Giáo trình Rừng và lũ

pdf 40 trang huongle 7090
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Rừng và lũ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_rung_va_lu.pdf

Nội dung text: Giáo trình Rừng và lũ

  1. RAP Publication 2005/03 Có xu hướng cho rằng tất cả những thảm họa thiên nhiên là do lỗi của con người đã quá lạm Forest Perspectives 2 dụng môi trường tự nhiên. Có thể thấy rõ được điều này trong trường hợp các cơn lũ tàn phá và trượt lở đất ảnh hưởng đến vận mệnh cá nhân và kinh tế của hàng triệu người mỗi năm. Mỗi thảm họa kéo theo sau một phản ứng có thể đoán trước. Những người nông dân miền núi và những người đốn gỗ bị đổ lỗi là đã chặt phá và làm suy thoái rừng. Trong tâm trí của nhiều người thì việc sử dụng và lạm dụng rừng ở các vùng lưu vực đầu nguồn miền núi là nguyên nhân chính gây ra những cơn lũ lớn ở vùng đồng bằng. Cuốn sách Rừng và lũ: chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế? tìm kiếm các bằng chứng kết nối giữa rừng và lũ. Cuốn sách nhỏ này cho thấy rằng rất nhiều điều đã ăn sâu vào tâm trí của mọi người không thể chứng minh được bằng khoa học và thường pha thêm một chút hoang đường hoặc hiển nhiên là không đúng. Sự hiểu biết truyền thống như vậy thường làm cho các nhà ra quyết định thực hiện các chính sách sai lầm gây ra các tác động bất lợi đến đời sống của hàng triệu người dân miền núi. Cuốn sách Rừng và lũ phân biệt thực tế với giả thuyết và khuyến nghị các phương án tiếp cận quản lý hiệu quả lưu vực đầu nguồn và vùng đồng bằng ngập lũ. Cuốn sách này với nội dung tổng quát dựa trên những căn cứ xác đáng do một tập thể chuyên gia nổi tiếng xây dựng nên, nhưng nó sẽ lôi cuốn tất cả những ai muốn thoát khỏi sa lầy vào những mô hình cũ rích, lỗi thời. Cuối cùng, cuốn sách Rừng và lũ nhằm mục đích cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan phát triển và phương tiện truyền thông đại chúng những thông tin tốt hơn và nhằm đóng góp xây dựng cho việc phát triển một phương thức quản lý hợp lý lưu vực đầu nguồn và lưu vực sông và cải thiện các chính sách giảm thiểu lũ. Tuyển tập Triển vọng Rừng được xuất bản nhằm thúc đẩy thảo luận và tranh luận các vấn đề then chốt về rừng. Loạt ấn phẩm này được Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Rừng và lũ Quốc tế (CIFOR) xuất bản nhằm khuyến khích đối thoại và trao đổi thông tin trong cộng đồng lâm nghiệp quốc tế. Chế bản điện tử có thể được tải về từ địa chỉ trang web của CIFOR (www.cifor.cjiar.org) và địa chỉ trang web của FAO (www.fao.or.th) Chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế?
  2. Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) là tổ chức đi đầu trong các nỗ lực quốc tế đấu Forest Perspectives Series tranh chống lại đói nghèo. Phục vụ cả các nước đã phát triển lẫn đang phát triển, FAO (Tuyển tập Triển vọng Rừng) đóng vai trò như một diễn đàn trung lập tại đó tất cả các quốc gia có thể gặp gỡ bình đẳng để đàm phán thoả thuận và tranh luận về chính sách. FAO cũng là một nguồn cung cấp 1. - Fast-Wood Forestry: Myths and Realities (Lâm nghiệp sản xuất gỗ nhanh: kiến thức và thông tin, giúp các nước đang phát triển và các nước trong thời kỳ chuyển giả thuyết và thực tế). 2003. tiếp hiện đại hoá và cải thiện các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, và Christian Cossalter and Charlie Pye-Smith giúp bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho tất cả mọi người. Từ khi thành lập năm 1945, FAO - Fast-Wood Forestry: Myths and Realities (Japanese edition) (Lâm đã tập trung quan tâm đặc biệt vào vấn đề phát triển các vùng nông thôn, nơi sinh sống nghiệp sản xuất gỗ nhanh: Giả thuyết và thực tế - Phiên bản tiếng Nhật). của 70% dân số đói nghèo trên toàn thế giới. Các hoạt động của FAO gồm bốn lĩnh vực 2005. Christian Cossalter and Charlie Pye-Smith chính: (1) Đăng tải thông tin trong phạm vi liên quan, (2) Chia sẻ chuyên môn về chính 2. Forests and floods: Drowning in fiction or thriving on facts? (Rừng và lũ: chìm sách, (3) Tổ chức các cuộc họp giữa các quốc gia và (4) Gắn kết kiến thức với thực tế. đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế?) CIFOR and FAO Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) là một cơ quan nghiên cứu quốc tế hàng đầu về lâm nghiệp được thành lập vào năm 1993 nhằm đáp ứng mối quan tâm toàn cầu đối với những hậu quả kinh tế, xã hội và môi trường do suy thoái và mất rừng. CIFOR đã có nhiều cống hiến trong việc xây dựng cách chính sách và công nghệ nhằm sử dụng và quản lý rừng bền vững và nâng cao đời sống cho người dân ở các nước phát triển có sinh kế phụ thuộc vào rừng nhiệt đới. CIFOR là một trong 15 trung tâm nghiên cứu về Thu hoạch trong Tương lai thuộc Nhóm tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR). Ngoài trụ sở chính ở Bôgo, Inđônêxia, CIFOR có các văn phòng khu vực tại Braxin, Buốckinaphaxô, Camơrun, Dimbabuê, và các hoạt động của tổ chức này đã được thực hiện tại hơn 30 quốc gia khác. Các nhà tài trợ Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) nhận tài trợ chính từ các chính phủ, tổ chức phát triển quốc tế, các quỹ tư nhân và các tổ chức khu vực. Năm 2004, CIFOR đã nhận được hỗ trợ tài chính của Ôxtrâylia, Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã châu Phi (AWF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Bỉ, Braxin, Canađa, Carêpho, Trung Quốc, CIRAD, Quỹ bảo tồn Quốc tế (CIF), Ủy ban châu Âu, Phần Lan, Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), Quỹ Ford, Pháp, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật của Đức (GTZ), Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ), Inđônêxia, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Quản lý Nguồn Sáng kiến (IRM), Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế (ITTO), Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Tổ chức Lâm nghiệp châu Phi (Organization Africaine du Bois) (OAB), Viện Phát triển Hải ngoại (ODI), Viện Tài nguyên Thiên nhiên Tái tạo của Pêru (INRENA), Philipin, Thụy Điển, Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU), Thụy Sỹ, Quỹ Overbrook, Tổ chức Bảo tồn Tự nhiên (TNC), Quỹ Lâm nghiệp Nhiệt đới, Mỹ, Anh, Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), Trường Đại học Waseda, Ngân hàng Thế giới (WB), Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF).
  3. RAP Publication 2005/03 Forest Perspectives 2 Rừng và lũ Chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế?
  4. Những tư liệu, tài liệu được lựa chọn và trình bày trong ấn phẩm này không có hàm ý bày tỏ bất cứ ý kiến nào về phần Tổ chức Lương Nông Thế giới đề cập tới tình trạng pháp lý của bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, thành phố, hay vùng nào, về thẩm quyền của nó, hay về sự phân định biên giới hoặc ranh giới của tổ chức này. Toàn bộ bản quyền đã được đăng ký. Không có phần nào trong ấn phẩm này được phép sao chép, lưu giữ trong một hệ thống sửa đổi hay truyền tải dưới bất kỳ hình thức bằng bất cứ phương tiện nào như điện tử, cơ học, sao chụp hay bằng cách khác nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu bản quyền. Đơn xin cấp phép trong đó nêu mục đích và quy mô nhân bản cần được gửi tới địa chỉ : Senior Forestry Officer, Food and Agriculture Organization of the United Nations, Regional Office for Asia and the Pacific, 39 Phra Atit Road, Bangkok, Thailand. ISBN 979-3361-77-8 © 2005 by FAO & CIFOR Toàn bộ bản quyền đã được đăng ký. Xuất bản năm 2005 Được in bằng máy in Inđônêxia Ảnh bìa: Những người cưỡi lừa lội qua nước lũ sau một trận mưa lớn ở Lahore, Pakistan, 2003 Cơ quan xuất bản: Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế Tổ chức Lương Nông Thế giới Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế: Center for International Forestry Research Jl. CIFOR, Situ Gede, Sindang Barang Bogor Barat 16680, Indonesia Tel.: +62 (251) 622622; Fax: +62 (251) 622100 E-mail: cifor@cgiar.org Web site: Tổ chức Lương Nông Thế giới Văn phòng Khu vực châu Á Thái Bình Dương: Food and Agriculture Organization of the United Nations Regional Office for Asia and the Pacific Maliwan Masion, 39 Phra Atit Road Bangkok 10200, Thailand Tel.: + 66 (2) 697-4000; Fax: +66 (2) 697-4445 E-mail: FAO-RAP@fao.org Web site:
  5. Mục lục Lời cảm ơn iv Lời nói đầu v Giới thiệu 1 Phân biệt thực tế với giả thuyết 3 Những vấn đề liên quan chính sách 11 Thực hiện tiếp cận tổng hợp 13 Hướng tới quản lý lưu vực đầu nguồn hiệu quả hơn 16 Hướng tới quản lý vùng đồng bằng ngập lũ hiệu quả hơn 19 Đưa ra những quyết định chính sách hợp lý 25 Tài liệu tham khảo 27 iii
  6. Lời cảm ơn Cuốn sách Rừng và lũ: Chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế? được hoàn thành là nhờ có sự hợp tác từ nhiều phía. Nhiều người đã đóng góp vào cuốn sách này qua việc chia sẻ những kinh nghiệm và suy nghĩ của mình, cung cấp tài liệu, hỗ trợ trong việc phân biệt thực tế với giả thuyết, xây dựng bản thảo, góp ý và hiệu đính bản thảo. FAO và CIFOR xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt tới những thành viên đã tham gia vào quá trình xây dựng cuốn sách này: Moujahed Achouri, Bruce Aylward, Kenneth N. Brooks, Neil Byron, Yvonne Byron, Ian Calder, Bruce Campbell, Patrick C. Dugan, Patrick Durst, Thomas Enters, Thierry Facon, Peter F. Ffolliott, Don Gilmour, Hans M. Gregersen, Lawrence S. Hamilton, Thomas Hofer, Ulrik Ilstedt, Jack D. Ives, David Kaimowitz, Benjamin Kiersch, Philip McKenzie, Kumar Upadhaya. iv
  7. Lời nói đầu Từ lâu đã có nhiều cuộc tranh cãi và luận bàn về vai trò của rừng trong việc duy trì nguồn nước, bảo vệ đất ở những lưu vực đầu nguồn quan trọng cũng như trong việc giảm thiểu ảnh hưởng của những trận lũ thảm khốc và trượt lở đất. Năm Quốc tế miền Núi (2002) và Năm quốc tế Nước sạch (2003) lại một lần nữa nhấn mạnh về mối liên hệ mật thiết giữa lưu vực, việc sử dụng đất và nước ở miền núi. Trong nhiều thập kỷ, mối quan hệ được thừa nhận này đóng vai trò như một cơ sở biện chứng quan trọng cho việc thúc đẩy và thực hiện công tác quản lý lưu vực đầu nguồn. Hàng năm những trận lũ lụt lớn ở các vùng đồng bằng thuộc châu Á đã ảnh hưởng đến đời sống và kinh tế của hàng triệu người. Đối với những người đã tham gia xây dựng các chiến lược giảm nhẹ thiên tai và quản lý giảm thiểu lũ lụt, thì rõ ràng là cường độ của các trận lũ lụt xảy ra trong khu vực đã tăng lên nhiều trong mấy chục năm trở lại đây. Một phản ứng phổ biến - có thể hiểu được - là đổ lỗi cho việc quản lý không tốt ở vùng cao và nạn chặt phá rừng ở những lưu vực quan trọng ở miền núi của châu Á, gây ra những thảm họa cho vùng đồng bằng. Rõ ràng là những quan niệm truyền thống về lợi ích của rừng - những quan niệm đôi khi mang tính giả thuyết hơn là thực tế - đã làm hạn chế tầm nhìn của những người ra quyết định, dẫn đến việc quá tập trung vào tái trồng rừng và bảo vệ rừng mà không tập trung vào quản lý lưu vực một cách toàn diện. Tri thức truyền thống cho rằng rừng là một “miếng bọt biển” khổng lồ, thấm hút nước khi có nhiều mưa và tiết ra từ từ vào lúc cần thiết nhất trong những tháng khô hạn của năm. Nhưng thực tế thì phức tạp hơn nhiều. Mặc dù lưu vực đầu nguồn là hệ thống thủy văn đặc biệt ổn định, nhưng tính phức tạp của các yếu tố môi trường khiến chúng ta phải hạn chế lạm dụng những ưu điểm của rừng và đơn thuần chỉ dựa vào những giải pháp quá đơn giản (ví dụ như di dân ra khỏi các vùng lưu vực ở miền núi, áp dụng các lệnh cấm khai thác gỗ, hoặc thực hiện những chương trình tái trồng rừng lớn). Hơn nữa, sự phức tạp của những quá trình này cũng buộc chúng ta phải đánh giá lại tri thức hiện có của mình về mối quan hệ giữa rừng và nước, và xem xét lại những ứng phó truyền thống của chúng ta trước một trong những nguy cơ thiên tai nghiêm trọng nhất ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, đó là những trận lũ lụt trên diện rộng. Mục đích của cuốn sách này nhằm tách biệt giữa thực tế với giả thuyết trong những vấn đề có liên quan đến rừng và nước và xóa bỏ một số nhận thức sai lầm khá phổ biến về vai trò của rừng trong việc giảm thiểu lũ lụt. Cuốn sách này không cố đưa ra một cái nhìn toàn diện về vấn đề này, mà chỉ nhằm cung cấp những thông tin ngắn gọn cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan phát triển và các phương tiện thông tin đại chúng, để góp phần xây dựng cho các chính sách giảm thiểu lũ lụt, quản lý tốt lưu vực sông và lưu vực đầu nguồn cho khu vực. He Changchui Phó Tổng Giám đốc, Đại diện Khu vực châu Á Thái Bình Dương v
  8. Ông bố người Trung Quốc cùng con gái lội một cách khó nhọc qua dòng nước lũ ở Huyện Kim Đường, Thành phố Thành Đô, Tỉnh Tứ Xuyên, ngày 29 tháng 6, 2004. Một huyện đất trũng nằm dọc sông Dương Tử thường xuyên bị ngập lũ bởi những trận mưa lớnvi trong mùa hè
  9. Giới thiệu Hàng năm, tin tức về những trận lụt quy mô lớn ở các vùng đồng bằng của châu Á được đăng tải rất nhiều trong các bản tin truyền hình và phát thanh.Thập kỷ 80 và 90 của thế kỷ 20 sẽ đặc biệt được nhớ đến vì những trận lũ lụt khủng khiếp cũng như những ảnh hưởng sâu sắc của chúng đối với con người, tài sản và kinh tế của nhiều nước châu Á. Ai có thể không nhớ đến trận lũ trên sông Dương Tử năm 1998 đã làm ngập chìm nhiều khu vực rộng lớn ở miền Trung Trung Quốc với thiệt hại trên 30 tỷ đô la Mỹ? Từ tháng 1 đến tháng 8 năm 2004, ở Trung Quốc đã có 46 triệu người bị ảnh hưởng bởi lũ lụt. Trong năm 2000 lũ lụt đã ảnh hưởng đến 3,5 triệu người ở Campuchia (tức là một phần ba dân số nước này) với thiệt hại là 145 triệu đô la Mỹ và 5 triệu người ở Việt Nam với thiệt hại lên đến 285 triệu đô la Mỹ. Cũng trong năm 2000, lũ lụt ở Bănglađét đã làm mất chỗ ở của hơn 5 triệu người và ở Ấn Độ là 30 triệu người. Năm 1999, chỉ một trận lũ ở một tỉnh nhỏ miền Trung của Việt Nam, tỉnh Thừa Thiên Huế, đã làm hơn 400 người chết và thiệt hại về tài sản là 120 triệu đô la Mỹ, tương đương với một phần hai GDP của tỉnh này. Hầu như tất cả các nước trong khu vực đều phải chịu ảnh hưởng của những trận lũ thảm khốc. Trên phạm vi toàn cầu, lũ lụt đã ảnh hưởng đến cuộc sống và kinh tế của hơn 60 triệu người dân mỗi năm. Đã có nhiều sách viết về lũ, nguyên nhân gây ra lũ và những ảnh hưởng của lũ. Cũng đã có những cuộc tranh luận về việc làm thế nào để đề phòng, giảm nhẹ và quản lý lũ. Mỗi một hậu quả bi thảm đều trở thành một vấn đề chính trị. Vì sự sống còn chính trị, các chính trị gia buộc phải có những phản ứng tức thì trước mỗi cơn khủng hoảng. Vì vậy các quan chức luôn tìm kiếm những câu trả lời nhanh và những giải pháp ngắn hạn. Ở nhiều nước có một niềm tin phổ biến - thậm chí ngay trong số rất nhiều chuyên gia về rừng - là rừng có thể phòng chống hoặc giảm nhẹ lũ. Vì vậy người ta thường rút ra ngay một kết luận rằng lũ xuất hiện là do rừng bị chặt phá hoặc bị suy thoái. Suy diễn ra thêm một chút thì có thể cho rằng chính nạn phá rừng liên tiếp ở các lưu vực có rừng đầu nguồn ở châu Á là nguyên nhân gây ra những thảm họa đối với hàng triệu người mỗi năm. Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể xác định được mối liên hệ trực tiếp giữa nạn phá rừng với hiện tượng lũ lụt. Mặc dù các phương tiện thông tin đại chúng thường quy kết rằng mỗi bi kịch liên quan đến lũ đều là do các hoạt động của con người - đặc biệt là việc mở rộng sản xuất nông nghiệp và khai thác gỗ (thường nhấn mạnh vào ’nạn khai thác gỗ lậu tràn lan’ bất chấp pháp luật hay những quy định về phương pháp khai thác), nhưng những hệ thống thuỷ văn vô cùng phức tạp đó khiến chúng ta khó mà có thể phân biệt được những tác động của việc sử dụng đất với những hiện tượng và các quá trình của tự nhiên. 1
  10. Trong trường hợp giải thích các mối quan hệ giữa vùng cao và vùng đồng bằng cũng như giữa rừng và lũ lụt, “kiến thức” hiện có thường chủ yếu dựa trên những hiểu biết mang tính cảm nhận hoặc các giả thuyết chứ không phải dựa trên các phân tích khoa học. Trong khi vội vàng xác định thủ phạm chính của những thảm họa gần đây, người ta đưa ra những giả định cho các quá trình ở vùng này nhưng lại dựa trên những quan sát ở các vùng khác có những đặc điểm môi trường hoàn toàn khác hoặc bằng phép ngoại suy từ quy mô nhỏ cho quy mô lớn. Hiện tượng đơn giản hóa quá mức là rất phổ biến, thường dẫn đến những sáng kiến như lệnh cấm khai thác gỗ hay chương trình tái định cư cho những người dân cư trú ở các vùng lưu vực đầu nguồn - mang lại lợi ích môi trường không lớn nhưng lại tạo ra những ảnh hưởng tiêu cực rất rõ ràng về kinh tế và xã hội. Một hệ quả không tốt là những kết quả dự kiến rất ít khi đạt được, trong khi nguồn ngân sách khan hiếm bị phân bổ không đúng chỗ và những khó khăn không cần thiết lại đè nặng lên vai những nhóm cộng đồng đó, những người phải dơ đầu chịu báng cho những thiệt hại và thảm họa liên quan đến lũ lụt. Không thể và cũng không nên ngăn chặn tất cả những trận lũ - hiện tượng lũ lụt cũng rất quan trọng đối với việc duy trì đa dạng sinh học, nguồn cá, độ mẫu mỡ của đất trong vùng đồng bằng ngập lũ. Ở nhiều vùng đồng bằng ngập lũ, một số cây trồng (như cây đay hay cây lúa ngập nước ở Bănglađét) phụ thuộc rất nhiều vào những trận lũ theo mùa. Tuy nhiên, vẫn có thể tiến hành một số bước để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của lũ và ứng phó một cách hiệu quả trước những trận lũ lớn. Điều này đòi hỏi chúng ta phải có những hiểu biết sâu rộng hơn về mối tương tác giữa các hoạt động của con người với hiện tượng lũ lụt, về những hạn chế trong quản lý lưu vực đầu nguồn và về vai trò của quản lý lưu vực sông hay vùng đồng bằng ngập lũ trong việc giảm thiểu các tác động liên quan đến lũ. Bước đầu tiên, để hỗ trợ cho việc ra quyết định cần phải đưa ra được một cái nhìn khách quan về các mối quan hệ giữa rừng và nước, sao cho có thể phân biệt được những điều không có thực và nhận thức truyền thống với thực tế và khoa học đúng đắn. Dựa vào những hiểu biết tốt hơn về các quá trình tự nhiên và các mối quan hệ giữa việc sử dụng đất và thuỷ văn, chúng ta có thể xây dựng được những biện pháp hiệu quả hơn nhằm giảm mức độ thiệt hại mà không lặp lại những sai lầm cũ trong quá khứ. Lũ lụt gần đây ở Campuchia (nhờ sự giúp đỡ của Ông Ty Sokhun, Văn phòng Quản lý Rừng, Sở Lâm nghiệp và Động vật hoang dã, Campuchia thông qua Ban Tài nguyên Nước, UNESCAP) 2
  11. Phân biệt thực tế với giả thuyết Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên hay do các hoạt động của con người gây ra? Câu hỏi này đã được đặt ra từ nhiều thập kỷ nay và vấn đề này cũng đã được nghiên cứu và thảo luận rộng rãi trong giới khoa học. Điều đáng ngạc nhiên là ở nhiều nước, nền khoa học tiên tiến lại có rất ít ảnh hưởng đến nhận thức và niềm tin của con người. Một phần là vì công chúng thấy khó có thể phân biệt được giữa một nền khoa học tiên tiến với một nền khoa học yếu kém, hoặc giữa thực tế với những giả thuyết có sức thuyết phục. Cũng có thể là một số người cảm thấy rằng duy trì những giả thuyết nhất định thì dễ dàng hoặc tốt hơn là giải đáp các vấn đề trong một khuôn khổ khoa học đúng đắn. Tình trạng này được Hamilton (1985) biểu thị bằng bốn chữ M “tưởng tượng, hiểu sai, giải thích sai và thông tin sai”. Mặc dù chúng ta đã có nhiều hiểu biết về các quá trình thủy văn cũng như các mối quan hệ giữa rừng và lũ, nhưng sử dụng những kiến thức này để khái quát hóa vấn đề sẽ là không thoả đáng hoặc dẫn đến sai lệch. Người ta thường có xu hướng dựa vào những mối quan hệ nhân-quả đơn giản, trong khi trên thực tế môi trường thiên nhiên lại vô cùng phức tạp. Sự phức tạp này cùng những ảnh hưởng chồng chéo bởi các hoạt động của con người lên các hệ thống thuỷ văn thường bị đơn giản hóa quá mức, đặc biệt là do các phương tiện truyền thông và các quan chức thường tìm kiếm những điều lý giải và giải pháp đơn giản. Hơn thế nữa, tình trạng không chắc chắn cố hữu của nhiều phát hiện khoa học và sự thiếu vắng những nghiên cứu dài hạn là rất phổ biến. Chúng ta chưa mấy phân biệt được giữa những gì chúng ta biết, những gì chúng ta nghĩ là chúng ta biết hoặc những gì chúng ta muốn tin, chính điều này cũng góp phần trong những nhầm lẫn nói chung xung quanh vấn đề ảnh hưởng của rừng đến các trận lũ lớn. Cũng như vậy, mặc dù các quá trình thuỷ văn được thiết lập rất tốt, nhưng bản chất đặc thù theo vùng của nhiều mối quan hệ tương tác sẽ làm cho việc khái quát hóa thiếu cơ sở chắc chắn. Phần nhiều trong sự nhầm lẫn này có một lịch sử rất dài và liên quan đến cái gọi là “lý thuyết miếng bọt biển”. Mặc dù không ai biết chính xác nguồn gốc của lý thuyết này, nhưng có một điều rất rõ ràng là các nhà lâm học châu Âu đã phát triển nó vào cuối thế kỷ thứ 19. Lý thuyết này tuy chưa bao giờ được xác nhận, nhưng nhiều người nhận thấy nó phù hợp với hiểu biết chuyên môn và trực giác của họ. Theo lý thuyết này, phức hệ bao gồm đất rừng, rễ cây và rác phủ đóng vai trò như một tấm bọt biển khổng lồ, tích nước trong mùa mưa và tiết ra vào lúc cần nhất của mùa khô. Mặc dù ngay từ đầu những năm 1920 cũng đã có nhiều ý kiến phê phán đối với lý thuyết này nhưng nó vẫn tiếp tục lôi cuốn được nhiều người (kể cả các nhà lâm học cũng như không phải). Ở nhiều nước, nó được 3
  12. gắn vào các chính sách và chương trình rừng của quốc gia. Vấn đề là trong lý thuyết “miếng bọt biển” này có bao nhiêu phần là thực tế và bao nhiêu phần là giả thuyết? Nhận thức từ xa xưa của người Mỹ về rừng và lũ Mưa rơi xuống một sườn dốc trống trọc gây tác động theo một cách khác. Nước mưa không bị giữ lại trên ngọn cây cũng không bị giữ trên mặt đất và chảy xuống suối mà không bị cản trở bởi cây gỗ và lá rụng. Thực nghiệm cho thấy, không quá nửa lượng nước mưa ngấm được xuống đất như trường hợp ở trong rừng. Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn rất nhiều nước đổ dồn về các suối, đấy là lý do vì sao có hiện tượng lũ. Như vậy, đúng là rừng có xu hướng phòng tránh lũ. Nhưng ảnh hưởng tốt này (của rừng đối với lũ) chỉ quan trọng khi rừng che phủ phần lớn lưu vực thoát nước của dòng suối. Dẫu vậy, rừng không thể ngăn ngừa được tất cả các trận lũ. Nền rừng, phần có tác dụng nhiều nhất đối với lượng nước mưa rơi xuống, có thể ảnh hưởng đến dòng chảy chỉ với điều kiện nó không tích trữ tất cả lượng nước theo khả năng của nó. Vì khi nền rừng đã bị bão hoà thì nước mưa rơi xuống sẽ chảy nhanh như chảy trên mặt đất trống. Nguồn: Gifford Pinchot, nhà nghiên cứu rừng đầu tiên, 1905 Tấm bọt biển Himalayan Rừng Himalayan bình thường có chức năng như một tấm bọt biển, thấm hút lượng lớn nước mưa và tích trữ trước khi tiết ra với những lượng đều đặn trong suốt một thời kỳ dài. Khi rừng bị chặt phá, các dòng sông đầy bùn bị phình ra vào mùa mưa trước khi rút nhỏ lại trong những giai đoạn khô hơn. Nguồn: Myers (1986) Rừng, điều hòa dòng chảy suối và phòng tránh lũ Người ta thường tin rằng rừng là cần thiết cho việc điều hòa dòng suối và giảm sức chảy tràn, điều này đúng trong chừng mực nào đó. Nhưng trên thực tế thì rừng có khuynh hướng tiêu thụ nước một cách quá mức, trái ngược với những quan niệm trước đây (FAO 2003). Một lượng nước mưa đáng kể (khoảng 35%) bị các tán rừng nhiệt đới chặn lại và bốc hơi vào không khí, không tham gia đóng góp vào nguồn nước tích trữ trong đất rừng. Phần nhiều ngấm xuống đất lại được chính cây rừng sử dụng. Điều này có thể khiến cho một số người tin rằng trồng rừng hoặc tái trồng rừng trên diện rộng sẽ làm tăng thêm các dòng chảy nông trong mùa khô (Hamilton và Pearce 1987). Vì vậy thay thế lớp phủ rừng bằng các mục đích sử dụng đất khác hầu như sẽ luôn làm tăng dòng chảy suối và hiện tượng chảy tràn. Các kiểu dòng chảy suối và chảy tràn sẽ dần trở lại mức độ ban 4
  13. đầu nếu để cho rừng mọc lại trên vùng đó. Tuy nhiên, việc chuyển đổi rừng thành đồng cỏ thông thường sẽ luôn làm tăng tổng lượng nước chảy tràn. Ngược lại với những điều mọi người thường nghĩ, rừng chỉ có ảnh hưởng rất hạn chế đến các trận lũ lụt lớn ở vùng hạ lưu, đặc biệt là đối với những trận lũ lụt trên diện rộng. Đúng là ở quy mô cục bộ, rừng và đất rừng có thể làm giảm lượng nước chảy tràn, nói chung là nhờ khả năng tích giữ và thấm lọc nước được tăng cường. Nhưng điều này chỉ đúng với trường hợp có các trận mưa ở quy mô nhỏ, không đủ sức gây ra những trận lũ quét nghiêm trọng ở vùng hạ lưu. Trong trường hợp lượng mưa lớn (gây ngập lụt trên diện rộng), đặc biệt là sau những trận mưa kéo dài, đất rừng trở nên bão hoà, và vì nước không thể thấm xuống đất được nữa sẽ chảy tràn trên bề mặt đất. Các nghiên cứu ở châu Mỹ (Hewlett và Helvey, 1970), và Nam Phi (Hewlett và Bosch, 1984) nằm trong số những nghiên cứu đầu tiên đặt ra vấn đề về tầm quan trọng của mối quan hệ giữa sự chuyển đổi rừng với hiện tượng lũ lụt. Các nghiên cứu ở Himalaya thì chỉ ra rằng mức tăng trong khả năng thấm lọc nước của đất có rừng so với không có rừng là không đủ ảnh hưởng tới những trận lũ lớn ở vùng hạ lưu (Gilmour và cs. 1987, Hamilton 1987). Thay vào đó, các yếu tố chính ảnh hưởng đến hiện tượng lũ lớn với các trận mưa trên diện rộng là: (i) điều kiện địa mạo của khu vực và (ii) lượng mưa có trước đó (Bruijnzeel 1990, 2004; Calder 2000; Hamilton và King 1983; Kattelmann 1987). Những hiểu biết sâu săc về lượng nước Không có một thí nghiệm nào, có lẽ chỉ có một ngoại lệ, cho kết quả rằng lượng nước giảm khi độ che phủ giảm hoặc lượng nước tăng khi độ che phủ tăng. Nguồn: Bosch và Hewlett 1982 Ngay cả ở cấp độ cục bộ, hiệu quả điều tiết cũng chủ yếu phụ thuộc vào độ sâu, cấu trúc và độ bão hòa trước đó của đất. Lớp đất mỏng thì dòng chảy sẽ nhanh. Như vậy, các chương trình trồng rừng đại trà thường vẫn được coi là ‘giải pháp’ đơn giản để phòng tránh lũ, sẽ không có tác dụng như mong đợi, mặc dù nó có thể tạo ra nhiều lợi ích khác (Hamilton và Pearce 1987). Xói mòn và bồi lắng Nhiều người cho rằng rừng có thể kiểm soát được các quá trình xói mòn và bồi lắng. Thảm rừng có xu hướng kiểm soát xói mòn, nhưng đóng vai trò trực tiếp không phải là tầng tán trên mà là tầng tán dưới và lớp rác phủ. Thực nghiệm cho 5
  14. thấy, thực ra các giọt nước mưa bên dưới cây rừng có xu hướng tạo ra lực xói mòn rất lớn vì những giọt mưa này đã nhập vào nhau trước khi chảy ra khỏi các tán lá và như vậy khi tiếp đất sẽ tạo ra một lực lớn hơn (Wiersum 1985; Hamilton 1987; Brandt 1988). Vì lý do đó mà xói mòn đôi khi đã xảy ra đặc biệt nghiêm trọng ở các khu rừng trồng, nơi mà lớp phủ thực vật và cỏ rác được dọn sạch để giảm bớt nguy cơ cháy rừng hoặc được thu gom để làm chất đốt hay làm ổ lót cho gia súc. Nếu bề mặt đất được bảo vệ một cách hợp lý bằng những lớp rác phủ chắc chắn và che phủ hoàn toàn bằng thực vật thì các loài cây khác có thể tạo ra hiệu quả kiểu như bảo vệ chống xói mòn, đồng thời tăng thêm lợi ích sử dụng nước cho vùng hạ lưu. Thoái hóa và xói mòn đất, những vấn đề thường được gắn với việc mất diện tích rừng, không hẳn do mất rừng mà là do các hoạt động sử dụng đất không hợp lý diễn ra sau đó như chăn thả quá mức, loại bỏ lớp rác phủ, tiêu hủy vật chất hữu cơ, hay làm cỏ (Bruijnzeel 1991, 2004; Hamilton và King 1983). Cũng như vậy, phần lớn sự xói mòn xảy ra sau khi thác gỗ là do đất bị dịch chuyển trong quá trình chặt đốn gỗ với các hoạt động như xây dựng đường đi, làm đường trượt v.v Đất bị nén chặt sẽ giảm khả năng giữ nước và lượng nước chảy bề mặt sẽ tăng lên. Tuy nhiên có thể giảm đáng kể những tác động tiêu cực này nếu áp dụng các kỹ thuật khai thác gỗ hạn chế tác động, viết tắt là RIL. Lợi ích môi trường của kỹ thuật khai thác gỗ hạn chế tác động (RIL) • So với các phương pháp truyền thống thì kỹ thuật RIL có thể giảm trung bình 41% mức độ thiệt hại cho các khoảnh rừng còn lại. • Diện tích cho đường trượt gỗ trong kỹ thuật RIL hầu như nhỏ hơn so với trong các hệ thống truyền thống là 50%, thậm chí với cùng một khối lượng khai thác như nhau. • Diện tích bị thiệt hại do làm đường với kỹ thuật RIL nhỏ hơn so với các kỹ thuật truyền thống là 40% . • So với các kỹ thuật truyền thống, kỹ thuật RIL nói chung giảm được 40% tổng thiệt hại (đất bị nén, phơi ) tại khu vực khai thác. • Trong kỹ thuật RIL độ mở tán chỉ bằng 1/3 so với các kỹ thuật khai thác truyền thống (16% so với 25%). Nguồn: Killmann và cs. 2002 Trượt lở đất cũng có thể xảy ra do mất lớp che phủ rừng. Rễ cây đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định độ dốc và góp phần hỗ trợ nhất định về mặt cơ học cho đất, nhưng đối với sự trượt lở đất có độ dày không lớn ( 3m) không bị ảnh hưởng rõ rệt bởi việc có hay không có lớp che phủ rừng tốt (Bruijnzeel, 1990, 2002). Ảnh 6
  15. hưởng nhiều nhất tới hiện tượng trượt lở đất kiểu này là các yếu tố khí hậu, địa hình, địa chất chứ không phải là độ che phủ rừng (Ramsay 1987). Tác động của yếu tố quy mô lên hiện tượng lũ lụt Nghiên cứu về tác động của những thay đổi sử dụng đất lên hiện tượng lũ lụt, chẳng hạn như những nghiên cứu thực nghiệm của Coweeta tại Mỹ, thường chỉ được thực hiện ở những vực nước nhỏ (100-1000 hecta) và thường chỉ xét đến các tác động của một sự thay đổi độc nhất đó là thảm thực vật (thí dụ từ rừng chuyển thành đồng cỏ) (Douglass và Swank 1975). Những thí nghiệm này không tính đến thực tế sử dụng đất đa mục đích trên toàn bộ lưu vực. Vì vậy, việc ngoại suy các kết quả nghiên cứu từ các tiểu lưu vực cho toàn bộ lưu vực là không phù hợp và sẽ dẫn đến sai lệch. Tổng quan những nghiên cứu trước đây cho thấy những ảnh hưởng của việc sử dụng đất lên hiện tượng lũ lụt chỉ quan sát được ở những lưu vực tương đối nhỏ (Bảng 1). Ở những lưu vực lớn hơn 50.000 hécta, ảnh hưởng của lũ lụt được dàn đều cho các tiểu lưu vực khác nhau khi có bão đi qua. Mặc dù sóng lũ từ những tiểu lưu vực khác nhau thường không tới được vùng lưu vực chính cùng một lúc, song những đợt sóng lũ đơn lẻ đó vẫn có thể có ảnh hưởng nhỏ hoặc không tích dồn. Thống nhất của các chuyên gia về những vấn đề cần thực hiện Chúng ta đã hiểu biết nhiều hơn về các quá trình thủy văn của rừng ở quy mô lưu vực nhỏ. Tuy nhiên cần phải thiết lập và tăng cường theo dõi dài hạn các quá trình sinh thái thủy văn cho những nghiên cứu tiếp theo để hiểu rõ hơn về các mối tương tác trên quy mô lớn và những ảnh hưởng của rừng lên các dòng chảy trong mùa khô, giảm thiểu lũ lụt, và tích nạp nước ngầm ở các dạng môi trường theo đoạn văn bản 27 của Kế hoạch thực hiện WSSD. Nguồn: Tuyên bố Shiga về rừng và nước, 2002 Những trận lũ lớn xuất hiện, thường là vào cuối mùa mưa, là lúc đồng thời có các trận mưa lớn ở một số tiểu lưu vực và lúc đó đất đã bị bão hòa nên không còn khả năng hút nước nữa. Mức độ và tính chất nghiêm trọng của những trận lũ quy mô rộng có thể tăng thêm khi có những cơn mưa xối xả tại các vùng đồng bằng ngập lũ hay ngay trên bề mặt sông trong những giai đoạn dễ bị tổn thương. Tình hình còn có thể trở nên trầm trọng hơn nữa nếu có những đợt triều cường xuất hiện như vẫn thường xảy ra ở Băng Cốc, Dhaka và một số thành phố ở vùng trũng khác. 7
  16. Bảng 1: Các tác động sử dụng đất theo quy mô không gian Tác động Diện tích lưu vực sông [km2] 0,1 1 10 100 1 000 10 000 100 000 Lưu lượng trung bình x x x x - - - Lưu lượng đỉnh x x x x - - - Lưu lượng nền x x x x - - - Tích nạp nước ngầm x x x x - - - Bồi lắng x x x x - - - Dinh dưỡng x x x x x - - Chất hữu cơ x x x x - - - Mầm bệnh x x x - - - - Nhiễm mặn x x x x x x x Thuốc trừ sâu x x x x x x x Kim loại nặng x x x x x x x Chế độ nhiệt x x - - - - - Ghi chú: x = tác động thấy được; - = tác động không thấy được Theo Kiersch (2001) Tần suất lũ Mặc dù một số nghiên cứu cho thấy lũ lụt gia tăng rõ rệt theo thời gian, song những nghiên cứu như vậy thường chỉ xem xét hiện tượng này trong những khung thời gian tương đối ngắn và dựa trên những số liệu còn hạn chế (Bruinzeel 1990). Khi xét trong những khung thời gian dài hơn sẽ thấy được chu kỳ xuất hiện của các trận lũ lớn là những khoảng thời gian khá đều đặn. Điều khiển các chu kỳ này là các kiểu khí hậu chính (ví dụ các kiểu khí hậu chịu ảnh hưởng của các dòng đại dương ấm theo chu kỳ). Xét hình thức của các trận thiên tai trong lịch sử thì thấy rằng dưới bất kỳ phương thức nào lũ lụt cũng như hạn hán không phải là một hiện tượng gần đây mới có. Chẳng hạn như các trận lũ lớn xảy ra ở thủ đô Băng Cốc và các vùng phụ cận vẫn được ghi lại đều đặn trong vòng 200 năm trở lại đây. Các trận lũ quy mô lớn ở thung lũng Chiềng Mai, miền Bắc Thái Lan được ghi lại như những sự kiện lớn của năm 1918-1920 và lặp lại vào năm 1953. Tất cả các trận lũ này đều xảy ra khi mà những khu rừng xanh tốt của Thái Lan vẫn còn rất nhiều. Ở Bănglađét, trong khoảng thời gian từ 1870 đến 1922 cũng đã ghi lại được tám trận lũ lớn. Một nghiên cứu về lũ ở quốc gia này đã kết luận rằng “tuyệt đối không có bằng chứng thống kê nào nói lên rằng tần suất của những trận lũ lớn đã gia tăng trong vòng 120 năm qua” (Hofer và Messerli 1997). Nhận thức về sức tàn phá và tính khốc liệt của lũ Các khu dân cư thường hay tập trung ở những vùng đồng bằng ngập lũ bất chấp rủi ro từ những trận lũ theo chu kỳ. Về mặt lịch sử mà nói thì việc định cư ở những vùng gần nước vẫn có nhiều lợi ích kinh tế xã hội và môi trường hơn so 8
  17. với những rủi ro do lũ lụt. Ban đầu, các khu dân cư hầu hết phân bố ở những vùng đất cao hơn vùng đồng bằng ngập lũ để giảm thiểu nguy cơ và thiệt hại tiềm ẩn gây ra bởi lũ lụt. Tuy nhiên, khi các thành phố và thị trấn mọc lên ngày càng nhiều thì các khu dân cư và khu thương mại mới đã lan rộng ra các vùng đồng bằng ngập lũ mà trước đây người ta vẫn thường né tránh. Sự phát triển của các khu đô thị cũng làm biến đổi những vùng đất có thực vật che phủ trước đó thành những vùng không thể thấm hút được, có rất ít hoặc không có khả năng tích trữ nước. Những vùng đất ngập nước rộng lớn từng đóng vai trò như những vùng tự nhiên chắn giữ và tích trữ nước lũ đã bị tiêu thoát, san lấp và xây dựng lên trên. Các kênh tự nhiên được nắn thẳng và đào sâu hơn, và những công trình như đập, kè thường được xây dựng để giảm bớt rủi ro do những trận lũ lụt cục bộ gây ra. Các ‘giải pháp’ này có thể giúp giảm nhẹ tác động của lũ lụt tại chỗ nhưng lại gây ra hậu quả là thay vì giải quyết vấn đề thì lại trút nó sang cho vùng hạ lưu. Việc loại bỏ các chức năng tích giữ tự nhiên của vùng đồng bằng ngập lũ đã làm cho hậu quả này trở nên nặng nề hơn. Các vùng đồng bằng ngập lũ ngày nay có ít sự tương đồng với các vùng đồng bằng ngập lũ trước kia, và vì vậy sẽ không có gì phải ngạc nhiên khi thấy rằng ngay cả những trận lũ nhỏ ngày nay cũng có thể gây ra những thiệt hại rất lớn. Tính khốc liệt của lũ lụt thường được đo lường và miêu tả bằng những tổn thất về kinh tế thay cho các thông số vật lý. Cách tiếp cận này có thể dễ dàng gây ra một ấn tượng là gần đây lũ lụt trở nên khốc liệt hơn nhiều. Thực ra những tổn thất to lớn về kinh tế do lũ lụt gây ra trong những năm gần đây chủ yếu là sự phản ánh việc mở rộng tăng trưởng kinh tế, tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng và sự gia tăng dân số một cách nhanh chóng ở các vùng đồng bằng ngập lũ. Mặc dù các chi phí kinh tế do lũ lụt tăng lên đặt ra một nhu cầu cấp bách đối với việc cải thiện quản lý vùng đồng bằng ngập lũ và giảm thiểu thiên tai, nhưng nếu kết luận rằng các cơn lũ ngày nay xuất hiện thường xuyên hơn (trên phương diện vật lý học) so với trước đây sẽ là không đúng. Thế tiến thoái lưỡng nan! Trong các hệ thống sông, ngập lụt là một cách thức tự nhiên để hệ thống tháo xả bớt lượng nước phát sinh từ những trận mưa lớn không thường xuyên. Sẽ không có vấn đề gì cho đến khi con người quyết định sử dụng một số vùng đồng bằng ngập lũ tự nhiên vào mục đích của mình, và lựa chọn bảo vệ khỏi bị ngập lụt. Và như vậy chúng ta đứng trước thế tiến thoái lưỡng nan là bảo vệ lợi ích cho những con người đã lựa chọn sống và làm việc trong vùng đồng bằng ngập lũ khỏi bị thiên tai. Nguồn: Học cách sống với các dòng sông, Học viện Kỹ sư dân dụng, 2001 9
  18. Mặc dù con người không trực tiếp gây ra lũ, song đôi khi lại làm trầm trọng thêm các vấn đề do lũ gây ra. Không chỉ do các hệ thống tiêu thoát nước ở nhiều thành phố hoạt động không có hiệu quả mà hiện tượng sụt lún đất đai cục bộ cũng làm cho các trận lũ ngày nay xuất hiện thảm khốc và nguy hiểm hơn các trận lũ trước đây. Ví dụ do khai thác nước ngầm quá mức trong thời gian dài, Băng Cốc đang bị lún dần với mức trung bình 2 cm mỗi năm. Vì thành phố nằm ở độ cao từ 0 đến1,5 m so với mực nước biển, nên không có gì phải ngạc nhiên về việc thủy triều lên cao có thể gây ngập phần lớn thành phố, đặc biệt khi có các trận mưa lớn kèm theo. Các thành phố khác cũng phải gánh chịu những vấn đề tương tự. Ngoài ra, sự gia tăng trên diện rộng các vùng đất có bề mặt không có khả năng thấm hút cùng với quá trình phát triển đô thị đã làm cho vấn đề trở nên trầm trọng hơn, làm tăng tốc độ chảy tràn bề mặt và làm giảm khả năng thẩm thấu nước. Căn nguyên của vấn đề Bơm nước ngầm là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng sụt lún đất dẫn đến ngập lụt sâu hơn và thời gian ngập nước lâu hơn Nguồn: Pramote Maiklad, 1999 Các phương tiện thông tin đại chúng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành nên nhận thức về cường độ, tần suất và tính khốc liệt của lũ lụt. Đặc biệt, các mạng lưới tin tức truyền hình hiện đại có thể ghi và phát tin tức về các thảm họa nhanh hơn và toàn diện hơn nhiều so với bất cứ thời kỳ nào trong lịch sử. Các trận lũ lớn trước đây thường không được thông báo một cách đầy đủ hoặc thường chỉ được miêu tả sơ sài có lẽ sau khi lũ xuất hiện tới hàng tháng, trong khi đó các phương tiện thông tin đại chúng hiện đại có khả năng đưa tin rộng khắp về thảm họa lũ lụt ở bất cứ nơi nào trên thế giới chỉ trong vòng một vài giờ. Khả năng truyền thông này cộng thêm với việc các nhà báo thích đưa ra những thông tin giật gân - đặc biệt là các thảm họa thiên tai - có thể dễ dàng khiến cho mọi người đi đến kết luận rằng lũ lụt xuất hiện thường xuyên hơn, khốc liệt hơn nhiều so với trước đây. Tuy nhiên những kết luận kiểu như vậy không được chứng minh bằng những bằng chứng khoa học. Đối với các vùng đô thị và vùng đồng bằng ngập lũ phát triển tập trung, các biện pháp kiểm soát và quy hoạch sử dụng đất đóng vai trò quan trọng trong giảm thiểu lũ lụt (Thành phố Moonsan, Tỉnh Kyungkido, Hàn Quốc) (nhờ sự giúp đỡ của Phòng Tái sắp xếp đất nông nghiệp, Bộ Nông Lâm nghiệp, Hàn Quốc thông qua Ban Tài nguyên Nước, UNESCAP) 10
  19. Những vấn đề liên quan chính sách Phân biệt rõ thực tế với những giả thuyết liên quan đến các trận lũ thảm khốc sẽ hướng các nhà hoạch định chính sách tới một tầm nhìn rộng hơn, không chỉ đơn giản tập trung vào các vùng núi. Kết luận chính sách quan trọng nhất là kết luận mang tính cảnh báo. Vai trò của rừng trong việc giải quyết các vấn đề lũ lụt vẫn chưa được xác định, mặc dù vậy hiểu biết tăng thêm về mối quan hệ qua lại giữa vùng cao và vùng đồng bằng cho thấy rừng không quan trọng nhiều như người ta thường nghĩ. Tuy nhiên nếu ở gần các khu rừng ở miền núi thì chúng có thể hạn chế được những trận lũ gây ra bởi các cơn bão ngắn, cường độ nhỏ và thường xuyên (Hamilton 1986). Với những vấn đề gây ảnh hưởng đến vùng đồng bằng có thể dễ dàng đổ lỗi cho người nông dân ở vùng cao và công tác quản lý rừng yếu kém, song tiếc rằng điều đó cũng không góp phần vào giải quyết vấn đề. Có rất ít bằng chứng khoa học làm cơ sở cho những báo cáo nói rằng việc khai thác rừng hoặc thực tế sử dụng đất ở nông thôn là nguyên nhân gây ra những trận lũ thảm khốc ở vùng lưu vực thấp hơn. Khi nói đến việc phòng tránh các trận lũ lớn, “lý thuyết miếng bọt biển” là một lỗi thuộc về lịch sử - một giả thuyết được sử dụng không thích hợp để biện chứng cho các giải pháp bảo tồn đất và nước, kiểm soát quản lý rừng và các lệnh cấm khai thác gỗ. Đáng tiếc rằng, “lý thuyết miếng bọt biển” được sử dụng không thích đáng trong việc khai thác các nguồn tài trợ cho các dự án của chính phủ và các dự án phát triển khác nhau. Sự tin tưởng thái quá vào một tiếp cận không hoàn thiện trong vấn đề quản lý lũ khiến các nhà hoạch định chính sách bỏ qua mất hai điểm chính yếu: 1. Việc bảo vệ đất ở các vùng cao ở châu Á và quản lý rừng miền núi bền vững có nhiều lý do khác thích đáng hơn là lý do phòng tránh lũ. 2. Thay cho việc chỉ trích các vùng cao xa xôi là nguồn gốc của các vấn đề và quá chú ý vào mối quan hệ nhân-quả mang tính giả thuyết, những người ở vùng đồng bằng (trong đó có các nhà hoạch định chính sách) nên học cách sống chung với các dòng sông và quản lý vùng đồng bằng theo đúng bản chất của nó là các vùng ngập lũ. 11
  20. Trong nhiều ngày những người tình nguyện đã dùng thuyền để cứu hộ những người bị mắc kẹt trên mái nhà trong các trận lũ tàn phá ở Jakata vào tháng 2 năm 2002 (ảnh của Arie Basuki)
  21. Thực hiện tiếp cận tổng hợp Mặc dù rừng có thể đóng vai trò nhất định trong việc làm chậm và giảm lưu lượng đỉnh lũ ở cấp độ cục bộ, nhưng những bằng chứng khoa học đã xác định rõ ràng rằng rừng không thể ngăn chặn các cơn lũ thảm khốc quy mô lớn mà phần lớn là do các hiện tượng khí tượng khắc nghiệt gây ra - loại hiện tượng người ta vẫn thường đổ lỗi cho hoạt động khai thác rừng hay chuyển đổi mục đích sản xuất nông nghiệp. Kết luận này tuyệt nhiên không làm giảm nhu cầu cần phải có các biện pháp quản lý phù hợp và bảo tồn các khu rừng miền núi. Nó còn chỉ ra rằng cần phải có một tiếp cận tổng hợp trong quản lý lưu vực sông vượt ra ngoài những “giải pháp” quá đơn giản đó là dựa vào rừng. Để đảm bảo thành công, những tiếp cận tổng hợp như vậy phải kết hợp các biện pháp khác nhau áp dụng cho vùng cao và vùng đồng bằng, và phải hài hòa với các quá trình tự nhiên, không đối nghịch với chúng. Tiếp cận quản lý tổng hợp lưu vực sông chỉ ra những hạn chế của việc chỉ đơn thuần thực hiện giảm thiểu lũ ở vùng cao hoặc giảm nhẹ những thiệt hại do lũ ở vùng đồng bằng. Tiếp cận này lưu ý tới khả năng trữ nước cao hơn của đất rừng tự nhiên và rừng trồng được quản lý tốt so với ở vùng không có rừng trong những điều kiện tương tự như nhau. Vì vậy chúng có thể làm chậm tốc độ chảy tràn, và nhờ đó mà giảm thiểu được lũ lụt ở các lưu vực nhỏ hơn ở vùng đầu nguồn và các trận lũ quy mô trung bình có tần suất thường xuyên hơn. Tiếp cận này cũng chứng minh cho nhiều dịch vụ môi trường khác do rừng cung cấp. Thêm nữa, nó cũng công nhận việc bảo tồn và quản lý rừng hợp lý không chỉ quan trọng đối với vùng thượng nguồn của các lưu vực đầu nguồn ở châu Á mà còn đối với cả các lưu vực sông, nơi rừng là một cấu thành quan trọng của các hệ sinh thái đất ngập nước. Ngoài ra, nó còn thừa nhận vai trò của việc duy trì rừng ở những vùng trọng điểm nhằm làm giảm các vấn đề bồi lắng, như ở các vùng đất dễ sạt lở hoặc ở vùng ven sông. Tiếp cận này lồng ghép quản lý sử dụng đất ở vùng cao với quy hoạch sử dụng đất, các biện pháp kỹ thuật, biện pháp đề phòng lũ và quản lý các tình huống khẩn cấp ở vùng đồng bằng. Nó xem xét các nhu cầu kinh tế và xã hội của các cộng đồng sinh sống cả ở vùng lưu vực đầu nguồn lẫn vùng lưu vực sông. Quản lý tổng hợp dựa trên những kiến thức khoa học sẵn có tốt nhất về nguyên nhân, tác động kinh tế, xã hội và môi trường của lũ lụt. Về cơ bản, tiếp cận này chuẩn bị cho con người sinh sống và thích nghi với sông và lũ. Một hệ thống quản lý tổng hợp như vậy là kết quả của một quá trình lặp đi lặp lại (Hình 1), chắc chắn sẽ đối mặt với rất nhiều thách thức vì bản chất của các hệ thống sông lớn là xuyên biên giới, ví dụ như lưu vực Ganga-Brahmaputra- Meghna. Vấn đề trở nên phức tạp hơn khi có nhiều bên liên quan tham gia với 13
  22. rất nhiều quan điểm khác nhau về cách việc giải quyết vấn đề, và bởi những mâu thuẫn trong sử dụng các nguồn tài nguyên có giá trị trong lưu vực sông. Mục tiêu quản lý cho toàn lưu vực (lưu vực đầu MỤC TIÊU nguồn và vùng đồng bằng ngập lũ) được xây dựng dựa trên nhu cầu của địa phương và quốc gia thông qua sự tham vấn của các bên liên quan. Kế hoạch quản lý lưu vực được lập trên cơ sở các mục tiêu, nhu cầu quản lý tài nguyên và sử dụng LẬP KẾ HOẠCH đất của khu vực. Quá trình lập kế hoạch lôi kéo sự tham gia tích cực của các bên liên quan. Những người chủ sở hữu đất đai và tất cả các bên liên quan sẽ thực hiện kế hoạch dưới sự hướng THỰC HIỆN dẫn của một ban quản lý có sự hỗ trợ của các công cụ chính sách phù hợp và cơ chế tài chính đổi mới. Việc thực hiện kế hoạch được giám sát chặt chẽ nhằm đánh giá tác động của các can thiệp và GIẤM SÁT chính sách. Nếu cần thiết, dựa trên các kết quả giám sát có thể đưa vào áp dụng các biện pháp can thiệp. Việc thực hiện kế hoạch được đánh giá định kỳ để đảm bảo đạt được các mục tiêu. Nếu cần thiết, ĐÁNH GIÁ có thể điều chỉnh các mục tiêu theo kiến thức mới hoặc sự thay đổi về nhu cầu của người sử dụng. Hình 1: Quá trình quản lý lưu vực tổng hợp Trong tiếp cận quản lý tổng hợp, trước hết cần phải xây dựng các mục tiêu quản lý lưu vực cho cả vùng thượng du lẫn hạ du. Các mục tiêu này được thiết lập dựa trên những ưu tiên của địa phương và quốc gia, thực tế sử dụng đất hiện hành và các đặc tính của tài nguyên thiên nhiên của mỗi lưu vực. Từ các mục tiêu đã xác định, các kế hoạch quản lý cho toàn bộ lưu vực - có thể là liên quốc gia - sẽ được xây dựng với sự tham khảo ý kiến của tất cả các bên có liên quan. Kế hoạch quản lý cần cụ thể hóa các hoạt động cần thiết để đạt được mục tiêu mong đợi. Kế hoạch được xây dựng phù hợp ở hai cấp - lưu vực đầu nguồn và vùng đồng bằng ngập lũ - sau đó sẽ được lồng ghép thành kế hoạch quản lý tổng thể (xem ví dụ của Easter và cs, 1986). Kế hoạch quản lý bao gồm tất cả các hoạt động cần thiết phục vụ cho việc tổ chức sử dụng đất và các tài nguyên khác trong phạm vi lưu vực nhằm cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ đã được xác định trong các mục tiêu của nó, đồng thời duy trì và hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng dân cư. Kế hoạch sẽ do 14
  23. những người chủ sở hữu đất đai và tất cả các bên có liên quan thực hiện dưới sự hướng dẫn của các cơ quan quản lý phù hợp với sự hỗ trợ của các công cụ chính sách thực tế và các cơ chế tài chính đổi mới. Có thể lấy ví dụ về các cơ quan như vậy như Ủy ban lưu vực sông của Mỹ, của Vương Quốc Anh, Ủy ban lưu vực sông Murray-Darling của Ôxtrâylia, Ủy ban lưu vực sông Ranh và sông Đanuýp của châu Âu, Ủy ban lưu vực sông Hồng liên kết giữa Canađa và Mỹ, và Ủy ban sông Mê Kông bao gồm các nước thành viên là Campuchia, Lào, Thái Lan và Việt Nam. Cần có những hình thức khuyến khích thực hành sử dụng đất và quản lý đất đai theo như mong đợi và dàn xếp hài hòa giữa quyền lợi riêng với lợi ích chung. Cần có sự đền bù cho những người sử dụng đất chịu ảnh hưởng bất lợi do các kế hoạch gây ra. Giám sát các kết quả thực hiện và đánh giá các tác động của các biện pháp can thiệp và chính sách để đảm bảo đạt được các mục tiêu cũng như chia sẻ các lợi ích và chi phí một cách công bằng. Toàn bộ quá trình được đánh giá định kỳ, nếu cần thiết, có thể điều chỉnh các mục tiêu hay nội dung hoạt động để đáp ứng các yêu cầu hoặc dự kiến mới. Các mục tiêu quản lý có thể thay đổi qua thời gian theo tiến trình các ưu tiên và diễn biến sử dụng đất. Đây là một quá trình có tính động, thông qua các cơ chế phản hồi khác nhau sẽ đảm bảo cho các mục tiêu luôn luôn bám sát thực tế và khả thi đồng thời không gây ra những tác động kinh tế xã hội và môi trường không chấp nhận được hoặc không quản lý được. Lũ lụt sau mưa rào tháng 5, 2003, Ranna, Huyện Hambantoba, Sri Lanka (ảnh của Sophie Nguyễn Khoa, IWMI) 15
  24. Hướng tới quản lý lưu vực đầu nguồn hiệu quả hơn Cho đến nay, quản lý lưu vực đầu nguồn nói chung chỉ đạt được phần nào thành công, chủ yếu do quá tập trung vào các yếu tố tự nhiên thay cho quan tâm đến các vấn đề kinh tế - xã hội và thực tế là các ranh giới các vùng nước không giống với các ranh giới chính trị. Các quan chức chính phủ và cơ quan phát triển thường đưa ra những chương trình và dự án quản lý lưu vực đầu nguồn mới, coi đó như là một sự ứng phó đối với vấn đề lũ lụt. Trong các sáng kiến này, các hoạt động chủ yếu tập trung vào duy trì và mở rộng diện tích che phủ rừng và khuyến khích thực hành bảo tồn đất và nước trong các vùng sản xuất nông nghiệp. Xóa bỏ du canh và ổn định định cư ở nông thôn cũng được quan tâm chú ý. Tuy nhiên, những nỗ lực ngắn hạn không thường xuyên trong việc bảo tồn đất, nước và tái trồng rừng trên những khoảnh riêng lẻ (được lựa chọn dựa trên sự mong muốn tham gia của người nông dân hay chi trả trực tiếp cho sự hợp tác) không thể mang lại hiệu quả giảm lũ rõ rệt ngay cả với quy mô lưu vực đầu nguồn nhỏ. Các kiểu dự án này có thể mang lại lợi ích ở quy mô cục bộ, nhưng không thể đóng góp đáng kể vào việc giảm thiểu lũ lụt ở mức độ tổng thể. Tuy nhiên, các dự án này có thể góp phần hạn chế bồi lắng gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật thuỷ sinh, tuổi thọ hồ chứa, chất lượng nước sinh hoạt, chất lượng nước tưới và giao thông thủy (Hamilton và Pearce 1986). Kiểu quản lý lưu vực đầu nguồn phụ thuộc nhiều vào các công nghệ canh tác cải tiến thường bỏ qua rất nhiều vấn đề liên quan đến tài nguyên nước do các hoạt động sử dụng đất ngoài mục đích nông nghiệp gây ra. Khai thác mỏ và các công trình hạ tầng như đường sá có thể gây ảnh hưởng đến hệ thống thủy văn cục bộ nhiều hơn so với các hoạt động nông nghiệp và có thể dẫn đến hiện tượng chảy tràn và bồi lắng sông không thể kiểm soát được. Quản lý lưu vực đầu nguồn hiệu quả phải chỉ ra được các vùng có vấn đề chính hay các “điểm nóng” rủi ro và thiết lập các ưu tiên phù hợp cho các biện pháp can thiệp để giảm thiểu chúng. Tiếp cận này không đặt trước giả định rằng các hoạt động nông nghiệp và người nông dân (hay người làm lâm nghiệp và khai thác gỗ) là nguồn gốc chính của các vấn đề. Quản lý lưu vực đầu nguồn hiệu quả là một quá trình lặp đi lặp lại các bước đánh giá, lập kế hoạch, chỉnh sửa và tổ chức sử dụng đất và tài nguyên trong phạm vi lưu vực để có thể cung cấp các hàng hóa và dịch vụ như mong đợi, đồng thời duy trì và hỗ trợ sinh kế cho các cộng đồng dân cư. Quá trình này tạo cơ hội cho các bên liên quan cân đối được các mục đích và phương thức sử dụng tài nguyên đa dạng của họ, và xem xét các hành động tích dồn của họ có thể tác động đến tính 16
  25. bền vững lâu dài của các nguồn tài nguyên thiên nhiên như thế nào. Trong khái niệm quản lý lưu vực đầu nguồn có sự thừa nhận về mối tương quan của nhiều hoạt động khác nhau như ngư nghiệp, phát triển đô thị, nông nghiệp, khai thác mỏ, lâm nghiệp, giải trí, bảo tồn và các tác động khác của con người cũng như mối liên kết giữa vùng thượng nguồn và hạ nguồn. Một lĩnh vực quan trọng trong quản lý lưu vực đầu nguồn là phân loại sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất. Điều quan trọng là phải xác định được những vùng mỏng manh dễ bị phá vỡ và bảo vệ chúng khỏi bị sử dụng vào những mục đích không phù hợp, dù là lâm nghiệp, nông nghiệp hay khai thác mỏ. Tuy nhiên, ngay cả kế hoạch “tốt nhất” cũng sẽ không gây được ảnh hưởng nếu quá trình thực hiện thiếu các chính sách hỗ trợ, khung quy định đưa ra những hướng dẫn và các hệ thống khuyến khích những hành động mang lại lợi ích cho vùng lưu vực đầu nguồn và xã hội. Có thể mong đợi gì từ việc bảo tồn rừng và đất? Nếu thực hiện một cách hợp lý công tác trồng rừng ở các lưu vực đầu nguồn miền núi và áp dụng các biện pháp bảo tồn đất trên quy mô rộng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người nông dân vùng cao. Tuy nhiên các cơ quan viện trợ nước ngoài và chính quyền nhà nước hẳn sẽ không được mãn nguyện nếu họ tin rằng các hoạt động này sẽ giải quyết các vấn đề ở vùng đồng bằng. Nguồn: A. Lauterburg, 1993 Mặc dù lĩnh vực chính của các nhà lâm học (hay các nhà bảo tồn đất) là phân loại, quy hoạch và quản lý lưu vực đầu nguồn, song những chuyên gia này không thấy được rằng bản thân việc quản lý rừng - nếu không được thực hiện một cách hợp lý - có thể gây ra những chi phí nội và ngoại vi rất lớn. Khai thác gỗ không phù hợp sẽ tạo ra khối lượng trầm tích lớn và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới kiểu dòng chảy cục bộ, đặc biệt bởi sự gia tăng chảy tràn từ các bãi quy tập, đường trượt và đường khai thác. Do vậy, quản lý lưu vực đầu nguồn hiệu quả cũng có nghĩa là áp dụng các phương thức khai thác gỗ giảm nhẹ tác động, thực thi các hướng dẫn khai thác gỗ, tôn trọng các quy định về thực hành khai thác rừng. Ngoài ra, các khu rừng ven sông cũng cần được quản lý nghiêm ngặt để bảo vệ chất lượng nước. Đây là nơi mà những lợi ích môi trường quan trọng đã được các kết quả nghiên cứu chỉ ra rất rõ. Tiếc rằng lợi ích của các kỹ thuật này không được nhìn nhận một cách đầy đủ và các hoạt động liên quan không được sử dụng hết tiềm năng của chúng. Nhiều công ty khai thác gỗ vẫn cho rằng khai thác gỗ giảm nhẹ tác động chỉ làm tăng thêm chi phí vận hành chứ không mang lại chút lợi ích kinh tế nào. Do thiếu quy định chặt chẽ và các hình thức khuyến khích có mục tiêu, cách nhìn nhận như vậy sẽ hạn chế việc áp dụng thực hành khai thác gỗ cải tiến. 17
  26. Quản lý rừng và lưu vực đầu nguồn hiệu quả luôn mang lại các dịch vụ môi trường quan trọng, trong đó có dịch vụ cung cấp nước ngọt chất lượng cao. Tuy nhiên, ảnh hưởng của việc thực hiện quản lý rừng và lưu vực đầu nguồn lên các kiểu dòng chảy suối là tương đối nhỏ và phần lớn bị hạn chế đối với những lưu vực đầu nguồn có diện tích lên tới 500 km2. Do vậy, chỉ riêng rừng sẽ không thể bảo vệ toàn lưu vực sông khỏi những trận lũ thảm khốc. Ngay cả với những mục đích tốt nhất thì cũng không có một biện pháp quản lý lưu vực đầu nguồn nào có thể ngăn chặn được những trận lũ lớn, dù có tạo ra được một số lợi ích nhất định ở quy mô cục bộ. Lũ lụt ở vùng Biển Hồ của Campuchia làm ngập đất nông nghiệp (nhờ sự giúp đỡ của Ông Ty Sokhun, Văn phòng Quản lý Rừng, Sở Lâm nghiệp và Động vật hoang dã, Campuchia thông qua Ban Tài nguyên Nước, UNESCAP) 18
  27. Hướng tới quản lý vùng đồng bằng ngập lũ hiệu quả hơn Cũng như quản lý lưu vực đầu nguồn, quản lý vùng đồng bằng ngập lũ hiệu quả là một quá trình lặp đi lặp lại việc xác định và đánh giá các phương án lựa chọn nhằm giảm thiểu tác động của lũ lụt (đặc biệt là các trận lũ thảm khốc) ở các vùng thường xuyên bị lũ lụt. Việc ra quyết định quản lý vùng đồng bằng ngập lũ dựa trên sự cân nhắc giữa chi phí và lợi ích của các phương án hành động khác nhau. Nó đòi hỏi phải xem các vùng lưu vực thượng nguồn như là một phần giải pháp chứ không phải là ‘nguồn gốc’ của vấn đề. Thế nào là quản lý vùng đồng bằng ngập lũ? Quản lý vùng đồng bằng ngập lũ là bao hàm tất cả các hành động mà xã hội có thể thực hiện nhằm quản lý các vùng có lũ lụt một cách có trách nhiệm, bền vững và công bằng và nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau về kinh tế xã hội, tài nguyên thiên nhiên và sinh thái. Vì nó bao hàm việc giảm nhẹ rủi ro và thiệt hại do lũ gây ra, nên quản đồng bằng ngập lũ và quản lý lũ có nhiều hoạt động chung. Tuy nhiên, quản lý vùng đồng bằng ngập lũ cho thấy rõ ràng “quản lý lũ “ cũng cần phải tính đến các yếu tố khác bao gồm quản lý kinh tế-xã hội, tài nguyên thiên nhiên và bản chất sinh thái học. Nguồn: Ủy ban Sông Mê Kông, 2001 Trước đây, các giải pháp công trình (như đập, đê, kênh đào, v.v) được chú trọng, và quả thực là vào đầu đến giữa thế kỷ 20 các kỹ sư đã thắng thế trong các cuộc tranh luận về những phương kế tốt nhất nhằm chế ngự năng lực kinh hoàng của nước lũ. Với mục tiêu rõ ràng là ‘kiểm soát lũ’, các kỹ sư trên thế giới đã mất nhiều thập kỷ (và tiêu tốn hàng tỷ đô la) vào việc xây đập, kè và đê bao để bảo vệ các vùng đồng bằng ngập lũ khỏi nước lũ. Các công trình này thường được kết hợp với việc nạo vét để các dòng kênh được thẳng và sâu. Theo Ủy ban Thế giới về Đập (WCD 2000), khoảng 13% trong tổng số các đập lớn (hơn 3000 cái tính trên toàn thế giới) được xây dựng với chức năng riêng là giảm thiểu lũ. Có thể kiểm soát lũ hay không? “Kiểm soát lũ” là một cách nói phổ biến Nhưng con người ta không thể kiểm soát được lũ; cái mà con người có thể làm tốt nhất là quản lý các tác động bất lợi của nó. Do vậy báo cáo này không sử dụng từ “kiểm soát lũ”. Nguồn: Ủy ban Sông Mê Kông, 2001 19
  28. Hầu hết các công trình phòng chống lũ được xây dựng theo các quy trình riêng lẻ mang tính địa phương mà ít xét đến tác động của chúng đối với lưu vực sông ở quy mô rộng hơn, đối với môi trường nước và ven biển, hay thậm chí là tác động về mặt kinh tế của chúng trên diện rộng. Một thực tế thường không được công nhận đó là kè và các công trình kỹ thuật khác chỉ có hiệu quả nhất đối với các trận lũ quy mô nhỏ và vừa. Cũng vậy, sông, đường sá và các công trình đê kè khác đôi khi lại ngăn không cho nước mưa từ các vùng ngập nước thoát chảy vào hệ thống sông (đặc biệt ở những nơi mà hệ thống đê kè không có đủ số lượng cống thoát) và do vậy làm tăng tiết diện ngập lụt. Khả năng trữ nước của một hồ chứa thông thường nói chung ít hơn nhiều so với khối lượng dâng của cơn lũ chính. Hơn nữa, các giải pháp công trình thường có tác dụng xả tràn, nên chúng sẽ chuyển các vấn đề của nơi này sang cho nơi khác. Ví dụ trong thời kỳ có lượng mưa lớn, xả tràn khẩn cấp có thể làm tăng nhanh đột ngột mực nước ở vùng hạ lưu của đập và như vậy rất nguy hiểm. Các bài học kinh nghiệm về kè ở Bănglađét Kè Brahmaputrah dẫn nước lũ của sông, tránh cho sông khỏi bị chảy tràn. Tuy nhiên, vào năm 1987, có những hậu quả nghiêm trọng xảy ra ở bên bờ trái chưa được kè: nước tràn vào và gây ngập trên diện rộng, làm tăng đột ngột mức xói mòn bên bờ trái của sông. Nguồn: Hofer và Messerli, 1997 Rõ ràng là không thể xem xét các quy trình giảm lũ riêng lẻ một cách tách biệt và giải pháp cho một phần của lưu vực sông có thể có hại cho các vùng khác ở phía hạ lưu. Hiện nay có rất nhiều dự án phục hồi được thực hiện nhằm đảo ngược các tác động của các công trình kỹ thuật trước đó như Kế hoạch Hành động sông Ranh về Phòng chống Lũ được đưa vào triển khai năm 1998 sau những trận lũ lớn vào năm 1993 và 1995 (Leentvaar 1999). Quản lý rủi ro do lũ đang loại bỏ dần các giải pháp công trình kỹ thuật và hướng tới các chương trình vận hành theo các quá trình tự nhiên. Lý do thúc đẩy cho sự thay đổi này xuất phát từ việc một số trận lũ có sức tàn phá lớn đã xảy ra trong vòng 50 năm qua, đó là: • Ngập ven biển năm 1953 ở Hà Lan dẫn đến sự ra đời của công trình Delta; • Lũ năm 1988-1999 ở Bănglađét dẫn đến sự ra đời Kế hoạch Hành động Lũ và Kế hoạch Quản lý Nước Quốc gia; • Lũ ở thượng nguồn sông Mixixipi năm 1993 • Lũ sông Rhône năm 1993 • Lũ sông Ranh năm 1993 và 1995; • Lũ sông Dương Tử năm 1998 ở Trung Quốc; và • Lũ sông Elbe ở châu Âu năm 2002 - một lần nữa vai trò quan trọng của các biện pháp dẫn nước phi công trình thu hút được sự quan tâm chú ý. 20
  29. Tiếp cận mới này cân nhắc các phương án hành động quản lý vùng đồng bằng ngập lũ trong bối cảnh toàn bộ tác động của lũ là tích cực hoặc tiêu cực. Mặc dù các ảnh hưởng tiêu cực của lũ thường được tập trung quan tâm, song cũng cần phải nhận biết và xem xét cả những ảnh hưởng tích cực có tầm quan trọng đáng kể. Hiện tượng ngập lụt ở nhiều vùng đất trũng ở châu Á làm nên yếu tố văn hóa và kinh tế quan trọng của các cộng đồng dân cư. Lũ hàng năm dọc theo nhiều con sông mang theo phù sa và các chất dinh dưỡng phục hồi độ màu mỡ cho đất và các sinh cảnh ở nước, và dòng nước tưới liên tục mang phù sa sẽ giúp kiểm soát dịch bệnh ở nhiều vùng. Ở những vùng mà sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng nếu mất đi các tác động có lợi này có thể dẫn đến những đổ vỡ không thể chấp nhận được về mặt kinh tế và xã hội. Tuy nhiên những gì là lợi ích đối với nơi này có thể lại là những chi phí kinh tế rất nặng nề đối với nơi khác. Vấn đề khó khăn là phải cân bằng được giữa chi phí và lợi ích. Ảnh hưởng tích cực của ngập lụt Trong thời kỳ lũ bình thường (ở Bănglađét) các cánh đồng bị ngập và được bồi đắp bởi phù sa. Như vậy lũ bình thường là rất cần thiết cho những cây trồng quan trọng ở vùng gió mùa. Nguồn: Hofer và Messerli, 1997 Các tiếp cận quản lý lũ mới đưa vào hoặc mở rộng đều vai trò của các biện pháp phi công trình trong các chương trình quản lý tổng hợp vùng đồng bằng ngập lũ. Các biện pháp chính bao gồm việc xác định các vùng trữ nước tự nhiên như đầm lầy và vùng đất ngập nước, là những nơi mà lượng nước thừa có thể được dẫn vào và tạm thời được giữ lại trong quá trình ngập lụt. Ủy ban Thế giới về Đập (WCD 2000) phân chia tiếp cận tổng hợp đối với quản lý vùng đồng bằng ngập lũ thành các nhóm hợp phần: giảm quy mô lũ, cô lập mối đe dọa của lũ, và tăng cường năng lực ứng phó với lũ của người dân (Bảng 2). Bảng 2: Các tiếp cận bổ sung với quản lý lũ tổng hợp Giảm quy mô lũ Cô lập mối đe dọa Tăng cường năng lực của lũ ứng phó của người dân Quản lý lưu vực tốt hơn Đê bao chống lụt Hỗ trợ các chiến lược Kiểm soát lượng chảy tràn Ngăn lũ truyền thống Lưu vực chứa lũ Hạn chế phát triển ở Lập kế hoạch khẩn cấp Xây dựng đập vùng đồng bằng ngập lũ Dự báo Bảo vệ các vùng đất ngập Cảnh báo nước Sơ tán Đền bù Bảo hiểm Nguồn: Ủy ban Thế giới về Đập (WCD 2000) 21
  30. Có thể thấy tiếp cận tương tự trong công tác xúc tiến “Quản lý tổng hợp vùng đồng bằng ngập lũ” của Ủy ban Sông Mê Kông (MRC 2001), nó là sự phối hợp của bốn kiểu biện pháp quản lý. Các biện pháp quản lý này phản ánh hiện tượng lũ, rủi ro bởi lũ và các đặc tính gây hại của lũ ở của một vùng đồng bằng ngập lũ đặc thù, các nhu cầu kinh tế và xã hội cụ thể của các cộng đồng sinh sống trong vùng lũ, và các chính sách quản lý tài nguyên và môi trường đối với vùng đồng bằng ngập lũ. Quản lý tổng hợp vùng đồng bằng ngập lũ Sông Mê Kông Các biện pháp quy hoạch sử dụng đất nhằm mục đích “giúp cho con người tránh khỏi nước lũ”. Các biện pháp sử dụng đất ở vùng đồng bằng ngập lũ sẽ phải đảm bảo rằng một hoạt động sử dụng đất cụ thể bị tổn thương chỉ giới hạn trong phạm vi rủi ro do lũ gây ra trên vùng đất đó. Các biện pháp công trình nhằm mục đích “giữ cho nước lũ không làm ảnh hưởng đến người dân”. Các biện pháp công trình điển hình bao gồm đập giảm lũ, đê kè và lưu vực chứa lũ. Các biện pháp sẵn sàng đón lũ được áp dụng trên cơ sở nhận thức rằng cho dù các biện pháp quản lý kể trên có hiệu quả đến đâu đi nữa thì một cơn lũ ngập tràn cuối cùng cũng sẽ xuất hiện. Các biện pháp này bao gồm dự báo lũ, cảnh báo lũ và nâng cao nhận thức về lũ nói chung cho các nhóm dân cư có thể bị tác động. Trong một số trường hợp, biện pháp sẵn sàng đón lũ và biện pháp khẩn cấp có thể là kiểu quản lý duy nhất khả thi hoặc có sức thuyết phục về mặt kinh tế. Các biện pháp khẩn cấp khi có lũ nhằm giải quyết hậu quả của những trận lũ lớn bằng cách “giúp người dân bị ảnh hưởng đối phó với lũ”. Cũng giống như quản lý vùng đồng bằng ngập lũ, quản lý khẩn cấp khi có lũ là một quá trình bao gồm việc chuẩn bị, ứng phó và phục hồi. Quá trình này bao gồm lập kế hoạch và tập dượt sơ tán, quy hoạch nơi ăn chốn ở trong trường hợp khẩn cấp, dọn dẹp khu vực ngập lụt, phục hồi các dịch vụ cần thiết và các biện pháp khôi phục khác về mặt tài chính và xã hội. Nguồn: Ủy ban Sông Mê Kông 2001 Dự án Phòng chống Lũ Nam Á (SAF) thuộc Trung tâm Quốc tế về Phát triển Tổng hợp miền Núi cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác khu vực. Dự án đã tạo điều kiện trao đổi thông tin trong khu vực Hindu Kush - Himalaya ( Dự án này nhấn mạnh rằng một trong các biện pháp giảm ảnh hưởng lũ có hiệu quả chi phí cao nhất là tiếp cận phi công trình vì nó cung cấp cho người dân hệ thống cảnh báo đầy đủ giúp họ thoát khỏi các thảm họa đang đến gần. Dự án cũng chỉ ra tầm quan trọng của những thông tin đáng tin cậy và kịp thời về thời tiết và lưu lượng dòng chảy của sông và việc 22
  31. mở rộng trao đổi thông tin giữa các quốc gia. Việc phát triển các mạng lưới thu thập và truyền tải thông tin như vậy cần được ưu tiên ở những nước chưa có các hệ thống này. Tóm lại, rõ ràng là cần phải cải thiện năng lực cho các hệ thống sông để có thể ứng phó với lũ lụt ở cả vùng nông thôn lẫn thành thị và cân nhắc sử dụng đất thận trọng hơn. Các chính sách, thực tiễn và các hệ thống khuyến khích phát triển nông nghiệp và lâm nghiệp cần được tái định hướng theo hướng giảm rủi ro lũ lụt và phục hồi vai trò trước đây chưa được phát huy của các vùng đồng bằng ngập lũ trong việc trữ nước và giảm lưu lượng đỉnh vùng hạ lưu. Thực vậy, tích giữ lũ có thể trở thành một thực tiễn sử dụng đất được công nhận trong các kế hoạch phát triển, và vì vậy nó cần được động viên và đền bù bằng các hình thức khuyến khích của chính phủ. Ví dụ, trên 25.000 hộ dân cư đã được di rời khỏi vùng đồng bằng ngập lũ sông Mixixipi từ năm 1993, và hàng nghìn hécta vùng đất trũng kém năng suất đã được chuyển đổi lại từ vùng sản xuất nông nghiệp thành vùng tự nhiên (Galloway 1999). Đảo ngược quá khứ Trong tương lai, thiết kế tiêu thoát sẽ đảo ngược cơ chế công trình của 200 năm trước. Sức chứa nước sẽ được tối đa hóa và sự dẫn chuyền sẽ được tối thiểu hóa. Thiết kế tiêu thoát hậu hiện đại sẽ được làm giống với hình thức và cách thức điều tiết của hệ thống thoát nước trước đây. Nguồn: Hey, 2001 Lũ thành thị ở Băng Cốc, Thái Lan (nhờ sự giúp đỡ của Phòng Thuỷ lợi Hoàng gia, Thái Lan thông qua Ban Tài nguyên nước, UNESCAP) 23
  32. Pengelolaan dataran limpasan banjir yang efektif, seperti halnya pengelolaan DAS, adalah sebuah proses iteratif yang mengidentifikasi dan mengkaji cara-cara alternatif untuk pengurangan dampak banjir (terutama dalam episode bencana banjir besar) di wilayah yang rentan banjir. Pengambilan keputusan dalam pengelolaan daerah limpasan banjir melibatkan negosiasi antara biaya dan manfaat dari tindakan alternatif tersebut. Hal ini juga menuntut pemikiran bahwa daerah hulu DAS merupakan bagian dari pemecahan masalah dan bukan sebagai sumber masalah. Di masa yang lalu, tanggapan yang bersifat struktural (seperti dam, tanggul, selokan, dsb.) selalu ditekankan dan tentu saja, di awal hingga pertengahan abad ke 20, perekayasa selalu unggul dalam perdebatan mengenai perangkat yang terbaik untuk menjinakkan daya yang dimiliki air banjir. Dengan “pengendalian banjir” sebagai tujuannya, perekayasa di seluruh dunia menggunakan puluhan tahun waktunya (dan milyaran dollar) untuk membangun dam dan tanggul untuk mencegah air agar tidak membanjiri dataran limpasan banjir. Struktur tersebut biasanya dikombinasikan dengan pengerukan untuk meluruskan dan memperdalam kanal sungai. Menurut Komite Dunia untuk Dam tahun 2000 (World Commision on Dams – WCD 2000), sekitar 13 persen dam berukuran besar, atau lebih dari 3.000 Lưu vực đầu nguồn miền núi được quản lý tốt ở Kashmir, Hymalya, Ấn độ (ảnh của Thomas Hofer)
  33. Đưa ra các quyết định chính sách hợp lý Diễn biến lũ lụt ở châu Á là hết sức phức tạp. Chỉ có các tiếp cận tổng hợp mới giải quyết được tính phức tạp này một cách đầy đủ và đưa ra phương sách quản lý lũ hiệu quả và thích ứng. Tiếp cận cải tiến trong quản lý lưu vực đầu nguồn và vùng đồng bằng ngập lũ là một tiếp cận lồng ghép quản lý đất đai ở miền núi với quy hoạch sử dụng đất, các giải pháp công trình, biện pháp đón lũ và quản lý khẩn cấp ở vùng đồng bằng. Nó đòi hỏi phải có một sự hiểu biết rất rõ ràng về tất cả các quá trình tự nhiên có liên quan cũng như ứng xử xã hội và nền văn hóa của cư dân địa phương. Hơn nữa, cách tiếp cận này sẽ dựa trên những kiến thức khoa học sẵn có tốt nhất về các tác động môi trường, xã hội và kinh tế của lũ cũng như các hiệu quả về môi trường, xã hội và kinh tế của các biện pháp can thiệp. Những giả thuyết và những nhận thức sai lầm về các nguyên nhân gây ra lũ lụt làm lạc hướng các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch cũng như các nhà quản lý cần được thay thế bằng những hiểu biết hợp lý dựa trên thực tế. Có quá nhiều tổ chức của địa phương, quốc gia và quốc tế đã áp dụng “kiến thức truyền thống” và đưa ra những yêu cầu không có cơ sở xác đáng trước hết vì lợi ích của tổ chức và bởi vì lợi thế chính trị trong việc cấp vốn tài trợ cho các dự án tái trồng rừng và bảo tồn ở miền núi. Tiếc rằng, các phương tiện thông tin đại chúng với mong muốn nhằm mục đích tốt là bảo vệ môi trường đặc biệt là rừng ở các lưu vực thượng nguồn nhưng lại thiếu thông tin đã làm cho những giả thuyết liên quan đến rừng và lũ lụt tồn tại mãi. Cần phải thấy rõ rằng các chương trình tái trồng rừng quy mô lớn, việc áp dụng các công nghệ bảo tồn đất và nước trong sản xuất nông nghiệp, các lệnh cấm khai thác gỗ và việc di dời người dân vùng cao xuống vùng đồng bằng sẽ không làm giảm đáng kể mức độ ảnh hưởng hay tính khốc liệt của các cơn lũ thảm khốc. Các tác động môi trường tích cực của các biện pháp can thiệp này sẽ chỉ mang tính cục bộ, trong khi đó các tác động tiêu cực về mặt kinh tế và xã hội có thể sẽ lan rộng hơn. Điều quan trọng là cần phải xóa bỏ thói quen đổ lỗi cho người dân sống ở vùng cao đối với những trận lũ thảm khốc trên toàn bộ các lưu vực sông. Thay vào đó, cần phải có các giải pháp thực tế phục hồi những lưu vực đầu nguồn đã bị suy thoái do thực tiễn quản lý đất không bền vững gây ra như khai thác gỗ kỹ thuật kém và phát triển cơ sở hạ tầng không phù hợp. Song song với việc hạn chế thổi phồng các tác động tiêu cực mà người dân miền núi gây ra đối với môi trường, chúng ta cũng không nên phóng đại những ảnh hưởng tích cực về sự tham gia của họ trong các chương trình quản lý lưu vực đầu nguồn, như một số nỗ lực gần đây đã thể hiện nhằm phát triển thị trường cho các lợi ích môi trường mà rừng có thể cung cấp. Ngoài ra, các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan phát triển cần có trách nhiệm lương tâm và đạo đức để bảo đảm rằng các tiếp cận dự án và quy 25
  34. định được xây dựng trên cơ sở những tri thức khoa học sẵn có tốt nhất và không đặt các cộng đồng cư dân miền núi vào những rủi ro nghèo đói hơn nữa. Phạm vi của rừng trong giảm thiểu lũ Phạm vi của rừng trong giảm thiểu tính khốc liệt của các trận lũ lớn xuất hiện sau một giai đoạn mưa lớn kéo dài là tương đối hạn chế. Nguồn: Ủy ban Lâm nghiệp Vương quốc Anh, 2002 Vì khả năng ngăn chặn các cơn lũ thảm khốc của rừng là tương đối hạn chế nên tuyệt đối không thể bỏ qua công tác quản lý lưu vực đầu nguồn. Rừng cung cấp nhiều lợi ích về môi trường, các lợi ích này cần được bảo vệ và duy trì vì lợi ích hôm nay và mai sau của người dân vùng cao cũng như vùng đồng bằng. Quản lý lưu vực đầu nguồn quan tâm đến nhu cầu và quyền lợi của người dân địa phương, nhưng cũng cần xem xét đến các nhu cầu của xã hội ở phạm vi rộng hơn. Các tiếp cận hiệu quả nhất nhằm làm giảm thiệt hại do các trận thảm khốc gây ra cần tập trung nhiều vào các vùng hạ lưu và vùng đồng bằng ngập lũ. Những cư dân trong các khu vực này cần phải “học cách sống chung với các dòng sông”, như tiêu đề một báo cáo của Học viện Kỹ sư dân dụng Vương quốc Anh năm 2001 về các biện pháp giảm thiểu lũ lụt. Đồng thời, các chính trị gia và các nhà hoạch định chính sách cần từ bỏ sự tin tưởng vào các biện pháp giải quyết nhanh các vấn để liên quan đến lũ. Trong khi lũ lụt gây ra những chi phí lớn cho các vùng đồng bằng của châu Á, thì điều quan trọng là phải nhận thức được cả những mặt lợi ích của lũ. Chỉ bằng cách thúc đẩy và hỗ trợ quản lý tổng hợp toàn diện lưu vực đầu nguồn và vùng đồng bằng ngập lũ, mới có thể đáp ứng thỏa đáng các nhu cầu và nguyện vọng của tất cả dân cư - miền núi cũng như vùng đồng bằng. 26
  35. Tài liệu tham khảo Alford, D. 1992. Streamflow and sediment transport from mountainous watersheds of the Chao Phraya Basin, Northern Thailand: a reconnaissance study. Mountain Research and Development 12: 257-68 (Nghiên cứu khảo sát: Lưu lượng dòng chảy và vận chuyển trầm tích từ các lưu vực miền núi đầu nguồn của lưu vực sông Chao Phraya, Miền Bắc Thái Lan. Nghiên cứu và Phát triển Núi 12:257-68) Bosch, J. M. và Hewlett, J. D. 1982. A review of catchment experiments to determine the effects of vegetation changes on water yield and evapotranspiration. Journal of Hydrology 55: 3-23. (Nghiên cứu tổng quan các thử nghiệm lưu vực nhằm xác định tác động của các thay đổi lớp phủ thực vật lên khối lượng và sự bốc thoát hơi nước - Tạp chí Thủy văn). Brandt, J. 1998. The transformation of rainfall energy by a tropical rainforest canopy in relation to soil erosion. Journal of Biogeography 15: 41-8. (Biến đổi năng lượng lượng mưa bởi tán rừng mưa nhiệt đới liên quan đến xói mòn đất. Tạp chí địa lý sinh vật 15: 41-8) Brooks, K. N., Ffolliott, P. F., Gregersen H. M. and DeBano, L.F. 2003. Hydrology and the Management of Watersheds. Third Edition. Iowa State Press, Ames, Iowa. (Thủy văn và Quản lý lưu vực đầu nguồn. Xuất bản lần 3). Brooks, K. N., Gregersen, H. M., Lundgren, A. L., Quinn, R. M. and Rose, D. W. 1989. Watershed management project planning, monitoring, and evaluation: A Manual for the ASEAN Region. ASEAN-US Watershed Project, Philippines. (Lập kế hoạch, giám sát và đánh giá dự án quản lý lưu vực đầu nguồn: Sổ tay cho khu vực ASEAN. Dự án Rừng đầu nguồn ASEAN - US, Philipin). Bruijnzeel, L.A. 1990 Hydrology of moist tropical forests and effects of conversion: a state of knowledge review. Humid Tropics Programme, UNESCO International Hydrological Programme, UNESCO, Paris. (Thủy văn của các rừng nhiệt đới ẩm và tác động của sự biến đổi: báo cáo tổng quan. Chương trình Nhiệt đới ẩm, Chương trình Thủy văn Quốc tế UNESCO). Bruijnzeel, L.A. 2004. Hydrological functions of tropical forests: not seeing the soil for the trees? Agriculture Ecosystems and Environment 104(1): 185-228. (Các chức năng thủy văn của rừng nhiệt đới: Hệ sinh thái Nông nghiệp và Môi trường) Calder, I.R. 1999. The Blue Revolution, land use and integrated water resources management. Earthscan, London. (Cách mạng xanh, quản lý sử dụng đất và tài nguyên nước tổng hợp) Calder, I.R. 2000. Land use impacts on water resources. Background paper 1. In: FAO Electronic Workshop on Land-Water Linkages in Rural Watersheds, 18 September - 27 October 2000. . (Tác động sử dụng đất lên tài nguyên nước. Tài liệu nền 1. Trong: Hội thảo về mối liên hệ giữa Đất - Nước trong các vùng lưu vực có rừng đầu nguồn nông thôn của FAO, 18/9 - 27/10, 2000) Calder, I.R. 2004. Forests and water (closing the gap between public and science perceptions. Water Science and Technology 49(7): 39-53. (Rừng và nước - rút ngắn khoảng cách giữa kiến thức nhân dân và kiến thức khoa học. Khoa học và Công nghệ Nước) Calder, I.R., Amezaga, J., Aylward, B., Bosch, J., Fuller, L., Gallop, K., Gosain, A., Hope, R., Jewitt, G., Miranda, M., Porras, I. and Wilson, V. 2004. Forest and water policies - the need to reconcile public and science perceptions. Geological Acta 2(2): 157-66. (Các chính sách về rừng và nước - cần một sự tương thích giữa các kiến thức nhân dân với kiến thức khoa học) Douglass, J.E. and Swank, W.T. 1975. Effects of management practices on water quality and quantity: Coweeta Hydrologic Laboratory, North Carolina. In: Municipal Watershed Management Symposium Proceedings, USDA Forest Service Technical. Report. NE-13, Upper Darby PA, USA. (Hiệu quả của các hoạt động quản lý đối với số lượng và chất lượng nước - Thư viện Thủy văn Coweeta, Bắc Carolina. Trong: Kỷ yếu Hội nghị Quản lý lưu vực đô thị). 27
  36. Dwyer, J.P., Wallace, D. and Larson, D.R. 1997. Value of woody river corridors in levee protection along the Missouri River in 1993. Journal of the American Water Resources Association 33(2): 481-9. (Giá trị rừng ven sông trong việc bảo vệ đê dọc Sông Missouri năm 1993. Tạp chí của Hội Tài nguyên Nước của Mỹ) Easter, K.W., Dixon, J.A. and Hufschmidt, M.M. 1986. Water Resources Management: An Integrated Framework with Studies from Asia and the Pacific. Westview Press Studies in Water Policy and Management No.10, Boulder CO, USA (Quản lý Tài nguyên Nước: Tài liệu khung tổng hợp với các nghiên cứu từ Châu Á và Thái Bình Dương. Các ấn phẩm nghiên cứu về Chính sách và Quản lý Nước số 10) FAO. 2003. State of the World’s Forests. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome. (Tình trạng Rừng trên Thế giới. Tổ Chức Lương Nông của liên hợp quốc) Fitzpatrick, F.A., Knox, J.C. and Whitman, H. E. 1999. Effects of historical land-cover changes on flooding and sedimentation, North Fish Creek, Wisconsin. USGS Water Resources Investigations Report 99-4083. U.S. Geological Survey, Middleton, Wisconsin. (Tác động của các thay đổi lớp phủ đất trong lịch sử lên hiện tượng lũ và bồi lắng. Báo cáo điều tra tài nguyên nước) Forsyth, T. 1998. Mountain myths revisited: Integrating natural and social environmental science. Mountain Research and Development 18 (2): 107-16. Xem lại các giả thuyết về núi: Lồng ghép khoa học môi trường tự nhiên và xã hội. Nghiên cứu và Phát triển miền núi 18) Galloway Jr., G.E. 1999. Two hundred and eighty years of river management and flood control along the Mississippi. In: Regional cooperation in the twenty-first century on flood control and management in Asia and the Pacific. Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, Bangkok. pp. 190-204. (Hai trăm tám mươi năm quản lý sông và kiểm soát lũ dọc sông Mississippi. Trong: Hợp tác khu vực trong vấn đề kiểm soát và quản lý lũ ở Châu Á Thái Bình dương trong thế kỷ 21. Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương, Băng Cốc. Gilmour, D.A., Bonell, M. and Cassells, D.S. 1987. The effects of forestation on soil hydraulic properties in the middle hills of Nepal: a preliminary assessment. Mountain Research and Development 7: 239-49. (Hiệu quả của trồng rừng đối với khả năng dẫn nước của đất ở các đồi trung du của Nepal: đánh giá sơ bộ. Nghiên cứu và Phát triển miền Núi 7). Gregersen, H. M., Brooks, K. N., Dixon, J. A. and Hamilton L. S. 1987. Guidelines for economic appraisal of watershed management projects. FAO Conservation Guide no. 16. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome. (Hướng dẫn thẩm định kinh tế đối với các dự án quản lý lưu vực) Hamilton, L.S. with King, P.N. 1983. Tropical Forested Watersheds: Hydrologic and Soils Response to Major Uses or Conversions. Westview Press, Boulder CO, USA. (Lưu vực có rừng nhiệt đới: Giải pháp thủy văn và thổ nhưỡng cho những Sử dụng hoặc bảo tồn lớn) Hamilton, L.S. 1985. Overcoming myths about soil and water impacts of tropical forest land uses. In: Soil Erosion and Conservation. Eds. El-Swaify, S.A., Moldenhauer, W.C. and Lo, A. Soil Conservation Society of America, Ankeny IA, USA, pp. 680-90. (Vượt qua các giả thuyết về ảnh hưởng của sử dụng đất rừng nhiệt đới lên đất và nước. Trong: Xói mòn và Bảo tồn đất). Hamilton, L.S. 1986. Towards clarifying the appropriate mandate in forestry for watershed rehabilitation and management. In: Strategies, Approaches and Systems in Integrated Watershed Management. FAO Conservation Guide 14, Rome, pp. 33-51. (Hướng tới làm rõ nhiệm vụ lâm nghiệp thích hợp cho việc phục hồi và quản lý lưu vực. Trong: Chiến lược, tiếp cận và hệ thống trong Quản lý tổng hợp Lưu vực). Hamilton, L.S. 1987 What are the impacts of deforestation in the Himalayas on the Ganges- Brahmaputra lowlands and delta? Relations between assumptions and facts. Mountain Research and Development 7: 256-63. (Những ảnh hưởng của nạn phá rừng ở Hymalayas đối với vùng đồng bằng và châu thổ Ganges-Brahmaputra là gì? Mối quan hệ giữa các giả định và thực tế. Nghiên cứu và Phát triển miền Núi 7) Hamilton ,L.S. and Pearce, A.J. 1986. Biophysical aspects in watershed management. In: Watershed Resources Management: An Integrated Framework with Studies from Asia and 28
  37. the Pacific. Eds. Easter, K.W., Dixon, J.A. and Hufschmidt, M.M. Westview Press, Boulder CO, USA, pp. 33-52. (Các khía cạnh vật lý sinh học trong quản lý lưu vực. Trong: Quản lý Nguồn tài nguyên Lưu vực: khung Tổng hợp với các nghiên cứu từ Châu Á và Thái Bình Dương). Hamilton, L.S. and Pearce, A.J. 1987. What are the soil and water benefits of planting trees in developing country watersheds? In: Sustainable Development of Natural Resources in the Third World. Eds. Southgate, D.D. and Disinger, J.D. Westview Press, Boulder CO, USA, pp. 39-58. (Các lợi ích về đất và nước của việc trồng cây trên lưu vực ở các nước đang phát triển là gì?. Trong: Phát triển Bền vững tài nguyên thiên nhiên ở Thế giới thứ ba.) Hewlett, J.D. 1982. Forests and Floods in Light of Recent Investigations: Proceedings of the Canadian Hydrology Symposium; 14-15 June 1982; Fredericton, New Brunswick. Associate Committee on Hydrology, National Research Council of Canada, pp. 543-59. (Rừng và Lũ trong các điều tra gần đây: Kỷ yếu Hội nghị Thủy văn Canada). Hewlett, J.D. and Bosch, J.M. 1984. The dependence of storm flows on rainfall intensity and vegetal cover. South Africa. Journal of Hydrology: 75: 365-81. (Sự phụ thuộc của các luồng bão vào cường độ mưa và lớp phủ thực vật. Nam Phi: Tạp chí Thủy văn). Hewlett, J.D. and Helvey, J.D. 1970. Effects of forest clearfelling on the storm hydrograph. Water Resources Research 6(3): 768-82. (Ảnh hưởng của phá rừng lên thủy văn bão. Nghiên cứu Tài nguyên nước 6) Hey, D.L. 2001. Modern drainage design: the pros, the cons, and the future. Paper presented at the Annual Meeting of the American Institute of Hydrology, 14-17 October 2001, Bloomington, Minnesota. (Thiết kế tiêu thoát hiện đại: đồng thuận, phản đối và tương lai. Tài liệu trình bày tại Cuộc họp Thường niên của Viện Nghiên cứu Thủy văn Mỹ) Hofer, T. and Messerli, B. 1997. Floods in Bangladesh. Process understanding and development strategies. A synthesis paper prepared for the Swiss Agency for Development and Cooperation. Institute of Geography, University of Berne, Berne. (Lũ lụt ở Bangladesh: quá trình của nó và các chiến lược phát triển. Tài liệu tổng hợp được soạn cho Cơ quan Hợp tác và Phát triển Thụy sĩ. Viện Địa lý, Đại học Berne). Ives, J.D. and Messerli, B. 1989. The Himalayan dilemma. Reconciling development and Conservation. Routledge, London and New York. (Thế tiến thoái lưỡng nan ở Himalyan. Thống nhất giữa phát triển và bảo tồn). Ives, J.D. and Ives, P., eds. 1987. The Himalaya-Ganges problem. Proceedings of a conference, Mohonk Mountain House, New Paltz, New York, USA, 6–11 April 1986. Mountain Research and Development (special issue), 7(3): 181-344. (Vấn đề Himalaya-Ganges. Kỷ yếu hội thảo. Mohonk Mountain House, New Paltz, New York, USA, 6-11/4/ 1986. Nghiên cứu và Phát triển miền Núi (số đặc biệt). Kattelmann, R. 1987. Uncertainty in assessing Himalayan water resources. Mountain Research and Development 7(3): 279-86. (Những yếu tố không rõ ràng trong đánh giá tài nguyên nước Himalayan. Nghiên cứu và Phát triển miền Núi 7 (3). Kiersch, B. 2001. Land use impacts on water resources: a literature review. Discussion Paper No.1. Land-water linkages in rural watersheds. Electronic Workshop. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Rome. (Ảnh hưởng của sử dụng đất lên tài nguyên nước: tổng quan tài liệu. Bài thảo luận Số 1. Mỗi quan hệ đất - nước trong các lưu vực ở vùng nông thôn. Hội thảo điện tử. Tổ chức Lương nông Thế giới. Rome). Killmann, W., Bull, G.Q., Schwab, O. and Pulkki, R. 2002. Reduced impact logging: does it cost or does it pay. In: Applying reduced impact logging to advance sustainable forest management, eds. Enters, T., Durst, P.D., Applegate, G., Kho. P.C.S. and Man, G. Applying Reduced Impact Logging to Advance Sustainable Forest Management. RAP Publication 2002/14. Food and Agriculture Organization of the United Nations, Bangkok. pp. 107-24. (Công nghệ khai thác gỗ giảm tác động khai thác gỗ: chi phí hay lợI ích?. Trong: áp dụng công nghệ khai thác gỗ giảm tác động nhằm thúc đẩy quản lý rừng bền vững). Lauterburg, A. 1993. The Himalayan highland-lowland interactive system: do land use changes in the mountains affect the plains? In: Himalayan Environment Pressure-Problems-Processes 29
  38. 12 Years of Research, eds. Messerli, B., Hofer, T. and Wymann, S. Geographica Bernensia, Berne. (Hệ thống tương tác vùng cao-vùng đồng bằng: những thay đổi sử dụng đất ở miền núi có ảnh hưởng đến đồng bằng hay không? Trong: 12 năm nghiên cứu Áp lực - Vấn đề - Diễn biến Môi trường Hymalaya). Leentvaar, J. 1999. New development in flood control along the river Rhine. In: Regional cooperation in the twenty-first century on flood control and management in Asia and the Pacific. Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, Bangkok. pp. 205-16. (Phát triển mới trong kiểm soát lũ dọc sông Ranh. Trong: Hợp tác khu vực trong kiểm soát và quản lý lũ ở Châu Á Thái Bình Dương trong thế kỷ 21. Ủy ban Kinh tế và Xã hội Châu Á Thái Bình Dương, Băng Cốc). Myers, N. 1986 Environmental repercussions of deforestation in the Himalaya. Journal of World Forest Resource Management 2: 63-72. (Hậu quả môi trường của nạn phá rừng ở Hymalaya. Tạp chí Quản lý Tài nguyên Rừng Thế giới 2). MRC, 2001. MRC strategy on flood management and mitigation. Mekong River Commission, Phnom Penh, Cambodia. (Chiến lược quản lý và giảm thiểu lũ của Ủy ban sông Mê Kông). O’Loughlin, C.L. 1974. The effect of timber removal on the stability of forest soils. Hydrology 13: 121-34. (Ảnh hưởng của dịch chuyển gỗ lên tính ổn định của đất rừng. Tạp chí Thủy văn 13: 121-34). Pinchot, G. 1905. A Primer of Forestry, Part II - Practical Forestry, Bulletin 24, Part II. Bureau of Forestry, US Department of Agriculture, Washington, D.C. Pramote Maiklad. 1999. Development and achievements in flood control and management in Thailand. In: Regional cooperation in the twenty-first century on flood control and management in Asia and the Pacific. Economic and Social Commission for Asia and the Pacific, Bangkok. pp. 59-111. (Sự phát triển và những thành tựu trong kiểm soát và quản lý lũ ở Thái Lan. Hợp tác khu vực trong kiểm soát và quản lý lũ ở Châu Á Thái Bình Dương trong thế kỷ 21). Rosgen, D.L. 1994. A classification of natural rivers. CATENA 22:169-99 (Phân loại các sông tự nhiên). Rosgen, D.L. 1996. Applied river morphology. Wildland Hydrology. Pagosa Springs, Colorado. (Hình thái học áp dụng cho các sông). Thompson, M. and Warburton, M. 1986. Uncertainty on a Himalayan scale. Mountain Research and Development 5: 115-35. (Các yếu tố không xác định về quy mô của Hymalaya. Nghiên cứu và Phát triển miền Núi 5) UK Forestry Commission, 2002. Climate change: impacts on UK forests. Forestry Commission, Edinburgh. (Biến đổi khí hậu: các tác động đến rừng ở nước Anh. Ủy ban Lâm nghiệp, Edinburgh). UK Institution of Civil Engineers. 2001. Learning to live with rivers. Final report of the Institution of Civil Engineer’s Presidential Commission to review the technical aspects of flood risk management in England and Wales. UK Institution of Civil Engineers. (Học cách sống với sông. Báo cáo cuối cùng của Ban Chủ tịch Học viện kỹ sư dân dụng, rà soát các khía cạnh kỹ thuật trong quản lý rủi ro lũ lụt ở Anh và xứ Uên). Wiersum, K.F. 1985. Effects of various vegetation layers in an Acacia auriculiformis forest plantation on surface erosion in Java, Indonesia. In: Soil erosion and conservation, eds. El- Swaify, S., Moldenhauer, W.C. and Lo, A. Soil Conservation Society of America, Ankeny, Iowa, USA. pp. 79-89. (Hiệu quả của các tầng thực vật khác nhau trong rừng trồng Keo Lá tràm lên sự xói mòn bề mặt ở Java, In đô nê xia. Trong: Xói mòn và bảo tồn đất). WCD. 2000. Dams and development: a new framework for decision-making. Earthscan, London. (Đập và Phát triển: khung ra quyết định mới). Verry, E.S. 2000. Water flow in soils and streams: sustaining hydrologioc function. In: Riparian management in forests of the Continental Eastern United States, eds. Verry, E.S., Hornbeck, J.W. and Dolloff, C.A. Lewis Publ., Boca Raton. pp. 99-124. (Lưu lượng nước trong đất và các dòng suối: duy trì chức năng thủy học. Trong: Quản lý ven sông ở các vùng rừng ở Lục địa miền đông, Hoa Kỳ). 30
  39. Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO) là tổ chức đi đầu trong các nỗ lực quốc tế đấu Forest Perspectives Series tranh chống lại đói nghèo. Phục vụ cả các nước đã phát triển lẫn đang phát triển, FAO (Tuyển tập Triển vọng Rừng) đóng vai trò như một diễn đàn trung lập tại đó tất cả các quốc gia có thể gặp gỡ bình đẳng để đàm phán thoả thuận và tranh luận về chính sách. FAO cũng là một nguồn cung cấp 1. - Fast-Wood Forestry: Myths and Realities (Lâm nghiệp sản xuất gỗ nhanh: kiến thức và thông tin, giúp các nước đang phát triển và các nước trong thời kỳ chuyển giả thuyết và thực tế). 2003. tiếp hiện đại hoá và cải thiện các hoạt động nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp, và Christian Cossalter and Charlie Pye-Smith giúp bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ cho tất cả mọi người. Từ khi thành lập năm 1945, FAO - Fast-Wood Forestry: Myths and Realities (Japanese edition) (Lâm đã tập trung quan tâm đặc biệt vào vấn đề phát triển các vùng nông thôn, nơi sinh sống nghiệp sản xuất gỗ nhanh: Giả thuyết và thực tế - Phiên bản tiếng Nhật). của 70% dân số đói nghèo trên toàn thế giới. Các hoạt động của FAO gồm bốn lĩnh vực 2005. Christian Cossalter and Charlie Pye-Smith chính: (1) Đăng tải thông tin trong phạm vi liên quan, (2) Chia sẻ chuyên môn về chính 2. Forests and floods: Drowning in fiction or thriving on facts? (Rừng và lũ: chìm sách, (3) Tổ chức các cuộc họp giữa các quốc gia và (4) Gắn kết kiến thức với thực tế. đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế?) CIFOR and FAO Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) là một cơ quan nghiên cứu quốc tế hàng đầu về lâm nghiệp được thành lập vào năm 1993 nhằm đáp ứng mối quan tâm toàn cầu đối với những hậu quả kinh tế, xã hội và môi trường do suy thoái và mất rừng. CIFOR đã có nhiều cống hiến trong việc xây dựng cách chính sách và công nghệ nhằm sử dụng và quản lý rừng bền vững và nâng cao đời sống cho người dân ở các nước phát triển có sinh kế phụ thuộc vào rừng nhiệt đới. CIFOR là một trong 15 trung tâm nghiên cứu về Thu hoạch trong Tương lai thuộc Nhóm tư vấn Nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế (CGIAR). Ngoài trụ sở chính ở Bôgo, Inđônêxia, CIFOR có các văn phòng khu vực tại Braxin, Buốckinaphaxô, Camơrun, Dimbabuê, và các hoạt động của tổ chức này đã được thực hiện tại hơn 30 quốc gia khác. Các nhà tài trợ Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) nhận tài trợ chính từ các chính phủ, tổ chức phát triển quốc tế, các quỹ tư nhân và các tổ chức khu vực. Năm 2004, CIFOR đã nhận được hỗ trợ tài chính của Ôxtrâylia, Quỹ Bảo tồn Động vật Hoang dã châu Phi (AWF), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Bỉ, Braxin, Canađa, Carêpho, Trung Quốc, CIRAD, Quỹ bảo tồn Quốc tế (CIF), Ủy ban châu Âu, Phần Lan, Tổ chức Lương Nông Thế giới (FAO), Quỹ Ford, Pháp, Cơ quan Hợp tác Kỹ thuật của Đức (GTZ), Bộ Hợp tác và Phát triển Kinh tế Liên bang Đức (BMZ), Inđônêxia, Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Quốc tế (IDRC), Quỹ Phát triển Nông nghiệp Quốc tế (IFAD), Quản lý Nguồn Sáng kiến (IRM), Tổ chức Gỗ Nhiệt đới Quốc tế (ITTO), Ý, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hà Lan, Na Uy, Tổ chức Lâm nghiệp châu Phi (Organization Africaine du Bois) (OAB), Viện Phát triển Hải ngoại (ODI), Viện Tài nguyên Thiên nhiên Tái tạo của Pêru (INRENA), Philipin, Thụy Điển, Trường Đại học Khoa học Nông nghiệp Thụy Điển (SLU), Thụy Sỹ, Quỹ Overbrook, Tổ chức Bảo tồn Tự nhiên (TNC), Quỹ Lâm nghiệp Nhiệt đới, Mỹ, Anh, Chương trình Môi trường của Liên hiệp quốc (UNEP), Trường Đại học Waseda, Ngân hàng Thế giới (WB), Viện Tài nguyên Thế giới (WRI) và Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF).
  40. Có xu hướng cho rằng tất cả những thảm họa thiên nhiên là do lỗi của con người đã quá lạm dụng môi trường tự nhiên. Có thể thấy rõ được điều này trong trường hợp các cơn lũ tàn phá và trượt lở đất ảnh hưởng đến vận mệnh cá nhân và kinh tế của hàng triệu người mỗi năm. Mỗi thảm họa kéo theo sau một phản ứng có thể đoán trước. Những người nông dân miền núi và những người đốn gỗ bị đổ lỗi là đã chặt phá và làm suy thoái rừng. Trong tâm trí của nhiều người thì việc sử dụng và lạm dụng rừng ở các vùng lưu vực đầu nguồn miền núi là nguyên nhân chính gây ra những cơn lũ lớn ở vùng đồng bằng. Cuốn sách Rừng và lũ: chìm đắm trong giả thuyết hay làm sáng tỏ bằng thực tế? tìm kiếm các bằng chứng kết nối giữa rừng và lũ. Cuốn sách nhỏ này cho thấy rằng rất nhiều điều đã ăn sâu vào tâm trí của mọi người không thể chứng minh được bằng khoa học và thường pha thêm một chút hoang đường hoặc hiển nhiên là không đúng. Sự hiểu biết truyền thống như vậy thường làm cho các nhà ra quyết định thực hiện các chính sách sai lầm gây ra các tác động bất lợi đến đời sống của hàng triệu người dân miền núi. Cuốn sách Rừng và lũ phân biệt thực tế với giả thuyết và khuyến nghị các phương án tiếp cận quản lý hiệu quả lưu vực đầu nguồn và vùng đồng bằng ngập lũ. Cuốn sách này với nội dung tổng quát dựa trên những căn cứ xác đáng do một tập thể chuyên gia nổi tiếng xây dựng nên, nhưng nó sẽ lôi cuốn tất cả những ai muốn thoát khỏi sa lầy vào những mô hình cũ rích, lỗi thời. Cuối cùng, cuốn sách Rừng và lũ nhằm mục đích cung cấp cho các nhà hoạch định chính sách, các cơ quan phát triển và phương tiện truyền thông đại chúng những thông tin tốt hơn và nhằm đóng góp xây dựng cho việc phát triển một phương thức quản lý hợp lý lưu vực đầu nguồn và lưu vực sông và cải thiện các chính sách giảm thiểu lũ. Tuyển tập Triển vọng Rừng (Forest Perspectives) được xuất bản nhằm thúc đẩy thảo luận và tranh luận các vấn đề then chốt về rừng. Loạt ấn phẩm này được Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế (CIFOR) xuất bản nhằm khuyến khích đối thoại và trao đổi thông tin trong cộng đồng lâm nghiệp quốc tế. Chế bản điện tử có thể được tải về từ địa chỉ trang web của CIFOR (www.cifor.cgiar.org) và địa chỉ trang web của FAO (www.fao.or.th)