Khóa luận Môi trường nông thôn Hải Phòng-Thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thị Huệ

pdf 77 trang huongle 110
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Môi trường nông thôn Hải Phòng-Thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thị Huệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_moi_truong_nong_thon_hai_phong_thuc_trang_va_giai.pdf

Nội dung text: Khóa luận Môi trường nông thôn Hải Phòng-Thực trạng và giải pháp - Nguyễn Thị Huệ

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ISO 9001 : 2008 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Sinh viên : Nguyễn Thị Huệ Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Sơn HẢI PHÕNG - 2012
  2. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN HẢI PHÕNG. THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Sinh viên : Nguyễn Thị Huệ Giảng viên hƣớng dẫn: ThS. Lê Sơn HẢI PHÕNG - 2012 Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 1
  3. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ Mã SV: 120203 Lớp: MT1201 Ngành: Kỹ thuật môi trường Tên đề tài: Môi trường nông thôn Hải Phòng. Thực trạng và giải pháp. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 2
  4. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp ( về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 3
  5. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị: Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày .tháng .năm 2012 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày tháng . năm 2012 Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 4
  6. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Hiệu trƣởng GS.TS.NSƢT Trần Hữu Nghị Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 5
  7. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG PHẦN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: . 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2012 Cán bộ hƣớng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên) Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 6
  8. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LỜI CẢM ƠN Với lòng biết ơn sâu sắc em xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ Lê Sơn – Phó chi cục trưởng chi cục môi trường Hải Phòng đã định hướng, tận tình hướng dẫn và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các thầy cô trong Khoa Môi trường và toàn thể các thầy cô đã dạy em trong suốt khóa học tại trường ĐHDL Hải Phòng. Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè và người thân đã động viên và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học và làm khóa luận. Việc thực hiện khóa luận là bước đầu làm quen với nghiên cứu khoa học, do thời gian và trình độ có hạn nên bài khóa luận của em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được các thầy cô giáo và các bạn góp ý để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hải Phòng, tháng 12 năm 2012 Sinh viên Nguyễn Thị Huệ Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 7
  9. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT QLMT : Quản lý môi trường QCVN: Quy chuẩn Việt Nam BTNMT: Bộ tài nghuyên môi trường TN&MT : Tài nguyên và môi trường KHTN: Khoa học tài nguyên BVMT: Bảo vệ môi trường TCMT : Tiêu chuẩn môi trường UBND : Ủy ban nhân dân BVTV: Bảo vệ thực vật Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 8
  10. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG QUY ĐỊNH CÁCH TRÌNH BÀY - Khoá luận được in trên khổ giấy A4 (không dùng khổ letter) - một mặt. - Kiểu chữ Times New Roman 14 pt (không được dùng font khác). - Tờ 1: là bìa cứng mầu xanh, mạ chữ màu vàng: có mẫu sẵn ở phòng photo của trường (có mẫu - bìa 1) - Tờ 2: Tên đề tài khóa luận (có mẫu) - Tờ 3, 4: Nhiệm vụ đề tài (có mẫu) - Tờ 5: Cán bộ hướng dẫn đề tài tốt nghiệp (có mẫu) - Tờ 6: Phần nhận xét của cán bộ hướng dẫn (có mẫu) - Tờ 7: Phiếu nhận xét thực tập ( có dấu đỏ- biểu HD02-B09) - Tờ 8 : Mục lục - Tờ 9 : Cảm ơn (nếu có) - Tiếp theo là nội dung của khoá luận Tờ số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 8, 9 không có header, footer Tờ số 7 : footer(HD02-B09) - Trình bày : Cách dòng: 1,3 đến 1,5 line. Lề : Trên 2 cm dưới : 2 cm trái : 3 cm phải : 1,5 - 2 cm Sinh viên phải đóng 03 quyển bìa cứng, trong đó : Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 9
  11. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - Nộp về khoa 02 quyển : + 01 quyển gốc (có phiếu nhận xét của cơ sở thực tập- dấu đỏ và nhận xét của GV hướng dẫn khóa luận – chữ ký sống để lưu) + 01 quyển gửi thầy cô chấm phản biện - Sinh viên trực tiếp gửi cho các thầy cô hướng dẫn 01 quyển Lƣu ý : - Đối với sinh viên khóa 12 hệ đại học các ngành: mỗi sinh viên ghi bài vào 02 đĩa CD nộp về khoa cùng với khóa luận tốt nghiệp (ghi từ trang bìa đầu tiên đến trang cuối cùng), trên mặt đĩa các em ghi rõ họ tên, mã sinh viên, lớp bằng bút dạ dầu. - Đối với hệ Liên thông khóa 4: mỗi lớp ghi bài vào một đĩa CD, một sinh viên lưu vào 01 file riêng (ghi từ trang bìa đầu tiên đến trang cuối cùng), ghi rõ họ tên, mã SV. Lớp trưởng sao thành 02 đĩa, ghi rõ tên lớp, sĩ số lớp và nộp về khoa cùng khóa luận tốt nghiệp Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 10
  12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƢỜNG 3 1.1. Môi trường là gì ? 3 1.2. Suy thoái môi trường 4 1.3. Quản lý môi trường 4 1.4. Các công cụ QLMT 7 1.4.1. Công cụ pháp lý 7 1.4.2. Công cụ kinh tế 8 1.4.3. Công cụ kĩ thuật 10 1.4.5. Công cụ hỗn hợp 10 1.5. Tiêu chuẩn môi trường 10 1.6. Phát triển bền vững 15 CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN HẢI PHÕNG 19 2.1. Nước sinh hoạt nông thôn 20 2.2. Thoát nước nông thôn 21 2.3. Rác thải nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn 22 2.4. Môi trường tại các huyện đảo 23 2.4.1. Đảo Cát Bà 23 2.4.2. Đảo Cát Hải: 24 2.4.3. Đảo Bạch Long Vĩ 24 2.4.4. Hiện trạng môi trường ở sông Đa Độ 25 2.5. Những thách thức đối với Hải Phòng trong những năm tới 27 2.5.1. Những vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi đó dự báo mức độ ô nhiễm tiếp tục tăng. 28 2.5.2. Thách thức trong việc lựa chọn lợi ích trước mắt về kinh tế và lâu dài về môi trường và phát triển bền vững 29 2.5.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực bảo vệ môi trường của nhà nước và doanh nghịêp hạn chế: 29 2.5.4. Gia tăng dân số, di dân tự do và nghèo. 30 2.5.5. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn thấp: 30 2.5.6. Tổ chức và năng lực quản lý về môi trường còn hạn chế: 31 Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 11
  13. 2.5.7. Hội nhập quốc tế ngày càng cao về môi trường: 31 2.5.8. Cạnh tranh sản xuất gay gắt 32 2.5.9. Tài nguyên thiên nhiên 32 2.5.10. Trình độ khoa học, công nghệ. 33 2.5.11. Sức ép dân số 33 2.5.12. Những vấn đề môi trường toàn cầu. 34 2.6. Một số hoạt động quản lý môi trường nông thôn của thành phố Hải Phòng. 34 CHƢƠNG 3: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN HẢI PHÕNG 37 3.1.Ô nhiễm môi trường do hoạt động sản xuất nông nghiệp 37 3.1.1. Thực trạng 37 3.1.2. Nguyên nhân 42 3.2. Ô nhiễm môi trường nông thôn do hoạt động sinh hoạt của con người 44 3.2.1.Thực trạng 44 3.2.2. Nguyên nhân 47 3.3.Ô nhiễm do làng nghề 48 3.3.1. Hiện trạng 48 3.3.1.1 Khu vực làng nghề Mỹ Đồng 49 3.3.1.2. Khu vực làng nghề tái chế phế liệu Tràng Minh 49 3.3.1.3. Khu vực khai thác đá vôi An Sơn- Lại Xuân 51 3.3.2. Nguyên nhân 52 3.4. Ô nhiễm do hoạt động các khu công nghiệp 53 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM MÔI TRƢỜNG 55 4.1. Giải pháp về chính sách quản lý 55 4.2. Giải pháp về quy hoạch 56 4.3. Giải pháp về kỹ thuật 57 4.4. Giải pháp tuyên truyền giáo dục 59 KẾT LUẬN 60 TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
  14. DANG MỤC BẢNG Bảng 1: Chất lượng nước – nước thải 10 Bảng 2: Chất lượng không khí – khí thải – tiếng ồn 11 Bảng 3: Hàm lượng ô nhiễm giới hạn trong đất 12 Bảng 4 : Chất thải nguy hại 13 Bảng 5: Văn bản pháp luật môi trường 13
  15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG MỞ ĐẦU Nông thôn, nơi sống thân thiết của mỗi chúng ta, trải rộng mênh mông dọc theo chiều dài đất nước. Lịch sử đất nước thăng trầm đều có nguồn gốc sâu xa từ nông thôn, các cuộc cách mạng xưa nay đều dấy lên từ nông thôn. Nông thôn là nơi diễn ra cuộc đấu tranh gay gắt giữa cái cũ và cái mới, giữa đúng và sai, giữa ngụy trá và chân lý với nhiều vấn đề thiết cốt của đời sống chúng ta hôm nay.Ngược lại, nông thôn Việt Nam cũng chịu tác động sâu sắc của quá trình phát triển hướng tới một xã hội công nghiệp đang diễn ra ở nước ta. Nhiều tác động đang diễn ra hằng ngày, hàng giờ làm thay đổi tận gốc nếp ăn, nếp sống, nếp nghĩ của con người, cũng như môi trường sống của họ theo cả chiều xấu và chiều tốt. Vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm của toàn xã hội, đặc biệt là tình trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn do chất thải của các nhà máy, rác thải từ sinh hoạt, chăn nuôi, sự lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp Đã đến lúc chúng ta phải đề cao việc bảo vệ để cứu lấy môi trường nông thôn. Bảo vệ môi trường đã đang và sẽ còn là vấn đề cấp bách của thời đại, là thách thức gay gắt đối với tương lai phát triển của tất tả các quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không loại trừ. Đây là một vấn đề vô cùng rộng rãi và phức tạp đòi hỏi phải giải quyết, nhanh tróng với sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ và thường xuyên của mọi cá nhân, mọi cộng đồng, mọi quốc gia và toàn thể nhân loại trong tất cả các hoạt động và lĩnh vực của đời sống con người. Chúng ta đang phải chứng kiến sức tàn phá ghê gớm của ô nhiễm môi trường tới không chỉ cảnh quan nông thôn mà còn đối với sức khỏe của chính những người dân. Hãy nhìn những làng quê đang bóc đi cái vẻ hồn hậu, chất phác vốn có để khoác lên mình tấm áo kệch cỡm của một tên trọc phú. Hậu quả của nó: Ô nhiễm đổ lên những cánh đồng, những dòng sông quê còn bệnh tật đang đổ lên đầu những người dân nông thôn. Còn họ, những người nông dân thì chỉ biết đứng nhìn. Tài nguyên đất ở các vùng nông thôn vẫn đang tiếp tục bị suy thoái trầm trọng, làm biến đổi các tính chất đất và không còn tính năng sản xuất. Các loại hình thoái hoá đất chủ đạo ở nước ta là: Xói mòn, rửa trôi, sạt và trượt lở đất; suy thoái vật lý (mất cấu trúc, đất bị chặt, bí, thấm nước kém); suy thoái hoá học Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 1
  16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG (mặn hoá, chua hoá, phèn hoá); mất chất dinh dưỡng khoáng và chất hữu cơ; đất bị chua; xuất hiện nhiều độc tố hại cây trồng như Fe3+, Al3+ và Mn2+; hoang mạc hoá; ô nhiễm đất cục bộ do chất độc hóa học, khu công nghiệp và làng nghề; suy thoái và ô nhiễm đất ở khu khai thác mỏ. Nguồn tài nguyên nước đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Hàng loạt những dòng sông quê kêu cứu vì mức độ ô nhiễm đã gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Những nguồn nước ngầm cung cấp cho người dân nhiễm sắt, nhiễm chì, nhiễm phèn, nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và vô vàn loại chất độc hóa học do các khu công nghiệp, các làng nghề thải ra vào lòng đất. Trên khắp các vùng nông thôn mọc lên những làng ung thư, làng bệnh tật. Những thứ bệnh “nan y” vốn dĩ chỉ có những người lười vận động, phải chịu nhiều chất độc hại mà thường chỉ ở các thành phố mới mắc phải thì nay trút xuống vai những người nông dân nhọc nhằn, nghèo khó. Không hiếm những người nông dân phải bán cả gia sản để về thành phố chữa chạy và cũng không ít những người khác phải ngậm ngùi chờ chết vì không có tiền để chống lại những căn bệnh tử thần. Xuất phát từ thực tế trên bài khóa luận của em đi sâu nghiên cứu vấn đề : Môi trƣờng nông thôn Hải Phòng, thực trạng và giải pháp. Từ đó có thể thấy rõ về hiện trạng ô nhiễm tại nông thôn hiện nay, và đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế tình trạng đó giúp cải thiện môi trường sinh thái tạo ra những điều kiện sống tốt hơn cho người dân. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 2
  17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CHƢƠNG 1: NHỮNG KHÁI NIỆM VỀ CƠ BẢN VỀ MÔI TRƢỜNG 1.1. Môi trƣờng là gì ? Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất ,sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên . *Phân loại môi trường : - Theo mục đích nghiên cứu: +) Môi trường tự nhiên: bao gồm các yếu tố thiên nhiên: vật lý, hóa học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người hoặc ít sự chi phối của con người. +) Môi trường xã hội: là các mối quan hệ giữa người với người, tạo nên sự thuận lợi hoặc trở ngại cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân và cộng đồng con người. +) Môi trường nhân tạo: bao gồm tất cả những yếu tố vật lý, sinh học, xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. - Theo vùng địa lý: dựa vào những vùng địa lý có cùng một điều kiện môi trường như nhau, chẳng hạn: +) Môi trường miền núi. +) Môi trường trung du. +) Môi trường đồng bằng. +) Môi trường ven biển - Theo thành phần môi trường: theo luật bảo vệ môi trường Việt Nam chia thành: +) Môi trường không khí +) Môi trường nước và nguồn nước +) Môi trường đất bề mặt +) Môi trường trong lòng đất +) Môi trường rừng +) Môi trường biển Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 3
  18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG *Chức năng của môi trường : - Môi trường là không gian sống của con người và các loài sinh vật. - Môi trường là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho đời sống và sản xuất của con người. - Môi trường là nơi chữa đựng phế thải do con người tạo ra trong hoạt động sống và hoạt động sản xuất. - Chức năng giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con người và sinh vật trên Trái Đất. - Chức năng lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người. 1.2. Suy thoái môi trƣờng Suy thoái môi trường là sự suy giảm về số lượng và chất lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu tới con người và sinh vật. Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học, sinh học gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất. Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý, hoá học, sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn ô nhiễm đất. Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi. 1.3. Quản lý môi trƣờng Cùng với sự phát triển vấn đề môi trường đang là một thách thức lớn. Con người ngày càng gây ra những tác động sâu sắc hơn đến môi trường nhằm thỏa mãn các nhu cầu đang gia tăng.Và chính con người đã phải trả giá cho những gì mình đã gây ra. Hàng loạt vấn đề môi trường xảy ra do chất lượng môi trường bị giảm sút như dân số toàn cầu tăng nhanh, sự nghèo đói, sự khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên, sự phát thải quá mức “khí nhà kính”. Mặc dù Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 4
  19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG đã có rất nhiều nỗ lực nhằm cải thiện chất lượng môi trường, hướng tới sự phát triển bền vững, tuy nhiên hiện trạng môi trường vẫn chưa được cải thiện đáng kể. Thực trạng trên đòi hỏi các quốc gia phải nỗ lực hơn nữa, và QLMT là yêu cầu mang tính tất yếu. QLMT là sự tác động liên tục, có tổ chức, và hướng đích của chủ thể QLMT lên cá nhân hoặc cộng đồng người tiến hành các hoạt động phát triển trong hệ thống môi trường và khách thể QLMT, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu QLMT đã đề ra, phù hợp với luật pháp và thông lệ hiện hành. Sự tác động liên tục, có tổ chức và hướng đích của chủ thể QLMT chính là việc tổ chức thực hiện các chức năng của QLMT nhằm phối hợp mục tiêu và các động lực hoạt động của mọi người nằm trong hệ thống môi trường để đạt tới mục tiêu chung của hệ thống môi trường. Việc sử dụng tốt nhất các tiềm năng, các cơ hội của hệ thống là việc sử dụng có hiệu quả nhất các yếu tố bên trong và bên ngoài của hệ thống môi trường trong điều kiện tương tác với các hệ thống khác, chấp nhận các rủi ro có thể xảy ra cho hệ thống. Việc tuân thủ luật pháp và các thông lệ (công ước quốc tế) hiện hành là việc tiến hành các hoạt động phát triển theo đúng những điều mà luật pháp trong nước và quốc tế không cấm, những công ước mà thế giới đã thỏa thuận. Thực chất của QLMT là quản lý con người trong các hoạt động phát triển và thông qua đó sử dụng có hiệu quả nhất mọi tiềm năng và cơ hội của hệ thống môi trường. Có nhiều chủ thể cùng tham gia hoạt động QLMT : Các chủ thể có thể bao gồm Nhà Nước, doanh nghiệp, người dân, các tổ chức phi Chính phủ (NGO) *Đối tượng của QLMT bao gồm: - Các loại chất gây ô nhiễm: Có thể phân ra thành các loại chất gây ô nhiễm nước, chất gây ô nhiễm không khí và chất gây ô nhiễm đất. Tuy nhiên, để nhận dạng và phát hiện chúng nhằm đưa vào quản lý không phải là điều dễ dàng. Điều này liên quan đến kĩ thuật, trình độ quản lý và cả chính sách. - Các nguồn gây ô nhiễm: Các nhà hoạch định phải xác định nguồn gây ô nhiễm từ đâu. Nguồn gây ô nhiễm thường được chia thành hai nhóm: +) Ô nhiễm do con người gây ra từ hoạt động sản xuất và từ sinh hoạt, tiêu dùng. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 5
  20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG +) Ô nhiễm do thiên nhiên. Xác định được nguồn gốc gây ô nhiễm giúp các nhà quản lý có phương án quản lý phù hợp hơn. Nếu do con người phải điều chỉnh hành vi con người, nếu do thiên nhiên phải chấp nhận khách quan để có biện pháp phù hợp. Xác định phạm vi không gian thiệt hại môi trường: Xem xét về không gian địa lý có thể là xem xét về phạm vi địa phương, vùng, quốc gia, khu vực, toàn cầu. Việc xác định phạm vi nhằm xác định ranh giới quản lý. - Đối tượng các thành phần môi trường: Bao gồm đất, nước, không khí. Mỗi thành phần có một đặc thù riêng do tính chất của mỗi thành phần và phương thức quản lý của các thành phần đó không giống nhau. Vì vậy, các nhà QLMT trước khi tiến hành quản lý sẽ chỉ rõ là quản lý thành phần nào. Tóm lại, QLMT là một hoạt động quản lý xã hội nhằm bảo vệ môi trường và các thành phần môi trường, phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và xã hội . *Mục tiêu của quản lý môi trường: - Khắc phục và phòng chống suy thoái, ô nhiễm môi trường do các hoạt động sống của con người. - Hoàn chỉnh hệ thống văn bản luật pháp bảo vệ môi trường, ban hành các chính sách về phát triển kinh tế xã hội gắn liền với bảo vệ môi trường, nghiêm chỉnh thi hành luật bảo vệ môi trường. -Phát triển đất nước theo nghuyên tắc phát triển bền vững. -Xây dựng các công cụ hữu hiệu về quản lý môi trường quốc gia, các vùng riêng biệt. * Các nguyên tắc chung của quản lý môi trường: - Hướng tới sự phát triển bền vững. - Kết hợp các mục tiêu quốc tế - quốc gia - vùng lãnh thổ và cộng đồng dân cư trong việc quản lý môi trường. - Quản lý môi trường xuất phát từ quan điểm tiếp cận hệ thống và cần được thực hiện bằng nhiều biện pháp và công cụ tổng hợp đa dạng và thích hợp. - Phòng ngừa suy thoái tai biến môi trường cần được ưu tiên hơn việc phải xử lý phục hồi môi trường nếu xảy ra ô nhiễm. - Người gây ô nhiễm phải trả tiền. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 6
  21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 1.4. Các công cụ QLMT Công cụ quản lý môi trường là các biện pháp, các phương tiện, các phương thức sử dụng nhằm giúp cho việc thực hiện những nội dung của QLMT môi trường tốt hơn. Công cụ quản lý môi trường có thể phân loại theo chức năng gồm: Công cụ điều chỉnh vĩ mô, công cụ hành động và công cụ hỗ trợ. - Công cụ điều chỉnh vĩ mô là luật pháp và chính sách. - Công cụ hành động là các công cụ có tác động trực tiếp tới hoạt động kinh tế - xã hội, như các quy định hành chính, quy định xử phạt v.v và công cụ kinh tế. Công cụ hành động là vũ khí quan trọng nhất của các tổ chức môi trường trong công tác bảo vệ môi trường. - Công cụ hỗ trợ gồm có các công cụ kỹ thuật như GIS, mô hình hoá, đánh giá môi trường, kiểm toán môi trường, quan trắc môi trường. 1.4.1. Công cụ pháp lý Công cụ pháp lý là các quy định, quy chế, nghị định, luật pháp được ban hành của nhà nước để điều khiển các hành vi và giám sát đối với những đối tượng gây ra những ảnh hưởng đến môi trường và buộc họ phải tuân thủ theo quy định của luật pháp. Giám sát và cưỡng chế là hai yếu tố quan trọng của công cụ này. +) Có thể thấy những ưu điểm nổi bật của loại công cụ này: Thứ nhất: Công cụ này được coi là bình đẳng đối với mọi người gây ô nhiễm và sử dụng tài nguyên môi trường vì tất cả mọi người đều phải tuân thủ những quy định chung Thứ hai: công cụ này có khả năng quản lý chặt chẽ các loại chất thải độc hại và các tài nguyên quý hiếm thông qua các quy định mang tính cưỡng chế cao trong thực hiện. +) Bên cạnh đó, công cụ này cũng còn tồn tại một số hạn chế: Thứ nhất:Thiếu tính mềm dẻo, chưa kích thích được tính chủ động, sáng tạo của các cơ sở sản xuất trong phương án giải quyết môi trường, thiếu khuyến khích đổi mới công nghệ một khi cơ sở sản xuất đã đạt được tiêu chuẩn môi trường. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 7
  22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Thứ hai: Đòi hỏi nguồn nhân lực và tài chính lớn để có thể giám sát được mọi khu vực, mọi hoạt động nhằm xác định khu vực bị ô nhiễm và các đối tượng gây ô nhiễm. Thứ ba: Đồng thời để bảo đảm hiệu quả quản lý, hệ thống pháp luật về môi trường đòi hỏi phải đầy đủ và có hiệu lực thực tế. 1.4.2. Công cụ kinh tế Các công cụ kinh tế được sử dụng nhằm tác động tới chi phí và lợi ích trong hoạt động của tổ chức kinh tế để tạo ra các tác động tới hành vi ứng xử của nhà sản xuất có lợi cho môi trường. - Công cụ kinh tế có hai đặc điểm cơ bản sau: +) Công cụ kinh tế hoạt động thông qua giá cả, chúng nâng giá của các hành động làm tổn hại đến môi trường lên hoặc hạ giá cả của các hành động bảo vệ môi trường xuống. +) Công cụ kinh tế dành khả năng lựa chọn cho các công ty và cá nhân hành động sao cho phù hợp với điều kiện của họ. - Công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường được áp dụng trên các nguyên tắc cơ bản đã được quốc tế thừa nhận là “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) và nguyên tắc “Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP). - Nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP) đề ra 1972 cho rằng: Những tác nhân gây ô nhiễm phải trả mọi chi phí cho hoạt động kiểm soát và phòng chống ô nhiễm. Đồng thời nguyên tắc PPP “mở rộng” 1974 chủ trương rằng, các tác nhân ngoài việc tuân thủ các chi phí tiêu chuẩn đối với việc gây ô nhiễm còn phải bồi thường cho những người bị thiệt hại do ô nhiễm gây ra. - Nguyên tắc “Người được hưởng thụ phải trả tiền” (BPP) cho rằng những người được hưởng lợi từ việc chất lượng môi trường được cải thiện cũng phải trả một khoản tiền. * Các công cụ kinh tế : - Thuế và phí môi trường: Là công cụ kinh tế nhằm đưa chi phí môi trường vào giá cả sản phẩm theo nguyên tắc PPP. Thuế và phí môi trường được sử dụng với hai mục đích: Khuyến khích người gây ô nhiễm giảm lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường và tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà Nước. - Giấy phép chất thải có thể mua bán được hay "quata ô nhiễm". Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 8
  23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG “ Quata gây ô nhiễm là một loại giấy phép xả thải chất thải có thể chuyển nhượng mà thông qua đó, nhà nước công nhận quyền các nhà máy, xí nghiệp, v.v được phép thải các chất gây ô nhiễm vào môi trường". Công cụ này thường được áp dụng cho các tài nguyên môi trường khó có thể quy định quyền sở hữu như không khí, đại dương. Công cụ giấy phép thích hợp cho việc áp dụng trong một số điều kiện nhất định như số lượng doanh nghiệp tham gia vào thị trường với tư cách là người mua và người bán giấy phép phải tương đối lớn để tạo được một thị trường mang tính cạnh tranh và năng động, chất ô nhiễm cần kiểm soát thải ra từ nhiều nguồn nhưng gây tác động môi trường tương tự nhau, có sự chênh lệch lớn trong chi phí giảm thải của các doanh nghiệp. - Ký quỹ môi trường. Ký quỹ môi trường là công cụ kinh tế áp dụng cho các ngành kinh tế dễ gây ra ô nhiễm môi trường. Nội dung chính của ký quỹ môi trường là yêu cầu các doanh nghiệp trước khi đầu tư phải đặt cọc tại ngân hàng một khoản tiền nào đó đủ lớn để đảm bảo cho việc thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và công tác bảo vệ môi trường. Số tiền ký quỹ phải lớn hơn hoặc xấp xỉ với kinh phí cần để khắc phục môi trường nếu doanh nghiệp gây ra ô nhiễm hoặc suy thoái môi trường. Ký quỹ môi trường thường được sử dụng đối với các hoạt động khai thác tài nguyên như khai thác than, dầu khí - Trợ cấp môi trường: Chức năng chính của trợ cấp môi trường là giúp đỡ các ngành công- nông nghiệp và các ngành khác khắc phục ô nhiễm môi trường trong điều kiện khi tình trạng ô nhiễm môi trường quá nặng nề hoặc khả năng tài chính của doanh nghiệp không chịu đựng được đối với việc xử lý ô nhiễm. Trợ cấp cũng khuyến khích việc triển khai các công nghề sản xuất có lợi cho môi trường. Tuy nhiên, trợ cấp môi trường chỉ là biện pháp tạm thời vì nó gây ra sự không hiệu quả vì nó đi ngược với nguyên tắc PPP. Vì vậy, công cụ này chỉ có thể thực hiện trong một thời gian cố định với một chương trình có hoạch định và kiểm soát rõ ràng thường xuyên. - Nhãn sinh thái: Nhãn sinh thái là một danh hiệu của nhà nước cấp cho các sản phẩm không gây ra ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất ra sản phẩm hoặc quá trình sử dụng các sản phẩm đó. Công cụ này tác động vào nhà sản xuất thông qua phản ứng và tâm lý của khách hàng. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 9
  24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 1.4.3. Công cụ kĩ thuật Các công cụ kỹ thuật quản lý thực hiện vai trò kiểm soát và giám sát nhà nước về chất lượng và thành phần môi trường, về sự hình thành và phân bố chất ô nhiễm trong môi trường. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể gồm các đánh giá môi trường, monitoring môi trường, xử lý chất thải, tái chế và tái sử dụng chất thải. Các công cụ kỹ thuật quản lý có thể được thực hiện thành công trong bất kỳ nền kinh tế phát triển như thế nào. Công cụ kĩ thuật hỗ trợ cho việc thực hiện các công cụ pháp lý và công cụ kinh tế và đây là công cụ không thể thiếu trong QLMT. Tuy nhiên việc áp dụng công cụ kỹ thuật thường gặp phải trở ngại do chi phí đầu tư tốn kém và đòi hỏi nguồn nhân lực có trình độ cao. 1.4.5. Công cụ hỗn hợp Trong thực tế, rất hiếm khi chỉ sử dụng riêng lẻ các công cụ để thực hiện QLMT. Các công cụ thường bổ sung hỗ trợ cho nhau. Công cụ hỗn hợp là sự kết hợp nhiều công cụ trong cùng nội dung quản lý. Điều này mang lại sự chính xác và hiệu quả cao hơn. 1.5. Tiêu chuẩn môi trƣờng Tiêu chuẩn môi trường là giới hạn cho phép của các thông số về chất lượng môi trường xung quanh, về hàm lượng của chất gây ô nhiễm có trong chất thải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định làm căn cứ để quản lý và bảo vệ môi trường. *Danh mục các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường Bảng 1: Chất lƣợng nƣớc – nƣớc thải STT QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp chế biến cao su 1 QCVN 01:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt 2 QCVN 08:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm 3 QCVN 09:2008/BTNMT Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 10
  25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG STT QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước biển ven bờ 4 QCVN 10:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy 5 QCVN 12:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp dệt may 6 QCVN 13:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt 7 QCVN 14:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp 8 QCVN 24:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải của bãi chôn lấp chất thải rắn 9 QCVN 25:2009/BTNMT Tiêu chuẩn Việt Nam 7222:2002 Về yêu cầu chung về môi trường đối 10 với các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung Bảng 2: Chất lƣợng không khí – khí thải – tiếng ồn STT QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải lò đốt chất thải rắn y tế 1 QCVN 02:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh 2 QCVN 05:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về một số chất độc hại trong không khí 3 xung quanh QCVN 06:2009/BTNMT Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 11
  26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG STT QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các 4 chất vô cơ QCVN 19:2009/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với một số 5 chất hữu cơ QCVN 20:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất phân bón 6 hoá học QCVN 21:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp nhiệt điện 7 QCVN 22:2009/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp sản xuất xi măng 8 QCVN 23:2009/BTNMT Tiêu chuẩn Việt Nam về âm học – tiếng ồn khu vực công cộng và dân 9 cư - mức ồn tối đa cho phép TCVN 5949:1998 Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2002 của Bộ Trưởng Bộ Y tế V/v Ban hành 21 Tiêu chuẩn vệ sinh lao động, 05 10 nguyên tắc và 07 thông số vệ sinh lao động. Bảng 3: Hàm lƣợng ô nhiễm giới hạn trong đất STT QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về giới hạn cho phép của kim loại nặng 1 trong đất QCVN 03:2008/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật 2 trong đất QCVN 15:2008/BTNMT Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 12
  27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Bảng 4 : Chất thải nguy hại STT QCVN Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại 1 QCVN 07:2009/BTNMT Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài 2 nguyên và Môi trường V/v Ban hành Danh mục chất thải nguy hại. Thông tư số 12/2006/TT-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ Tài nguyên 3 và Môi trường V/v hướng dẫn điều kiện hành nghề và thủ tục lập hồ sơ đăng ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại. Bảng 5: Văn bản pháp luật môi trƣờng STT Văn bản pháp luật 1 Luật bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005. Thông tư 05/2008/TT-BTNMT ngày 08 tháng 12 năm 2008 của Bộ Tài 2 nguyên và Môi trường V/v hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT ngày 18 tháng 12 năm 2006 của 3 Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường Thông tư 04/2008/TT-BTNMT ngày 18 tháng 9 năm 2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường V/v hướng dẫn lập, phê duyệt hoặc xác nhận đề 4 án bảo vệ môi trường và kiểm tra việc thực hiện đề án bảo vệ môi trường Thông tư 02/2009/TT-BTNMT ngày 19 tháng 3 năm 2009 của Bộ Tài 5 nguyên và Môi trường V/v Quy định đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải của nguồn nước. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 13
  28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG STT Văn bản pháp luật Nghị định 117/2009/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ Về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. (Thay 6 thế Nghị định 81/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) Thông tư 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 của Bộ Tài 7 nguyên và Môi trường V/v Quy định quản lý và bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính 8 phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 2 năm 2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9 tháng 8 năm 9 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo vệ môi trường. Thông tư 13/2009/TT-BTNMT ngày 18 tháng 8 năm 2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường V/v Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội 10 đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường chiến lược, Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường . Thông tư 07/2007/TT-BTNMT ngày 03 tháng 7 năm 2007 của Bộ Tài 11 nguyên và Môi trường V/v hướng dẫn phân loại và quyết định danh mục cơ sở gây ô nhiễm môi trường cần phải xử lý. Nghị định 04/2009/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2009 của Chính phủ 12 Về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường. Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính 13 phủ Về quản lý chất thải rắn. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 14
  29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 1.6. Phát triển bền vững ˝Phát triển bền vững là sự phát triển lâu dài phù hợp với yêu cầu của thế hệ hôm nay mà không gây ra những khả năng nguy hại đến các thế hệ mai sau trong việc thỏa mãn nhu cầu riêng và trong việc lựa chọn ngưỡng sống của họ˝. *Các nguyên tắc xây dựng xã hội phát triển bền vững: Một xã hội có nền kinh tế và môi trường bền vững phải đảm bảo 8 nguyên tắc sau đây: Thứ nhất: Tôn trọng và quan tâm đến cuộc sống cộng đồng: Đây là nguyên tắc vô cùng quan trọng, nói lên trách nhiệm phải quan tâm đến mọi người xung quanh. Đó là một nguyên tắc đạo đức đối với lối sống. Điều đó có nghĩa là, sự phát triển của nước này không làm thiệt hại đến quyền lợi của những nước khác cũng như không gây tổn hại đến thế hệ mai sau. Chúng ta phải chia sẻ công bằng những phúc lợi và chi phí trong việc sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, giữa những con người và giữa thế hệ chúng ta với các thế hệ mai sau. Thứ hai: Cải thiện chất lượng cuộc sống của con người: Mục đích cơ bản của phát triển là cải thiện cất lượng cuộc sống của con người. Mỗi dân tộc có những mục tiêu khác nhau trong sự nghiệp phát triển, nhưng lại có một điểm thống nhất. Đó là mục tiêu xây dựng một cuộc sống lành mạnh, có một nền giáo dục tốt, có đủ tài nguyên đảm bảo cho cuộc sống không những cho riêng mình mà cho cả thế hệ sau, có quyền tự do bình đẳng, được bảo đảm an toàn, mỗi thành viên trong xã hội có cuộc sống ngày càng tốt hơn. Thứ ba: Bảo vệ sức sống và tính đa dạng của trái đất: Sự phát triển trên cơ sở bảo vệ đòi hỏi phải có những hành động thích hợp, thận trọng để bảo tồn chức năng và tính đa dạng của các hệ sinh thái. Đa dạng sinh học tích luỹ trong hệ thống thiên nhiên của trái đất mà loài người chúng ta đều phải lệ thuộc vào nó. Hệ thống này là những quá trình sinh thái đảm bảo sự nuôi dưỡng và phát triển sự sống, có vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều chỉnh khí hậu, cân bằng nước và làm cho không khí trong lành, điều hoà dòng chảy, cấu tạo và tái tạo đất màu phục hồi các hệ sinh thái. Bảo vệ tính đa dạng sinh học có nghĩa là không chỉ bảo vệ tất cả các loài động vật, thực vật trên hành tinh mà còn bao gồm cả gene di truyền có trong mỗi loài. Đa dạng sinh học giữ vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp, thuỷ sản, công nghiệp cũng như bảo vệ môi Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 15
  30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG trường, đồng thời góp phần nâng cao trí thức, thúc đẩy tiến tới một xã hội văn minh. Thứ tƣ: Giữ vững trong khả năng chịu đựng của Trái đất: Mức độ chịu đựng của trái đất nói chung hay của một hệ sinh thái nào đó, dù là tự nhiên hay nhân tạo, đều có giới hạn. Con người có thể mở rộng giới hạn đó bằng kỹ thuật truyền thống hay áp dụng công nghệ mới để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhưng nếu không dựa trên quy luật phát triển nội tại của tự nhiên thì thường phải trả giá đắt bằng sự suy thoái, nghèo kiệt đa dạng sinh học hoặc suy giảm chức năng cung cấp. Các nguồn tài nguyên không phải là vô tận mà bị giới hạn trong khả năng tự phục hồi của hệ sinh thái, hoặc khả năng hấp thụ các chất thải một cách an toàn. Sự bền vững không thể có được nếu mức độ dân số thế giới ngày càng tăng dẫn tới nhu cầu sử dụng các nguồn tài nguyên ngày càng lớn, vượt quá khả năng chịu đựng của trái đất. Vì vậy: + Những người sống ở các nuớc có thu nhập cao, tiêu thụ nhiều tài nguyên cần phải giảm bớt chi dùng và nên tiết kiệm. + Các Quốc gia giàu phải có trách nhiệm giúp đỡ các nước nghèo. + Quản lý các nguồn tài nguyên một cách bền vững. + Thống nhất việc quản lý dân số và tiêu dùng tài nguyên. + Giảm bớt việc tiêu dùng quá mức và lãng phí tài nguyên. + Cung cấp thông tin, phương tiện chăm sóc y tế và kế hoạch hoá gia đình. + Nâng cao dân trí, tiến hành các biện pháp để tất cả mọi người hiểu rằng khả năng chịu đựng của trái đất không phải là vô hạn. Thứ năm: Thay đổi tập tục và thói quen cá nhân: Việc thay đổi thái độ và hành vi của con người đòi hỏi phải có một chiến dịch tuyên truyền, giáo dục đồng bộ, để mọi người ý thức được rằng: nếu con người có tái độ hành vi đúng đắn với môi trường thiên nhiên thì con người sẽ được tận hưởng những vẻ đẹp của thiên nhiên và chính bản thân thiên nhiên sẽ phục vụ lợi ích con người tốt hơn, lâu bền hơn. Nhưng nếu con người có thái độ tàn nhẫn với thiên nhiên, thì sẽ gặp phải những bất hạnh do chính bản thân mình gây ra. Vì lẽ đó, bất cứ kế hoạch hành động nào trong cuộc sống cũng phải dựa trên sự hiểu biết đúng đắn về môi trường. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 16
  31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Thứ sáu: Để cho cộng đồng tự quản lý môi trường của mình: Nguyên tắc này dựa trên cơ sở, không ai hiểu biết môi trường bằng dân bản địa. Khi dân biết tự mình tổ chức cuộc sống bền vững trong cộng đồng của mình, họ sẽ có sức sống mạnh mẽ cho dù cộng đồng của họ là giàu hay nghèo, thành thị hay nông thôn. Thứ bảy: Tạo ra một khuôn mẫu quốc gia thống nhất, thuận lợi cho việc phát triển và bảo vệ: Một xã hội muốn bền vững phải xây dựng được một sự đồng tâm nhất trí và đạo đức cuộc sống bền vững trong các cộng đồng. Chính quyền trung ương cũng như địa phương phải có cơ cấu thống nhất về quản lý môi trường, bảo vệ các dạng tài nguyên. Muốn có một cơ cấu quốc gia thống nhất, phải thống nhất kết hợp nhân tố con người, sinh thái và kinh tế. Điều này rất quan trọng đối với việc xây dựng cuộc sống tốt đẹp về mọi mặt. Thứ tám: Xây dựng một khối liên minh toàn cầu: Muốn bảo vệ môi trường để phát triển bền vững chúng ta không thể làm riêng lẻ mà phải có sự liên minh giữa các nước. Sự bền vững trong liên minh phụ thuộc vào các hiệp ước quốc tế liên quan. Do đó, các quốc gia phải nhận thức được quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong việc khai thác, sử dụng và bảo vệ môi trường chung trên trái đất, cần tham gia ký kết và thực hiện các Công ước quốc tế về phát triển bền vững. * Nội dung của phát triển bền vững:Bao gồm 3 nội dung chủ yếu như sau: a. PTBV về kinh tế - Giảm dần mức tiêu phí năng lượng và các tài nguyên khác thông qua công nghệ tiết kiệm và thay đổi lối sống. - Thay đổi nhu cầu tiêu thụ không gây hại đến đa dạng sinh học và môi trường. - Bình đẳng cùng thế hệ trong tiếp cận các nguồn tài nguyên, mức sống, dịch vụ y tế và giáo dục. - Xóa đói, giảm nghèo tuyệt đối. - Công nghệ sạch và sinh thái hóa công nghiệp (tái chế, tái sử dụng, giảm thải, tái tạo năng lượng đã sử dụng). b. PTBV về xã hội - nhân văn: - Ổn định dân số. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 17
  32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG - Phát triển nông thôn để giảm sức ép di dân vào đô thị. - Giảm thiểu tác động xấu của môi trường đến đô thị hóa. - Nâng cao học vấn, xóa mù chữ. - Bảo vệ đa dạng văn hóa. - Bình đẳng giới, quan tâm tới nhu cầu và lợi ích giới. - Tăng cường sự tham gia của công chúng vào các quá trình ra quyết định. c. PTBV về tự nhiên: - Sử dụng có hiệu quả tài nguyên, đặc biệt là tài nguyên không tái tạo. - Phát triển không vượt quá ngưỡng chịu tải của hệ sinh thái. - Bảo vệ đa dạng sinh học. - Bảo vệ tầng ôzôn. - Kiểm soát và giảm thiểu phát thải khí nhà kính. - Bảo vệ chặt chẽ các hệ sinh thái nhạy cảm. - Giảm thiểu xả thải, khắc phục ô nhiễm (nước, khí, đất, lương thực thực phẩm), cải thiện và khôi phục môi trường những khu vực ô nhiễm. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 18
  33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG CHUNG VỀ MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN HẢI PHÕNG Tình trạng ô nhiễm môi trường nông thôn đang là tình trạng chung ở hầu hết các địa phương. Đặc biệt, ở những vùng nông thôn có mật độ dân cư đông đúc và tại khu vực có các làng nghề, khu vực phát triển mạnh về chăn nuôi gia súc, gia cầm. Ô nhiễm môi trường không khí, nước thải, bụi, rác thải ở nông thôn thực sự đang là vấn đề cần được quan tâm. Tại khu vực nông thôn Hải Phòng hoạt động công nghiệp còn thấp, chất lượng môi trường không khí hầu như chưa bị ô nhiễm, nhưng nước sinh hoạt, thoát nước thải và rác thải nông thôn hiện đang là vấn đề bức xúc. Việc lạm dụng và thiếu quản lý, kiểm tra, hướng dẫn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học trong nông nghiệp đang cục bộ gây ô nhiễm môi trường nước, đất. Hầu hết rác thải sinh hoạt chưa được tổ chức thu gom mà thải bừa bãi xuống ao, hồ, sông, ngòi, , một số gia đình thì tận dụng các hố đào đất đóng gạch để làm nơi chứa và chôn lấp các chất thải, đây đang là vấn đề bức xúc gây ra ô nhiễm môi trường nông thôn. Hoạt động nuôi trồng thuỷ sản cũng gây ảnh hưởng đến môi trường, gây suy thoái rừng ngập mặn. Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp vùng nông thôn với công nghệ sản xuất lạc hậu, thủ công là chính, quy mô sản xuất nhỏ phân tán, nằm xen kẽ trong các khu dân cư và hầu như chưa có cơ sở hạ tầng về xứ lý nước thải, chất thải, khí thải đang gây suy giảm chất lượng môi trường tại một số khu vực nông thôn. Có thể nói, nguyên nhân chính của việc nước thải, rác thải gây ô nhiễm môi trường nông thôn là do các vùng nông thôn chưa có hệ thống cống thoát nước và hệ thống thu gom, xử lý rác thải, các làng nghề chưa thay đổi thói quen sản xuất lạc hậu. Nhưng khách quan là do chính quyền địa phương khi quy hoạch cụm công nghiệp, làng nghề chưa đánh giá đúng mức vai trò của công tác môi trường, chưa mạnh tay xử lý vi phạm. Nếu chính quyền địa phương kiên quyết bắt buộc các cơ sở sản xuất phải xây dựng đầy đủ hạ tầng môi trường về thoát nước thải, thu gom, xử lý chất thải rắn sẽ tạo ra những chuyển biến tích cực hơn. Để giải quyết tình trạng này, chính quyền địa phương cần những biện Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 19
  34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG pháp xử lý kiên quyết vi phạm, phối hợp với các cơ quan chuyên môn tuyên truyền, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân. 2.1. Nƣớc sinh hoạt nông thôn Hiện tại ở nông thôn Hải Phòng phần lớn sử dụng nguồn nước mặt, nước khai thác ở một số giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa không qua xử lý nên chất lượng nước không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Kết quả phân tích 150 mẫu nước của Sở TN&MT và Viện Vật lý- Trung tâm KHTN Quốc gia cho thấy một số nguồn nước đã bắt đầu bị ô nhiễm, nhiều nguồn nước không đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Qua công tác điều tra thực tế nhu cầu sử dụng nước tại địa bàn Hải Phòng cho thấy: Mức sử dụng nước sinh hoạt hiện tại của người dân nông thôn Hải Phòng khoảng 40-60 lít/người/ngày. Tuy nhiên ở một số vùng có khó khăn về nguồn nước thuộc các huyện miền núi và vùng ven biển. Một số nguồn nước đã bắt đầu bị ô nhiễm và không đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh. Hiện tại ở nông thôn Hải Phòng phần lớn sử dụng nguồn nước mặt chưa qua xử lý, nước khai thác ở một số giếng khoan, giếng đào, bể chứa nước mưa không qua xử lý nên chất l- ượng nước không đảm bảo vệ sinh, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân. Hiện nay khu vực nông thôn có trên 41 công trình cung cấp nước tập trung với công suất 100-500 m3/công trình/ngày, mỗi công trình phục vụ khoảng 500- 2.000 người. Số lượng giếng đào khoảng 82.020 cái, lưu lượng khai thác trung bình mỗi giếng từ 1-2m3/ngày, phục vụ từ 4-6 người. Toàn thành phố có 153.515 bể chứa nước mưa, với thể tích lớn hơn 4m3, bình quân mỗi bể có thể phục vụ cho 2-4 người Ngoài ra có khoảng 48.364 người dân nông thôn được sử dụng nguồn nước sạch từ hệ thống cấp nước đô thị và khoảng 70.000 dân nông thôn còn phải sử dụng nước trực tiếp từ các ao, hồ, sông, ngòi, Tổng số người được sử dụng nước sạch từ các công trình cấp nước tập trung chiếm 65% tổng số dân nông thôn toàn thành phố và phân bố không đồng đều, cao nhất là thị xã Đồ Sơn 74,9% và thấp nhất là huyện Cát Hải, An Lão chỉ đạt 51,1%, những khu vực ở xa nguồn cung cấp vẫn phải sử dụng nước giếng khoan và nước mưa. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 20
  35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Nguồn nước ở nông thôn Hải Phòng đang có nguy cơ bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân sau đây: - Nước từ đồng ruộng có chứa một lượng lớn phân bón hữu cơ và vô cơ, đặc biệt là chứa nhiều các chất độc hại có trong các loại thuốc bảo vệ thực vật như thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột, và các loại hoá chất điều hoà sinh trưởng. - Các nguồn nước thải từ dân cư có chứa nhiều dạng chất thải của người và động vật. - Các chất rửa trôi từ các khu thổ cư, khu trồng lúa, khu trồng màu, khu nghĩa địa, khu sản xuất công nghiệp nằm trong địa bàn nông thôn. - Chất thải từ các phương tiện vận tải, khai thác khoáng sản, khai thác cát, 2.2. Thoát nƣớc nông thôn Nhiều vùng nông thôn Hải Phòng hiện nay, nước thải sinh hoạt, nước thải làng nghề, nước thải từ các khu công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường, là nỗi bức xúc của nhiều người dân sinh sống tại đây. Nước thải sinh hoạt nông thôn không có chỗ tiêu thoát và xảy ra tình trạng quá tải nước thải làng nghề, nước thải công nghiệp đang là những vấn đề bức xúc về môi trường khu vực nông thôn. Trước đây, nước thải sinh hoạt nông thôn chủ yếu tiêu thoát tự nhiên ra đầm, ao, hồ, cống rãnh. Trong những năm gần đây, do thay đổi tập quán canh tác, chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nhiều ao vườn được huy động vào phát triển kinh tế, thậm chí đầm trũng, thùng vũng cũng tận dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp, bên cạnh đó quá trình đô thị hoá làm cho giá trị đất đai ở những vùng ven đô tăng cao, các ao hồ, rãnh thoát nước bị thu hẹp dần. Ở các vùng nông thôn chưa có quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý nước thải, các đường tiêu thoát tự nhiên lại bị thu hẹp, vì thế nước thải sinh hoạt của các hộ ứ đọng lại trong vườn, đường giao thông trước nhà, là môi trường thuận lợi cho ruồi, muỗi phát triển. Ô nhiễm nước do nước thải của làng nghề hiện đang khá phổ biến ở các vùng nông thôn Hải Phòng, nhất là ở các làng nghề truyền thống như : nghề làm bún ở Thiên Hương (Thủy Nguyên), Hồi Xuân (Kiến Thụy); mộc ở Kha Lâm (Kiến An); nuôi trồng thuỷ sản ở Kiến Thụy, Đồ Sơn; đúc ở Mỹ Đồng; khai thác Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 21
  36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG đá xây dựng ở Lại Xuân, An Sơn (Thuỷ Nguyên) Các làng nghề hầu hết không có hệ thống thu gom, xử lý nước thải riêng mà thoát chung với nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm môi trường. Các làng nghề làm bún, hệ thống rãnh nước thải thường trắng đục, bốc mùi chua gây ô nhiễm môi trường. Các làng nghề nuôi trồng thuỷ sản đường nước cấp và nước thải là một nên thức ăn và các loại thuốc nuôi trồng thuỷ sản tồn dư hoà vào nhau, gây ô nhiễm môi trường, và là nguồn lây bệnh cho thuỷ, hải sản. Các làng nghề sản xuất đồ gỗ như Kha Lâm, nước thải mang theo bụi gỗ, cặn sơn. Nước thải ở các làng nghề đúc, sản xuất đá xây dựng mang theo bụi và mạt kim loại Nước thải của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp tại các vùng nông thôn cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước nông thôn. 2.3. Rác thải nông thôn và vệ sinh môi trƣờng nông thôn - Rác thải nông thôn: bao gồm các rác thải hữu cơ từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, sinh hoạt của người dân, ngoài ra còn các chất thải từ động vật, chất cặn bã Các chất thải này chưa được tổ chức thu gom để chuyển về một nơi chôn lấp nhất định mà thải bừa bãi xuống ao, hồ, sông, ngòi, , một số gia đình thì tận dụng các hố đào đất đóng gạch để làm nơi chứa và chôn lấp các chất thải. Rác thải nông thôn cũng đang là vấn đề bức xúc gây ra ô nhiễm môi trường nông thôn. Hiện nay ở một số địa phương của thành phố đã thành lập được các đội thu gom rác dân lập và công lập như: Vĩnh Bảo (do một tổ chức của tư nhân đứng ra thu gom rác), Quận Kiến An (do Công ty thị chính Kiến An), Thị xã Đồ Sơn (do Công ty công trình công cộng của thị xã), Thuỷ Nguyên, Cát Bà, An Lão. Tuy nhiên phần lớn số rác thu gom hàng ngày ở một số địa phương trên vẫn trong tình trạng thải bỏ vào những nơi không đúng quy định. - Công trình vệ sinh nông thôn: Do tập quán sinh sống và canh tác lâu đời của người dân nông thôn nên hầu hết các địa phương ở nông thôn Hải Phòng còn tồn tại khá phổ biến loại hình hố xí cầu và hố xí hai ngăn với mục đích lấy phân bón ruộng, bón cho cây trồng và nuôi thả cá. Tỷ lệ số hộ dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn Hải Phòng đạt khoảng 65%. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 22
  37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 2.4. Môi trƣờng tại các huyện đảo 2.4.1. Đảo Cát Bà Đảo Cát Bà có mật độ dân số: 87 người/Km2. Hoạt động du lịch tập trung chủ yếu tại khu vực rừng quốc gia Cát Bà với diện tích 15.000ha và khu vực thị trấn Cát Bà. Tuy nhiên, do phát triển du lịch và xây dựng thị trấn đã phát sinh rất nhiều chất thải rắn, chất thải và dầu mỡ từ tàu thuyền gây ô nhiễm môi trường nước, cảnh quan đô thị, nhất là vấn đề vệ sinh môi trường ở thị trấn Cát Bà. a. Tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải: Thị trấn Cát Bà là nơi tập trung nhiều nhà hàng, khách sạn và lượng người qua lại lớn nhất huyện đảo. Hiện nay thị trấn Cát Bà có xấp xỉ 200 khách sạn, nhà nghỉ, cùng với hệ thống nhà hàng ăn uống trên bờ và hệ thống nhà hàng trên biển. Cát Bà là một trong những điểm du lịch quan trọng của thành phố, vì vậy lượng khách đến Cát Bà cũng tăng theo, năm 2011 tổng số khách đến là 1.203.000, trong đó khách quốc tế là 310.000 lượt người. Đi đôi với lượng khách gia tăng là rác thải mà khách du lịch mang theo như: túi nhựa, vỏ chai, chất thải rắn khó phân huỷ. Rác thải từ khách du lịch được vứt ngổn ngang dọc theo các tuyến đường thị trấn Cát Bà - Vườn Quốc gia, Vườn Quốc Gia - Việt Hải Theo thống kê của Phòng Du lịch, Uỷ ban nhân huyện Cát Hải năm 2011 lượng rác thải rắn phát sinh do các hoạt động này là rất lớn (vào khoảng 140m3/ngày đêm không kể lượng rác phát sinh do khách du lịch vứt dọc đường), rác thải sinh hoạt là chủ yếu (chiếm 85%), rác thải xây dựng và chế biến, nuôi trồng thuỷ sản (chiếm 10%), rác độc hại và bệnh viện chiếm 5%. Lượng rác thu gom được chỉ chiếm 70% lượng phát sinh. Độ ẩm của rác thải sinh hoạt dao động từ 45 - 75% so với tỷ trọng 0,40 - 0,57 tấn/m3. Thành phần hữu cơ chiếm 40 - 60% trong rác thải sinh hoạt. Tốc độ gia tăng về du lịch tại Cát bà trung bình là 15%/năm. Hiện tại việc thu gom vận chuyển rác thải do Hạt quản lý đường bộ môi trường đô thị huyện thực hiện, thu gom được khoảng 140 m3/ngày. Rác thải được thu gom lại sau đó được vận chuyển, đổ vào 2 bãi rác chính đó là Bãi Xây dựng (cách trung tâm thị trấn Cát bà khoảng 2 km) và Bãi Đồng trong (cách 7 km). Biện pháp xử lý rác thải ở đây vẫn là chôn lấp, tình trạng bãi thải rất tồi tệ, quá tải và đã được xây dựng cách đây hơn 13 năm. Thực tế cả 2 Bãi rác này chỉ Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 23
  38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG được coi là nơi chứa đựng vì không có biện pháp để chống nước rác bẩn, ngấm xuống đất làm ô nhiễm nước ngầm, gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh. b. Nước thải: Lượng nước thải từ các nhà hàng, nhà nghỉ và khách sạn với khối lượng khoảng 2000m3/ngày đêm(mùa Hè), khoảng 1.400m3/ngày/đêm (mùa Đông). Tất cả khối lượng nước thải này không qua xử lý, được đổ vào hệ thống thu gom nước thải của thị trấn, sau đó thải xuống Vịnh Cát Bà. Ở đây đã đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước khu vực chợ Cát Bà, xây dựng mới 194m công thoát nước từ khu vực huyện uỷ đến chợ Xép. Thay thế, bổ sung một số tấm đan rãnh thoát nước bị hỏng nhằm ngăn rác chảy xuống công thoát. Nạo vét thường xuyên 3 km công thoát nước, 60 hố ga tại thị trấn. Trạm xử lý nước thải hồ Tùng Dinh hoạt động kém hiệu quả do chưa có cơ chế tài chính cụ thể. c. Nước ngầm: Đảo Cát Bà chủ yếu là các trầm tích cácbon. Độ giàu nước của các trầm tích ở đảo Cát Bà thuộc loại trung bình. Tổng cộng trữ lượng tiềm năng nước ngầm trên đảo Cát Bà là: 103.022 m3/ngày. Tuy nhiên đây chỉ là trữ lượng tiềm năng, chưa tính đến vấn đề sai lệch trong tính toán do áp lực nước biển xung quanh và điều kiện cấu trúc điạ hình phức tạp. 2.4.2. Đảo Cát Hải: Tại đảo Cát Hải khâu thu gom, xử lý chất thải còn kém, hiện mới có khoảng 90% lượng rác thải ở thị trấn được thu gom, huyện Cát Hải chưa có nhà máy xử lý rác thải và chưa có phương tiện hiện đại để thu gom, vận chuyển rác thải hợp vệ sinh. Nước thải chưa được xử lý mà thải trực tiếp xuốn biển. Việc khai thác rừng ngập mặn, khai thác vật liệu xây dựng (cát biển, núi đá gần biển ), nước ngầm, thuỷ sản đã làm suy giảm tài nguyên vùng biển, ảnh hưởng đến phát triển dung lịch. Các cơ sở chế biến thuỷ sản chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định về bảo vệ moi trường, làm ảnh hưởng đến môi trường nước và môi trường không khí khu vực đảo Cát Hải. 2.4.3. Đảo Bạch Long Vĩ Đây là một đảo nhỏ ở trung tâm Vịnh Bắc Bộ với số dân dao động trên dưới 4000 người, tính cả ngư dân tạm trú, mật độ dân số có lúc lên tới 2000 người/km2, chu vi dài khoảng 6,5km, diện tính đảo 4,5 km2. Nguồn nước ngọt trên đảo rất khan hiếm, hiện chủ yếu khai thác nước ngầm và lọc nước biển công Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 24
  39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG suất 11 m3/giờ. Rác thải chủ yếu là rác thải sinh hoạt của người dân và từ các tàu đánh cá, trên đảo chưa có hệ thống thu gom, thoát nước thải, rác thải cũng như chưa có bãi chôn lấp rác. Đặc biệt chất thải từ các tàu thuyền neo đậu tại cảng cá, xưởng chế biến hải sản, sản xuất bột cá không qua xử lý đổ thẳng ra biển gây ô nhiễm và mất vệ sinh môi trường. Nhìn chung, sự phát triển du lịch thiếu quan tâm đến quy hoạch hệ thống cơ sở hạ tầng môi trường thoát nước, thu gom, xử lý chất thải rắn và vệ sinh môi trường tại các khu du lịch Đồ Sơn và Cát Bà của Hải Phòng, là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến chất lượng môi trường ở những khu vực này đang ngày càng suy giảm. Tại khu vực các đảo Cát Hải và Bạch Long Vỹ, phát triển kinh tế - xã hội và dân số ngày càng tăng dẫn đến gia tăng phát thải các chất thải, trong khi đó cơ sở hạ tầng môi trường chưa được đầu tư phù hợp, là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước biển ven bờ. 2.4.4. Hiện trạng môi trường ở sông Đa Độ Sông Đa Độ chảy qua nhiều địa phận thuộc các quận/ huyện như Kiến Thụy, Dương Kinh, Kiến An, An Lão. Hiện tại, nước sông Đa Độ có dấu hiệu bị ô nhiễm nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hai bên bờ sông thải nước thải xuống lòng sông. Qua kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay có khoảng 40 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đang có hoạt động xả nước thải xuống sông Đa Độ hoặc các kênh dọc sông Đa Độ như kênh Hòa Bình, kênh Tẻo Trà, kênh Vân Quan, kênh Đò Vọ, kênh Đồng Thổ, kênh Tam Hiệp và kênh Cống Thắng. Hiện nay, tại địa bàn Kiến Thụy có các cơ sở có hoạt động xả nước thải xuống sông Đa Độ hoặc kênh liên quan tới sông Đa Độ như: Công ty may Việt Hàn (xã Đại Đồng), Nhà hàng Ánh Tuyết, Nhà hàng Liên Khánh (thị trấn Núi Đối) xả nước thải xuống sông Đa Độ; 6 cơ sở nuôi trồng thủy sản (xã Kiến Quốc) và 01 cơ sở may của Bà Thảo (xã Kiến Quốc) xả nước thải vào kênh Hòa Bình ; 01 cơ sở may của ông Cao Hữu Pháo (xã Đại Hà) xả nước thải vào kênh Cống Thắng. Thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở như Công ty may Việt Hàn (xã Đại Đồng), nước thải của Công ty này chủ yếu là nước thải sinh hoạt và nước mưa chảy tràn. Sở TNMT đã yêu cầu Công ty này phải làm đề án BVMT, đến nay đề án BVMT của Công ty này đã được Sở phê duyệt và từ nay đến cuối năm 2009 Công ty này phải hoàn thành việc xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn tại khu vực sản xuất để Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 25
  40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG đảm bảo nước thải sinh hoạt trước khi xả xuống sông phải đạt QCVN14:2008. Cho đến thời điểm hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa cấp phép xả nước thải cho một doanh nghiệp nào xả thải ra kênh Hòa Bình và cũng sẽ không cấp phép như vậy nếu không đảm bảo các quy định của Luật BVMT, Luật Tài nguyên nước. UBND thành phố đã có công văn 4487/UBND-GT ngày 12/8/2009 về việc “đảm bảo chất lượng nước thô để sản xuất nước sạch” chỉ đạo các ban ngành liên quan tiến hành kiểm tra, xử lý các doanh nghiệp và cơ sở vi phạm trong việc xả nước thải xuống các nguồn nước như sông Đa Độ, sông Chanh Dương, sông Giá, kênh Bắc Nam Hùng, kênh Tân Hưng Hồng, Các doanh nghiệp và cơ sở vi phạm xả nước thải sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành và yêu cầu bắt buộc phải xử lý nước thải đạt TCMT trước khi xả xuống các dòng sông và phải nộp phí BVMT với nước thải công nghiệp. Hy vọng, trong thời gian tới sự ô nhiễm của các dòng sông như sông Đa Độ sẽ được cải thiện./. Cho đến thời điểm hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường chưa cấp phép xả nước thải cho một doanh nghiệp nào xả thải ra sông Đa Độ và lưu vực của sông này. Hiện tại, nước sông Đa Độ có dấu hiệu bị ô nhiễm nguyên nhân chủ yếu là do các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hai bên bờ sông thải nước thải xuống lòng sông. Qua kết quả khảo sát cho thấy, hiện nay có khoảng 40 cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ (các doanh nghiệp lớn như: Cty may Việt Hàn-xã Đại Đồng, Nhà hàng Ánh Tuyết, Nhà hàng Liên Khánh, 6 cơ sở nuôi trồng thủy sản-xã Kiến Quốc cùng một số doanh nghiệp thuộc quận Dương Kinh đã xả nước thải (chủ yếu nước thải sinh hoạt) ra lưu vực sông Đa Độ. Thời gian qua Sở Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành kiểm tra một số cơ sở, đã yêu cầu các doanh nghiệp phải nộp phí BVMT đối với nước thải, lập đề án BVMT, phải hoàn thành việc xây dựng nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn tại khu vực sản xuất để đảm bảo nước thải sinh hoạt trước khi xả xuống sông phải đạt QCVN14:2008. Các doanh nghiệp và cơ sở vi phạm xả nước thải sẽ bị xử lý theo quy định hiện hành và yêu cầu bắt buộc phải xử lý nước thải đạt TCMT trước khi xả xuống các dòng sông và phải nộp phí BVMT với nước thải công nghiệp. Hy vọng, trong thời gian tới sự ô nhiễm của các dòng sông như sông Đa Độ sẽ được cải thiện. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 26
  41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 2.5. Những thách thức đối với Hải Phòng trong những năm tới Thành phố Hải Phòng được thành lập từ năm 1888. Trải qua hơn 100 năm xây dựng và phát triển, đến nay Hải Phòng được Trung ương xác định là thành phố loại I, thành phố cảng, trung tâm kinh tế, công nghiệp, thương mại, du lịch của vùng duyên hải Bắc bộ, là cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc, là đầu mối giao thông quan trọng của miền Bắc và cả nước, đồng thời là một đô thị có vị trí quốc phòng trọng yếu, là một trong các cực tăng trưởng của vùng kinh tế trọng điểm Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Cùng với những đổi mới về kinh tế xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường của Hải phòng cũng đạt được nhiều kết quả khả quan, bộ mặt của Thành phố được đổi mới hàng ngày. Hoạt động bảo vệ môi trường của Nhà nước, của cộng đồng đã có những bước chuyển biến đáng kể. Song, Hải Phòng hiện đang đối mặt với nhiều vấn đề môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường ở một số nơi đã tác động xấu đến sức khoẻ nhân dân. Tài nguyên thiên nhiên còn bị khai thác bừa bãi, gây nguy cơ cạn kiệt hoặc quá ngưỡng phục hồi. Tốc độ công nghiệp hoá, sự gia tăng dân số và mức độ đô thị hoá nhanh đang gây áp lực lớn đối với môi trường v.v. Tất cả những vấn đề trên gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển bền vững của Thành phố Hải Phòng. Trước những khó khăn, thử thách trên con đường hoà nhập cùng cả nước, Hải phòng đã triển khai những giải pháp quan trọng, nhằm định hướng sự phát triển toàn xã hội theo hướng bền vững như ban hành Chỉ thị số 24/CT-TU của Thành uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ đảng đối với công tác bảo vệ môi trường Hải phòng trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng Chiến lược bảo vệ môi trường giai đoạn 2000-2010 (Quyết định số 519/QĐ-UB ngày 12/3/2002), Nghị quyết 22/NQ-TU về bảo vệ môi trường nhằm thực hiện nội dung bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên trong qui trình hoạch định chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội. Tiến hành nghiên cứu quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố Ngoài ra, để cải thiện chất lượng môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên và phòng chống ô nhiễm trong điều kiện khó khăn về tài chính, những năm qua Hải phòng đã huy động nhiều nguồn nội lực và sự hỗ trợ của quốc tế, chủ trương đa dạng hoá nguồn tài trợ tiến hành hàng loạt những công trình cấp, thoát nước, xử lý chất thải rắn. Hàng loạt những công trình nạo vét, cải tạo hồ ao, kênh mương trong khu đô thị được thực thi. Hải phòng thực hiện việc đổi mới công Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 27
  42. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG nghệ, di dời các doanh nghiệp ô nhiễm trọng điểm ra khỏi nội thành, đầu tư các khu công nghiệp tập trung, khu chế xuất. Bên cạnh đó, thành lập cơ quan quản lý môi trường, tiến hành các hoạt động giáo dục, tuyên truyền cộng đồng về bảo vệ môi trường đã góp phần cải thiện đáng kể chất lượng môi trường thành phố. Trong những năm đầu Thế kỷ 21 này, Hải Phòng hoà nhập tích cực với con đường phát triển bền vững của đất nước. Vì vậy, Hải phòng đồng thời phải thực hiện 2 mục tiêu lớn là: một mặt đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, duy trì nhịp độ phát triển kinh tế ở mức cao trong nhiều năm, mặt khác đảm bảo sao cho quá trình phát triển được nhanh, mạnh, bền vững. Trong quá trình này, những thách thức to lớn đang đặt ra trên con đường đi lên của Hải Phòng là: 2.5.1. Những vấn đề môi trường bức xúc chưa được giải quyết trong khi đó dự báo mức độ ô nhiễm tiếp tục tăng. Nguồn cấp nước, thoát nước bị đe dọa cạn kiệt và ô nhiễm: Nguồn nước thô cho các nhà máy cấp nước là nước mặt của hệ thống sông Rế, sông Giá và sông Đa Độ được dẫn về qua các kênh chuyên dùng và hiện đang bị đe doạ ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp. Hệ thống thoát nước của thành phố đã xuống cấp và không đủ khả năng đáp ứng yêu cầu thực tế của nhu cầu phát triển hiện nay. Diện tích các hồ điều hoà đang bị thu hẹp dần do lấn chiếm, do bị bồi lắng, do rác thải. Ô nhiễm công nghiệp đang ngày càng gia tăng: Hải Phòng có 5 khu công nghiệp tập trung đang hoạt động (Nomurra, Đình Vũ, Đồ Sơn. Tràng Duệ, Nam Cầu Kiền) với khoảng trên 18.000 cơ sở công nghiệp lớn nhỏ thuộc rất nhiều loại hình: sản xuất thực phẩm, sản xuất thép, đúc, thủ công, dệt len, các cơ sở sản xuất cơ khí, các cơ sở chế biến thuỷ sản, sản xuất xi măng, giấy, thép, bia, may mặc, đóng và sửa chữa tàu và thuỷ tinh. Các cơ sở công nghiệp này nằm xen kẽ trong khu dân cư đô thị, phần nhiều sử dụng công nghệ lạc hậu, thiếu không gian để phát triển và không có hệ thống xử lý, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tất cả nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất đều thải thẳng vào hệ thống thoát nước của Thành phố hoặc ao, hồ điều hoà, kênh, mương. 70% chất thải rắn thải ra được thu gom vận chuyển về bãi rác Thành phố. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 28
  43. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 2.5.2. Thách thức trong việc lựa chọn lợi ích trước mắt về kinh tế và lâu dài về môi trường và phát triển bền vững Các chính sách dường như đều đặt nặng về tăng trưởng, thực hiện các dự án, thu hút đầu tư. Hoạt động bảo vệ môi trường là nhằm hạn chế, khắc phục ô nhiễm và cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ và ngăn ngừa suy thoái môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường thường mâu thuẫn với phát triển. Để phát triển thành phố theo tinh thần Nghị quyết 32/NQ-TW, Hải Phòng sẽ có những hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên để sản xuất thành những sản phẩm cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và khi đó sẽ làm biến đổi môi trường, sinh thái. Thách thức là đẩy mạnh phát triển kinh tế xã hội thành phố nhưng làm sao để môi trường vẫn làm đầy đủ ba chức năng: Đảm bảo không gian sống với chất lượng tốt cho con người, cung cấp cho con người các loại tài nguyên cần thiết, tái xử lý các phế thải của hoạt động của con người. Trong cái đà phát triển đó, nếu có nói can ngăn xin mọi người hãy bình tĩnh để giữ gì tài nguyên, bảo vệ môi trường thì cũng chỉ tiếp thu ở một mức độ nào đó mà thôi. Ông bộ trưởng không đơn độc sao được khi các địa phương các ngành chạy theo chỉ tiêu tăng trưởng trong cuộc chạy gấp gáp đó tất nhiên chuyên bảo vệ môi trường rất khó có sự đồng hành. Trong thời gian tới, yêu cầu đối với Hải Phòng là tiếp tục đẩy mạnh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong điều kiện cơ sở hạ tầng hiện còn thấp kém, thiếu vốn, thiếu nguồn nhân lực có chất lượng, tiềm lực khoa học và công nghệ còn hạn chế nếu không ngăn chặn kịp thời dễ dẫn tới những hành vi chấp nhận, đánh đổi nhiều giá trị, lợi ích về môi trường để thực hiện các mục tiêu trước mắt đơn thuần về kinh tế. Đây là thách thức rất lớn đối với môi trường Hải Phòng, vì khi đã xảy ra theo chiều hướng này thì việc khắc phục sẽ rất tốn kém, thậm chí trong nhiều trường hợp không thể thực hiện được. 2.5.3. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lực bảo vệ môi trường của nhà nước và doanh nghịêp hạn chế: Tình trạng kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ở đô thị, nông thôn, vùng ven biển và hải đảo cũng như trang thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường ở các cơ sở sản xuất, đặc biệt của các cơ sở vừa và nhỏ của Hải Phòng còn rất lạc hậu và thấp kém. Nền kinh tế còn chậm phát triển nên những yêu cầu về phát Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 29
  44. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG triển bền vững ít có đủ điều kiện vật chất để thực hiện. Các nguồn đầu tư của Hải phòng chỉ được tập trung chủ yếu cho những công trình mang lại lợi ích trực tiếp mà ít có sự đầu tư cho tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Để giải quyết các vấn đề đang tồn tại về môi trường và hạn chế mức gia tăng ô nhiễm trong thời gian tới đòi hỏi phải có nguồn lực đầu tư rất lớn cho môi trường, trong khi khả năng tài chính của Nhà nước cũng như của các doanh nghiệp đều rất hạn hẹp. Cơ sở hạ tầng đô thị và công nghiệp (đặc biệt về BVMT như xử lý các công trình chất thải rắn, nước thải, chất thải nguy hại tập trung) còn rất hạn chế cho cả việc đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai. Công nghiệp môi trường chưa phát triển. Các khu CN tập trung chưa có hệ thống xử lý nước thải đã đi vào hoạt động, khai thác. Nền kinh tế còn chậm phát triển nên những yêu cầu về phát triển bền vững ít có đủ điều kiện vật chất để thực hiện. Các nguồn đầu tư của Hải Phòng chỉ được tập trung chủ yếu cho những công trình mạng lại lợi ích trực tiếp mà ít có sự đầu tư cho tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. 2.5.4. Gia tăng dân số, di dân tự do và nghèo. Tỷ lệ tăng dân số Hải Phòng vẫn ở mức khá cao, dự báo đến năm 2020 dân số Hải Phòng sẽ là 2,142 triệu (dân đô thị là 1,1 triệu). Sức ép dân số tiếp tục tăng, tình trạng thiếu việc làm, ô nhiễm do nhiều người còn nghèo, không có điều kiện cải thiện vệ sinh gia đình, do một số người sống quá thừa thãi, sử dụng lãng phí là những lực cản lớn trên con đường phát triển bền vững của Hải Phòng, đòi hỏi phải có chiến lược tài nguyên, môi trường phù hợp, đi đôi với chiến lược dân số và chiến lược tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. 2.5.5. Ý thức bảo vệ môi trường trong xã hội còn thấp: Nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường, hướng tới phát triển bền vững của một số nhà quản lý, các doanh nhân và cộng đồng còn chưa đầy đủ. Ý thức tự giác chấp hành Luật bảo vệ môi trường của các cấp chính quyền, các doanh nhân còn rất hạn chế dẫn tới tình trạng ô nhiễm công nghiệp kéo dài, chưa có hướng khắc phục. Hành vi gây ô nhiễm, mất vệ sinh môi trường trong các khu dân cư vẫn còn rất phổ biến do cộng đồng chưa có ý thức giữ gìn vệ sinh chung. Tư tưởng bao cấp còn rất nặng nề nên việc tham gia bảo vệ môi trường của các tổ chức, cá nhân trong xã hội còn rất hạn chế, đặc biệt trong công tác vệ Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 30
  45. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG sinh đô thị, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân hoá học trong Nông nghiệp, sử dụng phẩm màu trong chế biến thực phẩm. Nhận thức chưa đầy đủ về trách nhiệm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường của các chủ doanh nghiệp, chủ nguồn thải, kể cả của một số nhà quản lý và cộng đồng. 2.5.6. Tổ chức và năng lực quản lý về môi trường còn hạn chế: Hệ thống tổ chức quản lý môi trường từ Thành phố đến phường, xã, ở các ngành năng lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập cả về nhân lực, vật lực, trang thiết bị kỹ thuật và cả về cơ chế quản lý. Năng lực kiểm soát, khống chế, ngăn chặn ô nhiễm, suy thoái môi trường chưa đáp ứng yêu cầu dẫn tới ô nhiễm có nguy cơ tiếp tục gia tăng, chất lượng môi trường tiếp tục xấu đi, tài nguyên sinh thái và đa dạng sinh học tiếp tục bị đe doạ ngày càng tăng. Việc phân cấp quản lý môi trường giữa thành phố và các quận, huyện, thị xã còn chưa được thực hiện, còn nhiều nhiệm vụ quản lý chưa thể triển khai của cơ quan quản lý cấp thành phố, đối tượng cần phải quản lý còn rất nhiều trong khi các quận, huyện, thị xã, các tổ chức xã hội chưa được tham gia. Thể chế và hệ thống quản lý về bảo vệ môi trường, đặc biệt về quản lý và phát triển đô thị, công nghiệp chưa đủ, chưa đồng bộ, chưa đáp ứng yêu cầu về quản lý và phát triển. 2.5.7. Hội nhập quốc tế ngày càng cao về môi trường: Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế trong đó có tự do thương mại hoá đã, đang và sẽ đặt nền kinh tế mới phát triển của Việt Nam nói chung, Hải Phòng nói riêng trước một cuộc cạnh tranh phát triển không cân sức. Những hạn chế về tài chính buộc Hải Phòng phải khai thác mọi nguồn nội lực và điều này sẽ gây áp lực mạnh mẽ đối với tài nguyên và môi trường, đặc biệt bối cảnh Quốc tế và khu vực trong thời gian gần đây có nhiều diễn biến không thuận lợi. Những dòng chất thải, rác thải, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường, tiêu tốn nguyên, nhiên vật liệu và tài nguyên sẽ theo dòng toàn cầu hoá nhập khẩu vào Hải Phòng, sẽ tác động mạnh đến hành vi của con người, trở thành những thách thức đối với môi trường Hải Phòng, một thành phố cảng có giao lưu rộng rãi với Quốc tế. Sức ép và nguy cơ nhập khẩu chất thải qua cửa khẩu Hải Phòng đang ngày một gia tăng. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 31
  46. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 2.5.8. Cạnh tranh sản xuất gay gắt Việc đầu tư ồ ạt các loại hình công nghệ thấp (VD: đóng tàu, SX thép, da giày, SX điện, phân bón DAP ) dẫn tới sự biến đổi theo chiều hướng xấu của nhiều thành phần môi trường (nước, không khí, đất ), đặc biệt trong khu vực đô thị. Ô nhiễm do nhiều người còn nghèo đói, do một số người sống quá thừa thãi gây lãng phí tài nguyên từ thiên nhiên, làm phát sinh nhiều chất thải Nếu như không có các nhà đầu tư đến lấp đầy các khu công nghiệp thì không thể giải quyết được việc làm, thu được các loại thuế. Nếu như khói nhà máy không tỏa nghịt trời thì làm sao có thành tích công nghiệp hóa. Đây thự sự là sức ép phát triển, buộc phải hy sinh môi trường và tài nguyên. 2.5.9. Tài nguyên thiên nhiên Tài nguyên thiên nhiên đang bị đe doạ, gây cạn kiệt hoặc quá ngưỡng phục hồi của một số loài đặc hữu tại các vùng nhạy cảm (Cát Bà, Đồ sơn, Tràng kênh ), tình trạng khai thác khoáng sản rắn như đá vôi, cát sỏi lòng sông (An Sơn-Lại Xuân; cửa sông Cấm-Văn Úc, Bạch Đằng, Nam Đình Vũ ) Tình trạng quản lý và khai thác tại các mỏ sét hiện còn rất nhiều bất cập, thiếu tính thống nhất. Ranh giới phân chia mỏ không rõ ràng. Các mỏ sét khác đều khai thác theo phương pháp thủ công, phục vụ cho hầu hết là các lò nung truyền thống. Việc quản lý các mỏ sét này do chính quyền địa trực tiếp quản lý, nên việc giảm thiểu các ảnh hưởng về khí thải, khói bụi và an toàn mỏ cũng như việc bảo vệ môi trường dường như đã không được chú trọng. Tại các khu vực khai thác đá vôi (Tràng Kênh, Lại xuân, Liên Khê, An Sơn, Gia Đước ) nhiều đối tượng đang khai thác rất tuỳ tiện, không theo quy trình quy phạm, vấn đề an toàn lao động trong khâu khoan và nổ mìn rất khó quản lý. Chỉ riêng xã Lại Xuân có 16 điểm khai thác, mỗi ngày tiêu thụ khoảng 6000m3 đá núi tự nhiên. Đoạn sông Đá Bạc tại Phi Liệt đang thu hẹp dần, hiện lòng sông chỉ còn khoảng 35 - 40m do chất thải rắn và mạt đá từ các mỏ đổ thải trực tiếp vào khúc sông này gây nên tình trạng thắt cổ chai. Với tốc độ phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng như hiện nay, tài nguyên đá vôi của Hải Phòng đang bị giảm khá nhanh, đã có những núi đá đã biến mất trong thời gian qua. Nếu không có biện pháp khai thác tiết kiệm, hợp lý, đá vôi Hải Phòng sẽ không còn trong tương lai gần. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 32
  47. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Tình trạng khai thác cát lòng sông, ven biển bừa bãi như hiện nay đã tạo ra những mối đe doạ cho hệ thống các đê, gây ra hiện tượng sa bồi, sói lở bất thường tại các dòng sông. Rừng bị tàn phá từng giờ, lâm tặc ngang nhiên tấn công kiểm lâm, giết kiểm lâm và sĩ quan biên phòng. Trước đây rừng bị phá là do dân nghèo đi kiếm cái ăn, ngày nay rừng bị phá không phải vì chống đói mà làm giàu cho những kẻ làm ăn bất chính. Khắp nơi từ thành phố đến nông thôn, quán ăn đặc sản thịt rừng mọc lên như nấm. Đau lòng hơn là ở những hàng quán đắt tiền đó có không ít cán bộ quan chức. Họ ăn thịt thú rừng, uống rượu ngoại và chia vui sự giàu có của nhau. Nếu lúc đó có ai can ngăn không ăn thịt rừng để bảo vệ môi trường và giữ gìn các loài thú quý hiếm thì đó là tiếng nói lạc lõng. 2.5.10. Trình độ khoa học, công nghệ : của công nghiệp Hải Phòng phần lớn còn ở mức trung bình, kể cả những dự án phát triển công nghiệp mới trong những năm gần đây dẫn tới gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng tại một số cụm công nghiệp cũ trong khu vực nội thành, khu công nghiệp mới đang hình thành (Đồ Sơn, Đình Vũ, Tân Liên, Quán Toan, Minh Đức-Bến Rừng ). Việc hiện đại hoá chỉ mới tiến hành trong một số ngành, một số lĩnh vực. Sự thiếu hụt công nghệ hiện đại, công nghệ thân môi trường, áp dụng sản xuất sạch, tiết kiệm năng lượng còn hạn chế là một thách thức không nhỏ và không dễ vượt qua. Và điều tất yếu phải xảy ra, một khi khu công nghiệp tràn lan vượt quá sự kiểm soát về bảo vệ môi trường thì các dòng sông bị bức tử, môi trường sống bị hủy hoại từng ngày và chuyện của Vedan VN hay Hyundai Vinashin với hạt nix chỉ là một “con tép” trong cuộc tận diệt môi trường mà đất nước ta đang phải gánh. 2.5.11. Sức ép dân số Dân số tiếp tục tăng, tình trạng thiếu việc làm, một số giá trị văn hoá, đạo đức xã hội truyền thống tốt đẹp đang bị biến dạng, các tệ nạn xã hội như ma tuý, tham nhũng chưa được ngăn chặn có hiệu quả Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 33
  48. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG 2.5.12. Những vấn đề môi trường toàn cầu, đặc biệt những ảnh hưởng do biến đổi khí hậu đang tác động tới môi trường và thiên tai ở Việt Nam và Hải phòng. Những nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm. Sau 20 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Hải Phòng đã đạt được những thành tựu đáng kết về phát triển kinh tế xã hội: giá trị tổng sản phẩm xã hội (GDP) tăng trưởng với tốc độ cao, sản xuất công nghiệp, nông lâm thuỷ sản tiếp tục được phát triển. Môi trường được cải thiện ở một số khu vực, chất lượng cuộc sống của cộng đồng được nâng lên một bước. Song, so với yêu cầu thực tế và nhu cầu phát triển sắp tới của thành phố trong thế kỷ 21, hoạt động bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên cần được quan tâm đầu tư cao hơn nữa mới có khả năng xây dựng Hải Phòng trở thành phố Xanh-Sach- Đẹp, theo hướng phát triển bền vững. 2.6. Một số hoạt động quản lý môi trƣờng nông thôn của thành phố Hải Phòng. Tại lễ mít tinh hưởng ứng Ngày môi trường thế giới 5-6-2009, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên-Môi trường Phạm Khôi Nguyên nhấn mạnh: Hải Phòng là thành phố cảng, cửa ngõ hướng biển của vùng Đông Bắc, nơi tập trung các hoạt động phát triển như khu công nghiệp, khu chế xuất, các hoạt động dịch vụ và đô thị hóa, sản xuất nông nghiệp, du lịch biển-đảo, nuôi trồng thủy sản và hàng hải, Cho nên, hơn bất cứ địa phương nào, Hải Phòng cũng phải đối mặt với nhiều vấn đề môi trường phát sinh, vấn đề biển, đảo Trong điều kiện khó khăn về tài chính, để cải thiện chất lượng môi trường, sử dụng hợp lý tài nguyên và phòng chống ô nhiễm, những năm qua, thành phố huy động nhiều nguồn nội lực và sự hỗ trợ của quốc tế, chủ trương đa dạng hoá nguồn tài trợ tiến hành hàng loạt công trình cấp, thoát nước, xử lý chất thải rắn. Hàng loạt công trình nạo vét, cải tạo hồ ao, kênh mương trong khu đô thị được tiến hành. Tỷ lệ chi ngân sách cho sự nghiệp môi trường vượt mức 1% theo quy định. Ngân sách chi cho sự nghiệp bảo vệ môi trường năm 2007 là 126,54 tỷ đồng, tăng 125% so với năm 2006; năm 2008 chi gần 98 tỷ đồng. Ưu tiên đầu tư nghiên cứu cơ bản, ứng dụng công nghệ mới về bảo vệ môi trường quan trọng như điều tra thống kê chất thải, xử lý chất thải, hỗ trợ hoạt động tái chế, xử lý, chất thải, hỗ trợ xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; quản lý khu dự trữ sinh quyển và bảo vệ rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu, Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 34
  49. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG quản lý thông tin dữ liệu về môi trường; quản lý hệ thống quan trắc, phân tích môi trường. Thành phố tiếp tục thực hiện chính sách khuyến khích các doanh nghiệp áp dụng cơ chế phát triển sạch hơn và chương trình tiết kiệm năng lượng với mức hỗ trợ bình quân 30-50 triệu đồng/doanh nghiệp cho hơn 19 doanh nghiệp và hỗ trợ nhiều doanh nghiệp khác. Hệ thống quan trắc môi trường do Trung tâm quan trắc môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường quản lý tiếp tục được đầu tư với 11 trạm quan trắc cố định, 12 trạm quan trắc mặt nước được đặt tại các khu vực có nguy cơ ô nhiễm môi trường cao như các khu công nghiệp; 1 phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO-EEC/17025. Đẩy nhanh phát triển nhưng vẫn bảo đảm bảo vệ môi trường, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên là bài toán khó không chỉ với thành phố mà của chung nhiều quốc gia. Với những nỗ lực và sự quan tâm đặc biệt, thành phố từng bước giải quyết hài hòa mục tiêu giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường. Trước thực trạng rác thải sinh hoạt đang ngày càng gia tăng tại khu vực ngoại thành của TP, chính quyền các cấp đã quan tâm phối hợp để giải quyết, giảm thiểu tối đa ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt. UBND các huyện đã có những giải pháp đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong vệ sinh môi trường, huy động tối đa nguồn nhân lực và vật chất trong nhân dân, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp đóng trên địa bàn mình chung tay bảo vệ môi trường. Để giải quyết tình trạng này, hiện nay, tất cả các xã và các huyện trên địa bàn nông thôn Hải Phòng đều áp dụng ba phương thức xử lý truyền thống như đem đốt, chôn lấp và tái chế. Ngoài ra, với loại rác thải không thể áp dụng được một trong ba phương thức xử lý trên, các xã thường đưa về tập kết ở bãi rác tập trung. Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia 2010 và định hướng đến 2020 đã xác định xã hội hóa bảo vệ môi trường là một trong 8 giải pháp trọng tâm để đạt được các mục tiêu về môi trường. Thực hiện chiến lược, Hải Phòng đã huy động mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, các tổ chức xã hội và cộng đồng tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, trong đó, thí điểm mô hình xã hội hóa thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải nông thôn tại xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 35
  50. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Theo số liệu báo cáo của các huyện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổng hợp, tỷ lệ thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn các huyện thuộc TP đạt khoảng 56,57%. Đối với Chương trình xây dựng Nông thôn mới, tiêu chí số 17 về môi trường là nội dung rất quan trọng và cần có sự tập trung cao. Tuy nhiên, ở hầu hết các xã, chưa có đơn vị chuyên môn nào làm công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải. Việc vệ sinh môi trường chủ yếu mang tính tự phát ở các xóm, thôn. Thiết bị, dụng cụ lao động hầu hết là do tự trang bị, số lượng thiếu, chất lượng lạc hậu, không có xe thu rác chuyên dụng, người lao động không được trang bị bảo hộ, quản lý manh mún, kém chuyên nghiệp. Rác tập kết tự phân hủy ở nhiều nơi, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến canh tác nông nghiệp, phát triển chăn nuôi và sức khỏe người dân Để giải quyết căn bản vấn đề môi trường rác thải nông thôn và triển khai nhân rộng, ngày 22/11/2011, UBND TP.Hải Phòng có công văn số 7280/UBND-NN về việc làm điểm môi trường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt tại xã Phù Ninh, huyện Thủy Nguyên. Theo đó, Cty CP môi trường Thành Vinh trực tiếp triển khai thực hiện. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 36
  51. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG CHƢƠNG 3: CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM CHÍNH ĐỐI VỚI MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN HẢI PHÕNG Các chất thải ngày càng nhiều và phong phú hơn, trong khi đó các biện pháp xử lý thì kém hiệu quả cùng với sự không quan tâm một cách chính đáng đã làm cho môi trường ngày một tồi tệ hơn. Vì vậy, bảo vệ môi trường đang là một vấn đề cấp bách.Dựa trên những bất cập trên tôi quyết định chọn đề tài “Vấn đề ô nhiễm môi trường nông thôn ở Hải Phòng” để thấy rõ hơn về thực trạng ô nhiễm môi trường ở nông thôn. Môi trường nông thôn Hải Phòng còn nhiều tồn tại, tập trung ở một số vấn đề chủ yếu : 3.1.Ô nhiễm môi trƣờng do hoạt động sản xuất nông nghiệp 3.1.1. Thực trạng Trước tiên dẫn đến trình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay là do việc lạm dụng và sử dụng không hợp lý các loại hoá chất trong sản xuất nông nghiệp. Thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) gồm: Thuốc trừ sâu; thuốc trừ nấm; thuốc trừ chuột; thuốc trừ bệnh; thuốc trừ cỏ. Các loại này có đặc điểm là rất độc đối với mọi sinh vật; Tồn dư lâu dài trong môi trường đất - nước gây ra ô nhiễm; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất, nước. Hàng năm trong sản xuất nông nghiệp nước ta và các nước trên thế giới sâu bệnh, chuột, cỏ dại là mối đe dọa lớn.Nếu không tổ chức phòng trừ tốt chúng có thể gây tổn thất nghiêm trọng đến năng suất cây trồng và chất lượng nông sản thiệt hại do các loại sinh vật gây nên đối với cây trồng trên đồng ruộng có thể làm giảm 20-50% năng suất cây trồng. Để phòng trừ sâu bệnh người dân sử dụng rất nhiều biện pháp, trong đó sử dụng thuốc bảo vệ thực vật là phổ biến nhất. . Đặc biệt ở rau xanh, sâu bệnh có thể làm tổn thất trung bình từ 10 - 40% sản lượng nên đầu tư cho thuốc BVTV sẽ mang lại lợi nhuận trên 5 lần. Chính vì vậy, lượng thuốc BVTV sử dụng cho rau thường quá mức cho phép. Điều này dẫn đến ô nhiễm đất, nước. Cuối những năm 1960, chỉ có khoảng 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay là 100% với trên 1.000 chủng loại Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 37
  52. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG thuốc, trong đó nhiều loại thuốc có độc tính cao. Những năm gần đây, do thâm canh tăng vụ, tăng diện tích cũng như do thay đổi cơ cấu giống cây trồng nên tình hình sâu bệnh diễn biến phức tạp hơn. Vì vậy số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng cũng tăng lên. Trong sản xuất nông nghiệp, Hải Phòng đã sử dụng trung bình một vụ sử dụng khoảng 300 kg đạm, 600 kg lân, 100 kg kali và 10 tấn phân chuồng cho 1 ha lúa và một khối lượng lớn thuốc trừ sâu, trung bình một vụ lúa phun thuốc 2 - 3 lần. Việc sử dụng nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ trong nhiều năm đã và đang gây ô nhiễm nguồn nước, đất; gia tăng tồn dư thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản, thực phẩm, gây nhiễm độc và ngộ độc cho người và các sinh vật. Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được nguyên liệu thuốc BVTV mà phải nhập khẩu để gia công hoặc nhập khẩu thuốc thành phẩm bao gói lớn để sang chai đóng gói nhỏ tại các nhà máy trong nước. Tình trạng các thuốc BVTV tồn đọng không sử dụng, nhập lậu bị thu giữ đang ngày càng tăng lên về số lượng và chủng loại. Điều đáng lo ngại là hầu hết các loại thuốc BVTV tồn đọng này được lưu giữ trong các kho chứa tồi tàn hoặc bị chôn vùi dưới đất không đúng kỹ thuật nên nguy cơ thấm và rò rỉ vào môi trường là rất đáng báo động. Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, xuất hiện nguồn rác thải gây nguy hại đến môi trường. Đó là các túi nhựa, chai, lọ đựng thuốc trừ sâu, phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. Hầu hết, loại này sau khi sử dụng xong đều được bỏ lại trên đồng ruộng hoặc trong kho chứa, không được thu gom, xử lý. Theo số liệu của các phòng Nông nghiệp &PTNT huyện thuộc thành phố Hải Phòng thì bình quân 1 vụ lúa phun 3 - 4 lần thuốc trừ sâu bệnh, 1 lần thuốc trừ cỏ và 1 đến 2 lần thuốc dưỡng, tương đương trên 2,5 lít thuốc các loại/ha. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ qua cây trồng chỉ 20% - 30%, bốc hơi 15 - 20%, còn lại thấm vào đất và hòa vào nước. Cây lúa bây giờ gần như được "tắm" trong thuốc hóa học. Từ giai đoạn ngâm ủ đã có thuốc, gieo sạ xong là thuốc trừ sâu, rầy, rồi thuốc trừ nấm bệnh Trong chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường, hàng năm tỉnh luôn dành nguồn kinh phí để khắc phục ô nhiễm môi trường do thuốc BVTV tồn lưu trên địa bàn, nhưng nguồn kinh phí vẫn còn rất hạn chế. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 38
  53. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Do ý thức chủ quan nên việc sử dụng “nông dược” quá nhiều, tràn lan, bừa bãi là nguyên nhân chính gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường nước, không khí, đất ảnh hưởng đến môi trường sống của con người, sinh vật có ích khác Do vậy, thuốc BVTV là con dao hai lưỡi, sử dụng đúng đắn, biết phối hợp với các biện pháp phòng trừ khác thì thuốc là một vũ khí lợi hại không thể thiếu trong một nền sản xuất nông nghiệp tiên tiến, đem lại lợi ích cho nông dân. Ngược lại, nếu ỷ lại vào thuốc BVTV, dùng không đúng kỹ thuật sẽ để lại những hậu quả tai hại trước mắt và lâu dài. Trong quá trình sử dụng thuốc BVTV và phân bón hóa học, một lượng đáng kể thuốc và phân không được cây trồng tiếp nhận được xả thẳng ra môi trường thông qua các kênh, sông trục tiêu của 2 hệ thống thủy lợi Bắc và Nam, gây ô nhiễm môi trường mặt nước, đất; cùng với đó hầu hết lượng vỏ bao thuốc BVTV chưa được thu gom xử lý hợp vệ sinh, xả trực tiếp ra môi trường. Một bộ phận bà con nông dân vẫn đơn giản nghĩ vỏ chai, túi đựng thuốc BVTV là một loại rác thải thông thường, không có hại nên việc vứt bỏ chúng ở đâu cũng không quan trọng. Khi được hỏi vì sao vứt bỏ vỏ thuốc trừ sâu ngay tại ruộng, ông Nguyễn Văn Trung, xã Bát Trang, huyện An Lão bộc bạch: Tôi cũng đã được tuyên truyền và biết tác hại của túi đựng thuốc đối với môi trường sống nhưng vì vội quá nên tiện tay “xả thẳng” ra bờ ruộng. Thuốc bảo vệ thực vật là các loại hoá chất do con người sản xuất ra để trừ sâu bệnh và cỏ dại có hại cho cây trồng. Thuốc bảo vệ thực vật được phân thành hai loại chính là thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ. Các loại thuốc này có ưu điểm là diệt sâu bệnh, cỏ dại nhanh, sử dùng lại đơn giản, nên được nông dân ưa thích. Nhưng thuốc bảo vệ thực vật cũng có rất nhiều tác hại, đó là: a. Đối với môi trường Đối với môi trường xung quanh, thuốc bảo vệ thực vật diệt cả những côn trùng và động vật hữu ích cho con người, có thể làm biến đổi thế cân bằng tự nhiên của hệ sinh thái gây ô nhiễm đất, nước, không khí. Các thuốc trừ sâu tồn dư lâu, không bị phân hủy ở trong đất và trong nước có thể làm cho động vật, cây trồng sống ở đó bị nhiễm thuốc lâu dài, con người ăn các sản phẩm trồng trọt và chăn nuôi bị nhiễm thuốc trừ sâu hằng ngày một cách gián tiếp, lâu ngày sẽ có hại cho sức khỏe. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 39
  54. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Một số loại thuốc trừ sâu có tính năng hoá học ổn định, khó phân huỷ, nên sẽ tích luỹ trong môi trường. Sau nhiều lần sử dụng lượng tích luỹ này có thể cao đến mức gây độc cho môi trường đất, nước, không khí và con người. Do thuốc tồn đọng lâu không phân huỷ, nên có thể theo nước và gió phát tán tới các vùng khác, theo các loài sinh vật đi khắp mọi nơi. Thuốc diệt cỏ được dùng ở mức ít hơn. Tuy nhiên do có tính độc, chúng cũng gây nên những tác hại tới môi trường giống như thuốc trừ sâu. Hàm lượng thuốc BVTV từ các ruộng lúa và quá trình vệ sình bình phun của nông dân đổ trực tiếp ra các kênh rạch, ao hồ sông ngòi gây ô nhiễm nguồn nước mặt. *Gây ô nhiễm nguồn nước: Thuốc trừ sâu gây ô nhiễm nguồn nước, gây ngộ độc cho động vật thủy sinh. Một số loại thuốc trừ sâu thường biến đổi sau khi sử dụng thành một hoặc nhiều chất chuyển hóa bền vững và độc hơn loại thuốc trừ sâu sử dụng ban đầu. Trước những năm 1940, phần lớn thuốc trừ sâu là các hợp chất của arsen, thủy ngân, đồng hoặc chì. Các chất này không dễ tan trong nước và dư lượng của chúng tồn trữ trong thực phẩm. Thuốc trừ sâu hữu cơ tổng hợp bao gồm các hydrocarbon có chứa clo như DDT, aldrin, dieldrin, chlordane, heptachlor, lindane, dendrin và toxaphene. Do đặc tính khó tan trong nước và có khuynh hướng gắn kết với các hạt đất theo con đường hóa học, thường xuyên phát hiện các hợp chất này làm ô nhiễm nguồn nước mặt. *Gây ô nhiễm đất: Thuốc trừ sâu gây tồn đọng trong đất làm đất bị nhiễm độc, gây chết các vi sinh vật có lợi trong đất; đất trở nên chua hóa nhanh, chai cứng, giảm năng suất cây trồng. Các loại thuốc trừ sâu từ các hợp chất hydrocarbon có chứa clo được kiểm soát chặt chẽ hơn trước đây, chúng vẫn duy trì một mối nguy do nhiều loại thuốc phân hủy rất chậm và có thể làm ô nhiễm đất trong một thời gian rất dài. *Gây ô nhiễm không khí: Mùi thuốc trừ sâu từ đồng ruộng lan tỏa trong không khí được gió đưa vào các khu dân cư, người dân hít phải thuốc sâu dễ bị nhức đầu, ho, viêm đường hô hấp Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 40
  55. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Bên cạnh đó tình trạng người dân đốt rơm dạ sau những vụ mùa tạo ra một lượng lớn khói bụi vào môi trường không khí. b. Đối với sức khỏe con người và sinh vật. , ung thư. Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao. Trong quá trình dùng thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả, hoặc dính bám chặt trên lá, quả. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị ngộ độc tức thời đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ, từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Do trình độ hạn chế, một số nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ sâu, có người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo, nên đã gây nên những trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thương do ăn nhầm phải thuốc. Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu, mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt. Khi thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong thực phẩm vào cơ thể qua con đường ăn uống, chúng có thể bị loại bớt theo khí thở, theo phân hoặc nước tiểu, tuy nhiên không thể tránh khỏi sự chuyển hóa các chất độc hại này ở trong gan. Một số thuốc bảo vệ thực vật chuyển hóa thành những sản phẩm ít độc hơn, dễ hòa tan trong nước hơn thì sẽ dễ dàng bị loại bỏ, nhưng cũng có những loại hóa chất lại tạo thành những chất trao đổi trung gian độc hơn (như paration chuyển thành paraoxon), tích lũy trong một số cơ quan hoặc mô mỡ gây tổn thương và kèm theo các triệu chứng ngộ độc nguy hiểm. Thuốc bảo vệ thực vật có trong thức ăn, đồ uống với lượng lớn có thể gây ngộ độc cấp tính gây rối loạn tiêu hóa (nôn mửa, tiêu chảy), rối loạn thần kinh (nhức đầu, hôn mê, co giật hoặc co cứng cơ ), trụy tim mạch, suy hô hấp rất dễ dẫn dến tử vong. Những trường hợp ngộ độc mãn tính do tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật hoặc tồn dư trong thực phẩm sử dụng với lượng nhỏ nhưng tích lũy lâu ngày cũng có thể gây các tổn thương ở đường tiêu hóa, hô hấp, tim mạch, thần kinh, rối loạn hệ thống tạo máu, ảnh hưởng tới chức năng gan, thận. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 41
  56. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Các hợp chất của thuốc bảo vệ thực vật chứa nguyên tố clo (như monito, DDT, 2,4D ) và các loại thuốc nhập lậu của Trung Quốc đã bị cấm sử dụng do chứa hàm lượng độc tố cao, bền vững trong môi trường (có những loại hợp chất phải trên 15 năm mới bị phân hủy hết trong điều kiện tự nhiên), nhưng chúng lại có tác dụng tiêu diệt sâu bệnh gây hại trên các loại cây trồng nên những loại thuốc này vẫn được nông dân dùng phun trừ các loại dịch hại. Nhóm thuốc bảo vệ thực vật có chứa clo khi phun cho rau quả sẽ tạo thành hợp chất perexit rất độc hại cho người sử dụng vì nó không có mùi, không vị nên rất khó phát hiện. Ngoài ra, các hợp chất thuốc bảo vệ thực vật có chứa phospho (hợp chất lân hữu cơ) rất độc hại với hệ thần kinh và cơ quan nội tạng của động vật và con người. Khi ăn phải các loại rau quả có chứa các hóa chất độc hại này thì cơ thể con người không có khả năng đào thải qua đường tiêu hóa mà các hóa chất này sẽ được tích lũy dần trong các mô mỡ, gan và tủy sống gây nhiều bệnh tật nguy hiểm. Các hóa chất bảo vệ thực vật độc hại không chỉ được người nông dân phun trừ sâu bệnh, cỏ dại trên rau quả mà còn được dùng trong bảo quản, lưu trữ rau quả khi vận chuyển nhằm tránh bị thối hỏng Những hóa chất này khi tích lũy trong cơ thể đến một liều lượng nhất định có thể gây đột biến gen ở một số bộ phận trong cơ thể con người làm cho một số tế bào phát triển bất thường, đây là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh ung thư. Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. 3.1.2. Nguyên nhân *Trước hết phải kể đến nguyên nhân từ nhận thức, ý thức, tập quán canh tác của người dân. - Một bộ phận bà con nông dân vẫn đơn giản nghĩ vỏ chai, túi đựng thuốc BVTV là một loại rác thải thông thường, không có hại nên việc vứt bỏ chúng ở đâu cũng không quan trọng. Vì vậy vỏ bao bì thuốc BVTV được người dân vứt ngay tại các bờ ruộng sau khi phun . Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 42
  57. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG -Trong hoạt động nông nghiệp, còn tồn tại tập quán sử dụng phân bắc, phân chuồng tươi vào canh tác., phân tươi gây ô nhiễm môi trường đất, nước và ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. -Sử dụng không đúng kỹ thuật : Bón phân không cân đối, nặng về sử dụng phân đạm; Chất lượng phân bón không đảm bảo, các loại phân bón N - P - K, hữu cơ vi sinh, hữu cơ khoáng do các cơ sở nhỏ lẻ sản xuất trôi nổi trên thị trường không đảm bảo chất lượng đăng ký, nhãn mác bao bì nhái, đóng gói không đúng khối lượng đang là những áp lực chính cho nông dân và môi trường đất. -Phải khẳng định rằng có đến trên 90% số người làm nông nghiệp hiện nay đã và đang sử dụng thuốc trừ cỏ. Tuy nhiên, nhận thức của người dân về tác hại của loại thuốc này chưa cao nên việc sử dụng thuốc còn tràn lan, chưa đúng cách và không đảm bảo thời gian cách ly của từng loại thuốc. Đó là một trong những nguyên nhân chính gây hại của thuốc trừ cỏ tới sức khỏe và môi trường sống. -Trong tự nhiên có rất nhiều loại sâu hại khác nhau, có loại sâu ẩn núp dưới lá, có loại đục vào thân cây, có loại lại chui vào đất, nên phải dùng nhiều loại thuốc khác nhau để tiêu diệt chúng. Việc này gây khó khăn cho người sử dụng, nhất là những người nông dân có trình độ văn hoá thấp. Nhiều người chỉ thích mua thuốc rẻ để phun, không cần biết phạm vi tác dụng của chúng ra sao. Có người hay phun quá liều chỉ dẫn để cho "chắc ăn", làm tăng lượng thuốc thừa tích đọng trong đất và nước. *Nguyên nhân thứ hai là do việc quản lý thuốc BVTV còn nhiều bất cập và gặp nhiều khó khăn. - Hàng năm khoảng 10% khối lượng thuốc được nhập lậu theo đường tiểu ngạch. Số này rất đa dạng về chủng loại, chất lượng không đảm bảo và vẫn lưu hành trên thị trường. -Một lượng lớn thuốc BVTV tồn đọng tại các kho thuốc cũ, hết niên hạn sử dụng còn nằm rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước. Theo Trung tâm Công nghệ xử lý môi trường, Bộ Tư lệnh Hoá học (2004), trong khoảng hơn 300 tấn thuốc BVTV tồn đọng có nhiều chất nằm trong số 12 chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 43
  58. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG -Việc bảo quản thuốc BVTV còn rất tuỳ tiện, không có nơi bảo quản riêng, nhiều hộ để thuốc BVTV trong nhà, trong bếp và trong chuồng nuôi gia súc. *Thứ ba là do sự thờ ơ của các cấp chính quyền địa phương trong việc tuyên truyền và xử lý vi phạm gây ô nhiễm. Nói tóm lại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ không chỉ có tác dụng tích cực bảo vệ mùa màng, mà còn gây nên nhiều hệ quả môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ sinh thái và con người. Do vậy cần phải thận trọng khi dùng thuốc và phải dùng đúng liều, đúng loại, đúng lúc theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. 3.2. Ô nhiễm môi trƣờng nông thôn do hoạt động sinh hoạt của con ngƣời 3.2.1.Thực trạng Theo đánh giá của Tổng cục Môi trường-Bộ Tài nguyên và Môi trường: Chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực nông thôn phát sinh chủ yếu từ các hộ gia đình, nhà kho, chợ, trường học, bệnh viện, cơ quan hành chính Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt là chất hữu cơ dễ phân hủy (có tỷ lệ chiếm tới 65% chất thải sinh hoạt gia đình ở nông thôn), còn lại là các loại chất thải khó phân hủy như túi nilông, thủy tinh. Khi nói đến rác, nhiều người thường nghĩ đó là vấn đề cấp bách của đô thị hay các thành phố lớn. Điều đó đúng nhưng chưa đủ. Với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, nhất là kỹ thuật sản xuất, đóng gói bao bì, nhiều loại giấy, hộp đóng gói chủ yếu bằng ni lông, nhựa, thiếc rất tiện lợi góp phần làm thay đổi phong cách và tập quán sống của nhiều người dân cư nông thôn đến thành thị. Về nông thôn, chúng ta dễ dàng nhận thấy ven làng, các bờ sông, con ngòi, các túi rác, có khi là cả một tải rác hay đống rác “tự do nhảy dù” chẳng có người nào thu gom, mới đầu còn là một túi rác nhỏ, dần dà chúng “tập kết” thành đống lớn dần lên qua từng ngày tạo nên cảnh quan “lạ mắt” ven đường làng, mương máng, có khi còn làm tắc dòng chảy. Bên cạnh đó rác thải ở các chợ quê đã đến hồi báo động, các đống rác được chất đống lưu cữu rất nhiều ngày, ngay gần khu dân cư, bốc mùi ô uế. Theo nghiên cứu mới đây của Trung tâm KHXH&NV Hải Phòng, mỗi ngày, một người dân ở khu vực nông thôn Hải Phòng thải ra 0,6 kg rác. Dự báo, con số này sẽ tăng lên 1 kg/người/ngày vào năm 2020. Hiện nay, tổng khối Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 44
  59. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG lượng rác thải phát sinh từ các huyện đã bằng 75% tổng rác thải phát sinh hàng ngày của các quận trong thành phố. Thành phần rác thải ở khu vực nông nghiệp, nông thôn vừa giống rác thải khu vực nội đô, nhưng khác ở chỗ có nhiều loại rác thải độc hại hơn. Theo UBND TP.Hải Phòng, chỉ riêng rác thải sinh hoạt của bảy huyện ngoại thành hiện đã gần 700 tấn/ngày. Dự báo đến năm 2020, con số này sẽ tăng lên 1.100 tấn/ngày. Do tập quán sinh sống nông thôn Hải Phòng còn tồn tại khá phổ biến loại hình hố xí cầu và hố xí hai ngăn với mục đích lấy phân bón ruộng, bón cho cây trồng và nuôi thả cá. Năm 2011 tỷ lệ số hộ dân sử dụng hố xí hợp vệ sinh ở nông thôn Hải Phòng mới chỉ đạt 28%, như vậy khoảng xấp xỉ 72% số hộ dân ở vùng nông thôn Hải Phòng vẫn còn sử dụng loại hình hố xí cầu, hố xí hai ngăn, là loại hố xí không hợp vệ sinh và làm ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường nông thôn. *Những “điểm đen’’ về rác thải sinh hoạt Thủy Nguyên là một trong những "điểm nóng" về rác thải sinh hoạt của TP. Ước tính mỗi ngày có khoảng 70 tấn rác thải sinh hoạt tương đương với trên 135 m3 rác được xả ra trong một ngày, trong số này có gần 30% số rác được vận chuyển ngay, số còn lại một phần được chuyển tới các hố chôn rác của các thôn và phần lớn nằm trên các ga rác hay ven đường hàng tháng mới được thu gom vận chuyển. Rác thải lưu cữu từ ngày này sang ngày khác bên đường gây ô nhiễm cho người dân nơi đây. Hiện nay ở xã Thiên Hương, huyện Thủy Nguyên, các ga rác đã chật kín, rác thải được đổ tràn ra ven đường dài hàng trăm mét, số rác này đang trong quá trình phân hủy, nước chảy ra đen kịt và bốc mùi xú uế khiến ai đi qua đây đều bức xúc. Đặc biệt, vấn đề ô nhiễm môi trường cũng xảy ra trên địa bàn huyện Tiên Lãng - “điểm đen" về rác thải sinh hoạt hiện nay. Lượng rác thải sinh hoạt xả ra thì lớn, hàng ngày hơn 240 m3 rác thải được tập kết, số rác này chủ yếu được chôn lấp, một số hộ gia đình thiếu ý thức còn vứt rác xuống các mương, kênh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Đáng chú ý nhất là ở các xã như Kiến Thiết, Trấn Hưng, Hùng Thắng, Tiên Minh, Vinh Quang và thị trấn Tiên Lãng(huyện Tiên Lãng). Tại một số huyện ngoại thành khác như An Dương, An Lão, Kiến Thụy mỗi ngày có hàng trăm tấn rác được xả ra khiến cho các bãi rác trở nên quá tải. Sinh viên: Nguyễn Thị Huệ - MT1201 Page 45