Giáo trình Sản xuất cây trồng cao su-cà phê-hồ tiêu

doc 72 trang huongle 3410
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Sản xuất cây trồng cao su-cà phê-hồ tiêu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_san_xuat_cay_trong_cao_su_ca_phe_ho_tieu.doc

Nội dung text: Giáo trình Sản xuất cây trồng cao su-cà phê-hồ tiêu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CAO SU, CÀ PHÊ, HỒ TIÊU (Phê duyệt tại Quyết định số 590 /QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hà Nội, năm 2013 Hà Nội, năm 2011
  2. 2 CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP CHO NGHỀ: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CAO SU, CÀ PHÊ, HỒ TIÊU (Phê duyệt tại Quyết định số 590 /QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên nghề: Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề. Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có đủ sức khỏe, trình độ học vấn từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu”. Số lượng mô đun đào tạo: 7 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề. I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức: + Trình bày được các công việc trong xây dựng vườn ươm giống + Mô tả được các bước chính trong quy trình sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu + Nêu được cách tiến hành các hoạt động để tiêu thụ cây giống hiệu quả - Kỹ năng: + Chuẩn bị vườn ươm đạt yêu cầu sản xuất cây giống + Thực hiện sản xuất được cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu đạt yêu cầu về chất lượng, đúng thời vụ, đạt hiệu quả cao + Tiêu thụ được cây giống, đạt hiệu quả sản xuất và kinh tế - Thái độ: - Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc sản xuất các loại cây giống. - Có trách nhiệm đối với sản phẩm làm ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững. 2. Cơ hội việc làm Sau khóa học, người lao động có thể tự tổ chức xây dựng được vườn ươm quy mô nhỏ, quy mộ hộ gia đình, trang trại nhằm sản xuất được cây giống đủ tiêu chuẩn để cung cấp cho thị trường và phục vụ cho nhu cầu của gia đình. Người lao
  3. 3 động cũng có thể làm việc ở tất cả các vị trí sản xuất trong vườn ươm cây giống cao su, cà phê và hồ tiêu. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 03 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun, kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (trong đó ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu - Thời gian học tập: 480 giờ - Thời gian học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ, trong đó: + Thời gian học lý thuyết: 88 giờ + Thời gian học thực hành: 352 giờ III. DANH MỤC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Thời gian đào tạo (giờ) Mã Tên mô đun Trong đó MĐ Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra* MĐ 01 Chuẩn bị vườn ươm 52 8 40 4 MĐ 02 Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su 72 12 52 8 MĐ 03 Sản xuất cây giống cao su 76 16 52 8 MĐ 04 Sản xuất cây giống cà phê từ hạt 76 16 52 8 MĐ 05 Sản xuất cây giống cà phê ghép 72 12 52 8 MĐ 06 Sản xuất cây giống hồ tiêu 60 12 44 4 MĐ 07 Tiêu thụ cây giống 56 12 40 4 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16 Tổng cộng 480 88 332 60
  4. 4 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (60 giờ) bao gồm: số giờ kiểm tra định kỳ trong từng mô đun (20 giờ - tính vào giờ thực hành); số giờ kiểm tra hết các mô đun (24 giờ) và số giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học (16 giờ). IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết chương trình và giáo trình mô đun xem tại trang web: ; Mục: Chương trình và giáo trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề “sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp nhằm dạy nghề sản xuất cây giống cho các đối tượng là người lao động kể cả người làm công tác quản lý, kỹ thuật có nhu cầu hành nghề. Khi học viên học đủ thời gian và nội dung theo quy định trong chương trình này và kết quả đạt trung bình trở lên sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo nhu cầu của người học có thể dạy độc lập hoặc dạy một số mô đun (MĐ01, MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06, MĐ07) nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng cần thiết cho học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình dạy nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” có 07 mô đun, cụ thể như sau: - Mô đun 01: “Chuẩn bị vườn ươm” có thời gian học tập là 52 giờ, trong đó có 8 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 4 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chuẩn bị đất lập vườn ươm, làm giàn che, làm luống và hệ thống đường đi, chuẩn bị bầu đất có chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 02: “Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: chọn giống làm vườn gỗ ghép, thiết kế, trồng, chăm sóc vườn gỗ ghép, thao tác chọn, cắt, xử lí, bó và vận chuyển cành gỗ ghép đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 03: “Sản xuất cây giống cao su” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 08 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Chuẩn bị
  5. 5 hạt, gieo hạt, chăm sóc cây gốc ghép, ghép mắt cao su, chăm sóc cây ghép, chọn cây xuất vườn, cắm chăm sóc stump bầu và chăm sóc cây bầu hạt có tầng lá đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 04:“Sản xuất cây giống cà phê từ hạt” có thời gian học tập là 76 giờ, trong đó có 16 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc chọn giống, xử lý quả giống, bảo quản hạt giống, xử lý và ủ hạt thúc mầm, gieo hạt và cấy cây, chăm sóc cây con và xuất vườn, chuyển cây giống sang túi bầu lớn đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 05: “Sản xuất cây giống cà phê ghép” có thời gian học tập là 72 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 52 giờ thực hành và 8 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho học viên các kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc thiết kế vườn chồi, làm đất và bón phân lót, trồng vườn lấy chồi ghép, chăm sóc vườn chồi, thu hoạch, bảo quản chồi ghép, ghép nêm cà phê, chăm sóc cây giống và xuất vườn đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 06: “Sản xuất cây giống hồ tiêu” có thời gian học tập là 60 giờ, trong đó có 08 giờ lý thuyết, 46 giờ thực hành và 06 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Chuẩn bị hom giống, đặt hom, chăm sóc vườn ươm hom tiêu và chọn cây xuất vườn đạt chất lượng và hiệu quả cao. - Mô đun 07: “Tiêu thụ cây giống” có thời gian học tập là 56 giờ, trong đó có 12 giờ lý thuyết, 40 giờ thực hành và 04 giờ kiểm tra. Mô đun này trang bị cho người học kiến thức và kỹ năng để thực hiện các công việc: Đăng ký sản xuất cây giống, tìm hiểu thị trường và tiếp thị cây giống, bán cây giống, chăm sóc khách hàng và tính hiệu quả kinh tế sản xuất cây giống đạt chất lượng và hiệu quả cao. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: kiểm tra trong quá trình học tập và kiểm tra kết thúc khoá học thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học Số TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Kiến thức nghề Trắc nghiệm hoặc Không quá 60 phút vấn đáp 2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ Không quá 12 giờ năng nghề
  6. 6 3. Các chú ý khác Chương trình dạy nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” nên tổ chức giảng dạy tại các địa phương hoặc các cơ sở dạy nghề. Để thực hiện tốt chương trình, cơ sở đào tạo cần tổ chức lớp học cùng thời gian với thời vụ gieo ươm, chăm sóc để thuận lợi cho việc bố trí các nội dung thực hành nhằm rèn luyện kỹ năng. Khi tổ chức giảng dạy, các cơ sở đào tạo cần mời các chuyên gia giỏi nghề cùng tham gia để chia sẻ kinh nghiệm với người học. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công; Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện.
  7. 7 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Chuẩn bị vườn ươm Mã số mô đun: MĐ01 Nghề: Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
  8. 8 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN CHUẨN BỊ VƯỜN ƯƠM Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 52 giờ (Lý thuyết: 8 giờ; Thực hành: 42 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 2 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí : Mô đun “Chuẩn bị vườn ươm” được giảng dạy đầu tiên, làm cơ sở để giảng dạy các mô đun khác trong chương trình dạy nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu” trình độ sơ cấp nghề; mô đun có thể giảng dạy độc lập. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Kiến thức: - Kể tên được các bước công việc chuẩn bị đất làm vườn ươm - Nêu được các công việc trong xây dựng vườn ươm. - Mô tả các bước công việc trong chuẩn bị bầu đất để ươm cây giống. Kỹ năng: - Chọn được địa điểm làm vườn ươm phù hợp, thực hiện tốt các công việc chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Làm giàn che, luống ươm, hệ thống đường đi, hệ thống tưới và tiêu nước trong vườn ươm phù hợp, thuận tiện và hiệu quả. - Chuẩn bị được bầu đất để ươm cây giống Thái độ: - Bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận - Có ý thức trách nhiệm cao khi thực hiện các công việc chuẩn bị vườn ươm cây giống. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
  9. 9 Thời gian Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Chuẩn bị đất làm vườn ươm 16 3 12 1 2 Làm giàn che 12 2 9 1 3 Làm luống và hệ thống tưới tiêu 8 1 7 4 Làm bầu đất 14 2 12 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 Cộng 52 8 40 4 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Chuẩn bị đất làm vườn ươm Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc chuẩn bị đất làm vườn ươm. - Chọn được địa điểm làm vườn ươm phù hợp - Xử lý được cỏ dại và tàn dư thực vật trên diện tích đất chuẩn bị làm vườn ươm. Nội dung của bài: 1. Chọn địa điểm 2. Xử lý cỏ dại và tàn dư thực vật 3. Làm đất Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2: Làm giàn che Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:
  10. 10 - Nêu được các bước công việc làm giàn - Làm giàn che đúng kỹ thuật Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu 2. Làm giàn che Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3: Làm luống và hệ thống tưới tiêu Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc làm luống và đường đi, hệ thống tưới và tiêu nước. - Làm được luống ươm, đường đi, hệ thống tưới và tiêu nước trong vườn ươm phù hợp, hiệu quả. Nội dung của bài: 1. Làm luống và đường đi 2. Làm hệ thống tưới 3. Tạo mương rãnh thoát nước 4. Làm bể ngâm phân hữu cơ Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 4: Chuẩn bị bầu đất Thời gian: 14 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc chuẩn bị bầu đất để ươm cây như đục lỗ túi bầu, trộn hỗn hợp đất phân, đóng bầu và xếp bầu vào luống. - Chọn lựa được loại đất, phân phù hợp để đóng bầu - Trộn đều được hỗn hợp đất phân
  11. 11 - Đóng bầu đất và xếp bầu vào luống đúng kỹ thuật Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị vật tư, dụng cụ 2. Đục lỗ túi bầu 3. Trộn đất phân 4. Đóng bầu 5. Xếp bầu vào luống Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun “Chuẩn bị vườn ươm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp ghề của nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về kỹ thuật chuẩn bị vườn ươm. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người: - 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. - 1000 m2 vườn ươm (có thể thuê, mượn của cơ sở ươm cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu ở gần địa điểm của lớp học). - Các loại máy làm đất, bơm nước, các dụng cụ trang thiết bị này cũng có thể liên kết với các cơ sở sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu ở nơi gần lớp học. - Các loại vật tư phân bón: + Phân chuồng hoai: 05 m3 + Phân lân: 100 kg + Túi bầu nilon: 10 kg - Các dụng cụ khác như cuốc, xẻng, xà beng, thuổng, xe rùa, dao, kìm, găng tay mỗi loại có 06 cái. 4. Điều kiện khác: - Giáo viên hỗ trợ dạy thực hành - Mỗi học viên cần được trang bị đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng
  12. 12 V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá a. Kiểm tra định kỳ - Lý thuyết: trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. b. Kiểm tra kết thúc mô đun: - Kiểm tra kết thúc mô đun Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: học viên nêu được các khâu kỹ thuật chuẩn bị đất để làm vườn ươm, nêu được kỹ thuật thiết kế vườn ươm, trình bày được kỹ thuật chuẩn bị bầu đất để ươm cây giống. - Kỹ năng: học viên chọn được địa điểm làm vườn ươm phù hợp, xử lý sạch cỏ dại và tàn dư thực vật, làm đất đúng kỹ thuật để chuẩn bị làm vườn ươm; làm giàn che đúng kỹ thuật; thiết kế được luống ươm, hệ thống đường đi, hệ thống tưới và tiêu nước trong vườn ươm phù hợp, hiệu quả; chuẩn bị được bầu đất để ươm cây giống - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; có ý thức trách nhiệm cao khi thực hiện các công việc xây dựng vườn ươm cây giống. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun “ Xây dựng vườn ươm” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “ Xây dựng vườn ươm” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06,
  13. 13 MĐ07) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phần lý thuyết: giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về các vườn ươm cây cao su, cà phê, hồ tiêu trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. Nên sử dụng phương pháp dạy học cho người lớn tuổi và giảng dạy có sự tham gia. - Phần thực hành: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun. - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong các bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Chuẩn bị đất làm vườn ươm - Làm giàn che 4. Tài liệu tham khảo 1. Trịnh Đức Minh - Kỹ thuật nhân giống cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000. 2. Lê Ngọc Báu - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000. 3. Trần Thị Kim Loang - Sâu bệnh hại cà phê và biện pháp phòng trừ - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000. 4. Phan Quốc Sủng - Kỹ thuật trồng chăm sóc chế biến cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 2004. 5. Phan Quốc Sủng - Hỏi đáp về kỹ thuật cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 1999.
  14. 14 6. Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thuỷ lợi nông lâm nghiệp Gia Lai - Quy trình tạo hình và ghép cà phê; Sâu bệnh hại cà phê. 7. Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên - Tài liệu hướng dẫn trồng và chăm sóc cà phê vối - Buôn Ma Thuột - 1998. 8. Tài liệu sản xuất cây giống cà phê : website khuyenongvn.gov.vn
  15. 15 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su Mã số mô đun: MĐ02 Nghề: Sản xuất cây giống cao su, càphê, hồ tiêu
  16. 16 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: SẢN XUẤT VƯỜN NHÂN GỖ GHÉP CAO SU Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 72 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su là mô đun được bố trí học sau khi học viên đã học mô đun Chuẩn bị vườn ươm, việc giảng dạy mô đun này nhằm tạo tiền đề cho việc giảng dạy các mô đun 03 tiếp theo của chương trình. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp. Nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có vườn cây giống cao su, ngay tại vườn sản xuất gỗ ghép cao su hay tại nhà của hộ gia đình II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Kiến thức: - Liệt kê được các bước công việc trong việc Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su. - Kể được các giống cao su trồng phổ biến ở Việt Nam. - Trình bày được các công việc trồng, chăm sóc, cắt, xử lí và vận chuyển cành gỗ ghép. Kỹ năng: - Chọn đúng giống làm vườn gỗ ghép phù hợp với điều kiện vùng trồng. - Thực hiện được các công việc trồng và chăm sóc vườn nhân gỗ ghép. - Thực hiện công việc cắt, xử lí và vận chuyển cành gỗ ghép. Thái độ: - Có ý thức trách nhiệm khi thực hiện các công việc sản xuất gỗ ghép cao su. - Có ý thức về chất lượng về sản phẩm mình làm ra. - III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian:
  17. 17 Thời gian Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Chọn giống làm vườn gỗ ghép 8 2 6 2 Thiết kế và trồng vườn gỗ ghép 12 2 9 1 3 Chăm sóc vườn gỗ ghép 16 2 13 1 4 Chọn, cắt và xử lí cành gỗ ghép 16 3 12 1 5 Bảo quản và vận chuyển cành gỗ ghép 16 3 12 1 Kiểm tra hết mô đun 4 4 Cộng 72 12 52 8 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Chọn giống làm vườn gỗ ghép Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: - Mô tả được đặc điểm chính của các giống cao su thường trồng tại Việt Nam. - Nhận dạng đúng đặc điểm của giống để chọn làm vườn gỗ ghép phù hợp với điều kiện trồng của vùng trồng cao su. Nội dung của bài: 1. Đặc điểm của một số giống được trồng phổ biến tại Việt Nam. 1.1. Dòng vô tính PB 235 1.2. Dòng vô tính GT1
  18. 18 1.3. Dòng vô tính RRIM 600 1.4. Dòng vô tính VM 515 1.5. Dòng PB 260 1.6. Dòng vô tính PB 255 1.7. Dòng vô tính RRIC 110 1.8. Dòng vô tính RRIC 121 1.9. Dòng vô tính RRIV 1 (LH 82/11) 1.10. Dòng vô tính RRIV 3 (LH 82/158) 2. Tác dụng của việc chọn giống phù hợp với vùng trồng. 3. Tiêu chuẩn chọn giống làm vườn gỗ ghép. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2: Thiết kế và trồng vườn gỗ ghép Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước thiết kế và trồng vườn nhân gỗ ghép cao su. - Thực hiện đúng các công việc thiết kế và trồng vườn gỗ ghép. Nội dung của bài: 1. Thiết kế vườn nhân gỗ ghép 1.1. Khái niệm vườn nhân gỗ ghép 1.2. Thiết kế vườn nhân gỗ ghép. 2. Chuẩn bị đất trồng vườn gỗ ghép 3. Thời vụ trồng vườn gỗ ghép 4. Trồng vườn gỗ ghép 4.1. Trồng bằng hạt. 4.2. Trồng bằng cây giống. Câu hỏi và bài tập thực hành
  19. 19 Bài 3: Chăm sóc vườn gỗ ghép Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Kể được các công việc chăm sóc vườn nhân gỗ ghép cao su. - Mô tả được các bước công việc loại bỏ giống. - Thực hiện được công việc trừ cỏ, loại bỏ chồi thực sinh, bón phân, tưới nước, nâng tầng lá và loại bỏ giống trên vườn nhân gỗ ghép cao su. Nội dung của bài: 1. Trừ cỏ dại. 2. Loại bỏ chồi thực sinh, chồi ngang. 3. Bón phân vườn gỗ ghép 3.1. Xác định loại phân bón và liều lượng bón 3.2. Thời gian bón và cách bón 4. Tưới nước 5. Loại bỏ cây không đạt tiêu chuẩn (thanh lọc giống). 6. Nâng tầng lá trước khi cắt cành gỗ ghép. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 4: Chọn, cắt và xử lí cành gỗ ghép Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nêu được cách cắt và xử lí cành gỗ ghép. - Thực hiện cắt cành gỗ ghép, nhúng parafin 2 đầu. Nội dung của bài: 1. Chọn cành gỗ ghép đủ tiêu chuẩn 1.1. Tiêu chuẩn cành gỗ ghép 1.2. Số lượng mắt hữu hiệu trên 1m gỗ ghép. 2. Cắt cành gỗ ghép 2.1. Qui định vị trí cắt cành gỗ ghép.
  20. 20 2.2. Cắt cành gỗ ghép 3. Xử lí cành gỗ ghép. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 5: Vận chuyển và bảo quản cành gỗ ghép Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Kể được các bước vận chuyển và bảo quản cành gỗ ghép. - Xác định loại phương tiện vận chuyển. - Thực hiện cách bảo quản khi vận chuyển cành gỗ ghép đi gần, xa. Nội dung của bài: 1. Thu gom và bó cành gỗ ghép. 2. Bảo quản cành gỗ ghép. 3. Đóng gói, cho lên phương tiện và vận chuyển. Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun “Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề “Sản xuất cây giống cao su, càphê, hồ tiêu ”. - Tài liệu khác: cách cắt, xử lí và vận chuyển cành gỗ ghép. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, clip kỹ thuật, hình ảnh về các giống cao su, các vườn gỗ ghép, cách cắt gỗ ghép, bó cành và bảo quản. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho lớp học 30 người.
  21. 21 - 1.000m2 vườn nhân gỗ ghép cao su (có thể thuê, mượn của cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su gần địa điểm của lớp học). - Các loại: máy đào rãnh, bình tưới, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, các dụng cụ trang thiết bị này cũng có thể liên kết với các cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su, nơi gần lớp học. - 1kg sáp parafin, 100g dây nhựa mềm. - Cây giống cao su: 60 cây. - Các dụng cụ đơn giản như kéo cắt, bao gai, thùng đựng, cuốc mỗi loại có 06 cái. 4. Điều kiện khác: - Giáo viên hỗ trợ dạy thực hành. - Bảo hộ lao động cho học viên. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá lý thuyết: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3 - 5 học viên) thực hiện: + Tính lượng cây giống cao su để trồng cho diện tích 1.000m 2, với khoảng cách hàng cách hàng là 1m và cây cách cây 0,5m. + Trồng cây giống cao su cho vườn nhân gỗ ghép: Mỗi nhóm trồng 10 cây, bao gồm các hoạt động: đặt cây vào hố trồng, lấp đất, cố định cây, tưới đủ ẩm và tủ gốc. + Chăm sóc vườn nhân gỗ ghép cao su: Mỗi nhóm loại bỏ chồi ngang trên 200-300 cây, tưới 100 cây, loại bỏ 10-30 cây giống không đủ tiêu chuẩn trong quá trình thanh lọc giống. + Cắt, xử lí gỗ ghép: Mỗi nhóm cắt 50 - 100m gỗ ghép, bôi sáp parafin 2 đầu, cột 20 - 50 bó (20-30 cành gỗ/bó) + Xếp lên xe, bảo quản: Mỗi nhóm xếp 20 - 30 bó lên xe vận chuyển, trước khi lót mùn cưa ẩm hoặc bao gai ẩm. - Kiểm tra cá nhân: Học viên trình bày kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn gỗ ghép cao su và cắt xử lí, bó cành gỗ ghép. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp về:
  22. 22 + Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn nhân gỗ ghép cao su. + Kỹ thuật cắt, xử lí, bó, xếp lên xe, bảo quản cành gỗ ghép. - Thực hành: + Trồng và chăm sóc hoàn chỉnh vườn gỗ ghép cao su: Mỗi nhóm trồng 10 cây. + Thao tác các công việc chăm sóc như làm cỏ, tỉa chồi thực sinh, tưới nước, nâng tầng lá, loại bỏ cây không đủ tiêu chuẩn (thanh lọc giống). + Cắt, nhúng sáp parafin, bó, xếp, bảo quản cành gỗ ghép cao su. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên) - Chương trình áp dụng cho cả nước. Nếu áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: bó = cột; che phủ gốc = tủ gốc, mùn cưa = mạc cưa, - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Mô đun Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su là mô đun thực hành đòi hỏi học viên phải tuân theo các bước thực hiện công việc và phải tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, băng đĩa về Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo phương pháp làm mẫu - Giáo viên mời một học viên trong lớp làm mẫu trồng một cây hoàn chỉnh và thực hiện một trong các công việc chăm sóc vườn gỗ ghép, cả lớp cùng quan sát,
  23. 23 sau đó mỗi học viên tự thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật trong khoảng thời gian đã quy định. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Cách nâng tầng lá trước khi cắt, nhúng sáp parafin, bó và xếp cành vào thùng (bao). - Phần thực hành: + Trồng đúng mắt ghép ngang mặt đất. + Cắt, nhúng sáp parafin, bó, cành gỗ ghép cao su. 3. Tài liệu tham khảo 1. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, 2004: Quy trình kỹ thuật trồng mới, chăm sóc và khai thác cao su 2. Trường Cao đẳng công nghiệp Cao Su, 2006: Bài giảng cây công nghiệp dài ngày. 3. Sản xuất giống cao su, 2009: tài liệu nội bộ Nông trường Bờ Ngoong – Chưsê. 4. Giống cao su, 2010: tài liệu nội bộ Trung tâm nghiên cứu giống Cao su tại Gialai. 5. Các giống mới cao su, 2011: tài liệu nội bộ Trung tâm nghiên cứu giống Cao su tại Gialai. 6. Tài liệu sản xuất cây giống cao su: website giongcaosuvn.gov.vn
  24. 24 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sản xuất cây giống cao su Mã số mô đun: MĐ 03 Nghề: Sản xuất cây giống cao su, càphê, hồ tiêu
  25. 25 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CAO SU Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 76 giờ (Lý thuyết: 16 giờ ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun Sản xuất cây giống cao su được học sau các mô đun chuẩn bị vườn ươm và sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su trong chương trình chung; mô đun có thể giảng dạy độc lập. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp; nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có vườn sản xuất cây giống cao su hay tại nhà của hộ gia đình II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Kiến thức: - Nêu được các bước công việc trồng và chăm sóc cây gốc ghép. - Mô tả lại các bước ghép mắt và chăm sóc cây cao su ghép. - Nêu được các bước công việc cắm và chăm sóc stump bầu. - Nêu được các bước công việc chăm sóc bầu hạt có tầng lá. - Nhắc lại được tiêu chuẩn cây cao su giống xuất vườn. Kỹ năng: - Thao tác gõ nứt hạt, gieo hạt ra liếp cát, chọn đúng cây mầm đủ tiêu chuẩn. - Thực hiện thành thạo ghép mắt cao su. - Thực hiện được các công việc: cắm stump, chăm sóc stump bầu, chăm sóc bầu hạt có tầng lá. Thái độ: - Tự giác, vui vẻ, cởi mở và trách nhiệm cao trong công việc. - Có trách nhiệm trong việc sản xuất giống: stump, bầu cắt ngọn, stump bầu và bầu hạt có tầng lá.
  26. 26 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (Giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng số Lý Thực Kiểm thuyết hành tra* 1 Chuẩn bị hạt và gieo hạt 12 2 9 1 2 Chăm sóc cây gốc ghép 8 2 6 3 Ghép mắt cao su 16 3 12 1 4 Chăm sóc cây ghép và sản xuất stump 16 3 13 5 Cắm và chăm sóc stump bầu 12 3 8 1 6 Chăm sóc cây bầu hạt có tầng lá 8 3 4 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 76 16 52 8 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Chuẩn bị hạt và gieo hạt Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Mô tả các bước công việc chuẩn bị hạt và gieo hạt cao su làm gốc ghép. - Gõ nứt hạt, không vỡ, kiểm tra phôi mầm bên trong. - Chọn được mầm hạt đủ tiêu chuẩn đem cấy. Nội dung của bài: 1. Xác định số lượng hạt cần gieo làm gốc ghép. 2. Chọn hạt làm gốc ghép.
  27. 27 3. Xử lí hạt. 4. Chuẩn bị liếp cát, rấm thúc mầm. 5. Chăm sóc liếp rấm hạt. 6. Chọn mầm hạt đủ tiêu chuẩn. 7. Cấy mầm hạt vào bầu (hoặc ngoài đất) Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2: Chăm sóc cây gốc ghép Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: - Mô tả được các công việc tưới nước, làm cỏ, bón phân, tỉa loại và phòng trừ sâu bệnh hại. - Thực hiện được các bước công việc: tưới nước, làm cỏ, bón phân và tỉa loại. - Phòng và trừ sâu bệnh hại vườn gốc ghép. Nội dung của bài: 1. Tưới nước. 2. Làm cỏ. 3. Bón phân. 4. Tỉa loại. 5. Phòng trừ sâu bệnh hại. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3: Ghép mắt cao su Thời gian: 16 giờ
  28. 28 Mục tiêu: - Nêu được các công việc: Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu ghép, các bước ghép mắt cao su. - Thao tác thành thạo cắt và tách mắt ghép, mở cửa sổ gốc ghép, đặt mắt ghép vào cửa sổ và quấn dây đúng kỹ thuật. Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị dụng cụ và vật liệu ghép. 2. Ghép mắt cao su. a. Xử lí mắt ghép. b. Mở cửa sổ gốc ghép. c. Đặt mắt ghép vào cửa sổ. d. Quấn dây băng. 3. Vệ sinh sau khi ghép. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 4: Chăm sóc cây ghép và sản xuất stump Thời gian: 16 giờ Mục tiêu: - Nhắc lại được các công việc chăm sóc cây ghép. - Trình bày các công việc sản xuất stump. - Chọn được cây giống cao su xuất vườn đủ tiêu chuẩn. Nội dung của bài: 1. Chăm sóc cây sau ghép a. Tưới nước. b. Mở dây băng. c. Trừ cỏ dại. 2. Xử lí cây ghép thành dạng cây giống stump.
  29. 29 3. Chọn cây giống xuất vườn a. Chọn dạng cây giống stump. b. Chọn dạng cây giống bầu cắt ngọn. c. Chọn dạng cây giống bầu có tầng lá. d. Chọn dạng cây giống stump bầu có tầng lá. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 5: Cắm và chăm sóc stump bầu Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Xác định thời vụ đặt stump vào bầu. - Nhắc lại được các bước công việc: cắm và chăm sóc Stump bầu. - Thực hiện được các công việc: cắm stump vào bầu đất, trừ cỏ, tưới nước, bón phân, đảo bầu, phân loại cây xấu, phòng trừ sâu bệnh. Nội dung của bài: 1. Xác định thời vụ cắm stump vào bầu. 2. Chuẩn bị bầu đất và stump. 3. Kỹ thuật cắm stump vào bầu. 4. Kỹ thuật chăm sóc vườn stump bầu. 5. Chuẩn bị bầu stump có tầng lá để đi trồng. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 6: Chăm sóc cây bầu hạt có tầng lá Thời gian: 08 giờ Mục tiêu:
  30. 30 - Mô tả được các bước công việc: cắt ngọn gốc ghép và chăm sóc vườn bầu hạt có tầng lá. - Thao tác thành thạo các bước công việc: nhổ cỏ, xới xáo mặt bầu, bón phân, tưới nước, đảo bầu, phân loại cây xấu, phòng trừ sâu bệnh. - Chọn được cây giống bầu hạt có tầng lá đủ tiêu chuẩn đi trồng. Nội dung của bài: 1. Kỹ thuật cắt ngọn gốc ghép. 2. Chăm sóc bầu cắt ngọn thành bầu tầng lá. 3. Tuyển bầu có tầng lá đem trồng. Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun “Sản xuất cây giống cao su” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề “Sản xuất cây giống cao su, càphê, hồ tiêu ”. - Tài liệu khác: Ghép mắt cao su, Tiêu chuẩn cây giống cao su xuất vườn, 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, clip kỹ thuật, hình ảnh về các công việc sản xuất giống cao su: dạng cây giống stump, dạng cây giống bầu cắt ngọn, dạng cây giống stump cắm, dạng bầu hạt có tầng lá. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho lớp học 30 người. - 1.000m2 vườn sản xuất giống cao su (có thể thuê, mượn của cơ sở sản xuất giống cao su gần địa điểm của lớp học). - Các loại: máy làm đất, máy tưới, ống tưới, giếng nước, máy phun thuốc bảo vệ thực vật, các dụng cụ trang thiết bị này cũng có thể liên kết với các cơ sở sản xuất gỗ ghép cao su, nơi gần lớp học. - 20kg hạt cao su. - Bì nilon (22 x 45)cm, đã đục lỗ: 10kg. - Phân chuồng: 50 - 200kg, lân supper: 50kg. - Dao ghép cao su: 10 cái. - Cát mịn: 20 - 30kg
  31. 31 - Các dụng cụ đơn giản như kéo cắt, rổ nhựa lớn nhỏ, bay, cuốc, cào, doa tưới, mỗi loại có 10 cái. 4. Điều kiện khác: - Giáo viên hỗ trợ dạy thực hành. - Bảo hộ lao động cho học viên. V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá lý thuyết: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3 - 5 học viên) thực hiện: + Tính lượng hạt giống cao su để cấy cho diện tích 1.000m 2, với khoảng cách hàng cách hàng là 1m và cây cách cây 0,1m (hoặc cấy vào bầu đất 1 mầm hạt/bầu). + Xử lí stump: mỗi nhóm thao tác xử lí 10 - 30 stump, gồm các bước công việc chuẩn bị dụng cụ và vật liệu cắt stump, cắt rễ stump, nhúng stump vào dung dịch hồ rễ. + Ghép cao su: mỗi nhóm thao tác ghép 10 - 30 cây, gồm các bước công việc chuẩn bị dụng cụ và vật liệu ghép, mở cửa sổ gốc ghép, xử lí mắt ghép, đặt mắt ghép vào cửa sổ gốc ghép, quấn dây băng. + Cắm stump vào bầu đất: Mỗi nhóm cắm 20 stump, bao gồm các hoạt động: chọc lỗ giữa tâm bầu đất sâu bằng chiều dày rễ stump, cắm stump vào lỗ tâm bầu, ném đất chặt bám rễ stump. + Chăm sóc vườn stump bầu: Mỗi nhóm thao tác tưới phân và tưới nước cho 100 – 200 bầu stump. + Chăm sóc vườn bầu hạt có tầng lá: Mỗi nhóm cắt 100 ngọn gốc ghép, nhổ cỏ, xới váng, tưới phân, tưới nước cho 200 - 500 bầu. + Chọn cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn: mỗi nhóm chọn 100 cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn cho 4 dạng cây giống khác nhau. - Kiểm tra cá nhân: Học viên nêu các bước công việc: trồng cây gốc ghép, ghép cao su, sản xuất các dạng cây giống. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp về: + Kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn gốc ghép cao su.
  32. 32 + Kỹ thuật ghép cao su. - Thực hành: + Trồng và chăm sóc hoàn chỉnh vườn gốc ghép cao su: Mỗi nhóm trồng 1.000 cây. + Thao tác các công việc chăm sóc vườn stump bầu và bầu hạt có tầng lá như: làm cỏ, tưới nước, bón phân, đảo bầu, phân loại, phòng trừ sâu bệnh hại. + Chọn đúng cây giống đủ tiêu chuẩn đem trồng. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Sản xuất cây giống cao su áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Sản xuất cây giống cao su có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên) - Chương trình áp dụng cho cả nước. Nếu áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: hạt= hột; stump=tum; bầu cắt ngọn=bầu mắt ngủ; stump cắm=stump bầu; bầu hột = bầu hạt, - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Mô đun Sản xuất cây giống cao su là mô đun thực hành đòi hỏi học viên phải tuân theo các bước thực hiện công việc và phải tỷ mỉ, cẩn thận, chu đáo. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, băng đĩa về Sản xuất cây giống cao su để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo phương pháp làm mẫu - Giáo viên mời một học viên trong lớp làm mẫu ghép mắt hoàn chỉnh và thực hiện một trong các công việc chăm sóc vườn sản xuất stump bầu và bầu hạt có tầng
  33. 33 lá, chọn cây giống đạt tiêu chuẩn, cả lớp cùng quan sát, sau đó mỗi học viên tự thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật trong khoảng thời gian đã quy định; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Các bước công việc ghép cao su. - Phần thực hành: + Vị trí ghép cách cổ rễ gốc ghép 3-5cm. + Cắt ngọn gốc ghép cách mắt ghép 5-7cm. + Chọn đúng cây đủ tiêu chuẩn đem trồng. 4. Tài liệu tham khảo: 1. Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam, 2004: Quy trình kỹ thuật trồng mới, chăm sóc và khai thác cao su 2. Trường Cao đẳng công nghiệp Cao Su, 2006: Bài giảng cây công nghiệp dài ngày.
  34. 34 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sản xuất cây giống cà phê từ hạt Mã số mô đun: MĐ04 Nghề: Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
  35. 35 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CÀ PHÊ TỪ HẠT Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 76 giờ (Lý thuyết: 16 giờ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí : Mô đun Sản xuất cây giống cà phê từ hạt được học sau mô đun xây dựng vườn ươm và trước các mô đun sản xuất cây giống cà phê ghép và tiêu thụ cây giống và cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn ươm cây giống cà phê. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Kiến thức: - Nêu được tiêu chuẩn của hạt giống tốt và các công việc thu hái, chọn lựa bảo quản và xử lý quả giống cà phê. - Mô tả được kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống - Kể được được các bước công việc gieo hạt và cấy cây - Liệt kê được các công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm như trồng dặm, tưới nước, làm cỏ, xới xáo, bón phân thúc, đảo bầu, phân loại cây - Nêu được tiêu chuẩn chất lượng cây giống khi đem trồng - Mô tả được công việc chuyển cây giống sang túi bầu lớn Kỹ năng: - Thu hái, chọn lựa, bảo quản và xử lý quả giống đúng kỹ thuật - Thực hiện được kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống - Gieo hạt , cấy cây và chăm sóc cây con trong vườn ươm đúng kỹ thuật - Nhận biết, chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn - Chuyển cây giống sang túi bầu lớn đúng kỹ thuật Thái độ: - Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc để sản xuất cây giống cà phê từ hạt
  36. 36 - Có trách nhiệm đối với cây giống sản xuất ra và có ý thức bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ nền nông nghiệp bền vững. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 2. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Chọn quả giống cà phê 8 2 6 2 Xử lý quả cà phê giống 12 2 9 1 3 Bảo quản, vận chuyển hạt giống 8 2 6 4 Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm 12 3 8 1 5 Gieo hạt và cấy cây 12 2 9 1 6 Chăm sóc cây con và xuất vườn 12 3 8 1 7 Chuyển cây giống sang túi bầu lớn 8 2 6 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 76 16 52 8 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Chọn quả giống cà phê Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: - Trình bày được tiêu chuẩn của hạt giống tốt - Nêu được kỹ thuật thu hái, chọn lựa và bảo quản quả giống cà phê - Thu hái, chọn lựa và bảo quản quả giống đúng kỹ thuật - Có trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra Nội dung của bài: 1.Tiêu chuẩn hạt giống tốt
  37. 37 2. Xác định lượng hạt giống cần chuẩn bị 2.1 Căn cứ để xác định lượng hạt giống cần chuẩn bị 2.2 Lượng hạt giống cần chuẩn bị 3. Thu hái và chọn lựa quả giống 3.1 Thu hái 3.2 Chọn lựa quả giống 4. Bảo quản quả giống Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2: Xử lý quả cà phê giống Thời gian:12 giờ Mục tiêu: - Trình bày được kỹ thuật xử lý quả giống - Thực hiện được kỹ thuật xử lý quả giống - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng quả giống Nội dung của bài: 1. Loại bỏ vỏ thịt 2. Ủ hạt 3. Rửa chua 4. Phơi hạt 5. Kiểm tra độ ẩm hạt giống 6. Bảo quản hạt giống 7. Vận chuyển hạt giống Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3: Bảo quản, vận chuyển hạt giống Thời gian:08 giờ
  38. 38 Mục tiêu: - Nêu được kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống - Thực hiện được kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng hạt giống Nội dung của bài: 1. Bảo quản hạt giống 1.1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi bảo quản 1.2. Rải và để hạt giống lên giá đỡ 1.3. Cào đảo và kiểm tra hạt giống 1.4. Lưu ý khi bảo quản 2. Vận chuyển hạt giống Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 4: Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm - Xử lý hạt giống và ủ hạt thúc mầm đúng kỹ thuật - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng hạt giống Nội dung của bài: 1. Yêu cầu khi xử lý hạt giống và thúc nảy mầm 2. Xử lý hạt giống và ủ thúc mầm 2.1 Tác dụng 2.2 Phương pháp bóc vỏ trấu 2.2.1 Xử lý hạt giống 2.2.2 Ủ hạt thúc mầm (ủ trong thúng) 2.2.3 Ưu nhược điểm của phương pháp bóc vỏ trấu 2.3 Phương pháp không bóc vỏ trấu 2.3.1 Xử lý hạt giống
  39. 39 2.3.2 Ủ hạt thúc mầm 2.3.2.1 Ủ trên luống đất 2.3.2.2 Ủ trên luống chìm 2.3.3 Ưu nhược điểm của phương pháp không bóc vỏ trấu 3. Chú ý Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 5: Gieo hạt và cấy cây Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc gieo hạt vào trong bầu đất, gieo trên luống và cấy cây vào bầu. - Kể được các nguyên nhân và cách khắc phục hiện tượng rễ cà phê bị dị dạng. - Thực hiện được kỹ thuật gieo hạt và kỹ thuật cấy cây - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra Nội dung của bài: 1. Gieo hạt 1.1 Lựa hạt đem gieo 1.2. Gieo trực tiếp vào trong bầu đất 1.2.1 Cách gieo 1.2.2 Ưu và nhược điểm 1.3. Gieo trên luống 1.3.1 Kích thước luống 1.3.2 Rải hạt 1.3.3 Cắm hạt 1.3.4 Ưu và nhược điểm 2. Cấy cây vào bầu 2.1 Nhổ và lựa cây để cấy 3.2 Kỹ thuật cấy
  40. 40 4. Một số dạng bộ rễ cà phê bị khuyết tật 4.1 Các dạng rễ bị khuyết tật, dị dạng 4.2 Nguyên nhân: 4.3 Biện pháp hạn chế và khắc phục Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 6: Chăm sóc cây con và xuất vườn Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm như trồng dặm, tưới nước, làm cỏ, xới xáo, bón phân thúc, đảo bầu, phân loại cây - Mô tả được tiêu chuẩn chất lượng cây giống khi đem trồng - Thực hiện được các bước công việc chăm sóc cây con trong vườn ươm - Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra Nội dung của bài: 1. Dặm cây 2. Tưới nước 2.1 Nguyên tắc 2.2 Lượng nước tưới theo tuổi cây trong vườn ươm 2.3 Kỹ thuật tưới 3. Làm cỏ, xới xáo 3.1 Tác dụng 3.2 Kỹ thuật làm cỏ, xới xáo 4. Bón phân thúc 4.1 Tác dụng 4.2 Loại phân bón thường được sử dụng để bón thúc 4.3 Liều lượng và kỹ thuật tưới thúc 4.3.1 Tưới phân vô cơ 4.3.2 Tưới phân hữu cơ
  41. 41 4.3.3 Sử dụng phân bón lá 4.3.3 Chú ý khi tưới phân thúc 5. Đảo bầu, phân loại cây 6. Phòng trừ sâu bệnh hại cây 6.1 Phòng trừ sâu hại 6.2 Phòng trừ bệnh hại 7. Điều chỉnh ánh sáng 8. Chọn cây xuất vườn Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 7: Chuyển cây giống sang túi bầu lớn Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc để chuyển cây giống sang túi bầu lớn - Thực hiện được các bước công việc để chuyển cây giống sang túi bầu lớn - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra Nội dung của bài: 1. Lý do phải chuyển cây giống sang túi bầu lớn 2. Kỹ thuật chuyển 3. Chăm sóc cây giống trong túi bầu lớn Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun “Sản xuất cây giống cà phê từ hạt” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp ghề của nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về kỹ thuật xử lý hạt giống, ủ hạt thúc mầm, kỹ thuật gieo ươm và chăm sóc cà phê trong vườn ươm. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người:
  42. 42 - 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. - 1000 m2 vườn ươm (có thể thuê, mượn của cơ sở ươm cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu ở gần địa điểm của lớp học). - Các loại máy bơm và hệ thống tưới nước, bình bơm thuốc bảo vệ thực vật các dụng cụ trang thiết bị này cũng có thể liên kết với các cơ sở sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu ở nơi gần lớp học. - Các loại vật tư phân bón + Quả giống, hạt giống: 05 kg + Ure, Kcl, Super lân: 20 kg/ mỗi loại + Phân vi sinh: 30 kg + Phân bón lá: 02 lít + Thuốc bảo vệ thực vật: 02 lít - Các dụng cụ khác như dao, cuốc, xe rùa, thúng, sọt mỗi loại có 06 cái. 4. Điều kiện khác: - Giáo viên hỗ trợ dạy thực hành - Mỗi học viên cần được trang bị đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá a. Kiểm tra định kỳ - Lý thuyết: trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. b. Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá
  43. 43 - Kiến thức: Học viên trình bày được tiêu chuẩn của hạt giống tốt; nêu được kỹ thuật thu hái, chọn lựa và bảo quản quả giống cà phê; trình bày được kỹ thuật xử lý quả giống; nêu được kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống; trình bày được kỹ thuật gieo hạt và cấy cây ; trình bày được kỹ thuật chăm sóc cây con trong vườn ươm; nêu được tiêu chuẩn chất lượng cây giống khi đem trồng; nêu được kỹ thuật chuyển cây giống sang túi bầu lớn. - Kỹ năng: học viên thu hái, chọn lựa và bảo quản quả giống đúng kỹ thuật; thực hiện được kỹ thuật xử lý quả giống, kỹ thuật bảo quản và vận chuyển hạt giống; kỹ thuật gieo hạt và kỹ thuật cấy cây; kỹ thuật chăm sóc cây con trong vườn ươm; chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn; chuyển cây giống sang túi bầu lớn đúng kỹ thuật. - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; có trách nhiệm về chất lượng quả giống, hạt giống, cây giống sản xuất ra. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun “ Sản xuất cây giống cà phê từ hạt” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Sản xuất cây giống cà phê từ hạt” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06, MĐ07) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. - Phần lý thuyết: giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về các vườn ươm cây cao su, cà phê, hồ tiêu trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. Nên sử dụng phương pháp dạy học là giảng dạy cho người lớn tuổi có sự tham gia. - Phần thực hành: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun.
  44. 44 - Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Xử lý quả giống - Xử lý và ủ hạt thúc mầm - Gieo hạt và cấy cây vào bầu - Chăm sóc cây con và chọn cây xuất vườn - Chuyển cây giống sang túi bầu lớn 4. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Sĩ Nghị - Cây cà phê Việt Nam - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 1996. 2. Trịnh Đức Minh - Kỹ thuật nhân giống cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000. 3. Lê Ngọc Báu - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000. 4. Trần Thị Kim Loang - Sâu bệnh hại cà phê và biện pháp phòng trừ - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000. 5. Phan Quốc Sủng - Kỹ thuật trồng chăm sóc chế biến cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 1998. 6. Phan Quốc Sủng - Hỏi đáp về kỹ thuật cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 1999. 7. Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thuỷ lợi nông lâm nghiệp Gia Lai - Quy trình tạo hình và ghép cà phê ; Sâu bệnh hại cà phê 8. Viện khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp Tây Nguyên - Tài liệu hướng dẫn trồng và chăm sóc cà phê vối - Buôn Ma Thuột - 1998. 9. Tài liệu sản xuất cây giống cà phê : website: khuyenongvn.gov.vn
  45. 45 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sản xuất cây giống cà phê ghép Mã số mô đun: MĐ05 Nghề: Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu
  46. 46 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SẢN XUẤT CÂY GIỐNG CÀ PHÊ GHÉP Mã số mô đun: MĐ 05 Thời gian mô đun: 72 giờ (Lý thuyết: 12 giờ; Thực hành: 56 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí : Mô đun “Sản xuất cây giống cà phê ghép” được sau các mô đun chuẩn bị vườn ươm, sản xuất cây giống cà phê từ hạt, mô đun cũng có thể giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp, nên tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có các vườn ươm cây giống cà phê. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Kiến thức: - Trình bày được yêu cầu khi chọn địa điểm trồng - Nêu được mật độ khoảng cách trồng và kỹ thuật làm đất, bón phân lót cho vườn chồi - Nêu được đặc điểm của các dòng vô tính có triển vọng và tiêu chuẩn của cây giống cà phê ghép để trồng ở vườn lấy chồi - Trình bày được các công việc trồng, chăm sóc vườn chồi, thu hoạch và bảo quản chồi ghép - Mô tả được tiêu chuẩn của chồi ghép, gốc ghép và nêu được kỹ thuật ghép nêm cà phê - Kể được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép - Trình bày được kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau khi ghép và tiêu chuẩn của cây giống ghép khi xuất vườn Kỹ năng: - Chọn được địa điểm trồng vườn chồi phù hợp - Thiết kế mật độ khoảng cách trồng, làm đất, bón phân lót đúng kỹ thuật - Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn - Trồng và chăm sóc vườn chồi đúng kỹ thuật - Nhận biết và chọn lựa được chồi ghép đủ tiêu chuẩn
  47. 47 - Thu hoạch và bảo quản chồi ghép đúng kỹ thuật - Thao tác ghép nêm cà phê thành thạo, tỷ lệ sống cao - Chăm sóc cây cà phê sau khi ghép đúng kỹ thuật - Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn Thái độ: - Trung thực, có ý thức tuân thủ quy trình kỹ thuật trong khi thực hiện các công việc sản xuất cây con bằng phương pháp ghép. - Có trách nhiệm về chất lượng chồi giống, cây giống sản xuất ra III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra 1 Thiết kế vườn chồi, làm đất và bón 8 2 6 phân lót 2 Trồng cây ra vườn chồi 12 2 9 1 3 Chăm sóc vườn chồi 12 2 9 1 4 Thu hoạch, bảo quản chồi ghép 12 2 10 5 Ghép nêm cà phê 12 2 9 1 6 Chăm sóc cây giống và xuất vườn 12 2 9 1 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 72 12 52 8 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Thiết kế vườn chồi, làm đất và bón phân lót Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: - Kể được các yêu cầu khi chọn địa điểm trồng
  48. 48 - Nêu được các công việc xác định mật độ khoảng cách trồng, làm đất, bón phân lót cho vườn chồi - Chọn được địa điểm trồng phù hợp - Thiết kế mật độ khoảng cách trồng, làm đất, bón phân lót đúng kỹ thuật Nội dung của bài: 1. Chọn địa điểm trồng 2. Mật độ và khoảng cách trồng 3. Làm đất 4. Bón phân lót 4.1 Loại phân bón lót 4.2 Lượng phân bón lót 4.3 Kỹ thuật bón Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2: Trồng cây ra vườn chồi Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được đặc điểm của các dòng vô tính có triển vọng và tiêu chuẩn của cây giống cà phê ghép để trồng ở vườn lấy chồi - Mô tả được các bước công việc trồng cây ra vườn chồi - Nhận biết, chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn và trồng cây cà phê làm vườn lấy chồi đúng kỹ thuật Nội dung của bài: 1. Chọn giống để trồng làm vườn lấy chồi 1.1 Nguồn giống 1.2 Một số dòng vô tính có triển vọng 1.2.1 Dòng vô tính TR4 (tên khác: Ng 13/8) 1.2.2 Dòng vô tính TR5 (tên khác: Th 2/3) 1.2.3 Dòng vô tính TR6 (tên khác: A4 1/20) 1.2.4 Dòng vô tính TR7 (tên khác: N. 7/12)
  49. 49 1.2.5 Dòng vô tính TR8 (tên khác: Ng 14/8) 1.2.6 Dòng vô tính TR9 1.2.7 Dòng vô tính TR10 2. Tiêu chuẩn cây cà phê ghép để trồng ở vườn nhân chồi 3. Thời vụ trồng 4. Kỹ thuật trồng 5.Trồng cây che bóng và đai rừng chắn gió cho vườn chồi Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3: Chăm sóc vườn chồi Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được các công việc trồng dặm, tưới nước và tiêu nước, tủ gốc giữ ẩm cho vườn chồi, bấm cành ngang, tỉa chồi vượt, khử lẫn, bón phân và đốn cho vườn lấy chồi. - Trồng dặm, tưới tiêu nước, tủ gốc giữ ẩm, bấm cành ngang, tỉa chồi vượt, khử lẫn, bón phân và đốn cho vườn lấy chồi đúng kỹ thuật. - Có ý thức trách nhiệm về nguồn chồi giống sản xuất ra. Nội dung của bài: 1. Trồng dặm 2. Tưới và tiêu nước 2.1 Tưới nước 2.2 Tiêu nước 3. Làm cỏ, xới xáo đất 4. Tủ gốc giữ ẩm 5. Bấm cành ngang, tỉa chồi vượt, khử lẫn 6. Bón phân 7. Đốn Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 4: Thu hoạch, bảo quản chồi ghép Thời gian: 12 giờ Mục tiêu:
  50. 50 - Nêu được các bước công việc thu hoạch và bảo quản chồi ghép - Nhận biết và chọn lựa được chồi ghép đủ tiêu chuẩn - Thu hoạch và bảo quản chồi ghép đúng kỹ thuật - Có ý thức trách nhiệm về nguồn chồi giống sản xuất ra Nội dung của bài: 1.Thu hoạch chồi ghép 2.Tiêu chuẩn chồi ghép 3. Bảo quản chồi ghép Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 5: Ghép nêm cà phê Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được tiêu chuẩn của cây gốc ghép và chồi ghép - Mô tả được các bước công việc ghép nêm cà phê và kể được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép - Nhận biết,chọn lựa được cây gốc ghép, chồi ghép đủ tiêu chuẩn và thao tác ghép nêm cà phê thành thạo, tỷ lệ sống cao - Có ý thức trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị dụng cụ ghép 2. Chuẩn bị gốc ghép 3. Chuẩn bị chồi ghép 4. Thời vụ ghép 5. Kỹ thuật ghép: 5.1 Xử lý gốc ghép: 5.2 Xử lý chồi ghép 5.3 Đặt chồi ghép vào gốc ghép 5.4 Quấn dây buộc vết ghép 5.5 Chụp túi nilon lên chồi ghép 5.6. Các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép
  51. 51 Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 6: Chăm sóc cây giống và xuất vườn Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Nêu được các công việc chăm sóc cây cà phê sau khi ghép và tiêu chuẩn của cây giống cà phê ghép khi xuất vườn - Chăm sóc cây cà phê sau khi ghép đúng kỹ thuật - Nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn - Có trách nhiệm về chất lượng cây giống sản xuất ra Nội dung của bài: 1. Vặt chồi thực sinh 2. Tháo bao chụp và dây buộc vết ghép 3. Các chăm sóc khác 4. Chọn cây xuất vườn 4.1 Chọn cây đủ tiêu chuẩn 4.2 Bốc xếp lên xe Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun “Sản xuất cây giống cà phê ghép” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp ghề của nghề “Sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, hình ảnh, video clip về kỹ thuật trồng, chăm sóc vườn nhân chồi, kỹ thuật ghép nêm và chăm sóc cây giống cà phê 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người: - 01 Phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho giáo viên và học viên. - 500 m2 vườn ươm và 500 m2 vườn nhân chồi cà phê (có thể thuê, mượn của cơ sở ươm cây giống cà phê ở gần địa điểm của lớp học).
  52. 52 - Các loại máy bơm và hệ thống tưới nước, bình bơm thuốc bảo vệ thực vật các dụng cụ trang thiết bị này cũng có thể liên kết với các cơ sở sản xuất cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu ở nơi gần lớp học. - Các loại vật tư phân bón + Cây cà phê làm gốc ghép: 90 cây + Chồi ghép: 90 chồi + Dao ghép: 10 cái + Đá mài: 2 cái + Dây nilon quấn: 01 kg + Ure, Kcl, Super lân: 20 kg/ mỗi loại + Phân vi sinh: 100 kg + Phân bón lá: 04 lít + Thuốc bảo vệ thực vật: 04 lít - Các dụng cụ khác như dao, cuốc, xe rùa, thúng, sọt mỗi loại có 06 cái. 4. Điều kiện khác: - Giáo viên hỗ trợ dạy thực hành - Mỗi học viên cần được trang bị đủ bộ bảo hộ lao động như áo, mũ, kính, khẩu trang, ủng V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ: 1. Phương pháp đánh giá a. Kiểm tra định kỳ - Lý thuyết: trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. b. Kiểm tra kết thúc mô đun: Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3-5 học viên) hoặc kiểm tra cá nhân: + Thực hiện mô tả một công việc được thực hiện trong mô đun hoặc thực hiện trắc nghiệm học viên theo bảng câu hỏi do giáo viên chuẩn bị trước. + Thực hiện một công việc hoặc một số công việc trong quá trình thực hiện mô đun, giáo viên đánh giá qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. 2. Nội dung đánh giá
  53. 53 - Kiến thức: Học viên trình bày được mật độ khoảng cách trồng và kỹ thuật làm đất, bón phân lót cho vườn chồi, nêu được đặc điểm của các dòng vô tính có triển vọng và tiêu chuẩn của cây giống cà phê ghép để trồng ở vườn lấy chồi, trình bày được kỹ thuật trồng và chăm sóc vườn chồi, kỹ thuật thu hoạch và bảo quản chồi ghép, nêu được tiêu chuẩn của chồi ghép, gốc ghép và kỹ thuật ghép nêm cà phê, kể được các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ thành công sau khi ghép, trình bày được kỹ thuật chăm sóc cây cà phê sau khi ghép và tiêu chuẩn của cây giống ghép khi xuất vườn. - Kỹ năng: học viên chọn được địa điểm trồng phù hợp, thiết kế mật độ khoảng cách trồng, làm đất, bón phân lót đúng kỹ thuật, nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn, trồng và chăm sóc vườn chồi đúng kỹ thuật, nhận biết và chọn lựa được chồi ghép đủ tiêu chuẩn, thu hoạch và bảo quản chồi ghép đúng kỹ thuật, thao tác ghép nêm cà phê thành thạo, tỷ lệ sống cao, chăm sóc cây cà phê sau khi ghép đúng kỹ thuật, nhận biết và chọn lựa được cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn. - Thái độ: Có ý thức học tập tích cực, tham gia học đầy đủ thời lượng mô đun; bảo quản vật tư, thiết bị, dụng cụ cẩn thận; có trách nhiệm về chất lượng chồì giống, cây giống sản xuất ra. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun “ Sản xuất cây giống cà phê ghép” áp dụng cho các khóa đào tạo nghề, trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khóa đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun “Sản xuất cây giống cà phê ghép” có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc giảng dạy cùng một số mô đun khác (MĐ02, MĐ03, MĐ04, MĐ05, MĐ06, MĐ07) cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình này có thể áp dụng cho các địa phương trong cả nước. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. - Phần lý thuyết: giáo viên cần sử dụng các mẫu vật, dụng cụ trực quan, hình ảnh, video clip về kỹ thuật sản xuất cây giống cà phê trong quá trình giảng dạy để người học nắm bắt những kiến thức liên quan một cách dễ dàng. Nên sử dụng
  54. 54 phương pháp dạy học là giảng dạy cho người lớn tuổi có sự tham gia. - Phần thực hành: chuẩn bị đầy đủ các trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu, địa điểm thực hành theo yêu cầu của các bài trong mô đun. - Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành qua thực hiện các công việc thực tế + Giáo viên mời một hoặc một số học viên trong lớp thực hiện làm mẫu các thao tác trong các bài thực hành và mời các học viên khác nhận xét, trên cơ sở đó giáo viên tổng hợp, đưa ra các nhận xét từng tình huống thực hành. Sau đó chia học viên của lớp thành các nhóm để thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu đề ra trong khoảng thời gian cho phép; +Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; + Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Trồng cây ra vườn chồi - Chăm sóc vườn chồi - Thu hoạch, bảo quản chồi ghép - Ghép nêm cà phê - Chăm sóc cây giống và chọn cây xuất vườn 4. Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Sĩ Nghị - Cây cà phê Việt Nam - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 1996. 2. Trịnh Đức Minh - Kỹ thuật nhân giống cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000. 3. Lê Ngọc Báu - Kỹ thuật trồng và chăm sóc cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000. 4. Trần Thị Kim Loang - Sâu bệnh hại cà phê và biện pháp phòng trừ - Nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội - 2000. 5. Phan Quốc Sủng - Kỹ thuật trồng chăm sóc chế biến cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 1998. 6. Phan Quốc Sủng - Hỏi đáp về kỹ thuật cà phê - Nhà xuất bản Nông nghiệp T.P Hồ Chí Minh - 1999.
  55. 55 7. Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm thuỷ lợi nông lâm nghiệp Gia Lai - Quy trình tạo hình và ghép cà phê ; Sâu bệnh hại cà phê 8. Tài liệu sản xuất cây giống cà phê : website khuyenongvn.gov.vn
  56. 56 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sản xuất cây giống hồ tiêu Mã số mô đun: MĐ 06 Nghề: Sản xuất cây giống cao su, càphê, hồ tiêu
  57. 57 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: SẢN XUẤT CÂY GIỐNG HỒ TIÊU Mã số mô đun: MĐ 06 Thời gian mô đun: 60 giờ (Lý thuyết: 8 giờ ; Thực hành: 50 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 2 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun “Sản xuất cây giống hồ tiêu” được học sau mô đun “Chuẩn bị vườn ươm” và trước mô đun “Tiêu thụ cây giống”; có thể giảng trước, sau hoặc đồng thời các mô đun còn lại trong chương trình cũng như giảng dạy độc lập theo yêu cầu của người học. - Tính chất: là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp; Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy tại địa bàn thôn, xã nơi có vườn sản xuất giống tiêu hay tại nhà của hộ gia đình II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Kiến thức: - Mô tả được các bước công việc chuẩn bị hom và đặt hom tiêu. - Nêu được các công việc chăm sóc vườn giống tiêu và chọn cây xuất vườn. - Thực hiện được các bước của công việc: cắt xử lí, đặt hom tiêu vào đất, chuyển và xếp bầu, nhổ cỏ, xới xáo, phân loại, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh và chọn cây giống xuất vườn. Kỹ năng: - Xác định thời điểm lấy giống, công việc chọn, cắt, gỡ dây giống. - Kể lại được các công việc chọn, cắt, xử lí, đặt và chăm sóc vườn ươm hom tiêu. - Thực hiện thành thạo cắt, xử lí hom giống và giâm hom vào bầu đất (luống đất), chuyển và xếp bầu vào luống, nhổ cỏ trong bầu, đảo bầu. Thái độ: - Có trách nhiệm trong việc sản xuất giống tiêu. - Có trách nhiệm đối với sản phẩm mình làm ra.
  58. 58 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Thời gian (Giờ chuẩn) Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* 1 Chuẩn bị hom giống và đặt hom 20 3 16 1 2 Chăm sóc vườn ươm hom tiêu 20 3 16 1 3 Chọn cây xuất vườn 18 2 16 Kiểm tra kết thúc mô đun 2 2 Cộng 60 8 46 6 *Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Chuẩn bị hom giống và đặt hom Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Nêu được các bước công việc chuẩn bị và cắt dây giống. - Kể lại được các bước cắt, chọn và xử lý hom giống đúng kỹ thuật. - Mô tả các bước thực hiện xẻ rãnh, đặt hom vào luống (giâm hom vào bầu đất), lấp đất. Nội dung của bài: 1. Xác định thời điểm lấy giống. 2. Chọn cắt và gỡ dây giống. 3. Xử lí hom tiêu. 4. Chuẩn bị bầu đất (luống đất) để giâm hom. 5. Kỹ thuật giâm hom vào bầu đất (luống đất). 6. Công việc sau khi giâm hom
  59. 59 Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2: Chăm sóc vườn ươm hom tiêu Thời gian: 20 giờ Mục tiêu: - Mô tả được các công việc che nắng chắn gió, tưới nước, làm cỏ, bón phân, tỉa loại, đảo bầu, huấn luyện cây con ngoài ánh sáng và phòng trừ sâu bệnh hại. - Thực hiện thành thạo các công việc che nắng chắn gió, tưới nước, làm cỏ, bón phân, tỉa loại, đảo bầu, huấn luyện cây con ngoài ánh sáng và phòng trừ sâu bệnh hại. Nội dung của bài: 1. Che nắng, chắn gió 2. Tưới nước. 3. Làm cỏ, phá váng. 4. Bón phân thúc. 5. Đảo bầu. 6. Huấn luyện cây con. 7. Phòng trừ sâu bệnh hại. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 3: Chọn cây xuất vườn Thời gian: 18 giờ Mục tiêu: - Xác định được tiêu chuẩn cây con xuất vườn của các dạng cây giống (cây thân, cây lươn). - Mô tả được những công việc sau khi chọn cây xuất vườn: dọn vệ sinh, gom gọn cây chưa đủ tiêu chuẩn để tiếp tục chăm sóc. - Chọn được cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn. Nội dung của bài:
  60. 60 1. Tiêu chuẩn giống tiêu xuất vườn. 2. Bứng và chọn cây con trên luống đem trồng 2.1. Tiêu chuẩn cây trên luống xuất vườn 2.2. Thời gian bứng cây con 2.3. Kỹ thuật bứng cây. 3. Chọn bầu tiêu giống xuất vườn. Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: - Giáo trình dạy nghề mô đun “Sản xuất cây giống hồ tiêu” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề “Sản xuất cây giống cao su, càphê, hồ tiêu ”. - Tài liệu khác: Cách giâm hom tiêu, giâm hom tiêu vào bầu đất, 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, clip kỹ thuật, hình ảnh về các giống hồ tiêu, các vườn nhân giống hồ tiêu. 3. Điều kiện về cơ sở vật chất: - 01 phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho lớp học 30 người. - 500m2 vườn nhân giống hồ tiêu (có thể thuê, mượn của cơ sở sản xuất giống tiêu gần địa điểm của lớp học). - Các loại: giàn che, nước tưới, bình tưới, bình phun thuốc bảo vệ thực vật, các dụng cụ trang thiết bị này cũng có thể liên kết với các cơ sở sản xuất giống hồ tiêu, nơi gần lớp học. - 500 dây lươn, 200 dây thân. - Tro trấu (hoặc xơ dừa hoặc cát): 50kg (nếu cát thì 100kg). - Các dụng cụ đơn giản như kéo cắt, rổ nhựa lớn nhỏ, lá chuối tươi, cuốc, cào, xẻng, mỗi loại có 10 cái. 4. Điều kiện khác: - Giáo viên hỗ trợ dạy thực hành. - Bảo hộ lao động cho học viên.
  61. 61 V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá lý thuyết: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3 - 5 học viên) thực hiện: + Tính lượng hom tiêu giống để giâm vào diện tích 100m 2 và 1.000 bầu đất với khoảng cách giâm vào luống là hàng cách hàng là 15cm và cây cách cây 15cm. + Chuẩn bị và cắt dây giống: Mỗi nhóm cắt 100 dây lươn và 50 dây thân, bao gồm các hoạt động: chọn dây to khỏe không sâu bệnh dị dạng, cắt xuống từ bụi tiêu, vận chuyển về nơi đang giâm hom. + Cắt và xử lí hom tiêu: Mỗi nhóm cắt và xử lí 300 hom lươn và 100 hom thân, bao gồm các công việc: cắt hom, loại bỏ ½ diện tích lá, nhúng vào kích kích rễ (nếu cần). + Đặt hom vào luống (hoặc bầu đất): Mỗi nhóm đặt 300 hom lươn và 100 hom thân vào đất, bao gồm các công việc: tưới ẩm đất, đặt hom, lấp đất. + Chăm sóc vườn giống hồ tiêu: Mỗi nhóm chăm sóc trên 300 hom lươn (bầu hom lươn) và 100 hom thân (bầu hom thân) bao gồm các công việc: tưới nước, nhổ cỏ, tưới phân, phòng trừ sâu bệnh hại, điều chỉnh ánh sáng, huấn luyện cây con, + Chọn cây xuất vườn: Mỗi nhóm chọn 300 cây giống (bầu cây giống) từ dây lươn và 100 cây giống (bầu cây giống) từ dây thân vào đất, bao gồm các công việc: xác định cây đủ tiêu chuẩn xuất vườn, chọn (bứng) cây xuất vườn. - Kiểm tra cá nhân: Học viên trình bày các bước công việc chọn, cắt, xử lí, đặt hom, chăm sóc vườm ươm và chọn cây giống hồ tiêu xuất vườn. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp về: + Kỹ thuật chọn, cắt, xử lí, đặt hom tiêu. + Kỹ thuật chăm sóc vườm ươm cây giống hồ tiêu - Thực hành: + Thao tác cắt và xử lí hom tiêu, đặt hom vào luống (hoặc bầu đất).
  62. 62 + Thao tác các công việc chăm sóc như tưới nước, nhổ cỏ, tưới phân, phòng trừ sâu bệnh hại, điều chỉnh ánh sáng, huấn luyện cây con, + Chọn (bứng) cây giống đủ tiêu chuẩn xuất vườn. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình: - Chương trình mô đun Sản xuất cây giống hồ tiêu áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Sản xuất cây giống hồ tiêu có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên). - Chương trình áp dụng cho cả nước. Nếu áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: dây thân=dây át; leng=xẻng, bầu tiêu thân=bầu tiêu át, đốt=mắt - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Mô đun Sản xuất cây giống hồ tiêu là mô đun thực hành đòi hỏi học viên phải tuân theo các bước thực hiện công việc và phải tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, băng đĩa về Sản xuất cây giống hồ tiêu để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo phương pháp làm mẫu - Giáo viên mời một học viên trong lớp làm mẫu cắt, xử lí, đặt (giâm) một hom tiêu giống hoàn chỉnh và thực hiện một trong các công việc chăm sóc vườn tiêu giống, cả lớp cùng quan sát, sau đó mỗi học viên tự thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật trong khoảng thời gian đã quy định; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ; - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục.
  63. 63 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Phần lý thuyết: Các bước cắt, xử lí hom tiêu và đặt hom vào luống (hoặc bầu đất). - Phần thực hành: + Mặt cắt phải vát, cách đốt 1cm. Số lượng đốt/hom phải cân đối (2-5 đốt) + Chọn cây giống xuất vườn phải đạt tiêu chuẩn. 4. Tài liệu tham khảo 01. TS Tôn Nữ Tuấn Nam, TS Trần Kim Loang, TS Đào Thị Lan Hoa - Kỹ thuật trồng, thâm canh, chế biến và bảo quản hồ tiêu - Hà Nội – 2008 02. PGS. TS Hoàng Đức Phương, TS Nguyễn Minh Hiếu, Ths Đinh Xuân Đức, Ths Nguyễn Thị Đào, Ths Bùi Xuân Tín (2002). Giáo trình cây công nghiệp - Đại học nông lâm Huế. 03. Bộ NN và PTNT, cục trồng trọt - Đánh giá hiện trạng và bàn giải pháp phát triển cây Hồ tiêu các tỉnh phía Nam – Bình Phước – 2009 04. Tài liệu hội nghị thường niên năm 2010 và đại hội nhiệm kỳ IV (2011 – 2014) – Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam. 05. Tiêu chuẩn ngành - Hồ tiêu, Quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch - 2006
  64. 64 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Tiêu thụ cây giống Mã số mô đun: MĐ 07 Nghề: Sản xuất cây giống cao su, càphê, hồ tiêu
  65. 65 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN: TIÊU THỤ CÂY GIỐNG Mã số mô đun: MĐ 07 Thời gian mô đun: 56 giờ (Lý thuyết: 12 giờ ; Thực hành: 40 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 4 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Mô đun Tiêu thụ cây giống là một mô đun học sau các mô đun Chuẩn bị vườn ươm, Sản xuất vườn nhân gỗ ghép cao su, Sản xuất cây giống cao su, Sản xuất cây giống cà phê, Sản xuất cây giống hồ tiêu trong chương trình sơ cấp của nghề “Sản xuất cây giống cao su, càphê, hồ tiêu”. - Tính chất: là mô đun tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành nghề nghiệp; Mô đun này có thể tổ chức giảng dạy tại hội trường, nhà văn hóa, ngay tại nơi đã và đang có cây giống xuất vườn hoặc đại lý bán cây giống II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: Kiến thức: - Mô tả được các bước công việc đăng ký sản xuất cây giống. - Nêu các bước công việc: tìm hiểu thị trường, tiếp thị cây giống và bán được cây giống. - Tính được hiệu quả sản xuất cây giống. Kỹ năng: - Đăng ký được giấy phép sản xuất cây giống. - Tìm hiểu thị trường, tiếp thị cây giống và bán được cây giống. - Tính được hiệu quả sản xuất cây giống. Thái độ: - Có trách nhiệm với cây giống được tiêu thụ ra thị trường. - Có ý thức tôn trọng phong tục tập quán, tôn giáo trong thực hiện công việc. Vui vẻ, cởi mở và nhiệt tình trong công việc.
  66. 66 III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số Thời gian (Giờ chuẩn) T Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm T số thuyết hành tra 1 Đăng ký sản xuất cây giống 8 2 6 2 Tìm hiểu thị trường và tiếp thị cây giống 12 3 9 3 Bán cây giống 12 2 10 4 Chăm sóc khách hàng 8 2 6 5 Tính hiệu quả sản xuất cây giống 12 3 9 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 56 12 40 4 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Đăng ký sản xuất cây giống Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được nội dung cơ bản của pháp lệnh giống cây trồng. - Làm được kế hoạch tổ chức sản xuất giống cây trồng. - Đăng ký được giấy chứng nhận sản xuất giống cây trồng. Nội dung của bài: 1. Giới thiệu về pháp lệnh giống cây trồng 2. Các thông tư, qui phạm hướng dẫn về công tác giống cây trồng
  67. 67 3. Xác định nơi đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh sản xuất cây giống. 4. Đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh sản xuất cây giống. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 2: Tìm hiểu thị trường và tiếp thị cây giống Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Tìm hiểu và uớc tính được nhu cầu cây giống cao su, cà phê, hồ tiêu trong khu vực về chủng loại, số lượng; - Trình bày được các hình thức và nội dung cơ bản trong tiếp thị cây giống. - Xây dựng được các hình thức và nội dung tiếp thị cụ thể cho từng loại cây cây giống (cao su, cà phê, hồ tiêu) trên thị trường khu vực. Nội dung của bài: 1. Tìm hiểu giá cả thị trường cây giống (cao su, cà phê, hồ tiêu) trong vùng. 1.1. Khái niệm. 1.2. Thu thập và xử lý thông tin 1.2.1. Thu thập thông tin từ các cơ sở xản xuất cây giống. 1.2.2. Thu thập thông tin từ khách hàng trực tiếp. 1.2.3. Thu thập thông tin từ các cơ sở khuyến nông. 2. Tiếp thị cây giống 2.1. Khái niệm. 2.2. Các phương pháp tiếp thị 2.2.1. Xác định đối tượng tiếp thị. 2.2.3 Xác định nội dung về hình thức tiếp thị. 2.2.3. Lên lịch tiếp thị. 2.2.4. Tiếp thị. 2.2.5. Tổng hợp kết quả tiếp thị. Câu hỏi và bài tập thực hành
  68. 68 Bài 3: Bán cây giống Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Mô tả được các công việc hợp đồng bán cây giống có đầy đủ nội dung theo quy định và tính pháp lý. - Bán được số lượng cây giống sản xuất với giá thành phù hợp. - Thanh lí hợp đồng bán cây giống. Nội dung của bài: 1. Xác định khung hợp đồng mua bán cây giống. 2. Chuẩn bị nội dung hợp đồng chi tiết về mua bán cây giống. 2.1. Các căn cứ để sọan thảo hợp đồng 2.2. Chuẩn bị nội dung hợp đồng 3. Thống nhất với khách hàng thời gian ký kết hợp đồng. 4. Ký kết hợp đồng mua bán với khách hàng. 5. Thanh lý hợp đồng. Câu hỏi và bài tập thực hành Bài 4: Lấy ý kiến khách hàng Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu các bước công việc chăm sóc khách hàng. - Lấy được ý kiến khách quan từ khách hàng sau khi đã hoàn tất thanh lý hợp đồng, chăm sóc khách hàng khi họ cần thiết. Nội dung của bài: 1. Chuẩn bị nội dung thông tin cần lấy ý kiến từ khách hàng 2. Lấy ý kiến phản hồi của khách hàng. Câu hỏi và bài tập thực hành
  69. 69 Bài 5: Tính hiệu quả sản xuất cây giống Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Liệt kê được các khoản chi phí để sản xuất cây giống. - Tính được giá bán cây giống. - Tính được hiệu quả kinh tế khi sản xuất cây giống. Nội dung của bài: 1. Tính các khoản chi phí cho việc sản xuất cây giống. 2. Tính tổng số tiền sau khi bán cây giống. 3. Tính hiệu quả (lợi nhuận) sản xuất cây giống. Câu hỏi và bài tập thực hành IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy: Giáo trình dạy nghề mô đun “Tiêu thụ cây giống” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề “Sản xuất cây giống cao su, càphê, hồ tiêu ”. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ: Máy tính, máy chiếu, các mẫu hợp đồng mua bán cây giống, mẫu phiếu phỏng vấn khách hàng, 3. Điều kiện về cơ sở vật chất cho lớp học 30 người: - 01 phòng học 30m2, có đủ bảng, bàn ghế cho lớp học 30 người. - Mời (gọi) người đã mua cây giống: 3 - 5 người. - Các loại: máy chiếu, máy tính,. có thể liên kết với các đại lý mua bán cây giống nơi gần lớp học. - Máy tính tay: 10 cái. - Mẫu hợp đồng mua bán cây giống: 100 bản. - Mẫu phiếu phỏng vấn khách hàng: 100 bản. - Các dụng cụ, vật liệu khác như giấy A4, bút, khoảng 100 tờ (cái). 4. Điều kiện khác: Bộ phận tổ chức lớp học, chuyên gia về Tiêu thụ cây giống.
  70. 70 V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Đánh giá lý thuyết: dùng phương pháp trắc nghiệm khách quan hoặc vấn đáp, trao đổi (theo tình huống). - Đánh giá kỹ năng nghề: Kiểm tra kỹ năng nghề thông qua bài thực hành, kiểm tra qua quan sát và theo dõi thao tác, thái độ thực hiện và kết quả thực hành của học viên. - Kiểm tra theo nhóm (mỗi nhóm từ 3 - 5 học viên) thực hiện: + Đăng ký giấy phép sản xuất cây giống: Mỗi nhóm tìm hiểu về các công việc đăng ký giấy phép sản xuất cây giống, bao gồm các hoạt động: Xác định nơi đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh sản xuất cây giống; Đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh sản xuất cây giống. + Tìm hiểu thị trường và tiếp thị cây giống cho 3 loại giống cao su, càphê, hồ tiêu: Mỗi nhóm tìm hiểu thị trường và tiếp thị cho một loại cây giống, bao gồm các hoạt động: tìm hiểu giá cả thị trường và tiếp thị cây giống. + Bán cây giống: Mỗi nhóm ký kết họp đồng và thanh lý hợp đồng cho 1 loại cây giống, bao gồm các hoạt động: Thống nhất địa điểm, thời gian ký hợp đồng; ký hợp đồng với khách hàng; thanh lý hợp đồng. + Tính hiệu quả kinh tế sản xuất cây giống: Mỗi nhóm tính lợi nhuận cho việc sản xuất cây giống cho 3 loại cây giống, bao gồm các hoạt động: Tính tất cả các khoản chi phí cho việc sản xuất cây giống; tính tổng số tiền sau khi bán cây giống; tính hiệu quả (lợi nhuận) sản xuất cây giống. - Kiểm tra cá nhân: Học viên trình bày các bước công việc: đăng ký giấy phép sản xuất cây giống, tiếp thị và bán cây giống, tính hiệu quả kinh tế sản xuất cây giống. 2. Nội dung đánh giá - Lý thuyết: Kiểm tra vấn đáp về: + Tìm hiểu thị trường và tiếp thị cây giống. + Bán cây giống và tính hiệu quả kinh tế sản xuất cây giống. - Thực hành: + Ký kết và thanh lý hợp đồng bán cây giống. + Tính toán hiệu quả kinh tế sản xuất cây giống. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình:
  71. 71 - Chương trình mô đun Tiêu thụ cây giống áp dụng cho các khóa đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun Tiêu thụ cây giống có thể sử dụng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng (dạy nghề thường xuyên) - Chương trình áp dụng cho cả nước. Nếu áp dụng theo vùng, miền cần chú ý một số từ địa phương, ví dụ: vạn cây = mười nghìn cây; một thiên cây = một nghìn cây, bớt giá = giảm giá, - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Mô đun Tiêu thụ cây giống là mô đun thực hành đòi hỏi học viên phải tuân theo các bước thực hiện công việc và phải tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun: Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: Nêu vấn đề, đàm thoại, chuyển giao phương pháp phát triển công nghệ có sự tham gia (PTD), lớp học hiện trường (FFS) và khuyến nông thị trường để phát huy tính tích cực của học viên. - Giáo viên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình (hình thức), băng đĩa về mua bán cây giống để học viên nắm bắt kiến thức một cách dễ dàng. b. Phần thực hành: Hướng dẫn thực hành theo phương pháp làm mẫu - Giáo viên mời một học viên trong lớp làm mẫu về việc bán cây giống một cách hoàn chỉnh và thực hiện một trong các phép tính toán lợi nhuận, cả lớp cùng quan sát, sau đó mỗi học viên tự thực hiện cho đến khi đạt yêu cầu kỹ thuật trong khoảng thời gian đã quy định; - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra việc thực hiện của chính bản thân họ. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Phần lý thuyết: Bản ký kết hợp đồng và thanh lý hợp đồng. - Phần thực hành: + Bán được cây giống. + Tính hiệu quả khinh tế sau khi bán cây giống.
  72. 72 4. Tài liệu tham khảo: 1. Trần Minh Đạo. 2002. Giáo trình Marketing căn bản, NXB Thống kê. 2. Đỗ Hòa. Chiến lược marketing . www.marketingchienluoc.com 3. Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, 2007. Marketing căn bản. 4. Nguyễn Thượng Thái, 2007 Giáo trình Marketing căn bản. 5. Luật thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005. 6. Bộ Nông nghiệp - PTNT, 2003. Sổ tay hướng dẫn tiêu chuẩn vườn ươm