Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 1: Nghề cá và ngư trường

ppt 17 trang huongle 4910
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 1: Nghề cá và ngư trường", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pptkhai_thac_1_nghe_ca_va_ngu_truong_4551_362031.ppt

Nội dung text: Bài giảng Khai thác thủy sản đại cương - Phần 1: Nghề cá và ngư trường

  1. KHAI THÁC THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG Phần 1. Nghề cá và ngư trường
  2. KHAI THÁC THƯƠNG MẠI VÀ ĐÁNH CÁ GIẢI TRÍ ◼ Khai thác thủy sản là một trong những hoạt động cổ xưa nhất của loài người ◼ Khai thác thương mại muốn đạt được lợi nhuận tối ưu (doanh thu và chi phí hoạt động của tổng cường lực đánh bắt là hợp lý nhất) đòi hỏi phải có sự kết hợp liên ngành từ các dịch vụ hậu cần nghề cá đến cơ cấu nghề phát triển hợp lý, đồng thời phải duy trì và bảo vệ tốt nguồn lợi thủy sản.
  3. ĐÁNH CÁ GIẢI TRÍ ◼ Trên thế giới đã xuất hiện hình thức này từ rất lâu. ◼ Ở Việt Nam, loại hình giải trí này chưa được đầu tư một cách thích đáng. ◼ Hiện nay, chỉ có ở Mỹ mới có phân ra nghề cá thương mại và nghề cá giải trí. Hầu hết các nước khác chỉ gọi là công nghiệp cá, công nghiệp khai thác thủy sản, nghề đánh cá biển, công nghiệp khai thác hải sản
  4. Ngư trường ◼ Ngư trường khai thác là nơi có các quần thể cá (hay hải sản khác) tập trung tương đối ổn định, việc tiến hành khai thác tại đây luôn đạt sản lượng cao. ◼ Sự xuất hiện các quần thể cá tại ngư trường thường mang tính mùa vụ, với chu kỳ dài ngắn khác nhau tùy thuộc các yếu tố sinh thái tự nhiên. ◼ Các ngư trường thường đựơc gọi tên theo địa danh gần chúng nhất, thường là tên các đảo hoặc cửa sông.
  5. Bãi cá khai thác ◼ Bãi cá khai thác là vùng nước có những điều kiện sinh thái thích hợp, là nơi hội tụ đàn cá để sinh đẻ hay để kiếm mồi. ◼ Tùy theo quần thể cá, các bãi cá được chia thành bãi cá đáy hoặc bãi cá nổi. ◼ Mỗi ngư trường thường gồm nhiều bãi cá. ◼ Trong thực tế đôi khi khái niệm bãi cá được dùng chỉ ngư trường
  6. Ngư trường vùng biển VN ◼ Dựa vào đặc điểm về vị trí địa lý và địa hình, vùng biển Việt Nam được chia làm 4 ngư trường khai thác chính: ◼ ngư trường vịnh Bắc bộ, ◼ ngư trường miền Trung, ◼ ngư trường Đông Nam bộ ◼ ngư trường Tây Nam bộ. ◼ Chế độ gió mùa đã tạo nên sự thay đổi cơ bản điều kiện hải dương sinh học, làm cho sự phân bố cá mang tính chất mùa vụ rõ ràng.
  7. Ngư trường vùng biển VN ◼ Dựa vào mối tương quan giữa cá và nguồn thức ăn (sinh khối động vật phù du và động vật đáy), vùng biển Việt Nam được chia ra thành các ngư trường: ◼ ngư trường gần bờ, ◼ ngư trường thềm lục địa ◼ ngư trường ngoài thềm lục địa ◼ Theo sự phân chia này, tổng diện tích của: ◼ vùng biển gần bờ của Việt Nam là 98.100km2; ◼ thềm lục địa Việt Nam khoảng 326.200km2 ◼ vùng biển ngoài thềm lục địa Việt Nam là 377.000km2.
  8. Vùng biển vịnh Bắc bộ ◼ Thời kỳ gió mùa đông bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, cá tập trung ở vùng nước sâu giữa vịnh. ◼ Thời kỳ gió mùa tây nam từ tháng 4 đến tháng 7, cá di cư vào vùng nước nông ven bờ để đẻ trứng. Thời kỳ này các loài cá nổi tập trung nhiều nhất ở vùng gần bờ, sau đó giảm đi. ◼ Sản lượng cá đáy ở vùng gần bờ cao nhất từ tháng 9 đến tháng 11.
  9. Vùng biển miền Trung ◼ Từ Đà Nẵng đến Mũi Dinh: ◼ địa hình đáy dốc. ◼ khu vực nước nông dưới 50m rất hẹp, ◼ lưu lượng nước sông ít nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của nước ngoài khơi. ◼ vùng gần bờ, cá thường tập trung từ tháng 3 đến tháng 9, chủ yếu là các loài cá nổi di cư vào bờ đẻ trứng. ◼ sự phân bố của cá đáy không thay đổi nhiều theo mùa. ◼ Vùng nước nông ven bờ từ Quy Nhơn đến Nha Trang có mật độ cá đáy tập trung tương đối cao
  10. Vùng biển Đông Nam bộ và Tây Nam bộ ◼ Thời kỳ gió mùa đông bắc, cá nổi tập trung ở vùng gần bờ nhiều hơn thời kỳ gió mùa tây nam. Các khu vực tập trung chính ở Vũng Tàu - Phan Thiết, quần đảo Côn Sơn. ◼ Thời kỳ gió mùa tây nam, cá phân tán, mật độ cá trong toàn vùng giảm, không có những khu vực tập trung lớn và có xu hướng ra xa bờ. ◼ Các khu vực đẻ trứng gần bờ, số lượng đàn cá tăng lên, có nhiều đàn lớn, có lúc di chuyển nổi lên tầng mặt. ◼ Sản lượng cá đáy vùng gần bờ phía Tây Nam bộ nhìn chung cao hơn vùng biển phía Đông Nam bộ. ◼ Bờ phía đông, sản lượng khai thác vào thời kỳ gió mùa đông bắc cao hơn thời kỳ gió mùa tây nam, còn ở bờ phía tây thì ngược lại
  11. Ngư trường trọng điểm của nghề khai thác xa bờ VN ◼ Ngư trường nghề lưới kéo đơn ◼ Ngư trường nghề lưới kéo đôi ◼ Ngư trường lưới vây ◼ Ngư trường khai thác lưới rê
  12. Ngư trường nghề lưới kéo đơn ◼ Vùng giữa vịnh Bắc bộ (từ Nam Định đến Nghệ An), chủ yếu ở độ sâu 30-50m. ◼ Ngư trường Hòn Mê - Mát đến Cồn Cỏ: chủ yếu ở độ sâu 30- 50m và cả dải độ sâu dưới 30m. ◼ Ngư trường Bạch Long Vĩ và nam Bạch Long Vĩ nằm trong dải độ sâu 30-50m. ◼ Ngư trường ven theo dải độ sâu 30-50m, chạy từ Thái Bình đến Nghệ An và lấn sâu cả vào đường đẳng sâu dưới 30m. ◼ Ngư trường đông bắc đảo Phú Quý có phạm vi hẹp, nằm trong dải độ sâu 50-100m. ◼ 2 ngư trường nhỏ phía đông nam đảo Côn Đảo: một ở dải độ sâu 30-50m và một ở dải độ sâu 100-200m. ◼ Ngư trường khơi nam - đông nam Côn Sơn ở dải độ sâu 70- 200m, là ngư trường cá bò của nghề lưới kéo đơn. ◼ Ngư trường tây - tây nam đảo Hòn Khoai trong dải độ sâu 30- 50m và kéo vào tận độ sâu 20m nước
  13. Ngư trường nghề lưới kéo đôi ◼ Vào vụ Nam các tàu lưới kéo đôi có công suất 300-600CV hoạt động ở ngư trường nam Nghệ An đến bắc Quảng Bình, nằm trong dải độ sâu 30-50m. ◼ Vùng đông nam Côn Sơn là ngư trường hoạt động của tàu trên 600CV. Vùng biển Đông Nam bộ là ngư trường rộng lớn, nhưng các tàu hoạt động chủ yếu ở vùng biển Phan Thiết - Vũng Tàu và tại các vùng đông bắc, tây - tây nam, nam và đông nam Côn Sơn. ◼ Ngư trường đông bắc đảo Phú Quý: là ngư trường nhỏ ở dải độ sâu 30 -50m nước. ◼ Ngư trường Côn Sơn có độ sâu >30m. ◼ Ngư trường khơi phía nam đảo Côn Sơn: ở dải độ sâu 30-50m, là ngư trường quan trọng của nghề cá xa bờ vùng biển Đông Nam bộ.
  14. Ngư trường lưới vây ◼ Ngư trường của vịnh Bắc bộ: từ dải độ sâu 30m trở ra độ sâu 30-100m, nhưng chủ yếu ở mức 50-100m nước. ◼ Vùng khơi biển Nghệ An: có độ sâu từ 30m đến lớn hơn 50m. ◼ Ngư trường Quảng Bình - Quảng Trị: ở dải độ sâu trên dưới 30m nước. ◼ Ngư trường Quảng Ngãi ◼ Ngư trường Phan Thiết - Vũng Tàu, nằm theo dải độ sâu 30- 100m, chủ yếu tập trung ở vùng nước trên dưới 50m nước. ◼ Vùng biển Nam Trung bộ, chủ yếu tập trung ở dải độ sâu 200m trở vào tới phía bắc đảo Phú Quý. ◼ Ngư trường nam Côn Sơn, ở độ sâu 30-50m nước. ◼ Ngư trường Hòn Khoai, dưới 30m nước. ◼ Ngư trường giữa vịnh Thái Lan, là ngư trường rộng lớn, nằm ở dải độ sâu 30-100m nước, tập trung nới có độ sâu lớn hơn 50m nước.
  15. Ngư trường khai thác lưới rê ◼ Khu vực giữa vịnh Bắc bộ: nằm dọc theo đường đẳng sâu 50m nước. ◼ Ngư trường ngoài khơi biển miền Trung: nằm rải rác trong vùng, chủ yếu là khu vực nam Hoàng Sa. ◼ Ngư trường nhỏ ngoài khơi Phú Yên, Khánh Hòa - Bình Thuận đến độ sâu dưới 30m nước. ◼ Ngư trường từ Vũng Tàu đến Côn Sơn, trong dải độ sâu 30- 50m nước. ◼ Ngư trường Đông Nam bộ, nằm rải rác khắp vùng biển từ nam Bình Thuận, tập trung nhiều ở dải độ sâu 30-50m nước. ◼ Ngư trường phía nam Hòn Khoai. ◼ Ngư trường biển Tây Nam bộ từ giữa vịnh Thái Lan đến phía nam Phú Quốc và từ ven bờ ra đến hết độ sâu 50m nước.
  16. Ngư trường nội địa ◼ Hệ thống sông, suối ◼ Hồ tự nhiên ◼ Hồ chứa ◼ Các thủy vực và hồ nông cạn ◼ Vùng đồng bằng ngập nước ◼ Cửa sông ◼ Rừng ngập mặn ◼ Vùng duyên hải ◼ Đầm lầy (marsh) ◼ Đầm than bùn (bog) ◼ Rừng đầm lầy (swamp
  17. Tài liệu tham khảo ◼ Chính phủ, 2010. Nghị định số 33/2010/NĐ-CP Về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. HN, 31/3/2010. ◼ Ngô Đình Chùy, 1881. Giáo Trình Nguyên Lý Tính Toán Ngư Cụ. Đại Học Thủy Sản Nha Trang. ◼ F.A.O, 1985. Fishing Method of The World. 1245 pp ◼ Friman, A. L., 1992. Calculations for fishing gear designs. Fishing News Books, University Press, Cambridge. 241pp. ◼ Nguyễn Nguyễn Du, Claire Smallwood, Nguyễn Văn Hảo, Nguyễn Xuân Trinh, Nguyễn Trọng Tín. Bộ sưu tập ngư cụ nội địa vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Viện NCNT TS II & MRC. ◼ Nguyễn Thiết Hùng, 1982. Giáo Trình Thiết kế lưới Kéo. Đại Học Thủy Sản Nha Trang. ◼ Nguyễn Văn Kháng, Lê Văn Bôn, Bùi Văn Tùng - Bách khoa thủy sản - Hội Nghề cá Việt Nam ◼ Hà Phước Hùng – Giáo trình kỹ thuật khai thác thủy sản, ĐH Cần Thơ.