Giáo trình Xây dựng và sử dụng đa phương tiện trong dạy học động cơ đốt trong-Ôtô - Nguyễn Cẩm Thanh

doc 6 trang huongle 2790
Bạn đang xem tài liệu "Giáo trình Xây dựng và sử dụng đa phương tiện trong dạy học động cơ đốt trong-Ôtô - Nguyễn Cẩm Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_trinh_xay_dung_va_su_dung_da_phuong_tien_trong_day_hoc.doc

Nội dung text: Giáo trình Xây dựng và sử dụng đa phương tiện trong dạy học động cơ đốt trong-Ôtô - Nguyễn Cẩm Thanh

  1. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - ÔTÔ TẠI KHOA SƯ PHẠM KỸ THUẬT - ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TS. Nguyễn Văn Ánh - ThS. Nguyễn Cẩm Thanh Khoa Sư phạm kỹ thuật - Trường ĐHSP Hà Nội I- MỞ ĐẦU Trong quá trình đổi mới dạy học, cùng với nội dung và phương pháp, phương tiện đã trở thành một trong những yếu tố cơ bản cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo. Đa phương tiện không chỉ là công cụ hỗ trợ trong quá trình dạy học mà tự nó như là một nguồn kiến thức cung cấp cho người học, là tư liệu giúp giáo viên tổ chức cho sinh viên học tập chiếm lĩnh tri thức một cách chủ động, sáng tạo và nó cũng là phương tiện giúp cho việc rèn luyện các kỹ năng cần có khi sử dụng đa phương tiện. Bản chất nội dung kiến thức của bộ môn trừu tượng khó có thể viết, tả bằng lời. Hiện nay nền kinh tế nước ta còn nhiều khó khăn chưa thể trang bị được hết các trang thiết bị, nhà xưởng hiện đại để phục vụ dạy và học. Hơn nữa việc khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, công nghiệp sản xuất động cơ - ôtô cũng đang trên đà phát triển mạnh. Do vậy không phải lúc nào cũng có thể bổ sung được kịp thời các phương tiện, thiết bị hiện đại. Khi đã có hệ thống đa phương tiện thì vấn đề khai thác, sử dụng hệ thống đa phương tiện như thế nào, nhằm nâng cao chất lượng dạy học là vấn đề đang được giảng viên nói chung và giảng viên bộ môn Động cơ đốt trong - Ôtô nói riêng rất quan tâm. Vậy việc xây dựng, sản xuất đa phương tiện và đưa vào sử dụng trong dạy học bộ môn là việc làm rất cần thiết, phần nào khắc phục được những bức xúc trên và bước đầu đáp ứng được những đòi hỏi trong thực tế dạy - học ở bộ môn. II- XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐA PHƯƠNG TIỆN TRONG DẠY HỌC ĐỘNG CƠ ĐỐT TRONG - ÔTÔ 1- Cơ sở lý luận - Theo quan điểm dạy học truyền thống có thể thấy rằng phương tiện dạy học là một trong các yếu tố không thể thiếu và tách rời được của 1
  2. một quá trình sư phạm (nội dung, người dạy và người học, phương pháp, phương tiện). Vậy phương tiện dạy học cần được huy động đến mức tối đa cho dạy và học theo nhiều hình thức tối ưu. Quan điểm dạy học truyền thống cũng ở mức độ nhất định khuyến khích việc sử dụng đa phương tiện nhưng nặng và đơn thuần về mặt minh hoạ, truyền thụ kiến thức và bồi dưỡng kỹ năng "thực hành thuần tuý" cho người học. Quan điểm này cũng chưa phát huy cao độ vai trò chủ thể của người học trong các quá trình sư phạm. - Theo quan điểm khoa học giáo dục hiện đại, phương tiện dạy học không chỉ được sử dụng trong khuôn khổ chật hẹp trước đây với yêu cầu trực quan, minh hoạ bài giảng, thực hành thí nghiệm bình thường mà chúng còn cần phải đáp ứng ở mức độ cao nhất, góp phần phát triển tư duy độc lập sáng tạo của người học. Quan điểm này cũng đòi hỏi phát huy cao độ vai trò chủ thể của người học trong dạy - học, trong sử dụng đa phương tiện. Đây là quan điểm chứa đựng nhiều nội dung và ý nghĩa mới, phù hợp với đòi hỏi của giáo dục trong giai đoạn hiện đại, khi khoa học và công nghệ đang phát triển như vũ bão cùng với một sự bùng nổ thông tin đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu cũng như nền kinh tế - xã hội đang có những chuyển biến rất mạnh mẽ theo hướng hiện đại văn minh. Quan điểm đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu, phát triển. - Quan điểm về tính hiện đại của đa phương tiện. Theo quan điểm này phương tiện dạy học không chỉ có tính hiện đại khi nó là thiết bị quý hiếm, mà còn ở chỗ thiết bị đó cần được nghiên cứu, chế tạo sao cho nó có thể giúp được việc thực hiện hiệu quả cao nội dung và phương pháp trong nhà trường hiện đại - Mọi phương tiện dạy học đều có thể mang tính hiện đại nếu đạt các yêu cầu trên và ngược lại. - Sử dụng là mục tiêu chủ yếu nhất và là mục tiêu cuối cùng của toàn bộ công tác đa phương tiện. Vì rằng, "Đa phương tiện nghiên cứu chế tạo tốt bao nhiêu nữa cũng không thể phát huy một tí hiệu quả nào nếu không qua các quá trình sư phạm" [2]. Tuy đa phương tiện có vị trí và tác dụng hết sức quan trọng nhưng người dạy vẫn mãi mãi là người làm chủ thiết bị, người tổ chức lớp học và sử dụng chúng. Cùng với người dạy, người học cũng phải là người làm chủ đa phương tiện. 2- Thực trạng cơ sở vật chất của bộ môn 2
  3. Cơ sở vật chất ở bộ môn hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của chương trình và nội dung đào tạo: - Phòng học phục vụ thực hành chật hẹp. - Các trang thiết bị hiện có hầu hết là cũ kỹ và lạc hậu. - Chưa có được bộ tranh hoàn chỉnh phục vụ học thực hành. - Chưa có phần mềm nào giúp cho việc giảng dạy nguyên lý hoạt động của các cơ cấu hệ thống. - Mô hình dạy học còn quá ít. - Thiết bị kỹ thuật (máy vi tính, máy chiếu đa phương tiện) ở phòng thực hành chưa có 3- Nguyên tắc thiết kế, xây dựng đa phương tiện Để thiết kế và xây dựng đa phương tiện cần tuân thủ theo các nguyên tắc sau: - Nguyên tắc khoa học. - Thể hiện chính xác về chuyên môn kỹ thuật. - Mang tính sư phạm cao. - Đảm bảo về khả năng tài chính. - Sử dụng, khai thác đơn giản. 4- Quy trình xây dựng đa phương tiện Để xây dựng đa phương tiện cần thực hiện theo các bước sau: a) Nghiên cứu chương trình, nội dung dạy học của bộ môn Qua phân tích chương trình cho thấy, nội dung bộ môn Động cơ đốt trong - Ôtô đề cập đến những kiến thức cơ bản, chủ yếu sau: - Các khái niệm kỹ thuật - Kiến thức về cấu tạo, nguyên lý hoạt động - Kiến thức về tính toán kết cấu, động lực học - Kiến thức về thực hành tháo lắp, xác định hỏng hóc chính và sửa chữa - Kiến thức về vận hành, an toàn lao động b) Lập danh mục đa phương tiện - Một số mô hình của hệ thống, thiết bị hoàn chỉnh. - Các phần mềm mô phỏng cấu tạo, nguyên lý hoạt động của các cơ cấu và hệ thống của động cơ - ôtô - xe máy. 3
  4. - Bộ tranh giáo khoa thể hiện nguyên lý của một số cơ cấu, hệ thống. c) Xây dựng đa phương tiện Xây dựng sản xuất đa phương tiện phục vụ dạy học bộ môn chúng tôi đã và đang tiến hành: - Sản xuất các mô hình vừa và nhỏ như: Sản xuất mô hình bộ ly hợp (loại ma sát khô, thường đóng, một đĩa), Sản xuất mô hình hệ trục và chân vịt tầu thuỷ; khớp nối mềm; truyền lực các đăng - Sưu tầm và chỉnh sửa, gia công sư phạm cho phù hợp các phần mềm về nguyên lý hoạt động của các cơ cấu, hệ thống trong động cơ, ôtô như: Nguyên lý hoạt động của động cơ xăng 4 kỳ 4 xilanh thẳng hàng, dùng cam kép; Nguyên lý hoạt động của động cơ pitton quay - Nhờ vào các phần mềm rất mạnh để thiết kế ảnh động như Macromedia Flash MX, SolidWorks 2004 để tạo ra các phần mềm về mô phỏng các cơ cấu vầ hệ thống khi hoạt động. - Nhờ các phần mềm vẽ (AutoCAD, Adobe Photoshop 7.0 ) để xây dựng bộ tranh mầu về cấu tạo, sơ đồ nguyên lý của các cơ cấu, hệ thống thật rõ ràng, dễ hiểu. d) Thử nghiệm, điều chỉnh và hoàn thiện - Cho vận hành thử hoạt động các mô hình. - Chạy thử (biểu diễn) các chương trình phần mềm. - Chiếu toàn bộ bộ tranh để quan sát. - Nhờ các chuyên gia giầu kinh nghiệm về chuyên môn xem và đánh giá, góp ý. - Tổng hợp ý kiến đóng góp. - Chỉnh sửa cho phù hợp. - Chạy thử lần cuối. - Hoàn thiện, đóng gói. 5- Sử dụng, khai thác đa phương tiện trong dạy học Để sử dụng và khai thác có hiệu quả đa phương tiện cần phải tuân thủ các yêu cầu sau: - Đối với việc sử dụng mô hình, vật thật, tranh (bản vẽ). + Đưa ra đúng lúc đúng chỗ. + Nên kết hợp mô hình, vật thật với tranh vẽ. 4
  5. - Đối với việc sử dụng phần mềm dạy học + Người dạy cần phải biết thao tác ghép nối máy tính, với đầu chiếu đa phương tiện, điều chỉnh màn ảnh chiếu, trình chiếu với Powerpoint, điều khiển các phần mềm xem phim ảnh động. + Nếu bài giảng được soạn theo kiểu giáo án điện tử có chèn ảnh (insert), liên kết phim hay ảnh động (hyperlink file) thì phải xác định việc trình chiếu chỉ là các tiêu đề chính của bài và các sơ đồ hình vẽ, phim minh họa. Do vậy việc giải thích, gợi mở, dẫn dắt các hoạt động cho học sinh thì người giáo viên vẫn phải dùng phấn, bảng đen. Việc biểu diễn, trình chiếu phải tiến hành nhịp nhàng vừa phải, theo trình tự nhất định, vừa biểu diễn, trình chiếu vừa hướng dẫn cho sinh viên quan sát, nhấn mạnh tâm điểm của vấn đề. Luôn đặt ra được các câu hỏi cho người học suy nghĩ, thảo luận và tự nhận xét. III- KẾT LUẬN Hệ thống hóa cơ sở lý luận làm cơ sở cho việc thiết kế - xây dựng và khả năng ứng dụng đa phương tiện vào dạy học bộ môn là việc làm tiên quyết. Góp phần làm phong phú cơ sở lý luận dạy học của bộ môn. Thực trạng trang thiết bị dạy học hiện nay của bộ môn còn rất thiếu, những thiết bị hiện có đã cũ không đáp ứng được yêu cầu. Việc xây dựng hệ thống đa phương tiện là cần thiết nhưng phải tuân thủ các nguyên tắc của nó, trên cơ sở đó lập qui trình thiết kế và bắt tay vào xây dựng cụ thể. Để khai thác, sử dụng tối đa hệ thống đa phương tiện thì cũng thực hiện theo các yêu cầu khi sử dụng. Xây dựng và ứng dụng đa phương tiện trong dạy học bộ môn cho kết quả bước đầu là chất lượng dạy học được nâng cao hơn, khả năng truyền tải lượng thông tin tới người học nhiều hơn. Đặc biệt với việc ứng dụng vào giảng dạy thực hành đã cho một kết quả rất khả quan, sinh viên mắm rất vững kiến thức, bắt tay vào thực hành rất tự tin và việc hình thành kỹ năng nhanh hơn. Sản phẩm đa phương tiện xây dựng được sẽ là cơ sở cho việc xây dựng phòng dạy học bộ môn theo hướng hiện đại. Đặc biệt các sản phẩm về phần mềm, bộ tranh sẽ là nguồn tài nguyên phong phú để xây dựng sách điện tử, giáo án điện tử. 5
  6. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1- Nguyễn Văn Bính (chủ biên) - Phương pháp dạy học KTCN - tập 1- Nxb Giáo dục - 2001. 2- Trần Doãn Qưới - Bài giảng chuyên đề Thiết bị giáo dục-Trung tâm nghiên cứu TBGD-2002. 3- Phương tiện dạy học - Tô Xuân Giáp - Nxb Giáo dục - Hà Nội 2001. 4- Kỷ yếu hội thảo khoa học - Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học của các trường Đại học Sư phạm trên toàn quốc - tháng 04 năm 2005. 5- Peter Noton - Cẩm nang lập trình - Nhà xuất bản Giáo dục -1996. 6- Roger S.Pressman - Kỹ nghệ phần mềm - Nhà xuất bản Giáo dục - 1997. TÓM TẮT Xây dựng hệ thống đa phương tiện sử dụng trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Động cơ - Ôtô. Để thực hiện được điều đó việc thực hiện phải có cơ sở lý luận, tuân thủ các nguyên tắc thiết kế xây dựng, cần lập qui trình thiết kế rồi mới bắt tay vào xây dựng cụ thể. Việc khai thác, sử dụng tối đa hệ thống đa phương tiện thì cũng thực hiện theo các yêu cầu khi sử dụng. SUMMARY Dự án "Xây dựng và sử dụng đa phương tiện trong dạy học Động cơ đốt trong - Ôtô tại Khoa sư phạm kỹ thuật - Đại học Sư phạm Hà Nội". Xây dựng hệ thống đa phương tiện sử dụng trong dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Động cơ - Ôtô. Để thực hiện được điều đó việc thực hiện phải có cơ sở lý luận, tuân thủ các nguyên tắc thiết kế xây dựng, cần lập qui trình thiết kế rồi mới bắt tay vào xây dựng cụ thể. Việc khai thác, sử dụng tối đa hệ thống đa phương tiện thì cũng thực hiện theo các yêu cầu khi sử dụng. 6