Giáo trình Thiết bị công trình - Chương 7: Hệ thống điện trong nhà và chống sét

pdf 29 trang huongle 3180
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Thiết bị công trình - Chương 7: Hệ thống điện trong nhà và chống sét", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thiet_bi_cong_trinh_chuong_7_he_thong_dien_trong.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thiết bị công trình - Chương 7: Hệ thống điện trong nhà và chống sét

  1. Chương 7: HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ VÀ CHỐNG SÉT
  2. Chương 7: HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ VÀ CHỐNG SÉT 7.1 Khái niệm chung: 7.1.1.Điện Điện là nhu cầu thiết yếu thứ hai sau nhu cầu dùng nước của con người Ngoài chức năng phục vụ sinh hoạt, điện còn phục vụ sản xuất chế tạo ra sản phẩm. Từ khi phát minh ra điện, người ta đã đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp ngay. Ngày nay việc khai thác sản xuất và hệ thống điện trong công trình đã được phát triển và nâng cấp đến mức hoàn hảo và rất tiện nghi. Bởi vậy hệ thống trang thiết bị điện trong nhà cũng như hệ thống cấp thoát nước là hệ thống trang thiết bị kỹ thuật không thể thiếu trong bất kỳ một công trình xây dựng nào. 7.1.2.Thu lôi chống sét Trong thực tế có nhiều điểm cao hoặc các góc nhọn của công trình bị sét đánh phá huỷ gây thiệt hại lớn về vật chất và có khi cả tính mạng con người trong công trình. Phát minh ra hệ thống thu lôi chống sét cũng là phát minh cực kỳ quan trọng để bảo vệ an toàn cho các công trình xây dựng không bị sét đánh. Đặc biệt với nền công nghiệp xây dựng phát triển như ngày nay, chiều cao công trình xây dựng lớn cùng với các trang thiết bị ăngten và các thiết bị khác đặt trên mái nhà do đó hệ thống thu lôi chống sét là một bộ phận không thể thiếu được trong công trình xây dựng.
  3. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ 7.2 Phụ tải điện của một công trình 7.2.1 Các loại đèn chiếu sáng và Các phụ tải động lực: Đèn chiếu sáng chung đều; Đèn chiếu sáng cục bộ; Đèn chiếu sáng sự cố; Đèn chiếu sáng bảo vệ. Các phụ tải động lực: Điều hoà trung tâm, cục bộ; Hệ thống thang máy; Hệ thống bơm nước; Các máy móc sản xuất trong phận xưởng, xí nghiệp công nghiệp. Các phụ tải khác: Bình đun nước nóng trung tâm hoặc cục bộ; Các thiết bị văn phòng như: mạng vi tính, máy photocopy, cấc thiết bị điện gia dụng khác như: radio, ti vi, quạt ; Các loại máy cơ khí nhỏ trong gia đình.
  4. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ Theo cách bố trí đèn mà phân loại các hệ thống chiếu sáng sau: Chiếu sáng chung (Các đèn treo ở trần) dùng để chiếu sáng một phòng hay một phần của phòng với độ rọi đều. Chiếu sáng chung (cố định hay di động) hệ thống chiếu sáng này dùng để chiếu sáng đặc biệt thêm cho một số nơi cần thiết Như là đèn ở bàn máy, bàn làm việc, bàn mổ Trong nhiều trường hợp có thể đặt ổ cắm điện cho chiếu sáng cục bộ. Chiếu sáng kết hợp: Sử dụng chiếu sáng chung và chiếu sáng cục bộ Khi dùng chiếu sáng kết hợp độ rọi của chiếu sáng chung trên diện tích làm việc không nên nhỏ hơn 10% tiêu chuẩn đã quy định (tức là độ rọi phải đảm bảo bề mặt làm việc từ 90% tiêu chuẩn đã quy định trở lên) Số TT Tên phụ tải điện Đơn vị tính w/m2 sàn 1 Chiếu sáng cho nhà ở + bếp 12 2 Chiếu sáng cho các phòng công cộng 8 3 Phụ tải sinh hoạt khác cho các phòng ở + bếp 30 - 40 Tiêu chuẩn chiếu sáng và sử dụng điện sinh hoạt tính trên m2 sàn
  5. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ 7.2.2 Kiểu chiếu sáng : Theo dự phân bổ ánh sáng của đèn (đặc tính phối quang) trong không gian: 7.2.2.1. Kiểu chiếu sáng trực tiếp: Khi có trên 90% quang thông do đèn bức xạ hướng xuống phía dưới kiểu này chia ra 2 loại. + Trực tiếp hẹp: Khi quang thông tập trung chính vào mặt phẳng làm việc - khi đó các tường bên đều bị tối. + Trực tiếp rộng: Khi quang thông phân bố rộng hơn trong nửa không gian phía dưới => khi đó các tường bên cũng sẽ được chiếu sáng. => Kiểu chiếu sáng trực tiếp thường sử dụng chiếu sáng ngoài nhà (trực tiếp hẹp chiếu sáng các nhà xưởng (cả trực tiếp hẹp và trực tiếp rộng) Chiếu sáng trong các văn phòng, cửa hàng lớn (trực tiếp rộng) => Đặc biệt kiểu chiếu sáng này sử dụng cho nhà có độ cao lớn sẽ đạt hiệu quả kinh tế cao. 7.2.2.2. Kiểu chiếu sáng nửa trực tiếp: Có từ 60 - 90% quang thông bức xạ hướng xuống phía dưới. Khi đó các tường bên và trần cũng được chiếu sáng => mt sáng trong trường hợp này sẽ tiện nghi hơn kiểu chiếu sáng này áp dụng cho các nhà văn phòng, nhà ở (phòng khách, phòng sinh hoạt chung), phòng trà, phòng ăn. Kiểu chiếu sáng hỗn hợp: Có 40 - 60 % quang thông bức xạ hướng xuống phía dưới. Khi đó các tường và trần được chiếu sáng nhiều hơn. Chiếu sáng nửa gián tiếp: có 10 - 40% quang thông bức xạ xuống phía dưới Chiếu sáng gián tiếp: Có trên 90% quang thông bức xạ lên phía trên kiểu chiếu sáng này được sử dụng cho phòng khán giả, hội trường, nhà hàng,
  6. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ 7.3 Thiết kế hệ thống điện trong nhà Cách bố trí đèn chiếu sáng trong công trình. Khi bố trí đèn vị trí các đèn phải thoả mãn các điều kiện sau: + Hạn chế tác dụng làm chói mắt + Phân bổ ánh sáng đều + Tiết kiệm số lượng đèn, đạt yêu cầu về thẩm mỹ. 7.3.1 Bố trí đèn theo mặt đứng: Đèn treo thấp thì độ rọi lớn nhưng không đều. Đèn treo cao thì độ rọi nhỏ nhưng lại đều và đỡ chói mắt. + Đèn chiếu trực tiếp nên treo cao gần trần hc ~ 0,5m + Đèn tán xạ hay phản xạ nên treo thấp hơn với khoảng như sau: 2/3h1 ≤ 1 ≤ 3/4h1. Trong đó: hc: độ cao từ trung tâm bóng đèn đến trần nhà h: Độ cao từ bóng đèn đến mặt phẳng làm việc h1: Độ cao từ trần nhà đến mặt phẳng làm việc
  7. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ 7.3.2 Bố trí đèn theo mặt bằng: + Cùng một độ cao tính toán nếu khoảng cách giữa hai đèn (L) nhỏ thì độ rọi đều, khoảng cách lớn thì độ rọi kém + Khoảng cách giữa các đèn và độ cao từ đèn tới mặt phẳng làm việc có quan hệ mật thiết với nhau. Khi tính toán thường lấy L ≤ 2h. + Khoảng cách từ đèn đến tường bố trí như sau: Nếu sát tường không có chỗ làm việc W = L/2 Nếu sát tường có chỗ làm việc thì W = L/3 - L/4 Trong đó: L: khoảng cách giữa hai đèn (m) W: khoảng cách từ đèn đến tường (m) Bố trí đèn huỳnh quang: Về hình dáng, mầu sắc có khác đèn dây tóc. Bố trí gần giống đèn dây tóc Cần chú ý thêm các điểm sau: + Đèn huỳnh quang phải bố trí hợp với kiến trúc nhà ở + Đèn huỳnh quang có thể bố trí theo hình vuông, hình chữ nhật ở trên trần. Các đèn nối tiếp nhau hay cách nhau một khoảng nhất định. + Tuỳ theo trần nhà thấp hay cao, đèn huỳnh quang có thể đặt sát trần hay treo hạ thấp xuống. + Đèn huỳnh quang cũng có thể bố trí ngang hay dọc trên tường.
  8. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ
  9. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ Sơ đồ cấp điện ngoài nhà 1. Trạm biến áp; 2. Tủ điện tổng; 4b. Tủ phân phối nhánh; 4a.Tủ phân phối chính; 5. Dây cấp điện ngoài nhà. Bao gồm: đường dây cung cấp điện ngoài nhà vào tủ điện tổng và đường dây phân phối điện trong nhà.
  10. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ 7.3.3 Nguyên tắc bố trí mạng điện Sơ đồ bố trí tủ điện tổng và tủ điện phân công trình và các thiết bị dùng điện phối cho điện sinh hoạt Trước khi bố trí tuyến dây điện trên mặt bằng công trình cần phải xác định vị trí tủ điện tổng rồi phân phối cho mỗi nhánh (có thể là theo số tầng hay theo từng bộ phận chức năng của công trình, ). Sau đó xác định vị trí cụ thể của các bảng điện phân phối, áptômát (cầu chì) và các tuyến đến cho phụ tải. Nguyên tắc bố trí đường dây: Các công trình xây dựng trung bình và lớn phải được cấp điện 3 pha (4 dây) do lượng phụ tải điện lớn (1 pha không đáp ứng nổi, gây mất cân bằng cho mạng chung khu vực). Các phụ tải điện trong công trình cũng phải được phân bố đều cho 3 pha tránh bố trí lệch pha dễ gây ra sự cố trong dòng điện
  11. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ Sơ đồ phân phối điện từ bảng điện ra các phụ tải
  12. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ Trong các công trình nhỏ thì cấp điện 1 pha: Đốí với đường dây trong nhà khi thiết kế cần chú ý: Dây có thể đi nổi mặt ngoài tường, trần, trên các sứ cách điện, hoặc ống ghen vuông có nắp (có thể ngoài mặt tường hoặc bằng mặt tường). Có thể đặt ngầm trong tường, trần, sàn (hình) bên trong ống cách điện và bảo vệ bằng ống nhựa cứng hay mềm. Nếu với số lượng nhiều dây cùng bố trí, người ta phải đặt trong các hộp ghen lớn (có giá đỡ) chôn ngầm tường. Tất cả các linh kiện và giải pháp phục vụ cho mạng điện trong nhà trước khi đặt đều phải được sự thống nhất của chủ trì thiết kế kiến trúc. Hệ thống máng dẫn dây điện đặt chìm trong sàn nhà
  13. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ  Đường dây phân phối đi từ bảng phân phối ra phải đảm bảo các chỉ tiêu sau: − Chiều dài cung cấp 250 người cũng phải dùng điện 3 pha (4 dây) và phân phối ra nhiều bảng điện điều khiển riêng biệt cho từng khu vực, chức năng và phân bố phụ tải cho đều trên 3 pha. 7.3.4. Phương pháp bố trí chiếu sáng nhân tạo trong nhà: Khi nghiên cứu bố trí đèn chiếu sáng trong nhà ngoài việc cần đủ ánh sáng phục vụ còn phải chú ý đến việc làm tăng hiệu quả nội thất kiến trúc cho căn phòng, Thông thưòng đối với hệ thống đèn chiếu sáng chung phục vụ cho phòng làm việc hay phòng ở có độ cao 2 - 3m so với mặt phẳng công tác (là mặt phẳng cách mặt sàn cộng trình 0,7 - 0,8m). Số lượng đèn tính theo tiêu chuẩn chiếu sáng w/m2 sàn (tra bảng). Ngoài ra có thể bố trí thêm đèn tường, cột, đèn phản xạ đèn trang trí nội thất và đóng góp thêm vào ánh sáng chung hoặc sử dụng ánh sáng dịu vào những lúc nghỉ ngơi, ánh sáng giao thông, đi lại, để tiết kiệm năng lượng điện. Bởi vậy trong một không gian kiến trúc có thể bố trí nhiều loại đèn khác nhau.
  14. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ Vị trí của đèn chiếu sáng trong một căn phòng cần xác định theo kết cấu của không gian đó (như dầm, trần, tường, cột, mảng nhô ra, thụt vào ). Chọn khoảng cách các đèn cần đảm bảo nhịp điệu ánh sáng hoà hợp với nhịp điệu kiến trúc. Đối với các phòng có nhiều đèn trần, cần phải làm trần treo (trần nội thất) tạo thành trần kỹ thuật để hệ thống đường dây cấp điện đi phía trên (dễ dàng cho thi công và sửa chữa). Những công trình lớn, cao tầng, có nhiều không gian cần chiếu sáng và sinh hoạt, nhất thiết phải có hộp kỹ thuật đứng cho hệ thống điện đi từ tủ điện tổng lên phân phối cho các tầng qua các trần kỹ thuật hoặc sàn kỹ thuật. Ngoài ra khi thiết kế chiêú sáng nhân tạo, cần tạo ra những hiệu quả về ý tưởng trong không gian kiến trúc như chiếu sáng vui, chiếu sáng trang trọng, ở nghỉ ngơi + Đối với chiếu sáng vui: Cần tạo không khí phấn chấn, khí sắc tươi vui, nhôn nhịp, cần đạt các yêu cầu sau: Độ rọi trong không gian cần chiếu sáng phải có trị số khá cao. Ánh sáng có màu sắc rực rỡ, phong phú và luôn chuyển động linh hoạt. + Đối với chiếu sáng trang trọng: Sử dụng chủ yếu cho các công trình hội họp, đón tiếp, đàm thoại hay ở các viện bảo tàng, các viện nghiên cứu.
  15. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ Nguyên lý là dùng nguồn sáng chung để tạo ra chỉ số độ rọi phân bố đều trên toàn bộ bề mặt được chiếu sángẻ Những vị trí quan trọng như chỗ ngồi cửa chủ tịch đoàn, chỗ đứng của diễn giả, chỗ đặt các vật trưng bày quan trọng cần được tăng cựờng chiếu sáng bằng hệ thống cục bộ. + Đối với chiếu sáng nghỉ ngơi: Chiếu sáng nghỉ ngoi thường được dùng trong các phòng ngủ gia đình, khách sạn, nhà an dưỡng, bệnh viện Nguồn sáng sử dụng ở đây là nguồn sáng phản xạ để mặt phẳng ngang cũng như mặt phẳng thẳng đứng có trị số độ rọi thấp, màu sắc ánh sáng dịu nhưng ấm áp. + Đối với chiếu sáng hoạt động: Chiếu sáng hoạt động thường dùng trong câu lạc bộ, cung thể thao, nhà thi đấu, sân khấu biểu diễn Sử dụng loại nguồn sáng sao cho tạo độ rọi có trị số cao và có thể điều khiển di động. Màu sắc phụ thuộc vào yêu cầu của người sử dụng và kỹ thuật của từng loại chơi hay trình diễn và kỹ thuật quay phim, truyền hình. + Đối với chiếu sáng thuộc hệ nóng: Chiếu sáng thuộc hệ nóng là dùng nguồn sáng phát ra ánh sáng có màu nóng như: màu đỏ, cam, vàng, hồng + Đối với chiếu sáng thuộc hệ lạnh: Chiếu sáng thuộc hệ lạnh là dùng nguồn sáng phát ra có màu lạnh như: màu xanh lơ, xanh tím, xanh lá cây
  16. HỆ THỐNG ĐIỆN TRONG NHÀ Sơ đồ phân phối điện tổng thể cho một toà nhà cao tầng
  17. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 7.4 Thu lôi chống sét 7.4.1.Khái niệm sét: Sét là hiện tượng phóng điện hồ qụang giữa hai đối tượng điện tích có các ion ngược dấu (âm hoặc dương) để trung hoà lẫn nhau giữa các đám mây dông, hoặc giữa đám mây dông với đất. Khi phóng điện tạo ra sét là một vùng điện trường có cường độ rất mạnh kèm theo có tiếng nổ và ánh sáng hồ quang gọi là chớp. Có 3 loại hiện tượng sét: Sét của các cơn dông; Sét không kèm theo các cơn dông; Sét hòn 7.4.2. Phân cấp chống sét Có 3 cấp thiết kế chống sét. −Cấp 1: chống được dòng điện sét có cường độ I = 200kA dùng cho các công trình đặc biệt, nhà quốc hội, trụ sở cơ quan quốc gia −Cấp 2: chống được dòng điện sét có cường độ I = 100kA dùng cho các công trình cấp 1. −Cấp 3 (còn gọi là thông thường): chống được dòng điện sét có cường độ I = 30kA dùng cho các công trình cấp 2 và 3.
  18. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 7.4.3.Các bộ phận cơ bản của hệ thống Kim thu sét Dynasphee - ESE chống sét phương pháp mới a.Kim chống sét (kim thu lôi): Kim chống sét là bộ phận đầu tiên để thu hút sét, thường đặt ở đỉnh cao tại mỗi khu vực chống sét, phải tiếp thu được toàn bộ dòng điện tích của sét mà không gây ra bất cứ trở ngại nào như: − Tiết diện kim quá nhỏ so với tác dụng của cường độ đòng điện tích, có thể gây cháy, chảy cột thu lôi. − Có điện trở suất cao làm cho điện trở dẫn cao, cản trở việc dẫn truyền sẽ gây nổ ở tại cột thu lôi. Cột thu lôi thường dài 2 - 3m có thể tới 5m, bằng thép. Đường kính tại phần trên cùng d >25, đỉnh nhọn trong phạm vi dài > 4d. Kim được sơn một loại sơn đặc biệt có thể dẫn điện và chống rỉ. Kim thu sét phương pháp cổ điển
  19. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT b.Dây dẫn sét: Là bộ phận dẫn truyền toàn bộ lượng sét từ các đám mây dông xuống đất an toàn. Yêu cầu: − Tiết diện đủ lớn (d > 12), diện tích tiết diện >1,5cm2. Nếu dây làm bằng đồng tiết diện >1cm2. Nếu là thép bản không mỏng hơn 3mm. − Điện trở xuất nhỏ, điện trở dẫn trên toàn tuyến phù hợp. − Thiết kế số lượng dây phù hợp cường độ sét. − Liền mạch, các mối nối phải có điện trở xuất nhỏ hơn chỗ dây dẫn bình thường. + Không được bố trí dây dẫn sét ở trong nhà (đối với chống sét cổ điển). c.Tiếp địa: Là bộ phận truyền điện sét vào đất nhờ các cọc tiếp địa rải rác hay tập trung thành cụm gắn vào vòng kim loại thứ hai chôn dưới đất, hoặc các cụm độc lập Van TEC - Chống sét mạch vòng
  20. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT Cọc tiếp địa theo phương pháp cổ điển Cọc tiếp địa theo phương pháp mới Dây cáp (Triax) tiếp địa 3 lớp đồng
  21. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 7.5.Nguyên lý và giải pháp chống sét cổ điển Chống sét kiểu điểm (Franklin): Kim thu lôi Franklin với “vùng bảo vệ hình nón”. Đối với các vật thể hay công trình có mặt bằng phức tạp hay trải ra trên diện rộng muốn che phủ toàn bộ công trình bằng các “vùng bảo vệ hình nón ” giao nhau, đòi hỏi phải sử dụng nhiều cột kim thu Franklin. Vùng bảo vệ hình nón có hiệu quả của kim thu lôi Franklin
  22. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 7.5.Nguyên lý và giải pháp chống sét cổ điển Chống sét kiểu lồng Faraday: “vùng bảo vệ họp kín”: Đối với các công trình có hình khối phức tạp nhất là khi có các điểm cao nhọn người ta sử dụng kết hợp “vùng bảo vệ hình nón ” của cột kim thu Franklin và “vùng bảo vệ lồng kín” của vùng Faraday. Vòng kim loại phía trên có dạng một lưới dây thu và dẫn sét có kích thước tối đa mắt lưới 9x9m. Có thể tăng cường thu sét nhờ các kim thu sét ngắn kiểu Franklin có d > 12mm dài 1m gắn vào ở các vị trí bất lợi, nhạy cảm nhất. Khoảng cách kim <3m (ở các góc cạnh của công trình).
  23. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 7.6. Nguyên lý và giải pháp chống sét tích cực Các bộ phận của hệ thống (gồm 6 bộ phận cơ bản)  Kim thu sét tích cực, chủ động thu hút sét từ xa và sớm.  Dây dẫn sét có vỏ bọc chống truyền điện trực tiếp cho người, chống hồ quang điện với các vật dẫn điện lân cận, chống nhiễu cho các thiết bị điện tử.  Hệ thống cắt xung sét lan truyền trên đường điện nóng (điện sử dụng trực tiếp).  Hệ thống cắt và lọc sét, chống lan truyền nhiễu cảm ứng điện từ trên đường truyền tín hiệu.  Chống sét mạch vòng, san phẳng điện thế giữa các tiếp địa.  Tiếp địa kiểu hình dễ cây dẫn truyền an toàn dòng điện tích của sét vào đất.
  24. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 7.6. Nguyên lý và giải pháp chống sét tích cực Xác định vùng gây sét “phương pháp quả cầu lăn ” Bước 1; Dùng quả cầu lặn; −Quả cầu lăn có tâm cầu là điểm gây ra sét. Sét được phóng ra từ điểm tâm cầu hay chính là điểm gần nhất của đám mây dông. −Bán kính quả cầu lăn (R) được tính: R=10 x I2/3(m) Trong đó: I - cường độ dòng sét (kA) + Chống sét cấp 1 => R = 334m. + Chống sét cấp 2 => R = 215m. + Chống sét cấp 3 => R = 97 m. Dùng quả cầu có bán kính cho trước theo yêu cầu của cấp chống sét thiết kế quả cầu lăn có bán kính R (tính theo công thức trên) cho lăn qua công trình giới hạn bởi các điểm chạm vào công trình theo cả ba chiều kể cả đối với kim thu sét.
  25. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT Bước 2: Xác định đường đồng khả năng: Đường đồng khả năng là đường nối các tâm quả cầu lăn và tạo thành một lớp lưới bao bọc phủ kín xung quanh công trình với khoảng cách đúng bằng bán kính quả cầu lăn. Lớp lưới này báo hiệu bất kỳ đám mây dông nào khi chạm tới ranh giới này đều có thể gây sét đánh vào công trình. Thông thường các đám mây dông bay trên cao nên điểm bất lợi nhất là tại đỉnh của kim thu sét. Bước 3: Xác định vùng hấp thu tại đỉnh kim thu sét: Vùng hấp thu là vùng tại đỉnh kim thu luôn tạo ra năng lực chủ động thu sét, cho sét đánh thẳng vào kim thu mà không đánh vào công trình. Đó là giới hạn giữa vùng bị sét đánh nằm dưới đường đồng khả năng và giao với đường tròn là mặt cắt của quả cầu kích hoạt, kim thu đẩy lên cao một khoảng ΔL sinh ra dòng tiên đạo sớm hơn một khoảng thời gian Δt để đi sớm hơn một đoạn ΔL.
  26. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT Đối với trường họp chiều cao kim thu < 5m thì Rbv theo bảng tra có sẵn: Chiều cao Chiều Tổng Mức độ bảo vệ công trình cao kim cộng Bình thường Bình thường Cao 93% chiều cao <85% <85% 5m 5m 10m 72m 70m 65m 58m 47m 45m 10m 5m 15m 92m 76m 68m 15m 5m 20m 100m 84m 78m 20m 5m 25m 116m 87m 82m 25m 5m 30m 120m 94m 89m 30m 5m 35m 120m 100m 96m 35m 5m 40m 120m 100m 101m 40m 5m 45m 120m 100m 105m 45m 5m 50m 120m 100m 112m 92m 96m 73m 100m 5m 120m 100m 112m 100m
  27. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 7.7. Chủ động thu hút và bắt sét sớm 7.7.1. Kim thu Dynasphee - ESE và kim thu Interceptor: Khi xuất hiện đám mây dông, do hiệu ứng vỏ ngoài cầu xuất hiện các điện tích ion ngược dấu, mặt trong hình vỏ cầu bằng nhôm nhanh chóng có một lượng ion nhiều hơn các điểm cạnh tranh khác. Do điện tích đám mây dông tạo nên lực hút sinh ra dòng tiên đạò trái dấu từ đỉnh kim thu về phía đám mây. Nhờ các ion được tích tụ nhiều từ quả cầu chuyển vào mặt trong và vì cách điện với cột kim thu ở giữa tạo ra dòng ion tiên đạo ESE (Early Streamer Emion) phóng lên từ đỉnh kim thu. Điều đó tạo thế chủ động dẫn sét đánh thẳng vào kim chủ động sớm hơn so vói kim cổ điển Pranklin khoảng vài % giây. 7.7.2. Chống sét lan truyền trên đường điện nóng Chống sét lan truyền trên nguồn điện nóng (sử dụng trực tiếp) là các bộ phận cắt sét M O V, TDS được lắp song song với hộ dùng điện ngay trước cầu giao tổng của điện nguồn nối với tiếp địa riêng (bình thường M O V, TDS có điện trở rất lớn nên không có dòng điện nóng đi qua). 7.7.3. Chống sét lan truyền trên đường truyền tín hiệu Đó là các bộ cắt và lọc sét, sau khi đã cắt sét (cắt biên độ xung sét) lan truyền cần lọc bỏ phần năng lượng còn lại theo nguyên lý từ cảm làm tăng điện áp gây hỏng cho các thiết bị gây nhiều tín hiệu cho các thông tin trong mạng. Đó là các thiết bị cắt lọc sét kiểu SRF (Surge Reduction Filter) mắc nối tiếp với các thiết bị sử dụng điện trước khi vào nguồn.
  28. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT Thiết bị cắt lọc sét kiểu SRF Bộ phận cắt sét MOV Van TEC - tự động cân bằng điện thế, nối thông giữa các tiếp địa với nhau
  29. HỆ THỐNG CHỐNG SÉT 7.7.4. Chống sét mạch vòng  Khi sét đánh, do cường độ rất lớn và có tốc độ tản rất nhanh trong đất, nói cách khác cường độ, điện áp giảm rất nhanh trên một khoảng cách rất ngắn trên mặt đất, gây nên sự chênh lệch điện áp ngay trong một bước chân của hai chân người và sinh ra một dòng đỉện có điện áp khôn chạy qua người khi tiếp đất bằng hai chân, lúc sét vừa đánh, có thể làm người ta bị ngã rất nguy hiểm; Vì vậy khi đi trong vùng có sét vừa đánh phải nhẩy lò cò.  Khác với trường hợp con chim đậu trên dây điện cao thế. Do gần như không có điện trở trên một đoạn dây dẫn bằng đồng hoặc nhôm giữa hai chân nên không sinh ra chênh lệch điện áp, nên chim không thể bị điện giật vì không có điện chạy qua thân chim giữa hai chân.  Sự chênh lệch điện áp bước chân của sét gây ra giữa các tiếp địa như: tiếp địa của nguồn điện, tiếp địa cho thiết bị thông tin, viễn thông, tiếp địa cho máy móc thiết bị sử dụng điện là rất lớn. Giữa tiếp địa chống sét với các tiếp địa khác có sự chênh lệch điện áp tạo ra một dòng điện mạch vòng đi qua các thiết bị đang dùng điện nếu không có biện pháp san phẳng điện thế đất tiếp địa sẽ làm hỏng các thỉết bị nhất là thiết bị điện tử, viễn thông.