Giáo trình Tổ chức thi công - Chương 2: Tiến độ thi công công trình đơn vị-T. Độ ngang - Trương Công Thuận

pdf 31 trang huongle 2980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Tổ chức thi công - Chương 2: Tiến độ thi công công trình đơn vị-T. Độ ngang - Trương Công Thuận", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfgiao_trinh_to_chuc_thi_cong_chuong_2_tien_do_thi_cong_cong_t.pdf

Nội dung text: Giáo trình Tổ chức thi công - Chương 2: Tiến độ thi công công trình đơn vị-T. Độ ngang - Trương Công Thuận

  1. Chương 2 TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÔNG TRÌNH ĐƠN VỊ -T.ĐỘ NGANG Soạn và giảng: ThS. Trương Công Thuận Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 1
  2. KHÁI NIỆM o Các ngành sản xuất phải đề ra kế hoạch sản xuất, kế hoạch công tác cho từng tháng, từng quí, từng năm, phải có một chiến lựơc phát triển sản xuất. o Trong ngành xây dựng phải lập ra tiến độ thi công. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 2
  3. KHÁI NIỆM Tiến độ thi công Tiến độ thi công là kế hoạch công tác, là tài liệu thiết kế dựa trên cơ sở biện pháp kỹ thuật thi công đã nghiên cứu kỹ nhằm ấn định: o Trình tự tiến hành các công tác. o Quan hệ ràng buộc giữa các dạng công tác với nhau o Thời gian hoàn thành công trình. o Nhu cầu về nhân lực, tài lực, vật lực, nhu cầu sử dụng máy móc và thiết bị (nhu cầu sử dụng tài nguyên) cần thiết cho thi công vào những thời gian nhất định. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 3
  4. KHÁI NIỆM Trình tự thi công Là thứ tự tiến hành giữa các công tác với nhau thứ tự: thứ tự bắt đầu và thứ tự kết thúc, thứ tự giữa các công tác với nhau. o Trong thi công có một số công tác bắt buộc phải tuân thủ một số trình tự bắt buộc, ngoài ra còn có một số công tác khác có thể kết hợp linh họat về thời điểm. o Xây dựng bất kì một công trình nào cũng phải tôn trọng trình tự kỹ thuật thiết yếu của quá trình xây dựng nhằm đảm bảo: tiến độ, chất lượng, bền vững, độ ổn định, an toàn lao động. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 4
  5. KHÁI NIỆM Trình tự thi công Trình tự thi công một công trình xây dựng có thể tóm tắt bằng 5 nguyên tắc sau: o (1) Ngoài công trường trước, trong công trường sau: đề cập cách tiếp cận công trình: đường sá, cống thoát, nguồn điện, nước, phương tiện vận chuyển từ ngoài về công trình. o (2) Ngoài nhà làm trước, trong nhà sau:  Cống tiêu thoát nước mặt, hạ mực nước ngầm, tường rào, kho bãi lán trại rồi mới đến công trình chính.  Đối với công trình: phần bên ngoài mặt tiền liên quan dàn giáo làm trước. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 5
  6. KHÁI NIỆM Trình tự thi công Trình tự thi công một công trình xây dựng có thể tóm tắt bằng 5 nguyên tắc sau (tt): o (3) Dưới mặt đất làm trước, trên mặt đất sau, chỗ sâu trước, chỗ nông (cạn) sau: đảm bảo trình tự kỹ thuật, an toàn lao động, nhịp nhàng, nhanh chóng, các công tác không cản trở nhau. (trừ phương pháp Top – down) o (4) Cuối nguồn làm trước, đầu nguồn sau: Bờ kè, bờ kênh, mương, nguồn nước o (5) Kết cấu làm trước, hoàn thiện trang trí làm sau. Kết cấu từ dưới móng lên mái, còn hoàn thiện trang trí từ trên xuống. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 6
  7. KHÁI NIỆM Trình tự thi công Trình tự thi công một công trình xây dựng có thể tóm tắt bằng 5 nguyên tắc sau (tt): o (3) Dưới mặt đất làm trước, trên mặt đất sau, chỗ sâu trước, chỗ nông (cạn) sau: đảm bảo trình tự kỹ thuật, an toàn lao động, nhịp nhàng, nhanh chóng, các công tác không cản trở nhau. (trừ phương pháp Top – down) o (4) Cuối nguồn làm trước, đầu nguồn sau: Bờ kè, bờ kênh, mương, nguồn nước o (5) Kết cấu làm trước, hoàn thiện trang trí làm sau. Kết cấu từ dưới móng lên mái, còn hoàn thiện trang trí từ trên xuống. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 7
  8. KHÁI NIỆM Trình tự thi công Một ví dụ về trình tự thi công một công trình XDDD&CN điển hình: o Công tác mặt bằng o San bằng mặt đất, đào hố móng. o Đổ bê tông móng, thân nhà o Hoàn thiện, trang trí điện nước trong và ngoài nhà. o Kiểm tra, nghiệm thu bàn giao công trình. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 8
  9. CÁC BƯỚC LẬP TIẾN ĐỘ o (1) Phân chia công trình thành các yếu tố kết cấu: phân đoạn, phân đợt, hạng mục kết cấu, đơn nguyên công trình Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 9
  10. CÁC BƯỚC LẬP TIẾN ĐỘ o (1) Phân chia công trình thành các yếu tố kết cấu: phân đoạn, phân đợt, hạng mục kết cấu, đơn nguyên công trình Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 10
  11. CÁC BƯỚC LẬP TIẾN ĐỘ o (3) Lập danh mục các chi tiết kết cấu, cấu kiện và vật liệu chủ yếu, tính toán khối lượng công việc. o (4) Chọn biện pháp kỹ thuật thi công và máy móc thi công. o (5) Xác định lượng VL, số ngày công và số ca máy cần thiết. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 11
  12. CÁC BƯỚC LẬP TIẾN ĐỘ o (6) Xác định mối quan hệ trước sau của các công tác và ấn trình tự thực hiện các quá trình thi công. Có 4 dạng quan hệ cơ bản giữa hai công tác A và B: B chỉ được bắt đầu khi A kết thúc B chỉ được bắt đầu khi A bắt đầu B chỉ được kết thúc khi A kết thúc B chỉ được kết thúc khi A bắt đầu Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 12
  13. CÁC BƯỚC LẬP TIẾN ĐỘ o (7) Thiết kế tổ chức thi công các quá trình xây lắp: Chọn phương pháp tổ chức thi công :phương pháp song song /tuần tự/dây chuyền. Phương pháp quản lý thi công (quản lí theo sơ đồ mạng).  Xác định không gian công tác cho mỗi hạng mục Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 13
  14. CÁC BƯỚC LẬP TIẾN ĐỘ o (8) Tính lượng VL, số công nhân và máy móc cần thiết và ấn định thời gian thực hiện quá trình công tác, giá trị của từng công tác dựa vào: Định mức Kích thước tổ đội thi công Các ràng buộc . Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 14
  15. CÁC BƯỚC LẬP TIẾN ĐỘ o (9) Thành lập bảng tiến độ theo thời gian, xác định thời gian hoàn thành dự án. o (10)Tính toán chi phí và tài nguyên sử dụng cho từng công tác và toàn bộ dự án. Lập biểu đồ tài nguyên ứng với từng thời điểm xác định Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 15
  16. TIẾN ĐỘ NGANG Ví dụ o Tiến độ ngang do Henry L.Gantt sáng lập là một tiến độ dạng đồ thị trên trục thời gian. o Sơ đồ ngang (SĐN) có những đặc điểm sau: Sắp xếp công việc dễ hiểu, dễ nhìn thấy, dễ lập. Phù hợp với một kế hoạch công tác ít đòi hỏi phải điều chỉnh và cập nhật. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 16
  17. TIẾN ĐỘ NGANG Ví dụ o Cho bảng thể hiện các công tác thi công như sau: TT Công tác Mô tả Công tác trước Th. gian (tuần) 1 A Làm đường. - 1 2 B San nền, đào móng. - 5 3 C Chở gạch, cát, đá, Xi măng. A 3 4 D Chở ống cống, vì kèo thép A 2 5 E Đúc móng, cột B,C 6 6 F Đúc hố ga B,C 5 7 I Đặt cống, đúc nền D,E,F 3 8 H Lắp vì kèo, lợp mái D,E 5 Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 17
  18. TIẾN ĐỘ NGANG Ví dụ o Tiến độ ngang: Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 18
  19. TIẾN ĐỘ NGANG Đặc điểm o Tiến độ ngang do Henry L.Gantt sáng lập là một tiến độ dạng đồ thị trên trục thời gian. o Sơ đồ ngang (SĐN) có những đặc điểm sau: Sắp xếp công việc dễ hiểu, dễ nhìn thấy, dễ lập. Phù hợp với một kế hoạch công tác ít đòi hỏi phải điều chỉnh và cập nhật. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 19
  20. TIẾN ĐỘ NGANG Hạn chế o Khó áp dụng vào những dự án lớn có khá nhiều công việc; khi này nó trở nên cồng kềnh, rối rắm. o Không thể hiện mối quan hệ ràng buộc trước sau giữa các công việc và các ràng buộc khác. o Không chỉ ra được công việc nào có tầm quan trọng lớn, ảnh hưởng quyết định đến thời gian hoàn thành dự án. o Không dự đoán được hậu quả do biến động thời gian cuả một công việc nào đó đến toàn bộ tiến độ. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 20
  21. TIẾN ĐỘ NGANG Hạn chế (tt) o Tuy nhiên, khi dùng sơ đồ ngang để trình bày những kết quả xuất phát từ lập luận lô-gic của sơ đồ mạng thì những hạn chế nêu trên sẽ không còn nữa và sơ đồ ngang lại được chọn làm công cụ tốt để trình bày kết quả của sơ đồ mạng Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 21
  22. TIẾN ĐỘ NGANG Biểu đồ tài nguyên o Tài nguyên trong thi công xây dựng là: Nhân lực Vật liệu Ca máy Chi phí thi công o Biểu đồ tài nguyên thể hiện sự phân bổ tài nguyên theo thời gian thi công, được lập nên để đơn vị thi công chủ động tổ chức thực hiện và kiểm soát sự thực hiện các công việc. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 22
  23. TIẾN ĐỘ NGANG Biểu đồ nhân lực o Là một trong các biểu đồ tài nguyên, thể hiện số nhân công tại từng thời điểm trong suoot quá trình thi công. o Biểu đồ nhân lực được điều chỉnh sao cho điều hòa số lượng công nhân trong quá trình thi công và đảm bảo những ràng buộc của nhà thầu về thời gian, chi phí và khả năng đáp ứng về số lượng nhân công. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 23
  24. TIẾN ĐỘ NGANG Biểu đồ nhân lực o Một biểu đồ nhân lực hợp lý cần có:  Mức độ dao động về nhân lực của tiến độ không được vượt quá giới hạn cho trước. Nếu vượt thì phải thì phải điều chỉnh lại nhằm tận dụng số nhân lực sẵn có nhằm giảm chi phí về tuyển mộ, lán trại  Biểu đồ nhân lực được phép dao động trong phạm vi 10- 15% (vì thực tế còn nhiều công việc lặt vặt chưa xét đến và công nhân có khả năng nâng cao năng suất của họ lên).  Biểu đồ nhân lực không được có những đỉnh cao vọt ngắn hạn và những chỗ trũng sâu dài hạn, được phép có những chỗ trũng sâu ngắn hạn. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 24
  25. TIẾN ĐỘ NGANG Biểu đồ nhân lực o Là một trong các biểu đồ tài nguyên, thể hiện số nhân công tại từng thời điểm trong suoota quá trình thi công. o Biểu đồ nhân lực được điều chỉnh sao cho điều hòa số lượng công nhân trong quá trình thi công và đảm bảo những ràng buộc của nhà thầu về thời gian, chi phí và khả năng đáp ứng về số lượng nhân công. Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 25
  26. TIẾN ĐỘ NGANG Biểu đồ nhân lực o Về mặt định lượng, có hai hệ số đánh giá biểu đồ nhân lực: A  K (hệ số bất điều hòa về nhân lực): K 1 1 1 A tb S  K (hệ số phân bố về lao động): K du 2 2 S o Trong đó:  A1và Atb là số CN tối đa và số CN trung bình của BĐNL  Sdu và S là số công dư trội trên đường trung bình và tổng số công Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 26
  27. TIẾN ĐỘ NGANG Biểu đồ nhân lực o Trên lý thuyết hệ số K1⟶1 và K2 ⟶0 là tốt nhất o Trên thực tế BĐNL có dạng như sau: Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 27
  28. TIẾN ĐỘ NGANG Ví dụ 2.1 o Lập tiến độ ngang cho công tác bê tông cốt thép tường như sau: Số Thời Định Số Đơn công gian STT Tên công tác KL mức lượng vị (KL/ thi (NS) CN ĐM) công 1 Cốp pha tường m2 240 12 20 5 4 2 Cốt thép tường Tấn 2.4 0.2 12 4 3 3 Bê tông tường m3 16.8 1 17 9 2 Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 28
  29. TIẾN ĐỘ NGANG Ví dụ 2.2 o Cho biểu đồ nhân lực sau. o Tính K1, K2 và nhận xét Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 29
  30. TIẾN ĐỘ NGANG Ví dụ 2 o Nhận xét: Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 30
  31. TIẾN ĐỘ NGANG Điều chỉnh tiến độ o Sau khi lập xong tiến độ ta có được thời gian thực hiện công trình (Tg) và các biểu đồ sử dụng tài nguyên. o Cần phải điều chỉnh tiến độ khi: Thời gian: Thời gian lập tiến độ Tg > thời gian qui định Tqđ: Tg > Tqđ Tài nguyên: Biểu đồ tài nguyên vượt quá khả năng cung cấp: Amax > Aqđ Chương 2- TĐ thi công công trình đơn vị - TĐ ngang 31