Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An-Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý - Trần Hữu Long

pdf 65 trang huongle 1170
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An-Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý - Trần Hữu Long", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_quan_ly_chat_thai_ran_sinh_hoa.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An-Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý - Trần Hữu Long

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Trần Hữu Long Sinh viên : Đặng Thái Học HẢI PHÒNG - 2012 1
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN HẢI AN – HẢI PHÕNG VÀ ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn: Th.S Trần Hữu Long Sinh viên : Đặng Thái Học HẢI PHÒNG - 2012 2
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Đặng Thái Học Mã số:121537 Lớp: MT1201 Ngành: Kỹ Thuật Môi Trường Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An – Hải Phòng và đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. 3
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. 4
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Trần Hữu Long Học hàm, học vị: Thạc Sỹ Cơ quan công tác: Trường Đại học Hàng Hải Nội dung hướng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: 5
  6. Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị 6
  7. PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hướng dẫn (họ tên và chữ ký) 7
  8. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho em được gửi cảm ơn sâu sắc đến thầy giáo Thạc sỹ Trần Hữu Long. Thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, hướng dẫn em hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo ngành kỹ thuật môi trường và toàn thể các thầy cô của trường Đại học Dân Lập Hải Phòng đã dìu dắt, dạy dỗ em suốt những năm học ở trường. Em xin trân trọng cảm ơn Công ty Môi trường đô thị Hải Phòng, Xí nghiệp môi trường quận Hải An đã tạo giúp em rất nhiều trong việc thu thập thông tin, số liệu để em hoàn thành bài luận văn. Hải Phòng ngày tháng năm 2012 Sinh viên Đặng Thái Học 8
  9. DANH MỤC BẢNG STT Tên Bảng Trang 1 Bảng 1.1. Thành phần chất thải rắn 5 Bảng 1.2. Số liệu tiêu biểu về thành phẩm tính chất nước rác 2 6 của bãi chôn lấp mới và lâu năm Bảng 1.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt của thành phố Hải 3 20 Phòng năm 2010 theo các đợt quan trăc Bảng1.4. Khối lượng chất thải công nghiệp ước tính tại Hải 4 21 Phòng 5 Bảng 1.5. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại 21 6 Bảng 2.1. Thành phần và khối lượng CTRSH quận Hải An 31 7 Bảng 2.2. Địa điểm tập kết tại quận Hải An 33 9
  10. DANH MỤC HÌNH STT Tên Hình Trang 1 Hình 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn 3 2 Hình 1.2. Sơ đồ về tác hại của chất thải rắn đối với con người 8 Hình 1.3. Sơ đồ biểu thị quy trình quản lý chất thải rắn ở Nhật 3 11 Bản Hình 1.4. Công nghệ xử lý chất thải rắn ở một số nước trên 4 12 thế giới Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn trung 5 14 ương Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị 6 15 lớn tại Việt Nam 7 Hình 1.7. Mô hình quản lý tổng hợ chất thải 16 8 Hình 1.8. Hệ thống thu gom CTRSH 22 9 Hình 2.1 Quy trình thu gom tại quận Hải An 34 10 Hình 2.2. Quy trình vận hành Bãi chôn lấp 36 11 Hình 2.3. Quy trình xử lý nước thải tại ô rác số 37 12 HÌnh 2.4. Quy trình sản xuất phân Compost 38 Hình 2.5. Quy trình xử lý nước thải tại nhà máy chế biến phân 13 39 Compost 10
  11. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CT Chất Thải CTR Chất thải rắn CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt UBND Ủy ban nhân dân MTĐT Môi trường đô thị KCN Khu công nghiệp GTVT Giao thông vận tải 11
  12. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 2 1.1. Khái quát về chất thải rắn 2 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn 2 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn 2 1.1.3. Phân loại chất thải rắn 3 1.1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn 5 1.2. Ảnh hƣởng của chất thải rắn đến môi trƣờng 6 1.2.1. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc 6 1.2.2. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí 7 1.2.3. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất 7 1.2.4. Ảnh huởng tới cảnh quan và sức khỏe con ngƣời 7 1.2.5. Ảnh hƣởng đến cảnh quan 8 1.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nƣớc trên thê giới và ở Việt Nam 9 1.3.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nƣớc trên thế giới 9 1.3.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại Hải Phòng 16 1.4. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới và ở Việt Nam 36 1.4.1. Tổng quan về các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới 36 1.4.2. Một số công nghệ xử lý rác hiện có ở Việt Nam 25 CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN HẢI AN HẢI PHÒNG 27 2.1. Điều kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội quận Hải An 27 2.1.1. Điều kiện tự nhiên 27 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế 27 2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An 30 12
  13. 2.2.1. Đặc điểm chất thải rắn 43 2.2.2. Hiện trạng quản lý CTR tại quận Hải An 45 2.2.3. Hiện trạng xử lý chất thải 48 2.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tịa quận Hải An 40 2.3.1. Những việc đã làm đƣợc 40 2.3.2. Những điều còn tồn tại 54 2.3.3. Nguyên nhân của các mặt hạn chế 41 CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƢƠNG ÁN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ 56 3.1. Các công cụ hỗ trợ 56 3.1.1. Công cụ pháp lý 56 3.1.2. Công cụ kinh tế 57 3.2. Sự hỗ trợ của cộng đồng 45 3.2.2. Nâng cao nhận thức của cộng đồng 45 3.3. Giải pháp chính 46 3.3.1. Phân loại rác tại nguồn 46 3.3.2. Giải pháp trong khâu thu gom, vân chuyển 47 3.3.3. Giải pháp cho bãi rác Đình Vũ và Tràng Cát 47 3.3.4. Các giải pháp cụ thể 48 KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ 50 KẾT LUẬN 50 KIẾN NGHỊ 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52 13
  14. MỞ ĐẦU Việt nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước, xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người, song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao. Lượng rác thải thải ra từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều,và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau. Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của nước ta, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Đông, Hải Phòng với số dân khoảng 2 triệu người. Là một trong những trung tâm công nghiệp chính của Việt Nam và là một cực của tam giác phát triển kinh tế ở phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Để xứng tầm với đô thi loại I cấp quốc gia, Hải Phòng đang nỗ lực tăng trưởng phát triển kinh tế, xây dựng mở rộng thành phố, tăng cường quan hệ đầu tư hợp tác với các liên doanh trong nước và ngoài nước. Bên cạnh sự phát triển đi lên về mọi mặt Hải Phòng cùng phải đối mặt với các vấn đề mà thành phố trong nước cũng như ngoài nước đang vấp phải như vấn đề bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, môi trường thành phố được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn vì vậy đòi hỏi phải có sự quản lý cấp thiết về vấn đề này. Để có thể nghiên cứ sâu và đưa ra các biện pháp quản lý chất thải rắn hiệu quả cao cần chon những địa bạn không quá rộng lớn và mang tính đại diện. Vì vậy em chọn quận Hải An làm địa điểm nghiên cứu cho đề tài. Việc nghiên cứu đề tài “ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN HẢI AN - HẢI PHÒNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ” Với mục đích đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn của quận Hải An. Đồng thời đề xuất ra 1 số giải pháp nhằm quản lý tốt hơn góp phần xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp. 14
  15. CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN 1.1. Khái quái về chất thải rắn 1.1.1. Khái niệm chất thải rắn Theo quan niệm chung: Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất ở thể rắn bị con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế - xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt động sống và duy trì sự tồn tại của cộng đồng, ). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải rắn sinh ra từ hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Các chất thải rắn có thể ở dạng rắn hoặc dạng bùn được thải ra trong quá trình sinh hoạt, trong các hoạt động sản xuất, dịch vụ và các hoạt động phát triển của động, thực vật 1.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải rắn Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn bao gồm: - Rác sinh hoạt từ khu dân cư đô thị và nông thôn; - Rác sinh hoạt từ các trung tâm thương mại; - Rác từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng; - Rác từ các các dịch vụ đô thị; - Rác từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố; - Rác từ các KCN, nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp ngoài KCN, các làng nghề; - Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại chủ yếu từ các hoạt động y tế, công nghiệp và nông nghiệp; 15
  16. CT Công Nghiệp CT Sinh hoạt CT Dịch vụ CT nông nghiệp Khoáng sản Đất đá Làm giàu Quặng đuôi Sản xuất Tái chế, tái sử dụng Sản xuất phụ Tiêu thụ Thải Môi trường Hình 1.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn 1.1.3. Phân loại chất thải rắn Mỗi nguồn thải khác nhau có các loại chất thải đặc trưng khác nhau cho từng nguồn thải, nên việc phân loại chất thải rắn cũng được tiến hành theo nhiều cách. 1.1.3.1. Phân loại theo vị trí hiện hành Gồm các loại chất thải rắn trong nhà, ngoài nhà, trên đường phố, chợ 16
  17. 1.1.3.2. Phân loại theo thành phần hóa học và vật lý Gồm có các loại: chất hữu cơ, chất vô cơ, cháy được, không cháy được, kim loại, phi kim, cao su 1.1.3.3. Phân loại theo bản chất nguồn tạo thành - Chất thải rắn sinh hoạt: Là các loại chất thải rắn sinh ra từ các hoạt động của con người, được tạo ra trong quá trình sinh hoạt, nguồn gốc chủ yếu từ các khu dân cư, khu đô thị, các cơ quan, trường học, các trung tâm dịch vụ, thương mại - Chất thải rắn công nghiệp: Là chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp - Chất thải rắn xây dựng: Là các chất thải trong quá trình xây dựng các công trình (đất, đá, gạch, ngói, bê tông vỡ, ) - Chất thải rắn nông nghiệp: Là các chất thải rắn sinh ra trong quá trình sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, thu hoạch cây trồng, các sản phẩm thải ra từ các lò giết mổ gia súc, gia cầm 1.1.3.4. Phân loại theo mức độ nguy hại - Chất thải rắn nguy hại: Là các chất có chứa các chất hoặc hợp chất mang một trong các đặc tính nguy hại ( dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, dễ ăn mòn, dễ lây nhiễm và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe con người - Chất thải rắn không nguy hại: Là các chất thải rắn không chứa các chất và hợp chất có một trong các đặc tính nguy hại hoặc các tương tác gây nguy hại 1.1.3.5. Phân loại theo khu vực phát sinh - Chất thải rắn đô thị: Là vật chất mà con người tạo ra ban đầu vứt bỏ trong khu vực đô thị không đòi hỏi sự bồi thường cho sự bỏ đi đó. Thêm vào đó chất thải được coi là chất thải rắn đô thị nếu chúng được xã hội nhìn nhận như một thứ mà thành phố phải có trách nhiệm thu gom và tiêu hủy - Chất thải rắn nông thôn: Là chất thải rắn được sinh ra trong quá trình sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, làng nghề, các phụ phẩm nông nghiệp (rơm, rạ, trấu ) ở khu vực nông thôn 17
  18. 1.1.4. Thành phần và tính chất của chất thải rắn Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thông thường được tính bằng phần trăm (%) khối lượng của các phần riêng biệt tạo nên dòng thải Bảng 1.1 Thành phần chất thải rắn Trọng lượng riêng % Trọng lượng Độ ẩm (%) (kg/m3) Hợp phần Khoảng giá Trung KGT TB KGT TB trị bình Chất thải thực phẩm 6 - 25 15 50 - 80 70 12 - 80 28 Giấy 24 - 45 40 4 - 10 6 32 - 128 81,6 Catton 3 - 15 4 4 - 8 5 38 - 80 49,6 Chất dẻo 2 - 8 3 1 - 4 2 32 - 128 64 Vải vụn 0 - 4 2 6 - 15 10 32 - 96 64 Cao su 0 - 2 0,5 1 - 4 2 96 - 192 128 Da vụn 0 - 2 0,5 8 - 12 10 96 - 256 160 Sản phẩm vườn 0 - 20 12 30 - 80 60 84 - 224 104 Gỗ 1 - 4 2 15 - 40 20 128- 1120 240 Thủy tinh 4 - 16 8 1- 4 2 160 - 480 193,6 Can hộp 2 - 8 6 2 - 4 3 48 - 160 88 Kim loại không thép 0 - 1 1 2 - 4 2 64 - 240 160 Kim loại thép 1 - 4 2 2 - 6 3 128- 1120 320 Bụi, tro, gạch 0 – 10 4 6 - 12 8 320 - 960 480 Tổng hợp 100 15 - 40 20 180 - 420 300 18
  19. 1.2. ẢNH HƢỞNG CHẤT THẢI RẮN ĐẾN MÔI TRƢỜNG 1.2.1. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng nƣớc Nước rác rò rỉ từ trạm trung chuyển và bãi rác có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao, gấp nhiều lần nước thải sinh hoạt thông thường. Nếu không được quản lý chăt chẽ sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Ngoài ra, rác thải còn xâm nhập vào các hệ thống cống dẫn nước, sông ngòi gây cản trở cho sự lưu thông nước. Bảng 1.2 Số liệu tiêu biểu về thành phẩm tính chất nước rác của bãi chôn lấp mới và lâu năm Bãi mới( dưới 2 năm) Bãi lâu năm Thành phần Đơn vị Khoảng Trung bình ( trên 10 năm) BOD5 Mg/l 2000-20000 10000 100-200 TOC Mg/l 1500-20000 6000 80-160 COD Mg/l 3000-60000 18000 100-500 TSS Mg/l 200-2000 500 100-400 Nito hữu cơ Mg/l 10-800 200 80-120 NH3 Mg/l 10-800 200 20-40 Nitrat Mg/l 5-40 25 5-10 Tổng Photpho Mg/l 5-100 30 5-10 Othophotpho Mg/l 4-80 20 4-8 pH 4,5-7,5 6,0 6,6-7,5 Canxi Mg/l 50-1500 250 50-200 Clorua Mg/l 200-300 500 100-400 Tổng lượng sắt Mg/l 50-1200 60 20-200 Sunphat Mg/l 50-1000 300 20-50 (Nguồn: giáo trình quản lý chất thải rắn) Ô nhiễm chất thải rắn còn làm tăng độ đục làm giảm độ thấu quang trong nước, ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh, tạo mùi khó chịu, tăng BOD, COD, 19
  20. TDS, TSS, tăng coliform, giảm DO ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm vực lân cận. 1.2.2. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng không khí Các chất thải rắn hường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trong không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có những loại rác thải dễ phân hủy (thực phẩm, trái cây bị hôi thối ), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường như khí SO2, CO, CO2, H2S, CH4 có tác động xấu đến môi trường, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. 1.2.3. Ảnh hƣởng đến môi trƣờng đất Chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học hay khu thương mại khi đổ vào môi trường đã làm thay đổi thành phần cấu trúc và tính chất của đất. Các chất độc hại tích lũy trong đất làm thay đổi thành phần của đất như pH, hàm lượng kim loại nặng, độ tơi xốp, quá trình nitrat hóa ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất. Đối với rác không phân hủy( nhựa, cao su ) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và làm giảm độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật và các động vật sống trong đất. 1.2.4. Ảnh huởng tới cảnh quan và sức khỏe con ngƣời Ô nhiễm chất thải rắn là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý, hóa học, sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn, lỏng, khí mà chủ yếu là các chất độc hại gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người. Yếu tố liên quan đến sức khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng sâu hại mang mầm bệnh tại khu vực chứa chất thải. Đặc biệt, các chất hữu cơ, các kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn, thức uống, có thể gây các bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, sự rò rỉ nước rác vào nước ngầm, nước mặt gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe người dân. 20
  21. Một số vi khuẩn, siêu vi trùng, ký sinh trùng tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như sốt rét, bệnh ngoài da, dịch hạch, thương hàn, tiêu chảy, giun sán Môi trường không khí Bụi CH4, NH3, H2S, VOCS Rác thải - Sinh hoạt - Sản xuất ( Công nghiệp, nông nghiệp ) - Thương mại - Tái chế Rác+ Nước rác Rác+ nước rác nước rác Nước mặt Nước mặt Nước mặt Qua chuỗi Kim loại nặng thực phẩm Người, động vật, thực vật Hình 1.2. Sơ đồ về tác hại của chất thải rắn đối với con người 1.2.5. Ảnh hƣởng đến cảnh quan Chất thải rắn hiện nay được tập trung tại các trạm trung chuyển trên các phố. Việc thu gom không triệt để đã dẫn tới tình trạng tắc cống rãnh, rác thải bừa bãi ra đường gây ra các mùi hôi khó chịu, ẩm thấp. Bên cạnh đó, việc thu gom vận chuyển trong từng khu vực chưa chuẩn xác về thời gian, nhiều khi diễn ra vào lúc mật độ giao thông cao dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm và mất mĩ quan đô thị. 21
  22. 1.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nƣớc trên thê giới và ở Việt Nam Hiện nay triên thế giới đa số các nước tạo ra nhiều chất thải rắn hơn so với việc thu gom và xử lý chúng. Việc xử lý chất thải rắn một cách hợp lý đang là bài toán khó đối với các nước trên thế giới và ở Việt Nam. Ở các nước phát triển, hệ thống quản lý chất thải rắn đã được hoàn thiện từ lâu so với các nước đang phát triển. Vai trò của các nhà lãnh đạo luôn rất quan trọng trong quá trình quản lý tổng hợp chất thải rắn Ở nước ta, vấn đề quản lý chất thải rắn ngày càng to lớn thu hút được sự quan tâm của tất cả mọi người trong xã hội, từ cộng đồng dân cư tới các nhà quản lý và hoạch định chính sách. Chất thải rắn và quản lý chất thải rắn không chỉ còn là vấn đề môi trường mà còn là vấn đề kinh tế, văn hóa, xã hội. Hệ thống quản lý chất thải rắn luôn cần được bổ sung và hoàn thiện dần dần. 1.3.1. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số nƣớc trên thế giới Một cách khái quát, công tác quản lý chất thải rắn ở các quốc gia trên thế giới bao gồm các phương pháp tiếp cận như sau: - Quản lý chất thải ở cuối công đoạn sản xuất (còn gọi là cách tiếp cận “cuối đường ống”): theo kinh nghiệm, cách tiếp cận này bị động, đòi hỏi chi phí lớn nhưng vẫn cần thiết áp dụng đối với các cơ sở sản xuất không có khả năng đổi mới toàn bộ công nghệ sản xuất. - Quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất (cách tiếp cận “theo đường ống”): cách tiếp cận này đòi hỏi quản lý chất thải trong suốt quá trình sản xuất, bao gồm việc giảm thiểu cũng như tái sử dụng, tái chế và thu hồi chất thải ởmọi khâu, mọi công đoạn của quá trình sản xuất. Đây có thể được xem là một phần của chương trình đánh giá vòng đời sản phẩm. - Quản lý chất thải nhấn mạnh vào khâu tiêu dùng: cách tiếp cận này tập trung nâng cao nhận thức của người tiêu dùng để họ lựa chọn và sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường. Vì vậy, nhà sản xuất cũng phải chịu sức ép cải tiến sản phẩm và qui trình sản xuất đạt tiêu chuẩn môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng (ví dụ ISO 14001, OHSAS 18001, ). 22
  23. - Quản lý tổng hợp chất thải: Cách tiếp cận này cho phép xem xét tổng hợp các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các hợp phần của hệ thống quản lý chất thải (giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp) chứ không chỉ tập trung vào duy nhất công nghệ xử lý (chôn lấp, tái chế, tái sửdụng, ) theo cách truyền thống. Phương pháp tiếp cận này được xem như một giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể. 1.3.1.1. Nhật Bản Theo số liệu của Cục Y tế và Môi sinh Nhật Bản, hàng năm nước này có khoảng 450 triệu tấn rác thải, trong đó phần lớn là rác công nghiệp (397 triệu tấn). Trong tổng số rác thải trên, chỉ có khoảng 5% rác thải phải đưa tới bãi chôn lấp, trên 36% được đưa đến các nhà máy để tái chế. Số còn lại được xử lý bằng cách đốt, hoặc chôn tại các nhà máy xử lý rác. Chi phí cho việc xử lý rác hàng năm tính theo đầu người khoảng 300 nghìn Yên (khoảng 2.500 USD). Như vậy, lượng rác thải ở Nhật Bản rất lớn, nếu không tái xử lý kịp thời thì môi trường sống bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhận thức được vấn đề này, người Nhật rất coi trọng bảo vệ môi trường. Trong nhiều năm qua, Nhật Bản đã ban hành 37 đạo luật về bảo vệ môi trường, trong đó, Luật “Xúc tiến sử dụng tài nguyên tái chế” ban hành từ năm 1992 đã góp phần làm tăng các sản phẩm tái chế. Sau đó Luật “Xúc tiến thu gom, phân loại, tái chế các loại bao bì” được thông qua năm 1997, đã nâng cao hiệu quả sử dụng những sản phẩm tái chế bằng cách xác định rõ trách nhiệm của các bên liên quan. Hiện nay, tại các thành phố của Nhật Bản, chủ yếu sử dụng công nghệ đốt để xử lý nguồn phân rác thải khó phân hủy. Các hộ gia đình được yêu cầu phân chia rác thành: Rác hữu cơ dễ phân hủy, được thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost, góp phần cải tạo đất, giảm bớt nhu cầu sản xuất và nhập khẩu phân bón, loại rác không cháy được như các loại vỏ chai, hộp, , được đưa đến nhà máy phân loại để tái chế, loại rác khó tái chế, hoặc 23
  24. hiệu quả không cao, nhưng cháy được sẽ đưa đến nhà máy đốt rác thu hồi năng lượng. Các loại rác này được yêu cầu đựng riêng trong những túi có màu sắc khác nhau và các hộ gia đình phải tự mang ra điểm tập kết rác của cụm dân cư vào giờ quy định, dưới sự giám sát của đại diện cụm dân cư. Đối với những loại rác có kích lớn như tủ lạnh, máy điều hòa, tivi, giường, bàn ghế thì phải đăng ký trước và đúng ngày quy định sẽ có xe của Công ty vệ sinh môi trường đến chuyên chở. Nhật bản quản lý rác thải công nghiệp rất chặt chẽ. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tại Nhật Bản phải tự chịu trách nhiệm về lượng rác thải của mình theo quy định các luật về bảo vệ môi trường. Ngoài ra, Chính quyền tại các địa phương Nhật Bản còn tổ chức các chiến dịch “xanh, sạch, đẹp” tại các phố, phường, nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Chương trình này đã được đưa vào trường học và đạt hiệu quả. Nhà Nước Bổ xung kinh phí cho khâu Thành Phố xử lý rác Quận, huyện trực tiếp thi hành Ủy Cho Thác Phép Người được ủy thác Người thải rác, nhà máy Người xử lý chất thải Hình 1.3. Sơ đồ biểu thị quy trình quản lý chất thải rắn ở Nhật Bản 24
  25. Tái chế Vận chuyển Nguồn thải Lưu giữ Xử lý Tiêu hủy Hình 1.4. Công nghệ xử lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới 1.3.1.2. Singapo Xử lý rác thải đã trở thành vấn đề sống còn ở Singapo. Để đảm bảo đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá nhanh, năm 1970, Singapo đã thành lập đơn vị chống ô nhiễm (gọi tắt là APU), có nhiệm vụ kiểm soát ô nhiễm không khí và thanh tra, kiểm tra các ngành công nghiệp mới. Bộ Môi trường (ENV) được thành lập năm 1972 có chức năng bảo vệ và cải thiện môi trường. Bộ đã thực hiện các chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng và các biện pháp mạnh, nhằm hạn chế lũ lụt, ngăn chặn và kiểm soát nạn ô nhiễm nguồn nước và quản lý chất phế thải rắn. Hiện nay, toàn bộ rác thải ở Singapo được xử lý tại 4 nhà máy đốt rác. Sản phẩm thu được sau khi đốt được đưa về bãi chứa trên hòn đảo nhỏ Pulau Semakau, cách trung tâm thành phố 8 km về phía Nam. Chính quyền Singapo khi đó đã đầu tư 447 triệu USD để có được một mặt bằng rộng 350 hecta chứa chất thải. Mỗi ngày, bãi rác Sumakau tiếp nhận 2.000 tấn tro rác. Theo tính toán, bãi rác Sumakau sẽ đầy vào năm 2040. Để bảo vệ môi trường, người dân Singapo phải thực hiện 3R: Reduce (giảm sử dụng), reuse (dừng lại) và recycle (tái chế), để kéo dài thời gian sử dụng bãi rác Semakau 25
  26. càng lâu càng tốt, và cũng giảm việc xây dựng nhà máy đốt rác mới. Tại Singapo, khách du lịch dễ dàng thấy những hàng chữ bằng tiếng Anh trên các thùng rác công cộng “đừng vứt đi tương lai của bạn” kèm với biểu tượng “recycle”. Chính phủ Singapo còn triển khai các chương trình giáo dục, nâng cao nhận thức và sự hiểu biết về môi trường của người dân, nhằm khuyến khích họ tham gia tích cực trong việc bảo vệ và giữ gìn môi trường. Chương trình giáo dục về môi trường đã được đưa vào giáo trình giảng dạy tại các cấp tiểu học, trung học và đại học. Ngoài các chương trình chính khoá, học sinh còn được tham gia các chuyến đi dã ngoại đến các khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ sở tiêu huỷ chất phế thải rắn, các nhà máy xử lý nước và các nhà máy tái chế chất thải. Có nhiều biện pháp để xử lý chất thải rắn, điều quan trọng là ứng dụng cần quan tâm đến điều kiện thực tế, như chú ý tận dụng các vật liệu địa phương, loại phương pháp thích hợp, có hiệu quả, tùy đặc điểm cụ thể từng nơi. 1.3.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở Việt Nam 1.3.2.1. Cấp Trung ƣơng. Ở cấp Trung ương, các bộ ban nghành được phân công các nhiệm vụ như sau: - Bộ Xây dựng có tránh nhiệm quy hoạch quản ly chất thải rắn cấp vùng, liên tỉnh, liên đô thị, các vùng kinh tế trọng điểm. Chủ trì, phối hợp với các bộ khác, ngành khác trong việc quản lý chất thải rắn đô thị, khu sản xuất dịch vụ tập trung, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, làng nghề và khu dân cư nông thôn. - Bộ Công thương có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện pháp luật bảo vệ môi trường, và các quy định có liên quan đến công nghiệp (trong đó bao gồm cả vấn đề chất thải rắn công nghiệp). Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, hoạt động "khuyến công" khu - cụm - điểm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp vừa và nhỏ ở các địa phương. - Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chịu trách nhiệm về quản lý và bảo vệ môi trường nói chung. Chịu trách nhiệm quản lý chất thải nguy hại và 26
  27. phối hợp với các bộ, ban ngành hướng dẫn quy định, quy chuẩn về quản lý chất thải rắn, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn hàng năm và dài hạn, xây dựng chính sách và chiến lược kế hoạch và phân bổ ngân sách, nghiên cứu và phát triển các dự án xử lý chất thải và phê duyệt các báo cáo ĐTM. - Các bộ, ban ngành khác có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ trong công tác đầu tư tài chính, xây dựng các cơ chế ưu đãi về kinh tế thúc đẩy hoạt động quản lý chất thải (Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính), hướng dẫn tuyên truyền phổ cập về quản lý chất thải rắn ( Bộ thông tin - Truyền thông) hay phối hợp với bộ xây dựng thẩm định công nghệ xử lý chất thải rắn mới được triển khai (Bộ Khọc và Công nghệ) Ngoài ra, các bộ quản lý chuyên ngành còn có trách nhiêm xây dựng định hướng xã hội hóa công tác quản lý chất thải rắn, hướng dẫn các tiêu chí về quy mô tổ chức, tiêu chuẩn và điều kiện hoạt động của các cơ sở thực hiện xã hội hóa Hình 1.5. Sơ đồ hệ thống tổ chức quản lý chất thải rắn Trung ương 27
  28. 1.3.2.2. Cấp địa phƣơng Các hợp phần chức năng quản lý chất thải rắn ở một số đô thi lớn tại Việt Nam được thể hiện như sau: Bộ Tài nguyên Và Môi trường Ủy ban nhân dân thành phố Ủy ban nhân dân Quận, Sở Tài nguyên và Môi Sở giao thông vận tải Huyện trường Công ty môi trường đô thị Thu gom xử lý Vận chuyển tiêu hủy Chất thải rắn Hình 1.6. Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn tại Việt Nam Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước. Tham mưu cho Chính phủ trong việc đề xuất luật lệ chính sách quản lý môi trường quốc gia. Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo Sở tài nguyên và môi trường, các quận huyện, Sở giao vận tải thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị. Chấp hành nghiêm chỉnh quy định chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua việc xây dựng quy tắc, quy chế bảo vệ môi trường của thành phố. Công ty Môi trường đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiêm vụ xử lý chất thải rắn, đảm bảo vệ sinh môi trường của thành phố theo chức tránh được Sở giao thông vận tải giao. 1.3.2.3. Quản lý tổng hợp chất thải Quản lý tổng hợp chất thải: cách tiếp cận này cho phép xem xét tổng hợp các khía cạnh liên quan đến quản lý chất thải như môi trường tự nhiên, xã hội, kinh tế, thể chế với sự tham gia của các bên liên quan vào các hợp phần của hệ thống quản lý chất thải (giảm thiểu, thu gom, tái sử dụng, tái chế, chôn lấp) chứ không chỉ tập trung vào duy nhất công nghệ xử lý (chôn lấp, tái chế, tái sử 28
  29. dụng, ) theo cách truyền thống. Phương pháp tiếp cận này được xem như một giải pháp tích hợp đảm bảo tính bền vững khi lựa chọn các giải pháp quy hoạch và quản lý môi trường trong từng điều kiện cụ thể. Hình 1.7. Mô hình quản lý tổng hợp chất thải 1.3.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại Hải Phòng 1.3.3.1. Khung thể chế và pháp luật Luật bảo vệ môi trường được quốc hội thông qua ngày 19-11-2005 quy định có hệ thống các hoạt động bảo vệ môi trường, chính sách, biện pháp và nguồn lực cho bảo vệ môi trường, quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường của các tổ chức và cá nhân: 29
  30. - Nghị định số 08/2006/NĐ-CP ngày 8-9-2006 của chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường; - Nghị quyết 41/NQ-BCT của Bộ Chính Trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa; - Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10-7-1999 của Thủ Tướng Chính Phủ về việc phê duyệt chiến lược quản lý chất thải rắn đô thị và các khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020; - Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21-6-2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các khu đô thị và công nghiệp; - Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18-01- 2001 hướng dẫn các quy định bảo vệ môi trường đối với việc lựa chọn các địa điểm xây dựng và vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn; - Nghị quyết số 22/NQ-TƯ ngày 23-3-2005 về chiến lược bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2010 định hướng đến 2020; - Nghị quyết số 04/NQ-HDND ngày 21-7-2005 của Hội Đồng Nhân Dân thành phố Hải Phòng khóa 13 về công tác đổi mới quản lý, xử lý chất thải rắn thành phố Hải Phòng 2005-2010; - Quyết định số 2714/2005/QĐ-UB ngày 23-11-2005 về việc phê duyệt đề cương đề án quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Hải Phòng đến năm 2020. UBND thành phố Hải Phòng có trách nhiệm quản lý chung trên địa bàn toàn thành phố. Tất cả các cơ sở trong thành phố trực thuộc và có trách nhiệm báo cáo với các bộ chuyên ngành của mình và với UBND thành phố. Các phường, tổ dân phố và các hội cần tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia tích cực vào việc giữ dìn về sinh môi trường nâng cao hiệu quả công tác xã hội hóa thu gom Công ty Môi Trường Đô thị có trách nhiệm thi gom và thải bỏ tất cả chất thải rắn trong 4 quận nội thành ( Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An), quét sạch đường phố, thiết kế sửa chữa và xây dựng mới nhà vệ sinh tự hoại trong khu vực nội thành, thu tiền vệ sinh và quản lý bãi rác Tràng Cát, Đình Vũ 30
  31. 1.3.3.2. Cơ cấu tổ chức - Sở Tài Nguyên và Môi trường đề nghị UBND thành phố chỉ đạo sở GTVT và công ty MTĐT thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường. - Công ty MTĐT cung cấp dịch vụ cho 4 quận nội thành : Quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An. - Công ty Công trình công cộng Kiến An phụ trách quận Kiến An - Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch quận Đồ Sơn - Công ty TNHH Một thành viên môi trường đô thị thu gom lượng tương ứng khoảng 75%-80% lượng rác phát sinh. Tỷ trọng rác của thành phố Hải Phòng là 0,58 kg/m3 1.3.3.3. Đặc điểm chất thải rắn Hải Phòng * Nguồn phát sinh CTR Nguồn phát sinh chất thải rắn tại thành phố hải phòng được chia thành 3 loại: a. CTR Đô thị: CTR đô thị có đến 60-70% là CTR sinh hoạt. CTR đô thị bao gồm: - CTR sinh hoạt: phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, các khu tập thể, chất thải đường phố, chợ, các trung tâm thương mại, văn phòng, các cơ sở nghiên cứu, trường học, - CTR xây dựng: phát sinh từ các công trình xây dựng, sửa chữa hạ tầng; - CTR công nghiệp: phát sinh từ các cơ sở công nghiệp nằm trong đô thị, hoặc từ các KCN; - CTR y tế: phát sinh từ các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh; - CTR điện tử: phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của con người như: đồ điện tử cũ hỏng bị loại bỏ, b. CTR Công nghiệp - CTR phát sinh từ các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao (dưới đây gọi chung là khu công nghiệp - KCN), bao gồm CTR sinh hoạt và - CTR công nghiệp. Trong đó, CTR công nghiệp được chia thành CTR thông hường và CTNH. Lượng CTR phát sinh từ các KCN phụ thuộc vào diện tíchcho thuê, diện tích sử dụng, tính chất và loại hình công nghiệp của KCN. 31
  32. Tính hất và mức độ phát thải trên đơn vị diện tích KCN hiện tại chưa ổn định do ỷ lệ lấp đầy còn thấp, quy mô và tính chất của các loại hình doanh nghiệp ẫn đang có biến động lớn. - Do đặc thù là một thành phố cảng Hải Phòng còn có nguồn phát sinh chất thải rắn từ các hoạt động tại cảng. Hàng năm có khoảng 8.000- 10.000 lượt tầu, thuyền ra vào cảng. Lượng hàng hóa vận chuyển qua cảng năm 2001 là 8,5 triệu tấn/năm và năm 2003 là 9,52 triệu tấn/năm. Các nguồn phát sinh chất thải rắn ở cảng: - Chất thải rắn phát sinh trong quá trình xếp dỡ hàng hóa và hầm tàu. - Chất thải rắn phát sinh từ sinh hoạt của thuyền viên và hành khách trên tàu thuyền. - Chất thải rắn phát sinh từ việc sửa chữa và phá dỡ tầu cũ. Qua khảo sát của các cơ quan chức năng cho thấy: Tổng năng lực phá dỡ tầu cũ của các cơ sở trên địa bàn thành phố ước tính 100.000 đến 120.000 tấn/năm. Trong quá trình phá dỡ lượng sắt thép thu hồi tái sử dụng khoảng 60-70%, còn lại là các loại ắc quy hỏng, amiang, dầu và sản phẩm dầu, sơn và lớp sơn bảo vệ có chứa chì, bong thủy tinh, thủy ngân, kẽm Những loại chất thải này rơi vãi tự do trên mặt đất, rơi xuống sông tiềm ẩn mối nguy cơ rất cao gây ô nhiễm môi trường. c. CTR Nguy hại - Hầu hết . - Ngoài ra, chất thải rắn còn phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp như công nghiệp đóng tàu, luyện kim * Thành phần và khối lượng chất thải rắn a. CTR Đô thị Lượng chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt chiếm khoảng 70% tổng lượng chất thải rắn của toàn đô thị. Theo số liệu thống kê từ nhiều 32
  33. nguồn khác nhau như Công ty môi trường đô thị, Sở tài nguyên và môi trường, trạm quan trắc môi trường lượng chất thải rắn phát sinh theo đầu người trong ngày/đêm có sự khác biệt theo mức sống của đô thị và dao động từ 0,45kg/người.ngày đêm đến 0,8kg/người.ngày đêm. - Thành phần chất thải rắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện kinh tế của từng khu vực, từng địa phương, từng vùng, đặc điểm kinh tế xã hội, mùa vụ, Bảng 1.3. Khối lượng rác thải sinh hoạt của thành phố Hải Phòng năm 2010 theo các đợt quan trăc Ước tính tổng lượng Khối lượng thu gom Tỉ lệ thu gom Năm chất thải phát sinh thực tế (tấn/ngày) (%) (tấn/ngày) 2006 1034 855 82,6 2007 1102 942 85,5 2008 1198 1036 86,5 2009 1265 1148 90,8 2010 1330 1250 94 (Viện quy hoạch – Sở xây dựng TP Hải Phòng, 2010) Qua bảng thống kê cho thấy trong vòng 5 năm, năng lực thu gom rác thải các đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR của thành phố đã được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên với số lượng rác thải phát sinh hằng ngày gia tăng nhanh chóng từ con số 855 (tấn/ngày) năm 2006 tới con số 1330 (tấn/ngày) vào năm 2010 nhưng hệ số thu gom cũng chỉ đạt 94%. Như vậy vẫn còn một số lượng rác thải chưa được thu gom và xử lý. b. CTR Công nghiệp Trong quá trình sản xuất công nghiệp các cơ sở này đã phát sinh ra một khối lượng chất thải bao gồm cả chất thải nguy hại khá lớn thải ra môi trường. Năm 2000, khối lượng chất thải công nghiệp ước tính tại Hải Phòng. 33
  34. Bảng 1.4. Khối lượng chất thải công nghiệp ước tính tại Hải Phòng. (đơn vị : tấn/ngày) Chất thải công nghiệp Chôn Đốt Nhà Tổng Vật Tổng lấp (2) máy tự (4=1+2+3) liệu tự rác và Thành phần (1) thiêu chế vật liệu hủy (3) CN (5) tái chế (6=4+5) Chất thải nguy hại 0,16 0,70 0,13 0,99 1,14 2,13 Chất thải không 45,14 8,71 15,51 69,36 49,86 119,22 nguy hại Tổng cộng 45,30 9,41 15,64 70,35 50,99 121,35 c. CTR Nguy hại Mỗi năm, hoạt động của các cơ sở công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng phát sinh khoảng 778 tấn chất thải nguy hại, chất thải khó phân hủy. Trong đó, có khoảng 415 tấn được tái chế và bán, số còn lại được xử lý, nhưng chỉ có khoảng 10% được xử lý đúng quy trình. Bảng 1.5. Khối lượng chất thải rắn y tế nguy hại Tổng chất thải Chất thải nguy hại Giường Khối Tỷ lệ Khối Tỷ lệ Loại cơ sở y tế bệnh lượng (kg/giường lượng (kg/giường (kg/ngày) bệnh) (kg/ngày) bệnh) Bệnh viện và trung tâm y tế 2.495 2.196 0,88 394 0,16 các quận Trung tâm y tế các huyện 1.460 1.066 0,73 160 0,11 ngoại thành Tổng cộng 3.955 3.262 0,82 510 0,13 34
  35. 1.3.3.4. Hiện trạng thu gom và vận chuyển và xử lý chất thải rắn ở Hải Phòng Việc phân loại chất thải rắn đô thị chưa được chú trọng, hầu hết các loại chất thải đều thải bị trộn lẫn trong quá trình xả thải, gây khó khăn trong quá trình xử lý rác ở các nhà máy xử lý Quy trình hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải hiện nay của các Công ty trên địa bàn thành phố Hải Phòng là: - Công đoạn ban đầu là dùng các xe đẩy tay (xe gom rác) thu rác từ các nguồn phát sinh để chuyển đến các địa điểm ga rác đã quy định và đổ rác từ xe gom sang thùng chứa đặt sẵn tại các ga rác, theo đó khi thùng chứa (12m3) đã đầy rác, thì xe ôtô chuyên dụng có trọng tải lớn sẽ vận chuyển rác từ thùng chứa ra bãi rác để xử lý. - Hoặc rác từ các xe gom (không đổ rác vào thùng chứa ở các ga rác) mà đổ rác trực tiếp từ xe gom rác vào xe ép rác (xe ôtô chuyên dụng) và khi các xe ép rác loại 11m3, 10m3, 6m3 đã chứa đủ khối lượng rác cho phép, theo đó xe vận chuyển rác về bãi rác và nhà máy xử lý chất thải để xử lý. Hình 1.8. Hệ thống thu gom CTRSH - Các khu xử lý chất thải rắn: Hiện nay trên địa bàn Thành phố có 03 khu xử lý CTR là: 35
  36. + Khu xử lý rác Đình Vũ: Quy mô 29 ha, Cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư có tính chất lâu dài, Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày: 547m3. Chôn lấp hợp vệ sinh rác thải cho khu vực nội thành và quận Kiến An. + Khu xử lý rác Tràng Cát: Bãi chôn lấp chất thải Tràng Cát (ô số 2) cách trung tâm thành phố 13km Quy mô 60 ha Cơ sở hạ tầng tương đối đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất, Khối lượng rác tiếp nhận hàng ngày: 1013m3, có nhà máy xử lý rác công suất 200 tấn/ngày, Lò đốt rác thải y tế. + Khu chôn lấp CTR Gia Minh: Thuộc xã Gia Minh, huyện Thủy Nguyên cách thị trấn Núi Đèo huyện Thủy Nguyên khoảng 20 km. Bãi chôn lấp này có diện tích 5 ha được xây dựng theo tiêu chuẩn bãi chôn lấp hợp vệ sinh và được đưa vào sử dụng từ cuối năm 2001 để tiếp nhận, xử lý chất thải rắn của thị trấn Núi Đèo, thị trấn Minh Đức và 6 xã thuộc huyện Thủy Nguyên. Với khối lượng rác bình quân 30 tấn/ngày thì bãi chôn lấp Gia Minh có thể hoạt động trên 10 năm nữa. - Tại 2 khu xử lý Đình Vũ và Tràng Cát đều được lắp đặt trạm xử lý nước rỉ rác công suất 150m3/ngày đêm. - Công tác xử lý rác: Xử lý theo quy trình kỹ thuật đã được UBND Thành phố phê duyệt theo công văn số 5363/UBND –GT ngày 04/10/2005 của UBND Thành phố. Hàng tháng công ty đã mời các ngành nghiệm thu, xử lý cụ thể tại bãi chôn lấp. 1.4. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới và ở Việt Nam 1.4.1. Tổng quan về các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn trên thế giới Tùy thuộc vào các yếu tố như: trình độ phát triển kinh tế, khoa hoc kỹ thuật, trình độ dân trí, tính chất và thành phần chất thải, vị trí đia lý, đặc điểm dân cư từng vùng mà mỗi quốc gia mà người ta lựa chon cho mình phương pháp xử lý chất thải rắn phù hợp nhất. Các phương pháp xử lý chất thải rắn phổ biến được phân loại như sau: 36
  37. 1.4.1.1. Tái chế, tái sử dụng chất thải Là phương pháp mang lại lợi ích lớn cho công đồng và cơ quan quản lý chất thải rắn. Vì vậy đây là phương pháp rất được ưa chuộng và được nhiều nước áp dụng. Phương pháp này bao gồm: - Thu hồi các chất liệu có khả năng tái sinh, tái sử dụng trong dòng chất thải: - Xử lý sơ bộ chất thải sau khi thu hồi; - Vận chuyển chất thải; - Cung cấp cho các ngành sản xuất có nhu cầu. Phương pháp này tiết kiệm được các vật liệu có thể sử dụng lại, giảm diện tích bãi chôn lấp. 1.4.1.2. Đổ đống hay bãi hở Đây là phương pháp cổ điển và đã được áp dụng từ rất lâu. Đòi hỏi một diện tích rộng lớn. Phương pháp này có đặc điểm sau: - Mất mỹ quan; - Gây mùi hôi thối, là nơi tập trung các ổ dịch tiềm tàng; - Nước rỉ rác dễ xâm nhập vào nguồn nước ngầm; - Quá trình phân hủy tự nhiên, gây mùi hôi thối, dẫn tới ô nhiễm không khí. 1.4.1.3. Đổ xuống biển Đây là phương pháp mà các thành phố nằm gần các bờ biển thường hay sử dụng. Phương pháp này gây ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của sinh vật thủy sinh và con người. Phương pháp này đang được các tổ chức bảo vệ môi trường trên thế giới khuyến cáo hạn chế sử dụng. 1.4.1.4. Chôn lấp hợp vệ sinh Đây là phương pháp đơn giản, dễ thưc hiện, có độ an toàn cao cho môi trường và con người. Hiện nay phương pháp này được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới 1.4.1.5. Chế biến phân hữu cơ Phương pháp này được sử dụng khá phổ biến ở các quốc gia đang phát triển. Phương pháp này giảm được đáng kể lượng rác thải, đồng thời tạo ra được 37
  38. của cải vật chất, giúp ích cho việc cải tạo đất. Vì thế phương pháp này rất được ưa chuộng tại các nước nghèo và đang phát triển. Chế biến phân hữu cơ được chia ra làm 2 loại - Ủ hiếu khí - Ủ yếm khí 1.4.1.6. Thiêu đốt rác Đây là phương pháp thường được áp dụng tại các nước phát triển, phương pháp này là phương pháp xử lý chất thải triệt để nhất nhưng cũng rất tốn kém. Ở nước ta phương pháp này thường được dùng để xử lý chất thải y tế nguy hại . 1.4.1.7. Xuất khẩu rác Xuất khẩu rác là phương pháp tiện lợi nhất, vì vừa không mất chi phí cho việc xử lý chất thải, vừa thu được lợi nhuận sau khi xuất khẩu. Phương pháp này thường được sử dụng ở các nước phát triển như Mỹ, Đức và các nước phát triển ở Bắc Âu 1.4.2. Một số công nghệ xử lý rác hiện có ở Việt Nam Ở nước ta các công tác về quản lý cũng như xử lý chất thải rắn đang được chú trọng hơn bao giờ hết. Nhưng do điệu kiện kinh tế còn hạn chế nên ngân sách đầu tư cho xử lý chất thải còn hạn chế. *Các phương pháp ở nước ta gồm có: - Chôn lấp hợp vệ sinh: là biện pháp cuối cùng và hiệu quả nhất ở nước ta hiện nay, chôn lấp tất cả các loại rác thải công nghiệp và sinh hoạt, được áp dụng rộng rãi tại Việt Nam. - Phương pháp ủ sinh học làm phân compost: Phương pháp này thích hợp với loại chất thải rắn hữu cơ trong chất thải sinh hoạt chứa nhiều cácbonhyđrat như đường, xenllulo, lignin, mỡ, protein, những chất này có thể phân huỷ đồng thời hoặc từng bước. Quá trinh phân huỷ các chất hữu cơ dạng này hường xảy ra với sự có mặt của ôxy không khí (phân huỷ hiếu khí) hay không có không khí (phân huỷ yếm khí, lên men). Hiện nay Việt Nam có một số nhà máy xử lý rác thực hiện phương pháp này như: nhà máy xử lý rác Cầu Diễn. 38
  39. - Phương pháp thiêu đốt: Xử lý chất thải bằng phương pháp thiêu đốt có thể làm giảm tới mức tối thiểu chất hải cho khâu xử lý cuối cùng. Nếu áp dụng công nghệ tiên tiến sẽ mang lại nhiều ý ghĩa đối với môi trường, song đây là phương pháp xử lý tốn kém nhất so với phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh, chi phí để đốt 1 tấn rác cao hơn khoảng 10 lần. Ở Việt Nam phương pháp này thường được dùng để xử lý các chất thải y tế nguy hại. 39
  40. CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI QUẬN HẢI AN HẢI PHÕNG 2.1. Điệu kiện Tự nhiên - Kinh tế - Xã hội quận Hải An 2.1.1. Điều kiện tự nhiên Quận Hải An được thành lập vào ngày 20/12/2002 theo nghị định 106/2002/NĐ-CP Vị trí địa lý : Nằm ở phía Đông Nam thành phố Hải Phòng, trên hướng ra biển, cách trung tâm thành phố 7km, có nhiều thuận lợi, đầu mối giao thông đối ngoại của thành phố Hải Phòng về đường thuỷ, đường sắt và đường hàng không. Với quốc lộ số 5 và đường cao tốc nối cảng Hải Phòng tới thủ đô Hà Nội cách khu du lịch Đồ Sơn 20km Khí hậu : thuộc khí hậu nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình là 23,60C, tháng 7 nóng nhất là 29,40C, tháng 1 lạnh nhất là 16,80C. Diện tích: Quận Hải An có diện tích là 10.484,29ha, bao gồm 3.991,76ha đất nông nghiệp, 1.233,22ha đất lâm nghiệp, 222,5 ha đất nuôi trồng thuỷ sản, 6.437,32 ha đất phi nông nghiệp và 55,21ha đất chưa sử dụng và tiềm năng lấn biển là hàng nghìn ha. Đơn vị hành chính có 8 phường bao gồm : Đông Hải 1, Đông Hải 2, Đằng Lâm, Cát Bi, Đằng Hải, Tràng Cát, Nam Hải và Thành Tô với 68 khu dân cư. 2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế Quận Hải An có tiềm năng, lợi thế rất lớn trong việc phát triển kinh tế. Là đầu mối giao thông trong nước và quốc tế quan trọng. Với hệ thống cảng biển hiện đại, phát triển nhanh cửa ngõ ra biển của thành phố Hải Phòng và Miền Bắc; Cảng hàng không quốc tế Cát Bi, có nhiều quốc lộ, tỉnh lộ huyết mạch, chiến lược chạy qua địa bàn quận như quốc lộ 5, đường cao tốc nối liền Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ – Cát Bà. Tốc độ tăng trưởng kinh tế trong những năm gần đây trên địa bàn quận là tương đối cao, riêng năm 2008, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Quận là : Công nghiệp – xây dựng, thương mại – dịch vụ, nông nghiệp – thuỷ sản. Trong đó tỷ 40
  41. trọng của nhóm ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 53,2%, thương mại – dịch vụ chiếm 44%, nông nghiệp - thuỷ sản chiếm 2,9%. 2.1.2.1. Công nghiệp- xây dựng Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn quận tăng cao. Sản phẩm chủ yếu bao gồm : bột mì, giày thể thao, phôi thép, xe máy, tấm lợp kim loại. Quận có các khu công nghiệp như : KCN Đình Vũ với diện tích 954 ha, KCN Vinashin diện tích 200ha, KCN Đông Hải. Ngoài ra, còn quỹ đất phát triển công nghiệp hàng nghìn ha nằm dọc đường cao tốc. Các KCN quận Hải An có lợi thế nằm gần các Cảng biển và Cảng hàng không. Quận Hải An nằm trong vùng qui hoạch kinh tế mở Đĩnh Vũ – Cát Bà sẽ được hình thành. Ngành xây dựng đóng góp 848,2 triệu đồng vào tổng giá trị sản xuất của toàn quận tăng 62,1% 2.1.2.2. Thƣơng mại – Dịch vụ Dịch vụ khách sạn nhà hàng phát triển nhanh, hiện có 1.509 cơ sở. Đặc sản của địa phương là rau câu, hoa các loại. Vùng sông, hồ, biển, rừng ngập mặn, bán đảo Vũ Yên ( 600 ha) có thảm động thực vật đặc trưng với cảnh quan môi trường thiên nhiên đẹp, giàu tiềm năng du lịch sinh thái – văn hoá. Khu đô thị Nhà vườn trồng hoa hấp dẫn khách du lịch gần xa. 2.1.2.3. Nông nghiệp - Thuỷ sản. Trên địa bàn quận có nhiều vùng nuôi trồng thuỷ sản. Mức tăng bình quân hàng năm và khoảng 8,62% tăng từ 47,500 tỷ đồng năm 2005 lên 55,267 tỷ đồng năm 2007. Nghề trồng hoa cũng mang lại thu nhập rất lớn cho người dân Làng hoa Đằng Hải đã có truyền thống hàng trăm năm, hiện nay là đầu mối tiêu thụ hoa tươi không chỉ thành phố mà còn cung cấp cho cả nước. 2.1.2.4. Giao thông Hệ thống giao thông của quận: có nhiều tuyến đường huyết mạch, chiến lược chạy qua địa bàn quận như : Quốc lộ 5, đường cao tốc nối liền Hà Nội – Hải Phòng . Có cảng hàng không quốc tế Cát Bi, hệ thống cảng biển quốc tế. 41
  42. * Đường thuỷ Trên địa bàn hiện có : các cảng Chùa Vẽ, Cảng Cấm, Cảng Đông Hải và một số cảng hàng lỏng chuyên dụng khác. Trong đó Cảng Đình Vũ tiếp nhận tàu 20.000 DWT công suất 3 triệu tấn/ năm. Đặc biệt các Cảng có đường sắt nối vào hệ thống đường sắt quốc gia. * Đường hàng không Sân bay Cát Bi đang được nâng cấp đầu tư với qui mô lớn. Năng lực vận chuyển 200.000 tấn/ năm, đến năm 2015 Sân bay Cát Bi trở thành cảng hàng không quốc tế, có nhà ga hành khách đáp ứng hàng nghìn hành khách và công suất nhà ga hàng hoá 17.000 tấn hàng / năm. * Đường bộ Quốc lộ 5, đường cao tốc nối liền Hà Nội – Hải Phòng, các tuyến đường Trần Hưng Đạo, Lê Hồng Phong, đường ra đảo Đình Vũ – Cát Bà chạy qua địa bàn quận. Đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được khởi công năm 2008, có chiều dài 105km , với 6 làn đường cơ giới, tốc độ thiết kế đạt 120km/h sẽ đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận chuyển hàng hoá từ Hải Phòng đi các tỉnh khác trong cả nước. 2.1.3. Tình hình văn hoá – xã hội trên địa bàn quận 2.1.3.1. Dân số Năm 2010 quận có 81.259 người, mật độ dân số là 775 người/km2, tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên lầ 0,8%. Trong đó có 50,250 người ở độ tuổi lao động. 2.1.3.2. Giáo dục Hiện trên toàn quận có 10 trường mầm non, 7 trường tiểu học và 6 trường trung học cơ sở, 6 trường THPT và các trường day nghề, trường Cao đẳng Hàng Hải, Cao đẳng VIETRONICS, Cao đẳng văn hoá - nghệ thuật. Năm 2010 trên toàn quận có 15.424 học sinh, 412 lớp học với 907 giáo viên. Mặc dù công tác giáo dục đã được quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập những vẫn còn thiếu, số phòng học cấp 4 còn nhiều. Thiết bị hiện đại đầu tư còn ít, cơ sở vật chất nuôi dạy, phục vụ trẻ em phát triển toàn diện còn hạn chế. 42
  43. 2.1.3.3. Y tế Tất cả cá phường trên địa bàn quận đều có trạm y tế và rất nhiều cơ sở khám chữa bệnh tư nhân phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh hàng ngày của người dân. Tuy nhiên cơ sở hạ tầng của một số phường chưa được quan tâm xây dựng, dụng cụ y tế, thuốc các loại phục vụ cho việc khám chữa bệnh còn thiếu chưa kịp đáp ứng nhu cầu của người dân. Đây là nguồn phát sinh chất thải y tế nguy hại của quận. 2.1.3.4. Văn hoá Những lễ hội dân gian diễn ra rất đa dạng và phong phú đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân như : Lễ hội Từ Trường Lâm, Đền Phù Xá , Phủ Thượng Đoạn, Miếu Chùa Hạ Đoạn, Miếu Chùa Trung Hành. Các công trình tín ngưỡng, tôn giáo có giá trị lịch sử văn hoá du lịch. Với 9,8 ha đất, 41 di tích lịch sử văn hoá , tôn giáo trong đó 14 di tích đã được nhà nước xếp hạng. Đặc biệt “Tứ Linh Từ” có nét đặc sắc kiến trúc, cảnh quan đẹp như : Từ Lương Sơn (thờ Ngô Quyền), Đền Phù Xá ( thờ Trần Hưng Đạo) , Phủ Thương Đoạn ( thờ mẫu) , Chùa Vẽ. 2.2. Hiện trạng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại quận Hải An 2.2.1. Đặc điểm chất thải rắn 2.2.1.1. Nguồn phát sinh Nguồn phát sinh chất thải rắn trên địa bàn quận là : - Từ các hộ gia đình, các khu dân cư: Hàng ngày trong hoạt động sinh hoạt gia đình, con người đã tạo ra một khối lượng lớn rác thải sinh hoạt trung bình vào khoảng 0,5 – 1,2 kg/người/ngày. Bao gồm nhựa, túi nilon, . - Từ các khu chợ, khu buôn bán, thương mại , dịch vụ, quán ăn: Chất thải chủ yếu là thức ăn thừa, hoa quả hỏng, túi nilon, thuỷ tinh , Ngoài ra còn có một lượng khá lớn chất thải nguy hại như đồ điện hỏng, bình ác quy, pin, - Từ các trường học, cơ quan hành chính: chất thải phát sinh chủ yếu là giấy, bìa carton, - Từ các nhà máy, cơ sở công nghiệp, khu công nghiệp: chất thải phát sinh chủ yếu là gạch , đất đá, cao su, kim loại, 43
  44. - Từ bệnh viên, trạm y tế, cơ sở khám chữa bệnh : chất thải phát sinh chủ yếu là bông băng, gạc, nẹp gim, ống tiêm, chỉ cắt bỏ, chất thải phóng xạ, chất thải sinh hoạt từ bệnh nhân, - Trên đường phố và các nơi công cộng: chất thải là rác, cành lá , Trên toàn quận hiện có 22,420 hộ gia đình. Do đó mà lượng rác thải mỗi ngày khoảng 84,9 tấn/ngày 2.2.1.2. Thành phần chất thải rắn Thành phần chất thải rắn trên địa bàn quận chủ yếu là chất thải sinh hoạt con lại là chất thải công nghiệp và xây dựng. Ngoài ra chất thải y tế cũng chiếm một lượng nhỏ. Thành phần CTR đa dạng bao gồm CTR hữu cơ và CTR vô cơ. - Rác thải hữu cơ - Nylon, cao su, da - Giấy bìa carton - Kim loại - Nhựa - Thuỷ - Đất đá, gạch vụn xỉ than. - Chất thải nguy hại Xác định được thành phần chất thải rắn sẽ quyết định phương thức thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn có hiệu quả cao Bảng 2.1. Thành phần và khối lượng CTRSH quận Hải An Thành phần Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2012 (tấn/ngày) Rác hữu cơ 44,48 44,84 45,57 48,76 Giấy, bìa carton 4,81 4,85 4,92 5,02 Nhựa 2,83 2,86 2,90 3,12 Nylon, cao su, da 7,71 8,78 8,92 9,63 Kim loại 0,99 1,00 1,02 1,32 Thuy tinh, gốm, sứ 4,82 4,86 4,94 4,98 Đất đá, gạch vụn 16,24 16,37 16,63 17,20 Tổng 82,88 83,56 84,9 87,78 44
  45. Thành phần chính của CTRSH trên địa bàn quận chủ yếu là rác thải hữu cơ chiếm khối lượng lớn bao gồm: lá cây, hoa quả hỏng, thực phẩm loại bỏ, phân xác động vật, Tuy nhiên nếu chúng ta phân loại và sử dụng chất hữu cơ trong rác thải thì đây lại là nguyên liệu lâu dài để sản xuất phân bón phục vụ cho nông nghiệp, vừa tiết kiệm lại không gây ô nhiễm môi trường và cung cấp phân bón cho nông nghiệp, vi nếu không được sử dụng lại thì một lượng lớn rác thải hữu cơ khi phân huỷ sinh ra mùi hôi thối. Vừa là nơi nuôi dưỡng VSV mang mầm bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ khu vực dân cư gần đó. Thành phần kim loại ( sắt , nhôm, đồng ) thuỷ tinh, giấy , nhựa, không cao do những vật liệu được người dân , người nhặt rác hoặc công nhân vệ sinh thu gom bán cho người thu mua phế liệu tái chế. Hiện nay túi nylon là thứ rất thuận tiện cho mọi công việc. Ở đâu cũng xuất hiện túi nylon. Một ngày lượng túi nylon bỏ đi là rất nhiều không được tái chế mà đây là loại rác thải khó phân huỷ. 2.2.2. Hiện trạng quản lý CTR tại quận Hải An 2.2.2.1. Cơ cấu tổ chức Cơ quan chịu trách nhiệm, quản lý, thu gom, và vận chuyển lượng CTR phát sinh trên địa bàn quận là xí nghiệp Môi trường đô thị Hải An trực thuộc Công ty môi trường đô thị Hải Phòng, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ CTR trong khu vực quận về lĩnh vực vệ sinh môi trường đô thị. Cơ cấu tổ chức của xí nghiệp gồm 92 cán bộ công nhận viên, trong đó: - Ban giám đốc xí nghiệp bao gồm 5 người: Giám đốc , Phó giám đốc, kế toán, Thống kê, Nhân việc KCS. Giám đốc chịu trách nhiệm về nhân công của xí nghiệp, phân bố số lao động sao cho hợp lý với điều kiện từng khu vực; - Các ca sản xuất gồm 3 ca: trong đó các ca trưởng sản xuất sẽ trực tiếp kiểm tra, điều hành sản xuất các tổ; - Bộ phận thu phí vệ sinh: gồm 5 người thu phí nhân dân và 1 người thu phí tại các cơ quan; - Tổ lái xe bao gồm 3 lái xe; 45
  46. - Các tổ sản xuất: các công nhân thu gom rác được phân theo phường gọi là tổ sản xuất. Mỗi tổ có nhiệm vu thu gom rác thải trên địa bàn phường mình. Bảng 2.2. Địa điểm tập kết tại quận Hải An Diện tích STT Tên điểm tập kết Địa điểm m2 1 Đống rắn Đằng Lâm 100 2 Nam Hải – Khu 6 Nam Hải 100 3 Tràng Cát Trục Tây (khu 2) Tràng Cát 100 4 Tràng Cát Tân Vũ (khu 8) Tràng Cát 100 5 Lê Quý Đôn Đường Cát Bi 80 6 Trạm Phát Tín Đường Lê Hồng Phong 196 7 Lô 10 Đằng Hải Sau trường Trần Phú mới 60 Tổng cộng: 7 điểm tập kết có xây dựng 736 2.2.2.2. Hiện trạng thu gom rác thải Rác thải trên địa bàn quận được thu gom gồm tất cả các tuyến đường, trục đường trên địa bàn quận Hải An và rác thải sinh hoạt từ các hộ gia đình trên địa bàn toàn quận. Các nguồn chất thải rắn của quận được thu gom ban đầu bằng xe đẩy tay, tiếp theo rác được chuyển từ xe đẩy tay tới các điểm tập kết rác tạm thời. Xe chở rác chuyên dụng sẽ đến điểm tập kết rác tạm thời để vận chuyển rác đến bãi chôn lấp rác Tráng Cát, Đình Vũ. a) Quy trình thu gom Chất thải rắn của quận khi thu gom không được phân loại ngay tại nguồn, không qua trạm trung chuyển rác để sơ tuyển, phân loại rác mà trực tiếp vận chuyển đến đổ chung với các loại rác thải khác của thành phố. 46
  47. Chất thải Thu gom Điểm tập Chuyển lên rắn phát bằng xe kết rác tạm xe chở rác sinh đẩy tay thời Bãi rác Tràng Cát, Đình Vũ Hình 2.1 Quy trình thu gom tại quận Hải An - Thu gom rác trên đường phố, ngõ xóm, khu tập thể. - Rác từ hộ gia đình thu gom bằng xe đẩy tay loại 0,25m3. - Khi thu gom khoảng 5 -6 hộ gia đình, người thu gom dừng lại gõ kẻnh đúng giờ qui định. Người dân sẽ mang rác đổ vào xe thu gom. - Rác được tập kết tại các trạm tập kết tạm thời sau đó vận chuyển thẳng tới bãi chôn lấp rác. Các ca làm việc trong ngày gồm 3 ca được bố trí như sau : Ca 1 : từ 4h đến 12h; Ca 2 : từ 12h đến 22h; Ca 3 : từ 22h đến 4h ; b) Công tác vận chuyển Trước khi được vận chuyển tới bãi chôn lấp rác thì rác thải được tập trung tại các trạm trung chuyển rác. Trên địa bàn quận có 7 trạm trung chuyển rác Rác từ các trạm trung chuyển này sẽ được đưa lên các xe chuyên chở đến bãi rác Tràng Cát , Đình Vũ. 47
  48. 2.2.3. Hiện trạng xử lý chất thải Hiện nay trên địa bàn có 2 bãi rác của thành phố đó là bãi rác Tràng Cát và bãi rác Đình Vũ. Đây là nơi tập kết rác của thành phố nên lượng rác phát sinh trên địa bàn quận Hải An cũng đưa về đây xử lý 2.2.3.1. Hiện trạng xử lý chất thải tại bãi rác Tràng Cát Bãi rác Tràng Cát là bãi rác chính của thành phố Hải Phòng. Đây là nơi tập kết rác của toàn thành phố vớ công suất trên 1.500m3 rác/ngày. Địa Điểm: Tại đầm Quyết Thắng ,Phường Tràng Cát, Quận Hải An, cách trung tâm Thành phố 12km, cách sân bay Cát Bi khoảng 2km, cách cảng Hải Phòng khoảng 7km. Tổng diện tích là 40 ha gồm có 3 khu: Bãi chôn lấp hợp vệ sinh số 1, bãi chôn lấp hợp vệ sinh số 2 và nhà máy chế biến chất thải thành phân Compsot. * Hiện trạng môi trường tại bãi rác Tràng Cát Ô rác số 1: Ô rác số 1 thuộc bãi rác Tràng Cát với diện tích 5 ha được xây dựng và đưa vào hoạt động từ 01/01/1999 với thời gian sử dụng là 3 năm. Bãi rác chứa tổng lượng rác là 1.450.000 m3. Xung quanh bãi rác được bao bọc bởi con đê cao từ 3m-5m có hình thang. Đáy bãi được chống thấm bằng một lớp đất sét dày 60cm, bên trên ống thu gom nước rác là lớp sỏi đá dày 30cm, trên nữa là lớp vỉ tre và lớp cát dày 20cm Cạnh bãi rác được phủ lớp đất sét dày 60cm. Các lớp phủ trung gian là lớp đất sét dày 20cm-25cm. Hệ thống thu gom khí gas đã bị tháo bỏ do vướng trong quá trình vận hành, đến nay bãi rác vẫn chưa có hệ thống thu khí gas. Hệ thống chống thấm của bãi rác Tràng Cát bị bỏ qua 1 lớp lót nhựa nên nước rác vẫn bị rò rỉ ra xung quanh Nay đã đóng cửa và cải tạo thành khu công viên cây xanh, sàn nhà, vườn hoa tạo cảnh quan môi trường. Là nơi giao lưu văn hóa giữa các đơn vị trong Công ty và nhân dân địa phương. Mấy năm qua cán bộ, công nhân viên khu liên 48
  49. hợp đã trồng được 2000 cây tai tượng, 1800 khóm măng tre điền trúc, nhân rộng ra bãi 2 với dọc 2 bên là cây đề chạy theo tuyến đường bê tông. Ô rác số 2 Bãi chôn lấp số 2 được chia làm 6 ô san lấp với diện tích 11 ha hiện đang vận hành và xử lý rác sinh hoạt hàng ngày, tại đây đã tiếp nhận và xử lý từ 700- 800 m3 rác sinh hoạt, xử lý từ 100-200 m3 nước rỉ rác/ngày đêm. Mọi công việc được tiến hành đúng theo quy trình xử lý đã được phê duyệt, đảm bảo đúng các tiêu chuẩn về chất lượng môi trường theo tiêu chuẩn Việt Nam. Đáy bãi được chống thấm bằng 1 lớp đất sét đầm chặt dày 60 cm, bên trên là lớp vải địa kỹ thuật. Các ống thu nước rỉ rác là ống PVC có đường kính 200 cm được đục lỗ trên thân ống. Bên trên ống thu gom nước rác là lớp sỏi dày 30cm, trên nữa là lớp phên tre và trên cùng là lớp cát dày 20 cm và cuối cùng là lớp rác trên cùng. Độ dốc bãi là 2%. Phun thuốc diệt ruồi, TOKAZEO, EM, đất đỏ Xe rác Ép nước rác Vận chuyển lên Rác vỉ, đầm, nén bãi Hệ thống cống ngầm Xử lý thu nước rác Hình 2.2. Quy trình vận hành Bãi chôn lấp. 49
  50. Sau khi rác được xe ép đổ lên bãi, xe ủi sẽ san gạt đầm nèn chặt theo các lớp có độ cao từ 2 – 3 m rồi rắc vôi bột, Tokazeo để khử mùi, rắc Tokazeo với hàm lượng 0,3 kg/ tấn rác, vôi bột với hàm lượng 0,26 kg/ tấn rác. Trên cùng phủ lớp đất đỏ dày 10 – 20 cm. Quy trình này được lặp lại hàng ngày theo phương pháp lấn dần. Khi bãi rác đạt độ cao 14 m sẽ ngừng tiếp nhận rác và phủ một lớp đất đỏ cuối cùng dày 30 cm. Toàn bộ nước rỉ rác sinh ra từ bãi chôn lấp, nước rửa xe, nước sinh hoạt được thu về hồ chứa nước rỉ rác, Sau đó sẽ được xử lý theo sơ đồ sau: Hồ chứa nước rỉ rác Xử lý Bể chứa 2 bùn H2O ngăn Bình xử lý H2S Bể chứa bùn O4 H2O 2 Bể lắng Ca( OH)2 FeC Đồi cây l3 Hồ chứa Hình 2.3. Quy trình xử lý nước thải tại ô rác số 2 50
  51. Nhà máy xử lý chất thải thành phân Compost Xe rác sau khi chở đầy từ các điểm tập kết đi qua cầu cân điện tử để xác định khối lượng xe rác, sau đó xe vào đổ rác tại sàn tiếp nhận rồi qua hệ thống rửa xe trước khi đi ra ngoài. Sau khi vệ sinh xong, xe qua cầu cân để xác định khối lượng rác rồi tiếp tục hành trình thu gom tại các điểm tập kết rác mới. Rác được thu gom vào buổi chiều mỗi ngày. Sau khi tiếp nhận rác xong, rác sẽ được sơ chế loại ra rác có thể tái chế và rác vô cơ được chuyển vào ô chứa rác vô cơ, toàn bộ rác vô cơ và đất cát sỉ được mang đi chôn lấp. Rác có kích thước nhỏ hơn 15 cm sẽ đi qua lỗ tròn xuống máy tách kim loại, tại đây các kim loại được giữa lại để mang đi tái chế, phần rác còn lại được đổ vào băng chuyền 3 công nhân tiếp tục phân loại các chất thải rắn như nhựa, nilon, kim loại còn vướng lại. Cuối cùng rác được chuyển vào ô chứa rác hữu cơ để chuẩn bị đem đi ủ sống. Thời gian ủ sống là 20 – 22 ngày. Sau khi kết thúc giai đoạn ủ sống, rác được chuyển sang nhà ủ chín và được đánh luống. Nhà ủ chín rộng 2600 m2, trong quá trình ủ phải đảo trộn và kiểm tra nhiệt độ và độ ẩm thường xuyên và quá trình đảo trộn là từ 1 – 2 lần trong 1 tuần để đảm bảo cho rác tơi xốp và quá trình phân hủy diễn ra đồng đều. Thời gian ủ chín vào khoảng từ 28 - 30 ngày. Rác thải Sơ chế Ủ sống Ủ chín (lên men) Tinh chế, đóng bao HÌnh 2.4. Quy trình sản xuất phân Compost Trong quá trình xử lý rác, nước rác và nước sinh hoạt sẽ được đưa vào hệ thống xử lý và được xử lý theo sơ đồ sau: 51
  52. Máy thổi khí Nước thải ( nước Song chắn rác Bể điều hòa rỉ rác, nước thải) Bố sung chất keo tụ Bể khử trùng Bể lắng Bể AAO Bể lắng sơ thứ cấp cấp Hồ chứa Tuần hoàn bùn Xử lý bùn Môi trường Hình 2.5. Quy trình xử lý nước thải tại nhà máy chế biến phân Compost. Tuy bãi rác vận hành đúng theo yêu câu nhưng vẫn còn một số hạn chế: - Bãi chôn lấp chưa có hệ thống thu gom khí CH4. Lượng khí tạo ra gây lãng phí nguồn năng lượng và dễ gây cháy nổ; - Dù có sử dụng chế phẩm sinh học Tocazeo và vôi bột để chế ngự mùi nhưng vẫn chưa triệt để; - Tốn nhiều diện tích; - Không quan lý tốt sẽ gây ô nhiễm nguồn nước, khí và là nơi cư trú của nhiều sinh vật gây hại; - Gây mất mỹ quan và ảnh hưởng tới người dân xung quanh. 52
  53. 2.2.3.2. Bãi rác Đình Vũ Thuộc phường Đông Hải, quận Hải An, tong diện tích được giao 29,6 ha. Đã sử dụng ô số 1 với diện tích 4000 m2 , ô số 2 với diện tích 10.000 m2. Nhưng do điều kiện thực tế thì đến nay rác thải vẫn được đưa đến đây để xử lý. Bãi rác chưa có hệ thống thu thoát nước rác và hệ thống thu khí rác. Để khắc phục, một hệ thống xử lý nước rác đạt tiêu chuẩn được xây gấp rút để ngăn ngừa khả năng nước rác gây ô nhiễm môi trường xunh quanh, đặc biệt vào mùa mưa. * Vấn đề môi trường tại tại bãi rác Tràng Cát và Đình Vũ Bãi rác Tràng Cát và Đình Vũ trên địa bàn quận Hải An là lợi thế đối với quận trong việc thu gom, vận chuyển rác thải phát sinh trên địa bàn toàn quận do khoảng cách từ các điểm tập kết rác đên khu xử lý gần, từ đó giảm chi phí cho công tác vận chuyển rác nhưng bên cạnh đó quận cũng gặp khó khăn trong vẫn đề bị ô nhiễm môi trường do chính 2 bãi rác gây ra. Tại bãi rác Đình Vũ: Việc thải rác tạm thời xuống khu Đình vũ đã gây hậu quả nặng nề hơn nhất là vào mùa mưa khi hệ thống thoát nước còn chưa đáp ứng được yêu cầu. Vì môi trường bị ảnh hưởng nên việc thu hút đầu tư vào khu công nghiệp Đình Vũ cũng bị ảnh hưởng 2.3. Đánh giá công tác quản lý chất thải rắn tịa quận Hải An 2.3.1. Những việc đã làm đƣợc Vẫn đề vệ sinh môi trường tại quận Hải An đã được thành phố, các cấp chính quyền địa phương quan tâm và có nhận thức đúng về tầm quan trọng của vệ sinh môi trường. Do đó bên cạnh việc phát triển kinh tế - xã hội của quận thì chính quyền quận cũng cần chú trọng đến vấn đề bảo vệ môi trường. Mặc dù cơ sở vật chất còn nhiều khó khăn nhưng cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp luôn ý thức được trách nhiệm của mình trong công cuộc bảo vệ môi trường trên địa bàn quận nói chung và trong cả thành phố. Vấn đề người lao động luôn được quan tâm. Công nhân được đóng bảo hiểm đầy đủ, được khám chữa bệnh theo định kỳ. Hàng tháng Công ty Môi trường đô thị luôn phát các công cụ lao động, bảo hộ lao động cho công nhân 53
  54. các xí nghiệp. Có khen thưởng xứng đáng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ và có kỷ luaant nghiêm minh khi vi phạm kỷ luật của công ty. Công tác thu phí vệ sinh đã có nhiều tiến bộ. Thu phí luôn vượt mức kế hoạch được giao. Các khoản phí còn nợ đọng dần được thu hồi, tăng ngân sách cho công tác bảo vệ môi trường. 2.3.2. Những điều còn tồn tại - Cơ chế quản lý CTRSH chưa rõ ràng và chậm đổi mới. mặc dù chính quyền, UBND, các sở ban ngành đã quan tâm cho công tác bảo vệ môi trường nhưng chưa đúng mức. Công tác thanh tra, giám sát, tuyên truyền về vấn đề bảo vệ môi trường còn kém. - Công tác quản lý CTRSH trong các nhà máy, khu công nghiệp chưa chặc chẽ. Tại đây CTRSH chưa được phân loại mà thu gom, đổ lẫn với CTRCN gây khó khăn, tốn kém khâu xử lý và gây ô nhiễm môi trường - Những ga rác hở đặt ở khu dân cư đông đúc làm ảnh hưởng trực tiếp đến người dân xung quanh do gây mùi khó chịu, là nơi sinh trưởng của ruồi ,muỗi, và làm mất mỹ quan đô thị. Tình trạng đổ rác thải bữa bãi vẫn còn diễn ra phổ biến. - Chất thải rắn y tế từ một số các bệnh viện, các cơ sở khám chữa bệnh không được thu gom riêng (chủ yếu là các cơ sở tư nhân) mà đổ lẫn, thu gom, vận chuyển xứ lý chung với các CTRSH và các chất khác gây ô nhiễm môi trường nhất là môi trường nước, không khí, đất ảnh hưởng xấu tới cuôc sống người dân. - Kinh phí đầu tư trang thiết bị cho công tác quản lý CTRSH còn thiếu. - Xử lý tại bãi rác Đình Vũ và Tràng Cát còn chưa đúng quy trình. 2.3.3. Nguyên nhân của các mặt hạn chế Thiếu kinh phí cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH. Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là quy hoạch phát triển đô thị và quy hoạch phát triển công nghiệp. Rất nhiều dự án không được đầu vào các khu công nghiệp mà năm rải rác khắp thành phố, tại nơi chưa có cơ sở hạ tầng đồng bộ dẫn tới ô nhiễm môi trường không xử lý được. 54
  55. Công tác thanh tra, kiểm tra về bảo vệ môi trường chưa được tiến hành thường xuyên. Trang thiết bị, kinh phí và năng lực cần thiết để tổ chức các cuộc thanh tra có chất lượng còn tương đối hạn chế. Đầu tư tài chính cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường còn hạn hẹp và chưa đáp ứng được nhu cầu đề ra. Các chính sách về môi trường chưa được phổ biến đầy đủ và rộng rãi tới người dân công tác tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức người dân chưa được các cấp lãnh đạp quan tâm đúng mức. 55
  56. CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ PHƢƠNG ÁN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ 3.1. Các công cụ hỗ trợ 3.1.1. Công cụ pháp lý 3.1.1.1. Quy định phân loại rác tại nguồn ( phần này kết hợp với sự hỗ trợ của cộng đồng ) Phân loại rác tại nguồn đã được một số quốc gia trên thế giới sử dụng và rất hiệu quả, đối với một nước như nước ta thì cần phải sử dụng phương pháp này là hợp lý nhất, vì phương pháp này vừa tiết kiệm nguyên vật liệu đối với các loại rác có thể tái sinh được mà còn giảm chi phí xử lý, nâng cao hiệu quả xử lý. Để việc thực hiện phân loại rác tại nguồn có tính khả thi cao, ta có thể sử dụng các biện pháp sau: Hỗ trợ 2 thùng chứa, 1 thùng màu xanh chứa chất thải thực phẩm, 1 thùng màu nâu chứa các chất thải còn lại. Giảm mức phí thu gom để khuyến khích thực hiện phân loại. Áp dụng các mức phí khác nhau cho các chất thải, chất thải có thể tái chế (như: thủy tinh, kim loại, giấy, carton ) thu phí thấp hơn những chất thải không có giá trị tái chế. 3.1.1.2. Xử phạt hành chính Áp dụng xử phạt hành chính (mức phạt đề nghị) với các hành vi sau: Biện pháp này áp dụng cho toàn bộ địa bàn quận Hải An hoặc toàn thành phố: - Vứt rác bừa bãi nơi công cộng, vứt rác xuống dòng nước - Các cơ quan, trường học nào không thực hiện tốt việc thu gom rác, gây hôi thối cho môi trường xung quanh. Để có được sự chấp thuận của cộng đồng, cần tiến hành lắp đặt nhiều thùng rác công cộng hơn nữa, thực hiện vệ sinh đường phố và các nơi công cộng sạch và thường xuyên hơn. - Các công ty, dịch vụ thu gom rác cũng cần có nhận thức: quét cho sạch, gom cho hết rác để người dân thấy đó mà noi theo. Muốn tiến hành biện pháp trên thì mỗi phường phải thành lập một tổ, tổ này được gọi là công an môi trường, họ phải là người tốt nghiệp đại học, am hiểu về 56
  57. môi trường và phải có chứng chỉ đã qua khóa học ngành công an. Mỗi nhóm có thể từ 2 – 3 người. 3.1.2. Công cụ kinh tế 3.1.2.1. Hệ thống ký quỹ hoàn trả Ký quỹ hoàn trả là một công cụ kinh tế khá hiệu quả trong việc thu hồi lại các sản phẩm sau khi đã sử dụng để tái chế hoặc tái sử dụng, đồng thời cũng tạo ra một nguồn kinh phí đáng kể để chi trả cho việc xử lý các chất thải loại bỏ sau khi sử dụng. Ký quỹ hoàn trả nghĩa là những người tiêu dùng phải trả thêm một khoản tiền khi mua sản phẩm (đó coi như là tiền thế chân cho bao bì sản phẩm). Khi những người tiêu dùng hay những người sử dụng các sản phẩm ấy, trả bao bì và các phế thải của chúng cho người bán hay một trung tâm nào đó được phép để tái chế hoặc để thải bỏ, thì khoản tiền ký quỹ của họ sẽ được hoàn trả lại. Hiện tại, ta có thể áp dụng hệ thống ký quỹ hoàn trả cho các sản phẩm hoặc là bền lâu hoặc là có thể sử dụng lại hoặc là không bị tiêu hao, tiêu tán trong quá trình tiêu dùng như bao bì của đồ uống, các ác-qui, xi măng, bao bì đựng thức ăn gia súc 3.1.2.2. Phí sản phẩm Phí sản phẩm là phí được cộng thêm vào giá các sản phẩm khi sử dụng những sản phẩm gây ra ô nhiễm hoặc là ở giai đoạn sản xuất, hoặc ở giai đoạn tiêu dùng (sản phẩm sẽ sinh ra chất thải không trả lại được). Phí sản phẩm sẽ được đánh vào phân bón, thuốc trừ sâu, nguyên vật liệu, lốp xe, dầu nhờn, xăng, bao bì, Hiện nay chúng ta cũng đã sử dụng hình thức này đó là bán xăng, dầu, được thực hiện bằng cách định giá bán xăng, dầu trong đó cộng thêm khoản lệ phí giao thông. Hiệu quả của phí đánh vào sản phẩm hoặc đầu vào của sản phẩm phụ thuộc vào sự có được các vật phẩm thay thế nghĩa áp dụng công cụ này khuyến khích chủ sản xuất không dùng những nguyên vật liệu mà tạo ra bao bì gây ô nhiễm để tăng phần doanh thu do thu hút được nhiều người tiêu dùng bên cạnh đó người 57
  58. tiêu dùng cũng sẽ mua được sản phẩm tuy mắc hơn nhưng lại có lợi cho sức khỏe của người tiêu dùng. Nhìn chung, phí sản phẩm ít có tác dụng kích thích giảm thiểu chất thải, trừ khi mức phí được nâng cao đáng kể. 3.2. Sự hỗ trợ của cộng đồng Con người là tế bào của xã hội, trách nhiệm của nhà nước là bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống tốt đẹp cho con người. Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của trách nhiệm này là thu gom và thải bỏ rác ở các nơi công cộng trong Thành phố cũng như trong địa bàn Quận nhằm giữ đường phố luôn sạch đẹp và dân cư khỏi những điều kiện kém vệ sinh. Hiện nay, một số quốc gia cũng đã sử dụng các hệ thống tinh vi cho công tác thu gom, phân loại rác nhưng cũng không giải quyết được tình trạng rác thải này. Do đó, cần thiết phải cần có sự hợp tác, sự chung sức của cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan trong một nhiệm vụ cùng làm cho thế giới chúng ta sạch đẹp, đó cũng là ước mơ của toàn nhân loại trong một thế giới với sự bùng nổ dân số và các nghành công nghiệp hiện đại. Không có sự góp sức của cộng đồng thì sẽ vẫn còn thấy rác rơi vãi trên lề đường, trong hẻm, góc chợ, thậm chí cả sau nhà của chính họ đang sống. Sự hỗ trợ của cộng đồng nên tập trung vào các vấn đề sau: - Thu gom rác trong nhà của các hộ dân nên đặt trong hai thùng rác riêng biệt: - Một thùng màu nâu đựng ve chai, kim loại, sành sứ, giấy carton, Một thùng màu xanh đựng thức ăn thừa, vỏ trái cây, hoa quả hư thối, và lưu ý trong mỗi thùng cần phải có đặt vào bao bì đúng cách. - Đổ rác đúng giờ tại nơi mà xe thu gom rác sẽ đến thu rác. Không vứt rác ra đường và tại những nơi công cộng hay chung quanh các thùng rác ở Thành phố. 3.2.2. Nâng cao nhận thức của cộng đồng Phân loại chất thải rắn tại nguồn là một chương trình mới liên quan đến nhiều chủ thể khác nhau trong cộng đồng xã hội. Trong đó sự tham gia của cộng đồng đóng vai trò quan trọng. Vì vậy, việc triển khai phân loại chất thải rắn tại 58
  59. nguồn trên địa bàn quận Hải An cần được triển khai từng bước để có thể kịp thời điều chỉnh và thu được nhiều thành công. Lực lượng nòng cốt cho tuyên truyền và thực hiện chương trình bao gồm: - Công nhân viên Xí Nghiệp Môi trường quân Hải An - Đoàn viên thanh niên. - Tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố. - Hội phụ nữ. - Đại diện các trường học trên địa bàn quận Phương tiện tuyên truyền: - Tuyên truyền bằng truyền hình, đài phát thanh, báo chí, internet. - Tuyên truyền bằng xe truyền thông cổ động. - Tuyên truyền bằng băng rôn, áp phích, phano, tờ rơi. - Tuyên truyền trong các buổi họp tổ dân phố, các buổi chào cờ đầu tuần của các trường học 3.3. Giải pháp chính 3.3.1. Phân loại rác tại nguồn phân loại rác tại nguồn gom là bước quan trọng trong quá trình thu gom, lưu trữ vận chuyển, tái chế tái sử dụng và xử lý chất thải rắn. Nếu triển khai rộng rãi công tác phân loại chất thải rắn tại nguồn sẽ góp phần giảm bớt gánh nặng cho thu gom và xử lý CTR đô thị. - Phương thức phân loại chất thải rắn tại nguồn gồm: Mỗi hộ gia đình sẽ trang bị 2 thùng chứa màu xanh và màu vàng có thể tích khoảng 10 lít hoặc hơn, trong đó: Thùng chứa màu xanh dùng để chứa các loại rác thải hữu cơ dễ phân hủy sinh học như: các loại rau,củ,quả,thực phẩm thừa Thùng màu vàng dùng để chứa các loại rác thải có thể tái chế được như : giấy vụn, bìa carton, nhựa, kim loại, chai lọ - Một số khó khăn trong việc phân loại CTR tại nguồn: Tăng chi phí do phải trang bị them thùng chứa 59
  60. Người dân chưa có thói quen, chưa hiểu được lợi ích của việc phân loại CTR tại nguồn Nhận thức của người dân về thành phần chất thải còn hạn chế nên hiệu suất phân loại thấp. Chưa có trang thiết bị chuyên chở các loại CTR sau khi phân loại. 3.3.2. Giải pháp trong khâu thu gom, vân chuyển - Đổi mới công nghệ, sử dụng xe ép rác loại nhỏ để chuyển rác từ các địa điểm thu gom trên quận về trạm. Bổ xung them xe ô tô vận chuyển rác, xe thu gom nhiều loại để đủ xe vào tận ngõ nhỏ hẹp thu gom rác đảm bảo vệ sinh. - Sửa chữa những thiết bị còn có thể hoạt động được. - Vào giờ cao điểm có thể vận chuyển qua các tuyến đường khác ít phương tiện giao thông hơn. - Trang bị thêm bạt phủ các thùng xe, tránh gây rơi chất thải và phát tán mùi ra môi trường xung quanh. - Khi xe vận chuyển gặp sự cố, hoặc vào các dịp lễ, tết khối lượng vận chuyển nhiều, số lượng xe không đủ, công ty sẽ thuê thêm các xe tải bên ngoài để phục vụ tốt công tác vận chuyển chất thải trong ngày, không để tồn đọng chất thải quá một ngày. 3.3.3. Giải pháp cho bãi rác Đình Vũ và Tràng Cát - Bãi rác Tràng Cát: Thành phố cần sớm có kế hoạch xử lý bãi rác Tràng Cát, cụ thể : + Đầu tiên, thực hiện nghiêm ngặt đúng quy trình kỹ thuật xử lý rác thải theo quy định; + Đánh giá trữ lượng rác, hàm lượng, thành phần chất thải tại bãi rác để lựa chon phương án xử lý thích hợp; + Tiến hành phân loại rác trước khi chôn lấp để có thể tận dụng tối đa rác thải có thể tái chế, giảm khối lượng rác, tiết kiệm diện tích chôn lấp. + Nghiên cứu phương pháp sử dụng chế phẩm Tokazeo, vôi bột để hạn chế tối đa mùi trong bãi chôn lấp làm ảnh hưởng tới sức khỏe công nhân và 60
  61. người dân xung quanh. Tìm hiểu thêm về chế phẩm mới để cho công tác xử lý tốt hơn, hiệu quả cao hơn. + Lắp đặt hệ thống thu khí tránh lãng phí cũng như ảnh hưởng xung quanh nhà máy tới sức khỏe công nhân và các hộ dân cư lân cận + Thường xuyên quan trắc đánh giá tác động môi trường tại khu vực bãi rác và khu vực dân cư xung quanh để biết và sớm khắc phục nếu môi trường bị ô nhiễm; - Bãi rác Đình Vũ: Xây dựng để đáp ứng kịp thời yêu cầu xử lý chất thải rắn của thành phố trong giai đoạn hiện nay, nhất là hệ thống thu gom và xử lý nước rác theo đúng quy định và sớm đưa vào vận hành để giảm ô nhiễm nguồn nước trong mùa mưa. Có phương án sẵn sàng khắc phục hậu quả khi sảy ra sự cố. 3.3.4. Các giải pháp cụ thể 3.3.4.1. Tăng cƣờng công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt Xây dựng, ban hành các quy định về quản lý chất thải rắn trên địa bàn quận Hải An Xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước trách nhiệm của chính quyền cơ sở, trách nhiệm của các đơn vị trực tiếp thực hiện công tác quản lý, xử lý CTRSH, thẩm quyển xử lý, xử phạt nghiêm mình. Nâng cao năng lực của các cơ quan quản lý nhà nước, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện công tác quản lý xử lý CTRSH 3.3.4.2. Giải pháp về cơ chế Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đang đảm nhiệm công tác quản lý chất thải rắn Xã hội hóa công tác quản lý CTR theo từng hướng khuyến khích thành phần kinh tế trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vựa thu gom, vận chuyển, xây xựng nhà máy xử lý CTR 3.3.4.3. Giải pháp về tài chính Để thực hiện mục tiêu quản lý CTR một cách toàn diện và hiệu quả, trong những năm tới thành phố cần quan tâm bổ xung them kinh phí, phương tiên, 61
  62. thiết bị bằng các nguồn vốn khác nhau : Vốn ODA, vốn vay ngân hàng thế giới, vốn ngân sách 3.3.4.4. Giải pháp về công nghệ - Xây dựng nhà máy tái chế CTR: Bên cạnh khối lượng chất thải rắn hữu cơ có thể chế biến thành phân bón, trong thành phần chất thải rắn còn một lượng không nhỏ các thành phần có thể tái chế được. Lượng chất thải rắn này sẽ được phân loại thành các loại khác nhau như : Giầy vụn, nhựa, kim loại, thủy tình sau đó sẽ được tái chế, tái sử dụng hoặc bán cho các cơ sở sản xuất trong thành phố. - Xây dựng bãi chôn lấp hợp vệ sinh: Các thành phần chất thải rắn còn lại không thể tái chế được, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn nguy hai đã qua xử lý sơ bộ được xử lý bằng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh tại các ô chôn lấp. Các ô chôn lấp phải thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật để giảm thiểu ô nhiễm môi trường tới mức thấp nhất. 3.3.4.5. Nhân rộng một số mô hình quản lý CTR có hiệu quả cao Từ cuối năm 2011, mô hình “khu phố không rác” đầu tiên xuất hiện tại phường Đằng Hải và phường Đằng Lâm Ở những khu phố này, không có rác ven đường, ý thức người dân giữ gìn vệ sinh môi trường mới đáng được biểu dương. Bước đầu, phòng Quản lý đô thị quận cùng UBND phường tổ chức ký cam kết với người dân trong 2 khu phố thực hiện bỏ rác đúng nơi quy định, đúng giờ, có ý thức giữ gìn vệ sinh trong toàn khu vực; không thả súc vật nuôi ra đường, không dán quảng cáo rao vặt trên tường, gốc cây, cột điện. Việc đặt các điểm thu gom rác phù hợp với điều kiện sinh hoạt và tập kết vật liệu xây dựng đúng nơi quy định, không lấn chiếm lòng đường, vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán. Đối với những hộ không có điều kiện đổ rác đúng giờ, có thùng rác phụ để chứa. Vì vậy, cả khu phố không xuất hiện túi rác dọc đường, tình trạng ô nhiễm do rác thải tồn tại nhiều năm qua cũng chấm dứt. Đây là mô hình mang lại hiệu quả cao vì vậy cần được nhân rông trong toàn Quận và cả trong thành phố Hải Phòng. 62
  63. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ KẾT LUẬN Trên cơ sở xem sét thực tế, đánh giá một cách toàn diện về hiện trạng công tác quản lý CTRSH tại quận Hải An và đề suất một số giải pháp trong công tác quản lý trên địa bàn Quận có thể rút ra một số kết luận như sau: 1. Luận văn đã trình bày được khái niệm, tính chất, đặc điểm và phương pháp về quản lý CTR nói chung và CTRSH nói riêng, nghiên cứu kinh nghiệm quản lý CTR của một số nước trên thế giới cũng như các thành phố của Việt Nam có điều kiện kinh tế, xã hội phù hợp với quận Hải An và áp dụng vào thực tế. 2. Đã điều tra, thu thập được các số liệu về điều kiện tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, đặc điểm môi trường và hiện trạng công tác quản lý CTRSH trên địa bàn quận Hải An 3. Quận chưa xây dựng được các quy định, quy chế cụ thể hóa pháp luật về CTRSH trên địa bàn quận để áp dụng cụ thể tới từng đối tượng tham gia, mặt khác cũng chưa có cơ chế xã hội hóa công tác quản lý CTRSH. 4. Công tác phân loại rác bao gồm tại nguồn và tại trạm trung chuyển đều chưa được áp dụng, phần lớn rác thải đều được tập trung hỗn hợp vận chuyển đến bãi rác là nguyên nhân gây ô nhiễm nghiêm trọng và khó khăn cho công tác xử lý. 5. Trên cơ sở nghiên cứu công tác quản lý CTRSH của thành phố Hải Phòng, các địa phương trong cả nước và kinh nghiệm quản lý CTR trên thế gưới đề tài đã đề suất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý CTRSH cho quận Hải An như: Giải pháp về xây dựng chiến lược quản lý CTRSH, quy hoạch tổng thể CTR trên địa bàn quận từ khâu phân loại,thu gom, vận chuyển đến khâu xử lý. 63
  64. KIẾN NGHỊ 1. Đối với thành phố - Hội đồng nhân dân và UBND thành phố cần chỉ đạo các cấp, các ngành liên quan xây dựng khung chính sách, pháp luật về quản lý CTRSH. - Xây dựng cơ chế chính sách trong xã hội hóa công tác phân loại, thu gom, vân chuyển và xử lý CTRSH. - Đầu tư máy móc, thiết bị, thùng chứa rác công cộng. - Đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng: Các ga rác, tram trung chuyển. - Tăng cường hoạy động kiểm tra, giám sát, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về công tác quản lý CTRSH, đặc biệt là là công tác phân loại rác tại nguồn. 2. Đối với quận Hải An - Xây dựng quy chế về việc phân loại, thu gom CTRSH tại nguồn trên địa bàn quận theo mô hình từng phường, từng khu (cụm) dân cư. - Tăng cường kinh phí mua sắm thiết bị thu gom, xử lý CTR chuyên dung như: máy ép rác, máy phân loại rác tại các chạm trung chuyển và các túi, thùng rác khác màu đặt tại các hộ gia đình để phân loại rác tại nguồn đạt hiệu quả hơn. - Tiến hành quy hoạch các ga rác hợp vệ sinh. - Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức người dân về công tác bảo vệ môi trường. Lồng ghép với các chương trình thi đua khen thưởng đồng thời chế tài các hình thức xử phạt nghiêm minh. - Lập quỹ môi trường để duy trì các hoạt động liên quan đến công tác quản lý CTR để từ đó có được các cuộc kiểm tra, giám sát, tuyên truyền có chất lượng. - Nhân rộng một số mô hình quản lý CTR có hiệu quả cao như mô hình “ khu phố không rác” đã được áp dụng tại phường Đằng Hải và Đằng Lâm ra các phường khác trên địa bàn quận và có thể nhân rộng với phạm vi toàn thành phố Hải Phòng. 64
  65. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Công ty môi trường đô thị Hải Phòng (2005), Quy hoạch tổng thể hệ thống thoát nước, xử lý nước thải và quản lý chất thải rắn đô thị Hải Phòng giai đoạn đến năm 2020, Hải Phòng. 2. Luật bảo vệ môi trường, NXB Chính trị quốc gia. 3. GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, Quản lý chất thải rắn NXB Xây dựng Hà Nội 4. Sở tài nguyên và môi trường Hải Phòng, Báo cáo công tác bảo vệ môi trường Hải Phòng. 5. Sở tài nguyên và môi trường thành phố Hải Phòng, Báo cáo công tác quản lý, xử lý chất thải rắn tại thành phố Hải Phòng. 6. Báo cáo môi trường quốc gia 2011 7. PGS.TS. Đặng Kim Chi, Chất thải – quản lý, tái chế, sử dụng và xử lý chất thải rắn 8. 9. 65