Giáo trình Thiên nhiên và môi trường vùng biển đạo Bạch Long Vỹ - Phần 3: Môi trường và phát triển bền vững vùng biển đảo Bạch Long Vỹ - Trần Đức Thạnh

pdf 124 trang huongle 2040
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiên nhiên và môi trường vùng biển đạo Bạch Long Vỹ - Phần 3: Môi trường và phát triển bền vững vùng biển đảo Bạch Long Vỹ - Trần Đức Thạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thien_nhien_va_moi_truong_vung_bien_dao_bach_long.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiên nhiên và môi trường vùng biển đạo Bạch Long Vỹ - Phần 3: Môi trường và phát triển bền vững vùng biển đảo Bạch Long Vỹ - Trần Đức Thạnh

  1. 153 Phần III MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG BIỂN ĐẢO BẠCH LONG VĨ Chương 8 HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN I. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI 1. BLV trước khi thành lập huyện đảo Cho đến cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX trên đảo BLV không có dân cư sinh sống, đảo chỉ là nơi tránh gió của ngư dân trên biển. Năm 1887, sau khi thực dân Pháp thôn tính xong Bắc Kỳ, chính quyền Pháp và nhà Thanh đã thoả thuận: Những hòn đảo nằm kề phía Đông của kinh tuyến Paris (105043' Đông), nghĩa là đường thẳng Bắc- Nam đi qua mũi phía Đông đảo Trà Cổ (còn gọi là Vạn Chú) và tạo thành biên giới trên biển thuộc về Trung Quốc. Các đảo Cô Tô và những đảo khác ở phía Tây kinh tuyến này trong đó có đảo BLV thuộc về An Nam. Theo tư liệu cuốn “Tỉnh thành xưa ở Việt Nam”, trang 36-42, của nhà xuất bản Hải Phòng năm 2003 và theo tác giả Ngọc Nhàn (Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I) giới thiệu bài viết nghiên cứu thám sát của Hội Lapicque và Công ty về đảo BLV đăng trên Tuần báo Đông Dương số 200 ra ngày 29/06/1944 [48]. Từ tài liệu quý này hiện đang được lưu trữ tại Cục Văn thư lưu trữ Nhà nước, có thể phác thảo một số nét cơ bản về hoàn cảnh KT-XH đảo BLV vào đầu thế kỷ XX cho đến năm 1944 như sau: Khoảng năm 1920, người ta phát hiện ra một điểm nước ngọt giếng đào ở phía Nam đảo. Vào tháng 08/1921, có một người dân làng Giáp Nam, hạt Cô Tô, tỉnh Quảng Yên làm đơn gửi lên chính quyền cấp trên qua viên trưởng đồn quần đảo Cô Tô đề nghị được phép canh tác trên khu đất thấp của đảo BLV. Kể từ đó, chính quyền Pháp gia tăng giám sát BLV nằm trong quyền bảo hộ của họ. Chính quyền trung ương đã ra chỉ thị yêu cầu tàu tuần tra của Sở Thuế đoan và các thuyền gắn động cơ của quần đảo Cô Tô thuộc các đơn vị trong hạm đội phải ghé thăm BLV ít nhất một lần trong năm. Chính quyền Pháp ở Đông Dương rất quan tâm về mặt chính trị cũng như hành chính đảo BLV, dù đảo này có diện tích nhỏ và nghèo. Năm 1937, Chính phủ Bảo Đại phái một tiểu đội gồm 12 người dựng đồn, lập chế độ lý trưởng ở đảo, đổi tên đảo chính thức thành BLV. Về mặt hành chính, đảo trực thuộc quyền quản lý của trưởng hạt Cô Tô. Các nhà chức trách trên đảo được giao nhiệm vụ vẫy cờ hiệu hướng dẫn khi có tàu đến neo đậu tại đây và được cấp con dấu riêng theo quyền hạn. Trong các chuyến kinh lý, thẻ thuế thân được chính quyền bảo hộ cấp cho cư dân trên đảo nhằm giúp mục đích thống kê và giám sát dân cư.
  2. 154 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) BLV cũng là điểm phải đến trong lộ trình kinh lý mà chính quyền bảo hộ Pháp yêu cầu cấp dưới khi tiến hành tuần tra giám sát định kỳ: bắt đầu từ vịnh Hạ Long, đến Cô Tô, BLV, vòng quanh quần đảo Hoàng Sa, rồi quay trở lại các đảo dọc bờ biển Trung Kỳ và kết thúc tại trạm Thuế đoan Cát Bà. Trên đảo, có ba cụm dân cư được quy hoạch thành một làng, nằm ở phần phía Nam đảo, với khoảng 75-80 nóc nhà tranh vách đất và số dân khá ổn định. Dân cư trên đảo chừng 200 người, trong đó có khoảng 30 phụ nữ và 60 trẻ em. Trên sườn phía Tây đảo cũng có một số nóc nhà và một miếu nhỏ. Các khu vực có dân sinh sống được cung cấp nước ngọt đầy đủ nhờ ba giếng nước đào. Cách làng 500m và sát bờ biển là một miếu nhỏ thờ Thần Giếng. Trong miếu có một tấm bia khắc chữ: “Thủy Thang Phúc Thần Vị”. Mặt tiền của miếu trông ra biển và được che chắn, bảo vệ bằng một bức tường xây bằng đá. Phía trong bức tường mặt tiền của miếu có đặt ban thờ Thần Núi, với cờ bằng nhiễu đỏ thêu chữ: “Sơn Đầu Đại Vương”. Dân cư trên đảo sinh sống và lập nghiệp bằng nghề chăn nuôi, trồng trọt trên đảo và khai thác hải sản ven đảo. Đất canh tác nằm trải dài từ đụn cát chân đồi, các thềm đất trên sườn đồi phía Đông và lên tới đỉnh đồi. Loại cây trồng chính là khoai lang do có đất cát pha giàu mùn hữu cơ, rải rác có các ruộng lúa, các khu đất trồng lạc, cao lương và rau. Diện tích đất canh tác ước khoảng 20 héc-ta. Gia súc chủ yếu là bò với số lượng không nhiều, lợn và nhiều gia cầm. Có khoảng 25-50 thuyền đăng ký đánh bắt ở Cát Bà, tháng 9 hàng năm ra khơi đánh cá ở vùng nước phía Nam BLV, được phép neo đậu ở đảo tránh các đợt gió mùa. Cũng có một số tàu đánh cá từ Hải Nam tới thông thương. Buôn bán chủ yếu tại chỗ, cá đánh bắt về được tiêu thụ ngay trên bãi biển hoặc được dự trữ để phần lớn chở tới đảo Cát Bà và một phần nhỏ bán sang đảo Hải Nam (Trung Quốc). Bào ngư là sản vật được các thương thuyền người Hoa cập đảo mua gom và bán sang Quảng Đông (Trung Quốc). Tuy nhiên, sau này đã có lệnh bào ngư khai thác không được đưa bán sang Trung Quốc, mà chỉ được bán tại Việt Nam. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, Nhật hất cẳng Pháp ở Đông Dương và cho quân ra đảo tước khí giới của binh lính Bảo Đại. Năm 1946, Pháp quay trở lại Đông Dương tiếp tục khôi phục lại chế độ cai trị trên đảo. Năm 1949, cách mạng Trung Quốc thành công, lực lượng phản cách mạng Trung Quốc chạy ra đảo BLV lấy đảo làm điểm trú chân. Do tầm quan trọng của đảo với việc bảo vệ lãnh thổ hai nước, tháng 7 năm 1955, Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc đã đổ bộ lên đảo truy quét bọn Quốc Dân Đảng và tạm quản lý đảo. Ngày 16/01/1957, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã tiếp quản đảo để quản lý, khai thác và khẳng định chủ quyền Quốc gia của Việt Nam đối với đảo, vùng biển, vùng trời và thềm lục địa xung quanh đảo. Trước khi giải phóng, trên đảo có 135 hộ dân với 518 người sinh sống, khi tiếp quản quyền quản lý, chỉ còn 238 người dân, vì một bộ phận đã bị dụ dỗ và lừa bịp di cư vào Ảnh 8.1. Ngư dân bắt bào ngư ở BLV. Miền Nam năm 1954, sau Hiệp nghị Giơnevơ. (Nguồn: Hội Lapicque và Công ty).
  3. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 155 Ngày 15/02/1957 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 049 - TTg về vấn đề tiếp nhận đảo BLV và quy định đảo là đơn vị hành chính cấp xã, trực thuộc Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hải Phòng. Cũng trong năm này, trên đảo đã có Hợp tác xã nông ngư gồm 63 lao động chính và 31 lao động phụ, có 22ha đất canh tác, 11 thuyền, 2 tàu đánh cá và các ngư lưới phục vụ đánh bắt hải sản. Cuối năm 1965, chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam bằng không quân của đế quốc Mỹ diễn ra ngày càng ác liệt trên quy mô lớn, toàn bộ dân cư của đảo, lúc đó có 419 người, đã được sơ tán về đất liền. Từ năm 1965 cho đến 1992, trên đảo chỉ có lực lượng vũ trang (Tiểu đoàn 152 sau này là Trung đoàn 952, Vùng I Hải Quân) làm nhiệm vụ chiến đấu, canh phòng và bảo vệ đảo cùng vùng biển xung quanh. 2. Hoàn cảnh kinh tế - xã hội huyện đảo 2.1. Tổ chức bộ máy huyện đảo Đảo BLV thuộc thành phố Hải Phòng được xây dựng thành huyện phát triển KT-XH toàn diện như hiện nay bắt đầu từ năm 1993. Ngày 9/12/1992, Chính phủ ra Nghị định số 15/NĐ/CP quy định thành lập huyện đảo BLV thuộc thành phố Hải Phòng. Ngày 26/2/1993, Hải Phòng đã tổ chức đưa 62 thanh niên xung phong và một số hộ ngư dân đầu tiên ra sinh sống và làm việc trên đảo. Ngày 26/3/1993, Đảng bộ và chính quyền huyện đảo chính thức ra mắt. Ngày 27/7/1994 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 379/TTg phê duyệt Luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện đảo BLV. Huyện có diện tích rất nhỏ hẹp nên không phân cấp thành các xã, tổ chức bộ máy hành chính huyện gọn nhẹ, cán bộ kiêm nhiệm nhiều chức năng. Bộ máy quản lý hành chính huyện hiện nay bao gồm khối văn phòng Huyện uỷ, Hội đồng Nhân dân, Ủy ban Nhân dân và khối nội chính. Các phòng ban chuyên môn chính gồm: phòng Tài chính; phòng Kinh tế - Kế hoạch; phòng Văn hóa - Thông tin, phòng Thể dục Thể thao, phòng Tư pháp và phòng Thống kê; Ban xây dựng Đảng. Khối nội chính gồm có các bộ phận Công an; Toà án; Viện Kiểm sát và Đội thi hành án; đội thuế và các đơn vị chuyên ngành như: Bưu điện, Hải văn, Xổ số, Bảo hiểm v.v. 2.2. Dân số và lao động Dân số đảo đã từng có những lúc ở mức tương đối cao 527 người (1954) và 419 người (1965). Tuy nhiên, khi đó, lực lượng vũ trang trên đảo còn ít. Kể từ sau lễ ra mắt tại đảo ngày 26/3/1993 đến năm 2005, huyện đã tuyển và đón tiếp 5 đợt dân cư ra đảo, bên cạnh 62 thanh niên xung phong thành lập đội xung kích ra xây dựng đảo. Đến năm 2006, huyện đảo có khoảng 121 hộ dân (30 hộ thanh niên xung phong) với 424 nhân khẩu và 250 lao động. Dân số trên đảo vẫn tăng, giảm chưa ổn định. Thành phần dân cư gồm: hộ gia đình; thanh niên xung phong; cán bộ và công chức, viên chức khối phòng ban huyện; Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá; Trạm khí tượng thủy văn; đơn vị Bảo đảm Hàng hải, Bưu điện và một số doanh nghiệp [18]. Đến năm 2011, huyện đảo BLV có số đăng ký là 910 nhân khẩu [16]. Tuy nhiên, tổng số dân thường trên 1.000 người bổ sung từ lao động khai thác thủy sản, cụ thể là 1.340 người vào năm 2006; 1.370 người vào năm 2007; 1.390 người vào năm 2008 và ước khoảng 1.420 người vào năm 2009 [113]. Ngoài ra, do vị trí thuận lợi về ngư trường đánh bắt, các tàu cá đánh bắt vãng lai cặp bờ neo đậu quanh đảo (có lúc tới 800 chiếc) và nhiều tàu thu mua và dịch vụ Thủy sản đến đây kinh doanh buôn bán có lúc tới 120 tàu thuyền nhỏ và các đơn vị xây dựng thường từ 2.000 đến 3.000 người. Nếu tính cả khách vãng lai, dân cư tập trung trong khu vực đảo thường xuyên khoảng 3.500-4.000 người, nâng mật độ dân trên đảo có lúc lên xấp xỉ 2.000 người /km2, gần gấp đôi mật độ dân số toàn thành phố, khu vực tập trung dân cao nhất là khu âu
  4. 156 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) tàu và lân cận, dân số trên đảo thường không ổn định. Đến đầu năm 2012, đảo đã có 140 hộ dân với dân số hơn 1.000 người, hình thành 4 cụm dân cư sống tập trung ở phía TN đảo và ĐN, sau khu cảng và neo đậu tàu thuyền. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ổn định ở mức dưới 1%. Dân định cư trên đảo hầu hết là người lớn ở tuổi lao động và là nam giới. Nữ giới và trẻ em chiếm tỷ lệ nhỏ. Có khoảng 200 lao động trong các cơ sở kinh tế cá thể phi nông, lâm nghiệp và thủy sản [16]. Lao động gồm 3 nhóm nghề chính. Nhóm nghề ngư truyền thống có khoảng 25 hộ. Nhóm khai thác thủy sản với tính chất làm thêm, hạn chế về kinh nghiệm cũng như phương tiện khai thác thủy sản, có khoảng 12 hộ. Còn lại là các hộ chuyên làm dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt và các hộ thanh niên xung phong không làm nghề ngư. BLV còn được gọi là đảo Thanh niên và thanh niên trên đảo thực sự là lực lượng lao động chính, góp phần dân sự hóa đảo và tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Trong các hoạt động văn hóa xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống bão lụt, tìm kiếm cứu nạn v.v. thanh niên đều đóng vai trò nòng cốt. Ban đầu, đội thanh niên xung phong BLV chỉ có duy nhất đội trưởng là đảng viên. Từ năm 1993 đến nay, đã có thêm 69 đảng viên đã được kết nạp, được trang bị lý luận chính trị và trải qua rèn luyện từ môi trường khó khăn gian khổ. Từ năm 2003 đến nay, hơn 200 lượt thanh niên xung phong đã ra đảo. Đến nay đã có 61 hộ gia đình được xây dựng trên đảo và 70 cháu là thế hệ đầu tiên được sinh ra trên đảo để kế tục sự nghiệp xây dựng đảo. Nhìn chung, đa số dân trên đảo trình độ văn hóa chưa cao, số người chưa học hết cấp II chiếm gần 40% và không ít người mới được xoá mù chữ. Lực lượng lao động xấp xỉ 50% tổng số dân và nhân lực khai thác thủy sản có tay nghề vững chỉ khoảng 20%. Số thanh niên trẻ khoẻ mới ra đảo có tay nghề còn yếu. Năm 2012, 100% lao động có việc làm; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 68%. Huyện vẫn giữ vững kết quả không có hộ nghèo [164]. 2.3. Đất đai và cơ cấu sử dụng Theo báo cáo hiện trạng về đất đai và cơ cấu sử dụng đất năm 2004 phục vụ công tác quy hoạch phát triển KT-XH huyện BLV đến năm 2010 và 2020 thì đảo có diện tích tính đến mực nước cao nhất là 1,78km2, đến mực nước trung bình là 2,33km2 và đến mực nước thấp nhất là 3,05km2 [106]. Ngoài ra, đảo còn có dải đất ngập nước thường xuyên tính đến độ sâu 6m rộng 4,31km2. Hiện trạng, cơ cấu sử dụng đất và đất ngập nước tại thời điểm này được trình bày trên bảng 8.1 và hình 7 phụ lục. Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ lớn nhất, 36,20% diện tích toàn đảo nổi, tuy gọi là chưa sử dụng, nhưng lại rất cần tồn tại để duy trì cân bằng sinh thái đảo theo phương án tốt nhất là phủ xanh đảo. Đất chưa sử dụng chủ yếu là bãi hoang, cỏ, cây bụi và phi lao ngày càng thu hẹp do quá trình đô thị hóa, xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở sản xuất trên đảo. Đất nông lâm nghiệp có diện tích đứng thứ hai, chiếm 25,58% diện tích toàn đảo nổi chủ yếu là trồng phi lao, cây hỗn hợp, trồng rau xanh và một ít cây ăn quả nằm xen trong các khu dân cư. Đất này cung cấp một sản lượng rau, quả vào chính vụ đủ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của dân trên đảo và một phần cho các tàu thuyền ra vào âu cảng. Do đặc thù của một đảo tiền đồn, đất quốc phòng đứng ở vị trí thứ ba, chiếm 21,98% diện tích đảo nổi, phân bố chủ yếu từ độ cao 20m trở lên, một phần thềm ĐB, ĐN đảo và ở tại hai mỏm Đông Phương Đầu và Tây Phương Vĩ, tuy diện tích lớn, nhưng bao gồm cả khu rừng cấm và chủ yếu là bãi cỏ và cây bụi. Đất xây dựng công trình và khu dân cư tập trung ở phía Nam đảo, còn đất giao thông phân bố theo tuyến chính vòng quanh đảo. Cả ba nhóm đất này có diện tích thực tế không lớn, chiếm 16,21% diện tích đảo nổi, nhưng đây là một tỷ lệ cao mà không một huyện đất liền nào đạt được.
  5. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 157 Bảng 8.1. Thực trạng sử dụng đất và đất ngập nước tại đảo BLV [106] Nhóm Phụ nhóm Đất sử dụng Diện tích Tỷ lệ đất (ha) (%) Đất đảo Đất xây dựng công Khu công sở và công trình công cộng 4,43 nổi trình Khu vực sản xuất kinh doanh và dịch vụ 2,6 Cộng 7,03 3,95 Đất giao thông Đường giao thông trên đảo 7,37 Đường bậc thang 0,14 Cộng 7,51 4,22 Đất nhà vườn Đất nhà ở 0,7 Đất vườn trồng rau 0,5 Đất vườn để cỏ mọc 11,9 Đất vườn trồng cây ăn quả và bóng mát 1,2 Cộng 14,3 8,04 Đất nông lâm nghiệp Đất trồng phi lao hơn 3 năm 24,0 Đất mới trồng phi lao 5,5 Đất trồng cây hỗn hợp 15,7 Đất trồng rau xanh 0,3 Cộng 45,5 25,58 Đất quốc phòng Khu ở và làm việc 6,8 Đất trồng phi lao 0,7 Đất để cây bụi cỏ 31,6 Cộng 39,1 21,98 Đất chưa sử dụng Trảng cỏ, dây leo và cây bụi dày 5,4 Trảng cỏ và cây bụi thưa 36,5 Trảng cỏ 22,5 Cộng 64,4 36,20 Tổng cộng 177,9 100 Đất ngập triều Đất ngập 109,9 19,67 nước Đất ngập nước thường xuyên 417,9 74,80 Đất sử dụng âu cảng 30,9 5,53 Tổng cộng 558,7 100 Đất ngập nước ven đảo chỉ có 5,53% được sử dụng trực tiếp làm âu cảng, nhưng trên thực tế toàn bộ diện tích đất này đã được sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các mục đích giao thông, khai thác hải sản, bảo tồn tự nhiên và cả mục đích phòng thủ. 2.4. Cơ sở hạ tầng chủ yếu Trước khi thành lập huyện, cơ sở hạ tầng trên đảo nghèo nàn, hầu như chưa có gì ngoài khu nhà ở và làm việc của quân đội. Đến năm 2004, huyện đảo đã có những cơ sở hạ tầng cơ bản ban đầu.
  6. 158 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) Về giao thông đường bộ, đã xây dựng được 5km đường nhựa (4km ở độ cao 20m và 1km trong khu dịch vụ) và khoảng 15km đường bê tông rộng 3,5m vòng quanh đảo, tiêu chuẩn đường cấp 5 miền núi, gồm các tuyến đường 5A, 5B, 5C và một số đoạn đường khác. Đã có 15km đường đất ở phía Bắc, phía Đông, phía Tây đảo và hệ thống đường xương cá nối các tuyến trong khu dân cư, các cơ quan và đơn vị. Đến 2012, đã thiết kế xong dự án xây dựng các tuyến đường 6, 7, 8 nối tuyến đường 5 vào trung tâm đảo. Huyện đảo có mạng lưới thông tin và hạ tầng văn hóa - xã hội khá phát triển, đặc biệt đã có hệ thống cáp điện thoại cố định và phủ sóng điện thoại di động, có thể sử dụng tivi, đài phát thanh, trạm thu phát sóng viba của quân đội và trạm khí tượng. Huyện đảo có Trung tâm văn hóa - thể thao đa chức năng với diện tích 7000m2, Công viên tuổi trẻ Sông Hồng và nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sỹ là nơi để mọi người tụ họp, tổ chức các sự kịên văn hóa, thể thao và giải trí. Hiện nay, tất cả các hộ gia đình đều đã có điện thoại và phương tiện nghe nhìn. Hệ thống viễn thông đã được tăng cường với hai mạng điện thoại di động Vinaphone và Viettel cùng dịch vụ Internet. Cảng và khu neo đậu tàu thuyền đã được xây dựng ở phía Nam đảo, rộng 30,9ha với hệ thống đê chính dài 648m và đê phụ 514m, có 3 bến cập tàu: bến chính có thể cập tàu 400 tấn, bến tàu cá dài 100m và bến nghiêng phục vụ quốc phòng. Tuy nhiên, lòng âu cạn, diện tích hữu ích neo đậu tàu thuyền chỉ còn khoảng 7,4ha lúc triều kiệt; cửa âu rộng, chính hướng gió ĐN nên vào ngày sóng gió lớn, tàu thuyền ra vào hết sức khó khăn. Vì vậy, nhu cầu xây dựng “Cảng và khu neo đậu tàu phía TB đảo” tại vị trí dự kiến trong “Báo cáo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện đảo BLV đến 2010 và 2020” là hết sức cấp bách, có quy mô cho 400 tàu cá vào neo đậu trú gió bão, có 4 bến cảng được bố trí ở 2 đê chắn sóng, trong đó bến tàu vận tải cho tàu 600 tấn. Ngoài ra, còn có cả hệ thống các cơ sở dịch vụ cung ứng xăng dầu, nước ngọt, lương thực, thực phẩm và các xưởng sửa chữa tàu thuyền, cung cấp phụ tùng thiết yếu v.v Năm 2006, dự án đã được xây dựng, công trình được hoạch toán 400 tỉ và đã được nhà nước bố trí vốn chuẩn bị đầu tư. Dự án xây dựng Cảng và khu neo đậu tàu phía TB đảo giai đoạn 1, đã tổ chức thi công từ tháng 4-2012, đến cuối năm khối lượng thực hiện đạt gần 40% với giá trị hơn 130 tỷ đồng. Giao thông từ đất liền Hải Phòng ra đảo có tàu khách cao tốc Bạch Long, vỏ hợp kim nhôm đi biển có sức chở 80-120 hành khách, tốc độ 18-20 hải lý/giờ. Tàu này đã đi vào hoạt động từ tháng 1/2002 với hành trình hơn 5 giờ, trong khi trước đây phải mất 15 đến 30 giờ, cá biệt có chuyến 52 giờ đi bằng tàu vận tải Hải quân. Ngoài ra, còn có một tàu vận tải kết hợp chở khách do UBND huyện quản lý thường xuyên hoạt động nối đảo và đất liền. Dự án đóng mới tàu chở khách và hàng hóa ra đảo BLV đã được Uỷ ban nhân dân thành phố phê duyệt ngày 31/7/2012 và đã được cấp 30.040 triệu đồng từ nguồn vượt thu ngân sách Trung ương và đang tiến hành các thủ tục lựa chọn các nhà thầu [164]. Trên đảo đã có hơn 40 máy phát điện diezen công suất từ 1 kW - 200 kVA, tổng công suất trên 700 kVA. Riêng khu dịch vụ hậu cần nghề cá có công suất phát điện 400 kVA. Trạm Hải đăng còn sử dụng năng lượng pin mặt trời. Huyện đảo đã đầu tư dự án điện gió công suất 800 kVA, được Tổng đội TNXP triển khai, liên kết với tập đoàn MADE của Tây Ban Nha từ năm 2001. Dự án đã hoàn thành vào cuối năm 2004, vận hành để cấp điện 24h/ngày. Đây là dự án điện gió đầu tiên thực hiện tại Việt Nam với công nghệ hiện đại. Tuy nhiên, từ đầu năm 2006 đến nay, trạm điện gió đang gặp phải khó khăn, tuabin gió không hoạt động do kỹ thuật và đã bị bão phá đổ. Hai máy phát điện điezen phải thay nhau hoạt động, những tháng cuối năm 2006 hoạt động của 2 máy phát điện cũng không đều vì thiếu nhiên liệu. Năm 2009, đảo được bổ sung thêm một máy phát điện 400 kVA phục vụ nhu cầu về điện ngày càng tăng của đảo.
  7. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 159 Đảo có 3 giếng nước khoan và 40 giếng khơi. Đa phần hộ dân dùng giếng khơi và đều có bể chứa nước mưa. Nước giếng khoan sâu 80-100m, khai thác 80m3/ngày cho 3 bể chứa 700m3 phục vụ Trung tâm hậu cần nghề cá là chính. Trạm lọc nước biển có công suất 200m3/ngày phục vụ sản xuất nước đá, nhưng giá thành còn cao và đã ngừng hoạt động từ năm 2004. Nhu cầu nước sử dụng sinh hoạt và sản xuất nước đá cho tàu thuyền vào khu neo đậu trong âu cảng trung bình 500m3/ngày, cao điểm 600-700m3/ngày. Hiện nay, nước ngọt trên đảo chỉ tạm đủ cho dân và đáp ứng được phần nhỏ nhu cầu của t tàu thuyền đánh cá. Nguồn nước ngọt khai thác ở đảo còn quá ít so với yêu cầu, nên cần tiến hành xây dựng các công trình trữ nước mưa, hoặc đầu tư thiết bị lọc nước biển và dùng tàu chở nước chuyên dụng ra đảo. Hiện huyện đảo đang tiến hành lập dự án xây dựng hồ chứa nước ngọt, hệ thống thủy lợi phục vụ cấp nước cho đảo BLV (giai đoạn 1). Huyện đảo có khu nhà ở và công sở cho cơ quan huyện, công an, biên phòng, thuế, cảnh sát, thi hành án và còn 120 căn nhà ở cho các hộ dân và hộ TNXP; có trường học phổ thông cơ sở hai tầng, thông tin liên lạc thông suốt cả trong nước và quốc tế, nhà văn hóa, trạm phát thanh truyền hình duy trì chất lượng chuyển tiếp sóng truyền hình cả 4 kênh VTV1, VTV2, VTV3, THP, sân vận động và công viên. Các công trình xây dựng trên đều được bố trí khá hợp lý, nhưng cơ sở hạ tầng còn ở mức thấp và chưa đồng bộ. 2.5. Các ngành nghề chủ yếu Lao động trên đảo gồm 3 nhóm nghề chính: nhóm nghề ngư truyền thống; nhóm khai thác thủy sản với tính chất làm thêm và nhóm các nghề dịch vụ, chăn nuôi, trồng trọt v.v. Ngư nghiệp ở đảo chủ yếu là các nghề lặn bào ngư và đánh cá ven bờ, ngoài ra còn bắt hải sâm. Trước năm 1988, cá song, cá mú có thể bắt bằng câu và đánh lưới khoảng 40-50 tấn, bào ngư khai thác khoảng 30-40 tấn mỗi năm. Nghề lặn bắt bào ngư vào vụ từ tháng 1 đến tháng 8. Bào ngư là loại hải sản quý, có giá trị kinh tế và xuất khẩu cao, do khai thác quá mức nên nguồn lợi giảm hẳn, hiện chỉ phân bố ở độ sâu 3-5m nước trở vào với mật độ không lớn. Từ năm 1999, nhờ Trung tâm Khuyến ngư, Bộ Thủy sản - nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp vốn, Tổng đội Thanh niên xung phong kết hợp với Viện Nghiên cứu Hải sản tiến hành nuôi thí điểm bào ngư bằng hình thức nuôi lồng với số lượng khoảng 10.000 con giống tại âu cảng, nhưng kết quả không được tốt có lẽ do chọn vị trí nuôi chưa thích hợp. Nhờ hoạt động bảo tồn, bảo vệ tích cực và việc quản lý hải sản trong phạm vi phân cấp được thực hiện tốt, nguồn lợi hải sản, đặc biệt là bào ngư có xu hướng phục hồi nhanh, bình quân mỗi hộ dân thu hoạch khoảng 50kg bào ngư (trị giá 30 triệu đồng mỗi năm). Vùng biển BLV có nhiều loài hải sản có giá trị kinh tế cao, có một số thuộc loài quý hiếm như bào ngư, cá song, cá bạc má, cá chỉ vàng rau câu v.v. Nền đáy của ngư trường tương đối bằng phẳng, thuận tiện cho việc khai thác hải sản. Hiện nay huyện đảo đang khảo sát, lập dự án quy hoạch khai thác ngư trường quanh đảo có chiều rộng từ 35km đến 55km, nơi sâu nhất từ 60m đến 70m nước. Các loại cây chắn gió và lấy gỗ như phi lao, keo dậu, mít, xoan, bàng v.v. đã phủ được khoảng 100 ha mặt đảo. Khả năng canh tác trên đảo khó khăn do diện tích hẹp và thiếu nước, nên sản lượng nông nghiệp trên đảo chỉ giải quyết được một phần nhu cầu rau quả tại chỗ. Lương thực và thực phẩm dùng trên đảo chủ yếu đem từ đất liền ra. Trước 1965, trên đảo có 22 ha đất lúa, cao lương, dưa hấu, bí đỏ, bí đao v.v. nhưng sản lượng thấp: lúa dưới 2 tấn/ha/năm, cao lương 0,75 tấn/ha/năm, dưa hấu 0,7 tấn/ha/năm. Hiện nay, tổng diện tích rau quả đạt 8.500 m2, thu hoạch hàng năm đạt hơn 100 triệu đồng, đáp ứng một phần nhu cầu của dân đảo và cho các tàu thuyền ra vào âu cảng. Tổng đội Thanh niên xung phong trong những năm qua đã tự túc được rau xanh và cung cấp thêm cho đảo 1,5-2 tấn/tháng. Chăn nuôi trên đảo chủ yếu là đàn gia súc thả rông, khoảng 60-70 con bò và vài chục con dê. Đáng lưu ý là gia súc thả rông phá hoại cây rừng, thảm thực vật, làm giảm khả năng giữ nước, phân gia súc làm ô nhiễm nguồn nước quý giá của đảo, cần hạn chế và tập trung ở một số
  8. 160 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) khu vực thích hợp. Đàn lợn thường xuyên khoảng 500-600 con, nuôi trung chuyển chờ giết mổ là chính, cả năm xuất chuồng đạt 50 tấn thịt. Ngoài ra còn gà, vịt, ngan, ngỗng sản lượng năm đạt khoảng 2 tấn. Về dịch vụ và thương mại, đã hình thành một số loại hình dịch vụ với quy mô nhỏ như bán hàng tạp hóa, bán lương thực, thực phẩm, giải khát, cắt tóc, gội đầu, hát karaoke v.v. do khoảng 8-9 hộ kinh doanh tại gia đình. Trước đây còn có 80 hộ dân nơi khác bán hàng bằng thuyền nan trên mặt âu cảng, ngày cao điểm có tới 120 thuyền nan với 200 lao động buôn bán tạp hóa trên mặt nước. Huyện đảo đã có cơ sở hạ tầng bến bãi và khu dịch vụ hậu cần nghề cá do Công ty Thương mại Dịch vụ xuất nhập khẩu Hải Phòng quản lý và hoạt động. Công ty đã thành lập "Trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá BLV" hoạt động từ cuối tháng 3 năm 2003 với xưởng sản xuất bột cá công suất 80 tấn/ngày, xưởng sấy mực công suất 10 tấn/ngày, trạm cấp xăng dầu 300m3, xưởng sản xuất nước đá 50 tấn/ngày, xưởng sản xuất nước ngọt từ nước biển 200m3/ngày, Kho Đông lạnh, xưởng cơ khí, tàu thu mua vận chuyển 200 tấn. Những năm đầu còn khó khăn, nhưng Trung tâm đã tạo ra việc làm cho gần 100 lao động. Từ khi cảng, khu neo đậu tàu và khu dịch vụ hậu cần nghề cá đi vào hoạt động, tàu thuyền đánh cá đến ngư trường BLV tăng lên rất nhanh. Ngoài ra, còn nhiều tàu thu mua, dịch vụ thủy sản đến đây kinh doanh buôn bán nhộn nhịp v.v. Nghề cơ khí, sửa chữa còn hạn chế, chỉ sửa chữa nhỏ, hàn, thay thế phụ kiện nhỏ (hiện có 3-5 hộ, chuyên môn không cao, trang thiết bị nghèo nàn). 2.6. Y tế, văn hóa và giáo dục Trung tâm y tế huyện rộng 1300m2, với biên chế 3 bác sĩ, các y cụ khám chữa bệnh thông thường và có sự phối hợp với Bệnh xá Trung đoàn 952 Hải quân. Hàng năm đều phải phục vụ các ca bệnh hiểm nghèo không kịp đưa vào đất liền chữa trị. Công tác vệ sinh phòng bệnh, tiêm chủng mở rộng và kế hoạch hóa gia đình đã được chú trọng. Trung tâm y tế huyện đã khám, điều trị cho rất nhiều ca bệnh; chủ động phòng ngừa, không để xảy ra dịch bệnh nguy hiểm, tích cực tuyên truyền và triển khai dịch tả, tiêu chảy, phòng chống đại dịch H1N1và H5N1. Công tác vệ sinh môi trường đảo nhỏ được đặc biệt quan tâm, triển khai được nhiều đợt dọn vệ sinh môi trường toàn đảo. Rác được thu gom và đem đốt thủ công tại hai điểm. Các biện pháp bảo vệ rừng và cây xanh được tăng cường. Đã có hai trạm xử lý nước (bể lọc) của khu sản xuất và của khu dân cư và hệ thống cống nối từ khu dân cư trung tâm đến bể lọc. Năm 2011 Trung tâm Y tế của đảo được nâng cấp thành bệnh viện với hơn 20 giường bệnh, cùng trang thiết bị đồng bộ và thường xuyên đón các đoàn bác sĩ tình nguyện ra đảo khám chữa bệnh cho bà con dân cư đang sinh sống trên đảo. Tuy chưa có các phương tiện hiện đại như ở đất liền nhưng việc kết hợp khám chữa bệnh cho quân dân trên đảo được đảm bảo, giúp người dân trên đảo yên tâm sinh sống. Các hoạt động quân dân y kết hợp có hiệu quả thiết thực chăm sóc bảo vệ sức khoẻ cho nhân dân. Trong năm 2012, đã khám và chữa bệnh cho 2.130 lượt người, trong đó điều trị nội trú 256 lượt người, điều trị ngoại trú 1.742 lượt người, tiểu phẫu 95 lượt người, xử lý cấp cứu 14 ca bệnh nhân nặng v.v. Tỷ lệ người dân được sử dụng nước hợp vệ sinh là 75% [164]. Về văn hóa, văn nghệ và thể dục thể thao, huyện đã có Trạm phát thanh và truyền hình (VTV1, VTV3); sân vận động kết hợp sân bay trực thăng; nhà bia tưởng niệm anh hùng liệt sĩ, Công viên tuổi trẻ Sông Hồng. Chùa Bạch Long vừa được xây dựng đáp ứng nhu cầu về văn hóa tâm linh cho nhân dân vùng biển đảo. Trung tâm văn hóa thể thao đa chức năng với diện tích hơn 7.000m2 đã được xây dựng từ năm 2000. Các năm vừa qua, huyện tổ chức nhiều hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao kỷ niệm các ngày lễ lớn của thành phố, đất nước, các hoạt động giao lưu với các đoàn từ đất liền ra đảo, đặc biệt trong dịp “tháng thanh niên”.
  9. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 161 Phát triển giáo dục và đào tạo là nhu cầu lớn, nhưng cũng là khó khăn lớn đối với một huyện đảo như BLV. Trước đó, đảo đã có 01 trường mẫu giáo và 1 trường tiểu học gồm 2 nhà 1 tầng, 1 nhà 2 tầng với tổng số 10 phòng học và có đủ giáo viên. Đến cuối năm 2011 đã hoàn thành xây dựng trường mầm non huyện BLV do Công ty tàu dịch vụ dầu khí và đối tác nước ngoài là Công ty Asia Marine tài trợ 100% vốn xây dựng, với tổng mức đầu tư gần 3 tỷ đồng. Công trình có diện tích mặt bằng hơn 200m2, thiết kế 2 tầng gồm 4 phòng học, 1 nhà bếp và 1 phòng giám hiệu. Ngoài ra, trường còn được Tập đoàn Dầu khí quốc gia và các đối tác tặng máy vi tính, ti vi, tủ lạnh và 50 triệu đồng để mua đồ dùng học tập cho học sinh. Đây là trường mầm non đầu tiên và duy nhất của huyện đảo BLV phục vụ hơn 50 cháu theo học. Học sinh tốt nghiệp tiểu học tại đảo được chuyển vào học cấp II tại trường nội trú Đồ Sơn và được cấp học bổng. Năm 2001, huyện được công nhận hoàn thành phổ cập trung học cơ sở và trên đảo không còn người mù chữ. Mục tiêu chiến lược trong lĩnh vực giáo dục của huyện đảo là đến năm 2020 sẽ có đủ trường học ở cả 3 cấp để con em huyện đảo BLV không phải vào đất liền học tập. Thanh niên xung phong tại đảo được tổ chức học nghề với tổng số trên 200 lượt người học, đào tạo nghề, trang bị kiến thức nâng cao năng lực nghiệp vụ và quản lý khai thác sử dụng các công trình, dự án phục vụ đời sống cho quân dân huyện đảo. Bình quân mỗi đội viên được đào tạo từ 2 đến 3 nghề, gồm: mộc, nề, chế biến hải sản, nuôi dạy trẻ, giáo viên, nghiệp vụ y tế, nấu ăn, lễ tân, chăm sóc cây xanh, thủy thủ tàu, thợ điện v.v. Một số TNXP tham gia các khóa học Đại học tại chức để phục vụ cho sự phát triển lâu dài trên đảo, đã cử 6 cán bộ, đội viên đi học các lớp đại học, trung cấp nghiệp vụ. 3. Thành công và thách thức Trải qua 20 năm thành lập và phát triển (1993-2012), đến nay huyện đảo BLV đã đạt được nhiều thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng - an ninh và giữ vững chủ quyền vùng biển đảo. BLV đã thực sự trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện, cơ bản thực hiện được nhiệm vụ chiến lược bảo vệ chủ quyền vùng biển đảo của đất nước, tạo cơ sở vật chất tiếp tục triển khai các hoạt động kinh tế trong khu vực. Tổ chức bộ máy chính quyền, đoàn thể trên đảo đã dần hoàn chỉnh, đi vào nề nếp và hoạt động có hiệu quả. Từ một đảo cơ sở hạ tầng hầu như không có gì, xa đất liền hơn 100km, phương tiện giao thông liên lạc và giao thông vận tải hết sức khó khăn, trong khi nhiệm vụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển đảo thường xuyên khó khăn và phức tạp, đến nay huyện đảo BLV đã xây dựng và phát triển đường sá, trạm điện, trường học, trạm y tế cơ sở, trồng cây phủ xanh đảo và đặc biệt là việc xây dựng thành công âu tàu đủ chỗ cho khoảng 500-1000 tàu của ngư dân trong khu vực đến tránh bão. Qua 20 năm, huyện đảo được đầu tư hơn 800 tỉ đồng xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông với 17km đường bê tông quanh đảo. Cơ sở hạ tầng trên đảo cơ bản đã có các hạng mục cần thiết tuy còn ở mức thấp và chưa đồng bộ. Các công trình được bố trí hợp lý, đang được khai thác sử dụng đạt hiệu quả, thiết thực đáp ứng cuộc sống quân dân trên đảo và lực lượng đông đảo ngư dân đánh bắt cá tại ngư trường BLV. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế năm 2012 đạt 299.400 triệu đồng, đạt 136,7% kế hoạch năm, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, giá trị sản xuất các ngành công nghiệp - xây dựng đạt 162.000 triệu đồng, tăng 32,8% so với 2011; nhóm ngành nông nghiệp, thủy sản đạt 10.400 triệu đồng, tăng 13,7%, thu nhập từ khai thác bào ngư của nhân dân đạt trung bình 35 triệu đồng/hộ; nhóm ngành dịch vụ đạt 127.000 triệu đồng, tăng 15,6%. Tổng huy động vốn cho đầu tư phát triển đạt 150 tỷ đồng, tăng 83,8% [164]. Kinh tế dịch vụ và thương mại phát triển nhanh, nhưng quy mô còn nhỏ. Lĩnh vực trọng tâm là dịch vụ hậu cần nghề cá chưa đáp ứng được yêu cầu mong muốn. Khai thác thủy sản từ
  10. 162 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) mức tự phát và sản lượng thấp tại ven đảo, đến nay (2012), đã gắn với nghề đánh bắt hải sản, cung cấp dịch vụ cho các tàu đánh cá ngoài khơi, góp phần làm tăng cao đời sống nhân dân trên đảo. Nông nghiệp mới đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu cư dân trên đảo. Đời sống nhân dân trên đảo ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Toàn đảo không có hộ nghèo; 100% lao động có việc làm, thu nhập ổn định; 100% hộ gia đình có điện thoại, phương tiện nghe nhìn. Hệ thống viễn thông được tăng cường với 2 mạng điện thoại di động Vinaphone và Viettel cùng dịch vụ Internet. Huyện đảo đã có hơn 140 hộ dân sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt cá và buôn bán, đặc biệt từ khi có cảng neo đậu tàu - cơ sở quan trọng để phát triển nghề cá, thu nhập bình quân của người dân khoảng 40 triệu/năm. Từ một đảo chỉ mang tính chất quân sự, BLV đã khởi sắc, trở thành một đảo dân sự, thể hiện sinh động trên thực tế chiến lược của Đảng và Nhà nước phát triển kinh tế biển kết hợp với quốc phòng an ninh. Bên cạnh những kết quả đã đạt được, BLV cũng còn gặp nhiều khó khăn do xa cách đất liền, giao thông vận tải bị ảnh hưởng khi có bão gió. Thiên nhiên khắc nghiệt, nguồn điện, nước còn thiếu nên chưa phát triển được nông nghiệp và dịch vụ. Chưa có ngân hàng trên đảo nên khó khăn cho việc phát triển thương mại. Huyện đảo rất cần được quan tâm, ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KT-XH; chỉ đạo và tháo gỡ khó khăn về giao thông đi lại giữa đảo với đất liền, về điện, nước và lưu thông tiền tệ; có chính sách thu hút bác sĩ, cán bộ giỏi ra đảo công tác và có cơ chế đặc biệt đối với các tổ chức và cá nhân đầu tư phát triển KT-XH tại huyện đảo. II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ-XÃ HỘI Mặc dù có diện tích đất tự nhiên không lớn, nhưng đảo BLV có vị trí chiến lược và tầm quan trọng đặc biệt đối với bảo đảm chủ quyền quốc gia trên biển, quốc phòng an ninh. Khả năng phát triển KT-XH của huyện đảo cũng rất to lớn do có lợi thế giao lưu trong và ngoài nước, có nguồn tài nguyên thiên nhiên tại chỗ đáng kể và tài nguyên vùng biển bao quanh giàu có. Do có vị trí đặc biệt quan trọng, định hướng phát triển KT-XH đảo BLV luôn giành được sự quan tâm của các nhà khoa học khi nghiên cứu tiềm năng phát triển của hệ thống các đảo ven bờ Việt Nam [1, 35]. Ngày 27/7/1994, Thủ tướng Chính phủ ra quyết định số 397/TTg phê duyệt luận chứng kinh tế kỹ thuật tổng thể xây dựng huyện BLV trở thành một đơn vị hành chính cấp huyện phát triển kinh tế - quốc phòng - xã hội toàn diện, một trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của ngư trường VBB. Kể từ đó, huyện đảo BLV đã có 2 lần quy hoạch phát triển KT-XH, một lần quy hoạch tổng thể ở tỷ lệ 1/10.000 (hình 8 - phụ lục) và một lần quy hoạch chi tiết ở tỷ lệ 1/2.000. Hai quy hoạch này phản ánh quá trình nhận thức cụ thể hóa định hướng phát triển KT-XH huyện đảo đến 2020. 1. Quan điểm 1. 1. Quan điểm chung - Phát triển KT-XH huyện đảo nhằm mục tiêu cao nhất bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên VBB, phát triển KT-XH phải kết hợp chặt chẽ với quốc phòng - an ninh (hình 8.1). - Việc khai thác tiềm năng, phát triển kinh tế biển phải dựa trên những kết quả đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên về tài nguyên thiên nhiên đảm bảo cho sự phát triển bền vững, bảo vệ được môi trường và đa dạng sinh học. - Xây dựng Bạch LongVĩ thành một huyện giàu về kinh tế, vững mạnh về quốc phòng, an ninh; quân và dân trên đảo có đời sống vật chất và văn hóa ngày càng nâng cao, phù hợp với nhịp sống chung của thành phố Hải Phòng.
  11. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 163 1.2. Quan điểm cụ thể Quan điểm phát triển ưu tiên. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường vùng biển đảo BLV cho phép phát triển đa ngành, đáp ứng nhu cầu phát triển toàn diện KT-XH huyện BLV, nhưng có ưu tiên cho thương mại phục vụ hậu cần nghề cá. Lựa chọn ưu tiên này về cả thời gian, tổ chức không gian, tỷ trọng đầu tư và nguồn nhân lực, trên cơ sở phù hợp với quan điểm chung, đặc thù tài nguyên vị thế, ý nghĩa kinh tế - chính trị, khả năng lợi nhuận của đầu tư phát triển và động lực của cơ cấu phát triển. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu. Quan điểm chuyển dịch cơ cấu biểu hiện qua hai khía cạnh: chuyển dịch liên kết các ngành và phù hợp với xu thế chung. Chuyển dịch cơ cấu nội tại trong phát triển KT-XH huyện BLV đảm bảo tính chất ưu tiên và tính chất toàn diện, kết nối các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá với các hoạt động phát triển KT-XH khác và các hoạt động hỗ trợ phát triển. Liên kết chung là kết nối hệ thống với cơ cấu phát triển chung của thành phố Hải Phòng, với hoạt động nghề cá của các tỉnh ven biển khai thác các ngư trường trong VBB, trong đó có ngư trường BLV, với hoạt động kinh tế của các ngành Trung ương cũng như kinh tế chính trị và đối ngoại. 2. Mục tiêu 2.1. Mục tiêu chung Phát triển KT-XH huyện theo mô hình kinh tế đảo, dịch vụ là trọng tâm, gắn với tiềm lực kinh tế quốc phòng - an ninh và bảo vệ môi sinh, môi trường biển, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực kinh tế biển: dịch vụ hậu cần nghề cá; nuôi trồng, đánh bắt hải sản và từng bước phát triển các loại hình dịch vụ khác như: du lịch, dịch vụ hàng hải và dịch vụ dầu khí v.v. 2.2. Mục tiêu cụ thể Phát triển đảo BLV sớm trở thành trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá cho các tỉnh ven biển khai thác các ngư trường trong VBB với các chức năng chủ yếu: 1- bao tiêu sản phẩm khai thác và chế biến; 2- sơ chế sản phẩm đánh bắt, nuôi trồng và bảo quản đông lạnh; 3- xuất khẩu hải sản trực tiếp và trung chuyển; 4- cung ứng vật tư nghề cá, nhiên liệu và tiện nghi, hàng tiêu dùng duy tu sửa chữa phương tiện khai thác; 5- khu neo đậu tàu thuyền tránh gió bão. Đến năm 2015 huyện đảo có cơ sở hạ tầng đồng bộ, cơ cấu kinh tế hiện đại; ngoài chức năng trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá của VBB, đảm đương thêm chức năng là cơ sở quan trọng cho dịch vụ hàng hải, dầu khí, cứu hộ, cứu nạn trên triển và du lịch biển v.v. Phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của huyện giai đoạn 2006-2010 là 15,8%/năm, giai đoạn 2011-2020 là 17,5%/năm, trong đó giai đoạn 2011-2015 là 19%/năm, giai đoạn 2016-2020 là 16%/năm. GDP bình quân đầu người/năm đến năm 2010 đạt 18 triệu đồng, 2015 đạt 37 triệu đồng, 2020 đạt 70 triệu đồng. Tổng vốn đầu tư xã hội trên địa bàn giai đoạn 2006-2010 đạt 375 tỷ đồng, giai đoạn 2011-2015 đạt 800 tỷ đồng và giai đoạn 2016-2020 đạt 1.500 tỷ đồng (bảng 8.2). Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện đảo trong thời gian tới từ cao xuống thấp đó là: dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản theo tỷ trọng từng nhóm ngành trong tổng GDP. Xây dựng phương án phát triển căn cứ từ điều kiện thực tế của huyện đảo và những yêu cầu đặt ra cho các mục tiêu phát triển huyện đảo trong thời gian tới, nhằm đáp ứng chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, đáp ứng đòi hỏi thực tiễn phát triển nhanh huyện đảo, đảm bảo phục vụ các mục tiêu đối nội, đối ngoại, xứng đáng là điểm sáng của cực Đông Việt Nam trên VBB.
  12. 164 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) BẢO VỆ CHỦ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẢM BẢO AN NINH, QUỐC PHÒNG DỊCH VỤ HẬU CẦN NGHỀ CÁ CÁC HOẠT ĐỘNG KT - XH KHÁC Bao tiêu sản phẩm khai thác, Phát triển thủy sản: nuôi chế biến trồng và đánh bắt hải sản Sơ chế sản phẩm đánh bắt, Dịch vụ hàng hải, dầu khí nuôi trồng, bảo quản đông lạnh Dịch vụ du lịch, nghỉ dưỡng Xuất khẩu hải sản trực tiếp và trung chuyển Phát triển cơ sở hạ tầng Cung ứng vật tư nghề cá, nhiên liệu và tiện nghi, duy tu sửa Phát triển các công trình văn chữa phương tiện khai thác hoá, xã hội: tổ chức khu dân cư, chợ, công viên, nhà văn hóa v.v. Bảo vệ tài nguyên và môi trường: bảo tồn tự nhiên; quản lý môi trường Xác định nhu cầu bổ sung (quan trắc, xử lý, ứng cứu v.v.) chính sách (chính sách phát triển, chính sách quản lý), nhu cầu tài chính Tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển Đào tạo nguồn nhân lực CÁC HOẠT ĐỘNG HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN Hình 8.1. Sơ đồ quan hệ định hướng quan hệ phát triển KT-XH huyện BLV đến 2020.
  13. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 165 Bảng 8.2. Dự báo phát triển kinh tế huyện BLV thời kỳ 2010 - 2020 [106] Giá trị Tốc độ tăng bình quân Đơn vị STT Chỉ tiêu 2011 - 2016 - 2011 - tính 2010 2015 2020 2015 2020 2020 A Giá trị tăng thêm (giá thực tế) Tổng số Tr.đ 50.000 137.000 323.000 I Nông nghiệp, thủy sản Tr.đ 5.000 9.500 16.100 Cơ cấu % 10,0 7,0 5,0 II Công nghiệp, xây dựng Tr.đ 7.500 15.100 32.300 Cơ cấu % 15,0 11,0 10,0 III Dịch vụ Tr.đ 37.500 112.400 274.600 Cơ cấu % 75,0 82,0 85,0 B Giá trị tăng thêm (giá so sánh) Tổng số Tr.đ 29.250 70.000 147.000 Tốc độ tăng chung % 17,6 19,0 16,0 17,5 I Nông nghiệp, thủy sản Tr.đ 2.730 4.700 8.000 Tốc độ tăng % 11,0 11,5 11,1 11,3 II Công nghiệp, XD Tr.đ 4.100 8.000 14.200 Tốc độ tăng % 12,3 14,0 12,0 13,0 III Dịch vụ Tr.đ 22.420 57.300 124.800 Tốc độ tăng % 19,5 20,5 16,9 18,7 C GDP/người/năm Tr.đ 18 37 70 15,5 13,5 14,5 D Tổng vốn đầu tư T.đ 100 210 340 E Tổng vốn đầu tư cả thời kỳ T.đ 800 1.500 F Dân số bình quân Người 1.630 1.900 2.100 3,2 2,0 2,6 Ghi chú: Tr.đ - Triệu đồng; Tỷ đồng = T.đ 3. Định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực kinh tế 3.1. Định hướng phát triển dịch vụ Tốc độ tăng bình quân GDP dịch vụ thời kỳ 2006-2010 là: 17,8%; thời kỳ 2011-2020 khoảng 16,9%. Cơ cấu nhóm ngành dịch vụ trong tổng GDP huyện năm 2010 là: 75%, năm 2015 là: 82% và năm 2020 là: 85%. Sau 2015, có một số phân ngành dịch vụ vượt ra khỏi phạm vi quốc gia, có ý nghĩa quan trọng trong khu vực và quốc tế (dịch vụ hàng hải, dầu khí, ngân hàng, bảo hiểm, y học biển) góp phần phát triển toàn diện nền kinh tế huyện đảo và đóng góp quan trọng cho phát triển dịch vụ chung của thành phố.
  14. 166 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) Dịch vụ chủ lực là thương mại phục vụ hậu cần nghề cá, mặt khác hình thành các phân ngành, các sản phẩm dịch vụ mới có giá trị tăng trưởng cao phù hợp lợi thế và điều kiện tự nhiên của huyện đảo như dịch vụ dầu khí, hàng hải, du lịch, dịch vụ tài chính, ngân hàng Giai đoạn 2006-2010, tập trung phát triển dịch vụ thương mại trong đó trọng tâm là hậu cần nghề cá (thương mại mua bán thủy sản, cung cấp xăng dầu, nước ngọt, hàng tiêu dùng, đá cây), vận tải và bưu điện v.v Giai đoạn 2011-2020, phát triển thêm các dịch vụ lợi thế của huyện đảo: dịch vụ hàng hải, dầu khí, du lịch, y học biển, bảo hiểm, tài chính, ngân hàng. a. Phát triển hậu cần nghề cá Dịch vụ hậu cần nghề cá là ngành dịch vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển KT-XH của toàn đảo. Được bố trí mở rộng tại âu cảng TN đã hình thành hiện nay và mở rộng diện tích cơ sở, vật chất tại khu vực âu cảng TB dự kiến. Tăng cường dịch vụ hậu cần nghề cá chủ yếu thu hút sản lượng đánh bắt của các tỉnh ven biển khai thác các ngư trường trong VBB, trong đó ngư trường BLV thông qua các hình thức liên doanh và liên kết. Các cơ sở sơ chế hải sản và bảo quản đông lạnh, không triển khai chế biến quy mô lớn. Di chuyển các cơ sở hiện có ra âu cảng dự kiến phía TB đảo để tránh tối đa ảnh hưởng chất thải vào môi trường, nhất là mùi tới khu dân cư theo hướng gió và tránh làm ảnh hưởng tới môi trường cảnh quan khu bãi tắm. Các cơ sở này bao gồm: nơi giao dịch xuất nhập khẩu, thu mua, giới thiệu sản phẩm và cung ứng hoạt động nghề cá, như: thu mua xuất nhập khẩu hải sản; cung ứng vật tư, nhiên liệu và trang thiết bị cho tàu thuyền; duy tu, bảo dưỡng và sửa chữa tàu thuyền đánh cá; nhà nghỉ cho ngư dân khi đưa tàu vào neo trú, sửa chữa và tránh gió bão; dự trữ và cung cấp nước ngọt, sản xuất cung cấp nước đá; cung cấp ngư cụ, nhu yếu phẩm cho lực lượng khai thác trên cơ sở liên kết, liên doanh v.v., khai thác và bao tiêu sản phẩm; cấp phép đảm bảo điều kiện pháp lý, quyền lợi, nghĩa vụ cho mọi lực lượng khai thác và nuôi trồng hải sản. b. Phát triển dịch vụ hàng hải, dầu khí Dịch vụ hàng hải thực hiện nhiệm vụ báo mù, báo bão, các nhiễu động nhiệt đới cho tất cả các tàu thuyền hàng hải và hoạt động trong vùng biển đảo BLV; định vị dẫn đường cho tàu tìm kiếm cứu hộ cứu nạn trên biển; cung ứng nhu yếu phẩm, dịch vụ hoa tiêu khi cập tàu vào đảo, dịch vụ lưu trú trên đảo. Trong tương lai xa, dịch vụ dầu khí có thể xuất hiện khi tiềm năng dầu khí thành hiện thực, nên dự trữ một khu đất phía Bắc khu dân dụng giáp với khu du lịch dự kiến và âu cảng mới dự kiến. Khu dịch vụ dầu khí bao gồm hệ thống các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng, văn phòng, nhà hội thảo, phòng nghiệp vụ địa chất dầu khí, kỹ thuật khai thác kinh tế mỏ, khu hậu cần kỹ thuật, thiết bị thăm dò và khai thác dầu khí v.v. Đây sẽ là cơ sở hậu cần của trường dầu, bãi giếng, giảm tải và chi phí cho giàn khoan. c. Dịch vụ du lịch Phát triển dịch vụ du lịch nhằm khai thác lợi thế về cảnh quan thiên nhiên tạo dựng một không gian du lịch biển đảo với lợi thế về bãi tắm, tài nguyên sinh vật biển, cảnh quan thiên nhiên và cảnh quan đô thị đặc sắc. Các sản phẩm du lịch ở đây bao gồm: lịch sử văn hóa và truyền thống dựng nước, mở mang bờ cõi; bãi tắm (hiện có khu vực TN đảo); khu bảo tồn biển phục vụ du lịch lặn ngầm và nghiên cứu khoa học; hệ thực vật, sinh vật, tài nguyên ven biển; khu đô thị biển đảo đặc trưng; khu vui chơi thể thao nước cảm giác mạnh và các sản phẩm khác như trạm điện sức gió, đèn hải đăng, khu neo đậu tàu thuyền trên biển v.v.
  15. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 167 3.2. Định hướng phát triển công nghiệp - xây dựng Tốc độ tăng bình quân GDP nhóm ngành công nghiệp - xây dựng thời kỳ 2006-2010 là 11,6%/năm; giai đoạn 2011-2020 là 16%/năm. Tỷ trọng GDP công nghiệp - xây dựng trong tổng GDP huyện năm 2010 là 15%; năm 2015 là 13%; năm 2020 là 12%. Do diện tích đất rất hẹp nên không thể phát triển các ngành công nghiệp nói chung và công nghiệp chế biến nói riêng, mà chỉ duy trì và phát triển những ngành công nghiệp đặc thù riêng của huyện đảo với quy mô nhỏ, phù hợp như: sản xuất điện sức gió, sản xuất nước ngọt sinh hoạt; nước đá, sửa chữa nhỏ tàu thuyền; chế biến bột cá gắn với bảo vệ môi trường; dịch vụ cơ khí duy tu, bảo dưỡng phương tiện khai thác hải sản. 3.3. Định hướng phát triển nông lâm nghiệp và thủy sản Cơ cấu nông - lâm - thủy sản trong tổng GDP của huyện đến năm 2010 là 10%, 2015 là 7% và 2020 là 5%. Tốc độ tăng bình quân ngành nông - lâm, thủy sản 2006-2010 là 9%, 2011- 2020 là 11,3%. Trồng rừng mang ý nghĩa môi trường và sinh thái của rừng phòng hộ nhằm chống bào mòn, rửa trôi bề mặt, giữ ẩm vỏ phong hóa cho thảm thực vật, cải thiện môi trường sinh cư của dân trên đảo. Lâm nghiệp được coi là hoạt động hỗ trợ phát triển. Đất trồng rừng trên đảo bao gồm: - Đất trồng rừng chống xói mòn sườn núi, bao quanh sườn núi ở độ cao 15m. - Đất rừng tự nhiên, xen rừng trồng ở độ cao trên 15m là khu rừng cấm hiện do quân đội quản lý. - Đất rừng bảo vệ bờ đảo, nằm trên thềm biển trẻ nhất quanh bờ đảo, sát với đường vành đai ngoài cùng để chống xói mòn đất và bảo vệ bờ đảo. Ngoài rừng trồng, còn có các dải cây xanh cách ly giữa khu vực đất hạ tầng kỹ thuật với các khu dân dụng, quân sự khác, đảm bảo khoảng cách ly tối thiểu và tránh ô nhiễm môi trường. Nông nghiệp phát triển theo hướng duy trì quỹ đất trồng rau tươi cho dân trên đảo. Tập trung phát triển nhanh chăn nuôi gia súc (lợn, bò v.v.). Phát triển trồng trọt, chăn nuôi công nghệ cao để đảm bảo cung cấp lương thực, rau xanh thiết yếu và cũng là hình thức dự trữ thực phẩm trong trường hợp có thiên tai, gió bão v.v. đất liền không cung ứng kịp thời. Cùng với việc phát triển và nâng cao hiệu quả đánh bắt thủy sản vùng quanh đảo với quy mô thích hợp vừa và nhỏ, còn đẩy mạnh việc nuôi các loài đặc sản như bào ngư và cá song với hai phương thức nuôi sinh thái (nuôi thả tự nhiên) nhằm phục hồi nguồn lợi tự nhiên và nuôi công nghiệp; sản xuất giống bào ngư nhân tạo nhằm cung cấp giống cho các cơ sở nuôi ở Cô Tô, Long Châu và Cát Bà. Không nên coi khai thác hải sản ven đảo là mục tiêu lớn, mà chú ý khai thác hải sản quý ở quy mô thích hợp với kỹ năng nghề nghiệp của lực lượng lao động tại chỗ. Để dần phục hồi nguồn lợi tự nhiên này cần xác định phạm vi nuôi trồng, phục hồi và khai thác hạn chế. Nghiêm cấm mọi hình thức đánh bắt hủy diệt như dùng chất gây mê, chất nổ, xung điện và mọi hình thức khai thác làm cạn kiệt các đối tượng dưới độ tuổi khai thác và mùa sinh sản. Xác định vùng nuôi trồng hải sản và khai thác hạn chế. Chủ yếu là nghiên cứu, nuôi trồng con giống Bào ngư để cung cấp cho khu bảo tồn và khai thác hạn chế ngoài biển độ sâu 6m nước 3.4. Phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật a. Hạ tầng điện năng. Điện năng được tạo ra từ các nguồn điện diezel, điện gió, điện mặt trời, trong đó nguồn điện gió là chủ yếu. Nguồn điện từ pin mặt trời chỉ phục vụ các hoạt động và tồn tại độc lập. Trong tương lai xa khi tiềm năng dầu khí trở thành hiện thực, cần tính đến nguồn điện khí bổ sung. Tổng công suất nguồn điện tối thiểu 15.000-20.000 kW (tương đương 2-3 cây quạt gió).
  16. 168 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) b.Thông tin liên lạc Nâng cấp hệ thống viba, dịch vụ viễn thông trong nước và quốc tế và bưu điện. Khi dịch vụ hàng hải và các dịch vụ tìm kiếm cứu nạn đi vào hoạt động, cần có thêm các trạm thu thông tin vệ tinh quốc tế chuyên dùng cho dự báo, tìm kiếm cứu nạn, dẫn đường hàng hải, dự báo sự cố môi trường, thông tin chỉ huy chiến dịch ứng cứu sự cố môi trường (đặc biệt là tràn dầu quy mô lớn), thông tin chiến dịch trong trường hợp xảy ra khủng hoảng. Hệ thống thông tin cần được đầu tư thiết bị hiện đại, cơ động, kết nối dễ dàng với mạng viba và hệ thống thông tin quân sự trong trường hợp cần thiết. Để đáp ứng nhu cầu tác nghiệp, cần tổ chức tập dượt nhiều lần với các tình huống giả định. Phủ sóng mạng di động ở vùng biển đảo BLV. c. Hạ tầng giao thông Giao thông nội hạt. Được thiết kế các cấp đường phù hợp với chủng loại phương tiện, điều vận các tuyến đường phù hợp với mật độ giao thông, tần suất hoạt động và tính chất an ninh, quốc phòng. Hệ thống đường nội hạt cần được thiết kế kết nối thuận tiện với giao thông thủy và đường không. Trên cơ sở mạng lưới giao thông hiện có, phân cấp và cải tạo cho phù hợp, tránh việc phân chia đất thành các lô quá nhỏ gây bất cập trong quá trình sử dụng. Cải tạo lại một số nút giao thông gây xung đột. Tạo ra một hệ thống hợp lý giao thông nội bộ bao gồm đường trục chính, đường chính, đường giao thông nối các khu chức năng với nhau và đường khu vực. Cảng - giao thông thủy. Âu tàu hiện có chưa đủ năng lực đáp ứng nhu cầu sử dụng lớn và thường xuyên trong tương lai. Do đó, một âu tàu khác ở phía TB cần được xây dựng nhằm giảm tải cho âu tàu hiện nay, đặc biệt để tránh sóng gió ĐN về mùa hè. Âu tàu này đáp ứng cơ bản nhu cầu sử dụng vận tải hàng hóa, hành khách, neo trú của tàu thuyền đánh cá v.v. vào bất cứ mùa nào trong năm theo từng khu vực chức năng trong âu cảng. Ngoài ra còn có các tuyến giao thông thủy đưa du khách đi thăm quan, ngắm cảnh ven đảo. Đường hàng không. Sân bay dự kiến xây dựng mới cấp 3C theo ICAO - (đường CHC có kích thước 1800m x 35m) tại khu vực TB đảo, đảm bảo khai thác máy bay dân dụng như ATR72, F70 và các loại máy bay tương đương và sân bay quân sự, sân bay trực thăng. Trước mắt vẫn sử dụng sân vận động làm bãi đáp cho máy bay trực thăng. d. Hạ tầng cấp nước Phải được xây dựng trên cơ sở đa nguồn: 1- sử dụng trực tiếp nước khí quyển; 2- sử dụng nước mặt đệm; 3- nước ngầm tầng sâu; 4- nước lọc và 5- nước chuyển tải. Nước mặt đệm trên đảo BLV chỉ có nước ngầm tầng nông, trong tương lai gần cần hạn chế và tiến tới ngừng khai thác nước mặt đệm bởi vì đây là nguồn dự trữ chiến lược, đặc biệt trong trường hợp có khủng hoảng, để đảm bảo chất lượng nước ổn định và nhằm cân bằng động thái nước ngầm tầng nông liên quan đến thảm thực vật cạn. Nước ngầm tầng sâu (tới đá móng trước Đệ tam) là nguồn cần tính đến nhưng không nên đặt hy vọng nhiều. Nước ngọt lọc từ nước biển là giải pháp tích cực, dễ áp dụng nhưng vấn đề là ở chỗ cần tập trung vốn đầu tư công nghệ và thiết bị hiện đại để nâng công suất lọc nước và chất lượng nước lọc. Nước chuyển tải từ lục địa bằng tàu lớn 5.000-10.000 DWT, là phương án tích cực đảm bảo ổn định, đáp ứng nhu cầu nước cho sinh hoạt và cung ứng cho tàu thuyền đánh cá và bảo quản đông lạnh. Trong 5 nguồn nước, nguồn 1 là hỗ trợ, nguồn 2 là dự trữ chiến lược, nguồn 3 ít có khả năng, nguồn 5 là dự phòng, được sử dụng khi đặc biệt cần thiết và nguồn 4 là tích cực, ảnh hưởng lâu dài và quyết định tới quy hoạch phát triển KT-XH huyện BLV. Hiện có 2 hồ dự trữ nước ngọt có diện tích 0,77ha, sẽ xây thêm một hồ phía Đông khu dân dụng diện tích 1,5ha và hệ thống thu nước mưa từ chân núi xuống, các hồ nước có nhiệm vụ dự trữ nước ngọt dùng cho sinh hoạt. Xung quanh hồ trữ nước trồng nhiều cây xanh vừa tạo cảnh quan, vừa bảo vệ nguồn nước và giảm tối đa hiện tượng bay hơi nước.
  17. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 169 3.5. Phát triển hạ tầng xã hội a. Hạ tầng y tế và giáo dục Xây dựng và phát triển một bệnh viện đa khoa quy mô 30 giường bệnh với trang bị hiện đại và đặc biệt chú ý tới công tác y tế dự phòng và sơ cứu các trường hợp liên quan tới tai nạn hàng hải và y học biển. Bệnh viện này hoạt động kết hợp với bệnh viện quân đội trở thành cơ sở tiếp nhận sơ cứu bệnh nhân của dịch vụ cứu hộ và cứu nạn trên biển. Công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khoẻ ban đầu, ngăn ngừa phát sinh dịch bệnh hoặc lây nhiễm từ khách vãng lai là rất quan trọng. Cần nghiên cứu phương án sử dụng hệ thống viễn thông qua vệ tinh để các bác sĩ từ đất liền có thể tham gia hội chẩn và phẫu thuật những ca khó xảy ra trên đảo. Hạ tầng giáo dục huyện đảo gồm cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông bậc tiểu học và trung học cơ sở và một thư viện. Cần có một cơ sở dành riêng cho giáo viên, những người có kinh nghiệm giảng dạy từ thành phố Hải Phòng để trao đổi, hội giảng, hoặc giảng dạy có kỳ hạn. Cần thành lập Trung tâm học tập cộng đồng trên đảo. b. Các công trình công cộng Nhằm đáp ứng nhu cầu văn hóa, tâm linh của cư dân trên đảo, ngư dân và khách du lịch, tại khu vực phía Nam đảo đã xây dựng một đền thờ biểu trưng của truyền thống chinh phục và khai thác biển của người Việt cổ, mang ý nghĩa giáo dục về truyền thống dựng nước, mở mang bờ cõi. Dự kiến xây dựng một ngôi chùa nhỏ, vị trí cạnh đền thờ hiện tại, mặt chùa hướng ra biển (khu neo đậu tàu thuyền), lưng dựa vào núi. Các công trình này cũng là nhằm khẳng định chủ quyền lâu dài của Việt Nam tại vùng biển đảo BLV. Ngoài nhà văn hóa, đài tưởng niệm liệt sỹ hiện có cần xây dựng nhà lưu niệm, truyền thống trưng bày các di vật, giới thiệu truyền thống xây dựng, giữ vững chủ quyền quốc gia qua các giai đoạn, giới thiệu sự lớn mạnh không ngừng của đảo về kinh tế, quốc phòng và sự nghiệp bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên VBB. Dự kiến sẽ xây dựng quảng trường tượng đài có nội dung ghi lại truyền thống chinh phục biển cả và mở mang bờ cõi của cha ông cuối trục không gian xanh trong lõi đô thị có hướng mở ra biển. Sân vận động đã được hình thành phía ĐB khu dân dụng, ngoài ra bố trí các khu cây xanh ven biển, trục trung tâm và xen kẽ trong các nhóm nhà. Mật độ cây xanh cao để tạo sân chơi cho cư dân và tạo ra một không gian đô thị du lịch nghỉ dưỡng mang sắc thái biển, ngoài ra không gian cây xanh còn có tác dụng lưu giữ và thẩm thấu nước mưa, duy trì và bảo vệ nguồn dự trữ nước ngầm vốn đã rất hiếm trên đảo. Ở trung tâm bờ TN đảo, cần xây dựng một chợ, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thường nhật của tất cả các đối tượng trên đảo, gồm cư dân, bộ đội và khách vãng lai. Các nhà hàng ăn uống và giải khát cũng đặt tại khu này. c. Các khu hành chính và khu dân cư Khu hành chính và dân cư được bố trí phù hợp với các điểm dịch vụ du lịch, sản xuất, kinh doanh v.v. gần gũi với văn minh đô thị, thuận lợi cho công tác quản lý môi trường, thu gom chất thải sinh hoạt. Tổ chức không gian đô thị huyện BLV theo kiểu ô vuông phân bậc có khu hành chính là biên cao nhất. Tính phân bậc ở đây bao hàm cả địa hình và chức năng sử dụng đất vào các mục tiêu phát triển KT-XH. Tại khu vực phía Nam đảo, dân cư được bố trí theo kiểu quần cư tập trung thành tiểu đô thị với các nhà cao không quá 3 tầng, đủ sức chứa 150-180 căn hộ. Khu hành chính được bố trí thành một dải sườn TN bao gồm các công sở của khối hành chính trung tâm và các công sở của khối các đơn vị chức năng như công an, tòa án, kiểm sát, quân đội, kể cả trụ sở cảnh sát biển ở khu vực có độ cao 10m-15m.
  18. 170 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) d. Hạ tầng quốc phòng Trong giai đoạn hoà bình, BLV vẫn là một tiền đồn quan trọng đứng gác trong VBB, làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, canh phòng và bảo vệ đảo cùng vùng biển xung quanh. Tiếp tục tăng cường tiềm lực quốc phòng trên đảo để nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang, nhằm bảo vệ vững chắc vùng biển VBB. Đồng thời phải động viên các lực lượng vũ trang trên đảo không chỉ giới hạn trong việc phòng thủ mà còn phải đủ mạnh, chủ động tiến hành kiểm tra kiểm soát tàu thuyền hoạt động xung quanh đảo và sẵn sàng làm công tác tìm kiếm cứu nạn khi cần. 3.6 Phát triển các lĩnh vực khác a. Bảo vệ tài nguyên và môi trường Đó là các hoạt động phòng chống xói lở bờ biển; bảo tồn tự nhiên; trồng rừng; quản lý môi trường; mai táng; quan trắc cảnh báo môi trường biển; xử lý sự cố môi trường trên đảo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản sẽ được trình bày chi tiết ở Chương X. Ngày 26/5/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 742/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2020, gồm 16 khu, trong đó có Khu bảo tồn biển BLV. Cần nhanh chóng quy hoạch, xây dựng và đưa Khu bảo tồn biển BLV đi vào hoạt động. Một khu mai táng được bố trí ở sườn núi phía Bắc đảo. Do quỹ đất hạn chế, việc mai táng định hướng áp dụng hình thức hoả táng, hạn chế tối đa địa táng. b. Tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển. Đây là công tác xã hội mang tính chất nhân đạo vì mục tiêu hỗ trợ phát triển KT-XH, thu hút lực lượng và củng cố lòng tin của ngư dân, không vì mục đích kinh doanh. Đồng thời đây là một quan điểm cơ bản khác với dịch vụ hàng hải. Tổ chức cứu hộ, cứu nạn trên biển gồm các thành phần: 1- bộ phận chuyên trách thường trực ứng cứu và phương tiện; 2- thầy thuốc chuyên khoa xử lý tai nạn hàng hải và y học biển; 3- hệ thống thông tin chiến dịch; 4- lực lượng hỗ trợ: bộ đội, biên phòng, cảnh sát biển, thanh niên xung phong, các tàu thuyền tại chỗ được huy động. 4. Tổ chức không gian phát triển 4.1. Quy hoạch tổng thể Để đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển chung của huyện đảo và định hướng phát triển các ngành, các lĩnh vực đến năm 2020 cần phải tổ chức không gian phát triển thật hợp lý. Đây là nhiệm vụ hết sức khó khăn vì quỹ đất đảo rất hạn chế, trong khi yêu cầu phát triển KT-XH phải đảm bảo các chức năng cơ bản của một đơn vị hành chính cấp huyện, vừa phải thực hiện các chức năng và nhiệm phát triển đáp ứng yêu cầu của một trung tâm cấp vùng của một số hoạt động theo yêu cầu của quốc gia, đồng thời phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ về an ninh quốc phòng và chủ quyền, lợi ích quốc gia trên VBB. Với nhiệm vụ khó khăn như vậy, sau 12 năm kể từ khi có quyết định thành lập huyện đảo, quy hoạch “Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo BLV đến năm 2010 và 2020” mới được UBND thành phố Hải Phòng phê duyệt theo Quyết định số 1920/QĐ-UB ngày 15/08/2005 trên cơ sở nghiên cứu tư vấn của Viện Tài nguyên và Môi trường biển [106]. Theo quy hoạch này, tổ chức không gian phát triển KT-XH của huyện đảo được xác định trên tỷ lệ 1/10.000 (hình 9 - phụ lục), tổng diện tích 790ha, tính đến độ sâu 6m - tức là độ sâu giới hạn ngoài của vùng đất ngập nước ven đảo. Trong đó, diện tích mặt đảo được quy hoạch là 261,9ha bao gồm cả đảo nổi và phần lớn đất ngập triều; diện tích mặt nước ven đảo 528,13ha bao gồm toàn bộ phần đất ngập nước thường xuyên và một phần nhỏ đất ngập triều chỉ lộ ra khi
  19. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 171 triều rút kiệt nhất. Quy mô và cơ cấu tổ chức không gian phát triển mặt đảo và mặt nước ven đảo được trình bày trên bảng 8.3. Bảng 8.3. Quy mô sử dụng không gian mặt đảo và mặt nước ven đảo BLV và vùng biển ven đảo tới độ sâu 6m định hướng tới năm 2020 [106]. DiÖn tÝch Tû lÖ TT Đất sử dụng (ha) (%) Mặt Đất sản xuất nông nghiệp 8 3,05 đảo Đất lâm nghiệp 51,5 19,66 1. Đất chuyên dụng 194,4 74,23 Đất xây dựng 7 Đất giao thông 9 Di tích, văn hóa 10,8 Quốc phòng an ninh 38,8 Khai thác vật liệu 0 Nghĩa trang, nghĩa địa 1,5 Chuyên dùng khác (dịch vụ nghề cá, dầu khí, du lịch v.v ) 127,3 lịch, kho, bãi bãi cảng, xử lý môi trường 2. Đất ở 8 3,05 Tổng 261,9 100 Mặt 5. Khu neo đậu tàu thuyền 71,1 13,46 nước tàu thuyền đánh cá 39,6 ven đảo tàu vận tải 8,0 đến độ tàu cứu hộ, cứu nạn 3,0 sâu tàu khách 0,5 6m tàu trung chuyển xuất khẩu hải sản 20,0 6. Bảo tồn biển và nuôi hải sản 457,03 86,54 Bảo tồn thiên nhiên biển 277,03 Nuôi sinh thái bào ngư, khai thác hạn định 180,0 Tổng 528,13 100 Như vậy, tổ chức không gian phát triển KT-XH huyện đảo BLV bao gồm 2 cơ cấu cơ bản: tổ chức không gian nội tại và tổ chức không gian liên kết với bên ngoài thông qua hoạt động của sân bay, cảng biển và các khu dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ nghề nhằm liên kết với các tỉnh ven biển khai thác các ngư trường trong VBB, trong đó có ngư trường BLV. Đây là cơ cấu linh hoạt mà quy mô của nó tùy thuộc vào năng lực dịch vụ hậu cần nghề cá của huyện đảo thông qua các hoạt động liên doanh, liên kết, bao tiêu sản phẩm và quan hệ thị trường tiêu thụ. 4.2. Quy hoạch chi tiết Theo yêu cầu của Quy hoạch tổng thể và xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn sau 4 năm phát triển kể từ khi có Quyết định số 1920/QĐ-UB về việc phê duyệt đề án “Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo BLV đến năm 2010 và 2020”, Quy hoạch chi tiết hơn ở tỷ lệ 1/2.000 huyện BLV giai đoạn 2010 và 2020 và đã được Viện Quy hoạch thuộc Sở Xây dựng thành phố Hải Phòng nghiên cứu, xây dựng năm 2009, công bố vào năm 2010. Quy hoạch này nhằm cụ thể hóa quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH huyện đảo BLV giai đoạn 2010 đến 2020 đã được UBND thành phố phê duyệt, đồng thời tiến hành phân khu chức năng cụ thể và phân vùng sử dụng đất trên toàn bộ huyện đảo BLV để làm cơ sở cho việc lập các dự
  20. 172 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) án xây dựng và triển khai thiết kế xây dựng các bước tiếp theo đối với các công trình kiến trúc và cảnh quan trên khu vực. Theo Quyết định số 1056/QĐ-UBND ngày 01 tháng 6 năm 2009 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết tỷ lệ: 1/2.000 huyện đảo BLV thì cơ cấu sử dụng đất đai có tổng diện tích 620ha, tính đến cốt độ sâu 4m (hình 8.2). Đất quy hoạch sử dụng tổng số 620ha, trong đó: đất dân dụng 45,02ha chiếm 7,26% và đất ngoài khu dân dụng 574,98ha chiếm 92,74%. So với quy hoạch tổng thể, quy hoạch chi tiết có một số điều chỉnh cơ bản như sau: - Điều chỉnh biên khu xây dựng sân bay cấp 3C tại khu ven bờ phía TB đảo. - Di chuyển khu vực chế biến hải sản hiện có ở phía TN đảo không làm ảnh hưởng đến khu hành chính, dân cư và du lịch. - Điều chỉnh khu dịch vụ dầu khí gần trung tâm hơn và tiếp cận với khu thể thao (bãi đáp trực thăng). - Phân định rõ hơn không gian bảo tồn cảnh quan thiên nhiên và tài nguyên sinh vật biển. - Xác định khu đầu mối kỹ thuật, bao gồm các khu xử lý nước thải, chất thải rắn, cấp điện, cấp nước, nhà máy lọc nước, trạm điện sức gió, các kho xăng dầu. Để đảm bảo cho hoạt động và cung cấp năng lượng cho đảo. - Quy hoạch một khu đất dự phòng 1,18ha phía ĐN khu dân dụng để dự trữ cho các nhu cầu phát triển lâu dài của huyện đảo. Hình 8.2. Sơ đồ phối cảnh quy hoạch chi tiết huyện BLV đến năm 2020 [6]. 2.2. Không gian phát triển khu dân dụng Tổng diện tích không gian phát triển khu dân dụng 45,02ha với 6 nhóm chính: Các công trình công cộng (bao gồm khu hành chính; các khu dịch vụ thương mại; các công trình tôn giáo; y tế, giáo dục và văn hóa; khu đất ở; các khu cây xanh - thể dục và thể thao; các hồ dự trữ nước ngọt; giao thông và đất dự trữ phát triển. Diện tích từng nhóm được trình bày trên bảng 8.4.
  21. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 173 Bảng 8.4. Định hướng sử dụng đất khu dân dụng [6] TT Tên loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) a Đất công cộng 6,71 14,90 Đất hành chính 1,82 4,04 Đất dịch vụ - thương mại 2,32 5,16 Đất văn hóa 0,74 1,64 Đất giáo dục 0,70 1,55 Đất y tế 0,76 1,69 Đất tôn giáo 0,37 0,83 b Đất ở 10,97 24,37 Đất ở hiện trạng cải tạo 2,62 5,83 Đất ở mới 8,35 18,54 c Đất cây xanh - TDTT 17,03 37,82 Đất cây xanh TDTT (sân vận động) 4,50 9,99 Đất cây xanh công viên 12,53 27,83 d Mặt nước (các hồ dự trữ nước ngọt) 2,27 5,04 e Đất giao thông 6,86 15,24 g Đất ở dự trữ phát triển 1,18 2,62 Tổng 45,02 100,00 2.3. Không gian phát triển khu ngoài dân dụng Tổng diện tích không gian phát triển khu ngoài dân dụng 574,98ha với 14 loại hạng mục: Dịch vụ hậu cần nghề cá; du lịch; khu đất tổng đội thanh niên xung phong; đất phát triển nông nghiệp; khu dự trữ dịch vụ dầu khí; đất quân sự; nghĩa địa; khu đầu mối hạ tầng kỹ thuật và sân bay; khu neo đậu tàu thuyền; rừng; khu đất cây xanh cách ly; đất bãi đá; giao thông; vùng bảo tồn tự nhiên và vùng nuôi trồng hải sản và khai thác hạn chế. Diện tích từng hạng đất sử dụng được trình bày trên bảng 8.5. Quy hoạch chi tiết huyện đảo BLV đã đáp ứng được mục tiêu xây dựng và phát triển đảo BLV thành một đơn vị hành chính cấp huyện của thành phố Hải Phòng phát triển kinh tế, xã hội tổng hợp toàn diện, khai thác tối đa tiềm năng kinh tế của vùng biển đảo trong mối quan hệ với nền kinh tế của nước ta và của khu vực, kết hợp với củng cố quốc phòng, tạo cơ sở pháp lý cho việc làm chủ vùng trời vùng biển của Tổ quốc trên VBB. Bảng 8.5. Định hướng sử dụng đất khu ngoài dân dụng [6] STT Tên loại đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Đất dịch vụ hậu cần nghề cá 14,47 2,52 2 Đất du lịch 19,60 3,41 3 Đất tổng đội TNXP 2,06 0,36 4 Đất phát triển nông nghiệp 8,70 1,51 5 Đất dự trữ dịch vụ dầu khí 8,53 1,48 6 Đất quân sự 47,82 8,32 7 Đất nghĩa địa 0,46 0,08 8 Đất đầu mối hạ tầng kỹ thuật 28,12 4,89 9 Khu neo đậu tàu thuyền 49,08 8,54 10 Đất rừng 46,65 8,11 11 Đất cây xanh cách ly 3,86 0,67 12 Đất bãi đá 75,70 13,17 13 Đất giao thông 20,56 3,58 14 Mặt nước 249,36 43,37
  22. 174 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) 5. Giải pháp thực hiện Để thực hiện được định hướng phát triển KT-XH huyện đảo BLV, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp các ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương, giữa các cơ quan dân sự và quân đội, đồng thời phải thực hiện một loạt các biện pháp tích cực và đồng bộ quan trọng sau. 5.1. Bổ sung sửa đổi và hoàn thiện chế độ chính sách hiện hành Một trong những giải pháp quan trọng hàng đầu là phải bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện chế độ chính sách hiện hành, tạo môi trường thuận lợi cho mọi hoạt động KT-XH trên cơ sở pháp luật. Thực hiện điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh thông qua các công cụ kế hoạch, tài chính, tiền tệ, thuế v.v, khắc phục tình trạng quan liêu, bảo thủ cũng như chủ quan nóng vội. Tăng cường vai trò và quyền hạn của chính quyền thành phố Hải Phòng, huyện đảo BLV trên cơ sở các chính sách lớn của nhà nước. Căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, huyện chủ động đề ra những biện pháp và định chế cụ thể, linh hoạt nhằm phát huy cao độ sức mạnh tổng hợp của các công cụ nhà nước trong nền kinh tế thị trường, phát huy được tính năng động, tích cực, khắc phục được các nhược điểm và những tác động tiêu cực của kinh tế thị trường để kích thích, thúc đẩy sự phát triển. Cải tiến công tác kế hoạch hóa, tăng cường nghiên cứu dự báo những diễn biến tại vùng VBB, cân đối kinh tế tổng thể, có qui hoạch phát triển toàn diện nền kinh tế tạo căn cứ đầy đủ cho những quyết định của huyện, đảm bảo cung cấp đủ thông tin để xây dựng các dự án, các chương trình KT-XH trên cơ sở qui hoạch tổng thể KT-XH. Nghiên cứu xây dựng các dự án, các chương trình và kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn và ngắn hạn, đưa hệ thống các mục tiêu vĩ mô về KT-XH, các phương án và giải pháp thực hiện; dự báo những khả năng, phương hướng phát triển và xác định những cân đối lớn. Hình thành qui chế kết hợp chặt chẽ việc xây dựng qui hoạch, kế hoạch với việc hoạch định chính sách và thể chế để điều hành nền kinh tế theo định hướng kế hoạch. Vận dụng các công cụ tài chính tiền tệ kết hợp với kế hoạch để điều tiết nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa một cách năng động và hiệu quả. Đặc biệt chú trọng điều hành nền kinh tế huyện đảo theo mô hình kinh tế đảo, lấy dịch vụ làm trọng tâm. Kết hợp chặt chẽ việc bổ sung, đổi mới cơ chế chính sách với cải cách hành chính. 5.2. Tạo vốn và phát huy năng lực của mọi ngành kinh tế Đối với nguồn vốn trong nước, ngoài nguồn vốn ngân sách nhà nước, phải có chính sách khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh dịch vụ để thu hút nguồn vốn lớn trong dân và các chủ đầu tư trong nước. Đề nghị Nhà nước và thành phố Hải Phòng xem xét cải tiến cơ chế huy động và sử dụng vốn cũng như chính sách ưu tiên cho BLV, một huyện đảo xa xôi có vị trí chiến lược quan trọng trong VBB. Đối với nguồn vốn nước ngoài, cần có chính sách ưu tiên cho huyện từ các nguồn vốn vay nước ngoài như ODA vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và kinh doanh dịch vụ. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần nếu được phát huy đầy đủ sẽ tạo ra động lực lớn và hiệu quả cao trong việc tăng trưởng kinh tế. Cần phát triển kinh tế quốc doanh đủ mạnh để giữ vai trò chủ đạo. Phát triển các thành phần kinh tế khác để thu hút mọi nguồn lực trong nước và tạo sự năng động, hiệu quả cao. Mở rộng hình thức kinh tế tư bản Nhà nước để làm cho nền kinh tế vừa phát triển nhanh, vừa đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa. 5.3. Khai thác bền vững và hợp lý tài nguyên Đảo BLV có vị trí giữa VBB và diện tích nhỏ, nhưng lại có vị trí cực kỳ quan trọng trong việc bảo tồn bào ngư, dịch vụ nghề cá và dịch vụ dầu khí trong tương lai. Việc khai thác tài
  23. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 175 nguyên phải đảm bảo hợp lý, sử dụng tài nguyên lâu bền, bảo vệ môi trường và an ninh quốc phòng biển đảo: ưu tiên sử dụng sức gió, mặt trời, sóng, thủy triều để sản xuất điện cho đảo, diezen được sử dụng khi cần thiết; sử dụng nước ngầm hạn chế, khuyến khích đầu tư lọc nước, nước mưa, nước vận chuyển tàu dự phòng khi cần thiết; nuôi sinh thái để duy trì và phát triển nguồn lợi thủy sản, nuôi công nghiệp để đáp ứng nhu cầu; không được lấy đất trên đảo để san lấp mặt bằng v.v. 5.4. Giải quyết vấn đề cấp nước ngọt Hiện nay, việc cung cấp nước cho đảo chủ yếu bằng nguồn nước mưa trong mùa mưa và nước ngầm trong mùa khô. Trong điều kiện kinh tế phát triển, nhu cầu nước đòi hỏi lớn thì nguồn cung cấp nước trên đây không đủ đáp ứng yêu cầu. Ngoài phương án cơ bản là lọc nước ngọt từ nước biển, cần nghiên cứu phương án dùng tàu chuyên chở nước ngọt từ bờ ra cung cấp cho đảo cùng với những bể chứa lớn được xây dựng trên đảo để trữ nước dài ngày, bảo đảm đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt, sản xuất và dịch vụ trên đảo. 5.5. Các chương trình dự án đầu tư trọng điểm và mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh tế Các chương trình dự án đầu tư trọng điểm bao gồm: xây dựng cơ sở hạ tầng huyện; xây dựng khu dịch vụ hậu cần nghề cá, cứu hộ cứu nạn trên biển; cảng và khu neo đậu tàu với công suất lớn hơn ở phía TB và sân bay dân dụng phía Bắc đảo; đóng mới tàu chở khách; mở rộng lĩnh vực hoạt động kinh tế như thương mại, cảng, cứu hộ cứu nạn và an ninh quốc phòng (bảng 8.6). Bảng 8.6 . Danh mục các dự án đầu tư chủ yếu đề xuất cho giai đoạn 2005-2020 tại huyện đảo BLV TT Danh mục 1 Trung tâm y tế 2 Đường nối tuyến trung tâm với tuyến đường ven biển (tuyến đường 6, 7, 8) 3 Nhà làm việc Ban quản lý cảng và khu neo đậu tàu BLV 4 Xử lý nước biển thành nước ngọt 5 Dự án khoan thăm dò nước ngầm 6 Kè mở rộng mặt bằng khu bãi triều phía ĐB và ĐN đảo phục vụ quốc phòng an ninh và phát triển kinh tế 7 Cảng và khu neo đậu tàu phía TB đảo 8 Sân bay dân dụng 9 Hạ tầng nuôi bào ngư (cả trại giống) 10 Tàu cao tốc 150 khách chịu được sóng cấp 5-6 11 Đường nối tuyến vành đai với các đường trung tâm 12 Trụ sở công an huyện 13 Nghiên cứu lập luận chứng kỹ thuật chống xói lở bờ đảo 14 Xây mới đồn biên phòng 58 15 Xây dựng doanh trại BCH quân sự huyện 16 Đầu tư cơ sở hạ tầng khu TNXP 17 Chống sóng đường dẫn, kè bờ và hệ thống an toàn cảng 18 Kè bờ hào giao thông quanh đảo kết hợp bảo vệ nguồn nước tầng mặt 19 Xây dựng trung tâm nuôi bào ngư theo hướng công nghiệp 20 Trạm kiểm soát liên ngành 21 Cơ sở dịch vụ dầu khí 22 Cơ sở hạ tầng phát triển du lịch
  24. 176 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) 23 Bảo vệ nguồn lợi và khu bảo tồn biển 24 Nhà máy xử lý rác thải 25 Xây dựng khu công viên và tượng đài biểu tượng 26 Xây dựng nhà truyền thống 27 Hệ thống Phòng chống chữa cháy toàn đảo 28 Xây dựng bổ sung cột điện gió 29 Xây dựng hệ thống thoát nước toàn đảo 30 Trồng rừng phủ xanh đảo 5.6. Đào tạo và thu hút nguồn nhân lực Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đến sự phát triển, vì vậy phải có giải pháp đồng bộ để thu hút nguồn nhân lực có kỹ thuật, sử dụng có hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của huyện được thực hiện thông qua 3 chương trình lớn. Chương trình giáo dục bao gồm giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục hướng nghiệp, mở các lớp dạy nghề tại chỗ thông qua việc liên kết với các Trung tâm dạy nghề của thành phố Hải Phòng và tích cực chủ động cử cán bộ và con em huyện đảo đi đào tạo và đào tạo lại tại các cơ sở đào tạo. Chương trình đào tạo nhân lực bao gồm dạy nghề, nhất là đối với thanh niên, gắn với chương trình đào tạo lại cho nguồn nhân lực hiện có. Coi trọng việc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý và lao động kỹ thuật. Chương trình đào tạo và thu hút nhân tài, dành nguồn tài chính thỏa đáng để đào tạo nhân tài, từng bước xây dựng được đội ngũ các nhà quản lý, các nhà doanh nghiệp năng động và sáng tạo, đủ năng lực vận hành nền KT-XH theo cơ chế thị trường. Có chính sách khuyến khích thu hút các nhà khoa học và quản lý từ các ngành Trung ương và thành phố tham gia xây dựng huyện. 5.7. Khoa học công nghệ Chính sách và tiến bộ khoa học và công nghệ là giải pháp quan trọng hàng đầu để phục vụ phát triển KT-XH huyện đảo. Phát triển một số khoa học công nghệ phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của đảo: - Ưu tiên áp dụng và phát triển công nghệ cao, đặc biệt là hướng vào công nghệ tin học, viễn thông và vệ tinh nhằm phục vụ bưu điện, truyền thanh, dịch vụ hàng hải và công tác quản lý và chỉ đạo phát triển KT-XH trong điều kiện đảo xa bờ. Phát triển thông tin liên lạc phục vụ cứu hộ, cứu nạn. Cần có trạm thu thông tin vệ tinh quốc tế chuyên dùng cho dự báo, tìm kiếm cứu nạn v.v. - Áp dụng công nghệ tiên tiến trong việc phẫu thuật tại bệnh viện trên đảo (ví dụ, mổ thông qua điều khiển từ viễn thông vệ tinh). - Nghiên cứu và áp dụng công nghệ sinh học vào nuôi trồng hải sản, đặc biệt là bào ngư: sản xuất giống và nuôi công nghiệp, nuôi lồng chìm, vấn đề thức ăn và dịch bệnh; sơ chế hải sản như nuôi công nghiệp không gây tác động môi trường. - Phát triển nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng sạch: điện gió, điện mặt trời, sinh khối v.v.; Lọc nước ngọt từ nước biển công nghệ hiện đại; thiết kế tàu chở nước từ bờ và khả năng tích trữ nước ngọt trên đảo. - Công nghệ xử lý rác thải rắn và lỏng tiên tiến không gây ô nhiễm môi trường. Nghiên cứu phát triển thảm rừng trên đảo, phục hồi HST rạn san hô và nguồn lợi hải sản tự nhiên. - Nghiên cứu đánh giá khả năng động đất và sóng thần, các giải pháp công trình bờ phòng chống thiên tai như nước đang trong bão, xói lở bờ biển v.v.
  25. Chương 8. HOÀN CẢNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 177 5.8. Kết hợp kinh tế với quốc phòng và thực hiện bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia trên vùng biển và hải đảo Trong bối cảnh quốc tế và tiềm lực quân sự hiện nay, nếu chỉ dựa vào yếu tố quân sự thì không đủ để giữ đảo. Phát triển KT-XH vững mạnh sẽ tạo điều kiện bảo vệ đảo tốt hơn. Nhưng nếu chỉ lo phát triển KT-XH, lơi là cảnh giác thì sẽ dễ gây mất an ninh, chủ quyền trên đảo. Giải quyết mối quan hệ giữa phát triển KT-XH và đảm bảo quốc phòng an ninh không chỉ là nhiệm vụ của quân và dân huyện đảo mà còn là nhiệm vụ của thành phố Hải Phòng, đòi hỏi phải có sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của Trung ương. Phát triển KT-XH toàn diện trên vùng biển - đảo BLV trong thời gian tới là nhằm đáp ứng những yêu cầu của tình hình mới đang thay đổi mạnh mẽ. Do vậy, cần phải có chính sách đầu tư thích đáng cho việc tăng cường tiềm lực quốc phòng trên đảo để nâng cao sức chiến đấu của các lực lượng vũ trang, nhằm bảo vệ vững chắc vùng biển VBB. Đồng thời, động viên các lực lượng vũ trang tham gia phát triển kinh tế đảo nhằm cải thiện và nâng cao đời sống cán bộ và chiến sĩ trên đảo, sử dụng có hiệu quả các phương tiện và cơ sở vật chất kỹ thuật của lực lượng vũ trang. Lực lượng vũ trang trên đảo không chỉ giới hạn trong việc phòng thủ đảo mà còn phải đủ mạnh, chủ động tiến hành kiểm tra, kiểm soát tàu thuyền hoạt động xung quanh đảo, trong vùng quá độ và vùng đánh cá chung và sẵn sàng làm công tác tìm kiếm cứu nạn khi cần. Việc phát triển kinh tế không làm ảnh hưởng tới các vị trí quốc phòng. Xây dựng các công trình kinh tế phải kết hợp với quốc phòng, sẵn sàng chiến đấu khi có chiến sự xảy ra. Thường xuyên diễn tập phòng thủ khu vực, huy động mọi lực lượng (kể cả tàu đánh cá) vào phòng thủ bảo vệ đảo, làm cho BLV trở thành pháo đài vững chắc trên VBB. Việc di dân, phát triển các ngành dịch vụ, thủy sản v.v. phải kết hợp chặt chẽ với việc xây dựng và phát triển lực lượng dân quân tự vệ, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phối hợp. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện đảo BLV đến năm 2010 và 2020 đã được phê duyệt theo Quyết định số 1920/QĐ-UB ngày 15/08/2005 của UBND thành phố Hải Phòng và được thực hiện từ năm 2006. Sau 6 năm thực hiện quy hoạch, tình hình KT-XH huyện đảo BLV có nhiều thay đổi tích cực và nhanh chóng theo đúng định hướng. Mặc dù nhiều công trình, dự án chậm thực hiện so với dự kiến, một số dự án, công trình quan trọng đã bắt đầu được thực hiện hoặc đã được phê duyệt triển khai, ví dụ như xây dựng âu cảng mới ở bờ TB đảo và đóng mới tàu chở khách. Có những công trình, quy mô không lớn nhưng thực sự đã để lại dấu ấn với thời gian như chùa Bạch Long được hoàn thành vào đầu năm 2009. Định hướng theo quy hoạch đã được duyệt, phấn đấu để tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của huyện giai đoạn 2006-2010 là 15,8%/năm, giai đoạn 2011-2020 là 17,5%/năm. Trên thực tế, những năm qua, tình hình kinh tế thế giới khủng hoảng vào các năm 2008-2009 tác động sâu sắc đến Việt Nam, tiếp theo là tình trạng suy thoái trong các lĩnh vực xây dựng và ngân hàng trong các năm 2011-2012 đã ảnh hưởng rất xấu đến tốc độ phát triển KT-XH của huyện đảo BLV. Do vậy, những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP của huyện đảo chỉ duy trì được mức trên 11%. Đó cũng là những kết quả rất đáng chú ý, dù còn khiêm tốn. Chắc chắn những năm tới, KT-XH BLV sẽ có những bước tiến nhanh, nếu được quan tâm đúng mức và có kế hoạch đầu tư hợp lý.
  26. 179 Chương 9 THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG I. MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ VÀ NƯỚC TRÊN ĐẢO 1. Môi trường không khí Do tính chất đảo nhỏ và duy nhất giữa vùng biển khơi, môi trường không khí vùng biển đảo BLV không biệt lập, mang tính chất chung của khu vực rộng. Động thái môi trường không khí thường xuyên biến đổi và biến đổi phức tạp khi gia tăng hoạt động của con người nhưng chất lượng môi trường không khí vùng biển đảo vẫn an toàn và ít biến đổi. Tuy nhiên, trong thời gian lặng gió dù tần suất không đáng kể (0,7-3,5%), chất lượng không khí tùy thuộc vào nguồn phát thải trên đảo như đốt rác thải, động cơ hoạt động, đốt nhiên liệu hóa thạch, giao thông và xây dựng công trình sinh bụi v.v., gây ô nhiễm cục bộ. Đặc biệt, tại các khu chế biến thủy sản và bến cá, có phát sinh ô nhiễm mùi tanh hôi. Trong tương lai, các dạng năng lượng có thể gia tăng như sóng âm từ động cơ (gây ồn), xung chấn của động cơ (rung động), xung điện từ trường của lưới điện, trạm phát điện gió, trạm phân phối hay máy phát, xung cao tần của trạm viba hay radar, v.v. cũng không làm thay đổi đáng kể tính chất môi trường không khí cũng như sự sống trên đảo, nếu có kế hoạch quản lý và ngăn ngừa tốt. 2. Nước mưa Khu vực đảo hiện nay công nghiệp chưa phát triển, lại nằm giữa biển, do đó chất lượng nước mưa khá tốt, ít bị ảnh hưởng bởi các hoạt động gây ô nhiễm trên đảo, cụ thể là các chất ô nhiễm có nguồn gốc từ khí quyển [112]. 3. Nước ngầm 3.1. Nước ngầm tầng nông Ở đảo có khoảng 40 giếng khơi, đáp ứng được nhu cầu nước sinh hoạt cho dân cư trên đảo trong các tháng mùa mưa. Tuy nhiên trong mùa khô các giếng thường bị cạn và nhiễm mặn, một số giếng bị ô nhiễm, giảm chất lượng [54]. Vào tháng 10/1996, chất lượng nước tại 10 giếng trên đảo đã được đánh giá [42], (bảng 9.1). So với Quy chuẩn chất lượng nước mặt dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt (QCVN: 2008) thì nước giếng tại thời điểm 1996 chưa bị ô nhiễm, ngoại trừ thông số chất rắn lơ lửng vượt GHCP ở 7/10 giếng và 1/10 giếng có biểu hiện ô nhiễm chì. Trong đợt khảo sát tháng 3/2004, chất lượng nước của giếng khơi tại khu vực trung tâm - huyện trên đảo đã được phân tích với kết quả: DO - 5,67mg/l; BOD5 - 1,26mg/l; NO2 - + - - 2- 7,40μg/l; Độ cứng - 372mg/l; NH4 - 330μg/l; NO3 - 59μg/l; Fe - 0,38mg/l; Cl - 210mg/l; SO4 - 3086mg/l; Coliform -150MPN/100ml. Kết quả đánh giá cho thấy, nước giếng này có nồng độ amoni cao hơn GHCP 3,3 lần, nồng độ muối sulfat cao hơn GHCP 7,7 lần và các thông số khác vẫn nằm trong GHCP.
  27. 180 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) Bảng 9.1. Chất lượng nước giếng trên đảo BLV năm 1996 [42] Vị trí giếng QCVN Thông Đơn 08:2008 số vị 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Nhiệt độ oC 27,0 27,0 26,5 25,5 26,0 27,0 28,0 27,0 27,0 27,0 pH 8,0 5,8 6,0 6,0 6,8 5,7 5,6 7,6 6,9 6,4 6-8,5 DO mg/l 6,79 1,43 2,11 1,18 1,75 3,03 6,30 3,43 8,19 6,20 ≥ 6 BOD5 mg/l 2,05 0,19 1,82 0,89 0,90 2,98 2,67 2,09 2,30 0,50 4 COD mg/l 4,77 2,28 2,65 6,00 4,89 3,78 3,40 2,66 2,65 2,57 10 3- PO4 μg/l 0,6 9,5 4,7 4,8 5,6 2,5 3,0 1,5 23,6 0,7 100 - NO2 μg/l 1,5 3,3 3,8 6,5 3,5 3,7 5,0 4,0 5,3 2,0 10 2- SiO3 μg/l 200 68 72 416 923 382 117 84 167 218 TSS mg/l 20 30 25 50 30 25 15 25 25 15 20 TDS mg/l 1,0 1,0 0,5 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 0,5 0,5 Độ cứng mg/l 15 45 55 85 55 25 30 70 40 60 500* Cu μg/l 0,6 - 30,0 - 1,0 3,2 2,3 6,4 13,0 3,4 100 Pb μg/l 6,0 - 8,0 - 9,6 6,0 10,0 5,0 18,0 9,6 10 Zn μg/l 0,3 - 0,6 - 0,6 1,3 62,0 26,0 125,0 2,6 50 Cd μg/l 0,1 - 0,2 - 0,1 0,2 0,3 0,3 0,3 0,2 5 Hg μg/l 0,1 - 0,1 - 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 0,1 1 Ghi chú: 1. Giếng gần cảng; 2. Giếng trung đoàn; 3. Giếng huyện; 4. Giếng cụm III; 5. Giếng C2(KTTV); 6. Giếng B20 (TB đảo); 7. Giếng cụm II; Giếng phân cụm IV; 9. Giếng TNXP; 10. Hồ ĐN đèn biển * Theo Quy chuẩn chất lượng nước ngầm của Việt Nam (QCVN 09: 2008). 3.2. Nước ngầm tầng sâu Chất lượng nước giếng khoan trên đảo đã được đánh giá qua một số mẫu nước thu năm 2004 và 2006 (bảng 9.2). So sánh với Quy chuẩn chất lượng nước mặt dùng cho sinh hoạt (QCVN 08:2008, loại A1) thì nước ngầm tại các giếng khảo sát tại đảo bị nhiễm mặn với hệ số từ 1,5 đến 3,5; nồng độ sắt vượt GHCP từ 1,26 đến 1,78 lần. Các thông số khác vẫn nằm trong GHCP. Do đảo nhỏ, thảm cây trên đảo có khả năng lưu giữ nước khí quyển rất hạn chế và tính chất cơ học của thành tạo đá Đệ tam vốn gắn kết yếu, bị chia cắt mạnh bởi các hệ thống khe nứt nội sinh và ngoại sinh, nên không kỳ vọng nhiều vào tuổi thọ kéo dài của các giếng khoan nước đang được sử dụng để đáp ứng nhu cầu cấp thiết trong điều kiện khó khăn. Cùng với chất lượng nước thấp và suy giảm trong thời gian gần đây với độ cứng (CaCO3) tăng dần, nồng độ ion Clo hay mật độ coliform quá cao so với GHCP, nguy cơ nhiễm mặn giếng khoan sẽ gia tăng theo lượng khai thác và sự giảm áp lực thủy tĩnh. Nên coi đây là nguồn nước dự trữ, giảm dần lượng khai thác và tiến tới để dành. Nguy cơ nhiễm mặn giếng khoan sẽ giảm đi đáng kể nếu duy trì được nguồn nước bổ sung từ khí quyển và giữ được áp lực thủy tĩnh.
  28. Chương 9. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 181 Bảng 9.2. Chất lượng nước giếng trên đảo BLV quan trắc tháng 3/2004 và tháng 10/2006 [18] Thông số Đơn vị Giếng 11 Giếng 12 QCVN 08:2008 T3/2004 T 10/2006 T 10/2006 Nhiệt độ oC 30,5 30,5 Độ muối ‰ 1,25 1,61 Độ đục FTU 13 9 DO mg/l 5,84 6,84 6,29 ≥ 6 pH 6,5 7,6 6,5-8,5 Clorua mg/l 381 691,14 891,14 250 - NO3 mg/l 0,125 0,211 0,140 2000 Độ cứng tổng số mgCaCO3/L 200 312 416 500* 2- SO4 mg/l 4806 0,62 18,52 400* Fe mg/l 0,46 0,89 0,63 0,5 Coliform MPN/100ml 380 240 2500 II. MÔI TRƯỜNG NƯỚC BIỂN VEN ĐẢO 1. Đặc điểm thủy lý và thủy hóa 1.1. Nhiệt độ nước biển Nhiệt độ có vai trò rất quan trọng đối với các quá trình sinh hóa diễn ra trong tự nhiên. Những biến động của nhiệt độ nước tác động rất mạnh đến chất lượng nước, ảnh hưởng rõ rệt đến tốc độ phân hủy các hợp chất khác nhau trong nước, nồng độ các khí hòa tan. Nhiệt độ là thông số môi trường quan trọng đối với sinh vật thủy sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật và sự trao đổi chất trong cơ thể. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột có ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của sinh vật trong nước. Trong năm, nhiệt độ nước biển BLV dao động trong khoảng từ 18,7 đến 29,7oC, trung bình 24,4oC. Các tháng có nhiệt độ giảm thấp là từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ nước trung bình dao động từ 18,7 đến 20,9oC. Tháng có nhiệt độ thấp nhất thường là các tháng 1-2, các tháng có nhiệt độ cao trong năm là các tháng 7-8 (bảng 9.3). Bảng 9.3. Nhiệt độ nước trung bình tháng tại BLV (oC) [13] Tháng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm 18,8 18,7 19,2 22,2 26,4 28,6 29,5 29,7 28,7 26,7 24,0 20,3 24,4 Theo kết quả quan trắc từ năm 1997 đến 2002, nhiệt độ nước biển trung bình trong tháng 5, tháng 6 có giá trị từ 23,5 đến 28,8oC, trung bình là 27,2oC [144]. 1.2. Độ muối Đại lượng độ muối là một thông số quan trọng, có quan hệ rất lớn đến tính chất vật lý, hóa học, sinh học của vực nước như: mật độ, độ truyền âm, độ dẫn điện, áp suất thẩm thấu, độ tan của các khí, dạng tồn tại của các nguyên tố hóa học cũng như sự sinh sống của sinh vật trong nước. Nước vùng biển ven bờ đảo BLV có độ muối luôn cao và khá ổn định, dao động trong khoảng từ 32,2 đến 33,8‰, trung bình 33,1‰ và có biểu hiện theo hai mùa. Tuy nhiên, mức độ
  29. 182 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) khác biệt giữa hai mùa khô và mùa mưa không lớn. Ngay trong các tháng mùa mưa (từ tháng 7 đến tháng 9) độ muối của nước tuy có bị giảm, nhưng mức độ không lớn, dao động trong khoảng hẹp từ 32,3 đến 32,5‰. Các tháng mùa khô kéo dài 9 tháng, từ tháng 10 đến tháng 6, có độ muối khá cao, dao động từ 32,8 đến 33,4‰ (bảng 9.4). Bảng 9.4. Độ muối trung bình tháng (‰) của nước biển tầng mặt BLV [13] Tháng TB 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 năm 33,1 33,3 33,3 33,4 33,4 33,3 32,5 32,3 32,3 32,8 32,9 33,0 33,0 Các kết quả tại BLV từ 1997 đến 2002 đã ghi nhận độ muối của nước biển vào thời điểm tháng 5, tháng 6 có giá trị từ 30 đến 35‰, trung bình 33‰ [144]. Độ muối của nước biển quan trắc trong tháng 10 năm 2006 dao động trong khoảng từ 33,0 đến 33,5‰, trung bình 33,3‰, cao hơn so với trung bình tháng 10 nhiều năm trước đó [25]. 1.3. pH nước biển pH là một trong những chỉ số thủy hóa liên quan đến các quá trình hòa tan, kết tụ, ăn mòn trong môi trường biển và ảnh hưởng đến đời sống sinh vật thủy sinh. pH trong nước biển ven đảo dao động trong khoảng từ 7,9 đến 8,4. Trong các tháng từ 2 đến 5, pH có xu hướng giảm thấp, nhưng mức độ không lớn. Theo chiều thẳng đứng, sự phân tầng của pH có xu hướng giảm từ tầng mặt xuống tầng đáy (hình 9.1). Biến động ngày của pH có xu hướng tăng cao về ban ngày, giảm thấp về ban đêm, phụ thuộc hoạt động sống của sinh vật trong nước biển. Ban ngày quá trình quang hợp của thực vật tăng làm giảm nồng độ khí CO2 trong nước, do vậy làm tăng pH. Ban đêm, thay cho quang hợp, quá trình hô hấp thải ra nhiều khí CO2, do vậy pH giảm. Hình 9.1. Biến động pH trong nước biển BLV [25]. Số liệu phân tích tại BLV từ 1997 đến 2002 đã ghi nhận giá trị pH của nước biển vào thời điểm tháng 5 và tháng 6 có giá trị từ 7,58 đến 8,38, trung bình 8,08 [144]. Trong tháng 10 năm 2006, pH nước biển biến động trong khoảng từ 8,2 đến 8,5, trung bình 8,3; môi trường nước thuộc loại kiềm yếu, có tính chất của nước biển khơi [25].
  30. Chương 9. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 183 1.4. Độ đục của nước Độ đục của nước do các chất lơ lửng gây ra. Chúng có kích thước rất nhỏ từ dạng hạt thô đến hạt keo. Độ đục của nước là một chỉ tiêu đánh giá mức độ ô nhiễm thủy vực bởi vì nước có độ đục lớn cản trở khả năng xuyên thấu của ánh sáng qua vực nước, dẫn đến làm cản trở quá trình quang hợp của thực vật, làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước, nếu nước quá đục sẽ làm cho vùng nước trở nên yếm khí, xuất hiện các khí độc hại tác động xấu đến sự sống của động thực vật trong biển. Có rất ít tài liệu đánh giá về độ đục của nước biển BLV. Đợt khảo sát vào tháng 5/1999 cho thấy nước biển khá trong, độ đục rất thấp, dao động từ 1-4 FTU, trung bình là 1,8 FTU [20]. Kết quả phân tích chuỗi 22 số liệu quan trắc từ năm 1997-2002 của Trạm QT&PT MTB phía Bắc cho thấy giá trị độ đục nằm trong khoảng dưới 1 đến 6 FTU, trung bình 2,3 FTU [144]. Như vậy, nước biển BLV độ đục thấp, nước rất trong, thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của hệ động thực vật trong nước và rất thuận lợi cho du lịch sinh thái ngầm. 1.5. Hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng trong nước (TSS) Tương tự độ đục, hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng của nước biển BLV khá thấp. Trong đợt khảo sát vào tháng 5/1999 đã ghi nhận giá trị TSS dao động từ 5,0-9,1mg/l, trung bình 5,2mg/l. So sánh với Quy chuẩn chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10:2008/BTNMT), hàm lượng giới hạn cho phép của tổng chất rắn lơ lửng là < 50mg/l đối với nước nuôi trồng thủy sản và vùng thể thao dưới nước thì nước ở đây có hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng (TSS) thấp hơn giới hạn cho phép trung bình khoảng 10 lần [20]. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong nước biển BLV đã được ghi nhận với các giá trị từ 4,3mg/l đến 101,2mg/l [144]. Trong chuỗi số liệu gồm 14 số liệu quan trắc từ năm 1999 đến 2002, có 3/14 số liệu có giá trị TSS vượt GHCP, chiếm 21,4% và hầu hết các giá trị này đều được quan trắc vào năm 2001, liên quan đến điều kiện thời tiết của đợt quan trắc. 2. Các chất dinh dưỡng Trong thành phần hóa học của nước, các hợp chất của nitơ, phospho, silic có vai trò rất quan trọng đối với sự sinh trưởng phát triển của sinh vật thủy sinh, quyết định năng suất vực nước. Khi nồng độ các chất dinh dưỡng trong nước quá thấp dẫn đến hạn chế quá trình phát triển của sinh vật, ngược lại khi nồng độ của chúng tăng cao sẽ thúc đẩy sự phát triển quá mức của thực vật phù du, làm xuất hiện hiện tượng nở hoa của một số loài vi tảo. Nitơ là một nguyên tố có trong thành phần vật chất của cơ thể sinh vật ở dạng các hợp chất hữu cơ như protein và trong các axit nucleic. Nitơ trong tự nhiên còn tồn tại ở các dạng + - - muối vô cơ như amoniac (NH4 ), nitrit (NO2 ) và nitrat (NO3 ). Các muối vô cơ của nitơ bị biến đổi từ dạng này sang dạng khác khi có sự tham gia của vi sinh vật theo hai bước sau: + - - + 2NH4 + 2OH + 3O2 NO2 + 2H + 4H2O (1) - - 2NO2 + O2 2NO3 (2) - - Trong phản ứng (1), amoni bị oxy hóa đến nitrit (NO2 ). Sau đó NO2 tiếp tục bị oxy hóa - đến NO3 (trong phản ứng 2). Khi hàm lượng các muối nitơ khoáng quá thấp sẽ là một yếu tố hạn chế sự sinh trưởng và phát triển của thực vật, môi trường lúc này trở nên nghèo chất dinh dưỡng. Ngược lại khi hàm lượng các muối nitơ tăng cao, vượt quá giới hạn cho phép, sẽ gây ra hiện phì dinh dưỡng, kích thích một số loài thực vật phù du phát triển cực kỳ mạnh mẽ, dẫn đến hiện tượng “nở hoa” của tảo trong thủy vực, gây ra những hậu quả môi trường như sự thiếu hụt oxy trầm trọng và xuất
  31. 184 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) hiện một số loài tảo độc ảnh hưởng lớn đến sự sống trong biển. Dưới đây sẽ xem xét các muối nitơ khoáng phổ biến. + 2.1. Amoni (NH4 ) Amoni là một dạng dinh dưỡng nitơ cần thiết đối với thực vật, nhưng độc hại đối với động vật. Nồng độ giới hạn cho phép (GHCP) của amoni được quy định trong Quy chuẩn chất lượng nước biển ven bờ (QCVN 10: 2008/BTNMT) đối với nước NTTS là 100μg/l và đối với vùng thể thao dưới nước và các nơi khác là 500μg/l. Kết quả khảo sát hàm lượng muối amoni trong nước biển BLV tháng 5/1999 được trình bày trong bảng 9.5 cho thấy hàm lượng amoni có giá trị cao hơn ở khu vực ven đảo và thấp hơn ở khu vực ngoài khơi. Các giá trị này thấp hơn GHCP trong QCVN 10: 2008. Bảng 9.5. Hàm lượng muối amoni trong nước ở các khu vực khác nhau của vùng biển BLV (tháng 5/1999) [20] Số TT Khu vực Tầng nước Hàm lượng (μg/l) 1 Ven đảo mặt 69,5 2 Ngoài khơi mặt 56,4 3 Ngoài khơi đáy 57,7 Tuy nhiên, đợt khảo sát tháng 3/2004 đã ghi nhận sự gia tăng của hàm lượng amoni trong nước biển [24, 106], với giá trị dao động từ 65,5 đến 114,2μg/l, trung bình là 89,6μg/l. Trong số 10 điểm khảo sát, có 3 trạm quan trắc có hàm lượng amoni vượt GHCP và 01 điểm xấp xỉ GHCP. Như vậy, các hoạt động nhân sinh trên đảo đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng nước biển ven đảo. Hình 9.2. Biến động nồng độ amoni trong nước biển BLV theo thời gian [144]. Chuỗi số liệu khảo sát tháng 10/2006 đã ghi nhận nước biển ven đảo có giá trị amoni từ 33,0 đến 91,9μg/l, trung bình là 55,6μg/l, thấp hơn các kết quả khảo sát đã có trước đó [18, 25]. Đây là thời điểm chuyển tiếp giữa mùa mưa và mùa khô nên có những sự khác biệt về kết quả khảo sát. Tuy nhiên, xu hướng gia tăng nồng độ amoni trong nước biển đã được thể hiện khá rõ trên hình 9.2.
  32. Chương 9. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 185 - 2.2. Nitrit (NO2 ) Nitrit là sản phẩm trung gian của quá trình oxy hóa amoniac có sự tham gia của vi sinh vật. Nitrit là một chất dinh dưỡng nitơ cần thiết đối với thực vật nhưng độc hại đối với động vật. Quy chuẩn Việt Nam 10:2008 của Bộ Tài nguyên và Môi trường không quy định GHCP của nồng độ nitrit trong nước biển, tuy nhiên nồng độ GHCP của amoni đối với nước ngọt dùng cho nuôi trồng thủy sản theo thông tư 01/2000/TT-BTS của Bộ Thủy sản là 10μgN/l. Kết quả khảo sát nước biển BLV tháng 5/1999 cho thấy giá trị nitrit trong khoảng hẹp từ 5,42 đến 6,92μg/l, thấp hơn GHCP và nước biển ven đảo cao hơn so với khu vực ngoài khơi (bảng 9.6). - Bảng 9.6. Hàm lượng nitrit (NO2 ) trong các khu vực khác nhau của vùng biển BLV tháng 5/1999 [20] - STT Khu vực Tầng nước Hàm lượng NO2 (μg/l) 1 Ven đảo mặt 6,16 2 Ngoài khơi mặt 5,42 đáy 5,15 3 Phù Thủy Châu (ven bờ đảo) mặt 6,92 4 Phù Thủy Châu (ngoài khơi) mặt 5,82 5 Mỏm ĐB mặt 5,79 Sự gia tăng hàm lượng nitrit trong nước biển BLV thể hiện qua đợt khảo sát tháng 3/2004 và tháng 10/2006. Đợt khảo sát tháng 3/2004 đã ghi nhận giá trị nitrit trong nước biển từ 3,2 đến 14,3μg/l, trung bình 5,8μg/l [24, 106]. Đợt khảo sát tháng 10/2006 cho thấy nước có nồng độ amoni từ 6,4-15,0μg/l, trung bình 6,7μg/l [18, 25]. Sự gia tăng hàm lượng nitrit trong nước biển trong suốt thời gian từ 1997 đến 2003 được thể hiện trên hình 9.3. Hình 9.3. Biến động nồng độ nitrit trong nước biển BLV theo thời gian [144]. - 2.3. Nitrat (NO3 ) Nitrat là sản phẩm cuối cùng của quá trình oxy hóa các hợp chất nitơ trong tự nhiên với sự tham gia của vi sinh vật. Chất dinh dưỡng này thiết yếu đối với thực vật nhưng độc hại đối với động vật. Trong Quy chuẩn Việt Nam QCVN 10:2008/BTNMT không quy định giá trị giới hạn nồng độ nitrat trong nước biển ven bờ, tuy nhiên, nồng độ GHCP của nitrat trong nước nuôi trồng thủy sản ven bờ theo đề xuất của đề tài KT-03-07 là 500μg/l [77], theo đề xuất của Chương trình hợp tác ASEAN - Canada về khoa học biển là 60μgN/l.
  33. 186 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) Bảng 9.7. Hàm lượng nitrat trong nước biển BLV (tháng 5/1999) [20] - STT Khu vực Tầng Hàm lượng NO3 (μg/l) nước Khoảng Trung bình 1 Nước ven đảo mặt 20,0-38,9 28,96 2 Nước ngoài khơi mặt 16,16-25,52 20,13 đáy 13,93-20,80 17,85 3 Nước biển ven bờ Phù Thủy Châu mặt 35,44 Đợt khảo sát tháng 5/1999 cho thấy hàm lượng muối nitrat trong nước biển BLV dao động trong khoảng từ 13,93μg/l đến 38,99μg/l; trung bình 20,07μg/l. Trong đó nước tầng mặt hàm lượng nitrat dao động từ 16,16-38,99μg/l, trung bình là 24,88μg/l và trong nước tầng đáy dao động từ 13,93-20,80μg/l, trung bình là 17,85μg/l. Nước vùng ven đảo có hàm lượng nitrat cao hơn nước ngoài khơi và nước vùng khu vực Phù Thủy Châu có hàm lượng nitrat cao hơn các khu vực ven đảo khác (bảng 9.7). Hình 9.4. Biến động nồng độ nitrat trong nước biển BLV trong 1999-2002 [144]. Đợt khảo sát tháng 3/2004 cho thấy nồng độ nitrat trong nước biển khá cao, từ 109,3 đến 211,3μg/l, trung bình 149,4μg/l [24, 106]. Mặc dù nồng độ nitrat không vượt quá GHCP theo đề xuất của đề tài KT-03-07 [77], nhưng 100% số mẫu có nồng độ nitrat vượt GHCP theo tiêu chuẩn của Chương trình ASEAN-Canada (60μg/l) với hệ số ô nhiễm nằm trong khoảng 1,82- 2,88. Vào tháng 10/2006, nước biển có nồng độ nitrat thấp hơn, dao động từ 69,8-118μg/l, trung bình 87,4μg/l, vượt GHCP so với ngưỡng ASEAN từ 1,2-2 lần [18, 25]. Các kết quả quan trắc từ năm 1999 đến 2002 cho thấy xu hướng gia tăng nồng độ nitrat trong nước biển BLV (hình 9.4) từ mức dưới GHCP đến vượt GHCP [144]. 3- 2.4. Phosphat (PO4 ) Trong nước biển, phospho tồn tại ở các dạng hợp chất hòa tan, dạng keo, chất rắn lơ lửng (hữu cơ và vô cơ), trong đó các ion phosphat có vai trò quan trọng hơn cả, được thực vật hấp thu trong quá trình quang hợp và do đó chúng được xem là một chất chính yếu đối với thực vật thủy sinh. Trong nước vùng biển quanh đảo tháng 5/1999, nồng độ muối phosphat dao động trong khoảng rộng, từ 0,7-17,0μP/l. Tại các địa điểm sát bờ và gần các khu dân cư, hàm lượng phosphat tăng cao, đạt đến 13,2-17,0μgP/l. Tại các điểm xa bờ và xa các khu dân cư, hàm lượng
  34. Chương 9. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 187 phosphat giảm thấp. Theo chiều thẳng đứng, nhận thấy hàm lượng phosphat giảm từ tầng mặt xuống tầng đáy (bảng 9.8). Bảng 9.8. Hàm lượng muối phosphat trong nước (μg/l) tại các khu vực khác nhau trong vùng biển quanh đảo BLV (tháng 5/1999) [20] Số TT Khu vực Tầng mặt Tầng đáy 1 Ven bờ ĐN 13,2 - 2 Ven bờ ĐB 1,9 - 3 Ven bờ TB 3,0 - 4 Ven bờ TN 1 5,6 - 5 Ven bờ TN 2 17,0 - Trung bình 8,14 - 6 Ngoài khơi ĐN 8,1 3,7 7 Ngoài khơi ĐB 1,1 0,7 8 Ngoài khơi TB 4,1 2,8 9 Ngoài khơi TN 5,3 3,9 10 Ngoài khơi TN 6,8 5,9 Trung bình 5,1 3,4 So với GHCP của Asean (15μg/l đối với nước khu vực biển ven bờ) hầu hết các mẫu quan trắc tháng 5/1999 đều nằm trong GHCP, tức là nước biển quanh đảo chưa có biểu hiện phì dinh dưỡng bởi muối phosphat. Tuy nhiên, trong các vùng nước ven bờ, gần các khu dân cư hoặc bến tàu, có hiện tượng gia tăng hàm lượng muối phosphat. Đây có thể là do tác động của nước thải sinh hoạt đến sự gia tăng hàm lượng muối phosphat trong nước biển ven đảo. Hình 9.5. Biến động nồng độ phosphat trong nước biển BLV giai đoạn 1998-2006 [18, 106, 144]. Các kết quả quan trắc vào tháng 3/2004 đã ghi nhận sự gia tăng hàm lượng muối phosphat trong nước biển ven đảo. Nồng độ muối phosphat tại thời điểm đó dao động rộng từ 19,6 đến
  35. 188 Trần Đức Thạnh (Chủ biên) 138,1μg/l, trung bình 49,8μg/l, nồng độ cao tập trung tại khu vực phía Đông và phía TB đảo và trong âu tàu. Nồng độ phosphat quan trắc được có giá trị lớn hơn GHCP của Asean (15μg/l) từ 1,3 đến 9,2 lần và nước có dấu hiệu phì dinh dưỡng cục bộ [24, 106]. Nồng độ muối phosphat trong nước biển vào tháng 10/2006 có kết quả thấp hơn so với đợt quan trắc tháng 3/2004, các giá trị dao động trong khoảng 29,7-44,8μgP/l, trung bình 33,9μgP/l. So sánh với ngưỡng Asean (15μg/l), nồng độ phosphat tại thời điểm này lớn hơn GHCP từ gần 2 đến 3 lần (hình 9.5), [18, 25]. 2.5. Nitơ tổng số và Phospho tổng số Các số liệu khảo sát, phân tích hàm lượng nitơ và phospho tổng số trong nước biển BLV rất hạn chế, chỉ được Trạm quan trắc Quốc gia thực hiện trong các năm 2001 và 2002. Kết quả ghi nhận được hàm lượng của nitơ tổng số là từ 0,36 đến 0,67mg/l, trung bình 0,45mg/l; hàm lượng phospho tổng số dao động từ 0,09 đến 0,42mg/l, trung bình 0,24mg/l (hình 9.6). Tỷ lệ dinh dưỡng N : P nằm trong khoảng 1,1 đến 5,6, nước không có khả năng bị phú dưỡng. Hình 9.6. Giá trị trung bình của nitơ tổng số và phospho tổng số trong nước biển BLV năm 2001 và 2002 [144]. 2- 2.6. Silicat (SiO3 ) Trong nước biển silic tồn tại ở các dạng hòa tan (các silicat, axit silic), dạng tiểu phân lơ lửng (keo, khoáng vật) và trong các hợp chất hữu cơ. Trong lớp nước quang hợp (có ánh sáng mặt trời chiếu tới), silicat thường được thực vật có cấu tạo vỏ silic (chủ yếu là tảo silic) hấp thụ. Tuy nhiên do nồng độ silicat trong nước biển tương đối cao và chỉ được một số loài tảo hấp thu trong quá trình quang hợp nên ít khi quan trắc thu mẫu phân tích silicat. Kết quả quan trắc trong các năm 1997-2002 [144] cho thấy nồng độ silicat trong nước biển khá thấp, dao động từ 1μg/l đến 591μg/l (hình 9.7). So với tiêu chuẩn của Malaysia, 1997 (<3000μg/l đối với nước dùng cho nuôi trồng thủy sản) thì nồng độ silicat quan trắc được thấp hơn giới hạn này nhiều lần. Trừ kết quả năm 2002 có giá trị khá cao, các năm trước đó có giá trị rất thấp và có thể thấy nước biển BLV nghèo silicat.
  36. Chương 9. THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG 189 Hình 9.7. Biến động nồng độ silicat trong nước biển BLV trong thời gian 1997-2002 [144]. Số liệu sau đó vào năm 2004 và 2006 cũng ghi nhận sự nghèo nàn về silicat trong nước biển vùng này. Tài liệu khảo sát tại 10 vị trí quanh đảo vào tháng 3/2004 cho thấy nồng độ silicat dao động từ 10 đến 73μg/l, trung bình 36μg/l [24, 106]. Vào tháng 10/2006, nồng độ silicat được ghi nhận cao hơn, khoảng 88-490μg/l, trung bình 237μg/l [18, 26]. 3. Chất hữu cơ tiêu hao oxy Chất hữu cơ khi xâm nhập vào vực nước, một phần bị vi sinh vật phân hủy, trong quá trình đó, oxy trong nước bị tiêu hao, do đó làm giảm nồng độ oxy trong nước. Nếu nồng độ chất hữu cơ cao, có thể gây ra hiện tượng thiếu hụt oxy nghiêm trọng, tác động xấu đến sự sống của sinh vật trong vực nước, thậm chí có thể làm chết đối với động vật thủy sinh. Để đánh giá mức độ ô nhiễm nước bởi chất hữu cơ, người ta dựa vào nồng độ oxy hòa tan và các thông số nhu cầu oxy hóa học (COD) và nhu cầu oxy sinh hóa (BOD). Trong đợt khảo sát tháng 5/1999, vùng nước ven đảo có hàm lượng oxy hòa tan thấp, chỉ số BOD5 và COD cao hơn khu vực biển ngoài khơi. Điều này cho thấy nguồn cung cấp chất hữu cơ cho vùng nước quanh đảo là từ các chất thải trong các khu dân cư tập trung trên đảo (bảng 9.9). Bảng 9.9. Các thông số DO, BOD5 và COD trong nước vùng biển BLV tháng 5/1999 [20] STT Khu vực Tầng nước Hàm lượng trung bình (mg/l) DO BOD5 COD 1 Toàn vùng mặt 6,98 1,3 3,5 đáy 7,18 1,5 3,9 2 Ven đảo mặt 6,76 1,7 3,7 3 Ngoài khơi mặt 7,29 1,1 3,5 đáy 7,18 1,5 3,9 QCVN 10:2008 (dùng cho nước NTTS) ≥ 5 Không quy ≤ 3 định