Giáo trình Thiết bị công trình - Chương 3: Hệ thống thang máy

pdf 26 trang huongle 8440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết bị công trình - Chương 3: Hệ thống thang máy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_bi_cong_trinh_chuong_3_he_thong_thang_may.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết bị công trình - Chương 3: Hệ thống thang máy

  1. Chương 3 Hệ thống thang máy 3.1 . Định nghĩa: Thang máy là phương tiện vận chuyển hoạt động bằng hệ thống động cơ điều khiển tự động. * Các phương tiện này có 3 loại khác nhau : - Một là thang máy vận chuyển theo chiều thẳng đứng (loại này có trường hợp cho phép đặt nghiêng nhưng tối đa không lớn hơn 150). - Hai là thang máy cuốn vận chuyển theo chiều nghiêng. - Ba là băng tải vận chuyển người, hàng trên mặt phẳng ngang. ở đây chỉ giói thiệu loại thang máy thẳng đứng vì có liên quan nhiều đến thiết kế kiến trúc công trình.Khi công trình có thang máy đứng thì phải tính toán , bố trí và thiết kế sẵn các buồng thang cho hợp lý để chờ lắp thiết bị khi hoàn thiện. Còn các loại thang cuốn , băng tải ngang có thể lắp đặt độc lập ít phụ thuộc vào cấu trúc công trình nên ít ảnh hưởng đến thiết kế kiến trúc và kết cấu công trình , sinh viên có thể tham khảo Các chữ thường gặp trong thông số kỹ thuật của thang máy. - Capacity : tải trọng nâng. Ví dụ : 600 Kg/ 9 người.(Châu á) (60kg/ng) 630 Kg/ 8 người.(Châu âu) (80kg/ng) - Member of landing : (số tầng). Ví dụ : Member of landing : 05 = 5 tầng - Speed : vận tốc thang (ví dụ : 60m/ phút) - Car : cabin của thang. - Hoist way: Giếng thang (buồng thang). - O.H (over Heard): Chiều cao tầng cuối cùng. Yêu cầu OH ≥ 4m (với Việt Nam có thể 3,6m). - PIT: Chiều sâu hố thang PIT phụ thuộc vào vận tốc thang và chiều sâu giếng thang. Thông thường : V = 60cm/ph→ (Pit = 1,5 m), V = 80cm/ph→ (Pit = 1,6-1,7m).
  2. 3.2. Thang máy thẳng đứng. 3.2.1 Phân loại : * Theo (TCVN 3744-93) chia làm 5 loại : - Thang loại I : Chỉ chuyên chở người. - Thang loại II : Chở người và hành lý đi kèm. - Thang loại III : Thang máy bệnh viện (chở bệnh nhân, t.bị y tế). - Thang loại IV : Chở hàng hoá và người đi kèm. - Thang loại V : Chỉ để chở hàng hoá. * Theo tốc độ : - Thang cao tốc : V≥ 2,5m/s. - Thang bình thường : V≥ 1 ữ 2,0 m/s. - Thang tốc độ thấp : V < 1 m/s. * Theo dạng chuyển động: - Thang kéo bằng dây cáp. - Thang đẩy thuỷ lực. - Thang kéo bằng bánh răng, thanh răng. * Theo hình thức :- Thang có đối trọng. (Gđối trọng (trọng lượng đối trọng )= G cabin +1/2 tải) - Thang không có đối trọng. * Ghi chú : - Thang kéo bằng cáp và có đối trọng là loại rất phổ biến , buồng máy đặt ở trên. - Đối với thang thuỷ lực có đặc điểm rất êm nên thường dùng trong bệnh viện. Buồng máy được đặt ở dưới. Thang thuỷ lực có sức tải lớn, nếu đẩy trực tiếp có thể lên tới 12m cao, nếu cao hơn thì phải có bộ khuyếch đại áp lực.
  3. 3.2.2 Ký hiệu tên thang máy: Ví dụ : P15 - CO 120 - 15 (16) - 1000. * Chữ đầu tiên : chỉ loại thang. P : (Passarger) : Chở người ( khách). B : Thang bệnh viện; F :Thang chở hàng * Số đi kèm theo chứ đầu tiên: Chỉ số người có thể chở hoặc tải trọng nâng ( = Kg). Ví dụ : Số 15 → chỉ 15 người (tính trung bình ≈ 80Kg/ 1 người), 600 → chỉ sức nâng 600 Kg * Chữ tiếp theo thứ hai : CO: Chỉ kiểu mở cửa. Ví dụ : - CO : là cửa 2 cánh mở từ tâm sang 2 bên. - 4 CO : là cửa 4 cánh mở từ tâm sang hai bên. - 2 S : là cửa 2 cánh xếp chồng lên nhau mở từ một phía. (Tùy theo thêm chữ R : mở từ trái sang phải, thêm chữ L : mở từ phải sang trái.) - 2U : 2 cánh trồng lên nhau mở lên trên. - 3U : 3 cánh trồng lên nhau mở lên trên. *Số kèm theo chữ thứ hai : 120: Chỉ vận tốc của thang. Ví dụ:120 : = 120 m/ phút (= 2m/s). * Con số tiếp theo (thứ ba) :15(16) Chỉ số tầng và số điểm dừng. Ví dụ: 15 (16) = 15 tầng và 16 điểm dừng. * Con số cuối cùng : 1000: độ mở của cửa tầng (Chỉ có thang tải trọng nâng >15 người mới có ghi số này) * Chú ý: -Thông thường kích thước thông thuỷ buồng thang phải rộng hơn hoặc gấp đôi chiều rộng cửa thang. - Thang máy chở khách cho các công trình công cộng và nhà ở như : khách sạn , trụ sở, văn phòng, chung cư cao tầng v.v. quy định ≥ 7 tầng mới sử dụng thang máy (để kinh tế xây dựng thì thường thiết kế thang máy cho nhà cao 9 tâng trở lên). Còn đối với thang bệnh viện thì không phụ thuộc số tầng nhà.
  4. 3.2.3. Tính toán số lượng thang máy cho công trình : -Số lượng thang máy thẳng đứng cho một công trình được tính toán theo số người trong công trình . Tuỳ theo từng loại công trình được tính theo % cao điểm nhất trong 5 phút ( Tra bảng số 1) . Sau đó tính ra số người cao điểm trong 1 phút để tra tiếp bảng số 2 để tính ra số lượng thang và công suất thang cần thiết để phục vụ. - Sau khi đã tính số lượng thang máy cần thiết , cần phân bố cụm thang máy hợp lý trên mặt bằng sao cho bán kính phục vụ không nên vượt quá 25m ( hay mỗi cụm phục vụ cho một khoảng diện tích mặt bằng 300-350m2). -Đ/v thang máy cuốn ( thang tự hành ) được tính 15-20% tổng số người lúc cao điểm nhất với công suất phục vụ của thang trong một phút ( VD 100ng/ph; 125ng/ph; 150ng/ph ) . Tuy nhiên để hợp lý cho phục vụ hành khách công cộng , b.kính phục vụ của thang không nên vượt quá 25m. * Tính theo số người : - Lúc cao điểm tính 60% tổng số người. - Lúc bình thường : tính 40% tổng số người. Với tần số hoạt động tương đương 15 phút/ 1 lần (4 lần/ 1 giờ ) đến 32 lần /8 giờ v.v.). Ví dụ : 60% ∑ người = 320 người → 10 người / 1 lần. Như vậy chỉ cần 1 thang máy (10 ữ 12 người / lần) là được nhưng thường phải thêm1 đến 2 thang dự phòng . Có nhiều cách tính: phụ thuộc vào tiêu chuẩn, yêu cầu sử dụng, kinh tê, cách lựa chọn thang v.v. Giới thiệu tra biểu đồ, tra bảng, các cách khác
  5. 3.2.3. Tính toán số lượng thang máy cho công trình : Các số liệu tham khảo khi chọn thang cho toà nhà Loại toà nhà Thang chở người Thang phục vụ Cơ quan Chỉ chở người 150-200 người cho một thang 21.000 m2/thang hành chính Có kết hợp 200-280 người cho một thang Nhiều mục đích 250-300 người cho một thang Nhà ở Chất lượng trung 80-100 hộ cho một thang b nh Chất lượng cao 50-80 hộ cho một thang Bệnh viện Bệnh viện thành 100-150 phòng cho một thang 160-180 phòng phố cho một thang
  6. 3.2.4. Các vấn đề cần lưu ý khi thiết kế buồng thang máy : 1 / Đối với giếng thang : - Kích thước chiều rộng của giếng thang phải tuỳ theo loại thang lựa chọn, phụ thuộc vào số lượng thang tính toấn, sức tải của thang máy Sau đó tra bảng Catalog để biết kích thước thông thuỷ X x Y của giếng thang. Đối với thang chở khách (người ) thường. + Loại nhỏ nhất chở ∼ 5 ữ 6 người/ lần : (X x Y) = 1750 x 1450 và (a x b) = 1450 x 1015) + Loại lớn vừa :Có thể chở 14 đến 15 người / lần. (X x Y ) = 2100 x 2250 và (a x b) = 1650 x 1665. + Loại lớn hơn : có thể chở tới 20 người / lần. (X x Y ) = 2500 x 2100 và(a x b) = 2000 x 1580. (Xem catalog tra bảng)
  7. Tham khảo bảng tra kích thước thiết kế giếng thang máy và buồng đặt máy. Chú ý: có thể thay đổi tuỳ theo từng hãng.
  8. 2 /Cấu tạo Carbin với giếng thang và đối trọng : Má trượt ôm lấy phần ray dẫn hướng có gắn bộ hạn chế tốc độ . -Ca bin có cửa thoát hiểm ở nóc , trong trường hợp thoát hiểm , ra bằng cửa này . Cabin dành cho gara ô tô có trục xoay . - Hệ thống mở cửa ca bin và cửa tầng có lắp bộ cảm biến ( photocell) có 2 dạng : +/ Mắt thần ( có t/d khi có vật cản cửa tự mở hoặc co lại ) +/ Cơ khí . - Khoá liên động : Bảo đảm khi thang chạy cửa tầng không mở . - Interphone : Cho phép liên lạc giữa cabin với thường trực bằng micro, có chuông . - Quạt thông gió . - Báo quá tải ( tiêp điểm báo quá tải nằm giữa 2 lớp sàn của cabin, một lớp sàn đặt trên 4 lò so, 1 lớp đặt trên dầm chữ I ) . - Bộ hạn chế tốc độ : có nhiệm vụ khống chế không cho vận tốc vượt quá tốc độ định mức ( nhất là khi cabin đi xuống vì có gia tốc trọng trường ) , điều khiển phanh tức thời hoạt động. 3/ Kích thước OH (tra catalog). Phụ thuộc vào ch. cao của ca bin và vận tốc thang . Thường OH ≥4m.(tra catalog). 4/ Pit : Phụ thuộc vào vận tốc thang và ch. sâu của giếng thang (tra catalog). 5/ Kích thước của phòng máy ( Machine room) (tra catalog). 6/ Móc treo : Để kéo máy lên buồng thang máy , đặt ở trần tum thang .Thường chịu tải trọng ≥ 3T . 7/ Cửa tầng : ( phần XD). TKế XD ban đầu thường rộng 1000 x cao 2300. Hoàn thiện rộng 800 x 2100.
  9. Hệ thống điều khiển của thang máy đứng
  10. Má trượt ôm lấy phần ray dẫn hướng có gắn bộ hạn chế tốc độ . chi tiết đối trọng gối đỡ để lót ray 100 800 gối đỡ để lót ray chi tiết má trượt 800 thanh ray tiêu chuẩn dài 5m có đầu cái, đầu đực để ghép nối ( theo kiểu mộng )
  11. Cửa Cabin và cửa tầng
  12. Cửa Cabin và cửa tầng
  13. 3.2.5 Các yêu cầu cơ bản về thiết kế thang máy : a. Tuỳ theo yêu cầu sử dụng trong mỗi loại công trình để thiết kế , lắp đặt thang máy cho phù hợp . b. Sau khi đã lựa chọn loại thang và tính toán số lượng thang cho hợp lý với nhu cầu sử dụng cần chú ý: * Vị trí phân bố thang trên mặt bằng cho hợp lý ,thường được bố trí ở các nút giao thông chính, tại các đầu mối giao thông như sảnh, nơi dễ thấy của c.trình . * Nếu công trình có chiều dài > 60m , cần phân bố cụm thang máy cho hợp lý , đảm bảo bán kính phục vụ ≤20m * Trước cửa thang phải có khoảng trống để khách đợi (chiều rộng tối thiểu ≥1,5m, không kể chiều rộng hành lang) * Kích thước giếng thang phải phù hợp với loại thang lựa chọn . * Các yêu cầu đối với giếng thang : - Trong giếng thang không được có các vật lạ ngoài bộ phận của thang máy , tuyệt đối không được để cửa sổ hay lỗ thủng nào . - Tường giếng thang = BTCT dầy ≥ 150mm . Hoặc tường gạch đặc 220, xây chèn khung BTCT, mác vữa BT ≥ 200. - Kết cấu giữa các gối đỡ để bắt ray thép là 2,5m/ 1gối đỡ ( để đb độ cứng của ray)
  14. 3.2.5 Các yêu cầu cơ bản về thiết kế thang máy : - Dung sai độ nghiêng của giếng đứng chophép ± 25mm tính từ tâm giếng thang ( với ch. cao trong phạm vi 25m) * Cửa tum ( phòng đặt máy ) phải mở ra ngoài. * Phòng máy phải thông thoáng tự nhiên , và có quạt thông gió để làm mát động cơ ( vì máy sản ra 1500 Kcal/h) * Cần cung cấp điện riêng (3 pha = 380v - 50Hz, không được sai lệch ± 10%)cho thang máy ≈7KW/h/1 động cơ. * Tiếp địa thang máy phải nối với tiếp địa chung của nhà * Hố thang ( PIT) đb phải khô ráo , không thấm trước khi lắp máy . * Đối với thang máy lộ thiên , thang du lịch phải có bọc kính lưới thép hoặc kính an toàn . * Khi thiết kế , thi công , lắp đặt thang máy cần tuân theo các tiêu chuẩn hiện hành của Việt nam : TCVN 5744-1993; TCVN 6395-1998; TCVN6396-1998; TCVN 6397-1998.
  15. Một số kiếu nội thất thang máy đứng
  16. Một số kiếu máu sắc và bảng điều khiển thang máy đứng
  17. Một số kiếu lồng thang máy lộ thiên
  18. Một số kiếu lồng thang máy lộ thiên
  19. 3.3. Thang máy cuốn : - Có loại nghiêng 25o;30o,35o, có loại nằm ngang 0o trên mặt sàn. - Hoạt động theo nguyên lý xích và trục mô tơ bánh răng quay tròn tuần hoàn , gọi là thang tự hành (khi bật máy là thang chuyển động liên tục). - Thường sử dụng trong các công trình công cộng đông người qua lại , giao lưu với mật độ thường xuyên. Dùng để vận chuyển người và hành lý . - Thang phải được bố trí đúng theo hướng giao thông chính của công trình . - Công suất thường theo chiều rộng thông thuỷ : b: Chiều rộng thông thuỷ của thang. b = 600 mm công suất vận chuyển là 4500ng/h. b = 800 công suất vận chuyển là 6500ng/h. b = 1000 công suất vận chuyển là 9000ng/h.
  20. Ví dụ thang máy cuốn
  21. Ví dụ thang máy cuốn
  22. Ví dụ một sô chi tiết thang máy cuốn
  23. Ví dụ một số chi tiết thang máy cuốn
  24. Ví dụ tính thang máy (phương pháp tra biểu đồ) Có nhiều phương pháp tính số lượng thang máy, ở đây chỉ giới thiệu cách tính đơn giản, sơ bộ và nhanh nhất để vận dụng * Ví dụ : Tính toán số lượng thang máy cho toà văn phòng cao 18 tầng, có 1200 người. - Theo bảng 1 : 1. Tính công suất vận chuyển người trong 5 phút cao điểm : 1200 (người) x 20% = 240 (người) 2. Tính công suất vận chuyển người trong 1 phút cao điểm : 240(người) : 5 (phút) = 48 người/phút * Bang 1 : Tỷ lệ tập trung người trong 5 phút cao điểm STT Loại công tr nh Tỷ lệ tập trung trong 5 Thơ gian dừng phút cao điểm (%) mỗi lần (s) 1 Cao ốc v n phòng (Cho thuê riêng) 15-20 25-35 2 Cao ốc v n phòng (Cho thuê chung) 11-15 25-35 3 Khách sạn 10-15 30-60 4 Khu nhà ở 5-7 60-90 5 Khu vui chơi giải trí , trung tâm bách hoá Tính toán riêng 40-50
  25. - Tra biểu đồ : Với số tầng là 18 tầng, dóng theo trục dọc ví dụ ta chọn biểu đồ thang ký hiệu P-17-CO- 180, sau đó dóng ngang sang cắt trục chu kỳ T,s và trục số người/1thang ta được công suất vận chuyển của thang là 29 người trong 138s, như vậy trong 1 phút (60s) thì công suất của thang P-17-CO- 180 là 12 người/phút. Từ đây suy ra để vận chuyển 48 người/phút (48người : 12/phút = 4) cần chọn 4 thang loại P-17-CO- 180.
  26. Bài Tập 1. Mô tả cấu tạo Thang Máy và thang cuốn 2. Cách thức chọn thang máy phù hợp với công trình