Tài liệu Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản

doc 63 trang huongle 5780
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Tài liệu Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Tài liệu đính kèm:

  • doctai_lieu_du_an_xay_dung_mang_luoi_quan_trac_moi_truong_phuc.doc

Nội dung text: Tài liệu Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường phục vụ nuôi trồng thủy sản

  1. BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ ÁN XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Đơn vị thực hiện: - Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I, II và III - Viện nghiên cứu Hải sản. - Các Chi cục Thuỷ sản/ NTTS các tỉnh trọng điểm Đơn vị chủ trì: Tổng cục Thủy sản Hà Nội, tháng 7 năm 2012 1
  2. MỤC LỤC Mục lục Error! Bookmark not defined. 1 SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 4 2 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN 6 3 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 7 3.1 Mục tiêu chung 7 3.2 Mục tiêu cụ thể 7 4 HIỆN TRẠNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NTTS Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 7 4.1 Kinh nghiệm quan trắc môi trường thuỷ sản ở một số nước 7 4.2 Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường trong NTTS 8 4.2.1 Mạng lưới quan trắc môi trường trong NTTS 8 4.2.2 Cơ chế thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường 10 4.2.3 Quan trắc và cảnh báo thông tin 11 4.2.4 Đối tượng nuôi, vị trí, bộ thông số và tần suất quan trắc 12 4.3 Kết quả và những hạn chế của mạng lưới quan trắc môi trường trong NTTS 13 4.3.1 Kết quả 13 - Thiết lập và duy trì hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản 13 - Xây dựng được cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ quan trắc viên 13 - Xây dựng được phương pháp luận quan trắc môi trường phục vụ NTTS 13 - Xây dựng được cơ sở dữ liệu, trang Web phục vụ cảnh báo 14 4.3.2 Hạn chế 14 - Bất cập trong quản lý nhiệm vụ quan trắc theo hình thức đề tài 14 - Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực 14 - Thiếu kinh phí thường xuyên cho hoạt động quan trắc 15 - Sự phối hợp giữa các bên tham gia còn rất hạn chế 15 - Cơ chế xử lý thông tin phục vụ sản xuất còn chưa hiệu quả 15 - Thiếu bộ thông số thống nhất và cơ chế xử lý thông tin đồng bộ 16 4.4 Nguyên nhân 16 5 CÁCH TIẾP CẬN CỦA DỰ ÁN 16 5.1 Kế thừa và nâng cao năng lực trang thiết bị và nhân lực hiện có 16 5.2 Thống nhất đầu mối quản lý gắn với cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất 17 2
  3. 5.3 Tin học hóa, tự động hóa, ứng dụng GIS và viễn thám 17 6 NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 18 6.1 Xây dựng cơ cấu tổ chức của mạng lưới quan trắc (Sơ đồ 1) 18 6.2 Nâng cấp trang thiết bị và phòng thí nghiệm 21 6.3 Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin cảnh báo 21 6.4 Triển khai nhiệm vụ quan trắc môi trường thường xuyên phục vụ NTTS 21 6.5 Thống nhất bộ thông số quan trắc môi trường trên toàn quốc 22 6.6 Bổ sung, đào tạo nhân lực và hợp tác quốc tế 26 6.7 Tổ chức các nghiên cứu nhằm bổ trợ cho hoạt động quan trắc 26 7 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 26 8 KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN 28 9 KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN 29 9.1 Nguồn kinh phí để thực hiện dự án 29 9.2 Nhu cầu kinh phí cho từng nội dung của dự án 30 10 CÁC RỦI RO CÓ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC 31 11TỔ CHỨC THỰC HIỆN 32 11.1 Tổng cục Thủy sản 32 11.2 Các trung tâm quan trắc và trạm vùng trực thuộc 32 11.3 Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tham gia dự án 32 12 PHỤ LỤC 33 12.1 PHỤ LỤC 1: CHI TIẾT NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ 33 12.2 PHỤ LỤC 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ VĂN BẢN QUẢN LÝ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI 35 12.3 PHỤ LỤC 3: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG THƯỜNG XUYÊN PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2012-2020 36 12.4 PHỤ LỤC 4. TỔNG KINH PHÍ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ BỔ SUNG CHO CÁC TRUNG TÂM 56 12.5 PHỤ LỤC 5. TỔNG KINH PHÍ MUA SẮM TRANG THIẾT BỊ CHO CÁC TRẠM VÙNG 62 3
  4. 1SỰ CẦN THIẾT PHẢI XÂY DỰNG HỆ THỐNG TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Trong những năm qua, nuôi trồng thuỷ sản (NTTS) Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, thu được những thành tựu to lớn, góp phần giảm nghèo, tạo thu nhập và công ăn việc làm cho một bộ phận lực lượng lao động ở nông thôn, đóng góp tích cực cho kinh tế nông nghiệp nói riêng và kinh tế đất nước nói chung. 6000 1,000 MT 5.252 Wild catch Aquaculture 4.850 5000 4.580 4.160 3.696 4000 3.432 3.074 2.859 2.648 3000 2.435 2.003 1.828 1.669 2000 1.570 1.344 1.338 1000 0 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2011 Hình 1. Sản lượng khai thác và NTTS của Việt Nam trong những năm gần đây NTTS được đánh giá là một trong những ngành sản xuất có tốc độ tăng trưởng rất nhanh (Hình 1). Theo thống kê của Tổng cục thủy sản, năm 1994, sản lượng thuỷ sản nuôi trồng và khai thác nội địa mới chỉ đạt 397,168 tấn, chiếm 30.86% tổng sản lượng thủy sản. Đến năm 2006, sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 1,694,000 tấn; năm 2007 đạt 2,100,000 tấn, chiếm trên 50% tổng sản lượng thuỷ sản. Đến năm 2011, tổng sản lượng sản phẩm thủy sản đã đạt xấp xỉ 5.3 triệu tấn với giá trị kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành đạt 6.18 tỷ USD trong đó sản lượng nuôi trồng thuỷ sản đạt 3.052 triệu tấn chiếm 58% tổng sản lượng. Hiện nay, NTTS đang đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với kinh tế - xã hội với kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm thủy sản đạt 4% GDP, tạo công ăn việc làm cho khoảng trên 4 triệu lao động. Bên cạnh những thành tựu quan trọng, NTTS nước ta cũng đang phải đối mặt với một số vấn đề tồn tại về môi trường, dịch bệnh. Biểu hiện rõ nét là tình hình bệnh thủy sản và môi trường suy thoái có chiều hướng gia tăng. Việc tăng diện tích và sản lượng NTTS cũng tỷ lệ thuận với việc suy giảm chất lượng môi trường nuôi và diện tích tôm bị bệnh. Bệnh xảy ra với các đối tượng thuỷ sản nuôi đã gây thiệt hại từ vài chục tỷ đồng đến hàng trăm tỷ đồng trên mỗi vụ nuôi. Tôm nuôi nước lợ thường xảy ra dịch bệnh, có lúc rải rác ở các vùng miền có lúc xảy ra hàng loạt, gây thiệt hại lớn cho một số vùng nuôi trọng điểm như Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Tre, Trà Vinh, Thừa Thiên Huế, Quảng Ninh Đặc biệt, thống kê năm 2011 cho thấy tôm nuôi bị dịch bệnh trên diện rộng, gây thiệt hại khoảng trên 97,000 ha tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu. Năm 2012, dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, tập trung nhiều ở tỉnh Trà Vinh 4
  5. và đến nay vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân chính gây ra dịch bệnh. Hiện tượng ngao chết hàng loạt xảy ra hàng năm rải rác từ tháng 12 và tỷ lệ chết cao nhất thường xuất hiện vào tháng 3 - 4 dương lịch ở miền Nam và từ tháng 4 và tỷ lệ chết tăng dần từ tháng 6 đến hết tháng 8. Năm 2011, ngao nuôi ở miền Nam bị chết hàng loạt tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Bạc Liêu với tổng diện tích thiệt hại 2.980 ha, tương đương khoảng 30.000 tấn, ước giá trị thiệt hại khoảng 648 tỷ đồng (Báo cáo tại hội nghị phát triển nuôi ngao và phòng chống dịch bệnh cho ngao). Trong ba năm gần đây, bệnh cá rô phi đã xuất hiện có tính chất dịch trên toàn miền Bắc do vi khuẩn Streptococcus sp gây ra vào thời kỳ nắng nóng kéo dài từ tháng 6-9. Cá nuôi lồng trên biển cũng thường gặp dịch bệnh gây chết rải rác và thường chết hàng loạt khi các yếu tố môi trường bất lợi ở Quảng Ninh, Hải Phòng, Thừa Thiên Huế, Khánh Hoà và Bà Rịa-Vũng Tàu. Hiện trạng dịch bệnh trên đây cho thấy việc tăng cường quản lý để kiểm soát dịch bệnh là rất cấp bách. Khác với các loài động vật sống trên cạn, các đối tượng NTTS phụ thuộc và gắn chặt với môi trường nước và khi đã xảy ra dịch bệnh thì rất khó chữa trị. Việc kiểm soát dịch bệnh hoàn toàn phụ thuộc vào công tác phòng ngừa, hạn chế các mối nguy gây ra dịch bệnh. Có thể nói việc quản lý dịch bệnh trong NTTS hoàn toàn phụ thuộc và việc kiếm soát chất lượng môi trường nước. Công tác quan trắc môi trường trong NTTS do vậy đóng vai trò cực kỳ quan trọng để giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh, đảm bảo sự phát triển bền vững. Ở nước ta, công tác quan trắc môi trường và dự báo khí tượng thuỷ văn đã có từ rất lâu nhằm phục vụ các nhóm ngành nghề và đối tượng khác nhau. Đối với lĩnh vực nông nghiệp, đã có mạng lưới quan trắc chất lượng nước phục vụ thủy lợi. Từ năm 2001, Bộ Thủy sản (nay thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã từng bước hình thành mạng lưới quan trắc phục vụ NTTS và môi trường biển thuộc 4 Viện I, II, III và Viện NCHS. Hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường, bệnh của các trung tâm đã đi vào hoạt động và góp phần không nhỏ trong việc quan trắc môi trường vùng nuôi để đưa ra được những cảnh báo sớm cho người dân nuôi trồng thuỷ sản có những biện pháp quản lý và phòng tránh những rủi ro do môi trường, bệnh gây ra cho đối tượng nuôi của mình. Tuy nhiên vẫn còn những hạn chế như nguồn kinh phí chưa đủ để thực hiện quan trắc, ảnh hưởng tới quá trình thực hiện về phạm vi, đối tượng quan trắc và tần số quan trắc; các bộ tiêu chuẩn (TCVN, TC ngành) còn nhiều bất cập nên đã ảnh hưởng đến quá trình đánh giá; một số tỉnh còn nuôi theo hình thức nhỏ lẻ do vậy việc quản lý vùng nuôi còn gặp nhiều khó khăn; các thiết bị quan trắc, phân tích còn thiếu và lạc hậu; chưa có chế tài rõ ràng về việc thông báo các kết quả quan trắc chất lượng môi trường, bệnh nên việc đưa thông tin quan trắc đến được với các hộ dân còn chậm, hiệu quả còn nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, mạng lưới kiểm soát và cảnh báo môi trường, bệnh của các Chi cục Thủy sản/ NTTS tại các địa phương về nhân lực cũng như kinh phí còn thiếu nên khó kiểm soát được toàn bộ khu vực nuôi như mong muốn. Ngoài ra, biến đổi khí hậu và những hiện tượng thời tiết bất thường không theo qui luật, hiện tượng bão lũ, hạn hán đã có những tác động không nhỏ đến sản xuất 5
  6. NTTS. Hậu quả là hiện tượng môi trường suy thoái và bệnh vẫn xảy ra đối với nhiều đối tượng nuôi, gây thiệt hại không nhỏ đối với kết quả hoạt động sản xuất NTTS. Những bất cập trên đây cho thấy hoạt động Quan trắc môi trường, bệnh ngày càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết đối với sự tồn tại và phát triển NTTS. Hiện nay, công tác quản lý sản xuất NTTS đang được Bộ NN&PTNT quan tâm chỉ đạo để tăng cường quản lý sản xuất theo hướng phát triển bền vững, góp phần thiết thực đảm bảo an ninh lương thực và thực phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái. Công tác cảnh báo môi trường trong NTTS hiện nay rất cần phải nâng cấp và cần phải gắn kết chặt chẽ với cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất. Việc xây dựng dự án “Xây dựng mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường phục vụ nuôi trồng thuỷ sản đến năm 2020” là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và phát triển NTTS bền vững. 2 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG DỰ ÁN - Luật Thuỷ sản được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 26/11/2003; - Luật Bảo vệ Môi trường của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 52/2005/QH 11 ngày 29 tháng 11 năm 2005; - Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 08 tháng 9 năm 2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường; - Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg: Về việc phê duyệt “Quy hoạch tổng thể hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020” ban hành ngày 29/01/2007; - Quyết định số 10/2007/QĐ-BTNMT ngày 5/7/2007 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về việc ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật hoạt động quan trắc môi trưởng không khí xung quanh và nước mặt; - Thông tư số 10/2007/TT-BTNMT ngày 22/10/2007 của Bộ TN&MT hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường; - Quyết định 3244/QĐ-BNN-KHCN ngày 02 tháng 12 năm 2010 Phê duyệt Đề án Tăng cường năng lực quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 – 2020; - Thông báo 215/TB-BNN-VP ngày 22/6/2011 về ý kiến của Bộ trưởng Cao Đức Phát về việc lập dự án điều tra nguồn lợi thủy sản và dự án xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường. 6
  7. 3 MỤC TIÊU CỦA DỰ ÁN 3.1 Mục tiêu chung Xây dựng được mạng lưới quan trắc môi trường đáp ứng yêu cầu cảnh báo dịch bệnh trong NTTS phục vụ quản lý và chỉ đạo sản xuất NTTS bền vững, có hiệu quả. 3.2 Mục tiêu cụ thể - Xây dựng được mạng lưới quan trắc môi trường có nguồn nhân lực và trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ và hiện đại, đáp ứng được nhu cầu cảnh báo trong chỉ đạo sản xuất NTTS. - Triển khai được các hoạt động quan trắc môi trường và dịch bệnh trong NTTS đáp ứng yêu cầu chỉ đạo và điều hành sản xuất. 4 HIỆN TRẠNG QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG NTTS Ở VIỆT NAM VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC 4.1 Kinh nghiệm quan trắc môi trường thuỷ sản ở một số nước Hoạt động quan trắc trên thế giới được tiến hành trên nhiều lĩnh vực, phục vụ nhiều mục tiêu khác nhau như khí tượng thuỷ văn, động đất và sóng thần Đối với NTTS, hoạt động quan trắc môi trường có những nét đặc thù và mỗi nước có cách tiến hành khác nhau. Bản Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm của FAO cũng đó đề cập đến việc bắt buộc phải có hoạt động quan trắc môi trường đối với các vực nước trong phạm vi một quốc gia hay các hệ sinh thái liên quốc gia. Cơ sở dữ liệu quan trắc phải được chia sẻ (FAO, 1995). Một số bang ở Mỹ có những chương trình quan trắc chi tiết cho các khu vực NTTS trong đó các thông số chất lượng nước, cấu trúc và chức năng của quần xã sinh vật đáy, tảo, dịch bệnh được giám sát kỹ lưỡng. Ở Thái Lan, hoạt động quan trắc trong NTTS do Cục nghề cá đảm nhận và có sự phân cấp hoạt động cho các tỉnh. Hệ thống quan trắc có 218 trạm quan trắc chất lượng nước bao gồm cả thủy sinh. Hoạt động quan trắc chất lượng nước trong NTTS biển là việc bắt buộc phải thực hiện theo Luật thuỷ sản (National Offshore Aquaculture Act of 2000) do một uỷ ban liên ngành gồm các cơ quan của chính phủ (Gerstenfeld và Biederman, 2002). Ở Nauy, trong khi đệ trình dự án, chủ trại phải chỉ ra rằng mình có khả năng thực hiện việc quan trắc và xử lý môi trường theo yêu cầu của các nhà quản lý môi trường. Ở Scottland, Cục Bảo vệ Môi trường (SEPA) yêu cầu chủ trại phải thực hiện việc quan trắc và kinh phí quan trắc tự chi trả. Việc giám sát công tác quan trắc môi trường (gồm cả việc sử dụng thuốc và hoá chất) do nhiều cơ quan khác nhau phối hợp và các cơ quan địa phương đóng vai trò quan trọng. Cục nghề cá Ireland yêu cầu chủ trại có sản lượng hàng năm trên 100 tấn phải có báo cáo đánh giá hoạt động và giám sát môi trường (Cicin-Sain, 2001). Việc giám sát môi trường trong NTTS ở Canada cũng có nhiều chồng chéo và phức tạp. Luật nghề cá sửa đổi của Úc cũng có đề cập các điều khoản về quan trắc môi trường. 7
  8. Giám sát và quản lý tảo độc, sự nở hoa của tảo và đặc biệt là các loài thuộc lớp Dinophyceae và tảo Silic biển gây nên sự nhiễm độc cho thuỷ, hải sản từ đó ảnh hưởng đến ngành công nghiệp nuôi và đánh bắt các thuỷ, hải sản. Nhiều nước đã đặt nhiệm vụ cấp bách phải kiểm tra giám sát quản lý độc tố trong thuỷ hải sản và trong thực vật phù du (Andersen P, 1996). Canada có hệ thống giám sát thủy hải sản từ năm 1943, hệ thống giám sát của nước này đã chia vùng nuôi trồng và đánh bắt hải sản thành các mạng lưới hoặc các trạm, thường xuyên kiểm tra định kỳ các mẫu hải sản đánh bắt và các mẫu thực vật phù du gây độc (Đặng Đình Kim, 1999). Đến năm 1996, có ít nhất 33 quốc gia ven biển đã thiết lập hệ thống quan trắc tảo độc hại thường xuyên (Andersen, 1996).Cộng đồng châu Âu (EU) yêu cầu các vùng nguyên liệu thân mềm hai mảnh vỏ nhập khẩu vào thị trường của khối liên minh này phải được quan trắc thường xuyên. Trong đó, hàm lượng độc tố PSP không được vượt quá 0,08 mg/1kg thịt và độc tố DSP không được quá 0,020 mg/1kg thịt (Cộng đồng EU, 1991). Tại Đan Mạch hệ thống giám sát thủy hải sản có rất sớm, riêng vùng đánh bắt sò xanh được chia thành hệ thống gồm nhiều mạng lưới và việc đánh bắt hải sản sẽ bị cấm trừ khi các mẫu hải sản và nước được kiểm tra từ tuần trước đó về độc tố và tảo độc nằm trong ngưỡng cho phép. Có thể thấy, xu hướng hoạt động quan trắc môi trường nước nhìn chung phát triển theo hướng mở rộng quy mô, đa dạng về hình thức, phân cấp mạnh và ngày càng có nhiều bên tham gia. Việc quan trắc cần gắn trực tiếp với sản xuất, vừa là nghĩa vụ, vừa là nhu cầu đối với sản xuất NTTS. 4.2 Hiện trạng mạng lưới quan trắc môi trường trong NTTS 4.2.1 Mạng lưới quan trắc môi trường trong NTTS Năm 2001, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường phối hợp với Bộ Thuỷ Sản tổ chức khởi đầu hoạt động “Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh thủy sản” cho ngành Thuỷ sản nhằm tìm ra hình thức hoạt động quan trắc môi trường phù hợp với đặc thù hoạt động của ngành Thủy sản. Bộ Thuỷ sản đã phân công các cơ quan chức năng trong Ngành tham gia thực hiện đề tài nghiên cứu về “Quan trắc, cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ ngành thuỷ sản”. Theo đó 4 Trung tâm quan trắc mới về dự báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh phục vụ nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thiết lập. Đây là cơ sở để tiến tới hình thành mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh phục vụ nuôi trồng thuỷ sản cho ngành thủy sản. Từ năm 2004, các trung tâm quan trắc ngành thủy sản từng bước hoà nhập với mạng lưới quan trắc môi trường chung của quốc gia. Hiện nay 04 Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và dịch bệnh cho NTTS thuộc 04 Viện nghiên cứu NTTS là các Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III và Viện nghiên cứu hải sản (gọi tắt là Viện I, II, III và Viện NCHS). Ngoài chức năng quan trắc và cảnh báo, các Trung tâm này đều có chức năng nghiên cứu phục vụ những vấn đề đặc thù của các Viện quản lý trực tiếp giao cho. Cơ cấu tổ chức của các Trung 8
  9. tâm bao gồm: Ban Giám đốc, Văn phòng, các phòng chuyên môn. Bốn trung tâm này còn có một số trạm vùng trực thuộc ở những vùng nuôi trọng điểm đặc thù. Bảng 1 thể hiện nhân sự tham gia vào mạng lưới quan trắc. Tổng số cán bộ thực hiện quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thuỷ sản khoảng 119 cán bộ. Trong đó, có khoảng 57 cán bộ chuyên làm về công tác Quan trắc và 22-37 cán bộ làm hợp đồng. Bảng 1: Nhân sự của mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản Tổng Cán bộ Số Số Lao động Tên cơ quan số cán chuyên trạm điểm hợp đồng bộ trách vùng đo Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường 031 Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường 37 20 30 8 51 và phòng ngừa dịch bệnh Miền Bắc Trung tâm quốc gia quan trắc môi trường 17 05 02 0 60 biển Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường 21 14 - 4 22 và phòng ngừa dịch bệnh Miền Trung Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường 35 18 - 5 53 và phòng ngừa dịch bệnh Nam Bộ Tổng số cán bộ làm công tác quan trắc 119 môi trường thủy sản Trong số 04 Trung tâm quan trắc, chỉ có Trung tâm Quan trắc miền Nam thuộc Viện II đã được đầu tư từ năm 2005 với cơ sở vật chất tương đối đầy đủ và hiện đại; 03 trung tâm còn lại đều chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng. Các trang thiết bị phục vụ nghiên cứu môi trường và bệnh nói chung, phục vụ hoạt động quan trắc nói riêng của 03 trung tâm trên chủ yếu là từ các nguồn đầu tư nhỏ lẻ hàng năm hay từ các đề tài khác nên chưa được đồng bộ và thiếu rất nhiều trang thiết bị thiết yếu. Cho đến nay, “Nhiệm vụ Quan trắc và Cảnh báo Chất lượng Môi trường và Dịch bệnh Thủy sản” được Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường chỉ đạo các Trung tâm Quan trắc trực thuộc các Viện I, II, III và Trung tâm Quan trắc Môi trường biển thuộc Viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện theo hình thức giao nhiệm vụ hàng năm. Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh Miền Bắc thuộc Viện I, gồm có các phòng chuyên môn là Phòng Bệnh động vật thủy sản, Phòng Môi trường, Phòng thông tin và Cảnh báo cùng các phòng thí nghiệm chuyên môn và Văn phòng. Ngoài các đơn vị trực thuộc tại Trung tâm còn có 8 trạm vùng: Trạm Cát Bà, Quý Kim, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Thừa Thiên Huế, Sơn La và Tuyên Quang. Trên thực tế, chỉ mới có các trạm vùng có cơ sở vật chất và nhân lực nằm trên các đơn vị của Viện I đã thực hiện chức năng của trạm ở các mức độ khác nhau, các 1 Hiện chỉ có 03 cán bộ phụ trách trực tiếp lĩnh vực môi trường thủy sản. 9
  10. trạm vùng không thuộc Viện chưa được xây dựng. Hoạt động hợp tác trong nhiệm vụ quan trắc thường niên với các đơn vị quản lý thủy sản nơi có các trạm vùng không thuộc Viện cũng chưa được phối hợp chặt chẽ ngoại trừ với Chi Cục NTTS Thừa Thiên Huế. Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh Nam Bộ - Viện II gồm 3 phòng chức năng chính là Phòng bệnh học thủy sản, Phòng Môi trường, Phòng thông tin, tổng hợp. Các trạm thu mẫu được phân chia thành trạm cấp I (7 trạm) và cấp II. Trạm cấp I là các trạm tối thiểu giúp thu thập các tài liệu cơ bản để phân tích đánh giá chất lượng nước của một tiểu vùng. Trạm cấp II là các trạm mở rộng theo yêu cầu và điều kiện cho phép. Các địa điểm chính là Bán đảo Cà Mau, Đồng Tháp Mười, Sông Tiền, Sông Hậu, Tứ giác Long Xuyên. Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh Miền Trung - Viện III, thực hiện quan trắc môi trường tại các tỉnh Nam Trung bộ và các tỉnh Tây nguyên gồm 7 trạm đo. Trung tâm quốc gia Quan trắc môi trường biển thuộc Viện nghiên cứu Hải sản, tham gia vào trạm quan trắc phân tích môi trường biển quốc gia (Trạm quan trắc biển khơi 5) và phụ trách quan trắc môi trường biển vùng biển khơi Côn Đảo, Trung và Đông Nam Bộ, Tây Nam bộ. Trong những năm qua với sự nỗ lực của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quan trắc môi trường, đã góp phần không nhỏ cho việc cảnh báo sớm những diễn biến bất lợi về môi trường nuôi trồng thuỷ sản theo khu vực và từng địa phương. Đặc biệt là cảnh báo đối với các đối tượng nuôi chủ lực như tôm sú, cá tra, tôm hùm, nhuyễn thể đã giúp người dân tránh được không ít những rủi ro trong sản xuất như có kế hoạch thu hoạch sớm, thả giống đúng thời điểm môi trường thuận lợi, tránh lấy nước vào ao nuôi khi môi trường bất lợi Tuy nhiên do NTTS ngày càng phát triển về diện tích và sản lượng nên với số lượng cán bộ làm công tác quan trắc hiện có đã rất khó khăn để có mặt tại hiện trường với địa bàn hoạt động rộng khắp. Các Trung tâm đã phải linh hoạt phối hợp với Chi cục tại địa phương thực hiện nhiệm vụ quan trắc. Cũng do kinh phí hạn chế nên việc phối hợp còn chưa mang lại hiệu quả như mong muốn. Việc bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu về môi trường, bệnh, các phương pháp thống kê số liệu quan trắc đồng bộ, phương pháp lấy mẫu còn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, kinh phí hàng năm chưa đảm bảo để các cán bộ được tham gia nhiều khoá đào tạo nâng cao trình độ năng lực trong nước và nước ngoài. 4.2.2 Cơ chế thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường Nhiệm vụ hàng năm được tổ chức thực hiện theo kinh phí Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường dự kiến cho mỗi trung tâm quan trắc. Theo đó, các trung tâm xây dựng kế hoạch theo dạng đề tài và được Hội đồng Khoa học của các Viện thông qua sau được Hội đồng Khoa học của Bộ xét duyệt. Sau mỗi năm thực hiện hoạt động quan 10
  11. trắc theo đề cương đã được phê duyệt, các trung tâm quan trắc tiến hành tổng kết nhiệm vụ của mình thông qua Hội đồng khoa học của các Viện; sau đó hồ sơ nghiệm thu cơ sở được gửi lên Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường để nghiệm thu cấp Bộ. Về cơ chế hoạt động, tùy theo điều kiện của từng trung tâm và các trạm vùng, điểm đo mà một số hoạt động quan trắc được phân nhánh cho các trạm vùng. Đối với Trung tâm Quan trắc miền Bắc, trạm vùng Hải Phòng, trạm vùng Nghệ An và trạm vùng Thừa Thiên Huế thực hiện các hoạt động quan trắc trong địa bàn của mình theo dạng hợp đồng nhánh sau khi đã có sự thống nhất về nội dung quan trắc theo đề cương đã được Bộ phê duyệt. Hiện nay kinh phí chi cho hoạt động quan trắc cảnh báo hàng năm rất hạn chế trong khi nhu cầu quan trắc rất lớn (Bảng 2). Các trung tâm không thể tiến hành quan trắc trên nhiều đối tượng nuôi, nhiều điểm đo và tần suất quan trắc cao. Bảng 2: Kinh phí hàng năm từ 2005-2008 Kinh phí hàng năm Tên đơn vị 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 TTQT CBMT và PNDB Miền Bắc 250 450 750 960 960 960 400 TTQG QTCB môi trường biển 400 600 1.100 - 1150 1150 500 TTQG QTCB MT và PNDB Miền Trung 350 550 800 1.200 1200 1200 600 TTQG QTCBMT và PNDB Nam Bộ 350 550 900 - 1600 2800 600 4.2.3 Quan trắc và cảnh báo thông tin Trong quá trình thực hiện quan trắc, các báo cáo định kỳ hàng quý được gửi lên Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Các bản tin quan trắc được gửi cho người nuôi; vùng nuôi và cơ quan quản lý NTTS của địa phương (tùy vào từng địa phương cơ quan quản lý NTTS tham gia vào hoạt động quan trắc với các trung tâm có thể là trung tâm khuyến ngư, chi cục NTTS hay chi cục Thủy sản); Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường và Tổng cục Thủy sản. Riêng tại Trung tâm Quan trắc Miền Bắc, với sự phối hợp với Chi Cục NTTS Thừa Thiên Huế, thông tin quan trắc môi trường và bệnh được đưa lên Đài truyền hình tỉnh 1 lần/tuần và có phát lại. Số liệu quan trắc phục vụ các bản tin được xử lý bằng cách đối chiếu với các tiêu chuẩn ngành (TCN), tiêu chuẩn quốc gia (TCQG) cho từng đối tượng nuôi hay loại hình thủy vực đã tương ứng. Nhiều thông số do không có các tiêu chuẩn sẵn có được suy diễn căn cứ vào kinh nghiệm và sự tham khảo của các tác giả khác để tổng hợp và đưa ra nhận định. Các bản tin đồng thời được đưa lên trang Web của Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Khi trang Web chỉ mới phục vụ thông tin về môi trường thủy sản, các bản tin được đăng tải đều đặn theo các hoạt động thu mẫu của các trung tâm. Sau khi được 11
  12. mở rộng và cấu trúc lại nhằm mục đích chuyển tải thông tin môi trường nông nghiệp nói chung từ năm 2010, trang Web này mới chỉ đang trong quá trình thử nghiệm và thông tin quan trắc thủy sản được đưa lên mạng không thường xuyên. Việc duy trì liên lạc thường xuyên trong mạng lưới còn yếu, đặc biệt là giữa các trung tâm với các vùng nuôi do tính phân tán của các hoạt động NTTS. Bên cạnh đó, yếu tố chủ quan là sự phối hợp giữa trung tâm với các trạm vùng, trung tâm với các tỉnh còn nhiều bất cập nên việc tiếp nhận phản hồi từ người dân về tính hữu ích của thông tin cảnh báo chưa cao. 4.2.4 Đối tượng nuôi, vị trí, bộ thông số và tần suất quan trắc Căn cứ vào điều kiện NTTS của từng miền, nguồn kinh phí và yêu cầu về mặt khoa học của những thông số cần quan trắc các trung tâm đã đưa ra hình thành nên mạng lưới quan trắc trong vùng quản lý của mình với mạng lưới các trạm vùng, điểm đo, bộ thông số và tần suất đo phục vụ những đối tượng nuôi cụ thể. Ở miền Bắc, quan trắc môi trường và bệnh khu vực nuôi tôm sú, tôm chân trắng ở các tỉnh ven biển; cá biển nuôi lồng ở Quảng Ninh và Hải Phòng; cá rô phi nuôi thâm canh tại Hải Dương, Bắc Ninh, Hưng Yên và Hà Nội; nhuyễn thể tại các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa và Nghệ An. Ở miền Trung, quan trắc môi trường và bệnh tại các khu vực nuôi tôm sú, tôm chân trắng, tôm hùm và cá biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận. Miền Nam chủ yếu quan trắc môi trường phục vụ nuôi tôm và nhuyễn thể ở các tỉnh ven biển Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bến Tre, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, nuôi cá biển ở Vũng Tàu, Kiên Giang; cá Tra ở các tỉnh Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang. Thông số quan trắc được chia làm 4 nhóm gồm thủy lý hóa, thủy sinh, trầm tích và bệnh. Các thông số này có thể có một số khác biệt giữa các trung tâm quan trắc trên từng đối tượng nuôi cụ thể. Các thông số về chất lượng nước: Nhiệt độ, Oxy, pH, Thế oxy - hóa khử, độ muối, độ trong, CO2, độ cứng, kiềm tổng số, Phosphate, Ammonia, NH3, Nitrate, Nitrite, nhu cầu ô xy hóa học (COD), nhu cầu oxy sinh học (BOD), Sulfide, Sắt tổng số, tổng N, tổng P, Chloropyll-a, dư lượng váng dầu, Chì, Cadmium, Đồng, Thủy ngân, Asen và Kẽm. Các thông số về bệnh: Vi khuẩn hiếu khí; Vi khuẩn Vibrio; Coliform; vi khuẩn trên tôm và cá; Virut đốm trắng, đầu vàng và Taura trên tôm; mô, nấm, ký sinh trùng, virut trên cá. Các thông số và động thực vật thủy sinh: Thực vật phù du, Tảo độc hại, Động vật phù du và động vật đáy. 12
  13. Các thông số về môi trường trầm tích như: Thành phần cơ giới, hô hấp đất, pH đất, thế Oxy hóa-Khử, Tổng N đáy, tổng P đáy, tổng C đáy, tổng lưu huỳnh, tổng sắt trong đất, nấm trong đất và vi khuẩn Vibrio. Tần suất quan trắc định kỳ của các Trung tâm cũng có khác biệt giữa các đối tượng nuôi khác nhau và thậm chí trên cùng một đối tượng. Tần suất quan trắc thường từ 3 - 6 lần/năm tập trung vào 06 tháng mùa vụ sản xuất chính trong năm. Ví dụ nhóm các yếu tố dinh dưỡng được quan trắc 1 lần/tháng ở miền Bắc, 0.25 lần/tháng ở miền Trung đối với tôm Sú. Ngoài quan trắc định kỳ, quan trắc đột xuất tiến hành khi có hiện tượng dịch bệnh xảy ra trên diện rộng đối với các đối tượng như tôm, cá biển và cá nước ngọt, nhuyễn thể. 4.3 Kết quả và những hạn chế của mạng lưới quan trắc môi trường trong NTTS 4.3.1 Kết quả - Thiết lập và duy trì hoạt động của mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản Mạng lưới quan trắc môi trường thủy sản được hình thành dựa vào 04 trung tâm quan trắc thuộc Viện I, II, III và Viện NCHS với mục tiêu là cung cấp được cho người nuôi và các nhà quản lý diễn biến môi trường và bệnh để điều hành và chỉ đạo sản xuất cũng như đánh giá tác động của NTTS lên môi trường. Mạng lưới gồm có các trung tâm ở ba miền hoạt động theo yêu cầu quan trắc môi trường từ Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường. Dưới các trung tâm là các trạm vùng và dưới các trạm vùng là các điểm đo phân bố ở tại một số vùng nuôi trọng điểm, vùng nuôi tập trung. - Xây dựng được cơ sở vật chất trang thiết bị và đội ngũ quan trắc viên Cơ sở vật chất trang thiết bị tham gia vào hoạt động quan trắc đã được nâng cấp từ nhiều nguồn, dự án khác nhau. Trung tâm quan trắc miền Nam đã được xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị khá đầy đủ. Các trung tâm còn lại cũng đã được phê duyệt dự án xây dựng, nâng cấp trang thiết bị. Nhân lực thực hiện quan trắc được bổ sung dần vừa là để đáp ứng nhu cầu quan trắc, vừa để thực hiện các nhiệm vụ môi trường và bệnh phục vụ NTTS. Lực lượng này cũng được tập huấn, đào tạo thêm về nghiên cứu và quan trắc môi trường nước được lồng ghép trong các nhiệm vụ môi trường hàng năm ở các cấp trung tâm và một số ít ở các trạm trạm vùng. - Xây dựng được phương pháp luận quan trắc môi trường phục vụ NTTS Từ đặc thù NTTS nhỏ lẻ và phân tán gồm nhiều đối tượng loài nuôi, loại hình nuôi dẫn đến môi trường và bệnh trong NTTS diễn biến rất phức tạp. Trong khi đó kinh phí được cấp hàng năm, cơ sở vật chất cũng như đội ngũ cán bộ còn thiếu và yếu so với nhu cầu, các trung tâm quan trắc đã xác định được cách thức tiếp cận tương đối hợp lý. Đến nay các trung tâm đã xây dựng được đối tượng nuôi, địa điểm, bộ thông số và tần suất quan trắc cho từng miền, từng khu vực. Ngoài ra, trong những năm qua, các Trung tâm đã thực hiện một số nhiệm vụ cấp bộ, các nhiệm vụ môi trường về quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch 13
  14. bệnh thuỷ sản phục vụ trực tiếp hay gián tiếp hỗ trợ hoạt động quan trắc và cảnh báo. Hoạt động “Đánh giá sức tải của khu vực nuôi cá lồng bè theo phương pháp MOM của Nauy” do Trung tâm Quan trắc miền Bắc tiến hành ở Cát Bà (Hải Phòng) và Vân Phong (Khánh Hòa) đã bổ sung thêm phương pháp luận trong việc quan trắc môi trường nuôi cá lồng bè ở Việt Nam. Đề tài “Đánh giá sức tải môi trường nuôi cá tra” do Trung tâm Quan trắc Miền Nam tiến hành đã và đang góp phần vào việc đánh giá tác động môi trường của việc nuôi đối tượng chủ lực là cá tra lên môi trường và giúp cho việc cảnh báo các ảnh hưởng tiêu cực của việc nuôi cá lên môi trường và các ngành kinh tế khác. - Xây dựng được cơ sở dữ liệu, trang Web phục vụ cảnh báo Do đặc thù sản xuất NTTS ở từng vùng khác nhau, việc thống nhất được cách thức tiếp cận, phương pháp triển khai và xây dựng cơ sở dữ liệu chung trên phạm vi toàn quốc là rất khó. Tuy nhiên, mạng lưới đã có những thống nhất và xây dựng được CSDL mà qua đó có thể phục vụ phân tích xu hướng diễn biến, cung cấp thông tin cho người nuôi, nhà quản lý. “Nhiệm vụ ứng dụng CNTT trong quan trắc, cảnh báo môi trường, bệnh thủy sản” do Trung tâm Quan trắc Miền Bắc thực hiện đã xây dựng được CSDL môi trường, bệnh, công cụ mô hình hóa, GIS, module cảnh báo suy diễn. Bộ đã đánh giá cao và cho tiếp tục phát triển với quy mô lớn hơn cho toàn bộ lĩnh vực môi trường nông nghiệp. Hiện nay, các bản tin cảnh báo đã có thể được tải lên trang Web Dữ liệu này có thể được truy cập trên mạng Internet từ trang Web hiện có. Các bản tin quan trắc định kỳ của các trung tâm, tin tức và những sự cố môi trường, dịch bệnh có đã và đang được đăng tải ngày một nhiều. 4.3.2 Hạn chế - Bất cập trong quản lý nhiệm vụ quan trắc theo hình thức đề tài Việc phê duyệt và tổng kết nhiệm vụ quan trắc được thực hiện giống như một nhiệm vụ khoa học. Cách quản lý nhiệm vụ quan trắc là nhiệm vụ hàng năm theo hình thức đề tài có nhiều bất cập do hoạt động quan trắc có đặc thù về mùa vụ cần phải thực hiện kịp thời. Trong khi đó, việc phê duyệt và nghiệm thu nhiệm vụ thường rất chậm so với nhu cầu sản xuất nên không thể đáp ứng thực tiễn sản xuất. - Thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực Tuy mạng lưới hiện nay đã được hình thành và đi vào hoạt động nhưng chủ yếu các trung tâm quan trắc vẫn dựa trên cơ sở phòng thí nghiệm, trang thiết bị máy móc của các Viện được đầu tư từ nhiều nguồn đề tài, dự án, tài trợ nhỏ lẻ phục vụ nghiên cứu là chủ yếu chứ chưa được đầu từ quy mô, đồng bộ nhằm phục vụ quan trắc môi trường (trừ đầu tư cho Trung tâm Quan trắc Miền Nam). Các trạm vùng của trực thuộc các trung tâm hầu như chưa được đầu tư và trang thiết bị thiết yếu cho quan trắc hiện trường cũng như phòng thí nghiệm. Bởi vậy, nhiều thông số môi trường như kim loại nặng, thuốc trừ sâu phải thuê kiểm nghiệm ở nơi khác làm giảm tính thời sự của thông tin quan trắc. 14
  15. Nhân lực tham gia vào quan trắc môi trường thủy sản hiện nay còn thiếu nhiều, chủ yếu được đào tạo về các chuyên ngành liên quan đến NTTS, hóa học và môi trường trong khi họ ít được đào tạo về quan trắc và cảnh báo môi trường dịch bệnh là lĩnh vực vừa có tính chuyên môn sâu nhưng cũng vừa có tính tổng hợp rất cao. Việc bổ sung nhân lực gặp nhiều khó khăn do khung biên chế dành cho các trung tâm chỉ chiếm khoảng 25% tổng nhu cầu nhân lực. - Thiếu kinh phí thường xuyên cho hoạt động quan trắc Kinh phí được cấp cho hoạt động quan trắc cho đến nay chỉ dựa vào nguồn sự nghiệp môi trường và nhỏ hơn rất nhiều so với nhu cầu quan trắc. Mặt khác, kinh phí cũng không được cấp đều giữa các năm nên việc giảm số điểm đo, tần suất đo, thông số đo thường xảy ra. Năm 2011, cả 04 trung tâm quan trắc chỉ được cấp khoảng 2 tỷ đồng, giảm 60% so với năm 2010. Điều này dẫn đến sự gián đoạn của cơ sở dữ liệu, khó đưa ra được xu hướng diễn biến môi trường và dịch bệnh. Mặt khác, thiếu nguồn kinh phí dự phòng nên khi có những sự cố môi trường và bệnh xảy ra, các trung tâm không thể tổ chức ứng phó kịp thời. - Sự phối hợp giữa các bên tham gia còn rất hạn chế Mạng lưới quan trắc môi trường tuy đã được hình thành, đã xác định được mục đích và đối tượng tiếp nhận thông tin quan trắc nhưng thiếu cơ chế hợp tác rõ ràng giữa các bên tham gia trong việc lập kế hoạch, tổ chức quan trắc thường niên và chia sẻ thông tin. Phân cấp quan trắc giữa các trung tâm với các trạm vùng, điểm đo, hợp tác giữa các trung tâm với các đơn vị quản lý nhà nước của các tỉnh về môi trường và bệnh thủy sản chưa rõ ràng, thống nhất. Sự tham gia của các cơ quan trực tiếp chỉ đạo NTTS từ trung ương tới địa phương trong việc lập kế hoạch, triển khai các hoạt động thu, phân tích dữ liệu, tiếp nhận và xử lý thông tin quan trắc còn nhiều hạn chế. Do vậy, thực hiện các hoạt động quan trắc chưa đồng bộ, thông tin quan trắc được chưa phát huy hiệu quả, chưa phải là công cụ hữu hiệu góp phần chỉ đạo sản xuất NTTS. - Cơ chế xử lý thông tin phục vụ sản xuất còn chưa hiệu quả Một trong những mục tiêu cơ bản của mạng lưới được xác định là đưa ra được những thông tin cảnh báo kịp thời về môi trường và bệnh thủy sản phục vụ trực tiếp cho chỉ đạo điều hành và quản lý sản xuất. Tuy nhiên, việc xác định quan trắc môi trường nuôi đối tượng gì, quan trắc ở đâu và thông tin quan trắc được phổ biến tới các cơ quan quản lý trung ương cũng như địa phương và người nuôi như thế nào chưa được chính những cơ quan này tham gia ngay từ khâu lên kế hoạch hàng năm. Các cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất nhận được thông tin từ các trung tâm một cách bị động do chưa có một cơ chế ràng buộc, thống nhất và việc gửi thông tin quan trắc được. Việc phối hợp và trao đổi thông tin giữa các Trung tâm quan trắc với nhau và với các đơn vị quan trắc ngoài ngành nông nghiệp còn chưa kịp thời, chưa phục vụ tích cực cho hoạt động quản lý sản xuất NTTS. 15
  16. - Thiếu bộ thông số thống nhất và cơ chế xử lý thông tin đồng bộ Hiện nay, tuy đã có nhiều nỗ lực thống nhất về cách thức tiếp cận chung và phương pháp quan trắc, bộ thông số, tần suất quan trắc, cách xử lý số liệu, quản lý dữ liệu và phương pháp cảnh báo, gửi thông tin của các trung tâm thuộc các Viện I, II, III vẫn còn nhiều khác biệt. Nhiều thông số môi trường nuôi chưa có tiêu chuẩn cụ thể, chưa có các tiêu chuẩn về thủy sinh vật, bệnh, kim loại nặng, hoặc có các tiêu chuẩn nhưng chưa có tiêu chuẩn riêng cho NTTS. Việc áp dụng các tiêu chuẩn, chỉ số, phương pháp đánh giá của nước ngoài vào điều kiện NTTS đặc thù nhỏ lẻ, phân tán và đa dạng loài nuôi, hình thức nuôi không thể tránh khỏi khiên cưỡng do đặc thù sản xuất khác nhau. Những hạn chế trên dẫn đến mạng lưới quan trắc thiếu hẳn tính thống nhất, làm cho cơ quan quản lý sản xuất và người sản xuất rất khó tiếp cận và xử lý thông tin thu được. 4.4 Nguyên nhân Những hạn chế trên đây của mạng lưới quan trắc môi trường xuất phát từ các nguyên nhân chính sau đây: Ngành thủy sản chưa có chiến lược phát triển mạng lưới quan trắc môi trường phục vụ NTTS hợp lý và đồng bộ về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực và cơ chế vận hành. Việc đầu tư cho hoạt động quan trắc môi trường (cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, nhân lực ) còn manh mún, thiếu sự đồng bộ, thiếu nhất quán, bị gián đoạn. Việc điều phối hoạt động quan trắc môi trường chưa có sự gắn kết với công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất, thiếu sự tham gia tích cực và trực tiếp của cơ quan quản lý nhà nước về NTTS ở trung ương cũng như các địa phương và vùng nuôi. Chưa có sự thống nhất về phương pháp luận trong hoạt động quan trắc, bộ thống số, phương pháp xử lý số liệu phục vụ đặc thù cho sản xuất NTTS. Chưa có nguồn ngân sách dành riêng cho hoạt động quan trắc. Kinh phí quan trắc thường xuyên phải lấy từ kinh phí sự nghiệp môi trường và nguồn này thường xuyên thay đổi. 5 CÁCH TIẾP CẬN CỦA DỰ ÁN 5.1 Kế thừa và nâng cao năng lực trang thiết bị và nhân lực hiện có Để nhanh chóng triển khai hiệu quả công tác quan trắc môi trường, dự án sẽ kế thừa mạng lưới quan trắc hiện có gồm 04 Trung tâm, các trạm vùng và điểm đo cũng như cơ chế thực hiện các nhiệm vụ quan trắc hàng năm. Mạng lưới này là một bộ phận của hệ thống quan trắc môi trường nông nghiệp đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo xây dựng theo Quyết định 3244/QĐ-BNN-KHCN ngày 16
  17. 02 tháng 12 năm 2010 phê duyệt Đề án tăng cường năng lực quan trắc môi trường nông nghiệp, nông thôn giai đoạn 2011 – 2020. Mạng lưới quan trắc hiện nay chưa đủ cơ sở vật chất và trang thiết bị cũng như nhân lực để triển khai đồng bộ mạng lưới cảnh báo môi trường và dịch bệnh trên toàn quốc. Thực hiện được việc nâng cấp mạng lưới cần thời gian dài và kinh phí lớn, từ nhiều nguồn khác nhau. Các Trung tâm Quan trắc đã và đang được đầu tư theo những dự án cụ thể do các Viện NTTS I, II, III và Viện NCHS chủ trì. Do vậy, dự án này chỉ đầu tư bổ sung một số trang thiết bị phục vụ nhu cầu quan trắc trước mắt. Những trang thiết bị này kết hợp với trang thiết bị khi các dự án đầu tư của các Trung tâm đã và đang được phê duyệt chính thức được triển khai sẽ đảm bảo hoạt động quan trắc có đầy đủ bộ thông số, tần suất và địa điểm theo nhu cầu của từng đối tượng nuôi. 5.2 Thống nhất đầu mối quản lý gắn với cơ quan quản lý và chỉ đạo sản xuất Để hoạt động quan trắc môi trường đảm bảo hiệu quả, Dự án sẽ thống nhất cơ quan đầu mối quản lý về chuyên môn là TCTS - cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động sản xuất NTTS. Ban quản lý Dự án thuộc TCTS sẽ được thành lập để quản lý thống nhất hoạt động quan trắc môi trường. Đây sẽ là hoạt động thường xuyên, được cấp kinh phí theo kế hoạch hàng năm để kịp thời cung cấp dữ liệu cần thiết phục vụ công tác chỉ đạo sản xuất. 5.3 Tin học hóa, tự động hóa, ứng dụng GIS và viễn thám Cần ứng dụng công nghệ GIS và viễn thám vào mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản vì nhờ các thông tin thu thập được từ mạng lưới quan trắc, công nghệ GIS và viễn thám sẽ tạo được cơ sở dữ liệu thuộc tính trên nền bản đồ số và ảnh vệ tinh về các khu vực NTTS. Công nghệ này đồng thời giúp cho việc khoanh vùng những vùng nhạy cảm, ô nhiễm môi trường hoặc dịch bệnh dựa trên các dữ liệu thuộc tính được cập nhật định kỳ theo chu kỳ quan trắc; các thông tin từ mạng lưới quan trắc giúp cho việc xây dựng mô hình GIS về xu hướng biến động của môi trường và lan truyền dịch bệnh, sự thay đổi của các thông số môi trường và dịch bệnh theo định kỳ quan trắc, từ đó đưa ra các cảnh báo kịp thời, trước tiên là đến người nuôi trồng, sau đến là các bên liên quan và đưa ra giải pháp tháo gỡ. Nhờ vào công nghệ GIS và viễn thám, các cơ quan nghiên cứu và các cơ quan cấp cao chuyên ngành thuỷ sản có thể dự báo xu hướng nuôi trồng, xu thế biến động vùng nuôi, môi trường, dịch bệnh, quy hoạch vùng nuôi, và các vùng ô nhiễm. dịch bệnh Mặt khác, nhờ GIS và viễn thám các cơ quan chuyên môn khác có thể tham khảo các thông tin này một cách nhanh chóng và có hiệu quả. Các thông tin thu được từ các điểm đo sẽ được báo về trạm vùng và trạm vùng sẽ thông báo tiếp tục về trung tâm. Các trung tâm sẽ tổng hợp và phân tích, lập thành bản đồ GIS về các thông số môi trường và dịch bệnh gửi lên cơ quan quản lý nhà nước về NTTS phục vụ kịp thời cho công tác cảnh báo. Thông tin sau đó phải được đăng tải lên trang Web của mạng lưới. 17
  18. Để đưa ra được cảnh báo nhanh cần phải dựa trên nhiều thông tin từ cơ sở dữ liệu quan trắc được cũng như về khí tượng thuỷ văn, các dự báo thời tiết, các thông tin cập nhật trong khu vực, các xu thế để phân tích và hình thành các dự báo biến động môi trường, dịch bệnh đối với từng vùng và khu vực. Điều này đòi hỏi số liệu được tích luỹ một cách có mạng lưới và những quy luật được được phát hiện nhờ tính mạng lưới đó của số liệu. Chính vì vậy cần có sự tham gia của các chuyên gia về nuôi, bệnh, môi trường và tin học để xây dựng những phần mềm, module phân tích và đưa ra cảnh báo. 6 NỘI DUNG CỦA DỰ ÁN 6.1 Xây dựng cơ cấu tổ chức của mạng lưới quan trắc (Sơ đồ 1) Thành phần chính trong mạng lưới quan trắc môi trường và bệnh thủy sản: Ban quản lý Dự án quan trắc môi trường thuộc Tổng cục thủy sản 4 Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản miền (được gọi tắt là Trung tâm quan trắc) thuộc các Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I, II, III và Viện nghiên cứu Hải sản; 23 Trạm quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa bệnh thuỷ sản vùng (được gọi tắt là Trạm quan trắc hay Trạm vùng) thuộc 4 Trung tâm quan trắc; 27 Ban quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa bệnh thuỷ sản (được gọi tắt là Ban quan trắc) trực thuộc Chi cục NTTS/ Thuỷ sản các tỉnh/ thành phố có vùng nuôi tập trung lớn (Sơ đồ 1). - Tổng cục thủy sản là cơ quan đầu mối, chịu trách nhiệm quản lý môi trường thuỷ sản trong phạm vi toàn quốc, xây dựng chiến lược quản lý, giám sát môi trường phòng ngừa bệnh dịch thuỷ sản, xây dựng kế hoạch hoạt động thường niên của mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường trong NTTS và chỉ đạo thực hiện kế hoạch quan trắc cảnh báo môi trường của các đơn vị trong mạng lưới. TCTS tiếp nhận và cập nhật các thông tin về quan trắc, cảnh báo môi trường, bệnh qua văn bản và hệ thống mạng thông tin từ các trung tâm quan trắc để có các hình thức xử lý thông tin bằng các thông báo, văn bản pháp quy mang theo cấp vùng, khu vực và quốc gia. - Các Trung tâm quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa bệnh thuỷ sản miền (được gọi tắt là Trung tâm quan trắc) thuộc Viện I, II, III và Viện NCHS. Các trung tâm này sẽ được nâng cấp và được cấp kinh phí duy trì hoạt động hàng năm; thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh; thiết lập mạng lưới quan trắc để tiếp nhận kết quả quan trắc môi trường NTTS từ các Trạm vùng trực thuộc địa phương và cơ sở thuộc địa bàn quản lý, tổng hợp, xử lý và truyền tải thông tin, báo cáo về TCTS. Ngoài ra, các trung tâm tham gia nghiên cứu cơ sở khoa học của hoạt động quan trắc và cảnh báo môi trường, bệnh và ứng dụng công nghệ thông tin cho hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường, dịch bệnh trong nuôi trồng thuỷ sản. 18
  19. - Các Trạm quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản vùng (được gọi tắt là Trạm quan trắc hay trạm vùng): thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu và quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh trên địa bàn thuộc phạm vi trạm quản lý, báo cáo kết quả về Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường trực tiếp quản lý đơn vị; phối hợp với các ban quan trắc tại các tỉnh thực hiện các nhiệm vụ quan trắc và thông báo kết quả quan trắc kịp thời về cho Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trên địa bàn hoạt động. - Các Ban quan trắc, cảnh báo môi trường và phòng ngừa dịch bệnh thuỷ sản trực thuộc Chi cục Nuôi trồng thuỷ sản hoặc Chi cục quản lý Thuỷ sản các tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương (được gọi tắt là Ban quan trắc) được nâng cấp và cấp kinh phí từ ngân sách địa phương để duy trì các hoạt động quan trắc, phối hợp với các trạm quan trắc để có thông báo kịp thời về số liệu quan trắc cho các trạm quan trắc và tại địa bàn quản lý hoạt động thuỷ sản để có phương án dự báo, cảnh báo kịp thời cho người dân đang tham gia hoạt động sản xuất thuỷ sản để có phương án quản lý điều hành hoạt động sản xuất. Ban quan trắc sẽ thực hiện quan trắc tại các điểm đo là các thủy vực thuộc các vùng NTTS tập trung (nguồn cấp, ao đầm nuôi hay kênh mương thải). 19
  20. SƠ ĐỒ 1. MẠNG LƯỚI QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỔNG CỤC THỦY SẢN (Văn phòng Ban quản lý Dự án quan trắc Môi trường) Trung tâm Nghiên cứu Trung tâm Quan trắc Quan Trung Tâm Quốc gia Quan Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo Môi trắc Cảnh báo Môi trường Trắc, Cảnh báo Môi QTCB môi trường biển trường và Phòng ngừa và Phòng ngừa Dịch bệnh trường và PN Dịch bệnh Dịch bệnh Thủy sản Khu Thủy sản Thủy sản Miền Thủy sản Khu vực Nam vực miền Bắc Trung Bộ Các Trạm quan trắc trực Các Trạm quan trắc trực Các Trạm quan trắc trực Trạm Quan trắc cảnh báo thuộc (7 trạm: Cát Bà, Sơn thuộc (7 trạm: Đà Nẵng, thuộc (8 trạm: Cái Bè, Vùng môi trường biển tại Bà Rịa - La, Hải Dương, Nam Định, Quảng Nam, Bình Định, Phú Tàu, Cà Mau, Bạc Liêu, Bến Vũng Tàu Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Yên, Khánh Hoà, Ninh Tre, An Giang, Đồng Tháp, Thiên Huế Thuận, Bình Thuận) Kiên Giang) Ban quan trắc trực thuộc các Chi cục Thủy sản/Nuôi trồng thủy sản/ Cơ quan quản lý nuôi trồng thủy sản cấp tỉnh/tp trược thuộc Trung ương có vùng nuôi trồng thủy sản tập trung 20
  21. 6.2 Nâng cấp trang thiết bị và phòng thí nghiệm Việc duy trì và phát huy hoạt động của hệ thống trang thiết bị và phòng thí nghiệm môi trường và bệnh thuỷ sản hiện đang có tại các Viện I, II, III và Viện NCHS được thực hiện thông qua đầu tư nâng cấp các trang thiết bị, phòng thí nghiệm để đáp ứng kịp thời yêu cầu thực tế. Những trang thiết bị bổ sung trong dự án này được xác định trên cơ sở tham chiếu với các dự án đầu tư xây dựng các Trung tâm đã được Bộ Thuỷ sản trước đây và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hiện nay phê duyệt. 6.3 Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin cảnh báo - Thiết lập hệ thống thông tin cho Văn phòng Dự án quản lý quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh tại TCTS. Đây là đầu mối quản lý tập trung thông tin về các hoạt động quan trắc môi trường, dịch bệnh trong NTTS trên toàn quốc. - Nâng cấp, xây dựng hệ thống thông tin, quản lý cơ sở dữ liệu, truyền nhận số liệu từ các điểm, trạm quan trắc về Trung tâm quan trắc cảnh báo môi trường, bệnh và tới TCTS; chia sẻ thông tin về tình hình môi trường, dịch bệnh thủy sản giữa TCTS với các Trung tâm vùng, Trạm quan trắc và điểm quan trắc trên toàn quốc thông qua mạng trung tâm đặt tại TCTS. 6.4 Triển khai nhiệm vụ quan trắc môi trường thường xuyên phục vụ NTTS Điểm quan trắc sẽ đặt tại các vùng nuôi trọng điểm, khu vực nuôi tập trung và với đối tượng nuôi chủ lực. Địa điểm, bộ thông số, tần suất, thời gian quan trắc thay đổi theo tình hình thực tế NTTS ở từng khu vực với các đối tượng nuôi, điều kiện môi trường và bệnh. Trung tâm Quan trắc Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh miền Bắc thực hiện quan trắc tại 8 trạm thuộc các tỉnh: Hải Phòng, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế, Sơn La, Tuyên Quang. Tần suất quan trắc thực hiện 4 lần/năm chủ yếu cho các đối tượng nuôi chủ lực là tôm nước lợ, nhuyễn thể (ngao, hầu), rô phi, cá biển, cá nước lạnh; các trạm trại ương nuôi thủy sản (Bảng 3). Bảng 3: Đối tượng chủ lực và địa điểm nuôi cần quan trắc môi trường tại miền Bắc Đối tượng quan trắc Vùng quan trắc tại các tỉnh miền Bắc Tôm nước lợ Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Thừa Thiên Huế. Nhuyễn thể Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh Rô phi Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Quảng Ninh. Nghệ An. Cá biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên Huế 21
  22. Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh miền Trung đặt 8 trạm quan trắc tại Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận. Các đối tượng nuôi chủ lực là tôm hùm, nhuyễn thể, cá biển lồng, bè; vùng nuôi tôm và các trại ương tôm giống tập trung (Bảng 4). Bảng 4: Đối tượng chủ lực và địa điểm nuôi cần quan trắc môi trường tại miền Trung Đối tượng quan trắc Vùng quan trắc tại các tỉnh Nam Trung bộ Tôm nước lợ Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận. Nhuyễn thể Khánh Hoà, Ninh Thuận Tôm hùm Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận Cá biển Phú Yên, Khánh Hoà. Trung tâm Quốc gia Quan trắc Cảnh báo môi trường và Phòng ngừa dịch bệnh miền Nam có 3 trạm quan trắc vùng đang hoạt động tại 3 tỉnh Cà Mau, Cái Bè (Tiền Giang) và Vũng Tàu. Các đối tượng cần được quan trắc, cảnh báo chủ yếu là tôm nước lợ, nhuyễn thể, cá biển, cá tra. Một số trạm quan trắc ở Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang sẽ được đưa vào hoạt động (Bảng 5). Bảng 5: Đối tượng chủ lực và địa điểm nuôi cần quan trắc môi trường tại miền Nam Đối tượng quan trắc Vùng quan trắc tại các tỉnh Nam Bộ Tôm nước lợ Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Nhuyễn thể Vũng Tàu, TP Hồ Chí Minh, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang. Cá biển Vũng Tàu, Kiên Giang Cá tra Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang. Trung tâm Quốc gia quan trắc, cảnh báo môi trường biển, Viện NCHS được giao thực hiện nhiệm vụ triển khai các hoạt động quan trắc, cảnh báo MT biển ven bờ; cung cấp thông tin, số liệu về hiện trạng, cảnh báo chất lượng môi trường biển, khu vực nuôi biển, khu bảo tồn biển trên toàn quốc. 6.5 Thống nhất bộ thông số quan trắc môi trường trên toàn quốc Cần phải xây dựng bộ thông số quan trắc môi trường thống nhất cho tất cả các điểm quan trắc trên phạm vi toàn quốc. Việc xác định bộ thông số và tần suất quan trắc 22
  23. cho từng đối tượng được căn cứ trên đặc thù nuôi của từng loài, tính chất thay đổi của bản thân từng thông số theo điều kiện thời tiết và hoạt động nuôi, điều kiện môi trường và tình hình bệnh ở từng khu vực cụ thể. Những yếu tố này có thể được điều chỉnh theo hướng thông số, nhóm thông số nào có xu hướng biến động lớn, có nguy cơ ảnh hưởng lớn lên đối tượng nuôi sẽ phải được quan trắc với tần suất cao hơn. Khi có biểu hiện bất thường hay sự cố cần phải lấy mẫu và phân tích đầy đủ các thông số ở mức có thể để xác định nguyên nhân gây chết hay nguồn, tác nhân gây ô nhiễm hay gây bệnh. Bảng 6: Bộ thông số và tần suất quan trắc môi trường nuôi tôm Thông số quan trắc Tần suất Thu mẫu đột quan trắc xuất định kỳ Nhiệt độ, độ mặn, pH, độ trong, Oxy hòa tan (DO) 2 lần/ngày - + NO2 , NH4 , độ kiềm, 1 lần/tuần - 3-, 2- NO3 , PO4 SO4 , H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), 1 lần/tháng COD, Nhu cầu Oxy sinh học (BOD5), sắt tổng số Mật độ và thành phần thực vật phù du, mật độ và thành 1 lần/tháng Khi có hiện phần tảo độc hại, mật độ và thành phần động vật phù du, tượng nở hoa của động vật đáy, Coliforms, vi khuẩn hiếu khí tổng số, tảo lấy mẫu Vibrio spp. TVPD và tảo độc Kim loại nặng (Cu, As, Cd, Zn, Hg và Pb), BVTV (gốc 2 lần/vụ (đầu clo, phosphore, carbamate). vụ và cuối vụ) Vi rút, vi khuẩn, nấm và ký sinh trùng trên tôm 1 lần/tháng Khi có dấu hiệu về bệnh Thành phần cơ giới, pH đất, thế Oxy hóa-Khử, Tổng N 3 lần/vụ (đầu, đáy, tổng P đáy, tổng C đáy, nấm trong đất và vi khuẩn giữa và cuối Vibrio. vụ) Bảng 8: Bộ thông số và tần suất quan trắc môi trường nuôi cá Rô phi Thông số quan trắc Tần suất Thu mẫu đột quan trắc xuất định kỳ Nhiệt độ, pH, độ trong, Oxy hòa tan (DO) 2 lần/ngày - + NO2 , NH4 , độ kiềm 2 lần/tháng 23
  24. - 3-, 2- NO3 , PO4 SO4 , H2S, TSS (tổng chất rắn lơ lửng), 1 lần/tháng COD, Nhu cầu Oxy sinh học (BOD5), sắt tổng số Mật độ và thành phần thực vật phù du, động vật phù du, 1 lần/tháng Khi có hiện tượng động vật đáy, mật độ và thành phần tảo độc hại, nở hoa của tảo lấy Coliforms, vi khuẩn hiếu khí tổng số, Aeromonas tổng mẫu TVPD và tảo số độc Kim loại nặng (Cu, As, Cd, Zn, Hg và Pb), BVTV (gốc 1 lần/vụ clo, phosphore, carbamate) Vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng 1 lần/tháng Khi có dấu hiệu về bệnh Thành phần cơ giới, hô hấp đất, pH đất, thế Oxy hóa- 3 lần/vụ Khử, Tổng N đáy, tổng P đáy, tổng C đáy. (đầu, giữa và cuối vụ) Bảng 9 : Bộ thông số và tần suất quan trắc môi trường nuôi nhuyễn thể Thông số quan trắc Tần suất quan Thu mẫu đột xuất trắc định kỳ Nhiệt độ, pH, độ muối, 2 lần/ngày (khi triều cao và triều kiệt) - + - 3-, NO2 , NH4 , NO3 , PO4 , H2S, TSS (tổng chất 1 lần/tháng rắn lơ lửng), COD, Nhu cầu Oxy sinh học (BOD5), độ kiềm, độ cứng Mật độ và thành phần thực vật phù du, mật độ và 1 lần/tháng Khi có hiện tượng nở thành phần tảo độc hại, Coliforms, vi khuẩn hiếu hoa của tảo lấy mẫu khí tổng số, Vibrio tổng số TVPD và tảo độc Kim loại nặng (Cu, As, Cd, Zn, Hg và Pb), BVTV 1 lần/vụ (vào Khi có sự cố nhuyễn (gốc clo, phosphore, carbamate) cuối vụ) thể chết hàng loạt Vi rút, vi khuẩn, Perkinsus 1 lần/tháng Khi có dấu hiệu về bệnh Thành phần cơ giới, pH đất, thế Oxy hóa-Khử 3 lần/vụ (đầu, giữa và cuối vụ) 24
  25. Bảng 10: Bộ thông số và tần suất quan trắc môi trường nuôi cá Tra Thông số quan trắc Tần suất Thu mẫu đột xuất quan trắc định kỳ Nhiệt độ, pH, độ trong, Oxy hòa tan (DO) 2 lần/ngày - + NO2 , NH4 1 lần/tháng - 3-, 2- NO3 , PO4 SO4 , H2S, TSS (tổng chất rắn lơ 1 lần/tháng lửng), COD, Nhu cầu Oxy sinh học (BOD5), độ kiềm, độ cứng Mật độ và thành phần thực vật phù du, mật độ và 1 lần/tháng Khi có hiện tượng nở thành phần tảo độc hại, Coliforms, vi khuẩn tổng hoa của tảo lấy mẫu số. TVPD và tảo độc Kim loại nặng (Cu, As, Cd, Zn, Hg và Pb), BVTV 1 lần/vụ (gốc clo, phosphore, carbamate) Vi rút, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng 1 lần/tháng Khi có dấu hiệu về bệnh Thành phần cơ giới, hô hấp đất, pH đất, thế Oxy 2 lần/vụ (đầu hóa-Khử, Tổng N đáy, tổng P đáy, tổng C đáy. và cuối vụ) Bảng 11: Bộ thông số và tần suất quan trắc môi trường nuôi cá biển lồng bè Thông số quan trắc Tần suất quan Thu mẫu đột xuất trắc định kỳ Nhiệt độ, pH, độ muối, Oxy hòa tan (DO), tốc độ 2 lần/ngày dòng chảy - + NO2 , NH4 , độ kiềm 2 lần/tháng - 3-, 2- NO3 , PO4 SO4 , H2S, TSS (tổng chất rắn lơ 1 lần/tháng Khi có sự cố cá chết lửng), COD, Nhu cầu Oxy sinh học (BOD5), sắt hàng loạt tổng số Mật độ và thành phần thực vật phù du, động vật 1 lần/tháng Khi có hiện tượng nở phù du, động vật đáy, mật độ và thành phần tảo hoa của tảo lấy mẫu độc hại, Coliforms, vi khuẩn hiếu khí tổng số, TVPD và tảo độc Aeromonas tổng số 25
  26. Kim loại nặng (Cu, As, Cd, Zn, Hg và Pb), BVTV 1 lần/vụ Khi có sự cố cá chết (gốc clo, phosphore, carbamate) hàng loạt. Vi rút, vi khuẩn, , nấm, ký sinh trùng 1 lần/tháng Khi có dấu hiệu về bệnh Màu sắc của nền bùn đáy, thành phần cơ giới, hô 3 lần/vụ (đầu, Khi có sự cố cá chết hấp đất, pH đất, thế Oxy hóa-Khử, Tổng N đáy, giữa và cuối hàng loạt. tổng P đáy, tổng C đáy. vụ) Căn cứ vào đối tượng, địa điểm, bộ thông số và tần suất quan trắc, mạng lưới quan trắc sẽ thực hiện các nhiệm vụ quan trắc thường xuyên với nguồn kinh phí ổn định; hoạt động này, có ý nghĩa rất lớn trong việc hỗ trợ chỉ đạo điều hành sản xuất NTTS. Quan trắc thường xuyên đòi hỏi sự tham gia của cả mạng lưới quan trắc từ trung ương đến địa phương gồm TCTS, các Trung tâm Quan trắc và trạm vùng trực thuộc cho đến các trạm quan trắc tại các tỉnh và cộng đồng NTTS ở các vùng trọng điểm. 6.6 Bổ sung, đào tạo nhân lực và hợp tác quốc tế Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý, vận hành mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường, bệnh thuỷ sản. Tăng cường cả về số lượng và chất lượng nguồn lực cán bộ tham gia hoạt động quan trắc môi trường, dịch bệnh thuỷ sản; Đào tạo, bổ sung nguồn nhân lực có chuyên sâu về quan trắc môi trường, dịch bệnh thuỷ sản cho toàn hệ thống; Tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực quan trắc môi trường, dịch bệnh tăng cường tận dụng kinh nghiệm và sự hỗ trợ từ các nước, các dự án và tổ chức quốc tế về hoạt động quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh. 6.7 Tổ chức các nghiên cứu nhằm bổ trợ cho hoạt động quan trắc Xây dựng quy chuẩn quốc gia về môi trường nuôi một số loài chủ lực; định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh thuỷ sản. Thực hiện một số nghiên cứu bổ sung cơ sở khoa học cho việc thực hiện các hoạt động quan trắc như đánh giá tác động môi trường, sức tải môi trường, nghiên cứu môi liên hệ giữa môi trường và dịch bệnh thủy sản, tác động môi trường NTTS trong bối cảnh biến đổi khí hậu 7 KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN Dự án xây dựng mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường dự kiến thực hiện trong thời gian 8 năm (2013-2020) và chia thành 02 giai đoạn: - Giai đoạn 1 (2013-2015) Hình thành mạng lưới thống nhất và củng cố hoạt động của các đơn vị quan trắc hiện có. 26
  27. Giai đoạn 1 của Dự án sẽ triển khai cả 07 nội dung của dự án, trong đó tập trung xây dựng mạng lưới quan trắc môi trường thống nhất trên cơ sở của 4 trung tâm, 22 trạm vùng hiện có. Củng cố về cơ cấu tổ chức, cơ chế phối hợp giữa các bên tham gia chính là cơ quan quản lý nhà nước về NTTS, các trung tâm quan trắc và các trạm vùng trực thuộc; xác định lại cách thức tiếp cận và thống nhất đối tượng, bộ thông số, tần suất quan trắc, xử lý số liệu, quản lý dữ liệu và phương thức cảnh báo, bảo mật thông tin; tổ chức nghiên cứu một số vấn đề làm cơ sở định hướng cho hoạt động quan trắc. Hoạt động ưu tiên tiếp theo là nâng cấp cơ sở vật chất trang thiết bị của các trung tâm để đáp ứng nhu cầu quan trắc trước mắt trong khi các trung tâm chờ thực hiện các dự án đầu tư đã được phê duyệt từ trước. Đối với một số tỉnh có sản lượng NTTS lớn trên thực tế đã có các hoạt động quan trắc ở các mức độ khác nhau và có nhu cầu mở rộng hoạt động quan trắc cảnh báo thì sẽ lập các Ban Quan trắc để thực hiện quan trắc trong phạm vi của tỉnh. Kinh phí hoạt động thường xuyên của các Ban Quan trắc do các tỉnh tự chi trả nhưng đầu tư/ bổ sung trang thiết bị ban đầu do dự án trang bị. Đào tạo bổ sung nhân lực cho các cán bộ quan trắc của các trung tâm, các trạm vùng trực thuộc và nhân sự tham gia vào các Ban Quan trắc cũng như các cộng đồng nuôi ở các tỉnh cũng cần thực hiện sớm. Hiện nay, phần lớn các tỉnh chưa có người chuyên trách để thực hiện công việc đo đạc, phân tích và thu mẫu ở cấp địa phương và hiện trường. - Giai đoạn 2 (2016-2020): Mở rộng và tiếp tục củng cố mạng lưới quan trắc. Sau khi kết thúc giai đoạn 1, cần có những đánh giá toàn diện lại mạng lưới về cơ sở vật chất, nhân sự, cơ chế phối hợp, phương pháp và cách thức tiếp cận Bên cạnh đó, nhiều trạm vùng chưa được đầu tư và nhiều tỉnh có NTTS phát triển mạnh, nhiều vùng NTTS tập trung, trang trại NTTS lớn sẽ tham gia vào mạng lưới. Do vậy năng lực của các trung tâm và các trạm vùng đã được vận hành vẫn cần được củng cố song song với việc thiết lập và tích hợp các trạm vùng còn lại và hoạt động quan trắc của các tỉnh. Tiếp đó cần tiến hành đào tạo nhân lực cho công tác phân tích trình độ cao để có đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật có khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại, nắm vững các phương pháp phân tích tiên tiến. Như vậy cuối giai đoạn này các hoạt động được mở rộng tới đầy đủ từ các trung tâm, trạm vùng, các tỉnh và các điểm đo với các thiết bị cơ bản được trang bị đầy đủ. Mạng lưới thu thập, phân tích và xử lý dữ liệu thông tin các chỉ thị về môi trường, dịch bệnh và các giải pháp giảm thiểu trong toàn quốc được hoàn chỉnh nên trình độ phân tích cảnh báo đã đạt trình độ khu vực và quốc tế. Phương pháp đo, phân tích cũng như mạng lưới báo cáo, mạng lưới cung cấp và truyền tin cảnh báo hoạt động xuyên suốt, số liệu được lưu trữ vào CSDL và các phân tích được quốc tế thừa nhận. 27
  28. Nội dung 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Giai đoạn 1 Giai đoạn 2 Xây dựng một số văn bản quản lý phục vụ hoạt động của mạng lưới Quan trắc thường xuyên Nâng cấp trang thiết bị và phòng thí nghiệm cho 04 trung tâm và 22 trạm vùng Đào tạo nhân lực, hợp tác quốc tế Xây dựng Hệ thống thông tin cảnh báo Nghiên cứu bổ sung phương pháp luận làm cơ sở cảnh báo 8 KẾT QUẢ DỰ KIẾN VÀ SẢN PHẨM CỦA DỰ ÁN Kết quả của Dự án Hình thành được mạng lưới quan trắc môi trường trên cơ sở của 4 trung tâm, 23 trạm vùng với nguồn nhân lực và trang thiết bị đồng bộ, hiện đại: cơ sở hạ tầng phòng thí nghiệm, trang thiết bị của các trung tâm và trạm vùng được đầu tư nâng cấp; đội ngũ thực hiện quan trắc được bổ sung và đào tạo, tập huấn đáp ứng nhu cầu quan trắc cảnh báo cho NTTS; cơ cấu và cơ chế hoạt động của mạng lưới quan trắc được kiện toàn lại theo hướng phục vụ tích cực cho sản xuất NTTS. Sau giai đoạn 2, mạng lưới quan trắc được mở rộng đến tất cả các dịa phương có vùng NTTS tập trung. Cơ chế vận hành mạng lưới được hoàn thiện trong đó chức năng và nhiệm vụ của từng cấp, từng tổ chức được phân định rõ chức năng nhiệm vụ và hoạt động đảm bảo tính thống nhất của mạng lưới. Thông tin về môi trường ở các vùng nuôi đối tượng chủ lực là tôm, cá tra, nhuyễn thể, cá biển, tôm hùm và cá rô phi, cá nước lạnh được quan trắc và xử lý phục vụ hiệu quả cho quản lý và chỉ đạo điều hành sản xuất. Mạng lưới thông tin, trang Web, cơ sở dữ liệu được hình thành và quản lý thống nhất. Cơ sở khoa học của việc nhận định xu hướng diễn biến môi trường và dịch bệnh để cảnh báo kịp thời cho các cơ quan quản lý và người nuôi được củng cố theo hướng tin học hóa. 28
  29. Sản phẩm cụ thể của Dự án 4 trung tâm, 23 trạm vùng được nâng cấp về trang thiết bị. Bộ thông số, tần suất, địa điểm và phương pháp quan trắc và cảnh báo được xây dựng thống nhất cho từng đối tượng nuôi cụ thể. Ít nhất 10 cán bộ được tham gia đào tạo các khóa chuyên ngành quan trắc môi trường trong NTTS; 100 lượt cán bộ của các đơn vị quan trắc được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật năng cáo trình độ. Ít nhất 05 quy chuẩn quốc gia về môi trường nuôi một số loài chủ lực được ban hành. Ít nhất 10 báo cáo khoa học về đánh giá tác động môi trường, sức tải môi trường, nghiên cứu môi liên hệ giữa môi trường và dịch bệnh thủy sản, tác động môi trường NTTS trong bối cảnh biến đổi khí hậu, định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong quan trắc và cảnh báo môi trường, dịch bệnh thuỷ sản được nghiệm thu để làm cơ sở hỗ trợ cho các hoạt động quan trắc. 9 KINH PHÍ THỰC HIỆN DỰ ÁN 9.1 Nguồn kinh phí để thực hiện dự án Nguồn kinh phí cho các hoạt động được phân bổ như sau: Stt Nội dung Kinh phí (triệu Nguồn kinh phí đồng) 1 Nâng cấp thiết bị phòng thí Đầu tư xây dựng của Bộ nghiệm và xây dựng cơ sở hạ 154.411.170 Nông nghiệp và Phát triển tầng nông thôn 2 Hoàn thiện hệ thống văn bản, 123.424.260 Sự nghiệp kinh tế Chi hoạt động thường xuyên của mạng lưới quan trắc 3 Hoạt động nghiên cứu khoa Sự nghiệp khoa học và sự học, trả lương cán bộ, đào tạo 117.300.000 nghiệp môi trường nhân lực Tổng cộng 395.135.430 29
  30. 9.2 Nhu cầu kinh phí cho từng nội dung của dự án Kinh phí để thực hiện các nội dung của dự án dự kiến là 395 tỷ và được thể hiện chi tiết ở Phụ lục 1. Tổng số kinh phí để thực hiện xây dựng mạng lưới được xác định trên cơ sở tổng hợp kinh phí của từng đơn vị, nhiệm vụ cụ thể được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành Stt Nội dung chi Kinh phí (đồng) Dự trù kinh phí chi tiết I Xây dựng một số văn bản quản lý phục vụ Phụ lục 2 hoạt động của mạng lưới 1.250.000.000 Khảo sát, điều chỉnh lại hệ thốngTrạm vùng và những điểm đo 500.000.000 Quy chế quản lý mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường thuỷ sản 100.000.000 Xây dựng 05 quy chuẩn quốc gia về môi trường cho nuôi tôm, nhuyễn thể, rô phi, cá tra và cá biển 500.000.000 Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong quan trắc và cảnh báo môi trường, bệnh thuỷ sản 150.000.000 II Quan trắc môi trường thường xuyên phục 122.174.266.824 Phụ lục 3 vụ NTTS giai đoạn 2012-2020 Duy trì hoạt động quan trắc thường xuyên cho 110.844.331.704 04 Trung tâm (12316036856 đ/năm x 9 năm) Duy trì hoạt động quan trắc thường xuyên cho 11.329.935.120 22 Trạm (1258881680đ/năm x9 năm) III Nâng cấp thiết bị và phòng thí nghiệm cho 154.411.170.000 04 trung tâm và 22Trạm Nâng cấp, duy trì cơ sở hạ tầng 04 trung tâm 5.200.000.000 (Kinh phí năm 2012 là 2 tỉ đồng + kinh phí bổ sung hàng năm 400000000đ x 8năm) Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho 03 trung 20.444.990.000 Phụ lục 4 tâm và bổ sung hàng năm cho 04 trung tâm (Kinh phí năm 2012 là 17244990000đ + kinh phí bổ sung hàng năm 400000000đ x 8năm) Nâng cấp, duy trì cơ sở hạ tầng cho 22 Trạm 14.520.000.000 (Kinh phí năm 2012 là 11000000000đ + kinh phí bổ sung hàng năm 440000000đ x 8năm) Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho 22Trạm 114.246.180.000 Phụ lục 5 (Kinh phí năm 2012 là 66,246,180,000 đ + kinh phí bổ sung hàng năm 6000000000đ x 8năm ) IV Đào tạo nhân lực, hợp tác quốc tế giai đoạn 9.600.000.000 2012-2020 (18 khoá về thu và phân tích mẫu thuỷ lý hoá, 18 thuỷ sinh vật (thực vật phù du, tảo độc, động vật phù du), 18 khoá về bệnh, 5 khoá về kim loại nặng, 5 khoá về trầm tích, 5 khoá về quản lý và phân tích dữ liệu, 5 khoá 30
  31. về GIS và viễn thám; tham quan và học các khóa học về phân tích, quản lý cơ sở dữ liệu ngắn hạn ở nước ngoài) Trung tâm 3.000.000.000 Trạm vùng 4.500.000.000 Kinh phí hợp tác quốc tế 2.100.000.000 V Nâng cấp cơ sở hạ tầng thông tin cảnh báo 18.100.000.000 Mạng lưới thông tin của TCTS 6.100.000.000 Mạng lưới thông tin của 04 trung tâm và 22 12.000.000.000 Trạm vùng VI Nghiên cứu bổ sung cơ sở phương pháp 68.000.000.000 luận triển khai hoạt động quan trắc trong thời kỳ 2012-2016 VII Chi khác 21.600.000.000 Dự phòng cho các sự cố rủi ro về môi trường 18.000.000.000 và bệnh Chi khác (tổng kết, đánh giá, giám sát hoạt 3.600.000.000 động hàng năm) Tổng cộng 395.135.430.000 10 CÁC RỦI RO CÓ THỂ TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC Đây là dự án xây dựng cho 4 trung tâm trực thuộc 4 viện nghiên cứu và một số địa phương trải rộng trên toàn quốc. Do vậy khi triển khai dự án nếu khâu khảo sát và chuẩn bị chưa kỹ việc thực hiện các hoạt động của dự án sẽ bị kéo dài gây lãng phí. Khi mua sắm các trang thiết bị cần phải đánh giá kỹ nhu cầu quan trắc để xác định được trang thiết bị thiết yếu nhất cho từng đơn vị. Lựa chọn nhà thầu không hợp lý sẽ khó mua được thiết bị đạt chất lượng theo yêu cầu và giá cả bị đội lên cao; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng khó khăn do hiếm và đắt. Công tác đào tạo cần phải kịp thời đáp ứng được nhu cầu quan trắc cũng như phù hợp với các trang thiết mua sắm trong dự án. Sử dụng cán bộ đúng với trình độ và năng lực đảm bảo phát huy tối đa nguồn lực hiện có, giảm chi phí thuê mướn. Để khắc phục vấn đề này cần thực hiện nghiêm túc các nội dung sau: Phải có khảo sát đánh giá kỹ về cơ sở hạ tầng hiện có để đảm bảo việc nâng cấp, sửa chữa có tính khả thi và không gây ảnh hưởng đến khu vực xung quanh. Các trang thiết bị mua sắm phải đáp ứng được tính năng tác dụng cũng như chất lượng thông qua hội đồng đánh giá các gói thầu của các nhà cung cấp, đảm bảo tính khách quan và hiệu quả. Thực hiện nghiêm túc các định mức chi tiêu tài chính theo qui định. Tuân thủ các nguyên tắc, quy trình kỹ thuật trong phòng thí nghiệm. 31
  32. Cử cán bộ tham gia các khoá học cần cân nhắc kỹ thời điểm và số lượng cán bộ tham gia để đảm bảo chất lượng và hiệu quả khoá học. Ngoài ra, có thể xảy ra một số rủi ro khác như các thủ tục tài chính qua nhiều khâu xét duyệt, đi lại nhiều, trang thiết bị bị lỗi từ nhà cung cấp có thể làm chậm tiến độ dự án. Để hạn chế rủi ro này, cần lập kế hoạch chi tiết đảm bảo thực hiện dự án đúng tiến độ. 11TỔ CHỨC THỰC HIỆN 11.1 Tổng cục Thủy sản Chủ trì thực hiện triển khai dự án này; tiến hành thiết lập hệ thống mạng để tiếp nhận báo cáo kết quả quan trắc môi trường NTTS từ các Trung tâm Quan trắc cảnh báo môi trường, dịch bệnh thuỷ sản. Sử dụng, cập nhật các kết quả quan trắc trong và ngoài nước, phân tích, tổng hợp, thông báo và đưa ra các quyết định quản lý kịp thời cho toàn bộ mạng lưới quan trắc cảnh báo môi trường và tới mạng lưới nuôi trồng thuỷ sản. Lập kế hoạch và cân đối tài chính hàng năm cho hoạt động quan trắc cảnh báo môi trường trong NTTS và chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các kết quả đạt được; Chủ trì trong việc thẩm định dự trù kinh phí cấp và quyết toán tài chính sau mỗi năm hoạt động quan trắc và cảnh báo môi trường; Phối hợp nhiệm vụ quan trắc cảnh báo môi trường với các mạng lưới quan trắc môi trường của các ngành và cấp quốc gia. 11.2 Các trung tâm quan trắc và trạm vùng trực thuộc Lập kế hoạch hoạt động quan trắc cảnh báo môi trường trong NTTS cho khu vực và chịu trách nhiệm trước TCTS về các kết quả đạt quan trắc và thông tin được TCTS uỷ nhiệm cảnh báo. Các trung tâm quan trắc phối hợp với TCTS chỉ đạo các trạm vùng quan trắc cảnh báo môi trường, bệnh thuỷ sản thực hiện các nhiệm vụ được giao và báo cáo định kỳ hay đột xuất cho TCTS. Thực hiện các cảnh báo dài và trung hạn cho khu vực. Chỉ đạo các trạm vùng và phối hợp với các địa phương trong công tác quan trắc và cảnh báo. 11.3 Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh tham gia dự án Thành lập bộ phận quan trắc, cảnh báo môi trường, bệnh thuỷ sản tại đơn vị (Ban quan trắc), phối hợp với các Trạm quan trắc tại địa phương thực hiện cảnh báo môi trường, bệnh thuỷ sản và đưa thông tin xuống tới người dân tham gia nuôi trồng thuỷ sản, đôn đốc kiểm tra và báo cáo kết quả hoạt động quan trắc cho các đơn vị liên quan. 32
  33. 12 PHỤ LỤC 12.1 PHỤ LỤC 1: CHI TIẾT NỘI DUNG VÀ KINH PHÍ Đơn vị tính: 1.000 đồng Nội dung Tổng số 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số 395.135.430 133.266.089 44.364.918 38.014.918 37.714.918 38.014.918 37.714.918 38.014.918 27.714.918 28.014.918 I Xây dựng một số văn bản quản lý phục vụ hoạt động của Tổng mạng lưới 1.250.000 1.250.000 Khảo sát, xác định lại 22 Trạm vùng và những điểm đo 500.000 500.000 Quy chế quản lý mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường thuỷ sản 100.000 100.000 Xây dựng 05 quy chuẩn quốc gia về môi trường cho nuôi tôm, nhuyễn thể, rô phi và cá biển 500.000 500.000 Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong quan trắc và cảnh báo môi trường, bệnh thuỷ sản 150.000 150.000 II Quan trắc thường xuyên 122.174.260 13.574.919 13.574.918 13.574.918 13.574.918 13.574.918 13.574.918 13.574.918 13.574.918 13.574.918 Duy trì hoạt động quan trắc thường 110.844.325 12.316.037 12.316.036 12.316.036 12.316.036 12.316.036 12.316.036 12.316.036 12.316.036 12.316.036 xuyên cho 04 trung tâm Duy trì hoạt động quan trắc thường 11.329.935 1.258.882 1.258.882 1.258.882 1.258.882 1.258.882 1.258.882 1.258.882 1.258.882 1.258.882 xuyên cho 22 Trạm III Nâng cấp trang thiết bị và phòng thí nghiệm cho 04 trung tâm và 154.411.170 96.491.170 7.240.000 7.240.000 7.240.000 7.240.000 7.240.000 7.240.000 7.240.000 7.240.000 22 Trạm vùng Nâng cấp, duy trì cơ sở hạ tầng 04 5.200.000 2.000.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 trung tâm Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho 03 trung tâm và bổ sung hàng năm 20.444.990 17.244.990 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 cho 04 trung tâm Nâng cấp, duy trì cơ sở hạ tầng cho 14.520.000 11.000.000 440.000 440.000 440.000 440.000 440.000 440.000 440.000 440.000 22 Trạm 33
  34. Đầu tư mua sắm trang thiết bị cho 22 Trạm, bổ sung trang thiết bị 114.246.180 66.246.180 6.000.000 6.000.000 6.000.000 6.000.000 6.000.000 6.000.000 6.000.000 6.000.000 hàng năm IV Đào tạo nhân lực, hợp tác quốc 9.600.000 1.400.000 950.000 1.100.000 950.000 1.100.000 950.000 1.100.000 950.000 1.100.000 tế Trung tâm 3.000.000 400.000 250.000 400.000 250.000 400.000 250.000 400.000 250.000 400.000 Phân tích thủy lý hóa 450.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 Phân tích thủy sinh vật 450.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 Phân tích trầm tích 450.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 Phân tích bệnh 450.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 Phân tích & Quản lý Dữ liệu 450.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 Phân tích KLN 250.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 Phân tích thuốc BVTV 250.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 GIS và Viễn thám 250.000 50.000 50.000 50.000 50.000 50.000 Trạm vùng 4.500.000 500.000 500.000 500.000 500.000 500.000 500.000 500.000 500.000 500.000 Phân tích thủy lý hóa 900.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 Phân tích thủy sinh vật 900.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 Phân tích trầm tích 900.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 Phân tích bệnh 900.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 Phân tích & Quản lý Dữ liệu 900.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 100.000 Kinh phí hợp tác quốc tế 2.100.000 500.000 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 200.000 V Xây dựng Hệ thống thông tin 18.100.000 6.000.000 3.000.000 1.300.000 1.300.000 1.300.000 1.300.000 1.300.000 1.300.000 1.300.000 cảnh báo Mạng lưới thông tin của Tổng 6.100.000 3.000.000 1.000.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 300.000 Cục Mạng lưới thông tin của 04 trung 12.000.000 3.000.000 2.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 1.000.000 tâm và 22 Trạm vùng VI Nghiên cứu bổ sung phương 68.000.000 6.000.000 12.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 10.000.000 pháp luận làm cơ sở cảnh báo VI Chi khác 21.600.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 2.400.000 I Dự phòng cho các sự cố rủi ro về 18.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 2.000.000 môi trường và bệnh Chi khác (tổng kết, đánh giá, giám 3.600.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 400.000 sát hoạt động hàng năm) 34
  35. 12.2 PHỤ LỤC 2: XÂY DỰNG MỘT SỐ VĂN BẢN QUẢN LÝ PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG CỦA MẠNG LƯỚI Đơn vị tính: x 1000đ Stt Nội dung Kinh phí 1 Khảo sát, xác định lại 22 Trạm vùng và những điểm đo. 500.000 2 Quy chế quản lý mạng lưới quan trắc, cảnh báo môi trường thuỷ sản 100.000 3 Xây dựng 04 quy chuẩn quốc gia về môi trường cho nuôi tôm, nhuyễn thể, rô phi và cá biển 500.000 4 Xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật và đơn giá trong quan trắc và cảnh báo môi trường, bệnh thuỷ sản 150.000 Tổng cộng 1.250.000 35
  36. 12.3 PHỤ LỤC 3: QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG THƯỜNG XUYÊN PHỤC VỤ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2012-2020 (4 Trung tâm quan trắc và 22 Trạm vùng) DUY TRÌ HOẠT ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN CỦA 4 TRUNG TÂM VÀ 22 TRẠM QUAN TRẮC Nội dung các khoản Tỷ lệ NSNN Kinh phí (đồng) Khác Ghi chú chi (%) (%) 1 Thuê khoán chuyên 3.484.800.000 27,3 29,6 Khoản 1 môn 2 Nguyên, vật liệu, năng 7.521.321.696 59,0 56,5 Khoản 2 lượng để phân tích mẫu 4 Thiết bị, máy móc 1,2 1,0 Khoản 3 chuyên dùng và xây 150.000.000 dựng, sửa chữa nhỏ 5 Chi khác 1.596.000.000 12,5 13,0 Khoản 4 Tổng cộng chi phí 12.316.036.856 100 hàng năm Chi tiết cho từng trung tâm, trạm vùng dựa trên từng đối tượng, địa điểm, tần suất và bộ thông số quan trắc cũng như các khoản chi theo các quy định hiện hành. Khoản 1. Thuê khoán chuyên môn của 04 Trung tâm Thuê khoán được ước tính dựa trên kinh phí của Trung tâm Quan trắc khu vực miền Bắc. Tổng kinh phí thuê khoán chuyên môn của 4 Trung tâm là 3.484.800.000 đồng Đơn vị tính: đồng Tần suất Stt Nội dung công việc (số Số lượng Đơn giá Thành tiền tháng/năm) 1 Thuê mướn chuyên môn Hợp đồng dài hạn với 10 cán bộ 12 10 3.000.000 360.000.000 cơ hữu tham gia vào Nhiệm vụ Quan trắc thường niên: 10 người x 12 tháng x 3.000.000/tháng Hợp đồng thời vụ với 10 cán bộ 6 10 3.000.000 180.000.000 tham gia vào Nhiệm vụ Quan trắc thường niên: 10 người x 06 tháng x 3.000.000/tháng 2 Thuê xe đi thực địa, khảo sát Ninh Bình (nhuyễn thể), Thanh Hóa (nhuyễn thể), Nghệ An (tôm và nhuyễn thể), Thừa Thiên Huế (tôm) 36
  37. Thuê xe (2000 km/đợt x 6 đợt x 6 2000 15.000 180.000.000 15000 đ/km = 180.000.000) Quảng Ninh (Nuôi tôm chân trắng tại Móng Cái và Yên Hưng. nuôi cá tại Vân Đồn và Cửa Vạn. nuôi Hàu tại Vân Đồn) Thuê xe (800 km/đợt x 6 đợt x 6 800 15.000 72.000.000 15000 đ/km = 72.000.000) Hải Phòng (nuôi cá biển tại Lan Hạ và Bến Bèo - Cát Bà. nuôi tôm) Thuê xe (500 km/đợt x 6 đợt x 6 500 15.000 45.000.000 15000 đ/km = 45.000.000) Hải Dương Thuê xe (200 km/đợt x 6 đợt x 6 200 15.000 18.000.000 15000 đ/km = 18.000.000) Bắc Ninh Thuê xe (100 km/đợt x 6 đợt x 6 100 15.000 9.000.000 15000 đ/km = 9.000.000) Hà Nội Thuê xe (80 km/đợt x 6 đợt x 6 80 15.000 7.200.000 15000 đ/km = 7.200.000) Tàu xe và phương tiện khác thu 5 8.000.000 40,000,000 mẫu đột xuất 5 lần x 8 triệu/lần Tổng thuê khoán trung bình 871,200,000 của 1 Trung tâm Tổng thuê khoán của 4 Trung tâm 3.484.800.000 Khoản 2. Nguyên vật liệu, năng lượng của 04 trung tâm quan trắc và các trạm vùng phục vụ phân tích mẫu Kinh phí Khoản 2 Chi tiết Tên Trung tâm (NVL-NL) TT QTCBMT và PNDB Miền Bắc 1.930.415.756 Khoản 2.1 TTQG QTCBMT và PNDB Nam Bộ 2.454.194.840 Khoản 2.2 TTQG QTCBMT và PNDB Miền Trung 1.263.189.420 Khoản 2.3 TTQG QTCB Môi Trường Biển 614.640.000 Khoản 2.4 Tổng kinh phí cho các trạm vùng của 4 trung tâm 1.258.881.680 Khoản 2.5 Tổng cộng 7.521.321.696 37
  38. Khoản 2.1 Chi tiết nguyên vật liệu, năng lượng của TT QTCBMT và PNDB Miền Bắc Stt Nội dung Tần suất Số Số điểm Đơn giá Thành tiền (lần/vụ) tỉnh thu mẫu/tỉnh A TỔNG CHI PHÍ CHO PHÂN TÍCH MẪU MÔI TRƯỜNG VÀ BỆNH 1.816.515.756 TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG NUÔI CHÍNH I Quan trắc Cá Biển (Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam Định) 243,630,000 1 Thủy lý hóa 120.690.000 Nhiệt độ không khí 6 3 6 9.500 1.026.000 Dòng chảy 6 3 6 9.500 1.026.000 Nhiệt độ nước 6 3 6 9.500 1.026.000 Độ muối 6 3 6 9.500 1.026.000 Oxy hòa tan 6 3 6 9.500 1.026.000 pH 6 3 6 9.500 1.026.000 Độ trong 6 3 6 9.500 1.026.000 Độ đục 6 3 6 9.500 1.026.000 Kiềm tổng số 6 3 6 47.500 5.130.000 3- PO4 6 3 6 57.000 6.156.000 - NO3 6 3 6 60.000 6.480.000 - NO2 6 3 6 57.000 6.156.000 + NH4 6 3 6 55.000 5.940.000 COD 6 3 6 66.500 7.182.000 BOD5 6 3 6 76.000 8.208.000 H2S 6 3 6 57.000 6.156.000 Nts 6 3 6 55.000 5.940.000 Pts 6 3 6 70.000 7.560.000 2- SiO3 6 3 6 66.500 7.182.000 As 2 3 6 130.000 4.680.000 Cu 2 3 6 130.000 4.680.000 Pb 2 3 6 130.000 4.680.000 Cd 2 3 6 130.000 4.680.000 Hg 2 3 6 130.000 4.680.000 Zn 2 3 6 130.000 4.680.000 Fe ts 6 3 6 57.000 6.156.000 Hàm lượng dầu tổng số 6 3 6 57.000 6.156.000 2 Sinh vật phù du 61.560.000 Thực vật phù du 6 3 6 142.500 15.390.000 Tảo độc 6 3 6 142.500 15.390.000 Động vật phù du 6 3 6 114.000 12.312.000 Động vật đáy 6 3 6 171.000 18.468.000 3 Tác nhân gây bệnh 53.568.000 Vi khuẩn trong nước 6 3 6 57.000 6.156.000 Vibrio 6 3 6 57.000 6.156.000 Vi khuẩn trên cá 6 3 6 120.000 12.960.000 Virut trên cá 6 3 6 218.500 23.760.000 Ký sinh trùng 6 3 6 43.000 4.536.000 4 Trầm tích 7.812.000 38
  39. Thành phần cơ giới 2 3 6 27.000 972.000 pH đất tươi 2 3 6 9.500 342.000 Thế Oxy hóa-Khử 2 3 6 9.500 342.000 Tổng N đáy 2 3 6 57.000 2.052.000 Tổng P đáy 2 3 6 57.000 2.052.000 Tổng C đáy 2 3 6 57.000 2.052.000 II Quan trắc nhuyễn thể (Quảng Ninh, Nam Định, Thái Bình, Thanh 602,910,000 Hóa, Nghệ An,+A205 Hà Tĩnh) 1 Thủy lý hóa 328.104.000 Nhiệt độ không khí 12 6 6 9.500 4.104.000 Dòng chảy 12 6 6 9.500 4.104.000 Nhiệt độ nước 12 6 6 9.500 4.104.000 Độ muối 12 6 6 9.500 4.104.000 Oxy hòa tan 12 6 6 9.500 4.104.000 pH 12 6 6 9.500 4.104.000 Độ trong 12 6 6 9.500 4.104.000 3- PO4 12 6 6 57.000 24.624.000 - NO3 12 6 6 60.000 25.920.000 - NO2 12 6 6 57.000 24.624.000 + NH4 12 6 6 55.000 23.760.000 COD 12 6 6 66.500 28.728.000 BOD5 12 6 6 76.000 32.832.000 Độ kiềm 12 6 6 47.500 20.520.000 Độ cứng 12 6 6 47.500 20.520.000 H2S 12 6 6 57.000 24.624.000 Tổng chất rắn lơ lửng - 12 6 6 57.000 24.624.000 TSS As 1 6 6 130.000 4.680.000 Zn 1 6 6 130.000 4.680.000 Cu 1 6 6 130.000 4.680.000 Cd 1 6 6 130.000 4.680.000 Hg 1 6 6 130.000 4.680.000 Zn 1 6 6 130.000 4.680.000 Thuốc bảo vệ thực vật 1 6 18 190.000 20.520.000 (gốc Clo, phosphore, carbamate) 2 Sinh vật phù du 165.240.000 Thực vật phù du 12 6 6 142.500 61.560.000 Tảo độc mật độ và thành 12 6 6 240.000 103.680.000 phần loài 3 Tác nhân gây bệnh 104.598.000 Vi khuẩn trong nước 12 6 6 57.000 24.624.000 Coloform 12 6 6 57.000 24.624.000 Vi khuẩn trên nhuyễn thể 3 6 6 120.000 12.960.000 Vibrio 3 6 6 120.000 12.960.000 Virut trên nhuyễn thể 3 6 6 230.000 24.840.000 Ký sinh trùng 3 6 6 42.500 4.590.000 4 Trầm tích 4.968.000 Thành phần cơ giới 3 6 6 27.000 2.916.000 pH đất tươi 3 6 6 9.500 1.026.000 Thế Oxy hóa-Khử 3 6 6 9.500 1.026.000 39
  40. III Chi phí cho phân tích mẫu môi trường và bệnh trên Tôm (Quảng Ninh, 676,107,756 Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế) 1 Thủy lý hóa 351.270.270 Nhiệt độ không khí 5 9 6 9.500 2.565.000 Nhiệt độ nước 5 9 6 9.500 2.565.000 Độ muối 5 9 6 9.500 2.565.000 Oxy hòa tan 5 9 6 9.500 2.565.000 pH 5 9 6 9.500 2.565.000 Độ trong 5 9 6 9.500 2.565.000 Kiềm tổng số 5 9 6 47.500 12.825.000 3- PO4 5 9 6 57.000 15.390.000 - NO3 5 9 6 60.000 16.200.000 - NO2 5 9 6 57.000 15.390.000 + NH4 5 9 6 55.000 14.850.000 SO4 5 9 6 57.000 15.390.000 Tổng chất rắn lơ lửng 5 9 6 57.001 15.390.270 (TSS) NH3+ 5 9 6 57.000 15.390.000 COD 5 9 6 66.500 17.955.000 BOD5 5 9 6 76.000 20.520.000 H2S 5 9 6 57.000 15.390.000 Cu 2 9 6 130.000 14.040.000 Pb 2 9 6 130.000 14.040.000 Cd 2 9 6 130.000 14.040.000 Hg 2 9 6 130.000 14.040.000 As 2 9 6 130.000 14.040.000 Zn 2 9 6 130.000 14.040.000 Fe ts 5 9 6 57.000 15.390.000 Thuốc bảo vệ thực vật 2 9 18 190.000 61.560.000 (gốc Clo, phosphore, carbamate) 2 Sinh vật phù du 161.055.000 Thực vật phù du 5 9 6 142.500 38.475.000 Tảo độc 5 9 6 142.500 38.475.000 Động vật phù du 5 9 6 114.000 30.780.000 Động vật đáy 5 9 1 171.000 7.695.000 Coliform 5 9 6 55.000 14.850.000 Vi khuẩn tổng số trong 5 9 6 57.000 15.390.000 nước Vibrio 5 9 6 57.000 15.390.000 3 Tác nhân gây bệnh 110.160.000 Vi khuẩn 5 9 6 120.000 32.400.000 Vi rút đốm trắng 5 9 6 160.000 43.200.000 Nấm 5 9 6 85.500 23.085.000 Ký sinh trùng 5 9 6 42.500 11.475.000 4 Trầm tích 53.622.486 Thành phần cơ giới 3 9 6 27.000 4.374.000 pH đất 3 9 6 9.500 1.539.000 Thế Oxy hóa-Khử 3 9 6 9.500 1.539.000 Tổng N đáy 3 9 6 57.000 9.234.000 40
  41. Tổng P đáy 3 9 6 57.000 9.234.000 Tổng C đáy 3 9 6 57.000 9.234.000 Nấm trong đất 3 9 6 57.001 9.234.162 Vi khuẩn Vibrio trong đất 3 9 6 57.002 9.234.324 IV Chi phí cho phân tích mẫu môi trường và bệnh trên nuôi Rô phi thâm 293,868,000 canh: Quan trắc cá Rô phi tại Hải Dương và Quảng Ninh 1 Thủy lý hóa 153.036.000 Nhiệt độ không khí 6 3 6 9.500 1.026.000 Nhiệt độ nước 6 3 6 9.500 1.026.000 Độ muối 6 3 6 9.500 1.026.000 Oxy hòa tan 6 3 6 9.500 1.026.000 pH 6 3 6 9.500 1.026.000 Độ trong 6 3 6 9.500 1.026.000 Độ đục 6 3 6 9.500 1.026.000 Kiềm tổng số 24 3 6 47.500 20.520.000 3- PO4 6 3 6 57.000 6.156.000 - NO3 6 3 6 60.000 6.480.000 - NO2 24 3 6 57.000 24.624.000 + NH4 24 3 6 55.000 23.760.000 SO4 6 3 6 57.000 6.156.000 COD 6 3 6 66.500 7.182.000 BOD5 6 3 6 76.000 8.208.000 H2S 6 3 6 57.000 6.156.000 Tổng chất rắn lơ lửng 6 3 6 57.000 6.156.000 (TSS) Fe ts 6 3 6 57.000 6.156.000 Cu 1 3 6 130.000 2.340.000 Pb 1 3 6 130.000 2.340.000 Cd 1 3 6 130.000 2.340.000 Hg 1 3 6 130.000 2.340.000 As 1 3 6 130.000 2.340.000 Zn 1 3 6 130.000 2.340.000 Thuốc bảo vệ thực vật 1 3 18 190.000 10.260.000 (gốc Clo, phosphore, carbamate) 2 Sinh vật phù du 61.560.000 Thực vật phù du 6 3 6 142.500 15.390.000 Tảo độc 6 3 6 142.500 15.390.000 Động vật phù du 6 3 6 114.000 12.312.000 Động vật đáy 6 3 6 171.000 18.468.000 3 Tác nhân gây bệnh 67.554.000 Tổng vi khuẩn hiếu khí 6 3 6 57.000 6.156.000 Coliform 6 3 6 57.000 6.156.000 Virut 6 3 6 230.000 24.840.000 Vi khuẩn 6 3 6 120.000 12.960.000 Aeromonat spp 6 3 6 119.00 12.852.000 Ký sinh trùng 6 3 6 42.500 4.590.000 4 Trầm tích 3 11.718.000 Thành phần cơ giới 3 3 6 27.000 1.458.000 pH đất 3 3 6 9.500 513.000 Thế Oxy hóa-Khử 3 3 6 9.500 513.000 41
  42. Tổng N đáy 3 3 6 57.000 3.078.000 Tổng P đáy 3 3 6 57.000 3.078.000 Tổng C đáy 3 3 6 57.000 3.078.000 B CHI PHÍ MUA DỤNG CỤ ĐO TẠI HIỆN TRƯỜNG (do người nuôi và cộng 63,900,000 đồng thực hiện) Nội dung Dụng Số lần Số Số tỉnh Đơn giá Thành tiền cụ/hộ cấp/năm hộ/tỉnh Đĩa Secchi 1 1 3 15 150.000 6.750.000 Nhiệt kế 2 1 3 15 30.000 2.700.000 Test pH 2 1 3 15 300.000 27.000.000 Test kiềm/DO 2 1 3 15 300.000 27.000.000 Sổ ghi chép 1 1 3 15 10.000 450.000 C CHI PHÍ ĐIỆN NƯỚC CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM 50.000.000 Đơn Số lượng Đơn Thành tiền vị giá - Điện kW/h 50000 1.000 50.000.000 - Nước m3 - TỔNG CỘNG: A + B + C = 1.930.415.756 Khoản 2.2. Chi tiết nguyên vật liệu, năng lượng của TT QTCBMT và PNDB khu vực Nam Bộ Stt Tần Số điểm Số Thông số phân tích suất thu Đơn giá Thành tiền tỉnh (lần/vụ) mẫu/tỉnh A TỔNG CHI PHÍ CHO PHÂN TÍCH MẪU MÔI TRƯỜNG VÀ 2,323,254,840 BỆNH TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG NUÔI CHÍNH I Quan trắc Cá Biển (Vũng Tàu, Kiên Giang) 182,880,000 1 Thủy lý hóa 80.460.000 Nhiệt độ không khí 6 2 6 9.500 684.000 Dòng chảy 6 2 6 9.500 684.000 Nhiệt độ nước 6 2 6 9.500 684.000 Độ muối 6 2 6 9.500 684.000 Oxy hòa tan 6 2 6 9.500 684.000 pH 6 2 6 9.500 684.000 Độ trong 6 2 6 9.500 684.000 Độ đục 6 2 6 9.500 684.000 Kiềm tổng số 6 2 6 47.500 3.420.000 3- PO4 6 2 6 57.000 4.104.000 - NO3 6 2 6 60.000 4.320.000 - NO2 6 2 6 57.000 4.104.000 + NH4 6 2 6 55.000 3.960.000 COD 6 2 6 66.500 4.788.000 BOD5 6 2 6 76.000 5.472.000 H2S 6 2 6 57.000 4.104.000 Nts 6 2 6 55.000 3.960.000 Pts 6 2 6 70.000 5.040.000 42
  43. 2- SiO3 6 2 6 66.500 4.788.000 As 2 2 6 130.000 3.120.000 Cu 2 2 6 130.000 3.120.000 Pb 2 2 6 130.000 3.120.000 Cd 2 2 6 130.000 3.120.000 Hg 2 2 6 130.000 3.120.000 Zn 2 2 6 130.000 3.120.000 Fe ts 6 2 6 57.000 4.104.000 Hàm lượng dầu tổng số 6 2 6 57.000 4.104.000 2 Sinh vật phù du 41.040.000 Thực vật phù du 6 2 6 142.500 10.260.000 Tảo độc 6 2 6 142.500 10.260.000 Động vật phù du 6 2 6 114.000 8.208.000 Động vật đáy 6 2 6 171.000 12.312.000 3 Tác nhân gây bệnh 53.568.000 Vi khuẩn trong nước 6 2 6 57.000 6.156.000 Vibrio 6 2 6 57.000 6.156.000 Vi khuẩn trên cá 6 2 6 120.000 12.960.000 Virut trên cá 6 2 6 218.500 23.760.000 Ký sinh trùng 6 2 6 43.000 4.536.000 4 Trầm tích 7.812.000 Thành phần cơ giới 2 2 6 27.000 972.000 pH đất tươi 2 2 6 9.500 342.000 Thế Oxy hóa-Khử 2 2 6 9.500 342.000 Tổng N đáy 2 2 6 57.000 2.052.000 Tổng P đáy 2 2 6 57.000 2.052.000 Tổng C đáy 2 2 6 57.000 2.052.000 II Quan trắc nhuyễn thể (Vũng Tàu, TP Hồ Chí minh, Tiền Giang, Bến 803,880,000 Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang) 1 Thủy lý hóa 437.472.000 Nhiệt độ không khí 12 8 6 9.500 5.472.000 Dòng chảy 12 8 6 9.500 5.472.000 Nhiệt độ nước 12 8 6 9.500 5.472.000 Độ muối 12 8 6 9.500 5.472.000 Oxy hòa tan 12 8 6 9.500 5.472.000 pH 12 8 6 9.500 5.472.000 Độ trong 12 8 6 9.500 5.472.000 3- PO4 12 8 6 57.000 32.832.000 - NO3 12 8 6 60.000 34.560.000 - NO2 12 8 6 57.000 32.832.000 + NH4 12 8 6 55.000 31.680.000 COD 12 8 6 66.500 38.304.000 BOD5 12 8 6 76.000 43.776.000 Độ kiềm 12 8 6 47.500 27.360.000 Độ cứng 12 8 6 47.500 27.360.000 H2S 12 8 6 57.000 32.832.000 Tổng chất rắn lơ lửng - 12 8 6 57.000 32.832.000 TSS As 1 8 6 130.000 6.240.000 Zn 1 8 6 130.000 6.240.000 43
  44. Cu 1 8 6 130.000 6.240.000 Cd 1 8 6 130.000 6.240.000 Hg 1 8 6 130.000 6.240.000 Zn 1 8 6 130.000 6.240.000 Thuốc bảo vệ thực vật (gốc 1 8 18 190.000 27.360.000 Clo, phosphore, carbamate) 2 Sinh vật phù du 220.320.000 Thực vật phù du 12 8 6 142.500 82.080.000 Tảo độc mật độ và thành 12 8 6 240.000 138.240.000 phần loài 3 Tác nhân gây bệnh 139.464.000 Vi khuẩn trong nước 12 8 6 57.000 32.832.000 Coloform 12 8 6 57.000 32.832.000 Vi khuẩn trên nhuyễn thể 3 8 6 120.000 17.280.000 Vibrio 3 8 6 120.000 17.280.000 Virut trên nhuyễn thể 3 8 6 230.000 33.120.000 Ký sinh trùng 3 8 6 42.500 6.120.000 4 Trầm tích 6.624.000 Thành phần cơ giới 3 8 6 27.000 3.888.000 pH đất tươi 3 8 6 9.500 1.368.000 Thế Oxy hóa-Khử 3 8 6 9.500 1.368.000 III Chi phí cho phân tích mẫu môi trường và bệnh trên Tôm sú, Tôm 761,490,840 chân trắng (Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang) 1 Thủy lý hóa 390.300.300 Nhiệt độ không khí 5 10 6 9.500 2.850.000 Nhiệt độ nước 5 10 6 9.500 2.850.000 Độ muối 5 10 6 9.500 2.850.000 Oxy hòa tan 5 10 6 9.500 2.850.000 pH 5 10 6 9.500 2.850.000 Độ trong 5 10 6 9.500 2.850.000 Kiềm tổng số 5 10 6 47.500 14.250.000 3- PO4 5 10 6 57.000 17.100.000 - NO3 5 10 6 60.000 18.000.000 - NO2 5 10 6 57.000 17.100.000 + NH4 5 10 6 55.000 16.500.000 SO4 5 10 6 57.000 17.100.000 Tổng chất rắn lơ lửng 5 10 6 57.001 17.100.300 (TSS) NH3+ 5 10 6 57.000 17.100.000 COD 5 10 6 66.500 19.950.000 BOD5 5 10 6 76.000 22.800.000 H2S 5 10 6 57.000 17.100.000 Cu 2 10 6 130.000 15.600.000 Pb 2 10 6 130.000 15.600.000 Cd 2 10 6 130.000 15.600.000 Hg 2 10 6 130.000 15.600.000 As 2 10 6 130.000 15.600.000 Zn 2 10 6 130.000 15.600.000 Fe ts 5 10 6 57.000 17.100.000 44
  45. Thuốc bảo vệ thực vật (gốc 2 10 18 190.000 68.400.000 Clo, phosphore, carbamate) 2 Sinh vật phù du 5 10 6 178.950.000 Thực vật phù du 5 10 6 142.500 42.750.000 Tảo độc 5 10 6 142.500 42.750.000 Động vật phù du 5 10 6 114.000 34.200.000 Động vật đáy 5 10 1 171.000 8.550.000 Coliform 5 10 6 55.000 16.500.000 Vi khuẩn tổng số trong 5 10 6 57.000 17.100.000 nước Vibrio 5 10 6 57.000 17.100.000 3 Tác nhân gây bệnh 122.400.000 Vi khuẩn 5 10 6 120.000 36.000.000 Vi rút đốm trắng 5 10 6 160.000 48.000.000 Nấm 5 10 6 85.500 25.650.000 Ký sinh trùng 5 10 6 42.500 12.750.000 4 Trầm tích 69.840.540 Thành phần cơ giới 3 10 6 27.000 4.860.000 pH đất 3 10 6 9.500 1.710.000 Thế Oxy hóa-Khử 3 10 6 9.500 1.710.000 Tổng N đáy 3 10 6 57.000 10.260.000 Tổng P đáy 3 10 6 57.000 10.260.000 Tổng C đáy 3 10 6 57.000 10.260.000 Nấm trong đất 3 10 6 57.001 10.260.180 Vi khuẩn Vibrio trong đất 3 10 6 57.002 10.260.360 Vi khuẩn Vibrio trong đất 3 10 6 57.000 10.260.000 IV Chi phí cho phân tích mẫu môi trường và bệnh trên nuôi cá Tra tại 575,004,000 (Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Cần Thơ, Hậu Giang) 1 Thủy lý hóa 259.392.000 Nhiệt độ không khí 6 7 6 9.500 2.394.000 Nhiệt độ nước 6 7 6 9.500 2.394.000 Độ muối 6 7 6 9.500 2.394.000 Oxy hòa tan 6 7 6 9.500 2.394.000 pH 6 7 6 9.500 2.394.000 Độ trong 6 7 6 9.500 2.394.000 Độ đục 6 7 6 9.500 2.394.000 Kiềm tổng số 6 7 6 47.500 11.970.000 3- PO4 6 7 6 57.000 14.364.000 - NO3 6 7 6 60.000 15.120.000 - NO2 6 7 6 57.000 14.364.000 + NH4 6 7 6 55.000 13.860.000 SO4 6 7 6 57.000 14.364.000 COD 6 7 6 66.500 16.758.000 BOD5 6 7 6 76.000 19.152.000 H2S 6 7 6 57.000 14.364.000 Tổng chất rắn lơ lửng 6 7 6 57.000 14.364.000 (TSS) Fe ts 1 7 6 57.000 2.394.000 Cu 1 7 6 130.000 5.460.000 45
  46. Pb 1 7 6 130.000 5.460.000 Cd 1 7 6 130.000 5.460.000 Hg 1 7 6 130.000 5.460.000 As 1 7 6 130.000 5.460.000 Zn 1 7 18 130.000 16.380.000 Thuốc bảo vệ thực vật (gốc 6 7 6 190.000 47.880.000 Clo, phosphore, carbamate) 2 Sinh vật phù du 143.640.000 Thực vật phù du 6 7 6 142.500 35.910.000 Tảo độc 6 7 6 142.500 35.910.000 Động vật phù du 6 7 6 114.000 28.728.000 Động vật đáy 6 7 6 171.000 43.092.000 3 Tác nhân gây bệnh 157.626.000 Tổng vi khuẩn hiếu khí 6 7 6 57.000 14.364.000 Coliform 6 7 6 57.000 14.364.000 Virut 6 7 6 230.000 57.960.000 Vi khuẩn 6 7 6 120.000 30.240.000 Aeromonat spp 6 7 6 119.000 29.988.000 Ký sinh trùng 6 7 6 42.500 10.710.000 4 Trầm tích 14.346.000 Thành phần cơ giới 3 7 6 27.000 3.402.000 pH đất 3 7 6 9.500 1.197.000 Thế Oxy hóa-Khử 3 3 6 9.500 513.000 Tổng N đáy 3 3 6 57.000 3.078.000 Tổng P đáy 3 3 6 57.000 3.078.000 Tổng C đáy 3 3 6 57.000 3.078.000 CHI PHÍ MUA DỤNG CỤ ĐO TẠI HIỆN TRƯỜNG B 80940000 (do người nuôi và cộng đồng thực hiện) Nội dung Dụng Số lần Số Số Đơn giá Thành tiền cụ/hộ cấp/năm hộ/tỉnh tỉnh Đĩa Secchi 1 1 3 19 150.000 8.550.000 Nhiệt kế 2 1 3 19 30.000 3.420.000 Test pH 2 1 3 19 300.000 34.200.000 Test kiềm/DO 2 1 3 19 300.000 34.200.000 Sổ ghi chép 1 1 3 19 10.000 570.000 C CHI PHÍ ĐIỆN NƯỚC CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM 50,000,000 Đơn Số Đơn vị lượng giá Thành tiền - Điện kW/h 50000 1.000 50.000.000 - Nước m3 - TỔNG CỘNG (A + B + C)= 2.454.194.840 46
  47. Khoản 2.3. Chi tiết nguyên vật liệu, năng lượng của TT QTCBMT và PNDB khu vực Trung Bộ Tần suất Số Số điểm thu Stt Thông số phân tích Đơn giá Thành tiền (lần/vụ) tỉnh mẫu/tỉnh A TỔNG CHI PHÍ CHO PHÂN TÍCH MẪU MÔI TRƯỜNG VÀ 1,170,589,420 BỆNH TRÊN CÁC ĐỐI TƯỢNG NUÔI CHÍNH I Quan trắc Cá Biển (Phú Yên, Khánh Hòa) 194,526,000 1 Thủy lý hóa 92.106.000 Nhiệt độ không khí 6 2 6 9.500 684.000 Dòng chảy 6 2 6 9.500 684.000 Nhiệt độ nước 6 2 6 9.500 684.000 Độ muối 6 2 6 9.500 684.000 Oxy hòa tan 6 2 6 9.500 684.000 pH 6 2 6 9.500 684.000 Độ trong 6 2 6 9.500 684.000 Độ đục 6 2 6 9.500 684.000 Kiềm tổng số 6 2 6 47.500 3.420.000 3- PO4 6 2 6 57.000 4.104.000 - NO3 6 2 6 60.000 4.320.000 - NO2 6 2 6 57.000 4.104.000 + NH4 6 2 6 55.000 3.960.000 COD 6 2 6 66.500 4.788.000 BOD5 6 2 6 76.000 5.472.000 H2S 6 2 6 57.000 4.104.000 Nts 6 2 6 55.000 3.960.000 Pts 6 2 6 70.000 5.040.000 2- SiO3 2 3 6 66.500 2.394.000 As 2 3 6 130.000 4.680.000 Cu 2 3 6 130.000 4.680.000 Pb 2 3 6 130.000 4.680.000 Cd 2 3 6 130.000 4.680.000 Hg 2 3 6 130.000 4.680.000 Zn 6 2 6 130.000 9.360.000 Fe ts 6 2 6 57.000 4.104.000 Hàm lượng dầu tổng 6 2 6 57.000 4.104.000 số 2 Sinh vật phù du 41.040.000 Thực vật phù du 6 2 6 142.500 10.260.000 Tảo độc 6 2 6 142.500 10.260.000 Động vật phù du 6 2 6 114.000 8.208.000 Động vật đáy 6 2 6 171.000 12.312.000 3 Tác nhân gây bệnh 53.568.000 Vi khuẩn trong nước 6 2 6 57.000 6.156.000 Vibrio 6 2 6 57.000 6.156.000 Vi khuẩn trên cá 6 2 6 120.000 12.960.000 Virut trên cá 6 2 6 218.500 23.760.000 Ký sinh trùng 6 2 6 43.000 4.536.000 4 Trầm tích 7.812.000 Thành phần cơ giới 2 2 6 27.000 972.000 47
  48. pH đất tươi 2 2 6 9.500 342.000 Thế Oxy hóa-Khử 2 2 6 9.500 342.000 Tổng N đáy 2 2 6 57.000 2.052.000 Tổng P đáy 2 2 6 57.000 2.052.000 Tổng C đáy 2 2 6 57.000 2.052.000 II Quan trắc nhuyễn thể (Khánh Hòa, Ninh Thuận) 140,400,000 1 Thủy lý hóa 109.368.000 Nhiệt độ không khí 12 2 6 9.500 1.368.000 Dòng chảy 12 2 6 9.500 1.368.000 Nhiệt độ nước 12 2 6 9.500 1.368.000 Độ muối 12 2 6 9.500 1.368.000 Oxy hòa tan 12 2 6 9.500 1.368.000 pH 12 2 6 9.500 1.368.000 Độ trong 12 2 6 9.500 1.368.000 3- PO4 12 2 6 57.000 8.208.000 - NO3 12 2 6 60.000 8.640.000 - NO2 12 2 6 57.000 8.208.000 + NH4 12 2 6 55.000 7.920.000 COD 12 2 6 66.500 9.576.000 BOD5 12 2 6 76.000 10.944.000 Độ kiềm 12 2 6 47.500 6.840.000 Độ cứng 12 2 6 47.500 6.840.000 H2S 12 2 6 57.000 8.208.000 Tổng chất rắn lơ lửng - 12 2 6 57.000 8.208.000 TSS As 1 2 6 130.000 1.560.000 Zn 1 2 6 130.000 1.560.000 Cu 1 2 6 130.000 1.560.000 Cd 1 2 6 130.000 1.560.000 Hg 1 2 6 130.000 1.560.000 Zn 1 2 6 130.000 1.560.000 Thuốc bảo vệ thực vật 1 2 18 190.000 6.840.000 (gốc Clo, phosphore, carbamate) 2 Sinh vật phù du 4.590.000 Thực vật phù du 1 2 6 142.500 1.710.000 Tảo độc mật độ và 1 2 6 240.000 2.880.000 thành phần loài 3 Tác nhân gây bệnh 19.818.000 Vi khuẩn trong nước 1 2 6 57.000 684.000 Coloform 1 2 6 57.000 684.000 Vi khuẩn trên nhuyễn 3 2 6 120.000 4.320.000 thể Vibrio 3 2 6 120.000 4.320.000 Virut trên nhuyễn thể 3 2 6 230.000 8.280.000 Ký sinh trùng 3 2 6 42.500 1.530.000 4 Trầm tích 6.624.000 Thành phần cơ giới 3 8 6 27.000 3.888.000 pH đất tươi 3 8 6 9.500 1.368.000 Thế Oxy hóa-Khử 3 8 6 9.500 1.368.000 48
  49. III Chi phí cho phân tích mẫu môi trường và bệnh trên Tôm sú, Tôm 385,875,420 chân trắng (Quảng Ngãi, Bình Định, phú Yên, khánh Hòa, Ninh Thuận) 1 Thủy lý hóa 195.150.150 Nhiệt độ không khí 5 5 6 9.500 1.425.000 Nhiệt độ nước 5 5 6 9.500 1.425.000 Độ muối 5 5 6 9.500 1.425.000 Oxy hòa tan 5 5 6 9.500 1.425.000 pH 5 5 6 9.500 1.425.000 Độ trong 5 5 6 9.500 1.425.000 Kiềm tổng số 5 5 6 47.500 7.125.000 3- PO4 5 5 6 57.000 8.550.000 - NO3 5 5 6 60.000 9.000.000 - NO2 5 5 6 57.000 8.550.000 + NH4 5 5 6 55.000 8.250.000 SO4 5 5 6 57.000 8.550.000 Tổng chất rắn lơ lửng 5 5 6 57.001 8.550.150 (TSS) NH3+ 5 5 6 57.000 8.550.000 COD 5 5 6 66.500 9.975.000 BOD5 5 5 6 76.000 11.400.000 H2S 5 5 6 57.000 8.550.000 Cu 2 5 6 130.000 7.800.000 Pb 2 5 6 130.000 7.800.000 Cd 2 5 6 130.000 7.800.000 Hg 2 5 6 130.000 7.800.000 As 2 5 6 130.000 7.800.000 Zn 2 5 6 130.000 7.800.000 Fe ts 5 5 6 57.000 8.550.000 Thuốc bảo vệ thực vật 2 5 18 190.000 34.200.000 (gốc Clo, phosphore, carbamate) 2 Sinh vật phù du 89.475.000 Thực vật phù du 5 5 6 142.500 21.375.000 Tảo độc 5 5 6 142.500 21.375.000 Động vật phù du 5 5 6 114.000 17.100.000 Động vật đáy 5 5 1 171.000 4.275.000 Coliform 5 5 6 55.000 8.250.000 Vi khuẩn tổng số trong 5 5 6 57.000 8.550.000 nước Vibrio 5 5 6 57.000 8.550.000 3 Tác nhân gây bệnh 61.200.000 Vi khuẩn 5 5 6 120.000 18.000.000 Vi rút đốm trắng 5 5 6 160.000 24.000.000 Nấm 5 5 6 85.500 12.825.000 Ký sinh trùng 5 5 6 42.500 6.375.000 4 Trầm tích 40.050.270 Thành phần cơ giới 3 5 6 27.000 2.430.000 pH đất 3 5 6 9.500 855.000 Thế Oxy hóa-Khử 3 5 6 9.500 855.000 Tổng N đáy 3 5 6 57.000 5.130.000 49
  50. Tổng P đáy 3 5 6 57.000 5.130.000 Tổng C đáy 3 5 6 57.000 5.130.000 Nấm trong đất 3 5 6 57.001 5.130.090 Vi khuẩn Vibrio trong 3 5 6 57.002 5.130.180 đất Vi khuẩn Vibrio trong 3 10 6 57.000 10.260.000 đất IV Chi phí cho phân tích mẫu môi trường và bệnh trên Tôm 449,788,000 Hùm(Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa) 1 Thủy lý hóa 307.980.000 Nhiệt độ không khí 6 2 10 9.500 1.140.000 Dòng chảy 6 2 10 9.500 1.140.000 Nhiệt độ nước 6 2 10 9.500 1.140.000 Độ muối 6 2 10 9.500 1.140.000 Oxy hòa tan 6 2 10 9.500 1.140.000 pH 6 2 10 9.500 1.140.000 Độ trong 6 2 10 9.500 1.140.000 Độ đục 6 2 10 9.500 1.140.000 Kiềm tổng số 6 2 10 47.500 5.700.000 3- PO4 6 2 10 57.000 6.840.000 - NO3 6 2 10 60.000 7.200.000 - NO2 6 2 10 57.000 6.840.000 + NH4 6 2 10 55.000 6.600.000 COD 6 2 10 66.500 7.980.000 BOD5 6 2 10 76.000 9.120.000 H2S 6 2 10 57.000 6.840.000 Nts 6 2 10 55.000 6.600.000 Pts 6 2 10 70.000 8.400.000 2- SiO3 6 2 10 66.500 7.980.000 Fe ts 6 2 10 130.000 15.600.000 Hàm lượng dầu tổng 6 2 10 57.000 6.840.000 số 2 Sinh vật phù du 68.400.000 Thực vật phù du 6 2 10 142.500 17.100.000 Tảo độc 6 2 10 142.500 17.100.000 Động vật phù du 6 2 10 114.000 13.680.000 Động vật đáy 6 2 10 171.000 20.520.000 3 Tác nhân gây bệnh 59.520.000 Vi khuẩn trong nước 6 2 10 57.000 6.840.000 Vibrio 6 2 10 57.000 6.840.000 Vi khuẩn trên tôm 6 2 10 120.000 14.400.000 Virut trên tôm 6 2 10 220.000 26.400.000 Ký sinh trùng 6 2 10 42.000 5.040.000 4 Trầm tích 13.888.000 Thành phần cơ giới 2 2 10 27.000 1.080.000 pH đất tươi 2 2 10 9.500 380.000 Thế Oxy hóa-Khử 2 2 10 9.500 380.000 Tổng N đáy 2 2 10 57.000 2.280.000 Tổng P đáy 2 2 10 57.000 2.280.000 50