Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải - Đỗ Thị Tuyết

pdf 73 trang huongle 1270
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải - Đỗ Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_danh_gia_hien_trang_va_de_xuat_giai_phap_nang_cao.pdf

Nội dung text: Khóa luận Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải - Đỗ Thị Tuyết

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Sinh viên : Đỗ Thị Tuyết Giảng viên hƣớng dẫn: ThS.Nguyễn Thị Mai Linh HẢI PHÒNG – 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY LỤA BẮC HẢI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Sinh viên : Đỗ Thị Tuyết Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Nguyễn Thị Mai Linh HẢI PHÒNG – 2012
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết Mã SV: 121008 Lớp: MT1201 Ngành: Kỹ thuật môi trƣờng Tên đề tài: Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng tại nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải.
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). Tìm hiểu hiện trạng quản lý môi trƣờng tại nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải thuộc khu công nghiệp Nam Cầu Kiền huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng, từ dó đề xuất các biện pháp khắc phục những tồn tại, yếu kém trong công tác này tại nhà máy. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán - Các số liệu về các thông số phân tích nƣớc thải trƣớc và sau hệ thống xử lý của nhà máy. - Các số liệu về các thông số khí thải xung quanh và khu vực sản xuất của nhà máy. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp Nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải thuộc khu công nghiệp Nam Cầu Kiện huyện Thủy Nguyên thành phố Hải Phòng.
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Linh Học hàm, học vị: Thạc sỹ Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Toàn bộ khóa luận Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 30 tháng 10 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 08 tháng 12 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Đỗ Thị Tuyết ThS.Nguyễn Thị Mai Linh Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: . . . . . . . . . . . 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): . . . . 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) ThS. Nguyễn Thị Mai Linh
  7. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành nhất đến thạc sỹ Nguyễn Thị Mai Linh ngƣời đã quan tâm, dìu dắt và tận tình hƣớng dẫn em trong suốt quá trình làm luận văn. Đồng thời xin cảm ơn các cán bộ nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải đã cung cấp số liệu và có những ý kiến đóng góp giúp em hoàn thành bài luận văn này. Em chân thành cảm ơn Ban giám hiệu và các thầy cô trƣờng Đại học Dân Lập Hải Phòng đã tạo mọi điều kiện giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Xin gửi lời cảm ơn các thầy cô trong khoa môi trƣờng đã hết lòng truyền đạt cho em những kiến thức và kinh nghiêm quý báu trong thờ gian học tại trƣờng. Xin gửi lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp khoa môi trƣờng đã đóng góp ý kiến, giúp đỡ, động viên và khuyến khích tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn!!! Hải Phòng, tháng năm 2012 Sinh viên Đỗ Thị Tuyết
  8. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu các sản phẩm các sản phẩm giấy năm 2008 8 Bảng 1.2. Công nghiệp giấy Việt Nam giai đoạn 2000-2008 9 Bảng 1.3. Nhu cầu tiêu thụ bột giấy và giấy khu vực Đông Nam Á năm 2008 9 Bảng 1.4. Định mức tiêu thụ nguyên liệu 12 Bảng 1.5. Các nguồn nƣớc thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau 20 Bảng 1.6. Đặc tính nƣớc thải sản xuất nhà máy giấy 21 Bảng 1.7. Đặc điểm nƣớc thải các công đoạn sản xuất chính 22 Bảng 1.8. Đặc điểm nƣớc thải khu vệ sinh công nhân trong các nhà máy giấy 23 Bảng 1.9. Liệt kê tóm tắt các chất ô nhiễm phát tán vào không khí 24 Bảng 1.10. Hàm lƣợng kim loại nặng có trong xỉ than tính theo % trọng lƣợng khô25 Bảng 1.11. Hàm lƣợng KLN có trong bã bùn vôi tính theo % trọng lƣợng khô 26 Bảng 2.1. Các thiết bị máy móc cần trong sản xuất 34 Bảng 2.2. Lƣợng nguyên liệu sử dụng để sản xuất 1 tấn giấy lụa 35 Bảng 2.3. Lƣu lƣợng nƣớc cấp và nƣớc thải công nghệ nhà máy tính toán cho 1 tấn sản phẩm 36 Bảng 2.4. Kết quả phân tích nƣớc thải sản xuất 37 Bảng 2.5. Kết quả phân tích hóa học mẫu nƣớc thải sau hệ thống xử lý 38 Bảng 2.6. Khối lƣợng chất thải nguy hại hàng năm của nhà máy 40 Bảng 2.7. Lƣu lƣợng, thành phần bụi – khí thải nồi hơi chƣa qua xử lý 41 Bảng 2.8. Định mức thải từ phƣơng tiện vận tải từ 3,5 đến 16 tấn 42 Bảng 2.9. Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh 42 Bảng 2.10. Kết quả phân tích hóa học mẫu không khí khu vực sản xuất 43 Bảng 2.11. Kết quả phân tích hóa học mẫu không khí khu vực thải 44 Bảng 2.12. Kết quả phân tích hóa học mẫu không khí khu vực xử lý nƣớc thải 44 Bảng 3.1. Kỹ thuật SXSH cho ngành công nghiệp bột giấy và giấy 53
  9. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Nhu cầu tiêu thụ giấy ở các nƣớc ĐNÁ 10 Hình 1.2. Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất giấy và bột giấy 15 Hình 2.1. Quy trình xử lý nƣớc cấp nhà máy giấy Bắc Hải 31 Hình 2.2. Quy trình công nghệ sản xuất của nhà máy 32 Hình 2.3. Quy trình đốt than nhà nồi hơi 40 Hình 2.4. Sơ đồ nguyên lý xử lý khí SO2 trong khói nhà thải nhà nồi hơi 48 Hình 2.5. Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất tại nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải 51
  10. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Ký hiệu Ý nghĩa 1 BOD Nhu cầu oxy sinh học 2 COD Nhu cầu oxy hóa học 3 TN Tổng hàm lƣợng nito 4 TP Tổng hàm lƣợng phosphor 5 TSS Tổng hàm lƣợng chất rắn lơ lửng 6 SS Chất rắn lơ lửng 7 DO Oxy hòa tan 8 SXSH Sản xuất sạch hơn 9 TCCP Tiêu chuẩn cho phép 10 QCVN 19:2009 Quy chuẩn Việt Nam 19:2009 bộ tài nguyên môi BTNMT trƣờng 11 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 05:2009 bộ tài nguyên môi 05:2009/BTNMT trƣờng 12 3733/2002/QĐ - Quy định Bộ Y tế BYT 13 TCVN5939-2005 Tiêu chuẩn Việt Nam 5939 – 2005 14 QCVN Quy chuẩn Việt Nam 40:2011 bộ tài nguyên môi trƣờng 40:2011/BTNMT
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU 4 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 6 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM. 6 1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU TIÊU THỤ GIẤY Ở VIỆT NAM 7 1.2.1 Tình hình sản xuất giấy ở Việt Nam. 7 1.2.2 Nhu cầu tiêu thụ giấy ở Việt Nam. 7 1.2.3 Xu thế phát triển ngành công nghiệp giấy. 10 1.3 SẢN PHẨM NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY 11 1.3.1 Bột giấy 11 1.3.2 Giấy 11 1.4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT GIẤY. 11 1.4.1 Nguyên liệu 11 1.4.2 Nhiên liệu 13 1.4.3 Nguồn nƣớc cấp 13 1.4.4 Hóa chất và thuốc tẩy 14 1.5 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY 15 1.5.1 Chuẩn bị nguyên liệu thô. 16 1.5.2 Sản xuất bột giấy 16 1.5.3 Chuẩn bị phối liệu bột. 18 1.5.4 Xeo giấy 18 1.5.5 Khu vực phụ trợ 19 1.5.6 Thu hồi hóa chất 19 1.6 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG TRONG SẢN XUẤT GIẤY 20 Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 1
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 1.6.1 Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. 20 1.6.2. Ô nhiễm môi trƣờng không khí. 23 1.6.3 Ô nhiễm môi trƣờng đất. 25 1.6.4 Ô nhiễm tiếng ồn 27 1.6.5 Ô nhiễm nhiệt dƣ 27 1.7 TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI NGÀNH GIẤY TỚI CON NGƢỜI VÀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH. 27 1.7.1 Tác động tới sức khỏe con ngƣời 27 1.7.2: Tác động đến môi trƣờng xung quanh 28 CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY LỤA BẮC HẢI 30 2.1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY 30 2.1.1 Vị trí địa lý 30 2.1.2 Mô tả hoạt động sản xuất của cơ sở 30 2.2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT 32 2.3: NHU CẦU SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU 34 2.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG 36 2.4.1 Nƣớc thải sản xuất 36 2.4.2Nƣớc mƣa 39 2.4.3 Nƣớc thải sinh hoạt 39 2.4.4 Chất thải rắn và chất thải nguy hại. 39 2.4.4.1 Chất thải rắn 39 2.4.4.2 Chất thải nguy hại 39 2.4.5 Khí thải 40 2.5 ẢNH HƢỞNG TỚI MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHOẺ CON NGƢỜI 45 2.5.1. Tiếng ồn 45 2.5.2: Nƣớc thải. 45 2.5.3: Khí thải và bụi. 45 2.6. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI CÔNG TY 46 2.6.1 Thực trạng quản lý môi trƣờng 46 2.6.2 Các biện pháp đƣợc áp dụng để xử lý môi trƣờng khu vực nhà máy. 47 2.6.2.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm bụi và khí thải. 47 Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 2
  13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 2.6.2.2 Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn 50 2.6.2.3 Biện pháp giảm thiểu và xử lý nƣớc thải 50 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI NHÀ MÁY 53 3.1 TRIỂN KHAI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN. 53 3.2 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG NƢỚC 55 3.2.1 Đối với dịch đen 55 3.2.2 Đối với dịch trắng 56 3.2.3 Biện pháp thu gom tiêu thoát nƣớc mƣa 56 3.3 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ 56 3.3.1 Giảm thiểu và xử lý ô nhiễm bụi, khí thải 56 3.3.2 Giảm thiểu bụi, mùi hóa chất phát sinh trong khu vực nghiền bột liệu 57 3.3.3 Giảm thiểu tác động của tiếng ồn. 57 3.3.4 Giảm thiểu tác động của nguồn nhiệt dƣ 58 3.4 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẤT 58 3.4.1 Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn 58 3.4.2 Thu gom và xử lý chất thải nguy hại 58 3.5 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ 58 3.6 ĐẢM BẢO VỆ SINH VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG. 60 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 62 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63 Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 3
  14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG MỞ ĐẦU Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Hải Phòng là một trong những thành phố có quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa phát triển mạnh của Việt Nam. Đô thị hóa – công nghiệp hóa là xu hƣớng tất yếu của một nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa – công nghiệp hóa luôn đồng nghĩa với việc làm biến đổi môi trƣờng tự nhiên, ở cả hai khuynh hƣớng tích cực và tiêu cực. Môi trƣờng không những bị ô nhiễm do quá trình đô thị hóa, hoạt động canh tác nông nghiệp, sinh hoạt, giao thông vận tải mà chủ yếu là do các hoạt động phát triển kinh tế của các khu công nghiệp. Bên cạnh những thành tựu đã đạt đƣợc, những năm qua thành phố Hải Phòng đang phải đối mặt với vấn đề về sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng sống. Theo tài liệu báo cáo về “Điều tra, đánh giá hiện trạng và đề xuất các định hƣớng quản lý CTNH của thành phố Hải Phòng”, các công ty giấy ở Hải Phòng là trong những doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trƣờng nhất hiện nay. Ngành công nghiệp giấy có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam và có tốc độ tăng trƣởng khá cao trong những năm vừa qua. Mặc dù hiện nay các phƣơng tiện thông tin lƣu trữ và liên lạc phát triển mạnh và có mặt ở hầu hết các quốc gia nhƣ mạng internet, máy tính, điện thoại nhƣng giấy vẫn luôn là sản phẩm không thể thay thế đƣợc ở bất kỳ quốc gia nào. Giấy là sản phẩm cần thiết và không thể thiếu đối với ngành giáo dục, báo chí, in ấn, hội họa và cả trong nhiều nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của con ngƣời nhƣ khăn giấy, giấy vệ sinh, thùng chứa Đặc biệt ngày nay giấy còn đƣợc khuyến khích trong việc sử dụng làm bao bì, giấy gói để thay thế cho túi nilon ở một số quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp có mức độ ô nhiễm trầm trọng nhất và dễ gây tác động đến con ngƣời và môi trƣờng xung quanh do độc tính của nƣớc thải. Theo thống kê, cả nƣớc có gần 500 doanh nghiệp sản xuất giấy, trong đó chỉ có khoảng 10% doanh nghiệp XLNT đạt tiêu chuẩn môi trƣờng cho phép, Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 4
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG còn hầu hết các nhà máy đều không có hệ thống xử lý nƣớc thải hoặc có nhƣng chƣa đạt yêu cầu, vì thế tình trạng gây ô nhiễm môi trƣờng do sản xuất giấy cũng đang là vấn đề đƣợc nhiều ngƣời quan tâm. Trong các cơ sở công nghiệp giấy và bột giấy nƣớc thải thƣờng có độ pH trung bình từ 9 – 11, chỉ số nhu cầu oxy hóa (BOD), nhu cầu oxy hóa học (COD) cao có thể lên đến 700 mg/l và 2.500 mg/l. Hàm lƣợng chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt nƣớc có chứa cả kim loại nặng, lignin (dịch đen), phẩm màu, xút, các chất đa vòng thơm clo hóa là những hợp chất có độc tính sinh thái cao và có nguy cơ gây ung thƣ, rất khó phân hủy trong môi trƣờng. Có những nhà máy giấy, lƣợng nƣớc thải lên tới 4.000 – 5.000 m3/ ngày, các chỉ tiêu BOD, COD gấp 10 – 18 lần tiêu chuẩn cho phép, lƣợng nƣớc thải này không đƣợc xử lý mà đổ trực tiếp vào sông, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng tới môi trƣờng. Ngoài ra còn ảnh hƣởng của nhiều yếu tố thải khác: khí thải, bụi, tiếng ồn, chất thải rắn Xuất phát từ những vấn đề môi trƣờng mà ngành giấy gây ra hiện nay em đã lựa chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng tại nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải” để làm rõ hiện trạng môi trƣờng của nhà máy giấy, và từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng khả thi nhất. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 5
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN 1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY VIỆT NAM.[7] Công nghiệp giấy là ngành công nghiệp có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của Việt Nam và có tốc độ tăng trƣởng khá cao trong những năm vừa qua. Ngành công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp đƣợc hình thành sớm tại Việt Nam khoảng năm 284. Từ giai đoạn này đến đầu thế kỷ 20 giấy đƣợc làm thủ công phục vụ cho việc ghi chép, làm tranh dân gian, làm vàng mã Năm 1912 nhà máy sản xuất bột giấy đầu tiên bằng phƣơng pháp công nghiệp đi vào hoạt động với công suất 4.000 tấn/năm tại Việt Trì. Trong thập niên 1960, nhà máy giấy đƣợc đầu tƣ xây dựng nhƣng hầu hết đều có công suất nhỏ (dƣới 20.000 tấn/năm) nhƣ nhà máy Việt Trì, nhà máy bột Văn Điển, nhà máy giấy Đồng Nai, nhà máy Tân Mai Năm 1975 tổng công suất thiết kế của ngành giấy Việt Nam là 72.000 tấn/năm nhƣng do ảnh hƣởng của chiến tranh và mất cân đối giữa sản lƣợng bột giấy và giấy nên sản lƣợng thực tế chỉ đạt 28.000 tấn/năm. Năm 1982, nhà máy giấy Bãi Bằng do chính phủ Thụy Điển tài trợ đã đi vào sản xuất với công suất thiết kế là 53.000 tấn bột giấy/năm và 55.000 tấn giấy/năm, dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng công nghệ cơ-lý và tự động hóa. Nhà máy cũng xây dựng đƣợc vùng nguyên liệu, cơ sở hạ tầng, cơ sở phụ trợ nhƣ điện, hóa chất và trƣờng đào tạo nghề phục vụ cho hoạt động sản xuất. Ở Việt Nam, năng lực sản xuất bột giấy đạt khoảng 150 – 170 ngàn tấn/năm, năng suất thiết kế của các cơ sở sản xuất giấy vào khoảng 200 – 250 ngàn tấn/năm. Trong đó bột giấy khoảng 120 – 150 ngàn tấn/năm. Lƣợng bột giấy thiếu hụt đƣợc bù đắp bằng việc xử lý giấy cũ và bột nhập khẩu. Về sản phẩm, ngành đã sản xuất đƣợc các loại giấy chủ yếu là: Giấy in, giấy viết, giấy vệ sinh, sinh hoạt, giấy bao bì, giấy vàng mã nội địa và xuất khẩu. Chất lƣợng giấy nhìn chung chỉ đạt mức trung bình so với các nƣớc khu vực và trên thế giới. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 6
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Các loại giấy khác (giấy bao bì chất lƣợng cao, giấy kỹ thuật nhƣ: các loại giấy lọc, giấy cách điện) đƣợc nhập khẩu. 1.2 TÌNH HÌNH SẢN XUẤT VÀ NHU CẦU TIÊU THỤ GIẤY Ở VIỆT NAM [3] 1.2.1 Tình hình sản xuất giấy ở Việt Nam. Giấy bao bì chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu ngành giấy của Việt Nam, thứ hai là các nhóm giấy in và giấy viết, xếp sau đó lần lƣợt là giấy vàng mã, giấy tissue và giấy báo. Với nhóm giấy làm bao bì và nhóm giấy viết, giấy in báo, các doanh nghiệp trong nƣớc mới chỉ cung cấp đƣợc các sản phẩm chất lƣợng thấp, các sản phẩm chất lƣợng cao đều phải nhập khẩu, khối lƣợng nhập khẩu lớn. Mảng giấy tissue, các doanh nghiệp cơ bản chiếm lĩnh những năm tới, triển vọng phát triển tiềm năng sẽ nằm ở mảng phân khúc giấy in báo, giấy in viết và giấy làm bao bì. Tại mảng sản phẩm giấy tissue cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt hơn do trong thời gian qua nhiều cơ sở sản xuất giấy đã tập trung phát triển sản phẩm này. Tổng công suất năm 2008 của cả nƣớc đạt 1.371 ngàn tấn cao gấp 2 lần tổng công suất năm 2000. Năm 2008 sản lƣợng sản xuất giấy đạt 1.110,7 ngàn tấn, giảm nhẹ 1,4% so với năm 2007 do nhu cầu tiêu thụ giấy bị ảnh hƣởng bởi khủng hoảng kinh tế và hoạt động nhập khẩu tăng mạnh do thuế nhập khẩu giấy giảm từ 5% xuống 3%. Mặc dù vậy, tổng sản lƣợng sản xuất giấy năm 2008 vẫn cao hơn 2 lần so với năm 2000. Tính trung bình trong giai đoạn 2000-2008, sản lƣợng sản xuất giấy tăng khoảng 16%/năm, trong đó mảng giấy bao bì-nhóm sản phẩm chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng sản lƣợng ngành giấy – có tốc độ tăng trƣởng cao nhất với tốc độ tăng trung bình 27%, giấy tissue tăng 22%, giấy in viết tăng 11,6%, giấy in báo tăng 8,95% và giấy vàng mã tăng 1,4%. 1.2.2 Nhu cầu tiêu thụ giấy ở Việt Nam. Về cơ cấu tiêu dùng, giấy bao bì chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng cầu về giấy của Việt Nam và có tốc độ tăng trƣởng tƣơng đối cao. Giấy bao bì chủ yếu phục vụ cho ngành công nghiệp đặc biệt là sản xuất ximang đang tăng trƣởng mạnh tại Việt Nam. Năm 2008 nhu cầu về giấy bao bì tăng 15,8% so với năm Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 7
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 2007. Giấy in viết chiếm tỷ trọng 20,2% trong tổng nhu cầu giấy và đạt tốc độ tăng trƣởng là 8,3% so với năm 2007. Chủ yếu xuất khẩu những sản phẩm chất lƣợng trung bình và thấp. Năm 2008 Việt Nam xuất khẩu khoảng 127.000 tấn giấy, giảm 34% so với năm 2007 do nhu cầu về giấy trên thế giới giảm sút mạnh dƣới tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Chiếm phần lớn trong các mặt hàng giấy xuất khẩu của giấy sản xuất từ bột kiềm không đòi hỏi chất lƣợng cao nhƣng gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra Việt Nam cũng xuất đƣợc một phần giấy tissue và giấy in viết chất lƣợng trung bình và thấp. Do nhu cầu về giấy tăng trƣởng nhanh hơn năng lực sản xuất nội địa, hàng năm Việt Nam phải nhập một lƣợng giấy khá lớn. Năm 2008, cả nƣớc nhập khẩu 970,8 tấn giấy các loại chiếm 50% tổng nhu cầu của cả nƣớc. Giấy tissue giá trị nhập khẩu thấp vì sản xuất trong nƣớc đáp ứng đƣợc 99% nhu cầu. Bảng 1.1Tình hình sản xuất, tiêu thụ, xuất nhập khẩu các sản phẩm giấy năm 2008 Đơn vị: tấn Khả năng Năng Tiêu Sản Nhập Xuất Sx đáp ứng Sản phẩm lực dùng xuất khẩu khẩu tiêu dung nội địa (%) Giấy in 58.000 117.195 56.100 51.095 0 52 báo Giấy in 370.000 395.726 254.100 158.626 17.000 60 viết Giấy làm 830.000 1.270.332 642.300 628.032 - 51 bao bì Giấy 100.000 48.362 73.000 362 250.000 99 tissue Giấy vàng 140.000 200 85.000 - 85.000 100 mã Khác 132.707 132.707 (Nguồn: tạp chí công nghiệp giấy tháng 12/2008) Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 8
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Khả năng sản xuất các sản phẩm giấy các loại chỉ đáp ứng một phần nhu cầu nội địa. Giấy in báo đáp ứng 52%, giấy in viết đáp ứng 60% chỉ có giấy vàng mã đáp ứng đủ nhu cầu nội địa. Bảng1.2Công nghiệp giấy Việt Nam giai đoạn 2000 – 2008 Năm Sản lƣợng 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Giấy (tấn) 480 445 468 530 787 850 959 1.120 1.310 Bột giấy (tấn) 174 197 252 232 281 290 300 355 465 Tiêu thụ giấy 591 660 750 971 1.220 1.331 1.566 1.800 2.050 (tấn) Dân số, triệu 77.70 78.43 79.29 80.26 81.34 82.49 83.43 84.38 85.33 ngƣời Bình quân 7.60 8.40 9.46 12.10 15.00 16.13 18.77 21.33 24,00 kg/ngƣời.năm (Nguồn: tạp chí công nghiệp giấy tháng 12 năm 2008) Bảng 1.3Nhu cầu tiêu thụ bột giấy và giấy khu vực Đông Nam Á năm 2008 Tên nƣớc Tiêu thụ giấy Tiêu thụ bột giấy Kg 1.000 tấn % 1.000 tấn % giấy/ngƣời/năm Inđonêxia 5.251 35,1 4.207 55,5 14 Malayxia 3.602 23 1.646 21,0 89,7 Mianma 84 0,5 50 0,6 0,9 Philippin 1.470 9,8 347 4,5 11,4 Thái Lan 4.226 28,4 1.067 14,3 37,2 Việt Nam 570 3,2 463 3,8 3,4 ĐNA 13.843 100 6.970 100 16,9 (Nguồn: Tạp chí công nghiệp giấy tháng 12 năm 2008) Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 9
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Hình 1.1Nhu cầu tiêu thụ giấy ở các nƣớc ĐNA Nhu cầu tiêu thụ giấy của Việt Nam trong khu vực rất thấp chỉ đứng thứ 5 trên Mianma do trình độ sản xuất, công nghệ lạc hậu. Tiêu thụ giấy đạt 3,2%, tiêu thụ bột giấy đạt 3,8% tốc độ tiêu thụ cao hơn mức độ sản xuất 1 lần. 1.2.3 Xu thế phát triển ngành công nghiệp giấy.[3] Xu thế phát triển ngành công nghiệp giấy hiện nay chủ yếu tập trung vào việc hạ giá thành và nâng cao chất lƣợng bột giấy và giấy. Phát triển công nghệ sản xuất giấy sử dụng nguyên liệu giấy loại, nâng cao chất lƣợng bột giấy, tăng tỷ trọng thành phần và mặt hàng sản phẩm sản xuất từ giấy loại giảm chi phí sản xuất, tiết kiệm tài nguyên.  Tập trung hóa việc sản xuất bột giất ở các nhà máy lớn ở từng khu vực để có điều kiện đầu tƣ cho hệ thống xử lý chất thải, nâng cao chất lƣợng bột giấy, hạ giá thành sản phẩm. Các nhà máy nhỏ gần đó có thể sử dụng bột của nhà máy lớn mà không tự sản xuất bột để sản xuất ra các mặt hàng giấy với số lƣợng không lớn.  Ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tự động hóa điều khiển quá trình công nghệ, vận hành thiết bị, công nghệ sinh học, vật lý chất thải, giám sát chất lƣợng và quản lý quá trình sản xuất. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 10
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG  Với tốc độ phát triển khá cao của nền kinh tế nƣớc nhà, nhu cầu tiêu thụ giấy ngày càng cao, ngành công nghiệp giấy tiếp tục phát triển mạnh theo định hƣớng trong những năm tiếp theo. 1.3 SẢN PHẨM NGÀNH CÔNG NGHIỆP GIẤY[4] Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp giấy là bột giấy và giấy. 1.3.1 Bột giấy Bột giấy đƣợc dùng để sản xuất những loại sản phẩm khác nhƣ giấy viết, giấy bao bì, bìa car-tông Bột giấy đã tẩy trắng sẽ đƣợc trộn với các loại bột khác từ giấy phế liệu hoặc bột nhập khẩu. Sự pha trộn phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và loại giấy cần sản xuất. 1.3.2 Giấy Giấy là một sản phẩm của ngành công nghiệp giấy – là một loại vật liệu đƣợc làm từ chất xơ dài từ vài mm đến vài cm, thƣờng có nguồn gốc thực vật và đƣợc tạo thành mạng lƣới bởi lực liên kết hidro không có chất kết dính. Thông thƣờng giấy đƣợc sử dụng dƣới dạng những lớp mỏng nhƣng cũng có thể dùng để tạo thành hình các vật lớn. Trên nguyên tắc giấy đƣợc sản xuất từ bột gỗ hay bột giấy. 1.4 NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU, HÓA CHẤT TRONG SẢN XUẤT GIẤY.[4] 1.4.1 Nguyên liệu Ngƣời ta có thể sản xuất giấy từ nguồn nguyên liệu mới là gỗ, hoặc có thể sử dụng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu. Trong sản xuất mới, nguyên liệu chính để làm giấy là sợi cellulose từ gỗ hoặc rơm rạ. Ngoài ra còn cần dùng đến keo và các chất độn. Độ dài của các sợi cellulose thay đổi tùy theo nguyên liệu làm giấy có ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng và độ bền về thời gian của giấy. Không phải loại gỗ nào cũng có thể dùng làm giấy trong công nghiệp đƣợc. Gỗ từ các loại cây dƣới đây đƣợc coi là thích hợp để làm giấy. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 11
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG  Cây lá kim (cây gỗ mềm): - Vân sam - Linh sam - Thông - Thông rụng lá  Cây lá rộng (cây gỗ cứng): - Sồi - Dƣơng - Cáng lò (cây bulo) - Bạch đàn (cây khuynh diệp) Điều kiện ở từng địa phƣơng và số lƣợng có sẵn quyết định loại gỗ nào đƣợc sử dụng làm nguyên liệu nguyên thủy. Các loại cây tăng trƣởng nhanh thí dụ nhƣ cây dƣơng đáp ứng đƣợc nhu cầu lớn của công nghiệp. Trên nguyên tắc tất cả các loại cellulose đều có khả năng đƣợc sử dụng để sản xuất giấy. Giấy cũ ngày càng đƣợc sử dụng nhiều hơn để làm nguyên liệu. Ở Châu Âu và Châu Mỹ ngƣời ta sử dụng cây lúa mì và lúa mạch đen để lấy sợi, ở Bắc Phi sử dụng một số loại cỏ, tại Nhật cho tới ngày nay sử dụng rơm từ cây lúa, vẫn đƣợc sử dụng ở Ấn Độ là cây tre.Việc dùng giấy đã qua sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy hiện là phƣơng hƣớng phát triển của công nghiệp giấy. Ví dụ về định mức tiêu thụ nguyên liệu đối với những sản phẩm của ngành giấy: Bảng 1.4Định mức tiêu thụ nguyên liệu. Tên sản phẩm Tên nguyên liệu Định mức tiêu thụ tính theo tấn sản phẩm (tấn/tấn sản phẩm) Giấy gió Vỏ gió 0,85-1 Giấy mò, giấy xi 0,2-0,3 măng Giấy vệ sinh, Giấy loại, bột giấy 1,2-1,3 giấy ăn Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 12
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Qua đó ta thấy ngành giấy đã sử dụng một lƣợng lớn nguyên liệu thô, điển hình là sản xuất 1 tấn giấy từ nguyên liệu là gỗ phải cần tới 1,5-3 tấn nguyên liệu thô, 3-6 tấn nguyên liệu tự nhiên. 1.4.2 Nhiên liệu Năng lƣợng sử dụng trong ngành giấy là điện, than và dầu:  Điện đƣợc sử dụng để chạy động cơ của các loại máy, nhƣ máy băm dăm, máy nghiền thủy lực, nghiền đĩa, các loại máy bơm, máy khuấy, các trục cuốn, trục ép, máy cắt  Than và dầu thì đƣợc dùng để đốt lò hơi cung cấp nhiệt cho máy xeo, nồi hơi và gia nhiệt trong quá trình nghiền. Các kết quả điều tra cho thấy các doanh nghiệp vừa và nhỏ đều sử dụng lãng phí năng lƣợng với mức độ khá cao. Nguyên nhân chủ yếu là do sử dụng máy, thiết bị cũ, không đồng bộ, vận hành non tải, quá tải, động cơ điện chạy không đúng công suất thiết kế, thất thoát nƣớc và hơi nƣớc nhiều. Ngoài dùng than và dầu, hiện nay ngƣời ta còn dùng ngay giấy loại để làm nhiên liệu. Thực tế giấy là nhiên liệu sinh học lý tƣởng với nhiệt trị khoảng 19 MJ/kg. Có thể sử dụng các nhiên liệu khác để thay thế cho than nhƣ dầu, ga. Cụ thể để sản xuất 1 tấn giấy từ nguyên liệu tự nhiên cần tới 5 tấn than, 1000-3000 kwh. Đối với sản xuất 1 tấn giấy từ giấy tái chế sử dụng 500 kg than và tiêu tốn 287,3 kwh điện năng. 1.4.3 Nguồn nƣớc cấp Nguồn nƣớc cấp cho sản xuất và sinh hoạt đƣợc lấy từ nguồn nƣớc ngầm, sông, hồ. Để sản xuất 1 tấn giấy thành phẩm tiêu tốn khoảng 200-300 m3 nƣớc. Trong khi các nhà máy giấy hiện đại của thế giới chỉ sử dụng 7-15 m3/tấn sản phẩm. Sự lạc hậu này không chỉ gây lãng phí nguồn nƣớc ngọt, tăng chi phí xử lý nguồn nƣớc thải mà còn đƣa ra sông rạch một lƣợng nƣớc thải khổng lồ. Đặc biệt tẩy trắng là công đoạn gây ô nhiễm lớn nhất, chiếm 50 – 70% tổng lƣợng nƣớc thải Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 13
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG và từ 80 -95% tổng lƣợng dòng thải ô nhiễm. Nƣớc thải, ligin là những vấn đề chính trong ngành sản xuất giấy. 1.4.4 Hóa chất và thuốc tẩy - Chất phủ lỗ: Chất trợ nhăn và trợ dính Creping Aid P12 - Chất chống thấm: AKD Plus - 15®, EKA CR M1718, EKA SP AE76 - Tinh bột biến tính: Tinh bột Cation VN 6105, tinh bột lƣỡng tính VN 6205, tinh bột anion VN 6305. - Chất tăng độ bền: DV 805, DAVI 201, NEOLEX 1012, NEOLEX 515 DS. - Chất chống bóc sợi: ANDUST 302 - Phẩm màu: Phẩm nhuộm cho ngành giấy, lơ xanh BLUE DV 12, lơ tím VIOLET DV-11 - Chất diệt khuẩn: NEOLEX 950 BC. - Chất làm mềm: SOFTENEN 500. - Chất khử mực: NEOLEX 5259, DeinKing XL 200. - Chât tăng độ trắng: STAR-AM, STAR-UP, STAR-VIP Các loại thuốc tẩy trắng đều là các chất có hoạt tính adsorptive, oxidative, reductive. Ngoài ra, còn có những loại hóa chất, thuốc tẩy và phụ gia khác: DaVifoc 15, DaVicat Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 14
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 1.5 QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ TRONG SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY [4] Chuẩn bị nguyên liệu Nguyên liệu thô (tre nứa, gỗ mềm. ( Chặt,cắt, băm Nấu Thu hồi hóa chất Nƣớc Rửa Dịch đen sàng Nghiền bột Làm sạch Hóa chất Tẩy trắng Nƣớc NƣRửớac thải Nghiền phối liệu Hóa chất Chuẩn bị bột Nƣớc Nƣớc thải Làm sạch ly tâm Xeo giấy Xeo giấy. Sản phẩm Hình 1.2:Sơ đồ tổng quát quá trình sản xuất giấy và bột giấy Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 15
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 1.5.1 Chuẩn bị nguyên liệu thô. Nguyên liệu thô đƣợc sử dụng là tre, các loại gỗ mềm khác, giấy phế liệu hoặc tái chế Trƣờng hợp là gỗ thì sau khi đã cân trọng lƣợng gỗ xếp đống trong sân chứa và sau đó đƣợc mang đi cắt thành mảnh. Với loại tre mỏng thì dùng máy cắt mảnh 3 lƣỡi, còn với loại gỗ/tre dày hơn thì dùng máy cắt đũa dao 6 lƣỡi. Kích cỡ của mảnh tạo ra từ 15-35mm các mảnh quá to và quá nhỏ sẽ đƣợc loại ra. Mảnh có kích cỡ phù hợp sẽ chuyển đến khu vực sản xuất bột giấy. Khi sử dụng nguyên liệu thô nhƣ giấy thải, thì giấy thải sẽ đƣợc sàng lọc để tách các loại tạp chất này sẽ đƣợc thải ra nhƣ chất thải rắn và phần nguyên liệu còn lại sẽ đƣợc chuyển đến công đoạn sản xuất bột giấy. 1.5.2 Sản xuất bột giấy  Nấu: Gỗ thƣờng gồm 50% xơ, 20 – 30% đƣờng không chứa xơ, và 20- 30% lignin. Lignin là một hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các xơ đƣợc tách ra khỏi lignin bằng cách nấu với hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu. Quá trình nấu đƣợc sử dụng khoảng 10 – 14% của nguyên liệu thô. Một mẻ nấu đƣợc hoàn tất sau khoảng 8h và trong khoảng thời gian đó các loại khí đƣợc xả ra khỏi nồi nấu. Trong quá trình nấu phải duy trì tỷ lệ rắn/lỏng nằm trong khoảng 1:3 đến 1:4. Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu đƣợc xả ra nhờ áp suất đi vào tháp phóng. Bột thƣờng đƣợc chuyển qua các sàng để tách mấu trƣớc khi rửa.  Rửa: Trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và sàng mấu đƣợc rửa bằng nƣớc. Dich đen loãng từ bột đƣợc loại bỏ trong quá trình rửa và đƣợc chuyển đến quá trình thu hồi hóa chất. Bột đƣợc tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa này kéo dài khoảng 5-6 giờ.  Sàng: Bột sau khi rửa thƣờng có chứa tạp chất là cát và một số mảnh chƣa đƣợc nấu. Tạp chất này đƣợc loại bỏ bằng cách sàng và làm sạch ly tâm. Phần tạp chất tách loại từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy in sẽ đƣợc tái chế làm giấy bao bì (không tẩy trắng). Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 16
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG sạch ly tâm thƣờng bị thải bỏ. Sau sàng, bột giấy thƣờng có nồng độ 1% sẽ đƣợc làm đặc tới khoảng 4% để chuyển sang bƣớc tiếp theo là tẩy trắng. Phần nƣớc lọc đƣợc tạo ra trong quá trình làm đặc sẽ đƣợc thu hồi và tái sử dụng cho quá trình rửa bột. Loại bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ không cần tẩy trắng và đƣợc chuyển trực tiếp đến công đoạn chuẩn bị xeo giấy.  Tẩy trắng: Công đoạn tẩy trắng đƣợc thực hiện nhằm đạt đƣợc độ sáng và độ trắng cho bột giấy. Công đoạn này đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất. Loại và lƣợng hóa chất sử dụng phụ thuộc và loại sản phẩm sẽ đƣợc sản xuất từ bột giấy đó. Trƣờng hợp sản phẩm là giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn tẩy trắng đƣợc thực hiện theo 3 bƣớc, trƣớc mỗi bƣớc bột đều đƣợc rửa kỹ. Trong quá trình này, lignin bị phân hủy và tách ra hoàn toàn. Tuy nhiên, xơ cũng bị phân hủy phần nào và độ dai của giấy cũng giảm đi. Các hóa chất dùng cho loại tẩy này là clo, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. 3 bƣớc tẩy trắng bột truyền thống là: - Bƣớc 1: Clo hóa bột giấy bằng khí clo, khí này sẽ phản ứng với lignin để tạo ra các hợp chất tan trong nƣớc hoặc tan trong môi trƣờng kiềm. - Bƣớc 2: Lignin đã õi hóa đƣợc loại bỏ bằng cách hòa tan trong dung dịch kiềm. - Bƣớc 3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự khi bột đƣợc tẩy trắng bằng dung dịch hypochlorite.  Sau tẩy trắng, bột sẽ đƣợc rửa bằng nƣớc sạch và nƣớc trắng (thu hồi từ máy xeo). Nƣớc rửa từ quá trình tẩy trắng có chứa chlorolignates và clo dƣ. Do vậy, không thể tái sử dụng trực tiếp đƣợc. Vì thế, nƣớc nà sẽ đƣợc trộn với nƣớc tuần hoàn từ các công đoạn khác và tái sử dụng cho quá trình rửa bột giấy. Hiện nay, việc nghiên cứu số bƣớc tẩy trắng, kết hợp sử dụng với các hóa chất tẩy trắng thân thiện với môi trƣờng nhƣ peroxide đã đƣợc triển khai áp dụng thành công tại một số doanh nghiệp trong nƣớc. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 17
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 1.5.3 Chuẩn bị phối liệu bột. Bột giấy đã tẩy trắng sẽ đƣợc trộn với các loại bột khác từ giấy phế liệu hoặc từ bột nhập khẩu. Sự pha trộn này phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu và loại giấy cần sản xuất. Hỗn hợp bột đƣợc trộn với chất phụ gia và chất độn trong bồn trộn. Thông thƣờng, các hóa chất dùng để trộn là nhựa thông, phèn, bột đá, thuốc nhuộm (tùy chọn), chất tăng trắng quang học và chất kết dính gồm các bƣớc sau: Trộn bột giấy và chất phụ gia để tạo ra dịch bột đồng nhất và liên tục. Nghiền đĩa để tạo ra đƣợc chất lƣợng mong muốn cho loại giấy cần sản xuất. Hồ (để cải thiện cảm giác và khả năng in cho giấy) và tạo màu (thêm pigments, chất màu và chất độn) để đạt đƣợc thông số chất lƣợng nhƣ mong muốn. 1.5.4 Xeo giấy Xeo giấy là quá trình tạo hình sản phẩm trên lƣới, ép thoát nƣớc và đƣợc sấy khô bằng các trống sấy. Toàn bộ quá trình xeo đƣợc diễn ra liên tục trong một hệ thống các máy đồng bộ khép kín. Bột đƣợc bơm đến các máy sàng và pha loãng bằng nƣớc sạch để loại bỏ tạp chất thô nhẹ phi xenlulozo. Bột mịn qua sàng rơi xuống bồn bằng nƣớc trắng tiếp tục đƣợc bơm lên các bồn lọc cát nồng độ cao để lọc bột tinh trƣớc khi cấp và thùng cao vị và thùng lƣới. Các lớp bột mỏng hình thành trên lô lƣới tròn của máy xeo, bám theo chăn len rồi tới các trống sấy. Sản phẩm phôi giấy tự động cuộn lại trên trống sấy 2 sau đó sẽ đƣợc palang điện lấy ra đƣa lên máy cắt biên, cuộn chặt và gấp. Quá trình lấy giấy, thay cuộn mới đƣợc tiến hành đồng thời. Giấy sau khi đƣợc cuộn gấp sẽ đƣợc in và dập các hoa văn với các màu sắc nhau tùy theo nhu cầu của thị trƣờng. Bột giấy đã trộn lại đƣợc làm sạch bằng phƣơng pháp li tâm để loại bỏ chất phụ gia thừa và tạp chất, đƣợc cấp và máy xeo thông qua hộp đầu. Máy xeo tiến hành theo 3 bƣớc: Bƣớc tách nƣớc trọng lực và chân không (phần lƣới) Bƣớc tách nƣớc cơ học (phần cuốn ép) Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 18
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Bƣớc sấy bằng nhiệt (các máy sấy hơi gián tiếp). 1.5.5 Khu vực phụ trợ Khu vực phụ trợ bao gồm cấp nƣớc, cấp điện, nồi hơi, hệ thống khí nén và mạng phân phối hơi nƣớc. Ngành công nghiệp giấy và bột giấy là một ngành sử dụng nhiều nƣớc và việc cấp nƣớc đƣợc đảm bảo bằng cách lấy nƣớc từ mạng cấp nƣớc địa phƣơng hoặc bằng các giếng khoan của công ty. Có một số trƣờng hợp các công ty lấy nƣớc trực tiếp từ sông thì khi đó nƣớc cần đƣợc xử lý trƣớc khi sử dụng vào sản xuất. Mặc dù vậy, nƣớc sử dụng cho nồi hơi cần phải đƣợc xử lý kỹ lƣỡng để đảm bảo đáp ứng đƣợc yêu cầu. Nồi hơi của Việt Nam thƣờng có công suất 3-10 tấn/giờ. Các nồi hơi sử dụng than đá hoặc dầu làm nhiên liệu. Áp suất hơi nƣớc tối đa là 10kg/cm2. Hơi nƣớc đƣợc dùng trong các máy sấy và máy xeo có áp suất khoảng 3-4 kg/cm2 và trong các nồi nấu là 6-8kg/cm2. . Hệ thống phân phối hơi trong các nhà máy giấy thƣờng khá phức tạp. Khói thải từ nồi hơi đƣợc thải ra thông qua một quạt gió đẩy vào ống khói. Hệ thống kiểm soát khói thải nhƣ cyclon đa bậc, túi lọc, và ESP có thể đƣợc sử dụng để kiểm soát phát tải hạt lơ lửng. Một số nhà máy có các bộ phát điện dùng diezel để đảm bảo các yêu cầu về điện năng, đề phòng trƣờng hợp mất điện từ lƣới điện quốc gia. 1.5.6 Thu hồi hóa chất Dịch đen thải ra sau quá trình nấu có chứa lignin, ligno sulphates và các hóa chất khác. Các hóa chất này đƣợc thu hồi tại khu vực thu hồi hóa chất và đƣợc tái sử dụng cho quá trình sản xuất bột giấy. Đầu tiên, dịch đen đƣợc cô đặc bằng phƣơng pháp bay hơi. Tiếp đó, dịch đen đã cô đặc đƣợc dùng làm nhiên liệu đốt trong nồi hơi thu hồi. Các chất vô cơ còn lại sau khi đốt sẽ ở dạng dịch nấu chảy trên sàn lò. Dịch nấu chảy chứa chủ yếu là muối carbonate chảy xuống từ trên sàn lò và đƣợc giữ bằng nƣớc, chất này đƣợc gọi là dịch xanh. Dịch xanh này đƣợc mang đến bồn phản ứng (bồn kiềm hóa) để phản ứng với vôi Ca(OH)2 tạo thành hydroxide và calcium carbonate lắng xuống. Phần chất lỏng sẽ đƣợc Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 19
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG dùng cho quá trình sản xuất bột giấy, còn calcium carbonte đƣợc làm khô và cho vào lò vôi để chuyển thành calciumoxide bằng cách gia nhiệt. Calcium oxide lại đƣợc trộn với nƣớc để hóa vôi. 1.6 CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƢỜNG TRONG SẢN XUẤT GIẤY[1] 1.6.1 Ô nhiễm môi trƣờng nƣớc. Quá trình sản xuất bột giấy và giấy đã sử dụng một lƣợng lớn nƣớc, do đó lƣợng nƣớc thải tƣơng ứng sẽ làm ảnh hƣởng tới chất lƣợng nguồn tiếp nhận. Trong đó, nƣớc thải từ các nhà máy sản xuất bột giấy gồm hai nguồn là nƣớc thải sản xuất và nƣớc thải sinh hoạt. a. Nƣớc thải sản xuất Trong các nhà máy giấy nƣớc thải sản xuất thƣờng chiếm từ 85 – 90% tổng lƣợng nƣớc thải của nhà máy. Phát sinh trong toàn bộ các khâu sản xuất, đƣợc thể hiện dƣới bảng 1.5. Bảng 1.5Các nguồn nƣớc thải từ các bộ phận và thiết bị khác nhau.[1] Bộ phận Các nguồn điển hình Sản xuất bột - Hơi nƣớc khi ngƣng bột giấy - Dịch đen bị rò rỉ hoặc bị tràn - Nƣớc làm mát ở các thiết bị nghiền đĩa - Rửa bột giấy chƣa tẩy trắng - Phân tách loại có chứa nhiều sơ, sạn và cát. - Phân lọc ra khi làm đặc bột giấy - Nƣớc rửa sau tẩy trắng có chứa chlorolignin - Nƣớc thải có chứa hypochlorite Chuẩn bị phối - Rò rỉ và tràn các hóa chất/ phụ gia liệu - Rửa sàn Xeo giấy - Phân tách loại từ máy làm sạch ly tâm có chứa xơ, sạn và cát - Chất thải từ hố lƣới có chứa xơ. - Dòng tràn từ hố bơm quạt Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 20
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG - Phần nƣớc lọc ra từ thiết bị tách nƣớc có chứa xơ, bột đá và chất hồ Khu vực phụ trợ - Nƣớc xả đáy - Nƣớc ngƣng tụ chƣa đƣợc thu hồi - Nƣớc thải hoàn nguyên từ tháp làm mềm - Nƣớc làm mát máy nén khí Thu hồi hóa chất - Nƣớc ngƣng tụ từ máy hóa hơi - Dịch loãng từ thiết bị rửa cặn - Dịch loãng từ thiết bị rửa bùn - Nƣớc bẩn ngƣng đọng - Nƣớc ngƣng tụ từ thiết bị làm mát và từ hơi nƣớc. Phần lớn nƣớc thải phát sinh là nƣớc dùng trong quy trình tiếp xúc với nguyên liệu thô, với các sản phẩm chính và sản phẩm phụ, chất dƣ thừa. Sản xuất giấy về căn bản là một quá trình vật lý (thủy cơ), nhƣng các chất phụ gia trong quá trình xeo giấy nhƣ các hợp chất hồ và phủ, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm. So với quá trình làm bột, nƣớc thải từ các công đoạn sản xuất giấy có phần cao hơn về hàm lƣợng chất rắn lơ lửng nhƣng hàm lƣợng BOD lại ít hơn. Tổng lƣợng nƣớc thải và giá trị tải lƣợng ô nhiễm cho một tấn giấy khô gió trƣớc khi xử lý của một nhà máy giấy và bột giấy tại Việt Nam đƣợc trình bày ở bảng sau. Bảng 1.6Đặc tính Nƣớc thải sản xuất Nhà máy giấy.[1] Thông số Giá trị Lƣu lƣợng (m3/t) 150 – 300 BOD5 (kg/t) 90 – 300 COD (kg/t) 270 – 1200 SS (kg/t) 30 – 50 Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 21
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Bảng 1.7Đặc điểm nƣớc thải các công đoạn sản xuất chính.[1] Công đoạn Thành phần nƣớc thải Chuẩn bị nguyên liệu Bùn, cặn lơ lửng, đất Nấu, rửa, sàng, tẩy Ligin, các chất cacbon hydrat, muối vô cơ hòa tan, dịch màu Sản xuât hóa chất Axit HCl, NaOH, Cl Thu hồi hóa chất Xút NaOH, calcium Xeo giấy Chất rắn lơ lửng, bột giấy, dịch đen. - Dòng thải rửa nguyên liệu bao gồm chất hữu cơ hòa tan, đất đá, thuốc bảo vệ thực vật, vỏ cây - Dòng thải của quá trình nấu và rửa sau nấu chứa phần lớn các chất hữu cơ hòa tan, các chất nấu và một phần sơ sợi. Dòng thải có màu tối nên thƣờng đƣợc gọi là dịch đen. Dịch đen có nồng độ chất khô khoảng 25 đến 35%, tỷ lệ giữa chất hữu cơ và vô cơ là 70:30 bao gồm những chất mầu, một phần nhỏ là NaOH, Na2S, Na2SO4, Na2CO3, còn phần nhiều là kiềm natrisunfat liên kết với các chất hữu cơ trong kiềm. - Dòng thải từ công đoạn tẩy của các nhà máy sản xuất bột giấy bằng phƣơng pháp hóa học và bán hóa chứa các chất hữu cơ, ligin hòa tan và hợp chất tạo thành của những chất đó với chất tẩy ở dụng độc hại, có khả năng tích tụ sinh học trong cơ thể sống nhƣ các hợp chất clo hữu cơ,làm tăng AOX trong nƣớc thải. Dòng này có độ màu, giá trị BOD5 và COD cao. - Dòng thải từ quá trình nghiền bột và xeo giấy chủ yếu chứa xơ sợi mịn, bột giấy ở dạng lơ lửng và các chất phụ gia nhƣ nhựa thông, phẩm màu, cao lanh. - Dòng thải từ các khâu rửa thiết bị, rửa sàn, dòng chảy tràn có hàm lƣợng các chất lơ lửng và các chất rơi vãi. - Nƣớc ngƣng của quá trình cô đặc trong hệ thống xử lý thu hội hóa chất từ dịch đen. Mức ô nhiễm của nƣớc ngƣng phụ thuộc vào loại gỗ, công nghệ sản xuất. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 22
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG - Dòng thải từ công nghệ xeo giấy chủ yếu là bột giấy và các chất phụ gia. Nƣớc này đƣợc tách ra từ các bộ phận cƣa máy xeo giấy nhƣ khử nƣớc, ép giấy. - Tùy theo từng công nghệ và sản phẩm, lƣợng nƣớc thải tính trên sản phẩm giấy có thể từ 150-300 m3/tấn giấy. Trong các nhà máy hầu nhƣ tất cả lƣợng nƣớc thải mang theo các tạp chất, hóa chất, bột giấy. Các chất ô nhiễm dạng hữu cơ, vô cơ. b. Nƣớc thải sinh hoạt Bên cạnh nguồn nƣớc thải sản xuất còn có lƣợng đáng kể nƣớc thải sinh hoạt. thành phần chủ yếu của nƣớc thải sinh hoạt là các chất hữu cơ, các chất rắn lơ lửng, các vi khuẩn. Lƣu lƣợng nƣớc thải sinh hoạt trong các nhà máy đƣợc tính trên cơ sở lƣợng nƣớc tiêu thụ bình quân 50-100 lít/ngƣời/ngày. Bảng 1.8Đặc điểm nƣớc thải khu vệ sinh công nhân trong các nhà máy giấy. TT Chỉ tiêu Nƣớc thải trƣớc Nƣớc thải sau lắng lắng 1 Nhiệt độ (0C) 22-27 20-25 2 pH 6,8-7,5 7-7,8 3 Hàm lƣợng cặn lơ lửng (mg/l) 350-500 125-150 4 BOD5 (mg/l) 400-450 250-300 - 5 NH4 (mg/l) 25-30 15-20 6 Coliform (MNP/100ml) 106 105 Nƣớc thải sinh hoạt trong các nhà máy sản xuất giấy chủ yếu phát sinh trong các hoạt động vệ sinh cá nhân của công nhân viên nhà máy. Hàm lƣợng các chất ô nhiễm có trong nƣớc thải sinh hoạt không vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép, riêng có chỉ tiêu amoni là vƣợt quá TCVN nhƣng không quá cao nên không gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng. 1.6.2. Ô nhiễm môi trƣờng không khí. Một trong những vấn đề về phát thải khí đáng chú ý ở nhà máy sản xuất giấy là mùi. Quá trình nấu bột tạo ra khí H2S có mùi rất khó chịu, methyl Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 23
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG mercaptant, dimethyl sulphide và dimethyl-disulphide. Các hợp chất này đƣợc thoát ra từ quá trình nấu, khi phóng bột. Các hợp chất mùi phát sinh khác có tỉ lệ tƣơng đối nhỏ. Một nguồn ô nhiễm không khí khác là do quá trình tẩy trắng bột giấy. Tại đây, clo phân tử bị rò rỉ theo lƣợng nhỏ trong cả quá trình tẩy trắng. Tuy nồng độ ô nhiễm không cao nhƣng lại phát thải này lại cực kỳ độc hại. Trong quá trình thu hồi hóa chất, một lƣợng SO2 nồng độ cao cũng bị thoát ra ngoài. Các oxit lƣu huỳnh đƣợc sinh ra từ các nhiên liệu có chứa sulphur (nhƣ than đá, dầu FO ) đƣợc sử dụng cho nồi hơi để tạo hơi nƣớc. Phát thải bụi cũng đƣợc quan sát thấy tại một số lò hơi đốt than khi không có đủ các thiết bị kiểm soát bụi (cyclon, túi lọc, ESP ). Bảng 1.9Liệt kê tóm tắt các chất ô nhiễm phát tán vào không khí. [3] Các nhóm chất Nguồn Dạng tác động Các bụi hạt - Đốt nhiên liệu, Gây khó chịu cục bộ - Hệ thống thu hồi (nghiền bột hóa học) Các hợp chất giảm sulfur: - Hệ thống thu hồi Mùi, (acid hóa) Hydrogen sulphide, (nghiền bột hóa học) Methyl mercaptan, Dimethylsulphide, Dimethyldisulphide Sulfur dioxide - Đốt nhiên liệu, Acid hóa - Hệ thống thu hồi (nghiền bột hóa học) Nitrogen oxides - Đốt nhiên liệu, Acid hóa - Hệ thống thu hồi Phú dƣỡng (nghiền bột hóa học) Các hợp chất chlor: - Phân xƣởng tẩy trắng Độc hại Chlorine dioxide, (nghiền bột hóa học) Chlorofom Nguồn: Ô nhiễm không khí từ công nghiệp sản xuất giấy (ĐH Bách khoa Hà Nội) Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 24
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 1.6.3 Ô nhiễm môi trƣờng đất. Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trƣờng đất ở các khu vực thƣờng là các chất thải rắn các chất hữu cơ và chất thải lỏng từ quá trình sản xuất: tẩy trắng, nghiền, sàng, xeo giấy, nhuộm Chất thải rắn gồm bùn, tro, chất thải gỗ, tạp sàng, phần tách loại từ quá trình làm sạch ly tâm, cát và sạn. Nguồn chính của bùn là cặn của bể lắng và cặn từ tầng làm khô của trạm xử lý nƣớc thải. Bên cạnh đó, đôi khi còn có cặn dầu thải từ thùng chứa dầu đốt. Khi sử dụng than, xỉ và phần than chƣa chá hết từ lò hơi cũng là nguồn thải rắn cần đƣợc thải bỏ một cách an toàn Tuy nhiên, nếu tính trung bình thì ở Việt Nam khi sản xuất ra 1 tấn giấy sẽ sinh ra một lƣợng chất thải rắn khoảng từ 45 – 85 Kg, một phần phế liệu sẽ đƣợc tuần hoàn lại để sản xuất. - Lƣợng vỏ cây, mùn phế liệu trong khâu xử lý nguyên liệu thô chiếm khoảng 10% so với lƣợng nguyên liệu (tre, gỗ, nứa) đƣa vào tức là xấp xỉ 60 tấn/ngày. Theo tính toán thì lƣợng vỏ cây, mảnh gỗ vụ chiếm từ 15-20% tổng lƣợng chất thải rắn. Năm 2005, lƣợng phế thải loại này là 50.000 tấn. - Xỉ than từ lò hơi đốt động lực với khối lƣợng khoảng 100 tấn/ngày (bao gồm cả xỉ than, than lọt ghi, than cháy không hết.) loại phế thải này chiếm khoảng 25% tổng lƣợng chất thải rắn. Bảng 1.10 Hàm lƣợng kim loại nặng có trong xỉ than tính theo % trọng lƣợng khô. Kim loại Pb Zn Cd As Hàm lƣợng 3,9 * 10-3 1,8 * 10-3 0,18 * 10-3 3,2 * 10-5 (g/tấn) (Nguồn: trung tâm kỹ thuật môi trƣờng đô thị và khu công nghiệp) - Xơ sợi xenlulo và cao lanh từ bột thải thu hồi từ bể lắng. Lƣợng huyền phù xơ sợi trôi vào bể lắng hàng ngày khoảng 10 tấn. Lƣợng phèn sử dụng cho quá trình xử lý là 1,5 – 2 tấn/ngày. Lƣợng phế thải rắn giữ lại trong bể lắng Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 25
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG khoảng 6-6,5 tấn/ngày. Mỗi năm thu hồi gần 5.000 tấn bột thải chiếm khoảng 45% tổng lƣợng phế thải rắn. - Bã bùn vôi: Tạo ra từ quá trình xút hóa theo phản ứng. Na2CO3 + Ca(OH)2 = 2NaOH + CaCO3 Lò nung vôi đốt bằng dầu FO với công suất 100 tấn vôi/ngày. Hiện tại sử dụng khoảng 45-50 tấn vôi/ngày để xút hóa. Lƣợng bùn vôi hàng ngày vào khoảng 90 – 100 tấn và đƣợc đƣa về hồ chứa bùn vôi. Bảng 1.11 Hàm lƣợng KLN có trong bã bùn vôi tính theo % trọng lƣợng khô. Kim loại Pb Zn Cd As Hàm lƣợng 5,7 * 10-3 2,1 * 10-3 0,41 * 10-3 2,7 * 10-5 (g/tấn) ( Nguồn: Trung tâm kỹ thuật môi trƣờng đô thị và khu công nghiệp) Các loại phế thải khác: Hàng ngày trạm xử lý nƣớc thô xử lý khoảng 60.000 – 66.000 m3 nƣớc với lƣợng phèn sử dụng từ 1,5 – 3 tấn. Lƣợng cặn trong các bể lắng rất cao có thành phần chủ yếu là huyền phù và sản phẩm keo tụ phèn. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất 1 lƣợng giấy vụn và các loại rác thải khác tạo thành chiếm khoảng 10% tổng lƣợng chất thải rắn. Các loại rác thải này đƣợc tập trung làm nhiên liệu hoặc tái sử dụng.  Nhận xét chung: Ngành công nghiệp giấy Việt Nam là ngành phát thải nhiều chất ô nhiễm gây tác động không nhỏ tới môi trƣờng. Để sản xuât 1 tấn giấy cần phải sử dụng 1 khối lƣợng lớn nguyên vật liệu, nhiên liệu chủ yếu là tre nứa gỗ, đá vôi, hóa chất các loại, dầu FO, than cám, nƣớc sạch và bột giấy. Đồng thời còn tạo ra một lƣợng chất thải khổng lồ: khí thải, nƣớc thải và chất thải rắn. Ngoài ra ảnh hƣởng của các chất khí thải cũng gây nên ô nhiễm đất và cây trồng. Vì vậy, cần phải đánh giá chính xác mức độ tác động của các hoạt động Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 26
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG của ngành công nghiệp sản xuất giấy trong quá trình thi công cũng nhƣ quá trình vận hành đối với tài nguyên môi trƣờng khu vực. 1.6.4 Ô nhiễm tiếng ồn Tiếng ồn là nguồn gây ô nhiễm khá quan trọng trong hoạt động sản xuất của nhà máy sản xuất giấy. Tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép sẽ gây ảnh hƣởng đầu tiên và trực tiếp lên sức khỏe của chính công nhân đang làm việc vì vậy việc giảm thiểu tiếng ồn trong quá trình sản xuất là cần thiết để nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế cho các nhà máy. 1.6.5 Ô nhiễm nhiệt dƣ Đối với các công đoạn mà công nghệ sản xuất giấy có sinh nhiệt, thì tổng các nhiệt lƣợng do công nghệ sinh ra cùng với nhiệt bức xạ mặt trời truyền tới qua tƣờng, mái nhà xƣởng sẽ làm cho nhiệt độ bên trong nhà xƣởng tăng cao có thể gây ra ô nhiễm. Tuy vấn đề về nhiệt không phải là vấn đề đáng quan tâm hàng đầu nhƣng việc khắc phục nó vẫn là cần thiết đối với các cơ sở sản xuất giấy. 1.7 TÁC ĐỘNG CỦA CHẤT THẢI NGÀNH GIẤY TỚI CON NGƢỜI VÀ MÔI TRƢỜNG XUNG QUANH.[7] Ngành giấy Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ cùng với nhu cầu hàng ngày của con ngƣời, nhƣng song song cùng với đó là các tác động không nhỏ tới đời sống con ngƣời và môi trƣờng. Trong vài năm gần đây, vấn đề môi trƣờng đối với các cơ sở sản xuất giấy đang là vấn đề nổi cộm. 1.7.1 Tác động tới sức khỏe con ngƣời Các tác nhân tiềm tàng có thể gây ảnh hƣởng tiêu cực đến con ngƣời:  Bụi: Bụi gây ra các kích thƣớc cơ học đối với phổi và gây khó thở cũng nhƣ các bệnh đƣờng hô hấp. Các muội khói sinh ra trong quá trình đốt nhiên liệu có thể chứa các hợp chất cacbon đa vòng (nhƣ 3,4 – benzpyrene) có độc tính cao và có thể dẫn tới ung thƣ. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 27
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG  Hơi khí Clo: phát sinh chủ yếu từ khâu tẩy trắng bột giấy. Nguồn clo đƣợc sử dụng trong khâu tẩy trắng bột giấy là Ca(OCl)2 với hàm lƣợng khi sử 0 dụng dung dịch là 25 – 30 g/l. Khí clo là loại khí độc, tnóng chảy = - 101 C, tsôi = - 34,10C. Khi tiếp xúc với khí clo ảnh hƣởng trực tiếp đến mắt, đƣờng hô hấp, và có thể gây tử vong khi phải tiếp xúc với khí clo ở hàm lƣợng cao.  Các khí acid (NOx, SOx): các oxit của sulphur và nitrogen có thể phát tán với số lƣợng khác nhau từ các điểm cụ thể trong hệ thống làm giấy Kraft. Các khí này khi tiếp xúc với mắt chúng có thể tạo thành acid, các khí này có thể xâm nhập vào cơ thể ngƣời và động vật thông qua đƣờng hô hấp hay đƣờng tiêu hóa khi đƣợc hòa tan trong nƣớc bọt. Và cuối cùng chúng có thể xâm nhập vào hệ tuần hoàn. 0  Hơi H2S: Có mùi trứng thối rất khó chịu, nhiệt độ hóa lỏng là – 85,54 C, 0 nhiệt độ bốc hơi là – 60,35 C. H2S tác động mạnh lên tuyến nƣớc bọt và đƣờng hô hấp, nồng độ nguy hiểm là 10 mg/m3.  Hơi lƣu huỳnh: Sinh ra từ lò xông giấy, gây tác động trực tiếp lên các cơ quan hô hấp và màng nhày của khí quản, nồng độ nguy hiểm là 2 mg/m3.  Hơi mercaptane: là dẫn xuất sulphur của một số chất hữu cơ có mùi rất khó chịu có tính chất gần giống nhƣ H2S. 1.7.2: Tác động đến môi trƣờng xung quanh Không chỉ ảnh hƣởng tới con ngƣời, quá trình sản xuất giấy phát sinh ra chất thải không đƣợc kiểm soát dễ gây những tác động xấu tới môi trƣờng xung quanh nhà máy. Trong công nghiệp xeo giấy, dễ tạo nên một sản phẩm đặc thù hoặc những tính năng đặc thù cho sản phẩm, ngƣời ta còn sử dụng nhiều hóa chất và chất xúc tác. Những chất này nếu không đƣợc thu hồi hoặc xử lý mà xả thẳng ra sông ngòi thì vấn đề môi trƣờng ô nhiễm là không tránh khỏi, làm mất cân bằng sinh thái trong môi trƣờng nƣớc, phá vỡ cấu trúc và làm thay đổi đặc điểm sinh thái. Các trƣờng hợp nặng hơn dẫn đến cái chết của tất cả các sinh vật sống cao hơn. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 28
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Nƣớc thải có thể có thể làm đổi màu nƣớc dẫn đến thẩm mỹ giảm. Điều này đã xảy ra với sông Tarawera ở New Zealand, sau đó trở thành đƣợc biết đến nhƣ là “chảy máu chất đen’’. Hiện nay các thông tin về ngành giấy và các vấn đề có liên quan đến môi trƣờng đang là điểm rất đáng quan tâm. Đi sâu hơn vào vấn đề đó, em đã tìm hiểu cụ thể về một cơ sở sản xuất giấy. Công ty TNHH giấy lụa Bắc Hải (Thủy Nguyên-Hải Phòng) để tìm hiểu, đánh giá và nghiên cứu các phƣơng pháp nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tại đây. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 29
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY LỤA BẮC HẢI 2.1: GIỚI THIỆU VỀ NHÀ MÁY [7] 2.1.1 Vị trí địa lý Nhà máy đƣợc xây dựng tại khu công nghiệp Nam Cầu Kiền, huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng với tổng diện tích là 5.010,126 m2. Vị trí khu đất có các hƣớng tiếp giáp nhƣ sau: - Phía Bắc: giáp Công ty Songsan; - Phía Nam: giáp đất khu công nghiệp; - Phía Đông: giáp Công ty Songsan; - Phía Tây: giáp đƣờng nội bộ KCN; 2.1.2 Mô tả hoạt động sản xuất của cơ sở  Quy mô Với công suất thống kê 12.000 tấn/năm, năm 2010 sản lƣợng công ty đạt 9.600 tấn/năm, năm 2011 sản lƣợng là 10.800 tấn/năm .  Hạng mục công trình nhà máy Trạm biến áp và nồi hơi: - Trạm biến áp: để cung cấp công suất cho toàn công trình chủ dự án đầu tƣ xây lắp trạm điện gồm 1 máy 1.200 KVA. Diện tích 36m2. - Nhà nồi hơi: diện tích 72m2 hệ thống lò hơi bao gồm 1 nồi hơi, công suất 6 tấn/h. Khu xử lý nƣớc cấp: Hệ thống nƣớc cấp bao gồm hệ thống cấp nƣớc sinh hoạt từ đƣờng ống cấp nƣớc cho khu công nghiệp cấp cho sinh hoạt của cán bộ công nhân viên trong nhà máy. Hệ thống cấp nƣớc sản xuất nguồn nƣớc lấy từ kênh Hòn Ngọc và đƣợc xử lý sơ bộ trƣớc khi đƣa vào sản xuất. .+ Công nghệ xử lý nƣớc cấp cho sản xuất: công nghệ nƣớc mặt tại nhà máy sử dụng phƣơng pháp cơ học. Quy trình xử lý của nhà máy nhƣ sau. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 30
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Khử trùng Nƣớc nguồn Lọc chậm Bể khử nƣớc sạch Trạm bơm Nước cấp cho sản xuất Hình 2.1 quy trình xử lý nƣớc cấp nhà máy giấy Bắc Hải. Công suất thiết kế hệ thống xử lý nƣớc sông là 180m3/ngày đêm. Nƣớc đƣợc bơm từ kênh Hòn Ngọc qua bể lọc chậm cấu tạo gồm các lớp mỏng (cát thạch anh, than hoa, sỏi) nhằm tách các tạp chất phân tán nhỏ khỏi nƣớc. Nƣớc sau bể lọc chậm đƣơc khử trùng bằng nƣớc clo để diệt khuẩn và oxy hóa tiếp tục các chất hữu cơ còn sót lại trong nƣớc làm cho nƣớc có màu sáng và cải thiện mùi của nƣớc do mùi vị của các chất hữu cơ. Nƣớc sạch sau quá trình tiệt trùng sẽ đƣợc đƣa vào bể chứa và cấp cho quá trình sản xuất. Bể chứa nƣớc thải có thể tích khoảng 180m3. Với chiều cao của bể là 3,6m. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 31
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 2.2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT Công nghệ sản xuất giấy của nhà mày giấy Bắc Hải đi từ nguyên liệu ban đầu là bột giấy 100% Bột giấy nƣớc tuần hoàn Máy nghiền thủy lực nƣớc tuần hoàn Sàng rung nƣớc tuần hoàn Nghiền phối liệu Bể điều hòa nƣớc sạch Xeo giấy Nƣớc tuần hoàn Cắt, cuộn, gấp xử lý tuyển nổi In, dập hoa văn Kho chứa thành phẩm Hình 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất của công ty. * Mô tả quy trình công nghệ Nguyên liệu là bột giấy chủ yếu đƣợc nhập khẩu từ nƣớc ngoài và một phần thu mua trong nƣớc. Nguyên liệu đầu đƣợc đƣa vào nghiền thủy lực để đánh tơi bột và hòa trộn với nƣớc tạo thành một hỗn hợp lỏng đồng nhất trong bể chứa Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 32
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG trƣớc khi đƣa vào sàng rung. Hệ thống máng sàng rung dạng tấm có đục lỗ nhằm tách bỏ hoàn toàn các mảnh vụn trong hỗn hợp lỏng và tạo ra độ bền liên kết giữa các sợi trong giấy. Các chất bẩn rơi xuống máng hứng sẽ đƣợc lấy ra theo định kì xả rửa máng hứng. Hỗn hợp bột nƣớc theo máng chuyển đến phễu nạp vào máy nghiền hai đĩa. Tại máy nghiền, bột giấy, hóa chất và phụ gia xeo luôn đƣợc bổ sung một lƣợng thích hợp. Hỗn hợp bột giấy đƣợc hòa trộn tạo độ nhuyễn phù hợp, tăng độ mềm mại và hình thành độ bền của giấy. Bột sau máy nghiền đƣợc xả vào bể điều hòa để ổn định lƣợng bột và điều tiết nồng độ thích hợp trong suốt quá trình sản xuất. Xeo giấy là quá trình tạo hình sản phẩm trên lƣới, ép thoát nƣớc và đƣợc sấy khô bằng các trống sấy. Toàn bộ quá trình xeo đƣợc diễn ra liên tục trong một hệ thống các máy đồng bộ khép kín: Bột đƣợc bơm đến các máy sàng và pha loãng bằng nƣớc sạch để loại bỏ tạp chất thô nhẹ phi xenlulozo. Bột mịn qua sàng rơi xuống bồn nƣớc trắng, tiếp tục đƣợc bơm lên các bồn lọc cát nồng độ cao để lọc tinh bột trƣớc khi cấp vào thùng cao vị và thung lƣới. Các lớp bột mỏng hình thành trên lô lƣới tròn của máy xeo bám theo chăn len rồi tới các trống sấy. Sản phẩm phôi giấy tự động cuộn lại trên trống sấy 2, sau đó palăng điện lấy ra đƣa lên máy cắt biên, cuộn chặt và gấp. Quá trình lấy giấy, thay cuộn giấy mới đƣợc tiến hành đồng thời. Giấy sau khi đƣợc cuộn gấp sẽ đƣợc in hoa văn với các màu sắc khác nhau tùy theo nhu cầu thị trƣờng.  Danh mục các trang thiết bị Để phục vụ cho hoạt động sản xuất theo mục tiêu đề ra. Công ty đầu tƣ thiết bị máy móc phục vụ sản xuất với số lƣợng đƣợc trình bày trong bảng sau: Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 33
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Bảng 2.1 Các thiết bị máy móc cần trong sản xuất. Số TT Tên máy móc thiết bị Đơn vị lƣợng Máy xeo giấy tốc độ cao khổ 2m, 1 Cái 3 tốc độ 350 - 400m/phút 2 Máy nghiền thủy lực đúp nồng độ cao Cái 1 3 Máy khuấy cao tốc Cái 6 4 Máy nghiền đĩa bột mịn Cái 4 5 Máy chia khổ Cái 1 6 Máy xếp giấy tự động Cái 1 7 Máy lọc cát tinh Cái 10 8 Máy lọc cát nồng độ cao Cái 1 9 Máy bơm bột Cái 10 10 Lò hơi đốt than 6 tấn/h Cái 1 11 Hệ thống xử lý nƣớc thải HT 01 12 Hệ thống thiết bị trạm điện 1200 KVA HT 01 13 Xe tải 3,5 tấn Cái 1 14 Xe tải 5 tấn Cái 1 15 Xe nâng Cái 1 16 Xe ô tô con 5 chỗ Cái 1 2.3: NHU CẦU SỬ DỤNG NGUYÊN LIỆU, NHIÊN LIỆU  Nguyên liệu chủ yếu - Nguyên liệu chính của quá trình sản xuất là bột giấy, chiếm 100%. - Nguồn cung cấp đƣợc nhập khẩu chủ yếu từ nƣớc ngoài và một phần thu mua của các cơ sở sản xuất trong nƣớc tại Tuyên Quang, Điện Biên, Hà Giang - Các loại hóa chất sử dụng cho sản xuất bao gồm: phèn nhôm, keo AKD, cacbonat canxi đƣợc mua tại các doanh nghiệp kinh doanh hóa chất các loại. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 34
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Các vật phụ liệu nhƣ chăn ép, lƣới và một số phụ tùng thay thế khác sẽ đƣợc nhập khẩu trực tiếp từ nƣớc ngoài hoặc thông qua các công ty kinh doanh thiết bị ngành giấy tại Việt Nam.  Nhiên liệu chủ yếu - Nhà máy sử dụng mạng điện 3 pha 380V/A, đƣờng điện hạ thế 3 pha 380V/A từ trạm biến áp đến phân xƣởng không quá 150m. - Nhiên liệu cấp cho nồi hơi chủ yếu là than gồm than đá và than củi. - Nguồn nƣớc cấp cho sinh hoạt sẽ đƣợc lấy từ hệ thống cấp nƣớc chung của khu công nghiệp, nƣớc cấp cho sản xuất đƣợc lấy từ Kênh Hòn Ngọc qua hệ thống xử lý. Lƣợng nƣớc sử dụng tại nhà máy là 130 m3/ngày bao gồm nƣớc cấp cho sản xuất là 120 m3/ngày, nƣớc cấp sinh hoạt 10 m3/ngày, nƣớc dự trù PCCC là 40 -50 m3.Nhu cầu nguyên nhiên liệu sản xuất của Công ty đƣợc trình bày trong bảng sau: Bảng 2.2 Lƣợng nguyên nhiên liệu sử dụng để sản xuất 1 tấn giấy lụa. TT Thành phần nguyên liệu Đơn vị tính Khối lƣợng 1 Bột giấy tẩy trắng Kg 1200 2 Phèn Kg 20 3 Keo AKD Kg 2,5 4 Chất độn Kg 45 5 Ống lõi Kg 10 6 Nhãn mác các loại Kg 1,2 7 Chăn len Kg 0,2 8 Lƣới đồng M 0,03 9 Than đá Kg 75 10 Điện Kw 560 11 Nƣớc m3 3 12 Mực in Kg 0,25 Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 35
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 2.4 HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG [9] 2.4.1 Nƣớc thải sản xuất Bảng 2.3 Lƣu lƣợng nƣớc cấp và nƣớc thải công nghệ nhà máy tính toán cho 1 tấn sản phẩm. Lƣợng Máy đánh Hệ thống Máy Máy xeo Tổng nƣớc tơi thủy sàng rung nghiền (m3) lƣợng lực (m3) (m3) (m3) nƣớc Nƣớc sạch - - - 04 04 Nƣớc tuần hoàn (nƣớc 06 02 12 0 20 trắng) Nƣớc hao 0 0 0 04 0,5 hụt Nƣớc thải - - - - 3,5  Lƣợng nƣớc sạch bổ sung vào hệ thống là:120 m3/ngày  Lƣợng nƣớc thải cần phải xử lý qua hệ thống tuyển nổi là 130 m3/ngày.  Lƣợng nƣớc thải từ công đoạn xeo giấy mang theo khoảng 25% bột giấy và các chất phụ gia. Để tận thu tái sử dụng bột giấy và nƣớc thải sau quá trình xeo giấy, nhà máy trang bị đồng bộ hệ thống xử lý nƣớc thải tuần hoàn bằng công nghệ tuyển nổi ion tầng nông của Nhật Bản. Hệ thống này cho phép thu hồi lại 80% lƣợng bột giấy và nƣớc sau tuyển nổi một phần đƣợc tái sử dụng cho quá trình vệ sinh nhà xƣởng và hệ thống lọc bụi, làm nguội xỉ than, rửa chăn. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 36
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG  Kết quả phân tích hóa học mẫu nƣớc thải sản xuất Bảng 2.4 Kết quả phân tích nƣớc thải sản xuất STT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ KẾT QUẢ QCVN (NT1) 40:2011/BTNMT 1 Nhiệt độ 0C 35,1 40 2 pH - 8,15 5,0 – 9 3 màu Pt/Co 79 150 4 TSS mg/l 135,7 100 0 5 BOD5 (20 C) mg/l 94,2 50 6 COD mg/l 530 150 7 Dầu mỡ khoáng mg/l 7,36 10 8 Tổng Nito (N.T) mg/l 65,88 40 9 Tổng phospho mg/l 9,05 6 (P.T) + 10 Amoni (N-NH4 ) mg/l 16,43 10 11 Coliform MNP/100mL 37.000 5000 12 Pb Mg/l 0,325 0,5 13 Cd Mg/l 0,014 0,1 14 As Mg/l 0,054 0,1 15 Hg Mg/l 0,003 0,01 Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 37
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG  Kết quả phân tích hóa học mẫu nƣớc thải sản xuất sau hệ thống xử lý Địa điểm thu mẫu : Sau hệ thống xử lý-Công ty TNHH giấy Bắc Hải Tên mẫu: Mẫu nƣớc thải sau hệ thống xử lý (NT2) Bảng 2.5 Kết quả phân tích hóa học mẫu nƣớc thải sau hệ thống xử lý. STT THÔNG SỐ ĐƠN VỊ KẾT QUẢ QCVN (NT1) 40:2011/BTNMT 1 Nhiệt độ 0C 34,5 40 2 pH - 7,96 5,0 – 9 3 màu Pt/Co 41 150 4 TSS mg/l 58,6 100 0 5 BOD5 (20 C) mg/l 42,28 50 6 COD mg/l 165 150 7 Dầu mỡ khoáng mg/l 4,19 10 8 Tổng Nito mg/l 45,04 40 (N.T) 9 Tổng phospho mg/l 5,02 6 (P.T) 10 Amoni (N- mg/l 12,37 10 + NH4 ) 11 Coliform MNP/100mL 6500 5000 12 Pb mg/l 0,117 0,5 13 Cd mg/l 0,006 0,1 14 As mg/l 0,021 0,1 15 Hg mg/l 0,0008 0,01 Nhận xét: So sánh kết quả các thông số môi trƣờng trong nƣớc thải sản xuất sau hệ thống xử lý với QCVN 40:2011/BTNMT, nhận thấy hầu nhƣ các thông số đều nằm trong phạm vi cho phép, tuy có một vài thông số vƣợt quy Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 38
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG định:COD cao hơn tiêu chuẩn cho phép 1,1 lần, tổng Nito cao hơn tiêu chuẩn cho phép là 1,1 lần, Amoni cao hơn là 1,2 lần, coliform cao hơn 1,3 lần , nhƣng các giá trị này đều không cao, không gây ảnh hƣởng trực tiếp tới hệ sinh thái môi trƣờng tiếp nhận cũng nhƣ sức khỏe của ngƣời công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Tuy nhiên, đề nghị công ty xem xét, thực hiện các giải pháp công nghệ, xử lý triệt để các thông số ô nhiễm. 2.4.2Nƣớc mƣa Lƣợng nƣớc mƣa trên sân công nghiệp có thể trở thành dòng nƣớc gây ô nhiễm môi trƣờng. Khối lƣợng nƣớc mƣa lớn nhất đƣợc tính theo lƣợng mƣa lớn nhất của khu vực là 100m3. Thành phần của nƣớc mƣa trên sân công nghiệp chủ yếu là các tạp chất vô cơ bao gồm bụi, các loại rác nhƣ cành, lá, rễ cây 2.4.3 Nƣớc thải sinh hoạt Nƣớc thải sinh hoạt bao gồm nƣớc thải từ khu vực nhà ăn ca và khu vệ sinh là 7,68 m3/ngày. 2.4.4 Chất thải rắn và chất thải nguy hại. 2.4.4.1 Chất thải rắn Cặn thải của quá trình xử lý nƣớc thải sản xuất. Xỉ than từ quá trình đốt nhiên liệu cho nồi hơi, hầu hết rơi xuống phễu chứa ở đáy lò. Khối lƣợng chất thải rắn phát sinh từ quá trình sản xuất là 355 kg/ngày. Ngoài ra còn một lƣợng nhỏ băng keo, dây buộc cao su hoắc sắt thép, túi bao nilon đóng gói thải ra từ qúa trình đóng gói sản phẩm. 2.4.4.2 Chất thải nguy hại Chất thải nguy hại trong quá trình hoạt động của công ty gồm có: Giẻ lau máy móc dính dầu, thùng đựng keo hóa chất, mực in thải, Chất thải này phát sinh: nhà máy định kỳ 6 tháng/lần kiểm tra, bảo dƣỡng máy móc và thay thế các thiết bị đã hết hạn sử dụng. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng phải thay thế, thải bỏ kịp thời các thiết bị hỏng không còn khả năng sử dụng. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 39
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Bảng 2.6 Khối lƣợng chất thải nguy hại hàng năm của nhà máy TT Tên chất thải Trạng thái Số lƣợng tồn tại (kg/năm) 1 Cặn dầu mỡ thải Lỏng 60 2 Giẻ lau máy dính dầu Rắn 30 3 Thùng đựng dầu đã qua sử dụng Rắn 240 4 Bóng đèn hùynh quang, neon Rắn 20 5 Mực in thải Rắn 180 6 Hộp mực in Rắn 240 7 Dầu và hóa chất lau rửa, bảo dƣỡng Lỏng 36 máy móc thiết bị Tổng lƣợng chất thải nguy hại 806 Khối lƣợng chất thải nguy hại này là 806 kg/năm, đối tƣợng chịu ảnh hƣởng chính là môi trƣờng nƣớc và môi trƣờng đất. Chất thải nguy hại có thể trực tiếp hoặc theo nƣớc mƣa thấm xuống đất, hòa vào dòng chảy mặt gây ô nhiễm môi trƣờng tiếp nhận. 2.4.5 Khí thải  Bụi, khí thải phát sinh từ khu vực nhà nồi hơi Quy trình đốt than nhà nồi hơi đƣợc mô tả trong sơ đồ 3.4. Bụi, khí Cửa nạ p liệu 01 nồi hơi ống chụp Thiết bị lọc (P = 6 tấn/h) hút bụi bụi tay áo ống khói (h = 10, Dmiệng ống = 0,7) m) Hình 2.3 Quy trình đốt than nồi hơi. Quá trình đốt than nồi hơi sẽ tạo ra các sản phảm cháy thoát ra theo khói lò. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 40
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Bảng 2.7 Lƣu lƣợng, thành phần bụi – khí thải nồi hơi chƣa qua xử lý TT Chất thải Tải lƣợng Nồng độ TCVN 5939 – 2005 (mg/h) (mg/h) Cmax = C×Kp×Kv (mg/Nm3) Lƣợng khói ở điều kiện tiêu chuẩn, Le = 3968,01 Nm3/h 0 3 Lƣu lƣợng khói thải ở điều kiện thực tế tại 174 C, L1 = 6497,07 Nm /h 1 Bụi 1712,96 949,15 200 2 SO2 1524,55 844,7 500 3 NOx 154,13 85,4 580 4 CO2 225213,95 124790,2 - Ghi chú: - Nguồn thải có lƣu lƣợng P ≤ 20.000 m3/h, kp = 1. - Khu vực chịu ảnh hƣởng là khu công nghiệp, Kv = 1 - Giới hạn nồng độ C đƣợc áp dụng cột B. Qua bảng trên cho thấy lƣu lƣợng khói thải nhỏ (6.497,07 Nm3/h) nhƣng nồng độ khí thoát ra từ quá trình cháy nhiên liệu đã có bụi và SO2 vƣợt quá tiêu chuẩn thải công nghiệp TCVN 5939 – 2005 cột B.  Bụi bột giấy và hơi hóa chất phát sinh trong khu vực nghiền nguyên vật liệu: Hỗn hợp bột liệu trong máy nghiền đánh tơi thủy lực ở dạng lỏng do vậy công đoạn này không làm phát sinh bụi. Bụi phát tán trong khu vực sản xuất chủ yếu từ thao tác bổ sung bột giấy vào máy. Tuy nhiên, lƣợng bụi này là rất nhỏ và có thể kiểm soát đƣợc bằng những quy định trong thao tác vận hành kỹ thuật máy móc của nhà máy. Mùi hóa chất của các chất phụ gia (mùi keo AKD, hơi phèn nhôm) là các chất dễ bay hơi nên nếu công nhân tiếp xúc trong thời gian dài có thể gây đau đầu, chóng mặt, mất cân bằng.  Bụi, khí phát sinh do quá trình vận tải: Nguồn phát sinh bụi, khí thải trên đƣờng giao thông nội bộ nhà máy, giao thông khu vực trong giai đoạn vận hành nhà máy chủ yếu từ hoạt động của các loại xe tải để vận chuyển nguyên nhiên liệu, sản phẩm, xỉ lò và các chất thải khác ra vào nhà máy. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 41
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Bảng 2.8: Định mức thải từ phƣơng tiện vận tải từ 3,5 đến 16 tấn. Chất ô nhiễm Đơn vị Định mức thải Bụi g/km 0,23 SO2 g/km 1,07S NOx g/km 0,18 CO g/km 1,50 VOCs g/km 0,65 (*) Theo thống kê của tổ chức Y tế thế giới WHO  Bụi phát sinh tại khu vực tập kết than, bãi chứa xỉ than. Nồng độ bụi trong khu vực tập kết than, bãi chứa xỉ than khoảng từ 0,5 – 0,7 mg/m3. Khả năng phát tán bụi từ các đống than, bãi chứa xỉ than có thể gây ô nhiễm môi trƣờng  Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh. Tên mẫu: Mẫu K1 (cổng vào công ty); Mẫu K2 (đƣờng nội bộ). Bảng 2.9 Kết quả phân tích mẫu không khí xung quanh Thời gian Kết quả QCVN Stt Thông số Đơn vị trung bình K1 K2 05:2009/BTNMT 1 Nhiệt độ oC - 36,4 36,4 - 2 Độ ẩm % - 70 70 - 3 Tốc độ gió m/s - 0,6 0,6 - 4 CO mg/m3 1giờ 9,05 9,17 30 3 5 SO2 mg/m 1giờ 0,09 0,11 0,35 NOx 0,2 6 (tính theo mg/m3 1giờ 0,048 0,045 NO2) Bụi lơ lửng 0,3 7 mg/m3 1giờ 0,207 0,184 TSP 8 Tiếng ồn dBA 1giờ 55,6 57,9 70* Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 42
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Nhận xét: Qua kết quả phân tích hóa học ở bảng trên về không khí xung quanh ở khu vực cổng vào công ty, khu vực đƣờng nội bộ, so sánh với QCVN 05:2009/BTNMT “v/v Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lƣợng không khí xung quanh” ta thấy hầu nhƣ các thông số môi trƣờng chủ yếu đều nằm trong mức cho phép và nhỏ hơn rất nhiều so với Quy Chuẩn. Nhƣ vậy không khí xung quanh nhà máy không bị ô nhiễm.  Kết quả phân tích hóa học mẫu không khí khu vực sản xuất. Tên mẫu: Mẫu K3 (Khu vực nồi hơi) Mẫu K4 (Khu vực trung tâm nhà máy) Mẫu K5 (Khu vực xƣởng sản xuất) Bảng 2.10 Kết quả phân tích hóa học mẫu không khí khu vực sản xuất. Đơn Kết quả 3733/2002/QĐ Stt Thông số vị K3 K4 K5 -BYT 1 Nhiệt độ oC 37,8 36,5 36,5 32 2 Độ ẩm % 66 70 71 80 3 Tốc độ gió m/s 0,4 0,6 0,5 1,5 4 Cacbon monoxit CO mg/m3 18,15 12,84 14,55 40 Lƣuhuỳnh đioxit 5 mg/m3 1,98 1,41 1,76 10 SO2 Nitơ oxit Nox 6 mg/m3 0,93 0,58 0,81 10 (tính theo NO2) 7 Bụi lơ lửng TSP mg/m3 1,45 1,17 1,29 4 8 Tiếng ồn dBA 75,8 69,5 84,9 85 Ánh sáng 9 Lux 590 620 650 (Đèn huỳnh quang) Nhận xét : Qua bảng kết quả, so sánh với quy định 3733/2002/QĐ-BYT nhận thấy các thông số môi trƣờng đều nằm trong mức cho phép và không gây ảnh hƣởng xấu đến với con ngƣời và môi trƣờng.  Kết quả phân tích hóa học mẫu không khí khu vực thải Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 43
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Tên mẫu: Mẫu K6 (Khí thải ống khói nồi hơi) Bảng 2.11 Kết quả phân tích hóa học mẫu không khí khu vực thải Kết QCVN Stt Thông số Đơn vị quả 19:2009/BTNMT K6 (cột A) 1 Cacbon monoxit CO mg/Nm3 105,7 1000 3 2 Lƣuhuỳnh đioxit SO2 mg/Nm 60,8 1500 Nitơ oxit Nox mg/Nm3 3 33,9 1000 (tính theo NO2) 4 Bụi lơ lửng TSP mg/Nm3 216 400 Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy nồng độ các chất khí ô nhiễm ở khu vực thải của nhà máy đều nằm trong phạm vi cho phép, không gây ảnh hƣởng tới sức khỏe công nhân và môi trƣờng xung quanh. Tên mẫu: mẫu K7 (khu vực xử lý nƣớc thải) Bảng 2.12 Kết quả phân tích hóa học mẫu không khí khu vực xử lý nƣớc thải Stt Thông số Đơn vị Thời gian Kết quả QCVN trung K7 05:2009/BTNMT bình 1 CO Mg/m3 1 giờ 10,98 30 3 2 SO2 Mg/m 1 giờ 0,11 0,35 3 3 NOx (tính theo Mg/m 1 giờ 0,056 0,2 NO2) 4 Bụi lơ lửng TSP Mg/m3 1 giờ 0,239 0,3 Các chất gây mùi khó chịu QCVN 06:2009/BTNMT 5 Mùi Cảm 1 giờ Không có Không có mùi quan mùi khó khó chịu chịu 3 6 H2S Mg/m 1 giờ 0,019 0,042 3 7 N-NH3 Mg/m 1 giờ 0,035 0,2 3 8 CH4 Mg/m 1 giờ - - Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 44
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Nhận xét: Qua kết quả phân tích hóa học mẫu không khí tại ống khói nồi hơi và khu vực xử lý khí thải so với các quy chuẩn nhận thấy các thông số môi trƣờng đều nằm trong phạm vi cho phép và không gây ảnh hƣởng tới sức khỏe công nhân làm việc tại nhà máy và môi trƣờng không khí tiếp nhận. 2.5 ẢNH HƢỞNG TỚI MÔI TRƢỜNG VÀ SỨC KHOẺ CON NGƢỜI 2.5.1. Tiếng ồn Tiếng ồn là điều đáng quan tâm với các nhân công trong phân xƣởng nấu và phân xƣởng nguyên liệu của công ty. Tiếng ồn phát ra gây đau đầu, chóng mặt ảnh hƣởng đến quá trình làm việc. 2.5.2: Nƣớc thải. Lƣợng nƣớc thải của công ty thải ra môi trƣờng hàng ngày khá cao, do đặc thù của ngành công nghiệp giấy là sử dụng lƣợng nƣớc lớn trong quá trình sản xuất. Theo kết quả của các quá trình quan trắc hàm lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải sản xuất, sinh hoạt của công ty đều nằm trong ngƣỡng tiêu chuẩn cho phép tuy có một vài thông sốvƣợt quy định nhƣng không cao, không gây ảnh hƣởng trực tiếp tới hệ sinh thái môi trƣờng tiếp nhận cũng nhƣ sức khỏe của ngƣời công nhân trực tiếp tham gia sản xuất. Nhƣng vẫn phải chú ý do yếu tố thời gian quá trình tích tụ có thể sẽ gây ảnh hƣởng trực tiếp tới môi trƣờng nƣớc, đất dẫn tới thoái hóa hạn chế sự phát triển của cây trồng 2.5.3: Khí thải và bụi.  Bụi và khí thải phát sinh tại khu vực nhà nồi hơi.  Quá trình đốt nồi hơi sẽ tạo ra các sản phẩm cháy thoát ra theo khói lò, lƣợng khí thải này chứa chủ yếu bụi, SO2, NOx, CO gây ảnh hƣởng tới công nhân nhà máy dẫn tới các bệnh về đƣờng hô hấp.  Bụi bột giấy và hơi hóa chất phát sinh trong khu vực nghiền nguyên liệu. Hỗn hợp bột liệu trong máy nghiền đánh tơi thủy lực ở dạng lỏng do vậy công đoạn này không phát sinh bụi. Bụi phát tán trong khu vực sản xuất chủ yếu từ thao tác bổ sung bột giấy vào máy. Tuy nhiên, lƣợng bụi này là rất nhỏ và có thể kiểm soát đƣợc bằng những quy định trong thao tác vận hành kỹ thuật. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 45
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Mùi hóa chất của các chất phụ gia (mùi keo AKD, hơi phèn nhôm) là các chất dễ bay hơi nên nếu công nhân tiếp xúc trong thơi gian dài có thể gây đau đầu chóng mặt, mất cân bằng. 2.6.THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI CÔNG TY 2.6.1 Thực trạng quản lý môi trƣờng Đồng thời với việc phát triển kinh tế, bảo vệ môi trƣờng phải đặt lên hàng ƣu tiên để luôn luôn đảm bảo môi trƣờng sinh thái bền vững cho con ngƣời. Để đảm bảo mục tiêu bảo vệ môi trƣờng, công ty kết hợp với các cơ quan chức năng của nhà nƣớc để quản lý, giảm sát quá trình hoạt động của đơn vị mình, nhằm hạn chế và giảm thiểu tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng, đóng góp kinh phí để khắc phục và giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng. Để đảm bảo theo dõi diễn biến môi trƣờng công ty đƣa ra và triển khai áp dụng chƣơng trình quản lý môi trƣờng trên đặc điểm của các nguồn gây ô nhiễm và phù hợp với từng giai đoạn hoạt động. Áp dụng các biện pháp công nghệ phù hợp và hiệu quả về môi trƣờng. Công tác quản lý nguồn ô nhiễm bao gồm các nội dung chính sau đây: - Quản lý chặt chẽ các quá trình vận hành. - Quản lý công tác ATLĐ vệ sinh môi trƣờng các nguồn gây ô nhiễm. - Xây dựng hệ thống phòng chống sự cố môi trƣờng. - Phổ biến đến từng ngƣời lao động về quy định và những hƣớng dẫn cần thiết về bảo vệ môi trƣờng. Kiểm soát thƣờng xuyên và nghiêm ngặt việc thực hiện các quy định và hƣớng dẫn đó. - Tiến hành giám sát môi trƣờng định kỳ theo quy định (3 tháng/lần đối với nguồn thải, 6 tháng/lần đối với môi trƣờng xung quanh) và nộp báo cáo tới ban quản lý khu kinh tế Hải Phòng. - Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trƣờng của địa phƣơng, thực hiện giám sát tình trạng môi trƣờng khu vực. Để đám bảo vệ sinh môi trƣờng, công ty cử 02 công nhân hàng ngày thu gom rác và chăm sóc cây xanh trong khu vực. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 46
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG 2.6.2 Các biện pháp đƣợc áp dụng để xử lý môi trƣờng khu vực nhà máy. 2.6.2.1 Biện pháp giảm thiểu và xử lý ô nhiễm bụi và khí thải.  Biện pháp giảm thiểu chung - Xây dựng và bố trí hợp lý hệ thống cây xanh trên đƣờng nội bộ nhằm cải thiện cảnh quan môi trƣờng và vi khí hậu tại khu vực nhà máy. - Áp dụng các biện pháp an toàn nhằm phòng chống sự cố (cháy nổ, rò rỉ hóa chất, nhiên liệu ) tại các khu vực có khả năng xảy ra cháy nổ (khu chứa nhiên liệu, hóa chất ) - Đối với các động có sử dụng nhiên liệu, định kỳ kiểm tra, bảo dƣỡng, thay thế hoặc đổi mới các máy móc thiết bị nhằm tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, độc hại ra môi trƣờng, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ. - Sử dụng hệ thống phun nƣớc tự động nhằm làm sạch bụi trên các tuyến đƣờng giao thông nội bộ, bảo đảm độ ẩm và cải thiện điều kiện vi khí hậu trên khu vực. - Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật để chăm sóc cây xanh, thảm cỏ. - Tuân thủ các yêu cầu kiểm tra an toàn và vệ sinh môi trƣờng đối với các phƣơng tiện vận tải của nhà máy.  Xử lý bụi, khí SO2 trong khí thải khu vực nhà nồi hơi. Kết quả phân tích cho thấy, nồng độ SO2 và bụi trong khói thải nhà nồi hơi vƣợt tiêu chuẩn cho phép, cần phải xử lý trƣớc khi dẫn vào ống khói xả ra môi trƣờng xung quanh. Nhà máy chọn phƣơng pháp hấp thụ khí thải bằng dung dịch sữa vôi để xử lý khí SO2 và lắng bụi trong tháp rửa khí rỗng. Đây là phƣơng pháp tiết kiệm kinh tế, hiệu quả và phù hợp với các cơ sở sản xuất công nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam hiện nay. - Nguyên lý hoạt động của phƣơng pháp này dựa vào phản ứng tạo chất kết tủa của thành phần chât ô nhiễm trong khí thải với chất hấp thụ. Dòng khí thải và dòng dung dịch sữa vôi đƣợc đƣa vào trong tháp rửa khí theo chiều ngƣợc nhau để tăng khả năng lắng của các hạt bụi trong khí và đẩy nhanh tốc độ diễn ra của phản ứng tạo kết tủa. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 47
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Ca(OH)2 + SO2 = CaSO3.2H2O Khi có oxy không khí: 2CaSO3.2H20+ O2 = 2CaSO4.H2O Cặn tạo thành sau lắng lọc là thạch cao, chất rắn, không độc hại, đƣợc xử lý cùng với xỉ than của nhà máy. Dung dịch sau hấp thụ chứa bụi và cặn vôi rơi xuống đáy tháo rửa, sau đó chảy sang bể dung dịch tuần hoàn nằm ngay dƣới chân tháp. Bể đƣợc chia thành 02 ngăn: Ngăn lắng lọc dung dịch sau hấp thụ và ngăn bổ sung vôi để sử dụng tuần hoàn. Ngăn lắng lọc có đáy sâu hơn ngăn bổ sung vôi 0,5m tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lắng cặn. Lƣợng cặn trong ngăn lắng sẽ đƣợc vét định kỳ và đổ thải cùng với rác thải của nhà máy. Khí sạch 4 2 1 3 Dung dịch sữa vôi Khói lò 6 5 Bụi lắng Hình 2.4Sơ đồ nguyên lý xử lý khí SO2 trong khói nhà thải nhà nồi hơi. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 48
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Hệ thống xử lý khói thải có công suất xử lý 6.500 ÷ 7.000 m3/h, bao gồm các bộ phận sau. 1- Tháp rửa khí rỗng (a=1.3m, cao 2,4m). 2- Tấm chắn nƣớc 3- Bộ phận hƣớng dòng và phân phối khí 4- ống khói (cao 10m, đƣờng kính chân ống khói 0,85m, đƣờng kính miệng ống khói là 0,7m). 5- bể chứa dung dịch tuần hoàn (thể tích mỗi ngăn là 2,5m3, có ngăn lắng và ngăn bổ sung với vôi). 6- Máy bơm nƣớc (công suất 2 m3/h). Lƣợng vôi nung CaO cần cung cấp để trung hòa hết SO2 trong khí thải là 135kg/ngày.đêm. Hiệu suất xử lý khí của tháp rửa đạt 95 – 98%. Khói thải sau khi xử lý đảm bảo tiêu chuẩn TCVN 5939-2005, đƣợc xả ra môi trƣờng ngoài qua ống khói. Để đảm bảo tuổi thọ của hệ thống xử lý trong điều kiện nhiệt độ và môi trƣờng kiềm, vật liệu xây dựng tháp rửa và bể xử lý đƣợc chọn nhƣ sau: - Tháp rửa khí đƣợc xây bằng 2 lớp gạch: Lớp trong bằng gạch samot chịu kiềm và nhiệt tốt, lớp ngoài là gạch thƣờng. Yêu cầu chống thấm tốt. - Bể chứa dung dịch tuần hoàn đƣợc xây bằng bề tông cốt thép và chống thấm. Ngăn bổ sung vôi có máy khuấy và bơm để hòa tan vôi và bơm nƣớc lên tháp rửa.  Giảm thiểu bụi và hóa chất phát sinh trong khu vực nghiền phối liệu. - Trang bị bảo hộ lao động và bố trí thời gian làm việc hợp lý cho công nhân. - Thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống máy móc để tránh sự cố có thể xảy ra. - Có bảng quy định và hƣớng dẫn kỹ thuật vận hành tại khu vực cấp hóa chất và phụ gia cho quá trình xeo giấy. - Nhà xƣởng đƣợc thiết kế hệ thống thông thoáng, lắp đặt cửa sổ và quạt thông gió công nghiệp để trao đổi không khí bên trong và bên ngoài xƣởng. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 49
  60. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG - Khu vực nghiền vật liệu bố trí ở vị trí hợp lý để giảm tối đa sự phát tán của hơi hóa chất đến môi trƣờng. - Lắp đặt các hệ thống thông gió tại các khu vực sản xuất để đảm bảo điều kiện vì khí hậu cho công nhân làm việc tại phân xƣởng. 2.6.2.2 Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn Chất thải rắn của nhà máy gồm có chất thải sản xuất, rác sinh hoạt và chất thải nguy hại.  Chất thải sản xuất - Xỉ than từ lò hơi sẽ đƣợc thu gom và quản lý tập trung tại bãi chứa xỉ đặt cạnh khu nhà xƣởng của nhà máy. Thành phần chính của các loại chất thải này là các chất vô cơ, có dạng tông tại bền vững về hóa học, ít gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng. Xỉ than sẽ đƣợc bán làm phế liệu sản xuất vật liệu chịu lửa, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc tận dụng để san lấp mặt bằng. - Cặn thải từ hệ thống xử lý nƣớc thải sẽ đƣợc định kỳ nạo hút và đem đi xử lý cùng rác thải sinh hoạt.  Rác thải sinh hoạt Rác thải sinh hoạt đƣợc công nhân vệ sinh môi rƣờng của công ty thu gom hàng ngày, cuối ngày vận chuyển đến nơi chứa rác tập trung của khu công nghiệp.  Rác thải nguy hại: Công ty TNHH Giấy Bắc Hải đăng ký chủ thải nguy hại với cơ quan quản lý nhà nƣớc theo đúng thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT và quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của bộ tài nguyên và môi trƣờng. Việc xử lý chất thải nguy hại đƣợc nhà máy lý hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý, có xác nhận của sở tài nguyên và môi trƣờng thành phố. 2.6.2.3 Biện pháp giảm thiểu và xử lý nƣớc thải  Biện pháp giảm thiểu và xử lý nƣớc thải sản xuất + Các biện pháp giảm thiếu tải lƣợng nƣớc thải trong sản xuất trong nhà máy. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 50
  61. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG - Dùng súng phun tia để rửa máy móc, thiết bị, sàn sẽ giảm đƣợc lƣợng nƣớc thải vệ sinh công nghiệp. - Dùng các biện pháp lỹ thuật bảo toàn hơi và nƣớc, tránh thất thoát hơi, cháy. - Phân luồng các dòng thải để tuần hoàn sử dụng lại các nguồn ít bị ô nhiễm. Thu hồi bột giấy từ dòng nƣớc thải xeo để tiết kiệm nguồn nguyên liệu đầu vào, đồng thời giảm đƣợc tải lƣợng các chất ô nhiễm trong nƣớc thải. - Tránh rơi vãi tổn thất hóa chất trong khi sản xuất. + biện pháp xử lý nƣớc thải sản xuất: Trên cơ sở phân tích đặc tính nguồn thải, công ty TNHH giấy Bắc Hải sử dụng công nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất bằng phƣơng pháp tuyển nổi, công suất 200 m3/ngày. Nƣớc thải xeo giấy Thu hồi hóa chất Bể tuyển nổi ion 10,42 m3 Nƣớc vệ sinh công nghiệp và rửa chăn Nƣớc từ thiết bị lọc bụi ƣớt, nƣớc làm nguội xỉ than Bể lắng Cặn thải Nƣớc thải sau xử lý Trạm xử lý nƣớc thải tập trung của khu công nghiệp Hình 2.5 Sơ đồ công nghệ xử lý nƣớc thải sản xuất tại nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 51
  62. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Nƣớc thải công đoạn xeo giấy đi vào bể tuyển nổi ion tầng nông để thu hồi bột giấy và nƣớc trong tái sử dụng cho rửa sàn và lọc bụi ƣớt, làm nguội xỉ than. Phần nƣớc còn lại sau hệ thống theo đƣờng ống có D = 600÷800 mm đến bể lắng. Nƣớc thải sau bể lắng đƣợc đƣa về trạm xử lý nƣớc thải tập trung của khu công nghiệp. Chất lƣợng nƣớc thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn hiện hành QCVN 24:2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nƣớc thải công nghiệp.  Biện pháp thu gom và xử lý nƣớc thải sinh hoạt Biện pháp xử lý nƣớc thải sinh hoạt tại nhà máy là dùng nhà vệ sinh có bể tự hoại 3 ngăn. Với tổng thể tích là 23 m3. Tóm lại, từ các bảng số liệu đã thu thập ta nhận thấy các nguồn thải của nhà máy qua quá trình sản xuất hầu hết đạt TCVN trong BVMT. Tuy nhiên, cá biệt có một số thông số ( COD vƣợt 1,1 lần, tổng Nito vƣợt 1,12 lần, Amoni vƣợt 1,23 lần, coliform vƣợt 1,3 lần, nhiệt độ vƣợt 1,15) còn vƣợt TCCP. Vì vậy việc đƣa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng môi trƣờng tại nhà máy và đảm bảo sức khỏe cho ngƣời lao động là việc làm cần thiết. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 52
  63. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ MÔI TRƢỜNG TẠI NHÀ MÁY 3.1 TRIỂN KHAI ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP SẢN XUẤT SẠCH HƠN.[5] Sản xuất sạch hơn là phƣơng pháp áp dụng mới và sáng tạo để giảm thiểu ô nhiễm tại nguồn thông qua việc sử dụng nguyên nhiên liệu có hiệu quả hơn. Việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn không chỉ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi phí sản xuất mà còn đóng góp vào việc cải thiện hiện trạng môi trƣờng, qua đó giảm bớt chi phí xử lý môi trƣờng. Các giải pháp SXSH đƣợc áp dụng chủ yếu nhƣ sau: - Bảo quản và làm sạch nguyên liệu đầu vào bằng phƣơng pháp khô sẽ giảm đƣợc lƣợng nƣớc thải từ quá trình rửa nguyên liệu. - Có giải pháp xử lý dịch đen để giảm đƣợc ô nhiễm của các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học nhƣ ligin, giảm đƣợc hóa chất cho công đoạn nấu và giảm thiểu chất hữu cơ, vô cơ trong dòng thải Bảng 3.1 Kỹ thuật SXSH cho ngành công nghiệp bột giấy và giấy.[10] Nhóm giải pháp Giải pháp Kỹ thuật Giảm thải tại Quản lý tốt nội - Sửa chữa các chỗ rò rỉ nguồn vi - Khóa các vòi nƣớc khi không sử dụng - Che chắn các sàng rung để tránh bị tràn - Loại bỏ các chỗ tắc trong các vòi phun lƣới và nỉ - Kiểm tra các bẫy hơi thƣờng xuyên Thay đổi nguyên - Sử dụng các chất màu không độc liệu đầu vào hại trong sản xuất giấy Kiểm soát tốt - Tối ƣu hóa quá trình nấu quy trình - Sản xuất bột ở nồng độ đồng đều cao nhất có thể - Sử dụng các chất hóa học hỗ trợ giúp giữ màu để tối ƣu hóa việc sử dụng chất màu Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 53
  64. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Cải tiến thiết bị - Lắp đặt các vòi phun hiệu quả - Có bể phóng đủ lớn để tránh tràn bột giấy - Thêm thiết bị nghiền giấy đứt - Sử dụng máy rửa ly tâm cao áp tiết kiệm bột - Sử dụng tụ bù để tăng hệ số công suất - Sử dụng bộ truyền động vô cấp để phù hợp với tải luôn thay đổi. Thay đổi công - Cải tiến quy trình sản xuất bột nghệ giấy - Dùng nồi nấu đứng trong nấu bột - Xem xét quy trình sản xuất bột giấy khác. - Cải tiến quy trình rửa và tách nƣớc thông qua sử dụng ép đai lƣới kép. - Dùng quy trình tẩy khác, chẳng hạn tẩy băng ozone Tuần hoàn và tái Thu hồi và tái sử - Tuần hoàn nƣớc công nghiệp và sử dụng dụng tại chỗ nƣớc trắng trong khâu rửa bột, tẩy trắng và pha loãng bột. - Tuần hoàn bột trong hố dài ở máy xeo - Thu hồi và tuần hoàn nƣớc ngƣng - Thu hồi và tuần hoàn bột từ nƣớc trắng bằng cách lắp đặt hệ thống SAVE ALL Tạo ra sản phẩm - Sử dụng xơ ngắn/phế phẩm xơ để phụ hữu ích làm giấy bồi. - Sử dụng phần còn lại trong khâu làm sạch nguyên liệu thô làm nhiên liệu cho lò hơi. Cải tiến sản - Sản phẩm các loại giấy sản lƣợng phẩm cao - Sản xuất giấy không tẩy thay vì giấy tẩy trắng Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 54
  65. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG - Bên cạnh giải pháp về kỹ thuật, còn áp dụng các biện pháp khác nhƣ: Làm hệ thống che cho khu chứa nguyên liệu nhằm giảm thất thoát và tránh đƣợc các tác động tiêu cực tới môi trƣờng, xây dựng các tec thải có chứa nƣớc trong. Khí ra từ quá trình nấu bột giấy sẽ đƣợc đƣơc qua các thùng chứa này do đó giảm ô nhiễm không khí. Ngoài ra, cũng xây dựng hệ thống xử lý dịch đen đơn giản theo phƣơng pháp thu hồi bằng cách cô đặc dịch đen và trộn với than, sau đó sử dụng để đốt với hiệu suất thấp trong nồi hơi. Giải pháp này vừa giải quyết đƣợc vấn đề hóa chất thải ra từ công đoạn nấu vừa tận dụng để cung cấp nhiệt cho đốt than dùng trong các công đoạn sản xuất khác. - SXSH ở các nhà máy bột giấy và giấy cần có sự tham gia của tất cả các khu vực sản xuất, vì ở bất cứ khu vực nào cũng có tiềm năng giảm phát thải. Bởi lẽ SXSH không có điểm và thời gian kết thúc, nó là một chuỗi các giải pháp liên tục đƣợc áp dụng thƣờng xuyên trong sản xuất để đạt đƣợc kết quả tốt nhất cả về mặt lợi ích kinh tế và môi trƣờng xã hội. 3.2 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG NƢỚC 3.2.1 Đối với dịch đen Lƣợng dich đen trong các nhà máy sản xuất bột giấy chiếm một tỷ lệ thấp trong tổng lƣợng nƣớc thải ( Bapacp 50-60 m3/tấn sản phẩm, thế giới 30m3/tấn sản phẩm, kiềm nguội Việt Nam 5-7 m3/tấn sản phẩm) nhƣng lại chứa 50-80% tổng tải lƣợng ô nhiễm hữu cơ (Giá trị COD thƣờng khoảng 50.000- 100.000 mg O2/l) xử lý tốt lƣợng dịch đen là đã giảm tác động của nƣớc thải giấy một cách đáng kể. Ngoài phƣơng pháp cô đốt áp dụng cho các nhà máy lớn hoặc phƣơng pháp sinh học yếm khí thì phƣơng pháp keo tụ, hấp phụ là phƣơng pháp có khả năng áp dụng để xử lý tốt dịch đen trong điều kiện của Việt Nam hiện nay. Bản chất của phƣơng pháp này là dựa trên khả năng kết tủa các hợp chất hữu cơ (chủ yếu là lignin, nhựa và các axit béo) có trong nƣớc thải giấy ở pH thích hợp. Nƣớc thải sau kết tủa ở pH thấy có thể giảm đƣợc 50-70% lƣợng SS, 40- 50% COD và BOD, màu giảm đáng kể. Sau đó dùng than hoạt tính (tận thu Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 55
  66. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG đƣợc từ việc đốt than bùn từ công đoạn lắng, lọc, ép rồi than hóa) để hấp phụ bớt các chất hữu cơ tan và chất màu. Các biện pháp này chỉ đƣợc coi nhƣ tiền xử lý trƣớc khi xử lý sinh học. Một kỹ thuật mới đang đƣợc nhiều ngƣời quan tâm là oxy hóa dịch đen bằng xúc tác. 3.2.2 Đối với dịch trắng Thực chất của việc xử lý dịch trắng là xử lý nƣớc thải tổng hợp (phần thải còn lại sau xử lý dịch đen, nƣớc rửa của tách Cellulo – dịch đen loãng, nƣớc thải từ tẩy trắng và phần dịch xeo). Loại nƣớc thải này thƣờng đƣợc xử lý bằng keo tụ lắng gạn kết hợp với xử lý sinh học. Các kỹ thuật xử lý sinh học trong xử lý nƣớc thải giấy: Bùn hoạt tính, hồ sục khí, lọc nhỏ giọt hoặc lọc nhỏ giọt kết hợp với bùn hoạt tính và các phƣơng pháp lọc yếm khí Các công nghệ này sẽ đạt hiệu quả cao hơn nếu có thêm các xúc tác. Kỹ thuật này có thể giảm COD, BOD xuống con 10-20% giá trị ban đầu, giảm màu và mùi rõ rệt. Mặt khác, với quy trình xử lý kiểu này, chi phí xây dựng cũng nhƣ chi phí vận hành có thể chấp nhận đƣợc đối với loại cơ sở sản xuất vừa và nhỏ. Tránh rơi vãi, tổn thất hóa chất trong khi sử dụng. 3.2.3 Biện pháp thu gom tiêu thoát nƣớc mƣa Theo thiết kế cơ sở, nƣớc mƣa mái công trình và đƣờng giao thông nội bộ đƣợc thu gom qua hệ thống ga thu, ga lắng cặn, lắng rác rồi theo tuyến đƣớng ống đƣợc xây dựng xung quanh các xƣởng, nhà kho và đặt dƣới đƣờng nội bộ, sau đó cháy trực tiếp vào sông hồ xả thải. Rác và cặn lắng từ các hố ga đƣợc định kỳ nào vét và đƣa đi xử lý cùng rác sinh hoạt. 3.3 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG KHÔNG KHÍ 3.3.1 Giảm thiểu và xử lý ô nhiễm bụi, khí thải  Giảm thiểu chung - Xây dựng và bố trí hợp lý hệ thống cây xanh trên các con đƣờng nội bộ nhằm cải thiện cảnh quan môi trƣờng và vi khí hậu tại khu vực dự án. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 56
  67. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG - Áp dụng các biện pháp an toàn phòng chống sự cố (cháy, nổ, rò rỉ hóa chất, nhiên liệu ) tại các khu vực có khả năng xảy ra cháy nổ (khu chứa nhiên liệu, hóa chất dễ cháy ). - Đối với các động cơ sử dụng nhiên liệu, xây dụng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo dƣỡng, thay thế hoặc đổi mới các máy móc thiết bị nhằm tránh gây rò rỉ các chất ô nhiễm, độc hại ra môi trƣờng, hạn chế các nguy cơ gây cháy nổ. - Sử dụng hệ thống phun nƣớc tự động nhằm làm sạch bụi trên các tuyến đƣờng giao thông nội bộ, đảm bảo độ ẩm và cải thiện điều kiện vi khí hậu tại khu vực. - Sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật theo quy định chăm sóc cây xanh thảm cỏ. - Tuân thủ các yêu cầu về kiểm tra an toàn và vệ sinh môi trƣờng đối với các phƣơng tiện vận tải của nhà máy.  Giảm thiểu bụi trong quá trình vận chuyển và tập kết nguyên, nhiên liệu. - Các phƣơng tiện vận chuyển nhiên liệu phải có bạt che kín - Tập kết vật liệu đúng nơi quy định, không để bay bụi gây ảnh hƣởng đến giao thông hoặc sinh hoạt cũng nhƣ lao động sản xuất của nhân dân trong khu vực. - Khi bốc xếp nguyên nhiên liệu, công nhân sẽ đƣợc trang bị bảo hộ lao động cá nhân: Quần áo, giày, găng tay, khẩu trang Để giảm thiểu ảnh hƣởng của bụi tới sức khỏe. - Phun nƣớc khi đổ than, xỉ than để tránh gây bụi. 3.3.2 Giảm thiểu bụi, mùi hóa chất phát sinh trong khu vực nghiền bột liệu - Trang bị bảo hộ lao động và bố trí thời gian làm việc hợp lý cho công nhân - Thƣờng xuyên kiểm tra hệ thống máy móc để tránh sự cố có thể xảy ra. - Có bảng quy định và hƣớng dẫn kỹ thuật vận hành tại khu vực cấp hóa chất và phụ gia cho quá trình xeo giấy. 3.3.3 Giảm thiểu tác động của tiếng ồn. - Các thiết bị có mức ồn trên 80dBA sẽ đƣợc lắp đặt thiết bị giảm thanh. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 57
  68. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG - Công nhân làm việc ở các vị trí có mức ồn và độ rung lớn đều đƣợc cấp phát đầy đủ trang bị bảo hộ lao động chuyên dùng: Quần áo bảo hộ, nút đai chống ồn - Trồng cây xung quanh khu vực nhà máy với mật độ tán che lớn để giảm phát tán tiếng ồn ra xung quanh. 3.3.4 Giảm thiểu tác động của nguồn nhiệt dƣ - Kết cấu nhà xƣơng đảm bảo thông gió tốt kết hợp với thông gió tự nhiên và hệ thống quạt thông gió. - Lắp đặt hệ thống quạt hút hỗ trợ cho thông gió. - Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động chuyên dụng cho công nhân. 3.4 GIẢI PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƢỜNG ĐẤT 3.4.1 Biện pháp thu gom và xử lý chất thải rắn Chất thải rắn của nhà máy gồm có chất thải sản xuất và rác sinh hoạt. Chất thải sản xuất sẽ đƣợc thu gom và quản lý tập trung tại bãi chứa phần chính của các loại chất thải này là các chất vô cơ, có dạng tồn tại bền vững về hóa học, ít nhất gây ảnh hƣởng đến môi trƣờng nên có thể tiến hành san lấp hợp lý. Rác thải sinh hoạt đƣợc công nhân vệ sinh môi trƣờng của công ty thu gom hàng ngày và xử lý theo đúng quy định, đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. 3.4.2 Thu gom và xử lý chất thải nguy hại Từng công ty, khu công nghiệp sẽ đăng ký chủ nguồn thải nguy hại với cơ quan quản lý nhà nƣớc theo đúng thông tƣ số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/2006 của bộ tài nguyên và môi trƣờng. Việc xử lý chất thải đƣợc nhà máy ký hợp đồng với các công ty, các đơn vị có đủ chức năng thu gom và xử lý CTNH, có xác nhận của sở tài nguyên môi trƣờng. 3.5 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ Xây dựng phát triển bền vững là quan điểm chung đối với mọi sự phát triển của nƣớc ta. Phát triển bền vững đã đƣợc khẳng định trong chủ trƣơng, đƣờng lối phát triển của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nƣớc ta “phát triển kinh tế xã hội gắn chặt với bảo vệ môi trƣờng và cải thiện môi trƣờng, đảm bảo Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 58
  69. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG sự hài hòa giữa môi trƣờng nhân tạo với môi trƣờng, giữ gìn đa dạng sinh học”. Để đảm bảo theo dõi sát diễn biến môi trƣờng trong quá trình hoạt động của ngành công nghiệp giấy, chƣơng trình quản lý môi trƣờng của các nhà máy đƣợc đề ra dựa trên đặc điểm của các nguồn gây ô nhiễm và phù hợp với từng giai đoạn hoạt động của nhà máy; tìm kiếm các giải pháp công nghệ phù hợp và hiệu quả cao về môi trƣờng. Trƣớc thực trạng ô nhiễm, các dự thảo về “nƣớc thải, không khí, đất công nghiệp giấy” đang đƣợc bộ tài nguyên và môi trƣờng hoàn thiện và chuẩn bị ban hành. Quy định này sẽ đƣa ra những tiêu chuẩn khắt khe về chất lƣợng nƣớc trƣớc khi thải ra môi trƣờng tự nhiên. Các biện pháp cụ thể sau:  Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nƣớc và cơ quan chuyên môn về môi trƣờng thực hiện việc kiểm soát và giám sát tình trạng môi trƣờng định kỳ cho toàn công ty.  Các hoạt động bảo vệ môi trƣờng, vận hành các thiết bị xử lý ô nhiễm môi trƣờng sẽ thƣờng xuyên duy trì, quản lý và theo dõi. Lập kinh phí bảo vệ môi trƣờng của từng công ty, duy trì vanah hành và sửa chữa hệ thống xử lý chất thải hàng năm.  Các số liệu phân tích và đo đạc về chất lƣợng môi trƣờng của từng công ty sẽ đƣợc lƣu trữ và gửi định lỳ lên cơ quan nhà nƣớc chó chức năng quản lý môi trƣờng.  Lựa chọn công nghệ phù hợp để giảm tác động môi trƣờng là ít nhất. Để đảm bảo các hoạt động giám sát môi trƣờng chặt chẽ, nghành giấy đã và đang thành lập tổ chuyên trách giám sát về môi trƣờng và an toàn với các nhiệm vụ sau: 4 Cử nhân viên của công ty giám sát môi trƣờng và an toàn lao động trong các nhà máy. 5 Giám sát tình trạng môi trƣờng của từng nhà máy có trong phân xƣởng sản xuất, các khu vực sân bãi, đƣờng giao thông trong và ngoài tƣờng rào nhà Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 59
  70. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG máy có liên quan tới hoạt động sản xuất của Công ty. 6 Đôn đốc việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và bảo vệ môi trƣờng đảm bảo các yêu cầu về an toàn xả thải, an toàn lao động và PCCC. 7 Tổ chức cho các công nhân học tập về an toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng trƣớc khi vào sản xuất. 8 Quy định trực ban và tự quản về an toàn lao động, vệ sinh nơi làm việc. 9 Quy định về xử phạt đối với các hành vi gây ô nhiễm môi trƣờng nội bộ. 10 Các nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đƣợc phân cấp trách nhiệm từ cấp lãnh đạo cao cấp nhất của công ty đến từng ngƣời lao động. 11 Thành lập đội kiểm tra môi trƣờng và phòng cháy chữa cháy của nhà máy, ngƣời chịu trách nhiệm chính là lãnh đạo công ty, cử cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm ở các bộ phận sản xuất về bảo vệ môi trƣờng của công ty. 3.6 ĐẢM BẢO VỆ SINH VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG. - Tổ chức cho các công nhân học tập vè an toàn lao động và bảo vệ môi trƣờng trƣớc khi sản xuất. - Quy định trực ban và tự quản về an toàn lao động vệ sinh nơi làm việc. - Tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trƣờng trong xây dựng cơ bản và vận chuyển vật liệu: Các phƣơng tiện vận tải phải có bạt che chống phát tán bụi, không để vật liệu rơi vãi trên đƣờng vận chuyển; không để vật liệu xây dựng cản trở các hoạt động xung quanh. - Phun nƣớc chống bụi, đảm bảo độ ẩm cần thiết trên các đoạn đƣờng vận chuyển gần các khu vực dân cƣ. - Thu gom, phân loại và xử lý triệt để và đúng quy định các chất thải thƣờng và chất thải nguy hại. - Thực hiện nghiêm ngặt nội quy về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng ứng cứu kịp thời các sự cố, rủi ro môi trƣờng và phòng tránh thiên tai. - Xây dựng các công trình xử lý chất thải trƣớc khi thi công. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 60
  71. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG - Thực hiện phân loại tại nguồn các loại chất thải rắn công nghiệp và rác thải sinh hoạt, đăng ký chủ nguồn thải nguy hại, xử lý an toàn và đúng quy định đối với từng loại rác. - Trang bị đầy đủ các dụng cụ lao động cần thiết cho công nhân nhà máy nhƣ quần áo chuyên dụng, găng tay, khẩu trang, mũ, biện pháp PCCC - Trồng nhiều cây xanh trong khuôn viên nhà máy và đảm bảo tốt điều kiện vi khí hậu trong nhà máy, có biển báo tại các khu vực nguy hiểm - Thực hiện báo cáo kết quả quan trắc môi trƣờng định kỳ theo luật môi trƣờng. - Thông báo kịp thời với các cơ quan chức năng về những sự cố gây ô nhiễm môi trƣờng xảy ra do hoạt động của dự án để có biện pháp xử lý. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 61
  72. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Ngành công nghiệp giấy và bột giấy có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cũng nhƣ sự phát triển của xã hội nhƣng cùng với đó nó cũng gây ra khá nhiều bất cập liên quan đến môi trƣờng. Là một cơ sở sản xuất giấy, công ty cổ phần giấy Bắc Hải thuộc khu công nghiệp Nam Cầu Kiền Thủy Nguyên – Hải Phòng cũng làm phát sinh chất ô nhiễm trong quá trình sản xuất tuy nhiên lƣợng chất thải là không cao và không gây ảnh hƣởng tới môi trƣờng xung quanh và con ngƣời.Theo những nghiên cứu và các số liệu thu thập đƣợc thì em rút ra đƣợc một số đánh giá về chất lƣợng và mức độ ảnh hƣởng của chất thải tại công ty tới môi trƣờng xung quanh nhƣ sau: - Thông số tiếng ồn đo đạc tại một số khu vực trong công ty hầu nhƣ không vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép theo quyết định của bộ y tế. - Mẫu không khí đo đạc nói chung là đều nhỏ hơn giới hạn cho phép , tuy nhiên chỉ có chỉ tiêu về nhiệt độ đo đƣợc ở khu vực sản xuất vƣợt quá tiêu chuẩn của bộ y tế là 1,15 lần nhƣng không đáng kể. - Theo kết quả quan trắc mẫu nƣớc thải sản xuất đƣợc lấy tại nguồn thải thì các chỉ tiêu TSS, BOD5, COD, tổng Nito, photpho, Amoni và Colifrom đều vƣợt quá QCVN cho phép, nhƣng sau khi qua hệ thống xử lý nƣớc thải của nhà máy thì các chỉ tiêu đều thấp hơn tuy nhiên có COD cao hơn quy chuẩn là 1,1 lần, tổng Nito cao hơn quy chuẩn là 1,12 lần, Amoni cao hơn quy chuẩn là 1,23 lần, Coliform còn quy chuẩn là 1,3 lần. Cũng từ những số liệu quan trắc và phân tích cho thấy chất lƣợng môi trƣờng tại công ty đã bị ô nhiễm nhƣng chƣa đến mức nghiêm trọng. Công ty cũng tiến hành đánh giá, kiểm tra, quan trắc chất lƣợng môi trƣờng để xác định đƣợc cụ thể thành phần của nguồn gây ô nhiễm. Đồng thời áp dụng một số biện pháp xử lý chất thải tại công ty. Tuy nhiên để giảm thiểu, nâng cao chất lƣợng môi trƣờng thì việc áp dụng sản xuất sạch hơn nhƣ tái sử dụng khí thải và bụi, tuần hoàn khói lò, xỉ lò, đặc biệt là tuần hoàn nƣớc ngƣng trong quá trình sản xuất vừa tiết kiệm năng lƣợng và chi phí cũng nhƣ thân thiện với môi trƣờng là phƣơng án rất đáng quan tâm. Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 62
  73. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KHOA KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Google.com, sổ tay hƣớng dẫn xử lý ô nhiễm trong sản xuất tiểu thủ công nghiệp – sở KHCN và MT thành phố HCM 1998. 2. Gs. Trần Văn Nhân và Ngô Thị Nga-giáo trình công nghệ xử lý nƣớc thải, NXB Hà Nội. 3. Phòng phân tích-CTCK HABUBANKA, báo cáo tóm tắt ngành giấy Việt Nam-2009. 4. Vn-zon.net, tài liệu hƣớng dẫn sản xuất sạch hơn trong ngành giấy và bột giấy 08/05/2011 5. Bộ công nghiệp-tổng công ty Việt Nam Dự án “Điều tra đánh giá tình trạng môi trƣờng ngành công nghiệp giấy và nghiên cứu các giải pháp khắc phục” Hà Nội - 2011 6. Google.com, sản xuất sạch hơn ở các công ty sản xuất kinh doanh giấy 25/08/2011. 7. Báo cáo quan trắc môi trƣờng nhà máy sản xuất giấy lụa Bắc Hải 2010- 2011. 8. Yeumoitruong.com 9. Ô nhiễm không khí từ CNXS giấy (ĐH Bách Khoa Hà Nội). Sinh viên: Đỗ Thị Tuyết 63