Bài giảng Bệnh học Thận - Bàng Quang - Đỗ Thị Quỳnh Nga
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Bệnh học Thận - Bàng Quang - Đỗ Thị Quỳnh Nga", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_benh_hoc_than_bang_quang_do_thi_quynh_nga.ppt
Nội dung text: Bài giảng Bệnh học Thận - Bàng Quang - Đỗ Thị Quỳnh Nga
- BỆNH HỌC THẬN – BÀNG QUANG Thời lượng: 2 tiết Đối tượng: Y4 BS Đỗ Thị Quỳnh Nga BM Bệnh Học Khoa YHCT
- BỆNH HỌC THẬN – BÀNG QUANG I. MỤC TIÊU: 1. Liệt kê được tên gọi và nguyên nhân gây bệnh của 9 hội chứng bệnh tạng Thận và phủ Bàng quang 2. Giải thích được cơ sở lý luận của các hội chứng (từ các nguyên nhân gây bệnh đến cơ chế sinh bệnh) 3. Liệt kê được triệu chứng tương ứng của 9 hội chứng bệnh tạng Thận và phủ Bàng quang 4. Chẩn đoán được các hội chứng bệnh tạng Thận và phủ Bàng quang (dựa vào triệu chứng ) Nhớ theo sát mục tiêu nha!
- II. HƯỚNG DẪN HỌC TẬP: Những kiến thức yêu cầu học viên cần có để học tốt bài này: - Nắm được cơ sở lý luận: + Đại cương về Kinh dịch + Học thuyết tạng tượng + Học thuyết Kinh lạc - Nguyên nhân gây bệnh và cơ chế sinh bệnh theo YHCT - Phương pháp chẩn đoán YHCT ( tứ chẩn, bát cương) LƯU Ý: hình ảnh trong bài chỉ có ý nghĩa minh họa không có ý nghĩa tương đương.
- III. TÀI LIỆU THAM KHẢO : 1. Ngô Anh Dũng. Y lý y học cổ truyền NXB y học Hà Nội – 2008. 2. Phan Quan Chí Hiếu. Bệnh học và điều trị Đông Y NXB Y học. 3. Nguyễn Thiện Quyến. Chẩn đoán phân biệt chứng hậu trong đông y. NXB Mũi Cà Mau. 4. Trần Văn Kỳ. Từ điển Hán-Việt-Anh. nhà xuất bản thành phố 5. Nguyễn Thiện Quyến, Nguyễn Mộng Hưng. Từ điển Đông y học cổ truyền. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật. 1990. 6. Nguyễn Trung Hòa. Tóm tắt Linh Khu – Tố Vấn. Hội y học cổ truyền VN. Chi nhánh phía nam. 1988
- IV. NỘI DUNG: 1. ĐẠI CƯƠNG: 1.1 SƠ LƯỢC VỀ TẠNG THẬN: TẠNG Thủy THẬN Quẻ khảm Hỏa
- 4.1.2 CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG THẬN: Chủ nhị âm Chủ cốt tủy TẠNG THẬN Khai khiếu ra tai Tác cường chi quan Gốc tiên thiên Chủ bế tàng Khủng thương thận
- SƠ LƯỢC VỀ PHỦ BÀNG QUANG: 1. Ứng với quẻ Kiền của Hậu thiên bát quái 2. Là châu đô, nơi chứa và thải nước tiểu 3. Liên hệ với ngũ tạng trong cơ thể
- 4.2 . NHỮNG BỆNH CHỨNG TẠNG THẬN BỆNH CHỨNG TẠNG THẬN HỢP BỆNH 1. Can thận âm hư 2. Tâm thận dương hư 3. Thận tỳ dương hư ĐƠN BỆNH 4. Thận phế âm hư 1. Thận âm hư 5. Thận phế khí hư 2. Thận khí bất túc 6. Tâm thận bất giao 3. Thận dương hư thủy tràn
- BỆNH CHỨNG THẬN ÂM HƯ: 1.NGUYÊN NHÂN : - Bệnh lâu ngày liên lụy đến thận. - Tổn thương phần âm dịch của cơ thể, thường gặp trong những trường hợp sốt cao kéo dài, mất máu, mất tân dịch. - Do tinh bị hao tổn như trong trường hợp lớn tuổi hoặc phòng dục quá độ gây ra
- BỆNH SINH THẬN ÂM HƯ: Các nguyên nhân trên sẽ làm tổn thương chức năng của thận và tổn thương phần âm của cơ thể. Chứng trạng xuất hiện có những đặc điểm của: - Thận hư: đau lưng, mỏi gối, ù tai, răng lung lay, rối loạn kinh nguyệt - Âm hư: nóng trong người nhiều về chiều, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ, họng khô.
- 2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: Trên một bệnh nhân có hội chứng thận âm hư, ta thường thấy những triệu chứng sau: - Người gầy, thường đau lưng, mỏi gối. - Ù tai, nghe kém. - Di tinh, mộng tinh, rối loạn kinh nguyệt. - Nóng trong người, nhất là về chiều và đêm, đạo hãn, lòng bàn tay bàn chân nóng. - Lưỡi đỏ, họng khô,rêu lưỡi vàng - Mạch trầm, tế, sác.
- THẬN ÂM HƯ : -Chức năng bị rối loạn là chức năng bế tàng, tàng tinh của thận - Chủ chứng: gầy ốm, đau lưng, ù tai, sốt về chiều
- 3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP: Lao phổi Suy nhược mạn Lão suy THẬN ÂM HƯ Đái tháo đường Suy sinh dục
- THẬN KHÍ BẤT TÚC: 1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH: Nội thương Tiên thiên bất túc Hậu thiên thất điều THẬN KHÍ BẤT TÚC tàng bế nạp tinh tàng khí Di tinh Tiểu nhiều lần Khó thở hoạt tinh tiểu không tự chủ
- 2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: -Đau lưng, mỏi gối, ù tai - Di tinh, hoạt tinh, liệt dương, vô kinh. -Người mệt mỏi, chóng mặt, thở khó, hít vào ngắn, thở ra dài. -Tiểu nhiều lần, tiểu trong, tiểu không tự chủ. - Sợ lạnh, tay chân lạnh, mồ hôi tự ra. Thường kêu bụng đầy trướng, rối loạn tiêu hóa, dễ bị tiêu chảy. -Lưỡi bệu rêu lưỡi trắng mỏng. -Mạch trầm, vô lực.
- THẬN KHÍ BẤT TÚC ( THẬN KHÍ HƯ ): Chức năng bị rối loạn là chức năng bế tàng, tàng tinhvà chủ nạp khí của thận Chủ chứng: mệt mỏi, rối loạn tiết niệu sinh dục
- 3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP: Suy sinh dục Suy hô hấp mạn THẬN KHÍ BẤT TÚC Suy nhược mạn
- BỆNH CHỨNG THẬN DƯƠNG HƯ THỦY TRÀN: 1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH: THẬN HƯ: Đau lưng, mỏi gối Tiên thiên bất túc Nội thương THẬN DƯƠNG DƯƠNG HƯ: HƯ KHÔNG KHÍ HÓA Sợ lạnh, tay chân lạnh ĐƯỢC BÀNG QUANG: Rối loạn tiêu hóa Phù tay chân
- 2.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: Trên một bệnh nhân có hội chứng thận dương hư thủy tràn, ta thường gặp các triệu chứng lâm sàng sau: -Người mệt mỏi, chóng mặt -Đau lưng, mỏi gối, ù tai -Sợ lạnh, sợ gió. Thường trướng bụng, rối loạn tiêu hóa, dễ bị tiêu chảy. -Sắc mặt nhợt nhạt, tay chân lạnh, mồ hôi tự ra. -Phù tay chân -Tiểu ít, nước tiểu trong. Phân lỏng. -Lưỡi bệu, rêu trắng mỏng. Mạch trầm vô lực.
- THẬN DƯƠNG HƯ THỦY TRÀN: Chức năng bị rối loạn là chức năng khí hóa nước của thận Chủ chứng: phù thũng các chi,đau lưng, ù tai, sợ lạnh
- 3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP: THẬN DƯƠNG HƯ THỦY Hội chứng thận hư TRÀN Suy tim Viêm cầu thận mạn
- BỆNH CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ: 1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH: Nội thương Tổn thương âm dịch Tinh bị hao tổn CAN THẬN ÂM HƯ
- 2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: Trên một bệnh nhân có hội chứng can thận âm hư, ta thường gặp những triệu chứng lâm sàng sau: -Người gầy, thường đau lưng, mỏi gối, ù tai - Di tinh, mộng tinh, rối loạn kinh nguyệt. -Đau đầu ( nhất là vùng đỉnh ) cảm giác căng. -Người bứt rứt, run, ngủ kém, mắt nhìn kém -Nóng trong người nhất là về chiều và đêm, đạo hãn, lòng bàn tay bàn chân nóng. -Lưỡi đỏ, họng khô. Rêu lưỡi vàng -Mạch tế sác.
- CAN THẬN ÂM HƯ: - Chức năng bị rối loạn là chức năng bế tàng, tàng tinh của thận và chức năng sơ tiết, tàng huyết của can - Chủ chứng: bứt rứt, nóng trong người, sụt cân, rối loạn giấc ngủ
- 3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP: Đái tháo đường Cường giáp CAN THẬN ÂM HƯ Suy nhược thần kinh Tăng huyết áp
- BỆNH CHỨNG TÂM THẬN DƯƠNG HƯ: NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH: Nội thương Tiên thiên bất túc Hậu thiên thất điều THẬN DƯƠNG HƯ THẬN KHÍ BẤT TÚC TÂM DƯƠNG HƯ
- 2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: -Người mệt mỏi,chóng mặt, không muốn hoạt động. Tinh thần uể oải, trầm cảm -Đau lưng mỏi gối, ù tai. -Sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh,sắc mặt nhợt nhạt, mồ hôi tự ra. -Rối loạn tiêu hóa, dễ tiêu chảy, phân lỏng. -Tiểu ít, nước tiểu trong. -Lưỡi bệu, rêu trắng mỏng. -Mạch trầm trì, vô lực.
- TÂM THẬN DƯƠNG HƯ: Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng chủ hỏa, tàng tinh và mối quan hệ với não tủy của thận Chủ chứng: mệt mỏi, trầm cảm, đau lưng, ù tai, sợ lạnh
- 3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP: TÂM Đái tháo đường Xơ vữa mạch vành THẬN DƯƠNG HƯ Viêm cầu thận mạn Suy tim
- BỆNH CHỨNG THẬN TỲ DƯƠNG HƯ: 1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH: Nội thương Tiên thiên bất túc Hậu thiên thất điều THẬN DƯƠNG HƯ THẬN KHÍ BẤT TÚC TỲ DƯƠNG HƯ
- 2.TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: Trên một bệnh nhân có hội chứng thận tỳ dương hư, ta thường thấy những triệu chứng sau: - Người mệt mỏi, chóng mặt, ù tai, nghe kém. - Đau lưng, mỏi gối. - Tiểu nhiều lần, tiểu trong, tiểu không tự chủ. - Di tinh, hoạt tinh, liệt dương, vô kinh. - Sợ lạnh, tay chân lạnh, mồ hôi tự ra. - Thường đau bụng, lạnh bụng,chườm ấm thấy dễ chịu. Rối loạn tiêu hóa,dễ tiêu chảy, ngũ canh tả. - Lưỡi bệu, rêu trắng mỏng. - Mạch trầm vô lực. Ngũ canh tả
- THẬN TỲ DƯƠNG HƯ: Chức năng chủ yếu bị rối loạn là chức năng chủ hỏa ( cội nguồn nhiệt năng) của thận và mối quan hệ thận – tỳ Chủ chứng: mệt mỏi, sợ lạnh, ngũ canh tả, rối loạn tiêu hóa
- 3. BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP: Viêm cầu thận mạn Viêm đại tràng mạn TỲ THẬN DƯƠNG HƯ Rối loạn tiêu hóa mạn Suy nhược cơ thể
- III. BỆNH CHỨNG PHỦ BÀNG QUANG: BỆNH CHỨNG BÀNG QUANG HƯ HÀN: 1. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ BỆNH SINH: Nội thương Tiên thiên bất túc Hậu thiên thất điều TỲ THẬN DƯƠNG HƯ KHÔNG SƯỞI ẤM BÀNG QUANG
- 2. TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG: Trên một bệnh nhân có hội chứng bàng quang hư hàn, ta thường thấy những triệu chứng lâm sàng sau: - Người mệt mỏi, lưng đau gối mỏi. - Di tinh, liệt dương. - Đái són, đái dầm, đái lắt nhắt, tiểu rỉ rả không thành dòng - Sợ lạnh, tay chân lạnh, sắc mặt trắng nhợt. - Rêu lưỡi trắng mỏng. - Mạch tế nhược.
- 3. NHỮNG BỆNH LÝ YHHĐ THƯỜNG GẶP: Suy nhược mạn Lão suy BÀNG QUANG HƯ HÀN Phì Đại TLT Bệnh tủy sống Thắt lưng cùng
- ĐẠI CƯƠNG VỀ TẠNG THẬN: Dựa trên cơ sở của hậu thiên bát quái thì tạng thận ứng với quẻ Khảm Quẻ Khảm được giải thích như sau: Tượng của Khảm là nước. Tạng thận ứng với quẻ Khảm, do đó Thận chủ thủy. Tượng trưng cho hỏa nằm trong thủy, là dương nằm trong âm. Ứng với tính chất của quẻ mà người ta quan niệm là Thận hỏa nằm giữa Thận thủy và vì quẻ Khảm là nguồn gốc sự sống nên Thận hỏa cũng là lửa của sự sống ( mệnh môn hỏa ) Tiếp tục Quay lai
- Là nơi giữ lại, do đó tạng Thận là nơi cất giữ tinh khí hậu thiên và tiên thiên của cơ thể. ( Thận là phong tàng chi bản ) - Mọi sự sống đều bắt nguồn từ nước. Do đó tạng Thận là nguồn gốc của sự sống trong con người. Con người mới sinh ra đầu tiên là nhờ tinh khí tiên thiên mà sống và phát triển. Do đó Thận chủ tiên thiên. - Là nước đối với đất. Thận chủ tinh khí tiên thiên sẽ giúp cho tỳ thổ vận hóa thủy cốc thành tinh khí hậu thiên. Cả hai sẽ nuôi dưỡng mọi tạng phủ, khí quan trong cơ thể. Quay lại
- CHỨC NĂNG SINH LÝ TẠNG THẬN: Thận bao gồm Thận âm, Thận dương. Thận âm còn gọi là chân âm, nguyên âm, nguyên thủy. Thận dương còn gọi là Thận khí, Thận hỏa, chân dương, nguyên dương, chân hỏa, mệnh môn hỏa. Thận là gốc tiên thiên, nguồn góc của sự sống ( tiên thiên chi bản, sinh khí chi nguyên ) Ý nói thận là cái được sinh thành sẽ phát sinh, phát triển, bao quát, quyết định xu hướng phát triển của mỗi cá thể. Cái lập mệnh, cái sức sống của mỗi cá thể được quyết định nơi thận Cái sẽ được di truyền cho thế hệ sau, tạo cơ thể mới nằm ở nơi thận. Tiếp theo Quay lại
- Thận Chủ Thủy: Dịch thể trong con người do Thận quyết định. Chất thủy dịch được nhập vào nhờ Vị, chuyển hóa nhờ Tỳ, tàng chứa và phân phối là do thận. Mọi thứ huyết, tân dịch đều chịu ảnh hưởng của Thận. Thận Chủ Hỏa: Nguồn suối nhiệt, nguồn năng lượng đảm bảo cho sự sống còn, cho mọi hoạt động là ở nơi Thận hỏa ( chân hỏa ) . Dương khí dồi dào, tinh lực đầy đủ là nhờ chân hỏa sung mãn. Những biểu hiện lạnh trong người, lạnh lưng, lạnh tay chân, hay cảm đều là do hỏa thiếu, dương hư Tiếp theo Quay lại
- Thận Giữ Chức Năng Bế Tàng Thận chủ bế tàng, can chủ sơ tiết giúp cho cơ thể được cân bằng. Tất cả các hiện tượng hư thoát, thải tiết quá mức là do chức năng bế tàng của thận bị rối loạn. Như khó thở, khí nghịch là do Thận không nạp được khí; tiểu nhiều, tiêu khát là do Thận không giữ được thủy; mồ hôi chảy ra như tắm là do Thận không liễm được hãn Thận Tàng Tinh: Tinh ba của ngũ cốc được Vị thu nhận, Tỳ Phế chuyển hóa, tàng chứa nơi Thận. Tinh ba của mọi tạng phủ được tàng chứa nơi Thận. Thận cũng sử dụng, biến hóa tinh này thành tinh sinh dục. Hoạt động sinh dục mạnh mẽ hay yếu ớt phụ thuộc vào tinh ấy. Tinh dồi dào chứng tỏ thận khí mạnh, tinh ít ỏi là Thận kiệt khí suy. Tiếp theo Quay lại
- Thận Chủ Kỹ Xảo, Tác Cường Chi Quan: Tất cả sự mạnh mẽ của con người là do Thận. Thận suy làm cho cơ thể suy nhược, tay chân run, cứng, mất khả năng thực hiện các động tác khéo léo, tinh vi. Thận Chủ Cốt Tủy: Xương cốt vững chãi, tủy dồi dào, răng chắc, không lung lay, không đau nhức chứng tỏ thận tốt. Đau nhức xương tuuỷ, còi xương, chậm phát triển là biểu hiện của Thận kém Thận Khai Khiếu Ra Tai: Chức năng của tai là để nghe. Những bệnh lý của Thận có ảnh hưởng lên chức năng nghe của tai. Tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém là do Thận hư Tiếp theo Quay lại
- Thận Chủ Kỹ Xảo, Tác Cường Chi Quan: Tất cả sự mạnh mẽ của con người là do Thận. Thận suy làm cho cơ thể suy nhược, tay chân run, cứng, mất khả năng thực hiện các động tác khéo léo, tinh vi. Thận Chủ Cốt Tủy: Xương cốt vững chãi, tủy dồi dào, răng chắc, không lung lay, không đau nhức chứng tỏ thận tốt. Đau nhức xương tuuỷ, còi xương, chậm phát triển là biểu hiện của Thận kém Thận Khai Khiếu Ra Tai: Chức năng của tai là để nghe. Những bệnh lý của Thận có ảnh hưởng lên chức năng nghe của tai. Tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém là do Thận hư Quay lại
- Thận Tàng Chí: Ý chí do thận làm chủ. Kiên cường, cương quyết làm cho bằng được điều dự định là Thận khí dồi dào. Ngược lại Thận khí bất túc thì tinh thần trở nên yếu đuối, thiếu ý chí Quay lại
- Thận Khai Khiếu Ra Tai: Chức năng của tai là để nghe. Những bệnh lý của Thận có ảnh hưởng lên chức năng nghe của tai. Tai ù, điếc, nghễnh ngãng, sức nghe kém là do Thận hư Quay lại
- Thận Chủ Cốt Tủy: Xương cốt vững chãi, tủy dồi dào, răng chắc, không lung lay, không đau nhức chứng tỏ thận tốt. Đau nhức xương tuỷ, còi xương, chậm phát triển là biểu hiện của Thận kém Quay lại
- Thận Chủ Kỹ Xảo, Tác Cường Chi Quan: - Tất cả sự mạnh mẽ của con người là do Thận. Thận suy làm cho cơ thể suy nhược, tay chân run, cứng, mất khả năng thực hiện các động tác khéo léo, tinh vi. - Vì thận tàng tinh, chủ cốt, sinh tủy cho nên thận khí có đầy đủ thì cơ thể khỏe mạnh, tinh thần sung mãn thì động tác mới linh lợi ( theo từ điển Hán-Việt-Anh của giáo sư Trần Văn Kỳ ) Quay lại
- Khủng Thương Thận: Sợ hãi làm hại thận và ngược lại thận khí suy, bất túc thì người bệnh dễ kinh sợ Quay lại
- Thận Chủ Tiền Âm, Hậu Âm: Tiền âm là nơi ra của nước tiểu, tuy là từ bàng quang nhưng việc vận hành niệu là nhờ khí hóa của Thận ( thận khí suy thì đái rắt, đái són, đái không hết ) Thận thủy suy thì đái nhiều lần, đái đêm) Tiền âm cũng đồng thời có liên quan đến bộ phận sinh dục ngoài. Thận dương suy thì dương không cường, hành sự bất túc, lãnh cảm, liệt dương. Âm môn là nơi thể hiện tình trạng của Thận, từ âm mao đến âm dịch đều đều thể hiện tình trạng Thận khỏe hay yếu. Hậu âm là nơi ra của phân, tuy là từ đại trường nhưng có liên quan đến tình trạng thịnh hư của Thận. Thận hư làm rối loạn công năng hoạt động gây táo bón hoặc tiêu chảy ( ngũ canh tả ) Quay lại
- Thận Giữ Chức Năng Bế Tàng Thận chủ bế tàng, can chủ sơ tiết giúp cho cơ thể được cân bằng. Tất cả các hiện tượng hư thoát, thải tiết quá mức là do chức năng bế tàng của thận bị rối loạn. Như khó thở, khí nghịch là do Thận không nạp được khí; tiểu nhiều, tiêu khát là do Thận không giữ được thủy; mồ hôi chảy ra như tắm là do Thận không liễm được hãn Quay lại
- B, Bàng quang ứng với quẻ Kiền của Hậu thiên bát quái. Nếu quẻ Khảm chiếm vị trí số 1 thì quẻ Kiền chiếm vị trí số 6. nếu gọi số 1 là số thành thì “ thiên nhất sinh thủy, địa lục thành thủy . Do đó nếu Thận thuộc thủy thì Bàng quang cũng thuộc thủy. Điều này nêu rõ quan hệ biểu lý giữa Thận và Bàng quang. Quẻ Kiền được giải nghĩa là nơi tranh chấp nhưng rồi cũng xuôi theo. Bàng quang là nơi thủy thành. Thủy trong cơ thể là Tân và Dịch. Tân là trong, thuộc dương. Dịch là đục, thuộc âm. Ở tại phủ Bàng quang tân dịch, âm dương lẫn lộn nhau nhưng sau đó qua sự khí hóa của Bàng quang mà thành nước tiểu bài tiết ra ngoài. Bàng quang giả châu đô chi quan, tân dịch tàng yên, khí hóa tắc năng xuất chi. Quay lại
- Bàng quang là châu đô, nơi chứa và thải nước tiểu. Thủy dịch qua quá trình chuyển hóa phần cặn bã được đưa về chứa tại bàng quang, nhờ sự khí hóa của thận mà đưa ra ngoài theo đường niệu Quay lại
- PHỦ BÀNG QUANG CÓ QUAN HỆ VỚI: 1. Phế tạng: sự quan hệ này giúp cho nước được lưu thông. Bàng quang bí kết, nước không thải được, thủy dịch tràn ngập cơ phu gây phù thũng, cản trở chức năng của phế. Phế khí không tuyên, bì mao bí kết thì bàng quang phải thải nước tiểu nhiều hơn. Phế khí thái quá, bì mao tăng thải mồ hôi thì bàng quang nước ít mà đậm. 2. Tâm tạng: Tâm hỏa quá thịnh, huyết ứ tiểu trường thì nước tiểu trong bàng quang có máu. Tâm âm hư, thủy dịch thiếu thì nước tiểu trong bàng quang ít mà đậm. Tiếp theo Quay lại
- 3. Can tạng: Chức năng sơ tiết của can ảnh hưởng tới việc bài xuất nước tiểu của bàng quan. Sơ tiết thái quá thì tiểu nhiều, sơ tiết không tốt thì bí bách. 4. Tỳ tạng: Tỳ vận hóa thủy cốc, thông qua Tiểu trường chất nước được đưa xuống bàng quang. Tỳ hóa thấp thông qua việc thải nước tiểu của bàng quang. Tỳ thấp, kiện vận không tốt thì đái đục, đái ra dưỡng chấp. Tỳ nhiếp huyết không tốt thí có máu trong nước tiểu. 5. Thận tạng: Thận chủ thủy, thủy dịch chứa tại bàng quang. Thận khai khiếu ra tiền âm, việc hành niệu do thận sai khiến Quay lại
- NHỮNG BỆNH CHỨNG THẬN NHÓM BỆNH CHỨNG TẠNG THẬN: Thận bao gồm thận âm và thận dương. Thận âm thuộc thủy. Thận dương ngụ ở mệnh môn, là chân hỏa của tiên thiên, cũng có thể nói là cội nguồn nhiệt năng của cơ thể. Thận dương thuộc hỏa. Do vậy nhóm bệnh tổn thương tạng thận cũng gồm 2 nhóm Nhóm đơn bệnh: chỉ những bệnh chỉ xảy ra ở tạng thận gồm : Thận âm hư Thận dương hư thủy tràn Thận khí bất túc Tiếp theo Quay lại
- Nhóm hợp bệnh: nhóm này gồm các bệnh chứng xảy ra tuân theo quy luật ngũ hành. Do thận gồm 2 hành – Thủy ( thận âm ) và Hỏa ( thận dương )nên có những bệnh chứng sau: Tương sinh: - Can thận âm hư - Phế thận khí hư - Tỳ thận dương hư - Phế thận âm hư - Tâm thận dương hư Tương khắc: - Tâm thận bất giao Quay lại
- NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG THẬN KHÍ BẤT TÚC: - Do bẩm tố tiên thiên không đủ - Do mắc bệnh lâu ngày liên lụy đến thận. - Do lao tổn quá độ, lão suy gây ra. Quay lại
- BỆNH SINH THẬN KHÍ BẤT TÚC: Thận khí bất túc sẽ ảnh hưởng lên chức năng tàng tinh, chủ bế tàng và nạp khí của thận. Chứng trạng xuất hiện có những đặc điểm: -Thận không tàng được tinh: di tinh, hoạt tinh. -Thận mất chức năng bế tàng: tiểu nhiều lần, tiểu không tự chủ, tự hãn. -Thận không nạp khí làm ảnh hưởng chức năng tuyên giáng của phế gây chứng khó thở, hít vào ngắn, thở ra dài. Quay lại
- BỆNH SINH THẬN DƯƠNG HƯ THỦY TRÀN: Thận có chức năng khí hóa nước. Thận dương hư yếu sẽ không làm chủ được thủy, việc khí hóa ở bàng quang sẽ bất lợi. Thủy dịch do đó sẽ ứ trệ tràn lan gây ra chứng thủy thũng. Quay lại
- NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG TÂM THẬN DƯƠNG HƯ: Nguồn gốc của bệnh là ở thận dương hư, thận khí bất túc. Do đó nguyên nhân gây bệnh bao gồm tất cả những nguyên nhân gây thận dương hư, thận khí bất túc. Phần lớn các nguyên nhân đó là: 1. Nội thương liên lụy đến thận. 2. Tiên thiên bất túc 3. Hậu thiên thất điều Quay lại
- BỆNH SINH TÂM THẬN DƯƠNG HƯ: Thận dương ngụ ở mệnh môn, là chân hỏa của tiên thiên, là cội nguồn nhiệt năng của tất cả cơ thể, tất cả tạng phủ. Bệnh gây nên do dương khí của Thận hư yếu dẫn đến Tâm dương cũng suy theo. Hợp bệnh gồm các triệu chứng có đặc điểm: -Dương hư: tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi -Tại thận: di tinh, liệt dương, hoạt tinh, lãnh cảm. -Tại tâm: trầm cảm, nói khó, hồi hộp, ngủ kém Quay lại
- NGUYÊN NHÂN HỘI CHỨNG THẬN TỲ DƯƠNG HƯ: Nguồn gốc bệnh là ở thận dương hư, thận khí bất túc. Do đó nguyên nhân gây bệnh bao gồm tất cả các nguyên nhân gây nên thận khí bất túc, thận dương hư. Phần lớn các nguyên nhân đó là lao thương quá độ, tuổi cao Thận yếu và ốm lâu liên lụy đến thận gây nên. Quay lại
- CƠ CHẾ SINH BỆNH THẬN TỲ DƯƠNG HƯ: Thận dương ngụ ở mệnh môn, là chân hỏa của tiên thiên, là cội nguồn nhiệt năng của tất cả cơ thể, tất cả tạng phủ. Hỏa của hậu thiên Tỳ - Vị cần có hỏa của tiên thiên nung nấu mới có thể phát huy tác dụng vận hóa được tốt. Bệnh gây nên do dương khí của Thận hư yếu không làm ấm áp được Tỳ dương dẫn đến dương khí của Tỳ thổ cũng suy theo sinh ra chứng tiêu hóa bị rối loạn. Hợp bệnh gồm các triệu chứng mang đặc điểm: -Dương hư: tay chân lạnh, sợ lạnh, mệt mỏi. -Tại thận: ngũ canh tả, di tinh, liệt dương, hoạt tinh, lãnh cảm - Tại tỳ: tiêu lỏng, cầu phân sống, rối loạn tiêu hóa. Quay lại
- BỆNH CHỨNG CAN THẬN ÂM HƯ: BỆNH NGUYÊN: Do tinh bị hao tổn Nội thương: những bệnh lâu ngày ảnh hưởng thận Những bệnh làm hao tổn âm dịch của cơ thể Quay lại
- CƠ CHẾ SINH BỆNH CAN THẬN ÂM HƯ: Thận và can có mối quan hệ tư dưỡng lẫn nhau. Thận thủy sinh can mộc. Sự sơ tiết điều đạt của can phải nhờ vào sự tư dưỡng của thận. Can tàng huyết, thận tàng tinh, tinh sinh huyết và tinh – huyết đều thuộc âm, nên thận âm hư thường dẫn đến can huyết hư. Các chứng trạng xuất hiện sẽ mang các thuộc tính: - Âm hư: những thuộc tính của hư và nhiệt. - Của thận và can. Quay lại
- CƠ CHẾ SINH BỆNH BÀNG QUANG HƯ HÀN: Bàng quang kiểm soát sự chứa đựng và bài xuất nước tiểu ( ước thúc ). Chứng bàng quang hư hàn là tên gọi chung cho những biểu hiện lâm sàng do thận dương hư suy mất chức năng sưởi ấm làm cho bàng quang hư lạnh không khả năng chế ước được thủy dịch. Bệnh phần lớn do tuổi cao thận suy hoặc tiên thiên bất túc, hoặc do lao nhọc quá độ, ốm lâu thận khuy gây nên. Triệu chứng quan trọng: đái són, đái dầm, đái lắt nhắt, dòng nước tiểu không mạnh mà rỉ rả, không giữ được nước tiểu, sợ lạnh. Quay lại
- HỌC TỐT