Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng - Vũ Thị Hồng Quyên

pdf 88 trang huongle 1940
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng - Vũ Thị Hồng Quyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • pdfkhoa_luan_phan_tich_tinh_hinh_tai_chinh_va_mot_so_bien_phap.pdf

Nội dung text: Khóa luận Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng - Vũ Thị Hồng Quyên

  1. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP 1.1. Một số vấn đề chung về tài chính doanh nghiệp 1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp Tài chính doanh nghiệp là hệ thống các mối quan hệ kinh tế biểu hiện dƣới hình thái tiền tệ giữa doanh nghiệp và môi trƣờng xung quanh nó, những mối quan hệ này nảy sinh trong quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm đạt tới mục tiêu của doanh nghiệp. 1.1.2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp 1.1.2.1. Chức năng phân phối Chức năng phân phối là một khả năng khách quan vốn có của phạm trù tài chính nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng. Chủ thể của phân phối nhận thức và vận dụng chức năng này để tiến hành phân phối nguồn tài chính của doanh nghiệp nhằm tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp, thỏa mãn nhu cầu của chủ doanh nghiệp. Cụ thể là phân phối nguồn huy động vốn cho doanh nghiệp, phân phối số vốn huy động đƣợc để đầu tƣ vào các tài sản và phân phối thu nhập sau quá trình kinh doanh. Quá trình phân phối của tài chính doanh nghiệp diễn ra thƣờng xuyên, liên tục, trƣớc, trong và sau quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Việc phân phối phải dựa trên các tiêu chuẩn và định mức đƣợc tính toán một cách khoa học trên nền tảng là hệ thống các mối quan hệ của doanh nghiệp với môi trƣờng xung quanh và trong nội bộ doanh nghiệp. Các tiêu chuẩn và định mức phân phối ở mỗi quá trình sản xuất kinh doanh mặc dù đƣợc tính toán đầy đủ chính xác thì nó cũng không thể là bất di bất dịch mà thƣờng xuyên đƣợc điều chỉnh, uốn nắn cho phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế thƣờng xuyên thay đổi. Việc điều chỉnh uốn nắn này đƣợc thực hiện thông qua chức năng thứ hai – chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp. 1.1.2.2. Chức năng giám đốc Đây cũng là một khả năng khách quan vốn có của phạm trù tài chính nói chung và tài chính doanh nghiệp nói riêng. Giám đốc tài chính doanh nghiệp là việc theo dõi, kiểm tra, giám sát quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ của doanh nghiệp. Chủ thể của giám đốc tài chính doanh nghiệp là chủ thể phân phối Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 7
  2. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng tài chính doanh nghiệp. Bởi vì để cho quá trình phân phối đạt tới đa các mục đích, tính hợp lý, tính hiệu quả, thì bản thân các chủ thể phân phối phải tiến hành kiểm tra, xem xét các quá trình phân phối đó. Mục đích của việc giám đốc tài chính doanh nghiệp là kiểm tra tính hợp lý, đúng đắn và hiệu quả của quá trình phân phối tài chính. Từ kết quả của việc giám đốc tài chính mà chủ thể có phƣơng hƣớng, biện pháp điều chỉnh cho quá trình phân phối tài chính doanh nghiệp hợp lý hơn và đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Phƣơng pháp giám đốc là phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu tài chính và bằng phƣơng pháp nghiên cứu khoa học ta có thể thấy đƣợc thực trạng tài chính cũng nhƣ các tiềm năng tài chính của doanh nghiệp. Dựa vào những kết luận của việc phân tích, chủ doanh nghiệp có thể đƣa ra những biện pháp hữu hiệu hơn. Hai chức năng trên của tài chính có mối quan hệ mật thiết với nhau. Chức năng phân phối xảy ra ở trƣớc, trong và sau mỗi quá trình sản xuất kinh doanh, nó là tiền đề cho quá trình sản xuất kinh doanh, không có nó sẽ không có quá trình sản xuất kinh doanh. Chức năng giám đốc bằng tiền luôn theo sát chức năng phân phối, có tác dụng diều chỉnh, uốn nắn tiêu chuẩn và định mức phân phối để đảm bảo cho phân phối luôn phù hợp với điều kiện và tình hình thực tế của sản xuất kinh doanh. 1.1.3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp 1.1.3.1. Huy động và đảm bảo đầy đủ, kịp thời vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Để thực hiện đƣợc quá trình kinh doanh của mình trƣớc hết doanh nghiệp phải có yếu tố tiền đề đó là vốn kinh doanh. Nhƣ vậy vai trò của của tài chính doanh nghiệp trƣớc hết đƣợc thể hiện ở việc xác định đúng đắn nhu cầu vốn cần thiết cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Tiếp đó phải lựa chọn các phƣơng pháp và hình thức huy động vốn thích hợp, đáp ứng kịp thời nhu cầu về vốn để hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đƣợc tiến hành một cách nhịp nhàng, liên tục với chi phí huy động vốn thấp. Việc huy động kịp thời các nguồn vốn có ý nghĩa rất quan trọng để doanh nghiệp có thể nắm bắt đƣợc các cơ hội kinh doanh. 1.1.3.2. Tổ chức sử dụng vốn kinh doanh tiết kiệm và hiệu quả Việc tổ chức và sử dụng vốn tiết kiệm hiệu quả đƣợc coi là điều kiện tồn tại và phát triển của mọi doanh nghiệp. Tài chính doanh nghiệp có vai trò quan trọng Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 8
  3. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng trong việc đánh giá và lựa chọn dự án đầu tƣ trên cơ sở phân tích khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của các dự án đầu tƣ từ đó góp phần lựa chọn dự án đầu tƣ tối ƣu. Việc huy động tối đa số vốn hiện có vào hoạt động kinh doanh, phân bổ hợp lý các nguồn vốn có thể giảm bớt và tránh đƣợc những thiệt hại do ứ đọng vốn gây ra. 1.1.3.3. Đòn bẩy kích thích Việc hình thành và sử dụng tốt các quỹ của doanh nghiệp nhƣ quỹ tiền thƣởng, quỹ lƣơng cùng với việc sử dụng các hình thức thƣởng, phạt vật chất một cách hợp lý sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy ngƣời lao động gắn bó với doanh nghiệp từ đó nâng cao năng suất lao động, cải tiến kĩ thuật, nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 1.1.3.4. Giám sát, kiểm tra thƣờng xuyên, chặt chẽ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Tình hình tài chính của doanh nghiệp là một tấm gƣơng phản ánh trung thực nhất mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Thông qua các chỉ tiêu tài chính thực hiện mà các nhà quản lý doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy thực trạng quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Để từ đó đánh giá khái quát và kiểm soát đƣợc các mặt hoạt động của doanh nghiệp, phát hiện kịp thời những vƣớng mắc, tồn tại để từ đó đƣa ra các quyết định điều chỉnh các hoạt động kinh doanh nhằm đạt tới mục tiêu đã định. → Vai trò của tài chính doanh nghiệp sẽ trở nên tích cực hay thụ động trƣớc hết là phụ thuộc vào sự nhận thức và vận dụng các chức năng của tài chính, sau nữa còn phụ thuộc vào môi trƣờng kinh doanh, cơ chế tổ chức tài chính doanh nghiệp và các nguyên tắc cần quán triệt trong mọi hoạt động tài chính doanh nghiệp. 1.1.4. Các quan hệ tài chính của doang nghiệp Căn cứ vào hoạt động của Doanh nghiệp trong môi trƣờng kinh tế xã hội có thể thấy quan hệ tài chính của doanh nghiệp hết sức phong phú và đa dạng. Quan hệ giữa doanh nghiệp và Nhà nƣớc: Đây là mối quan hệ phát sinh khi doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nƣớc nhƣ nộp các khoản thuế, lệ phí vào ngân sách Nhà nƣớc. Hay quan hệ này còn đƣợc biểu hiện thông qua việc Nhà nƣớc cấp vốn cho doanh nghiệp hoạt động, hỗ trợ doanh nghiệp về kỹ thuật, cơ sở vật chất, đào tạo con ngƣời. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trƣờng tại chính: Quan hệ này đƣợc thể hiện thông qua việc doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ. Trên thị trƣờng tài chính, Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 9
  4. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng doanh nghiệp có thể vay ngắn hạn để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn cho doanh nghiệp. Ngƣợc lại, doanh nghiệp phải trả lãi vay và vốn vay, trả lãi cho các nhà tài trợ. Doanh nghiệp cũng có thể gửi tiền vào ngân hàng, đầu tƣ chứng khoán bằng số tiền tạm thời chƣa sử dụng. Quan hệ giữa doanh nghiệp với thị trƣờng khác: Trong nền kinh tế, doanh nghiệp có quan hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp khác trên thị trƣờng hàng hoá, dịch vụ, thị trƣờng sức lao động. Đây là thị trƣờng mà tại đó doanh nghiệp tiến hành mua sắm máy móc, thiết bị, nhà xƣởng, tìm kiếm lao động Điều quan trọng là thông qua thị trƣờng, doanh nghiệp có thể xác định nhu cầu hàng hoá, dịch vụ cần thiết cung ứng. Trên cơ sở đó doanh nghiệp hoạch định ngân sách đầu tƣ, kế hoạch sản xuất, tiếp thị nhằm thoả mãn nhu cầu thị trƣờng. Quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp: Đƣợc thể hiện giữa Công ty với cán bộ công nhân viên trong quá trình phân phối thu nhập cho ngƣời lao động dƣới hình thức tiền lƣơng, tiền thƣởng 1.2. Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.2.1. Khái niệm Phân tích tài chính doanh nghiệp là một khâu cơ bản trong tài chính doanh nghiệp, có quan hệ chặt chẽ với các hoạt động khác của doanh nghiệp. Phân tích tình hình tài chính là một tập hợp các công cụ và phƣơng pháp cho phép thu thập, xử lý thông tin kế toán và các thông tin khác trong quản lý doanh nghiệp, đánh giá tình hình hiện tại và trong quá khứ của doanh nghiệp, đánh giá hiệu quả kinh doanh cũng nhƣ đánh giá khả năng và tiềm lực của doanh nghiệp, giúp các nhà quản lý đƣa ra các quyết định tài chính và quyết định quản lý phù hợp. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp lấy trọng tâm là phân tích các báo cáo tài chính và các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng thông qua một hệ thống các phƣơng pháp, công cụ, và kỹ thuật phân tích, giúp cho việc đánh giá toàn diện, tổng hợp, khái quát và xem xét một cách chi tiết hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Trên cơ sở đó chủ thể sử dụng thông tin từ phân tích có thể nhận biết, phán đoán, dự báo tình hình tài chính và đƣa ra các quyết định tài chính phù hợp. 1.2.2. Nguyên tắc phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Phân tích hoạt động kinh tế dù ở phạm vi nào cũng phải tuân theo các nguyên tắc: Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 10
  5. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng - Phân tích bao giờ cũng phải xuất phát từ việc đánh giá chung, sau đó mới đánh giá chi tiết từng khía cạnh của hiện tƣợng kinh tế. - Phân tích phải thực hiện trong mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các hiện tƣợng kinh tế. - Phân tích phải đảm bảo tính toàn diện, khách quan, triệt để. - Phân tích trong sự vận động của hiện tƣợng kinh tế - Sử dụng phƣơng pháp phân tích thích hợp để thực hiện mục đích phân tích. 1.2.3. Ý nghĩa của phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Có thể nói mục tiêu tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp rút ra quyết định lựa chọn phƣơng án kinh doanh tối ƣu và đánh giá chính xác thực trạng, tiềm năng tài chính của doanh nghiệp. Và nhƣ vậy với mỗi đối tƣợng khác nhau thì việc sử dụng thông tin từ phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp sẽ có ý nghĩa khác nhau: 1.2.3.1. Đối với nhà quản trị doanh nghiệp Phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin cho việc ra các quyết định điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, thể hiện cụ thể ở hai lĩnh vực: lĩnh vực sản xuất kinh doanh và lĩnh vực tài chính. Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, phân tích tài chính sẽ giúp quản lý tốt chi phí và giá thành trong mối quan hệ với chất lƣợng sản phẩm, tổ chức tốt khâu cung ứng đầu vào và đầu ra. Trong hoạt động tài chính, đặc biệt chú ý tới vấn đề vốn và nguồn huy động sao cho cơ cấu của nguồn vốn đảm bảo cho chi phí sử dụng vốn là tối ƣu. Việc phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp sẽ giúp nhà quản trị có cái nhìn tổng quát về việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh trong năm đã qua, đánh giá năng lực tài chính của doanh nghiệp để từ đó lập kế hoạch tài chính trong tƣơng lai. 1.2.3.2. Đối với các nhà đầu tƣ Đối với các nhà đầu tƣ, mối quan tâm của họ là thời gian hoàn vốn, mức sinh lãi và sự rủi ro. Vì vậy họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, hiệu quả kinh doanh và tiềm năng tăng trƣởng của doanh nghiệp mà mình đầu tƣ. Việc phân tích tài chính sẽ cung cấp thông tin để họ ra quyết định có nên đầu tƣ vào doanh nghiệp hay dự án này hay không, dự đoán giá trị đầu tƣ nào sẽ thu đƣợc trong tƣơng lai, hay các lợi ích khác có thể nhận đƣợc trong tƣơng lai. 1.2.3.3. Đối với ngƣời cho vay Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 11
  6. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Ngƣời cho vay phân tích tài chính để nhận biết khả năng vay và trả nợ của khách hàng. Đôi khi một quyết định cho vay có ảnh hƣởng nặng nề đến tình hình tài chính của ngƣời cho vay, có thể dẫn đến tình trạng phá sản của ngƣời cho vay. Do vậy để đƣa ra quyết định cho vay, thì một trong những vấn đề mà ngƣời cho vay cần phải xem xét là doanh nghiệp thật sự có nhu cầu vay hay không? Khả năng trả nợ của doanh nghiệp nhƣ thế nào? Và lợi ích gì mà ngƣời cho vay sẽ nhận đƣợc. 1.2.3.4. Đối với cơ quan nhà nƣớc Các cơ quan nhà nƣớc cần những thông tin về tài chính của doanh nghiệp để quyết định các khoản mà doanh nghiệp sẽ phải đóng góp cho nhà nƣớc, hay xem xét các hoạt động của doanh nghiệp có hợp pháp không hay để đƣa ra các chính sách tài chính hỗ trợ cho doanh nghiệp trong từng thời kỳ. 1.2.3.5. Ngƣời làm công sử dụng thông tin Về phía ngƣời lao động, mối quan tâm của họ hƣớng tới việc trả lời cho câu hỏi là thu nhập, lợi ích của họ có đƣợc tăng lên hay không, và có nên tiếp tục hợp đồng hay không. Qua trên ta thấy thông tin cần để giải đáp các câu hỏi của các đối tƣợng sử dung khác nhau đều không có sẵn trên các báo cáo tài chính. Do đó để có thông tin cần thiết ta phải tiến hành phân tích các báo cáo tài chính. 1.3. Phƣơng pháp phân tích Phƣơng pháp phân tích tài chính bao gồm một hệ thống các công cụ và các biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên cứu các sự kiện, hiện tƣợng, các mối liên hệ bên trong và bên ngoài, các luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp. Về mặt lý thuyết có nhiều phƣơng pháp phân tích tài chính doanh nghiệp nhƣng trên thực tế ngƣời ta thƣờng sử dụng các phƣơng pháp sau: 1.3.1. Phƣơng pháp so sánh So sánh là phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để xác định xu hƣớng và mức độ biến động của các chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh cần phải xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện so sánh và mục tiêu so sánh. + Gốc so sánh: Gốc so sánh là chỉ tiêu của một kỳ đƣợc chọn làm căn cứ để so sánh. Tùy theo mục đích của việc so sánh mà ta chọn gốc so sánh khác nhau: Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 12
  7. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng - Nếu nghiên cứu nhịp độ biến động hay tốc độ tăng trƣởng của các chỉ tiêu thì gốc là trị số của chỉ tiêu (đã thực hiện) của kỳ trƣớc. Nhƣ năm nay so với năm trƣớc, quý này so với quý trƣớc - Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiên trong năm thì số gốc đƣợc chọn là giá trị các chỉ tiêu cùng kỳ năm trƣớc. - Nếu đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đã dự kiến thì gốc so sánh là trị số của các mục tiêu đã đặt ra (trị số thực tế sẽ đƣợc so sánh với mục tiêu nêu ra). - Nếu nghiên cứu khả năng đáp ứng với nhu cầu thị trƣờng thì gốc so sánh là mức của hợp đồng đã ký. Ngoài ra còn có thể so sánh theo không gian (giữa các đơn vị trực thuộc) khi đó gốc là trị số của các chỉ tiêu của một đơn vị điển hình nào đó trong từng lĩnh vực. + Điều kiện so sánh: Trong thực tế thƣờng thì điều kiện để so sánh đƣợc giữa các chỉ tiêu kinh tế đƣợc quan tâm cả về không gian và thời gian. Về mặt thời gian: Các chỉ tiêu đƣợc tính trong cùng một khoảng thời gian hạch toán phải thống nhất trên ba mặt sau: - Nội dung kinh tế của các chỉ tiêu so sánh phải giống nhau. - Phƣơng pháp tính các chỉ tiêu cần so sánh phải giống nhau. - Đơn vị tính của các chỉ tiêu so sánh phải giống nhau. Về mặt không gian: - Phạm vi tính toán của các chỉ tiêu so sánh phải giống nhau. - Độ dài thời gian tính các chỉ tiêu phải giống nhau. + Mục tiêu so sánh: Mục tiêu so sánh trong phân tích tài chính là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tƣơng đối cùng với xu hƣớng biến động của chỉ tiêu phân tính. - Số tuyệt đối là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích đƣợc thực hiện bằng phép trừ giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở kỳ gốc và kỳ phân tích. Kết quả so sánh bằng số tuyệt đối phản ánh biến động về mặt quy mô hoặc khối lƣợng của chỉ tiêu phân tích. Tuy nhiên, việc so sánh này cần chú ý là trong điều kiện xảy ra lạm phát, kết quả tính đƣợc chỉ có ý nghĩa khi chúng ta đã loại trừ ảnh hƣởng của biến động về giá. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 13
  8. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng - Số tƣơng đối là kết quả so sánh giữa các kỳ phân tích đƣợc thực hiện bằng phép chia giữa các mức độ của chỉ tiêu đang xem xét ở kỳ gốc và kỳ phân tích. Kết quả so sánh bằng số tƣơng đối phản ánh mối quan hệ tỷ lệ, kết cấu của từng chỉ tiêu trong tổng thể hoặc biến động về tốc độ của chỉ tiêu nghiên cứu giữa kỳ gốc và kỳ phân tích. - Ngoài ra ngƣời ta còn sử dụng số bình quân là chỉ tiêu biểu hiện tính phổ biến, tính đại chúng, tính đại diện của các chỉ tiêu khi so sánh giữa kỳ gốc và kỳ phân tích. 1.3.2. Phƣơng pháp phân tích tỷ lệ Tỷ số là công cụ phân tích tài chính phổ thông nhất, một tỷ số là mối quan hệ tỷ lệ giữa hai dòng hoặc hai nhóm dòng của bảng cân đối tài sản. Sự biến đổi các tỷ lệ là sự biến đổi các đại lƣợng tài chính. Về nguyên tắc, phƣơng pháp tỷ lệ yêu cầu phải xác định các ngƣỡng, các định mức, để nhận xét, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp, trên cơ sở so sánh các tỷ lệ của doanh nghiệp với giá trị các tỷ lệ tham chiếu. Trong phân tích tài chính doanh nghiệp, các tỷ lệ tài chính đƣợc phân thành các nhóm tỷ lệ đặc trƣng, phản ánh những nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp. Đó là các nhóm tỷ lệ về khả năng thanh toán, nhóm tỷ lệ về cơ cấu vốn và nguồn vốn, nhóm tỷ lệ về năng lực hoạt động kinh doanh, nhóm tỷ lệ về khả năng sinh lời. Mỗi nhóm tỷ lệ lại bao gồm nhiều tỷ lệ phản ánh riêng lẻ, từng bộ phận của hoạt động tài chính trong mỗi trƣờng hợp khác nhau, tuỳ theo gióc độ phân tích, ngƣời phân tích lựa chọn các nhóm chỉ tiêu khác nhau để phục vụ mục tiêu phân tích của mình. 1.3.3. Phƣơng pháp liên hệ cân đối Mọi quá trình sản xuất kinh doanh đều có quan hệ mật thiết với nhau giữa các mặt, các bộ phận Để lƣợng hóa các mối liên hệ đó, xác định trình độ chặt chẽ giữa các nguyên nhân và kết quả, hay để tìm đƣợc nguyên nhân chủ yếu của sự phát triển, biến động chỉ tiêu phân tích các nhà phân tích thƣờng sử dụng phƣơng pháp liên hệ cân đối. Cơ sở của phƣơng pháp này là sự cân đối về lƣợng giữa hai mặt của các yếu tố và quá trình kinh doanh nhƣ: - Giữa tổng số vốn và tổng số nguồn. - Nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các quỹ. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 14
  9. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng - Nhu cầu và khả năng thanh toán. - Nguồn cung cấp vật tƣ tình hình sử dụng vật tƣ. - Giữa thu và chi. Sự cân đối về lƣợng giữa các yếu tố đẫn đến sự cân bằng về mức biến động về lƣợng giữa chúng. 1.3.4. Phƣơng pháp Dupont Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng các mối quan hệ tƣơng hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu để phân tích các tỷ số tài chính. Vì vậy, nó đƣợc gọi là phƣơng pháp Dupont. Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA (tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản) và ROE (tỷ suất sinh lời trên vốn CSH) thành những bộ phận có liên hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Với phƣơng pháp này, các nhà phân tích sẽ nhận biết đƣợc các nguyên nhân dẫn đến các hiện tƣợng tốt, xấu trong hoạt động của doanh nghiệp và ra quyết định cải thiện tình hình tài chính của Công ty bằng cách nào. Trong quá trình phân tích tổng thể thì việc áp dụng linh hoạt, xen kẽ các phƣơng pháp sẽ đem lại kết quả cao hơn so với phân tích đơn thuần, vì trong phân tích tài chính kết quả mà mỗi chỉ tiêu đem lại chỉ thực sự có ý nghĩa khi xem xét nó trong mối quan hệ với các chỉ tiêu khác. Do vậy, phƣơng pháp phân tích hữu hiệu cần đi từ tổng quát đánh giá chung cho đến các phần chi tiết, hay nói cách khác là lúc đầu ta nhìn nhận tình hình tài chính trên một bình diện rộng, sau đó đi vào phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng của doanh nghiệp, so sánh với những năm trƣớc đó, đồng thời so sánh với tỷ lệ tham chiếu để thấy đƣợc xu hƣớng biến động cũng nhƣ khả năng hoạt động của doanh nghiệp so với mức trung bình ngành ra sao. 1.4. Tài liệu phân tích tài chính Trong phân tích tài chính, nhà phân tích phải thu thập, sử dụng mọi nguồn thông tin: Từ những thông tin nội bộ doanh nghiệp đến những thông tin bên ngoài doanh nghiệp, từ thông tin số lƣợng đến thông tin giá trị. Những thông tin đó đều giúp nhà phân tích có thể đƣa ra đƣợc những nhận xét, kết luận tinh tế và thích đáng. Tuy nhiên để đánh giá một cách cơ bản tình hình tài chính của doanh nghiệp, có thể sử dụng thông tin kế toán trong nội bộ doanh nghiệp nhƣ là một nguồn thông tin quan trọng bậc nhất. Với những đặc trƣng hệ thống, đồng nhất và phong phú, kế toán hoạt động nhƣ một nhà cung cấp quan trọng những thông tin đánh giá cho phân tích tài chính. Các báo cáo này không những cho biết tình hình Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 15
  10. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo mà còn cho thấy kết quả hoạt động mà doanh nghiệp đạt đƣợc trong tình hình đó. Phân tích tài chính đƣợc thực hiện trên cơ sở xử lý thông tin trên các báo cáo kế toán chủ yếu sau: 1.4.1. Bảng cân đối kế toán (mẫu B01 – DN) Bảng cân đối kế toán (mẫu B01 – DN) là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tổng quát toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp theo hai cách đánh giá là tài sản và nguồn hình thành tài sản tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán đƣợc phản ánh dƣới hình thái giá trị và theo nguyên tắc cân đối là tổng tài sản bằng tổng nguồn vốn. Kết cấu: Bảng cân đối kế toán đƣợc chia làm hai phần theo nguyên tắc cân đối TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN. ● Phần tài sản: Phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm báo cáo theo cơ cấu tài sản và hình thức tồn tại trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Phần tài sản đƣợc chia thành: - Tài sản ngắn hạn (TSNH): Phản ánh toàn bộ giá trị thuần của tất cả các tài sản ngắn hạn hiện có của doanh nghiệp. Đây là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn ngắn trong một kỳ kinh doanh hay một năm. TSNH của doanh nghiệp gồm: vốn bằng tiền, các khoản đầu tƣ tài chính ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. - Tài sản dài hạn (TSDH): Phản ánh giá trị thuần của toàn bộ tài sản có thời gian thu hồi trên một năm hay một chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Xét về mặt kinh tế: Các chỉ tiêu thuộc phần tài sản phản ánh dƣới hình thái giá trị quy mô và kết cấu các loaị tài sản. Xét về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu ở phần tài sản thể hiện toàn bộ số tài sản thuộc quyền quản lý và sử dụng của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. ● Phần nguồn vốn: Phản ánh nguồn hình thành tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Các chỉ tiêu trong phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp đối với tài sản đang quản lý và sử dụng của doanh Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 16
  11. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng nghiệp. Trên cơ sở đó có thể phân tích tình hình sử dụng vốn, khả năng huy động vốn vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn đƣợc chia thành hai phần : - Nợ phải trả: Phản ánh toàn bộ số nợ phải trả tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với các chủ nợ (nhà nƣớc, ngân hàng, ngƣời mua ) về các khoản phải nộp, phải trả hay các khoản mà doanh nghiệp chiếm dụng khác. - Vốn chủ sở hữu: Là số vốn của các chủ sở hữu, các nhà đầu tƣ góp vốn ban đầu và bổ xung thêm trong quá trình hoạt động kinh doanh. Số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp không phải cam kết thanh toán, vì vậy vốn chủ sở hữu không phải là một khoản nợ. Xét về mặt kinh tế: Số liệu của các chỉ tiêu ở phần nguồn vốn thể hiện quy mô, kết cấu các nguồn vốn đã đƣợc đầu tƣ và huy động vào sản xuất kinh doanh. Xét về mặt pháp lý: Số liệu của các chỉ tiêu phần nguồn vốn thể hiện trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp về số tài sản đang quản lý, sử dụng đối với các đối tƣợng cấp vốn cho doanh nghiệp (nhà nƣớc, các tổ chức tín dụng v.v.) 1.4.2. Báo cáo kết quả kinh doanh (mẫu B02 – DN) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (mẫu B02 – DN) là báo cáo tài chính tổng hợp nhằm mục tiêu phản ánh tóm lƣợc các khoản doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh theo từng loại hoạt động của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định. Ngoài ra còn kết hợp phản ánh tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp với ngân sách nhà nƣớc về thuế và các khoản khác. Báo cáo kết quả kinh doanh gồm ba phần: ● Phần I: Lãi lỗ Phần này phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động (lãi hoặc lỗ). Chỉ tiêu này liên quan đến doanh thu, chi phí của hoạt động kinh doanh thông thƣờng, hoạt động tài chính và hoạt động khác. Xác định kết quả kinh doanh của từng loại hoạt động cũng nhƣ toàn bộ kết quả hoạt động của toàn doanh nghiệp. ● Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ với nhà nƣớc Phần này phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp với nhà nƣớc về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác. ● Phần III: Thuế GTGT đƣợc khấu trừ, đƣợc hoàn lại, đƣợc miễn giảm Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 17
  12. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cung cấp những thông tin tổng hợp về phƣơng thức kinh doanh, về việc sử dụng vốn, lao động, kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý của doanh nghiệp và chỉ ra rằng các hoạt động kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp đem lại lợi nhuận hay thua lỗ. Vì vậy báo cáo kết quả kinh doanh còn đƣợc coi nhƣ một bản hƣớng dẫn để dự báo xem doanh nghiệp sẽ hoạt động ra sao trong tƣơng lai. 1.5. Nội dung phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp 1.5.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp 1.5.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính doanh nghiệp qua bảng cân đối kế toán Việc phân tích bảng cân đối kế toán là rất cần thiết và có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh giá tổng quát tình hình tài chính của doanh nghiệp trong kỳ kinh doanh nên khi tiến hành cần đạt đƣợc những yêu cầu sau: ● Phân tích cơ cấu tài sản: - Xem xét, đánh giá các bộ phận hợp thành tài sản của doanh nghiệp, tỷ trọng cũng nhƣ quy mô, sự biến động của chúng trong tổng tài sản của doanh nghiệp để thấy đƣợc việc bố trí tài sản trong kỳ kinh doanh đã phù hợp hay chƣa, nguyên nhân dẫn đến sự biến động và ảnh hƣởng của chúng tới tình hình tài chính doanh nghiệp cũng nhƣ hiệu quả hoạt động kinh doanh. Trên cơ sở đó có biện pháp cải thiện tình hình tài chính của doanh nghiệp cho phù hợp. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 18
  13. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Bảng 1.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % (- /+) % I. Tài sản ngắn hạn 1. Tiền 2. Đầu tƣ T.chính ngắn hạn 3. Phải thu ngắn hạn 4. Hàng tồn kho 5. Tài sản ngắn hạn khác II. Tài sản dài hạn 1. Các khoản phải thu dài hạn 2. Tài sản cố định 3. Bất động sản đầu tƣ 4. Đầu tƣ tài chính dài hạn 5. Tài sản dài hạn khác Tổng cộng tài sản ● Phân tích cơ cấu nguồn vốn: Nguồn vốn hay nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp cần đƣợc xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn chiếm trong tổng số nguồn vốn, sự phù hợp với ngành nghề kinh doanh cũng nhƣ xu hƣớng biến động của chúng. Từ đó đánh giá khả năng bảo đảm về mặt tài chính, và mức độ độc lập về tài chính của doanh nghiệp. Bảng 1.2: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU NGUỒN VỐN Đầu kỳ Cuối kỳ Chênh lệch Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % (- /+) % I.Nợ phải trả 1. Nợ ngắn hạn 2. Nợ dài hạn II.Vốn chủ sở hữu 1. Vốn chủ sở hữu 2. Kinh phí và quỹ khác Tổng cộng nguồn vốn Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 19
  14. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng ● Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần có các tài sản bao gồm TSNH và TSDH. Để hình thành 2 loại tài sản này doanh nghiệp phải có nguồn tài trợ tƣơng ứng bao gồm vốn ngắn hạn và vốn dài hạn. - Vốn ngắn hạn là vốn mà doanh nghiệp sử dụng trong thời gian dƣới 1 năm cho hoạt động sản xuất kinh doanh, bao gồm các khoản nợ ngắn hạn, nợ quá hạn, nợ nhà cung cấp và nợ phải trả ngắn hạn khác. - Nguồn vốn dài hạn là vốn doanh nghiệp sử dụng lâu dài cho hoạt động sản xuất kinh doanh, gồm vốn CSH, vốn vay trung hạn, dài hạn - Nguồn vốn dài hạn trƣớc hết đƣợc đầu tƣ để hình thành TSDH, phần dƣ của vốn dài hạn này cùng với vốn ngắn hạn sẽ đƣợc đầu tƣ để hình thành TSNH. Phần chênh lệch giữa vốn dài hạn với TSDH hay chênh lệch giữa TSNH và vốn ngắn hạn đƣợc gọi là vốn lƣu động thƣờng xuyên hay vốn lƣu động ròng. VLĐ ròng = TSNH – Vốn ngắn hạn = Vốn dài hạn – TSDH - VLĐ ròng là một chỉ tiêu tổng hợp rất quan trọng để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, nó cho biết 2 điều cốt yếu là: khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp và TSDH của doanh nghiệp có đƣợc tài trợ một cách vững trắc bằng nguồn vốn dài hạn hay không. Bảng 1.3: BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU TÀI SẢN VÀ NGUỒN TÀI TRỢ Tổng Vốn ngắn hạn Nợ ngắn hạn Tổng TSNH tài VLĐ ròng Nợ dài hạn nguồn Vốn dài hạn sản TSDH Vốn CSH vốn Để tiến hành phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản suất kinh doanh ta cần tính toán và so sánh giữa nguồn vốn với tài sản : - Khi vốn dài hạn TSDH hoặc TSNH > Nguồn vốn ngắn hạn. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 20
  15. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Nghĩa là VLĐ ròng > 0, vốn dài hạn dƣ thừa sau khi đầu tƣ vào TSDH, phần dƣ thừa đó đƣợc đầu tƣ vào TSNH. Đồng thời TSNH > vốn ngắn hạn, do đó khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt. - Trƣờng hợp vốn lƣu động ròng = 0, nghĩa là nguồn vốn dài hạn vừa đủ để tài trợ nợ dài hạn và TSNH đủ để doanh nghiệp trả các khoản nợ ngắn hạn, tình hình tài chính nhƣ vậy là lành mạnh. 1.5.1.2. Phân tích tình hình tài chính qua báo cáo kết quả kinh doanh Bảng 1.4: BẢNG PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THEO CHIỀU DỌC Cuối kỳ so Cuối Chỉ tiêu Đầu kỳ Tỷ lệ Tỷ lệ với đầu kỳ kỳ (+/-) % 1.Doanh thu bán hàng và c/cấp DV 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 3.D.thu thuần về bán hàng và c/cấp DV 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp về b/hàng và c/cấp 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý DN 10.LN thuần từ hoạt động kinh doanh 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 21
  16. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Bảng 1.5: BẢNG PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH THEO CHIỀU NGANG Cuối kỳ so với đầu kỳ Chỉ tiêu Đầu kỳ Cuối kỳ (+/-) % 1.Doanh thu bán hàng và c/cấp DV 2.Các khoản giảm trừ doanh thu 3.D.thu thuần về bán hàng và c/cấp DV 4.Giá vốn hàng bán 5.Lợi nhuận gộp về b/hàng và c/cấp 6.Doanh thu hoạt động tài chính 7.Chi phí tài chính - Trong đó: Chi phí lãi vay 8.Chi phí bán hàng 9.Chi phí quản lý DN 10.LN thuần từ hoạt động kinh doanh 11.Thu nhập khác 12.Chi phí khác 13.Lợi nhuận khác 14.Tổng lợi nhuận trƣớc thuế 15.Chi phí thuế TNDN hiện hành 16.Chi phí thuế TNDN hoãn lại 17.Lợi nhuận sau thuế TNDN 1.5.2. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng Để đánh giá chính xác hơn về tình hình tài chính doanh nghiệp các nhà phân tích tài chính còn sử dụng các chỉ tiêu tài chính đặc trƣng để giải thích thêm về các mối quan hệ tài chính. Do đó các chỉ tiêu tài chính đƣợc coi là biểu hiện đặc trƣng nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp trong từng thời kỳ nhất định. Tình hình tài chính của doanh nghiệp đƣợc coi là lành mạnh trƣớc hết phải đƣợc thể hiện ở khả năng chi trả. Vì vậy ta xem xét, phân tích khả năng thanh toán. 1.5.2.1. Nhóm chỉ tiêu về khả năng thanh toán Đây là nhóm chỉ tiêu rất đƣợc nghiều ngƣời quan tâm nhƣ các nhà đầu tƣ, ngƣời cho vay, nhà cung cấp Phân tích tình hình thanh toán của doanh nghiệp là Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 22
  17. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng xem xét tình hình thanh toán các khoản phải thu, phải trả của doanh nghiệp. Qua phân tích tình hình thanh toán giúp các nhà phân tích đánh giá đƣợc chất lƣợng hoạt động tài chính cũng nhƣ việc chấp hành kỷ luật thanh toán. ● Hệ số khả năng thanh toán tổng quát (H1): Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà doanh nghiệp hiện đang quản lý, sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn và nợ dài hạn). Hệ số này phản ánh cứ một đồng nợ phải trả của doanh nghiệp có bao nhiêu đồng giá trị tài sản (doanh nghiệp đang quản lý sử dụng) để đảm bảo. Tổng tài sản Hệ số thanh toán tổng quát (H1) = Tổng nợ phải trả Nếu H1>1: Chứng tỏ khả năng thanh toán của doanh nghiệp tốt, song nếu H1>1quá nhiều thì không tốt vì điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chƣa tận dụng đƣợc cơ hội chiếm dụng vốn. H1=3 là hợp lý nhất. Nếu H1 2 thể hiện khả năng thanh toán hiện thời của doanh nghiệp dƣ thừa. Nếu H2 > 2 quá nhiều thì chứng tỏ vốn lƣu động của doanh nghiệp bị ứ đọng, hiệu quả kinh doanh chƣa tốt. H2 < 2: khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp chƣa cao, H2 < 2 quá nhiều thì doanh nghiệp không thể thanh toán hết các khoản nợ ngắn hạn đến hạn trả, đồng thời uy tín với các chủ nợ giảm, tài sản để dự trữ kinh doanh không đủ. Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn ở mức cao hay thấp là phụ thuộc vào lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và kỳ hạn thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ. Do đó tốt nhất là duy trì theo tiêu chuẩn ngành. Ngành nào Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 23
  18. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng mà tài sản lƣu động chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản thì hệ số này lớn và ngƣợc lại. Tuy nhiên đây chỉ là chỉ tiêu phản ánh một cách khái quát khả năng thanh toán nợ ngắn hạn và mang tính hình thức. Vì đôi khi TSNH của công ty lớn hơn nợ ngắn hạn thì chƣa chắc chúng đã đủ đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn nếu những tài sản này luân chuyển chậm, nhƣ việc ứ đọng hàng tồn kho, các khoản phải thu không thu đƣợc tiền. Do đó biện pháp cơ bản nhằm cải thiện chỉ tiêu này phải nhằm vào việc gia tăng nguồn vốn ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn), và phải xem xét hệ số khả năng thanh toán nhanh. ● Hệ số khả năng thanh toán nhanh (H3): Hệ số khả năng thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản quay vòng nhanh với nợ ngắn hạn. Tài sản quay vòng nhanh ở đây là các tài sản có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm: tiền, các khoản tƣơng đƣơng tiền, các khoản phải thu, chứng khoán ngắn hạn. Trong số các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thì hàng tồn kho khó chuyển đổi thành tiền hơn và dễ bị lỗ. Do đó hệ số khả năng thanh toán nhanh cho biết khả năng trả nợ ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp không dựa vào việc bán các vật tƣ hàng hóa tồn kho. TSNH – Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh (H3) = Tổng nợ ngắn hạn H3 = 1 đƣợc coi là hợp lý nhất vì nhƣ vậy doanh nghiệp vừa duy trì đƣợc khả năng thanh toán, vừa không bị mất cơ hội do khả năng thanh toán nợ mang lại. H3 1 phản ánh tình hình thanh toán nợ không tốt vì tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền bị ứ đọng, vòng quay vốn chậm làm giảm hiệu quả sử dụng vốn. Cũng nhƣ hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, độ lớn của hệ số này phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp và chu kỳ thanh toán các khoản nợ phải thu, phải trả trong kỳ. ● Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn (H4): Nợ dài hạn là các khoản nợ có thời gian đáo hạn trên một năm, doanh nghiệp đi vay dài hạn để đầu tƣ TSCĐ. Nguồn để trả nợ dài hạn là giá trị còn lại của TSCĐ đƣợc hình thành bằng nợ vay. Do đó hệ số này đƣợc xác định nhƣ sau: Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 24
  19. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Giá trị còn lại của TSCĐ đƣợc hình thành bằng nợ vay Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn = Nợ dài hạn H4 > hoặc = 1 đƣợc coi là tốt vì khi đó các khoản nợ dài hạn của doanh nghiệp luôn đƣợc đảm bảo bằng TSCĐ. H4 < 1 phản ánh tình trạng không tốt về khả năng thanh toán nợ dài hạn của doanh nghiệp. ● Hệ số thanh toán lãi vay (H5): Lãi vay phải trả (gồm cả lãi vay ngắn hạn, dài hạn) là một khoản chi phí cố định, nguồn để trả lãi vay là lợi nhuận trƣớc thuế chƣa trừ lãi vay phải trả. So sánh nguồn để trả lãi vay với lãi vay phải trả sẽ cho biết khả năng trả tiền lãi vay của doanh nghiệp. Lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay Hệ số thanh toán lãi vay = Lãi vay phải trả Khả năng trả lãi của doanh nghiệp cao hay thấp phụ thuộc vào khả năng sinh lời và mức độ sử dụng nợ của công ty. Một doanh nghiệp hoạt động tốt thƣờng có tỷ số này từ 8 trở nên. 1.5.2.2. Nhóm hệ số về cơ cấu tài chính và tình hình đầu tƣ Các doanh nghiệp luôn thay đổi tỷ trọng các loại vốn theo xu hƣớng hợp lý (kết cấu tối ƣu). Nhƣng kết cấu này luôn bị phá vỡ do tình hình đầu tƣ. Vì vậy nghiên cứu cơ cấu nguồn vốn, cơ cấu tài sản, tỷ suất tự tài trợ sẽ cung cấp cho các nhà quản trị tài chính một cái nhìn tổng quát về sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. ● Hệ số nợ (Hv): Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh hiện doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng hình thành từ vay nợ bên ngoài. Hệ số này cũng cho biết mức độ độc lập hay phụ thuộc của doanh nghiệp đối với các chủ nợ. Nợ phải trả Hệ số nợ (Hv) = = 1 – Hệ số vốn chủ Tổng nguồn vốn Thông thƣờng các chủ nợ thích hệ số nợ thấp vì nhƣ vậy doanh nghiệp có khả năng trả nợ cao hơn. Trong khi chủ doanh nghiệp lại thích tỷ số này cao vì họ có thể sử dụng lƣợng vốn này để gia tăng lợi nhuận. Nhƣng nếu hệ số nợ quá cao thì doanh nghiệp dễ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Tuy nhiên muốn biết hệ số này cao hay thấp phải so sánh với hệ số nợ của bình quân ngành. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 25
  20. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng ● Hệ số vốn chủ (Hc): Hệ số vốn chủ phản ánh bình quân trong một đồng vốn kinh doanh hiện doanh nghiệp đang sử dụng có mấy đồng vốn chủ sở hữu. Hệ số này cho biết mức độ tự tài trợ của doanh nghiệp đối với vốn kinh doanh của mình. Vốn chủ sở hữu Hệ số vốn chủ (Hc) = = 1 – Hệ số nợ Tổng nguồn vốn ● Tỷ suất tự tài trợ: Tỷ suất tự tài trợ càng lớn chứng tỏ doanh nghiệp có nhiều vốn tự có, có tính độc lập cao với các chủ nợ, do đó không bị ràng buộc hay chịu sức ép từ các khoản nợ vay. Các chủ nợ thƣờng thích hệ số vốn chủ càng cao càng tốt vì khi đó doanh nghiệp đảm bảo tốt hơn cho các khoản nợ vay đƣợc hoàn trả đầy đủ, đúng hạn. ● Hệ số đảm bảo nợ: Hệ số đảm bảo nợ phản ánh mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, nó cho biết cứ trong một đồng vốn vay nợ có mấy đồng vốn chủ sở hữu đảm bảo. Thông thƣờng hệ số này không nên nhỏ hơn 1. Vốn chủ sở hữu Hệ số đảm bảo nợ = Nợ phải trả ● Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn: Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản dài hạn (TSDH) phản ánh việc bố trí cơ cấu tài sản của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn vào kinh doanh thì dành ra bao nhiêu đồng để đầu tƣ vào TSCĐ. TSDH Tỷ suất đầu tƣ vào TSDH = = 1 – Tỷ suất đầu tƣ vào TSNH Tổng tài sản Tỷ suất đầu tƣ vào TSDH càng lớn càng lớn càng thể hiện mức độ quan trọng của TSCĐ trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh. Nó phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất cũng nhƣ xu hƣớng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Để kết luận đƣợc tỷ suất này là tốt hay xấu còn phụ thuộc vào ngànhnghề kinh doanh của từng doanh nghiệp trong từng thời gian cụ thể. Tỷ suất này đƣợc coi là hợp lý ở một số ngành nếu đạt trị số nhƣ sau: ngành vận tải: 0,9 – 0,95, ngành công nghiệp chế biến: 0,1, ngành luyện kim: 0,7, ngành công nghiệp thăm dò và khai thác dầu mỏ: 0,9 Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 26
  21. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng ● Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn: Tỷ suất đầu tƣ vào tài sản ngắn hạn (TSNH) phản ánh việc bố trí tài sản của doanh nghiệp, khi doanh nghiệp sử dụng bình quân một đồng vốn kinh doanh thì dành ra bao nhiêu đồng để hình thành tài sản ngắn hạn. TSNH Tỷ suất đầu tƣ vào TSNH = = 1 – Tỷ suất đầu tƣ vào TSDH Tổng tài sản ● Cơ cấu tài sản: Cơ cấu tài sản phản ánh cứ một đồng đầu tƣ vào TSDH thì dành ra bao nhiêu đồng đầu tƣ vào TSNH TSNH Cơ cấu tài sản = TSDH ● Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố định: Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ phản ánh số vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp dùng để trang bị TSCĐ là bao nhiêu. Vốn chủ sở hữu Tỷ suất tự tài trợ TSCĐ = TSCĐ và đầu tƣ dài hạn Tỷ suất này lớn hơn 1 chứng tỏ doanh nghiệp có khả năng tài chính vững vàng và lành mạnh, toàn bộ tài sản dài hạn đều đƣợc tài trợ bằng vốn chủ. Khi hệ số này nhỏ hơn một thì một bộ phận của tài sản dài hạn đƣợc tài trợ bằng vốn vay, và sẽ rất mạo hiểm khi là vốn vay ngắn hạn. 1.5.2.3. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động dùng để đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dƣới các tài sản khác nhau. Nhóm chỉ tiêu này cho biết các tài sản đƣợc báo cáo trên bảng cân đối tài sản có hợp lý không, hay là quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu. Nếu công ty đầu tƣ quá ít vào tài sản khiến cho không đủ tài sản hoạt động sẽ làm tổn hại đến khả năng sinh lời. Ngƣợc lại doanh nghiệp đầu tƣ quá nhiều vào tài sản, dẫn đến dƣ thừa tài sản và vốn hoạt động cũng tác động xấu đến hiệu quả sử dụng tài sản. Nhóm chỉ tiêu về hiệu quả hoạt động đƣợc tính trên cơ sở so sánh giá trị tài sản – sử dụng số liệu mang tính thời điểm từ bảng cân đối kế toán với doanh thu - Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 27
  22. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng sử dụng số liệu mang tính thời kỳ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh. Do đó việc sử dụng số bình quân giá trị tài sản sẽ hợp lý hơn, nhất là khi số đầu kỳ và cuối kỳ biến động lớn. ● Vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kì. Số vòng quay hàng tồn kho càng cao thì việc kinh doanh đƣợc đánh giá là càng tốt, bởi lẽ doanh nghiệp chỉ đầu tƣ cho hàng tồn kho thấp nhƣng vẫn đạt đƣợc doanh số cao. Số vòng quay hàng tồn kho đƣợc xác định theo công thức: Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Hàng tồn kho bình quân ● Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Phản ánh số ngày trung bình để hàng tồn kho quay đƣợc một vòng. Việc giữ nhiều hàng tồn kho sẽ làm số ngày để hàng tồn kho quay đƣợc một vòng cao. Số ngày một vòng Thời gian kỳ phân tích (360ngày) = quay hàng tồn kho Số vòng quay hàng tồn kho ● Vòng quay khoản phải thu: Phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp, nó cho biết trong kỳ doanh nghiệp có bao nhiêu lần thu đƣợc các khoản phải thu. Chỉ tiêu này đƣợc xác định theo công thức: Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Bình quân các khoản phải thu Chỉ tiêu này cho biết mức độ hợp lý của số dƣ các khoản phải thu và hiệu quả của việc thu hồi công nợ. Nếu các khoản phải thu đƣợc thu hồi nhanh thì số vòng luân chuyển các khoản phải thu sẽ cao là tốt và doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên số vòng luân chuyển các khoản phải thu nếu quá cao sẽ không tốt vì có thể ảnh hƣởng đến khối lƣợng hàng tiêu dùng do phƣơng thức thanh toán quá chặt chẽ. ● Kỳ thu tiền bình quân: Kỳ thu tiền bình quân phản ánh số ngày cần thiết để thu đƣợc các khoản phải thu (số ngày của một vòng quay các khoản phải thu). Vòng quay các khoản phải thu càng lớn thì kỳ thu tiền trung bình càng nhỏ và ngƣợc lại. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 28
  23. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Thời gian kỳ phân tích (360ngày) Kỳ thu tiền bình quân = Số vòng quay các khoản phải thu Nếu số ngày cần thiết để thu đƣợc các khoản phải thu càng lớn hơn thời gian quy định cho khách thì việc thu hồi khoản phải thu nhanh, đạt trƣớc kế hoạch và ngƣợc lại, số ngày quy định bán chịu cho khách lớn hơn thời gian này thì sẽ có dấu hiệu chứng tỏ việc thu hồi công nợ chậm. ● Vòng quay vốn lƣu động: Vòng quay vốn lƣu động phản ánh trong kỳ vốn lƣu động quay đƣợc mấy vòng hay trong kỳ doanh nghiệp có mấy lần thu hồi đƣợc vốn lƣu động. Nếu số vòng tăng chứng tỏ hiệu suất sử dụng vốn tăng và ngƣợc lại. Doanh thu thuần Vòng quay vốn lƣu động = Vốn lƣu động bình quân ● Số ngày một vòng quay vốn lƣu động: Số ngày một vòng quay vốn lƣu động phản ánh số ngày cần thiết cho vốn lƣu động quay đƣợc một vòng. Thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ chứng tỏ tốc độ luân chuyển càng lớn Số ngày một vòng Thời gian của kỳ phân tích (360 ngày) = quay vốn lƣu động Số vòng quay của vốn lƣu động trong kỳ ● Hiệu suất sử dụng vốn cố định: Hiệu suất sử dụng vốn cố định nhằm đo lƣờng hiệu quả sử dụng vốn cố định, hay nói cách khác cứ đầu tƣ trung bình một đồng vào vốn cố định tham gia quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hiệu suất này cũng có thể cao trong trƣơng hợp doanh nghiệp không quan tâm đến việc gia tăng đầu tƣ vào TSCĐ (giá trị còn lại của TSCĐ giảm). Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Vốn cố định bình quân ● Vòng quay tổng vốn: Vòng quay toàn bộ vốn phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay đƣợc mấy vòng. Qua đó đánh giá đƣợc khả năng sử dụng tài sản của doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu thuần đƣợc sinh ra từ tài sản mà doanh nghiệp đã đầu tƣ. Doanh thu thuần Vòng quay tổng vốn = Vốn kinh doanh bình quân Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 29
  24. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 1.5.2.4. Nhóm chỉ tiêu sinh lời Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời là cơ sở quan trọng để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh, là đáp số sau cùng của quá trình kinh doanh, nó phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu năng quản lý doanh nghiệp. Tỷ số này đƣợc các nhà đầu tƣ rất quan tâm và là cơ sở để nhà quản trị hoạch định chính sách tài chính trong tƣơng lai. Để đo lƣờng khả năng sinh lời của doanh nghiệp ta sử dụng các tỷ số sau : ● Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu, nó cho biết trong một đồng doanh thu mà doanh nghiệp đƣợc trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận. Có hai chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu: Lợi nhuận trƣớc thuế Tỷ suất LN trƣớc thuế trên doanh thu = Doanh thu thuần Tỷ suất LNtt trên doanh thu cho biết trong một đồng doanh thu thuần mà doanh nghiệp thực hiện đƣợc trong kỳ có mấy đồng LNtt. Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất LN sau thuế trên doanh thu = Doanh thu thuần Các nhà phân tích thƣờng sử dụng tỷ suất này hơn vì nó cho biết trong một đồng doanh thu thuần doanh nghiệp thực hiện đƣợc trong kỳ có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế, số lợi nhuận này thuộc về doanh nghiệp. Nhìn chung chỉ tiêu này càng cao càng tốt tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. ● Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA): Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đo lƣờng hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận, không phân biệt là tài sản này đƣợc hình thành bằng vốn vay hay vốn chủ sở hữu. Lợi nhuận sau thuế ROA = Tổng tài sản bình quân ROA phản ánh cứ đƣa bình quân một đồng giá trị tài sản vào sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 30
  25. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng ● Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE): ROE phản ánh mức sinh lợi của một đồng vốn chủ sở hữu – mức tăng giá trị tài sản cho các chủ sở hữu., nghĩa là cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ vào kinh doanh mang lại mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Lợi nhuận sau thuế ROE = Vốn chủ sở hữu bình quân 1.5.3. Phân tích phƣơng trình Dupont Đẳng thức Dupont thứ nhất: LNst LNst Doanh thu thuần ROA = = x Tổng tài sản bq Doanh thu thuần Tổng tài sản bq = ROS x Vòng quay tổng tài sản Có 2 hƣớng để tăng ROA đó là: Tăng ROS hoặc tăng vòng quay tổng tài sản. - Muốn tăng ROS (tỷ suất LNst/doanh thu thuần) cần phấn đấu tăng LNst bằng cách tiết kiệm chi phí và tăng giá bán (nếu có thể). - Muốn tăng vòng quay tổng tài sản cần phấn đấu tăng doanh thu bằng cách giảm giá bán (nếu có thể) và tăng cƣờng các hoạt động xác tiến bán hàng. Nếu tài sản của doanh nghiệp chỉ đƣợc tài trợ bằng vốn chủ sở hữu thì tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH sẽ bằng nhau vì khi đó tổng tài sản = vốn CSH. LNst LNst ROA = = = ROE Tổng tài sản bq Vốn CSH bq Nếu doanh nghiệp có sử dụng nợ để tài trợ cho các tài sản của mình thì ta có mối liên hệ giữa ROA và ROE đƣợc thể hiện qua đẳng thức Dupont thứ hai. Đẳng thức Dupont thứ hai: LNst LNst Tổng tài sản bq ROE = = x Vốn CSH bq Tổng tài sản bq Vốn CSH bq 1 = ROA x 1 - Hv Với Hv = Nợ phải trả / Tổng tài sản (là hệ số nợ) và phƣơng trình trên phƣơng thể hiện sự phụ thuộc của tỷ suất sinh lợi trên vốn CSH vào tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và hệ số nợ. Sự phân tích các thành phần tạo nên ROE cho thấy Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 31
  26. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng rằng khi tỷ số nợ tăng lên thì ROE cũng cao hơn. Từ đây ta thấy sử dụng nợ có tác dụng khuyếch đại doanh lợi vốn chủ sở hữu nếu doanh nghiệp có lợi nhuận trong kỳ, hệ số nợ càng lớn thì lợi nhuận càng cao và ngƣợc lại, nếu doanh nghiệp đang bị lỗ thì sử dụng nợ càng tăng số lỗ. Có 2 hƣớng để tăng ROE: - Tăng ROA hoặc tăng tỷ số Tổng TS/ Vốn CSH. - Tăng ROA làm theo nhƣ đẳng thức Dupont thứ nhất - Tăng tỷ số Tổng TS/ Vốn CSH cần phấn đấu giảm vốn CSH và tăng nợ (nếu triển vọng kinh doanh tốt và doanh nghiệp có lãi). Đẳng thức này cho thấy tỷ số nợ càng cao thì lợi nhuận của CSH càng cao. Tuy nhiên khi tỷ số nợ tăng thì rủi ro sẽ càng tăng lên. Do đó doanh nghiệp phải hết sức thận trọng khi sử dụng nợ. Kết hợp đẳng thức Dupont thứ nhất và thứ hai ta có: Đẳng thức Dupont tổng hợp: LNst LNst Doanh thu thuần 1 ROE = = x x Vốn CSH bq Doanh thu thuần Tổng tài sản bq 1 - Hv Phƣơng trình Dupont tổng hợp trên thể hiện sự phụ thuộc của tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu vào tỷ suất LNst trên doanh thu thuần, vòng quay tổng tài sản và hệ số nợ. Các nhân tố này có thể ảnh hƣởng trái chiều nhau đối với ROE. Phân tích đẳng thức Dupont là xác định ảnh hƣởng của 3 nhân tố này đến ROE của doanh nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân làm tăng giảm tỷ số này. Việc phân tích ảnh hƣởng này có thể tiến hành theo phƣơng pháp thay thế liên hoàn. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 32
  27. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng BẢNG 1.6: BẢNG DUPONT ROE ROA X Tổng TS/Vốn CSH CSCSCSH TỶ SUẤT LNst TRÊN D.THU THUẦN X VÒNG QUAY TÀI SẢN LNst : D.THU THUẦN D.THU THUẦN : TỔNG TS D.THU THUẦN - TỔNG CHI PHÍ TSDH + TSDH GIÁ VỐN TIỀN, TƢƠNG PHẢI THU CHI PHÍ ĐƢƠNG TIỀN DÀI HẠN BÁN HÀNG ĐÀU TƢ TC TSCĐ CHI PHÍ QLDN NGẮN HẠN PHẢI THU BẤT ĐỘNG CHI PHÍ HĐTC NGẮN HẠN SẢN ĐẦU TƢ HÀNG TỒN ĐẦU TƢ TC KHO DÀI HẠN CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG KHÁC TSNH KHÁC TSDH KHÁC THUẾ TNDN Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 33
  28. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng CHƢƠNG II: LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH MÚT XỐP VIỆT THẮNG 2.1. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH sán xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng đƣợc thành lập dựa trên cơ sở chuyển đổi từ Doanh nghiệp tƣ nhân theo giấy phép số 0202004475/GP - TLDN ngày 1/2 /2007 của UBND Thành phố Hải Phòng, hoạt động theo luật doanh nghiệp. Tên Công ty viết bằng tiếng việt: Công ty TNHH sản xuât và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Tên Công ty viết bằng tiếng anh: VIETTHANG P.U FOAM MATTRESS Tên Công ty viết tắt bằng tiếng việt: Công ty TNHH SX & KD mút xốp Việt Thắng Tên Công ty giao dịch: VIET THANG Co, Ltd Logo: Địa chỉ nhà máy sản xuất: Tổ3 - Thị trấn An Dƣơng - Hải Phòng Địa chỉ giao dịch: 80 Quang Trung - Hồng Bàng - Hải Phòng Tài khoản: 4310132006 Ngân hàng Ngoại Thƣơng Hải Phòng MST: 0200727017 Website: www.vietthangpu.vn Điện thoại: 0313.914251 Fax: 0313.914250 Email: vietthangpu@vnn.vn hoặc: vietthang_mattress@yahoo.com Vốn điều lệ: 15,000,000,000 VND (Có con dấu để riêng giao dịch mang tên Công ty TNHH SX&KD mút xốp Việt Thắng) Ngƣời đại diện theo pháp luật của Công ty Chức danh: Chủ tịch kiêm Giám đốc Họ và tên: NGUYỄN VĂN HẢI - Giới tính: (Nam) Sinh ngày: 17/06/1958 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam Chứng minh nhân dân số: 030871616 Ngày cấp: 05/07/2008 Nơi cấp: Công an Hải Phòng Nơi đăng ký hộ khẩu thƣờng trú (Chỗ ở hiện tại): Số 12/7/18 Lạch Tray, Phƣờng Hàng Kênh, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 34
  29. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Thời gian hoạt động: Trƣớc đây Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng chỉ là xƣởng sản xuất mang tính chất gia đình. Đến năm 2006, chuyển thành Doanh nghiệp tƣ nhân sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng. Năm 2007, chuyển thành Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng. Cho đến nay, Công ty có thời gian hoạt động gần 20 năm từ khi đƣợc chính thức hoạt động cho đến khi hoàn tất các thủ tục với cơ quan nhà nƣớc theo pháp luật hiện hành và đƣợc cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. 2.2. Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu Sản xuất và kinh doanh đệm giƣờng mút xốp các loại nhƣ: Đệm bông ép, đệm mút, đệm lò xò, đệm cao cấp SMI, đệm gấp Công ty đã sản xuất và cung ứng ra thị trƣờng những sản phẩm chất lƣợng cao, phong phú về chủng loại, đa dạng về kiểu dáng, màu sắc và hoa văn. Với những nhận thức sản phẩm của chúng tôi sẽ góp một phần nhỏ vào sự ấm cúng của gia đình, nồng nàn hơn cho hạnh phúc lứa đôi, êm ái hơn cho giấc ngủ sau một ngày lao động mệt mỏi, sang trọng hơn cho những căn phòng. Công ty không ngừng cải tiến nhằm thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu khách hàng. 2.3. Cơ cấu tổ chức quản lý và cơ cấu nhân sự của Công ty 2.3.1. Mô hình cơ cấu tổ chức quản lý Tổ chức quản lý của công ty theo mô hình: Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty và bộ máy giúp việc. Ban lãnh đạo Công ty gồm 3 ngƣời: Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty và 2 phó Giám đốc Công ty (trong đó có một phó Giám đốc điều hành và có một phó Giám đốc hành chính). Các phòng ban trong Công ty:  Phòng kinh doanh  Phòng kế hoạch sản xuất  Phòng kế toán tài chính  Phòng tổ chức hành chính Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 35
  30. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 2.3.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC P. GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH HÀNH CHÍNH P.KINH P.K.T P.K.H P.T.C DOANH TÀI CHÍNH SẢN XUẤT HÀNH CHÍNH Tổ Tổ Tổ kế Tổ thủ Tổ cơ PX Tổ Tổ đội thị bán toán quỹ khí, sản nhân xe, trƣờng hàng Tổ điện xuất sự Tổ bảo vệ Nguồn: Phòng tổ chức hành chính 2.3.3. Cơ cấu nhân sự Cơ cấu nhân sự theo trình độ: Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ lệ (%) Năm 2009 Tỷ lệ (%) I.Trình độ học vấn 1. Tiến sĩ 1 1% 2 1% 2.Thạc sĩ 12 7% 19 7% 3.Đại học 33 19% 51 20% 4.Cao đẳng 15 9% 25 10% 5.Trung cấp 9 5% 15 6% 6.Công nhân kỹ thuật 10 6% 12 5% 7.Công nhân thời vụ 95 54% 135 52% Tổng 175 100% 259 100% Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Nhận xét: Qua bảng số liệu ta thấy nhìn chung cơ cấu lao động của công ty năm 2009 có xu hƣớng tăng lên, giảm xuống không đáng kể so với năm 2008. Tổng tỷ lệ cán bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng về khoa học kỹ thuật và chuyên Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 36
  31. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng môn nghiệp vụ năm 2009 chiếm 37%. Tổng tỷ lệ cán bộ có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ, đại học, cao đẳng về khoa học kỹ thuật và chuyên môn nghiệp vụ năm 2008 chiếm 31%. Còn nếu xét về công nhân có trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, công nhân thời vụ năm 2009 chiếm 63%, năm 2008 chiếm 65%. Biểu đồ cơ cấu nhân sự theo trình độ 60% 54%52% 40% 19%20% 20% 7% 7% 9% 10% 1% 1% 5% 6% 6% 5% 0% Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Công nhân Công nhân kỹ thuật Năm 2008 Năm 2009 Cơ cấu nhân sự theo độ tuổi: Bảng tình hình lao động của công ty năm 2009 Chỉ tiêu Năm 2009 Tỷ lệ (%) I.Độ tuổi 19 – 29 154 59% 30 – 39 43 16% 40 – 49 47 18% Trên 50 15 7% Tổng 259 100% Nguồn: Phòng nhân sự Nhận xét: Nhƣ vậy điều rõ ràng dễ thấy ở đây là cơ cấu nhân sự của công ty là cơ cấu trẻ. Đội ngũ cán bộ công nhân tập trung chủ yếu ở độ tuổi dƣới 40. Với độ tuổi này thì trong khoảng 5 đến 10 năm tới cơ cấu lao động của công ty sẽ tƣơng đối ổn định. Đội ngũ các bộ, công nhân viên đang dần đƣợc tăng cƣờng theo hƣớng trẻ hóa, có trình độ, bắt nhịp với yêu cầu ngày càng cao của cơ chế thị trƣờng, đời sống cán bộ công nhân viên đƣợc cải thiện, nội bộ đoàn kết. Mặc dù số lao động trên 50 chỉ chiếm 7 % nhƣng đây là những lao động hoạt động tại công ty ngay từ những ngày đầu thành lập. Sau những năm gắn bó cùng với kinh nghiệm tích lũy đƣợc, ngƣời lao động đƣợc đề bạt trở thành cán bộ quản lý, cán bộ lãnh đạo. Với đội ngũ lãnh đạo này, bản thân họ đã có đủ sự chín chắn, sự trƣởng thành trong công việc nên có sự nhạy bén, sự sáng tạo để xử lý mọi tình huống. Cùng với việc Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 37
  32. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng khai thác kinh nghiệm tích lũy, công ty luôn tạo mọi điều kiện, triển khai nhiều chế độ ƣu đãi để hộ kèm cặp truyền nghề cho lớp lao động trẻ tại công ty. Biểu đồ về cơ cấu nhân sự theo độ tuổi Năm 2009 6% 19 – 29 18% 30 – 39 17% 59% 40 – 49 Trên 50 2.4. Hoạt động marketting 2.4.1. Thị trƣờng - Thị trƣờng đệm mút Việt Nam là một thị trƣờng hết sức tiềm năng và màu mỡ. Với dân số đông, thị trƣờng Việt Nam quả thực là cơ hội đối với các doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc. - Khách hàng của Công ty cũng hình thành hai nhóm: +Thứ nhất là ngƣời tiêu dùng đơn thuần, họ đến các cửa hàng mua sản phẩm về nhà sử dụng. Xét về địa lý: Khu vực địa lý Bắc Trung Nam Tỷ lệ sử dụng 65% 15% 30% Xét về độ tuổi: Độ tuổi 1-20 21-50 Trên 50 Tỷ lệ sử dụng 15% 60% 25% + Thứ hai là các đại lý đặt hàng với Công ty. Đại lý có thể liên hệ đặt hàng thông qua trang web, điện thoại, hoặc đến trực tiếp Công ty để tiến hành đặt hàng. - Đặc điểm khách hàng của Công ty đó là đa số ngƣời tiêu dùng trên thị trƣờng. Sản phẩm công ty có chất lƣợng và giá thành hợp lý, không tạo ra sự phân hoá trong tiêu dùng. Ngƣời tiêu dùng có thu nhập thấp đến thu nhập cao đều có thể sử dụng và tiêu dùng sản phẩm của Công ty. 2.4.2. Các hoạt động marketting trong Công ty a. Xúc tiến bán hàng: - Đối với sản phẩm đệm mút, xem xét đề xuất tại cửa hàng, bố trí sắp xếp, trang trí cửa hàng đẹp mắt đảm bảo các yêu cầu an toàn, thẩm mỹ và hiệu quả. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 38
  33. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Thay thế sửa chữa các biển hiệu cũ, những thiết bị ánh sáng đã hƣ hỏng, đảm bảo tính đồng bộ trong bố cục cửa hàng. - Tất cả các xe vận chuyển của công ty đƣợc sơn lôgô của công ty, có chế độ bảo dƣỡng sơn sửa hàng quý đối với xe. Bộ phận kỹ thuật đảm nhiệm nhiệm vụ về xe vận tải. - Duy trì chế độ khuyến mại đối với các đại lý. Những đại lý mới mở sẽ xem xét ƣu đãi khi có kế hoạch. - Tham gia 100% các Hội chợ đƣợc mời tham dự. Chuẩn bị kế hoạch đƣa sản phẩm mới tham gia hội chợ Xuân và Hội chợ hàng Việt Nam chất lƣợng cao. Có một quầy hàng giới thiệu sản phẩm tại hội chợ Xuân và Hội chợ hàng Việt Nam chất lƣợng cao. Phấn đấu tăng số lƣợng hợp đồng ký kết tại hội chợ thêm 20%. Lƣợng hàng hóa giao dịch tại hội chợ tăng 30%. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 39
  34. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng b. Chiến lƣợc giá: Đơn vị: Nghìn đồng Đệm lò xo các loại Kích cỡ MANILA Rex, Pepi Quiet Gấm, Cotton Silent Việt Sinh(L3) Hankang Bóc mặt Ko bóc Bóc mặt Ko bóc Bóc mặt Ko bóc Bóc mặt Ko bóc Bóc mặt Ko bóc 20*22 2380 2180 1870 1800 1050 1020 1000 970 1570 1500 20*20 2230 2030 1770 1700 950 920 900 870 1470 1400 19*20 2150 1950 1720 1650 900 870 850 820 1420 1350 18*20 2030 1880 1670 1600 850 820 800 770 1370 1300 17*20 1930 1780 1590 1520 800 770 750 720 1320 1250 16*20 1810 1680 1500 1450 750 720 700 670 1240 1190 15*19 1700 1580 1450 1400 720 690 670 640 1200 1150 14*19 1650 1550 1440 1390 710 680 660 630 1190 1140 13*19 1630 1520 1420 1370 700 670 650 620 1170 1120 12*19 1580 1480 1400 1350 690 660 640 610 1150 1100 11*19 1530 1430 1380 1330 680 650 630 600 1130 1080 Nguồn: Phòng kinh doanh Nhận xét: Qua bảng giá các sản phẩm của Công ty, ta thấy các sản phẩm của Công ty rất đa dạng và phong phú cả về kiểu dáng, kích cỡ, chất liệu, gía cả. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 40
  35. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 2.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty năm 2008 – 2009 Đơn vị: đồng Năm 2009 so với TT Các chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 năm 2008 Giá trị Tỷ lệ % 1 Doanh thu về bán hàng 34,612,789,681 99,433,790,778 64,821,001,097 187% và cung cấp dịch vụ 2 Doanh thu hoạt động tài 1,842,264 350,568,342 350,386,078 192,241% chính 3 Thu nhập khác 336,520,199 7,045,604 -329,474,595 -98% 4 Tổng lợi nhuận trƣớc 213,402,018 248,809,938 35,407,920 17% thuế 5 Nộp ngân sách 59,752,565 69,666,782 9,914,217 17% 6 Tổng lợi nhuận sau thuế 153,649,453 179,143,156 25,493,703 17% 7 Thu nhập bình quân 1,510,000 1,630,000 120,000 8% ngƣời lao động / Tháng Nguồn: Phòng Kế Toán tài chính Nhận xét: Căn cứ vào bảng số liệu trên ta thấy tình hình tài chính của công ty có nhiều biến động lớn: - Do bối cảnh kinh tế trong nƣớc và thế giới năm 2009 gặp rất nhiều khó khăn nhƣng với việc đƣa ra các biện pháp thích hợp đã làm cho doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty năm 2009 so với 2008 là tăng 64,821,001,097đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 187%. Điều đáng chú ý hơn nữa là doanh thu thuần về hoạt động tài chính của công ty càng tăng mạnh, năm 2009 so với năm 2008 là tăng 350,386,078đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 192,241%. Nhƣng thu nhập khác của công ty lại giảm 329,474,595đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 98%. Thuế phải nộp vào ngân sách nhà nƣớc của công ty lại tăng 9,914,217đ tƣơng ứng tỷ lệ tăng 17%. Tổng lợi nhuận trƣớc thuế tăng 35,407,920đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 17%. Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty tăng 25,493,703đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 17%. Thu nhập bình quân của ngƣời lao động năm 2009 là 1,630,000đ đã tăng thêm 120,000đ so với thu nhập bình quân năm 2008 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 8% (một phần do nhà nƣớc tăng lƣơng cơ bản). Điều này chứng tỏ năm 2009 đời sống của cán bộ công nhân viên Công ty đã đƣợc cải thiện hơn, Công ty đã làm tốt công tác chăm lo tới đời sống ngƣời lao động để họ gắn bó lâu dài hơn với Công ty. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 41
  36. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 2.5.1. Bảng cân đối kế toán của Công ty BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN Đơn vị: Đồng Mã Năm 2009 so với năm 2008 Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 số Giá trị Tỷ lệ % A.Tài sản ngắn hạn 100 38,261,603,868 19,415,422,801 -18,846,181,067 -49.25% I.Tiền và các khoản tƣơng 110 1,532,265,940 689,953,093 - 842,312,847 -54.97% đƣơng tiền 1.Tiền 111 1,532,265,940 689,953,093 - 842,312,847 -54.97% 2.Các khoản tƣơng đƣơng tiền 112 II.Các khoản đầu tƣ tài chính 120 ngắn hạn 1.Đầu tƣ ngắn hạn 121 2.Dự phòng giảm giá 129 chứng khoán đầu tƣ ngắn hạn III.Các khoản phải thu ngắn 130 237,639,415 3,375,301,010 3,137,661,595 1320.35% hạn 1.Phải thu của khách hàng 131 113,911,304 2,215,301,010 1,977,671,047 832.25% 2.Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4.Phải thu theo tiến độ 134 kế hoạch hợp đồng xây dựng 5.Các khoản phải thu khác 135 123,728,111 1,160,000,000 1,036,271,889 837.45% 6.Dự phòng các khoản phải thu 139 khó đòi IV.Hàng tồn kho 140 35,856,792,532 14,709,574,008 -21,147,218,524 -58.98% 1.Hàng tồn kho 141 35,856,792,532 14,709,574,008 -21,147,218,524 -58.98% 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn 149 kho V.Tài sản ngắn hạn khác 150 665,239,199 645,842,125 -19,397,074 -2.92% 1.Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 151 534,904,981 151,909,325 -382,995,656 -71.60% 2.Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 152 39,000,427 61,347,921 22,347,494 57.30% 3.Thuế và các khoản phải nộp 154 21,678,312 68,453,678 46,775,366 215.77% nhà nƣớc 4.Tài sản ngắn hạn khác 158 69,654,479 364,131,201 294,476,722 422.77% B.Tài sản dài hạn 200 29,280,894,144 30,249,959,446 969, 065,302 3.31% I.Các khoản phải thu dài hạn 210 1.Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị phụ 212 thuộc Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 42
  37. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 3.Phải thu nội bộ dài hạn 213 4.Phải thu dài hạn khác 218 5.Dự phòng phải thu dài hạn khó 219 đòi II.Tái sản cố định 220 29,013,875,322 29,878,125,676 864,250,354 2.98% 1.TSCĐ hƣữ hình 221 29,013,875,322 22,118,465,170 -6,895,410,152 -23.76% Nguyên giá 222 32,948,304,449 23,387, 688,086 -9,560,616,363 -29.02% Giá trị hao mòn lũy kế 223 (3,934,429,127) (1,269,222,916) (2,665,206,211) -67.74% 2.TSCĐ thuê tài chính 224 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn lũy kế 226 3.TSCĐ vô hình 227 Nguyên giá 228 Giá trị hao mòn lũy kế 229 4.Chi phí xây dựng cơ bản 230 0 7,759,660,506 7,759,660,506 100% III.Bất động sản đầu tƣ 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn lũy kế 242 IV.Các khoản đầu tƣ tài chính 250 dài hạn 1.Đầu tƣ vào công ty con 251 2.Đầu tƣ vào công ty liên kết, 252 liên doanh 3.Đầu tƣ dài hạn khác 258 4.Dự phòng giảm giá đầu tƣ dài 259 hạn V.Tài sản dài hạn khác 260 267,018,822 371,833,770 104,814,948 39.25% 1.Chi phí trả trƣớc dài hạn 261 267,018,822 371,833,770 104,814,948 39.25% 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3.Tài sản dài hạn khác 268 Tổng cộng tài sản 270 67,542,498,012 49,665,382,247 -17,877,115,765 -26.47% Nguồn vốn A,Nợ phải trả 300 27,750,512,057 10,002,732,794 -17,747,779,263 -63.95% I.Nợ ngắn hạn 310 27,750,512,057 10,002,732,794 -17,747,779,263 -63.95% 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 13,827,706,000 3,500,000,000 -10,327,706,000 -74.69% 2.Phải trả cho ngƣời bán 312 13,363,397,470 3,877,970,182 -9,749,677,288 -71.54% 3.Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 301,786,504 2,135,822,000 1,834,035,496 607.73% 4.Thuế và các khoản phải nộp 314 - 6,627,917 39,595,566 46,223,483 -697.41% nhà nƣớc 5.Phải trả ngƣời lao động 315 264,250,000 417,915,520 153,665,520 58.15% Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 43
  38. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 6.Chi phí phải trả 316 7.Phải trả nội nộ 317 8.Phải trả theo tiến độ hợp đồng 318 xây dựng 9.Các khoản phải trả, phải nộp 319 31,429,526 31,429,526 khác 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II.Nợ dài hạn 330 1.Phải trả dài hạn ngƣời bán 331 2.Phải trả dài hạn nôi bộ 332 3.Phải trả dài hạn khác 333 4.Vay và nợ dài hạn 334 5.Thuế thu nhập hoãn lại 335 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 B.Vốn chủ sở hữu 400 39,791,985,955 39,662,649,453 - 129,336,502 -0.33% I.Vốn chủ sở hữu 410 39,791,985,955 39,662,649,453 - 129,336,502 -0.33% 1.Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 39,509,000,000 39,509,000,000 0 2.Thặng dƣ vốn cổ phần 412 3.Vốn khác của chủ sở hữu 413 4.Cổ phiếu ngân quỹ 414 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7.Quỹ đầu tƣ phát triển 417 8.Quỹ dự phòng tài chính 418 129,336,502 -25,493,703 -154,830,205 119.71% 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở 419 hữu 10.Lợi nhuận chƣa phân phối 420 153,649,453 179,143,156 25,493,703 16.59% 11.Nguồn vốn đầu tƣ XDCB 421 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 1.Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 431 2.Nguồn kinh phí 432 3.Nguồn kinh phí đã hình thành 433 TSCĐ Tổng cộng nguồn vốn 440 67,542,498,012 49,665,382,247 -17,877,115,765 -26.47% Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 44
  39. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 2.5.2. Bảng báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty BẢNG BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH Đơn vị: Đồng Năm 2009 so với năm 2008 TT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Giá trị Tỷ lệ % Doanh thu bán hàng và 1 34,612,789,681 99,433,790,778 64,821,001,097 187.27% cung cấp dịch vụ 2 Các khoản giảm trừ 0 0 0 0 Doanh thu thuần về bán 3 34,612,789,681 99,433,790,778 64,821,001,097 187.27% hàng và cung cấp dịch vụ 4 Giá vốn hàng bán 29,677,484,696 91,064,460,122 61,386,975,426 206.85% Lợi nhuận gộp bán hàng 5 4,935,304,985 8,369,330,656 3,434,025,671 69.58% và cung cấp dịch vụ Doanh thu hoạt động tài 6 1,842,264 350,568,342 348,726,078 18,929.21% chính 7 Chi phí tài chính 820,470,117 2,632,569,140 1,812,099,023 220.86% Trong đó: Lãi vay phải trả 789,453,450 1,422,833,783 633,380,333 80.23% 8 Chi phí bán hàng 2,024,292,519 3,344,856,674 1,320,564,155 65.24% Chi phí quản lý doanh 9 1,711,217,080 2,500,708,850 789,491,770 46.14% nghiệp Lợi nhuận thuần từ hoạt 10 381,167,533 241,764,334 - 139,403,199 -36.57% động kinh doanh 11 Thu nhập khác 336,520,199 7,045,604 - 329,474,595 -97.91% 12 Chi phí khác 504,285,714 0 - 504,285,714 100% 13 Lợi nhuận khác - 167,765,515 7,045,604 174,811,119 -104.20% Tổng lợi nhuận kể toán 14 213,402,018 248,809,938 35,407,920 16.59% trƣớc thuế Chi phí thuế TNDN hiện 15 59,752,565 69,666,782 9,914,217 16.59% hành Chi phí thuế TNDN hoãn 16 lại 17 Lợi nhuận sau thuế TNDN 153,649,453 179,143,156 25,493,703 16.59% Nguồn: Phòng Kế toán tài chính 2.6. Thuận lợi và khó khăn của Công ty 2.6.1. Thuận lợi - Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng có đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, có đội ngũ công nhân nhiệt tình trong công việc, đủ Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 45
  40. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng sức khỏe, năng lực và trình độ. Công ty đã đầu tƣ cho đổi mới công nghệ sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc cho công nhân lao động, và cải tạo nhà xƣởng để từ đó nâng cao đƣợc hiệu quả sản xuất kinh doanh. - Các sản phẩm của công ty đƣợc khách hàng ƣa chuộng và tiêu thụ nhanh trên thị trƣờng. Trong suốt quá trình hình thành và phát triển nhà máy đã tạo đƣợc uy tín và các mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác và bạn hàng. - Hải Phòng là một trong 5 thành phố trực thuộc Trung Ƣơng có vị trí quan trọng về kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Bắc Bộ và cả nƣớc. Là cửa chính ra biển của Việt Nam, là đầu mối giao thông quan trọng. Chính vì vậy có rất nhiều cơ hội mở ra cho Công ty nói riêng và các Công ty khác nói chung - Giá thành sản phẩm của công ty rất đa dạng và có tính cạnh tranh với các công ty khác trong cùng ngành. - Dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình. Áp dụng quy trình công nghệ, phƣơng tiện vận tải tiên tiến, áp dụng các hệ thống quản lý chất lƣợng theo tiêu chuẩn quốc tế. - C«ng ty ®ang dÇn t×m ®•îc chç ®øng trªn thÞ tr•êng, doanh thu ®· t¨ng theo tõng n¨m. 2.6.2. Khó khăn - Nền tài chính chƣa thực sự ổn định, thiếu vốn cho đầu tƣ phát triển, rất khó khăn trong việc huy động vốn cho đầu tƣ. - Công tác chuẩn bị sản xuất: nhƣ mặt bằng, vị trí sản xuất chƣa đƣợc giải quyết tốt do mặt bằng hạn chế. -Về nhân lực: Do phát triển quá nhanh của các khu công nghiệp nên chƣa thể đáp ứng kịp, lƣợng cán bộ điều hành và công nhân đôi khi còn thiếu sót, việc xử lý các vấn đề vƣớng mắc còn chƣa sâu. - Thị trƣờng toàn cầu biến động bất thƣờng, có thời điểm vật giá tăng mạnh dẫn đến thu nhập thực tế giảm, giá thành nguyên vật liệu đầu vào phục vụ cho quá trình sản xuất lại tăng - L·i suÊt cho vay vèn cña c¸c ng©n hµng n¨m 2009 cao lµm chi phÝ cña C«ng ty cao nªn lîi nhuËn thÊp. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 46
  41. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng CHƢƠNG III: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH CỦA CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT VÀ KINH DOANH MÚT XỐP VIỆT THẮNG 3.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính 3.1.1. Phân tích khái quát tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng quát giá trị tài sản hiện có và nguồn hình thành tài sản đó của doanh nghiệp. Do đó, các số liệu phản ánh trên bảng cân đối kế toán đƣợc sử dụng làm tài liệu chủ yếu khi phân tích tổng tài sản, nguồn vốn và kết cấu tài sản, nguồn vốn. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 47
  42. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng Bảng 3.1: BẢNG PHÂN TÍCH CƠ CẤU TÀI SẢN, NGUỒN VỐN ĐVT: đồng Mã Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch Chỉ tiêu số Gía trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % (+/-) Tỷ lệ % A.Tài sản ngắn hạn 100 38,261,603,868 56.65% 19,415,422,801 39.09% -18,846,181,067 -49.25% I.Tiền và các khoản tƣơng đƣơng 110 1,532,265,940 2.27% 689,953,093 1.39% -842,312,847 -54.97% tiền 1.Tiền 111 1,532,265,940 2.27% 689,953,093 1.39% -842,312,847 -54.97% 2.Các khoản tƣơng đƣơng tiền 112 II.Các khoản đầu tƣ tài chính 120 ngắn hạn 1.Đầu tƣ ngắn hạn 121 2.Dự phòng giảm giá 129 0 chứng khoán đầu tƣ ngắn hạn III.Các khoản phải thu ngắn hạn 130 237,639,415 0.35% 3,375,301,010 6.80% 3,137,661,595 1320.35% 1.Phải thu của khách hàng 131 113,911,304 0.18% 2,215,301,010 4.46% 1,977,671,047 832.25% 2.Trả trƣớc cho ngƣời bán 132 3.Phải thu nội bộ ngắn hạn 133 4.Phải thu theo tiến độ 134 0 kế hoạch hợp đồng xây dựng 5.Các khoản phải thu khác 135 123,728,111 0.17% 1,160,000,000 2.34% 1,036,271,889 837.45% 6.Dự phòng các khoản phải thu khó 139 đòi IV.Hàng tồn kho 140 35,856,792,532 53.09% 14,709,574,008 29.62% -21,147,218,524 -58.98% Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 48
  43. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 1.Hàng tồn kho 141 35,856,792,532 53.09% 14,709,574,008 29.62% -21,147,218,524 -58.98% 2.Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 149 V.Tài sản ngắn hạn khác 150 665,239,199 0.98% 645,842,125 1.30% -19,397,074 -2.92% 1.Chi phí trả trƣớc ngắn hạn 151 534,904,981 0.79% 151,909,325 0.31% -382,995,656 -71.60% 2.Thuế GTGT đƣợc khấu trừ 152 39,000,427 0.058% 61,347,921 0.12% 22,347,494 57.30% 3.Thuế và các khoản phải thu nhà 154 21,678,312 0.03% 68,453,678 0.14% 46,775,366 215.77% nƣớc 4.Tài sản ngắn hạn khác 158 69,654,479 0.10% 364,131,201 0.73% 294,476,722 23.65% B.Tài sản dài hạn 200 29,280,894,144 43.35% 30,249,959,446 60.91% 969, 065,302 3.31% I.Các khoản phải thu dài hạn 210 1.Phải thu dài hạn của khách hàng 211 2.Vốn kinh doanh ở đơn vị phụ 212 thuộc 3.Phải thu nội bộ dài hạn 213 4.Phải thu dài hạn khác 218 5.Dự phòng phải thu 219 0 0 dài hạn khó đòi II.Tái sản cố định 220 29,013,875,322 42.96% 29,878,125,676 60.16% 864,250,354 2.98% 1.TSCĐ hƣữ hình 221 29,013,875,322 42.96% 22,118,465,170 44.54% -6,895,410,152 -23.76% Nguyên giá 222 32,948,304,449 48.78% 23,387, 688,086 -9,560,616,363 -29.02% Giá trị hao mòn lũy kế 223 -3,934,429,127 -5.83% -1,269,222,916 -2.55% -2,665,206,211 -67.74% 2.TSCĐ thuê tài chính 224 Nguyên giá 225 Giá trị hao mòn lũy kế 226 Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 49
  44. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 3.TSCĐ vô hình 227 Nguyên giá 228 Giá trị hao mòn lũy kế 229 4.Chi phí xây dựng cơ bản 230 0 0 7,759,660,506 15.62% 7,759,660,506 100% III.Bất động sản đầu tƣ 240 Nguyên giá 241 Giá trị hao mòn lũy kế 242 IV.Các khoản đầu tƣ tài chính 250 dài hạn 1.Đầu tƣ vào công ty con 251 2.Đầu tƣ vào công ty liên kết, liên 252 doanh 3.Đầu tƣ dài hạn khác 258 4.Dự phòng giảm giá đầu tƣ dài hạn 259 V.Tài sản dài hạn khác 260 267,018,822 0.40% 371,833,770 0.75% 104,814,948 39.25% 1.Chi phí trả trƣớc dài hạn 261 267,018,822 0.40% 371,833,770 0.75% 104,814,948 39.25% 2.Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 262 3.Tài sản dài hạn khác 268 Tổng cộng tài sản 270 67,542,498,012 100% 49,665,382,247 100% -17,877,115,765 -26.47% Nguồn vốn A,Nợ phải trả 300 27,750,512,057 41.09% 10,002,732,794 20.14% -17,747,779,263 -63.95% I.Nợ ngắn hạn 310 27,750,512,057 41.09% 10,002,732,794 20.14% -17,747,779,263 -63.95% 1.Vay và nợ ngắn hạn 311 13,827,706,000 20.47% 3,500,000,000 7.05% -10,327,706,000 -74.69% 2.Phải trả cho ngƣời bán 312 13,363,397,470 19.79% 3,877,970,182 7.81% -9,749,677,288 -71.54% Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 50
  45. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 3.Ngƣời mua trả tiền trƣớc 313 301,786,504 0.45% 2,135,822,000 4.30% 1,834,035,496 607.73% 4.Thuế và các khoản phải nộp nhà 314 -6,627,917 -0.10% 39,595,566 0.08% 46,223,483 -697.41% nƣớc 5.Phải trả ngƣời lao động 315 264,250,000 0.39% 417,915,520 0.84% 153,665,520 58.15% 6.Chi phí phải trả 316 7.Phải trả nội nộ 317 8.Phải trả theo tiến độ kế hoạch hợp 318 đồng xây dựng 0 0 9.Các khoản phải trả, phải nộp khác 319 0 0 31,429,526 0.06% 31,429,526 100% 10.Dự phòng phải trả ngắn hạn 320 II.Nợ dài hạn 330 1.Phải trả dài hạn ngƣời bán 331 2.Phải trả dài hạn nôi bộ 332 3.Phải trả dài hạn khác 333 4.Vay và nợ dài hạn 334 5.Thuế thu nhập hoãn lại 335 6.Dự phòng trợ cấp mất việc làm 336 7.Dự phòng phải trả dài hạn 337 B.Vốn chủ sở hữu 400 39,791,985,955 58.91% 39,662,649,453 79.86% -129,336,502 -0.33% I.Vốn chủ sở hữu 410 39,791,985,955 58.91% 39,662,649,453 79.86% -129,336,502 -0.33% 1.Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu 411 39,509,000,000 58.50% 39,509,000,000 79.55% 0 2.Thặng dƣ vốn cổ phần 412 3.Vốn khác của chủ sở hữu 413 4.Cổ phiếu ngân quỹ 414 Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 51
  46. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 5.Chênh lệch đánh giá lại tài sản 415 6.Chênh lệch tỷ giá hối đoái 416 7.Quỹ đầu tƣ phát triển 417 8.Quỹ dự phòng tài chính 418 129,336,502 0.19% -25,493,703 -0.05% -154,830,205 119.71% 9.Quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu 419 10.Lợi nhuận chƣa phân phối 420 153,649,453 0.23% 179,143,156 0.36% 25,493,703 16.59% 11.Nguồn vốn đầu tƣ XDCB 421 II.Nguồn kinh phí, quỹ khác 430 1.Quỹ khen thƣởng, phúc lợi 431 2.Nguồn kinh phí 432 3.Nguồn kinh phí đã hình thành 433 TSCĐ Tổng cộng nguồn vốn 440 67,542,498,012 100% 49,665,382,247 100% -17,877,115,765 -26.47% Nguồn: Phòng Kế toán tài chính Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 52
  47. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 3.1.1.1. Phân tích cơ cấu tài sản của Công ty Tổng tài sản của Công ty TNHH sàn xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng năm 2009 là 49,665,382,247đ. Tổng tài sản năm 2008 của Công ty là 67,542,498,012đ. Trong đó vốn chủ sở hữu của cả hai năm lên đến 39,509,000,000đ. Tổng tài sản của Công ty năm 2009 so với năm 2008 giảm 17,877,115,765đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 26.47%. Đây là một mức giảm quá lớn. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức giảm này là do TSNH giảm 18,846,181,067đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 49.25%. Còn TSDH tăng 969,065,302đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 3.31%, nhƣng mức tăng không đáng kể so với mức giảm. Đây là điều không tốt Công ty nên tìm hiểu để đƣa ra phƣơng án giải quyết. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng TS của Công ty (năm 2009) là TSDH (bao gồm chủ yếu là tài sản cố định và các tài sản dài hạn khác) chiếm 60.91%, tăng 17.56% so với năm 2008. TSNH chỉ chiếm 39.09 %, giảm 17.56% so với năm 2008. Tài sản ngắn hạn (TSNH): TSNH của Công ty năm 2009 so với năm 2008 giảm 18,846,181,067đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 49.25%. TSNH giảm chủ yếu là do tiền và các khoản tƣơng tiền giảm 842,312,847đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 54.97%. Hàng tồn kho giảm 21,147,218,524đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 58.98%. Trong khi đó các khoản phải thu ngắn hạn tăng 3,137,661,595đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 1320.35%, TSNH khác tăng 5,688,709đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 0.90%. Mức tăng của các khoản phải thu ngắn hạn và TSNH khác nhỏ hơn rất nhiều so với mức giảm của hàng tồn kho, tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền do đó làm cho TSNH giảm. - Các khoản phải thu ngắn hạn tăng mạnh so với năm 2008 (chủ yếu là phải thu khách hàng tăng vọt tăng 1,977,671,047đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 832.25%) và các khoản phải thu khác tăng 1,036,271,889đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 837.45% chứng tỏ trong ngắn hạn Công ty bị chiếm dụng vốn nhiều, ảnh hƣởng xấu đến việc quay vòng vốn và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Việc các khoản phải thu ngắn hạn tăng lên có thể do công tác bán hàng của Công ty kém, Công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều. Hay cũng liên quan đến chính sách bán hàng chịu đi đôi với công tác thu hồi nợ kém. Đây là vấn đề Công ty phải đặc biệt quan tâm, vì trong kỳ Công ty còn phải thanh toán các khoản nợ. Nếu không thu hồi Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 53
  48. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng đƣợc các khoản nợ Công ty sẽ rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Khi mà khoản nợ năm trƣớc chƣa thu hồi hết, tỷ trọng của khoản phải thu khách hàng trong tổng TSNH vẫn cao thì năm sau Công ty lại tiếp tục cho khách hàng mua chịu vì thế làm khoản phải thu tăng lên nhiều, gây ứ đọng vốn lớn, có thể làm mất cơ hội đầu tƣ. Do đó Công ty nên áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán để thu hồi nợ, hạn chế bán chịu (trừ khách hàng truyền thống). - Các TSNH khác của Công ty giảm 19,397,074đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 2.92%. Việc giảm các TSNH khác này là do chi phí trả trƣớc ngắn hạn giảm 382,995,656đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 71.60%. Còn thuế GTGT đƣợc khấu trừ tăng 22,347,494 tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 57.30%, thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc tăng 46,775,366đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 215.77%, TSNH khác cũng tăng 292,476,722đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 422.77%. - Nhƣng hàng tồn kho của Công ty so với năm 2008 giảm 21,147,218,524đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 58.98% làm doanh thu tăng, số vòng quay hàng tồn kho cao hơn năm 2008, việc kinh doanh của Công ty năm 2009 so với 2008 nhìn chung là tốt. Năm 2010 trong bối cảnh kinh tế thế giới đang dần phục hồi, hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty sẽ giảm bớt phần nào đó khó khăn, Công ty phải làm tốt hơn nữa khâu tiêu thụ sản phẩm, giá, mặt hàng và phải cơ cấu lại sản lƣợng sản xuất - Trong năm 2009, tiền mặt chiếm tỷ trọng 3.6%, các khoản phải thu chiếm tỷ trọng khá lớn 17.4 %, chiếm tỷ trọng lớn nhất là hàng tồn kho (chủ yếu là hàng tồn kho) chiếm 75.7%, TSNH khác chỉ chiếm 3.3%. Tài sản dài hạn: TSDH của Công ty năm 2009 so với năm 2008 tăng 969,065,302đ, tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 3.31%. So với mức giảm của TSNH thì mức tăng này không nhiều và vì thế tổng TS của Công ty vẫn giảm mạnh. - TSDH tăng là do TSCĐ so với năm 2008 tăng 864,250,354đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 2.98%, TSDH khác tăng 104,814,948đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 39.25% nhỏ hơn rất nhiều so với giảm của tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền,hàng tồn kho. Do đó tổng tài sản của Công ty vẫn giảm mạnh. - TSCĐ tăng là do chi phí xây dựng cơ bản tăng so với năm 2008 là 7,759,660,506đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 100%. Tuy nhiên TSCĐHH lại giảm 864,250,354đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 23.76%. Nguyên giá giảm Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 54
  49. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 9,560,616,363đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 29.02%. Giá trị hao mòn lũy kế giảm 2,665,206,211đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 67.74%. - Chi phí xây dựng cơ bản dở dang so với năm 2008 tăng 7,759,660,506đ, tƣơng ứng 100%. Sự biến động kinh tế năm 2009 làm cho tăng giá nguyên vật liệu xây dựng, hơn nữa Công ty đang tiến hành nâng cấp lại một số nhà xƣởng. Vì thế mà chi phí xây dựng cơ bản dở dang này tăng. Điều này cũng chứng tỏ Công ty khá chú trọng vào đầu tƣ cho cơ sở hạ tầng. - TSDH khác tăng 104,814,948đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 39.25%. TSDH tăng chủ yếu là do chi phí trả trƣớc dài hạn tăng 104,814,948đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 39.25%. Nhận thấy rằng: Trong năm 2008 tỷ suất đầu tư vào TSNH chiếm tỷ lệ cao là 56.65%. Trong năm 2009 kết cấu tài sản của Công ty đã có sự thay đổi, tỷ suất đầu tư vào TSDH lại chiếm tỷ lệ cao trên 60.91%. Qua đây ta thấy TSDH có vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty cần duy trì và nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các tài sản này. 3.1.1.2. Phân tích cơ cấu nguồn vốn của Công ty Tổng nguồn vốn của Công ty đƣợc hình thành từ hai nguồn: vốn chủ sở hữu và nguồn vốn huy động bên ngoài (vay chiếm dụng). Tổng nguồn vốn năm 2009 là 49,665,382,247đ giảm so với năm 2008 là 17,877,115,765đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 26.47%. Đây là mức sụt giảm rất lớn. Vốn chủ sở hữu năm 2009 so với 2008 giảm là 129,336,502đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 0.33%. Trong khi đó các khoản nợ phải trả giảm mạnh, giảm 17,747,779,263đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 63.95%. Đây là nguyên nhân chủ yếu làm tổng nguồn vốn của Công ty giảm. Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của Công ty là vốn chủ sở hữu. Năm 2009 vốn chủ sở hữu chiếm 79.86%. Năm 2008 vốn chủ sở hữu chiếm 58.91%. Điều này cho thấy mức độ độc lập về tài chính của Công ty là rất cao. Do đó ít bị ràng buộc hay chịu sức ép của các khoản nợ vay. Nhƣng cũng cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của Công ty không cao, vốn vay chƣa đƣợc sử dụng mạnh nhƣ một công cụ để gia tăng lợi nhuận. Nợ phải trả: Nợ phải trả năm 2009 của Công ty so với 2008 giảm 17,747,779,263đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 63.95%. Nợ phải trả giảm chủ yếu là do nợ ngắn hạn giảm Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 55
  50. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 17,747,779,263đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm 63.95%, Công ty không có khoản nợ dài hạn. Nhƣ vậy có thể thấy nhu cầu vốn trong ngắn hạn của Công ty là rất lớn. - TSDH chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản và chúng đƣợc tài trợ bằng nguồn vốn dài hạn ổn định (100% là của vốn CSH). Vì thế mà khoản vay dài hạn của Công ty không có. - Nợ ngắn hạn năm 2009 giảm so với năm 2008 là 17,747,779,263đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 63.95%. Việc giảm này chủ yếu do vay và nợ ngắn hạn giảm 10,327,706,000đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 74.69%, phải trả cho ngƣời bán giảm 9,749,677,288đ tƣơng ứng với tỷ lệ giảm là 71.54%. Trong khi đó ngƣời mua trả tiền trƣớc tăng 1,834,035,496đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 607.73%, thuế và các khoản phải nộp nhà nƣớc tăng 46,223,483đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng 697.41%, phải trả cho ngƣời lao động tăng 153,665,520đ tƣơng ứng với tỷ lệ tăng là 58.15%. - Trong phần nợ ngắn hạn của năm 2009 chiếm tỷ trọng lớn nhất là phải trả cho ngƣời bán (chiếm 7.81% trong tổng nguồn vốn), tiếp đó là khoản vay và nợ ngắn hạn (chiếm 7.04% trong tổng nguồn vốn). Điều này cho thấy vốn trong ngắn hạn của Công ty đƣợc tài trợ chủ yếu từ phải trả cho ngƣời bán, vay và nợ ngắn hạn (nguồn chiếm dụng hợp pháp). - Vì Công ty không có khoản vay từ nợ dài hạn nên đây cũng là một điều gây khó khăn về mặt tài chính cho Công ty. Công ty phải chủ yếu dùng vốn chủ sở hữu để sử dụng cho các hoạt động đầu tƣ dài hạn. ● Vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sỏ hữu năm 2009 của Công ty là 39,662,649,453đ giảm nhẹ 129,336,502đ tƣơng ứng 0,33% so với 2008, mức giảm không đáng kể. Việc giảm này là do quỹ dự phòng tài chính của Công ty năm 2009 so với 2008 giảm 154,830,205đ. Vì lĩnh vực kinh doanh của Công ty nhƣ nêu trên chịu ảnh hƣởng nhƣng không mạnh từ sự biến động kinh tế thế giới và trong nƣớc nên LNtt của Công ty có tăng 25,493,703đ so với năm 2008. Trong tình hình kinh tế nhƣ vậy thì đây vẫn là một điều khả quan. Trong tổng nguồn vốn của Công ty vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao nhất, ở cả hai năm trên 58%. Điều này cho thấy mức độ độc lập, tự chủ và khả năng đảm bảo nợ bằng vốn chủ sở hữu của Công ty là rất cao. Vốn đầu tƣ của chủ sở hữu không thay đổi qua hai năm, vẫn giữ ở mức rất cao là 39,509,000,000đ. Với tỷ trọng vốn chủ cao nhƣ vậy thì khả năng huy động vốn vay cho hoạt động kinh Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 56
  51. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng doanh của Công ty là rất tốt. Tuy nhiên nó cho thấy khả năng sử dụng vốn vay nhƣ một công cụ để gia tăng lợi nhuận của Công ty là không cao. Trong những năm tới nếu triển vọng kinh doanh tốt hơn Công ty nên vay thêm vốn để mở rộng kinh doanh và sử dụng nó làm một công cụ để gia tăng lợi nhuận. Mặc dù trong năm 2009 tình hình kinh tế có nhiều biến động nhưng Công ty vẫn duy trì được mức doanh thu cao, và lợi nhuận chưa phân phối tăng. Điều đó chứng tỏ là khả năng quản lý các nguồn lực tài chính của Công ty là có hiệu quả. Công ty cần phải phát huy hơn nữa các khả năng sẵn có của Công ty, và nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tài chính đặc biệt là sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay để cân đối giữa nguồn tài trợ dài hạn (ổn định) và nguồn tài trợ ngắn hạn. 3.1.1.3. Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh Mục đích của việc phân tích này là: - Nhận biết doanh nghiệp có đủ đảm bảo vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh hay không. - Đánh giá sự biến động của tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh, nguyên nhân gây ra sự biến động đó và mức độ ảnh hƣởng của nó đến tình hình đảm bảo nguồn vốn. - Đánh giá xem doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hay không và các TSDH của doanh nghiệp có đƣợc tài trợ một cách vững chắc bằng nguồn vốn dài hạn không. - Trên cơ sở đó đề xuất biện pháp để doanh nghiệp có tình hình đảm bảo nguồn vốn khả quan hơn. BẢNG 3.2: BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU TÀI SẢN VÀ NGUỒN TÀI TRỢ NĂM 2008 Đơn vị: Đồng Vốn ngắn hạn Nợ ngắn hạn TSNH 27,750,512,057 27,750,512,057 67,542,498,012 38,261,603,868 41.09% 41.09% Tổng NV Tổng 56.65% 100% VLĐ ròng Nợ dài hạn 10,511,091,811 0 100% Vốn dài hạn TổngTS 0% 39,791,985,955 67,542,498,012 TSDH Vốn CSH 58.91% 29,280,894,144 39,662,649,453 43.35% 79.86% Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 57
  52. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng BẢNG 3.3: BẢNG PHÂN TÍCH NHU CẦU TÀI SẢN VÀ NGUỒN TÀI TRỢ NĂM 2009 Đơn vị: Đồng Vốn ngắn hạn Nợ ngắn hạn TSNH 10,002,732,794 10,002,732,794 49,665,382,247 19,415,422,801 20.14% 20.14% Tổng NV Tổng 39.09% Nợ dài hạn 100% VLĐ ròng 0 9,412,690,007 Vốn dài hạn 100% 0% TổngTS 39,662,649,453 49,665,382,247 TSDH Vốn CSH 79.86% 30,249,959,446 39,662,649,453 60.91% 79.86% Từ bảng trên ta thấy : Tổng TS = Tổng NV VLĐ ròng năm 2008 = TSNH – Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn – TSDH = 10,511,091,811đ VLĐ ròng năm 2009 = TSNH – Nợ ngắn hạn = Vốn dài hạn – TSDH = 9,412,690,007đ - Năm 2008: TSNH > Nợ ngắn hạn : 10,511,091,811đ Vốn dài hạn > TSDH : 10,511,091,811đ - Năm 2009: TSNH > Nợ ngắn hạn : 9,412,690,007đ Vốn dài hạn > TSD : 9,412,690,007đ Cả hai năm 2008 và 2009 nguồn vốn NH không những không đủ tài trợ cho TSNH mà còn thiếu hụt khá nhiều, trong khi đó nguồn vốn DH (nợ DH và vốn CSH) không những đủ tài trợ cho TSDH, mà còn dư thừa khá nhiều do đó Công ty phải lấy một phần vốn DH dư thừa để đầu tư cho TSNH. Điều này là khá mạo hiểm, vì mức thiếu hụt này khá lớn, nó cũng cho thấy TSNH có thể chuyển đổi nhanh thành tiền không đủ để đáp ứng nhu cầu trả nợ NH, cán cân thanh toán của Công ty mất thăng bằng và Công ty có thể mất khả năng thanh toán. Lúc này Công ty phải dùng một phần VDH để thanh toán nợ NH đến hạn trả. Để đảm bảo sự an toàn, ổn định về tài chính thì toàn bộ nợ NH nên được đầu tư cho TSNH và trong trường hợp này Công ty cần xem xét, cân nhắc để cấu trúc lại nguồn vốn như tăng thêm nợ NH đồng thời giảm nguồn vốn DH như tăng vay và nợ NH, giảm vốn CSH VLĐ ròng năm 2008 và 2009 đều > 0, tuy nhiên ta thấy năm 2008 VLĐ ròng dương ở mức lớn hơn Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 58
  53. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng 2009. Để đánh giá chính xác hơn về độ an toàn và khả năng thanh toán của Công ty trong trường hợp này ta sẽ so sánh VLĐ ròng này với TSDH. BẢNG 3.4: BẢNG TỶ LỆ VLĐ RÒNG SO VỚI TSDH Đơn vị: Đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch (+/-) TSDH 29,280,894,144 30,249,959,446 969,065,302 Vốn lƣu động ròng 10,511,091,811 9,412,690,007 -1,098,401,804 % VLĐ ròng/TSDH 35.90% 31.12% -4.78% - Tỷ lệ VLĐ ròng trên TSDH của Công ty năm 2008 là 35.90%, điều này có nghĩa là vốn NH không đủ tài trợ TSNH mà còn thiếu hụt. Hay nói cách khác vốn NH chỉ tài trợ đƣợc 64.10% cho TSNH, phần còn lại 35.90% tƣơng đƣơng 10,511,091,811đ đƣợc đầu tƣ bằng vốn DH. Ở năm 2009, tỷ lệ VLĐ ròng trên TSDH là 31.12%, điều này có nghĩa vốn NH không đủ để tài trợ cho TSNH. Hay nói cách khác vốn NH chỉ tài trợ đƣợc 67.88% cho TSNH, phần còn lại 31.12% tƣơng đƣơng với 9,412,690,007đ đƣợc đầu tƣ bằng vốn DH. - Việc tăng của vốn và giảm vốn dài hạn nhƣ trên cùng với việc VLĐ ròng ở cả hai năm đều dƣơng cho thấy cơ cấu vốn của Công ty đang thay đổi theo hƣớng tích cực (giảm nguồn vốn ổn định và tăng nguồn tài trợ ngắn hạn). Khẳ năng thanh toán nợ NH cũng nhƣ khả năng tài trợ của vốn DH với TSDH đƣợc cải thiện hơn. 3.1.1.4. Phân tích nguồn vốn và sử dụng vốn Mực đích của việc phân tích này nhằm đánh giá xu hƣớng thay đổi cơ cấu tài sản của doanh nghiệp theo hƣớng tốt hay xấu, tài sản tăng lên trong kỳ đƣợc hình thành bởi nguồn nào và việc sử dụng những nguồn này vào mục đích gì. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 59
  54. Phân tích tình hình tài chính và một số biện pháp cải thiện tình hình tài chính tại công ty TNHH sản xuất và kinh doanh mút xốp Việt Thắng BẢNG 3.5: BẢNG KÊ NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN NĂM 2009 Đơn vị: đồng TT Chỉ tiêu Năm 2008 Tỷ lệ Năm 2009 Tỷ lệ Sử dụng vốn Nguồn vốn TÀI SẢN 1 Tiền 1,532,265,940 2.29% 689,953,093 1.39% 842,312,847 2 Phải thu NH 237,639,415 0.35% 3,375,301,010 6.80% 3,137,661,595 3 Hàng tồn kho 35,856,792,532 53.08% 14,709,574,008 29.62% 21,147,218,524 4 TSNH khác 634,905,981 0.94% 640,594,690 1.29% 5,688,709 5 Phải thu dài hạn 0 0 0 Tài sản dài hạn 6 267,018,822 0.40% 371,833,770 0.75% 104,814,948 khác 7 Tài sản cố định 29,013,875,322 42.96% 29,878,125,676 60.16% 864,250,354 Tổng cộng TS 67,542,498,012 100% 49,665,382,247 100% 25,149,130,473 952,816,504 NGUỒN VỐN 1 Nợ ngắn hạn 27,750,512,057 41.09% 10,002,732,794 20.14% 17,747,779,263 2 Nợ dài hạn 0 0 0 3 Vốn CSH 39,791,985,955 58.91% 39,662,649,453 79.86% 129,336,502 Tổng cộng NV 67,542,498,012 100% 49,665,382,247 100% 17,877,115,765 0 Tổng mức biến động nguồn vốn và sử dụng vốn 7,272,014,708 952,816,504 Nhận xét: - Năm 2009 Công ty đã sử dụng vốn cho các mục đích chủ yếu sau: Đầu tƣ tăng TSCĐ hữu hình 864,250,354đ. Tiêu thụ hàng tồn kho tƣơng ứng với số tiền là 21,147,218,524đ. Đầu tƣ 3,137,661,595đ khoản phải thu ngắn hạn (phải thu khách hàng, các khoản phải thu khác). Trả nợ ngắn hạn 17,747,779,263đ. Giảm vốn CSH là 129,336,502đ. - Để tài trợ cho các nhu cầu sử dụng vốn trên Công ty đã sử dụng các nguồn vốn sau: Dùng 5,688,709đ giá trị một số tài sản ngắn hạn khác, 842,312,847đ tiền mặt và 104,814,948đ tài sản dài hạn khác để tài trợ. 3.1.2. Phân tích khái quát tình hình tài chính Công ty qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh 3.1.2.1. Phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh theo chiều ngang Phân tích BCKQKD theo chiều ngang giúp ta biết đƣợc xu hƣớng tăng giảm của chỉ tiêu giữa các thời điểm khác nhau, qua đó giúp các nhà quản trị xác định chỉ tiêu nào cần phải tăng, còn khả năng tăng đƣợc bao nhiêu, chỉ tiêu nào cần giảm và giảm đến mức nào. Sinh viên: Vũ Thị Hồng Quyên – Lớp: QT1001N 60