Khóa luận Nghiên cứu xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản về sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15

pdf 58 trang huongle 1970
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Nghiên cứu xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản về sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_nghien_cuu_xac_dinh_dac_diem_di_truyen_mot_so_tinh.pdf

Nội dung text: Khóa luận Nghiên cứu xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản về sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15

  1. MỤC LỤC PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài 2 PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 3 2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 3 2.1.1. Nguồn gốc 3 2.1.2. Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 3 2.2. Tính trạng số lƣợng 4 2.2.1. Khái niệm tính trạng số lượng 4 2.2.2. Tính trạng số lượng 4 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng số lƣợng 5 2.3.1. Giá trị kiểu gene (G- Genotypic Value) 6 2.3.2. Sai lệch môi trường (E- Environmental Deviation) 8 2.4. Các yếu tố di truyền và ngoại cảnh ảnh hƣởng đến tính trạng năng suất sinh sản 8 2.4.1. Các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản 8 2.4.2. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến năng suất sinh sản 9 2.5. Các tham số di truyền 16 2.5.1. Hệ số di truyền 16 2.5.2. Hệ số tương quan di truyền 17 2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 18 2.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 18 2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 19 PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu 20 3.2. Thời gian nghiên cứu 21 3.3. Địa điểm nghiên cứu 21 3.4. Nội dung nghiên cứu 21
  2. 3.4.1. Phân tích một yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng sinh sản của 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 21 3.4.2. Xác định năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 21 3.4.3. Xác định hệ số di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 21 3.4.3. Xác định hệ số tương quan di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 21 3.4.4. Xác định hệ số di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 22 3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 22 3.5.1. Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản 22 3.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản 22 3.5.3. Tính toán tham số thống kê một số tính trạng sinh sản 23 3.5.4. Ước tính hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền 23 3.6. Công cụ xử lý 24 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25 4.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 25 4.2. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 28 4.2.1. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 ở tất cả các lứa đẻ 30 4.2.2. Số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 qua các lứa đẻ. 38 4.3. Hệ số di truyền của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 40 4.4. Hệ số tƣơng quan di truyền giữa các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 44 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 49 5.1. Kết luận 49 5.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 49
  3. 5.1.2. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 49 5.1.3. Hệ số di truyền 50 5.1.4. Hệ số tương quan di truyền 50 5.2. Đề nghị 51 TÀI LIỆU THAM KHẢO 52
  4. PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Hiện nay trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá của đất nƣớc mọi mặt của đời sống đang thay đổi nhanh chóng, hoà nhập cùng sự phát triển của đất nƣớc, nền nông nghiệp của nƣớc ta đang đứng trƣớc những nguy cơ và thách thức to lớn trong quá trình phát triển đi lên. Xu hƣớng chung là ngày càng chuyên sâu tăng lên về số lƣợng cao về chất lƣợng trong đó chăn nuôi chiếm phần quan trọng quyết định đến quá trình phát triển nông nghiệp. Trong chăn nuôi, do nhu cầu lợn thịt ngày càng cao để tiêu dùng và xuất khẩu và cũng để không ngừng nâng cao năng suất đàn lợn, trong thời gian qua các nhà chăn nuôi đã áp dụng nhiều biện pháp khoa học kỹ thuật mới về giống thức ăn, kỹ thuật chăn nuôi, thú y cũng nhƣ cải tiến chế độ quản lý tổ chức. Trong lĩnh vực công tác giống các nhà nghiên cứu đã tiến hành chọn lọc các giống lợn thuần, nhập nội một số lợn ngoại có năng suất cao để vừa thực hiện nhân thuần và tạo các tổ hợp lai nên năng suất và chất lƣợng đàn lợn tăng lên rõ rệt. Phần lớn các tính trạng sinh sản của vật nuôi là tính trạng số lƣợng. Các tính trạng số lƣợng thƣờng có hệ số di truyền thấp, chịu nhiều tác động của ngoại cảnh. Vì vậy, để nâng cao khả năng sinh sản của lợn nái, các nhà chọn giống đang hƣớng công tác nghiên cứu, thực hiện vào các vấn đề tăng hiệu quả chọn lọc đối với tính trạng này, tiếp tục lựa chọn các giống lợn có tính mắn đẻ cao để đƣa vào chƣơng trình nhân lai giống. Trong đó duy trì và phát triển đàn lợn Móng Cái thuần với đặc tính tốt là khả năng sinh sản cao, sức chịu đựng tốt với điều kiện ngoại cảnh và tính thích ứng rộng là việc cần thiết và quan trọng. Những đặc điểm quý trên của 1
  5. lợn Móng Cái cần đƣơc phát huy chọn lọc, nhân rộng góp phần vào sự thành công của ngành chăn nuôi. Hơn nữa đây là vốn gen quý để làm tiền đề cho công tác lai tạo giống. Để giống lợn Móng Cái có thể phát triển nhanh và phục vụ đắc lực cho sản xuất, đáp ứng nhu cầu đòi hỏi cấp bách của sản xuất, đặc biệt là các hộ chƣa có điều kiện chăn nuôi tốt, tính trạng hạn chế của giống cần đƣợc nghiên cứu chọn lọc nhằm cải thiện nâng cao chất lƣợng và những tính trạng ƣu điểm cần đƣợc phát huy trƣớc khi cho lai với lợn nhập ngoại để tạo các tổ hợp lai cho năng suất cao và chất lƣợng tốt. Vì vậy chúng tôi chọn đề tài "Nghiên cứu xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng cơ bản về sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15" 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Xác định đƣợc năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. - Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 - Xác định đƣợc hệ số tƣơng quan di truyền của các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. - Xác định đƣợc hệ số di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Từ đó làm nhằm làm giảm các yếu tố ảnh hƣởng và xác định đƣợc các phƣơng pháp chọn lọc các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn lợn Móng Cái MC3000 và MC15 có hiệu quả chọn lọc là tốt nhất. 2
  6. PHẦN 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Nguồn gốc và đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái 2.1.1. Nguồn gốc Là một giống lợn quý ở nƣớc ta, thuộc lớp động vật có vú Maminalia, nằm trong bộ gốc chẵn Artiodactyla, thuộc họ Sllidae, chủng Sus và thuộc loài Sus domesticus. Lợn Móng Cái là giống lợn phổ biến nhất ở Việt Nam, có nguồn gốc từ huyện Hà Cối nay thuộc huyện Đầm Hà và Móng Cái tỉnh Quảng Ninh (Nguyễn Văn Đức, 2005). 2.1.2. Đặc điểm sinh học của lợn Móng Cái Hình dáng của giống lợn Móng Cái khá đặc trƣng của một giống lợn địa phƣơng. Mình ngắn, cổ ngắn, tai nhỏ, chân nhỏ và ngắn, lƣng võng, bụng xệ. Do hai đặc tính lƣng võng và chân lùn nên gần nhƣ toàn bộ bụng đặc biệt là lợn nái luôn sa xuỗng mặt đất. Màu sắc da lông của lợn Móng Cái đen toàn bộ cơ thể. Trên nền đen ấy có một đốm trắng hình tam giác hoặc hình thoi nằm giữa trán, mõm trắng, cuối chúp đuôi có lông trắng, bụng và 4 chân trắng. Đặc biệt có một khoang trắng nối giữa hai bên hông với nhau vắt qua vai trông giống nhƣ cái "Yên Ngựa" là nét đặc trƣng nhất về màu sắc của lợn Móng Cái. Giống lợn Móng Cái thƣờng có từ 10 - 16 vú xếp thành 2 dãy đều nhau, song song với nhau trên hai bên bẹ bụng. Hầu nhƣ không có cá thể nào của giống lợn Móng Cái có số vú lẻ. Giống lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt, đẻ nhiều con nhất trong các giống lợn nội Việt Nam. Sức đề kháng của giống lợn Móng Cái rất cao, trong quá trình chăn nuôi hầu nhƣ ít bị mắc bệnh. Lợn Móng Cái có tốc độ tăng trƣởng 350 - 400g/ngày, tiêu tốn thức ăn 5 - 4,5 kg thức ăn/kg khối lƣợng, tỷ lệ nạc thấp 33 - 36%. 3
  7. 2.2. Tính trạng số lƣợng 2.2.1. Khái niệm về tính trạng số lượng - Tuổi phối lần đầu là số ngày đƣợc tính từ khi lợn cái sinh ra đến ngày phối giống lần đầu tiên. - Tuổi đẻ lứa đầu là số ngày tính từ khi lợn cái sinh ra cho đến ngày lợn cái đó đẻ lứa đầu tiên. - Khoảng cách lứa đẻ là số ngày tính từ ngày đẻ lứa này đến ngày đẻ lứa tiếp theo. - Số con sơ sinh sống/ổ là tổng số lợn con còn sống trong vòng 24h kể từ khi lợn mẹ đẻ xong con cuối cùng của lứa đó (không tính những con P <0,02kg). - Số con cai sữa/ổ là tổng số lợn con do chính nái đó sinh ra còn sống đến thời điểm tách mẹ (lúc 60 ngày tuổi). - Khối lƣợng sơ sinh/con là khối lƣợng của mỗi một lợn con đẻ ra còn sống trong vòng 24h kể từ khi lợn nái đẻ xong và đƣợc biểu thị đơn vị bằng kg. - Khối lƣợng cai sữa là khối lƣợng của mỗi lợn con lúc 60 ngày tuổi, tính bằng kg. 2.2.2. Bản chất tính trạng số lượng Bản chất sinh học của mỗi giống vật nuôi đƣợc thể hiện qua kiểu hình đặc trƣng của riêng nó. Kiểu gen dƣới tác động của các yếu tố môi trƣờng cụ thể sẽ biểu hiện thành kiểu hình tƣơng ứng của vật nuôi đó. Để giúp cho công tác chọn lọc giống vật nuôi đạt đƣợc kết quả tốt, đáp ứng đƣợc những yêu cầu thực tiễn trong chăn nuôi lợn đặc biệt là chăn nuôi các giống lợn nội thì trƣớc hết cần phải hiểu biết những kiến thức cơ bản về di truyền giống, phải nắm vững đƣợc bản chất di truyền của từng tính trạng. 4
  8. Tính trạng số lƣợng là những tính trạng đƣợc quy định bởi nhiều cặp gene, mỗi gene chỉ có hiệu ứng nhỏ (minor gene). Tính trạng số lƣợng bị tác động rất lớn bởi môi trƣờng và sự sai khác giữa các cá thể. Sự sai khác giữa các cá thể là sự sai khác về mức độ hơn là sự sai khác về chủng loại, đó là các tính trạng đa gen (polygene). Hầu hết, những tính trạng có giá trị kinh tế của gia súc đều là những tính trạng số lƣợng (Nguyễn Văn Thiện,1995) và (Kiều Minh Lực,1999). Có hai hiện tƣợng di truyền cơ bản liện quan đến tính trạng số lƣợng, mỗi một hiện tƣợng di truyền này là một cơ sở lý luận cho việc cải tiến di truyền giống vật nuôi. Trƣớc hết là sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, quan hệ thân thuộc càng gần thì con vật càng giống nhau, đó là sơ sở di truyền của chọn lọc, thứ nữa là hiện tƣợng suy hoá cận thân và hiện tƣợng ngƣợc lại về sức sống của con lai hoặc ƣu thế lai, đây là cơ sở di truyền của sự chọn phối để nhân thuần hoặc tạp giao (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Các tính trạng năng suất sinh sản là các tính trạng số lƣợng, do nhiều gene điều khiển, mỗi gen đóng góp một mức độ khác nhau về cấu thành năng suất của con vật. Giá trị kiểu hình của các tính trạng năng suất sinh sản và khả năng sản xuất có sự phân bố liên tục và chịu tác động nhiều của yếu tố ngoại cảnh (Falconer D.S, 1993). 2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng số lƣợng Các giá trị kiểu hình (P) của bất kỳ một tính trạng số lƣợng nào cũng có thể phân chia thành giá trị kiểu gene (G) và sai lệch môi trƣờng (E). Giá trị (G) có thể phân chia thành giá trị cộng gộp của các gen (A), giá trị trội của các gene (D), giá trị át gene (I). Giá trị E gồm hai thành phần là sai lệch môi trƣờng chung (Eg) và sai lệch môi trƣờng riêng (Es). Giá trị kiểu hình (P) Đƣợc biểu thị nhƣ sau: 5
  9. P=G + E P= A +D + I + Eg + Es 2.3.1. Giá trị kiểu gene (G- Genotypic Value) Giá trị kiểu gene của tính trạng số lƣợng do nhiều cặp gene quy định. Phƣơng thức di truyền của các cặp gene này tuân theo các quy luật di truyền cơ bản của di truyền: phân ly, tái tổ hợp, liên kết. Tác dụng khác nhau của các gene lên cùng một tính trạng có thể là cộng gộp (A) nhƣng cũng có thể là không cộng gộp. Giá trị cộng gộp (Additive Value - hay còn gọi là giá trị giống) Bố mẹ chỉ truyền cho con cái các gene của chúng chứ không phải truyền kiểu gene cho thế hệ sau. Kiểu gene phải đƣợc sáng tạo lại mới ở mỗi thế hệ. Để đo lƣờng giá trị di truyền truyền từ bố mẹ cho đời con phải có một giá trị đo lƣờng có quan hệ với gene chứ không phải có liên quan tới kiểu gene, đó là "hiệu ứng trung bình" của các gene. Hiệu ứng trung bình của một gene là sai lệch trung bình của cá thể so với trung bình của quần thể mà nó đã nhận gene đó từ một bố hoặc một mẹ nào đó, còn gene kia nhận đƣợc từ mẹ hoặc bố khác trong quần thể. Tổng các hiệu ứng trung bình của các gene mà nó mang (tổng các hiệu ứng đƣợc thực hiện với từng cặp gene ở mỗi locus và trên tất cả các locus) đƣợc gọi là giá trị cộng gộp hoặc giá trị giống của cá thể. Giá trị giống là thành phần quan trọng của kiểu gene vì nó cố định và có thể di truyền đƣợc, do đó nó là nguyên nhân chính gây ra sự giống nhau giữa các con vật thân thuộc, nghĩa là nó là yếu tố chủ yếu sinh ra đặc tính di truyền của quần thể và sự đáp ứng của quần thể đối với sự chọn lọc. Hơn nữa đó là thành phần duy nhất mà ngƣời ta có thể xác định đƣợc từ sự đo lƣờng các tính trạng đó ở quần thể. 6
  10. Tác động của các gene gọi là cộng gộp khi giá trị kiểu hình của gene dị hợp luôn luôn là trung gian so với kiểu hình của hai kiểu gene đồng hợp. Giá trị cộng gộp (giá trị giống) là cố định và có thể di truyền đƣợc. Bố mẹ luôn truyền 1/2 giá trị cộng gộp của mỗi tính trạng của chúng cho đời con.Tiềm năng di truyền do tác động cộng gộp của bố và mẹ tạo nên gọi là giá trị di truyền của con vật hay còn gọi là giá trị giống. Giá trị giống đƣợc dùng để chọn lọc có khả năng di truyền cho đời sau. Giá trị không cộng gộp Bao gồm sai lệch trội (D) và sai lệch át gene hoặc tƣơng tác (I). Sai lệch trội "Dominant Deviation" là sai lệch đƣợc sản sinh ra do sự tác động qua lại giữa các alen ở trong cùng một locus (đặc biệt là các cặp alen dị hợp tử). Sai lệch trội cũng là một phần thuộc tính của quần thể. Sai lệch trội có thể là: - Trội hoàn toàn: AA = Aa > aa - Siêu trội : Aa > AA >aa - Trội không hoàn toàn: AA > Aa >aa Quan hệ trội ở bố mẹ không di truyền đƣợc sang con cái. Sai lệch át gene (Epistatic Devition) hoặc sai lệch tương tác (Interaction Deviation) Là sai lệch đƣợc sản sinh do sự tác động qua lại giữa các gene không cùng một alen thuộc các locus khác nhau. Từ đó, giá trị kiểu gene biểu thị chi tiết bằng công thức sau: G = A + D + I 7
  11. 2.3.2. Sai lệch môi trường (E- Environmental Deviation) Sai lệch môi trƣờng thể hiện thông qua hai thành phần sai lệch môi trƣờng chung (General Environmental Deviation) và sai lệch môi trƣờng đặc biệt (Special Environmental Deviation). Sai lệch môi trƣờng chung (Eg) là sai lệch giữa các cá thể do hoàn cảnh thƣờng xuyên và không cục bộ gây ra. Sai lệch môi trƣờng đặc biệt (Es) là sai lệch trong cá thể do hoàn cảnh tạm thời và cục bộ gây ra. Nhƣ vậy, khi một kiểu hình của một cá thể đƣợc cấu tạo từ hai locus trở lên thì giá trị kiểu hình của nó đƣợc biểu thị một cách chi tiết nhƣ sau: P = A + D + I + Eg + Es Qua việc phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng số lƣợng, chúng ta có thể thấy muốn nâng cao năng suất của vật nuôi cần phải: Tác động về mặt di truyền (G), bao gồm: - Tác động vào hiệu ứng cộng gộp (A) bằng cách chọn lọc. - Tác động vào các hiệu ứng trội (D) và át gene (I) bằng cách phối giống hoặc tạp giao. Tác động về mặt môi trƣờng (E) bằng cách cải tiến điều kiện chăn nuôi chuồng trại, 2.4. Các yếu tố di truyền và ngoại cảnh ảnh hƣởng đến tính trạng năng suất sinh sản 2.4.1. Các yếu tố di truyền ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản Yếu tố di truyền ở nghiên cứu này là nhóm lợn Móng Cái (MC). Giống là quần thể vật nuôi đủ lớn trong cùng một loài, có một nguồn gốc chung có một số đặc điểm chung về hình thái và ngoại hình, sinh lý và năng suất sinh 8
  12. vật học và khả năng chống chịu bệnh, đồng thời có thể truyền đạt các đặc điểm đó cho đời sau (Nguyễn Văn Thiện, 1995). Tất cả, các chức năng trong cơ thể động vật đều chịu sự điều khiển của yếu tố di truyền để đạt đến mức độ lớn hơn hay bé đi. Dĩ nhiên, các tính trạng sinh sản đều chịu ảnh hƣởng trực tiếp của yếu tố di truyền. Yếu tố di truyền hay nhóm giống lợn Móng Cái (MC) cũng ảnh hƣởng đến tính trạng, năng suất sinh sản của lợn (Nguyễn Văn Đức, 1997). Để phân tích dữ liệu không đồng đều giữa các nhóm nhằm tách riêng ảnh hƣởng của các yếu tố này, ngƣời ta đã dùng phƣơng pháp phân tích phƣơng sai của Fisher R.A. (1967) hoặc dùng kỹ thuật bình phƣơng tối thiểu của Harvey W.R (1960). Phƣơng pháp gần đúng nhất (Maximum Likelihood), phƣơng pháp BLUP là các phƣơng pháp hiện tại đang đƣợc dùng một cách rộng rãi hiện nay là phát triển của hai phƣơng pháp trên. Chính nhờ các phƣơng pháp "tách" các yếu tố trên mà các nhà khoa học đã tiến hành phân tích di truyền, xác định giá trị giống của vật nuôi trên các tính trạng khác nhau với số liệu thu đƣợc từ nhiều đàn gia súc có năng suất rất chênh lệch, nhiều năm và mùa vụ. 2.4.2. Các yếu tố ngoại cảnh ảnh hưởng đến năng suất sinh sản Cùng với yếu tố di truyền, các yếu tố ngoại cảnh cũng gây ảnh hƣởng lớn đến tính trạng sinh sản. Các yếu tố ngoại cảnh chính ảnh hƣởng lớn đến tính trạng sinh sản của lợn là năm đẻ, lứa đẻ, mùa vụ, đực phối, dinh dƣỡng, ngoại cảnh xã hội chuồng trại, bệnh tật Ảnh hưởng của yếu tố năm đẻ Yếu tố cố định năm đẻ ảnh hƣởng rõ rệt đến năng suất sinh sản. Johanson K.and Kenedy B.W. (1985) nghiên cứu mức độ ảnh hƣởng của yếu tố cố định đàn và năm đẻ thấy rằng sự sai khác có ý nghĩa đối với tính trạng 9
  13. tuổi đẻ lần đầu và khoảng cách giữa hai lứa đẻ của hai giống lợn Yorkshire và Landrace (sai khác này dao động từ 17,4% đến 19,9% đối với tính trạng tuổi đẻ lần đầu và 11,5% đến 13,9 % đối với tính trạng khoảng cách giữa hai lứa đẻ) tƣơng ứng do hai giống nói trên. Năm có ảnh hƣởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, khối lƣợng con/ổ, số con sai sữa/ổ và số lƣợng con/ổ với mức P < 0,01 - P <0,001 (Nguyễn Văn Đức, 1997). Ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ. Yếu tố cố định mùa vụ cũng ảnh hƣởng rõ rệt đến các tính trạng năng suất sinh sản. Ở Việt Nam có 2 mùa chính là mùa nóng và lạnh ảnh hƣởng rõ rệt nhất tới tính trạng sinh sản ở lợn. Thời gian cai sữa lứa trƣớc đến thụ thai lứa tiếp theo đã tăng lên trong các tháng mùa hè. Thông thƣờng có khoảng 10% - 20% lợn hậu bị và nái đƣợc phối bị giảm khả năng sinh sản vào mùa hè và có sự sai khác rõ rệt về khoảng thời gian từ cai sữa đến động dục lại giữa các mùa (8,2 ngày ở mùa mƣa và 10,9 ngày ở mùa khô). Nhiệt độ thích hợp của lợn nái là 18 - 200C. Nếu vƣợt quá ngƣỡng này theo "Pigreproductionxal-sep-2003" khi nhiệt độ không khí tăng lên 10C mức ăn của lợn nái giảm 0,2 pao còn nếu nuôi lợn từ 300C trở lên thí sẽ làm giảm tỷ lên thụ thai và tỷ lệ chết phôi sẽ cao do mùa hè sức sinh sản thấp hơn so với các mùa khác. Lợn nái trong thời kỳ nuôi con nhiệt độ thấp quá sẽ giảm tỷ lên nuôi sống đàn con. Do lợn con dễ bị cảm lạnh. YJu.T. và cộng sự (1994) nghiên cứu trên 3 trại lợn giống Thái Lan đã có kết luận về giảm tỷ lệ đẻ (3,4%) và số con/lứa (0,39 con/ lứa) ở các nái Yorkshire, Landrace và Duroc đƣợc phối trong mùa nóng. Dan T.T. và Summer P.M.(1995) cũng đã kết luận rằng sự ảnh hƣởng có ý nghĩa rõ rệt đến yếu tố mùa phối với tính trạng tỷ lệ đẻ ở 3 đàn lợn nuôi ở miền Nam Việt 10
  14. Nam và 3 đàn lợn nuôi ở miền bắc Autralia. Yếu tố mùa đẻ ảnh hƣởng có ý nghĩa rõ rệt đến tính trạng khoảng cách giữa hai lứa đẻ. Tóm lại, biểu hiện chính của sự giảm khả năng sinh sản theo mùa là sự giảm tỷ lệ đẻ ở lợn nái và hậu bị. Ở Việt Nam nói riêng thì yếu tố mùa vụ có ảnh hƣởng rõ rệt tới khối lƣợng của lợn con trong quả trình mang thai dẫn tới lợn con đƣợc đẻ vào mùa đông có khối lƣợng sơ sinh và cai sữa cao hơn các mùa khác trong năm đặc biệt cao hơn mùa hè. Ảnh hưởng của yếu tố lứa đẻ. Yếu tố lứa đẻ có ảnh hƣởng rất lớn đến tính trạng số lƣợng con/lứa. Nhiều nghiên cứu liên quan đến yếu tố này đều đƣa ra kết luận chung là số con/lứa tăng từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ thứ 4 và 5 và sau đó chậm dần đến lứa thứ 10 (Nguyễn Văn Đức và cộng sự,1997). Dan T.T. và Summer P. M. (1995), khi tuổi thụ thai lần đầu tăng thì số con/lứa cũng tăng. Lợn nái đẻ đứa thứ nhất có số con/lứa ít hơn nái đẻ từ lứa thứ 2 trở đi (Rydhhmer L và cộng sự, 1995); (Phùng Thị Vân và cộng sự, 1999) điều này có là do tỷ lệ rụng trứng tăng lên từ lứa thứ 2 ( Đặng Vũ Bình, 1994) Dan T.T. và Summer P. M. (1995). Ảnh hưởng của yếu tố đực phối. Vị trí ô chuồng nuôi lợn đực là một yếu tố ngoại cảnh quan trọng tác động đến tính trạng sinh sản của lợn nái. Nếu lợn đực đƣợc nằm xen với các ô lợn cái hậu bị sẽ kích thích tuổi thành thục về tính sớm hơn và tỷ lệ thụ thai tăng lên. Việc lạm dụng lợn đực là một nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái. Những lợn đực đƣợc nghỉ ngơi một cách hợp lý thì số con sinh ra/lứa sẽ tăng. 11
  15. Thời điểm phối giống thích hợp và phƣơng thức phối cũng là một nguyên nhân quan trọng đối với năng suất sinh sản của lợn nái. Ngoài các yếu tố trên đây, năng suất sinh sản của lợn còn chịu ảnh hƣởng các yếu tố ngoại cảnh khác nhƣ dinh dƣỡng, chuồng trại, bệnh tật Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng: Thức ăn là yếu tố quan trọng ảnh hƣởng đến khả năng sinh sản của lợn, trong thức ăn cần phải chú ý đến thành phần thức ăn. Trong thành phần thức ăn cần có: tinh bột, protein, khoáng (đa lƣợng và vi lƣợng), vitamin, nƣớc. - Tinh bột có trong các sản phẩm cám, gạo , ngô, khoai , sắn Tinh bột cần thiết cho cung cấp năng lƣợng dƣới dạng nhiệt năng cung cấp cho các bộ phận cơ thể phát triển. Nhu cầu tinh bột cho các loại lợn như sau Lợn đực cần: 62 - 70% tinh bột trong khẩu phần ăn Lợn nái chửa cần 58 - 66% tinh bột trong khẩu phần ăn Nái nuôi con cần 65 - 70% tinh bột trong khẩu phần ăn - Protein là chất mang sự sống cho quá trình tiêu hoá nhƣ có cá men phân giải axit amin và màu Protein của cơ thể . Protein có nhiều chức năng khác nhau tạo ra các men tham gia vào phản ứng của cơ thể. Ví dụ: Peptin tripin, amilaza, unfa tạo ra các hooc mon. hooc mon sinh trƣởng, hooc mon sinh dục tạo ra các kháng thể Thiếu protein trong thức ăn lợn con bị đình hệ sinh dục, lợn sinh sản hoạt động rối loạn, nếu tình trạng thiếu protein kéo dài sẽ gây rối loạn cơ thể, cơ thể phát triển không bình thƣờng dẫn đến chết. Protein có trong các lại thức ăn nhƣ bột cá bột xƣơng và ở thực vật trong dầu lạc và đỗ tƣơng. Nhu cầu potein của các loại lợn: 12
  16. Lợn con: 15-17% Lợn đực: 11-13% Lợn nái chửa: 13-14% Lợn nái nuôi con và lợn đực làm việc cần: 14-16% - Khoáng: cơ thể lợn cần cung cấp đầy đủ, khoáng có vai trò quan trọng duy trì hoạt động sống cũng nhƣ cấu tạo cơ thể. Ngƣời ta chia khoáng ra làm 3 loại: khoáng đa lƣợng, khoáng vi lƣợng, khoáng siêu vi lƣợng Khoáng đa lƣợng có mặt trong cơ thể tƣơng đối lớn là Ca, P, Ca (1,3% - 1,8%), P (0,8% - 1%). Khoáng đa lƣợng có vai trò đặc biệt đối với cơ thể gia súc, nằm trong xƣơng dƣới dạng phức tạp tạo cho xƣơng có tính chất dẻo và cứng. Ca và P tạo ra bộ khung cơ thể. Nếu thiếu Ca và P: Sinh trƣởng giảm, sinh trƣởng không bình thƣờng Con vật giảm tính thèm ăn, ít ăn, đặc tính sinh lý bị rối loạn làm nhiễu loạn về sinh sản: rối loạn động dục, tỷ lệ thụ thai giả. Khi thiếu Ca và P con đẻ ra bị yếu mang nhiều bệnh về xƣơng. Khoáng vi lƣợng: Cu, Fe Cu: là yếu tố có nhiều trong gan xƣơng, tham gia vào quá trình sinh trƣởng và quá trình tạo máu. Nếu thiếu Cu làm cho sinh trƣởng giảm và thiếu máu, ảnh hƣởng đến sự phát triển của xƣơng. Nếu thiếu nhiều làm xƣơng xốp, còi xƣơng, thai bị tiêu biến. Fe: Tham qua vào quá trình tạo máu, nếu thiếu sẽ dẫn đến thiếu máu. Đối với gia súc có chửa hoặc gia súc còn non cần phải cung cấp đầy đủ cho cơ thể. - Vitamin Vitamin A: Đây là loại Vitamin thiết yếu nhất cho sự sinh trƣởng cũng nhƣ sinh sản ở lợn. Nếu thiếu lợn sẽ bị mất khả năng sinh sản, con đực bị teo 13
  17. tinh hoàn. Ở con cái mang nhau thai của tử cung sẽ bị sứng hoá, khó thụ thai, dễ bị sảy thai hoặc đẻ non. Vitamin E: có tác dụng duy trì sinh dục bình thƣờng, thúc đẩy tuyến yên tiết ra hooc mon làm cho trứng chín và rụng. Vitamin E còn gọi là Vitamin sinh sản. Nếu thiếu vitamin E ảnh hƣởng đến chức năng sinh sản: con đực quá trình sinh tinh trì trệ (mất khả năng sinh tinh trúng, tinh trùng yếu không có khả năng thụ tinh), con cái niêm mạc tử cung khô trứng không phát triển. Vitamin B: Đặc biệt là B1 và B2 nếu thiếu lợn con chân sau sẽ yếu có bào thai chéo, sinh con yếu. Tóm lại lợn dinh dƣỡng cho lợn rất cần Vitamin E, B, A. - Nƣớc: là thành phần quan trọng trong cơ thể. Ảnh hƣởng đến hàng loạt các quá trình sống và phát triển. Vì vậy, phải cho lợn uống đủ nƣớc. Tính trạng trao đổi chất là yếu tố quan trọng tác động đến khả năng đáp ứng của con vật đối với các yếu tố kích thích, làm ảnh hƣởng đến sự bắt đầu động dục. Lợn nái sau cai sữa có thể động dục bình thƣờng hay không hay động dục bị chậm lại phụ thuộc dinh dƣỡng trong thời kỳ nuôi con. Neil M. và cộng sự (1996) đã thông báo rằng với khẩu phần ăn hạn chế trong thời kỳ mang thai và ăn tự do trong thời kỳ nuôi con thì con cái sẽ cho năng suất tốt hơn. Mc phee C. P (2001) đã thông báo rằng đối với lợn hậu bị sau khi đƣợc chọn lọc ở khối lƣợng 50 kg và trong 6 tuần nuôi tiếp theo nên cho ăn khẩu phần hạn chế bằng 80% khẩu phần ăn tƣ do thì có biểu hiện giảm động dục duy trì, nhƣng không ảnh hƣởng đến khối lƣợng lợn con sau khi sinh. Phùng Thị Vân và cộng sự (1999) cho rằng lợn cái hậu bị giống ngoại chuyển sang chế độ ăn hạn chế từ 65 kg - 90 kg thể trọng và có chế độ ăn tăng 109 ngày trƣớc khi dự kiến phối giống có xu hƣớng tăng số con đẻ sống, tỷ lệ nuôi sống lợn đến cai sữa, số con sai sữa/lứa, khối lƣợng cai sữa/lứa. 14
  18. Nguyễn Nghi và cộng sự (1995) nghiên cứu ảnh hƣởng hàm lƣợng năng lƣợng và protein trong khẩu phần ăn của lợn nái ngoại cũng kết luận rằng mức tăng năng lƣợng và protein cao sẽ làm cho lợn nái chóng béo, ảnh hƣởng xấu đến năng suất sinh sản. Ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh xã hội và chuồng trại Thực tiễn quản lý và phƣơng thức chăn nuôi lợn nái là những yếu tố ngoại cảnh xã hội ảnh hƣởng trực tiếp đến năng suất sinh sản. Thời gian phối, điều kiện nuôi dƣỡng, chuồng trại, quy mô đàn, cách sử dụng đực, trình độ chuyên môn của ngƣời chăn nuôi, phƣơng thức quản lý là những yếu tố ngoại cảnh xã hội quan trọng nhất ảnh hƣởng đến năng suất sinh sản lợn. Ảnh hưởng của các yếu tố bệnh tật Bệnh sẽ làm giảm năng suất sinh sản ở lợn nái. Ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ cùng với độ ẩm cao là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh. Hơn nữa, ở các nƣớc đang phát triển sức khỏe của động vật chƣa đƣợc kiểm tra tốt, bệnh tật sẽ làm tăng giá thành các sản phẩm của ngành chăn nuôi. Hệ thống chuồng trại và thực tiễn quản lý phải đƣợc quan tâm để làm giảm sự nhiễm bệnh vì đó là nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản, đặc biệt là trong chăn nuôi công nghiệp. Ảnh hƣởng của bệnh tật đến năng suất sinh sản ở lợn có thể đƣợc phân ra các loại nhƣ là mất khả năng thụ thai, mất toàn bộ lứa đẻ, số con sống/ổ ít cùng với việc số con sơ sinh chết và thai gỗ tăng lên. Các yếu tố ngoại cảnh nêu trên đều là những yếu tố quan trọng có ảnh hƣởng trực tiếp tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái. Tuy nhiên trong nghiên cứu này chỉ đi sâu vào ba yếu tố chính đó là yếu tố đực phối, lứa đẻ, nhóm giống. Ba yếu tố này các yếu tố đại diện cho các yếu tố môi trƣờng tự nhiên, nuôi dƣỡng và quản lý thể hiện tổng thể các tác động 15
  19. khác nhau đến năng suất các đàn vật nuôi đƣợc nuôi dƣỡng ở các vùng sinh thái, năm và mùa khác nhau. Cho đến nay, trong nghiên cứu nhân giống ngƣời ta chƣa thấy có một phƣơng pháp mới nào đƣa thêm đƣợc yếu tố ngoại cảnh nào khác ngoài các loại yếu tố đã nêu trên. Phƣơng pháp dự đoán không chệch tuyến tính tốt nhất (BLUP) cũng dừng lại ở phạm vi này (Hammond K. và cộng sự, 1992) . 2.5. Các tham số di truyền 2.5.1. Hệ số di truyền Hệ số di truyền ( h2) của một tính trạng số lƣợng là tỷ lệ của phần do gen quy định trong việc tạo nên giá trị kiểu hình. Có thể hiểu hệ số di truyền theo hai cách: Hệ số di truyền theo nghĩa rộng là tỷ lệ giữa phần biến dị do các nguyên nhân di truyền và không di truyền gây ra: 2 h g = Vg/ Vp Hệ số di truyền theo nghĩa hẹp là tỷ lệ giữa phần biến dị do tác động cộng gộp của các gen và toàn bộ sự biến dị do các nguyên nhân di truyền và không di truyền 2 h a = Va/Vp Trong thực tế ngƣời ta thƣờng sử dụng hệ số di truyền theo nghĩa hẹp (Falconer D.S., 1993; Trần Đình Miên và cộng sự, 1994; Nguyễn Văn Thiện, 1995 ; Kiều Minh Lực, 1999). - Giá trị của hệ số di truyền biến động từ 0 đến 1. - Giá trị của hệ số di truyền phụ thuộc vào từng tính trạng, cấu trúc quần thể và mức độ đồng nhất của môi trƣờng. 16
  20. Hiện nay, ngƣời ta dùng phƣơng pháp gần đúng nhất (Maximum Likelihood) hoặc gần đúng nhất hạn chế (Restricted Maximum Likelihood) để xác định hệ số di truyền của các tính trạng. 2.5.2. Hệ số tương quan di truyền Giữa các tính trạng khác nhau của cùng một cơ thể thƣờng có mối lên hệ với nhau. Để biểu thị các mối quan hệ này ngƣời ta xây dựng lên hệ số tƣơng quan di truyền (r). Các nhà di truyền giống thƣờng sử dụng tham số hệ số tƣơng quan di truyền nhiều hơn so với tƣơng quan kiểu hình vì nó có ý nghĩa trong công tác chọn lọc. Hệ số tương quan kiểu hình (rp). Hệ số tƣơng quan kiểu hình biểu thị mối quan hệ giữa các giá trị kiểu hình của các tính trạng. Ví dụ lợn đẻ nhiều con thì khối lƣợng sơ sinh thấp, khối lƣợng sơ sinh/con cao thì khối lƣợng cai sũa/con cũng cao. Hệ số tương quan di truyền (rG). Hệ số tƣơng quan di truyền là mối tƣơng quan do các gen quy định đồng thời hai hoặc nhiều tính trạng gây ra. Mối quan hệ này do tác động đa hiệu gene, nghĩa là một gene đồng thời điều khiển cả hai tính trạng mà cũng có thể là do hai hệ thống gene liên kết điều khiển cả hai tính trạng. Nhƣ vậy, nguyên nhân chủ yếu của tƣơng quan di truyền là hiện tƣợng tính đa hiệu gene. Một gene có thể làm tăng hoặc giảm đồng thời cả hai tính trạng tƣơng quan (+), một số gene có thể làm tăng tính trạng này nhƣng lại giảm tính trạng khác tƣơng quan (-) (Falconer d.S.,1993, Trần Đình miên và cộng sự, 1994 ; Nguyễn Văn Thiện, 1995; Kiều Minh Lực, 1999). Tƣơng quan di truyền và tƣơng quan kiểu hình cá thể khác nhau về độ lớn và chiều. Giữa hai tính trạng có thể có hệ số tƣơng quan kiểu hình cao, trong lúc đó tƣơng quan di truyền lại thấp và ngƣợc lại. Mặt khác, có thể gặp tƣơng quan kiểu hình giữa hai tính trạng là âm nhƣng tƣơng quan di truyền lại dƣơng và ngƣợc lại. 17
  21. Công thức tính hệ số tƣơng quan nhƣ sau :  xy rxy  x y rxy : Hệ số tƣơng quan kiểu hình giữa hai tính trạng δxy : Hiệp phƣơng sai giữa hai tính trạng x và y δx: Độ lệch chuẩn của tính trạng x δy: Độ lệch chuẩn của tính trạng y 2.6. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc 2.6.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước Ở nƣớc ngoài đã có nhiều công trình nghiên cứu về đặc điểm di truyền của các giống lợn nhƣ Rydhmer L. và cộng sự (1995); McPhee C.P. và cộng sự (1995) ; Kerr J.C. và Cameron N. D (1996). Bidanel J. P và cộng sự (1996) đã xác định đƣợc tính trạng di truyền của các tính trạng kinh tế quan trọng nhƣ số con sơ sinh sống/ổ, tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nạc Estany J. và Sorensen D. và cộng sự (1995) đã nghiên cứu đánh giá các thông số di truyền cho số con/ổ ở lợn Landrace (LR) và Yorkshire ở Đan Mạch. Haley C.S. và cộng sự (1995) đã nghiên cứu so sánh khả năng sinh sản giữa các giống lợn Meishan và Yorkshier với tổ hợp lai của chúng. Tholen E và cộng sự (1996) đã nghiên cứu mối tƣơng quan giữa cai sữa lợn con với khoảng cách lứa đẻ, năng suất sinh sản lợn nái nuôi tại Autralia. Hermesch S. và cộng sự (1995) đã nghiên cứu mối tƣơng quan giữa tính trạng số con sơ sinh với các tính trạng khác. Bass T J. và cộng sự (1992) đã áp dụng chọn lọc và xác định hệ số lặp lại trong chƣơng trình chọn giống lợn và thu đƣợc kết quả đáng kể. 18
  22. 2.6.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Nƣớc ta đã có một số công trình nghiên cứu về lĩnh vực các yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng sinh sản, hệ số di truyền, tƣơng quan di truyền. Phần lớn các tác giả tập trung vào nghiên cứu đặc điểm sinh học, quy trình nuôi dƣỡng, các công thức lai kinh tế giữa lợn nội với lợn ngoại ở các cơ sở giống nhà nƣớc. Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2001); Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002); Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) đã nghiên cứu sâu sắc về các yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng sinh sản và sản xuất cơ bản trên các giống lợn Móng Cái, Landrace, LargeWhite và con lai của chúng, đã rút ra những kết luận quan trọng trong quá trình phục vụ sản xuất. Ngoài ra, Trần Thị Minh Hoàng và cộng sự (2003) còn xác định ảnh hƣởng của các yếu tố cố định đến các tính trạng sản xuất của 3 tổ hợp lai giữa Móng Cái, Landrace, Pientrai. Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2002) đã công bố một số kết quả về hệ số di truyền, hệ số lặp lại và tƣơng quan di truyền giữa các tính trạng sinh sản cơ bản của các giống lợn hiện có tại Việt Nam. Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2001) đã nêu đƣợc kỹ thuật chăn nuôi lợn Móng Cái, cách phòng trị bệnh cũng nhƣ việc hoạch toán hiệu quả trong việc chăn nuôi lợn Móng Cái. Nghiên cứu xác định đàn lợn hạt nhân giống Landrace và Yorkshire dòng mẹ có năng suất cao tại xí nghiệp giống vật nuôi Đoàn Xuân Trúc, Tăng Vĩnh Linh (2000) Trần Xuân Hảo (2002) xác định một số chỉ tiêu sinh sản, năng suất chất lƣợng thịt Landrace và Yorkshire có các kiểu gene Halothan khác nhau. Vũ Đình Tôn, Phan Văn Chung, Nguyễn Văn Duy, Nguyễn Công Oánh (2008) nghiên cứu khả năng sinh sản của một số tổ hợp lai Pietrai Duroc và Landrace Yorkshre với đực Landrace. 19
  23. PHẦN 3 ĐỐI TƢỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tƣợng trong nghiên cứu này là 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đã đƣợc chọn lọc từ năm 1999, tại công ty chăn nuôi Hải Phòng. Hai nhóm huyết thống lợn MC là MC3000 và MC15 thuần chủng đƣợc bộ môn di truyền - Giống vật nuôi, Viện Chăn Nuôi lựa chọn từ năm 1997 dựa trên tổng số 7 nhóm huyết thống của giống Móng Cái hiện có với đầy đủ thông tin (Công ty chăn nuôi Hải Phòng trại lợn giống Tràng Dụê có 4 nhóm). Mỗi nhóm có một đực đầu nhóm, tên của con đực đƣợc đặt tên cho nhóm. Sau khi phân tích số liệu, sử dụng chƣơng trình PROC GLM (SAS, 1993) và DEREML (Meyer K, 1993) để xác định giá trị di truyền. Năm 1999 Bộ môn Di Truyền Giống vật nuôi đã chọn đƣợc 2 nhóm lợn Móng Cái cao sản MC3000 và MC15 là 2 nhóm tốt hơn hẳn 5 nhóm còn lại. Các kết quả nghiên cứu bƣớc đầu đã đƣợc đánh giá xuất sắc tại Hội đồng khoa học Viện Chăn Nuôi năm 2000 và hội đồng khoa học Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh tháng 4 năm 2001. Hai nhóm lợn MC3000 và MC15 này đã đƣợc chọn để chọn lọc nghiên cứu nâng cao chất lƣợng. Với những kết quả đạt đƣợc trong quá trình chọn lọc, năm 2003, hai nhóm lợn MC3000 và MC15 đã đƣơc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đánh giá là một trong những giống cây con đạt chuẩn quốc gia . Hai nhóm lợn Móng Cái này cũng đƣợc Nguyễn Văn Đức lựa chọn nghiên cứu (1999). Bƣớc đầu thu đƣợc kết quả nhƣ sau: Nhóm lợn MC3000 có số con sơ sinh sống/ổ cao nhất là 11,46 con so với trung bình nhóm lợn khác là 20
  24. 10,56con/ổ. Vì vậy, chúng tiếp tục đƣợc lựa chọn làm nguyên liệu để tiếp tục nghiên cứu nhằm chọn lọc ra giống lợn Móng Cái có khả năng sinh sản tốt nhất trong hệ thống giống lợn Việt Nam. 3.2. Thời gian nghiên cứu Từ năm 2/2009 - 7/2009 3.3. Địa điểm nghiên cứu: Công ty Chăn nuôi Hải Phòng - Một trong những cơ sở giống đƣợc nhà nƣớc công nhận và giao trách nhiệm giữ giống gốc lợn Móng Cái. 3.4. Nội dung nghiên cứu 3.4.1. Phân tích một yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng sinh sản của 2 nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 - Tuổi phối giống lần đầu (TPLĐ) - Tuổi đẻ lứa đầu (TĐLĐ) - Khoảng cánh giữa hai lứa đẻ (KCLĐ) - Số con sơ sinh sống/ổ (SCSSS) - Số con cai sữa/ổ (SCCS) - Khối lƣợng sơ sinh/con (PSS) - Khối lƣợng cai sữa/con (Pcs) 3.4.2. Xác định năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 3.4.3. Xác định hệ số di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 3.4.3. Xác định hệ số tương quan di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 21
  25. 3.4.4. Xác định hệ số di truyền của các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 3.5. Phƣơng pháp nghiên cứu 3.5.1. Bố trí thí nghiệm và thu thập số liệu theo dõi các chỉ tiêu về năng suất sinh sản Sử dụng số liệu 100 con lợn nái và 6 con lợn đực giống của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 để nghiên cứu thu thập các tính trạng sinh sản cơ bản qua các lứa đẻ: - Ngày tháng năm của từng lợn nái đƣợc sinh ra và đẻ ra qua các lứa. - Tuổi phối lần đầu - Tuổi đẻ lứa đầu - Khoảng cách giữa hai lứa đẻ - Số con sơ sinh sống/ổ - Số con cai sữa/ổ - Khối lƣợng sơ sinh/con - Khối lƣợng cai sữa/con 3.5.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tính trạng năng suất sinh sản Mô hình toán học để phân tích các tính trạng sinh sản : Yijkl= μijkl + NGi + ĐPj + LĐk + ijkl Trong đó : - Yijkl là năng suất sinh sản của lợn nái thứ l, nhóm giống thứ i, đực phối thứ j, lứa đẻ thứ k . - μijkl là giá trị trung bình của quần thể - NGi là ảnh hƣởng của nhóm giống thứ i - LĐk là ảnh hƣởng của lứa đẻ thứ k 22
  26. - ĐPj là ảnh hƣởng của đực phối thứ j - ijkl là sai số ngẫu nhiên 3.5.3. Tính toán tham số thống kê một số tính trạng sinh sản - Số trung bình bình phƣơng nhỏ nhất (LSM) - Sai số chuẩn ( SE). 3.5.4. Ước tính hệ số di truyền, hệ số tương quan di truyền 3.5.4.1. Hệ số di truyền Sử dụng mô hình thống kê hỗn hợp phân tích tính trạng riêng rẽ để ƣớc tính hệ số di truyền nhƣ sau: Yijkl =  + Đi + Mej + Lk+ ijkl Trong đó : - Yijkl là năng suất sinh sản của lợn nái thứ l. - là giá trị trung bình của quần thể. - Đi là ảnh hƣởng của đực phối thứ i. - Mej là ảnh hƣởng của mẹ thứ j. - Lk là ảnh hƣởng của lứa đẻ thứ k. - là sai số ngẫu nhiên Sau đó hệ số di truyền đƣợc tính theo công thức: 2 V( A) h V(P) 3.5.4.2. Hệ số tương quan di truyền Phƣơng pháp phân tích phƣơng sai: phƣơng pháp này căn cứ vào phân tích phƣơng sai của các gia đình có bố mẹ (tức là anh chị em có cùng bố khác mẹ) để tính các hệ số tƣơng quan, đây là phƣơng pháp thích hợp nhất để tính 23
  27. các hệ số tƣơng quan. Trong thực tế ngƣời ta thƣờng tính các hệ số tƣơng quan theo phƣơng pháp quan hệ tƣơng quan và phân tích phƣơng sai thành phần theo mô hình động vật đa tính trạng.  xy rxy  x y rxy : Hệ số tƣơng quan kiểu hình giữa hai tính trạng δxy : Hiệp phƣơng sai giữa hai tính trạng x và y δx: Độ lệch chuẩn của tính trạng x δy: Độ lệch chuẩn của tính trạng y 3.6. Công cụ xử lý - Các tham số thống kê và các yếu tố ảnh hƣởng đƣợc xác định bằng phƣơng trình SAS (1999). - Các tham số di truyền tính bằng phƣơng trình DFREML của Meyer (1999). 24
  28. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Nhƣ chúng ta đã biết, có nhiều yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng năng suất sinh sản ở lợn gọi chung là yếu tố về di truyền và yếu tố về ngoại cảnh. Các yếu tố di truyền và ngoại cảnh hầu hết đều gây ảnh hƣởng đến các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn song ở các mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào giống và điều kiện môi trƣờng.Với việc lựa chọn 3 yếu tố nhóm giống, đực phối, lứa đẻ thì mức độ ảnh hƣởng đến những yếu tố này đến các tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đƣợc trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Một số yếu tố ảnh hƣởng đến hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Các yếu tố Tính trạng n R2 Nhóm giống Đực phối Lứa đẻ Tuổi phối lần đầu 100 0,45 - - Tuổi đẻ lứa đầu 100 0,48 * - Khoảng cách lứa đẻ 661 0,26 Số con sơ sinh sống/ổ 761 0,37 Số con cai sữa/ổ 761 0,25 Khối lƣợng sơ sinh/con 599 0,32 Khối lƣợng cai sữa/con 761 0,60 *: P < 0,05; : P <0,01; : P <0,001 25
  29. Kết quả ở bảng 4.1 cho thấy hầu hết các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đều bị ảnh hƣởng bởi các yếu tố cố định ở các mức độ khác nhau từ P <0,05 đến P <0,001. Yếu tố nhóm giống Nhóm giống là một yếu tố về mặt di truyền, xét trên bảng kết quả 4.1: Yếu tố nhóm giống có ảnh hƣởng rõ rệt đến tất cả các tính trạng sinh sản (P <0.001). Nhƣ vậy, rõ ràng việc lựa chọn các nhóm giống khác nhau thì năng suất sinh sản của lợn nái cũng chịu ảnh hƣởng khác nhau. Mức độ ảnh hƣởng của yếu tố di truyền nhóm giống trong nghiên cứu này phù hợp với các kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại các tỉnh trong cả nƣớc (P <0.001). Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố cố định đến số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Móng Cái, Large White, Landrace và các tổ hợp lai của chúng (P <0,001). Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2004) cho biết yếu tố giống ảnh hƣởng rõ rệt đến tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn Large White và Yorkshire máu tƣơi tại Công ty Chăn nuôi Hải Phòng (P <0.001). Tạ Thị Bích Duyên (2003) nghiên cứu trên hai giống lợn Landrace và Yorkshire nuôi tại An Khánh, Thụy Phƣơng và Đông Á cho biết các yếu tố cố định giống có ảnh hƣởng rõ rệt đến tính trạng năng suất sinh sản. Yếu tố đực phối Nhìn vào bảng 4.1 nhận thấy yếu tố đực phối gây ảnh hƣởng lớn đến tất cả các tính trạng sinh sản cơ bản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 nuôi tại Công ty Chăn nuôi Hải Phòng (P <0,05 đến P <0,001). Nhƣ vậy, lợn nái đƣợc phối với các đực giống khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau. 26
  30. Các kết quả trong nghiên cứu này phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây của một số tác giả phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích các yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại các tỉnh (P <0,001). Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại Quảng Bình. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố đến số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Móng Cái, Large White, Landrace và các tổ hợp lai của chúng. Yếu tố lứa đẻ Yếu tố lứa đẻ là yếu tố gây ảnh hƣởng rất rõ rệt đến các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 (P <0,01 đến P <0,001) điều đó nói nên rằng lợn nái đẻ các lứa khác nhau cho năng suất sinh sản khác nhau. Các kết quả trong nghiên cứu về mức độ ảnh hƣởng của yếu tố lứa đẻ phù hợp với các nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả nhƣ Nguyễn Văn Đức (1997) phân tích yếu tố ảnh hƣởng đến tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại các tỉnh. Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002) phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố cố định đến năng suất sinh sản của lợn Móng Cái nuôi tại Quảng Bình. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002) phân tích mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố cố định đến số con sơ sinh sống/ổ của lợn nái Móng Cái, Large White, Landrace và các tổ hợp lai của chúng. Nhiều nghiên cứu liên quan tới yếu tố lứa đẻ cũng đều đƣa ra kết luận chung là số con/ổ tăng từ lứa đẻ thứ nhất đến lứa đẻ thứ 4 và 5 và sau đó giảm 27
  31. dần đến lứa đẻ thứ 10 phù hợp với kết quả nghiên Nguyễn Văn Đức (1997) và Tạ Thị Bích Duyên (2003). Theo Koketsu và Annor (1997), lợn nái đẻ từ lứa thứ 2 đến lứa thứ 5 có số con/ổ nhiều hơn so với đẻ lứa 1 và từ lứa 8 trở đi (P <0,05), khối lƣợng trung bình của lợn con sơ sinh thấp hơn so với các lứa khác (P <0.05) (Koketsu và cộng sự, 1998). Dan và Summer (1995) cho rằng khi tuổi thụ thai lần đầu tăng thì số con ở lứa đầu cũng tăng. Lợn nái đẻ lứa thứ nhất có số con/ổ ít hơn lứa thứ 2 trở đi (Rydhmer và cộng sƣ, 1995) (Phùng Thị Vân và cộng sự, 1999), điều này có thể là do số lƣợng trứng rụng tăng lên từ lứa thứ 2 (Đặng Vũ Bình, 1993; Dan và Summer, 1995). Nhìn chung, hệ số xác định đối với các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đều ở mức thấp, phù hợp quy luật chung trên các nghiên cứu về lợn. Các yếu tố trong nghiên cứu này xác định 25% - 60%. Các tính trạng về tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu và khoảng cách lứa đẻ biến động từ 26% - 48% trong tổng biến đổi, các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ biến động từ 25% - 37%. Các tính trạng khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con biến động từ 32% - 60%. Trong đó tính trạng số con sơ sinh/ổ ít bị tác động bởi các yếu tố nhất (25 %) và tính trạng khối lƣợng cai sữa/con bị tác động lớn nhất (60%). 4.2. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Nghiên cứu năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 ở hai vấn đề cơ bản đó là năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái ở tất cả các lứa đẻ (bảng 4.2.) và số con sơ sinh sống/ổ qua các lứa đẻ (bảng 4.3.). 28
  32. Bảng 4.2. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 ở tất cả các lứa đẻ §¬ Nhãm MC3000 Nhãm MC15 TÝnh tr¹ng P n vÞ n LSM SELSM n LSM SELSM 1 <0 5 239 , 5 247 1, Tuæi phèi lÇn ®Çu ngµy ,0 0 ,68 5 0 ,51 58 01 8 1 <0 5 357 , 5 368 1, Tuæi ®Î løa ®Çu ngµy ,0 0 ,33 6 0 ,17 62 01 2 0 3 3 <0 Kho¶ng c¸ch løa ngµ 173 , 179 0, 3 2 ,0 ®Î y ,44 3 ,35 36 9 2 01 6 Sè con s¬ sinh 3 12, 0 3 11, 0, <0 con sèng/æ 8 39 , 7 78 05 ,0 29
  33. 9 0 2 01 5 0 3 3 <0 9,5 , 9,3 0, Sè con cai s÷a/æ con 8 7 ,0 7 0 1 03 9 2 1 3 0 3 , 2 0, <0 Khèi l•îng s¬ 0,5 0,5 kg 2 0 7 00 ,0 sinh/con 1 3 3 0 6 3 5 3 0 3 3 Khèi l•îng cai 6,0 , 6,3 0, kg 8 7 <0,001 s÷a/con 3 0 8 01 9 2 1 30
  34. 4.2.1. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 ở tất cả các lứa đẻ Nhìn chung, nghiên cứu về năng suất sinh sản của lợn nái thì tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa sống/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con đƣợc coi là những tính trạng quan trọng nhất quyết định hiệu quả kinh tế ngành chăn nuôi lợn nái. Vì vậy các tính trạng đƣợc chúng tôi chọn làm mục tiêu nghiên cứu trong đề tài này. Các giá trị trung bình bình phƣơng nhỏ nhất và sai số chuẩn tƣơng ứng của chúng đối với tính trạng năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đƣợc trình bày ở bảng 4.2 Tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ Tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ đƣợc biểu thị ở biểu đồ 4.1 nhƣ sau: 400 350 300 250 Số (ngày) ngày Nhóm MC3000 200 Nhóm MC15 150 100 50 0 TPLĐ TĐLĐ KCLĐ Tính trạng 4.1. Biểu đồ biểu thị tuổi phối lứa đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ 30
  35. Tuổi phối lần đầu Tuổi phối lứa đầu đây là một chỉ tiêu sinh lý sinh dục của lợn nái hậu bị, chỉ tiêu này giúp cho việc đề ra lịch khai thác đúng tiềm năng sinh sản của lợn nái trong quá trình sản xuất, từ đó nâng cao sức sản xuất của lợn nái trong một đời sinh sản. Tuổi phối giống lần đầu sớm hay muộn ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả chăn nuôi. Theo bảng 4.2 và đồ thị 4.1 thì thấy nhóm lợn nái Móng Cái MC3000 có tuổi phối lần đầu 239,68 ngày và nhóm lợn Móng Cái MC15 247,51 ngày với mức độ sai khác P <0,001. Nhìn mức độ sai khác giữa hai nhóm lợn Móng Cái (P <0,001) khẳng định lợn Móng Cái MC3000 chóng thành thục hơn MC15. Các giá trị tính toán này với Móng Cái MC3000 nó cũng tƣơng đƣơng kết quả 6 - 8 tháng tuổi tại nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999). Jang Hyung Lee (1993) đã thông báo kết quả nghiên cứu các tính trạng sinh sản của lợn lái hậu bị cho thấy lợn có thể động dục sớm từ lúc 4 - 5 tháng tuổi nhƣng tuổi phối giống thích hợp vẫn là 7 - 8 tháng tuổi. Đây là thời kỳ mà lợn nái đạt tới độ thành thục về tính, đảm bảo thể trạng và các yếu tố cần thiết để nuôi con. Tuổi đẻ lứa đầu Cũng tƣơng tự nhƣ tuổi phối giống lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu của nhóm lợn Móng Cái MC3000 (357,33 ngày) thấp hơn so với lợn Móng Cái MC15 (368,17 ngày) với mức độ sai khác P <0,001. Tuổi phối lần đầu của lợn Móng Cái MC3000 thấp hơn MC15 dẫn tới tuổi đẻ lứa đầu của Móng Cái MC3000 thấp hơn MC15. Kết quả nghiên cứu này cho thấy tuổi đẻ lứa đầu của Móng Cái MC3000 thấp hơn nhiều so với kết quả nghiên cứu cùng giống lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997) là 388,10 ngày với lợn Móng Cái MC3000 và MC15 ; Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999) là 374,06 ngày. 31
  36. Kết quả nghiên cứu Móng Cái MC15 tƣơng ứng kết quả (363 - 376,2 ngày) của Phùng Thị Vân và cộng sự (2000) nghiên cứu trên đàn lợn nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phƣơng. Tuổi đẻ lứa đầu trong nghiên cứu này có giá trị nhỏ hơn là do trong những năm gần đây nhà nƣớc đã đƣa giống lợn Móng Cái là một trong những giống cây con chuẩn quốc gia, cùng chủ trƣơng Móng Cái hoá đàn lợn lợn Móng Cái đƣợc quan tâm nhiều hơn, đƣợc chọn lọc cùng chế độ chăm sóc tốt hơn nhằm bảo tồn và phát triển những tính trạng quý của giống lợn truyền thống này. Khoảng cách lứa đẻ Khoảng cách lứa đẻ của lợn nái Móng Cái MC3000 và MC15 là rất tốt lần lƣợt là 173,44 ngày và 179,35 ngày với mức độ sai khác rõ rệt P <0,001. Các giá trị này cho thấy tƣơng đƣơng kết quả nghiên cứu của Lê Viết Ly (1999) 5,5 - 6 tháng và cao hơn kết quả 169,02 ngày tìm đƣợc của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) nghiên cứu trên lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Trong các công trình nghiên cứu cùng giống lợn Móng Cái các kết quả này cao hơn 170,06 ngày trên nái ngoại của Phùng Thị Vân và cộng sự (1999) 153,3 ngày trên đàn lợn nuôi ở Pháp của Perrro Cheau (1994). Nguyên nhân khoảng cách lứa đẻ của lợn Móng Cái cao hơn lợn ngoại là do khối lƣợng sơ sinh/con nhỏ hơn lợn ngoại nên thời gian cai sữa kéo dài hơn (60 ngày). Từ kết quả về khoảng cách lứa đẻ cho thấy lợn nái Móng Cái MC3000 và MC15 có số lứa đẻ/nái/năm là 2,1 lứa và 1,85 lứa. Kết quả này thấp hơn kết quả của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999); tƣơng đƣơng kết quả 1,5 - 2 lứa của Lê Viết Ly (1999) và 1,75 lứa của Lê Hồng Minh (2000) cùng nghiên cứu trên giống lợn Móng Cái. 32
  37. Các kết quả trên cho thấy khoảng cách lứa đẻ của Móng Cái MC3000 thấp hơn MC15 điều đó chứng tỏ Móng Cái MC3000 mắn đẻ hơn lợn MC15. Điều đó là căn cứ khẳng định có sự khác nhau rõ rệt về đặc điểm của nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 . Từ kết quả phân tích trên của chúng tôi trong nghiên cứu này cho thấy sự khác nhau giữa hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đối với tính trạng tuổi phối lần đầu; tuổi đẻ lứa đầu; khoảng cách lứa đẻ là rất rõ rệt (P <0,001). Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa Số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ cũng là những tính trạng quan trọng để đánh giá năng suất sinh sản của lợn Móng Cái vì nó quyết định năng suất kinh tế trong chăn nuôi. Dựa vào bảng số liệu 4.2 có đồ thị số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa/ổ nhƣ sau: 14 12 10 8 Nhóm MC3000 6 Nhóm MC15 Số con (con) 4 2 0 SCSSS SCCS Tính trạng 4.2. Biểu đồ biểu thị số con sơ sinh/ổ và số con cai sữa/ổ 33
  38. Số con sơ sinh sống /ổ Đối với chăn nuôi lợn nái, số con sơ sinh sống/ổ là tính trạng quan trọng nhất là chìa khoá quyết định năng suất chất lƣợng và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn nái. Kết quả phân tích cho thấy số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái MC3000 là 12,39 con/ổ và của MC15 là 11,78 con/ổ. Khi so sánh lợn Móng Cái MC3000 và MC15 thì nhận thấy số con sơ sinh sống/ổ của lợn Móng Cái MC3000 cao hơn MC15 là 0,61 con/ổ sự sai khác này có ý nghĩa thống kê rõ rệt (P <0,001). Điều này chứng tỏ số con sơ sinh sống trên ổ là cao, thông qua kết quả nghiên cứu có thể khẳng định mục tiêu chọn lọc với nhóm lợn Móng Cái MC3000 qua các năm đạt kết quả tốt, nâng cao hẳn so với Móng Cái MC15. Đây là căn cứ khoa học và thực tiễn để khẳng định có sự sai khác rõ rệt về số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 theo định hƣớng khác nhau (Nguyễn Văn Đức, chọn giống lợn Móng Cái, 2000). Giá trị số con sơ sinh sống/ổ ở nhóm Móng Cái MC3000 và MC15 trong nghiên cứu này phù hợp với giá trị công bố của Lê Viết Ly (1999) nghiên cứu trên lợn Móng Cái là 10 - 14 con. Kết quả này cao hơn so kết quả trên giống của các tác giả trong nƣớc; cao hơn từ 0,84 - 1,45 con so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (1997) là 10,94 con, cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức và Giang Hồng Tuyến (2000) (11,31 con). Cao hơn từ 0,68 - 1,29 con so kết quả nghiên cứu của Lê Hồng Minh (2000) (11,10 con) cao hơn từ 2,3 - 2,34 con và so với kết quả nghiên cứu của NguyễnVăn Nhiệm và cộng sự (2002) (9,48 - 10,05 con) và cũng cao hơn từ 0,93 - 1,54 con so với kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) trên lợn nái Móng cái phối đực Pietrain (10,85 con). Và kết quả nghiên cứu này cao hơn trên các giống lợn ngoại của tác giả Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1995) (9,38 con); Trần Thế Thông và cộng sự 34
  39. (1995) (9,0 - 9,8 con); Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000) (9,76 con); Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (10,04 con); Tạ Thị Bích Duyên (2003) (9,49 - 9,9 con). Năng suất sinh sản của lợn nái Móng Cái cao hơn năng suất sinh sản của lợn nái ngoại vì bản chất di truyền của lợn Móng Cái có năng suất sinh sản cao hơn đặc biệt là số con sơ sinh sống/ổ. Số con cai sữa/ổ Đối với giống lợn Móng Cái do khối lƣợng sơ sinh nhỏ nên thời gian nuôi con dài (60 ngày) cao hơn lợn ngoại (45 ngày). Kết quả cho thấy số con cai sữa/ổ của nhóm MC3000 là 9,57 con/ổ và MC15 9,31 con/ổ với mức độ sai khác P <0,01. Mặc dù số con sơ sinh sống/ổ cao nhƣng mục tiêu của chọn giống là để tăng số lƣợng lợn cái làm nái. Vì vậy, đây là mục tiêu chính của sử dụng nguồn gene Móng Cái; khai thác năng suất sinh sản cao đồng thời vẫn bảo đảm nuôi con của lợn mẹ cho nên chúng tôi giữ lại trung bình 10 lợn con sơ sinh sống/ổ với sự ƣu tiên cho lợn cái. Tính trạng số lợn con cai sữa phụ thuộc vào số lợn con để lại nuôi. Nhận thấy, vì số lợn con cai sữa/ổ có sự sai khác 9,57 con với MC3000 và 9,31 con với MC15 sự sai khác giữa hai nhóm lợn này về mặt thống kê là không rõ rệt (P <0,01) đối với tính trạng số con cai sữa/ổ. Nguyên nhân cũng có thể do số con để nuôi trung bình cho hai nhóm lợn trên cùng là 10 con/ổ. Và số con cai sữa/ổ của Móng Cái MC3000 cao hơn MC15 chỉ chứng tỏ rằng lợn MC3000 có khả năng nuôi con tốt hơn MC15 . Các giá trị xác định về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 phù hợp với kết quả thông báo của Nguyễn Văn Đức (1997) (9,26 con) Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002) (9,15 con). Cao hơn kết quả nghiên cứu trên lợn ngoại của Hammon (1994); Haley và cộng sự (1995); Hung ghens (1995); Đoàn Xuân Trúc và cộng sự (2000); 35
  40. Phùng Thị Vân và cộng sự (2001) (8,11 -9,2 con); Tạ Thị Bích Duyên (2003) (8,32 - 9,07 con). Từ kết quả nghiên cứu này cho thấy số lợn con cai sữa của một nái/năm đối với hai nhóm lợn MC3000 và MC15 là 20,1 con/năm và 18,2 con/năm tƣơng ứng. Nhƣ vậy ta có thể kết luận rằng hai nhóm MC3000 và MC15 có khả năng sinh sản và nuôi con tốt. Khối lượng sơ sinh/con, khối lượng cai sữa/con Khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con là các chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá khả năng sinh sản của lợn nái và đƣợc biểu thị ở bảng 4.2, biểu đồ 4.3. 7 6 5 4 Nhóm MC3000 3 Nhóm MC15 Khối lượng (kg) 2 1 0 Pss Pcs Tính trạng 4.3 Biểu đồ biểu thị khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con 36
  41. Khối lượng sơ sinh Khối lƣơng sơ sinh của nhóm lợn MC3000 (0,51 kg/con) thấp hơn MC15 (0,53 kg/con) là 0,02 kg. Sự sai khác này có ý nghĩa thống kê không rõ rệt (P <0,05). Nhƣng, giá trị này của chúng tôi tƣơng đƣơng với kết quả 0,49 kg - 0,53 kg của Nguyễn Quế Côi (1996); 0,51 kg của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000) nhƣng cao hơn kết quả 0,45 kg - 0,5 kg của Lê Viết Ly (1999) và 0,47 kg của Nguyễn Văn Thiện và cộng sự (1999). Khối lượng cai sữa Khi nghiên cứu chỉ tiêu khối lƣợng cai sữa/con qua bảng 4.2 và biểu đồ 4.3 thì chỉ tiêu khối lƣợng cai sữa/con ở nghiên cứu này cho thấy nhóm MC3000 (6,03 kg) thấp hơn so với nhóm MC15 (6,38 kg) là 0,25 kg với mức ý nghĩa thống kê rõ rệt là P <0,001. Kết quả của chúng tôi phù hợp với các kết quả đã công bố trƣớc đây nhƣ 6 kg - 7 kg của Lê Viết Ly (1999); 5,31 kg - 6,72 kg của Nguyễn Văn Nhiệm và cộng sự (2002), nhƣng cao hơn kết quả 5,93 kg của Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2000). Hầu hết, các hệ số biến dị (SE) của các tính trạng sinh sản cơ bản này thấp, chứng tỏ mức độ ổn định của mỗi tính trạng này trong hai nhóm lợn Móng Cái nuôi ở Hải Phòng cao song sự chênh lệch giữa hai nhóm là rõ rệt. Từ các kết quả trên cho phép chúng tôi rút ra các kết luận rằng khả năng sinh sản của lợn Móng Cái MC3000 rõ ràng tốt hơn MC15, đặc biệt đối với các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ. Do vậy sự sai khác của tính trạng số con sơ sinh sống/lứa, tuổi phối lần đầu, tuổi đẻ lứa đầu, khoảng cách lứa đẻ với mức thống kê rất rõ rệt (P <0,001) ngƣợc lại các tính trạng về khối lƣợng của lợn con nhƣ khối lƣợng sơ sinh, khối lƣợng cai sữa thì nhóm lợn MC15 luôn cao hơn nhóm lợn MC3000 với mức ý nghĩa thống kê rõ rệt (P <0,05 - P <0,001). 37
  42. 4.2.2. Số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 qua các lứa đẻ. Xu hƣớng chung về khả năng sinh sản của lợn nái ở lứa đẻ thứ nhất thƣờng có số con sơ sinh sống/ổ thấp nhất, sau đó tăng dần và đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 4 - 5 và sau đó giảm dần ở các lứa sau. Điều đó phụ thuộc vào bản chất di truyền và môi trƣờng, song yếu tố di truyền vẫn là quan trọng. Những giống lợn có khả năng đẻ nhiều con thƣờng đạt giá trị cao nhất chậm hơn so với giống có số con sơ sinh sống/ổ thấp hơn. Các kết quả về khả năng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 từ lứa đẻ 1 đến lứa đẻ 8 đƣợc trình bày ở bảng 4.3 và trên đồ thị 4.1. Bảng 4.3. Số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 qua các lứa đẻ Lứa Nhóm MC3000 Nhóm MC15 đẻ n LSM SE n LSM SE 1 11,54 0,11 10,76 0,11 50 50 2 12,00 0,11 11,28 0,11 50 50 3 12,42 0,11 11,80 0,11 50 50 4 12,73 0,11 12,16 0,12 50 48 5 12,89 0,12 12,34 0,12 49 47 6 12,82 0,12 12,26 0,13 47 46 7 12,57 0,12 11,95 0,15 47 41 8 41 12,16 0,13 11,65 0,15 40 38
  43. Qua các lứa đẻ cho thấy số con sơ sinh/ổ của 8 lứa đẻ đều tăng dần. Số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 đều tăng từ lứa thứ 1 đến lứa thứ 5 và giảm dần đến lứa thứ 8. Lứa thứ 5 đạt giá trị cao nhất, thấp nhất đều ở lứa 1. 13.5 13 12.5 12 11.5 Nhóm MC3000 Số con Số Nhóm MC15 11 10.5 10 9.5 1 2 3 4 5 6 7 8 Lứa đẻ 4.1. Đồ thị biểu diễn tính trạng số con sơ sinh sống /ổ qua các lứa Khi so sánh kết quả nghiên cứu của nhóm lợn MC3000 và MC15 nhận thấy số con sơ sinh sống/ổ của 8 lứa đẻ ở nhóm lợn MC3000 cao hơn MC15 theo từng lứa tƣơng ứng. Sự sai khác rõ rệt giữa các lứa đẻ này của nhóm lợn MC3000 và MC15 chứng tỏ rằng mục tiêu chọn lọc nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ đối với nhóm lợn MC3000 đã thành công. Các kết quả nghiên cứu này tƣơng đƣơng với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) khi phân tích bộ số liệu tổng hợp của lợn Móng Cái nuôi trên cả nƣớc và Tạ Thị Bích Duyên (2003) nghiên cứu qua 8 lứa đẻ của giống lợn Yorkshire (số con sơ sinh sống/ổ của lợn Yorkshire tăng từ lứa 1 đến lứa 5). Số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ 8 của nhóm lợn MC3000 trong mỗi thế hệ vẫn 39
  44. cao hơn số con sơ sinh sống/ổ ở lứa thứ nhất (11,54 con/ổ và 12,16 con/ổ) và ngƣợc lại với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của nhóm lợn MC15 (10,76 con/ổ và 11,65/ổ). Thông qua kết quả nghiên cứu có thể giải thích rằng bản chất giống lợn MC3000 có khả năng sinh sản kéo dài và chúng đã đƣợc cải thiện nhiều nên sức khoẻ của lợn nái sau 4 - 5 năm vẫn mạnh khoẻ và năng suất sinh sản vẫn tốt. 4.3. Hệ số di truyền của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Hệ số di truyền của hầu hết các tính trạng sinh sản của lợn đã đƣợc khẳng định là thấp (Johnsson K. và Kennedy B.W, 1985; Đặng Vũ Bình, 1994; Tom Long T.E., 1995; Nguyễn Văn Thiện 1995; Nguyễn Văn Đức 1997; Bunter K.L., 1997; Nguyễn Văn Đức, 2002). Hệ số di truyền của các tính trạng sinh sản của nhóm lợn MC3000 và MC15 nuôi tại Công ty Chăn nuôi Hải Phòng đƣợc trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Hệ số di truyền của các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Nhóm MC3000 Nhóm MC15 Lứa đẻ Đơn vị 2 2 n h SE n h SE Tuổi phối lần đầu Ngày 50 0,17 0,11 50 0,16 0,11 Tuổi đẻ lứa đầu Ngày 50 0,16 0,11 50 0,15 0,11 Khoảng cách lứa đẻ Ngày 339 0,21 0,09 322 0,18 0,09 Số con sơ sinh sống/ổ Con 389 0,11 0,07 372 0,12 0,07 Số con cai sữa/ổ Con 389 0,14 0,08 372 0,14 0,08 Khối lƣợng sơ sinh/con Kg 323 0,12 0,07 276 0,13 0,07 Khối lƣợng cai sữa/con Kg 389 0,16 0,08 372 0,18 0,08 40
  45. Nói chung, hệ số di truyền về tính trạng sinh sản của lợn trong nghiên cứu này của chúng tôi phù hợp với quy luật chung đã đƣợc nghiên cứu trƣớc đây công bố. Hệ số di truyền của nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 nằm trong khoảng 0,17 - 0,21 và 0,12 – 0,18 tƣơng ứng với từng tính trạng. Hệ số di truyền của tính trạng tuổi phối lần đầu Hệ số di truyền của tính trạng tuổi phối lần đầu ở hai nhóm lợn MC3000 và MC15 là 0,17 và 0,16. Hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ lứa đầu Hệ số di truyền của tính trạng tuổi đẻ lứa đầu ở hai nhóm lợn MC3000 và MC15 lần lƣợt là 0,16 và 0,15. Kết quả này của chúng tôi nằm trong phạm vi đã khẳng định của tính trạng tuổi đẻ lứa đầu của lợn Móng Cái là thấp, chúng biến động trong phạm vi 0,1 - 0,23 Đặng Vũ Bình (1994); Nguyễn Văn Đức (1997) khi nghiên cứu trên cùng giống lợn Móng Cái và các giống lợn khác (Bunter K.L, 1997). Dan T.T. và Summer P.M. (1995) nghiên cứu trên 3 trại lợn ở Australia và 3 trại lợn ở miền nam Việt Nam với tổng số 13.708 lứa đẻ của 3.647 con nái thuần và lai của hai giống Landrace và LargeWhite cho thấy bản chất di truyền của nái hậu bị không ảnh hƣởng đến tuổi phối lứa đầu. Hệ số di truyền tính trạng khoảng cách lứa đẻ Tính trạng khoảng cách lứa đẻ của hai nhóm lợn Móng Cái có hệ số di truyền cao hơn so với tính trạng tuổi phối lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu, đó là 0,21 và 0,18 tƣơng ứng với hai nhóm lợn MC3000 và MC15. Chứng tỏ rằng hệ số di truyền của hai nhóm trong giai đoạn hiện nay vẫn còn đang biến động lớn vì chúng đang đƣợc tiếp tục chọn lọc nâng cao hệ số di truyền với tính trạng này. 41
  46. Hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ Tính trạng số con sơ sinh sống/ổ có hệ số di truyền thấp nhất lần lƣợt là 0,11 và 0,12 tƣơng ứng hai nhóm lợn MC3000 và MC15. Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu trên lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (2002) (0,1 - 0,13), cao hơn kết quả nghiên cứu của Đặng Vũ Bình (2004) đã công bố hệ số di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ dao động từ 0,1 đến 0,11; Nguyễn Văn Đức (1997) đã kết luận hệ số di truyền của số con sơ sinh sống/ổ là 0,06 đến 0,09; Nguyễn Văn Đức và Vũ Thị Khánh Vân (1999) (0.1); Nguyễn Văn Đức và cộng sự (2002) (0,1). Các kết quả nghiên cứu này về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ cao hơn hầu hết kết quả của một số tác giả trong và ngoài nƣớc nghiên cứu trên giống lợn ngoại. Roehe R. và Kennedy B.W. (1995) đƣa ra hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của lợn York shire (0,09). Tom Long T.E.(1995) đã đƣa ra hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ (0,1). Kerr J.C. và Cameron N.D (1996) nghiên cứu trên 1.220 nái Large White cho biết hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ là 0,06. Adanec V. và Johnson R.K (1997) nghiên cứu trên 2.896 nái Landrace và Large White nuôi tại miền Bắc đã thông báo hệ số di truyền biến động từ 0,08 đến 0,12. Hầu hết các giá trị sai số chuẩn của hệ số di truyền đối với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 cao, có thể do số lƣợng mẫu còn hạn chế; số lƣợng nái sử dụng mỗi nhóm là 50 con. Hệ số di truyền về tính trạng số con cai sữa Hệ số di truyền số con cai sữa của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 là bằng nhau (0,14). Kết quả này cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Đức (1997) (0,06 đến 0,08); Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) (0.09). Cao hơn các kết quả nghiên cứu của các tác giả ngoài nƣớc Roehe R. và Kennedy B.W.(1995) (0.08). Tom Long. T.E. (1995) (0.1); Adam và 42
  47. Johnson (1997) nghiên cứu trên 2.896 nái Landrace và Large White là 0,08. Hệ số di truyền số con cai sữa thấp hơn hệ số di truyền tính trạng số con sơ sinh sống/ổ. Điều này giải thích rằng giai đoạn nuôi lợn con từ sơ sinh đến cai sữa phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố môi trƣờng, kĩ thuật chăn nuôi, kĩ thuật quản lý, thức ăn, chuồng nuôi, nƣớc uống Hệ số di truyền về tính trạng khối lượng sơ sinh/con Hệ số di truyền về tính trạng khối lƣợng sơ sinh/con lần lƣợt là 0,12 và 0,13. Các kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả nghiên cứu trên lợn Móng Cái của Nguyễn Văn Đức (1997), Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) dao động trong khoảng 0,09 đến 0,15 kết quả này cũng tƣơng đƣơng kết quả nghiên cứu của tác giả Đặng Vũ Bình (1994); Buntet K.L (1997) dao động trong khoảng 0,11 đến 0,16. Kerr J.C và Cameron N.D (1996) nghiên cứu trên 1.220 nái LargeWhite cho biết hệ số di truyền của tính trạng khối lƣợng sơ sinh/lứa và khối lƣợng sơ sinh/con là 0,11 và 0,16. Hệ số di truyền về tính trạng khối lượng cai sữa/con Hệ số di truyền về tính trạng khối lƣợng cai sữa/con của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 lần lƣợt là 0,16 và 0,18. Kết quả này tƣơng đƣơng Vũ Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) (0,09 - 0,15); Đặng Vũ Bình (1994) nghiên cứu trên lợn ngoại, Kerr J.C và Cameron N.D (1996) nghiên cứu trên 1.220 nái Large White cho biết hệ số di truyền khối lƣợng cai sữa/con là 0,16. Hầu hết các giá trị sai số chuẩn của hệ số di truyền đối với các tính trạng sinh sản của lợn ở mức cao. Giá trị sai số chuẩn của hệ số di truyền đối với các tính trạng sinh sản của hai nhóm giống Móng Cái của chúng tôi cũng cao, chứng tỏ tính trạng này không ổn định, biến động rất lớn phụ thuộc vào các yếu tố môi trƣờng. Khi phân tích tổng hợp tất cả các nhóm giống thì giá trị sai số chuẩn đó thấp hơn có thể do dung lƣợng mẫu tăng lên. 43
  48. 4.4. Hệ số tƣơng quan di truyền giữa các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 Bảng 4.5. Hệ số tƣơng quan di truyền giữa các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn MC3000 và MC Tính trạng Nhóm Tuổi phối Tuổi đẻ lứa Khoảng Số con sơ Số con cai Khối lƣợng Khối lƣợng lần đầu đầu cách lứa đẻ sinh sống/ổ sữa/ổ sơ sinh/con cai sữa/con Tuổi phối lần MC3000 đầu MC15 Tuổi đẻ lứa MC3000 0,48±0,22 đầu MC15 0,46±0,25 Khoảng cách MC3000 -0,21±0,18 -0,23±0,15 lứa đẻ MC15 -0,23±0,18 -0,24±0,13 Số con sơ MC3000 -0,16±0,12 -0,17±0,12 0,36±0,14 sinh sống/ổ MC15 -0,15±0,13 -0,16±0,14 0,37±0,13 Số con cai MC3000 -0,20±0,14 -0,18±0,13 0,32±0,16 0,38±0,21 sữa/ổ MC15 -0,17±0,16 -0,20±0,12 0,31±0,12 0,37±0,24 Khối lƣợng MC3000 -0,12±0,21 -0,25±0,16 0,33±0,15 -0,40±0,19 -0,08±0,11 sơ sinh/con MC15 -0,14±0,18 -0,27±0,12 0,34±0,18 -0,42±0,24 -0,05±0,12 Khối lƣợng MC3000 -0,16±0,15 -0,27±0,14 0,22±0,15 -0,33±0,26 -0,14±0,12 0,59±0,19 cai sữa/con MC15 -0,15±0,16 -0,24±0,18 0,25±0,17 -0,37±0,21 -0,13±0,12 0,63±0,21 44
  49. Hầu hết, giữa các tính trạng sinh sản của vật nuôi đều biểu thị mối tƣơng quan với nhau, song độ lớn và chiều phụ thuộc vào các cặp tính trạng. Hệ số tƣơng quan di truyền giữa các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 đƣợc thể hiện qua bảng 4.5. Kết quả ở bảng 4.5 cho thấy: Hệ số tương quan di truyền của tính trạng tuổi phối lần đầu Mối tƣơng quan di truyền giữa tuổi phối lần đầu và tuổi đẻ lứa đầu của hai nhóm Móng Cái này là thuận (tƣơng quan dƣơng) và chặt chẽ, đó là 0,48 với MC3000; 0,46 với MC15. Nhƣ vậy khi tăng tính trạng tuổi phối lần đầu thì tuổi đẻ lứa đầu cũng tăng, điều này ảnh hƣởng xấu tới chăn nuôi lợn vì tuổi thành thục của lợn nái trƣớc 8 tháng tuổi thì lợn nái chƣa thực sự thành thục về tầm vóc, nếu cho phối sớm sẽ ảnh hƣởng đến sự phát triển tầm vóc của lợn, số con đẻ ít đàn con yếu. Trong lúc đó, các mối tƣơng quan di truyền giữa tính trạng tuổi phối lần đầu với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con của hai nhóm Móng Cái là tƣơng quan nghịch (tƣơng quan âm) và không chặt chẽ. Khi tính trạng tuổi phối lần đầu giảm thì khoảng cách lứa đẻ tăng lên điều này không hề tốt rất may là mối tƣơng quan giữa hai tính trạng này tuy là tƣơng quan nghịch và không chặt chẽ. Nhƣng tuổi phối lứa đầu giảm thì số con sơ sinh, số con cai sữa, khối lƣợng sơ sinh, khối lƣợng cai sữa tăng trong chăn nuôi điều này hết sức có lợi trong chăn nuôi lợn. Hiện nay các nhà di truyền giống luôn luôn mong muốn và tìm cách nâng cao tính trạng số con sơ sinh sống/ổ giảm tuổi phối lần đầu cũng là một cách nâng cao tính trạng trên. Các hệ số tƣơng quan di truyền đó biến động trong khoảng từ -0,12 cho đến -0,21 với MC3000 và -0,14 đến -0,23 với MC15 . 45
  50. Hệ số tương quan di truyền của tính trạng tuổi đẻ lứa đầu Mối tƣơng quan di truyền giữa tính trạng tuổi đẻ lứa đầu với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con của hai nhóm lợn MC3000 và MC15 cũng giống nhƣ mối tƣơng quan giữa tuổi phối lứa đầu với các tính trạng nêu trên đều là âm và không chặt chẽ. Kết quả này cũng phù hợp với nghiên cứu về tính trạng tuổi phối lần đầu vì tuổi phối lần đầu tƣơng quan thuận và chặt chẽ với tuổi đẻ lứa đầu. Nhƣ vậy, tuổi đẻ lứa đầu giảm thì số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con tăng. Tuy nhiên mối tƣơng quan này không chặt chẽ. Các hệ số tƣơng quan di truyền đó biến động từ -0,17 đến -0,27 với MC3000; -0,16 đến -0,27 với MC15 . Hệ số tương quan di truyền của tính trạng khoảng cách lứa đẻ Tính trạng khoảng cách lứa đẻ biểu thị mối tƣơng quan di truyền thuận và chặt chẽ với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ và khối lƣợng sơ sinh/con. Bên cạnh đó tính trạng khoảng cách lứa đẻ lại biểu thị mối tƣơng quan thuận và không chặt chẽ với tính trạng số con cai sữa và khối lƣợng cai sữa/con của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15. Theo kết quả trên thì khi số ngày tính từ lứa đẻ này đến lứa đẻ tiếp theo thì số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con tăng tuy nhiên mức độ tƣơng quan chặt chẽ khác nhau. Các hệ số tƣơng quan di truyền đó biến động từ 0,22 - 0,36 với MC3000 và 0,25 - 0,37 với MC15. Hệ số tương quan di truyền của tính trạng số con con sơ sinh sống/ổ Tính trạng số con sơ sinh sống có hệ số tƣơng quan di truyền dƣơng và chặt chẽ với tính trạng số con cai sữa/ổ cho cả hai nhóm lợn MC3000 và MC15 46
  51. lần lƣợt là 0,38 và 0,37. Tuy vậy, kết quả này thấp hơn so với kết quả của Nguyễn Văn Đức (1997) (0,59); Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) nghiên cứu trên lợn Móng Cái; Wu J.S. và Zhang W.C., 1982 (0,78). Nhƣ vậy trong chăn nuôi, khi tăng tính trạng số con sơ sinh sống/ổ thì số con cai sữa tăng lên và ngƣợc lại. Trong lúc đó, mối tƣơng quan di truyền giữa tính trạng số con sơ sinh sống/ổ với khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng cai sữa/con là tƣơng quan âm nhƣng chặt chẽ. Tức là khi tăng tính trạng số con sơ sinh sống/ổ thì khối lƣợng sơ sinh/con giảm điều này rất quan trọng trong chăn nuôi, khi tính trạng số con sơ sinh quá cao thì khối lƣợng sơ sinh quá thấp ảnh hƣởng tới sức sống cũng nhƣ khả năng tăng trọng của lợn con (mối tƣơng quan giữa hai tính trạng nghịch và chặt chẽ). Các hệ số tƣơng quan di truyền của tính trạng số con sơ sinh sống/ổ với khối lƣợng cai sữa/con cùng khối lƣợng sơ sinh/con lần lƣợt là -0,33 và -0,40 đối với nhóm Móng Cái MC3000; -0,37 và -0,42 đối với nhóm MC15 . Kết quả này thấp hơn kết quả đã công bố -0,52 (Nguyễn Văn Đức, 1997); -0,77 (Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức,1999) cùng nghiên cứu trên lợn Móng Cái; -0,56 đến -0,74 tìm đƣợc trên lứa đẻ đầu của hai giống lợn Landrace và Large White ở Australia (Hermesch S.và cộng sự, 1995. Rydhmer L.và cộng sự,1995) cũng cho rằng tƣơng quan di truyền giữa số con/lứa và khối lƣợng trung bình một con có chiều hƣớng ngƣợc nhau. Hệ số tương quan di truyền của tính trạng số con cai sữa/ổ Khác mối tƣơng quan di truyền giữa số con sơ sinh sống/ổ với các tính trạng khác thì mối tƣơng quan di truyền giữa số con cai sữa biểu thị mối tƣơng quan di truyền âm và không chặt chẽ với tính trạng khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng cai sữa/con. Khi ta tăng tính trạng số con cai sữa/con thì khối lƣợng cai sữa/con giảm, còn mối quan hệ của tính trạng số con cai 47
  52. sữa/ổ với khối lƣợng sơ sinh/con tuy là tƣơng quan nghịch nhƣng thấp và không chặt chẽ điều này không ảnh hƣởng nhiều tới việc nâng cao số con sơ sinh sống/ổ. Nhƣ chúng ta đã biết hiện nay để đảm bảo số con cai sữa cũng nhƣ khối lƣợng cai sữa ngƣời ta có chỉ tiêu số con để nuôi vì vậy mà ta khẳng định mối quan hệ giữa hai tính trạng số con cai sữa với khối lƣợng sơ sinh không nên đánh gía quá cao và quan trọng. Các hệ số tƣơng quan di truyền đó của nhóm lợn MC3000 là -0.08; -0.14 và của nhóm MC15 là -0.05 và -0.13. Hệ số tương quan di truyền của tính trạng khối lượng sơ sinh/con Tính trạng khối lƣợng sơ sinh/con biểu thị mối tƣơng quan di truyền thuận và chặt chẽ với tính trạng khối lƣợng cai sữa/con đó là 0,59 và 0,63 tƣơng ứng với hai nhóm lợn MC3000 và MC15. Kết quả này tƣơng đƣơng với kết quả 0,51 - 0,61 của tác giả Nguyễn Văn Đức (1997) với MC3000 và thấp hơn kết quả 0,51 - 0,61 của tác giả Nguyễn Văn Đức (1997) với MC15, tƣơng đƣơng với kết quả Vũ Thị Khánh Vân và Nguyễn Văn Đức (1999) cùng nghiên cứu trên lợn Móng Cái. Vì mối tƣơng quan giữa hai tính trạng này thuận và chặt chẽ cho nên khi tăng khối lƣợng cai sữa cũng đồng nghĩa với tăng khối lƣợng sơ sinh và ngƣợc lại. Điều này có ý nghĩa lớn vì trong chăn nuôi vì mong muốn của ngƣời chăn nuôi lợn là khối lƣợng sơ sinh phải lớn và khối lƣợng cai sữa cũng vậy. Nhƣ vậy có thể kết luận rằng mối tƣơng quan giữa các tính trạng vừa có tƣơng quan âm vừa có tƣơng quan dƣơng có những tính trạng có mối tƣơng quan chặt chẽ với nhau có tính trạng không. Kết quả này cũng phù hợp với một số kết quả nghiên cứu trƣớc đây của một số tác giả. 48
  53. PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận 5.1.1. Một số yếu tố ảnh hưởng tới năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Các yếu tố đực phối, lứa đẻ, nhóm giống ảnh hƣởng hầu hết tới tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 với mức cao (P <0,01 - P <0,001). Riêng yếu tố đực phối không ảnh hƣởng tới tính trạng tuổi phối lần đầu và cùng với tính trạng tuổi phối lần đầu thì tính trạng tuổi đẻ lứa đầu không chịu ảnh hƣởng của yếu tố lứa đẻ. Trong đó, yếu tố nhóm giống ảnh hƣởng nhiều nhất tới các tính trạng năng suất sinh sản. Các yếu tố này xác định từ 25 - 60% biến đổi đối với tính trạng sinh sản. Trong tất cả các tính trạng lựa chọn nghiên cứu thì tính trạng số con sơ sinh sống/ổ chịu ảnh hƣởng rõ rệt nhất bởi ba yếu tố trên (P <0,001). 5.1.2. Năng suất sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 Các tính trạng về khả năng sinh sản của nhóm lợn MC3000 hầu hết tốt hơn nhóm lợn MC15 đặc biệt với tính trạng số con sơ sinh sống/ổ (nhóm MC3000 đạt 12,39 con/ổ). Với mức ý nghĩa thống kê rõ rệt P <0,001. Ngƣợc lại, với các tính trạng nhƣ khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con thì nhóm MC15 cao hơn nhóm MC3000 là 0,02 kg với tính trạng khối lƣợng sơ sinh/con và 0,35 kg với tính trạng khối lƣợng cai sữa/con với mức ý nghĩa thống kê P <0,05 và P <0,001. Tính trạng số con sơ sinh sống trên ổ qua các lứa đẻ là tăng dần qua các lứa đẻ đạt giá trị cao nhất ở lứa thứ 5 sau đó giảm dần nhƣng khi xét tới lứa thứ 8 số con sơ sinh sống/ổ vẫn cao hơn lứa 1 tƣơng ứng là 11,54; 12,16 với 49
  54. MC3000 và 10,76; 11,65 với MC15, kết quả này phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của các tác giả khác. 5.1.3. Hệ số di truyền Hệ số di truyền các tính trạng sinh sản của hai nhóm lợn Móng Cái MC3000 và MC15 thấp nằm trong khoảng (0,12; 0,21) với MC3000 và (0,12; 0,18) với MC15. Kết quả này cũng phù hợp với các kết quả nhiên cứu trƣớc đây của các tác giả khác. 5.1.4. Hệ số tương quan di truyền Thứ nhất, tuổi phối lần đầu có mối tƣơng quan di truyền thuận và chặt chẽ với tính trạng tuổi đẻ lứa đầu (0,48 0,22 với Móng Cái MC3000 và 0,46 0,25 với nhóm MC15), có mối tƣơng quan nghịch và không chặt chẽ với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng sơ sinh, số lƣợng cai sữa. Thứ hai, mối tƣơng quan tuổi đẻ lứa đầu với các tính trạng khoảng cách lứa đẻ, số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng sơ sinh, số lƣợng cai sữa là âm và không chặt chẽ. Thứ ba, mối tƣơng quan giữa khoảng cách lứa đẻ và các tính trạng số con sơ sinh sống/ổ, số con cai sữa/ổ, khối lƣợng sơ sinh/con, khối lƣợng cai sữa/con đều là tƣơng quan thuận với số con sơ sinh sống/ổ và khối lƣợng sơ sinh/con là tƣơng quan thuận và chặt chẽ, số con cai sữa/ổ và khối lƣợng cai sữa/con là thuận và không chặt chẽ. Thứ tƣ, mối tƣơng quan di truyền giữa số con sơ sinh sống/ổ và số con cai sữa là thuận và chặt chẽ, còn mối tƣơng quan giữa tính trạng này với khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng cai sữa/con là nghịch và chặt chẽ. 50
  55. Tiếp theo, mối tƣơng quan di truyền giữa số con cai sữa/ổ và khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng cai sữa/con là tƣơng quan âm và không chặt chẽ. Cuối cùng, mối tƣơng quan di truyền giữa khối lƣợng sơ sinh/con và khối lƣợng cai sữa/con là mối tƣơng quan dƣơng và chặt chẽ. 5.2. Đề nghị Tiếp tục nghiên cứu chọn lọc hai nhóm Móng Cái MC3000 và MC15 để nâng cao khả năng sinh sản của cả hai nhóm lợn qua các lứa đẻ, nâng cao hệ số di truyền các tính trạng năng suất sinh sản để nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Phổ biến, triển khai áp dụng vào sản xuất kết quả nghiên cứu trên ứng dụng với các trung tâm và trạm giống. Sử dụng hai nhóm lợn Móng Cái làm dòng nái giống mũi nhọn trong chăn nuôi lợn nội, tạo dòng nái nền cho các dòng lai. 51
  56. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tài liệu bằng tiếng Việt 1. Đặng Vũ Bình (1994), Các tham số thống kê di truyền và chỉ số chọn lọc năng suất sinh sản lợn Móng Cái, Ỉ, Luận Văn PTS KH Nông nghiệp trƣờng Đại Học NN I - Hà Nội. 2. Đặng Vũ Bình (1999), “Phân tích một số yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng năng suất sinh sản trong một lứa đẻ của lợn nái ngoại", Kỷ yếu kết quả nghiên cứu khoa học Chăn nuôi - Thú Y(1996 - 1998), NXB Nông nghiệp. 3. Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Thắng (2002), "Một số kết quả nghiên cứu ban đầu về khả năng sinh sản của nhóm lợn nái đƣợc phối với lợn đực giống Pietrain", Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Nông nghiệp, NXB Nông nghiệp. 4. Bộ NN&PTNT (2003),"Một số loại cây, con đạt chuẩn quốc gia", Báo Tiền phong. 5. Nguyễn Văn Đức (1999), "Kết quả chọn lọc về số con sơ sinh sống/lứa qua 3 thế hệ của nhóm lợn Móng Cái MC3000", Tạp chí NN&PTNT. 6. Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải (2002), Phương pháp kiểm tra thống kê sinh học, NXB Khoa học và kỹ thuật. 7. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng (2002), " Hiệu quả chọn lọc về tính trạng số con sơ sinh sống/ổ các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace, Lage White", Tạp chí Chăn nuôi. 8. Nguyễn Văn Đức và Trần Thị Minh Hoàng và Nguyễn Văn Nhiệm (2002), "Hệ số di truyền và lặp lại của tính trạng số con sơ sinh sống/lứa của các giống lợn thuần và lai giữa Móng Cái, Landrace, Large White nuôi tại Miền Bắc Việt Nam", Tạp chí Chăn nuôi. 9. Nguyễn Văn Đức, Tạ Thị Bích Duyên và Giang Hồng Tuyến (2002), " Kết quả chọc lọc lợn Móng Cái sinh sản tốt và nhóm Móng Cái tăng trọng 52
  57. và tỷ lệ nạc cao", Báo cáo KH Bộ NN&PTNT, Phần nghiên cứu giống gia súc. 10. Nguyễn Văn Đức và Lê Thanh Hải, Nguyễn Thị Tám, Trần Thị Minh Hoàng, Giang Hồng Tuyến và Nguyễn Hữu Cƣờng (2002), " Một số tính trạng sinh sản của tổ hợp lợn nái Móng Cái và nái Giữa Pietrain và Móng Cái nuôi trong nông hộ tại huyện Đông Anh - Hà Nội", TT KH - KT Chăn nuôi, Viện Chăn nuôi. 11. Lê Viết Ly (1999), Bảo tồn nguồn gen vật nuôi ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp. 12. Nguyễn Văn Nhiệm, Đặng Vũ Bình và Nguyễn Văn Đức (2002) "Một số yếu tố ảnh hƣởng tới tính trạng năng suất sinh sản của lợn Móng Cái"., Tạp chí Chăn nuôi. 13. Nguyễn Văn Thiện, Nguyễn Văn Đức, và Tạ Thị Bích Duyên (1999), " Sức sinh sản cao của lợn Móng Cái nuôi tại nông trƣờng Thành Tô", Tạp chí Chăn nuôi. 14. Đoàn Xuân Trúc, Tăng Vĩnh Linh, Nguyễn Thái Hoà và Nguyễn Thị Hƣờng (2000), "Nguyên cứu chọn lọc nái Yorkshire và Landrace có năng suất sinh sản cao tai xí nghiệp giống Mỹ Văn", Báo cáo Khoa học Bộ NN&PTNT, phần chăn nuôi gia súc 1999 - 2000. 15. Phùng Thị Vân, Trần Thị Hồng, Hoàng Thị Phi Phƣợng, Lê Thế Tuấn (2000), "Nghiên cứu khả năng sinh sản của lợn nái Yorkshire và Landrace nuôi tại trung tâm nghiên cứu lợn Thụy Phƣơng ", Báo cáo Khoa học Bộ NN&PTNT, phần chăn nuôi gia súc 1999 - 2000. 2. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài 16. Adamec V. and Johnson R.K.(1997), "Genetic analysis of rebreeding interval, titter traits and production in sow of the national Czech nuclus", Livestock Production Science 48. 53
  58. 17. Dan T.T. and Summer P.M.(1995), "Factors effecting farrowing rate and birth litter size in pigeries in Southern Vietnam and Queensland", Exploring approaches to research in the animal science in VietNam, pp.76-81. 18. Jang-Hyung Lee(1993), "Genetic Paramaters and their user in Swine Breeding", Korea Swine Genetic, Fact sheet 3,pp.1-3. 19. Johansson K., and Kennedy B.W. (1985), Estimation of Genetic Parameters for reproductive traits in pigs, Acta Agri. Scand. 35, pp. 421-431. 20. Kerr J.C., and Cameron N.D.(1996), "Genetic and phenotype relationships between perfomamce test and reproduction traits in Large white", Animal Science Journal 62,pp. 531-540. 21.Koketso J.D. and Annor S.Y.(1997), "Factor in fluencing the postweaning reproductive performamce of sow on commercial farm", Animal Breeding Abstracts, 65. 22. Tom Long T.E.(1995), "Genetic Evalution in the pig industry", Animal Breeding the Morden Approach, Published by PostGraduate Foundation in Veterinary Science-Univesity of Sydney, pp.103-105. 23. Wu J.S. and Zhang W.C.(1982), Proc. 2nd Wrld. Congr. Genet. Appl. Livest. Prod. 8, pp.593. 54