Khóa luận Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela - Vũ Thị Hồng Nhung

pdf 94 trang huongle 630
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela - Vũ Thị Hồng Nhung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tai_chinh_va_mot_so_bien_phap_cai_thien.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela - Vũ Thị Hồng Nhung

  1. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela LỜI MỞ ĐẦU Nền kinh tế Việt Nam đang dần hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Cùng với đó, môi trường kinh doanh của doanh nghiệp cũng được mở rộng, sự cạnh tranh cũng ngày càng trở nên khốc liệt hơn. Điều này vừa tạo ra cơ hội kinh doanh, đồng thời cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đe dọa sự phát triển của các doanh nghiệp. Trong môi trường cạnh tranh đầy khốc liệt, các doanh nghiệp muốn đứng vững đều cần phải nhanh chóng đổi mới. Đổi mới để tồn tại, đổi mới để phát triển, đổi mới trên tất cả mọi lĩnh vực. Hòa chung cùng sự đổi thay ấy, đổi mới về quản lý tài chính vẫn luôn là một trong những vấn đề hàng đầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của doanh nghiệp. Để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả, nhà quản lý cần phải nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu thị trường, xác định đúng nhu cầu về vốn, tìm kiếm, huy động vốn, đáp ứng kịp thời, sử dụng hợp lý và đạt hiệu quả cao nguồn vốn đó cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Vì vậy mà doanh nghiệp cần phải có cấu trúc tài chính phù hợp với chiến lược kinh doanh đã đề ra, tạo được sự nhất quán trong điều hành, quản lý doanh nghiệp. Từ đó mới có thể ra quyết định đúng đắn cho việc đầu tư và các hoạt động liên quan đến doanh nghiệp nhằm nâng cao tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điều này chỉ có thể thực hiện trên cơ sở phân tích tài chính doanh nghiệp. Nhận thức được tầm quan trọng của việc phân tích tình hình tài chính đối với sự phát triển của doanh nghiệp, kết hợp với kiến thức lý luận tiếp thu trong nhà trường và tài liệu tham khảo thực tế, cùng với sự giúp đỡ hướng dẫn nhiệt tình cô giáo Th.s Hoàng Thị Hồng Lan, em đã lựa chọn đề tài “Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela” làm chuyên đề khóa luận tốt nghiệp. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 1
  2. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Đề tài nghiên cứu gồm 3 phần: Chương I: Cơ sở lý luận chung về phân tích tài chính doanh nghiệp Chương II: Phân tích thực trạng tài chính của Khách sạn Camela Chương III: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Khách sạn Camela Vì thời gian nghiên cứu làm khóa luận có hạn, cùng với kiến thức còn hạn chế nên chuyên đề của em không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, em kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của thầy, cô giáo để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 2
  3. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela CHƢƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP VÀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP I. Một số vấn đề chung về phân tích tài chính doanh nghiệp 1. Khái niệm, ý nghĩa và mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1. Khái niệm phân tích tài chính doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp là những quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị gắn trực tiếp với việc tổ chức, huy động, phân phối, sử dụng và quản lý vốn trong quá trình kinh doanh. Là một khâu của hệ thống tài chính trong nền kinh tế, là một phạm trù kinh tế khách quan gắn liền với sự ra đời của nền kinh tế hàng hóa tiền tệ. Để tiến hành hoạt động kinh doanh, bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn tiền tệ tối thiểu nhất định. Quá trình hoạt động kinh doanh từ góc độ tài chính cũng chính là quá trình phân phối để tạo lập, sử dụng các vốn tiền tệ của doanh nghiệp nhằm thực hiện các mục tiêu của nguồn tài chính và tạo ra các luồng dịch chuyển giá trị mà biểu hiện của nó là luồng tiền đi vào hoặc đi ra khỏi chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình xem xét, kiểm tra về nội dung, kết cấu, thực trạng các chỉ tiêu tài chính, từ đó so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu tài chính trên báo cáo tài chính với các chỉ tiêu tài chính trong quá khứ, hiện tại, tương lai ở chính doanh nghiệp, ở các doanh nghiệp khác, ở phạm vi ngành, địa phương, lãnh thổ, quốc gia nhằm xác định thực trạng, đặc điểm, xu hướng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp để cung cấp thông tin tài chính phục vụ việc thiết lập các giải pháp quản trị tài chính thích hợp, hiệu quả. Phân tích tài chính là công việc thường xuyên không thể thiếu trong quản lý tài chính doanh nghiệp. Nó có ý nghĩa thực tiễn và là chiến lược lâu dài. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 3
  4. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 1.2. Ý nghĩa của phân tích tài chính doanh nghiệp: Qua phân tích tài chính mới đánh giá đầy đủ, chính xác tình hình phân phối, sử dụng và quản lý các loại vốn, nguồn vốn, vạch rõ khả năng tiềm tàng về vốn của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là công cụ quan trọng trong các chức năng quản trị có hiệu quả ở doanh nghiệp. Phân tích là quá trình nhận thức hoạt động kinh doanh, là cơ sở cho ra quyết định đúng đắn cho tổ chức quản lý, nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá và điều hành hoạt động kinh doanh để đạt các mục tiêu kinh doanh. Phân tích tài chính là công cụ không thể thiếu trong phục vụ công tác quản lý của cấp trên, cơ quan tài chính, ngân hàng như: đánh giá tình hình thực hiện các chế độ, chính sách tài chính của nhà nước, xem xét việc cho vay vốn 1.3. Mục tiêu của phân tích tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính giúp người sử dụng thông tin đánh giá chính xác khả năng tài chính, khả năng sinh lời và triển vọng của doanh nghiệp. Bởi vậy, phân tích tài chính doanh nghiệp là mối quan tâm của nhiều nhóm đối tượng.  Phân tích tài chính đối với nhà quản lý Nhà quản lý là người trực tiếp quản lý doanh nghiệp, là người hiểu rõ nhất tài chính doanh nghiệp. Do đó, họ có nhiều thông tin phục vụ cho phân tích. Phân tích tài chính doanh nghiệp đối với nhà quản lý nhằm đáp ững những mục tiêu sau: . Tạo ra chu kỳ đều đặn để đánh giá hoạt động quản lý trong giai đoạn đã qua, việc thực hiện cân bằng tài chính, khả năng sinh lời, khả năng thanh toán và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp. . Định hướng các quyết định của Ban giám đốc cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp như: Quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận . Phân tích tài chính là công cụ để kiểm tra, kiểm soát hoạt động, quản lý trong doanh nghiệp, là cơ sở cho dự đoán tài chính. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 4
  5. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Phân tích tài chính làm nội bật điều quan trọng của dự đoán tài chính, là nền tảng của hoạt động quản lý, kinh doanh, làm sáng tỏ chính sách tài chính cũng như mọi chính sách khác trong doanh nghiệp.  Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư Nhà đầu tư là những người giao vốn của mình cho doanh nghiệp quản lý. Đối tượng này quan tâm trực tiếp đến những tính toán về giá trị của doanh nghiệp. Thu nhập của nhà đầu tư là tiền lời được chia và thặng dư giá trị của vốn. Vì vậy các nhà đầu tư phải dựa vào các chuyên gia phân tích tài chính để nghiên cứu các thông tin kinh tế tài chính, làm rõ triển vọng phát triển của doanh nghiệp. Phân tích tài chính đối với nhà đầu tư là để đánh giá doanh nghiệp và ước đoán giá trị cổ phiếu dựa vào việc nghiên cứu các báo cáo tài chính, khả năng sinh lời, phân tích rủi ro trong kinh doanh  Phân tích tài chính đối với nhà cung cấp tín dụng Các nhà cung cấp tín dụng quan tâm đến khả năng hoàn trả các khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, mỗi chủ nợ ngắn hạn và dài hạn lại có mối quan tâm khác nhau. Các chủ nợ ngắn hạn thường quan tâm đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu chi trả ngắn hạn. Các chủ nợ dài hạn lại quan tâm đến khả năng của doanh nghiệp có đáp ứng được yêu cầu chi trả tiền lãi và trả gốc khi đến hạn không, do đó họ chú trọng đến cả khả năng sinh lãi và sự ổn định lâu dài của doanh nghiệp. Trên cơ sở cung cấp các thông tin về các khía cạnh này, phân tích tài chính giúp cho các chủ nợ đưa ra các quyết định về khoản nợ như: có nên cho vay hay không ? thời hạn bao lâu ? vay bao nhiêu ?  Phân tích tài chính đối với cơ quan Nhà nước Cơ quan thuế luôn quan tâm đến số thuế mà doanh nghiệp phải nộp. Thông tin tài chính giúp họ nắm được tình hình thực hiện các nghĩa vụ nộp thuế đối với ngân sách Nhà nước, số phải nộp, đã nộp, còn phải nộp. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 5
  6. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela  Phân tích tài chính đối với cơ quan thống kê hay nghiên cứu Thông qua phân tích tài chính, các cơ quan này có thể tổng hợp các chỉ tiêu kinh tế của toàn ngành, khu vực hay toàn bộ nền kinh tế để phân tích ở tầm vĩ mô, đưa ra các chiến lược phát triển dài hạn.  Phân tích tài chính đối với người lao động Người lao động quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá triển vọng của nó trong tương lai. Như vậy có thể thấy, vai trò cơ bản của phân tích tài chính là cung cấp thông tin hữu ích cho tất cả các đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên những khía cạnh khác nhau, giúp họ có cơ sở vững chắc để đưa ra quyết định phù hợp với mục đích của mình. 2. Trình tự và các bƣớc tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp 2.1. Thu thập thông tin Phân tích tài chính sử dụng mọi nguồn thông tin có khả năng lý giải và thuyết minh thực trạng sử dụng tài chính của doanh nghiệp phục vụ cho quá trình dự đoán tài chính. Thông tin đó bao gồm những thông tin kế toán, thông tin quản lý, thông tin về số lượng, giá trị và các thông tin nội bộ cũng như bên ngoài khác. Trong đó, thông tin kế toán phản ánh tập trung trong các báo cáo tài chính doanh nghiệp, là nguồn thông tin đặc biệt quan trọng. Do vậy, phân tích tài chính trên thực tế là phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp. 2.2. Xử lý thông tin Trong giai đoạn này, người sử dụng thông tin với mục đích khác nhau sẽ có phương pháp xử lý thông tin khác nhau phục vụ cho mục tiêu phân tích đã đặt ra. Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin theo những mục tiêu nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích, đánh giá, xác định nguyên nhân, kết quả đã đạt được phục vụ cho quá trình dự đoán và quyết định. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 6
  7. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 2.3. Dự đoán và quyết định Thu thập và xử lý thông tin nhằm chuẩn bị những tiền đề và điều kiện cần thiết để người sử dụng thông tin dự đoán nhu cầu và đưa ra quyết định tài chính. Có thể nói, mục tiêu của phân tích tài chính chính là để đưa ra các quyết định tài chính của tất cả các đối tượng quan tâm đến doanh nghiệp. II. Các phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp 1. Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính doanh nghiệp Thông tin sử dụng trong phân tích tài chính doanh nghiệp bao gồm hai nguồn thông tin cơ bản là thông tin từ hệ thống kế toán và thông tin từ bên ngoài hệ thống kế toán.  Thông tin từ hệ thống kế toán: Chủ yếu bao gồm các báo cáo tài chính và một số tài liệu sổ sách kế toán như bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo chi tiết về chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố, báo cáo chi tiết về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, báo cáo chi tiết về tình hình tăng, giảm tài sản cố định, tăng giảm vốn chủ sở hữu, các khoản phải thu và nợ phải trả Báo cáo tài chính gồm 4 loại sau: Bảng cân đối kế toán : mẫu B01 – DN Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh: mẫu B02 – DN Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; mẫu B03 – DN Thuyết minh báo cáo tài chính: mẫu B09 – DN  Thông tin từ bên ngoài hệ thống kế toán: Sử dụng để phân tích nguyên nhân, các yếu tố ảnh hưởng của môi trường kinh doanh cũng như các chính sách của doanh nghiệp tác động đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như thế nào. Nguồn thông tin này giúp các kết luận trong các báo cáo tài chính có tính thuyết phục cao hơn. Các thông tin này chia thành ba nhóm: thông tin chung về tình hình kinh tế, thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp và thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 7
  8. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Thông tin chung về tình hình kinh tế Các thông tin phản ánh tình hình chung về kinh tế tại một thời kỳ nhất định có liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, là những thông tin quan trọng cần xem xét. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố thuộc môi trường vĩ mô nên phân tích cần đặt trong bối cảnh chung của kinh tế trong nước và khu vực. Những thông tin cần quan tâm bao gồm: + Thông tin về tăng trưởng hay suy thoái kinh tế, đặc biệt với phạm vi trong nước và khu vực. + Các chính sách kinh tế lớn của nhà nước, chính sách chính trị, ngoại giao, pháp luật, chế độ tài chính, kế toán có liên quan + Thông tin về tỷ lệ lạm phát + Thông tin về lãi suất nhân hàng, tỷ giá hối đoái Thông tin về ngành kinh doanh của doanh nghiệp Trong phạm vi ngành, cần xem xét sự phát triển của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các hoạt động và đặc điểm chung của ngành kinh doanh. Những thông tin liên quan đến ngành cần quan tâm thường bao gồm: + Nhịp độ và xu hướng vận động của ngành + Mức độ yêu cầu công nghệ của ngành + Quy mô thị trường và triển vọng phát triển + Tính chất cạnh tranh của thị trường, mối quan hệ giữa nhà cung cấp và khách hàng + Nguy cơ xuất hiện những đối thủ cạnh tranh tiềm tàng Các vấn đề trên sẽ ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp như: khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển vốn, cơ cấu nguồn vốn Do vậy, thông tin về ngành kinh doanh là rất quan trọng. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 8
  9. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Thông tin về đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp Mỗi doanh nghiệp có một đặc điểm riêng trong chiến lược kinh doanh và tổ chức hoạt động nên để đánh giá chính xác tình hình tài chính, người phân tích cần nghiên cứu các đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp, chủ yếu bao gồm các khía cạnh sau: + Mục tiêu và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp + Chính sách tài chính, tín dụng của doanh nghiệp + Đặc điểm công nghệ và chính sách đầu tư của doanh nghiệp + Đặc điểm luân chuyển vốn trong quá trình kinh doanh + Tính thời vụ, tính chu kì trong hoạt động kinh doanh + Mối quan hệ giữa doanh nghiệp với ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng và với các đối tác khác 2. Các phƣơng pháp phân tích 2.1. Phƣơng pháp so sánh Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng nhằm xác định vị trí, xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Nội dung của phương pháp so sánh bao gồm: 2.1.1. Tiêu chuẩn so sánh Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu của một kỳ được lựa chọn làm gốc so sánh. Gốc so sánh được xác định tùy thuộc vào mục đích phân tích. Khi tiến hành so sánh cần có từ hai đại lượng trở nên, các đại lượng phải đảm bảo tính chất so sánh được. 2.1.2. Điều kiện so sánh . So sánh theo thời gian: Điều kiện so sánh là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường. . So sánh theo không gian: Là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định. Vì vậy các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh. 2.1.3. Kỹ thuật so sánh Để đáp ứng được mục tiêu sử dụng của những chủ tiêu so sánh, quá trình so sánh giữa các chỉ tiêu được thể hiện dưới 3 kỹ thuật so sánh dưới đây: Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 9
  10. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela . So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của các chỉ tiêu phân tích. . So sánh số tương đối: Là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích với trị số của kỳ gốc so với các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. . So sánh số bình quân: Biểu hiện tính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Từ các kỹ thuật so sánh cho thấy sự biến động về mặt quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích, mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về mặt tốc độ của chỉ tiêu đang xem xét giữa các thời gian khác nhau, biểu hiện tính phổ biến của chỉ tiêu phân tích. 2.1.4. Nội dung so sánh Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể được thực hiện theo 2 hình thức sau: . So sánh theo chiều dọc: Là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ, quan hệ tương quan giữa các dữ kiện trên báo cáo tài chính của kỳ hiện hành. . So sánh theo chiều ngang: Là quá trình so sánh, xác định tỷ lệ và chiều hướng tăng giảm của các dữ kiện trên báo cáo tài chính của nhiều kỳ khác nhau. 2.1.5. Tài liệu sử dụng và nội dung phân tích Để tiến hành phân tích tình hình tài chính theo phươg pháp so sánh, các nhà phân tích phải sử dụng chủ yếu là thông tin từ hệ thống kế toán. Bao gồm: . Bảng cân đối kế toán . Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh . Báo cáo lưu chuyển tiền tệ . Thuyết minh báo cáo tài chính Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 10
  11. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Trong đó, các báo tài chính chủ yếu được sử dụng để phân tích là: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ. a) Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán Để đánh giá khái quát tình hình tài chính, trước hết cần tiến hành so sánh tổng số nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm. Bằng cách này sẽ thấy được quy mô vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong kỳ cũng như khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Bảng cân đối kế toán gồm 2 phần: phần Tài sản và phần Nguồn vốn.  Về phần tài sản Tài sản được phân chia thành 2 loại: A: Tài sản ngắn hạn B: Tài sản dài hạn Hai phần của bảng cân đối kế toán là Tài sản và Nguồn vốn có tổng giá trị luôn bằng nhau. Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn  Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả Phân tích qua bảng cân đối kế toán là việc rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp. Khi tiến hành đánh giá cần đạt được những yêu cầu sau: Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp Mục đích của việc phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp là xem xét việc bố trí tài sản và nguồn vốn trong kỳ kinh doanh đã phù hợp chưa. Từ đó có được những đánh giá khách quan về tình hình sử dụng tài sản và nguồn vốn trong thời gian qua và định hướng cho các chiến lược trong thời gian tới. Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ Mục đích của việc phân tích này là nhằm xem xét hoạt động tài sản của doanh nghiệp tăng lên hay giảm đi, phản ánh doanh nghiệp đã sử dụng vốn như thế nào trong việc đầu tư TSCĐ, dự trữ hàng tồn kho. Tuy nhiên việc phân tích này phải kết Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 11
  12. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela hợp đồng thời với việc so sánh lượng vốn bị khách hàng chiếm dụng được thể hiện qua khoản phải thu cuối năm.  Về phần nguồn vốn Đối với nguồn hình thành tài sản, ta cần phải xem xét tỷ trọng của từng loại vốn chiếm trong tổng số vồn kinh doanh cũng như xu hướng biến động của chúng, đặc biệt lưu ý đến nợ ngắn hạn và tỷ lệ tăng, giảm các nguồn vốn: vốn kinh doanh, vốn bổ sung các quỹ. Nếu vốn chủ sở hữu chiếm cao trong tổng nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính, mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu nợ phải trả chiếm nhiều trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp.  Phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn Việc phân tích cân đối giữa tài sản và nguồn vốn cho biết được sự ổn định và an toàn trong tài trợ và sử dụng vốn của doanh nghiệp. Theo nguyên tắc cân đối giữa tài sản và nguồn vốn thì tài sản lưu động nên được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn, tài sản cố định nên được tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn để hạn chế chi phí sử dụng vốn phát sinh thêm hoặc rủi ro có thể gặp trong kinh doanh. Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – Nợ phải trả Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu là nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp cần tính toán đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn. Bởi vốn dài hạn cho phép doanh nghệp sử dụng trong thời gian dài nên doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc thanh toán, tránh tình trạng bị động, phụ thuộc vào chủ nợ. Doanh nghiệp thường sử dụng vốn lưu động ròng để mua nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, Trong đó, vốn lưu động ròng được xác định bằng công thức: VLĐ ròng = TS ngắn hạn – Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn – Tài sản dài hạn Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 12
  13. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela b) Phân tích khái quát tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp, bao gồm các chỉ tiêu về doanh thu, chi phí, lợi nhuận tử hoạt động sản xuất kinh doanh và các hoạt động khác. Khi phân tích, sử dụng số liệu của báo cáo kết quả kinh doanh để phân tích tài chính cần lưu ý những vấn đề: . Giữa doanh thu, chi phí và lợi nhuận có mối liên hệ ràng buộc nhau. Khi tốc độ tăng doanh thu lớn hơn tốc độ tăng chi phí dẫn đến lợi nhuận tăng và ngược lại. . Các khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại tăng thể hiện chất lượng hàng hóa của doanh nghiệp không đảm bảo yêu cầu của khách hàng. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cho thấy được mức lời mà doanh nghiệp có được cũng như khoản nộp vào ngân sách Nhà nước trong kỳ qua. Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm, vật tư hàng hóa tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Đồng thời kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp.  Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Đánh giá chung kết quả kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành thông qua phân tích, xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giữa kỳ này với kỳ trước, năm này với năm trước. Dựa vào việc so sánh số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu để phân tích, đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của từng thời kỳ. Từ đó có chiến lược kinh doanh hiệu quả cho thời gian tới. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 13
  14. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela  Phân tích kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh Phân tích kết cấu báo cáo kết quả kinh doanh là cách phân tích mà các chỉ tiêu trong bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đều được so sánh với doanh thu thuần để xác định mối quan hệ tỷ lệ kết cấu của từng khoản mục trong tổng số. Từ đó, có thể đánh giá sự biến động của các chỉ tiêu so với quy mô chung. c) Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng tạo ra các khoản tiền, các khoản tương đương tiền và nhu cầu của doanh nghiệp trong việc sử dụng các khoản tiền. Đánh giá, phân tích thời gian cũng như mức độ chắc chắn của việc tạo ra các khoản tiền. Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh, đầu tư và tài chính của doanh nghiệp đối với tình hình tài chính. Cung cấp thông tin để đánh giá khả năng thanh toán và xác định nhu cầu về tiền của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động tiếp theo. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh dòng lưu chuyển lượng tiền của doanh nghiệp thông qua các nghiệp vụ thu chi thanh toán về hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư, hoạt động tài chính trong một thời kỳ nhất định. Thực chất đây là bảng cân đối thu chi tiền tệ thể hiện vòng lưu chuyển tiền tệ trong doanh nghiệp. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ thường được tiến hành trên các nội dung sau: 1. Phân tích khả năng tạo tiền Việc phân tích khả năng tạo tiền được thực hiện trên cơ sở xác định tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động trong tổng dòng thu trong kỳ của doanh nghiệp. Tổng tiền thu vào của từng hoạt động Tỷ trọng dòng tiền thu vào của từng hoạt động = Tổng tiền thu trong kỳ Tỷ trọng này thể hiện mức đóng góp của từng hoạt động trong việc tạo tiền của doanh nghiệp hay nói cách khác là khả năng tạo tiền của từng hoạt động. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 14
  15. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Nếu tỷ trọng dòng tiền thu vào từ hoạt động kinh doanh cao, thể hiện tiền được tạo ra chủ yếu từ hoạt động kinh doanh bằng việc bán hàng được nhiều, tiền thu từ khách hàng lớn, giảm các khoản phải thu tránh rủi ro. Nếu tỷ trọng tiền thu từ hoạt động đầu tư cao, chứng tỏ doanh nghiệp đã thu hồi được các khoản đầu tư, nhượng bán tài sản cố định Trường hợp nhượng bán tài sản cố định thì phạm vi ảnh hưởng của doanh nghiệp bị thu hồi và năng lực sản xuất kinh doanh sẽ bị giảm sút. Nếu tiền thu được chủ yếu là từ hoạt động tài chính thông qua việc phát hành cổ phiếu hoặc đi vay chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp đã sử dụng vốn từ bên ngoài nhiều hơn 2. Phân tích khả năng chi trả thực tế Lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Hệ số trả nợ ngắn hạn = Tổng nợ ngắn hạn Hệ số này cho thấy doanh nghiệp có đủ khả năng trả nợ hay không từ lượng tiền thu được của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hệ số này càng lớn thì khả năng trả nợ càng cao. Lượng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh Hệ số trả lãi vay = Các khoản lãi đã trả Hệ số này cho thấy tình hình thực tế doanh nghiệp có khả năng trả lãi vay hay không. Nếu vốn vay của doanh nghiệp lớn thì hệ số này có giá trị thấp và ngược lại. 2.2. Phƣơng pháp phân tích chỉ số Nguồn thông tin kinh tế tài chính đã và đang được cải tiến cung cấp đầy đủ hơn. Đó là cơ sở hình thành các chỉ tiêu tham chiếu tin cậy cho việc đánh giá tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Việc áp dụng công nghệ tin học cho phép tích lũy dữ liệu và đẩy nhanh quá trình tính toán. Phương pháp phân tích này giúp cho việc khai thác, Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 15
  16. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela sử dụng các số liệu được hiệu quả hơn thông qua việc phân tích một cách có hệ thống hàng loạt các tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc gián đoạn. Phương pháp phân tích chỉ số dựa trên ý nghĩa, chuẩn mực các tỷ lệ và đại cương tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng, phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của doanh nghiệp. Nhìn chung có 4 nhóm sau: . Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán . Nhóm chỉ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư . Nhóm chỉ số hoạt động . Nhóm chỉ số khả năng sinh lời 2.2.1. Nhóm các chỉ số về khả năng thanh toán Nhóm các chỉ tiêu khả năng thanh toán là nhóm chỉ tiêu có được nhiều sự quan tâm của các đối tượng như: các nhà đầu tư, nhà cung ứng, chủ nợ Họ quan tâm đến nhóm chỉ tiêu này để nhận biết khả năng thanh toán các khoản nợ, tình hình tài chính của hiện nay của doanh nghiệp. Đối với nhà quản lý, chủ doanh nghiệp, phân tích khả năng thanh toán giúp họ thấy được các khoản nợ tới hạn cũng như khả năng chi trả của doanh nghiệp để chủ động nguồn thanh toán. 2.2.1.1. Khả năng thanh toán tổng quát (H1) Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Chỉ tiêu khả năng thanh toán tổng quát cho biết, một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng vốn đảm bảo. Tổng tài sản Khả năng thanh toán tổng quát (H1) = Tổng nợ phải trả Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 16
  17. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 2.2.1.2. Khả năng thanh toán hiện hành (H2) Khả năng thanh toán hiện hành là một trong những thước đo khả năng thanh toán của doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi. Tài sản ngắn hạn Khả năng thanh toán hiện hành (H2) = Tổng nợ ngắn hạn . Tài sản ngắn hạn: bao gồm các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. . Tổng nợ ngắn hạn: là các khoản nợ phải trả trong năm, bao gồm vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác. Chỉ tiêu này cho thấy, doanh nghiệp hiện có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo cho thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Biện pháp tốt nhất là phải duy trì tỷ suất này theo tiêu chuẩn ngành. Ngành nghề mà tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngược lại. Nếu chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành thấp, cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại là giảm. Đây là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xảy ra. Nếu chỉ tiêu này cao, cho thấy doanh nghiệp luôn sẵn sàng chủ động thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu chỉ số khả năng thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động. Bởi doanh nghiệp đã quá chú trọng đầu tư vào tài sản ngắn hạn hay nói cách khác, việc quản lý tài sản ngắn hạn không hiệu quả, quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, khoản nợ phải đòi lớn, hàng tồn kho ứ đọng nhiều Vì vậy, trong nhiều trường hợp, chỉ tiêu khả năng thanh toán hiện hành không phản ánh chính xác khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 2.2.1.3. Khả năng thanh toán nhanh (H3) Tài sản ngắn hạn khi mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền. Trong tài sản ngắn hạn hiện có thì vật tư hàng tồn kho bao gồm các loại vật tư, công cụ dụng cụ, thành phẩm tồn kho chưa thể chuyển đổi ngay thành tiền. Do đó, nó Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 17
  18. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela có khả năng thanh toán kém nhất. Vì vậy, hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp trong kỳ không dựa vào việc bán các loại vật tư hàng hóa. Tùy theo mức độ của việc thanh toán nợ, hệ số khả năng thanh toán nhanh có thể được tính như sau: TS ngắn hạn – Hàng tồn kho Khả năng thanh toán nhanh (H3) = Tổng nợ phải trả Số tài sản dùng để thanh toán nhanh còn được xác định bằng tiền cộng các khoản tương đương tiền. Các khoản tương đương tiền là các khoản có thể chuyển đổi nhanh bất cứ lúc nào thành một lượng tiền biết trước như các loại chứng khoán ngắn hạn, nợ phải thu ngắn hạn có tính thanh khoản cao. Vì vậy, hệ số khả năng than toán nhanh gần như tức thời các khoản nợ được xác định như sau: Tiền + Các khoản tương đương tiền Khả năng thanh toán tức thời = Nợ đến hạn Hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và kỳ hạn thanh toán của món nợ phải thu, phải trả trong kỳ. . Khả năng thanh toán tức thời lớn hơn 0.5, chứng tỏ tình hình thanh toán của doanh nghiệp khá khả quan. . Khả năng thanh toán tức thời nhỏ hơn 0.5, chứng tỏ doanh nghiệp đang gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ, có thể bán hàng hóa, tài sản để trả nợ vì không đủ tiền mặt để thanh toán. 2.2.1.4. Khả năng thanh toán lãi vay (H4) Lãi vay hàng năm là chi phí tài chính cố định. Hệ số này dùng để đo mức độ lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn để đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Nếu doanh nghiệp quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến kiện tụng và doanh nghiệp sẽ dễ dàng phải tuyên bố phá sản. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 18
  19. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela LNtt và Lãi vay (EBIT) Khả năng thanh toán lãi vay (H4) = Lãi vay phải trả . EBIT phản ánh số tiền mà doanh nghiệp có thể sử dụng để trả lãi vay trong năm. Khi tính toán chỉ tiêu này phải lấy tổng lợi nhuận trước thuế và lãi vay vì lãi vay được tính vào tổng chi phí của doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ trước khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. . Lãi vay phải trả bao gồm tiền lãi cho các khoản vay ngắn hạn và dài hạn, kể cả lãi do phát hành trái phiếu. 2.2.2. Nhóm các chỉ số về khả năng hoạt động Nhóm chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. 2.2.2.1. Vòng quay hàng tồn kho Để đánh giá hiệu quả quản lý hàng tồn kho chúng ta có thể sử dụng tỷ số vòng quay hàng tồn kho. Tỷ số này có thể đo lường bằng chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho trong một năm hoặc số ngày tồn kho. Doanh thu thuần Vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân 360 ngày Số ngày tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho càng lớn hoặc số ngày tồn kho càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển hàng tồn kho càng nhanh, hàng tồn kho tham gia vào luân chuyển nhiều và ngược lại. Hàng tồn kho luân chuyển càng nhanh sẽ giúp doanh nghiệp giảm bớt được lượng vốn dự trữ, đảm bảo đủ vốn cho nhu cầu sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 19
  20. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 2.2.2.2. Vòng quay khoản phải thu Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu được tiền do doanh nghiệp thực hiện chính sách bán chịu, các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán Số vòng quay các khoản phải thu được sử dụng để xem xét cẩn thận việc thanh toán các khoản phải thu. Khi khách hàng thanh toán tất cả các khoản theo hóa đơn thì lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Doanh thu thuần Vòng quay các khoản phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu 360 ngày Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoản phải thu Số vòng quay các khoản phải thu càng lớn và kỳ thu tiền bình quân càng nhỏ thể hiện tốc độ luân chuyển các khoản nợ phải thu càng nhanh, khả năng thu hồi nợ cao, doanh nghiệp hạn chế được số vốn bị chiếm dụng để đưa vào hoạt động sản xuất kinh doanh và thuận lợi về nguồn tiền trong thanh toán. Ngược lại, số vòng quay các khoản phải thu nhỏ và kỳ thu tiền bình quân lớn thì tốc độ luân chuyển nợ phải thu chậm, khả năng thu hồi vốn kém. Điều đó gây khó khăn trong quá trình đầu tư vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như việc thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp. 2.2.2.3. Hiệu suất sử dụng tài sản cố định Chỉ tiêu này cho biết, một đồng vốn cố định tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hay nói cách khác, chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản cố định như: máy móc, thiết bị, nhà xưởng trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định = Giá trị tài sản cố định Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 20
  21. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Hiệu suất này cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn cố định có hiệu quả tốt. Ngược lại, hiệu suất này thấp chứng tỏ kế hoạch sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp trong thời gian qua chưa hiệu quả. Khi phân tích tỷ số này cần lưu ý, mẫu số sử dụng giá trị tài sản ròng, nghĩa là giá trị tài sản sau khi đã trừ khấu hao. Do đó, phương pháp tính khấu hao có ảnh hưởng quan trọng đến mức độ chính xác của việc tính toán chỉ tiêu này. 2.2.2.4. Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản nói chung mà không phân biệt đó là tài sản lưu động hay tài sản cố định. Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản = Giá trị tổng tài sản Hiệu suất này về nguyên tắc càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 2.2.3. Nhóm các chỉ số về cơ cấu tài chính Nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. 2.2.3.1. Hệ số nợ (Hv ) Hệ số nợ phản ánh một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay, hay chính là phản ánh mức độ phụ thuộc tài chính doanh nghiệp. Nợ phải trả Hệ số nợ (Hv ) = Tổng tài sản Trên thực tế, các chủ nợ rất ưa thích hệ số nợ vừa phải. Bởi hệ số nợ càng thấp thì món nợ của họ càng được đảm bảo thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản. Khi hệ số nợ cao có nghĩa là chủ doanh nghiệp chỉ góp một phần vốn nhỏ trong tổng số vốn thì rủi ro trong kinh doanh chủ yếu là do chủ nợ gánh chịu. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 21
  22. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 2.2.3.2. Hệ số tự tài trợ (Hc ) Hệ số tự tài trợ là chỉ tiêu tài chính đo lường số vốn góp chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Vốn chủ sở hữu Hệ số tự tài trợ tài sản cố định = x 100 Tài sản cố định và đầu tư dài hạn Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, độc lập cao với chủ nợ. Do đó, họ không bị ràng buộc bởi sức ép từ các khoản nợ vay. 2.2.3.3. Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Giá trị còn lại của tài sản dài hạn Tỷ suất đầu tư = x 100 Tổng tài sản Tỷ suất này càng cao càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. 2.2.3.4. Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn cho thấy, trong tổng số tài sản dài hạn của doanh nghiệp có bao nhiêu phần được trang bị bởi vốn chủ sở hữu. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = x 100 Tài sản dài hạn Nếu tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ khả năng doanh nghiệp có thể dùng nguồn vốn chủ sở hữu tự trang trải tài sản dài hạn cho mình. Nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 chứng tỏ một bộ phận tài sản dài hạn của doanh nghiệp được tài trợ bằng vốn vay, đặc biệt là vốn vay ngắn hạn. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 22
  23. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 2.2.4. Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời Nhóm các chỉ số về khả năng sinh lời luôn luôn được các nhà quản trị tài chính quan tâm. Chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, là đáp số sau cùng của hiệu quả kinh doanh và là một luận cứ quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. 2.2.4.1. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ( ROS) Lợi nhuận sau thuế ROS = Tài sản dài hạn Tỷ suất này cho biết, trong một trăm đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này nói chung càng cao càng tốt. Tuy nhiên, còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. 2.2.4.2. Tỷ suất sinh lợi của tài sản( ROA) Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản Chỉ tiêu này là thước đo cho biết tài sản được sử dụng hiệu quả như thế nào, đồng thời cho biết việc thực hiện chức năng của ban quản lý trong việc sử dụng tài sản để tạo ra thu nhập. 2.2.4.3. Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu ( ROE) Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận cho chủ sở hữu của doanh nghiệp đó. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu để đánh giá mục tiêu đó. Nghĩa là cho biết, một đồng vốn chủ sở hữu tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 23
  24. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu Sau khi tính toán các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp tiến hành so sánh các chỉ số của các năm với nhau và so sánh qua nhiều năm để thấy được xu hướng chung. 2.2.4.4. Tỷ suất sinh lời căn bản Tỷ suất này phản ánh khả năng sinh lời căn bản của doanh nghiệp, nghĩa là chưa kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay ( EBIT) Tỷ suất sinh lời căn bản = Vốn chủ sở hữu 3. Phƣơng pháp phân tích phƣơng trình Dupont Theo phương pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết được các nguyên nhân dẫn tới hiện tượng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp. Bản chất của phương pháp này là tách một tỷ số tổng hợp phản ánh sức sinh lời của doanh nghiệp như: thu nhập trên tài sản (ROA), thu nhập sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) thành tích số của chuỗi các tỷ số có quan hệ nhân quả với nhau. Từ đó phân tích ảnh hưởng của các tỷ số đó với tỷ số tổng hợp. Trước hết, doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ giữa tỷ số lợi nhuận trên doanh thu và tỷ số vòng quay tổng tài sản thông qua tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn ROA. LNst LNst Doanh thu ROA = = * Tổng tài sản Doanh thu Tổng tài sản Đẳng thức trên cho thấy, tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản phụ thuộc vào 2 yếu tố: tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Phân tích đẳng Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 24
  25. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela thức này cho phép doanh nghiệp xác định được chính xác nguồn gốc tăng, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tăng ROA có thể tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu hoặc tăng vòng quay tổng tài sản hoặc tăng cả hai. Trong đó, để tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu ta có thể dựa vào việc tăng tốc độ tăng lợi nhuận sau thuế nhiều hơn tốc độ tăng doanh thu. Để tăng vòng quay vốn có thể dựa vào tăng doanh thu và giữ nguyên tài sản. Tuy nhiên, khi tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ để tăng ROE ta lại phải tăng tổng tài sản. Vì vậy, ta có thể đảm bảo tăng tỷ số này bằng cách tăng doanh thu nhiều hơn tăng tổng tài sản. Để đánh giá tình hình tài chính, doanh nghiệp cần phải tính được tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Tổng tài sản 1 ROE = ROA * = ROA * Vốn chủ sở hữu 1- Hv Hay 1 ROE = Tỷ suất doanh lợi doanh thu * Vòng quay tổng vốn * 1- Hệ số nợ Để tăng ROE có thể dựa vào tăng ROA hoặc tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu hoặc tăng cả hai. Trong đó, để tăng tỷ số tổng tài sản trên vốn chủ có thể hoặc tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa kết hợp cả hai. Kết luận: Phân tích tài chính doanh nghiệp là một bộ phận quan trọng trong nội dung phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính không những là mối quan tâm của nhà quản lý doanh nghiệp mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng khác có liên quan tới lợi ích kinh tế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp. Mỗi một đối tượng phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp lại Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 25
  26. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela phục vụ cho mỗi quyết định kinh tế khác nhau. Khi phân tích tình hình tài chính, các đối tượng thường chú ý đến dấu hiệu tài chính hiện tại và tương lai của doanh nghiệp thông qua các thông tin: Tình hình tài sản, nguồn vốn, tính cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, chi phí, thu nhập, lợi nhuận, cơ cấu nợ, khả năng thanh toán, khả năng luân chuyển vốn, khả năng sinh lời Cũng chính nhận thức này giúp củng cố thêm cơ sở tài chính cho việc phân tích thực trạng tài chính của Khách sạn Camela ở chương II khóa luận. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 26
  27. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÀI CHÍNH TẠI KHÁCH SẠN CAMELA I. Một số nét khái quát về Khách sạn Camela 1.Giới thiệu chung về Khách sạn Camela Khách sạn Quốc tế Camela Địa chỉ : Số 515 Km6 - Phường Hùng Vương - Quận Hồng Bàng - Hải Phòng - Việt Nam Tel : (84-31) 3538888-3538222-3239888. Fax : (84-31) 538666. Website : Camela là một trong những khách sạn tư nhân lớn ở Hải Phòng hiện nay. Khách sạn được thành lập theo quyết định số 325 ngày 19/10/2004 của Tổng cục Du lịch Việt Nam và được Ủy ban Kế hoạch thành phố Hải Phòng cấp giấy phép đăng ký kinh doanh ngày 8/12/2004. Đây là một trong những khách sạn có vị trí đẹp nhất Hải Phòng, nằm bên dòng sông Cấm gần với cầu Bính tráng lệ, nối liền vịnh Hạ Long, gần kề là trung tâm hành chính Hồng Bàng, gần khu công nghiệp và đóng tàu lớn nhất Hải Phòng. Các sân bay Nội Bài 120 phút ô tô, cách sân bay Cát Bi 20 phút, khu công nghiệp Nomura 5 phút, khu công nghiệp Đình Vũ 20 phút, đây là một lợi thế to lớn giúp khách sạn có thể đón và phục vụ các đối tượng khách khác nhau: khách hội nghị, khách du lịch và cả những khách đến đây tìm kiếm cơ hội làm ăn và buôn bán. Năm 2004, Việt Nam và khu vực đứng trước những khó khăn và thách thức to lớn: dịch Sars và dịch cúm gia cầm làm ảnh hưởng không nhỏ đến dòng đầu tư trong và ngoài nước, hoạt động sản xuất kinh doanh của rất nhiều các doanh nghiệp bị lâm vào thoái trào. Ngành kinh doanh khách sạn cũng không phải là ngoại lệ. Ra đời trong bối cảnh như vậy, Camela đã xác định rõ được hướng đi của mình, chấp nhận đối đầu thách thức và với hướng đi đúng đắn đã dần khẳng định được vị trí của mình, quy mô Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 27
  28. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela khách sạn không ngừng được mở rộng, chất lượng cơ sở vật chất kỹ thuật không ngừng được nâng cao. Tháng 10/2004, khách sạn hoàn thành sau một năm thi công và được đưa vào sử dụng. Ban đầu chỉ 7/11 tầng của khách sạn được đưa vào khai thác nhưng đến nay khách sạn đã đưa vào khai thách 100% cơ sở vật chất kỹ thuật của mình. Bao gồm: Tầng 1: Sảnh đón tiếp và quầy Bar Tầng 2: Nhà hàng Âu Tầng 3: Nhà hàng Á Tầng 4-9: Khu phòng ngủ Tầng 10: Phòng Hội nghị Tầng 11: Phòng massage Đến tháng 8/2005, hệ thống bể bơi và các trang thiết bị hỗ trợ và phục vụ tổ chức hội nghị chất lượng cao được hoàn thiện và đưa vào sử dụng đánh dấu bước tiến mới trong quá trình hoạt động của khách sạn. Năm 2006, Khách sạn mở rộng quy mô kinh doanh với Nhà hàng Sen và Nhà hàng Pacific. Với thị trường khách mục tiêu là khách nước ngoài và khách nội địa có thu nhập cao, vì vậy Camela luôn chú trọng kết giữa yếu tố văn hóa dân tộc với văn hóa thế giới sao cho phù hợp với thói quen và phong tục tập quán của các địa phương. Năm 2008, Khách sạn tiến hành xây dựng khu liên hiệp thể thao và đưa vào sử dụng phục vụ nhu cầu của khách. Khu liên hiệp thể thao được xây dựng hoàn toàn theo tiêu chuẩn quốc tế đảm bảo tính an toàn, tiện nghi và hiện đại. Trong suốt quá trình kinh doanh của mình, Camela liên tục đầu tư trang thiết bị hiện đại cũng như xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. 1.3. Chức năng, nhiệm vụ 1.3.1. Mục tiêu hoạt động Công ty được thành lập để huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các ngành nghề đăng ký và các lĩnh vực khác mà pháp Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 28
  29. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela luật không cấm nhằm mục tiêu thu lợi nhuận tối đa, tạo công ăn việc làm ổn định cho người lao động, đóng góp cho Ngân sách Nhà nước và phát triển công ty ngày càng lớn mạnh trong các lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh của mình. 1.3.3. Lĩnh vực kinh doanh Lĩnh vực kinh doanh của Khách sạn Camela là dịch vụ, du lịch và lữ hành. 1.3. Cơ cấu tổ chức Khách sạn có cơ cấu tổ chức kết hợp giữa hai mô hình: mô hình quản lý trực tuyến và mô hình quản lý chức năng. Giám đốc trực tiếp điều hành quản lý kinh doanh tất cả các lĩnh vực trên cơ sở phát huy tính chủ động sáng tạo của các phòng ban, khối đơn vị trực thuộc. Cơ cấu này hoạt động theo nguyên tắc: các bộ phận cấp thấp chỉ có một người trực tiếp lãnh đạo. Cơ cấu này tạo ra được hiệu quả cao và thể hiện tính hợp lý của mô hình văn hóa kinh doanh. Nó vừa tạo ra sự phân công và chuyên môn hóa trong lao động và quản lý. Người lãnh đạo mỗi bộ phận được xác định rõ thẩm quyền, nhiệm vụ, trách nhiệm cũng như quyền lợi của bản thân cũng như của bộ phận mình. Bộ máy tổ chức quản lý của khách sạn được phân cấp như sau: Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 29
  30. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH 1 ĐIỀU HÀNH 2 ĐIỀU HÀNH 3 ĐIỀU HÀNH 4 KẾ TOÁN LỄ KỸ NHÀ KINH BẾP NHÂN BUỒNG THỂ BẢO NHÂN TÂN THUẬT HÀNG DOANH SỰ THAO VỆ VIÊN KẾ TOÁN Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N 30
  31. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 1. GIÁM ĐỐC Giám đốc là người đại diện pháp nhân của công ty, chịu trước pháp luật và tập thể cán bộ CNV toàn công ty về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và nghĩa vụ đối với Nhà nước theo luật định. Là người phê duyệt, lập kế hoạch và quyết định mọi chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. 2. PHÓ GIÁM ĐỐC Có trách nhiệm xử lý hàng ngày các hoạt động của Khách sạn, xử lý các tình huống khẩn cấp, những lời phàn nàn của khách, các sự kiện đặc biệt và chịu trách nhiệm với các vấn đề phúc lợi và an toàn nhân viên của khách sạn và khách, chịu trách nhiệm với giám đốc về nhiệm vụ của mình. 3. ĐIỀU HÀNH Là người trực tiếp điều hành hoạt động của các bộ phận, chịu trách nhiệm về chức năng và nhiệm vụ của bộ phận mình. 4. LỄ TÂN Bộ phận Lễ tân trong khách sạn có chức năng tiếp nhận các thông tin về yêu cầu đặt phòng của khách hàng, khai báo thông tin đặt phòng cho khách, Check in, Khai báo hủy đặt phòng, In các hóa đơn thanh toán cho khách khi khách Check out, Các tính năng của bộ phận lễ tân bao gồm:  Quản lý Tour Phân loại khách hàng Khai báo khách Agent/Company Khai báo thông tin chi tiết Tour  Đặt phòng Check in Check out In hóa đơn tổng (tiền phòng + dịch vụ) In hóa đơn riêng tiền phòng In hóa đơn riêng tiền dịch vụ Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  32. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela In hóa đơn tổng cho cả Đoàn, nhóm khách Danh sách đặt phòng Danh sách khách check in Danh sách khách check out Danh sách hủy đặt phòng Sơ đồ phòng Tình hình sử dụng phòng Hóa đơn minibar Hóa đơn giặt là Danh sách khách ở khách sạn Quản lý thẻ VIP Quản lý tổng đài Báo cáo lễ tân 5. KỸ THUẬT Có trách nhiệm sửa chữa và bảo dưỡng toà nhà khách sạn và các phương tiện bên trong, cũng như thực hiện các chương trình bảo dưỡng định kỳ. Chương trình này được thiết lập để đánh giá các ảnh hưởng có thể phát sinh đối với trang thiết bị để bảo đảm rằng chúng không bị hư hỏng, bằng cách duy trì chúng ở trạng thái hoạt động tốt. Bộ phận kỹ thuật bao gồm cả phòng IT. IT phụ trách hệ thống mạng internet, thiết kế website, đồ họa trong toàn khách sạn. 6. NHÀ HÀNG Nhà hàng là một bộ phận không thể thiếu trong các khách sạn. Doanh thu từ nhà hàng cũng chiếm một tỷ trọng khá lớn trong tổng doanh thu của toàn khách sạn. Camela hotels & resort cho phép quản lý, kết nối dữ liệu từ nhà hàng sang bộ phận lễ tân, bộ phận kế toán và lên các báo cáo phù hợp với yêu cầu của Ban lãnh đạo khách sạn. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  33. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Với những yêu cầu cần quản lý ở trên, phần mềm dành cho bộ phận nhà hàng bao gồm các tính năng sau: Quản lý vật tư, hàng hóa sử dụng tại nhà hàng; Quản lý trang thiết bị sử dụng tại nhà hàng; Khai báo các thông tin về việc thanh toán của khách (khách thanh toán trực tiếp, khách ký phòng, khách nợ, .); khai báo danh mục Bar; khai báo danh mục bàn trong Bar; Khai báo thông tin Đặt bàn, đặt tiệc của khách; Khai báo Check In, Check Out bàn cho khách; Hủy thông tin đặt bàn, đặt tiệc của khách; In hóa đơn thanh toán cho khách (nhập các thông tin về phí dịch vụ, thuế VAT nếu có, các thông tin về giảm giá, khuyến mại ). Lên các báo cáo doanh thu bán hàng (phân nhóm theo doanh thu thanh toán trực tiếp, doanh thu ký phòng, doanh thu về khách nợ, ) 7. KINH DOANH Bộ phận kinh doanh trong khách sạn tiếp nhận và đảm nhiệm các công việc liên quan trực tiếp đến khách hàng (các đơn vị, tổ chức, đoàn thể, đại lý du lịch) có nhu cầu đặt phòng và sử dụng dịch vụ tại khách sạn. Phòng kinh doanh có chức năng:  Quản lý khách nhóm, Tour  Phân loại khách hàng  Khai báo khách hàng  Khai báo nhóm, Tour  Sơ đồ phòng  Đặt phòng  Danh sách đặt phòng  Danh sách Check in  Danh sách Check out  Danh sách hủy đặt phòng  Tình hình sử dụng phòng  Báo cáo kinh doanh Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  34. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 8. BẾP Thực hiện các chức năng quản lý, ra thực đơn, sản xuất, chế biến các món ăn theo yêu cầu của khách, chịu trách nhiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực hiện chức năng giao, nhận và kiểm tra hàng hoá. 9. NHÂN SỰ Bộ phận nhân sự được chia thành ba bộ phận chức năng nhỏ hơn: khâu tuyển mộ nhân viên, khâu đào tạo và khâu quản lý phúc lợi. Giám đốc nhân sự được xem như chuyên gia về luật lao động của Nhà nước, có thể làm công tác cố vấn cho giám đốc các bộ phận khác về vấn đề này. Mặc dù ba đơn vị chức năng nhỏ trên có mối liên hệ với nhau, nhưng không có vấn đề nan giải trong các hình thái phụ thuộc dây chuyền. Khó khăn của bộ phận nhân sự nảy sinh khi nó tác động vào các bộ phận khác trong khách sạn. 10. BUỒNG PHÒNG Bộ phận phòng thực hiện chức năng cho thuê phòng của khách sạn. Khách đăng ký phòng phải được tiếp nhận, tình hình phòng trống, phòng có khách phải được cập nhật hằng ngày. Khách phải được trả lời ngay qua thư từ hoặc qua điện thoại. Khi khách ở khách sạn, vệ sinh sạch sẽ các khu vực công cộng cũng như khu vực tiền sảnh phải được bảo đảm. Nếu khách có thắc mắc gì, phải được giải quyết ngay. Để thực hiện, bộ phận phòng được chia thành một công việc chuyên sâu hơn. Các đơn vị nhỏ này cũng được xem như các bộ phận phòng ban: - Bộ phận giặt ủi (Laundry): Chịu trách nhiệm giặt sạch và ủi tất cả quần áo của khách, khăn màn của khách sạn và đồng phục của nhân viên. Chức năng của nó rất chuyên sâu nên ít khi những người có kiến thức về kỹ năng trong hoạt động giặt ủi lại chuyển sang các lĩnh vực hoạt động khác của khách sạn. - Bộ phận tiền sảnh (Front-office): Tiếp đón khách khi khách đến khách sạn để làm thủ tục đăng ký và trả phòng. Các điện thoại viên của khách sạn và các chức năng thông tin liên lạc phục vụ khách đều nằm ở bộ phận Front-office. Nhân viên phụ trách hành lý của khách cũng thuộc bộ phận này. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  35. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela - Tổ đặt phòng (Reservations): Tiếp nhận khách và theo dõi chặt chẽ các phòng được đăng ký trước ở khách sạn. - Bộ phận tầng phòng: Chịu trách nhiệm lau dọn phòng ở của khách sạn và các nơi công cộng trong khách sạn. 11. THỂ THAO Chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát, lên kế hoạch cho mọi hoạt động tại khu liên hiệp thể thao, đáp ứng nhu cầu của khách. Bộ phận này phụ trách các hoạt động tại: Sân tập Golf Camela, Sân Tennis, Câu lạc bộ Billiard, Hệ thống ba hồ sinh thái, Bể bơi, Phòng Karaoke. 12. BẢO VỆ Có trách nhiệm chính trong việc bảo vệ an toàn cho khách ở trong Khách sạn, khách đến thăm khách sạn, nhân viên và toàn bộ tài sản. Bộ phận này bao gồm cả việc tuần tra xung quanh Khách sạn, điều khiển các thiết bị giám sát và chất xếp hành lý. Tổ trưởng bảo vệ là người chịu trách nhiệm về các hoạt động của bộ phận với ban Giám đốc. 13. KẾ TOÁN Quản lý kế toán là một hệ thống được thiết kế theo đặc thù của Khách sạn, có đầy đủ các tính năng của một hệ thống tài chính theo chuẩn. Các chức năng chính dành cho bộ phận kế toán bao gồm: - Kế toán tổng hợp - Kế toán phải thu - Kế toán phải trả - Mua hàng - Hàng tồn kho - Tài sản cố định, tài sản lưu động - Phân bổ chi phí Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  36. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Để đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ thông tin, hệ thống còn cung cấp riêng cho Kế toán toàn bộ các báo cáo từ các bộ phận (Doanh thu, Công nợ) giúp nhân viên kế toán dễ dàng kiểm soát và đối chiếu khi cần thiết. - Báo cáo doanh thu bộ phận lễ tân - Báo cáo doanh thu tiền phòng - Báo cáo doanh thu bộ phận nhà hàng - Báo cáo doanh thu bộ phận Karaoke - Báo cáo doanh thu bộ phận Sauna Massage - Báo cáo doanh thu bộ phận bể bơi - Báo cáo doanh thu bộ phận Tennis - Báo cáo tổng hợp khách sạn - Báo cáo công nợ - Báo cáo khách ở khách sạn - Báo cáo TTB mất, hư hỏng - Báo cáo tổng hợp nhập, xuất tồn kho - Thẻ kho 2.Hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1. Sản phẩm dịch vụ của công ty Khách sạn Camela kinh doanh các dịch vụ: phòng nghỉ, căn hộ, nhà hàng và bar, tennis, golf, karaoke, dịch vụ Massage & Sauna, câu lạc bộ Billiard 2.1.1. Phòng nghỉ ng Deluxe Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  37. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Tổng diện tích : 34m2 Giá phòng : 129 USD Tổng diện tích: 45m2 Giá phòng: Từ 159 USD trở lên Camela Suite Tổng diện tích: 60m2 Giá phòng: 199 USD Khách hàng sẽ có cảm giác ấm cúng như trong ngôi nhà minh khi đến nghỉ tại phòng thượng hạng sang trọng của Khách sạn Camela với không gian tách biệt để làm việc và thư giãn. Phòng thượng hạng có không gian đẹp, cửa sổ rộng, phòng có giường ngủ lớn, bàn làm việc tiện nghi, tủ lạnh và két an toàn. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  38. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 2.1.2. Căn hộ Khu căn hộ cho thuê Khu căn hộ cao cấp có tất cả 15 căn hộ. Các căn hộ đều được trang bị đầy đủ tiện nghi. Có phòng khách, phòng làm việc, bếp riêng, phòng ăn riêng, phòng tắm được trang bị bồn tắm và vòi hoa sen. Có 03 loại căn hộ: Deluxe, King, Royal. Deluxe Tổng diện tích: 70m2 Giá phòng: US $ 1750/tháng Căn hộ được thiết kế 01 phòng ngủ, 01 phòng khách, 01 bếp và phòng ăn, 01 phòng tắm, 01 ban công, an ninh được đảm bảo 24/24. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  39. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela King Tổng diện tích: 82m2 Giá phòng: US $ 2000/tháng Căn hộ được thiết kế 01 phòng ngủ, 01 phòng khách, 01 bếp và phòng ăn, 01 phòng tắm, 01 ban công. An ninh được đảm bảo 24/24 Royal Tổng diện tích: 125m2 Giá phòng: US $ 3000/tháng Căn hộ được thiết kế 03 phòng ngủ, 01 phòng khách, 01 bếp và phòng ăn, 03 phòng tắm, 01 ban công. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  40. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 2.1.3. Nhà hàng và Bar Camela Bar Camela Bar là nơi nghỉ ngơi thư giãn dành cho khách, tại đây khách có thể thưởng thức hơn 100 loại coctail nước ngoài cũng như lựa chọn các loại rượu được du nhập từ hơn 100 nước trên thế giới, khách hàng sẽ cảm thấy thực sự thư giãn với bia nguyên chất của Camela Bar. Đây cũng là nơi thích hợp cho những cuộc hẹn hoặc gặp gỡ đối tác kinh doanh. CityView Bar City View Bar mang đến cho khách một không gian thơ mộng để ngồi chơi và ngắm cảnh thành phố về đêm với đồ uống hảo hạng,đồ ăn nhẹ, phục vụ nhạc sống và chỗ ngồi dễ chịu, tiện nghi. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  41. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Nhà hàng Sen Trong một không gian thiên nhiên yên tĩnh, Nhà hàng Sen với 350 chỗ ngồi là nơi phục vụ khách các món ăn đặc sắc phong phú của Việt Nam. Nơi đây rất thích hợp cho để tổ chức tiệc cưới hỏi với các dịch vụ phong phú như hệ thống âm thanh, máy chiếu phim, xe đưa đón cô dâu, phòng ngủ miễn phí cho cô dâu chú rể, sâm panh, bánh cưới, đem đến cho khách hàng sự hài lòng đối với mọi yêu cầu của khách. Nhà hàng Pacific Nhà hàng Pacific được bố trí tại tầng 2, là nhà hàng hiện đại, không gian rộng với 120 chỗ ngồi, phục vụ các món ăn theo phong cách Châu Âu gồm bữa sáng, bữa trưa và bữa tối. Nhà hàng là nơi lý tưởng để khách thư giãn và tận hưởng những giây Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  42. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela phút thoải mái trong không gian âm nhạc sau thời gian làm việc vất vả. 2.1.4 Hội thảo - sự kiện Khách sạn Quốc tế Camela có hệ thống phòng hội thảo có thể phục vụ từ 20 đến 350 khách. Phòng được được trang bị công nghệ dành cho cho hội nghị, hội thảo mới nhất phục vụ khách tổ chức các cuộc hội thảo kinh doanh quan trọng hay tiệc liên hoan gia đình. 2.1.5 Đối với khách hàng là thương nhân, Khách sạn có các dịch vụ phong phú như thư ký, dịch vụ chuyển phát, truy cập Internet và thư điện tử, photocopy, fax Trung tâm thương mại ngay trong Khách sạn mang đến nhiều tiện ích đối với khách hàng. Đây là điểm nội trội của Camela so với các khách sạn khác trong khu vực. Vì vậy, Camela luôn được coi là một trong những lựa chọn hàng đầu khi du khách đến Hải Phòng. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  43. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 2.1.6. Khu liên hiệp thể thao 1. Sân tập Golf Camela Sân tập Golf Camela với 24 đường đánh, sân cỏ tự nhiên, khách có thể thực hành mọi thao tác tập Golf từ việc ngồi yên lặng cảm nhận hay chỉ đơn giản là có những cú phát bóng xua đi căng thẳng mệt mỏi. 2. Sân Tennis Trong khuôn viên khu Resort của Camela có 2 sân Tennis. Sân Tennis áp dụng công nghệ mới nhất của Hoa Kỳ: Sơn cao su giảm chấn đạt tiêu chuẩn quốc tế mà các sân thi đấu cao cấp trên thế giới áp dụng. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  44. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 3.Câu lạc bộ Billiard Hệ thống bàn bóng chất lượng cao. Không gian yên tĩnh và thư thái. Phòng chơi rộng, thiết kế độc đáo.Quán bar tiện nghi với các loại đồ uống. 4.Bể bơi Bể bơi thông minh sử dụng công nghệ tiên tiến của Hàn Quốc đã giúp Camela thu hút một khối lượng khách lớn đến với Khách sạn, bao gồm cả khách đến lưu trú và khách trong địa bàn thành phố có nhu cầu sử dụng dịch vụ bể bơi tại Khách sạn. Doanh thu từ bể bơi chiếm một phần lớn trong tổng doanh thu hàng năm của Khách sạn. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  45. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 5.Dịch vụ Massage & Sauna Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, Camela đã đầu tư hệ thống máy massage tự động nhập khẩu từ Hàn Quốc. Đây là một trong những điểm nổi bật trong dịch vụ của Khách sạn so với các khách sạn cùng hạng tại Hải Phòng. 6. Phòng Karaoke Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  46. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Phòng Karaoke với hệ thống âm thanh Hi-end bao gồm hệ thống máy tính và hệ thống âm thanh chất lượng cao, phòng Karaoke riêng biệt được thiết kế theo phong cách hiện đại, thích hợp đối với từng nhóm khách khác nhau. 7 Hệ thống ba hồ sinh thái trong khuôn viên Khách sạn Camela đem đến không gian để thư giãn và cảm nhận sự trong lành của thiên nhiên. Hiện nay Khách sạn đã đưa vào hoạt động dịch vụ câu cá giúp khách cùng với gia đình và bạn bè của mình có những khoảng thời gian tụ họp, giải trí và thư giãn đáng nhớ. Khách sạn cũng giúp khách chế biến các món ăn từ cá câu được tại đây. 2.2. Công nghệ kỹ thuật Với mong muốn được khẳng định vai trò và vị thế của mình, Khách sạn Camela đã đầu tư xây dựng hệ thống các tranh thiết bị hiện đại, nhằm mục tiêu hướng tới thị trường khách du lịch quốc tế, đảm bảo các yếu tố của văn hóa thẩm mỹ, hài hòa với kiến trúc khách quan. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  47. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 2.3. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn BẢNG SO SÁNH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: đồng Năm thực hiện Chênh lệch Chỉ tiêu 2010/2009 2009/2008 Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 ± % ± % Doanh thu 26,364,185,502 25,781,989,743 29,496,910,082 582,195,759 2.26 (3,714,920,339) (12.59) Chi phí 15,446,704,170 15,844,651,834 19,218,760,003 (397,947,664) (2.51) (3,374,108,169) (17.56) LNTT 10,917,481,332 9,937,337,909 10,278,150,079 980,143,423 9.86 (340,812,170) (3.32) Thuế TNDN 2,597,095,608 1,736,158,324 2,593,300,891 860,937,284 49.59 (857,142,567) (33.05) LNST 8,320,385,724 8,201,179,585 7,684,849,188 119,206,139 1.45 516,330,397 6.72 (Nguồn: Báo cáo tài chính năm 2008, 2009, 2010) Qua số liệu trên ta có thể rút ra một số đánh giá tổng quát như sau: Năm 2009, doanh thu của Khách sạn là 25,781,989,743 đồng, giảm 3,714,920,339 đồng, tương đương 12.59% so với năm 2008. Tổng chi phí kinh doanh năm 2009 là 15,844,651,830 đồng, giảm so với năm trước 3,374,108,169 đồng, tương đương 17.56%. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2009 là 9,937,337,909 đồng, giảm 340,812,170 đồng, tương đương 3.32% so với năm 2008. Cho thấy hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong năm 2009 kém hiệu quả hơn so với năm 2008. Tuy nhiên, lợi nhuận sau thuế lại tăng 516,330,397 đồng, tương đương 6.72% so với năm 2008. Nguyên nhân là do chi phí thuế thu nhập năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 là 857,142,567 đồng, tương đương 33.05%. Theo Thông tư số 03/2009/TTBTC ngày 13/01/2009 của Bộ Tài Chính ban hành, các công ty là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa được giảm 30% thuế thu nhập trong năm 2009. Khách sạn là một trong số những đối tượng được áp dụng thông tư này. Đây chính là nguyên nhân làm cho chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2009 giảm so với năm 2008 và lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng so với năm 2008. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  48. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Năm 2010, doanh thu của Khách sạn là 26,364,185,502 đồng, tăng 582,195,759 đồng, tương đương 2.26% so với năm 2009. Tổng chi phí kinh doanh là 15,446,704,170 đồng, giảm 397,947,664 đồng, tương đương 2.51% so với năm 2009. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế là 10,917,481,332 đồng, tăng 980,143,423 đồng, tương đương 9.86% so với năm trước. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp là 2,597,095,608 đồng, tăng 860,937,284 đồng, tương ứng 49.59% so với năm 2009. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp là 8,320,385,724 đồng, tăng 119,206,139 đồng, tương đương 1.45% so với năm 2009. Để thấy rõ hơn tình hình hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong thời gian qua, ta đi vào phân tích sâu hơn thực trạng tài chính qua các năm 2008, 2009 và 2010. II. Phân tích thực trạng tài chính tại Khách sạn Camela 1. Đánh giá chung về tình hình tài chính của Khách sạn Camela qua bảng cân đối kế toán 1.1. Phân tích biến động tài sản Phân tích tài sản của Camela vào cuối các năm 2008, 2009 và 2010, ta thấy được sự biến động như sau: Tổng tài sản năm 2009 là 36,870,428,458 đồng, tăng 7,062,431,090 đồng, tương ứng với 23.69 % so với năm 2008. Năm 2010, tổng tài sản của Khách sạn là 39,111,995,920 đồng, tăng so với năm 2009 là 2,241,567,462 đồng, tương ứng 6.08%. Cho thấy quy mô kinh doanh của Khách sạn ngày càng được mở rộng. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, để có thể duy trì và mở rộng thị trường, đồng thời cạnh tranh với các Khách sạn khác cùng ngành thì việc mở rộng quy mô vốn kinh doanh là điều hợp lý và tất nhiên. Tuy nhiên, để đánh giá thực trạng tài chính của Khách sạn, ta không chỉ dừng lại ở quy mô vốn kinh doanh mà cần thấy được sự biến động của tài sản và các yếu tố tác động đến sự biến đổi này. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  49. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela BẢNG PHÂN TÍCH TÀI SẢN ĐVT: đồng So sánh Chênh lệch cơ Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 2010/2009 2009/2008 cấu (%) TÀI SẢN Tỷ Tỷ Tỷ 2010/ 2009/ Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị % Giá trị % 2009 2008 (%) (%) (%) A - TÀI SẢN 24,781,986,816 63.36 20,455,601,405 55.48 11,927,851,989 40.02 4,326,385,411 21.15 8,527,749,416 71.49 7.88 15.46 NGẮN HẠN I. Tiền và các khoản tƣơng 10,521,835,994 26.90 7,639,987,209 20.72 8,841,674,928 29.66 2,881,848,785 37.72 (1,201,687,719) (13.59) 6.18 (8.94) đƣơng tiền II. Các khoản đầu tƣ tài 10,506,504,810 26.86 9,496,184,264 25.76 62,203,483 0.21 1,010,320,546 10.64 9,433,980,781 15,166.32 1.11 25.55 chính ngắn hạn III. Các khoản phải thu ngắn 3,453,639,450 8.83 3,182,855,053 8.63 2,882,046,123 9.67 270,784,397 8.51 300,808,930 10.44 0.20 (1.04) hạn IV. Hàng tồn 230,006,562 0.59 136,574,879 0.37 141,927,455 0.48 93,431,683 68.41 (5,352,576) (3.77) 0.22 (0.11) kho V. Tài sản 70,000,000 0.18 - - 70,000,000 - - - ngắn hạn khác B - TÀI SẢN 14,330,009,104 36.64 16,414,827,053 44.52 17,880,145,379 59.98 (2,084,817,949) (12.70) (1,465,318,326) (8.20) (7.88) (15.46) DÀI HẠN I- Các khoản phải thu dài - - - - - - - - - hạn II. Tài sản cố 9,634,319,049 24.63 11,216,463,061 30.42 13,488,594,864 45.25 (1,582,144,012) (14.11) (2,272,131,803) (16.84) (5.79) (14.83) định III. Bất động - - - - - - - - - sản đầu tƣ IV. Các khoản đầu tƣ tài 4,154,900,000 10.62 4,154,900,000 11.27 2,935,000,000 9.85 - - 1,219,900,000 41.56 (0.65) 1.42 chính dài hạn V. Tài sản dài 540,790,055 1.38 1,043,463,992 2.83 1,456,550,515 4.89 (502,673,937) (48.17) (413,086,523) (28.36) (1.45) (2.06) hạn khác TỔNG CỘNG 39,111,995,920 100 36,870,428,458 100 29,807,997,368 100 2,241,567,462 6.08 7,062,431,090 23.69 - - TÀI SẢN Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  50. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Sự biến động của tổng tài sản qua các năm là do sự ảnh hưởng của những biến động trong tổng tài sản ngắn hạn và tổng tài sản dài hạn. Tài sản ngắn hạn: Tổng tài sản ngắn hạn cuối năm 2009 là 20,455,601,405 đồng, tăng 8,527,749,416 đồng, tương ứng 71.49% so với năm 2008. Năm 2010, tổng tài sản ngắn hạn của Khách sạn là 24,781,986,816 đồng, tăng 4,326,385,411 đồng so với năm 2009, tương đương 21.15%. Năm 2008, Khách sạn đầu tư 40.02 % tổng tài sản vào tài sản lưu động, trong khi đó, tài sản dài hạn là 59.98%. Năm 2009, tỷ trọng tương ứng là 55.48 % và 44.52 %. Năm 2010, tỷ trọng là 63.36% và 36.64%. Cho thấy đã có sự thay đổi rõ rệt trong cơ cấu tài sản của Khách sạn trong các năm qua. Đối với loại hình kinh doanh khách sạn, nhà hàng như Camela thì tài sản lưu động chiếm tỷ trọng lớn so với tài sản cố định là điều hợp lý. Bởi lẽ, chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn, số vòng quay lớn, do đó cần nhiều tài sản lưu động. Việc đầu tư vào tài sản lưu động sẽ tạo vốn cho hoạt động kinh doanh, đồng thời giải quyết nhanh khâu thanh toán cũng như các khoản nợ vay. So với các doanh nghiệp và tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thì tỷ trọng tài sản lưu động chiếm trong tổng tài sản đạt 90% thì mới được coi là hợp lý. Như vậy, so với mức cơ cấu hợp lý của ngành thì cơ cấu tài sản của Khách sạn chưa được coi là hợp lý. Chênh lệch cơ cấu năm 2009 so với năm 2008 là 15.46%, năm 2010 so với năm 2009 là 7.88%. Điều này cho thấy, Khách sạn đã chú trọng đầu tư vào tài sản lưu động, tuy nhiên việc điều chỉnh này đang có xu hướng giảm. Trong thời gian tới, Khách sạn cần có biện pháp điều chỉnh cơ cấu này hơn nữa nhằm tạo hiệu quả kinh doanh cao hơn trong các năm tiếp theo. Năm 2009, tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn tăng lên rất nhanh. Năm 2008, chỉ tiêu này là 62,203,483 đồng, chiếm 0.21% tỷ trọng tổng tài sản. Sang đến năm 2009, chỉ tiêu này tăng 9,433,980,781 đồng về số tuyệt đối, tăng 15,166.32% về số tương đối và chiếm 25.76% tỷ trọng tổng tài sản. Đến năm 2010, chỉ tiêu này tiếp tục tăng 1,010,320,546 đồng về số tuyệt đối, tương ứng 10.64% về số tương đối so với năm 2009, chiếm 26.86% tỷ trọng tổng tài sản. Trong 3 năm qua đã có sự biến Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  51. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela động tương đối lớn về chỉ tiêu này làm tăng đáng kể tỷ trọng tài sản lưu động trong tổng tài sản của Khách sạn. Cụ thể: BẢNG: CÁC KHOẢN ĐẦU TƢ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN ĐVT: đồng Chênh lệch Các khoản đầu tƣ tài Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 2010/2009 2009/2008 chính ngắn hạn Giá trị % Giá trị % Chứng khoán đầu 136,595,000 136,595,000 136,075,000 - - 520,000 0.35 tƣ ngắn hạn Tiền gửi 10,430,919,810 9,392,645,664 4,337,483 1,038,274,146 11.05 9,388,308,181 216,446 có kỳ hạn Dự phòng giảm giá (61,010,000) (33,056,400) (78,209,000) (27,953,600) 84.56 45,152,600 (57.73) đầu tƣ ngắn hạn Cộng 10,506,504,810 9,496,184,264 62,203,483 1,010,320,546 10.64 9,433,980,781 15166.32 (Nguồn: Thuyết minh báo cáo tài chính) Chứng khoán đầu tư ngắn hạn năm 2009 tăng 520,000 đồng về số tuyệt đối, tăng 0.35% về số tương đối so với năm 2009. Khoản đầu tư này bao gồm đầu tư chứng khoán tại Công ty cổ phần Vận tải và Dịch vụ Petrolimex Hải Phòng. Đây là khoản đầu tư chiến lược của Khách sạn trong quá trình kinh doanh. Sang đến năm 2010, khoản đầu tư này vẫn giữ nguyên ở con số đó. Thị trường chứng khoán hiện nay đang có nhiều biến động xấu, do vậy, trong năm 2010, Khách sạn đã không đầu tư thêm vào khoản tài chính này. Thay vào đó là đầu tư cho khoản tiền gửi có kỳ hạn. Khoản tiền gửi có kỳ hạn năm 2009 là 9,392,645,664 đồng, tăng 9,388,308,181 đồng so với năm 2009, tương đương 216,446%. Năm 2010, tiếp tục tăng 1,038,274,146 đồng, tương đương 11.05% so với năm 2009. Nguyên nhân làm cho khoản đầu tư này tăng thêm là do trong các năm qua, hoạt động kinh doanh của Khách sạn có hiệu quả, lợi nhuận sau thuế tăng lên, Khách sạn có thêm vốn đầu tư cho các lĩnh vực này. Tuy nhiên có thể thấy, lĩnh vực đầu tư này chưa thực sự là tối ưu. Bởi khoản tiền gửi có kỳ hạn của Khách sạn tại các ngân hàng thương mại hiện nay là tương đối lớn trong khi Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  52. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela đó lại có sức sinh lời không cao. Thay vì gửi tiền tại các ngân hàng, Khách sạn có thể đem số tiền đó đầu tư vào một lĩnh vực khác đem lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với số lãi được hưởng hiện nay. Vì vậy, trong thời gian tới, Khách sạn cần có chính sách đầu tư có hiệu quả hơn nữa cho các khoản đầu tư tài chính này. Xét về chênh lệch cơ cấu trong tổng tài sản thì năm 2010, mức tăng tỷ trọng trong tổng tài sản của các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn giảm so với năm 2009. Cụ thể, năm 2009, tỷ trọng các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn trong tổng tài sản tăng 25.55% so với năm trước. Trong khi đó, năm 2010, tỷ trọng này tăng có 1.11% so với năm trước. Tốc độ tăng của các khoản đầu tư này đang có xu hướng giảm xuống. Đối với nhiều doanh nghiệp nói chung và các khách sạn hiện nay nói riêng, khoản đầu tư ngắn hạn mang lại một khoản lợi nhuận tương đối lớn. Chính vì vậy mà tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn trong tổng tài sản của họ chiếm một tỷ lệ tương đối cao. Do đó, Khách sạn nên cân nhắn và có chính sách điều chỉnh cơ cấu này cho thích hợp để mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất có thể trong thời gian tới. Trong khi tốc độ tăng lên về cơ cấu của các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn năm 2010 giảm xuống so với năm trước thì tốc độ tăng của tiền và các khoản tương đương tiền lại tăng lên. Cụ thể, năm 2010, tiền và các khoản tương đương tiền tăng so với năm 2009 là 2,881,848,785 đồng về số tuyệt đối, tương ứng 37.72% về số tương đối. Trong khi năm 2009, khoản mục này giảm 1,201,687,719 đồng, tương ứng 13.59% so với năm 2008. Xét về chênh lệch cơ cấu, năm 2009, tỷ trọng của khoản mục này trong tổng tài sản giảm 8.94% so với năm 2008. Năm 2010, tỷ trọng khoản mục này trong tổng tài sản tăng 6.18%. Trong khi tỷ trọng tài sản ngắn hạn trong cơ cấu tài sản năm 2010 của Khách sạn là 63.36% thì tiền và các khoản tương đương tiền chiếm 26.90%, tức là chiếm gần một nửa trong tổng tài sản ngắn hạn. Nhìn vào cơ cấu này ta có thể thấy, lượng tiền mặt nằm tại quỹ của Khách sạn hiện nay là tương đối lớn. Đây cũng là đặc trưng của các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và nhà hàng, khách sạn nói riêng. Bởi lượng tiền mặt nằm tại quỹ nhiều có thể chủ động cho số vốn kinh doanh cũng như khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Xét Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  53. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela trong cơ cấu tổng tài sản ngắn thì tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm khoảng 50% tỷ trọng như vậy là tương đối hợp lý. Bởi đây là một khoản mục quan trọng trong tổng tài sản ngắn hạn. Các khoản phải thu năm 2009 giảm so với năm 2008, tuy nhiên năm 2010 lại có xu hướng tăng lên. Tổng các khoản phải thu năm 2010 là 3,453,639,450 đồng, chiếm 8.83% tỷ trọng trong tổng tài sản. Số phải thu của năm 2009 có thấp hơn nhưng không đáng kể. Số phải thu năm 2009 là 3,182,855,053 đồng, năm 2008 là 2,882,046,123 đồng. Như vậy, trong 3 năm gần đây, các khoản phải thu đều xấp xỉ bằng nhau. Cho thấy, công tác thu hồi các khoản nợ của Khách sạn vẫn chưa thực sự có hiệu quả. Hàng tồn kho chiếm tỷ trọng tương đối thấp trong cơ cấu tài sản của Khách sạn. Tỷ trọng hàng tồn kho năm 2008 là 0.48%, năm 2009 là 0.37%, năm 2010 là 0.59%. Tỷ trọng này là phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của Khách sạn. Như vậy, sự biến động trong cơ cấu và giá trị của tài sản ngắn hạn chịu ảnh hưởng của 3 nhân tố chính là tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và các khoản phải thu ngắn hạn. Nhìn chung, sự biến động này là tương đối tốt song Khách sạn cần phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc giảm các khoản phải thu. Vì xét trong một quá trình lâu dài thì khoản này có tác động mạnh mẽ đến tài sản lưu động, đồng thời cũng thể hiện hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Khách sạn.  Tài sản dài hạn: Trong cơ cấu tài sản của Khách sạn thì tài sản dài hạn chiếm một tỷ trọng tương đối lớn. Năm 2008 là 59.98%, năm 2009 là 44.52% và năm 2010 là 36.64%. Trong đó, chủ yếu vẫn là tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn, 45.25% tỷ trọng năm 2008, 30.42% năm 2009 và 36.64% năm 2010. Cho thấy, tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản đang có xu hướng giảm đi. Sự điều chỉnh về cơ cầu này là dấu hiệu tốt cho quá trình hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong thời gian tới. Bởi hiện tại, Khách sạn đã có một hệ thống cơ sở vật chất khá hoàn thiện, đảm bảo tính hiện đại và tiện nghi theo theo tiêu chuẩn quốc tế. Thay vì tiếp tục đầu tư lớn vào tài sản cố định là chú trọng đầu tư cho tài sản lưu động. Cùng với sự tăng lên về tổng tài sản là sự tăng lên Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  54. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela về tỷ trọng tài sản lưu động. Điều này sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh của Khách sạn diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2009 tăng 1,219,900,000 đồng so với năm 2008, tương ứng với 41.56%. Năm 2010, Khách sạn không đầu tư thêm cho khoản mục này, số đầu tư vẫn giữ nguyên như năm 2009 là 4,154,900,000 đồng. Cụ thể: BẢNG DANH MỤC ĐẦU TƢ DÀI HẠN ĐVT: đồng Chênh lệch Đầu tƣ dài hạn khác Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 2010/2009 2009/2008 Giá trị % Giá trị % Salon ôtô Vĩnh 2,794,900,000 2,794,900,000 1,575,000,000 - - 1,219,900,000 43.64 Hoàng Khách sạn Trà My 1,360,000,000 1,360,000,000 1,360,000,000 - - - - Cộng 4,154,900,000 4,154,900,000 2,935,000,000 - - 1,219,900,000 43.64 (Nguồn: Báo cáo tài chính) Xét về chênh lệch cơ cấu thì trong 3 năm qua, tỷ trọng các khoản đầu tư này trong tổng tài sản không có sự thay đổi lớn. Tỷ trọng các khoản đầu tư tài chính dài hạn năm 2008 là 9.85%, năm 2009 là 11.27%, năm 2010 là 10.62%. Như vậy, sự biến động của tài sản dài hạn chủ yếu là do ảnh hưởng bởi sự biến động của tài sản cố định cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Trong các năm qua, tỷ trọng tài sản cố định trong cơ cấu tổng tài sản có xu hướng giảm dần làm cho tỷ trọng tài sản dài hạn cũng giảm theo. Nhìn chung, sự chuyển dịch cơ cấu này là tương đối hợp lý so với lĩnh vực kinh doanh của Khách sạn. 1.1. Phân tích biến động nguồn vốn Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  55. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela BẢNG PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN ĐVT: đồng Chênh lệch cơ So sánh Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 cấu (%) NGUỒN VỐN 2010/2009 2009/2008 2010/ 2009/ Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 2009 2008 A - NỢ PHẢI TRẢ 2,641,374,259 6.75 3,474,388,152 9.42 1,910,792,798 6.41 (833,013,893) (23.98) 1,563,595,354 81.83 (2.67) 3.01 I. Nợ ngắn hạn 2,227,477,240 5.70 2,832,653,133 7.68 1,172,025,268 3.93 (605,175,893) (21.36) 1,660,627,865 141.69 (1.99) 3.75 II. Nợ dài hạn 413,897,019 1.06 641,735,019 1.74 738,767,530 2.48 (227,838,000) (35.50) (97,032,511) (13.13) (0.68) (0.74) B - VỐN CHỦ SỞ HỮU 36,470,621,661 93.25 33,396,040,306 90.58 27,897,204,570 93.59 3,074,581,355 9.21 5,498,835,736 19.71 2.67 (3.01) I. Vốn chủ sở hữu 36,470,621,661 93.25 33,396,040,306 90.58 26,794,982,134 89.89 3,074,581,355 9.21 6,601,058,172 24.64 2.67 0.68 II. Nguồn kinh phí - - - - và quỹ khác 1,102,222,436 3.70 - - (1,102,222,436) (100) - (3.70) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 39,111,995,920 100 36,870,428,458 100 29,807,997,368 100 2,241,567,462 6.08 7,062,431,090 23.69 - - (Nguồn: Báo cáo tài chính) Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  56. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Qua việc phân tích nguồn vốn giúp ta thấy, để có vốn cho sản xuất kinh doanh, Khách sạn đã huy động từ nguồn nào và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới sự biến động của nguồn vốn. Qua đó thấy được mức độ độc lập về tài chính và trách nhiệm pháp lý đối với các khoản nợ của Khách sạn. Từ số liệu bảng trên ta thấy, năm 2009 so với năm 2008, tổng nguồn vốn tăng 7,062,431,090 đồng, với mức tăng tương đối là 23.69%. Đến năm 2010, tổng nguồn vốn tiếp tục tăng 2,241,567,462 đồng, tăng 6.08% về số tương đối. Sự tăng giảm nguồn vốn chịu ảnh hưởng của 2 nhân tố là nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Nếu như nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với chủ nợ là rất cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính là rất thấp. Qua bảng số liệu trên cho thấy, tỷ trọng nợ phải trả và tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong 3 kỳ kế toán liên tiếp có sự biến động nhưng không đáng kể. Năm 2008, tổng nợ phải trả của Khách sạn là 1,910,792,798 đồng. Năm 2009, số nợ phải trả của Khách sạn tăng 1,563,595,354 đồng, tương ứng 81.83%. Năm 2010, số nợ phải trả giảm xuống 833,013,893 đồng, tương ứng giảm 23.98% về số tương đối. Trong khi đó, tỷ trọng nợ phải trả năm 2008 là 6.41%, năm 2009 là 9.42%, năm 2010 là 6.75%. Về mặt giá trị, số nợ phải trả có sự thay đổi tương đối rõ nhưng về mặt tỷ trọng lại không có sự thay đổi đáng kể. Tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn của Khách sạn tương đối thấp chứng tỏ khả năng đảm bảo về mặt tài chính của Khách sạn là tương đối cao. Sự thay đổi trong nợ phải trả chủ yếu là do ảnh hưởng của khoản nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn năm 2008 là 1,172,025,268 đồng, năm 2009 là 2,832,653,133 đồng, tăng 1,660,627,865 đồng về số tuyệt đối, tăng 141.69% về số tương đối. Năm 2010, nợ ngắn hạn là 2,227,477,240 đồng, giảm so với năm 2009 là 605,175,893 đồng, giảm tương ứng 21.36% về số tương đối. Nợ dài hạn có sự thay đổi về giá trị và tỷ trọng, song sự thay đổi này không đáng kể. Nợ dài hạn trong 3 năm vừa qua đều chiếm tỷ Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  57. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn. Năm 2008 chiếm 2.48%, năm 2009 chiếm 1.74%, năm 2010 chiếm 1.06%. Đây có thể coi là ưu điểm của Khách sạn trong việc tự chủ nguồn vốn kinh doanh, hoạt động kinh doanh không lệ thuộc vào nguồn vốn đi vay. Do đó, giảm được rủi ro về mặt tài chính khi Khách sạn không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Qua bảng số liệu trên ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu trong các năm qua đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Năm 2008, tổng vốn chủ sở hữu của Khách sạn là 27,897,204,570 đồng, chiếm 89.89% tỷ trọng tổng nguồn vốn. Năm 2009, vốn chủ sở hữu là 33,396,040,306 đồng, chiếm 90.58%. Năm 2010, vốn chủ sở hữu là 36,470,621,661 đồng, chiếm 93.25% tỷ trọng trong tổng vốn. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu đang có xu hưởng tăng lên. Đây là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp đã tăng được nguồn vốn chủ sở hữu để bù đắp cho nhu cầu tài sản. Vốn chủ sở hữu được hình thành từ vốn đầu tư của chủ sở hữu, vốn khác của chủ sở hữu và các quỹ bao gồm quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ khen thưởng phúc lợi và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trong đó, vốn đầu tư của chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối chiếm tỷ trọng lớn và ngày càng tăng. Việc tăng tỷ trọng các khoản mục này nhằm mở rộng quy mô kinh doanh trong thời gian tới. Qua phân tích ở trên ta thấy, cơ cấu nguồn vốn của Khách sạn trong 3 năm liên tiếp không có sự thay đổi lớn. Trong đó, nguồn vốn chủ sở hữu năm sau có xu hướng tăng so với các năm trước. Nợ phải trả của Khách sạn chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn và có xu hướng giảm. Đây là dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh của Khách sạn trong thời gian sắp tới. Kết luận: Qua phân tích bảng CĐKT cho thấy, Tài sản và Nguồn vốn của Khách sạn Camela năm 2010 tăng so với năm 2009 và 2008. Điều này thể hiện ở việc quy mô của Tài sản tăng lên và nguồn vốn sử dụng trong quá trình kinh doanh tăng so với năm trước. Đây là một tiền đề vững chắc để Khách sạn không ngừng mở rộng hoạt động kinh doanh trong các năm tới. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  58. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐVT: đồng Chênh lệch cơ Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 So sánh cấu (%) CHỈ TIÊU Tỷ Tỷ Tỷ 2010/2009 2009/2008 2010/ 2009/ Giá trị trọng Giá trị trọng Giá trị trọng 2009 2008 (%) (%) (%) Giá trị % Giá trị % Doanh thu bán hàng và cung cấp - - dịch vụ 26,364,185,502 100 26,299,879,328 100 29,838,765,875 100 64,306,174 0.24 (3,538,886,547) (11.86) Các khoản giảm trừ doanh thu 405,944,795 1.54 517,889,585 1.97 341,855,793 1.15 (111,944,790) (21.62) 176,033,792 51.49 (0.43) 0.82 Doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ 25,958,240,707 98.46 25,781,989,743 98.03 29,496,910,082 98.85 176,250,964 0.68 (3,714,920,339) (12.59) 0.43 (0.82) Giá vốn hàng bán 14,348,464,104 54.42 10,919,938,677 41.52 12,140,510,829 40.69 3,428,525,427 31.40 (1,220,572,152) (10.05) 12.90 0.83 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 11,609,776,603 44.04 14,862,051,066 56.51 17,356,399,253 58.17 (3,252,274,463) -21.88 (2,494,348,187) (14.37) (12.47) (1.66) Doanh thu hoạt động tài chính 2,367,192,038 8.98 1,866,008,423 7.10 763,143,743 2.56 501,183,615 26.86 1,102,864,680 144.52 1.88 4.54 - Chi phí tài chính 28,828,235 0.11 109,833 108,744,869 0.36 28,718,402 26,147.33 (108,635,036) (99.90) 0.11 (0.36) - - Chi phí bán hàng 4,184,826,490 15.91 4,453,671,465 14.93 (4,184,826,490) (100.00) (268,844,975) (6.04) (15.91) 0.99 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3,061,313,795 11.61 2,735,220,443 10.40 2,685,497,639 9.00 326,093,352 11.92 49,722,804 1.85 1.21 1.40 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 10,886,826,611 41.29 9,807,902,723 37.29 10,871,629,023 36.43 1,078,923,888 11.00 (1,063,726,300) (9.78) 4.00 0.86 Thu nhập khác 262,108,969 0.99 129,435,186 0.49 55,450,991 0.19 132,673,783 102.50 73,984,195 133.42 0.50 0.31 - - - Chi phí khác 231,454,248 0.88 648,929,935 2.17 231,454,248 (648,929,935) (100.00) 0.88 (2.17) Lợi nhuận khác 30,654,721 0.12 129,435,186 0.49 (593,478,944) (1.99) (98,780,465) (76.32) 722,914,130 (121.81) (0.38) 2.48 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 10,917,481,332 41.41 9,937,337,909 37.78 10,278,150,079 34.45 980,143,423 9.86 (340,812,170) (3.32) 3.63 3.34 Chi phí thuế TNDN hiện hành 2,597,095,608 9.85 1,736,158,324 6.60 2,593,300,891 8.69 860,937,284 49.59 (857,142,567) (33.05) 3.25 (2.09) Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 8,320,385,724 31.56 8,201,179,585 31.18 7,684,849,188 25.75 119,206,139 1.45 516,330,397 6.72 0.38 5.43 (Nguồn: Báo cáo tài chính) Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  59. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Qua bảng cân đối kế toán có thể đánh giá tình hình cơ cấu vốn, cơ cấu nguồn vốn và sự đảm bảo các nguồn vốn huy động cũng như khả năng tài chính của Khách sạn biến động ra sao. Song để hiểu được sự biến động đó tác động như thế nào đến kết quả hoạt động kinh doanh thì ta cần đi sâu phân tích sự biến động của các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh của Khách sạn qua các kỳ kế toán liên tiếp. Các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn là căn cứ để kiểm tra, phân tích, đáng giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự tính chi phí kinh doanh, giá vốn, doanh thu sản phẩm, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán. Đồng thời cũng tạo điều kiện kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của Khách sạn đối với Nhà nước, đánh giá xu hướng phát triển của Khách sạn qua các kỳ kế toán. Qua số liệu bảng trên cho thấy, lợi nhuận trước thuế của Khách sạn năm 2010 tăng so với 2 năm trước. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2010 là 10,917,481,332 đồng, tăng so với năm 2009 là 980,143,423 đồng về số tuyệt đối, tăng tương ứng 9.86% về số tương đối. Lợi nhuận trước thuế tăng kéo theo tổng lợi nhuận sau thuế cũng tăng theo. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 là 8,320,385,724 đồng, tăng 19,206,139 đồng, tương ứng 1.45% so với năm trước. Xét về tỷ trọng, lợi nhuận trước thuế năm 2010 chiếm 41.41% tổng doanh thu cả năm của Khách sạn, tăng 3.63% so với năm 2009. Trong đó, tỷ trọng lợi nhuận trước thuế của năm 2009 tăng 3.34% so với năm 2008. Cho thấy, tỷ trọng lợi nhuận trước thuế chiếm tỷ lệ ngày càng cao trong tổng doanh thu của kỳ kế toán. Điều đó cũng có nghĩa, sức sinh lời của đồng doanh thu đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, nếu chỉ nhìn vào sự biến động của tổng lợi nhuận không thể giúp chúng ta đánh giá chính xác tình hình biến động đó là tốt hay chưa tốt, vì mức lợi nhuận Khách sạn thu được cuối cùng là tổng hợp lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận từ hoạt động khác. Lợi nhuận gộp từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 là Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  60. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 10,886,826,611 đồng, giảm so với năm 2008 và năm 2009. Tỷ trọng lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng giảm so với 2 năm trước. Tỷ trọng lợi nhuận gộp năm 2008 là 58.17%, năm 2009 là 56.51%, năm 2010 là 44.04%. Có thể thấy, lợi nhuận gộp đang có chiều hướng giảm qua các năm cả về giá trị và tỷ trọng. Sự biến động theo chiều hướng này là một điểm bất lợi cho Khách sạn. Chỉ tiêu này chịu tác động của nhiều nhân tố như tổng doanh thu, các khoản giảm trừ, giá vốn hàng bán. Vì vậy, ta cần phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của lợi nhuận này. Cụ thể, tổng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2008 là 29,838,765,875 đồng, năm 2009 là 26,299,879,328 đồng, năm 2010 là 26,364,185,502 đồng. Doanh thu năm 2009 giảm xuống nguyên nhân là do ảnh hưởng của nền kinh tế vĩ mô. Năm 2009, nền kinh tế Việt Nam rơi vào thời kỳ khó khăn, Nhà nước phải áp dụng chính sách giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để ổn định tình hình kinh tế trong nước. Vì vậy mà tổng doanh thu năm 2009 thấp hơn so với năm 2008 và năm 2010. Năm 2010, cùng với nền kinh tế cả nước, Khách sạn đã khắc phục được một số khó khăn làm cho tổng doanh thu tăng lên 64,306,174 đồng, tương ứng 0.24% so với năm 2009. Doanh thu tăng lên nhưng lợi nhuận gộp vẫn giảm xuống có nghĩa doanh thu không phải là nguyên nhân gây lên sự giảm sút của chỉ tiêu lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. Các khoản giảm trừ tuy có biến động nhưng chiếm tỷ trọng không đáng kể trong tổng doanh thu. Khoản giảm trừ năm 2008 là 1.15% tỷ trọng tổng doanh thu, năm 2009 là 1.97%, năm 2010 là 1.54%. Khoản giảm trừ doanh thu của Khách sạn là khoản thuế tiêu thụ đặc biệt Khách sạn phải nộp trong các năm. Sự biến động của chỉ tiêu này không là nguyên nhân đáng kể dẫn đến sự biến động giảm của lợi nhuận. Về giá vốn hàng bán, năm 2010 tăng so với năm 2009 là 3,428,525,427 đồng, tăng tương ứng 31.40% so với năm 2009. Sự tăng lên về giá vốn hàng bán là do 2 nguyên nhân. Thứ nhất là do tăng lên về số lượng sản phẩm dịch vụ tiêu thụ, thứ hai là do tăng lên của giá bán sản phẩm. Về cơ cấu, tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2010 Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  61. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela là 54.42%, tăng 12.90% so với năm 2009. Trong khi đó, tỷ trọng giá vốn hàng bán năm 2009 là 41.52%, tăng so với năm 2008 là 0.83%. Sự tăng lên về giá vốn hàng bán năm 2010 là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận gộp giảm đi so với các năm trước. Đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ nói chung và nhà hàng, khách sạn nói riêng thì giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng một tỷ trọng tương đối lớn. Việc giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh thu sẽ là cho lợi nhuận sản xuất kinh doanh giảm xuống. Vì vậy, trong thời gian tới, Khách sạn cần phải có chính sách kiểm soát giá vốn hàng bán, giảm tỷ trọng giá vốn hàng bán trong tổng doanh thu để thu được lợi nhuận cao hơn. Cùng với sự tăng lên về doanh thu bán hàng là sự tăng lên của doanh thu hoạt động tài chính. Doanh thu hoạt động tài chính năm 2009 là 763,143,743 đồng, tăng so với năm 2008 là 1,102,864,680 đồng, tương ứng với 144.52%. Năm 2010, doanh thu hoạt động tài chính là 2,367,192,038 đồng, tăng 501,183,615 đồng về số tuyệt đối, tăng 26.86% về số tương đối so với năm 2008. Doanh thu hoạt động tài chính tăng kéo theo làm tăng tổng lợi nhuận kinh doanh trong kỳ của Khách sạn. Để xác định được lợi nhuận kinh doanh, ngoài lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ, lợi nhuận từ hoạt động tài chính thì ta cần phải xem xét đến các yếu tố chi phí như chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp. Năm qua, chi phí bán hàng giảm 100% so với năm trước. Trong khi đó, chi phí quản lý doanh nghiệp lại tăng 326,093,352 đồng, tương ứng 11.92%. Nhìn chung, sự giảm đi về chi phí bán hàng vẫn lớn hơn sự tăng lên của chi phí quản lý doanh nghiệp. Vì vậy vẫn làm cho lợi nhuận kinh kinh doanh tăng lên. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2010 là 10,886,826,611 đồng, tăng 1,078,923,888 đồng, tương đương 11.00% so với năm 2009. Về tỷ trọng, năm 2010, chỉ tiêu này chiếm 41.29% tỷ trọng tổng doanh thu, tăng 4.00% so với năm 2009. Đây được coi là ưu điểm của Khách sạn trong hoạt động kinh doanh năm vừa qua. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  62. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela Lợi nhuận khác của Khách sạn năm 2010 giảm so với năm 2009 cả về giá trị và tỷ trọng. Tuy nhiên, sự thay đổi này ảnh hưởng không lớn đến tổng lợi nhuận kế toán trước thuế. Bởi tỷ trọng của chỉ tiêu này chỉ chiếm 0.12% tổng doanh thu năm 2010. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế tăng lên làm cho thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cũng tăng theo. Năm 2010, tổng chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của Khách sạn là 2,597,095,608 đồng, tăng so với năm trước là 860,937,284 đồng. Sau khi bù trừ mức độ ảnh hưởng của các yếu tố vẫn làm cho lợi nhuận sau thuế năm 2010 tăng 516,330,397 đồng, tương ứng 6.72%. Đây có thể coi là thành công của Khách sạn trong quá trình kinh doanh năm vừa qua, trong thời gian tới cần phát huy hơn nữa. Kết luận: Nhìn chung, hoạt động sản xuất kinh doanh của Khách sạn năm 2010 diễn ra tương đối tốt. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng so với năm trước. Doanh thu từ hoạt động tài chính tăng. Lợi nhuận trước và sau thuế đều tăng. Chi phí bán hàng cũng giảm nhiều so với các năm trước. Bên cạnh đó vẫn còn một số điểm hạn chế. Giá vốn hàng bán vẫn tăng lên qua các năm làm giảm một khoản đáng kể trong tổng doanh thu. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mặc dù khoản tăng này không đáng kể nhưng vẫn cần phải được kiểm soát. Vì vậy, cùng với việc phát huy những thành tựu đã đạt được, trong thời gian tới Khách sạn cũng cần có những biện pháp hợp lý khắc phục những nhược điểm trên để cho hoạt động kinh doanh của Khách sạn có hiệu quả hơn. 3. Phân tích một số chỉ tiêu tài chính đăc trƣng Qua phân tích bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm liên tiếp 2008, 2009 và 2010 đã giúp ta có cách nhìn tổng quát về thực trạng tài chính của Khách sạn. Nhưng để có những kết luận sát thực tạo điều kiện ra quyết định một cách cụ thể hơn thì chúng ta cần phải đi sâu nghiên cứu các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của Khách sạn. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N
  63. Phân tích tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại Khách sạn Camela 3.1. Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán Tình hình tài chính được đánh giá là lành mạnh trước hết phải được thể hiện ở khả năng chi trả. Hay nói cách khác, nó được thể hiện qua việc phân tích khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đây là nhóm chỉ tiêu được nhiều đối tượng quan tâm, nhất là các nhà đầu tư và tổng cục thuế. BẢNG : PHÂN TÍCH CÁC HỆ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN CHỈ TIÊU Cách xác định Đ.vị Năm 2010 Năm 2009 Năm 2008 1.Tổng Tài sản đ 39,111,995,920 36,870,428,458 29,807,997,368 2.Tổng nợ ngắn hạn đ 2,227,477,240 2,832,653,133 1,172,025,268 3.TSLĐ & ĐTNH đ 24,781,986,816 20,455,601,405 11,927,851,989 4.Tổng nợ phải trả đ 2,641,374,259 3,474,388,152 1,910,792,798 5.Tiền và các khoản tƣơng đ 10,521,835,994 7,639,987,209 8,841,674,928 đƣơng tiền 6.Lợi nhuận trƣớc thuế đ 10,917,481,332 9,937,337,909 10,278,150,079 7.Lãi vay phải trả đ 4,612,517 17,573 17,399,179 = TTS / Tổng 8.Hệ số thanh toán tổng quát Lần 14.80 10.61 15.60 nợ phải trả. 9.Hệ số thanh toán hiện =TSLĐ&ĐTNH Lần 11.12 7.61 10.18 hành / Nợ ngắn hạn = Tiền và khoản 10.Hệ số thanh toán nhanh tƣơng đƣơng / Lần 4.72 6.38 7.60 Nợ ngắn hạn (Nguồn: Báo cáo tài chính) Về khả năng thanh toán tổng quát, chỉ tiêu này cho biết, một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng vốn đảm bảo. Chỉ tiêu này tương đối lớn cho thấy tổng giá trị tài sản của Khách sạn có thể đảm bảo an toàn cho các khoản vay hiện tại. Cụ thể, năm 2008, cứ đi vay 1 đồng thì có 10.61 đồng tài sản đảm bảo, năm 2009 cứ vay 1 đồng thì có 15.60 đồng tài sản đảm bảo. Năm 2009, chỉ tiêu này đã giảm xuống còn 10.61. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Nhung – Lớp QT1101N