Giáo trình Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu

doc 50 trang huongle 3980
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo trình Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_trong_xa_den_giao_co_lam_diep_ha_chau.doc

Nội dung text: Giáo trình Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP NGHỀ: TRỒNG XẠ ĐEN, GIẢO CỔ LAM, DIỆP HẠ CHÂU (Phê duyệt tại Quyết định số 481 /QĐ-BNN-TCCB, ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Hà Nội, năm 2014 1
  2. BỘ NÔNG NGHIỆP CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Phê duyệt tại Quyết định số 481 /QĐ-BNN-TCCB ngày 7 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) Tên nghề: Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, đủ sức khỏe, có trình độ từ tiểu học trở lên và có nhu cầu học nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”. Số lượng mô đun đào tạo: 04 mô đun Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO 1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ nghề nghiệp - Kiến thức + Nêu được các yêu cầu cơ bản về lập kế hoạch trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu; + Mô tả được các đặc điểm thực vật học, điều kiện ngoại cảnh, kỹ thuật gây trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu; + Nêu được đặc điểm một số loại sâu, bệnh hại chủ yếu trên cây xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu; + Liệt kê được các loại chi phí và tính toán được hiệu quả sản xuất. - Kỹ năng + Thu thập được thông tin cần thiết để lập kế hoạch sản xuất xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu đảm bảo tính khả thi, đáp ứng nhu cầu của thị trường; + Lựa chọn và nhân giống được cây giống đủ tiêu chuẩn đáp ứng kế hoạch sản xuất; + Thực hiện được các công việc: chuẩn bị đất, trồng cây, chăm sóc, bảo vệ thu hoạch sơ chế và bảo quản sản phẩm đúng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo chất lượng dược liệu; + Phân biệt được một số loại sâu, bệnh hại và thực hiện được các biện pháp phòng, trừ sâu bệnh hại đảm bảo an toàn, hiệu quả; + Lựa chọn được phương thức và nơi tiêu thụ sản phẩm phù hợp; tính toán được doanh thu và lợi nhuận của sản xuất. 2
  3. - Thái độ + Có trách nhiệm đối với chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn cho người; có ý thức bảo vệ môi trường và phát triển sản xuất bền vững. + Sử dụng tiết kiệm vật tư và có ý thức giữ gìn dụng cụ, trang thiết bị sản xuất. 2. Cơ hội làm việc Sau khi hoàn thành khóa học trình độ sơ cấp nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”, người học có khả năng tự tổ chức sản xuất tại hộ hoặc trang trại gia đình; người học cũng có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực của nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”. II. THỜI GIAN KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU 1. Thời gian khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 3 tháng - Thời gian học tập: 12 tuần - Thời gian thực học: 440 giờ - Thời gian kiểm tra hết mô đun và ôn, kiểm tra kết thúc khoá học: 40 giờ (trong đó ôn, kiểm tra kết thúc khóa học: 16 giờ) 2. Phân bổ thời gian học tập - Thời gian học tập: 480 giờ - Thời gian thực học các mô đun đào tạo nghề: 440 giờ + Thời gian học lý thuyết: 114 giờ + Thời gian học thực hành: 326 giờ III. DANH MỤC CÁC MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN HỌC TẬP Thời gian (giờ) Mã Trong đó Tên mô đun Tổng mô đun Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra * MĐ 01 Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản 84 30 44 10 phẩm MĐ 02 Trồng cây xạ đen 136 32 94 10 MĐ 03 Trồng cây giảo cổ lam 136 32 94 10 MĐ 04 Trồng cây diệp hạ châu 108 20 78 10 Ôn và kiểm tra kết thúc khóa học 16 16 Tổng cộng 480 114 310 56 * Ghi chú: Tổng số giờ kiểm tra (56 giờ), bao gồm 16 giờ kiểm tra định kỳ trong các mô đun (được tính vào giờ thực hành); 24 giờ kiểm tra hết mô đun và 16 giờ ôn, kiểm tra kết thúc khóa học. 3
  4. IV. CHƯƠNG TRÌNH VÀ GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO (Nội dung chi tiết tại các chương trình và giáo trình mô đun kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP 1. Hướng dẫn xác định danh mục các mô đun đào tạo nghề; thời gian phân bố thời gian và chương trình cho mô đun đào tạo nghề Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu” được dùng dạy nghề cho lao động nông thôn có nhu cầu học tập. Khi học viên học đủ các mô đun trong chương trình và đạt kết quả trung bình trở lên tại kỳ kiểm tra kết thúc khóa học sẽ được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề. Theo yêu cầu của người học, có thể dạy độc lập một hoặc một số mô đun cho các học viên và cấp giấy chứng nhận học nghề là đã hoàn thành các mô đun đó. Chương trình nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu” bao gồm 04 mô đun sau: - Mô đun 01: “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có tổng số thời gian đào tạo là 84 giờ, trong đó có 30 giờ lý thuyết, 44 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Đây là mô đun cơ sở của nghề, cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về thu thập thông tin, xác định nhu cầu thị trường, lập kế hoạch sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tính giá thành sản phẩm và xác định hiệu quả của sản xuất. - Mô đun 02: “Trồng cây xạ đen” có tổng số thời gian đào tạo là 136 giờ, trong đó có 32 giờ lý thuyết, 94 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Đây là mô đun chuyên môn nghề, cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây xạ đen đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Mô đun 03: “Trồng cây giảo cổ lam” có tổng số thời gian đào tạo là 136 giờ, trong đó có 32 giờ lý thuyết, 94 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Đây là mô đun chuyên môn nghề, cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây giảo cổ lam đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. - Mô đun 04: “Trồng cây diệp hạ châu ” có tổng số thời gian đào tạo là 108 giờ, trong đó có 20 giờ lý thuyết, 78 giờ thực hành và 10 giờ kiểm tra. Đây là mô đun chuyên môn của nghề, cung cấp những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm cây diệp hạ châu đảm bảo năng suất và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đánh giá kết quả học tập của người học trong toàn khóa học bao gồm: Kiểm tra định kỳ trong quá trình học tập, kiểm tra kết thúc mô đun và kiểm tra kết thúc khóa học được thực hiện theo “Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy”, ban hành kèm theo Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH, ngày 24 tháng 5 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. 4
  5. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học Đánh giá hoàn thành khoá học đối với học viên được thực hiện thông qua kiểm tra kết thúc khoá học với nội dung, hình thức và thời lượng theo hướng dẫn sau: TT Nội dung kiểm tra Hình thức kiểm tra Thời gian kiểm tra Kiến thức, kỹ năng nghề 1 Kiến thức nghề Trắc nghiệm hoặc vấn đáp Không quá 60 phút 2 Kỹ năng nghề Bài thực hành kỹ năng nghề Không quá 12 giờ 3. Các chú ý khác Số học viên nên bố trí khoảng 25 - 30 người/lớp (có thể thay đổi phù hợp với tình hình cụ thể). Nên tổ chức lớp học tại địa phương, cơ sở sản xuất vào thời điểm phù hợp với mùa vụ sản xuất cây giống, trồng và chăm sóc cho 03 loại cây xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu. Chương trình xây dựng trong thời gian 3 tháng nhưng trong thực tế, thời gian học tập nên bố trí trùng với chu kỳ sản xuất của cây trồng để rèn kỹ năng nghề cho học viên qua sản xuất thực tế. Có thể mời các chuyên gia hoặc người có tay nghề cao tham gia giảng dạy, hướng dẫn người học. Trong quá trình thực hiện chương trình nên bố trí cho học viên đi thăm quan các cơ sở sản xuất, trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu có uy tín hay đã áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật thành công; Có thể tổ chức các hoạt động ngoại khoá và hoạt động văn hoá, thể thao khác khi có đủ điều kiện. 5
  6. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Mã số mô đun: MĐ01 Nghề: Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu 6
  7. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 84 giờ; (Lý thuyết: 30 giờ; Thực hành: 48 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 06 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm là mô đun khởi đầu của nghề “ Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”, được giảng dạy đầu tiên cho các học viên tham gia học tập nghề, tạo tiền đề đẻ giảng dạy cho các mô đun tiếp theo của chương trình. - Tính chất: Mô đun này cung cấp cho học viên những kiến thức, kỹ năng về thị trường, xác định nhu cầu thị trường, lập kế hoạch sản xuất, tính hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của nghề Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Trình bày được khái niệm thị trường, ý nghĩa của việc thu thập thông tin thị trường, lập kế hoạch sản xuất, các loại chi phí, hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu; - Xác định được nhu cầu thị trường, lập kế hoạch sản xuất, tính giá thành sản phẩm, doanh thu, hiệu quả của quá trình sản xuất, tiêu thụ sản phẩm phù hợp với điều kiện sản xuất của hộ và nhu cầu của thị trường; - Có ý thức, trách nhiệm trong công việc, nhạy bén, linh hoạt trong giới thiệu, tiêu thụ phẩm. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian (giờ) Số Tên các bài trong mô đun Thực Kiểm TT Tổng số Lý thuyết hành Tra* Bài 1: Những kiến thức 1 8 8 chung Bài 2: Lập kế hoạch sản 2 38 12 24 2 xuất 3 Bài 3: Hiệu quả sản xuất 22 6 14 2 4 Bài 4: Tiêu thụ sản phẩm 10 4 6 Kiểm tra hết mô đun 6 6 Tổng cộng 84 30 44 10 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ 04 giờ được tính vào thời gian thực hành 7
  8. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Những kiến thức chung Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Trình bày được một số thông tin về tình hình sản xuất, chính sách của Nhà nước, việc làm và phương hướng sản xuất dược liệu; - Liệt kê được những căn cứ để lựa chọn phương hướng sản xuất; xác định được nhu cầu thông tin và thông tin về thị trường sản xuất dược liệu; - Có nhận thức đúng về tình hình sản xuất dược liệu, chính sách, việc làm và phương hướng sản xuất. Nội dung của bài: (em sửa lại các bài sau tương tự) 1. Một số thông tin về tình hình sản xuất dược liệu 1.1. Ở Việt Nam 1.2. Trên thế giới 2. Một số chính sách của lâu dài của Nhà nước 2.1. Chính sách đất đai 2.2. Chính sách thuế 2.3. Chính sách đầu tư, tín dụng 2.4. Chính sách lao động 2.5.Chính sách công nghệ, khoa học, môi trường 2.6. Chính sách thị trường 3. Việc làm và tự tạo việc làm 3.1. Khái niệm việc làm và tự tạo việc là 3.2. Ưu thế và hạn chế của tự tạo việc làm 3.3. Tự tạo việc làm có thu nhập hợp pháp 4. Phương hướng sản xuất 4.1. Khái niệm 4.2. Sự cần thiết phải lựa chọn phương hướng sản xuất 4.3. Những căn cứ để lựa chọn phương hướng sản xuất 4.3.1. Nhu cầu thị trường và thông tin thị trường 4.3.2. Khả năng nguồn lực 4.3.3. Kinh nghiệm truyền thống và hiểu biết trong sản xuất 4.3.4. Cơ chế chính sách của Nhà nước 8
  9. Bài 2: Lập kế hoạch sản xuất Thời gian: 38 giờ Mục tiêu: - Trình bày được ý nghĩa, những căn cứ, nội dung các bước lập kế hoạch sản xuất; - Lập được kế hoạch sản xuất theo quy mô hộ gia đình và quy mô trang trại phù hợp với thực tiễn; - Có ý thức lập kế hoạch trong sản xuất kinh doanh. 1. Kế hoạch sản xuất 1.1. Khái niệm 1.2. Ý nghĩa của kế hoạch sản xuất 1.3. Kế hoạch sản xuất ngắn hạn, dài hạn 1.3.1. Kế hoạch ngắn hạn 1.3.2. Kế hoạch dài hạn 2. Những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất 2.1. Nhu cầu thị trường 2.2. Điều kiện tự nhiên 2.3. Điều kiện của cơ sở sản xuất 2.4. Quy mô sản xuất 2.5. Lựa chọn mô hình sản xuất hợp lý 3. Nội dung lập kế hoạch sản xuất 4. Mẫu lập kế hoạch sản xuất 4.1. Ví dụ 01, lập kế hoạch sản xuất xạ đen theo quy mô hộ gia đình 4.2. Ví dụ 02, lập kế hoạch sản xuất giảo cổ lam theo quy mô hộ gia đình 4.3. Ví dụ 03, lập kế hoạch sản xuất diệp hạ châu theo quy mô hộ gia đình 4.4. Ví dụ 04, lập kế hoạch sản xuất theo mô hình trang trại (trang trại cổ phẩn) 9
  10. Bài 3: Hiệu quả sản xuất Thời gian: 22 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các loại chi phí, cách tính chi phí, giá thành sản phẩm, biện pháp hạ giá thành và hiệu quả sản xuất; - Thực hiện được cách tính các loại chi phí, tính giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất; - Nghiêm túc, trung thực, chính xác trong tính toán. 1. Chi phí sản xuất 1.1. Khái niệm 1.2. Các loại chi phí 1.3. Cách tính các loại chi phí 1.3.1. Chi phí khấu hao 1.3.2. Chi phí sản xuất kinh doanh 2. Giá thành sản phẩm 2.1. Khái niệm 2.2. Cách tính giá thành sản phẩm 2.3. Hạ giá thành sản phẩm 3. Tính hiệu quả sản xuất 3.1. Xác định doanh thu 3.1.1. Khái niệm 3.1.2. Tính doanh thu 3.2. Xác định lợi nhuận 3.2.1. Khái niệm 3.2.2. Tính lợi nhuận Bài 4: Tiêu thụ sản phẩm Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các dạng dược liệu, bao bì đóng gói, giới thiệu sản phẩm, bán sản phẩm và hợp đồng mua bán sản phẩm dược liệu xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu; - Lựa chọn được phương pháp giới thiệu và bán sản phẩm xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu hiệu quả, phù hợp với khách hàng, thị trường; - Có ý thức, trách nhiệm, nhạy bén, linh hoạt trong giới thiệu và bán sản phẩm. 10
  11. 1. Các dạng dược liệu qua sơ chế 1.1. Xạ đen 1.2. Giảo cổ lam 1.3. Diệp hạ châu 2. Các dạng dược liệu qua chế biến 2.1. Các cách thức giới thiệu sản phẩm 2.1. Xạ đen 2.2. Giảo cổ lam 2.3. Diệp hạ châu 3. Giới thiệu và bán sản phẩm 3.1. Bao bì đóng gói 3.2. Giới thiệu sản phẩm 3.3. Bán sản phẩm 4. Hợp đồng mua bán sản phẩm 4.1. Nội dung hợp đồng 4.2. Mẫu hợp đồng và thanh lý hợp đồng IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề môđun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu. 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ - Dụng cụ, trang thiết bị: máy vi tính, máy chiếu, tranh ảnh về kỹ thuật gây trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu. - Học liệu: giáo án, tài liệu cho học viên 3. Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu: Tính cho lớp học có 30 học viên Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu Số lượng - Phòng học (có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho 01 lớp học 30 người) - Giấy Ao 100 tờ - Bảng giá cả các loại vật tư - Giấy A4 02 gram - Bìa màu A4 01 gram - Bút dạ 60 cái - Băng dính 02 cuộn - Máy tính tay 5 chiếc 11
  12. 4. Điều kiện khác Thông tin, hình ảnh về thị trường sản xuất và tiêu thụ các loại sản phẩm xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu; một số mẫu hợp đồng mua bán sản phẩm. Một số cơ sở, trang trại, vườn hộ gia đình có trồng, chế biến xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu điển hình. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ: đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng hợp với thời gian thực hiện là 02 giờ, giáo viên đánh giá dựa trên mức độ hoàn thành và kết quả bài tập của học viên. - Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 06 giờ: + Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước. + Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: + Các bước xác định nhu cầu thị trường; căn cứ, nội dung lập kế hoạch sản xuất; + Phương pháp xác định các loại chi phí sản xuất, tính giá thành và hiệu quả sản xuất kinh doanh; + Đặc điểm của sản phẩm và thị trường tiêu thụ sản phẩm xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu; các hình thức giới thiệu và bán hàng hóa hiệu quả; - Kỹ năng: + Lập kế hoạch sản xuất cho quy mô hộ gia đình, trang trại; + Soạn thảo hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hóa; + Tính giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất; VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. 12
  13. - Chương trình môđun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” có thể giảng dạy độc lập hoặc cùng một số mô đun khác cho các khóa tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất các sản phẩm cây dược liệu: xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu trên phạm vi cả nước. Khi áp dụng cho các vùng, miền cần lưu ý xem xét điến điều kiện lập địa của từng vùng có phù hợp với đặc điểm sinh học của 03 loài cây và sự biến động của thị trường tiêu thụ sản phẩm dược liệu để đảm bảo việc tính hiệu quả sản xuất luôn được đầy đủ, chính xác và hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi khi giảng dạy cần đảm bảo tỷ mỉ, cẩn thận, chính xác để học viên dễ nhớ và tiếp thu nội dung bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. - Trao đổi, thảo luận . - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về sản xuất, tiêu thụ sản phẩm xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu và các sản phẩm nông lâm nghiệp khác để hỗ trợ trong giảng dạy. b. Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện trường, vật tư, trang thiết bị để tổ chức thực hành đảm bảo các kỹ năng nghề cần thiết cho người học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thông qua các bài tập và sản phẩm kết hợp trong quá trình học tập. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Các phương pháp thu thập thông tin về thị trường, những căn cứ để lập kế hoạch sản xuất. 13
  14. + Nội dung các bước lập kế hoạch sản xuất và xác định các nguồn lực cần thiết cho sản xuất. + Đặc điểm của sản phẩm xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu. + Phương pháp xác định các loại chi phí sản xuất, tính giá thành và hiệu quả sản xuất. + Các phương pháp hạ giá thành sản phẩm. + Phương pháp giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm và soạn thảo hợp đồng mua bán sản phẩm. - Kỹ năng: + Lập kế hoạch sản xuất với quy mô trang trại, hộ gia đình. + Soạn thảo hợp đồng mua bán sản phẩm hàng hóa. + Tính giá thành sản phẩm và hiệu quả sản xuất + Giới thiệu và bán sản phẩm hàng hóa 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Kinh tế trang trại gia đình trên Thế giới và Châu Á (1993), NXB Khoa học xã hội. 2. Kinh tế hộ Nông, Lâm nghiệp (1995), Nhà xuất bản Nông nghiệp. 3. Kinh tế hộ, lịch sử và triển vọng phát triển (1997), Nhà xuất bản Khoa học xã hội. 4. Lê Đức Sửu (200), Giáo trình Quản lý kinh tế hộ trang trại, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 5. TS. Nguyễn Bá Hoạt, TS.DS. Nguyễn Duy Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc. 6. Thông tin trên mạng Internet Trang Web - Tài liệu VN, tình hình sản xuất dược liệu xạ đen, giảo cổ lam và diệp hạ châu. 14
  15. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây xạ đen Mã số mô đun: MĐ02 Nghề: Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu 15
  16. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY XẠ ĐEN Mã số mô đun: MĐ02 (Lý thuyết: 32 giờ; Thực hành: 98 giờ; Thời gian mô đun: 136 giờ Kiểm tra hết mô đun: 06 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Trồng cây xạ đen” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng cây xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu ”, trình độ sơ cấp nghề; được giảng dạy sau mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm xạ đen. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở đào tạo và tại hiện trường thực hành, kết hợp với cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên liệu, trang thiết bị để thực hiện các công việc: làm đất, nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Thời gian tổ chức giảng dạy nên tiến hành vào thời vụ phù hợp với việc trồng cây xạ đen để quá trình tổ chức thực hành đảm bảo tính thực tế và chất lượng của sản phẩm cây trồng. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Trình bày được giá trị kinh tế, công dụng, đặc điểm thực vật học, yêu cầu về ngoại cảnh để gây trồng, hiện trạng sản xuất và điều kiện gây trồng cây xạ đen; - Nhân giống được cây con đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của sản xuất; - Thực hiện được các kỹ thuật trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản sản phẩm xạ đen đúng yêu cầu kỹ thuật; - Có ý thức bảo vệ môi trường, tạo ra sản phẩm sạch; tiết kiệm nguyên vật liệu. 16
  17. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời lượng Số Tên các bài trong mô đun Tổng Lý Thực Kiểm TT số thuyết hành Tra* Bài 1: Giới thiệu chung về cây xạ 1 06 02 04 đen 3 Bài 2: Nhân giống cây xạ đen 80 20 57 03 Bài 3: Trồng, chăm sóc, phòng 4 36 8 27 01 trừ sâu bệnh hại Bài 4: Thu hoạch, sơ chế và bảo 5 08 02 06 quản sản phẩm Kiểm tra hết mô đun 06 06 Tổng cộng 136 32 94 10 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ 04 giờ được tính vào thời gian thực hành 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Giới thiệu chung về cây xạ đen Thời gian: 6 giờ Mục tiêu - Nêu được công dụng, giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái, phân bố và hiện trạng sản xuất, gây trồng xạ đen ở Việt Nam; - Xác định được yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, đất đai để trồng xạ đen đúng yêu cầu kỹ thuật; - Có ý thức trong việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu có giá trị. 17
  18. 1. Đặc điểm thực vật học 1.1. Rễ, thân, lá 1.2. Hoa, quả 1.3. Phân biệt cây xạ đen và cây xạ vàng 2. Công dụng 3. Giá trị kinh tế 4. Yêu cầu ngoại cảnh 4.1.Khí hậu 4.1.1. Nhiệt độ 4.1.2. Ánh sáng 4.1.3. Độ ẩm 4.1.4. Lượng mưa 4.2. Đất đai 5 Thực trạng gây trồng và sản xuất xạ đen ở Việt Nam 5.1 Phân bố 5.2. Nhu cầu về sản phẩm cây xạ đen trên thị trường hiện nay 5.3. Tình hình gây trồng cây xạ đen hiện nay 5.4. Những thuận lợi và khó khăn trong gây trồng cây xạ đen 5.4.1. Thuận lợi 5.4.2. Khó khăn 6. Giới thiệu một số mô hình trồng xạ đen hiện nay Bài 2: Nhân giống cây xạ đen Thời gian: 80 giờ Mục tiêu - Trình bày được khái niệm vườn ươm, các loại vườn ươm, yêu cầu về chọn địa điểm lập vườn ươm và các phương pháp nhân giống xạ đen; - Chọn được địa điểm, dựng được vườn ươm và thực hiện được các phương pháp nhân giống xạ đen đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tỷ lệ cây sống cao; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu. 1. Xây dựng vườn ươm nhân giống cây xạ đen 1.1.Khái niệm vườn ươm 18
  19. 1.2. Phân loại vườn ươm 1.3.Chọn địa điểm lập vườn ươm xạ đen 1.3.1. Vị trí đặt vườn ươm 1.3.2. Đất 1.3.3. Nguồn nước tưới 1.3.4. Diện tích vườn ươm 1.4. Quy hoạch vườn ươm 1.4.1. Vườn ươm cố định 1.4.2. Vườn ươm tạm thời 2. Nhân giống xạ đen từ hạt 2.1 Thu hái, bảo quản hạt xạ đen 2.1.1.Chọn cây lấy hạt giống 2.1.2. Thu hái hạt giống 2.1.3. Bảo quản hạt giống 2.2 Tạo luống gieo hạt 2.3. Đóng bầu gieo hạt 2.4. Xử lý hạt giống 2.5.Gieo hạt, cấy cây 2.6.Chăm sóc sau cấy 2.7. Tiêu chuẩn cây giống đem trồng 3. Nhân giống cây xạ đen bằng phương pháp giâm hom 3.1. Xây dựng vườn nguyên liệu cung cấp hom giống 3.2. Thời vụ giâm hom 3.3. Trang thiết bị, vật tư phục vụ giâm hom 3.4. Trình tự các bước giâm hom 3.4.1 Chọn đoạn thân lấy hom 3.4.2. Cắt hom 3.4.3. Xử lý hom 3.4.4 Cắm hom 3.4.5. Chăm sóc sau khi giâm 3.4.6. Tiêu chuẩn cây hom xuất vườn 3.5. Những nguyên nhân sai hỏng và biện pháp khắc phục 4. Nhân giống cây xạ đen bằng phương pháp chiết cành 4.1. Xây dựng vườn cây mẹ 19
  20. 4.2. Thời vụ chiết cành 4.3. Ưu nhược điểm của cây chiết 4.3.1. Ưu điểm 4.3.2.Nhược điểm 4.4. Tiêu chuẩn của cây mẹ và cành chiết 4.4.1. Tiêu chuẩn của cây mẹ 4.4.2. Tiêu chuẩn cành chiết 4.5. Chuẩn bị hỗn hợp ruột bầu 4.6. Trình tự các bước chiết cành 4.6.1. Chọn cành chiết 4.6.2. Khoanh, bóc vỏ 4.6.3. Bó bầu 4.6.4. Cắt cành chiết 4.6.5. Giâm cành chiết 4.6.6. Chăm sóc cành sau giâm 4.7. Những nguyên nhân sai hỏng và biện pháp khắc phục Bài 3: Trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại ời gian: 36 giờ Mục tiêu - Nêu được các tiêu chí kỹ thuật về trồng, chăm sóc xạ đen; - Thực hiện trồng, chăm sóc xạ đen đúng yêu cầu kỹ thuật, - Xác định được một số đối tượng gây hại chính và thực hiện được các biện pháp phòng trừ an toàn và hiệu quả; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu. 1. Trồng xạ đen 1.1. Thời vụ trồng 1.2. Phương thức trồng 1.3. Mật độ trồng 1.4. Chuẩn bị đất trồng 1.4.1. Phát dọn thực bì 1.4.2. Làm đất 1.4.3. Bón lót 20
  21. 1.5. Trồng cây 1.6. Chăm sóc sau trồng 1.6.1.Che nắng 1.6.2 Tưới nước 1.6.3. Bón thúc 1.6.4. Bảo vệ 2. Phòng trừ sâu, bệnh hại 2.1. Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại 2.2. Cách pha chế thuốc Booc đô, lưu huỳnh vôi phòng trừ sâu bệnh hại 2.3. Phòng trừ sâu bệnh hại xạ đen Bài 4: Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Mô tả được các yêu cầu về thu hoạch, chế biến và bảo quản sản phẩm xạ đen - Thu hoạch, sơ chế và bảo quản được sản phẩm xạ đen đúng yêu cầu kỹ thuật - Đảm bảo an toàn lao động, chất lượng dược liệu và vệ sinh môi trường. 1.Thu hoạch sản phẩm Xạ đen 1.1. Thời điểm thu hoạch 1.2. Điều kiện thu hoạch 1.3. Phương pháp thu hoạch 2.Sơ chế sản phẩm 2.1. Đặc điểm về sơ chế Xạ đen 2.2. Điều kiện sơ chế 2.3. Nguyên tắc sơ chế 2.4. Phương pháp sơ chế 3.Bảo quản sản phẩm 3.1. Đặc điểm sản phẩm xạ đen 3.2. Điều kiện bảo quản 3.3. Nguyên tắc bảo quản 3.4. Phương pháp bảo quản 4. Giới thiệu một số sản phẩm xạ đen 21
  22. IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun “Trồng cây xạ đen” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu. Tài liệu tham khảo: Kỹ thuật gây trồng xạ đen, giáo trình cây dược liệu 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Số lượng - Máy tính 01 chiếc - Máy chiếu 01 chiếc - Phông chiếu 01 chiếc 3. Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu: Tính cho 30 học viên/lớp Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu Số lượng - Phòng học (có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho lớp 01 học 30 người) - Hiện trường vườn ươm cây xạ đen 1000 m2 - Vườn, ruộng trồng xạ đen 2000-3000m2 - Giấy Ao 30 tờ - Giấy A4 01 ram - Bìa màu A4 0,5 ram - Bút dạ 30 cái - Cuốc 30 cái - Dao phát 30 cái - Cây giống 1 vạn cây - Bình phun thuốc 03 cái - Xô, chậu tưới, bình ozoa 12 cái - Hạt giống, túi bầu, phân bón (phân chuồng, phân NPK) và một số loại thuốc phòng, trừ sâu bệnh 22
  23. 4. Điều kiện khác Hình ảnh, đoạn phim (video clip) về quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm xạ đen. Một số mô hình nhân giống, trồng cây xạ đen. Tùy theo từng nội dung của mô đun, khi giảng dạy thực hành có thể sử dụng 02 giáo viên để hỗ trợ trong giảng dạy hoặc mời một chuyên gia, người lao động có kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn về sản xuất cây xạ đen để kết hợp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho người học. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ: đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng hợp với thời gian thực hiện là 02 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao động tác và kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên. - Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 06 giờ: + Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước. + Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: + Yêu cầu sinh thái của cây xạ đen và kỹ thuật nhân giống xạ đen. + Thời vụ trồng, các yêu cầu về chuẩn bị hiện trường, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng. + Các yêu cầu về việc phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. - Kỹ năng: + Thực hành nhân giống cây xạ đen. + Chuẩn bị hiện trường và trồng cây xạ đen. + Thực hành chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. 23
  24. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Trồng cây xạ đen” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất các sản phẩm: Xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu trên phạm vi cả nước. Khi áp dụng cho các vùng, miền cần lưu ý xem xét đến điều kiện ngoại cảnh của từng vùng có phù hợp với đặc điểm sinh học của 03 loài cây để đạt được năng suất, hiệu quả cao trong kinh doanh dược liệu. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi khi giảng dạy cần đảm bảo tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. Khi giảng dạy nên chú ý phân tích các yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây trồng, lựa chọn thời vụ thích hợp để đảm bảo tính thích nghi của cây trồng. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về nhân giống, trông, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm xạ đen để hỗ trợ trong giảng dạy. 24
  25. b. Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện trường, vật tư, cây giống để tổ chức thực hành đảm bảo các kỹ năng nghề cần thiết cho người học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thông qua các bài tập và sản phẩm kết hợp trong quá trình học tập. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Đặc điểm, giá trị kinh tế và yêu cầu sinh thái của xạ đen. + Các phương pháp nhân giống cây xạ đen. + Các yêu cầu về làm đất, bón phân, mật độ và kỹ thuật trồng. + Các biện pháp chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch, bảo quản sản phẩm. - Kỹ năng: + Lựa chọn giống, nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom. + Chuẩn bị hiện trường, trồng và chăm sóc cây + Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, tập 2, NXB khoa học và công nghệ, Hà Nội. 2. Võ Văn Chi (1997): "Từ điển cây thuốc Việt Nam", Nhà xuất bản Y học. 3.Võ Văn Chi (1999): "Cây cỏ có ích Việt Nam", Nhà xuất bản Y học. 4. Công ty giống và phục vụ trồng rừng (1995), Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Lê Trần Đức (1997): "Cây thuốc Việt Nam". 6. Phạm Thị Huyền (2011): ”Tìm hiều kỹ thuật gây trồng và thử nghiệm trồng loài Xạ đen (Celastrus hindsu Benth ) trong vườn hộ tại Xuân Mai - Chương Mĩ - Hà Nội”. Đề tài Trường Đại học Lâm nghiệp. 25
  26. 7. Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Nghĩa Thìn, Nguyễn Bá Thụ (1996): "Tính đa dạng thực vật ở Cúc Phương", Nhà xuất bản Nông Nghiệp. 8. Đỗ Tất Lợi (1999): "Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam", Nhà xuất bản Y học. 9. Nguyễn Văn Tập (1996): "Nghiên cứu bảo tồn những cây thuốc quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng ở Việt Nam". Luận án phó tiến sỹ khoa học, sinh học, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội. 10.Trường cao đẳng nghề công nghệ và nông Lâm Đông Bắc (2009), Bài giảng trồng và chăm sóc rừng. 11. Trường cao đẳng nghề công nghệ và nông Lâm Đông Bắc (2009), Bài giảng tạo cây con từ hạt. 12. Phạm Văn Tuấn, Nguyễn Huy Sơn, (2007), Cây Xạ đen và kỹ thuật trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 26
  27. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây giảo cổ lam Mã số mô đun: 03 Nghề: Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu 27
  28. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY GIẢO CỔ LAM Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 136 giờ; (Lý thuyết: 32 giờ; Thực hành: 98 giờ; Kiểm tra hết mô đun: 06 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Trồng giảo cổ lam ” là mô đun được bố trí giảng dạy sau mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm” và mô đun “ Trồng xạ đen” trong chương trình dạy nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu” trình độ sơ cấp. Mô đun cũng có thể được lựa chọn để giảng dạy độc lập trong các chương trình dạy nghề thường xuyên cho lao động nông thôn nhóm nghề Nông lâm nghiệp. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm giảo cổ lam. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở đào tạo và tại hiện trường thực hành để thực hiện các công việc: xây dựng vườn ươm, nhân giống, trồng, chăm sóc và thu hoạch sản phẩm. Thời gian tổ chức giảng dạy nên tiến hành vào thời vụ phù hợp với việc trồng cây giảo cổ lam để quá trình tổ chức thực hành đảm bảo tính thực tế và chất lượng của cây trồng. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Trình bày được giá trị kinh tế, đặc điểm thực vật học, nông học và điều kiện gây trồng giảo cổ lam; - Chuẩn bị và nhân giống được cây con đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của sản xuất; - Thực hiện được các công việc: Nhân giống giảo cổ lam bằng phương pháp gieo hạt; giâm hom, chuẩn bị đất, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản sản phẩm đúng tiêu chuẩn dược liệu - Đảm bảo an toàn, vệ sinh và tiết kiệm nguyên vật liệu. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Số Tên các bài trong mô đun Thời lượng TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành Tra* 1 Bài 1: Giới thiệu chung về cây 06 02 04 giảo cổ lam 2 Bài 2: Nhân giống giảo cổ lam 80 20 57 03 3 Bài 3: Trồng, chăm sóc, phòng 36 8 27 01 trừ sâu bệnh hại 28
  29. 4 Bài 4: Thu hoạch, chế biến và 8 2 6 bảo quản sản phẩm Kiểm tra hết mô đun 06 06 Tổng cộng 136 32 94 10 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra định kỳ 04 giờ được tính vào thời gian thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 1: Giới thiệu chung về cây giảo cổ lam Thời gian: 6 giờ Mục tiêu - Mô tả được giá trị kinh tế, công dụng, đặc điểm của các loài giảo cổ lam ở Việt Nam; - Nhận biết và xác định được yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm, đất đai để trồng giảo cổ lam đúng yêu cầu kỹ thuật; - Có ý thức trong việc bảo tồn và phát triển nguồn dược liệu có giá trị. A. Nội dung 1. Công dụng 2. Giá trị kinh tế 3. Đặc điểm hình thái 4. Đặc điểm sinh thái 4.1.Khí hậu 4.2. Đất đai 5. Phân bố 6. Các mô hình sản xuất giảo cổ lam hiện nay B. Câu hỏi và bài tập thực hành C. Ghi nhớ 29
  30. Bài 2: Nhân giống cây giảo cổ lam Thời gian: 80 giờ Mục tiêu - Trình bày được khái niệm, ý nghĩa của vườn ươm, phân loại vườn ươm, các yếu tố để lựa chọn xây dựng vườn ươm; các phương pháp nhân giống giảo cổ lam; - Chọn được địa điểm lập vườn ươm, có kỹ năng qui hoạch vườn ươm; chuẩn bị đầy đủ dụng cụ, nguyên liệu hiện trường nhân giống giảo cổ lam đúng yêu cầu kỹ thuật; - Thực hiện được các phương pháp ủ phân đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng phân bón Thực hiện được các phương pháp nhân giống giảo cổ lam đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo tỷ lệ cây sống cao; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu. A. Nội dung 1. Khái niệm, ý nghĩa của vườn ươm 1.1. Khái niệm 1.2. Ý nghĩa 2. Phân loại vườn ươm 2.1. Căn cứ vào tính chất sản xuất chia ra 2.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng: 2.3. Căn cứ vào qui mô sản xuất 2.4. Căn cứ vào nền đặt bầu 3. Loại vườn ươm thường được sử dụng trong các hộ gia đình hiện nay 3.1. Diện tích vườn: 3.2.Vị trí vườn: 3.3. Nền vườn ươm 4. Chọn địa điểm lập vườn ươm 4.1. Điều kiện khí hậu 4.2. Điều kiện đất đai 4.3. Nguồn nước tưới: 4.4. Vị trí vườn: 5. Quy hoạch và xây dựng vườn ươm 5.1. Quy hoạch vườn ươm 5.2. Xây dựng vườn ươm 5.2.1. Xây dựng hàng rào bảo vệ 5.2.2 Xây dựng hệ thống đường đi lại 5.2.3. Xây dựng hệ thống tưới tiêu 30
  31. 5.2.4. Hệ thống luống gieo ươm 5.2.5. Hệ thống giàn che 5.2.6. Xây dựng khu giâm hom 5.2.7.Xây dựng khu nhân giống cây từ hạt 6. Chuẩn bị vật tư, nguyên liệu cho vườn ươm 6.1. Chuẩn bị đất đóng bầu 6.1.1.Các tầng đất thông thường: 6.1.2.Yêu cầu của đất làm ruột bầu: 6.1.3.Các công đoạn làm đất ruột bầu a. Lấy đất b. Phơi ải và ủ đất c. Trộn hỗn hợp ruột bầu d. Bảo quản đất và hỗn hợp ruột bầu 6.2. Chuẩn bị cát giâm hom 6.3. Chuẩn bị phân bón 6.3.1. Phân vô cơ a. Khái niệm: b. Đặc điểm: c. Các loại phân vô cơ thường dùng 6.3.2. Phân hữu cơ a. Khái niệm: b. Vai trò của phân hữu cơ c. Đặc điểm của phân hữu cơ d. Các loại phân hữu cơ thường dùng 6.4. Chuẩn bị nguồn giống 6.4.1. Hạt giống a Kiểm tra phẩm chất hạt giống giảo cổ lam b. Các phương pháp kiểm tra phẩm chất hạt giống giảo cổ lam 6.4.2. Hom giống 6.5. Chuẩn bị các loại vật liệu khác 7. Nhân giống giảo cổ lam từ hạt 7.1. Xây dựng vườn nguyên liệu cung cấp hạt giống 7.1.1. Địa điểm 7.1.2. Trồng cây a. Nguồn giống b. Thời vụ trồng c. Mật độ trồng d. Làm đất e. Trồng cây 31
  32. 7.1.3. Chăm sóc vườn cây giống 7.2. Thu hái, bảo quản hạt giống giảo cổ lam 7.2.1. Thu hái hạt giống 7.2.2. Bảo quản hạt giống 7.3. Tạo luống gieo hạt 7.3.1. Yêu cầu kỹ thuật của 1 luống gieo hạt 7.3.2. Trình tự các bước lên luống 7.4. Đóng bầu gieo hạt, cấy cây 7.4.1. Lựa chọn vỏ bầu 7.4.2. Hỗn hợp ruột bầu gieo hạt, cấy cây 7.4.3. Tạo luống đặt bầu 7.4.4. Trình tự các bước đóng bầu gieo hạt 7.5. Xử lý hạt giống 7.5.1. Làm sạch hạt 7.5.2. Khử trùng hạt 7.5.3. Ngâm hạt trong nước nóng 7.5.4. Ủ và rửa chua hạt 7.6.Gieo hạt 7.6.1. Thời vụ gieo hạt 7.6.2. Phương pháp gieo 7.7. Cấy cây vào bầu 7.8. Chăm sóc luống cây gieo, cây cấy 7.8.1. Tưới nước 7.8.2. Làm cỏ, phá váng, bón phân 7.9 Tiêu chuẩn cây giống đem trồng 8. Nhân giống giảo cổ lam bằng phương pháp giâm hom 8.1. Khái niệm 8.2. Xây dựng vườn nguyên liệu cung cấp hom giống 8.3. Chăm sóc vườn nguyên liệu 8.4. Thời vụ giâm hom 8.5. Trang thiết bị, vư tư phục vụ giâm hom 8.5.1. Nhà giâm hom 8.5.2.Vòm che 8.5.3. Giá thể (môi trường) cắm hom 8.5.4. Hệ thống tưới phun 8.5.5. Một số loại thuốc hoá học 8.6. Một số nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ ra rễ của hom giâm 8.6.1. Nhân tố nội tại a Đặc tính di truyền 32
  33. b Tuổi cây mẹ và tuổi cành lấy hom c.Sự tồn tại của lá trên hom: d. Ảnh hưởng của thời kỳ hay (thời vụ ) giâm hom 8.6.2. Các nhân tố của môi trường giâm hom a. Nhiệt độ không khí và nhiệt độ giá thể giâm hom b. Độ ẩm không khí và độ ẩm giá thể c. Ánh sáng d. Giá thể hay môi trường cắm hom 8.6.3. Ảnh hưởng của các chất kích thích ra rễ a. Loại thuốc b. Nồng độ thuốc và thời gian xử lý c. Phương pháp xử lý hom 8.7. Trình tự các bước giâm hom 8.7.1 Chọn đoạn thân lấy hom 8.7.2. Cắt hom a.Nếu giâm hom vào luống cát hoặc luống đất b. Nếu giâm hom vào bầu 8.7.3. Xử lý gốc hom 8.7.4. Giâm hom 8.7.5. Chăm sóc sau khi giâm 8.7.6. Nguyên nhân sai hỏng và biện pháp khắc phục 8.8. Tiêu chuẩn cây hom xuất vườn B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi; 2. Bài tập thực hành C. Ghi nhớ Bài 3: Trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại Thời gian: 36 giờ Mục tiêu - Trình bày được các phương thức, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại giảo cổ lam; - Lựa chọn được phương thức trồng giảo cổ lam hợp lý, thực hiện các bước trồng giảo cổ lam đúng yêu cầu kỹ thuật đảm bảo năng suất cao, đáp ứng tiêu chuẩn cây dược liệu; - Nhận biết được một số loại sâu bệnh hại thường gặp trên cây giảo cổ lam, thực hiện được các biện pháp chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại cây giảo cổ lam đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu. 33
  34. A. Nội dung 1. Trồng giảo cổ lam 1.1. Thời vụ trồng 1.2. Phương thức trồng 1.2.1. Trồng thuần loài theo hướng thâm canh a. Điều kiện áp dụng b. Ưu điểm c. Nhược điểm 1.2.2. Trồng xen dưới tán a. Điều kiện áp dụng b. Ưu điểm c. Nhược điểm: 1.3. Thời gian đánh trồng và kỹ thuật đánh cây con ra trồng đại trà 1.4.Vận chuyển cây con 1.5. Mật độ trồng 1.6. Chuẩn bị đất trồng 1.6.1. Làm đất 1.6.2. Bón lót 1.7. Trồng cây 1.7.1. Trồng từ hom rễ trần 1.7.2. Trồng cây có bầu 1.8. Chăm sóc sau trồng 1.8.1. Làm giàn che nắng 1.8.2. Tưới nước 1.8.3. Làm cỏ, bón phân 2. Phòng trừ sâu, bệnh, cỏ hại giảo cổ lam 2.1. Sâu hại giảo cổ lam và biện pháp phòng trừ 2.1.1.Đặc điểm hình thái 2.1.2.Tập tính sinh thái 2.1.3 Phòngtrừ 2.2. Bệnh hại giảo cổ lam và biện pháp phòng trừ 2.2.1. Khái niệm: 2.2.2. Bệnh hại giảo cổ lam và biện pháp phòng trừ a. Bệnh thối cổ rễ b. Bệnh thối nhũn thân 2.2.3. Cách pha chế thuốc Booc đô phòng trừ bệnh hại a. Công dụng: b. Đặc điểm c. Điều chế dung dịch thuốc Boóc đô 34
  35. 2.3. Phòng trừ cỏ hại 2.3.1. Tác hại của cỏ dại a.Đặc điểm chung của nhóm cỏ hòa bản b. Đặc điểm chung của nhóm cỏ chác lác c. Đặc điểm chung của nhóm cỏ lá rộng 2.3.3. Các biện pháp quản lý a. Biện pháp canh tác b. Biện pháp sinh học c. Biện pháp hóa học 2.3.4. Cỏ hại giảo cỏ lam và biện pháp phòng trừ 3. Chế độ luân canh B. Câu hỏi và bài tập thực hành C. Ghi nhớ Bài 4: Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nêu được các yêu cầu về thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm giảo cổ lam; - Thu hoạch, sơ chế và bảo quản được sản phẩm giảo cổ lam đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động, chất lượng dược liệu và vệ sinh môi trường. A. Nội dung 1. Thu hoạch 1.1. Mục đích của việc thu hoạch sản phẩm 1.2. Nguyên tắc chung khi thu hoạch sản phẩm 1.3. Thu hoạch giảo cổ lam 1.3.1. Thời điểm thu hoạch 1.3.3. Phương pháp thu hoạch 2. Sơ chế sản phẩm 2.1.Mục đích sơ chế sản phẩm 2.2 Nguyên tắc sơ chế 2.3. Phương pháp sơ chế 2.3.1. Cắt nhỏ phơi khô 2.3.2. Sấy bằng không khí nóng và khô 2.3.3. Làm khô bằng tia hồng ngoại 2.4. Sơ chế giảo cổ lam 3. Bảo quản sản phẩm 35
  36. 3.1. Nguyên tắc bảo quản 3.1.1. Chống ẩm ướt 3.1.2. Chống mốc 3.1.3. Chống sâu mọt, kiến, chuột, mối, gián 3.2. Phương pháp bảo quản 3.3. Bảo quản sản phẩm giảo cổ lam 4. Tiêu chuẩn dược liệu 5. Các dạng sản phẩm từ giảo cổ lam B. Câu hỏi và bài tập thực hành 1. Câu hỏi 2. Bài tập thực hành C. Ghi nhớ IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy Giáo trình dạy nghề mô đun “Trồng cây giảo cổ lam” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu. Tài liệu tham khảo: Kỹ thuật gây trồng giảo cổ lam, giáo trình cây dược liệu 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Số lượng - Máy tính 01 chiếc - Máy chiếu 01 chiếc - Phông chiếu 01 chiếc 3. Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu: Tính cho 30 học viên/lớp Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu Số lượng - Phòng học (có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho 01 lớp học 30 người) - Hiện trường vườn ươm cây giảo cổ lam 1000 m2 - Vườn, ruộng trồng giảo cổ lam 2000-3000m2 - Giấy Ao 30 tờ - Giấy A4 01 ram - Bìa màu A4 0,5 ram 36
  37. - Bút dạ 30 cái - Cuốc 30 cái - Dao phát 30 cái - Cây giống 1 vạn cây - Bình phun thuốc 03 cái - Xô, chậu tưới, bình ozoa 12 cái - Hạt giống, túi bầu, phân bón (phân chuồng, phân NPK) và một số loại thuốc phòng, trừ sâu bệnh 4. Điều kiện khác Hình ảnh, đoạn phim (video clip) về quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm giảo cổ lam. Một số mô hình nhân giống, trồng cây giảo cổ lam. Tùy theo từng nội dung của mô đun, khi giảng dạy thực hành có thể sử dụng 02 giáo viên để hỗ trợ trong giảng dạy hoặc mời một chuyên gia, người lao động có kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn về sản xuất cây giảo cổ lam để kết hợp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho người học. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ: đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng hợp với thời gian thực hiện là 02 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao động tác và kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên. - Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 06 giờ: + Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước. + Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: + Yêu cầu sinh thái của cây giảo cổ lam và kỹ thuật nhân giống giảo cổ lam. 37
  38. + Thời vụ trồng, các yêu cầu về chuẩn bị hiện trường, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng. + Các yêu cầu về việc phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. - Kỹ năng: + Thực hành nhân giống cây giảo cổ lam. + Chuẩn bị hiện trường và trồng cây giảo cổ lam. + Thực hành chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun “Trồng cây giảo cổ lam” áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất các sản phẩm: Xạ đen, giảo cổ la, diệp hạ châu trên phạm vi cả nước. Khi áp dụng cho các vùng, miền cần lưu ý xem xét đến điều kiện ngoại cảnh phù hợp với đặc điểm sinh học của 03 loài cây, nhằm đạt được năng suất, hiệu quả cao trong kinh doanh dược liệu. - Ngoài người lao động nông thôn, có thể giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun tích hợp cả lý thuyết và thực hành đòi hỏi khi giảng dạy cần đảm bảo tỷ mỉ, cẩn thận. 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy, nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. Khi giảng dạy nên chú ý phân tích các yêu cầu về điều kiện sinh thái của cây trồng, lựa chọn thời vụ thích hợp để đảm bảo tính thích nghi của cây trồng. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về nhân giống, trông, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm giảo cổ lam để hỗ trợ trong giảng dạy. 38
  39. b. Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện trường, vật tư, cây giống để tổ chức thực hành đảm bảo các kỹ năng nghề cần thiết cho người học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thông qua các bài tập và sản phẩm kết hợp trong quá trình học tập. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Đặc điểm, giá trị kinh tế và yêu cầu sinh thái của giảo cổ lam. + Các phương pháp nhân giống cây giảo cổ lam. + Các yêu cầu về làm đất, bón phân, mật độ và kỹ thuật trồng. + Các biện pháp chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại và thu hoạch, bảo quản sản phẩm. - Kỹ năng: + Lựa chọn giống, nhân giống bằng phương pháp gieo hạt và giâm hom. + Chuẩn bị hiện trường, trồng và chăm sóc cây + Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Trường cao đẳng nghề Công nghệ và Nông Lâm Đông Bắc (2009), Bài giảng tạo cây con từ hạt. 2. Phùng Văn Chung, (2012), Bước đầu nghiên cứu đặc điểm thực vật học của một số mẫu giống giảo cổ lam thu thập tại Sapa, Lào Cai. 3. TS. Nguyễn Bá Hoạt, TS. DS. Nguyễn Duy Thuần (2005), Kỹ thuật trồng, sử dụng và chế biến cây thuốc, Viện Dược liệu, Nhà xuất bản Nông nghiệp. 39
  40. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Trồng cây diệp hạ châu Mã số mô đun: MĐ04 Nghề: Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu 40
  41. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN TRỒNG CÂY DIỆP HẠ CHÂU Mã số mô đun: MĐ 04 Thời gian mô đun: 108 Lý thuyết: 20 giờ ; Thực hành: 82 giờ Kiểm tra hết mô đun: 06 giờ I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN - Vị trí: Mô đun “Trồng diệp hạ châu ” là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình dạy nghề “Trồng xạ đen, Giảo cổ lam, diệp hạ châu”, trình độ sơ cấp nghề; được giảng dạy sau các mô đun “Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm”, “Trồng xạ đen”, “Trồng giảo cổ lam”. Mô đun “Trồng diệp hạ châu ” có thể giảng dạy độc lập hoặc kết hợp với một số mô đun khác trong chương trình theo yêu cầu của người học. - Tính chất: Là mô đun chuyên môn, được tích hợp giữa kiến thức và kỹ năng thực hành về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm diệp hạ châu. Mô đun được thực hiện tại phòng học của cở sở đào tạo và tại hiện trường thực hành, kết hợp với cơ sở sản xuất có đầy đủ nguyên liệu, trang thiết bị để thực hiện các công việc: làm đất, nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm. Do chu kì sản xuất diệp hạ châu ngắn và liên tục nên có thể tổ chức giảng dạy vào bất cứ thời gian nào trong năm, song nên tiến hành vào đầu vụ để thực hành được tất cả các nội dung, theo trình tự đảm bảo tính thực tế, khoa học và chất lượng của sản phẩm. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN - Trình bày được giá trị kinh tế, đặc điểm hình thái, sinh thái và hiện trạng sản xuất Diệp hạ châu; - Chuẩn bị và nhân giống cây con đủ tiêu chuẩn đáp ứng yêu cầu của sản xuất; - Thực hiện được các công việc: Xây dựng vườn ươm, nhân giống cây; chuẩn bị đất, trồng cây, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch và bảo quản sản phẩm Diệp hạ châu đúng yêu cầu kỹ thuật; - Có nhận thức đúng đắn về nghề, đảm bảo an toàn, vệ sinh và tiết kiệm nguyên vật liệu. 41
  42. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 1. Nội dung tổng quát và phân bổ thời gian Thời gian Số Tên các bài trong mô đun TT Tổng Lý Thực Kiểm số thuyết hành tra* Bài 1. Tìm hiểu chung về cây 1. 08 02 06 diệp hạ châu 2. Bài 2. Nhân giống diệp hạ châu 46 08 36 02 Bài 3. Trồng, chăm sóc, phòng 3. 36 07 28 01 trừ sâu bệnh hại Bài 4. Khai thác, sơ chế và bảo 4. 12 03 08 01 quản sản phẩm Kiểm tra hết mô đun 06 06 Cộng 108 20 78 10 *Ghi chú: 04 giờ kiểm tra định kỳ được tính vào giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết Bài 1. Tìm hiểu chung về cây diệp hạ châu Thời gian: 08 giờ Mục tiêu: - Nêu được công dụng, giá trị kinh tế của cây Diệp hạ châu và biết được hiện trạng sản xuất của loài ở Việt Nam; - Nhận biết được loài Diệp hạ châu có trong tự nhiên, đồng thời xác định đúng các yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và đất đai để gây trồng loài này; - Nhận thức được ý nghĩa của các loài Diệp hạ châu, tuyên truyền, phổ biến rộng rãi cho mọi người xung quanh 1. Tên gọi 2. Công dụng 2.1. Tác dụng dược liệu 2.2. Một số bài thuốc dân gian 42
  43. 2.3. Giá trị ẩm thực 3. Giá trị kinh tế 4. Đặc điểm thực vật học 4.1. Rễ, thân, lá 4.2. Hoa, quả, hạt 4.3 Phân biệt các loài diệp hạ châu trong tự nhiên 5. Yêu cầu ngoại cảnh 5.1.Khí hậu 5.2. Đất đai 6. Hiện trạng gây trồng và sản xuất cây Diệp hạ châu hiện nay 6.1. Thế giới 6.2. Việt Nam 6.2.1. Phân bố 6.2.2. Nhu cầu sử dụng 6.2.3. Tình hình gây trồng hiện nay 6.2.4. Những thuận lợi và khó khăn trong gây trồng 7. Giới thiệu một số mô hình trồng diệp hạ châu hiện nay Bài 2: Nhân giống cây diệp hạ châu Thời gian: 46 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các yêu cầu kỹ thuật về xây dựng vườn ươm, bảo quản hạt giống, các phương pháp nhân giống Diệp hạ châu; - Xây dựng được vườn ươm phù hợp; thực hiện thu hái, bảo quản hạt giống, các phương pháp nhân giống diệp hạ châu đúng yêu cầu kỹ thuật, chất lượng cây con đồng đều; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu. 1.Xây dựng vườn ươm nhân giống diệp hạ châu 1.1. Mục đích, y nghĩa của vườn ươm 1.2. Phân loại vườn ươm 1.2.1. Căn cứ vào quy mô sản xuất 1.2.2. Căn cứ vào thời gian sử dụng 43
  44. 1.2.3. Căn cứ vào tính chất sản xuất 1.2.4. Căn cứ vào nền đặt vườn ươm 1.3.Chọn địa điểm lập vườn ươm Diệp hạ châu 1.3.1. Vị trí đặt vườn ươm 1.3.2. Đất 1.3.3. Nguồn nước tưới 1.3.4. Diện tích vườn ươm 1.4. Quy hoạch vườn ươm 1.4.1. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm cố định 1.4.2. Quy hoạch và thiết kế vườn ươm tạm thời 2. Nhân giống diệp hạ châu bằng hạt 2.1. Xây dựng vườn cây mẹ lấy hạt giống 2.2. Thu hái, bảo quản hạt diệp hạ châu 2.2.1.Chọn cây lấy hạt giống 2.2.3. Phương pháp làm sạch hạt 2.2.4. Bảo quản hạt giống 2.3 Tạo luống gieo hạt 2.4. Đóng bầu gieo hạt, cấy cây 2.5. Xử lý hạt giống 2.6. Gieo hạt 2.7. Chăm sóc sau gieo Nhân giống Diệp hạ châu bằng hom và invitro ( xem TLTK) Bài 3: Trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh hại Thời gian: 36 giờ Mục tiêu: - Nêu được các tiêu chí kỹ thuật về trồng, chăm sóc Diệp hạ châu đắng; - Thực hiện trồng, chăm sóc Diệp hạ châu đắng đúng yêu cầu kỹ thuật, - Xác định được một số đối tượng gây hại chính và thực hiện được các biện pháp phòng trừ an toàn và hiệu quả; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tiết kiệm nguyên vật liệu. 1.Trồng diệp hạ châu 1.1. Thời vụ trồng 44
  45. 1.2. Phương thức trồng 1.3. Mật độ trồng 1.4.Chuẩn bị đất trồng 1.4.1. Phát dọn thực bì 1.4.2. Làm đất 1.4.3. Bón lót 1.5. Trồng cây 1.6. Chăm sóc sau trồng 1.6.1.Che nắng 1.6.2 Tưới nước 1.6.3. Làm cỏ, xới đất 1.6.4. Bón thúc 1.6.5. Bảo vệ 2. Phòng trừ sâu, bệnh hại diệp hạ châu 2.1. Sâu hại diệp hạ châu và cách phòng trừ 2.2. Bệnh hại diệp hạ châu và cách phòng trừ Bài 4. Khai thác, sơ chế và bảo quản sản phẩm Thời gian:12 giờ Mục tiêu: - Nêu được các yêu cầu về thu hái, chế biến và bảo quản sản phẩm diệp hạ châu; - Thu hoạch, sơ chế và bảo quản được sản phẩm diệp hạ châu đúng yêu cầu kỹ thuật; - Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường và tránh lãng phí nguyên liệu đồng thời đảm bảo chất lượng dược liệu. 1.Thu hoạch sản phẩm diệp hạ châu 1.1. Thời điểm thu hoạch 1.2. Điều kiện thu hoạch 1.3. Phương pháp thu hoạch 2.Sơ chế sản phẩm diệp hạ châu 2.1. Đặc điểm về sơ chế 2.2. Điều kiện sơ chế 45
  46. 2.3. Nguyên tắc sơ chế 2.4. Phương pháp sơ chế 3. Bảo quản sản phẩm diệp hạ châu 3.1. Đặc điểm về bảo quản 3.2. Điều kiện bảo quản 3.3. Nguyên tắc bảo quản 3.4. Phương pháp bảo quản 4.Giới thiệu một số sản phẩm diệp hạ châu IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Tài liệu giảng dạy - Giáo trình dạy nghề mô đun “Trồng diệp hạ châu ” trong chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề của nghề “Trồng xạ đen, giảo cổ lam, diệp hạ châu”. - Tài liệu tham khảo: Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Từ điển cây thuốc Việt Nam 2. Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Điều kiện về thiết bị dạy học và phụ trợ Số lượng - Máy tính 01 chiếc - Máy chiếu 01 chiếc - Phông chiếu 01 chiếc 3. Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu: Tính cho 30 học viên/lớp Điều kiện về cơ sở vật chất, nguyên vật liệu Số lượng - Phòng học (có đủ bảng, bàn giáo viên và bàn ghế cho 01 lớp học 30 người) - Hiện trường vườn ươm diệp hạ châu 1000 m2 - Rừng trồng cây diệp hạ châu 2000 – 3000 m2 - Giấy Ao 30 tờ - Giấy A4 01 gram 46
  47. - Bìa màu A4 0,5 gram - Bút dạ 30 cái - Cuốc 30 cái - Dao phát 30 cái - Bình phun thuốc 03 cái - Xô, chậu tưới, bình ozoa 12 cái - Hạt giống, cây giống, túi bầu, phân bón (phân chuồng, phân NPK) và một số loại thuốc phòng, trừ sâu bệnh 4. Điều kiện khác Video, hình ảnh về quy trình nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm Diệp hạ châu. Một số mô hình vườn hộ gia đình trồng diệp hạ châu , mô hình trồng diệp hạ châu của cơ sở trồng và sản xuất cây dược liệu. Bảo hộ lao động cho học viên. Tùy theo từng nội dung của mô đun, khi giảng dạy thực hành có thể sử dụng 02 giáo viên để hỗ trợ trong giảng dạy hoặc mời một chuyên gia, người lao động có kinh nghiệm chuyên môn và thực tiễn về sản xuất diệp hạ châu để kết hợp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy nghề cho người học. V. PHƯƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ 1. Phương pháp đánh giá - Kiểm tra định kỳ: Đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của người học thông qua bài kiểm tra kiến thức bằng hình thức thi trắc nghiệm hoặc vấn đáp với tổng thời gian là 02 giờ; đánh giá kỹ năng thông qua bài tập tổng hợp với thời gian thực hiện là 02 giờ, giáo viên đánh giá thông qua việc quan sát và theo dõi các thao động tác và kết quả hoàn thành công việc thực hành của học viên - Kiểm tra hết mô đun: Kiểm tra bằng bài tập tổng hợp cho từng học viên hoặc nhóm học viên sau khi hoàn thành mô đun với thời gian thực hiện là 06 giờ: + Kiểm tra kiến thức thông qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc vấn đáp do giáo viên chuẩn bị trước. + Đánh giá kỹ năng thông qua quá trình thực hiện một số công việc trực tiếp tại hiện trường hoặc đánh giá kết quả thông qua sản phẩm cuối cùng. 47
  48. 2. Nội dung đánh giá - Kiến thức: + Đặc điểm sinh thái của hai loài diệp hạ châu, các yêu cầu kỹ thuật để xây dựng vườn ươm và nhân giống diệp hạ châu. + Thời vụ trồng, các yêu cầu về chuẩn bị hiện trường, trồng cây, chăm sóc cây sau khi trồng. + Các yêu cầu về việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. - Kỹ năng: + Thực hành nhân giống diệp hạ châu. + Chuẩn bị hiện trường và trồng cây. + Thực hành chăm sóc, thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN 1. Phạm vi áp dụng chương trình - Chương trình mô đun "Trồng Diệp hạ châu" áp dụng cho các khoá đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng, trước hết là các khoá đào tạo nghề phục vụ cho Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. - Chương trình mô đun "Trồng Diệp hạ châu" có thể sử dụng giảng dạy độc lập hoặc cùng với một số mô đun khác cho các khoá tập huấn hoặc dạy nghề dưới 3 tháng. - Chương trình áp dụng cho các vùng sản xuất các sản phẩm dược liệu từ: Xạ đen, Giảo cổ lam, Diệp hạ châu trên phạm vi cả nước. Khi áp dụng cho các vùng, miền cần lưu ý xem xét đến điều kiện ngoại cảnh của từng vùng có phù hợp với đặc điểm sinh thái học của 03 loài cây để đạt được hiệu quả sản xuất kinh doanh cao nhất. - Ngoài đối tượng học chính là người lao động nông thôn, chương trình có thể sử dụng để giảng dạy nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng nghề cho các lao động khác có nhu cầu. - Là mô đun giảng dạy tích hợp giữa lý thuyết và thực hành đòi hỏi tỷ mỉ, cẩn thận, tránh các nguy hiểm và bố trí phòng học phù hợp với phương pháp dạy ( có đủ các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và thực hành). 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo Mô đun này có cả phần lý thuyết và thực hành, nên tiến hành song song vừa học lý thuyết vừa học thực hành để học viên dễ nhớ và tiếp thu bài học tốt. 48
  49. a. Phần lý thuyết - Giáo viên có thể sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy nhưng chú trọng phương pháp giảng dạy tích cực như: phương pháp dạy học có sự tham gia và dạy học cho người lớn tuổi, kết hợp với lớp học hiện trường (FFS) để phát huy tính tích cực, chủ động của học viên. Khi giảng dạy nên chú ý phân tích các yêu cầu về điều kiện ngoại cảnh của cây trồng, lựa chọn thời vụ thích hợp để đảm bảo tính thích nghi của cây trồng. - Ngoài tài liệu, giáo viên nên sử dụng các học cụ trực quan như: Mô hình, bảng biểu, tranh ảnh, băng đĩa về nhân giống, trồng, chăm sóc, thu hoạch và bảo quản sản phẩm Diệp hạ châu để hỗ trợ trong giảng dạy. b. Phần thực hành - Khi giảng dạy cần kết hợp giữa việc giảng dạy, thảo luận ở trên lớp với việc tổ chức khảo sát, tìm hiểu thực tế quá trình sản xuất tại địa phương để đảm bảo tính thiết thực trong dạy nghề cho lao động nông thôn. Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện về hiện trường, vật tư, cây giống để tổ chức thực hành đảm bảo các kỹ năng nghề cần thiết cho người học. - Giáo viên khuyến khích thái độ tự tin và mạnh dạn của học viên trong thực hành và giúp học viên tự kiểm tra, đánh giá kết quả việc thực hiện thông qua các bài tập và sản phẩm kết hợp trong quá trình học tập. - Giáo viên nhận xét kỹ năng thực hành của học viên, nêu ra những trở ngại, sai sót đã hoặc có thể gặp phải trong khi thực hiện công việc và cách khắc phục. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Kiến thức: + Đặc điểm hình thái, sinh thái, giá trị và hiện trạng sản xuất Diệp hạ châu. + Các tiêu chuẩn xây dựng vườn ươm, các phương pháp nhân giống Diệp hạ châu. + Các yêu cầu về làm đất, bón phân, kỹ thuật trồng; Các biện pháp chăm sóc cây trồng, phòng trừ sâu bệnh hại. + Đặc điểm, nguyên tắc và phương pháp thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm. - Kỹ năng: + Xây dựng vườn ươm, nhân giống bằn g phương pháp gieo hạt và giâm hom. + Làm đất, trồng và chăm sóc cây. + Thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm. 49
  50. 4. Tài liệu cần tham khảo 1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2002), Văn bản tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh, tập 2, NXB khoa học và công nghệ, Hà Nội. 2. Công ty giống và phục vụ trồng rừng (1995), Sổ tay kỹ thuật hạt giống và gieo ươm một số loài cây rừng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 3. Đỗ Tất Lợi (1991), Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội. 4.Trường Cao đẳng nghề công nghệ và nông Lâm Đông Bắc (2009), Bài giảng trồng và chăm sóc rừng. 5. Trường Cao đẳng nghề công nghệ và nông Lâm Đông Bắc (2009), Bài giảng tạo cây con từ hạt. 6. Viện dược liệu (2006), Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, Tập 1, NXB Khoa học và Kỹ thuật. 50