Khóa luận Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng

pdf 73 trang huongle 2060
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_mot_so_giai_phap_nham_phat_trien_loai_hinh_du_lich.pdf

Nội dung text: Khóa luận Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng

  1. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Dân tộc Việt Nam là một dân tộc có bề dày lịch sử 4 ngàn năm dựng nƣớc và giữ nƣớc. Trong suốt mấy ngàn năm đó chúng ta không hề khuất phục trƣớc bất kì kẻ thù nào cho dù kẻ thù đó có sức mạnh gấp hàng nghìn lần chúng ta. Trải qua bao sóng gió, thăng trầm của lịch sử dân tộc ta vẫn đứng vững, vẫn tồn tại là một quốc gia độc lập, thống nhất. Điều đó cho thấy sức mạnh của chúng ta nằm trong chính nền văn hoá của dân tộc. Việt Nam nằm trong vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á, đƣợc thiên nhiên ƣu ái, ban tặng cho “ rừng vàng biển bạc”. Để ngày hôm nay chúng ta có những kì quan thế giới và những bãi biển đẹp nhất thế giới. Nền văn hoá, con ngƣời và thiên nhiên đã làm cho Việt Nam trở thành một điểm đến an toàn và thân thiện. Hơn bất cứ một ngành nào, du lịch ngày càng có mối quan hệ mật thiết với văn hoá và thiên nhiên - 2 yếu tố cơ bản làm nên sự thành công của du lịch. Nó vừa là động lực vừa là điểm tựa lại vừa là nền tảng cho sự phát triển bền vững. Có một bề dày lịch sử, tài nguyên thiên nhiên lại phong phú, điều đó đòi hỏi ngành du lịch Việt Nam phải làm sao để phát triển cho xứng với lợi thế và tiềm năng sẵn có. Đa dạng hoá loại hình du lịch luôn là tiêu chí mà ngành du lịch Việt Nam thời kì nào cũng đƣợc đặt lên hàng đầu. Đối với một công ty du lịch, City tour là đoạn thị trƣờng cần đƣợc khai thác bởi thị trƣờng này vừa rộng vừa đa dạng lại mang lại thu nhập cao. Hải Phòng là mảnh đất giàu truyền thống văn hoá với những di tích lịch sử đƣợc xếp hạng lại có 2 điểm du lịch tự nhiên nghỉ dƣỡng lí tƣởng là Đồ Sơn và khu dự trữ sinh quyển thế giới Cát Bà. Hải Phòng lại là đô thị loại I cấp Quốc gia, bộ mặt thành phố đang ngày một khởi sắc với những toà nhà cao ốc, những khu công nghiệp đồ sộ, những trung tâm mua sắm sầm uất. Với Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 1
  2. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng những thuận lợi đó Hải Phòng hoàn toàn có thể phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Thế nhƣng, hiện nay Hải Phòng mới chỉ phát triển loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch tự nhiên, du lịch biển là chính còn đoạn thị trƣờng City tour vẫn còn chƣa đƣợc các doanh nghiệp kinh doanh du lịch của thành phố chú trọng. Bởi vậy, là ngƣời con đất cảng Hải Phòng lại học ngành văn hoá du lịch với mong ƣớc đƣợc phục vụ quê hƣơng ngƣời viết đã chọn đề tài “Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng” mong đƣợc góp một phần nhỏ bé vào việc phát triển loại hình du lịch City tour của thành phố. 2.Mục tiêu nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu của đề tài là bƣớc đầu tìm hiểu, nghiên cứu và tiến tới đánh giá tiềm năng phát triển loại hình du lịch City tour và thực trạng khai thác loại hình du lịch này ở Hải Phòng hiện nay. Từ đó và đƣa ra một số giải pháp cơ bản nhất nhằm phát triển loại hình du lịch City tour của thành phố. Bên cạnh đó ngƣời viết mạnh dạn xây dựng một số chƣơng trình du lịch City tour nhằm đa dạng hoá sản phẩm du lịch của Hải Phòng. 3. Đối tƣợng - Phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các tài nguyên du lịch văn hoá, tài nguyên du lịch tự nhiên, các giá trị văn hoá của các di tích lịch sử, lễ hội chủ yếu trong nội thành, các giá trị thiên nhiên của các điểm du lịch tự nhiên,du lịch biển có thể khai thác và phát triển du lịch ở thành phố Hải Phòng. Trong phạm vi hạn hẹp của khoá luận tốt nghiệp, ngƣời viết chỉ xin đƣa ra những vấn đề mang tính cơ bản nhất nhƣ một ý kiến tham khảo cho công cuộc xây dựng và phát triển loại hình du lịch City tour của thành phố. 4.Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành khoá luận này ngƣời viết đã sử dụng tổng hợp nhiều phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm: Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu ,số liệu trên cơ sở những tài liệu nhƣ sách, báo, tạp chí, số liệu thống kê và thực trạng khai thác du lịch Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 2
  3. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng trên địa bàn thành phố. Phƣơng pháp phân tích,dự báo trên cơ sở nguồn khách và hiện trạng các điểm du lịch. Phƣơng pháp điều tra, khảo sát thực địa đó là việc tự mình đi đến một số di tích lịch sử, các điểm du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch biển để cảm nhận một cách đầy đủ và sâu sắc các giá trị tại điểm đó, đồng thời tìm kiếm các biện pháp thúc đẩy phát triển du lịch. 5. Bố cục nội dung của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, khoá luận bao gồm 3 chƣơng, đƣợc phân chia nhƣ sau: Chƣơng I: Cơ sở lí luận về du lịch; ý nghĩa của việc phát triển du lịch và xu hƣớng phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay. Chƣơng II: Tiềm năng và thực trạng khai thác loại hình du lịch City tour tại Hải Phòng. Chƣơng III: Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 3
  4. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng II. NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA KHOÁ LUẬN CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH, Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ XU HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 1.1. Cơ sở lí luận về du lịch: 1.1.1. Khái niệm du lịch: Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con ngƣời. Nó đã trở thành hiện tƣợng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở các nƣớc phát triển mà còn ở cả các nƣớc đang phát triển. Tuy nhiên cho đến nay thì chúng ta vẫn chƣa có một khái niệm thống nhất nào về du lịch. Mỗi nhà khoa học lại có một cách hiểu riêng về du lịch. Ví dụ nhƣ 2 nhà khoa học Ausher và Nguyễn Khắc Viện đƣa ra định nghĩa nhƣ sau. Theo Ausher thì du lịch là nghệ thuật đi chơi của các cá nhân,còn viện sĩ Nguyễn Khắc Viện lại quan niệm rằng du lịch là sự mở rộng không gian văn hoá của con người. Lúc đầu du lịch đƣợc hiểu là việc đi lại của từng cá nhân hoặc một nhóm ngƣời rời khỏi chỗ ở của mình trong thời gian ngắn đến các vùng xung quanh để nghỉ ngơi giải trí, hay chữa bệnh. Ngày nay ngƣời ta đã thống nhất về cơ bản tất cả các hoạt động di chuyển của con ngƣời ở trong hay ngoài nƣớc trừ việc di chuyển cƣ trú chính trị, tìm việc làm và xâm lƣợc đều mang ý nghĩa du lịch. Đối với ngƣời Trung Quốc thì ngƣời ta lại cho rằng đi du lịch là đƣợc nếm những món ngon, ở trong những căn phòng tiện nghi, đi lại trên các phƣơng tiện sang trọng, đƣợc vui chơi giải trí vui vẻ, có điều kiện mua sắm hàng hoá, quần áo Nhà kinh tế học Kalfiotis thì cho rằng: Du lịch là sự di chuyển tạm thời của cá nhân hay tập thể từ nơi ở đến một nơi khác nhằm thoả mãn nhu cầu tinh thần, đạo đức, do đó tạo nên các hoạt động kinh tế. Luật du lịch Việt Nam năm 2006 thì đƣa ra khái niệm về du lịch nhƣ sau: Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 4
  5. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định. Nhƣ vậy, ta thấy có rất nhiều cách hiểu về du lịch, có bao nhiêu tác giả nghiên cứu về du lịch thì có bấy nhiêu định nghĩa về du lịch. Nhƣng dù hiểu ở khía cạnh nào, góc độ nào thì chúng ta cũng phải khẳng định rằng du lịch không chỉ là một hiện tƣợng xã hội đơn thuần mà nó còn có sự gắn chặt với hoạt động kinh tế. 1.1.2 Khái niệm về tài nguyên du lịch: Tài nguyên là tất cả những nguồn năng lƣợng, vật chất, thông tin, tri thức đƣợc khai thác phục vụ cuộc sống và sự phát triển của xã hội loài ngƣời. Đó là những thành tựu hay tính chất của thiên nhiên những công trình, những sản phẩm do bàn tay và khối óc của con ngƣời làm nên, những khả năng của con ngƣời đƣợc sử dụng phục vụ cho sự phát triển kinh tế xã hội của con ngƣời. Du lịch là một trong những ngành có sự định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên du lịch có ảnh hƣởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến việc hình thành chuyên môn hoá các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của các hoạt động du lịch. Tài nguyên du lịch bao gồm các thành phần và những kết hợp khác nhau của cảnh quan tự nhiên cùng cảnh quan có thể sử dụng cho dịch vụ du lịch và thoả mãn nhu cầu về chữa bệnh nghỉ ngơi, tham quan hay du lịch. Về thực chất tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tƣợng văn hoá lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dƣới ảnh hƣởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch đƣợc xem là một phạm trù lịch sử bởi những thay đổi cơ cấu và lƣợng nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch những thành phần mới mang tính chất tự nhiên cũng nhƣ tính chất văn hoá lịch sử. Nó là một phạm trù động bởi vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tuỳ thuộc vào sự Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 5
  6. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng tiến bộ của kĩ thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý về mức độ nghiên cứu. Định nghĩa: Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hoá lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con ngƣời, khả năng lao động và sức khoẻ của họ. Những tài nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp cho việc sản xuất dịch vụ du lịch. Luật du lịch Việt Nam năm 2005 lại định nghĩa nhƣ sau: “ Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân văn khác có thể sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch và đô thị du lịch” Nhƣ vậy, có thể thấy, tài nguyên du lịch thoả mãn những nhu cầu sản xuất sản phẩm du lịch trong khi đó các điều kiện tự nhiên tiền đề cho du lịch lại chỉ tạo ra nhu cầu, điều kiện cho phát triển và nó chỉ trở thành tài nguyên du lịch khi con ngƣời sửa chữa, tu tạo đƣa vào khai thác phục vụ trong du lịch. 1.1.3 Đặc điểm của tài nguyên du lịch: - Nhƣ chúng ta đã biết tài nguyên du lịch bao gồm cả tài nguyên vô hình và hữu hình. Đó là yếu tố cơ bản tạo nên sản phẩm du lịch và thu hút khách du lịch. Các tài nguyên du lịch đều phân bố theo không gian và gắn liền với yếu tố địa lý. - Tài nguyên du lịch có hình thức đẹp và có tính thẩm mỹ. - Việc khai thác tài nguyên du lịch mang tính theo mùa. Hay nói cách khác thời gian có thể khai thác của các tài nguyên du lịch là cơ sở để xác định tính mùa vụ của du lịch và tính nhịp điệu của các dòng khách. - Đa số tài nguyên du lịch có khả năng tái tạo và nó có thể sử dụng lại nhiều lần với điều kiện con ngƣời phải có cách thức khai thác và sử dụng hợp lý, đồng thời phải biết bảo vệ tài nguyên du lịch tránh khỏi những tác động của yếu tố môi trƣờng theo thời gian Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 6
  7. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng - Tài nguyên du lịch thƣờng đƣợc khai thác và xuất khẩu tại chỗ. - Tài nguyên du lịch có tính sở hữu chung, đó là tài sản của cả cộng đồng nói chung, thuộc sở hữu của cả cộng đồng chứ không thuộc sở hữu của riêng ai. Do vậy không chịu sự quản lý của riêng một cá nhân nào mà chịu sự quản lý chung của cả cộng đồng. - Các tài nguyên du lịch thƣờng có vốn đầu tƣ thấp, giá thành chi phí sản xuất cao, không cho phép xây dựng tƣơng đối nhanh chóng cơ sở hạ tầng và mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cũng nhƣ khả năng sử dụng độc lập của từng loại tài nguyên. 1.1.4 Các loại hình du lịch : Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng có rất nhiều loại hình du lịch. Tuy nhiên, cho đến nay ngƣời ta vẫn chƣa đƣa ra đƣợc bảng phân loại nào một cách hoàn hảo nhất. Và hiện nay các chuyên gia về du lịch của Việt Nam đã phân chia các loại hình du lịch theo các tiêu chí cơ bản sau đây:  Phân loại theo môi trƣờng tài nguyên: Theo tiêu chí này thì du lịch đƣợc chia làm 2 loại hình là du lịch văn hoá (hoạt động chủ yếu diễn ra trong môi trƣờng nhân văn, hoặc tập trung khai thác tài nguyên du lịch nhân văn) và du lịch thiên nhiên (hoạt động du lịch diễn ra nhằm thoả mãn nhu cầu về với thiên nhiên của con ngƣời).  Phân loại theo mục đích chuyến đi: Theo tiêu chí này thì có các loại hình du lịch nhƣ du lịch tham quan, du lịch giải trí, du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch khám phá, du lịch thể thao, du lịch lễ hội. Ngoài ra, ngƣời ta còn kết hợp du lịch trong chuyến đi vì mục đích tôn giáo hay còn gọi là du lịch tôn giáo; du lịch nghiên cứu; du lịch hội nghị (MICE); du lịch thể thao kết hợp; du lịch chữa bệnh; du lịch thăm thân; du lịch kinh doanh.  Phân loại theo lãnh thổ hoạt động: Theo lãnh thổ hoạt động thì có 2 loại hình là du lịch quốc tế, du lịch nội Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 7
  8. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng địa và du lịch quốc gia.  Phân loại theo đặc điểm địa lý: Điểm đến du lịch có thể nằm ở các vùng đại lý khác nhau. Việc phân loại theo điểm du lịch cho phép chúng ta định hƣớng đƣợc công tác tổ chức triển khai phục vụ nhu cầu du khách. Theo tiêu chí này có các loại hình du lịch sau: Du lịch miền biển; du lịch núi; du lịch đô thị và du lịch thôn quê.  Phân loại theo phƣơng tiện giao thông: Phƣơng tiện giao thông là một yếu tố không thể thiếu khi đi du lịch. Vì vậy nó cũng là một tiêu chí để xác định loại hình du lịch. Ví dụ: Du lịch bằng xe đạp; du lịch bằng ô tô; du lịch bằng tàu hoả; du lịch bằng tàu thuỷ; du lịch bằng máy bay.  Phân loại theo loại hình lƣu trú: Lƣu trú là một trong những nhu cầu chính của du khách trong chuyến đi du lịch, nó chiếm một phần khá lớn trong chi phí của một chuyến du lịch. Vì vậy, ngƣời ta có thể chia các loại hình du lịch theo kiểu phân loại loại hình lƣu trú nhƣ khách sạn; motel; nhà trọ thanh niên; camping; bungalow; làng du lịch  Độ dài của chuyến đi: Đây cũng là một cách phân loại phổ biến. Theo cách phân loại này thì có du lịch ngắn ngày và du lịch dài ngày. Trong đó du lịch ngắn ngày chiếm tỷ lệ cao hơn so với du lịch dài ngày.  Phân loại theo hình thức tổ chức: Tiêu chí này ngƣời ta phân chia thành du lịch tập thể; du lịch cá thể và du lịch gia đình.  Phân loại theo phƣơng thức hợp đồng: Nhìn theo góc độ thị trƣờng và với cách phân chia này thì có thể chia các chuyến du lịch thành du lịch trọn gói và du lịch từng phần. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 8
  9. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng 1.1.5. Khái niệm loại hình du lịch City tour. Loại hình du lịch City tour đƣợc manh nha từ thế kỉ 18, 19 khi nhu cầu tìm hiểu của con ngƣời về các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc, quá trình hình thành và phát triển của một thành phố nào đó bắt đầu xuất hiện. Lúc đầu nó đƣợc biết đến chủ yếu ở các thành phố lớn của châu Âu - nơi có mật độ các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật khá dày đặc. Và đối tƣợng tham quan của loại hình này lúc đầu cũng chỉ là các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc nghệ thuật mà chƣa có sự kết hợp với các đối tƣợng tham quan khác nhƣ các khu du lịch tự nhiên trong khoảng cách gần, các trung tâm mua sắm, ăn uống, các khu vui chơi giải trí. Xã hội phát triển nhu cầu tìm hiểu, thƣởng thức của con ngƣời ngày càng cao, ngƣời ta muốn trong cùng một thời gian đƣợc thƣởng thức nhiều sản phẩm du lịch của thành phố. Đối với bất kì du khách nào dù là trong nƣớc hay ngoài nƣớc khi họ đến một thành phố nào đó thì việc đầu tiên là “đánh một vòng” thành phố để xem nơi mình đến có gì hấp dẫn. Đối với một thành phố có lịch sử lâu đời, hay một thành phố có tốc độ phát triển nhanh chóng thì nhu cầu này lại càng cao. Và cùng với sự phát triển của xã hội, ngành du lịch đang ngày càng khẳng định vai trò vị thế của mình trong đời sống xã hội. Ngành du lịch không ngừng đổi mới, thu hút sự quan tâm của du khách bằng việc đa dạng hoá loại hình du lịch, áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất và phục vụ, thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của du khách. Hiện nay trên thế giới có rất nhiều loại hình du lịch, mỗi loại hình đáp ứng một mục đích của du khách. Tuy nhiên, cho đến nay có thể nói chúng ta chƣa có một định nghĩa hoàn chỉnh nào về loại hình du lịch City tour, mặc dù nó đã xuất hiện từ rất lâu. Nó mới chỉ đƣợc hiểu chung chung nhƣ sau: “City tour là loại hình du lịch tham quan các di tích lịch sử, các cảnh quan thiên nhiên và công trình kiến trúc trong thành phố và các vùng phụ cận.” Nó có đặc trƣng là phạm vi tham quan có bán kính không quá 100km. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 9
  10. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Du khách thƣờng đi về trong ngày nên ít sử dụng dịch vụ lƣu trú mà chủ yếu sử dụng dịch vụ vận chuyển và mua sắm. Và đối tƣợng tham quan của loại hình du lịch này không còn bó hẹp ở các tài nguyên nhân văn và tài nguyên tự nhiên nữa mà nó còn mở rộng ra đối với loại tài nguyên ở dạng phát triển nhƣ là các trung tâm mua sắm, các khu công nghiệp hay các khu vui chơi vui giải trí, 1.1.6. Khái niệm chương trình du lịch: Theo quy định của Tổng cục du lịch Việt Nam trong” Quy chế quản lý lữ hành”có 2 định nghĩa nhƣ sau: - Chuyến du lịch (Tour): Là chuyến đi đƣợc chuẩn bị trƣớc bao gồm tham quan một hay nhiều điểm du lịch và quay trở về nơi khởi hành.Chuyến du lịch thông thƣờng có các dịch vụ vận chuyển,lƣu trú, ăn uống,tham quan và các dịch vụ khác.Tất cả các chuyến du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức đều phải có chƣơng trình cụ thể. - Chương trình du lịch (Tour Programme): Là lịch trình của chuyến du lịch,nội dung bao gồm lịch trình từng buổi,từng ngày,loại khách sạn lƣu trú,loại phƣơng tiện vận chuyển, giá bán của chƣơng trình du lịch và các dịch vụ miễn phí. Theo “Nghị định số27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch ở Việt Nam” ban hành ngày 5 tháng 6 năm 2001: Chƣơng trình du lịch là lịch trình đƣợc định trƣớc của chuyến đi du lịch do các doanh nghiệp lữ hành tổ chức, trong đó xác định thời gian chuyến đi, nơi đến du lịch, các điểm dừng chân, dịch vụ lƣu trú, vận chuyển, các dịch vụ khác và giá bán chƣơng trình. Theo mục 13, điều 4 của Luật du lịch Việt nam: “Chƣơng trình du lịch là lịch trình, các dich vụ và giá bán chƣơng trình du lịch đƣợc tính trƣớc cho chuyến đi của khách du lịch từ nơi xuất phát đến điểm kết thúc chuyến đi” Từ các định nghĩa trên ta có thể đi đến một định nghĩa về chƣơng trình Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 10
  11. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng du lịch một cách đầy đủ nhƣ sau: Chương trình du lịch là một tập hợp các dịch vụ ,hàng hoá được sắp đặt trước, liên kết với nhau, để thoả mãn ít nhất 2 nhu cầu khác nhau trong quá trình tiêu dùng du lịch của khách với mức giá gộp xác định trước và bán trước khi tiêu dùng của khách. 1.1.7 Các chức năng của du lịch. - Chức năng xã hội: Du lịch có vai trò trong việc giữ gìn, hồi phục sức khoẻ và tăng cƣờng sức sống cho nhân dân. Trong một chừng mực nào đó, du lịch có tác dụng hạn chế bệnh tật và kéi dài tuổi thọ cho con ngƣời. Các công trình nghiên cứu về sinh học khẳng định rằng: nhờ chế độ nghỉ ngơi và du lịch tối ƣu, bệnh tật của cƣ dân trung bình giảm 30%, bệnh đƣờng hô hấp giảm 40%, bệnh thần kinh giảm 30%,bệnh đƣờng tiêu hoá giảm 20%. Du lịch tạo điều kiện cho sự hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, hình thành nhân cách tốt, lòng yêu nƣớc, góp phần bảo tồn các di tích lịch sử văn hoá của dân tộc. - Chức năng kinh tế: Du lịch góp phần vào việc phục hồi sức khoẻ cũng nhƣ khả năng lao động và mặt khác, đảm bảo tái sản xuất mở rộng lực lƣợng lao động với hiệu quả kinh tế rõ rệt. Du lịch dịch vụ là ngành kinh tế độc đáo, ảnh hƣởng đến cả cơ cấu ngành và cơ cấu lao động của ngành kinh tế. Du lịch là nguồn thu ngoại tệ hữu hiệu của nhiều nƣớc, góp phần tăng cƣờng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật cho cộng đồng. - Chức năng sinh thái: Du lịch giúp con ngƣời sống hoà nhập với thiên nhiên, nâng cao nhận thức của con ngƣời về giá trị của tự nhiên, thay đổi thái độ hành vi đối với môi trƣờng thiên nhiên. Du lịch kích thích bảo vệ, khôi phục và tối ƣu hoá môi trƣờng thiên nhiên, sử dụng hợp lý và bền vững các nguồn lực tự nhiên. - Chức năng chính trị: Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 11
  12. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Chức năng này thể hiện ở vai trò của du lịch nhƣ là nhân tố thúc đẩy và củng cố hoà bình, đẩy mạnh các mối giao lƣu quốc tế, mở rộng sự hiểu biết giữa các dân tộc. 1.2 Ý nghĩa của việc phát triển du lịch : Hiệu quả chiều sâu về nhiều mặt của du lịch ngày càng rõ nét. Ở đâu du lịch phát triển ở đó diện mạo đô thị, nông thôn đƣợc chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân đƣợc cải thiện rõ rệt. Hoạt động du lịch đã thúc đẩy các ngành khác phát triển, tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hoá và dịch vụ; mỗi năm hàng chục lễ hội truyền thống đƣợc khôi phục, tổ chức dần đi vào nề nếp và lành mạnh, phát huy đƣợc thuần phong mỹ tục. Nhiều làng nghề thủ công truyền thống đƣợc khôi phục và phát triển, tạo thêm các điểm tham quan du lịch, sản xuất hàng lƣu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ bán cho khách, nhân dân có thêm việc làm và thu nhập, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập, xoá đói giảm nghèo, và nhiều hộ dân ở không ít địa phƣơng đã giàu lên nhờ làm du lịch. Du lịch phát triển đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích và nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và dân cƣ giữ gìn, phát triển di sản văn hoá. Tuyên truyền, quảng bá du lịch ở nƣớc ngoài và tại chỗ trong nƣớc đã truyền tải đƣợc giá trị văn hoá đến bạn bè quốc tế, khách du lịch và nhân dân. Điều quan trọng hơn cả là du lịch góp phần phát triển yếu tố con ngƣời trong công cuộc đổi mới. Hoạt động du lịch đã tạo ra trên 90 vạn việc làm trực tiếp và gián tiếp cho các tầng lớp dân cƣ, góp phần nâng cao dân trí, đời sống vật chất, và tinh thần cho nhân dân; mở rộng giao lƣu giữa các vùng, miền trong nƣớc và với nƣớc ngoài; đã thực hiện tốt vai trò ngoại giao nhân dân với chức năng “sứ giả” của hoà bình, góp phần hình thành, củng cố môi trƣờng cho nền kinh tế mở, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và tranh thủ sự đồng tình ủng hộ quốc tế đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 12
  13. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng 1.3 Xu hƣớng phát triển du lịch trong giai đoạn hiện nay. Du lịch đƣợc coi là một ngành kinh tế quan trọng góp phần không nhỏ vào sự phát triển của quốc gia. Do đó, việc xác định xu hƣớng phát triển du lịch là một việc làm rất cần thiết. Trong giai đoạn hiện nay du lịch thế giới nói chung và du lịch Việt Nam nói riêng có những xu hƣớng phát triển nhƣ sau: 1.3.1.Gia tăng nhanh chóng về mặt số lượng: Trong thời hiện đại, số lƣợng khách đi du lịch nƣớc ngoài ngày càng tăng nhanh. Nguyên nhân chính ảnh hƣởng đến sự gia tăng này là do mức sống của ngƣời dân ngày một đƣợc nâng cao, giá cả các dịch vụ thì hạ hơn trong khi thu nhập của họ lại tăng dần. Mặt khác, các cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch thì ngày càng thuận tiện, thoải mái. Và tại nơi ở thƣờng xuyên của du khách thì mức độ ô nhiễm môi trƣờng ngày càng trầm trọng đã là nguyên nhân tác động mạnh thúc đẩy họ đi du lịch. Nhƣ chúng ta đã biết, điều kiện sống của ngƣời dân là nhân tố quan trọng để du lịch phát triển. Thu nhập tăng thì nhu cầu du lịch và chi phí cho du lịch cũng tăng nhanh. Thu nhập càng cao thì càng nhiều gia đình đi du lịch, thực tế cho ta thấy điều đó là tại các khu nghỉ mát số lƣợng ô tô bốn chỗ, sáu chỗ tăng lên rất nhiều. Nhƣ vậy rõ ràng là, mọi ngƣời muốn đi du lịch và thực hiện tiêu dùng dịch vụ du lịch thì phải có điều kiện vật chất đầy đủ. Đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch nói chung thành cầu du lịch. Bên cạnh thu nhập thì giáo dục cũng là nhân tố quan trọng kích thích du lịch. Trình độ giáo dục đƣợc nâng cao thì nhu cầu du lịch cũng tăng lên rõ rệt, mong muốn tìm hiểu để làm phong phú sự hiểu biết, từ đó thói quen đi du lịch đƣợc hình thành. Ở Liên Xô cũ ngƣời ta tổng kết đƣợc rằng, trình đọ văn hoá tăng lên thì số ngƣời nghỉ tại nhà gảm đi. Cụ thể là 36% trong số những ngƣời có trình độ sơ cấp, xuống còn 28% ở những ngƣời có trình độ trung cấp, và 7% ở những ngƣời có trình độ cao cấp. Và điều tra ở Hoa Kì cũng cho kết quả tƣơng tự nhƣ vậy. Nhƣ vậy rõ ràng giáo dục có liên quan chặt chẽ tới thu nhập và nghề nghiệp. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 13
  14. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Một điều kiện tất yếu để con ngƣời có thể tham gia vào hoạt động du lịch đó là thời gian rỗi. Vì con ngƣời không thể đi du lịch nếu không có thời gian. Thời gian rỗi của ngƣời dân ở các nƣớc đƣợc quy định khác nhau trong luật lao động. Thời gian rỗi sẽ tăng nếu con ngƣời sử dụng hợp lý quỹ thời gian của mình và có chế độ lao động hợp lý. Xu hƣớng chung trong điều kiện phát triển hiện nay là giảm bớt thời gian làm việc và tăng thời gian nhàn rỗi. Hiện nay đa số các nƣớc trên thế giới đã chuyển sang chế độ làm việc năm ngày một tuần. Điều đó góp phần không nhỏ vào việc làm tăng đáng kể lƣợng du khách. Ngoài ra, quá trình đô thị hoá đã thúc đẩy quá trình cải thiện điều kiện vật chất và văn hoá cho nhân dân, làm thay đổi tâm lý và hành vi của con ngƣời. Đồng thời quá trình đô thị hoá còn dẫn tới sự thay đổi của điều kiện tự nhiên, tách con ngƣời khỏi môi trƣờng tự nhiên vốn có, làm thay đổi bầu không khí và những điều kiện tự nhiên khác. Nó còn làm giảm bớt chất lƣợng môi trƣờng, có ảnh hƣởng xấu tới sức khoẻ của con ngƣời nhất là làm tăng các bệnh về thần kinh. Tuy nhiên quá trình đô thị hoá cũng có tác động tích cực đó là làm tăng nhu cầu nghỉ ngơi, du lịch của ngƣời dân thành phố, họ muốn tìm những nơi có môi trƣờng trong lành để thƣ giãn, hồi phục sức khoẻ. Và một trong những nguyên nhân làm số lƣợng du khách tăng lên đó là sự phát triển nhanh chóng của các phƣơng tiện giao thông ngày càng tiện nghi hơn, thoải mái và dễ chịu hơn, không làm ảnh hƣởng đến sức khoẻ của du khách khiến cho ngƣời già và trẻ em cũng tích cực tham gia vào hoạt động du lịch. 1.3.2 Xã hội hoá thành phần du lịch: Hai cuộc chiến tranh Thế giới đã thúc đẩy bƣớc tiến của công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất vũ khí. Một số cải cách, đổi mới thời chiến đã giúp ích cho ngành du lịch. Chẳng hạn, trong Đại chiến thứ nhất, các tàu Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 14
  15. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng chiến đƣợc huy động phục vụ các tuyến đƣờng biển, vì vậy đã khuyến khích ngành du lịch đƣờng biển thế giới phát triển. Những bƣớc phát triển quan trọng nhất của du lịch trong thời đại công nghiệp là ở lĩnh vực giao thông. Sự xuất hiện của ô tô và máy bay ảnh hƣởng không nhỏ tới hoạt động du lịch. Đây là 2 loại phƣơng tiện đƣợc tầng lớp trung lƣu lựa chọn nhiều. Việc mở rộng hệ thống xe khách đƣờng dài cũng nhƣ các dịch vụ bƣu điện đã đáp ứng nhu cầu phát triển ngành du lịch và kinh doanh lữ hành. Bên cạnh đó, du lịch đƣờng thuỷ cũng hết sức đƣợc ƣa chuộng vì có vẻ thuận tiện hơn. Thế kỉ XVIII, XIX tàu thuỷ là phƣơng tiện thích hợp với những chuyến đi tới các vùng thuộc địa, các vùng đất mới để mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, các con đƣờng buôn bán. Ngoài ra, việc xuất hiện các đầu máy hơi nƣớc, đƣờng ray cũng đã làm phong phú thêm các loại hình giao thông đƣờng bộ. Từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai cơ cấu thành phần du lịch có nhiều thay đổi. Du lịch không còn là một đặc quyền của tầng lớp trên. Các tầng lớp đi du lịch nhiều hơn, quần chúng hoá thành phần du khách trở nên phổ biến ở các nƣớc. Nguyên nhân dẫn tới hiện tƣợng này là do mức sống của ngƣời dân đƣợc nâng cao, giá cả dịch vụ lại giảm, các phƣơng tiện vận chuyển, các cơ sở lƣu trú lại phong phú, thuận tiện. Ngoài ra phải kể đến sự quan tâm của chính quyền, Nhà nƣớc trong việc tạo điều kiện cho ngƣời dân đi du lịch. 1.3.3 Mở rộng địa bàn: Những ngày đầu, luồng khách Bắc – Nam là hƣớng đi chủ đạo mà cụ thể là khu vƣc Địa Trung Hải. Ngƣời Anh, Hà Lan, Đức, Bỉ đổ về các bờ biển Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Pháp để tận hƣởng cái ấm áp, mát mẻ và trong xanh của vùng này. Nhƣ vậy, bản chất của luồng khách Bắc – Nam là hƣớng dƣơng và hƣớng thuỷ về các vùng biển nhiệt đới. Ngày nay, tuy hƣớng Bắc – Nam là vẫn là hƣớng hấp dẫn nhiều du khách nhất, nhƣng không còn giữ vai trò áp đảo nhƣ trƣớc đây nữa. Luồng khách đƣợc ƣa chuộng hiện nay là hƣớng về các vùng núi cao phủ tuyết. Nhu cầu về Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 15
  16. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng với thiên nhiên hoang sơ, nơi có không khí trong lành, muốn đƣợc thử cảm giác mạnh, mới lạ. Vì vậy, trƣợt tuyết, săn bắn, leo núi là các loại hình đƣợc nhiều du khách ƣa thích. Trong những năm trở lại đây, lƣợng du khách đến khu vực Châu Á – Thái Bình Dƣơng đã gia tăng đáng kể. Một số đến đây để tìm kiếm cơ hội làm ăn, ký kết hợp đồng, học tập nghiên cứu Một số khác lại đến đây vì lý do khác nhƣ nơi đây có cảnh quan đẹp, phong tục, văn hoá phƣơng Đông khiến họ thích, những công trình kiến trúc tuy không đồ sộ nhƣng lại mang trong mình một giá trị tinh thần to lớn. Những điều độc đáo, khác lạ luôn góp phần tạo nên những sản phẩm du lịch hấp dẫn. 1.4 Tiểu kết chƣơng 1 Trên cơ sở đƣa ra khái niệm về du lịch và những định nghĩa có liên quan, ngƣời viết đã cố gắng nêu ra các loại hình du lịch để qua đó làm nổi bật vị trí và những đóng góp của loại hình du lịch City tour trong ngành du lịch của cả nƣớc nói chung và của thành phố Hải Phòng nói riêng. Đồng thời từ những nhận định của các chuyên gia và cảm nhận của bản thân, ngƣời viết cũng đã khẳng định ý nghĩa của việc phát triển du lịch và xu hƣớng phát triển trong giai đoạn hiện nay. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 16
  17. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng CHƢƠNG II: TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG KHAI THÁC LOẠI HÌNH DU LỊCH CITY TOUR TẠI THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG. 2.1 Vài nét khái quát về Hải Phòng: 2.1.1 Điều kiện tự nhiên: Hải Phòng là một thành phố thuộc vùng Đồng Bằng Bắc Bộ, với tổng diện tích là 1.507,6km2.Trong đó: Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh. Phía Tây Bắc giáp tỉnh Hải Dƣơng. Phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình. Phía Đông là bờ biển chạy dài theo hƣớng Tây Bắc – Đông Nam từ phía đông đảo Cát Hải đến cửa sông Thái Bình. Về khí hậu: Hải Phòng chịu ảnh hƣởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, có bốn mùa rõ rệt. Lƣợng mƣa trung bình năm là 1600 đến 1800 mm. Do nằm sát biển nên Hải Phòng về mùa đông thì ấm hơn Hà Nội 1độ C và mùa hè mát hơn 1độ C. Nhiệt độ trung bình trong năm là 23-26 độ C. Địa hình, địa chất: Địa hình Hải Phòng thay đổi rất đa dạng, phản ánh một quá trình lịch sử cấu tạo địa chất lâu dài và phức tạp. Phía Bắc có hình dáng và cấu tạo địa chất của vùng trung du với những đồng bằng xen đồi. Phía Nam có địa hình thấp và khá bằng phẳng kiểu địa hình đặc trƣng vùng đồng bằng thuần tuý nghiêng ra biển. Đồi núi chiếm 15% diện tích, phân bố hơn phần nửa phía Bắc thành phố tạo thành 2 dải núi chạy liên tục theo hƣớng Đông Bắc – Tây Nam. Cấu tạo địa chất của Hải Phòng gồm những loại đá cát kết, phiến sét, đá vôi. Hải Phòng có mạng lƣới sông ngòi dày đặc với mật độ 0,65 – 0,8km/km2 và đều là các chi lƣu của sông Thái Bình đổ ra vịnh Bắc Bộ với 5 cửa sông chính. Bờ biển, biển, hải đảo, đây là những đặc trƣng thiên nhiên đặc sắc của Hải Phòng, nhân tố tác động thƣờng xuyên đến nhiều hiện tƣợng xảy ra trong thiên nhiên và ảnh hƣởng quan trọng đến nhiều hoạt động xã hội. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 17
  18. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Biển Hải Phòng là một bộ phận thuộc Tây Bắc vịnh Bắc Bộ với đƣờng bờ biển dài hơn 125km(kể cả bờ biển quanh các đảo khơi). Bờ biển, biển, và hải đảo đã tạo nên cảnh sắc thiên nhiên vô cùng đặc sắc, tạo nên tiềm năng và thế mạnh trong phát triển kinh tế của Hải Phòng nhất là trong lĩnh vực du lịch. Về tài nguyên sinh vật: Đây là một trong những nguồn tài nguyên quan trọng nhất của Hải Phòng, nhất là sinh vật biển với gần 1000 loài tôm cá, hàng chục loại rong biển với nhiều loại có giá trị kinh tế cao nhƣ tôm he, tôm hùm, bào ngƣ, sò huyết, tu hài, ngọc trai, cua biển .Hải Phòng còn có hơn 12 nghìn ha vừa phục vụ cho khai thác vừa có thể nuôi trồng thuỷ sản nƣớc mặn và lợ. Bên cạnh đó Hải Phòng còn có rừng ngập mặn và rừng cây lấy gỗ, cây ăn quả với diện tích 17 nghìn ha. Rừng nguyên sinh Cát Bà với thảm thực vật phong phú, đa dạng, nhiều loại thảo mộc quý hiếm nhƣ lát hoa, kim giao, đinh , hệ động thực vật cũng rất đa dạng với 36 loài chim, 28 loài thú. Điều này đã làm nên vẻ đẹp mê hồn của đảo Cát Bà. 2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội: Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của cả nƣớc, kinh tế Hải Phòng có sự tăng trƣởng với tốc độ cao. Đặc điểm nổi bật của kinh tế Hải Phòng là kinh tế biển và cảng biển. Với vị thế là một trong những cảng biển lớn nhất Việt Nam, cảng Hải Phòng kéo dài hơn 12km gồm những cảng hàng rời, cảng container, cảng hàng nặng với công suất xếp dỡ hơn 9 triệu tấn/năm. Hiện nay, trong cơ cấu kinh tế Hải Phòng, công nghiệp – xây dựng giữ vai trò chủ đạo, chiếm 40% GDP với các ngành mũi nhọn nhƣ công nghiệp sản xuất kim loại, đóng và sửa chữa tàu biển, sản xuất thiết bị điện Các khu công nghiệp mọc lên ngày càng nhiều góp phần không nhỏ vào việc khẳng định vị thế của công nghiệp trong nền kinh tế Hải Phòng. Bên cạnh thế mạnh về công nghiệp – xây dựng, số lƣợng các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và các lễ hội đã giúp cho ngành du lịch, dịch vụ ngày càng phát triển đóng góp hơn 50% trong GDP toàn thành phố. Về văn hoá xã hội: Nguồn nhân lực của Hải Phòng khá dồi dào, dân số Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 18
  19. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng tính đến năm 2008 là hơn 1,8 triệu ngƣời, trong đó có gần 1 triệu ngƣời trong độ tuổi lao động. Trong những năm qua, đời sống xã hội của Hải Phòng có những chuyển biến tích cực, hơn 90% dân số trong độ tuổi lao động có việc làm. Hệ thống điện, điện thoại, nƣớc sạch đã đƣa đến tận các địa bàn vùng sâu, vùng xa trên thành phố. Hải Phòng là một trong số ít các địa phƣơng có bác sĩ công tác ở cấp xã, các trung tâm y tế quận, huyện đƣợc đầu tƣ xây dựng và nâng cấp, đảm bảo chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân. Công tác giáo dục cũng luôn đƣợc thành phố duy trì và phát triển ổn định. Bên cạnh đó, Hải Phòng còn có một hệ thống các di tích lịch sử văn hoá, nhiều đình chùa miếu mạo, với các di chỉ đồ đồng, đồ đá ở Núi Voi, Cái Bèo đã tạo cho Hải Phòng có tiềm năng to lớn về du lịch góp phần quan trọng vào sự tăng trƣởng kinh tế chung của toàn thành phố. 2.2 Tiềm năng du lịch City tour tại Hải Phòng. Hải Phòng là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội 102 km về phía Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp tỉnh Hải Dƣơng, phía Tây Nam giáp tỉnh Thái Bình, phía Đông và Đông Nam giáp vịnh Bắc Bộ. Và Hải Phòng không chỉ đƣợc biết đến với vị thế của một thành phố có cảng biển hơn 100 năm tuổi, mà còn là nơi sinh thành và nuôi dƣỡng nhiều danh nhân, hào kiệt, làm rạng danh đất nƣớc. Có thể nói rằng, Hải Phòng - một vùng đất địa linh nhân kiệt, đƣợc thiên nhiên ƣu đãi có núi cao, sông sâu, biển rộng, thảm thực vật phong phú và đa dạng Với di chỉ khảo cổ học Cái Bèo (Cát Bà) chứng tỏ mảnh đất này cách đây 6000 năm đã có ngƣời sinh sống. Hải Phòng hiện có 43 điểm du lịch phân bố trên toàn thành phố, trong đó có đầy đủ các loại hình nhƣ biển, đảo ,di tích lịch sử văn hoá và danh lam thắng cảnh. Với những lợi thế và tiềm năng nhƣ vậy, Hải Phòng hoàn toàn có thể phát triển loại hình du lịch City tour, làm cho City tour trở thành loại hình du lịch đặc trƣng của thành phố. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 19
  20. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng 2.2.1.Tài nguyên du lịch tự nhiên. Nói đến Hải Phòng là ngƣời ta nghĩ ngay đến 2 địa danh nổi tiếng là Đồ Sơn và Cát Bà. Hàng năm 2 khu du lịch này đã thu hút một lƣợng lớn khách thập phƣơng về tham quan, nghỉ mát. Đến rồi đi, nhƣng ấn tƣợng về 2 khu du lịch này sẽ mãi không phai mờ trong lòng khách du lịch, đọng lại những kỉ niệm riêng, trầm ấm và dịu dàng về thành phố biển. 2.2.1.1Khu du lịch Đồ Sơn: Thị xã Đồ Sơn cách trung tâm thành phố Hải Phòng 22km về phía Đông Nam, nằm giữa 2 cửa sông Lạch Tray, Văn Úc. Đây là một bán đảo với đồi núi, rừng cây nối tiếp nhau vƣơn ra biển đến 5km. Đồ Sơn là một bán đảo nhỏ tạo nên bởi dãy núi Rồng vƣơn dài ra biển với hàng chục mỏm cao từ 25 – 130m. Nơi đây có bãi cát mịn, bên bờ biển rợp bóng phi lao, những ngọn núi và đồi thông. Đồ Sơn hội tụ các điều kiện cơ sở vật chất, điện nƣớc khá hoàn chỉnh: nhà hàng, khách sạn, đƣờng xá, điện nƣớc Trƣớc đây ngƣời Pháp đã xây dựng khu Đồ Sơn thành khu nghỉ mát dành cho quan chức Pháp và giới thƣợng lƣu ngƣời Việt. Năm 1950, sân bay Đồ Sơn đƣợc xây dựng. Bãi biển Đồ Sơn đƣợc chia làm 3 khu, mỗi khu đều có bãi tắm, đồi núi, rừng thông yên tĩnh.Ở khu II có toà nhà bát giác kiên cố của Bảo Đại – ông vua cuối cùng triều Nguyễn. Khu III có công trình kiến trúc nhỏ dáng dấp mô phỏng nhƣ một ngôi chùa nên có tên gọi là Pagodon. Đặc biệt, cuối bán đảo là đồi đất cao trên đó là Hotel de la Pionte nay là khách sạn Vạn Hoa. Đây là công trình kiến trúc đẹp nhất Đồ Sơn. Toà nhà có hai hình chóp nhƣ một lâu đài cổ, tƣờng đá của lâu đài đƣợc xây từ mép biển lên đến đỉnh đồi tạo dáng bề thế, vững chắc. Vào ngày hè, bãi biển Đồ Sơn thật sống động, nhộn nhịp với du khách mọi miền đất nƣớc cũng nhƣ khách quốc tế về đây tắm biển, nghỉ ngơi và leo núi, ngắm nhìn 3 thế biển đẹp. 2.2.1.2 Khu du lịch Cát Bà: Cát Bà là một quần thể đảo có tới 366 đảo lớn, nhỏ. Đảo chính là Cát Bà Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 20
  21. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng rộng khoảng 100km2, cách cảng Hải Phòng 30 hải lý, tiếp nối với vịnh Hạ Long tạo nên một quần thể với đảo và hang động trên biển làm mê hồn du khách. Cát Bà là một cụm di tích thiên nhiên, sinh thái không thể tách rời. Nơi đây đã phát hiện đƣợc nhiều di chỉ khảo cổ thuộc thời kì đồ đá mới, những di tích văn hoá Hạ Long và dấu vết của ngƣòi Việt cổ. Ngày nay, Cát Bà trở thành vƣờn quốc gia, bảo tồn trong lòng mình hệ sinh thái rừng nhiệt đới nguyên sinh với nhiều cảnh đẹp nhƣ: - Bãi tắm Cát Cò: bạn có thể đùa giỡn với nƣớc biển ấm áp, trong xanh, nhìn rõ nền cát vàng rực dƣới đáy biển. Xa xa, có vài hòn đảo nhỏ và bãi tắm sạch sẽ, yên tĩnh, nên thơ nhƣ: Cát Trai Gái, Dƣợng Gianh, Hiền Hoà Nằm cạnh bãi Cát Cò còn có đƣờng xuyên núi với những hang động tuyệt đẹp: Hang Luồn, Khe Sâu, động Trung Trang, Gia Luận, Kim Cƣơng những công trình tuyệt hảo, kỳ vĩ của tạo hoá. Ra khỏi động, bạn nhớ dành chút thời gian để ngắm cảnh hoàng hôn buông xuống vịnh Lan hạ của Cát Bà. Trên nền vàng rực của chân trời và màu tím sẫm của mặt biển, những hòn đảo lô nhô trở nên muôn màu muôn vẻ. Những cánh hải âu trắng chao nghiêng, những vòng liệng tròn của đàn ó biển trong không gian bao la, hùng vĩ đẹp đến sững sờ! Màn đêm buông xuống, cả vùng cảng cá Cát Bà vụt sáng nhƣ sao sa. Hàng trăm con thuyền nhỏ và bốn nhà nổi lớn giăng đèn thâu đêm đón khách. Bạn có thể ngồi thuyền con, len lỏi giữa bầu trời sao sa ấy, vừa đi vừa nghe cô lái đò tha thiết ngân một điệu dân ca hoặc thƣởng thức gỏi cá thác, canh chua cá hồng và tu hài nƣớng kèm theo chút rƣợu đế do ngƣời dân đảo kì công chƣng cất từ loại nếp cái hoa vàng. - Vƣờn Quốc gia Cát Bà: Là khu vƣờn duy nhất ở Việt Nam vừa có rừng, vừa có biển với nguồn tài nguyên phong phú, cảnh quan đẹp và nhiều loài động thực vật quý hiếm. Tổng diện tích Vƣờn Quốc gia Cát Bà đƣợc quy hoạch, bảo vệ là 15.200ha, trong đó có 9.800 ha rừng và 4.200 ha biển. Địa hình Vƣờn Quốc gia Cát Bà khá đa dạng, chủ yếu là dãy núi đá vôi có độ cao trung bình 150m, cao nhất là đỉnh Cao Vọng(cao 322m so với mực nƣớc Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 21
  22. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng biển). Bên cạnh đó, còn có nhiều đèo nhỏ nhƣ đèo Đá Lát, đèo Eo Bùa, đèo Khoăn Cao và nhiều suối lớn nhƣ suối Thuồng Luồng, suối Treo Cơm, suối Việt Hải Rừng Cát Bà là rừng nhiệt đới với các kiểu thổ nhƣỡng đặc biệt. Rừng trên núi đá vôi chiếm diện tích lớn, xen kẽ là những khu rừng tự nhiên(rừng Kim Giao - động Trung Trang). Hệ thực vật ở đây có 20 loài thú, 69 loài chim, 20 loài bò sát và 11 loài lƣỡng cƣ, đặc biệt có loài voọc đầu trắng là động vật đặc hữu của vƣờn thuờng sống ở các vách đá cheo leo ven biển và có số cá thể khoảng 60 con. Ngoài ra trong vƣờn còn có nhiều động vật quý nhƣ khỉ đuôi lợn, khỉ mặt đổ, khỉ vàng, sơn dƣơng, nai, hoẵng, mèo rừng, sóc bụng đỏ Hang động trên đảo Cát Bà cũng rất phong phú, mỗi hang có một vẻ đẹp khác nhau, tiêu biểu nhƣ hang Luồn, động Trung Trang, động Gia Luận, động Thiên Long Bên cạnh đó, động vật biển ở Cát Bà còn có 160 loài cá, 116 loài dộng vật phù du, 78 loài giáp xác, 168 loài thân mềm,165 laòi san hô,73 loài rong biển Trong đó có nhiều loài quý nhƣ tu hài, cá song, ghẹ 3 chân, mực ống Đài Loan Cát Bà hôm nay vẫn còn nhƣ một nàng tiên e lệ giữa biển khơi với dáng vẻ nguyên sơ, đầy sức hấp dẫn với những truyền thuyết bao đời về bề dày lịch sử văn hoá vùng đất này. Bên cạnh 2 khu du lịch tự nhiên có ý nghĩa quốc gia và quốc tế là quần đảo Cát Bà và bán đảo Đồ Sơn thì Hải Phòng còn có các điểm du lịch tự nhiên có ý nghĩa vùng nhƣ: 2.2.1.3 Núi Voi: Núi Voi - mảnh đất giàu tiềm năng,cách trung tâm thành phố Hải Phòng chƣa đầy 10km theo đƣờng chim bay. Núi Voi thuộc huyện An Lão nổi lên nhƣ một Hạ Long trên cạn mang hình voi phục giữa đồng bằng chim mỏi cánh. Núi Voi vùng non nƣớc hữu tình của huyện An Lão, của Hải Phòng từ thời đại các vua Hùng đã đƣợc con ngƣời chọn làm nơi cƣ trú. Góp phần tạo tác nên nền văn minh sông Hồng nổi tiếng. Núi Voi còn là môt địa điểm khảo cổ học lớn ở miền Đông Bắc quốc gia, ân chứa trong mình bao dấu ấn lịch sử Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 22
  23. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng thời đại đồ đá, đồ đồng, một kho tàng văn hoá lịch sử. Trải qua mấy ngàn năm lịch sử, mảnh đất và con ngƣời đã gắn bó keo sơn đấu tranh với thiên nhiên, giặc dã. Giữ gìn và bảo vệ những giá trị vốn có mà thiên nhiên và con ngƣời ban tặng. Từ những năm 1960,khu di tích lịch sử danh thắng Núi Voi đã đƣợc Nhà nƣớc cấp bằng, xếp hạng di tích cấp quốc gia. Qua đó chứng minh vị trí, tầm quan trọng của một khu di tích. Đến Núi Voi mọi ngƣời đƣợc chứng kiến, chiêm ngƣỡng vùng đất giàu tiềm năng, di sản vốn có. Nơi đây, mấy ngàn năm về trƣớc bƣớc chân ngƣời đã về đây quần tụ, sinh cơ lập nghiệp, kiến tạo cuộc sống mà khảo cổ học đã tìm thấy những di tích hiếm quý của thời sơ kì đồ đồng, thời nhà Mạc Cũng chính vì vậy mà Núi Voi gắn liền với những sự tích lịch sử của dân tộc nhƣ thời nữ tƣớng Lê Chân cầm quân đánh giặc đã chọn Núi Voi là một điểm trọng yếu cất giữ quân lƣơng, bảo tồn sinh lực. Thời nhà Mạc núi Voi nhƣ một thành trì mà cha ông ta đã kiên trì bảo vệ nền độc lập quốc gia. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ quân và dân An Lão, Hải Phòng đã chọn nơi đây làm căn cứ địa vững chắc, địa thế hiểm trở gắn liền với những chiến công vang dội của bộ đội, dân quân, du kích. Khu di tích lịch sử danh thắng Núi Voi còn chứa đựng trong mình một hệ thống hang động kỳ vĩ, huyền ảo ,hoang sơ, nổi tiếng nằm sâu trong lòng núi nhƣ hang Họng Voi, hang Già Vị, hang Thành uỷ, bàn cờ Tiên,giếng Tiên, động Nam Tào, động Bắc Đẩu, vàm Chúa Thƣợng, vàm Chúa Hai. Mỗi hang động đều là những tuyệt tác mà thiên nhiên tự tạo gắn liền với những sự tích lịch sử, đầy huyền thoại và kho tàng văn hoá dân gian, văn hoá tâm linh nhƣ hệ thống đền, đình, chùa nổi tiếng từ lâu : đền Hang, đền thờ nữ tƣớng Lê Chân, đình chùa Chi Lai cổ kính nơi thờ các vị các vị anh hùng dân tộc có công với dân với nƣớc. Sừng sững uy nghiêm màu đá xám cùng với dải núi đồi trải rộng quần thể khu di tích Núi Voi những năm gần đây đã và đang đƣợc thành phố, Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 23
  24. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng huyện An Lão đầu tƣ, tu bổ, ôn tạo nhiều hạng mục công trình cơ sở hạ tầng phục vụ việc tham quan, giải trí, tín ngƣỡng của các tâng lớp nhân dân. Giữ gìn bảo tồn các giá trị vốn có của khu di tích. Cùng với những giá trị lịch sử và văn hoá, Núi Voi còn nổi tiếng với các sản vật, món ăn mang đạm hƣơng vị quê hƣơng:”chè Chi Lai, khoai Tiên Hội”,dê núi ,vải thiều mát ngọt. Còn gì thú vị hơn khi vừa đƣợc thƣởng thức thú vui ẩm thực lại đƣợc nghe những làn điệu dân ca mƣợt mà đằm thắm nhƣ chèo, ca trù, hát đúm, hát tuồng đậm hồn quê xứ sở. Để giữ gìn và phát huy truyền thống khu di tích núi Voi, UBND huyện An Lão đã lấy ngày rằm tháng riêng hàng năm để mở hội đón du khách thập phƣơng và nhân dân trong vùng du xuân và thƣởng ngoạn. 2.2.1.4 Đảo Hòn Dáu: Nằm cách đất liền(thị xã Đồ Sơn)khoảng 1km, Hòn Dáu là một hòn đảo nhỏ, đống vai trò là cửa ngõ của cảng Hải Phòng.Hòn Dáu có thể do tiếng địa phƣơng đọc chệch đi từ Hòn Dấu và có tên Hán Việt là Dấu Sơn. Hòn đảo này nhƣ một điểm đánh dấu để tàu thuyền ra khơi đánh cá quay trở về.Thời Lý - Trần, Hòn Dáu đã là một trong những tiền đồn của quân dân Đại Việt để chống quân xâm lƣợc. Ngƣời ta thƣờng kể với nhau rằng, xƣa kia, trong cuộc vận động của thềm lục địa, một dãy núi đã tách ra khỏi bán đảo Đồ Sơn, trôi dần ra phía biển và trở thành đảo Hòn Dáu. Ngƣời ta ví hình dáng đảo nhỏ này nhƣ 9 con rồng chầu về viên ngọc. Năm 1884, Thực dân Pháp xây dựng cây đèn biển trên đỉnh núi của đảo Hòn Dáu. Năm 1896 cây đèn biển đƣợc hoàn thành với kết cấu toàn bằng đá khối có hoa văn đẹp. Cây đèn biển hơn trăm tuổi với ngọn hải đăng chiếu xa tới 40km đƣợc mệnh danh là “Mắt ngọc Tổ quốc”, đồng thời đây cũng là ngọn hải đăng đầu tiên của Việt Nam. Do bị chiến tranh tàn phá, sau nhiều lần tu sửa, ngọn đèn biển này gần nhƣ đƣợc xây dựng lại hoàn toàn. Đèn cao 67m, qua 100 bậc mới lên tới đỉnh. Ngôi nhà nghỉ của ngƣời coi đèn đƣợc xây Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 24
  25. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng dựng từ năm 1902 hiện vẫn còn nguyên vẹn và đƣợc tu tạo mở rộng để đón khách tham quan. Với diện tích tự nhiên khoảng 10ha, đảo Hòn Dáu có một khu rừng nguyên sinh nhiệt đới lâu đời hiếm thấy dọc miền duyên hải phía Bắc. Khu rừng đa thuần nhất với độ che phủ dày đặc, chƣa hề có sự tác động của bàn tay con ngƣời. Rừng ở đây có 3 tầng thực vật, trong đó, trong đó có những cây cổ thụ 4,5 ngƣời ôm không xuể. Tuy không kỳ bí và hoang sơ nhƣ những khu rừng nguyên sinh khác, nhƣng rừng nguyên sinh Hòn Dáu đƣợc tạo một không gian dễ chịu, trong lành, thực sự trở thành điểm hấp dẫn với du khách tham quan đảo. Không chỉ là một điểm du lịch, Hòn Dáu còn là một di tích lịch sử của Hải Phòng. Hàng năm vào các ngày mùng 8, 9, 10 tháng 2 âm lịch trên đảo diễn ra lễ hội Đảo Dáu của ngƣ dân Đồ Sơn tại đền thờ Nam Hải Thần Vƣơng để cầu may. Đền thờ Nam Hải Thần Vƣơng nằm ngay bến tàu lên đảo. Truyền thuyết kể lại rằng, vào khoảng thế kỷ thứ 13, dân làng vớt đƣợc xác một ngƣời mang chiến bào của tƣớng nhà Trần. Thi thể đƣợc đặt ở chân ngọn đồi của đảo để sáng hôm sau khâm liệm. Nhƣng sáng hôm sau mối đã đùn lấp kín thi thể thành một nấm mồ lớn. Dân làng thấy điềm lạ nên lập đền thờ. Đền rất linh thiêng, dân chài thƣờng qua đây cầu đƣợc bình an mỗi khi ra khơi đánh cá. Hàng năm, vào hội lễ tạ, làng mở hội và nhân dân trong làng ra đảo ngủ đêm để hƣởng lộc của thần. Chuyện còn kể rằng, nếu ai lấy đi một nhành cây, hòn đá trên đảo thì sẽ bị ốm đau, cả nhà bị tai hoạ. Có lẽ vì niềm tin nhƣ vậy nên hòn đảo này đƣợc bảo vệ nguyên vẹn cho đến ngày hôm nay Đánh giá chung về tài nguyên du lịch tự nhiên: Tài nguyên du lịch tự nhiên của Hải Phòng khá đa dạng và phong phú đƣợc hình thành bởi đặc điểm tổng hợp của các yếu tố địa chất - địa hình, khí hậu, thuỷ hải văn lớp phủ thực vật và thế giới động vật. Với nguồn tài nguyên này đã tạo cho Hải Phòng một thế mạnh về du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 25
  26. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng lịch nghỉ dƣỡng, du lịch tham quan thắng cảnh 2.2.2 Tài nguyên du lịch nhân văn: Du khách đến với Hải Phòng không chỉ đến Cát Bà, Đồ Sơn mà du khách còn có dịp chiêm ngƣỡng vẻ đẹp của các di tích lịch sử qua đó hiểu thêm về mảnh đất và con ngƣời Hải Phòng. 2.2.2.1Đền Nghè: Đây là ngôi đền thờ bà Lê Chân, nằm ở trung tâm thành phố,cách Nhà hát thành phố chừng khoảng 600m về phía Tây Nam. Lúc đầu đền chỉ là một gian miếu nhỏ, mái lợp gianh. Năm 1919 đền Nghè mới đƣợc xây dựng khang trang nhƣ hiện nay. Đền có 2 dãy nhà chính là Tiền tế và Hậu cung. Nóc nhà Tiền tế nổi bật hàng chữ Hán lớn”An Biên cổ miếu”. Giữa Tiền tế và Hậu cung là nhà Thiêu hƣơng 2 tầng, mái tâm đầu đao. Trong toà Hậu cung đặt tƣợng bà Lê Chân, hai bên thờ song thân bà. Đến thăm đền Nghè du khách thƣờng chú ý đến 2 vật tích độc đáo đó là Khánh đá và Sập đá. Khánh làm bằng một tấm đá nguyên dày 5cm đƣợc tách ra thành hình cái khánh(có chiều cao 1m và chiều rộng 1,6m). Mặt trƣớc khánh khắc 2 con rồng chầu mặt nguyệt và hình mây bay xung quanh. Mặt sau khánh khắc hình mây bay và sóng nƣớc, cả hai mặt có 2 núm tròn,lồi cao và chỗ đế gõ. Tiếng khánh đá ngân vang êm dịu, lan toả, hƣớng ta tới cõi tâm linh huyền ảo mà thiêng liêng. Hàng năm có 2 ngày hội đƣợc tổ chức tại đền. Lễ hội ngày 8/2 âm lịch, kỷ niệm ngày sinh của Bà, trong lễ vật tế bao giờ cũng có cua và bún. Lễ hội ngày 25 tháng 12 âm lịch, kỷ niệm ngày mất của Bà. Lễ vật thƣờng có mâm hoa kết thành nhiều tầng rất đẹp. Đêm giao thừa hàng năm, nhiều ngƣời trong thành phố nô nức đến dâng hƣơng tại đền và mua những gói muối hình gai ấu đƣợc bọc bằng giấy hồng điều để cầu may. 2.2.2.2Chùa Dư Hàng: Chùa Dƣ Hàng có tên chữ là Phúc Lâm Tự, nay thuộc phƣờng Hồ Nam, Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 26
  27. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng quận Lê Chân ,cách trung tâm thành phố 2km về phía Tây Nam. Nếu căn cứ vào ghi chép bia ký của chùa thì chùa Dƣ Hàng có nguồn gốc từ thời Tiền Lê(980 – 1009). Cuối thơì vua Lê Đại Hành đã có vị sƣ tổ đến đây thuyết pháp khai sáng giáo lý nhà Phật. Đến thời Trần(1225 – 1400) các vị sƣ tổ thiền phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông sáng lập ở Yên Tử Sơn, đã có mối quan hệ với bản chùa Dƣ Hàng. Vì vậy, từ xƣa đến nay,chùa Dƣ Hàng vẫn truyền lệ kỷ niệm sinh nhật vị sƣ tổ đệ nhất” Đền Ngự giác hoàng tinh tuệ thiền sƣ”, tức vua Trần Nhân Tông vào ngày 2 thang 11 âm lịch. Vị tổ thứ 3 của phái thiền Trúc Lâm là thiền sƣ Huyền Quang Lý Đạo Tái,vào ngày 3/11 âm lịch. Đến thời vua Lê Gia Long(1672)sƣ cụ Nguyễn Đình Sách(tự Chân Huyền) đã xuất tiền để tậu ruộng đất lam chùa to rộng, có đúc gác chuông , nhà thờ tổ, nhà tăng. Từ đó trở đi ,dù phải trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, ngôi chùa đã đƣợc các thế hệ hoà thƣợng, tăng ni, tín đồ phật tử sở tại chung sức, chung lòng sửa sang chùa ngày càng thêm khang trang, đẹp đẽ. So với nhiều ngôi chùa thờ Phật ở Hải Phòng, chùa Dƣ Hàng có kiến trúc bề thế, khuôn viên hoàn chỉnh, gồm toà Phật điện 7gian, gác chuông cao 3 tầng, mái đao cong vút, quả chuông đồng cỡ lớn chữ đề “Phúc Lâm Tự chung” nghĩa là chuông chùa Phúc Lâm. Tại toà Phật điện hiện còn lƣu giữ nhiều pho tƣợng phật cổ có giá trị tạo hình chuẩn xác nhƣ bộ Tam thế,toà Cửu Long – Thích Ca sơ sinh, hộ thiện, trừ ác, bộ tƣợng “Thập điện minh vƣơng”. Nội thất toà Phật điện đƣợc trang trí nhiều bức hoành phi, câu đối, cửa võng sơn son thếp vàng rực rỡ, đƣờng nét mềm mại, kỹ thuật tinh xảo đƣợc thể hiện qua các mảng đề tài hoa lá, cỏ cây, muông thú, mang phong cách nghệ thuật triều Nguyễn cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỷ XX. Gian tiền đƣờng của toà phật điện đƣợc trang trí bằng nhiều mảng đề tài quen thuộc mai điêu, ngũ phúc, rồng mây thể hiện ƣớc muốn của muôn dân cho “mƣa thuận gió hoà, cỏ cây tƣơi tốt” hộp hình khắc gỗ mô tả cảnh thầy trò Đƣờng tăng trên đƣờng sang Tây Trúc thỉnh kinh. Hiện nay chùa Dƣ Hàng còn bảo lƣu nhiều di vật quý nhƣ chuông, khánh, đỉnh đồng, đồ trang trí mỹ thuật bằng gốm sứ, đá xanh, bộ Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 27
  28. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng kim sách “A hàm”cổ đƣợc lƣu truyền từ nhiều đời sƣ trụ trì. Tại khu vƣờn tháp tĩnh mịch, rợp mát bóng cây cổ thụ xanh tƣơi, ngoài nhóm mộ tháp các vị sƣ tổ đã viên tịch lại, bản chùa còn có mộ tháp chứa xá lị các vị tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử, tháp sƣ cụ Chân Huyền và nhiều vị hoà thƣợng đã từng trụ trì tại ngôi chùa Dƣ Hàng. Năm 1962, tại chùa đã diễn ra một sự kiện quan trọng gắn liền với phong trào đấu tranh yêu nƣớc, đòi quyền dân sinh, dân chủ của tăng ni phật tử cùng đông đảo học sinh, thầy giáo, thợ thuyền lao động. Họ đã tập trung tại chùa Dƣ Hàng làm lễ truy điệu nhà yêu nƣớc Phan Châu Trinh khi cả nƣớc đƣợc tin cụ mất tại Sài Gòn sau Cách mạng Tháng 8(1945), hội tăng già cứu quốc Hải Phòng đã làm lễ ra mắt tại chùa, điểm tổ chức “Tuần lễ vàng” đồng thời các đoàn thể quần chúng Cách Mạng họp bàn việc đón tiếp chủ tịch Hồ Chí Minh trên đƣờng từ Pháp trở về Việt Nam, ghé thăm đồng bào chiến sĩ Hải Phòng. Suốt 9 năm kháng chiến chùa Dƣ Hàng đã mở rộng cử thiền nuôi giấu cán bộ, ủng hộ kháng chiến qua phong trào “áo ấm mùa đông” cho binh sĩ, lƣơng thực nuôi quân. Có nhiều vị tu hành ở chùa đã hăng hái tòng quân cứu nƣớc, tiêu biểu có cố hoà thƣợng Đinh Quang Lạc đã đƣợc Chính phủ trao tặng huân chƣơng kháng chiến hạng Ba. Chùa Dƣ Hàng đƣợc Nhà nƣớc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá vào năm 1986. 2.2.2.3 Khu di tích Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm: Khu di tích Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đƣợc xây dựng tại thôn Trung Am,xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng.Khu di tích gồm 9 điểm tham quan: tháp bút Kình Thiên, đền thờ Trạng trình ,nhà trƣng bày, phần mộ thân sinh Trạng trình, Am Bạch Vân, tƣợng Trạng trình, hồ Bán nguyệt, chùa Song Mai, nhà tổ của chùa có tƣợng thờ bà Minh Nguyệt, bia và Quán Trung Tân. Tất cả rộng 4ha từ Đền ra đến bờ sông Hàn. Tháp bút Kình Thiên tƣơng truyền là do học trò tạo dựng để ca ngợi tài năng của Trạng Trình nhƣ cột chống trời. Ngôi Đền lập trên nền nhà cũ của Trạng trình từ năm 1765. Qua thời Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 28
  29. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng gian, chiến tranh, đền bị huỷ hoại, đã nhiều lần xây lại, trùng tu, đến nay đền có 3 gian Tiền đƣờng, 2 gian Hậu cung. Phía trƣớc 2 bên đền có 2 hồ tròn và vuông tƣợng trƣng cho trời và đất. Trong đền có thờ tƣợng Trạng trình với y phục triều chính.Bức hoành phi đại tự ở chính giữa có 4 chữ “An Nam lý học” từ câu “An Nam lý học hữu trình tuyền” có nghĩa là am hiểu lý học ở nƣớc An Nam có Trình tuyền hầu(tƣớc hầu của Nguyễn Bỉnh Khiêm) do Chu Sán, sứ giả nhà Thanh(Trung Quốc) đề tặng. Đặc biệt có một số câu đối nói rõ chính kiến của ông về thế sự và hậu thế ca ngợi công đức của ông. Nhà trƣng bày giới thiệu thân thế, sự nghiệp, những đóng góp của ông trong văn chƣơng, triết học, giáo huấn và sự tôn vinh của hậu thế. Đáng chú ý có cuốn Bạch vân thi tập. Tƣợng Trạng trình cao 5,7m,nặng 8,5 tấn bằng chất liệu đá Granit đúc. Tƣợng trong tƣ thế ngồi, tay cầm sách trầm tƣ suy nghĩ về nhân tình thế thái.Y phục của tƣợng là y phục nhà nho sống giản dị gần dân. Hồ bán nguyệt rộng khoảng 1000m2. Phần mộ cụ thân sinh Trạng trình không cách xa đền. Ba công trình này mới đƣợc tạo dựng trong dịp kỷ niệm 415 năm ngày mất Trạng trình. Chùa Song Mai tƣơng truyền là chùa Nguyễn Bỉnh Khiêm thƣờng đến lễ và đã từng trả lời sứ giả chúa Trịnh “Giữa chùa thờ Phật thì đƣợc ăn oản” “ ý nói không nên thoán đoạt ngôi Vua nhà Lê”. Bên cạnh chùa là nhà Tổ có tƣợng thờ bà Minh Nguyệt, vợ của Trạng trình, ngƣời Đồ Sơn, có công cùng danh nhân lập nên chùa này. Am Bạch Vân: Sau khi làm quan trong triều đƣợc 8 năm, ông dâng sớ vạch tội 18 quan tham. Vua Mạc không nghe, ông bèn cáo quan về quê mở trƣờng dạy học, bỏ tiền dựng Am Bạch Vân.Nhiều học giả xƣa nay coi Am Bạch Vân là trƣờng đại học tƣ thục lớn nhất và tiên tiến của đất nƣớc đƣơng thời. Cuối cùng là Quán Trung Tân. Trung là ở giữa, Tân là bến. Bến Giữa ý muốn nói không tả, không hữu, hành sự phải cho đúng sẽ thành công. Bia đá cao 1,5m, nặng 4 tấn đƣợc trùng khắc hoàn toàn vào ngày 21/12/2000 do Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 29
  30. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Tổng cục du lịch Việt Nam cung tiến. Nội dung bia giải thích chí trung là chí thiện, toát lên quan niệm sống chủ đạo của Trạng trình là “Thiện” 2.2.2.4 Di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh: Di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh nằm ở thôn Tràng Kênh, thị trấn Minh Đức, huyện Thuỷ Nguyên, thuộc khu di tích danh thắng đã đƣợc xếp hạng. Đây là một di chỉ xƣởng chế tác đồ trang sức bằng đá lớn nhất Đông Bắc Tổ quốc, phản ánh sự tiến bộ kĩ thuật của ngƣời Việt cổ ở giai đoạn chuyển tiếp từ hậu kì đá mới sang sơ kì thời đại đồng thau có niên đại cách ngày nay trên 3400 năm. Di chỉ Tràng Kênh có diện tích hàng vạn m2 đƣợc chia làm 2 khu vực:khu A và khu B. Khu A là thung lung của 3 ngọn núi đá vôi : Hoàng Tôn, Ao Non, Áng Rong, trong đó tầng văn hoá tập trung ở phía đông chân núi Hoàng Tôn. Khu B nằm ở phía Đông Bắc chân núi Ao Non. Khu vực này có nhà ở của dân cƣ thôn Tràng Kênh và một con đƣờng giao thông nằm dọc trên di chỉ. Tầng văn hoá di chỉ Tràng Kênh thuần nhất. Tầng văn hoá ở khu A có độ dày từ 1,6 đến 1,9m, khu B có tầng văn hoá dày hơn, từ 1,7 đến 2,1m. Màu sắc đất văn hoá ở khu A sẫm, ken kín nhiều đá cuội ở tầng trên, còn đất ở khu B nâu sẫm, chứa nhiều hạt sỏi ở lớp trên, than tro và vỏ nhuyễn thể ở lớp dƣới. Tầng văn hoá ở di chỉ Tràng Kênh cho thấy sự cƣ trú lâu dài qua nhiều thế hệ tại Tràng Kênh của ngƣời tiền sử. Khai quật tầng văn hoá di chỉ Tràng Kênh các nhà khảo cổ học phát hiện một số lƣợng lớn hiện vật thuộc nhiều loại hình, chất liệu khác nhau, điển hình là đồ gốm, đồ đá và đồ đồng. Đồ gốm khai quật ở Tràng Kênh mang đậm nét bản sắc con ngƣời Tràng Kênh thời tiền sử. Nét đặc trƣng nhất của loại hình di vật này là gốm xốp. Xƣơng gốm pha nhiều cát và vỏ nhuyễn thể, có màu xám trắng, hồng ,nhiệt độ nung thấp. Hoa văn trang trí trên gốm rất phong phú, kiểu văn vạch đậm, văn đai đắp nổi là nét riêng của gốm Tràng Kênh.Về loại hình ,ngoài kiểu miệng loe phổ biến còn có loại miệng khum, miệng thành dày, đặc biệt loại gốm miệng có mái độc đáo chỉ tìm thấy ở Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 30
  31. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Tràng Kênh và Bãi Tự(Hà Bắc) Bên cạnh đồ gốm, các di vật bằng đá ở Tràng Kênh là bộ mặt đặc trƣng nhất của di chỉ Tràng Kênh. Đây là công xƣởng chế tác đồ trang sức bằng đá có quy mô rất lớn với kĩ thuật đạt đến đỉnh cao của văn minh thời tiền sử ở Hải Phòng nói riêng và Việt Nam nói chung. Với những công cụ sản xuất nhƣ rìu tứ giác, đục không vai kích thƣớc nhỏ, mũi khoan, mảnh lƣỡi cƣa và bàn mài, ngƣời cổ Tràng Kênh đã làm ra những sản phẩm trang sức làm đẹp thêm cho cuộc sống nhƣ vòng tay, vòng tai, nhẫn, hạt chuỗi Điều đặc biệt là đồ trang sức ở đồ trang sức ở đây rất đẹp mắt và trau chuốt. Điều đó cho thấy nhu cầu thẩm mỹ, hƣởng thụ cái hay, cái đẹp của con ngƣời đã đƣợc hình thành và phát triển rất sớm. Đồ đồng đƣợc phát hiện không nhiều ở Tràng Kênh, chủ yếu phân bổ ở lớp trên cùng. Loại hình đồ đồng có rìu gót vuông, rìu cân, đục vũm, dao găm, giáo. Chủ nhân của những di vật này thuộc nền văn hoá Đông Sơn định cƣ ở đây sau chủ nhân Tràng Kênh thuộc nền văn hoá Phùng Nguyên. Kể từ khi đƣợc phát hiện và nghiên cứu đến nay, di chỉ khảo cổ học Tràng Kênh luôn đƣợc các nhà khảo cổ học trong nƣớc và quốc tế đánh giá là một di sản văn hoá có giá trị về nhiều mặt, một địa điểm tiêu biểu của loại hình di chỉ xƣởng hậu kì đá mới, sơ kì thời đại đồng thau ở Việt Nam. 2.2.2.5 Bảo tàng thành phố: Bảo tàng Hải Phòng nằm ở trung tâm thành phố, số 65 Điện Biên Phủ. Đây là toà nhà có kiến trúc kiểu gôtich, đƣợc xây dựng năm 1919 trên diện tích đất rộng chừng 1ha. Bao quanh bảo tàng là một hàng rào mô phỏng một loại vũ khí của các hiệp sĩ thời Trung Cổ. Bảo tàng trƣng bày những mô hình hiện vật thể hiện khái quát lịch sử hình thành, phát triển về vùng đất và con ngƣời Hải Phòng.Hiện nay hệ thống trƣng bày của bảo tàng Hải Phòng gồm 14 phòng trƣng bày, thể hiện 9 chủ đề chính. Chủ đề 1: Điều kiện tự nhiên và tài nguyên tự nhiên của Hải Phòng. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 31
  32. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Chủ đề 2: Hải Phòng từ thời Tiền sử đến chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Chủ đề 3: Hải Phòng từ thế kỷ X đến thế kỷ XIV. Chủ đề 4: Hải Phòng – đô thị cảng biển của cả nƣớc(1874,1888,1930). Chủ đề 5: Phong trào yêu nƣớc và Cách mạng ở Hải Phòng từ cuối thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám 1945. Chủ đề 6: Hải Phòng 30 năm kháng chiến chống ngoại xâm, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc dƣới sự lãnh đạo của Đảng(1945-1975). Chủ đề 7: Thành phố Hải Phòng trong thời kỳ thống nhất đất nƣớc và đổi mới(1975 đến nay) Chủ đề 8: Bản sắc văn hoá truyền thống của Hải Phòng. Chủ đề 9: Hải Phòng trong lòng bạn bè thế giới. Ngoài ra, trong bảo tàng còn phòng thƣờng trƣng bày với các nội dung thƣơng thay đổi để tạo ra sức hấp dẫn với du khách tham quan. Các chuyê n đề trƣng bày thƣờng là tranh, tƣợng, cổ vật gốm, sứ, đồ kim khí hoặc phối hợp với các bảo tàng trong toàn quốc trƣng bày, giới thiệu về truyền thống văn hoá của các tỉnh, thành trong cả nƣớc. Trong khuôn viên của bảo tàng còn có nhiều cây cổ thụ và nhiều hiện vật đƣợc trƣng bày ngoài trời nhƣ bia ký, súng thần công, máy bay Mic 17 đã từng chiến đấu bảo vệ bầu trời của thành phố; chiếc tàu rà và phá thuỷ lôi phong toả cảng Hải Phòng trong những năm chống Mỹ ác liệt. 2.2.2.6 Nhà hát thành phố: Nhà hát thành phố thƣờng đƣợc gọi là nhà hát lớn, nằm ở khu trung tâm quảng trƣờng thành phố. Nhà hát là niềm tự hào của ngƣời dân Hải Phòng. Ơ đây,ngày 23 tháng 8 năm 1946, Uỷ ban nhân dân Cách mạng lâm thời thành phố ra mắt và ngày 20 tháng 11 năm 1946, đồng chí Đặng Kim Nở cùng 39 chiến sĩ chiến đấu bảo vệ Nhà hát, họ đã anh dũng hy sinh sau 4 ngày đêm bám trụ chiến đấu chống quân thù. Nhà hát đƣợc xây dựng năm 1904 do kiến trúc sƣ ngƣời Pháp thiết kế và Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 32
  33. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng đƣợc mô phỏng theo các nhà hát của Pháp thời Trung Cổ. Năm 2005, Nhà hát đƣợc tu sửa lại nhƣng vẫn giữ nguyên kiến trúc cũ, tháng 3 năm 2008 Nhà hát lại đƣợc tu sửa giai đoạn 2 .Nhà hát cao 2 tầng,có 100 cửa ra vào và cửa sổ, có hành lang, tiền sảnh, có sân khấu với khán trƣờng 400 ghế. Trần khán trƣờng hình vòm, trang trí lộng lẫy với những lẵng hoa và ghi tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng. Nét đẹp bên trong Nhà hát đƣợc tôn lên nhờ phong cách kiến trúc của nền văn minh Pháp thế kỷ XIX. Nét đẹp bên ngoài Nhà hát thể hiện sự phát triển của một xã hội hiện đại: có quảng trƣờng rộng, trƣớc mặt là vƣờn hoa, có đài phun nƣớc màu nghệ thuật, những đèn hoa lung linh sắc màu trải dài trên cành phƣợng vĩ. Sự kết hợp hài hoà giữa hiện đại và cổ kính tạo nên một Nhà hát đẹp, ấn tƣợng, quyến rũ với du khách tham quan. 2.2.2.7 Quán Hoa: Quán Hoa đƣợc xây dựng vào cuối năm 1944, trƣớc đây toạ lạc ở trung tâm thành phố, nơi có những ngƣời dân mang hoa từ ngoại thành vào bày bán. Quán Hoa đẹp không chỉ bởi bày bán những bông hoa sặc sỡ đủ sắc màu mà còn đẹp bởi một công trình mang đậm tính Á Đông. Một dãy gồm 5 quán hoa nhỏ, mái cong, ngói vẩy, đƣợc chồng bởi 4 cột tròn màu đỏ. Lịch sử ghi lại rằng, tại cuộc thi thiết kế mẫu do viên đốc lý ngƣời Pháp khởi xƣớng để xây dựng một quán hoa của Hải Phòng, có rất nhiều mẫu dự thi, với nhiều trƣờng phái kiến trúc khác nhau, nhƣng mẫu đƣợc chọn là do một ngƣời Á Đông thiết kế. Dựa trên bản vẽ thi công xây dựng Quán Hoa trong bối cảnh rất đặc biệt, kết hợp phƣơng pháp truyền thống làm đình, chùa, các bộ phận đƣợc làm ở nơi khác rồi đem đến Hải Phòng để lắp ráp. Sau một đêm, công trình đƣợc hoàn tất đem lại sự ngỡ ngàng cho viên đốc lý và nhân dân Hải Phòng. Qua nhiều năm tháng, Quán Hoa vẫn giữ đƣợc vẻ đẹp thanh lịch vốn có. Quán Hoa, Nhà hát thành phố,quảng trƣờng lớn, vòi phun nƣớc nghệ thuật là một tổng thể kiến trúc vừa truyền thống, vừa hiện đại của thành phố Hải Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 33
  34. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Phòng 2.2.2.8 Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn: Theo lời các cụ già quê gốc Đồ Sơn, hội chọi trâu ở đây đã có từ lâu đời. Có một thời gian dài, bẵng đi đến vài chục năm, hội chọi trâu tƣởng đã đi vào quá khứ. Nhƣng năm 1973, nhân mừng “ Lễ chiến thắng “, lễ họi chọi trâu Đồ Sơn đã đƣợc tổ chức lại, tuy hình thức có ít nhiều thay đổi. Và cũng không biết từ bao giờ câu ca dao nhƣ tiếng gọi tha thiết về nguồn đã vang lên: “Dù ai buôn đâu bán đâu Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về. Dù ai buôn bán trăm nghề Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu” Rồi tiếp đến năm 1990, “Năm du lịch thế giới”, lễ hội chọi trâu đƣợc tái tổ chức và từ năm 2000 trở lại đây, lễ hội này đã đƣợc chọn là một trong 15 lễ hội nổi tiếng của ngƣời Việt Nam. Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có từ bao giờ và bắt đầu từ đâu thì không ai biết nhƣng những truyền thuyết về lễ hội này thì có rất nhiều, mỗi truyền thuyết đều gắn liền với một sự tích kỳ bí khác nhau nhƣng tất cả đều khẳng định: Hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang đậm tính thƣợng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của ngƣời Đồ Sơn. Để có những ngày hội náo nức, ngƣời dân Đồ Sơn phải chuẩn bị rất công phu trong khoảng 8 tháng trời, đi tìm mua trâu, rồi về chăm sóc, huấn luyện Mở đầu hội chọi trâu là lễ tế thần Điểm Tƣớc ( vị thuỷ thần và cũng là Thành hoàng làng của cả vùng Đồ Sơn). Lễ tế thần ngày hội chọi trâu lễ trong năm lớn nhất của ngƣời Đồ Sơn. Nhƣng thời gian gần đây, những thủ tục của phần lễ ngày càng bị xem nhẹ, đơn giản hoá. Tuy nhiên, phần hội chọi trâu luôn có sức hấp dẫn kì lạ thu hút đông đảo du khách bốn phƣơng đến xem và cổ vũ. Vào hội ai cũng háo hức, hồi hộp, chờ đợi Những con trâu to khoẻ lao vào nhau với tốc độ khủng khiếp. Cứ thế hai trâu chọi nhau quyết liệt giữa tiếng hò reo cổ vũ của khán giả. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 34
  35. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Kết thúc hội chọi trâu là một cuộc rƣớc giải trâu nhất về đình làm lễ tế thần. Cuộc rƣớc giải này phải có tất cả mọi ngƣời dân Đồ Sơn (cả chủ trâu thua cuộc) biểu hiện sự đoàn kết, vô tƣ cùng đồng lòng mừng ngày vui chung. Theo tập tục của địa phƣơng, các trâu tham gia chọi, dù thắng dù thua đều phải giết thịt. Dân Đồ Sơn lấy một bát tiết cùng một ít lông của trâu (mao huyết) để cúng thần sau đó đổ xuống ao để tiễn thần. Du khách đến dự lễ hội có thể mua thịt trâu về ăn để cầu may và chúc phúc. Với những nét văn hoá truyền thống độc đáo vốn có, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã trở thành một sản phẩm du lịch 2.2.2.9 Lễ hội Núi Voi – huyện An Lão: Đã thành thông lệ, lễ hội truyền thống Vúi Voi ở huyện An Lão mang màu sắc văn hoá của ngƣời dân miền biển diễn ra trong 3 ngày từ 15 – 17 tháng giêng. Đây là dịp để du khách đƣợc tìm hiểu về vùng đất cổ có bề dày lịch sử và tham gia vào các hoạt động văn hoá độc đáo. Trong suốt những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Núi Voi đã trở thành huyền thoại với hình ảnh “ Những cô gái dân quân treo mình trên vách đá, lƣng chừng trời ngắm bắn máy bay rơi”. Nhiều hoạt động của lễ hội đƣợc tái hiện một thời hào hùng của vùng đất An Lão nhƣ : biểu diễn trống hội, diễn tích tuồng Hào khí Vúi Voi, nghi lễ tế ở đền thờ Nữ tƣớng Lê Chân Những hoạt động văn hoá, trò chơi dân gian là nội dung chủ đạo của lễ hội. Chƣơng trình liên hoan ca múa nhạc công – nông – binh với sự tham gia của các xã trong huyện là sự tổng hoà của nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân gian mang đậm hồn quê xứ sở. Ngoài ra, tại lễ hội Núi Voi du khách sẽ đƣợc thƣởng thức các sản vật, món ăn nổi tiếng mang đậm hƣơng vị quê hƣơng nhƣ chè Chi Lai, khoai Tiên Hội, mía ƣớp hƣơng bƣởi Đánh giá chung về tài nguyên du lịch nhân văn: Hải Phòng là một miền đất có bề dày về văn hoá lịch sử. Các di tích để lại không những có giá trị về lịch sử mà còn có giá trị lớn về mặt kiến trúc nghệ thuật nhƣ chùa Dƣ Hàng, đền Nghè, Quán Hoa Nhiều di tích nằm Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 35
  36. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng trong khu danh thắng hoặc bản thân là một danh thắng nhƣ Núi Voi, Đền Trần Quốc Bảo Với bề dày văn hoá đã để lại một số lƣợng lớn các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống và các làng nghề thủ công làm cho tiềm năng du lịch nhân văn của Hải Phòng cũng hết sức đa dạng và phong phú góp phần to lớn vào sự phát triển loại hình du lịch City tour của thành phố. Ngoài tiềm năng về các điểm du lịch tự nhiên và nhân văn, Hải Phòng còn có tiềm năng to lớn về tài nguyên du lịch ở dạng phát triển đáp ứng đƣợc cầu tham quan của khách du lịch City tour. 2.2.3 Tài nguyên ở dạng phát triển: 2.2.3.1 Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng: Khu du lịch suối khoáng nóng Tiên Lãng thuộc đị phận thôn Phác Xuyên, xã Bạch Đằng, huyện Tiên Lãng với những mạch nƣớc phun lên từ độ sâu 820m, có nhiệt độ thƣờng xuyên là 52 độ C, nơi đây đƣợc coi là một địa chỉ du lịch văn hoá, sinh thái mới của thành phố Hải Phòng. Tiên Lãng với địa hình nhƣ một hòn đảo, bốn bên là sông biển bao quanh, nơi đây còn nổi tiếng với hệ thống rừng ngập mặn ven biển xanh tƣơi và hệ động thực vật phong phú. Nguồn nƣớc nóng mang nhiều khoáng chất có lợi cho sức khoẻ sẽ đem lại cho du khách cảm giác thoải mái thú vị, những giờ phút nghỉ ngơi thƣ giãn. Theo nghiên cứu của trƣờng Đại học Dƣợc Hà Nội và của các nhà khoa học Việt Nam, Tiệp Khắc thì nƣớc khoáng ở đây giống với nguồn nƣớc khoáng nóng quý giá của Bungari, Nga, Pháp, Tiệp Khắc chữa đƣợc nhiều bệnh nhƣ viêm mãn tính đƣờng hô hấp trên dây thần kinh ngoại biên, bộ phận sinh dục nữ, thoái hoá, lao hạch, rối loạn chức năng nội tiết, tạng bạch huyết, đặc biệt với các bệnh ngoài da. Năm 1983, Liên đoàn lao động thành phố đã đầu tƣ và xây một trung tâm tắm và điều trị. Và đầu năm 1999, một tƣ nhân là ông Lê Văn Thảo đã đầu tƣ vào đây hơn 400 triệu đồng để xây dựng một dây chuyền đóng chai nƣớc khoáng. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 36
  37. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Hiện nay khu du lịch này đƣợc chia làm 4 khu: - Khu vui chơi giải trí, ngâm tắm nƣớc khoáng nóng, tắm bùn. - Khu khách sạn, nhà hàng, thể thao. - Khu thƣơng mại - dịch vụ bán hàng. - Khu nhà máy sản xuất nƣớc đá. 2.2.3.2 Cảng Hải Phòng: Cảng Hải Phòng đƣợc xây dựng năm 1874, có 170m cầu thang gỗ và hai cụm kho. Lúc đầu đây là một bến phục vụ cho tàu thuyền quân đội Pháp. Năm 1900, Toàn quyền Đông Dƣơng quyết định xây dựng cảng Bắc Kỳ tại đây và gọi là cảng Hải Phòng. Trong kháng chiến chống Mỹ, cảng Hải Phòng đã bị Đế quốc Mỹ thả thuỷ lôi và cảng Hải Phòng đã chia lửa cùng đất nƣớc. Cảng hiện nay kéo dài trên 10km dọc sông Cấm, cảng chính có thể đón tàu 1vạn DWT, gồm một hệ thống cầu bê tông trên 3km, bao gồm các cảng chuyên dùng, cảng container, hàng rời, hàng nặng ,với 37 cần cẩu chân đế và cảng tàu khách du lịch. Năm 1999, cảng bốc dỡ gần 8 triệu tấn hàng; năm 2005, cảng bốc dỡ 13 triệu tấn hàng. Luồng vào cảng sẽ là luồng mới qua Lạch Huyện, kênh Cái Tráp. Cảng sẽ kéo dài đến cảng nƣớc sâu Đình Vũ để đón tàu 2 vạn DWT, và sẽ xây dựng cảng nối Bến Gót - Lạch Huyện để đón tàu trên dƣới 5 vạn DWT. Trong những năm qua, thành phố Hải Phòng đã tập trung đầu tƣ, nâng cấp cảng để đáp ứng nhu cầu tập kết, xếp dỡ hàng hoá và để phục vụ cho nhu cầu tham quan, tìm hiểu của du khách. 2.2.3.3 Trung tâm thương mại Chợ Sắt: Chợ sắt là một chợ lớn, một trung tâm thƣơng mại lớn của thành phố. Chợ toạ lạc bên bờ ngã ba sông Cấm và sông Tam Bạc. Trƣớc khi thành phố đƣợc thành lập ( 1988), ở đây đã hình thành chợ phiên tấp nập ngƣời địa phƣơng và ngƣời từ các tỉnh đến mua bán, có tên gọi chợ An Biên. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 37
  38. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Năm 1876, triều đình Huế đã cho đặt điểm mua gạo ở chợ. Lúc đó chợ có gần 100 nóc nhà cổ theo kiểu phố xá, gồm ngƣời Hoa và Việt sinh sống. Khi thành phố đƣợc thành lập, chợ đƣợc xây dựng với những gian hàng lớn, chủ yếu làm bằng sắt thép, xi măng, có tháp nƣớc. Đây cũng có thê là một lý do mà chợ có tên Chợ Sắt. Từ ngày 25/5/1992, Công ty liên doanh Hải Phòng ( giữa Hải Phòng và một công ty ở Quảng Tây – Trung Quốc ) bắt đầu xây dựng chợ này thành một siêu thị 6 tầng, trên diện tích rộng 13.210m2. Toàn bộ sàn chợ rộng 39.842m2. Tầng 1,2 và 3 là nơi bán hàng, với 2000 gian hàng. Tầng 4,5 và 6 là khách sạn, nhà hàng, vũ trƣờng và các văn phòng đại diện. 2.2.3.4 Trung tâm mua sắm TD Plaza: Vào giữa năm 2006, một trung tâm mua sắm và căn hộ cao cấp khổng lồ mang dáng dấp của toà tháp đôi Petronas đã mọc lên tại vị trí đƣợc coi là “địa lợi nhân hoà” của thành phố Hải Phòng, thuộc khu đô thị mới Ngã Năm sân bay Cát Bi. Đó là trung tâm thƣơng mại TD Plaza. Theo lời của CB Rechard Ellis Việt Nam(CBRE), đơn vị tƣ vấn tiếp thị và quản lý độc quyền của TD Plaza, thì đây là một thiên đƣờng mua sắm của giới thƣợng lƣu và ngƣời dân thành phố hoa phƣợng đỏ cũng sẽ đƣợc tham quan và “ngắm nghía” một không gian thƣơng mại hiện đại. Đúng nhƣ thiết kế, toà tháp đôi này có diện tích 26000m2 cho khu thƣơng mại hiện đại bậc nhất của cả nƣớc gồm 6 tầng và 2 toà tháp 12 tầng dành cho 200 căn hộ cao cấp. Tháng 6 năm 2006 trung tâm thƣơng mại này đã chính thức đi vào hoạt động và khu căn hộ cao cấp cũng đƣợc đƣa vào sử dụng đầu tháng 1 năm 2007. Theo CBRE thì đối tƣợng mục tiêu mà toà nhà này nhắm đến chính là các công ty bán lẻ tên tuổi và các thƣơng hiệu quốc tế cao cấp mà ngƣời tiêu dùng bình dân khó có khả năng thoả mãn nhƣ Bally, Mango, Kenzo, Lacoste hay Dorgay Paris Trong đó riêng tầng 1 và 2 sẽ là sự góp mặt của các thƣơng hiệu thời trang và phụ kiện cá nhân danh giá nh Ellis, Shiseido. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 38
  39. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Bossini hay Giordani, Adidas, Levi’s Store Bên cạnh đó, TD Plaza còn tham lam hơn khi “ôm” trong mình cả các thƣơng hiệu về ngành hàng nội thất và Hi Tech với sự góp mặt của Rossano, SB Furniture, Nokia, Samsung, Caring, Toshiba, Panasonic hay Eglo đồng thời với đó là các khu siêu thị, âm thực, khu vui chơi giải trí và rạp chiếu phim hiện đại chƣa từng có. Chính vì vậy, ngoài việc là một trung tâm mua sắm khổng lồ của ngƣời có thu nhập cao, TD Plaza còn là nơi giải trí dành cho bất kỳ ai. Theo giới thiệu của nhà quản lý, khu 200 căn hộ cao cấp tại đây là khu nhà ở tiện nghi, hiện đại và có công tác quản lý toà nhà theo tiêu chuẩn chuyên nghiệp quốc tế tƣơng đƣơng, thậm chí còn cao hơn chất lƣợng quản lý các khu căn hộ cao cấp khác ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh trong thời điểm hiện nay. 2.3 Thực trạng khai thác loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng 2.3.1 Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch City tour. 2.3.1.1.Hệ thống giao thông và các phương tiện vận chuyển. Về giao thông, Hải Phòng có một cảng biển lớn nằm trên đƣờng hàng hải quốc tế Đông – Tây, Bắc – Nam. Là một đầu mối giao thông quan trọng với hệ thống giao thông thuỷ, bộ, đƣờng sắt, hàng không trong nƣớc và quốc tế. Về đƣờng bộ: Hải Phòng cách Hà Nội 102 km theo quốc lộ 5. Hải Phòng nằm trong trục đƣờng quốc lộ 10 Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Về đƣờng sắt: Hàng ngày đều có các chuyến tàu Hà Nội - Hải Phòng – Hà Nội. Về đƣờng thuỷ có chuyến tàu thuỷ Hải Phòng - Hạ Long – Cát Bà – Móng Cái. Về hàng không: Hàng ngày có chuyến bay Hải Phòng – Thành phố Hồ Chí Minh. Hệ thống giao thông hoàn chỉnh đã góp phần vô cùng to lớn vào sự phát Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 39
  40. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng triển du lịch của thành phố. Đặc biệt là đối với loại hình du lịch City tour. Bởi City tour là loại hình du lịch mà du khách ít sử dụng dịch vụ lƣu trú mà chủ yếu là sử dụng các phƣơng tiện vận chuyển, mua sắm. Do đó, giao thông thuận tiện sẽ giúp cho việc đi lại của du khách dễ dàng hơn, không có tình trạng ùn tắc giao thông làm ảnh hƣởng đến lịch trình tham quan. Đƣờng liên tỉnh, liên huyện cũng bằng phẳng, rộng rãi, không bị xuống cấp tạo điều kiện thuận lợi cho những tour vận chuyển bằng xe đạp. Các con đƣờng ở khu vực trung tâm thành phố đƣợc tu sửa, trang trí đẹp lại nhiều cây bóng mát tạo cảm giác thoải mái cho du khách trong những tour đi bộ thăm quan khu vực trung tâm. Con đƣờng nối từ trung tâm thành phố đến thị xã Đồ Sơn đƣợc xây dựng khang trang hay đƣờng Lê Hồng Phong – cung đƣờng có trung tâm thƣơng mại TD Plaza, đƣợc thiết kế và xây dựng rất đẹp, trở thành con đƣờng đẹp nhất Hải Phòng tạo điều kiện thuận lợi cho du khách tham quan, mua sắm. Phƣơng tiện vận chuyển khách du lịch của Hải Phòng tuy đã đƣợc cải thiện nhiều song vẫn còn những hạn chế cần đƣợc khắc phục. Hiện nay trên toàn thành phố có khoảng hơn 100 đầu xe và 9 tàu chuyên chở khách du lịch với tổng số ghế ngồi lên đến hơn 860. Trên địa bàn thành phố hiện có 31 hãng taxi với hàng trăm đầu xe đƣợc đánh giá là có chất lƣợng tốt. Đội ngũ lái xe đƣợc đào tạo, có tác phong phục vụ nhiệt tình và khá chuyên nghiệp, tuy nhiên còn hạn chế về nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ. Bên cạnh các hãng taxi thì các tuyến xe buýt cũng đã đáp ứng đƣợc phần lớn nhu cầu đi lại của ngƣời dân cũng nhƣ của du khách. Đặc biệt ngày 30/04/2002, tuyến đƣờng xuyên đảo nối đất liền với đảo Cát Bà bằng phà Đình Vũ, Phà Gót đã tạo điều kiện thuận lợi cho du khách đến Cát Bà bằng đƣờng bộ, giảm áp lực cho việc chuyên chở bằng đƣờng thuỷ. Từ năm 2004 đến nay, thành phố đã có nhiều doanh nghiệp có tàu cao tốc chuyên chở khách du lịch theo tuyến Hải Phòng – Cát Bà - Hải Phòng. Với số lƣợng tàu và phà nhƣ hiện nay tạm thời đáp ứng nhu cầu đi lại cho du khách. Tuy nhiên vào mùa du lịch đặc biệt trong những Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 40
  41. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng ngày nghỉ lễ thì vẫn chƣa đáp ứng đƣợc hết nhu cầu của du khách, điển hình là đợt nghỉ lễ 30/4 và 01/05 vừa qua. Mặc dù ngành du lịch và thành phố đã có biện pháp tăng cƣờng thêm phà và tàu nhƣng vẫn không đủ để đáp ứng việc đi lại của du khách, trong suốt mấy ngày nghỉ, cả 2 phà là Đình Vũ và phà Gót đều phải chạy đến tận 22h, tình trạng nhỡ phà kéo dài đến vài giờ đồng hồ làm cho du khách rất khó chịu. 2.3.1.2 Cơ sở lưu trú: Xã hội phát triển, số lƣợng ngƣời đi du lịch sẽ tăng lên đồng nghĩa với việc nhu cầu về nghỉ ngơi, lƣu trú cũng tăng lên đòi hỏi các khách sạn, nhà nghỉ cần phải đƣợc xây dựng thêm. Nắm bắt đƣợc điều này, ngành du lịch Hải Phòng cũng không ngừng nâng cấp, xây mới các khách sạn, nhà nghỉ để phục vụ việc nghỉ ngơi, lƣu trú của du khách. Nhìn chung trong những năm gần đây số lƣợng khách sạn, nhà nghỉ của các thành phần kinh tế tăng lên khá nhanh cả về số lƣợng, quy mô và phƣơng thức hoạt động. Đến nay, năng lực lƣu trú của ngành du lịch Hải Phòng đã đạt hơn 220 cơ sở với trên 5000 buồng (tăng gấp hơn 3 lần so với 10 năm trƣớc) trong đó có hơn 80 cơ sở với 3000 buồng phòng đạt tiêu chuẩn từ 1- 4 sao (tăng 4 lần so với 10 năm trƣớc). Công suất sử dụng buồng phòng bình quân đạt 70%/năm.Tuy nhiên, quy mô xây dựng hầu hết là vừa và nhỏ, trang thiết bị nội thất chƣa đồng bộ, mới chỉ có 7 khách sạn có trên 100 phòng nhƣ Hữu Nghị, Harbour View, Holiday View, Pearl River, Làng quốc tế Hƣớng Dƣơng, Xây Dựng, nhà khách Hải Quân). Còn lại, có thể nói các khách sạn đều chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng cao của khách du lịch nhất là khách quốc tế và khách có thu nhập cao. 2.3.1.3 Hệ thống các cơ sở ăn uống và vui chơi giải trí: Là một trung tâm du lịch của cả vùng, Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi có cảnh quan đẹp, di tích có giá trị mà Hải Phòng còn nổi tiếng với những món ăn mang đậm hƣơng vị biển. Hầu hết các khách sạn, nhà hàng trên địa bàn thành phố đều có cơ sở ăn uống đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách. Kể Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 41
  42. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng cả từ những món ăn bình dân nhƣ bánh đa cua đến các món ăn sang trọng nhƣ tôm hùm, tu hài đều để lại những ấn tƣợng khó quên trong lòng du khách. Là một thành phố biển nên hải sản của Hải Phòng rất đa dạng về chủng loại nhƣ hải sâm, tôm hùm, bào ngƣ, tu hài, các loại ốc biển. Du khách có thể thƣởng thức tại chỗ mà cũng có thể mua về làm quà cho ngƣời thân. Hải Phòng đã đáp ứng khá tốt về nhu cầu du lịch nghỉ dƣỡng, du lịch biển cho du khách nhƣng về các cơ sở vui chơi giải trí Hải Phòng còn rất thiếu. Đây không chỉ là hạn chế của riêng Hải Phòng mà nhiều thành phố du lịch khác trong cả nƣớc cũng rơi vào tình trạng này. Và đây cũng chính là nguyên nhân giải thích tại sao khách du lịch không lƣu lại dài ngày ở Hải Phòng. Các hình thức vui chơi giải trí mang tính cộng đồng hầu nhƣ không có, các vũ trƣờng, quán bar chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu của du khách có khả năng chi trả cao nhƣng lại xa xỉ với những du khách bình dân. Các khu du lịch chƣa kết hợp đồng bộ với các điểm vui chơi giải trí nên xảy ra tình trạng du khách thừa thời gian mà không biết làm gì, các điểm nghỉ ngơi và vui chơi giải trí ở xa nhau nên du khách City tour muốn kết hợp các loại hình du lịch trong thời gian ngắn là rất khó, khiến cho tâm lý du khách không thoải mái. Đây là một bất cập mà ngành du lịch Hải Phòng nói riêng và thành phố nói chung cần sớm giải quyết. 2.3.2 Thực trạng khách du lịch đến Hải phòng: Vốn giàu tiềm năng, xác định du lịch, dịch vụ là một trong hai mục tiêu hàng đầu trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của thành phố. Hàng năm khách du lịch đến Hải Phòng vẫn tăng lên. Nguồn khách quốc tế đến Hải Phòng rất đa dạng với nhiều du khách đến từ các quốc gia khác nhau nhƣng chủ yếu là khách Trung Quốc và Nhật Bản, những năm gần đây số lƣợng khách châu Âu có dấu hiệu tăng lên. Khách nội địa đến Hải Phòng từ nhiều tỉnh, thành khác nhau trong cả nƣớc và là khách từ các cơ quan, doanh nghiệp ở các vùng lân cận. Phần lớn khách du lịch quốc tế đến Hải Phòng là tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của một thành phố cảng hơn 100 năm tuổi, tìm hiểu nét Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 42
  43. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng văn hoá của ngƣời Hải Phòng, tham quan các di tích lịch sử văn hoá và đặc biệt là nghỉ biển, vui chơi giải trí. Nhƣng Hải Phòng lại không nằm trong danh mục lựa chọn của khách du lịch. Khách không chọn Hải Phòng làm điểm đến mà thƣờng là khách đến Hà Nội, ra Quảng Ninh rồi vòng sang Hải Phòng cho “đủ” một cuộc hành trình. Chính vì thế mà các doanh nghiệp du lịch ở thành phố không mặn mà với việc khai thác nguồn khách đến, đã nhiều năm nay, khách đến Hải Phòng chỉ đƣợc tham gia những tour du lịch nghèo cả về điểm đến và hình thức phục vụ. Ngoài du lịch biển là Đồ Sơn và Cát Bà, khách đến Hải Phòng còn có hai sự lựa chọn nữa là các tour City tour(tham quan thành phố) và tour du khảo đồng quê. Thế nhƣng, nhìn vào các tour nội thành hay City tour, khách ngắm Nhà hát lớn từ phía ngoài mà không đƣợc xem kiến trúc bên trong do không có quy định về giờ mở cửa cho khách du lịch tham quan. Quán Hoa với nét đẹp lịch sử và văn hoá bày biện không thật hài hoà, mất mỹ quan, tƣợng đài Nữ tƣớng Lê Chân biến thành khu vực tập kết của những tiệm ảnh chụp lƣu động, những sân cầu lông, cầu mây. Đó là chƣa kể đến những điểm đến “dự bị” khi khách yêu cầu nhƣ chùa Hàng, đền Nghè đều không có chỗ đỗ xe nên nếu đi theo đoàn, du khách có muốn vào thăm cũng đành chịu. Theo thống kê của Sở văn hoá - thể thao và du lịch, thị trƣờng khách tham quan các điểm du lịch văn hoá trong thành phố chỉ đạt 20000 lƣợt khách mỗi năm và chủ yếu tập trung vào khách du lịch quốc tế. Còn nguồn khách đến tham quan các di tích lịch sử văn hoá của thành phố còn rất hạn chế. Thông thƣờng họ chỉ đến đây vào dịp lễ hội hoặc kết hợp với việc xuống khu du lịch Đồ Sơn là cùng. Nguồn khách quốc tế đến Hải Phòng tham quan các di tích lịch sử văn hoá thƣờng là tập khách Anh, Đức, Pháp, Trung Quốc. Họ đến tham quan các di tích kết hợp với các tour du lịch biển, du lịch sinh thái. Một thực trạng nữa của khách du lịch đến Hải Phòng là thời gian lƣu lại rất ngắn trung bình chỉ khoảng 1 – 1,5 ngày. Bên cạnh đó, khách đến Hải Phòng cũng không ổn định. Điều này một phần là do sự ảnh hƣởng kinh tế Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 43
  44. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng của từng quốc gia, phần khác là do sức hấp dẫn để giữ chân khách của du lịch Hải Phòng rất hạn chế. Vì vậy, các chỉ tiêu về tổng lƣợt khách và tổng doanh thu có những biến động. Nhƣng nhìn chung có sự tăng trƣởng qua các năm. Điều đó đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng thống kê một số chỉ tiêu cơ bản sau: Bảng 2.3.2.1: Một số chỉ tiêu cơ bản của du lịch Hải Phòng. CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 TÍNH 1.Tổng lƣợt khách 1.000 LK 1.473 1.680 2.100 2.429 2963,0 3.620 3.901,0 - Khách quốc tế ” 320 350 440 512 606,5 719 668,5 - Khách nội địa ” 1.153 1.330 1.660 1.917 2356,5 2.901 3.232,5 2.Tổng doanh thu TỶ ĐỒNG 441 404 464 552 722 986 1.160 3.Lao động NGƢỜI 21.805 24.336 27.578 24.329 25.545 26.000 26.890 ( Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hải Phòng) Bảng 2.3.2.2 Một số chỉ tiêu cơ bản của Đồ Sơn và Cát Bà. ĐƠN VỊ CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2006 2007 TÍNH 1.Tổng lƣợt khách 1.000 LK 1105,5 1.345 1.585 1900 2.439 - Khách quốc tế ” 159,3 268 183,5 236 84 - Khách nội địa ” 946,2 1.077 1401,5 1664 2.155 2.Tổng doanh thu TỶ ĐỒNG 162 223 190 224,5 400 ( Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hải Phòng) Bảng 2.3.2.3: Một số chỉ tiêu cơ bản của nội thành Hải Phòng ĐƠN VỊ CHỈ TIÊU 2003 2004 2005 2006 2007 TÍNH 1.Tổng lƣợt khách 1.000 LK 574,5 755 844 1.063 1.181 - Khách quốc tế ” 190,7 172 328,5 370,5 435 - Khách nội địa ” 383,8 583 515,5 692,5 746 2.Tổng doanh thu TỶ ĐỒNG 242 241 362 497,5 586 (Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hải Phòng) Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 44
  45. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng 2.3.3 Thực trạng của các điểm du lịch tại Hải Phòng. Tại các di tích lịch sử, công tác quản lý còn nhiều bất cập. Trong những ngày đông khách, các hàng quán đua nhau mọc ra, lấn cả ra đƣờng khiến cho việc đi lại của du khách gặp rất nhiều khó khăn, vì chạy theo lợi nhuận mà nhiều quán không quan tâm tới chất lƣợng dịch vụ, đặc biệt là vấn đề an toàn thực phẩm. Các cơ quan quản lý khu di tích không quản lý chặt chẽ nên tình trạng mất cắp, móc túi, ăn xin, cờ bạc đỏ đen vẫn diễn ra làm cho du khách hết sức bất bình và làm giảm tính linh thiêng ở những nơi này. Các di tích bị xuống cấp mà chƣa có sự đầu tƣ, tôn tạo đúng cách, môi trƣờng ở nhiều điểm du lịch bị ô nhiễm mà không có biện pháp nào khắc phục. Hiện nay, nhiều điểm di tích lịch sử văn hoá trong thành phố đã đƣợc đầu tƣ tôn tạo, cơ sở hạ tầng, đƣờng xá đã đƣợc đầu tƣ nâng cấp. Di tích chùa Dƣ Hàng đã đƣợc đầu tƣ, sửa sang rất khang trang, nhất là khu vực vƣờn tháp, vƣờn bia, gác chuông. Nhà Mẫu, Tiền đƣờng đƣợc sự đóng góp, công đức của du khách thập phƣơng nên đã đƣợc tu sửa rất khang trang, đẹp đẽ, đáp ứng đƣợc nhu cầu tham quan, dâng hƣơng của du khách. Theo ông Nguyễn Văn Đức, Trƣởng ban quản lý chùa cho biết, hàng năm lƣợng khách đến vãn cảnh và dâng hƣơng tại chùa lên đến hàng chục vạn ngƣời, trong đó khách quốc tế chiếm một số lƣợng khá lớn. Ngày rằm, mồng một nhân dân đến cầu may đông nhƣ trảy hội. Tuy nhiên, có một bất cập vẫn tồn tại ở khu vực chùa Dƣ Hàng đó là, con đƣờng dẫn vào chùa bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều ổ gà, ổ voi, ngƣời dân 2 bên đƣờng lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh buôn bán khiến cho việc đi lại của du khách hết sức khó khăn, nhất là trong những ngày lễ hội các phƣơng tiện giao thông phải vất vả lắm mới vào đƣợc khu vực này. Mặc dù đền Nghè đã luôn đƣợc nhân dân quan tâm gìn giữ nhƣng do yếu tố tự nhiên, môi trƣờng tác động nên đã bị xuống cấp mạnh có nguy cơ bị hƣ hại. Trƣớc những yêu cầu thực tế, việc đầu tƣ tôn tạo di tích nhằm bảo tồn di sản văn hoá dân tộc, phục vụ viếng thăm, thờ tự lễ hội, và phát huy giá trị văn Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 45
  46. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng hoá lịch sử của di tích là việc làm rất cần thiết. Vì vậy, sau nhiều năm triển khai xây dựng dự án tôn tạo, tu bổ di tích, vào tháng 3 năm 2008, Sở Văn hoá Thông tin là chủ đầu tƣ dự án đã làm lễ khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích đền Nghè. Dự án đƣợc cấp nguồn vốn ngân sách Trung Ƣơng trong chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về văn hoá cấp qua địa phƣơng để tu bổ, tôn tạo với tổng mức đầu tƣ là gần 8 tỷ đồng. Trên cơ sở hiện trạng các hạng mục công trình tại khuôn viên di tích, bảo tồn nguyên gốc các thành phần hiện còn của di tích, tiến hành tu bổ, sửa chữa đối với các cấu kiện bị hƣ hỏng một phần. Tu bổ, tôn tạo, và xây dựng mới trong khuôn viên, mở rộng đền Nghè với một số hạng mục công trình. Cuối năm 2008, dự án đã hoàn thành và đền Nghè đã có đƣợc diện mạo nhƣ hiện nay. Tại khu du lịch Cát Bà từ ngày đƣợc công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới đã thu hút ngày càng đông du khách đến thăm và nghỉ dƣỡng. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với ngành du lịch thành phố. Tuy nhiên, số lƣợng tàu du lịch chuyên chở du khách tại khu du lịch này đang là vấn đề cần đƣợc quan tâm. Nó có nguy cơ gây mất an toàn khi hầu hết các tàu đều không có thiết bị phòng cháy chữa cháy, công tác vệ sinh trên tàu không đƣợc đảm bảo. Các bến tàu, bến đỗ đang bị xuống cấp nghiêm trọng. Tại các bãi tắm và ngay cả trong Vƣờn Quốc gia tình trạng xả rác thải bừa bãi vẫn diễn ra gây mất mỹ quan và làm giảm vẻ đẹp của khu du lịch. Và tình trạng tƣơng tự cũng xảy ra tại khu du lịch Đồ Sơn. Sản phẩm du lịch đơn điệu, giá dịch vụ trong mùa cao điểm quá cao còn vào các tháng ngoài vụ thì lại để xảy ra tình trạng dƣ thừa lao động, lãng phí tài nguyên Tình trạng xả rác thải bừa bãi làm ô nhiễm nguồn nƣớc, giảm vẻ đẹp của bãi biển. 2.3.4 Thực trạng các doanh nghiệp lữ hành tại Hải Phòng: - Theo số liệu thống kê, hiện nay trên toàn thành phố có gần 100 đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành cả quốc tế và nội địa, ngoài ra còn có các đơn vị kinh doanh vận chuyển khách. Tuy nhiên do sở thích của du khách đến Hải Phòng là chủ yếu tham gia vào các loại hình du lịch biển, du lịch sinh thái nên Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 46
  47. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng các đơn vị hoạt động kinh doanh lữ hành của Hải Phòng cũng chỉ tập trung vào khai thác các loại hình du lịch trên mà ít quan tâm đến loại hình du lịch City tour tức là kết hợp giữa các loại hình du lịch với nhau, nhằm tạo ra sự thích thú cho du khách. Mặt khác, do đặc điểm thị trƣờng nguồn khách du lịch City tour ở Hải Phòng thƣờng tập trung chủ yếu vào các tập khách nƣớc ngoài, nên trong số các đơn vị kinh doanh du lịch, lữ hành ở Hải Phòng chỉ có các đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế mới tập trung vào khai thác các di tích lịch sử văn hoá để phục vụ khách du lịch quốc tế. Còn các đơn vị nội địa đa phần chỉ hoạt động kinh doanh đơn lẻ theo yêu cầu của khách. Bảng 2.3.4:Bảng thống kê các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế STT TÊN DOANH NGHIỆP ĐỊA CHỈ 1 Công ty CP Du lịch Hải Phòng Số 60 Điện Biên Phủ 2 Công ty CP Du lịch dịch vụ Hải Phòng Số 40 Trần Quang Khải 3 Công ty CP Du lịch dịch vụ dầu khí Hải Phòng Số 40 Trần Quang Khải 4 Công ty TNHH Một thành viên DL-DV Vạn Hoa Số 13 Hồ Xuân Hƣơng Công ty CP Cung ứng tàu biển thƣơng mại 5 Số 13 Trần Quang Khải DL&DV Hải Phòng Công ty TNHH Một thành viên DL-DV Công 6 Số 8 Hồ Sen đoàn Hải Phòng Số 5 Nguyễn Tri 7 Công ty Cổ phần Thƣơng mại du lịch Duyên Hải Phƣơng Công ty Cổ phần Thƣơng mại và Du lịch Hải 8 Số 10A Trần Phú Phòng Số 17/279 Trần Nguyên 9 Công ty TNHH Huy Tuấn Hãn 10 Công ty Cổ phần KS – DL Đại Dƣơng Số 20 Lê Đại Hành Số 99 Đƣờng 285,An 11 Công ty Cổ phần K.O.S.C.O Dƣơng 12 Công ty TNHN Chào Buổi Sáng Số 101 Văn Cao Chi nhánh Công ty Đầu tƣ thƣơng mại và dịch vụ 13 Số 5 Lý Tự Trọng Thắng Lợi (Nguồn: Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch Hải Phòng) Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 47
  48. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Và gần nhƣ cũng chỉ có các doanh nghiệp trong bảng thống kê trên khai thác loại hình du lịch City tour. Các doanh nghiệp du lịch ở Hải Phòng thƣờng không có sự liên kết, hợp tác với nhau khiến cho sản phẩm du lịch của Hải Phòng thiếu tính đồng bộ. Các tour du lịch City tour chủ yếu ở Hải Phòng hiện nay là: Du khách tham quan khu vực trung tâm thành phố gồm: Nhà hát lớn - Bảo tàng - Tƣợng nữ tƣớng Lê Chân - Quán Hoa - đền Nghè - chùa Dƣ Hàng – khu phố Tây, phố Tàu (Đƣờng Quang Trung), trung tâm thƣơng mại Chợ Sắt, tham quan các phố mua sắm nhƣ Cầu Đất, Nguyễn Đức Cảnh. Đây là tour áp dụng cho đoàn tham quan với hình thức đi bộ và thời gian là 1 ngày. Bên cạnh các tour tham quan khu vực trung tâm thành phố thì cũng chỉ có thêm các tour kết hợp với du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng cuối tuần. Đó là du khách tham quan các di tích đền, chùa trong nội thành sau đó kết hợp với phƣơng tiện xe đạp xuống khu du lịch Đồ Sơn, tham quan vùng quê Kiến Thuỵ. 2.3.5 Đánh giá chung về thực trạng khai thác loại hình du lịch city tour ở Hải Phòng. City tour là sản phẩm du lịch mà bất cứ thành phố nào cũng có và các công ty lữ hành luôn cố gắng khai thác sản phẩm đặc thù địa phƣơng này một cách tối đa. Bất kì du khách nào dù là trong nƣớc hay ngoài nƣớc khi lần đầu tiên đến một thành phố nào đó đều muốn “đánh một vòng” để xem nơi họ đến có gì hấp dẫn. City tour cũng là loại hình du lịch có từ buổi ban đầu của thành phố Hải Phòng - một trong những thành phố có đóng góp đáng kể cho ngành du lịch quốc gia. Và trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành du lịch, hoạt động du lịch City tour ở thành phố Hải Phòng cũng đã có những kết quả ban đầu thể hiện ở sự quan tâm, chỉ đạo của Nhà nƣớc, thành phố và ngành du lịch nói riêng. Nhà nƣớc, thành phố và nhân dân địa phƣơng đã chi một nguồn kinh phí không nhỏ tu bổ, tôn tạo nhiều di tích, đầu tƣ xây dựng Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 48
  49. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng cải tạo các khu du lịch tự nhiên nhƣ Cát Bà, Đồ Sơn, Hòn Dáu, kêu gọi đầu tƣ và phát triển các trung tâm thƣơng mại, mua sắm, cảng và các khu công nghiệp để kết hợp chặt chẽ với ngành du lịch làm phong phú thêm các điểm tham quan đáp ứng nhu cầu về City tour của du khách. Việc quảng bá tuyên truyền nhiều lễ hội, nghề thủ công cũng đƣợc quan tâm phần nào. Tuy nhiên, tốc độ phát triển của loại hình du lịch này vẫn còn rất hạn chế và yếu kém. Thứ nhất, sản phẩm City tour của thành phố còn rất sơ sài (rất ít tour) và chỉ một số ít doanh nghiệp du lịch khai thác thị trƣờng này. Thứ hai, không chỉ nghèo nàn về sản phẩm đƣợc thiết kế mà việc khai City tour của thành phố còn thiếu tính chuyên nghiệp. Thứ ba, sản phẩm City tour không phải Hải Phòng chúng ta không có mà là chúng ta chƣa biết đoàn kết và khai thác một cách chuyên nghiệp. Mỗi doanh nghiệp khai thác City tour theo một cách khác nhau, không có sự đồng nhất dẫn đến sản phẩm City tour ngày càng bị lãng quên. Thứ tƣ, hệ thống giao thông vận tải phục vụ du lịch City tour còn nghèo nàn và xuống cấp. Hiện tại trong toàn thành phố( cả ngoại thành) mới chỉ có 05 tuyến xe buýt nhƣ vậy là quá ít không thể đáp ứng đƣợc hết nhu cầu đi lại của khách du lịch khi họ muốn tham gia du lịch City tour. Các phƣơng tiện giao thông phục vụ City tour ở Hải Phòng chƣa phong phú, đa dạng, chƣa có sự quy hoạch cụ thể. Thứ năm, các doanh nghiệp chƣa coi City tour là thế mạnh, là đoạn thị trƣờng hấp dẫn để khai thác. Các doanh nghiệp vẫn chỉ chú trọng vào khai thác loại hình du lịch biển, du lịch tham quan nghỉ dƣỡng mà chƣa có sự quan tâm đến loại hình du lịch City tour trong khi doanh thu và lợi ích từ loại hình du lịch này là rất lớn. Trong một thời gian ngắn chúng ta có thể truyền tải đƣợc rất nhiều thông tin cho du khách nhƣ là về vẻ đẹp của các danh lam thắng cảnh, về lịch sử hình thành và phát triển của thành phố và nhất là về con ngƣời vùng biển ăn sóng nói gió, dám nghĩ dám làm. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 49
  50. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng Các doanh nghiệp du lịch ở Hải Phòng thƣờng chú trọng đến du lịch biển, du lịch nghỉ dƣỡng mà gần nhƣ quên rằng City tour cũng là một thế mạnh mà ngành du lịch thành phố cần khai thác. Tại sao chúng ta lại không chú trọng đến loại hình này trong khi chúng ta có đủ điều kiện để phát triển nó, thậm chí là phát triển mạnh bởi chúng ta có một tiềm năng về du lịch vô cùng to lớn mà ít thành phố có đƣợc. Thành phố ngày càng phát triển, Hải Phòng đã và đang khẳng định vị thế vai trò thành phố cảng, trung tâm du lịch của cả nƣớc, lƣợng khách du lịch đến Hải Phòng ngày càng tăng lên và nhu cầu tham quan thành phố để du khách hiểu rõ thêm về con ngƣời và lịch sử phát triển của thành phố tất yếu sẽ tăng theo. Do đó, việc đa dạng hoá loại hình và sản phẩm du lịch là điều mà ngành cần thiết phải chú trọng. Chúng ta không thể để tình trạng giảm lƣợng khách một cách đáng tiếc. Một thực trạng nữa về loại hình du lịch City tour của Hải Phòng là đội ngũ hƣớng dẫn viên vừa thiếu, vừa yếu. Khách tham gia City tour chủ yếu là khách nƣớc ngoài, thế nhƣng hƣớng dẫn viên của chúng ta còn hạn chế về trình độ ngoại ngữ, có thể nói hƣớng dẫn viên của chúng ta mới chỉ dừng lại ở mức là phiên dịch chứ chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của du khách khi họ muốn nghiên cứu sâu hơn. Có thể nói City tour là một loại hình du lịch đòi hỏi rất cao về sự kết hợp đồng bộ giữa các loại hình du lịch khác nhau, cả về du lịch tự nhiên, du lịch văn hoá, tham quan mua sắm, làm đẹp. Thế nhƣng Hải Phòng chúng ta chƣa làm tốt đƣợc điều này. Các tour City tour vẫn còn nhỏ lẻ và chƣa đƣợc quảng bá rộng rãi. Chính quyền và ngƣời dân địa phƣơng nơi có các di tích lịch sử văn hoá phục vụ City tour chƣa nhận thức đúng đắn vai trò của các di tích trong hoạt động du lịch City tour. Từ trƣớc đến nay hoạt động du lịch City tour chủ yếu của Hải Phòng là dẫn khách đi tham quan di tích chùa Dƣ Hàng, đền Nghè, tham quan khu vực trung tâm thành phố nhƣ Bảo tàng, Nhà hát lớn, Quán Hoa cùng lắm là xuống khu vực Đồ Sơn hoặc kết hợp sử dụng phƣơng tiện xe đạp để đi đến các vùng Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 50
  51. Một số giải pháp nhằm phát triển loại hình du lịch City tour tại thành phố Hải Phòng quê khu vực Kiến Thuỵ. Chúng ta tổ chức tham quan, vãn cảnh cho du khách nhất là khách quốc tế, có yêu cầu cao trong thƣởng thức và tiếp nhận thông tin trong tình trạng các di tích, các khu du lịch chƣa đƣợc tu bổ, hoàn chỉnh, thậm chí còn ngổn ngang, bề bộn, môi trƣờng xung quanh bị ô nhiễm chẳng những không tạo đƣợc sức hấp dẫn mà còn gây tác dụng phản cảm có tính dây chuyền rất tác hại. Trong tổ chức hoạt động du lịch ở Hải Phòng, một tồn tại lớn mà chúng ta phải công nhận là việc tuyên truyền, quảng bá chƣa thực sự rộng rãi, chƣa gây đƣợc sự quan tâm chú ý đặc biệt của khách du lịch. Thành phố và ngành du lịch mới chỉ tập trung quảng bá cho du lịch biển, du lịch sinh thái nhƣ các chƣơng trình liên hoan du lịch “Đồ Sơn biển gọi” hay các hoạt động quảng bá du lịch Cát Bà mà chƣa hề có chƣơng trình nào quảng bá về du lịch tham quan thành phố trong khi mật độ các di tích lịch sử văn hoá và các trung tâm mua sắm khá lớn trong thành phố. 2.3.6 Tiểu kết chƣơng 2: Hải Phòng là mảnh đất có bề dày lịch sử, có truyền thống anh dũng trong đấu tranh lại là mảnh đất đƣợc tạo hoá ƣu ái ban tặng cho những cảnh quan thiên nhiên vô cùng hấp dẫn. Điều đó đã trở thành những tài nguyên du lịch vô giá cho thành phố. Du lịch Hải Phòng đã và đang phát triển dần tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của mình. Đặc biệt, Hải Phòng đang cố gắng khai thác tốt loại hình du lịch City tour, City tour kết hợp với du lịch cuối tuần để làm phong phú và đa dạng hoá các loại hình du lịch của thành phố, tạo ra sức hấp dẫn đối với du khách. Góp phần hoàn thiện vai trò trung tâm du lịch của cả vùng. Sinh viên: Đào Thị Huyền Trang - Lớp: VH 902 51