hỗ trợ bên ngoài cùng xác định được những vấn đề ưu tiên. Cung cấp những kinh nghiệm thực tiễn cho những nông dân được chọn lựa để họ có thể lựa chọn phát triển các kỹ thuật và chuyển giao chúng cho những người khác. Sử dụng các đầu vào thấp, nghiên cứu và mở rộng việc sử dụng các nguyên liệu sản xuất tại chổi Hãy để người dân và những tổ chức của họ phổ biến chúng. Điều này bảo đảm rằng người dân tự tin và sử dụng các đầu vào hợp lý. Khuyến khích các nông dân hoặc nhóm nông dân trình diễn trên nông trại của họ. Việc trình diễn có thể được các nông dân khác nhân lên. • Thúc đẩy vai trò nghiên cứu và khuyến nông cho nông dân. Nông dân sẽ thực hiện các chức năng trên theo tập quán và không bỏ công việc này để những người ngoài cộng đồng, những người thường ít hiểu biết về các điều kiện của cộng đồng, làm, • Cung cấp thông tin về thay đổi hiện trạng để tạo sự quan tâm. Thử nghiệm tại đồng ruộng với các kỹ thuật khác nhau thu được từ nông dân ở địa phương (kiến thức bản địa hay các kinh nghiệm khác) và từ khoa học chính thống. Đề nghị các lựa chọn kỹ thuật cho nông dân để họ quyết định thực hiện và kiểm tra trên đồng ruộng của họ và đồng thời cũng khuyến khích nông dân đề nghị các kỹ thuật để thử nghiệm. Tổ chức các diễn đàn để nông dân đánh giá và mở rộng các kết quả nghiên cứu cho những nông dân khác.
- 1.2. QUÁ TRÌNH ÁP DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰ THAM GIA 1.2.1. Quá trình phát triển phát triển kỹ thuật có sự tham gia Áp dụng và phát triển nông lâm kết hợp có nghĩa là đưa những kỹ thuật nông lâm kết hợp vào cho cộng đồng địa phương và nông dân. Việc áp dụng kỹ thuật mới cần đáp ứng nhu cầu của cộng đồng địa phương, phù hợp với các điều kiện về địa lý, tự nhiên, kinh tế - thị trường chính sách - xã hội - văn hoá. Như vậy, áp dụng và phát triển nông lâm kết hợp có hiệu quả là một quá trình phát hiện và giải quyết vấn đề của cộng đồng địa phương có sự tham gia của nhiều bên có liên quan. Các phương pháp tiếp cận từ trên xuống trước đây đối với các hoạt động nông lâm kết hợp coi trọng vai trò của các chuyên gia thuộc các cơ quan chính phủ, các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan đào tạo khác coi nhẹ sự tham gia của người dân địa phương. Điều này đã dẫn đến thiếu hụt thông tin chính xác, trao đổi thông tin hai chiều giữa các nhà chuyển giao, nghiên cứu và người dân địa phương, gây ra sự thiếu hiểu biết, không tin tưởng và ít phù hợp của các kỹ thuật đưa vào áp dụng. Các hoạt động nông lâm kết hợp tiên tiến lôi cuốn sự tham gia hợp tác đàm thoại giữa người dân và các bên có liên quan vào chu trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, đổi mới và đánh giá kết quả nghiên cứu nhằm đưa ra các giải pháp và đáp ứng các lỗ hổng về kiến thức. Các giai đoạn phát triển nông lâm kết hợp có sự tham gia có thể mô tả như sau: • Mô tảđiểm, chẩn đoán và thiết kế Đây là giai đoạn mô tả hiện trạng, chẩn đoán các vấn đề và thiết kế các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp phù hợp (C,D & D). Thực hiện các hoạt động nghiên cứu và phát triển kỹ thuật nông lâm kết hợp có sự tham gia là giai đoạn nhằm tạo những kỹ thuật mới cho phát triển và chuyển giao
- các kỹ thuật nông lâm kết hợp, có xem xét đến vai trò của các tổ chức cơ quan, chính sách. Giám sát và đánh giá có sự tham gia phản ánh một quá trình đánh giá năng xuất, tính ổn định và tính bền vững của các hoạt động nông lâm kết hợp, các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp.
- 1.2.2. Kinh nghiệm của vùng Đông Nam Á về quá trình phát triển kỹ thuật có sự tham gia 1.2.2.1. Đánh giá có sự tham gia Các nhà nghiên cứu và nhân viên khuyến nông hướng dẫn đánh giá vềđiều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của cộng đồng và các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến nó. Các chủ đề xác định như sau:
- Kiến thức bản địa. Các mạng lưới thông tin truyền thống • Tiềm năng và giới hạn của hệ thống canh tác ở địa phương và sự quản lý tài nguyên tự nhiên cùng với thay đổi của điều kiện bên ngoài. • Các lựa chọn kỹ thuật để giải quyết các giới hạn đó. 1.2.2.2. Thiết kê nghiên cứu Điều khiển các cuộc họp với nông dân để thiết kế nghiên cứu. Những chủ đề thảo luận: • Những thay đổi bên ngoài • Các lựa chọn kỹ thuật được các nhà nghiên cứu và khuyến nông đề nghị liên quan đến kiến thức và kinh nghiệm của nông dân. Các lựa chọn để kiểm tra trên đồng ruộng. Thiết kế các thí nghiệm. Quản lý các nghiên cứu (được thực hiện theo nhóm hay từng cá nhân?) Kế hoạch để triển khai nghiên cứu. 1.2.2.3. Kiểm tra kỹ thuật và trình diễn Các nhà nghiên cứu và nhân viên khuyến nông trợ giúp nông dân hoặc nhóm nông dân thực hiện các thí nghiệm và theo dõi tiến độ. Nông dân ghi nhận các hoạt động, ví dụ như ngày trồng, làm cỏ và thu hoạch, ngày và số lượng các nguyên liệu đầu vào được sử dụng, năng suất. Tổ chức các buổi thăm viếng hiện trường, gặp gỡ nhau để cho phép nông dân giới thiệu các thí nghiệm trình diễn và kết quả tạm thời của họ với các nông dân khác 1.2.2.4. Liên kết đánh giá Các nhà nghiên cứu, các nhân viên khuyến nông, và nông dân cùng tham gia trong việc đánh giá các thí nghiệm và xây dựng kế hoạch cho những nghiên cứu mới. Các câu hỏi thảo luận: Kết quả của thí nghiệm là gì? Tích cực hay tiêu cực? Chúng ta học hỏi được gì từ những thí nghiệm đó ? Các thí nghiệm tiếp theo nên được thiết kế như thế nào? Các thí nghiệm tiếp theo nên được quản lý như thế nào? 1.2.2.5. Mở rộng các kết quả và kinh nghiệm của nông dân Tập huấn, hội họp, đi thăm quan để học và thăm hiện trường.
- • Sản xuất ở địa phương, cung cấp và thị trường nguyên vật liệu sản xuất. 1.2.2.6. Nông dân như là người huấn luyện Ưu điểm: • Cải thiện những khả năng đặc biệt của người nông dân để phổ biến các bí quyết, kinh nghiệm sản xuất. • Tránh được các trở ngại do ngôn ngữ. Việc tập huấn diễn ra ở địa điểm và thời gian thích hợp, thường tại nơi ở của học viên. • Các chủ đề được điều chỉnh cho thích hợp với bối cảnh của người dân, ý tưởng và nguồn lực của địa phương. Không khí thoải mái cho phép trao đổi các ý tưởng. Tăng cường mạng lưới thông tin ở địa phương. 1.2.2.7. Các mối quan tâm Nông dân tập huấn phải có tin tưởng về kinh nghiệm, nỗ lực và đạo đức. Việc tập huấn không nên là một gánh nặng cho họ. Những chuyên gia còn trẻ, không có kinh nghiệm trong việc trình bày nên làm việc như một người trợ lý tập huấn trước. Việc lựa chọn nông dân làm người tập huấn là một vấn đề tế nhị, có thể gây ra các mâu thuẫn trong dân làng hay các làng. Việc tập huấn nên tổ chức trong từng nhóm nhỏ với các kỹ thuật ở hiện trường. Mỗi nhóm nên có một người trợ lý để trả lời các câu hỏi và hướng dẫn kỹ thuật. Nông dân thường sẵn sàng trả tiền bồi dưỡng cho những người nông dân tập huấn. 1.2.2.8. Gặp gỡ Các cuộc gặp gỡ trong làng và giữa các làng với nhau cũng như những chuyến đi học tập kinh nghiệm thực tế và thăm hiện trường là những cách để nông dân trao đổi kinh nghiệm, ý kiến và cách làm trong sản xuất. Những chuyến đi học tập kinh nghiệm thực tế và thăm hiện trường cho phép nông dân nhìn thấy các kinh nghiệm thực tế trong những điều kiện cụ thể. Nó kích thích thảo luận về những vấn đề mà họ có thể áp dụng trong điều kiện của họ. Thăm viếng cũng tăng cường mạng lưới thông tin và hỗ trợ về kỹ thuật. Những điều quan tâm: • Ở nhiều nơi, những buổi thăm viếng trong làng và giữa các làng được tổ chức kết hợp theo luật làng hay các lễ hội truyền thống.
- Những chuyến đi học tập kinh nghiệm thực tếở các làng khác nhau nên tổ chức giữa những người cùng dân tộc để dễ dàng trao đổi bằng một ngôn ngữ. Nông dân luôn luôn quan tâm với việc nhìn thấy (không chỉ nghe) những gì diễn ra trên đồng ruộng. Thăm viếng hiện trường là một phương tiện hiệu quả để trao đổi kiến thức và ý kiến. 2. MÔ TẢĐIỂM, CHẨN ĐOÁN VÀ THIẾT KỀ KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰ THAM GIA 2.1. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH MÔ TẢĐIỂM, CHẨN ĐOÁN VÀ THIẾT KẾ Để có được một kế hoạch nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp có tính khả thi cần phải mô tả, chẩn đoán các vấn đề, có liên quan ở cộng đồng và hộ gia đình. Mô tảđiểm là mô tả và phân tích các hệ thống sinh thái nông nghiệp nhằm phát hiện ra những điểm gắng và khác nhau về không gian và thời gian trong các hệ thống sinh thái nông lâm nghiệp. Một hệ thống sinh thái nông nghiệp là một tập hợp các yếu tố vật lý, môi trường, kinh tế và xã hội có ảnh hưởng đến canh tác. Quá trình mô tả, chẩn đoán và thiết kế có thể chia ra theo thứ tự 4 bước Bước 1: Thu thập và phân tích thông tin đưa ra các giả định (nhận định) -Những thông tin cần thu thập: Thông tin liên quan đến môi trường - vật lý - Sinh vật • Đất đai, địa hình và dạng đất -độ dốc và độ cao, hướng phơi và hướng gió và ảnh hưởng Khí hậu - thuỷ văn Sinh vật - cây trồng, vật nuôi, vi sinh vật, thuỷ sản Các hoạt động sử dụng đất và hệ thống canh tác. Những thông tin về kinh tế xã hội và văn hoá • Các thông tin về dân tộc học: Dân số, phân nhóm hộ, các nhóm dân tộc, các thành phần dân cư. Kết cấu hộ gia đình và khả năng lao động Thu nhập của hộ gia đình và phân loại kinh tế hộ Tín ngưỡng, tập tục, truyền thống • Các yếu tố kinh tế: Cơ sở hạ tầng, thị trường, dịch vụ hỗ trợ (tín dụng, cung cấp vật tư, nghiên cứu/khuyến nông). Hệ thống cây trồng và lịch mùa vụ Sở hữu và tình trạng đất đai, các vấn đề tranh chấp Các vấn đề xã hội (y tế, giáo dục, khả năng tiếp cận) hoà bình và an ninh, vi phạm pháp luật, canh tác nương rẫy
- • Các tổ chức, cơ quan địa phương. -Sử dụng các công cụ chẩn đoán có sự tham gia để chẩn đoán các vấn đề. Những câu hỏi trong canh tác hộ gia đình: Phỏng vấn bán cấu trúc Các sơ đồ 2.1. Các bản đồ a) Bản đồ hiện trạng sử dụng đất b) Bản đồ về giới 2.2. Lát cắt a) Lát cắt vềđịa hình không gian b) Lát cắt về lịch sử sử dụng đất 2.3. Nông lịch a) Lịch thời vụ b) Khả năng về thực phẩm c) Khả năng về thức ăn gia súc. d) Các hoạt động mùa vụ theo giới và lứa tuổi. 2.4. Biểu đồ về lao động và các nguồn a) Phân chia lao động theo giới và tuổi b) Giản đồ tuyến phân tích lợi ích
- 2.5. Sơ đồ nguyên lý giả định a) Kiểu hệ thống canh tác b) Hệ sinh thái nông nghiệp của nông hộ Phân cấp Các công cụ khác Thu thập thông tin và số liệu về hệ thống canh tác nhằm tìm ra các vấn đề và cản trở trong canh tác hộ gia đình và xác định các giải pháp giả định để giải quyết các vấn đề. Sử dụng phỏng vấn bán định hướng phù hợp và các công cụ chẩn đoán khác để thu được những thông tin và số liệu phù hợp về hệ thống canh tác và tổng hợp thông tin. Thông tin, số liệu cung cấp phải rõ ràng và thích hợp với mục tiêu, chiến lược, nguồn, kinh doanh, quản lý các vấn đề và những rủi ro. Bước 2. Xác định các giả định và thử nghiệm các giả định Đưa ra các giả định có liên quan đến các bộ phận then chốt của hệ thống canh tác như: Các vấn đề và cản trở của nông dân Các chiến lược quản lý của nông dân Các tác động giúp cho nông dân đạt được mục tiêu của họ. Các giả định và biện pháp tác động về nông lâm kết hợp cũng có thể không phải nông lâm kết hợp cần được xếp thứ tựưu tiên theo mức độ quan trọng. Các tiêu chí để xếp thứ tựưu tiên cho các giả định và các biện pháp tác động cần được thảo luận cùng người dân. -Kiểm tra các giả định về các vấn đề và cản trở của nông dân và những giải pháp nông lâm kết hợp có tiềm năng phát triển đã được đưa ra và thu thập các tài liệu thông tin bổ sung cần thiết cho việc xác định các biện pháp tác động nông lâm kết hợp có ưu tiên. Việc kiểm tra tập trung vào phỏng vấn, đối thoại trực tiếp ngoài đồng ruộng với nông dân, trước hết là kiểm chứng các giả thiết cùng với người dân sau đó là xếp thứ tựưu tiên các vấn đề và cản trở theo mức độ quan trọng (số người dân chịu ảnh hưởng và các ưu tiên của người dân). Bước 3. Thiết kê các biện pháp tác động và xếp thứ tựưu tiên các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp.
- Dựa vào số liệu và thông tin phản hồi từ nông dân về các biện pháp tác động nông lâm kết hợp. -Tìm ra các lỗ hổng về kiến thức và các vấn đề có liên quan đến những biện pháp tác động. -Xếp thứ tựưu tiên các nhu cầu nghiên cứu để đáp ứng các lỗ hổng về kiến thức. -Xác định và xếp thứ tựưu tiên các nhu cầu phát triển, xem xét tất cả những thông tin, tài liệu có thể có, phân tích những gì đã biết rõ về biện pháp tác động trong bối cảnh cụ thể, xác định các lỗ hổng về kiến thức, các dạng nghiên cứu (sinh học, kinh tế - xã hội, chính sách ) cần có để giải quyết vấn đề, xây dựng và xếp thứ tựưu tiên các mục tiêu nghiên cứu. Bước 4. Thiết kế nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp Căn cứ vào các vấn đề và những hạn chếđã phát hiện, thiết kế các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp nhằm giải quyết các vấn đề và hạn chế trong phát triển nông lâm kết hợp của cộng đồng và hộ gia đình. Bước 3 chúng ta đã xác định và xếp thứ tựưu tiên các hoạt động nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp. Ở bước này cán bộ nghiên cứu và cán bộ khuyến nông cần thúc đẩy và tham gia cùng người dân thiết kế các hoạt động nghiên cứu.
- 3. THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG LÂM KẾT HỢP 3.1. CÁC BƯỚC PHÁT TRIỂN KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP CÓ SỰTHAM GIA Tiến trình nghiên cứu về nông lâm kết hợp gồm 5 giai đoạn như sau: 3.1.1. Phân tích tình hình Các nhà nghiên cứu và nhân viên khuyến nông, cùng người dân, cộng đồng địa phương phân tích tình hình vềđiều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các yếu tố ngoại cảnh có ảnh hưởng: • Những tiềm năng, thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp Những vấn đề và những cản trở, nguyên nhân hạn chế phát triển nông lâm kết hợp Các ý tưởng và các kỹ thuật nông lâm kết hợp dự kiến để giải quyết vấn đề và những cản trở. • Mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của nông trại. 3.1.2. Xác định chủ đề nghiên cứu
- Các ý tưởng, các chủ đề nghiên cứu được người dân địa phương cùng cán bộ nghiên cứu khuyến nông đưa ra trong giai đoạn phân tích tình hình cần được phân tích kỹ hơn về các mặt sau: • Mục tiêu của các chủ đề nghiên cứu • Các lựa chọn kỹ thuật nông lâm kết hợp liên quan đến kiến thức, kinh nghiệm của nông dân. Các lựa chọn để kiểm tra trên đồng ruộng. Các kết quả mong đợi của chủđề nghiên cứu. Xếp thứ tựưu tiên các chủđề nghiên cứu. 3.1.3. Lập kế hoạch nghiên cứu Các nhà nghiên cứu và khuyến nông đóng vai trò thúc đẩy, hỗ trợ nông dân lập kế hoạch, triển khai các hoạt động nghiên cứu trên đồng ruộng. Giai đoạn lập kế hoạch rất quan trọng, nó khuyến khích nông dân suy nghĩ sâu hơn về chủ đề nghiên cứu, trách nhiệm của họ trong các hoạt động, khai thác kinh nghiệm kiến thức bản địa cũng như tiềm năng khác của địa phương. Trình tự lập kế hoạch: -Thiết kế thử nghiệm: Phân khu thử nghiệm Xác định loài cây trồng, vật nuôi Các kỹ thuật Các nguồn đầu tư cần thiết Xác định các hoạt động của chủ đề nghiên cứu: Sắp xếp theo trật tự logic, có tham khảo nông lịch, các vấn đề về giới, tài chính. Xác định thời gian tiến hành các hoạt động thử nghiệm: Trả lời câu hỏi làm khi nào? Xác định nguồn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu: cố gắng tận dụng nguồn đã có ở địa phương, khi phải sử dụng các nguồn lực từ bên ngoài cần phải chỉ rõ nguồn đó lấy ởđâu trách nhiệm là ai, khả năng cung cấp. 3.1.4. Tổ chức thực hiện các hoạt động nghiên cứu 3.1.5. Tổ chức giám sát và đánh giá 3.1.5.1. Hệ thống giám sát và đánh giá có sự tham gia của người dân (PMOE) PMOE là một phương pháp được áp dụng để ghi nhận và phân tích thông tin định kỳ mà những nhà thực hiện dự án và người hưởng lợi đã liên kết để quyết định cho việc
- phát triển bền vững (SD) và nông nghiệp bền vững (SA). Sự giám sát có tham gia (PM) là việc ghi nhận các thông tin có ích nhằm theo kịp các hoạt động và/hay các tiến trình hướng đến các mục tiêu một cách liên tục. Mỗi một cộng tác viên của dự án tại địa phương phải có kế hoạch thu thập tất cả các thông tin về hoạt động của dự án xuyên suất các giai đoạn thực hiện. PMOE thích ứng với toàn bộ quá trình đánh giá có sự tham gia, giám sát và đánh giá ý tưởng của dự án một cách xuyên suốt, nó chỉ ra các thông tin phản hồi từ các hoạt động và mục tiêu liên hệ với những phương pháp khác của thẩm định nhanh nông thôn. (Phân tích các vấn đề cộng đồng và đánh giá sự kiện). Tại mỗi điểm, dự án có nhiều thời điểm đánh giá sự thay đổi. Có thể lúc khởi đầu không có gì là bất thường, theo kế hoạch, nhưng sau khi được kiểm tra có những vấn đề cần thay đổi. 3.1.5.2. Phương pháp thực hiện PMOE ở một địa điểm Sau đây là các bước làm việc cho PMOE. Các bước này được thực hiện bởi người hưởng lợi. Cán bộ hiện trường nên thúc đẩy và giúp đỡ họ thực hiện: * Mục đích của PMOE: Mục đích của PMOE rất khác nhau tùy thuộc vào các hoạt động của dự án. Nó cung cấp các thông tin giúp thực hiện các quyết định như: "Chúng ta có thỏa mãn với tiến trình hướng đến mục đích?" "Chúng ta có nên thay đổi chiến lược hay hoạt động ?" "Chúng ta có nên đánh giá lại mục tiêu ?" PMOE được thực hiện cho bất cứ hay tất cả những mục đích dưới đây: Xem xét tất cả các kế hoạch hoạt động có tiếp tục dẫn đến việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững và nông nghiệp bền vững. • Đánh giá hướng đến việc đạt được mục tiêu, kế hoạch làm việc và các hoạt động Xác định thời gian có còn đủ để hoàn thành các hành động Bảo đảm các tiêu chuẩn tết được duy trì Cung cấp các thông tin và phản hồi về những kỹ thuật mới Bảo đảm việc sử dụng phương tiện và nhân lực một cách hiệu quả Đo lường các tác động môi trường. • Cung cấp một hệ thống báo động sớm có thể xác định các vấn đề ở giai đoạn đầu để có thể thực hiện các thay đổi khi cần thiết (có hay không có thông tin bổ sung từ việc đánh giá sự kiện) Cung cấp hệ thống phản hồi liên tục trong suốt quá trình thực hiện dự án. Bổ sung và cụng cấp dữ liệu cho cộng đồng đánh giá sự kiện cũng như các
- đánh giá của người ngoài. * Cái gì được giám sát Có nhiều nhân tố và các thay đổi có thể được giám sát ở mỗi điểm dự án. PMOE sẽ được thực hiện chủ yếu ở 2 mức độ: mức nông hộ và mức cộng đồng. Ở cả hai mức độ, cả hai dữ liệu vềđiều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đều cần thiết. Các yếu tố này sẽ được phân loại và xác định những nhân tố chủ chốt và mô tả trong các bảng dưới đây. * Giám sát như thế nào Các chỉ tiêu giám sát rất khác nhau từ địa điểm này đến địa điểm khác, và thậm chí trong từng cộng đồng. * Ai sẽ giám sát: Việc giám sát được thực hiện bởi những nhân viên hiện trường của dự án trong những cuộc thăm viếng có những nhân viên của điểm dự án, người đảm trách những hoạt động cụ thể (ví dụ như người quản lý vườn ươm, kế toán viên, khuyến nông viên, v.v ) và các nông dân chọn từ một vài người chủ chốt và những đại diện cho cộng đồng. Sự chắc chắn của thông tin trong giám sát có thể được khuyến khích bởi những nhân viên đáng tin cậy của mỗi địa điểm. * Việc giám sát được thực hiện khi nào? Một lần nữa, điều này sẽ rất khác nhau trong những cộng đồng, giữa địa điểm này và địa điểm khác và tùy theo các điều kiện tự nhiên Sau khi đã quyết định lúc nào sẽ tiến hành việc giám sát, thời điểm để đánh giá tiến triển có thể được lập kế hoạch. Việc giám sát đánh giá có thể thực hiện hàng quý, hàng tháng. Việc đánh giá tiến trình đòi hỏi một bổ sung thông tin, thu thập, phân tích và trình bày cho người dân, người sẽ ra các quyết định. Việc đánh giá tiến trình có thể được thực hiện bởi các nhóm nhỏ, những người được giao trách nhiệm để thực hiện việc này (ví dụ một nhóm người ngoài). * Các công cụ giám sát và đánh giá tiến trình: Các công cụ phải được nhóm nghiên cứu đề nghị dựa trên dựa trên yêu cầu phát triển bền vững của mỗi điểm. Tất cả các yếu tố sinh học vật lý, kinh tế xã hội, kỹ thuật và văn hóa đều được chú ý. * Ai có thể được trả lời trong khi thực hiện các buổi trên đây. Khi thực hiện PMOE nó sẽ mang lại, trong suốt quá trình của dự án các điểm sau đây: Những yếu tố chỉ thị chủ chốt sẽ giám sát các hoạt động/mục tiêu dựa rên các nền
- tảng vững chắc; những công cụ mà cộng đồng có sử dụng để giám sát. Một kế hoạch định kỳ để phân tích bình thường và thảo luận thông tin được thu thập trong suốt quá trình giám sát; Thông tin hướng dẫn dự án. Nó sẽ chỉ ra các thông tin nếu như dự án nên thay đổi, tổ chức lại, suy nghĩ lại hủy bỏ một hoạt động, hay tiếp tục duy trì. 3.2. CÁC TIÊU CHÍ, CHỈ BÁO TRONG GIÁM SÁT VÀ ĐÁNH GIÁ KỸ THUẬT NÔNG LÂM KẾT HỢP 3.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá Một điều quan trọng của quá trình thẩm định là phải xác định các chỉ tiêu thích hợp, đúng chỗ, xác minh được, định lượng được để có thểđo lường được các định mức nổi bật nhất. Khi phê phán các chỉ tiêu về sa mạc hóa, Krugmann (1996) đã ghi chú rằng các chỉ tiêu phải được xây dựng theo cấp vi mô đến vĩ mô, phản ảnh các suy nghĩ, kinh nghiệm, tiến trình và các hành động (câu hỏi) ở các tầm mức khác nhau. Các chỉ tiêu có thể định lượng hay định tính các chỉ tiêu định lượng thì dễđo lường và tổng hợp, trong khi đó các chỉ tiêu định tính thì ưu việt hơn về nắm bắt sự phức tạp của các tình trạng thay đổi. Các chỉ tiêu có thể trực tiếp hay gián tiếp, mô tả (tình trạng của hoàn cảnh), hay dựa vào kết quả thực hiện (đo lường vài điểm chuẩn). Chỉ tiêu cũng có khung thời gian của nó, mộ vài chỉ tiêu có giá trị trước mắt, trung hạn hay dài hạn. Tùy theo loại dự án. chương trình, theo dõi vài chỉ tiêu nào đó có thể là cần thiết ngay từ khi khởi đầu dự án cho dấn khi dự án chấm dứt để một thời gian cần thiết để có thể đánh giá ảnh hưởng đầy đủ của dự án. Các chỉ tiêu cũng có thể phản ánh sự thay đổi hay các dấu hiệu thay đổi của các biến số. 3.2. Các chỉ tiêu từ nông dân Các cộng đồng thường có hàng loạt các chỉ tiêu mà họ dùng để theo dõi và đánh giá chất lượng của môi trường họđang sống và tiên đoán các thay đổi về sinh thái. Thông thường, các cộng đồng định các giá trị khác nhau với các chỉ tiêu thay đổi; họ dùng các chỉ tiêu mà họ cho là nổi bật nhất để lập kế hoạch và thời khóa biểu của các hoạt động sản xuất cũng như giúp họ quyết định vượt qua các khó khăn để sống còn. Mwadime (1996) đã ghi nhận rằng một cộng đồng ở Kenya, người dân đã phối hợp các chỉ tiêu ảnh hưởng kế hoạch và quyết định của họ. Một vài thí dụ về các chỉ tiêu của nông dân là sự xuất hiện và tập tính của thực vật và động vật (chẳng hạn, sự ra hoa hay đâm chồi của vài loài cây chính và sự xuất hiện và hoạt động của chim, côn trùng, ếch nhái), đặc điểm của gia và sự thay đổi hướng gió, và vị trí của vài chòm sao. Chính các chỉ tiêu này đã giúp người dân phát hiện các thay đổi theo mùa, tiên đoán mưa hay chấm dứt mùa, xác định độ phì của đất, và theo dõi tình trạng của môi trường (Oduol 1996). Tập tính của gia súc và động vật rừng có thể chỉ thị cho sự hữu hiệu của thức ăn hay chất lượng của nó. Nhịp độ phối giống của súc vật; thành phần và màu sắc của phân, hay tình trạng của lông thú có thể