Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Pham Thu Trang
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Pham Thu Trang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- khoa_luan_mot_so_bien_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_kinh_d.pdf
Nội dung text: Khóa luận Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Pham Thu Trang
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1. Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh 5 1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh 5 1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh 6 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh 7 1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh 7 1.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh 9 1.2.1. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối 9 1.2.2. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp 10 1.2.3. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân 10 1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh 11 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan 11 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan 13 1.4. Các phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh 15 1.4.1. Phương pháp so sánh 15 1.4.2. Phương pháp thay thế liên hoàn (loại trừ dần) 15 1.4.3. Phương pháp liên hệ 16 1.4.4. Phương pháp chi tiết 16 1.4.5. Phương pháp cân đối 17 1.4.6. Phương pháp hồi quy tương quan 17 1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh 18 1.5.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh 18 1.5.2. Khả năng thanh toán 19 1.5.3. Các hệ số về cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản 20 1.5.4. Các chỉ số về hoạt động 21 1.5.5. Tỷ số sinh lợi 22 1.5.6. Hiệu quả sử dụng chi phí 23 1.5.7. Hiệu suất sử dụng máy móc, trang thiết bị 24 Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 1
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 1.5.8. Hiệu suất sử dụng lao động 24 Chƣơng 2. Tổng quan về Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Cảng Hải Phòng 25 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng 25 2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 27 2.3. Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp 29 2.3.1. Chức năng 29 2.3.2. Nhiệm vụ 29 2.4. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 30 2.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Xí nghiệp 30 2.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trong Xí nghiệp 30 2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp 34 2.5.1. Hệ thống cầu tàu, kho bãi 34 2.5.2. Các phương tiện thiết bị 37 2.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp 38 2.7. Tình hình lao động của Xí nghiệp 38 Chƣơng 3. Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 42 3.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008 – 2009 42 3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 44 3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tổng hợp 44 3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí nhiên liệu 47 3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động 48 3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản 50 3.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 50 3.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động 51 3.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản 52 3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu 55 3.6. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản 58 Chƣơng 4. Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 61 Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 2
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 4.1. Những thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới 61 4.1.1. Thuận lợi 61 4.1.2. Khó khăn 62 4.1.3. Phương hướng phát triển của Xí nghiệp trong thời gian tới 62 4.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp 64 4.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp. 64 Cơ sở thực hiện biện pháp 64 Nội dung thực hiện biện pháp 65 Kết quả thực hiện biện pháp 66 4.2.2. Biện pháp 2: Đẩy mạnh hoạt động Marketing. 67 Cơ sở thực hiện biện pháp 67 Nội dung thực hiện biện pháp 68 Kết quả thực hiện biện pháp 68 4.2.3. Biện pháp 3: Tạo động lực cho người lao động. 70 Cơ sở thực hiện biện pháp 70 Nội dung thực hiện biện pháp 70 Kết quả thực hiện biện pháp 70 KẾT LUẬN 71 Một số tài liệu tham khảo 72 Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 3
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ LỜI MỞ ĐẦU Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động nói chung và hiệu quả kinh doanh nói riêng không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi làm bất cứ việc gì. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế. Suy cho cùng, quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá trình, mọi giai đoạn và mọi hoạt động kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp và biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự có ý nghĩa khi và chỉ khi làm tăng được kết quả kinh doanh, mà qua đó làm tăng được hiệu quả kinh doanh. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề, nên trong thời gian thực tập tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ, em quyết định lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ” làm đề tài khoá luận. Đề tài khoá luận của em gồm 4 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương 2: Tổng quan về Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Cảng Hải Phòng. Chương 3: Phân tích thực trạng hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. Chương 4: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. Bài khoá luận của em được hoàn thành là nhờ sự giúp đỡ, tạo điều kiện của Ban lãnh đạo xí nghiệp và cùng các cô, chú, anh, chị trong Ban khai thác kinh doanh, Ban tổ chức lao động tiền lương, Ban Tài chính kế toán của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ, đặc biệt là sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Thạc sĩ Hoàng Chí Cương. Tuy nhiên do còn hạn chế nhất định về mặt trình độ nên bài khoá luận của em không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo của thầy cô và góp ý của các bạn để bài khoá luận của em được hoàn thiện hơn! Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 4
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Khái niệm, bản chất, vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.1.1. Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện một số hoặc thực hiện tất cả các công đoạn của quá trình từ đầu tư, sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Điều mà các doanh nghiệp quan tâm nhất chính là vấn đề làm thế nào để sản xuất kinh doanh có hiệu quả, giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Nói cách khác, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm hàng đầu bởi vì mọi doanh nghiệp đều hướng tới mục tiêu bao trùm lâu dài đó là tối đa hoá lợi nhuận. Đạt được điều này doanh nghiệp mới có điều kiện hơn trong việc mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều rộng lẫn chiều sâu, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Để tạo dựng cho mình một chỗ đứng trên thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh, buộc doanh nghiệp phải tính đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh chính là việc sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên trong và nắm bắt xử lý khôn khéo những thay đổi của môi trường, để tận dụng các cơ hội kinh doanh. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh: Quan điểm thứ nhất cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với chi phí thấp nhất”. Quan điểm này đã phản ánh rõ việc sử dụng các nguồn lực và trình độ lợi dụng chúng được đánh giá trong mối quan hệ giữa kết quả đạt được với việc cực tiểu hóa các chi phí bỏ ra. Quan điểm này đã phản ánh được mặt chất lượng của hiệu quả kinh doanh, trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất vào hoạt động kinh doanh trong sự biến động không ngừng của quá trình kinh doanh. Đồng thời quan điểm này cũng phản ánh hiệu quả không phải là sự so sánh giữa chi phí đầu vào và kết quả nhận được ở đầu ra của một quá trình mà trước tiên hiệu quả kinh doanh phải gắn với việc hoàn Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 5
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ thành mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, và để đạt được mục tiêu thì phải sử dụng chi phí như thế nào, nguồn lực như thế nào cho hợp lý. Quan điểm thứ hai cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó”. Quan điểm này phản ánh giữa kết quả đạt được với toàn bộ chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó, phản ánh được trình độ sử dụng các yếu tố. Nhưng quan điểm này chưa phản ánh được mối liên hệ cũng như chưa biểu hiện được mối tương quan về lượng và chất giữa kết quả. Để phản ánh được trình độ sử dụng các nguồn lực, chúng ta phải cố định một trong hai yếu tố hoặc kết quả hoặc chi phí bỏ ra vì khó xác định việc sử dụng các nguồn lực và khó khăn trong đánh giá chúng. Mặt khác các yếu tố này luôn luôn biến động do sự tác động các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, do đó việc đánh giá hiệu quả kinh doanh vẫn hạn chế. Quan điểm thứ ba cho rằng: “Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí”. Quan điểm này đã biểu hiện được mối quan hệ so sánh tương đối giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra. Nhưng sản xuất kinh doanh là một quá trình trong đó các yếu tố tăng thêm có sự liên kết đến các yếu tố sẵn có. Chúng trực tiếp tác động làm kết quả sản xuất kinh doanh thay đổi. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh doanh chỉ được tính đến phần kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. Tóm lại, hiệu quả kinh doanh có thể hiểu một cách đầy đủ thông qua khái niệm sau: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh các trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó theo trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ”. 1.1.2. Bản chất của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: so sánh giữa đầu vào và đầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra với kết quả kinh doanh thu được Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 6
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Đứng trên góc độ xã hội, chi phí xem xét phải là chi phí xã hội do có sự kết hợp của các yếu tố lao động, tư liệu lao động và đối tượng lao động theo một tương quan cả về số lượng và chất lượng trong quá trình kinh doanh để tạo ra sản phẩm, dịch vụ đủ tiêu chuẩn cho tiêu dùng. Cũng như vậy, kết quả thu được phải là kết quả tốt, kết quả có ích. Kết quả đó có thể là một đại lượng vật chất được tạo ra do có sự chi phí hay mức độ được thỏa mãn của nhu cầu (số lượng sản phẩm, nhu cầu đi lại, giao tiếp, trao đổi ) và có phạm vi xác định (tổng trị giá sản xuất, giá trị sản lượng hàng hóa thực hiện ) Từ đó có thể khẳng định, bản chất của hiệu quả chính là hiệu quả của lao động xã hội được xác định bằng cách so sánh lượng kết quả hữu ích cuối cùng thu được với lượng hao phí lao động xã hội. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt thời gian và không gian trong mối quan hệ với hiệu quả chung của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Hiệu quả đó bao gồm cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Về mặt thời gian, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, từng kỳ kinh doanh không được làm giảm sút hiệu quả của các giai đoạn, các thời kỳ và các kỳ kinh doanh tiếp theo. Về mặt không gian, hiệu quả kinh doanh chỉ có thể coi là đạt toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận mang lại hiệu quả và không làm ảnh hưởng đến hiệu quả chung. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh phải được thể hiện ở mối tương quan giữa thu và chi theo hướng tăng thu giảm chi. Đứng trên góc độ nền kinh tế quốc dân, hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được phải gắn chặt với hiệu quả của toàn xã hội. Đó là đặc trưng riêng thể hiện tính ưu việt của nền kinh tế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa. 1.1.3. Vai trò của hiệu quả sản xuất kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân, mỗi tổ chức và toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 7
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Đối với người lao động: Hiệu quả sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chi phối rất nhiều tới thu nhập của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống vật chất, tinh thần của họ. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao mới đảm bảo cho người lao động có được việc làm ổn định, đời sống vật chất, tinh thần cao, thu nhập cao. Ngược lại, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp thấp sẽ khiến cho người lao động có một cuộc sống không ổn định, thu nhập thấp và luôn đứng trước nguy cơ thất nghiệp. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Nâng cao đời sống người lao động sẽ tạo động lực trong sản xuất, làm tăng năng suất, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Mỗi người lao động làm ăn có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao hiệu quả của doanh nghiệp, từ đó nâng cao hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Đối với doanh nghiệp: Đối với doanh nghiệp, hiệu quả kinh doanh không những là thước đo chất lượng phản ánh trình độ tổ chức, quản lý kinh doanh mà còn là vấn đề sống còn. Trong điều kiện kinh tế thị trường ngày càng phát triển, cùng với quá trình hội nhập của nền kinh tế, doanh nghiệp muốn tồn tại, vươn lên, thì trước hết kinh doanh phải đem lại hiệu quả. Hiệu quả kinh doanh càng cao, doanh nghiệp càng có điều kiện mở mang và phát triển kinh tế, điều kiện đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị, phương tiện hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật và quy trình công nghệ mới, cải thiện và nâng cao đời sống người lao động, thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. Đối với nền kinh tế quốc dân: Doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì điều đầu tiên doanh nghiệp mang lại cho nền kinh tế xã hội là tăng sản phẩm trong xã hội, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư, thúc đẩy kinh tế phát triển. Doanh nghiệp làm ăn có lãi thì sẽ đầu tư nhiều hơn vào quá trình tái sản xuất mở rộng để tạo ra nhiều sản phẩm hơn, đáp ứng nhu cầu đầy đủ, từ đó người dân có quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp và tốt nhất, mang lại lợi ích cho mình và cho doanh nghiệp. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 8
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Hiệu quả sản xuất kinh doanh tăng, doanh nghiệp sẽ có điều kiện nâng cao chất lượng hàng hóa, hạ giá thành sản phẩm, dẫn đến hạ giá bán, tạo mức tiêu thụ mạnh cho người dân, điều đó không những có lợi cho doanh nghiệp mà còn có lợi cho nền kinh tế quốc dân, góp phần ổn định và tăng trưởng kinh tế bền vững. Chỉ khi kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp mới có điều kiện thực hiện tốt nghĩa vụ với Ngân sách Nhà nước. 1.2. Phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phạm trù hiệu quả kinh doanh được biểu hiện ở nhiều dạng khác nhau, chính vì vậy việc phân loại hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả. Theo các cách phân loại dựa trên những tiêu chí khác nhau giúp ta hình dung một cách tổng quát về hiệu quả kinh doanh, do vậy có các cách phân loại sau: 1.2.1. Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tƣơng đối Trong công tác quản lý hiệu quả kinh doanh, việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích: phân tích, đánh giá trình độ quản lý, sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất kinh doanh và phân tích luận chứng về kinh tế xã hội của các phương án khác nhau trong nhiệm vụ cụ thể nào đó khi chọn lấy một phương án có lợi nhất. - Hiệu quả tuyệt đối: Là hiệu quả được tính toán cho từng phương án bằng cách xác định mức lợi ích thu được so với chi phí bỏ ra. - Hiệu quả tương đối: Là hiệu quả được xác định bằng cách sắp xếp tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc các kết quả ở các phương án với nhau, các chỉ tiêu sắp xếp được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả các phương án để chọn phương án có lợi nhất về kinh tế. Tuy nhiên, việc xác định ranh giới hiệu quả của các doanh nghiệp phải được xem xét một cách toàn diện cả về mặt không gian và thời gian trong mối quan hệ chung với hiệu quả của toàn nền kinh tế quốc dân. + Về mặt thời gian: Hiệu quả mà doanh nghiệp đạt được trong từng giai đoạn, từng thời kỳ kinh doanh không được giảm sút Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 9
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ + Về mặt không gian: Hiệu quả kinh doanh chỉ có thể đạt được một cách toàn diện khi toàn bộ hoạt động của các bộ phận trong doanh nghiệp mang lại hiệu quả. Mỗi kết quả tính được từ giải pháp kinh tế hay hoạt động kinh doanh nào đó, trong từng đơn vị nội bộ hay toàn đơn vị, nếu không làm tổn hao đối với hiệu quả chung thì được coi là hiệu quả. 1.2.2. Hiệu quả chi phí bộ phận và hiệu quả chi phí tổng hợp. - Hiệu quả chi phí tổng hợp: Thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng hợp chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Hiệu quả chi phí bộ phận: Thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí của từng yếu tố cần thiết đã được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như: lao động, máy móc, thiết bị, nguyên nhiên liệu Việc tính toán hiệu quả chi phí tổng hợp cho thấy hiệu quả chung của toàn doanh nghiệp hay của nền kinh tế quốc dân. Việc tính toán và phân tích hiệu quả của những chi phí bộ phận cho thấy sự tác động của những nhân tố bộ phận sản xuất kinh doanh đến hiệu quả kinh tế chung. Về nguyên tắc, hiệu quả của chi phí tổng hợp phụ thuộc vào hiệu quả chi phí bộ phận. Việc giảm chi phí bộ phận sẽ giúp giảm chi phí tổng hợp, tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, các doanh nghiệp phải quan tâm, xác định các biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn bộ trên cơ sở các bộ phận. 1.2.3. Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân - Hiệu quả kinh tế cá biệt: Là hiệu quả thu được từ hoạt động của doanh nghiệp kinh doanh, biểu hiện trực tiếp của hiệu quả này là lợi nhuận mà mỗi doanh nghiệp thu được và chất lượng thực hiện những yêu cầu do xã hội đặt ra cho nó. - Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả được tính toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Về cơ bản đó là giá trị thặng dư, thu nhập quốc dân hoặc tổng sản phẩm xã hội mà đất nước căn Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 10
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ bản thu được trong từng thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí. Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Trong việc thực hiện cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp mà còn cần phải đạt được hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả cá biệt, nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của người lao động, của mỗi doanh nghiệp. Đồng thời hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt, ngược lại một chính sách sai lầm sẽ dẫn tới kìm hãm việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.3.1. Nhóm nhân tố khách quan: Môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh. Môi trường kinh doanh và sự cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp muốn hoạt động có hiệu quả thì đòi hỏi tình hình kinh tế - chính trị - xã hội trong nó phải ổn định, thống nhất, phát triển với nhau, đây là yếu tố hàng đầu giúp cho nền kinh tế phát triển, và khi đó các doanh nghiệp chính là nhân tố bên trong giúp cho nền kinh tế có được những bước tiến cao nhất. Những yếu tố đó bao gồm: sự biến động của quan hệ cung cầu, thế và lực của khách hàng, nhà cung ứng, sự thay đổi của các chính sách kinh tế, chính sách đầu tư, chính sách tiền tệ của Nhà nước. Những doanh nghiệp nào thích ứng được sự thay đổi của thị trường thì doanh nghiệp đó sẽ hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tồn tại, phát triển bền vững, còn không sẽ phải chấp nhận thua lỗ hoặc phá sản. Yếu tố cạnh tranh luôn là một vấn đề chủ đạo trong nền kinh tế thị trường mở cửa và hội nhập như hiện nay, nó có thể kích thích khả năng kinh doanh của doanh nghiệp, tạo ra các thử thách, thúc đẩy doanh nghiệp luôn phải tiến về phía trước. Tuy nhiên, cạnh tranh gay gắt cũng sẽ đào thải những thành viên còn non Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 11
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ nớt, chưa có kinh nghiệm hay không phát huy được mặt mạnh của mình, không tận dụng được các yếu tố thời cơ bên ngoài với nội lực bên trong. Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý bao gồm: luật, các văn bản dưới luật, các quy định, quyết định Tất cả những quy định pháp luật về hoạt động sản xuất kinh doanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh vừa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình vừa điều chỉnh các hoạt động kinh tế vĩ mô theo hướng đảm bảo lợi ích cho cả doanh nghiệp và xã hội. Môi trường văn hóa xã hội: Mọi yếu tố văn hóa xã hội đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Các yếu tố về văn hóa như: điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, tôn giáo, tín ngưỡng, lối sống đều ảnh hưởng rất lớn. Yếu tố trình độ giáo dục sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp đào tạo đội ngũ lao động chuyên môn cao và khả năng tiếp thu các kiến thức khoa học - kỹ thuật, tác động tới việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. Môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng: Tình trạng môi trường, xử lý rác thải, các ràng buộc xã hội về môi trường có tác động một cách chừng mực tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp khi sản xuất kinh doanh cần phải thực hiện các nghĩa vụ với môi trường như: đảm bảo xử lý chất thải, sử dụng các nguồn lực tự nhiên một cách hiệu quả và tiết kiệm, nhằm đảm bảo một môi trường trong sạch. Yếu tố cơ sở hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng đối với việc giảm chi phí sản xuất kinh doanh, trong việc xây dựng cơ sở vật chất liên quan tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và giảm thời gian vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp, do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh. Trong nhiều trường hợp, điều kiện cơ sở hạ tầng thấp kém còn ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 12
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đầu tư hoặc gây cản trở đối với các hoạt động cung ứng vật tư, kỹ thuật, mua bán hàng hóa, gây tác động xấu tới hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan. Đội ngũ lao động trong doanh nghiệp. Đây là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành công của doanh nghiệp. Người lao động là người trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh, là người thực hiện các mục tiêu doanh nghiệp đề ra. Muốn cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả cao thì doanh nghiệp phải hình thành một cơ cấu lao động tối ưu. Cơ cấu lao động tối ưu khi lượng lao động trong doanh nghiệp đảm bảo hợp lý về số lượng, giới tính, lứa tuổi, có tay nghề kỹ thuật và trình độ phù hợp với đòi hỏi của công việc, đồng thời được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn. Cơ cấu lao động tối ưu còn là cơ sở để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành nhịp nhàng và liên tục, là cơ sở để đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Mặt khác, doanh nghiệp phải xây dựng cho mình các định mức lao động để làm căn cứ xác định chất lượng sản phẩm, chất lượng lao động hao phí. Không những thế, doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm sức lao động. Đây là biện pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ cấu tổ chức, quản lý của doanh nghiệp. Một cơ cấu tổ chức hợp lý sẽ phát huy được năng lực của tất cả các bộ phận trong doanh nghiệp, giảm chi phí quản lý, tăng năng suất lao động, hướng tới mục tiêu phát triển chung của doanh nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh thì trước tiên phải nâng cao trình độ quản lý, phải nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp. Trước tình hình kinh tế như hiện nay, nhiều doanh nghiệp đã đi vào thua lỗ, phá sản mà nguyên nhân cơ bản lại chính là do sự yếu kém trong quản trị. Do đó phải trang bị hay trang bị lại những kiến thức quản trị hiện đại, tạo điều kiện cho các cán bộ quản lý tham gia vào các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, học hỏi kinh nghiệm quản lý qua các nước phát triển. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 13
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Hơn nữa, việc lựa chọn bộ máy quản lý phù hợp với từng doanh nghiệp, từng loại hình kinh doanh, đảm bảo nguyên tắc gọn nhẹ, thống nhất, linh hoạt sẽ giúp quá trình sản xuất đồng bộ, phát huy tối đa nguồn lực. Cơ sở vật chất kỹ thuật. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp là những máy móc, thiết bị, kho bãi, nhà xưởng, văn phòng Đây đều là những yếu tố vật chất hữu hình quan trọng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp sẽ đem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản. Doanh nghiệp cần có biện pháp quản lý, sử dụng các yếu tố trên một cách hợp lý. Trong thời đại tốc độ phát triển của khoa học công nghệ hiện nay, công nghệ phát triển nhanh chóng, chu kỳ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng ngắn. Do vậy, sự đổi mới trang thiết bị và công nghệ hiện đại ngày càng đóng vai trò quyết định tới sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hệ thống trao đổi, xử lý thông tin. Thông tin ngày nay được coi là đối tượng lao động của các nhà kinh doanh và nền kinh tế thị trường gọi đó là nền kinh tế hàng hóa thông tin. Để kinh doanh thành công trong điều kiện cạnh tranh ngày càng tăng như hiện nay, các doanh nghiệp cần có thông tin chính xác về thị trường cung - cầu, đối thủ cạnh tranh, giá cả hàng hóa, các yếu tố đầu vào Nguồn thông tin phải đảm bảo nhanh chóng, kịp thời, chính xác, là cơ sở cho các doanh nghiệp xác định phương hướng kinh doanh, xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn, cũng như hoạch định chương trình kinh doanh ngắn hạn. Vốn. Vốn là yếu tố hết sức quan trọng góp phần quyết định và phát triển của mọi doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có khả năng tốt trong việc huy động vốn thì đó sẽ là cơ sở để doanh nghiệp có thể mở rộng hoạt động kinh doanh, góp phần đa dạng hóa thị trường, đa dạng hóa mặt hàng, đa dạng phương thức kinh doanh. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 14
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Ngoài ra vốn cũng là nhân tố giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và giữ ưu thế lâu dài trên thị trường. 1.4. Các phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.4.1. Phƣơng pháp so sánh. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Để tiến hành so sánh ta cần phải giải quyết các vấn đề cơ bản như: xác định số gốc so sánh, xác định điều kiện so sánh, mục tiêu so sánh. Gốc để so sánh ở đây có thể là các trị số của các chỉ tiêu kỳ trước, kỳ kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước (so sánh theo thời gian), có thể là so sánh mức đạt được của các đơn vị với một đơn vị được chọn làm gốc so sánh – đơn vị điển hình trong một lĩnh vực kinh doanh nào đó (so sánh theo không gian). Khi tiến hành so sánh theo thời gian cần chú ý phải đảm bảo được tính thống nhất về mặt kinh tế, về phương pháp tính các chỉ tiêu, đơn vị tính các chỉ tiêu cả về số lượng thời gian và giá trị. Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh doanh là xác định mức độ biến động tuyệt đối, tương đối, cùng biến động xu hướng của chỉ tiêu phân tích. - So sánh tuyệt đối: ∆ = C1 – Co C - So sánh tương đối: %∆ = 1 100 Co Trong đó: Co: Số liệu kỳ gốc. C1: Số liệu kỳ phân tích. 1.4.2. Phƣơng pháp thay thế liên hoàn (loại trừ dần) Trong phân tích kinh doanh, nhiều trường hợp cần nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh nhờ phương pháp loại trừ. loại trừ là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh bằng cách laọi trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Tính chất của phương pháp này là thay thế dần số liệu gốc bằng số liệu thực tế của một nhân tố ảnh hưởng nào đó. Nhân tố được thay thế đó sẽ phản ánh mức Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 15
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ độ ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu được phân tích với giả thiết các nhân tố khác là không đổi. 1.4.3. Phƣơng pháp liên hệ. Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, bộ phận Để lượng hóa được mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, trong phân tích kinh doanh còn phổ biến cách nghiên cứu mối liên hệ như: liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến, liên hệ phi tuyến. - Liên hệ cân đối: Có cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố trong kinh doanh. Mối liên hệ cân đối về lượng của các yếu tố dẫn đến sự cân bằng cả về mức biến động (chênh lệch) về lượng giữa các mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. - Liên hệ trực tuyến: Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích. Ví dụ như: lợi nhuận tỷ lệ thuận với lượng hàng bán ra, giá bán tỷ lệ thuận với giá thành, thuế. - Liên hệ phi tuyến: Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng liên hệ luôn biến đổi. Thông thường, chỉ có phương pháp liên hệ cân đối là được dùng phổ biến, còn lại hai phương pháp liên hệ trực tuyến và liên hệ phi tuyến là ít dùng. 1.4.4. Phƣơng pháp chi tiết. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: - Phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành. Nội dung của phương pháp: Chỉ tiêu phân tích được nghiên cứu là quan hệ cấu thành của nhiều nhân tố, thường được biểu hiện bằng một phương trình kinh tế có nhiều tích số. Các nhân tố khác nhau có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau. - Phương pháp chi tiết theo thời gian. Nội dung phương pháp: Chia chỉ tiêu tích số trong một khoảng thời gian thành các bộ phận nhỏ hơn là tháng, quý. Mục đích của phương pháp: Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 16
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ + Đánh giá năng lực và việc tận dụng các năng lực theo thời gian. + Đánh giá việc hoàn thành các chỉ tiêu về tính vững chắc, ổn định. + Phát hiện những nhân tố, nguyên nhân có tính quy luật theo thời gian để có giải pháp phát triển doanh nghiệp một cách phù hợp với quy luật, tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. - Phương pháp chi tiết theo địa điểm. Nội dung phương pháp: Chia sẻ chỉ tiêu phân tích thành các bộ phận nhỏ hơn theo không gian. Mục đích của phương pháp: + Đánh giá vai trò, tầm quan trọng của từng bộ phận không gian đối với kết quả và biến động của chỉ tiêu. + Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của các phương pháp tổ chức quản lý doanh nghiệp đối với từng bộ phận không gian. Qua đó có những giải pháp, biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao không ngừng chất lượng và hiệu quả các phương pháp quản lý. + Xác định các tập thể và cá nhân có tính điển hình và tiên tiến, những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh để có những giải pháp nhân rộng, phát triển. 1.4.5. Phƣơng pháp cân đối. Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. 1.4.6. Phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan. Hồi quy và tương quan là các phương pháp của toán học được vận dụng trong phân tích kinh doanh để biểu hiện và đánh giá mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một hoặc nhiều tiêu thức nguyên nhân, nhưng ở dạng liên hệ thực. Còn hồi quy là một phương pháp xác định độ biến thiên của tiêu thức kết quả theo sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. Nếu quan sát đánh giá mối liên hệ giữa một tiêu thức Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 17
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ kết quả và một tiêu thức nguyên nhân gọi là tương quan đơn và ngược lại gọi là tương quan bội. 1.5. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đánh giá chính xác có cơ sở khoa học hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu chi tiết đó phải phản ánh được sức sản xuất, các hao phí cũng như sức sinh lợi của từng yếu tố, từng loại vốn. 1.5.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh. Hiệu suất sử dụng vốn (Hv) là tỷ số giữa doanh thu trong kỳ và tổng số vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong kỳ. Tổng doanh thu trong kỳ Hiệu suất sử dụng vốn = Tổng số vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì đem lại bao nhiêu đồng doanh thu. Chỉ tiêu này biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng vốn. Hv càng cao thì biểu thị hiệu quả kinh tế càng lớn. Mức hao phí vốn được tính theo công thức: Tổng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ Mức hao phí vốn = Tổng doanh thu trong kỳ Tỷ số này nói lên rằng muốn có được một đồng doanh thu thì cần bao nhiêu đồng vốn đưa vào sản xuất kinh doanh trong kỳ. Hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện thông qua công thức sau: LNtt (hoặc LNst) Hiệu suất sử dụng vốn= Tổng số vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh trong kỳ thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (LNtt) hoặc lợi nhuận sau thuế (LNst). Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 18
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 1.5.2. Khả năng thanh toán. A- Hệ số thanh toán tổng quát (H1). Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh, cho biết một đồng cho vay thì có mấy đồng đảm bảo. Tổng tài sản Hệ số khả năng = thanh toán tổng quát Tổng số nợ phải trả Nếu trị số này của doanh nghiệp luôn ≥ 1 thì doanh nghiệp đảm bảo được khả năng thanh toán và ngược lại, trị số này càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu thì doanh nghiệp càng mất dần khả năng thanh toán bấy nhiêu. B- Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn (H2). Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho thấy khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp phải thanh toán trong vòng 1 năm hay 1 chu kỳ kinh doanh là cao hay thấp. Nếu chỉ tiêu này ≈ 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính của doanh nghiệp là bình thường hoặc khả quan. Ngược lai, nếu hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn càng nhỏ hơn 1 thì càng chứng tỏ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng thấp. Tài sản ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán = nợ ngắn hạn Tổng số nợ ngắn hạn C- Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3). Tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền và các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn Hệ số khả năng = thanh toán nhanh Tổng nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán nhanh là chỉ tiêu được dùng để đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp bằng tiền (tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, tiền đang chuyển) và các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn. Thực tế cho thấy, nếu hệ số khả năng thanh toán nhanh > 0,5 thì tình hình thanh toán của doanh nghiệp là tương đối khả quan. Nếu < 0,5 thì doanh nghiệp có thể Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 19
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ, có thể phải bán gấp hàng hóa, sản phẩm để trả nợ vì không đủ tiền thanh toán. D- Hệ số thanh toán lãi vay. Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. LNtt và lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả trong kỳ 1.5.3. Các hệ số về cơ cấu Nguồn vốn và cơ cấu Tài sản. - Hệ số nợ: Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Hệ số nợ phản ánh trong một đồng vốn hiện doanh nghiệp đang sử dụng sản xuất kinh doanh có mấy đồng vốn đi vay. Hệ số nợ càng cao tính độc lập của doanh nghiệp càng kém. Tuy nhiên doanh nghiệp có lợi vì được sử dụng một nguồn tài sản lớn mà chỉ đầu tư trong lượng vốn nhỏ, tiết kiệm chi phí sản xuất kinh doanh. Do khả năng đảm bảo sự chi trả các khoản nợ từ nguồn vốn là thấp dẫn đến mất sự tin tưởng của khách hàng và các nhà đầu tư, rủi ro trong kinh doanh là lớn, không an toàn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ: Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = TSCĐ và đầu tƣ dài hạn Nếu tỷ suất này > 1, chứng tỏ khả năng tài chính của doanh nghiệp là vững vàng, lành mạnh. Ngược lại, nếu tỷ suất này <1, nghĩa là một bộ phận của tài sản cố định (TSCĐ) được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 20
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Cơ cấu tài sản: Là một dạng tỷ suất phản ánh khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu để hình thành tài sản ngắn hạn và bao nhiêu cho tài sản dài hạn. Tỷ suất phản ánh cơ cấu tài sản của doanh nghiệp: Tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tƣ vào Tài sản dài hạn = Tổng tài sản Tỷ suất đầu tư vào tài sản càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ. Trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng và kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng tăng lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể. Tài sản ngắn hạn Cơ cấu tài sản = Tài sản dài hạn 1.5.4. Các chỉ số về hoạt động. - Vòng quay hàng tồn kho (HTK). Giá vốn hàng bán Số vòng quay HTK = HTK bình quân Số vòng quay HTK là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay HTK càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn. Điều này chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ mạnh, nguyên vật liệu đầu vào cũng được sử dụng liên tục, điều này làm cho giá nguyên vật liệu xuất kho thấp, dẫn đến giá thành sản phẩm giảm, nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm. - Số ngày một vòng quay HTK. 360 ngày Số ngày một vòng quay HTK = Số vòng quay HTK trong kỳ Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 21
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Vòng quay khoản phải thu. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Bình quân các khoản phải thu Số vòng quay càng lớn chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp càng nhanh, giúp cho doanh nghiệp quay vòng vốn nhanh hơn, tạo ra hiệu quả khi sử dụng vốn, không bị các doanh nghiệp khác chiếm dụng vốn. Đây luôn là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm. - Kỳ thu tiền bình quân. 360 ngày Kỳ thu tiền bình quân = Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay kỳ thu tiền bình quân nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp luôn đảm bảo thu hồi vốn kinh doanh một cách nhanh nhất, các khoản tiền được luân chuyển nhanh, không bị chiếm dụng vốn. 1.5.5. Tỷ số sinh lợi. Tỷ số sinh lợi đo lường thu nhập của Công ty với các nhân tố khác tạo ra lợi nhuận như doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần. Loại tỷ số này bao gồm các chỉ tiêu sau: - Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu (DT). LN ròng Tỷ suất sinh lợi trên DT = x 100 Doanh thu thuần Chỉ tiêu này phản ánh một đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (∑TS) LN ròng Tỷ suất sinh lợi trên ∑TS = x 100 ∑TS Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên một đồng vốn đầu tư vào Công ty. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 22
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần (VCP). LN ròng Tỷ suất sinh lợi trên VCP = x 100 VCP Đây là chỉ tiêu mà nhà đầu tư rất quan tâm vì nó cho thấy khả năng tạo lãi của một đồng vốn họ bỏ ra để đầu tư vào Công ty. Sự khác nhau giữa tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là do Công ty có sử dụng vốn vay. Nếu Công ty không có vốn vay thì hai tỷ số này sẽ bằng nhau. 1.5.6. Hiệu quả sử dụng chi phí. - Hiệu quả sử dụng nhiên liệu (NL). LN thuần Hiệu quả sử dụng NL = ∑ chi phí NL Ý nghĩa của tỷ số này là: Cứ một đồng chi phí nhiên liệu sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. - Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu (NVL). Lợi nhuận thuần Hiệu quả sử dụng NVL = Chi phí NVL Chỉ tiêu này thể hiện cứ một đồng chi phí nguyên vật liệu bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần. - Hiệu quả sử dụng chi phí. Lợi nhuận thuần Hiệu quả sử dụng chi phí = Tổng chi phí Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng chi phí bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. - Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương. Lợi nhuận Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lƣơng = Tổng quỹ lƣơng Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 23
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Tỷ số này cho biết với một đồng tiền lương bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng. 1.5.7. Hiệu suất sử dụng máy móc, trang thiết bị (MMTTB). Doanh thu Hiệu suất sử dụng MMTTB = Số giờ sử dụng MMTTB Tỷ số này phản ánh cứ một giờ sử dụng máy móc trang thiết bị thì thu được bao nhiêu đồng doanh thu. 1.5.8. Hiệu suất sử dụng lao động. Tổng doanh thu trong kỳ Hiệu suất sử dụng lao động = Tổng số lao động trong kỳ Hiệu suất sử dụng lao động phản ánh một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Đây thực chất là chỉ tiêu năng suất lao động của doanh nghiệp. Tỷ số này cao chứng tỏ Doanh nghiệp sử dụng lao động một cách hợp lý, khai thác được sức lao động trong sản xuất kinh doanh. LN trong kỳ Hiệu quả sử dụng lao động = Số lao động trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh một lao động trong kỳ đã tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 24
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ XÍ NGHIỆP XẾP DỠ CHÙA VẼ - CẢNG HẢI PHÒNG 2.1. Quá trình hình thành và phát triển của Cảng Hải Phòng - Tên đăng ký chính thức bằng tiếng Việt : Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng. - Tên đăng ký chính thức bằng tiếng Anh : Port of Hai Phong. - Trụ sở chính đặt tại số 8A Trần Phú – Ngô Quyền - Hải Phòng. - Điện thoại : 84.031.3859945 - Fax : 84.031.3836943 - Email : haiphongport@hp.vnn.vn - Website : www.haiphongport.com.vn - Chủ tịch Hội đồng thành viên : Ông Dương Thanh Bình. - Tổng giám đốc : Ông Ngô Bắc Hà. Cảng Hải Phòng nằm ở tả ngạn sông Cấm, là một nhánh của sông Thái Bình. Vị trí địa lý 20052’ vĩ Bắc – 1060 41’ kinh Đông, cách biển Đông khoảng 40km, Cảng Hải Phòng nằm ở vị trí chiến lược quan trọng cả về mặt kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Tháng 1/1872, nhà cầm quyền Pháp nhận thấy khu vực Hải Phòng là một vị trí chiến lược, đầu mối giao thông rất trọng yếu trong khu vực và trên thế giới nên muốn chiếm Hải Phòng. Ngày 15/3/1874, triều đình Huế và thực dân Pháp ký “ Hiệp ước hoà bình về liên minh” dâng cho Pháp toàn bộ đất Hải Phòng và quyền kiểm soát bến Cảng. Chúng nhanh chóng thiết lập ở đây một bộ máy cai trị, quản lý và bóc lột với quy mô lớn, độc quyền chiếm Cảng. Mục đích của thực dân Pháp là dùng bến Cảng để chuyển hàng hoá, của cải, khoáng sản mà chúng cướp được ở Việt Nam mang về nước, đồng thời dùng hải Cảng này để tiếp nhận quân đội, vũ khí từ các nước đế quốc sang đàn áp các phong trào Cách mạng ở Đông Dương. Năm 1876, thực dân Pháp cấp tốc làm một số cầu nổi bên bờ phải sông Cửa Cấm, cách Biển Đông khoảng 40km. Kể từ đó Cảng Hải Phòng được hình thành và Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 25
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đưa vào sử dụng, công trình đầu tiên có quy mô lớn là hệ thống nhà kho gồm 6 kho, nên được gọi là bến Sáu kho. Tháng 6/1929, “Đông Dương Cộng sản Đảng” chính thức được thành lập. Ngay sau đó, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản Đảng Hải Phòng được thành lập. Tháng 6/1929, Ban chấp hành lâm thời của Đảng bộ Hải Phòng được cấp trên chỉ định do đồng chí Nguyễn Đức Cảnh làm bí thư. Trước cảnh bóc lột, đối xử thậm tệ của bọn chủ Cảng và thực dân Pháp, công nhân không còn con đường nào khác là con đường đấu tranh. Sáng ngày 24/11/1929, hơn 500 anh chị em công nhân làm kíp sáng đã tụ họp phản đối một tên cai đánh công nhân, đồng thời đấu tranh đòi nước uống. Cuộc đấu tranh cuối cùng đã giành thắng lợi. Ngày 24/11 hàng năm đã được chọn là ngày hội truyền thống đấu tranh Cách mạng của cán bộ, công nhân Cảng Hải Phòng. Năm 1939, Cảng Hải Phòng cơ bản được xây dựng xong và đưa vào khai thác. Ngày 13/5/1955, Hải Phòng được giải phóng, ta tiếp quản Cảng Hải Phòng và Cảng đã nhanh chóng được cải tạo và nâng cấp. Từ năm 1965 - 1972, Cảng Hải Phòng lại kiên cường cùng nhân dân cả nước kháng chiến chống đế quốc Mỹ. Trong thời gian đó, Cảng Hải Phòng vẫn không ngừng được xây dựng và mở rộng. Từ năm 1966, khu Cảng chính xây dựng lại và mở rộng theo thiết kế bằng tường cọc ván thép kết hợp với mũi dầm bêtông cốt thép và đến năm 1974 việc xây dựng cơ bản được hoàn thành với hệ thống cầu tàu từ cầu số 1 đến cầu số 11 dài 1.792m, hệ thống đường sắt dài 1.804m và kho chứa hàng đủ để đáp ứng được nhu cầu xếp dỡ hàng hoá. Ngày 11/3/1993, Bộ giao thông vận tải ra quyết định số 376/TCCB – LĐ về việc thành lập doanh nghiệp nhà nước Cảng Hải Phòng. Tháng 6/2008, Cảng Hải Phòng đã hoàn thành chuyển đổi sang Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng. Cảng Hải Phòng có 4 xí nghiệp thành viên trực thuộc gồm: - Xí nghiệp xếp dỡ Hoàng Diệu. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 26
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. - Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng. - Xí nghiệp xếp dỡ & Vận tải Bạch Đằng. Trải qua 134 năm tồn tại và phát triển, Cảng Hải Phòng luôn luôn đóng vai trò là “ cửa khẩu” giao lưu quan trọng nhất của phía Bắc đất nước, hàng hóa xuất nhập khẩu của 17 tỉnh phía Bắc và hàng quá cảnh của Bắc Lào và Nam Trung Quốc thông qua Cảng Hải Phòng đã đến với thị trường các nước trên thế giới và ngược lại. Cảng đã lập nhiều thành tích xuất sắc trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ và trong công cuộc đổi mới hiện nay nên đã được Đảng và Nhà nước tặng nhiều phần thưởng cao quý. 2.2. Quá trình hình thành và phát triển Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ: - Tên giao dịch: Chi nhánh Công ty TNHH Một thành viên Cảng Hải Phòng – Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. - Ngành nghề kinh doanh dịch vụ theo giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh số 0214001387, do Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hải Phòng cấp ngày 29/7/2008. - Địa chỉ: Số 5 đường Chùa Vẽ - Đông Hải 1 - Hải An - Hải Phòng. - Giám đốc : Ông Vũ Nam Thắng. - Điện thoại : (031).3765784 - Fax : (031).3765784 - Email : chuave-haiphongport@hn.vnn.vn ops.cv-chp@vnn.vn - Website : www.haiphongport.com.vn. Vị trí địa lý: Nằm ở hữu ngạn sông Cấm, cách trung tâm thành phố 4 km về phía Đông và cách phao số “0” khoảng 20 hải lý, tàu vào Cảng phải qua luồng Nam triệu và kênh đào Đình Vũ. Quá trình phát triển: Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là một trong những Xí nghiệp thành viên của Cảng Hải Phòng. Từ tháng 5/1977, xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ được thành lập, cơ sở ban đầu chỉ là một bãi bồi phù sa và cầu tàu dài 345m với mục đích chủ yếu là Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 27
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ để tiếp nhận hàng viện trợ của các nước Xã hội Chủ nghĩa . Nhận thấy đây là khu vực đầy tiềm năng, lại gần biển nên lãnh đạo Cảng, bộ giao thông vận tải và thành phố Hải Phòng đã đầu tư phát triển như ngày nay. Từ năm 1985, tàu container đầu tiên được đưa vào đây để khai thác bao gồm các loại container từ 5 feet, 10 feet, 20 feet và 40 feet Năm 1990, Cảng Hải Phòng cho lắp 2 đế Condor của Cộng hòa liên bang Đức với sức nâng 40 tấn/chiếc, từ thời điểm này mở ra 1 hướng phát triển mới là Cảng container chuyên dụng như ngày nay. Năm 1994, do yêu cầu phát triển sản xuất, Cảng Hải Phòng tách ra làm 2 xí nghiệp, Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đổi tên là Cảng Đoạn xá và được cổ phần hoá vào năm 1998 được gọi là Công ty Cổ phần Cảng Đoạn Xá với 51% vốn của Cảng Hải Phòng. Bãi Đoạn Xá được đổi tên là Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ, với nhiệm vụ ban đầu là xếp dỡ hàng tổng hợp. Được sự quan tâm của Bộ giao thông vận tải, cục Hàng Hải Việt Nam, thành phố Hải Phòng và Cảng Hải Phòng, xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ được xây dựng và mở rộng để tiếp nhận sản lượng container tăng trưởng làm 2 giai đoạn bằng nguồn vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản. - Giai đoạn 1: từ năm 1996 – 2000, xây dựng mới 1 cầu tàu 150m, cải tạo toàn bộ diện tích bãi cũ và làm mới 40.000m2 bãi chuyên dụng để xếp container theo tiêu chuẩn quốc tế và 2 QC. Xây dựng 3.200m2 kho CFS để khai thác hàng chung chủ và gom hàng của nhiều chủ để đóng vào container xuất khẩu.Toàn bộ dự án trên có tổng số vốn đầu tư lên đến 40 triệu USD. - Giai đoạn 2: từ năm 2001 – 2006, xây mới thêm 2 cầu tàu 350m, 60.000m2 bãi, đầu tư phương tiện chuyên dụng làm container: 4 QC, 12 RTG, đóng mới 4 tàu lai dắt, hệ thống công nghệ thông tin phục vụ cho việc xếp dỡ và quản lý container trên bãi và cải tạo luồng tàu vào Cảng với tổng số vốn 80 triệu USD Cùng với các Xí nghiệp thành viên khác, xí nghiệp Xếp dỡ Chùa Vẽ đã góp phần đáng kể vào việc thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch của Cảng Hải Phòng. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 28
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 2.3.Chức năng, nhiệm vụ của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. 2.3.1. Chức năng chính. - Bốc/ xếp container và các loại hàng hoá khác. - Bảo quản và giao nhận container và hàng hoá khác. - Kinh doanh kho - bãi. - Chuyển tải hàng hoá. - Các dịch vụ đóng/ rút hàng trong container, khai thác kho CFS. 2.3.2. Nhiệm vụ. Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là một xí nghiệp trực thuộc của Cảng Hải Phòng, có tư cách pháp nhân không đầy đủ hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xếp dỡ, giao nhận, vận chuyển và bảo quản hàng container theo kế hoạch của hội đồng thành viên Cảng Hải Phòng, xí nghiệp hạch toán nội bộ theo ghi - thu, được sử dụng con dấu riêng để giao dịch theo quy định của Giám đốc Cảng. Tổ chức quản lý và sử dụng lực lượng lao động được phân bổ cho đơn vị. Thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Công ty giao với năng suất chất lượng và hiệu quả. Sử dụng có hiệu quả các cơ sở hạ tầng - phương tiện thiết bị được đầu tư. Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Chấp hành đầy đủ đường lối chính sách, pháp luật của Nhà nước, nội quy quy định của Cảng Hải Phòng. Đảm bảo công tác an toàn lao động, vệ sinh môi trường, bảo vệ tài sản của Nhà nước và trật tự an toàn xã hội. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 29
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 2.4. Cơ cấu tổ chức của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. 2.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc Phó Giám đốc Phó Giám đốc Khai thác Phụ trách kho hàng Kỹ thuật Ban Ban Ban tổ Ban Ban Khai Kỹ chức Hành Tài Thác thuật – tiền chính chính Kinh Vật lương – Y tế - Kế Doanh tư toán Ban Đội Đội Kho Đội Đội Đội Đội Đội vệ cần cơ sinh công bốc bốc CFS Conta bảo công nghệ xếp xếp iner vệ trục giới thông tàu bãi nghiệp tin 2.4.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của các bộ phận trong Xí nghiệp. Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ được bố trí theo mô hình trực tuyến chức năng. Hình thức trên mang nhiều ưu điểm là: tránh sự quá tải cho Giám đốc, công việc được phân bổ một cách hợp lý. Vì xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chủ yếu là dịch vụ xếp dỡ hàng hoá nên chức năng và nhiệm vụ của các lãnh đạo và bộ phận đều mang đặc thù của ngành nghề kinh doanh. Ban lãnh đạo: Giám đốc Xí nghiệp: - Giám đốc Xí nghiệp là người điều hành chung và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc Cảng về các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh và công tác tổ chức sản xuất, tổ chức lao động, công tác sản xuất của xí nghiệp, chế độ chính sách đối với người lao động và các hoạt động của xí nghiệp. - Là người lãnh đạo cao nhất trong xí nghiệp, có toàn quyền quyết định mọi vấn đề thuộc phạm vi xí nghiệp và những công việc do Tổng Giám đốc Cảng uỷ quyền. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 30
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Có quyền tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát và chịu trách nhiệm trước các quyết định thuộc lĩnh vự quản lý mà Tổng Giám đốc ban hành. - Có trách nhiệm tổ chức thu thập, lưu trữ, phân tích số liệu, làm báo cáo về hoạt động sản xuất kinh doanh mà Tổng giám đốc yêu cầu. - Được quyền tham gia các chương trình đầu tư phát triển của Xí nghiệp. - Được tham gia tất cả các cuộc họp có liên quan đến lĩnh vực mà mình quản lý. Phó giám đốc khai thác: - Giúp việc cho Giám đốc về công tác khai thác tàu, bố trí các tàu ra vào Cảng, tổ chức bố trí lao động hợp lý, đúng quy trình, đảm bảo an toàn lao động và thiết bị để xếp dỡ hàng hoá giải phóng tàu, phương tiện theo đúng kế hoạch được ký kết trong hợp đồng. - Được quyền chủ động bàn bạc với chủ hàng, chủ tàu, chủ phương tiện, đại lý, hoa tiêu, Cảng vụ và các đơn vị có liên quan để giải quyết các công việc được giao. - Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra cán bộ, nhân viên, khách hàng tham gia dây chuyền tác nghiệp xếp dỡ thực hiện đúng tiến độ và quy trình đã được Giám đốc duyệt. - Được tham gia dự các cuộc họp, hội thảo khoa học về tổ chức khai thác Cảng, khi có yêu cầu. - Chủ động tổ chức kiểm tra, hướng dẫn việc thực thi đúng các quy định về luật Hàng hải và an ninh an toàn biển. - Ngoài ra có những công việc đột xuất tuỳ theo yêu cầu Giám đốc phân công để thực hiện tốt nhiệm vụ trên giao. Phó giám đốc kỹ thuật. - Giúp việc Giám đốc về công tác kỹ thuật, an toàn lao động và phòng chống bão lụt. - Theo dõi, quản lý các phương tiện, thiết bị kỹ thuật, công trình xây dựng của Xí nghiệp và công tác quản lý vật tư, nhiên liệu, phụ tùng thay thế. - Đôn đốc các đơn vị thực hiện đúng các quy định về an toàn lao động, quy trình công nghệ xếp dỡ đảm bảo an toàn cho người, phương tiện. Phụ trách công tác an toàn lao động và phòng chống bão lụt. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 31
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Có quyền kiểm tra, giám sát, xử lý cán bộ chuyên viên, công nhân kỹ thuật thực hiện chỉ đạo, tổ chức quản lý lưu trữ các hồ sơ kỹ thuật của phương tiện, thiết bị, vật tư, nguyên nhiên vật liệu của Xí nghiệp. - Xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn, duy tu, bảo dưỡng, bảo trì các loại phương tiện kỹ thuật, công trình xây dựng và dự trữ vật tư chiến lược theo đúng qui định. - Được tham gia các cuộc họp có liên quan đến lĩnh vực được giao. - Ngoài ra khi có công việc đột xuất tuỳ theo yêu cầu Giám đốc phân công để thực hiện tốt nhiệm vụ trên giao. Phó giám đốc kho hàng. - Giúp việc Giám đốc về công tác quản lý, sắp xếp hàng hoá, container đảm bảo yêu cầu, quản lý và sử dụng công nghệ mới. Theo dõi việc ứng dụng tin học vào khai thác, quản lý container trước mắt và lâu dài. - Có quyền chỉ đạo các đơn vị, bộ phận trong lĩnh vực mà mình phụ trách. Phối kết hợp với các lĩnh vực khác để hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công. - Được quyền chủ động bàn bạc với chủ hàng, chủ tàu, chủ phương tiện, đại lý, hoa tiêu, Cảng vụ và các đơn vị có liên quan để giải quyết các công việc được giao. - Đôn đốc, chỉ đạo, kiểm tra cán bộ, nhân viên, khách hàng tham gia dây chuyền tác nghiệp xếp dỡ thực hiện đúng tiến độ và quy trình đã được Giám đốc duyệt. - Được tham gia dự các cuộc họp liên quan đến lĩnh vực được giao. - Ngoài ra những công việc đột xuất tuỳ theo yêu cầu Giám đốc phân công để thực hiện tốt nhiệm vụ trên giao. Các Ban nghiệp vụ: Ban khai thác kinh doanh: - Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp trong lĩnh vực khai thác thị trường trong nước và trong khu vực, tổ chức ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế. Nghiên cứu thị trường và tham gia xây dựng các phương án, định hướng chiến lược trong sản xuất kinh doanh của toàn Xí nghiệp. - Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp về kế hoạch tác nghiệp sản xuất và chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Bàn bạc thống nhất với các cơ quan có liên quan, với các Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 32
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ chủ hàng, chủ tàu, chủ các phương tiện khác, nhằm thực hiện có hiệu quả kế hoạch đã đề ra. Ban kỹ thuật vật tư: - Tham mưu cho Giám đốc về các lĩnh vực kỹ thuật vật tư: Xây dựng kế hoạch khai thác sử dụng và sửa chữa các loại phương tiện hiện có, tổ chức quản lý kỹ thuật cơ khí, mua sắm vật tư, phụ tùng chiến lược. Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất. Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện. - Tham mưu cho Giám đốc Xí nghiệp về công tác an toàn lao động bao gồm: Kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động, ban chống cháy nổ Đồng thời hướng dẫn thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động và giải quyết các chế độ cho người lao động. Ban tổ chức tiền lương. - Là ban tham mưu giúp Giám đốc trong công tác tổ chức bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất của Xí nghiệp; Giúp Giám đốc trong lĩnh vực quản lý và giải quyết những vấn đề về nhân sự của Xí nghiệp. - Quản lý số lương, chất lượng lao động và quản lý theo dõi việc sử dụng lao động trong toàn Xí nghiệp. Tổ chức triển khai, kiểm tra, kiểm soát thực hiện chế độ chính sách của Nhà nước đối với người lao động ông đúng các quy trình công nghệ, quy tắc kỹ thuât và nghiên cứu ban hành các quy chế về sử dụng lao động, nội quy, quy chế về tiền lương và thu nhập, các chế độ đối với người lao động đảm bảo đúng quy định pháp luật. Ban tài chính kế toán. - Tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý kinh tế tài chính của Xí nghiệp bao gồm: Tính toán kinh tế và bảo vệ sử dụng tài sản, vật tư, tiền vốn, nhằm bảo đảm quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh. Ban hành chính – y tế. - Tham mưu cho Giám đốc trong lĩnh vực công tác thi đua tuyên truyền; Văn thư; Quản lý, mua sắm thiết bị văn ban phẩm; Bố trí, sắp xếp nơi làm việc cho toàn Xí nghiệp; Quản lý đội xe phục vụ; Tiếp đón các đoàn khách trong và ngoài nước; Công tác quảng cáo, thông tin và thực hiện công việc khánh tiết các hội nghị, lễ tết, các đại hội. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 33
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Ban công nghệ thông tin. - Tham mưu cho Ban Lãnh đạo Xí nghiệp công tác về quản trị hệ thống thông tin dữ liệu trong toàn Xí nghiệp và kết nối thông tin với các phòng chức năng của Cảng: Hệ thống mạng MIS CHP. Hệ thống quản lý và khai thác container CTMS. Đơn vị trực tiếp sản xuất: Các đội, kho, bãi. - Các tổ, đội, kho bãi là các đơn vị trực thuộc Xí nghiệp trực tiếp thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo Xí nghiệp và sự giám sát, kiểm tra, điều hành của các ban nghiệp vụ. 2.5. Cơ sở vật chất kỹ thuật của Xí nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình con người sử dụng tư liệu lao động để tạo ra sản phẩm dịch vụ. Vậy cơ sở vật chất - kỹ thuật là một trong những yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh, có ý nghĩa quyết định trong quá trình sản xuất kinh doanh và có ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh. Đối với ngành vận tải biển nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải biển nói riêng thì cơ sở vật chất - kỹ thuật đóng vai trò quan trọng không nhỏ, là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.5.1. Hệ thống cầu tàu, kho bãi. Xí nghiệp hiện có 845m cầu tầu dạng cọc thép và bê tông cốt thép được thiết kế theo tiêu chuẩn bến cảng cấp I. Diện tích bãi là 150.000 m2, mặt nền là bê tông rải nhựa áp lực trên bề mặt bến là 8 – 16 T / m2. Kho CFS có diện tích 3.300 m2, bãi container có diện tích 202.110 m2. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 34
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Một số hình ảnh về kho bãi: Bãi container Chùa Vẽ Kho CFS Chùa Vẽ Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 35
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Một số hình ảnh về hệ thống cầu bến: Xếp dỡ hàng hoá tại khu vực chuyển tải Xếp dỡ hàng hoá tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 36
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 2.5.2. Các phƣơng tiện thiết bị. Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ được Cảng Hải Phòng đầu tư lớn về phương tiện thiết bị đã cho thấy tầm quan trọng của xí nghiệp cũng như hướng đầu tư của Cảng Hải Phòng để đưa xí nghiệp trở thành cảng vận chuyển, bốc xếp container lớn và chuyên dụng. Bảng 1. Các phương tiện của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. Sức nâng/công Toàn XNXD Chùa Ảnh Phƣơng tiện suất cảng Vẽ Cần trục chân 5 – 40 tấn 33 5 đế Cần trục bánh 25 – 70 tấn 10 3 lốp Xe nâng hàng 3 – 45 tấn 62 22 Cân điện tử 80 tấn 4 1 Cần cẩu giàn 35,6 tấn 6 6 (QC) Cần cẩu giàn bánh lốp 35,6 tấn 12 12 (RTG) Xe đầu kéo 40 feet 58 36 ( Nguồn www.haiphongport.com.vn) Xí nghiệp luôn sử dụng và khai thác có hiệu quả các phương tiện - thiết bị, hạ tầng cơ sở như cầu tàu, kho - bãi. Trong sản xuất đảm bảo đủ phương tiện - thiết bị tốt phục vụ sản xuất, các phương tiện hư hỏng đột xuất đều được tổ chức sửa chữa kịp thời phục vụ sản xuất. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 37
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 2.6. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp. Bảng 2. Hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. Năm Năm So sánh Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 ± % D.thu 1.000đ 441.420.000 438.600.000 (2.820.000) (0,64) Sản lượng Tấn 6.393.131 6.188.440 (204.691) (3,2) Tổng LĐ Người 879 912 33 3,8 Lương bquân 1.000đ 5.120 4.760 (360) (0,07) Nhận xét: - Năm 2009 do ảnh hưởng của vật giá, giá nguyên vật liệu tăng cao, thêm vào đó là ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 kéo dài đến hết quý III năm 2009 đã làm sản lượng của Cảng giảm chỉ đạt 3,2% so với năm 2008. Vì vậy doanh thu năm 2009 giảm 0,64% so với doanh thu năm 2008. Tuy nhiên, mức giảm đó là không đáng kể. - Tổng lao động của Cảng năm 2009 tăng 33 người so với 2008. - Năm 2009, mức lương bình quân của Xí nghiệp giảm 0,07% so với năm 2008. Mức giảm không đáng kể, vẫn đảm bảo được cuộc sống cho người lao động. Xí nghiệp cần có các phương pháp củng cố, tạo lòng tin, khuyến khích người lao động hăng say làm việc. 2.7. Tình hình lao động cuả Xí nghiệp. Đối với một doanh nghiệp, lao động là một nguồn lực tạo nên sức mạnh và là một trong những yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Năm 2008, lực lượng lao động của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là 879 lao động. Năm 2009, đã lên tới 912 lao động. Trong đó, 60% là công nhân trực tiếp, 30% là công nhân phục vụ, 10% là cán bộ quản lý. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 38
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Cơ cấu lao động theo giới tính. Bảng 3. Tình hình lao động của Xí nghiệp theo giới tính. Năm 2008 Năm 2009 Chỉ tiêu Tỉ trọng Số ngƣời Tỉ trọng (%) Số ngƣời (%) Nam 655 74,5 688 75,4 Nữ 224 25,5 224 24,6 Tổng 879 100 912 100 Nhận xét: - Việc phân bổ và sử dụng lao động theo giới tính, số lượng phù hợp với tính chất công việc và một trong những đặc điểm kinh doanh dịch vụ của Xí nghiệp là bốc xếp, xếp dỡ hàng hoá. - Số lượng nam và nữ có tỉ lệ chênh lệch khá lớn. Số lượng lao động nam chiếm gần ¾ số lượng lao động của toàn Xí nghiệp là do đặc thù của công việc như công nhân bốc xếp, công nhân điều khiển phương tiện các loại chỉ có nam giới mới đảm nhận được. - Số lượng lao động nữ chủ yếu được biên chế ở các bộ phận giao nhận, cước, thủ tục và được bố trí đan xen một số bộ phận khác. ● Cơ cấu lao động theo độ tuổi. Bảng 4. Tình hình lao động của Xí nghiệp theo độ tuổi. Năm 2008 Năm 2009 Nhóm tuổi Tỉ trọng Tỉ trọng Số ngƣời Số ngƣời (%) (%) 18 - 30 208 23,6 270 29,6 31 - 40 193 22 192 21 41 - 50 294 33,4 241 26,4 51 - 60 184 21 209 23 Tổng 879 100 912 100 Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 39
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Nhận xét: - Năm 2008, độ tuổi chiếm tỉ lệ lớn nhất trong Xí nghiệp là độ tuổi từ 41 - 50. Điều này là chưa hợp lý đối với một Xí nghiệp có đặc thù là xếp dỡ hàng hoá, chủ yếu là hàng container, vì công việc vừa mang tính nặng nhọc vừa tiềm ẩn về an toàn lao động - Năm 2009 có sự thay đổi về độ tuổi từ 18-30 chiếm tỷ lệ cao là do nhu cầu lao động năm 2009 xí nghiệp có đề nghị tuyển thêm một số công nhân điều khiển phương tiện và nhân viên giao nhận. Lứa tuổi 41-50 giảm là do hầu hết lứa tuổi 50 chuyển sang lứa tuổi 51. - Độ tuổi bình quân của cả Xí nghiệp là 40. Ở độ tuổi này với doanh nghiệp làm dịch vụ là hợp lý bởi lẽ đội ngũ công nhân tuổi cao có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và khai thác kèm cặp lớp công nhân mới vào và lứa tuổi trẻ chiếm phần lớn có tính chất kế thừa để phát triển. ● Cơ cấu lao động theo trình độ. Bảng 5. T ình hình lao đ ộng của Xí nghiệp theo trình độ. Năm 2008 Năm 2009 Trình độ Tỉ trọng Tỉ trọng Số ngƣời Số ngƣời (%) (%) Trên Đại học 5 0,6 3 0,3 Đại học 213 24,2 224 24,6 Cao đẳng 13 1,5 17 1,9 Trung cấp 19 2,2 26 2,9 Công nhân kỹ thuật 629 71,5 642 70,4 Tổng 879 100 912 100 Nhận xét: - Nhìn chung, lao động trong Xí nghiệp có đầy đủ các trình độ, trong đó công nhân kỹ thuật chiếm một tỷ trọng khá lớn: 71,5% năm 2008 và 70,4% vào năm 2009, do phần lớn lực lượng lao động chủ yếu của Xí nghiệp là lao động trực tiếp sản xuất. - Số lao động có trình độ Đại học chủ yếu được biên chế ở các Ban của xí Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 40
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ nghiệp như Ban khai thác kinh doanh, Ban tài chính kế toán, Ban kỹ thuật an toàn và Ban tổ chức tiền lương và chiếm tỷ trọng khá lớn: 24,2% năm 2008 và 24,6% năm 2009 của Xí nghiệp. Điều này cho thấy đội ngũ Cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp có trình độ học vấn tương đối cao. ● Cơ cấu lao động theo tiêu chuẩn lao động. Bảng 6. Tình hình lao động của Xí nghiệp theo tiêu chuẩn lao động. Năm 2008 Năm 2009 Loại lao động Tỉ trọng Tỉ trọng Số ngƣời Số ngƣời (%) (%) Lao động trực tiếp 799 90,9 829 90,9 Lao động gián tiếp 80 9,1 83 9,1 Tổng 879 100 912 100 Nhận xét: - Lao động trực tiếp chiếm tới hơn 90% lao động của toàn Xí nghiệp. - Độ tuổi của khối lao động trực tiếp trẻ hơn khối lao động gián tiếp để phù hợp với điều kiện làm theo ca và làm việc ngoài trời. Cùng với quá trình phát triển của Xí nghiệp, đội ngũ lao động không ngừng tăng nên cả về số lượng và chất lượng. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 41
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ CHƢƠNG 3 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XẾP DỠ CHÙA VẼ Nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề mà bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm và đặt lên hàng đầu. Các doanh nghiệp phải tính toán hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình để từ đó đưa ra các quyết định đúng đắn. Do vậy, để đánh giá được hiệu quả kinh doanh thì cần phân tích một số vấn đề sau: 3.1. Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp trong 2 năm 2008 – 2009. Bảng 7. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nhiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. So sánh STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 ± % 1 Sản lượng Tấn 6.393.131 6.188.440 (204.691) (3,2) 2 Doanh thu 1.000đ 441.420.000 438.600.000 (2.820.000) (0,64) 3 Chi phí 1.000đ 284.067.000 235.511.000 (48.556.000) (17,1) 4 Lợi nhuận 1.000đ 157.363.000 203.089.000 45.736.000 29 Biểu đồ kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008 – 2009 của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ 500.000.000 400.000.000 Sản lượng Tấn 300.000.000 Doanh thu 1.000đ 200.000.000 Chi phí 1.000đ Lợi nhuận 1.000đ 100.000.000 0 Năm 2008 Năm 2009 Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 42
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số đánh giá tổng quát sau: Về sản lƣợng: Năm 2009, xếp dỡ tại cầu Chùa Vẽ 702 tàu container và 2 tàu hàng quân sự, giảm 186 tàu container so với thực hiện năm 2008. Trong đó tổ chức chuyển tải vợi mớn tại Bến Gót cho 21 lượt tàu container = 1.872 TEU và xếp dỡ được 27 tàu từ các Cảng khác chuyển sang. Nhìn chung năm 2009, sản lượng hàng hoá thông qua Xí nghiệp giảm so với năm 2008 là 3,2%. Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế cuối năm 2008 kéo dài đến hết quý III năm 2009 khiến vật giá, giá nguyên vật liệu tăng cao. Về doanh thu: Sản lượng giảm kéo theo doanh thu giảm. Năm 2009, doanh thu của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ giảm 2.820.000.000 đồng, tương ứng với mức giảm 0,64% so với năm 2008. Xí nghiệp cần có các biện pháp cải thiện tình hình tích cực để tăng doanh thu vào các năm tiếp theo. Về chi phí: Trong hai năm 2008 – 2009, chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp đã giảm đáng kể do thực hiện tốt công tác tiết kiệm và giảm mức khấu trừ các phương tiện, thiết bị đã được đầu tư, mức giảm là 48.556.000.000 đồng, tương ứng với 17,1%. Công tác tiết kiệm nhiên liệu đã được các đơn vị triển khai thực hiện tốt, tiết kiệm từ việc lập kế hoạch xếp tàu gần bãi xếp hàng của từng hãng, các lực lượng tập trung tham gia lập kế hoạch sản xuất ngày – ca để đề xuất biện pháp hợp lý trong sản xuất, tiết kiệm trong công đoạn vận hành phương tiện - thiết bị, qui định phạm vi làm việc của RTG – xe nâng, định mức đóng/ rút một số mặt hàng trong ca sản xuất cho các đơn vị trong dây chuyền sản xuất. Khi có kế hoạch nâng cấp sửa chữa bãi Xí nghiệp để giảm tự nhiên trong 1 tuần, phần còn lại mới cho dọn để bàn giao cho nhà thầu với tất cả những việc làm trên, trong năm 2009 Xí nghiệp đã tiết kiệm được khoảng 15.800 lít nhiên liệu. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 43
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Công tác tiết kiệm điện năng: Xí nghiệp sử dụng toàn bộ bóng đèn compac phục vụ chiếu sáng khu vực văn phòng, sử dụng 50% công suất tại các cột điện để duy trì đủ ánh sáng để phục vụ cho sản xuất và bảo quản hàng hoá. Các mặt hàng đóng/rút thông qua sà lan có trọng lượng nhỏ hơn 5 tấn đều được bố trí làm bằng đế 21 (sức nâng 5 tấn) hoặc bố trí cần trục bánh lốp làm. Các tàu được bố trí nhiều vào làm hàng khu vực QC để tận dụng cầu 1, cầu 2 sử dụng đế để làm hàng sà lan nhằm bảo đảm an toàn trong quá trình xếp dỡ và tiết kiệm điện năng. Linh hoạt trong việc điều chuyển vỏ hạ từ xe ôtô chủ hàng xuống bãi Plasaco khi bãi Chùa Vẽ quá tải để giảm chi phí phải trả nhưng vẫn đảm bảo chất lượng phục vụ khách hàng và kịp thời chuyển vỏ về xuất tàu. Về lợi nhuận: Tuy bị ảnh hưởng ít nhiều bởi suy thoái kinh tế, nhưng do làm tốt công tác tiết kiệm nên Xí nghiệp vẫn đảm bảo được mức lợi nhuận tăng. Lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008 là 45.736.000.000 đồng, tương ứng với mức tăng 29%. 3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí. 3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí tổng hợp. Bảng 8. Hiệu quả sử dụng chi phí tổng hợp. So sánh Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 ± % Doanh thu 1.000đ 441.420.000 438.600.000 (2.820.000) (0,64) Tổng chi phí (∑CP) 1.000đ 284.067.000 235.511.000 (48.556.000) (17,1) Lợi nhuận thuần 1.000đ 157.363.000 203.089.000 45.736.000 29 Hiệu quả sử dụng CP Lần 0,554 0,862 0,308 Hiệu suất sử dụng CP Lần 1,554 1,862 0,308 Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 44
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Biểu đồ chi phí tổng hợp 500.000.000 400.000.000 300.000.000 Doanh thu 1.000đ ∑CP 1.000đ 200.000.000 LN thuần 1.000đ 100.000.000 0 Năm 2008 Năm 2009 Nhận xét: - Ta thấy rằng hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu suất sử dụng chi phí có quan hệ với nhau. Tăng/giảm hiệu quả sử dụng chi phí bằng tăng/giảm hiệu suất sử dụng chi phí. - Hiệu quả sử dụng chi phí và hiệu suất sử dụng chi phí của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ năm 2009 đều tăng so với năm 2008. - Hiệu quả sử dụng chi phí năm 2008 của Xí nghiệp cho thấy với mỗi đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 0,554 đồng lợi nhuận. Năm 2009 từ mỗi đồng chi phí bỏ ra Xí nghiệp thu về 0,862 đồng lợi nhuận, tăng 0,308 đồng lợi nhuận so với năm 2008. Điều này cho thấy Xí nghiệp đã sử dụng chi phí đầu vào hiệu quả hơn. - Hiệu suất sử dụng chi phí năm 2008 là 1,554 lần, năm 2009 là 1,862 lần. Hiệu suất sử dụng chi phí > 1 có nghĩa là Xí nghiệp làm ăn có lãi, cần tiếp tục phát huy. Chênh lệch giữa hiệu suất sử dụng chi phí năm 2008 so với năm 2009 là 0,308. Điều đó có nghĩa là với mỗi đồng chi phí bỏ ra trong năm 2009 sẽ mang lại cho Xí nghiệp doanh thu nhiều hơn năm 2008 là 0,308 đồng. Hiệu quả và hiệu suất sử dụng của tổng chi phí chịu tác động của hai nhân tố: tổng chi phí và doanh thu / lợi nhuận. Sau đây ta sẽ xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả và hiệu suất sử dụng của tổng chi phí: Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 45
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ ● Hiệu quả sử dụng của tổng chi phí. LN Hqsd∑CP = ∑CP - Xét ảnh hưởng của nhân tố tổng chi phí lên hiệu quả sử dụng của tổng chi phí: LN08 LN08 157.363.000 157.363.000 ∆Hqsd∑CP(∑CP) = - = - = 0,114 ∑CP09 ∑CP08 235.511.000 284.067.000 Khi tổng chi phí giảm đi 48.556.000.000 đồng đã làm cho hiệu quả sử dụng tổng chi phí tăng lên 0,114 lần. - Xét ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận lên hiệu quả sử dụng tổng chi phí: LN09 LN08 203.089.000 157.363.000 ∆Hqsd∑CP(LN) = - = - = 0,194 ∑CP09 ∑CP09 235.511.000 235.511.000 Lợi nhuận năm 2009 tăng so với năm 2008 là 45.736.000.000 đồng đã làm cho hiệu quả sử dụng của tổng chi phí tăng lên 0,194 lần. Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố tổng chi phí và lợi nhuận lên hiệu quả sử dụng của tổng chi phí của Xí nghiệp như sau: ∆Hqsd∑CP = 0,114 + 0,194 = 0,308 Hiệu suất sử dụng của tổng chi phí: DT Hssd∑CP = ∑CP - Xét ảnh hưởng của nhân tố tổng chi phí lên hiệu xuất sử dụng của tổng chi phí: DT08 DT08 441.420.000 441.420.000 ∆Hssd∑CP(∑CP) = - = - = 0,320 ∑CP09 ∑CP08 235.511.000 284.067.000 Do tổng chi phí của năm 2009 giảm so với năm 2008 là 48.556.000.000 đồng đã làm cho hiệu suất sử dụng của tổng chi phí tăng lên 0,320. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 46
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Xét ảnh hưởng của nhân tố doanh thu lên hiệu suất sử dụng của tổng chi phí: DT09 DT08 438.600.000 441.420.000 ∆Hssd∑CP(DT) = - = - = -0,012 ∑CP09 ∑CP09 235.511.000 235.511.000 Doanh thu năm 2009 giảm 2.820.000.000 đồng so với doanh thu năm 2008, làm cho hiệu suất sử dụng của tổng chi phí giảm đi một lượng là 0,012. Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố tổng chi phí và doanh thu lên hiệu suất sử dụng của tổng chi phí của Xí nghiệp như sau: ∆Hssd∑CP = 0,320 – 0,012 = 0,308. 3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí nhiên liệu (CPNL). Bảng 9. Hiệu quả sử dụng chi phí nhiên liệu của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. So sánh Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 ± % Doanh thu 1.000đ 441.420.000 438.600.000 (2.820.000) (0,64) Chi phí nhiên liệu 1.000đ 18.534.058 13.703.456 (4.830.602) (26) Lợi nhuận thuần 1.000đ 157.363.000 203.089.000 45.736.000 29 Hiệu quả sd CPNL Lần 8,49 14,82 6,33 Hiệu suất sd CPNL Lần 23,81 32 8,19 Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí nhiên liệu như sau: - Chi phí nhiên liệu năm 2009 là 13.703.456.000 đồng, giảm so với năm 2008 là 4.830.602.000 đồng, tương ứng với mức giảm 26%. - Hiệu quả sử dụng chi phí nhiên liệu năm 2009 cho thấy với mỗi đồng đầu tư vào nhiên liệu thì Xí nghiệp thu về được 14,82 đồng lợi nhuận, tăng so với hiệu quả sử dụng chi phí nhiên liệu năm 2008, mức tăng là 6,33 đồng lợi nhuận cho mỗi đồng đầu tư vào nhiên liệu. Xí nghiệp đã sử dụng tốt hiệu quả chi phí nhiên liệu, hiệu quả năm sau cao hơn năm trước. - Hiệu suất sử dụng chi phí nhiên liệu năm 2009 là 32 lần, tức là khi bỏ ra một đồng nhiên liệu thì thu về được 32 đồng doanh thu, tăng so với năm 2008 là 8,19 đồng. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 47
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Ta thấy chi phí nhiên liệu giảm nhưng hiệu quả sử dụng và hiệu suất sử dụng chi phí nhiên liệu đều tăng một lượng đáng kể. Sở dĩ chi phí nhiên liệu giảm là do Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm, sử dụng chi phí nhiên liệu một cách có hiệu quả. Tuy vẫn còn bị ảnh hưởng bởi sự suy thoái kinh tế, doanh thu của Xí nghiệp ít nhiều cũng bị ảnh hưởng, năm 2009 mức giảm doanh thu là 2.820.000.000 đồng so với năm 2008. Nhưng lợi nhuận của Xí nghiệp vẫn năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể, năm 2009, lợi nhuận của Xí nghiệp là 203.089.000.000 đồng, tăng 45.736.000.000 đồng so với năm 2008, mức tăng 29%. Xí nghiệp cần tiếp tục phát huy để nâng cao hơn nữa hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới. 3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. Lao động là một trong ba yếu tố quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, là yếu tố mang tính quyết định. Dù máy móc trang thiết bị có hiện đại đến đâu cũng không thể tự bản thân nó tạo ra của cải vật chất được mà còn phải có sự tác động của con người để có thể biến đổi đầu vào thành đầu ra. Sử dụng tốt nguồn lao động là biểu hiện trên các mặt về số lượng và thời gian lao động. Đó là yếu tố hết sức quan trọng làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Do vậy, quản lý và sử dụng lao động có hiệu quả cần được quan tâm hàng đầu trong doanh nghiệp và cần được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Việc phân tích hiệu quả sử dụng lao động cần được tiến hành một cách thường xuyên, thận trọng và có hiệu quả nhằm nắm bắt được tình hình lao động trong công ty, từ đó có các biện pháp tuyển dụng, đào tạo, sử dụng lao động hợp lý, mang lại hiệu quả cao. Sau đây là một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng lao động của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ trong hai năm 2008 – 2009: Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 48
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Bảng 10. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng lao động năm 2008 – 2009 So sánh Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 ± % Doanh thu 1.000đ 441.420.000 438.600.000 (2.820.000) (0,64) Chi phí tiền 1.000đ 65.628.000 76.009.000 10.381.000 15,8 lương(CPTL) LNthuần 1.000đ 157.363.000 203.089.000 45.736.000 29 Số lao động Người 879 912 33 3,8 H.quả sd LĐ 1.000đ/ng/năm 179.025 222.685 43.660 H.suất sd LĐ 1.000đ/ng/năm 502.184 480.921 (21.263) H.quả sd 1.000đ/ng/năm 2,4 2,7 0,3 CPTL H.suất sd 1.000đ/ng/năm 6,7 5,8 (0,9) CPTL Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy hiệu quả sử dụng chi phí lao động trong hai năm 2008 – 2009 của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ như sau: - Chi phí tiền lương năm 2009 là 76.009.000.000 đồng, chiếm tỷ trọng 32,3% trong tổng chi phí, tăng so với năm 2008 là 10.381.000.000 đồng, tương ứng với mức tăng là 15,8%. Nguyên nhân tăng là do số lượng lao động năm 2009 tăng so với năm 2008 là 33 lao động, tương ứng 3,8%, nhằm đáp ứng nhu cầu công việc cũng như nhu cầu kinh tế thị trường khi Việt Nam đã là thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO. - Hiệu quả sử dụng lao động năm 2009 là 222.685.000 đồng/người/năm, tăng so với năm 2008 là 43.660.000 đồng/người/năm. - Hiệu suất sử dụng lao động năm 2008 là 502.184.000 đồng/người/năm, năm 2009 là 480.921.000 đồng/người/năm, giảm so với năm 2008 là 21.263.000 đồng/người/năm. Số lượng lao động của Xí nghiệp tăng nhưng do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế thế giới nên làm cho doanh thu của Xí nghiệp có giảm đi ít nhiều, nhưng do Xí nghiệp đã thực hiện tốt công tác tiết kiệm nên lợi nhuận của Xí nghiệp vẫn năm Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 49
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ sau cao hơn năm trước. Đây là lý do khiến hiệu quả sử dụng lao động của Xí nghiệp tăng, trong khi hiệu suất sử dụng lao động của Xí nghiệp lại giảm. - Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương năm 2009 là 2.700 đồng/người/năm, tăng so với năm 2008 là 300 đồng/người/năm. - Hiệu suất sử dụng chi phí tiền lương năm 2009 là 5.800 đồng/người/năm, giảm 900 đồng/người/năm so với năm 2008. Nhìn chung, năm 2009, Xí nghiệp sử dụng lao động có hiệu quả hơn năm 2008. 3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản. 3.4.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định (TSCĐ). Để sử dụng có hiệu quả TSCĐ, Xí nghiệp cần phải thực hiện các biện pháp để không chỉ bảo toàn mà còn phát triển được TSCĐ của Xí nghiệp sau mỗi chu kỳ kinh doanh. Đối với Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ thì TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của toàn Xí nghiệp. Xí nghiệp thường xuyên bổ sung một lượng tài sản lớn để nâng cao khả năng cung ứng dịch vụ. Vì vậy việc sử dụng TSCĐ có hiệu quả hay không sẽ là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới hoạt động kinh doanh của Xí nghiệp. Để thấy được hiệu quả sử dụng TSCĐ của Xí nghiệp ta phải dựa vào một số chỉ tiêu phân tích sau đây: Bảng 11. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng TSCĐ. Đơn So sánh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 vị ± % Doanh thu 1.000đ 441.420.000 438.600.000 (2.820.000) (0,64) Lợi nhuận thuần 1.000đ 157.363.000 203.089.000 45.736.000 29 TSCĐ 1.000đ 1.248.688.565 1.247.096.215 (1.592.350) (0,13) Hiệu quả sd TSCĐ Lần 0,126 0,162 0,036 Hiệu suất sd TSCĐ Lần 0,353 0,351 (0,002) Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 50
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có thể rút ra một số nhận xét về TSCĐ của Xí nghiệp trong 2 năm 2008 – 2009 như sau: - TSCĐ của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ năm 2009 là 1.247.096.215.000 đồng, giảm so với năm 2008 là 1.592.350.000 đồng, tương ứng với mức giảm 0,13%. Nguyên nhân giảm là do Xí nghiệp đã thực hiện việc điều động một số máy móc trang thiết bị như: xe nâng hàng, khung cẩu, ôtô đầu kéo, moóc sàn sang Xí nghiệp xếp dỡ Tân Cảng – cũng là Xí nghiệp trực thuộc Công ty TNHH một thành viên Cảng Hải Phòng, mới thành lập được một thời gian ngắn. Một số trang thiết bị đã cũ, lỗi thời đều được Xí nghiệp thanh lý để không gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất của Xí nghiệp. Tuy nhiên, mức giảm về TSCĐ là không đáng kể. Tuy nhiên hiệu quả sử dụng TSCĐ và hiệu suất sử dụng TSCĐ của Xí nghiệp đều tăng. Cụ thể: - Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Xí nghiệp tăng từ 0,126 của năm 2008 lên 0,162 trong năm 2009. Tức là mỗi đồng đầu tư vào TSCĐ thu về được 0,162 đồng lợi nhuận cho Xí nghiệp, tăng so với năm 2008 là 0,036 đồng. - Hiệu suất sử dụng TSCĐ của Xí nghiệp năm 2009 là 0,351, có nghĩa là với mỗi đồng đầu tư vào TSCĐ thì thu về được 0,351 đồng doanh thu, giảm so với năm 2008 là 0,002 đồng. 3.4.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ). Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSLĐ luôn luôn vận động, thay thế và chuyển hoá lẫn nhau để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành một cách liên tục. Đối với Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ, do đặc thù của ngành nghề kinh doanh, thì TSLĐ so với TSCĐ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Lượng TSLĐ của Xí nghiệp được bổ sung hàng năm không nhiều. Tuy nhiên, nó cũng là một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Để tiến hành phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng TSLĐ, ta phải tính đến một số chỉ tiêu sau: Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 51
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Bảng 12. Phân tích hiệu quả sử dụng TSLĐ. So sánh Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 ± % Doanh thu 1.000đ 441.420.000 438.600.000 (2.820.000) (0,64) Lợi nhuận thuần 1.000đ 157.363.000 203.089.000 45.736.000 29 TSLĐ 1.000đ 18.567.865 19.881.532 1.313.667 7,1 Hiệu quả sd TSLĐ Lần 8,48 10,21 1,73 Hiệu suất sd TSLĐ Lần 23,77 22,06 (1,71) Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta có thể nhận xét về TSLĐ của Xí nghiệp trong 2 năm qua như sau: - TSLĐ năm 2009 là 19.881.532.000 đồng, tăng so với năm 2008 là 1.313.667.000 đồng, mức tăng 7,1%. Nguyên nhân TSLĐ tăng là do các khoản phải thu và hàng tồn kho của Xí nghiệp tăng. - Hiệu quả sử dụng TSLĐ năm 2009 cho thấy khi Xí nghiệp đầu tư một đồng TSLĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu về được 10,21 đồng lợi nhuận thuần, tăng so với năm 2008 là 1,73 đồng. - Hiệu suất sử dụng TSLĐ năm 2009 giảm đi so với năm 2008. Cụ thể, năm 2009 hiệu suất sử dụng TSLĐ của Xí nghiệp là 22,06 lần, nghĩa là khi đầu tư một đồng TSLĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì thu về được 23,77 đồng doanh thu, giảm so với năm 2008 là 1,71 đồng. Xí nghiệp cần có biện pháp khắc phục để tăng hiệu suất TSLĐ hơn nữa. 3.4.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản (TS) Bảng 13. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng tài sản. Đơn So sánh Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 vị ± % Doanh thu 1.000đ 441.420.000 438.600.000 (2.820.000) (0,64) Lợi nhuận thuần 1.000đ 157.363.000 203.089.000 45.736.000 29 Tổng TS (∑TS) 1.000đ 1.267.256.430 1.266.977.746 (278.684) (0,02) H.quả sd ∑TS Lần 0,1241 0,1602 0,0361 H.suất sd ∑TS Lần 0,348 0,346 (0,002) Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 52
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Biểu đồ tình hình sử dụng Tổng Tài sản của Xí nghiệp xếp dỡ ChùaVẽ 1.400.000.000 1.200.000.000 1.000.000.000 800.000.000 Doanh thu 1.000đ LN thuần 1.000đ 600.000.000 ∑TS 1.000đ 400.000.000 200.000.000 0 Năm 2008 Năm 2009 Nhận xét: Tổng tài sản của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ năm 2009 là 1.266.977.746.000 đồng, giảm so với năm 2008 là 278.684.000 đồng, mức giảm 0,02%, mức giảm này là không đáng kể. TSCĐ chiếm tỉ trọng rất lớn (hơn 98%) trên tổng số tài sản của Xí nghiệp. TSLĐ chiếm tỉ trọng thấp hơn trên tổng tài sản: 1,47% vào năm 2008 và 1,57% vào năm 2009. Nhìn chung, cơ cấu tài sản năm 2009 ít có thay đổi so với năm 2008. Việc TSCĐ chiếm tỉ trọng lớn là hoàn toàn phù hợp với tính chất ngành nghề kinh doanh của Xí nghiệp. Hiệu quả sử dụng tổng tài sản năm 2009 cho thấy khi đầu tư một đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì Xí nghiệp thu được 0,1602 đồng lợi nhuận thuần, tăng so với năm 2008 là 0,0361 đồng. Xí nghiệp cần tiếp tục phát huy để duy trì và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các năm tiếp theo. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2009 của Xí nghiệp lại giảm so với năm 2008. Cụ thể, hiệu suất sử dụng tổng tài sản năm 2009 của Xí nghiệp là 0,346 lần, tức là khi đầu tư một đồng tài sản vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì Xí nghiệp thu về được 0,346 đồng doanh thu, giảm so với năm 2008 là 0,002 đồng. Tuy mức giảm là không đáng kể nhưng Xí nghiệp vẫn cần có biện pháp khắc phục nhằm thu được hiệu quả cao hơn nữa. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 53
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Sau đây ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các nhân tố tổng tài sản và doanh thu/ lợi nhuận lên hiệu quả và hiệu suất sử dụng của tổng tài sản: ● Hiệu quả sử dụng tổng tài sản: LN Hqsd∑TS = ∑TS - Xét ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản lên hiệu quả sử dụng tổng tài sản: LN08 LN08 157.363.000 157.363.000 ∆ Hqsd∑TS(∑TS) = - = - = 0,0001 ∑TS09 ∑TS08 1.266.977.746 1.267.256.43 Tổng tài sản giảm đi một lượng 287.684.000 đồng đã làm cho hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Xí nghiệp tăng lên 0,001, có nghĩa là khi tài sản giảm đi 1.000 đồng thì làm ảnh hưởng tăng hiệu quả sử dụng tổng tài sản tăng lên 1 đồng. Như vậy, tổng tài sản ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả sử dụng tổng tài sản. - Xét ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận lên hiệu quả sử dụng tổng tài sản: LN09 LN08 203.089.000 157.363.000 ∆ Hqsd∑TS(LN) = - = - = 0,0360 ∑TS09 ∑TS09 1.266.977.746 1.266.977.746 Do lợi nhuận năm 2009 tăng lên 45.736.000.000 đồng so với năm 2008 làm cho hiệu quả sử dụng tổng tài sản tăng thêm 0,0360. Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố là tổng tài sản và lợi nhuận lên hiệu quả sử dụng tổng tài sản của Xí nghiệp như sau: ∆ Hqsd∑TS = 0,0001 + 0,0360 = 0,0361. ● Hiệu suất sử dụng tổng tài sản: DT Hssd∑TS = ∑TS - Xét ảnh hưởng của nhân tố tổng tài sản lên hiệu suất sử dụng tổng tài sản: DT08 DT08 441.420.000 441.420.000 ∆ Hssd∑TS(∑TS) = - = - = 0,0001 ∑TS09 ∑TS08 1.266.977.746 1.267.256.430 Do tổng tài sản của Xí nghiệp năm 2009 giảm đi so với năm 2008 đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản tăng lên 0,0001. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 54
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Xét ảnh hưởng của nhân tố doanh thu lên hiệu suất sử dụng tổng tài sản: DT09 DT08 438.600.000 441.420.000 ∆Hssd∑TS(DT) = - = - = - 0,0021 ∑TS09 ∑TS09 1.266.977.746 1.266.977.746 Doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 2.820.000 đồng. Với hiệu suất sử dụng tổng tài sản, doanh thu giảm đã làm cho hiệu suất sử dụng tổng tài sản giảm đi 0,0021. Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố là tổng tài sản và doanh thu lên hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Xí nghiệp như sau: ∆ Hqsd∑TS = 0,0001 + 0,0360 = 0,0361. 3.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu (VCSH). Vốn chủ sở hữu là số vốn do các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh, và doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán. Tuỳ theo loại hình doanh nghiệp, vốn chủ sở hữu được hình thành từ các nguồn khác nhau. Vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ chủ yếu được hình thành từ vốn của tổ chức tín dụng, các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối. Trong đó vốn của tổ chức tín dụng gồm vốn điều lệ và vốn khác. Vì Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là Xí nghiệp trực thuộc Cảng Hải Phòng nên vốn điều lệ của Xí nghiệp là do Cảng Hải Phòng cấp. Bảng 14. Tình hình sử dụng vốn chủ sở hữu của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ năm 2008 – 2009. So sánh Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 ± % 1.Doanh thu 1.000đ 441.420.000 438.600.000 (2.820.000) (0,64) 2.Lợi nhuận 1.000đ 157.363.000 203.089.000 45.736.000 29 3.VCSH 1.000đ 654.172.370 652.580.020 (1.592.350) (0,24) 4.H.quả sd VCSH Lần 0,241 0,312 0,071 5.H.suất sd VCSH Lần 0,674 0,672 (0,002) Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 55
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Biểu đồ tình hình sử dụng Vốn chủ sở hữu 700.000.000 600.000.000 500.000.000 400.000.000 Doanh thu 1.000đ Lợi nhuận 1.000đ 300.000.000 VCSH 1.000đ 200.000.000 100.000.000 0 Năm 2008 Năm 2009 Nhận xét: Vốn chủ sở hữu năm 2009 là 652.580.020.000 đồng, giảm so với năm 2008 là 1.592.350.000 đồng, tương ứng với 0,24%, mức giảm không đáng kể. Hiệu quả sử dụng VCSH năm 2009 là 0,312 lần, nghĩa là với mỗi đồng VCSH tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì mang về cho Xí nghiệp 0,312 đồng lợi nhuận thuần, tăng so với năm 2008 là 0,07 đồng, cho thấy hiệu quả sử dụng VCSH đã được cải thiện hơn. Xí nghiệp cần tiếp tục phát huy để không những tăng hiệu quả sử dụng VCSH nói riêng mà còn tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của toàn Xí nghiệp nói chung. Hiệu suất sử dụng VCSH năm 2009 là 0,672 lần, nghĩa là với mỗi đồng VCSH đầu tư vào hoạt động sản xuất kinh doanh đã thu về 0,672 đồng doanh thu cho Xí nghiệp. Hiệu suất sử dụng VCSH năm 2009 giảm so với hiệu quả sử dụng VCSH năm 2008 là 0.002 lần, mức giảm tương đối nhỏ. Tuy vậy, Xí nghiệp vẫn cần có biện pháp khắc phục tình trạng này. Sau đây ta sẽ xem xét ảnh hưởng của các nhân tố VCSH, doanh thu, lợi nhuận lên hiệu quả sử dụng và hiệu suất sử dụng VCSH: Hiệu quả sử dụng VCSH: LN HqsdVCSH = VCSH Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 56
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ - Xét ảnh hưởng của nhân tố VCSH lên hiệu quả sử dụng VCSH: LN08 LN08 157.363.000 157.363.000 ∆HqsdVCSH(VCSH) = - = - = 0,001 VCSH09 VCSH08 652.580.020 654.172.370 VCSH năm 2009 giảm so với năm 2008 một lượng là 1.592.350.000 đồng, làm hiệu quả sử dụng VCSH tăng lên 0,001. Nói cách khác, khi VCSH tăng lên 1.000 đồng thì hiệu quả sử dụng VCSH của Xí nghiệp tăng lên 1 đồng. Như vậy, VCSH ảnh hưởng không nhiều đến hiệu quả sử dụng VCSH. - Xét ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận lên hiệu quả sử dụng VCSH: LN09 LN08 203.089.000 157.363.000 ∆HqsdVCSH(LN) = - = - = 0,07 VCSH09 VCSH09 652.580.020 652.580.020 Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố là VCSH và lợi nhuận lên hiệu quả sử dụng VCSH của Xí nghiệp như sau: ∆HqsdVCSH = 0,001 + 0,07 = 0,071. Điều đó có nghĩa là 1.000 đồng VCSH của năm 2009 được sử dụng hiệu quả hơn trong năm 2008 là 71 đồng. Hiệu suất sử dụng VCSH: DT HssdVCSH = VCSH - Xét ảnh hưởng của nhân tố VCSH lên hiệu suất sử dụng VCSH: DT08 DT08 441.420.000 441.420.000 ∆HssdVCSH(VCSH) = - = - = 0,002 VCSH09 VCSH08 652.580.020 654.172.370 Do VCSH của Xí nghiệp năm 2009 giảm 1.592.350.000 đồng so với năm 2008 nên đã làm cho hiệu suất sử dụng VCSH giảm 0,002. - Xét ảnh hưởng của nhân tố doanh thu lên hiệu suất sử dụng VCSH: DT09 DT08 438.600.000 441.420.000 ∆HssdVCSH(DT) = - = - = - 0,004 VCSH09 VCSH09 652.580.020 652.580.020 Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 57
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Doanh thu năm 2009 giảm so với năm 2008 là 2.820.000.000 đồng. Với hiệu suất sử dụng VCSH, mức doanh thu giảm đã kéo theo hiệu suất sử dụng VCSH của Xí nghiệp giảm đi 0,004. Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố là VCSH và doanh thu lên hiệu suất sử dụng VCSH của Xí nghiệp như sau: ∆HssdVCSH = 0,002 - 0,004 = - 0,002. 3.6. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. Bảng 15. Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản. Chênh Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2008 Năm 2009 lệch I. Tỷ số cơ cấu tài chính 1. TSCĐ / Tổng TS % 98,5 98,4 (0,1) 2. TSLĐ / Tổng TS % 1,5 1,6 0,1 II. Chỉ số hoạt động 1. Số vòng quay HTK Vòng 1.946 2.049 103 2. Số ngày 1 vòng quay HTK Ngày 1,335 0,175 (1,16) 3. Vòng quay các khoản phải thu Vòng 384,23 402,66 18,43 4. Kỳ thu tiền bình quân Ngày 1,238 0,894 (0,344) 5. Vòng quay toàn bộ vốn Vòng 0,348 0,346 (0,002) 6. Số vòng quay VLĐ Vòng 2,02 2,16 0,14 7. Số ngày 1 vòng luân chuyển VLĐ Ngày 178,21 166,67 (11,54) III. Chỉ số sinh lời 1. Tỷ suất LN / DT (ROS) % 35,6 46,3 10,7 2. Tỷ suất LN / tổng TS (ROA) % 12,4 16 3,6 3. Tỷ suất LN / VCSH (ROE) % 24,1 31,1 7 Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy: Tỉ số cơ cấu tài chính: Với việc tăng tỉ trọng của TSLĐ so với TSCĐ, ta thấy cơ cấu tài chính của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ có sự thay đổi, nhưng không đáng kể. Thể hiện ở tỉ suất Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 58
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đầu tư vào TSCĐ năm 2009 là 98,4%, giảm 0,1% so với năm 2008. Tỉ suất đầu tư vào TSLĐ năm 2009 là 1,6%, so với năm 2008 tăng 0,1%. Việc tăng lên của TSLĐ là do lượng hàng tồn kho năm 2009 nhiều hơn so với năm 2008, điều này cũng cho thấy Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ đang bị chiếm dụng vốn, cần có những biện pháp tích cực nhằm giảm lượng hàng tồn kho trong những năm tiếp theo để tăng số vòng quay hàng tồn kho, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Các chỉ số hoạt động: - Do số vòng quay hàng tồn kho tăng 103 vòng đã làm cho kỳ luân chuyển hàng tồn kho giảm 1,16 ngày. - Do số vòng quay các khoản phải thu tăng 18,43 vòng, làm cho kỳ luân chuyển khoản phải thu giảm 0,344 ngày. - Do số vòng quay vốn lưu động tăng 0,14 vòng, làm cho kỳ luân chuyển vốn lưu động giảm 11,54 ngày. - Đây là những kết quả tích cực, tuy tốc độ tăng trưởng không cao nhưng trong tình trạng nền kinh tế khó khăn như trong năm 2008 và nền kinh tế đang dần phục hồi của năm 2009 thì để đạt được những kết quả đó là sự cố gắng, nỗ lực không ngừng của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ. Chỉ số sinh lời: - Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Phản ánh trong một đồng doanh thu mà Xí nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. Theo số liệu thống kê ta thấy nếu trong năm 2008, với một đồng doanh thu mà Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ thực hiện được trong kỳ có 0,356 đồng lợi nhuận thì trong năm 2009 là 0,463 đồng lợi nhuận, tăng 0,107 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy Xí nghiệp đang dần khắc phục những khó khăn do đợt suy thoái kinh tế thế giới năm 2008 vừa qua để lại. - Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản: Tỷ số này phản ánh một đồng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần. Tỷ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của Xí nghiệp càng cao. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 59
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ Trong năm 2009, chỉ số sinh lời này của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là 0,160, nghĩa là với một đồng giá trị tài sản mà Xí nghiệp huy động vào sản xuất kinh doanh sẽ tạo ra 0,160 đồng lợi nhuận thuần, tăng so với năm 2008 là 0,036 đồng. Điều này chứng tỏ việc sử dụng có hiệu quả tổng tài sản của Xí nghiệp xếp dỡ Hoang Diệu trong năm qua. - Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu: Tỷ số này phản ánh một đồng giá trị VCSH mà doanh nghiệp đã huy động vào sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần, tỷ số này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng VCSH càng cao. Trong năm 2009, chỉ số sinh lời này của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ là 0,311, tăng so với năm 2008 là 0,070, chứng tỏ Xí nghiệp đã sử dụng có hiệu quả VCSH. Tuy nhiên, Xí nghiệp vẫn cần phải chú ý giảm bớt và sử dụng có hiệu quả các khoản chi, nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu khách hàng, tăng hơn nữa doanh thu nhằm cải thiện khả năng sinh lợi hơn nữa. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 60
- Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ CHƢƠNG 4 MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI XÍ NGHIỆP XẾP DỠ CHÙA VẼ 4.1. Những thuận lợi, khó khăn và phƣơng hƣớng phát triển của Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ trong thời gian tới. 4.1.1. Thuận lợi. - Được sự quan tâm của nhà nước, của Bộ giao thông vận tải, Tổng Công ty Hàng Hải Việt Nam, thành phố Hải Phòng và các cơ quan quản lý nhà nước trong việc đầu tư và phát triển Cảng như ngày nay. - Dưới sự lãnh đạo của Ban lãnh đạo Công ty, sự hỗ trợ của các phòng - ban chức năng trong việc giải quyết kịp thời một số phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. - Cảng được đầu tư bằng nguồn vốn vay của Chính phủ Nhật Bản trong các hạng mục như cầu tàu, bãi xếp hàng, phương tiện - thiết bị và hệ thống công nghệ thông tin chuyên dụng, đồng bộ, tiên tiến được áp dụng ở các Cảng trên thế giới. - Sự đồng tâm, nhất trí của toàn thể Cán bộ công nhân viên của Xí nghiệp ngay từ những ngày đầu thành lập với truyền thống của đội ngũ công nhân Cảng “Đoàn kết – Kiên cường – Sáng tạo”. - Đội ngũ cán bộ, công nhân có kinh nghiệm quản lý, khai thác container lâu năm và cùng với trang thiết bị hiện đại nên đã thu hút được hầu hết các hãng tàu lớn. - Cảng nằm vị trí thuận lợi về vận tải thuỷ, vận tải bộ nằm sát quốc lộ 5 và Cảng có hệ thống 2 km đường sắt trong Cảng, thuận lợi hơn rất nhiều so với các Cảng trong khu vực. Cảng Hải Phòng tiếp tục sử dụng bãi Plasaco để xếp vỏ container khi bãi Chùa Vẽ quá tải. - Sự hỗ trợ và tạo điều kiện của Hải Quan khu vực II, Bộ đội Biên phòng Chùa vẽ, Hoa tiêu, Cảng vụ, các đại lý – hãng tàu và các bạn hàng truyền thống của Xí nghiệp cũng là điều kiện thuận lợi cho Xí nghiệp xếp dỡ Chùa Vẽ thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Sinh viên Phạm Thu Trang - Lớp QT1001N 61