Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt - Trương Thị Chi

pdf 77 trang huongle 2440
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt - Trương Thị Chi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nang_cao_hieu_qua_san_xuat_kinh_d.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt - Trương Thị Chi

  1. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Bất kỳ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải sử dụng tối đa các nguồn lực sẵn có của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao. Hiệu quả là động lực, là mục tiêu hàng đầu, là cái đích cuối cùng mà doanh nghiệp cần vươn tới nhằm đảm bảo sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà việc phân tích và nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong hoạt động của mình. Đây là một vấn đề có ý nghĩa quan trọng. Nhận thức được vai trò quan trọng của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đối với doanh nghiệp kết hợp với lý luận đã được học ở trường và qua khảo sát thực tế, em đã chọn đề tài “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Đan Việt”. 2. Mục đích nghiên cứu. Em chọn đề tài với mục đích nghiên cứu, phân tích đành giá thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nnhiệm hữu hạn Thương mại Đan Việt và rút ra những gì Công ty đã đạt được, những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tồn tại và phát triển. Tù đó em xin mạnh dạn đè xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty. 3.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là: Thực trạng tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH TM Đan Việt. 4. Thời điểm nghiên cứu. Thời điểm nghiên cứu đề tài từ năm 2009 -2010. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu. Đó là các phương pháp so sánh, tương đối, chỉ số, theo thời gian Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 1
  2. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 6. Kết cấu khoá luận - Mở đầu - Bố cục gồm 3 chương: Chương I: Cơ sở lý luận về hiệu quả sản xuất kinh doanh. Chương II: Giới thiệu tình hình chung của công ty trách nhiệm hữu hạn Thương mại Đan Việt. Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Đan Việt. - Kết luận Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 2
  3. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh. 1.1.1. Khái niệm về hoạt động sản xuất, kinh doanh. Không ngừng nâng cao hoạt động sản xuất, kinh doanh nói chung và hiệu quả sản xuất, kinh doanh nói riêng. Không chỉ là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ xã hội nào, mà còn là mối quan tâm của bất kỳ ai, bất kỳ doanh nghiệp nào khi làm bất kỳ việc gì. Nâng cao hiệu quả kinh doanh cũng là vấn đề bao chùm và xuyên suốt mọi hoạt động kinh doanh, thể hiện chất lượng của toàn bộ công tác quản lý kinh tế. Bởi vì suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất cho mọi quá trình, mọi giai đoạn, mọi hoạt động kinh doanh. Tất cả những đổi mới, những cải tiến về nội dung và phương pháp cũng như biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự có ý nghĩa khi làm tăng được kết quả kinh doanh. Hiện nay có rất nhiều quan điểm khác nhau khi nói về hiệu quả sản xuất, kinh doanh: 1) Quan điểm thứ nhất: Theo nhà kinh tế học người Anh – Adam Smith: Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh tế, doanh thu tiêu thụ hàng hoá. Ở đây hiệu quả đồng nhất với chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh vì cho rằng doanh thu có thể tăng do chi phí, mở rộng sử dụng các nguồn sản xuất nếu có kết quả, có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan niệm này cũng có hiệu quả (Nguồn tài liệu: Mai Ngọc Cường, 1999, lịch sử các học thuyết kinh tế, nhà xuất bản thống kê Thành phố Hồ Chí Minh ). 2)Quan điểm thứ hai: Hiệu quả kinh doanh là tỷ lệ phần tăng thêm của kết quả và phần tăng thêm của chi phí ( Nguồn tài liệu: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liền, 2001, lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính). Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 3
  4. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 3) Quan điểm thứ ba: Hiệu quả kinh doanh được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được chi phí đó ( Nguồn tài liệu: Nguyễn Văn Công, Nguyễn Năng Phúc, Trần Quý Liền, 2001, lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính ). 4) Quan điểm thứ tư: Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn các phương án hoặc các quyết định trong thực tiễn của con người, ở mọi lĩnh vực và mọi thời điểm. Bất kỳ một quyết định nào cũng cần đạt được phương án tốt nhất trong điệu kiện cho phép. Là giải pháp hiện thực có cân nhắc tính toán chính xác, phù hợp với sự tất yếu của quy luật khách quan trong cùng điều kiện cụ thể nhất ( Nguồn tài liệu: PGS.TS Nguyễn Văn Công, 2005, Chuyên khảo về báo cáo tài chính và lập, đọc, kiểm tra và phân tích báo cáo tài chính, nhà xuất bản tài chính Hà Nội ). Nói tóm lại: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, vật lực của doanh nghiệp để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh, với tổng chi phí thấp nhất. Từ quan điểm khác nhau như trên các nhà kinh tế, ta có thể đưa ra một số khái niệm thống nhất chung về hiệu quả sản xuất kinh doanh như sau: - Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển. Theo chiều sâu phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất, nhằm đạt được các mục tiêu kinh doanh. Nó là thước đo càng trở lên quan trọng của tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ta có công thức: H = K/C Trong đó: H - Hiệu quả K - Kết quả đầu ra C - Nguồn lực đầu vào gắn với kết quả đó. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 4
  5. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguồn lực đầu vào đem lại mấy đồng kết quả đầu ra, hệ số này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lợi của chi phí đầu vào càng cao và hiệu quả càng lớn và ngược lại. 1.1.2 Bản chất của hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Bản chất của hiệu quả sản xuất, kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh tế, gắn liền với hai quy luật tương ứng của nền sàn xuất xã hội là quy luật tăng năng suất lao động xã hội và quy luật tiết kiệm thời gian. Chính việc khan hiếm nguồn lực và sử dụng chúng có tính cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu quả các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Chính vì vậy yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt được kết quả tối đa với chi phí tối thiểu hay chính xác hơn là đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định. Trong điều kiện xã hội nước ta, hiệu quả kinh doanh được đánh giá trên hai tiêu thức: tiêu thức hiệu quả về mặt kinh tế và tiêu thức về mặt xã hội. Hiệu quả về mặt kinh tế là những lợi ích kinh tế mà doanh nghiệp đạt được sau khi bù đắp những khoản chi phí về lao động xã hội. Hiệu quả xã hội là một đại lượng phản ánh mức độ ảnh hưởng của kết quả đạt được đến xã hội và mội trường. Đó là hiệu quả về cải thiện đời sống, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường. Ngoài ra còn các mặt như an ninh quốc phòng, các yếu tố về chính trị xã hội cũng góp phần tích cực cho sự tăng trưởng vững vàng, lành mạnh của toàn xã hội. Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ gắn bó với nhau, là hai mặt của một vấn đề. Do đó khi tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh cần phải xem xét hai mặt này một cách đồng bộ. Hai mặt này phản ánh những khía cạnh khác nhau của quá trình kinh doanh nhưng không tách rời nhau, không có Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 5
  6. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt hiệu quả xã hội mà lại không có hiệu quả kinh tế là cơ sở và tiềm tàng của hiệu quả xã hội, mặc dù đối với mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau thì hiệu quả kinh tế xã hội được nhấn mạnh hơn. Vì vậy xử lý mối quan hệ giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội phản ánh bản chất của hiệu quả. Vai trò của hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Sự cần thiết của tính hiệu quả trong sản xuất kinh doanh phải được xem xét trên cả ba góc độ, đối với bản thân doanh nghiệp, đối với nền kinh tế quốc dân và đối với người lao động. * Đối với doanh nghiệp: Với nền kinh tế thị trường ngày càng mở cửa như hiện nay, sự cạnh tranh cũng ngày càng ngay gắt. Thì điều kiện đầu tiên của mỗi doanh nghiệp về hoạt động là cần phải quan tâm tới hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh. Hiệu quả càng cao thì doanh nghiệp càng đứng vững và phát triển. Hiệu quả của quá trình sản xuất, kinh doanh là điệu kiện quan trọng nhất đảm bảo tái sản xuất nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng của hàng hoá, giúp cho doanh nghiệp củng cố vị trí và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động, xây dựng cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị đầu tư công nghệ mới góp phần vào lợi ích xã hội. Nếu doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, không bù đắp được lượng chi phí bỏ ra thì doanh nghiệp không những không phát triển mà còn khó đứng vững và tất yếu dẫn đến phá sản. Như vậy hiệu quả sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp là rất quan trọng, nó quyết định sự sống còn của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường, nó giúp cho doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường, đạt được những thành quả to lớn nhưng cũng có thể phá huỷ những gì doanh nghiệp xây dựng và vĩnh viễn không còn trong nền kinh tế. Đối với nền kinh tế quốc dân : Một nền kinh tế quốc dân phát triển hay không luôn đòi hỏi các thành phần kinh tế trong nền kinh tế đó làm ăn có hiệu quả, đạt được những lợi nhuận cao điều này được thể hiện ở những mặt sau: Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 6
  7. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt √ Doanh nghiệp kinh doanh tốt, làm ăn có hiệu quả thì điều kiện đầu tiên doanh nghiệp làm cho nền kinh tế xã hội là tăng sản phẩm trong xã hội, tạo ra việc làm, nâng cao đời sống dân cư, thúc đẩy kinh tế phát triển. Doanh nghiệp làm ăn có lãi thì dẫn đến đầu tư nhiều hơn vào quá trình tái sản xuất mở rộng, để tạo ra nhiều sản phẩm hơn, tạo ra nguồn sản phẩm dồi dào, đáp ứng nhu cầu đầy đủ, từ đó người dân có quyền lựa chọn sản phẩm phù hợp và tốt nhất, mang lại lợi ích cho mình và cho doanh nghiệp. √ Các khoản thu của ngân sách Nhà nước chủ yếu từ các doanh nghiệp, khi đó doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả sẽ tạo ra nguồn thu thúc đẩy đầu tư xã hội. Ví dụ như doanh nghiệp đóng lượng thuế nhiều lên giúp Nhà nước xây dựng thêm cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, mở rộng quan hệ kinh tế. Kèm theo điều đó là văn hoá, xã hội, trình độ dân trí được đẩy mạnh. Tạo điều kiện nâng cao mức sống cho người lao động, tạo tâm lý ổn định, tin tưởng vào doanh nghiệp nên càng nâng cao năng suất, chất lượng. * Đối với ngƣời lao động : Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp có tác động tương ứng với người lao động. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là động lực thúc đẩy, kích thích người lao động hăng say làm việc, luôn quan tâm đến kết quả lao động của mình và như vậy sẽ đạt được kết quả kinh tế cao hơn. Nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng nghĩa với việc nâng cao đời sống của người lao động trong doanh nghiệp. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả sẽ kích thích người lao động hưng phấn hơn, làm việc hăng say hơn. Như vậy hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao hơn nữa. Đối lập lại một doanh nghiệp làm ăn không có hiệu quả thì người lao động chán nản, gây nên những bế tắc trong suy nghĩ và có thể dẫn tới họ rời bỏ doanh nghiệp đi tìm doanh nghiệp khác. Đặc biệt hiệu quả sản xuất, kinh doanh của mỗi doanh nghiệp chi phối rất nhiều đến thu nhập của người lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống vật chất, tinh thần của người lao động. Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cao mới đảm bảo cho người lao động có việc làm ổn định, đời sống vật Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 7
  8. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt chất, tinh thần cao, thu nhập cao. Ngược lại hiệu quả kinh doanh thấp sẽ dẫn đến người lao động có cuộc sống không ổn định, thu nhập thấp và luôn đứng trước nguy cơ thất nghiệp. 1.2. Phân loại hiệu quả sản xuất, kinh doanh. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh là một phạm trù mang tính tổng hợp đựơc biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Do đó việc phân loại hiệu quả sản xuất, kinh doanh là cơ sở để xác định các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh. Phân tích hiệu quả kinh doanh dựa vào các tiêu thức khác nhau giúp ta hình dung một cách tổng quát về hiệu quả kinh doanh. Do vậy ta có thể phân loại hiệu quả kinh doanh thành một số loại sau: 1.2.1. Căn cứ theo yêu cầu của tổ chức xã hội và tổ chức quản lý kinh tế. * Hiệu quả kinh tế cá biệt: Là hiệu quả kinh tế thu hút được từ hoạt động của từng doanh nghiệp kinh doanh. Biểu hiện trực tiếp của hiệu quả này là lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp thu được và chất lượng thực hiện những yêu cầu do xã hội đặt cho nó. * Hiệu quả kinh tế quốc dân: Là hiệu quả kinh tế tính toán cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân về cơ bản nó là sản phẩm thặng dư, thu nhập quốc dân hoặc tổng sản phẩm xã hội mà đất nước thu được trong từng thời kỳ so với lượng vốn sản xuất, lao động xã hội và tài nguyên đã hao phí. Giữa hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân có mối quan hệ và tác động qua lại lẫn nhau. Trong việc thực hiên cơ chế thị trường, có sự quản lý của nhà nước, không những cần tính toán và đạt được hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của từng doanh nghiệp mà còn phải đạt được hiệu quả của nền kinh tế quốc dân. Mức hiệu quả kinh tế quốc dân lại phụ thuộc vào mức hiệu quả kinh tế cá biệt. Nghĩa là phụ thuộc vào sự cố gắng của người lao động, của mỗi doanh nghiệp, đồng thời qua hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước cũng có tác động trực tiếp đến hiệu quả cá biệt, ngược lại một chính sách sai lầm cũng dẫn tới kìm hãm việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 8
  9. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 1.2.2. Căn cứ theo mục đích so sánh. Trong công tác quản lý hiệu quả sản xuất, kinh doanh, việc xác định hiệu quả nhằm hai mục đích: Thứ nhất, phân tích đánh giá trình độ quản lý và sử dụng các loại chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Thứ hai là phân tích luận chứng về kinh tế xã hội của các phương án khác nhau trong nhiệm vụ cụ thể nào đó khi chọn lấy một phương án có lợi nhất. √ Hiệu quả tuyệt đối: Là hiệu quả được tính toán cho từng hoạt động, phản ánh bằng cách xác định mức lợi ích thu được với lượng chi phí bỏ ra. √ Hiệu quả tương đối: Là hiệu quả được xác định bằng cách so sánh tương quan các đại lượng thể hiện chi phí hoặc kết quả ở các phương án với nhau, các chi tiêu so sánh được sử dụng để đánh giá mức độ hiệu quả của các phương án, để chọn phương án có lợi nhất về kinh tế. Hiệu quả tương đối có thể được tính toán dựa trên các tỷ xuất như: P P P P P P Vốn VCĐ VLĐ Lao động Sản lượng Z ( Trong đó P : Lợi nhuận ) 1.2.3. Căn cứ theo đối tƣợng đánh giá. * Hiệu quả cuối cùng: Thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và tổng hợp chi phí đã bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. * Hiệu quả trung gian: Thể hiện mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí của từng yếu tố cần thiết đã được sử dụng như: Lao động, máy móc, nguyên vật liệu Việc tính toán hiệu quả cuối cùng cho thấy hiệu quả chung của doanh nghiệp hay của nền kinh tế quốc dân. Việc tính toán và phân tích hiệu quả trung gian cho thấy sự tác động của nền kinh tế quốc dân. Về nguyên tắc việc giảm những chi phí trung gian sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm chi phí cuối cùng tăng hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp. Vì vậy các doanh nghiệp phải quan tâm, Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 9
  10. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt xác định các biện pháp đồng bộ để thu được hiệu quả toàn bộ trên cơ sở các bộ phận. 1.3. Nội dung phân tích và các phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.3.1. Nội dung phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phù hợp với đối tượng nghiên cứu, nội dung chủ yếu của phân tích hiệu quả sản xuất, kinh doanh như sau: * Phân tích các chỉ tiêu về kết quả kinh doanh như: Sản lượng sản phẩm, doanh thu bán hàng, giá thành, lợi nhuận * Các chỉ tiêu kết quả kinh doanh được phân tích trong mối quan hệ với các chỉ tiêu về điều kiện của quá trình sản xuất kinh doanh như: Lao động, tiền vốn, vật tư, đất đai Để thực hiện nội dung trên, phân tích kinh doanh cần chính xác các đặc trưng về mặt lượng của các giai đoạn, các quá trình kinh doanh ( số lượng, kết cấu, quan hệ, tỷ lệ ) nhằm xác định xu hướng và nhịp độ phát triển, xác định những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của các quá trình kinh doanh, tính chất và trình độ chặt chẽ của mối liên hệ giữa kết quả kinh doanh với các điều kiện sản xuất kinh doanh. 1.3.2. Các phƣơng pháp phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh. Phân tích các hoạt động kinh tế là việc phân chia các hiện tượng, quá trình và các kết quả kinh tế thành nhiều bộ phận cấu thành. Trên cơ sở đó bằng các phương pháp khoa học xác định các nhân tố ảnh hưởng và xu thế ảnh hưởng của từng nhân tố đến quá trình kinh tế. Từ đó đề xuất các biện pháp để phát huy sức mạnh để khai thác các điểm mạnh, khắc phục các điểm yếu, khai thác tiềm năng, thúc đẩy sản xuất kinh doanh có hiệu quả. 1.3.2.1. Phƣơng pháp so sánh. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Phương pháp này bao gồm hai phương pháp sau: Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 10
  11. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt a. Phƣơng pháp so sánh tuyệt đối: Biến động của một nhân tố hoặc chỉ tiêu phân tích được xác định bằng cách so sánh tuyệt đối giữa chỉ tiêu ( nhân tố ) ở kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu ( nhân tố ) tương ứng ở kỳ gốc. Kết quả so sánh phản ánh xu hướng với mức độ biến động của chỉ tiêu ( nhân tố ) đó. b. Phƣơng pháp so sánh tƣơng đối: Nhằm biểu hiện xu hướng và tốc độ biến động của các chỉ tiêu phân tích hoặc nhân tố. Phương pháp này được thực hiện bằng cách so sánh tương đối giữa chỉ tiêu (nhân tố) ở kỳ nghiên cứu với chỉ tiêu (nhân tố) ở kỳ gốc. Kết quả của phương pháp có thể được biểu biện bằng số tương đối động thái hoặc chỉ số phát triển, cũng có thể biểu hiện bằng tốc độ tăng trưởng. Thường thì biểu hiện này là số tương đối động thái: So sánh tuyệt đối: = C1 - C0 So sánh tương đối: = C1 / C0 X 100% Trong đó: C0: Số liệu kỳ gốc C1: Số liệu kỳ phân tích 1.3.2.2. Phƣơng pháp chi tiết. Mọi kết quả kinh doanh đều cần thiết và có thể chi tiết theo những hướng khác nhau. Thông thường trong phân tích, phương pháp chi tiết được thực hiện theo những hướng sau: a. Phƣơng pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành. Nội dung của phương pháp chỉ tiêu phân tích được nghiên cứu là quan hệ cấu thành của nhiều nhân tố, thường được biểu hiện bằng một phương trình kinh tế có nhiều tích số. Các nhân tố khác nhau có tên gọi khác nhau, đơn vị tính khác nhau. Mọi kết quả kinh doanh biểu hiện trên các chỉ tiêu bao gồm nhiều bộ phận. Chi tiết các chỉ tiêu theo các bộ phận cùng với sự biểu hiện về lượng của các bộ Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 11
  12. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt phận đó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc đánh giá chính xác kết quả đạt được. Với ý nghĩa đó, phương pháp chi tiết theo các bộ phận cấu thành được sử dụng rộng rãi trong phân tích mỗi một kết quả kinh doanh. Trong phân tích kết quả sản xuất nói chung, chỉ tiêu giá trị sản lượng thường được chi tiết theo các bộ phận có ý nghĩa kinh tế khác nhau. b. Phƣơng pháp chi tiết theo thời gian. Nội dung phương pháp: Chia chỉ tiêu phân tích trong một khoảng thời gian thành các bộ phận nhỏ hơn là tháng, quý . Mục đích của phương pháp: + Đánh giá năng lực và việc tận dụng các năng lực theo thời gian. + Đánh giá việc hoàn thành chỉ tiêu về tính vững chắc, ổn định. + Phát hiện những nhân tố, nguyên nhân có tính quy luật theo thời gian để có giải pháp phát triển doanh nghiệp một cách phù hợp với quy luật, tận dụng tối đa năng lực sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế. C. Phƣơng pháp chi tiết theo địa điểm. Nội dung phương pháp: Chia chỉ tiêu phân tích thành các bộ phận nhỏ theo không gian như tổ, đội, phân xưởng Mục đích của phương pháp: * Đánh giá vai trò, tầm quan trọng của từng bộ phận không gian đối với kết quả và biến động của chỉ tiêu. * Đánh giá tính hợp lý và hiệu quả của các phương pháp tổ chức quản lý doanh nghiệp đối với từng bộ phận không gian. Qua đó có những giải pháp, biện pháp nhằm cải tiến, nâng cao không ngừng chất lượng và hiệu quả các phương pháp quản lý. * Xác định các tập thể và cá nhân có tính điển hình và tiên tiến, những kinh nghiệm trong sản xuất kinh doanh để có những giải pháp nhân rộng, phát triển. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 12
  13. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 1.3.2.3. Các phƣơng pháp nhằm xác định ảnh hƣởng, vai trò, tầm quan trọng của từng thành phần bộ phận đối với chỉ tiêu phân tích. Mức độ ảnh hưởng của các phương pháp: Các thành phần bộ phận nhân tố có quan hệ cấu thành với chỉ tiêu phân tích. Biến động của chúng sẽ ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích đó bao gồm 4 phương pháp sau: a. Phƣơng pháp cân đối: Trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hình thành rất nhiều mối quan hệ cân đối về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh. Dựa vào các mối quan hệ cân đối này, người phân tích sẽ xác định được ảnh hưởng của các nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. Trong mối quan hệ tổng số, mức độ ảnh hưởng tuyệt đối của từng thành phần bộ phận có tính độc lập với nhau và được xác định là chênh lệch tuyệt đối của các thành phần bộ phận ấy. b. Phƣơng pháp thay thế liên hoàn. Trong phân tích kinh doanh, nhiều trường hợp cần nghiên cứu ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh nhờ phương pháp thay thế liên hoàn. Thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến kết quả sản xuất kinh doanh bằng cách loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác. Xác định mối quan hệ giữa các nhân tố với chỉ tiêu được biểu hiện bằng một phương trình kinh tế có quan hệ tích số, trong đó cần phải đặc biệt chú ý đến trật tự sắp xếp các nhân tố trong phương trình kinh tế. Các nhân tố phải được sắp xếp theo nguyên tắc: - Nhân tố sản lượng đứng trước, nhân tố chất lượng đứng sau. - Các nhân tố đứng liền kề nhau thì có mối quan hệ nhân quả và cùng nhau phản ánh một nội dung kinh tế nhất định. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 13
  14. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt c. Phƣơng pháp số chênh lệch. Ảnh hưởng tuyệt đối của một nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được xác định là tích số chênh lệch của nhân tố ấy với trị số của nhân tố đứng trước và trị số của kỳ gốc của các nhân tố đứng sau nó trong phương trình kinh tế. d. Phƣơng pháp chỉ số. Phương pháp này chỉ áp dụng khi phân tích chỉ tiêu bình quân. Qua phân tích chỉ ra sự biến động kết cấu của tổng thể hoặc của các nhân tố mà số bình quân mang tính đại biểu. 1.3.2.4. Phƣơng pháp liên hệ. Mọi kết quả kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, bộ phận để lượng hoá được mối liên hệ đó, ngoài các phương pháp đã nêu, trong phân tích kinh doanh còn phổ biến cách nghiên cứu mối liên hệ như: Liên hệ cân đối, liên hệ trực tuyến, liên hệ phi tuyến. a. Liên hệ cân đối. Cơ sở là sự cân bằng về lượng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh, giữa tổng số vốn và tổng số nguồn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ, các loại vốn giữa nhu cầu và khả năng thanh toán giữa người mua sắm và tình hình sử dụng các loại vật tư, giữa thu với chi và kết quả kinh doanh b. Liên hệ trực tuyến. Là mối liên hệ theo một hướng xác định giữa các chỉ tiêu phân tích, chẳng hạn lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với lượng, hàng hoá bán ra, giá bán có quan hệ ngược chiều với giá thành, tiền thuế Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 14
  15. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt c. Liên hệ phi tuyến. Là mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trong đó mức độ liên hệ không được xác định theo tỷ lệ và chiều hướng tỷ lệ luôn biến đổi. Liên hệ giữa lượng vốn sử dụng với sức sản xuất và sức sinh lời của vốn Thông thường chỉ có phương pháp liên hệ cân đối là được dùng phổ biến, còn lại phương pháp liên hệ trực tuyến và phi tuyến là ít dùng. 1.3.2.5. Phƣơng pháp hồi quy và tƣơng quan. Hồi quy và tương quan là các phương pháp của toán học, được vận dụng trong phân tích kinh doanh để biển hiện và đánh giá mối liên hệ tương quan giữa các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp tương quan là quan sát mối liên hệ giữa một tiêu thức kết quả và một tiêu thức nguyên nhân nhưng ở dạng liên hệ thứ. Còn hồi quy là một phương pháp xác định độ biến thiên của kết quả theo sự biến thiên của tiêu thức nguyên nhân. Do vậy hai phương pháp này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. 1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.4.1. Các nhân tố bên trong doanh nghiệp. Các nhân tố chủ quan trong doanh nghiệp chính là thể hiện tiềm lực của một doanh nghiệp. Cơ hội, chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh luôn phụ thuộc vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanh nghiệp cụ thể. Tiềm lực của một doanh nghiệp không phải là bất biến có thể phát triển mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận. Chính vì vậy trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới nhân tố này nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh hơn nữa. 1.4.1.1. Công tác quản trị. Nhân tố này đóng vai trò quan trọng trong sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 15
  16. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Quản trị doanh nghiệp chú trọng đến việc xác định cho doanh nghiệp một hướng đi đúng đắn trong một môi trường kinh doanh ngày càng biến động. Chất lượng của chiến lược kinh doanh là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Đội ngũ các nhà quản lý mà đặc biệt là các nhà quản trị doanh nghiệp bằng phẩm chất và tài năng của mình có vai trò quan trọng bậc nhất, ảnh hưởng có tính chất quyết định đến sự thành bại của một doanh nghiệp. Kết quả và hiệu quả hoạt động của quản trị doanh nghiệp đều phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn của đội ngũ các nhà quản trị, cũng như cơ cầu tổ chức bộ máy quản trị doanh nghiệp, việc xác định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn của từng bộ phận, cá nhân và thiết lập các mối quan hệ giữa các bộ phận trong cơ cấu tổ chức đó. 1.4.1.2. Nguồn vốn kinh doanh. Đây là một nhân tố tổng hợp sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khối lượng (nguồn) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phân phối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn. Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô và cơ hội có thể khai thác. Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là cơ sở đánh giá về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Trong sản xuất kinh doanh, con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công. Máy móc dù tối tân đến đâu cũng do con người chế tạo, dù có hiện đại đến đâu cũng phải phù hợp với trình độ tổ chức, trình độ kỹ thuật, trình độ sử dụng máy móc của người lao động. Lực lượng lao động có thể sáng tạo ra công nghệ, kỹ thuật mới và đưa chúng vào sử dụng và tạo ra tiềm năng lớn cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Cũng chính lực lượng lao động sáng tạo ra sản phẩm mới với kiểu dáng phù hợp với người tiêu dùng, làm cho sản phẩm của doanh nghiệp có thể bán được tạo cơ sở để nâng cao hiệu quả kinh doanh. Lực lượng lao động tác động trực tiếp đến năng suất lao động, trình độ sử dụng Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 16
  17. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt các nguồn lực khác tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2. Các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp. 1.4.2.1. Môi trƣờng văn hoá xã hội. Mỗi yếu tố văn hoá xã hội đều có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo cả hai hướng tích cực và tiêu cực. Các yếu tố về văn hoá như: Điều kiện xã hội, trình độ giáo dục, phong cách lối sống, tôn giáo, tín ngưỡng, sinh hoạt cộng đồng, đều ảnh hưởng rất lớn. Yếu tố trình độ giáo dục sẽ ảnh hưởng tới doanh nghiệp đào tạo đội ngũ lao động chuyên môn cao và có khả năng tiếp thu kiến thức khoa học kỹ thuật, tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và ngược lại. 1.4.2.2. Môi trƣờng kinh tế. Đây là nhân tố tác động rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, nó bao gồm các chính sách đầu tư, chính sách phát triển kinh tế, chính sách vĩ mô tác động tích cực hay tiêu cực tới sự phát triển của từng ngành, lĩnh vực hay khu vực kinh tế, từ đó tác động đến doanh nghiệp thuộc vùng, ngành kinh tế đó. Môi trường kinh tế tốt sẽ tạo ra sự dự báo tốt để doanh nghiệp ra quyết định đúng đắn các hoạt động đầu tư của mình. Do đó Nhà nước phải điều tiết các hoạt động đầu tư, chính sách phát triển theo hướng vượt cầu, hạn chế độc quyền, tạo sự cạnh tranh bình đẳng, tránh sự phân biệt đối xử giữa các doanh nghiệp, tạo mối kinh tế đối ngoại, tỷ giá hối đoái phù hợp, qua đó nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. 1.4.2.3. Môi trƣờng chính trị, pháp luật. Các yếu tố thuộc môi trường chính trị - pháp luật chi phối mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự ổn định chính trị được xác định là một trong những tiền đề quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sự thay đổi của môi trường chính trị có thể ảnh hưởng có lợi cho một Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 17
  18. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt nhóm doanh nghiệp này nhưng lại kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác và ngược lại. Hệ thống pháp luật hoàn thiện không thiên vị là một trong những tiền đề ngoài kinh tế của kinh doanh. Mức độ hoàn thiện, sự thay đổi và thực thi pháp luật trong nền kinh tế có ảnh hưởng lớn việc hoạch định và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Môi trường này có tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi môi trường pháp luật ảnh hưởng đến mặt hàng sản xuất, ngành nghề, phương thức kinh doanh. Không những thế nó còn tác động đến chi phí doanh nghiệp, chi phí lưu thông, chi phí vận chuyển, mức độ về thuế. Đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu còn bị ảnh hưởng bởi chính sách thương mại quốc tế, hạn ngạch do Nhà nước giao. Tóm lại môi trường chính trị pháp luật có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách tác động đến quá trình hoạt động của doanh nghiệp thông qua hệ thống pháp luật. 1.4.2.4. Nhân tố môi trƣờng tự nhiên. Môi trường tự nhiên bao gồm nhân tố như thời tiết, khí hậu, mùa vụ, tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý . các nhân tố này tác động đến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng, mức độ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.4.2.5. Các yếu tố thuộc cơ sở hạ tầng. Các yếu tố thuốc cơ sở hạ tầng như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin liên lạc, điện nước đều là những nhận tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ở khu vực có hệ thống giao thông thuận lợi, điện, nước đầy đủ, dân cư đông đúc và có trình độ dân trí cao sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 18
  19. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh. Để đánh giá chính xác và có cơ sở khoa học về hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cần phải xây dựng các chỉ tiêu phù hợp bao gồm các chỉ tiêu chi tiết. Các chỉ tiêu chi tiết đó phải phản ánh được sức sản xuất các hao phí cũng như sức sinh lời của từng yếu tố, từng loại vốn. 1.5.1. Chỉ tiêu về doanh thu. Doanh thu là toàn bộ số tiền mà doanh nghiệp thu được từ việc bán hàng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Doanh thu là một chỉ tiêu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung cũng như Công ty trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Đan Việt nói riêng, cụ thể là : + Doanh thu là một chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nó phản ánh tổng hợp quy mô, tổ chức sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là điều kiện cần thiết để doanh nghiệp sản xuất giản đơn và sản xuất mở rộng . + Doanh thu là nguồn bù đắp các khoản chi phí mà doanh nghiệp đã chi ra cho quá trình sản xuất kinh doanh, là nguồn thanh toán các khoản nghĩa vụ với ngân sách, thanh toán các khoản nợ, đồng thời là nguồn tạo ra lợi nhuận . 1.5.2. Chỉ tiêu về chi phí. 1.5.2.1 Khái niệm. Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về vật chất, lao động và các khoản thuế mà doanh nghiệp phải chi ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kì nhất định . 1.5.2.2 Nội dung chi phí. Chi phí hoạt động của doanh nghiệp trong thời kì bao gồm: Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí hoạt động tài chính chi phí hoạt động khác. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 19
  20. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt a. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. - Chi phí nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, động lực (gọi tắt là chi phí vật tư). - Chi phí khấu hao tài sản cố định. - Chi phí tiền lương và các khoản có tính chất theo lương (phụ cấp, tiền ăn ca .). - Chi phí bảo hiển y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn. - Chi phí bằng tiền khác. b.Chi phí hoạt động tài chính. - Các khoản lỗ từ hoạt động đầu tư tài chính. - Các khoản chi phí từ hoạt động tài chính như: hoạt động liên doanh, liên kết, mua bán chứng khoán. - Các khoản lỗ do thanh lý các khoản đầu tư ngắn hạn. - Các khoản lỗ về chênh lệch tỷ giá ngoại tệ phát sinh thực tế trong kỳ, chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại số dư cuối kỳ của các khoản phải thu dài hạn và phải trả dài hạn có gốc ngoại tệ. - Dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán . - Chi phí đất chuyển nhượng, cho thuê cơ sở hạ tầng được xác định là tiêu thụ. - Một số loại thuế đối với sản phẩm dịch vụ thuộc hoạt động tài chính không chịu thuế giá trị gia tăng. c. Chi phí hoạt động khác. - Chi phí thanh lý, nhượng bán tài sản cố định. - Giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 20
  21. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt - Chênh lệch lỗ do đánh giá lại vật tư, tài sản cố định đem đi góp vốn liên doanh, đầu tư vào công ty liên kết, đầu tư dài hạn khác - Tiền phạt do vi phạm hợp đồng, tiền bị phạt thuế hoặc truy nộp thuế. - Các khoản chi của năm trước bỏ sót ngoài sổ kế toán nay phát hiện ra. Hiệu quả sử dụng chi phí; Doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng chi phí = Tổng chi phí Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong năm, kỳ thu được bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí của doanh nghiệp càng tốt và ngược lại. Tỷ suất lợi nhuận chi phí: Lợi nhuận Tỷ suất lợi nhuận chi phí= Tổng chi phí Ý nghĩa: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong kỳ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả. 1.5.3. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động. Lao động là nhân tố quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Số lượng và chất lượng lao động là yếu tố tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng lao động biểu hiện ở một số tiêu chí như sau: Năng suất lao động. Năng suất lao động trong doanh nghiệp là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của lao động trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp. Mức năng suất lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện bằng số lượng sản phẩm hợp quy cách sản Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 21
  22. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt xuất ra trong một đơn vị sản phẩm của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này càng lớn hiệu quả sử dụng lao động trong đơn vị càng hiệu quả. Tổng sản lượng trong kỳ Năng suất lao động = Số lao động bình quân trong năm Ý nghĩa: Phản ánh một lao động tạo ra được bao nhiêu đồng giá trị sản lượng sản xuất, tỷ số này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng lao động một cách hợp lý, khai thác được sức lao động trong sản xuất kinh doanh. Mức sinh lời của lao động Lợi nhuận sau thuế Mức sinh lời của lao động = Số lao động bình quân trong năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mỗi lao động được sử dụng trong doanh nghiệp tao ra bao nhiêu lợi nhuận trong thời kỳ nhất định. Doanh thu bình quân của lao động Tổng quỹ lương Thu nhập bình quân của LĐ = Số lao động bình quân trong năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh một lao động có thể tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong một kỳ. 1.5.4. Chỉ tiêu vốn kinh doanh. Hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp, để đạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Các công thức tổng quát: Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 22
  23. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Hiệu quả sử dụng vốn: Tổng doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng vốn = Tổng vốn sản xuất kinh doanh trong kỳ Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra sản xuất kinh doanh thu lại được bao nhiêu đồng doanh thu. Nghĩa là: Biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất kinh doanh của một đồng vốn. Hiệu quả sử dụng vốn càng cao thể hiện kết quả kinh tế càng lớn. Sức sản xuất của vốn kinh doanh: Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của VKD = Vốn sản xuất kinh doanh bình quân Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bỏ ra vào sản xuất kinh doanh tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Biểu thị khả năng tạo ra kết quả sản xuất của một đồng vốn. Sức sản xuất của vốn kinh doanh càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Sức sinh lời của vốn kinh doanh: Lợi nhuận sau thuế Sức sản xuất của VKD = Vốn sản xuất bình quân Ý nghĩa: Sức sinh lời của vốn kinh doanh cho biết một đồng vốn sử dụng vào kinh doanh mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu này tính ra càng cao, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh càng cao và ngược lại sức sinh lời của vốn kinh doanh càng thấp, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn thấp, dẫn đến hiệu quả kinh doanh giảm. Nhóm chỉ tiêu này có ý nghĩa chủ yếu về mặt xã hội trong việc kinh doanh tạo ra giá trị sản phẩm hàng hoá có khả năng đáp ứng hoặc đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 23
  24. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt a. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định: Hiệu quả sử dụng vốn cố định: Tổng doanh thu thuần Hiệu quả sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân trong năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này phản ánh cứ một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Hàm lượng vốn cố định: Vốn cố định bình quân Hàm lượng vốn cố định = Tổng doanh thu thuần Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra một đơn vị doanh thu thuần cần sử dụng bao nhiêu đơn vị vốn, tài sản cố định. Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định: Lợi nhuận sau thuế Tỉ suất lợi nhuận trên vốn cố định = Vốn cố định bình quân Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn bình quân tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế trong một thời kỳ nhất định, chỉ tiêu này càng cao càng tốt. b. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lƣu động: Sức sản xuất của vốn lưu động: Tổng doanh thu Sức sản xuất của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động tao ra bao nhiêu đồng doanh thu trong kỳ. Sức sản xuất của vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 24
  25. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt dụng vốn lưu động càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của vốn lưu động càng nhỏ thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng giảm. Sức sinh lời của vốn lưu động: Lợi nhuận sau thuế Sức sinh lời của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động bình quân đem lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Sức sinh lời của vốn lưu động càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao và ngược lại. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn lưu động không ngừng mà thường xuyên thay đổi qua các giai đoạn của quá trình tái sản xuất. Việc đẩy nhanh tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ góp phần giải quyết nhu cầu vốn cho doanh nghiệp, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Để xác định tốc độ luân chuyển của vốn lưu động, người ta thường xuyên sử dụng các chỉ tiêu sau: Số vòng luân chuyển vốn lưu động: Tổng doanh thu thuần Số vòng luân chuyển vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân trong năm Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết trong một năm vốn lưu động quay được mấy vòng. Nếu số vòng quay càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại, nếu số vòng luân chuyển của vốn giảm sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng của vốn lưu động. Số ngày 1 vòng luân chuyển vốn lưu động: 360 Số vòng luân chuyển vốn lưu động = Số vòng luân chuyển vốn lưu động Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết số thời gian cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian một vòng luân chyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 25
  26. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt vốn lưu động càng lớn và làm rút ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn vòng quay hiệu quả hơn. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: Vốn lưu động bình quân trong năm Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Tổng doanh thu thuần Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết để tạo ra được một đồng doanh thu cần bỏ ra bao nhiêu đồng vốn lưu động. Trị số của chỉ tiêu này càng nhỏ, chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn càng cao số vốn tiết kiệm được càng nhiều 1.6. Các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. 1.6.1. Thúc đẩy chiến lƣợc kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. "Chiến lược kinh doanh là một nghệ thuật xây dựng các lợi thế cạnh tranh vững chắc để phòng thủ" - Theo E.Porter. Trong kinh doanh các doanh nghiệp đều gặp phải rất nhiều các kiểm hoạ, các khó khăn và rủi ro như: Sự biến động của môi trường kinh doanh, sự biến động của nền kinh tế, sự biến đổi về chính sách kinh tế và pháp luật, sự tấn công mạnh mẽ của các đối thủ cạnh tranh Vì vậy muốn tồn tại và phát triển vững chắc thì doanh nghiệp phải xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp với điều kiện doanh nghiệp (nguồn lực, chu kỳ sống ) và môi trường kinh doanh (đối thủ cạnh tranh, khách hàng ). Khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần quán triệt: * Chiến lược kinh doanh tập trung vào các nhân tố then chốt. * Chiến lược kinh doanh dựa trên phát huy ưu thế tương đối, doanh nghiệp tìm ra lợi thế tương đối trong sản xuất sản phẩm và dịch vụ so với đối thủ: Chủng loại, chất lượng, giá cả, công nghệ * Chiến lược kinh doanh dựa trên các ý tưởng sáng tạo, khám phá các vấn đề mới, tạo ra đột phá trong sản xuất đồng thời mạo hiểm chấp nhận rủi ro. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 26
  27. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt * Chiến lược kinh doanh dựa trên cơ sở khai thác khả năng các nhân tố bao quanh nhân tố then chốt, hỗ trợ cho các nhân tố phát triển. Để có được lợi thế cạnh tranh đòi hỏi doanh nghiệp phải hoạt động: Hiệu quả hơn, chất lượng hơn, đổi mới nhanh hơn, đáp ứng được khách hàng nhanh nhất. 1.6.2. Chiến lƣợc Marketing Mix. Chiến lược Marketing là một chiến lược bộ phận, nó đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện tốt các chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Marketing Mix hay Marketing hỗn hợp là một bộ các công cụ Marketing có thể điều khiển được (bị tác động bởi các nhà quản lý để thoả mãn thị trường mục tiêu và đạt được các mục tiêu của tổ chức). Chiến lược Marketing Mix bao gồm: Chiến lược sản phẩm, chiến lược giá, chiến lược phân phối, chiến lược xúc tiễn hỗn hợp. Chiến lược sản phẩm bao gồm: Xác định đặc tính, bao gói, nhãn hiệu, dịch vụ kèm theo sản phẩm, xác định dòng sản phẩm, hỗn hợp sản phẩm, phát triển sản phẩm mới và quản lý các sản phẩm đó. Chiến lược giá bao gồm: Lựa chọn, thiết kế các kênh phân phối điều khiển các kênh hoạt động và quản lý phân phối vật chất. Chiến lược xúc tiến hỗn hợp bao gồm: Tập hợp các hoạt động truyền tin về sản phẩm và doanh nghiệp ra thị trường như: Quảng cáo, khuyến mại, quan hệ với công chúng và bán hàng cá nhân, Marketing trực tiếp. Các chiến lược Marketing hỗn hợp khác nhau đối với từng doanh nghiệp từng thị trường sản phẩm và từng tình huống cụ thể. Marketing đóng vai trò định hướng để kết nối hoạt động của các chức năng khác trong doanh nghiệp (nhân sự, tài chính, sản xuất) với thị trường. Vì vậy, để tạo ra được sức mạnh tổng hợp Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 27
  28. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt trên thị trường đem lại hoạt động kinh doanh hiệu quả, các doanh nghiệp phải làm tốt các công tác Marketing và Marketing Mix là trung tâm của quá trình đấy. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 28
  29. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Chƣơng II: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI ĐAN VIỆT 2.1 Giới thiệu tình hình chung của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thƣơng mại Đan Việt. 2.1.1 Tên gọi và trụ sở chính. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Đan Việt được thành lập là đơn vị sản xuất kinh doanh có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, quy trình công nghệ giản đơn. Theo quyết định số 0202003774 do sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp, đăng ký ngày 03 tháng 08 năm 2006 . Bắt đầu hoạt động ngày: tháng 10/2006 Tên công ty: Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Đan Việt. Tên giao dịch: DAN VIET limited liability company. Tên viết tắt: DANVICO. Trụ sở chính: 5/180 Chùa Hàng - Lê Chân - Hải Phòng. Điện thoại: 031.3956399 Fax: 031.395399 Email: Danvico@gmail.com Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 29
  30. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Logo cña C«ng ty : Vốn điều lệ: 3.000.000.000 đồng (Ba tỷ đồng chẵn). 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty. Công ty được đi vào hoạt động vào năm 2006 Theo quyết định số 0202003774 do sở Kế hoạch và đầu tư Thành phố Hải Phòng cấp, đăng ký ngày 03 tháng 08 năm 2006 . Từ năm 2007 đến nay, Công ty vừa tăng nộp ngân sách Nhà nước, vừa hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kinh tế do thành phố giao cho, đóng góp một phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, phát triển nền kinh tế quốc dân. 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh. Công ty là đơn vị kinh doanh dịch vụ thương mại có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập. Để phát huy được vai trò và sức mạnh của mình, góp phần vào sự tăng trưởng phát triển kinh tế nước nhà, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thương mại Đan Việt đang ngày một mở rộng quy mô hoạt động cả về mặt hàng lẫn thị trường tiêu thụ. Đặc điểm chính trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty là thực hiện theo mô hình kinh doanh thương mại dịch vụ tổng hợp đầu tư có trọng điểm, đa dạng hóa các ngành nghề nhằm tạo hiệu quả tái đầu tư cho hoạt động kinh doanh của đơn vị, mà mục tiêu của Công ty là không ngừng phát triển các Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 30
  31. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt hoạt động kinh doanh thương mại, tối đa hóa lợi nhuận, cải thiện điều kiện làm việc nâng cao thu nhập đời sống của người lao động, làm tròn nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước. Để đạt được mục tiêu đó Công ty không ngừng tìm kiếm mở rộng thị trường hoạt động và ngày càng đa dạng hóa các sản phẩm của mình nhằm đáp ứng nhu cầu về sản phẩm hiện nay. Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Đan Việt là Công ty thương mại chuyên kinh doanh các mặt hàng gồm: - Vận tải và du lịch lữ hành nội địa và quốc tế. - Kinh doanh nhà và mô giới bất động sản. - Kinh doanh vật liệu xây dưng: mua bán xe đạp và xe gắn máy, ô tô, thiết bị điện tử và tin học thiết bị bưu chính viễn thông. - Xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp giao thông, thủy lợi, công trình hạ tầng, công trình trang trí nội ngoại thất, san lấp mặt bằng. Nhưng trong đó 90% doanh thu của Công ty là từ hoat động kinh doanh thép xây dựng. Là một doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực thương mại, chức năng chủ yếu là mua và bán, vốn của doanh nghiệp chỉ vận động qua các giai đoạn T -H- T'. Do vậy Công ty rất quan tâm tới các mặt hàng có khả năng tiêu thụ được để tăng vòng quay của vốn lưu động đem lại doanh thu cao cho Công ty Mặt hàng chủ yếu chủ yếu là thép xây dựng, chiếm khoảng 90% tổng doanh thu trong số các mặt hàng tiêu thụ của công ty. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 31
  32. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 2.1.4 Nhiệm vụ của công ty: - Công ty xác định nhiệm vụ tiếp tục xây dựng và mở rộng, hoàn chỉnh mô hình kinh doanh, dịch vụ tổng hợp và đa dạng trên cơ sở nhiệm vụ ngành nghề được giao. Công ty kinh doanh dịch vụ hàng hoá, kinh doanh hàng nguyên liệu cho sản xuất và tiêu dùng theo đúng pháp luật và hướng dẫn của Bộ thương mại. - Thực hiện các chế độ chính sách quản lý và sử dụng tiền vốn, vật tư, tài sản, nguồn lực, hạch toán kinh tế, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Tổ chức nghiên cứu sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường. - Quản lý toàn diện, đào tạo và phát triển đội ngũ cán bộ công nhân viên theo pháp luật, theo chính sách của Nhà nước và sự phân cấp của Bộ để thực hiện nhiệm vụ kinh doanh của Công ty. - Thực hiện đầy đủ mọi cam kết trong hợp đồng kinh tế đã ký kết với khách hàng. -Bảo vệ doanh nghiệp, bảo vệ môi trường, giữ gìn trật tự an ninh chính trị và an toàn xã hội theo quy định của pháp luật, thuộc phạm vi quản lý của Công ty. Có thể nói vốn là yếu tố hàng đầu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Công ty càng phát triển về quy mô và phạm vi hoạt động, các cơ hội của thị trường các hấp dẫn thì nhu cầu tăng vốn cho đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật càng cần thiết. Ngoài vốn do Ngân sách cấp, Công ty còn huy động vốn từ các Công ty tài chính, vay huy động của cán bộ công nhân viên trong Công ty, các doanh nghiệp bạn và nguồn vốn vay Ngân hàng. Công ty mở các tài khoản tiền Việt Nam, tiền ngoại tệ tại các Ngân hàng giao dịch: Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 32
  33. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Ngân hàng Quân Đội MGD:2521100395007 Ngân hàng Á Châu MGD: 20716329 2.1.5. Cơ cấu tổ chức. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƢƠNG MẠI ĐAN VIỆT Ban Giám Đốc Phòng Kinh Phòng Kế Phòng Hành doanh toán Chính – Nhân sự Bộ phận Bộ phận giao nhận marketing Nhiệm vụ ,chức năng của từng bộ phận trong Công ty:  Ban giám đốc công ty: có quyền lực cao nhất trong công ty, chịu trách nhiệm với nhà nước, cũng như cán bộ công nhân viên trong lĩnh vực kinh doanh. Ban giám đốc có các quyền và nghĩa vụ sau: + Xây dựng kế hoạch sản suất kinh doanh của Công ty trong trung hạn và dài hạn, chỉ đạo triển khai và thực hiện kế hoạch. + Theo dõi, nắm bắt tình hình sản suất kinh doanh của công ty. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 33
  34. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt + Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và đưa ra các biện pháp điều chỉnh để thực hiện tốt kế hoạch. + Nắm bắt các nguyên tắc, thủ tục hành chính, nghiệp vụ của Nhà nước theo nghiệp vụ công việc.  Khèi phßng ban ®iÒu hµnh cña c«ng ty: D•íi ban gi¸m ®èc lµ c¸c phßng ban, chi nh¸nh, trung t©m th•¬ng m¹i. HiÖn t¹i C«ng ty cã c¸c phßng ban kh¸c nhau. Mçi phßng ban thùc hiÖn chøc n¨ng vµ nhiÖm vô riªng cña m×nh.  Phßng hµnh chÝnh - Nh©n sù: + Chức năng quản lý nhân sự: Thưc hiện công tác tuyển dụng nhân sự, chấm công, đào tạo nguồn nhân lực cho công ty, gióp ban gi¸m ®èc tæ chøc qu¶n lý toµn bé sè c¸n bé c«ng nh©n viªn trong C«ng ty. Ch¨m lo vÒ mÆt ®êi sèng tinh thÇn cho c¸n bé nh©n viªn trong C«ng ty. + Chức năng hành chính: Là nơi thu thập, lưu trữ và xử lý các văn bản đến, văn bản đi. Bộ phận hành chính cũng chịu trách nhiệm thảo ra các loại văn bản như công văn, giấy tờ, phiếu cung ứng vật tư, biên bản, tổ chức hội họp, lịch công tác, làm việc cho công ty.  Phßng kÕ to¸n: Cã nhiÖm vô gióp ban gi¸m ®èc lËp kÕ ho¹ch kinh doanh cho n¨m tíi vµ theo dâi c¸c mÆt ho¹t ®éng kinh doanh, ghi chÐp sæ s¸ch kÕ to¸n mét c¸ch trung thùc vµ ®Çy ®ñ nhÊt, lËp b¸o c¸o tµi chÝnh vÒ t×nh h×nh thùc hiÖn kÕ ho¹ch kinh doanh cña C«ng ty. Ph©n tÝch, so s¸nh c¸c chØ tiªu thùc hiÖn víi c¸c chØ tiªu kÕ ho¹ch, t×m ra nh÷ng h¹n chÕ ®Ó kh¾c phôc, n©ng cao nh÷ng mÆt m¹nh ®Ó cñng cè vµ ph¸t triÓn. §ång thêi, cßn cã nhiÖm vô kiÓm so¸t, qu¶n lý c¸c thñ tôc thanh to¸n. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 34
  35. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt  Phßng kinh doanh: Cã nhiÖm vô cïng ban gi¸m ®èc, phßng kÕ to¸n tµi vô lËp kÕ ho¹ch kinh doanh cho n¨m tµi chÝnh sau, cïng phßng tæ chøc hµnh chÝnh x©y dùng kÕ ho¹ch, chiÕn l•îc con ng•êi cña C«ng ty, ph©n bæ, gi¸m s¸t viÖc thùc hiÖn kÕ ho¹ch kinh doanh cña c¸c bé phËn trong C«ng ty, n¾m c¸c th«ng tin kinh tÕ, ký vµ thùc hiÖn hîp ®ång víi kh¸ch hµng, phô tr¸ch giíi thiÖu vµ b¸n s¶n phÈm cho c«ng ty. 2.1.6 Những thuận lợi và khó khăn của công ty. Vật liệu xây dụng là một trong những ngành công nghiệp trọng điểm trong công cuộc xây dựng kiến thiết đất nước. Vì vậy nó có được một số thuận lợi và khó khăn sau: 2.2.6.1. Thuận lợi Thứ nhất là yếu tố khách quan: -Vật liệu xây dựng là một trong những ngành trọng điểm trong công cuôc xây dựng và phát triển đất nước. Nhà nước đã có nhiều chính sách để tạo điều kiện phát triển cho ngành vật liệu xây dựng như: Ngân hàng Nhà nước có biện pháp kịp thời ổn định tỷ giá USD/VND, điều chỉnh chính sách ưu tiên nguồn đô la Mỹ để nhập khẩu phôi thép, thép phế liệu và một số vật tư nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước. - Hiệp Hội Thép Việt Nam kiến nghị Chính phủ tiếp tục có chính sách hỗ trợ vốn và lãi suất đối với việc triển khai các dự án thép có hiệu quả, nhằm tạo đầu ra cho ngành sản xuất thép. Thứ hai là yếu tố chủ quan: - Ban lãnh đạo Công ty luôn quan tâm, theo dõi, hiểu và đánh giá đúng tình hình của Công ty để có hướng chỉ đạo giải quyết kịp thời. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 35
  36. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt - Công tác quản lý, tổ chức hoạt động khá hiệu quả và khoa học. - Đội ngũ lao động của Công ty có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Công ty có số lượng lớn khách hàng truyền thống như: Công ty Cổ phần Thương mại và Xây dựng Hoa Dương, Công ty TNHH Thương mại Hưng Thịnh, công ty TNHH Thương mại Thiên Phú, Công ty Vận tư vận tải Hải Phòng, Công ty TNHH Thái Oanh . Có thể nói, mặt hàng kinh doanh của DANVICO có được rất nhiều thuận lợi cả về chủ quan lẫn khách quan. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi giúp cho doanh nghiệp ngày càng phát triển, đứng vững trên thị trường. Tuy nhiên ngành thép là ngành luôn biến động theo từng thời điểm, nên cũng gặp không ít những khó khăn: 2.1.6.2. Khó khăn: Thứ nhất về yếu tố khách quan: - Do công nghệ máy móc thiệt bị còn nhiều lạc hậu dẫn tới chi phí cho mỗi tấn thép của Việt Nam khá cao, khó cạnh tranh với giá bán thép của một số nước trong khu vực. - Nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là nhập phôi thép nhập từ nước ngoài nên sản lượng thép đầu ra còn nhiều phụ thuộc sản lượng, mua nguyên vật liệu theo giá ngoại tệ nên giá cả tăng, giảm thất thường. - Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho số lượng các đơn đặt hàng giảm sút. - Ngành thép Việt Nam sẽ không còn được hưởng các ưu đãi cao về chính sách thuế do thực hiện đầy đủ các cam kết hội nhập WTO kể từ năm 2010 trở đi. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 36
  37. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt - Bên cạnh đó, nhiều dự án thép mới đi vào sản xuất trong năm 2010 sẽ tăng thêm sự mất cân đối giữa nguồn cung và mức tiêu thụ của thị trường, dẫn tới sự cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tiêu thụ các sản phẩm thép xây dựng, thép cuộn cán nguội, ống thép hàn, tôn mạ kim loại - Đặc biệt, sản phẩm thép Việt Nam sẽ tiếp tục phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt về giá bán do chi phí sản xuất phôi thép ở Việt Nam cao gần gấp 2 lần so với thế giới, trong khi năm 2011 được dự báo là năm mà giá cả các nguyên nhiên liệu đầu vào như quặng, than, dầu, điện sẽ tiếp tục tăng.  Thứ hai là về yếu tố chủ quan: - Công tác kho bãi của công ty chưa hợp lý, công ty chưa có kho bãi riêng gây nhiều khó khăn trong công tác bán hàng. - Để đáp ứng tốt nhu cầu của sản xuất kinh doanh đòi hỏi công ty phải có chi phí đầu tư khá lớn. - Hiện nay giá xăng dầu lên không ổn định và vẫn ở mức cao làm cho giá cước vận tải tăng dẫn tới chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty tăng lên, làm ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của công ty. - Vấn đề đối thủ cạnh tranh cũng là một trong những khó khăn của Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Đan Việt. 2.1.7. Các hoạt động chính của công ty. Hoạt động sản xuất kinh doanh: a. Sản phẩm của công ty. - Hiện nay công ty chủ yếu kinh doanh vật liệu xây dưng ,vật liệu chính là thép xây dựng. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 37
  38. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Một số mặt hàng của công ty: STT Tên hàng 1 Thép cuộn 2 Thép cây 3 Dây buộc Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 38
  39. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Sản lượng tiêu thụ của công ty trong 2 năm 2009 và 2010: Sản lượng tiêu thụ 12000 10153 10000 8000 6000 Sản lượng tiêu thụ Tấn 4545 4000 2000 0 Năm 2010 Năm 2009 Năm Năm 2009, sản lượng tiêu thụ của công ty là 4545 tấn các loại, năm 2010 tăng lên là 10153 tấn, tương đương tăng 120%. Nguyên nhân chủ yếu làm sản lượng tăng lên đáng kể là do công tác bán hàng và sau bán, marketing được thúc đẩy mạnh mẽ, co nhiều ché độ ưu đãi cho khách hàng. b.Thị trường của công ty. Công ty đã cố gắng đa dạng thị trường của mình. Thị trường chủ yếu của Công ty tập trung chủ yếu là thị trường bán lẻ, thị trường dự án vừa và nhỏ, dự án có vốn đầu tư nước ngoài. Đến nay Công ty đã phân phối hàng đến các địa bàn Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Nam Định, Hưng Yên c. Khách hàng. - Khách hàng chủ yếu của công ty là các đại lý kinh doanh vật liệu xây dựng, các Công ty Xây dựng và một số các công trình xây dựng trong thành phố và các tỉnh lân cận Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 39
  40. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Đến nay Công ty đã phân phối hàng đến các địa bàn Hải Phòng, Thái Bình, Quảng Ninh, Lạng Sơn với sản lượng không ngừng tăng theo hàng tháng. Số lượng khách hàng ngày càng tăng cao. - Những thông tin phản hồi của khách hàng sẽ do nhân viên phòng bán hàng tiếp nhận và chuyển tới các bộ phân có liên quan để kịp thời giải quyết. Một số khách hàng truyền thống của Công ty: Công ty cổ phần thương mại và xây dựng Hoa Dương, Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển Kim Khí Hải Phòng, Công ty TNHH Thương mại Thiên Phú, Công ty Vận tư vận tải Hải Phòng, Công ty TNHH Thái Oanh, Công ty Cổ Phần thép Vân Thái Vinashin, Công ty Xây dựng Vật tư Kỹ thuật Số 1 . d. Đối thủ cạnh tranh. - Hiện nay Việt Nam có một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp tương đối gay gắt. - Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Công ty là các Công ty kinh doanh vật liệu xây dựng như: Công ty TNHH Sơn Trường, Công ty Đầu tư Thương mại Nam Sơn, Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng, Công ty cổ phần Thương mại Xuân Hòa, Công ty Cổ phần Công nghiệp Indeco, e. Chiến lược giá. Đây là chiến lược quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp nào để nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Cộng ty luôn đưa ra giá tốt nhất phù hợp với tiêu trí hai bên cùng có lợi, nhằm thu hút khách hàng và mở rộng thị trường. Sủ dụng chính sách chiết khấu thương mại đối với những khách hàng thanh toán sớm hoặc mua với số lượng lớn. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 40
  41. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Bảng đối chiếu giá của Công ty TNHH thương mại Đan Việt với Công ty Cổ phần Công nghiệp Indeco. Tại tháng 5 năm 2010 STT Tên hàng Giá của công Giá của công Chênh Tỷ lệ phần ty TNHH TM ty CP Công lệch trăm Đan Việt nghiệp Indeco 1 Thép cuộn P6 15.770 15.815 45 0,3 2 Thép cuộn D8 15.820 15.900 80 0, 3 Thép cây D12 16.070 16.120 50 0,4 – SD390 4 Thép cây D22 15.970 16.000 30 0.4 – SD390 5 Thép đốt D14 16.540 16.540 0 0 – D25 6 Thép thanh 15.970 16.000 30 0 D10 – SD295 ( Nguồn: Bộ phận kinh doanh) f. Hoạt động Maketing – Mix. Cùng với công tác quản lý chất lượng, DANVICO cũng hết sức quan tâm đến hoạt động Maketing. - Chiến lược sản phẩm: Công ty luôn gửi tới khách hàng những sản phẩm tốt nhất, từ những nhà cung cấp có uy tín trên thị trường như thép Việt Úc, Thép Việt Hàn Với mỗi lô hàng xuất kho, Công ty luôn có biên bản kiểm định chất lượng kèm theo. Nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa cho khách hàng, đồng thời nâng cao uy tín của Công ty. Và nó còn thể hiện tính trách nhiệm cao của nhà cung cấp vật liệu xây dựng với mỗi công trình. - Chiến lược giá: Công ty luôn thực hiện chiến lược giá tốt nhất trên phương trâm hai bên cùng có lợi nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng sản phẩm, nhằm thu hút khác hàng và mở rộng thị trường. Khi công ty được hưởng chiết Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 41
  42. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt khấu thanh toán từ nhà máy, Công ty cũng trích một phần cho khách hàng truyền thống và tiềm năng nhằm tạo tính linh hoạt trong bán hàng giữ được khách. - Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: Công ty có một số phương thức quảng cáo, tiếp thị như gửi giấy báo giá, cactalo và biên bản kiểm định chất lượng tới các công trình, các chủ đầu tư xây dựng, của hàng vật liệu xây dựng để quảng bá hình ảnh công ty và sản phẩm. Thực hiện một số chính sách chiết khấu thương mại, hoặc bán với giá ưu đãi với khách hàng mua với số lượng lớn và thanh toán nhanh. - Chiến lược phân phối: Thị trường của Công ty chủ yếu là thị trường bán lẻ, thị trường các dự án vừa và nhỏ, dự án có vốn đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng và các tỉnh lân cận phía Bắc. Đối với chiến lược phân phối, Công ty luôn luôn thể hiện tính linh hoạt trong công tác bán hàng phân phối sản phẩm như: khách hàng ở gần nếu không có xe vận chuyển, Công ty sẽ vận chuyển tới tận kho của khác hàng. Đối với khách hàng ở xa, Công ty bán sản phẩm theo đúng giá mà không tính phần lợi nhuận trên cước vận chuyển. Đảm bảo sản phẩm về kho của khách hàng đúng chất lượng. Thực hiện tốt chính sách Maketing góp phần nâng cao vị thế và thương hiệu của Công ty, phân phối sản phẩm dịch vụ tới khách hàng một cách tốt nhất và cũng góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của DANVICO. Ngoài ra Công ty còn thực hiện một số hoạt động như: - Thực hiện nghiên cứu thị trường, giá cả. - Khai thác và tập hợp thông tin về các nhà sản xuất thép để thực hiện khai thác. - Đàm phán với khách hàng dựa trên tình hình thực tế thị trường, đồng thời luôn xem xét đến các yếu tố hợp tác lâu dài với khách hàng truyền thống. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 42
  43. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 2.2. Khái quát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Trong thời kỳ nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Đan Việt gặp không ít những khó khăn, nhưng nhờ sự chỉ đạo và hỗ trợ của Ban giám đốc và sự nỗ lực cố gắng của tập thể cán bộ, công nhân viên, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2010 đã đạt được một số kết quả: Hoạt động sản xuất kinh doanh đạt kết quả tốt, đạt vượt mức kế hoạch đề ra. Doanh thu tăng 82.047.284.020 đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 310.288.738 đồng, bảo toàn vốn và tài sản xuất Công ty, hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách cho Nhà nước, đảm bảo ổn định và cải thiện đời sống cho người lao động. Để đánh giá cụ thể hơn ta xem xét bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty: 2.2.1. Phân tích chỉ tiêu về tài sản và nguồn vốn. Bảng 1. Bảng cân đối kế toán Đơn vị tính: Đồng Thuyết STT TÀI SẢN Năm Mã số minh 2010 2009 A - TÀI SẢN NGẮN HẠN 100 14.894.557.548 7.245.920.697 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 110 5.413.950.950 397.753.520 1. Tiền 111 5.297.878.673 395.206.986 2. Các khoản tương đương tiền 112 116.072.277 2.546.534 II. Các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn 120 1. Đầu tư ngắn hạn 121 2. Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 129 III. Các khoản phải thu ngắn hạn 130 8.766.598.291 6.704.448.898 1. Phải thu khách hàng 131 8.766.598.291 6.704.448.898 2. Trả trước cho người bán 132 5. Các khoản phải thu khác 138 6. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 139 Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 43
  44. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt IV. Hàng tồn kho 140 710.837.254 135.753.888 1. Hàng tồn kho 141 710.837.254 135.753.888 2. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V. Tài sản ngắn hạn khác 150 3.171.053 7.964.391 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 151 2. Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 152 3.171.053 7.964.391 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà 3. nước 154 4. Tài sản ngắn hạn khác 158 B - TÀI SẢN DÀI HẠN 200 33.339.217 10.015.252 I. Các khoản phải thu dài hạn 210 1. Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2. Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 212 3. Phải thu dài hạn nội bộ 213 4. Phải thu dài hạn khác 218 5. Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 219 II. Tài sản cố định 220 33.339.217 10.015.252 1. Tài sản cố định hữu hình 221 33.339.217 10.015.252 Nguyên giá 222 46.237.817 11.446.000 Giá trị hao mòn lũy kế 223 (12.898.600) (1.430.748) 2. Tài sản cố định thuê tài chính 224 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn lũy kế 226 3. Tài sản cố định vô hình 227 Nguyên giá 228 Giá trị hao mòn lũy kế 229 4. Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 230 III. Bất động sản đầu tƣ 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn lũy kế 242 IV. Các khoản đầu tƣ tài chính dài hạn 250 1. Đầu tư vào công ty con 251 Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 44
  45. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 2. Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 252 3. Đầu tư dài hạn khác 258 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài 4. hạn 259 V. Tài sản dài hạn khác 260 1. Phải thu dài hạn 241 2 Tài sản dài hạn khác 248 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 270 14.927.896.765 7.255.935.949 NGUỒN VỐN A - NỢ PHẢI TRẢ 300 12.821.168.986 5.255.876.931 I. Nợ ngắn hạn 310 12.821.168.986 5.255.876.931 1. Vay và nợ ngắn hạn 311 1.400.000.000 3.500.000.000 2. Phải trả người bán 312 4.916.130.222 344.006.896 3. Người mua trả tiền trước 313 6.501.203.947 1.410.816.071 4. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước 314 3.834.816 1.053.964 5. Phải trả người lao động 315 6. Chi phí phải trả 316 7. Phải trả nội bộ 317 9. Phải trả, phải nộp ngắn hạn khác 318 10. Dự phòng phải trả ngắn hạn 319 II. Nợ dài hạn 1. Phải trả dài hạn người bán 330 2. Phải trả dài hạn nội bộ 331 3. Phải trả dài hạn khác 332 4. Vay và nợ dài hạn 333 5. Thuế thu nhập hoãn lại phải trả 334 6. Dự phòng trợ cấp mất việc làm 335 7. Dự phòng phải trả dài hạn 336 8. Doanh thu chưa thực hiện 337 9. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ 338 B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 400 2.106.727.780 2.000.059.018 I. Vốn chủ sở hữu 410 2.106.727.780 2.000.059.018 Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 45
  46. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 1. Vốn đầu tư của chủ sở hữu 411 1.950.000.000 1.950.000.000 2. Thặng dư vốn cổ phần 412 3. Vốn khác của chủ sở hữu 413 4. Cổ phiếu quỹ 414 5. Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6. Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7. Quỹ đầu tư phát triển 417 8. Quỹ dự phòng tài chính 418 9. Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 420 156.727.780 50.059.018 11. Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản 421 II. Nguồn kinh phí và quỹ khác 430 1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi 431 2. Nguồn kinh phí 432 3. Nguồn kinh phí đã hình thành TSCĐ 433 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 440 14.927.896.765 7.255.935.949 (Nguồn: Phòng kế toán) Từ bảng ta thấy Phần tài sản: Nhận thấy tổng tài sản của Công ty trong năm 2010 là 14.927.896.765 đồng tăng so với năm 2009 là 7.671.960.816 đồng, tương đương với 51,39%. mức tăng này chưa thể phản ánh được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là tốt hay xấu, ta cần phải xem xét tài sản của doanh nghiệp tăng do nguyên nhân nào, do đâu mà tăng và tăng có ảnh hưởng như thế nào tới tình hình tài chính cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tài sản của công ty tăng là do TSDH tăng 23.323.965 đồng, tương ứng 69,96% so với năm 2009 và TSNH tăng 7.648.636.851 đồng so với năm 2009 tương đương 51,35% Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 46
  47. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Phần nguồn vốn : Phần nguồn vốn của doanh nghiệp được hình thành từ: Nguồn vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Tổng nguồn vốn của doanh nghiệp năm 2010 là 14.927.896.765 đồng, tăng 7.671.960.816 đồng tương ứng với 51,39% so với năm 2009. Nguyên nhân nguồn vốn tăng lên là do: Vốn chủ sở hữu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 106.668.762 đồng, tương ứng với 5.33% và nợ phải trả năm 2010 tăng 7.565.292.054 đồng tương ứng 143,94% so với năm 2009. Vốn chủ sở hữu tăng lên chủ yếu là được bổ sung từ nguồn vốn chủ. Doanh nghiệp cần phát huy hơn nữa các khả năng sẵn có của doanh nghiệp và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính. 2.2.2. Phân tích khái quát kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty. Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty từ đó ta có thể thấy được kết quả kinh tế, trên cơ sở đó có thể đưa ra được các quyết định, phát huy được điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, khai thác tốt nhất mọi tiềm năng trong doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng và hiệu quả các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh. Để kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, ta xem xét các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 2 năm 2009 và 2010. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 47
  48. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Bảng 2: Báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị: Đồng Thuyết Năm STT Chỉ tiêu Mã số minh 2010 2009 Doanh thu bán hàng và cung cấp 01 IV.08 1 dịch vụ 132.353.423.242 50.306.139.404 2 Các khoản giảm trừ 02 Doanh thu thuần về bán hàng và 10 3 cung cấp dịch vụ 132.353.423.242 50.306.139.404 4 Giá vốn hàng bán 11 130.555.709.664 49.564.361.932 Lợi nhuận gộp về bán hàng và 20 5 cung cấp dịch vụ 1.797.713.578 741.777.472 6 Doanh thu hoạt động tài chính 21 39.988.519 24.645.550 7 Chi phí tài chính 22 139.623.054 40.270.832 Trong đó: chi phí lãi vay 23 139.623.054 40.270.832 8 Chi phí bán hàng 24 357.961.678 169.089.630 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 25 519.223.538 156.517.537 Lợi nhuận thuần từ hoạt động 30 10 820.893827 400.545.023 kinh doanh 11 Thu nhập khác 31 1.000.000 12 Chi phí khác 32 7.630.672 13 Lợi nhuận khác 40 (6.630.672) 14 Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế 50 IV.09 814.263.155 400.545.023 Chi phí thuế thu nhập doanh 51 15 nghiệp hiện hành 203.565.789 100.136.256 Lợi nhuận sau thuế thu nhập 60 17 610.697.366 300.408.767 doanh nghiệp (Nguồn: Phòng kế toán) Doanh thu thuần của Công ty năm 2010 là 132.353.423.424 đồng, tăng 82.047.283.838 đồng tương đương với 163,09% so với năm 2009. Việc tăng này chủ yếu tăng do hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ trong khi đó thì doanh thu từ hoạt động tài chính 39.988.519 đồng, doanh thu khác là 1.000.000 đồng nguyên nhân do thu nhập từ lãi tiền gửi và chênh lệch tỷ giá. - Giá vốn hàng bán trong năm 2010 tăng lên đáng kể: Năm 2010 giá vốn là 130.555.709.664 đồng tăng so với năm 2009 là 80.991.347.732 đồng tương đương 163,4%. Nguyên nhân do chi phí nguyên vật liệu tăng (chủ yếu do giá bán), chi phí nhân công tăng, chi phí vận chuyển hàng hoá. Từ đó ta dễ dàng Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 48
  49. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt nhận thấy rằng mức tăng của doanh thu thuần thấp hơn so với mức tăng của giá vốn. - Chi phí quản lý Lao động và chi phí bảo hiểm trong các năm không tăng là mấy, điều đó chứng tỏ là doanh nghiệp đã dần ổn định về bộ máy tổ chức và quản lý bán hàng hợp lý. Trong năm 2010 chi phí khác tăng so với năm 2009 nhưng không đáng kể. Doanh nghiệp đã quản lý chi phí hiệu quả, giúp hạn chế chi phí bất thường, sử dụng vốn lưu động hiệu quả hơn. - Doanh thu tài chính năm 2010 là 39.988.519 đồng, tăng so với năm 2009 là 15.342.969 đồng tương ứng 62,25%. Tăng chủ yếu là do chênh lệch tỷ giá, hay do thu lãi tiền gửi. Trong đó chi phí tài chính tăng 99.352.222 đồng, chi phí tài chính tăng chủ yếu là do tăng chi phí lãi vay. Tuy nhiên nhìn một cách tổng quát, ta thấy rằng doanh nghiệp đã từng bước kinh doanh hiệu quả, xác định được lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả cao và nâng cao được năng lực quản lý của doanh nghiệp. 2.3. Phân tích hiệu quả về sử dụng chi phí. Chi phí sản xuất kinh doanh là toàn bộ những khoản chi bằng tiền mà doanh nghiệp bỏ ra để mua sắm trang thiết bị, nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, những khoản chi phí như: Trả lương cho cán bộ công nhân viên, mua sắm tài sản cố định, chi phí trả tiền điện, nước, nguyên nhiên vật liệu về thực chất, chi phí sản xuất kinh doanh chính là sự chuyển dịch vốn, giá trị của các yếu tố sản xuất kinh doanh vào các đối tượng tính giá. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 49
  50. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 2.3.1. Phân tích tình hình sử dụng chi phí của Công ty. Bảng 3: Đánh giá tình hình chi phí Đơn vị: Đồng ST Chênh lệch Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 T +/- % 1 Giá vốn hàng bán 130.555.709.664 49.564.361.932 80.789.347.732 163 2 Chi phí BH 357.961.678 169.089.630 188.872.048 111.7 3 Chi phí QLDN 519.223.538 156.517.537 362.706.001 231.7 4 Chi phí tài chính 139.623.054 40.270.832 99.352.222 246,7 5 Tổng chi phí 163,5 131.572.517.934 49,930,239,931 81,642,278,003 6 Doanh thu thuần 132.353.423.242 50.306.139.404 82.047.284.020 163,09 7 Doanh thu hoạt 39.988.519 24.645.550 15.342.969 62,25 động TC 8 Thu nhập khác 1.000.000 9 Tổng doanh thu 163 132.394.411.761 50.330.784.954 82.062.626.807 (6+7+8) 10 Lợi nhuận (9 - 5) 820.893.827 420.348.804 400.545.023 95,3 11 Hiệu suất sử dụng 1,006 1,0075 0,0015 0,015 CP (6/5) 12 Tỷ suất lợi nhuận 0,0062 0,0084 0,0022 2,61 CP (10/5) Nhận xét: Năm 2010 so với năm 2009 thì tổng chi phí tăng 163%, giá vốn bán hàng tăng 163%, chứng tỏ chi phí sản xuất kinh doanh không đổi, tỷ lệ tăng của chi phí tương đương với tỷ lệ tăng của giá vốn. Điều này rất tốt đối với Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thép xây dựng bởi giá cả thị trường tăng theo các năm. So sánh năm 2009 với năm 2010 ta thấy giá vốn tăng 80.789.347.732 đồng tương đương tỷ lệ 163%. Nhận thấy chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 50
  51. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt của công ty tương đối ổn định qua 2 năm, điều đó chứng tỏ là doanh nghiệp đã dần ổn định về bộ máy tổ chức và quản lý chi phí bán hàng hợp lý. Qua 2 năm doanh thu thuần tăng 82.047.283.838 đồng tương đương tỷ lệ 163,5%, tốc độ này ổn định so với năm trước mặc dù trong năm 2010 công ty gặp rất nhiều khó khăn cả về chủ quan và khách quan và đặc biệt là do giá xăng dầu biến động làm cho chi phí của Công ty bị ảnh hưởng rất lớn. - Về hiệu quả sử dụng chi phí: Thấy một đồng chi phí bỏ ra trong năm đã mang lại hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao do còn nhiều khó khăn. Trong năm 2009 một đồng chi phí bỏ ra mang lại 1,0075 đồng doanh thu thuần, đến năm 2010 một đồng chi phí bỏ ra mang lại 1,006 đồng doanh thu thuần, tương ứng với tỷ lệ 0,015% tỷ lệ này giảm nhưng không cao chứng tỏ doanh nghiệp cũng đã sử dụng chi phí đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. - Về tỷ suất lợi nhuận chi phí: Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí bỏ ra trong năm thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận, một đồng chi phí bỏ ra trong năm 2009 thu được 0.0062 đồng lợi nhuận, một đồng chi phí bỏ ra trong năm 2010 thu được 0,0084 đồng lợi nhuận. Tương ứng tỷ lệ tăng 2,61%, ta thấy tỷ lệ tăng này không cao, so với chi phí mình bỏ ra thì lợi nhụân mang lại không cao. Bảng 4: Bảng các chỉ tiêu biến động chi phí. Năm 2010 Năm 2009 So sánh Chi phí Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng ∆ % Giá vốn hàng 130.555.709.664 0.993 49.564.361.932 0.99 0.003 0.3 bán Chi phí bán hàng 357.961.678 0.0062 169.089.630 0.0062 -0.0035 -129.6 Chi phí QLDN 519.223.538 0.003 156.517.537 0.03 0.0009 30 Chi phí tài chính 139.623.054 0.0004 40.270.832 0.0008 -0.0004 50 Tổng chi phí 131.572.517.934 49.930.239.931 Chi phí sản xuất của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của các loại hao phí về lao động và lao động vật hóa mà doanh nghiệp đã bỏ ra trong kỳ kinh Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 51
  52. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt doanh nhất định. Chi phí bao gồm: giá vồn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí tài chính của doanh nghiệp. Quan hệ giữa sức sản xuất và sức sinh lời của chi phí DT SSXCP = CP DT CP SSLCP = SSX 1 CP Cp ii1 SSLCP = SSLCP – SSLCP = SSXcp11 SXS cp SSX cp Như vậy ta thấy rằng sức sản xuất của chi phí và sức sinh lợi của chi phí có quan hệ với nhau. Tăng / giảm sức sản xuất của chi phí bằng tăng / giảm giữa sức sinh lợi của chi phí. Bảng 5: Các chi tiêu hiệu quả sử dụng chi phí của công ty Đơn vị tính: Triệu đồng Chênh lệch STT Chi tiêu Năm 2010 Năm 2009 +/- % 1 Doanh thu 132.393.411.761 50.330.784.954 82.062.626.807 163 2 Lợi nhuận st 610.697.366 300.408.767 310.288.599 103 3 cp 131.572.517.934 49.930.239.931 81.642.278.003 163,5 4 Sức sản xuất 1,006 1,008 -0.002 -0.2 Sức sinh lợi 5 0,0062 0,0084 -0,0026 -41.7 (2/3) Sức sản xuất của chi phí năm 2009 là 1.008, có nghĩa là một đồng chi phí của năm 2009 mang lại 1.008 đồng doanh thu. Sức sản xuất của chi phí năm 2010 là 1.006 có nghĩa là một đồng chi phí của năm 2010 mang lại 1.006 đồng doanh thu. Sức sinh lời của chi phí năm 2009 là 0,0084 nghĩa là một đồng chi phí của năm 2009 mang lại 0,0084 đồng lợi nhuận. Sức sinh lời của phí năm 2010 là 0,0062 có nghĩa là một đồng chi phí của năm 2010 mang lại 0,0062 đồng lợi nhuận. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 52
  53. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Sức sản xuất và sức sinh lời của tổng chi phí chịu tác động của hai nhân tố: tổng chi phí và doanh thu / lợi nhuận. Sau đây ta xét ảnh hưởng của từng nhân tố đến sức sản xuất và sức sinh lời của tổng chi phí. Các ký hiệu sử dụng: DTi , LNi : Doanh thu, Lợi nhuận của Công ty năm i TCPi: Tổng chi phí năm i SSX TCP , SSL TCP: Chênh lệch sức sản xuất và sức sinh lời của tổng chi phí năm i + 1 năm i SSX TCP ( x ) SSL TCP (x): Chênh lệch sức sản cuất và sức sinh lời của lao động năm i +1 và năm i do ảnh hưởng của nhân tố x * Sức sản xuất của tổng chi phí DT Sức sản xuất của TS = Bbinhquan 1. Xét ảnh hưởng của nhân tố tổng chi phí lên sức sản xuất của tổng chi phí DT09 DT 09 50.330.789.950 50.330.784.950 SSX CP - 88,06 CP10 CP 09 1.016.802.270 365.877.999 2. Xét ảnh hưởng của nhân tố doanh thu lên sức sản xuất của tổng chi phí DT10 DT 09 132.393.411.900 50.330.784.950 SSX CP - 88,7 CP10 CP 10 1.016.802.270 1.016.802.270 Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố tổng chi phí và doanh thu lên sức sản xuất của tổng chi phí của Công ty như sau: SSX CP = -88,06 + 80,7 =- 7,9 * Sức sinh lời của tổng chi phí: 3. Xét ảnh hưởng của tổng chi phí lên sức sinh lời tổng chi phí: LN109 LN 09 820.894.009 400.515.021 SSLCP 0.29 CP10 CP 909 1.016.802.270 365.877.999 4. Xét ảnh hưởng của nhân tố lợi nhuận lên sức sinh lời của tổng chi phí: Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 53
  54. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt LN10 LN 09 820.894.009 400.515.021 SSLCp 0.29 CP10 CP 09 1.016.802.270 365.877.999 Tổng hợp ảnh hưởng của cả hai nhân tố tổng chi phí và lợi nhuận lên sức sinh lợi của tổng chi phí của Công ty như sau: SSLCp -0,7+ (-0,29) = -0.99 Nhận xét: Sức sinh lợi và sức sản cuất của chi phí năm 2010 giảm so với năm 2009. - Như vậy doanh nghiệp đã sử dụng chi phí chưa hiệu quả. Doanh nghiệp cần có các biện pháp sử dụng và quản lý chi phí để có những kết quả tốt hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh nghiệp. 2.3.2. Phân tích các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn. 2.3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn kinh doanh. Vốn là một trong những yếu tố giữ vai trò trong quá trình sản xuất để hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra liên tục. Do đó sử dụng vốn kinh doanh hợp lý để đem lại hiệu quả cao nhất là vấn đề được mọi doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Đối với Công ty Trách nhiệm Hữu hạn Thương mại Đan Việt thì vốn là yếu tố hết sức quan trọng để duy trì hoạt động của Công ty. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 54
  55. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Bảng 6: Các chỉ tiêu sử dụng vốn Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 +/- % 1 Doanh thu thuần 163,09 132.353.423.242 50.306.139.404 82.047.283.838 2 Lợi nhuận thuần 104,9 1.797.713.578 741.777.472 1.055.936.106 3 Lợi nhuận sau thuế 103 610.697.366 300.408.767 310.288.599 4 Tổng vốn 14.927.896.765 7.255.935.949 7.761.960.811 105,7 5 DT thuần/Tổng vốn 8,87 6,9 1,97 28,5 6 LN thuần/Tổng vốn 0,05 0,056 -0,006 12 (2/4) 7 LN sau thuế/Tổng 0,04 0,04 0 0 vốn (3/4) 8 Tỷ suất hao phí (4/3) 24,4 24,2 0,2 0,83 Năm 2010 một đơn vị tổng vốn tạo ra 8,87 đơn vị doanh thu thuần, 0,05 đơn vị lợi nhuận thuần, tương ứng 0,04 đơn vị lợi nhuận sau thuế. Năm 2009 một đồng vốn tạo ra 6,9 đơn vị doanh thu thuần, 0,056 đơn vị lợi nhuận thuần, tương ứng 0,04 đơn vị lợi nhuận sau thuế. Năm 2009 để tạo ra một đơn vị lợi nhuận sau thuế mất 24,2 đơn vị tổng vốn, năm 2010 đã tăng lên là 24,4 đơn vị. Ta thấy năm 2010 tuy doanh thu thuần trên tổng vốn tăng nhưng lợi nhuận thuần giảm và lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn không đổi, tỷ suất hao phí của tổng vốn tăng điều này là chưa tốt. Doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 55
  56. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 2.3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay Bảng 7: Các chỉ tiêu sử dụng vốn vay Đơn vị tính: Đồng Năm Chênh lệch STT Chỉ tiêu Năm 2009 2010 +/- % 1 Doanh thu thuần 163,09 132.353.423.242 50.306.139.404 82.047.283.838 2 Lợi nhuận thuần 104,9 1.797.713,578 741.777.472 1.055.936.106 3 Lợi nhuận sau thuế 103 610.697.366 300.408.767 310.288,.599 4 Tổng vốn vay 12.821.168.985 5.255.876.931 7.565.292.049 143,9 5 DT thuần/Tổng vốn 10,14 9,47 0,77 8 vay (1/4) 6 LN thuần/Tổng vốn 0,012 0,009 0,003 28 vay (2/4) 7 LN sau thuế/Tổng vốn 0,0083 0,008 0,0003 4 vay (3/4) 8 Tỷ suất hao phí (4/3) 120,19 125 -4,81 4 Năm 2010: một đơn vị vốn vay tạo ra 10,24 đơn vị doanh thu thuần 0,012 đơn vị lợi nhuận thuần, tương ứng 0,0083 đơn vị lợi nhuận sau thuế. Năm 2009: một đơn vị vốn vay tao ra 9,47 đơn vị doanh thu thuần, tạo ra 0,009 đơn vị lợi nhuận thuần tương ứng 0,008 đơn vị lợi nhuận sau thuế. - Năm 2009 để tạo ra 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế mất 0,008 đơn vị vốn vay, năm 2010 đã tăng lên là 0,0083 đơn vị Ta thấy năm 2010 doanh thu thuần trên vốn vay tăng, lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế vốn vay tăng và suất hao phí của tổng vốn đã giảm, điều này là rất tốt. Doanh nghiệp nên phát huy. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 56
  57. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt 2.3.2.3 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Bảng 8: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu. Đơn vị tính: Đồng Chênh lệch STT Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2009 +/- % 1 DT thuần 163,09 132.353.423.242 50.306.139.404 82.047.283.838 2 LN thuần 104,9 1.797.713.578 741.777.472 1.055.936.106 3 LNst 103 610.697.366 300.408.767 310.288.599 4 ∑ VCSH 2.106.727.780 2.000.059.018 106.668.762 53,3 5 DTT/∑ VCSH(1/4) 62,8 25,2 37,6 149,2 6 LN thuần/∑VCSH 0,39 0,2 0,19 95 7 LN st / ∑VCSH (3/4) 0,29 0,15 0,14 93 8 Suất hao phí (4/3) 3,45 6,66 -3,21 93 - Năm 2009: Một đơn vị VCSH tạo ra 25,2 đơn vị doanh thu thuần; 0,2 đơn vị lợi nhuận, tương ứng 0,15 đơn vị lợi nhuận sau thuế. Năm 2010 một đơn vị VCSH tạo ra 62,8 đơn vị doanh thu thuần, 0,39 đơn vị lợi nhuận, tương ứng 0,29 đơn vị lợi nhuận sau thuế. - Năm 2009 để tạo ra 1 đơn vị lợi nhuận sau thuế mất 6,66 đơn vị VCSH, năm 2010 đã giảm còn 3,45 đơn vị. - Ta thấy năm 2010 doanh thu trên VCSH tăng và lợi nhuận thuần và lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn vay tăng, và suất hao phí của tổng vốn đã đáng kể, điều này tốt cho doanh nghiệp. 2.3.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng lao động. Để đánh giá được hiệu quả sử dụng lao động của Công ty TNHH Thương mại Đan Việt, ta sử dụng phương pháp so sánh giữa năm 2009 và 2010 cũng như so sánh với trung bình ngành. Từ số liệu về lao động và báo cáo tài chính năm 2009 và năm 2010 có thể phân tích hiệu quả sử dụng lao động như sau: Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 57
  58. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Bảng 12: Hiệu quả sử dụng lao động năm 2009 – 2010 Chênh lệch STT Chi phí Đơn vị Năm 2010 Năm 2009 +/- % Tổng số 1 Người 13 11 2 18 LĐT 2 DT thuần Đồng 163,09 132,353,423,242 50,306,139,404 82,047,283,838 3 LN Đồng 103 ST 610,697,366 300,408,767 310,288,599 NDLĐ theo 4 Đồng 10.181.032.570 4618739945 5.562.292.625 120.4 DT (1/2) Sức sinh lời Đồng/L 5 46.973.731 27.309.887 19.666.844 72 (3/1) Đ Qua bảng phân tích ta thấy hiệu quả sử dụng lao động như sau: Mức sinh lời trung bình của mỗi nhân viên năm 2009 là 27.309.887đồng, năm 2010 đã tăng lên 46.976.731đồng, tăng 72% đây là một kết quả tốt tình hình nhân sự trong Công ty. a. Tình hình nhân sự trong Công ty. Tuyển dụng lao động:  Đây là hoạt động quan trọng của bất kì công ty nào. Và vấn đề cần quan tâm ở đây là làm sao để tuyển đúng người vào đúng vị trí, phát huy được hết khả năng của họ nhằm mang lại lợi ích cho công ty.  Phòng tổ chức sẽ lập bảng mô tả công việc và bảng tiêu chuẩn công việc cho từng phòng ban, bộ phận. Căn cứ vào những yêu cầu đó để đưa ra quyết định tuyển dụng.  Khi công ty có nhu cầu tuyển dụng hoăc thôi việc Công ty sẽ tìm kiếm các ứng viên qua các kênh sau: Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 58
  59. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt - Tuyển dụng nội bộ: những nhân viên trong công ty ai có đủ năng lực, trình độ chuyên môn như yêu cầu đều có thể ứng tuyển. - Do nhân viên giới thiệu: bạn bè, người thân - Trên các phương tiện truyền thông: đài phát thanh, các trung tâm tư vấn & giới thiệu việc làm  Sau đây là một số tiêu chí cơ bản để tuyển dụng nhân viên của Công ty: - Đối với nhân viên quản lý, văn phòng: + Tốt nghiệp Đại học chính quy hoặc tại chức. + Có trình độ ngoại ngữ. + Có phẩm chất đạo đức tốt. + Có sức khỏe tốt để hoàn thành nhiệm vụ được giao.  Quy trình tuyển dụng: - Khi có kế hoạch tuyển dụng, phòng tổ chức tiến hành thông báo tuyển dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng và tiến hành tiếp nhận hồ sơ. - Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phòng tổ chức tiến hành phân loại xem hồ sơ nào đạt yêu cầu rồi tổ chức phỏng vấn. - Sau khi có kết quả phỏng vấn, công ty thông báo kết quả cho các ứng viên, những người trúng tuyển sẽ được làm thử việc trong vòng 2 tháng, hết thời gian thử việc nếu đáp ứng được yêu cầu của công việc sẽ được kí hợp đồng chính thức với công ty. Nhận xét: Quy trình tuyển dụng của công ty là hợp lý và đúng quy định của nhà nước, đảm bảo được yêu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 59
  60. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt b. Cơ cấu lao động của Công ty TNHH TM Đan Việt Năm Năm 2009 Năm 2010 Số lượng Số lượng Chỉ tiêu % % (người) (người) Đào tạo khác 4 37 4 31,2 Trên đại học 2 18 2 15,4 Đại học 3 27 5 38 Cao đẳng 1 9 1 7,7 Trung cấp 1 9 1 7,7 Tổng số nhân viên 11 100 13 100 Trong năm 2010 công ty đã tuyển thêm 2 nhân viên mới Trong đó, tuyển thêm: 1 nhân viên phòng kế toán. 1 nhân viên bán hàng. Trong nền kinh tế công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì nhân viên văn phòng không những chỉ yêu cầu có trình độ văn hóa mà còn phải có trình độ ngoại ngữ và tin học. Năm Năm 2009 Năm 2010 Số lượng % Số lượng % (người) (người) Trình độ vi tính 9 81 11 85 Số người được đào tạo 7 63 8 55 Trình độ Đại học 2 18 3 22 ngoại ngữ A 2 18 1 7 B 2 18 3 22 C 1 9 4 30 Tổng số nhân viên 11 100 13 100 Đánh giá một cách khái quát về trình độ ngoại ngữ của nhân viên văn phòng thì những con số nói trên thể hiện trình độ ngoại ngữ của nhân viên văn phòng tương đối cao, có thể nói là phù hợp với công việc văn phòng Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 60
  61. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt c. Phương pháp trả lương, thưởng của Công ty. Phương pháp trả lương: Chế độ tiền lương đang được áp dụng tại công ty bao gồm lương cấp bậc và lương chức vụ. cụ thể như sau:  Chế độ lương chức vụ: Áp dụng đối với nhân viên làm các công việc hành chính. Được tính toán dựa vào chức vụ cũng như thời gian cống hiến của người đó với công ty. Ngoài ra Công ty còn căn cứ vào chức năng riêng của từng phòng ban và chuyên môn riêng của từng cán bộ trong các bộ phận để áp dụng các mức lương khoán cho từng người. Mức lƣơng cơ bản = Lƣơng tối thiểu * Hệ số lƣơng Với mức lương cơ bản là 830.000 đồng/tháng.  Tiền lương cấp bậc: Lương cấp bậc bao gồm 3 yếu tố: thang lương, mức lương và trợ cấp cấp bậc kỹ thuật. Mức tiền lương cơ bản được tính dựa vào hệ số lương cư bản áp dụng, cụ thể như sau: BẢNG LƢƠNG, CHỨC VỤ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP ĐVT: đồng Bậc/ Hệ số STT Chức danh 1 2 3 4 5 6 Giám đốc 1 Hệ số 3.5 3.83 4.16 4.49 4.82 5.15 P.Giámđốc/Trưởng 2 phòng Hệ số 3.0 3.33 3.66 3.99 4.32 4.65 Kế toán trưởng 3 Hệ số 2.5 2.83 3.16 3.49 3.82 4.15 Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 61
  62. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt BẢNG LƢƠNG NHÂN VIÊN, PHỤC VỤ ĐVT: đồng Bậc/ Hệ số ST Chức danh 1 2 3 4 5 6 T Nhân viên nghiệp vụ 1 Hệ số 1.8 2.13 2.46 2.79 3.12 3.45 Nhân viên văn thư / 2 nghiệp vụ Hệ số 1.4 1.73 2.06 2.39 2.72 3.05 Ghi chú: - Mức lương cho nhân viên nghiệp vụ chỉ áp dụng đối với chức danh: Kinh doanh, kế toán, nhân viên giao nhận có trình độ đại học trở lên. - Mức lương nhân viên văn thư bảo vệ chỉ áp dụng đối với chức danh nhân viên văn thư bảo vệ. Phụ cấp lương: ĐVT: đồng Mức phụ cấp STT Chức vụ Điện Trách nhiệm Đi lại Ăn ca thoại 1 Nhân viên quản lý 500.000 300.000 500.000 450.000 2 Nhân viên nghiệp vụ 200.000 300.000 300.000 450.000 Ghi chú: - Phụ cấp điện thoại chỉ áp dụng đối các vị tri: Giám đốc, phó giám đốc, trưởng phó phòng và nhân viên giao nhận hàng hóa. Không áp dụng với nhân viên làm viêc tại văn phòng hoặc tại địa điểm công tác cố định. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 62
  63. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt d. Quy chế nâng bậc lương. Khi xây dựng hệ thống thang bảng lương này, Doanh nghiệp kỳ vọng tất cả những người lao động là nhân viên công ty đều lầ đối tượng được hưởng lương và nâng bậc lương khi đến kỳ hạn.  Điều kiện nâng bậc lương Tại Công ty TNHH TM Đan Việt khi người lao động ký hợp đồng lao động với công ty sẽ được bộ phận quản lý lao động hướng dẫn và giải thích mọi quyền lợi về nâng bậc lương và thời hạn nâng bậc lương như sau: Với nhóm lao động thuộc khối quản lý ít nhất 2 năm (24 tháng) kể từ ngày ký hợp đồng lao động, người lao động nếu không vi phạm hoặc bị kỉ luật sẽ được xét nâng bậc lương. Với nhóm nhân viên nghiệp vụ ít nhất 3 năm (36 tháng) kể từ khi ký hợp đồng lao động nếu không vi phạm hoặc bị kỉ luật sẽ được xét nâng bậc lương. Nếu người lao động hoàn thành tốt công việc, được khen thưởng sẽ được giám đốc đặc cách xem xét quyết định nâng bậc lương sớm so với quy định tùy thuộc vào điều kiện thực tế tại doanh nghiệp.  Thời điểm xét nâng lương hàng năm. Tại Công ty TNHH TM Đan Việt thời điểm xét nâng lương phụ thuộc vào thời điểm ký kết hợp đồng với từng cá nhân (hạn 2-3 năm/1 lần kể từ khi ký kết hợp đồng với từng cá nhân). Trường hợp dặc cách được xét vào tháng 12 hàng năm. e.Thưởng Công ty tiến hành thưởng cho cán bộ công nhân viên vào các ngày lễ lớn là một tháng lương cơ bản. 2.4. Đánh giá về hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thƣơng mại Đan Việt. - Đánh giá về doanh thu: Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 63
  64. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 163,09%, việc tăng này chủ yếu do hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Trong khi đó giá vốn hàng bán tăng 163,4%, có thể nói doanh thu năm sau tăng hơn so với năm trước rất cao. Tuy nhiên điều này chưa phải đã tốt vì tỷ lệ tăng của doanh thu tăng tương đương tỷ lệ tăng của giá vốn, làm cho lợi nhuận có tăng nhưng không cao. Nguyên nhân do thép là mặt hàng có khối lượng giá trị lớn nhưng lại biến động liên tục, giá cả không ổn định và chịu tác động của nhiều yếu tố, thị trường thép ngày càng phong phú, nhiều công ty sản xuất thép ra đời, điều đó gây nhiều khó khăn cho công tác bán hàng dẫn tới giá vốn tăng doanh thu tăng nhưng lợi nhuận lại không cao. Thứ hai về tình hình sử dụng chi phí: Thấy một đồng chi phí bó ra trong năm đã mang lại hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao do còn nhiều khó khăn. Trong năm 2009 một đồng chi phí bỏ ra mang lại 1,0075 đồng doanh thu thuần, đến năm 2010 một đồng chi phí bỏ ra mang lại 1,006 đồng doanh thu thuần, tương ứng với tỷ lệ 0,015% tỷ lệ này giảm nhưng không cao chứng tỏ doanh nghiệp cũng đã sử dụng chi phí đúng mục đích mang lại hiệu quả kinh doanh cho công ty. Một đồng chi phí bỏ ra trong năm 2009 thu được 0.0084 đồng lợi nhuận, một đồng chi phí bỏ ra trong năm 2010 thu được 0,0062 đồng lợi nhuận. Tương ứng tỷ lệ giảm 2,61%, ta thấy tỷ lệ giảm này không cao nhưng so với chi phí mình bỏ ra thì lợi nhụân mang lại không cao. Sức sinh lợi và sức sản cuất của chi phí năm 2010 giảm so với năm 2009. - Như vậy doanh nghiệp đã sử dụng chi phí chưa hiệu quả. Doanh nghiệp cần có các biện pháp sử dụng và quản lý chi phí để có những kết quả tốt hơn nữa trong quá trình sản xuất kinh doanh nghiệp. - Thứ ba về lợi nhuận: Năm 2009 để tạo ra một đơn vị lợi nhuận sau thuế mất 24,2 đơn vị tổng vốn, năm 2010 đã tăng lên là 24,4 đơn vị. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 64
  65. Đề tài: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Thương Mại Đan Việt Ta thấy năm 2010 tuy doanh thu thuần trên tổng vốn tăng nhưng lợi nhuận thuần giảm và lợi nhuận sau thuế trên tổng vốn không đổi, tỷ suất hao phí của tổng vốn tăng điều này là chưa tốt. Doanh nghiệp cần có biện pháp khắc phục. Tất cả các chỉ tiêu phân tích đều cho thấy hoạt động kinh doanh của công ty năm 2010 đạt được lợi nhuận tốt hơn năm 2009 thể hiện ở mức sinh lời của các yếu tố đầu vào đều có xu hướng tăng lên . Tuy lợi nhuận của Công ty đều tăng rõ rệt cho thấy năm 2010 cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả, nhưng khi phân tích các chỉ tiêu về sức sản xuất thì sức sản xuất năm 2010 giảm so với năm 2009, nếu được khắc phục thì sẽ nâng cao hơn nữa hiệu quả kinh doanh của công ty. Việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là rất quan trọng, cần phải tìm mọi biện pháp vận dụng để nâng cao kết quả và hiệu quả hoạt động trong thời gian tới. Các biện pháp này sẽ hoàn toàn khác nhau trong từng giai đoạn, từng địa bàn và từng doanh nghiệp. Xuất phát từ thực tế đó, em xin đưa ra các giải pháp để làm tăng thêm sức sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại Đan Việt. Khoa quản trị kinh doanh SV: Trương Thị Chi – Lớp QT1102N 65