Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc vụ xuân hè

pdf 93 trang huongle 1070
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc vụ xuân hè", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_anh_hong_cua_phan_bon_den_su_sinh_trong.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc vụ xuân hè

  1. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Sinh viên : Vũ Thị Tâm Người hướng dẫn: Ths Khuất Thị Ngọc HẢI PHÕNG – 2009 Vũ Thị Tâm 0 Lớp KN 901
  2. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NGHIÊN CỨU ẢNH HƢỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA CÂY HOA CÚC VỤ XUÂN HÈ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KỸ THUẬT NÔNG NGHIỆP Sinh viên : Vũ Thị Tâm Người hướng dẫn: Ths Khuất Thị Ngọc HẢI PHÕNG – 2009 Vũ Thị Tâm 1 Lớp KN 901
  3. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÕNG NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên: Vũ Thị Tâm Mã số: 090608 Lớp: KN901 Ngành: Kỹ thuật nông nghiệp Tên đề tài: Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân Hè . Vũ Thị Tâm 2 Lớp KN 901
  4. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về ký luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. 3. Địa điểm thưc tập. Vũ Thị Tâm 3 Lớp KN 901
  5. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Khuất Thị Ngọc Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng. Nội dung hướng dẫn: Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên: Học hàm, học vị; Cơ quan công tác: Nội dung hướng dẫn: Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 11 tháng 4 năm 2009 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 10 tháng 7 năm 2009 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Vũ Thị Tâm Ths Khuất Thị Ngọc Hải Phòng, ngày 11 tháng 4 năm 2009 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị Vũ Thị Tâm 4 Lớp KN 901
  6. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: 2. Đánh giá chất lƣợng của khoá luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T.T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu ): 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): Hải Phòng, ngày tháng năm 2009 Cán bộ hƣớng dẫn (họ tên và chữ ký) Vũ Thị Tâm 5 Lớp KN 901
  7. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA NGƢỜI CHẤM PHẢN BIỆN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP 1. Họ và tên sinh viên: Vũ Thị Tâm 2. Tên đề tài tốt nghiệp: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân Hè ”. 3. Đánh giá chất lượng đề tài tốt nghiệp về các mặt: phương pháp nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu, cơ sở lý luận, nội dung của đề tài, giá trị lý luận và thực tiễn đề tài, kết cấu của đố án 4. Cho điểm của người chấm phản biện (điểm ghi bằng số và chữ) Ngày tháng năm 2009 Ngƣời chấm phản biện Vũ Thị Tâm 6 Lớp KN 901
  8. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Lời Cảm Ơn! Đề hoàn thành tốt đồ án tốt nghiệp này, em đã nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo, sự giúp đỡ, động viên của gia đình, bạn bè. Và ở trang đầu tiên của đồ án tốt nghiệp này, em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới thầy cô giáo trường ĐHDL Hải Phòng, tới các thầy cô giáo khoa Kỹ thuật nông nghiệp, và xin gửi lời cảm ơn tới giảng viên hướng dẫn thực hiện đề tài - Thạc sĩ Khuất Thị Ngọc. Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến gia đình, bạn bè đã giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian qua. Hải Phòng, ngày tháng năm 2009 Sinh viên Vũ Thị Tâm Vũ Thị Tâm 7 Lớp KN 901
  9. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Mục Lục PHẦN 1: MỞ ĐẦU 5 1.1 Đặt vấn đề 5 1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài 6 PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 7 2.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại hoa cúc 7 2.2 Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc 8 2.3 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng hoa cúc 10 2.4 Điều kiện sinh thái ảnh hƣởng tới hoa cúc 11 2.5 Ảnh hƣởng của dinh dƣỡng tới hoa cúc 12 2.6 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam 17 2.6.1 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới 17 2.6.2 Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam 18 2.7 Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam 19 2.7.1 Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới 19 2.7.2 Tình hình nghiên cứu hoa cúc ở Việt Nam 21 2.8 Sâu bệnh hại hoa cúc 26 2.9 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam 17 2.9.1 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới 27 2.9.2 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam 30 PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 3.1 Vật liệu nghiên cứu 35 3.2 Nội dung nghiên cứu 36 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 37 3.3.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 37 3.3.2 Xử lí số liệu 40 Vũ Thị Tâm 8 Lớp KN 901
  10. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 3.3.3 Địa điểm nghiên cứu 40 3.3.4 Thời gian thực hiện 40 PHẦN 4: KỀT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Điều kiện tự nhiên xã Quang Hƣng 41 4.2 Ảnh hƣởng phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của hoa cúc vàng hè CN01 42 4.2.1 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01 43 4.2.2 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến số lá trên cây của hoa cúc vàng hè CN01 45 4.2.3 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến đường kính thân cây của hoa cúc vàng hè CN01 46 4.2.4 Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến thời gian xuất hiện nụ và ra hoa của cúc vàng hè CN01 47 4.2.5 Năng suất, chất lượng hoa của cúc vàng hè CN01 dưới tác dụng phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin 49 4.2.6 Hiệu quả kinh tế của việc phun phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin cho hoa cúc vàng hè CN01 52 4.3 Ảnh hƣởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của hoa cúc vàng hè CN01 55 4.3.1 Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của cúc vàng hè CN01 55 4.3.2 Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến số lá trên cây của cúc vàng hè CN01 57 4.3.3 Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến đường kính thân cây của cúc vàng hè CN01 57 Vũ Thị Tâm 9 Lớp KN 901
  11. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 4.3.4 Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến thời gian xuất hiện nụ và ra hoa của cúc vàng hè CN01 58 4.3.5 Năng suất, chất lượng hoa của cúc vàng hè CN01 dưới tác dụng phân bón Đầu trâu 502 59 4.3.6 Hiệu quả kinh tế của việc phun phân bón Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01 61 4.4 Ảnh hƣởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của hoa cúc vàng hè CN01 62 4.4.1 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của cúc vàng hè CN01 62 4.4.2 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến số lá trên cây của cúc vàng hè CN01 64 4.4.3 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến đường kính thân cây của cúc vàng hè CN01 65 4.4.4 Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến đến thời gian xuất hiện nụ và ra hoa của cúc vàng hè CN01 65 4.4.5 Năng suất, chất lượng hoa của cúc vàng hè CN01 dưới tác dụng phân bón Đầu trâu 502 66 4.4.6 Hiệu quả kinh tế của việc phun phân bón Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01 67 PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 69 5.1 Kết kuận 69 5.2 Đề nghị 69 Vũ Thị Tâm 10 Lớp KN 901
  12. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTTN: Công thức thí nghiệm CT: Công thức TB: Trung bình Vũ Thị Tâm 11 Lớp KN 901
  13. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp PHẦN I: MỞ ĐẦU 1.1 Đặt vấn đề Thiên nhiên đã ban tặng cho con người chúng ta, từ rất lâu rồi, các loài hoa với đủ hương thơm màu sắc, tạo nên cuộc sống muôn màu và đầy hấp dẫn. Nét đẹp của các loài hoa hẳn không ai trong chúng ta có thể phủ nhận, về màu sắc, kết cấu hoa, hương thơm, độ bền và cái hồn của hoa. Cái đẹp của hoa hấp dẫn tâm hồn người chơi hoa và cái giá trị kinh tế của hoa đã thu hút những người trồng hoa phải say mê đến nó. Và trồng hoa đã trở thành một lĩnh vực trong nông nghiệp cho hiệu quả kinh tế cao, bởi khi cuộc sống vật chất được thoả mãn thì nhu cầu về hoa lại càng cao hơn bao giờ hết. Trên thế giới thì thị trường tiêu thụ hoa hết sức rộng lớn nhưng tập trung chủ yếu ở những nước công nghiệp phát triển như: Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Thụy Điển, Ý, Nhật Ở Việt Nam với sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ mô hình trồng lúa sang trồng hoa đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong những năm gần đây, ngành trồng hoa mới thực khởi sắc, dành được sự quan tâm đầu tư của nhiều công ty lớn trong cũng như ngoài nước. Ngành sản xuất và kinh doanh hoa được đặc biệt quan tâm, hoa không chỉ dùng vào các dịp lễ, Tết mà còn thường xuyên có mặt trong đời sống hàng ngày của mỗi người dân đặc biệt là ở các thành phố lớn. Hiện nay, có nhiều loại hoa được trồng nhưng hoa cúc là một trong những loại hoa được nhiều người ưa chuộng và trồng phổ biến nhất ở Việt Nam. Cây hoa cúc không chỉ hấp dẫn người chơi về màu sắc phong phú mà bởi độ bền đẹp của hoa cúc. Đặc biệt, đối với người trồng thì hoa cúc dễ trồng, dễ nhân giống, dễ chăm sóc và trồng được nhiều vụ trong năm. Ngày nay, cùng với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp, thì việc trồng cây nói chung và việc trồng hoa cúc nói riêng đã áp dụng nhiều giống Vũ Thị Tâm 12 Lớp KN 901
  14. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp mới, nhiều thiết bị kỹ thuật hiện đại như nhà lưới, nhà kính, kỹ thuật canh tác , áp dụng các hoá chất bảo vệ thực vật, nhiều loại phân bón Và trong đó, việc sử dụng các loại phân bón cho hoa cúc đúng thời gian, nồng độ, đúng loại phân để đem lại năng suất, chất lượng tốt nhất, có hiệu quả kinh tế cao nhất là vấn đề mà mỗi người trồng cần quan tâm. Hiện nay, hoa đã rất đa dạng, phong phú, năng suất hoa ngày càng một cao, chất lượng hoa cũng được tăng hơn. Với mong muốn vẻ đẹp hoa về với quê hương cũng như đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa cúc tại xã Quang Hưng - huyện An Lão – Hải Phòng dưới tác động phân bón lá, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: " Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc vụ Xuân Hè ". 1.2 Mục đích và yêu cầu đề tài 1.2.1 Mục đích Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón mới đến sự sinh trưởng và phát triển hoa cúc, nhằm xác định được loại phân bón phù hợp và lựa chọn nồng độ, thời gian bón phân thích hợp cho hoa cúc để đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. 1.2.2 Yêu cầu - Để đạt được mục đích trên cần giải quyết được một số vấn đề sau: + Đánh giá được sự ảnh hưởng mỗi loại phân bón trong nghiên cứu tới sự sinh trưởng, phát triển hoa cúc. + Tìm ra nguyên nhân trong quá trình bón phân để hoa cúc đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. + Tìm nồng độ thích hợp nhất của phân bón lá thí nghiệm đối với cúc vàng hè CN01. Vũ Thị Tâm 13 Lớp KN 901
  15. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp PHẦN 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Nguồn gốc và vị trí phân loại hoa cúc Hoa cúc có tên khoa học là Chrysanthemum sp, có nguồn gốc từ Trung Quốc, Nhật Bản và một số các nước Châu Âu [15]. Sự tăng lên về dân số và sự hội nhập về kinh tế, trao đổi mua bán đã làm hoa cúc được trồng ở hầu hết các nước trên thế giới: Thái Lan, Trung Quốc, Đức, Pháp, Hà Lan, Philippin, Malaysia, Australia, NewZealand Và ở Việt Nam, hoa cúc được nhập nội và trồng từ lâu đời (cách đây khoảng 165 năm). Khi nói đến hoa, người Việt Nam không thể không nói đến hoa cúc - một trong bốn cây tượng trưng cho người quân tử: "Xuân Lan, Thu Cúc, Đông Đào Hạ chen hoa Lựu, Mai vào gió đông" trong bộ hoa "tứ quý": "Tùng, Cúc, Trúc, Mai" Trong nghiên cứu hệ thống phân loại thực vật: Hoa cúc được xếp vào lớp 2 lá mầm (Dicotyledonec), phân lớp cúc (Asterydae), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), họ phụ (Atrvoideae), chi Chrysanthemum. Họ cúc là họ lớn nhất, phổ biến rộng rãi, gồm 1000 chi, hơn 20.000 loài, phân bố ở khắp nơi trên trái đất, và sống ở những môi trường sinh thái khác nhau. Ở nước ta có 125 chi, trên 350 loài. Theo Hoàng Ngọc Thuận (2002): Hoa cúc thuộc họ Asteracea, họ phụ Asteroideae, gồm 8 chi phổ biến: Chrysanthemum, Aster, Mangold, Dahlia, Zinna, Daisy, Cosmos, Tansy. Hoa cúc cho hiệu quả kinh tế cao là các giống cúc thuộc chi Chrysanthemum, có tổng số 20.000 giống khác nhau, ở Việt Nam có 36 giống. Vũ Thị Tâm 14 Lớp KN 901
  16. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Theo Jiang Quing Hai (2002), cây hoa cúc thuộc thực vật họ cúc, có nguồn gốc nguyên bản từ phía nam Trung Quốc, có trên 3.000 loài, nhiều loài sử dụng làm cây cảnh, cây thuốc, rau ăn Để phân loại có thể dựa vào: + Hình dáng hoa: hình cầu, dẹt, hoa sen, thược dược, móc câu, lá kim. + Đường kính hoa: Cúc lớn: đường kính hoa lớn hơn 6-10 cm Cúc nhỏ: đường kính hoa nhỏ hơn 6 cm Riêng chi Chrysanthemum có thể phân biệt theo 3 cách sau: - Dựa vào hình dạng hoa có hoa cúc đơn và hoa cúc kép: + Cúc đơn: hoa nhỏ, đường kính hoa 2-5 cm, có 1-3 hàng cánh ở vòng ngoài cùng, vòng trong là cánh hoa rất nhỏ như Chi Vàng, Chi Trắng Đà Lạt + Cúc kép: hoa có đường kính lớn hơn 10 cm hoặc nhỏ hơn 5 cm, có nhiều cánh xếp sít nhau. Có loại cánh cong như Bạch Khổng Tước, Đại đoá. Có loại cánh ngắn, đều như CN93, CN98. - Dựa vào hình thức nhân giống: + Phương pháp vô tính: tỉa chồi, giâm cành + Phương pháp hữu tính: gieo hạt - Dựa vào thời vụ: Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Linh về:" Trồng hoa cúc chất lượng cao, kỹ thuật trong nhà plastic 2003" chia làm 4 vụ: Xuân hè: trồng tháng 3-4-5, có hoa tháng 6-7-8 Hè thu: trồng tháng 5-6-7, có hoa tháng 9-10-11 Thu đông: trồng tháng 8-9, có hoa tháng 12-1 Đông xuân: trồng tháng 10-11, có hoa tháng 2-3 2.2 Đặc điểm thực vật học của cây hoa cúc 2.2.1 Rễ Theo Dowrich và Bayourni (1996), rễ cây hoa cúc thuộc loại rễ chùm, rễ ít ăn sâu mà phát triển theo chiều ngang. Khối lượng bộ rễ lớn, có nhiều rễ phụ và lông hút nên khả năng hút nước và dinh dưỡng mạnh. Những rễ này Vũ Thị Tâm 15 Lớp KN 901
  17. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp không phát sinh từ mầm rễ mà từ những rễ mọc ở mắt của thân cây, còn gọi là mắt ở những phần sát mặt đất. 2.2.2 Thân Hoa cúc thuộc cây thân thảo, có nhiều đốt giòn, dễ gãy, khả năng phân cành mạnh. Thường những giống cúc đơn thân thì mập, thẳng, còn cúc chùm thân nhỏ và cong. Thân đứng hay bò, cao hoặc thấp, đốt dài hay ngắn, sự phân cành mạnh hay yếu còn phụ thuộc vào từng giống. Thân cây cao từ 30- 80 cm, hoặc đến 1,5-2m. 2.2.3 Lá Theo Cockshull (1995) mô tả: Lá cúc xẻ thuỳ có răng cưa, lá đơn mọc so le nhau, mặt dưới bao phủ một lớp lông tơ, mặt trên nhẵn, gân nhiều mạng lưới.Từ mỗi nách lá thường phát sinh một mầm nhánh. Phiến lá nhỏ, dày mỏng, xanh đậm hay nhạt tuỳ theo giống. Bởi vậy trong sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế cao thường tỉa bỏ các cành nhánh phụ đối với giống cúc đơn, và để cây sinh trưởng phát triển tự nhiên với cúc chùm. Cúc có năng suất cao thường có bộ lá gọn, thân cứng mập và thẳng, khả năng chống đổ tốt. 2.2.4 Hoa Theo Cornish và Stevenson (1990) và Okada (1994) đã miêu tả hoa cúc là hoa lưỡng tính hoặc đơn tính với nhiều màu sắc khác nhau, đường kính hoa 1,5- 12 cm. Hoa có thể là hoa đơn hoặc kép, thường mọc nhiều hoa trên một cành, phát sinh từ các nách lá. Hoa cúc chính là gồm nhiều hoa nhỏ hợp lại trên một cuống hoa, hình thành hoa từ đầu trong mà thực chất một cánh là một bông hoa. Những cánh nằm phía ngoài thường có màu sắc đậm hơn và xếp thành nhiều tầng, việc xếp lỏng hay chặt còn tuỳ thuộc vào giống. Cánh có nhiều hình dạng khác nhau, cong hoặc thẳng, có loại cánh ngắn đều, có loại cánh dài, xoè ra ngoài hay cuốn vào trong. Cũng theo Cockshull (1995), hoa cúc có 4-5 nhị đực đính vào nhau bao xung quanh vòi nhụy. Vòi nhụy mảnh, hình chỉ chẻ đôi. Khi phấn chín, bao Vũ Thị Tâm 16 Lớp KN 901
  18. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp phấn nở tung phấn ra ngoài, nhưng lúc này nhụy còn chưa có khả năng tiếp nhận hạt phấn. Bởi vậy, cúc tuy là hoa lưỡng tính nhưng lại thường biết giao phấn, nghĩa là không thể thụ phấn trên cùng một hoa, nếu muốn lấy hạt hoa cúc phải thụ phấn nhân tạo. Do đó trong việc sản xuất cây con giống thường sử dụng chủ yếu bằng phương pháp nhân giống vô tính. 2.2.5 Quả Theo Anderson (1998) và Ishiwara, cây hoa cúc có quả dạng quả bế khô, hình trụ hơi dẹt chỉ chứa một hạt. Hạt có phôi thẳng và không có nội nhũ. 2.3 Giá trị kinh tế và giá trị sử dụng hoa cúc 2.3.1 Giá trị kinh tế Một số tài liệu cho thấy, trong thực tiễn sản xuất hiện nay, nếu trồng 1 sào (360 m2) hoa cúc thì tổng chi phí cho phân bón, chăm sóc, đầu tư giống, thuốc trừ sâu, công lao động hết khoảng 5-5,5 triệu đồng, tuỳ vào mức độ thâm canh. Sau khi thu hoạch trong vòng 3-4 tháng, trừ chi phí, thì người trồng có thể lãi từ 3-6 triệu đồng 1 sào. Trong khi cùng 1 sào trồng lúa năng suất cao chỉ đạt 200-250 kg /sào, thu nhập khoảng 400.000-500.000 đồng/sào, trong khoảng 5 tháng. 2.3.2 Giá trị sử dụng Trên mỗi bông hoa có loại có 1 màu duy nhất như trắng, vàng, đỏ, xanh , có loại có đồng thời 2-3 màu riêng biệt, cũng có loại có nhiều thành phần màu pha trộn tạo nên một thế giới màu sắc vô cùng phong phú, đa dạng mà có lẽ chỉ hoa cúc mới có đặc tính đó. Với đặc điểm là bò lan hay mọc thẳng đứng, cho 1 hay nhiều hoa cùng một lúc trên cây, nên cây hoa cúc có thể sử dụng nhiều mục đích khác nhau: làm hoa trồng chậu, hoa cắm lọ để bàn, hoa cài trang trí, hoa đĩa thờ cúng Vũ Thị Tâm 17 Lớp KN 901
  19. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Mặt khác, vì sự đa dạng về chủng loại, màu sắc, đặc tính bền lâu nên hoa cúc là đối tượng được sử dụng làm hoa trồng thảm ở nhiều khu vực công cộng: công viên, vườn hoa đô thị, quảng trường làm đẹp quang cảnh và bảo vệ môi trường. Với y học, hoa cúc là một loại dược liệu, một vị thuốc có tác dụng chữa bệnh cảm cúm, đau bụng, nhức đầu (Bạch cúc), hoặc pha trà, ngâm rượu (Cúc chi), làm rau xanh (Cúc Tần Ô). 2.4 Điều kiện sinh thái ảnh hƣởng tới hoa cúc 2.4.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sinh trưởng phát triển, nở hoa và chất lượng của hoa cúc. Hoa cúc có nguồn gốc ôn đới nên nó ưa khí hậu mát mẻ, hoặc chỉ nóng trung bình, nhiệt độ thích hợp 15-20oC, một số giống thì nhiệt độ thích hợp là 10-35oC. Thời kỳ cây con yêu cầu nhiệt độ cao hơn, thời kỳ ra hoa nếu nhiệt độ thích hợp thì hoa sẽ bền, đẹp. Nhiệt độ có ảnh hưởng tới sự hút khoáng, hút chất dinh dưỡng của rễ cây. Nhiệt độ còn ảnh hưởng tới sự hút khoáng chủ động, bị động của rễ cây, nhiệt độ càng thấp hay càng cao thì sự hút khoáng đó sẽ giảm. Chính vì thế, trong quá trình trồng cây hoa nói riêng cũng như trồng các cây trồng khác thì chúng ta cần tác động tạo điều kiện tốt nhất cho khả năng hấp thụ của cây, như tưới nước, xới xáo, chọn ngày râm mát để bón phân Nhiệt độ, ánh sáng không tác động một cách riêng rẽ mà phối hợp một cách kìm hãm hay thúc đẩy đến sự sinh trưởng phát triển của cây hoa cúc. 2.4.2 Ánh sáng Hoa cúc là cây ngày ngắn. Ánh sáng ngày dài thuận lợi cho cây sinh trưởng, ánh sáng ngày ngắn thuận lợi cho cây ra hoa. Vũ Thị Tâm 18 Lớp KN 901
  20. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Thời gian đầu khi mầm non mới ra rễ, cây cần ít ánh sáng bởi vì cây còn sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong cây. Nhưng khi cây tiêu hao hết dinh dưỡng dự trữ, cây cần ánh sáng để chuyển sang giai đoạn sống tự dưỡng. Tuy nhiên, ánh sáng quá mạnh cũng làm cây chậm lớn. Do đó, trong điều kiện vụ xuân hè khi cường độ chiếu sáng ngày càng tăng và thời gian chiếu sáng ngày càng dài nên chúng ta cần sử dụng một số giống nhập nội điển hình CN01, CN93, CN98, tím hè, cúc vàng Đà Lạt sẽ cho hiệu quả kinh tế cao. 2.4.3 Ẩm độ Cúc là cây trồng cạn, có thể chịu hạn nhưng không chịu úng nên cần trồng ở những chân đất cao, thoát nước. Tưới nước đảm bảo đủ ẩm, không tưới quá nhiều nước. Cây cúc yêu cầu độ ẩm đất là 60-70%, ẩm độ không khí là 55-65%. Khi ẩm độ quá cao (>80%) sẽ là điều kiện tốt cho nấm bệnh phát triển gây hại thân lá và hoa bị lẫu hỏng. Lượng nước cần cho cây phụ thuộc vào điều kiện thời tiết. Nếu trời nhiều mây, lượng nước cần là 0,7ml/m2; trời quang mây là 2,53 ml/m2; trời khô ráo là 3,54 ml/m2. Khi thu hoạch cần tránh những ngày mưa lớn làm đọng nước trên hoa gây lẫu, thối hoa 2.5 Ảnh hƣởng của dinh dƣỡng tới hoa cúc Việc bón phân cho cây cần dự trên nhu cầu dinh dưỡng của cây. Phân bón phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, hàm lượng phải cân đối để cây sinh trưởng phát triển tốt. Nếu thiếu phân cây sẽ còi cọc, hoa nhỏ, dễ bị sâu bệnh hại Nếu thừa phân thân cây sẽ vống cao, dễ đổ, khả năng chống chịu kém Việc cung cấp cho cây thừa hay thiếu phân bón đều không mang lại hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất. Vũ Thị Tâm 19 Lớp KN 901
  21. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Các loại phân bón mà cây cúc cần: phân vô cơ, phân bắc, phân chuồng, phân vi sinh, phân vi lượng - Phân vô cơ + Đạm (N) Đạm là thành phần cơ bản của nguyên sinh chất trong tế bào, quyết định tốc độ sinh trưởng của cây, tham gia cấu tạo diệp lục của lá, là thành phần chính cho sự quang hợp. Vai trò của đạm đặc biệt quan trọng, nhất là trong thời kỳ sinh trưởng, phát triển của cây, có liên quan đến màu sắc, kích thước của hoa. Thiếu đạm cây hoa cằn cỗi, lá úa vàng, hoa nhỏ và xấu. Nhưng nếu bón thừa đạm, nhiều đạm cho hoa cúc, cành nhánh sẽ phát triển nhiều, thân mập có thể không cho hoa. Cây cúc cần đạm vào thời kỳ "con gái", hoặc thời kỳ cúc chuẩn bị phân cành, và thời kỳ phân hoá mầm hoa. Tuỳ theo đất giàu hay nghèo dinh dưỡng mà có thể tăng hoặc giảm lượng đạm bón. Tuỳ theo loại đạm mà cách sử dụng cũng khác nhau: - Nếu đạm Ure thì bón thúc hoặc phun lên lá. Do lượng đạm nguyên chất >40% nên không được bón nhiều, bón tập trung một chỗ vì có thể làm tổn thương rễ. - Nếu dùng (NH4)2 SO4 chứa lượng đạm nguyên chất 20%, đây là phân chua nên bón vôi vào trước khi sử dụng. - Nitrat đạm tuy không gây chua cho đất nhưng không nên bón khi đất quá ẩm ướt vì loại phân này dễ bị rửa trôi. Lượng đạm nguyên chất cần cho 1 ha cúc là 140-160 kg. Vũ Thị Tâm 20 Lớp KN 901
  22. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp + Lân (P) Photpho là nguyên tố rất cần thiết để hình thành chất nucleotit của nhân tế bào, toàn bộ cơ thể hoa, quả đều cần. Cây đủ lân bộ rễ sẽ phát triển mạnh, cây con khoẻ, tỷ lệ sống cao, thân cứng, hoa bền, màu sắc đẹp, sớm ra hoa, giúp cây hút nhiều đạm hơn. Cây thiếu lân thì cành nhánh ít, hoa chóng tàn, màu sắc hoa nhợt nhạt, hoa ra muộn. Đất có nhiều mùn, nhiều chất hữu cơ thì hàm lượng lân thường cao hơn. Cúc cần nhiều lân vào thời kỳ sau khi hình thành nụ hoa và ra hoa. Việc bón phân lân cần dựa vào từng loại phân và điều kiện bón phân: - Đối với phân supper lân (chứa 16-18 % lượng P nguyên chất) có thể bón với lượng nhiều vì phân này tan trong nước. - Đối với đất chua nên sử dụng phân lân nung chảy. - Đối với đất chua mặn nên dùng phân apatit để bón. Lượng P nguyên chất để bón cho 1 ha là 120-140 kg, chia ra 3/4 bón lót + 1/4 bón thúc. + Kali (K) Kali giúp cho sự tổng hợp và vận chuyển các chất đường bột trong cây, giúp cây chịu hạn, chịu rét, chống chịu sâu bệnh. Cây thiếu K thì màu sắc hoa không tươi thắm, hoa mau tàn. Cây cúc cần K nhiều vào thời kỳ cây kết nụ, ra hoa. Việc sử dụng phân bón K cho hoa cần lưu ý: - Nếu sử dụng phân Kaliclorua (KCl) cần có biện pháp khắc phục đất chua. - Nếu sử dụng phân Kalisunphat (K2SO4) chứa 40% K nguyên chất thì có thể dùng cho nhiều loại đất. - Sử dụng tro bếp là dạng phân có K tốt dưới dạng K2CO3, cây dễ hấp thụ. Tro bếp có Ca giúp khử chua đất. Vũ Thị Tâm 21 Lớp KN 901
  23. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Lượng K nguyên chất sử dụng cho 1 ha là 100-120 kg, chia ra 2/3 bón lót+ 1/3 bón thúc. Việc sử dụng phân vô cơ cây hấp thụ dễ dàng, cho hiệu quả cao, nhanh. Nhưng nếu bón không hợp lý sẽ ảnh hưởng xấu đến cấu tạo đất, làm đất chua, trở nên chai cứng. Do đó trong sản xuất cần kết hợp bón phân hữu cơ cho cây. - Phân hữu cơ Phân hữu cơ gồm các loại phân xanh, phân bắc, phân rác, xác bã của các động thực vật. Phân này vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây, đồng thời cung cấp các chất mùn cải tạo lý tính của đất. Phân bắc, nước giải có hiệu quả nhanh vì đạm ở dưới dạng dễ tiêu, nhưng chú ý bón phân bắc trong nhiều năm sẽ làm cho đất chua, chai cứng nên phải kết hợp phân chuồng. Phân chuồng phải ủ hoai mục để vi sinh vật có ích hoạt động, loại bỏ mầm mống gây bệnh ảnh hưởng đến môi trường sống. Phân hữu cơ cây hấp thu chậm nên cần bón lót trước khi trồng. - Phân vi lƣợng Phân vi lượng tuy cây cần ít nhưng không thể thiếu, không thể thay thế. Phân không bón thẳng vào đất mà bón qua lá (phân bón lá) vào thời kỳ cây con. - Phương pháp sử dụng phân bón lá cho một số cây trồng: Phân bón lá bổ sung thêm thức ăn đặc biệt là vi lượng để kích thích cho cây trồng ra lá, ra hoa nhanh hơn. Phân bón lá có tác dụng với rau, cây ăn quả, hoa cao hơn so với ở trên lúa. Cây hoàn toàn không thể phát triển bình thường nếu không có các nguyên tố vi lượng như Bo (B), man gan (Mn), kẽm (Zn), đồng (Cu), Molipđen (Mo), một số cây cần cả nhôm (Al), silic (Si). Người ta đã chứng minh những nguyên tố này là tuyệt đối cần thiết cho cây. Các nguyên tố đó được xem như là các chất kích thích và các loại phân bón chứa chúng được gọi Vũ Thị Tâm 22 Lớp KN 901
  24. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp là các loại phân xúc tác hoặc phân kích thích, chúng đã thúc đẩy sự phát triển của thực vật. Sự thiếu từng nguyên tố vi lượng và đa lượng riêng biệt trong đất gây ra các chứng bệnh cho thực vật, động vật và người. Phương thức sử dụng phân bón lá - Sử dụng phân bón lá phải ở những nồng độ thích hợp (theo hướng dẫn trên bao bì). Nồng độ bón phân qua lá không được cao. Nếu cao cây sẽ bị bội thực (gây độc) và chết, nếu bón nồng độ thấp thì hiệu lực không rõ. - Nên phun lên bề mặt lá có nhiều khí khổng nhất. Cây hấp thụ phân bón lá qua khí khổng: lỗ khí khổng phân bố cả mặt trên và mặt dưới lá. - Điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến sự đóng mở khí khổng + Trời râm khí khổng mở, nắng gắt khí khổng đóng. + Đất quá khô lỗ khí khổng đóng lại. + Gió làm khí khổng đóng lại. + Nhiệt độ: 10-30oC khí khổng mở, To>30oC lỗ khí khổng đóng lại. - Thời điểm phun phân bón lá + Phun phân bón lá vào lúc khí khổng đang mở + Phun khi nhiệt độ dưới 30oC, trời không nắng, không mưa, không có gió khô, phân bón lá chỉ phát huy tác dụng khi cung cấp đủ nước, phân qua rễ. + Thời gian phun: 9-10h sáng và 2-3h chiều về mùa đông, 7-8h sáng hoặc 5-6h chiều về mùa hè. + Phân bón lá định hướng cho từng loại như các loại cây lấy hoa, lấy củ, lấy hạt phun theo hướng dẫn ghi trên bao bì. + Những chế phẩm tăng năng suất cây trồng hoàn toàn không độc với người và cây trồng vì những chất đưa vào cây là những chất đã có sẵn trong cây trồng ở nồng độ thấp, chưa đáp ứng cho cây phát triển tốt được; không nên dùng quá liều chỉ định gây độc (bội thực) cho cây, ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển. - Một số chú ý khi phun phân bón lá Vũ Thị Tâm 23 Lớp KN 901
  25. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp + Không phun khi trời mưa, nắng to do bay hơi, tỷ lệ lỗ khí khổng đóng cao. Không phun sau mưa do cây đã no nước. + Nếu bơm máy tránh ga mạnh gây ảnh hưởng cơ học lên cây. + Có thể pha chế phẩm với thuốc trừ sâu bệnh để tiết kiệm công phun khi phát hiện cây có sâu bệnh (chỉ pha lẫn vào nhau ở nồng độ loãng). + Trường hợp cây phát triển kém có thể phun chế phẩm nhiều lần, mỗi lần cách nhau 10-15 ngày. - Những ruộng chỉ định không được dùng chế phẩm + Ruộng bị sâu bệnh không có khả năng cứu chữa. + Ruộng thiếu nước bị hạn nặng. 2.6 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam 2.6.1 Tình hình sản xuất hoa cúc trên thế giới Ngày nay, sản xuất hoa trên thế giới phát triển mạnh và trở thành một ngành thương mại cao. Sản xuất hoa đã mang lại lợi ích lớn cho nền kinh tế các nước trồng hoa trên thế giới. Năm 1995 giá trị sản lượng hoa trên thế giới đạt 20 tỷ USD, đến năm 1997 đạt 27 tỷ USD [17]. Ba nước sản xuất hoa lớn, chiếm khoảng 50% sản lượng hoa của thế giới là: Nhật Bản khoảng 3,731 tỷ USD, Hà Lan khoảng 3,558 tỷ USD, Mỹ khoảng 3,270 tỷ USD. Sản xuất hoa của thế giới sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, nhất là ở các nước châu Á, châu Phi và châu Mỹ la tinh. Hướng sản xuất hoa là tăng năng suất hoa, giảm chi phí lao động, giảm giá thành hoa. Mục tiêu của sản xuất hoa là giống hoa đẹp, tươi, chất lượng cao và giá thành thấp. Trong các loại hoa thông dụng, cây hoa cúc thuộc loại hoa ưa chuộng nhất và trồng rộng rãi nhất trên thế giới. Vũ Thị Tâm 24 Lớp KN 901
  26. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Ở Nhật Bản, tại các nhà hàng người ta có thể trang trí với một bữa ăn với toàn hoa cúc. Tiếp sau Nhật Bản những nước trồng nhiều hoa cúc là: Hà Lan, Côlômbia, Trung Quốc. Hà Lan là một trong những nước lớn nhất trên thế giới về xuất khẩu hoa cúc. Hàng năm, Hà Lan đã xuất khẩu hoa cúc cắt và chậu phục vụ 80 nước trên thế giới thu về hàng trăm triệu USD. Sau Hà Lan là Côlômbia, nước đứng thứ 2 trên thế giới về xuất khẩu hoa cúc thu về 150 triệu USD/năm. Nhật Bản là nước có nhu cầu sử dụng hoa cúc lớn nhất thế giới. Mặc dù diện tích trồng hoa cúc nước này chiếm 2/3 diện tích trồng hoa, nhưng hàng năm Nhật Bản vẫn phải nhập hoa cúc với một lượng lớn từ Hà Lan. Trong quá trình nghiên cứu và tìm bạn hàng, Nhật Bản đã coi Việt Nam là một trong những đối tác xuất khẩu hoa cúc cho Nhật Bản trong những năm tới. Trung Quốc là quốc gia có tập đoàn hoa cúc phong phú và có kỹ thuật tiên tiến trong việc sản xuất cúc khô. Người Trung Quốc rất chú trọng về màu sắc hoa, bông to, cánh cứng. 2.6.2 Tình hình sản xuất hoa cúc ở Việt Nam Việt Nam có diện tích tự nhiên trên 33 triệu ha. Tuy diện tích này đang bị thu hẹp do quá trình đô thị hoá nhưng diện tích trồng hoa trong số đó lại được mở rộng thêm. Diện tích trồng hoa ở Việt Nam còn nhỏ, chiếm khoảng 0,05% diện tích đất trồng trọt. Hoa cúc được trồng phổ biến ở khắp nơi, từ núi cao đến đồng bằng, từ nông thôn ra thành thị. Diện tích hoa được tập trung ở những vùng trồng hoa truyền thống của thành phố, khu công nghiệp, khu nghỉ mát như: Ngọc Hà, Quảng An, Nhật Tân, Tây Tựu (Hà Nội), Đằng Hải, Đằng Lâm, An Dương (Hải Phòng), Hoành Bồ, Hạ Long (Quảng Ninh), Triệu Sơn, thành phố Thanh Hoá (Thanh Hoá), Gò Vấp, HoócMôn (thành phố Hồ Chí Minh), phường 11,12 (thành phố Đà Lạt) với tổng diện tích trồng hoa khoảng 2000 ha và tỷ lệ Vũ Thị Tâm 25 Lớp KN 901
  27. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp các loại hoa như sau: hoa cúc 25%, hoa hồng 35-40%, hoa lay ơn 15%, hoa khác 20-25% [1]. Đà Lạt và Hà Nội là những nơi lý tưởng cho việc sinh trưởng và phát triển của hầu hết các giống cúc được nhập từ nước ngoài vào. Hiện nay, ở Việt Nam đang có một số công ty nước ngoài vào thuê đất, lập doanh nghiệp hoặc hợp tác liên doanh sản xuất hoa. Chỉ tính riêng tỉnh Lâm Đồng đã có 4 công ty: Nhật Bản, Thái Lan ở Bảo Lộc, Đài Loan ở Di Linh, Chánh Đài Lâm ở Đức Trọng và Hasiarm ở Đà Lạt, trong đó họ rất chú trọng sản xuất hoa cúc. Đây là dấu hiệu đáng mừng cho sản xuất hoa ở Việt Nam nói chung song cũng là mối lo cho những nhà sản xuất hoa nội địa vì chất lượng hoa nội địa còn thấp. Tuy nhiên, sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy sản xuất hoa trong nước phát triển theo xu hướng nâng cao chất lượng hoa. 2.7 Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới và ở Việt Nam. 2.7.1 Tình hình nghiên cứu hoa cúc trên thế giới Cây hoa cúc tuy có nguồn gốc từ rất lâu đời, song mãi đến đến thế kỷ XX, khi nó đã trở thành sản phẩm hoa cắt có giá trị cao trên thị trường hoa cắt thế giới thì hoa cúc mới được nhiều nước quan tâm nghiên cứu trên các lĩnh vực khác nhau như: tạo giống, nhân giống, kỹ thuật trồng và chăm sóc - Năm 1990 Nishico khi nghiên cứu ảnh hưởng độ dài ngày đến sự ra hoa của cây hoa cúc. Thời gian chiếu sáng thích hợp cho thời kỳ cúc mọc là 10h/ngày, trong điều kiện nhiệt độ 18o C thì chất lượng hoa tăng trong thời gian chiếu sáng là 11h. Ngoài ra cường độ chiếu sáng còn ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm bệnh, côn trùng, dịch hại cũng như tính chống chịu của cây hoa. Vũ Thị Tâm 26 Lớp KN 901
  28. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp - Năm 1992 Sanaya. L (Indonesia) khi nghiên cứu ảnh hưởng của 6 công thức xử lý chất điều tiết sinh trưởng đến sự ra rễ của cây hoa cúc là IBA (axit β indol butynic), IAA (axit β indol axetic), α-NAA (α Naphetil axetic axit), Birotin, Rootony, và đối chứng không xử lý đã kết luận IBA có hiệu quả cao nhất cho sự ra rễ. - Năm 1995 Florigene là công ty đầu tiên của Hà Lan đã chuyển những giống cúc màu hồng thành màu trắng do gen Chalcones Synthase khống chế việc tổng hợp sắc tố đồng thời các nhà khoa học ở trường California cũng đã thành công trong việc chuyển màu hoa cúc theo ý muốn nhờ áp dụng công nghệ gen. - Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của ánh sáng, nhiệt độ đến cây hoa cúc trên thế giới. Do giá trị kinh tế cũng như giá trị sử dụng của cây hoa cúc trên thế giới đã có nhiều nước đi sâu nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực như: kỹ thuật trồng, nhân giống, tạo giống mới, điều kiện ngoại cảnh và đã có nhiều thí nghiệm cho thấy điều kiện ngoại cảnh ảnh hưởng đến cây hoa cúc, đặc biệt là nhiệt độ và ánh sáng. Nhiệt độ và ánh sáng ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng, phát triển, nở hoa và chất lượng hoa cúc. Nhiệt độ, ánh sáng không tác động riêng rẽ đến cây hoa cúc mà nó còn phối hợp với nhau một cách kìm hãm hay thúc đẩy đến sự sinh trưởng, phát triển của cây hoa cúc. Theo Strelitus V.P và Zhanevie Y.P (1986) thì tổng tích ôn của hoa cúc là 1700oC và nhiệt độ thích hợp là 20-25oC, nhiệt độ nhỏ hơn 10oC ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hoa cúc, nhiệt độ lớn hơn 30oC ảnh hưởng đến màu sắc chất lượng của hoa. Vũ Thị Tâm 27 Lớp KN 901
  29. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Cúc là cây ngày ngắn, theo Nishico (1990) độ dài ngày có ảnh hưởng đến sự ra hoa của cúc, thời gian chiếu sáng cho thời kỳ ra hoa, tốt nhất là 10h, nhiệt độ thích hợp là 18oC. Thời gian chiếu sáng kéo dài thì sinh trưởng của hoa cúc kéo dài hơn, thân cây cao, lá to và ra hoa muộn. Thời gian chiếu sáng 11h chất lượng hoa cúc tốt nhất. Theo nghiên cứu của Runke (1998) [17] muốn để cho hoa của giống cúc Snow nở hoa hoàn toàn, tập trung với số lượng lớn cần phải xử lý lạnh 5oC trong vòng 6 tuần, sau đó xử lý ánh sáng ngày dài lớn hơn hoặc bằng 10h xử lý quang gián đoạn 4h đêm. Khi nghiên cứu ảnh hưởng cường độ chiếu sáng đối với giống cúc Pelagonium, Impatien, Elatior tác giả Hendrids (1990) đã nhận thấy những cây được chiếu sáng ở cường độ ánh sáng 80 Lux/ngày, sự hình thành đốt ngắn hơn và bé hơn so với chiếu sáng ở cường độ 40 Lux/ngày. Theo Chu Quân và Lý Hồng Triết (1986, 1988) dùng 2 giống cúc vàng hè của Nhật Bản ở Hạ Hoàng số 1 và Hạ Bạch số 1. Thí nghiệm ở Nam Kinh, kết quả cho thấy nhiệy độ 3-7oC (nhiệt độ trung bình ngày 4,87oC) sau khi xử lý 4 tuần tất cả cây đều ra hoa, cây tương đối cao; xử lý ở nhiệt độ 16oC tất cả đều không phân hoá hoa và cây thấp. Giống Hạ Hoàng số 1 sau khi xử lý nhiệt độ thấp 3 tuần thì 93,3% ra hoa, xử lý 2 tuần 80% ra hoa, xử lý 10 ngày 26,7% ra hoa. Xử lý 2 tuần trong thời gian từ 25/10-25/2 ra hoa 100%, trồng 15/3 chỉ có 68,8% ra hoa, trồng 5/4 có 6,3% hoa và không ra hoa, chỉ hình thành đầu lá liễu nếu trồng sau 5/4. 2.7.2 Tình hình nghiên cứu hoa cúc ở Việt Nam Ở nước ta việc trồng, chăm sóc cây hoa cúc từ lâu chỉ theo kinh nghiệm truyền thống từ đời này sang đời khác. Việc nhân và giữ giống được tiến hành bằng phương pháp tỉa chồi, giâm cành qua nhiều năm làm cho giống bị thoái Vũ Thị Tâm 28 Lớp KN 901
  30. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp hoá rất mạnh, sâu bệnh nhiều làm giảm năng suất, phẩm chất và giá trị thương mại. Trong những năm gần đây cùng với quá trình đổi mới đất nước tốc độ đô thị hoá ngày càng mạnh, nhu cầu về hoa ngày càng trở nên thiết yếu nên công tác nghiên cứu, chọn tạo, lai tạo các giống hoa mới được chú ý tập chung vào một số loại hoa chính như hoa hồng, hoa cúc. Riêng với hoa cúc, một số cơ quan và các nhà nghiên cứu khoa học chủ yếu tập trung vào chọn lọc, nhân giống và áp dụng một số biện pháp kỹ thuật để nâng cao năng suất, phẩm chất hoa (điều tiết ánh sáng, phân bón, thời vụ ) là chính. Từ năm 1993-1999 một số giống nhập nội đã được chọn lọc và khẳng định được về vị thế trên thị trường hoa cắt như CN93 (cúc trắng) được nhập từ Nhật Bản về, được chọn lọc và được đưa ra sản xuất từ trung tâm Hoa và cây cảnh viện di truyền nông nghiệp (DTNN). Đây là một số giống có ưu điểm phù hợp với điều kiện khí hậu nước ta có thể trồng nhiều vụ trong năm, hoa to màu sắc đẹp, cành mập thẳng, thời gian sinh trưởng ngắn, độ bền hoa cắt lâu. Ngoài ra một số giống nhập nội đang sử dụng trong sản xuất như CN97, CN98 là kết quả nghiên cứu, khảo sát, chọn lọc, đánh giá những đặc điểm nông sinh học, năng suất, phẩm chất của viện DTNN. Ngoài DTNN thì trung tâm kỹ thuật Rau - Hoa - Quả Hà Nội cũng nghiên cứu, chọn lọc một số cúc nhập nội từ tập đoàn giống của Hà Lan, và cũng đã chọn lọc được giống cúc vàng Đài Loan, đây là giống cúc chủ lực trong vụ cúc đông hiện nay. Những tiến bộ của công nghệ sinh học hiện đại và việc áp dụng phương pháp nuôi cấy mô tế bào thực vật trong nghiên cứu khoa học nông nghiệp, mà hoa cúc cũng là một đối tượng được quan tâm nghiên cứu đã góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp trên quy mô lớn. Phương pháp nhân giống này cho Vũ Thị Tâm 29 Lớp KN 901
  31. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp hệ số nhân giống cao hơn gấp nhiều lần so với phương pháp nhân giống thông thường, đảm bảo giống đồng đều, sạch bệnh, chất lượng hoa tăng lên rõ rệt. Trường ĐHNN I cũng là cơ quan nghiên cứu về nuôi cấy mô cây hoa nói chung và cây hoa cúc nói riêng. Trong suốt những năm nghiên cứu đã cho một số kết quả như sau: - Theo báo cáo khoa học của trường ĐHNN I (1997) đã có kết luận SNG 1% đã làm tăng đường kính bông ở loại nụ 3cm, nhưng không có kết quả ở loại nụ 1,5cm làm hoa nở hơn so với đối chứng. - Phòng sinh học của viện nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt, từ 1990-2000 đã tiến hành xử lý tia gamma trên nhiều giống cúc khác nhau với liều lượng thay đổi từ 1-1,5 Kr tạo ra rất nhiều biến dị di truyền về màu sắc hoa, hình dạng cây, thời gian sinh trưởng và cũng đã chọn được một số giống có triển vọng đang trồng thử nghiệm. - Trên cơ sở chọn lọc và đánh giá các mẫu giống, điều tra điều kiện tự nhiên cũng như điều kiện khí hậu của các vùng trồng hoa. Trung tâm hoa cây cảnh cũng đã đề xuất các biện pháp kỹ thuật nhằm hoàn thiện quá trình sản xuất hoa cúc trên đồng ruộng bao gồm các biện pháp như: bón phân, chăm sóc, thời vụ căn cứ vào phản ứng của giống với điều kiện ngoại cảnh có thể trồng cúc vào thời vụ sau: + Vụ Xuân-Hè: trồng tháng 2, 3, 4 thường trồng hè vàng Đà Lạt, CN93, tím hè, đỏ Ấn Độ, chi vàng Đà Lạt, chi trắng Đà Lạt. + Vụ Hè-Thu: trồng tháng 5, 6, 7 thường trồng CN93, CN98. + Vụ Thu-Đông: trồng tháng 9, 10; vụ Đông-Xuân trồng tháng 11, thường trồng các giống cúc Đài Loan, CN97, đỏ tiết dê, giống cúc Singapo. - Viện sinh học nông nghiệp trường ĐHNN I khi nghiên cứu quá trính nhân giống trên cúc CN93 bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào mà nguyên liệu khởi đầu là đỉnh sinh trưởng, kết quả cho hệ số nhân giống khá cao Vũ Thị Tâm 30 Lớp KN 901
  32. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 611/năm. Thí nghiệm trên giống cúc vàng Đài Loan cũng có hệ số nhân giống: 510-610/năm, giống cúc hồng Đài Loan là 310-410/năm. Khi khảo nghiệm phân bón lá Agriconik trên cây hoa hồng và hoa thược dược ở Hà Nội cho kết quả: Số lượng và đường kính hoa đều tăng so với đối chứng phun nước sạch, còn phun phân bón lá Komix – FL cho cây tăng số hoa, đường kính hoa giữ cho hoa lâu tàn (Vũ Cao Thái, 2000). Xử lí phân bón lá SNG, Atonik cho cây hoa cúc đã tác động mạnh đến giai đoạn sinh trưởng sinh thực của cây, làm tăng tỷ lệ hoa hữu hiệu (11% so với đối chứng không xử lí), tăng năng suất, chất lượng, kéo dài tuổi thọ của hoa (Nguyễn Quang Thạch, 2002) [7]. Theo kết luận của đề tài “Ảnh hưởng của một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc lá nhám (Zinnia sp) tại quận Vò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Minh Thanh, lớp Nông học, Đại Học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh (người hướng dẫn Thạc sĩ Trần Thị Dung, 2007) [14], cho thấy các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển ở công thức thí nghiệm sử dụng phân bón lá tăng cao hơn so với công thức đối chứng. Sử dụng phân bón lá NV2 + NV3 cây cúc có thời gian sinh trưởng ngắn, cho hoa lâu tàn, đường kính hoa lớn, chiều dài cuống hoa ngắn. Về hiệu quả kinh tế: công thức sử dụng phân bón lá NV2 + NV3 cho tỉ lệ cây thương phẩm 100%, thu lợi nhuận cao nhất, trong đó số tiền bội thu từ phun phân bón lá là 33,09% . Theo đề tài “Nghiên cứu ảnh hưởng một số phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và hiệu quả sản xuất của cây hoa cúc (Chrysanthemum sp), giống vàng Đài Loan và cây hoa đồng tiền (Gerbera Jamesonii Bol) giống F125” của Nguyễn Hải Tiến (2006) [13], đối với cúc vàng Đài Loan, phun phân bón Vũ Thị Tâm 31 Lớp KN 901
  33. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp lá hữu cơ Pomior 0,4% và phân bón lá Yogen No2 cho hiệu quả kinh tế cao gấp 1,29 và 1,25 lần so với đối chứng. Ngoài ra kéo dài thời gian sinh trưởng của cây, tạo điều kiện cây sinh trưởng, phát triển ở giai đoạn sau. Những nghiên cứu về ảnh hƣởng của nhiệt độ, ánh sáng đến hoa cúc ở Việt Nam Theo Nguyễn Xuân Linh và Nguyễn Thị Kim Lý (1998) [2] sơ bộ đánh giá tập đoàn hoa cúc trong vụ thu - đông tại Hà Nội đi đến kết luận: Hầu hết các giống cúc sinh trưởng, phát triển tốt trong vụ thu-đông. Những giống có giá trị kinh tế cao là: CN93, CN97, CN98, vàng Đài Loan, tím xoáy . Năm 1999, các tác giả Nguyễn Xuân Linh - Nguyễn Thị Kim Lý đã tiến hành trồng thử nghiệm một số giống cúc đều sinh trưởng, phát triển tốt. Trong đó 2 giống có tiềm năng cho năng suất cao và chất lượng tốt nhất là CN93, CN98. Hai giống tím hồng, tím sẫm mặc dù hoa nhỏ hơn nhưng có ưu điểm thân cây thẳng cao, bộ lá gọn, nên khả năng trồng dày để tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích. Do đặc điểm của cúc là cây ngày ngắn, phản ứng khá chặt với nhiệt độ và ánh sáng, nên ở điều kiện tự nhiên mỗi giống chỉ trồng trong một thời vụ nhất định. Đối với cúc Singapo trồng tại thành phố Thái Nguyên thì Đặng Thị Tố Nga (1999) cho rằng giống cúc chỉ nhị tím thích hợp với vụ thu-đông, thời vụ tốt nhất là từ tháng 7, để thu hoạch vào 20/11 thì nên trồng vào 15/7. Theo Đặng Văn Đông (2000) [10] thời vụ trồng cúc Singapo đầu đỏ ở Hà Nội là từ 15/7-15/11, tốt nhất trong tháng 9, nếu trồng sớm hay muộn hơn thì năng suất hoa sẽ giảm. Còn theo Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [8] nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến sự ra hoa của một số giống cúc thu hoạch vào dịp lễ, Tết, thu hoạch kết quả: giống CN97 trồng tháng 5-7 để thu hoạch hoa vào dịp 20/11; Vũ Thị Tâm 32 Lớp KN 901
  34. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp vàng Đài Loan trồng 10/10 để thu hoạch dịp Tết; tím xoáy trồng 9/12 để thu hoạch 8/3. Tác giả Đặng Văn Đông (2000) [10] đã tiến hành thí nghiệm chiếu sáng gián đoạn ban đêm để điều khiển quá trình ra hoa của cúc theo ý muốn và nhận thấy: Xử lý quang gián đoạn bằng bóng đèn điện 100W với mật độ 1 bóng/m2 trong thời gian từ 22h-1h đêm liên tục trong vòng 30 ngày sẽ làm cho giống cúc CN93 trồng vụ đông có hiệu quả cao nhất. Nghiên cứu ảnh hưởng mật độ trồng đến năng suất, chất lượng của cây hoa cúc CN93, Nguyễn Thị Kim Lý (2001) [8] đã nhận thấy mật độ quá thưa, tuy cây tốt nhưng làm giảm số cây/đơn vị diện tích, dẫn đến năng suất giảm. Còn mật độ quá dày số cây nhiều nhưng chất lượng hoa kém. Do đó mật độ vừa phải 40-45 cây/m2 là thích hợp cho CN93 sinh trưởng và đạt năng suất, chất lượng cao nhất. 2.8 Sâu hại hoa cúc Hoa cúc cũng bị nhiều loại sâu bệnh tấn công trên khắp các bộ phận của cây từ ngọn non tới phần rễ, do nhiều loại vi khuẩn, nấm và sâu phá hại. Gặp bệnh nhẹ cây sẽ sống yếu ớt và bệnh nặng cây sẽ chết rất nhanh đôi khi bị lây lan sang cả đám lớn. Vì vậy, khi phát hiện vườn cúc bị sâu bệnh tấn công dù là mới đôi ba khóm, ta cũng nên gấp rút lo việc phòng trừ. Theo Nguyễn Xuân Linh (1998) [2] đã đề xuất những biện pháp phòng trừ và xác định hoa cúc có 9 loại bệnh hại bao gồm 7 bệnh hại do nấm, 1 bệnh do vi khuẩn, 1 bệnh vàng lá do sinh lí. Những bệnh do nấm gây ra bao gồm: đốm lá, phấn trắng, đốm nâu, gỉ sắt, đốm vàng, héo ngọn, lở cổ rễ, héo xanh vi khuẩn. Vũ Thị Tâm 33 Lớp KN 901
  35. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Các loại sâu chủ yếu: sâu xanh, sâu tơ, sâu khoang Côn trùng khác như rệp, muội, nhện Theo Trần Thị Xuyên (1998) [5] hoa cúc có 13 loại sâu bệnh gây hại, trong đó có 56 bệnh, 8 loại sâu. Sâu gây hại nặng là sâu xanh, sâu cuốn lá. Trong 5 loại bệnh thì 4 loại do nấm gây ra, 1 loại do vi khuẩn gây ra. Bệnh phổ biến gây hại nặng là bệnh đốm lá, bệnh đốm trắng, bệnh gỉ sắt. Theo Nguyễn Danh Vàn (2007) [18], một số sâu bệnh hại cúc như sâu xanh, sâu xám, rệp, nhậy, sâu vẽ bùa trên lá, bệnh nấm cóc, bệnh thối lẫu gốc Trên cây hoa cúc thường có một số loại sâu bệnh như: rệp muội nâu, sâu ăn tạp, sâu xanh, bệnh thối gốc nở cổ rễ, bệnh gỉ sắt Hàng ngày trong lúc chăm sóc cần chú ý quan sát nếu thấy sâu bệnh xuất hiện ít, trong diện hẹp thì có thể bắt bằng tay. Nếu sâu bệnh xuất hiện nhiều thì xịt thuốc hoá học. - Rệp nâu đen (Marosiphoniela Saborni Gillette), rệp xanh đen (Pleo Trichophorus Chrysanthemitheobalt), sâu khoang (Spodoteralitura), sâu xanh (Helicover Paarmigera) có thể sử dụng một số loại thuốc như: Vetsemex 20EC hoặc 40EC; Karatimec 2EC; Goldra 250WC; Visher 25ND - Bệnh thối gốc nở cổ rễ (do nấm Rhizoctonia Solani gây ra), có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Kacie 250EC; Vicarben 50BTN/50HP; Benlate 50WP; Validacin 3L/5L/5SP; Moceren 25WP/ 250SC - Bệnh gỉ sắt (Phragmidium mucronatum) có thể sử dụng một trong những loại thuốc như: Kacie 250EC; Vicarben 50BTN; Carban 50SC; Vimancoz 80BTN; Bamper 250EC; Anvil 5SC; Mancozeb 80WP 2.9 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới và ở Việt Nam 2.9.1 Tình hình sử dụng phân bón trên thế giới Từ lâu nhân dân ta đã có câu "người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân". Phân bón đã là một trong những nhân tố chính làm tăng năng suất cây trồng để nuôi Vũ Thị Tâm 34 Lớp KN 901
  36. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp sống nhân loại trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều nước không có công nghệ sản xuất phân bón, và ngoại tệ lại có hạn nên việc sử dụng phân khoáng ở các nước có sự chênh lệch này không phải do tính chất đất đai khác nhau qui định mà chủ yếu là do điều kiện tài chính cũng như trình độ hiểu biết về khoa học, dinh dưỡng của cây trồng qui định. Còn trong các nước phát triển mức độ sử dụng phân khoáng khác nhau là do họ sử dụng cây trồng khác nhau, điều kiện khí hậu khác nhau, cơ cấu cây trồng khác nhau và họ cũng sử dụng các chủng loại phân khác nhau để bổ sung. Ở các nước trên thế giới, vai trò của phân bón trong việc tăng năng suất, phẩm chất cây trồng và tăng độ phì nhiêu của đất đã được xác định. Tác dụng của bùn ao, khô dầu cũng được nêu lên từ thế kỷ 13 trong cuốn “Nông trang tạp yếu” của Quang Phương, đời Nguyên. Than bùn chứa đầy đủ các hợp chất hữu cơ, vô cơ cũng như các loại phân hữu cơ khác, trong đó chất hữu cơ chiếm từ 39,5% - 60,5%, trong chất hữu cơ tỷ lệ axit humic khá cao. Từ nhiều năm nay, rong biển cũng là loại phân hữu cơ được dùng trong nông nghiệp, để cải tạo lại những loại đất có môi trường hoá học bất thuận cho cây trồng và để làm phân bón. Rong biển bón vào đất giải phóng chất hữu cơ và chất khoáng vi lượng giúp ích cho cấu trúc đất thêm tơi xốp và tăng độ màu mỡ. Ở Mỹ, Canada và một số nước phát triển, các loại phân bón sinh học mới sử dụng trong nông nghiệp đều cho hiệu quả kinh tế cao như: cà chua trồng trong nhà kính đạt tới 740 tấn/ha/năm, dưa chuột đạt 1000 tấn/ha/năm. Ở Thái Lan việc sử dụng chế phẩm sinh học hữu cơ trong sản xuất nông nghiệp đã làm cho giá trị nông sản của nước này có vị thế cao trên thị trường thế giới. Các số liệu khảo sát cho thấy: bình quân các nước Châu Á sử dụng nhiều phân bón hơn bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu Vũ Thị Tâm 35 Lớp KN 901
  37. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn bình quân Châu Á. Trong đó, Trung Quốc, Nhật Bản lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn bình quân Châu Á. Hà Lan là nước sử dụng phân khoáng ít nhất. Tuy nhiên, lượng phân bón chủ yếu bón nhiều cho đồng cỏ, rau, và hoa để thu sản lượng chất xanh cao. Và Việt Nam được coi là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước ở Đông Nam Á. Số liệu tham khảo năm 2004 về bình quân sử dụng phân khoáng ở khu vực Đông Nam Á như sau: Bình quân STT Tên quốc gia (kg NPK/ha) 1 Việt Nam 241.82 2 Malaixia 192.6 3 Thái Lan 95.83 4 Philipin 65.26 5 Indo 63.0 6 Myanma 14.93 7 Lào 4.5 8 Campuchia 1.49 Qua bảng số liệu trên, nhận thấy Campuchia, Lào, Myanma sử dụng phân khoáng ít nhất, đặc biệt là Campuchia. Nhà bác học người Rumani Davideson (5/1957) trong hội nghị quốc tế đã nói: “Cơ sở nông nghiệp là độ phì nhiêu của đất và cơ sở của độ phì nhiêu của đất là phân bón. Nhờ có phân bón mà diện tích nhỏ cho năng suất cao”, với 26 năm kinh nghiệm nghiên cứu tại viện khoa học, ông đã chứng minh rằng không có cách nào hiệu quả hơn nâng cao năng suất bằng cách sử dụng phân bón, ông nêu lên vai trò của phân bón trong việc nâng cao năng suất và chất lượng nông sản khi mà diện tích đất đai ngày càng thu hẹp dần. Năm 1989, toàn thế giới đã sử dụng 147 triệu tấn phân bón hoá học. Song việc bón phân hoá học về lâu dài làm tỷ lệ mùn giảm, đất chai cứng, gây ô nhiễm môi Vũ Thị Tâm 36 Lớp KN 901
  38. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp trường, dẫn đến năng suất, chất lượng nông sản giảm, đồng thời trong nông sản tích tụ nhiều độc tố gây hại đến sức khoẻ của con người, vì vậy bón phân vô cơ không phải là phương án tối ưu khi sản xuất về lâu dài. Do vậy trong sản xuất nông nghiệp cần kết hợp bón phân vô cơ và phân hữu cơ. Phân hữu cơ tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn cho người tiêu ‾ dùng (thành phần kim loại nặng và hàm lượng NO3 đều rất thấp). Hiện nay trên thề giới đang quan tâm đến việc sử dụng các loại phân bón hữu cơ (phân bón sinh học) và các chế phẩm sinh học bao gồm các loại phân chuồng, phân ủ, phân xanh các loại, phân vi sinh. Ở Ấn Độ, hàng năm sản xuất ra khoảng 265 triệu tấn phân ủ, lượng bón bình quân 2 tạ/ha/năm, tương đương với 3,5-4 triệu tấn NPK và 6,7 triệu ha cây phân xanh, mỗi hecta thu được 40-50 kg đạm, ước tính thu được khoảng 0,3 triệu tấn đạm (theo tác giả Phạm Văn Toản 2004). Đặc biệt Trung Quốc là nước sử dụng phân bón hữu cơ rất lớn, nhất là phân chuồng, phân xanh rơm rạ, tương đương với 9,8 tấn NPK nguyên chất, và sử dụng nhiều các loại phân sinh học trên đồng ruộng. Phân sinh học sử dụng cho 1 ha tương đương với 65 kg (N+ P2O5 + K2O). Tác dụng sinh lý, hoá nông của axit humic là kích thích tác dụng của bộ rễ làm cho cây trồng sinh trưởng mạnh. Chính vì vậy ở Liên Xô, ngoài việc dùng than bùn độn chuồng, chế biến các loại phân khác, than bùn còn dùng để điều chế các loại phân kích thích như: Humat natri, Humuphôt 2.9.2 Tình hình sử dụng phân bón ở Việt Nam Trong sản xuất nông nghiệp của nước ta, bên cạnh việc sử dụng phân hữu cơ bón cho cây trồng thì mỗi năm nông dân Việt Nam còn sử dụng Vũ Thị Tâm 37 Lớp KN 901
  39. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp khoảng 5 triệu tấn phân bón vô cơ do các cơ sở tư nhân và các công ty sản xuất, cung ứng. Từ năm 1985 đến nay, mức tiêu thụ phân đạm tăng trung bình khoảng 7,2%/năm, phân lân tăng 13,9%/năm, riêng phân kali có mức tăng cao nhất là 23,9%. Tổng sử dụng N + P2O5 + K2O trong 15 năm qua tăng trung bình 9,0%/năm, và trong thời gian tới có xu hướng tăng 10%/năm. Hiện nay, ngành sản xuất phân hoá học của nước ta mới đáp ứng được 45% nhu cầu của nông nghiệp còn lại phải nhập khẩu hầu như toàn bộ đạm Urê, kali và phân phức hợp DAP, một lượng khá lớn NPK với tổng số 3 triệu tấn/năm. Riêng với phân khoáng kali do phải nhập khẩu hoàn toàn nên tiêu thụ kali ở nước ta phụ thuộc thị trường nước ngoài. Ở miền Bắc, trước năm 1970, nông nghiệp sử dụng phân hữu cơ là chủ yếu, tiêu biểu là phân compôt, phân rác, phân xanh các loại Từ khi bắt đầu cuộc "Cách mạng xanh" đến nay, với cơ cấu cây trồng mới, giống mới (đặc biệt là giống lai), hệ thống tưới tiêu được cải thiện, khả năng cung ứng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật được tăng cường, đặc biệt sau khi một số điều trong luật đất đai được sử đổi (12/1998) thì sản xuất nông nghiệp của nước ta đã đi theo hướng thâm canh, tăng vụ để tăng năng suất, chất lượng nông sản phù hợp với yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Trong 15 năm qua, ở các giai đoạn 1990-1995, 1995-2000, 2000-2005 lượng tiêu thụ Kali ở Việt Nam tăng rất nhanh và liên tục, mức tiêu thụ phân đạm tăng 10,3%; 16,7%; 8,2% tương ứng, phân lân tăng 13,4%; 26,8%; 21,1%.Như vậy 5 năm trở lại đây mức tăng tiêu thụ phân đạm, lân có xu hướng giảm. Tại thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều loại chế phẩm sinh học với thành phần chủ yếu là các nguyên tố vi lượng, chất điều hoà sinh trưởng dưới dạng hỗn hợp hoặc dùng riêng lẻ. Thực tế sản xuất trong thời gian qua đã cho Vũ Thị Tâm 38 Lớp KN 901
  40. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp thấy một số loại đã và đang được dùng phổ biến trên nhiều loại cây trồng như: Rubi, Seahumic, Komic, Atonik đem lại hiệu quả rõ rệt. Trong số các thiếu hụt dinh dưỡng cho cây trồng trên các loại đất ở Việt Nam, thì lớn nhất và quan trọng nhất vẫn là sự thiếu hụt về đạm, lân, kali. Đây cũng là những chất dinh dưỡng mà cây trồng hấp thụ với lượng lớn nhất và sẽ chi phối hướng sử dụng phân bón. Mặt khác, khi bón phân người ta cũng bắt đầu tính đến nhu cầu dinh dưỡng của từng loại cây trồng, thậm chí cho từng giống cụ thể, trong các vụ gieo trồng, trên từng loại đất riêng. Vì vậy trong việc bố trí cơ cấu sản phẩm phân bón, vấn đề quan trọng là phải nắm được cơ cấu dinh dưỡng cây trồng trong vụ đồng thời có tính đến đặc điểm của các loại cây trồng vụ trước. Thực tế chứng minh, phân hữu cơ chỉ có thể là một loại phân bón bổ sung chứ không thể thay thế hoàn toàn phân vô cơ. Song việc bón phân vô cơ lâu dài sẽ làm cho đất chua, tỷ lệ mùn giảm, đất chai cứng Do vậy, để đảm bảo cho một nền nông nghiệp phát triển bền vững, phải tăng cường sử dụng phân bón trên cơ sở kết hợp hài hoà giữa phân vô cơ và phân hữu cơ. Trong các loại phân bón được sử dụng không những cân đối về tỷ lệ mà phải cân đối với lượng hấp thụ của cây để bù lại lượng thiếu hụt do cây trồng lấy đi từ đất. Kết quả điều tra tình hình sử dụng phân bón của viện Thổ nhưỡng- Nông hoá và các Viện, trường Đại học nông nghiệp từ năm 1995 đến nay cho thấy một số hạn chế về việc sử dụng phân bón ở miền Bắc nước ta như sau: - Việc bón phân mới chỉ chú trọng ở vùng đồng bằng, nơi mà một số cây trồng có khối lượng hàng hoá nông sản tương đối lớn như: lúa, ngô, khoai tây, rau vụ đông Ở đất đồi núi, người ta chỉ chú trọng bón phân cho các vùng chuyên canh như chè, mía. Trong 10 năm qua tỷ lệ bón N-P-K đã cân đối hơn, tỷ lệ bón N-P-K của các năm 1990, 1995 và 2000 tương ứng là 1:0,12:0,15 - 1:0,46:0,12 và 1:0,44:0,37. Vũ Thị Tâm 39 Lớp KN 901
  41. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp - Lượng phân bón trên 1 ha tuy đã được tăng lên (ở các năm 1990, 1995 và 2000 tổng lượng bón N + P2O5 + K2O (kg/ha) tương ứng là 58,7- 117,7 và 170,8 chủ yếu trên đất đồng bằng) nhưng so với các nước phát triển thì mức tăng trên vẫn còn thấp (ở Mỹ, Hàn Quốc, Pháp, Nhật Bản tổng lượng NPK tiêu thụ khoảng 240-400 kg/ha). Trên đất đồi núi của nước ta thì mức sử dụng phân bón còn thấp hơn nhiều, đặc biệt phân kali được bón quá ít. - Sử dụng các loại phân bón không đều ở các vùng sinh thái và các thửa ruộng ở các tiểu vùng. Vì đất trồng trọt ở đồng bằng đã chia cho các hộ gia đình, nên lượng phân bón cho nhu cầu của mỗi loại cây trồng cũng rất khác nhau, phụ thuộc vào khả năng chăn nuôi và tiềm lực kinh tế mỗi hộ gia đình. Mặt khác, diện tích đất trồng trọt của mỗi hộ gia đình ở vùng đồng bằng là rất thấp, trung bình là 0,3 ha/hộ, hơn nữa lại chia ra nhiều thửa ruộng ở các tiểu địa hình trong xã. Trên đất đồi núi, việc đầu tư cho phân bón lại rất thấp, đặc biệt đối với cây công nghiệp, cây thực phẩm lâu năm, cây ăn quả, cây rừng đồng cỏ. - Sử dụng phân bón còn gây nguy cơ ô nhiễm môi trường. Sử dụng phân rác, phân chuồng không hợp vệ sinh gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp, tiêu hoá ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng. Phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý (Urê, SA, K2SO4, KCl, super lân còn dư lượng axit) đã làm chua hóa đất nên làm nghèo kiệt các ion bazơ và làm xuất hiện nhiều nguyên tố độc hại mà chủ yếu là Al3+, Fe3+, Mn2+ di động có hại cho cây trồng, làm giảm hoạt tính sinh học của đất. Ngoài ra, việc bón nhiều và bón muộn phân đạm đã làm tăng đáng kể hàm lượng nitrat trong nông sản. Theo kết quả nghiên cứu của Viện Nông hoá-Thổ nhưỡng năm 2006 ở diện rộng và diện hẹp của một số cây trồng trong năm 2002-2003 trên một số loại đất miền Bắc: trên cây lúa phun Bio-plant-99 tăng 9,9-15,0 tạ/ha, thu nhập thêm 1.547.500-2.567.500 đồng/ha. Phun Proplant-99 tăng 8,0-10,6 Vũ Thị Tâm 40 Lớp KN 901
  42. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp tạ/ha, thu nhập thêm 942.900-1.422.900 đồng/ha. Khi phối hợp 2 loại phân trên và giảm 25% lượng phân bón vô cơ (NPK) làm tăng 6.2-17,2 tạ/ha, thu nhập thêm 742.400-2.918.400 đồng/ha. Vũ Thị Tâm 41 Lớp KN 901
  43. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp PHẦN 3: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Vật liệu nghiên cứu 3.1.1 Đối tƣợng nghiên cứu Tiến hành nghiên cứu trên giống cúc vàng hè CN01 (Standard Chrysanthemum), đã được đưa vào trồng trong sản xuất. 3.1.2 Phân bón dùng trong thí nghiệm - Các thí nghiệm được sử dụng các loại phân bón sau đây: + Phân hữu cơ: Phân chuồng hoai mục + Phân bón lá: - Đầu Trâu 502 - Orgamin - K-Humat - Đề tài nghiên cứu sử dụng 3 loại phân bón + Phân bón lá Đầu trâu 502 Là phân bón được sản xuất tại công ty phân bón Bình Điền -thành phố Hồ Chí Minh. Thành phần hóa học của phân bón lá Đầu trâu 502: Đạm (N) 30% Lân (P2O5) 12% Kali (K2O) 10% Canxi(Ca) 0,05%, Magie(Mg) 0,05%, Kẽm(Zn) 0,05%, Đồng(Cu) 0,05%, Bo(B) 0,02%, Sắt(Fe) 0,01%, Magan(Mn) 0,01%, Molipden(Mo) 0,01%, PENACP 0,002%, GA3, αNAA, NOA. Phân bón lá Đầu trâu 502 có tác dụng tăng khả năng nảy chồi, ra lá mới, tăng sức chống chịu sâu bệnh, hạn và rét. Đặc hiệu hồi phục cây bị nghẹt Vũ Thị Tâm 42 Lớp KN 901
  44. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp rễ, vàng lá. Tăng năng suất chất lượng và lợi nhuận. Pha chế 10g phân bón lá Đầu trâu 502 vào bình 8-10 lít nước. + Phân bón lá Orgamin Orgamin là sản phẩm phân bón lá kích thích phát triển thân lá củ quả cây trồng, sản phẩm của hãng Pulsar inter corp-Japan (Nhật Bản). Thành phần hoá học của phân bón lá Orgamin: N: 0,1%, K2O : 0,15%, Mg: 4%, Mn: 0,14%, B: 0,35%, Mo: 0,015%, Amino axit 0,3%, Vitamin :0,0003%, Đường: 0,01%, Nucleic:0,02%. Orgamin pha 10ml dung dịch cho 8-10 lít nước, phun ướt đều, đẫm lên toàn bộ thân cây trồng. Phun vào thời kỳ phát lộc, tạo bông to, mập, màu sắc đẹp, bộ rễ phát triển. + Phân bón lá K-Humat Phân bón lá K-Humat là sản phẩm của công ty cổ phần sinh hóa Minh Đức, nguyên liệu chính nhập khẩu từ Mỹ. Thành phần hoá học của phân bón lá K-Humat: - Chất cơ bản: N: 7,5%, P2O5: 2%, K2O: 0,3%,(K-Humat 18000ppm) - Vi lượng: Cu: 900ppm, Zn: 900ppm, Bo: 900ppm, Mg: 400ppm, Mo: 70ppm, S: 1300ppm, Mn: 1200ppm. Pha 15ml phân bón lá K-Humat với 10-16l nước sạch, phun cho 200- 250 m2, phun ướt đều, ướt đẫm trên lá. 3.2 Nội dung nghiên cứu 3.2.1 Tìm hiểu điều kiện tự nhiên xã Quang Hƣng 3.2.2 Nghiên cứu thí nghiệm ảnh hƣởng của phân bón đến khả năng sinh trƣởng, phát triển của cúc vàng hè CN01. Vũ Thị Tâm 43 Lớp KN 901
  45. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 1. Thí nghiệm 1: Nghiên cứu ảnh hưởng của một số phân bón đến khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa cúc vàng hè CN01. Công thức 1: Phân bón Đầu trâu 502 Công thức 2: Phân bón K-Humat Công thức 3: Phân bón Orgamin Công thức 4: Đối chứng 2. Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng thời gian phun phân Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa cúc vàng hè CN 01. Công thức 1: Phun 7 ngày/1 lần Công thức 2: Phun 10 ngày/ 1 lần Công thức 3: Phun 15 ngày/ 1 lần Công thức 4: Đối chứng 3. Thí nghiệm 3: Nghiên cứu ảnh hưởng của các nồng độ phân bón Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trưởng, phát triển của hoa cúc vàng hè CN 01. Công thức 1: Nồng độ 0,1 % Công thức 2: Nồng độ 0,2 % Công thức 3: Nồng độ 0,3 % Công thức 4: Đối chứng 3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu 3.3.1 Phƣơng pháp bố trí thí nghiệm Mỗi công thức thí nghiệm gồm 30 cây, nhắc lại 3 lần. Qui trình trồng và chăm sóc cúc ở các ô thí nghiệm: - Chọn đất trồng và làm đất. Cúc có bộ rễ chùm ăn ngang, chủ yếu tầng đất nông, từ 5-20cm, có rất nhiều rễ phụ. Bộ rễ phát triển mạnh nên đất thích hợp cho cúc là đất thịt nhẹ, Vũ Thị Tâm 44 Lớp KN 901
  46. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp tơi xốp, đặc biệt là đất phù sa mới, bề mặt bằng phẳng, thoát nước tốt, có nguồn nước tưới không bị ô nhiễm. Độ pH phù hợp đất trồng cúc từ 6 - 6,5. Nếu trồng cúc trên đất trũng, ẩm thấp, bí, đất chua, dẫn tới thiếu oxy và ảnh hưởng tới hoạt động của các vi sinh vật trong đất, quá trình phân giải chất hữu cơ chậm thì bộ rễ kém phát triển. Điều này ảnh hưởng tới việc hút dinh dưỡng của cây, dẫn đến hiện tượng cây còi cọc, lá úa vàng, sinh trưởng phát triển kém. Đất được cày bừa kỹ làm sạch cỏ và lên luống cao từ 25-30 cm, mặt luống rộng 0,8-0,9 m, chiều dài tuỳ ruộng bố trí sao cho thuận lợi việc chăm sóc cúc. - Chuẩn bị đất trƣớc khi trồng Đất cho trồng cúc cần phải được cày sâu bừa kỹ, phơi ải để tăng cường sự hoạt động của vi sinh vật háo khí, tăng cường sự lưu thông khí trong đất, giúp đất giữ nước giữ phân tốt. Tùy theo cấu tượng đất, mà mức độ cày bừa khác nhau. Với đất phù sa chỉ cần cày, bừa qua rồi lên luống. Với đất thịt trung bình và thịt nặng phải phay đất nhiều lần. Tuy nhiên, không làm đất quá nhỏ, phá vỡ cấu tượng của đất. Vì đất nhỏ dễ bị đóng váng khi mưa hoặc khi tưới đẫm, mất đi độ tơi xốp cần có. - Phân bón Trước khi trồng 10-12 ngày lên luống, bón phân. Vì cúc trồng với mật độ dày nên không bón phân theo hốc, theo hàng mà bón đều trên mặt luống. + Phân chuồng hoai mục: 1000kg/1 sào, bón lót toàn bộ. + Phân bón lá bón theo công thức thí nghiệm . + Đối chứng phun nước lã sạch. Phân chuồng hoai mục trộn đều với đất sau đó dùng nilông che lại để tránh mưa rửa trôi và cỏ mọc, đợi đến khi trồng mới bỏ ra. - Tiêu chuẩn cây trồng Vũ Thị Tâm 45 Lớp KN 901
  47. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Các cây được chọn đem trồng ngoài sản xuất phải là những cây xanh tốt, khỏe mạnh, có bộ rễ phát triển, sạch sâu bệnh, không quá già, đồng đều về độ tuổi và kích cỡ. Loại bỏ những cây yếu ớt, bị sâu bệnh. Nếu đi mua cây con về trồng cần phải phân loại cây. - Mật độ, khoảng cách Khoảng cách trồng là 12x15cm cho các giống cây cao, thân mập, cứng, không cần cọc đỡ và sau trồng 30-50 ngày tiến hành ngắt mầm nách thường xuyên chỉ để 1bông /1cây. - Cách trồng - chăm sóc Chọn ngày râm mát, hoặc trồng vào buổi chiều mát, tưới nhẹ luống đất đã được chuẩn bị sau đó trồng cây hoa xuống. Khi trồng xong lấy tay ấn chặt gốc. Dùng rơm mềm hoặc mùn rác che phủ gốc và dùng bình ô-doa hoặc vòi phun nhẹ tưới đẫm luống. Mùn rơm vừa có tác dụng giữ ẩm cho cây vừa có tác dụng hạn chế sự đóng váng lớp đất mặt, làm cho nước tưới có thể xuống rễ một cách dễ dàng. Sau khi trồng tiến hành tưới nước thường xuyên 2 lần/1 ngày vào các buổi sáng sớm và chiều mát, cho đến khi cây bén rễ hồi xanh. Sau đó khoảng 5 ngày tưới 1 lần (tuỳ theo điều kiện thời tiết). Các chỉ tiêu theo dõi + Chỉ tiêu về sinh trưởng - Chiều cao cây (cm) - Số lá trên cây (lá/cây) - Đường kính thân (cm) + Theo dõi thời kỳ ra hoa - Số nụ xuất hiện trong ngày theo dõi - Ngày hoa bắt đầu nở (10%) - Ngày hoa nở rộ (90%) Vũ Thị Tâm 46 Lớp KN 901
  48. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp + Chỉ tiêu về chất lượng hoa - Chiều dài bông hoa (cm) - Đường kính hoa (cm) - Chiều dài cành hoa (cm) - Màu sắc hoa - Độ bền của hoa trên đồng ruộng (từ khi nở đến khi hoa tàn) (ngày) + Chỉ tiêu về năng suất - Số cây trồng/ đơn vị diện tích - Số hoa nở/ đơn vị diện tích - Số hoa nở hữu hiệu - Số lượng hoa thực thu (hoa sử dụng được) + Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - Tổng thu, chi trồng cúc trong điều kiện bón phân và không bón phân. - Phần lãi thuần thu được. - Hiệu quả của việc bón phân so với không bón phân. 3.3.2 Xử lý số liệu Số liệu thu được, được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học của Phạm Chí Thành (1998) và chương trình IRRISTAT. 3.3.3 Địa điểm nghiên cứu - Điều tra tình hình sản xuất hoa cúc tại xã Quang Hưng. - Các thí nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển hoa cúc tại hộ gia đình trồng hoa cúc tại xã Quang Hưng. 3.3.4 Thời gian thực hiện Đề tài nghiên cứu được tiến hành từ tháng 3/2009 đến tháng 7/2009 tại địa điểm trên. Vũ Thị Tâm 47 Lớp KN 901
  49. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Trong suốt quá trình sinh trưởng của cây hoa cúc yêu cầu lượng phân bón không cao lắm nhưng phải đảm bảo đầy đủ, cân đối, bón đúng lúc, đúng cách. Nếu thiếu dinh dưỡng cây sẽ bị còi cọc hoa nhỏ, dễ bị sâu bệnh. Nếu thừa dinh dưỡng cây sẽ cao vống dễ bị đổ, khả năng chống chịu kém.Và chung ta cần lựa chọn đúng loại phân bón cho hoa mới đem lại hiệu quả kinh tế cao. Việc xây dựng một chế độ bón phân hợp lý phải dựa vào nhu cầu của cây, khả năng hấp thụ loại phân, dinh dưỡng và đặc điểm tự nhiên, thời tiết, khí hậu của từng địa phương. Nói chung, cây hoa cúc yêu cầu đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng khoáng đa lượng, trung lượng (N, P, K, Ca, S ), dinh dưỡng vi lượng (CU, Zn, Fe, Mn, Mo, B ). Trong điều kiện vụ Xuân – Hè có nhiệt độ cao, ánh sáng nhiều, sự phân giải phân bón nhanh, cho nên việc xác định chề độ bón phân hợp lý có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa. Do đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu một số loại phân bón khác nhau, theo dõi ảnh hưởng của các công thức bón phân đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, chất lượng hoa cúc vàng hè CN01. 4.1 Điều kiện tự nhiên xã Quang Hƣng Quang Hưng là xã thuộc huyện An Lão, thành phố Hải Phòng. Xã có tổng diện tích tự nhiên là 660 ha, diện tích cho sản xuất nông nghiệp khoảng 264 ha. Xã được bao quanh bởi hệ thống 4,7 km đê sông Văn Úc, 3 km đê Vũ Thị Tâm 48 Lớp KN 901
  50. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp sông Đa Độ nên rất thuận lợi cho việc tưới tiêu nước với hệ thống thủy lợi đầy đủ, đảm bảo. Quang Hưng là xã có địa hình thấp, đất đai không được bằng phẳng. Độ cao so với mực nước biển khoảng 0,7-1 m. Đất đai chủ yếu mang tính chất đất thịt nhẹ, có thành phần dinh dưỡng tốt, pH khoảng 6,5-7, thuận lợi cho cây trồng nói chung cũng như cây hoa cúc nói riêng phát triển tốt. Nằm trong khu vực của miền Bắc nước ta, nên xã cũng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, mặt khác chịu ảnh hưởng của biển nên nhiệt độ và độ ẩm thấp hơn so với các vùng khác thuộc Bắc bộ. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 20-24oC, nhiệt độ cao nhất có khi tới 40oC, thấp nhất ít khi dưới 5oC, nhiệt độ trong năm có tới 60-85 ngày có nhiệt độ thấp hơn 15oC. Xã nằm trong khu vực có 2 hướng gió chủ đạo, gió Đông Bắc vào mùa đông và gió Đông Nam vào mùa hè, với vận tốc gió trung bình 3,5-4,2 m/s. Mùa gió bấc (mùa đông) lạnh và khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa gió nồm (mùa hè) mát mẻ, nhiều mưa, kéo dài từ tháng 4 đến tháng 11 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1600 - 1800 mm. Bão thường xảy ra từ tháng 6 đến tháng 9, có khoảng dưới 36 ngày có gió Tây nóng, 7 - 12 ngày lượng mưa dưới 50 mm. Độ ẩm hàng năm là 80-86%, cao nhất là 100% vào tháng 7,8,9 và thấp nhất là tháng 12, tháng 1. Tổng năng lượng mặt trời hàng năm là 4.600 MJ/m2, cường độ bức xạ mặt trời là 146 W/m2, bức xạ mặt đất trung bình là 117 Kcal/cm2/phút, bức xạ quang hợp lớn 56-62 Kcal/cm2/năm. Số giờ nắng đạt trung bình 1.692,4 giờ/năm. 4.2 Ảnh hƣởng phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của hoa cúc vàng hè CN01. Vũ Thị Tâm 49 Lớp KN 901
  51. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 4.2.1 Ảnh hƣởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến chiều cao cây hoa cúc vàng hè CN01. Chiều cao cây là một trong những đặc trưng hình thái cơ bản để phân biệt giống. Nó là đặc tính di truyền, chịu tác động của ngoại cảnh đồng thời phản ánh sát thực tình hình sinh trưởng, khả năng phân cành liên quan đến sự ra hoa của cây. Kết quả theo dõi được trình bày trong bảng 1. Bảng 1: Chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01 khi phun phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin Thời gian sau trồng Chiều cao cây (cm) (tuần) CTTN 2 4 6 8 CT1 12,50 22,17 50,95 58,20 CT2 12,06 22,05 48,00 56,60 CT3 12,45 22,15 50,60 57,60 CT4 11,40 20,38 46,85 55,30 LSD5% 0.568 CV% 8.7 Qua bảng 1 cho thấy, sau trồng 2 tuần, chiều cao cây ở các công thức chưa có sự chênh lệch nhau nhiều. Chiều cao cây ở CT1: 12,50 cm, CT2: 12,06 cm, CT3: 12,45 cm và CT4: 11,40 cm. Đó là do cây con mới chuyển từ vườn ươm ra sản xuất nên mất thời gian để thích nghi với môi trường mới, sự hấp thu dinh dưỡng lúc này còn hạn chế do bộ rễ và lá chưa phát triển. Vũ Thị Tâm 50 Lớp KN 901
  52. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Sau trồng 4 tuần, chiều cao cây ở các công thức đã tăng lên nhiều. Chiều cao cây lớn nhất là ở CT1: 22,17 cm, tiếp đến CT2: 22,05 cm, CT3: 22,15 cm và thấp nhất vẫn là CT4: 20,38 cm. Sau trồng 6 tuần, khi cây đang ra nụ thì thấy rằng chiều cao cây ở các công thức tăng lên rõ rệt. Chiều cao cây lớn nhất ở CT1: 50,95 cm, thấp hơn là CT3: 50,60 cm, tiếp đến CT2: 48,00 cm và thấp nhất là CT4: 46,85 cm. Sau trồng 56 ngày, khi nụ chuẩn bị nở hoa chiều cao cây tăng đến mức gần tối đa nhất. Chiều cao cây cao nhất ở CT1: 58,20 cm, thấp hơn là CT3: 57,60 cm, tiếp đến là CT2: 56,60 cm và thấp nhất vẫn là ĐC: 55,30 cm. Qua 56 ngày theo dõi chỉ tiêu chiều cao cây cho thấy: khi áp dụng các loại phân bón khác nhau thì chiều cao cây ở các công thức cũng khác nhau. Nhìn chung chiều cao cây thường tăng mạnh sau nhiều lần bón thúc, thời gian đầu chiều cao cây tăng lên do sự hình thành các đốt thân nên chiều cao cây tăng chậm. Thời gian từ ra nụ chiều cao cây tăng lên do sự vươn dài của các lóng đốt và thân dưới hoa nên chiều cao cây tăng nhanh hơn. Trong 4 công thức nghiên cứu thì CT1 có chiều cao cây tăng mạnh nhất, tiếp đến là CT3, CT2 và thấp nhất là CT4. Như vậy, trong 3 loại phân đưa vào nghiên cứu thí nghiệm thì ảnh hưởng tốt nhất đến phát triển chiều cao cây là phân bón Đầu trâu 502 do trong phân bón có thành phần GA3 - chất kích thích tăng trưởng chiều cao cây, tiếp đến là phân bón Orgamin, ảnh hưởng thấp hơn là phân bón K-Humat. Vũ Thị Tâm 51 Lớp KN 901
  53. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Biểu đồ 1: Ảnh hƣởng phân bón lá Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến chiều cao cây hoa cúc vàng hè CN01. 70 60 50 Tuần 2 40 Tuần 4 30 Tuần 6 Tuần 8 20 Chiều (cm) cây cao 10 0 CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức 4.2.2 Ảnh hƣởng phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến số lá trên cây của hoa cúc vàng hè CN01. Số lá/cây là chỉ tiêu biểu hiện sự sinh trưởng của cây và mang đặc tính di truyền của giống. Từ bảng 2 cho thấy số lá trên cây không có sự khác biệt giữa các công thức thí nghiệm. Sau trồng 2 tuần, CT1 có số lá nhiều nhất: 12,60 lá, CT2: 12,05 lá, CT3: 11,80 lá và thấp nhất là CT4: 11,70 lá. Sau trồng 6 tuần, khi cây có nụ trên cùng ngọn cây thì số lá/cây trên thân chính đạt tối đa. Nhìn vào số lá/cây trong suốt quá trình ra lá của hoa cúc cho thấy số lá/cây ở các công thức trong mỗi thời kì theo dõi có khác nhau nhưng không nhiều lắm. Số lá/cây cao nhất ở CT1: 32,00 lá, tiếp đến CT3: 31,70 lá, CT2: 31,17 lá và thấp nhất ở CT4: 31,00 lá. Điều đó chứng tỏ số lá/cây là một đặc điểm của giống, việc áp dụng các loại dinh dưỡng khác nhau đều không ảnh hưởng đến số lá/cây. Hoa cúc có số đốt tương đương nhau, nhưng sự hấp thụ các loại dinh dưỡng khác nhau Vũ Thị Tâm 52 Lớp KN 901
  54. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp đã làm cho tế bào trong cây ở các công thức thí nghiệm dãn theo chiều dọc với mức độ khác nhau, độ dài đốt, lóng của cây khác nhau. Như vậy sự tăng trưởng chiều cao cây là kết quả sự vươn dài các đốt trên thân mà không phải sự tăng lên về số lá/cây. Bảng 2 : Số lá/cây của hoa cúc vàng hè CN01 khi phun phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin Thời gian sau trồng Số lá trên cây (số lá/cây) (tuần) CTTN 2 4 6 CT1 12,60 21,60 32,00 CT2 12,05 20,20 31,70 CT3 11,80 21,00 31,30 CT4 11,70 20,00 31,00 LSD5% _ _ 0,43 CV% _ _ 9,4 4.2.3 Ảnh hƣởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến đƣờng kính thân cây của hoa cúc vàng hè CN01. Đường kính thân cây hầu như không có sự sai khác nhiều giữa các công thức thí nghiệm. Từ khi trồng đến tuần thứ 8, đường kính thân cây lớn nhất ở CT1: 0,57 cm, tiếp đến là CT3: 0,53 cm, CT2: 0,52 cm và thấp nhất là CT4: 0,51cm. Như vậy tốc độ tăng trưởng đường kính thân của hoa cúc chậm nhất là ở CT4, nhanh nhất là ở CT1. Vũ Thị Tâm 53 Lớp KN 901
  55. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Bảng 3: Đường kính thân cây của cúc vàng hè CN01 khi phun phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin Thời gian sau trồng Đường kính thân cây (cm) (tuần) CTTN 2 4 6 8 CT1 0,39 0,43 0,52 0,57 CT2 0,39 0,41 0,50 0,52 CT3 0,43 0,46 0,51 0,53 CT4 0,40 0,42 0,49 0,51 LSD5% _ _ _ 0,01 CV% _ _ _ 11 4.2.4 Ảnh hƣởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin tới thời gian xuất hiện nụ và ra hoa của cúc vàng hè CN01. Các hoocmon cần thiết cho sự ra hoa đều tập trung ở thân, lá và sẽ được vận chuyển vào hoa trong quá trình lớn lên của nụ. Vì vậy sự tăng trưởng về chiều cao cây, đường kính thân, số lá/cây có vai trò quan trọng trong sự ra hoa của cây. Mặt khác chiều cao cuối cùng của cây quyết định chiều dài cành hoa. Sau khoảng 45-55 ngày sau trồng, cây bắt đầu phân hóa mầm hoa, ổn định về mặt sinh trưởng sinh dưỡng, chuyển sang sinh trưởng sinh thực. Kết quả này được thể hiện ở bảng 4: Qua bảng 4 chúng ta thấy: thời gian từ trồng đến khi cây có nụ ở CT1 là ngắn nhất (49,00 ngày). Các CT2: 54,27 ngày, CT3: 52,67 ngày nụ xuất Vũ Thị Tâm 54 Lớp KN 901
  56. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp hiện muộn hơn, CT4 nụ xuất hiện muộn nhất. Thời gian từ trồng đến khi cây nở hoa ở CT1 cũng là ngắn nhất, hoa nở sớm nhất. Bảng 4: Thời gian sinh trưởng, kích thước cây khi có nụ của cúc CN01 khi sử dụng phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin Kích thước cây khi có nụ Chỉ Thời gian Thời gian tiêu từ trồng Chiều cao Số lá/cây Đường từ trồng đến khi có cây (cm) (lá) kính thân đến khi nở CTTN nụ (ngày) (cm) hoa (ngày) CT1 49,00 58,20 32,00 0,57 70,27 CT2 54,27 56,60 31,70 0,52 76,27 CT3 52,67 57,60 31,30 0,53 75,00 CT4 55,38 55,30 31,00 0,51 78,91 LSD5% 2,13 _ _ _ _ CV% 10,8 _ _ _ _ Vũ Thị Tâm 55 Lớp KN 901
  57. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Biểu đồ 2: Ảnh hƣởng phân bón lá Đầu trâu, K - Humat, Orgamin đến thời gian ra nụ của hoa cúc vàng hè CN01 60 50 40 30 20 Thời gian (ngày) 10 Thời gianThời (ngày) 0 CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức 4.2.5 Năng suất, chất lƣợng hoa của cúc vàng hè CN01 dƣới tác dụng phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin. Mục đích của việc bón phân cho hoa nhằm cung cấp đầy đủ hơn các dinh dưỡng cần thiết cho sự ra hoa, nhằm đạt được năng suất và chất lượng hoa sau này tốt nhất. Để đánh giá được điều đó chúng tôi theo dõi một số chỉ tiêu về tỷ lệ nở hoa, chất lượng hoa, màu sắc hoa. Kết quả này được trình bày ở bảng 5. Vũ Thị Tâm 56 Lớp KN 901
  58. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Bảng 5: Ảnh hưởng của phân bón Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến năng suất, chất lượng hoa cúc vàng hè CN01 Chỉ Tỷ lệ hoa Chiều dài Đường Độ bền tiêu nở hữu cành hoa kính bông hoa trên Màu sắc hiệu (%) (cm) hoa (cm) đồng hoa CTTN ruộng (ngày) CT1 98,57 58,20 11,33 12,8 Vàng tươi CT2 95,24 56,60 9,20 9,20 Vàng tươi CT3 96,67 57,60 9,30 10,0 Vàng tươi CT4 90,48 55,30 8,10 8,70 Vàng tươi Năng suất và chất lượng hoa là chỉ tiêu để đánh giá sự sinh trưởng phát triển, nó quyết định tới giá trị sản lượng hoa sau này. Năng suất phụ thuộc vào tỷ lệ hoa nở hay phụ thuộc vào số hoa hữu hiệu/đơn vị diện tích. Từ kết quả bảng trên cho ta thấy: tỷ lệ hoa nở/tổng số cây ở các công thức thí nghiệm biến động từ 90,48% - 98,57%. Trong đó CT1 có tỷ lệ nở hoa cao nhất là 98,57%, tiếp đến là CT3: 96,67%, CT2: 95,24%, thấp nhất là CT4: 90,48%. Như vậy cho thấy tỷ lệ nở hoa có phụ thuộc vào loại dinh dưỡng mà chúng ta bón vào. Tất cả các công thức sủ dụng phân bón đều có tỷ lệ nở hoa cao hơn so với đối chứng. Vũ Thị Tâm 57 Lớp KN 901
  59. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Biểu đồ 3: Ảnh hƣởng của phân bón lá Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin đến tỷ lệ nở hoa hữu hiệu của hoa cúc vàng hè CN01 100 80 Tỷ lệ nở hoa 60 hữu hiệu 40 20 0 CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức Tỷ lệ nở hoa hữu hiệu (%) Chất lượng hoa ở các công thức không có sự khác nhau rõ rệt. Đường kính bông hoa ở CT1 lớn nhất: 11,33 cm, thấp nhất là ở CT4: 8,1 cm. Độ bền hoa tự nhiên trên đồng ruộng là một đặc tính rất quan trọng với mỗi loại hoa. Nói chung, hoa cúc được nhiều người ưa chuộng cũng chính bởi đặc tính này. Theo kết quả chúng ta thấy độ bền hoa cúc ở các công thức thí nghiệm có sự khác nhau. Độ bền hoa cao nhất ở CT1: 12,8 ngày, tiếp đến là CT3: 10,0 ngày, CT2: 9,2 ngày, và độ bền hoa ngắn nhất ở CT4: 8,7 ngày Vũ Thị Tâm 58 Lớp KN 901
  60. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 4.2.6: Hiệu quả kinh tế của việc phun phân bón lá Đầu trâu 502, K-Humat, Orgamin cho hoa cúc vàng hè CN01. Trong những năm trở lại đây, nghề trồng hoa trong nông nghiệp ngày càng được chú trọng nhiều hơn và hoạt đông sản xuất đó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Theo tính toán trước đây của tác giả Ngô Văn Diện (năm 1998) [9], giá trị sản xuất hoa gấp 5,5 – 8,3 lần so với trồng lúa, 1,5- 2,5 lần so với trồng hoa màu. Ngày nay với nhiều quy trình trồng hoa mới, nhiều biện pháp kỹ thuật mới đang được áp dụng đem lại hiệu quả kinh tế cao. Và trong sản xuất việc bón phân cho hoa là vấn đề không thể thiếu, giúp cây hoa sinh trưởng, phát triển tốt nhất. Nhưng việc bón phân như thế nào để đem lai hiệu quả kinh tề cao là câu hỏi cần trả lời. Và để giải đáp câu hỏi này chúng tôi đã tiến hành thu thập, tính toán và kết quả ghi được lại ở bảng 6. Qua bảng 6 cho thấy, phần chi phí chung cho các công thức là như nhau (bao gồm chi phí giống cây, công lao động, thuốc bảo vệ thực vật ). Phần chi phân bón (phân Đầu trâu 502, phân K-Humat, phân Orgamin). Giá bán ở các công thức phun phân bón là 0,6 nghìn đồng/bông, giá bán ở công thức đối chứng là 0,5 nghìn đồng/bông. Lãi thu được ở CT1 là cao nhất do số hoa thực thu được nhiều hơn. Lãi thấp nhất là ở CT4. So với CT4 thì việc phun phân bón cho hoa cúc vàng hè CN01 sẽ lãi gấp 1,38 – 1,41 lần. Từ kết quả bảng 1, 2, 3, 4, 5 và 6 ta có nhận xét như sau: - Khi phun phân bón lá cho hoa cúc (CT1, CT2, CT3) đã làm tăng chiều cao cây, số lá và đường kính thân cây, tăng năng suất, chất lượng hoa. - Phun phân bón lá cho hoa cúc vàng hè CN01 không tốn thêm nhiều chi phí mà lại mang lại hiệu quả kinh tế cao. - Phun phân bón lá Đầu trâu 502 có hiệu quả kinh tế cao hơn so với phân bón K-Humat và Orgamin. Vũ Thị Tâm 59 Lớp KN 901
  61. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 4.3 Ảnh hƣởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của hoa cúc vàng hè CN01. 4.3.1 Ảnh hƣởng của thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01. Bảng 7: Ảnh hưởng thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01. Thời gian sau trồng Chiều cao cây (cm) (tuần) CTTN 2 4 6 8 CT1 12,30 21,34 50,55 61,80 CT2 12,48 21,92 49,30 56,60 CT3 12,35 20,98 47,75 55,30 CT4 11,40 20,38 46,85 55,30 LSD5% _ _ _ 0,67 CV% _ _ _ 11 Qua bảng số liệu ta thấy, sau trồng 2 tuần chiều cao cây ở các công thức chưa có sự khác biệt nhau nhiều. Chiều cao cây ở CT2 (phun 10 Vũ Thị Tâm 55 Lớp KN 901
  62. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp ngày/lần) đạt cao nhất: 12,48 cm, tiếp đến CT3: 12,35 cm, CT1: 12,30 cm, thấp nhất CT4: 11,40 cm. Sau trồng 6 tuần, CT1 có chiều cao cây cao hơn cả, đạt 50,55 cm và thấp nhất là ĐC: 46,85 cm. Điều này được giải thích là do CT1 với thời gian phun 7 ngày/lần là thời gian hợp lý cho bộ lá của cây hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất, vận chuyển tới các cơ quan để tăng chiều cao cây. Sau trồng 8 tuần, chiều cao cây ở CT1 đạt cao nhất, tới mức tối đa 61,80 cm. Các CT2 và CT3 cũng đều cao hơn so với CT4. Như vậy, phân bón Đầu trâu 502 phun 7 ngày/ lần cho hoa cúc vàng hè CN01 là đạt chiều cao cây cao hơn cả so với các công thức khác. Biểu đồ 4: Ảnh hƣởng của thời gian phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01 70 60 50 Chiều 40 cao cây (cm) 30 20 10 0 Tuần 2 Tuần 4 Tuần 6 Tuần 8 Thời gian sau trồng CT1 CT2 CT3 CT4 Vũ Thị Tâm 56 Lớp KN 901
  63. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 4.3.2 Ảnh hƣởng của thời gian phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến số lá trên cây của hoa cúc vàng hè CN01. Bảng 8: Ảnh hưởng thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến số lá trên cây của hoa cúc vàng hè CN01. Thời gian sau trồng Số lá trên cây (số lá/cây) (tuần) CTTN 2 4 6 CT1 12,80 20,20 31,50 CT2 11,90 19,50 31,00 CT3 12,20 19,20 29,50 CT4 11,70 20,00 31,00 LSD5% _ _ 0,35 CV% _ _ 9,6 Qua bảng số liệu nhận thấy, số lá trên cây sau 6 tuần trồng ở các công thức không có sự khác nhau nhiều, cao nhất là CT1: 31,50 lá, tiếp đến CT2 và CT4 cùng là 31,00 lá, thấp nhất là CT3: 29,50 lá. Như vậy, khi phun 7 ngày/lần thì số lá trên cây là nhiều nhất và số lá sẽ giảm đi nếu khoảng cách thời gian phun kéo dài hơn (phun 10 ngày, phun 15 ngày) nhưng không chênh lệch nhau nhiều. 4.3.3 Ảnh hƣởng của thời gian phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến đƣờng kính thân cây hoa cúc vàng hè CN01. Vũ Thị Tâm 57 Lớp KN 901
  64. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Qua bảng 9, cho ta thấy đường kính thân cây ở các công thức không có sự khác biệt nhau nhiều qua các giai đoạn. Đến tuần thứ 8 sau trồng, đường kính thân cây ở CT1 là lớn nhất, đạt 0,55cm, tiếp đến CT2: 0,53 cm, CT3: 0,52 cm và thấp nhất CT4: 0,51 cm. Bảng 9: Ảnh hưởng thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 đến đường kính thân cây hoa cúc vàng hè CN01 Thời gian sau trồng Đường kính thân cây (cm) (tuần) CTTN 2 4 6 8 CT1 0,44 0,45 0,53 0,55 CT2 0,43 0,45 0,51 0,53 CT3 0,40 0,43 0,49 0,52 CT4 0,40 0,42 0,49 0,51 Như vậy, khi phun phân bón lá Đầu trâu 502 với thời gian 7 ngày/ lần (CT1) sẽ cho số lá trên cây nhiều nhất (31,50 lá), đường kính thân lớn nhất (0,55 cm). 4.3.4 Ảnh hƣởng của thời gian phun phân bón lá Đầu trâu 502 tới thời gian xuất hiện nụ và ra hoa của cúc vàng hè CN01. Qua bảng số liệu ta nhận thấy, thời gian từ khi trồng đến khi cây có nụ ở CT2 là ngắn nhất (49,65 ngày), CT4 là dài nhất (55,38 ngày). Và cũng do vậy mà Vũ Thị Tâm 58 Lớp KN 901
  65. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp thời gian từ trồng đến khi cây nở hoa ở CT2 là ngắn nhất (70,25 ngày), CT4 là dài nhất (78,91 ngày). Bảng 10: Thời gian sinh trưởng, kích thước cây khi có nụ của hoa cúc vàng hè CN01 khi thời gian phun phân bón Đầu trâu 502 khác nhau Kích thước cây khi có nụ Chỉ tiêu Thời gian Thời gian từ trồng Chiều cao Số lá/cây Đường từ trồng đến khi có cây (cm) (lá) kính thân đến khi nở CTTN nụ (ngày) (cm) hoa (ngày) CT1 52,46 61,80 31,50 0,55 75,49 CT2 49,65 56,60 31,00 0,53 70,25 CT3 54,19 55,30 29,50 0,52 75,60 CT4 55,38 55,30 31,00 0,51 78,91 LSD5% 0,98 _ _ _ _ CV% 10,2 _ _ _ _ 4.3.5 Năng suất, chất lƣợng hoa của hoa cúc vàng hè CN01 dƣới tác dụng phân bón lá Đầu trâu 502. Từ bảng số liệu trên cho ta thấy, CT2 có tỷ lệ hoa nở hữu hiệu cao nhất (98,25%), đường kính bông hoa lớn nhất (11,45 cm) và độ bền hoa trên đồng ruộng là dài nhất (11,47 ngày). Các chỉ têu này ở CT1, CT3 và CT4 thấp hơn so với CT1. Vũ Thị Tâm 59 Lớp KN 901
  66. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Bảng 11: Ảnh hưởng của thời gian phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến năng suất, chất lượng hoa cúc vàng hè CN01 Chỉ tiêu Tỷ lệ hoa Chiều dài Đường Độ bền nở hữu cành hoa kính bông hoa trên Màu sắc hiệu (%) (cm) hoa (cm) đồng ruộng hoa CTTN (ngày) CT1 96,54 61,80 9,58 9,40 Vàng tươi CT2 98,25 56,60 11,45 11,47 Vàng tươi CT3 92,40 55,30 9,40 9,00 Vàng tươi CT4 90,48 55,30 8,10 8,70 Vàng tươi LSD5% 1,06 _ _ _ _ CV% 8,5 _ _ _ _ Biểu đồ 5: Ảnh hƣởng của thời gian phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến tỷ lệ nở hoa hữu hiệu của hoa cúc vàng hè CN01 100 80 Tỷ lệ nở hoa 60 hữu hiệu 40 20 0 CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức Tỷ lệ nở hoa hữu hiệu (%) Vũ Thị Tâm 60 Lớp KN 901
  67. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 4.3.6 Hiệu quả kinh tế của việc phun phân bón lá Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01. Qua bảng số liệu trên cho thấy, lãi thuần ở CT2 đạt cao nhất (5961,2 nghìn đồng), tiếp đến là CT1 (5721nghìn đồng), CT3 (5730 nghìn đồng), thấp nhất là CT4 (4074,5 nghìn đồng). So với đối chứng (CT4) thì các công thức sử dụng phân bón đều đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, CT2 gấp 1,46 lần, CT1 gấp 1,40 lần và CT3 gấp 1,40 lần. Biểu đồ 6: Hiệu quả kinh tế của phun phân bón lá Đầu trâu 502 với thời gian khác nhau cho hoa cúc vàng hè CN01 6000 Lãi thuần (nghìn đồng) 5000 4000 Lãi thuần (nghìn 3000 đồng) 2000 1000 0 CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức Từ bảng 7, 8, 9, 10, 11 và 12 ta có nhận xét như sau: - Thời gian phun phân bón lá Đầu trâu 502 với 7 ngày/lần phun có tác dụng tốt cho sự sinh trưởng của cây hoa cúc vàng hè CN01. Nhưng xét về hiệu quả kinh tế thì phun với thời gian 10 ngày/lần mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Do các chỉ tiêu về sinh trưởng, năng suất phun 10 ngày/lần không kém hơn nhiều so với phun 7 ngày/lần nên giá bán bằng nhau mà chi phí lại Vũ Thị Tâm 61 Lớp KN 901
  68. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp thấp hơn. Vì thế hiệu quả kinh tế phun Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01 với thời gian 10 ngày/lần là cao hơn. 4.4 Ảnh hƣởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến khả năng sinh trƣởng, phát triển, năng suất và hiệu quả kinh tế của hoa cúc vàng hè CN01. 4.4.1 Ảnh hƣởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01. Bảng 13: Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01. Thời gian sau trồng Chiều cao cây (cm) (tuần) CTTN 2 4 6 8 CT1 12,54 22,51 51,40 60,10 CT2 12,49 22,19 59,95 62,90 CT3 13,20 23,44 60,90 65,20 CT4 11,40 20,38 46,85 55,30 LSD5% _ _ _ 0,47 CV% _ _ _ 9,4 Qua bảng số liệu trên nhận thấy, chiều cao cây ở CT3 đạt cao nhất (65,20 cm), tiếp đến là CT2; 62,90 cm, CT1: 60,10 cm, thấp nhất là CT4:55,30 cm. Đó là do ở CT3 phun phân bón Đầu trâu 502 với nồng độ Vũ Thị Tâm 62 Lớp KN 901
  69. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 0,3% nên hàm lượng GA3 (chất kích thích tăng trưởng chiều cao cây) nhiều hơn ở các công thức phun khác. Như vậy việc phun phân bón Đầu trâu 502 với nồng độ khác nhau có ảnh hưởng tới chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01. Biểu đồ 7: Ảnh hƣởng của nồng độ phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến chiều cao cây của hoa cúc vàng hè CN01 70 60 CT1 CT2 50 CT3 Chiều cao cây 40 CT4 (cm) 30 20 10 0 Tuần 2 Tuần 4 Tuần 6 Tuần 8 Thời gian sau trồng Vũ Thị Tâm 63 Lớp KN 901
  70. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 4.4.2 Ảnh hƣởng của nồng độ phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến số lá trên cây của hoa cúc vàng hè CN01. Qua bảng số liệu ta nhận thấy, CT1 có số lá trên cây đạt cao nhất 32.00 lá, tiếp đến là CT4:31,00 lá, CT3:30,80 lá và thấp nhất là CT2:29,70 lá. Như vậy số lá trên cây là đặc điểm di truyền của giống, việc phun phân bón với nồng độ khác nhau không ảnh hưởng đến số lá trên cây của hoa cúc vàng hè CN01. Bảng 14: Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến số lá trên cây của hoa cúc vàng hè CN01. Thời gian sau trồng Số lá trên cây (số lá/cây) (tuần) CTTN 2 4 6 CT1 12,40 19,90 32,00 CT2 12,50 20,10 29,70 CT3 12,80 21,0 30,80 CT4 11,70 20,00 31,00 LSD5% _ _ 0,41 CV% _ _ 10,9 Vũ Thị Tâm 64 Lớp KN 901
  71. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 4.4.3 Ảnh hƣởng của nồng độ phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến đƣờng kính thân cây của hoa cúc vàng hè CN01. Bảng 15: Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến đường kính thân cây của hoa cúc vàng hè CN01. Thời gian sau trồng Đường kính thân cây (cm) (tuần) CTTN 2 4 6 8 CT1 0,44 0,46 0,50 0,54 CT2 0,44 0,49 0,52 053 CT3 0,45 0,49 0,53 0,55 CT4 0,40 0,42 0,49 0,51 Nhận thấy từ bảng số liệu trên, đường kính thân cây ở các công thức không có sự chênh lệch nhau nhiều. Đường kính thân cây ở CT3 đạt lớn nhất (0,55cm), tiếp đến CT1: 0,54 cm, CT2:0,53 cm và thấp nhất CT4:0,51 cm. Như vậy nồng độ phân bón Đầu trâu 502 phun cho hoa cúc vàng hè CN01 có ảnh hưởng tới đường kính thân cây, quyết định nhiều tới giá trị thương phẩm của hoa cúc. 4.4.4 Ảnh hƣởng của nồng độ phun phân bón lá Đầu trâu 502 tới thời gian xuất hiện nụ và ra hoa của hoa cúc vàng hè CN01. Từ bảng 16 nhận thấy, thời gian từ khi trồng đến khi có nụ của hoa cúc vàng hè CN01 ngắn nhất là ở CT1 (52,34 ngày), dài nhất là ở CT3 (60,02 Vũ Thị Tâm 65 Lớp KN 901
  72. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp ngày). Và thời gian từ trồng đến khi nở hoa ở CT1 là ngắn nhất (72,56 ngày), dài nhất ở CT3 (80,19 ngày). Bảng 16: Thời gian sinh trưởng, kích thước cây khi có nụ của hoa cúc vàng hè CN01 khi nồng độ phun phân bón Đầu trâu 502 khác nhau Kích thước cây khi có nụ Thời gian Thời gian CTTN từ trồng Chiều cao Số lá/cây Đường từ trồng đến khi có cây (cm) (lá) kính thân đến khi nở nụ (ngày) (cm) hoa (ngày) CT1 52,34 60,10 30,90 0,54 72,56 CT2 54,49 62,90 29,70 053 75,50 CT3 60,02 65,20 31,80 0,55 80,19 CT4 55,38 55,30 31,00 0,51 78,91 LSD5% 0,87 _ _ _ _ CV% 11,6 _ _ _ _ 4.4.5 Năng suất, chất lƣợng hoa của hoa cúc vàng hè CN01 dƣới tác dụng phân bón lá Đầu trâu 502. Qua bảng số liệu trên nhận thấy, tỉ lệ hoa nở hữu hiệu ở CT1 là cao nhất (97,25 %), CT3 là thấp nhất (90,30%). Đó là do ở CT3 với nồng độ phun 0,3 % đã làm cho hoa có nhiều bông quá nhỏ hoặc quá to nên tỉ lệ hoa nở hữu hiệu thấp. Đường kính bông hoa ở CT1 là lớn nhất (11,25 cm), tiếp đến CT2:10,02 cm, CT3:9,85 cm và thấp nhất là CT4: 8,10 cm. Độ bền hoa trên đổng ruộng ở CT3 là cao nhất (11,39 ngày), thấp nhất là ở CT4 (8,70 ngày). Vũ Thị Tâm 66 Lớp KN 901
  73. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Bảng 17: Ảnh hưởng của nồng độ phun phân bón lá Đầu trâu 502 đến năng suất, chất lượng hoa cúc vàng hè CN01. Chỉ Tỷ lệ hoa Chiều Đường Độ bền tiêu nở hữu dài cành kính hoa trên Màu sắc hoa hiệu (%) hoa (cm) bông hoa đồng CTTN (cm) ruộng (ngày) CT1 97,25 60,10 11,25 10,15 Vàng tươi CT2 96,47 62,90 10,02 10,21 Vàng tươi CT3 90,30 65,20 9,85 11,39 Vàng tươi CT4 90,48 55,30 8,10 8,70 Vàng tươi LSD5% 2,26 _ _ _ _ CV% 9, 8 _ _ _ _ 4.4.6 Hiệu quả kinh tế khi phun phân bón lá Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01. ` Nhận thấy từ bảng 18, phun phân bón lá Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01 đem lại hiệu quả cao hơn so với đối chứng. Lãi thuần ở CT1 đạt cao nhất (5892 nghìn đồng), CT4 chỉ đạt lãi thuần là 4074,5 nghìn đồng. So với đối chứng CT1 lãi gấp 1,44 lần, CT2 lãi gấp 1,30 lần và CT3 lãi gấp 1,20 lần. Từ bảng 7, 8, 9, 10, 11 và 12 ta có nhận xét như sau: - Nồng độ phun 0,1% phân bón lá Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01 là tốt nhất cho sự sinh trưởng, phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Vũ Thị Tâm 67 Lớp KN 901
  74. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Biểu đồ 8: Hiệu quả kinh tế của nồng độ phun phân bón lá Đầu trâu 502 cho hoa cúc vàng hè CN01 6000 Lãi thuần (nghìn đồng) Lãi thuần 5000 (nghìn đồng) 4000 3000 2000 1000 0 CT1 CT2 CT3 CT4 Công thức Vũ Thị Tâm 68 Lớp KN 901
  75. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1 Kết luận 1. Tất cả các công thức sử dụng phân bón lá đều có tác dụng tốt hơn với các công thức không phun phân bón lá. Việc phun phân bón lá Đầu trâu 502 có tác dụng tốt hơn phân bón lá K-Humat, Orgamin cho sự sinh trưởng của hoa cúc vàng hè CN01. 2. Chế độ phun phân bón lá Đầu trâu 502 với thời gian phun 7 ngày/ lần là phù hợp nhất thúc đẩy sự sinh trưởng của cây hoa cúc vàng hè CN01. Việc sử dụng phân bón lá có tác dụng tốt với quả trình ra hoa của cây, làm quá trình này diễn ra tập trung hơn. Chế độ phun 10 ngày/lần có thời gian ra nụ, ra hoa sớm nhất và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. 3. Việc sử dụng phân bón lá có tác dụng nâng cao độ bền hoa tự nhiên từ 2 – 4 ngày so với đối chứng. 4. Sử dụng phân bón lá nâng cao năng suất hoa, đặc biệt số hoa nở hữu hiệu, tăng tính chống chịu với sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh. 5.2 Đề nghị 1. Trên cơ sở những kết luận thu được trên đây, chúng tôi đề nghị cần phổ biến và ứng dụng kết quả nghiên cứu về kỹ thuật thâm canh phân bón cho vùng sản xuất hoa. 2. Tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về ảnh hưởng của phân bón đến các loại hoa cúc trong sản xuất. Vũ Thị Tâm 69 Lớp KN 901
  76. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Danh mục tài liệu tham khảo Phần tiếng việt 1. Nguyễn Xuân Linh (chủ biên). Hoa và kỹ thuật trồng hoa. NXB nông nghiệp (1998). 2. Nguyễn Xuân Linh và cộng sự. Kết quả nghiên cứu hiện trạng sản xuất, tiêu thụ hoa cây cảnh tại miền Bắc Việt Nam (1998). 3. Hoàng Minh Tấn - Nguyễn Quang Thạch. Giáo trình sinh lý thực vật 2005. 4. Phạm Chí Thành. Phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Đại học nông nghiệp I Hà Nội – 1998. 5. Trần Thị Xuyên. Nghiên cứu sâu bệnh hại chính trên một số cây hoa cây cảnh phổ biến và biện pháp phòng trừ chúng ở Hà Nội và vùng phụ cận. Luận văn thạc sỹ khoa học nông nghiệp. Hà Nội 1998. 6. Lê Lương Tề (chủ biên). Giáo trình bệnh cây nông nghiệp. NXB nông nghiệp. Hà Nội 2007. 7. Nguyễn Quang Thạch và Phạm Văn Đông (2002) “Cây hoa cúc và kỹ thuật trồng”. NXB nông nghiệp. 8. Nguyễn Thị Kim Lý. Nghiên cứu ảnh hưởng thời vụ đến sự ra hoa của một số giống cúc thu hoạch vào dịp lễ, Tết (2001). 9. Ngô Văn Diện và cộng sự. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài đánh giá ảnh hưởng của các quá trình đô thị hóa và đề xuất giải pháp duy trì, phát triển vùng hoa ở Hà Nội 12-1998. 10. Đặng Văn Đông và Nguyễn Xuân Linh. Hiện trạng và các giải pháp phát triển hoa cây cảnh ngoại thành Hà Nội, kết quả nghiên cứu khoa hoc về rau hoa quả 1998 – 2000. NXB nông nghiệp 2000, trang 259 – 266. Vũ Thị Tâm 70 Lớp KN 901
  77. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp 11. Hà Thị Tuyết Nhung. “Đánh giá khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống cúc trồng vụ Xuân – Hè 2006 tại Quỳ Hợp - Nghệ An”. Báo cáo tốt nghiệp, Đại Học Dân Lập Hải Phòng. 12. Phan Thị Thu Trang. “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất và phẩm chất một số giống cúc trong vụ Xuân – Hè tại Hà Nội”. Báo cáo tốt nghiệp, Đại học nông nghiệp Hà Nội. 13. Nguyễn Hải Tiến. “Nghiên cứu ảnh hưởng một số phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển và hiệu quả sản xuất của cây hoa cúc giống vàng Đài loan và cây hoa đồng tiền giống F125”. Báo cáo tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 14. Lê Minh Thanh. “Nghiên cứu ảnh hưởng một số loại phân bón lá đến sinh trưởng, phát triển cây hoa cúc lá nhám (Zinnia) tại quận Vò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh”. Báo cáo tốt nghiệp, Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Phần tiếng nước ngoài 15. Burchi, G ; Mercuri, A ; Benedetii, L.de; Priore, D; Schiva, T; Griesbach, R5. (1995). Invivo electrotransfection. Transient GUS (beta – glucuronidase) expression in ornamentals. J. of Gennetics and Breeding (Italy). Jun. 1995. P.163-168. 16. Novotna, I. (1988) Breeding research of thermotolarance in small- flowering chrysanthemum (chrysanthemum morifolium Ramat) for cotrolled growing. Actarpuhoniciana. 1998, No. 55, P. 15-24. 17. Runkle, E.S; Heins, R.D; Cameron, AC; Carlson, W.H. Flowering of leucanthemum superbam “Snoweap” in response the photoperiod and cold treatment. Hort Science (USA). (Oct.1998) V. 33(6), P. 1003 -1006. Tài liệu mạng 18. www.goole.vn Vũ Thị Tâm 71 Lớp KN 901
  78. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Sè liÖu khÝ t•îng th¸ng 02 n¨m 2009 đ Trạm Phù Liễn - Hải Phòng Ngµy T0 TB T0 CN T0 TN §é Èm Bèc h¬i M•a N¾ng (%) (mm) (mm) (giêi) 1 16.2 18.0 14.5 94 0.7 0.2 0.0 2 18.3 23.1 16.4 96 1.3 - 1.6 3 18.9 24.6 16.3 93 1.2 - 5.2 4 18.7 22.8 16.0 95 0.7 - 3.4 5 18.8 23.7 16.5 94 0.9 - 2.0 6 19.3 25.0 15.7 91 1.5 - 9.0 7 19.3 24.0 16.4 90 2.1 - 6.7 8 19.0 23.8 16.9 93 1.2 - 1.8 9 19.5 24.0 16.5 92 1.2 - 1.0 10 20.7 26.5 17.1 92 1.5 - 5.9 11 20.8 26.0 17.8 93 1.4 9.8 12 20.7 23.3 19.0 95 1.7 - 0.4 13 23.1 29.5 20.5 93 1.6 - 9.5 14 23.0 27.5 20.8 92 1.5 - 9.0 15 22.2 25.3 20.5 96 1.2 - 0.3 16 23.2 26.5 21.7 93 1.1 2.4 17 23.0 27.3 21.0 93 2.4 - 4.1 18 22.0 25.3 20.6 94 0.9 0.0 0.8 19 22.0 25.0 20.5 96 0.7 0.0 0.0 20 21.8 24.0 20.0 95 0.8 0.1 0.1 21 18.8 20.5 17.0 98 0.3 1.1 0.0 22 21.5 22.2 20.2 99 0.0 0.0 0.0 23 22.8 24.3 21.6 96 0.7 0.0 0.0 24 23.8 27.7 22.2 93 1.1 0.0 6.5 25 23.3 24.3 22.7 95 0.6 0.2 0.0 26 23.6 26.0 22.2 93 1.3 - 0.3 27 23.9 28.2 22.0 90 1.9 3.7 2.1 28 21.9 24.5 21.0 97 0.6 1.8 0.0 TS 590.1 692.9 533.6 2631.0 32.1 7.1 81.9 TB 21.1 24.7 19.1 94 * * * Vũ Thị Tâm 72 Lớp KN 901
  79. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Sè liÖu khÝ t•îng th¸ng 03 n¨m 2009 Trạm Phù Liễn - Hải Phòng §é Èm Bèc h¬i M•a N¾ng Ngày T0 TB T0 CN T0 TN (%) (mm) (mm) (giêi) 1 20.3 23.5 19.6 95 0.6 2.4 0.7 2 20.1 22.8 18.3 97 0.5 2.8 0.5 3 20.1 22.7 18.1 98 0.3 3.2 0.3 4 17.6 18.8 17.0 100 0.1 3.4 0.0 5 19.5 21.5 17.5 100 0.0 3.4 0.0 6 16.1 17.5 14.7 94 0.5 0.3 0.0 7 15.4 17.0 14.1 90 1.6 - 0.0 8 16.6 20.2 14.7 91 0.9 - 0.0 9 18.1 23.1 14.5 91 2.1 1.4 1.7 10 18.8 21.5 16.8 91 1.6 - 0.0 11 20.1 22.0 18.8 100 0.3 1.3 0.0 12 22.2 22.6 21.6 99 0.2 1.6 0.0 13 21.5 24.5 21.5 89 1.0 22.3 0.0 14 16.1 21.0 21.4 66 5.3 - 7.1 15 16.8 22.0 21.7 76 3.2 - 7.4 16 18.8 22.5 26.5 92 1.1 - 0.1 17 20.4 23.2 19.2 96 0.5 0.0 0.0 18 21.4 23.4 20.0 98 0.4 0.0 0.0 19 22.5 26.5 20.8 97 0.5 0.0 0.4 20 22.3 23.5 21.7 98 0.5 1.4 0.0 21 23.7 28.0 21.5 97 0.3 0.3 4.0 22 23.2 24.5 22.6 98 0.6 0.0 0.0 23 24.0 27.6 22.5 96 1.0 - 1.5 24 23.9 25.8 22.8 96 0.5 0.0 0.0 25 21.5 23.3 19.2 95 0.7 31.1 0.0 26 19.9 22.0 18.7 97 0.3 0.3 0.0 27 22.8 29.5 19.9 93 0.8 0.1 6.0 28 23.9 30.1 21.4 93 1.5 - 7.8 29 24.1 28.6 22.6 89 1.5 - 4.2 30 21.5 23.0 19.8 88 1.9 0.2 0.0 31 18.6 20.4 17.3 95 0.6 0.1 0.0 TS 623.0 708.3 598.7 2902 30.1 76.8 40.2 TB 20.1 22.8 19.3 93.6 * * * Vũ Thị Tâm 73 Lớp KN 901
  80. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Sè liÖu khÝ t•îng th¸ng 04 n¨m 2009 Trạm Phù Liễn - Hải Phòng NhiÖt ®é L•îng Sè giê §é Èm Bèc h¬i Ngµy m•a n¾ng TB T max T min (%) (mm) (mm) (h) 01 17.3 19.0 15.5 99 0.6 19.5 00 02 17.5 18.2 15.8 100 00 13.1 00 03 19.4 22.0 17.6 100 0.4 1.3 00 04 22.4 27.0 20.8 98 0.6 4.2 34 05 20.7 25.8 18 99 0.2 50.6 04 06 18.6 22.5 16.5 87 1.0 - 24 07 19.8 25.4 17.6 89 2.6 - 57 08 20.9 24.8 18.8 93 0.8 - 04 09 22.1 25.2 20.6 96 0.8 2.8 03 10 22.2 24.2 21.3 97 0.4 6.6 00 11 23 25.8 22.6 95 0.4 00 00 12 22.9 26.2 21.5 96 1.2 0.1 15 13 24.6 28.8 22.8 95 0.7 00 42 14 24.9 30 21 92 1.0 21.2 51 15 24.1 27 22.7 95 0.3 3.3 09 16 25.3 31.6 23 92 1.1 00 69 17 24.8 28.3 23 92 1.8 - 42 18 25.6 28.8 24 93 1.0 - 32 19 27.7 34.8 24.2 89 1.5 - 88 20 26.3 32 23.8 82 3.2 00 66 21 25.5 31 22.7 78 3.0 - 82 22 25.7 30.1 23.4 85 2.6 - 85 23 25.4 29 23.9 94 1.1 0.8 16 24 26.2 29 25 95 1.1 - 28 25 23.3 26.2 20.2 93 0.6 37.5 07 26 23.4 28.1 21 76 2.6 - 91 27 23.1 27.6 20.2 88 2.6 - 24 28 23.1 25 22.2 90 1.0 - 00 29 22.6 23.7 22.2 98 0.9 36.6 00 30 22.3 27 21.6 91 1.2 3.1 38 TS 691.7 804.1 632.5 2767 36.3 200.7 911 TB 23.1 26.8 21.1 92 1.2 30 Vũ Thị Tâm 74 Lớp KN 901
  81. Trường ĐHDL Hải Phòng Đồ án tốt nghiệp Sè liÖu khÝ t•îng th¸ng 05 n¨m 2009 Trạm Phù Liễn - Hải Phòng NhiÖt ®é L•îng Sè giê §é Èm Bèc h¬i Ngµy m•a n¾ng TB T max T min (%) (mm) (mm) (h) 1 24.5 27.6 22.9 85 1.5 7.7 2 24.5 29.5 21.5 84 2.9 8.2 3 24.5 30 21.6 83 1.9 0.3 5.5 4 24.6 30 21.4 85 2.6 8.5 5 24.9 29 22.8 83 1.9 7.2 6 24.2 27 22.8 88 2.3 - 0.2 7 24.5 26.7 23.2 91 2 0 8 23.8 24.8 23 97 0.5 19.4 9 23.9 25.3 22.8 97 0.4 12.4 10 24.8 23.7 23.7 96 1.2 2.5 11 26.1 29.5 24.6 92 1.5 6.7 12 26.6 30.3 24.4 89 1.8 - 9.3 13 26.8 31.2 24.7 89 1.7 - 10.2 14 26.9 30.7 24.5 87 2.3 - 10.4 15 26.3 29.8 24.9 91 1.4 6.4 5.3 16 25.9 29.2 24.7 95 0.8 10.7 2.6 17 27.1 31 25.2 93 1.9 3.1 4.3 18 26.2 28 23 94 0.9 1.2 0.5 19 26.5 30.3 23 89 1.9 3.9 7 20 26.3 29 24.8 92 1.5 7.1 3 21 25.5 29.2 23 87 1.3 - 6.7 22 25.4 29.3 22.2 91 1.2 17.4 2.2 23 26.9 31.7 24 86 2.6 - 8.1 24 27.4 32 24.2 83 2.1 3.3 25 26.8 31 24 88 1.7 2.4 8.5 26 27.3 30.7 24.6 88 1.3 - 5.8 27 27.4 31.7 25 89 2.2 7.6 7.7 28 27.6 30.5 26.1 93 0.7 - 2.6 29 23.4 23 21 96 0.7 15.2 30 24.4 28.7 21.3 81 2.2 7.5 31 26.4 30.3 23.2 82 2 7.2 TS 797.4 930.7 728.1 2764 50.9 109.6 156.2 TB 25.7 30 23.5 89.2 * * * Vũ Thị Tâm 75 Lớp KN 901