Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh - Bùi Ánh Ngọc

pdf 88 trang huongle 1200
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh - Bùi Ánh Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_va_mot_so_bien_phap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh - Bùi Ánh Ngọc

  1. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Lời mở đầu 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đang trên đà phát triển,đặc biệt khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO), xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế đã đặt ra cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam nhiều thách thức. Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nhanh chóng đổi mới về phương pháp quản lý nguồn lực con người, quản lý nguồn lực tài chính cũng như thay đổi quy mô sản xuất kinh doanh, phương pháp nâng cao vị thế doanh nghiệp. Công ty cổ phần chè Kim Anh thành lập năm 1980, công ty hoạt động hơn 30 năm và tạo đựơc uy tín lớn trên thị trường tiêu dùng chè trong nước và nước ngoài. Việc thường xuyên phân tích tình hình tài chính sẽ giúp nhà quản lý doanh nghiệp thấy rõ thực trạng hoạt động tài chính, từ đó có thể nhận ra những mặt mạnh, mặt yếu của doanh nghiệp làm căn cứ để hoạch định phương án hành động phù hợp cho tương lai đồng thời đề xuất những giải pháp hữu hiệu để cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù có hệ thống kế toán tương đối đầy đủ nhưng các báo cáo tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh chưa từng được phân tích, các con số được thể hiện trong báo cáo của doanh nghiệp chỉ là những con số “chết”. Nhận thấy được tầm quan trọng đó và bằng những kiến thức đã học và thời gian thực tập tại công ty Cổ Phần Chè Kim Anh em đã chọn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học: “ Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại công ty Cổ Phần Chè Kim Anh” . 2. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hoá lý luận về phân tích tài chính trong Doanh nghiệp Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 1
  2. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. - Phân tích thực trạng tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh giai đoạn 2009 - 2010. - Đưa ra một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty chè Kim Anh. 3. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung vào việc tìm hiểu, phân tích những kết quả đạt được trong kinh doanh, đăc biệt là vấn đề tài chính của Công ty chè Kim Anh giai đoạn 2009 - 2010. Dựa trên tình hình thực tế cũng như kinh nghiệm của công ty chè Kim Anh đưa ra một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính. 4. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu các báo cáo tài chính của Công ty chè Kim Anh: + Báo cáo kết quả kinh doanh. + Bảng cân đối kế toán. + Các tài liệu khác lien quan đến công ty cổ phần chè Kim Anh. 5. Phương pháp và thiết bị nghiên cứu Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong đề tài là: phương pháp phân tích thống kê, phương pháp chuyên gia, phương pháp so sánh.  Thu thập dữ liệu: Thu thập tài liệu về tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh.  Phương pháp thống kê: Từ số liệu điều tra được kết hợp với việc nghiên cứu chỉ tiêu giữa các năm, sử dụng phương pháp thống kê để so sánh về số tuyệt đối và số tương đối, từ đó đưa ra kết luận về tình hình tài chính của doanh nghiệp.  Phương pháp chuyên gia. Tham khảo ý kiến của các cô, chú, anh, chị có kinh nghiệm trong công ty về các vấn đề tài chính. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 2
  3. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. 6. Thời gian nghiên cứu của đề tài - Từ tháng 3/2011 đến hết tháng 4/2011 nghiên cứu cơ sở lý luận chung về tài chính và các biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Từ ngày 1/5/2011 đến 20/5/2011 thu thập và xử lý số liệu về thực trạng tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. - Từ 21/5/2011 đến 20/6/2011 hoàn thiện báo cáo và tiến hành bảo vệ tại bộ môn. - Cuối tháng 6 đến đầu tháng 7 hoàn thiện báo cáo và tiến hành bảo vệ tại hội đồng nhà trường. 7. Kết cấu của đề tài Bố cục đề tài ngoài phần mở đầu,phần kết luận và tài liệu tham khảo đề tài được bố cục thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận chung về phân tích tình hình tài chính trong doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tài chính của Công ty chè Kim Anh Chương 3: Một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của Công ty chè Kim Anh . Do kiến thức và thời gian có hạn nên đề tài nghiên cứu khoa học của em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong được quý thầy cô và các bạn cùng tham khảo và góp ý cho bài nghiên cứu của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Chủ nhiệm đề tài: Sv. Bùi Ánh Ngọc Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 3
  4. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Chương I : Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp 1.1 Lý luận chung về phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp và quản trị tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Tài chính doanh nghiệp 1.1.1.1. Khái niệm tài chính (1) Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về tài chính doanh nghiệp. Tài chính là phương thức vận động độc lập tương đối của tiền tệ với 3 chức năng là phương tiện thanh toán, phương tiện dự trữ, phương tiện đo lường giá trị, có đặc trưng riêng trong lĩnh vực phân phối là tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ khác nhau cho các mục đích tích lũy và tiêu dùng khác nhau. Tài chính là tổng thể (hệ thống) những mối quan hệ kinh tế giữa các thực thể tài chính phát sinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính. Tài chính là phạm trù phân phối phản ánh sự chuyển dịch giá trị - sự vận động độc lập tương đối của giá trị qua việc tạo lập hay sử dụng các quỹ tiền tệ (kể cả thực hiện việc đó thông qua thị trường tài chính). Từ các quan điểm trên có thể rút ra kết luận: “Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các quan hệ kinh tế biểu hiện dưới hình thức giá trị gắn liền với sự chu chuyển vốn của doanh nghiệp phát sinh trong quá trình phân phối để tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp trong khuôn khổ pháp luật cho phép”. 1.1.1.2. Các mối quan hệ tài chính Trong mỗi doanh nghiệp có nhiều mối quan hệ tài chính: Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 4
  5. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà nước: được thể hiện qua việc nhà nước cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động (đối với các doanh nghiệp nhà nước) và doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước như các khoản nộp thuế và lệ phí vào ngân sách nhà nước. Quan hệ giữa doanh nghiệp và thị trường tài chính: quan hệ này được thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ như: vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu về vốn ngắn hạn, có thể phát hành cổ phiếu và trái phiếu để đáp ứng nhu cầu vốn dài hạn. Ngược lại doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả cổ phần cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tư chứng khoán bằng số tiền tạm thời chưa sử dụng. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: được thể hiện trong việc thanh toán tiền lương, tiền công và thực hiện các khoản tiền thưởng, tiền phạt công nhân viên của doanh nghiệp, quan hệ thanh toán giữa các bộ phận trong doanh nghiệp, trong việc phân phối lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp, việc phân chia cổ tức cho các cổ đông, việc hình thành các quỹ của doanh nghiệp. Các quan hệ này được thể hiện thông qua hàng loạt chính sách đầu tư, chính sách về cơ cấu vốn, chi phí, Quan hệ giữa doanh nghiệp với chủ thể kinh tế khác như quan hệ về mặt thanh toán trong việc vay hoặc cho vay vốn đầu tư, đầu tư vốn hoặc bán tài sản, vật tư, hàng hóa và các dịch vụ khác. Quan hệ giữa doanh nghiệp với các thị trường khác như: thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao động. Đây là thị trường mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc thiết bị, nhà xưởng, tìm kiếm lao động thông qua đó doanh nghiệp có thể xác định được nhu cầu hàng hóa và dịch vụ cần thiết cung ứng, hoạch định ngân sách đầu tư, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường. 1.1.2. Quản trị tài chính doanh nghiệp. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 5
  6. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. 1.1.2.1. Khái niệm quản trị tài chính doanh nghiệp Quản trị tài chính là việc lựa chọn và đưa ra các quyết định tài chính, tổ chức thực hiện những quyết định tài chính đó nhằm đạt được mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp, đó là tối đa hóa lợi nhuận, không ngừng làm tăng giá trị doanh nghiệp và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Quản trị tài chính doanh nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ với quản trị doanh nghiệp và giữ vị trí hàng đầu trong quản trị doanh nghiệp. Hầu hết mọi quyết định quản trị đều dựa trên những kết luận rút ra từ những đánh giá về mặt tài chính trong hoạt động của doanh nghiệp. 1.1.2.2. Vai trò của quản trị tài chính doanh nghiệp - Huy động và đảm bảo kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. - Tổ chức và sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả. - Giám sát kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.2.3. Nội dung của quản trị tài chính doanh nghiệp Tham gia đánh giá lựa chọn dự án đầu tư và các kế hoạch kinh doanh. Xác định nhu cầu vốn, tổ chức huy động các nguồn vốn để cung ứng cho hoạt động của doanh nghiệp. Tổ chức sử dụng có hiệu quả nguồn vốn hiện có, quản lý chặt chẽ các khoản thu, chi đảm bảo khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Đảm bảo kiểm tra, kiểm soát thường xuyên đối với hoạt động của doanh nghiệp, thực hiện phân tích tài chính doanh nghiệp. Thực hiện việc dự báo và kế hoạch hóa tài chính doanh nghiệp. 1.2. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 6
  7. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. 1.2.1. Khái niệm phân tích hoạt động tài chính Hoạt động tài chính là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh. Hoạt động tài chính có nội dung giải quyết các mối quan hệ kinh tế phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh được thể hiện qua hình thức tiền tệ. Phân tích hoạt động tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. 1.2.2. Sự cần thiết của việc phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp Phân tích tài chính được các nhà quản lý bắt đầu chú ý từ cuối thế kỷ XIX. Từ đầu thế kỷ XX đến nay, phân tích tài chính thực sự được phát triển và được chú trọng hơn bao giờ hết bởi nhu cầu quản lý doanh nghiệp có hiệu quả ngày càng tăng, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống tài chính, sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn kinh doanh và khả năng sử dụng rộng rãi công nghệ thông tin. Nghiên cứu phân tích tài chính là một khâu rất quan trọng trong quản lý doanh nghiệp hiện nay. Thực chất phân tích tài chính thường thông qua hệ thống các phương pháp phân tích nhằm để đánh giá các chỉ tiêu tài chính đã xây dựng. Trên cơ sở thông tin thu được từ việc phân tích tài chính là căn cứ để đưa ra các quyết định trong tương laic ho các đối tượng như chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư, cơ quan chức năng của nhà nước, cán bộ công nhân viên Đối với nhà quản trị: Phân tích tài chính nhằm đánh giá các hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, xác định điểm mạnh, điểm yếu của Doanh nghiệp. Đó là cơ sở để định hướng các quyết định của Ban Giám Đốc, Giám Đốc tài chính, dự báo tài chính: kế hoạch đầu tư, ngân quỹ và kiểm soát các hoạt động quản lý. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 7
  8. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Đối với các nhà đầu tư: nhà đầu tư cần biết tình hình thu nhập của chủ sở hữu – lợi tức cổ phần và giá trị tăng thêm của vốn đầu tư. Họ quan tâm tới phân tích tài chính để nhận biết khả năng sinh lãi của Doanh nghiệp. Đó là một trong những căn cứ giúp họ ra quyết định bỏ vốn vào Doanh nghiệp hay không? Đối với người cho vay: Người cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng, xem xét là Doanh nghiệp thực sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của Doanh nghiệp như thế nào? Ngoài ra, phân tích tài chính cũng cần thiết đối với người hưởng lương trong doanh nghiệp, đối với cán bộ thuế, thanh tra, cảnh sát kinh tế, luật sư 1.2.3. Phương pháp phân tích tài chính doanh nghiệp Phương pháp phân tích tài chính là cách thức, kỹ thuật để đánh giá tình hình tài chính của công ty ở quá khứ, hiện tại và dự đoán tài chính trong tương lai. Từ đó giúp các đối tượng đưa ra quyết định kinh tế phù hợp với mục tiêu mong muốn của từng đối tượng. Để đáp ứng mục tiêu của phân tích tài chính có nhiều phương pháp, thông thường người ta hay sử dụng hai phương pháp sau: 1.2.3.1.Phương pháp so sánh Đây là phương pháp phân tích được sử dụng rộng rãi phổ biến trong phân tích kinh tế nói chung và phân tích tài chính nói riêng, xác định vị trí và xu hướng biến động của các chỉ tiêu phân tích. Tiêu chuẩn để so sánh: Tùy thuộc vào mục đích của phân tích mà lựa chọn gốc so sánh cho thích hợp. Khi tiến hành so sánh cần có ít nhất 2 đại lượng hoặc chỉ tiêu để tiến hành phân tích đảm bảo tính chất so sánh được. Điều kiện so sánh: Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 8
  9. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. So sánh theo thời gian đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán, thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường của các chỉ tiêu phân tích. So sánh theo không gian tức là so sánh giữa các số liệu trong ngành nhất định, các chỉ tiêu cần phải được quy đổi về cùng quy mô và điều kiện kinh doanh tương tụ nhau. Kỹ thuật so sánh: So sánh tuyệt đối : là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích vớikỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh sự biến động về quy mô hoặc khối lượng của chỉ tiêu phân tích. So sánh số tương đối : là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Kết quả so sánh phản ánh kết cấu, mối quan hệ, tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của chỉ tiêu nghiên cứu. So sánh số bình quân : Biểu hiện tính đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh các đặc điểm chungcuar một đơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất. Quá trình phân tích theo kỹ thuật của phương pháp so sánh có thể thực hiện theo 2 hình thức chính sau : -So sánh theo chiều dọc là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ quan hệ tương quan giữa các chỉ tiêu từng kỳ của báo cáo tài chính. -So sánh theo chiều ngang là quá trình so sánh nhằm xác định tỷ lệ và chiều hướng biến động giữa các kỳ trên báo cáo tài chính. Tuy nhiên phân tích theo chiều ngang cần chú ý trong điều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính được chỉ có ý nghĩa khi chúng ta loại trừ ảnh hưởng của sự biến động về giá. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 9
  10. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. 1.2.3.2.Phương pháp phân tích tỉ lệ Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ và đại cương tài chính trong các quan hệ tài chính. Về nguyên tắc, phương pháp này đòi hỏi phải xác định được các ngưỡng, các định mức để từ đó nhận xét và đánh giá tình hình tài chính Doanh nghiệp trên cơ sở so sánh các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính của doanh nghiệp với các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính Doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính được phân thành các nhóm chỉ tiêu đặc trưng phản ánh những nội dung cơ bản theo mục tiêu phân tích của Doanh nghiệp. Nhưng nhìn chung có 4 nhóm chỉ tiêu cơ bản sau: + Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán + Nhóm chỉ tiêu về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tư + Nhóm chỉ tiêu về hoạt động + Nhóm chỉ tiêu sinh lời 1.2.3.3.Phương pháp phân tích Dupont Dupont là tên của một nhà quản trị tài chính người Pháp tham gia kinh doanh ở Mỹ. Dupont chỉ ra được mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn. Đây có thể là một phương pháp phân tích tối ưu giúp doanh nghiệp xác định được hiệu quả sản xuất kinh doanh một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Tỷ suất LNst/ vốn kinh doanh=tỷ suất LNst/ DT*Vòng quay toàn bộ vốn Phân tích liên hoàn: ROA = LN ròng / tổng vốn = LN ròng / DT * DT / tổng vốn Tuy nhiên mối quan tâm lớn nhất của các nhà quản trị là hiệu quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của mình, đó chính là LNst, nên ROE còn biểu diễn qua công thức sau: Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 10
  11. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. ROE = LNst / Vốn cổ phần Hai công thức trên đã khái quát hóa và trình bày chỉ số ROE một cách rõ ràng, nó giúp nhà quản trị tài chính có cái nhìn tổng hợp để có thể đưa ra các quyết định tài chính hữu hiệu. 1.2.3.4.Tài liệu sử dụng trong phân tích tài chính Trong phân tích hoạt động tài chính, nhà phân tích cần thu thập và sử dụng rất nhiều nguồn thông tin từ trong và ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của Doanh nghiệp có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp. Thông tin kế toán được phản ánh đầy đủ trong các báo cáo tài chính như: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả kinh doanh, Báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính. Báo cáo tài chính là báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính có hai loại là báo cáo bắt buộc và báo cáo không bắt buộc. Báo cáo tài chính bắt buộc là báo cáo mà mọi doanh nghiệp đều phải lập, gửi đi theo quy định, không phân biệt hình thức sỏ hữu, quy mô. Báo cáo tài chính bắt buộc bao gồm: Mẫu số B01_DN : Bảng cân đối kế toán Mẫu số B02_DN : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Mẫu số B09_DN : Bảng thuyết minh báo cáo tài chính Báo cáo tài chính không bắt buộc là báo cáo không nhất thiết phải lập mà các doanh nghiệp tùy vào điều kiện, đặc điểm riêng của mình có thể lập hoặc không lập như : báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03_DN) . 1.2.4.Nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp 1.2.4.1.Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 11
  12. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. 1.2.4.1.1Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán  Khái niệm về bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01_DN) là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp tại một thời điểm xác định. Bảng cân đối kế toán bao gồm 2 phần : Phần tài sản và phần nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn). Về nguyên tắc : phần tài sản và nguồn vốn trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp ở một thời điểm luôn bằng nhau.  Kết cấu của bảng cân đối kế toán Phần tài sản: Các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản được chia thành : Tài sản ngắn hạn: Phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản có thời gian luân chuyển ngắn, thường là một năm hay một chu kỳ kinh doanh. Tài sản dài hạn: Phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản có thời gian thu hồi trên 1 năm hay một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. -Xét về mặt kinh tế, các chỉ tiêu ở phần tài sản phản ánh quy mô và kết cấu các loại tài sản dưới hình thái là vật chất. -Xét về mặt pháp lý, số liệu của các chỉ tiêu ở phần tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và quyền sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Phần nguồn vốn : Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 12
  13. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn được chia thành : Nợ phải trả: phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (nhà nước, ngân hàng, người mua, người lao động ) về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. Vốn chủ sở hữu: là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tư góp vốn ban đầu và bổ sung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh.Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. - Xét về mặt kinh tế : Số liệu phần nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã dược doanh nghiệp đầu tư và huy động vào sản xuất kinh doanh. - Xét về mặt pháp lý: Số liệu phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tượng cấp vốn cho doanh nghiệp (Nhà Nước, các tổ chức tín dụng ) Hai phần của bảng cân đối kế toán là tài sản và nguồn vốn có tổng số luôn bằng nhau, cụ thể như sau: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản – nợ phải trả Ngoài ra bảng cân đối kế toán còn có thêm các phần phụ, phản ánh các chỉ tiêu dài hạn không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp như : (ngoại tệ các loại, vốn khấu hao, tài sản thuê ngoài, hàng hóa nhận gia công ) Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 13
  14. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Căn cứ vào bảng cân đối kế toán có thể nhậ xét đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân tích bảng cân đối kế toán là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nên khi tiến hành cần đạt được những yêu cầu sau: + Phân tích cơ cấu tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp. + Xem xét lại việc bố trí tài sản và các nguồn vốn trong kỳ kinh doanh xem đã phù hợp chưa. + Phân tích đánh giá sự biến động của tài sản và nguồn vốn giữa số liệu đầu kỳ và số liệu cuối kỳ. Bảng 1 : Bảng phân tích cơ cấu tài sản Đầu Cuối Cuối năm so với đầu năm Theo quy mô chung Chỉ tiêu năm năm (%) Đầu năm (%) Cuối năm (%) A.TSLĐ và ĐTNH I.Tiền II.Đầu tư tài chính NH III.Các khoản phải thu IV.Hàng tồn kho V. TSLĐ khác B.TSCĐ và ĐTDH I.TSCĐ II.Đầu tư tài chính dài hạn III.Chi phí XDCBDD IV.Ký quỹ, ký cược DH Tổng Tài Sản Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 14
  15. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Đối với nguồn hình thành tài sản (nguồn vốn kinh doanh), ta cần xem xét tỷ trọng từng loại vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn kinh doanh cũng như xu hướng biến động của chúng. Bảng 2 : Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn Cuối năm so với đầu năm Theo quy mô chung Đầu Cuối Chỉ tiêu Tỷ lệ Đầu năm Cuối năm năm năm Số tiền chênh lệch (%) (%) (%) A.Nợ phải trả I.Nợ ngắn hạn II.Nợ dài hạn III.Nợ khác B.Nguồn vốn CSH I.Nguồn vốn quỹ II.Nguồn vốn kinh phí TỔNG NGUỒN VỐN Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có đủ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập của doanh nghiệp với các chủ nợ là cao. Ngược lại, nếu công nợ phải trả chiếm chủ yếu trong tổng nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp sẽ thấp. Phân tích cân đối Tài sản - Nguồn vốn Qua phần giới thiệu kết cấu của bảng cân đối kế toán, ta đã biết hai phần của bảng cân đối kế toán là tài sản và nguồn vốn có tổng số luôn bằng nhau, cụ thể như sau: Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 15
  16. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Tổng tài sản = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Tài sản lưu động + Tài sản cố định = Vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu = Tổng tài sản - Nợ phải trả Bảng 3: Phân tích cân đối Tài sản – Nguồn vốn Tài sản Nguồn vốn TSLĐ và ĐTNH Nợ ngắn hạn Nợ dài hạn TSCĐ và ĐTDH Nguồn vốn chủ sở hữu Nợ dài hạn và vốn chủ sở hữu chính là nguồn vốn dài hạn của doanh nghiệp. Trong quá trình đầu tư, doanh nghiệp cần tính toán đầu tư tài sản cố định bằng nguồn vốn dài hạn, bởi vì nguồn vốn dài hạn cho phép doanh nghiệp sử dụng vốn trong thời gian dài, giúp doanh nghiệp có thể chủ động trong việc chuẩn bị thanh toán, tránh tình trạng bị động phụ thuộc vào chủ nợ, bị động khi các chủ nợ yêu cầu thanh toán đột xuất. Doanh nghiệp thường sử dụng vốn lưu động ròng để mua nguyên vật liệu đầu vào phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó vốn lưu động ròng được tính bởi công thức: Vốn LĐ ròng = TSNH – NNH = Vốn DH – TSDH 1.2.4.1.2 Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh  Khái niệm báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát tình hình và kết quả kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiêp, chi tiết Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 16
  17. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. theo hoạt động kinh doanh chính và hoạt động kinh doanh khác, tình hình thực hiện theo nghĩa vụ với nhà nước về thuế và các khoản phải nộp khác.  Kết cấu của báo cáo hoạt động kinh doanh Báo cáo gồm 3 phần chính : PHẦN I - lãi lỗ : phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm hoạt động kinh doanh và hoạt động khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này đều được trình bày số liệu của kỳ trước (để so sánh), tổng số phát sinh trong kỳ báo cáo và số lũy kế từ đầu năm đến cuối kỳ báo cáo. PHẦN II – tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước: phản ánh tình hình thực hiện với Nhà Nước về thuế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn và các khoản phải nộp khác. Tất cả các chỉ tiêu trong phần này được trình bày: số còn phải nộp kỳ trước chuyển sang; số phải nộp phát sinh trong kỳ báo cáo; số đã nộp trong kỳ báo cáo; số còn phải nộp cuối kỳ báo cáo. PHẦN III – thuế GTGT được khấu trừ, thuế GTGT được hoàn lại, thuế GTGT được giảm, thuế GTGT hàng bán nội địa: phẩn ánh số thuế GTGT được khấu trừ, đã khấu trừ, còn được khấu trừ; thuế GTGT được hoàn lại, đã hoàn lại, còn được hoàn; thuế GTGT được giảm, đã giảm và còn được giảm cuối kỳ; thuế GTGT hàng bán nội địa đã nộp vào ngân sách Nhà Nước và con phải nộp cuối kỳ. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả HĐSXKD:  Phân tích các loại hoạt dộng của công ty: Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 17
  18. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Lợi nhuận từ các hoạt động của công ty cần dược dược phân tích và đánh giá khái quát giữa doanh thu, chi phí và kết quả của từng hoạt động. Từ đó có nhận xét về tình hình doanh thu của từng loại hoạt động tương ứng với chi phí bỏ ra nhằm xác định kế quả của từng hoạt động kinh doanh trong các hoạt động kinh doah của doanh nghiệp. Bảng 4: Phân tích đánh giá về kết cấu chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Thu nhập Chi phí Lợi nhuận Chỉ tiêu Số tiền % Số tiền % Số tiền % Hoạt động sản xuất kinhoanh Các hoạt động khác Tổng số  Phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty phản ánh kết quả hoạt động do chức năng kinh doanh đem lại trong từng thời kỳ hạch toán của doanh nghiệp, là cơ sở chủ yếu để đánh giá, phân tích hiệu quả các mặt, các lĩnh vực hoạt động, phân tích nguyên nhân và mức độ ảnh hưởng của các nguyên nhân cơ bản đến kết quả chung của doanh nghiệp. Bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đúng đắn và chính xác là số liệu quan trọng để tính và kiểm tra số thuế phải nộp, doanh thu, lợi nhuận và chất lượng hoạt động của doanh nghiệp. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 18
  19. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Bảng 5 : Bảng phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Cuối năm so với Đầu Cuối Theo quy mô chung Chỉ tiêu đầu năm năm năm Số tiền % Đầu năm (%) Cuối năm (%) Tổng doanh thu Các khoản giảm trừ Doanh thu thuần Giá vốn hàng bán Lợi nhuận gộp Doanh thu tài chính Chi phí tài chính Chi phí bán hang Chi phí QLDN Lợi nhuận thuần Thu nhập khác Chi phí khác Lợi nhuận khác Tổng LN trước thuế Thuế TNDN Lợi nhuận sau thuế Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trưng của doanh nghiệp 1.4.2.1. Nhóm chỉ tiêu khả năng thanh toán Đây là nhóm chỉ tiêu được rất nhiều người quan tâm như các nhà đầu tư, người cho vay, người cung cấp nguyên vật liệu họ luôn đặt ra câu hỏi: hiện doanh nghiệp có đủ khả năng trả các món nợ tới hạn không? * Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1) Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 19
  20. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện nay doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả ( nợ ngắn hạn, nợ dài hạn ). Chỉ tiêu này phản ánh năng lực thanh toán tổng thể của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh. Hệ số thanh toán Tổng tài sản = tổng quát Tổng nợ phải trả Hệ số này cho biết một đồng doanh nghiệp đi vay thì có mấy đồng đảm bảo. H1=1 là hợp lí nhất. Điều này thể hiện cứ một đồng doanh nghiệp đi vay lại có 1 đồng tài sản của doanh nghiệp đảm bảo. Doanh nghiệp có khả năng thanh toán nợ mà lại không bị ứ đọng vốn. Nếu H1>1: Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là tốt. Nếu H1>1 quá nhiều thì cũng không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng hết cơ hội chiếm dụng vốn. Nếu H1<1: Báo hiệu sự phá sản của doanh nghiệp.Tổng tài sản hiện có (TSCĐ+TSLĐ) không đủ trả số nợ mà doanh nghiệp phải thanh toán. * Hệ số khả năng thanh toán hiện thời (H2) Hệ số khả năng thanh toán tạm thời là mối quan hệ giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số thanh toán tạm thời thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải thanh toán trong kỳ, do đó doanh nghiệp phải dùng tài sản thực có của mình để thanh toán bằng cách chuyển đổi một số bộ phận thành tiền. Trong tổng số tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý, sử dụng và sở hữu, chỉ có tài sản lưu động là trong kỳ có khả năng chuyển đổi thành tiền. Do đó, hệ số khả năng thanh toán tạm thời được xác định theo công thức : Tài sản lưu động & đầu tư ngắn hạn Hệ số thanh toán tạm thời = Tổng nợ ngắn hạn Nếu H2 = 2 : là hợp lý nhất vì nếu như thế thì doanh nghiệp sẽ duy trì được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn đồng thời cũng duy trì được khả năng kinh doanh. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 20
  21. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Nếu H2 > 2 : thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp dư thừa. Nhưng nếu H2 > 2 quá nhiều thì hiệu quả kinh doanh sẽ kém đi vì đó là hiện tượng ứ đọng vốn lưu động. Nếu H2 1: lại phản ánh một tình hình không tốt vì tài sản tương đương tiền nhiều, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. * Hệ số thanh toán lãi vay Lãi vay phải trả là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận gộp sau khi đã trừ đi chi phí quản lý kinh doanh và chi phí bán hàng. So sánh giữa nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho chúng ta biết doanh nghiệp đã sẵn sàng trả lãi vay tới mức độ nào. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 21
  22. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Hệ số thanh toán LN trước thuế và lãi vay = lãi vay Lãi vay phải trả trong kì Trong đó lãi vay bao gồm lãi vay ngắn hạn và lãi vay dài hạn * Hệ số khoản phải thu / khoản phải trả Hệ số khoản phải thu / khoản phải trả được thể hiện qua mối quan hệ giữa khoản phải thu và khoản phải trả của doanh nghiệp. Nó cho ta biết được tình hình chiếm dụng vốn và bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp. Khoản Phải Thu Hệ số Khoản Phải Thu / = Khoản Phải Trả Tổng nợ ngắn hạn Hệ số Khoản Phải Thu / Khoản Phải Trả = 1 là hợp lí nhất. Lúc này số vốn mà doanh nghiệp bị chiếm dụng bằng với số vốn doanh nghiệp di chiếm dụng. Nếu này > 1, doanh nghiệp đang chiếm dụng đựơc vốn nhiều. Nếu này < 1, doanh nghiệp đang bị chiếm dụng vốn nhiều 1.4.2.2 Các hệ số về cơ cấu tài sản – nguồn vốn và tình hình đầu tư Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hướng hợp lý ( kết cấu tối ưu). Nhưng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tư. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. * Hệ số nợ Hệ số nợ là một chỉ tiêu tài chính phản ánh trong một đồng vốn hiện nay doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn đi vay. Nợ phải trả Hệ số nợ = Tổng nguồn vốn Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 22
  23. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Hệ số nợ càng cao thì tính độc lập của doanh nghiệp càng kém. Nhưng hệ số nợ mà cao thì doanh nghiệp lại có lợi vì được sử dụng một lượng tài sản lớn mà chỉ đầu tư một lượng vốn nhỏ. Nếu chất lượng kinh doanh của doanh nghiệp đang tăng lên thì hệ số nợ càng cao sẽ làm cho doanh lợi chủ sở hữu càng cao. * Tỷ suất tự tài trợ Tỷ suất tự tài trợ là một chỉ tiêu tài chính đo lường sự góp vốn chủ sở hữu trong tổng số vốn hiện có của doanh nghiệp. Nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ = Tổng nguồn vốn Tỷ suất tự tài trợ cho thấy mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với nguồn vốn kinh doanh riêng có của mình. Tỷ suất tự tài trợ càng lớn càng chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, tính độc lập cao với các chủ nợ. Do đó không bị ràng buộc hoặc chịu sức ép của các khoản nợ vay. *Tỷ suất đầu tư Tỷ suất đầu tư là tỷ lệ giữa tài sản cố định (giá trị còn lại) với tổng tài sản của doanh nghiệp. Công thức của tỷ suất đầu tư được xác định như sau: Gtrị còn lại của TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất đầu tư = Tổng tài sản Tỷ suất này càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của tài sản cố định trong tổng số tài sản của doanh nghiệp, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài cũng như khả năng cạnh tranh trên thị trường của doanh nghiệp. Tuy nhiên, để kết luận tỷ suất này là tốt hay xấu còn tuỳ thuộc vào ngành kinh doanh của từng doanh nghiệp trong một thời gian cụ thể. Ví dụ như ngành công nghiệp nhẹ mức độ hợp lý của tỷ suất này được duy trì trong khoảng 10% - Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 23
  24. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. 30%, ngành công nghiệp nặng khai thác dầu khí tỷ suất này lên tới 90% mới được coi là hợp lý, trong khi đó cũng là công nghiệp nặng nhưng ngành cơ khí luyện kim thì mức độ hợp lý lại là 70%. * Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định cho thấy số vốn tự có của doanh nghiệp dùng để trang bị tài sản cố định là bao nhiêu, phản ánh mối quan hệ giữa nguồn vốn chủ sở hữu với giá tri tài sản cố định và đầu tư dài hạn. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = TSCĐ và đầu tư dài hạn Tỷ suất này nếu > 1 chứng tỏ kủ hả năng tài chính vững vàng và lành mạnh. Ngược lại, nếu tỷ suất này nhỏ hơn 1 thì có nghĩa là một bộ phận của tài sản cố định được tài trợ bằng vốn vay và đặc biệt mạo hiểm là vốn vay ngắn hạn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp dùng nhiều nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư cho việc mua sắm TSCĐ thì sẽ bất lợi vì TSCĐ luân chuyển chậm, thời gian thu hồi vốn lâu, tính rủi ro lại cao. 1.4.2.3.Các chỉ số về hoạt động Các chỉ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các loại tài sản khác nhau. *Số vòng quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá thị trường tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng Giá vốn hàng bán tồn kho = Hàng tồn kho bình quân Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 24
  25. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì thời gian luân chuyển một vòng càng ngắn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều khả năng giải phóng hàng tồn kho, tăng khả năng thanh toán. Việc kinh doanh được đánh giá tốt bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tư cho hàng tồn kho thấp mà vẫn đạt được doanh số cao. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình củamột vòng quay hàng tồn kho. Công thức xác định là: Số ngày một vòng 360 ngày = quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho * Vòng quay các khoản phải thu Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp nhanh hay chậm và được xác định theo công thức : Vòng quay các khoản Doanh thu thuần phải thu = Số dư bình quân các khoản phải thu Số dư bình quân các khoản phải thu được tính bằng cách cộng số phải thu đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Số vòng quay càng lớn, chứng tỏ tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhanh, đó là dấu hiệu tốt vì doanh nghiệp không phải đầu tư nhiều vào các khoản phải thu ( không phải cung cấp tín dụng cho khách hàng hay không bị khách hàng chiếm dụng vốn). Kỳ thu tiền trung bình Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu hồi được các khoản phải thu (số ngày một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngược lại. Kỳ thu tiền trung bình đựoc xác định theo công thức sau: Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 25
  26. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Kỳ thu tiền 360 ngày trung bình = Vòng quay các khoản phải thu Tuy nhiên, kỳ thu tiền trung bình cao hay thấp trong nhiều trường hợp chưa thể kết luận chắc chắn mà còn phải xem xét lại các mục tiêu và chính sách của doanh nghiệp như: mục tiêu mở rộng thị trường, chính sách tín dụng của doanh nghiệp. Mặt khác, chỉ tiêu này có thể được đánh giá là khả quan nhưng doanh nghiệp cũng cần phải phân tích kỹ hơn vì tầm quan trọng của nó và kỹ thuật tính toán đã che dấu đi các khuyết tật trong việc quản trị các khoản phải thu. * Vòng quay vốn lưu động Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Công thức xác định như sau: Vòng quay vốn Doanh thu thuần = lưu động Vốn lưu động bình quân Trong đó, vốn lưu động bình quân được tính bằng cách cộng TSLĐ và ĐTNH đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Chỉ tiêu này cho biết cứ một đồng vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh thì tạo ra được mấy đồng doanh thu thuần. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Muốn làm được như vậy thì cần phải rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh, đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ hàng hoá Số ngày một vòng quay vốn lưu động Số ngày một vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. Công thức xác định như sau: Số ngày một vòng quay vốn 360 ngày = lưu động Số vòng quay vốn lưu động * Hiệu suất sử dụng vốn cố định Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 26
  27. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lường việc sử dụng vốn cố định đạt được hiệu quả như thế nào. Công thức xác định: Hiệu suất sử dụng DT Thuần Vốn CĐ = Vốn CĐ bình quân Trong đó, vốn cố định bình quân được xác định bằng cách cộng TSCĐ và ĐTDH đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng VCĐ tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra được mấy đồng doanh thu thuần. Hiệu suất càng cao chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng VCĐ có hiệu quả. Do đó, để nâng cao chỉ tiêu này doanh nghiệp cần có biện pháp thúc đẩy nhanh tốc độ tiêu thụ sản phẩm hàng hoá dịch vụ để tăng doanh thu. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 27
  28. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. *Vòng quay toàn bộ vốn Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong một kỳ quay được bao nhiêu vòng. Qua chỉ tiêu này ta có thể đánh giá được khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp thể hiện qua doanh thu thuần được sinh ra từ tài sản doanh nghiệp đã đầu tư. Công thức xác định như sau: Vòng quay toàn Doanh thu thuần = bộ vốn Vốn sản xuất bình quân Trong đó, vốn sản xuất bình quân được tính bằng cách cộng tổng nguồn vốn đầu kỳ với cuối kỳ rồi chia đôi. Vòng quay càng lớn hiệu quả sử dụng vốn càng cao. 1.4.2.4 Các chỉ số sinh lời * Tỷ suất doanh lợi doanh thu Tỷ suất này thể hiện trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp thu được trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận và được xác định theo công thức: Tỷ suất doanh lợi LN thuần doanh thu = DT thuần Để đánh giá chỉ tiêu này tôt hay xấu phải đặt nó trong một ngành cụ thể và so sánh nó với năm trước và doanh nghiệp cùng ngành. * Tỷ suất doanh lợi tổng vốn:(ROA) Tỷ suất này là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lời của đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn bình quân được sử dụng trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Công thức xác định: Doanh lợi tổng Lợi nhuận thuần = vốn Vốn sản xuất kinh doanh bình quân Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 28
  29. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Trong đó vón sản xuất bình quân được tính bằng cách cộng tổng nguồn đầu kỳ với cuối kỳ chia đôi. Chỉ tiêu tỷ suất doanh lợi tổng vốn còn được đánh giá thông qua chỉ tiêu vòng quay vốn và doanh lợi doanh thu Doanh lợi Doanh thu thuần x tổng vốn = Vốn sản xuất bìnhquân * Tỷ suất doanh lợi vốn chủ sở hữu: (ROE) Mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận ròng cho các chủ nhân của doanh nghiệp đó. Tỷ suất doanh lợi chủ sở hữu là chỉ tiêu đánh giá mục tiêu đó. Tỷ suất doanh lợi vốn chủ Lợi nhuận thuần = sở hữu Vốn chủ sở hữu bình quân Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn chủ sở hữu bình quân tham gia vào kinh doanh tạo ra mấy đồng lợi nhuận thuần. Các chỉ số sinh lời rất được các nhà quản trị tài chính quan tâm bởi vì chúng là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh trong một kỳ nhất định. Hơn thế các chỉ số này còn là cơ sở quan trọng để các nhà hoạch định đưa ra các quyết định tài chính trong tương lai. 1.4.2.5 Phân tích phương trình Dupont Các tỷ số tài chính được trình bày ở trên đều ở dạng một phân số. Điều đó có nghĩa là tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào hai nhân tố: là mẫu số và tử số của phân số đó. Mặt khác các tỷ số tài chính cũn ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số khác. Phương pháp phân tích Dupont giúp các nhà phân tích nhận biết được mối liên hệ tương hỗ giữa các chỉ số hoạt động trên phương diện chi phí và các chỉ số hiệu quả sử dụng vốn giúp các nhà phân tích đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 29
  30. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. tới lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Từ đó có thể đưa ra phương pháp quản lý tối ưu nguồn lực tài chính của doanh nghiệp mình. Đẳng thức Dupont: ROE = LNST = LNST x Doanhthu x 1 VonCSH Doanhthu TongTS 1 Hv = ROA x TongTS = ROA x VonCSH Trong đó: ROA = LNST = x tongTS Trước hết doanh nghiệp cần xem xét mối quan hệ giữa tỷ số lợi nhuận sau thuế trên tổng doanh thu và tỷ số vòng quay tổng tài sản thông qua ROA ( tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn ). Điều này cho thấy, ROA phụ thuộc vào hai yếu tố : Tỷ suất doanh lợi doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Phân tích đẳng thức này cho phép doanh nghiệp xác định được chính xác nguồn gốc làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp. Để tăng ROA có thể dựa vào tăng Tỷ suất doanh lợi doanh thu, tăng vòng quay tổng tài sản hoặc tăng cả hai. Để tăng tỷ suất doanh lợi doanh thu ta có thể dựa vào việc tăng lợi nhuận sau thuế nhiều hơn tăng doanh thu. Để tăng vòng quay tổng vốn ta có thể dựa vào tăng doanh thu và giữ nguyên tổng tài sản. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần tính tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, bằng cách : Để tăng ROE có thể dựa vào tăng ROA, tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu, hoặc tăng cả hai. Để tăng tỷ số Tổng tài sản trên vốn chủ sở hữu ta có thể tăng tổng tài sản, hoặc giảm vốn chủ sở hữu, hoặc vừa tăng tổng tài sản vừa giảm vốn chủ sở hữu. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 30
  31. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. 1.2.4.6.Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn giúp các nhà quản trị tài chính nắm bắt được tình hình tài chính doanh nghiệp như thế nào? Nguồn vốn huy độngtừ đâu mà có hay số vốn ấy đã được sử dụng như thế nào để có cơ sở lập kế hoạch tài chính cho các kỳ tiếp theo. Điều này cũng là vấn đề quan âm của các nhà đầu tư, người cho vay, vì họ quan tâm đến đồng vốn đầu ư của mình được sử dụng có đem lại hiệu quả cho họ hay không? Nội dung phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn gồm 3 bước: Bước 1: Lập bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn theo sự thay đổi của vốn và nguồn vốn ở thời điểm đầu kỳ và cuối kỳ báo cáo. Bước 2: Lập bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn sau đó tính tỷ lệ phần trăm của từng khoản diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn. Sơ đồ 1: Bảng kê diễn biến nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn Bảng cân đối kế toán Tài sản Nguồn vốn Bảng cân đối kế toán Diễn biến nguồn vốn Sử dụng tài sản - Tăng nguồn vốn - Tăng tài sản - Giảm tài sản - Giảm nguồn vốn 1.3.Cơ sở lý luận và các giải pháp cải thiện tình hình tài chính doanh nghiệp 1.3.1.Biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định 1.3.1.1.Khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định của doanh nghiệp Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 31
  32. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Khai thác tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư TSCĐ là khâu đầu tiên trong quản trị vốn cố định của doanh nghiệp. Để định hướng cho việc khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định đáp ứng nhu cầu đầu tư các doanh nghiệp cần xác định nhu cầu vốn đầu tư vào TSCĐ những năm trước mắt và lâu dài. Căn cứ vào dự án đầu tư TSCĐ đã được thẩm định để lựa chọn và khai thác các nguồn vốn đầu tư phù hợp. Trong khai thác và tạo lập nguồn vốn cố định, doanh nghiệp vừa phải chú ý đa dạng hóa các nguồn tài trợ, cân nhắc kỹ các ưu nhược điểm của từng nguồn vốn để lựa chọn cơ cấu các nguồn tài trợ vốn cố định hợp lý và có lợi nhất cho doanh nghiệp. Đồng thời đảm bảo khả năng tự chủ của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, hạn chế rủi ro, phát huy tối đa những ưu nhược điểm của các nguồn vốn được huy dộng. 1.3.1.2 Bảo toàn và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định Để sử dụng có hiệu quả vốn cố định trong các hoạt động đầu tư dài hạn, doanh nghiệp phải thực hiện đầy đủ các quy chế quản lý đầu tư và xây dựng từ khâu chuẩn bị, lập dự án đầu tư, thẩm định dự án đầu tư và quản lý thực hiện dự án đầu tư. Đồng thời phải luôn đảm bảo duy trì được giá trị thực củavốn cố định để khi kết thúc một vòng tuần hoàn bằng số vốn này doanh nghiệp có thể bù đắp hoặc mở rộng số vốn cố định mà doanh nghiệp đã bỏ ra ban đầu để đầu tư, mua sắm TSCĐ tính theo thời giá hiện tại. 1.3.1.3 Phân cấp quản lý vốn cố định Đối với các thành phần kinh tế nhà nước, do có sự phân biệt quyền sở hữu vốn và tài sản của Nhà Nước tại doanh nghiệp và quyền quản lý kinh doanh, do đó cần phải có sự phân cấp quản lý để tạo điều kiện cho doanh nghiệp chủ động hơn trong sản xuất kinh doanh. Đối với doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác, do không có sự phân biệt quyền sở hữu tài sản và quyền quản ký kinh doanh của doanh nghiêp, vì thế các Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 32
  33. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. doanh nghiệp được quyền hoàn toàn chủ động trong việc quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn cố định của mình theo các quy chế mà pháp luật quy định. 1.3.2.Biện pháp quản trị và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.3.2.1 Quản trị tiền mặt Quy mô vốn tiền mặt là kết quả thực hiện nhiều quyết định kinh doanh trong các thời kỳ trước, song việc quản trị vốn tiền mặt không phải là một công việc thụ động. Nhiệm vụ quản trị vốn tiền mặt do đó không phải chỉ đảm bảo cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng nhu cầu thanh toán mà quan trọng hơn là tối ưu hóa số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hóa việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. Để quản trị vốn tiền mặt tốt doanh nghiệp cần : - Xác định dự trữ vốn tiền mặt hợp lý. - Dự đoán và quản lý các nguồn nhập xuất vốn tiền mặt (ngân quỹ). - Quản lý và sử dụng hiệu quả các khoản phải thu chi vốn tiền mặt. 1.3.2.2 Quản trị khoản phải thu Để quản trị tốt khoản phải thu, doanh nghiệp cần thường xuyên theo dõi và đánh giá thực trạng các hoạt động thu hồi để từ đó đưa ra những phương pháp thu hồi hợp lý nhằm đem lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. 1.3.2.3 Quản trị hàng tồn kho Việc quản lý hàng tồn kho dự trữ tốt sẽ giúp doanh nghiệp không bị gián đoạn sản xuất, không bị thiếu sản phẩm, hàng hóa để bán đồng thời lại sử dụng tiết kiệm và hợp lý vốn lưu động. Để quản trị có hiệu quả hàng tồn kho ta phải kiểm soát được các nhân tố ảnh hưởng đến hàng tồn kho của doanh nghiệp. Đối với mức tồn kho dự trữ nguyên vật liệu, thường phụ thuộc vào quy mô sản xuất của doanh nghiệp, khả năng sẵn sàng cung ứng của thị trường, thời gian vận chuyển chúng từ nơi cung ứng đến doanh nghiệp. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 33
  34. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Đối với mức tồn kho dự trữ của bán thành phẩm và sản phẩm dở dang, nhóm ảnh hưởng gồm: đặc điểm và yêu cầu kỹ thuật công nghệ trong quá trình chế tạo sản phẩm, độ dài thời gian và chu kỳ sản xuất Đối với dự trữ tồn kho sản phẩm, thành phẩm thường chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: sự phối hợp giữa sản xuất và tiêu thụ, hợp đồng tiêu thụ giữa doanh nghiệp và khách hàng. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 34
  35. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Chương II: Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần chè Kim Anh 2.1 Khái quát chung về công ty 2.1.1 Giới thiệu chung về công ty - Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ KIM ANH. - Tên tiếng anh: KIM ANH TEA STOCK HOLDING COMPANY. - Tên bộ ngành trực thuộc: trực thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam (Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn). - Địa điểm: xã Mai Đình - huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. - Điện thoại: 04.8843475 - Số fax: 04.8840724 - Vốn điều lệ: 9.200.000.000(VNĐ) 2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển Nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh thành lập ngày 18/2/1980. Tháng 2/1990 nhà máy chè xuất khẩu Kim Anh được đổi tên thành nhà máy chè Kim Anh. Đây là thời kỳ nhà máy chè Kim Anh phải đối mặt với nhiều khó khăn do có sự thay đổi của cơ chế thị trường đem lại. Ngày 18/12/1992 nhà máy chè Kim Anh được đổi tên thành công ty chè Kim Anh thuộc Tổng công ty chè Việt Nam. Năm 1999 sau khi tiến hành cổ phần hoá thì đổi thành công ty cổ phần chè Kim Anh. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 35
  36. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Với số vốn điều lệ 9,2 tỷ đồng được chia thành 92000 cổ phần trong đó cổ phần thuộc sở hữu nhà nước chiếm 30%, tỷ lệ cổ phần bán cho người lao động trong công ty là 48%, bán cho đối tượng bên ngoài công ty là 22%. Qua quá trình hoạt động và phát triển, hiện nay công ty đưa ra thị trường trong nước và quốc tế 32 sản phẩm các loại. Nhiều sản phẩm được tặng huy chương vàng, bông lúa vàng tại hội chợ triển lãm Hà Nội, Cần Thơ và được bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng với 40 đại lý trong nước, thị trường quốc tế truyền thống và còn tiếp tục mở rộng thị trường tại các nước Pháp , Hồng Kông, Angreri Công ty cổ phần Chè Kim Anh thuộc vốn chủ sở hữu của các cổ đông và một phần vốn nhà nước. Có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, mở tài khoản tại ngân hàng, chịu trách nhiệm hữu hạn đối với những khoản nợ bằng số vốn đó, chế độ hạch toán kinh tế độc lập tự chủ về mặt tài chính, tự chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. 2.1.3.Chức năng nhiệm vụ của công ty Công ty cổ phần chè Kim Anh là doanh nghiệp chuyên sản xuất và chế biến chè đen, chè xanh xuất khẩu và chè hương tiêu thụ trong nước. Sản phẩm Chè Kim Anh được người tiêu dùng ưu chuộng và được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao trong nhiều năm. 2.1.4.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Chuyên sản xuất kinh doanh chè, nước giải khát và hàng công nghiệp tiêu dùng. Chè là ngành kinh doanh chủ yếu của Công ty cổ phần chè Kim Anh. Đó là một loại nước giải khát phổ biến trên toàn thế giới không chỉ do văn hóa hay sở thích mà còn vì một số tác dụng tốt xung quanh việc uống trà. Như vậy có thể thấy đối tượng phục vụ của công ty là rất lớn. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 36
  37. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức và sản xuất của công ty được thể hiện ở sơ đồ sau: Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Ban kiểm soát Giám đốc điều hành PGĐ kinh doanh PGĐ nguyên liệu Phòg Phòg Phòg Phòng Phòg Phân Phân Xưởng Xưởg Nhà kinh tài hành kỹ cơ xưởng xưởg chè chè máy Ngọc Đại chế tế thị chính chíh tổ thuật điện thành chế Thanh Từ biến chức phẩm trườg kế công biến chè lao toán nghệ Định động Hóa Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 37
  38. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Nguyên tắc tổ chức hoạt động của công ty dựa trên cơ sở nguyên tắc tự nguyện bình đẳng , dân chủ và tôn trọng pháp luật, cơ quan quyết định cao nhất Đại hội cổ đông . 1.Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, HĐQT gồm 5 thành viên: 01chủ tịch, 01 phó chủ tịch và các thành viên. HĐQT có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định những vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty phù hợp với pháp luật Việt Nam, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền do Đại Hội cổ đông quyết định. Chủ tịch HĐQT là người đại diện hợp pháp của công ty trước cơ quan nhà nước và pháp luật. Thành viên HĐQT được hưởng thù lao theo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Mức thù lao do Đại hội cổ đông quyết định hàng năm được đài thọ kinh phí cần thiết khác liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. 2.Ban kiểm soát Ban kiểm soát do Đại hội cổ đông bầu và bãi miễn theo đa số phiếu của cổ đông. Ban kiểm soát có nhiệm vụ kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tài chính của công ty, tiến hành giám sát đối với các hành vi vi phạm pháp luật hoặc điều lệ công ty của HĐQT, Giám Đốc điều hành trong quá trình thực hiện, trình Đại hội cổ đông về những sự kiện tài chính bất thường xảy ra trong công ty và ưu khuyết điểm trong quản lý tài chính của ban Giám Đốc. 3.Giám đốc điều hành: Là thành viên của Hội đồng quản trị, có nhiệm vụ điều hành trực tiếp mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, soạn thảo các nghị quyết của Hội đồng quản trị và phương án kinh doanh của công ty, được ủy quyền là đại diện hợp pháp của công ty. 4.Phó giám đốc kinh doanh: Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 38
  39. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Phụ trách về việc tiêu thụ sản phẩm, trực tiếp quản lý phòng kinh tế thị trường. 5.Phó giám đốc nguyên vật liệu: Phụ trách việc thu mua các yếu tố đầu vào cho quá trình sản xuất ở hai xí nghiệp thành viên và phân xưởng Ngọc Thanh. Các phòng ban chức năng 1. Phòng kinh tế thị trường: Có nhiệm vụ tổ chức các vấn đề liên quan tới nghiên cứu thị trường, giới thiệu sản phẩm, lập kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch sản xuất và tiêu thụ, xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật. 2. Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức các vấn đề liên quan tới công tác kế toán của công ty theo đúng chế độ kiểm toán của nhà nước, cung cấp các thông tin kế toán cho các bộ phận có liên quan, cố vấn cho giám đốc trong hoạt động quản trị sản xuất kinh doanh. 3. Phòng Hành chính tổ chức lao động: Giải quyết các vấn đề liên quan tới người lao động như tuyển lao động, đào tạo lao động, khen thưởng kỷ luật cũng như giải quyết các vấn đề tiền lương. 4. Phòng kỹ thuật công nghệ: Theo dõi quy trình công nghệ, đảm bảo về mặt kỹ thuật cho quá trình sản xuất, xác định các định mức nguyên liệu. 5. Phòng cơ điện: Kiểm tra và bảo trì các hoạt động của máy móc thiết bị. 6. Phân xưởng chế biến: Thực hiện tất cả các quy trình chế biến từ búp chè thô thành chè thành phẩm. 7. Phân xưởng thành phẩm: Có nhiệm vụ đóng gói chè và vận chuyển về kho thành phẩm. 8. Các xí nghiệp thành viên: Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 39
  40. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Đại Từ, Định Hóa và xưởng chè Ngọc Thanh có nhiệm vụ thu mua chè tươi và sơ chế thành nguyên liệu cho sản xuất. 2.1.5. Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Cùng với các doanh nghiệp Việt Nam chuẩn bị bước vào ngưỡng cửa hội nhập canh tranh và không ngừng phát phát triển. Kim Anh đã chú trọng đầu tư nâng cấp nhà xưởng với trang thiết bị hiện đại. Mở rộng hợp tác với các viện nghiên cứu, các trung tâm khoa học nghiên cứu bào chế các loại sản phẩm chè thương phẩm theo công nghệ hiện đại, để sản phẩm giữ nguyên được hương vị thiên nhiên thuần khiết. Sản phầm chè Kim Anh được chế biến từ nguyên liệu chọn lọc của các vùng chè đặc sản Tân Cương - Đại Từ - Thái Nguyên. Chè đen CTC vùng cao (vùng chè có hương vị đặc biệt mà các vùng khác không có được). Hơn nữa, các hương vị hoa quả giàu VITAMIN, khoáng chất cần thiết cho cơ thể con người như: Chanh, Cam, Dâu, Táo các cây thuốc thảo dược cũng tạo nên nét đặc sắc cho sản phẩm Chè Kim Anh. Với công nghệ hiện đại của hãng IMA - ITALIA, Kim Anh đã đưa ra thị trường nhiều loại sản phẩm như: Chè túi lọc, Chè hòa tan, Chè gói nhỏ, Chè hộp cao cấp đáp ứng mọi yêu cầu của người tiêu dùng. 2.1.6 Thuận lợi và khó khăn của công ty 2.1.6.1 Thuận lợi - Công ty chè Kim Anh đã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất chè trên 30 năm đã trải qua nhiều đổi thay và chuyển biến của thị trường vẫn phát triển và giữ vững vị thế của mình trên thị trường chè Việt Nam. Là thương hiệu chè được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng và được đánh giá cao của những người sành thưởng thức chè. - Công ty chè Kim Anh là đơn vị rất tập trung thay đổi máy móc thiết bị với công nghệ đáp ứng được những tiêu chuẩn khắt khe nhất về vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như về chất lượng sản phẩm. - Công ty có đội ngũ cán bộ và công nhân kỹ thuật lành nghề, luôn sẵn sàng làm việc với hết khả năng của mình. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 40
  41. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. - Đội ngũ lãnh đạo giàu kinh nghiệm, năng động, sáng tạo thích ứng với cơ chế thị trường, với tinh thần chủ động, dám nghĩ dám làm, có nhiều đóng góp cải tiến kỹ thuật, có trách nhiệm cao. - Tâp thể cán bộ và công nhân viên có tinh thần đoàn kết, kỷ luật, đồng tâm hợp lực cao trong mọi công việc sản xuất kinh doanh của công ty. - Công ty có năng lực tài chính đáp ứng được các đơn hàng có giá trị lớn. - Có hệ thống quản lý chất lượng đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài. - Công ty nhận được rất nhiều giải thưởng uy tín: hàng Việt Nam chất lượng cao, bông lúa vàng, giải thưởng chất lượng vàng chè xanh Tân Cương 2.1.6.2 Khó khăn Bên cạnh những thuận lợi công ty vẫn còn tồn tại những khó khăn, đó là những vấn đề mà công ty phải đối phó. - Khi Việt Nam gia nhập WTO ngày càng có nhiều doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, với cơ sở vật chất hiện đại, nguồn nhân lực được đào tạo chuyên sâu có kỹ năng tay nghề cao khiến cho sức ép cạnh tranh trong ngành càng gay gắt. - Trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm thay thế như nước uống đóng chai ( trà xanh C2, trà Doctor thanh ), nước giải khát (trà chanh, ) - Do yêu cầu nền kinh tế thị trường nên có sự cạnh tranh gay gắt về giá cả,chất lượng, mẫu mã, chủng loại sản phẩm đối với sản phẩm của công ty . 2.2 Phân tích tài chính tại công ty cổ phần chè Kim Anh 2.2.1 Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán 2.2.1.1 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều ngang  Phân tích bảng CĐKT theo chiều ngang Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 41
  42. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. B¶ng ph©n tÝch c©n ®èi kÕ to¸n theo chiÒu ngang cho biết t×nh h×nh biÕn ®éng t¨ng gi¶m của c¸c kho¶n môc cña n¨m sau so víi n¨m tr•íc.  Phần tài sản: Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán phần tài sản. Đơn vị tính: đồng Chênh lệch Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 % A. TÀI SẢN NGẮN HẠN 18.048.556.820 19.753.034.807 1.704.477.987 9,44 I .Tiền và các khoản tương 187.105.550 587.966.302 400.860.752 214,24 đương tiền II .Các khoản đầu tư TC NH - - - - III .Các khoản phải thu NH 12.095.697.093 12.489.492.206 393.795.113 3,26 IV.Hàng tồn kho 5.743.128.477 6.656.650.599 913.522.122 15,91 V.Tài sản ngắn hạn khác 22.625.700 18.925.700 (3.700.000) (16,35) B.TÀI SẢN DÀI HẠN 26.959.627.489 25.139.323.660 (1.820.303.829) (6,75) I. Các khoản phải thu dài hạn 18.356.735.400 18.356.735.400 0 0 II.Tài sản cố định 5.877.551.288 4.710.145.719 (1.167.405.569) (19,86) III. Bất động sản đầu tư - - - - IV.Các khoản đầu tư TCDH 1.883.542.163 1.230.643.903 (652.898.260) (34,66) V – Tài sản dài hạn khác 841.798.638 841.798.638 0 0 Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 42
  43. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. TỔNG TÀI SẢN 45.008.184.309 44.892.358.467 (115.825.842) (0,26) ( Nguồn : Phòng tài chính - kế toán ) Qua bảng 2.1 ta thấy được tài sản của công ty đã có sự thay đổi, cụ thể là: Tổng tài sản năm 2010 giảm 115.825.842 đồng ( giảm 0,26 %) so với năm 2009. Điều này chứng tỏ rằng quy mô vốn của Công ty năm 2010 giảm so với năm 2009. Nguyên nhân do :  Cấu thành nên tổng tài sản trong Công ty gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Năm 2010 tài sản ngắn hạn tăng 1.704.477.987 đồng (tương ứng tăng 9,44 %) so với năm 2009. Tài sản ngắn hạn tăng do: tiền và các khoản tương đương tiền tăng, các khoản phải thu ngắn hạn tăng, hàng tồn kho tăng, tài sản ngắn hạn khác giảm. Cụ thể : - Tiền và các khoản tương đương tiền tăng 400.860.752 đồng tương ứng tăng 214 %. Lượng tiền trong năm tăng nhằm cải thiện khả năng thanh toán nhanh và phục vụ cho kế hoạch kinh doanh trong năm 2011. Trong năm 2011 do giá xăng và giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên doanh nghiệp tăng khoản tiền và các khoản tương đương tiền để chủ động hơn trong việc thanh toán. - Các khoản phải thu năm 2010 tăng 393.795.113 đồng ( tăng 3,26 %) so với năm 2009. Công ty bị các đơn vị khác chiếm dụng vốn, công ty phải có chính sách thu hồi công nợ hợp lý hơn, phải có biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền hàng ngay hoặc trả trong thời gian sớm nhất. - Hàng tồn kho của Công ty năm 2010 cũng đã tăng 913.522.122 đồng (tương ứng tăng 15,91%) so với năm 2009. Chứng tỏ công tác tiêu thụ, liên hệ tìm kiếm khách hàng của Công ty chưa phát huy hiệu quả. Lượng hàng tồn kho tăng sẽ làm Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 43
  44. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. phát sinh các chi phí như: chi phí lưu kho, và quan trọng hơn Công ty bị tồn đọng vốn, quay vòng đồng vốn chậm, mất đi chi phí cơ hội kinh doanh mới. - Tài sản ngắn hạn khác giảm 3.700.000 đồng tương ứng giảm 16,35%. Là do công ty đã thu hồi khoản đầu tư tài sản ngắn hạn trong năm 2010. Tài sản dài hạn (TSDH) luôn chiếm tỷ trọng lớn hơn tài sản ngắn hạn vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến chè, do đó TSDH luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản, thời gian thu hồi vốn tương đối chậm. TSDH giảm 1.820.303.829 đồng (tăng 6,75 %). TSDH giảm do tài sản cố định giảm, các khoản đầu tư tài chính dµi h¹n giảm. Cụ thể : - Năm 2010 tài sản cố định giảm 1.167.405.569 đồng (giảm 19,86 %) so với năm 2009. Trong đó tài sản cố định hữu hình giảm 1.160.704.849 đồng tương ứng 24,82% và tài sản cố định vô hình giảm 6.700.720 đồng tương ứng 16,77% do công ty đã trích khấu hao. Điều này chứng tỏ trang thiết bị, máy móc phương tiện máy móc thiết bị của công ty có giá trị còn lại nhỏ. Công ty cần chú ý đến các trang thiết bị và lập dự án thay thế máy móc thiết bị hoặc có kế hoạch thuê tài sản tài chính. - Các khoản đầu tư tài chính DH năm 2010 giảm 652.898.260 đồng (giảm 34,66%). Do trong năm 2010 công ty đã giảm các khoản đầu tư tài chính so với năm 2009, công ty đã thu hồi những khoản đầu tư dài hạn không hiệu quả của năm 2009.  Phần nguồn vốn : Bảng 2.2 : Bảng cân đối kế toán phần nguồn vốn. Đơn vị tính : đồng. Chênh lệch Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 ± % A – NỢ PHẢI TRẢ 33.036.523.310 33.066.549.518 30.026.208 0,09 I – Nợ ngắn hạn 21.450.495.231 21.452.694.610 2.199.379 0,01 Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 44
  45. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. II – Nơ dài hạn 11.586.028.079 11.613.854.908 27.826.829 0,24 B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 11.971.660.999 11.825.808.949 (145.852.050) (1,22) I – Vốn chủ sở hữu 11.964.998.349 11.822.590.299 (142.408.050) (1,19) II-Nguồn kinh phí và quỹ khác 6.662.650 3.218.650 (3.444.000) (51,69) TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 45.008.184.309 44.892.358.467 (115.825.840) (0,26) ( Nguồn : Phòng kế toán – tài chính ) Qua bảng 2.2 ta thấy: Tổng nguồn vốn năm 2010 giảm 115.825.840 đồng tương đương 0,26% so với năm 2009. Nguyên nhân do: nợ phải trả tăng, vốn chủ sở hữu giảm. Cụ thể: Tổng nợ phải trả năm 2010 tăng so với năm 2009 tăng 30.026.208 đồng (tương ứng tăng 0,09 %). Nguyên nhân chủ yếu là do: Khoản vay và nợ ngắn hạn tăng khá nhiều 685.800.503 đồng tương ứng tăng 11,03% cho thấy c«ng ty ®· chiÕm dông ®•îc vèn cña kh¸ch hµng, đồng nghĩa với sự lệ thuộc tài chính vào công ty khác tăng. Công ty đã tăng khoản vay để bổ sung vốn vào sản xuất kinh doanh. Khoản phải trả người lao động cũng tăng 81.319.070 đồng tương ứng 30,68%. Trong đó năm 2010 Nhà Nước ban hành chính sách tăng lương tăng 12,3% lương tối thiểu từ 650.000 đồng lên 730.000 đồng; Tăng 18,38% là do doanh nghiệp tăng phụ cấp tăng ca cho người lao động là 4,76% và trả lương tăng ca ngoài giờ hành chính cho công nhân chiếm 13,62%. Tuy nhiên đây là khoản tiền mà công ty phải trả cho người lao động đúng thời hạn nhằm khuyến khích tinh thần làm việc của họ. Chi phí phải trả cũng tăng lên 100.300.000 đồng do công ty trích trước để sửa chữa lớn tài sản cố định. Điều này cho thấy tình trạng máy móc thiết bị của công ty giảm sút. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 45
  46. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Các khoản phải trả, phải nộp ngắn hạn cũng tăng lên 425.666.966 đồng chiếm 5,65% là do công ty nộp các khoản trích bảo hiểm, kinh phí quỹ cho người lao động. Khoản này giúp người lao động yên tâm công tác và nâng cao tinh thần làm việc. Trong khi đó: Khoản phải trả người bán đã giảm 1.022.278.220 đồng tương ứng 15,45% so với năm 2009, điều này chứng tỏ công ty đã xử lý khá tốt khoản nợ nhà cung cấp tăng uy tín cho công ty, tuy nhiên lại giảm cơ hội chiếm dụng vốn. Khoản mục người mua trả tiền trước giảm nhẹ nên có biện pháp khuyến khích người mua trả tiền trước. Khoản mục người mua trả tiền trước giảm 3.338.038 đồng tương ứng 1,08%. Tuy doanh thu của công ty tăng lên nhưng tốc độ tăng của doanh thu (7,17%) nhỏ hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán (15,74%) nên lợi nhuận sau thuế của công ty giảm. Do đó khoản mục thuế và các khoản phải nộp nhà nước năm 2010 là 408.961.987 đồng giảm so với 2009 là 265.270.893 đồng cũng giảm 27,93%.  Nguồn vốn chủ sở hữu năm 2010 giảm xuống 145.852.050 đồng (tương ứng giảm 1,22%). Vốn chủ sở hữu giảm cụ thể là do: Trong năm 2010 chi phí chè nguyên liệu tăng lên khá nhiều gần 2000 đồng/kg, đồng thời giá xăng dầu cũng tăng lên 500 đồng/lít làm cho giá vốn hàng bán tăng 15,74% trong khi doanh thu chỉ tăng 7,17%. Do vậy lợi nhuận chưa phân phối của công ty năm 2010 giảm 148.341.719 đồng tương ứng 27,93%. Nguồn kinh phí và quỹ giảm 3.444.000 đồng tương ứng 51,69%, cụ thể là quỹ khen thưởng phúc lợi giảm 3.444.000 đồng vì công ty trích quỹ khen thưởng nhỏ hơn năm 2009. 2.2.1.2 Phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc  Phân tích bảng CĐKT theo chiều dọc Nh×n vµo b¶ng ph©n tÝch c©n ®èi kÕ to¸n theo chiÒu ngang, ta chØ cã thÓ thÊy t×nh h×nh biÕn ®éng t¨ng lªn hay gi¶m xuèng gi÷a c¸c kho¶n môc cña n¨m sau so víi n¨m tr•íc mµ kh«ng thÊy ®•îc mèi quan hÖ gi÷a c¸c kho¶n môc trong tæng tµi s¶n (tæng nguån Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 46
  47. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. vèn). Do ®ã, ta tiÕn hµnh ph©n tÝch b¶ng c©n ®èi kÕ to¸n theo chiÒu däc, nghÜa lµ tÊt c¶ c¸c kho¶n môc (chØ tiªu) ®Òu ®•îc so víi tæng sè tµi s¶n hoÆc tæng nguån vèn, ®Ó x¸c ®Þnh mèi quan hÖ tû lÖ, kÕt cÊu cña tõng kho¶n môc trong tæng sè. Qua ®ã ta cã thÓ ®¸nh gi¸ biÕn ®éng so víi quy m« chung, gi÷a n¨m sau so víi n¨m tr•íc . Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 47
  48. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Bảng 2.3: bảng phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc phần tài sản. (Đơn vị tính: đồng) Tỷ lệ % Tỷ lệ % Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 năm 2009 năm 2010 A- TÀI SẢN NGẮN HẠN 18.048.556.820 19.753.034.807 40,1 44,4 I – Tiền và các khoản tương 187.105.550 587.966.302 0,0004 1,3 đương tiền II – Các khoản đầu tư tài chính - - - - III – Các khoản phải thu ngắn 12.095.697.093 12.489.492.206 26,8 27,82 hạn. IV – Hàng tồn kho 5.743.128.477 6.656.650.599 12,76 14,83 V – Tài sản ngắn hạn khác 22.625.700 18.925.700 0,0005 0,0004 B – TÀI SẢN DÀI HẠN 26.959.627.489 25.139.323.660 59,9 55,6 I – Các khoản phải thu dài hạn 18.356.735.400 18.356.735.400 40,78 40,89 II – Tài sản cố định 5.877.551.288 4.710.145.719 13,06 10,49 III – Bất động sản đầu tư - - - - IV – Các khoản đầu tư tài 1.883.542.163 1.230.643.903 4,18 2,74 chính DH V – Tài sản dài hạn khác 841.798.638 841.798.638 1,87 1,88 TỔNG TÀI SẢN 45.008.184.309 44.892.358.467 100 100 ( Nguồn : Phòng kế toán – tài chính) Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 48
  49. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. TÀI SẢN: Biểu đồ 2.1: tỷ trọng tài sản ngắn hạn, dài hạn trên tổng tài sản.  Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng nhỏ hơn tài sản dài hạn trong tổng tài sản của công ty. Cụ thể năm 2009 tăng từ 40,1% lên 44,4% năm 2010 tức tăng lên 4,3%. Đây là dấu hiệu không tốt về mặt cơ cấu tài sản của công ty, cần có biện pháp thay đổi tỷ trọng này cho hợp lý. Trong tài sản ngắn hạn thì các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao. Khoản phải thu ngắn hạn năm 2009 là 26,8%; năm 2010 chiếm 27,82% trong tổng tài sản. Điều này chứng tỏ công ty đang bị chiếm dụng vốn nhiều và đang có chiều Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 49
  50. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. hướng tăng trong năm 2010. Ban lãnh đạo công ty cần quản lý các khoản nợ của khách hàng chặt chẽ hơn. Sau các khoản phải thu ngăn hạn thì hàng tồn kho có tỷ trọng cao tiếp theo trong tài sản ngắn hạn. Năm 2009 hàng tồn kho chiếm 12,76%; năm 2010 là 14,83% trong tổng tài sản. Trị giá hàng tồn kho năm 2010 tăng so với năm 2009 do năm 2010 giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao nên công ty có xu hướng giữ hàng chờ giá lên. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng dần về tỷ trọng. Năm 2009 là 0,0004%; năm 2010 là 1,3%.Tỷ trọng này rất thấp tuy nhiên công ty đã có cố gắng trong việc cải thiện khả năng thanh toán nợ của mình. Tài sản ngắn hạn khác có xu hướng giảm về tỷ trọng. Năm 2009 là 0,0005%, năm 2010 giảm xuống là 0,0004%.  Tài sản dài hạn: Tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Năm 2009 tài sản dài hạn chiếm 59,9%, năm 2010 là 55,6%. Tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản giảm 4,3%. Trong đó các khoản phải thu dài hạn tăng 0,11% , tài sản cố định giảm 2,57% , các khoản đầu tư tài chính dài hạn giảm 1,44% . Tài sản dài hạn khác tăng 0,01%. Cụ thể: Các khoản phải thu dài hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tài sản dài hạn do công ty bị ứ đọng vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc (cụ thể là các phân xưởng chè ở Đại Từ - Thái Nguyên, xưởng chè Ngọc Thanh, nhà máy chè Định Hoá). Khoản phải thu dài hạn chiếm 40,78 % năm 2009, và 40,89 % năm 2010. Vì vậy công ty cần tìm ra biện pháp làm giảm khoản phải thu này xuống. Khoản mục tài sản cố định cũng chiếm tỷ trọng khá lớn năm 2009 là 13,06%; năm 2010 là 10,49%. Tài sản cố định năm 2010 giảm 2,57% so với năm 2009. Giá trị còn lại của tài sản cố định khá nhỏ. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 50
  51. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Tỷ trọng khoản mục đầu tư tài chính dài hạn giảm từ 4,18% năm 2009 xuống 2,74% năm 2010. Công ty đã thu hồi hạng mục đầu tư tài chính dài hạn không hiệu quả. Tài sản dài hạn khác tăng lên về tỷ trọng từ 1,87% năm 2009 lên 1,88% vào năm 2010. NGUỒN VỐN: Bảng 2.4 : phân tích bảng cân đối kế toán theo chiều dọc phần nguồn vốn. (Đơn vị tính: đồng.) Tỷ lệ % Tỷ lệ % Chỉ tiêu 31/12/2009 31/12/2010 năm năm 2009 2010 A – NỢ PHẢI TRẢ 33.036.523.310 33.066.549.518 73,4 73,66 I – Nợ ngắn hạn 21.450.495.231 21.452.694.610 47,66 47,79 II – Nơ dài hạn 11.586.028.079 11.613.854.908 25,74 25,87 B – VỐN CHỦ SỞ HỮU 11.971.660.999 11.825.808.949 26,6 26,34 I – Vốn chủ sở hữu 11.964.998.349 11.822.590.299 26,58 26,33 II –Nguồn kinh phí và quỹ khác 0,02 0,01 6.662.650 3.218.650 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 45.008.184.309 44.892.358.467 100 100 (Nguồn: phòng tài chính - kế toán) Phân tích cơ cấu nguồn vốn nhằm đánh giá khái quát tình hình phân bổ, huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn đảm bảo cho nhiệm vụ sản xuất kinh doanh từ đó nguyên nhân và nhận xét về tình hình cơ cấu nguồn vốn của công ty. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 51
  52. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng của nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn. Nguồn vốn của công ty đã có sự thay đổi về cơ cấu, nguồn vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm đi là 0,26%. Nguyên nhân giảm đi là do nợ phải trả và vốn chủ sở hữu có sự thay đổi trong năm 2009, 2010. Cụ thể là: Năm 2010 nguồn vốn chủ sở hữu là 11.825.808.949 đồng và năm 2009 là 11.971.660.999 đồng, như vậy năm 2010 đã giảm từ 26,6% xuống còn 26,34%. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm làm giảm khả năng độc lập về tài chính của công ty. Năm 2009 nợ phải trả 73,4%; năm 2010 đã tăng lên là 73,66%. Điều này chứng tỏ công ty đã chiếm dụng được vốn tuy nhiên cần hạ tỷ trọng nợ phải trả trong tổng vốn để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Công ty cần có giải pháp làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp lên nhằm đảm bảo khả năng độc lập tài chính của công ty hoặc công ty có thể điều chỉnh giảm hệ số nợ của mình. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 52
  53. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Qua bảng 2.4 ta thấy tỷ trọng nợ ngắn hạn gần gấp đôi tỷ trọng của nợ dài hạn. Năm 2009 là 47,76 % nợ ngắn hạn, 25,74 % nợ dài hạn. Năm 2010 là 47,79 % nợ ngắn hạn và 25,87 % nợ dài hạn. Nguồn kinh phí và quỹ khác giảm xuống nhưng không đáng kể 0,01%. Chủ yếu là do giảm quỹ khen thưởng phúc lợi xuống.  Bảng cân đối tài sản và nguồn vốn Bảng 2.5 : bảng cân đối tài sản và nguồn vốn năm 2010. Tài sản Nguồn vốn Tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn Nợ ngắn hạn ( 47,79 % ) (44,4%) 21.452.694.610 đồng 19.753.034.807 đồng Nợ dài hạn ( 25,87 % ) Tài sản cố định và đầu tư dài hạn 11.613.854.908 đồng ( 55,6 %) Nguồn vốn chủ sở hữu (26,34%) 25.139.323.660 đồng 11.825.808.949 đồng Tổng tài sản: (100%) Tổng nguồn vốn: (100%) 44.892.358.467 đồng 44.892.358.467 đồng (Nguồn : bảng cân đối kế toán 2010 tại công ty chè Kim Anh.) Trong phần tài sản gồm có phần tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn chiếm 44,4% với giá trị là 19.753.034.807 đồng trong khi tài sản cố định và đầu tư dài hạn chiếm 55,6% với giá trị là 25.139.323.660 đồng; Công ty cần phải tăng tỷ trọng của tài sản cố định và đầu tư dài hạn lên. Phần nguồn vốn gồm có khoản nợ phải trả là 73,66% (trong đó nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn 47,79% và nợ dài hạn là 25,87%) và nguồn vốn chủ sở hữu là 26,34%. Công ty cần phải thay đổi cơ cấu nợ trên tổng vốn. Cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm gần 70% và nợ phải trả là hơn 30% là hợp lý đối với ngành chè. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 53
  54. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Kết luận chung : Qua phân tích 2 bảng CĐKT theo cả chiều ngang và chiều dọc trên, ta thấy Tài sản và Nguồn vốn của Công ty cổ phần Chè Kim Anh năm 2010 tăng so với năm 2009. Các khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền tăng lên là khá tốt để đảm bảo khả năng thanh toán của công ty. Nhưng các khoản phải thu tăng, hàng tồn kho tăng nên công ty cần phải giảm các khoản mục này xuống. Tài sản cố định của công ty đã khấu hao khá lớn nên công ty cần có dự án thay thế những tài sản cố định đã khấu hao gần hết. Năm 2010 công ty không chú trọng đầu tư mua sắm tài sản cố định, trong năm tới công ty cần đầu tư mua máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất góp phần nâng cao năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất nhằm tăng doanh thu. Công ty có tỷ trọng tài sản dài hạn trên tổng tài sản lớn hơn tỷ trọng tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản nhưng không nhiều vì thế cần tăng tỷ trọng tài sản dài hạn lên để sử dụng vốn một cách hợp lý hơn.Công ty có tỷ trọng nợ phải trả trên tổng vốn là 73% trong khi tỷ trọng vốn chủ sở hữu trên tổng vốn là 27% chứng tỏ công ty chiếm dụng được nhiều vốn của công ty khác, tuy nhiên tỷ lệ này khá cao cần hạ thấp để đảm bảo khả năng thanh toán cho công ty.Trong nền kinh tế có nhiều biến động như hiện nay, hệ số nợ quá cao sẽ dẫn đến rủi ro lớn. Bên cạnh đó hệ số nợ lên tục tăng qua các năm làm giảm lòng tin của các tổ chức tín dụng đối với công ty, vệc vay vốn trong những năm tiếp theo sẽ gặp nhiều khó khăn. 2.2.2 Phân tích tình hình tài chính qua bảng Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.2.2.1 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang  Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 54
  55. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Bảng 2.6: Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang Đơn vị tính: đồng Chênh lệch CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 % 1. DT bán hàng và cung cấp 14.886.433.316 15.953.700.665 1.067.267.349 7,17 dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ - - - - 3. Doanh thu thuần 14.886.433.316 15.953.700.665 1.067.267.349 7,17 4. Giá vốn hàng bán 10.235.415.504 11.846.741.560 1.611.326.056 15,74 5. Lợi nhuận gộp 4.651.017.812 4.106.959.105 (544.058.707) (11,69) 6. Doanh thu hoạt động TC 363.627 6.933.019 6.569.392 1806,6 7. Chi phí tài chính 758.983.491 789.034.297 30.050.806 3,96 Trong đó: Lãi vay phải trả 707.899.814 789.034.297 81.134.483 11,46 8. Chi phí bán hàng 1.274.496.327 1.415.368.461 140.872.134 11,05 9. Chi phí quản lý DN 1.783.972.457 1.583.482.356 (200.490.101) (11,24) 10. Lợi nhuận thuần 833.929.164 326.007.010 (507.922.154) (60,9) 11. Thu nhập khác 383.036.797 431.953.277 48.916.480 12,77 12. Chi phí khác 508.686.793 247.470.007 (261.216.786) (51,35) 13. Lợi nhuận khác (125.649.996) 184.483.200 310.133.196 246,82 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 708.279.168 510.490.210 (197.788.958) (27,93) 15. Chi phí thuế TNDN hiện 177.069.792 127.622.553 (49.447.240) (27,93) hành 16. Lợi nhuận sau thuế 531.209.376 382.867.658 (148,341,719) (27,93) ( Nguồn : tài chính – kế toán ) Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 55
  56. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty chè Kim Anh ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế năm 2010 so với năm 2009 giảm 197.788.958 đồng tương ứng giảm 27,93% cho ta thấy năm 2010 công ty kinh doanh kém hiệu quả hơn do khủng hoảng kinh tế làm cho thị trường của công ty bị thu hẹp, Số lượng sản phẩm bán ra giảm. Cụ thể : Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 so với năm 2009 tăng 1.067.267.349 đồng tương ứng 7,17%. Do giá vốn hàng bán tăng lên 1.611.326.056 đồng tương ứng 15,74% do chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao trong năm 2010. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2010 so với năm 2009 giảm 54.405.807 đồng tức là giảm 11,69 %. Do tốc độ tăng của giá vốn hàng bán năm 2010 tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng của doanh thu thuần. Công ty đã thu được từ việc cho công ty khác thuê mặt bằng để làm kho trữ hàng trong 2 tháng nên doanh thu tài chính tăng 6.569.392 đồng tương ứng 1806,63%. Chi phí tài chính năm 2010 so với năm 2009 tăng 30.050.806 đồng tương ứng 3,96% chủ yếu là lãi vay phải trả. Chi phí bán hàng năm 2010 so với năm 2009 tăng 140.872.134 đồng tức là 11,05%. Năm 2010 công ty đẩy mạnh công tác bán hàng bằng cách chuyên chở đến các đại lý phân phối, thực hiện chính sách hỗ trợ đại lý nhằm tăng khối lượng tiêu thụ. Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2010 so với năm 2009 giảm 200.490.101 đồng tương ứng với 11,24% do năm 2010 công ty quản lý nhân sự có hiệu quả nên đã tiết kiệm được một số chi phí như tuyển dụng, đào tạo giảm 5,4%; chi phí máy tính, văn phòng phẩm 1,2%; chi phí điện, nước, điện thoại 0,5%; chi phí đi lại của cán bộ quản lý tới các phân xưởng chế biến là 4,17% do công ty đã đặt cán bộ có kinh nghiệm quản lý ngay tại phân xưởng Tổng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp giảm 148,341,719 đồng tức 27,93% nhìn chung trong năm 2010 công ty kinh doanh kém hiệu quả hơn năm 2009. 2.2.2.2 Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều doc  Phân tích Báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều dọc Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 56
  57. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Bảng 2.7: phân tích báo cáo kết quả kinh doanh Đơn vị tính: đồng % so % so với với DT CHỈ TIÊU Năm 2009 Năm 2010 DT năm năm 2009 2010 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp 14.886.433.316 15.953.700.665 100 100 dịch vụ 2. Các khoản giảm trừ - - - - 3. Doanh thu thuần 14.886.433.316 15.953.700.665 96,49 98,35 4. Giá vốn hàng bán 10.235.415.504 11.846.741.560 66,35 73,03 5. Lợi nhuận gộp 4.651.017.812 4.106.959.105 30,15 25,32 6. Doanh thu hoạt động tài chính 363.627 6.933.019 0,00002 0,0004 7. Chi phí tài chính 758.983.491 789.034.297 4,92 4,86 Trong đó: Lãi vay phải trả 707.899.814 789.034.297 4,58 4,86 8. Chi phí bán hàng 1.274.496.327 1.415.368.461 8,26 8,73 9. Chi phí quản lý DN 1.783.972.457 1.583.482.356 11,56 9,76 10. Lợi nhuận thuần 833.929.164 326.007.010 5,4 2,01 11. Thu nhập khác 383.036.797 431.953.277 2,48 2,66 12. Chi phí khác 508.686.793 247.470.007 3,3 1,53 13. Lợi nhuận khác (125.649.996) 184.483.200 (0,008) 1,14 14. Tổng lợi nhuận trước thuế 708.279.168 510.490.210 4,59 3,15 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 177.069.792 127.622.553 1,19 0,80 16. Lợi nhuận sau thuế 531.209.376 382.867.658 3,57 2,40 ( Nguồn : Phòng kế toán – tài chính ) Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 57
  58. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Theo các thông tin trên bảng 2.7 ta thấy để có 100 đồng doanh thu thuần thì trong năm 2009 công ty phải bỏ ra 66,35 đồng giá vốn hàng bán, 8,26 đồng chi phí bán hàng, 11,56 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Như vậy, để có 100 đồng doanh thu thì năm 2009 phải bỏ ra 79,17 đồng chi phí. Năm 2010 để có 100 đồng doanh thu thuần thì công ty phải bỏ ra 73,03 đồng giá vốn hàng bán, 8,73 đồng chi phí bán hàng, 9,76 đồng chi phí quản lý doanh nghiệp. Vậy để có 100 đồng doanh thu thì năm 2010 phải bỏ ra 92,52 đồng chi phí. Vậy năm 2010 công ty phải chi nhiều chi phí hơn năm 2009 để thu được 100 đồng doanh thu. Cứ 100 đồng doanh thu thuần năm 2009 đem lại được 30,15 đồng lợi nhuận gộp và năm 2010 thì chỉ đem lại 25,32 đồng. Như vậy sức sinh lời trên một đồng doanh thu của năm 2010 thấp hơn năm 2009. Cứ 100 đồng doanh thu thuần thì có 4,59 đồng lợi nhuận trước thuế năm 2009 và 3,15 đồng năm 2010. Điều này chứng tỏ trong kỳ tình hình hoạt động kinh doanh của công ty không được khả quan so với năm 2009. Công ty cần tìm hiểu nguyên nhân và tìm biện pháp giải quyết kịp thời. Qua bảng phân tích trên ta thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu thuần và trong 2 năm và tỷ trọng này chênh lệch khá lớn là 6,68 %. Là do giá nguyên vật liệu đầu vào tăng lên theo xu hướng chung của năm 2010, chủ yếu là giá chè tăng lên, giá xăng, giá điện nước đều tăng lên đáng kể. Kết luận chung : Qua 2 bảng phân tích BCKQKD theo chiều ngang và chiều dọc, ta có thể thấy năm 2010 vừa qua Công ty cổ phần Chè Kim Anh đã sự nỗ lực cố gắng trong sản xuất kinh doanh. Cụ thể, lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2010 giảm so với năm 2009 là 1,04 %. Cùng với sự giảm đi của lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh thì giá vốn hàng bán và chi phí bán hàng, chi phí tài chính của công ty cũng có xu hướng tăng lên . Lợi nhuận sau thuế năm 2010 của Công ty giảm so với năm 2009 là Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 58
  59. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. 148,341,719 đồng tương ứng giảm 27,93%. Công ty cần phát huy để lợi nhuận năm sau cao hơn nữa. Tuy nhiên, các số liệu báo cáo tài chính trên chưa lột tả hết được thực trạng tài chính của Công ty. Do vậy, các nhà tài chính còn dùng các chỉ số tài chính để giải thích thêm các mối quan hệ tài chính. Mỗi một doanh nghiệp ở các thời điểm khác nhau có các chỉ số tài chính khác nhau, thậm chí một doanh nghiệp ở các thời điểm khác nhau cũng có các chỉ số tài chính không giống nhau. Do đó, người ta coi các chỉ số tài chính là những biểu hiện đặc trưng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. 2.2.3.Phân tích các tỷ số tài chính đặc trưng của công ty cổ phần chè Kim Anh 2.2.3.1 Nhóm chỉ số về khả năng thanh toán T×nh h×nh vµ kh¶ n¨ng thanh to¸n cña c«ng ty ph¶n ¸nh râ nÐt chÊt l•îng c«ng t¸c tµi chÝnh. NÕu ho¹t ®éng tµi chÝnh tèt, c«ng ty sÏ Ýt bÞ c«ng nî, kh¶ n¨ng thanh to¸n dåi dµo, Ýt bÞ chiÕm dông vèn còng nh• Ýt ®i chiÕm dông vèn. Ng•îc l¹i, nÕu ho¹t ®éng tµi chÝnh kÐm th× dÉn ®Õn t×nh tr¹ng chiÕm dông lÉn vèn nhau, kh«ng ®¶m b¶o thanh to¸n c¸c kho¶n nî. V× thÕ, ®©y lµ nhãm chØ tiªu ®•îc nhiÒu ®èi t•îng quan t©m, nhÊt lµ c¸c nhµ ®Çu t• vµ tæng côc thuÕ. ViÖc ph©n tÝch c¸c hÖ sè vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n sÏ lµ nh÷ng th«ng tin rÊt h÷u Ých ®Ó ®¸nh gi¸ c«ng ty chuÈn bÞ nguån vèn nh• thÕ nµo ®Ó thanh to¸n c¸c kho¶n nî ng¾n h¹n. Ta cã thÓ lËp b¶ng ph©n tÝch c¸c hÖ sè vÒ kh¶ n¨ng thanh to¸n của công ty cổ phần Chè Kim Anh nh• sau: Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 59
  60. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. Bảng 2.8 : Phân tích các hệ số về khả năng thanh toán Giá trị Chênh lệch STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 (%) 1 Tổng TS đồng 45.008.184.309 44.892.358.467 (115.852.842) (0,26) 2 Tổng nợ đồng 33.036.523.310 33.066.549.518 30.026.208 0,09 3 TS ngắn hạn đồng 18.048.556.820 19.753.034.807 1.704.477.987 9,44 4 Nợ ngắn hạn đồng 21.450.495.231 21.452.694.610 2.199.379 0,01 5 Hàng tồn kho đồng 5.743.128.477 6.656.650.599 913.522.122 15,91 6 Tiền mặt đồng 187.105.550 587.966.302 400.860.752 214,24 7 LN trước thuế đồng 708.279.168 510.490.210 (197.788.958) (27,93) 8 Lãi vay phải trả đồng 707.899.814 789.034.297 81.134.483 11,46 (H1) Hệ số thanh toán 9 lần 1,362 1,358 (0,005) (0,35) TQ (1/2) (H2) Hệ số thanh toán 10 lần 0,841 0,921 0,079 9,43 hiện thời (3/4) (H3) Hệ số thanh toán 11 lần 0,574 0,611 0,037 6,42 nhanh (3-5)/(4) (H4) Hệ số thanh toán 12 lần 0,0087 0,0274 0,0187 214,21 tức thời (6/4) (H5) Hsố thanh toán lãi 13 lần 2,001 1,647 (0,354) (17,67) vay (7+8)/(8) (Nguồn: phòng tài chính - kế toán) . Tỷ số khả năng thanh toán tổng quát: Hệ số thanh toán tổng quát H1 cho biết cứ 1 đồng vay nợ có bao nhiêu đồng giá trị tài sản hiện công ty đang quản lý sử dụng để đảm bảo. Qua bảng trên ta thấy H1 của công ty năm 2009 là 1.362 lần và năm 2010 là 1,358 lần. Năm 2010 so với năm 2009 đã giảm nhẹ là 0,005 lần và tương đương với 0,35%. Tuy nhiên hai chỉ Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 60
  61. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. số này vẫn lớn hơn một, điều này là tốt, chứng tỏ các khoản huy động vốn bên ngoài đều có tài sản đảm bảo đảm. Ta thấy H1 của công ty khá cao chứng tỏ khả năng thanh toán của công ty tương đối tốt, tình hình tài chính khá lành mạnh và vững vàng. . Tỷ số về khả năng thanh toán hiện hành Hệ số thanh toán hiện thời H2 của doanh nghiệp tăng nhẹ nhưng không đáng kể, năm 2009 chỉ số này là 0,841 lần và năm 2010 chỉ số này là 0,921 lần. Hệ số này thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động và nợ ngắn hạn. Khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp còn < 1, doanh nghiệp có thể lâm vào tình trạng vừa không thanh toán được nợ ngắn hạn gây mất uy tín với chủ nợ, lại vừa không có tài sản dự trữ cho kinh doanh. . Tỷ số về khả năng thanh toán nhanh Hệ số thanh toán nhanh H3, chỉ số này bằng 1 là tốt nhất. Hệ số thanh toán nhanh của công ty cổ phần chè Kim Anh năm 2009 là 0,574 lần và năm 2010 là 0,611 lần, nhìn chung năm 2010 hệ số thanh toán nhanh có sự thay đổi so với năm 2009 là 0,037 lần và tương ứng là 6,42%. Chỉ số này của doanh nghiệp cũng tương đối thấp, doanh nghiệp vẫn đang gặp khó khăn trong việc thanh toán công nợ. Tuy nhiên hệ số này có phù hợp hay không thì còn phụ thuộc vào kỳ hạn thanh toán món nợ phải thu phải trả trong kỳ của doanh nghiệp. . Hệ số thanh toán tức thời Hệ số thanh toán tức thời H4 của công ty cũng nhỏ hơn 1. Năm 2009 hệ số thanh toán tức thời của công ty là 0,0087 lần và năm 2010 là 0,0274 lần. Hệ số thanh toán tức thời của năm 2010 có sự thay đổi đáng kể so với năm 2009 ( 214%). Tuy nhiên nếu ta đưa ra giả thiết là các chủ nợ mà cùng đòi nợ thì công ty sẽ không có khả năng thanh toán ngay cho các chủ nợ. Tuy nhiên ta có thể hy vọng hệ số thanh toán Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 61
  62. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. tức thời của công ty đang có xu hướng tăng lên do năm 2010 doanh nghiệp đã gia tăng khoản tiền và các khoản tương đương tiền tại doanh nghiệp. . Tỷ số về khả năng thanh toán lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay H5 của công ty năm 2009 là 2,001 lần và hệ số thanh toán lãi vay của công ty năm 2010 là 1,65 lần. Như vậy hệ số thanh toán lãi vay của công ty năm 2010 so với năm 2009 đã giảm đi đáng kể. Cụ thể là hệ số thanh toán lãi vay của năm 2010 so với năm 2009 giảm đi là 0,35 lần và tương đương là 17,67%. Điều này chứng tỏ công ty phải vay nợ bên ngoài và tình hình đảm bảo để trả nợ các khoản vay > 1. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay năm 2010 giảm so với năm 2009 trong khi lãi vay phải trả lại tăng lên 81.134.483 đồng tương đương 11,46%. . Tỷ số về khả năng thanh toán nợ dài hạn Đơn vị tính: đồng Năm 2009 Năm 2010 A.Giá trị còn lại của TSCĐ 5.877.551.288 4.710.145.719 B.Nợ dài hạn 11.586.028.079 11.613.854.908 Tỷ số thanh toán nợ dài hạn (A/B) 0,507 0,406 (Nguồn: Phòng kế toán – tài chính) Mức độ đảm bảo nợ dài hạn của công ty qua 2 năm 2009, 2010 đều nhỏ hơn 1, đây là dấu hiệu không tốt, khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty quá thấp. Năm 2009 cứ 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng 0,507 đồng tài sản cố định. Năm 2010 cứ 1 đồng nợ dài hạn được đảm bảo bằng 0,406 đồng tài sản cố định. Khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty năm 2010 giảm so với 2009, do giá trị tài sản cố định năm 2010 giảm so với năm 2009. Công ty cần xem xét đầu tư tài sản cố định trong thời gian tới. Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 62
  63. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. . Tỷ số khoản phải thu trên khoản phải trả Đơn vị Năm 2009 Năm 2010 A.Các khoản phải thu Đồng 30.452.432.493 30846227606 B.Các khoản phải trả Đồng 33.036.523.310 33066549518 Tỷ số các khoản phải Lần 0,922 0,933 thu/phải trả (A/B) (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) Ta thấy năm 2009 cứ 1 đồng khoản phải trả thì được đảm bảo bằng 0,922 đồng khoản phải thu, năm 2010 là 0,933 đồng khoản phải thu. So sánh khoản phải thu của năm 2009, 2010 thì khoản phải trả tăng, khoản phải thu giảm chứng tỏ công ty đang chiếm dụng đựơc vốn nhiều hơn là bị chiếm dụng. * Kết luận chung Năm 2010 so với năm 2009 khả năng thanh toán hiện thời và khả năng thanh toán lãi vay của Công ty cổ phần Chè Kim Anh có tăng nhưng mức tăng chưa cao. Trong đó, khả năng thanh toán hiện thời tăng nhiều nhất, khả năng thanh toán tổng quát tương đối tốt nhưng khả năng thanh toán nhanh của Công ty còn kém. Nhìn chung năm 2010 Công ty không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn, Công ty đã chủ động hơn trong việc đảm bảo được các khả năng thanh toán nhưng các hệ số này còn chưa cao do vậy Công ty vẫn phải quan tâm hơn nữa trong việc cải thiện khả năng thanh toán của mình, đặc biệt là khả năng thanh toán nhanh để Công ty ngày càng độc lập về tài chính hơn. Khả năng thanh toán nợ dài hạn của công ty quá thấp, cần đầu tư tài sản cố định vào kỳ kinh doanh sau. 2.2.3.2 Nhóm tỷ số phản ánh về cơ cấu nguồn vốn và tài sản Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 63
  64. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. C¸c nhµ ®Çu t• kh«ng chØ quan t©m ®Õn viÖc ph©n tÝch tµi s¶n vµ nguån vèn mµ hä cßn quan t©m ®Õn møc ®é ®éc lËp hay phô thuéc cña C«ng ty víi c¸c chñ nî, møc ®é tù tµi trî cña c«ng ty ®èi víi vèn kinh doanh cña m×nh. V× thÕ mµ c¸c hÖ sè vÒ c¬ cÊu tµi chÝnh vµ t×nh h×nh ®Çu t• sÏ t¹o ®iÒu kiÖn cho viÖc ho¹ch ®Þnh c¸c chiÕn l•îc tµi chÝnh trong t•¬ng lai. §©y lµ nhãm chØ tiªu ®Æc tr•ng cho viÖc ph©n tÝch cÊu t¹o tµi chÝnh trong C«ng ty vµ ®¸nh gi¸ møc ®é ®Çu t• cña c«ng ty trong kú kinh doanh vµ xem xÐt tÝnh bÊt th•êng cña ho¹t ®éng ®Çu t•. Qua ®ã, c¸c nhµ ®Çu t• vµ nh÷ng ng•êi quan t©m cã thÓ ®¸nh gi¸ ®•îc nh÷ng khã kh¨n vÒ tµi chÝnh mµ C«ng ty ph¶i ®•¬ng ®Çu vµ rót ra ®•îc ho¹t ®éng kinh doanh cña C«ng ty cã liªn tôc kh«ng? Bảng 2.9: Phân tích các hệ số về cơ cấu Tài sản và tình hình đầu tư Giá trị Chênh lệch STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 (%) 1 Nợ phải trả đồng 33.036.523.310 33.066.549.518 30.026.208 0,09 2 Vốn chủ SH đồng 11.971.660.999 11.825.808.949 (145.852.050) (1,22) 3 Tổng vốn đồng 45.008.184.309 44.892.358.467 (115.825.842) (0,26) 4 TSLĐ đồng 17.972.573.745 18.900.795.814 928.222.069 5,16 5 TSDH đồng 26.959.627.489 25.139.323.660 (1.820.303.829) (6,75) 6 Tổng TS đồng 45.008.184.309 44.892.358.467 (115.825.842) (0,26) 7 TSCĐ đồng 8.192.901.999 6.004.516.010 (2.188.385.989) (26,71) 8 Hv - Hệ số nợ (1/3) % 73,4 73,7 0,3 0,41 Hc - Hệ số VCSH 9 % 26,6 26,3 (0,3) (1,13) (2/3) Tỷ suất đầu tư vào 10 lần 0,599 0,560 (0,039) (6,51) TSDH (5/6) Tỷ suất đầu tư vào 11 lần 0,399 0,421 0,022 5,44 TSLĐ (4/6) Tỷ suất tự tài trợ 12 lần 1,461 1,969 0,508 34,78 TSCĐ (2/7) Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 64
  65. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính của công ty cổ phần chè Kim Anh. (Nguồn: phòng tài chính – kế toán) . Hệ số vốn vay: Hệ số vốn vay (Hv) cho biết trong một đồng vốn kinh doanh của công ty đang vay nợ có mấy đồng là vay nợ, mấy đồng là vốn chủ sở hữu. Qua bảng trên ta thấy Hv của công ty năm 2009 là 73,4 % và năm 2010 là 73,7 %. Hệ số vốn vay công ty năm 2010 đang tăng nhẹ so với năm 2009 là 0,3% và tương đương 0,409%. Hệ số vốn vay của công ty tương đối cao chứng tỏ công ty đã sử dụng tối đa việc vay vốn như công cụ để tăng lợi nhuận. Hệ số vốn vay của công ty hơn 70% là khá lớn, đây là dấu hiệu cho thấy công ty Cổ phần chè Kim Anh đã chiếm dụng được số vốn nhiều tuy nhiên với hệ số vốn vay quá lớn công ty có thể gặp rủi ro nếu các chủ nợ đòi nợ. Công ty cần có biện pháp giảm hệ số nợ xuống để tránh rủi ro. . Hệ số vốn chủ: Hệ số vốn chủ Hc (hay còn gọi là tỷ suất tự tài trợ ) cho biết bình quân 100 đồng vốn kinh doanh của công ty năm 2009 có 27 đồng vốn chủ sở hữu và năm 2010 có 26 đồng vốn chủ sở hữu. Ở năm 2010 hệ số vốn chủ của công ty đã giảm nhẹ so với năm 2009 là 0,03% tương ứng 1,13%. Điều này chứng tỏ công ty có mức vốn tự tài trợ kinh doanh là không cao. Trong tình hình kinh tế thị trường khó khăn như hiện nay thì đây là một dấu hiệu không tốt cho công ty. . Tỷ suất tự đầu tư vào tài sản dài hạn: Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn cho biết việc bố trí cơ cấu tài sản của công ty. Tỷ suất đầu tư dài hạn của công ty năm 2009 là 0,596 lần và năm 2010 là 0,56 lần. Tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn năm 2010 giảm so với năm 2009, cụ thể là tỷ suất đầu tư vào tài sản dài hạn của năm 2010 đã giảm là 0,036 lần so với năm 2009 và tương đương là 6,51%. Giá trị còn lại của tài sản cố định luôn giảm qua các kỳ kinh doanh do khấu hao tài sản cố định luôn tăng lên. Tỷ số này là chưa tốt do công ty chưa chú Sinh viên : Bùi Ánh Ngọc_QT1102N Trang 65