Khóa luận Khảo sát việc tuân thủ luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Nguyễn Thị Hà

pdf 69 trang huongle 1610
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Khảo sát việc tuân thủ luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Nguyễn Thị Hà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_khao_sat_viec_tuan_thu_luat_bao_ve_moi_truong_tai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Khảo sát việc tuân thủ luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng - Nguyễn Thị Hà

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hà Th.s. Tô Thị Lan Phƣơng Sinh viên : Phạm Thị Hoàng Diệu HẢI PHÒNG - 2012
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG KHẢO SÁT VIỆC TUÂN THỦ LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Nguyễn Thị Hà Th.s Tô Thị Lan Phƣơng Sinh viên : Phạm Thị Hoàng Diệu HẢI PHÒNG - 2012
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Phạm Thị Hoàng Diệu Mã số: 121120 Lớp: MT 1201 Ngành: Kỹ thuật Môi trường Tên đề tài: Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). Nghiên cứu các khía cạnh của việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức tuân thủ Luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Các thông số môi trường, các chỉ tiêu liên quan và các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Trung tâm Quan trắc Tài nguyên Môi trường Hải Phòng
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Thị Hà Học hàm, học vị: Phó giáo sư, tiến sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội Nội dung hướng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Tô Thị Lan Phương Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng năm 2012 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (họ tên và chữ ký)
  7. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến PGS.TS.Nguyễn Thị Hà – Chủ nhiệm bộ môn Công nghệ Môi trường trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội và cô giáo ThS.Tô Thị Lan Phương - Giảng viên khoa Kỹ thuật Môi trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Nhân đây em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy giáo, cô giáo Khoa Kỹ thuật Môi trường - Trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã trang bị cho em những kiến thức cơ bản nhất để em có thể hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Đồng thời em xin gửi lời cảm ơn tới các cán bộ của phòng Quan trắc Môi trường - Trung tâm Quan trắc Môi trường - Sở Tài nguyên và Môi trường Hải Phòng, các tác giả của các công trình nghiên cứu, các tạp chí có liên quan, qua đó giúp em có được nhiều tài liệu tham khảo quý báu để hoàn thành khoá luận. Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân đã giúp đỡ động viên em rất nhiều trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày 6 tháng 12 năm 2012 Sinh viên Phạm Thị Hoàng Diệu
  8. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường BOD Nhu cầu oxy sinh học COD Nhu cầu oxy hoá học ĐTM Đánh giá tác động môi trường GDP Tổng sản phẩm quốc nội ISo – 9000 Bộ tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm quốc tế ISO – 14000 Bộ tiêu chuẩn quản lý môi trường quốc tế SBR Bể lọc sinh học từng mẻ SXSH Sản xuất sạch hơn TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TSS Tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng TNHH Trách nhiệm hữu hạn VPPL Vi phạm pháp luật
  9. DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng 24 Bảng 1.2: Cơ sở và lao động công nghiệp trên địa bàn thành phố 25 Bảng 1.3: Sản xuất công nghiệp chính ở Hải Phòng .25 Bảng 2.1: Thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu FO 29 Bảng 2.2: Thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải cháy gas .29 Bảng 2.3: Kết quả phân tích mẫu nước tại các cơ sở sản xuất công nghiệp .43
  10. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I : TỔNG QUAN 3 1.1.Giới thiệu Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 3 1.1.1. Nguồn gốc: 3 1.1.2. Cấu trúc và những nội dung chính của Luật BVMT năm 2005 [1] 8 1.1.3. Những nguyên tắc và quan điểm cơ bản [1] 12 1.1.4. Vai trò [4] 13 1.1.5. Các chính sách, văn bản hướng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trường [1, 10] 15 1.1.6. Trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trường [11] 16 1.1.6.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược 16 1.1.6.2. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường .16 1.1.6.3. Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường 17 1.1.6.4. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ . 17 1.1.6.5. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ 18 1.1.6.6. Trách nhiệm quản lý chất thải 18 1.1.6.7. Hoạt động quan trắc môi trường . .21 1.2. Điều kiện tự nhiên – xã hội thành phố Hải Phòng [2] 21 1.3. Hiện trạng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng [2, 8, 9] 22 CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG TUÂN THỦ LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 28 2.1. Các vấn đề môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng 28 2.2. Tình hình thực hiện, triển khai Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 [3] 32 2.3. Hiện trạng tuân thủ Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng 35 2.3.1. Tuân thủ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/bản cam kết bảo vệ môi trường 35
  11. 2.3.2. Tuân thủ hoạt động quan trắc 37 2.3.3. Tuân thủ xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nước thải 39 2.3.4. Tuân thủ quản lý chất thải rắn 45 CHƢƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO Ý THỨC TUÂN THỦ LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 48 3.1. Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về vai trò của khoa học công nghệ trong bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp, đặc biệt là người đứng đầu 48 3.2. Giải pháp 2: Cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn chỉnh những chính sách có tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp để thu hút các doanh nghiệp vào các hoạt động BVMT. 49 3.3. Giải pháp 3: Thành phố cần thành lập quỹ môi trường để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động bảo vệ môi trường 50 3.4. Giải pháp 4: Về tổ chức quản lý 51 3.5. Giải pháp 5: Đổi mới công nghệ theo hướng thân thiện với môi trường . 52 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 54 1.Kết luận: 54 2. Khuyến nghị: 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO 58
  12. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP MỞ ĐẦU Hải Phòng là thành phố cảng, có công nghiệp phát triển và là một trong năm đô thị trung tâm cấp quốc gia với tổng diện tích đất tự nhiên 1519 km2, dân số 1,907 triệu người , có 15 quận, huyện trong đó có 2 huyện đảo, có vị trí địa lý - chính trị - kinh tế - quân sự hết sức quan trọng và tiềm năng lớn của đất nước, một cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí trọng yếu về quốc phòng, an ninh [2]. Ngay từ khi thành lập năm 1888 đến nay, thành phố Hải Phòng luôn giữ vững vai trò vừa là một đô thị cảng, vừa là thành phố công nghiệp ngày càng phát triển với các ngành công nghiệp truyền thống như đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất thép, xi măng, hoá chất, dệt may và da giày Công nghiệp phát triển nhanh, khá ổn định và đồng đều ở các khu vực. Giá trị sản xuất công nghiệp liên tục tăng (năm 2004 đến năm 2007 tăng khoảng 20,35%). Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng công nghiệp năm 2006 chiếm 80,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố. Số lượng các doanh nghiệp, nhất là khu vực ngoài Nhà nước tăng nhanh kể từ khi Luật doanh nghiệp có hiệu lực (năm 2007 có 11349 cơ sở, năm 2010 có 12202 trong đó các cơ sở ngoài Nhà nước chiếm trên 90%). Số lượng lao động trong các ngành công nghiệp tăng nhanh (năm 2007 có 156397 người, năm 2010 là 171466 người) [2]. Công nghiệp phát triển đã đem lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm và đẩy nhanh quá trình hội nhập theo hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá của thành phố. Bên cạnh sự gia tăng các doanh nghiệp trên thành phố, công nghiệp phát triển cũng đặt ra bài toán về bảo vệ môi trường ngày càng cam go và cấp thiết hơn. Một trong những nguyên nhân góp phần gây ô nhiễm môi trường thành phố đó là tình trạng kém tuân thủ Luật bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp. Đây là lí do tôi lựa chọn đề tài: "Khảo sát việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trƣờng tại một số doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng". Trong khuôn khổ một khóa luận, chỉ giới hạn nghiên cứu các luận cứ khoa học, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao ý thức tuân thủ Luật bảo vệ môi Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 1
  13. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP trường tại một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng (14 doanh nghiệp, có danh sách kèm theo). STT Các doanh nghiệp 1 Công ty TNHH Johuku Hải Phòng 2 Công ty TNHH Yazaki Hải phòng- Việt Nam 3 Xí nghiệp giao nhận thủy sản xuất khẩu Hải Phòng 4 Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tân Hương 5 Cơ sở mạ tư nhân Thế Hùng 6 Công ty may liên doanh Hải Phòng 7 Trung tâm dạy nghề da giày công ty da giày Hải Phòng 8 Xí nghiệp bóng Tô Hiệu 9 Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng 10 Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thuỷ sản Cát Hải 11 Công ty TNHH Sumirubber Việt Nam 12 Công ty cổ phần thép Đình Vũ 13 Công ty cổ phần vận tải và thương mai Hoàng Gia 14 Xưởng nấu luyện phôi thép - công ty TNHH Quang Hưng Nội dung khóa luận bao gồm: Mở đầu Chƣơng 1: Tổng quan Chƣơng 2: Hiện trạng tuân thủ Luật BVMT của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng Chƣơng 3: Các giải pháp nhằm nâng cao ý thức tuân thủ Luật BVMT tại các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng Kết luận và khuyến nghị Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 2
  14. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG I : TỔNG QUAN 1.1 Giới thiệu Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam 1.1.1 Nguồn gốc: a) Sự ra đời của Luật bảo vệ môi trường 1993 [4, 6, 7] Luật môi trường là ngành khoa học mới đối với phần lớn các quốc gia đang phát triển trên thế giới. Điều này có lý do riêng của nó. Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết xã hội luôn luôn phải chịu sự chi phối của nhu cầu xã hội. Khi việc bảo vệ môi trường chưa được ý thức rõ, chưa trở thành thách thức xã hội thì luật môi trường chưa được chú ý. Trong thế kỉ trước cũng như thập kỉ đầu của thế kỉ này, khi sự phát triển kinh tế là động lực phát triển của các quốc gia thì tài nguyên, môi trường không phải là vấn đề quan trọng. Các quốc gia sẵn sàng khai thác hết tài nguyên để công nghiệp hoá và phát triển. Vì chạy theo lợi nhuận, làm giàu bằng mọi giá nên các nguồn tài nguyên của đất nước bị khai thác bừa bãi. Nạn dân chúng đua nhau đi đào vàng, khai thác trầm, gỗ quý, đá quý diễn ra ở quy mô lớn đã làm cho môi trường ở nhiều nơi bị suy thoái nghiêm trọng. Quá trình đô thị hoá dưới tác động của kinh tế thị trường diễn ra khá nhanh chóng cũng làm gia tăng sức ép môi trường ở các thành phố và thị xã, nhất là ở các trung tâm kinh tế lớn của đất nước. Số lượng máy móc, thiết bị, ô tô, xe máy tăng lên gấp nhiều lần so với năm trước đó. Lượng khí thải từ các máy móc, thiết bị này đã làm cho môi trường, nhất là môi trường đô thị bị ô nhiễm. Sức ép của vấn đề ô nhiễm môi trường tăng lên cùng với việc sử dụng rộng rãi các hoá chất trừ sâu bệnh, các chất kích thích tăng trọng. Nhiều vụ ngộ độc thức ăn đã liên tiếp xảy ra ở nhiều nơi. Ngộ độc thức ăn là một ttrong những biểu hiện rõ nét trước mắt của tình trạng ô nhiễm môi trường. Môi trường chưa phải là thử thách khi vấn đề phát triển, vấn đề dân số chưa đạt tới sự báo động. Chỉ đến khi tất cả các quốc gia phải đối mặt với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên, sự mất cân bằng sinh thái và những sự trả thù khốc liệt của thiên nhiên thì vấn đề bảo vệ môi trường mới nổi lên như một thách thức xã hội. Nhu cầu đảm bảo cho đất nước sự phát triển bền vững đã đẩy bảo vệ môi trường lên Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 3
  15. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP thành một trong những ưu tiên chiến lược của Vịêt Nam. Nhận thức được phát triển kinh tế phải gắn liền với bảo vệ môi trường, bằng tất cả sự nỗ lực và cố gắng, Đảng và Chính phủ đã chỉ đạo, phối hợp với các bộ ngành ở Trung ương và địa phương. Sau nhiều năm nghiên cứu, Luật BVMT VN đã được ban hành. Luật BVMT VN được Quốc hội thông qua ngày 27/12/1993 và được Chủ tịch nước ra quyết định số 29L/ CTN ban hành vào 1/1994, là quy định pháp luật cao nhất của Nhà nước về môi trường. Luật gồm lời nói đầu, 7 chương với 55 điều. Chương I là những quy định chung với 9 điều, bao gồm các khái niệm chung về môi trường, bảo vệ môi trường, định nghĩa các thuật ngữ như thành phần môi trường, suy thoái môi trường, sự cố môi trường, tiêu chuẩn môi trường, công nghệ sạch, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, đánh giá tác động môi trường. Trong chương này cũng chỉ ra quy định chung về trách nhiệm của Nhà nước, các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ môi trường. Chương II gồm 19 điều quy định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc phòng chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường. Chương III gồm 7 điều quy định trách nhiệm của nhà nước, các tổ chức và cá nhân trong việc khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường và sự cố môi trường. Chương IV gồm 8 điều về quản lý Nhà nước trong việc bảo vệ môi trường. Điều 37 của chương này nêu rõ nội dung quản lý nhà nước về BVMT. Bộ khoa học công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm trước chính phủ thực hiện chức năng quản lý này. Chương V gồm 4 điều nêu lên vấn đề quan hệ quốc tế về bảo vệ môi trường, trong đó khẳng định việc Việt Nam thực hiện các điều ước quốc tế về BVMT mà đã tham gia kí kết. Chương VI và chươngVII là các vấn đề về khen thưởng, xử lý vi phạm và điều khoản thi hành. Như vậy, luật BVMT đã khẳng định quyền con người được sống trong Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 4
  16. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP môi trường trong lành, xác định được nội dung và hình thức thực hiện nhiệm vụ BVMT của Nhà nước, xem đó là chức năng cơ bản và thường xuyên của Nhà nước, xác định trách nhiệm của mọi tổ chức và cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên. Sự ra đời của luật này đã góp phần chuyển biến tích cực trong ý thức BVMT của các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta trong giai đoạn hiện nay, một yêu cầu đặt ra là phải hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật về BVMT để tạo khung pháp lý phù hợp với thực tiễn đất nước cũng như của pháp luật các quốc gia trên thế giới. Ngày 29-11-2005 tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua luật BVMT năm 2005. b) Sự cần thiết phải sửa đổi luật BVMT 1993[5, 10, 11] Luật BVMT được Quốc hội thông qua ngày 27-12-1993 (có hiệu lực thi hành từ 10-01-1994) đã đặt nền móng cho việc hình thành hệ thống pháp luật về môi trường ở nước ta. Sau khi có luật này và cho đến nay đã có hàng trăm văn bản quy phạm pháp luật cấp chính phủ, liên Bộ và Bộ ban hành, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện công tác quản lý Nhà nước về môi trường. Qua hơn 10 năm thực hiện luật, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta đã có những chuyển biến tích cực. Hệ thống chính sách, thể chế từng bước được xây dựng và hoàn thiện. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội được nâng lên. Mức độ gia tăng ô nhiễm, suy thoái và sự cố môi trường đã từng bước được hạn chế. Công tác bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ đa dạng sinh học đạt được nhiều tiến bộ. Tuy nhiên, trước những áp lực của tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, sự diễn biến sôi động và toàn diện của toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, luật BVMT đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được sửa đổi: Một là bản thân luật BVMT có những bất cập cần phải được điều chỉnh: Nhiều quy phạm còn ở mức khung, thiếu cụ thể và chưa rõ ràng nên hiệu lực thi hành thấp; chưa luật hoá được các chính sách lớn, quan trọng về phát triển bền Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 5
  17. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP vững của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua cũng như các cam kết quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Hai là môi trường nước ta tiếp tục bị xuống cấp nhanh, có nơi đã đến mức báo động: đất đai bị xói mòn, thoái hoá, chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh, không khí ở nhiều khu đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng; khối lượng phát sinh và mức độ độc hại của chất thải ngày càng tăng; tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức; đa dạng sinh học bị suy giảm nghiêm trọng; điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch nhiều nơi chưa được bảo đảm. Trong khi đó, môi trường nước ta trong thời gian tới sẽ phải chịu rất nhiều áp lực và thách thức trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, quá trình đô thị hoá gia tăng dân số cùng với sự tác động mạnh mẽ của các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, suy giảm đa dạng sinh học, ô nhiễm nguồn nước. Ba là định hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và công cuộc cải cách hành chính mạnh mẽ đòi hỏi phải đổi mới và tăng cường thể chế về BVMT. Bốn là hơn 10 năm qua, đất nước ta đã có nhiều chuyển biến to lớn trong phát triển kinh tế, xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế; điều kiện về đầu tư cơ sở vật chất kĩ thuật, yêu cầu đối với sức khoẻ và chất lượng cuộc sống đã được nâng cao, đặt ra những mục tiêu, nhiệm vụ, nội dung mới cho công tác BVMT trong tình hình mới. Với những lý do nêu trên, việc sửa đổi cơ bản và toàn diện luật BVMT năm 1993 là rất cần thiết. c) Những điểm mới cơ bản của Luật BVMT 2005 so với Luật BVMT 1993 [1] Đẩy mạnh công tác xã hội hoá hoạt động môi trường nhưng cũng đồng thời cho phép sử dụng nhiều biện pháp, công cụ, chế tài mạnh hơn, có tính răn đe cao hơn là tinh thần nổi bật của luật BVMT năm 2005 được Quốc hội khoá XI, Kỳ họp thứ 8 thông qua và có hiệu lực từ 01-07-2006. Luật BVMT 2005 có nhiều điểm mới so với luật 1993, đó là: - Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng: so với luật BVMT 1993 thì luật BVMT 2005 có phạm vi điều chỉnh cụ thể hơn, bao gồm “các hoạt động Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 6
  18. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BVMT, chính sách, biện pháp; nguồn lực BVMT, quyền và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong BVMT ”. - Quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản (Điều 4), chính sách BVMT (Điều 5), các hoạt động BVMT được Nhà nước khuyến khích (Điều 6) và các hành vi bị nghiêm cấm (Điều 7). - Quy định về BVMT cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực như: công nghiệp (Điều 35, Điều 36, Điều 37) xây dựng (Điều 40), giao thông vận tải (Điều 41), thương mại (Điều 42, Điều 42), khai thác khoáng sản (Điều 44), du lịch (Điều 45), nông nghiệp (Điều 46), thuỷ sản (Điều 47) - Quy định về BVMT cụ thể đối với từng địa bàn, khu vực như: đô thị (Điều 50, Điều 51), khu dân cư tập trung (Điều 51), nơi công cộng (Điều 52); khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung (Điều 36); cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ (Điều 37), làng nghề (Điều 38), biển (mục 1 chương VII), nước sông (mục 2 chương VII), công trình thuỷ lợi, hồ chứa nước (mục 3 chương VII). - Yêu cầu về BVMT được quy định đối với toàn bộ quá trình phát triển từ khâu lập chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển (Mục 1 chương III); lập, phê duyệt và thực hiện dự án đầu tư (Mục 2 chương III) và trong quá trình hoạt động (Chương VIII, IX, X), trách nhiệm thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (Điều 67). - Sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường như: tiêu chuẩn môi trường (chương II), đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường cam kết BVMT (chương III), quan trắc và báo cáo về môi trường (chương X), công cụ kinh tế (thuế, phí, ký quỹ, quỹ BVMT- chương XI), thanh tra, kiểm tra BVMT (Điều 125, Điều 126). - Áp dụng nhiều chế tài mới và mạnh hơn trong quản lý môi trường như: chỉ cấp phép đầu tư khi báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt (Điều 22), chỉ được đưa công trình vào hoạt động khi thực hiện đầy đủ các yêu cầu về BVMT (Điều 23), xử lý cơ sở gây ô nhiễm môi trường, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng (Điều 49), bắt buộc mua bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường đối với một số hoạt động (Điều 134). Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 7
  19. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Xã hội hoá mạnh mẽ và nâng cao vai trò của người dân trong hoạt động BVMT như: cho phép các đối tượng thuộc nhiều thành phần kinh tế tham gia vào quá trình đánh giá tác động môi trường (Điều 21), khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức có năng lực tham gia hoạt động quản lý chất thải (Điều 70) và hoạt động quan trắc môi trường (Điều 95), bảo đảm quyền được biết thông tin về môi trường của mọi tổ chức, cá nhân (Điều 104, Điều 105), phát triển dịch vụ môi trường (Điều 116), khuyến khích tổ chức, cá nhân hợp tác quốc tế về BVMT (Điều 119), đề cao vai trò của Mặt trận tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên ( Điều 124) và người dân trong BVMT. - Quy định rõ trách nhiệm của các chủ thể trong BVMT như: trách nhiệm của chính phủ, Bộ tài nguyên và môi trường, Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ (Điều 121), uỷ ban nhân dân các cấp (Điều 122), quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác. 1.1.2. Cấu trúc và những nội dung chính của Luật BVMT năm 2005 [1] Luật có 15 chương, 136 Điều. So với luật BVMT năm 1993 tăng 8 chương, 81 Điều (Luật 1993 có 7 chương, 55 Điều): Chương I: Những quy định chung - gồm 8 điều (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định về phạm vi điều chỉnh; đối tượng áp dụng; giải thích từ ngữ; những nguyên tắc BVMT; chính sách BVMT; những hoạt động được khuyến khích và những hành vi bị nghiêm cấm. Chương II: Tiêu chuẩn môi trường - gồm 5 điều (Từ Điều 8 đến Điều 13) Quy định về nguyên tắc xây dựng, áp dụng tiêu chuẩn môi trường; nội dung tiêu chuẩn môi trường quốc gia; hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất lượng môi trường xung quanh; yêu cầu đối với tiêu chuẩn về chất thải và quy định về ban hành, công bố áp dụng tiêu chuẩn môi trường quốc gia. Chương III: Đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường (từ Điều 14 đến Điều 27) gồm 3 mục: Mục 1: Đánh giá môi trường chiến lược gồm 4 Điều quy định về đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược; việc lập báo cáo đánh Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 8
  20. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP giá môi trường chiến lược; nội dung báo cáo môi trường chiến lược và thẩm định báo cáo môi trường chiến lược. Mục 2: Đánh giá tác động môi trường gồm 6 Điều quy định về đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường; việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường; thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường; phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường; trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường. Mục 3: Cam kết bảo vệ môi trường gồm 4 Điều quy định đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường; nội dung bản cam kết; đăng ký bản cam kết và trách nhiệm thực hiện và kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Chương IV: Bảo tồn và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên - gồm 6 Điều (từ Điều 28 đến Điều 34) quy định về điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; bảo tồn thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học; bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo và sản phẩm thân thiện với môi trường; xây dựng thói quen tiêu dùng thân thiện với môi trường. Chương V: Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm 19 điều (từ Điều 35 đến Điều 49) quy định trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với khu, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; làng nghề; bệnh viện, cơ sở y tế, trong hoạt động xây dựng, giao thông vận tải; nhập khẩu, quá cảnh hàng hoá và phế liệu, khoáng sản, du lịch, nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, mai táng và xử lý cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gây ô nhiễm môi trường. Chương VI: Bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư - gồm 5 điều: (từ Điều 50 đến Điều 54) quy định về quy hoạch bảo vệ môi trường đô thị, khu dân cư; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với đô thị, khu dân cư tập trung; bảo vệ môi trường nơi công cộng; yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hộ gia đình và tổ chức Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 9
  21. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tự quản về BVMT. Chương VII: Bảo vệ môi trường biển, nước sông và các nguồn nước khác - gồm 11 Điều: Mục 1: Bảo vệ môi trường biển gồm 4 điều quy định nguyên tắc BVMT biển; bảo tồn, sử dụng hợp lý tài nguyên biển; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường biển; tổ chức phòng ngừa, ứng phó sự cố trên biển. Mục 2: Bảo vệ môi trường nước sông gồm 4 điều quy định nguyên tắc bảo vệ môi trường nước sông; kiểm soát, xử lý ô nhiễm môi trường nước trong lưu vực sông; trách nhiệm của uỷ ban nhân dân địa phương trong lưu vực sông và tổ chức bảo vệ môi trường nước của lưu vực sông. Mục 3: Bảo vệ môi trường các nguồn nước khác gồm 3 Điều quy định việc bảo vệ môi trường nguồn nước hồ, ao, kênh, mương, rạch, hồ chứa nước phục vụ mục đích thuỷ lợi, thuỷ điện, nước dưới đất. Chương VIII: Quản lý chất thải- Bao gồm 20 Điều (từ Điều 66 đến Điều 85). Mục 1: Quy định chung về quản lý chất thải gồm 4 Điều quy định về trách nhiệm quản lý chất thải, thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ; tái chế chất thải và trách nhiệm của uỷ ban nhân dân các cấp. Mục 2: Quản lý chất thải nguy hại gồm 7 Điều quy định việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại; phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại; vận chuyển chất thải nguy hại; xử lý chất thải nguy hại; yêu cầu đối với cơ sở xử lý chất thải nguy hại, khu chôn lấp chất thải nguy hại và quy hoạch thu gom, xử lý và chôn lấp chất thải nguy hại. Mục 3: Quản lý chất thải rắn thông thường gồm 4 Điều quy định phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường; cơ sở tái chế, tiêu huỷ, khu chôn lấp chất thải rắn thông thường và quy hoạch về thu gom, tiêu huỷ, chôn lấp chất thải rắn thông thường. Mục 4: Quản lý nước thải bao gồm 2 Điều quy định việc thu gom, xử lý nước thải và hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Mục 5: Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ bao gồm 3 Điều quy định việc quản lý và kiểm soát bụi, khí thải; quản lý Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 10
  22. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP khí thải gây hiệu ứng nhà kính, phá huỷ tầng ôzôn và việc hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ. Chương IX. Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường - bao gồm 8 điều (từ Điều 86 đến Điều 93) . Mục 1: Phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường bao gồm 6 điều quy định việc phòng ngừa sự cố môi trường; an toàn sinh học; an toàn hoá chất; an toàn hạt nhân và an toàn bức xạ. Mục 2: Khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường, bao gồm 2 điều quy định các căn cứ để xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái và việc khắc phục ô nhiễm và phục hồi môi trường. Chương X. Quan trắc và thông tin về môi trường - bao gồm 12 điều (từ Điều 94 đến Điều 125) quy định về quan trắc, hệ thống, quy hoạch hệ thống và chương trình quan trắc môi trường; chỉ thị môi trường; báo cáo hiện trạng môi trường cấp tỉnh, quốc gia và tình hình tác động môi trường của ngành, lĩnh vực: thống kê, lưu trữ dữ liệu, thông tin về môi trường; công bố, cung cấp, công khai thông tin, dữ liệu về môi trường và thực hiện dân chủ cơ sở về bảo vệ môi trường. Chương XI. Nguồn lực BVMT - bao gồm 12 điều (từ Điều 106 đến Điều 117) quy định về tuyên truyền, giáo dục và đào tạo về BVMT; Phát triển khoa học, công nghệ về BVMT; phát triển công nghiệp môi trường, xây dựng năng lực dự báo, cảnh báo về môi trường; nguồn tài chính, ngân sách nhà nước về BVMT; thuế, phí BVMT; ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên; quỹ BVMT; phát triển dịch vụ BVMT và chính sách ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT. Chương XII. Hợp tác quốc tế về BVMT - bao gồm 3 điều (từ Điều 118 đến Điều 120) quy định việc thực hiện các điều ước quốc tế; BVMT trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá; mở rộng hợp tác quốc tế về BVMT. Chương XIII. Trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, mặt trận tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về BVMT - bao gồm 4 Điều (từ Điều 121 đến Điều 124) quy định trách nhiệm của chính phủ, Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc chính phủ, uỷ ban nhân dân các cấp; cơ quan chuyên môn, Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 11
  23. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chuyên trách về BVMT và trách nhiệm của mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong BVMT. Chương XIV. Thanh tra, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và bồi thường thiệt hại về môi trường, bao gồm 9 Điều (từ Điều 125 đến Điều 134). Mục 1: Thanh tra, xử lý vi phạm, giả quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường - bao gồm 4 Điều quy định về trách nhiệm của thanh tra chuyên ngành về BVMT; xử lý vi phạm; giải quyết khiếu nại, tố cáo và tranh chấp về môi trường. Mục 2: Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái môi trường bao gồm 5 Điều quy định các loại thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái; xác định thiệt hại do ô nhiễm; giám định thiệt hại; giải quyết bồi thường thiệt hại và bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Chương XV. Điều khoản thi hành - bao gồm 2 điều (Từ Điều 135 đến Điều 136) quy định về hiệu lực thi hành và hướng dẫn thi hành. 1.1.3 Những nguyên tắc và quan điểm cơ bản [1] Luật BVMT 2005 đã thể hiện những nguyên tắc và quan điểm cơ bản sau: - Quán triệt, thể chế hoá quan điểm Nghị quyết đại Hội lần thứ IX của Đảng về việc cần thiết phải “Phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội và BVMT”; đặc biệt là các quan điểm, chủ trương, nhiệm vụ đã nêu trong Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15-11-2004 của Bộ chính trị về BVMT trong thời kì đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Phù hợp với thực tiễn trong nước, trình độ, năng lực thực thi pháp luật hiện tại của các đối tượng áp dụng Luật đồng thời có tính đến yêu cầu BVMT của cả thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Kế thừa ưu điểm, khắc phục những bất cập của Luật BVMT 1993 đã được kiểm nghiệm qua thực tế, tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới về BVMT. - Gắn với yêu cầu đổi mới việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cải cách nền hành chính Nhà nước. Theo đó Luật BVMT lần này đã đề ra các quy định cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. Vừa gắn kết và hài hoà với các Luật chuyên Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 12
  24. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ngành liên quan, vừa thể hiện rõ vai trò chủ đạo trong việc điều chỉnh các quan hệ liên quan đến hoạt động BVMT. 1.1.4. Vai trò [4] Vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường có vị trí đặc biệt quan trọng. Môi trường bị huỷ hoại chủ yếu là do sự phá hoại của con người. Chính con người trong quá trình khai thác các yếu tố của môi trường đã làm mất sự cân bằng sinh thái, gây ô nhiễm. Vì vậy muốn bảo vệ môi trưòng trước hết phải tác động đến con người. Pháp luật với tư cách là hệ thống các quy phạm điều chỉnh hành vi xử sự của con người sẽ có tác dụng rất lớn trong việc BVMT. Ý nghĩa của pháp luật trong BVMT thể hiện qua những khía cạnh sau: - Pháp luật quy định các nguyên tắc xử sự mà con người phải thực hiện khi khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Môi trường vừa là điều kiện sống vừa là đối tượng của sự tác động hàng ngày của con người. Sự tác động của con người làm biến đổi rất nhiều hiện trạng của môi trường theo chiều hướng làm suy thoái những yếu tố của nó. Con người đang đứng trước nguy cơ bị thiên nhiên trả thù. Chính vì lý do đó sự khai thác có định hướng, có tính đến sự cân bằng của môi sinh có tác dụng rất lớn trong việc BVMT. Pháp luật với tư cách là công cụ điều tiết các hành vi của các thành viên trong xã hội có tác dụng rất lớn trong việc định hướng quá trình khai thác và sử dụng môi trường. Con người sử dụng và khai thác môi trường theo những tiêu chuẩn nhất định thì sẽ hạn chế những tác hại, ngăn ngừa được sự suy thoái. Chẳng hạn khi khai thác dầu, nếu người ta tuân theo việc xử lý các chất theo đúng các tiêu chuẩn quy định thì sẽ hạn chế được tác hại xấu đến môi trường. - Pháp luật quy định các chế tài hình sự, kinh tế, hành chính để buộc các cá nhân, tổ chức phải thực hiện đầy đủ các đòi hỏi của pháp luật trong việc khai thác và sử dụng các yếu tố của môi trường. Việc đưa ra các tiêu chuẩn để định hướng hành vi khai thác và sử dụng môi trường có ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, không phải trong mọi tình huống các tiêu chuẩn này được tự giác tuân thủ và chấp hành. Sự vi phạm xảy ra thường xuyên hơn đối với các yếu tố môi trường mà ở đó có sự hiện diện mâu thuẫn giữa nhu cầu bức bách của cuộc sống Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 13
  25. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP và yêu cầu BVMT. Các chế tài hình sự, hành chính, dân sự được sử dụng trong lĩnh vực BVMT vừa có tác dụng ngăn chặn vi phạm luật môi trường vừa có tác dụng giáo dục công dân tôn trọng luật BVMT. - Pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các tổ chức BVMT. BVMT là một công việc rất khó khăn và phức tạp. Nhiều yếu tố của môi trường có phạm vi rộng lớn, có kết cấu phức tạp nên việc bảo vệ chúng đòi hỏi phải có hệ thống các tổ chức thích hợp. Pháp luật có tác dụng rất lớn trong việc tạo ra cơ chế hoạt động hiệu quả cho các tổ chức BVMT. Cụ thể là thông qua pháp luật, Nhà nước quy định chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của các tổ chức trong việc BVMT. - Vai trò to lớn của pháp luật trong BVMT thể hiện ở việc ban hành các tiêu chuẩn môi trường. Ví dụ: Tiêu chuẩn về độ ồn, về nước sạch, về không khí. Các tiêu chuẩn này thực chất là tiêu chuẩn kỹ thuật. Tuy nhiên, do được ban hành bằng các văn bản pháp lý nên chúng trở thành những tiêu chuẩn pháp lý, tức là những tiêu chuẩn mà các cá nhân, tổ chức trong xã hội phải tuân thủ nghiêm ngặt khi khai thác, sử dụng các yếu tố khác nhau của môi trường. Các tiêu chuẩn môi trường là cơ sở pháp lý cho việc xác định vi phạm pháp luật môi trường. Chúng là cơ sở cho việc truy cứu trách nhiệm đối với những hành vi phạm luật môi trường. Một trong những biểu hiện rõ nét về vai trò BVMT của pháp luật là việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến việc BVMT. Trong quá trình khai thác những yếu tố khác nhau của môi trường, giữa các tổ chức, cá nhân có thể xảy ra những tranh chấp. Tranh chấp môi trường có thể xảy ra giữa các cá nhân với nhau song cũng có khi xảy ra giữa cá nhân với các doanh nghiệp hoặc cơ quan Nhà nước. Tranh chấp về môi trường là tranh chấp liên quan đến việc khai thác, sử dụng các yếu tố của môi trường. Với các quy định chi tiết, bao quát và có tính khả thi cao, giới chuyên môn nhận định rằng luật BVMT 2005 là cơ sở pháp lý vững vàng thúc đẩy mạnh các hoạt động BVMT, đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 14
  26. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.5 Các chính sách, văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật bảo vệ môi trƣờng [1, 10] Để BVMT và phát triển bền vững, nhà nước ta đã có nhiều chính sách tích cực, ban hành các luật và văn bản pháp quy hướng dẫn thực thi các chính sách BVMT. - Năm 1991 Chính phủ ban hành và thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế, xã hội giai đoạn 1991-2000. - Tháng 6-1991 Chính phủ công bố kế hoạch hành động Quốc gia về môi trường và phát triển bền vững. Đây là một bước chuẩn bị quan trọng để Việt Nam hội nhập quốc tế và tham gia hội nghị thượng đỉnh trái đất RIO-92 về môi trường và phát triển bền vững. - Ngày 27-12-1993 Quốc hội Khóa IX kỳ họp thứ tư thông qua Luật BVMT. Năm 1999 bổ sung chương 18 “Tội phạm về môi trường” vào Bộ luật Hình sự. - Tháng 12-2003 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược BVMT Quốc gia đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. - Tháng 11-2004 Bộ Chính trị ra nghị quyết số 41/NQ-TW về BVMT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. - Nghị quyết số 22-NQ/TU của Ban thường vụ Thành uỷ về công tác bảo vệ môi trường đến năm 2010, định hướng đến năm 2020. - Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg cuả Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện nghị quyết 41-NQ/TW. - Ngày 29-11-2005 Quốc hội thông qua luật BVMT 2005, có hiệu lực ngày 1-7-2006. - Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9-8-2006 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. - Nghị định số 80-2006/ NĐ-CP ngày 9-8-2006 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật BVMT. Ngoài việc xác định phương hướng phát triển bền vững, thể hiện trong các chủ trương, chính sách; Nhà nước, các cơ quan quản lý Nhà nước về BVMT từ trung ương đến địa phương, từng bước hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật, Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 15
  27. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP tập trung giải quyết bước đầu có hiệu quả nhất định những vấn đề môi trường bức xúc trong khu vực đô thị, khu công nghiệp, tăng cường quản lý chất thải, bảo vệ đa dạng sinh học, từng bước đầu tư nâng cao khả năng phòng ngừa, ứng cứu sự cố môi trường, tăng cường đầu tư và đa dạng hoá nguồn tài chính cho hoạt động BVMT mở rộng hợp tác quốc tế. 1.1.6 Trách nhiệm và nghĩa vụ của các doanh nghiệp trong việc tuân thủ Luật bảo vệ môi trƣờng [11] 1.1.6.1. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: Điều 14 quy định đối tượng phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược: chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp quốc gia; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực trên quy mô cả nước; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, vùng; quy hoạch sử dụng đất, bảo vệ và phát triển rừng, khai thác sử dụng những nguồn tài nguyên thiên nhiên khác trên phạm vi liên tỉnh, liên vùng; quy hoạch phát triển vùng kinh tế trọng điểm; quy hoạch tổng hợp lưu vực sông quy mô liên tỉnh. 1.1.6.2. Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Trong quá trình đầu tư hoạt động doanh nghiệp phải tuỳ thuộc vào quy mô và tính chất của dự án mà phải thực hiện việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc chỉ cần lập bản cam kết BVMT. Điều 18 (Luật BVMT 2005) quy định các chủ dự án sau đây phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: a/ Dự án công trình quan trọng quốc gia. b/ Dự án có sử dụng một phần diện tích đất hoặc có ảnh hưởng xấu đến khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, các khu di tích lịch sử- văn hoá, di sản thiên nhiên. danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng. c/ Dự án có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước lưu vực sông, vùng ven biển, vùng có hệ sinh thái được bảo vệ. d/ Dự án xây dựng kết cấu hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, cụm làng nghề. d/ Dự án xây dựng mới đô thị, khu dân cư tập trung. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 16
  28. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP e/ Dự án khai thác, sử dụng nước dưới đất, tài nguyên thiên nhiên quy mô lớn. g/ Dự án khác có tiềm ẩn nguy cơ lớn gây tác động xấu đối với môi trường 1.1.6.3. Đối tượng phải có bản cam kết bảo vệ môi trường Điều 24 quy định: Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại điều 14 và 18 của luật này phải có bản cam kết BVMT . 1.1.6.4. Trách nhiệm bảo vệ môi trường của tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Điều 35 (Luật BVMT 2005) có quy định trách nhiệm và nghĩa vụ BVMT của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ như sau: a/ Tuân thủ các quy định của pháp luật về BVMT. b/ Thực hiện các biện pháp BVMT nêu trong báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, bản cam kết BVMT đã đăng ký và tuân thủ tiêu chuẩn môi trường. c/ Phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đối với môi trường từ các hoạt động của mình. d/ Khắc phục ô nhiễm môi trường do hoạt động của mình gây ra. e/ Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức BVMT cho người lao động trong cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ của mình. f/ Thực hiện chế độ báo cáo về môi trường theo quy định của pháp luật về BVMT. g/ Chấp hành chế độ kiểm tra, thanh tra BVMT. h/ Nộp thuế môi trường, phí BVMT. 1.1.6.5. Bảo vệ môi trường đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ là hoạt động diễn ra thường xuyên trên khắp mọi miền đất nước, có liên quan trực tiếp đến môi trường, góp phần làm cho môi trường được bảo vệ tốt hoặc có nguy cơ bị huỷ hoại. Vì vậy, trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tổ chức và cá nhân phải có trách nhiệm BVMT, được quy định cụ thể tại Điều 37 như sau: a/ Có hệ thống kết cấu hạ tầng thu gom và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 17
  29. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP môi trường. Trường hợp nước thải được chuyển về hệ thống nước thải tập trung thì phải tuân thủ các quy định của tổ chức quản lý hệ thống nước thải tập trung. b/ Có đủ phương tiện, thiết bị thu gom, lưu giữ chất thải rắn và phải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn. c/ Có biện pháp giảm thiểu và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường; bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán khí thải, hơi, khí độc hại ra môi trường; hạn chế tiếng ồn, phát sáng, phát nhiệt gây ảnh hưởng xấu đối với môi trường xung quanh và người lao động. d/ Bảo đảm nguồn lực, trang thiết bị đáp ứng khả năng phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường, đặc biệt là đối với cơ sở sản xuất có sử dụng hoá chất, chất phóng xạ, chất dễ gây cháy nổ. 1.1.6.6. Trách nhiệm quản lý chất thải Trong tình hình chất thải ngày càng gia tăng về số lượng và mức độ nguy hại như hiện nay, cần phải quy định rõ và cụ thể về trách nhiệm, quy trình, biện pháp quản lý chất thải nhằm hạn chế các tác động xấu của chất thải đối với môi trường, nhất là đối với chất thải nguy hại. Luật bổ sung quy định về trách nhiệm, quy trình, biện pháp quản lý các loại chất thải rắn, lỏng, khí, kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ (từ Điều 66 đến Điều 85) với việc khuyến khích, phân loại tại nguồn, tái sử dụng và tái chế chất thải để giảm khối lượng chất thải phải xử lý cũng như tận dụng chất thải để phục vụ cho các nhu cầu khác nhau của đời sống con người. Điều 66 theo luật BVMT 2005 quy định như sau: a/ Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải có trách nhiệm giảm thiểu, tái chế, tái sử dụng để hạn chế đến mức thấp nhất lượng chất thải phải tiêu huỷ, thải bỏ. b/ Chất thải phải được xác định nguồn thải, khối lượng, tính chất để có phương pháp và quy trình xử lý thích hợp với từng loại chất thải. c/ Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện tốt việc quản lý chất thải được cấp giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn môi trường. d/ Việc quản lý chất thải được thực hiện theo quy định của Luật này và Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 18
  30. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP các quy định khác của pháp luật có liên quan. *Quản lý chất thải nguy hại: Điều 71 quy định cách phân loại, thu gom, lưu giữ tạm thời chất thải nguy hại như sau: a/ Tổ chức, cá nhân có hoạt động làm phát sinh chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom hoặc hợp đồng chuyển giao cho bên tiếp nhận quản lý chất thải thu gom chất thải nguy hại. b/ Chất thải nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi, phát tán ra môi trường. c/ Tổ chức, cá nhân phải có kế hoạch, phương tiện phòng, chống sự cố do chất thải nguy hại gây ra, không được để lẫn chất thải nguy hại với chất thải thông thường. * Quản lý chất thải rắn thông thường: Điều 78 quy định cụ thể việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường như sau: a/ Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn. b/ Chất thải rắn thông thường phải được vận chuyển theo nhóm đã được phân loại tại nguồn, trang thiết bị chuyên dụng phù hợp, bảo đảm không rơi vãi, phát tán mùi trong quá trình vận chuyển. Vận chuyển chất thải trong đô thị, khu dân cư chỉ được thực hiện theo những tuyến đường được cơ quan có thẩm quyền phân luồng giao thông quy định. c/ Chất thải rắn thông thường được tận dụng ở mức cao nhất cho tái chế, tái sử dụng; hạn chế thải bỏ chất thải rắn thông thường còn có giá trị tái chế hoặc sử dụng cho mục đích hữu ích khác. * Quản lý nước thải: Khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung trong quá trình hoạt động phát sinh nước thải, cần phải có hệ thống xử lý nước thải. Điều 82 quy định rõ yêu cầu đối với hệ thống xử lý nước thải như sau: Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 19
  31. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP a/ Có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; b/ Đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; c/ Xử lý nuớc thải đạt tiêu chuẩn môi trường; d/ Cửa xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; e/ Vận hành thường xuyên; * Quản lý và kiểm soát bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ: a/ Điều 83 quy định việc quản lý và kiểm soát bụi, khí thải như sau: - Tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát tán bụi, khí thải phải có trách nhiệm kiểm soát và xử lý bụi, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường. - Hạn chế việc sử dụng nhiên liệu, nguyên liệu, thiết bị, phương tiện thải khí độc hại ra môi trường. - Phương tiện giao thông, máy móc, thiết bị, công trình xây dựng có phát tán bụi, khí thải phải có bộ phận lọc, giảm thiểu khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường, có thiết bị che chắn hoặc biện pháp khác để giảm thiểu bụi bảo đảm đạt tiêu chuẩn môi trường. - Bụi, khí thải có yếu tố nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. b/ Điều 85 quy định việc hạn chế tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ như sau: - Tổ chức, cá nhân gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn môi trường phải có trách nhiệm kiểm soát, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. - Cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong khu dân cư gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải thực hiện biện pháp hạn chế, giảm thiểu không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khoẻ của cộng đồng dân cư. - Tuyến đường có mật độ phương tiện tham gia giao thông cao, công trình xây dựng gây tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, bức xạ vượt quá tiêu chuẩn cho phép phải có biện pháp giảm thiểu, khắc phục để đáp ứng tiêu chuẩn môi trường. - Cấm sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo nổ, việc sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, kinh doanh và sử dụng pháo hoa theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 20
  32. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1.1.6.7. Hoạt động quan trắc môi trường: Cần quan trắc các tác động môi trường từ hoạt động của cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung. Mục (d) Khoản 2 Điều 94 quy định cụ thể như sau: “Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kimh doanh, dịch vụ hoặc khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình”. 1.2 Điều kiện tự nhiên – xã hội thành phố Hải Phòng [2] Hải Phòng là thành phố duyên hải nằm ở hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình thuộc đồng bằng sông Hồng có vị trí nằm trong khoảng từ 20º35’ đến 21º01’ vĩ độ Bắc, và từ 106º29’ đến 107º05’ kinh độ Đông; phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dương, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình và phía Đông là biển Đông với đường bờ biển dài 125km, nơi có 5 cửa sông lớn là Bạch Đằng, Cửa Cấm, Lạch Tray, Văn Úc và sông Thái Bình. Tổng diện tích của thành phố Hải Phòng là 1.519,57 km², bao gồm cả hai huyện đảo (Cát Hải và Bạch Long Vĩ). Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố chủ yếu ở phía Bắc, do vậy địa hình phía bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đồi; phía nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu địa hình đặc trưng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển, có độ cao từ 0,7 – 1,7 m so với mực nước biển. Vùng biển có đảo Cát Bà được ví như hòn ngọc của Hải Phòng, một đảo đẹp và lớn nhất trong quần thể đảo có tới trên 360 đảo lớn, nhỏ quây quần bên nó và nối tiếp với vùng đảo vịnh Hạ Long. Đảo chính Cát Bà ở độ cao 200 m trên biển, có diện tích khoảng 100 km2, cách thành phố 30 hải lý. Cách Cát Bà hơn 90 km về phía Đông Nam là đảo Bạch Long Vĩ, khá bằng phẳng và nhiều cát trắng. Thời tiết Hải phòng mang tính chất đặc trưng của thời tiết miền Bắc Việt Nam: nóng ẩm, mưa nhiều, có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông tương đối rõ rệt. Trong đó, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là khí hậu của một mùa đông lạnh và khô, mùa đông là 20,3°C; từ tháng 5 đến tháng 10 là khí hậu của mùa hè, nồm mát và mưa nhiều, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là khoảng 32,5°C. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 21
  33. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Lượng mưa trung bình từ 1.600 – 1.800 mm/năm. Do nằm sát biển nên vào mùa đông, Hải Phòng ấm hơn 1ºC và mùa hè mát hơn 1ºC so với Hà Nội. Nhiệt độ trung bình trong năm từ 23°C – 26ºC, tháng nóng nhất (tháng 6, 7) nhiệt độ có thể lên đến 44ºC và tháng lạnh nhất (tháng 1,2) nhiệt độ có thể xuống dưới 5ºC. Độ ẩm trung bình vào khoảng 80 – 85%, cao nhất vào tháng 7, 8, 9 và thấp nhất là tháng 1, tháng 12. Tính đến tháng 12/2011, dân số Hải Phòng là 1.907.705 người, trong đó dân cư thành thị chiếm 46,1% và dân cư nông thôn chiếm 53,9%, là thành phố đông dân thứ 3 ở Việt Nam, sau Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Hải Phòng ngày nay là thành phố trực thuộc Trung ương - là đô thị loại 1 cấp quốc gia gồm 7 quận (Ngô Quyền, Hồng Bàng, Lê Chân, Dương Kinh, Đồ Sơn, Kiến An và Hải An), 6 huyện ngoại thành (Thuỷ Nguyên, Hải An, An Lão, Kiến Thụy, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo) và 2 huyện đảo (Cát Hải, Bạch Long Vĩ) với 228 xã, phường và thị trấn (70 phường, 10 thị trấn và 148 xã) . Hải Phòng từ lâu đã nổi tiếng là một cảng biển lớn nhất ở miền Bắc, một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không trong nước và quốc tế, là cửa chính ra biển của thủ đô Hà Nội và các tỉnh phía Bắc; là đầu mối giao thông quan trọng của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, trên hai hành lang - một vành đai hợp tác kinh tế Việt Nam - Trung Quốc. Chính vì vậy, trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng, Hải Phòng được xác định là một cực tăng trưởng của vùng kinh tế động lực phía Bắc (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh); là Trung tâm kinh tế - khoa học - kĩ thuật tổng hợp của Vùng duyên hải Bắc Bộ và là một trong những trung tâm phát triển của Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và cả nước (Quyết định 1448 /QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ). 1.3 Hiện trạng các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng [2, 8, 9] Hải Phòng được thành lập cách đây trên 100 năm là một đô thị phát triển tương đối sớm của Việt Nam với nhiều ngành công nghiệp và vật liệu xây dựng, đóng tàu, công nghệ thực phẩm Trong khu vực đô thị và khu dân cư tập trung của Hải Phòng có khoảng 200 cơ sở lớn và khoảng 300 công nghiệp vừa và nhỏ Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 22
  34. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP với nhiều loại hình công nghệ, từ công nghệ sản xuất lạc hậu gây ô nhiễm môi trường đến một số cơ sở sản xuất công nghiệp hiện đại. Với diện tích rộng lớn và nhiều tiềm năng phát triển kinh tế, Hải Phòng thực sự là một khu vực kinh tế rất năng động với nhiều loại hình sản xuất đặc trưng. Tuy nhiên quá trình phát triển luôn kéo theo với ô nhiễm. Trong quá trình sinh tồn và phát triển của mình con người tác động lên tự nhiên, khai thác tài nguyên thiên nhiên, cải tạo các điều kiện tự nhiên nhằm phục vụ cho các nhu cầu của mình. Tuỳ vào tính chất của từng hoạt động của con người mà ô nhiễm có nhiều dạng khác nhau như ô nhiễm do các hoạt động giao thông vận tải, ô nhiễm do các hoạt động thương mại, dịch vụ, ô nhiễm do rác thải y tế trong đó ô nhiễm do hoạt động công nghiệp là ô nhiễm nghiêm trọng nhất. Do thời gian có hạn, trong khuôn khổ khoá luận này chỉ xét đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp tại các doanh nghiệp. Ngành công nghiệp Hải Phòng trong những năm gần đây phát triển khá nhanh và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế của thành phố. Giá trị sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao, giai đoạn 1995 - 2000 tăng bình quân 23,65%; thời kỳ 2001 - 2005 bình quân hàng năm tăng 20,35% Thời kỳ 2006-2010 tăng 14,93%/năm không đạt chỉ tiêu kế hoạch 5 năm đề ra (kế hoạch 5 năm tăng 18-19%/năm), tuy nhiên công nghiệp vẫn tiếp tục giữ vai trò chủ lực, đến năm 2010 chiếm 31% trong GDP của thành phố, góp phần quan trọng hàng đầu vào tăng trưởng kinh tế và xuất khẩu, thu hút lao động; tạo điều kiện thúc đẩy phát triển dịch vụ, đô thị và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 23
  35. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 1.1: Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng Đơn vị: tỷ đồng Thành phần 2005 2006 2007 2008 2009 2010 kinh tế Kinh tế nhà nước 2231.7 2658.1 3041.8 3937.3 4485.6 5364.9 - Trung ương 1043.1 1079.9 1364.0 1871.5 2189.3 3605.0 - Địa phương 1188.6 1578.2 1677.8 2065.8 2296.3 1759.9 Kinh tế ngoài nhà 427.94 1783.1 2735.4 3428.9 4314.9 6915.8 nước Kinh tế có vốn 353.46 4268.0 4719.8 5887.0 6780.0 9308.3 đầu tư nước ngoài Tổng số 3013.1 8709.2 10497.0 13253.3 15580.6 21589.0 (Nguồn: Sở tài nguyên và môi trường Hải phòng) - Sản phẩm sản xuất ra bình quân thời kỳ 2001 - 2010 đều tăng cao như: Thuỷ sản đông lạnh tăng 31,95%, thép cán tăng 28,95%, xi măng tăng 19,5%, ống nhựa PVC tăng 11,65%, quần áo may sẵn tăng 20,90%, giầy dép các loại tăng 17,95%, sơn các loại tăng 16,7%. - Năm 2010, tỷ trọng các ngành công nghiệp đạt 31% GDP của Hải Phòng, tăng 1,2 lần so với năm 2005. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2009 đạt 27836.9 tỷ đồng, tăng 2,4 lần so với năm 2005. - Theo số liệu thống kê, đến năm 2010 toàn thành phố đã có 12202 cơ sở sản xuất công nghiệp; trong đó khu vực kinh tế nhà nước có 53 cơ sở bao gồm 32 cơ sở của trung ương và 21 cơ sở của địa phương, khu vực kinh tế ngoài nhà nước có 12034 cơ sở, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có 115 cơ sở. Số lao động làm việc trong các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố là 171466 người; trong đó cơ sở của Nhà nước 37428 người, cơ sở ngoài Nhà nước 110788 người, cơ sở vốn đầu tư nước ngoài 23250 người. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 24
  36. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 1.2. Cơ sở và lao động công nghiệp trên địa bàn thành phố Cơ sở (Doanh nghiệp) Lao động (Ngƣời) Nhà nước Ngoài Kinh tế Nhà nước Ngoài Kinh tế Năm Trung Địa nhà có vốn Trung Địa nhà có vốn ương phương nước ĐTNN ương phương nước ĐTNN 2000 27 68 12071 10 15733 26096 37733 3120 2005 33 48 9963 50 15826 23935 59823 9043 2006 33 42 10207 51 13687 24022 68067 10406 2007 31 44 14474 61 16883 25308 78194 13826 2008 27 32 11203 87 18868 24312 91038 22179 2009 34 22 12779 98 18237 20132 92258 22174 2010 32 21 12034 115 17746 19682 110788 23250 (Nguồn: Niêm giám thống kê Hải Phòng 2010) - Cơ cấu sản xuất ngành công nghiệp của Hải Phòng tương đối đa dạng. Rất nhiều cơ sở công nghiệp nhỏ là những cơ sở sản xuất thực phẩm (thịt), sản xuất thép (thép xây dựng), đúc, thủ công, dệt len, các cơ sở sản xuất cơ khí, các cơ sở chế biến thuỷ sản cung cấp cho thị trường địa phương. Các cơ sở công nghiệp lớn thuộc các ngành: sản xuất xi măng, giấy, thép, bia, chế biến thuỷ sản, sản phẩm len, may mặc, đúc, đóng và sửa chữa tàu và thuỷ tinh. Hầu hết các cơ sở công nghiệp lớn là của Nhà nước được thành lập trước khi Luật Bảo vệ môi trường ban hành và có hiệu lực. Sản phẩm công nghiệp trong khu vực các quận nội thành thể hiện trong bảng: Bảng 1.3: Sản xuất công nghiệp chính ở Hải phòng Sản Sản Sản Chế Chế Sản Chế Đóng xuất phẩm xuất biến Bia biến Năm Giấy Ắc qui xuất Xi măng Sơn Thảm biến tàu ống thuỷ bột lƣơng (1000 thực (tấn/n) (Kwh) thép (tấn/n) (tấn/n) (m2 ) thịt (Chiếc) thép tinh nhẹ thực lit) phẩm (tấn/n) (tấn/n) (tấn/n) (tấn/n) (tấn/n) (tấn/n) (tấn/n) 2005 36700 37000 20 12633 46600 8778 17900 545000 1314 48000 13799 239 4909 27901 2006 38100 40900 35 18092 178400 9680 8300 503000 1563 42000 16349 701 4809 28838 2007 40500 40100 42 19170 232000 31888 9200 1106000 1341 36000 18682 159 4499 32607 2008 41700 51000 49 20214 254000 26571 10600 1687000 1633 34000 21242 748 4368 34835 2009 43000 67900 55 11446 326500 27072 9900 1658000 1792 24000 17549 1335 4308 36987 2010 44800 73900 70 12380 383300 35441 12000 1449000 2000 20000 21158 520 4614 39682 (Nguồn: Cục thống kê & Niêm giám thống kê năm 2010) Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 25
  37. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Gần 90% các cơ sở công nghiệp nằm trong khu vực nội thành. Các cơ sở này hầu hết đều sử dụng công nghệ lạc hậu, thiếu không gian để phát triển và không có hệ thống xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường hoặc có đầu tư hệ thống xử lý chất thải nhưng không vận hành thường xuyên. Đến nay chỉ có khoảng 10,2% cơ sở công nghiệp cũ đã đổi mới công nghệ. Tất cả nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất đều thải thẳng vào hệ thống thoát nước của Thành phố hoặc ở những nơi gần nhất (ao, hồ điều hoà, kênh, mương ). Chất thải rắn thải ra được Công ty Môi trường Đô thị thu gom vận chuyển về bãi rác Thành phố. Vẫn còn có hiện tượng một số cơ sở công nghiệp đổ rác không đúng nơi qui định hoặc đổ trộm. Đến nay Thành phố vẫn chưa quản lý được chất thải công nghiệp nguy hại: cặn dầu thải, hoá chất, chất thải từ ngành điện tử Phần lớn chất thải nguy hại được thu gom và chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, tiềm ẩn nguy cơ cao, ô nhiễm cho môi trường đất và nước. - Nhờ vị trí thuận lợi cho vận tải sông, biển nên ngành công nghiệp truyền thống của hải Phòng là đóng tàu và sửa chữa tàu, thuyền. Hiện tại trên địa bàn thành phố có nhiều nhà máy đóng tàu quy mô lớn do Trung ương quản lý như: Bạch Đằng, sông Cấm, Bến Kiền, Tam Bạc, Nam Triệu và nhà máy sửa chữa tàu biển Phà Rừng. Ngoài ra còn có nhiều xí nghiệp của địa phương chuyên đóng các loại tàu đánh cá, xà lan, tàu hút bùn, tàu chở khách, - Sản xuất vật liệu xây dựng cũng là ngành công nghiệp thế mạnh của Hải Phòng. Từ lâu xi măng Hải Phòng đã trở thành sản phẩm nổi tiếng trên thị trường trong nước và các nước trong khu vực. Hiện nay thành phố Hải Phòng đã có nhà máy xi măng Chinfon với công suất gần 2 triệu tấn/năm và xây dựng nhà máy xi măng Hải Phòng mới với công suất 1,4 triệu tấn/năm. Chất lượng sản phẩm của nhà máy đứng đầu so với sản phẩm của nhà máy khác trong khu vực và đủ tiêu chuẩn hàng hoá xuất khẩu chất lượng cao. Hải Phòng là nơi có nhiều cơ sở sản xuất thép với sản phẩm chủ yếu là thép ống, thép tấm và thép xây dựng. Trong số 10 cơ sở sản xuất thép của toàn khu vực Bắc Bộ thì riêng Hải Phòng có 5 cơ sở trong đó có 3 cơ sở liên doanh với nước ngoài. Ngoài ra Hải Phòng cũng chú trọng đầu tư phát triển các ngành công nghiệp tiêu dùng và xuất Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 26
  38. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP khẩu như may mặc, gia công, giầy dép, chế biến thực phẩm. Đây là lĩnh vực thu hút lực lượng lao động đông nhất, giải quyết việc làm cho người lao động trong quá trình chuyển đổi từ lao động thủ công sang cơ khí hóa. - Để chuẩn bị cho quá trình công nghiệp hoá nền kinh tế, Hải Phòng đã và đang xây dựng nhiều khu công nghiệp tập trung với quy mô sản xuất lớn. Điển hình là các khu công nghiệp Nomura, Đình Vũ, Minh Đức, Vật Cách, Kiến An – An Lão, khu chế xuất đường 14, cụm công nghiệp Tràng Duệ, Đò Nống, Cầu Kiền. Nhìn chung ngành công nghiệp Hải Phòng đã hình thành một cơ cấu tương đối hợp lý, cùng với sự phát triển của sản xuất công nghiệp, đội ngũ công nhân của Hải Phòng đang lớn mạnh không ngừng cả số lượng và chất lượng. Trong tương lai ngành công nghiệp của Hải Phòng sẽ được đầu tư phát triển theo hướng đổi mới thiết bị và công nghệ sản xuất các mặt hàng tiêu dùng chất lượng cao cho thị trường nội địa và xuất khẩu, các sản phẩm công nghiệp truyền thống và mũi nhọn như đóng mới và sửa chữa tàu biển, sản xuất xi măng, thép, nhiệt điện. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 27
  39. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG TUÂN THỦ LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 2.1 . Các vấn đề môi trƣờng tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn Thành phố Hải Phòng Nguồn gốc ô nhiễm: * Nước thải: Nguồn gốc ô nhiễm do nước thải trong hoạt động sản xuất công nghiệp tại các doanh nghiệp khảo sát bao gồm: - Nước thải sinh ra từ quá trình làm nguội thiết bị có lưu lượng lớn. Loại nước thải này ít bị ô nhiễm, tuy nhiên nước xả từ các lò hơi lại có nhiệt độ, độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, cặn lò không hoà tan, chất vô cơ. - Nước thải từ các xưởng cơ khí có mức độ ô nhiễm dầu thay đổi tuỳ thuộc vào mức độ và khả năng vận hành, quản lý. Lượng nước này thường không lớn và không thường xuyên. - Nước thải từ xưởng mạ, sơn có chứa các thành phần kim loại nặng: Cr, Ni, Zn, - Nước thải từ quá trình chế biến nông sản thực phẩm gồm có nước rửa nguyên liệu và nước vệ sinh thiết bị nhà xưởng. Trong nước thải có chứa chất hữu cơ dễ phân huỷ và các chất rắn lơ lửng. - Nước thải từ các cơ sở sản xuất giấy, bao gồm các thông số gây ô nhiễm: nhu cầu oxy sinh học (BOD), nhu cầu oxy hoá học (COD), tổng hàm lượng chất rắn lơ lửng (TSS), clo dư, Axetat, Metanol, Axitfomic, sợi, CaCO3, đất sét chứa các kim loại nặng. - Nước thải từ các cơ sở cán kéo sắt thép có hàm lượng chất rắn lơ lửng SS, dầu mỡ cao. - Nước thải sinh hoạt: từ nơi ở của công nhân và nhà điều hành, chủ yếu bao gồm hàm lượng các chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất rắn lơ lửng, các chất dinh dưỡng (N, P) và các vi sinh vật. * Nước mưa chảy tràn: khi nước mưa chảy tràn qua khu vực hoạt động Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 28
  40. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP của khu công nghiệp (đặc biệt là nước mưa đợt đầu) sẽ cuốn theo dầu mỡ rơi vãi, các chất cặn bã, đất cát rơi rớt xuống kênh mương của khu vực làm tăng độ đục của nước ao hồ, kênh rạch xung quanh. * Khí thải: khí thải phát sinh trong quá trình sản xuất ở các doanh nghiệp có thành phần rất phức tạp và chủ yếu chứa nhiều chất ô nhiễm như: SO2, CO, NOx, hơi chì, hơi hoá chất, hơi dung môi, hợp chất hữu cơ và bụi silic Khí thải phát sinh trong quá trình hoạt động của khu công nghiệp có thể chia ra các dạng sau: - Khí thải của các quá trình đốt nhiên liệu (chủ yếu là dầu FO) và khí hoá lỏng LPG : chứa khí độc (NOx, SOx, COx, CxHy ). Tuỳ theo nguồn gốc, dầu FO có hàm lượng lưu huỳnh từ 2-2,8% (trong tính toán lấy trung bình 2,4%). Hệ số ô nhiễm của các chất gây ô nhiễm không khí khi đốt dầu và gas theo đánh giá nhanh của WHO được thể hiện trong 2 bảng sau: Bảng 2.1. Thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải đốt dầu FO QCVN Hệ số chất ô nhiễm Nồng độ Chất ô nhiễm 19:2009/BTNMT (Kg/tấn dầu FO) (mg/Nm3) (mg/Nm3) 1 Tổng lưu 22000 Nm3/tấn dầu FO lượng khí thải 2 CO 0,5 23 1000 3 NO2 9,6 436 850 4 SO2 48 2182 500 5 Bụi 2,75 125 200 (Nguồn WHO) Bảng 2.2. Thải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải cháy gas QCVN Hệ số chất ô nhiễm Nồng độ 19:2009/BTNMT Chất ô nhiễm (Kg/tấn gas) (mg/m3) (mg/Nm3) Lưu lượng khí thải 12500 Andêhit 0,0182 1,456 CO 0,0024 0,192 1000 NO2 1,3588 108,704 850 SO2 0,0024 0,192 500 Chất hữu cơ khác 0,0144 1,152 Bụi 0,1144 9,152 200 (Nguồn WHO) Ghi chú: - QCVN 19:2009/BTNMT: quy chuẩn này thay thế việc áp dụng Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 29
  41. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5939-2005 về Chất lượng không khí – Tiêu chuẩn khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ được ban hành kèm theo Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên môi trường về việc bắt buộc áp dụng các tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường. - Nm3: mét khối khí thải chuẩn (là mét khối khí thải ở nhiệt độ 250c và áp suất tuyệt đối 760 mm thủy ngân). Đối với khí độc thì chỉ tiêu đáng quan tâm là nồng độ cacbonmonoxit CO. Nhìn chung các chất bụi, khí độc đều gây tác hại đối với con người và môi trường sống, tuỳ thuộc vào mức độ nặng, nhẹ, thời gian tiếp xúc mà có thể gây ra các loại bệnh về phổi, đau đầu, chóng mặt, bệnh tim, gan, suy nhược cơ thể - Khí thải phát sinh ngay trên dây chuyền công nghệ sản xuất, loại khí thải này có thành phần rất phức tạp, ví dụ: hơi axit từ dây chuyền mạ kim loại, hơi dung môi, bụi sơn từ công đoạn sơn, hơi, khí độc từ dây chuyền đúc, ép nhựa, khí CO phát sinh từ lò nhiệt luyện kim, hơi chì từ công đoạn hàn, hơi dung môi, hoá chất từ công đoạn phối liệu, đánh bóng các chi tiết Hầu hết các lò đốt và nguồn thải này là nguồn thải thấp, khí thải không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường. Do các cơ sở này nằm xen kẽ với khu dân cư và các ống khói là thấp so với chiều cao chung của công trình xây dựng nên làm ô nhiễm khí độc cho một vùng hẹp hơn nhưng với nồng độ cao hơn so với các cơ sở không nằm xen kẽ trong khu dân cư. * Tiếng ồn: khu công nghiệp có nhiều máy móc, thiết bị có công suất lớn nên thường phát sinh tiếng ồn có cường độ cao: máy xay nghiền, băng tải truyền nguyên vật liệu và nhiều loại máy móc chuyên dụng khác. Đối với cơ sở sản xuất nhỏ, có đặc thù nằm xen kẽ giữa các khu dân cư nên tiếng ồn gây ảnh hưởng nhất vào buổi trưa và tối làm ảnh hưởng tới cộng đồng dân cư. Mức độ tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất nhìn chung đều ở tiêu chuẩn cho phép, tuy nhiên một số khu vực sản xuất cơ khí có mức phát sinh tiếng ồn cao hơn tiêu chuẩn cho phép gây ảnh hưởng tới các khu dân cư quanh vùng. Tiếng ồn làm cho nhân dân bị kích thích và khó chịu, rất dễ gây đau đầu Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 30
  42. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP và mất ngủ dẫn đến suy giảm sức khoẻ. * Chất thải rắn và chất thải nguy hại - Chất thải rắn: hàng ngày, trong quá trình sản xuất, các cơ sở sản xuất công nghiệp thải ra môi trường một lượng chất thải rắn như: xỉ than, chất thải rắn sinh hoạt. Đặc biệt các hộ kinh doanh cá thể cũng thải ra môi trường một lượng chất thải rắn không nhỏ. Những chất thải rắn này đang gây ô mhiễm môi trường cục bộ tại nơi sản xuất- kinh doanh nếu không được thu gom, vận chuyển và xử lý kịp thời, góp phần gây sức ép môi trường về vấn đề quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn của thành phố trong điều kiện CNH-HĐH như hiện nay. Các loại hình sản xuất phát thải chất thải rắn bao gồm: + Phế thải kim loại: mẩu vụn kim loại do quá trình gia công cơ khí thải ra (như dập, khoan, tiện, phay, mài, nấu, đúc). Lượng phế thải này khoảng chừng 5% lượng nguyên liệu ban đầu và có thể tận dụng tái sử dụng lại. + Phế thải chất dẻo do quá trình gia công chất dẻo và bao gói sản phẩm. Loại này chiếm 7,5% lượng nguyên liệu ban đầu và cũng được thu gom để tận thu tái sử dụng lại. + Các chất thải rắn quá trình chế biến nông sản thực phẩm: xác, bã các loại rau quả, thức ăn thừa, vỏ, cuống củ quả. Thành phần chủ yếu là xơ, đường, bột Do có độ ẩm cao nên dễ bị nên men và phân huỷ gây ra mùi thối khó chịu. + Các loại bao bì, bìa carton, giấy, thuỷ tinh, nilon chiếm khoảng 0.5% lượng bao bì. - Chất thải nguy hại: các loại hình sản xuất có phát sinh chất thải nguy hại như: + Sản xuất lắp ráp điện tử. + Sản xuất cơ khí: phụ tùng thiết bị và các sản phẩm từ thép có công đoạn mạ. Các chất thải nguy hại được phát sinh ở các dạng bùn thải chứa kim loại nặng từ hệ thống xử lý nước thải của các loại hình sản xuất trên. Lượng bùn thải này nếu không được thu gom và quản lý tốt sẽ gây ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường đất, nước mặt, nước ngầm khu vực. Như vậy có thể nhận xét rằng lượng rác thải và chất thải rắn được thải ra Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 31
  43. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP hàng ngày một lượng rất lớn, lượng chất thải này khó tái sử dụng và thu hồi, đồng thời nếu không được thu gom hợp lý và sạch sẽ thì chúng sẽ bị tồn đọng thêm vào đất và sinh ra mùi khó chịu, gây mất mỹ quan môi trường. 2.2. Tình hình thực hiện, triển khai Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005 [3] - Ngay sau khi Quốc hội thông qua Luật BVMT 2005, các cơ quan quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương đã tổ chức nhiều đợt tập huấn cho các đối tượng là cán bộ đang công tác tại các sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã - Bên cạnh đó nhiều lớp tập huấn cho các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố về Luật BVMT năm 2005 trong đó chú trọng những điểm khác so với Luật năm 1993. - Nhìn chung các đơn vị đã chú trọng đến công tác bảo vệ môi trường nhất là các đơn vị mới hoạt động từ sau khi Luật BVMT 2005 có hiệu lực. Số lượng các đơn vị lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/ bản cam kết bảo vệ môi trường tăng. - Tuy nhiên hiện có nhiều đơn vị đang hoạt động (hoạt động từ trước khi có Luật Bảo vệ môi trường 2005) chưa có hồ sơ về môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 và không thực hiện việc quan trắc định kỳ để đánh giá hiện trạng môi trường của đơn vị, không áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. - Việc xử lý các chất thải tại các đơn vị còn hạn chế nhất là nước thải và chất thải rắn công nghiệp. - Công tác lập hồ sơ kê khai đăng ký chủ nguồn thải; công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải nguy hại chưa được quan tâm. - Việc đăng ký kê khai và nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải chưa được thực hiện. Thực hiện Quyết định số 1987/QĐ-TTg ngày 30/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Triển khai thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật", Bộ Tư pháp được giao chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương có liên quan thực hiện các hoạt động của Đề án. Theo kết quả điều tra, khảo sát, tình hình vi phạm pháp luật về môi trường của các cơ quan, tổ Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 32
  44. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP chức, doanh nghiệp và công dân diễn ra tương đối phổ biến với một số vi phạm điển hình như: vi phạm các quy định về báo cáo đánh giá tác động môi trường; vi phạm các quy định về xử lý chất thải, nước thải; vi phạm các quy định về quản lý, xử lý chất thải nguy hại, chất thải y tế; vi phạm các quy định về BVMT trong hoạt động nhập khẩu máy móc, thiết bị, phương tiện giao thông vận tải, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu; phế liệu Những kết quả điều tra này sẽ là những đóng góp đầu vào quan trọng cho việc xây dựng, hoàn thiện hệ thống các quy định về theo dõi thi hành pháp luật nói chung và môi trường nói riêng, đặc biệt là cơ sở cho việc sửa Luật BVMT 2005 cho phù hợp với tình hình hiện nay. Tại Hải Phòng, trong năm 2010, phát hiện vi phạm và xử phạt vi phạm hành chính đối với 10 doanh nghiệp với số tiền 150.000.000 đồng; đề xuất UBND thành phố ra quyết định xử phạt 4 công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp (KCN) 310.000.000 đồng. Lực lượng Cảnh sát Môi trường phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành phát hiện, điều tra, xác minh 363 vụ vi phạm, hoàn thành xử lý 311 vụ; phạt vi phạm hành chính hơn 855.000.000 đồng. Trong đó, riêng lực lượng phòng, chống tội phạm môi trường phát hiện 132 vụ, phạt vi phạm hành chính 759.650.000 đồng; phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành xử lý 146 cơ sở vi phạm, phạt cảnh cáo 10 cơ sở, phạt hành chính 113.400.000 đồng. Theo kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, các tổ chức, cá nhân thường thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ cam kết của báo cáo ĐTM đã được phê duyệt và Bản cam kết BVMT hoặc Đề án BVMT đã được xác nhận; chưa đầu tư xây dựng hệ thống xử lý chất thải rắn, lỏng, khí như đã cam kết đăng ký, có nhiều tổ chức, doanh nghiệp đã xây dựng trạm xử lý nhưng hệ thống xử lý không đạt yêu cầu về kỹ thuật hoặc không vận hành thường xuyên. Theo quy định, các cơ sở chỉ được phép đi vào hoạt động chính thức sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền "kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện đầy đủ các nội dung của báo cáo ĐTM và yêu cầu của quyết định phê duyệt báo cáo ĐTM". Tuy nhiên, trên thực tế phần lớn các doanh nghiệp đi vào hoạt động đã bỏ qua thủ tục này. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 33
  45. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Nguyên nhân của tình hình vi phạm pháp luật về BVMT: Thứ nhất, hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: nhìn một cách toàn diện có thể thấy rằng, bên cạnh các ưu điểm, thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về môi trường ở nước ta vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết, thiếu đồng bộ và chưa rõ ràng, tính khả thi chưa cao; một số quy định chưa chặt chẽ và không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; một số văn bản chưa được quy định chi tiết và hướng dẫn một cách kịp thời. Thứ hai, ý thức chấp hành pháp luật: mặc dù vấn đề truyền thông, phổ biến về BVMT nói chung và pháp luật về BVMT nói riêng đã được quan tâm và triển khai một cách tương đối bài bản. Tuy nhiên, hiệu quả công tác này vẫn còn hạn chế. Nhiều cơ quan, tổ chức, cá nhân chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc BVMT, một số đối tượng khác mặc dù đã nhận thức đầy đủ nhưng vì lợi ích cá nhân nên vẫn cố tình vi phạm. Thứ ba, vấn đề xử lý VPPL: thực tế cho thấy, việc xử lý VPPL về môi trường chưa được thực hiện một cách đồng bộ và thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương; việc áp dụng các hình thức xử lý của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa thực sự nghiêm minh, đặc biệt khi xử lý đối với các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế nhà nước. Thứ tư, các hình thức chế tài: mặc dù Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 của Chính phủ về xử lý VPPL trong lĩnh vực BVMT đã quy định khá chi tiết về các hành vi vi phạm cũng như biện pháp xử lý với mức phạt tăng lên rất nhiều lần so với quy định trước đây. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hình thức chế tài quá nhẹ, không đủ sức răn đe. Thực tiễn áp dụng một số quy định về trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự đối với VPPL về BVMT còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Các quy định về trách nhiệm xác định, giám định, đền bù thiệt hại còn chưa rõ ràng và không khả thi. Vì vậy, trên thực tế có nhiều doanh nghiệp thay bằng việc đầu tư trang thiết bị xử lý chất thải bằng việc chấp nhận các hình thức xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật. Thứ năm, nhu cầu phát triển kinh tế và giải quyết công ăn việc làm của người lao động đã làm cho việc phát hiện, xử lý các VPPL gặp nhiều khó khăn, Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 34
  46. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP cản trở và áp lực từ phía các hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ trong nhiều trường hợp cụ thể. Ở nhiều địa phương, do chính sách ưu tiên phát triển kinh tế nên đã kêu gọi đầu tư dàn trải, cấp phép kinh doanh ồ ạt, không quan tâm đến việc thẩm định, đánh giá ảnh hưởng của các dự án đối vói môi trường, đặc biệt là các dự án thuộc lĩnh vực trọng điểm. 2.3. Hiện trạng tuân thủ Luật bảo vệ môi trƣờng Việt Nam tại các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hải Phòng 2.3.1 Tuân thủ lập báo cáo đánh giá tác động môi trƣờng/bản cam kết bảo vệ môi trƣờng a) Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường: Mục 20 - Điều 3 - Luật BVMT năm 2005 quy định các doanh nghiệp phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường nhằm “phân tích, dự báo các tác động đến môi trường của dự án đầu tư cụ thể để đưa ra các biện pháp bảo vệ môi trường khi triển khai dự án đó” [11]. Theo số liệu điều tra được, trong số 14 cơ sở công nghiệp chỉ có 3/14 cơ sở (chiếm tỉ lệ 21,4%) đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm: Công ty Cổ phần thép Đình Vũ, Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Phà Rừng, Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải. Điều này cho thấy đã có ý thức về BVMT ở các doanh nghiệp. Tuy nhiên tỉ lệ các doanh nghiệp tham gia lập báo cáo đánh giá tác động môi trường còn thấp. Hầu hết các doanh nghiệp đều thuê các cơ quan dịch vụ khoa học và công nghệ lập báo cáo ĐTM. b) Cam kết bảo vệ môi trường: Về cơ bản, việc lập cam kết bảo vệ môi trường cũng tương tự như lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên đối tượng áp dụng và nội dung của một cam kết bảo vệ môi trường thường thực hiện ở quy mô nhỏ hơn. Cam kết môi trường áp dụng cho những đối tượng ngoài Phụ lục 1 - Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09-8-2006 về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số Điều của Luật BVMT. Như vậy tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình và đối tượng không thuộc quy định tại Điều 14 và Điều 18 của Luật này phải có cam kết bảo vệ môi trường. Tuy nhiên trong số 11 Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 35
  47. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP doanh nghiệp còn lại (3 doanh nghiệp đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường) chỉ có 5/14 doanh nghiệp (chiếm khoảng 45,5%) có cam kết bảo vệ môi trường bao gồm các công ty: TNHH Johuku Hải Phòng, TNHH Yazaki Hải Phòng - Việt Nam, xí nghiệp giao nhận Thủy sản xuất khẩu Hải Phòng, cổ phần và thương mại Hoàng Gia, may liên doanh Hải Phòng. Còn lại 6/14 doanh nghiệp (chiếm 42,86%) không lập các báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường. Đánh giá chung: Từ khi có Luật bảo vệ môi trường năm 2005 cho đến nay, ý thức tuân thủ các quy định về BVMT nói chung, thực hiện công tác đánh giá tác động môi trường nói riêng của các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố ngày càng được nâng cao. Các doanh nghiệp lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/ bản cam kết bảo vệ môi trường chiếm tỉ lệ trung bình (trong số 14 doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu có 8 doanh nghiệp chiếm tỉ lệ 57,14% đã lập báo cáo đánh giá tác động môi trường/ bản cam kết bảo vệ môi trường). Một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện: 1. Hầu hết các chủ đầu tư không đủ năng lực lập báo cáo ĐTM mà phải thông qua tổ chức tư vấn, trong khi đó các đơn vị tư vấn về ĐTM tại Hải Phòng không nhiều, năng lực các đơn vị này không đồng đều, chất lượng chuyên gia môi trường thấp. Chỉ có một số đơn vị có thiết bị quan trắc môi trường, có nhân lực khoa học theo quy định. Một số đơn vị khác mặc dù trước đây đã từng cung cấp dịch vụ ĐTM này nhưng theo quy định của Luật 2005 thì chưa đáp ứng yêu cầu vì chưa đầu tư cơ sở vật chất và máy móc, thiết bị dẫn tới chất lượng các báo cáo ĐTM rất hạn chế, không đáp ứng yêu cầu, gây khó khăn cho công tác thẩm định cũng như làm chậm tiết độ phê duyệt các dự án đầu tư. 2. Có nhiều dự án do những lý do khác nhau không lập báo cáo ĐTM trước khi đi vào hoạt động đã trở thành cơ sở đang hoạt động. 3. Luật BVMT còn bỏ sót các đối tượng dự án không theo phân cấp thẩm định tại Điều 21 khoản 7 (Ví dụ các dự án đầu tư do các cơ quan chủ quản như: Tập đoàn, Tổng công ty, Công ty, Ban quản lý khu chế xuất, khu công nghiệp Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 36
  48. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP phê duyệt dự án hay các dự án do chủ đầu tư tự phê duyệt, tự sử dụng nguồn vốn tự có của mình ) không thuộc các cơ quan quy định tại các điều 2.1; 2.2; 2.3 dự án đầu tư nên cũng không phê duyệt báo cáo ĐTM. 4. Danh mục các dự án phải lập báo cáo ĐTM theo Phụ lục I, Nghị định 80/2006/NĐ-CP chặt chẽ về quy mô, công suất, sản lượng đối với các dự án. Nhiều loại dự án có quy mô nhỏ cũng phải lập báo cáo ĐTM là không cần thiết. Trong đó có ngành sản xuất giấy có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao lại không có trong danh mục lập báo cáo ĐTM. Nên quy định loại hình dự án theo mã số thống kê theo ngành để dễ xếp loại dự án trong quá trình hướng dẫn các chủ đầu tư. 5. Nội dung báo cáo ĐTM (Phụ lục 4) quá dài, chưa sát với điều 3, mục 20, Luật BVMT. Tham vấn ý kiến cộng đồng theo như hướng dẫn tại Thông tư 08/2006/TT-BTNMT không thực tế, cần chỉnh sửa theo hướng lấy khai thác kinh nghiệm của cộng đồng để đánh giá ảnh hưởng tổng hợp của dự án đến môi trường trong quá trình nghiên cứu báo cáo ĐTM. 6. Chủ dự án khi lập báo cáo đầu tư có xu hướng chọn công suất xấp xỉ dưới mức phải lập báo cáo ĐTM để chuyển sang lập cam kết BVMT. 7. Đánh giá tác động môi trường có nhiều bước khác nhau tương ứng với các công đoạn khác nhau của dự án đầu tư (tiền khả thi, khả thi, thiết kế xây dựng). Nhưng vẫn có tình trạng chủ dự án chỉ làm một hoặc vài bước đầu, khi được phép đầu tư thì “trốn” các bước còn lại vì sợ tốn kém hoặc phải chạy đua với thời gian để hoàn thành tiến độ dự án. 8. Việc triển khai xác nhận bản cam kết BVMT tại các quận, huyện, thị xã do có hướng dẫn cụ thể và chi tiết của Sở Tài nguyên và Môi trường nên đã giảm thiểu khối lượng công việc của thành phố, tuy nhiên chất lượng các bản cam kết cũng cần phải cải tiến. Cán bộ làm công tác này cũng cần phải thường xuyên được nâng cao trình độ. 2.3.2 Tuân thủ hoạt động quan trắc Tại mục (d) Khoản 2 Điều 94 Luật BVMT năm 2005 quy định như sau: “Người quản lý, vận hành cơ sở sản xuất, kinh doanh , dịch vụ hoặc khu sản Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 37
  49. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung có trách nhiệm quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình” [11]. Như vậy theo luật BVMT 2005 các doanh nghiệp phải tự tiến hành quan trắc các tác động đối với môi trường từ các cơ sở của mình. Tuy nhiên trang thiết bị phục vụ quan trắc môi trường hầu hết là phải nhập ngoại, giá thành đắt nên phần lớn các doanh nghiệp không có kinh phí đầu tư, thậm chí một số thiết bị đo nhanh một số chỉ tiêu môi trường cũng thiếu. Mặt khác về đội ngũ nhân lực, hầu hết cán bộ khoa học và công nghệ trong các doanh nghiệp không có kiến thức về lĩnh vực này. Do đó một số doanh nghiệp có ý thức tuân thủ các quy định của Luật BVMT thì hoạt động quan trắc môi trường thường được thuê các đơn vị ngoài thực hiện. Theo điều tra thì tại 14 doanh nghiệp thuộc 7 ngành công nghiệp khác nhau của thành phố có tới 14 doanh nghiệp chiếm tỉ lệ 100% đã tiến hành quan trắc môi trường. Trong đó có những doanh nghiệp không tham gia công tác đánh giá tác động môi trường nhưng vẫn tiến hành quan trắc như: Xí nghiệp Giao nhận Thủy sản Xuất khẩu Hải Phòng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Tân Hương, cơ sở Mạ tư nhân Thế Hùng, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Sumirubber Việt Nam, Trung tâm Dạy nghề Công ty Da giày Hải Phòng. Điều đó cho thấy đã có ý thức về BVMT của các doanh nghiệp về quan trắc. Tuy nhiên, quan trắc môi trường chỉ được các doanh nghiệp thực hiện khi bị thanh tra hoặc liên quan đến xuất nhập khẩu hàng và nguyên liệu phục vụ sản xuất, còn sau đó hoạt động này đã không được thực hiện. Nguyên nhân là do ý thức chấp hành luật BVMT các doanh nghiệp kém và thêm vào đó có sự buông lỏng trong công tác kiểm tra, giám sát thực hiện luật của các cơ quan quản lý môi trường của thành phố. Trong số 14 doanh nghiệp được tiến hành nghiên cứu về quan trắc, chỉ có 6 doanh nghiệp tiến hành quan trắc định kỳ. Trong đó Công ty TNHH Johoku 4 lần/năm; Công ty TNHH Yazaki HP-VN 2 lần/năm; Xí nghiệp Giao nhận Thủy sản Xuất khẩu Hải Phòng 2 lần/năm; Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Tân Hương 2 lần/năm; Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Phà Rừng 2 lần/năm; Xưởng nấu, luyện phôi thép công ty TNHH Quang Hưng 2lần/năm. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 38
  50. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Còn lại 8 doanh nghiệp chỉ tiến hành quan trắc duy nhất 1 lần/năm. Theo quy định về tần suất quan trắc, cần tiến hành quan trắc 3 tháng/1 lần đối với nguồn và 6 tháng/1 lần đối với xung quanh. Như vậy chỉ có công ty TNHH Johoku Hải Phòng là tuân thủ đúng các quy định về quan trắc. Còn lại các cơ sở công nghiệp khác việc quan trắc chưa được tuân thủ một cách nghiêm túc. Nếu như việc tiến hành quan trắc môi trường ở các doanh nghiệp chỉ mang tính chất đối phó, hình thức nhằm được cấp giấy phép hoạt động thì hậu quả môi trường do chính sự phát triển của các hoạt động sản xuất mang lại sẽ là rất lớn.Vì vậy công tác thanh tra cần được tiến hành thường xuyên. Ngoài ra cần phải áp dụng các biện pháp xử phạt hành chính nghiêm khắc đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có như vậy mới nâng cao được ý thức tự giác của các doanh nghiệp về quan trắc môi trường. 2.3.3 Tuân thủ xây dựng và vận hành hệ thống xử lý nƣớc thải Hải phòng hiện nay tồn tại nhiều loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Lượng nước thải của các loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có hàm lượng các chất gây ô nhiễm lớn, thành phần rất phức tạp, có nhiều chất độc hại và gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường. Điều đáng lưu ý là hầu hết các cơ sở này không có hệ thống xử lý nước thải. Bên cạnh đó, nguồn nước thải trong sinh hoạt của dân cư cũng rất lớn. Ở nước ta nói chung và Hải Phòng nói riêng đang đứng trước thách thức là nguồn nước thải ngày một gia tăng trong khi đó hệ thống xử lý nước thải còn nhiều bất cập nên đã làm cho tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng có xu hướng tăng lên. Để khắc phục tình trạng này, Khoản 1 Điều 82 Luật BVMT 2005 quy định những đối tượng sau đây phải có hệ thống xử lý nước thải: khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung; khu, cụm công nghiệp làng nghề; cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không liên thông với hệ thống xử lý nước thải tập trung [11]. Đồng thời, Khoản 2 Điều 82 Luật BVMT 2005 cũng quy định hệ thống xử lý nước thải phải đảm bảo các yêu cầu như : phải có quy trình công nghệ phù hợp với loại hình nước thải cần xử lý; đủ công suất xử lý nước thải phù hợp với khối lượng nước thải phát sinh; xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn môi trường; cửa Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 39
  51. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP xả nước thải vào hệ thống tiêu thoát phải đặt ở vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát; vận hành thường xuyên [11]. Khoản 3 Điều 82 Luật BVMT 2005 quy định rõ trách nhiệm của chủ quản lý hệ thống xử lý nước thải phải thực hiện quan trắc định kì nước thải trước và sau khi xử lý. Số liệu quan trắc được lưu giữ làm căn cứ để kiểm tra, giám sát hoạt động của hệ thống xử lý nước thải [11]. Hiện nay, theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường về tình hình thực hiện Luật BVMT tại các doanh nghiệp: còn có một bộ phận các doanh nghiệp hiện không có hệ thống xử lý nước thải trước khi xả ra môi trường, hoặc có nhưng hoạt động không có hiệu quả. Thành phố hiện có 3 khu công nghiệp/ cụm công nghiệp: Nomura, Đình Vũ, Cụm công nghiệp Vĩnh Niệm. Trong đó có khu công nghiệp Nomura đã xây dựng hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và hệ thống xử lý nước thải tập trung; khu công nghiệp Đình Vũ trong tháng 9 vừa qua, đã đưa vào vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung được thiết kế với tổng công suất 9.600m3/ngày đêm, trạm xử lý nước thải giai đoạn 1 với công suất 2.500m3/ngày đêm, vốn đầu tư 1,2 triệu USD đã được hoàn thành. Ngoài ra, khu công nghiệp còn 2 trạm xử lý nước thải di động với công suât 100 m3/ngày đêm. Hệ thống được áp dụng công nghệ xử lý sinh học dạng mẻ SBR kết hợp quá trình xử lý hiếu khí và thiếu khí trong cùng một bể. SBR rất hiệu quả trong việc loại bỏ các chất ô nhiễm hữu cơ, TSS, Nitơ với cơ chế vận hành đơn giản và hoàn toàn tự động. Nước thải sau xử lý đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp QCVN 24:2009/BTNMT, cột B. Theo kết quả điều tra thu thập được, trong số 14 cơ sở sản xuất công nghiệp chỉ có: - Ba cơ sở (chiếm khoảng 21,4%) đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và vận hành tốt. - Một cơ sở (chiếm khoảng 7,1%) đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và vận hành không có hiệu quả. - Một cơ sở (chiếm khoảng 7,1%) đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 40
  52. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP - Chín cơ sở (chiếm khoảng 64,4%) không xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Cơ sở công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải và vận hành tốt là: nhà máy Sumirubber việt Nam có vị trí tại Lô A11, khu công nghiệp Nomura, huyện An Dương thành phố Hải Phòng đã có hệ thống xử lý nước thải nằm trong hệ thống xử lý nước thải tập trung của cả khu công nghiệp; Công ty Cổ phần Thép Đình Vũ nằm trong khu công nghiệp Đình Vũ và Công ty Cổ phần Chế biến Dịch vụ Thủy sản Cát Hải. Vì thế nồng độ các chất ô nhiễm môi trường nước thải đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành. Công ty TNHH Yazaki HP-VN cũng nằm trong khu công nghiệp Nomura. Hệ thống xử lý nước thải tuy đã được xây dựng nhưng vận hành không tốt. Biểu hiện chất lượng nước vẫn còn có một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép theo TCVN và tiêu chuẩn của khu công nghiệp (NHIZ) như các thông số: BOD, COD, tổng nitơ, tổng phôtpho, NH3-N, Một cơ sở công nghiệp đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải nhưng không vận hành là: Công ty Cổ phần Vận tải và Thương mại Hoàng Gia. Có thể do nhiều lý do khác nhau mà cơ sở này đã xây dựng nhưng hệ thống đã không được vận hành. Điều này dẫn tới chất lượng nước thải của công ty vượt quá nhiều lần TCVN cho phép. Ngoài ra, Xí nghiệp Giao nhận Thủy sản xuất khẩu Hải Phòng với chủ yếu là các kho bảo quản thủy sản đông lạnh nên lượng chất thải phát sinh là khá ít, chất lượng nước thải đều nằm trong giới hạn TCVN cho phép; Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Phà Rừng mang đặc thù của ngành công nghiệp đóng tàu sử dụng khá nhiều nhiên liệu xăng dầu, lượng dầu thải tương đối lớn nên chỉ có hàm lượng dầu mỡ là cao hơn giá trị thông số ô nhiễm. Chiếm tỷ lệ lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý nước thải bao gồm: Công ty May liên doanh Hải Phòng, Xí nghiệp Bóng Tô Hiệu, Cơ sở Mạ tư nhân Thế Hùng, Công ty TNHH Quang Hưng, Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Tân Hương, Công ty Da giày Hải Phòng, Công ty TNHH Johuku Hải Phòng. Các cơ sở này đều có các thông số ô nhiễm lớn Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 41
  53. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP gấp nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Chất lượng nước có nguy cơ gây ô nhiễm trầm trọng. Vì vậy, trong thời gian tới nếu các cơ sở này không có các biện pháp xử lý nước thải thì buộc phải đóng cửa hoặc di dời địa điểm theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg ngày 22-4-2003 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Có thể thấy vấn đề ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp đã đến hồi “báo động” đối với tất cả các ngành, các cấp và tất cả những người có trách nhiệm BVMT nhằm bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bảo đảm quyền con người được sống trong môi trường trong lành. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 42
  54. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Bảng 2.3: Kết quả phân tích mẫu nước tại các cơ sở sản xuất công nghiệp BOD Dầu Tên cơ 5 COD TSS P N Coliform NH -N Sunfua (200C) tổng tổng mỡ 3 sở (mg/l) (mg/l) (mg/l) (mg/l) (MPN/100ml) (mg/l) (mg/l) ( mg/l) (mg/l) 5 A1 131,50 274,74 175,0 7,86 32,52 7.10 7 14,17 0,84 3 A2 206,35 370,14 465 8,67 58,78 13.10 17,72 3 A3 71,75 159,77 125 6,88 40,64 17.10 12,06 0,63 4 A4 106,25 184,67 114 7,17 36,76 7.10 6,2 15,16 4 A5 112,25 227,64 145,6 7,83 63,92 35.10 7,9 3 A6 118,3 164,8 135 6,72 32,91 23.10 8,6 19,16 0,79 4 A7 51,8 125,49 120,77 7,76 32,58 11.10 5 A8 80,5 121 113,5 7,5 50,5 8.10 8,4 11,6 0,72 3 A9 120,4 117,55 154,6 9,28 46,7 15.10 5,8 25,02 1,54 QCVN 24:2009/ 50 100 100 6 30 5.000 5 10 0,5 BTNMT (cột B) A10 27,3 55,2 30 1,76 12,65 2160 6,4 0,95 0,68 A11 21 42 4 3,2 11,9 4700 1,4 A12 47,17 87,65 68 5,43 28,52 4500 2,4 9,26 0,43 A13 39,46 58,32 37,2 3,25 23,18 4700 1,2 4,28 0,27 A14 43,2 78,62 80 5,86 26,55 3800 0,4 8,6 0,36 (Nguồn: Trung tâm quan trắc môi trường – Sở tài nguyên và môi trường Hải phòng 2011) Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 43
  55. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Ghi chú: A1: Trung tâm dạy nghề da giày - công ty da giày Hải Phòng A2: Công ty may liên doanh Hải Phòng A3: Xí nghiệp bóng Tô Hiệu A4: Cơ sở mạ tư nhân Thế Hùng A5: Công ty TNHH Quang Hưng A6: Công ty cổ phần vận tải và thương mai Hoàng Gia A7: Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tân Hương A8: Công ty TNHH Johuku Hải Phòng - Việt Nam A9: Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng - Việt Nam A10 :Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Phà Rừng A11: Xí nghiệp giao nhận thủy sản xuất khẩu Hải Phòng A12: Công ty cổ phần thép Đình Vũ A13: Công ty cổ phần chế biến dịch vụ thuỷ sản Cát Hải A14: Công ty TNHH Sumirubber Việt Nam QCVN 24:2009/BTNMT : Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải công nghiệp thay thế TCVN 5945-2005 Từ bảng tổng hợp số liệu trên, có thể rút ra nhận xét sau: Hầu hết chất lượng nước thải ở tất cả các doanh nghiệp đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành. Trong đó có nhà máy Sumirubber thuộc khu công nghiệp Nomura, công ty cổ phần thép Đình Vũ và công ty cổ phần chế biến dịch vụ thủy sản Cát Hải là có nồng độ các chất gây ô nhiễm môi trường nước thải đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường hiện hành. Công ty TNHH Yazaki cũng thuộc khu công nghiệp Nomura nhưng chất lượng nước vẫn còn có một số chỉ tiêu vượt quá giới hạn cho phép theo tiêu chuẩn Việt Nam và tiêu chuẩn của khu công nghiệp (NHIZ) như BOD, COD, tổng Nitơ, tổng photpho, NH3-N Điều đó chứng tỏ ý thức chấp hành Luật BVMT còn kém. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 44
  56. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2.3.4 Tuân thủ quản lý chất thải rắn a) Chất thải rắn thông thường Chất thải rắn thông thường tuy không độc hại bằng chất thải nguy hại nhưng nếu việc phân loại, thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải không theo đúng quy trình thì cũng gây ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khoẻ của cộng đồng. Trách nhiệm phân loại rác thải tại nguồn của tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải cũng được Luật quy định rõ. Khoản 2 Điều 77 Luật BVMT năm 2005 quy định: “Tổ chức, cá nhân phát sinh chất thải rắn thông thường có trách nhiệm thực hiện phân loại tại nguồn nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chất thải”. Chất thải rắn thông thường sau khi được phân loại tại nguồn thì phải thực hiện biện pháp tiếp theo là thu gom, vận chuyển. Để BVMT trong việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn thông thường, Khoản 1 Điều 78 Luật BVMT năm 2005 quy định: “Tổ chức, cá nhân quản lý khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, khu dân cư tập trung, khu vực công cộng phải bố trí đầy đủ và đúng quy định thiết bị thu gom để tiếp nhận chất thải rắn phù hợp với việc phân loại tại nguồn” [11]. Ngành công nghiệp ở Hải Phòng có một số đặc thù và được phân theo nhóm: công nghiệp cơ khí, đúc, công nghiệp sơn, cao su, hoá chất, vật liệu xây dựng, may mặc, da giày, Phần lớn rác thải công nghiệp của Hải Phòng do chính các nhà máy thu gom, xử lý vận chuyển ra bãi chôn lấp chung của thành phố. Một phần rác thải công nghiệp độc hại đã được hợp đồng với công ty môi trường đô thị để thu gom và xử lý. Vì vậy không gây tác động đáng kể tới môi trường. Tuy nhiên, chất thải công nghiệp ngành da giày hiện chưa có giải pháp xử lý triệt để (không kí hợp đồng với công ty môi trường đô thị để thu gom và xử lý), do doanh nghiệp ký hợp đồng với công ty TNHH Hưng Thịnh để vận chuyển, xử lý bằng lò đốt (đã dừng hoạt động) - hiện đang là vấn đề bức xúc của thành phố. Trong số 14 cơ sở công nghiệp được tiến hành nghiên cứu có 13/14 cơ sở (chiếm khoảng 92,8%) đã hợp đồng với công ty môi trường đô thị để thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải của đơn vị mình ra bãi chôn lấp chung của thành phố. Tuy nhiên theo số liệu của công ty môi trường đô thị thì lượng chất thải rắn Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 45
  57. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP công nghiệp mới chỉ thu gom được 50% lượng phát sinh. Như vậy vẫn còn khoảng 50% lượng rác thải tồn đọng trong thành phố, với điều kiện nóng ẩm theo thời gian chúng sẽ phân huỷ và bốc mùi xú uế. Ngoài ra không có sự phân loại rác tại các đơn vị. Rác thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên được thu gom lẫn với rác thải rắn công nghiệp, vì thế rất khó khăn cho khâu xử lý. Lượng rác thải hữu cơ bị trộn lẫn bị phân huỷ tạo ra các tác nhân gây ô nhiễm, đặc biệt là về mùi và nước rác, là môi trường để côn trùng gây bệnh phát triển, làm ô nhiễm môi trường. Hiện nay rác thải ngành công nghiệp da giày không được thu gom, xử lý. Chất thải rắn của công ty chủ yếu là các mẩu vụn thừa như: vải; giả da các vỏ hộp keo từ xưởng thực hành và sản xuất thử; chất thải rắn sinh hoạt được thải ra trong quá trình sinh hoạt, ăn uống của học viên, cán bộ công nhân viên trong trung tâm. Trước năm 2000 các loại chất thải này được xử lý bằng phương pháp đốt do doanh nghiệp kí hợp đồng với công ty TNHH Hưng Thịnh để vận chuyển, xử lý bằng lò đốt, nhưng đến nay đã dừng hoạt động do phát sinh vấn đề về môi trường không khí (tạo khí dioxin). Vì thế lượng chất thải này hiện chưa có giải pháp xử lý triệt để, hiện đang là vấn đề bức xúc của thành phố. b) Chất thải rắn nguy hại Trong quá trình sản xuất, các doanh nghiệp đã phát sinh các loại chất thải nguy hại: các dung môi thải; chất thải keo dính; chất thải chứa Ni, Ag, Cu, Cr; hoá chất; chất tẩy dầu mỡ; các loại bùn thải mức độ phát sinh chất thải nguy hại cao có thể kể đến là cơ sở mạ tư nhân Thế Hùng. Từ công nghệ và các dòng thải quá trình mạ cho thấy một lượng lớn hoá chất có tính độc hại tham gia vào dây chuyền sản xuất. Hoá chất chủ yếu sử dụng trong quá trình mạ là axit, xút, muối vô cơ. Quá trình tẩy rỉ trước mạ thường sử dụng H2SO4, tẩy dầu mỡ thường dùng hỗn hợp các hoá chất NaOH, Na2CO3, Na3PO4, Na2SiO3 Hoá chất chính thường sử dụng trong bể mạ Crôm là CrO3, H2SO4. Loại chất này rất nguy hại, nếu không có các biện pháp xử lý kịp thời thì hậu quả đem lại sẽ không thể kiểm soát được. Có thể nói, công tác quản lý chất thải nguy hại là một vấn đề thời sự nóng Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 46
  58. Trƣờng Đại học Dân lập Hải Phòng KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP hổi hiện nay. Bởi vì nếu không có các biện pháp để quản lý chất thải một cách có hiệu quả, đúng đắn thì những hậu quả không thể lường trước được của nó khiến chúng ta và cả thế hệ mai sau phải gánh chịu. Chính vì vậy để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các tác hại của chất thải nguy hại, ngay từ việc lập hồ sơ, đăng ký, cấp phép và mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại đã được luật BVMT 2005 quy định rất cụ thể. Theo Khoản 1 Điều 70 Luật BVMT 2005 quy định: “Tổ chức, cá nhân có hoạt động phát sinh chất thải nguy hại hoặc bên tiếp nhận quản lý chất thải nguy hại phải lập hồ sơ đăng kí với cơ quan chuyên môn về BVMT cấp tỉnh”. Đồng thời để tránh xảy ra sự cố môi trường trong quá trình quản lý chất thải nguy hại, Khoản 2 Điều 70 quy định: “Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện về nhân lực quản lý chất thải nguy hại thì được cấp giấy phép, mã số hoạt động quản lý chất thải nguy hại” [11]. Theo số liệu thu thập, trong số 14 cơ sở được điều tra có 6/14 cơ sở công nghiệp (chiếm khoảng 42,86%) đã đăng ký chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại với Sở Tài nguyên môi trường bao gồm: Công ty TNHH Sumirubber Việt Nam, Công ty TNHH Yazaki Hải Phòng - Việt Nam, Công ty TNHH Johuku Hải Phòng, Cơ sở mạ tư nhân Thế Hùng, Công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tân Hương, Công ty TNHH Một thành viên Đóng tàu Phà Rừng. Ngoài ra các cơ sở này đã làm thủ tục cấp phép quản lý chất thải nguy hại theo Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26-12-2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép, hành nghề mã số quản lý chất thải nguy hại. Như vậy, quản lý chất thải rắn nguy hại vẫn đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Đa số các cơ sở công nghiệp chưa có quá trình kiểm kê, đăng ký chủ nguồn thải nên cũng chưa có số liệu cụ thể về lượng và tính chất của loại chất thải này. Phần lớn chất thải rắn nguy hại được thu gom và chôn lẫn với rác thải sinh hoạt, gây ra mối nguy cơ tiềm tàng rất nguy hiểm, gây ô nhiễm môi trường đất và nước. Phạm Thị Hoàng Diệu – Lớp MT1201 47