Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất

pdf 191 trang huongle 4170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_quy_hoach_su_dung_dat.pdf

Nội dung text: Giáo trình Quy hoạch sử dụng đất

  1. z  Giáo trình QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT
  2. MỞ ĐẦU Với những áp lực và hiện trạng sử dụng đất đai như hiện nay cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng nhanh. Do đó, đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lỹ giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống. Qui hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này. Đây là một thành phần cơ sở có liên quan đến hệ sinh thái các vùng núi, sa mạc hoang vu, hay các vùng đồng bằng ven biển, đồng thời lại nằm trong mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng, đất trồng và tài nguyên ven biển. Qui hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) là yếu tố chính trong tất cả yêu cầu phát triển và bảo vệ các vùng đất đai nông nghiệp. Có những sự mâu thuẫn trong sử dụng đất đai ở hiện tại. Nhu cầu về đất nông nghiệp, đồng cỏ, bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị lớn hơn nhiều so với nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Ở các quốc gia đang phát triển thì nhu cầu này ngày càng cấp bách hơn theo từng năm. Dân số thế giới lệ thuộc vào số lượng/diện tích đất cho ra lương thực, nguyên liệu và việc làm sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 25 đến 50 năm tới. Ngay cả ở một số vùng đất đai đầy đủ, người dân vẫn không đạt đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai đó. Trong khi đó, sự suy thoái đất đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước ngày càng thấy rõ, nhưng trong từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có biện pháp riêng nào để hạn chế hoặc chấm dứt tình trạng suy thoái này. Do đó, giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được biên soạn như là một giáo trình chuyên khảo nhằm mục đích trang bị cho sinh viên các ngành liên quan có kiến thức cơ bản về qui hoạch và những quan điểm quan trọng trong Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai bền vững. Tuy nhiên, trên cơ sở của những quan điểm và những qui trình qui hoạch của FAO (1993), mỗi quốc gia đã tự soạn ra những hướng dẫn riêng cho quốc gia mình để phù hợp trong việc qui hoạch của từng giai đoạn. Do đó để trang bị cho sinh viên có kiến thức và kỷ năng trong qui hoạch sử dụng đất đai khi ra trường trong điều kiện thực tế, giáo trình Qui Hoạch Sử Dụng Đất Đai được soạn thảo hoàn toàn dựa trên các tài liệu cơ bản về qui hoạch của FAO, Tài liệu Hướng dẫn về công tác qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai của Viện điều tra qui hoạch đất đai thuộc Bộ Tài Nguyên và Môi Trường (Tổng Cục Địa Chính Việt Nam, Hà Nội, tháng 10/1998), Luật đất đai năm 2003 và Thông tư 30 – 2004 của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường năm 2004. Tháng 12 – 2005 Người biên soạn PGS. Tiến sĩ Lê Quang Trí
  3. CHƯƠNG I TÍNH CHẤT – MỤC TIÊU – PHẠM VI – CON NGƯỜI QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI I. THỰC TRẠNG VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Sự gia tăng dân số trong các nước đang phát triển đang là áp lực đè nặng lên nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn của họ và cũng là nguyên nhân gây ra sự suy thoái đất đai. Những phương pháp chuyên ngành cho việc quy hoạch để giảm bớt tình trạng này hiện nay vẫn chưa cho được hiệu quả, và phương pháp tổng hợp đòi hỏi phải bao gồm tất cả các chủ thể tham gia từ sự bắt đầu, điều tiết chất lượng và những sự giới hạn của mỗi thành phần đơn vị đất đai, đến tính sản xuất của các khả năng chọn lựa sử dụng đất đai. Những quan điểm và định nghĩa liên hệ đến phương pháp cụ thể nhằm hổ trợ cho việc thiết lập nên những vấn đề quyết định ở các mức độ quy hoạch khác nhau. Những vấn đề sử dụng đất đai hiện tại đòi hỏi những giải pháp được tạo ra với sự hổ trợ của phương pháp tổng hợp trong vùng nông thôn và bán thành thị, thì thường được xuất phát từ những sự mâu thuẩn đối kháng giữa môi trường và phát triển. Tất cả việc này được thảo luận bao gồm xây dựng những quyết định để làm thế nào sử dụng những nguồn tài nguyên khan hiếm, tái lập lại vùng đất đai suy thoái hay cải thiện đất đai nông nghiệp chính, định cư những nông hộ nhỏ hay những nông trang cơ giới sẽ hổ trợ tốt hơn trong việc mỡ rộng dân số, hạn chế phát triển vùng đô thị vào trong các vùng nông nghiệp có chất lượng cao, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên nước khan hiếm, và những yêu cầu chuyên biệt cho phương pháp tổng hợp ngược lại với quy hoạch chuyên ngành của vùng ven biển. Thực hiện phương pháp tổng hợp thì tùy thuộc vào những chính sách hổ trợ quy hoạch cho sử dụng và quản lý bền vững nguồn tài nguyên đất đai, để tăng cường những thể chế thực thi và để đảm bảo sự bao gồm và tham gia hành động của các chủ thể trong tiến trình xây dựng quyết định. Những hoạt động này sẽ được hổ trợ bằng sự thay đổi các số liệu cơ bản về nguồn tài nguyên tự nhiên và cách sử dụng, thông qua việc kết hợp sử dụng hệ thống thông tin địa lý GIS. Những phương tiện kinh tế và xã hội cũng được mô tả và được sử dụng để đảm bảo sự những đóng góp của các chủ thể trong việc thỏa thuận sử dụng đất đai. Phương pháp tổng hợp cho quy hoạch sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên đất đai bắt buộc phải bao gồm tất cả các chủ thể trong tiến trình xây dựng quyết định cho tương lai của đất đai, và xác định đánh giá tất cả những đặc trưng chính của sinh học tự nhiên và kinh tế xã hội của các đơn vị đất đai. Điều này đòi hỏi sự xác định và thiết lập sự sử dụng hay không sử dụng của mỗi đơn vị đất đai về các mặt kỷ thuật thích hợp, khả năng kinh tế, xã hội chấp nhận và tính môi trường không suy thoái. Phương pháp chuyên ngành thuần cho quy hoạch sử dụng nguồn tài nguyên đất đai cần phải tránh, vì với phương pháp này có thể đưa đến những sự suy thoái không đoán trước được. Liên quan đến vấn đề môi trường cần thiết phải được đặt lên hàng 1
  4. đầu do sự tăng trưởng quá nhanh của dân số trên thế giới, gia tăng những sự lệ thuộc vào nhau giữa các quốc gia và giữa các vùng trên thế giới, những chú ý tăng trưởng về giá trị của hệ sinh thái tự nhiên, và những nhận thức rằng những sử dụng đất đai hiện tại có thể ảnh hưởng đến hệ thống khí hậu toàn cầu. Phương pháp tổng hợp hơn hẳn phương pháp chuyên ngành là có ý nghĩa ngăn cản hay giải quyết được những mâu chuẩn liên quan đến sử dụng đất đai, khi nó đạt tối hảo tiến trình quy hoạch và thiết lập một môi trường có thể cho sự trung gian giữa, và xây dựng quyết định bởi, tất cả các chủ thể ở giai đoạn ban đầu. Dự đoán mức độ tăng dân số của thế giới có thể gấp đôi với khoảng 10 tỉ người vào năm 2050 (UNFPA, 1992; trong FAO, 1993). Do đó, hầu hết các nhà khoa học và chuyên gia trên thế giới đồng ý với nhau rằng cần thiết phải áp dụng những công nghệ nông nghiệp tiên tiến cho việc sử dụng nguồn tài nguyên đất đai để cung cấp lương thực đầy đủ, chất sợi, thức ăn gia súc, dầu sinh học và gổ lên gấp đôi. Trong thực tế, có những sự thiếu hụt đất đai trầm trọng trong nhiều quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển. Trong một nghiên cứu gần đây của FAO (Alexandratos, 1995; trong FAO, 1993) ước lượng khoảng 92% của 1800 triệu ha đất đai của các quốc gia đang phát triển bao gồm luôn cả Trung Quốc thì có tiềm năng cho cây trồng sử dụng nước trời, nhưng hiện nay vẫn chưa sử dụng hết và đúng mục đích, trong đó vùng bán sa mạc Sahara ở Châu phi 44%; Châu mỹ lin và vùng Caribê 48%. Hai phần ba của 1800 triệu ha này tập trung chủ yếu một số nhỏ quốc gia như: 27% Brasil, 9% ở Zaire, và 30% ở 12 nước khác. Một phần của đất tốt này vẫn còn để dành cho rừng hay vùng bảo vệ khoảng 45%, và do đó trong các vùng này không thật sự được sử dụng cho nông nghiệp. Một phần khác thì lại gặp khó khăn về mặt đất và dạng bậc thềm như khoảng 72% vùng Châu phi bán sa mạc và vùng Châu mỹ la tinh. Trên 50% của 1800 triệu ha của đất để dành được phân loại ở cấp loại "ẩm", thí dụ như quá ẩm cho hầu hết các loại cây trồng và không thích hợp lắm cho sự định cư của con người, hay còn gọi là "vùng thích nghi kém cho cây trồng". Do đó, khả năng để mỡ rộng diện tích đất đai cho canh tác cây trồng thường bị giới hạn. Kết quả là tất cả những cố gắng để gia tăng sản lượng theo nhu cầu lương thực và các cái khác thì thường dựa chủ yếu vào sự thâm canh hóa cho sản xuất với những giống cây trồng có năng suất cao trong các vùng có tiềm năng cao. Đây là những vùng đất đai có đất tốt, địa hình thích hợp, điều kiện mưa và nhiệt độ thích hợp hay có khả năng cung cấp nước cho tưới, và dễ dàng tiếp cận với phân bón vô cơ và hữu cơ. FAO ước lượng rằng (Yudelman, 1994; trong FAO, 1993), đất nông nghiệp có thể mỡ rộng được khoảng 90 triệu ha vào năm 2010, diện tích thu hoạch có tăng lên đến 124 triệu ha do việc thâm canh tăng vụ cây trồng. Các vùng đất có khả năng tưới trong các quốc gia đang phát triển đang được mỡ rộng tăng thêm khoảng 23,5 triệu ha so với hiện tại là 186 triệu ha. Những nghiên cứu chi tiết hơn đang được thực hiện về tiềm năng tưới ở các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là ở Châu phi. Những nghiên cứu này chủ yếu tập trung trên các diện tích đất thích nghi kết hợp với các điều kiện địa hình và nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm để thực hiện với chi phí thấp và không làm hủy hoại giá trị môi trường. Kết quả của thâm canh hóa có thể xảy ra được trong các vùng đất thiên nhiên ưu đãi hay trên các vùng đất mà con người phải can thiệp vào bằng đầu tư kinh tế như phát triển hệ thống tưới tiêu. Như vậy cho thấy rằng trong một tương lai gần đây sẽ giảm đi một cách có ý nghĩa diện đích đất/nông hộ nông thôn. Khả năng diện tích đất nông nghiệp trên nông hộ trong các quốc gia đang phát triển được dự phóng bởi FAO 2
  5. cho năm 2010 chỉ còn gần phân nữa là 0,4 ha so với cuối thập niên 80 là 0,65 ha, hình ảnh này cũng cho thấy diện tích này sẽ nhỏ hơn vào những năm 2050. Ngược lại với các quốc gia đang phát triển, các quốc gia phát triển sẽ có sự gia tăng diện tích đất nông nghiệp trên đầu người do mức tăng dân số bị đứng chặn lại. Điều này sẽ dẫn đến một số đất nông nghiệp sẽ được chuyển sang thành các vùng đất bảo vệ thiên nhiên, hay vùng đất bảo vệ sinh cảnh văn hóa hoặc phục vụ cho các mục đích nghĩ ngơi của con người (Van de Klundert, et al., 1994; trong FAO, 1993). Tình trạng của các quốc gia nằm trong giai đoạn chuyển tiếp thì rất khó mà dự phóng bởi vì những tiến trình hiện tại là đang chuyển đổi từ đất đai nông nghiệp thuộc nhà nước sang quyền sử dụng đất đai tư nhân. Sự ước đoán của FAO thì bị giới hạn theo tỉ lệ thời gian đến năm 2010, khi mà sự thay đổi khí hậu toàn cầu được mong ước là ảnh hưởng không đáng kể trong suốt thời gian này. Điều này có thể sẽ khác vào những năm 2050 hoặc sau đó. Hậu quả của các mô hình về sự thay đổi của khí hậu thì ở các quốc gia đang phát triển sẽ bị ảnh hưởng xấu hơn là thuận lợi về mặc an toàn lương thực (Norse và Sombroek, 1995; trong FAO, 1993). II. TÍNH CHẤT Với những áp lực và thực trạng sử dụng đất đai như nêu trên cho thấy nguồn tài nguyên đất đai ngày cadng khan hiếm và có giới hạn, dân số thế giới gia tăng. Do đó đòi hỏi phải có sự đối chiếu hợp lý giữa các kiểu sử dụng đất đai và loại đất đai để đạt được khả năng tối đa về sản xuất ổn định và an toàn lương thực, đồng thời cũng bảo vệ được hệ sinh thái cây trồng và môi trường đang sống. Quy hoạch sử dụng đất đai là nền tảng trong tiến trình này. Đây là một thành phần cơ sở có liên quan đến hệ sinh thái các vùng núi, sa mạc hoang vu, hay các vùng đồng bằng ven biển, đồng thời lại nằm trong mục tiêu phát triển và bảo vệ rừng, đất trồng và tài nguyên ven biển. Quy hoạch sử dụng đất đai là yếu tố chính trong tất cả yêu cầu phát triển và bảo vệ các vùng đất đai nông nghiệp. Có những sự mâu thuẩn nhau trong sử dụng đất đai hiện nay. Nhu cầu về đất nông nghiệp, đồng cỏ, bảo vệ thiên nhiên, rừng, du lịch và phát triển đô thị thì lớn hơn nhiều so với nguồn tài nguyên đất đai hiện có. Trong các nước đang phát triển thì nhu cầu này càng cấp bách hơn trong mỗi năm. Dân số thế giới lệ thuộc vào số lượng/diện tích đất cho ra lương thực, nguyên liệu và việc làm sẽ tăng lên gấp đôi trong vòng 25 đến 50 năm tới. Ngay cả một số vùng đất đai đầy đủ, người dân vẫn không đạt đến nhu cầu và lợi nhuận mong đợi trong việc sử dụng đất đai đó. Trong khi đó, sự suy thoái đất đai ở các nông trang, rừng hay nguồn tài nguyên nước càng ngày càng thấy rõ, nhưng trong từng cá thể của cộng đồng xã hội không thể có biện pháp riêng nào để hạn chế hoặc chấm dút tình trạng suy thoái này. 1. Định nghĩa quy hoạch sử dụng đất đai Hiện nay có rất nhiều tài liêu nghiên cứu định nghĩa về quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) khác nhau, từ đó đưa đến những việc phát triển quan điểm và phương pháp được sử dụng trong QHSDĐĐ cũng khác nhau. Theo Dent (1988; 1993) QHSDĐĐ như là phương tiện giúp cho lảnh đạo quyết định sử dụng đất đai như thế nào thông qua việc đánh giá có hệ thống cho việc chọn mẫu hình trong sử dụng đất đai, mà trong sự chọn lựa này sẽ đáp ứng với những mục tiêu riêng biệt, và từ đó hình thành nên chính sách và chương trình cho sử dụng đất đai. 3
  6. Một định nghĩa khác của Fresco và ctv., (1992), QHSDĐĐ như là dạng hình của quy hoạch vùng, trực tiếp cho thấy việc sử dụng tốt nhất về đất đai trên quan điểm chấp nhận những mục tiêu, và những cơ hội về môi trường, xã hội và những vấn đề hạn chế khác. Theo Mohammed (1999), những từ vựng kết hợp với những định nghĩa về QHSDĐĐ là hầu hết đều đồng ý chú trọng và giải đoán những hoạt động như là một tiến trình xây dựng quyết định cấp cao. Do đó QHSDĐĐ, trong một thời gian dài với quyết định từ trên xuống nên cho kết quả là nhà quy hoạch bảo người dân phải làm những gì. Trong phương pháp tổng hợp và người sử dụng đất đai là trung tâm (UNCED, 1992; trong FAO, 1993) đã đổi lại định nghĩa về QHSDĐĐ như sau QHSDĐĐ là một tiến trình xây dựng những quyết định để đưa đến nhứng hành động trong việc phân chia đất đai cho sử dụng để cung cấp những cái có lợi bền vững nhất (FAO, 1995). Với cái nhìn về quan điểm khả năng bền vững thì chức năng của QHSDĐĐ là hướng dẫn sự quyst định trong sử dụng đất đai để làm sao trong nguồn tài nguyên đó được khai thác có lợi cho con người, nhưng đồng thời cũng được bảo vệ cho tương lai.Cung cấp những thông tin tốt liên quan đến nhu cầu và sự chấp nhận của người dân, tiềm năng thực tại của nguồn tài nguyên và những tác động đến môi trường có thể có của những sự lựa chọn là một yêu cầu đầu tiên cho tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai thành công. Ở đây đánh giá đất đai giữ vai trò quan trọng như là công cụ để đánh giá thực trạng của đất đai khi được sử dụng cho mục đích riêng biệt (FAO, 1976), hay như là một phương pháp để giải nghĩa hay dự đoán tiềm năng sử dụng của đất đai (Van Diepen và ctv., 1988). Do đó có thể định nghĩa: “Quy hoạch sử dụng đất đai là sự đánh giá tiềm năng đất nước có hệ thống, tính thay đổi trong sử dụng đất đai và những điều kiện kinh tế xã hội để chọn lọc và thực hiện các sự chọn lựa sử dụng đất đai tốt nhất. Đồng thời quy hoạch sử dụng đất đai cũng là chọn lọc và đưa vào thực hành những sử dụng đất đai đó mà nó phải phù hợp với yêu cầu cần thiết của con người về bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên trong tương lai”. Do đó, trong quy hoạch cho thấy: - Những sự cần thiết phải thay đổi, - Những cần thiết cho sự việc cải thiện quản lý, hay - Những cần thiết cho kiểu sử dụng đất đai hoàn toàn khác nhau trong các trường hợp cụ thể khác nhau. Các loại sử dụng đất đai bao gồm: đất ở, nông nghiệp (thủy sản, chăn nuôi, ) đồng cỏ, rừng, bảo vệ thiên nhiên và du lịch đều phải được phân chia một cách cụ thể theo thời gian được quy định. Do đó trong quy hoạch sử dụng đất đai phải cung cấp những hướng dẫn cụ thể để có thể giúp cho các nhà quyết định có thể chọn lựa trong các trường hợp có sự mâu thuẩn giữa đất nông nghiệp và phát triển đô thị hay công nghiệp hóa bằng cách là chỉ ra các vùng đất đai nào có giá trị nhất cho đất nông nghiệp và nông thôn mà không nên sử dụng cho các mục đích khác. 2. Yêu cầu cho tính hữu dụng của quy hoạch sử dụng đất đai Có ba điều kiện cần thiết phải có để đạt được tính hữu dụng của quy hoạch sử dụng đất đai là: - Cần thiết phải thay đổi cách sử dụng đất đai, hay những tác động ngăn cản một vài sự thay đổi không nên đổi, và phải được chấp nhận bởi con người trong cộng đồng xã hội nơi đó. - Phải phù hợp với mong ước của chế độ chính trị và 4
  7. - Có khả năng đưa vào thực hiện có hiệu quả. Những nơi nào mà các điều kiện này chưa thỏa thì cần phải tiến hành từng bước một bằng cách chọn các điểm điển hình để thực hiện, đồng thời cũng phải vận động người dân trong vùng hay nhà nước thông qua các kế hoạch bằng những chứng minh thực tế và giải trình rõ các mục tiêu tốt đẹp có thể đạt trong tương lai khi quy hoạch được thực hiện. 3. Sử dụng tốt nhất nguồn tài nguyên hạn hẹp: Những nhu cầu cần thiết cơ bản của chúng ta như lương thực, nguyên liệu, dầu khí, quần áo và nhà cửa đều được lấy từ các nguồn tài nguyên đất đai có giới hạn. Dân số ngày một gia tăng dẫn đến nguồn tài nguyên đất đai ngày càng khan hiếm. Khi sử dụng đất đai thay đổi theo nhu cầu mới thì sẽ tạo ra những sự mâu thuẩn mới giữa các kiểu sử dụng đất đai và giữa những mong ước riêng tư cá nhân của người sử dụng đất đai với mong ước của cộng đồng. Đất đai thường được sử dụng cho việc đô thị hóa và công nghiệp hóa nên không còn nhiều để sử dụng cho nông nghiệp, đồng thời trong việc phát triển đất đai nông nghiệp thì lại bị hạn chế do sự cạnh tranh giữa đất nông nghiệp, đất rừng, vùng đất cho khả năng cung cấp nước và khu bảo tồn thiên nhiên. Khi xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai cho tốt và có hiệu quả hơn thường thi không phải là những ý tưởng mới. Trãi qua các năm tháng, người nông dân đã có những định hướng quy hoạch riêng theo nông hộ hay trang trại như kế hoạch trồng trọt theo từng mùa khác nhau và nơi nào cần thiết cho việc trồng các loại cây khác nhau. Những quyết định trong quy hoạch này thường là theo từng nhu cầu riêng của từng gia đình nông dân riêng rẽ, theo kiến thức chuyên môn hay kinh nghiệm, trình độ kỹ thuật, khả năng lao động và nguồn vốn mà những nông dân này có được. Diện tích, số lượng nhân lực và những phức tạp ngày một gia tăng trong bản thân nông trang là những thông tin cần thiết cho phép chúng ta phải sử dụng các phương pháp phù hợp trong phân tích và đánh giá quy hoạch. Tuy nhiên: - Quy hoạch sử dụng đất đai không phải là quy hoạch trang trại ở các tỉ lệ khác nhau mà là sự quy hoạch các bước xa hơn trong tương lai để phù hợp với những mong ước của một cộng đồng xã hội. - Quy hoạch sử dụng đất đai phải bao gồm những sự tiên liệu trước nhu cầu cần thiết cho thay đổi trong sử dụng đất đai cũng như những tác động lên sự thay đổi đó. - Những mục tiêu của quy hoạch phải được thiết lập từ sự cấp bách của yêu cầu xã hội hay của nhà nước và được tính toán theo tình trạng hiện tại của khu vực đó. Trong nhiều nơi, hiện trạng sử dụng đất đai không thể làm tiếp tục được thực hiện bởi vì đất đai nơi đây ngày một suy thoái, thí dụ như sử dụng đất đai bằng cách phá rừng trên các vùng đồi dốc hay trên các vùng đất nghèo nàn, nên không thích hợp cho hệ thống canh tác bền vững lâu dài; và những hoạt động kỷ nghệ, nông nghiệp, đô thị hóa tạo ra sự ô nhiễm môi trường. Sự suy thoái nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể được đúc kết là do lòng tham, sự dốt nát, thiếu khả năng kiến thức chọn lựa, hay nói cách khác là việc sử dụng đất đai nhu cầu cần thiết ở hiện tại mà không có sự đầu tư lâu dài cho tương lai. Do đó, để quy hoạch sử dụng đất đai đáp ứng với các mục tiêu là nhằm làm thế nào để sử dụng đất đai được tốt nhất trong điều kiện nguồn tài nguyên đất đai ngày càng hạn hẹp thì có thể đề nghị tiến hành theo các bước sau: 5
  8. - Đánh giá nhu cầu cần thiết hiện tại – tương lai và đánh giá một cách khoa học, có hệ thống khả năng cung cấp từ đất đai cho các nhu cầu đó; - Xác định và có giải pháp cho các mâu thuẩn trong sử dụng đất đai, giữa nhu cầu cần thiết của cá nhân với nhu cầu chung của cộng đồng xã hội, và giữa nhu cầu của thế hệ hiện tại và những thế hệ tương lai; - Tìm kiếm ra các sự chọn lựa bền vững và từ đó chọn ra cái cần thiết nhất cho việc đáp ứng các yêu cầu đã xác định; - Kết quả thực hiện quy hoạch sẽ mang lại sự thay đổi theo mong ước của công đồng và phát triển; - Rút tỉa bài học từ các kinh nghiệm trong quá trình quy hoạch và thực hiện quy hoạch để có thể chỉnh sửa kịp thời theo sự thay đổi của các yếu tố tác động khác có liên quan. Thông thường thì không có một bảng kế hoạch cụ thể, chi tiết cho sự thay đổi trong sử dụng đất đai, mà trong toàn tiến trình quy hoạch là một sự lập lại và tiếp nối liên tục. Trong mỗi giai đoạn, khi có được những thông tin tốt hơn thì phần quy hoạch sẽ được cập nhật hóa để toàn chương trình quy họach đạt mức độ chính xác cao hơn. III. MỤC TIÊU 1. Tiêu đề Mục tiêu của quy hoạch được định nghĩa như là làm thế nào để sử dụng đất đai được tốt nhất. Có thể phân chia ra tính chuyên biệt riêng của từng đề án. Mục tiêu của quy hoạch có thể được gom lại trong 3 tiêu đề: hiệu quả, bình đảng - có khả năng chấp nhận, và bền vững. 1.1 Hiệu quả Sử dụng đất đai phải mang tính chất kinh tế, do đó một trong những mục tiêu của quy hoạch để phát triển là mang lại tính hiệu quả và nâng cao sản lượng, chất lượng trong sử dụng đất đai. Ở bất kỳ một hình thức sử dụng đất đai riêng biệt nào thì nó cũng có tính thích nghi cho từng vùng riêng biệt của nó hay đôi khi nó thích nghi chung cho cả các vùng khác. Hiệu quả chỉ đạt được khi có sự đối chiếu giữa các loại sử dụng đất đai khác nhau với những vùng đất đai cho lợi nhuận cao nhất mà chi phí đầu tư thấp nhất. Tuy nhiên, hiệu quả có ý nghĩa khác nhau đối với các chủ thể khác nhau. Đối với những nông dân cá thể thì hiệu quả là làm sao vốn thu hồi từ đầu tư lao động đến vật chất được cao nhất hay lợi nhuận cao nhất từ các vùng đất có thể cho được. Còn mục đích của nhà nước thì phức tạp hơn bao gồm cả việc cải thiện tình trạng trao đổi hàng hóa với nước ngoài thông qua sản xuất cho xuất khẩu hay thay thế dần việc nhập khẩu. 1.2 Bình đẳng và có khả năng chấp nhận được Sử dụng đất đai cũng mang tính chấp nhận của xã hội. Những mục tiêu đó bao gồm an toàn lương thực, giải quyết công ăn việc làm và an toàn trong thu nhập của các vùng nông thôn. Cải thiện đất đai và tái phân bố đất đai cũng phải được tính đến để giảm bớt những bất công trong xã hội hay có thể chọn lọc các kiểu sử dụng đất đai thích hợp để giảm dần và từng bước xóa đi sự nghèo đói tạo ra sự bình đẳng trong sử dụng đất đai của mọi người trong xã hội. Một cách để thực hiện được những mục tiêu này là nâng cao tiêu chuẩn đời sống của từng nông hộ. Tiêu chuẩn mức sống này bao gồm mức thu nhập, dinh dưỡng, an toàn lương thực và nhà cửa. Quy hoạch là phải đạt được những tiêu chuẩn này bằng cách thông qua việc phân chia đất đai cho các kiểu sử 6
  9. dụng riêng biệt cũng như phân chia tài chánh hợp lý và đồng thời với các nguồn tài nguyên khác. 1.3 Tính bền vững Sử dụng đất đai bền vững là phải phù hợp với những yêu cầu hiện tại đồng thời cũng phải bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên cho các thế hệ kế tiếp trong tương lai. Điều này đòi hỏi một sự kết hợp giữa sản xuất và bảo vệ: sản xuất ra hàng hóa cho nhu cầu ở hiện tại kết hợp với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất lệ thuộc vào tài nguyên nên việc bảo vệ và sử dụng cân đối nguồn tài nguyên này là nhằm bảo đảm sự sản xuất được lâu bền trong tương lai. Trong một cộng đồng, khi nguồn tài nguyên đất đai bị hủy hoại chính là sự hủy hoại tương lai của cộng đồng đó. Sử dụng đất đai phải được quy hoạch cho toàn cộng đồng và xem như là một thể thống nhất bởi vì sự bảo vệ đất, nước và các nguồn tài nguyên đất đai khác có nghĩa là bảo vệ tài nguyên đất đai cho từng cá thể riêng biệt trong cộng đồng đó. 2. Sự tương hợp giữa các mục tiêu đối kháng Trong các mục tiêu đề ra cho việc sử dụng đât đai, luôn luôn cho thấy có sự đối kháng giữa các mục tiêu. Quá công bình thì thường đưa đến kém hiệu quả. Trong giai đoạn ngắn không thể nào đáp ứng các yêu cầu hiện tại mà không phá hủy một phần nguồn tài nguyên thiên nhiên, thí dụ như: phá rừng làm rẩy hay phá rừng nuôi tôm vùng ven biển. Nhà lảnh đạo phải quan tâm đến sự tương hợp giữa những mục tiêu khác nhau này, nhưng nếu hệ thống chung của xã hội muốn được tồn tại thì việc sử dụng tài sản thiên nhiên này phải được đền bù bằng sự phát triển của con người. Thông tin tốt là rất cần thiết, trong đó cần thiết nhất là những thông tin về nhu cầu của con người, về nguồn tài nguyên đất đai, và về kết quả của môi trường tự nhiên và kinh tế xã hội của những quyết định chọn lựa. Công việc của nhà quy hoạch sử dụng đất đai là đảm bảo những quyết định được thực hiện trên cơ sở của sự đồng ý nhất trí, nếu chuyện đó không xảy ra thì xem như là có sự bất đồng ý kiến và tạo ra mâu thuẩn. Trong nhiều trường hợp, quy hoạch có thể giảm chi phí sản xuẩt; thí dụ như việc giới thiệu các kỷ thuật mới thích hợp. Qui hoạch cũng có thể giúp hóa giải những mâu thuẩn bằng việc cần phải có sự tham gia của cộng đồng xã hội trong tiến trình quy hoạch và bằng việc trình bày ra các sơ sở hợp lý và những thông tin nền tảng cho việc ra quyết định. IV. PHẠM VI 1. Tiêu điểm của quy hoạch sử dụng đất đai Yêu cầu cần thiết của con người là phải sống và hoạt động trong suốt tiến trình quy hoạch. Nông dân địa phương, hay những người sử dụng đất đai khác và cộng đồng xã hội có cuộc sống tùy thuộc vào đất đai phải chấp nhận sự cần thiết trong việc thay đổi sử dụng đất đai và cuộc sống của họ phải theo những kết quả thay đổi đó. Quy hoạch sử dụng đất đai phải theo chiều hướng thuận. Nhóm quy hoạch phải tìm ra những yêu cầu, kiến thức, kỷ năng, nhân lực và vốn của cộng đồng hay nguồn vốn từ các tổ chức khác. Đồng thời phải nghiên cứu các vấn đề khó khăn trong hiện trạng sử dụng đất đai hiện tại và từ đó cố gắng tuyên truyền rộng rãi cho người dân trong cộng đồng hiểu rỏ sự nguy hại nếu tiếp tục sử dụng đất đai như hiện nay và giải 7
  10. thích họ hiểu rõ những khả năng tốt đẹp và cần thiết trong việc thay đổi cách sử dụng đất đai cho tương lai. Sử dụng luật để ngăn cản hay ép buộc con người thường dễ đi đến thất bại và tạo ra nhiều mâu thuẩn. Khả năng chấp nhận của địa phương là cần thiết nếu có sự tham gia của địa phương trong tiến trình quy hoạch. Sự ủng hộ của chính quyền địa phương thì thật sự cần thiết đồng thời trong đó sự tham gia của các cơ quan ban ngành liên quan đến việc thực hiện dự án cũng giữ vai trò rất quan trọng. Từ đó cho thấy trong quy hoạch sử dụng đất đai phải có các tiểu điểm chính cần được xác định hiểu biết cụ thể như sau: - Đất đai thì không giống nhau ở mọi nơi: Đất đai, bản thân nó đã là tiêu điểm trong quy hoạch sử dụng đất đai. Vốn, lao động, kỷ năng quản lý và kỷ thuật có thể đưa đi đến nơi nào cần đến. Nhưng đất đai không thể di chuyển được, và cho thấy những vùng đất khác nhau thì cho những khả năng khác nhau và những vấn đề quản lý cũng khác nhau. Không phải nguồn tài nguyên đất đai là không thay đổi, điều này khá rõ ràng trong trường hợp của khí hậu và thực vật, các trường hợp khác như sự thiếu hụt nguồn nước hay sự mất đất gây ra do xoái mòn hay sự nhiễm mặn thì cũng chỉ cho thấy rõ rằng là nguồn tài nguyên đang bị suy thoái. Những thông tin đầy đủ về hiện trạng của nguồn tài nguyên đất đai rất cần thiết cho quy hoạch sử dụng đất đai. - Kỷ thuật: Một thành phần thứ ba trong quy hoạch là kiến thức và kỷ thuật sử dụng đất đai: nông học, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi gia súc và những vấn đề khác. Những kiến thức kỷ thuật đề nghị người sử dụng đất đai phải có để sử dụng nguồn vốn, kỷ năng, và những nguồn tài nguyên cần thiết khác một cách thích hợp. Những kỷ thuật mới có thể bao hàm luôn cả về xã hội lẫn môi trường tự nhiên mà nó phải được trình bày đầy đủ bởi nhà quy hoạch. - Tổng hợp: Trước đây trong quy hoạch sử dụng đất đai thường vướng mắc những sai lầm là chỉ tập trung một cách hạn hẹp vào nguồn tài nguyên đất đai mà con người không đủ thời gian để suy nghĩ là nguồn tài nguyên này phải được sử dụng như thế nào. Thông thường, đất đai nông nghiệp tốt cũng có thể thích hợp cho những loại sử dụng cạnh tranh khác. Quyết định sử dụng đất đai không những được sử dụng trên nền tảng của khả năng thích nghi đất đai mà còn phải theo những nhu cầu sản xuất và mở rộng diện tích canh tác, việc mở rộng này thường lan đến những vùng đất chỉ được sử dụng cho các mục đích chuyên biệt khác. Do đó, quy hoạch là phải tổng hợp tất cả các thông tin về khả năng thích nghi đất đai, những nhu cầu về xã hội từ các loại sản phẩm hàng hóa và những cơ hội thích hợp với nhu cầu cho việc hữu dụng trên vùng đất đai đó trong hiện tại và cả tương lai. Do đó, quy hoạch sử dụng đất đai không phải là một chuyên đề riêng như quy hoạch phát triển nông hộ trồng các loại cây trồng đơn giản, hay một hệ thống thủy nông tưới riêng cho nông hộ mà quy hoạch sử dụng đất đai phải được thực hiện dưới dạng tổng hợp theo hướng phát triển từ kế hoạch chiến lược phát triển cấp quốc gia đến mức độ chi tiết cho các đề án riêng biệt hay các chương trình ở cấp Huyện hay địa phương cấp Xã. 2. Các cấp độ quy hoạch Quy hoạch sử dụng đất đai có thể áp dụng ở 3 cấp theo FAO (1993): cấp quốc gia, cấp tỉnh/thành phố và cấp địa phương (bao gồm cấp Huyện và Xã). Không cần 8
  11. thiết phải theo thứ tự cấp độ nào, tùy theo từng quốc gia mà có thể sử dụng cấp nào mà chính quyền nơi đó có thể quyết định được việc quy hoạch sử dụng đất đai. Mỗi cấp có những quyết định cho việc sử dụng đất đai khác nhau, do vậy mỗi cấp sẽ có phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai cũng khác nhau. Tuy nhiên ở mỗi cấp quy hoạch, cần phải có những chiến lược sử dụng đất đai, chính sách để chỉ rõ các ưu tiên quy hoạch, từ đó trong mỗi đề án sẽ chọn lựa các thứ tự ưu tiên theo chiến lược phát triển và thực hiện đề án quy hoạch theo từng bước một cách nhịp nhàng và thích hợp. Sự tác động qua lại ở 3 cấp này là rất cần thiết và quan trọng. Các thông tin cho các cấp độ đều có thể theo cả hai chiều đi và ngược lại như trình bày trong Hình 1.1. Ở mỗi cấp độ được quy hoạch thì mức độ chi tiết càng gia tăng theo chiều từ trên xuống và đặc biệt khi xuống cấp độ địa phương thì sự tham gia của con người tại địa phương giữ vai trò rất quan trọng. 2.1 Cấp độ quốc gia Ở cấp độ quốc gia thì quy hoạch liên quan đến mục tiêu phát triển của quốc gia đó và cũng liên quan đến khả năng phân chia nguồn tài nguyên. Trong nhiều trường hợp, quy hoạch sử dụng đất đai không bao gồm sự phân chia thật sự đất đai cho các sử dụng khác nhau, nhưng lại đặt thành dạng ưu tiên cho những đề án cấp Tỉnh. Quy hoạch sử dụng đất đai cấp quốc gia bao gồm: - Chính sách sử dụng đất đai: cân bằng giữa những sự canh tranh trong nhu cầu về đất đai từ các ngành khác nhau của kinh tế - sản lượng lương thực, cây trồng xuất khẩu, du lịch, bảo vệ thiên nhiên, nhà cửa, phương tiện công cộng, đường xá, kỷ nghệ; - Kế hoạch phát triển quốc gia và ngân sách: xác định đề án và phân chia nguồn tài nguyên cho phát triển; - Điều phối các ngành khác nhau trong việc sử dụng đất đai; - Xây dựng luật cho từng chuyên ngành như: quyền sử dụng đất đai, khai thác rừng, và quyền sử dụng nguồn nước. Những mục tiêu của quốc gia thì phức tạp trong việc quyết định chính sách, luật lệ và tính toán tài chính ảnh hưởng đến dân chúng và trong vùng rộng lớn. Chính quyền không thể là những nhà chuyên môn để đối phó với tất cả các vấn đề trong sử dụng đất đai, do đó, trách nhiệm của nhà quy hoạch là trình bày những thông tin cần thiết có liên quan để chính quyền có thể hiểu rõ và có tác động trong việc tiến hành thực hiện các quy hoạch. 2.2 Cấp độ Tỉnh Cấp độ Tỉnh không cần thiết là do theo sự phân chia hành chính của Tỉnh, tuy nhiên trên tầm nhìn chung của cấp quốc gia đối với Tỉnh thì khi quy hoạch không phải cứng nhắc quá theo sự phân chia hành chính mà nó giữ vai trò là bậc trung gian giữa quy hoạch cấp quốc gia và cấp địa phương. Những đề án phát triển thường nằm ở cấp độ này vì đây là bước đầu tiên trong quy hoạch đa dạng hoá đất đai và tính thích nghi của nó để phù hợp với những mục tiêu của đề án. Quy hoạch ở cấp quốc gia, trong giai đoạn đầu cần có những thảo luận những ưu tiên phát triển cấp quốc gia và được dịch giải ra các đề án cho Tỉnh. Những mâu thuẩn trong ước muốn giữa cấp quốc gia và tỉnh sẽ được hóa giải trong cấp này. Những vấn đề cần quan tâm trong cấp này bao gồm: - Xác định vị trí phát triển như khu đô thị, khu dân cư mới, phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản; xây dựng hệ thống tưới hay hệ thống cung cấp nước; 9
  12. - Nhu cầu cho cải thiện và nâng cấp cơ sở hạ tầng như: hệ thống cung cấp nước, thoát nước, hệ thống giaothong, thương mại và những hổ trợ trong thị trường hàng hóa; - Phát triển những hướng dẫn về quản lý đất đai, trong việc cải thiện sử dụng đất đai cho mỗi loại đất đai khác nhau. 2.3 Cấp độ địa phương (Huyện/Xã) Đơn vị qui hoạch cấp địa phương có thể là: huyện, hay một nhóm các xã hay một khu vực nằm trong vùng dự án. Ở cấp độ này, quy hoạch thường dễ dàng phù hợp với mong ước của người dân, và cũng kích thích sự đóng góp ý kiến của người dân địa phương trong quy hoạch. Trong bước đầu khi thảo luận qui hoạch ở cấp độ Tỉnh, chương trình thay đổi sử dụng đất đai hay quản lý phải được thực hiện mang địa phương tính. Về mặt chọn lựa, đây là mức độ đầu tiên của quy hoạch với những ưu tiên được đề ra bởi những người dân địa phương. Quy hoạch cấp địa phương thường thực hiện trong một vùng riêng biệt của đất đai với những gì sẽ được làm, nơi nào, khi nào và ai sẽ chịu trách nhiệm. Như: - Lắp đặc hệ thống tưới, tiêu và những công việc bảo vệ; - Thiết kế cơ sở hạ tầng: giao thông, vị trí chợ cho hàng nông sản, phân phối phân bón, thu gom các sản phẩm nông nghiệp, hay những hoạt động khác có quan hệ trực tiếp đến người dân; - Vị trí các loại cây trồng chuyên biệt thích nghi cho từng vùng đất khác nhau, phân chia sử dụng đất theo giải thửa. Ở cấp địa phương này thường cũng phải đáp ứng với những đòi hỏi trực tiếp từ thị trường; thí dụ như vùng thích nghi cho lúa, hay cây ăn trái phải phù hợp với những đề nghị của các công ty có liên quan như: “đất này thích nghi, đất này không thích nghi; cần thiết phải quản lý thực hành; chi phí đầu tư cao nhưng thu hồi cũng cao ” Nhìn chung, quy hoạch ở những cấp khác nhau cần có những thông tin ở những tỉ lệ khác nhau cũng như những thông tin ở mức độ tổng quát hóa. Những thông tin này có thể được xác định trong các bản đồ. - Tỉ lệ bản đồ thích hợp nhất cho quy hoạch cấp quốc gia mà trong đó toàn quốc gia có được trong một tờ bản đồ có thể là 1/5.000.000, 1/1.000.000 hay lớn hơn. - Trong khi đó thì quy hoạch cấp Tỉnh cần bản đồ tỷ lệ lớn hơn khoảng 1/50.000 hay 1/100.000, tuy nhiên ở cấp độ này có thể sử dụng những thông tin tóm lược ở các tỉ lệ bản đồ 1/250.000. - Ở cấp độ địa phương, bản đồ có thể ở tỉ lệ giữa 1/20.000 đến 1/5.000 là tốt nhất. Có thể sử dụng những bản đồ được tạo ra từ không ảnh để làm bản đồ nền ở cấp độ địa phương, vì kinh nghiệm cho thấy người dân địa phương có thể nhận diện ra từng khu vực nhà ở và ruộng đất của họ trên không ảnh. Trong điều kiện Việt Nam hiện nay, trong quy hoạch được chia ra làm 4 cấp, đó là: cấp quốc gia, cấp Tỉnh, cấp Huyện và cấp Xã. Do đó trong phương pháp và tỷ lệ bản đồ cho quy hoạch sử dụng đất đai cũng chi tiết hơn. 3. Các tổ chức và kế hoạch phát triển có liên quan Như định nghĩa ban đầu thì quy hoạch sử dụng đất đai không phải là một chuyên ngành riêng, ngoại trừ nhà nước đặt thành một cơ quan chuyên phụ trách về lảnh vực này, còn lại thì trong quy hoạch phải liên kết với các ngành: nông nghiệp, 10
  13. lâm nghiệp, thủy lợi,.v.v. Khi thực hiện xây dựng đề án sẽ cần sự giúp đở tham gia của các trung tâm khuyến nông tại địa phương đó. Thường thì không thấy có sự phân biệt rõ ràng ranh giới giữa quy hoạch sử dụng đất đai và những hướng phát triển nông thôn khác. Thí dụ, những mong muốn thay đổi sử dụng đất đai như đưa vào cây trồng có kinh tế. Để quản lý tốt và thành công đòi hỏi phải sử dụng phân bón. Điều này chỉ có thể làm được khi nào có những trung tâm phân phối phân bón tại địa phương với những khuyến cáo sử dụng loại phân bón như thế nào và có luôn một hệ thống tính dụng để chi trả cho nông dân. Dịch vụ địa phương sẽ không mang tính hữu dụng cao nếu không có một hệ thống phân phối cấp quốc gia, những nơi sản xuất hiệu quả và cả nguồn ngoại tệ để nhập khẩu các vật tư cần thiết. Xây dựng các nhà máy sản xuất phân bón và tổ chức hệ thống phân phối cho toàn quốc gia không nằm trong phần quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng nếu có được các tư liệu mô tả và tính toán khả năng thì sẽ giúp cho qui hoạch sử dụng đất đai được thành công hơn. Hay nói cách khác trung tâm phân phối liên hệ đến dân số và sử dụng thích hợp đất đai là phần rất cần thiết trong công việc của nhà quy hoạch sử dụng đất đai. Do đó, ngoài phạm vi hoạt động liên quan đến điều kiện tự nhiên và môi trường mà nhà quy hoạch sử dụng dụng phần lớn còn lại phải kết hợp với những đóng góp của các chuyên môn kỷ thuật khác. Xa hơn nữa, thì chính sách trong phạm vi quốc gia, chế độ giá cả cũng là một trong những điều tiên quyết cho việc thành công trong quy hoạch sử dụng đất đai. V. CON NGƯỜI TRONG QUY HOẠCH Quy hoạch sử dụng đất đai bao gồm nhiều người, nhiều ngành khác nhau cùng làm việc để đạt được những mục tiêu chung. Ba nhóm người chính cùng hoạt động trong đó là: người sử dụng đất đai, nhà lảnh đạo, và đội quy hoạch. 1. Người sử dụng đất đai Đây là những người dân sống trong vùng quy hoạch và đời sống của họ lệ thuộc hoàn toàn hay từng phần vào vùng đất này. Không phải chỉ bao gồm nông dân, người làm nông nghiệp nói chung, hay những người khác trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của sử dụng đất đai mà còn bao gồm luôn cả những người sử dụng các sản phẩm của họ, thí dụ như các nhà máy chế biến thịt, sản phẩm cây trồng, nhà máy xây xát, nhà máy cưa hay các xưởng đóng đồ gỗ. Điều cần thiết là phải bao gồm tất cả các thành phần này trong quy hoạch sử dụng đất đai. Do đó, họ phải đặt toàn bộ kế hoạch cho có hiệu quả trong sử dụng đất đai và sử dụng sản phẩm của đất đai để cho thấy mọi người đều sẽ thừa hưởng các phần lợi nhuận cũng như phúc lợi xã hội sẽ có được trong tiến trình thực hiện đề án quy hoạch sử dụng đất đai. Kinh nghiệm trong việc xác định các đề án cho thấy người dân địa phương khi sử dụng nguồn tài nguyên thường bỏ quên việc ảnh hưởng đến môi trường cũng như các nguồn tài nguyên quan trọng khác cần được bảo vệ. Trong trường hợp người dân nắm lấy cơ hội phát triển, và tự nguyện cùng tham gia quy hoạch sử dụng đất đai thì chương trình quy hoạch sẽ hoàn thiện nhanh hơn là trong trường hợp ép buộc người dân vào trong quy hoạch đó. Đồng thời cho thấy nếu không có sự hổ trợ, giúp đở của các lảnh đạo địa phương thì đề án quy hoạch cũng khó có thể thành công. Để có sự tham gia vào tiến trình quy hoạch của toàn cộng đồng xã hội thì vẫn còn là vấn đề thách đố cho các nhà quy hoạch. Nhà quy hoạch phải đầu tư nhiều thời gian và nguồn tài nguyên để hổ trợ và nâng cao trình độ kiến thức cho các người tham 11
  14. gia thông qua các phương tiện truyền thanh, báo chí, hội thảo chuyên môn, và khuyến nông. Thông thường cho thấy những cố gắng thành công nhất là biết kết hợp giữa các nghiên cứu kỹ thuật với mong ước của người địa phương đang sống giúp cho quy hoạch được tốt hơn. 12
  15. KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN QUỐC GIA Kế hoạch sử dụng đất đai quốc gia TỈNH, TP Những khó khăn và cơ hội ở Tỉnh Chính sách và ưu tiên của quốc gia Kế hoạch sử dụng đất đai Tỉnh HUYỆN, XÃ Những nhu cầu, khó khăn địa phương những kiến thức địa phương của cơ hội sử dụng đất đai Chính sách và ưu tiên của Tỉnh Kế hoạch sử dụng đất đai địa phương (Huyện/Xã) Hình 1.1 : Liên quan hai chiều giữa các cấp độ quy hoạch sử dụng đất đai (FAO, 1993) 13
  16. 2. Các nhà lãnh đạo Trách nhiệm của nhà lãnh đạo là làm sao để đề án có hiệu quả. Ở cấp độ quốc gia và Tỉnh, họ là những Bộ Trưởng hay chủ tịch Tĩnh, còn cấp địa phương thì những người lãnh đạo này nằm trong hội đồng của chính quyền bao gồm chủ tịch Huyện, Xã đến các lãnh đạo ban ngành có liên quan. Nhóm quy hoạch sẽ cung cấp những thông tin và cố vấn chuyên môn, còn các nhà lãnh đạo thường đưa ra các hướng và mục đích phát triển đồng thời cũng chỉ cho thấy khả năng thực hiện đề án nếu như có sự chọn lựa các kiểu quy hoạch đã được đề ra. Mặc dù lãnh đạo nhóm quy hoạch hiện diện liên tục trong quá trình hoạt động quy hoạch nhưng các nhà lãnh đạo cũng phải nằm trong nhóm quy hoạch này theo từng thời gian cố định để thảo luận và phân tích từng khả năng có được trong quá trình xây dựng quy hoạch. Các nhà lãnh đạo giữ vai trò then chốt trong việc hổ trợ cho sự tham gia chung của cộng đồng xã hội trong vùng quy hoạch thông qua việc đáp ứng những mong ước cụ thể của người dân cũng như chỉ rõ cho người dân thấy con đường đi đến sự tốt đẹp của toàn cộng đồng xã hội trong tương lai. 3. Đội quy hoạch Một trong những tính chất cần thiết trong quy hoạch sử dụng đất đai là xử lý đất đai và sử dụng đất đai như là trong một tổng thể. Vấn đề này bao gồm việc kiểm soát chéo giữa các chuyên ngành khác nhau như: tài nguyên thiên nhiên, công chánh, nông nghiệp và khoa học xã hội, nên trong mọi hoạt động phải có một đội quy hoạch cụ thể đa ngành. Cụ thể là trong đội phải có những chuyên gia có kiến thức sâu và chuyên môn như: nhà khảo sát đất, nhà đánh giá đất đai, nhà nông học, chuyên gia lâm nghiệp, các chuyên gia về chăn nuôi thú y, kỷ sư công chánh, nhà kinh tế và nhà xã hội học. Những chuyên gia chuyên môn này thì có thể có ích giá trị cho quy hoạch cấp độ quốc gia. Ở cấp độ địa phương thì đội quy hoạch mang tính chuyên biệt hơn, bao gồm nhà quy hoạch sử dụng đất đai với một hoặc hai trợ lý. Mỗi người phải tự khắc phục những khó khăn trong khoảng quá rộng về các lảnh vực chuyên môn của công việc và sẽ cần thêm sự hổ trợ của các nhà chuyên môn sâu khi cần. Những cơ quan nhà nước hay trường Đại học là những nơi có sự giúp đở về nguồn tài liệu và nhân lực rất tốt trong quy hoạch. Vai trò của con người và mối liên quan với nhau trong QH được trình bày tóm tắt trong Hình 1.2. 14
  17. NGƯỜI SỬ DỤNG Xuất xứ của nhu cầu cho nguồn tài nguyên đất đai Cung cấp lao động, vốn, quản lý Sản xuất hàng hóa và dịch vụ Thực hiện quy hoạch trên thực tế Thông tin về nhu cầu hiểu biết, đất đai và sử dụng đất đai ĐỘI QUY HOẠCH CÁC BAN NGÀNH Hổ trợ các nhà lảnh đạo Thông tin kỷ thuật PHÁP LUẬT Thông tin về đấ t đai và s ử dụng Thông tin Thực hiện công việc Pháp luật nhà nước Xây dựng quy hoạch công cộng và dịch vụ Tác động quy hoạch NHÀ LẢNH ĐẠO Hướng dẫn tiến trình quy hoạch Giới thiệu các ban ngành và nhà THỰC HIỆN quy hoạch Chính sách Duyệt quy hoạch Hành động Phân chia nguồn tài nguyên Hình 1.2 : Con người trong quy hoạch. 4. Quy hoạch là một tiến trình lập lại Quy hoạch phải được liên tục. Không bao giờ chúng ta có đầy đủ tất cả các kiến thức về đất đai và cách quản lý nó, cũng như tất cả những thông tin và các kinh nghiệm khác, do đó trong quy hoạch sẽ có sự thay đổi. Trong phần đầu, các tiến trình quy hoạch được thực hiện theo từng bước nhưng trong thực tế đôi khi cần thiết phải lặp lại những bước trước đó đã được thực hiện thông qua một số kinh nghiệm vừa có được. Một cách cụ thể thì trong đề cương sử dụng đất đai có được từ bước thứ 7 với tính mở để cho phép thảo luận thêm và có thể viết lại nhiều lần do phải lập lại khi sửa đổi các bước ban đầu trong tiến trình quy hoạch trước khi có thể chọn một cách chắc chắn và đưa vào thực hiện được. Những thay đổi xa hơn cũng có thể cần thiết xảy ra trong suốt thời gian thực hiện do những điều kiện khách quan bên ngoài thay đổi, thí dụ như sự phát triển của thị trường mới cho sản phẩm hay sự thay đổi chính sách của nhà nước. Công việc của nhà quy hoạch không bao giờ chấm dứt. Kết quả tốt của một vài sự thay đổi trong sử dụng đất đai cũng có thể cho thấy được sự thành công trong quy hoạch. Về mặc chu kỳ thì sự thay đổi sử dụng đất đai theo mong ước trong khoảng 5, 10 hay 20 năm về trước cho thấy không còn thích hợp nữa trong các trường hợp của 15
  18. điều kiện hiện nay. Những đặc tính về chu kỳ hay sự lặp lại của quy hoạch sử dụng đất đai được trình bày trong các phần trên cho thấy rõ là trong một khoảng thời gian nào đó ở giai đoạn theo dõi và chỉnh sửa các phần quy hoạch trước đó không còn thấy hiệu quả nữa và nhà quy hoạch cần thiết phải đi trở lại từ bước 10 thành bước 1, và trở lại cho một chu kỳ quy hoạch mới. 16
  19. CHƯƠNG II CÁC VẤN ĐỀ CƠ BẢN CHO QUY HOẠCH SỬ DỤNG BỀN VỮNG NGUỒN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI I. QUAN ĐIỂM TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI 1. Quy hoạch sử dụng đất đai và quy hoạch đô thị Về mặt quy hoạch đô thị, mục đích chính là làm sau tối ưu hóa cơ sở hạ tầng đô thị của những đơn vị đất đai hành chánh như hoạt động giao thông - đường xá, đường rầy tàu hỏa, sân bay, bến cảng, nhà máy công nghiệp và những kho tàng tồn trử sản phẩm; khai thác mõ và sản xuất ra điện, và các hoạt động cho thành phố và khu dân cư - trong việc dự đoán trước sự gia tăng dân số và phát triển kinh tế xã hội, và tính đến kết quả của phân vùng và quy hoạch sử dụng đất đai. Đó là những khía cạnh phải có cho việc phát triển nông thôn và đô thị, gần đây nó chiếm một vai trò quan trọng trội hẳn. Quy hoạch đô thị thông thường được thực hiện bởi chính phủ nhà nước, hay những tổ chức chính quyền địa phương cho việc làm tốt hơn cuộc sống của cộng đồng. Mục đích được tính gần như toàn diện hơn hay tầm nhìn tổng thể của sự phát triển một vùng hơn là chỉ phát triển cho những cá thể riêng biệt. Quy hoạch đô thị có hai chức năng chính: phát triển cơ sở hạ tầng hữu lý và hạn chế những thái hóa của cá nhân trong một cộng đồng chung để cân đối trong phát triển đô thị. Chức năng sau thường đưa đến quy hoạch đô thị phải được kết hợp với hệ thống luật và quy định. Quy hoạch sử dụng đất đai phải là một tiến trình xây dựng những quyết định mà "làm cho thuận tiện trong việc phân chia đất đai cho các sử dụng mà cung cấp được lợi cao nhất". Quy hoạch này được dựa trên những điều kiện kinh tế xã hội và những phát triển theo mong ước của người dân trong và chung quanh những đơn vị đất đai tự nhiên. Những điều này được đối chiếu nhau thông qua phân tích đa mục tiêu và đánh giá những giá trị thực của những nguồn tài nguyên tự nhiên và môi trường khác nhau của đơn vị đất đai. Kết quả là đưa ra được các sử dụng đất đai theo mong ước hay kết hợp những sử dụng với nhau. Thông qua tiến trình thỏa thuận với các chủ thể, kết quả là những quyết định trên những sự phân chia đất đai cụ thể cho những sử dụng riêng biệt (hay không sử dụng) thông qua những quy định về luật pháp và hành chánh mà sẽ đưa đến một cách cụ thể thực hiện quy hoạch. Thông thường, quy hoạch sử dụng đất đai liên quan chính đến những vùng nông thôn, tập trung cho việc quy hoạch sử dụng đất đai cho nông nghiệp như sản xuất cây trồng, chăn nuôi, trồng và quản lý rừng, thủy sản nội đồng, bảo vệ những giá trị của thực vật và những giá trị đa dạng hóa sinh học. Tuy nhiên, các vùng ven đô thị cũng được bao gồm trong quy hoạch sử dụng đất đai vì nó tác động trực tiếp đến vùng nông thôn, thông qua việc mở rộng xây dựng các nhà cao tầng vào trong các vùng có giá trị nông nghiệp cao và những cải thiện kết quả của sử dụng đất đai trong các vùng nông thôn lân cận. 16
  20. 2. Phương pháp tổng hợp Tổng hợp hay còn gọi là "hành động kết hợp hay những phần thêm vào để làm đồng nhất toàn bộ với nhau" tạo nên mối liên hệ với tất cả các phần xây dựng nên một đơn vị đất đai như đã được định nghĩa trước. Trong việc kết hợp với từ "phương pháp", nó cũng phải liên hệ luôn cả sự hợp tác có tham gia và toàn diện giữa tất cả các cơ quan và các nhóm ở cấp quốc gia, tỉnh và địa phương - tất cả "các bộ phận", đối tác hay các chủ thể đều liên hệ và tham gia quy hoạch nguồn tài nguyên đất đai và quản lý quy hoạch. Cần có một cơ chế để thực hiện các cuộc đối thoại mang tính xây dựng và phát triển giữa các chủ thể. Các chủ thể này bao gồm cấp bộ, cấp tỉnh và các sở của các thành phố/tỉnh với những chính sách phát triển của họ, nghiên cứu và phát triển nguồn tài nguyên đất đai của các Viện như Trung tâm dịch vụ địa hình, Cục thống kê hay các tổ chức tương đương, các cơ quan quản trị như Hội đồng thủy lợi quốc gia hay Công ty cung cấp nước thành phố, và những tổ chức công cộng ở cấp quốc gia lẫn địa phương như Hội bảo vệ tự nhiên, Hội nông dân và các nhóm chức năng trong cộng đồng. Điều này bao hàm việc cần thiết thiết lập nên một môi trường có thể bao gồm luôn cả luật pháp và hành chánh, để đưa đến nền tảng cho sự thỏa thuận trong việc xây dựng các quyết định ở tất cả các cấp có liên quan, giải quyết những nhu cầu mâu thuẩn của sử dụng đất đai, hay giữa các thành phần của nó như nguồn tài nguyên nước ngọt. Những nền tảng này phải theo hai chiều là chiều ngang giữa Bộ, các Tỉnh hay chính quyền thành phố, và chiều thẳng từ trên xuống giữa nhà nước và những người sử dụng nguồn tài nguyên đất đai, tất cả các chủ thể này kết nối với nhau theo hai chiều từ trên xuống và từ dưới lên. Thực tế cho thấy muốn xây dựng được nền tảng cho thành công cần phải có nhiều thời gian, sự nhẫn nại và những mong ước cho một tương lai tốt đẹp. Chỉ với những đặc trưng này sẽ vượt qua được các tính quan liêu bàn giấy và những ngăn trở mang tính lịch sử mà đã được dựng lên giữa các ban ngành nên làm hạn chế các tầm nhìn của từng ngành riêng biệt. Phương pháp tổng hợp chỉ có giá trị khi vấn đề đặt ra cần giải quyết những mâu thuẩn trong sử dụng đất đai, nếu sử dụng đất đai tối hảo và bền vững đã có sẵn thì chúng ta không phải mất nhiều thời gian để xây dựng phương pháp tổng hợp cho vùng này, thí dụ như bảo vệ rừng ở lưu vực đầu nguồn, xây dựng các công viên quốc gia hay bảo vệ các di sản dân tộc. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Tiến trình quy hoạch sử dụng đất đai và thực hiện quy hoạch là quản lý sử dụng đất đai như định nghĩa trên, xoay quanh trên ba yếu tố: các chủ thể, chất lượng hay sự giới hạn của mỗi thành phần đất đai, và những khả năng chọn lựa sử dụng đất đai thích hợp cho từng vùng. Xét về những vấn đề mang tính kỹ thuật, những yếu tố của quy hoạch là: lượng đất đai hữu dụng và quyền sở hửu của nó; chất lượng, khả năng thích nghi và khả năng sản xuất tiềm năng của đất đai; trình độ kỹ thuật được sử dụng để khai thác nguồn tài nguyên đất đai, mật độ dân cư, và những nhu cầu, tiêu chuẩn sống của người dân. Mỗi yếu tố này đều có tác động qua lại với các yếu tố kia. 1. Chức năng của đất đai Định nghĩa đất đai : Brinkman và Smyth (1976), về mặt địa lý mà nói đất đai “là một vùng đất chuyên biệt trên bề mặt của trái đất có những đặc tính mang tính ổn định, hay có chu kỳ dự đoán được trong khu vực sinh khí 17
  21. quyển theo chiều thẳng từ trên xuống dưới, trong đó bao gồm : Không khí, đất và lớp địa chất, nước, quần thể thực vật và động vật và kết quả của những hoạt động bởi con người trong việc sử dụng đất đai ở quá khứ, hiện tại và trong tương lai” (Lê Quang Trí, 1996). Tuy nhiên đến năm 1993, trong Hội nghị quốc tế về Môi trường ở Rio de Janerio, Brazil, (1993), thì đất đai về mặt thuật ngữ khoa học được hiểu theo nghĩa rộng thì xác định đất đai là “diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm tất cả các cấu thành của môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt đó, bao gồm: khí hậu bề mặt, thổ nhưỡng, dạng địa hình, mặt nước (hồ, sông, suối, đầm lầy), các lớp trầm tích sát bề mặt, cùng với nước ngầm và khoáng sản trong lòng đất, tập đoàn thực vật và động vật, trạng thái định cư của con nguời, những kết quả của con người trong quá khứ và hiện tại để lại (san nền, hồ chứa nước, hay hệ thống thoát nước, đường xá , nhà cửa ) (UN, 1994; trong FAO, 1993). Như vậy đất đai có thể bao gồm: - Khí hậu - Đất - Nước - Địa hình/địa chất - Thực vật - Động vật - Vị trí - Diện tích - Kết quả hoạt động của con người Theo P. M. Driessen và N. T Konin (1992), chúng ta cần phân biệt giữa thuật ngữ đất và đất đai, vì đất chỉ là một trong những thuộc tính của đất đai bên cạnh các thuộc tính khác như: khí hậu, thời tiết, tập đoàn động thực vật, các hoạt động của con người - Các vùng tự nhiên mang tính đồng nhất về tất cả các thuộc tính của đất đai được gọi là các đơn vị đất đai (Land unit). Ðể mô tả một đơn vị đất đai chúng ta cần có các đặc tính đất đai (Land characteristics). Theo định nghĩa về đất đai của Luật đất đai Việt Nam (1993) thì “Đất là tài sản quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là đối tượng lao động đồng thời cũng là sản phẩm lao động. Đất còn là vật mang của các hệ sinh thái tự nhiên và các hệ sinh thái canh tác, đất là mặt bằng để phát triển nền kinh tế quốc dân”. Theo FAO (1995), các chức năng của đất đai đối với hoạt động sản xuất và sinh tồn của xã hội loài người được thể hiện qua các mặt sau: sản xuất, môi trường sự sống, điều chỉnh khí hậu, cân bằng sinh thái, tồn trữ và cung cấp nguồn nước, dự trữ (nguyên liệu khoáng sản trong lòng đất); không gian sự sống; bảo tồn, lịch sử; vật mang sự sống; phân dị lãnh thổ. Như vậy, có thể khái quát: Ðất đai là điều kiện vật chất chung nhất đối với mọi ngành sản xuất và hoạt động của con người, vừa là đối tượng lao động (cho môi trường để tác động như: xây dựng nhà xưởng, bố trí máy móc, làm đất .), vừa là phương tiện lao động (cho công nhân nơi đứng, dùng để gieo trồng, nuôi gia súc .). Như vậy, đất không phải là đối tượng của từng cá thể mà chúng ta đang sử dụng coi là của mình, không chỉ thuộc về chúng ta. Ðất là điều kiện vật chất cần thiết để tồn tại và tái sản xuất các thế hệ tiếp nhau của loài người. Vì vậy, 18
  22. trong sử dụng cần làm cho đất tốt hơn cho các thế hệ mai sau (Tổng cục Ðịa chính, 1996). Nhu cầu tăng trưởng kinh tế xã hội phát triển mạnh, cùng với sự bùng nổ dân số đã làm cho mối quan hệ giữa con người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người trong quá trình sử dụng đất (có ý thức hoặc vô ý thức) dẫn đến hủy hoại môi trường đất, một số chức năng nào đó của đất bị yếu đi. Vấn đề sử dụng đất đai ngày càng trở nên quan trọng và mang tính toàn cầu. Với sự phát triển không ngừng của sức sản xuất, chức năng của đất đai cần được nâng cao theo hướng đa dạng nhiều tầng nấc, để truyền lại lâu dài cho các thế hệ sau. Những thảo luận trên chủ yếu tập trung vào số lượng đất thích hợp cho sản xuất lương thực. Tuy nhiên, đất đai có nhiều chức năng như sau: - Đất đai là nền tảng cho hệ thống hỗ trợ sự sống, thông qua việc sản xuất sinh khối để cung cấp lương thực, thực phẩm chăn nuôi, sợi, dầu, gỗ và các vật liệu sinh vật sống khác cho con người sử dụng, một cách trực tiếp hay thông qua các vật nuôi như nuôi trồng thủy sản và đánh bắt thủy sản vùng ven biển. Chức năng sản xuất. - Đất đai là nền tảng của đa dạng hóa sinh vật trong đất thông qua việc cung cấp môi trường sống cho sinh vật và nơi dự trữ nguồn gen cho thực vật, động vật, và vi sinh vật, ở trên và bên dưới mặt đất. Chức năng về môi trường sống. - Đất đai và sử dụng đất đai là nguồn và nơi chứa khí ga từ nhà kính hay hình thành một một sự cân bằng năng lượng toàn cầu giữa phản chiếu, hấp thu hay chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và của chu kỳ thủy văn của toàn cầu. Chức năng điều hòa khí hậu. - Đất đai điều hòa sự tồn trử và lưu thông của nguồn tài nguyên nước mặt và nước ngầm, và những ảnh hưởng chất lượng của nước. Chức năng nước. - Đất đai là kho chứa các vật liệu và chất khoáng thô cho việc sử dụng của con người. Chức năng tồn trữ. - Đất đai có khả năng hấp thụ, lọc, đệm và chuyển đổi những thành phần nguy hại. Chức năng kiểm soát chất thải và ô nhiễm. - Đất đai cung cấp nền tảng tự nhiên cho việc xây dựng khu dân cư, nhà máy và những hoạt động xã hội như thể thao, ngơi nghĩ. Chức năng không gian sống. - Đất đai còn là nơi chứa đựng và bảo vệ các chứng tích lịch sử văn hóa của loài người, và nguồn thông tin về các điều kiện khí hậu và những sử dụng đất đai trong quá khứ. Chức năng bảo tồn di tích lịch sử. - Đất đai cung cấp không gian cho sự vận chuyển của con người, đầu tư và sản xuất, và cho sự di chuyển của thực vật, động vật giữa những vùng riêng biệt của hệ sinh thái tự nhiên. Chức năng nối liền không gian. Khả năng phù hợp của đất đai cho các chức năng này thay đổi rất lớn trên thế giới. Những đơn vị sinh cảnh, như các đơn vị nguồn tài nguyên thiên nhiên, có những biến động riêng trong bản thân đó, nhưng những ảnh hưởng của con người thì tác động mạnh hơn trong những biến đổi này trong cả không gian lẫn thời gian. Những chất lượng đất đai cho một hoặc hơn một chức năng có thể được cải thiện, thí dụ như phương pháp kiểm soát xoái mòn, nhưng những hoạt động này thường ít hơn là những hoạt động làm suy thoái đất của con người. 19
  23. Sự suy thoái đất đai do con người tác động được tính theo bề dày lịch sử, như thời kỳ văn minh hóa ở Địa trung hải và Trung đông, và trong suốt thời gian mở rộng lãnh thổ của người Châu Âu vào Mỹ Châu, Úc Châu, Á Châu và Phi Châu. Tuy nhiên, trong suốt thế kỷ này, sự suy thoái đất đai bao gồm cả sa mạc hóa đã gia tăng với mức độ cao và ngày càng trầm trọng bởi tác nhân ảnh hưởng trực tiếp đó là sự gia tăng dân số và nhu cầu sống của con người. Mức độ suy thoái đất đai có thể tiếp tục xảy ra hay cũng có thể gia tăng thêm dưới điều kiện ảnh hưởng của con người trong việc thay đổi khí hậu toàn cầu, nhưng điều này không thể xảy ra một cách tự động như đã giả định. Sự suy thoái đất đai có thể được kiểm soát, cải thiện tốt lên hay ngay cả dự trữ cho các loại hình sử dụng khác nhau một cách rộng rãi, nếu như các chức năng phải được chú ý, các mong ước điều lợi trước mắt ngắn hạn được thay bằng các mong ước lợi nhuận lâu dài và bền vững ở các cấp từ toàn cầu cho đến quốc gia và địa phương. Sự suy thoái đất đai đã và đang trầm trọng hơn ở những nơi sử dụng đất đai không có quy hoạch, hay những lý do khác về pháp chế hay tài chánh làm cho các quyết định sử dụng đất đai sai hay chỉ có quy hoạch một chiều từ trung ương xuống mà không tham khảo ý kiến thực tế của địa phương đưa đến việc khai thác quá độ nguồn tài nguyên. Hậu quả của các hành động này là làm cho một số lớn người dân địa phương ngày càng gặp khó khăn trong cuộc sống và đồng thời cũng phá hủy dần hệ sinh thái có giá trị. Như thế, những phương pháp hạn hẹp cần phải được thay thế bằng một kỹ thuật mới trong quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên đất đai, đó là tổng hợp hay tổng thể và đặt người sử dụng đất đai là trung tâm. Điều này sẽ bảo đảm chất lượng lâu dài của đất đai do con người sử dụng, hạn chế hay có những giải pháp cho các mâu chuẩn về mặt xả hội liên quan đến sử dụng đất đai và bảo vệ hệ sinh thái có các giá trị đa dạng sinh học cao. 2. Sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai và thị trường đất đai Trong thực tế hiện nay có rất nhiều mâu thuẫn hiện có hay sẽ xảy ra giữa những người làm chủ đất đai, người yêu cầu có đất đai, người trực tiếp sử dụng đất đai, những người có ảnh hưởng đến đất đai và cộng đồng người dân nơi đó. Phân biệt rõ ràng và tính an toàn cho quyền sử dụng đất đai thì rất cần thiết cho việc thành công trong phương pháp tổng hợp cho quy hoạch và quản lý nguồn tài nguyên đất đai. Việc đưa quyền này vào thực tế thì sẽ giảm được những mâu chuẩn giữa các chủ thể, gia tăng sự tin tưởng và thuyết phục được đòi hỏi cho thực hành sử dụng đất đai bền vững bởi những người sử dụng đất đai thực sự hay những người bảo vệ đất đai, xác định trách nhiệm cụ thể, và cung cấp những cơ sở cho sự phân chia công bình và có tính môi trường của những khích lệ như bao cấp hay giảm thuế. 2.1 Sở hữu đất đai, quyền sử dụng đất đai - Sở hữu theo pháp luật, như đã được xác định trong hồ sơ địa chính và văn bản quyền sở hữu, không trực tiếp sử dụng đất đai - Sở hữu theo pháp luật và trực tiếp sử dụng, yêu cầu sử dụng đất đai theo đề nghị hay chuyên biệt. - Quyền sở hữu pháp luật bởi cá nhân hay cơ quan nhưng phải được sự đồng ý của những người khác để được quyền hưởng hoa lợi trên đó. - Đất của nhà nước được quy định cho sử dụng thành công viên quốc gia hay vùng bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. - Đất của nhà nước cho người di dân thí dụ như những người đến lập nghiệp trên đất đó lâu năm và đang trực tiếp canh tác để hưởng hoa lợi. 20
  24. - Đất của nhà nước có quyết định cho một số người hay công ty có quyền khai thác các tài nguyên sinh vật hay khoáng sản như gổ, khai mõ mà có những điều kiện hay không đòi hỏi phải khôi phục lại hiện trạng bao phủ như ban đầu. - Đất của nhà nước trực thuộc trung ương, tỉnh hay địa phương với việc bảo tồn các khu di tích lịch sử có giá trị mà giới hạn nghiêm ngặt việc sử dụng cho các mục đích khác. - Đất của cộng đồng hay được phong tặng cho một nhóm người dân tộc hay các di dân đến định cư trước đây để phục vụ cho mục đích chung mà không thuộc riêng ai như: sử dụng cho săn bắn, thu lượm sản phẩm. Đất này không phân chia và thuộc cá nhân nào. - Đất của cộng đồng với sự đồng ý theo tập quán giữa cộng đồng người dân định cư tại vùng đó và những nhóm người sử dụng đất theo mùa xuyên qua vùng đó hay một phần đất đó thí dụ như quyền sử dụng đất trong mùa khô cho người dân du cư xuyên qua vùng đó; và - Quyền sử dụng đất đai thông qua thừa kế giữa các thế hệ quyền sở hữu hay quyền thuê mướn, và cấp độ phân chia đất đai cho con gái hay con trai hoặc cho con trưởng hay con thứ hay cho các con bằng nhau theo hệ thống thừa kế đất đai. Như đã trình bày trong phần trên, "đất đai" bao gồm nguồn tài nguyên nước địa phương. Đặc biệt trên các vùng cao nguyên, có nhiều quyền lợi liên quan đến vấn đề sử dụng nước. Những vấn đề này bao gồm cả việc cung cấp nước cho sinh hoạt, nước uống và vệ sinh, cung cấp nước tưới cho nông nghiệp và chăn nuôi gia súc. Trong những vùng đất cao và đất đồng bằng đều có các quyền về câu cá, cũng như được quyền sử dụng nguồn nước cho sơ chế các sản phẩm nông nghiệp như: cà phê, đay, mè, da thú, và các loại da khác. Nếu tổ chức tốt, các quyền này có thể liên kết nhau để tránh trường hợp ô nhiễm nguồn nước cho vùng chung quanh và vùng hạ lưu được tạo ra do các hoạt động sơ chế của các chủ thể. Tất cả các quyền đều phải được tính đến trước để có trong quá trình thực hiện bất kỳ đề án quy hoạch nguồn tài nguyên đất đai nào. Đầu tiên phải được khảo sát thực tế một cách cẩn thận thông qua ý kiến quần chúng, kiểm tra xem các chính sách hay quy định có đối kháng với những ước muốn thực tế của người dân không, và xem các quyền này có liên quan đến những chính sách chung của quốc gia và cấp Tỉnh về quyền sử dụng đất đai. Những chính sách này được nằm trong các luật: Luật cải cách ruộng đất, Đạo luật quyền sử dụng đất đai, Đạo luật về quyền có đất đai, Đạo luật về quyền sở hữu đất đai, những Luật về quyền cho thuê và sử dụng đất đai và những quy định về sở hữu đất đai ở cấp địa phương. Kế đến là các quyền sở hữu ở cấp làng xã về tài nguyên rừng tự nhiên, cây phân tán, mặt nước và những nơi có nước. Những quy định này thường rất chi tiết và được theo dõi, kiểm tra bởi cộng đồng xã hội, để có biện pháp bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên và trách những người độc quyền ngoài sự kiểm soát của cộng đồng. Những hệ thống về quyền sở hữu hay sử dụng tài nguyên thiên nhiên đã và đang được phát triển mà có thể giải quyết được những mâu thuẩn không đáng có trong quá trình tăng trưởng kinh tế (đầu ra), bình đẳng (bình đẳng cho tất cả kể cả vấn đề giới tính), an ninh trong quyền sở hữu hay sử dụng đất đai, và bảo vệ và cải thiện nguồn tài nguyên thiên nhiên. 21
  25. 2.2 Thị trường đất đai Đánh giá toàn diện của quyền sở hữu hay sử dụng đất đai cũng phải bao gồm luôn cả việc liệt kê "thị trường đất đai" (land markets). Vấn đề này đòi hỏi những đặc tính kinh tế-xã hội của người mua và người bán đất đai, và sự phân bố theo địa lý của thị trường đất đai. Nó sẽ xác định chính xác những quyền gì được bao gồm trong đó, mục đích mua bán thế nào, như mua để: xây dựng khu dân cư, sản xuất, sử dụng chuyên biệt theo yêu cầu, giữ vốn do sự trượt giá đồng tiền , hay mục đích bán do thiếu tiền giải quyết gấp, đi nơi khác, hay cần tiền để đầu tư ; và những ảnh hưởng thế nào của thị trường đất đai đến các kiểu hình sử dụng đất đai, sản xuất đất đai, an ninh đất đai và những điều kiện làm hủy hoại môi trường. Chính quyền quốc gia, tỉnh hay địa phương muốn thu phí trong cơ chế chia đất đai, thì bao gồm luôn việc thu phí chuyển quyền sử dụng đất đai thành thị và nông thôn theo thị trường đất đai chính thức hay không chính thức. Tiếp đó là những hạn chế trong việc cho thuê hay sở hữu, hay mua bán đất đai bởi những tổ chức tư nhân hay nước ngoài, nếu những điều này có tác dụng tốt trong việc bảo vệ và bình đẳng trong sử dụng đất đai. Họ có thể cung cấp những khuyến khích như trợ cấp hay việc xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo đảm tính bình đẳng hơn, sử dụng đất đai có sản xuất và bảo vệ. Những khuyến khích hiện có có thể được hủy bỏ nếu họ chứng minh được sự sử dụng đất đai gây bất lợi. Để có cái nhìn toàn diện trong sử dụng đất đai, cần phải chú ý đến nhiều lảnh vực xã hội của đất đai và về mặt giá trị văn hóa, lịch sử, hay giá trị tôn giáo. Những giá trị này không thể lượng hoá dưới dạng giá trị kinh tế được, nhưng không thể không tính đến trong tiến trình thực hiện quy hoạch, do đó cần tìm kiếm ra giải pháp thích hợp cho sử dụng đất đai trong tương lai. 2. Người sử dụng đất đai và các chủ thể khác Các chủ thể là những cá nhân, cộng đồng hay nhà nước hiện tại và tương lai để cùng nhau quyết định việc sử dụng đất đai. Phần liệt kê dưới đây cho thấy những chủ thể với các mục tiêu và những ưu tiên riêng. - Hợp tác liên chính quyền vùng giữa các quốc gia (hệ thống bảo vệ vùng Amazon, Ủy Ban sông Mê Kông). Thực hiện bảo đảm sự phát triển và đảo đảm hòa hợp nhau. - Chính quyền liên bang hay quốc gia. Họ có những mong ước chiến lược như an toàn điều kiện tự nhiên đất đai thông qua việc bảo đảm sự chiếm đóng của con người trên toàn lãnh thổ đất đai với các chủ quyền; khuyến khích hàng hóa xuất khẩu hay an toàn lương thực trong nước; phát triển năng lượng; định cư từ các nguồn di dân nơi khác trong lãnh thổ; kiểm soát nguồn tài nguyên khoáng sản. - Chính quyền cấp tỉnh hay tiểu bang. Cũng như chính quyền của thành phố và các Huyện, họ có trách nhiệm trực tiếp với dân cư trong khu vực quản lý hành chánh của họ; họ cũng muốn khuyến khích hay ngăn cản sự định cư của người dân trong các vùng nông thôn, thí dụ như sản xuất đối kháng với du lịch sinh thái, nhưng nhìn chung họ vẫn muốn gia tăng ngân sách cho phần chức năng của họ quản lý. - Tổ chức phi chính phủ (NGOs). Hổ trợ cho một hay nhiều mục tiêu, chủ yếu của họ là đảm bảo các mục tiêu cho cộng đồng xã hội, như phong trào phủ xanh mặt đất, y tế, bảo tồn lịch sử và giá trị sinh thái; vai trò của NGOs trong các lĩnh vực như: 22
  26. + Thương mại: công ty khai thác khoáng sản, công ty sản xuất năng lượng, hay công ty phân bón; + Khoa học: nghiên cứu về lâu dài của việc che phủ đất và những thay đổi trong sử dụng đất đai; + Phát triển cộng đồng người dân nông thôn: cố gắng phát triển công bình xã hội bền vững của cộng đồng địa phương hay khu vực bảo vệ môi trường; và + Trong vấn đề về tôn giáo, tín ngưỡng: những vấn để liên quan đến đời sống phần hồn của con người trong xã hội, trong những nhóm dân cư vùng ven đô thị hay những nơi bảo vệ cho tín ngưỡng. - Cá nhân sở hữu quyền sử dụng đất đai hay giao quyền nắm giữ phần đất rộng lớn để sử dụng cho sản xuất hay bảo vệ. - Cộng đồng nông thôn tồn tại lâu đời, với quyền sở hữu quyền sử dụng đất tập thể đất đai để cho cộng đồng sử dụng vào việc chung. - Dân không có đất hay dân di cư đang tìm kiếm đời sống cố định hay tạm thời mà họ chưa thật sự làm chủ đất mà chỉ sử dụng cho các hoạt động săn bắn, thu lượm, canh tác tạm thời, khai thác khoáng sản ở mức độ nhỏ, hay những người làm công cho các cơ sở của các vùng ven đô hay nông thôn. - Cộng đồng dân thành thị trong vùng phát triển du lịch, đang tìm kiếm những hoạt động nghĩ ngơi ở vùng nông thôn. - Dân cư lâu đời trong vùng, họ mong ước bảo vệ tập quán cổ truyền trong cách sinh sống cũng như các quyền sở hữu đất đai hay sử dụng đất đai và dựa trên quyền hợp pháp của họ để thực hiện theo các yêu cầu riêng của họ. Tất cả các chủ thể đó đều xem đất đai như là nguồn tài nguyên được sử dụng theo nhu cầu của con người. Những ưu tiên cụ thể của người dân là làm sao tạo ra nhiều lương thực và thu nhập. Những quyết định của họ là làm sao đạt được các mục tiêu này. Khi quyết định cho sử dụng đất đai người dân cũng đã tính đến những đặc tính của đất đai và những khả năng của nguồn tài nguyên này, và những yếu tố kinh tế như tính khả năng của thị trường. Những mục tiêu của nông dân cá thể, ngư dân, hay gia đình của người dân sống ở rừng, đặc biệt là nếu họ nghèo, thì có khuynh hướng làm ngắn đi tính tự nhiên của môi trường (???). Những lợi ít về lâu dài thường có ưu tiên rất thấp, nên phải có những hiểu biết nhiều về sự sở hữu nguồn tài nguyên đất đai và những lợi nhuận của nó trong tương lai cho các chủ thể đang sinh sống tại nơi đó. Do đó, tất cả các chương trình phát triển nông nghiệp phải phù hợp và phải có lợi ích thiết thực cho các mục tiêu của người dân địa phương và cả mục tiêu phát triển và bảo vệ của nhà nước. Muốn vậy, khi đưa ra quyết định phải có sự cân nhắc giữa các yêu cầu về kinh tế xã hội và bảo vệ môi trường tự nhiên. Về mặt môi trường, phải có quyết định thế nào để bảo vệ cho thế hệ kế tiếp được thừa hưởng và sử dụng nên có rất nhiều yếu tố trong đó đầu tiên là tính đến diện tích thích hợp cho một nông trang để người dân có thể sinh sống được với những thế hệ gia đình sống với nhau. Những cộng đồng rộng hơn cho đến cấp quốc gia thì đòi hỏi về nhu cầu sử dụng đất cho phát triển đô thị, tất cả những hoạt động của đô thị, kỹ nghệ, và khu vui chơi. Ở cấp độ này mục tiêu ban đầu là xác định tiêu chuẩn sống của người dân và lương thực cần thiết cho họ. Mục tiêu của cấp quốc gia là mục tiêu lâu dài trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho tương lai. Do đó, thường có sự phân chia thường xuyên giữa mục tiêu của cộng đồng chung và mục tiêu của người dân sống trong cộng 23
  27. đồng đó. Cộng đồng như cấp địa phương, quốc gia (???) thì cố gắng thường xuyên ảnh hưởng lên cách sử dụng đất đai thông qua các hoạt động khuyến nông, những trợ cấp hay bằng các văn bản luật. Tuy nhiên, hầu hết các quyết định sử dụng đất đai thường được thực hiện bởi hàng triệu cá nhân sử dụng đất đai riêng rẽ. Nghệ thuật của các nhà quy hoạch hay các chuyên gia phát triển nông nghiệp là xác định, nâng cấp và tạo tính bền vững cho sử dụng đất đai để đạt được tối ưu hóa mục đích của tất cả các cá nhân và cộng đồng. Cũng cần phải nói thêm rằng chính quyền và dân chúng ở những vùng lân cận hay các quốc gia khác hay trong toàn thế giới, có thể có những mong ước sử dụng đất đai như thế nào để bảo vệ được nguồn tài nguyên chung. Đây là trường hợp chú ý khi có sự ô nhiễm môi trường hay các ảnh hưởng khác được xuất khẩu từ quốc gia này sang quốc gia khác, hay những hoạt động của một quốc gia hay một nhóm quốc gia hay một vùng làm ảnh hưởng đến hệ thống toàn cầu làm thiệt hại toàn nhân loại. 3. Những chất lượng và giới hạn của đất đai cho các sử dụng khác nhau Đánh giá đất đai và quy hoạch cho các sử dụng tiềm năng hay thực tại thì đòi hỏi một chuổi các bước theo sau: (i) Phối hợp với các chủ thể, xây dựng nên các mục tiêu và mục đích có thể đạt được, xây dựng khung chính sách về môi trường cho sử dụng bền vững; (ii) Nhận diện và khoanh vẽ các vùng đất đai trên cơ sở các đặc tính sinh học và tự nhiên như khí hậu, địa hình, đất, nước , thành những vùng hay đơn vị đất đai tự nhiên; (iii) Đánh giá các chất lượng đất đai quan trọng, và những hạn chế và thuận lợi của các đơn vị đất đai, (iv) Nhận diện và đặc tính hóa các dạng che phủ đất đai hay sử dụng đất đai trên đơn vị đất đai hay vùng đất đai; (v) Nhận diện ra các chiều hướng của các kiểu sử dụng đất đai triển vọng hay các hệ thống sản xuất theo các mong ước của các chủ thể sử dụng đất đai; (vi) Nhận diện ra các yêu cầu về sinh học tự nhiên và kinh tế xã hội của những kiểu sử dụng đất đai đã chọn lọc; (vii) Đối chiếu chất lượng đất đai với các yêu cầu sử dụng đất đai của các kiểu sử dụng đất đai; (viii) Phát triển hệ thống của các sử dụng đất đai có khả năng hay không có khả năng cho mỗi đơn vị hay vùng đất đai như trong phần vii; (ix) Đánh giá những sử dụng đất đai có khả năng đối lại với những yêu cầu cần thiết của người dân đang sống hay đang sử dụng đất đai đó, thông qua việc hình thành nên những buổi tọa đàm để đi đến thỏa thuận và quyết định của tất cả các chủ thể; (x) Quyết định tiến hành một sử dụng đất đai được đề nghị và chấp nhận; và (xi) Nhận diện ra các chính sách, chiến lược và phương tiện để có thể chuyển đổi từ hiện tại đang có sang các dạng sử dụng đất đai được đề nghị và với sự tham gia năng động của tất cả các chủ thể. 4. Những chỉ thị cho tính bền vững Tất cả các quy hoạch sử dụng đất đai phải có kết quả trong việc sử dụng đất đai tại địa phương và mang tính bền vững. Hệ thống đánh giá tự động tính bền vững của 24
  28. sử dụng đất đai hiện tại và có quy hoạch thì còn rất mới mẽ và còn đang đang nghiên cứu. Nhiều nhóm nghiên cứu đang cố gắng định nghĩa những chỉ thị của tính bền vững và phát triển phương pháp theo dõi nó dưới điều kiện ngoài đồng. Gần đây, được thực hiện trên cơ sở một hệ thống của quan sát trong một khoảng thời gian ở các vị trí đại diện cho các cấp độ địa phương, quốc gia hay toàn cầu, với kỹ thuật viễn thám để ngoại suy những điều tìm được trên toàn bộ lớp che phủ mặt đất hoặc các kiểu hay hệ thống sử dụng đất đai. Mới đây có đề nghị một "Hệ thống quan sát mặt đất toàn cầu" (Global Terrestrial Observing System: GTOS), hiện nay trong giai đoạn quy hoạch bởi FAO, UNEP, UNESCO và VMO. Những chỉ thị tính bền vững có thể có nhiều loại: tự nhiên - sinh học hay kinh tế - xã hội. Tùy thuộc vào loại sử dụng đất đai hay không sử dụng và danh mục của chất lượng đất đai, những chỉ thị của tự nhiên - sinh học có thể chủ yếu liên hệ đến bao phủ mặt đất (ổn định của cấu trúc thực vật tự nhiên hay tính đa dạng của nó), liên hệ đến bề mặt đất đai (không có sự xoái mòn do gió hay nước, sự ổn định của chảy tràn), liên hệ đến chất lượng đất (không có sự mặn hóa do tác động con người, sự phèn hóa, hay sự nén dẽ mặt đất hay sự mất đi những hoạt động của sinh vật đất) và liên hệ đến bán phân tầng (không có sự ngập lụt hay sự ô nhiễm, tính ổn định của độ sâu và chất lượng nước ngầm). Những chỉ thị tính bền vững về kinh tế xã hội có thể sử dụng là: không có di dân nông thôn ra trung tâm thành thị, tính ổn định hay gia tăng những thuận lợi về lao động nông thôn cho tất cả các độ tuổi làm việc, tính ổn định hay gia tăng số lượng đến trường tiểu học, tính duy trì đầy đủ lương thực và chế độ ăn uống cân đối, cấu trúc thảo mộc bền vững trong vùng đồng cỏ, không có hay giảm các điều kiện bất lợi cho sức khỏe trong các vùng dân cư nông thôn, quan hệ hòa hợp giữa những người sử dụng đất đai khác nhau trên vấn đề sử dụng, hay đơn giản hơn tính ổn định hay gia tăng sản phẩm trên đầu người từ đất đai đã được ghi trong thống kê nông nghiệp trên xã, huyện, tỉnh hay quốc gia., Tuy nhiên, đôi khi điều này cũng che giấu một phần tính không bền vững một số nơi trong vùng có liên quan khi sử dụng số liệu trung bình thống kê. Sự khác biệt sinh thái vùng là những chỉ thị tính bền vững hữu dụng dưới sự phát triển của Ngân Hàng Thế Giới và trung tâm CGIAR và những cơ quan đặc biệt khác có thể là phương thức có tính khả thi. 25
  29. CHƯƠNG III MỘT SỐ CHỈ DẪN VỀ NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP QUY HOẠCH & KẾ HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI Ở VIỆT NAM I. QUY HỌACH SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI THEO CV 1814/CV-TCĐC 1998 Quy hoạch sử dụng đất đai (QHSDĐĐ) theo đơn vị hành chính các cấp được lập theo trình tự các bước do Tổng Cục Địa Chính (nay là Bộ Tài nguyên và Môi trường) ban hành (Công văn số 1814/CV - TCĐC, ngày 12/10/1998). Để thực hiện các bước và nội dung công việc cụ thể về QH và KH SD đất đai có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau như: phân tích định tính kết hợp định lượng; phân tích vĩ mô kết hợp vi mô; cân bằng tương đối; chuyên gia và kinh nghiệm; kế thừa; điều tra dã ngoại; xây dựng phương án; định mức; chồng ghép bản đồ; thống kê; toán kinh tế; các phương pháp dự báo 1. Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản 1.1 Xây dựng, thông qua và phê duyệt dự án Đề xuất công tác lập QHSD đất đai của địa phương; khảo sát và điều tra sơ bộ; xác định rõ mục tiêu, yêu cầu và xin ý kiến chỉ đạo của UBND và cơ quan địa chính cấp trên một cấp để đưa vào kế hoạch và xác định nguồn vốn thực hiện; lập dự án QHSD đất đai (theo đúng đề cương hướng dẫn do TCĐC ban hành kèm CV số 1814/CV - TCĐC, ngày 12/10/1998). Cơ quan cấp vốn sẽ lập Hội Đồng thẩm định để xem xét thông qua dự án sau khi có ý kiến của cơ quan địa chính cùng cấp. Sau đó ra quyết định phê duyệt dự án và phê duyệt tổng dự toán kinh phí. 1. 2 Lập ban chỉ đạo, tổ chức lực lượng và chuẩn bị triển khai Sau khi dự án được phê duyệt, UBND các cấp ra quyết định thành lập ban chỉ đạo quy hoạch, thành phần gồm: - Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND các cấp làm trưởng ban. - Phó ban thường trực: Lãnh đạo cơ quan địa chính cùng cấp. - Các Ủy viên: Lãnh đạo các lĩnh vực, ban ngành liên quan nhiều đến việc sử dụng đất đai. Nhiệm vụ của ban chỉ đạo: - Giúp UBND các cấp chỉ đạo, theo dõi tiến độ, đề xuất các biện pháp xử lý và giải quyết những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án. 26
  30. - Tổ chức lực lượng (chọn đơn vị thầu và thể thức phối hợp các lực lượng làm quy hoạch). Nhiệm vụ của đơn vị trúng thầu thực hiện dự án: - Xây dựng kế hoạch chi tiết và lịch triển khai các nội dung công việc trình thông qua Ban chỉ đạo. - Chuẩn bị phương tiện máy móc thiết bị, vật tư, văn phòng phẩm - Triển khai các công việc của dự án. - Báo cáo định kỳ tiến độ thực hiện công việc và các sản phẩm theo quy định trong dự án cho Ban chỉ đạo quy hoạch. 1.3 Điều tra cơ bản 1.3.1 Công tác nội nghiệp Chuẩn bị hệ thống các biểu mẫu điều tra; thiết kế các biểu mẫu thích hợp, thuận tiện để nhập và xử lý các thông tin, số liệu phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai trong quá trình điều tra. Tùy tình hình và điều kiện cụ thể của từng địa phương sẽ điều tra, thu thập các tài liệu, số liệu liên quan đến các điều kiện tự nhiên, tài nguyên, KTXH, hiện trạng sử dụng đất đai (có tại xã, huyện, tỉnh và khi cần thiết ở cả các Bộ, Ngành TW) phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai như: - Các số liệu về đặc điểm điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên, cảnh quan, môi trường sinh thái trên địa bàn quy hoạch. - Tài liệu về tình hình phát triển KT-XH trong những năm qua. - Các nghị quyết (của cơ quan Đảng, UBND, HĐND các cấp) liên quan đến các chỉ tiêu kế hoạch phát triển KTXH trong những năm sắp tới. - Số liệu về sử dụng đất đai (theo các mẫu thống kê do TCĐC quy định) trong 5-15 năm qua. - Định mức sử dụng và giá đất hiện hành của địa phương. - Các tài liệu số liệu về chất lượng đất đai: đặc tính đất đai, đánh giá phân hạng đất, mức độ rửa trôi, xoái mòn dất, độ nhiễm mặn, nhiễm phèn, úng ngập, hạn hán - Các tài liệu số liệu có liên quan tới quy hoạch. - Các tài liệu bản đồ hiện có phục vụ quy hoạch sử dụng đất đai như: bản đồ nền địa hình, bản đồ đất, bản đồ độ dốc, bản đồ tài nguyên nước, bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai, các loại bản đồ quy hoạch đã làm trước đây và các tài liệu bản đồ khác có liên quan - Các thông tin tư liệu được phân loại và đánh giá; xác định rỏ nguồn gốc đơn vị, phương pháp năm xây dựng tài liệu, chất lượng tài liêu, nội dung và độ tin cậy của thông tin tài liệu Trên cơ sở kết quả nội nghiệp sẽ xây dựng kế hoạch công tác ngoại nghiệp (xác định cụ thể các vấn đề, địa điểm và kế hoạch kiểm tra, khảo sát tại thực địa để chỉnh lý bổ sung). 1.3.2 Công tác ngoại nghiệp - Khảo sát và thực hiện chỉnh lý bổ sung tài liệu ngoài thực địa (khoanh ước lượng, phương pháp giao hội, hạ đường vuông góc, đo đường thẳng ) 27
  31. - Chuẩn hoá các thông tin, số liệu và tài liệu bản đồ và viết báo cáo đánh giá về chất lượng, khả năng khai thác sử dụng các tài liệu thu thập được để giải quyết cụ thể từng nội dung quy hoạch sử dụng đất đai. 2. Phân tích điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội 2.1 Phân tích đặc điểm điều kiện tự nhiên 2.1.1 Vị trí địa lý Vị trí so với các trục giao thông chính, các trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá quan trọng trong khu vực; toạ độ địa lý giáp ranh, các lợi thế hạn chế về vị trí địa lý trong việc phát triển KTXH và sử dụng đất đai (giao lưu văn hoá kinh tế, sức hấp dẫn đầu tư trong và ngoài nước, các đối trọng, sức ép ) 2.1.2 Đặc điểm địa hình địa mạo Kiến tạo chung về địa mạo, xu hướng địa hình, hướng cấp độ dốc Đặc điểm phân tiểu vùng theo yếu tố độ cao (trũng, bằng, bán sơn địa, đồi, núi cao ). Các hạn chế lợi thế của yếu tố địa hình đối với sản xuất và sử dụng đất đai. 2.1.3 Đặc điểm khí hậu Đặc điểm vùng khí hậu và các mùa trong năm, nhiệt độ: trung bình năm, tháng cao nhất, thấp nhất, tổng tích ôn ; nắng: số ngày, giờ nắng, trung bình năm, theo mùa, tháng ; mưa: mùa mưa, lượng mưa trung bình, năm tháng cao nhất, thấp nhất ; độ ẩm: bình quân, cao nhất, thấp nhất, trung bình năm tháng ; đặc điểm gió, giông bảo, lũ lụt, sương muối sương mù Các ưu thế hạn chế của yếu tố khí hậu đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai. 2.1.4 Chế độ thủy văn - Hệ thống lưu vực, mạng lưới sông suối, ao hồ, đập, điểm đầu, điểm cuối, chiều dài, chiều rộng, dung tích - Chế độ thủy văn: thủy triều, lưu lượng tốc độ dòng chảy, quy luật diễn biến - Các ưu thế, hạn chế của các yếu tố thủy văn đối với phát triển sản xuất và sử dụng đất đai. 2.2 Phân tích các loại tài nguyên và cảnh quan môi trường 2.2.1 Tài nguyên đất Nguồn gốc phát sinh và đặc điểm quá trình hình thành, đặc điểm phân bố, mức độ tập trung trên lãnh thổ, các tính chất đặc trưng về lý tính, hóa tính, khả năng sử dụng theo tính chất tự nhiên và khi áp dụng các biện pháp cần thiết, mức độ đã khai thác sử dụng các loại đất chính, mức độ xoái mòn đất, độ nhiễm mặn, phèn và các biện pháp cần thực hiện để bảo vệ, cải tạo và nâng cao độ phì của đất 2.2.2 Tài nguyên nước Nguồn nước mặt: vị trí nguồn nước, chất lượng nước, khả năng khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt (theo mùa hay theo khu vực trong năm ); nguồn nước ngầm: độ sâu chất lượng nước, khả năng hiệu quả kinh tế khai thác sử dụng cho sản xuất và sinh hoạt. 2.2.3 Tài nguyên rừng Khái quát chung về nguồn tài nguyên rừng (diện tích, phân bố, trữ lượng các loại rừng ); đặc điểm thực vật, động vật rừng, các loại quý hiếm và được ghi trong 28
  32. sách đỏ; yêu cầu bảo vệ nguồn gen động ,- thực vật rừng; khả năng khai thác sử dụng theo quy trình lâm sinh 2.2.4 Tài nguyên biển Các eo vịnh và chiều dài bờ biển; các ngư trường, nguồn lợi biển, đặc điểm sinh vật biển; yêu cầu bảo vệ và khai thác sử dụng 2.2.5 Tài nguyên khoáng sản Các loại khoáng sản chính (các loại quặng, than đá ); nguồn vật liệu xây dựng (đá ốp lát, đá vôi, đá tổ ong, cát sét làm gạch ngói ); nguồn nước khoáng, than bùn Đối với mỗi loại tài nguyên khoáng sản cần ghi rõ vị trí phân bố, tình hình và khả năng khai thác sử dụng (diện tích, sản lượng, chất thải ). 2.2.6 Tài nguyên nhân văn Lịch sử hình thành và phát triển, vấn đề tôn giáo, dân tộc và các danh nhân; các lễ hội và các phong tục, tập quán truyền thống; các di tích lịch sử, văn hoá; các ngành nghề truyền thống, tập quán sản xuất và kinh doanh ; yêu cầu bảo vệ, tôn tạo và lợi thế khai thác trong phát triển KTXH. 2.2.7 Cảnh quan và môi trường Khái quát chung về đặc điểm điều kiện cảnh quan (các loại cảnh quan, vị trí phân bố, sự biến dạng, ưu thế khai thác cho mục đích du lịch sinh thái, bảo vệ thiên nhiên và môi trường); tình trạng môi trường chung, hệ sinh thái, các tác nhân và mức độ ô nhiễm môi truờng không khí, nguồn nước đất đai và các giải pháp hạn chế khắc phục 2.3 Phân tích thực trạng phát triển KTXH 2.3.1 Thực trạng phát triển các ngành và lĩnh vực Chuyển dịch cơ cấu tốc độ phát triển bình quân, tổng thu nhập, năng suất sản lượng, loại sản phẩm và áp lực đối với việc sử dụng đất đai của các ngành: Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - xây dựng; Dịch vụ du lịch và các ngành nghề khác. 2.3.2 Đặc điểm về dân số, lao động, việc làm và mức sống - Dân số: tổng số dân, cơ cấu theo nông nghiệp - phi nônghiệp, theo đô thị - nông thôn, đặc điểm phân bố, tỉ lệ tăng dân số, tăng tự nhiên và cơ học, quy mô bình quân hộ - Lao động và việc làm: tổng số lao động, tỷ lệ lao động so với tổng số dân, cơ cấu theo lĩnh vực - độ tuổi - giới - dân tộc, đặc điểm phân bố và vấn đề việc làm - Thu nhập và mức sống của các loại hộ: nguồn thu nhập, mức thu nhập bình quân hằng năm của hộ/đầu người, cân đối thu chi - Áp lực đối với việc sử dụng đất đai. 2.3.3 Thực trạng phát triển và phân bố các khu dân cư Hình thức định cư, hệ thống khu dân cư (loại, số lượng và đặc điểm phân bố); phân loại khu dân cư theo ý nghĩa và vai trò, quy mô diện tích, số dân, số hộ và khả năng phát triển, mở rộng ; áp lực đối với việc sử dụng đất đai. 2.3.4 Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng 29
  33. Hiện trạng các công trình cơ sở hạ tầng: giao thông, thủy lợi, xây dựng cơ bản và các công trình về du lịch, dịch vụ, thương mại, văn hoá, giáo dục, thể thao, y tế, bưu chính viễn thông, năng lượng, an ninh quốc phòng (loại công trình, đặc tính kỷ thuật: chức năng, cấp, chiều dài, chiều rộng ; diện tích chiếm đất; vị trí phân bố; mức độ hợp lý, hiệu quả sử dụng ); áp lực đối với việc sử dụng đất đai. 3. Phân tích hiện trạng và biến động đất đai Phân tích hiện trạng sử dụng đất đai chính là việc đánh giá hiệu quả sử dụng đất đai, phát hiện những tồn tại, đề xuất các giải pháp khắc phục làm luận cứ (cơ sở) cho quy hoạch sử dụng đất đai. Mục đích chủ yếu bao gồm: - Phát huy đầy đủ tiềm năng đất đai và nâng cao trình độ sử dụng đất đai - Nâng cao hiệu quả sử dụng và hiệu quả sản xuất của đất đai - Tạo những luận cứ để quy hoạch sử dụng đất đai 3.1 Phân tích loại hình sử dụng đất đai Loại hình sử dụng đất đai được thống nhất trong cả nước (Theo chỉ tiêu thống kê trong biểu 01 TK và 02 TK do TCĐC ban hành - Quyết định số 27 QĐ/ĐC ngày 20/02/1995 ban hành mẫu biểu thống kê diện tích đất đai). Sau khi điều tra phân loại hiện trạng sử dụng đất đai, tùy thuộc vào từng loại hình sử dụng đất đai sẽ phân tích các chỉ tiêu sau: - Diện tích, tỷ lệ (%) so với toàn bộ quỹ đất, tổng diện tích đất đang sử dụng và diện tích của loại đất chính (đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng). - Đặc điểm phân bố các loại đất trên địa bàn lãnh thổ - Bình quân diện tích loại đất trên đầu người (chọn chỉ tiêu phù hợp). 3.2 Phân tích hiệu quả sử dụng đất đai Hiệu quả sử dụng đất đai biểu thị mức độ khai thác sử dụng đất đai và thường được đánh giá thông qua một số chỉ tiêu sau: ∑ Diện tích đất đai - Diện tích đất chưa sử dụng - Tỷ lệ sử dụng đất đai (%) = ∑ Diện tích đất đai Diện tích của loại đất (đất NN, LN, CD ) - Tỷ lệ SD loại đất (%) = ∑ Diện tích đất đai ∑ Diện tích gieo trồng trong năm - Hệ số SDĐĐ (%) = Diện tích đất cây hàng năm (đất canh tác) DT đất LN có rừng + đất cây lâu năm 30
  34. - Độ che phủ (%) = (Hiệu quả về môi trường) ∑ Diện tích đất đai 3.3 Phân tích hiệu quả sản xuất của đất đai Hiệu quả sản xuất của đất đai biểu thị năng lực sản xuất hiện tại của việc sử dụng đất đai (phản ánh hiện trạng sản xuất và hiệu quả kinh tế của việc sử dụng đất đai). Các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất của đất đai như sau: Sản lượng (GTSL) một loại cây trồng - Sản lượng (GTSL) của = đơn vị DT cây trồng DT cây trồng đó Giá trị tổng sản lượng Nông Lâm Ngư - Giá trị tổng sản lượng = của đơn vị DT đất NN DT đất Nông nghiệp Sản lượng (GTSL) cây trồng - Sản lượng (GTSL) của = Đơn vị DT gieo trồng DT gieo trồng Sản lượng (GTSL) sản phẩm thủy sản - Sản lượng (GTSL) của = Đơn vị DT mặt nước DT mặt nước Tổng GTSL cây nông nghiệp - GTSL cây NN của = Đơn vị DT đất đai DT đất đai Giá trị SL nông nghiệp - GTSL nông nghiệp của = Đơn vị diện tích đất đai DT đất đai Giá trị SL công nghiệp - GTSL công nghiệp của = Đơn vị DT đất đai DT đất đai 3.4 Phân tích mức độ thích hợp sử dụng đất đai Mức độ thích hợp sử dụng đất đai biểu thị sự phù hợp của các thuộc tính tự nhiên của đất đai với mục đích đang sử dụng (căn cứ hợp lý của việc sử dụng đất đai). Đất đai có nhiều công dụng khác nhau, tuy nhiên, khi sử dụng đất đai cần căn cứ vào các tính chất của đất đai để lựa chọn mục đích sử dụng tốt nhất và có lợi nhất. Để đánh giá mức độ thích hợp sẽ dựa vào kết quả đánh giá mức độ thích nghi của đất đai. 31
  35. 3.5 Phân tích tổng hợp hiện trạng và biến động đất đai Những vấn đề tổng hợp cần phân tích bổ sung đối với hiện trạng sử dụng đất đai bao gồm: - Tính hợp lý về cơ cấu sử dụng đất đai so với vùng, quy luật biến đổi, nguyên nhân và giải pháp điều chỉnh - Tập quán khai thác sử dụng đất, mức độ phát huy tiềm năng đất đai của địa phương, những mâu thuẩn giữa người và đất. - Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường của việc sử dụng đất đai, sự thống nhất của 3 lợi ích, hiệu quả cho trước mắt và lâu dài. - Những tồn tại chủ yếu trong sử dụng đất đai, nguyên nhân chính, giải pháp khắc phục, những kinh nghiệm và bài học về sử dụng đất dai. - Mức độ rửa trôi, xói mòn, các nguyên nhân và biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn. - Mức độ ô nhiễm đất đai, nguồn nước, bầu không khí, các nguyên nhân chính và biện pháp khắc phục, hạn chế. - Mức độ thích hợp so với yêu cầu phát triển KTXH hiện tại và tương lai của các loại đất khu dân cư, đất xây dựng công nghiệp và các công trình cơ sở hạ tầng như: giao thông, thủy lợi, điện nước - Trình độ về hiệu quả sử dụng đất đai và hiệu quả sản xuất so với các vùng tương tự, phân tích nguyên nhân. - Biến động sử dụng các loại đất đai của thời kỳ trước quy hoạch từ 5 - 10 năm: quy luật, xu thế và nguyên nhân biến động; biện pháp bảo vệ và giữ ổn định diện tích đất đai (đặc biệt là đất canh tác). - Biến động sản lượng nông nghiệp, nguyên nhân và các giải pháp khắc phục. - Quan hệ giữa đầu tư và hiệu quả thu được trong sử dụng đất đai, tình trạng về vốn, vật tư, đầu tư về KHKT 3.6 Lập các biểu thống kê hiện trạng sử dụng đất đai Các biểu số liệu về hiện trạng sử dụng đất đai được lập theo các chỉ tiêu thống kê trong biểu 01 TK và 02 TK do TCĐC quy định (Quyết định số 27 QĐ/ĐC ngày 20./02/1995 ban hành mẫu biểu thống kê đất đai) 3.7 Biên soạn bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai Bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai được xay dựng theo đúng hướng dẫn của TCĐC (Quyết định số 407 QĐ/ĐC ngày 07/06/1995 của TCĐC, ban hành tạm thời tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ chỉnh lý và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất đai; tập ký hiệu bản đồ hiện trạng và QHSD đất đai nay thực hiện theo Thông tư 24-2004/TT- BTNMT). 4. Đánh giá thích nghi đất đai Áp dụng phương pháp đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976). Xem giáo trình đánh giá thích nghi đất đai. 32
  36. 5. Dự báo dân số Nhiệm vụ trọng tâm của quy hoạch sử dụng đất đai là tổ chức sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất đai nhằm giải quyết tốt mâu thuẩn giữa người sử dụng và nguồn tài nguyên đất đai. Dân số luôn gia tăng, cùng với sự gia tăng dân số là sự gia tăng về nhu cầu xã hội và đòi hỏi nhu cầu đất ngày càng lớn. Trong khi đó, diện tích và sức tải dân số của đất đai lại có giới hạn, mâu thuẩn giữa người và đất đai lại càng thêm gay gắt. Vì vậy, dự báo dân số có ý nghĩa quan trọng, là tiền đề của quy hoạch sử dụng đất đai. Do có sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn về mức độ và nhu cầu tiêu dùng nông sản, về tình trạng sử dụng đất đai. Vì vậy, cùng với việc dự báo tổng dân số cần dự báo rõ dân số phi nông nghiệp, dân số nông nghiệp cũng như dân số tăng trưởng tự nhiên và tăng cơ học (dân số tăng theo mục tiêu quy hoạch). Quy mô dân số phi nông nghiệp là chỉ tiêu quan trọng phản ảnh thực trạng KTXH và phát triển của các đô thị. Trong quy hoạch sử dụng đất đai, dân số phi nông nghiệp được dự báo để khống chế vĩ mô về quy mô dân số nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững KTXH và phù hợp với trình độ đô thị hóa. Để xác định dân số phi nông nghiệp cần dựa vào những căn cứ sau: - Trình độ hay mức độ đô thị hoá ở năm định hình quy hoạch. - Các yếu tố tổng hợp như: số liệu lịch sử về dân số, tính chất đô thị, xu thế và quy mô phát triển, tình hình phát triển KTXH Thường ở mỗi vùng đều bao gồm dân số ở cả hai khu vực đô thị và nông thôn, ngay trong khu vực đô thị ngoài dân số phi nông nghiệp còn có cả dân số nông nghiệp. Tổng dân số, dân số phi nông nghiệp, dân số nông nghiệp thường được dự báo theo phương pháp tăng tự nhiên. Công thức tính như sau: Nn = No (1 + K )n Trong đó: Nn : Số dân dự báo ở năm định Hình quy hoạch No : Số dân hiện trạng (ở thời điểm làm quy hoạch) K : Tỷ lệ tăng dân số bình quân n : Thời hạn (số năm) định Hình quy hoạch) Giá trị K có thể được xác định theo chỉ tiêu khống chế về tỷ lệ tăng dân số (chính sách kế hoạch hoá gia đình) qua các năm của thời kỳ định hình quy hoạch hoặc dựa vào chỉ tiêu thống kê bình quân về lịch sử phát triển dân số của vùng. Bên cạnh nhân tố lịch sử và chính sách kế hoạch hoá gia đình, sự gia tăng dân số còn chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác như: di chuyển dân (nhập cư) từ vùng nông thôn vào thành thị, từ vùng này sang vùng khác, quy mô và tố độ tăng trưởng kinh tế xã hội (phát triển CN, DV ). Vì vậy, cần chú ý đến tỷ lệ tăng cơ học về dân số. Công thức tính trong trường hợp này như sau: Nn = No [1 + (K ± D ) ] n Trong đó: Nn : Số dân dự báo ở năm định Hình quy hoạch No : Số dân hiện trạng (ở thời điểm làm quy hoạch) K : Tỷ lệ tăng dân số bình quân 33
  37. D : Tỷ lệ tăng dân số cơ học với dấu (+) số dân nhập cư cao hơn số dân di cư; với dấu (-) ngược lại. n : Thời hạn (số năm) định Hình quy hoạch) Ngoài ra, còn có thể dự báo dân số theo các phương pháp khác như: phương pháp cân đối lao động (dựa trên cơ sở tính toán trực tiếp nhu cầu lao động cần thiết của các ngành ở năm định hình quy hoạch); phương pháp hồi quy tuyến tính (căn cứ vào số liệu lịch sử thống kê dân số nhiều năm). Đối với dự báo dân số đô thị còn có thể áp dụng phương pháp chuyển dịch lao động (trong đó có biểu thị mối liên quan giữa gia tăng dân số đô thị và sự chuyển dịch lao động từ khu vực nông thôn). Về mặt bản chất, khi các đô thị phát triển sẽ đòi hỏi khá lớn về nhu cầu lao động (gọi là sức hút của đô thị). Trong khi đó, ở khu vực nông thôn dân số và lao động cũng luôn tăng đã làm giảm bình quân diện tích đất canh tác, mặt khác, việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác tiên tiến dẫn đến trình trạng dư thừa lực lượng lao động, tạo sự chuyển dịch ra thành phố vì công ăn việc làm. Dân số nông nghiệp có thể dự báo trực tiếp bằng các phương pháp nêu trên, cũng có thể sử dụng kết quả của dự báo tổng số dân và dân số phi nông nghiệp (bằng hiệu số). Do đặc điểm dự báo mang tính trung và dài hạn nên giá trị dự báo dân số là chỉ tiêu khống chế. Vì vậy, cần áp dụng nhiều phương pháp để tính toán, kết hợp với tình hình phân tích của địa phương và phải mở rộng biên dao động dân số dự báo một cách hợp lý. 6. Dự báo nhu cầu đất dai Nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành được xác định căn cứ vào mục tiêu, yêu cầu phát triển của từng ngành, khả năng đầu tư trong các giai đoạn và quỹ đất hiện có của địa phương (số lượng và đặc điểm tài nguyên đất đai). Các ngành tự dự báo nhu cầu sử dụng đất của mình sẽ phù hợp hơn. Nhưng ngược lại, mang tính phiến diện, cục bộ, dễ bị chồng chéo mục đích sử dụng giữa các ngành trên cùng một khu đất. Nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất đai là căn cứ vào dự báo nhu cầu sử dụng đất đai của các ngành sẽ tổng hợp, kiểm tra chỉnh lý, điều hòa và cân đối quỹ đất trong nội bộ các ngành (nông nghiệp, phi nông nghiệp) và giữa các ngành (theo mục đích sử dụng) tùy theo đặc điểm quỹ đất hiện có của địa phương. Khi dự báo nhu cầu về số lượng sử dụng đất, cần lưu ý: - Phương pháp dự báo phải thật đơn giản, dễ sử dụng, mang tính thực tiễn cao (kết quả dự báo đạt độ chính xác mà thực tế chấp nhận được). - Quy mô phát triển sử dụng các loại đất phải được thể hiện đúng vị trí trên bản đồ hiện trạng và bản đồ quy hoạch. - Diện tích các loại đất chuyên dùng nên tính theo tỷ lệ chiếm dụng hợp lý so với diện tích đất canh tác hoặc diện tích đất tự nhiên đối với từng vùng, từng khu vực. - Kết quả dự báo phải kèm theo các phụ lục giải trình những căn cứ dự báo như: quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực; các số liệu lịch sử về sử dụng đất đai; quy hoạch tổng thể của vùng, quy hoạch đô thị , phương pháp dự báo được sử dụng, phân tích kết quả dự báo, đánh giá tính hợp lý và tính khả thi của kết quả 6.1 Dự báo nhu cầu đất nông nghiệp Thực trạng hiện nay đất nông nghiệp luôn có xu hướng giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau (lấy làm đất ở, chuyển sang mục đích chuyên dùng, bị thoái hoá ). Trong khi đó, dân số lại tăng quá nhanh, nhưng tiềm năng đất đai có thể khai thác đưa 34
  38. vào sản xuất nông nghiệp lại rất hạn chế. Vì vậy, việc dự báo nhu cầu đất nông nghiệp trước hết phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng đủ diện tích cho một lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ với xã hội. Mặc khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích cho nhu cầu xã hội. Diện tích các loại đất nông nghiệp dự báo ở năm định hình quy hoạch được tính theo công thức: SNQ = SNH - SNC + SNK Trong đó: SNQ : Đất nông nghiệp năm quy hoạch SNH : Đất nông nghiệp năm hiện trạng SNC : Đất nông nghiệp chuyển mục đích trong thời kỳ quy họach SNK : Đất khai hoang đưa vào sản xuất nông nghiệp trong thời kỳ quy hoạch. Việc khai hoang đất đưa vào sản xuất nông nghiệp do các yếu tố sau quyết định: diện tích có khả năng khai hoang (theo kết quả đánh giá thích nghi của đất); nhu cầu mở rộng và đền bù diện tích; khả năng thực tế của người sử dụng đất về vốn và lao động; hiệu quả kinh tế của việc khai hoang (tăng thu nhập sản phẩm, tăng lãi, thời hạn hoàn vốn thấp). 6.1.1 Dự báo diện tích đất cây hàng năm Diện tích đất canh tác được dựa vào 2 căn cứ: - Hiện trạng loại cây trồng (chủng loại nông sản), tổng sản lượng, năng suất, diện tích đã sử dụng trong những năm gần đây. - Số lượng các loại nông sản cần đạt được theo các mục tiêu quy hoạch, dự báo năng suất và diện tích đất canh tác cần có. Trình tự dự báo nhu cầu diện tích đất canh tác: - Xác định nhu cầu về số lượng các loại nông sản chủ yếu, bao gồm tự tiêu, làm ngĩa vụ đối với nhà nước, để giống, sản phẩm hàng hoá - Dự báo năng suất các loại cây trồng: Năng suất các loại cây trồng được dự báo căn cứ vào năng suất lịch sử, mức tăng trưởng bình quân hàng năm và khả năng đầu tư KHKT - Dự báo các loại cây trồng theo công thức: - Wi Si = Pi Trong đó: Si: : Diện tích cây trồng i theo quy hoạch Wi : Nhu cầu nông sản i dự báo theo quy hoạch Pi : Năng suất cây trồng i dự báo theo quy hoạch 6.1.2 Dự báo diện tích cây lâu năm và cây ăn quả 35
  39. Những căn cứ và phương pháp dự báo nhu cầu diện tích: - Kết quả đánh giá thích nghi đất đai và số diện tích thích nghi với cây lâu năm nhưng chưa được khai thác sử dụng. - Nhu cầu các loại sản phẩm cây lâu năm và cây ăn quả của địa phương, vùng và bao tiêu sản phẩm (tính nhu cầu sản phẩm như nêu trên). - Năng suất dự báo được xây dựng căn cứ vào giống cây, độ tuổi, trình độ quản lý và sản xuất kinh doanh. - Diện tích cây lâu năm và cây ăn quả bằng tổng lượng sản phẩm (hàng hoá) chia cho năng suất dự tính. 6.1.3 Dự báo diện tích đồng cỏ chăn thả Diện tích đồng cỏ chăn thả dự báo dựa vào những căn cứ và kết quả đánh giá thích nghi của đất và diện tích đất có thể dùng làm đồng cỏ trong số đất chưa sử dụng, nhu cầu về lượng sản phẩm gia súc trong và ngoài vùng (sản phẩm hàng hóa). Nhu cầu sản phẩm quyết định bởi tập tính sinh hoạt, mức độ tiêu dùng và thông tin từ thị trường tiêu thụ Từ lượng nhu cầu sản phẩm sẽ tính được số đầu con gia súc. Cùng với sức tải số lượng con gia súc trên một đơn vị diện tích sẽ tính được nhu cầu diện tích đồng cỏ chăn thả. Sức tải gia súc có thể tính như sau: Sản lượng cỏ (kg/ha) * Tỷ lệ sử dụng (%) Sức tải gia súc (con/ha) = Số ngày chăn thả * Lượng thức ăn (kg/con/ngày) Hoặc theo công thức: Số ngày chăn thả * Lượng thức ăn (kg/con/ngày) Sức tải gia súc = Sản lượng cỏ (kg/ha) * Tỷ lệ sử dụng (%) 6.1.4 Dự báo nuôi trồng thủy sản Diện tích nuôi trồng thủy sản được xác định căn cứ vào điều kiện tự nhiên và diện tích mặt nước thích hợp với việc nuôi trồng thủy sản (theo kết quả của đánh giá thích nghi đất đai). Ngoài ra còn tính đến nhu cầu về loại sản phẩm này. Mặc dù hiệu quả kinh tế nuôi trồng thủy sản đôi khi cao hơn nhiều so với hiệu quả kinh tế ngành trồng trọt, nhiều nơi đã đào ao để phát triển nghề này. Tuy nhiên, không nên phát triển quá mức do nuôi trồng thủy sản thường chịu tác động của nhiều yếu tố, đặc biệt là sự hạn chế về mặc kỹ thuật và phòng trị bệnh cho thủy sản. Vì vậy, diện tích nuôi trồng thủy sản nên xác định dựa vào đặc điểm của nguồn tài nguyên đất đai của địa phương, yêu cầu của thị trường, giống, điều kiện nuôi dưỡng và năng suất. 6.1.5 Dự báo nhu cầu đất lâm nghiệp Diện tích đất lâm nghiệp dựa vào 2 căn cứ sau: - Kết quả đánh giá tính thích nghi và khả năng tận dụng các loại đất hiện chưa được sử dụng. 36