Khóa luận Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn - Hải Dương và đề xuất biện pháp giảm thiểu

pdf 76 trang huongle 120
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn - Hải Dương và đề xuất biện pháp giảm thiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khao_sat_hien_trang_quan_ly_chat_thai_ran_tren_dia.pdf

Nội dung text: Khóa luận Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn - Hải Dương và đề xuất biện pháp giảm thiểu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Sinh viên : Nguyễn Thị Huế Giảng viên hƣớng dẫn : TS. Nguyễn Văn Dƣỡng HẢI PHÕNG - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN KINH MÔN - HẢI DƢƠNG VÀ ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Sinh viên : Nguyễn Thị Huế Giảng viên hƣớng dẫn: TS. Nguyễn Văn Dƣỡng HẢI PHÕNG - 2012
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Huế Mã SV: 120789 Lớp: MT1201 Ngành: Kỹ thuật môi trƣờng Tên đề tài: “Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn- Hải Dƣơng và đề xuất biện pháp giảm thiểu”
  4. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). Tìm hiểu thực trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn- Hải Dƣơng, từ đó đề xuất các biện pháp giảm thiểu. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. - Các số liệu về lƣợng chất thải rắn y tế ,chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp phát sinh và đƣợc phân loại, thu gom, tiêu hủy, xử lý tại huyện Kinh Môn trong những tháng, năm qua. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. - Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng huyện Kinh Môn- Hải Dƣơng.
  5. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Văn Dƣỡng Học hàm, học vị: Tiến sĩ Cơ quan công tác: Trƣờng Đại học dân lập Hải Phòng Nội dung hƣớng dẫn: Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn- Hải Dƣơng và đề xuất biện pháp giảm thiểu. Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hƣớng dẫn: Đề tài tốt nghiệp đƣợc giao ngày 28 tháng 8 năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trƣớc ngày 8 tháng 12 năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Nguyễn Thị Huế TS. Nguyễn Văn Dƣỡng Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày 6 tháng 12 năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (họ tên và chữ ký) TS. Nguyễn Văn Dưỡng
  7. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn thầy giáo: Tiến sỹ - Nguyễn Văn Dưỡng - Bộ môn Kỹ thuật Môi trường Đại học Dân lập Hải Phòng người đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành đề tài này. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong Ngành Kỹ thuật Môi trường và toàn thể các thầy cô đã dạy em trong suốt khóa học tại trường ĐHDL Hải Phòng. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học và làm khóa luận. Việc thực hiện khóa luận là bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, do thời gian và trình độ có hạn nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô giáo và các bạn góp ý bài để khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hải Phòng, tháng 12 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thị Huế
  8. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng MỤC LỤC MỞ ĐẦU i CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1 1.1. Cơ sở lý luận 1 1.1.1. Lý luận về chất thải rắn 1 1.1.1.1. Khái niệm chất thải rắn 1 1.1.1.2.Nguồn gốc hình thành chất thải rắn 1 1.1.1.3. Phân loại chất thải rắn 1 1.1.1.4. Ảnh hƣởng của chất thải rắn tới môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng 4 1.1.2. Lý luận về quản lý chất thải rắn 6 1.1.2.1. Lý luận về quản lý chất thải rắn 6 1.1.2.2. Các công cụ trong quản lý môi trƣờng và quản lý chất thải rắn 9 1.2. Cơ sở thực tiễn 9 1.2.1. Thực trạng chất thải rắn và cơ chế quản lý chất thải rắn trên thế giới 9 1.2.1.1. Thực trạng chất thải rắn trên thế giới 9 1.2.1.2. Cơ chế quản lý chất thải rắn ở một số nƣớc trên thế giới 10 1.2.2.Thực trạng chất thải rắn và cơ chế quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 12 1.2.2.1. Thực trạng chất thải rắn ở Vịêt Nam 12 1.2.2.2. Cơ chế quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 15 1.3. Tổng quan một số phƣơng pháp xử lý chất thải rắn 17 1.3.1. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn của một số nƣớc trên thế giới 17 1.3.2. Các phƣơng pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam .19 CHƢƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 2.1. Nội dung nghiên cứu .20 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 20 2.2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp 20 2.2.2. Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp .20 2.2.2.1. Phƣơng pháp điều tra phỏng vấn 20 2.2.2.2. Phƣơng pháp quan sát 21
  9. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.3. Phƣơng pháp xử lý số liệu .21 CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .22 3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của huyện Kinh Môn .22 3.1.1. Điều kiện tự nhiên 22 3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội 25 3.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn .28 3.2.1.Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt .28 3.2.1.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải .28 3.2.1.2. Khối lƣợng CTRSH phát sinh 30 3.2.2.Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp . 31 3.2.3. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế 33 3.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn 36 3.3.1. Quản lý về mặt hành chính 36 3.3.1.1. Các văn bản pháp luật về chất thải rắn đƣợc áp dụng và tổ chức quản lý 36 3.3.1.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại địa phƣơng 39 3.3.2. Quản lý về mặt kỹ thuật 41 3.3.2.1. Đối với CTRSH .41 3.3.2.2. Đối với CTRCN 44 3.3.2.3. Đối với CTRYT 45 3.4. Đánh giá công tác quản lý CTR .47 3.4.1. Đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý 47 3.4.2.Những tồn tại của công tác quản lý CTR .48 3.5. Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý .49 3.5.1. Giải pháp quản lý 49 3.5.2. Giải pháp xử lý 51 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .53 TÀI LIỆU THAM KHẢO 55
  10. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trƣờng CN Cử nhân CTR Chất thải rắn CTRCN Chất thải rắn công nghiệp CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt CTRYT Chất thải rắn y tế GTCC Giao thông công chính PGĐ Phó giám đốc QLCTR Quản lý chất thải rắn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TCHC Tổ chức hành chính TN & MT Tài nguyên & Môi trƣờng TNNH Trách nhiệm hữu hạn UBND Uỷ ban nhân dân
  11. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Công tác quản lý CTR ở một số quốc gia Châu Á năm 2003 12 Bảng 1.2: Tình hình phát sinh CTR ở Việt Nam năm 2004 .13 Bảng 1.3: Lƣợng rác thải phát sinh, thu gom ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam 15 Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Kinh Môn 23 Bảng 3.2.Khối lƣợng CTRSH phát sinh năm 2011 30 Bảng 3.3: Khối lƣợng rác thải phát sinh tại một số địa điểm của huyện Kinh Môn 31 Bảng 3.4: Nguồn thải công nghiệp của huyện Kinh Môn 32 Bảng 3.5.Khối lƣợng CTRYT nguy hại 34 Bảng 3.6. Mức thu phí vệ sinh tại các xã, thị trấn 38 Bảng 3.7: Nguồn nhân lực quản lý CTRYT tại bệnh viện Kinh Môn 41 Bảng 3.8: Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ công tác thu gom trên địa bàn 42
  12. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Tác hại của CTR với sức khoẻ con ngƣời 4 Hình 1.2: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR 7 Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam 8 Hình 3.1. Cơ cấu thành phần kinh tế huyện Kinh Môn 26 Hình 3.2. Nguồn phát sinh CTR của bệnh viện đa khoa Kinh Môn 32 Hình 3.3: Tổ chức quản lý chất thải tại huyện Kinh Môn 39 Hình 3.4: Quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt . 43 Hình 3.5: Sơ đồ vận hành bãi chôn lấp .44 Hình 3.6: Sơ đồ thu gom CTRYT của bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn . 46 Hình 3.7. Ý kiến của ngƣời dân về công tác thu gom, vận chuyển, quản lý CTR 48
  13. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng MỞ ĐẦU Môi trƣờng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con ngƣời nhƣng với sự phát triển liên tục của khoa học, công nghệ, quá trình công nghiệp hóa và tăng dân số đã gây nên những biến đổi không nhỏ tới môi trƣờng. Ngày nay ô nhiễm môi trƣờng và biến đổi khí hậu đang nhận đƣợc sự quan tâm của nhiều quốc gia trên thế giới. Là một quốc gia đang phát triển với hàng loạt các ƣu tiên cho tăng trƣởng kinh tế, Việt Nam không tránh khỏi những vấn đề liên quan đến sự suy giảm chất lƣợng môi trƣờng đặc biệt là lƣợng rác thải phát sinh ra ngày càng gia tăng. Năm 2003, lƣợng chất thải rắn ra môi trƣờng tại Việt Nam lên tới 13 triệu tấn. Trong đó chất thải rắn đô thị từ các hộ gia đình, nhà hàng, các chợ và khu kinh doanh chiếm tới hơn 80% tổng lƣợng chất thải phát sinh trong cả nƣớc. Các khu đô thị có dân số chỉ khoảng 24% dân số cả nƣớc nhƣng lại phát sinh hơn 50% tổng lƣợng chất thải rắn cả nƣớc [18]. Hiện nay, Việt Nam đã xây dựng một khung pháp lý phù hợp với các hoạt động bảo vệ môi trƣờng nói chung và quản lý chất thải rắn nói riêng. Tuy nhiên, hệ thống các văn bản pháp luật này vẫn còn chƣa đủ và thiếu đồng bộ. Ngoài ra, năng lực quản lý chất thải rắn tại các cấp còn rất hạn chế. Huyện Kinh Môn trong những năm gần đây có những hoạt động phát triển kinh tế- xã hội mạnh mẽ. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chất thải phát sinh nhanh chóng cả về số lƣợng và chủng loại gây ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng tới sức khỏe ngƣời dân. Yêu cầu đặt ra là cần có một công tác quản lý môi trƣờng hợp lý để phát triển kinh tế một cách bền vững. Tuy nhiên, việc quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn và chƣa đạt kết quả cao. Nguồn nhân lực còn thiếu và chƣa đáp ứng đƣợc hoạt động quản lý CTR trong khi khối lƣợng chất thải loại này đang gia tăng rất nhanh. Xuất phát từ thực tế trên, em đã lựa chọn nghiên cứu đề tài khóa luận tốt nghiệp là: “Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn - Hải Dương và đề xuất biện pháp giảm thiểu ”. i
  14. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Nhiệm vụ của đề tài: - Khảo sát hiện trạng chất thải rắn tại huyện Kinh Môn. - Khảo sát thực trạng quản lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn - Đề xuất một số giải pháp quản lý, xử lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn. Yêu cầu: - Nắm đƣợc cơ sở pháp lý về công tác quản lý chất thải rắn. - Số liệu điều tra phải trung thực, phản ánh đƣợc thực trạng chất thải rắn và thực trạng quản lý chất thải rắn phát sinh tại địa điểm nghiên cứu. - Đề xuất các giải pháp để công tác quản lý, xử lý chất thải rắn của địa phƣơng trong thời gian tới đạt hiệu quả và khả thi. Đối tượng nghiên cứu: - Chất thải rắn (bao gồm: Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp, chất thải rắn y tế) trên địa bàn huyện Kinh Môn. i
  15. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG I. TỔNG QUAN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Lý luận về chất thải rắn 1.1.1.1. Khái niệm chất thải rắn Theo nghị định số 59/ 2007/ NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn: CTR là chất thải ở thể rắn, đƣợc thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. CTR bao gồm CTR thông thƣờng và CTR nguy hại. CTR phát thải trong sinh hoạt cá nhân, HGĐ, nơi công cộng đƣợc gọi chung là CTRSH. CTR phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, làng nghề, kinh doanh, dịch vụ hoặc các hoạt động khác đƣợc gọi chung là CTRCN [6]. 1.1.1.2.Nguồn gốc hình thành chất thải rắn Các nguồn chủ yếu phát sinh CTR bao gồm: Từ các khu dân cƣ (chất thải sinh hoạt). Từ các trung tâm thƣơng mại. Từ các công sở, trƣờng học, công trình công cộng. Từ các dịch vụ đô thị, sân bay. Từ các hoạt động công nghiệp, nông nghiệp. Từ các hoạt động xây dựng. Từ các trạm xử lý nƣớc thải và từ các đƣờng ống thoát nƣớc thành phố. 1.1.1.3. Phân loại chất thải rắn [16] Tuỳ từng mục tiêu mà CTR đƣợc phân chia theo các cách khác nhau.  Theo vị trí hình thành: ngƣời ta phân chia thành CTR trong nhà, ngoài nhà, trên đƣờng phố, chợ.  Theo thành phần hoá học và vật lý: ngƣời ta phân biệt theo các thành phần hữu cơ, vô cơ, cháy đƣợc, không cháy đƣợc, kim loại, phi kim loại, da, giẻ vụn, cao su, chất dẻo,  Theo bản chất nguồn tạo thành: CTR đƣợc phân chia thành các loại : Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 1
  16. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng - CTRSH: là những chất thải liên quan đến các hoạt động con ngƣời, nguồn tạo thành chủ yếu từ các khu dân cƣ, các cơ quan, trƣờng học, trung tâm dịch vụ thƣơng mại. CTRSH có thành phần bao gồm: Kim loại, sành sứ, thuỷ tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm dƣ thừa hoặc quá hạn sử dụng, xƣơng động vật, tre, gỗ, lông gà, vải, giấy, rơm, rạ, xác động vật, vỏ rau quả - CTRCN: là các chất thải rắn xuất phát từ hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Các nguồn phát sinh chất thải công nghiệp bao gồm: Các phế thải từ vật liệu trong quá trình sản xuất công nghiệp, tro, xỉ trong các nhà máy nhiệt điện. Các phế thải từ nhiên liệu phục vụ cho sản xuất. Các phế thải trong quá trình công nghệ. Bao bì đóng gói sản phẩm. - Chất thải xây dựng: là các phế thải nhƣ đất, cát, gạch ngói, bê tông vỡ do các hoạt động phá dỡ, xây dựng công trình chất thải xây dựng bao gồm: Vật liệu xây dựng trong quá trình dỡ bỏ công trình xây dựng. Đất đá trong việc đào móng trong xây dựng. Các vật liệu nhƣ kim loại, chất dẻo. Các chất thải từ các hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhƣ trạm xử lý nƣớc thiên nhiên, nƣớc thải sinh hoạt, bùn cặn từ cống thoát nƣớc thành phố. - Chất thải nông nghiệp: là những chất thải và mẫu thừa thải ra từ các hoạt động nông nghiệp, thí dụ nhƣ trồng trọt, thu hoạch các loại cây trồng, các sản phẩm thải ra từ chế biến sữa, của các lò giết mổ,  Theo mức độ nguy hại: CTR đƣợc phân thành các loại: - Chất thải rắn nguy hại: bao gồm các loại hoá chất dễ gây phản ứng, độc hại, chất thải sinh học dễ thối rữa, các chất dễ cháy nổ hoặc các chất thải phóng xạ, các chất thải nhiễm khuẩn, lây lan, có nguy cơ đe dọa sức khoẻ con ngƣời, động vật và cây cỏ. Có nguồn phát sinh chủ yếu từ hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và y tế. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 2
  17. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Chất nguy hại do các cơ sở hoá chất thải ra có tính độc cao, tác động xấu tới sức khoẻ, do đó việc xử lý chúng phải có những giải pháp kỹ thuật để hạn chế tác động độc hại đó. Chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chủ yếu là các loại phân hoá học, các loại thuốc bảo vệ thực vật. -Chất thải y tế nguy hại: là các chất thải có chứa chất hoặc hợp chất có một trong những đặc tính gây nguy hại trực tiếp hoặc tƣơng tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trƣờng và sức khoẻ cộng đồng. Theo quy chế quản lý chất thải y tế, các loại chất thải y tế nguy hại đƣợc phát sinh từ hoạt động chuyên môn trong bệnh viện, trạm xá, trạm y tế. Các thành phần chất thải bệnh viện bao gồm: Các loại bông băng, gạc, nẹp, dùng trong khám bệnh, điều trị, phẫu thuật. Các loại kim tiêm, ống tiêm. Chất thải sinh hoạt từ các bệnh nhân. Các chất thải chứa nồng độ cao các chất sau đây: chì, thuỷ ngân, cadimi, arsen,xianua, Các chất thải phóng xạ trong bệnh viện. - Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa chất hoặc hợp chất có một trong các đặc tính gây hại trực tiếp hoặc tƣơng tác thành phần. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 3
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.1.1.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn tới môi trường và sức khoẻ cộng đồng Môi trƣờng không khí Bụi, CH4, NH3, H2S, Rác thải (Chất thải rắn) - Sinh hoạt - S ản xu ất (c ô ng nghi ệp , n ô ng nghiệp, ) - Th ƣơ ng nghi ệp Qua - Tái chế đƣờng hô hấp Nƣớc mặt Nƣớc ngầm Môi trƣờng đất KLN, chất độc Ngƣời, động vật Ăn uống, tiếp xúc qua da Hình 1.1: Tác hại của CTR với sức khoẻ con người [12]  CTR làm ô nhiễm môi trƣờng nƣớc: Các CTR, nếu là chất thải hữu cơ, trong môi trƣờng nƣớc sẽ bị phân huỷ một cách nhanh chóng. Phần nổi lên mặt nƣớc sẽ có quá trình khoáng hoá chất hữu cơ để tạo sản phẩm trung gian, sản phẩm cuối cùng là chất khoáng và nƣớc. Phần chìm trong nƣớc sẽ có quá trình phân huỷ yếm khí tạo ra các sản phẩm nhƣ: CH4, H2S, H2O, CO2 và chất trung gian.Những chất trung gian này thƣờng gây mùi thối và độc. Bên cạnh đó, là các loại vi trùng và siêu vi trùng làm ô nhiễm nguồn nƣớc. Nếu CTR là kim loại thì nó gây lên hiện tƣợng ăn mòn trong nƣớc. Sau đó quá trình oxy hoá xuất hiện, gây nhiễm bẩn cho nguồn nƣớc. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 4
  19. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng  CTR làm ô nhiễm môi trƣờng đất: Trong thành phần CTR có chứa nhiều các chất độc, khi CTR đƣợc đƣa vào môi trƣờng thì các chất độc xâm nhập vào đất sẽ tiêu diệt nhiều loài sinh vật có ích cho đất nhƣ: giun, vi sinh vật, nhiều loài động vật không xƣơng sống, ếch nhái làm cho môi trƣờng đất bị giảm tính đa dạng sinh học và phát sinh nhiều sâu bọ phá hoại cây trồng. Đặc biệt hiện nay sử dụng tràn lan các loại túi nilông trong sinh hoạt và đời sống, khi xâm nhập vào đất cần thời gian rất lâu mới phân huỷ hết và do đó chúng tạo thành các "bức tƣờng ngăn cách" trong đất hạn chế mạnh đến quá trình phân huỷ, tổng hợp các chất dinh dƣỡng, làm cho đất giảm độ phì nhiêu, đất bị chua và năng suất cây trồng giảm sút.  CTR làm ô nhiễm môi trƣờng không khí: Một số CTR trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (350oC và độ ẩm 70- 80 %) sẽ bị biến đổi nhờ hoạt động của vi sinh vật. Kết quả của quá trình này là tạo thành một số khí độc hại gây ô nhiễm môi trƣờng. Ngoài ra, việc xử lý CTR bằng nhiệt còn tạo ra một số khí nhƣ SO2, NOx, CO, khi phát tán vào không khí nó sẽ gây ảnh hƣởng lớn đến sức khoẻ con ngƣời.  CTR ảnh hƣởng tới sức khoẻ cộng đồng: Theo đánh giá của chuyên gia, chất thải rắn đã ảnh hƣởng rất lớn đến sức khoẻ cộng đồng, nghiêm trọng nhất là đối với dân cƣ khu vực làng nghề, khu công nghiệp, bãi chôn lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm chất thải rắn đến mức báo động. Nhiều bệnh nhƣ đau mắt, bệnh đƣờng hô hấp, bệnh ngoài da, tiêu chảy, dịch tả, thƣơng hàn do chất thải rắn gây ra. Đội ngũ lao động của các đơn vị làm vệ sinh đô thị phải làm việc trong điều kiện nặng nhọc, ô nhiễm nặng, cụ thể: nồng độ bụi vƣợt quá tiêu chuẩn cho phép từ 1,5 đến 1,9 lần, khí độc vƣợt tiêu chuẩn cho phép từ 0,5 đến 0,9 lần, các loại vi trùng, siêu vi trùng, nhất là trứng giun, trực tiếp ảnh hƣởng đến sức khoẻ của họ. Ngoài những ảnh hƣởng trên, nếu việc thu gom và vận chuyển rác thải không hết sẽ dẫn đến tình trạng tồn đọng chất thải trong các đô thị, làm mất mỹ quan, gây cảm giác khó chịu cho cả dân cƣ trong đô thị. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 5
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Không thu hồi và tái chế đƣợc các thành phần có ích trong chất thải, gây ra sự lãng phí về của cải, vật chất cho xã hội. 1.1.2. Lý luận về quản lý chất thải rắn: 1.1.2.1. Lý luận về quản lý chất thải rắn  Khái niệm quản lý chất thải rắn và một số khái niệm liên quan [6]  Hoạt động quản lý chất thải rắn: bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tƣ xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lƣu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trƣờng và sức khoẻ con ngƣời.  Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lƣu giữ tạm thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền chấp thuận.  Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh, thu gom, lƣu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.  Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn, thu hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.  Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn bao gồm chi phí đầu tƣ phƣơng tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lƣợng chất thải rắn đƣợc thu gom, vận chuyển.  Chức năng của hệ thống QLCTR Chức năng của một hệ thống QLCTR là đảm bảo sao cho phần lớn lƣợng CTR sau khi thải ra đều đƣợc thu gom, vận chuyển và xử lý tại các bãi chôn lấp hay các nhà máy sử lý rác thải tập trung. Có nhƣ vậy mới giảm thiểu đƣợc khả năng gây ô nhiễm môi trƣờng từ CTR. Một cách tổng quát, các hợp phần chức năng của hệ thống QLCTR có thể đƣợc minh hoạ ở hình sau: Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 6
  21. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Nguồn phát sinh CTR Thu gom, tách và lƣu trữ tại nguồn Thu gom Trung chuyển và Tách, xử lý và tái vận chuyển chế Tiêu huỷ Hình 1.2: Những hợp phần chức năng của một hệ thống quản lý CTR [16] CTR sau khi thải ra môi trƣờng sẽ đƣợc đội ngũ công nhân chịu trách nhiệm thu gom nhặt, tách và lƣu giữ tại nguồn. Mục đích của giai đoạn này là phân loại đƣợc các loại CTR nhằm thu hồi các thành phần có ích trong rác thải mà chúng ta có thể sử dụng đƣợc, hạn chế việc khai thác tài nguyên sơ khai, giảm bớt khối lƣợng chất thải rắn đƣợc vận chuyển và xử lý. Những loại CTR sau khi phân loại nếu không còn giá trị thu hồi thì sẽ đƣợc thu gom lại vận chuyển đến nơi tiêu huỷ. Các giai đoạn trong hệ thống QLCTR đòi hỏi phải đƣợc diễn ra liên tục và là một chu trình khép kín. Có nhƣ vậy mới đảm bảo hiệu quả trong công tác QLCTR. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 7
  22. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng  Hệ thống QLCTR đô thị tại Việt Nam Hiện nay hệ thống QLCTR đô thị tại Việt Nam có thể đƣợc minh họa bằng hình vẽ : UBND Bộ TN & MT Bộ Xây dựng Thành phố Sở GTCC Sở TN & MT Công ty môi trƣờng UBND đô thị cấp dƣới Chiến lƣợc, đề xuất Thu gom, vận chuyển Quy tắc, giải pháp loại bỏ CTR xử lý, tiêu huỷ quy chế giảm CTR CTR Cƣ dân, cơ sở sản xuất- kinh doanh ( nguồn tạo CTR) Hình 1.3: Sơ đồ hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị ở Việt Nam [16] Mỗi cơ quan, ban ngành sẽ nắm giữ những trách nhiệm riêng trong hệ thống QLCTR, trong đó: Bộ Xây dựng hƣớng dẫn chiến lƣợc quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng chịu trách nhiệm vạch chiến lƣợc cải thiện môi trƣờng chung cho cả nƣớc, tƣ vấn cho nhà nƣớc trong việc đề xuất luật lệ, chính sách quản lý môi trƣờng quốc gia. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 8
  23. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các quận, huyện, Sở Tài nguyên & Môi trƣờng và Sở giao thông công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trƣờng đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lƣợc chung và pháp luật bảo vệ môi trƣờng của Nhà nƣớc thông qua việc xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể trong việc bảo vệ môi trƣờng thành phố. Công ty Môi trƣờng đô thị là cơ quan trực tiếp đảm nhận nhiệm vụ xử lý CTR, bảo vệ môi trƣờng thành phố theo chức trách đƣợc Uỷ ban nhân dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân thành phố giao cho. 1.1.2.2. Các công cụ trong quản lý môi trường và quản lý chất thải rắn Hiện nay, tại Việt Nam và một số nƣớc trên thế giới sử dụng những công cụ sau trong công tác quản lý môi trƣờng nói chung và CTR nói riêng:  Công cụ luật pháp, chính sách bao gồm: các văn bản về luật quốc tế, luật quốc gia, các văn bản khác dƣới luật, các kế hoạch, chính sách môi trƣờng quốc gia, các ngành, địa phƣơng,  Công cụ kỹ thuật quản lý: các công cụ này thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nƣớc về chất lƣợng và thành phần môi trƣờng, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trƣờng. Loại công cụ này bao gồm: đánh giá tác động môi trƣờng, quan trắc môi trƣờng, tái chế và xử lý chất thải.  Công cụ kinh tế: là công cụ đƣợc áp dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong các hoạt động của tổ chức kinh tế để tổ chức đó đƣa ra các hành vi ứng xử có lợi hoặc ít nhất không gây hại tới môi trƣờng. Các công cụ kinh tế rất đa dạng, thí dụ: thuế môi trƣờng, nhãn sinh thái, phí môi trƣờng, cota ô nhiễm, quỹ môi trƣờng  Các công cụ phụ trợ: không tác động trực tiếp vào quá trình sinh ra chất ô nhiễm hoặc điều chỉnh vĩ mô quá trình sản xuất này. Các công cụ phụ trợ có thể bao gồm: GIS, mô hình hoá môi trƣờng, giáo dục và truyền thông về môi trƣờng [6 ]. 1.2. Cơ sở thực tiễn: 1.2.1. Thực trạng chất thải rắn và cơ chế quản lý chất thải rắn trên thế giới 1.2.1.1. Thực trạng chất thải rắn trên thế giới Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 9
  24. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Sự phát triển mạnh mẽ, liên tục của các cuộc cách mạng công nghiệp, cách mạng khoa học kỹ thuật, cách mạng khoa học & công nghệ cùng với quá trình công nghiệp hoá trong thế kỷ vừa qua đã làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc bộ mặt của xã hội loài ngƣời cũng nhƣ môi trƣờng tự nhiên. Đời sống con ngƣời không ngừng đƣợc nâng cao, lƣợng rác thải phát sinh cũng không ngừng gia tăng về cả số lƣợng và độ độc hại. Theo viện nguyên vật liệu Cyclope và Veolia Proprete( công ty quản lý rác lớn thứ hai thế giới): lƣợng CTR thu gom trên toàn thế giới từ 2.3- 4 tỷ tấn/năm, lƣợng CTR này tƣơng đƣơng với sản lƣợng ngũ cốc (đạt 2 tỷ tấn) và sắt thép (1 tỷ tấn). Mỹ và châu Âu là hai “ nhà sản xuất” rác đô thị chủ yếu với hơn 200 triệu tấn rác cho mỗi khu vực, kế tiếp là Trung Quốc, thống kê về rác thải Trung Quốc cũng hết sức đáng lo ngại. Quốc gia đông dân nhất thế giới này thải ra khoảng 150 triệu tấn rác mỗi năm, với tỷ lệ rác thải từ các thành phố là 9 % năm 1979 giờ đây đã lên gần 20 %. Hiện đã có 65 % số thành phố Trung Quốc bị bãi rác bao bọc. Các quốc gia châu Á, cùng với xu hƣớng phát triển nhanh và khả năng tiêu thụ hàng hoá nhiều hơn, đang sản sinh một lƣợng rác rất lớn. Trong khi đó, hầu hết các nƣớc này đều chƣa trú trọng các giải pháp và công nghệ xử lý rác thải. 1.2.1.2. Cơ chế quản lý chất thải rắn ở một số nước trên thế giới Tình hình phát sinh và khả năng quản lý, xử lý CTR ở các nƣớc trên thế giới rất khác nhau phụ thuộc vào trình độ phát triển, hệ thống quản lý. Ở các nƣớc phát triển, mặc dù lƣợng rác thải lớn nhƣng hệ thống quản lý môi trƣờng của họ rất tốt nên phần lớn rác thải đƣợc xử lý trƣớc khi thải ra môi trƣờng. Còn ở các nƣớc đang phát triển, tuy lƣợng rác thải ra nhỏ hơn nhiều nhƣng do hệ thống quản lý môi trƣờng kém, rác thải không đƣợc xử lý mà thải trực tiếp ra ngoài môi trƣờng, làm cho môi trƣờng có xu hƣớng ngày càng ô nhiễm. Hoa Kỳ: là một nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣng cũng là một trong những nƣớc có lƣợng rác thải lớn nhất thế giới. Theo số liệu công bố của một số tổ chức bảo vệ môi trƣờng ở Mỹ, từ giữa những năm 90 của thế kỷ XX, lƣợng CTR đô thị trung bình mỗi năm là hơn 210 triệu tấn và có xu hƣớng tăng nên. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 10
  25. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Tính bình quân mỗi ngày ngƣời dân Mỹ thải ra 2 kg rác, gấp 2 lần năm 1960. Trong số hơn 210 triệu tấn CTR này, giấy loại chiếm tỷ lệ 38,1 %, chất dẻo, nhựa là 9,4 %, kim loại 7 %, thuỷ tinh 5,9 %, nguyên liệu gỗ là 5,2 %, cây cỏ 13,4 %, thực phẩm là 10,4 %. Để hạn chế sự gia tăng CTR ở các thành phố và bảo vệ môi trƣờng, từ nhiều năm qua, Mỹ áp dụng phƣơng châm xử lý tận gốc, đơn giản hoá việc đóng gói sản phẩm, đƣa ra các điều luật liên quan buộc các nhà máy, xí nghiệp phải tận dụng phế liệu, rác thải. Thông qua việc áp dụng một loạt các biện pháp, lƣợng rác thải ở các thành phố của Mỹ đã có xu hƣớng giảm xuống, bình quân lƣợng rác thải ra là 1,8 kg/ ngƣời/ ngày. Đồng thời với việc khống chế rác thải, phƣơng pháp xử lý rác thải của Mỹ cũng không ngừng đƣợc cải tiến. Một số loại rác thải nhƣ giấy, thuỷ tinh, chất dẻo và kim loại có thể đƣa vào gia công sử dụng. Đến nay khoảng 30% lƣợng rác thải ở các thành phố của Mỹ đã đƣợc đƣa vào tái sử dụng [11]. Công tác quản lý CTR ở một số nƣớc khu vực Châu Á thể hiện trong bảng: Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 11
  26. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Bảng 1.1: Công tác quản lý CTR ở một số quốc gia Châu Á năm 2003 [11] Quốc gia Ấn độ Philippines Thái Lan Dân số 1,1 tỷ ngƣời 87 triệu ngƣời 62 triệu ngƣởi GDP 515 tỷ USD 77 tỷ USD 126 triệu USD Khối lƣợng CTR 0,3- 0,6 kg/ 0,3- 0,7 kg/ 0,5- 1,0 kg/ phát sinh theo ngƣời/ ngày ngƣời/ ngày ngƣời/ ngày ngƣời/ ngày Khối lƣợng CTR 30 triệu tấn/ năm - 14 triệu tấn/ năm trong quốc gia/ năm Tỷ lệ thu gom CTR 50- 90 % ở hầu Thành thị 70%, Gần 100 % ở các hết các thành phố nông thôn 40% thành phố, đô thị lớn Phƣơng thức xử lý 5 % tiêu huỷ và 0 % tiêu huỷ và 1 % tiêu huỷ và rác (%) 10 % tái chế 10 % tái chế 10 % tái chế thành phân thành phân thành phân Compost compost compost Các chính sách có Luật quản lý CTR Luật quản lý CTR Luật Môi trƣờng liên quan đô thị năm 2000; sinh thái năm quốc gia năm chính sách quốc 2000 1994; Luật nhà gia về môi trƣờng máy, xí nghiệp; năm 2004 Luật y tế (Nguồn: Tamar Heiler, 2004) 1.2.2.Thực trạng chất thải rắn và cơ chế quản lý chất thải rắn tại Việt Nam 1.2.2.1. Thực trạng chất thải rắn ở Vịêt Nam Theo Báo cáo diễn biến môi trƣờng Việt Nam năm 2004, mỗi năm có hơn 15 triệu tấn rác thải rắn phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau ở Việt Nam. Khoảng hơn 80 % số này (tƣơng đƣơng 12,8 triệu tấn/ năm) là các chất thải rắn phát sinh từ các hộ gia đình, các nhà hàng, khu chợ và khu kinh doanh. Tổng lƣợng chất thải phát sinh từ các cơ sở công nghiệp mỗi năm khoảng 2,6 triệu tấn (chiếm 17%), các chất thải nguy hại khác (bao gồm: cả chất thải y tế nguy hại, các chất dễ cháy và chất độc hại phát sinh từ các quá trình sản xuất công nghiệp, các loại Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 12
  27. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng thuốc trừ sâu, thùng chứa thuốc sâu phục vụ các hoạt động nông nghiệp), chiếm 1 % (khoảng 150.000 tấn) trong tổng lƣợng rác thải phát sinh tại Việt Nam. Mặc dù phát sinh với khối lƣợng nhỏ, song nếu không đƣợc quản lý tốt thì với các tính chất độc hại, chất thải nguy hại sẽ là mối hiểm hoạ lớn đối với sức khoẻ ngƣời dân và môi trƣờng [2]. Bảng 1.2: Tình hình phát sinh CTR ở Việt Nam năm 2004 Loại chất thải rắn Toàn quốc Đô thị Nông thôn Tổng lƣợng chất thải rắn sinh họat (tấn/năm) + Các vùng đô thị 12.800.000 6.400.000 6.400.000 + Các vùng nông thôn 6.400.000 Chất thải rắn nguy hại từ công nghiệp 128.400 125.000 3.400 (tấn/năm) Chất thải rắn không nguy hại từ công 2.510.000 1.740.000 770.000 nghiệp (tấn/năm) Chất thải nguy hại phát sinh từ nông 8.600 - - nghiệp (tấn/năm) Lƣợng hóa chất tồn lƣu (tấn) 37.000 Chất thải y tế lây nhiễm (tấn/năm) 21.000 Tỷ lệ thu gom trung bình (%) 71 20 Tỷ lệ phát sinh chất thải theo ngƣời 0,4 0,8 0,3 (kg/ngƣời) (Nguồn: Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004 - CTR)  Về CTR sinh hoạt: Theo số liệu thống kê năm 2002 cho thấy lƣợng rác thải sinh hoạt bình quân khoảng từ 0,6- 0.9 kg/ ngƣời/ ngày ở các đô thị lớn và dao động từ 0.4- 0.5 kg/ ngƣời/ ngày ở các đô thị nhỏ. Đến năm 2004, tỷ lệ đó đã tăng tới 0,9- 1,2 kg/ ngƣời/ ngày ở các thành phố lớn và 0,5- 0,65 kg/ ngƣời/ ngày tại các đô thị nhỏ. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 13
  28. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Thành phần CTR sinh hoạt bao gồm: chất hữu cơ, cao su, nhựa, giấy, bìa các tông, giẻ vụn, kim loại, thủy tinh, đồ gốm, đất đá, gạch cát. Tỷ lệ phần trăm các chất trong rác thải không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và rác thải sản xuất. Tỷ lệ phần trăm các chất hữu cơ chiếm 40 - 65 % tổng lƣợng CTR. Theo kết quả quan trắc, tỷ lệ thành phần nilon, chất dẻo trong rác thải có chiều hƣớng giảm (còn 3-7 %), ở một số đô thị nhỏ nhƣ Lào Cai và SaPa, tỷ lệ chất dẻo thấp ( 1,1 %) đó là do trong những năm gần đây một số công nghệ thu hồi và tái chế chất dẻo đã bƣớc đầu hoạt động và góp phần làm giảm lƣợng chất dẻo thải ra từ bãi chôn lấp [2], [7].  Về CTRCN: Rác thải công nghiệp chủ yếu tập trung ở vùng kinh tế trọng điểm, khu công nghiệp đô thị phát triển. Khoảng 80 % trong số 2,6 triệu tấn chất thải rắn công nghiệp phát sinh mỗi năm là từ các trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc và miền Nam - 50 % lƣợng CTRCN của Việt Nam phát sinh ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận, 30% phát sinh ở vùng đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ. Thêm vào đó, gần 1.500 làng nghề chủ yếu là tập trung ở các vùng nông thôn miền Bắc mỗi năm phát sinh khoảng 774.000 tấn chất thải công nghiệp không nguy hại [7].  Về CTR nguy hại: CTR nguy hại là mối hiểm họa ngày càng lớn. Nguồn phát sinh CTR nguy hại lớn nhất là tại các cơ sở công nghiệp (130.000 tấn/ năm) và các bệnh viện (21.000 tấn/ năm). Lƣợng CTR nguy hại phát sinh tại các vùng là rất khác nhau, đặc biệt là CTR phát sinh từ hoạt động công nghiệp. Lƣợng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam chiếm tới 75 % tổng lƣợng chất thải nguy hại công nghiệp phát sinh của cả nƣớc. Lƣợng CTRYT nguy hại phát sinh cần đƣợc xử lý ƣớc tính 34 tấn/ ngày đêm trong toàn quốc. Trong đó 1/3 lƣợng CTRYT nguy hại tập trung ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, 2/3 còn lại ở các tỉnh thành khác. Nếu phân theo khu vực thì có 70 % lƣợng CTRYT nguy hại tập trung ở thành phố, thị xã; 30 % ở các huyện, xã nông thôn và miền núi. Về CTR nông nghiệp nguy hại, lƣợng CTR chủ yếu phát sinh từ vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 14
  29. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.2.2.2. Cơ chế quản lý chất thải rắn tại Việt Nam. Bảng 1.3: Lượng rác thải phát sinh, thu gom ở một số tỉnh, thành phố của Việt Nam TT Lƣợng CTR phát Lƣợng CTR thu Tỉnh, thành phố Tỷ lệ (%) sinh (tấn/ ngày) gom (tấn/ ngày) 1 Hà Nội 1.500 1.200 80 2 Hải Phòng 500 400 80 3 Hải Dƣơng 240 210 87,5 4 Quảng Ninh 120 95 79,2 5 Hồ Chí Minh 5.758 4.964 86.2 6 Bà Rịa- Vũng Tàu 600 480 80 7 Đồng Nai 650 550 84,6 (Nguồn: Trung tâm Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp- Đại học Xây Dựng Hà Nội, 2002) Rác thải Việt Nam chủ yếu xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp. Tuy nhiên, phần lớn các bãi chôn lấp ở Việt Nam chƣa đạt tiêu chuẩn kỹ thuật vệ sinh môi trƣờng mà chỉ là những bãi rác lộ thiên, không đƣợc chèn ép kỹ. Thêm vào đó, phần lớn các đô thị không có phƣơng tiện kỹ thuật đầy đủ và thích hợp để xử lý rác thải nguy hại, công nghiệp và y tế. Cả nƣớc có 12 trong 64 tỉnh, thành phố có bãi rác chôn lấp hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật. Nguồn nƣớc ngầm ở nhiều khu vực có bãi chôn lấp rác đang bị ô nhiễm nghiêm trọng [10]. Ở Việt Nam, ngoài các cơ quan tổ chức đƣợc nhà nƣớc quản lý nhƣ: Công ty Môi trƣờng đô thị, công ty cổ phần dịch vụ thu gom rác, hợp tác xã, còn các có hoạt động thu gom của tƣ nhân, ở quy mô nhỏ, tham gia trực tiếp vào việc thu hồi và xử lý rác thải. Đó là hoạt động của những ngƣời thu gom đồng nát, buôn phế liệu và tái chế phế liệu. Đây là hoạt động tự phát, quy mô nhỏ nhƣng rất quan trọng vì nó góp phần hạn chế ô nhiễm môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên, giảm khối lƣợng rác chôn lấp, thu hồi vật liệu có giá trị. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 15
  30. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Một phần rác thải cháy đƣợc mà không có khả năng tái chế thì đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp đốt. Phƣơng pháp này đƣợc áp dụng với quy mô nhỏ và chủ yếu để xử lý rác thải nguy hại, y tế và công nghiệp. Phần rác thải là chất hữu cơ thì đƣợc phân loại và đƣa về nhà máy để chế biến phân compost. Phần rác thải là phần có thể tái sử dụng nhƣ kim loại, giấy, nhựa, đƣợc thu gom và tái chế. Hoạt động này chủ yếu tiến hành do những ngƣời bán đồng nát, thu gom phế liệu. Họ thu gom phế liệu tại các HGĐ và các nhà máy rồi bán lại cho nhà máy khác hoặc cơ sở tái chế tƣ nhân và đƣợc tái chế thành các sản phẩm tiêu dùng [9]. Ở các vùng nông thôn Việt Nam, tỷ lệ thu gom rác là rất thấp. Nhiều huyện, thị xã có các hợp tác xã dịch vụ, tổ vệ sinh môi trƣờng do địa phƣơng thành lập, tỷ lệ thu gom thấp trung bình đạt 20 - 40 %. Phần rác thải không đƣợc thu gom thì đƣợc ngƣời dân xử lý bằng cách đốt, tự chôn lấp hoặc vứt bừa bãi, đổ xuống sông hoặc khu đất trống gần nhà. Điều đó ảnh hƣởng đến môi trƣờng sống và sức khoẻ của ngƣời dân. Một số thị xã và huyện còn chƣa có tổ chức thu gom rác thải, chƣa có bãi rác tập trung, nếu có thì chỉ là bãi đổ rác lộ thiên, không có quy hoạch cụ thể. Giải quyết vấn đề CTR là một bài toán phức tạp từ khâu phân loại, tồn trữ, thu gom đến vận chuyển, tái sinh, tái chế và chôn lấp. Biện pháp xử lý CTR mà nƣớc ta áp dụng chủ yếu là chôn lấp nhƣng số lƣợng bãi chôn lấp CTR đạt yêu cầu hiện nay còn rất hạn chế. CTR phát sinh tại các khu công nghiệp đƣợc thu gom và xử lý chung với CTRSH làm tồn lƣu trong môi trƣờng nhiều hợp chất độc hại, khó phân huỷ. Lƣợng CTR nguy hại chỉ đƣợc thu gom với tỷ lệ khoảng 50- 60 %.  Công tác QLCTR hiện nay vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế [15] + Sự phân công trách nhiệm QLCTR giữa các ngành chƣa rõ ràng, chƣa có một hệ thống quản lý thống nhất riêng đối với chất thải rắn nói chung và CTRCN nói riêng. + Cơ chế thực hiện dịch vụ thu gom và quản lý CTR vẫn còn mang nặng tính bao cấp, mặc dù nhà nƣớc ta đã có chính sách xã hội hoá công tác này. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 16
  31. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng + Chƣa có thị trƣờng thống nhất về trao đổi và tái chế CTR nói chung và chất thải rắn công nghiệp nói riêng, chỉ có một phần nhỏ CTR công nghiệp đƣợc thu hồi, tái chế và sử dụng. + Phần lớn CTRCN, kể cả CTR nguy hại đƣợc thải bỏ lẫn lộn với CTR đô thị và đƣợc đƣa đến bãi chôn lấp (đa số là chƣa hợp vệ sinh). + Việc thu gom CTR chủ yếu sử dụng lao động thủ công. Sự tham gia của cộng đồng và của khu vực tƣ nhân vào việc thu gom và quản lý CTR chƣa rộng rãi. Đã có một số mô hình thu gom và xử lý rác thải đô thị của tƣ nhân và cộng đồng tổ chức thành công, nhƣng do vốn đầu tƣ có hạn nên số lƣợng và chất lƣợng dịch vụ chƣa đáp ứng nhu cầu của phát triển bền vững. + Thiếu sự đầu tƣ thoả đáng và lâu dài với các trang thiết bị thu gom, vận chuyển, phân loại xây dựng các bãi chôn lấp đúng quy cách và các công nghệ xử lý chất thải phù hợp. + Chƣa có công nghệ và phƣơng tiện hiện đại cũng nhƣ vốn đầu tƣ để tái chế chất thải đã thu gom, còn thiếu kinh phí cũng nhƣ công nghệ thích hợp để xử lý chất thải nguy hại. + Nhận thức của cộng đồng về bảo vệ môi trƣờng và an toàn sức khoẻ liên quan tới công tác thu gom, xử lý và quản lý CTR vẫn còn đang ở trình độ thấp. Việc thải bừa bãi chất thải rắn ra môi trƣờng gây mất vệ sinh, làm mất mỹ quan đô thị và suy thoái nguồn nƣớc ngầm. 1.3. Tổng quan một số phƣơng pháp xử lý chất thải rắn 1.3.1. Các phương pháp xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới Hiện nay phƣơng pháp xử lý CTR thƣờng đƣợc phân thành các nhóm nhƣ: Phƣơng pháp cơ học, phƣơng pháp nhiệt, phƣơng pháp tuyển chất thải, phƣơng pháp hoá lý, phƣơng pháp hoá học, phƣơng pháp sinh hoá, Trong đó, những phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến trên thế giới là: Phƣơng pháp chôn lấp: Chôn lấp hợp vệ sinh là biện pháp tiêu huỷ chất thải đƣợc áp dụng rất rộng rãi trên thế giới. Theo công nghệ này CTR đƣợc đƣa vào các hố chôn lấp có ít nhất hai lớp lót chống thấm, có hệ thống thu gom nƣớc rò Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 17
  32. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hƣởng đến nƣớc ngầm. Việc xây dựng hố chôn lấp phải theo đúng các quy chuẩn thiết kế về kích thƣớc, độ dốc, các lớp chống thấm đáy và vách, xử lý nƣớc rò rỉ, khí gas Phƣơng pháp này đơn giản mà hiệu quả, nhƣng có nhƣợc điểm là tốn nhiều diện tích, mất nhiều thời gian phân loại rác và nguy cơ gây ô nhiễm môi trƣờng đất, nƣớc, không khí cao. Phƣơng pháp đốt có thu hồi năng lƣợng: công nghệ đốt là công nghệ dựa trên nguyên tắc tro hoá chất hữu cơ, nhờ các phản ứng hoá học chuyển hoá chúng thành CO2 và H2O. Thƣờng công nghệ này thực hiện trong lò đốt nhiệt độ cao. Nhiệt lƣợng khoảng 800- 1200oC. Năng lƣợng của quá trình đốt đƣợc thu hồi và cung cấp cho nồi hơi sau đó là lò sởi hoặc nhà máy điện. Tuy nhiên việc đốt rác dễ sản sinh ra các loại khói độc, nếu không xử lý tốt sẽ gây ô nhiễm môi trƣờng không khí. Công nghệ này thƣờng đƣợc sử dụng ở những nƣớc có nền kinh tế phát triển vì chi phí của nó gấp 10 lần so với chôn lấp hợp vệ sinh. Phƣơng pháp ủ: phƣơng pháp này chủ yếu để xử lý CTRSH có chứa nhiều chất hữu cơ, nhằm tạo ra phân bón vi sinh để cải tạo đất. Đây là phƣơng pháp ủ tự nhiên có lịch sử khá lâu đời, thích hợp cho qui mô hộ gia đình, trang trại hoặc một khu dân cƣ. Rác thải đƣợc trộn lẫn với phân chuồng ủ đống hoặc cho vào bể kín tạo điều kiện kỵ khí. Ở một số quốc gia việc xử lý chất thải đƣợc thực hiện ngay tại nguồn nhƣ Thái Lan, Nhật Bản, Singapo, Ngƣời ta chia rác thành 3 loại và cho chúng vào 3 thùng riêng: những rác thải có thể tái sinh, thực phẩm và chất độc hại. Các loại rác này đƣợc thu gom và chở bằng xe ép có màu sơn khác nhau. Rác tái sinh sau khi đƣợc phân loại sơ bộ tại nguồn sẽ vận chuyển tới nhà máy phân loại rác để tách ra các loại vật liệu khác nhau và đƣa vào các chu trình sản xuất khác. Chất thải thực phẩm đƣợc chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. các chất còn lại thƣờng đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp. Chất thải độc hại đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp đốt. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 18
  33. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 1.3.2. Các phương pháp xử lý chất thải rắn ở Việt Nam Phƣơng pháp chôn lấp: đây là phƣơng pháp phổ biến nhất tại Việt Nam do nó tốn ít kinh phí cho công tác xử lý. Tuy nhiên, hầu hết các bãi rác chôn lấp ở Việt Nam là bãi rác hở, không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trƣờng cho khu vực xung quanh. Phƣơng pháp ủ: phƣơng pháp này cũng đƣợc áp dụng khá phổ biến do trong rác thải sinh hoạt của Việt Nam thì thành phần chất hữu cơ chiếm tỷ lệ rất cao 55- 65 %. Quá trình ủ có thể tiến hành trong cả điều kiện hiếu khí và kỵ khí. Công nghệ seraphin( Công nghệ xử lý RTSH Việt Nam): Công nghệ này đƣợc một số tỉnh trong cả nƣớc áp dụng trong việc xử lý CTR nhƣ: Huế, Nghệ An, Hà Nam, Hà Nội, đây là công nghệ do ngƣời Việt Nam sáng chế, có thể xử lý tới 90 % lƣợng rác thải tái chế thành phân hữu cơ và nguồn nguyên liệu làm vật liệu xây dựng. Vốn đầu tƣ cho công nghệ seraphin cũng chỉ bằng 30- 40 % các công nghệ nhập khẩu. Ngoài ra, các chất thải bệnh viện bao gồm bông băng, gạc, các loại kim tiêm, ống tiêm, các chi thể, tổ chức mô cắt bỏ thƣờng sử dụng phƣơng pháp đốt để diệt vi trùng và giảm thiếu phần tro đƣa đi chôn lấp. Các thành phần chất phóng xạ, chất dễ cháy, chất độc hại, đƣợc thu gom và xử lý riêng. Hiện nay, bệnh viện Bạch Mai đã xây đƣợc hệ thống xử lý rác thải y tế đảm bảo vệ sinh và đang vận hành rất có hiệu quả.  Những vấn đề yếu kém trong quy hoạch khu xử lý CTR ở Việt Nam Từ những thông tin thu thập ở nhiều địa phƣơng, các vấn đề yếu kém chính trong quy hoạch các khu xử lý CTR ở Việt Nam đƣợc tổng hợp ở dƣới đây:  Thiếu quy hoạch lâu dài về cơ sở hạ tầng xử lý CTR.  Vị trí bãi rác thƣờng là các vùng đất “ kém hiệu quả”.  Gần các điểm văn hoá, di tích.  Không tham vấn ý kiến cộng đồng.  Thiếu quy hoạch các khu xử lý CTR cho đô thị nhỏ và các huyện. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 19
  34. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG II. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu  Khảo sát điều kiện tự nhiên- kinh tế - xã hội huyện Kinh Môn  Hiện trạng chất thải rắn phát sinh tại huyện Kinh Môn  Thực trạng quản lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn  Đề xuất một số giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp  Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội của huyện.  Thu thập số liệu về hiện trạng môi trƣờng, tình hình phát sinh chất thải rắn y tế, công nghiệp, sinh hoạt.  Thu thập các báo cáo về môi trƣờng của huyện đã đƣợc công bố, niên giám thống kê.  Tìm thông tin từ tài liệu đã công bố (sách, báo, báo cáo khoa học, internet, ) về các tài liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu. 2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp 2.2.2.1. Phương pháp điều tra phỏng vấn  Tiến hành xây dựng 2 loại phiếu dành cho 2 đối tƣợng:  Phiếu điều tra cho hộ dân.  Phiếu điều tra cho cán bộ quản lý môi trƣờng tại địa phƣơng.  Nội dung điều tra tập trung vào các vấn đề:  Đánh giá tình hình phát sinh chất thải rắn sinh hoạt.  Tình hình quản lý chất thải rắn sinh hoạt.  Vấn đề môi trƣờng tại địa phƣơng.  Những biện pháp môi trƣờng đã và đang đƣợc áp dụng.  Dung lƣợng mẫu: Chọn 3 điểm đại diện trên địa bàn huyện bao gồm thị trấn Kinh Môn, thị trấn Minh Tân, xã Hiệp Sơn, mỗi điểm chọn 30 hộ đại diện để phỏng vấn.  1 phiếu điều tra cho cán bộ quản lý môi trƣờng. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 20
  35. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 2.2.2.2. Phương pháp quan sát Khảo sát địa điểm nghiên cứu và thu thập số liệu về:  Cách thức thu gom, phân loại chất thải rắn.  Địa điểm thu gom và xử lý.  Phƣơng tiện thu gom vận chuyển và tần suất thu gom. 2.2.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đƣợc thống kê và xử lý bằng phần mềm Excel, kết quả đƣợc trình bày bằng bảng số liệu, bản đồ, biểu đồ. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 21
  36. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên- kinh tế- xã hội của huyện Kinh Môn 3.1.1. Điều kiện tự nhiên  Vị trí địa lý Kinh Môn là huyện có: Phía Bắc giáp huyện Đông Triều tỉnh Quảng Ninh Phía Nam và Đông Nam giáp huyện Kim Thành tỉnh Hải Dƣơng và huyện An Dƣơng - Hải Phòng Phía Đông và Đông Bắc giáp huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng Phía Tây và Tây Nam giáp huyện Nam Sách tỉnh Hải Dƣơng Phía Tây và Tây Bắc giáp thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dƣơng.  Địa hình, địa mạo Kinh Môn có diện tích tự nhiên: 16.326,31ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp 8.929,4 ha (chiếm 54,7%); đất lâm nghiệp 9,4%; đất chuyên dùng 16,0%; đất chƣa sử dụng và đất sông suối, núi đá 12,8%; có mật độ dân số cao, so với mật độ bình quân của các huyện miền núi khác trên cả nƣớc (1.003 ngƣời/km2) - là nơi đất chật ngƣời đông.  Đặc điểm khí hậu Hải Dƣơng nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Lƣợng mƣa trung bình hàng năm 1.300 - 1.700 mm. Nhiệt độ trung bình 23,30C; số giờ nắng trong năm 1.524 giờ; độ ẩm tƣơng đối trung bình 85 - 87%. Khí hậu thời tiết thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, bao gồm cây lƣơng thực, thực phẩm và cây ăn quả đặc biệt là sản xuất cây rau mầu vụ đông.  Đặc điểm thuỷ văn Huyện Kinh Môn có hệ thống kênh mƣơng phong phú, nguồn nƣớc mặt khá dồi dào đƣợc cấp từ hệ thống sông Kinh Thầy, sông Kinh Môn. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 22
  37. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Nguồn nƣớc ngầm: Theo kết quả điều tra, thăm dò của các chuyên gia địa chất, nguồn nƣớc ngầm của huyện Kinh Môn rất nghèo nàn, nƣớc nhiễm mặn, hàm lƣợng sắt cao, xử lý phức tạp và khó khai thác.  Đặc điểm đất đai Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Kinh Môn STT Loại đất Diện tích ( ha) 1 Đất trồng lúa 4353,69 2 Đất trồng cây hàng năm 4675,21 3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 445,15 4 Đất trồng cây lâu năm 915,57 5 Đất đồi núi 597,45 6 Đất phi nông nghiệp 5339,24 Tổng diện tích đất tự nhiên 16326,31 ( Nguồn: Báo cáo thành tích thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội huyện Kinh Môn năm 2011) Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Kinh Môn là 307, 35 ha, đất đai đƣợc phù sa sông bồi đắp nên phì nhiêu, màu mỡ thích hợp cho nhiều loại cây trồng. Từ một vùng có thế mạnh về trồng lúa nƣớc, hiện nay diện tích đất trồng cây hàng năm của huyện đã lớn hơn diện tích đất trồng lúa 3,86 ha. Điều này chứng tỏ sự nhanh nhạy của ngƣời nông dân trong nền kinh tế thị trƣờng, họ nắm bắt tốt hơn nhu cầu ngƣời tiêu dùng, trồng những loại rau màu đem lại nguồn thu nhập cao hơn nhiều lần so với trồng lúa. Đất nuôi trồng thuỷ sản của huyện mới đạt 8,38 ha, với một nơi có nguồn nƣớc dồi dào nhƣ ở đây thì diện tích này còn khá ít. Ngoài ra, huyện còn có 12 ha đất đồi núi, có thể trồng một số cây lâm nghiêp, cây ăn quả đem lại hiệu quả kinh tế cao. Đất phi nông nghiệp chủ yếu dùng cho các mục đích ở, xây dựng các công trình văn hoá, công cộng, cơ sở hạ tầng, nhà máy, xí nghiệp,  Cảnh quan môi trƣờng Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 23
  38. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Địa bàn huyện Kinh Môn đƣợc thiên nhiên ban tặng cho một điều kiện khá lý tƣởng để phát triển kinh tế, xã hội nên trong những năm qua và những năm tới, tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa đã, đang và sẽ diễn ra một cách nhanh chóng, đây một trong những địa phƣơng có tốc độ tăng trƣởng kinh tế, phát triển xã hội cao của huyện. Tuy nhiên kéo theo sự phát triển đó là sự ô nhiễm môi trƣờng. Theo đánh giá tác động môi trƣờng hàng năm thì huyện Kinh Môn cũng là một trong những địa phƣơng bị ô nhiễm môi trƣờng và có nguy cơ bị ô nhiễm môi trƣờng rất cao. Đối với huyện Kinh Môn những nguy cơ ô nhiễm môi trƣờng rõ nét thể hiện ở một số lĩnh vực sau: Sự phát triển của các nhà máy, xí nghiệp làm lƣợng rác thải ra môi trƣờng ngày càng lớn. Thêm vào đó những lò nung vôi thủ công của ngƣời dân địa phƣơng phát sinh nhiều khí bụi làm ô nhiễm môi trƣờng không khí. Địa phƣơng đã có công ty môi trƣờng làm nhiệm vụ thu gom rác, có các bãi chứa rác song nhiều hộ gia đình vẫn xử lý rác bằng cách lấp xuống ao thùng hoặc chôn lấp, đốt ngay tại vƣờn nhà. Tập quán dùng thuốc bảo vệ thực vật trong nông nghiệp chƣa đúng cách, chƣa khoa học. Hiện tƣợng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, dùng thuốc không đúng hƣớng dẫn của cơ quan bảo vệ thực vật vẫn xảy ra phổ biến gây ra dƣ thừa hàm lƣợng thuốc trong đất, trong nông sản. Việc vứt vỏ bao bì, chai lọ, túi đựng thuốc bảo vệ thực vật ra ngoài đồng, sông, hồ vẫn còn xảy ra. Những hiện tƣợng đó đã gây phá vỡ cân bằng sinh thái đồng ruộng, làm mất đi hoặc giảm thiếu một số loài sinh vật tự nhiên. Việc quản lý, sử dụng đất nghĩa trang, nghĩa địa chƣa đƣợc tốt. Quy cách của các nghĩa trang, nghĩa địa về khoảng cách với khu dân cƣ, về độ cao của khu an táng, về phân bố các khu nghĩa trang, nghĩa địa đa phần chƣa phù hợp với quy hoạch. Chƣa có quy hoạch đồng bộ về cơ sở hạ tầng, hệ thống cây xanh của nghĩa địa. Do yếu tố phong tục, tập quán tín ngƣỡng nên địa phƣơng còn lúng túng trong việc ban hành các quy định về hung táng, cải táng Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 24
  39. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Việc hoạch định và bảo vệ hệ thống tiêu thoát nƣớc trong khu dân cƣ chƣa tốt. Vẫn còn hiện tƣợng tự ý đào lấp ao, đầm làm tắc nghẽn hệ thống tiêu thoát nƣớc. Một số mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm tự phát trong khu dân cƣ với số lƣợng lớn, không có biện pháp xử lý chất thải triệt để gây ô nhiễm nguồn nƣớc, không khí và ảnh hƣởng trực tiếp đến sức khỏe cộng đồng, rất nguy hiểm đặc biệt trong giai đoạn cả thể giới phòng dịch cúm H1N1, H5N1 nhƣ hiện nay.  Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và cảnh quan môi trường: *Thuận lợi: Thiên nhiên đã ban tặng cho huyện Kinh Môn một điều kiện tự nhiên khá phong phú. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đa dạng các loại hình cây trồng. Nguồn nƣớc mặt dồi dào đƣợc cung cấp bởi hệ thống sông Kinh Thầy, Kinh Môn. * Khó khăn: Huyện có các dãy núi xen kẽ với đất đồng bằng, địa hình bị chia cắt và gây khó khăn cho việc giao lƣu kinh tế với các xã bên cạnh. Việc đầu tƣ sẻ núi, mở đƣờng là vô cùng tốn kém. Ngoài ra, với sự phát triển tập trung của các nhà máy, xí nghiệp và sự thiếu ý thức của ngƣời dân nên cảnh quan môi trƣờng của huyện đang có nguy cơ ô nhiễm cao. 3.1.2. Điều kiện kinh tế- xã hội  Dân số và cơ cấu dân cƣ, lao động Theo số liệu thống kê năm 2011, huyện Kinh Môn có 7 khu dân cƣ, 8.675 khẩu, 2.385 hộ; trong đó có 6.367 khẩu với 1642 hộ làm nghề tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, 2308 khẩu với 815 hộ làm nghề sản xuất nông nghiệp, còn lại các hộ công chức nhà nƣớc. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,996%. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 25
  40. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Số dân trong độ tuổi lao động là 4.620 ngƣời, chiếm 53,28% dân số. Trong những năm gần đây việc chuyển dịch trong cơ cấu lao động theo hƣớng công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh. Về chất lƣợng lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo chính quy đạt 21,13 % tổng số lao động tại địa phƣơng, chủ yếu là lao động phổ thông. Tỷ lệ thất nghiệp thành thị ở mức 2,73 %. Ngoài ra lao động nông nghiệp theo thời vụ có quỹ thời gian đạt 75-80 % trong năm [18].  Tình hình kinh tế Trong những năm qua cơ cấu thành phần nền kinh tế huyện đƣợc thể hiện trong biểu đồ sau: Nông- lâm- ngƣ 15% 20% Cơ khí và sản xuất vật liệu xây dựng 40% 20% Dịch vụ và thƣơng mại Ngành nghề khác Hình 3.1. Cơ cấu thành phần kinh tế huyện Kinh Môn Tổng thu thập của huyện trong năm 2011 ƣớc tính khoảng 95.792 tỷ đồng. Bình quân thu nhập đầu ngƣời là 11 triệu/ ngƣời/ năm.  Cơ sở hạ tầng  Giao thông: Thị trấn Kinh Môn là trung tâm huyện và là đầu mối giao thông thuỷ, bộ với Hải Phòng, Quảng Ninh nên hệ thống đƣờng giao thông khá phát triển. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 26
  41. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Đƣờng liên huyện chạy qua địa phận huyện Kinh môn dài gần 5km, là tuyến đƣờng trục giao thông quan trọng với sự phát triển kinh tế toàn huyện. Đƣờng thôn phần lớn là đƣờng bê tông rộng 3- 3,5 m đƣợc xây dựng chủ yếu do nguồn đóng góp của nhân dân và một phần đƣợc trợ giúp từ ngân sách nhà nƣớc. Hệ thống đƣờng nội đồng hiện tại là đƣờng đất nên mùa mƣa gây nhiều khó khăn cho nông dân trong việc đi lại, sản xuất.  Năng lƣợng: Đến năm 2010 đã có 100% khu dân cƣ trong huyện có điện lƣới quốc gia và 100% hộ gia đình đƣợc dùng điện. Để đảm bảo nguồn điện cho sản xuất và sinh hoạt của ngƣời dân trong địa phƣơng và ngƣời dân trong các tỉnh lân cận, tỉnh và phía tập đoàn Jaks Resources Berhad Malaysia đã đầu tƣ triển khai dự án nhiệt điện Hải Dƣơng (công suất 1200MW) theo hình thức BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao).  Y tế- giáo dục Huyện Kinh Môn có 1 bệnh viện tuyến huyện. Cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của ngƣời dân trong huyện, chất lƣợng khám chữa bệnh đang ngày càng đƣợc nâng cao. Trong những năm tới, ngành y tế tiếp tục đƣợc đầu tƣ nâng cấp cả về trang thiết bị và nguồn nhân lực đảm bảo mọi hoạt động sẽ phát triển tốt nhất. Trên địa bàn huyện có 26 trƣờng mầm non, 26 trƣờng tiểu học, 26 trƣờng trung học,10 trƣờng trung học phổ thông, 3 trung tâm giáo dục thƣờng xuyên với cơ sở vật chất tốt, 100% đƣợc kiên cố hoá, đạt yêu cầu về diện tích tối thiểu cho học sinh là 10 m2/ học sinh. Đội ngũ giáo viên các cấp học đảm bảo về số lƣợng và chất lƣợng, trong đó giáo viên là đảng viên chiếm 46,5 %.  Văn hoá- xã hội  Văn hoá, thể thao: Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cƣ” đƣợc đẩy mạnh, đạt kết quả khá tốt. Việc cƣới, việc tang tổ chức theo nếp sống văn minh đã có những chuyển biến nhất định. Đến nay đã có gần 80% gia đình văn hoá, và hơn 60% các làng, khu dân cƣ văn hóa. Quản lý tôn tạo, khai thác có hiệu quả di tích lịch sử văn hoá. Huyện giành đất đầu tƣ Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 27
  42. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng xây dựng khu trung tâm văn hoá, thể dục thể thao của huyện và khu phố. Phong trào văn hoá - văn nghệ - thể dục thể thao quần chúng phát triển, tổ chức đƣợc hội diễn văn nghệ quần chúng và đại hội thể dục thể thao các cấp.  Hoạt động phát thanh, truyền thanh: Có nhiều tiến bộ, đã nâng cấp đài phát thanh đặt trên địa bàn huyện, tăng cƣờng trang bị phƣơng tiện phát thanh, truyền thanh huyện và đài cơ sở, chất lƣợng chƣơng trình in bài ngày một tốt hơn.  Đánh giá chung về tình hình kinh tế- xã hội: *Những mặt tích cực: Trong những năm qua, huyện rất trú trọng phát triển kinh tế theo đúng hƣớng. Tiếp tục thu hút vốn đầu tƣ cả ở trong và ngoài nƣớc, phát huy những lợi thế về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của huyện . Đời sống nhân dân ngày càng đƣợc nâng cao, cơ sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu của ngƣời dân trong huyện. *Những mặt hạn chế: Thứ nhất: lực lƣợng lao động đông nhƣng số đã qua đào tạo và lao động có trình độ chuyên sâu còn ít, trong khi môi trƣờng làm việc khá căng thẳng, mức lƣơng thƣởng đãi ngộ chƣa cao. Thứ hai: cùng với sự thu hút đầu tƣ xây dựng các công ty nhà máy, phát triển kinh tế theo hƣớng công nghiệp, xây dựng kéo theo đó là sự ô nhiễm môi trƣờng, ảnh hƣởng không nhỏ đến sức khoẻ của ngƣời dân cũng nhƣ cảnh quan của địa phƣơng. Trong thời gian tới cần phải xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm đặc biệt là về môi trƣờng, yêu cầu các nhà đầu tƣ phải cam kết giữ vệ sinh, môi trƣờng cho địa phƣơng. 3.2. Thực trạng phát sinh chất thải rắn 3.2.1.Thực trạng phát sinh chất thải rắn sinh hoạt 3.2.1.1. Nguồn phát sinh và thành phần rác thải Nguồn phát sinh CTRSH tại huyện chủ yếu là:  Từ các khu dân cƣ.  Từ các trung tâm thƣơng mại, chợ. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 28
  43. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng  Từ các cơ quan hành chính, trƣờng học. Thị trấn Kinh Môn là trung tâm kinh tế- văn hóa của huyện Kinh Môn nên tập trung nhiều cửa hàng kinh doanh- dịch vụ đặc biệt là tại các khu phố trung tâm nhƣ: Phúc Lâm, Vinh Quang, Cộng Hoà, An Trung. Các cửa hàng kinh doanh thƣờng bố trí dọc trục đƣờng giao thông chính, bao gồm các mặt hàng: Quần áo, giầy dép, túi xách, photocopy, vàng bạc, bánh kẹo, cửa hàng ăn uống, sửa chữa xe máy, sách và thiết bị trƣờng học, vật liệu xây dựng và đồ điện Do vậy thành phần CTR tại đây rất đa dạng: thực phẩm thừa, túi nilon, các loại bao bì, giấy bìa vụn .và các chất vô cơ nhƣ thuỷ tinh, gạch ngói vỡ từ các cửa hàng kinh doanh vật liệu xây dựng. Còn một bộ phận dân cƣ tập trung trong ngõ không nằm trên trục đƣờng chính, thành phần CTR chủ yếu là chất hữu cơ nhƣ thức ăn thừa, vỏ hoa quả, lá cây, cuống rau, và các hợp chất vô cơ nhƣ thuỷ tinh vỡ, túi nilon, tro xỉ từ việc đun nấu bằng bếp than. Khu vực chợ Kinh Môn, lƣợng rác thải phát sinh hàng ngày là khá lớn. Ở đây kinh doanh các loại thực phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của nhân dân nhƣ: các loại rau, củ, quả, thịt động vật, thuỷ sản, .và nhiều mặt hàng tiêu dùng nhƣ giầy dép, quần áo, đồ dùng sành sứ, kim loại Do vậy, thành phần CTR tại đây là khá phức tạp. Tại các cơ quan hành chính, trƣờng học rác thải phát sinh chủ yếu là giấy, bao bì, túi nilon, gỗ, đồ nhựa, vỏ đồ hộp Ngoài ra, còn có thực phẩm thừa do việc phục vụ ăn trƣa tại một số cơ quan hành chính. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 29
  44. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 3.2.1.2. Khối lượng CTRSH phát sinh Căn cứ vào việc tiến hành điều tra, lƣợng CTRSH phát sinh hàng ngày tại huyện khoảng 4.650- 4.688 kg. Số liệu đƣợc thống kê trong bảng: Bảng 3.2.Khối lượng CTRSH phát sinh năm 2011 Bình quân phát Tổng số STT Nguồn phát sinh Đơn vị Số lƣợng thải (kg/ngày) (tấn/ năm) 1 Dân cƣ Ngƣời 8.675 4.338 1.562 2 Trƣờng học Cơ sở 8 40 – 45 14,4- 16,2 3 Cơ quan hành chính Đơn vị 12 36 – 40 12,96- 14,4 4 Chợ Cái 1 100-120 36 – 44 6 Nhà hàng ăn uống, Cái 15 120 – 125 43,2- 45 nhà nghỉ 7 Cơ sở sản xuất Cơ sở 48 96- 100 34,5- 36 Tổng cộng 4.650- 4.668 1.674,26- 1.680,8 ( Nguồn: Điều tra năm 2011) Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, CTRSH phát sinh trong hoạt động sống hàng ngày của ngƣời dân là lớn nhất. Ƣớc tính, lƣợng CTRSH phát sinh tại huyện tính theo đầu ngƣời là 0,5- 0,6 kg/ ngƣời/ ngày. Ngoài ra, những cơ sở sản xuất - dịch vụ và nhà hàng ăn uống cũng là nguồn phát sinh CTR quan trọng. Đây là những địa điểm số lƣợng ngƣời và hàng hoá tập trung đông. Tại nhà hàng ăn uống, thƣờng xuyên phải phục vụ rất nhiều lƣợt thực khách, do vậy khối lƣợng CTR từ thức ăn thừa, vật liệu bỏ đi trong quá trình chế biến là không nhỏ. Tại những cơ sở sản xuất, kinh doanh- dịch vụ, lƣợng hàng hoá đƣợc đem ra mua bán, trao đổi hàng ngày là rất lớn, trong quá trình này sẽ không tránh khỏi việc thải loại ra hàng hoá kém chất lƣợng, bao bì, vật liệu ra môi trƣờng. Lƣợng rác thải phát sinh CTR tại mỗi khu dân cƣ trong huyện có sự khác nhau. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 30
  45. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Bảng 3.3: Khối lượng rác thải phát sinh tại một số địa điểm của huyện Kinh Môn Khu vực đại diện Dân số Khối lƣợng RTSH Khối lƣợng RTSH (Thị trấn/Xã) (Ngƣời) (Tấn/ngày) (kg/ngƣời/ngày) 1. TT.Kinh Môn 6.074 2,876 0,47 2. Xã Hiến Thành 13.036 4,172 0,32 3. Xã An Sinh 15.189 8,523 0,56 (Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kinh Môn, tháng 4/2011) Qua bảng 3.3 ta thấy rằng: Tổng lƣợng phát sinh RTSH ở ba khu vực đại diện là 15,571 tấn/ngày và khác nhau tƣơng đối nhiều giữa các khu vực. Sự khác nhau này do ảnh hƣởng của một số yếu tố nhƣ tăng dân số, mức sống, mùa, thói quen, tín ngƣỡng, chính sách quản lý chất thải, tăng trƣởng kinh tế và đô thị hoá. Ở khu vực xã An Sinh là xã có dân số đông nhất huyện (15.189 ngƣời), chủ yếu sống bằng hoạt động du lịch, lƣợng RTSH phát sinh bình quân đầu ngƣời là lớn nhất (0,56kg/ngƣời/ngày). Ở khu vực xã Hiến Thành với dân số là 13.036 ngƣời (ở mức tƣơng đối cao so với toàn huyện), nơi sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, lƣợng RTSH phát sinh bình quân đầu ngƣời là thấp nhất (0,32kg/ngƣời/ngày). Còn ở thị trấn Kinh Môn mặc dù dân số (6.074 ngƣời) thấp hơn so với khu vực xã Hiến Thành, song đây là trung tâm hành chính, thƣơng mại dịch vụ của huyện, nên lƣợng RTSH phát sinh bình quân đầu ngƣời cao hơn xã Hiến Thành (0,47kg/ngƣời/ngày) nhƣng lại thấp hơn so với khu vực xã An Sinh. 3.2.2.Thực trạng phát sinh chất thải rắn công nghiệp Phát huy thế mạnh của huyện là có nhiều núi đá vôi, giao thông đƣờng thuỷ, bộ thuận lợi, hoạt động công nghiệp đƣợc tập trung phát triển là sản xuất vôi, xi măng, đóng và sửa chữa phƣơng tiện vận tải tàu thuyền, và một số ngành nghề nhƣ mộc, cơ khí, may mặc, chế biến thực phẩm, Khối lƣợng và thành phần CTR thải ra tại mỗi công ty, cơ sở, hộ sản xuất rất khác nhau tuỳ theo tính chất từng ngành nghề. Thành phần CTRCN của địa phƣơng đƣợc thể hiện trong bảng: Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 31
  46. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Bảng 3.4: Nguồn thải công nghiệp của huyện Kinh Môn STT Loại hình sản xuất Số cơ sở sản xuất Chất thải 1 Sản xuất vôi 15 Xỉ than, xỉ vôi, gộc 2 Sửa chữa đóng tàu 15 Sắt vụn, rỉ sắt, rỉ hàn, 3 Chế biến gỗ 20 Gỗ vụn, mẩu gỗ, gỗ loại, 4 Chế biến thực phẩm 30 Thực phẩm thừa, thiu, thối, 5 Sản xuất xi măng 3 Bụi, khói thải, nƣớc thải, ( Nguồn điều tra- Năm 2012) Hoạt động sản xuất công nghiệp nổi bật của huyện là sản xuất xi măng, sản xuất vôi và sửa chữa tàu thuyền. Những cơ sở này đƣợc quy hoạch tập trung ở những khu đất bãi cạnh sông Kinh Thầy. Theo kết quả điều tra, tại những lò nung vôi trong một ngày một lò có thể nung 15- 40 tấn đá với 7- 15 tấn than để cho ra 8- 25 tấn vôi, 5- 15 tấn xỉ, 2- 5 tấn gộc Hầu hết lƣợng vôi đƣợc các cơ sở đóng bao, đem bán trong nƣớc hoặc xuất khẩu. Lƣợng xỉ, gộc đƣợc ngƣời dân trong huyện thu mua thƣờng xuyên, khối lƣợng tồn lƣu trong các cơ sở sản xuất là không lớn. CTR thải ra môi trƣờng thƣờng là những vật liệu rơi vãi, ƣớc tính khoảng 20- 30 kg/ ngày. Tại các công ty và xƣởng sửa chữa, đóng tàu chất thải là sắt vụn, rỉ hàn, một ngày có thể phát sinh 30- 50 kg CTR loại này. Trong điều kiện nắng ẩm, mƣa nhiều, những vật liệu này rất đễ bị ăn mòn, han ghỉ, gây nguy cơ lớn với môi trƣờng. Các công đoạn khai thác, vận chuyển và nghiền xi măng đã đƣa ra một lƣợng bụi rất lớn vào bầu không khí gây ra ô nhiễm bầu không khí. Nhiên liệu nung là than đá và dầu kèm theo nó các nhà máy thải ra một lƣợng lớn khói vào bầu không khí gây ô nhiễm môi trƣờng, làm trái đất nóng lên, gây biến đổi khí hậu. Các cơ sở chế biến gỗ, chế biến thực phẩm nhỏ, quy mô hộ gia đình. Lƣợng CTR của những cơ sở chế biến thực phẩm có khả năng gây ô nhiễm cao do thành phần chứa nhiều chất hữu cơ, phân huỷ nhanh. Tại các cơ sở chế biến gỗ, trong quá trình chế biến có thể gây ô nhiễm môi trƣờng do phát sinh nhiều bụi, mùn cƣa, Ƣớc tính CTRCN phát sinh trên địa bàn là khoảng 579,3- 583,5 kg/ ngày, Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 32
  47. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng chiếm 10% tổng lƣợng rác thải ra. Các CTRCN hầu nhƣ là chất thải dễ phân huỷ không có đặc tính nguy hại với sức khoẻ con ngƣời. 3.2.3. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế CTRYT phát sinh tại huyện là từ Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn và các trạm y tế huyện.  Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn  Nguồn gốc CTR Ta có thể biểu diễn bằng sơ đồ dƣới đây: Phòng bệnh nhân Buồng tiêm không lây lan Phòng bệnh nhân Phòng mổ truyền nhiễm Phòng xét nghiệm Khu dƣợc chụp và rửa phim Khu vực hành Phòng cấp cứu chính Lò đốt rác thải y tế đƣờng thải chung Chất thải lâm sàng Bình chứa áp suất Chất thải sinh hoạt Chất thải hoá học Hình 3.2. Nguồn phát sinh CTR của bệnh viện đa khoa Kinh Môn Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 33
  48. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Bệnh viện có quy mô 120 giƣờng bệnh với 112 nhân viên và 8 phòng - khoa, 1 phòng chức năng. CTR của bệnh viện đƣợc thải ra từ nhiều nguồn khác nhau: trong hoạt động khám chữa bệnh, chăm sóc, xét nghiệm, phòng bệnh, nghiên cứu, Những loại chất thải của bệnh viện có thành phần khá phong phú: gồm các chất thải phủ tạng (mô, cơ quan, chân, tay, cắt bỏ, nhau thai, ), kim tiêm, bông, băng gạc dính máu, ống truyền huyết thanh Ở bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn do chƣa sử dụng đến chất phóng xạ trong quá trình điều trị bệnh nên không phát sinh chất thải phóng xạ. Các bình chứa áp suất phát sinh ở phòng bệnh nhân truyền nhiễm và phòng xét nghiệm chụp, rửa phim, sau khi sử dụng xong đƣợc trả lại nơi sản xuất.  Khối lƣợng phát sinh Theo thống kê của bệnh viện năm 2011, lƣợng CTR phát sinh tại bệnh viện là 2.050 kg/ tháng, trong đó CTRYT nguy hại là 650 kg/ tháng. CTRYT nguy hại có thành phần bao gồm: bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, các loại ống tiêm, chất thải bị thấm máu, thấm dịch cơ thể, bệnh phẩm và dụng cụ dính bệnh phẩm, các mô, cơ quan, dung cụ chứa thuỷ ngân, phát sinh trong quá trình điều trị cho bệnh nhân. Bảng 3.5.Khối lượng CTRYT nguy hại STT Tên chất thải Số lƣợng Đơn vị 1 Bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của 85 kg/ tháng dây truyền, các loại ống tiêm 2 Chất thải bị tấm máu, thấm dịch 237 kg/ tháng của cơ thể 3 Bệnh phẩm và dụng cụ dính bệnh 25 kg/ tháng phẩm 4 Các mô, cơ quan, bộ phận cơ thể 51 kg/ tháng ngƣời phát sinh trong quá trình khám chữa bệnh 5 Thuỷ ngân( nhiệt kế, huyết áp, 5 kg/ tháng chất thải từ hoạt động nha khoa) 6 Các chất thải khác 47 kg/ tháng ( Nguồn: Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn) Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 34
  49. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Từ bảng trên ta thấy đƣợc khối lƣợng phát sinh các CTRYT là rất khác nhau. Chất thải bị thấm máu, thấm dịch cơ thể phát sinh với khối lƣợng lớn nhất, đây là những vật liệu để băng bó, hạn chế sự tiếp xúc của vùng bị thƣơng tổn với môi trƣờng bên ngoài, vì vậy mỗi lần phát sinh thƣờng nhiều, tần số cũng khá cao. Các loại bơm kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, phát sinh với khối lƣợng ít hơn nhƣng tính chất lại nguy hiểm hơn. Chúng tiếp xúc trực tiếp với máu ngƣời bệnh, lại có độ sát thƣơng cao, rất nguy hiểm với ngƣời thu gom. Khối lƣợng phát sinh ít nhất là thuỷ ngân, thông thƣờng chúng đƣợc để trong những vật liệu bằng thuỷ tinh sẽ không gây nguy hại đến sức khoẻ con ngƣời nhƣng nếu vật liệu này vỡ, thủy ngân thoát ra môi trƣơng bên ngoài thì sẽ vô cùng nguy hiểm.  Trạm y tế Ở các trạm y tế huyện Kinh Môn có 1 bác sỹ và 4 y tá phục vụ chữa bệnh cho nhân dân trong toàn huyện. Lƣợng CTR thải ra hàng ngày bao gồm cả CTRSH và CTRYT, trung bình một ngày trạm xá thải ra 4,5 kg CTRSH và 1,5 kg CTRYT. Nhận xét: Khối lƣợng CTR phát sinh trên địa bàn khoảng 5.812,5- 5.813,5 kg/ ngày. So với CTRCN và CTRYT, CTRSH có khối lƣợng lớn và thành phần phức tạp hơn. Lƣợng CTRSH chiếm tới trên 80 % lƣợng CTR phát sinh trên địa bàn, CTRCN chiếm khoảng 10 %, một phần nhỏ là CTRYT. Ngoài CTRSH, CTRCN và CTRYT thì còn một lƣợng CTR nông nghiệp do bộ phận dân cƣ chiếm 26,2% dân số huyện làm nghề nông. Tuy nhiên, CTR nông nghiệp thƣờng đƣợc ngƣời dân bỏ lại ruộng để trả lại chất hữu cơ cho đất hoặc tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm. Do đó, lƣợng chất thải rắn phải thu gom là rất ít, chủ yếu là các loại vỏ thuốc trừ sâu, phân gia súc rơi vãi Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 35
  50. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 3.3. Thực trạng quản lý chất thải rắn tại huyện Kinh Môn 3.3.1. Quản lý về mặt hành chính 3.3.1.1. Các văn bản pháp luật về chất thải rắn được áp dụng và tổ chức quản lý  Công ƣớc quốc tế về quản lý chất thải Việt Nam đã tham gia ký kết một số công ƣớc quốc tế, trong đó có các công ƣớc liên quan đến quản lý chất thải: Nghị định thƣ Kyoto và cơ chế phát triển sạch (CDM) đƣợc ký kết vào năm 2002, đây là cơ sở để xây dựng chiến lƣợc quốc tế về cơ chế phát triển sạch (CDM). Công ƣớc Basel về kiểm soát và vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại và việc tiêu huỷ chúng. Công ƣớc này có hiệu lực từ năm 1992, Việt Nam đã tham gia ký kết vào năm 1995, công ƣớc này tập trung vào việc quản lý các hoạt động vận chuyển và tiêu huỷ chất thải nguy hại.  Văn bản trong nƣớc và tại địa phƣơng liên quan tới công tác quản lý chất thải rắn Ở nƣớc ta, hệ thống pháp luật trong quản lý CTR đƣợc ban hành và đã đi vào cuộc sống, đây là những công cụ pháp luật đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hiệu quả của công tác quản lý CTR, các văn bản pháp luật trong QLCTR đƣợc ban hành không chỉ có chức năng bảo vệ môi trƣờng mà còn có ý nghĩa quan trọng trong việc tác động đến ý thức và hành vi của con ngƣời. Hiện tại, hệ thống pháp luật về môi trƣờng và chất thải của nƣớc ta khá đa dạng không chỉ bao gồm các văn bản luật mà còn có các văn bản dƣới luật, các quy phạm pháp luật khác. Một số văn bản pháp luật liên quan điều chỉnh hoạt động QLCTR bao gồm:  Luật Bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 2005.  Nghị định 174/ 2007/ NĐ- CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trƣờng với CTR. Quy định về phí bảo vệ môi trƣờng với chất thải rắn, mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí bảo vệ môi trƣờng với CTR. Trong chƣơng II, điều 5 về mức thu phí bảo vệ môi trƣờng với CTR đƣợc quy định nhƣ sau: đối với chất thải rắn thông thƣờng thải từ hoạt động của các cơ Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 36
  51. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng quan, cơ sở kinh doanh, dịch vụ, cơ sở sản xuất công nghiệp, làng nghề: không quá 40.000 đồng/ tấn. Đối với chất thải rắn nguy hại: không quá 6.000.000 đồng/ tấn.  Thông tƣ 39/ 2008/ TT- BTC ngày 19/5/2008 của Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Nghị định 174/ 2007/ NĐ- CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trƣờng với chất thải rắn.  Nghị đinh số 59/ 2007/ NĐ- CP ngày 09/ 04/ 2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. Điều 22 trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ nguồn thải rắn thông thƣờng quy định: mọi cá nhân, gia đình cũng nhƣ các cơ sở kinh doanh dịch vụ có trách nhiệm phải phân loại rác, bỏ chất thải đúng nơi quy định, nộp hoặc ký hợp đồng thu gom vận chuyển  Thông tƣ số 13/ 2007/ TT- BXD ngày 31/ 12/2007 của Bộ Xây dựng hƣớng dẫn một số điều của Nghị định 59/ 2007/ NĐ- CP ngày 09/ 04/ 2007 của Chính phủ về quản lý CTR.  Nghị định 81/ 2006/ NĐ- CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trƣờng.  Quyết định số 43/ 2007/ QĐ- BYT ngày 30/ 11/ 2007 của Bộ truởng Bộ y tế về việc ban hành quy chế quản lý CTR y tế.  Thông tƣ liên tịch số 01/2001/ TTLT-BKHCNMT-BXD ngày 18/1/2001 hƣớng dẫn các quy định về việc bảo vệ môi trƣờng đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng và vận hành bãi chôn lấp CTR, Ngoài các văn bản của nhà nƣớc về quản lý chất thải, địa phƣơng cũng có các quy định cụ thể liên quan đến công tác này, cụ thể là:  Quyết định số 373/ 2009/ QĐ- UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng thành lập công ty TNHH một thành viên Môi trƣờng Ngọc Anh, làm nhiệm vụ thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện Kinh Môn.  Quyết định số 42/ 2009/ QĐ- UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hải Dƣơng quy định điều chỉnh, bổ xung mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng một số loại phí, lệ phí trên địa bàn tỉnh. Trong đó có quy định cụ thể mức thu phí vệ sinh tại các xã, huyện . Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 37
  52. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Bảng 3.6. Mức thu phí vệ sinh tại các xã, thị trấn Mức thu Thị trấn thuộc Thị trấn TT DANH MỤC các huyện Chí còn lại Linh, Kinh Môn 1 Hộ gia đình không sản xuất kinh doanh: A Thu theo hộ (đồng/ hộ/ tháng) 10.000 7.000 B Thu theo ngƣời (đồng/ ngƣời/ tháng) 2.500 2.000 Cơ quan hành HCSN, LLVT, Đảng, 2 Đoàn thể, Trụ sở làm việc của các doanh nghiệp (đồng/ Đơn vị/ tháng) A Từ 10 ngƣời trở xuống 35.000 30.000 B Từ 11 ngƣời đến 20 ngƣời 45.000 40.000 C Từ 21 ngƣời đến 50 ngƣời 60.000 40.000 D Từ 51 đến dƣới 100 ngƣời 80.000 70.000 Đ Từ 100 ngƣời trở lên 90.000 80.000 3 Trƣờng học (đồng/ trƣờng/ tháng) A Trƣờng THCS, Tiểu học, mầm non 20.000 15.000 B Trƣờng THPT, TH dạy nghề, Cao đẳng 90.000 80.000 4 Hộ kinh doanh (đ/ hộ/ tháng) Cửa hàng, nhà hàng có thuế môn bài bậc 1 A 90.000 80.000 và bậc 2 Cửa hàng và nhà hàng còn lại, hộ kinh B 55.000 50.000 doanh hoa tƣơi C Hộ kinh doanh và dịch vụ còn lại 20.000 15.000 5 Bệnh viện, trạm xá, phòng khám(đ/m3) 160.000 160.000 Cơ sở sản xuất của các doanh 6 160.000 160.000 nghiệp(đ/m3) 7 Chợ, trung tâm Thƣơng mại(đ/m3) 160.000 160.000 ( Nguồn : Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Kinh Môn) Mức thu này đƣợc công ty môi trƣờng Ngọc Anh áp dụng và trực tiếp đứng ra thu phí với hộ gia đình, các tổ chức đã tham gia ký hợp đồng vệ sinh môi trƣờng. Nguồn phí thu đƣợc hàng tháng là khoảng 20 triệu đồng, hiện nay do giá cả leo thang đã không còn phù hợp để duy trì hoạt động của công ty. Công ty đang kiến nghị tăng mức phí thu gom để phù hợp với mức sống và giá cả hiện hành.  Các văn bản, quy định của UBND huyện Kinh Môn đối với cá nhân, tổ chức, hộ gia đình cƣ trú trên địa bàn. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 38
  53. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Thực tế cho thấy, các văn bản do nhà nƣớc và địa phƣơng ban hành đã có ý nghĩa trong việc tác động đến hành vi và nhận thức của chủ thể tác động lên môi trƣờng, đây chính là công cụ pháp luật mang lại ý nghĩa và hiệu quả lớn trong công tác QLCTR. 3.3.1.2. Hệ thống quản lý chất thải rắn tại địa phương Tổ chức nguồn nhân lực cho hoạt động QLMT tại huyện đƣợc trình bày trong hình sau: UBND huyện Kinh Môn Phòng TN& MT UBND huyện Kinh Môn Phòng địa chính Công ty môi huyện Kinh Môn trƣờng Ngọc Anh Hình 3.3: Tổ chức quản lý chất thải tại huyện Kinh Môn UBND huyện Kinh Môn, đứng đầu là ông Tiên Văn Hồng, có trách nhiệm tổ chức quản lý trên địa bàn huyện, tổ chức thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thu gom vận chuyển CTR. Phòng TN & MT huyện Kinh Môn (trƣởng phòng: ông Nguyễn Hữu Lộc) thuộc UBND huyện là cơ quan tham mƣu, giúp UBND huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nƣớc về tài nguyên, môi trƣờng trên địa bàn huyện và thực Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 39
  54. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự uỷ quyền của UBND huyện theo quy định pháp luật. Một số nhiệm vụ và quyền hạn của phòng TN & MT liên quan đến môi trƣờng nói chung và QLCTR nói riêng: trình UBND huyện các văn bản hƣớng dẫn việc thực hiện các chính sách, chế độ và pháp luật của Nhà nƣớc về quản lý tài nguyên và môi trƣờng, trình UBND huyện quy hoạch, kế hoạch về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng, tổ chức thực hiện sau khi quy hoạch kế hoạch đƣợc xét duyệt, bảo vệ môi trƣờng, phòng chống, khắc phục các sự cố môi trƣờng, hậu quả thiên tai, báo cáo hiện trạng môi trƣờng theo định kỳ, UBND huyện, các đoàn thể, cộng đồng dân cƣ có trách nhiệm giám sát quá trình thu gom, vận chuyển CTR trên địa bàn huyện. Trong trƣờng hợp phát hiện các vi phạm pháp luật về QLCTR cần thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật. Phòng địa chính có nhiệm vụ giúp UBND huyện Kinh Môn thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quản lý nhà nƣớc về môi trƣờng trên địa bàn huyện theo quy định của pháp luật. Cán bộ ở phòng địa chính là ông Đinh Văn Hùng hiện nay mới chỉ có chuyên môn về quản lý đất đai nên công tác quản lý môi trƣờng chƣa đƣợc tiến hành chặt chẽ. Công ty TNHH một thành viên Môi trƣờng Ngọc Anh đƣợc thành lập năm 2009, có trụ sở đặt tại phố Cộng Hoà, thị trấn Kinh Môn, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dƣơng. Công ty là tổ chức thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn huyện từ năm 2003, tiền thân là hợp tác xã Trƣờng Sinh. Hiện nay, công ty có 10 thành viên, gồm giám đốc là ông Nguyễn Tiến Độ, 1 kế toán, 1 thủ quỹ và 7 công nhân trong đó có 1 lái xe, 6 nhân viên thu gom. Theo kết quả điều tra, mức lƣơng trả cho nhân viên thu gom khoảng 1,5 triệu đồng/ tháng, khá thấp so với tính chất công việc vất vả của họ. Vì vậy, nhiều công nhân đã bỏ việc giữa chừng hoặc chỉ làm tạm thời, gây khó khăn cho công ty để tìm kiếm nguồn nhân lực thay thế. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 40
  55. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Mô hình tổ chức trên chủ yếu để quản lý và thu gom lƣợng CTRSH tại huyện, còn lƣợng CTRCN và CTRYT thƣờng đƣợc quản lý và thu gom trong nội bộ từng đơn vị. Tại các xƣởng sản xuất và nhà máy xí nghiệp, do quy mô nhỏ nên không có bộ phận quản lý môi trƣờng riêng, giám đốc hoặc chủ xƣởng sản xuất thƣờng là ngƣời trực tiếp chỉ đạo công tác thu gom CTRCN và một số công nhân sẽ đƣợc điều động đi thu gom. Tại Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn, nguồn nhân lực cho quản lý CTRYT nguy hại đƣợc trình bày trong bảng sau: Bảng 3.7: Nguồn nhân lực quản lý CTRYT tại bệnh viện Kinh Môn Trình độ TT Họ và tên chuyên Chức danh Ghi chú môn 1 Nguyễn Văn Trạm Bác sỹ PGĐ Trƣởng ban 2 Phùng Văn Sỹ CN ĐD Phó ban Phó phòng 3 Trƣơng Văn Phấn CN Uỷ viên TCHC Vận hành hệ thống Cán bộ phòng 4 Nguyễn Hùng Tiến Kỹ sƣ điện xử lý nƣớc thải và TCHC lò đốt y tế ( Nguồn: Bệnh viện Kinh Môn) Đây là những ngƣời trực tiếp quản lý và điều hành việc thu gom, xử lý CTR. Ngoài ra còn có trách nhiệm báo cáo thƣờng xuyên với giám đốc bệnh viện tình hình môi trƣờng trong bệnh viện và khu vực xung quanh. Họ có chuyên ngành khác nhau, chƣa đƣợc đào tạo bài bản về công tác bảo vệ môi trƣờng và việc tham gia công tác quản lý CTRYT chỉ là kiêm nhiệm.Vì vậy, có thể nói nguồn nhân lực này là chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý CTRYT. 3.3.2. Quản lý về mặt kỹ thuật 3.3.2.1. Đối với CTRSH  Phƣơng tiện, trang thiết bị Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 41
  56. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Để phục vụ công tác thu gom, công ty môi trƣờng Ngọc Anh đã tự trang bị nhiều phƣơng tiện, trang thiết bị để thu gom, vận chuyển và xử lý CTR. Tuy nhiên, do nguồn tài chính hạn hẹp nên những trang thiết bị này còn hết sức thô sơ, không đáp ứng đƣợc yêu cầu cả về số lƣợng và chất lƣợng. Đến năm 2009, đƣợc sự quan tâm của chính quyền, công ty đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ một xe tải 2,5 tấn làm phƣơng tiện chuyên chở rác, tạo điều kiện cho công tác thu gom CTR của công ty hoạt động tốt hơn. Số lƣợng trang thiết bị đƣợc thể hiện ở bảng sau: Bảng 3.8: Cơ sở vật chất và nguồn nhân lực phục vụ công tác thu gom trên địa bàn huyện. STT Tiêu chí Số lƣợng Đơn vị 1 Ngƣời thu gom 7 Ngƣời 2 Xe tải 1 Xe 3 Xe đẩy rác 4 Xe 5 Cào rác 4 Cái 6 Xảo 4 Cái 7 Chổi rễ 2 Cái ( Nguồn: Điều tra năm 2011) Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân hầu nhƣ không có, công ty chỉ cấp khẩu trang và bao tay cho công nhân thu gom. Những trang bị nhƣ vậy là chƣa đủ để bảo vệ sức khoẻ cho họ. Ngoài mức lƣơng 1,5 triệu đồng/ tháng, công nhân chỉ đƣợc thêm một cân đƣờng, hộp sữa mà không đƣợc đóng bảo hiểm y tế hay hƣởng bất kỳ chế độ nào. Việc kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho công nhân cũng không đƣợc thực hiện. Chính những trang thiết bị không đảm bảo và hƣởng quá ít quyền lợi từ công việc thu gom rác đã không thể khuyến khích ngƣời công nhân làm tốt công việc của mình. Điều này làm ảnh hƣởng không nhỏ tới chất lƣợng thu gom rác.  Tổ chức thu gom, vận chuyển CTR Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 42
  57. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Việc thu gom rác của công nhân chủ yếu đƣợc thực hiện dọc trục đƣờng giao thông chính của huyện. Các hộ gia đình ven đƣờng tập trung rác trƣớc cửa nhà, hai công nhân sẽ đi hai bên đƣờng và thu gom đƣa đến gần xe, trên xe có hai công nhân phụ giúp việc đƣa rác lên xe. Ở khu phố những hộ gia đình ở sâu trong ngõ sẽ phải mang rác ra điểm tập trung rác, sau đó rác mới đƣợc thu gom. Còn ở khu dân cƣ những hộ gia đình sống trong làng chƣa tham gia ký hợp đồng vệ sinh môi trƣờng, rác thải thƣờng đƣợc đổ ra ao, hồ hoặc vƣờn. Tỷ lệ rác thải đƣợc thu gom tại các khu phố trung tâm đạt 85 %, còn ở khu vực thôn xóm chỉ đạt 65 %. Tại các cơ quan hành chính, trƣờng học, xí nghiệp, công ty môi trƣờng cho xe chở rác tới tận nơi để thu gom. Việc thu gom, vận chuyển CTRSH đƣợc mô tả trong sơ đồ sau: Rác từ hộ gia đình Rác từ các cơ Bãi rác quan hành chính Điểm tập trung rác Rác từ các nguồn khác Hình 3.4: Quy trình thu gom, vận chuyển CTR sinh hoạt  Tần suất thu gom: 2 ngày/ lần CTRSH của các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp sẽ đƣợc những công nhân vệ sinh thu gom, riêng tại chợ Kinh Môn rác thải đƣợc thu 1 ngày/ lần.  Thời gian thu gom: buổi sáng bắt đầu từ 5 giờ 30 phút, buổi chiều bắt đầu từ 16 giờ 30phút.  Công nghệ xử lý CTRSH Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 43
  58. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Hiện nay, trên địa bàn huyện chƣa có công nghệ xử lý CTR nào, lƣợng CTR phát sinh đều đƣợc vận chuyển về bãi rác. Đây là bãi rác hở, không đảm bảo vệ sinh môi trƣờng, nằm gần cánh đồng thôn Kinh Hạ và cách sông Kinh Thầy khoảng 100m. Bãi rác này đƣợc UBND tỉnh quy hoạch và đầu tƣ xây dựng, bên dƣới bãi rác có lớp chống thấm, để hạn chế ảnh hƣởng của bãi rác đến nguồn nƣớc ngầm. Hàng năm, công ty môi trƣờng Ngọc Anh còn đƣợc nhà nƣớc cấp 10 triệu đồng tiền mua hoá chất phun khử trùng khu vực bãi rác. Tuy nhiên, những việc làm trên chỉ là biện pháp tạm thời, không thể hạn chế đƣợc ô nhiễm môi trƣờng tại bãi rác trong khi khối lƣợng CTR ngày càng gia tăng nhƣ hiện nay. UBND huyện đã khởi công xây dựng bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh cho trung tâm huyện Kinh Môn tại khu vực xã Bạch Đằng cách khu dân cƣ gần nhất trên 1000m vào tháng 8/2010. Đến nay, đã thực hiện các công việc: đền bù, giải phóng mặt bằng, hoàn thành phần nền đƣờng đi vào bãi rác, hoàn thành toàn bộ hệ thống cống qua đƣờng, đang tiến hành đào đƣợc khoảng 20% thể tích các hố. Theo thiết kế, sau khi BCL hợp vệ sinh này hoàn thành sẽ vận hành theo quy trình tóm tắt sau: Đổ rác San ủi Phun EM Rắc Bokashi Đầm chặt Đóng bãi cục bộ XL nƣớc Bơm nƣớc rác San phủ đất rác Lắp đặt hệ thống thu khí Biogas Đóng bãi toàn bộ Trồng cây xanh Hình 3.5: Sơ đồ vận hành bãi chôn lấp. 3.3.2.2. Đối với CTRCN Các cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, lƣợng CTR phát sinh hàng ngày khá lớn, tuy nhiên công tác thu gom không đƣợc tiến hành thƣờng xuyên. Với các xƣởng sản xuất vôi, đá vôi sau khi nung đƣợc đóng bao chuyển đi bán, còn các chất thải nhƣ xỉ vôi, xỉ than đƣợc đổ vào một khu riêng bán cho ngƣời dân đóng gạch, gộc thì đổ ra một khu khác bán để dải đƣờng hoặc san lấp. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 44
  59. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Những khu vực này không có mái che hoặc vật liệu che phủ, trong quá trình vận chuyển bị rơi vãi ảnh hƣởng đến cảnh quan môi trƣờng của khu vực. Việc thu gom chỉ đƣợc tiến hành theo chỉ đạo của chủ lò vôi, không theo một khung thời gian nhất định. Tại công ty sửa chữa và đóng tàu, lƣợng CTR thải ra thƣờng là rỉ sắt, sắt vụn, những vật liệu này cũng không đƣợc thu gom liên tục mà vứt bừa bãi. Tại các nhà máy sản xuất xi măng lƣợng CTR thải ra là bụi, khói, chúng đƣợc xử lý qua hoặc thải trực tiếp ra ngoài môi trƣờng. Tại các xƣởng thủ công nghiệp, chế biến thực phẩm và đồ gỗ CTR không có sự phân loại mà thu gom chung với CTRSH, sau đó đổ vào bãi. 3.3.2.3. Đối với CTRYT Tại các trạm y tế, việc thu gom CTRYT do y tá thực hiện. Do lƣợng phát sinh ít nên không có công tác phân loại, rác đƣợc thu gom sau đó đổ ra khu đất trống phía sau trạm xá và chôn lấp. Tại bệnh viện, công tác thu gom, xử lý đƣợc tiến hành nhƣ sau:  Tổ chức thu gom, vận chuyển CTR đƣợc tiến hành phân loại, mỗi phòng khoa đều quy định rõ vị trí đặt thùng đựng chất thải. Nơi phát sinh CTR đã đƣợc trang bị các loại thùng thu gom tƣơng ứng, mỗi loại chất thải đƣợc thu gom vào các dụng cụ theo đúng mã màu quy định. Công tác thu gom CTR của bệnh viện đƣợc mô tả theo hình dƣới đây Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 45
  60. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Nhóm chất thải lây nhiễm trong túi màu vàng Nhóm các vật sắc Lò đốt nhọn trong chai bệnh Chất thải rắn y tế truyền dịch viện Nhóm chất thải hoá học và phóng xạ Nơi phát sinh rác đựng trong túi màu thải đen Chất thải sinh hoạt Nơi tập trung của Bãi rác đựng trong túi xanh bệnh viện huyện Hình 3.6: Sơ đồ thu gom CTRYT của bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 46
  61. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Nhân viên đƣợc phân công hàng ngày chịu trách nhiệm thu gom các CTRSH và CTRYT từ nơi phát sinh về nơi tập trung chất thải của khoa với tần suất thu gom 1- 2 lần/ ngày. Đối với các khoa có khối lƣợng chất thải lớn nhƣ khoa sản, khoa ngoại thì tần suất thu gom lớn hơn, từ 2- 3 lần/ ngày. CTRYT sau khi đƣợc thu gom sẽ đƣợc vận chuyển đến lò đốt chất thải, lƣợng CTRSH thì đƣợc đƣa về khu lƣu giữ chất thải của bệnh viên và đƣợc thu gom bởi công ty Môi trƣờng Ngọc Anh.  Công nghệ xử lý CTRYT Những CTRYT chứa chất độc hại, có khả năng ảnh hƣởng đến sức khoẻ con ngƣời đƣợc bệnh viện xử lý bằng phƣơng pháp đốt cháy ở nhiệt độ cao. Lò đốt rác thải y tế của bệnh viện là loại lò đốt rác model F- 1S của hãng Chuwastar hoạt động theo công nghệ Nhật Bản, cấu tạo gồm hai buồng đốt sơ cấp và thứ cấp, với công suất thiết kế là 20- 25 kg/ giờ, hiệu suất đạt 85 %. Khi lò hoạt động có phát sinh một số loại khí nhƣ CO, NOx, SO2, Đây là loại lò nhập khẩu do công ty AIC cung cấp, thời gian gần đây đang gây rất nhiều tranh cãi, do một số nhà khoa học cho rằng lò không đáp ứng các tiêu chuẩn trong TCVN: 7380/ 2004. 3.4. Đánh giá công tác quản lý CTR 3.4.1. Đánh giá tính hiệu quả của công tác quản lý Công tác quản lý CTR trong những năm vừa qua có nhiều chuyển biến tích cực và bƣớc đầu thu đƣợc thành công đáng khích lệ. Hệ thống thu gom rác thải hiện nay khá phù hợp. Do nhu cầu thu gom rác của ngƣời dân còn thấp nên nguồn nhân lực đã cơ bản đáp ứng nhu cầu. Trừ ngày lễ tết, hầu nhƣ không có tình trạng ứ đọng CTRSH trên địa bàn huyện, vấn đề ô nhiễm môi trƣờng chỉ xảy ra cục bộ ở những bộ phận nhỏ. Phản ứng và thái độ của ngƣời dân với hoạt động của công ty Môi trƣờng Ngọc Anh là tƣơng đối tốt. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 47
  62. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 10% 25% 65% Tèt B×nh th•êng KÐm Hình 3.7. Ý kiến của người dân về công tác thu gom, vận chuyển, quản lý CTR Lƣợng CTRCN đã đƣợc các công ty quản lý và tái sử dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao, tuy nhiên công tác thu gom chƣa đƣợc thƣờng xuyên nên gây mất mỹ quan cho khu vực. CTRYT là nguồn chất thải có tính độc cao, chủ yếu phát sinh tại bệnh viện, trạm xá. Tại bệnh viện, việc xử lý đã đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp đốt ở nhiệt độ cao. Tại các trạm xá, tuy khối lƣợng chất thải phát sinh là ít hơn song lại có nguy cơ ô nhiễm cao do không có trang thiết bị xử lý. 3.4.2.Những tồn tại của công tác quản lý CTR  Đối với công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTR  CTR tại huyện không đƣợc phân loại tại nguồn mà đƣợc thu lẫn lộn đến bãi rác Ba Ngải vốn chƣa đƣợc thiết kế hợp vệ sinh. CTRCN phát sinh trong hoạt động thủ công nghiệp của địa phƣơng cũng đƣợc thu gom chung với CTRSH.  Tỷ lệ thu gom rác tại những khu dân cƣ xa trung tâm còn thấp do những hạn chế về mặt nhận thức và điều kiện tài chính. Ngoài ra, phần lớn các hộ gia đình ở Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 48
  63. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng đây có vƣờn rộng nên rác thải đƣợc chôn lấp ngay tại nhà hoặc tận dụng làm thức ăn chăn nuôi.  Tình trạng tồn đọng CTR vẫn còn xảy ra, nhất là vào những ngày lễ tết.  Đối với chính quyền địa phƣơng:  Hiệu quả của việc thực hiện các chính sách, pháp luật đối với ngƣời dân còn ở mức hạn chế, nguyên nhân của vấn đề này là công tác tuyên truyền chƣa thật sự sâu rộng.  Việc lồng ghép các chƣơng trình về BVMT trong các cuộc họp, các buổi sinh hoạt cộng đồng còn rất ít. 3.5. Đề xuất một số biện pháp quản lý và xử lý 3.5.1. Giải pháp quản lý  Đối với chính quyền địa phƣơng:  Thiết lập bộ máy quản lý môi trƣờng chặt chẽ và huy động sự tham gia của nhiều tổ chức, các nhân:  Các xã, thị trấn cần có cán bộ chuyên trách về môi trƣờng đƣợc đào tạo bài bản.  Các hội phụ nữ, cựu chiến binh, đoàn thanh niên, cán bộ y tế cần tham gia vào công tác quản lý, xử lý rác thải.  Tiến hành tập huấn công tác phân loại, thu gom và xử lý rác : + Tập huấn cho đội ngũ thu gom về cách phân loại, kỹ thuật thu gom rác và phƣơng thức vận chuyển. + Tập huấn cho ngƣời dân phƣơng thức phân loại rác, phƣơng thức ủ phân compost, cách thức xây dựng và vận hành bể Biogas. + Thực hiện quản lý rác theo phƣơng thức 3 R: phân loại, giảm thiểu và tái chế. Thiết kế tuyến thu gom rác hợp lý: Để đảm bảo thu gom triệt để và khuyến khích cũng nhƣ quy trách nhiệm cho cộng đồng trong công tác xử lý rác thải sinh hoạt thì mạng lƣới thu gom phải thực hiện theo 3 cấp: Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 49
  64. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng Cấp 1: các hộ gia đình tiến hành phân loại rác và tập trung rác vào địa điểm quy định, mang rác tới điểm tập kết để chuyển lên xe đẩy. Cấp 2: Các thành viên đội thu gom có trách nhiệm thu gom tại đầu ngõ khu dân cƣ hoặc tổ dân phố bằng xe thu gom đẩy tay. Xe thu gom đi dọc tuyến phố để thu gom rác thải. Rác thải đƣợc thu gom tập trung từ xe đẩy vào địa điểm quy định. Cấp 3: vận chuyển bằng xe ô tô chuyên dụng có thùng, nắp đậy kín (Vận chuyển khối lƣợng lớn trên diện rộng, cung đƣờng xa, giảm chi phí nhân công) chuyển đến bãi tập kết để phân loại và xử lý.  Tiến hành điều tra khối lƣợng và thành phần CTRSH, CTRCN, CTRYT của huyện .  Nâng cao hiệu quả công tác thu gom: đầu tƣ kinh phí, trang thiết bị thu gom nhƣ đồ bảo hộ lao động, xe kéo, đồng thời, hỗ trợ ngƣời lao động cho họ hƣởng những quyền lợi chính đáng để yên tâm làm việc.  Triển khai chƣơng trình phát động về phong trào thu gom, xử lý rác tại địa phƣơng. Hƣớng dẫn về khoa học và công nghệ để khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động bảo vệ môi trƣờng.  Đối với các công ty, xí nghiệp, xƣởng sản xuất trên địa bàn Trong thời gian tới, các cơ quan chính quyền cần tổ chức các lớp tập huấn về bảo vệ môi trƣờng cho chủ cơ sở sản xuất trên địa bàn. Đây là những ngƣời quản lý chung việc phát sinh CTR ở cơ sở của họ. Nếu ý thức về bảo vệ môi trƣờng của những ngƣời này đƣợc nâng cao thì chắc chắn việc phát sinh khối lƣợng lớn CTRCN sẽ đƣợc hạn chế trong thời gian tới.  Đối với các cơ sở y tế Tiếp tục triển khai mô hình phân loại, thu gom rác theo tiêu chuẩn mà Bộ y tế đã đề ra. Trong thời gian tới, cần có sự tập huấn cho các nhân viên thu gom CTRYT nguy hại (thƣờng là y tá, hộ lý) để việc phân loại diễn ra theo đúng quy trình. Ban quản lý việc thu gom, xử lý CTRYT nguy hại của bệnh viện là những Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 50
  65. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng ngƣời không có chuyên môn về môi trƣờng, vì vậy cần bổ sung nguồn nhân lực trong tƣơng lai. 3.5.2. Giải pháp xử lý Theo xu hƣớng phát triển kinh tế trong thời gian tới, lƣợng rác thải phát sinh tại huyện sẽ ngày càng gia tăng về số lƣợng và phức tạp về thành phần. Vì vậy, đề ra biện pháp xử lý khoa học là nhu cầu cấp thiết. Dựa trên thành phần và khối lƣợng CTRSH phát sinh trong kết quả điều tra, phƣơng pháp chôn lấp là biện pháp hợp lý áp dụng cho những CTR không tái chế đƣợc nhƣ: gạch, ngói, đất, đá khi điều kiện kinh phí dành cho hoạt động bảo vệ môi trƣờng hạn hẹp nhƣ hiện nay. Những năm tới đây, chính quyền địa phƣơng cần quy hoạch khu chôn lấp và áp dụng đúng quy trình công nghệ để biện pháp này đạt hiêụ quả cao, không gây ô nhiễm môi trƣờng. Biện pháp trƣớc mắt tránh ô nhiễm cho bãi rác Ba Ngải là phải cho lu lèn chặt rồi lấp đất lên, đảm bảo chiều dày lớp đất 0,6- 1,0 m, cho trồng cây xanh lên lớp đất này. Đối với rác thải hữu cơ nhƣ: Thực phẩm thừa, lá cây, phế thải nông nghiệp, chế biến gỗ, thực phẩm ta có thể áp dụng biện pháp xử lý nhƣ: ủ phân compost, sản xuất khí sinh học tại hộ gia đình. Đây là biện pháp rất thân thiện với môi trƣờng, lại tận dụng đƣợc nguồn năng lƣợng phục vụ cuộc sống con ngƣời. CTRCN của hoạt động sản xuất xi măng, sản xuất vôi, sửa chữa, đóng mới tàu thuyền hầu nhƣ đã đƣợc thu gom và tái sử dụng, tuy nhiên trong quá trình vận chuyển cần chú ý che phủ cẩn thận để tránh rơi vãi ra ngoài. CTRYT nguy hại cần phải thu gom và đốt theo đúng quy định của nhà nƣớc. Hiện nay, lò đốt CTRYT của Bệnh viện đa khoa huyện Kinh Môn còn chƣa đạt yêu cầu về: chiều cao ống khói chỉ cao hơn 3 m (theo quy định, lò đốt CTRYT gần khu dân cƣ chiều cao phải từ 8 m trở lên), tỷ lệ tro hoá của CTRYT chƣa cao, một số ống thuỷ tinh, dụng cụ kim loại, vẫn còn nguyên hình dạng. Do đó, bệnh viện Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 51
  66. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng phải có biện pháp thẩm định lại chất lƣợng lò đốt, xem xét bổ sung công nghệ, để rác thải ra đạt yêu cầu, không nguy hại tới sức khoẻ con ngƣời. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 52
  67. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận Qua kết quả nghiên cứu của đề tài khóa luận, có thể đƣa ra một số kết luận sau: 1. Hàng ngày lƣợng CTR phát sinh trên địa bàn huyện Kinh môn là tƣơng đối lớn khoảng 5.812,5-5.835 kg. Trong đó chủ yếu là CTRSH chiếm tới trên 80 %, CTRCN chỉ chiếm 10%, còn lại là CTRYT và một số loại CTR khác. Tỷ lệ phát sinh rác trên địa bàn huyện là 0,5- 0,6 kg/ ngƣời/ ngày. 2. Công tác thu gom CTRSH đã đƣợc triển khai từ nhiều năm nay và thu đƣợc rất nhiều kết quả đáng khích lệ, song hiệu quả còn chƣa cao do trang thiết bị thu gom thô sơ, nhiều ngƣời dân chƣa tham gia ký kết hợp đồng vệ sinh với công ty Môi trƣờng Ngọc Anh. Tỷ lệ thu gom tại các khu phố đạt 85 %, nhƣng ở những khu dân cƣ khác chỉ đạt 65 % do ở đây ngƣời dân vẫn còn những khu vƣờn rộng và thƣờng tự chôn lấp. CTRCN từ hoạt động sản xuất vôi, sửa chữa tàu thuyền thì thƣờng đƣợc thu gom và bán lại cho ngƣời dân, nhƣng tần suất thu gom còn thấp, việc vận chuyển gây rơi vãi nên ảnh ảnh tới mỹ quan của khu vực xung quanh. CTRCN từ hoạt động thủ công nghiệp thƣờng đƣợc thu gom chung với CTRSH, tuy không chứa thành phần độc hại nhƣng cũng gây những khó khăn cho công tác phân loại, xử lý. CTRYT tại bệnh viện Kinh Môn đã đƣợc xử lý bằng phƣơng pháp đốt, hiệu suất đạt 85 % còn tại trạm xá thì chỉ xử lý bằng phƣơng pháp chôn lấp. 3. Công tác QLCTR của chính quyền còn nhiều hạn chế, chủ yếu quản lý về mảng CTRSH. Bộ máy quản lý môi trƣờng còn thiếu chặt chẽ , chƣa có cán bộ có chuyên môn về môi trƣờng ở cấp huyện. Hệ thống văn bản QLCTR tại địa phƣơng là chƣa đầy đủ. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 53
  68. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng CTRYT và CTRCN chủ yếu do các đơn vị tự quản lý, công ty môi trƣờng chỉ hợp đồng với ngƣời dân và cơ quan, xí nghiệp thu gom CTRSH. Kiến nghị Qua kết quả nghiên cứu tôi xin đề xuất một số giải pháp sau: - Nâng cao năng lực quản lý rác thải từ cấp xã, thị trấn đến cấp huyện . - Đẩy mạnh tuyên truyền và thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom và đổ rác có hiệu quả. - Quy hoạch và cải tạo bãi thu gom rác phù hợp với điều kiện tự nhiên- kinh tế của địa phƣơng và đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. - Tổ chức phổ biến những kiến thức môi trƣờng trong nhân dân, để ngƣời dân tự hành động nếp sống văn minh, không xả rác bừa bãi ra môi trƣờng, cần có chế tài xử phạt đối với các đơn vị, cá nhân đổ rác không đúng nơi quy định. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 54
  69. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng Việt 1. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005. 2. Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng, Báo cáo diễn biến môi trường Việt Nam năm 2004_ Chất thải rắn. 3. Cục bảo vệ môi trƣờng, Dự án” Xây dựng mô hình và triển khai thí điểm việc phân loại, thu gom và xử lý rác sinh hoạt cho các khu đô thị mới”, 2008. 4. Đại học Xây dựng, Số liệu quan trắc của trung tâm Môi trường đô thị và khu công nghiệp, 2002. 5. Hồ Thị Lam Trà, Lƣơng Đức Anh, Bài giảng Quản lý môi trường, Trƣờng Đại học Nông nghiệp Hà Nội, 2008. 6. Nghị định số 59/ 2007/ NĐ- CP ngày 09/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. 7. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu, Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2007. 8. Nguyễn Văn Song, Vũ Phƣơng Thuỵ, Giáo trình kinh tế tài nguyên môi trường, Nhà xuất bản Nông nghiệp, 2006. 9. Nguyễn Xuân Nguyên, Trần Quang Huy, Công nghệ xử lý rác thải và chất thải rắn, Nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, 2004. 10. Phạm Ngọc Đăng, Nguyễn Thị Kim Thái, Diễn biến tình hình quản lý chất thải rắn ở các đô thị Việt Nam, Trung tâm kỹ thuật môi trƣờng đô thị và khu công nghiệp- Trƣờng Đại học Xây dựng, 2000. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 55
  70. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 11. Tamar Heiler, Chính sách quản lý chất thải ở Ấn Độ và Philippin- khả năng áp dụng với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, 2006. 12. Trần Hiếu Nhuệ, Ƣng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, Quản lý chất thải rắn- tập 1- Chất thải rắn đô thị, nhà xuất bản xây dựng, 2001. 13. Trần Yêm, Chất thải rắn nông thôn- hiện trạng và các biện pháp quản lý, Kỷ yếu hội nghị khoa học về Tài nguyên và Môi trƣờng 2003-2004. 14. Trung tâm thông tin KH & CN Quốc gia, Tổng luận về công nghệ xử lý cất thải rắn của một số nước và Việt Nam, 2007. 15. Võ Đình Long, Nguyễn Văn Sơn, Bài giảng quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại, Trƣờng Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh, 2008. 16. Võ Đức Thắng,” Nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý chất thải rắn thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh, Luận thạc sỹ kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội”, 2009. 17. Viện khoa học thuỷ lợi, Dự án tổng hợp: Xây dựng các mô hình thu gom và xử lý rác thải cho các huyện , thị tứ cấp huyện, cấp xã, 2006. 18. UBND huyện Kinh Môn, Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội huyện Kinh Môn năm 2010, năm 2010. Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 56
  71. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng PHỤ LỤC 1 TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG Khoa Kỹ thuật Môi trƣờng PHIẾU ĐIỀU TRA ( Cán bộ quản lý môi trƣờng) Đề tài:” Khảo sát hiện trạng quản lý chất thải rắn trên địa bàn huyện Kinh Môn- Hải Dương và đề xuất biện pháp giảm thiểu.”. I.Thông tin chung: Họ và tên: Tuổi: Nghề nghiệp: Ngày phỏng vấn: II.Nội dung phỏng vấn: 1 Xin ông( bà) cho biết lƣợng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hàng năm tại địa phƣơng và tỷ lệ thu gom? 2. Xin ông( bà) cho biết lƣợng chất thải rắn công nghiệp phát sinh hàng năm tại địa phƣơng và tỷ lệ thu gom? 3. Xin ông( bà) cho biết lƣợng chất thải rắn y tế phát sinh hàng năm tại địa phƣơng và tỷ lệ thu gom? 4. Xin ông( bà) cho biết tổ chức nào đƣợc giao trách nhiệm trực tiếp thu gom CTR tại địa phƣơng? Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 57
  72. Khóa luận tốt nghiệp Trường ĐHDL Hải Phòng 5. Xin ông( bà) cho biết công tác phân loại rác tại nguồn đƣợc áp dụng tại địa phƣơng nhƣ thế nào? 6. Xin ông( bà) cho biết chất thải rắn của địa phƣơng sau khi thu gom đƣợc xử lý nhƣ thế nào? Chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp, y tế có đƣợc thu gom và xử lý riêng không? 7. Xin ông bà cho biết địa phƣơng ông ( bà) có các đợt tập huấn hay truyền thông về bảo vệ môi trƣờng không? Nếu có thì dƣới hình thức nào? 8. Xin ông( bà) cho biết biện pháp của các cấp chính quyền địa phƣơng để nâng cao hiệu quả công tác thu gom và xử lý chất thải rắn trong thời gian tới? Xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của ông( bà)! Sinh viên: Nguyễn Thị Huế MT 12 - 01 58