Giáo trình Thay đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ở tỉnh đắc nông giai đoạn 2000-2012 - Lưu Văn Năng

pdf 8 trang huongle 2860
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Thay đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ở tỉnh đắc nông giai đoạn 2000-2012 - Lưu Văn Năng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thay_doi_su_dung_dat_san_xuat_nong_nghiep_dat_lam.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thay đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp ở tỉnh đắc nông giai đoạn 2000-2012 - Lưu Văn Năng

  1. J. Sci. & Devel., Vol. 11, No. 8: 1134-1141 Tạp chí Khoa học và Phát triển 2013, tập 11, số 8: 1134-1141 www.hua.edu.vn THAY ĐỔI SỬ DỤNG ĐẤT SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, ĐẤT LÂM NGHIỆP Ở TỈNH ĐẮC NÔNG GIAI ĐOẠN 2000-2012 Lưu Văn Năng1*, Nguyễn Thanh Lâm2, Trần Đức Viên2 1Tổng cục Quản lý Đất đai; 2Khoa Môi trường, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội Email*: lvnang@gdla.gov.vn / luuvannang@yahoo.com Ngày gửi bài: 12.11.2013 Ngày chấp nhận: 28.12.2013 TÓM TẮT Tỉnh Đắk Nông mới được thành lập từ năm 2004 đến nay. Việc thay đổi sử dụng đất theo xu hướng đất sản xuất nông nghiệp (SXNN) tăng và đất lâm nghiệp có rừng (gọi chung là đất lâm nghiệp) giảm đã diễn ra mạnh mẽ trong thời gian từ năm 2000 đến nay. Qua nghiên cứu cho thấy tổng diện tích đất lâm nghiệp mất đi giai đoạn này là 131.725 ha (chiếm 20% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh) và đây là con số đáng báo động do vị trí địa lý đặc thù nên mất rừng ở Đắk Nông sẽ ảnh hưởng tới môi trường sinh thái không những trong tỉnh mà còn ảnh hưởng tới những vùng lân cận ở miền Trung và Đông Nam Bộ. Với phương pháp điều tra số liệu thông qua phỏng vấn nông hộ và làm việc với các sở, ngành và các phòng ban chuyên môn các huyện trong tỉnh cũng như tham vấn các nhà khoa học đã tìm hiểu được nguyên nhân chính của quá trình thay đổi sử dụng đất này, từ đó đã đề xuất những nhóm giải pháp như về chính sách, về quản lý sử dụng đất, về đào tạo và tuyên truyền nhằm dần đưa việc quản lý tài nguyên đất đai đi vào ổn định trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. Từ khóa: Thay đổi sử dụng đất, diện tích rừng, đất sản xuất nông nghiệp, tỉnh Đắk Nông. Changes in Agricultural and Forest Land Use in Daknong Province from 2000 To 2012 ABSTRACT Dak Nong Province, a newly established province in the central highland, has on going processes of landuse changes in both agriculture production and forestry land from 2000 to present. The research showed that the total area of forest land lost at this stage is estimated at 131,725 ha (approximately 20% of total natural area of the province). This is an alarming figure due to the specific geographic location and, the deforestation in Dak Nong will affect the ecological environment not only in the province but also the surrounding regions in Central and Southeast provinces. Investigation through household interviews and working with related departments at provincial and district levels as well as consulting the scientists, the research identified the trend of arable and forest land use as well as the main cause of losing forest in the period from 2000 to 2012 . The solutions toof agricultural and forest land use in Dak Nong province were also proposed. Keywords: Land use changes, agriculture production land, forest land, Dak Nong province. Nông bị mất lớn nhất so với các tỉnh Tây 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Nguyên trong giai đoạn từ năm 2000 đến 2012 Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết Theo Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), từ số 22/NQ-QH11 của Quốc hội từ tháng 1 năm năm 2000 đến 2012, diện tích đất lâm nghiệp 2004. Tình trạng quản lý đất đai không chặt chẽ Tây Nguyên mất đi 185.780 ha thì riêng tỉnh kết hợp với nguồn tài nguyên đất đai màu mỡ Đắk Nông đã mất 131.725 ha. Đã có một số cho phát triển sản xuất nông nghiệp đã dẫn đến nghiên cứu của Dương Văn Duy và cs. (2010) diện tích đất lâm nghiệp có rừng ở tỉnh Đắk tìm hiểu về thực trạng và đề xuất sử dụng bền 1134
  2. Lưu Văn Năng, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên vững đất cây công nghiệp dài ngày; nghiên cứu Campuchia với ba dạng địa hình chính là địa của Nguyễn Huy Hoàng (2009) về một số giải hình vùng núi, địa hình cao nguyên rất thích pháp hành chính nhà nước nhằm quản lý rừng ở hợp với trồng cây công nghiệp lâu năm, phát Tây Nguyên; nghiên cứu của Nguyễn Thanh triển lâm nghiệp và địa hình thấp (chiếm diện Phương và Trương Công Cường (2012) về thực tích nhỏ) thích hợp cho việc phát triển cây lương trạng canh tác trên đất dốc tỉnh Đắk Nông, tuy thực, cây công nghiệp ngắn ngày. nhiên những nghiên cứu này mang tính chất Khí hậu trong năm có hai mùa là mùa khô đánh giá xu hướng cho cả vùng Tây Nguyên và mùa mưa tương đối rõ ràng: Mùa mưa kéo hoặc một nghiên cứu cụ thể cho một loại đất của dài 7 tháng, từ tháng 4 đến hết tháng 10, mùa tỉnh Đắk Nông và đến nay cũng chưa có nghiên khô từ tháng 11 đến hết tháng 3 năm sau. cứu nào về thay đổi sử dụng đất SXNN và đất Đến năm 2012 dân số trung bình của tỉnh lâm nghiệp từ năm 2000 đến nay. Nghiên cứu Đăk Nông là 538.034 người với khoảng 40 dân này sẽ thể hiện được thay đổi sử dụng đất tộc cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là dân tộc SXNN, đất lâm nghiệp và mối tương quan thay Kinh (67%), M'Nông (9,13%), Nùng (5,4%), các đổi sử dụng đất này cũng như đề xuất các giải dân tộc khác Tày, Thái, Ê Đê, chiếm tỉ lệ nhỏ. pháp tổng hợp nhằm góp phần sử dụng hợp lý Từ năm 2000 đến nay dân số của tỉnh tăng hơn tài nguyên đất đai trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 210.886 người, trong đó theo UBND tỉnh Đắk Nông (2013), dân di cư tự do đã chiếm tới 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 108.509 người. Chính lượng dân số tăng nhanh và chủ yếu từ nơi khác tới nên ảnh hưởng rất Thu thập thông tin tài liệu thứ cấp thông lớn đến việc thay đổi sử dụng đất ở tỉnh. qua các cơ quan quản lý chuyên ngành về đất đai, môi trường, quản lý - bảo vệ rừng và nông Về phát triển kinh tế, đến hết năm 2012, cơ nghiệp ở Trung ương, ở tỉnh Đắk Nông và các cấu giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm huyện trong tỉnh Đắc Nông. 56,89%; công nghiệp - xây dựng đạt 21,48%, dịch vụ đạt 21,63% với thu nhập bình quân đầu Điều tra, phỏng vấn 300 nông hộ cho từng người đã đạt 27,23 triệu đồng/năm. Cho đến loại hình, kiểu sử dụng đất nhằm xác định nhóm nay, Đắk Nông vẫn là tỉnh nghèo với các nhu những loại hình sử dụng đất sản xuất nông cầu phát triển hạ tầng kinh tế xã hội rất lớn và nghiệp nào có ảnh hưởng tới đất lâm nghiệp. chính điều này đã và đang gây áp lực trong việc Trao đổi, tham vấn, trưng cầu ý kiến của quản lý đất đai ở địa phương. các nhà khoa học, các nhà quản lý, các chuyên Về đất đai, theo Viện Quy hoạch và Thiết gia có kiến thức và kinh nghiệm về nghiên cứu kế nông nghiệp (2006), toàn tỉnh Đắk Nông có 8 biến động sử dụng đất, hệ thống cây trồng cũng như quản lý đất đai bền vững; nhóm đất gồm đất bãi cát, đất phù sa, đất xám, đất đen, đất thung lũng, đất đỏ vàng, đất mùn Phân tích, xử lý tài liệu, số liệu: Sử dụng vàng đỏ trên núi, đất xói mòn trơ sỏi đá và đất các phần mềm tin học như Excel, Access, mặt nước (trong đó đáng chú ý là đất đỏ vàng có Mapinfo để tổng hợp và tính toán sự thay đổi diện tích 537.079 ha, chiếm tới hơn 82% đất tự diện tích qua các thời kỳ cũng như ảnh hưởng nhiên toàn tỉnh). Độ dày tầng đất từ 70cm trở của sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tới tài lên toàn tỉnh chiếm khoảng 67%. Cũng theo nguyên rừng. nghiên cứu của Tổng cục Quản lý đất đai (2010), với loại đất và độ dày tầng đất như trên rất phù 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN hợp với phát triển cây những loại cây công 3.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - nghiệp dài ngày. xã hội và đất đai tỉnh Đắk Nông Đến năm 2012, tổng diện tích tự nhiên của Đắk Nông thuộc vùng Tây Nam của Tây tỉnh là 651.562 ha, trong đó đất nông nghiệp có Nguyên, có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh 586.583 ha, đất phi nông nghiệp có 43.954 ha và Đắk Lắk; Bình Phước; Lâm Đồng và Vương quốc đất chưa sử dụng có 21.025 ha (Hình 1). Trong 1135
  3. Thay đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tác động đến đất rừng ở tỉnh Đắc Nông giai đoạn 2000-2012 Hình 1. Cơ cấu sử dụng đất tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2000-2012 quỹ đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông Qua bảng 1 cho thấy: nghiệp và đất lâm nghiệp có đến 584.891 ha - Về đất sản xuất nông nghiệp: Trong giai (chiếm 89,8% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh). đoạn từ 2000 đến nay, tổng diện tích đất sản So với năm 2000 thì hầu hết cơ cấu về diện tích xuất nông nghiệp tăng 164.468 ha (trung bình các loại đất đều thay đổi, kể cả diện tích tự mỗi năm đất nông nghiệp tăng gần 14.000 ha), nhiên toàn tỉnh, theo Bộ tài nguyên và Môi chiếm khoảng 25% tổng diện tí́ch đất tự nhiên trường (2012) có thay đổi diện tích tự nhiên là toàn tỉnh. do quá trình cập nhật những khu vực đã đo vẽ Nhóm đất sản xuất nông nghiệp đáng lưu ý là bản đồ địa chính. có sự gia tăng diện tích mạnh đối với với đất nương rẫy và đất trồng cây công nghiệp lâu năm. 3.2. Hiện trạng và thay đổi sử dụng đất sản Việc thay đổi sử dụng đất sản xuất nông xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp tỉnh Đắk nghiệp diễn ra mạnh nhất ở các huyện Đắk Nông Long, Đắk Song, Krông Nô và Tuy Đức với Sau khi tổng hợp, rà soát và phân tích, kết nhiều nguyên nhân khác nhau như (i) do tác quả nghiên cứu về biến động sử dụng đất sản xuất động của các chính sách quy hoạch bố trí đất nông nghiệp và đất rừng được trình bày ở bảng 1. sản xuất nông nghiệp của Nhà nước (bố trí Bảng 1. Thay đổi diện tích đất sản xuất nông nghiệp và đất lâm nghiệp giai đoạn 2000-2012 tỉnh Đắk Nông (Đơn vị tính: ha) Thứ Thay đổi Mục đích sử dụng đất Năm 2000 Năm 2005 Năm 2010 Năm 2012 tự 2000-2012 1 Đất sản xuất nông nghiệp 154.997 223.484 306.749 319.466 164.468 1.1 Đất trồng cây hàng năm 46.485 90.320 106.620 111.086 64.601 Đất trồng lúa 6.643 9.800 8.767 8.817 2.174 Đất nương rẫy 39.842 76.465 82.924 97.160 57.318 Đất trồng cây hàng năm khác 2.779 4.054 14.929 5.110 2.331 1.2 Đất trồng cây lâu năm 108.512 133.164 200.129 208.379 99.867 Đất trồng cây công nghiệp lâu năm 86.049 126.227 193.455 200.050 114.001 Đất trồng cây ăn quả lâu năm và trồng 22.463 6.937 6.674 8.329 -14.134 cây lâu năm khác 2 Đất lâm nghiệp 397.150 370.546 279.510 265.425 -131.725 2.1 Rừng sản xuất 266.852 249.904 212.752 198.684 -68.168 2.2 Rừng phòng hộ 101.860 92.426 37.500 37.484 -64.376 2.3 Rừng đặc dụng 28.438 28.217 29.258 29.258 820 Nguồn: Thống kê, kiểm kê đất đai qua các năm 1136
  4. Lưu Văn Năng, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên đất sản xuất nông nghiệp để giao cho đồng bào phá rừng để chuyển đổi mục đích sử dụng đất, dân tộc thiểu số tại chỗ theo Quyết định số do cháy rừng, do khai thác trái phép, Qua 132/QĐ-TTg, Quyết định số 134/QĐ-TTg của tổ̉ng hợp số liệu cho thấy tổng diện tích rừng Thủ tướng Chính phủ; bố trí tái định canh các mất do nguyên nhân này khoảng 120.000 ha công trình thuỷ điện Đăk R’tih, thuỷ điện Buôn (trung bình mỗi năm mất khoảng 10.000 ha). Tua Srah, thuỷ điện Buôn Kuốp, ); (ii) Do việc Việc mất rừng do chưa kiểm soát được của chính tự khai thác, chuyển đổi mục đích sử dụng đất quyền địa phương có nhiều nguyên nhân chủ trái phép từ các loại đất khác sang đất sản xuất quan và khách quan do hầu hêt diện tích rừng nông nghiệp hiện có của tỉnh (213.517 ha) đang do các công - Về đất lâm nghiệp: Tính từ năm 2000 đến ty lâm nghiệp hoặc các Ban quản lý rừng phòng nay, diện tích đất lâm nghiệp giảm 131.725 ha hộ quản lý và khai thác trong khi việc quản lý trong đó tập trung chủ yếu vào đất rừng tự mới ở trên giấy, ranh giới cụ thể ở thực địa chưa nhiên (giảm mạnh đất rừng sản xuất và đất được xác định rõ ràng và đây chính là lỗ hổng rừng phòng hộ), tuy nhiên tốc độ mất rừng có lớn trong việc mất rừng nhưng chủ rừng chưa chiều hướng tăng mạnh trong những năm gần kiểm soát được. đây, theo thống kê giai đoạn từ năm 2000 đến 2005, toàn tỉnh mất khoảng 26.700 ha rừng thì Hình 2 cho thấy, việc thay đổi sử dụng đất trong giai đoạn từ 2005 đến nay diện tích rừng lâm nghiệp giảm mạnh nhất ở các huyện Đắk mất đi toàn tỉnh đã hơn 105.000 ha. Long, Đắk Song, Krông Nô và Tuy Đức, điều Qua nghiên cứu cho thấy, diện tích đất lâm này cho thấy mối tương quan mật thiết giữa đất nghiệp mất đi trong giai đoạn vừa qua bao gồm lâm nghiệp với đất sản xuất nông nghiệp ở các hai dạng cơ bản là: huyện này vì đây là những huyện có đất sản + Diện tích mất do chuyển đổi mục đích sử xuất nông nghiệp tăng nhanh nhất, việc tăng dụng được cấp có thẩm quyền cho phép để sử diện tích nhóm đất này thì sẽ làm giảm nhóm dụng đất cho các mục đích phát triển kinh tế xã đất kia và ngược lại. hội tại địa phương cũng như các mục đích ổn định đồng bào di cư và người dân tộc thiểu số: 3.3. Tác động thay đổi sử dụng đất sản xuất Từ năm 2000 đến 2012, toàn tỉnh đã có 82 dự án nông nghiệp đến đất rừng chuyển đổi rừng và đất lâm nghiệp sang các Trong những năm gần đây, dân số trong mục đích khác với tổng diện tích rừng tự nhiên tỉnh tăng nhanh cộng với nhu cầu của thị chuyển đổi là 10.900 ha. trường nên người dân đã khai phá rừng để + Diện tích mất do tình trạng chưa kiểm chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang sản xuất soát được của chính quyền địa phương: Đây là lương thực và trồng những loại cây có khả năng nguyên nhân chính trong việc mất rừng thời thu lợi nhuận cao như cây ăn quả, cây công gian qua tại tỉnh với những lý do như tự ý chặt nghiệp dài ngày, Hình 2. Tương quan biến động 2000-2012 đất lâm nghiệp và đất rừng tỉnh Đắk Nông 1137
  5. Thay đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tác động đến đất rừng ở tỉnh Đắc Nông giai đoạn 2000-2012 Qua nghiên cứu cho thấy việc mất rừng có qua nghiên cứu cho thấy trong quá trình sử liên quan chặt chẽ tới việc gia tăng dân số ở dụng và mở rộng diện tích đất sản xuất nông tỉnh, việc gia tăng số dân di cư tự do từ nơi nghiệp có một số loại hình sử dụng đất sản xuất khác tới (108.509 người) đã làm cho một diện nông nghiệp được người dân tăng diện tích bằng tích rất lớn rừng đã bị mất do những dân di cư cách khai phá rừng để chuyển đổi mục đích sử tự do là người nghèo và khi đến định cư tại dụng, tuy nhiên cũng có một số loại hình sử Đắk Nông họ thường vào trong những khu dụng đất sản xuất nông nghiệp trong quá trình rừng tự nhiên. Trong thời gian đầu để có đất mở rộng diện tích hầu như không có tác động canh tác phục vụ sinh kế trước mắt, họ thường đến đất rừng. chặt phá một diện tích rừng nhất định để canh Tổng hợp kết quả điều tra 300 phiếu tại các tác hoặc phá rừng lấy gỗ bán để tồn tại và đây nông hộ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đã phân là nguyên nhân chính dẫn nhiều diện tích rừng nhóm và xác định nguyên nhân mở rộng diện bị mất thời gian qua. tích giai đoạn vừa qua của một số loại hình sử Tác động của quá trình mở rộng diện tích sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính trên địa dụng đất sản xuất nông nghiệp đối với đất rừng, bàn tỉnh Đắk Nông (Bảng 2). Hình 3. Tương quan biến động 2000-2012 dân số -đất rừng-đất sản xuất nông nghiệp Bảng 2. Đặc điểm một số loại hình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp chính tỉnh Đắk Nông Nội dung Loại hình SDĐ điều STT Tưới Nguyên nhân tăng tra Địa hình Loại đất Độ dốc /tầng đất tiêu diện tích Đất trồng chuyên lúa Bằng phẳng đất phù sa, đất Tầng đất dày >30cm Chủ Mở rộng DT bằng 1 0 bãi cát, cồn cát Độ dốc 0-5 động phẳng gần hồ đập. Đất trồng lúa màu Bằng phẳng đất phù sa, đất Tầng đất dày >30cm Chủ Mở rộng DT bằng 2 đen, đất thung Độ dốc 0-50 động phẳng gần hồ đập lũng, Đất trồng chuyên Bằng phẳng đất đỏ vàng, đất Tầng đất dày >30cm Chủ Chuyển đổi từ đất cây màu và cây công phù sa, đất đen, Độ dốc 0-50 động lâu năm; đất bằng 3 nghiệp ngắn ngày đất thung lũng chưa sử dụng và đất nương rẫy Đất trồng cây hàng Dốc đất đỏ vàng, đất Tầng đất dày >30cm Không Chuyển đổi mục đích 4 năm trên nương rẫy đen, đất xám Độ dốc 0-300 chủ từ đất rừng động Loại hình cây công Dốc đất đỏ vàng, đất Tầng đất dày >30cm Chủ Chuyển đổi mục đích 5 nghiệp dài ngày đen, đất xám Độ dốc 0-250 động từ đất rừng Loại hình cây ăn quả Bằng phẳng đất đỏ vàng, đất Tầng đất dày >30cm Chủ Chuyển đổi mục đích 6 đen, đất xám Độ dốc 0-150 động từ đất nương rẫy và cây CN dài ngày Nguồn: Số liệu điều tra (2012) 1138
  6. Lưu Văn Năng, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên - Nhóm những loại hình sử dụng đất sản xuất thiên nhiên và đa đạng sinh học, vườn rừng nông nghiệp có tác động ít đến đất rừng trong quá quốc gia, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh trình mở rộng diện tích canh tác gồm những loại lam thắng cảnh. Do đó, quỹ đất rừng này phải hình đất trồng chuyên lúa; đất lúa màu; đất được bảo vệ chặt chẽ, tuyệt đối tránh chuyển đổi chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm. mục đích sử dụng sang các loại đất khác. - Nhóm những loại hình sử dụng đất sản - Đất rừng sản xuất với mục đích chính là xuất nông nghiệp có tác động theo chiều hướng sản xuất lâm nghiệp (sản xuất gỗ, củi) do đó nếu lấn vào đất rừng trong quá trình mở rộng diện chuyển sang trồng cây ăn quả, trồng cây công tích canh tác gồm đất trồng cây hàng năm trên nghiệp lâu năm thì có thể chấp nhận được hay đất nương rẫy và loại hình cây công nghiệp dài không sẽ phụ thuộc vào lợi ích kinh tế, xã hội và ngày. Riêng đối với loại hình cây ăn quả mặc dù môi trường. trong giai đoạn nghiên cứu không trực tiếp lấn vào đất rừng trong quá trình mở rộng diện tích 3.4. Một số giải pháp sử dụng hợp lý, hiệu quả nhưng do được chuyển đổi từ đất nương rẫy và đất lâm nghiệp và sản xuất nông nghiệp cây CN dài ngày nên loại hình này cũng gián a. Nhóm giải pháp về chính sách. tiếp ảnh hưởng tới đất rừng. - Hoàn thiện các chính sách về giao đất Cũng qua đánh giá mở rộng diện tích các SXNN cho các hộ gia đình cá nhân trong trường loại hình sản xuất nông nghiệp, việc tăng diện hợp đã ở ổn định trên phần đất đã giao cho các tích loại hình đất cây hàng năm trên đất nương công ty lâm nghiệp. Qua điều tra ở tỉnh Đắk rẫy, cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả có Nông cho thấy hiện tại diện tích đất lâm nghiệp quan hệ rất mật thiết với việc mất diện tích đất có rừng đã giao cho các Công ty Lâm nghiệp lâm nghiệp theo chiều hướng tỷ lệ nghịch (diện toàn tỉnh là 213.517 ha, trong đó diện tích đất tích rừng mất thì những loại hình sử dụng đất người dân đang sinh hoạt và canh tác sản xuất này tăng). nông nghiệp đã chiếm tới 58.284 ha do đó cần Cũng qua bảng 2 cho thấy mất rừng ở Đắk tách những diện tích này ra khỏi các công ty Nông có liên quan chặt chẽ với việc phát triển lâm nghiệp và trả về cho người dân. những loại hình sử dụng đất như cây công - Cần rà soát và điều chỉnh Quy hoạch sử nghiệp dài ngày, cây ăn quả và loại hình sử dụng đất lâm nghiệp phù hợp với thực tế sản dụng đất tạo sinh kế cho những người di cư tự xuất lâm nghiệp và quy hoạch KT-XH của tỉnh do là canh tác nương rẫy . Do đó, căn cứ vào đặc vì tính từ thời điểm phê duyệt Quy hoạch phân điểm của từng loại rừng đã mất đi để có những chia 3 loại rừng đến nay nhiều nơi đã không còn những phương án xử lý hiệu quả, cụ thể: phù hợp. - Rừng phòng hộ ở Đắk Nông ngoài chức b. Nhóm giải pháp tổ chức thực hiện năng là bảo vệ đất thì có chức năng chính là bảo - Tổ chức rà soát quy hoạch ổn định đối với vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, đất lâm nghiệp, quản lý quy hoạch thống nhất điều hòa chế độ giữ nước mùa khô và mùa mưa. theo hệ thống tiểu khu, khoảnh, lô trên bản đồ Do vậy, trong một số trường hợp đặc biệt, giảm và cắm mốc ranh giới ba loại rừng, phân định rõ đất rừng phòng hộ để chuyển đổi mục đích sử ràng phạm vi ranh giới quản lý của các chủ dụng sang làm hồ chứa nước cho thủy điện hoặc rừng trên thực địa. hồ chứa nước thông thường Tuy nhiên, trường hợp chuyển đổi mục đích sử dụng từ rừng phòng - Rà soát và kiểm soát chặt các quy hoạch hộ sang trồng cây lương thực, cây ăn quả, cây phát triển các loại cây công nghiệp do tình trạng công nghiệp lâu năm thì chức năng phòng hộ và tự phát về mở rộng diện tích những loại cây này điều hòa chế độ giữ nước đã bị loại bỏ. trong thời gian qua. - Đất rừng đặc dụng ở Đắk Nông ngoài chức - Đẩy mạnh xã hội hóa lâm nghiệp với sự năng chung là bảo vệ môi trường sinh thái, đất tham gia của mọi thành phần kinh tế trong xã rừng này còn được sử dụng chủ yếu vào mục hội, đặc biệt với những diện tích rừng sản suất đích nghiên cứu, thí nghiệm khoa học, bảo tồn và những khu vực rừng sinh thái phục vụ du 1139
  7. Thay đổi sử dụng đất sản xuất nông nghiệp tác động đến đất rừng ở tỉnh Đắc Nông giai đoạn 2000-2012 lịch để gắn trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ điều hành quản lý, lập quy hoạch, kế hoạch đầu chức, hộ gia đình, cá nhân trong bảo vệ rừng tư bảo vệ và phát triển rừng. - Ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng - Sớm triển khai, ứng dụng ảnh vệ tinh có hộ và công ty lâm nghiệp nhà nước cần xây độ phân giải cao (dưới 5 mét) trong việc việc dựng các quy chế phối hợp với người dân, cụ thể quản lý, giám sát đất lâm nghiệp và việc mở theo hướng cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý rộng đất sản xuất nông nghiệp do hiện nay Việt bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi Nam đã có vệ tinh thu nhận ảnh độ phân giải ích từ rừng trên cơ sở đóng góp của các bên. cao thường xuyên. - Đối với diện tích đất lâm nghiệp bị người - Khai thác phải đảm bảo chức năng phòng dân tại chỗ lấn chiếm, canh tác nương rẫy sẽ hộ của rừng: Dù là loại rừng nào khi tiến hành thực hiện thí điểm giao cho các đơn vị chủ rừng khai thác vì lợi ích kinh tế cũng phải chú ý đến và người dân tại chỗ thực hiện chính sách đồng chức năng phòng hộ. Đặc biệt đối với loại rừng quản lý rừng. phòng hộ tự nhiên chỉ được phép chọn khai thác - Quản lý chặt chẽ tình trạng dân di cư tự cây chết khô, cây đổ gãy, cây sâu bệnh cây cụt do tại cả nơi đi và nơi đến. Các địa phương có ngọn, cây già cỗi , dân đi cần tăng cường công tác tuyên truyền, - Trồng rừng, phục hồi rừng, cải tạo rừng vận động, ổn định đời sống của người dân để phòng hộ: Việc trồng rừng phòng hộ đầu nguồn, giảm thiểu tình trạng di cư ra khỏi địa phương. cần được xây dựng thành khu rừng tập trung, Các địa phương có dân đến, tổ chức tuyên liền vùng và để khuyến khích sự tham gia của truyền, vận động người dân trở lại nơi cư trú cũ, cộng đồng trong việc bảo vệ các khu rừng phòng trường hợp xác định người dân thực sự không có hộ, cần ưu tiên trồng các loài có nhiều tác dụng, điều kiện về nơi ở cũ, thì tổ chức ổn định cuộc cho sản phẩm thu hoạch hàng năm: nhựa, hoa, sống, giải quyết đất phù hợp với tình hình thực lá, măng, tăng thu nhập cho người dân tế địa phương cho người dân tại các khu vực - Phát triển rừng sản xuất: Để rừng trồng được quy hoạch ổn định tái định cư. đạt hiệu quả cao cần thực hiện phương châm - Đánh giá, rà soát tình trạng thiếu đất sản “người sản xuất và người chế biến cùng trồng xuất của các hộ, và đánh giá nhu cầu đất canh rừng”, có như vậy sẽ đáp ứng nhu cầu trực tiếp tác tối thiểu của các hộ; khuyến khích cộng đồng cho công nghiệp chế biến và muốn có nguồn phát triển các cơ chế nhằm hạn chế những giao nguyên liệu ổn định thì người chế biến sẽ phải dịch về đất đai dẫn đến người dân nghèo bị mất tính việc đầu tư (đặt hàng), tạo ra mối quan hệ đất (giao đất cho nhóm hộ, cho cộng đồng) sau chặt chẽ lâu dài. đó lại phá rừng để lấy đất canh tác. e. Nhóm giải pháp tuyên truyền, giáo dục - Chỉ thực hiện việc chuyển mục đích sử và nâng cao nhận thức dụng rừng khi việc chuyển mục đích đó đã có - Tuyên truyền giáo dục nhân dân về ý thức trong quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển bảo vệ rừng đầu nguồn của các sông suối lớn, rừng và quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được bảo vệ các vành đai rừng quanh các hồ nước cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp thật phục vụ cho thủy điện và sản xuất nông nghiệp sự cần thiết, không có biện pháp thay thế mới - Kết hợp tuyên truyền pháp luật với việc xem xét bổ sung quy hoạch, kế hoạch để chuyển trực tiếp hướng dẫn cụ thể cho dân đặc biệt là mục đích sử dụng rừng. việc canh tác đất sản xuất nông nghiệp vì hiện c. Nhóm giải pháp kỹ thuật nay đời sống đồng bào các dân tộc và dân di cư ở - Xây dựng hệ thống thu thập thông tin về tỉnh còn nhiều khó khăn, trình độ văn hoá và diễn biến đất lâm nghiệp trên phạm vi toàn dân trí còn hạn chế, còn mang nặng phong tục tỉnh. Hình thành cơ sở dữ liệu quản lý rừng và tập quán canh tác cổ truyền lạc hậu, chủ yếu là đất lâm nghiệp ở các cấp từ xã-huyện-tỉnh, gắn tự cung, tự cấp. kết số liệu và bản đồ trên máy vi tính, cung cấp - Tuyên truyền gắn với thực hiện chính thông tin chính xác và tin cậy cao cho công tác sách xoá đói giảm nghèo: Cần tuyên truyền sâu 1140
  8. Lưu Văn Năng, Nguyễn Thanh Lâm, Trần Đức Viên rộng trong nhân dân, làm cho mọi người hiểu rõ do nhằm mục đích đào tạo, tuyên truyền nhằm vai trò và tác dụng to lớn của rừng. giảm thiểu tình trạng dân di cư tự do rất khó - Tuyên truyền pháp luật đi đôi với đầu tư kiểm soát như hiện nay. để nâng cao dân trí: Công tác khuyến nông, b. Rà soát lại quỹ đất rừng một cách chính khuyến lâm với nội dung quan trọng hàng đầu xác từ đó xây dựng lại phương án quy hoạch là chuyển giao tiến bộ kỹ thuật phải được thực phân chia 3 loại rừng do hầu hết các tiêu chí hiện có hiệu lực bằng nhiều phương pháp thích đến nay không phù hợp. hợp đối với đồng bào. Điều trước hết là phải c. Rà soát tổng thể lại từng loại hình sử quan tâm chăm lo hệ thống trường học, các dụng đất sản xuất nông nghiệp nếu có xâm trung tâm sinh hoạt văn hoá, chăm lo cơ sở hạ phạm vào quỹ đất rừng phòng hộ, rừng đặc tầng như giao thông, lưới điện, hệ thống kênh dụng thì cần kiên quyết trả lại quỹ đất rừng. mương tưới tiêu , tiếp tục phổ cập giáo dục, xoá d. Tăng cường công tác quản lý và giám sát mù chữ cho người dân, đặc biệt là dân di cư tự chặt chẽ nhằm giữ nguyên diện tích rừng cũng do là người dân tộc. như độ che phủ như hiện tại, tập trung khoanh nuôi tái sinh và làm giàu rừng trên những diện 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ tích còn rừng. 4.1. Kết luận Từ năm 2000 đến 2012, diện tích đất lâm TÀI LIỆU THAM KHẢO nghiệp có rừng đã giảm 131.725 ha (trong đó Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012). Báo cáo số rừng phòng hộ mất 64.376 ha, rừng sản xuất 4321/BTNMT-TCQLĐĐ ngày 13/11/2012 về rà mất 68.168 ha và rừng đặc dụng tăng 820 ha). soát số liệu kiểm kê đất đai năm 2011. Đất sản xuất nông nghiệp tăng 164.468 ha, Dương Văn Duy và cs (2010). Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng trong đó tập trung tăng mạnh vào đất nương đất bền vững trồng cây công nghiệp lâu năm vùng rẫy và cây công nghiệp lâu năm. Tây nguyên. Hà Nội Việc tăng giảm đất sản xuất nông nghiệp và Niên giám thống kê tỉnh Đắk Nông các năm 2004, đất lâm nghiệp có mối tương quan chặt chẽ, các 2005, 2012, NXB MTV Đắk Lắk. huyện có diện tích đất sản xuất nông nghiệp Nguyễn Huy Hoàng (2009). Các giải pháp quản lý hành tăng thì diện tích đất lâm nghiệp giảm. chính nhà nước nhằm bảo vệ và phát triển bền vững rừng Tây Nguyên, Luận án tiến sĩ quản lý Trong nhóm đất sản xuất nông nghiệp, hành chính công. những loại hình sử dụng đất sản xuất nông Nguyễn Thanh Phương và Trương Công Cường (2012), nghiệp có tác động ít đến đất rừng trong quá Thực trạng canh tác trên đất dốc tỉnh Đắk Nông, trình mở rộng diện tích canh tác gồm những loại Viện KHKT Nông nghiệp Duyên Hải Nam Trung Bộ. hình đất trồng chuyên lúa; đất lúa màu; đất chuyên màu và cây công nghiệp hàng năm. Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đắk Nông (2013). Báo cáo số 371 /BC-TNMT ngày 11/4/2013 về Những loại hình sử dụng đất sản xuất nông thuyết minh số liệu thống kê đất đai năm 2012. nghiệp có tác động theo chiều hướng lấn vào đất Sở NN&PTNT tỉnh Đắk Nông (2013). Báo cáo rừng trong quá trình mở rộng diện tích canh tác 431/BC-SNN ngày 6/5/2013 về kết quả rà soát, gồm đất trồng cây hàng năm trên đất nương rẫy đánh giá các dự án chuyển đổi rừng sang cây trồng và loại hình cây công nghiệp dài ngày. Riêng đối khác và các dự án chuyển đổi mục đích sử dụng với loại hình cây ăn quả cũng gián tiếp lấn vào đất rừng, đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. đất rừng trong quá trình mở rộng diện tích. Tổng cục Quản lý đất đai (2010). Dự án “Điều tra, Việc mất rừng và gia tăng đất sản xuất đánh giá thoái hóa đất vùng Tây Nguyên phục vụ nông nghiệp có mối tương quan chặt chẽ với sự quản lý sử dụng đất bền vững”. gia tăng dân số theo hướng dân số tăng, đất sản UBND tỉnh Đắk Nông (2013). Báo cáo 282/BC-UBND xuất nông nghiệp tăng và đất lâm nghiệp giảm. ngày 23/7/2013 về tình hình dân di cư tự do và triển khai các dự án ổn định dân di cư tự do trên địa bàn tỉnh Đắk Nông. 4.2. Kiến nghị Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2006). Dự a. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính án “Điều tra bổ sung, chỉnh lý và xây dựng bản đồ quyền tỉnh Đắk Nông và các tỉnh có dân di cư tự đất tỉnh Đắk Nông”. 1141