Giáo trình Thủy sản đại cương - Chương 1: Giới thiệu về ngành thủy sản

pdf 9 trang huongle 2790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Thủy sản đại cương - Chương 1: Giới thiệu về ngành thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_thuy_san_dai_cuong_chuong_1_gioi_thieu_ve_nganh_t.pdf

Nội dung text: Giáo trình Thủy sản đại cương - Chương 1: Giới thiệu về ngành thủy sản

  1. Chương 1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH THỦY SẢN 1.1 Vai Trò, Vị Trí Ngành Thủy Sản Trong Nền Kinh Tế Quốc Dân 1.1.1 Khái niệm về TS  Các loại hình thủy sản Thủy sản # Khai thác thủy sinh vật 1. Ðánh bắt TS 2. Nuôi trồng TS 3. Ðánh bắt trên cơ sở NTTS Ðánh bắt TS Ðánh bắt trên cơ Nuôi trồng TS sở NTTS Cá thực TĂGS Giống Cá thực Giống phẩm phẩm nhân tạo Cá thực phẩm Cá thực phẩm Thực phẩm cho con người  Ðánh bắt TS hay khai thác TS (KTTS) là một hoạt động của con người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Sản phẩm của KTTS bao gồm: - Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người; - Con giống (cá bố mẹ, cá giống) cho Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và cho Ðánh bắt được tăng cường trên cơ sở NTTS; - Thức ăn cho gia súc và NTTS.
  2. 2  Nuôi trồng TS là hoạt động đem con giống tự nhiên hay nhân tạo thả vào thiết bị nuôi và đối tượng nuôi được sở hữu trong suốt quá trình nuôi. Sản phẩm của NTTS bao gồm: - Sản xuất con giống nhân tạo cho NTTS và Ðánh bắt được tăng cường trên cơ sở nuôi trồng; - Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người; - NTTS cũng bao gồm sản xuất cá mồi cho KTTS hay vỗ béo cá tự nhiên.  Ðánh bắt được tăng cường trên cơ sở NTTS là hoạt động đem con giống nhân tạo thả vào các thủy vực tự nhiên (hồ chứa, sông ngòi và biển) để tăng sản lượng đánh bắt. 1.1.2 Vai trò ngành TS  Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của con người, góp phần cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu đạm, đóng góp cho sự an toàn thực phẩm; - Mức tiêu thụ tthủy sản ở Việt Nam năm 1999 là 19,4 kg, năm 2007 là 22 kg và năm 2010 ước đạt 26,4 kg (Lê Xuân Sinh, 2010). Như vậy, Việt Nam luôn có mức tiêu thụ thủy sản cao hơn mức trung bình của thế giới, trong đó mức tiêu thụ ở ĐBSCL thường cao hơn gấp đôi so với cả nước ; - Theo báo cáo kết quả nghiên cứu khoa học về tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Viêt Nam của Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế), dựa trên điều tra dinh dưỡng toàn quốc 2009-2010 tại 63 tỉnh/ thành phố với hơn 50.000 trẻ từ 2-5 tuổi, cho thấy tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân còn ở mức 19,62%, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi là 29,05%.  Cung cấp công ăn việc làm, góp phần cải thiện thu nhập cho nông dân ở vùng nông thôn; + Ngành thủy sản đã: - Cung cấp công ăn việc làm cho 3,8 triệu lao động kể cả lao động thời vụ (năm 2001); - Cung cấp 1,8 triệu lao động trong các hoạt động dịch vụ TS; - Tổng số dân phụ thuộc vào thủy sản ước tính 8,4 triệu (11% dân số); - Ngành TS cung cấp lao động bán thời gian, cải thiện thu nhập, cải thiện dinh dưỡng cho 20 triệu dân.  Góp phần tiết kiệm ngoại tệ cho sự đầu tư phát triển công nghiệp; - Giá trị tổng sản phẩm thủy sản trong nước năm 2011 (theo giá thực tế) ước đạt 99.432 tỷ đồng, chiếm 3,92% GDP cả nước (Tạp chí Thương Mại Thủy Sản số 145/2012).  Gia tăng tích lũy ngoại tệ từ xuất khẩu sản phẩm thủy sản cho sự đầu tư phát triển công nghiệp; - Năm 2010, xuất khẩu thủy sản đạt tổng giá trị 4,97 tỉ USD, năm 2011 đạt trên 6,1 tỉ USD (tăng 21% so với năm 2010). TSĐC Nguyễn Văn Tư
  3. 3  Tạo ra thị trường cho các sản phẩm công nghiệp; - Phát triển TS đã tạo thị trường cho các công nghiệp đóng tàu, dệt lưới, động cơ nổ, kỹ nghệ lạnh, v.v.  Cung cấp nguyên liệu cho các công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp. 1.1.3 Ðặc trưng ngành TS Sản xuất thủy sản mang tính mùa vụ, phụ thuộc điều kiện khí hậu/địa lý/sinh thái, điều kiện kinh tế-xã hội, thị trường. 1.2 Các Ðiều Kiện Tự Nhiên, Khí Hậu, Thời Tiết cho Phát Triển TS VN 1.2.1 Các điều kiện tự nhiên  Giới thiệu chung - Việt Nam có tổng diện tích 330.000 km2 với bờ biển dài 3.260 km. - Ðịa hình không đều, 75% diện tích là đồi núi. - Việt Nam có vùng đặc quyền kinh tế (excluvive economic zone, EEZ) lớn, trên 1,0 triệu km2. - Trên 4.000 đảo, nhiều đảo có vị trí tốt (Cát Bà, Bạch Long Vĩ) để xây dựng các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nghề khai thác xa bờ. - Nhiều môi trường sống khác nhau: vùng đồng bằng lớn (đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long), vịnh, đầm phá, biển hở. - Khoảng 20.000 km2 đất ven biển thấp và nhiễm mặn, bị ảnh hưởng lũ do triều và bão.  Sông, hồ, hồ chứa - Việt Nam có khoảng 2.360 sông trong đó có 106 sông lớn. (i) Hệ thống các sông lớn ở miền Bắc: sông Hồng, sông Thái Bình và sông Kỳ Cùng; (ii) Nhiều sông ngắn ở miền Trung; (iii) Các sông lớn ở miền Nam: sông Sài-gòn, sông Ðồng Nai và hệ thống sông Cửu Long. H.1 Làng nuôi cá bè trong hồ chứa Trị An - Việt Nam có nhiều hồ tự nhiên rải rác khắp cả nước (ví dụ: hồ Ba Bể, đầm Cầu Hai) với tổng diện tích 34.602 ha. - Trong 40 năm qua, nhiều hồ chứa nhân tạo (hồ thủy lợi như Núi Cốc, Dầu Tiếng, hồ thủy điện như Thác Bà, Hoà Bình, Trị An, Thác Mơ) đã được xây dựng với tổng diện tích trên 400.000 ha. TSĐC Nguyễn Văn Tư
  4. 4  Bãi biển, đầm phá - Bãi biển và đầm phá dọc bờ biển từ Thanh Hóa tới Bình Ðịnh chiếm 50% bờ biển VN, trong đó đầm phá chiếm 5% bờ biển cả nước (từ Quảng Trị đến Phan Rang). - Nhiều đầm phá có diện tích lớn (ví dụ: phá Tam Giang ở Thừa Thiên-Huế, 22.000 ha). - Nguồn lợi thủy sản các đầm phá đang đối diện với những vấn đề môi trường do lạm thác, cải tạo cho sản xuất nông nghiệp và NTTS (trồng rong biển, nuôi tôm cá).  Rừng ngập mặn - Rừng ngập mặn (RNM) có vai trò quan trọng: bảo vệ bờ biển và cải tạo đất; dọc bờ biển RNM có vai trò đệm đối với tác động của sóng, giảm quá trình xói mòn, và cung cấp đê phòng hộ tự nhiên. - Các đầm lầy ngập mặn có vai trò quan trọng: là nơi ương dưỡng các loài hải sản, rừng cung cấp nơi sinh sống cho sinh vật TS bao gồm các loài có giá trị kinh tế cao. - Trước giải phóng (1962-75), diện tích rừng ngập mặn VN khoảng 400.000 ha; trong đó ở miền Nam là 250.000 ha (bán đảo Cà Mau 210.000 ha và Bà Rịa-Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh 40.000 ha). - Trong thời kỳ chiến tranh, 40% rừng ngập mặn ở miền nam bị phá hủy do chất độc hóa học và bom napalm. - Theo Viện Ðầu tư và Qui hoạch Lâm nghiệp, giữa thập niên 1980s VN có 250.000 ha rừng ngập mặn chủ yếu rừng tái sinh, rừng trồng và cây bụi; rừng tự nhiên chỉ còn một diện tích nhỏ. Trong 4 vùng (zone) RNM (I. Ven biển Ðông Bắc; II. Ðồng bằng Bắc bộ; III. Ven biển Trung bộ; và IV. Ðồng bằng Nam bộ) quan trọng nhất là ÐB Nam bộ (ước khoảng H.2 Rừng ngập mặn ở huyện Cần Giờ – 200.000 ha, 80% tổng diện tích RNM), TP.HCM kế đến là vùng I. VBÐB (Quảng Ninh, 39,000 ha) và vùng II, III khoảng 21.000 ha. - Nhiều vùng rừng ngập mặn bị giảm do khai thác gỗ, làm than, cải tạo thành đất nông nghiệp. Ðặc biệt từ năm 1983, diện tích rừng giảm nhanh chóng khi hoạt động nuôi tôm phát triển.  Vùng sinh thái thủy sản - Các tỉnh ven biển và nội địa được chia thành 7 vùng địa lý, chủ yếu theo các đặc trưng địa hình. Ðây cũng được xem là các vùng sinh thái nông nghiệp và thủy sản. (1) Trung du và miền núi phía Bắc TSĐC Nguyễn Văn Tư
  5. 5 - Phần lớn diện tích là núi (độ cao 1.300-3.150 m); - Có các thung lũng sâu giữa các rặng núi và bình nguyên nhỏ ven sông; - Ðộ cao trung bình của vùng cao nguyên là 600-1.000 m; - Sông chính là sông Mã, sông Chảy, sông Lô và sông Gấm. (2) Ðồng bằng sông Hồng - Ðồng bằng có diện tích 16.000 km2; - Ðịa hình khá bằng phẳng và có độ cao trung bình 25 m; - Sông chính là sông Ðáy, sông Hồng và sông Thái Bình; - Ðất liền lấn ra biển khoảng 80-100 m/năm. (3) Ven biển Bắc Trung bộ - Có rặng núi chạy dọc theo phía tây; - Vùng trung du và ven biển khá hẹp; - Phần lớn các sông ngắn và có cửa sông ngắn và hẹp; - Có nhiều núi gần bờ biển và đầm phá; - Có nhiều đầm phá dọc theo bờ biển phía nam. (4) Ven biển Nam Trung bộ - Các rặng núi chạy dọc theo phía tây; - Vùng đất thấp ven biển chiếm diện tích gần 4.400 km2; - Bờ biển dài khá quanh co và có nhiều đầm phá. (5) Cao nguyên Trung bộ - Tổng diện tích khoảng 45.000 km2; - Ðộ cao của cao nguyên 400-1.500 m; - Có nhiều sông suối nhỏ đổ vào sông Cửu Long. (6) Ðông Nam bộ - Khá bằng phẳng với độ dốc 60o; - Có một số sông với các thung lũng thường hẹp và sâu. (7) Ðồng bằng sông Cửu Long - Phần lớn là phù sa trẻ; - Vùng đồng bằng có diện tích 40.000 km2; - Có hai vùng (Ðồng Tháp Mười 530.000 ha và Tứ giác Long Xuyên 300.000 ha) bị ngập theo mùa vào mùa mưa, loại đất chủ yếu là đất phèn (acid); - Ðất lấn ra biển khoảng 60-80 m dọc theo bán đảo Cà Mau; - Một diện tích lớn của ÐBSCL bị nhiễm nước mặn vào mùa khô.  Ðồng bằng sông Cửu Long - Sông Cửu Long là 1 trong 10 con sông lớn nhất trên thế giới. Vùng ÐBSCL bao gồm vùng ngập ở hạ lưu (từ Kratie, Campuchia) với tổng diện tích 49.500 km2. trong đó 79% diện tích (39.000 km2) nằm trên lãnh thổ VN. TSĐC Nguyễn Văn Tư
  6. 6 - ÐBSCL được tạo thành bởi phù sa trẻ với tổng diện tích chiếm 12% tổng diện tích nước ta. - Vùng ÐBSCL ở VN bằng phẳng với cao trình 0,8 m so với mực nước biển, với nhiều vùng trũng tạo thành túi chứa nước vào mùa lũ (sâu nhất tới 4,5 m). - Lượng mưa và lượng nước sông chảy ra biển thay đổi theo mùa tạo ra những thời kỳ thừa nước và thiếu nước. - Mùa mưa từ tháng 5-11, lượng mưa giảm từ 2.400 mm ở phía tây, xuống 1.600 mm ở trung tâm và 1.300 mm ở phía đông. - Mùa lũ từ tháng 7-11. * Tình hình lũ bị nghiêm trọng bởi lượng mưa cao và triều cường; * Ảnh hưởng có lợi của lũ là cung cấp phù sa, kích thích cá tự nhiên sinh sản, đẩy mặn và rửa phèn. - Chế độ nước ở ÐBSCL còn bị ảnh hưởng bởi chế độ triều của biển Ðông (bán nhật triều với biên độ 2,5-3,0 m) và biển Tây (nhật triều với biên độ 0,4-1,2 m) tạo ra khả năng tưới tiêu bằng trọng lực (10% diện tích của ÐBSCL). H.3 Nuôi cá bè trên sông ở ÐB sông Cửu - Trong tổng diện tích 3,89 triệu ha Long (không kể các đảo xa bờ) có 2,46 triệu ha đất nông nghiệp và NTTS, 0,38 triệu ha đất rừng (chỉ 0,2 triệu ha có rừng), 0,2 triệu ha đất thổ cư, 0,65 triệu ha đất không canh tác và không phân loại, 0,2 triệu ha sông, kênh và đê. - Ðáng chú ý là có 1,6 triệu ha đất phèn, 0,75 triệu ha đất nhiễm mặn vào mùa khô. 1.2.2 Các điều kiện khí hậu, thời tiết  Lượng mưa - VN nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa của Ðông Nam Á. - Lượng mưa phong phú, trung bình 1.800-2.500 mm/năm. Sự kết hợp bão, mùa mưa, địa hình phức tạp và sự phá rừng khiến lũ trở thành mối đe dọa thường xuyên cho đời sống và sản xuất nông nghiệp. Lũ thường được theo sau bởi hạn nên có tác động tàn phá đối với môi trường. (i) Trung du và miền núi phía Bắc và ÐB sông Hồng bị ảnh hưởng bởi hệ thống gió mùa Ðông-bắc (tháng 10-3, lạnh và khô) và hệ thống gió mùa Tây-nam (tháng 4-9, nóng và ẩm); (ii) Vùng biển Bắc Trung bộ là vùng chuyển tiếp khí hậu: mùa mưa và mùa khô trùng với gió Ðông bắc và Tây nam; (iii) Vùng biển Nam Trung bộ và Cao nguyên trung bộ là vùng chuyển tiếp và bị ảnh hưởng bởi khí hậu Bắc và Nam bộ; TSĐC Nguyễn Văn Tư
  7. 7 (iv) Ðông Nam bộ và ÐB sông Cửu Long gồm mùa mưa (tháng 5-10) và mùa khô (tháng 11-4); - Tổng quát: 80-90% lượng mưa tập trong vào các tháng mùa mưa.  Nhiệt độ - Nhiệt độ không khí trung bình năm có khuynh hướng tăng dần từ bắc vào nam. - Miền Bắc có 2 mùa chính: hè (tháng 4-10) và đông (tháng 11-3) với nhiệt độ cao nhất 25-27○C giảm xuống 16-20○C trong những tháng lạnh. - Miền Trung, nhiệt độ có thể tăng tới 30-32○C ở Bắc Trung bộ và 33-34○C ở Nam Trung bộ (do gió tây hay gió Lào, nóng và khô) và giảm xuống 15-17○C trong những tháng lạnh nhất. - Miền Đông NB và ÐBSCL có nhiệt độ ổn định quanh năm, nhiệt độ trung bình 28-29○C, biến động từ thấp nhất 23○C (tháng 12-1) đến cao nhất 34○C (tháng 3- 5).  Bão - VN thuộc một trong 5 trung tâm bão của thế giới. - Việt Nam hàng năm chịu một số cơn bão mà sức mạnh thay đổi, tần số bão cao nhất ở phía bắc (từ Quảng Nam-Ðà Nẵng và Thừa Thiên Huế trở ra), thường xảy ra từ tháng 7-10. - Vùng ven biển Bắc Trung bộ chịu nhiều cơn bão nhất, 37% số lượng bão đổ vào nước ta (vào đầu mùa mưa, tháng 8-10). - Khoảng 56% bão mạnh cấp 11-12 kèm theo mưa lớn, lũ, mực nước biển dâng và xâm nhập mặn vào trong đất liền gây thiệt hại cho nông nghiệp và thủy sản.  Triều - Biên độ và chu kỳ triều thay đổi lớn lao từ vùng này đến vùng khác. * Vịnh Bắc bộ: nhật triều với biên độ tối đa là 3,2-3,6 m, biên độ giảm dần về phía nam khoảng 1,2-2,5 m ở Nghệ An và 0,4-1,1 m ở Quảng Bình và Thừa Thiên Huế; * Dọc bờ biển Trung bộ: chế độ triều hỗn hợp với nhật triều thịnh hành hơn (thay đổi giữa 1 và 2 triều cao và thấp mỗi ngày); * ÐBSCL: chế độ triều hỗn hợp ở biển Ðông (ưu thế là bán nhật triều) với biên độ 2,5-3,0 m và chế độ bán nhật triều không đều ở biển Tây (vịnh Thái Lan) với biên độ 0,4-1,2 m; * Chế độ thủy văn phức tạp ở ÐBSCL mang các chất lơ lửng từ bờ phía đông về phía tây làm bồi lắng ở phía tây mũi Cà Mau (60-80 m mỗi năm). - Ở miền Bắc và Nam, do biên độ triều cao làm nước biển xâm nhập sâu vào các sông, nước lợ (2-5‰) đã tìm thấy ở khoảng 40 km thượng nguồn sông Hồng và 60 km ở sông Cửu Long. 1.2.3 Các thuận lợi và hạn chế trong phát triển TS TSĐC Nguyễn Văn Tư
  8. 8 Vùng Thuận lợi Hạn chế Ðông Nam bộ Ðánh bắt TS Ðánh bắt TS - Vùng biển Ðông của vùng này - Bị ảnh hưởng bởi gió mùa có nhiều ngư trường tốt cho Ðông bắc ÐBTS - Tỉnh B. Rịa-V. Tàu có nhiều vùng thích hợp cho cảng cá và cơ sở hậu cần - Nhiều hồ chứa lớn cho ÐBTS nội địa - Ít bị ảnh hưởng bão Nuôi trồng TS Nuôi trồng TS - Nhiều hồ chứa, sông thích - Nhiều sông có chất lượng hợp cho nuôi cá bè nước kém do ô nhiễm công - Nhiều thủy vực tương đối lớn nghiệp - Ít bão và lũ xảy ra - Thiếu nguồn nước ở những - Cửa sông và vùng ven biển vùng đồi núi vào mùa khô thích hợp cho hoạt động NTTS - Ðộ đục của nước cao vào mùa nước lợ mưa - Biên độ triều cao - Rò rĩ nước do đất cát - Ðiều kiện khí hậu ôn hòa Ðồng bằng sông Ðánh bắt TS Ðánh bắt TS Cửu Long - Vịnh Thái Lan và vùng biển - Gió mùa Ðông bắc (tháng 10- Ðông ở ÐBSCL có nhiều ngư 1) gây ra sóng cao ở biển Ðông trường tốt cho ÐBTS biển ngăn cản hoạt động ÐBTS, đặc - Lũ sông Cửu Long hàng năm biệt đối với ngư thuyền nhỏ cung cấp nguồn lợi cá tự nhiên nước ngọt lớn cho ÐBSCL - Các vùng trũng Ðồng Tháp Mười và U Minh cung cấp nơi trú ẩn, bãi đẻ và nơi sinh truởng cho nguồn lợi cá đen - Hệ thống sông Cửu Long với các sông lớn, mạng lưới kênh đào dày đặc và diện tích ngập lũ lớn thuận lợi cho ÐBTS nội địa - Chế độ lũ hàng năm xác định các đặc trưng mùa vụ của ÐBTS nội địa tự nhiên - Tần suất bão thấp - Ðáy biển bằng phẳng và thềm lục địa lớn Nuôi trồng TS Nuôi trồng TS - Nhiều ao, vùng thấp và ruộng - Diện tích lớn bị ảnh hưởng lúa thích hợp cho NTTS của ngập lũ TSĐC Nguyễn Văn Tư
  9. 9 Vùng Thuận lợi Hạn chế - Vùng triều bằng phẳng thuận - Ðất phèn và nước phèn ở một lợi cho hoạt động NTTS nước số vùng lợ - Cường độ bồi lắng lớn - Khí hậu ôn hòa và không bão - Biên độ triều nhỏ (0,4-1 m) ở - Biên độ triều lớn của biển vịnh Thái Lan Ðông thuận lợi cho việc thay - Sự xâm nhập mặn vào mùa nước bằng trọng lực khô - Các sông chính là vị trí tốt - Nước biển có độ mặn thấp cho nuôi cá bè vào mùa mưa không thích hợp - Tiềm năng lớn cho NTTS cho trại giống tôm chung quanh các đảo chính - Ðất sét thích hợp cho xây dựng ao TSĐC Nguyễn Văn Tư